Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 25 tháng 3, 2012

Tin thứ Bảy, 24-03-2012

NÓNG! –  Tin khẩn: Cô Trần Thúy Nga đang bị khủng bố sáng nay (Nguyễn Tường Thụy)

Tin thứ Bảy, 24-03-2012

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
<= Ủy viên Bộ Chính trị Tô Huy Rứa tiếp ông Lý Cảnh Điền. Ảnh: Doãn Tấn/ TTXVN. – Việt Nam tiếp đón đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc    –   (VOA).
- Trung Quốc kêu gọi Việt Nam ngưng ‘đánh bắt trộm bất hợp pháp’ ở Biển Đông    –   (VOA). – Mời xem lại: Không sợ “cướp” ở Hoàng Sa (LĐ/ DT). “‘Kịch bản’ này dường như không thay đổi suốt 8 năm qua nên dân Lý Sơn không lạ là vì thế. Có ngạc nhiên chăng là chỗ: Trung Quốc vẫn giữ ‘nguyên giá’ tiền chuộc với 70.000 nhân dân tệ (khoảng gần 200 triệu đồng VN) mà không lên, cũng chẳng xuống đồng nào, bất chấp chuyện trượt giá trong 8 năm qua!” Không lẽ đây chính là dấu hiệu để chứng minh rằng trò “giao dịch đen” mà Nhà báo Hữu Nguyên vạch mặt trong bài viết bữa qua nó đã được “ký kết song phương”, kỹ đến từng chi tiết, đến cả “giá tiền chuộc”, nên muốn nâng/ hạ là phải dấm dúi tổ chức “đàm phán” với nhau? Tởm quá, khốn nạn quá nên không thể tin là có!
- Phỏng vấn TS Ian Storey, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS): Vụ bắt tàu cá ‘chưa phải lần cuối’   –   (BBC). - Tranh chấp Biển Đông không nằm trong nghị trình của thượng đỉnh ASEAN   –   (VOA). “Campuchea trong vai trò Chủ tịch ASEAN quyết định vấn đề tranh chấp Biển Đông sẽ không nằm trong nghị trình của cuộc họp thượng đỉnh ASEAN ở Phnom Penh vào tháng tới”.
- LINH HỒN LIỆT SĨ VÀ CÂU CHUYỆN LÀM RƠI NƯỚC MẮT MÙA XUÂN ĐẤT MẸ   –   (Văn chương +).  – “XA THẮM TRƯỜNG SA” BÀI ĐOẠT GIẢI THƯỞNG BÚT KÝ VĂN HỌC TẠP CHÍ NHÀ VĂN  —  (Văn chương+).
Thử thách trật tự địa chính trị trên biển Đông (TVN). – Mục đích kế hoạch mở rộng hải quân Trung Quốc (NCBĐ/ PolicyMic).  – Andrew Erickson: Năng lực “Chống hải quân” gần bờ của Trung Quốc mới là thách thức đối với Mỹ và khu vực (NCBĐ). - Australia: Chìa khóa cân bằng chiến lược trước Trung Quốc? (TVN). - Trung Quốc tập trận sát biên giới với Ấn Độ (TN). - Trung Quốc tập trận đạn thật gần biên giới Ấn Độ (TT). - Mỹ trở lại châu Á, đặt ra thách thức với ASEAN (VNN).
- Bữa qua điểm bài dịch từ trang mạng Trung Quốc NĂM 1956 THỦ TƯỚNG VIỆT NAM TỪNG THỪA NHẬN CÁC ĐẢO Ở NAM HẢI THUỘC TRUNG QUỐC bên trang Việt sử ký, đã có hơn 9.000 lượt truy cập, nhiều hơn hẳn mọi ngày. Mới thấy bà con mình quan tâm thực sự tới chủ quyền biển đảo tới đâu. = >
- THẢO DÂN VÀ ĐẠI QUAN   —  (Sơn Thi Thư). “Nhạy cảm nhất hiện nay là nói đến chữ HS, dịch nôm ra là “Bãi Cát Vàng”. Phim về nó thì cấm chiếu, kỉ niệm về nó phải dừng lại, hát về nó cũng không được, chuyện trò về nó lại càng không…”. – Những tổ ấm bên bờ sóng (QĐND).
- Tàu chiến Pháp thăm Việt Nam   –   (BBC).  – Tàu tuần dương Pháp thăm TP. HCM (Tin tức).
- USCIRF đề nghị đưa VN trở lại CPC   –   (RFA). – HRW kêu gọi VN noi gương Miến Điện thả tù nhân chính trị   –   (VOA). “Chính quyền Việt Nam nên học theo gương của lãnh đạo Miến. Miến điện đã phóng thích nhiều nhân vật hoạt động chính trị được nhiều người biết tiếng. Hà Nội cũng nên thả các tù nhân chính trị bị tù đày chỉ vì họ đã bày tỏ quan điểm một cách ôn hòa…” BTV: Hai năm trước, thủ tướng mình qua Miến Điện khuyên họ thực thi dân chủ, bầu cử tự do…Giờ mình bị khuyên lại là nên học theo Miến Điện. Thiệt là đau!
- Cô Trần Thị Nga bị dọa giết! (TTXVA). – Xin hãy bảo vệ mẹ con bé Phú (Phương Bích). “…trong khi cô ấy đi vắng, công an đã đến rào cửa thoát hiểm nhà cô ấy. Trước đó đã có nhiều truyền đơn rải trước cửa nhà với lời đe dọa sẽ giết hai mẹ con nhà Nga Thụy”. Mời xem lại: TIN KHẨN CẤP: HAI MẸ CON CHỊ NGA BỊ ĐE DỌA GIẾT TRONG ĐÊM NAY  —   (Nguyễn Xuân Diện).  – Ngăn chặn tình trạng lạm quyền của công an   –   (RFA).
- Gia đình ông Đoàn Văn Vươn lại khiếu nại chính quyền huyện Tiên Lãng   –   (RFI).   – Vụ Tiên Lãng: gia đình ông Vươn lại làm đơn khiếu nại, tố cáo   –   (RFA).  – Như vụ Tiên Lãng: Dân chửi anh em Mọt   –   (Cu Làng Cát).
- Hịch Vươn Cống Rộc   –   (Cu Làng Cát).  “Cùng anh em họ Đoàn đất anh hùng Tiên Lãng  Đầu óc rất biết nghĩ suy.  Khu đầm này, ta đã lăn lộn từ lâu, đầu tư không ít.  Vậy sao lại để Hiền Liêm liếm hết  Ta thà mất hết  Đầm ao,  Tù tội rục xương  Nhưng để cứu cho những mảnh đời  Trăm nghìn cái khổ  Thách thức không ít,  Cơ hội ngàn vàng  Súng hoa cải, ta cứ đùng đoàng  Mìn tự chế, ta kích ngòi nổ…”.
- Trái tim có mắt (SK&ĐS). “ông Nguyễn Văn Khanh – Phó Chủ tịch  huyện Tiên Lãng, trưởng ban cưỡng chế đầm nuôi thủy  sản của gia đình anh em ông Vươn khi bị cách chức lại  được vợ ông Vươn, vợ ông Quý gửi đơn đến các cơ quan  chức năng trung ương và TP. Hải Phòng đề nghị xem xét,  giảm mức vì thấy kỷ luật quá nặng… Vì trái tim dân có mắt, không bao giờ mù quáng,  biết phân biệt từng ông quan liêm hay tham, tốt hay  xấu…”.
- Bữa qua gom tin bài cho chép sử tháng 3 mới ngó lại cái tin Chưa vội xây sân bay ở Tiên Lãng (TT), thấy tức cười quá. Dự án sân bay quốc tế hoành tráng 4.500 héc-ta, thủ tướng mới ký cái rẹc chưa đầy 1 năm trước, giờ không lẽ chỉ vì người hùng Đoàn Văn Vươn nổ súng mà làm các cha coi việc đại sự quốc gia đó như gác cái cầu tiêu bên ao cá vồ miệt vườn miền Tây hay sao, há? Khác chi chuyện gác dự án sân bay để dành đất gác … cầu tiêu … Hề hề!

- Quảng Nam: Nông dân đâm hai cán bộ huyện rồi tự tử? (PN Today). - Dân đâm hai cán bộ rồi tự sát (VTC). - Thông tin tiếp vụ tự tử sau khi gây rối tại cuộc họp về giải toả đất (VOV). - Đâm trọng thương 2 cán bộ rồi về nhà tự tử (DV).
- Hội nghị tiếp dân, giải quyết KN,TC khu vực miền Trung – Tây Nguyên: Còn tình trạng né tránh đùn đẩy giải quyết đơn thư của công dân (Thanh tra).
- Lãng phí đất thuộc sở hữu nhà nước (TN). - Nguồn lực tài chính từ đất đai – Lãng phí hàng tỷ USD (SGGP).
Sự cố Sông Tranh 2: Nghiêm trọng, cần xử lý khẩn trương (VEF).  – Tháng 6 tới mới xử lý được rò rỉ nước thân đập thủy điện Sông Tranh 2 (QĐND).  – Xử lý sự cố đập Sông Tranh 2 trước mùa lũ (NLĐ).  – Cái khe vừa nứt vừa thấm!!! (Pleinforme).  – Nước tuôn như suối trong lòng đập (TT). “Hôm qua 23-3, nhà điều hành của Ban quản lý dự án thủy điện 3 (đơn vị quản lý thủy điện Sông Tranh 2, Quảng Nam) được bảo vệ canh 24/24 giờ và không mở cửa cho báo chí”.- Đề nghị ngừng vận hành thủy điện Sông Tranh 2   –   (RFA).  – Tô Văn Trường: NỖI LO TOÀN CẢNH PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN Ở NƯỚC TA    –   (Người Lót Gạch).
Đề xuất bỏ phiếu tín nhiệm đối với lãnh đạo cấp cao (TN). - Hằng năm, bỏ phiếu tín nhiệm Chủ tịch nước và Thủ tướng (NLĐ). – Hàng năm, bỏ phiếu tín nhiệm Chủ tịch nước, Thủ tướng (VNN). - Bị miễn nhiệm do tín nhiệm thấp (PLTP). – Sẽ bỏ phiếu tín nhiệm thủ tướng   –   (BBC). – Phỏng vấn bà Phạm Thị Loan, đại biểu Quốc hội khóa XII: ‘Bỏ phiếu tín nhiệm phải thực chất’   –   (BBC). BTV: Nếu đã “được” bỏ phiếu tín nhiệm, liệu thủ tướng có qua vụ này không: Việt Nam sắp xử sơ thẩm vụ án Vinashin    –   (VOA). – Việt Nam : Xét xử sơ thẩm vụ án Vinashin vào ngày 27/3    –   (RFI). – Tòa Hải Phòng chuẩn bị xử vụ Vinashin   –   (BBC). – Vietnam to try executives in shipmaker scandal (AFP/MSN).
- Liệu quốc hội có mạnh lên nhờ đòn lấy phiếu tín nhiệm Thủ tướng, Chủ tịch nước? (Trương Duy Nhất). “Có thể vẫn khó để loại bỏ, gạch đít làm ‘mất tín nhiệm’ được ai, đặc biệt là các ngôi vị nguyên thủ. Nhưng dù sao thì lá phiếu tín nhiệm hằng năm sẽ là động lực giúp nhiều vị dân biểu mạnh dạn và… dũng cảm hơn! Tạo đà cho một quốc hội thực quyền”. – Thôi đừng phỉnh nữa chú Phỉnh ơi!   –   (DLB).
- Căn bệnh dối trá và hệ lụy của nó   —  (Trần Kinh Nghị). “Thiết nghĩ, để thực sự chỉnh đốn Đảng và chỉnh đốn thành công, nên chăng trong nhiều việc cần làm thì việc đầu tiên phải làm là chữa trị căn bệnh dối trá đang lan tràn ở đất nước này. Ví dụ, người dân không thể chấp nhận những ứng cử viên vào các chức vụ lãnh đạo mà lý lịch không rõ ràng, thậm chí cha mẹ đích thực là ai cũng không biết“.
- Tống Văn Công: Chống tham nhũng – Đâu là “ đột phá khẩu”? Gấp rút hoàn thiện nhà nước pháp quyền!   –   (Viet-studies). Photo: Vietbao.vn. =>
Bộ trưởng Thăng: Con số công bố sẽ gây…choáng váng (VTC). – Đừng để người dân phải thiệt (NB&CL). - Ba kiến nghị về việc thu phí xe (PLTP).  – ‘Thu phí bảo trì đường bộ thì phải bỏ phí xăng dầu’ (VNN). – Hồ Lan Hương – Thử tính kinh phí đầu tư và duy tu bảo trì đường bộ!   –   (Dân Luận). – KẾ HOẠCH NGỰA (Phan Văn Tú).
- ‘Thu phí hạn chế phương tiện cá nhân là tận thu’ (VNE).  – Khoảng trống và phiếu chống  —  (Tuanddk). “phí hạn chế phương tiện cá nhân là một trong nhóm những biện pháp giảm ùn tắc, chủ yếu ở 2 TP: Hà Nội và TP HCM. Nhưng đây là một ‘khoảng trống’ bất hợp lý của chính sách. Bởi như thế, người dân, trừ Hà Nội và TP HCM, nhất là gần 70% nông dân sống ở nông thôn, lại đang phải đóng phí cắt cổ để trả giá cho những bất cập về quy hoạch và phát triển hạ tầng của HN và TP HCM?”.
-Xây dựng cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự (PLTP). - Bổ sung hơn 1.700 biên chế cho tòa án địa phương (TN). – Dự án Luật Hộ tịch: Khai tử, kết hôn… sẽ được ghi chú vào sổ khai sinh (PLTP).
- CSGT gây thương tích: yêu cầu làm rõ bị đơn dân sự (TT).
Bất tín nhiệm, ông Bí thư Chi bộ xé hết phiếu bầu (Công Lý).
Khởi tố nguyên chủ tịch và thủ quỹ xã (PLTP).
- Tập làm phó chủ tịch xã  —  (Thắng xòe).
- Công ty đại gia Diệu Hiền kí hợp đồng 40 triệu USD? (PN Today).  – Bà Diệu Hiền vỡ nợ: Năng lực nhỏ, tham vọng lớn (NLĐ).  – Bianfishco cố gắng khôi phục sản xuất vào tháng 4 (TTXVN). – Bùi Văn Bồng: NHỮNG “BÔNG HỒNG VÀNG” BỊ ÚA TÀN   –   (Người Lót Gạch). – Chị Hiền chị Phượng và bác Thẩm Dương (Cavenui).
- ‘Đem đô đi đấu xứ người’   –   (BBC). Trích lược từ bài: Thuận và chống trong mối quan hệ Việt Nam – MyanmarMyanmar, Vietnam: the pros and cons (FT’s blog). – Chuyên gia Việt nói về đầu tư Miến Điện   –   (BBC).
- Thái Bá Tân: Mụ điên, hay một tấm gương hy sinh vì cách mạng   –   (DLB). – Đến gần để nhìn xa  —  (Nguyễn Thế Thịnh).
Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam ở Mali (TN).
<- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp tỷ phú Bloomberg (ĐV). - Thủ tướng làm Chủ tịch UBQG về biến đổi khí hậu (TTXVN). - Thủ tướng tiếp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Argentina (TTXVN). - Thủ tướng họp với các chuyên gia kinh tế (VEF). - Tỉ phú Michael Bloomberg đến Việt Nam nói về an toàn giao thông (TN). - Một ngày của tỷ phú Bloomberg tại Việt Nam (VnEconomy). - Bloomberg đã luôn đưa tin khách quan về kinh tế VN (TTXVN).
- Hà Đình Sơn – Việt Nam vẫn là tiền đồn của phe Xã hội Chủ nghĩa ở Đông Nam Á   –   (x-café). “Vậy nguyên nhân nào lý giải cho việc kiên định chủ nghĩa xã hội, kiên định mục tiêu biến Việt Nam trở thành tiền đồn của phe xã hội chủ nghĩa ở Đông Nam Á. Đó là sự đổi lại việc bảo đảm, hậu thuẫn từ bên ngoài của phe xã hội chủ nghĩa để duy trì sự lãnh đạo của Đảng cộng sản đối với xã hội ở Việt Nam”. Mời xem lại: “Giải phóng miền Nam”: Cho ai và vì ai? (Phần 1)   –   (RFA). – “Giải phóng miền Nam”: Cho ai và vì ai? (Phần 2)   –   (RFA). – Chống “ngoại xâm” bằng “ngoại nhân”   –   (RFA).
- Báo Minh Cảnh: Bạc Hy Lai và Châu Vĩnh Khang âm mưu đảo chính   –   (x-café). Dịch từ bài: Bo Xilai and Zhou Yongkang were planning coup: Mingjing News (China Want Times). – Tin tức từ truyền thông nhà nước Trung quốc cho biết, ông Chu Vĩnh Khang gặp rắc rối: China’s State Media Report Hints at Trouble for Zhou Yongkang(NTDTV). – Bắc Kinh dồn dập tin đồn   –   (BBC).  – China coup rumors may be wild, but tension is real (LA Times). – Vì sao Cộng sản lại thích màu đỏ?   –   (x-café). Dịch từ bài: Why Do Communists Love Red? Was it Marx’s favorite color? (Slate). - Điểm mặt quan lớn TQ ‘ngã ngựa’ vì tham nhũng (VEF).
- TQ chấm dứt sử dụng nội tạng tử tù   –   (BBC).
- Ba người Tây Tạng ngưng tuyệt thực trước trụ sở Liên Hiệp Quốc   –   (RFI).
- Thư giãn: Thưởng thức bài thơ “Em bé Triều Tiên”, ngắm trái tim Tố Hữu (Giang Nam Lãng Tử). – Nhật Bản chuẩn bị tên lửa phòng thủ   –   (BBC).  – Nhật Bản sẵn sàng đối phó vụ phóng tên lửa Bắc Triều Tiên    –   (RFI). - Nhật Bản đã sẵn sàng để bắn hạ tên lửa Triều Tiên (VOV). – Nhật chuẩn bị nghênh cản phi đạn có thể đi chệch hướng của Bắc Triều Tiên    –   (VOA). - Nhật triển khai tên lửa đánh chặn (TN). - Nhật-Hàn muốn TQ giúp ngăn Triều Tiên phóng tên lửa (VTC).
- TT Obama chọn hiệu trưởng Đại học Mỹ gốc Triều Tiên làm Chủ tịch WB    –   (VOA). – Bác sỹ gốc Hàn được đề cử làm Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (VnEconomy). – Breaking News: Chủ tịch mới của WB (Hiệu Minh).
- Đức Giáo hoàng đi thăm Mexico và Cuba    –   (VOA).  – Đức Giáo Hoàng Benedicto 16 bắt đầu thăm châu Mỹ Latinh    –   (RFI). Đức Giáo Hoàng lên phi cơ bắt đầu chuyến đi thăm Mexico và Cuba. Hình: Reuters. =>
- Gia hạn công tác của các nhà điều tra Liên Hiệp Quốc về Miến Điện    –   (RFI). - Ông Ban Ki-moon sắp thăm Myanmar (TN).
Nga: Bàn về chính phủ mới từ 2 năm trước? (NLĐ).


- Phạm Đình Trọng: Đi thăm Cù Huy Hà Vũ   –   (DLB). “Những người con khẳng khái, trung thực, nồng nàn lòng yêu nước như tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, như blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải…đều bị tống vào ngục tù chỉ vì những tội vu vơ, áp đặt ‘Tuyên truyền chống nhà nước’ thì người Mẹ Tổ quốc Việt Nam của tôi sẽ ra sao?
Ứng viên lãnh đạo World Bank đọc sách Thiền   –   (BBC). “Ông Jim Yong Kim, được đề cử lãnh đạo World Bank, tiết lộ cuốn sách ưa thích là của Thiền sư Thích Nhất Hạnh”.
- Bức xúc chuyện đền bù giải tỏa đất đai: Một cái chết đau lòng (TT).  - Những rủi ro từ trang trại: Bài 2: Cái chết của những trang trại điểm (SGTT).
TP.HCM kiến nghị gọi nhập ngũ thanh niên cận thị (TT). “Theo đánh giá của UBND TP, quy định không gọi công dân có tật khúc xạ về mắt vào quân đội làm mất cơ hội của nhiều thanh niên có trình độ cần cho quân đội, bên cạnh đó cũng ảnh hưởng tới tư tưởng của những thanh niên có nhiệt huyết muốn phục vụ trong quân đội”.
- Chuyện anh Tạch: “TẠCH! TẠCH! TẠCH!…”   –   (Faxuca).
Ngưng hạt nhân, phóng vệ tinh! Bắc Hàn muốn gì?   –   (RFA). - Trung Quốc lại bị lúng túng vì Bắc Triều Tiên   –   (VOA).  - Tổng thống Obama đi Nam Triều Tiên dự hội nghị thượng đỉnh hạt nhân    –   (VOA). - Thăm khu phi quân sự Nam Bắc Triều Tiên    –   (VOA). - Triều Tiên: Kế hoạch phóng vệ tinh “đã vào giai đoạn hành động” (DT).  - Mỹ: Tên lửa Triều Tiên hướng tới Australia, Indonesia và Philippines (DT/AFP).  - Triều Tiên đối mặt “sự giáng trả quyết liệt” (NLĐ/Yonhap).   - Tên lửa Triều Tiên ảnh hưởng 2 nước Đông Nam Á (TTXVN).  - Triều Tiên có nhiều cơ sở hạt nhân bí mật (TP/CNN).  - Triều Tiên họp quốc hội giữa lúc căng thẳng tăng cao (VNN/Asiaone).

KINH TẾ
- WB cho Việt Nam vay 660 triệu đô la phát triển cơ sở hạ tầng và nông nghiệp    –   (WB/ Reuters/ VOA). - WB phê duyệt khoản vay 522 triệu USD cho Việt Nam (TN).
- Tái cấu trúc kinh tế: Vẫn nặng về lượng, nhẹ về chất (KTĐT).
Yêu cầu tiếp tục giảm lãi suất vay (TN).
- Giá hàng hóa bắt đầu tăng (NLĐ).  – Hàng thiết yếu không tăng giá như tin đồn (PLTP).
- Những ‘con bệnh’ ngân hàng (DĐDN).
<= Photo: Redviet.com. – Bất động sản thời ‘ngồi trên lửa’ và kiệt sức ‘đuổi gà’ (DĐDN).
- Không dễ vay mua nhà (NLĐ).
- “Chứng chỉ vàng” cho thương hiệu Việt (DĐDN). - DNNN chiếm giữ đất vàng, gây lãng phí lớn (VEF).
Sáp nhập MobiFone-VinaPhone vướng Luật Cạnh tranh (VNE).
Hoàng Anh Gia Lai trước ngã ba đường (VEF).
Chủ rừng thành chủ nợ (TN).
Khống chế diện tích lúa IR50404 dưới 10%  (TT).
Trà xuân đắt hơn… vàng (VEF).
100% hàng VN xuất sang Chile được miễn, giảm thuế  (TT).
- Ấn Độ cấm các tập đoàn hàng không đóng thuế carbone    –   (RFI).


Nhiều doanh nghiệp Tây Nguyên ngắc ngoải (TP).  - Nguyễn Vạn Phú: Can thiệp (TBKTSG).

VĂN HÓA-THỂ THAO
- CHÂN DUNG HAY CHÂN TƯỚNG NHÀ VĂN ? (KỲ 22) –  NHÀ VĂN TÔ HOÀI (1)   –   (Nhật Tuấn).
‎- DƯ LUẬN LÊN TIẾNG PHÊ PHÁN BÁO TIỀN PHONG   –   (Võ Ngọc Thọ).
- NGUYÊN GIÁM ĐỐC, TBT NXB VĂN HỌC NGUYỄN VĂN LƯU: NHÀ VĂN NGUYỄN HUY THIỆP “SAO LẠI CHỬI ĐỜI?”   –   (Văn chương +).
- VÕ VĂN TRỰC: “NHÀ VĂN HÓA CAO XUÂN DỤC”   –   (Văn chương +).
- Văn bia của Hồ Tông Thốc – thêm một văn bia thời Trần (VHNA).
- Hồn thơ Hồ Xuân Hương ở Việt Nam (Tia sáng).
- Tản Đà với công trình biên khảo Truyện Kiều (VHNA).
- Lập hội đồng thẩm định cuốn Bản đồ và vùng đất (TT). - Dự án Luật Xuất bản – in và phát hành: Quản luôn cả bao bì (PLTP).
- Ngày hội thơ Đường toàn quốc lần thứ VII khai mạc tại thành phố Hạ Long (Trần Nhương).
- Những bài hát của một thời (25): Sông Hàn vang tiếng hát   –   (Nguyễn Thông).
Công an điều tra Trung tâm Tác quyền Âm nhạc (VNN).
Ánh Tuyết “nhớ” Trịnh Công Sơn tại Hà Nội (TT).
Ca sĩ Mỹ Linh: Và em sẽ hát… (TT).
Bất ngờ với 9 Tiếng hát mãi xanh (TN). - Thái Thanh Hiệp chinh phục Ban giám khảo (TT).
Hợp ca tranh tài: Công chúng đòi hỏi sự minh bạch? (VTC). - Đội Siu Black chia tay Hợp ca tranh tài (VTV).
- Vân Long: Cuối thu của một trưởng lão (Trần Nhương/ VNCA).
Giao lưu tác giả Hồi ký “Tâm si-đa” (NLĐ).
- ĐỖ NGỌC YÊN – “THƯƠNG LƯỢNG VỚI THỜI GIAN” TỪ GÓC NHÌN THI PHÁP   —  (Văn chương+).
- Nguyễn Nhật Ánh liên tục được lòng bạn đọc (eVăn).
- Vĩnh biệt blogger Lão thầy bói già: SIN TRÀO BÓI GIÀ & HẸN GẶP LẠI (Phọt phẹt). “Gã mắc chứng tật rất ác về thị lực. Thường thì không sao, mỗi lần cầm cọ vẽ thì mắt cứ mờ tịt đi sau khoảng 30 hoặc 45 phút. Thế nên, họa phẩm của gã rất nhọc nhằn. Nhưng được bức nào thì ra bức ấy”. - Gió từ Nguyên (Hãy dành thời gian).
- Hang Vả có thạch nhũ đẹp hơn hang Sơn Đoòng (TT).  – Phát hiện thêm một hang động đẹp tại Quảng Bình (ND). BTV: Dường như báo Nhân Dân lấy bài và ảnh trên SGTT mà không ghi nguồn? Phát hiện hang động đẹp hơn cả Sơn Đoòng. Quý báo có mượn bài và ảnh của báo khác, nhớ cho người viết cái “credit” cho phải đạo. – Chấn động: Phát hiện hang động đẹp hơn Sơn Đoòng   –   (SGGP/ Cu Làng Cát). =>
Lý giải ngôi đình ‘xe tăng kéo không đổ’ (VNN).
Tranh lưỡi câu (TN).
- THƯ GIÃN CUỐI TUẦN NHÉ   –   (Văn Công Hùng).
- Báu vật ở Giáo xứ Dốc Mơ (CATP).
- TÔ HOÀNG: SÀI GÒN YO từ ngạc nhiên đến ngạc nhiên (Lê Thiếu Nhơn).
- Nguyễn Hiếu: Chuếnh choáng quê nhà và đàn bà làng tôi (Bà đầm xòe).
- NS Hoài Linh: “Tôi là thằng liều lãng mạn!” (NLĐ).
- Đi tìm cá tra, gặp Việt Nam (Tia sáng).
- Hát cho đại gia: Quạt tiền thay tiếng trống chầu (NLĐ).
- Bước nhảy hoàn vũ: Chưa thi đã giở trò (PNTP).
- Toulouse : Liên hoan các phim bị kiểm duyệt    –   (RFI).
- Môn đi bộ của Việt Nam đoạt một suất dự Olympic    –   (VOA).
- Kình ngư Pháp A.Bernard không giành được vé dự Olympic Luân Đôn   –   (RFI).
Xử phạt kỳ lạ kiểu VFF (DV).


- Nguyễn Quang Lập: Bái biệt Lão Thầy Bói Già! (Quê Choa).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Tên trường đại học “Viện đại học” và “Đại học” (Nguyễn Văn Tuấn). Mời xem lại: “Bác” đề xuất đổi tên Đại học Quốc gia (Dân Trí).
- Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố môn thi tốt nghiệp THPT (VOV). - Nóng: Công bố 6 môn thi tốt nghiệp (VNN). - Lo vì nhiều môn xã hội (NLĐ).
Rà soát trình độ ngoại ngữ của các thí sinh đã được miễn thi (LĐ). - Tuyển sinh đào tạo thạc sĩ luật bằng tiếng Pháp (TT).
Có nên bỏ… thi đua? (TVN).
<=Thầy Hiệu trưởng nhà trường lo lắng, bất lực trước sự hư hỏng của ngôi trường. - “Nhắm mắt cho các em học” (BP). “Hàng chục giáo viên với gần 400 học sinh vẫn đang giảng dạy, học tập trong những căn phòng bị xuống cấp, tường nứt hở hoác, bị rung lên bần bật mỗi khi có va đập mạnh…”.
Cha mẹ tảo tần cho con đến lớp (TT).
- Gửi con: May nhờ rủi chịu! (NLĐ).
“Thư viện treo” cho học sinh nghèo (TT).
Một học sinh treo cổ tự tử (SGGP).
Việt Nam sẽ có 1 triệu nhân lực công nghệ thông tin (TT).
Trao “giải Nobel” của Toán học năm 2012 (VNN).
- Phát điện bằng hydro từ nước giá cao gấp trăm lần (TT). – Những phát biểu ấn tượng của TS Nguyễn Chánh Khê   –   (Người Lót Gạch).  – Bùi Văn Bồng: CẦN SỚM SẢN XUẤT “NHANH, NHIỀU, TỐT, RẺ” (!?)   –   (Người Lót Gạch).



XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Cứu sống bệnh nhân nhiễm cúm A/H5N1 (TN).
Hơn 70 học sinh bị ngộ độc thực phẩm (TN). - Gần 250 người bị ngộ độc thực phẩm (TN).
Vụ nuôi heo nhiễm chất cấm: Xác định “Super tạo nạc” có chất cấm (TN). - Có chất cấm trong sản phẩm dinh dưỡng cho gia súc (SGGP). - Đồng Nai công bố “danh sách đen” (NLĐ). – Phát hiện công ty kinh doanh thức ăn gia súc có chất cấm (TN).  – Công bố công ty sản xuất thức ăn độn chất cấm (NLĐ).
- Sớm công bố nguyên nhân cháy, nổ xe (NLĐ). Photo: Dantri.vn. =>
- Thác loạn trong quán nhậu: Phạt tù vẫn không ngán (NLĐ).
Dự báo ngư trường còn yếu (NLĐ).
Cố tình chậm tiến độ để “ăn” chênh lệch giá (TN).
- Trần Đăng Khoa: Sợ nhất chết đuối giữa phố phường! (VOV).
Sụt lở, xuất hiện “đảo nổi” trên sông Đồng Nai  (TN).
Mưa trái mùa, Cà Mau Ngập nặng  (TT).
- Tập đoàn Coca-Cola thay đổi công thức vì một chất tạo màu nghi gây ung thư   –   (RFI).
- Người châu Âu kêu gọi EU hành động để cải thiện phẩm chất nước    –   (VOA).
- Lào và Miến Điện xây cầu qua sông Mê Kông   –   (RFI).
- Điện hạt nhân: ‘An toàn tuyệt đối’   –   (BBC).


QUỐC TẾ
- Một tổ chức liên quan Al Qaida nhận trách nhiệm các vụ thảm sát ở Pháp    –   (RFI). – Mohamed Merah, hành trình một “chiến binh Hồi giáo”   –   (RFI).  – Tình báo Pháp bị chỉ trích đã không ngăn chận Mohamed Merah   –   (RFI). – Thất bại của tình báo Pháp quanh vụ vây bắt nghi can xả súng (DT). - Vụ “sát nhân đi xe máy”: Thất bại của tình báo Pháp? (TP).
- Nga cảnh báo phương Tây chớ qua mặt LHQ về Syria (TTXVN). - Hé lộ nguyên nhân Putin ‘trở mặt’ với Assad (ĐV). - Đằng sau thay đổi trong chính sách Xyri của phương Tây (Tintuc). – Liên hiệp châu Âu mở rộng trừng phạt thân nhân Tổng thống Assad   –   (RFI).  – EU áp dụng các biện pháp chế tài đối với đệ nhất phu nhân Syria    –   (VOA).  – EU phong toả tài sản của vợ Tổng thống Syria (DT/BBC). - EU phong toả tài sản của vợ Tổng thống Syria (SGGP).
EU mở rộng và gia hạn các biện pháp trừng phạt Iran (TTXVN). - 11 nước giảm nhập khẩu dầu từ Iran (!) (PLTP).
Mỹ khởi tố nghi phạm giết dân thường (TN). – Trung sĩ Mỹ bị buộc tội vụ thảm sát   –   (BBC).  – Binh sĩ Mỹ đối mặt với 17 cáo trạng vì vụ giết người ở Afghanistan    –   (VOA).
<- Ngoại trưởng Clinton chấp thuận viện trợ quân sự cho Ai Cập    –   (VOA).
- Hồ sơ chiến tranh toàn cầu của Mỹ: Đụng độ toàn diện với Anh (TN).
Chiến sự diễn biến phức tạp tại miền bắc Mali (Tintuc).
- Ấn Độ trở thành nước nhập vũ khí lớn nhất thế giới    –   (VOA).
- Cuộc vận động đầy tai tiếng ở Hong Kong trước ngày Chủ nhật bầu cử    –   (VOA).
- Tín đồ Hồi giáo ở Moscow   –   (BBC).


Luật Mỹ liên quan đến vụ bắn chết một thiếu niên ở Florida    –   (VOA). “Hôm thứ năm, ông cảnh sát trưởng tuyên bố tạm thời tự nghỉ việc trước những lời chỉ trích cách làm việc của cảnh sát ngày càng nhiều”. BTV: Mới bị chỉ trích có 1 chút mà ông cảnh sát trưởng này đã tạm thời tự nghỉ việc, chắc làm cảnh sát trưởng ở đó chẳng có “xôi” để ăn, nên ông không chịu “cố đấm”? - Dư luận Mỹ, thế giới phẫn nộ: Cái chết của một “người vô hình” (TT).
* VTV1: Các video lưu trên mạng của VTV vẫn tiếp tục “đình công”: Chào buổi sáng – 23/03/2012;  + Tài chính kinh doanh sáng – 23/03/2012;  + Tài chính kinh doanh trưa – 23/03/2012;  + Cuộc sống thường ngày – 23/03/2012;  + PTL: Câu chuyện lãng phí – Tập 3;  + KTLQ:Một đời nghiên cứu về HoàngSa,TrườngSa;  + Thời sự 19h – 23/03/2012.

 

 Cái chết của những trang trại điểm

- -:Những rủi ro từ trang trại
Tại cuộc họp báo thường kỳ của Văn phòng Chính phủ tháng 2.2012, bộ trưởng, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam khẳng định: sẽ không có chuyện thu hồi đất và chia lại vào năm sau, thậm chí, trong việc sửa đổi luật Đất đai tới đây cũng sẽ xem xét kéo dài thời gian giao đất cho dân để sử dụng ổn định lâu dài. Thông tin này khiến nhiều nông dân vui mừng. Tuy nhiên, với một số chủ trang trại ở một số địa phương, thực tế mà họ đã và đang đối mặt vẫn khiến họ lo lắng không dám mở rộng sản xuất.
SGTT.VN - Cổ Đông (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) là hợp tác xã chăn nuôi công nghiệp lớn nhất miền Bắc trong khoảng năm năm trở lại đây. Mỗi năm, hợp tác xã này cung cấp cho thị trường hàng trăm ngàn tấn thịt heo. Nhờ nuôi heo công nghiệp mà hàng chục chủ trang trại heo từ lâu đã thành tỉ phú. Thế nhưng, từ hai đến ba năm qua, nhiều hộ chăn nuôi lại không dám mở rộng quy mô sản xuất.

Trang trại nuôi heo quy mô hàng ngàn con của ông Phùng Văn Chính vẫn chưa được thị xã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vì chưa có quy hoạch.
Gặp tỉ phú nuôi heo đầu tiên
Tháng 10.2003, ông Trần Văn Chiến được hợp tác xã Đồng Trạng và UBND xã Cổ Đông giao khoán hơn 10.500m2 đất nông nghiệp tại Quán O với thời hạn 50 năm. Ba tháng sau, ông Chiến làm đơn xin xây dựng chuồng trại chăn nuôi theo mô hình nuôi công nghiệp và được xã Cổ Đông chấp nhận. Ông bỏ ra hơn 1 tỉ đồng để xây hai chuồng và thả nuôi 1.600 con heo thịt theo hợp đồng cho một doanh nghiệp Thái Lan. Ông Chiến kể: “Phía công ty thiết kế chuồng trại, mình xây xong họ kiểm tra, thấy đáp ứng thì họ đưa heo giống về cho mình, kèm theo thức ăn, kỹ thuật nuôi, phòng dịch bệnh… họ đều lo hết. Khoảng năm tháng thì xuất chuồng, 1.600 con heo cân được hơn 150 tấn. Lúc đó một ký heo người nuôi được công ty trả công 1.500 đồng, mỗi lứa mình hưởng khoảng 220 triệu đồng”.
Từ những năm 1990, ông Chiến đã được tỉnh Hà Tây (cũ) cấp bằng khen “hộ chăn nuôi giỏi cấp tỉnh” bởi khi đó, ông đã sở hữu đàn bò hàng trăm con. Vậy nên, lúc ông tiên phong chuyển sang nuôi heo công nghiệp, các cấp từ tỉnh, đến bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đều cử cán bộ cấp cao về động viên, thăm hỏi. Nhờ vậy mà ông Chiến có thêm niềm tin để làm ăn. Sau thành công những lứa đầu tiên, đến nay, ông đã có bốn trang trại ở cả Sơn Tây, Ba Vì với 4.000 con heo thịt và 800 con heo nái; trong đó 2.000 con heo thịt và 600 heo nái nuôi thuê cho công ty của Thái Lan. Mỗi năm xuất chuồng khoảng 4.000 tấn heo thịt, mỗi ký heo được trả công 3.000 đồng, sau khi trừ hết chi phí, ông bỏ túi hơn 1 tỉ đồng/năm. “200 heo nái và 2.000 heo thịt còn lại tự mình nuôi lấy chứ không còn nuôi thuê cho công ty. Nghĩa là tự mình thiết kế chuồng trại, tự mua thức ăn, học nuôi theo quy trình như phía công ty, nên hiệu quả kinh tế không hề kém cạnh”, ông Chiến nói.
Mỗi nơi mỗi kiểu
Theo gương ông Chiến, giai đoạn năm 2005 – 2006 đã có hàng trăm hộ ở xã Cổ Đông chuyển sang nuôi heo công nghiệp theo mô hình nuôi thuê cho công ty Thái Lan. Theo ông Chiến, ông là người nuôi heo công nghiệp đầu tiên ở Hà Tây, nhưng bây giờ không phải là người nuôi nhiều nhất. Giờ hợp tác xã chăn nuôi Cổ Đông do ông làm chủ nhiệm đã có 270 hộ, trong đó có hộ nuôi quy mô lớn hơn gia đình ông. Mỗi năm, Cổ Đông xuất ra thị trường cả trăm ngàn tấn thịt, được bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn đánh giá là một trong những hợp tác xã chăn nuôi công nghiệp lớn nhất miền Bắc.
“Năm 2006, trại nhà tôi sau khi xuất chuồng, trừ hết chi phí nhân công, lãi vay, mỗi năm tôi bỏ túi 300 – 400 triệu đồng. Sau hai năm, tôi đã lấy lại vốn và bắt đầu tính chuyện mở rộng quy mô”, ông Chiến nhớ lại. Lúc ấy, những chủ trang trại như ông Chiến hay ông Phùng Văn Chính (xã Sơn Đông), Nguyễn Văn Mị, Nguyễn Văn Thuỷ (xã Cổ Đông) – những người học theo ông đầu tư hàng tỉ đồng thành lập trang trại nuôi heo đầy lạc quan và chí thú làm ăn. “Đây là giai đoạn thành công của mô hình kinh tế trang trại, hơn nữa, mình lại làm ăn trên mảnh đất của mình, do mình bỏ tiền ra mua lại để tích tụ ruộng đất, hoặc ít nhất, với đất thuê khoán thì cũng đã được chính quyền giao ổn định, lâu dài, không lý gì các cấp chính quyền lại không ủng hộ”, ông Chính kể.
Thời điểm đó, 10.500m2 đất của ông Chiến vẫn còn thời hạn sử dụng hơn 45 năm theo quyết định giao đất của UBND xã Cổ Đông, còn 8.300m2 đất của ông Chính được xã Sơn Đông giao 30 năm. Vậy nhưng, kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất sau đó của các chủ trang trại này không những bị thị xã Sơn Tây từ chối, mà quyết định giao đất từ 30 – 50 năm của các xã cũng bị các ngành của thị xã “xem xét lại”.
“Chúng tôi được thị xã mời lên và thông báo (bằng miệng): xã giao đất với thời hạn 50 năm là không đúng luật, xã chỉ được giao đất với thời hạn năm năm. Tôi quá bất ngờ vì trước nay, mọi giao dịch, thủ tục đều làm việc với xã”, ông Chiến kể. Còn ông Chính nói: “Thị xã không duyệt dự án mở rộng quy mô chăn nuôi của tôi, không duyệt thời hạn sử dụng đất 30 năm. Họ bảo “xã không có quyền” (giao đất 30 năm – PV).
Vẫn theo lời các chủ trang trại này, sau đó, các ông đã lên thị xã nhiều lần hỏi thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp phép mở rộng trang trại, song chưa được chấp nhận. Theo ông Chính, năm 2010 – 2011, ông có nghe thành phố Hà Nội chủ trương phê duyệt thời hạn sử dụng đất cho các dự án trang trại và thực tế nhiều huyện đã thực hiện. “Ngay như một trang trại chăn nuôi heo khác của tôi có quy mô 12.000m2 ở xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì, giai đoạn này cũng được huyện Ba Vì giao đất 50 năm. Nhưng trang trại ở xã Sơn Đông thì thị xã nói chưa có chủ trương”, ông Chính thắc mắc.
Theo chủ nhiệm hợp tác xã chăn nuôi Cổ Đông Trần Văn Chiến, bản thân ông và hàng chục xã viên có hoàn cảnh tương tự hiện rất lo lắng vì không rõ thời hạn giao đất 30 – 50 năm xã ký với họ có bị vô hiệu hay không, và nếu chỉ được sử dụng trong thời hạn năm năm, thì tính từ lúc chính quyền thị xã thông báo với họ từ năm 2007 đến nay, hàng chục hộ đã hết hạn nhưng vẫn chưa bị thu hồi, cũng chưa có hướng dẫn đấu thầu lại, hoặc có hướng giải quyết như thế nào.
“Chúng tôi làm đúng mục đích (là chăn nuôi), chúng tôi mong có giấy chứng nhận sử dụng đất, chứng nhận làm dự án chăn nuôi để mời gọi đối tác, đi thế chấp vay ngân hàng, yên tâm đầu tư. Nhiều lần cấp trên có giới thiệu cho ngân hàng Thế giới về khảo sát để tài trợ cho chúng tôi dự án xử lý môi trường, song cũng vì không có giấy này, nên chúng tôi không được hưởng dự án. Mấy năm rồi, chúng tôi không biết có nên đầu tư làm ăn tiếp hay không”, ông Chiến âu lo.
BÀI VÀ ẢNH: CHÍ HIẾU
Kỳ sau: Cái chết của những trang trại điểm
“Không cấm nhưng cũng không cấp phép”
Theo phòng tài nguyên và môi trường thị xã Sơn Tây, sở dĩ thị xã chưa thể cấp giấy chứng nhận sử dụng đất nông nghiệp, chứng nhận các dự án chăn nuôi cho các chủ trang trại nói trên do quy hoạch thủ đô vừa được thông qua (10.2011), nên Hà Nội chưa có quy hoạch sử dụng đất. “Điều này có nghĩa là, nếu năm nay hoặc năm sau, khi Hà Nội có quy hoạch sử dụng đất mà các trang trại nói trên được cấp phép, song lại không nằm trúng trong vùng quy hoạch đất nông nghiệp, chăn nuôi, thì cơ quan cấp phép phải chịu trách nhiệm, bởi vậy chúng tôi phải thận trọng. Người dân có quyền triển khai các dự án chăn nuôi, song để được cấp phép thì phải chờ quy hoạch”, một lãnh đạo phòng tài nguyên và môi trường thị xã Sơn Tây giải thích. Cũng theo vị này, những cá nhân đã ký hợp đồng giao đất, cho thuê đất sai thẩm quyền của xã Cổ Đông đã bị xử lý kỷ luật, thậm chí ra toà, song vì tiền thuê đất đã lấy của dân (thanh toán một lần khi giao đất) nên có những vướng mắc khó giải quyết trong thời gian ngắn!
Những rủi ro từ trang trại
SGTT.VN - Gần mười năm trước, trang trại của ông Khả, ông Tùng được các cấp của tỉnh Hà Nam chọn làm thí điểm mô hình kinh tế trang trại. Gần mười năm sau, khi những khu ruộng có giá trị kinh tế thấp trở thành những trang trại trù mật, thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi năm thì cũng là lúc chính quyền địa phương thu hồi để giao cho người khác.
Khu đất rộng 3ha trải dọc con đường chính của thôn Lập Thượng (xã La Sơn) vốn là một trang trại trù phú bậc nhất của huyện Bình Lục (tỉnh Hà Nam) suốt gần năm năm từ 2006 – 2010 nhưng hơn một năm nay, nó trở thành “cánh đồng hoang” với cỏ dại, bèo tây um tùm.
Ông Đinh Văn Khả trước cánh đồng hoang, nơi từng là trang trại trù phú của gia đình ông. Ảnh: Chí Hiếu
Từ trang trại điển hình thành “cánh đồng hoang”
Nhìn từ ngoài vào, mặt nước ao hồ trải rộng ngút tầm mắt, song lối vào của trang trại là nhánh nhỏ đường đất phủ đầy hoa cứt lợn. Đi sâu vào bên trong, chỉ toàn um tùm lau sậy và cây dọc mùng (tàu môn) cao quá thân người. Khu chuồng trại hai dãy bề thế cả trăm mét vuông bỏ hoang, mà muốn đi vào, ông Đinh Văn Khả phải lấy liềm tỉa bớt những cây dại cao cả mét. Luồn lách theo ông Khả vào giữa trang trại, chúng tôi không thể hình dung nổi mảnh đất hoang này mới chỉ một năm trước là trang trại tốt tươi, từng là mô hình điểm minh chứng cho sự thành công của nghị quyết phát triển kinh tế trang trại do tỉnh uỷ Hà Nam khởi xướng gần một thập niên trước.
Ông Khả thở dài khi kể lại quá trình làm trang trại đầu những năm 2000: Sau khi nhận thầu khoán 2,99ha đất với thời hạn đến hết năm 2013, ông Khả bắt đầu mở rộng chăn nuôi từ đầu năm 2001. Năm 2003, khi tỉnh Hà Nam tiến hành thí điểm mô hình trang trại, diện tích đất của ông Khả được chọn để chuyển đổi sang làm trang trại đa canh: nuôi gà, vịt, heo, thả cá kết hợp trồng cây ngắn ngày. Thời gian thực hiện dự án là mười năm, từ năm 2003 – 2013.
Được sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam, UBND huyện Bình Lục khuyến khích, trong hai năm 2003 - 2004, ông Khả bỏ vốn liếng, vay mượn thêm để có 314 triệu đồng đầu tư vào trang trại và ba năm tiếp theo, trung bình mỗi năm ông bỏ thêm trên 50 triệu đồng để tu bổ, mua thêm con giống, cây trồng. “Tiền bỏ ra vài trăm triệu đồng, ba năm đầu hầu như làm cầm cự lấy kinh nghiệm, thậm chí là thất bại lớn khi đưa vào trồng đại trà bưởi Diễn, vải thiều ở địa hình chiêm trũng. Không nản chí, tôi tiếp tục bỏ tiền ra đào ao thả cá, nuôi vịt, đầu tư chuồng trại nuôi gà, heo và đến năm 2007 mới gọi là có “quả ngọt” đầu tiên”, ông Khả kể.
Lật từng trang quyển sổ thu chi hàng năm, mãi đến trang hạch toán lỗ lãi của năm 2008, ông Khả mới dừng lại nhoẻn miệng cười: “Đây là năm đầu tiên thực sự có lãi, gần 300 triệu đồng, và trong ba năm tiếp theo sau đó, mỗi năm thu vào cũng ngần ấy. Số tiền này đủ để trả bớt nợ nần, tiếp tục đầu tư, mở rộng”, ông Khả kể.
Cuối năm 2010, giữa lúc đang hăm hở làm ăn, bỗng nhiên ông nhận được giấy gọi của UBND xã lên để thanh lý hợp đồng giao đất trong khi thời gian thực hiện dự án còn những ba năm. Không đầy nửa năm sau, trang trại 3ha của ông Khả đã bị xã mang ra đấu thầu. Ông Khả bức xúc: “Tất nhiên tôi không chịu! Không đấu gì hết vì không lẽ tôi lại đi đấu thầu mảnh đất của tôi. Đó là cơ nghiệp, là danh dự của đời tôi!” Vậy là cơ ngơi gần mười năm của ông Khả bị thu hồi và giao cho người khác rất chóng vánh. Đã gần một năm trôi qua kể từ ngày đó, dẫu rằng chủ mới chưa nhận được đất, nhưng gia đình ông cũng không thể tiếp tục sản xuất, mảnh đất vốn trù phú nay trở thành cánh đồng đầy cỏ dại.
“Cá phải gạn non, lợn bán nhỡ nhàng”
Cùng với ông Đinh Văn Khả, trong thời gian kể trên, ông Nguyễn Văn Tùng ở thôn Đồng Rồi cũng được lựa chọn làm chủ đầu tư cho dự án điểm phát triển mô hình trang trại đầu tiên này. Song khác với ông Khả, ông Tùng chỉ được đấu thầu đất thời hạn năm năm một, lần đầu nhận thầu khoán vào năm 2000, và đến năm 2005, ông trúng thầu lại diện tích 5,1ha mà ông đang sử dụng làm trang trại. “Khi ký thuê lại đất lần thứ hai, xã có hứa khi hết hạn thuê đất (2010), nếu có nhu cầu, tôi sẽ được ưu tiên thầu tiếp với giá bằng hoặc thấp hơn người khác. Hơn nữa, khi ấy tôi cứ nghĩ, quyết định duyệt dự án trang trại do cấp huyện, tỉnh phê duyệt thời hạn đến năm 2013, chẳng lẽ chữ ký cấp trên lại thua cái hợp đồng thuê đất cấp dưới? Nghĩ vậy, nên tôi yên tâm nhận thầu năm năm một”, ông Tùng nói.
Tuy nhiên, khi hết thời gian đấu thầu đất vào cuối năm 2010, ông Tùng liên tiếp nhận được thông báo thanh lý hợp đồng, kiểm kê tài sản đền bù nhằm mục đích thu hồi đất để xã tổ chức đấu thầu công khai. Theo lời ông Tùng, tại thời điểm tháng 7.2011, khi xã đấu thầu 5,1ha trang trại của ông, ông không tham gia bỏ thầu với lý do “dự án còn ba năm mới đáo hạn, nên không việc gì phải đi đấu thầu cái đang là của mình”. Ngoài ra, “trước đó, tôi đã đề nghị sẵn sàng nâng mức đóng góp lên, thậm chí cao hơn cả mức 71kg/sào của người trúng thầu sau này, vậy mà xã vẫn tìm đủ lý do ép tôi nhận đền bù để giao cho người khác”, ông Tùng nói.
Rút cuộc, sau tám năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” để biến vùng đất chiêm trũng một vụ lúa năng suất thấp thành trang trại thu lãi hàng trăm triệu đồng/năm, “nông dân sản xuất giỏi” với hàng chục bằng khen từ đủ các cấp: huyện, tỉnh, Trung ương hội Nông dân, ông Nguyễn Văn Tùng đã bị UBND xã La Sơn cho ra rìa. Trang trại của ông bị xẻ làm đôi, giao lại cho hai người khác. “Làm ăn đứt gánh giữa chừng, cá phải gạn non, lợn bán nhỡ nhàng trong khi xã ép tôi nhận đền bù với giá rẻ rúng. Khi kêu gọi chúng tôi làm chủ đầu tư vào dự án thí điểm, chính quyền khẳng định sau mười năm thực hiện sẽ ưu tiên giao tiếp cho chủ cũ, vậy mà họ (chính quyền – PV) lại sai lời. Ngay thời hạn thực hiện dự án còn ba năm mà chúng tôi vẫn bị gạt sang một bên!”, ông Tùng bức xúc.
“Trang trại đầu tiên nên quy định của tỉnh chưa rõ ràng”?
Trao đổi với phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị, ông Trần Văn Sơn, chủ tịch UBND huyện Bình Lục, thừa nhận đây là hai trang trại đầu tiên của tỉnh, và ngày đó, tỉnh giao trực tiếp cho xã làm chủ dự án, sau đó xã ký hợp đồng với hai chủ trang trại làm chủ đầu tư, chứ huyện không có thẩm quyền. “Mãi đến gần đây huyện mới được giao, có điều vì đây là trang trại đầu tiên thí điểm nên có thể hồi đó các văn bản quy định của tỉnh cũng chưa rõ ràng. Tôi đang chờ ý kiến của thanh tra sở Tài nguyên và môi trường để mở cuộc họp. Nếu có văn bản nói dự án phải được giao đất đến hết năm 2013, mà năm 2010 xã đã buộc thu hồi thì xã sai”, ông Sơn khẳng định. Tuy vậy, ông Sơn cho biết: “Theo báo cáo của chủ tịch UBND xã La Sơn, do thẩm quyền giao đất của xã chỉ năm năm, nên dù thời hạn dự án còn ba năm, xã vẫn phải thanh lý, sau đó đấu thầu lại, rồi ký tiếp hợp đồng ba năm còn lại để có cơ sở bắt các hộ này thực hiện nghĩa vụ đóng góp; trong lần đấu thầu này, các chủ trang trại không tham gia thì xã coi như họ không có nhu cầu, nên mới có chuyện giao cho người khác!”
Còn ông Lê Ngọc Hanh, chủ tịch UBND xã La Sơn, nói: “Xã là chủ dự án, còn ông Khải và ông Tùng chỉ là người được xã thuê làm chủ đầu tư theo hợp đồng ký với xã, nên xã có quyền quyết định”. Tuy nhiên, khi phóng viên đòi xem “hợp đồng thuê làm chủ đầu tư” thì ông Hanh không thể dẫn chứng, mà chỉ đưa ra hợp đồng đấu thầu đất, trong khi hợp đồng đấu thầu đất đầu tiên được lập năm 2000, tức trước khi có dự án… ba năm!

CHÍ HIẾU – CHÍ THÔNG

Quảng Nam: Nông dân đâm hai cán bộ huyện rồi tự tử?

Người nhà  bên thi thể nạn nhân
Thông tin tiếp vụ tự tử sau khi gây rối tại cuộc họp về giải toả đất  (VOV) - Trong cuộc họp, khi Ban tổ chức đưa micro cho ông Tưởng phát biểu, bất ngờ, ông Tưởng rút dao ra đâm ông Phan Ánh…

Cuối buổi chiều 23/3, trao đổi với lãnh đạo huyện Thăng Bình, Quảng Nam đã cho biết một số nguyên nhân dẫn tới hành động bột phát của ông Nguyễn Văn Tưởng (SN 1964, trú tại thôn Ngọc Sơn Tây, xã Bình Phục, huyện Thăng Bình, Quảng Nam).

Theo lãnh đạo huyện Thăng Bình, Quảng Nam, vào sáng 23/3, tại thôn Ngọc Sơn Tây (xã Bình Phục, huyện Thăng Bình) đã tổ chức cuộc họp giữa lãnh đạo Trung tâm khai thác quỹ đất huyện Thăng Bình, cùng UBND xã Bình Phục và các ban, ngành của huyện cùng 61 hộ dân trong diện giải toả đền bù để xây dựng Trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân tại xã Bình Phục, huyện Thăng Bình. Cuộc họp cũng để nhân dân tham gia góp ý kiến, đồng thời thông qua phương thức bốc thăm tái định cư dự án, trong đó có phần của gia đình ông Nguyễn Văn Tưởng.
Trong cuộc họp, ông Nguyễn Văn Tưởng xin có ý kiến. Tuy nhiên phải đến lần thứ 3 thì Ban tổ chức mới đưa micro cho ông Tưởng phát biểu. Bất ngờ, ông Tưởng rút dao ra đâm ông Phan Ánh. Nhưng ông Ánh may mắn tránh kịp.
Ngay sau đó, ông Tưởng tiếp tục đâm ông Nguyễn Xuân Mai, Phó Giám đốc Trung tâm khai thác quỹ đất đứng gần đó nhưng không trúng.
Thấy ông Tưởng hành động liều mạng như vậy, nhiều người dân tại cuộc họp đã kịp thời can ngăn không cho ông Tưởng hành hung cán bộ huyện.
Tuy nhiên, ông Tưởng đã chạy về nhà tiếp tục lấy dao nhằm đe dọa mọi người nhưng đoàn công tác đã kịp thời rút khỏi địa bàn và báo cho Công an huyện Thăng Bình đến giải quyết.
Thấy lực lượng công an, ông Tưởng bỏ chạy về  trốn trong nhà. Sau đó ông cầm chai thuốc độc uống cạn, mọi người tức tốc đưa ông đến bệnh viện Đa khoa huyện Thăng Bình cấp cứu nhưng ông Tưởng đã chết trên đường đi.
Người nhà nạn nhân Nguyễn Văn Tưởng cho biết, ông Tưởng có lô đất ở 87m2 đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa xây dựng nhà ở nhưng bị thu hồi và chưa được bố trí tái định cư.
Ông Tưởng làm đơn khiếu nại nhiều lần và được Chủ tịch UBND huyện Thăng Bình Nguyễn Văn Ngữ tiếp và xử lý. Sau đó, ông Tưởng  được cấp một lô đất trong khu tái định cư với diện tích 100m2 nhưng phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của luật đất đai.
Tuy nhiên, ông Tưởng không đồng ý với cách giải quyết đó.
Chủ tịch UBND huyện Thăng Bình Nguyễn Văn Ngữ nêu rõ quan điểm, nếu không đồng ý thì có quyền khiếu nại lên cấp có thẩm quyền. Nhưng khi đoàn cán bộ tại Trung tâm đến làm việc, ông Tưởng đã có những hành động liều mạng dẫn tới kết cục trên.
Bà Lê Thị Thanh Mai, Phó Chủ tịch UBND huyện Thăng Bình xác nhận những thông tin trên là đúng sự thật. Tuy nhiên dư luận địa phương mong muốn cơ quan chức năng làm rõ hơn vụ việc này.
Cha mẹ ông Tưởng đã ngoài 80 tuổi, trong khi ông Tưởng lại không có vợ con, việc mai táng phụ thuộc vào sự giúp đỡ của bà con hàng xóm./.

CTV Hữu Cường/VOV Online

-- Tống Văn Công: Chống tham nhũng – Đâu là “ đột phá khẩu”? Gấp rút hoàn thiện nhà nước pháp quyền!   –   (Viet-studies). --


Quảng Nam: Nông dân đâm hai cán bộ huyện rồi tự tử?-(Đời sống) - Tại cuộc họp giữa lãnh đạo Trung tâm khai thác quĩ đất huyện Thăng Bình với 61 hộ dân bị giải tỏa đền bù, bất ngờ một người đàn ông cầm dao đâm hai cán bộ lãnh đạo Trung tâm khai thác quĩ đất huyện Thăng Bình. Sau đó đối tượng bỏ chạy về nhà và chết ngay sau đó…
Sáng ngày 23/3, tại thôn Ngọc Sơn Tây (xã Bình Phục, Thăng Bình, Quảng Nam), Trung tâm phát triển quỹ đất huyện phối hợp với UBND xã Bình Phục và các ban ngành đoàn thể có liên quan của huyện, xã tổ chức họp dân nhằm công khai dự thảo phương án bố trí tái định cư (lần 2) của dự án Trường Trung cấp Cảnh sát giao thông.
Hiện trường vụ việc.

Cuộc họp nhằm để nhân dân tham gia góp ý kiến, đồng thời thông qua phương thức bốc thăm tái định cư dự án.

Cuộc họp diễn ra khoảng 30 phút thì ông Nguyễn Văn Tưởng (47 tuổi, thường trú tổ 7, thôn Ngọc Sơn Tây, Bình Phục)- người dân ảnh hưởng trong vùng dự án tiến đến bàn ban tổ chức đề nghị cho phát biểu ý kiến.
Vì quá bức xúc trong việc đền bù giải tỏa mà gia đình cho là chưa thỏa đáng nên Nguyễn Văn Tưởng đã dùng dao đâm vào hai cán bộ của đoàn công tác gồm: Ông Nguyễn Xuân Mai, Phó Giám đốc Trung tâm khai thác quĩ đất huyện Thăng bình và một cán bộ khác của trung tâm này là ông Phan Ánh. Cả hai bị thương nhẹ.

Sau khi đâm xong, do con dao bị cong nên ông Tưởng tiếp tục chạy về nhà lấy dao khác, khoảng 5 phút sau ông Tưởng quay lại tiếp tục truy đuổi tất cả các cán bộ tham gia cuộc họp.

Nhận được thông tin, Công an huyện Thăng Bình và xã Bình Phục có mặt kịp thời bảo vệ và hộ tống cho tất cả cán bộ tham gia cuộc họp rời khỏi hiện trường.
Theo dư luận quần chúng nhân dân tại khu vực cho biết: Vì quá bức xúc và không kiềm chế được nên ông Tưởng đã đâm hai cán bộ Trung tâm khai thác quĩ đất huyện. Sau đó thấy công an đến nên lo sợ bị bắt giữ nên ông chạy về nhà và uống thuốc tự sát.

Nguồn tin riêng của PV đã qua kiểm chứng từ Bệnh viện đa khoa Thăng Bình cho biết: Ngay sau khi tiếp nhận cấp cứu ông Tưởng, các y bác sĩ tại bệnh viện đã phát hiện ông Tưởng uống thuốc độc là cyanua và chết trước khi vào viện.

Đến chiều cùng ngày, Cơ quan Pháp y phối hợp với Công an tỉnh Quảng Nam vận động người nhà để tiến hành khám nghiệm thi nhằm xác định nguyên nhân cái chết của nạn nhân.
Trong báo cáo số 36 ngày 23/3/2012 của UBND huyện Thăng Bình gửi các cơ quan chức năng và UBND tỉnh Quảng Nam cho biết nguyên nhân dẫn đến vụ việc như sau:

 Hộ ông Nguyễn Xong có 3 khẩu. Trong đó có ông Nguyễn Văn Tưởng thuộc diện giải phóng mặt bằng và tái định cư. Gia đình ông Tưởng được bố trí 1 lô đất tái định cư và được hổ trợ 100% tiền chênh lệch sử dụng đất theo qui định.

Tuy nhiên, ông Tưởng có lô đất ở 87 m2 đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng chưa xây dựng nhà ở cũng được thu hồi và không được bố trí tái định cư lại lô đất khác.

Ông Tưởng làm đơn khiếu nại và được Chủ tịch UBND huyện Thăng Bình Nguyễn Văn Ngữ tiếp và xử lý đơn thư khiếu nại theo thẩm quyền và đã đồng ý cấp cho ông Tưởng một lô đất trong khu tái định cư với diện tích 100 m2 nhưng phải nộp tiền sử dụng đất theo qui định.

Ông Tưởng không đồng ý và Chủ tịch UBND huyện Thăng Bình Nguyễn Văn Ngữ nêu rõ quan điểm nếu không đồng ý với nội dung giải quyết của UBND huyện, ông Tưởng có quyền khiếu nại lên cấp có thẩm quyền.
  • P.D Trung Anh
-Theo:Quảng Nam: Nông dân đâm hai cán bộ huyện rồi tự tử?
Bị giải tỏa, đâm hai cán bộ đất đai rồi tự sát (VNN).  - Tử vong chưa rõ nguyên nhân sau khi đâm hai cán bộ (Bee).

Dân đâm cán bộ vì bị giải toả đất
Đài Á Châu Tự Do
Một người dân Quảng Nam có nhà bị giải toả, rút dao đâm hai cán bộ về đất đai rồi tự sát. Sự kiện xảy ra lúc sáng thứ sáu, tại xã Bình Phục, huyện Thăng Bình, Quảng Nam. Đương sự tên là Nguyễn Văn Tường sinh năm 1964, ngụ tại xã Bình Phục, ...
Thông tin tiếp vụ tự tử sau khi gây rối tại cuộc họp về giải toả đấtĐài Tiếng Nói Việt Nam
Tử vong chưa rõ nguyên nhân sau khi đâm hai cán bộXãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật
Quảng Nam : Cần làm rõ vụ bức xúc gây rối, rồi tự tửNhân Dân
Hàng trăm dân oan kêu cứu Quốc hội rfa 2012-03-22 -Hằng trăm nông dân huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên bị chính quyền các cấp thu hồi đất cho dự án khu đô thị sinh thái Ecopark hôm nay tiếp tục kéo đến Văn phòng tiếp dân của Quốc hội tại số 36 Ngô Quyền Hà Nội yêu cầu chính quyền trả lại đất cho dân.-- 



-Hàng trăm dân oan kêu cứu Quốc hội rfa 2012-03-22Hằng trăm nông dân huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên bị chính quyền các cấp thu hồi đất cho dự án khu đô thị sinh thái Ecopark hôm nay tiếp tục kéo đến Văn phòng tiếp dân của Quốc hội tại số 36 Ngô Quyền Hà Nội yêu cầu chính quyền trả lại đất cho dân.-Vụ cưỡng chế ở Hà Nam: PCT TƯ Hội Nông dân Việt Nam lên tiếng (GDVN).- Vụ Tiên Lãng: Khởi tố vụ án 45 ngày, vẫn chưa “thấy” bị can (PetroTimes).  – Thẩm định giá trị tài sản thiệt hại của gia đình ông Vươn (PLTP).  - Thẩm định tài sản bị hủy hoại của gia đình ông Vươn (DT). - Thẩm định thiệt hại tại nhà ông Vươn (TN). - Tiếp tục thẩm định tài sản bị đập phá của nhà ông Vươn (TP). - Thẩm định ngôi nhà bị phá của ông Vươn (NLĐ). - -
Thẩm định tài sản bị hủy hoại của gia đình ông Vươn
(Dân trí) - Ngày 22/3, ông Phạm Thanh Dương, Phó Giám đốc Sở Tài chính TP Hải Phòng đã dẫn đầu đoàn công tác gồm các sở Tài chính, Xây dựng và NN-PTNT TP Hải Phòng về huyện Tiên Lãng tiến hành thẩm định tài sản bị hủy hoại của gia đình ông Vươn. Đoàn ...
Thẩm định tài sản bị phá của nhà ông Vươn24 giờ
Thẩm định toàn bộ ngôi nhà bị phá của ông VươnAn ninh thủ đô
Thẩm định thiệt hại tại nhà ông VươnThanh Niên

Đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolo II và sự sụp đổ của chế độ cộng sản

-“Đừng sợ!”- Lời hiệu triệu rung chuyển đất trời
Ngày 01/5/2011, hàng triệu con tim Công giáo khắp thế giới rung lên niềm vui trước biến cố lịch sử trọng đại: Đức Gioan Phaolô II, vị Cha Chung một thời của Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ được Giáo Hội tuyên phong Chân phúc sau khi nhìn nhận các nhân đức anh hùng của ngài.
Đặc biệt người dân Ba Lan tri ân và hãnh diện có một vị Giáo chủ yêu nước đã góp phần quan trọng và chính yếu vào việc thay đổi cục diện thế giới.

Riêng người Công giáo Việt Nam gần đây càng ngày càng tỏ rõ ý chí “không sợ” đáp lại lời hiệu triệu “Đừng Sợ!” của Đức Giaon Phaolô II, như mọi người thấy qua các biến cố Tòa Khâm sứ Hà Nội, các Giáo xứ Thái Hà, Đồng Chiêm, Tam Tòa, Loan Lý, Cồn Dầu vân vân…,.
Điển hình mới nhất là những cuộc tập hợp công khai và đông đảo người Công giáo tại các nhà thờ ở nhiều giáo xứ miền Bắc VN để cầu nguyện cho luật sư Lê Quốc Quân và bác sĩ Phạm Hồng Sơn bị nhà cầm quyền Cộng sản bắt giữ trái phép khi hai vị này đứng về phía công lý trong vụ xử án luật sư Cù Huy Hà Vũ ngày 04/4/2011.
Tinh thần bất khuất, “không sợ” ấy bất ngờ đã mang lại một kết quả như là đòn đánh phủ đầu khiến nhà cầm quyền CSVN từ kẻ độc tài tự cho mình vô địch không sợ ai, bỗng khiếp hãi, chùn tay, lập tức trả tự do cho hai nhà đấu tranh bênh vực cho chính nghĩa Công lý và nhân quyền sau 9 ngày 10 đêm bị giam giữ trái phép.
Những biểu lộ lòng “không sợ” đang lan tỏa trên quê hương Việt Nam, khiến Đức Giám mục Ngyễn Thái Hợp, Chủ tịch UBCL&HB trực thuộc HĐGMVN cũng đã tỏ rõ khí khái không sợ: Ký tên vào kiến nghị đòi nhà cầm quyền CSVN trả tự do cho Ls Cù Huy Hà Vũ.
Hy vọng, với lễ tuyên phong Chân phúc cho Vị Cha Chung của người Công Giáo, Đức Gioan Phaolô II biểu tượng của tinh thần bất khuất, tất cả các đấng bậc ở VN cũng sẽ thoát ra khỏi nỗi sợ và vùng lên theo lệnh truyền của Đấng Chân Phúc: “ĐỪNG SỢ!”
Lòng yêu nước của Chân phúc Gioan Phaolô II
Trong tác phẩm nhan đề “Pope John Paul II An Intimate Life[1] xuất bản bằng tiếng Anh năm 2007, ký giả Caroline Pignozzi, nữ phóng viên quốc tế nổi danh của tạp chí Paris Match (Pháp) viết về lòng yêu nước của Đức Gioan Phaolô II đối với Tổ quốc Ba Lan  đại ý rằng: Dù ngồi trên ngai Giáo hoàng, đảm nhận trọng trách người Cha Chung của Công giáo toàn cầu, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II vẫn giữ trong tim Ngài tình yêu nồng thắm đối với quê hương tổ quốc mình.
Thật vậy, tình yêu Tổ quốc chiếm một chỗ đứng quan trọng trong trái tim của Đức Gioan Phaolô II. Điều hiển nhiên đó không ai chối cãi và chính ĐTC cũng đã minh thị trong một bài giảng của ngài vào năm 1982 tại Krakow, tổng giáo phận mà ngài đã từng coi sóc trước khi lên ngôi giáo hoàng: “Ba Lan là Tổ quốc của tôi, cho dù tôi đã trở thành Giáo hoàng và cả thế giới đang là quê hương của tôi. Tôi còn nặng nợ với đất nước Ba Lan của tôi. Đây là một xứ sở chịu đau khổ triền miên; nó giúp tôi cảm thông với những ai chịu khổ đau vì chẳng những bị cướp lấy tất cả những phần vật chất của cuộc sống mà còn bị tước đoạt đến cả quyền tự do. Cho nên, đối với tôi, tình liên đới với những người đau khổ là một tình cảm tự nhiên.”
Chính dòng máu Ba Lan và truyền thống văn hóa Kitô giáo trong con người Ba Lan của Đức Gioan Phaolô II là nhân tố liên kết chặt chẽ ngài với đất mẹ của ngài. Lịch sử đau thương trải dài trên đất nước Ba Lan cũng góp phần không ít nung nấu ý chí đấu tranh kiên cường trong con người Ba Lan của Đức Hồng y Tổng Giám mục Karol Wojtyla, tức Giáo hoàng Chân phúc Gioan Phaolô II.
Ba Lan, một đất nước bị xâu xé
Ba Lan đã trải qua những thời kỳ lịch sử vinh quang thì ít, tủi nhục thì nhiều. Từ thế kỷ 15, Ba Lan đã bị sáp nhập vào hai nước Lithuania và Livonia, rồi lại là thành phần của nước Ukraine.
Kế đó, trong cuộc chiến chống quân xâm lược Nga năm 1611, quân đội Ba Lan đã đánh bại đoàn quân Nga và đã tiến sâu vào đất Nga, chế ngự Mạc Tư Khoa. Nhưng chẳng bao lâu sau, quân Nga cấu kết với quân Phổ (Russians-Prussians) kéo đại quân mở cuộc phản công chinh phạt Ba Lan, khiến đầu thế kỷ 18 Ba Lan lại bị chia cắt và chịu sự thống trị của giặc ngoại xâm: phía bắc thuộc về Nga, phía nam do người Phổ thống trị. Dân Ba Lan đấu tranh vô vọng cho sự thống nhất của đất nước, vô vọng chống lại sự xâu xé của các cường quốc lân bang.
Mãi cho đến ngày 28/6/1919, Hiệp định Versailles (Hiệp ước kết thúc Thế Chiến I) mở ra cho Ba Lan con đường thống nhất. Nhưng 20 năm sau, năm 1939, Thế chiến II bùng nổ, Hitler của Đức Quốc Xã và Staline của Cộng sản Liên Xô lại cấu kết nhau xua quân chia cắt Ba Lan một lần nữa.
Với Hòa ước bất tương xâm ký kết ngày 14/8/1939 giữa Đức Quốc Xã và Cộng sản Liên Xô, vùng lãnh thổ Ba Lan phía tây ba con sông Narew, Vistula và San thuộc về Đức Quốc Xã. Vô số thường dân Ba Lan trong đó có người Ba Lan gốc Do Thái, bị tàn sát dã man.
Còn phía đông Ba Lan thì do quân Xô Viết chiếm đóng. Quân này cũng dữ tợn và man rợ không kém quân Đức Quốc Xã. Cụ thể, sau khi Hồng quân Liên Xô đánh bại Đức Quốc Xã, năm 1940 mật vụ Liên Xô đã tàn sát hàng vạn con dân ưu tú của Ba Lan, điển hình là vụ thảm sát tập thể và chôn sống hơn 22, 000 sĩ quan Ba Lan tại vùng rừng Katyn. Cộng sản Liên Xô đã từng lấp liếm vụ này và đổ lỗi cho quân Đức, nhưng cuối cùng giới lãnh đạo Nga đã phải thừa nhận tội lỗi và lên tiếng thú lỗi công khai sau khi nhiều tài liệu từ hồ sơ mật được công bố[2].
Kết thúc Thế Chiến II, Hiệp ước Yalta[3] lại công nhận một Ba Lan thống nhất. Nhưng oái oăm thay! Cũng chính Hiệp Ước này đặt Ba Lan vào vùng kiểm soát của Cộng sản Xô Viết, khiến Ba Lan bị “Xô Viết hóa” và xích hóa cùng lúc với các quốc gia Trung Âu khác như Tiệp Khắc, Hungary, Bulgaria, Romania, Albania, Nam Tư và Đông Đức…
Cũng như tại các nước bị chế độ Cộng sản thống trị, người dân Ba Lan chịu bách hại, ngược đãi và bị tước đoạt hết mọi quyền tự do chính đáng của mình trải dài nhiều thập niên. Người Ba Lan mất tất cả, trừ niềm tin Kitô giáo. Niềm tin mãnh liệt vào Thiên Chúa toàn năng trở thành vũ khí thiêng liêng bén nhọn độc nhất mà người Ba Lan kiên cường bảo vệ để âm thầm đối đầu với bạo quyền Cộng sản cho tới khi điều kiện chín muồi cho phép họ vùng lên.
Vị Chủ Chăn Ba Lan can đảm công khai lãnh đạo người Công giáo Ba Lan chống lại chế độ Cộng sản vô thần trong giai đoạn đầu là ĐHY Wyszynski. Bị đàn áp liên tục bởi chế độ độc tài toàn trị và bị tước lột quyền Chủ chăn, ĐHY Wyszynski đã nảy ra sáng kiến mới là cổ võ việc sùng kính Đức Mẹ bằng hình thức cung nghênh tượng Đức Mẹ Đen ở Czestochowa xuyên qua khắp mười ngàn làng mạc và giáo xứ trong nước như là một động thái vừa tuyên dương đức tin Công giáo vừa biểu lộ sự phản kháng chống lại chính sách cai trị hà khắc của Cộng sản.
Ngày 13/01/1946, sau khi được bổ nhiệm làm Tổng Giám mục Krakow, Đức Karol Wojtyla dấn thân vào đường hướng mà Giáo chủ Wyszynski đã hoạch định. Đức Cha Karol Wojtyla cho tiến hành ngay việc cung nghênh tượng Đức Mẹ Đen khắp Tổng Giáo phận trực thuộc.
Khi Đức TGM Karol Wojtyla được ĐGH Phaolô VI cất nhắc lên Hồng Y vào 26/6/1967, nhà cầm quyền Cộng sản tại Liên Xô cũng như tại Warsova mở cờ trong bụng. Họ tin đây là “thắng lợi” của chủ nghĩa Cộng sản, vì lầm tưởng Đức TGM Wojtyla sẽ  mềm dẻo với Cộng sản hơn so với đường lối cứng rắn bất khoan nhượng của ĐHY Giáo chủ Wyszynski. Bên cạnh đó, nhân khi “đồng ý” cho Đức TGM Karol Wojtyla nhận mũ Hồng Y, cơ quan mật vụ Cộng sản tìm cách gài vị tân Hồng y mà họ tin là “tiến bộ” vào cái “bẫy” thỏa hiệp với Cộng sản chống lại vị Giáo chủ “bảo thủ,” hòng gây chia rẽ trong Giáo Hội Công giáo Ba Lan. Nhưng Đức tân Hồng y Wojtyla không hề có một lời nói, thái độ hay hành động nào tỏ dấu hiệu hạ mình “đối thoại” tìm đường thỏa hiệp với Cộng sản hay tỏ ra ít nhiều mâu thuẫn gì với Đức Hồng Y Wyszynski, trái lại ngài luôn đóng vai trò nhà lãnh đạo “Giáo Hội thầm lặng” và luôn sát cánh với vị Giáo chủ đàn anh đáng kính của mình. Trong mọi trường hợp, ĐHY Karol Wojtyla đều đứng về phía lập trường đấu tranh của Đức Hồng Y Wyszynski.
Lẽ nào một công dân nước xhcn lên ngôi giáo hoàng?
Ngày 16/10/1978, tại Mật Nghị Hồng Y ở Vatican để tuyển chọn Đấng kế vị Đức Gioan Phaolô I mới băng hà sau một tháng trên ngai Giáo hoàng, ĐHY Karol Wojtyla của Ba Lan được Hống Y đoàn đồng thanh bầu chọn. Ngài nhận danh hiệu Gioan Phaolô II.
Nhà cầm quyền Cộng sản cả Liên Xô lẫn Ba Lan lại một lần nữa hí hửng cho rằng ý thức hệ Cộng sản sắp toàn thắng khi một “người con của đất nước xã hội chủ nghĩa” lên nắm quyền lãnh đạo Công Giáo toàn thế giới!
Sau một thời gian dài sát cánh với các hoạt động của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, ký giả Công giáo người Mỹ nổi tiếng, George Weigel, đã cống hiến độc giả ít nhất 15 tác phẩm chuyên đề về vị giáo hoàng thời đại này. Đáng chú ý nhất là quyển The Final Revolution: The Resistance Church and the Collapse of Communism – Cuộc Cách mạng cuối cùng: Giáo Hội đối kháng và sự Sụp Đổ của chủ nghĩa Cộng Sản.
Nhưng đầy đủ nhất và phong phú nhất là tác phẩm nghiên cứu dày hơn 1000 trang nhan đề Witness to Hope: The Biography of Pope John Paul II – Chứng Nhân Hy Vọng: Tiểu Sử Giáo Hoàng Gioan Phaolô II do Happer Collins Publishers xuất bản tại New York năm  1999.
Theo Weigel qua tác phẩm này, khi hay tin Đức Hồng Y Karol Wojtyla đắc cử giáo hoàng, phản ứng đầu tiên của Liên Xô là im lặng như thể mừng thầm với việc giáo chủ xuất thân từ miền đất xã hội chủ nghĩa trở thành nhà lãnh đạo tôn giáo lớn nhất thế giới. Người Cộng sản tin rằng “không còn nữa thời đại của những giáo chủ Công Giáo người Ý chống Cộng”, và họ coi đó là “dấu chỉ bước đường cùng của chủ trương chống Cộng mà Giáo Hoàng Piô XII đã cổ võ.”
Tuy nhiên, sau khi Cơ quan Mật vụ Liên Xô KGB do Yuri Andropov cầm đầu khám phá ra những nghi vấn “đáng quan ngại” về vị tân giáo hoàng thì Đảng CS Liên Xô giật mình. Một viên chức cao cấp Liên Xô đã phải thốt lên: “người Sô Viết thà chọn Aleksandr Solzhenitsyn[4] làm Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc hơn là thấy một giáo sĩ Ba Lan lên làm giáo hoàng.”
Vô cùng giận dữ trước việc “ngành an ninh mật vụ Cộng sản lỏng lẻo” để cho Hồng Y Karol Wojtyla đắc cử Giáo hoàng, lãnh tụ Đảng CS Sô Viết đã cật vấn viên chỉ huy mật vụ Liên Xô KGB ở Ba Lan: “Làm sao lại có chuyện bầu chọn một công dân nước xã hội chủ nghĩa lên ngôi giáo hoàng?” Viên chỉ huy Mật vụ Ba Lan trả lời: “Việc này đồng chí lãnh đạo nên hỏi Rôma hơn là hỏi Varsovie.” (Witness to Hope, Chương 12, do André Nguyễn Văn Châu trích dẫn trong “In the Eye of the Storm – Giữa Trung Tâm Bão,” trang 278-281).
Bấy giờ phía chính quyền Cộng Sản Ba Lan lúng túng chẳng biết mình nên mừng hay nên sợ. Mừng vì ít ra đất nước Ba Lan cũng hãnh diện về người con ưu tú của Tổ quốc được chọn làm nhà lãnh đạo Công Giáo hoàn vũ. Nhưng họ lại sợ Ba Lan sẽ rơi vào tình trạng khó xử và sợ rằng chính bản thân họ, những người đang lãnh đạo Ba Lan, có thể sẽ là nạn nhân của những “đột biến” không lường trước vì họ biết rất rõ bản lãnh và lòng cương trực của vị tân giáo hoàng chắc chắn sẽ làm thay đổi cục diện chính trị trong nước, điều mà Bộ Chính trị Cộng đảng Liên Xô đã ngầm cảnh báo họ với những mật lệnh răn đe nghiêm khắc.
Về thăm quê
Vừa lên ngôi Giáo hoàng, Đức Gioan Phaolô II tỏ ý muốn về thăm quê hương. Dĩ nhiên, Cộng sản Ba Lan không thể gật đầu hay lắc đầu khi chưa nhận được chỉ thị từ Điện Cẩm Linh ở Mạc Tư Khoa. Dù ở thế lưỡng nan, trước thế giới, Mạc Tư Khoa không thể nào từ chối quyền về thăm quê của một công dân Ba Lan nay đang trở thành nhà lãnh đạo Công giáo thế giới!
Thế là ngày 02/6/1979, ĐGH Goan Phaolô II mở chuyến tông du về thăm quê Ba Lan.
Ký giả Andrew Curry (tờ US News & World Report) trong bài báo nhan đề “Về Quê” đề ngày 02/4/2005 ghi nhận rằng, ngay sau khi được tin Hồng Y Karol Wojtyla đắc cử giáo hoàng, nhận được lệnh đảng, tất cả giáo viên các trường học Ba Lan đồng loạt cảnh báo học sinh của họ: “Giáo hoàng là kẻ thù của chúng ta. Bởi vì ông ta là người có tài khôi hài và thường đưa ra những câu chuyện vừa hài hước hấp dẫn vừa bao hàm nhiều ý nghĩa rất thâm độc nhằm đánh vào chế độ ta, nên ông ấy là một người nguy hiểm.”
Vả lại quyền bính của vị giáo hoàng là một biểu tượng tinh thần cực kỳ quan trọng khiến nhà cầm quyền Cộng Sản Ba Lan rất lo ngại nếu ĐGH về thăm quê hương, thì quyền thống trị của họ thế nào cũng lung lay trước khi bị hủy diệt. Tình hình như vậy sẽ thật bi đát cho họ, bởi lẽ, như nhà báo Andrew Curry nhận xét, “sau bao thập niên Cộng Sản thống trị Ba Lan, dĩ nhiên bất cứ một khúc rẽ nào cũng sẽ mang đến một thảm họa cho di sản văn hóa vô thần của họ. Họ nghĩ rằng, cách duy nhất để đối phó với uy tín của ĐGH là làm sao cho dân chúng Ba Lan thấy chỉ có lớp thế hệ già nua mới nồng nhiệt đón chào vị tân giáo hoàng khi vị này trở về thăm quê mình.”
Cộng Sản Ba Lan tuân theo mật lệnh của Xô Viết tăng cường chiến dịch tuyên truyền xuyên tạc uy tín của ĐGH, cố làm cho giới công nhân và giới trẻ Ba Lan coi thường hay lơ là với chuyến trở về quê hương của ngài.
Ít ai ngờ chuyến tông du đầu tiên của ĐGH Gioan Phaolô II về thăm quê lại là bước khởi đầu một khúc quanh lịch sử thay đổi bộ mặt Ba Lan và cả châu Âu cùng toàn thế giới.
Kể từ khi ĐGH đặt chân trên quê hương ngày 02/6/1979 cho tới khi rời khỏi Ba Lan chín ngày sau, chuyến hồi hương của ngài là một biến cố mang cả tầm vóc quốc gia lẫn quốc tế, mặc dầu nhà cầm quyền Cộng Sản Ba Lan nỗ lực bằng mọi giá hạ thấp tầm quan trọng của cuộc tông du ấy. Các đài truyền hình nhà nước cố tình không cho khán thính giả Ba Lan thấy đám đông hàng triệu dân chúng nồng nhiệt đón chào Đức Thánh Cha trên khắp các thành phố ngài đi qua, thay vào đó người ta chỉ cho chiếu lên màn ảnh vị Chủ Chăn “cô đơn” với một ít nữ tu già vây quanh.
Lời hiệu triệu cho người Ba Lan: “Đừng sợ!”
Trong chuyến viếng thăm quê hương Ba Lan, Đức Gioan Phaolô II thường xuyên lặp lại lời mời gọi khẩn thiết: “Đừng sợ!” Lời hiệu triệu ấy nhắc lại sứ điệp đầu tiên của ĐTC trong Lễ Đăng quang Giáo hoàng ngày 22/10/1978 và cũng là lời Chúa Giêsu dạy (Mt. 10, 26; Lc. 12, 32) “Các con đừng sợ!”
Nhiều tín hữu Công giáo và hầu như mọi người trên thế giới có vẻ không chú ý mấy tới ý tưởng “đừng sợ” mà ĐTC đã bộc bạch trong lời chào nhậm chức của ngài dầu ngài đã triển khai ý tưởng ấy khá minh bạch: “Các con đừng sợ đón chào Chúa Kitô và đón nhận quyền năng của Người. Các con hãy giúp đỡ vị giáo hoàng và hết thảy những ai ước ao phụng sự Chúa Kitô, và nhờ quyền năng của Chúa Kitô mà phục vụ con người cùng toàn thể nhân loại.”
Mãi cho đến ngày 08/6/1979, khi Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trở về Ba Lan thăm lại Krakow, giáo phận cũ của mình, lời hiệu triệu của ngài lại vang vọng, bấy giờ ý tưởng đấu tranh mới được mọi người chú ý tới: Không có điều gì khiến chúng ta phải sợ hãi. Mọi biên cương phải được mở thông.” Chẳng phải chỉ người dân Ba Lan mà cả thế giới đều nhận ra từ lời hiệu triệu đanh thép ấy một thông điệp hết sức cấp bách: Đừng sợ! Hãy tiến lên! Mở rộng biên cương của tự do, dân chủ, nhân quyền và dân quyền!
Ngày 10/6/1979, trong Thánh Lễ tại Bolnie (Ba Lan) kỷ niệm 900 năm Thánh Giám mục Stanislas tử đạo, trước hàng triệu tín hữu Ba Lan, ĐTC lại nhắc nhỏ quần chúng “hãy hưng phấn và kiên vững… Nhờ đức tin, và với đức tin, anh chị em sẽ không khi nào phải sợ hãi.”
Vâng! Nhờ đức tin và với đức tin, người Công giáo chắc chắn sẽ vượt qua nỗi sợ! Nhưng “đừng sợ” để làm gì? Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II chỉ rõ: “Các con đừng sợ. Hãy mở rộng cửa cho Chúa Kitô. Để quyền năng Chúa thực thi ơn cứu độ, các con hãy mở thông biên giới các quốc gia, mở thông các hệ thống chính trị và kinh tế, mở thông các lãnh vực rộng lớn của văn hóa, văn minh và phát triển,.”
Lời hiệu triệu “Đừng sợ!” vang lên khắp nước Ba Lan, từ thành thị tới thôn quê hẻo lánh, từ miền duyên hải tới các vùng đồi núi xa xôi, từ nơi xưởng tàu tới các hầm mỏ.
Lời hiệu triệu ấy chẳng những được chuyển tải nhanh chóng trong hàng triệu con tim người dân Ba Lan mà còn vang dội khắp địa cầu, mặc cho đài truyền thanh, truyền hình và báo chí Cộng Sản cố tình át đi lời kêu gọi ái quốc khẩn trương ấy!
Sứ điệp “Đừng sợ” đạt được hiệu quả của nó như tiếng pháo lệnh thúc giục đoàn người Ba Lan mỗi lúc mỗi đông dũng cảm lên đuờng tiến ra khỏi nỗi sợ hãi đã hơn bao chục năm đè nén họ. Nhà cầm quyền Cộng sản bỗng nhiên cảm thấy hụt hẫng bất lực trước sức mạnh của cơn lũ cuồn cuộn dâng lên như sóng thần đáp lại tiếng gọi “Đừng sợ!”
Sức mạnh của mệnh lệnh “Đừng sợ/”
Điều nghịch lý là tiếng kèn lệnh “Đừng Sợ” trong khi đánh tan nỗi sợ ám ảnh quần chúng Ba Lan suốt gần nửa thế kỷ, thì nó lại giống như một cơn địa chấn làm run rẩy những kẻ cai trị bằng bạo lực “xưa nay chỉ gây sợ hãi cho người khác chứ chưa hề biết sợ ai.” Cả Cộng sản Liên Xô lẫn Cộng sản chư hầu Ba Lan hoảng loạn tinh thần đến độ hoàn toàn mất khả năng phòng vệ phản công đối phó với cơn địa chấn cách mạng làm rung chuyển thành trì chủ nghĩa Mác-Lê mà người ta tự hào  là vô cùng kiên cố, là vô địch, không đời nào sụp đổ.
Vào ngày 04/6/1979, trước Hội Đồng Giám Mục Ba Lan họp tại thành phố Czesochowa, Đức Gioan Phaolô II cảnh báo chính quyền CS Ba Lan hãy biết “tôn trọng những quyền lợi nền tảng chính đáng của con người, kể cả quyền tự do tôn giáo.”
Người Cộng sản những ngỡ rằng dưới bàn tay sắt của CS, tinh thần đời sống tâm linh con người Ba Lan đã rệu rã nếu không hẳn đã chết. Nào ngờ tinh thần ấy nay bỗng vùng dậy phản công rầm rộ làm lay gốc tróc rễ cái cơ chế thống trị độc tài, độc đảng đã đâm rễ sâu trong lòng đất Ba Lan bấy lâu nay.
Di sản của nền đảng trị không phải chỉ trên đất nước Ba Lan mà còn trên cả Liên Bang Xô Viết lẫn các nước Đông Âu nay chỉ còn là một bóng mờ lịch sử sau chuyến tông du lữ hành “về thăm quê” của vị giáo chủ.
Một linh mục Dòng Tên người Ba Lan trẻ tuổi vào thời ấy, Cha Andrzej Koprowski nhận định xác đáng rằng “Cái chủ nghĩa Cộng sản giống như vết bẩn bám trên cửa sổ và chỉ một cuộc viếng thăm [của ĐGH Gioan Phaolô II] đã xóa tan vết bẩn ấy.”

Cuộc hồi hương lần II, một thiên hùng sử ca
Ngày 13/5/1981, núp sau mật vụ Bulgaria, Mật vụ KGB của Liên Xô tổ chức mưu sát Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II. Tên Mehmed Ali Agca, người Thổ Nhĩ Kỳ sinh sống tại Sofia, thủ đô nước Cộng sản Bulgaria được thuê bắn lén 3 phát đạn vào Đức Giáo Hoàng, gây thương tích trầm trọng nơi vùng bụng, phá nát bộ ruột già của ngài đang khi ngài chào mừng đám đông khách hành hương tại Quảng trường Thánh Phêrô, Vatican. Đức Giáo hoàng lập tức được đưa đi bệnh viện giải phẫu khẩn cấp. Ngài thoát chết nhờ ơn Thiên Chúa qua sự bầu cử của Mẹ Maria.
Nếu vào thời điểm đó Chúa cất Đức Gioan Phaolô II đi, thì chẳng biết thế giới sẽ đi về đâu! Chủ nghĩa Cộng sản sẽ bành trướng và kéo dài nỗi đau khổ chết chóc của nhân loại cho đến bao giờ mới dứt? Cuộc đấu tranh của dân Ba Lan tưởng đâu sắp đi vào ngõ cụt.
Nhưng sức khỏe của Đức Giáo hoàng phục hồi nhanh chóng mở ra tín hiệu hồi sinh cho phong trào đấu tranh tại quê hương của ngài. Nhờ đó, Công Đoàn Đoàn Kết (CĐĐK) Ba Lan tăng thêm sức mạnh, quyết tâm dẫn dắt cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ đi đến thắng lợi, bất chấp những cuộc khủng bố, ruồng bắt, tù đày mỗi lúc mỗi gia tăng.
Tổng Bí Thư Leonid Brezhnev lãnh đạo CS Liên Xô ở Mạc Tư Khoa rối lên. Ông và Bộ Chính Trị Liên Xô kết luận rằng Stanislaw Kania, Tổng Bí Thư Đảng CS Ba Lan, thiếu khả năng, nên hạ lệnh loại trừ tức khắc ông Kania ra khỏi chức vụ trên. Chấp hành chỉ thị hỏa tốc của mật vụ Xô viết, Ủy ban Trung ương BCH Đảng CS Ba Lan họp bất thường, truất phế Stanislaw Kania và đưa Tướng Wojciech Jaruzelski lên thay thế (18/10/1981). Ông tướng này được nắm trọn trong tay 3 quyền lãnh đạo then chốt gồm lãnh đạo đảng, lãnh đạo nhà nước và điều động quân đội. Như vậy, tướng Jaruzelski là Tổng Bí Thư Đảng CS Ba Lan kiêm Chủ tịch Nhà Nước Ba Lan và Tổng Tư Lệnh Quân đội Nhân dân Ba Lan.
Ngày 21/11/1981, Tổng Bí Thư Đảng CS Sô Viết Leonid Brezhnev cảnh báo tân Tổng Bí Thư Jaruzelski: “Không còn cách nào cứu nổi chủ nghĩa xã hội tại Ba Lan ngoại trừ một trận quyết liệt đánh thẳng vào giai cấp thù địch.”
Ngày 28/11/1981, UBTƯ Đảng CS Ba Lan lệnh cho Quốc Hội CS Ba Lan phải thông qua đạo luật khẩn cấp trao cho Tướng Jaruzelski toàn quyền sử dụng lực lượng quân sự trấn áp biểu tình và đình công.
Ngày 12/12/1981, thiết quân luật được ban hành, có hiệu lực tức khắc trên toàn lãnh thổ Ba Lan. Luật này cũng minh thị tuyên bố đặt các tổ chức của công nhân, đặc biệt Công đoàn Đoàn kết, ra ngoài vòng pháp luật.
Hệ quả của thiết quân luật là hàng ngàn công nhân bị bắt giam và bị tra tấn dã man, bỏ tù vô thời hạn không cần thông qua một cuộc xét xử nào. Gần hai năm sau, do áp lực của Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II cũng như của quốc tế, tháng 9/1983, thiết quân luật được bãi bỏ. Dầu vậy cuộc truy lùng bắt bớ công nhân, nông dân, học sinh, sinh viên và trí thức vẫn tiếp tục, thậm chí có những vụ bắt cóc, thủ tiêu đê tiện. Cụ thể, năm 1984, vị linh mục tuyên úy của CĐĐK, Cha Jerzy Popieluszko đã bị bắt cóc và giết chết một cách man rợ. (DĐGD số 71, tháng 10/2007, mục Gương Sống Đạo Giữa Đời do Lê Thiên và Lê Tinh Thông phụ trách: Linh mục Jerzy Popieluszko).
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II liên tục phản đối và cảnh cáo cách hành xử thô bạo của Đảng và Nhà Nước CS Ba Lan. Dịp Lễ Giáng Sinh 1981, ngài gửi lời cầu chúc đặc biệt tới “đồng bào yêu dấu trên quê hương”, trong đó ngài cầu nguyện cho “những người chịu đau khổ, những gia đình có người thân bị cướp mất mạng sống, những người cùng cực hay tuyệt vọng vì bị áp bức.” Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh: “Phẩm giá con người đã in dấu trong lương tri con người, cho nên việc đòi hỏi quyền tự do phải là cơn sóng dâng lên, chứ không phải là bước thụt lùi.
Để cảnh cáo Liên Xô không được can thiệp vào nội tình Ba Lan, Đức Giáo Hoàng nêu rõ: “Người Ba Lan có một quyền không ai chối cãi là quyền tự giải quyết mọi vấn đề giữa họ với nhau, với những nỗ lực của riêng họ.”
Ngày 16/6/1983, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thực hiện chuyến lữ hành thứ hai về quê hương. Tại Ba Lan, ngài mạnh mẽ lên án hành động thiết quân luật và các cuộc bách hại mà nhà cầm quyền Ba Lan nhắm vào dân chúng, nhất là giới công nhân.
Chuyến tông du này trở thành điểm tựa cho cuộc cách mạng dẫn tới lật đổ chế độ Cộng Sản trên đất nước Ba Lan thân yêu của vị Giáo Chủ.
Theo ký giả Caroline Pigozzi, lời hiệu triệu “Đừng Sợ” của ĐGH Gioan Phaolô II chống lại chủ nghĩa toàn trị (totalitarianism) trở thành nổi danh và là biểu tượng đấu tranh của các nhà hoạt động cho nhân quyền, tự do và dân chủ.
Nhưng trước tiên “Đừng Sợ” là tiếng gọi thúc đẩy tổ chức CĐĐK Ba Lan do Lech Walesa lãnh đạo, dũng cảm tiến lên làm một cuộc cách mạng long trời lở đất chẳng những đánh gục chính thể Cộng sản ở Ba Lan mà còn làm tan rã chế độ Cộng sản ở Liên Xô và Trung Âu cũng như làm tiêu vong chủ nghĩa Cộng sản trên toàn thế giới.
Tinh thần đoàn kết và khát vọng tự do của người dân Ba Lan rõ ràng hít thở làn sinh khí mới từ tiếng lệnh “Đừng Sợ” của ĐGH Gioan Phaolô II và họ đã toàn thắng chẳng những nhờ thực hiện mệnh lệnh của ngài mà còn nhờ vào chính sự hỗ trợ tích cực của ngài, như nhà báo Timothy Garton Ash nhận định: “Không có vị Giáo Hoàng, không có Công Đoàn Đoàn Kết. Không có Công Đoàn Đoàn Kết, không có Gorbachev. Không có Gorbachev, chủ nghĩa Cộng Sản không sụp đổ.”
Trường hợp Việt Nam
Bây giờ người Công giáo Việt Nam mới thấm thía lời Đức Gioan Phaolô II khen ngợi Đức Tổng Giám mục Phi-líp-phê Nguyễn Kim Điền “cộng tác trong đối kháng” (collaborer en résistant)[5].
Công thức lừng danh “collaborer en résistant” nêu trên dường như cũng ngụ ý nói lên kinh nghiệm hành xử thận trọng của Đức TGM Karol Wojtyla khi ngài giao tiếp với nhà cầm quyền Cộng sản, một sự thận trọng không mang tính thỏa hiệp, nhân nhượng, đầu hàng, ngược lại đó là cách đối kháng khôn ngoan của vị lãnh đạo tinh thần trong một Giáo Hội Thầm Lặng. Việc gì có ích lợi cho người dân và phù hợp với đức tin Kitô giáo thì hợp tác, nhưng là một sự “hợp tác mang tính đối kháng,” đối kháng để bênh vực cho lẽ phải, bảo vệ công bằng xã hội, bảo vệ quyền sống của con người và quyền tự do của người dân, cả bằng giá của mạng sống. Đối kháng cũng có nghĩa là từ chối mọi kiểu đối thoại hình thức, đối thoại cúi đầu, đối thoại nhượng bộ.
Đó là điểm nổi bật về lòng yêu nước của Đức Hồng y Giáo chủ Carol Wojtyla người Ba Lan, tức Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II, nay là Chân phúc Gioan Phaolô II.
Phải chăng trong ý thức “đối kháng” ấy cùng với lời nhận định “cộng tác trong đôi kháng” dành cho vị Tổng Giám mục người Việt Nam mà Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tuyên dương Đức Cha Nguyễn Kim Điền là vị “Tổng Giám mục dũng cảm” (le vaillant Archevêque[6]) trước mặt hàng Giám mục VN nhân chuyến viếng thăm Ad limina của các Đấng tại Giáo đô Công Giáo Rôma vào năm 1981?
Người ta có cảm tưởng rằng lời tuyên dương ấy cũng nhằm nói với các Chủ Chăn khác của Việt Nam là phải DŨNG CẢM trước bạo quyền CSVN như vậy.
Ngày 01/5/2011 Giáo Hội long trọng nhìn nhận GƯƠNG CHỨNG TÁ ANH HÙNG của ĐGH Gioan Phaolô II, tôn phong ngài lên hàng Chân Phúc, một bước quan trọng để Giáo Hội tiến tới tuyên thánh cho ngài sau này.
Các nhân đức ANH HÙNG của vị tân Chân Phúc lẽ nào không bao gồm ĐỨC DŨNG CẢM nhờ sự trợ lực của Chúa Thánh Thần thông qua ơn Sức Mạnh mà ngài đã tỏ rõ trong công cuộc đấu tranh chống bạo quyền Cộng sản trên quê hương mình và làm triệt tiêu chủ nghĩa Cộng sản trên toàn thế giới.
Trong khi tạ ơn Chúa về hồng ân ban cho Hội Thánh một Đấng Chân phúc mẫu gương Anh hùng tuyệt vời là Chân phúc Gioan Phaolô II, người Công giáo Việt Nam cũng hết lòng cầu nguyện cho các Chủ Chăn trong nước nếu không đạt tới tầm vóc ANH HÙNG của Đấng Chân phúc thì ít ra cũng là những Chủ Chăn tỏ rõ bản lãnh dũng cảm sống chết vì và với đàn chiên mình như Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, Đức TGM Nguyễn Kim Điền hay như Đức TGM Ngô Quang Kiệt, Đức Giám mục Hoàng Đức Oanh…cũng như nhiều vị chủ chăn khác ở đẳng cấp thấp hơn nhưng cương nghị không kém, trong đó có nhiều vị đã bị giết hay chết rũ tù (như lm Nguyễn Văn Vinh, Hà Nội; lm Nguyễn Luân, Nha Trang, lm Nguyễn Văn Vàng DCCT SàiGòn)  hoặc các vị hãy còn sống và còn tiếp tục vượt lên trên nỗi sợ, kiên trì đấu tranh cho Công bằng xã hội và quyền sống của con người như lm Nguyễn Văn Lý, lm Chân Tín, lm Phan Văn Lợi, lm Nguyễn Hữu Giải, các lm Dòng Chúa Cứu Thế tại Việt Nam. Nổi bật hiện nay là một số vị linh mục và giáo dân miền Bắc đang can đảm đối đầu với bạo quyền không phải bằng bạo lực mà bằng tinh thần hợp nhất và cầu nguyện ngày đêm cho Công Lý, Nhân quyền và Dân chủ trên quê hương..
Riêng ĐHY Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận đã để lại cho chúng ta bản tuyên ngôn bất hủ “Con có một Tổ quốc.”
Con có một Tổ Quốc: Việt Nam
Quê hương yêu quý ngàn đời…..

…….
Con phục vụ hết tâm hồn
Con trung thành hết nhiệt huyết
Con bảo vệ bằng xương máu
Con xây dựng bằng tim óc
Vui niềm vui đồng bào
Buồn nỗi buồn của dân tộc

……………….

Nguyện xin Chân phúc Gioan Phaolô II cầu bầu cùng Chúa Thánh Thần soi sáng cho các Đấng đương quyền trong hàng Giám phẩm Việt Nam sống và hành động DŨNG CẢM (vaillant) đưa dân tộc Việt Nam trong đó có người Công giáo Việt Nam cùng đồng bào các tôn giáo khác thoát ách thống trị của Cộng sản vô thần.
Ngày 01/5/2011
Ngày Giáo Hội tôn phong ĐGH Gioan PhaoLô II lên bậc Chân phúc
Lê Thiên
Theo Nữ Vương Công Lý

[1] Tác giả Caroline Pignozzi với tác phẩm này đã đoạt giải thưởng của Hàn Lâm Viện Pháp. [2] “Vào tháng 4/1943, quân đội Đức phát hiện trong rừng Katyn, Nga, thi thể 4,500 sĩ quan Ba Lan chôn trong những nấm mồ tập thể. Một Ủy ban của Hội Hồng Thập Tự Quốc tế sau khi điều tra đã kết luận các nạn nhân trên là thành phần của 25,000 người Ba Lan mất tích vào lúc đó. Nhưng Chính quyền Xô Viết liên tục chối bỏ trách nhiệm và đổ lỗi cho phía Đức Quốc xã. Đến năm 1989, tài liệu mật từ văn khố mật của Nga tiết lộ chính tên đồ tể Joseph Stalin đã ra lệnh mật vụ Liên Xô thực hiện cuộc tàn sát, không phải chỉ 4,500 mà tới 22,000 sĩ quan Ba Lan. Năm 1990, Mikhail GorbachevLech Kaczyński cùng phu nhân và nhiều quan chức cao cấp Ba Lan tử nạn máy bay trên đường bay đi Katyn dự lễ tưởng niệm này. (Tổng Bí thư Đảng CS Liên Xô) chính thức nhìn nhận Mật vụ Liên Xô đã thực hiện cuộc hành quyết tập thể này. Từ đó, ngày 13/4 mỗi năm đều tổ chức lễ tưởng niệm các nạn nhân tại đài tưởng niệm Katyn. Ngày 10/4/2010, Tổng thống Ba Lan
[3] Ký kết tại Yalta, Crimea ngày 11/02/1945 giữa ba nhà lãnh đạo  cường quốc -  Mỹ với Tổng thống Franklin D. Roosevelt, Anh với Thủ tướng Winston Churchill, and Xô viết với Chủ tịch  Joseph Stalin.
[4] (Aleksandr Solzhenitsyn là nhà văn Nga viết quyển Quần đảo [ngục tù] Gulak, tố cáo sự tàn bạo gian ác của CS Liên Sô. Ông được giải Nobel văn chương với tác phẩm này, nhưng bản thân ông thì lại trở thành kẻ thù số một của CS Liên Sô, ông bị chế độ CS đày ải, sống lưu vong nơi đất khách quê người cho đến khi chủ nghĩa CS sụp đổ mới được phép hồi hương).
[5] Lời chứng của Lm Hồ Văn Quý và Lm Nguyễn Văn Lý chúng tôi đã từng trích dẫn trong bài giới thiệu ĐTGM Nguyễn Kim Điền trên mục Gương Sống Đạo Giữa Đời, nguyệt san Diễn Đàn Giáo Dân, Nam California, Hoa Kỳ.
[6] -Nt-

-Đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolo II và sự sụp đổ của chế độ cộng sản
Ngày 01/05/2011, Đức đương kim Giáo Hoàng Bênêđictô XVI sẽ cử hành lễ tuyên phong chân phước Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tại Đền thờ Thánh Phêrô, Vatican, Roma.
Nhân dịp này, tôi có ý cùng toàn thể Giáo Hội ca tụng công đức của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Thêm vào đó, tôi còn có một vài lý do riêng. Ngài với tôi cùng một tuổi. Ngài sinh ngày 18/05/1920, lấy tên là Karol Jozef Wojtyla, tại Ba Lan. Còn tôi, sinh ngày 15/11/1920, tại Việt Nam. Sau khi làm linh mục, ngài với tôi cùng học một trường đại học ở Roma. Đàng khác, ngài và tôi có cùng một tinh thần chống chủ nghĩa cộng sản.

Với tuổi già và sự hiểu biết lịch sử có hạn, tôi vẫn muốn góp nhặt một vài biến cố về Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong sự sụp đổ của đế chế cộng sản. Đặc biệt những biến cố đó đã được ghi lại trong cuốn sách “His Holiness John Paul II and the Hidden History of Our Time” của hai nhà báo Carl Bernstein và Marco Polili. Cuốn sách này đã được Nguyễn Bá Long và Trần Quy Thắng dịch, Nhà xuất bản Công An Nhân Dân in tại Hà Nội, 1997, 911 trang.
Cuộc hành trình đầu tiên của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II với tư cách giáo hoàng đến Ba Lan
Ngày 02/06/1979 chiếc máy bay của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã hạ cánh xuống thủ đô Ba Lan. Vào lúc đó, những tiếng chuông từ tất cả các nhà thờ ở Ba Lan đều gióng lên. Giáo sư Henryk Jablonsky Chủ tịch Hội đồng Nhà Nước Ba Lan sốt ruột nhìn, khi chiếc máy bay phản lực trắng toát của hãng hàng không Alitalia bắt đầu hạ cánh xuống sân bay Warszawa. Giờ đây, chiếc máy bay đang hạ cánh xuống Warszawa giống như một thiên thạch và không một ai biết tác động của nó sẽ như thế nào. Người lái chiếc máy bay của ngài, sau khi vào không phận Ba Lan, đã lượn một vòng cho chiếc máy bay bay qua thành phố Krakow. Ngày 01/10/1978, ở tuổi 58, Ngài Karol Wojtyla (tên của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II) đã rời thành phố đó với cương vị hồng y giáo chủ. Ngài nhìn xuống những khung cảnh quen thuộc: “Tôi trở về, tôi trở về để gặp lại Giáo Hội mà từ đó tôi đã ra đi”, ngài đã nói như thế với Thủ tướng Italia G. Andreotti khi rời khỏi Roma. Từ khoang lái, phi công có thể nhìn thấy những dòng người vô tận đang đi tới trung tâm Warszawa và những đám đông tập họp lại dọc theo con đường mà Đức Giáo Hoàng sẽ đi từ sân bay vào thành phố. “Với tôi, đây là một chuyến trở về nhà”, Đức Giáo Hoàng mỉm cười nói với một nhà báo người Ba Lan. Khi Đức Giáo Hoàng quỳ xuống hôn lên mặt đất tại sân bay và ôm hai bé gái đến chào đón Ngài, với những lẵng cẩm chướng trắng và đỏ (những sắc màu của Ba Lan) cùng với những bông huệ trắng và vàng (những sắc màu của Vatican), tiếng vang của những hồi chuông kia đã dội tới các đường biên giới của Đông Đức, vượt qua biên giới Tiệp Khắc, băng qua những rào chắn của Ukraine và Belarus ở Liên Xô và của nước Latvia. Trong những ngày tiếp theo đó, ý nghĩa của những hồi chuông nhẫn nại này sẽ trở nên rõ ràng hơn đối với hàng triệu người. Nghi lễ trong những giây phút đầu tiên của chuyến viếng thăm này đã xác nhận rằng trong cả một ngàn năm, Giáo Hội Ba Lan vẫn là hiện thân của dân tộc Ba Lan, bất chấp những cuộc chiến tranh, giềt chóc, chia cắt, thanh trừng…
Trên khắp nước Ba Lan, màu cờ đỏ của của chủ nghĩa cộng sản dường như đã biến mất một cách kỳ lạ, và ở đó chỉ còn lá cờ của quốc gia Ba Lan và của Tòa Thánh. Trong chín ngày sau đó, dân chúng Ba Lan và đặc biệt giới trẻ sống trong một tâm trạng phấn khởi, xem như họ mục kích sự xuất hiện của một đấng cứu tinh. Cảm giác này rất choáng ngợp và không thể cưỡng lại được.
Thoạt nhìn thấy ngôi nhà thờ lớn, gương mặt Đức Giáo Hoàng thay đổi và những giọt nước mắt bắt đầu chảy dài trên hai gò má của Ngài. Một số người xung quanh Ngài gào thét lên, thế nhưng nhiều người khác không reo hò mà chỉ đắm nhìn Ngài và cũng giống như Ngài, khóc để những tình cảm dịu bớt. Thánh lễ của Đức Giáo Hoàng được cử hành ở trung tâm Quảng Trường Chiến Thắng, nơi có tượng đài chiến sĩ vô danh của Ba Lan, thường chỉ có đảng cộng sản sử dụng quảng trường này cho các cuộc duyệt binh, mít tinh quần chúng. Khi Đức Giáo Hoàng đến quảng trường vào lúc 4 giờ chiều hôm đó, ba trăm ngàn người đang chờ đợi và hàng chục ngàn người khác không được cho vào đã tập trung quanh khu vực trung tâm thành phố.
Trong thánh lễ, Đức Giáo Hoàng đưa ra một tuyên ngôn mà các nhà lãnh đạo đảng cộng sản Warszawa lo sợ nhất: “Đối với Ba Lan, Giáo Hội đã đưa Chúa Giêsu tới, chiếc chìa khóa để hiểu được thực tiễn vĩ đại và cơ bản là con người… Không thể loại Chúa Giêsu khỏi lịch sử nhân loại ở bất kỳ nơi đâu trên trái đất này, tại bất kỳ kinh tuyến hay vĩ tuyến nào của hành tinh. Loại trừ Chúa Giêsu khỏi lịch sử nhân loại là một tội ác chống lại loài người”. Với những lời đó, Đức Giáo Hoàng đã bãi bỏ toàn bộ chính sách phương đông Ostpolitik mà Vatican đã thúc đẩy suốt hai mươi năm trước đó. Các Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII và Phaolô VI đã theo chính sách đó để giảm bớt căng thẳng giữa Giáo Hội và các chế độ cộng sản, để làm bớt đi khả năng diễn ra các cuộc thanh trừng mới, để có thêm nhà thờ được xây lên, thêm linh mục, giám mục được bổ nhiệm, nói tắt là để đưa đến cùng tồn tại hòa bình, nhưng mất đi tiếng nói ngôn sứ của Giáo Hội. Điều đang diễn ra giờ đây ở Quảng trường Chiến Thắng của Warszawa là một bước đột phá lớn đối với Giáo Hội ở Ba Lan, Đông Âu, Liên Xô và trong các vấn đề quốc tế. Qua Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Giáo Hội đang tuyên bố một vai trò mới và qua Ngài, Giáo Hội đang đòi phải tôn trọng nhân quyền cũng như giá trị của Kitô giáo. Những đòi hỏi này thể hiện một cuộc tấn công trực diện vào những kỳ vọng phổ biến của cộng sản, cái mà giờ đây đã trở thành một cái vỏ rỗng tuếch tại các nước nằm dưới ảnh hưởng của Xô Viết.
Chuyến đi đầu tiên của Đức Giáo Hoàng tới Ba Lan là một biểu hiện công khai ngoạn mục về quyền lực tiềm tàng của Ngài.
Đức Giáo Hoàng và đảng cộng sản Ba Lan
Ngày đầu tiên trở về Ba Lan trong hào quang chiến thắng, ngày 02/06/1979, Đức Giáo Hoàng đã làm cho nhà cầm quyền cộng sản Ba Lan và Liên Xô run sợ. Ngay những lời đầu tiên của Đức Giáo Hoàng trong cuộc nói chuyện với Bí thư thứ nhất Đảng Công nhân Thống nhất Ba Lan, Edward Gierek, đã gây náo động. Đức Giáo Hoàng đã phát biểu công khai hy vọng của Ngài về một bản thỏa thuận giữa Giáo Hội và chính quyền, điều mà ông Edward Gierek không hề muốn. Đức Giáo Hoàng cũng đưa ra danh mục một loạt các điều kiện được đặt ra để thuyết phục nhà cầm quyền cộng sản tin rằng họ sẽ phải tồn tại một cách hòa bình với Giáo Hội.
Khi ông Edward Gierek nói về sự hòa dịu trong quan hệ quốc tế, Đức Giáo Hoàng đáp lại: “Hòa bình và việc thiết lập lại các mối quan hệ phải được đặt trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng giữa các dân tộc, trong đó có quyền xây dựng và tạo lập nền văn hóa, văn minh riêng của họ”.
Khi ông Edward Gierek nói về những cam kết an ninh và vị trí của Ba Lan trong cộng đồng quốc tế, ông muốn đề cập đến liên minh trong khối COMECON và hiệp ước Warszawa (cả hai khối này đều hoàn toàn bị chi phối và điều hành bởi Liên Xô), Đức Giáo Hoàng nói: “Tất cả các loại hình nô dịch về chính trị, kinh tế, văn hóa đều đi ngược lại với sự đòi hỏi của luật lệ quốc tế. Những hiệp ước đảm bảo là những hiệp ước dựa trên cơ sở sự tôn trọng lẫn nhau và công nhận lợi ích của mỗi dân tộc”. Sự thẳng thắn và dũng cảm của Ngài đã bất ngờ thuyết phục được nhà lãnh đạo cộng sản, ông Gierek tỏ ý sẵn sàng ký một giải pháp cơ bản về các hoạt động của Giáo Hội trong xã hội Ba Lan, Đức Giáo Hoàng muốn chính quyền Ba Lan công nhận rằng: Giáo Hội phục vụ con người trong khía cạnh cuộc sống trần thế của họ, và đó là các hoạt động chính trị và xã hội của họ.
Tất cả những điều Đức Giáo Hoàng nêu lên, đã làm cho đảng cầm quyền ở Ba Lan và Liên Xô sợ. Bằng những bài phát biểu mạnh mẽ, Ngài thách thức thế giới quan, tư tưởng của chế độ Cộng Sản, đặt vấn đề về vai trò của nhà nước, về mối liên minh giữa Ba Lan và Liên Xô, kể cả về những sự phân chia bản đồ địa lý – chính trị ở Châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ II. Tướng Jaruzelski , người đang theo dõi các hoạt động của Đức Giáo Hoàng từ trung tâm chỉ huy ở Bộ Quốc Phòng, có thể thấy các đồng chí của ông trong Bộ Chính Trị Balan đã cực kỳ bối rối, thậm chí sợ hãi. Đối phó và phản ứng lại Đức Giáo Hoàng, đó là vấn đề nan giải đối với Kremlin. Nghiêm trọng là nhiều đoạn trong bài diễn văn của Đức Giáo Hoàng, theo họ, đã vượt quá những khuôn khổ hoạt động tôn giáo một cách nguy hiểm. Bí thư thứ nhất của Đảng cộng sản Ba Lan, Gierek và Thủ tướng Piotr Jaroszewicz đã bày tỏ sự quan tâm của họ về cái gọi là “sự lật đổ”.
Đế chế cộng sản rung động
Mùa hè 1980, những cuộc đình công đã gây chấn động ở Ba Lan. Đây không hoàn toàn là những cuộc đình công, mà còn là những cuộc nổi loạn chính trị, như Brezhnev nhận xét, chính xác là “cuộc phản cách mạng”.
Phong trào này, giống như tất cả các cuộc cách mạng xã hội mang tính lịch sử, đã tập họp được một nhóm lực lượng chính trị ghê gớm – những người lao động, giới trí thức và Giáo Hội – mà trước đây họ không hề thống nhất với nhau được một cách dứt khoát, rõ ràng đến như vậy. Một ủy ban bảo vệ công nhân đã được thiết lập, viết tắt là KOR, do những nhà trí thức thành lập, nhằm giúp đỡ những công nhân bị bắt giữ hoặc bị xử bắn sau lần bạo động nổ ra năm 1976.
Câu lạc bộ những nhà trí thức theo Kitô Giáo, các Giám Mục, có sự hậu thuẫn của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, bây giờ đang tiến hành thử nghiệm truyền đạo qua Tin Mừng về nhân quyền. Phong trào công đoàn độc lập bắt đầu hình thành trong các thành phố chính, trong suốt năm 1978 – Công Đoàn Tự Do được hình thành.
Lech Walesa đứng ra tổ chức cuộc đình công ở xưởng đóng tàu Lênin. Walesa đưa ra một bản yêu cầu gồm 16 điểm, quan trọng nhất trong đó là sự công nhận của Chính Phủ về các công đoàn tự do. Mặc dầu cuộc đình công lúc đầu bị giới công nhân dự định hủy bỏ vì nhà nước đã tăng lương, nhưng rồi với sự thuyết phục của Walesa, cuộc đình công vẫn tiếp tục tái diễn, với sự tham gia rất đông công nhân. Walesa đưa ra một bản yêu cầu mới với 21 điểm cơ bản. Nội dung của cuộc đình công và đòi hỏi mới có tính táo bạo của công nhân đã lan nhanh trên khắp vùng biển Baltic. Ngày làm việc đã bị đình lại trong hơn 180 xí nghiệp. Những người tham gia đình công đã tỏ bày những bất bình của họ đối với chế độ bằng cách hát thánh ca và các bài hát yêu nước, và phất cờ tổ quốc trong những nhà máy đang đình công. Người ta báo cho Đức Giáo Hoàng: “Những hạt giống được Đức Thánh Cha gieo vãi đang nở hoa”.
Vụ ám sát Đức Giáo Hoàng
Ngày 13/05/1981, Đức Giáo Hoàng bị ám sát bởi Mehmet Ali Agca. Vụ ám sát này được giám đốc CIA, Robert Gates coi như âm mưu của Cộng Sản Liên Xô. Agca được bảo vệ và bao che bởi cơ quan tình báo Bungari, một tổ chức lệ thuộc vào cơ quan KGB của Liên Xô. Và đó cũng là nhận định của Andreotti, người lãnh đạo đầy quyền lực của Đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo Italia.
Những người cộng sản Liên Xô muốn giết hại Đức Giáo Hoàng, vì cái chết của Ngài dường như là cách duy nhất nhằm bóp chết Công đoàn Đoàn kết. Hồng Y Achille Silvestrini, Thứ trưởng Bộ Ngoại Giao của Toà Thánh cũng xác nhận: “Nếu âm mưu ám sát Đức Giáo Hoàng thành công, thì đó sẽ là tấm bia mộ cho Balan, và cho những người đang đối đầu với sự kiểm soát của hệ thống Xô Viết”.
Đáp lại sự lên án của phương Tây, Liên Xô cho rằng cùng với một số âm mưu khác, Mỹ đã đứng đàng sau âm mưu ám sát Đức Giáo Hoàng.
Ali Agca bắn Đức Giáo Hoàng Phaolô II ngày 13/5/1981
Đức Giáo Hoàng tin rằng: số phận của Ngài được bảo vệ nhờ phép lạ của Đức Mẹ Fatima… “Một người nổ súng nhưng một người khác lại hướng dẫn quỹ đạo viên đạn”. Ngài đã gởi đến Liên Xô một tín hiệu “tha thứ”.
Cuộc đấu tranh không khoan nhượng
Ngày 18/08, trong một bài nói chuyện được phát trên truyền hình, Gierek đã hứa cải tổ và đưa ra sự đe dọa: “Vận mạng của đất nước gắn liền với hệ thống xã hội chủ nghĩa…, những nhóm người vô chính phủ, chống lại chủ nghĩa xã hội đang cố gắng khai thác triệt để tình hình, nhưng chúng ta sẽ không dung thứ bất kỳ một yêu sách hay hoạt động nào nhằm mục đích phá hủy trật tự xã hội ở Ba Lan”.
Các đơn vị quân đội và hàng loạt xe cảnh sát đã bắt đầu tràn về phía bờ biển Baltic. Nhưng số lượng người tham gia đình công đã tăng vọt, lên đến khoảng 300.000 người. Các cuộc đình công đã lan tràn khắp nơi. Cương lĩnh mà Walesa đã chuyền tới tay công nhân là hoàn toàn nghi ngờ toàn bộ hệ thống chế độ cộng sản. Lời kêu gọi đối với các công đoàn độc lập đã gạt bỏ những lý lẽ cho rằng chỉ có đảng cộng sản là một đại diện duy nhất mang tính lịch sử cho tầng lớp lao động. Sự đòi hỏi hủy bỏ các cơ quan kiểm duyệt báo chí, thông tin và đòi quyền sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng cho các công đoàn tự do và Giáo Hội, đã phủ nhận quyền sử dụng của đảng cộng sản về công cụ đầy hiệu quả này để duy trì sự độc tôn về quyền lực.
Ngày 20/08, khi phong trào đình công bị đe dọa, dẫn đến tình trạng tê liệt mọi hoạt động có màu sắc chính trị lâu dài, Đức Giáo Hoàng nói với một nhóm người Ba Lan hiện diện tại Quảng trường Thánh Phêrô ở Rôma: “Chúa ban cho chúng con, qua sự can thiệp giúp đỡ của Đức Mẹ, biết rằng tôn giáo có thể luôn luôn được hưởng tự do và rằng tổ quốc chúng ta có thể được hưởng sự an ninh. Lạy Chúa, xin giúp đỡ những con người này và luôn luôn che chở họ khỏi mọi hiểm nguy, cám dỗ và điều ác”. Sau đó Đức Giáo Hoàng nói thêm: “Lời cầu nguyện trên đây cho thấy rằng tất cả chúng ta ở Rôma đều thống nhất với những người yêu nước ở Balan, với Giáo Hội ở Balan, mà những vấn đề của họ có liên quan mật thiết với trái tim của chúng ta”.
Ngày 23/08 một cuộc tranh chấp kịch liệt nổ ra trong trong đảng cộng sản Ba Lan, giữa phe cứng rắn muốn áp đặt thiết quân luật và nhóm người tán thành sự thỏa hiệp và tránh sử dụng quân đội. Cùng hôm đó, Đức Giáo Hoàng đưa ra một mệnh lệnh chính trị rõ ràng: “Tôi cầu mong với tất cả lòng nhiệt thành rằng: các Giám Mục của Balan, thậm chí ngay bây giờ, có thể giúp đỡ đất nước trong cuộc đấu tranh đầy khó khăn, để dành lấy bánh hằng ngày, dành lấy công bằng xã hội, sự bảo đảm quyền bất khả xâm phạm cho sự sống và sự phát triển của Ba Lan”.
Vào đêm đó, chính phủ đã thực hiện một sự nhượng bộ có tính lịch sử, chấp nhận đàm phán với các ủy ban đình công của 3 thành phố. Ngay từ đầu, cuộc đàm phán đã trở thành một cuộc chất vấn đầy kịch tính, kéo dài một tuần. Một nhóm cố vấn đã xuất hiện ngay bên cạnh Walesa. Nhóm này gồm các trí thức, giáo sư và viện sĩ Viện Hàn Lâm Khoa Học Ba Lan. Hai trong số những người này có quan hệ mật thiết với Đức Giáo Hoàng. Với sự xuất hiện nhóm này, sự lãnh đạo chiến lược của phong trào (Công Đoàn Đoàn Kết) được chuyển giao hầu hết cho Giáo Hội.
Lập trường kiên định của Đức Giáo Hoàng sẽ quyết định cuộc khủng hoảng ở Ba Lan. Ngày 27/08, với sự chỉ đạo của Đức Giáo Hoàng, các Giám Mục Ba Lan đã thông qua một tài liệu và tuyên bố một cách dứt khoát quyền độc lập của các tổ chức đại diện cho công nhân và của các tổ chức tự quản. Ý chí của Đức Giáo Hoàng đã trở thành ý chí của cả dân tộc. Giờ đây, chính phủ không còn gì nhiều để lựa chọn, ngoài việc phải chấp nhận. Lech Walesa biết rằng ông đã được Đức Giáo Hoàng ủng hộ.
Ngày 05/09, Edward Gierek mất chức Bí thư của Đảng Cộng Sản Ba Lan. Liên Xô chuyển cho Đức Giáo Hoàng một thông điệp yêu cầu Đức Giáo Hoàng kiềm chế Công đoàn Đoàn kết trong việc đưa ra các yêu sách và những vấn đề dễ gây căng thẳng. Đàng khác, qua thông điệp này, họ thông báo rằng, họ sẽ dùng quân đội để can thiệp, nếu Công Đoàn Đoàn Kết đe dọa những lợi ích sống còn của Liên Xô. Đức Giáo Hoàng cố gắng tìm kiếm một sự cân bằng khó khăn và mong manh. Đó là ủng hộ Công Đoàn Đoàn Kết, giữ cho Liên Xô không can thiệp, tránh không đi quá xa trong các yêu sách và tránh khiêu khích chính quyền.
Vào mùa thu năm 1980, những người cộng sản ở Berlin (Đức), Budapest (Hungari), Praha (Tiệp Khắc) thực sự hoảng sợ bởi những gì đang xảy ra ở Ba Lan.
Lech Walesa đến Rôma yết kiến Đức Giáo Hoàng. Ngài đã tổ chức một thánh lễ riêng cho 14 thành viên của đoàn đại biểu của Công Đoàn Đoàn Kết. Đức Giáo Hoàng cũng tiếp Lech Walesa 2 lần. Ngài nói với phái đoàn: “Tôi tin rằng điều cơ bản trong những hành động mạo hiểm của các bạn bắt đầu từ tháng 08/1980 ở miền duyên hải và ở những trung tâm công nghiệp lớn khác của Ba Lan, là một xung lực chung nhằm thúc đẩy những việc đạo đức tốt đẹp cho xã hội.”
Đức Giáo Hoàng đã viết thư cho Brezhnev đòi Liên Xô phải tôn trọng chủ quyền của Ba Lan và quyền lợi hợp pháp của Ba Lan.
Ở Ba Lan, Jaruzelski thì sợ rằng khi Công Đoàn Đoàn Kết thực sự nắm quyền, ông có thể bị cầm tù hoặc tử hình. Hơn thế nữa, điều quan trọng là vì ông là một người cộng sản trung thành, đã cam kết phấn đấu cho chủ nghĩa cộng sản và cho một nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Ba Lan. Ông biết rằng sự thành công của Công Đoàn Đoàn Kết là sự kết thúc của chủ nghĩa cộng sản ở Ba Lan. Hơn thế nữa, nó sẽ kéo theo những hậu quả ghê gớm về lâu về dài đối với hệ thống cộng sản toàn thế giới.
Giữa đêm thứ bảy, ngày 13/12/1981, Jaruzelski ban bố lệnh thiết quân luật. Hơn 10.000 người liền bị bắt. Đến nửa đêm, xe tăng và binh lính đã di chuyển vào các đường phố trên khắp đất nước.
Những phản ứng ban đầu của Đức Giáo Hoàng là cầu nguyện cho việc chỉ đường vạch lối cho người Ba Lan. Điều e ngại lớn nhất của Đức Giáo Hoàng là người Ba Lan sẽ quay lại chống người Ba Lan, và rằng sẽ có một cuộc tắm máu. Nếu dân chúng Ba Lan đổ xô ra đường phố, điều đó sẽ tạo cho người Xô Viết cái cớ để can thiệp vào Ba Lan và gây ra đổ máu nhiều hơn. Sự áp bức là không thể thay đổi được. Đức Giáo Hoàng tuyên bố: “Có quá nhiều máu của người Ba Lan đã đổ xuống, nhất là trong cuộc chiến tranh cuối cùng. Không thể để cho máu của người Ba Lan phải đổ thêm nữa. Mọi việc phải được làm để xây dựng một tương lai hòa bình”. Sau đó, Ngài đã giao phó người Balan cho Đức Mẹ, “Người được phái tới để bảo vệ chúng ta”.
Đức Giáo Hoàng đã giao cho ông Jaruzelski một lá thư. Ngài nói: “Những sự kiện gần đây ở Ba Lan, kể từ khi tuyên bố thiết quân luật ngày 13/12, đã dẫn đến kết quả là nhiều người bị giết và bị thương.Và tôi buộc phải gởi đến ngài lời thỉnh cầu khẩn thiết và chân thành này, cầu mong chấm dứt việc đổ máu ở Ba Lan”.
Trong cuộc gặp Jeruzelski, Đức Giáo Hoàng khẳng định quyền độc lập của Ba Lan, và nêu lên vấn đề thiết quân luật. Ngài nói: “Đối với tôi, việc giải tán các công đoàn đau đớn hơn nhiều so với việc ban bố thiết quân luật hồi tháng 12/1986… Tôi quan tâm đến việc đạt tới một tình trạng bình thường càng sớm càng tốt”. Ý ngài muốn nói đến tình trạng thiết quân luật.
Sau 18 tháng thi hành thiết quân luật, Công Đoàn Đoàn Kết không còn là một tổ chức lớn mạnh của công nhân, vai trò lãnh đạo bị xóa bỏ và hàng loạt các trụ sở bị đóng cửa. Nhưng qua chuyến thăm Ba Lan của Đức Giáo Hoàng, Công Đoàn Đoàn Kết đã trở thành một tư tưởng, một lương tri, một chân giá trị. Nó là một sự thách thức đối với nhà nước Ba Lan.
Bốn năm ba tháng sau khi ban bố thiết quân luật ở Ba Lan, Mikhail Gocbachev được bầu làm Tổng Bí Thư Đảng cộng sản Liên Xô. Mùa xuân năm đó, Đức Giáo Hoàng được biết Gocbachev có thể sẽ là một dạng cộng sản kiểu khác. Trở thành Tổng Bí Thư được vài tuần, Gocbachev muốn biết trực tiếp càng nhiều càng tốt. Mikhail Gocbachev là người chủ trương Perestroika (cải tổ) nên rất cởi mở, làm cho Tướng Jaruzelzki cảm thấy có người thương cảm với mình, mà đó lại là Tổng bí thư cộng sản Liên Xô, đảm bảo rộng rãi các quyền về tôn giáo cho các công dân cộng sản. Jaruzelski đề nghị với Gocbachev nhìn nhận Vatican như là một thế lực đáng tin cậy. Ông nói: “Tôi cho rằng Giáo Hội là một sức mạnh khổng lồ ở Balan, nghiêng về phía đối lập, nhưng nó vẫn có một vị trí khá lành mạnh”. Ông cũng nói: “Đức Giáo Hoàng có một nhân cách tuyệt vời, một nhà nhân văn vĩ đại, một nhà yêu nước vĩ đại. Ngài không chỉ là một lãnh tụ một tôn giáo vĩ đại, một Giáo Hội vĩ đại, mà còn là một người con của một quốc gia có số phận đặc biệt khó khăn”.
Sự xuất hiện của Gobachev đem đến sự thay đổi nhanh chóng đối với quan hệ “Giáo Hội – Nhà Nước” ở Ba Lan và tạo ra bầu một không khí an toàn để Jaruzelski bắt đầu nới lỏng các hạn chế gắn liền với thiết quân luật. Đức Giáo Hoàng phấn khởi và hy vọng vào những đổi thay mà Gobachev đang khởi xướng. Ngài nói: “Ông ta là một người tốt nhưng ông sẽ thất bại bởi vì muốn làm một điều không bao giờ có thể làm được. Chủ nghĩa cộng sản không bao giờ có thể cải cách được”. Ngài còn nói thêm: “Perestroika là một dòng thác mà chúng ta đã tháo cho chảy và nó sẽ tiếp tục chảy. Perestroika là sự tiếp tục của Đoàn kết. Không có Đoàn kết sẽ không có Perestroika”. Dòng thác này tuôn chảy sang Tiệp Khắc. Nhân dịp Đức Giáo Hoàng phong công chúa Bohemia của Tiệp Khắc lên bậc hiển thánh, Đức Hồng Y Tomasek đã có một tuyên bố nẩy lửa trước 200 ngàn người biểu tình tại Praha ngày 21/01/1989. Sau khi đề cao công chúa Anê miền Bohemia của Tiệp Khắc, ngài nói tiếp: “Về phần tôi, tôi không thể nào tỏ ra xa lạ với định mệnh quốc gia chúng tôi và toàn thể đồng bào đất nước tôi. Tôi không thể yên lặng trong lúc tất cả anh chị em đang hợp lực với nhau để phản đối những bất công mà anh chị em phải chịu từ 40 năm nay; người ta không thể duy trì lòng tín nhiệm đối với giới lãnh đạo quốc gia không muốn nói sự thật và chối bỏ các quyền lợi và các quyền tự do của nhân dân với truyền thống có từ hàng ngàn năm nay, những quyền này vẫn được coi là những quyền bình thường trong những quốc gia trẻ trung hơn đất nước chúng ta”. Sau khi kể những đau khổ người dân phải chịu trong 40 năm, ngài kết luận: “Tôi muốn ngỏ lời với tất cả anh chị em trong giờ phút quyết liệt này của lịch sử chúng ta. Không ai trong anh chị em được đứng ngoài lề. Hãy lên tiếng hợp với tất cả công dân Tiệp Khắc, cùng với những người thuộc sắc tộc khác, dẫu họ là tín hữu hay không có tín ngưỡng. Quyền tự do tín ngưỡng không thể tách khỏi những quyền dân chủ khác, tự do là điều không thể phân chia được. Tôi xin chấm dứt nơi đây với những lời đã từng vang dội đã lâu trong lịch sử của chúngta: ‘Với sự giúp đỡ của Thiên Chúa, số phận của chúng ta ở trong tay chúng ta”.
Mặc dầu các lãnh tụ cộng sản ở Đông Âu như Gustav Husak (Tiệp), Erich Honecker (Đông Đức), Nicolas Ceausescu (Rumani), Janos Kadar (Hungari) chống chủ chương dân chủ hóa của Mikhail Gocbachev, cuộc dân chủ hóa vẫn được tiếp tục. Các lãnh tụ cộng sản Đông Âu sợ rằng kiểu đa nguyên sẽ kết liễu chủ nghĩa cộng sản.
Đế chế cộng sản đã giẫy chết
Ngày 08/06/1987, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II lại thực hiện một cuộc trở về Ba Lan lần thứ 3 hết sức thành công để phục hồi Công Đoàn Đoàn Kết. Đức Giáo Hoàng nhận thấy rằng sự kết thúc của chế độ cộng sản đang đến gần.
Ngày 06/02/1989, trên đất nước Ba Lan nổ ra các cuộc biểu tình phản đối việc tăng giá cả; đại diện của chính phủ và các phe đối lập đã ngồi lại với nhau thương thuyết bàn tròn về tương lai của Ba Lan. Sự kết thúc của một kỷ nguyên đã tới. Hiệp định cốt lõi đạt được. Các cuộc đàm phán bàn tròn đã cho phép tiến hành các cuộc bầu cử tự do vào tháng 6 cho các ghế của một bộ máy được gọi là Thượng Viện. Đồng thời, tính hợp pháp đầy đủ của Công Đoàn Đoàn Kết cũng được công nhận. Khi các cuộc bầu cử được tiến hành ngày 04/06 thì Công Đoàn Đoàn Kết đã giành thắng lợi hoàn toàn và chính thức lên nắm quyền lực.
Sự sụp đổ của Ba Lan đã gây ảnh hưởng làm lung lay khối Đông Âu trong những ngày cuối mùa đông, cho đến khi không còn khối nào tồn tại. Quân cờ domino cộng sản đang bị đảo lộn: Hungari, Đông Đức, Bulgary, Rumani. Và tiếp đó là Liên Xô. Mikhail Gocbachev tuyên bố: “Tôn giáo đã giúp cho cải tổ. Chúng ta đã từ bỏ đòi hỏi có sự độc quyền về chân lý… Ngay lập tức chúng ta sẽ không cho rằng những ai không đồng tình với chúng ta là kẻ thù”. Điều này thực sự là “một trật tự thế giới mới”.
Ngày 01/02/1989, Mikhail Gocbachev, Tổng Bí Thư Đảng cộng sản Liên Xô yết kiến Đức Giáo Hoàng tại Vatican lần đầu tiên. Trong hơn 60 năm qua, Giáo Hội Công Giáo và điện Kremlin đã đấu tranh với nhau dữ dội.
Thế là chế độ cộng sản đã sụp đổ tại Đông Âu và Liên xô. Cuộc gặp đầu tiên giữa Tổng Bí Thư Liên Xô và Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II tại Vatican đã hình tượng hóa phong phú cho một kỷ nguyên cuối.
Mikhail Gocbachev yết kiến Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ngày 11/12/1989
Vào lúc rạng sáng ngày 19/08/1991, trong một cuộc đảo chính, các thành viên bảo thủ trong Bộ Chính Trị Liên Xô đã nắm lấy quyền lực tại Matxcơva, giam lỏng Mikhail Gocbachev trong ngôi nhà nghỉ của ông ở Crimê. Boris Yeltsin, Tổng thống Cộng hòa Liên bang Nga chống lại cuộc đảo chính và biến tòa nhà quốc hội Nga thành đại bản doanh của Sở chỉ huy lực lượng chống đối. Sự chống đối của ông đã nhanh chóng thúc giục các nước phương Tây ủng hộ ông. Ngày 23/08, đúng cái ngày các lãnh tụ của cuộc đảo chính đầu hàng, Đức Giáo Hoàng đã gửi một bức điện cho Mikhail Gocbachev: “Tôi xin cám ơn Chúa, vì sự kết thúc có hậu quả của cuộc thử thách đầy kịch tính kéo theo nhân dân, gia đình và cả đất nước của ngài. Tôi xin bày tỏ niềm mong ước của tôi rằng ngài có thể tiếp tục sự nghiệp vĩ đại của mình vì công cuộc đổi mới cả về vật chất và tinh thần cho các dân tộc Liên Xô, những người mà tôi thường cầu nguyện cho họ”. Thắng lợi của lực lượng chống đối của Yeltsin đã trở thành biểu tượng cho ý chí của nhân dân nhằm xóa bỏ chế độ cộng sản một lần và mãi mãi.
Về cuộc sụp đổ đế quốc cộng sản, Đức Giáo Hoàng nói: “Có thể là đơn giản khi nói rằng Đấng Tối Cao đã gây ra sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản. Chủ nghĩa cộng sản tự nó sụp đổ, vì hậu quả của những lỗi lầm và sự đối xử tồi tệ của riêng nó. Chủ nghĩa cộng sản tự nó sụp đổ vì sự yếu kém cố hữu của nó”.
Lm. Chân Tín
Sài Gòn, ngày 25/04/2011


-Ám sát Đức Thánh cha Gioan Phaolô II
Tác giả: Claire Sterling


Lời người dịch
Kể từ ngày Thứ hai, 18 tháng Giêng năm 2010, Mehmed Ali Agca, kẻ từng tìm cách sát hại cố Đức Thánh cha Gioan Phao lô Ðệ nhị, được thả khỏi nhà tù tại Thổ nhĩ kỳ. Người đàn ông 52 tuổi này từng ngồi tù ở Ý và Thổ nhĩ kỳ suốt ba chục năm qua vì vụ mưu sát ÐTC ngày 22 tháng Năm năm 1981, và trước đó, vụ giết hại một nhà báo Thỗ nhỉ kỳ năm 1979.
Tháng Bảy năm 1981, Agca bị kết án chung thân tù giam. Tới tháng Sáu năm 2000, do lời yêu cầu của ÐTC, Agca được Tổng thống Ý Carlo Azeghio Ciampi ân xá. Hắn bị trục xuất về Thỗ nhĩ kỳ, ở đó hắn lại bị kết án tù vì tội giết ký giả Abdi Ipekci năm 1979 và hai vụ cướp ngân hàng trong thập niên 1970.

Luật sư của Agca cho biết sau khi được phóng thích, thân chủ của ông sẽ ký được những hợp đồng sách báo và phim ảnh đáng giá hàng triệu Mỹ kim, với những gì mà hắn hứa là sẽ tiết lộ tất cả sự thật. Thế giới cũng hi vọng qua những thông tin ấy, chắt lọc được các chi tiết có giá trị, khác với những lời khai trái ngược nhau mà Agca đã đưa ra trước đây.
Tuy thế, kinh nghiệm về truyền thông báo chí cho thấy chắc chắn rằng niềm hi vọng đó chỉ được đáp ứng một cách tương đối trong một thế giới phức tạp, còn nhiều cái phải che giấu vì nhu cầu chính trị và tuyên truyền, cũng như sự khai thác trục lợi của giới làm sách báo, phim ảnh.
Ðể giúp độc giả có dịp nhớ lại những gì đã biết và thuận tiện đối chiếu với những thông tin sắp nhận được từ Agca và giới truyền thông, chúng tôi sao lục lại một bản điều tra và báo cáo có giá trị, được phổ biến cách đây 27 năm, gần 10 năm trước ngày hệ thống Cộng sản sụp đổ tại châu Âu, đặc biệt tại Liên Xô và Bulgaria.
N. Ư. (2010)
————————————————————-


Lời giới thiệu của Tạp chí Reader’s Digest
Thiên điều tra này về một âm mưu có tính cách quốc tế và công phu nhằm giết Ðức Thánh cha Gioan Phaolô II là công trình của một trong những ký giả được kính trọng nhất Châu Âu, Claire Sterling. Bà sinh tại Hoa kỳ và suốt ba mươi năm qua sống ở Ý đại lợi. Những phóng sự điều tra của bà, như cuốn năm 1981 về Mạng lưới Khủng bố (The Terror Network), được tạp chí Ngoại giao Sự vụ (Foreign Affairs) ca ngợi là là “cuốn sách có tính cách bước ngoặt về phong trào khủng bố,” đã khiến bà nổi tiếng quốc tế. Những phóng sự ấy cũng mở nhiều cửa ra cho bà được tiếp cận những nguồn thông tin ưu tiên chỉ chuyên dành cho một số ít người trong lãnh vực này.
Tiến hành dưới sự ủy thác của tạp chí Reader’s Digest, Sterling đi lui tới suốt bốn tháng trời, đặt quan hệ với những nguồn tin tại Thổ nhĩ kỳ, Tây Ðức, Ý đại lợi, Tunisia và các xứ khác. Những bằng chứng mà bà tổng kết được đã rọi một ánh sáng mới và nghiệt ngã vào những biến cố xảy ra năm 1981 tại Quảng trường Thánh Phêrô. Thành tố chủ yếu nhất trong mạng nhện phức tạp này: mối liên hệ tới Bungaria.
Ðến nay, 1997, mười sáu năm sau ngày xảy ra âm mưu ám sát trên, tuy đã chấm dứt Cuộc Chiến Tranh Lạnh, Mehmet Ali Agca còn thụ án và vụ án trở thành một bí mật vĩnh viễn của thế kỷ, nhưng bản báo cáo này vẫn giữ vững được giá trị.
R.D (1982).
———————————————




Toàn văn bản điều tra và báo cáo
Vào ngày Thứ Tư 13 tháng Năm 1981, tại Quảng trường Thánh Phêrô, một thanh niên nổ súng và suýt giết chết Ðức Thánh cha Gioan Phaolô II. Xạ thủ bị bắt tại hiện trường, ngay sau đó, nhận diện ra hắn là Mehmet Ali Agca (đọc là Aját -Ahjah), 23 tuổi người Thổ nhĩ kỳ (viết tắt là Thổ). Nội trong vài giờ đồng hồ sau, thế giới đã biết là trước đó hắn đào thoát khỏi một nhà tù ở Istanbul trong khi chờ bị xử tử vì đã ám sát khủng bố một nhà báo Thổ nhĩ kì. Các phóng sự chiếm trang đầu của báo chí khắp thế giới đều mô tả hắn là một tên ác ôn phát xít làm việc cho tổ chức Tân Quốc xã Sói Xám (Gray Wolves) của Thổ nhĩ kỳ. Ðã có giả thuyết là Sói Xám sai Agca tới Rôma để giết Ðức Thánh cha – hoặc hắn là một tên lập dị phái hữu tự ý mình hành động.
Nhưng Mehmet Ali Agca vừa không phải một sát thủ của Sói Xám vừa không là một tên lập dị. Và hắn không hành động đơn độc. Như tôi được biết trong những tháng điều tra, đã có bằng chứng vững chắc rằng Agca là công cụ của một âm mưu công phu có tính chất quốc tế. Cho dù có khinh suất, nông cạn hoặc thờ ơ cũng không có một một nước nào bị dính líu tới vụ này đơn phương tự mình thúc đẩy tiến hành cuộc điều tra đến cùng.
Phiên toà xử Agca tại La Mã vào tháng Bảy 1981 chỉ kéo dài 72 giờ. Người ta nghiêm nhặt giới hạn lời làm chứng cho sự có tội của hắn trong việc đã thật sự nổ hai phát súng làm trọng thương Ðức Gioan Phaolô II, vị Thánh cha Ba Lan đầu tiên trong lịch sử Giáo hội Công giáo La Mã. Agca bị kết án tù chung thân nhưng tại phòng xử án không có ai nói lời nào về một âm mưu nào đó. Tuy thế, hai tháng sau đó, trong một bản tường trình giải thích bản án, vị thẩm phám có nói đến “các sức mạnh ẩn giấu” và “sự hiện hữu của một âm mưu cao độ”.
Vào tháng Sáu năm nay, người Ý đã chính thức xác nhận việc tin có sự hiện hữu của một âm mưu như thế bằng việc bắt giữ tại Thụy sĩ một người Thổ tên là Omer Bagci. Trong khi yêu cầu giải giao, Ý đại lợi cáo giác Bagci về tội “tham gia trực tiếp vào âm mưu ám sát Ðức Thánh cha Gioan Phaolô II.”
Tuy thế, vào thời gian dài trước sự triển khai này, đã có bằng chứng về âm mưu ấy. Tại phạm trường, Agca có ít nhất hai trợ thủ. Tên thứ nhất, không nhận diện được, bị chụp hình từ đằng sau (bởi người săn tin cho hãng ABC) khi hắn ta với khẩu súng trên tay vọt chạy khỏi đám đông. Kẻ thứ hai, tay giữ chặt một cái tráp màu đen, bị nhìn thấy khi đuổi theo chiếc xe buýt ngay lề Quảng trường Thánh Phêrô. Nhiều nhân chứng để ý tới vì hắn nhảy xuống xe ở trạm kế. Dựa vào các miêu tả của họ, đã vẽ được một chân dung tổng hợp, rất giống với người bị khuất nửa mặt đứng kế Agca, bị một nhiếp ảnh gia người Ý chớp nhoáng chụp được. Vào lúc kết thúc phiên toà xử Agca, cảnh sát Thổ nhĩ kỳ nhận diện, có tính cách phỏng đoán, tên thứ hai này là Omer Ay, cũng là một kẻ khủng bố đang đào tẩu.
Những dây liên kết âm mưu của Agca với Omer Ay bị lần theo dấu sau đó qua một văn phòng cấp giấy thông hành tại một thành phố Thổ nhĩ kỳ tên là Nevsehir. Cả hai tên đều được cung cấp các thông hành giả mạo một cách hoàn hảo, trong cùng một ngày (11 tháng Tám 1980), với hai số kế tiếp nhau (136635 và 136636). Dù các thông hành này có ảnh của Agca và Ay, cả hai lại mang tên của hai cư dân Nevsehir (Faruk Ozgun và Galip Yilmaz). Khi tới Rôma, Agca vẫn sử dụng thông hành mang tên Ozgun của mình.
Lại càng thêm tính cách gợi ý về một âm mưu là những ghi chép, được viết nhanh ở Thổ nhĩ kỳ, tìm thấy trong túi áo của Agca vào lúc hắn bị bắt. Một “kiểm soát viên” đã ra cho hắn những chỉ thị sau cùng này:

Thứ Sáu trong khoảng 7 đến 8g sáng:
điện thoại.
Thứ Tư 13 tháng 5:
xuất hiện ở quảng trường.
Chúa Nhật 17 tháng 5:
có lẽ xuất hiện ở lan can.
Thứ Tư 10 tháng 5,
quảng trường.
Không được thất bại
Lựa kỹ túi xách.
Chủ yếu nhuộm tóc.
Cần thì đeo thánh giá, đồ jin ngắn,
giày thể thao, áo gió Montgomery.
Sau Thứ Tư,
đi vòng đến Florence hoặc gần nhà ga.
Cẩn thận không để bị thấy quanh Vatican
hoặc những địa điểm thu hút chú ý.
Cần: xé vụn các bưu thiếp.
Tài chánh: 600.000 lia
(180.000 khách sạn,
20.000 điện thoại,
200.000 chi tiêu hằng ngày,
100.000 mua xách đeo, quần và áo,
100.000 dành lúc khẩn cấp).
Ngày mai, tiền ba ngày khách sạn.
Cần : đi Naples,
mua xách và nhuộm tóc.
Coi vé xe lửa có giá trị không.
Rất cẩn thận đồ ăn.
Ðiểm tâm tại đây lúc 9g sáng.
“Tại đây” tức là khách sạn Pensione Isa ở La Mã, nơi trước đó phòng của hắn được một người nói trôi chảy tiếng Ý giữ chỗ; Agca không nói được như thế. Thuốc nhuộm tóc để trá hình trốn thoát của hắn được tìm thấy ở đó. Hắn đã tuân lệnh xé nát những bưu thiếp có hình Ðức Thánh cha diễn hành trên một chiếc xe jeep không mui. Cái túi xách được chọn lựa cẩn thận, chứa khẩu súng lục hiệu Browning kềnh càng, thì ở bên mình hắn tại Vatican.

Nòi giống mới
Những dây dọi phân tán này không có nhiều để tiếp tục lần ra đầu mối, nhưng các sợi chỉ khác lại do chính Agca cung cấp. Dù từ chối cung khai trong phiên toà, hắn trước đó đã kể với các thẩm vấn viên về một thoả thuận lớn lao – hầu hết thoả thuận đó đã thành sự thật. Bằng cách này hoặc cách khác, hắn là người chứa chất nhiều kinh ngạc.
Hắn không thích hợp với một khuôn mẫu chung nào: lập dị tôn giáo, quốc gia quá khích, chuyên nghiệp đâm thuê chém mướn, sát thủ phát xít hoặc tay sai cộng sản. Cao và gầy, với đôi mắt đen tối sâu hoắm, trên khuôn mặt là mái tóc đen cắt ngắn và xương gò má nhô cao, Agca biểu lộ sự thông minh nhạy bén và sự tự tin gần như ngạo mạn. Với khả năng trầm tĩnh, hắn nhìn trịch thượng các thẩm vấn viên người Ý là những kẻ tin chắc rằng hắn đã được những tay chuyên gia tập huấn.
Thẩm phán Domenico Sica, vốn là người đã thẩm vấn hàng chục tên khủng bố, cam đoan với tôi rằng ông ta chưa bao giờ phải chịu đựng một tên nào như Agca. Sica nói, “Ngay từ đầu, hắn khống chế cuộc thẩm vấn. Hắn dắt tôi tới chỗ hắn muốn tới và rồi, khi tôi đối chất hắn về những điểm mâu thuẫn, thì hắn thình lình ngưng nói.”
Theo Nocola Simone, viên chức của cơ quan cảnh sát Ý chống khủng bố DIDOS thì, “Hắn còn có thể tự làm cho mình ngủ thiếp ngay trên ghế ngồi và thức dậy tươi tỉnh. Hắn luôn luôn tự chủ.”
Không biểu lộ dấu hiệu phạm tội hoặc sợ hãi nào, Agca trong cùng một lúc có thể vừa giữ kẽ và vừa nói huyên thuyên một cách kỳ quặc. Ðiều mà Agca quan tâm nhất là phong trào khủng bố với những ích lợi tự thân của nó. Trong khi quả quyết rằng việc giết Ðức Thánh cha là do ý tưởng của chính hắn, hắn khoe khoang về việc nhận được sự giúp đỡ của nhiều tên khủng bố ở các nước khác – “Bungari, Anh quốc và Ý đại lợi.”
Hắn nói với các viên chức thẩm vấn, “Tôi không phân biệt giữa những người khủng bố phát xít và những người khủng bố cộng sản. Chính sách khủng bố của tôi chẳng đỏ hoặc đen: nó đỏ lẫn đen.” Hắn tự gọi mình là một “tay khủng bố quốc tế”, một người thuộc về một nòi giống mới phát sinh sau một thập niên bạo lực lan rộng khắp hành tinh này. Từ điều mà tôi xác định được qua câu chuyện của hắn, sự tự đánh giá này của hắn hình như là gần với sự thật.
Nếu có xứ sở nào đó cung ứng được những điều kiện lí tưởng cho việc phát triển nòi giống mới này, thì xứ sở ấy chính là quê hương của Agca. Xứ sở Thổ nhĩ kỳ quê hương của hắn là tiền đồn phương Ðông của Liên minh Phòng thủ Bắc Ðại tây dương (NATO) và trong suốt nhiều năm là một trong số ít ỏi các nước dân chủ Hồi giáo. Liên bang Sô viết, từ giữa thập niên 1960, đã sớm sủa chọn Thổ nhĩ kỳ để tiến hành một cuộc khuynh đảo có hệ thống. Vào thuở ấy ấy, theo lời một cán bộ cao cấp đào ngũ của Cơ quan Mật vụ Liên Sô KGB, có một số thanh niên Thổ được tuyển chọn thụ huấn tại Liên Sô và tại Syria dưới sự giám sát của Sô viết. Khi hồi hương, những thanh niên này bắt đầu cái mà Sakharov gọi là “một chiến dịch bạo động khủng bố, bắt cóc và ám sát tại thành thị.”
Bạo động của tả phái khởi sự vào năm 1968 trong các trường đại học, cuối cùng châm ngòi khích động đến hữu phái. Lúc ấy, bên này châm lửa vào bên kia, và cuộc chém giết lây lan từ các thành phố lớn đến các làng mạc hẻo lánh. Tính tới trước tháng Chín năm 1980 là lúc quân đội lên nắm chính quyền để chấm dứt sự hỗn loạn, Thổ nhĩ kỳ đã gánh chịu những cuộc sát nhân khủng bố ở mức độ cứ khoảng mỗi giờ một vụ.

Ðứa con yêu quí
Mehmet Ali Agca bước ra từ môi trường hoang dại bất trị ấy. Sinh năm 1958 ở gần tỉnh lị cố đô Malatya, Agca lên mười khi cuộc khủng hoảng kể trên bắt đầu. Những người tả phái nắm thành phố Malatya, những người hữu phái nắm những khu nhà lụp xụp tồi tàn ở các vùng hẻo lánh, bao gồm Yesiltepe là nơi Agca lớn lên. Va chạm nổ ra giữa giáo phái Hồi giáo Sunnite phái hữu và các chi phái Hồi giáo Alawite dựa vào phái tả, bị quạt bùng lên bởi sự khiêu khích có tính toán của cả đôi bên.
Dòng họ Agca thuộc giáo phái Sunnite. Nhưng Mehmed Ali không biểu lộ mối ác cảm đặc biệt nào đối với những người chi phái Alawites và dường như hắn chỉ có một ít ràng buộc có tính cách tôn giáo. Người anh của hắn là Adnan kể với tôi, “Chú ấy thỉnh thoảng mới đến nguyện đường.” Hắn còn uống rượu, là điều mà người Hồi giáo ngoan đạo không dám nghĩ tới.
Tại trường trung học Yesiltepe, Mehmet Ali được người ta nhớ lại là một học sinh gương mẫu. Vị hiệu trưởng nói, “Anh ta rất sáng trí và chăm chỉ”. Các giáo viên của hắn còn nhớ là hắn “luôn luôn suy nghĩ về các vấn đề cá nhân”.
Mehmet có đầy dẫy các vấn đề cá nhân. Bố hắn là người nghiện rượu, đánh đập vợ mình; ông chết sớm khi đang chung sống với bà, để lại cho bà ba đứa con dại. Sống nhờ tiền trợ cấp ít ỏi, bà Mezeyyen Agca phải dựa chủ yếu vào Mehmet Ali, cậu út và là con yêu quí của bà. Về phần mình, hắn dường như ngưỡng mộ mẹ mình. Ðể phụ giúp gia đình, Mehmet lao động sau khi tan học bằng cách bán nước dạo và đẩy gạch, xi măng.
Tháng Chạp vừa qua (1981), bà Mezeyyen Agca tiếp tôi trong ngôi nhà hai phòng lưa thưa đồ đạc và nói về cậu con của mình. Bà nói, không có gì trục trặc cho hắn cho tới khi hắn bỏ nhà đi luôn. Trong những năm theo học ở các đại học tại Ankara và Istanbul thì “những tên ác ôn túm lấy nó”. Ở nhà, hắn “rất trung thật, rất tôn kính – tôi không bao giờ hiểu được chuyện này.” Là một thanh niên cô độc, hắn không có bạn gái, một thân một mình đi coi chiếu bóng hoặc đi xem thể thao, không ưa thích gì chính trị. “Cái duy nhất mà nó quan tâm là đọc sách,” mẹ hắn kể với tôi. “Nó đọc tới ba giờ sáng”.
Nhưng trước ngày Agca rời nhà đi Ankara vào năm 1976, hắn lại kết bạn với một số người ở Malatya. Hầu hết là những người phái hữu, cũng có một ít thuộc phái tả, hoặc như Agca viết sau đó tại phòng giam của mình ở Rôma: “Vào năm 1977, tôi quyết định đi Palestine theo lời khuyên của Sedat Sirri Kadem, một bạn đồng học ở Malatya. Sedat và tôi đi Damascus. Tại đó tôi gặp Teslim Tore, kẻ cùng tôi đi Beirut. Sau khoá học 40 ngày tại một trại bí mật huấn luyện du kích, Teslim giúp tôi quay trở về Thổ nhĩ kỳ.”
Dù chỉ có những lời của Agca đề cập tới chuyện này, nó cũng không thể bị gạt bỏ ra ngoài tai. Sedat Sirri Kadem, kẻ bị bắt năm 1981, là thành viên của Dev-Sol, một trong những đoàn khủng bố thuộc phái tả gây chết chóc nhất của Thổ nhĩ kỳ. Hắn thừa nhận có biết Agca. Teslim Tore, cũng xuất thân từ Malatya, là thủ lãnh của tổ chức THKO (Quân đội Giải phóng Nhân dân Thổ nhĩ kỳ), một nhóm cộng sản hiểm độc. Theo bản tường trình sau cùng, cảnh sát Ankara nói rằng Tore là huấn luyện viên tại trại du kích người Palestine ở Lebanon.
THKO là nhóm anh em với một trong năm nhóm bí mật mà Agca nói là hắn có “duy trì các liên hệ với chúng” trong khoảng từ năm 1977 đến 1979. Hai trong các nhóm khác có tên là Emegen Birligi và Halkin Kurutusulu, cũng là nồng cốt Mác xít. Agca cũng rõ rệt nói tới Akincilar, phía cực hữu tôn giáo, và Ulkuculer, tên gọi tắt của tổ chức Tân Quốc Xã Sói Xám. Sự kiện các nhóm thuộc phái hữu và phái tả ngưng chém giết nhau trong nhiều năm không nhất thiết có nghĩa cả hai đều có sự xung đột không thể nào giải quyết được. Cả hai phái đều liên can tới cùng một đối tượng ngay lúc ấy: việc triệt phá tình trạng dân chủ của Thổ nhĩ kỳ. Do đó, cả những người phái hữu lẫn những người phái tả đều lũ lượt kéo đến các trại huấn luyện Palestine. Với “một tên khủng bố quốc tế” hăng máu như Agca thì không có đắn đo gì trong việc qua lại như thoi đưa của mình khi bên này khi bên kia.

Tình nguyện bị treo cổ
Dù không rõ vào năm 1977 Agca có đi Beirut để thụ huấn hay không nhưng chẳng bao lâu sau đó cuộc sống của hắn có chuyển biến kì bí. Ngày 13 tháng Mười hai năm ấy, có mở một trương mục ngân hàng với tên của hắn tại chi nhánh Istanbul của ngân hàng Turkye Iss Bankasi, một trong những ngân hàng hàng đầu của Thổ nhĩ kỳ. Số tiền ký thác lần đầu là 40.000 lia Thổ nhĩ kỳ (tương đương khoảng 2.000 đô la Mỹ) là một gia tài đối với một sinh viên vất vã ở Thổ nhĩ kỳ, và rồi sắp đến còn hơn thế nữa. Những tiền trả công kì bí này là chìa khóa lớn lao giải mã trường hợp của Agca.

Tuy nhiên, vào lúc ấy, tại Thổ nhĩ kỳ chẳng ai biết về người chi tiền rộng rãi cho Agca – hoặc biết thêm bất cứ điều gì về chàng thanh niên xuất thân từ Malatya. Hắn trải qua những ngày tháng ở đại học mà không tạo chú ý, không gây ra điều gì đáng nhớ trong lớp học, bất động trong các hoạt động chính trị của sinh viên và không bị cảnh sát biết tới.
Rồi thì đến ngày 1 tháng Hai năm 1979, Abdi Ipekci, chủ bút tờ báo tin tức thiên tả ôn hoà Milliyet và là nhà bình luận có ảnh hưởng nhất nước bị bắn chết trong khi lái xe từ sở làm về nhà. Sáu tháng sau vụ sát nhân ấy, một người vô danh kêu điện thoại tới cảnh sát Istanbul nói rằng kẻ giết Ipekci có tên là “Ali”, hiện đang ở quán cà phê Marmara, nơi lui tới thường xuyên của sinh viên phái hữu. Cảnh sát đột kích địa điểm ấy và bắt Agca.
Dù tờ Milliyet và Nghiệp đoàn Ký giả Thổ nhĩ kỳ treo giải thưởng sáu triệu lia Thổ nhĩ kỳ (giá lúc ấy tương đương 120.000 đô la Mỹ – một giải thưởng thật sự khó tin tại Thổ nhĩ kỳ) cho việc bắt được kẻ giết Ipekci, người gọi điện thoại vô danh ấy không bao giờ xuất đầu lộ diện để lãnh thưởng. Và trong khi ấy, dù bằng chứng duy nhất chống lại Agca chỉ là việc hắn giống với một bức hình tổng hợp vẽ một trong ba người bị nhìn thấy chạy ra từ hiện trường sát nhân, hắn lại sẵn sàng thú nhận. “Tôi làm đấy; tôi giết Ipekci đấy,” hắn nói trong buổi họp báo được truyền hình toàn quốc – nói tỉnh bơ như thể hắn đang thảo luận về trời mưa hay nắng.
Agca tham dự cuộc họp báo ấy sau 15 ngày bị thẩm vấn bí mật tại bộ chỉ huy cảnh sát trị an. Coi có vẻ hoạt bát và sung sức, hắn đùa giỡn với các phóng viên và không biểu lộ dấu hiệu bị cảnh sát tra tấn.
Người đích thân kể cho tôi nghe chuyện Mehmet Ali Agca bị bắt, thẩm vấn và nhận tội là Hasan Fehmi Gunes, kẻ chỉ huy các lực lượng an ninh của Thổ nhĩ kỳ trong vụ Ipekca. Là Bộ trưởng Nội vụ thời chính phủ Cộng hoà Xã hội của Thủ tướng Bulent Ecevit, Gunes là một người rất cấp tiến đối với phái tả của Ecevit, có can dự mạnh mẽ vào cái mà phía cực hữu buộc tội về tình trạng tệ hại của các tội ác khủng bố tại Thổ nhĩ kỳ.
Trong nhiều ngày, không một ai bên ngoài cái nhóm nhỏ bé và chặt chẽ này biết việc bắt giữ Agca, Gunes kể với tôi. “Tôi còn không nói với cả Thủ tướng Ecevit,” ông ta nói. Ðích thân có mặt trong cuộc thẩm vấn Agca, Gunes thừa nhận rằng việc sẵn sàng nhận tội của Agca thật đáng ngạc nhiên. Không có các nhân chứng chống lại Agca cho tới khi hắn nói ra hai tên. “Dù sao chăng nữa, có thể hắn biết điều ấy giúp hắn khỏi bị tra tấn và đánh đập để thú tội”, Gunes nói.
Việc tự nguyện thú tội của mình có nghĩa đưa tới kết quả là Agca tự nguyện để mình bị treo cổ – và còn đi xa hơn nữa – đưa tới việc ghim trách nhiệm cho phái cực hữu trong vụ sát nhân chấn động này. Ðầu tiên, hắn nói rõ tài xế lái chiếc xe vượt thoát là một người phái hữu tên là Yavus Caylan. Kế đó hắn kể hắn nhận khẩu súng giết người từ một tên Sói Xám mà ai cũng biết là Mehmet Sener. Hắn cũng kể là đã trả khẩu súng lại cho Sener tại văn phòng một chi bộ của Ðảng Quốc gia Hành động (thuộc Sói Xám).
Yavus Caylan khai có tuyên thệ tại bục toà dành cho nhân chứng rằng hắn có chở Agca tới hiện trường ám sát nhưng không biết gì về những dự tính sẽ thực hiện sau đó; hắn bị kết án ba năm, sau tăng lên 15 năm. Mehmet Sener trốn đi Châu Âu mà không bị cản trở. (Hiện nay, hắn nằm trong một nhà giam Thụy sĩ, bị buộc tội dùng thông hành giả. Có thể không còn được nghe biết thêm gì từ hắn trừ phi Thụy sĩ cho phép giải giao hắn cho Thổ nhĩ kỳ). Không bao giờ tìm thấy khẩu súng. Còn hơn hết thảy là, từ cuối năm 1977, người trả tiền cho Agca, kẻ giấu mặt, đã không bao giờ bị truy kích.

Gởi các tín hiệu
Sự hiện hữu của kẻ giấu mặt kì bí này lần đầu tiên được Sahir Erman, luật sư của gia đình Ipekci nêu lên vào cuối phiên toà. Trình bày để nhận diện những người khả dĩ hậu thuẫn cho Agca, luật sư Erman thiết lập một loạt các trương mục ngân hàng được mở ra với tên của Agca tại các thành phố khác nhau do ai đó giả mạo chữ ký của hắn. Tiền kí thác lên tới 260.999 lia Thổ nhĩ kỳ (khoảng 12.000 đô la Mỹ vào thời đó), trả trong 12 tháng, số tiền gởi vào tại thành phố này có thể được Agca thật rút ra ở bất cứ thành phố nào khác. Sự khác biệt giữa các chữ kí thật và giả quá hiển nhiên, Sahir Erman quả quyết với tôi.
Bị giam giữ tại nhà tù Kartal-Malpete, Agca chờ điều được coi là một kì vọng bất ngờ. Ngày 11 tháng Mười, từ vành móng ngựa hắn phóng đi một tín hiệu khó hiểu. Hắn nói với toà, “Sau khi tôi bị bắt, Bộ trưởng Nội vụ Hasan Fehmi Gunes tới Istanbul và trò chuyện với tôi. Ðề nghị của ông ta là, nếu tôi khai rằng có một cán bộ cao cấp của Ðảng Quốc gia Hành động đã ra lệnh cho tôi giết Ipekci, hoặc khai rằng tôi là thành viên của đảng ấy, thì Gunes sẽ giúp đỡ tôi.”
Chúng ta không bao giờ biết trong lời khai nầy có bao nhiêu phần là hăm dọa hoặc tháu cáy. Chính Guntes kể cho tôi nghe về những luận điệu của Agca, và thêm rằng, “Nếu mọi sự cáo giác ấy buộc tội tôi là thật thì tôi đã bị treo cổ lâu rồi.”
Trong lần đầu tiên ấy, Agca có thể đưa ra dấu vết giả tạo, nhưng không có sai sót nào trong dự tính hăm dọa của hắn khi hắn khai lần nữa trước vành móng ngựa. Hắn nói với toà vào ngày 24 tháng Mười, “Tôi không giết Ipekci, nhưng tôi biết ai giết.” Hắn còn nói thêm là sẽ tiết lộ tên của kẻ sát nhân thật sự vào phiên toà sắp tới. Ðó là lời cảnh cáo dứt khoát để những chủ nhân ông của hắn câu hắn ra, và họ đã làm điều ấy.
Ngày 25 tháng Mười Một năm 1979, Agca bước ra khỏi nhà giam quân sự Kartal-Maltepe, mặc đồng phục nhà binh và đi qua tám lần cửa kiên cố mỗi cửa có lính canh gác cẩn mật. Hắn không thể làm được điều ấy nếu không có sự hỗ trợ từ cấp cao.
Ngày đầu sau khi vượt thoát, hắn gởi một lá thư tới tờ Milliyet để nói về cuộc viếng thăm Istanbul sắp tới của Ðức Thánh cha Gioan Phaolô II: “Sợ hãi rằng Thổ nhĩ kỳ và các nước Hồi giáo anh em có thể trở thành một quyền lực chính trị, quân sự và kinh tế tại Trung Ðông, những tên đế quốc Tây Phương phái tới Thổ nhĩ kỳ Tên Tư Lệnh Thập Tự Chinh, là Gioan Phaolô, trá hình làm một thủ lãnh tôn giáo. Nếu không hủy bỏ cuộc viếng thăm này, tôi dứt khoát là sẽ giết Tên-Tư-Lệnh-Giáo-Hoàng.”
Giọng điệu này của một người Hồi giáo quá khích, vốn xuất xứ từ kẻ ít thấy đi nhà nguyện, không có sức thuyết phục. Theo Roma, Agca bày trò ra lá thư này như một mưu mẹo làm rối trí cảnh sát khỏi theo dõi hắn trong khi họ tập trung vào việc bảo vệ Ðức Thánh cha. Nhưng đó là một sự cắt nghĩa hoàn toàn phi lí. Một lối giải thích có lẽ đúng hơn rằng Agca được bảo cho viết lá thư ấy để sử dụng trong tương lai.
Tại điểm này có sự sắp đặt chuyển hướng trong nghề nghiệp của Agca. Sau cuộc nghỉ mát tại nhà tù của hắn, các chủ nhân ông chuyển hắn đến biên giới và xếp hàng với người khác. Chìa khóa của giai đoạn này nằm ở thời kỳ nghỉ ngơi dài ngày của hắn ở Bulgaria trên đường đến Tây Âu.
Ở lại Bulgaria trong khoảng 50 ngày như Agca làm là thời gian đủ để tự chính nó làm phát sinh mối nghi ngờ về những hoạt động trong tương lai của hắn. Bên ngoài Liên bang Sô viết, Bulgaria là một quốc gia cộng sản cảnh sát trị cứng rắn nhất châu Âu, nó cũng là một trong những đại diện chính của Mátcơva về khủng bố và khuynh đảo. Từ đầu thập niên 1970, Bulgaria đã phục vụ các nhóm khủng bố ở Tây Âu, cung cấp các phương tiện huấn luyện du kích chiến và là nơi ẩn trốn, và hành động như một trạm giao liên hàng đầu cho các vũ khí thuộc khối Sô viết.
Những bằng chứng gần đây nhất về vai trò này xuất hiện sau khi cảnh sát Ý giải thoát viên tướng người Mỹ bị bắt cóc James Lee Dozier vào mùa đông năm ngoái và đưa những tên bắt người thuộc Lữ Ðoàn Ðỏ này ra toà. Toán trưởng của chúng cung khai rằng, như một phần của nỗ lực “gây bất ổn cho Ý đại lợi,” Bulgaria hiến tặng cho các Lữ đoàn Ðỏ “tiền bạc và vũ khí” trong thời gian chúng cầm giữ Dozier.
Một trong những công tác áp đặt hơn mà Liên Sô chỉ định Bulgaria làm là hỗ trợ việc gây bất ổn cho nước láng giềng Thổ nhĩ kỳ. Cơ quan an ninh Bulgaria hiểu ngọn ngành những người Thổ nhĩ kỳ vượt qua biên giới mình, hợp pháp hoặc ngược lại. Không người Thổ nhĩ kỳ nào có thể la cà trong một thời gian lâu tại thủ đô Sofia mà không bị theo dõi – đặc biệt với hạng người như Agca, một tên sát nhân phát xít bị kêu án có hình phơi bày hàng tuần lễ trên trang đầu các tờ báo ở Thổ nhĩ kỳ.
Theo bản tường trình viết tay của Agca, hắn vào Bulgaria bằng giấy thông hành Ấn độ giả mạo không hoàn hảo lắm mang tên Yoginder Singh. Hắn trọ tại nhiều khách sạn đắt tiền trước khi dọn đến khách sạn xa hoa là Hotel Vitosha. Hắn khai, ở đó hắn lượm được khẩu Browning 9 li mà hắn dùng để bắn Ðức Thánh cha, của một người “Syria” nào đó mà hắn quên tên cho tiện việc. Hắn còn yêu cầu có một thông hành giả hoàn hảo cấp với tên “Faruk Ozgun”, mà thật đáng ngạc nhiên là hắn lại nhớ tên người làm giấy đó.
Agca khai, “Tại Khách sạn Vitosha, tôi quen biết với Omer Marsan, người mà tôi đã nghe tên ở Thổ nhĩ kỳ.” Marsan là một người Thổ sống ở Munich (Ðức) và “can dự tới mua bán chợ đen – thuốc lá, rượu và đôi khi vũ khí.” Theo Agca, với 1.500 Ðức kim, Marsan cam đoan mua được ở Thổ nhĩ kỳ một giấy thông hành mang tên Faruk Ozgun, trong vòng một tháng giao giấy tại Sofia. Tại Phòng 911 của Khách sạn Vitosha, Marsan cũng giới thiệu Agca với một người Bulgaria tên là Mustafaeof, không nhận diện được hắn nhưng về sau cáo buộc là hắn đóng vai trò chủ chốt trong việc “điều hành” Agca.
Dù Marsan có hành động như một người chạy giấy tờ hay không, giấy thông hành mang tên Ozgun vẫn được trao cho Agca tại Sofia, trong điều kiện cơ quan mật vụ Bulgaria liên can trực tiếp vào. Thông hành ấy đóng dấu tại Edirne ngày 30 tháng Tám kèm một giấy xuất cảnh của Thổ nhĩ kỳ. Giấy xuất cảnh này giả. Có điều dấu nhập cảnh vào Bulgaria ngày 31 tháng Tám lại là dấu thật. Như thế, từ Thổ nhĩ kỳ, có ai đó đã mang lậu giấy thông hành có tên Ozgun này vào Bulgaria – ai đó không giống với hình chụp của Agca trong giấy thông hành ấy nhưng có khả năng làm cho nó được đóng dấu trong phần của Bulgaria. Người chạy giấy nào đó phải hối hả đưa thông hành ấy cho Agca tại Sofia, vì cũng ngay trong ngày ấy, hắn dùng nó để lên đường đi Nam tư. Từ Nam tư, Mehmet Ali Agca lên tàu làm một chuyến du hành đánh lạc hướng trên khắp Lục địa, ngang qua 12 nước, và thường lộn ngược trở lại. Ở tuổi 22, trừ ba năm xa nhà còn thì sống suốt đời mình trước đó trong ngôi nhà thôn dã nghèo nàn tại phần đất hẻo lánh của Thổ nhĩ kỳ, và không có ngoại ngữ nào để bù đắp vào tiếng Anh ngập ngừng và nặng giọng, hắn di chuyển thoãi mái thấy rõ quanh các thủ đô thị tứ của Châu Âu. Hắn mua sắm ở các cửa tiệm Yves Saint Laurent, uống sâm banh ở cửa hàng thời thượng Biffi’s tại Milan, và nghỉ ngơi mùa đông một cách phong nhã tại Tunisia và Palma de Mallorca.
Từ lúc vượt ngục cho tới khi bị bắt ở Rôma, hắn xài khoảng 50.000 đô la cho vé máy bay và khách sạn hạng nhất. Trong những cuộc du hành của mình không lần nào Agca đem chi phiếu đổi tiền mặt. Hắn chẳng bao giờ cạn tiền mặt.
Ngoài trừ nội dung chuyện ở lại của mình tại Bulgaria, Agca cung cấp cho các thẩm vấn viên người Ý các chi tiết về một lần dừng chân khác trên đường đi tới Quảng trường Thánh Phêrô – đó là lần hắn viếng thăm Tunisia. Tại đó, theo lời chỉ bảo của Marsan là kẻ hắn thường nói chuyện điện thoại ở Munich, hắn khai là có họp với một người Bulgaria khác tên là Mustafaeof. Nhưng trên tất cả là sự yên lặng của hắn trong một số vấn đề. Agca rõ ràng là đã vượt khỏi cương vị của mình để tự ý cung cấp cho cảnh sát những thông tin mà không chắc tự họ tìm kiếm được. Thí dụ như, ngay cả sự hiện hữu của Omer Marsan và nơi ở của tên ấy cũng có thể còn chưa được biết tới nếu Agca không tự ý tiết lộ những điều ấy.
Ngày 22 tháng Năm 1981, chín ngày sau khi Ðức Thánh cha bị bắn, Cơ quan DIGOS của Rôma đánh điện cho Cơ quan Bundeskrimimalamt Tây Ðức về những tiết lộ của của Agca liên quan tới Marsan. Cảnh sát Ðức mang Marsan đi thẩm vấn, và hắn thừa nhận là có trọ ở Khách sạn Vitosha tại Sofia trong mùa hè 1980. Hắn cũng thừa nhận ở đó hắn có gặp Agca, nhưng lại nói hắn chỉ biết Agca là “Metin”. Hắn đồng ý là Metin có điện thoại cho hắn “nhiều lần” tại Munich. Nhưng hắn quả quyết rằng mình không biết Metin là Agca cho tới khi Ðức Thánh cha bị bắn.
Cảnh sát Ðức phóng thích Marsan trong vòng 24 giờ đồng hồ. Họ kể với tôi rằng hắn đã trả lời các câu hỏi “cách đầy đủ” và “cách cởi mở”, và chưa từng phạm tội ác nào tại Tây Ðức. Ðược thả tự do, hắn biến mất tiêu.
Những liên hệ của Agca với Marsan và với một người Ðức tên là Horst Grillmeier, thì mang tính cách quyết định, giúp hiểu rõ âm mưu ám sát Ðức Thánh cha. Cả hai đều liên kết với Abuzer Ugurlu, chủ nhân ông một đường dây lái súng khổng lồ đặt căn cứ tại Sofia và được biết tới như cánh tay Mafia Thổ nhĩ kỳ. Hơn nữa, Grillmeier được biết là đã kiếm được – vào ngày 9 tháng Bảy năm 1980 – khẩu Browning tự động mà Agca khai là đã, vào thời điểm mùa hè kế đó, nhặt được của một người Syria không biết tên tại Sofia. Một tài liệu bí mật của cảnh sát Ý mô tả Grillmeier là “người thường viếng thăm” Ðông Ðức, Syria, Lebanon, Libya và Bulgaria. “Chúng tôi tin là hắn cung cấp vũ khí cho những tên khủng bố quốc tế”, bản tường trình ấy ghi nhận. Sau khi Agca bị bắt, cảnh sát Áo thẩm vấn Grillmeier và cũng thả hắn ra trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Và hắn biến mất. Các viên chức tình báo Ý tin rằng hắn hiện nay đang ẩn núp tại một nước nào đó trong khối Ðông Âu.
Chính cựu Bộ trưởng Nội vụ Gunes là người đầu tiên chuyển đạt cho tôi về sự mênh mông của vương quốc bí mật của Abuzer Ugurlu. Ông nói, “Ugurlu, hắn ta là Bố già!” Doanh nghiệp buôn lậu với Thổ nhĩ kỳ lên tới hàng triệu đô la. Là một công dân Thổ nhĩ kỳ, Ugurlu còn du hành với thông hành của Bulgaria. Hắn có một biệt thự to lớn ở Sofia, nơi thường dành ưu tiên cho các lãnh tụ cao cấp của Ðảng Cộng sản.
Ugurlu rõ ràng đã kiếm được những ưu tiên này nhờ thực hiện những công tác vô giá cho Bulgaria trong chính sách khuynh đảo Thổ nhĩ kỳ. Số lượng lớn lao các vũ khí được tìm thấy trong kho của những tên khủng bố Thổ nhĩ kỳ – cả người phái tả lẫn người phái hữu – trong hai năm qua đều xuất xứ qua mạng lưới điều hành bởi Ugurlu, với sự giúp đỡ của Bulgaria. Một người từ hàng ngũ của Ugurlu đào ngũ đã khai rõ rệt là Mafia Thổ nhĩ kỳ “nằm dưới sự kiểm soát và giám sát của cơ quan mật vụ Bulgaria.”
Thế thì, việc đó tóm lại là, Ugurlu làm việc cho người Bulgaria. Về phần mình, người Bulgaria làm điều mà người Nga muốn họ làm. Không tổ chức công an mật vụ của nước nào kết chặt và giống hệt với KGB như của Bulgaria. Ðiều hơn thế nữa là KGB kiểm tra theo dõi tất cả mọi tên khủng bố như một chuyện đương nhiên. Thật không thể tưởng tượng được là KGB không hoàn toàn hay biết gì về một tên khủng bố có liên can mật thiết với cơ quan mật vụ Bulgaria như Agca.
Bằng việc để cho người của Bố già Ugurla chăm lo cho các nhu cầu của Agca ở Sofia – cung cấp cho hắn ta súng, thông hành, người giao liên như Marsan và Mustafaeof – cơ quan mật vụ Bulgaria có thể giữ một chừng mực khoảng cách với Agca. Cơ quan KGB Sô viết, tuy ở một chừng mực khoảng cách khác, lúc ấy có thể tuyên bố hoàn toàn chân thật rằng mình không bao giờ để mắt tới kẻ bắn Ðức Thánh cha.

Vụng về không cắt nghĩa nổi
Chúng ta đã biết cách chắc chắn hơn về toàn bộ vụ này nếu mà cảnh sát của Tây Ðức, Áo, Thụy sĩ, Ý và Thổ nhĩ kỳ đã có phối hợp những nỗ lực của họ. Tính cách nghèo nàn trong lối làm việc phối hợp của họ trong trường hợp Omer Marsan thì cũng tồi tệ như trong trường hợp Omer Ay. Việc bắt giữ hắn tại hải cảng Hamburg ở Tây Ðức tháng Hai vừa qua – vì phạm luật giao thông – tạo ra lời rì rầm sôi nổi.
Khởi sự vào ngày 25 tháng Năm năm 1981, cơ quan DIGOS của La mã, qua chi nhánh Cảnh sát Quốc tế Interpol ở Rôma, đã gởi một chuỗi thông tin liên can tới Omer Ay đến bộ tư lệnh Interpol ở ngoại ô Paris để phân phối đi khắp thế giới. DIGOS kết luận là bức vẽ tổng hợp về một người đàn ông với cái tráp đựng hồ sơ, bức hình khuất nửa mặt của người đứng kế Agca tại Quảng trường Thánh Phêrô, và một bức hình của chính Omer Ay. Trong bản báo cáo đính kèm, DIGOS ghi nhận “sự giống nhau rõ rệt” giữa hai bức hình sau. Viết bên dưới bức vẽ tổng hợp là mô tả chi tiết vật lý đối chiếu gần gũi với Omer Ay thật.
Ngày 4 tháng Sáu, Thổ nhĩ kỹ đưa ra một trát truy nã quốc tế cho cơ quan Interpol ở Ankara để “lưu hành trong mọi quốc gia”, chính thức cáo buộc Omer Ay về việc giúp kiếm mua thông hành giả cho Agca và cho chính mình.
Tuy thế bộ tư lệnh Interpol chối việc họ đã từng nhận bức ảnh nửa mặt và bức vẽ về Omer Ay do Ý gởi. Trát truy nã ngày 4 tháng Sáu của Thổ nhĩ kỳ không thật sự gởi tới cho Interpol cho tới ngày 4 tháng Chín. Interpol chỉ nhận được nó vào ngày 7 tháng Mười Hai. Cho tới tháng Hai năm kế – chín tháng sau mưu toan ám sát tại Vatican – cảnh sát Hamburg không nhận được các tài liệu của DIGOS và trát truy nã. Trước lúc ấy, dĩ nhiên dấu vết thì nguội ngắt. Omer Ay tỉnh bơ kể với cảnh sát Ðức rằng hắn không quen biết Agca và khai là không bao giờ ở Rôma. Người Ý không yêu cầu được thẩm vấn hắn. Thổ nhĩ kỳ có yêu cầu, nhưng cũng không đòi hỏi giải giao hắn cho mình.
Thật khó mà giải thích về những lộn xộn và vuột cơ hội này, hoặc về sự dửng dưng có tính cách chính thức. Chẳng hạn như, tại Tây Ðức, một viên chức cảnh sát cao cấp nắm vụ Agca nói với tôi, “Cảnh sát của chúng tôi đơn giản không coi vụ này là có tính cách quan trọng như bà coi.”
Các viên chức quan trọng tại các xứ sở phương Tây phụ trách vụ này nói với tôi một cách riêng tư rằng họ tin Liên bang Sô viết đứng đằng sau các lực lượng dấu mặt “điều hành” Agca. “Có khả năng người kiểm soát hắn là tên mật vụ Bulgaria Mustafaeof.” Ðó là lời Francesco Mazzola, chỉ huy trưởng ủy ban quốc hội thanh kiểm giám sát các công tác mật vụ của Ý nói với tôi năm ngoái. Không nói rõ tên, nhiều viên chức cao cấp của Vatican có vẻ chia xẻ quan điểm này. Sau khi nói chuyện với các “nguồn tin” Vatican, Francesco D’Andrea của tờ Giornale Nuovo viết về “một kế hoạch chi li trong sự hợp tác giữa KGB Sô viết và một phân ban nào đó của mật vụ Thổ nhĩ kỳ, có dây dưa với một nhóm quyền hành tại Thổ nhĩ kỳ muốn Thổ nhĩ kỳ rút ra khỏi NATO và gia nhập vào khu vực cuốn hút của Sô viết.” Ông ta viết, “Các viên chức Vatican đạt tới kết luận này, dựa vào những chỉ dẫn chính xác…được truyền theo các kênh thông tin ngoại giao.”
Theo đúng như sự xoay trở của Agca trong các nhóm hữu phái, thì không có bằng chứng rằng hắn từng là một Sói xám. Bức chân dung về hắn như một tên sát nhân phái hữu không thật sự có ý nghĩa. Tại sao những người phái hữu bên trong và bên ngoài Thổ nhĩ kỳ muốn ám sát vị thủ lãnh của Giáo hội Công giáo La Mã, đặc biệt lại dưới sự bao che của cộng sản Bulgaria? Người ta có thể hỏi cách sòng phẳng rằng vụ ấy đem được điều gì tốt lành đến cho phái tả Thổ nhĩ kỳ? Giữa những người Thổ nhĩ kỳ gần gũi với vụ này, một giả thuyết được công nhận rộng rãi nói rằng các lực lượng cánh hữu bị xâm nhập và lôi kéo theo lợi ích của Liên bang Xô viết. Ðây là điều mà họ tin là diễn ra vào lúc ấy:
Từ rất sớm Mehmet Ali Agca đã được chấm và tuyển mộ để sau này sử dụng trong bối cảnh hỗn loạn tại quốc nội. Hắn có thể không bao giờ biết ai thật sự là người trả tiền và kiểm soát hắn. Thân cận với những người phái hữu từ khi còn ở Malatya, Agca có thể được khuyến khích tiếp tục hoạt động trong tổ chức của mình để được dựng lên thành “nhân vật phái hữu”. Dù có ra tay hay không, hắn cũng đã được khích lệ để hỗ trợ việc giết Abdi Ipekci, hắn có thể đã bị thuyết phục mà thú nhận rằng mình đã giết Ipekci, để bao che cho những người khác và ghim chặt trách nhiệm cho phái hữu.
Khi được giải thoát thì hắn quá nổi tiếng, không thể giữ lại ở Thổ nhĩ kỳ được, và hiển nhiên là, hắn quá hữu dụng nên không thể bị kết liễu. Do đó, các chủ nhân ông Thổ nhĩ kỳ của hắn chuyển hắn cho những lực lượng khác chịu trách nhiệm trực tiếp hơn với Liên bang Xô viết.
Nhiều người Thổ tin rằng có một số cảnh sát trị an của chính Thổ nhĩ kỳ có liên can tới các chủ nhân ông ấy vào lúc kết thúc giai đoạn Agca ở Thổ nhĩ kỳ. Như Bộ trưởng Nội vụ vào thời đó, Gunes hiện đang bị điều tra. Vai trò của ông ta phức tạp do việc người anh em ruột của ông ta bị bắt vì là lãnh tụ địa phương của Ðảng Cộng sản Thổ nhĩ kỳ sinh hoạt trong bóng tối và việc hai con trai của ông cũng bị bắt vì là thành viên của tổ chức khủng bố Dev-Sol tả phái.

Dự tính cho bị bắt
Có một giả thuyết rộng rãi ở phương Tây rằng Ðức Thánh cha phải bị bắn vì ngài là người Ba Lan. Ðiều này có thể đúng. Dù Ðức Thánh cha Gioan Phaolô II chẳng có chút nào là diều hâu hung hăng chống Xô viết, ngài là vị cha tinh thần không chối cãi được của phong trào Công đoàn Ðoàn kết của Ba Lan mà nó vốn không bao giờ có thể ra đời nếu không có sự chúc lành của ngài. Như chúng ta thấy, từ khi có tuyên bố thiết quân luật ở Ba Lan, Công đoàn Ðoàn kết là một mối đe dọa bất khoan nhượng cho những nền tảng của đế quốc Xô viết.
Tuy nhiên, nếu quả thật động cơ duy nhất là của người Nga, thì tại sao họ lại chọn một người Thỗ nhĩ kỳ để nổ súng?
Người Thổ nhĩ kỳ ấy đã ở đó, tại Quảng trường Thánh Phêrô, để báo hiệu cho những ai theo Kitô giáo rằng nước Thổ nhĩ kỳ Hồi giáo là một xứ sở khác biệt và nham hiểm một cách mập mờ tới độ nó không thuộc về khối NATO. Một người Thổ nhĩ kỳ xuất hiện gánh vác vết nhục của một tên sát nhân phát xít bị kết án thì thật là tốt mọi đàng cho vai trò đó.
Ðó là lí do để tin rằng Mehmet Ali Agca không chỉ bị sử dụng mà còn bị phản bội và rằng hắn đã trông mong vào hai kẻ đồng loã của mình để đánh lạc hướng tại Vatican cho hắn có thể tẩu thoát. Thay vào đó, theo lệnh trên, hai tên đồng lõa này lại bỏ chạy. “Nhân vật phái hữu” của hắn đã bị thiết lập lên cách kiên cố, Agca đã bị dự tính cho bị bắt. “Sau đó, hắn không ở được trong tư thế thương lượng,” một viên chức cao cấp của DIGOS nói. “Nếu hắn khai, hắn sẽ bị để cho chết mục trong nhà giam. Nếu im lặng, có thể các chủ nhân ông sẽ lại câu hắn ra.”
Cũng giống như tại Istanbul, Agca nói và không nói, để lộ vừa đủ tin tức – chẳng hạn, về sự liên hệ của hắn với Marsan và Mustafaeof – cho các thẩm vấn viên người Ý để phát đi một thông điệp có vẻ thách thức và tuyệt vọng đến các chủ nhân ông của mình. Hắn vẫn đang chờ câu trả lời, từ phía những người chống đỡ cho hắn, là những kẻ có thể không còn hữu dụng xa hơn cho hắn, những kẻ mà hắn không bao giờ biết mặt, và là những kẻ mà có lẽ hắn không bao giờ hiểu mối liên hệ thật sự giữa hắn với họ.
© Nguyễn Ước (Bản tiếng Việt)
© Đàn Chim Việt

- Phỏng vấn GS Lê Đình Thông, đại học Paris-Nanterre: Tinh thần «chí nhân thay cường bạo» của Chân phước Gioan Phao Lồ II  —  (RFI) -  

Ðức Giáo Hoàng: Chủ nghĩa cộng sản không còn thích hợp

-Ðức Giáo Hoàng: Chủ nghĩa cộng sản không còn thích hợp Chuẩn bị viếng thăm Cuba

LEON, Mexico (AFP) - Ðức Giáo Hoàng Benedict XVI hôm Thứ Sáu phát biểu, chủ nghĩa cộng sản không còn thích hợp với Cuba nữa, và rằng Giáo Hội La Mã sẵn sàng giúp đỡ đảo quốc này tìm một cách mới để tiến tới mà không “thương tổn.”

Ðức Giáo Hoàng Benedict XVI vẫy tay tại phi trường ở Rome, hôm 23 Tháng Ba, 2012, khi đang bước lên máy bay trong chuyến du hành đến Mexico và Cuba. (Hình: AP/Andrew Medichini)

Phát biểu trên máy bay, trong chuyến du hành từ Rome sang Mexico và Cuba, Ðức Giáo Hoàng nói rằng chứng cớ ngày nay cho thấy quan điểm ý thức hệ Marxist không còn phù hợp với thực tại. Ngài nói, Giáo Hội sẵn sàng giúp đỡ Cuba chuyển tiếp một cách ôn hòa, và rằng tiến trình này đòi hỏi phải có sự kiên nhẫn nhưng cũng “cần có nhiều quyết tâm.”
Ðức Giáo Hoàng thêm rằng, cộng đồng Công Giáo Cuba, vốn chiếm 10% dân số, sẵn sàng giúp tạo một cuộc hội thoại xây dựng, để tránh thương tổn, đồng thời giúp tiến tới một xã hội thân ái và công chính. Ðây cũng là điều Giáo Hội ao ước đến với cả thế giới.
Cuộc viếng thăm của Ðức Giáo Hoàng đúng vào kỷ niệm năm thứ 400 Ðức Mẹ Thương Xót (Our Lady of Charity), ngày mà tượng Ðức Mẹ được tìm thấy dưới biển và được tôn kính vì mang đến nhiều phép lạ. (TP)


-Việt Nam không qua mặt Trung Quốc trong quan hệ Vatican Linh mục Dòng Tên thấy ‘dấu hiệu tích cực’

Nam Phương/Người Việt

[2005] Một công điện được gửi ngày 7 Tháng Ba, 2005 từ Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ tại Tòa Thánh Vatican về Washington D.C., phúc trình cuộc thảo luận về tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam cũng như khả năng tiến tới thiết lập bang giao giữa Tòa Thánh Vatican và Việt Nam.
Một sinh hoạt tại nhà thờ Sở Kiện, Hà Nam, nhân dịp kỷ niệm Năm Thánh thứ 350 tại Việt Nam. Hình minh họa. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)
Nội dung công điện là cuộc thảo luận giữa một viên chức chính trị của Tòa Ðại Sứ Mỹ ở Vatican với linh mục Dòng Tên người Việt Nam. Công điện ký tên Phó Ðại Sứ D. Brent Hardt nhưng không biết có phải người viết công điện này là ông hay không, và có phải ông cũng chính là người nói chuyện với LM Joseph Ðoàn hay không. Ông Hardt nay được cử làm đại sứ ở Guyana, một nước nhỏ thuộc vùng Nam Mỹ.
Phần tóm tắt ý chính của công điện viết, một giới chức Dòng Tên đặc trách Á Châu, Linh Mục Joseph Ðoàn, nói với viên chức tòa đại sứ rằng dù nhà cầm quyền Việt Nam bắn tiếng cho biết họ muốn thiết lập bang giao đầy đủ với Tòa Thánh, ông nghi ngờ nhà cầm quyền Hà Nội lại làm vậy trước khi Trung Quốc cũng làm tương tự.
Dù có trở ngại này, LM Ðoàn nói các dòng tu được hưởng sự dễ dãi trong việc đào tạo tu sĩ ở Việt Nam hơn là đào tạo các linh mục trở thành người phụ trách giáo xứ. Tuy bị nhà cầm quyền ngăn cấm tham gia mở trường trung học - môi trường giáo dục mà các cha Dòng Tên rất giỏi - Dòng Tên tại Việt Nam đi vòng theo một lối khác để “truyền bá đức tin.”
Thí dụ, những đề án gần đây về y tế do các tu sĩ đảm trách đã mở cửa cho giáo hội tham gia nhiều hơn vào hoạt động công ích. Linh Mục Ðoàn coi sự xây dựng mối quan hệ cá nhân như chìa khóa để cải thiện mối quan hệ giữa nhà cầm quyền Việt Nam và giáo hội Công Giáo, một tiến trình ông hy vọng sẽ dẫn đến tự do tôn giáo nhiều hơn.
Linh Mục Joseph Ðoàn, phụ tá bề trên tổng quyền vùng Ðông Á Châu của Dòng Tên ở Roma, nhấn mạnh trong một lần gặp gỡ tham vụ chính trị của tòa đại sứ rằng trong khi Việt Nam loay hoay xây dựng tính hợp pháp quốc tế của chế độ qua việc thiết lập bang giao với Tòa Thánh, họ lại ngần ngại làm việc này trước khi ông “đại huynh” Trung Quốc làm.
Về mặt tự do tôn giáo, Linh Mục Ðoàn cũng cho là Việt Nam theo bước chân Trung Quốc.
Bằng chứng, ông chỉ vào những tương đồng giữa quy định về quyền tự do tôn giáo ban hành ở cả hai nước: Trong cả hai trường hợp, các pháp lệnh về tôn giáo gồm 48 điều và cùng một nội dung.
Nhưng dù có sự tương đồng, Linh Mục Ðoàn tin rằng giáo hội Công Giáo tại Việt Nam ở trong hoàn cảnh tốt hơn ở Trung Quốc nhờ các cuộc “đối thoại thẳng thắn” của Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam với nhà cầm quyền CSVN.

Ðào tạo tu sĩ dòng tu ít trở ngại hơn

Nói về tự do hành đạo của các nhà tu hành tại Việt Nam, Linh Mục Ðoàn nhấn mạnh rằng, trở thành một tu sĩ của một dòng tu (linh mục dòng) dễ hơn là một linh mục phụ trách giáo xứ (linh mục triều). Trong khi đơn xin vào học ở các chủng viện đào tạo linh mục triều phải chờ đợi rất lâu dài mới được nhà cầm quyền chấp thuận (với tỉ lệ bị từ chối rất cao), Linh Mục Ðoàn nói những người muốn trở thành tu sĩ có thể bắt đầu học ngay tại các cơ sở đào tạo của các dòng.
“Chúng tôi không phải nộp danh sách sinh viên cho nhà cầm quyền.” Linh Mục Ðoàn giải thích.
Ở những giai đoạn sau của chương trình huấn luyện, Dòng Tên và các dòng tu khác như Dòng Ða Minh, Dòng Francisco, Dòng Chúa Cứu Thế, cũng đều phải nộp danh sách sinh viên cho nhà cầm quyền chấp thuận. Nhưng chủng sinh của Dòng Tên ít bị nhà cầm quyền cản trở hơn.
Linh Mục Ðoàn cho rằng việc nhà cầm quyền đòi được quyền ra quyết định sau cùng trong tiến trình thụ phong linh mục đã không tác động đáng kể đối với các dòng tu.

Trường mẫu giáo của con nhà quyền thế

Linh Mục Ðoàn nói vì nhà cầm quyền độc quyền giáo dục trung học, Dòng Tên ở Việt Nam chỉ được phép mở các lớp mẫu giáo. Ông kể một trường mẫu giáo nổi tiếng ở Phú Bài trực thuộc Dòng Tên và do một người chị em họ của ông điều hành vốn là một nữ tu. Ông nói đùa với vị đó rằng “Sơ là người đàn bà quyền thế nhất trong thành phố” vì rất nhiều con cái của những người quyền chức cao trong thành phố học ở đó.
Bị ngăn cấm không được mở các trường trung học, Linh Mục Ðoàn nói Dòng Tên “chú trọng vào việc truyền bá đức tin qua các phương cách tốt nhất có thể được.”

Y tế: Giáo hội làm những cái nhà nước không làm

Một trong những trọng tâm của hoạt động xã hội Công Giáo là y tế.
Linh Mục Ðoàn nói rằng các nữ tu đang điều hành nhiều trạm phát thuốc ở Việt Nam cũng như một số trung tâm giúp đỡ các bệnh nhân HIV/AIDS. Ông cho hay, nhà cầm quyền xin giúp 150 cán sự tôn giáo để yểm trợ cho các chương trình giúp người bệnh HIV/AIDS ở Tây Nguyên, hiện đang có 30 cán bộ đã ở đó. Theo ông Ðoàn, nhà cầm quyền quá sung sướng khi để cho các nữ tu, tu sĩ giao tiếp với bệnh nhân mang các chứng bệnh mà họ muốn tránh, như bệnh cùi (phong), và bệnh HIV/AIDS.
Cùng với sự hoàn thành mục đích của giáo hội là chăm sóc cho những ai cần được giúp, Linh Mục Ðoàn nói những nỗ lực đó mở đường cho giáo hội tham gia vào lãnh vực công ích, một bước quan trọng để xã hội và nhà cầm quyền chấp nhận nhiều hơn (sự có mặt của Công Giáo trong nhiều lãnh vực).

Sứ mạng cực kỳ khó khăn của Linh Mục Ðoàn

Linh Mục Joseph Ðoàn từng bị giam giữ 9 năm trong các nhà tù và trại lao động tập thể của nhà cầm quyền Việt Nam sau khi đã bị bắt hồi năm 1981 khi ông đã là một linh mục Công Giáo. Dù vậy, ông vẫn không tìm thấy cách nào đối phó hiệu quả với nhà cầm quyền cộng sản.
Ông nhấn mạnh rằng có thể tạo được sự tin tưởng của nhà cầm quyền bằng cách xây dựng được mối quan hệ cá nhân, một cách chậm chạp và cẩn thận.
Mô tả điều này, là một linh mục bề trên Dòng Tên ở Việt Nam, ông thường phải tiếp xúc với các viên chức nhà nước để xin giấy phép gửi chủng sinh ra nước ngoài tu học. Ông nhớ lại là ông phải làm quen từ từ với những cán bộ có trách nhiệm. Lúc đầu, họ là những người gây trở ngại, nhưng sau khi họ biết ông thế nào rồi, họ trở thành người giúp ông, kể cả việc hướng dẫn ông cách làm đơn thế nào để có lợi nhất cho các sinh viên.
Ðược hỏi làm sao ông có thể hợp tác với nhà cầm quyền CSVN sau khi đã có những năm kinh nghiệm đầy đau đớn, Linh Mục Ðoàn chỉ nhún vai và cười.
“Ðó là sứ mạng bất khả thi của tôi (my mission impossible).” Linh Mục Ðoàn nói. “Chúng tôi hy vọng rằng bằng cách xây dựng mối quan hệ cá nhân giữa giáo hội và nhà cầm quyền, chúng tôi có thể xây dựng được sự tin cậy lớn hơn.”
Linh Mục Ðoàn vẫn hy vọng rằng sự tin cậy này sẽ dẫn đến tự do tôn giáo rộng rãi hơn tại Việt Nam.

Công điện:
Vietnam: Jesuit official sees positive signs for religious freedom, reluctant to launch diplomatic relations.
Loại bảo mật: Bảo mật.
––––––––––
Liên lạc tác giả: NamPhuong@nguoi-viet.com-Nguồn:

Việt Nam không qua mặt Trung Quốc trong quan hệ Vatican




-Đại diện Tòa Thánh thăm người Hmong ở Sapa   —  (BBC).  – Hình ảnh các Ki-ốt của bà con giáo dân Giáo xứ Mỹ Lộc bị đập phá(Cộng đoàn Vinh). – Cộng đồng Việt Nam biểu tình yểm trợ giáo xứ Thái Hà – (NV).-Ðại diện Vatican thăm giáo phận nghèo nhất Việt Nam (Nguoi-Viet Online) -

Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, đại diện không thường trú của Tòa Thánh Vatican tại Việt Nam, vừa có chuyến thăm viếng giáo phận Hưng Hóa, một trong những giáo phận nghèo nhất và ít giáo dân nhất Việt Nam.
Cha Giám tỉnh DCCT Canada thăm Việt Nam - 28.11.2011
Nguyễn Trường Tộ (1830 – 1871) – một bi kịch lạc quan – (BoxitVN).-----Trung Quốc hủy họp với Ấn Ðộ vì Ðạt Lai Lạt Ma – (NV). -

Việt Nam, Vatican thảo luận về quan hệ ngoại giao

REUTERS Hỏi-Đáp: Việt Nam, Vatican thảo luận về quan hệ ngoại giao
John Ruwitch
Thứ Ba, ngày 8-12-2009
HÀ NỘI (Reuters) – Chủ tich nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết sẽ gặp Đức Giáo hoàng Benedict vào tuần này trong một chuyến công du tới Italy để thảo luận về việc cải thiện các mối quan hệ. Vatican và quốc gia do Cộng sản cầm quyền ở Đông nam Á này không có các mối quan hệ ngoại giao.
Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng đã mời Đức Giáo hoàng viếng thăm nước này vào năm sau. Dưới đây là các câu hỏi và trả lời về mối quan hệ Việt Nam-Vatican.
GIÁO HỘI THIÊN CHÚA GIÁO TẠI VIỆT NAM QUAN TRỌNG RA SAO?
Đạo Thiên chúa ở Việt Nam đã tồn tại hàng thế kỷ. Trong số 86 triệu người dân ở Việt Nam, hầu hết là tín đồ Phật giáo, song có tới khoảng 7% theo đạo Thiên chúa, tạo thành một trong những cộng đồng Thiên chúa lớn nhất châu Á.
Không giống như Trung Quốc, nơi mà nhà nước khống chế tôn giáo thông qua một giáo hội “yêu nước” được Đảng Cộng sản hậu thuẫn, ở Việt Nam không có sự can thiệp trực tiếp của nhà nước và các tín đồ Thiên chúa giáo trung thành với Vatican.
Giáo hội Thiên chúa giáo là một tổ chức lớn nhất ở Việt Nam nằm ngoài Đảng Cộng sản, vốn vẫn kiểm soát chặt chẽ đối với tôn giáo và cắt giảm những hoạt động của các môn đồ khi họ bị cho là liên quan đến chính trị.
BỐI CẢNH CỦA CHUYẾN VIẾNG THĂM NÀY LÀ GÌ?
Năm ngoái, các Giáo sĩ Thiên chúa đã hướng dẫn tổ chức những buổi cầu nguyện và đưa ra các kháng nghị về những mảnh đất tại Hà Nội và cả nơi khác mà nhà thờ cho là chính quyền đã tịch thu một cách bất hợp lý từ những thập kỷ trước. Tại một thời điểm, tám người đã bị bắt do vai trò của họ đối với cuộc phản kháng, song một phiên tòa tổ chức sau đó đã tuyên phạt họ những mức án tương đối nhẹ.
Gần đây nhất, các tín đồ Thiên chúa giáo tại Tam Tòa, phía nam Hà Nội, đã cố dựng lên một nơi thờ tự tạm bợ tại một nhà thờ bị phi cơ Hoa Kỳ phá sập và đã được ấn định là một di tích chiến tranh. Công an đã ngăn chặn không cho họ thực hiện việc đó, bắt đi một số người và các nguồn tin từ phía [những người] Thiên chúa giáo cho biết một vài người đã bị thương trong một cuộc ẩu đả.
Những cuộc phản kháng quy mô xảy ra sau đó, đánh dấu một sự thách thức chưa từng thấy đối với chính quyền và có lẽ đã gây sức ép lên Đảng Cộng sản để dẫn tới một cuộc đối thoại với Vatican – hoặc ít nhất cũng tạo nên một màn trình diễn như thế. Một số nhà phân tích suy đoán rằng chính phủ đã đề nghị sự trợ giúp của Vatican trong việc chế ngự những cuộc biểu dương lực lượng này.
TẠI SAO HÀ NỘI VÀ TÒA THÁNH KHÔNG CÓ CÁC QUAN HỆ NGOẠI GIAO?
Việt Nam nằm trong số một nhúm các quốc gia trên thế giới mà Toà thánh Vatican không có các mối quan hệ [ngoại giao]. Tại châu Á, các nước khác [không có quan hệ ngoại giao với Vatican] như Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Lào, Malaysia và Myanmar.
Khi các lực lượng Cộng sản Việt Nam đánh bại hoàn toàn người Pháp và đất nước bị chia cắt bởi Hiệp định Paris năm 1954, hàng trăm ngàn giáo dân Thiên chúa giáo đã trốn chạy vào nam. Năm năm sau, Vatican đã rút toàn bộ cơ quan đại diện của mình khỏi Hà Nội và chuyển vào Sài Gòn, nơi họ còn giữ một đại diện ngoại giao tại Việt Nam Cộng hòa được Hoa Kỳ hỗ trợ, hay còn gọi là Nam Việt Nam, cho tới khi chính quyền này sụp đổ năm 1975.
Những dấu hiệu cho thấy có một sự tan băng trong các mối quan hệ với Hà Nội đã bắt đầu xuất hiện vào cuối thập niên 1980, song mọi việc chuyển biến rất chậm chạp do chính quyền Cộng sản cảnh giác với lực lượng đối lập có tổ chức và ở một mức độ thấp hơn, đó là tôn giáo nói chung.
Vatican và chính quyền Việt Nam đã có hơn một chục vòng đàm phán trong nhiều năm và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gặp Đức Giáo hoàng đầu năm 2007.
CÁC QUAN HỆ NGOẠI GIAO CÓ Ý NGHĨA GÌ ĐỐI VỚI CẢ HAI BÊN?
Với nhiều lý do, Vatican tỏ ra thiết tha hơn so với chính quyền Việt Nam trong việc thiết lập các mối quan hệ.
Tuy nhiên, căn cứ vào những phản kháng và sự lên tiếng tiếng của cộng đồng người Thiên chúa giáo gốc Việt ở hải ngoại, các nhà lãnh đạo Cộng sản có lẽ đang xem xét cái lợi, cái hại trong việc giảm bớt căng thẳng với Vatican.
Thực vậy, Vatican đã giúp làm giảm những cuộc phản kháng năm ngoái, đảng có thể nhận ra rằng nâng cao các mối quan hệ như là một biện pháp hữu ích nhằm giữ quyền kiểm soát đối với các tín đồ công giáo nước này.
Theo quan điểm của Vatican, việc thiết lập các mối quan hệ bình thường với Việt Nam có thể thúc giục các quốc gia khác cải thiện các mối quan hệ song phương với mình.
Hiệu đính: N.T.
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009


Threatened Buddhists to leave Vietnam temple: Abbot (AFP 11-12-09)

Cuộc đối thoại giữa Giáo hội và chính quyền Việt Nam phải dựa trên cơ sở tôn trọng công lý (RFI).Pope, Vietnamese president try for closer ties (AP). Rapprochement as pope meets Vietnamese president (AFP). Video Vietnam Catholics look to new start – 11 Dec 09 (Al Jazeera/ Youtube).


- Quan hệ Việt Nam – Vatican ấm dần (BBC). – Đức Giáo hoàng tiếp Chủ tịch Triết (BBC). – Pope meets Vietnam leader, edging toward full ties (Star/Reuters). – Về chuyến thăm Vatican của Chủ tịch VN.
- Năm Thánh 2010 – Sám hối, hòa giải và hi vọng (VNN)
- Lê Công Định sẽ tự bào chữa (BBC).
- Vietnam must release religious freedom advocate (MecuryNews).

- Đề nghị giám đốc thẩm vụ án “lập quỹ trái phép” tại nông trường Sông Hậu (bauxite)
Muốn chống tham nhũng, phải có cơ chế chặt chẽ (PLTP).

- Dân đã sẵn sàng “nhường chỗ” cho dự án nhà máy điện hạt nhân (PLTP/CP).
- Đã đến thời của điện gió? (TBKTSG)
- ĐCS Ấn Độ và (ĐCS) Việt Nam tăng hợp tác về công tác đảng (TTXVN)
- Senior CPC official meets Vietnam guest (Xinhua).
- 2009: Chiến tranh mạng, gián điệp mạng (Tổ quốc)

Lại chuyện minh bạch trong DNNN (TBKTSG).
- Yahoo opens first permanent office in Vietnam (Media).

- Vietnam: a rocky ride, but good value long-term (MoneyWeek).

- Truy xuất nguồn gốc thuỷ sản XK vào châu Âu: Ngư dân vẫn ngơ ngác (NNVN).

Indochina Airlines và công nghiệp hàng không ở Việt Nam (VOA)
- Tiếp tục hỗ trợ lãi suất 2%/năm cho các khoản vay (NLĐộng)

Lãi suất cơ bản, công cụ quan trọng của chính sách tiền tệ (TuanVN/DNSGCT)
- 15,3 tỷ USD đầu tư vào Khu kinh tế Vân Phong (TTXVN).

- Vietnam opts for Japanese bullet trains (The Japan Times). - FBD: Vietnam’s coffee industry urged to focus on quality; not quantity (Food Biz Daily).
- ICBC gets approval to set up Hanoi branch (Xinhua).

- Chiến lược cho thập kỷ tới (TuanVN)

- Vietnam mission for school team (Gulf Daily News)

Những “kỳ án” ADN (TTrẻ)
- Đề nghị truy tố đường dây bán 400 phụ nữ (TPhong)
- Phát hiện 2 cơ sở tàng trữ động vật hoang dã (TTrẻ)
- 100 lý do để sống ở Hà Nội (Phần 1) (TTVH).


Nhân viên phòng vé Hàng không Quốc gia mà thế này sao?
Mặc dù đã yêu cầu nhân viên kiểm tra lại và cho tôi đặt hai vé giá khuyến mãi nhưng nhân viên phòng vé vẫn nói không còn giá vé loại đó. Khoảng 30 phút sau, tôi đã gọi điện lại và gặp một nhân viên khác. Thật bất ngờ nhân viên này đã xác nhận vẫn còn vé khuyến mãi và tôi mua đôi vé khứ hồi với giá chỉ hơn 1.060.000 đồng.


Sống chung với xỉ đồng (VNExpress); “Kẻ giết người thầm lặng”.


Vụ hạt dưa tẩm chất gây ung thư: Hạt Trung Quốc, chất tẩm Ấn Độ
Hôm qua 11-12, đoàn kiểm tra liên ngành do bác sĩ Lương Đình Hiệp, Phó chánh thanh tra Sở Y tế Bình Thuận, làm trưởng đoàn; cùng đại diện Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Trung tâm Y tế dự phòng, Chi cục QLTT và Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về môi trường (PC37) Công an Bình Thuận, tiến hành kiểm tra quy trình sản xuất hạt dưa của DNTN Tấn Phát (thị trấn Phú Long, H.Hàm Thuận Bắc).


Lãnh đạo SCIC không nhận 2 lương Việt Báo
Chưa có bản giải trình chính thức liên quan đến chuyện lương bổng, song Bộ Tài chính khẳng định các thành viên trong Hội đồng quản trị không nhận 2 lương mà chỉ có thêm một khoản tiền trợ cấp cỡ khoảng 2 triệu đồng. > Làm rõ khoản lỗ 31 triệu USD tại Jetstar Pacific



Khống chế thu nhập lãnh đạo doanh nghiệp Nhà nước: Lương không quá 100 triệu đồng/tháng (TN 11-12-09)



Đứng tim vì rắn choàm quạp xuống phố (CAND 11-12-09)


Khi âm đạo mở miệng (Da màu).
- Lý Đợi trả lời phỏng vấn của talawas: Thơ phải đến từ sự tự do mà chúng ta đang tìm kiếm
- Hà Nội không có quyền thôn tính Hà Tây về văn hóa (TPhong).

- Ẩn danh trên báo chí trực tuyến (TuanVN)

- CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC Ở NƯỚC TA NHỮNG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XX VÀ NHỮNG ÔNG NGHÈ CUỐI CÙNG CỦA NỀN KHOA CỬ PHONG KIẾN (Da màu)
- Hết học kỳ 1, hơn 26.000 học sinh bỏ học (VNN)
- Chàng trai Hà Nội trở thành Giảng viên Đại học Oxford (DTrí)
- Phòng ngừa dịch cúm bằng “kháng sinh trời cho” (blog Ng.V. Tuấn)
- Novel drug combo extends breast cancer survival (AP).
New Weapon in Breast Cancer Battle? Experts Cautious (ABC).


Biến đổi khí hậu và những giải pháp khả thi cho Việt Nam: Con đường gian truân… của thế kỷ XXI! (bauxite).
- Tại Việt Nam, liệu năng lượng mặt trời có thể được phát triển thêm ? (RFI)
- Hà Văn Thịnh: Bóc lột nhân phẩm (bauxite).

Luật Phòng chống bạo lực gia đình - “Chế tài xử phạt các vi phạm bạo lực gia đình” (TTXVN).

- Ký hợp đồng chuyển giao công nghệ đỗ xe tự động (TTXVN).

- Người thầy giáo già và ngôi trường Việt Nam trên Biển Hồ, Cam Bốt (RFI)
- U.S. Climate Negotiator ‘Lacks Common Sense,’ Chinese Diplomat Says (New York Times).
Chinese official calls US negotiator irresponsible (AP). China ’shocked’ by US climate stance (NineMSN).
- Thượng viện Mỹ sẽ chấp thuận mục tiêu của tổng thống Obama đề nghị giảm 17% khí thải (RFI).
- Tại Mỹ, cúm A làm 10.000 người thiệt mạng kể từ tháng tư đến nay (RFI).
- Tamiflu-resistant H1N1 spread to healthy people (The Canadian Press).



Mỹ ủng hộ hiệp định ràng buộc pháp lý về BĐKH
Copenhagen tượng trưng cho cơ hội để bắt đầu hành trình tiến ngay tới một hiệp định pháp lý và tăng tốc hình thành nền kinh tế các-bon thấp-ĐS Mỹ viết.


“Trung Quốc đang ở tình huống tiến thoái lưỡng nan”
TQ muốn giải quyết vấn đề bất động sản tăng dữ dội song lại e ngại không áp dụng biện pháp cứng rắn.



Trung Quốc: Why China Won't Rule the World (Newsweek 8-12-09) -- Minxin Pei.

- China Policy Changes Lead to Rising Prices (Wall Street Journal).

The China Bubble (Forbes).

- Tại Philippines, nhóm vũ trang đe dọa giết các con tin còn lại (RFI).
- Bà Rebiya Kadeer đến Pháp vận động công luận ủng hộ người Duy Ngô Nhĩ (RFI).
- Ukraine đề nghị IMF cho vay khẩn cấp 2 tỷ Đô-la (Vit).
- Denmark seeks to pacify China over Tibet (AFP). China’s human rights record worse than a year ago (Telegraph).

- Sông Mê kông sẽ mất 200.000 tấn thủy sản/năm (TBKTSG)
- Tường thạch cao ăn mòn quan hệ Mỹ-Trung? (VNN)
- Key Government Officials From Vietnam Internet Network Information Centre (VNNIC) Meet With Dot VN, Inc. in San Diego in December 2009 (CNN).

- Quốc vương Campuchia ân xá cho gián điệp Thái (Vit)
- Mỹ cam kết gắn bó Đông Nam Á (TNiên)



Đài Vatican nói 'Việt Nam thất hứa'
Bản vẽ của công viên
Chính quyền Hà Nội cho xây công viên trên đất Tòa Khâm Sứ cũ
Trang web của đài phát thanh Vatican bản tiếng Anh lên tiếng về vụ chính quyền Hà Nội cho xây công viên trên đất tranh chấp.
Bài viết được đặt tiêu đề "Chính quyền Hà Nội thất hứa với tín đồ Công giáo".
Bài viết nói khu đất này là trung tâm của một cuộc tranh chấp đất đai kéo dài tám tháng giữa giáo dân Hà Nội, mà theo tác giả, là chủ nhân ban đầu của khu đất, với chính quyền Hà Nội.
Công tác san ủi dọn hiện trường bất ngờ được tiến hành từ sáng ngày 19 tháng Chín tại khu đất ở số 40-42 phố Nhà Chung.
Tòa Tổng giám mục Hà Nội trong một thời gian dài đã yêu cầu xin lại tòa nhà từng được dùng làm văn phòng của đại diện tòa thánh Vatican.
Câu trả lời chính thức được đưa ra vào ngày 18/9, khi Ủy Ban Nhân Dân quận Hoàn Kiếm công bố quy hoạch dự án xây dựng công viên cây xanh tại phần đất tranh chấp này.
Bài viết ngắn của Đài phát thanh Vatican về vụ này được đăng trên trang tiếng Anh, tuy nhiên, trang web tiếng Việt chưa thấy đăng tin bài gì về vụ xây công viên trên khu đất tranh chấp.
Chương trình tiếng Việt của Radio Vatican ra đời từ năm 1979 và tự coi vai trò của họ "trước tiên là cộng đồng công giáo tại Việt Nam, và đài Vatican, tự bản chất, được coi là mối dây nói liền Đức Giáo Hoàng, Tòa Thánh với các giáo hội địa phương."
Nội dung các chương trình của đài chủ yếu nhắm vào giới thính giả công giáo.
---------
Còn chuyện đùa nữa:
Một cửa liên thông chỉ là “ngồi chung một chỗ”
Cập nhật lúc 10h21" , ngày 05/05/2009 -
Ngày 4/5, đoàn kiểm tra công tác cải cách hành chính của thành phố Hà Nội tiến hành kiểm tra đột xuất việc giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh (ĐKKD), cấp mã số thuế, đăng ký con dấu ở bộ phận “một cửa liên thông” tại trụ sở Sở Kế hoạch Đầu tư thành phố. Tại đây, “một cửa liên thông” chỉ là “ngồi chung một chỗ”, còn môĩ cơ quan vẫn độc lập giải quyết phần việc của mình, chẳng dính dáng gì đến nhau.

Theo quan sát, hàng trăm người chờ, xếp hàng, thậm chí không ít người từ xa đến phải “ăn trưa, nghỉ trưa” tại đây, chờ đến chiều để làm thủ tục cấp mới, cấp đổi mã số thuế. Chỉ riêng lĩnh vực thuế, dù đã lấy số hẹn và xếp hàng từ sáng, nhưng nếu hết giờ mà chưa đến lượt, đến buổi chiều họ lại phải lấy số khác, tiếp tục chờ từ đầu.

Kiểm tra “một cửa liên thông” (lĩnh vực thuế), đoàn kiểm tra phát hiện không có sổ nhật ký nhận - trả hồ sơ, chỉ lưu lại các bảng tổng hợp kết quả trong ngày, không khoa học và đầy đủ. Có buổi, sổ hồ sơ được giải quyết chỉ đạt 25% so với số phiếu hẹn phải ra và không ít người đã đến ngày trả hồ sơ mà phải vài ngày sau mới lấy được kết quả.

Kết luận buổi kiểm tra, ông Lê Quốc Cường, Phó GĐ Sở Nội vụ, trưởng đoàn kiểm tra cải cách hành chính cho rằng: Tinh thần, trách nhiệm phục vụ của các cán bộ “một cửa liên thông” (lĩnh vực thuế) cần phải “xem lại”. Thủ tục về thuế chầm còn “do phong cách làm việc (tra cứu hồ sơ bằng cách lật từng chồng hồ sơ để tìm chứ không lưu trữ và tra cứu trên máy tính), chẳng khác nào… đi mượng sách ở thư viện thời những năm 1985-1970”

Bkav và VietNamNet cùng bị tấn công bởi nhóm “Sinh tử lệnh”

-Thử tìm diện mạo Sinh tử lệnh 
Trong thế giới ảo này thông tin về Sinh tử lệnh rất mù mờ và rất khó phân định chân giả. Nhóm Sinh tử lệnh rất khác các nhóm hacker trên thế giới, bất kể là hắc đạo hay bạch đạo, không minh bạch và không thể hiện trách nhiệm của mình. Do vậy tôi thử hình dung diện mạo văn hóa của nhóm này. Tôi dựa vào độc nhất cái tên Sinh tử lệnh để khắc họa.

"Sinh tử lệnh" rõ ràng có nguồn gốc từ tiểu thuyết kiếm hiệp. Trong Thiên Long bát bộ, Kim Dung miêu tả một thứ bùa sinh tử, cấy vào cơ thể con người để khống chế đối tượng, cho sống được sống, bắt chết phải chết. Đó chính là ý nghĩa của hai chữ sinh, tử. Sử dụng một khái niệm trong tiểu thuyết kiếm hiệp để dương danh cho thấy phông văn hóa của nhóm Sinh tử lệnh thuộc dạng phổ cập, không thuộc dạng tinh hoa. Mặt khác, "sinh tử" bao gồm hai ý nghĩa: sống và chết, nhưng "sinh tử lệnh" của nhóm hacker này chỉ có ý nghĩa "tử", không có ý nghĩa "sinh", không có đặc tính khống chế, điều khiển. Do vậy, phông văn hóa của nhóm Sinh tử lệnh thuộc dạng "lùn", hay nói cách khác là thấp hơn mặt bằng văn hóa chung của đại chúng. Từ đặc điểm như vậy có thể hình dung thành viên của nhóm Sinh tử lệnh được sinh ra và lớn lên trong các gia đình thiếu nền tảng văn hóa, không được nhận sự quan tâm, chăm sóc và giáo dục của cha mẹ một cách đầy đủ. Đấy là những nét khái quát văn hóa của nhóm Sinh tử lệnh.

-Sinh tử lệnh và thế giới ảo 
Theo ICTPress, Cục Cảnh sát phòng chống Tội phạm Công nghệ cao của Bộ Công an cho biết các website của BKAV và Vietnamnet cùng bị nhóm Sinh tử lệnh tấn công. Đây là một thông tin mà tôi cảm thấy thú vị. Tuy vậy không rõ C50 đã có những bằng chứng nào để xác định được nhóm Sinh tử lệnh.
Có một số thông tin mà tôi cảm thấy mù mờ. Khi website của BKAV bị tấn công, C50 cũng thông báo cho biết đã bắt được thủ phạm hacker. Tuy vậy truyền thông hoàn toàn không đưa thông tin về tên tuổi của nghi phạm. Đây là một điểm rất bất bình thường của truyền thông Việt Nam. Ngoài ra, cho đến thời điểm này, tôi không thấy có thông tin về khởi tố vụ án.



Sau khi có thông tin hacker trang web của BKAV bị bắt, có một nhóm hacker bí mật đã hack trang web của BKAV để trả thù cho hacker bị bắt trên, và công bố một số thông tin trong đấy có nói tới BKAV có những mối liên quan tới cơ quan an ninh Việt Nam. Giờ đây cơ quan an ninh Việt Nam thông báo nhóm này là Sinh tử lệnh.

Mặt khác, trước đây nhóm Sinh tử lệnh chuyên môn hack các trang web đối lập hay có khuynh hướng đối lập với chính quyền Việt Nam.

Vậy phải hiểu nhóm Sinh tử lệnh như thế nào? Là một nhóm có khuynh hướng đối lập với chính quyền Việt Nam hay là một nhóm thuộc chính quyền hay có khuynh hướng thân chính quyền Việt Nam hay không phải cả hai phương án trên? Nếu là nhóm thuộc chính quyền Việt Nam thì tại sao phải hack các trang web chính thống? Nếu là nhóm đối lập với chính quyền Việt Nam thì tại sao phải hack các trang web đối lập? Cũng có thể xảy ra "khổ nhục kế" nhưng để làm gì, với mục đích gì hay tuy cùng phe nhưng đồng sàng dị mộng?

Xét hai khả năng giả định xảy ra:

1. Sinh tử lệnh do C50 tạo ra. Sinh tử lệnh phá các trang web lề trái là logic. C50 giá họa cho nhóm hacker phá trang web của BKAV và Vietnamnet là Sinh tử lệnh. Vậy cần phải chờ nhóm hacker phá trang web của BKAV tuyên bố mình không phải là Sinh tử lệnh. Trong trường hợp như vậy sẽ phải tin ai: C50 hay nhóm hacker? Nếu như nhóm hacker im lặng không tuyên bố gì sau thông báo của C50 thì có thể coi giả định này là không đúng.

2. Sinh tử lệnh do một nhóm đối lập với chính quyền tạo ra. Nhóm này phá các trang web lề trái thực chất làchiêu "kim thiền thoát xác" mà trước đây tôi từng nghĩ tới, như vậy cũng logic. Nhóm này phá các trang web của Vietnamnet và BKAV cũng logic. Nhóm hacker này sẽ tuyên bố mình không phải là Sinh tử lệnh để chạy tội. Kết quả này lại trùng với một khả năng của giả định 1. Vậy làm thế nào để tách chúng?

Bkav chống virus hay đào tạo tin tặc cho CA?

Thế giới ảo này thật là hư hư thực thực. Làm thế nào để nhìn thấy chân tướng đây?
-Virus tấn công Vietnamnet được lây lan từ phần mềm Unikey lậu   –   Việt Nam cần tổ chức đủ mạnh để đối phó với chiến tranh mạng  (ITC News).
Bkav và VietNamNet cùng bị tấn công bởi nhóm “Sinh tử lệnh” (ICTnews).
-Bkav và VietNamNet cùng bị tấn công bởi nhóm “Sinh tử lệnh”Thông tin công nghệ
Một số vụ tấn công vào các Website của Bkav và Báo điện tử VietNamNet thời gian qua đều do nhóm hacker có tên "Sinh tử lệnh" gây ra.

Thẻ bài của nhóm "Sinh tử lệnh" để lại trên một trang Blog. Ảnh: Internet.
Thông tin được Đại tá Trần Văn Hòa, Cục phó Cục Cảnh sát phòng chống Tội phạm Công nghệ cao - C50 (Bộ Công an) cho biết tại một cuộc hội thảo về bảo mật diễn ra sáng nay tại Hà Nội.
Ông Hòa cũng cho biết, nhóm "Sinh tử lệnh" đã xây dựng mạng máy tính ma (Botnet) bằng cách nhúng mã độc hại vào các phần mềm được nhiều người sử dụng tại Việt Nam rồi phát tán trên Internet.
Cụ thể, vụ việc VietNamNet bị tấn công là do các mã độc có trong phần mềm Unikey giả mạo được tải lên một trang Web sử dụng tên miền .vn.
Hay như vụ Website của Unikey bị hack và thay đổi link tải phần mềm xảy ra gần đây cũng chính do nhóm "Sinh tử lệnh" thực hiện nhằm cài mã độc vào phần mềm rất phổ biến này.
Cái tên "Sinh tử lệnh" đã được giới bảo mật trong nước nhắc đến nhiều từ những năm 2010 - 2011 khi nhóm này liên tục tấn công chiếm tài khoản của nhiều Website và trang blog. Khi không thể tấn công chiếm quyền, nhóm này huy động mạng botnet hùng hậu để tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) các Website.
Đặc điểm của nhóm này là khi tấn công thành công một Website luôn để lại một thẻ bài có dòng chữ "Sinh tử lệnh". Hình ảnh chiếc thẻ bài đã trở thành nỗi khiếp sợ của nhiều chủ Website thời bấy giờ.
Đây là lần đầu tiên cơ quan phòng chống tội phạm mạng chỉ đích danh nhóm hacker này. Trước đó, một số thành viên có uy tín trên diễn đàn bảo mật HVAOnline khi phân tích mã nguồn các mã độc cũng khẳng định các vụ tấn công vào VietNamNet, và Unikey,... do nhóm này chủ mưu.
Theo ICTPress


-“Thủ phạm” tấn công Bkav và VietNamNet là ai?
Dân Trí
Một số vụ tấn công vào các Website của Bkav và Báo điện tử VietNamNet thời gian qua đều do nhóm hacker có tên "Sinh tử lệnh" gây ra. Thông tin được Đại tá Trần Văn Hòa, Cục phó Cục Cảnh sát phòng chống Tội phạm Công nghệ cao - C50 (Bộ Công an) cho biết ...
Hacker Sinh Tử Lệnh nhiều lần "đánh" VietNamNetVietNamNet
Đáng sợ trojan thế hệ mớiThế Giới Vi Tính
-ICT News -Virus tấn công Vietnamnet được lây lan từ phần mềm Unikey lậu
vietnamnetbitancongddos.jpg
Việc lây nhiễm virus "Sinh Tử Lệnh" đã khiến máy tính ở Việt Nam tạo thành các máy tính ma và được sử dụng để tấn công báo điện tử Vietnamnet.
Virus tấn công Vietnamnet được lây lan từ phần mềm Unikey lậu
ICTnews - Theo Đại tá Trần Văn Hòa, Cục phó Cục Cảnh sát phòng chống Tội phạm Công nghệ cao - C50 (Bộ Công an), vụ tấn công từ chối dịch vụ báo điện tử Vietnamnet thực hiện bởi các máy tính nhiễm mã độc được chèn vào phần mềm Unikey tải từ website có đuôi .com.vn.
Tại Hội thảo-Triển lãm Quốc gia Điện toán đám mây và An ninh bảo mật 2012 (22-23/3) tại Hà Nội, ông Hòa cho biết, vụ tấn công từ chối dịch vụ vào báo điện tử Vietnamnet.vn được thực hiện từ các máy tính nhiễm virus "Sinh Tử Lệnh" (được tạo ra từ nhóm hacker có biệt danh "Sinh Tử Lệnh). Cụ thể, tin tặc đã chèn virus oxdex.com/logo.jpg vào file unikey40RC2-1101-win32.zip và đã tải lên tranghttp://***.com.vn/. Sau khi bị nhiễm, virus sẽ nhận lệnh điều khiển từ một máy chủ tại Anh tại địa chỉ http://oxdex.com/logo.jpg, địa chỉ IP 178.162.225.254 của nhà cung cấp dịch vụ Internet Santrex. Ngay sau đó, C50 đã đề nghị Cảnh sát Anh hỗ trợ xác minh thông tin liên quan đến máy chủ có địa chỉ IP này.
Cũng theo ông Hòa, thủ đoạn nhúng virus vào phần mềm phổ biến ở Việt Nam cũng đã được nhóm hacker "Sinh Tử Lệnh" thực hiện để tấn công nhiều vụ khác, như sáng ngày 1/3/2012, website http://unikey.org/ đã bị tin tặc trỏ các link tải phần mềm Unikey về một website giả SourceForge.net. Khi đó, các file của Unikey ở website chứa virus “Sinh Tử Lệnh” sẽ được cài đặt vào máy tính người dùng và tạo thành mạng Botnet, điều khiển bởi virus hosting tại nước ngoài. "Hacker đã sử dụng virus Sinh Tử Lệnh nhiều lần tấn công bkav.com.vn, vietnamnet.vn", ông Hòa cho biết thêm.
Theo đánh giá của hãng Symantec trong năm 2011, không gian mạng Việt Nam đã trở thành nơi “ưa thích” của giới hacker thế giới và là “ổ máy tính ma” lớn nhất thế giới. Ông Nguyễn Viết Thế, nguyên Cục trưởng Cục Công nghệ Tin học nghiệp vụ (Bộ Công an) cho rằng, thói quen thường xuyên không tắt nguồn máy tính và bật liên tục cả ngày của người Việt Nam cũng là một trong số những nguyên nhân khiến Symantec công bố kết quả như vậy.
Thế Phương


Thêm bằng chứng tin tặc VN: Công an CSVN đỡ đầu cho nhóm Bkav để phá hoại?
DienDanCTM (Bản tin 19-03-2012)
Một nhóm hacker của người Việt hải ngoại, mật danh là Anonymous Vietnam, vừa lên tiếng tự nhận trách nhiệm về viêc đã đánh sập hệ thống của công ty BKAV, một công ty được nhà nước Cộng sản Việt Nam đỡ đầu dưới danh nghĩa là công ty tin học chuyên diệt virus máy tính, nhưng là nơi tổ chức đào tạo các tin tặc  chuyên nghiệp cho công an CSVN đi tấn công các trang mạng khác chính kiến với nhà nước.

Theo tin từ internet, “BKAV” là nhóm chữ viết tắt “Bach-Khoa AntiVirus” của một công-ty quốc-doanh chuyên sản-xuất những nhu-liệu chống siêu vi-trùng tin học (antivirus softwares), thuộc Trung tâm An ninh mạng Bách Khoa (KBIS).
Đây là nơi này quy tụ nhiều "nhân tài" tin học am tường mọi thảo chương để tạo những nhu liệu gián điệp (spywares). Nhiều người trong công ty này được coi như là "thiên tài",  tuổi mới 16 mà khả năng làm được những chương trình phá hoại ghê gớm. Cũng có một số Việt kiều ở nước ngoài làm việc cho công ty . TC2 an ninh thường tuyển dụng những nhân sự này đang làm việc cho Công ty Bkav để làm những tên công an mạng, hoặc chế tạo siêu vi trùng tin học phá sập những trang mạng được xem là "phản-động". Những người được tuyển chọn làm việc dưới trướng của Trung Tướng CA Vũ HảiTriều với mức lương tối thiểu là 5 000 đô-la/1 tháng.

Nhóm Anonymous Vietnam này đã xâm nhập và lấy đi toàn bộ dữ liệu của công ty BKAV, mà theo một thành viên của nhóm này tuyên bố, là "nhằm trả đũa cho việc một thành viên của họ đã bị BKAV tố cáo, bị bắt và bị kết án tù.

Một số chứng cứ công an tin tặc đánh phá các trang nhà tự do dân chủ từ dữ liệu lấy được
Phần dữ liệu chính thức được lấy ra từ máy chủ của công ty BKAV, từ một thành viên của nhóm Anonymous Vietnam có tên là Mrs Anonymous, được phổ biến ra công luận cho thấy công việc của công ty BKAV là chiếm user, lấy password của rất nhiều trang blog hoặc web dân chủ tự do, và có cả chứng cứ cài mã độc vào một số trang blog này.

Trên diễn đàn của nhóm Anonymous Vietnam, người ta cũng tìm ra những chứng cứ trên HVA cho thấy trong gói dữ liệu lấy được có liên quan đến cả TC5 và TC1 của cơ quan an ninh Cộng sản Việt Nam. Hai cơ quan anh ninh TC5 và TC1 có liên quan đến các công việc về internet, và là nơi tướng công an Vũ Hải Triều hồi năm 2010 đã công khai nhìn nhận người của công an CSVN đã tấn công và đánh sập hơn 300 trang web hay blog của những người tự do trong nước cũng như hải ngoại.

Trong hồ sơ của công ty BKAV antivirus có những phần báo cáo với trung ương Hà nội về chuyện đã tấn công các trang web như trang Dân luận, Thông luận, Cứu nước, Việt nam cộng hoà, Đối thoại online, Công giáo Việt Nam, Hải văn News, Tự do ngôn luận. Trong đó công khai việc tấn công nhiều lần, thành công hoặc vẫn đang tiếp tục tấn công vào các trang mạng như trang Tổ quốc, Viettalk24, Việt Tân, Radio Chân trời mới, Liên Minh dân tộc Việt nam, Liên minh dân chủ Việt nam...  Những hồ sơ đánh phá này, được gọi là "các chuyên án", trong đó được ghi dấu là "tuyệt mật", với nguyên tắc từng hồ sơ chỉ có rất ít người được phép đọc. Đó là người được giám đốc, hoặc tác giả, chỉ định trực tiếp mới đựợc đọc, và chỉ được phép đọc mà không được phép sao chép dưới bất kỳ hình thức nào khác.

Thông về việc công ty BKAV có vỏ bọc hiền lành trong nước, đang là cỗ máy tấn công và đào tạo hacker chuyên nghiệp cho công an CSVN đang là đề tài sôi nổi hiện nay, nhất là những ai đang dùng phần mềm chống virus của công ty này. Cũng có dư luận cho đây là âm mưu của "Tổ Chức Gián Điệp Mạng" đang được Trung Cộng bí mật hổ trợ toàn diện, mạnh mẽ và được sự tiếp tay của nhóm An ninh mạng công an CSVN bất lương và phản quốc tại VN. 






-Trung tâm An Ninh Mạng Bách Khoa (BKIS) huấn luyện Tổng Cục 5 (Bộ Công An) cách hack các trang web lề trái?

Theo thông tin từ diễn đàn HVA, hacker đã đột nhập vào hệ thống mạng của BKIS, lấy đi các tài liệu quan trọng, trong đó có các dự án đặc biệt của BKIS như lời giới thiệu sau đây của chính hacker:

KỲ 1: NHỮNG "SPECIAL PROJECTS" CỦA BKIS

Tiếp theo yêu cầu của đông đảo cư dân mạng, để chứng tỏ những gì chúng tôi nắm giữ, chúng tôi tiếp tục công bố những gói data nội bộ thể hiện toàn bộ "thâm cung bí sử" của Bkis và những hoạt động của công ty này.
KỲ 1: NHỮNG "SPECIAL PROJECTS" CỦA BKIS
1. APCERT 2009: Nguyễn Minh Đức và Đỗ Mạnh Dũng đã biểu diễn những gì?
2. Korea DDoS: Bkis đã tìm thấy gì trong vụ này để trở thành "niềm tự hào" của giới bảo mật Việt Nam?
3. TC5: Nhóm "Task Force" của Bkis đã huấn luyện TC5 như thế nào? Họ đã thể hiện đạo đức nghề nghiệp ra sao?
4. Underground Team: Nhóm "Underground" của Bkis đã thực hiện những phi vụ điều tra công nghệ cao gì?
Toàn bộ thông tin nằm ở đây, mời cư dân mạng xem xét và đánh giá để có một góc nhìn khác hơn về BKIS!
(Special thanks to phanledaivuong)
Nếu độc giả tải xuống tập tin 1st.rar và gỡ nén, sẽ thấy các thông tin liên quan đến các dự án đặc biệt của BKIS như sau:







screen_shot_2012-03-09_at_18.03.42.png

Trong thư mục TC5 có một số bài thuyết trình hướng dẫn cách hack các trang web, kèm theo các thông tin "tình báo" khá đơn giản về nhiều trang web lề trái. Có một tài liệu đáng chú ý:

Kinh nghiệm điều tra

Tác giả: MinHu
Mức độ: Tuyệt mật
Mục đích: Thông qua hình thức kể chuyện về các vụ án đã thực hiện nhằm truyền lại các kinh nghiệm cũng như bài học cho lớp kế cận.
Những người được phép đọc: Là người được giám đốc hoặc tác giả chỉ định trực tiếp. Tài liệu chỉ được phép đọc mà không được phép sao chép dưới bất kỳ hình thức nào khác.
Chuyên án 1: Điều tra website phản động ddcnd.org
Chuyên án 2: Điều tra kẻ cung cấp thông tin cho website phản động: baotoquoc.com
Tóm tắt: Qua tìm hiểu sơ bộ website baotoquoc.com được một kẻ có nick name là vantuyen.net tạo ra. Kẻ này còn làm chủ rất nhiều website khác như: vantuyen.net, quanvan.net, coinguon.us … đều đăng tải nội dung phản động. Kết quả điều tra sau này cho thấy đối tượng quản lý đồng thời hơn 20 website đều có lượng người dùng khá lớn.
Các domain đều được quản lý bởi emai: vantuyen.net@gmail.com . Đây sẽ là mục tiêu quan trọng nhất.
Do baotoquoc.com thực chất là blog của wordpress và chạy trực tiếp trên server của wordpress với subdomain là baotoquoc.wordpress.com nên xác suất có lỗi của website này là tương đối thấp. Vì vậy định hướng sẽ xâm nhập vào các website khác của đối tượng, để khai thác thông tin, dò các password sử dụng chung để đoán password gmail. Nắm được email:vantuyen.net@gmail.com sẽ nắm được toàn bộ hệ thống.
Xâm nhập vantuyen.net:
Do vantuyen, quanvan và mốt số site khác của đối tượng sử dụng chung một portal giống nhau, sau một thời gian thu thấp các thông tin xung quanh về đối tượng, hệ thống ip, máy chủ, quyết định chọn website vantuyen.net làm mục tiêu.
Vantuyen.net được host trên HostGator và server có hỗ trợ một dạng như mod security (chưa rõ là gì) khiến cho việc khai thác sql injection hay xss trở thành vô vọng. Hơn nữa có ban ip và chống ddos nên quét bằng Acunetix một lúc là bị chặn dẫn đến việc không thể xây dựng được cấu trúc cây thư mục. Quay sang Local Attack thì cần phải upload được shell lên server. Các website hàng xóm chủ yếu là html. May sao có 1 link shell trên server do GuYi cung cấp (chính xác là user và pass của một cpanel user). Sau khi có shell, tiến hành thử việc crack password cpanel của user vantuyen nhưng không thành công. Chắc chắn user này được đặt password đủ phức tạp.
Việc local diễn ra không dễ dàng như mong đợi. Mặc dù có thể symlink được, nhưng thực chất server chặn do đó chỉ xem kết quả được bằng cách view source file .shtml. Hơn nữa mặc dù local được file nhưng không local được thư mục do đó không xây dựng được cấu trúc cây thư mục. Qua việc view source file index.php rồi từ đó view source các file có liên quan trong source code thì cũng tìm được file config của hệ thống. Kết nối được database và kiểm soát dữ liệu. Có một hạn chế là chưa thể uplaod shell trực tiếp lên vantuyen.net được vì thư mục quản trị bị đổi tên. Mãi sau này mới biết tên là http://vantuyen.net/a12260 vàhttp://vantuyen.net/a12260NO (không thể đoán được), chưa kể thư mục admin còn đặt thêm htaccess dù có đoán được đường dẫn đi nữa cũng không thể vào được (user vt12260, pass là vt122601). Về sau upload shell lên được trực tiếp văn tuyển bằng cách dày công đọc code ( đoán rằng do code tự viết nên kiểu gì cũng có lỗi, chính xác là thuê 1 đồng chí khác ở Việt Nam viết)
Qua google hacking và website bị lỗi directory index list ta nắm được thêm rất nhiều thông tin về cấu trúc thư mục của website. Tuy nhiên thông tin về folder quản trị lại không thể nắm được. Một kết quả quan trọng mà google hacking mang lại là chúng ta biết được tồn tại file: WS_FTP.LOG (là log FTP) trong tất cả các thư mục. Sau khi download file log FTP trên của thư mục gốc chúng ta biết được danh sách các file, folder mà đối tượng đã từng upload lên. Trong đó rất tiếc là không có thông tin về folder admin vì hacker sau đó đã đổi tên lại, việc đổi tên này không ghi trong log. Từ danh sách các file trên chúng ta download được 1 file .rar chứa mã nguồn của toàn bộ hệ thống, có ích trong việc đọc code và tìm lỗi sau này.
Sau một thời gian khai thác thông tin có được từ những kết quả điều tra trên vẫn bế tắc, quyết định phải upload shell lên server cho kỳ được nhằm thực hiện việc thay đổi file đăng nhập để chiếm password. Để làm được điều này, sau khi mày mò tìm trang quản trị không được, quyết định chuyển sang hướng đọc code để khai thác lỗi.
Các lỗi đã được duyệt qua gồm LFI, RFI, Upload, code injection, … nhưng cuối cùng chỉ có thể sử dụng được một lỗi LFI, do server có cấu hình security nên RFI không sử dụng được nếu không sẽ dễ hơn rất nhiều. Từ LFI ta cho inject một đoạn code upload ngắn rồi upload shell code lên. Từ đó nắm được hoàn toàn website. Rất tiếc là website được quản trị thông qua folder admin được xác thực bằng htaccess password. Phải sử dụng John and Ripper mới crack được. Password này lại không trùng với pass gmail.
Khai thác dữ liệu có được từ vantuyen.net
Chưa bao giờ việc điều tra lại mang lại nhiều dữ liệu về một đối tượng như lần này. Đầu tiên từ việc nắm được file config website vantuyen.net ta có được password đăng nhập cơ sở dữ liệu, một yahoo mail liên lạc của đối tượng là: vietpenclub2003@yahoo.de, password là PKVNpleiku (sau này ngẫm mai chỉ đoán mà pass là Phong Kiến Việt Nam).
Đăng nhập email trên cho chúng ta hàng ngàn bức thư gồm các loại sau đây: thư liên lạc để gửi bài phản động, thư quản lý hosting và domain của đối tượng. Đáng tiếc email này hacker đã không còn sử dụng nữa và mọi thông tin quan trọng đều chuyển sang emailvantuyen.net@gmail.com, mọi thư gửi tới email này đều được trả lời yêu cầu gửi lại vào gmail. Cho nên chỉ có thể khẳng định, email này đã từng là một email rất quan trọng mà thôi.
Việc điều tra theo hướng khai thác thông tin có trong database không mang lại nhiều kết quả. Database chỉ có một bảng quan trọng là bảng user, có 8 member nhưng đều ở dạng inactive. Chỉ biết được tên, email và mật khẩu đã mã hóa bằng lệnh password của mysql. Đã cố gằng crack thử các password ở đây (bằng Cain) nhưng chỉ ra 3/8 password và các password này không thể sử dụng thêm trong các trường hợp khác.
Ngoài ra chúng ta cũng tìm được thông tin quan trọng khác của đối tượng là câu hỏi bí mật mà đối tượng thường xử dụng khi đăng ký username là: phuc (bạn thân nhất) và một nick yahoo mà đối tượng thường xuyên xử dụng để liên lạc là: moha_alim@yahoo.com
Việc điều tra trở nên bế tắc khi email tìm được có rất nhiều thư nhưng đều đã quá cũ, password cũng như domain registrant đã thay đổi. Sau này dù đã upload được shell lên website nhưng vẫn không lấy được password gmail.
Chiến đấu: Ngày 10/8
Bài học:
1. Cần phải chuẩn bị shell trên các share hosting bằng cách chạy sẵn các tool brute force hoặc tối thiểu là chuẩn bị sẵn tool để khi cần là crack password ngay được. Vẫn có rất nhiều người dùng đặt password mặc định.
2. Định dạng file .shtml là gì? Vai trò của nó trong việc local via symlink?
3. Cần sử dụng thông tin về ngày tháng năm sinh tốt hơn. Ở đây hacker là vantuyen đã sử dụng ngày tháng năm sinh vào trong cách đặt tên thư mục và password.
4. Cần phải tìm hiểu thêm về John and Ripper, khả năng crack pass shadow để tận dụng trong những trường hợp khác.
Còn đây là một số bằng chứng ghi lại chuyên án hack trang ddcnd.org:







hacker.png








list_user.png

Tuy rằng chúng tôi chưa khẳng định được 100% đây là thông tin thực, nhưng nếu BKIS thực sự tham gia các dự án như thế này thì thật không còn gì để nói!

BKAV lại bị hack lần nữa, lần này bị lấy luôn cả Database 

Hình ảnh BKAV bị deface 








We are Anonymous
We are Legion 

Chúng tôi tấn công BKAV vì mục đích đòi lại sự công bằng cho một hacker đã bị họ bắt vô lý vì hành động lịch thiệp của mình (chỉ để lại file hacked.html) , chúng tôi không lịch sự với kẻ vô văn hóa. Chúng tôi tôn trọng luật pháp và không trách cứ các cơ quan an ninh, họ chỉ làm đúng phận sự của mình khi có người yêu cầu họ phải thực hiện điều tra, kẻ đáng căm phẫn là BKAV. Kẻ tự vỗ ngực cho rằng mình là tổ chức an ninh mạng giỏi nhất tại Việt Nam và trên thế giới. 
Chúng tôi đã lấy đi của họ rất nhiều dữ liệu, và sẽ từng bước công bố tùy theo sự cứng đầu và thiếu ăn năn của họ, chúng tôi sẽ cho bạn thấy sự yếu kém và ngây thơ của họ trong việc thực hiện bảo mật cho chính server của họ 
Yêu cầu của chúng tôi ? 
Rút đơn kiện hacker lịch thiệp đã giúp đỡ họ, và chính thức xin lỗi cộng đồng mạng vì sự thiếu chín chắn của mình trong việc cư xử với những người lịch thiệp trên trang chủ của BKAV 
BKAV nên tôn trọng cộng đồng và trung thực với những hành động của mình 

Nếu không ? 
Chúng ta sẽ có trò vui 

Món quà số một: 
Cơ sở dữ liệu forum của BKAV 
Toàn bộ thông tin quan trọng nằm ở đây , hãy down nhanh để được một phần của chiếc bánh 
http://forum.bkav.com.vn/includes/dump.sql 

Lulzsec
http://bkavop.blogspot.com 



http://m.vietgiaitri.com/cong-nghe/the-gioi-so/2012/03/hacker-lai-cong-bo-hang-loat-du-lieu-tuyet-mat-cua-bkav/

Liên tiếp trong ngày hôm qua và hôm nay (9/3), một hacker tự nhận là "Mrs. Anonymous" đã công bố hàng loạt dữ liệu được cho là các thông tin nội bộ, mã nguồn thuộc loại "tuyệt mật" của công ty Bkav.
Trong lần công bố này, hacker tiếp tục đăng tải trên một địa chỉ blog khác vừa mới được thiết lập và sử dụng một lối hành văn khác. Tuy thế, "Mrs. Anonymous" nói mình đang "tiếp tục sự nghiệp còn dang dở" tại blog cũ trên Blogspot.
Hacker lại công bố hàng loạt dữ liệu “tuyệt mật” của Bkav
Hacker công bố nhiều dữ liệu được cho là của Bkav. Ảnh chụp màn hình.
Theo đó, hacker này đã liên tiếp công bố 3 gói dữ liệu với tổng kích thước đã nén lên tới gần 500MB, chứa thông tin được cho là các "dự án đặc biệt", danh bạ nhân viên, tài liệu nội bộ, các mẫu biểu báo cáo,… của Bkav.
Cùng với đó là phần mềm, mã nguồn và cơ sở dữ liệu của nhiều dự án quan trọng của Bkav, trong đó có Hệ thống hỗ trợ khách hàng (Contact Center), một số mã nguồn các môđun của Bkis/Bkav, hệ thống eGov, hệ thống và cơ sở dữ liệu eOffice,…
Nghiêm trọng hơn, cùng với phần mềm hỗ trợ khách hàng, hacker cũng công bố dữ liệu được cho là bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, email của khoảng 1 triệu khách hàng Bkav.
Hiện chưa thể xác thực các dữ liệu trên thuộc về Bkav, xong qua đánh giá tổng thể các gói dữ liệu được gửi lên cũng như chi tiết dữ liệu trong nhiều tệp tin, chúng tôi nhận định không ít dữ liệu trong đó liên quan tới hoạt động thực tế của Bkav.
Nếu các dữ liệu trên thực sự thuộc về Bkav thì rõ ràng đây là hành động vi phạm pháp luật nghiêm trọng và cần sớm được điều tra, xử lý nghiêm.
Song như chúng tôi đã từng nhận định, nhóm hacker tấn công Bkav thời gian qua có khả năng bao gồm nhiều đối tượng, có kỹ năng tốt và hành động khá thận trọng, do đó có thể sự việc còn tiếp tục diễn biến phức tạp.
Theo ICTnew




-Đàn Chim Việt phòng chống DDoS với sự giúp đỡ của Dosarrest.com
Tin tặc càng lúc càng gia tăng hoạt động phá hoại nhắm vào trang web của các tổ chức nhân quyền hay những nhà bất đồng chính kiến trong cố gắng làm các tiếng nói này phải im lặng. Những trang mạng này thường không có đủ các nguồn tài/lực để chống đỡ.

Đó là kết luận nghiên cứu của Trung tâm Mạng và Xã hội Berkman thuộc Đại học Harvard, vừa được công bố hôm thứ Tư tuần qua. (http://www.computerworld.com/s/article/9202138/DDoS_attacks_threaten_free_speech_says_report?taxonomyId=83 ). (trong số các trang web khảo sát của trung tâm, 62% là nạn nhân của cuộc tấn công DDoS trong 12 tháng qua).
“DDoS (distributed denial of service – tấn công từ chối dịch vụ) trở nên một hiện tượng phổ biến có khả năng buộc những tiếng nói tự do trên mạng lưới toàn cầu phải “câm lặng”. Ethan Zuckerman kết luận rằng, “tin tặc đã dùng DDoS để làm một tờ báo, một công ty hay một cá nhân nào đó phải im lặng là một điều khá dễ dàng thực hiện. Ngược lại, để bảo vệ quyền được nói trên mạng chính là một thử thách hầu như rất khó vượt qua”.
www.danchimviet.info đã phải đương đầu với những thử thách ấy từ hơn một năm nay. Những đợt tấn công DDoS với cường độ mạnh và liên tục [được sử dụng từ trên chục ngàn PCs “viếng thăm” trang mạng www.danchimviet.info cùng lúc] của những tin tặc có xuất xứ từ Việt Nam đã làm gián đoạn hoạt động của Đàn Chim Việt Online nhiều lần trong một ngày. Mặc dù với những cố gắng cật lực của những thành viên ban kỹ thuật, chúng tôi vẫn không sao đứng vững trước những đợt tấn công ồ ạt liên tục từ ngày 18 tháng 12  vừa qua với sự tham gia trực tiếp của công ty cung cấp dịch vụ mạng toàn cầu thuộc Quân đội Nhân dân VN – VietTel. Những cuộc tấn công DDoS không ngừng nghỉ của tin tặc từ Việt Nam đã buộc chúng tôi phải thay đổi cách phòng/chống liên tục. Những sáng kiến được thiết lập rồi thử nghiệm với nhiều công ty chuyên về chống cự tấn công từ chối dịch vụ DDoS nhưng không mang đến kết quả mong muốn.
Anh chị em Đàn Chim Việt chúng tôi đã đón Giáng Sinh năm nay trong “giao thông hào”, tranh giành phòng chống từng giờ với “địch” để có thể online cùng bạn đọc. Ngay đêm 25 tháng 12, trong lúc có lẽ nhiều người còn đang yên giấc mộng thì đợt tấn công khác ập đến, cũng từ những tin tặc xuất xứ từ Việt Nam, lần này không chỉ làm tắc nghẽn trang nhà www.danchimviet.info mà còn đánh sập server chính nơi www.danchimviet.info cư ngụ. Chúng tôi phải dời server, thay đổi IP, nhưng tin tặc như đỉa đói cứ bám chặt chân Đàn Chim Việt để thực hiện cho bằng được dã tâm là khóa cửa vào trang nhà Đàn Chim Việt. Kỹ sư trưởng của Davies Inc, anh Chris, đã tìm đến được công ty DOS Arrest [DOSArrest.com]. Sau nhiều ngày tìm hiểu phương thức phòng chống của DOS Arrest, chúng tôi đi đến kết luận đây chính là phương cách hoàn thiện nhất để www.danchimviet.info có thể tiếp tục đến được với độc giả. Sự liên lạc trong những ngày lễ không dễ dàng gì nhưng như một nhiệm mầu Noel, chúng tôi nói chuyện được với Mark Teolis thuộc công ty DOSArrest.com ngay lần gọi đầu tiên. Chỉ trong vòng 15 phút ngắn ngủi, với một lực lượng nhân sự hùng hậu [support team], DOS Arrest đã giúp đưa www.danchimviet.info trở lại ngay lập tức với bạn đọc năm châu. Dosarrest.com không chỉ thuần là một nơi cung cấp dịch vụ (service),  mà họ còn là tập thể những “warriors” trong cuộc chiến cyber war giữa thiện vs ác. Họ đã cho chúng ta niềm tin sắt đá là, sau cùng, chính nghĩa sẽ thắng hung tàn.
Phải trực tiếp đối đầu với những đợt tấn công liên tục bằng những cường độ mạnh mẽ của tập đoàn tin tặc từ Việt Nam, mới hiểu rằng việc phòng chống DDoS hay giải quyết vấn nạn tấn công từ chối dịch vụ DDoS đúng là một cuộc cờ vờn nhau không cân xứng và “không đoạn kết” giữa mèo và chuột, mà những trang mạng nạn nhân lề trái là những chú chuột con thật tội nghiệp.
Với những gì www.danchimviet.info đã từng trải nghiệm thì DOSArrest.com chính là một giải đáp tuyệt hảo và điểm tự đáng tin cậy.
© Oánh N Nguyễn
© DanChimViet Online



-Trang DCVOnline bị tấn công 11 ngày liên tiếp Nguoi-Viet Online
Trong dấu hiệu việc tấn công phá hoại các trang mạng mang thông tin độc lập về Việt Nam đang được nâng lên một tầm cao mới, trang mạng Ðàn Chim Việt đang bị tấn công dồn dập, liên tiếp, tới nay sang đến ngày thứ 11.


Trang mạng dcvonline.net, vào được nếu qua hai lần “bấm vào link này,” nhưng vẫn đang tiếp tục bị tấn công. (Hình: Người Việt)
Trang Ðàn Chim Việt, với địa chỉ dcvonline.net, bắt đầu gặp trục trặc không vô được vào ngày 18 tháng 12. Từ đó đến nay, gần như ngày nào cũng có lúc người đọc không vào được.
Lý do, theo lời ông Lã Mạnh Hùng, thành viên ban biên tập Ðàn Chim Việt, là trang web bị tấn công phá hoại “liên tục, không ngừng giây phút nào cả, cho tới bây giờ là 11 ngày vẫn còn tiếp tục.”
Vào ngày 21 tháng 12, Ðàn Chim Việt chuyển tạm qua trang blog của Dân Làm Báo, và ngay lập tức làn sóng tấn công chuyển qua đánh ngợp blog Dân Làm Báo.
“Mình chuyển trang web tới đâu là họ theo mình họ đánh tới đó,” ông nói.
Trang dcvonline.net hiện đang vào được nếu đi qua hai lần “bấm vào link này.” Nhưng ông Hùng cho biết, điều đó chỉ có nghĩa ban kỹ thuật của Ðàn Chim Việt đang đỡ được làn sóng tấn công, không có nghĩa là làn sóng tấn công đã ngơi.
Ông Hùng cho biết, “con số lần ‘hit’' (tức là lần tấn công truy cập) của trang dcvonline.net lên cao nhất là ngày 26 tháng 212, với hơn 34 triệu cú hit, chính xác là 34,309,281.”
“Còn nếu tính số máy dùng vào việc này,” ông nói tiếp, “là 32,813 máy với unique IP.”
Và con số hàng chục ngàn máy tính này, ông Hùng cho biết, “95% là có địa chỉ ở Việt Nam.”
“Tôi không ngạc nhiên là trang Ðàn Chim Việt bị phá, vì thật ra là trong suốt mấy năm qua không có lúc nào là không phá,” ông Hùng nói. “Nhưng tôi hơi ngạc nhiên là họ phải phát động cả một chiến dịch lớn như này để đánh tờ Ðàn Chim Việt.”
Trong những tháng gần đây, rất nhiều trang web có nội dung đưa thông tin độc lập bị phá hoại, trong đó có cả trang web của báo Người Việt.
Hình thức phá hoại thường là bằng cách tấn công “từ chối dịch vụ,” thường gọi tắt là DDoS, tức là dùng hàng loạt máy truy cập trang web, đến nỗi người khác không thể chen chân vào xem được.
Ông Hùng tin rằng việc chọn dcvonline.net, trong vô số các trang web khác, để bị tấn công, là việc làm có chủ đích.
“Tôi tin rằng không phải tình cờ mà họ đánh dcvonline,” ông Hùng nói. “Bài vở của dcvonline.net phản ảnh nhiều chiều hướng, và dcvonline forum thì mọi người đều được góp ý, không kiểm duyệt. Nhưng thông tin độc lập thì họ không thích.”
“Trong số bài vở của dcvonline.net, có những bài họ không thích, thì họ cho mình biết họ không thích, bằng cách họ tấn công mình,” ông khẳng định.
Vào tháng 9 năm 2009, một công ty có quan hệ mật thiết với Bộ Công An loan báo tuyển 700 nhân viên an ninh mạng. Với cuộc tuyển mộ, công ty này, Bkis, tăng nhân sự quá gấp đôi, từ 500 lên tới 1,200 nhân viên. Tổng giám đốc công ty Bkis, ông Nguyễn Tử Quảng, là một người từng trực tiếp tham gia với Bộ Công An trong những vụ án liên quan đến Internet.
“Nếu có chuyện gia tăng kiểm soát Internet bằng lực lượng 700 người, điều này hoàn toàn không đáng ngạc nhiên vì đó là hành động tất yếu của một chế độ độc đoán,” theo ý kiến Tiến Sĩ Kiều Linh Valverde đưa ra với báo Người Việt vào thời điểm đó.
Tiến Sĩ Valverde, giáo sư đại học UC Davis, là một nhà nghiên cứu lâu năm về tương tác giữa Việt Nam và thế giới qua văn hóa, nghệ thuật và Internet. Tiến Sĩ Valverde đang chuẩn bị xuất bản công trình nghiên cứu về đề tài này, mang tựa đề “Transnationalizing Vietnam.”
“Việt Nam thường xuyên học theo gương Trung Quốc khi tìm cách xoay xở một chế độ độc đoán với nền kinh tế tự do,” bà nói thêm. “Trung Quốc là nước kiểm soát Internet nặng nề nhất, và Việt Nam nếu không phải hạng nhì thì với động tác này cũng dễ dàng lên tới hạng đó.”
Việc ngành an ninh Việt Nam có thể dùng Bkis để hỗ trợ việc kiểm soát Internet, Tiến Sĩ Valverde phát biểu, “Ðây là một hành động cũng gần như tiêu biểu. Họ dùng người dân để kiểm soát người dân.”
Cũng vào thời điểm đó, một nhân vật quen thuộc với việc làm của công ty Bkis cho báo Người Việt biết ý kiến, “Tôi nghĩ 700 người này sẽ không trực tiếp làm những công việc của một người công an mạng. Ngành công an có chuyên viên mạng của riêng họ, những người rất giỏi về IT và an ninh điện toán. Những chuyện bẻ khóa, đọc lén email, là việc của những người này, bên ngoài sẽ không được tham gia vào.”
Tuy nhiên, người này nói thêm, “Có một số việc họ cần hợp tác với cá nhân ông Quảng và một vài chuyên viên khác bên ngoài. Nhưng các nhân viên cấp dưới của Bkis chắc chắn sẽ làm những việc mà chưa hẳn họ đã biết là gì nhưng khi tổng hợp lại sẽ là một phần của việc kiểm soát mạng Internet.”

-DCVOnline bị tấn công
DCVOnline

Tin tặc liên tục tấn công DCVOnline bằng kỹ thuật từ chối dịch vụ (DDoS) từ 18 đến hôm nay 27 tháng 12, 2010.
 DCVOnline (DALLAS - 27/12/2010) - Nhóm tin tặc phá hoại tiếp tục tấn công vào trang trang DCVOnline.

Ngày 24 tháng 12, tin tặc dùng hơn 40% PC từ Việt Nam tấn công DCVOnline. Một số máy khác bị chiếm dụng trong cuộc tấn công này là máy ở Mỹ, Canada, Taiwan, Nam Hàn, v.v...



PC tấn công vào DCVOnline
Nguồn: DCVOnline

Trong ngày 26 tháng 12 2010, nhóm phá hoại tự do thông tin dùng trên 34 triệu connections đến trang DCVOnline để từ chối dịch vụ với tất cả bạn đọc.



34 triệu+ tấn công vào DCVOnline
Nguồn: DCVOnline



DCVOnline (Cập nhật - 22/12/2010) - Tin tặc từ Việt Nam vẫn tiếp tục những cuộc tấn công DDoS vào DCVOnline, sau khi trang web đã được dời sang hosting khác và hoạt động trở lại trong vài giờ, và làm tê liệt hệ thống mạng và server của công ty hosting này.

Chúng tôi vẫn tiếp tục làm việc để đưa trang web trở lại hoạt động bình thường trong thời gian sớm nhất. Những cố gắng phá hoại của tin tặc chỉ làm chúng ta bực mình chứ không có khả năng làm chúng ta im lặng.

Chúng tôi tin tưởng rằng sự thông cảm và ủng hộ tiếp tục của bạn đọc là ở phía chúng tôi.

Ban biên tập DCVOnline

+ Tin tặc từ Việt Nam tiếp tục phá hoại DCVOnline ngày 22/12/2010.
+ Tin tặc tấn công DoS (từ chối dịch vụ) vào DCVOnline, 4900 IP từ Việt Nam.



Giản đồ cuộc tấn công vào DCVOnline
Nguồn: DCVOnline

DCVOnline (DALLAS 20/12/2010) - Trong hai ngày cuối tuần nay, 18 và 19/12/2010, trang web DCVOnline liên tục bị tin tặc tấn công và tạm thời phải đình bản.

Tin tặc dùng kỹ thuật DoS (denial-of-service attack), huy động hàng ngàn máy PC cùng lúc truy cập trang web, làm tắc nghẽn mạng và servers của dịch vụ hosting. Trong đợt tấn công ngày hôm qua, có 4900 máy PC có địa chỉ IP từ Việt Nam.

Ban kỹ thuật của DCVOnline tiếp tục làm việc để đưa trang web trở lại hoạt động sớm nhất có thể được.

Chúng tôi rất mong có được sự cảm thông và sự ủng hộ tiếp tục của quý độc giả trong thời gian đang bị phá hoại này.

Thay mặt Ban biên tập DCVOnline,

Lã Mạnh Hùng 



- VIỆT NAM: Tin tặc dùng hàng chục triệu máy vi tính tấn công DCVOnline (RFI)- Tại Việt Nam, việc tin tặc tấn công phá hoại các trang thông tin độc lập trên mạng đã trở thành chuyện bình thường, nhưng lần đầu tiên một tờ báo trên mạng bị tấn công với mức độ dữ dội như vậy, đó là DCVOnline. Trong ngày 26/12, tin tặc đã dùng đến 34 triệu máy nối vào trang này để phá theo kiểu "từ chối dịch vụ".

Tin tặc dùng đến 34 triệu máy nối mạng để phá trang thông tin DCVOnline (DR)
Sự kiện tin tặc dùng hàng chục triệu máy vi tính để tấn công đã khiến ban biên tập DCVOnline buộc phải tạm ngưng hoạt động. Từ Montréal, Canada, ông Lã Mạnh Hùng, thành viên Ban biên tập DCVONline cho biết thêm thông tin :
« Đây là loạt tấn công có chủ đích và có dự tính trước. Từ 18/12 đến nay, DCVOnline đã bị tấn công liên tục. Nói một cách tổng quát là tờ báo đã « dọn nhà » 5 lần cho đến ngày 24, tức là đêm Noel. Nói về lần tấn công đầu tiên, anh em chúng tôi vẫn mong ngày càng có nhiều độc giả vào xem DCVOnline. Thường thì theo con số thống kê có khoảng từ 5 đến 10%, nhưng lần tấn công này thì con số khác hẳn : có đến 51%. Con số tuyệt đối là khoảng 4.900 PC đã vào « đọc » DCVOnline.
Khi chúng tôi « dọn nhà » đến một chỗ tương đối ổn định thì họ lại tiếp tục tấn công. Lần tấn công này cũng tương tự như vậy, tức là khoảng 40 % máy tính từ Việt Nam đã bị tin tặc chiếm dụng để nối vào DCVOnline. Những máy khác là từ Hoa Kỳ, Canada, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Úc. Gần đây nhất, ngày 26/12, là đợt tấn công lớn nhất trong 5 năm làm việc với tư cách là biên tập viên DCVOnline của tôi. Hôm đó, máy của chúng tôi ghi lại có đến 34 triệu 309 ngàn 281 connections vào DCVOnline ! Một con số chúng tôi chưa khi nào thấy.
Với một số lượng như vậy, không một máy chủ nào, không một đường truyền thuê bao nào có thể giúp trang web tồn tại được. Đó là lý do khiến ban kỹ thuật của chúng tôi phải tạm đóng cửa, để tái phối trí, xem lại về mặt kỹ thuật, chuẩn bị cho tương lai. Không một chỗ nào có tên DCVOnline mà chưa bị tin tặc tấn công. Tất cả những « nhà » mà chúng tôi tạm trú cũng đều bị tin tặc ghé đến. Họ truy kích đến cùng. Họ có những phần mềm có thể tấn công bất cứ lúc nào họ muốn. Khi thấy tên DCVOnline là họ truy kích ngay. Anh em ban kỹ thuật của ban biên tập phải ngày đêm canh giữ tranh web của mình. »

-Nhiều tờ báo mạng tiếng Việt bị đánh sập trong mấy tuần qua - VOA
Phe đánh sập các tờ báo mạng và các trang blog đã sử dụng kỹ thuật từ chối dịch vụ, Distributed denial-of-service (DDoS attack), một loại vũ khí thông dụng, phá hoại các trang mạng bằng cách truy cập hàng vạn máy cùng một lúc, khiến trang mạng bị quá tải.
Ông Lã Mạnh Hùng, Chủ biên của tờ báo mạng Đàn Chim Việt (dcvonline.net) cho biết từ ngày 18 tháng 12 đến nay, trang mạng của ông bị đánh sập nhiều lần, tổng cộng phải “dọn nhà” 5 lần, có lần phải dọn nhà vì có 10.000 máy tấn công cùng lúc:
“10.000 máy tấn công trong một giây vào trang mạng thì chắc chắn trang mạng không đủ sức. Bandwith của máy chủ không chịu nổi, dịch vụ hosting của chúng tôi phải tạm thời cho máy ngừng.
Từ ngày 18 đến 22, chúng tôi dọn nhà 5 lần. Mình vừa tạo được một trang mới thì họ đánh ngay tức khắc. Đánh ở đây không có nghĩa là họ có sẵn tin tặc họ chờ mình, mà họ dùng program để đánh mình, program này hễ cứ thấy dcvonline.net hiện trên mạng là tự động đánh; khác với anh em chúng tôi phải thức hôm thức khuya để xem trang web của mình có còn hay không.

Sau khi dọn được vào một cái nhà tương đối chắc vào ngày 22 thì ngày 24 họ lại đánh tiếp, sử dụng mấy ngàn máy tính từ Việt Nam để đánh. Chúng tôi chưa đổ ngày 24.
Qua đến ngày 26, họ tăng cường sức tấn công. Từ khi sinh hoat với dcvonline.net trong 5 năm nay, chưa khi nào tôi thấy có sự đánh phá kịch liệt như vậy.
Con số mà chúng tôi ghi nhận trong máy của chúng tôi, là có 34 triệu connection vào dcvonline.net trong một ngày. Với 34 triệu như thế, tôi nghĩ không có máy nào cỡ như chúng tôi đứng được cả. Do đó chúng tôi phải lấy trang web xuống để tái phối trí, ban kỹ thuật phải làm việc lại.”
Ông Nguyễn Văn Lục, thường xuyên viết bài trên mạng, cho rằng các vụ tấn công này làm cho những người làm báo mạng đau đầu, vì hầu hết toàn là những người có công ăn việc làm khác, làm báo mạng chỉ vì thích và tự nguyện mà thôi. Nhưng nghĩ lại, ông nói, các cuộc tấn công này cũng có mặt tích cực của nó:
“Chúng tôi cảm thấy tiếng nói của chúng tôi đã được nghe và đã được Hà Nội để ý tới; vì thế họ cố tình đánh phá chúng tôi. Về mặt đó tôi cho là tích cực.”
Tuy nhiên, theo lời ông Lã Mạnh Hùng, đợt này có điểm đáng mừng là dcvonline.net đã được sự giúp sức của Dân Làm Báo, là trang mạng của các nhà báo bên trong Việt Nam không chấp nhận đi theo lề phải:
“Trang Dân Làm Báo đã giúp đỡ chúng tôi đăng tải bài vở khi dcvonline.net bị tạm thời hạ xuống. Nhưng ngay khi họ giúp đăng những bài đó thì  họ bị tấn công.”
Giống như các trang web khác, ông Hùng cho rằng đây là một cuộc chiến không cân xứng:
“Nếu nói về vật lực thì chắc chắn một đảng cầm quyền dùng tài lực của nhân dân, một một quốc gia 83 triệu người, chắc chắn so với các trang báo mạng như chúng tôi thì giống như trứng chọi đá; vì họ là những người có quyền, có súng và có tiền.
Chúng tôi là những người làm báo không thuộc một tổ chức, đảng phái nào. Chúng tôi chỉ là những người hãnh diện mình là công dân Việt Nam, muốn đóng góp vào một chế độ truyền thông tự do, đa chiều để đưa đất nước đến một nền dân chủ bền vững, một xã hội công bằng cho tất cả mọi người, trong cũng như ngoài nước.”
Liệu có một giải pháp lý tưởng để cuộc chiến trên mạng này chấm dứt? Ông Nguyễn Văn Lục, với tư cách riêng của một người viết nhiều trên các trang mạng, cho biết:
“Để có thể có một tiếng nói vững, không bị phá phách, tôi chỉ mong người đọc nếu mỗi người chỉ cần cho chúng tôi 10 đồng một năm thôi, thì chúng tôi sẽ có đủ phương tiện để tiếp tục làm việc. Còn bây giờ thì chúng tôi gặp khốn đốn vì anh em phải chia xẻ gánh vác trách nhiệm tinh thần và vật chất. Nếu được người đọc chia xẻ trách nhiệm như vậy thì quá quý.”
Và sau đây là ý kiến của ông Lã Mạnh Hùng, Chủ biên của tờ báo mạng dcvonline.net:
“Tôi nghĩ giải pháp lý tưởng nhất là không có một đảng độc tài trong nước, người dân trong nước thực sự làm chủ đất nước của mình. Muốn người dân thực sự làm chủ đất nước thì chỉ có người dân mới quyết định. Ngoài ra, dòng sinh mệnh rất là nhỏ của các tờ báo như chúng tôi tùy thuộc vào quyết định của quần chúng.”

Những Bí Ẩn Về Cuộc Tụ Tập Của Người Hmong

Tin liên quan:-  Còn nhiều nghi vấn quanh cuộc biểu tình của người Hmong ở Điện Biên 

Bị cáo Cư A Báo tại tòa. (Ảnh: Quốc Hùng/Vietnam+)

-Những Bí Ẩn Về Cuộc Tụ Tập Của Người Hmong TRÚC GIANG
1* Tám người Hmong bị tù vì vụ Mường Nhé

Đài BBC đưa tin, phiên tòa sơ thẩm Điện Biên ngày 13-3-2012 đã xử tù 8 người Hmong từ 24 đến 30 tháng tù về tội “Phá rối an ninh trong vụ tụ tập đông người, gây sức ép với chính quyền, yêu cầu thành lập Vương quốc Hmong”.Báo Nhân Dân nói, 2 trong 8 người là Vàng A Ía và Thảo A Lù đang bị truy nã.

Vụ Mường Nhé xảy ra từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 5 năm 2011.

Tại phiên tòa, hai bị can Giàng A Si và Vàng A Giàng bị mức án 30 tháng tù giam, 6 người còn lại bị mức án 24 tháng tù giam kể từ ngày tạm giam.(11-5-2011)

Vào những ngày xảy ra biến cố, nhà nước Việt Cộng không cho các nhà ngoại giao và báo chí ngoại quốc đến khu vực, cho nên tin tức bị bưng bít.

Theo truyền thông quốc tế, thì những người Hmong theo đạo Tin Lành tụ tập vì niềm tin tôn giáo, nhưng bị nhà cầm quyền VN xuyên tạc, không có vấn đề đòi lập Vương Quốc Hmong.

Vậy sự thật như thế nào? Niềm tin tôn giáo thật sự về việc gì? 

2* Cuộc biểu tình của người Hmong

Hai tổ chức có trụ sở ở Hoa Kỳ là Trung Tâm Phân Tích Chính Sách Công (Center for Public Policy Analysis-CPPA) và Hmong Advance tố giác rằng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) đã tiếp tục đàn áp chết người, làm hàng trăm người khác bị thương, nhắm vào sắc tộc Hmong theo đạo Tin Lành tại huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

Ngày 10-5-2011, tổ chức Đoàn Kết Ki Tô Giáo Thế Giới (Christian Solidarity Worldwide-CSW), có trụ sở tại Anh, cho biết, trong cuộc biểu tình của người Hmong, đã có 130 người bị bắt giữ, và CSVN vẫn tiếp tục điều động bộ đội lên tỉnh Điện Biên để phong toả người Hmong biểu tình.

Hàng ngàn phụ nữ và trẻ em bị bắt đưa vể bản quán, nhưng vẫn còn khoảng 3,000 người tiếp tục biểu tình.

Vẫn theo nguồn tin CSW, thì 2 người cầm đầu Hmong chạy trốn vào rừng bị bộ đội bắn chết tại chỗ. Đó có thể là Vàng A Ía và Thảo A Lù, mà Việt Cộng cho rằng đang truy nã.
Trong khi đó, phóng viên ngoại quốc và các nhà ngoại giao nước ngoài, không được phép lên tỉnh Điện Biên.

Điều đáng lo ngại là những người Hmong phải sống trong cảnh bị cô lập, nội bất xuất, ngoại bất nhập, điều kiện vệ sinh tồi tệ và thiếu thực phẩm.

Thầy truyền đạo Thào A Tám cho đài BBC biết, là một số khoảng 800 người phải lẫn trốn vì sợ chính quyền trừng phạt.

2.1. Cuộc biểu tình

Trung Tâm Phân Tích Chính Sách Công (CPPA) cho biết tin tức như sau:

“Vụ biểu tình trên 5,000 người Hmong, kể từ ngày 30-4-2011 vẫn là một đề tài thu hút công luận quốc tế, bởi vì CSVN không đưa ra những tin tức về cuộc biểu tình, mà báo chí bị cấm, không cho đến nơi quan sát, và khu vực biểu tình bị phong toả.”

Ông Philip Smith, Giám đốc điều hành CPPA cung cấp những tin tức: “Tính đến hôm 6-5-2011, thì đã có 49 người được xác nhận là thiệt mạng, và hàng trăm người khác bị thương do quân đội và an ninh dùng vũ lực đàn áp”.

Sau cuộc biểu tình, thầy truyền đạo Thào A Tám đã đến bản Huổi Khon, xã Nậm Khê, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, nơi xảy ra vụ biểu tình, cho biết:

“Nậm Khê và Mường Nhé có hơn 5,000 người Hmong biểu tình từ ngày 30-4-2011 cho đến hai ngày, thứ ba 10-5 và thứ tư 11-5-2011 bộ đội được tăng cường đàn áp, và cuộc biểu tình bị giải tán.

Những người trở về nhà lâm vào cảnh thiếu thốn, bởi vì tài sản đã bị lấy đi hết.

Tỉnh Điện Biên có 3 Hội Thánh Tin Lành, hoạt động trong 109 bản, 24 xã, 5 huyện, với 3,749 hộ gia đình, tổng cộng 22,022 tín đồ.

Người Hmong biểu tình đòi được tự do tôn giáo, mà không bị ngăn cấm và làm khó dễ, bắt bớ tín đồ.”

2.2* Tuyên bố của giới chức Cộng Sản Việt Nam

Ông Lê Thành Đô, phó chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên, tuyên bố: “có những tin đồn cho rằng, một thế lực siêu nhiên sẽ xuất hiện tại Mường Nhé ngày 21-5-2011, để đưa người Hmong về miền đất hứa, vì thế, người Hmong khắp nơi tụ tập về để được đưa đi.

Những phần tử xấu lợi dụng cuộc tụ tập nầy , kích động, đòi thành lập một vương quốc Hmong.”

Trong cuộc họp báo, bà Nguyễn Phương Nga cho báo chí biết là: “việc biểu tình do mê tín dị đoan, và những kẻ xấu, những thế lực thù địch thúc đẩy, kích động gây mất trật tự trị an. Những người biểu tình bạo động đã bắt giữ một số cán bộ địa phương. Cuộc biểu tình được giải tán và không có ai bị thiệt mạng cả. Có hơn 100 người được mời về huyện để hỏi, và sau đó tất cả được về nhà. Việc báo chí không được cho phép đến Mường Nhé là do thời tiết xấu, ảnh hưởng tới giao thông”. 

Một phóng viên của hảng thông tấn AFP xin phép được đến nơi xảy ra sự việc, bà Nga trả lời “Lúc nầy đến đó không tốt đâu”.

3* Phản ứng quốc tế

Bà Christy Lee, phát ngôn viên của tổ chức Hmong Advance tuyên bố:

“Người Hmong là một sắc tộc thiểu số, theo đạo Tin Lành đang bị xua đuổi ra khỏi đất đai của họ, và bị sát hại bởi quân đội và cảnh sát của CSVN, chính tướng Trần Quang Khuê, TMT/QĐ/CSVN đã ra lịnh dùng vũ lực để đàn áp”.

Trung tâm CPPA tố giác bộ đội CSVN đã bắn chết 14 người Hmong, nâng tổng số người chết lên con số 63.

Sứ quán Mỹ điều tra
 
Ngày 6-5-2011, sứ quán HK tại Hà Nội ra thông cáo, kêu gọi hai bên hãy kềm chế, giải quyết tranh chấp bằng cách hoà bình, dựa trên các tiêu chuẩn về Nhân Quyền mà quốc tế thừa nhận. Đồng thời yêu cầu VN giải thích rõ cho Sứ quán HK biết về chi tiết của những người bị giết trong cuộc biểu tình. 

Đài BBC loan tin là CSVN  đã tăng cường 3 chiếc trực thăng và 200 cảnh sát cơ động chống biểu tình, đến Mường Nhé để trấn áp người Hmong.

Các hảng thông tấn quốc tế như Reuters, AFP, DPA (Đức) loan tin người Hmong biểu tình đòi tự trị và tự do tôn giáo, và đã bị trấn áp, đánh đập dã man, đến chết.
4* Nguyên nhân của cuộc biểu tình

Ông Philip Smith, Giám đốc điều hành CPPA nêu lên 3 lý do đưa đến biểu tình như sau:

1. Chính phủ chú trọng phát triển những nơi khác, mà bỏ quên Mường Nhé, khiến cho nơi nầy trở nên một huyện nghèo nhất nước, đời sống rất khó khăn.

2. Người Hmong không được tự do bầu người thật sự đại diện cho mình. Họ bị trục xuất ra khỏi đất đai của họ, trong khi xuất hiện một số tham nhũng. Bộ đội tiến hành chặt phá rừng trái phép, làm hại môi trường, đất đai bị ảnh hưởng.

3. Người Hmong trẻ, ở lứa tuổi 20, 30 phục vụ trong quân đội, nhưng đóng quân ở Lào, làm nhiệm vụ thông dịch trong những đơn vị truy lùng những đồng bào của mình đã chạy trốn vào rừng. Họ chứng kiến những cảnh giết người hãi hùng những đồng bào của mình, nên căm phẩn và bỏ ngũ, trở về với gia đình, sống trong bản làng ở VN. Họ kể lại những điều mắt thấy tai nghe cho đồng bào Hmong. Chính họ là một phần tử tham gia biểu tình.

Cuộc biểu tình gồm những người ở 6 tỉnh: Yên Bái, Sơn La, Lào Cai, Lai Châu, Dak Lak và Dak Nong. Cũng có nguồn tin cho rằng số người biểu tình lên tới 8,000.
5* Vài nét về sắc tộc Hmong

Người HMông còn gọi là Hmông, người Hơ-mong, người Miêu (Trung Hoa), người Mèo (VN), là một dân tộc thiểu số, nói tiếng Hmong, sống ở miền núi phía Nam Trung Hoa và biên giới VN-TH, VN-Lào.

Ở VN, người Hmong là một trong 54 sắc tộc thiểu số, thường cư trú ở cao độ từ 800m đến 1,500m trên mặt nước biển, từ Lạng Sơn đến Nghệ An, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La. Do tập quán du mục, người Hmong đi sâu vào Cao nguyên Trung phần (Tây Nguyên), sống rải rác ở Kontum, Gia Lai.

Có 1,068,189 người Hmong ở VN (Thống kê năm 2009). Ở Điên Biên có 170,648 người thuộc sắc tộc nầy.

5.1. Lễ cưới của người Hmong

Trong thời đại ngày nay, ở nhiều nơi, người Hmong còn giữ phong tục “kéo vợ” hay “cướp vợ”.

Ở bản Sin Chải, xã Mù Sang, tỉnh Lai Châu, người Hmong vẫn còn giữ phong tục độc đáo của sắc tộc nầy. Đó là tục cướp vợ hay kéo vợ.

Trước kia, hôn nhân ở Mù Sang vẫn còn mang tính mua bán, thông qua việc thách cưới của nhà gái. Chú rể phải tốn 120 kí thịt heo, 120 bình rượu, 20 kí gạo và nhiều lễ vật khác.

Chàng thanh niên Ma A Sùng ở bản Sin Chải, xã Mù Sang và cô gái Hảng Thị Xua ở bản Mù Sang. Họ quen nhau trong một lần đi làm rẩy. Tình cảm nẩy nở, họ tiến tới hôn nhân, cho nên cả hai cùng nhau hẹn ngày “cướp vợ”.

Chàng trai cùng cha mẹ lập kế hoạch “kéo dâu”. Mọi chuyện được giữ bí mật đối với nhà gái. Cô gái vẫn đi lấy củi, địu nước, làm nương.

Đến ngày đã hẹn, Ma A Sùng xuất hiện bên nhà Hảng Thị Xua. Theo kế hoạch, thì các bạn của A Sùng, đến giúp, bắt cóc Thị Xua đem về nhà.

Khi A Sùng mang cô gái về nhà, thì đàng trai giết gà để làm lễ quét phép. Đồng thời, mời một người hàng xóm sang ăn cơm để chứng kiến việc kéo vợ về.

Ngày hôm sau, người hàng xóm mang một chai rượu, một cặp gà đến thông báo với nhà gái là Thị Xua đã đi cùng với A Sùng.

Sau 3 ngày từ khi cô dâu về nhà trai, nếu cô đổi ý, không chịu làm vợ A Sùng, thì cô mời chàng trai uống một chén rượu, cô uống một chén, để cám ơn chàng trai đã yêu thương mình, rồi xem nhau như bạn, đường ai nấy đi, cô gái trở về nhà mình.

Trường hợp cô gái chấp nhận làm vợ, thì nhà trai chuẩn bị các thứ tiếp theo cho việc cưới hỏi.

Tài liệu không có ghi là họ đã có “động phòng huê chúc” hay không, trong 3 ngày ở thử đó.

Theo tục lệ, ông mai (Tua lềnh xa) sang nhà gái, hỏi xem họ đòi những thứ gì cho lễ hỏi và lễ cưới.

Trong lễ hỏi, chú rể A Sùng cùng 8 chàng trai trong bản, mang lễ vật đã được thoả thuận, trong đó, bắt buộc phải có 1 con gà trống, 1 chai rượu và chỉ màu.

Sau một tuần, lễ cưới được tổ chức. Ngày hôm sau lễ cưới là rước dâu. Cô dâu làm lễ tổ tiên, ma nhà, ma cửa rồi về nhà chồng.

5.2. Lễ Thứ Tỷ

Lễ Thứ tỷ được xem như lễ cúng Thần Thổ địa. Người Hmong cho rằng mỗi khu đất, mỗi vùng đất đều có một vị thần cai quản, do đó, trước khi canh tác, làm nhà, sinh sống trên mảnh đất, thì phải cúng bái để xin Thổ địa bảo quản đất đai không bị sạt lỡ, cây lúa, cây ngô không bị đổ, không bị thú phá hoại.
Tảng đá to

Nơi cúng Thứ tỷ là một tảng đá to, bền vững, nằm giữa khu đất hay giữa bản làng. Bản cử người trông coi tảng đá. Các dòng họ khác nhau trong bản, luân phiên nhau trông nom tảng đá thần.

Hàng năm, bản tổ chức cúng Thứ tỷ, cầu an cho toàn bản. Người ta đem đến một con heo, hai con gà là bắt buộc.

5.3. Vua Mèo hay vua Hmong

Vua Mèo là chức vụ thủ lãnh tinh thần của sắc tộc Hmong ở VN và Lào.

Vua Mèo ở Việt Nam

Ông vua là Vương Chí Sình, vương quốc của ông ở huyện Đồng Văn. Vương triều có sức mạnh thao túng toàn bộ khu vực miền Bắc biên giới VN. Lúc đó có 70,000 dân, đa số trồng cây anh túc, chế tạo ma túy, á phiện.

Vua Mèo Lào

Vàng Pao được xem là vua Mèo Lào. Trong Chiến tranh Việt Nam, Vàng Pao đóng vai trò quan trọng trong việc đánh CSBV trên đường mòn HCM.
6* Tướng Vàng Pao

Vàng Pao (Vaj Pov) sinh ngày 8-12-1929 tại Nong Het, Xiêng Khoảng, Lào. Là sĩ quan trong quân đội Hoàng gia Lào, được bổ nhiệm làm Tư lệnh Quân Đoàn 2, Bắc Lào, để chống Cộng sản Pathet Lào.

CIA viện trợ, trang bị và huấn luyện quân của Vàng Pao, tạo thành một “Đạo quân bí mật” đánh CSBV trên đường mòn HCM.

Năm 1961, đội quân của Vàng Pao lên tới 9,000 người Hmong. Ảnh hưởng của Vàng Pao trải rộng xuống phía Nam, quân số lên tới 30,000. Trang bị vũ khí tốt và đầy đủ, huấn luyện tốt, hoạt động rất có hiệu quả.

Sở chỉ huy của Vàng Pao nằm ở Long Chẹng, gồm có 300,000 dân, trong đó có 200,000 là người Hmong. Long Chẹng trở thành thành phố lớn thứ hai của Lào, có thể xem như một tiểu quốc gia trên nước Lào. Nó có hệ thống ngân hàng, sân bay, trường học và viên chức riêng. Nhiều cơ sở hạ tầng và dịch vụ cũng riêng biệt của Long Chẹng. Vàng Pao có phi cơ riêng

7* Vụ án Vàng Pao

Sau năm 1975, Vàng Pao sang tỵ nạn ở Hoa Kỳ. Là lãnh đạo tinh thần của người Hmong ở Mỹ.

Ngày 4-6-2007, một cuộc đột kích cùng loạt tại 14 địa điểm khác nhau để bắt 10 người, trong đó có Vàng Pao. Hơn 200 nhân viên anh ninh Liên bang và địa phương, cùng ập vào từng nhà các bị cáo, khám xét và bắt giải đi. Cơ quan kiểm soát rượu, thuốc lá, vũ khí và chất nổ (Bureau of Alcohol, Tobacco, Firearms and Explosives-ATF) đưa ra toà án Liên bang ở Sacramento, CA, Vàng Pao và 9 người khác về tội mua vũ khí và có ý định lật đổ chế độ Cộng sản Lào.

Biện lý McGregor W. Scott cho biết, các bị cáo đã gây quỹ được 9,800,000 USD để mua vũ khí, với ý định lật đổ chế độ Cộng sản Lào. Vũ khí gồm có: AK-47, M-16, hỏa tiễn chống xe tăng, mìn, chất nổ C-4 và đạn dược.

Người đứng đầu là Vàng Pao và cựu trung tá Harrison Ulrich Jack.

Năm 2004, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã yêu cầu Vàng Pao hãy bỏ ý định lật đổ chế độ Cộng sản Lào nhưng ông không nghe.

7.1. Vụ việc

Một người buôn súng ở bang Arizona báo cáo với ATF về việc Harrison Ulrich Jack đến gặp ông ta để mua 500 khẩu AK-47. Cơ quan ATF theo dõi suốt 6 tháng, và đến ngày 13-4-2007, một nhân viên của ATF giả dạng một người trung gian bán vũ khí đến gặp Ông Harrison và đại diện của Vàng Pao là Lo Cha Thao, hẹn ngày đi xem vũ khí.

Lo Cha Thao đặt mua đợt đầu:

125 khẩu AK-47

20,000 viên đạn

Lựu đạn khói. Trị giá 100,000 USD. Hàng sẽ được giao ở một địa điểm bí mật ở Thái Lan, chia làm 2 đợt, vào ngày 12-6-2007 và 19-6-2007.

Một vài thành viên trong nhóm, mỗi người mang 10,000 USD về Thái Lan để thanh toán khỏan tiền còn lại khi nhận hàng.

Khi khám nhà Vàng Pao, tịch thu 170,000 USD tiền mặt và 10 bánh thuốc phiện.

Những bị cáo có tên sau đây:

Vàng Pao, 77 tuổi, cư ngụ thành phố Westminster, California

Harrison Ulrich Jack, 60 tuổi, Woodland, Yolo County, cựu trung tá đã từng tham chiến ở Việt Nam.

Hue Vang 39 tuổi, Chong Yang Thao 53 tuổi, Seng Vue 68 tuổi, Chue Lo 59 tuổi, Lo Cha Thao 34 tuổi, Lo Thao 53 tuổi, You True Vang 60 tuổi.

Tháng 9 năm 2009, Vàng Pao được miễn tố, ông mất ngày 6-1-2011 tại Cali, thọ 81 tuổi.  Gia đình xin cho ông được mai táng ở nghĩa trang Arlington nhưng không được chấp thuận, có lẻ vì ông không phải là một quân nhân chính thức của quân đội Hoa Kỳ. Trước kia, cụu trung tá John Paul Vann cũng không đuợc mai táng ở Arlington.

8* Sự trùng hợp bất thường về cuộc biểu tình ở Mường Nhé

Trở lại vụ biểu tình ở Mường Nhé, CSVN cáo buộc những kẻ xấu, những thế lực thù địch giật dây. Có một sự trùng hợp kỳ lạ, là trong bản tin đài RFI ngày 12-5-2011, của ký giả Đức Tâm, nguyên văn như sau:

“Trong khi đó, Harold Camping, học giả Thiên chúa giáo, phụ trách một đài phát thanh ở Mỹ, tuyên bố rằng 21/5 là ngày tận thế và kêu gọi người Hmong tụ tập nghe thuyết giảng giáo phái, và được phân phát các tài liệu tiếng Hmong. Thêm vào đó, có hai người tự xưng là Đấng Chúa Cứu Thế “Messiah” xuất hiện tại huyện Mường Nhé. Hàng ngàn người Hmong, từ nhiều nơi, kể cả từ Cao nguyên Trung Phần VN, kéo về đây nghe thuyết giảng. Người Hmong tin rằng Đấng Cứu Thế Messiah sẽ xuất hiện và lập vương quốc riêng cho họ” (Hết trích) Đức Tâm RFI.

Nội dung trên được chính quyền trong nước dùng để làm lý do cho việc biểu tình của người Hmong. 

 Ông Lê Thành Đô, phó chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên, cho biết: “Có những tin đồn cho rằng, một thế lực siêu nhiên sẽ xuất hiện tại Mường Nhé ngày 21-5-2011, để đưa người Hmong về miền đất hứa, vì thế, người Hmong khắp nơi tụ tập về để được được đưa đi.”
 
Thêm một cái trích nữa do mục sư người Hmong trả lời Gia Minh của đài RFA, như sau:

“Vào tối ngày 12-5, Gia Minh liên lạc với mục sư Tin Lành người Hmong tại Lai Châu, để tìm hiểu thêm tình hình, thì được ông cho biết như sau:

- Mục sư: Một số bà con từ Dak Lak, Dak Nong, Lào Cai, Hà Giang, tập trung lại trong một trại với một tượng cầu nguyện, để chào đón Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời không về ở nơi khác, mà chỉ về ở Mường Nhé.

- Gia minh: Ai đứng ra thông báo như thế?

- Mục sư: Tôi không biết, mà khi hỏi thì bà con không nói ra”.

Tóm lại, hai lý do biểu tình mà Ông Đô và Mục sư đều căn cứ vào nội dung mà Ký giả Đức Tâm đã nêu trên RFI.

Như vậy, việc biểu tình ở Mường Nhé có liên quan gì đến bài phát thanh của ông Harold Camping hay không? Nếu có, thì ai đứng ra làm đạo diễn?

Qua vụ việc, chúng ta không nghe được tiếng nói chính thức của người Hmong tham gia tụ tập. Tiếng nói của Việt Cộng chỉ là những lời cáo buộc. Thế nhưng tại sao người Hmong tại 6 tỉnh cùng tụ tập tại một nơi vào cùng một ngày, như thế phải có một hệ thống thông tin liên lạc, tổ chức trước, mà nhà nước VC không hay biết. Người Hmong có khả năng liên lạc nhau bằng trang web xã hội Facebook không? Thực tế là đã có sự tổ chức nên cuộc tập hợp mới thành hình. Vậy ai tổ chức? Và mục đích gì? Đó là điều còn mập mờ.

9* Kết

Cuộc biểu tình của người Hmong xảy ra trong bối cảnh mà các chế độ độc tài đang lo ngại trước sự bùng nổ của làn sóng dân chủ từ Mùa Xuân Á Rập. Sự lo ngại được thể hiện qua những cuộc diễn tập đàn áp biểu tình, cụ thể là cuộc tập dượt ngày 14-5-2011 tại Thanh Hoá có xe thiết giáp tham dự.

Cho dù để phòng ngừa hay đe dọa, thì việc nổi dậy của quần chúng cũng đã được đặt thành vấn đề để có biện pháp đối phó.

Trong bối cảnh, trí thức chân chính tiêu cực, bất hợp tác, lực lượng giáo dân bất mãn vì bị đàn áp, tài sản giáo hội bị tịch thu, tín đồ Tin Lành ở Cao Nguyên Trung Phần và Hòa Hảo ở Hậu Giang bị đàn áp, dân oan còn ấm ức vì mất đất… nói chung, VN hiện nay, có đủ những điều kiện cho một cuộc nổi dậy, chờ thời cơ chín muồi để bùng phát, nếu CSVN không cải cách chính trị.

Việc chỉnh đốn đảng không mang lại niềm tin của nhân dân, vì đảng CSVN đã quá bệ rạc, mục nát, vô phương cứu chữa, vì hết thuốc chữa. Boris Yeltsin cho biết “Chế độ Cộng sản chỉ có thể bị thay thế chớ không có thể cải tổ được”.   
 
Trúc GiangMinnesota ngày 23-3-2012


-Vụ tập trung người Hmong tại Mường Nhé được đưa ra xét xử
2012-03-14 rfa
Hôm qua, những người bị cho là chủ xướng vụ tập trung đông người Hmong tại huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên đã bị đưa ra xét xử về tội vị cho là gây rối an ninh quốc gia.


RFA/Google map
Bản đồ huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên và vùng phụ cận.
Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên đưa ra xét xử tám người về cuộc tập trung đông người hồi cuối tháng tư và đầu tháng năm năm ngoái tại bản Huổi Khon, xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

Tội phá rối an ninh theo điều 89 BLHS Việt Nam

Phán quyết của tòa trong phiên sơ thẩm là phạt hai người Giàng A Sì và Vàng A Giàng mỗi người 30 tháng tù giam. Sáu bị cáo khác gồm Mùa A Thắng, Thào A Khay, Chang A Dơ, Thào A Lâu, Cư A Báo, Giàng Seo Phừ mỗi người hai năm tù giam kể từ ngày bị giam giữ. Ngoài ra số này còn bị hai năm quản chế sau khi mãn án tù.

Tội danh mà tòa án nhân dân tỉnh Điện biên buộc cho những người vừa nói là tội phá rối an ninh theo điều 89 của Bộ luật hình sự Việt Nam.

Tin tức từ phiên xử còn cho biết có ba đối tượng đang trốn là Váng A Ía, Thào A Lu, Thào A Sẻo. Cơ quan an ninh điều tra tỉnh Điện Biên đang truy nã họ.

Bị cáo Cư A Báo tại tòa phiên tòa sơ thẩm ngày 13/3/2012 ở Điện Biên. Source vietnamplus.vn
Bị cáo Cư A Báo tại tòa phiên tòa sơ thẩm ngày 13/3/2012 ở Điện Biên. Photo Quoc Hung/vietnamplus
Tin phiên xử được truyền thông trong nước loan đi hôm nay, nhưng khi được hỏi thì một người sống ngay tại huyện Mường Nhé cho biết là không hay tin gì về phiên xử đó cả:

Không nghe thấy thông tin gì cả.

Ngoài ra người này còn nói là từ khi xảy ra vụ việc tại bản Huổi Khon, xã Nậm kè, huyện Mường Nhé thì chính quyền địa phương luôn tuyên truyền cho dân chúng như sau:

Chính quyền người ta bảo làm ăn sinh sống ở đâu thì lo ổn định cho gia đình mình. Đừng nghe những người khác nói điều không được làm như bán nhà cửa đi nơi khác…

Xin được nhắc lại hồi cuối tháng tư và đầu tháng năm năm ngoái, hằng nghìn người Hmong theo đạo Thiên Chúa, trong đó có cả Công giáo La Mã và Tin Lành, từ một số tỉnh gồm Lào Cai, Lai Châu, Đắc Lắc, Đắc Nông đã kéo nhau về tại bản Huổi Khon.

Truyền thông trong nước loan tin là những người Hmong được tuyên truyền về một ngày tận thế và mọi người đến để đón Vua Mông. Tờ Nhân dân hôm ngày 14 tháng 3 nhắc lại là những người tập trung gây sức ép với chính quyền địa phương và người dân yêu sách đòi cấp đất để thành lập Vương quốc Hmong.

Sự thực về Mường Nhé vẫn bị bưng bít

Theo một số tổ chức của người Hmong đang hoạt động ở nước ngoài thì chính quyền đã điều động quân đội, và ngay cả trực thăng lên Mường Nhé để trấn dẹp cuộc tập trung và có mấy mươi người thiệt mạng và bị thương. Tuy nhiên tất cả đều không thể nào kiểm chứng bằng một nguồn tin độc lập.

Ngay sau khi 8 người Hmong tham gia vụ tập trung tại huyện Mường Nhé bị kết án, tổ chức Human Rights Watch đã lên tiếng. Ông Phil Robertson, Phó giám đốc phụ trách khu vực Châu Á phát biểu:

 ‘Đại ý theo ông này thì cơ quan chức năng Việt Nam liên tục ngăn trở những nhà điều tra độc lập đến luận 
Đồng bào Hmong bán củi (ảnh minh họa) RFA
Đồng bào Hmong bán củi (ảnh minh họa) RFA
định những gì thực sự đã diễn ra tại Mường Nhé hồi năm ngoái; trong đó có việc điều tra về những báo cáo vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Đến khi những nhà quan sát bên ngoài được phép đến, thì mọi hoạt động của họ đều bị kiểm soát chặt chẽ. Chính quyền Việt Nam đã sử dụng kiểm soát thông tin hửu hiệu đối với khu vực đó nhằm đưa ra cái nhìn một chiều về các sự biến xảy ra. Công bố về những bản án mới đây đối với những người tổ chức cuộc biểu tình về tội gây rối an ninh lại nêu ra nhiều câu hỏi, ví dụ như thực sự những việc làm của họ là gì để phải bị truy tố và nhận những bản án như thế.

Việt Nam nổi tiếng về thành tích vi phạm các quyền tự do ngôn luận, lập hội, và tập trung một cách ôn hòa.’

Nhà cầm quyền Việt Nam không hề nhắc đến việc huy động quân đội trong việc giải tán vụ tập trung ở Mường Nhé; thế nhưng sau đó một vị lãnh đạo địa phương trong một trả lời phỏng vấn của một tờ báo quân đội trong nước cho rằng những người Hmong tập trung tại đó có trang bị vũ khí.

Vào thời điểm đó có một số cơ quan báo chí nước ngoài muốn đến tận nơi nhưng chính quyền Hà Nội cho rằng điều kiện không thuận lợi nên chưa thể cho phép họ đến để tìm hiểu về vụ việc.

Hãng thông tấn AFP hôm ngày 14 tháng 3 trích dẫn nguồn của Tổ chức Đoàn kết Thiên chúa giáo Tòan Thế giới (CSW) cho rằng người Hmong có niềm tin là sẽ có đấng cứu tinh đến và thành lập vương quốc Hmong.

CSW cho rằng lời tiên tri của nhà truyền giảng Harold Camping cho rằng tận thế xảy ra hồi ngày 21 tháng 5 năm ngoái là yếu tố chính cho thời điểm của cuộc tập trung của người Hmong tại Mường Nhé.
Vụ việc hằng ngàn tín đồ Thiên chúa giáo người Hmong tập trung tại Mường Nhé được cho là vụ nghiêm trọng nhất kể từ những vụ hồi năm 2001 và 2004 khi người dân tộc thiểu số Tây Nguyên biểu tình đòi hỏi đất đai. Họ bị trấn áp và nhiều người phải bỏ chạy sang Campuchia lánh nạn..

Đến nay vẫn chưa có nhiều thông tin về những gì đã xảy ra ở Mường Nhé
Mường NhéViệt Nam xử tù tám người từ 24 đến 30 tháng, liên quan vụ bất ổn liên quan hàng ngàn người H'Mông Cơ đốc giáo ở tỉnh Điện Biên năm ngoái.
Phiên tòa sơ thẩm diễn ra ở tỉnh Điện Biên ngày 13/3.
Truyền thông nhà nước nói những người này bị xử về tội "phá rối an ninh trong vụ tụ tập đông người, gây sức ép với chính quyền, yêu sách đòi thành lập 'Vương quốc Mông'".
Báo Nhân Dân nói hai người 'cầm đầu', Vàng A Ía và Thào A Lù, đang bị truy nã.
Tờ báo dẫn lời cơ quan công an cáo buộc hai người này "lôi kéo" người dân tộc H'Mông để đòi chính quyền cấp đất thành lập "vương quốc H'Mông".
Công an Việt Nam nói đây là vụ án "gây hậu quả đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, gây phức tạp về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng xấu đến đời sống, sức khỏe của hàng nghìn hộ gia đình".
Vụ Mường Nhé xảy ra từ cuối tháng Tư đến đầu tháng Năm 2011, khi người H'Mông từ các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Đắk Lắk, Đắk Nông kéo về bản Huổi Khon, xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé.
Hàng ngàn người đã cắm trại trong suốt một tuần để chờ 'vị cứu tinh' của họ.
Thiếu thông tin
Thông tin khi đó nói quân đội và trực thăng được điều động lên trấn áp.
Có cáo buộc cho rằng có hàng chục người H'Mông chết hoặc bị thương - điều không thể xác nhận vì khi sự việc xảy ra, chính quyền không cho phép giới ngoại giao và báo chí nước ngoài tới khu vực.
Vào những ngày xảy ra biến cố, Sứ quán Mỹ ở Hà Nội ra thông cáo nói họ đang điều tra và "kêu gọi các bên liên quan không sử dụng bạo lực, giải quyết mâu thuẫn một cách hòa bình và theo đúng luật pháp Việt Nam cũng như các tiêu chuẩn nhân quyền đã được quốc tế công nhận".
Tại phiên tòa, hai bị cáo, Giàng A Sì và Vàng A Giàng, bị mức án 30 tháng tù giam.
Sáu người còn lại, Mùa A Thắng, Thào A Khay, Chang A Dơ, Thào A Lâu, Cư A Báo và Giàng Seo Phừ, bị mức án 24 tháng tù giam kể từ ngày bị tạm giam.
Những người này sẽ còn bị quản chế 24 tháng sau khi mãn hạn tù.
Giới quan sát cho rằng vụ Mường Nhé đã khiến chính quyền một lần nữa phải xem xét chính sách tôn giáo và dân tộc, nhất là đối với các khu vực đồng bào sắc tộc ít người.

-Vietnam jails eight Hmong for 'disturbing security'-HANOI (AFP) - Vietnam has jailed eight Hmong people for taking part in a major gathering in 2011 which the court described as a separatist ethnic movement, state media reported on Wednesday.

 Bùi Tín: Hãy quý trọng từng bước tiến nhỏ   –   (VOA’s blog).


Xét xử sơ thẩm vụ “phá rối an ninh” tại Mường Nhé
Ngày 13/3, Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên đã mở phiên tòa sơ thẩm, xét xử 8 bị cáo về tội phá rối an ninh trong vụ tụ tập đông người, gây sức ép với chính quyền, yêu sách đòi thành lập “Vương quốc Mông,” gây mất ổn định về tình hình an ninh trật tự tại bản Huổi Khon, xã Nậm Kè (huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên) vào cuối tháng 4 đến đầu tháng 5/2011.


Tuy không giữ vai trò chủ mưu, song 8 đối tượng trên đã tham gia vào vụ việc với vai trò đồng phạm tích cực, nên đã bị cơ quan điều tra khởi tố bị can. 

Căn cứ những tình tiết và chứng cứ trong quá trình điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Điện Biên kết luận: “Trong thời gian từ ngày 30/4 - 6/5/2011 tại bản Huổi Khon, xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên đã có hàng nghìn người dân tộc Mông nghe theo kẻ xấu, đến tụ tập dựng lán trại để cầu nguyện, đón vua Mông với mục đích thành lập Vương quốc Mông. Qua điều tra, thấy đây là tổ chức do Vàng A Ía câu kết với Thào A Lù cầm đầu, đã tuyên truyền kêu gọi mọi người dân tộc Mông phải đoàn kết, sẽ có vua Mông trong thời gian tháng 5/2011, nên nhiều người bán hết tài sản đi tập trung cầu nguyện, góp tiền cho tổ chức, mục đích tập trung đông người gây sức ép với chính quyền nhân dân, đòi yêu sách cấp đất riêng để thành lập Vương quốc Mông.”

Tại phiên tòa, các bị cáo khai nhận hành vi phạm tội của mình là đã tham gia tổ chức của Vàng A Ía vào thời gian trước ngày đi tập trung tại Huổi Khon, mục đích hoạt động cho tổ chức để thành lập nhà nước riêng của người Mông. 

Cụ thể, bị cáo Giàng A Sì, sinh năm 1979, trú tại bản Huổi Khon (xã Nậm Kè) tham gia tổ chức từ tháng 1/2011, tuyên truyền lôi kéo 4 hộ tham gia, tổ chức đi chọn địa điểm tập kết và cho các đối tượng cầm đầu dùng nhà mình làm nơi tập kết xăng dầu, lương thực, nhận tiền mua thóc để cất giấu phục vụ cho việc tụ tập. 

Bị cáo Vàng Seo Phừ, sinh năm 1978 trú tại thôn Phìng Giàng, xã Cốc Ly (huyện Bắc Hà- tỉnh Lào Cai, là em trai của đối tượng cầm đầu Vàng A Ía) tham gia tổ chức lập Vương quốc Mông từ tháng 2/2011 đã nghe theo Ía bán hết tài sản, đóng góp tiền cho tổ chức mua đồ dùng phục vụ việc tụ tập, tham gia các cuộc họp bàn và phụ trách một nhóm bốc thuốc khám bệnh cho những người tụ tập. 

Bị cáo Mùa A Thắng sinh năm 1980, trú tại xã Mường Toong (huyện Mường Nhé) tham gia các cuộc họp bàn cách thức thành lập Vương quốc Mông, tham gia tích cực quản lý danh sách người vi phạm pháp luật, ký giấy ra vào, đôn đốc canh giác chốt ngăn cản hoạt động của các đoàn cán bộ. 

Bị cáo Thào A Khay sinh năm 1986, trú tại xã Nà Bủng (huyện Mường Nhé) tham gia đi đón các hộ từ Đắk Lắk ra Mường Nhé chờ ngày tập trung, trực tiếp lôi kéo 6 hộ tại bản mình cư trú tham gia tụ tập. 

Bị cáo Chang A Dơ, sinh năm 1979, trú tại bản Can Hồ, xã Khun Há (huyện Tam Đường, Lai Châu) được hứa hẹn cho làm “Phó Bộ trưởng Quốc phòng” của Vương quốc Mông; Dơ đã bán hết tài sản, đưa gia đình vào bản Huổi Khon tụ tập, được giao quản lý chốt canh giác giám sát, cản trở các đoàn cán bộ làm nhiệm vụ. 

Bị cáo Thào A Lâu, sinh năm 1978, trú tại xã Quảng Lâm (huyện Mường Nhé) đã tham gia nhiều cuộc họp, đón tiếp và nhận bố trí nơi ở cho các hộ từ Đắk Lắk ra tụ tập, gác chốt ngăn cản và trực tiếp khám xét cán bộ khi vào làm nhiệm vụ. 

Bị cáo Cư A Báo, sinh năm 1976, trú tại xã Cư Đrăm (huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk) đã nghe Ía tuyên truyền, bán hết tài sản đưa gia đình và vận động 8 hộ từ Đắk Lắk ra Huổi Khon tụ tập, tham gia nhiều cuộc họp bàn của tổ chức mục đích xin đất riêng để thành lập Vương quốc Mông. 

Bị cáo Vàng A Giàng, sinh năm 1980 trú tại xã Quảng Lâm (huyện Mường Nhé) đã tích cực tham gia các hoạt động của tổ chức, chỉ đạo thực hiện việc lôi kéo tuyên truyền, vận động người Mông tham gia tụ tập, chỉ đạo bố trí nơi ở cho các hộ trong Đắk Lắk và quản lý theo dõi họ. 

Trước Hội đồng xét xử, tất cả các bị cáo đều thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội, tỏ ra rất ăn năn hối cải, thừa nhận việc làm sai trái của mình; đồng thời đều công nhận Đảng và Nhà nước đã có rất nhiều chủ trương chính sách hỗ trợ đồng bào xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế như cấp phát tấm lợp, hỗ trợ tiền làm nhà, xây dựng đường giao thông, trường học, trạm y tế... đến thôn bản mình sinh sống. 

Điều đáng chú ý là hầu hết các bị cáo trên đều không biết chữ. Khi phạm tội, các bị cáo trên đều không biết hành vi của mình gây nguy hiểm cho xã hội.

Tại phần luận tội, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân giữ quyền công tố đã rút một phần cáo trạng do các bị cáo trên không giữ vai trò chủ mưu mà chỉ tham gia với vai trò đồng phạm tích cực.

Căn cứ vào kết luận điều tra, kết quả thẩm vấn tại phiên tòa và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ của vụ án, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên đã tuyên phạt hai bị cáo Giàng A Sì và Vàng A Giàng, mỗi bị cáo 30 tháng tù giam. 

6 bị cáo khác là Mùa A Thắng, Thào A Khay, Chang A Dơ, Thào A Lâu, Cư A Báo và Giàng Seo Phừ, mỗi bị cáo chịu mức án 24 tháng tù giam kể từ ngày bị tạm giữ. 

Sau khi chấp hành xong án phạt tù, các bị cáo trên còn bị quản chế 24 tháng.

Một số hình ảnh tại phiên tòa




Toàn cảnh phiên tòa sơ thẩm 


8 bị cáo nghe Hội đồng xét xử tuyên án


Những giọt nước mắt hối hận của bị cáo Cư A Báo.
- Xét xử sơ thẩm vụ “phá rối an ninh” tại Mường Nhé

-Xét xử vụ phá rối an ninh tại Mường Nhé
Thanh Niên
Ngày 13.3, TAND tỉnh Điện Biên đã mở phiên tòa sơ thẩm, xét xử 8 bị cáo về tội phá rối an ninh trong vụ tụ tập đông người, gây sức ép với chính quyền, yêu sách đòi thành lập “Vương quốc Mông”, gây mất ổn định về tình hình an ninh trật tự tại bản Huổi ...
Điện Biên xét xử sơ thẩm vụ phá rối an ninhĐài Tiếng Nói Việt Nam
Xét xử vụ án phá rối an ninh tại huyện Mường Nhé, tỉnh Ðiện BiênNhân Dân

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương khắc phục sự cố Thủy điện sông Tranh nhưng Khắc phục chỉ ở mức an dân!

Nứt đập thủy điện sông Tranh 2: Chuyên gia lo ngại-Chủ đầu tư đập thủy điện Sông Tranh 2 phải chịu trách nhiệm tp- TP - TS. Bùi Trung Dung - Phó Cục trưởng Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) cho rằng chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm trước xã hội về sự cố rò rỉ đập sông Tranh. (Ai vậy ??)

Ông đánh giá thế nào về lỗi thiết kế và nó ảnh hưởng đến an toàn của đập ra sao?
Có thể khẳng định hiện tại đập vẫn đảm bảo an toàn kể cả sau khi có một số trận động đất kích thích trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, theo thiết kế thì hiện tượng thấm xuất hiện ở vị trí khe co ở hạ lưu đập như hiện nay là không được phép, phải được tích cực xử lý sớm.
Ai phải chịu trách nhiệm lỗi đó, thưa ông?
Theo Luật chất lượng hàng hóa, ai làm ra sản phẩm hàng hóa thì người đó phải chịu trách nhiệm. Chủ đầu tư hiện nay đang chịu trách nhiệm toàn thể để tổ chức việc này. Và chủ đầu tư đương nhiên chịu trách nhiệm trước toàn thể xã hội.
Vậy, Cục đưa ra hướng xử lý thế nào?
Trước mắt phải thu nước vào trong đường hầm theo đúng thiết kế yêu cầu. Về lâu dài thì phải xử lý chống thấm sao cho lượng nước thấm qua thân đập ít theo kỳ vọng của thiết kế là bằng một nửa chỗ nước đó. Sau này khi hạ mực nước hồ xuống thì người ta phải làm việc đấy. Vì chống nước thấm qua bê tông phải cần có thời gian: Từ vài tháng đến một năm. Thậm chí người ta phải đo được lượng nước thấm qua đập. Khi lượng nước thấm qua đập vượt quá ngưỡng thiết kế thì người ta phải xử lý.
Vậy chi phí cho việc khắc phục là bao nhiêu?
Tại thời điểm này chủ đầu tư chưa mất đồng nào, họ chỉ chịu trách nhiệm tổ chức. Vì đang trong thời gian bảo hành.
Sông Tranh 2: Thảm họa vỡ đập không quá xa vời (Bee.net 23-3-12)  - "Tôi không hiểu sao nhà thầu lại phát ngôn rằng chuyện nứt đập là chuyện bình thường. Dù gì, nguy cơ vỡ đập là có. Rõ ràng chính các kỹ sư thi công cũng chưa hiểu hết về kỹ thuật nên mới có một vài tuyên bố như vậy". Đó là chia sẻ của GS.TSKH Phạm Hồng Giang về sự cố nứt Đập Thủy điện Sông Tranh 2.

Lỗi không ở công nghệ
Theo đánh giá của ông, sự cố nứt đập của thủy điện Sông Tranh 2 đang ở mức độ nào?


Theo như kinh nghiệm trong ngành thì đó là việc nghiêm trọng. Không thể nói nó là bình thường. Trong kỹ thuật xây dựng đập, việc để nước từ thượng lưu chảy xuyên qua đập, tràn qua mặt đập, mái đập là không được phép.

Chiều 21/3, nhà thầu đã nhận lỗi kỹ thuật. Nhưng có người lại đặt dấu hỏi về công nghệ được lựa chọn?
Không. Đập bê tông đầm lăn là công nghệ của Nhật Bản, được sử dụng vào khoảng hơn 30 năm trở lại đây. Đập đầm lăn có nhiều ưu điểm, sử dụng ít xi măng, tiết kiệm, việc tỏa nhiệt ít hơn nên nó cho phép đổ những khối bê tông rất lớn, tiến độ thi công rất nhanh. Vì sử dụng ít xi măng nên khả năng chống thấm của nó kém hơn. Bởi thế việc chống thấm cho bê tông đầm lăn phải làm rất cẩn thận. Đối với thiết kế đập, người ta phải làm những đường hành lang bên trong đập để gom những phần thấm không chặn hết ở thượng lưu chứ không bao giờ được phép để tràn ra mái hạ lưu.

Lúc mới xảy ra sự cố, nhà thầu khẳng định đó là hiện tượng bình thường. Chắc hẳn vì cho rằng đã là đập bê tông đầm lăn thì phải chấp nhận nước thấm qua?
Tôi thấy rất buồn cười khi họ phát ngôn như thế. Chúng ta đã làm những đập đầm lăn lớn như đập Sơn La, Bản Vẽ... Không phải cứ đập đầm lăn thì đương nhiên nó phải thấm. Nếu làm chống thấm tốt thì nó sẽ không như thế. Có rất nhiều cách để giải quyết chống thấm. Vì thế hoàn toàn không phải do công nghệ.

Nguyên nhân thì đã rõ, liệu có xử lý được không thưa ông?
Tôi khẳng định lại, việc để nước chảy tràn ra ở mái hạ lưu là không được phép. Giọt thấm sinh ra do độ chênh lệch mực nước ở thượng lưu và hạ lưu. Đập cao hàng trăm mét như thế thì thế năng dòng nước ở thượng lưu là rất lớn. Khi chảy trong đập thì nó có thể cuốn theo làm phá hủy các loại vật liệu dọc đường thấm. Khi nó thấm như thế, tràn qua mái đập, thì chỗ mái đập hạ lưu là chỗ dễ bị phá hủy nhất. Nếu là đập đất thì khả năng vỡ đập đã thấy rõ. Nhưng đây là đập bê tông đầm lăn nên nó chưa thể vỡ ngay được. Vì thế phải xử lý bằng được.
GS.TSKH Phạm Hồng Giang, Chủ tịch Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam.
GS.TSKH Phạm Hồng Giang, Chủ tịch Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Tôi không hiểu sao họ lại mắc lỗi như thế!
Nguyên nhân đã được xác định rõ là do lỗi quên khâu thiết kế đường ống hút nước trong thân đập, ông có bình luận gì về nguyên nhân này?
Khi sự cố vừa xảy ra, một vài kỹ sư của nhà thầu có nói rằng nguyên nhân là do nước từ các khe tỏa nhiệt của khối bê tông thấm xuống hạ du. Tôi tự hỏi không thể hiểu vì sao mà họ lại mắc lỗi như vậy được. Vì rõ ràng về nguyên tắc căn bản thiết kế xây dựng đập, không thể làm tắc trách như vậy được.

Nghĩa là người ta đã "quên" khâu xử lý khe?
Đúng vậy. Khi đổ các khối, các khe giữa các khối là phải xử lý, người ta có thể có nhiều cách. Có thể làm các khớp giữa các khối để ngăn không cho nước vào trong khe. Các khe đó có thể làm bằng cao su, nhựa nhưng tốt nhất là làm bằng đồng. Nếu không thì chụp, phun chất chống thấm vào đó khi thi công như đổ nhựa đường, vữa chống thấm. Phải làm như thế, chứ không thể để các khe toang hoác như thế, dòng thấm nó đi qua là đương nhiên. Nhưng tôi không thể lý giải vì sao người ta lại có thể "quên" khâu này.

Trước khi nguyên nhân được công bố, ông có nghĩ đến giả thiết này?
Khi họ nói rằng có nước thấm qua khe nhiệt, tôi đã có thể khẳng định các khe chưa được xử lý đúng kỹ thuật. Tại sao họ làm như thế thì tôi cũng chịu. Không biết là do thiết kế đã có phương án kỹ thuật xử lý đầy đủ nhưng thi công không làm theo, hay thiết kế không chú ý đến chỗ đó, người ta cũng không làm... thì mình không khẳng định được.

Vậy khi họ nói đó là sự cố "bình thường", ông nghĩ gì?
Những người am hiểu thì không ai phát biểu như thế. Bảo là bình thường là không được. Chỉ khi anh thi công không đúng kỹ thuật thì nó mới xảy ra sự cố như vậy.

Xử lý phức tạp, tốn tiền
Trên thế giới đã bao giờ xảy ra sự cố tương tự chưa thưa ông?
Cũng có. Ở Hy Lạp năm 2002 cũng có hiện tượng rò rỉ đập giống như ở Sông Tranh 2. Người ta phải khắc phục bằng giải pháp chống thấm ở thượng lưu. Các đập đất bị vỡ nhiều, chứ đập bê tông đầm lăn thì chưa.

Cách xử lý có phức tạp không?
Hoàn toàn có thể xử lý được, không phức tạp. Việc trám xi măng vào chỗ rò rỉ chảy nước chỉ là biện pháp rất tạm thời thôi. Về lâu dài nó sẽ không thể duy trì sự an toàn của đập.

Vậy thì phải làm sao thưa ông?
Phải chống thấm từ phía thượng lưu. Với một khối lượng nước lớn như vậy ở hồ chứa thì người ta có 2 cách là làm khô hoặc làm ướt. Làm khô là sẽ phải hạ thấp mức nước hồ chứa xuống cho khô mặt đập, tìm xem chỗ nào thấm. Sau đó dán một lớp màng chống thấm vào đó hoặc là sơn phủ bề mặt bằng một loại sơn đặc biệt. Cũng có thể là khoan và phụt vật liệu chống thấm vào các khe, ngăn được dòng thấm từ thượng lưu. Cách làm ướt là có thể cử thợ lặn xuống nước dán lớp màng chống thấm vào khe nứt. Nhưng trước tiên là phải xác định được nó rò rỉ ở chỗ nào. Ở Hy Lạp, người ta cũng xử lý dán trong nước sau khi xác định được vùng thấm.

Chi phí sửa chữa có nhiều không thưa ông?
Cụ thể thì tôi không có số liệu chi tiết nhưng theo tôi biết là rất đắt. Nhưng để đảm bảo an toàn cho đập thì đắt đến mấy cũng phải làm.

Có thể cả một huyện sẽ bị xóa sổ
Sau khi xử lý như vậy thì độ an toàn của đập sẽ thế nào thưa ông?
Sau khi xử lý thì sẽ không có vấn đề gì hết. Nhiều người lo ngại nó mất an toàn, nhưng tôi nghĩ nếu làm tích cực thì có đủ thời gian. Như ở Hy Lạp thì người ta xử lý trong vòng 1 năm.

Thời gian đó có quá dài không thưa ông?
Phải nghiên cứu khảo sát, thi công và hoàn thành, thì phải cần đến chừng đó thời gian.

Nhưng một số chuyên gia có bày tỏ lo lắng rằng địa điểm đặt thủy điện Sông Tranh 2 nằm trong vùng tâm mưa của Trà My. Mà mùa mưa thì đang đến gần kề, liệu nguy cơ nào sẽ đe dọa người dân ở đây?

Theo tôi nhìn tổng thể đập thì chưa thể vỡ được ngay. Nó chỉ đe dọa sự an toàn nhưng chúng ta có đủ thời gian để làm. Với dung tích 730 triệu mét khối của Sông Tranh 2, nếu vỡ thì sẽ là một thảm họa rất lớn. Nó ục xuống một cái thì có khi cả một huyện sẽ bị xóa sổ. Thảm họa vỡ đập không quá xa vời, cần khẩn trương xử lý đúng kỹ thuật.

Xin cảm ơn ông!
Theo tôi thì người dân cũng phải bình tĩnh. Cần có những phương án sẵn sàng. Nếu xử lý không được thì phải di chuyển. Nhưng chắc không ai để cho xảy ra tình huống vỡ đập đâu. Tuy nhiên vẫn phải tính đến những rủi ro, nên phải tính các phương án đối phó đề phòng và có biện pháp khắc phục sớm. Nếu cứ để như vậy sẽ gây ra hư hại và ảnh hưởng đến sự an toàn của đập.
Tô Hội (Thực hiện)


-- Bất an với “ông” thuỷ điện (LĐ 23-3-12)Sự cố Sông Tranh 2: Nghiêm trọng, cần xử lý khẩn trương (VEF).  – Tháng 6 tới mới xử lý được rò rỉ nước thân đập thủy điện Sông Tranh 2 (QĐND).  – Xử lý sự cố đập Sông Tranh 2 trước mùa lũ (NLĐ).  – Cái khe vừa nứt vừa thấm!!! (Pleinforme).  – Nước tuôn như suối trong lòng đập (TT). “Hôm qua 23-3, nhà điều hành của Ban quản lý dự án thủy điện 3 (đơn vị quản lý thủy điện Sông Tranh 2, Quảng Nam) được bảo vệ canh 24/24 giờ và không mở cửa cho báo chí”.- Đề nghị ngừng vận hành thủy điện Sông Tranh 2   –   (RFA).  – 
 Thủy điện Sông Tranh 2 rò rỉ nước: Khắc phục chỉ ở mức an dân! (TT).  - Bất an với “ông” thuỷ điện (LĐ). - Còn lại một nửa sự thật (BoxitVN).  - Nứt đập thủy điện: Thanh tra làm rõ trách nhiệm (VTV). - GS.TSKH Phạm Hồng Giang: Sông Tranh 2: Thảm họa vỡ đập không quá xa vời (Bee).  - Hiện tượng thấm ở đập thủy điện sông Tranh là không được phép (DT).  - Thân đập thủy điện rò nước: Cần ngay tư vấn độc lập (TP). 
‘EVN lúng túng trong xử lý rò nước đập thủy điện’ (VNE).  - Nứt đập thủy điện: ‘Quên’ lắp đường ống gom nước thấm? (VTC).  - Xử lý sự cố Thủy điện Sông Tranh 2: Lúng túng và ẩu (VOV).  - Hành xử đúng khi làm sai (ĐĐK).  - Đập thủy điện Sông Tranh 2 xì nước: Phải đặt an toàn của người dân lên trên hết (VH).  - Toàn cảnh vụ nứt thủy điện sông Tranh(VnMedia).   - Lãnh đạo Sở Công Thương Quảng Nam “đổ dầu vào lửa“ vụ vết nứt ở thủy điện Sông Tranh 2!? (PLVN). “… không đi kiểm tra thực tế, nhưng ông Vân vẫn khẳng định các vết nứt chảy nước xối xả của đập chính Thủy điện Sông Tranh 2 hoàn toàn không hề có nguy hiểm gì, đây là chuyện bình thường?! Ông Vân còn yêu cầu báo chí không được đưa tin về sự việc này nữa.”
Ai "rút ruột" những công trình này?  Đập sông Tranh 2 bị nứt: Ngừng khắc phục? (Bee.net 22-3-12) --.Ba nguyên nhân gây ra sự cố đập thủy điện Sông Tranh (Dân trí) - Thường bị ăn bớt, rút ruột, nên chất lượng các công trình nhà nước, công trình công cộng, dân sinh ở ta luôn kém, thậm chí có khi tới mức tệ hại. Và theo tôi, đó cũng là một nguyên nhân hàng đầu gây sự cố đập thủy điện sông Tranh... >>  Khẩn trương khắc phục sự cố ở thủy điện sông TranhCận cảnh nứt đập thủy điện Sông Tranh  2 (VNN 22-3-12) 'Nứt đập thủy điện do sai sót tất cả các khâu'  (VnEx 22-3-12) Nứt đập thủy điện: EVN thừa nhận có lỗi kỹ thuật (VTC).
– Vụ thủy điện Sông Tranh 2: Dự kiến hôm nay EVN sẽ công bố phương án xử lý (PLTP).  – Nước xuyên thủy điện sông Tranh: Từ không vấn đề đến có vấn đề    –   (Cu Làng Cát). - Năng lực nói “có” và “không” (PLTP). – Sự cố Sông Tranh – người dân sẽ ra sao?   –   (RFA). - Rò rỉ nước đập Thủy điện sông Tranh 2: Nhà khoa học “nóng mặt”! (ĐV). - Vẫn bất an với thủy điện Sông Tranh 2 (TN). - Vụ đập thủy điện sông tranh 2 bị rỉ nước: Cách khắc phục chưa căn cơ (NLĐ). - Đập thủy điện Sông Tranh 2: Nỗi lo kép (TP).TẦM NHÌN QUY HOẠCH THỦY ĐIỆN (BS HỒ HẢI)- 


Đập thủy điện Sông Tranh 2: Khâu nào cũng có lỗi (TT).  - Rò rỉ đập thủy điện Sông Tranh 2: Lỗi từ thiết kế, thi công đến vận hành đập (TP).  - Thủy điện Sông Tranh 2: Rò rỉ nhìn từ bên ngoài thì rất sợ (Petrotimes).  - Thủ tướng yêu cầu khẩn trương khắc phục sự cố Thủy điện sông Tranh (VOV).

Kết luận bước đầu về hiện tượng rỉ nước tại đập thủy điện (VTV).  - Vì sao thủy điện sông Tranh 2 vừa sử dụng đã “có vấn đề”? (CAND). - Nứt đập Thủy điện Sông Tranh 2: Không giảm chất lượng công trình? (ĐV).  - Cận cảnh nứt đập thủy điện Sông Tranh 2 (VNN).  - Chính quyền phải khẩn cấp di dời dân (ĐĐK).   - Ngày 27/3, thông báo nguyên nhân nứt đập thủy điện (VNN).  - ‘Nứt đập thủy điện do sai sót tất cả các khâu’ (VNE). - Đập sông Tranh 2 bị nứt: Ngừng khắc phục? (Bee).- Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Tập:  “Đừng chủ quan với sinh mạng người dân” (TN).
-Đập thủy điện Sông Tranh 2: Nếu vỡ, sẽ là đại họa -- Nứt thủy điện Sông Tranh 2: EVN nhận lỗi do kỹ thuật (Bee.net 21-3-12) Chủ đầu tư thừa nhận nứt đập là có vấn đề (VNN 21-3-12)- Yêu cầu khắc phục lỗi đập thủy điện Sông Tranh (TT).  – Nước chảy ở vết nứt thủy điện Sông Tranh 2 có bàn tay của nhà thầu Trung Quốc?   –   (TT/ Cu Làng Cát). - Sông Tranh 2: Đặt an toàn của người dân trên hết (TTXVN). –  . –Vietnam dam leaking but operator says no danger downstream (Asia One).Vụ rò rỉ nước ở đập thủy điện Sông Tranh 2 (TN). - Nứt đập thủy điện: Phát hiện 2 vết nứt ở khe giãn nở (VTC). - Khẩn trương khắc phục sự cố ở thủy điện sông Tranh (DT). - Thủy điện Sông Tranh 2 rỉ nước: Lỗi ở khâu thiết kế, giám sát (NLĐ). – Phỏng vấn ông Đặng Phong, Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My, Quảng Nam: ‘Rò rỉ ở Sông Tranh 2 là do lỗi thiết kế’   –   (BBC). – Lo ngại thủy điện Sông Tranh 2 ‘bị nứt’   –   (BBC). -
-Nứt thủy điện Sông Tranh 2: EVN nhận lỗi do kỹ thuật -Đơn vị thi công đã “quên” khâu thiết kế đường ống hút nước trong thân đập nên mới xảy ra tình trạng rò rỉ nước tại đập thủy điện Sông Tranh 2 --Để nước xối qua đập thủy điện, EVN bị phản bác 'Nếu cho rằng đây là “khe nhiệt co giãn bê tông”Ban Quản lý dự án thủy điện 3 – EVN chỉ đạo công nhân dùng khoan máy khoan lỗ bơm ...
 Đập thủy điện sông Tranh 2: Vết nứt có thể rộng thêm (VEF).  - ‘Nứt đập thủy điện là tối kỵ’ (VNE). - Bộ xây dựng vào cuộc (TT).  - Đập thủy điện Sông Tranh 2: Nếu vỡ, sẽ là đại họa (Bee).  -“Xem thường vết nứt ở Thủy điện sông Tranh 2 là vô trách nhiệm” (DT).  -Về vụ rò rỉ nước từ thân đập thuỷ điện Sông Tranh 2, Quảng Nam: Hiện tượng không bình thường (LĐ).  - Trách nhiệm về những vết nứt Thủy điện Sông Tranh 2 thuộc về ai? (VOV). - Nếu không xử lý vết nứt, thuỷ điện Sông Tranh 2 có thể vỡ (SGTT).  - Quảng Nam muốn mời tư vấn độc lập (TP).  - Nứt đập thủy điện: “Văn bản khẩn của EVN quá chủ quan” (VTC).  - Để nước xối qua đập thủy điện, EVN bị phản bác (ĐV).Khẩn trương kiểm tra, khắc phục việc thấm nước tại thủy điện Sông Tranh 2 (Chinhphu.vn).   - Lo lắng về sự cố đập thủy điện Sông Tranh 2 thấm nước (TN).  - Thuỷ điện Sông Tranh 2 rò rỉ do lỗi thiết kế (VOV).   - Trường Ban quản lý dự án thủy điện 3 Trần Văn Hải: Đập Sông Tranh “có vấn đề” (TT).  - Đập thủy điện Sông Tranh có thể chịu động đất cấp 7 (TP).  - Thủy điện Sông Tranh 2: Cảnh báo nguy cơ! (Petrotimes).  - Sẽ là đại họa nếu vỡ đập Thủy điện Sông Tranh 2 (Petrotimes).   - Cận cảnh sự cố Thủy điện Sông Tranh 2  (Petrotimes).  - Khẩn trương kiểm tra, khắc phục việc thấm nước tại thủy điện Sông Tranh 2 (SGGP).  - “Nhét giẻ, phun xi măng vào vết nứt thủy điện-buồn cười quá”(Bee).  - Nứt đập Sông Tranh, Khi nào quan mới hoàn dân? (PN Today).
VN ‘trấn an Nhật về dự án hạt nhân’ - (BBC).Khởi tố vụ án phá rừng lớn ở Hà Tĩnh (TT).
-Nứt đập thủy điện sông Tranh 2: Chuyên gia lo ngại Đài Truyền Hình Việt Nam
Tình trạng rò rỉ nước ở đập thủy điện sông Tranh 2 tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam khiến rất nhiều chuyên gia bày tỏ sự lo ngại...
Điều đáng nói là dù đơn vị chủ đầu tư và vận hành công trình này là Ban Quản lý Dự án Thủy điện 3 (thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam) khẳng định, các dòng thấm chảy ra phía hạ lưu đập và toàn bộ lưu lượng thấm đo được khoảng 30lít/giây không ảnh hưởng đến an toàn, ổn định đập, nhưng một số chuyên gia lại bày tỏ nhiều lo ngại.
Trước thông tin về hiện tượng thấm, rò rỉ nước qua thân đập thủy điện sông Tranh 2, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam, sáng 19/3, GS.TS. Nguyễn Thế Hùng, Phó Chủ tịch Hội Cơ học thủy khí Việt Nam, Tổ trưởng Bộ môn cơ sở kỹ thuật thủy lợi khoa xây dựng thủy lợi thủy điện, ĐH Bách khoa Đà Nẵng đã có buổi thị sát bờ đập công trình thủy điện này. Qua khảo sát, Giáo sư Hùng khẳng định, hiện tượng thấm như thế này là điều không bình thường và về lâu dài nếu không có giải pháp khắc phục kịp thời sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và sự an toàn của công trình.
“Đây là dấu hiệu không bình thường vì nguyên tắc là không cho nước thấm qua đập bê tông. Nhưng hiện nay, nước chảy không theo quy trình mong muốn. Điều này không chỉ làm giảm tuổi thọ công trình, mà nếu có dư chấn sẽ làm đập toác ra, vỡ đột ngột…” - GS.TS. Nguyễn Thế Hùng cho biết.
Tại hiện trường, Ban Quản lý Dự án Thủy điện 3 đang triển khai giải pháp khắc phục bằng cách khoan các lỗ ở khe nhiệt ở khu vực phía mái đập để phun keo dính vào trong khe nhiệt nhằm hạn chế dòng chảy. Giáo sư Hùng cũng khẳng định, hiện tại đập vẫn đảm bảo an toàn, nhưng cần có ngay những giải pháp khắc phục mang tính bền vững, ổn định lâu dài hơn cho công trình. Hiện tại, do áp lực lớn của hồ nước bên trên nên phía dưới đã có những vòi nước chảy xì khá mạnh theo nguyên tắc bình thông nhau và cách ngăn dòng nước chảy ra từ phía mái đập sẽ rất khó khắc phục triệt để trong dài hạn.
Cũng theo giáo sư Hùng, giải pháp tích cực là thành lập đoàn khảo sát, tiến hành quan trắc, sau đó khoan để xác định thấm mức độ nào, sau đó dùng công nghệ phun xi măng, tương lai cần có giải pháp đề phòng động đất, dư chấn, mưa siêu tần suất… Bên cạnh đó, phải có dự báo để chính quyền và người dân lường trước, bố trí dân cư, xây dựng công trình nhà ở phía hạ lưu hợp lý, tránh thiệt hại lớn.
Trong công văn trả lời UBND tỉnh Quảng Nam và một số cơ quan báo chí mới đây, Ban Quản lý Dự án Thủy điện 3 cho biết, công trình đã được Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng, Hội đồng nghiệm thu cấp EVN, Hội đồng nghiệm thu cơ sở, cơ quan thiết kế là Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Điện 1 đánh giá là đạt yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo chất lượng công trình. Việc xử lý thấm của đập để làm giảm tổng lượng thấm nêu trên nhằm mục đích để chất lượng công trình được tốt hơn.
UBND tỉnh Quảng Nam cũng cho biết, ngày 21/3 sẽ cử đoàn công tác lên thủy điện sông Tranh 2 ghi nhận hiện trường. ... EVN làm việc vụ thủy điện Sông Tranh 2 (TT).  - “Nứt thủy điện Sông Tranh 2 là do động đất kích thích” (Bee).  -Nước chảy như suối qua vết nứt đập thủy điện (VNE).  – 
Hiện tượng không bình thườngLao động
Sự cố ở Thủy điện Sông Tranh 2: Không thể coi thườngHà Nội Mới
Rò rỉ nước ở đập thuỷ điện Sông Tranh 2 - Nhiều ý kiến trái ngượcĐài Tiếng Nói Việt Nam
Nứt thủy điện Sông Tranh 2: Chuyên gia bày tỏ lo ngại (VOV).  - Nứt ở Thủy điện Sông Tranh 2, dân 5 huyện lo (DV). 

Thủy điện Sông Tranh 2 bị nứt: Chuyện bình thường? (Bee.net 19-3-12) 'Khắc phục ngay vết nứt thủy điện để tránh gây thảm họa' (VnEx 19-3-12) -- Một đại họa đã được báo trước? (Đọc lại bài này: Ðập thủy điện Sơn La nứt: Ai chịu trách nhiệm khi 15 triệu người thiệt mạng?(NV 12-2-09)  Nhiều vết nứt trên đập thủy điện Sông Tranh 2 (Tuổi Trẻ). – Người dân hoang mang vì lo vỡ đập thủy điện Sông Tranh 2(PLVN). - Cận cảnh vết nứt đập thủy điện khiến cả vùng hoang mang (VTC). - Cận cảnh vết nứt khiến 40.000 người hoang mang (VTC). - “Thủy điện Sông Tranh 2 rỉ nước là hiện tượng bình thường” (VOV).  – Thủy điện Sông Tranh 2 rỉ nước: Phải bảo đảm an toàn cho dân (NLĐ). - Vết nứt trên thủy điện sông Tranh: Đang xử lý giảm độ thấm (TN). – Khẩn trương xử lý các vết rò rỉ nước ở bờ đập chính thủy điện Sông Tranh 2 (ND). Quảng Nam giải quyết rò rỉ thủy điện Sông Tranh 2 (TTXVN).  - Rò rỉ nước ở đập thuỷ điện Sông Tranh 2 – Nhiều ý kiến trái ngược (VOV).  – Video:Hiện tượng nứt trên bờ đập thủy điện Sông Tranh 2 (TTVN/ VTV). – Nứt đập thủy điện Sông Tranh 2: Chuyên gia bày tỏ lo ngại(VOV). – Thủy điện sông tranh 2: Lý giải của Ban QLDA chưa thuyết phục (PLTP).  – Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước vào cuộc kiểm tra vết nứt Thủy điện Sông Tranh 2 (PLVN). – “Chưa thấy công trình nào như thuỷ điện Sông Tranh 2″ (Bee).

-Liên tiếp những tiếng nổ lớn từ lòng đất khiến người dân vùng hạ lưu công trình thủy điện sông Tranh 2, huyện Bắc Trà My(Quảng Nam) luôn sống trong cảnh phập phồng lo lắng, mất ăn, mất ngủ. Ảnh: Trí TínVùng hạ lưu công trình thủy điện sông Tranh 2, huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) liên tiếp phát ra tiếng nổ lớn từ lòng đất. Ảnh: Trí Tín.
Tiếng nổ trong lòng đất có thể do dung nham núi lửaVNExpress -Chuyên gia thuộc Tổng hội địa chất VN cho rằng những tiếng nổ lớn trong lòng đất vùng hạ lưu đập thủy điện Sông Tranh 2 (Quảng Nam) có thể do dung nham núi lửa xâm nhập vào hang, ổ cột rỗng đầy nước trong lòng đất.
Tiếng nổ bất thường từ lòng đất Quảng NamNổ bất thường ở Quảng Nam do động đất

Trước hiện tượng lòng đất vùng hạ lưu công trình thủy điện sông Tranh 2 ở huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) liên tiếp phát ra tiếng nổ, các nhà khoa học đã mổ xẻ nguyên nhân.

Tiến sĩ địa chất Lê Huy Y, Tổng hội địa chất Việt Nam, cho rằng, các dòng dung nham núi lửa ngầm có thể xâm nhập vào hang, ổ, cột rỗng đầy nước trong lòng đất làm phát ra những tiếng nổ lớn và gây ra động đất. Theo ông, từ hiện tượng này có thể thấy vùng địa chất huyện Trà My đang có sự hoạt động kiến tạo trở lại của các khối xâm nhập nông á núi lửa trẻ.
Tiến sĩ Y đề xuất các cơ quan chức năng và địa phương nên kiểm tra, khảo sát kỹ để đánh giá chính xác, đầy đủ mọi đứt gãy kiến tạo, các giao điểm đứt gãy và họng núi lửa cổ phân bố ở vùng xung quanh thân đập chắn nước Sông Tranh 2. Hiện tại các đứt gãy của vùng Trà My vẽ trên bản đồ địa chất còn thiếu rất nhiều. Nếu có tâm chấn gần thân đập thì sẽ mang lại hậu quả nghiêm trọng cho cư dân phía dưới vùng hạ lưu công trình thủy điện sông Tranh 2.
Trao đổi với VnExpress.net, giáo sư, tiến sĩ Cao Đình Triều, chuyên gia Viện vật lý địa cầu khẳng định dư chấn ở vùng hạ lưu Bắc Trà My thời gian qua đều dưới 3,5 độ richter, thuộc dạng động đất kích thích nên chưa thể gây nguy hiểm cho tính mạng, tài sản của người dân trong vùng. Viện vật lý địa cầu đã cử cán bộ chuyên môn theo dõi sát diễn biến động đất ở địa phương này.
Theo ông Triều, dựa vào bản vẽ địa chất đã đo đạc được ở huyện Bắc Trà My thì đới đứt gãy tại địa phương này đang hoạt động khá mạnh. Do đó với hiện tượng lòng đất liên tiếp phát nổ trong thời gian dài vừa qua, tỉnh Quảng Nam nên sớm đề xuất các cơ quan chuyên môn vào cuộc nghiên cứu nhằm giúp người dân chủ động phòng tránh khi có bất trắc xảy ra. "Đừng để lúc 'nước đến chân mới nhảy' thì e không kịp", ông Triều nhấn mạnh.
Hồ chứa nước công trình Thủy điện sông Tranh 2- các chuyên gia cho rằng là thủ phạm chính gây ra hiện tượng bất thường lòng đất ở huyện Bắc Trà My(Quảng Nam) liên tiếp phát ra tiếng nổ. Ảnh: Trí Tín
Hồ chứa nước công trình thủy điện sông Tranh 2 được các chuyên gia cho là thủ phạm chính gây ra hiện tượng bất thường lòng đất ở huyện Bắc Trà My. Ảnh: Trí Tín.
Năm 2009, tỉnh Quảng Nam đã hợp tác với Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam thực hiện đề tài nghiên cứu “Đánh giá hiện trạng, phân vùng cảnh báo chi tiết nguy cơ, đề xuất các giải pháp phòng tránh tai biến nứt đất, trượt lở đất làm cơ sở khoa học cho quy hoạch phát triển bền vững kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam”. Đề tài do tiến sĩ Phạm Văn Hùng, Viện địa chất chủ trì.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tai biến nứt và trượt lở đất ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam ngày càng tăng nhanh. Các nhà khoa học đã khoanh vùng sơ đồ cảnh báo nguy cơ trượt lở đất trên địa bàn tỉnh với 5 cấp nguy hiểm. Trong đó, vùng có nguy cơ trượt lở đất rất cao gồm 7 huyện, riêng Bắc Trà My nằm trong vùng cảnh báo nguy hiểm trượt lở đất thuộc nhóm cao nhất.
Các chuyên gia từng khuyến cáo tỉnh Quảng Nam nên theo dõi, dự báo, cảnh báo tai biến địa chất đã và đang xảy ra, có nguy cơ xảy ra; quản lý quy hoạch, con người để giảm thiểu rủi ro về người và tài sản.
Trước đó 2h sáng 23/11, người dân các xã Trà Tân, Trà Sơn và thị trấn Trà My lần thứ 5 trong vòng vài tháng qua ghi nhận có tiếng nổ lớn trong lòng đất làm rung chuyển nhà cửa. Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Nam đã cử đoàn về xác minh, kiểm tra hiện tượng này. Ông Phạm Ngọc Sinh, Phó giám đốc Sở cho biết đã đề xuất Bộ Khoa học và Công nghệ mời chuyên gia về theo dõi, nghiên cứu, tìm nguyên nhân lòng đất rung chuyển, phát ra tiếng nổ.
Trí Tín
-Nguồn:Tiếng nổ trong lòng đất có thể do dung nham núi lửaVNExpress
Nổ lớn trong lòng đất ở hạ lưu thủy điện Sông Tranh
Dân Trí
Rạng sáng 23/11, hàng ngàn người dân ở vùng hạ lưu công trình thủy điện sông Tranh 2 tại các xã Trà Tân, Trà Sơn và thị trấn Trà My (huyện Bắc Trà My - Quảng Nam) lo sợ vì lòng đất tiếp tục phát ra tiếng nổ lớn. Người dân các khu vực trên đang say ngủ ...

Thủy điện xả lũ, miền núi lại bị cô lậpThanh Niên
Mất ngủ ở Trà Bui…Lao động
-Tiếp tục nổ ở hạ lưu thủy điện Sông Tranh (NLĐ). – Đập thuỷ điện: Lợi bất cập hại?– (RFA).Động đất mạnh rung chuyển Fukushima (Gafin). Đập Xayaburi: Xây trước, điều chỉnh sau (?) (SGTT). Tìm thấy ‘kho báu’, một gia đình ở Bắc Kạn phát điên (VTC). - Phỏng vấn TS. Lê Huy Minh, Giám đốc Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, Phó Giám đốc Viện Vật lý địa cầu: Động đất tại Bắc Trà My là do yếu tố nhân tạo(Tin tức).

-Lấp vịnh biển VN đẹp nhất thế giới để xây công viên? (Bee).


-‘Người chết đầu thai’ náo loạn đất Hòa Bình (DT)

'Độc chiêu' quăng lưới bắt... 'quái xế' của CSGT Hơn một tháng qua, Công an TP Thanh Hóa (tỉnh Thanh Hóa) dùng “độc chiêu” lưới đánh cá vây bắt “quái xế”. Hàng trăm người vi phạm định bỏ chạy đã “sa lưới”. Có nhiều luồng dư luận trái chiều quanh sáng kiến này.
-

 Khởi tố nghi can lăng mạ, tát cảnh sát
Tuổi Trẻ
TTO - Ngày 24-11, Công an quận Cầu Giấy, Hà Nội cho biết đã khởi tố bị can, áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với bà Nguyễn Thị Luyện (34 tuổi, trú huyện Chương Mỹ, Hà Nội) về hành vi chống người thi hành công vụ. Cơ quan điều tra tình nghi bà Luyện là ...
Tạm giam phụ nữ tát tới tấp cảnh sát trên phốNgười Lao Động
Người đàn bà chửi sa sả cảnh sát bị khởi tốNgôi Sao
Người phụ nữ tát cảnh sát cơ động bị khởi tốThể thao văn hóa
-- 20 thanh niên gây gổ trong khách sạn ở Hà Nội
Zing News
Khoảng 20 thanh niên cầm theo vũ khí có hình dạng như súng tự chế, dao, kiếm xông vào khách sạn ở Sơn Tây gây gổ. Vụ việc xảy ra vào khoảng 1h30 ngày 22/11, tại khách sạn Bạch Dương, phường Xuân Khanh, thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Theo thông tin ban đầu, ...
20 thanh niên vác súng náo loạn khách sạnDân Trí
Mang súng tự chế đi giải quyết mâu thuẫnAn ninh thủ đô
Hà Nội: Nổ súng tại khách sạnVietNamNet
Hà Nội Mới -Tin nhanh

Sẽ phạt ‘nóng’ tại hầm vượt sông lớn nhất Đông Nam Á (VTC). - Xử nghiêm vi phạm giao thông trong hầm Thủ Thiêm (NLĐ).
Một khách nước ngoài mở cửa thoát hiểm máy bay (TN). - Hành khách suýt bung cửa thoát hiểm vì tưởng… cửa toilet (NLĐ).

-Một khách nước ngoài mở cửa thoát hiểm máy bay
Tuổi Trẻ
TTO - Cụm cảng hàng không miền Nam cho biết đã lập biên bản một hành khách người Đài Loan (Trung Quốc) về hành vi mở cửa thoát hiểm máy bay. Hồ sơ đã chuyển cho Bộ Giao thông vận tải đầu tuần qua. Hành khách tên Chuang Wen (sinh năm 1930) đi trên ...
Hàng khách suýt bung cửa thoát hiểm vì tưởng... cửa toiletNgười Lao Động
Mở cửa thoát hiểm khi máy bay đang bay24 giờ
Hành khách lại nghịch cửa thoát hiểm máy bayVNExpress

Hơn 30% phụ nữ bị bạo lực do chồng gây ra (QĐND) - Đã có 60% người dân biết đến Luật phòng, chống bạo lực gia đình, tuy nhiên bạo lực gia đình vẫn tăng và diễn biến phức tạp...

-Tôn vinh các Hiệp sĩ đường phố
Sài gòn Giải Phóng
(SGGPO).- Ngày 23-11-2011, Bộ Công An, Báo Công an Nhân dân và Công ty Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam đã tổ chức lễ tôn vinh các Hiệp sĩ đường phố. Tại buổi lễ, Prudential đã trao tặng 80 hợp đồng bảo hiểm nhân thọ Phú - An Tâm cho các “Hiệp sĩ ...
Tặng 100 hợp đồng bảo hiểm cho “Hiệp sĩ đường phố”Nhân Dân
100 hiệp sĩ đường phố được bảo hiểmVNExpress
Tặng bảo hiểm cho các 'hiệp sĩ đường phố'VietNamNet
Người Lao Động



Bán vé tàu tết đợt 2: website lại nghẽn mạng (TT).-- Bày trò “triệu phú”, Vinaphone hốt bạc (TT).
Người Sài Gòn xăm mình – Kỳ 2: “Hiệp hội” thợ xăm (TT).-  Lễ giỗ lần thứ 82 cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc (Tin tức).


Việt Nam đề mục tiêu đến năm 2015 giảm số bệnh nhân lao còn phân nửa  — (VOA) - Người bệnh tố bị ép mua thuốc tại bệnh viện (VNE).  – Kết luận bước đầu về căn “bệnh lạ” ở Quảng Ngãi (TTXVN).


-- Kết luận bệnh trạng cô gái già trước tuổi (TN). - Cô gái hóa bà lão: Bệnh nhân thứ 2 trên thế giới (DT). Phòng chống sida tại Việt Nam ngày càng tiến triển  —  (RFI). – Phương pháp kháng virus ART (Anti- Retroviral Therapy): Số người chết vì AIDS giảm kỷ lục (SGGP).
TỔNG KẾT MỘT CHUYẾN ĐI – (Blog Thành). -- “Phù phép” đậu, bắp thành cà phê (TT). -.-Ngộ độc nấm mọc từ đống rơm (TT).Án mạng ở khách sạn Sheraton (VNE).-Dịch vụ lạ ở Sài Gòn: ‘Bới đen, tìm bạc’  —  (NV).


Ma túy ở đảo (VOV).
Làm gì để nâng tầm văn học Đồng bằng sông Cửu Long? (viet-studies 23-11-11) -- Bài Nguyễn Trọng Bình
Giảng viên chê làm tiến sĩ trong nước (TN 23-11-11)
'Người trong cuộc' nói về chất lượng đào tạo dân lập (TP 23-11-11)
Giấy chứng nhận và bổ nhiệm GS: Bên khinh, bên trọng? (TVN 23-11-11)
“Xã hội thay đổi thì ngôn ngữ cũng thay đổi” (CAND 23-11-11) -- P/v GS Nguyễn Đức Dân
Học giả An Chi: “Nên nhớ, ngôn ngữ có tính kế thừa” (CAND 23-11-11)
Nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan: “Một khi măng đã thành tre” (CAND 23-11-11)
'Hương thơ Việt' - tập thơ dịch của nữ doanh nhân gốc Việt (eVan 23-11-11)
Buông thả đã đời, vài triệu là vá xong "đời con gái"? (ANTĐ 23-11-11)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét