Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2012

TIN NGÀY 27/2/2012

http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=kWXsBgXC7Q4
http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=39DNaNAMKAU
Chính trị – Xã hội
Ai xây “chủ nghĩa tư bản man rợ” ở VN? (BBC-PV.Nhà báo Huy Phương)
Tiên Lãng: bí thư Hải Phòng nói gì? (BBC) -Bí thư Hải Phòng chỉ trích báo chí và cựu lãnh đạo về vụ Tiên Lãng tại buổi nói chuyện ở CLB Bạch Đằng.   –Tiên Lãng và Nghị Quyết 4 (RFA)
Hà Nội lo ngại dịch viêm màng não mô cầu (RFA)  —Hệ lụy việc khai thác titan ven biển miền Trung (RFA)
Sài Gòn và ăn sáng kiểu ‘To go’ (Nguoiviet)
Những mảnh đời trôi dạt trên thành phố (NV)



http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/145113-VN-TuDoBaoChi_400.gif 
Nông dân Hưng Yên biểu tình trước trụ sở Ủy Ban Dân Nguyện Quốc Hội Việt Nam tố cáo
bị cướp đất đai. Chỉ cần báo chí Việt Nam được tự do, lập tức hình ảnh và tiếng nói của họ
sẽ tràn ngập trên mặt báo. (Hình: CAT BARTON/AFP/Getty Images)


Chỉ cần báo chí được tự do (Song Chi -NV)  -Khi vụ Tiên Lãng qua đi, sẽ có rất nhiều điều để ghi nhớ về sự kiện này. Cho dù ở cái xã hội Việt Nam bát nháo, hỗn loạn như hiện tại, mỗi ngày, trong khắp mọi lĩnh vực, đều tràn ngập những vụ việc bê bối, sai trái khiến người ta bị bội thực thông tin và rất dễ quên.
Xuống đường ký thỉnh nguyện thư nhân quyền cho Việt Nam (NV)
Thế giới
Biển hiệu vận động cho Putin‘Người hùng’ miền Viễn Đông (BBC) Ông Putin được cử tri ở các nơi xa xôi ủng hộ cho dù bị chỉ trích ở thủ đô.  —Hàng ngàn người nắm tay nhau biểu tình chống ông Putin (VOA)
Vụ án xét xử các nhà hoạt động cho dân chủ khởi sự tại Ai Cập (VOA) -Ai Cập bắt đầu xét xử 16 người Mỹ và 27 người khác của các tổ chức bất vụ lợi nước ngoài, trong 1 vụ án đã đe dọa đến bang giao 2 nước  —Afghanistan truy nã nghi can giết người tại Kabul, kêu gọi bình tĩnh (VOA) -Nhà chức trách Afghanistan đang truy lùng một nhân viên tình báo Afghanistan mà họ tin có thể là người đã bắn chết 2 sĩ quan Mỹ
Israel: Iran là đề tài hàng đầu tại hội nghị thượng đỉnh Tòa Bạch Ốc (VOA)  –Ngoại trưởng Mỹ công du Bắc Phi để thúc đẩy tiến trình dân chủ (RFI)   —-Hoãn xử vụ hãng BP làm tràn dầu trong vịnh Mexico (VOA)  —-Bạo động tôn giáo ở Nigeria, 3 người thiệt mạng (VOA)

Kim Jong Un thăm đơn vị từng pháo kích Hàn Quốc (RFI)  —Thủ tướng Nhật Bản tới Okinawa để thuyết phục về kế hoạch dời căn cứ Mỹ (RFI)  —Trung Quốc trước thềm đại hội đảng : Bình yên bên ngoài, giông bão bên trong (RFI)  —Nhóm G20 họp về kế hoạch cho gói cứu trợ toàn cầu lần thứ hai (RFA)  –Lãnh đạo du kích quân Philippines và hai con trai bị hạ sát (RFA)


Chuyên gia kinh tế “khen” Bộ trưởng Huệ điểm huyệt chính xác các “ông lớn” (Dantri)  -TS.Nguyễn Minh Phong từ Viện nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội cho rằng “hiệu triệu” tiết giảm chi phí của Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ là bước tiến trong quản lý các doanh nghiệp nhà nước 2012.Cán bộ không phải con cá heo biểu diễn  (PL) -Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh đã được biết đến từ lâu và năng lực của ông được thể hiện ở bộ mặt TP Đà Nẵng hôm nay.
Bảo hiểm xã hội sẽ thanh toán từ 50 – 70% chi phí khám, chữa bệnh trái tuyến  (SGTT)  —Choáng với mức phí ‘khủng’ cao tốc TPHCM – Trung Lương(VNN)   —Đường cao tốc TPHCM – Trung Lương ngày càng vắng (NLĐ)
Vụ Tiên Lãng: Sớm kiện toàn chức danh Chủ tịch huyện (VOV)  —”Không dễ xử lý nhóm lợi ích” (BBC-nghe PV. Ông Bùi Kiến Thành)  -Kinh tế gia Bùi Kiến Thành cho rằng việc chỉnh đốn Đảng mà Hội nghị lần thứ Tư của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đang chủ trương thực hiện không hề “dễ dàng.”
’48 giờ ở Hà Nội’ (BBC) -Nhà báo Anh có bài viết khá hay về Hà Nội nhưng sự cẩu thả làm người đọc hoài nghi.

Phong vien Colvin da thiet mang vi co lay doi giay
  Phóng viên Colvin đã thiệt mạng vì cố lấy đôi giầy -Vietnam Plus /BM- Tờ Sunday Times của Anh ngày 26/2 đã tiết lộ bối cảnh khiến phóng viên chiến trường người Mỹ Marie Colvin hy sinh tại thành phố Homs của Syria.  —Mỹ phủ nhận bị Taliban bắn rơi máy bay do thám (NLĐ)  —Siêu cơ do thám Mỹ bị Taliban bắn nát (VNN)  —2 cố vấn Mỹ bị bắn chết, NATO rút nhân viên khỏi các bộ của Afganistan (Dân trí)   —-NATO rút nhân viên khỏi các cơ quan ở Afghanistan  (VOA)
Cựu Tổng Thư ký LHQ làm đặc phái viên tại Syria (Danviet)
  Dân Việt – Cựu Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) Kofi Annan hôm 25.2 đã được bổ nhiệm vào vị trí đặc phái viên chung của cả LHQ và Liên đoàn A-rập tại Syria.
Vương Lập Quân: ẩn số chính trị?  -SGTT.VN – Việc cựu giám đốc công an và phó thị trưởng thành phố Trùng Khánh Vương Lập Quân ở một ngày trong lãnh sứ quán Mỹ tại Thành Đô (tỉnh Tứ Xuyên), trước khi bị đưa về Bắc Kinh trở thành một vấn đề chính trị.
Động đất tại Đài Loan và Nga  (SGTT)  —-Nhật tăng quyền hạn cho lực lượng bảo vệ bờ biển (PL)  —Bom nổ ngày tổng thống Yemen nhậm chức, 26 người chết  (TT)  –Anonymous tấn công các trang web có liên quan FBI  (TT)  —Malaysia biểu tình phản đối xây nhà máy lọc đất hiếm  TTO - Khoảng 3.000 người dân Malaysia sống gần nơi dự kiến xây dựng một nhà máy lọc đất hiếm đã biểu tình yêu cầu dừng dự án này ngày 26-2.
Ảnh chụp trang Google+ của Tổng thống Mỹ Barack Obama
Tường lửa bị hở, cư dân mạng Trung Quốc đổ xô vào thăm trang Google+ của Tổng thống Mỹ Obama (RFI)  —Cư dân mạng Trung Quốc vào trang web của TT Obama (RFA)  —Dân Trung Quốc đua nhau truy cập trang web của Tổng Thống Obama (VOA)
Nam Hàn quyết định tập trận bất kể đe dọa của Bắc Hàn (RFA)  —Syria trưng cầu dân ý về Hiến pháp (BBC)  —Cử tri Syria đi bỏ phiếu về hiến pháp mới trong lúc số tử vong gia tăng (VOA)  —Đời tư ông Putin : Một bí mật quốc gia tại Nga (RFI)  —Giới truyền thông lưu vong Miến Điện toan tính hồi hương (RFI)  –Vụ xử các nhà hoạt động dân chủ khởi sự tại Ai Cập (VOA)  –Lễ trao Giải Oscar sắp diễn ra tại Hollywood (VOA)


Miệng lưỡi Nguyễn Thanh Sơn (Phạm Trần)


eThongluan - “…thái độ “kẻ thắng” phải là người duy nhất có toàn quyền sinh sát vận mệnh của đất nước, dân tộc là kim chỉ nam cho mọi hành động không bao giờ thay đổi của đảng CSVN…”
Ông Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam Ở Nước ngoài (NVNONN) nhìn nhận với Báo Điện tử Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam rằng công tác “biến”  kiều bào thành “bộ phận không tách rời của dân tộc Việt Nam, bà con phải là bộ phận được Nhà nước bảo hộ như đối với người trong nước” chưa thành công sau 8 năm thi hành Nghị quyết 36 về “công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài”.

Ông Sơn nói: “Công tác nắm tình hình ở nhiều địa bàn chưa sâu, chưa có biện pháp hữu hiệu trong việc củng cố các hội đoàn tích cực, phát triển lực lượng nòng cốt làm cơ sở để vận động tập hợp kiều bào. Chưa mạnh dạn mở rộng diện tiếp xúc, đấu tranh trực diện với một số đối tượng có các hoạt động đi ngược lại lợi ích của cộng đồng và đất nước.
Công tác thông tin, tuyên truyền đối với cộng đồng NVNONN tiếp tục được đẩy mạnh hơn so với trước, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng lớn và đa dạng của kiều bào”.(Báo điện tử ĐCSVN, 20/01/2012)
Tại sao như thế?
Ông Nguyễn Di Niên, nguyên Bộ trưởng Ngọai giao là người có nhiều công trong việc hình thành Nghị quyết 36 giải thích với Báo Việt Nam Net ngày 23/01/2012: “Cái quan trọng nhất là làm thế nào để sự phân biệt giảm đi và người trong nước phải gần gũi hơn, chìa bàn tay ra để kéo lại. Như chuyện anh muốn vỗ tay thì phải vỗ bằng hai tay, chứ không thể một tay. Nó phải từ hai phía. Hai phía phải tìm cách để cùng gặp nhau. Cần thúc đẩy, làm mạnh hơn như tạo điều kiện cho kiều bào đầu tư rộng rãi hơn”.
Ông Niên nhìn nhận con đường kéo được người Việt ở nước ngoài về hợp tác với Nhà nước CSVN còn dài.
Ông nói: “Gần tròn 10 năm thực hiện Nghị quyết, nhìn lại, không thể phủ nhận đã có những bước rất tốt nhưng đoạn đường còn phải đi tiếp vẫn dài lắm. Nhưng sau 10 năm thì thực tiễn cũng cho thấy cần những đổi mới, bổ sung trong triển khai trên thực tế, có những điều phải sửa, phải chấn chỉnh và quyết liệt hơn”.
Nhưng phải đổi mới như thế nào để cho người Việt xa quê hương và bất đồng chính kiến với đảng CSVN có thể chấp nhận ngồi chung một bàn làm việc với nhau để xây dựng đất nước chứ không phải cứ mãi nghêng ngang  thái độ “muốn về thì phải làm theo lệnh chúng tao” như vẫn đang nuôi trong nhiều cái đầu hủ bại ở Việt Nam, dù trình độ và khả năng không bằng ai.
Vì vậy Lãnh đạo đảng, nhà nước và ông Nguyễn Thanh Sơn hãy vảnh tai ra mà nghe Giáo sư  Nguyễn Quốc Vọng thuộc Đại học danh tiếng Kỹ thuật và Thiết kế RMIT của Úc Đại Lợi giải thích tại sao cho đến nay vẫn có rất ít trí thức Việt kiều trở về nước phục vụ?
Ông nói: “Qua thực tiễn 2 năm trở về nước được làm việc, tôi thấy có những nguyên nhân chính sau đây:
- Việt Nam chưa thực sự thấy được mối quan hệ hữu cơ giữa khoa học kỹ thuật và phát triển kinh tế, nên một số chính sách và cơ chế để thu hút trí thức không được nghiêm chỉnh thực hiện. Một khi trí thức trong nước chưa được sử dụng đúng mức thì việc trở về của trí thức Việt kiều sẽ không bao giờ xảy ra vì họ đang được làm việc trong điều kiện tốt nhất của nước sở tại;

- Chưa làm tốt việc cung cấp thông tin về những vấn đề nhạy cảm (ví dụ như biên giới biển đảo, Hoàng Sa Trường Sa, quặng mỏ bauxit Tây Nguyên…) nên trí thức Việt kiều không thấy được Việt Nam đã có sự thay đổi, tiến bộ về mặt dân chủ, phản biện, tự do tôn giáo, từ đó đâm ra hoang mang, lo sợ… không muốn trở về nước;

-Chưa có đầu mối để tìm tòi, liên lạc, mời gọi… do chính trí thức Việt kiều đảm trách vì trong  hàng trăm, hàng ngàn công nghệ cao của thế giới, phải là người có kiến thức mới có thể lựa chọn những công nghệ tốt nhất, thích hơp nhất và có lợi nhất cho đất nước;
- Thủ tục giấy tờ về nước phải thông qua nhiều Bộ ngành nên rất rườm rà, mất thời gian;

-Tinh thần “vọng ngoại” của một số ít người trong nước vẫn thích “mắt xanh mũi lõ” dù rằng có nhiều khi “mắt xanh mũi lõ” lại ở trình độ khoa học kỹ thuật thấp hơn, không hiểu Việt Nam hơn trí thức Việt kiều;
- Tính “địa phương” và “trong ngoài” còn khá phổ biến, môi trường làm việc dựa nhiều vào cảm tính nên nhiều khi không công bằng, thiếu tin tưởng làm trí thức Việt kiều trở thành những thứ trang trí, không có thực quyền và cơ hội đóng góp sở trường khoa học kỹ thuật của mình.

Giáo sư Vọng kết luận bài viết của ông trên Tạp chí Tia Sáng (Bộ Khoa học và Công nghệ) ngày 07/09/2010 : “Từ những năm 1970 Hàn Quốc đã mạnh dạn triển khai chính sách mời gọi trí thức Hàn kiều ở Mỹ trở về đóng góp. Ba mươi năm sau Hàn Quốc vươn lên trở thành nền kinh tế thứ 13 của thế giới. Cũng thế Trung Quốc đã ứng dụng chính sách ưu đãi mời gọi trí thức Hoa kiều, và họ cũng đã tiến rất nhanh trong công cuộc hiện đại hoá công nghiệp hoá đất nước, trở thành nền kinh tế thứ ba trên thế giới. Chỉ có Việt Nam, đã hơn ba mươi năm sau ngày giải phóng, mà vẫn còn loay hoay mãi với câu hỏi về trí thức Việt kiều”.
Như thế đã đủ chưa hay cần phải có thêm người viết ra những tư duy bảo thủ, lạc hậu và chậm tiến hơn của những người có trách nhiệm nhưng không thật lòng, che dấu sự thật, hành động láu cá láu tôm trong cư xử, kỳ thị, nghi ngờ giữa người trong và kẻ ngoài đảng thì mới thấy được hết mặt trái của những lời mời gọi trí thức hải ngoại về giúp nước?
Đấy là nói về mặt giáo dục và khoa học. Còn mặt chính trị đã nhích được bước nào chưa hay thái độ “kẻ thắng” phải là người duy nhất có toàn quyền sinh sát vận mệnh của đất nước, dân tộc là kim chỉ nam cho mọi hành động không bao giờ thay đổi của đảng CSVN?
Thái độ này do chính Nguyễn Thanh Sơn viết trong Báo Quân đội Nhân dân ngày 12/09/2011: “Các cơ quan đại diện  (của Chính phủ ở nước ngòai) cần mạnh dạn mở rộng diện tiếp xúc cộng đồng, kết hợp công tác vận động cộng đồng với vận động chính quyền, bạn bè sở tại nhằm phân hóa cô lập các phần tử cực đoan. Đồng thời, tăng cường phối hợp với các cơ quan liên quan, chủ động trong công tác đấu tranh với các phần tử lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo để chống phá đất nước.”
Giấc mơ hão huyền muốn cô lập cộng đồng người Việt ở nước ngòai bằng thủ đọan chính trị ấu trĩ này chỉ chuốc lấy thất bại vì nhà nước CSVN không có khả năng “phân hoá cô lập” những người chống chính sách và đường lối cai trị độc tài, độc đảng, đòi dân chủ và các quyền tự do đã quy định trong 4 bản Hiến pháp từ 1946 đến 1992.
Ngược dòng thời gian
Thái độ hằn học và xuyên tạc lập trường của người Việt chống chính quyền CSVN của ông Sơn không mới, dù người chống luôn luôn bị vu khống “chống phá đất nước” và “nhân dân ta” thay vì chống chủ trương và chính sách cai trị phi dân chủ, độc quyền và độc đảng của những người vẫn còn lạc hậu bám vào chủ nghĩa phá sản Mác-Lênin.
Hãy đọc cuộc đối thọai giữa ông Sơn và Minh Hòa của Đài Tiếng Nói Việt Nam ngày 02/11/2010:
PV: Thưa Thứ trưởng, được biết là ông sẽ đích thân có các cuộc gặp gỡ các phần tử đi ngược lại các lợi ích của dân tộc. Xin ông cho biết cụ thể các cuộc gặp đã được tiến hành như thế nào?
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn:Trong quá trình quá trình hòa giải, hòa hợp dân tộc, chúng ta không muốn đặt các tổ chức, cá nhân này ra khỏi vị trí với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài vì chúng ta muốn cảm hóa họ, cùng họ nhìn nhận một cách khách quan thực chất phát triển của đất nước, nhìn nhận khách quan vị thế phát triển của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Những người này có thể ra đi bằng nhiều con đường khác nhau, họ được tuyên truyền về những nỗi kinh hoàng không có hoặc không tưởng, họ bị nhồi nhét vào đầu quá nhiều những tư tưởng hận thù…”
“…Hiện nay, còn lại bộ phận không nhiều những người đi ngược lại lợi ích dân tộc và họ càng bị phân hóa, bị yếu đi bởi khi chúng ta tổ chức càng nhiều hoạt động ở trong và ngoài nước, bà con càng có nhiều thông tin, càng hướng về quê hương đất nước, hiểu về quê hương đất nước thì càng không tin họ. Chính vì vậy, số lượng dù còn ít nhưng họ lại rất quyết liệt, kiên quyết chống phá chúng ta vì họ đang hoảng loạn trước nguồn cung cấp tài chính của quốc gia sở tại và chính vị thế và uy tín của họ đang bị giảm sút.
Không có lý gì mà chúng ta không giành thế chủ động, chìa bàn tay với những người còn hiểu lầm về đất nước, còn mơ hồ về việc họ có thể lật đổ chế độ chúng ta. Chúng tôi đã quyết định có đoàn liên ngành cùng với các cơ quan báo chí trong nước đi công khai, gặp gỡ những phần tử còn chống đối quyết liệt nhất, cố tình không hiểu tình hình trong nước. Chúng tôi đã nêu công khai với Đại sứ quán Mỹ, thông qua cơ quan đại diện Ngoại giao ở các quốc gia như Mỹ, Canada… để có thông tin đến các tổ chức, cá nhân này. Họ rất bất ngờ trước kế hoạch này và lúng túng, cố tình không gặp.
Khi nào họ thực sự muốn gặp công khai như họ nói (nhưng thực ra khi yêu cầu gặp công khai họ lại không dám gặp), thì chúng tôi sẽ sẵn sàng gặp. Chúng tôi đang muốn gặp họ công khai với sự chứng kiến của phóng viên trong và ngoài nước, bà con kiều bào để tìm hiểu xem vì sao họ còn hận thù với đất nước. Và cũng để họ hiểu rõ rằng, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn mở rộng vòng tay đối với họ, nếu họ thực sự muốn hướng về Tổ quốc, mang lại lợi ích cho cộng đồng và cho đất nước”.
Có lẽ ông Sơn phải là người hiểu rõ tại sao nhà nước Việt Nam đã thất bại trong kế họach không thật lòng này mới đúng. Lý do vì đảng CSVN chỉ muốn “hòa hợp” mà không muốn “hòa giải”. Nhà nước chỉ muốn “hội nhập” mà không muốn bị “hòa tan”, chủ trương “đổi mới” mà kiên quyết “không đổi màu” thì lập trường này chỉ gây chia rẽ và khơi rộng thêm vết thương dân tộc.
Trả lời câu hỏi: “Qua một số kênh báo chí quốc tế, một số đối tượng Việt Nam ở nước ngoài phản ánh về việc khó khăn trong xin visa về nước. Xin ông cho biết đối tượng nào không được giải quyết và chúng ta có công bố rõ ràng không?
Ông Sơn đáp: “Trước hết, những đối tượng bị cấm nhập cảnh Việt Nam, chúng ta đã có danh sách cụ thể. Đó là những đối tượng công khai tham gia các tổ chức hoạt động chống lại Chính phủ và Nhà nước Việt Nam với âm mưu lật đổ chính quyền. Phần lớn đây là những người chủ chốt, cầm đầu các Đảng phái phản động đang tìm cách chống đối lại chúng ta, đi ngược lại với lợi ích nhân dân. Chúng tôi đã phối hợp với các cơ quan chức năng ở nước ngoài nắm danh sách cụ thể của từng người.
Số còn lại không nằm trong danh sách chủ chốt, chúng ta vẫn cho về bình thường, để họ khỏi không thể bao biện rằng Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền hay cư trú đi lại. Con số này chúng ta cũng đã có con số thống kê chính xác và biết rõ họ về nước làm gì.
Có thể khẳng định, số người đến cơ quan đại diện nhận được visa hoặc không nhận được visa là do có tham gia hay không vào các tổ chức phản động chống phá đất nước. Còn tất cả các công dân làm ăn sinh sống bình thường ở nước ngoài, trở về nước hết sức dễ dàng vì đã có quy định của Thủ tướng năm 2007 là miễn visa cho những người còn hộ chiếu Việt Nam….”
Như thế rõ ràng là ông Nguyễn Thanh Sơn đã nhìn nhận có đối lập chính trị với đảng CSVN trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và cả với một số không nhỏ người ở trong nước. Nhưng nếu đảng và nhà nước chỉ muốn thi hành Nghị quyết 36 để đem lợi cho mình và buộc những người bất đồng chính kiến với mình phải “đầu hàng” vô điều kiện thì quả thật những người cầm đầu đảng đã chũi đầu xuống cát.
Và đây cũng là lý do tại sao đảng đã mất 13 năm xây dựng, chỉnh đốn đảng mà tình trạng “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”, “suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”  lại lan rộng và nhanh trong cán bộ, đảng viên.
Vậy miệng lưỡi ông Nguyễn Thanh Sơn có còn cần cho công tác thi hành Nghị quyết 36 nữa không hay chính những cán bộ có trách nhiệm đưa Nghị quyết này đến thành công cũng đã “tự biến” từ trong đầu, nói chi đến một vài “Việt kiều” đang xum xoe làm cái việc cong lưng “bắc cầu” cho ông Sơn qua sông?
Phạm Trần
(02/012)

Sách lược mở đường xuống phía Nam của Trung Quốc (Nguyễn Văn Huy) (TL 266)


eThongluan- “…Phản ứng của chính quyền Miến Điện hiện nay giống như con ruồi bị sa vào mạng nhện, đang cố vùng vẩy để không bị hút hết nhựa sống và chết khô…”
Cuối tháng 9/2011, chính quyền Miến Điện (Myanmar) tuyên bố đình chỉ công trình xây dựng đập Myitsone trên thượng nguồn sông Irrawaddy. Đây là một bất ngờ lớn đối với Bắc Kinh, vì tất cả mọi chi phí đầu tư và xây dựng đập đều do Trung Quốc đài thọ. Trước sự trở mặt này, Bắc Kinh lớn tiếng phản đối và yêu cầu tân chính quyền Miến Điện tôn trọng những hiệp ước đã ký trước đó. Chắc chắn hai bên sẽ tìm ra một giải pháp, nhưng quan hệ giữa hai nước sẽ không còn như trước.
Lý do đình chỉ xây dựng đập Myitsone
Myitsone là một trong 7 đập nước trong tiểu bang Kachin miền cực bắc Miến Điện được tổ hợp China Power Investment Corporation (CPIC), một trong những công ty quốc doanh lớn nhất Trung Quốc, qui hoạch xây dựng từ năm 2007. Công trình xây dựng những đập nước này nằm trong chương trình hợp tác giữa hai chính quyền Trung Quốc và Miến Điện ký từ năm 2005, theo đó Trung Quốc đảm nhiệm mọi chi phí đầu tư, qui hoạch và xây dựng, Miến Điện phụ trách bảo vệ giữ gìn trật tự an ninh. Tại Kachin, đại diện chính quyền Trung Quốc là công ty Yunnan Power Grid, một chi nhánh của công ty China Southern Power Grid thuộc tổ hợp CPIC.
Theo dự trù, sau khi hoàn tất, 7 đập nước này sẽ cung cấp một tổng năng suất khoảng 13.300 MW, tức 61.500 GWh/năm, trong đó 90% xuất khẩu sang tỉnh Vân Nam và 10% còn lại cho nhu cầu địa phương. Riêng đập thủy điện Myitsone, trị giá 3,6 tỷ USD, được coi là một trong 5 đập thủy điện lớn nhất thế giới, với một hồ chứa nước rộng gần 800 km2. Được xây dựng năm 2009, trên chi nhánh hai sông Nmai và Mali tạo thành sông Irrawaddy và dự trù hoàn tất vào năm 2017, đập Myitsone có năng suất lớn nhất trong số 7 đập : 3.600 MW, khoảng 16.634 GWh/năm.
Lý do đình chỉ xây dựng đập Myitsone xuất phát từ áp lực của xã hội dân sự. Tổng thống Thein Sein cho biết chính quyền của ông do dân bầu ra do đó phải tuân hành ước muốn của dân. Ước muốn của dân ở đây là ngừng xây dựng các đập nước trên thượng nguồn sông Irrawaddy, vì nó không những hủy hoại môi sinh và môi trường mà còn gây xáo trộn đời sống của người Kachin, và không chừng sẽ xảy ra nội chiến.
Từ nhiều tháng qua, các tổ chức bảo vệ môi sinh và nhân quyền, các tổ chức tôn giáo và người Miến Điện đã liên tiếp xuống đường tại Kachin và Rangoon, yêu cầu ngưng xây dựng đập thủy điện Myitsone này. Một cách cụ thể, theo qui hoạch xây dựng đập Myitsone, 47 làng cùng hàng trăm cây số đường sá, hàng ngàn nhà cửa và ruộng vườn của người Kachin nằm trong thung lũng giữa hai nhánh sông Nmai và Mali sẽ bị chìm trong biển nước, hơn 10.000 người Kachin phải di dời sang nơi khác. Đó là chưa kể những tai hại gián tiếp trong quan hệ sinh sống giữa người Kachin và các sắc tộc khác trong khu vực khi môi sinh và môi trường của họ bị hủy hoại, cụ thể là nghề trồng cây anh túc để chế biến thành thuốc phiện.
Miến Điện là một quốc gia liên bang gồm 14 tiểu bang, trong đó 7 tiểu bang của người thiểu số (Arakan, Shan, Chin, Kachin, Karen, Kayah, Mon) và 7 bang của người Miến (Burman); mỗi tiểu bang có một pháp qui riêng biệt mà chính quyền trung ương phải tôn trọng.
Trong dự án xây dựng đập Myitsone, chính quyền Kachin đã nhiều lần yêu cầu chính quyền trung ương tạm ngưng công trình xây dựng để nghiên cứu tính khả thi của dự án. Theo những chuyên viên nghiên cứu địa chấn, đập Myitsone nằm trên vùng va chạm của hai mảng địa cầu Âu Á và Ấn Độ, do đó có thể bị vỡ bất cứ lúc nào khi có động đất (trận động đất gần đây nhất xảy ra vào ngày 20/8/2008, với mức độ 5,8 Richter). Nếu đập Myitsone bị vỡ, tai họa sẽ rất khủng khiếp: hơn 150.000 người sinh sống trong thành phố Myitkyina, thủ phủ của tiểu bang Kachin cách đập 40 km dưới thung lũng, sẽ bị tiêu diệt; đó là chưa kể mùa màng và những thiệt hại vật chất và văn hóa khác bị dòng nước cuốn trôi.
Thêm vào đó, sự hiện diện đông đảo của binh lính Miến Điện gốc Burman đến từ Rangoon để bảo vệ an ninh các công trường là một đe dọa đối với người Kachin. Cũng nên biết, theo nội dung thỏa ước đình chiến ký từ năm 1989 giữa Rangoon và các sắc tộc địa phương, chính quyền trung ương sẽ không đưa quân vào lãnh thổ các tiểu bang của người sắc tộc, vì đó là một hành vi gây hấn. Chính vì thế, từ tháng 9/2011 đến nay đã xảy ra nhiều cuộc chạm súng giữa quân đội trung ương và các lực lượng võ trang Kachin quanh các công trường xây dựng, trong đó có rất nhiều công nhân Trung Quốc bị sát hại.
Như đổ thêm dầu vào lửa, hàng chục ngàn công nhân Trung Quốc được đưa vào xây dựng các công trình xây dựng 7 đập nước chiếm đóng những địa điểm sinh sống kinh tế tốt nhất của người địa phương và khai thác lén lút những tài nguyên quí hiếm (vàng và đá quí), và nhất là đang xâm phạm vào quyền lợi cốt lõi của người Kachin địa phương là nghề trồng và áp tải thuộc phiện. Đó là chưa kể hàng trăm ngàn hecta đất rừng và đất canh tác đã và đang bị nước phủ ngập, rất nhiều chủng loại thú rừng và cá sông hiếm bị hủy diệt, hàng chục nơi thờ phượng và đền đài của người địa phương bị chôn vùi dưới lòng nước.
Cho đến nay ai không lường được những thiệt hại về kinh tế và môi trường khi nguồn nước sông Irrawaddy bị cạn kiệt, khu vực đồng bằng và vùng hạ lưu sẽ bị nhiễm mặn, năng suất canh tác lúa nước chắc chắn sẽ giảm, thực phẩm khan hiếm và vật giá gia tăng là điều không tránh khỏi.
Nhưng vấn đề không dừng ở đó. Tìm hiểu sâu hơn, quyết định ngưng công trình xây dựng đập Myitsone chỉ là lý cớ, thực tế trầm trọng hơn nhiều: Miến Điện đang đứng trước nguy cơ tan rã và lệ thuộc. Những sắc tộc sinh sống ven vùng biên giới Miến-Trung đang bị Trung Quốc lôi kéo về phía mình hoặc bị mua chuộc để làm áp lực với chính quyền trung ương, trong khi những nguồn tài nguyên thiên nhiên, những địa điểm sinh hoạt kinh tế tốt nhất đang lọt dần vào tay người Trung Quốc.
Phản ứng của chính quyền Miến Điện hiện nay giống như con ruồi bị sa vào mạng nhện, đang cố vùng vẩy để không bị hút hết nhựa sống và chết khô. Thoát được hay không là chuyện khác.
Sách lược mở đường xuống vịnh Bengal của Trung Quốc
Miến Điện cũng như Thái Lan, Lào, Việt Nam và Cambodia là 5 quốc gia trên bán đảo Ấn-Trung (Indochina) nằm trong kế hoạch mở đường xuống vùng biển phía Nam của Trung Quốc.
Từ năm 1995, Bắc Kinh tiến hành đề án xây dựng 5 Vùng Kinh tế đặc biệt, gọi tắt là SEZ (Special Economic Zone) hay Khu chế xuất, và 14 Thành phố Hải cảng Mở, hay OCC (Open Coastal Cities), dọc các bờ biển. Cơ hội đã đến khi năm 1992 Cambodia, Lào, Miến Điện và Việt Nam, gọi tắt là CLMV, và Thái Lan là 5 quốc gia được Ngân Hàng Châu Á mời tham dự vào đề án xây dựng Tiểu vùng sông Mêkông mở rộng, GMS (Greater Mekong Subregion), để bảo đảm nguồn cung cấp lúa gạo cho toàn khu vực. Không ngờ chương tình này trùng hợp với dự án xây dựng các Vùng Kinh tế đặc biệt của Trung Quốc. Năm 2009, Bắc Kinh đã thành công trong việc gán ghép các tỉnh Quảng Châu, Vân Nam vào tiểu vùng sông Mêkông để tạo thành một khu vực kinh tế lớn hơn, rộng 2,6 triệu km2 với 326 triệu dân. Từ đó đến nay, Trung Quốc trở thành quốc gia đầu tàu lãnh đạo tiểu vùng hạ lưu sông Mêkông.
Trở về với Vùng kinh tế đặc biệt (SEZ),điều kiện để được nhận làm hội viên SEZ là phải có một lãnh thổ lớn, nhiều hải cảng và bến cảng lớn, vùng biên giới dài rộng, nhất là phải có những trục giao thông thuận lợi và nhiều tài nguyên nhiên. Nhưng đối với Bắc Kinh, yếu tố để được chọn làm hội viên là độc tài chỉ vì một lý do giản dị: các chế độ độc tài không có xã hội dân sự, do đó chỉ cần mua chuộc các cấp lãnh đạo thì tất cả mọi yêu sách của họ sẽ được thỏa mãn, hơn nữa chế độ nào càng độc tài thì càng bị thế giới lên án và cô lập, do đó càng lệ thuộc hơn vào Trung Quốc để được giúp đỡ.
Cho đến trước cuối năm 2011, Miến Điện, Lào và Việt Nam là những chế độ độc tài, những chỉ thị đến từ Bắc Kinh đều được chấp hành một cách sốt sắng: dành mọi dễ dàng cho các công ty Trung Quốc muốn vào khai thác tài nguyên thiên nhiên. Chính quyền Hun Sen tại Cambodia – trên một khía cạnh nào đó vẫn là một chế độ độc tài, vì quyền lãnh đạo từ sau 1975 đến nay vẫn nằm trong tay đảng cộng sản. Hiện nay, các công ty Trung Quốc không những được quyền ưu tiên khai thác tài nguyên thiên nhiên mà còn độc quyền dò tìm và khai thác dầu khí trên toàn lãnh thổ Cambodia. Khi quốc lộ 13 nối liền Lào và Quảng Tây hoàn tất, chắc chắn Bắc Kinh sẽ đề nghị canh tân toàn bộ hệ thống hạ tầng cơ sở chiến lược của Cambodia: phi trường, hải cảng, bến cảng, trục lộ giao thông chính để bảo đảm nguồn tiếp tế tài nguyên nhiên vật liệu từ vịnh Thái lan vào tỉnh Quảng Tây. Chỉ còn lại Thái Lan, một quốc gia dân chủ mà Bắc Kinh đang tìm cách lôi kéo vào quỹ đạo ảnh hưởng. Những xáo trộn chính trị gần đây tại Thái Lan nằm trong kế hoạch hoạch này.
Để thực hiện kế hoạch mở đường xuống vùng biển phía Nam, Bắc Kinh đang củng cố ba tuyến đường bộ từ biên giới Vân Nam xuống Vịnh Bengal và Vịnh Thái Lan. Tuyến thứ nhất từ Côn Minh đến Mandalay (Miến Điện), tuyến đường thứ hai từ Côn Minh đến Chiang Rai (Thái Lan) băng ngang tiểu bang Shan của Miến Điện, tuyến đường thứ ba cũng từ Côn Minh đến Chiang Rai (Thái Lan) nhưng qua các tỉnh Luang Nam Tha va Bokeo trên lãnh thổ Lào.
Trong sách lược mở đường xuống phía Nam, Miến Điện có lẽ là vùng đất lý tưởng mà ban lãnh đạo tại Bắc Kinh nhắm tới: diện tích rộng (678.500 km2), dân số thấp (48 triệu người), nhiều tài nguyên thiên nhiên lại có một vùng biên giới dài (2.185 km) với Trung Quốc. Một thuận lợi khác là ban lãnh đạo quân phiệt Miến Điện bị các quốc gia phát triển phương Tây cô lập, do đó chỉ còn nương tựa vào Trung Quốc để được bảo vệ trước dư luận quốc tế. Đổi lại, Miến Điện dành cho Trung Quốc mọi ưu tiên trong việc khai thác tài nguyên để được cung cấp vũ khí. Nhưng yếu tố được chú ý nhiều nhất tới là các hải cảng, Bắc Kinh dự trù xây dựng và khai thác hải cảng Thilawa, cách Rangoon 15 km về phía Nam, để hiện diện lâu dài trong vịnh Bengal. Nhiều bến cảng quân sự khác cũng đang được xây dựng để tiếp tế các đoàn tàu thương mại và quân sự Trung Quốc qua lại trên Ấn Độ Dương.
Hợp tác để cùng phát triển?
Quan hệ giữa Miến Điện và Trung Quốc trở nên khắng khít từ sau khi Ne Win ra lệnh mở cửa biên giới năm 1988. Nhắc lại, cuối thập niên 1980 tướng Ne Win dẹp tan phong trào đòi dân chủ của dân chúng Miến Điện và thành lập Hội đồng chính phủ tái lập luật pháp và trật tự (SLORC – State Law and Order Restoration Council), một cách gọi khác của chế độ quân phiệt, để cai trị đất nước. Sau khi bị Phong trào dân chủ quốc gia (NLD-National League for Democracy) của bà Aung San Suu Kyi đánh bại trong cuộc bầu cử quốc hội năm 1990, ban lãnh đạo quân phiệt đã không những không chịu nhượng quyền mà còn bắt giam bà Aung San Suu Kyi. Cùng lúc đó, tại Trung Quốc phong trào đòi tự do dân chủ của sinh viên tại Thiên An Môn bị dập tắt trong biển máu. Cả hai chế độ độc tài bị dư luận thế giới lên án và cô lập. Đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu, hai chế độ độc tài cộng sản và quân phiệt này nương tựa giúp đỡ lẫn nhau. Ne Win cần sự giúp đỡ của Bắc Kinh, Bắc Kinh cần đường xuống vịnh Bengal để tiếp tế các tỉnh phía Nam.
Về quân sự, từ năm 1988, Trung Quốc trở thành quốc gia cung cấp vũ khí chính của Miến Điện, từ các loại súng hạng nhẹ, đại pháo đến các loại xe bọc sắt, chiến xa và phi cơ chiến đấu. Với lượng vũ khí này, chế độ quân phiệt Miến Điện dẹp tan các cuộc nổi dậy của người thiểu số. Năm 1989, với sự dàn xếp của Trung Quốc, Rangoon đã thành công trong việc thuyết phục 17 nhóm sắc tộc vũ trang chấp nhận buông súng và ký một hiệp ước đình chiến. Bù lại, các nhóm sắc tộc được toàn quyền quản lý nguồn thuốc phiện sản xuất tại địa phương.
Về dầu khí, cho đến năm 2004 chỉ có tổ họp Total của Pháp được quyền dò tìm và khai thác dầu khí tại Yanada (từ năm 1992), một khu vực nằm giữa Miến Điện và Thái Lan. Mặc dù sinh sau đến muộn, từ sau 2004, 16 công ty quốc doanh Trung Quốc làm chủ 21 dự án khai thác dầu khí lớn. Miến Điện có nguồn trữ lượng khí đốt thiên nhiên tại Sittwe đứng hạng thứ 10 trên thế giới. Công ty PetroChina, một chi nhánh của tổ hợp quốc doanh China National Petroleum Corporation (CNPC), được quyền khai thác 30 năm khi đốt thiên nhiên tại Sittwe trong vịnh Bengal.
Về hạ tầng cơ sở, các công ty Trung Quốc được quyền tự do ra vào Miến Điện khai thác tài nguyên, xây dựng đường sá và bến cảng để vận chuyển hàng hóa và nguyên vật liệu. Năm 2006, tổ hợp CNPC được quyền xây dựng hai ống dẫn khí đốt và dầu hỏa, với một tổng trị giá 2,5 tỷ USD, từ cảng Kyaukphyu trong vịnh Bengal đến Vân Nam. Khởi công xây dựng từ tháng 9-2009, sau khi hoàn tất vào năm 2013, ống dẫn dầu dài 1.200 km có khả năng tải 400.000 thùng dầu/ngày và ống dẫn khí đốt dài hơn 2.800 km sẽ chuyển 12 triệu m3/năm vào tỉnh Vân Nam.
Về thủy điện, doanh nhân Trung Quốc gần như chiếm độc quyền xây dựng và khai thác các đập thủy điện trên thượng nguồn các sông Irrawaddy, Salween và Sittang. Cho đến năm 2007, 45 công ty Trung Quốc làm chủ 65 dự án xây đập thủy điện nhằm chuyển toàn bộ điện năng sản xuất sang Vân Nam sau khi hoàn tất.
Về kinh tế, phải chờ đến năm 1998, sau những vụ sạt lở đất lớn trong các tỉnh Quý Châu, Vân Nam và Quảng Tây do nạn phá rừng bừa bãi gây ra, Bắc Kinh ra lệnh cấm khai thác gỗ tại mẫu quốc, doanh nhân Trung Quốc liền vượt biên sang Miến Điện và Lào khai thác gỗ. Ngoài 10 công ty khai thác khoáng sản đang hiện diện tại Miến Điện, doanh nhân Trung Quốc còn làm chủ 6 công trình khai thác khoáng sản lớn trong tiểu bang Kachin và Shan.
Từ sau khi được quyền hoạt động trên lãnh thổ Miến Điện, doanh nhân và di dân Trung Quốc đã ồ ạt vào các thị trấn và  thành phố xây nhà, lập phố tạo dựng cơ sở làm ăn. Trong thành phố, doanh nhân gốc Hoa tìm mọi cách chiếm hữu những địa điểm có lợi ích kinh tế cao : khu vực trung tâm, các trục lộ giao thông chính, bến cảng, phi trường, đường bộ, đường sông. Trên vùng đồi núi và đồng bằng, người Trung Quốc thuê bao những khu đất lớn để khai thác gỗ và trồng cây công nghiệp. Doanh nghiệp Trung Quốc chỉ tuyển công nhân Trung Quốc vào làm việc những công trường, người địa phương chỉ được tuyển dụng vào những công việc không chuyên môn và ngắn hạn. Trong những vùng có nhiều tài nguyên quí hiếm (vàng, đá quí, gỗ mun, voi và thú rừng), hàng ngàn người Trung Quốc xâm nhập bất hợp pháp vào khai thác, bất chấp sự phản đối của các chính quyền địa phương.
Cho đến nay, gần như toàn bộ hệ thống buôn bán sỉ và một số ngành bán lẻ (áo quần và máy móc gia dụng) nằm trong tay người gốc Hoa. Thêm vào đó, do thiếu cạnh tranh, doanh nhân Trung Quốc đã gần như độc quyền trong các ngành xây dựng và kinh doanh địa ốc và gây ra nạn đầu cơ làm giá cả hàng hóa, xăng dầu và nhà đất gia tăng, khiến các sư sải phải xuống đường chống đối năm 2007. Nói tóm lại, trong sách lược hợp tác để cùng phát triển này, chỉ người Trung Quốc được quyền hưởng lợi, người Miến Điện quyền phục vụ.
“Cạnh tranh bất chính” trong khu Tam Giác Vàng
Nhìn lại quan hệ giữa Miến Điện và Trung Quốc từ năm 1988 đến nay, Bắc Kinh đã tận tình giúp đỡ và bao che chế độ quân phiệt Miến Điện trước búa rìu dư luận quốc tế. Trung Quốc không những là quốc gia cung cấp vũ khí chính mà còn là quốc gia tài trợ và đầu tư lớn nhất tại Miến Điện. Nhưng sự bao che và giúp đỡ này không miễn phí, ngoài lãi suất thấp và được trả góp trong một thời gian dài, Bắc Kinh còn muốn khống chế luôn giai cấp cầm quyền và chiếm hữu toàn bộ những nguồn lợi của quốc gia này.
Để hù dọa các cấp lãnh đạo quân phiệt, các thầy bùa Trung Quốc khuyên nên dời bỏ thủ đô Rangoon và xây dựng thủ đô mới tại Naypyidaw, một khu vực nằm giữa Rangoon và Mandalay. Lý do được đưa ra là Rangoon nằm cạnh bờ biển do đó rất khó phòng thủ khi bị tấn công. Thật ra lý do chính là Bắc Kinh muốn biến vùng biển phía nam Rangoon thành một quân cảng lớn của Trung Quốc, sự hiện diện của ban lãnh đạo Miến Điện tại Rangoon là một trở ngại trong việc thực hiện kế hoạch này. Để thuyết phục ban lãnh đạo quân phiệt dời đô lên Naypyidaw, Bắc Kinh đã đảm nhiệm phần lớn chi phí xây dựng những công trình đường sá, dinh thự các bộ ngành, nhà cửa cán bộ và phố xá.
Mặc dầu vậy, Bắc Kinh vẫn không tin tưởng vào sự trung thành của các cấp tướng lãnh cầm quyền, vì đa số được đào tạo trong một môi trường văn hóa Anh, tức môi trường dân chủ mà Bắc Kinh rất e ngại. Nếu Miến Điện có dân chủ, Trung Quốc sẽ mất vai trò độc tôn, nguồn vốn khổng lồ bỏ ra có thể sẽ bị mất trắng. Sự nghi ngại càng tăng khi biết giới quân phiệt Miến Điện đang muốn tách khỏi ảnh hưởng của Bắc Kinh khi liên lạc với Bắc Triều Tiên để giúp sản xuất vũ khí nguyên tử.
Để làm áp lực, Bắc Kinh đã phạm một sai lầm lớn khi trang bị vũ khí và lôi kéo những cộng đồng sắc tộc sinh sống trên vùng biên giới về phía mình. Miến Điện và Trung Quốc có một đường biên giới dài 2185 km, trải dài trên hai bang Kachin và Shan. Đây là một khu vực rất phức tạp vì là nơi sinh sống của hơn 100 trên tổng số 135 sắc tộc tạo thành dân tộc Miến Điện. Cho tới nay chưa có lực lượng đồng bằng nào làm chủ được khu vực này vì một lý do giản dị : tất cả các cộng đồng sắc tộc sinh sống trong vùng này đều được trang bị đủ loại vũ khi tối tân. Sinh hoạt cổ truyền của các sắc tộc này là nghề làm rẫy, nhưng sinh hoạt mang lại nhiều lợi tức nhất là khai thác đá quí, trồng cây anh túc làm thuốc phiện và áp tải những bánh thuốc phiện này xuống đồng bằng. Để cùng tồn tại, những nhóm sắc tộc vũ trang này đã kết hợp lại thành một khối, dưới quyền lãnh đạo của Khun Sa, để áp tải thuốc phiện và phân chia quyền lợi lẫn nhau, đây là một kết ước bất thành văn mà không ai được quyền vi phạm.
Sinh hoạt sản xuất và buôn bán thuốc phiện năng động nhất là trong tiểu bang Shan, nơi giáp ranh của ba quốc gia Miến Điện, Thái Lan và Lào, gọi là Tam Giác Vàng. Lượng thuốc phiện sản xuất tại đây chỉ sau Afghanistan nhưng có phẩm chất cao hơn nên rất được giới tiêu thụ quốc tế ưa chuộng. Chính vì phẩm chất cao này mà khu Tam Giác Vàng trở thành nơi tranh chấp quyền lợi giữa các phe nhóm buôn lậu.
Nhắc lại, từ tháng 10/1949, Quốc Dân Đảng Trung Hoa bị phe cộng sản đánh bật ra khỏi lãnh thổ. Thành phần chủ lực theo Tưởng Giới Thạch ra đảo Đài Loan lập căn cứ, số còn lại chạy về phía Nam trốn trong những vùng rừng núi giáp ranh với Miến Điện, Thái Lan và Lào dựng lập chiến khu. Được CIA yểm trợ, tàn quân Quốc Dân Đảng tuyển mộ và huấn luyện các sắc dân thiểu số chống lại quân cộng sản tại Hoa Lục. Năm 1951, Quốc Dân Đảng tại đây có hơn 4.000 tay súng, năm 1952 tăng lên 30.000. Nhưng, vì được tuyển mộ một cách gấp rút và thiếu kinh nghiệm chiến đấu, những tân binh này không chống cự lại bộ đội cộng sản Trung Quốc, có lý tưởng và có kỷ luật hơn : hơn 16.000 người bị giết, số còn lại phân rã thành nhiều nhóm nhỏ ẩn náu trong dân. Với thời gian, ý chí khôi phục lục địa phai dần, các đám tàn Quốc Dân Đảng trở thành những băng đảng sinh sống bằng nghề buôn bán thuốc phiện. Sự hiện diện của tàn quân Quốc Dân Đảng làm thay đổi toàn bộ sinh hoạt của các sắc dân trong vùng và biến nơi đây thành một trong những trung tâm sản xuất thuốc phiện lớn nhất và khó bài trừ nhất thế giới.
Thuốc phiện trở thành một nguồn lợi lớn, giá đắt như vàng nên từ thập niên 1950 khu vực biên giới phía Bắc ba nước Lào, Thái Lan và Miến Điện được gọi là khu Tam Giác Vàng.  Mỗi năm khu này cung cấp trên 4.000 tấn thuốc phiện, hay 335 tấn heroin tinh chế. Theo số liệu do tổ chức bài trừ ma túy Hoa Kỳ, trong năm 1990 chỉ riêng một mình Miến Điện đã sản xuất gần phân nửa số thuốc phiện tiêu thụ trên toàn thế giới: 2.365 tấn, hay 197 tấn heroin, phần lớn được canh tác trên lãnh thổ của các sắc tộc Shan và Kachin.
Trừ người Arakan (gốc Ấn Độ) sinh sống dọc bờ biển, tất cả các sắc tộc tại Miến Điện đều không nhiều thì ít đều có liên quan đến sản xuất hay áp tải thuốc phiện. Người Karen và Môn tuy không sản xuất thuốc phiện nhưng là những nhóm áp tải và vận chuyển thuốc phiện có thế lực nhất xuống vịnh Martaban và sang Thai Lan để sau đó xuất khẩu sang các quốc gia khác. Người Shan gần như nắm độc quyền về nghề sản xuất thuốc phiện vì nơi sinh trú của họ rất thuận lợi cho nghề trồng cây anh túc để chế biến thành thuốc phiện. Nhưng quan trọng nhất là các nhóm người Hoa tại Kokang, tuy chỉ có một dân số trên dưới một triệu người nhưng từ khi liên kết với lực lượng Quốc Dân Đảng đã trở thành nhóm chủ chốt trong việc phân phối thuốc phiện từ miền rừng núi xuống đồng bằng.
Trước nguồn lợi quá lớn do thuộc phiện mang lại, chính quyền quân phiệt, gồm toàn người Burman (hay Mang), tại Rangoon cũng không bỏ lỡ cơ hội. Từ sau 1950, quân đội Miến đã nhiều lần tiến vào khu Tam Giác Vàng đánh quân Quốc Dân Đảng nhưng đều thảm bại. Năm 1954, Rangoon yêu cầu Liên Hiệp Quốc buộc Đài Loan rút quân về nước, không thành công; năm 1960, hợp tác với Trung Quốc đánh đuổi các lực lượng Quốc Dân Đảng ẩn náu dọc biên giới, không kết quả. Năm 1965, Rangoon thành lập những đội dân phòng người sắc tộc (Kha Kwe Yei) để cạnh tranh với những đội áp tải do Quốc Dân Đảng đỡ đầu. Biện pháp mới này không ngờ mang lại hiệu quả, các đội dân phòng được quân đội bảo vệ áp tải thuốc phiện từ cao nguyên xuống đồng bằng một cách an toàn. Sự ăn chia với quân đội trong nguồn lợi này rất sòng phẳng. Năm 1973, các đội dân phòng được trang bị như quân đội chính quy trở thành các đội dân quân du kích (Pyi Thu Sit) để tránh tai tiếng cho quân đội.
Cùng với chiến dịch loại trừ tàn quân Quốc Dân Đảng, Rangoon muốn chiếm luôn địa bàn sản xuất thuốc phiện bằng cách hạn chế thế lực của các lãnh chúa (sahopa) người Shan, đồng minh của Quốc Dân Đảng. Shan là một sắc tộc lớn gốc Thái, hơn 2,5 triệu người, sinh sống trong thung lũng sông Salween giữa tỉnh Vân Nam và Thái Lan. Trước biện pháp mới này, người Shan đe dọa tách khỏi liên bang, Rangoon phải nhượng bộ năm 1958 nhưng đồng thuận quốc gia đã mất.
Một tướng người Shan, Sao Gnar Kham, cùng những lãnh chúa Shan khác thành lập quân đội riêng và tiếp tục quản trị vùng đất rộng lớn miền Đông Bắc và liên kết với các lực lượng Quốc Dân Đảng, được Bangkok đỡ đầu, chống lại Rangoon. Làng Ban Hin Taek, tỉnh Chieng Rai (Thái Lan) trở thành đại bản doanh của quân đội Shan. Năm 1962, các nhóm võ trang Quốc Dân Đảng và Shan tôn Moh Heng, một người Hoa tại Kokang, lãnh đạo cuộc kháng chiến. Thay vì chống lại Rangoon, năm 1964 những nhóm này kết hợp lại thành hai đạo quân lớn tại tỉnh Chieng Mai (Thái Lan) để bảo vệ các vùng canh tác và áp tải thuốc phiện xuống đồng bằng: Đạo quân thứ 3 do tướng Li Wen Huan chỉ huy, bộ tham mưu đặt tại làng Feng và Đạo quân thứ 5 do tướng Duan Shi Wen lãnh đạo, bộ chỉ huy đóng tại làng Mae Salong.
Lợi tức do buôn bán thuốc phiện quá hấp dẫn, những nhóm sắc tộc nhỏ hơn cũng tham gia phong trào buôn lậu. Năm 1950, Trung Quốc giúp người Kachin thành lập Mặt Trận Nhân Dân, trang bị hơn 6.000 tay súng chống lại tàn quân Quốc Dân Đảng. Bắc Kinh bị hố to, với số lượng vũ khí có được, các nhóm vũ trang Kachin hợp tác với Quốc Dân Đảng sản xuất và áp tải thuốc phiện. Những nhóm nhỏ hơn như người Pao (200.000 dân), người Wa (500.000 dân), người Paluang (200.000 dân), người Lahu (100.000 dân) cũng được Trung Quốc trang bị vũ khí và tất cả đều trở mặt theo Quốc dân Đảng và người Shan để được chia phần.
Miền Đông Bắc Miến Điện trở thành vùng đất vô chính phủ, mỗi sắc tộc, mỗi làng đều có một lực lượng võ trang riêng. Ai cũng muốn chiếm phần lợi về phía mình, những nhóm nhỏ kết hợp với những nhóm lớn để trở thành những liên minh lớn hơn, qua đó được chia phần nhiều hơn. Nhóm nào chịu đặt dưới sự chỉ đạo của Quốc Dân Đảng thì trở nên mạnh nhất. Trong thấp niên 1960 có bốn nhóm được coi là mạnh lớn nhất, đó là “lực lượng võ trang Shan”, “những chiến sĩ trẻ can trường”, “đạo quân thứ 3″ và “đạo quân thứ 5″ của Quốc Dân Đảng.  Tranh chấp võ trang và thanh toán nội bộ giữa các nhóm và lãnh tụ sắc tộc cũng xảy ra thường xuyên. Thủ lãnh Sao Gnar Kham bị Quốc Dân Đảng ám sát tại Thái Lan năm 1964 sau một vụ chia chác không đồng đều. Năm 1966, Moh Heng rời lực lượng võ trang Shan để thành lập lực lượng cách mạng thống nhất dưới quyền điều động của Đạo quân thứ 3 của tướng Li Wen Huan; Lo Hsing Han dẫn lực lượng Kokang theo Đạo quân thứ 5 phò tướng Duan Shi Wen (Lo Hsing Han sản xuất heroin 999 tinh chất nhất Đông Nam Á); những chiến sĩ trẻ can đảm rủ người Lahu phục vụ tướng Naw Seng vùng Đông Bắc, v.v…
Sự phân công trên khu Tam Giác Vàng cũng khá rõ ràng: các nhóm sắc tộc lớn và nhỏ sản xuất thuốc phiện nguyên chất bán lại cho những nhóm lớn chế biến lại thành heroin rồi giao cho các đội võ trang thuộc các sắc tộc khác áp tải thuốc phiện về đồng bằng bán lại cho các đường dây buôn lậu để tiêu thụ tại chỗ hay xuất khẩu. Việc phân phối thuốc phiện và heroin tại đồng bằng hay trong các thành phố lớn đều do các băng đảng xã hội đen được Quốc Dân Đảng hải ngoại đỡ đầu nắm giữ. Trái với lầm tưởng của nhiều người, những băng đảng xã hội đen của tại Hồng Kông và Mã Cao không là gì so với những tổ chức mafia của Quốc Dân Đảng, họ có lý tưởng hơn nhưng cũng tàn bạo hơn. Giá cả, thị trường và dịch vụ phân phối thuốc phiện tại Đông Nam Á, kể cả tại Trung Quốc, cũng do những tổ chức xã hội đen này định đoạt.
Với thời gian, các tướng lãnh Quốc Dân Đảng Trung Hoa, hoặc chết già, hoặc quá yếu để tiếp tục điều khiển công việc phân phối thuốc phiện. Từ năm 1973, Khun Sa, tên thật là Lo Chang, là một người Shan gốc Hoa (tên Chang Chi Fu) tại Kokang, trở thành nhân vật lãnh đạo Khu Tam Giác Vàng. Khun là một tước vị quí tộc nhỏ của người Thái, Sa là ông Trùm; người Shan gọi ông là Sao Mong Khawn, người Miến là Khun Yo, và đặt tên tổ chức mới của ông thành “lực lượng thống nhất Shan” (SUA-Shan’s Unify Army) cho có vẽ dân tộc. Tổ chức mới này không ngừng lớn mạnh với sự gia nhập của các lực lượng võ trang người Lahu, Wa và Pao, kể cả đảng cộng sản Miến Điện để được bảo vệ khi bị tấn công trên đường áp tải. Thế lực của Khun Sa lên tột đỉnh khi tuyển mộ được những biệt kích Hmong từ Lào sang Thái Lan tị nạn năm 1976. Từ đó Khun Sa trở thành nhân vật mạnh nhất và là người được kính nễ nhất trong giới buôn bán thuốc phiện tại Tam Giác Vàng. Cơ quan CIA còn giúp lực lượng Khun Sa tổ chức những cuộc đột kích vào đất Lào tìm kiếm người Mỹ mất tích và móc nối với những người Hmong khác. Quân đội của các chính quyền Rangoon và Bangkok chỉ bao vây hoặc canh chừng từ phía xa các căn cứ địa của Khun Sa trên Tam Giác Vàng chứ không dám đến gần.
Nhờ số tiền khổng lồ thu được do buôn bán thuốc phiện, Khun Sa mua chuộc gần hết chính giới và quân đội Thái Lan và Miến Điện để được dễ dàng trên đường áp tải hàng xuống đồng bằng. Cũng nhờ số tiền đó, lực lượng võ trang của Khun Sa được trang bị những loại vũ khí tối tân nhất (máy bay trực thăng, hệ thống radar, truyền tin, phòng không, chống chiến xa và các phòng y tế dã chiến) mua lại từ các kho vũ khí của Thái Lan và Đài Loan, vũ khí cá nhân mua trực tiếp từ Trung Quốc do các tổ chức buôn lậu khác cung cấp. Tổng số binh sĩ dưới trướng Khun Sa có trên 30.000 người, đó là chưa kể gần một triệu người gồm đủ mọi sắc tộc được che chỡ và nuôi dưỡng. Năm 1982, Khun Sa rút qua  Miến Điện, kết hợp với các nhóm võ trang Kachin và đảng cộng sản Miến (cả hai lực lượng này cung cấp 70% lượng thuốc phiện tại Miến) phòng thủ lãnh địa mới và mở một rộng địa bàn sản xuất tại Lào do người Hmong phụ trách. Năm 1984, tất cả các tổ chức lớn nhỏ liên quan đến việc buôn bán hay áp tải thuốc phiện trong khu Tam Giác Vàng đều đặt dưới quyền của Khun Sa.
Năm 1989, tướng Khin Nyunt của Miến Điện đã thành công trong việc kêu gọi 17 nhóm sắc tộc vũ trang ký thỏa ước đình chiến. Bù lại, những nhóm sắc tộc này được quyền “tự do hoạt động kinh tế” (trồng và áp tải thuốc phiện) như trước.
Sự “bình yên” giữa giới buôn bán thuốc phiện và giới quân phiệt Miến Điện chấm dứt khi đầu thập niên 1990, chính quyền Vân Nam nhảy vào cuộc và kêu gọi thành lập Khu Kinh Tế Tứ Giác (Quadrangle Economic Zone), quanh 4 thành phố chính : Côn Minh (Vân Nam), Kengtung (tiểu bang Shan, Miến Điện), Chiang Mai (Thái Lan) và Luang Prabang (Lào), để cạnh tranh với các nhóm áp tải thuốc phiện. Những nhóm sắc tộc sinh sống trong khu vực biên giới, đặc biệt là những nhóm sắc tộc gốc Hoa, được cung cấp vũ khí để chuyển nguồn thuốc phiện sang Vân Nam. Khun Sa được chính quyền Vân Nam trọng đãi và mời tham dự vào những chương trình phát triển Khu Tứ Giác. Sự “cạnh tranh bất chính” này xâm phạm đến quyền lợi của giới quân phiệt Miến Điện. Cũng nên biết, mặc dù cấm buôn bán và vận chuyển thuốc phiện trên toàn lãnh thổ, các nhóm quân phiệt địa phương đã làm ngơ cho các nhóm sắc tộc chuyển hàng xuống vùng biển bằng cách đóng tiền mãi lộ, rất cao, khi đi ngang qua các trạm kiểm soát.
Để cảnh cáo phía Trung Quốc, năm 2004, tướng Khin Nyunt, nhân vật số 3 của chính quyền quân phiệt, bị bắt về tội bán đứng quyền lợi quốc gia cho Trung Quốc. Những hoạt động mờ ám của doanh nhân Trung Quốc đang được chính quyền quân phiệt đưa dần ra ánh sáng. Chẳng hạn như vụ đập Myitsone, Trung Quốc đã giao cho công ty Asia World Company – mà giám đốc không ai khác hơn là Tun Myint Naing (Steven Law), con trai của trùm buôn lậu thuốc phiện Khun Sa – quyền vận chuyển “vật tư”, thật ra là thuốc phiện, vàng và đá quí sản xuất trong tiểu bang Kachin, từ Miến Điện sang Vân Nam bằng voi (hơn 100 con).
Sự bất mãn đối với Bắc Kinh càng gia tăng khi, năm 2009, chính quyền quân phiệt khám phá Trung Quốc đang tái vũ trang những nhóm sắc tộc gốc Hoa, đặc biệt là người Pao, người Wa và người Kokang, sinh sống dọc vùng biên giới, mà mục tiêu không gì khác hơn là làm suy yếu quyền lực của chính quyền trung ương. Thêm vào đó, dọc các trục lộ xuyên biên giới Vân Nam-Miến Điện, nhà cửa, hàng quán, sòng bạc và khách sạn của người Hoa mọc lên như nấm để thu hút nguồn lợi tức do những nhóm áp tải thuốc phiện có được. Đó là chưa kể sự hiện diện đông đảo người Hoa trên lãnh thổ Miến Điện đe dọa sự tồn tại của nền kinh tế vốn đã yếu kém của quốc gia này.
Nhìn kỹ lại quan hệ giữa chính quyền Miến Điện và Trung Quốc, doanh nhân Trung Quốc đến Miến Điện để đầu tư và xây dựng cơ sở doanh nghiệp. Trong thực tế, họ chỉ đến khai thác tài nguyên thiên nhiên của Miến Điện để mang về nước, bất chấp môi sinh, môi trường và đời sống của người địa phương. Không người Miến nào nắm chức vụ cao trong các công ty của Trung Quốc, toàn bộ lực lượng nhân công của các công ty Trung Quốc đều đến từ Trung Quốc. Khi hết hạn làm việc, tất cả đều tìm cách ở lại để buôn bán và đang là một đe dọa cho sinh hoạt kinh tế của Miến Điện. Thêm vào đó, doanh nhân Trung Quốc còn muốn nuốt trọn những nguồn lợi khác của dân chúng địa phương.
Miến Điện đang biến thành thuộc địa của chính sách thực dân mới của Trung Quốc. Phản ứng của chính quyền Miến Điện tuy có muộn nhưng vẫn còn có thể cứu được. Nhóm quân phiệt Miến Điện tuy có độc tài nhưng vẫn còn nghĩ đến quyền lợi quốc gia. Tổng thống Thein Sein có lẽ sẽ là Gorbachev của Miến Điện.
Trường hợp Miến Điện rất đáng để chính quyền cộng sản Việt Nam suy ngẫm. Tại Việt Nam, người Trung Quốc đã mua chuộc gần như tất cả các cấp chính quyền và đang thao túng toàn bộ sinh hoạt chính trị và kinh tế của đất nước, đó là chưa kể đã khống chế những địa điểm phòng thủ chiến lược. Ban lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam có xứng đáng để được so sánh với nhóm quân phiệt lãnh đạo Miến Điện hay không? Câu hỏi này phải nhường cho những đảng viên còn yêu nước trả lời.
Nguyễn Văn Huy

PHONG BÌ CHẤM COM hay THAY ĐỔI HAY LÀ CHẾT

Mai MclayThuy Linh (buudoanblog)

 TL: Xin post tặng bạn bè kịch bản ngắn của cô bạn Mai Mclay gửi cho TL đọc ngày cuối tuần. Chúc mọi người có ngày nghỉ vui vẻ…

Cảnh 1: Cầu Long Biên, sáng sớm, đường phố
Vun vút xe cộ trên chiếc cầu Long biên phóng vào thành phố. Những tia nắng buổi sớm hào phóng lóe sáng trên những chiếc mũ bảo hiểm trùng trùng điệp điệp. Một cô gái đầu trần, tóc buộc cao,  phóng như điên trên chiếc xe phân khối lớn. Cận cảnh đôi mắt thông minh đang cười khoái chí vì vượt thoát đèn đỏ. Đó là nữ nhà báo, nhân vật chính của phim.
Cảnh 2: Cuộc họp báo:
Những bước chân gấp gáp bước như chạy trên cầu thang.Một tấm panô có dòng chữ lớn ghi chủ đề cuộc họp báo THAY ĐỔI HAY LA CHÊT. Nữ nhà báo dừng lại trước một cái bàn tiếp tân, chìa giấy mời, ký nhận một tập tài liệu và một chiếc phong bì. Cận cảnh chiếc phong bì giống hệt như mọi chiếc phong bì ở VN với đường viền xanh đỏ. Cận cảnh gương mặt nữ nhà báo  còn rất trẻ, nhoẻn cười, cặp mắt to ướt lãng mạn. Khi cô vừa nhận chiếc phong bì thì nghe tiếng chuông điện thoại. Cô rút điện thoại trả lời, vẻ ngạc nhiên.Vừa nghe điện thoại, cô vừa ghi vội vào mặt sau chiếc phong bì một dòng chữ số bí mật cùng dòng chữ THAY ĐỔI HAY LÀ CHẾT. Rồi cô len lách vào bên trong phòng họp báo, nhớn nhác nhìn ngó như tìm ai đó, lại như là cố chường mặt ra điểm danh, rồi len lén chuồn khỏi phòng họp. Bỏ lại sau lưng cô, trên sân khấu, một nữ diễn giả trẻ đang hùng hồn diễn thuyết. Không có ai nhìn thấy cô chạy như bay xuống cầu thang vắng.
Cảnh 3: Vượt đèn đỏ
Vẫn cô nhà báo phóng như điên ‘chạy xô’ đến một cuộc họp khác. Lại vượt đèn đỏ. Lần này cô lập tức bị tóm. Chàng công an trẻ chớm có bụng phệ giơ tay chào cố  làm vẻ nghiêm nghị. Cô nhà báo xuống xe, xổ tung ra mái tóc óng ả rất thời thượng. Ánh mắt cô lúng liếng. Cô thì thầm gì đó vào tai chàng cảnh sát. Cận cảnh chiếc phong bì được rút rất nhanh ra khỏi ba lô của cô gái và tuồn sang túi quần chàng công an giao thông. Cô gái lên xe phóng đi còn gửi lại một nụ hôn gió. Chàng công an ngẩn ngơ nhìn theo. Có tiếng chuông điện thoại vang lên. Chàng công an rút điện thoại di động nghe. Mặt chàng biến sắc, rụng rời.
Cảnh 4: Trong bệnh viện.
Một chiếc xe cứu thương chạy như bay vào sân bệnh viện phụ sản cùng tiếng còi hú dẹp đường. Chiếc băng ca chạy dọc hành lang bệnh viện, chàng cảnh sát chạy bên cạnh tay nắm chặt tay người sản phụ dường như bất tỉnh nhân sự trên chiếc băng ca. Máu đỏ nhỏ giọt đánh dấu dọc đường hành lang. Chiếc băng ca dừng lại tại phòng cấp cứu. Cửa mở. Một vị bác sĩ đẹp trai có vẻ mặt quí tộc tuổi khoảng 35  xuất hiện. Chàng cảnh sát túm lấy bác sĩ, ánh mắt cầu cứu.Cận cảnh chiếc phong bì được luồn từ túi quần của chàng cảnh sát sang túi áo trắng của bác sĩ. Ánh mắt người bác sĩ thấu hiểu và chấp nhận. Vẫn cặp mắt ấy căng thẳng cúi xuống bàn mổ.
Cảnh 5: Sân trường mẫu giáo
Một chiếc xe con dừng lại trước cổng trường có treo khẩu hiệu chào mừng ngày nhà giáo. Một người đàn ông cao lớn bước ra với một bó hoa lớn, đó là vị bác sĩ khả kính. Chàng móc túi quần lấy ra cái phong bì cài kín đáo vào bó hoa  rồi đàng hoàng bước vào cổng trường. Một cô bé, con gái vị bác sĩ, chạy đến cầm tay bố dắt vào phòng giáo viên. Chàng bế con gái, cùng tăng bó hoa cho cô giáo trẻ. Cả ba cùng cười tươi. Khi hai cha con bác sĩ vừa bước ra khỏi cửa, cô giáo trẻ mỉm cười rút chiếc phong bì ra khỏi bó hoa, kẹp vào một hộp quà đã để sẵn sàng trên bàn làm việc.
Cảnh 6: Trong phòng hiệu trưởng trường mẫu giáo
Tiêng guốc lộc cộc dọc hành lang rồi dừng lại trước cánh cửa có đề chữ phòng hiệu trưởng. Cô giáo trẻ gõ cửa, chờ một phút, rồi đẩy cửa bước vào. Cô trao gói quà cho bà hiệu trưởng có mái tóc vấn trần kiểu người Hà Nội cổ. Bà nghiêm nghị nhìn cô như có ý phật lòng, tuy vậy bà vẫn nhận món quà. Cô giáo trẻ nhìn bà với vẻ hàm ơn, và quay lui. Chỉ còn bà hiệu trường tiếp tục cúi xuống đống giấy tờ. Lại có tiếng gõ cửa. Lần này, bà hiệu trưởng đích thân ra mở cửa. Cô nhà báo chúng ta đã gặp ban sáng ào vào. Nom cô tóc tai xộc xệch, mạt mũi bạc phếch sau một ngày chạy xô săn tin họp báo. Họ trao đổi ngắn với những ánh mắt của người quá thấu hiểu công việc. Trước mặt cô nhà báo, bà hiệu trưởng thản nhiên lấy chiếc phong bì từ món quà của mình kẹp vào tập tài liệu kỷ yếu của nhà trường, trao cho cô nhà báo cùng với một nụ cười buồn và tiếng thở dài không cần dấu diếm.
Cảnh 7: Tại căn hộ của cô nhà báo. Buổi tối.
Ánh đèn ấm cúng trong phòng ngủ và cũng là phòng làm việc của vợ chồng nữ nhà báo. Anh chồng dáng vẻ thư sinh mới ra trừờng còn đang thất nghiệp chờ việc cởi trần nằm dài trên giường chơi điện tử. Nữ nhà báo trong bộ đồ ngủ mặc nhà ngồi ở bàn viết. Cô mở tập tài liệu, rút ra cái phong bì. Hiện lên trước mắt cô là dãy số bí ẩn ban sáng  cùng dòng chữ THAY ĐỎI HAY LÀ CHẾT. Quái lạ! Chiếc phong bì có hàng chữ chính tay cô đã viết vào sáng nay, trong lúc vội vã, cô đã đưa nó cho tay công an, sao giờ lại trở về với cô? Cô từ từ mở phong bì. Cận cảnh chiếc phong bì được mở ra. Chỉ có một tấm thiếp trắng tuyệt đẹp lấp lánh hàng chữ in nổi nhũ vàng: CÁM ƠN. Cô thích thú  lật đi lật lại tấm thiếp được làm bằng một chất liệu giấy đặc biệt đẹp trên tay. Ánh mắt cô liếc nhìn người chồng như muốn chia xẻ ngay lập tức điều  ngạc nhiên này. Nhưng rồi cô ngừng lại, suy nghĩ, lóe lên một cái cười tinh quái. Cô lấy ra hai chiếc phong bì nữa kiểm tra xem chắc chắn có tiền trong đó (thù lao một ngày chạy xô), đi lại giường, đưa cho người chồng, như mọi ngày, rồi trở lại bàn làm việc. Người chồng hớn hở cầm ba chiếc phong bì, với tay lấy con lợn tiết kiệm khá to bên chiếc bàn cạnh giường. Chàng mở phong bì. Chiếc thứ nhất có tờ 100 ngàn, chàng cẩn thận gấp tờ tiền nâng niu như đang cử hành một nghi lễ, sung sướng thỏa mãn nhét vào con lợn tiết kiệm. Cái phong bì thứ hai có 2 tờ 100 ngàn. Chàng toét cười nụ cười trẻ con nhận quà. Rồi đến cái phong bì cuối cùng. Ánh mắt người chồng bỗng sa sầm. Hình như chàng thốt lên: vớ vẩn. Hay ánh mắt chàng nói thế. Lắc đầu ngán ngẩm, chàng nhoài người vứt tọt cái thiệp vào sọt rác cạnh đầu giường, rồi lại dán mắt vào màn hình chíu chíu bùm bùm. Từ bàn làm việc, qua tấm gương phản chiếu, người vợ đã quan sát tất cả. Cô lặng người như vừa bị một cái tát trời giáng. Cô lẳng lặng đi lại chỗ sọt rác, nhặt lại tấm thiệp, đặt nó trang trọng trên bàn làm việc, nét mặt đầy nín nhịn. Người chồng dõi theo hành động của vợ, cảm thấy như bị trêu tức, chàng ta chồm dậy, tóm lấy tấm thiệp, ném thẳng vào sọt rác, ánh mắt chàng thách thức nói, thôi đi, đừng có mà lãng mạn dở người! Nữ nhà báo sững sờ trước hành động thô bỉ của chồng. Cô mím môi, cố nín khóc, nhấn như điên vào bàn phím làm việc. Màn hình hiện lên dòng chữ: THAY ĐỔI HAY LÀ CHẾT. Rồi cô đứng dậy, mở cửa phòng ra ban công, châm thuốc. Ánh mắt cô đăm chiêu đau khổ ngước lên nhìn bầu trời đầy sao xa xôi vời vợi như cầu cứu, như cầu nguyện, lại cũng như một dấu hỏi.
Cảnh 8: Trên cầu Long biên
Vẫn ánh mắt nữ nhà báo trẻ đăm chiêu và mơ mộng, thâm quầng vì vừa qua một đêm không ngủ.  Cô đứng trên cầu Long biên đón mặt trời lên. Nhìn dòng nước cuộn phù sa bên dưới, cô mỉm cười. Cô lấy trong túi ra chiếc phong bì có ghi những hàng chữ số bí mật. Lặng ngắm hàng chữ nhũ vàng ánh ngời lên trong nắng sớm. Cô hồi tưởng lại cuộc họp báo với chủ đề bất thường của sáng hôm qua. THAY ĐỔI HAY LÀ CHẾT.Cô mơ tới ngày mai, bài báo của cô với cái tít lớn “Thay đổi hay là chết” đang lên khuôn chạy rầm rập trên máy in trong nhà in. Cô mơ tới từng chồng báo tươi rói mùi mực in trên tay trẻ nghèo rao báo buổi sớm: “Thay đổi hay là chết”. Cô mơ thấy những người già hưu trí, những nhân viên công sở, những thợ thuyền, và cả người nông dân gặt hái trên cánh đồng, tất cả họ đang háo hức trong tay tờ báo có hàng tít ngay trang một “THAY ĐÔI HAY LA CHẾT”. Cô cho tấm thiệp vào một chiếc túi nilong, thả trôi xuống dòng nước cùng nụ cười bí hiểm. Gương mặt cô bừng sáng một niềm hi vọng mơ mồ, ánh mắt vừa trĩu nặng suy tư vừa mơ mộng lãng mạn nhìn hút theo chiếc phong bì trôi nổi trên sông.
Cảnh 9: Bờ sông
Trên triền sông, một lũ trẻ nghèo làm nghề bới rác đang chơi trò đuổi bắt. Có đứa còn thò lò chim cò chạy nhảy tung tăng.  Một đứa nhìn thấy chiếc túi ni nông bị dạt vào bãi cát. Nó reo lên, chạy đến, nhặt. Những cặp mắt tò mò háo hức chờ đứa lớn con gái lớn khoảng tám chín tuổi mở ra xem. Chỉ có một dòng chữ nhũ vàng lấp lánh. Cả bọn ngơ ngác. Chúng nó đều mù chữ. Hình như chỉ có đứa lớn nhất biết chút ít. Nó lẩm bẩm đánh vần, rồi nhoẻn cười,  đọc to: Cám ơn. Đúng rồi. Cám ơn. Cả bọn nhao nhao: cám ơn, cám ơn. Đứa con gái lớn cầm gây gậy nhỏ, viết lên bãi cát chữ cám ơn, rồi dậy cả bọn đánh vần. Dòng chữ cám ơn có nhũ vàng lấp lánh dưới ánh mặt trời buổi sớm. Đứa con gái khéo léo gấp thành một chiếc thuyền nhỏ. Cả bọn trẻ con háo hức thả con thuyền xuống dòng sông. Khi chiếc thuyền mang dòng chữ cám ơn trôi đi theo dòng nước, lũ trẻ chạy theo, vỗ tay hoan hô.
Cảnh kết.
Trên cầu, nữ nhà báo vẫn còn đang trong gíấc mơ màng, bỗng  nhận được một tin nhắn từ số điện thoại bí mật, chính là dãy số mà cô đã ghi trên chiếc phong bì, cùng hàng chữ THAY DOI HAY LA CHET. Cô cau mày suy nghĩ rồi nở nụ cười rạng rỡ, nhảy lên ‘con ngựa sắt’ của mình, phóng như bay về phía thành phố. Chúng ta thấy cô đi đầu trong đoàn người diễu hành dưới khẩu hiệu: THAY ĐỔI HAY LÀ CHẾT. Xung quanh cô thấy sáng ngời những gương mặt quen thuộc: chàng cảnh sát, chàng bác sĩ, cô giáo trẻ, bà hiệu trưởng. Nam mặc sơ vin trắng càvạt lịch lãm, nữ mặc áo dài duyên dáng. Họ vừa đi vừa hát bài hát: “Thắp đèn lên…thắp đèn lên đi. Thắp lửa triệu người. Cho một ngày đổi thay. Sáng bừng đất Việt“.
Được đăng bởi thùy linh

NỖI ĐAU ĐỚN, HỔ THẸN NÀY…


Thùy Linh (Buudoanblog)
 http://phamdinhtan.files.wordpress.com/2012/02/img_1940.jpg?w=246&h=328
TL: Nhà biên kịch Long Khánh là cộng tác viên lâu năm của VFC, thường tiên phong viết mảng chính luận, chống tham nhũng. Cũng là người đồng nghiệp, người anh vong niên lâu năm của TL. Mới đây gặp lại nhân dịp đầu năm, TL có hỏi bác chuyện Tiên Lãng. Chỉ thấy bác cười buồn, không nói gì. Và hôm nay TL nhận được bài viết này…Xin post lên đây để cùng bạn bè đọc và hiểu thêm tâm tư của một người Hải Phòng trước sự kiện Tiên Lãng còn nóng bỏng trên các diễn đàn cả nước và quốc tế.
Nguyễn Long Khánh
Vụ cưỡng chế đầm nuôi thuỷ sản ở Tiên Lãng với tiếng đạn hoa cải của hai anh nông dân Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quý làm chấn động cả nước…Biết bao  người có lương tâm yêu công lý, sự thật, lẽ công bằng đã lên tiếng: từ cựu chủ tịch nước Lê Đức Anh, đến Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan, các Bộ trưởng, tướng lĩnh quân đội, công an, các đại biểu quốc hội và các văn nghệ sĩ ở 64 tỉnh, thành trong cả nước…Vậy mà văn nghệ sĩ Hải Phòng chúng tôi dường như im lặng…Tôi đỏ mặt khi đọc bức tranh biếm hoạ về thái độ văn nghệ sĩ Hải Phòng trên mạng Trần Nhương: Hai ông văn nghệ sĩ Hải Phòng đắp chăn bảo nhau: hình như chuyện xẩy ra ở cống Rộc ở đâu I Ran, I Rắc thì phải? Nên cứ yên tâm mà ngủ…Thật đau đớn, hổ thẹn khôn cùng khi có những điều thật khó nói ra.
Thành phố hoa phượng đỏ có bề dày lịch sử oai hùng, quang vinh luôn hiên ngang ngẩng cao đầu. Thành phố được dựng lên bởi nữ tướng Lê Chân lẫm liệt, thành phố đã có trận đánh Bạch Đằng Giang lịch sử chôn vùi bao chiến thuyền của giặc Nam Hán xâm lược, thành phố đã đánh thắng đế quốc Pháp bằng những cuộc chống càn anh dũng, đã chiến thắng B52 giặc Mĩ khi chúng đánh phá khu Xi măng, Thượng Lý. Thành phố của cần lao, làm lụng, dựng xây…Trong gian khổ, khó khăn, bão táp vẫn ngẩng cao đầu: những bến Sáu Kho, nhà máy Xi măng, đóng tàu Hạ Lý, cơ khí Duyên Hải đã trở thành huyền thoại bất tử về truyền thống của những người công nhân làm nên những chiến công bất hủ dưới ngọn cờ của Đảng. Chúng tôi tự hào với truyền thống thành phố Cảng bất khuất, kiên cường đã làm nên những mốc kinh tế đáng nhớ: Bốn cống, năm cầu, năm cửa ô…Và đã đón nhận biết bao huân chương, phần thưởng cao quý.
Vậy mà, mọi thứ cứ mai một dần. Gần 15 năm nay, chính tôi cũng không nhận ra thành phố của mình trong khi bao tỉnh, thành phố tiến lên như vũ bão, thay da đổi thịt từng ngày. Tôi đã đến thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đà Nẵng, Quảng Ninh. Gần hơn là các tỉnh liền bên: Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, cảm nhận nhìn thấy bằng chính đôi mắt của mình: nhịp độ xây dựng, sự thay đổi nhanh chóng rất đáng ngưỡng mộ của họ. Nhưng khi trở về thành phố của mình, tôi buồn bã nhận ra rằng: Hải Phòng đã tụt lại thành thị xã lạc hậu về mọi mặt với bộ mặt nghèo nàn, nham nhở đầy những vết tích làm chúng tôi xấu hổ về sự ứng xử văn hoá, về tệ tham nhũng cửa quyền, về an ninh trật tự xã hội, về vệ sinh đô thị…Như câu ca dao truyền miệng:
“…Rủ nhau đi Vịnh Hạ Long
Nhớ qua thị xã Hải Phòng chờ em…”
Không có thành phố nào có những vụ đất đai như Quán Nam, Đồ Sơn với bản danh sách cán bộ nhận chia đất từ dự án đến gần 200 người được đăng tải trên báo “Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh” cho cả nước xem. Không có thành phố nào có ông phó chủ tịch, rồi giám đốc sở này, chủ tịch huyện nọ, trưởng phòng địa chính, hai lần “được” đứng trước vành móng ngựa và bị dân la ó, ghét bỏ đến thế ? Còn biết bao chuyện không thể nói vì thật đau lòng: chuyện mua phiếu bầu cử, chuyện nội bộ đấu đá nhau giành quyền lực, chuyện mua bán chức tước, tất cả diễn ra công khai hệt chuyện bóng đá Hải Phòng. Dân bức xúc tham gia ý kiến, đấu tranh thì bị trù dập, đè nén. Các vị chủ tịch, bí thư chấp chính hai khoá liền xây được cho thành phố 1 nhà thư viện 8 tầng (có 4 tầng để không), xây khu nhà thương mại “Cánh diều” bỏ hoang nhiều hơn sử dụng công nợ đến giờ trả chưa xong? Nhưng khi từ giã quan trường về hưu các ông xây biệt thự, Hotel bạc tỉ, mua những cao ốc hàng chục tầng, có ông chạy lên Hà Nội xây biêt thự, tiền ở đâu ra sau chục năm “phục vụ nhân dân” mà có? Chắc các ông tự hiểu…Vậy mà khi người dân làm ăn được một chút các ông lại không thể bằng lòng…
 Cứ thế thành phố của chúng tôi lặng lẽ lùi dần, tiếng xấu lan âm ỉ. Đó lâu văn nghệ sĩ chúng tôi không viết được những dòng tự hào về thực tế đang diễn ra của thành phố quê hương mình? Cho đến vụ Đoàn Văn Vươn với tiếng súng hoa cải loé sáng để cả nước tập trung vào mổ xẻ, thoá mạ những người lãnh đạo ở xã, ở huyện Tiên Lãng, ở thành phố, chúng tôi buộc phải choàng tỉnh, phải mở mắt, dỏng tai nghe những gì mọi người ở khắp đất nước đang nói về Hải Phòng “Thành phố hoa phượng đỏ chỉ biết hiên ngang ngẩng cao đầu”? Thật đớn đau hết mức! Ai đã bôi nhọ thành phố của mình, chúng tôi đau đớn tự hỏi?
Lãnh đạo thành phố, huyện, xã đã hành xử vô tâm thế nào để những người “nông dân Tiên Lãng chống càn” ngày xưa đang làm lụng cần cù, nhẫn nại, cam chịu nay lại phải mang tính mạng mình ra cầm vũ khí tự tạo dám nổ súng dẫu biết rằng có thể chết, vào tù. Họ chống ai? Chống lại chế độ mà cả đời ông, cha họ đã từng hy sinh, chống càn giữ từng tấc đất để làm nên chế độ xã hội tốt đẹp hôm nay ư? Sao những “cán bộ làm đầy tớ của dân” lại bắt họ phải làm điều oái ăm thế? Làm gì có chuyện hợp đồng tác chiến, phương án này, phương án nọ để tấn công vào người nông dân đến bước đường cùng: phải tự vệ để mang tội chống đối Nhà nước? Chính quyền của Đảng, của dân sao lại nỡ làm như vậy với dân? Họ còn thấy tự hào khi đã làm điều đó ư? Thế thì chính quyền vì dân ở điểm nào?
Chúng tôi đã lần tìm cốt lõi của việc thu hồi cưỡng chế các đầm thuỷ sản giao cho dân để làm gì? Khi mà 40 hộ dân đang làm ăn có hiệu quả: Họ quai đê, lấn biển, khai thông kênh lạch, đầm hồ, đổ mồ hôi, tiền bạc xuống để có ngày hôm nay làm ăn có miếng ăn, miếng để cho quê hương Tiên Lãng đẹp giàu, cho những người lao động có  việc làm. Tất cả đang phát triển tốt đẹp vì dân có giàu, nước mới mạnh…
Thật ra câu trả lời thật đơn giản: những người lãnh đạo “vì dân” thấy dân làm ăn được nhưng biếu xén ít quá, không nộp các khoản cống nạp đúng ra họ phải “tự hiểu”, mà thời gian chính quyền đặt ra giao đất cho dân sắp hết rồi. Đã có những đại gia, những doanh nghiệp muốn nhảy vào thế chỗ thuê lại, họ sẵn sàng đấu thầu sòng phẳng, nhưng quan trọng nhất là họ sẽ có ngay những khoản lót tay khi trúng thầu. 70 ha đầm thu hồi đấu thầu lại: kẻ trúng thầu với số tiền hơn 20 tỷ, nhưng sau 20 tỷ công khai kia là biết bao tỷ sẽ vào túi những ai? Vấn đề cưỡng chế thu hồi đất đai, bất chấp đạo lý, lẽ phải, luật lệ là ở chỗ đó. Những người lãnh đạo hiểu rất rõ chuyện này!
Chính vì thế mà lãnh đạo thành phố không biết, lãnh đạo huyện ầm ừ đổ cho xã mọi điều: từ thu hồi đất, từ cưỡng chế, từ phá nhà anh Vươn…Họ chỉ biết kí các lệnh cưỡng chế, thu hồi để xã làm nhưng khi anh Vươn chống lại, thì sẽ có lệnh huy động ngay Toà án, quân đội, công an, chính quyền huyện, xã nhảy vào để cưỡng chế cho được mấy anh em nhà Vươn “láo xược” dám kiện tụng, dám chống lại lệnh “Trời”? Vấn đề chính là ở chỗ đó.
Chúng tôi thật tủi hổ khi việc ở Cống Rộc (Tiên Lãng) đích thân thủ tướng cùng các bộ, các cơ quan trung ương phải vào cuộc giải quyết, để cho nhân dân cả nước phải quan tâm theo dõi, tham gia ý kiến để nhà báo, với nghệ sĩ cả nước phải vào cuộc phân tích, bình luận, thoá mạ những người lãnh đạo thành phố, huyện, xã. Để bốn từ Tiên Lãng, Hải Phòng đầy ắp các trang báo với những lời trách cứ đến đau lòng. Mà thành phố vinh quang của chúng tôi làm gì nên tội? Tất cả tại những kẻ với tham vọng xấu xa, làm giàu bất chính đã bôi nhọ thành phố, bôi nhọ thanh danh của người  Hải Phòng!
Trong hội nghị của các cán bộ lão thành cách mạng câu lạc bộ  Bạch Đằng, sau khi nghe bài nói chuyện của vị bí thư thành uỷ, bốn năm cụ đã đăng đàn phát biểu khẳng định cái sai, sự bảo thủ, trì trệ trong nhận thức hành động “nói sai, trái lại với ý kiến thủ tướng” và kiến nghị Thành uỷ, Uỷ ban phải nghiêm túc tự giác xử lý, làm đúng pháp luật để lấy lại uy tín, danh dự của thành phố Cảng…Vậy mà lãnh đạo thành phố vẫn bảo thủ, giải quyết lòng vòng, đùn đẩy trách nhiệm: thành phố bảo do huyện, huyện đổ cho xã, xã đổ cho dân,  khi sự thật bị phơi bày thì kỉ luật đình chỉ cán bộ 15 ngày để làm kiểm điểm! Thật hệt như vụ đất đai ở Đồ Sơn năm nao khi toà phạt mỗi bị can 50.000đ án phí??? Rồi chuyện sẽ đi đến đâu, hồi kết thế nào? Là người Hải Phòng, văn nghệ sĩ chúng tôi đành chịu, không thể biết? Chúng tôi không có quyền xử lý, tham gia, không thể làm gì? Chỉ có thể bằng tiếng nói đau đớn,  bức xúc  của người cầm bút (viết hay không viết, nói hay không nói?).
Thôi đành phải hy vọng vào tiếng nói của chính nghĩa, sức mạnh của công lý, sức mạnh của nhân dân lao động cả nước…Và tất nhiên là trông chờ rất nhiều ở sự công minh của pháp luật, cán cân công lý của Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mong lắm thay!
Được đăng bởi thùy linh

Thanh Chung -TỪ “THẰNG VƯƠN” ĐẾN “GÚC-GỜ CHẤM TIÊN LÃNG”

width=
Lê Thị Thanh Chung (Chung NY)
Guihuongchogio
Cách đây mấy năm, có một vị trong hàng “tứ trụ” sang dự họp Đại Hội Đồng LHQ. Trong buổi gặp gỡ nói chuyện với bà con người Việt (yêu nước) và bạn bè quốc tế, ông này có nói về những thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội trong nước và phương hướng phát triển trong thời gian tới. Nhân nhắc đến tình trạng thiếu trường lớp khiến trẻ con phải đi học ba ca, ông vui miệng kể sang chuyện ở Nhật. “Tôi sang Nhật thấy nhiều trường học bỏ trống vì không có trẻ con đi học. Người Nhật họ ngại đẻ quá. Chẳng bù cho chị em phụ nữ Việt Nam cứ sòn sòn, hề hề…”. Quả thật là mình không thấy gì đáng “hề hề” ở đây. Tỷ lệ sinh đẻ ở các nước phát triển càng ngày càng giảm vì phụ nữ có điều kiện hưởng thụ cuộc sống và họ muốn đảm bảo một tương lai tươi sáng cho những đứa con do mình sinh ra. Chỉ những nước nghèo, con người luôn phải canh cánh về miếng cơm manh áo mới nghĩ đến chuyện “già cậy con”. Con đàn cháu đống cũng là một cách chia đều gánh nặng chăm sóc cha mẹ lúc xế chiều mãn bóng. Dây cà ra dây muống, ngài lãnh tụ lại vắt qua chuyện Mỹ: “Mới đây, tôi vừa ký kết một hiệp định cho và nhận con nuôi với chính phủ Mỹ. Chị em mình chỉ thích đẻ mà lại không thích nuôi, hề hề”. Cuối buổi nói chuyện, một chị cán bộ LHQ gặp mình phàn nàn: “Lãnh đạo của các bạn đã ‘hạ nhục’ chị em phụ nữ. Ông không hiểu được nỗi đau của người mẹ khi phải mang đứa con rứt ruột đẻ ra cho người khác nuôi và không biết được tương lai của nó sẽ ra sao…”
Vài năm sau, ngài chủ tịch nước cũng đăng đàn một buổi tương tự. Lần này ông giải thích về “đa nguyên” và “đàn áp bất đồng chính kiến”. “Các nước phương Tây cứ đòi hỏi chúng ta phải ‘đa nguyên’. Nước Mỹ và nước Pháp cũng chỉ có hai đảng…” hơ hơ. Lần này thì buồn cười thật. Rồi bác ấy lại bảo: “Các bạn cứ đòi chúng ta tuân theo luật pháp quốc tế. Con nhà tôi hư, tôi dạy nó là quyền của tôi chứ…”. Nhân chuyện kỷ niệm một ngàn năm Thăng Long, bác í hồn nhiên giơ hai ngón tay cao quá đầu rất xì-tin: “ Tôi mời Obama hai lần, ông ấy OK hai lần”.
Ngay sau buổi tiếp kiến thứ nhất, mấy anh chị em làm việc ở LHQ phải ra quán bar gần đó uống  bia cho hạ hỏa. Sợ mình hậm hực về nhà lại oan gia cả lũ chó mèo.
Lần thứ hai thì mình phải trấn an con gái mãi. Giải thích với nó, không phải lãnh tụ ai cũng thế. Cũng có thể bác í chỉ nói cho vui (he he).
Ở nước mình từ xưa đến nay, lời lãnh tụ thường được coi là “khuôn vàng thước ngọc”. Chính trị gia hoặc thằng tay chém gió hoặc ngẫu hứng hồn nhiên, coi cử tọa như tôm như tép.
Từ hôm xảy ra vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng, mình vẫn khăng khăng bảo vệ cái sự học hành của anh Thành, vì mình và anh ấy “đồng môn”. Đấy cũng là cố gắng trong tuyệt vọng của mình để khỏi bị “hội chứng đám đông” lôi xềnh xệch. Bọ Lập bảo: “‎”Anh Thành (bí thư) ngày xưa học chung lớp tiếng Anh tại chức với em. ” Rứa mà bây chừ tiếng Anh guk gồ của anh…làm em thương anh trào nước mắt. He he”. Có người bảo đừng cười anh Thành cái vụ lỡ miệng “Gúc-gờ chấm Tiên Lãng”. Khối người cao bằng mấy còn nói trẹo ghê hơn. Cô giáo dạy văn mình hồi lớp tám thảng thốt qua điện thoại: “Em ở Mỹ à? Làm sao để cô liên lạc với em đây?” Mình hỏi: “Cô có yahoo không?” Cô bảo già rồi, chẳng biết mạng miếc gì hết. Đành chịu. Cô về hưu lâu rồi. Nhưng anh Thành chưa già, và còn đương chức. LHQ còn đang đề nghị nâng tuổi về hưu lên thành 65. Nhìn các cuộc họp Quốc Hội, mỗi nghị sĩ được trang bị một laptop Sony Vaio nà nuột mà kinh! Chả thiếu gì công chức đến cơ quan bật máy tính lên chỉ để chơi “lines”. Các bác ấy vào được Face Book, Ba sàm, hay Bô-xit là dân còn có cái để mà hy vọng. Nhưng nói thật, “Guc-gờ chấm Tiên Lãng” còn chưa ghê bằng gọi dân là “thằng” – “Thằng Vươn”. Bọn “giãy chết” bảo đấy là “politically incorrect”. Lãnh đạo Thành phố, “tâm” thế, “tầm” thế nên Hải Phòng cứ nghênh ngang tụt hậu, hu hu…

ALO ALO BÁN TÊN MIỀN GẤT GỜ. TIÊN LÃNG


Hi! Hi!…qua nhà Bác Đào thì lại : LỤC SÚC TRANH ĂN- Chịu “chết” thật,khỏi chê.
Trương Tuần
Gất gờ tiên lãng tên miền mới
Nổi tiếng còn hơn cả Gút gồ (Google)
Giá bán rất bèo nhanh kẻo hết
Ai mua hẹn gặp dưới Sơn Đồ…

Tôi có nên hành động như Đoàn văn Vươn?


VÔ SẢN THẾ GIỚI HÃY ĐOÀN KẾT LẠI – ai hô hào nhỉ???
http://phamdinhtan.files.wordpress.com/2012/02/bom.jpg?w=259
Đỗ Duy Hải (ĐT: 0936139288)  -Nguyenxuandien
Chuyện đang xảy ra ở gđ tôi. Nhà tôi ở Hải phòng (số 29/183 Đình Đông, Quận Lê Chân, HP). Tôi năm nay 56 tuổi, ở trên gian nhà lúp xúp 30m2, trên mảnh đất cha mẹ cho. Con cái 3 đứa thì 2 đã có gđ, phải đi thuê nhà trọ vì chật chội.  Nhà tôi làm hàng sữa đậu, chè đỗ đen, bán đầu ngõ. Tôi phải kể dài dòng như vậy để thấy nhà tôi nghèo lắm! Bố tôi còn sống từng nói rằng; Ông sinh ra từ đống rác HP. Tôi nghĩ mình còn ở dưới cả cái dưới đó! Tích cóp bao năm mới dôi ra vài chục triêụ. Cô em vợ đồng ý cho vay chừng ấy. Tôi quyết định dỡ căn lều”chị Dậu” để xây một tý cho rộng rãi. Nghe người ta mách nước, bọn phường chúng nó sẽ đòi ăn đấy, hãy viết một cái đơn cho kín kẽ!
Tôi gửi đơn xin được xây nhà hôm 20/2 vừa rồi, trình bày rõ hoàn cảnh, vin cả vào tấm bằng liệt sĩ của em trai Đỗ Quốc Tuấn hi sinh năm 1978 ở biên giới Tây Nam, lấy xác nhận tổ trưởng dân phố. Rồi tôi gặp tay địa chính phường – chừng 30  tuổi – ngỏ ý lót tay 500 ngàn thuốc nước, mong hắn bỏ qua. Hắn bảo chờ! Vài người trong xóm nói rằng không ổn đâu, chi mỏng quá nó hành cho mà xem! Tôi không tin, nghèo như mình nó hành kiểu gì? 21/2 vừa rồi, tôi gọi mấy đứa cháu thợ xây đến làm. Khi bức tường nhà cao chừng hơn mét thì xuất hiện ba thằng mặc sắc phục thanh tra xây dựng, nói tôi đổ vật liệu bừa bãi, nộp phạt. Tôi trình bày làm nhà sao tránh khỏi,biếu mỗi đứa 100ngàn uống nước. Thằng dẫn đầu bĩu môi,tôi bấm bụng đưa 500 chúng mới bỏ đi. Chiều 22/2 tay cán bộ địa chính phường đưa giấy báo của thanh tra quận Lê Chân rằng tôi phải có mặt tại UB quận, mang theo các loại giấy đất, bằng liệt sĩ…Tôi giận điên người! Nhà đất của mình, nghèo khổ mãi giờ mới dám làm cho đỡ dột nát, đã trình báo hẳn hoi, còn có cả ý hối lộ cho đúng phép mà chúng cũng không tha ”Bố đéo đi đâu cả”, tôi nghĩ vậy và mặc kệ. Chiều 23/2 một cái giấy nữa được đưa đến. Lần này còn thêm dòng đe dọa;nếu không đến quận, không dừng xây dựng, sẽ bị cắt điện nước! Vợ con tôi cuống lên.
Sáng hôm 24 vừa rồi tôi đến UB quận hỏi phòng Xây dựng, nó nằm trong quần thể UBND quận Lê Chân, nhìn ra mặt hồ sen, khá thoáng mát. Tôi ngồi chờ cán bộ ra, chỉ thấy ngột ngạt !Mãi mới thấy một thằng ló mặt! Tôi trình bày một hồi xong, nó hoạnh; tại sao chưa được phép đã làm. Tôi nói nhà nước hiện nay còn đang vận động xóa nhà tranh vách nát, gia đình liệt sĩ như nhà tôi còn đáng được xây nhà tình nghĩa. Mặc, nó bảo nộp phạt mới được xây tiếp-phải 10 triệu. Tôi nuốt giận, nói để về suy nghĩ. Nghĩ gì, tôi chỉ muốn có một quả bom nổ tan xác lũ chúng nó! Đầu tôi quay cuồng. Tôi có nên hành động như Đoàn văn Vươn!?
Nguồn: tại đây.

Tô Hải – Nhật ký mở ngày mấy quan huyện Tờ Lờ chính thức “được” kỷ luật


Rate This

 Tohaiblog

…Hồi một và hồi hai đã kết thúc đúng như mình dự kiến một nửa:
Chẳng có một “con vật tế dân” nào !
Lời vua Dũng chẳng có một kí-lô giá trị và sẽ chỉ là đóng cửa TỰ sửa chữa (trong mười chữ tự ở phần “then chốt” mà Toàn Quyền Trọng đã dặn dò khi Đại Hội 4 bế mạc (mà mình đã gọi là cú “rơ ve”) đang đi vào đời sống của Đảng các ông ấy một cách rất nhanh chóng và cụ thể! …
Thứ sáu 25/2/2012
QUAN CHỨC HẢI-PHÒNG QUYẾT LIỆT ĐƯA NGHỊ QUYẾT TW4 VÀO CUỘC SỐNG THẾ NÀY SAO?
Ngay sau khi xảy ra vụ “bình gaz” (mà không hiểu tại sao mọi người cứ gọi là… “bom”?) và súng hoa cải (luật pháp không cấm) chống lại bọn cường hào ác bá mới, cướp công sức tiền bạc của mình, anh Vươn đã làm cả triệu trái tim và cái đầu của toàn thế giới bừng tỉnh và, chẳng cần ai lãnh đạo, không ai không tỏ thái độ đứng hẳn về phía Anh, lên án bọn quan huyện, chánh tổng, lý trưởng và cả bọn Tổng Đốc, Công sứ thành phố Hải Phòng -cái thành phố “hiên ngang chỉ biết ngẩng đầu”…! (lời trong “Thành phố hoa phượng đỏ” của Hải Như-Lương Vĩnh)- quyết bảo vệ cả lò, cả ổ chúng nó là “không sai” ngay cả sau ngày 10/2/2012, ngày mà ông thủ tướng, phải đến sau 1 tháng 5 ngày, đã không thể không lên tiếng!
Mình cũng gắng hết sức tàn, nhảy vào cuộc bằng mấy trang nhật ký mở, hoàn toàn dựa vào những gì chính báo chí của các ông ấy viết, các đồng chí đã từng “to nhất”, “ to vừa” của các ông ấy lên án “cái số không ít” các đồng chí của các ông ấy đang suy thoái về đạo đức, lối sống, để mà phê phán vu vơ giữa trời internet…
Với kinh nghiệm mười sáu năm “chẳng may” phải làm đảng viên, ba mươi tám năm làm… “Tuyên Huấn”,
Với cách nhìn của một người đã sống mười tám năm dưới chế độ cai trị của hai hệ thống “phong kiến” có Vua, có tổng đốc, có quan huyện, chánh tổng lý trưởng, tuần đinh, lính cơ, lính lệ…nhưng bên trên là hệ thống toàn quyền, thống sứ, công sứ, giám binh, lính khố xanh, khố đỏ, lê dương, cỏm-mít-xè…để so sánh với hệ thống Đảng và Nhà Nước ta,
Mình luôn cố gắng tìm ra cái khác biệt và trùng hợp giữa hai cái hệ thống cai trị này để phân tích và nhận định mọi sự kiện chính trị ở cái nước này nó…hơi khác người tí chút…
Cho nên, trong số những người hâm mộ đọc Blog mình, tuy có cả triệu người, nhất là lớp trẻ, tỏ ra “cảm ơn Bác về những ý kiến sắc sảo” thì cũng có một số hơi nghi ngờ, thậm chí chửi mình bằng những lời lẽ rất “Hà Lội mới” về cái việc thỉnh thoảng hay dội nước lạnh vào lửa, hoặc có kẻ bên trời Tây còn xếp mình vào loại “Công an văn hóa hai mặt”!!!
Cụ thể cái hứng khởi bước đầu của những bài báo lạc quan tếu hoặc cố ý tâng bốc thủ tướng như một vị anh quân đã “mang lại niềm tin đến cho toàn dân” để “Con tim đã vui trở lại” (!?) … mình đã vạch thẳng ngay ra cái “chẳng đi đến đâu” hoặc “nửa vời” của cái “ông vua” này chẳng thể làm gì hơn khi chưa có lệnh của toàn quyền, thống sứ nhất là hiện trạng của cái nước An-Nam thế kỷ hai mươi mốt này có đến mười bốn ông toàn quyền!
Mình đã vạch ra cái kết luận của “vua” chỉ dừng ở chỗ “sai sót do yếu kém về hiểu biết pháp luật” (không có “gây hiệu quả nghiêm trọng” nào(!?) mà dự đoán trước sẽ không có một ai bị dính tới vành móng ngựa!
Mà không có ra tòa thì chỉ có “Xử lý nội bộ”, và “xử lý nội bộ” thì…nặng nhất cũng chỉ là… “cách chức…bí thư, phó bí thư, cấp ủy”(?!), một thứ cấp bậc do nội bộ đảng các ông ấy “cơ cấu” cho nhau…
Còn lại lũ lau nhau, chắc chắn sẽ chỉ là… “phê bình”, “khiển trách” hoặc… “cảnh cáo” là…hết nước!
Và đúng như dự kiến: sau khi khen ngợi lãnh đạo Hải Phòng, thủ tướng đã giao cho chính Hải Phòng sẽ chỉ đạo thi hành các kết luận của thủ tướng! Các anh Thành, anh Thoại, anh Ca lại … “TỰ” hoặc kiểm điểm nhau trong tinh thần “hữu ái giai cấp”, không lợi dụng nghị quyết T.Ư 4 mà “đả kích, hạ bệ nhau” để quần chúng nó chê cười! (đúng như lời của 1 quan toàn quyền khác đã dặn dò hôm bế mạc Đại Hội 4, khóa XI).
Riêng về hai anh em Vươn-Quý với tội danh “giết người” và “chống người thi hành công vụ” thì mau chóng đưa ra xét xử (có chú ý tình tiết giảm nhẹ)-nghĩa là “đừng nên xử tử” như khung hình phạt giết người quy định mà chỉ nên gia ân… độ 12 năm tù thôi! (như VTVnews gợi ý!-trích “Sao dễ tin người như thế” của cụ Hiền Đức).
Cho đến hôm nay, 25/2/2012 thì: dự kiến số hai của mình…sai hoàn toàn: không có hai vụ án sẽ bị tách rời mà chỉ có MỘT vụ án Đoàn Văn Vươn giết người mà thôi! Vụ kỷ luật các quan huyện yếu kém đã được tuyên bố “chui” (cấm tiệt báo chí được dự) nhưng sáng nay đã được báo chí và Đài, Tivi cho “ra công khai” giống nhau không sai một chữ, không bình luận, còn thua vụ ông Lèo đánh cờ bạc tỷ!!!
Chấp hành ý kiến kết luận của thủ tướng chỉ là:
a/ Cách chức hai quan huyện Lê văn Hiền và Nguyễn văn Khanh cả về mặt Đảng và Chính quyền (Chú ý: không có khai trừ như khai trừ các ông Trần Độ, Nguyễn Hộ nhé!) Nghĩa là họ vẫn thuộc “đỉnh cao trí tuệ” của Tiên Lãng và…cũng may cho quần chúng chúng ta không phải tiếp quản họ vào đội ngũ hơn 80 triệu người dân lành!
b-/ “cảnh cáo”…tập thể Ban Thường Vụ huyện ủy Tiên Lãng và các cá nhân liên quan đến vụ việc trên gồm có:
1- Bùi thế Nghĩa-thành ủy viên, bí thư huyện ủy
2- Hoàng đăng Chính-ủy viên thường vụ huyện ủy, chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện.
3- Lê văn Mải-Ủy viên Thường vụ huyện ủy, Trưởng Công An huyện Tiên Lãng…và…..HẾT!
TÚM LẠI: Chẳng một ai mất cái gì, kể cả cái thẻ đảng!
Chưa chừng phen này có anh lại…Trúng To do…cái tiếng Tầu “cách chức” này nó có thể hiểu là “thôi giữ chức, về thành phố hoặc lên T-Ư nhận nhiệm vụ khác” (vẫn còn thẻ Đảng cơ mà!)!
Thủ tướng chưa kịp gửi lời ngợi khen thì ông Công Sứ ba bằng cử nhân, tiến sỹ (lấy được một cách tài tình làm sao, trong khi đang làm Trung tá công an, Chủ tịch Quận, Phó chủ tịch Hải phòng không một ngày ngơi nghỉ!?) đã phản công ngay sau khi thi hành kỷ luật nhẹ như vỗ về, ru con ngủ bọn nhân vật “tế dân” bằng cách lên án đích danh những Lê Đức Anh, Đặng Hùng Võ… là đã … “lập tức hùa vào thằng Vươn” (chú ý hai chữ HÙA và chữ THẰNG!)
Quan Tổng Đốc Tiến sỹ Trung Ương Ủy Viên này còn huy động tay chân thống kê đến con số lẻ những bài viết trên trang “Gu-Gờ chấm com” được tổng cộng 1343 bài báo và có đến 5.000.000 người vào đọc đến nỗi.. làm cả nước “chỉ có lao vào chuyện Tiên Lãng, không để ý đến phát triển kinh tế xã hội” (!!) rồi cảnh báo cả nước cũng như lãnh đạo cao nhất ”KHÔNG CẨN THẬN SẼ LAO VÀO CÁI VÒNG XOÁY CỦA CÁC ÂM MƯU ĐẾN TỪ ĐÂU ĐÓ”(?!).
Đặc biệt chú ý là: Ông Công Sứ này không dùng “lực lượng thù địch” mà dùng cụm từ “âm mưu đến từ đâu đó” không phải là cố ý đánh động tới những vị toàn quyền, thống sứ chưa hề có nửa lời đụng đến Tiên Lãng-Hải Phòng của ông ta rằng: “Đang có một âm mưu “xa rời chủ nghĩa Mác-Lê-nin, xa rời con đường tất yếu khách quan đi lên xã hội chủ nghĩa” mà Hải Phòng các ông ấy đang quyết liệt đi theo đến cùng” chăng?
Hồi một và hồi hai đã kết thúc đúng như mình dự kiến một nửa:
Chẳng có một “con vật tế dân” nào !
Lời vua Dũng chẳng có một kí-lô giá trị và sẽ chỉ là đóng cửa TỰ sửa chữa (trong mười chữ tự ở phần “then chốt” mà Toàn Quyền Trọng đã dặn dò khi Đại Hội 4 bế mạc (mà mình đã gọi là cú “rơ ve”) đang đi vào đời sống của Đảng các ông ấy một cách rất nhanh chóng và cụ thể!
Riêng cái màn ba do công sứ Thành mở ra …dến giờ này, cả thế giới đã xem và nghe rõ hết! (dù có lời cãi tội là “không có chuyện ông công sứ nói trái lời của vua”) của ông chủ nhiệm Câu Lạc Bộ Bạch Đằng, Trần văn Thức, bố vợ của phó tổng đốc Đan Đức Hiệp)
Nhưng may thay, các bô lão Hải Phòng đã kịp ghi hình và tiếng của ông công sứ Thành mà các nhà báo lề trái đã kịp thời đưa lên cho cả thế giới chiêm ngưỡng…(xem clip dưới đây)

 http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=xWaGRMOqdMI
Sẽ trả lời sao đây? Hay là lại tiếp tục “yên lặng là vàng” mãi của tập thể mười ba vị “Tòan quyền ” còn lại? (sau tuyên bố riêng lẻ của một ông vua Dũng, dù chỉ giơ cao đánh khẽ, dù chẳng mấy ai thấy “con tim đã vui trở lại” như mấy cây viết đã làm bà Hiền Đức phải lên tiếng thẳng thừng “Chính quyền T.Ư chẳng qua chỉ là sự phóng to của chính quyền Hải Phòng-Tiên Lãng mà thôi”!
Chẳng lẽ Nghị quyết TƯ 4 của các ông ấy lại được các quan chức Hải Phòng quyết liệt đưa vào cuộc sống đến mức đẩy các ông ấy đến chữ “vong” nhiều hơn chữ “tồn” thế này sao?
- Được đăng bởi Nhat Si Bao Thu

VỤ TIÊN LÃNG- KỲ 25: BÌNH LUẬN VỀ 1.800 BÌNH LUẬN


Tháng Hai 26, 2012 — nguyencuvinh 
                   Chị Hiền, ( đang là bị can) tại sao vẫn cười tươi như thế với nhân dân mình?
Chính xác là trong bài giới thiệu về clip lời phát biểu của Bí thư Thành với CLB Bạch Đằng, mình đã xóa đi gần 800 CM, vẫn còn 1.800 Cm bình luận.
Với số Cm này, cũng đủ thấy mối quan tâm của mọi người đến phát biểu Bí thư thành ủy, ủy viên Trung ương Đảng Nguyễn Văn Thành như thế nào. Điều này là một tín hiệu tốt, là đáng mừng cho đất nước, vì sự giám sát và ý thức giám sát của nhân dân đã được nâng lên ở mức cao, dù một số CM dùng từ ngữ quá bức xúc, thậm chí chửi tục, nhưng điều cốt lõi là không một ai đồng tình với những phát ngôn của Bí thư Nguyễn Văn Thành.
Chung lại, có mấy nhóm vấn đề mà các còm sĩ bình luận như sau, thấy cần phải tổng hợp để cho không chỉ riêng Bí thư Thành mà nhiều vị quan chức khác từ đây phải thận trọng, chính chắn và thành tâm hơn khi nói và hành động trước sự giám sát của nhân dân.
+BẤT BIẾT: Trong lời phát biểu, Bí thư Thành dùng một câu nghe đến gai người khi ủng hộ lực lượng công an, quân đội tham gia cưỡng chế: ” Bất biết là đúng hay sai…”. Tại sao lại bất biết? Anh chỉ đạo hành động mà dám nói bất biết đúng hay sai? Anh là ai? Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ nước Việt chỉ vì một mục đích tối thượng như lời Bác Hồ nói ” Dĩ công vi thượng”, hay như khẩu hiệu của Đảng” Tất cả vì dân, do dân”,…thế mà anh tung ra một lực lượng quân đội, công an cưỡng chế dân rồi cao ngạo nói, bất biết đúng sai, phải ủng hộ lực lượng cưỡng chế? Ngay mỗi câu này thôi đã có thể hiểu được toàn diện quyết định cưỡng chế ở Tiên Lãng và ở nhiều nơi khác tại Hải Phòng. Vì sao dân khiếu kiện. Vì sao dân chống lại. Là vì lãnh đạo Hải Phòng cứ hành động, hành động bất biết hậu quả. Hành động bất biết hậu quả là hành động của bọn thảo khấu, vì vụ lợi, chà đạp pháp luật, chà đạp nhân phẩm, chà đạp danh dự con người.
+BÔI NHỌ HÌNH ẢNH HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ, CỦA ĐẢNG, CỦA CÁC ỦY BAN Ở DƯỚI: Ý kiến các chuyên gia, các luật sư, của nhân sĩ trí thức, của báo chí viết, phân tích, bình luận, nêu ra, chỉ ra cái sai của chính quyền Hải Phòng, Tiên Lãng trong vụ cưỡng chế mà là bôi nhọ Đảng sao? Vạch ra cái sai để xử lý, để làm cho đúng, để nêu gương cho cả nước trong việc hành xử, thượng tôn pháp luật mà là bôi nhọ Đảng, bôi nhọ hình ảnh chính trị, bôi nhọ chính quyền? Vậy thì Nghị quyết 4 Trung ương được hiểu theo cách hiểu của Bí thư Thành, một ủy viên Trung ương là thế nào đây?
+CÁI VẤN ĐỀ NỮA LÀ TÁC ĐỘNG VỀ CHÍNH TRỊ. KHI XẢY RA MỘT CÁI THÌ LẬP TỨC LÀ CÁC Ý KIẾN CỦA CÁC ĐỒNG CHÍ NHƯ ĐỒNG CHÍ LÊ ĐỨC ANH, ĐỒNG CHÍ ĐẶNG HÙNG VÕ, VÀ MỘT SỐ NGƯỜI LẬP TỨC BẮT ĐẦU TỪ ĐÓ LUÔN. CÁC BÀI BÁO RẬM RỊCH, LIÊN TỤC…TỪ TRƯỚC ĐẾN NAY, LÀ PHẢI THẾ NỌ, PHẢI THẾ KIA, CỨ PHẢI LIÊN TỤC…: Nói thế nghĩa là Bí thư Thành mặc nhiên khẳng định, cái lý, cái việc, cái quyết định, cái chủ trương của Hải Phòng trong vụ cưỡng chế không sai- nghĩa là chống lại kết luận Thủ tướng. Nguy hiểm hơn, Bí thư Thành còn lu loa lên rằng, ngay cả các vị nguyên thủ, các chuyên gia, báo chí lên mặt ” dạy khôn” Hải Phòng, phải, phải, phải…Thưa Bí thư, với sự kiện Tiên Lãng, không chỉ ở mức dạy cho lãnh đạo Hải Phòng biết thế nào là pháp luật, biết thế nào là văn hóa ứng xử, văn hóa phát ngôn, biết thế nào là thượng tôn pháp luật mà còn phải trừng trị thật nặng những người đại diện Nhà nước ra cái quyết định ưỡng chế mà Thủ tướng đã đanh thép khẳng định” Trái pháp luật và trái đạo lý”. Phát ngôn như Bí thư Thành là thể hiện sự hằn học, thể hiện tính cát cứ quyền lực Hải Phòng. Xin thưa, Hải Phòng ở trong nước Việt, nhất cử nhất động của lãnh đạo Hải Phòng nếu sai trái thì người dân nước Việt được quyền phê phán, vạch mặt, và Đảng, Nhà nước sẽ thẳng tay xử lý.
+Đi xa hơn, Bí thư Thành cho rằng, thời gian qua, dư luận, báo chí tập trung vào Tiên Lãng, gây thiệt hại vật chất, không tập trung lao động sản xuất…Nói như thế là nói liều, hay dùng một từ thật nhẹ nhàng nhất có thể dùng được là phát ngôn ngu ngốc.
+Bí thư Thành kết luận rằng, không cẩn thận chúng ta rơi vào vòng xoáy của một âm mưu nào đó, từ một thế lực nào đó…Đây là một thứ lý lẽ cũ mèm, lý lẽ nguy hiểm, lý lẽ tung ra để che dấu sai phạm, che dấu cái xấu, ý là có việc gì đừng nói, đừng viết trên báo, đừng công khai, kẻ địch sẽ lợi dụng. Nhận thức ấu trĩ này không và không bao giờ lại thuộc về nhận thức của một ủy viên Trung ương. Một đảng viên thường cũng không nhận thức ấu trĩ tới mức đó. Một thứ ngụy biện còn nguy hiểm hơn cả một âm mưu. Sợ sự thật đồng nghĩa với tự sát, thưa Bí thư Thành. Và Nghị quyết 4 chính là cách đưa tay mở cửa sự thật để tránh tự sát, thưa Bí thư Thành.
+KHÔNG KHÍ: Bí thư Thành hãy xem lại vài lần clip lời nói chuyện của mình. Ví dụ nhé, như một người  bị khiếm thị, chẳng nhìn được gì, chỉ nghe lời la ó, lời ồn ào, cả những tiếng nói, đừng nói, xuống đi…thì Bí thư Thành có thể hiểu được uy tín của mình tới đâu. Hãy nghe, hãy nhìn lại cip để tự biết mình. Các lão thành cách mạng Hải Phòng, nhiều người tuổi Đảng cao hơn cả tuổi đời của Bí thư Thành, vì sao họ la ó, họ phẫn nộ trước những quy kết ấu trĩ, ngu ngốc của Bí thư Thành? Vì sao? Câu trả lời dễ tới mức không cần viết ra.
+KẾT LUẬN: Lời bình luận cuối cùng trong bài này là- KHÔNG CÓ GÌ ĐỂ BÌNH LUẬN THÊM NỮA VỀ BÍ THƯ THÀNH ỦY NGUYỄN VĂN THÀNH.

Nguyễn xuân Nghĩa – Trung Quốc Vào Điểm Lật


Nguyễn-Xuân Nghĩa – Việt Tribune Ngày 20120223

Chuyện nghiêng cánh hay hạ cánh của Trung Quốc 
* Hý họa của tạp chí The Economist * Nhân loại có thể đang ở vào một giai đoạn gọi là đảo điểm hay điểm biến. Thậm chí điểm lật.
Khác với con người, các quốc gia đều có giai đoạn thịnh suy vô thường và sự đổi thay – từ thịnh đến suy hoặc ngược lại – thường gây biến động ở bên trong, cho từng thành phần dân chúng. Khi nhiều quốc gia lại cùng đi vào chu kỳ thay đổi và gặp “đảo điểm” thăng giáng, lên hoặc xuống, người ta nên chờ đợi những biến động vô lường.
Thế giới đang ở vào đảo điểm ấy….
Sự chuyển động của các quốc gia thường chậm rãi và có thể kéo dài nhiều thập niên trong những chu kỳ trăm năm, mà nếu chỉ nhìn trong khung cảnh ngắn hạn, mình có thể không thấy được.
Cái gọi là “đảo điểm” của ngày nay có thể đã khởi sự từ 20 năm trước, khi một cường quốc Âu Châu sụp đổ vào cuối năm 1991. Đó là Liên bang Xô viết. Lần lượt sau các đế quốc Bồ Đào Nha (Portugal), Tây Ban Nha (Spain), Pháp rồi Anh, thời kỳ Âu Châu thống trị và chi phối thế giới coi như kéo dài được đúng 500 năm, kể từ thời điểm 1492 cho đến khi Liên Xô tan rã.
Bên trong Âu Châu, những thịnh suy thăng giáng của từng cường quốc cũng dẫn tới đổi thay và thực tế là chinh chiến hầu như liên tục trong mấy trăm năm. Ba lần cuối là vào các năm 1870, 1914 và 1939. Đấy cũng là lúc một cường quốc khác xuất hiện bên kia Đại tây dương và trở thành siêu cường đã từng can thiệp, cứu giúp hoặc chi phối cả Âu Châu trong hơn sáu chục năm, đó là Hoa Kỳ, với đảo điểm là từ sau Thế chiến II, từ 1945.
Khi Liên Xô tan rã, Hoa Kỳ trở thành siêu cường độc bá, một cường quốc toàn cầu không có đối thủ.
Nhưng 20 năm độc bá ấy không kéo dài vì phân nửa là 10 năm đối phó với nạn khủng bố Hồi giáo, từ 2001 đến nay. Và người ta bắt đầu nói đến sự sa sút của nước Mỹ kể từ vụ khủng hoảng 2008. Chưa ai biết là sự thoái trào của Hoa Kỳ có xảy ra hay chăng – người viết “thành thật khai báo” là mình không tin như vậy – thì từ bên kia Thái bình dương, một cường quốc khác cũng đã xuất hiện.
Đó là Trung Quốc.
***
Đảo điểm của thời sự Trung Quốc cũng bắt đầu từ năm 2008, với biến cố có giá trị biểu trưng là Thế vận hội Bắc Kinh. Quốc gia này đã đứng dậy sau gần hai thế kỷ lụn bại để góp mặt năm châu như một cường quốc, và lần lượt vượt qua nước Đức rồi nước Nhật để thành nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới, chỉ thua có Hoa Kỳ ở mạn Đông của biển Thái bình.
Vì vậy, ngày nay người ta mới nói đến hiện tượng thoái trào của nước Mỹ và cao trào của Trung Quốc, một quốc gia có dân số đông nhất địa cầu.
Người ta càng chú ý đến cuộc gặp gỡ của một nước đi xuống với một nước đang lên khi các nước Âu Châu chưa ra khỏi vụ khủng hoảng xuất phát từ niềm lạc quan vô lối từ năm 1991, là khi Liên Xô tan rã và các nước Âu Châu hăm hở hội nhập thành một liên hiệp thống nhất từ Thỏa ước Maastricht vào năm 1992.
Thật ra, đường tuyến đi lên của Trung Quốc có thể gặp khúc gẫy, một đảo điểm vô thường nếu ta châm vào đó một yếu tố gọi là “tương đối”, một sự so sánh trong bối cảnh rộng hơn.
***
Hãy nói về bối cảnh đó trong không gian và thời gian.
Khi Trung Quốc còn ngụp lặn trong con kinh nước đen của cách mạng hoang tưởng kiểu Mao Trạch Đông – khiến mấy chục triệu người chết oan – các nước Đông Á chung quanh đã cải cách kinh tế và học theo chiến lược xuất khẩu của Nhật để trở thành những nền kinh tế rồng cọp mà người viết gọi là “tân hưng”. Nhưng, cũng từ điểm lật là 1991, Nhật Bản đã lâm khủng hoảng và cho đến nay chưa thoát và bị Trung Quốc qua mặt vào năm ngoái. Sau Nhật Bản, đến lượt các nước tân hưng Đông Á cũng bị khủng hoảng từ năm 1997, tại cả Đông Bắc lẫn Đông Nam Á.
Bước sau nước Nhật và cũng áp dụng chiến lược Đông Á kể từ năm 1979, Trung Quốc đã có 30 năm tăng trưởng ngoạn mục, hàng năm là 10% trong suốt 30 chục năm vừa qua, như các nước Đông Á kia trước khi họ trôi vào khủng hoảng.
Nay sắp đến lượt Trung Quốc.
Trên mệnh giá, ở bề mặt, xứ này có hơn một tỷ 300 triệu dân, một vựa người cứ tưởng là vô tận. Nhưng đa số vẫn còn nghèo, không kiếm ra được hai ba đô la một ngày. Chiến lược phát triển nhờ vai trò lãnh đạo của đảng và quản lý của nhà nước giúp xứ này đạt mức tăng trưởng có định hướng. Tưởng như chủ động và hợp lý hơn nên đạt hiệu năng cao hơn lề lối tự do có vẻ hỗn loạn của các nền kinh tế thị trường.
Khu vực kinh tế nhà nước với các tập đoàn quốc doanh đã xuất hiện trong vai trò “đại gia” có thể làm mưa làm gió trên các thị trường quốc tế – chưa kể đến sự góp mặt của một hải đội đang thành hình ngoài biển cả. Trong 500 doanh nghiệp lớn nhất thế giới, Trung Quốc đã có 26 cơ sở, tất cả đều là tập đoàn kinh tế quốc doanh được nhà nước yểm trợ thành mũi nhọn trên trường cạnh tranh quốc tế.
Không mấy khác các nước Đông Á đi trước, “Thiên triều đỏ” tại Bắc Kinh chủ động phân bố tài nguyên cho các đầu máy tiên tiến này chiếm lĩnh thị trường và đóng góp đến 45% vào tổng sản lượng nội địa. Rồi cạnh tranh với các tập đoàn quốc tế trên thế mạnh, trong các lãnh vực chiến lược như năng lượng, viễn thông, xây dựng, v.v….
Bây giờ, trong khi Nhật Bản và Âu Châu chưa ra khỏi khủng hoảng và Hoa Kỳ chưa phục hồi lại còn lúng túng với bài toán chi thu – như tăng thuế hay giảm chi, kích thích kinh tế hay thực hiện công bằng xã hội, v.v… – thì sự lớn mạnh của Trung Quốc khiến nhiều người vội so sánh những ưu điểm tương đối của kinh tế thị trường hay tư bản nhà nước.
So sánh và đặt nhiều kỳ vọng vào cái gọi là “Đồng thuận Bắc Kinh”, hình như có giá trị hơn nguyên tắc kinh tế tự do đi cùng chính trị dân chủ của các nước Tây phương già lão đang lụn bại.
Nhưng nếu lùi lại để nhìn trên toàn cảnh, ta thấy ra một số hiện tượng chung của các nước.
***
Sau một chu kỳ tăng trưởng dài, kinh tế các nước đều có thể gặp suy trầm – recession. 
Trong giai đoạn suy trầm này, những nhược điểm nội tại có thể phát tác thành tai họa. Các nền kinh tế Đông Á hay tân hưng khác của thế giới đều đã gặp hiện tượng đó và trôi vào khủng hoảng. Nhiều đại gia kinh doanh có khi phá sản.
Nhờ chiến lược xuất cảng kiểu Đông Á, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng mạnh và trở thành đầu máy tiêu thụ thương phẩm (commodities) đáng kể của các nước khác. Nhưng chiến lược đó đã đi hết sự vận hành hữu ích của nó trong giai đoạn khởi phát ban đầu.
Gặp hoàn cảnh co cụm của ba đầu máy kinh tế thế giới là Âu-Mỹ-Nhật, xuất cảng của Trung Quốc tất nhiên sẽ giảm. Đà tăng trưởng 10% một năm cũng thế, nếu chỉ còn được 8% là may. Nhiều phần thì sẽ chỉ ở khoảng 6,5% kể từ năm 2013 trở đi. Khi đạt mức tăng trưởng chậm hơn và một cách liên tục như vậy thì kinh tế Trung Quốc bị suy trầm.
Một phúc trình do Ngân hàng Thế giới soạn thảo cùng một trung tâm nghiên cứu của Quốc vụ viện Trung Quốc vừa dự báo điều tất yếu đó. Nhưng nhấn mạnh là nó sẽ xảy ra khá đột ngột mà không báo trước.
Sẽ được phổ biến vào Thứ Hai 27 tới đây, phúc trình có tên là “Trung Quốc 2030” còn cảnh báo rằng xứ này có thể rơi vào “bẫy xập” của các nền kinh tế có lợi tức ở mức trung bình. Không bung lên được mà thụt lùi, như một số nước tân hưng đã từng gặp (Brazil và Mexico là hai thí dụ). Mà trong một xứ độc tài độc đảng, sự thụt lùi này dẫn tới khủng hoảng chính trị.
Ngoài sự kiện là Ngân hàng Thế giới cùng các trung tâm nghiên cứu quốc tế đều nói đến yêu cầu cải cách hệ thống doanh nghiệp nhà nước – mũi nhọn của Trung Quốc cho đến khi đụng vào điểm lật ngày nay – người ta không thể quên rằng chủ nghĩa tư bản nhà nước cũng dẫn đến hiện tượng “tư bản thân tộc”, crony capitalism, mà người Trung Hoa gọi khá phũ phàng và chính xác là chủ nghĩa tư bản… quần đái. Nôm na là dải quần!
Một thiểu số trục lợi nhờ ưu thế độc quyền của khu vực kinh tế nhà nước và nhờ quan hệ bất chính với các đảng viên cán bộ. Không chỉ trục lợi, họ còn tác động vào chánh sách kinh tế nhà nước để bảo vệ quyền lợi bất chính này khiến lãnh đạo phải thúc thủ và không kip cải cách.
Đó là bài toán của lãnh đạo Bắc Kinh khi chuẩn bị Đại hội 18 vào cuối năm nay, Trong khi đó, ở bên dưới, đa số lầm than chưa kiếm ra ba đồng một ngày lại phản ứng về sự cấu kết tham ô và bất công. Họ bắt đầu nổi loạn, ngày một đông đảo và dữ dội hơn.
Vì vậy, dư luận Hoa Kỳ có thể chỉ chú ý đến những gì đang xảy ra cho nước Mỹ, nhưng chúng ta cũng nên liếc qua Trung Quốc khi xứ này đang tiến vào đảo điểm. Chỉ mong rằng bước lật ấy không đè lên một quốc gia cũng có đầy đủ chứng tật như Trung Quốc. Đó là Việt Nam.
Posted by

’48 giờ ở Hà Nội’ và sự cẩu thả

Nguyễn Hùng – bbcvietnamese.com -Cập nhật: 13:45 GMT – chủ nhật, 26 tháng 2, 2012
Hình ảnh tại buổi lễ nhân chuyến bay thẳng nối Anh và Việt Nam hồi tháng 12/2011Tác giả Mike Carter được mời tham gia chuyến bay đầu tiên từ London tới Hà Nội hồi tháng Mười Hai
Chuyên trang Du lịch của tờ The Guardian ở Anh vừa có bài dài quảng cáo cho du lịch tới Hà Nội nhưng một số chi tiết có thể khiến người ta nghi ngờ tính xác thực của bài báo có thể được xem là hấp dẫn.
Cây viết Mike Carter mở đầu bài viết hôm 26/2 với đoạn tả cảnh uống rượu rắn.
“Người bồi bàn bị mất hai ngón tay. Hai ngón còn lại và ngón cái bóp chặt cổ con rắn tre đang quằn quại, miệng đớp đớp như muốn thanh toán nốt mấy ngón còn lại của anh [bồi bàn].
“Với tay còn lại, anh rút con dao từ túi quần sau và cứa một cách thiện nghệ vào chỗ thịt mềm dưới bụng rắn để thò ngón tay vào móc ra trái tim, thả nó vào cốc rượu gạo nhỏ ở trước mặt tôi.” Rượu ngả màu đỏ thẫm.
“Anh giơ cốc trước mặt tôi. Tim rắn vẫn đang đập làm rượu lăn tăn.
“Uống đi. Nhanh lên,” anh nói. “Khách là phải thế, nếu không sẽ không may…”
Nhưng người đọc có chút hiểu biết về Việt Nam ngay lập cũng sẽ ‘lăn tăn’ khi Mike Carter giới thiệu người hướng dẫn du lịch của anh, gần như chắc chắn là người Việt, có tên là ‘Thone’. Rất có thể đây là cách Anh hóa tên ‘Thông’ của người Việt.
Tên ‘Thone’ được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trongBấm bài viết mà tác giả có lẽ nghĩ hiếm có người Việt nào đọc được.
Chính vì nghĩ người đọc chỉ có thể là người nước ngoài nên cầu Thê Húc được ghi là ‘cầu Húc’ và phố Thuốc Bắc được ghi là ‘Thouc Bac’.
Và đây không phải là các địa chỉ duy nhất đang quen thuộc mà bỗng như xa lạ trong bài viết.
Lăng Hồ Chủ Tịch
Sau màn rượu rắn, Mike Carter lên cầu Long Biên để chứng kiến cảnh người xe chen chúc với khung giường và tủ.
Kế tiếp là chuyến thăm 36 phố phường trong thành phố mà phóng viên nói là có “sáu triệu người và sáu triệu xe máy” trước khi trở về khách sạn để bị đánh thức bởi tiếng loa phóng thanh nhắc nhở người dân đóng thuế, tiếng ồn áo của đôi tình nhân đang đắm đuối ở phòng kế bên và tiếng điện thoại mà anh ‘Thone’ gọi lúc 5 giờ sáng để bắt đầu 24 giờ tiếp theo ở Hà Nội với các điểm đến bao gồm cả quảng trường Ba Đình.
Cây viết của The Guardian kể lại:
“Giờ anh sẽ tới thăm Bác Hồ, Thone nói và chỉ về phía tòa nhà đồ sộ với nhiều cột. “Ông vừa đi tân trang thường niên ở Moscow về nên trông sẽ được đấy.”
“Khi tôi đứng xếp hàng rồng rắn cùng người Việt Nam, một anh lính trông đầy giận giữ bảo tôi bỏ tay ra khỏi túi, và một anh khác cách đó 10 yard [9 mét] nhắc tôi không chắp tay sau lưng.
“Tôi có cảm giác giống như đang phải tới gặp hiệu trưởng, mà ở góc độ nào đó thì như thế thật vì bỗng nhiên tôi đứng không chớp mắt trước thi thể màu vàng với chòm râu của ông Hồ Chí Minh – nhà cách mạng Marxist-Leninist, vị cha già khả kính của nước Việt Nam hiện đại, người giải phóng [đất nước] khỏi chủ nghĩa thực dân Pháp, người qua đời năm 1969 – giờ nằm trong quan tài bằng kính.
“Tôi nhìn những người Việt xung quanh, người gạt nước mắt, người nhìn đầy ngưỡng mộ và cảm thấy mình như đang chen ngang vào khoảnh khắc tang tóc riêng tư.”
“Tôi nhìn những người Việt xung quanh, người gạt nước mắt, người nhìn đầy ngưỡng mộ và cảm thấy như mình đang chen ngang vào khoảnh khắc tang tóc riêng tư.”
Mike Carter viết về cảm giác ở trong Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Sau đó nhà báo Anh đi ăn phở bò, thăm Văn Miếu, Hỏa Lò trước khi tới quán bán đồ lưu niệm của những người bị ảnh hưởng bởi “chất da cam” khiến cho một người bán hàng có bẩy ngón tay ở mỗi bàn tay, không có tai và “câm và điếc” theo lời hướng dẫn viên ‘Thone’.
Mike Carter cũng còn đi xem rối nước và tới một số nơi khiến anh viết về Hà Nội: “Tôi có cảm giác tôi chưa từng tới nơi nào điên rồ, lạ lùng và đẹp tới như vậy.”
Tác giả nói anh được mời bay tới Việt Nam trong chuyến bay đầu tiên từ London tới Hà Nội nhưng không nói ai mời.
Cuối bài có đăng chi tiết về tour du lịch tới Việt Nam của công ty Travel Indochina kèm theo địa chỉ trang web và số điện thoại của công ty này.
Mặc dù có những sai sót, nội dung bài viết có lẽ khiến người đọc tò mò và thích thú.
Đây cũng không phải là lần đầu tiên The Guardian khuyến cáo khách du lịch tới Việt Nam.
Hồi tháng Giêng, Việt Nam cũng đứng đầu danh sách các điểm đến mà báo này Bấm khuyến cáo người Anh nên đi du lịch trong mùa lễ Phục Sinh năm nay.
Một tháng trước đó The Guardian đã liệt kê Bấm một loạt các điểm nên tới ở Việt Nam.
Số khách du lịch Anh tới Việt Nam đã vượt quá con số 80.000 từ hồi năm 2010.

Chí Phèo thời @

Nguyễn Nghĩa 650 (Danlambao) – Nhân vật Chí Phèo của Nam Cao có sức sống văn học mạnh mẽ.
Nguồn gốc của sức sống này, là tính điển hình của Chí Phèo.
Ta hiểu : trong bất kỳ 1 xã hội nào, dù hiện đại, cận đại, hay xa xưa, thì bao giờ cũng có loại người như Chí Phèo sống bên cạnh chúng ta.
 Có thể coi Chí Phèo là tiêu biểu của 1 tầng lớp, các nạn nhân của xã hội phong kiến, thực dân thời Nam Cao sinh sống.
Hôm nay, khi gán cho 1 người nào đấy tên hiệu Chí Phèo, là muốn ngụ ý rằng : Anh ta là người vô học, du côn du đồ, vốn từ vựng ít, chỉ dùng để chửi càn, chửi bậy.
Câu văn, mà ai đã đọc qua Chí Phèo của Nam Cao, đều nhớ là câu :
“Tức mình hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Ðại”.
Để những ai, chưa đọc chuyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao, bỏ chút thời gian hiếm hoi tìm đọc , tôi xin trích đoạn mở đầu :
“Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi trời. Có hề gì ? Trời có của riêng nhà nào ? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Ðại. Nhưng cả làng Vũ Ðại ai cũng nhủ, “Chắc nó trừ mình ra!” Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ồ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Ðã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế thì có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này ? A ha! Phải đấy, hắn cứ thế mà chửi, hắn chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Hắn nghiến răng vào mà chửi cái đứa đã đẻ ra Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo ? Có trời mà biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Ðại cũng không ai biết…”
Chí Phèo của thời @ hiện nay.
Thực ra thì Chí Phèo là 1 “con giun” của xã hội thời Nam Cao sống. Anh là nạn nhân, bị “xéo lắm”, nên phải “oằn” mình, kháng cự lại.
Do vô học, lại có sức khỏe, nên anh ta khi có hơi men, là dùng phương pháp chửi càn để xả những bực tức với bất công của xã hội đổ lên đầu anh. Anh ta cũng là người đáng thương.
Ở bài này, tôi sẽ không khai thác tất cả các tính cách của Chí Phèo.
Tôi chỉ khai thác đặc điểm chửi càn khi bị phấn khích mà thôi.
Trong xã hội Việt Nam hiện đại hôm nay, có những người “đầy tớ của nhân dân”, bình thường thì oai phong lẫm liệt : Những là giai cấp tiên phong, những là quần chúng cách mạng, những là theo Mác LêNin, những là quan điểm giai cấp…
Rồi nhờ những câu học vẹt ấy, cộng với các thủ đoạn chính trị bỉ ổi, mà họ leo lên các chức vụ quan trọng trong cơ chế điều hành của nhà nước VN cộng sản.
Thế nhưng khi bị phấn kích, khi ngửi thấy tanh hôi của đồng tiền, họ hiện nguyên hình 1 Chí Phèo của thời @ này.
Họ chửi cả làng Việt Nam như Chí Phèo khi xưa chửi cả làng Vũ Đại.
Thật vậy, nếu bạn đọc chịu khó tưởng tượng 1 chút, thì ta có thể ví Việt Nam như 1 làng, gọi là làng Việt Nam.
Ở làng VN này, có 1 xóm, gọi là xóm Hải Phòng.
Ở xóm Hải Phòng, mấy hôm vừa rồi có chuyện Chí Phèo mới.
Chả là mấy tay cường hào cộng sản bá Liêm, bá Hiền, lý trưởng cộng sản Ca… tổ chức cướp đất: 40,3 ha đầm nuôi hải sản của anh Đoàn Văn Vươn, nhà ở Vinh Quang, Tiên Lãng.
Vụ việc này chấn động cả cả làng Việt Nam. Hàng trăm trang mạng điện tử đưa tin về vụ “cướp ngày” của các quan cộng sản, trong uy nghiêm của luật pháp cộng sản.
Dư luận làng Việt Nam sục sôi. Cả truyền thông uy tín thế giới như BBC, VOA cũng đưa tin về Đoàn Văn Vươn.
Mọi người đều bênh vực cho gia đình Đoàn Văn Vươn. Có người gọi anh là Anh hùng.
Chính Nguyễn Văn Thành, bí thư Thành ủy Hải Phòng đã nói :
“cho đến ngày hôm qua là 1343 bài báo và 5 triệu lượt người vào mạng Gool. tiên lãng, cho nên thiệt hại ở đây là thiệt hại cả về vật chất, cả nước chỉ có lao vào chuyện Tiên Lãng, không để ý phát triển kinh tế xã hội, cứ làm như đất nước Việt Nam này, thành phố này”, chỉ có 1 chuyện Tiên Lãng.
Như vậy, cả làng Việt Nam đã ủng hộ gia đình anh Vươn.
Đến cả trưởng làng VN, Nguyễn Tấn Dũng cũng phải có ý kiến về việc này.
Thử hỏi ai là người đã gây nên sự bất bình này của xã hội.
Ai là nguyên nhân gây ra thiệt hại :”cả về vật chất, cả nước chỉ có lao vào chuyện Tiên Lãng, không để ý phát triển kinh tế xã hội, cứ làm như đất nước Việt Nam này, thành phố này..” chỉ có chuyện Tiên lãng.
Đã biết rằng:”cả nước chỉ có lao vào chuyện Tiên Lãng”, đã biết rằng cả nước ủng hộ gia đình anh Đoàn Văn Vươn, mà B/T Thành dám chửi “thằng Vươn”.
Một lãnh đạo cao nhất Hải Phòng, 1 lãnh đạo cao nhất thành phố lớn thứ 3 của Việt Nam, 1 lãnh đạo luôn kè kè danh hiệu Tiến sĩ kinh tế, mà tung ra 1 cách vô văn hóa, như 1 lời chửi tục, khi bị phấn kích :
“khi xảy ra một cái, là ý kiến các đồng chí như đồng chí Lê Đức Anh, đồng chí Đặng Hùng Võ, và một số người lập tức hùa vào thằng Vươn luôn”.
Đây là ngôn ngữ của ai?
Gọi anh Vươn là “thằng” trước 1 cử tọa trên dưới 300 người, bí thư Nguyễn Văn Thành đã phô ra là 1 người vô văn hóa, coi thường thính giả. Vậy đây là ngôn ngữ của đứa vô học.
Gọi anh Vươn là “thằng” trước 1 đám đông thính giả cao tuổi, bí thư Thành đã cư sử không xứng với thuần phong mỹ tục Việt Nam: Trọng người cao tuổi. Vậy đây là ngôn ngữ của đứa khả ố.
Gọi anh Vươn là thằng, khi hàng triệu người cảm phục anh Vươn, ủng hộ anh Vươn, Nguyễn Văn Thành quả là người mất khôn khi bị phấn kích.
Anh Vươn là tượng trưng của người Việt Nam mới. Hàng triệu người Việt Nam ca ngợi khí tiết cao ngạo của anh trước cường quyền.
Hàng triệu người Việt Nam cảm phục tinh thần lao động, tấm gương lao động sáng tạo thắng trời, thắng biển trong sáng của gia đình anh, thì Văn Thành kia chửi anh Vươn là “thằng”.
Tại sao Thành lại ghét người anh hùng Đoàn Văn Vươn như vậy?
Đấy là do có đối lập về tính cách của Đoàn Văn Vươn và Nguyễn Văn Thành.
Những đứa tiểu nhân, xu nịnh bao giờ cũng ghét những người quang minh chính đại, những anh hùng chân chính.
Chửi anh Vươn là ” thằng”, bí thư Thành đã chửi cả làng Việt Nam, chửi hàng triệu người Việt Nam ủng hộ anh Vươn.

Bí thư Thành đúng là Chí Phèo của Việt Nam thời @ này.
Đề nghị giáo sư, người đã hướng dẫn luận án Tiến sĩ kinh tế của Thành, xuất đầu lộ diện và cho công luận biết: chiếc bằng Tiến sĩ này, Thành đã mua bằng bao nhiêu đồng tiền tanh hôi, cướp đoạt của dân nghèo Hải Phòng.
Cần bóc nốt cái vỏ Tiến sĩ, để Thành mang đầy đủ tính cách vô học của Chí Phèo.
Nguyễn Nghĩa 650.

Tiên Lãng và Nghị Quyết 4

Mặc Lâm, biên tập viên RFA  -2012-02-26
Ngày 16/1/2012, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết Hội Nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa XI với nội dung về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay.
RFA file/Source phapluat.vn Anh Đoàn Văn Vươn và anh Đoàn Văn Quý.
 Chỉ hơn bốn tháng sau vụ cưỡng chế đất tại Tiên Lãng xảy ra cho thấy ban lãnh đạo Hải Phòng không chú ý gì đến Nghị quyết này. Mặc Lâm có bài chi tiết sau:
Trong khi thế giới ngày một chú ý tới các diễn tiến tại Trung Đông và Bắc Phi, Việt Nam không thể nằm bên ngoài dòng thời sự này khi các vấn đề nội tại ngày đêm thúc đẩy người cầm quyền từ những bức xúc, đòi hỏi một tiến trình thay đổi mạnh mẽ hơn nữa khi công cuộc đổi mới phát động vào năm 1986 nay đã trở thành lạc hậu và mang tính tuyên truyền hơn là vận động cho một cuộc thay máu thực sự.
Nghị quyết 4 ra đời trong bối cảnh này nhằm cải tổ hệ thống Đảng khi nhiều vấn đề âm ỉ trong cơ thể của một thể chế chính trị tuy độc quyền cai trị nhưng lại yếu kém trong việc sử dụng pháp luật để uốn nắn những cán bộ có năng lực và đạo đức chệch hướng. Người quan tâm thời cuộc có cơ hội đặt hy vọng một lần nữa vào thiện chí xây dựng Đảng như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa ra mặc dù đây không phải là lần đầu tiên Đảng Cộng sản Việt Nam có Nghị quyết để kiện toàn bộ máy.

Khi đồng tiền được tôn sùng

doan-v-vuon-dantri-250.jpg
Ông Lê Văn Hiền(nay đã bị đình chỉ công tác): “Khi hết thời hạn thuê đất mà chủ đầm không trả thì cưỡng chế” (ngày 12/1/2012). Source dantri-online.
Tiền đề của Nghị quyết 4 nhìn nhận một sự thật đang xảy ra trong Đảng là chủ nghĩa đồng tiền đã đè bẹp lý tưởng mà người cộng sản theo đuổi. Dù sự thật này sẽ làm cho những nhà lý luận trong Đảng bất bình nhưng dân chúng nhận ra dù sao sự chấp nhận này của Đảng cho thấy ít nhiều những thay da đổi thịt có tính quyết định hơn những lần trước, Nghị quyết 4 có đoạn viết:
“Một bộ phận không nhỏ cán bộ, Đảng viên, trong đó có những Đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc…”
Sự nhìn nhận này không mới nhưng đưa ra kịp lúc để trấn an lòng dân, khi xu thế thông tin toàn thế giới đã mở một cánh cửa to lớn không cách nào đóng lại được nữa.

Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách

do-huu-ca-250.jpg
Giám đốc CA Hải Phòng Đỗ Hữu Ca. Photo courtesy of Trần An Lộc/danlambaovn.blogspot.com.
Nghị quyết 4 cũng nhìn nhận một câu “slogan chính trị” nay đã tỏ ra hết hiệu quả hoặc nếu còn thì đã bị chệch đi ý nghĩa ban đầu mà trung ương muốn cho người dân thấm nhuần trong tư tưởng. Đó là câu  “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”. Nghị quyết 4 thẳng thắn nhìn nhận những khiếm khuyết khi thực tế mà toàn dân đều thấy:
“‘tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách’” trên thực tế ở nhiều nơi rơi vào hình thức, do không xác định rõ cơ chế trách nhiệm, mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân; khi sai sót, khuyết điểm không ai chịu trách nhiệm.”
Tập thể lãnh đạo không chu toàn bổn phận dẫn tới cá nhân lộng hành và tha hóa cả hệ thống là hệ lụy khó chối cãi. Cá nhân len lỏi trong những ngóc ngách dầy dặc của các thứ giấy tờ chồng chéo nhau cộng với những luật lệ khó giải thích để tha hồ bóc lột, cưỡng bức người dân hầu vơ vét đất đai, tài nguyên và thi nhau làm giàu bất chính. Nghị quyết 4 mở ra cánh cửa mang ánh sáng mặt trời soi lên các ung nhọt mà từ lâu các tầng lớp Đảng viên từ địa phương tới trung ương thay nhau lạm dụng.

Không ai có thể đứng ngoài

thanh-giao-duc-viet-nam-250.jpg
Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng, ông Nguyễn Văn Thành tại cuộc họp báo về vụ Tiên Lãng hôm 07/02/2012. Photo courtesy of giaoduc.net.vn.
Nghị quyết 4 đã cụ thể hóa trách nhiệm của từng thành viên cao nhất trong Đảng và chính thức lột tấm màn tập thể lãnh đạo một cách chung chung khi viết:
“Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cấp ủy Đảng, cán bộ chủ chốt, nhất là cấp trung ương, người đứng đầu làm trước và phải thật sự gương mẫu để cho các cấp noi theo.

Một là, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương tập trung kiểm điểm, đánh giá làm rõ tại sao những hạn chế, khuyết điểm đã chỉ ra nhiều năm nhưng chậm được khắc phục, có mặt còn yếu kém, phức tạp thêm; làm rõ nguyên nhân trở ngại trong việc lãnh đạo thực hiện các Nghị quyết của Trung ương về xây dựng Đảng.

Hai là, các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương tiến hành kiểm điểm, đánh giá liên hệ bản thân về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao liên quan đến một số vấn đề cấp bách nêu trong Nghị quyết này, đề ra biện pháp khắc phục. Tập trung làm rõ trách nhiệm cá nhân, gương mẫu thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, tự phê bình và phê bình, nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức, lối sống.”
Tuy nhiên vụ Tiên Lãng xảy ra không đầy năm tháng sau khi Nghị quyết 4 ra đời đã làm nhận thức của người Đảng viên không thể không chao đảo. Đảng nỗ lực thay đổi nhưng Hải Phòng có dấu hiệu đang dùng mọi cách để hãm cỗ xe chỉnh đốn Đảng đến nỗi nhiều cán bộ cao cấp phải lên tiếng cho là Hải Phòng đang chống lại Nghị quyết 4 một cách công khai.
Mọi việc phải làm cho công minh. Đúng sai phải rõ ràng, vừa đúng pháp luật nhưng phải hợp lòng dân.
Ông Phạm Thế Duyệt
Ông Phạm Thế Duyệt, nguyên Ủy viên Thường vụ Thường trực Bộ Chính trị là người từng trực tiếp giải quyết vụ Thái Bình vào năm 1997 cho báo chí biết Tiên Lãng còn nguy hiểm hơn cả Thái Bình. Ông xác nhận Nghị quyết 4 là đúng đắn khi được đưa ra vào thời điểm khó khăn hiện nay:
“Cái vụ Tiên Lãng không phải có Nghị quyết rồi nó mới xảy ra. Chẳng qua là khi có Nghị quyết rồi thì nó bộc phát ra những việc cụ thể mà thôi. Cách giải quyết các thứ nó đã có quá trình từ nhiều tháng trước chứ không phải có Nghị quyết Trung Ương 4 rồi nó mới bộc lộ ra. Nghị quyết Trung ương 4 thể hiện những tích tụ từ lâu nhưng đến bây giờ mới lộ ra chứ không phải là vì Nghị quyết Trung ương 4 ra thì nó mới xảy ra.

Chẳng qua nó chứng minh rằng nhận định của Trung ương qua Nghị quyết 4 rất đúng đắn đối với tầm bao quát của cả nước về những hiện tượng không phải là ít nó xoay quanh câu chuyện mất dân chủ, xa dân, quan liêu, cửa quyền, tham nhũng các thứ.

Mọi việc phải làm cho công minh. Đúng sai phải rõ ràng, vừa đúng pháp luật nhưng phải hợp lòng dân. Vừa đúng pháp lý nhưng phải đúng với đạo lý và đừng tránh né, mọi sự công bằng công khai thì sẽ tốt. Việc làm thì phải phát huy thẳng thắn dân chủ trên dưới. Anh em có quyền đóng góp ý kiến của mình. Khi sự việc đã không đúng rồi thì giải quyết cách nào cũng không thể đúng được.”

Vẫn Còn Người Tốt

nguyen-su-250.jpg
Ông Nguyễn Sự, bí thư thành uỷ Hội An: “Đã làm quan thì phải đàng hoàng”. Nguồn www.hoian.vn/Ảnh: Tuổi trẻ.
Dưới cái nhìn của đa số người dân thì Nghị quyết 4 khó có thể thay đổi nhận thức cũng như việc làm của gần bốn triệu Đảng viên hiện nay, khi mà đời sống vật chất đè bẹp mọi tư tưởng tiến bộ. Tuy nhiên cũng có một sự thật khác là còn không ít Đảng viên vẫn tự trọng trong khi ứng xử với đồng tiền của nhà nước hay tài sản của người dân. Một trong những Đảng viên có tố chất đó là ông Nguyễn Sự, Bí thư thành ủy Hội An, người được giới blogger xem là thanh khiết, rất hiếm hoi hiện nay trong cương vị của một Bí thư Thành ủy.
Nói với chúng tôi ông cho biết phương châm làm việc khiến ông được người dân đồng tình đó là:
“Điều quan trọng nhất bây giờ làm cho người dân đồng tình và ủng hộ là phải luôn luôn nghĩ đến lợi ích của họ. Cứ một chủ trương, một công việc nào đặt ra thì chủ trương và công việc đó phải tìm hiểu người dân được lợi cái gì, và nếu người dân có lợi thì mới làm nếu không có lợi cho dân thậm chí bất lợi cho dân thì kiên quyết không làm.

Chính vì thế khi có một chủ trương nếu ban đầu dân người ta chưa đồng tình, chưa thuyết phục nhưng đến lúc tổ chức thực hiện rồi thì người ta thấy nó mang lại quyền lợi cho họ thì người ta sẽ ủng hộ. Người ta không những chỉ ủng hộ mà còn tự giác thực hiện chủ trương đó. Từ vấn đề như vậy nên công việc mà Hội An triển khai thường được người dân ủng hộ thông suốt.”
Điều quan trọng nhất bây giờ làm cho người dân đồng tình và ủng hộ là phải luôn luôn nghĩ đến lợi ích của họ.
Bí thư thành ủy Hội An Nguyễn Sự
So với Tiên Lãng ông Nguyễn Sự thành thật nhận rằng ông cũng có lúc sai lúc đúng, nhưng cái lo lắng phục vụ nhân dân đã giúp ông vượt qua được những thứ mà người khác trong cương vị như ông dễ mắc bẫy, đó là chiếc bẫy quyền lực, ông nói:
“Tôi có theo dõi vụ này qua thông tin báo chí nhưng tôi không nắm cụ thể việc xảy ra ở Tiên Lãng như thế nào. Đối với Hội An của chúng tôi có những việc mà đôi lúc sai, không phù hợp dù động cơ rất tốt nhưng khi triển khai tổ chức lại không phù hợp thì việc đầu tiên của chúng tôi là phải xin lỗi dân và đồng thời phải sửa những việc mình làm sai với dân. Vấn đề thứ hai nếu dân bị thiệt hại do chủ trương của mình thì bản thân nhà nước phải đứng ra đền bù thỏa đáng và khôi phục lại mọi quyền lợi cho người dân.

Hội An cũng từng xảy ra những trường hợp không đến mức độ như Tiên Lãng nhưng chủ trương mà chúng tôi làm mà cộng đồng hay cá nhân bị thiệt hại hay xâm phạm quyền lợi do chủ trương đó vì nghĩ chưa đến thì bản thân chúng tôi phải khắc phục ngay điều đó đối với chính mỗi người dân và cộng đồng cư dân. Do đó người dân họ thông cảm bởi vì mọi quyết định, mọi việc làm không phải lúc nào cũng đúng. Hội An chúng tôi đã từng làm như vậy và bây giờ cũng phải tiếp tục làm như vậy.”
Rất không may, những người như ông Nguyễn Sự không nhiều trong khi các nhân vật khác như Nguyễn Văn Thành, Đỗ Hữu Ca lại tràn ngập các cơ quan công quyền từ cao tới thấp. Nghị quyết 4 cho đến nay vẫn sẽ chỉ là một Nghị quyết suông nếu vụ Tiên Lãng không được áp dụng triệt để nhằm lấy lại sức sống cho một Đảng cầm quyền đã quá lâu không tạo ra được một ấn tượng nào trong các đối sách nhằm nâng cao sự đồng thuận của người dân qua vai trò lãnh đạo.

Hệ lụy việc khai thác titan ven biển miền Trung

Nhân Khánh, thông tín viên RFA  -2012-02-26
Với trữ lượng lên đến hàng triệu tấn, việc khai thác titan diễn ra rầm rộ tại nhiều khu vực ven biển miền Trung trong nhiều năm qua.
Photo courtesy of Báo Quảng Nam Bờ biển xã Duy Hải bị sạt lở nghiêm trọng do khai thác titan trái phép.
 Đến nay, những hệ lụy từ việc khai thác loại quặng sa khoáng này cần được nhìn nhận nghiêm túc hơn.
Thông tín viên Nhân Khánh có bài tường trình như sau:
Có vẻ lợi nhuận đem lại từ công việc khai thác titan là rất lớn. Mặc dù giấy phép khai thác đã hết thời hạn, nhưng nhiều công ty vẫn tiến hành khai thác bất hợp pháp, đến khi cơ quan cấp tỉnh vào cuộc mới phát hiện được. Theo chân các doanh nghiệp, không ít các nhóm dân cư địa phương đổ xô đi khai thác titan theo kiểu thủ công về bán lại cho các đầu nậu. Chẳng hạn như ở một khu vực thuộc huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, thính giả Đài Á Châu Tự Do có thể nghe Phó Chủ tịch Ủy ban huyện này là ông Lương Ngọc Anh cho biết như sau:
“Cái tình hình khai thác titan trái phép của dân ở Cát Thành là có. Trước tình hình đó Ủy ban nhân dân tỉnh có chỉ đạo, thành lập tổ công tác của tỉnh. Rồi Ủy ban nhân huyện cũng thành lập tổ công tác của huyện. Đối với dân là tuyên truyền, giải thích trong việc khai thác, vận chuyển, mua bán như thế là không đúng pháp luật. Thì vừa qua nó cũng có tạm lắng.

Nhưng gần đây, Bộ Công thương có cho phép, theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ là xuất titan thô đến hết tháng 6. Do đó cho nên một số doanh nghiệp trên các tỉnh trong đó có Bình Định, tiếp tục người ta mua trở lại. Cho nên một số bà con họ tiếp tục ra, họ hốt trở lại. Tình hình vẫn chưa chấm dứt hẳn.”

Nguy cơ biển xâm thực

Để lấy được hàng triệu tấn titan, hàng trăm hécta rừng phòng hộ ven biển đã bị phá, nhiều con đê chắn cát cũng cùng chung số phận. Bờ biển thuộc các tỉnh Quảng Nam, Quảng Bình bị sụt lở nghiêm trọng từ kiểu khai thác khoáng sản vô tội vạ này. Có nơi thuộc tỉnh Quảng Trị, vì mạch nước ngầm sụt giảm mạnh đã xuất hiện hiện tượng sa mạc hóa đồng ruộng vì đất bị kiệt nước và cát lấn chiếm khu vực đất trồng trọt. Nguy cơ biển xâm thực đã hiện rõ tại các địa phương trên.
Phải sàng, phải đãi để lấy các thành phần của nó thì như vậy cái thảm thực vật môi trường cũng phải phá bỏ đi để mà dẫn đến khai thác.
Ô. Phan Thế Hy
Về mặt lý thuyết, các doanh nghiệp phải cam kết sau khi khai thác titan xong thì thực hiện công đoạn hoàn thổ. Ông Phan Thế Hy, Phó Thanh Tra của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận cho biết:
“Cái việc khai thác titan thì chắc chắn là anh biết rồi. Phải sàng, phải đãi để lấy các thành phần của nó thì như vậy cái thảm thực vật môi trường cũng phải phá bỏ đi để mà dẫn đến khai thác.

Tất nhiên, ví dụ anh phá đi cái thảm thực vật mà anh muốn trồng cây lại thì không phải là 1, 2 năm là nó có liền cái cây đâu. Nhưng mà có điều anh kiểm tra được rồi, anh trồng cây sống rồi, đó là một giải pháp.”

Ô nhiễm phóng xạ

titan-250.jpg
Khai thác titanium trái phép tại Núi Thành (Quảng Nam). Hình của Thanh Nien Online.
Khai thác titan không đúng quy trình sẽ dẫn đến những tác hại rất lớn về môi trường. Thường những cây trồng trong công đoạn hoàn thổ đa phần không có khả năng bén rễ, do cát đã bị hút cạn kiệt nước sau quá trình sử dụng để sàng tuyển quặng titan. Đã từng xảy ra hiện tượng người dân bao vây công ty khai thác titan, dựng rào cản không cho doanh nghiệp hoạt động vì những tác hại trực tiếp đến môi trường sống trong khu vực.
Ngoài ra việc khai thác, chế biến titan còn gây ra ô nhiễm phóng xạ, để lại những hệ lụy lâu dài. Theo một báo cáo khoa học của Giáo sư Tiến sỹ Lê Khánh Phồn vào năm 2007, các doanh nghiệp thực hiện việc sàng tuyển cát lấy titan đã thải ra một lượng lớn hỗn hợp khoáng chất, trong đó có monazit phát ra tia phóng xạ với cường độ rất nguy hiểm. Nhân Khánh đã có cuộc trao đổi cùng Tiến sỹ Lê Khánh Phồn, với câu hỏi về cường độ phóng xạ lẫn trong quặng titan sa khoáng có nguy hiểm với sức khỏe con người không, thì được trả lời như sau:
“Thực chất là người ta chỉ quan niệm là cái tự nhiên thì nó không ảnh hưởng gì mấy, trước nay người ta vẫn quan niệm thế. Chỉ khi con người tác động vào thì nó mới nguy hiểm thôi. Khi có tác động của con người thì ảnh hưởng, cái đó còn rất nhiều, vấn đề còn đang tranh cãi.

Khi con người tác động vào thì nó có tiêu chuẩn quốc tế, thì cứ theo kiểu quốc tế mà làm thôi. Chứ còn môi trường tự nhiên, con người đã quen rồi thì lại không ảnh hưởng. Nhìn chung như vậy.

Tôi nói ví dụ là ở vùng nước mà ở vùng mỏ thì hàm lượng vẫn không có gì cả. Chỉ khi mà ông nghiền tuyển, ông tác động vào nó mới thải ra thì nó mới có vấn đề thôi. Còn nếu mà bình thường thì chúng tôi vẫn chưa phát hiện gì mấy.”
Báo cáo khoa học này được rút ra từ công trình nghiên cứu đo mức phóng xạ tại một khu khai thác quặng titan ven biển Nam Trung Bộ. Các nhà khoa học kết luận, vùng ô nhiễm phóng xạ bao quanh khu vực mỏ quặng sa khoáng đã vượt quá tiêu chuẩn an toàn cho phép, có bề rộng vài trăm mét và kéo dài hơn 6 cây số.
Nhiều quy trình khai thác titan bằng công nghệ cao trên thế giới, cũng có các khuyến cáo quan trọng liên quan đến sức khỏe của những người tiếp xúc trực tiếp, gần kề và liên tục với quặng titan. Trong khi đó, ông Lương Ngọc Anh lại cho chúng tôi biết về cách khai thác của người dân địa phương, như sau:
“Mà khai thác ở đây là dân hốt nắm, mớ rồi người ta đãi. Rồi người ta bán cho các đầu nậu, người ta chuyển đi vô trong Quy Nhơn và các nơi khác.

Người ta ra người ta hốt ở ngoài bãi. Làm thủ công vậy thôi, máy móc gì đâu mà hốt. Chỗ nào đen đen, dồn tập trung cái, rồi các đầu nậu tới mua. Không có máy móc gì hết.”
titan-2-250.jpg
Hàng chục khối quặng titan do các xe tải vận chuyển bị Công an xã Duy Hải thu giữ. Photo courtesy of Báo Quảng Nam/Ảnh: Văn Sự.
Hiện nay nhiều doanh nghiệp chế biến titan ở Nam Trung Bộ mặc nhiên đổ phế phẩm có trộn lẫn bụi monazit thành đống lộ thiên, nằm gần các khu dân cư hoặc có khi ngay cạnh các con đường. Mỗi khi có gió, bụi monazit phát tán tự do ra môi trường mà không được quản lý như một chất phóng xạ. Việc này, Tiến sỹ Lê Khánh Phồn có ý kiến rằng:
“Tiếp xúc trực tiếp thì thế này, hiện nay là… Nói thực anh, hiện nay chúng tôi đang nghiên cứu vấn đề ấy, tức là ảnh hưởng nó nhiều mặt. Thế này nhé, một con người ung thư thì có nhiều nguyên nhân chứ không chỉ có một nguyên nhân ấy. Nhưng tách bạch ra nguyên nhân nào là vẫn chưa xác định được, phải điều tra rất kỹ.”
Tưởng cũng nên nhắc lại, quy trình phân rã của monazit là hàng thế kỷ. Có lẽ khả năng phục hồi đất sau khi khai thác titan không được các cơ quan hữu trách nghiên cứu kỹ trên thực địa, tình trạng đất phải vĩnh viễn bỏ hoang là một thực tế cần phải bàn đến. Xem ra, sau một thời gian dài liên tục lên tiếng về những hệ lụy của việc khai thác titan xô bồ, đến nay giới truyền thông chỉ còn vài lời trần tình thưa thớt, không phải vì tình hình được cải thiện tốt hơn mà có lẽ đã đến lúc không còn gì để nói nữa.
Kiểu khai thác chụp giựt dẫn đến tình trạng lợi bất cập hại. Nguồn lợi từ việc khai thác titan đem lại và những chi phí sẽ phải bỏ ra cho việc khắc phục sự thoái hóa nghiêm trọng của môi trường, cùng sức khỏe của hàng trăm ngàn cư dân đang sinh sống xung quanh các khu vực đang khai thác quặng sa khoáng, hình như chưa được các cơ quan chức năng cân nhắc đến. Lãnh vực khai thác titan sa khoáng ở nhiều địa phương ven biển miền Trung chỉ giải quyết được một phần nan đề tăng trưởng kinh tế, song để phát triển bền vững thì còn nhiều vấn đề phải bàn tới.

Thêm một câu chuyện tiếu lâm thời hiện đại


Sun, 02/26/2012 – 20:11 — nguyenhuuvinh – RFA
Tôi đồ rằng, những câu chuyện tiếu lâm truyền thống của dân tộc ta truyền lại cũng chào thua nhữngcâu chuyện tiếu lâm thời hiện đại ngày nay, những câu chuyện tiếu lâm về quan chức thời cộng sản.
Đã từng có câu chuyện tiếu lâm một thời về việc một tên gián điệp đến nhà một lãnh đạo nhưng ông đi vắng, tên này vào nhà mới hỏi được một câu đã bị vợ ông ta gọi ngay cảnh sát đến bắt tống ngục. Sau khi tiến hành “đấu tranh khai thác” hắn hiện nguyên hình là một tên gián điệp cỡ bự. Cảnh sát phục tài sát đất lãnh đạo phu nhân đã cảnh giác và đến xin học hỏi kinh nghiệm: “Xin được hỏi chị, làm sao chị có đôi mắt tinh đời biết ngay là nó giả mạo?”. Bà chị cười nhẹ nhàng: “Có gì đâu chú, tôi hỏi nó là ai, nó bảo nó là bạn học của nhà tôi, tôi biết ngay là nó bịa, vì nhà tôi có đi học bao giờ đâu mà có bạn học”.
Câu chuyện đó một thời thịnh hành, đó là một thời cười ra nước mắt vì những người lãnh đạo không được học hành mà đi lên từ chiến tranh, từ bưng biền Đồng tháp, từ những chị hai năm tấn, từ chị du kích bắn rơi máy bay hoặc từ những anh hùng phân xanh… thế rồi lên lãnh đạo đất nước với quyết tâm Tiến lên Chủ nghĩa xã hội mà chính các vị ấy không biết cái chủ nghĩa xã hội nó đầu đuôi ra sao, đen hay trắng, đỏ hay xanh, nhọn hay bằng. Thậm chí, lúc đó trong dân gian còn được lưu truyền những câu chuyện huyền thoại như có ông Sư đoàn trưởng mà không biết chữ nào, chỉ biết được tên mình là Một và khi ký tên chỉ gạch được một gạch dọc. Đến khi bị bao vây, bức mật thư ông gửi ra ngoài chỉ là một gạch đứng và vòng tròn xung quanh. Ra đến nơi, lãnh đạo đọc bức thư luận ra rằng thì là sư đoàn ông Một đang bị bao vây và đưa quân giải cứu.
Những câu chuyện đó một thời được truyền tụng như những bản anh hùng ca một thời đánh Mỹ và các thế hệ người Việt miền Bắc coi đó như những tấm gương sáng chói, nó chứng minh cái lý thuyết “trí phú địa hào đào tận gốc, trốc tận rễ” là đúng đắn. Không cần trí thức, không cần học nhiều, lớp trí thức, học sinh sinh viên được ghép vào thành phần tiểu tư sản, dễ lung lay lập trường và xa rời giai cấp công nhân tiên tiến. Họ không biết rằng, cái ông tướng kia có thể nướng hàng ngàn quân trong chốc lát vì cái thiếu học của ông.
Đến giai đoạn “cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiếng vững chắc lên Chủ nghĩa xã hội bằng ba cuộc cách mạng, trong đó Cách mạng khoa học kỹ thuật là then chốt” thì việc thiếu học hiển nhiên được coi như là một vấn đề để không thể đề bạt, sắp xếp làm lãnh đạo.
Thế rồi, thời kỳ của bằng cấp, thời của những “mảnh gấy làm nên thân giáp bảng” lên ngôi. Thế là thiên hạ đua nhau tìm kiếm văn bằng. Nhà nước đã tạo điều kiện để quan chức “xóa mù văn bằng” bằng nhiều cách như đào tạo tại chức, chuyên tu, đào tạo từ xa hoặc liên kết, liên doanh đào tạo kiểu mì ăn liền… nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu khát văn bằng cho con đường thăng quan tiến chức của toàn xã hội. Vì thế mới nảy sinh những vấn đề của thời kỳ văn bằng là bằng giả, bằng mua…
Những câu chuyện được phanh phui sau đó nếu đưa ra thế giới hẳn khối nước phải giật mình vì ở Việt Nam thần đồng cứ nhan nhản. Chắc chẳng có nơi nào như ở Việt Nam một quan chức không thèm học cấp hai, cấp 3 vẫn có thể có trong tay tấm bằng Đại học, thậm chí cả bằng Tiến sĩ như bỡn.
Thời gian gần đây, báo chí phanh phui ra những chuyện chắc là chỉ có ở Việt Nam, những tấm bằng Tiến sĩ chỉ mất mấy tuần học, những vị quan chức làm tiến sĩ ở Mỹ nhưng không biết tiếng Anh… Những chuyện đó không còn là chuyện lạ mà đã trở thành chuyện thường ngày ở công đường.
Tuy nhiên, cách trình độ, bằng cấp, thực tế tài năng của mỗi cán bộ lãnh đạo được bộc lộ trước dân chúng ra sao, lại tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh và cũng có thể là cả sự ngẫu hứng nói thật với ý nghĩ của cá nhân người đó. Người thì bị bạn bè tố cáo, người thì bị dân tố cáo, người thì bị lộ trước các cuộc bầu bán…
Bí thư Thành ủy Hải Phòng: Tiến sĩ Nguyễn Văn ThànhMới đây, sau vụ Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng, dư luận chú ý đến trách nhiệm người đứng đầu, người lãnh đạo ở Hải Phòng đến đâu, ông ta là người như thế nào? Dư luận, người dân, báo chí đang tập trung chú ý hướng cái nhìn về Hải Phòng nhằm tìm đáp án cho những câu hỏi: Tại sao tại địa phương xảy ra những vụ chấn động, động trời như vậy mà người đứng đầu xử lý chậm trễ, lúng túng, né tránh và bao che… Vậy ông ta có trình độ hay không và ông ta đang đứng ở phía nào? Ông có đứng về phía nhân dân hay đứng về phía bọn cường hào ác bá ở Tiên Lãng?
Hơn một tháng sau đó, người dân cũng đã được thỏa mãn những thắc mắc của mình qua cách hành xử của Thành ủy Hải Phòng mà ông Bí thư là người trực tiếp. Từ việc ông tổ chức họp báo, cuộc họp báo, thông báo đình chỉ chức vụ một số quan chức Tiên Lãng mà lẽ ra việc này là của chính quyền chứ đâu phải việc của ông Bí thư Thành ủy? Sau đó, cuộc nói chuyện với các lão thành cách mạng tại Câu lạc bộ Bạch Đằng, ông khai trương phát minh về mạng Gugồ CHẤM TiênLãng làm cả nước giật mình.
Thế là từ đó, ở Việt Nam truyền miệng câu chuyện tiếu lâm hiện đại sau đây:
Sau khi ông Nguyễn Văn Thành, Bí thư Thành ủy Hải Phòng “khai trương” trang mới Gugồ CHẤM TiênLãng, người dân mở ra được thêm một trang bí mật, trang TrìnhđộquanchứcGroup CHẤM info làm cho thiên hạ phải thốt lên Bótay CHẤM com. Chỉ cần một câu nói, Bí thư Thành ủy Hải Phòng đã tự khai trình độ học lực của mình qua phát minh nói trên bằng phương pháp “Lạy ông, con ở bụi này”, một lần nữa (dù đã quá nhiều lần) ông buộc người dân phải nghi ngờ đống bằng Tiến sĩ, cử nhân ông đã khai nghe kêu xủng xoảng trong hồ sơ. Nào là Tiến sĩ kinh tế, nào là Cử nhân Anh Văn, Cử nhân Luật… nghe những tên bằng cấp đó, cố tìm cũng không thấy nó có sự liên hệ hữu cơ nào với cái Gugồ CHẤM TiênLãng.
Lẽ ra, sau khi những thông tin từ trang TrìnhđộquanchứcGroup CHẤM info lộ ra thì phải đến trang Bíthưthànhủy CHẤM hết bởi ông đã “làm lộ bí mật quốc gia”. Thế nhưng hình như những phản ứng, những tiếng la ó của dân chúng, của các trí thức đất nước này cũng chẳng thấu đến tai ai. Cũng có thể chỉ vì trong mạng Gugồ CHẤM TiênLãng không có chữ liêm, sỉ hoặc những từ tương tự? Có lẽ vì vậy nên ông vẫn “Ghế tréo, lọng xanh ngồi bảnh choẹ”.
Có lẽ câu chuyện này, sẽ được lưu truyền trong dân gian, trên thế giới về hệ thống Tiến sĩ Việt Nam thời kỳ hiện đại thế kỷ 21.
Thế mới hay, Nguyễn Khuyến có cái nhìn tinh đời:
Vịnh tiến sĩ giấy
I
Rõ chú hoa man (1) khéo vẽ trò,
Bỡn ông mà lại dứ thằng cu.
Mày râu mặt đó chừng bao tuổi,
Giấy má nhà bay đáng mấy xu?
Bán tiếng mua danh thây lũ trẻ,
Bảng vàng bia đá vẫn nghìn thu.
Hỏi ai muốn ước cho con cháu,
Nghĩ lại đời xưa mấy kiếp tu.
II
Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai.
Cũng gọi ông nghè có kém ai.
Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng, (2)
Nét son điểm rõ mặt văn khôi. (3)
Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ?
Cái giá khoa danh thế mới hời! (4)
Ghế tréo, lọng xanh ngồi bảnh choẹ,
Nghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi!
Nguyễn Khuyến
Chú giải:
1. Hoa man: người thợ làm nghề hàng mã.
2. Giáp bảng: bảng đề tên từ học vị tiến sĩ trở lên.
3. Văn khôi: đầu làng văn. ở đây chỉ người có đỗ đạt cao.
4. Hời: giá rẻ.
Ngày 27/2/2012
J.B Nguyễn Hữu Vinh

Bích Thuận, nghệ sĩ tiền phong sân khấu cải lương


 Bích chương giới thiệu buổi diễn của nghệ sĩ Bích Thuận năm 1999 tại UNESCO (Paris)
Bích chương giới thiệu buổi diễn của nghệ sĩ Bích Thuận năm 1999 tại UNESCO (Paris)
DR
Nghệ sĩ cải lương dù đang còn ở trong nước hay đã định cư nơi hải ngoại, đều rất lấy làm hãnh diện có được một nghệ sĩ bậc thầy, một nghệ sĩ lão thành tiêu biểu cho nghệ thuật sân cải lương Việt Nam : Nữ nghệ sĩ Bích Thuận. Bích Thuận cũng là tấm gương sáng cho nghệ sĩ đàn em về tinh thần học hỏi trau giồi nghề nghiệp, về tinh thần tương thân tương ái và đoàn kết trong giới nghệ sĩ với nhau và tinh thần biết ơn và tôn trọng khán giả.
Soạn giả Nguyễn Phương hân hạnh được gặp lại nữ nghệ sĩ tiền phong Bích Thuận, người nghệ sĩ cải lương cao niên nhất trong Hội Nghệ Sĩ Ái Hữu Paris nhân dịp Hội tổ chức một tiệc thân hữu đón tiếp vợ chồng Nguyễn Phương khi chúng tôi đến Paris vào ngày 12 tháng 11 năm 2006. Vào thời ấy, giọng ca Bích Thuận nổi bật trong vai Lữ Bố tuồng Phụng Nghi Đình, hát trên sân khấu Maubert Mutualité Paris.
Lúc đó Cô Bích Thuận đã 84 tuổi, cô vẫn còn giữ được giọng ca thanh thoát và một dung nhan sắc sảo như thuở cô còn hát trên sân khấu những thập niên 50, 60. Các nữ nghệ sĩ cải lương đồng thời với cô, những nữ nghệ sĩ đã vào lứa tuổi trên 80, không có ai còn giữ được một dung nhan kiều diễm bền vững với thời gian như nữ nghệ sĩ tiền phong Bích Thuận.
Nữ nghệ sĩ tiền phong Bích Thuận, quê ở tỉnh Bắc Ninh, quê hương của những điệu hát quan họ. Lúc lên 10 tuổi, cô Bích Thuận và em gái là Tường Vi gia nhập gánh hát Đồng Ấu Nhật Tân Ban của ông Bầu Tài ở Hà Nội. Thời đó ở Hà Nội có phong trào hát cải lương theo điệu nhạc tài tử Nam Kỳ, có người gọi là gánh hát cải lương hát theo điệu Saigon nghĩa là trong tuồng có ca vọng cổ Bạc Liêu, ca các bài cổ nhạc Văn Thiên Tường, Tứ Đại Oán, Nam Xuân, Nam Ai, Đảo Ngũ Cung, Xàng Xê, Phụng Hoàng, và các bài cổ nhạc ngắn, nói lối và ngâm thơ theo điệu Tao Đàn Saigon.
Các đoàn cải lương hát điệu Saigon mới được thành lập gồm nhiều học viên nghệ thuật trẻ tuổi từ 10 tuổi đến 15 tuổi. Các ông bầu gánh hát Đồng Ấu phỏng theo cách tổ chức của các gánh hát Tiều từ bên Tàu sang Việt Nam trình diễn ở Hà Nội, các học viên trẻ gia nhập đoàn hát của họ phải được cha mẹ làm giấy ký kết cho con học hát nơi đoàn hát đó ( vì các em đều ở tuổi vị thành niên) Trong khi học hát, bầu gánh bao ăn, ở, may cho y phục và khi nào hát được trên sân khấu, học viên sẽ được phát lương tháng. Tờ cam kết có thời hạn hai năm kể từ ngày học viên hát được và có lãnh lương. Nếu chưa mãn hạn cam kết mà học viên bỏ sang gánh hát khác thì cha mẹ phải bồi thường công nuôi nấng, dạy dỗ của bầu gánh và của các nghệ sĩ đàn anh chăm sóc sân khấu đó. Thông thường giá tiền bồi thường thiệt hại cho bầu gánh nặng gấp nhiều lần hơn số tiền họ đã bỏ ra để nuôi dạy học viên trẻ, vì vậy khi một học viên trẻ được đào luyện ở đoàn Đồng Ấu nào thì thường hát ở đoàn hát đó ít nhất năm, ba năm.
Trong thời kỳ mới đi học hát của cô Bích Thuận, tại Hà Nội có ba gánh hát Đồng Ấu nỗi danh, đó là gánh hát Nhật Tân Ban của ông bầu Tài, gánh hát Quảng Lạc Ban của ông bầu kiêm họa sĩ Trần Phền, gánh hát Đồng Ấu Sán Nhiên Đài của ông bầu kiêm kép Sáu Cương. Ba ông bầu gánh Đồng Âu này chung đậu một số tiền lớn để mua chuộc các nghệ sĩ Nam Kỳ trong đoàn hát Nghĩa Hiệp Ban để họ ở lại Hà Nội dạy cho các đoàn hát mang bảng hiệu hát cải lương ca theo điệu nhạc tài tử Nam Kỳ.
Nữ nghệ sĩ Bích Thuận chỉ qua sáu tháng học ca cổ nhạc và học hát là đã đóng vai đào chánh trên sân khấu đoàn Nhật Tân Ban. Theo lời cô Bích Thuận kể lại, kỷ niệm trong đời đi hát của cô là khi học ca theo điệu nhạc tài tử Nam Kỳ, cô ca vẫn đúng theo bài bản, nhịp điệu nhưng không thể nào bắt chước được giọng Nam Kỳ. Cô ca vọng cổ trong đoàn hát Nhật Tân Ban hay đoàn Tố Như mà đa số diễn viên hát giọng Bắc, cô thấy hòa hợp và diễn xuất được tự nhiên. Khi vô Saigon hát, dầu chỉnh sửa thế nào cũng không giấu được âm hưởng Bắc trong giọng nói và câu ca. Cô chọn lối hát Quảng, hát tuồng Tàu và nổi danh qua các vai Lữ Bố, An Lộc Sơn, Triệu Tử Long.
Sau khi hết hợp đồng với đoàn Đồng Ấu Nhật Tân Ban, nữ nghệ sĩ Bích Thuận gia nhập đoàn hát Tố Như và nổi danh là nghệ sĩ danh ca thinh sắc lưỡng toàn, đồng thời với các ngôi sao sân khấu miền Bắc như Bích Hợp, Kim Chung, Khánh Hợi, Túy Định. . .
Năm 1948, khi đoàn hát Tố Như vào Nam lưu diễn, cô Bích Thuận ở lại miền Nam và lập gánh hát Bích Thuận. Hai năm sau cô giải tán đoàn hát Bích Thuận để đầu quân vô gánh hát Phụng Hảo của cô Phùng Há, và sau đó đi hát cho gánh hát Nam Phi của cô Năm Phỉ và Bảy Nam.
Sau năm 1954, Bích Thuận lại gia nhập gánh hát Phụng Hảo 3, hát chung sân khấu với các nữ diễn viên tài danh người miền Nam như Phùng Há, Kim Thoa, Thanh Tùng, Ngọc Hải. Cô Bích Thuận và cô Phùng Há cùng hát chia vai Lữ Bố trong tuồng Phụng Nghi Đình. Cô Tư Thanh Tùng trong vai Điêu Thuyền, kép Năm Định trong vai Đổng Trác. Trong tuồng Trường Hận, cô Bích Thuận chia vai với cô Phùng Há hát vai võ tướng An Lộc Sơn hoặc vai ông vua si tình Đường Minh Hoàng. Trong tuồng Mộng Hoa Vương, Bích Thuận để lại một ấn tượng sâu sắc cho sân khấu Saigòn trong vai võ tướng Triệu Tuấn, người si mê Mộng Hoa Vương và là tình địch của sứ thần Ngô Trung Cảnh.
Thời đó, tuồng Mộng Hoa Vương với các diễn viên tài danh vừa kể là một vở tuồng ăn khách, lấy nước mắt khán giả nhờ vào mối tình tay ba : Mộng Hoa Vương, sứ thần Ngô Trung Cảnh và võ tướng Triệu Tuấn. Kết cuộc của vở Mộng Hoa Vương, vì tranh tình mà võ tướng Triệu Tuấn so tài với Ngô Trung Cảnh, đâm chết Ngô Trung Cảnh. Triệu Tuấn – Bích Thuận tưởng đã giết chết kẻ tình địch thì sẽ cướp được tình yêu của Mộng Hoa Vương. Không ngờ Mộng Hoa Vương bỏ cả ngai vàng, chở xác người yêu xuống thuyền ra khơi trở về cố quốc của Ngô Trung Cảnh. Một cuộc tranh tình mà ba trái tim đều tan vỡ.
Tôi còn giữ được nhiều ảnh chụp cô Bích Thuận năm 1956 trong tuồng Mộng Hoa Vương của soạn giả Tư Trang. Cô Bích Thuận đóng vai võ tướng Triệu Tuấn, người si mê Mộng Hoa Vương nhưng không được yêu lại. Nam nghệ sĩ Thanh Phong trong vai sứ thần Ngô Trung Cảnh, vai hát để đời của cố nghệ sĩ Tư Út; cô Phùng Há trong vai Mộng Hoa Vương, cô Kim Lan trong vai tướng cướp Bạch Cúc, Kim Cương trong vai nữ tướng Hồng Liên….
Cô Bích Thuận vì là người Bắc nên ca những bài bản lớn cổ nhạc của miền Nam như Văn Thiên Tường, Tứ Đại Oán, Phụng Hoàng không hay bằng các diễn viên miền Nam, nhưng bù lại thì cô Bích Thuận ca những bài hát quảng, ca những bài bản nhỏ có âm hưởng và nhịp điệu như tân nhạc của soạn giả Mộng Vân thì rất hay. Bích Thuận có điệu múa theo bộ hát Quảng, hát tuồng Tàu cũng đẹp không thua cô Phùng Há nên Bích Thuận thành công dễ dàng trong các vai tướng võ trong tuồng Tàu như vai Lữ Bố trong tuồng Phụng Nghi Đình; vai An Lộc Sơn trong tuồng Trường Hận, vai tiểu tướng Phùng Mậu trong tuồng Phùng Mậu hạ san; vai vua Trần Khắc Chung trong tuồng Sương Gió Chiêm Thành.
Trước năm 1975, cô Bích Thuận được mời làm giáo sư Trường Quốc Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ Saigon, cô là một nghệ sĩ đa tài trong các bộ môn cải lương, kịch nói, ngâm thơ ba miền, ca tân nhạc và giỏi về các vũ đạo tuồng Tàu theo lối hát Quảng.
Sau khi định cư ở Pháp vào đầu thập niên 80, Bích Thuận và phu quân, người được giới nghệ sĩ thân mật gọi là Tonton Hiếu, hai ông bà luôn luôn là những khách mời trân trọng nhứt trong các buỗi hợp mặt văn nghệ, những buỗi giới thiệu ra mắt sách, thơ, văn. . . cô Bích Thuận đến những nơi có kiều bào định cư ở Hải Ngoại để trình diễn những trích đoạn tuồng cải lương nổi tiếng xưa của cô trên các sân khấu Phụng Hảo, Kim Chung…. Cô ngâm thơ Tao đàn, ngâm sa mạc, ca quan họ, hát ả đào. Có khi cô thủ diễn lại vai Lữ Bố trong trích đoạn Lữ Bố Hí Điêu Thuyền với nữ nghệ sĩ Kiều Lệ Mai làm Điêu Thuyền, Minh Đức trong vai Tư Đồ Vương Doãn….
Ngày 13 tháng 6 năm 1999, Hội Đông Y giới Việt Nam Tự Do và các môn sinh của cô Bích Thuận tổ chức vinh danh cho cô tại phòng khánh tiết Trung TâmVăn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO ) nằm trong quận 7 Paris. Gần đây một số Hội đoàn trên đất nước Hoa Kỳ làm lễ vinh danh cho 50 năm sự nghiệp trình diễn văn nghệ của cô Bích Thuận. Cô Bích Thuận đã hát Quan Họ trong màn trẩy hội du xuân vùng Kinh Bắc, cô thủ vai Thúy Kiều trong lớp tâm sự với Thúc Sinh do nghệ sĩ Hoàng Long thủ diễn., cô cũng thủ diễn vai Trưng Trắc, múa song kiếm gợi lại hình ảnh của nghệ sĩ đàn em Thanh Nga trong tuồng Tiếng Tiếng Trống Mê Linh.
Năm 2009, người bạn đời của nữ nghệ sĩ lão thành tài danh Bích Thuận là ông Tonton Hiếu về cõi vĩnh hằng, bạn bè nghệ sĩ Paris và các nghệ sĩ đàn em ở Pháp, Hoa Kỳ, Canada, Úc Châu và Việt Nam đã gủi thư, e mail, điện thoại chia sẻ nỗi đau đớn mất mát to lớn này với nữ nghệ sĩ tiền phong Bích Thuận.
Nửa thế kỷ trôi qua, nữ nghệ sĩ Bích Thuận vẫn còn chói sáng một tài năng hiếm có về nhiều bộ môn nghệ thuật ca ngâm diễn xuất. Cô không những không mòn mỏi trong nghệ thuật ca diễn dầu cho tuổi đời chồng chất, Bích Thuận là hạt nhân đoàn kết của các nghệ sĩ cải lương ở Paris và ở Hải ngoại. Cô Bích Thuận có đạo Gia Tô, là người theo đạo Thiên Chúa mà vẫn luôn luôn có mặt trong các dịp cúng Tổ cải lương, khi còn ở trong nước cũng như mấy mươi năm ở hải ngoại. Cô nói « Niềm tin Chúa thì mình vẫn giữ trong lòng, còn theo nghề hát thì Tôn Sư Trọng Đạo là một đạo đức nghề nghiệp, người nghệ sĩ vẫn phải tôn trọng chứ.»
Nghệ sĩ cải lương chúng tôi dù đang còn ở trong nước hay đã định cư nơi hải ngoại, chúng tôi rất lấy làm hãnh diện có được một nghệ sĩ bậc thầy, một nghệ sĩ lão thành tiêu biểu cho nghệ thuật sân cải lương Việt Nam. Nữ nghệ sĩ Bích Thuận cũng là tấm gương sáng cho nghệ sĩ đàn em về tinh thần học hỏi trau giồi nghề nghiệp, về tinh thần tương thân tương ái và đoàn kết trong giới nghệ sĩ với nhau và tinh thần biết ơn và tôn trọng khán giả.

Điểm báo : Trung Quốc trước thềm đại hội đảng : Bình yên bên ngoài, giông bão bên trong

Ông Bạc Hi Lai, bí thư tỉnh ủy Trùng Khánh, trong cuộc họp Quốc hội Trung Quốc, Bắc Kinh, 06/03/2010
Ông Bạc Hi Lai, bí thư tỉnh ủy Trùng Khánh, trong cuộc họp Quốc hội Trung Quốc, Bắc Kinh, 06/03/2010
REUTERS
Lê Phước  – RFI
Đại hội 18 đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ diễn ra trong mùa thu tới. Báo chí Pháp quan tâm nhiều đến sự kiện này, nhất là vấn đề đấu đá trên chóp bu của đảng trước thềm đại hội. Tuần san Le Nouvel Obervateur có bài nhận định đáng chú ý với hàng tựa : « Ẩu đả giữa các quan chức Cộng sản ».
Tờ báo cho rằng, nhìn bên ngoài, mọi việc như đã được quyết định : Ông Tập Cận Bình, hiện đang giữ chức phó chủ tịch nước, sẽ lên thay ông Hồ Cẩm Đào, còn ông Lý Khắc Cường, phó thủ tướng, sẽ thay ông Ôn Gia Bảo. Một trong những bằng chứng, đó là ông Tập Cận Bình đã đi công du nước ngoài trước thềm đại hội, giống như ông Hồ Cẩm Đào trước kia, còn ông Lý Khắc Cường hiện đang giữ chức phó thủ tướng thường trực, đang được « cọ sát » dưới sự hướng dẫn của đương kim thủ tướng Ôn Gia Bảo.
Ấy thế mà, trong hậu trường một cuộc tranh giành khốc liệt đang diễn ra trên chóp bu của đảng. Minh chứng đầu tiên có lẽ đó là vụ xì căn đan vừa qua ở Trùng Khánh. Từ mấy năm nay, ông Bạc Hi Lai, bí thư tỉnh ủy, và ông Vương Lạc Quân, nguyên phó chủ tịch ủy ban kiêm giám đốc công an Trùng Khánh đã trở nên được lòng dân nhờ vào chính sách thanh trừng mafia ở địa phương này.
Thế mà, vừa rồi, đôi Bạc-Vương đã bị rạn nứt, khi đột nhiên Vương Lạc Quân trốn đến lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Thành Đô và ở đó hàng chục tiếng đồng hồ, rồi sau đó bị Bắc Kinh cho người đến bắt giải về thủ đô.
Câu hỏi đặt ra là trong khoảng thời gian khá dài tại lãnh sự quán Hoa Kỳ, ông Vương đã tiết lộ những gì ? Tại sao ông Vương lại chọn cách cầu cứu đến Mỹ ?Tại sao cặp đôi Bạc-Vương lại đổ vỡ ? Tất cả còn là những câu hỏi lớn.
Tuy vậy, hiện đang có tin đồn cho rằng, ông Vương Lạc Quân đã cho phía Mỹ biết rằng, ông Bạc Hi Lai từng có âm mưu làm « đảo chính » lật đổ Tập Cận Bình với sự giúp sức của một ủy viên bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc. Cuộc đảo chính được dự tính ngay vào ngày hôm trước chuyến công du Hoa Kỳ của ông Tập Cận Bình. Theo tờ báo, hư thực lời đồn còn chưa thể xác định, nhưng rõ ràng đây là lần đầu tiên từ 40 năm nay, tức kể từ thời Lâm Bưu, mới xuất hiện lại những tin đồn liên quan đến « đảo chính » và « đào tẩu ».
Vụ việc sẽ phủ nhiều chông gai trên con đường tiến vào bộ chính trị của Bạc Hi Lai, và có nguy cơ làm mất cân đối giữa hai phe trong đảng : phe « những hoàng tử » và phe thuộc Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc.
Ông Bạc vốn được xem là người được ưu ái nhất của phe hoàng tử . Phe này bao gồm những hậu duệ của thế hệ làm nên chế độ. Bạc Hi Lai, ngoài việc được lòng dân nhờ chiến dịch chống mafia, còn được giới cựu chiến binh yêu mến, bởi vì ông đã phát động phong trào tuyên truyền các bài hát cách mạng, đã gợi lại một xã hội quá khứ tốt đẹp, tức tạo nên được cái tư duy : bao giờ cho tới ngày xưa.
Trong phe hoàng tử này, không phải ai cũng hoài cổ, mà có cả những người có đầu óc canh tân. Đó là những người từng được du học tây phương, hiện đang nắm giữ những đại tập đoàn nhà nước lớn. Họ đi lên nhờ biết tranh thủ chính sách kinh tế thị trường theo kiểu Trung Quốc. Bộ phận này gọi là « nhóm những người Thượng Hải », với người cầm cờ là cựu chủ tịch Giang Trạch Dân, người từng lãnh đạo Thượng Hải nhiều năm. Phe này có khuynh hướng ủng hộ các vùng giàu có và tầng lớp thượng lưu.
Phe còn lại trong đảng Cộng sản Trung Quốc hiện tại được cho là phe xuất thân từ Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc, với lãnh tụ là đương kim chủ tịch Hồ Cẩm Đào. Phe này hiện đang chiếm ưu thế, bao gồm những quan chức xuất thân bình dân, đi lên từ Đoàn Thanh niên, như ông Hồ Cẩm Đào chẳng hạn. Họ ưu tiên quan tâm các vùng nông thôn và vùng kém phát triển. Họ không lệ thuộc quá khứ, họ không thích sự kiêu ngạo của phe hoàng tử.
Mỗi phe đều có người chống lưng, và đều có những ngôi sao đang lên. Quyền lực ở chóp bu được phân chia khá đều giữa hai phe. Vì thế những người lãnh đạo sắp tới phải được chọn lựa sao cho có thể duy trì được trạng thái cân đối này.
Trong tất cả các sự thay đổi, cái quan trọng nhất chính là chiếc ghế tổng bí thư kiêm chủ tịch nước. Ông Tập Cận Bình đã được chọn giữ chiếc ghế này. Thế thì một câu hỏi lớn đặt ra : làm sao phe Đoàn Thanh niên Cộng sản chấp nhận cho chuyển giao ấn tín như vậy ? Câu trả lời được tìm thấy trong các thư từ của các nhà ngoại giao Hoa Kỳ tạiTrung Quốc, được Wikileaks tiết lộ. Theo đó, thật ra ông Hồ Cẩm Đào không hề chọn ông Tập Cận Bình. Thế nhưng năm 2007, trong cuộc họp các cựu chiến binh và cựu quan chức lãnh đạo, mọi người đã bỏ phiếu chọn ông Tập Cận Bình, vì thế mà ông Hồ Cẩm Đào phải nhường bước, dù không thích thú.
Tại sao phải là Tập Cận Bình, trong khi ông này cũng được xếp vào phe hoàng tử ? Theo tờ báo, ông Tập Cận Bình là con của cựu Phó Thủ tướng Trung Quốc Tập Trọng Huân (từ năm 1959 đến năm 1962). Ông Huân được xem là người không theo chủ nghĩa Mao Trạch Đông, ông từng phản đối chính sách đàn áp Thiên An Môn 1989, và có người cho là ông thậm chí đã bị bỏ tù.
Từ năm 1962, ông Huân mất dần sự ảnh hưởng trong đảng. Khi ấy, Tập Cận Bình phải trải qua thời thơ ấu ở một ngôi làng, từ đó Tập Cận Bình bắt đầu yêu mến nông dân. Ông đã phải xin đến 10 lần mới được chấp nhận cho vào đảng. Ông đã leo lên từng bước một, và theo tờ báo, nơi nào ông đến làm việc, ông đều để lại tiếng thơm.
Tóm lại, theo Le Nouvel Observateur, Tập Cận Bình là « một viên ngọc quý », là người chưa biết làm hại ai, người có thể dung hòa các lợi ích đối lập, từ nông dân đến đại gia, từ cán bộ cựu trào đến thanh niên thế hệ mới. Như vậy, Tập Cận Bình thật sự là nhân vật thích hợp cho việc « san bằng thù nghịch » giữa hai phe trong đảng.
Còn đối với vụ Bạc Hi Lai vừa qua, tờ báo nhận định : dù tin đồn đảo chính có vẻ chỉ là tin đồn, thì sự việc lại cho thấy vấn đề phe phái luôn đè nặng trên chóp bu của đảng cộng sản Trung Quốc.
Tây Tạng đang bị Bắc kinh kiểm soát chặt chẽ
Sau vụ nổi dậy hồi năm 2008, và sau hàng loạt các vụ tự thiêu của người Tây Tạng, thị trấn A Bá, tỉnh Tứ Xuyên, hiện đang nằm dưới vòng cương toả của an ninh Trung Quốc, mọi con đường dẫn vào thị trấn đều bị kiểm tra chặt chẽ. Tuy nhiên, phóng viên báo The Guardian của Anh đã vào được khu vực trọng điểm này, và đã có bài phản ánh thực trạng. Courrier International dẫn lại bài viết với dòng tựa báo động: “ Tây Tạng : một sự đàn áp ngoài tầm nhìn của báo giới”.
Chính phủ Bắc Kinh đã tìm mọi cách ngăn chặn lối vào A Bá, nơi có đến phân nửa trên tổng số 23 người tự thiêu phản đối Bắc Kinh từ hai năm nay. Chính quyền đã cho cắt Internet và điện thoại di động ở vùng này. Nhiều hàng rào an ninh được dựng lên ở các tuyến đường lân cận để chặn các nhà quan sát nước ngoài. Đến mức mà, các khu vực lân cận của A Bá, người thân của những gia đình ở đây hoàn toàn mất liên lạc với họ. Một tờ báo chính thức của chính quyền địa phương cho biết, bí thư tỉnh ủy Tây Tạng đã ra lệnh cho lực lượng an ninh chuẩn bị cho “một cuộc chiến chống âm mưu chia cắt lãnh thổ”.
Thế nhưng, theo tờ báo, chính những biện pháp trấn áp của Bắc Kinh đã khiến cho làn sóng phản đối ở Tây Tạng ngày càng lớn mạnh. Bất ổn đã xảy đến ở nhiều khu vực, trong đó A Bá là mạnh mẽ nhất. Nên nhớ rằng, A Bá đã phản đối Bắc Kinh từ hàng chục năm nay, và cũng chính A Bá là nơi diễn ra vụ xung đột đẫm máu hồi năm 2008. A Bá cũng chính là nơi tập họp nhiều tu viện và nhà sư nhất Tây Tạng. Tại A Bá, các tu viện được xem như các trường đại học. Bởi thế, một chuyên gia so sánh việc phong toả A Bá “giống như việc phong toả quân sự đại học Oxford hay Cambridge vậy”.
Về phần người Tây Tạng, tờ báo cho biết, họ bị chia rẽ sâu sắc. Tờ báo dẫn lại lời một nhà sư ở đây cho rằng hoà bình là cần thiết, và : “Tự thiêu là những hành động cực đoan”. Trong khi đó, người khác lại phê phán sự đàn áp của chính phủ Bắc Kinh.
Theo tờ báo, yên bình khó có thể trở lại. Một giáo sư đại học giấu tên cho biết, năm nay các lực lượng an ninh được triển khai còn nhiều hơn năm 2008, sau 4 năm, tình hình lại trầm trọng hơn nhiều.
Con đường thống nhất hai miền Triều Tiên còn lắm chông gai
Báo chí thế giới đã tốn nhiều giấy mực phân tích quan hệ hai miền Triều Tiên thời hậu Kim Jong Il. Tuần san Courrier International dành trang nhất đăng ảnh Kim Jong Un với câu hỏi: “Liệu đây có phải là người sẽ đặt dấu chấm hết cho chiến tranh lạnh giữa hai miền nam bắc ?”. Tờ báo dành nhiều bài viết giải đáp câu hỏi này, trong đó dự báo rằng viễn cảnh thống nhất còn khá xa xôi.
Xa xôi vì nhiều lí do, trong đó nổi cộm là vấn đề kinh tế. Courrier International trích lại bài viết của tuần san Kyunghyang tại Séoul với dòng tựa: “Một sự thống nhất đắt đỏ”.
Tờ báo cho biết, lúc sinh thời ông Kim Jong Il từng hứa sẽ làm cho đất nước trở nên “hùng mạnh và thịnh vượng”, thế nhưng, khi ông mất, con trai ông lại được kế thừa một đất nước có nền kinh tế èo uột.
Suốt thời đại Kim Jong Il, cán cân thương mại luôn bị thâm hụt. Năm 2010, tổng thu nhập quốc dân của miền bắc chỉ bằng có 2,4% của miền nam, một mức thu nhập thuộc diện các nước nghèo nhất thế giới. Trên tổng thể, kinh tế miền bắc hiện tại khoảng bằng với kinh tế miền nam trong những năm 1970, và khoảng cách này đang có xu hướng tiếp tục tăng.
Thêm vào đó, cơ sở hạ tầng của Bắc Triều Tiên cũng chưa đủ sức để đối phó với những tình huống khẩn cấp và với thiên tai. Thế mà nước này lại bị lắm thiên tai: Từ năm 1991 đến nay, người Bắc Triều Tiên đã trải qua hơn 30 trận lũ và hạn hán. Trong khi đó, tại nước này, nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản đóng góp đến 23% GDP cả nước. Bởi thế, thiên tai dịch hoạ đã đưa kinh tế đất nước vốn khó khăn vào cảnh khó khăn hơn.
Trong bối cảnh đó, phục hồi kinh tế là một nhiệm vụ cấp bách để gầy dựng uy tín cho chính quyền mới. Trước đó vào năm 2009, Bắc Triều Tiên đã có cải tổ tiền tệ nhưng thất bại, đến đầu năm 2011, nước này đã ký thỏa thuận với Trung Quốc xây dựng hai đặc khu kinh tế trên lãnh thổ miền bắc.
Tờ báo nhận định, quan hệ hai miền càng căng thẳng, thì Bắc Triều Tiên càng xích lại gần hơn với Trung Quốc. Năm 2010, 83% giao dịch ngoại thương của miền Bắc là với Trung Quốc. Trong khi đó, sau sự kiện tàu Cheonan năm 2010, và sự kiện miền Bắc nã pháo vào một đảo thuộc miền Nam, giao dịch liên Triều đã sụt giảm, và năm 2011 đã giảm đến 12% so với năm 2010.
Tình hình kinh tế u ám của miền Bắc là một chủ đề lo ngại cho miền nam nếu hai miền được thống nhất. Ước tính, cần từ 500 đến 700 tỷ euro để nâng thu nhập bình quân đầu người của miền Bắc lên bằng …phân nửa miền Nam (thu nhập bình quân đầu người ở Hàn Quốc là 31.700, trong khi ở Bắc Triều Tiên chỉ có 1.800 đô la). Theo bộ Thống nhất Hàn Quốc, nếu thống nhất vào năm 2030, thì cái giá phải trả cho sự thống nhất này phải lên đến 2.000 tỷ euro.
Trong bối cảnh đó, cả thế giới đang hướng mắt về Kim Jong Un. Tờ báo nhận đinh, chàng trai trẻ này từng học ở Thuỵ Sỹ, bởi vậy có thể sẽ mở cửa kinh tế, và sẽ theo mô hình Trung Quốc. Thế nhưng tờ báo nhắc lại, chính sách mở cửa và cải cách của ông Kim Jong Il đã thất bại cũng vì sự phản đối của quân đội, thì nay, chàng trai trẻ tuổi 30 Kim Jong Un khó lòng có thể thực hiện được giấc mơ cải cách.
Như vậy, miền Nam phải hành động ra sao để có thể xích lại gần hơn với miền Bắc. Một chuyên gia Hàn Quốc nhận định: “Hai miền Triều Tiên cứ căng thẳng mãi, thì khi mở cửa, miền Nam sẽ hướng về Trung Quốc. Từ đó suy ra, miền Nam phải tìm cách đối thoại cho được với miền Bắc.
Hàn Quốc đã chuẩn bị kịch bản thống nhất
Miền Nam muốn xích lại gần hơn với miền Bắc, hay xa hơn là mong ước ngày thống nhất Liên Triều. Ý định này được phía Hàn Quốc không ngừng thúc đẩy, và đã nhờ đến sự tư vấn kinh nghiệm của Đức. Tờ Der Spiegel của Đức có bài phản ánh, được Courrier International dẫn lại với hàng tựa: “Những lời khuyên bé nhỏ của Đức cho việc đoàn tụ”.
Bai viết nhắc lại chuyện vào năm 2010, Đức đã đồng ý cho thành lập một uỷ ban tư vấn cho Hàn Quốc về vấn đề thống nhất lãnh thổ. Phái đoàn bao gồm những người được cho là có kinh nghiệm trong việc thống nhất hai miền đông và tây Đức. Cũng giống như hai miền nam bắc Triều Tiên, hai miền đông-tây Đức trước kia cũng rất chênh lệch vào về kinh tế, đến hiện tại có nhiều vùng thuộc Đông Đức cũ còn chưa theo kịp đà phát triển của phía Tây.
Thế nhưng, hai miền nam bắc Triều Tiên có nhiều điểm khác biệt : hầu như bị cắt liên lạc, đến mức mà người miền Nam không thể xem được truyền hình của miền Bắc, giữa hai miền không có cả dịch vụ bưu điện, không có đường điện thoại trực tiếp. Năm 2010, có 130.000 người miền Nam đến du lịch miền Bắc, trong khi người miền Bắc xuống miền Nam chỉ có 132 người.
Một khó khăn khác nữa đó là, dù Hàn Quốc toan bàn đến việc thống nhất, nhưng viễn cảnh thống nhất vẫn còn xa phía chân trời. Một chuyên gia Đức cho biết, ông đã đến Hàn Quốc năm bảy lần, đã gặp nhiều đời bộ trưởng thống nhất, và vấn đề thống nhất đã được nhiều lần nhắc đi nhắc lại.
Ông cho biết, phía Hàn Quốc muốn có sự thống nhất ít tốn kém nhất, muốn sau khi thống nhất người miền Bắc không ào ạt tràn xuống miền Nam. Ông này nhận xét, nếu như vậy, người miền Bắc sẽ cảm thấy « bị sỉ nhục ». Hơn nữa, theo ông này, phía Hàn Quốc tỏ ra hối hả trong vấn đề thống nhất trong khi chưa hề biết phía Bắc Triều Tiên nghĩ thế nào ! Bàn về cái giá của sự thống nhất, chuyên gia Đức cảnh báo, nó sẽ cao hơn mức dự phóng.
Thứ trưởng bộ thống nhất Hàn Quốc chia sẻ: “Chúng tôi cần đến kinh nghiệm của Đức. Làm sao hoà hợp được hai chế độ khác biệt ? Làm sao sau thống nhất, dân chúng có thể hoà hợp được? Làm sao thống nhất quân đội…Người Đức đã thành công trong tất cả các việc đó ”. Ông cho biết, kế hoạch của phía Hàn Quốc là : hoà bình trước tiên, sau đó là hợp tác, rồi thực hiện chính sách liên bang, cuối cùng là thống nhất. Tuy vậy, quan chức này không thể xác định đươc thời gian cụ thể cho việc thống nhất.
Trung Quốc ủng hộ chế độ Bình Nhưỡng là có mục đích
Liên quan đến hậu thuẫn của Trung Quốc đối với chế độ nhà họ Kim, Hoàn Cầu Thời báo của Trung Quốc nói rõ, Trung Quốc giúp đỡ cũng là vì lợi ích riêng. Courrier International dẫn lại với hàng tựa mỉa mai: “Người bạn Trung Hoa”.
Theo Hoàn Cầu Thời báo, Trung Quốc tiếp tục giao hảo với Bắc Triều Tiên vì đó là yếu tố quan trọng góp phần ổn định miền biên giới tối quan trọng của Trung Quốc, tức để tránh dòng người di tản sang Trung Quốc nếu chính quyền Bình Nhưỡng sụp đổ. Đó cũng là một yếu tố quan trọng giúp Trung Quốc tăng cường vị thế chiến lược của mình trong khu vực.
Một nguyên nhân nữa mà Hoàn Cầu Thời báo nhấn mạnh, đó là việc Trung Quốc không thể buông một đồng minh lâu năm như Bắc Triều Tiên. Theo tờ báo, Trung Quốc phải có trách nhiệm với bạn bè, Trung Quốc không thể “đào tẩu” trong những lúc nước sôi lửa bỏng. Nếu bỏ bạn lúc hoạn nạn, thì Trung Quốc sẽ mất đồng minh, còn ngược lại, thì sẽ ngày càng có thêm bạn hữu.
Pháp cho thăm dò ý kiến về hình ảnh của mình trên thế giới
Đã là cường quốc thì phải quan tâm nhiều đến hình ảnh của mình trên thế giới, Pháp cũng không ngoại lệ. Vừa rồi, Đài Phát thanh quốc tế Pháp (RFI), đài truyền hình France24 và đài phát thanh Monte Carlo Doualiya đã cho tiến hành thăm dò ở một số nước về hình ảnh của nước Pháp. L’Express đăng tải kết quả điều tra này.
Nói về uy tín của Pháp trên thế giới, kết quả cho biết, ở tất cả các nước thăm dò, dư luận đều cho rằng vai trò của Pháp đã trở nên quan trọng hơn so với cách đây 20 năm. Nguyên nhân chủ yếu của sự gia tăng này chính là nhờ vào việc Pháp can thiệp quân sự ở Côte d’Ivoire (Bờ biển Ngà), ở Libya, và đang hăng hái tại Liên Hiệp Quốc trong việc chống chế độ Assad tại Syria. Tuy nhiên, tại Đức và Anh có nhiều nghi ngờ về cuộc chiến Libya do lo ngại sự lớn mạnh của phe Hồi Giáo cực đoan.
Liên quan đến cái gọi là soft power, điều tra cho biết, nước Pháp vẫn còn giữ hình ảnh đẹp trên thế giới nhờ vào các giá trị văn hóa, nhờ vào tháp Eiffel, nhờ vào uy tín của đội bóng quốc gia. Tình yêu dành cho nước Pháp vẫn còn mạnh, ngay cả đối với những nước xa xôi, không am hiểu nhiều về Pháp.
Thế nhưng, đối với những nước lân cận, tức những nước hiểu Pháp trong đường tơ kẻ tóc, thì họ đánh giá không tốt về nhân quyền tại Pháp. Cụ thể là về câu hỏi « Pháp có phải là một đất nước nhân quyền không ? », đa số người Anh, người Đức và người Tây Ban Nha trả lời phủ định.
Riêng trong quan hệ Anh-Pháp, 49% người Anh cho rằng, quan hệ hai nước đang trong tình trạng xấu. Bất đồng rõ nhất là trong chính sách đối phó với khủng hoảng khu vực đồng tiền chung Châu Âu. Có 36% người Anh cho biết « không thích nước Pháp ».
Một điểm đáng chú ý trong cuộc điều tra này là, ở tất cả các câu hỏi, Braxin và Maroc là hai nước dẫn đầu có cái nhìn ưu ái đối với Pháp.
Nga : Rắc rối vẫn bao trùm trước thềm bầu cử
Trước thềm bầu cử tổng thống Nga, báo chí dành nhiều bài phân tích tình hình. Courrier International dẫn lại hai bài báo Nga, một bài có tính chất ủng hộ, và một bài phản đối Putin.
Bài thứ nhất của trang mạng Expert.ru tại Matxcơva, nhận định, dù phe đối lập đã thành công trong việc nhiều lần tổ chức xuống đường phản đối Putin, nhưng hiện tại ông này vẫn là ứng cử viên sáng giá nhất. Theo thăm dò, suốt năm 2011, chỉ số tín nhiệm của ông Putin liên tục giảm, và mức thấp nhất là vào giữa tháng 11 với 42% người ủng hộ. Thế nhưng, vào đầu năm 2012, chỉ số tín nhiệm Putin bắt đầu tăng trở lại. Ngày 4 tháng này, số người ủng hộ ông là 47%, rồi vào ngày 9 là 54%. Trong khi đó, chỉ số tín nhiệm đối với các ứng viên khác ít biến động, và thấp hơn rất nhiều so với Putin, ở mức 10% trở xuống.
Giải thích cho hiện tượng này, một chuyên gia cho rằng nguyên nhân chính không phải là nhờ vào những chính sách vừa qua của Putin, mà bởi vì trong hiện tại, thiếu vắng một nhân vật đủ tầm để thay thế ông.
Còn đối với những người phản đối Putin, tờ báo cho rằng, họ chủ yếu dừng lại ở việc phản đối cách tổ chức bầu cử mà họ cho là thiếu công bằng tại Nga. Nếu vẫn theo cách bầu cử ấy, thì chắc chắn ông Putin sẽ trở lại cai quản điện Kremlin. Tờ báo nhận định, vấn đề còn lại là xem liệu tinh thần này có được đông đảo người Nga chia sẻ hay không. Việc đó rất quan trọng, bởi nó sẽ góp phần định hình quá trình phát triển của đời sống chính trị Nga.
Trong khi đó, trong bài viết « Tôi tố cáo các đồng nghiệp của tôi » của tờ Novaia Gazeta tai Maxcova được Courrier International dẫn lại, danh cầm Piano Mikhail Arkadiev lấy làm đau xót về việc người Nga bị chia rẽ qua việc ngày 04/02, hai phe ủng hộ và phản đối Putin cùng nhau xuống đường biểu dương lực lượng.
Bên cạnh đó, danh cầm piano này còn bày tỏ sự phản đối gay gắt việc có nhiều văn nghệ sỹ tham gia ủng hộ Putin. Ông bức xúc : « Quí vị đã bị biến đổi, không phải là thành các chính trị gia, mà thành những người phục vụ cho một trong những người nhiếp chính trơ trẽn nhất và tội lỗi nhất nước Nga ». Ông cũng lên án các văn nghệ sỹ nổi tiếng không có can đảm và dũng khí để chống lại Putin.
Cuối cùng, danh cầm kết luận : Dưới một chính quyền độc ác và trơ trẽn, nếu ai không biết hy sinh quyền lợi riêng tư vì tự do và vì sự sáng tạo (nghệ thuật), thì họ không xứng đáng được hưởng quyền tự do, được có sự thịnh vượng và sự sáng tạo.

Pháp : Xuất bản tiểu thuyết về Chiến tranh Đông Dương
Cuối cùng, Le Nouvel Observateur giới thiệu tiểu thuyết «Le défaut du ciel » (Lỗi do trời), của nhà văn Philippe Renonçay. dày 138 trang, do nhà xuất bản Phébus phát hành, bán với giá là 15 euro.
Tiểu thuyết bắt đầu từ nhân vật Thomas, sống tại Paris. Căn hộ cạnh bên của Thomas là một người đàn ông đứng tuổi, đáng thương, bị sát hại một cách bí mật và dã man. Thomas muốn điều tra về số phận của người hàng xóm này. Thế nhưng, trong quá trình điều tra, anh bổng dưng mất tích.
Gia đình Thomas nhờ đến một người bạn thân của anh là Clovis, vốn là nhà báo chuyên về phóng sự điều tra. Clovis nhận lời, và bước đường tìm dấu vết của Thomas đã đưa anh đến miền Bắc Việt Nam, trở về quá khứ đến tận chiến tranh Đông Dương, và vô tình khám phá lại những vết tích của một cuộc chiến mà nước Pháp đã dấn thân ở tận vùng viễn đông Châu Á.
Như vậy, ngoài việc vẽ lại số phận gắn kết của ba con người, tác phẩm còn nêu lại được đề tài chiến tranh Đông Dương, một cuộc chiến hầu như hiếm được đề cập trong văn học Pháp.
Le Nouvel Observateur đánh giá : Tiểu thuyết đã cho thấy, quá khứ không mất đi, bởi vì dù thời gian trôi qua, những nỗi đau vẫn ở lại. Theo tờ báo, không phải là độc giả sẽ « ăn ngấu nghiến tiểu thuyết », mà chính họ bị quyển tiểu thuyết « gặm nhấm » qua từng câu, từng chữ gợi lại một quá khứ đau thương.

Ai xây “chủ nghĩa tư bản man rợ” ở VN?


Ông Lữ PhươngBBC - Nhà nghiên cứu chủ nghĩa Marx Lữ Phương chuyên tâm nghiên cứu độc lập và so sánh chủ nghĩa Marx đích thực với thực tiễn Việt Nam trong hàng chục năm qua.
Lý luận gia Marxist và nhà nghiên cứu chính trị về đảng Cộng sản Việt Nam từ trong nước, ông Lữ Phương cho rằng Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay không hề “liên quan” gì tới Chủ nghĩa Marx, mà chỉ đang “lợi dụng” chủ thuyết này trong việc xây dựng một thứ “chủ nghĩa tư bản man rợ, rừng rú.”
Trao đổi với bbcvietnamese.com hôm thứ Bảy, 26/02/2012, trong chuyên đề về trí thức, Đảng Cộng sản và phản biện xã hội, nhà nghiên cứu độc lập này khẳng định chủ nghĩa Marx “đích thực” không có quan hệ gì đến thực tiễn Việt Nam trong suốt chặng đường lịch sử nhiều chục năm qua và hiện nay.
Ông nói: “Tôi thấy, Chủ nghĩa Marx chẳng dính dấp gì đến thực tại Việt Nam cả. Thứ nhất, những người nhân danh chủ nghĩa Marx để họ quản lý, lãnh đạo xã hội, họ cho rằng ‘tiến lên chủ nghĩa xã hội’, nói một cách văn vẻ, thì họ ngộ nhận, họ hiểu lầm, họ không hiểu gì cả.
“Còn nói trắng ra, họ lợi dụng, họ bóp méo hoàn toàn chủ nghĩa Marx, không dính dấp gì ở đây, nó là một chủ nghĩa Lênin, Stalin hóa, và nó là của Mao Trạch Đông. Cho nên những người nhân danh cái này để gọi là lãnh đạo Việt Nam, thì hoàn toàn không có cơ sở thực tế.
“Còn những người nào mà qua thực tế lãnh đạo nhân danh chủ nghĩa Marx này mà phủ định Marx, phê phán một cách vội vàng cũng không đúng luôn. Ý của tôi, chủ nghĩa Marx không dính dấp gì đến xã hội Việt Nam, cho nên họ không thể nhân danh chuyện này để đưa đất nước đến tương lai cả.”
Nhà nghiên cứu nhấn mạnh những ai “mượn” chủ nghĩa Marx “chân chính” như lâu nay vẫn làm ở Việt Nam để giành quyền lãnh đạo đất nước chỉ là “ngộ nhận hoặc lừa dối, huyễn hoặc” mà thôi.
‘Độc tài hay dân chủ
Theo Lữ Phương vấn đề ở Việt Nam hiện nay là không phải là theo chủ nghĩa Marx đích thực hay không đích thức mà là “vấn đề độc tài hay không độc tài”, vấn đề “phát triển hay không phát triển”, vấn đề “độc tài hay dân chủ.”
Nhà nghiên cứu cho rằng hoàn toàn có thể sử dụng các phạm trù, khái niệm, lăng kính của chính chủ nghĩa “Marx đích thực” để phóng chiếu và soi vào thực tế của xã hội VN, nhận diện “mặt thật” của tầng lớp thống trị, nhân dân bị trị hiện nay, qua đó nhận diện rõ được bản chất của “Đảng Cộng sản” cầm quyền mà vốn lâu nay theo ông vẫn “mượn” chủ nghĩa Marx để biện minh cho quyền lực độc tôn, thống đoạt từ tay nhân dân.
“Dùng chính khái niệm của Marx, tức là một phóng chiếu lộn ngược, thì tức là anh nhân danh những điều thế này, thế khác, nhưng trong thực tế, nó làm ngược hoàn toàn… Thí dụ như Marx nói xã hội công dân sẽ dần dần, từ từ nuốt chửng cái nhà nước thì bây giờ đây, nhà nước này lại trở thành một thứ nhà nước tuyệt đối, nhà nước vĩnh viễn.
“Thí dụ như giai cấp công nhân lãnh đạo thì bây giờ là giai cấp bị bần cùng hóa và người ta đang phải đấu tranh chống lại chủ nghĩa tư bản man rợ hiện giờ. Nông dân cũng vậy, bây giờ là cướp đất, cướp nhà của người ta. Tức là một cái phóng chiếu lộn ngược lại hoàn toàn.”
“Vấn đề dân chủ không phải là cuộc chiến tranh. Tôi có kinh nghiệm trải qua chiến tranh. Chiến tranh nói thế nào đi nữa, thì nó cũng có thời gian chấm dứt. Nhưng cuộc dân chủ có hàng loạt những vấn đề”
Ông Lữ Phương
Ở phần cuối của cuộc trao đổi với Quốc Phương của BBC, ông Lữ Phương khẳng định vấn đề của Việt Nam hiện nay là “chống chủ nghĩa tư bản man rợ” để xây dựng một “chủ nghĩa tư bản văn minh.”
Trên con đường này, ông khuyến nghị tầng lớp trí thức Việt Nam, ở trong hay ngoài nước, dù trong đảng cộng sản, hay không, cần phải “đoàn kết” với nhau, tránh “chia rẽ, bất hòa,” tỉnh táo chung tay xây dựng đất nước vì tương lai và công cuộc “dân chủ” của dân tộc.
Lữ Phương cảnh báo: “Vấn đề dân chủ không phải là cuộc chiến tranh. Tôi có kinh nghiệm trải qua chiến tranh. Chiến tranh nói thế nào đi nữa, thì nó cũng có thời gian chấm dứt. Nhưng cuộc dân chủ có hàng loạt những vấn đề.
“Ví dụ cái đảng này là một yếu tố thôi, nhưng còn dân trí, còn các tầng lớp trí thức, các tầng lớp khác, hàng loạt vấn đề khác nhau. Chứ không phải có những nơi làm một cuộc đảo chánh xong rồi, chẳng hạn chúng ta tổ chức được đa đảng, bầu cử đâu vào đó rồi, nhưng xã hội vẫn dẫm chân tại chỗ với tất cả những tệ nạn, những khuyết tật, bệnh trầm kha của một xã hội chậm tiến.”
Để giải quyết vấn đề, lý luận gia cho rằng “mấu chốt” của Việt Nam hiện nay và tương lai vẫn phải là một “xã hội dân sự”, một “xã hội công dân” trong quan hệ đối diện nhà nước, với các công dân có trách nhiệm, có ý thức, có năng lực, không bị “huyễn hoặc,” là những người sẽ giúp tìm lời giải đáp đưa đất nước, dân tộc thực sự đạt được dân chủ, tiến bộ đích thực.

TÂM TÌNH VỚI ÔNG QUÁCH

-Hồ Như Hiển
Ác ôn vùng nông thôn
.Sau tiếng súng hoa cải của anh hùng bất đắc dĩ Đoàn Văn Vươn, nhất là sau khi đoạn phát biểu tào lao bí đao của ông trước các cụ nguyên - cựu – trung – cao CLB Bạch Đằng được đưa lên mạng thì tên ông, tiếng ông đã nổi lềnh phềnh… Thành phố hoa phượng đỏ tưởng là đất lành chim đậu, ai ngờ với ông đất không lành đất nhậu chim luôn
Tôi rất ngưỡng mộ ông vì ý chí phấn đấu, vì khả năng học tập tiến bộ như đường lộ của ông. Trình độ văn hóa chỉ 10/10 nhưng trình độ chuyên môn của ông thật tuyệt vời ông mặt trời: tiến sĩ Kinh tế, cử nhân Luật, cử nhân Anh văn, Lý luận chính trị cao cấp.  Con đường hoạn lộ của ông còn khủng hơn, lên như diều gặp… bão: Phó phòng nghiệp vụ công an thành phố, rồi chủ tịch UBND quận, rồi bí thư quận, rồi chánh văn phòng thành uỷ, rồi phó chủ tịch thường trực UBND thành phố, chủ tịch UBND thành phố, rồi bí thư thành phố. Chậc chậc, bọn teen nó nói cấm có sai: có chí thì… ghê!
Sự nghiệp của ông đang ngon lành cành đàoông đang ngất ngây con gà tây trên đỉnh cao danh vọng, quyền lực, bỗng dưng lại nổ ra cái vụ hoa cà hoa cải. Nhiều kẻ độc mồm độc miệng bảo ông thì chết chứ bệnh tật gìĐúng là miệng thế gian như làn sóng biển, hơi đâu mà để ý ông nhỉ. Dưng mà, người ta nói cũng có ý chuẩn không cần chỉnh đấy ông ạ. Bằng cấp đầy mình như ông, chức tước như ông mà lại phát biểu dốt như con tốtđể bọn blog nó cá chê, rồi nó mắng là xấu xí còn gây sự chú ý, chức to óc bằng quả nho, cái khó ló cái… không khôn cũng đáng lắm ông ạ. Lẽ ra với học vấn ấy, địa vị ấy ông phải ăn xem nồi ngồi xem ghế, đằng này, trước các cụ bô lão ông lại phát biểu bảo thủ như cái tủ, lạnh lùng như con thạch sùng, ngốc như con ốc rằng thì là “báo chí một chiều”, rằng thì là “bất biết đúng sai”, rằng thì là “gúc gồ chấm Tiên Lãng” rằng thì là “chúng ta sẽ vào một cái vòng xoáy do một cái âm mưu từ ở đâu đó…”. Người ta không thể tin được những lời lẽ đấy lại thốt ra từ cái miệng oách xà lách của ông quan đầu tỉnh một thành phố quan trọng thứ ba cả nước. Ông livơ – phun những lời như thế, người dân không chỉ bực như con cá mực mà còn ghét như con bọ chét vì những lời của ông không phản ánh sự thật khách quan mà là lối nói lấy được, lấp liếm, bao biện, sáng mưa trưa nắng…
   Tôi biết, mấy ngày nay lòng ông tê tái con gà mái, tâm ông khổ như con hổ. Đừng đổ số mình đen như con mèo hen ông ạ. Ai bảo ông thao túng cho cái bọn cấp dưới trình độ có hạn thủ đoạn vô biên để bọn chúng thành ác ôn vùng nông thôn. Một số đứa bị cách chức rồi, chắc có thằng cũng akaychim cú ông lắm. Nhưng tôi tin, đi nước cờ bí thí tốt, ông cũng khóc trên đống thóc, gạt lệ trong lòng chứ không phải như bọn ngồi lê đôi mách nó bảo ông thuộc loại yêu nhau trong sáng phang nhau trong tối. Và giờ đây, dư luận phỏng đoán ông sẽ được chung cảnh ngộ với mấy kẻ đã từng trên bến dưới thuyền với mình. Thôi đành vậy ông ạ, chết vì tình là cái chết bất thình lìnhđời rất dở nhưng cố mà niềm nở với đời ông ơi.
Nhiều người đã nhủ ông nên từ chức. Tôi thấy họ khuyên xác đáng lắm. Chừng đấy năm công tác, kinh qua các chức vụ như thế, ông cũng cá thucá kiếm đủ rồi, thầu giầu thì cũng thầu giầu lắm rồi. Nên cá hồi, cá chuồn thôi ông ạ. Ông chủ động về sớm ngày nào hay ngày ấy, vì tự trói thì gọi là tu, bị trói thì gọi là tù mọt gông ông ạ. Đừng cố quá thành quá cố ông ơi, rồi người đời lại dè bỉu đã xấu mà lại còn xađã si đa lại còn xông pha hiến máu. Hãy sống để được … chết một lần đi ông.
Tôi cũng biết đang còn thời lên ngựa bắn cung, đùng một phát hết thời xuống ngựa lượm thun bắn ruồi cũng sốc như
muỗi đốt inốc
 lắm. Cơ mà ông ạ, vạn sự khởi đầu nan, gian nan ông đừng nản. Ông cứ coi việc từ chức nó bình thường như cân đường hộp sữa đi, từ từ rồi khoai sẽ nhừ và ông sẽ thấy việc lên xuống cũng chẳng khác quái gì việc ông với bà xã lúc nửa đêm gà gáy… đơn giản như đan rổ thôi mà. Cũng đừng bận tâm về cái ghế của ông để lại nữa. Một con ngựa đau, cả tàu được thêm cỏ;  ghế thì ít đít người tài thì nhiều như con diều cho nên đấu đá là điều tất nhiên. Về thôi ông ạ, đừng đú theo kiểu rừng rú nữa, sống đơn giản cho đời thanh thản. Về nhà, nhặt rau đuổi gà cho vợ, tìm thú vui tao nhã giặt tã cho con. Rồi cùng mấy ông bạn hưu trí tụ tập con cá mập nay chén rượu mai cuộc cờ có phải thoải con gà mái không. Bà con chòm xóm sẽ thấy ông không phải là ông bí thư  tinh tướng ăn khoai nướng mà sẽ nhìn ông như một người xấu nhưng biết phấn đấu, không phải ác như con tê giác mà là một người nhân hậu như củ đậu.
Sống hồn nhiên như cô tiên chẳng sướng như con mực nướng sao ông?
P/S: Chép tặng ông bài thơ:
THƯỜNG DÂN
(Nguồn: Gúc gồ chấm Tiên lãng)

Đông thì chật, ít thì thưa
Chẳng bao giờ thấy dư thừa thường dân
Quanh năm chân đất đầu trần
Tác tao sau những vũ vần bão giông
Khi làm cây mác cây chông
Khi thành biển cả khi không là gì
Thấp cao đâu có làm chi
Cỏ ngàn năm vẫn xanh rì cỏ thôi.
Ăn của đất, uống của trời
Dốc lòng cởi dạ cho người mình tin
Ồn ào mà vẫn lặng im
Mặc ai mua bán nổi chìm thiệt hơn
Chỉ mong ấm áo no cơm
Chắt chiu dành dụm thảo thơm ngọt lành.
Hòa vào trời đất mà xanh
Vô tư mấy kiếp mới thành thường dân…
Nguyễn Long
NHN
.
Ghi chú: nhiều câu nói cửa miệng, “thành ngữ thời hiện đại” và hình ảnh minh họa được trích từ cuốn Sát thủ đầu mưng mủ của họa sĩ Thành Phong. Bài viết liên quan tới những phát biểu của bí thư Hải Phòng tại CLB Bạch Đằng ngày 17/2/2012.

Những điều chưa biết về vị Phó Chủ tịch Tiên Lãng vừa bị cách chức

 Thứ hai 27/02/2012 06:52
.
(GDVN) – Là người đầu tiên phản đối quyết định cưỡng chế từ 2010 nên việc ông Nguyễn Văn Khanh trở thành Trưởng ban cưỡng chế là điều băn khoăn của nhiều người.
.
Những ngày đầu tiên sau quyết định cách chức 2 ông Lê Văn Hiền – Chủ tịch UBND và ông Nguyễn Văn Khanh – Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, người dân nơi đây bàn rất nhiều vấn đề xung quanh sự kiện này. Trong đó, câu chuyện về ông Nguyễn Văn Khanh có lẽ là câu chuyện khiến nhiều người cảm thấy tiếc nhất.

Ông Nguyễn Văn Khanh
Theo lời anh N.V.T (Bắc Hưng, Tiên Lãng), một chủ đầm nuôi trồng thủy sản, ông Khanh là một trong những cán bộ được lòng dân nhất trong bộ máy chính quyền huyện. Đồng thời, đây cũng là vị cán bộ thường xuyên về các xã để theo dõi tình hình công việc và gần gũi, lắng nghe người dân nhất. Chính vì thế, khi biết ông Khanh trở thành Trưởng ban cưỡng chế đầm ông Vươn, ông T cảm thấy bất ngờ và buồn.
Tuy nhiên, theo lời ông Vũ Văn Luân, chuyện ông Khanh trở thành Trưởng ban cưỡng chế chắc hẳn phải có điều gì uẩn khúc. Bởi vì, là người từng tiếp xúc rất nhiều với ông Khanh, ông Luân nhận thấy đây là một người cán bộ mẫu mực. Ông kể, từ tháng 10/2010, khi UBND huyện có dự quyết định thu hồi một số diện tích đầm nuôi trồng thủy sản, ông Khanh cũng một số cán bộ đã trực tiếp tiến hành tiếp xúc, trao đổi và lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của những thành viên Hội nuôi trồng thủy sản Tiên Lãng. Và cũng chính ông là người duy nhất đứng lên ủng hộ Hội này.

Ông Vũ Văn Luân, thư ký hội nuôi trồng thủy sản Tiên Lãng
Trong Thông báo về kết luận của ông Nguyễn Văn Khanh – Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng ghi rõ: “Hồi 15h ngày 18/10/2010, tại phòng họp số 1 trụ sở UBND huyện Tiên Lãng, sau khi làm việc và nghe ý kiến 2 hội viên của Liên chi hội nuôi trồng thủy sản nước lợ là ông Đoàn Văn Vươn và Vũ Văn Luân, đại diện UBND huyện Tiên Lãng là ông Vũ Văn Khanh kết luận:
Một là: nhanh chóng, khẩn trương tiếp tục giao lại đất cho nhân dân để nhân dân sản xuất theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo tình hình an ninh, chính trị của địa phương, chấm dứt tình trạng khiếu kiện về đất đai kéo dài, gây bức xúc trong nhân dân, tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương.
Hai là: Việc thỏa thuận giữa UBND huyện Tiên Lãng với ông Luân và ông Vươn để giải quyết vụ án hành chính, nay UBND huyện Tiên Lãng sẽ tiếp tục cho các ông thuê đất theo quy định của pháp luật.

Một trong những văn bản cho thấy ông Khanh đã từng phản đối quyết định thu hồi đất ở Tiên Lãng
Ba là: Yêu cầu phòng Tài nguyên – Môi trường cung cấp mẫu đơn xin thuê đất theo đề án 30 cho ông Luân và ông Vươn đồng thời, hướng dẫn ông Luân và ông Vươn làm thủ tục xin thuê đất để trình Chủ tịch huyện Tiên Lãng, giải quyết theo Giám đốc thẩm.”
Điều này cho thấy, trước khi trở thành Trưởng ban cưỡng chế, ông Khanh đã phản đối và tỏ ra rất am hiểu Luật Đất đai. Tuy nhiên, việc một người cán bộ phản đối quyết định cưỡng chế ngay từ đầu bỗng dưng trở thành Trưởng ban cưỡng chế thì quả là điều khó hiểu.
Những ngày vừa qua, phóng viên báo Giáo dục ViệtNam nhiều lần tìm đến nhà vị Phó chủ tịch huyện này nhưng đều nhận được tin ông Khánh vắng nhà.
Thảo Lăng
Nguồn: Giáo dục Việt Nam

Tiếng súng Tiên Lãng: Dân và quan đều là nạn nhân của Hiến pháp

Kỹ sư Doãn Mạnh Dũng  -Boxitvn

Xã hội loài người càng văn minh thì Hiến pháp và Luật càng cần chặt chẽ hơn nhằm tạo thêm chỗ dựa cho người nghèo có cơ hội được mưu cầu hạnh phúc bằng lao động của chính mình và nhằm giảm bớt kẽ hở mà những người có quyền lực hoặc dựa vào quyền lực có thể lợi dụng để làm giàu hoặc mưu lợi ích riêng.
Hiến pháp năm 1992 quy định:
“Điều 17: Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân.”

Chính cái “sở hữu toàn dân” là sự hợp pháp hóa các thủ đoạn làm giàu đơn giản nhất ở Việt Nam từ tinh vi đến trắng trợn với những người có quyền lực hoặc biết dựa vào quyền lực.
Và cũng chính “sở hữu toàn dân” đã đưa những người nông dân hiền lành đến con đường cuối cùng phải cầm đến vũ khí.
Có lẽ những người sọan bản Hiến pháp 1992 nghĩ ai ai có quyền lực cũng sống trong sáng và công tâm như họ. Nhưng quy luật thực tiễn của cuộc sống lại khác. Con người ai cũng có hai phần: người và con; khi Hiến pháp tạo thuận lợi cho phần “con” phát triển thì đó là tai họa của cộng đồng.
Các quan chức Tiên Lãng vừa có quyền ra quyết định lấy lại đất của dân, vừa có quyền lực buộc Tòa án huyện theo lệnh của Chủ tịch huyện, vừa có quyền thu xếp với Tòa án cấp trên lừa bằng sự hòa giải, vừa có quyền huy động tất cả mọi lực lượng vũ trang… để bắn vào dân, buộc dân phải chấp hành giao đất lại cho huyện trong khi huyện đã không thể giải thích việc lấy lại đất nhà ông Vươn vì lợi ích của cộng đồng!
Các quan huyện bị cách chức vì sử dụng kẽ hở của Hiến pháp để mưu lợi.
Còn người nông dân hôm nay không phải người nông dân năm 1954. Họ có trình độ đại học. Họ hoàn toàn ý thức được quyền công dân, quyền sống như con người của mình và gia đình mình. Chính sự trưởng thành của người nông dân đã buộc họ phải vi phạm pháp luật để chống lại sự bất công.
Sử dụng vũ lực để bảo vệ quyền lợi chính đáng, người nông dân và gia đình vào tù.
Quan điểm “sở hữu toàn dân” đã ảnh hưởng xấu đến bức tranh kinh tế Việt Nam hôm nay!
Tất cả các đại gia giàu có của Việt Nam hầu hết đều nhờ vào tài nguyên thiên nhiên đất, rừng, khoáng sản… Thật khó tìm một đại gia đưa chất xám vào sản phẩm để làm giàu như các nước văn minh khác!
Chính kẽ hở của Hiến pháp đã hướng con người trong xã hội Việt Nam tìm mọi cách tham gia vào các cơ quan quyền lực hoặc gắn với quyền lực để chiếm hữu hợp pháp các nguồn tài nguyên của đất nước. Để đạt mục đích đó, họ phải tiêu phí rất nhiều thời gian cho các mối quan hệ hơn là kinh doanh chân chính. Đó cũng là nguyên nhân sâu xa của sự tham nhũng lan tràn … Và đó cũng là nguyên nhân sâu xa làm cho nền giáo dục của Việt Nam chỉ đạt về hình thức với nhiều học vị, học hàm cao nhưng hạn chế về thành quả trí tuệ.
Năm 2012, Việt Nam đang có chủ trương sửa lại Hiến pháp. Tiếng súng Tiên Lãng đã giục giã người Việt Nam cần xem xét và điều chỉnh lại Hiến pháp. Chúng ta cần một Hiến pháp mà mọi người dân sống trên đất nước này đều phải lao động hết sức nghiêm túc mới có thể sống tốt hơn và hạnh phúc hơn. Hiến pháp phải ngăn chặn mọi sự làm giả, ăn thật trên cơ sở quyền lực hay dựa vào quyền lực. Hiến pháp phải bảo vệ những thành quả lao động chân chính của mọi người. Có như vậy xã hội Việt Nam sẽ chỉ có tiếng súng pháo hoa chúc mừng cuộc đời tươi đẹp và mãi mãi vĩnh biệt tiếng súng hoa cải của Tiên Lãng.
D. M. D.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.


Nhìn về Trung Quốc (kì 2)

Nhìn về Trung Quốc (kì 1)

Phạm Hy Sơn – Boxitvn

II – Trung Quốc ngày nay: Mao Trạch Đông (1883 – 1976)
Người dân Trung Hoa bị phong kiến gồm vua chúa kết hợp với giai tầng quan quyền của đạo Khổng trấn áp, thống trị về thể chất bằng quyền lực – chém giết tù tội, và về tinh thần bằng cách dùng Nho giáo để mê hoặc, ru ngủ trong khoảng hơn 2.000 năm. Bị thống trị như vậy, để sống còn người dân chỉ có cách vâng phục và tìm cách lo lót cho những người có quyền thế nên kẻ giàu càng ngày càng giàu thêm, kẻ nghèo càng ngày càng nghèo đi. Ở nông thôn, ngoài sự tuân phục, phục dịch quan quyền còn bị những kẻ có quyền thế ở địa phương bóc lột, chèn ép. Quan tha ma bắt, ruộng đất dần dần thu gom vào một số người giàu có hay thần thế. Những nông dân nghèo có vài ba sào ruộng bình thường đã không đủ ăn, khi ốm đau, bệnh tật, tang ma đành đem bán hoặc cấm cố cho nhà giàu. Tay không, vào ngày mùa đi làm thuê kiếm miếng ăn nhưng khi mùa màng hết, công việc không có, nhiều người xin đi làm cả ngày chỉ được trả công bằng một bữa ăn trưa!

Đó là thực trạng xã hội Trung Hoa thời tiền Cộng sản vào đầu thế kỷ 20. Sự chênh lệch giàu – nghèo và tệ nạn tham ô, hối lộ… làm thối rữa xã hội Trung Hoa, tạo môi trường rất thích hợp để chủ nghĩa Cộng sản nảy nở, lớn mạnh thay vì phát triển ở những xứ công nghệ Âu, Mỹ như Marx tiên đoán và hy vọng.
Mao Trạch Đông, con một nông dân làm nghề buôn heo, sinh ngày 26-12-1883 tại thôn Thiều Sơn, huyện Tương Đàm, tỉnh Hồ Nam, nắm lấy cơ hội, đã cùng các đồng chí tuyên truyền chủ nghĩa Marx với những hứa hẹn lật đổ chế độ phong kiến áp bức bóc lột, diệt trừ cường hào ác bá ở nông thôn, tịch thu ruộng đất của địa chủ để chia cho nông dân, mọi người đều tự do, bình đẳng, bình quyền, giải phóng phụ nữ, nam – nữ bình quyền…. Chủ nghĩa Marx (sau này cải biến thành chủ nghĩa Mao tàn khốc hơn nhiều) như nguồn nước cứu tinh đổ vào cái xã hội đang khao khát tự do, khao khát có miếng ruộng cày vì bị bóc lột, đàn áp, miệt thị và nghèo đói triền miên. Nông dân Trung Hoa vào những năm 1920 chiếm đến 98, 99% và hầu hết ở nông thôn đã nhanh chóng ùa theo Cộng sản nên chỉ mấy năm sau khi Đảng Cộng sản được thành lập (1921), Mao phát động chiến tranh du kích, lấy nông thôn bao vây thành thị.
Sau hơn 20 năm lao vào máu lửa, năm 1949 Mao thắng Tưởng Giới Thạch làm chủ hoàn toàn Lục Địa, đồng thời cũng là một đại đế mới hoàn toàn thống trị Trung Hoa. Có thể nói kể từ ngày lập quốc chưa có một ông vua nào có quyền hành tuyệt đối như Mao. Thời nhà Chu thì chia quyền cho các chư hầu, sau khi nhà Tần thâu về một mối thì quyền của ông vua cũng chỉ đến phủ, huyện vì dưới phủ, huyện thì các viên chức xã ấp hầu như được địa phương chọn lựa để tự lo liệu, điều hành công việc địa phương. Khi Mao lên làm chủ thì mọi chức vụ từ lớn đến nhỏ, dù ở thôn xã, cũng làm theo mệnh lệnh của Đảng, do Đảng đề cử và phải tuyệt đối phục vụ Đảng. Từ nhà máy đến cái khung dệt vải, cái đục, cái tràng đều tập trung trong tay Đảng; ruộng đất, nương rẫy, ao hồ do Đảng quản lý; buôn gánh bán bưng bị dẹp, thương mại là độc quyền của các cửa hàng quốc doanh… Người dân với hai bàn tay trắng hoàn toàn lệ thuộc vào Đảng và Đảng sai đi cày, đi cuốc rồi ban đấu ngô, đấu gạo, manh quần, manh áo mới sống còn được.
Một vị hoàng đế của các hoàng đế, đấng cứu tinh của giai cấp bần cố nông và thợ thuyền. Cán bộ Đảng là những người ưu tú, sớm giác ngộ chủ nghĩa Cộng sản, thay thế các bậc quân tử của Nho giáo theo lệnh Đảng cai trị dân! Cả một guồng máy tuyên truyền vĩ đại tôn Mao lên hàng thần thánh, đạo đức cao cả, thánh thiện, trong sạch, chí công vô tư, quên mình, xả thân phục vụ giai cấp vô sản và đất nước. Trẻ con từ 4, 5 tuổi đã được tuyên truyền, nhồi sọ về công ơn cao cả, đời sống đạo đức và sự hy sinh không bờ bến của Mao, đồng thời được dạy căm thù địa chủ, cường hào, đế quốc, tư bản….
Chủ nghĩa Mao – cải biến từ chủ nghĩa Marx – là chủ nghĩa phải đem dạy từ mẫu giáo cho đến đại học! Mao tuyển là sách gối đầu giường bắt buộc của toàn Trung Hoa. Mỗi nhà phải treo hình Mao; mọi người, mỗi buổi sáng khi đi làm ra trước ảnh Mao cúi đầu lạy, chiều về tới trước ảnh Mao cúi đầu lạy và đọc lời ăn năn sám hối những lỗi lầm trong ngày!
Mao ngự trị trong khu hoàng thành cũ ở Bắc Kinh, ba vòng đai an ninh ngày đêm canh gác và điều khiển quốc gia từ trong phòng ngủ. Trong cuốn Tư nhân bác sĩ hồi lục ký nói gọn là hồi ký, bác sĩ riêng của Mao là Lý Chí Thỏa kể lại rằng những lãnh tụ Trung Hoa như Mao Trạch Đông và Lâm Bưu là những người mắc bệnh thần kinh. Mao không bao giờ tắm, chỉ lau người và luôn luôn uống thuốc ngủ với liều lượng cao nhất, còn Lâm Bưu thì ghiền thuốc phiện nặng đến nỗi phải gửi sang Nga Xô cai nghiện. Lâm sợ gió, sợ ánh sáng và sợ nước. Cũng theo BS Lý Chí Thỏa, người luôn ở bên cạnh Mao cho đến lúc Mao chết, thì Mao là một kẻ vô luân và hoang dâm vô độ! Cùng một lúc ăn ở với hai mẹ con người phục vụ và làm tình với cả những thanh niên đẹp trai hầu cận! Mao đi đâu cũng có một đoàn các cháu gái trẻ, đẹp theo sau. Trên xe lửa có đoàn ca vũ của xe lửa theo hầu. Đến các tỉnh, các thành phố thì bí thư đảng ủy địa phương lo công việc đó. Ở Bắc Kinh, phòng ngủ của Mao là Liên Xuân Phòng và phòng 118 được bố trí sát phòng khiêu vũ để sau khi ăn uống no say là dạ vũ với các nữ vũ công, ca sĩ 18, 20 xinh đẹp được giữ lại tại phòng ngủ của Mao suốt đêm (Giang Thanh, người vợ thứ 3 sống riêng biệt ở nơi khác).
Trong khi bên ngoài nhân dân chết đói hàng chục triệu người do sai lầm trong Hợp tác hóa, Đại nhảy vọt hay bị hành hạ, chém giết bởi Vệ Binh Đỏ thì tại Đại sảnh đường Nhân dân, Mao và các lãnh tụ cao cấp của Đảng vui chơi, tiệc tùng, khiêu vũ thâu đêm!
Cựu Đại tá Tân Tử Lăng, với cuốn Mao Trạch Đông ngàn năm công tội, mô tả Mao như một thứ ma đầu, thủ đoạn, nham hiểm, độc đoán, tàn bạo. Khi cần lôi cuốn người dân nghèo, Đảng Cộng sản và Mao tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho nông dân nhưng khi đã hoàn toàn nắm chặt quyền trong tay, Mao và Đảng Cộng sản bắt mọi người đem ruộng đất vào hợp tác xã, người dân lại hai bàn tay trắng đi làm công cho ông chủ mới duy nhất dưới sự phân công, giám sát, theo dõi từng cử chỉ, lời nói của các đảng viên Cộng sản. Sự áp bức, bóc lột và nạn tham nhũng lại diễn ra còn gay gắt hơn dưới chế độ phong kiến mà người dân phải cam chịu vì bây giờ chỉ có mỗi một ông chủ, không như ngày xưa không thích chủ này thì làm mướn cho chủ khác.
Nông dân, thợ thuyền bất mãn phản ứng tiêu cực, không tận tâm làm việc nên kinh tế bị suy bại. Cựu Đại tá Tân tử Lăng viết: “Chỉ thấy cảnh nghèo nàn, bệnh phù thũng và đầy rẫy người chết đói”! Tại hội nghị Lư Sơn năm 1959, Nguyên soái Bành Đức Hoài, Bộ trưởng Quốc phòng, thẳng thắn phê bình và cãi nhau tay đôi với Mao về thực trạng của kế hoạch hợp tác hóa nên bị cách chức. Tướng Hoàng Khắc Thành, Tổng tham mưu trưởng cùng chung số phận.
Trước hoàn cảnh thê thảm đó, thay vì phải đình chỉ để sửa chữa hay hủy bỏ kế hoạch, Mao với quyền hành tuyệt đối của lãnh tụ Đảng ra lệnh thực hiện Đại nhảy vọt và thành lập Công xã Nhân dân trên toàn quốc vào tháng 9-1959 với tham vọng Trung Quốc vượt nước Anh về sản lượng thép trong 15 năm, đốt giai đoạn vượt Nga Xô để từ một xã hội nông nghiệp thô sơ tiến thẳng lên xã hội cộng sản, không cần qua giai đoạn tư bản. Mao ra lệnh cho nông dân trồng lúa, bắp, kê… dày ken nhau để nâng cao năng suất, nhà nhà lập lò luyện thép sau hè, chỉ tính riêng tỉnh Hồ Nam có tới 50.000 lò luyện thép! Thép từ những lò luyện do các nông dân phụ trách chảy ra là một đống sắt nhão tạp vô dụng; lúa, bắp trồng dày quá không đủ không khí nên nông dân phải thay phiên nhau ra đồng ngày đêm quạt thông gió mới không bị chết, nhưng ra hạt là những hạt lép!
Mùa xuân năm 1960 nạn đói lan tràn, có làng 80 ngày không có miếng ăn, huyện Tín Dương, Hà Nam hơn 1 triệu dân chết đói! Từ 1959 đến 1962 số dân chết đói toàn quốc là 5,11% của khoảng 600 triệu dân. Tỉnh An Huy nặng nhất: 18,37%, Tứ Xuyên: 13,07%, Hồ Nam quê hương Mao: 6,81%…. Trong Đại nhảy vọt này có 37,5 triệu người chết đói! Ở tỉnh Tứ Xuyên ban ngày chôn người chết, tối đào lên xẻo thịt nấu ăn, ở huyện Sùng Khánh người ta còn giết cả trẻ con lấy thịt ăn! Đội sản xuất số 1 huyện Sùng Khánh có 83% hộ ăn thịt người!
Khi nhận được báo cáo, Mao đổ lỗi cho bọn địa chủ, phú nông lọt lưới, bọn hữu khuynh trong Đảng phá hoại và nham hiểm lên kế hoạch loại trừ mọi nguy cơ chống đối. Mao bí mật giao cho Giang Thanh thi hành âm mưu. Những kẻ có nguy cơ tiêu diệt Mao là những đồng chí cũ đang được Mao cho chia sẻ quyền hành trong Bộ Chính trị, trong Chính phủ, các tướng lãnh, các ủy viên Trung ương Đảng đang nắm quyền hành tại các tỉnh và những người dân trưởng thành trước khi Mao cầm quyền có thể so sánh chế độ trước và chế độ của Mao, nhất là những thành phần có học, con cái địa chủ và trung nông thoát khỏi đợt tàn sát hồi cải cách ruộng đất có thể phụ họa chống đối.
Những thành phần đáng tin cậy của Mao là thanh, thiếu niên từ 13, 14 tuổi trở lên hoàn toàn được giáo dục, nhồi nhét lòng hận thù địa chủ, phản động, hữu khuynh… cũng như nhồi nhét rằng Mao là lãnh tụ vĩ đại, đấng cứu tinh của giai cấp, của nhân dân, được sử dụng làm nòng cốt trong chiến dịch này.
Ngày 02-8-1966 Mao đích thân ra lệnh cho hơn 1 triệu Vệ binh đỏ tụ tâp ở Bắc Kinh tấn cống các trụ sở, trường học, bệnh viện, chùa chiền. Tượng Phật, lăng mộ của Khổng Tử, Khổng Minh, Hạng Võ, Viêm Đế, Thành Cát Tư Hãn… bị đập phá. Từ 18/8 đến 26/11/1966 có 13 triệu Vệ binh đỏ từ các nơi kéo về Bắc Kinh biểu dương lực lượng ủng hộ Mao. Lưu Thiếu Kỳ, Chủ tịch nước, Đặng Tiểu Bình, Tổng Bí thư Đảng và hai bà vợ của hai người này bị Vệ binh đỏ lôi ra đấu tố, đánh đập trước công chúng. Riêng Lưu Thiếu Kỳ bị đánh đập dã man chỉ còn 7 cái răng và bị nhốt trong Phủ Chủ tịch, bị đày đọa cho đến chết. Các Nguyên soái Bành Đức Hoài, Chu Đức, Hạ Long… chịu cùng tình cảnh tương tự. Riêng trong hạ tuần tháng 8-1966 tại Bắc Kinh có hàng ngàn người bị lôi ra đập chết tươi. Vệ binh đỏ tung hoành khắp nước, hạ bệ, đánh đập, giết chóc bí thư, chủ tịch ở các tỉnh địa phương mà hầu hết họ là những người đã từng vào sinh ra tử với Mao trong cuộc nội chiến chống Tưởng Giới Thạch để chiếm quyền. Những viên chức bị tố cáo là hữu khuynh, những phú nông, địa chủ và con cái địa chủ thoát chết trong cải cách ruộng đất bị hành quyết hay đập chết cả nhà. Tất cả những kẻ đó đều là kẻ thù của Mao Chủ tịch!
Máu lửa và cuồng loạn tràn ngập Trung Quốc. Hàng chục triệu người bị tàn sát hay bị hành hạ, hơn 10 triệu nhà bị lục soát! Chỉ riêng huyện Đạo tỉnh Hồ Nam trong 66 ngày (13/8 đến 17/10/1966) có 4.519 nạn nhân của Vệ binh đỏ gồm 4.193 người bị giết và 326 người bị buộc phải tự sát! Dân chúng hoảng loạn, nhiều nơi ăn thịt những người bị Vệ binh đỏ giết chết để chứng tỏ lòng trung thành với Mao. Ở tỉnh Vân Nam mỗi khi “ kẻ thù của Mao Chủ tịch” bị đập chết, người ta đem dao moi gan, xẻo thịt về nấu ăn.
Dưới quyền ngự trị của Mao, dân tộc Trung Hoa hai lần phải ăn thịt người!
Thần, Phật, tổ tiên đã bị đạp đổ hết, bây giờ Mao ngự trị Trung Quốc như một vị thượng đế nhưng thân phận người dân Trung Quốc thì không có gì thay đổi, càng ngày càng tiến đến cảnh tận cùng của nghèo khổ, đói rách cho đến khi Mao xuôi tay, nhắm mắt!
Sau này hồi tưởng lại, cựu Vệ binh đỏ Trần Hướng Dương viết: “Vì từ nhỏ đã được giáo dục hận thù: thù địa chủ, tư bản, Quốc Dân Đảng. Sự cuồng loạn ấy chẳng những hiện nay không mấy ai tin mà ngay bản thân chúng tôi nhớ lại cũng không dám tin nữa. Những việc làm xấu xa của Hồng Vệ Binh thật đáng nguyền rủa. Nhưng chúng tôi cũng có đủ tư cách để lớn tiếng hỏi lại: Ai đã giáo dục chúng tôi thành những thằng điên?” (Tân Tử Lăng, Mao Trạch Đông ngàn năm công tội).
Với những lời ghi trên, thiết nghĩ phải đưa những kẻ đầu độc trí óc dân chúng ra xét xử trước Tòa án Quốc tế về tội ác chống nhân loại.
P. H. S.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
Tài liệu:
-BS Lý Chí Thỏa, Mao Trạch Đông cuộc đời chính trị và tình dục.
Trần Trung Đạo dịch (www.vietmessenger.com)
-Tân Tử Lăng, Mao Trạch Đông ngàn năm công tội, Thông Tấn
Xã Việt Nam dịch và in 2009 (wwww.viet-studies.info).
Được đăng bởi bauxitevn

Thư giãn không thư giãn chủ nhật: Tâm lý không bị trừng phạt

Phạm Toàn -Boxitvn

Mở đầu chủ nhật lan man
Suốt năm ngoái cho tới hôm nay, mình hiệu đính cả thảy 8 hoặc 10 cuốn gì đó trong bộ sách Triết học cho trẻ em của nhà xuất bản Tri thức.
Bản thảo mới xong vừa gửi lại ban biên tập có chủ đề tính ác và cái ác của con người (không phải tính ác của con vật) – con vật không ác, ai không tin, xin cứ coi lại đoạn băng cưỡng chế đầm của anh hùng nông dân hiện đại Đoàn Văn Vươn. Trong đoạn băng này, có cảnh một người mấy lần đùn đẩy chú cảnh khuyển, nhưng chú không chịu tiến lên.
… sang một câu hỏi triết học
Trong cuốn sách mới hiệu đính, nhan đề Cả ngàn lý do để mà ác, có đoạn đối thoại dài của Platon trong cuốn Nền Cộng hòa, một trong những người đối thoại nêu quan điểm riêng về việc con người ta làm điều thiện và làm điều ác.

Người đối thoại này kể câu chuyện về một anh chăn cừu tên là Gygès, vốn là một người tốt bụng. Tình cờ Gygès nhặt được một chiếc nhẫn thần giúp anh trở nên vô hình. Khi đó anh ta làm gì? Anh ta không cưỡng được: anh ta vào trong cung điện, lên giường của hoàng hậu, rồi giết vua để thế chỗ ông ta. Khả năng vô hình tạo cho anh ta tình trạng không bị trừng phạt; và với tình trạng không bị trừng phạt, tất cả đức hạnh, tất cả thiện ý đều tan biến.
Tác giả viết như người vừa bắt được vàng, chỉ vì đã có vũ khí cho luận điểm mới của mình – tác giả nêu câu hỏi : “Nào, bây giờ giả dụ là chắc chắn bạn sẽ không bao giờ bị bắt quả tang, sẽ không bao giờ bị trừng phạt, liệu bạn sẽ không bao giờ làm điều ác chứ?
Lập luận của người đối thoại là như sau : khả năng tàng hình là gì? Đó là cách diễn đạt đồng nghĩa của khả năng không bị bắt quả tang làm điều ác, như vậy là khả năng không thể bị trừng phạt.
Một khi kẻ thủ ác có được cơ chế thần linh hoặc chính trị để không bị trừng phạt thì … thì chuyện gì sẽ xảy ra? Khi đó, chắc chắn là chỉ có chú cảnh khuyển của Công an Hải Phòng là còn có… tính người.
… và một lời kính thưa
Kính thưa một ông nào đó vẫn đang thực lòng tin tưởng hoặc giả vờ tin tưởng vào nền đạo lý dựa trên phê bình và tự phê bình để sửa chữa cái xấu, cái ác trong xã hội.
Liệu đó là kết quả của một trình độ lý luận hay đây chỉ là việc thuận miệng ghép phê bình và tự phê bình vào với nhau, rồi coi như đó là một chân lý hiển nhiên?
Phê bình và tự phê bình là hai phạm trù không gắn được với nhau.
Cơ chế của phê bình là công khai và ngoại hướng, khéo tổ chức sẽ dấn đến những thiết chế dân chủ hóa xã hội con người. Các thiết chế dân chủ đó bao gồm ba thành phần tham gia vào “công tác phê bình” (nhại thế cho vui): có một thành tố A phạm lỗi một thành tố B vạch lỗi và một thành tố C kiểm soát. Các thành tố A, B và C có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Các sai phạm có thể là lỗi (mang tính dân sự) hoặc tội (mang tính hình sự). Công thức hoạt động của mô hình này là công khai – minh bạch – hiệu quả. Công khai, đó là không dấm dúi. Minh bạch, đó là làm cho mọi ý đồ dấm dúi thành mất khả năng dấm dúi, thành công khai. Hiệu quả, đó là không ai bịp được ai, không có một thằng dẻo mỏ nào chiếm diễn đàn nói nhăng nói cuội rồi cả hệ thống cứ nói một đằng làm một nẻo.
Còn tự phê bình? Tự phê bình thuộc cơ chế riêng tư và nội hướng. Tự phê bình là hành vi cao cả của con người có văn hóa. Văn hóa cao tới đâu thì khả năng tự phê bình cao tương ứng tới đó. Thơ của Trần Việt Phương tự phê bình về sự ngây thơ chính trị của mình và thế hệ mình. Và thơ Chế Lan Viên tự phê bình về sự dính líu vô trách nhiệm về chính trị của cá nhân ông. Đó là hai dẫn chứng cho tự phê bình và cái tầm suy tưởng triết học hoặc xã hội học của chủ thể tự phê bình. Trình độ cao có thể là sám hối, là tỉnh ngộ, là chia sẻ. Không ai có quyền bắt người khác tự phê bình – đó là cơ chế của tự phê bình. Tự phê bình kiểu Mao Trạch Đông làm nhục con người vì lý do nào đó và lừa cho chủ thể bộc bạch tâm tư ra cho cả lũ Hồng vệ binh đấu đá dưới cái vỏ “phân tích đúng sai”, vờ vịt “giúp đỡ” nhau, thực chất là xúi giục đấu đá. Có lúc việc khuyên nhủ diễn ra theo cung cách “lưu manh chân tình” như thế này: “người nói (đấu đá) không có tội người nghe (phân tích sau khi tự phê bình) phải sửa mình”.
Liệu ông chủ xướng biện pháp phê bình và tự phê bình có nghĩ rằng cả cái khối cường hào ác bá ở Tiên Lãng và Hải Phòng sẵn lòng công khai tâm điạ của chúng ra qua tự phê bình? Có tin nổi chúng sẽ thành khẩn tự phê bình và khai ra những tài khoản đang gửi ở nước ngoài để tự nguyện chuyển tiền vào Quỹ giúp đỡ đồng bào nghèo?
Lan man chủ nhật một chút thôi
Bọn người xấu được đặt vào diện phải chỉnh đốn biết rõ hơn ai hết rằng không giải pháp nào (hiện đang dùng) lại đủ sức động chạm tới chúng.
Chúng rất sợ tam quyền phân lập – thì chính cái đó lại không có trên đất nước này. Từ đó mà bọn xấu thấy chúng không bị trừng phạt.
Bọn người xấu cũng rất sợ một xã hội dân sự tham gia vạch mặt chúng. Tự do báo chí là điều chúng rất sợ. Nhưng cái nền tự do ngôn luận này cũng rất mong manh trên đất nước ta.
Bọn người xấu cũng rất sợ các hội đoàn ra tay. Nhưng thử xem đoàn thể thanh niên chẳng hạn đã làm gì để giải pháp phê bình và tự phê bình có tác dụng tốt? Và ta đã thấy cái xã hội dân sự èo uột đã củng cố niềm tin bệnh hoạn của bọn xấu thấy chúng không bị trừng phạt.
Đã đén lúc những ai chủ trương phê bình và tự phê bình để chỉnh đốn những điều hư đốn đủ sức dẫn đến mất nước hãy thực tâm đứng ra phê bình và tự phê bình một chút coi! Các ngài sẽ thấy mình đúng hay sai? Chân tình hay giả dối? Đầu óc lành mạnh hay đang u mê?
Hay chính các ngài cũng thấy mình mang tâm lý không bị trừng phạt?
P. T.
Được đăng bởi bauxitevn

Huỳnh ngọc Chênh – ĐỘC THOẠI VỚI ANH TƯ VỀ BẦY SÂU


Huynhngocchenh

“Trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm. Nghe mà thấy xấu hổ, không nhẽ cứ để hoài như vậy. Mai kia người ta nói một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là ‘chết’ cái đất nước này”
Từ hồi nghe anh Tư nói đến bầy sâu như trên, tôi tò mò dò tìm lại những vụ lùm xùm trong quá khứ để xem chân dung của bầy sâu ra sao và việc xử lý chúng như thế nào. Nhưng rồi tôi thất vọng.
Vụ PMU 18 ban đầu nổi đình nổi đám lên với một bầy sâu bị bắt. Nhưng dần về sau thế cờ bị lật ngược, những con sâu bự lên đến cấp thứ trưởng cũng được thả ra, chỉ còn  vài con sâu ở cấp PMU trở xuống bị tù.
Rồi tiếp theo, tôi cứ tưởng vụ đại lộ đông tây TP HCM cũng sẽ lòi ra một bầy sâu nhung nhúc vì một mình con tốt Sỹ làm sao cả gan nuốt hết gần một triệu USD. Để ăn hết và ăn được chừng ấy tiền thì phải có đến cả một bầy sâu, phải có những con sâu lớn hơn Sỹ nữa kia. Thế nhưng kết thúc chỉ có một con sâu bé nhất bị diệt.
Gần đây nhất, ở chỗ tôi tưởng như đã thấy được cả một bầy sâu đó là tập đoàn Vinashin với khoản thất thoát lên đến 4 tỷ USD. Nhưng rồi qua một thời gian điều tra xem xét, quy trách nhiệm lại chỉ thấy có một con sâu PhạmThanh Bình, Chủ tịch HĐQT  lộ ra. Vài đại biểu Quốc hội cố truy lần trách nhiệm lên trên lại chẳng thấy sâu nào, chỉ thấy kết luận của Bộ chính trị về vụ Vinashin là không có cá nhân nào trách nhiệm cả.
Rồi những chuyện xảy ra gần đây cũng chỉ thấy vài con sâu bé nhỏ và lẻ tẻ lòi ra. Cở như Lèo cờ đánh bạc tiền tỷ, cở viện trưởng VKS huyện dẫn gái đi chơi thuyền… Chưa thấy đâu có sâu lớn bị bắt hoặc thấy có cả bầy sâu làm “chết” đất nước nầy như anh Tư nói. Chẳng lẻ anh Tư vì quá bi quan mà nói sai? Bầy sâu ở đâu? Bầy sâu ở đâu nào?
Thế như là để trả lời những boăn khoăn của tôi, một bầy sâu to đùng xuất hiện. Chúng công khai trỗi dậy, bò lổn ngổn, kết bè với nhau tàn phá cả một vùng của đất nước.
Đó là bầy sâu mà đến hôm nay không cần nói ra nhưng ai cũng biết: Bầy sâu ở Hải Phòng.
Từ những con sâu rất bé là bọn đầu gấu xã hội đen cướp giật tôm cá trong đầm anh em Đoàn Văn Vươn, ngăn cản hành hung báo chí vào đầm tìm hiểu. Tiếp theo là các con sâu cấp xã như Hoan, Liêm, rồi đến những con sâu to hơn ở cấp huyện như Nghĩa, Hiền, Khanh, Mải…Mới chừng ấy đã thấy một bầy rồi.
Nhưng chưa hết,  những con sâu cấp cao hơn vì muốn bao che, chống chế cho đàn em, dần dần lộ mặt. Ban đầu là sâu Thoại, sâu Ca và mới đây nhất con sâu to nhất ở Hải Phòng lộ diện: Bí Thư thành ủy Nguyễn Văn Thành.
Đến đây và đến hôm nay đã có một bầy sâu xuất hiện nguyên hình. Chúng cấu kết với nhau từ cấp xã hội đen lên cấp xã, cấp huyện rồi đến cấp thành… Lâu nay chúng đã ngang nhiên đục khoét, tàn phá địa phương này, gây hại người dân qua biết bao nhiêu vụ việc.  Bây giờ bị phát hiện chúng tiêp tục cọ quậy, tìm cách chống trả. Không biết bên trên còn con sâu nào nữa chống lưng cho chúng mà chúng chẳng tỏ ra chút nào sợ sệt.
Cả một đàn sâu đấy anh Tư ạ! Còn chờ gì nữa mà anh không nhanh chóng ra tay như đã hứa với cử tri trước đây. Xịt liền cho chúng một bình thuốc rầy. Để càng lâu chúng sẽ lây lan ra khắp nơi và không khéo dự báo của anh “ tất cả thành sâu hết”  trở thành hiện thực thì đúng là “chết cái đất nước nầy”. Anh Tư ới , anh Tư à!
Được đăng bởi

Cu Làng Cát cáo lỗi bạn đọc

Culangcat

Sau khi đăng bản rã băng ghi âm từ blog nhà văn Nguyễn Quang Vinh về clip Bí thư Thành ủy Hải Phòng nói chuyện với các bô lão trong CLB Bạch Đằng, Cu Làng Cát trích thuật nguyên văn bản rã băng ghi âm này và có đoạn: “Hùa vào thằng Vươn luôn”,

theo nhà văn Nguyễn Quang Vinh là chưa đúng, và nghe lại, nhà văn Nguyễn Quang Vinh tạm dùng từ: “bắt đầu từ đó luôn”. Theo nhà văn Nguyễn Quang Vinh, ngay cả mấy chữ này cũng không rõ lắm. Cu nghe đi nghe lại, nghe cả trên tờ NLĐ thì rõ từ “hùa vào đó luôn”, nghe thêm nhiều lần có tên từ “Vươn” nữa. Bà con nghe trên NLĐ tại đây vì có xử lý lọc âm nên rõ hơn trên youtube. Nhưng NLĐ online cũng đã rút bỏ clip đó rồi.

Cu Làng Cát sáng nay nhận điện thoại nhà văn Nguyễn Quang Vinh thay lại câu chữ. Cu đã thay đổi câu chữ trong một số entry, thành thật xin lỗi bạn đọc.
Tất nhiên, quan điểm Cu Làng Cát trong vụ việc này vẫn không đổi với thái độ quan chức coi thường lão thành cách mạng, coi thường cái đúng, coi thường tiền bối, cưỡng chế sai cả pháp luật và đạo lý.
Bản chất của buổi nói chuyện vẫn không hề thay đổi. Đó là sự thật. Vì nói trái đi kết luận của Thủ tướng.
Nếu sự dẫn lại và viết bài căn cứ vào rã băng ghi âm của nhà văn Nguyễn Quang Vinh có thể gây hiểu lầm, Cu Làng Cát xin lỗi ông Nguyễn Văn Thành về sự việc này.
Cu Làng Cát

Hà Tĩnh: Lại chuyện chính quyền đối với dân thế nào?

- - Tại xã Vĩnh Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh), sau khi xã tìm mọi cách ép dân làm giống lúa mới đã dẫn đến nhiều bức xúc. Trong khi tranh cãi về nilon che phủ mạ, một Phó Chủ tịch UBND xã đã đánh dân tóe máu. Không cho làm bảo vệ trường vì làm trái ý xã

Ông Nguyễn Doãn Trường, xóm Chiến Thắng là bảo vệ trường mầm non và trạm xá xã từ năm 2005. Trong vụ Đông Xuân năm 2011 – 2012, ông Trường làm 3 sào lúa IR 1820. Cho rằng ông Trường vi phạm quy định về thực hiện giống lúa mới, UBND xã Vĩnh Lộc đã ra quyết định đuổi ông khỏi vị trí bảo vệ trường mầm non và trạm xá xã. 



Ông Nguyễn Doãn Trường, xóm Chiến Thắng: “Tôi đang yêu cầu xã phải trả lời rõ vì sao đuổi việc bảo vệ trường của tôi, trả lại danh dự cho tôi trước nhân dân”.

Chỉ vào đống thóc trong nhà, ông Trường nói: “Tôi làm 1,5 mẫu ruộng, mấy năm trước đây đều gieo giống 1820 cho năng suất cao, thu hoạch không những thừa ăn mà còn phục vụ chăn nuôi, bán ra ngoài. Năm nay xã cấm làm 1820, khi họp dân đều bị phản đối, xã bèn ra thông báo trên loa để ép dân phải làm”.

Trong suốt một tuần, loa truyền thanh liên tục phát thông báo của xã nghiêm cấm dân làm giống lúa 1820, nếu ai vi phạm sẽ bị cắt chế độ hộ nghèo, không giải quyết chế độ trợ cấp, không miễn giảm khi thiên tai mất mùa, hạn chế giao dịch hoặc phê vào lí lịch gia đình không chấp hành các chủ trương của Đảng và các quy định tại địa phương…

Ông Đặng Văn Thư, xóm Tứ Xuyên là cựu chiến binh, nông dân sản xuất giỏi. Vụ Đông Xuân, ông có gieo cấy 4 sào giống 1820, bị xã lập biên bản buộc phải phá hủy. Ông Thư không chấp hành, bị kỷ luật cảnh cáo về đảng. Hai con gái của ông lên xã xin chứng nhận hồ sơ bị từ chối. Ông còn được cán bộ trực đảng của xã thông báo là do ông chống đối nghị quyết nên việc làm hồ sơ tặng huy hiệu 30 năm tuổi Đảng cho ông bị đình hoãn. 

Ông Phan Văn Thanh, xóm 1 đã gieo 10 thước ruộng giống 1820, ông Nguyễn Văn Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã dọa “nếu gia đình không thực hiện sẽ không chứng nhận giao dịch giấy tờ cho con cái, hoặc phê vào hồ sơ gia đình không chấp hành quy định của địa phương”, buộc ông Thanh phải bừa hủy. 

Ông Thanh lấy thóc giống của xã về gieo, nhưng lúa chết hết. Ông Thanh phải hủy thêm 20 kg thóc giống 1820 để lấy 20 kg thóc giống TX 28 của xã (giá 40 nghìn đồng/kg, đã được trợ giá 20 nghìn đồng/kg) nhưng về gieo lúa không lên. Ông hỏi xóm trưởng thì được biết thóc giống không còn, gia đình phải tự lo. Ông Thanh đành phải mua giống Khang Dân đột biến về thay thế.

Mặc dù xã ra sức cấm đoán, nhiều người dân vẫn tìm cách “lách luật” để gieo trồng giống 1820. Một số người dân cho biết, bà Phạm Thị Kim, chị gái ông Phạm Đức Hướng, Chủ tịch UBND xã vẫn làm 1820, ông Nguyễn Duy Cảnh, anh em thúc bá với ông Bí thư đảng ủy xã cũng làm 1820. 

 
Ông Đặng Văn Thư, xóm Tứ Xuyên đứng bên thửa ruộng IR 1820 xanh tốt mà ông đã không phá hủy theo lệnh xã

Hiện nay trên cánh đồng xã Vĩnh Lộc, những trà lúa xanh tươi tốt hầu hết là giống 1820, còn nhiều thửa giống mới bị chết gần hết, bà con đang chạy đôn chạy đáo tìm mạ để “trám” vào. Một số trà lúa gieo muộn lên lơ thơ, èo uột. Nhiều người dự đoán năm nay sẽ mất mùa, đói kém.

Một người dân kiến nghị bằng văn bản cần “có biện pháp đối với những cán bộ không vì dân mà hại dân”.  

Phó Chủ tịch xã đánh dân tóe máu vì hỏi ni long phủ mạ

Chỉ vì hỏi xin cán bộ nilon phủ chống rét cho mạ mà anh Nguyễn Văn Tài, xóm Hạ Triều bị cán bộ xã đánh cho tơi bời, tóe máu. Theo anh Tài, vào chiều ngày 25 Tết (18/1/2011), do được phổ biến về việc xã hỗ trợ nilon phủ chống rét cho mạ, anh Tài đến nhà ông Nguyễn Văn Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã (phụ trách kinh tế và phụ trách xóm Hạ Triều, cũng là dân trong xóm) để hỏi. 


Anh Nguyễn Văn Tài chỉ vào vết thương ở cằm do bị ông Nguyễn Văn Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã gây ra.

Ông Hùng nói: “Tôi không biết, việc đó anh lên xã mà hỏi”. Anh Tài phản ứng: “Cán bộ mà nói với dân như thế là không được”. Sẵn có hơi men, ông Hùng nổi xung tát liên tiếp vào mặt anh Tài, anh Tài ôm đầu lùi ra, ông Hùng đuổi theo xô anh Tài ngã, cằm va vào bậc thềm tóe máu. Bức xúc, anh Tài chạy xe máy lên trụ sở UBND xã để phản ánh. Ông Hùng đuổi theo, đến trụ sở gọi anh Tài vào phòng, túm áo, nắm tóc đập đầu anh Tài vào tường. Anh Tài chạy ra thì bị tiếp tục anh La Văn Lĩnh, công an viên tát vào mặt. 

Sau đó, ông Phạm Đức Hướng, Chủ tịch UBND xã có bảo anh Tài đi trạm xá khâu vết thương nhưng anh Tài không đi. Bị đánh đau, anh Tài về nhà phải mua thuốc uống và ba ngày không ăn được cơm, phải ăn cháo. 

Mấy ngày sau, ông Hùng tiếp tục đến nhà anh Tài lớn tiếng thách thức. sau khi công an huyện về làm việc, đến ngày 22/2/2012, ông Hùng mới chịu nhận sai và xin lỗi anh Tài. Anh Tài không chấp nhận, yêu cầu ông Hùng phải kiểm điểm trước chi bộ.


Biên bản của xã lập về việc ông Đặng Văn Thư gieo cấy giống 1820 trên 4 sào ruộng.  

Như vậy, từ việc xã ép uổng dân làm giống mới mà dân bị cán bộ xã đánh đập tơi bời. Còn tại xã Yên Lộc thì trưởng công an xã bị dân đánh nhập viện vì tổ chức phá lúa 1820 của dân.

Trong tiếp xức thực tế về quá trình triển khai thực hiện giống lúa mới ở huyện Can Lộc PV đã phát hiện nhiều chuyện bi hài, “cười ra nước mắt” khác mà địa phương này đã áp đặt đối với người dân.

Tamnhin.net sẽ tiếp tục phản ánh vấn đề này trong các số báo tới.-Theo:(Tamnhin.net) Hà Tĩnh: Lại chuyện chính quyền đối với dân thế nào? 

Cáo buộc dân trốn thuế, cục Thuế Vĩnh Long bị kiện (SGTT).Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh: “Đà Nẵng không có chuyện chạy chọt” (VOV).  - Chẳng ai nhớ mình giữ chức gì (TT).Ông Thanh đang làm gì ở Đà Nẵng? Bí thư Thành ủy Đà Nẵng nói chuyện với 4500 cán bộ (Bee.net 25-2-12) -- “Đà Nẵng không có chuyện chạy chọt” (TP 25-2-12) -- Ba Dũng nên ngó lại sau lưng!

Ông Đinh La Thăng nuôi ong tay áo: Thứ trưởng Bộ GTVT: Cần cơ chế xử lý người đứng đầu (VTC 25-2-12) -- Kể cả người đứng đầu Bộ của ông?‘Xe ôm Tây phục vụ’ trở thành ‘hot’… trên mạng (ĐV).
-  Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương: Không vì khó khăn mà nản lòng (VNN).

Lệnh của huyện có là gì ? khi xã “tiếp tay” để DN kinh doanh trái phép?
(Tamnhin.net) - Từ năm 2006, UBND huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) đã chỉ đạo cấp xã không được tự ý ký hợp đồngcho thuê đất nhưng UBND xã Hoằng Lý (huyện Hoằng Hóa) đã ngang nhiên cho doanh nghiệp thuê đất dẫn đến việc tập kết, kinh doanh trái phép khiến dư luận bất bình.


- Ngô Trần ĐứcĐẩy mạnh đổi mới toàn diện đất nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh (viet-studies 26-2-2012)◄◄◄Suy thoái kinh tế đang diễn ra trên quy mô toàn cầu, sức ép về an ninh quốc gia từ Biển Đông vẫn đang rập rình, tình trạng kinh tế - văn hoá - đạo đức – an sinh xã hội của nước ta,…xuống cấp từng ngày; đang gây lo lắng cho tất cả những ai quan tâm đến hiện tình của đất nước.

Năm 1986, Việt Nam đã dũng cảm và sáng suốt tiến hành một cuộc đổi mới ngoạn mục, mang tính cách mạng, nhờ đó mở ra một cục diện mới, chẳng những đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng mà còn nhanh chóng đạt những thành tựu được cả thế giới ngưỡng mộ, có tín hiệu dường như đang xuất hiện một con rồng mới ở Đông Nam Á. Rất tiếc, từ bước khởi đầu tốt đẹp đó trong những năm đầu, chúng ta đã ngập ngừng, rồi mắc vào chủ quan, bảo thủ, chẳng những bỏ lỡ cơ hội bứt lên mà dần dần lại rơi vào trì trệ, suy thoái, nay đang phải đối diện với nguy cơ khủng hoảng: sản xuất chậm lại, lạm phát dâng cao, nhập siêu tăng vọt, kỷ cương, phép nước bị buông lỏng, nạn tham nhũng hoành hành, cơ chế tổ chức, quản lý, tuyển chọn, đề bạt cán bộ sai quy luật, các tập đoàn kinh tế nhà nước thua lỗ nặng, quan chức hư hỏng, văn hoá - đạo đức xã hội suy thoái nghiêm trọng, sinh hoạt chính trị dân chủ bị hạn chế, đời sống nhân dân ngày càng khó khăn,…Đất nước đang đứng trước những nguy cơ khó lường. Một nhà kinh tế Việt Nam đưa ra nhận định: “Từ 1991 đến nay, chưa bao giờ tình hình kinh tế - xã hội lại xấu như bây giờ”.

Mô hình tăng trưởng 25 năm qua đã được khai thác hết giới hạn của nó. Muốn khắc phục khủng hoảng, để giữ vững và tiếp tục phát triển, Việt Nam phải nhanh chóng tiến hành một cuộc đổi mới II, chuyển mạnh sang mô hình phát triển nhanh và bền vững.

Đã có nhiều phương án, kiến nghị công phu, tâm huyết của các chuyên gia, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, được đưa ra để Đảng và Nhà nước lựa chọn. Có người đưa ra kịch bản duy tân đất nước – như là tiền đề, là điều kiện cho đổi mới, hoặc một cuộc chuyển hoá hoà bình theobài học Trần Thủ Độ; có người đưa ra giải pháp “Thoát Á luận”, “Thoát Trung luận”, cùng nhiều đề nghị cần “thoát” ra khác nữa. Riêng tôi, tôi chú ý đến “Bản ý kiến” ngày 8 tháng 9 năm 2011 của 14 giáo sư, trí thức Việt kiều có tên tuổi, đang sống và làm việc ở nước ngoài, nhan đề “Cải cách toàn diện để phát triển đất nước”. Cũng như nhiều bản kiến nghị khác, bản ý kiếnnày, theo tôi, đã đưa ra được những kiến giải tâm huyết, sâu sắc, khả thi trong điều kiện Việt Nam hiện nay, được diễn đạt một cách cô đọng, thận trọng, sáng sủa, nên có sức thuyết phục cao. Chỉ băn khoăn rằng, không biết những ý kiến sáng giá như thế liệu có đến được những nhà lãnh đạo cao cấp của Việt Nam hay không, có được các vị chiếu cố dành thì giờ nghiên cứu nó hay không?

Do đồng tình với nhiều điểm trong bản ý kiến này, và được kích thích bởi nó, tôi cũng mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình, như là sự tiếp tục triển khai một vài ý tưởng trong bản ý kiếnđó. Tôi đặc biệt tâm đắc khi thấy, không phải ai khác, mà chính các trí thức Việt kiều đã mong muốn Đảng và Nhà nước Việt Nam cần trở về sâu sắc hơn với Tư tưởng Hồ Chí Minh, trong cuộc đổi mới lần này. Về vai trò của Tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, đổi mới và phát triển đất nước, Bản ý kiến viết:


“Ta đã có một Hồ Chí Minh đặt nền móng dân chủ cho một nước Việt Nam độc lập…Ta đã lấy tư tưởng Hồ Chí Minh làm tư tưởng chỉ đạo. Tư tưởng độc lập đó cần phải được vun xới sâu hơn nữa trong hoàn cảnh hiện nay…Bối cảnh hoàn toàn đổi khác, tất nhiên tư tưởng của lãnh tụ cũng phải được hiểu theo một tinh thần mới, phải được chắt lọc lại, chỗ nào thuần tuý trường kỳ, chỗ nào là chiến thuật giai đoạn, chỗ nào thích hợp cho dân chủ ngày nay, chỗ nào đã đáp ứng xong rồi những nhu cầu trong quá khứ. Toàn dân sẽ tham gia thực hiện nền móng dân chủ mà lãnh tụ đã đặt viên gạch đầu tiên thuở khai sinh nước. Ngôi nhà sẽ xây kết hợp hài hoà tư tưởng Hồ Chí Minh với những tu tưởng của thế giới, vạch ra một mô hình thích hợp với hoàn cảnh hiện nay của Việt Nam…”.

Viết như thế tỏ rõ các tác giả đã khẳng định những giá trị bền vững trong tư tưởng và phương pháp cách mạng uyển chuyển của Hồ Chí Minh. Nhận thức đó hoàn toàn phù hợp với quan điểm học tập, kế thừa, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưỏng Hồ Chí Minh trong quá trình đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam.

Một cuộc cải cách về thể chế mang tính cách mạng tất yếu phải do Đảng lãnh đạo phát động, và như bản góp ý đã thừa nhận, “trên thực tế hiện nay, cũng chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam mới đảm nhận được vai trò này”. Một Đảng lấy tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động, tiến hành một cuộc cải cách thể chế theo đúng tư tưởng Hồ Chí Minh, là một bước đi tự nhiên, hợp quy luật, hợp lòng dân. Tư tưởng đó là vốn quý của dân tộc, phản ánh ý chí và nguyện vọng của toàn dân mong nó được thực hiện và toả sáng trên đất nước này. Chúng ta không cần sao chép ở sách vở nào, không cần mô phỏng theo cách làm của ai cả, hơn nữa, còn phải dũng cảm “thoát” ra khỏi những điều tự trói buộc vô hình, đã bị thực tiễn bác bỏ, để trở về với tư tưởng Hồ Chí Minh - của báu đã sẵn trong nhà, chỉ cần Đảng phát động, toàn dân sẽ hưởng ứng, sẽ nô nức đi theo, như thời Cách mạng Tháng Tám, như thời kỳ đổi mới năm 1986 vậy.



1. Để đổi mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh,
cần nhận thức sâu sắc hơn nữa về tư tưởng của lãnh tụ


Có điều lạ là trong mấy chục năm qua, Đảng đã liên tục phát động nhiều đợt vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” mà ít hoặc không thấy nhắc nhở đến phải ra sức “học tập và làm theo tư tuởng Hồ Chí Minh”? Đành rằng, trong các trường đảng và trường đại học đã có bộ môn “tư tưởng Hồ Chí minh” nhưng không phải loại cán bộ nào cũng được qua trường đảng, hơn nữa, nhân dân cũng cần nắm được nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh để học tập, làm theo, cần hơn còn là để theo rõi, giám sát cán bộ của Đảng, xem họ có làm đúng với tư tưởng của Cụ Hồ hay không. Phải chăng tư tuởng Hồ Chí Minh quá cao, quá khó để làm theo đối với chúng ta, hay còn có sự e ngại nào khác?

Từ lâu, nhân dân ta vẫn tâm niệm: đổi mới thực chất là trở về với tư tưởng Hồ Chí Minh, theo tấm gương và cách làm của Hồ Chí Minh, để xã hội có nhiều dân chủ, cởi mở và thông thoáng hơn; dân giầu, nước mạnh, công bằng, văn minh hơn; nhà nước pháp quyền với đội ngũ công bộc trung thành, tận tuỵ hơn; quan hệ giữa người với người nhân ái, đoàn kết, khoan dung, hoà hợp hơn; và không quên trách nhiệm đóng góp vào tiến bộ xã hội của thế giới. Đó là những giá trị có ý nghĩa toàn nhân loại, nên rất được lòng dân. Nếu bảo đó chính là những mục tiêu củachủ nghĩa xã hội theo quan niệm của Hồ Chí Minh thì cũng không sai, bởi với Cụ Hồ, “ý dân là ý trời”, cái gì hợp lòng dân, đó là chủ nghĩa xã hội, cái gì mất lòng dân, đó là chống lại chủ nghĩa xã hội, đúng như Cụ từng nói: “chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp của toàn dân, do nhân dân tự xây dựng lấy”, không ai làm thay, không ai ban phát, áp đặt cho dân cả!

Như vậy, để cải cách, đổi mới theo Tư tưởng Hồ Chí Minh, điều cần thiết là phải nhận thức đúng, quán triệt sâu sắc, cả phần nổi và phần chìm trong tư tưởng của Cụ - cái mà ta đang gọi là “minh triết Hồ Chí Minh”. Hiểu một cách đơn giản, minh triết là “sự khôn ngoan, sáng suốt” (sagesse) – điều mà không mấy ai nói ra thành lời cái sự khôn ngoan ấy của mình. Đó là chỗ khác nhau giữa khái niệm “tư tưởng Hồ Chí Minh” với “minh triết Hồ Chí Minh”, một cái “hiển ngôn”, một cái “vô ngôn”. Trong nghiên cứu, tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh, khi cái “hiển ngôn” bất lực thì người ta phải tìm đến cái “vô ngôn”.

Điều đặc sắc ở Hồ Chí Minh là có sự thống nhất cao độ giữa lý luận và thực tiễn, giữa nói và làm, thường nói ít, làm nhiều, lắm khi chỉ làm mà không nói, vì sao? Vì Hồ Chí Minh phải sống và đấu tranh trong một bối cảnh quốc tế cực kỳ phức tạp, nhạy cảm, không phải lúc nào cũng có thể nói ra mọi ý nghĩ của mình, khi ý ấy không phù hợp với quan điểm của những lực lượng mà mình đang cần phải dựa vào hay cần tranh thủ. Người minh triết là người biết hành xử khôn ngoan, sáng suốt trước những hoàn cảnh éo le, phức tạp để thực hiện thành công mục tiêu của mình. Nhờ có “minh triết” mà Hồ Chí Minh có thể “bảo thân” lúc nguy nan, có thể “sự quốc” khi vận mệnh quốc gia ở thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Nghiên cứu minh triết Hồ Chí Minh là tìm hiểu cái phần chìm này, cái phần không “hiển ngôn”, được thể hiện qua lối sống, cách ứng xử, qua việc làm và cách làm của Hồ Chí Minh, cái phần không nói ra ấy - hay nói bằng hành động - (không có trong HCM TT, tất nhiên) nhưng lại giúp ta hiểu rất sâu về thực chất tư tưởng của Cụ mà chúng ta đang cần học theo lúc này.

Hồ Chí Minh là người cộng sản, nhưng xét đến cùng, chủ yếu Cụ vẫn là người yêu nước, suốt đời đấu tranh cho độc lập, tự do của Tổ quốc, cơm áo, hạnh phúc và nhân phẩm của nhân dân. Một dân tộc thuộc địa nhỏ yếu, muốn đánh thắng một cường quốc đế quốc, không thể không đi tìm đồng minh, tranh thủ viện trợ, hợp tác, giúp đỡ của quốc tế.

Hồ Chi Minh đến với Quốc tế 3 của Lênin trong hoàn cảnh ấy, khi không một quốc gia, một tổ chức chính trị nào ở phương Tây lúc đó chìa bàn tay ra với các dân tộc thuộc địa. Có điều, mục tiêu hàng đầu của Quốc tế 3 là làm cách mạng vô sản, giải phóng giai cấp công nhân thế giới, còn mục tiêu trước hết của Hồ Chí Minh là làm cách mạng giải phóng dân tộc, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc mình và các dân tộc thuộc địa. Vì mục tiêu hai loại cách mạng khác nhau nên chiến lược, sách lược cũng khác nhau rất nhiều, đã thế, Quốc tế 3 lại đặt cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa vào địa vị phụ thuộc - ở vòng ngoài của cách mạng vô sản, để hỗ trợ cho cách mạng vô sản - khi nào cách mạng vô sản ở chính quốc thành công thì các dân tộc thuộc địa tự nhiên sẽ được giải phóng!

Cái khó nữa của Hồ Chí Minh là ở chỗ, theo quan điểm của Quốc tế CS, vấn đề dân tộc ở châu Âu cơ bản đã được giải quyết xong từ hai thế kỷ trước, bị coi là thuộc phạm trù cách mạng tư sản, nếu chỉ coi trọng vấn đề dân tộc, không nhấn mạnh vấn đề giai cấp, sẽ bị phê phán là trái với quan điểm mác-xít, không được coi là người cộng sản chinh thống. Điều đó cắt nghĩa vì sao Hồ Chí Minh thường bị Quốc tế cộng sản coi là một phần tử hữu khuynh, dân tộc chủ nghĩa, không được tin cậy, trọng dụng.

Đi theo con đường cách mạng vô sản để tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa, muốn giành được thắng lợi, Hồ Chí Minh đã phải điều chỉnh nhiều công thức, mệnh đề của học thuyết Mác-Lênin cho phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam, kể cả khi miền Bắc đã đi vào xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Do đó, vẫn giương cao ngọn cờ Mác-Lênin, vẫn nói phải học tập kinh nghiệm của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa anh em, nhưng trong thực tế hành động, Hồ Chí Minh đã làm khác, có khi phải làm ngược lại, cách mạng Việt Nam mới giành được thắng lợi. Xin đơn cử một vài luận điểm:

1. Lênin và Quốc tế 3 đặt cách mạng giải phóng dân tộc ở địa vị phụ thuộc, khi nào cách mạng vô sản ở chính quốc thắng lợi thì cách mạng ở thuộc địa sẽ thành công. Hồ Chí Minh lại cho rằng thuộc địa là khâu yếu trong hệ thống đế quốc chủ nghĩa, trong khi chủ nghĩa yêu nước và khát vọng tự do, độc lập của nhân dân thuộc địa lại vô cùng mãnh liệt, nếu khéo lãnh đạo thì cách mạng thuộc địa có thể thành công trước và bằng thắng lợi đó, góp phần vào sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản ở phương Tây. Lịch sử đã diễn ra đúng như Cụ Hồ đã khẳng định và Cụ đã thành công.

2. Học thuyết Mác-Lênin coi đấu tranh giai cấp là động lực duy nhất để giải quyết vấn đề “ai thắng ai” giữa tư bản và vô sản, coi quan điểm giai cấp là tiêu chí cơ bản nhất để xem xét lập trường, quan điểm của một người cộng sản. Hồ Chí Minh lại nói; “Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước,… người ta sẽ không thể làm gì được cho người An Nam nếu không dựa trên cái động lực vĩ đại và duy nhất trong đời sống xã hội của họ”[1]. Ta hiểu vì sao Hồ Chí Minh, trong đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, lại không nhấn mạnh vấn đề giai cấp mà luôn chú trọng phát huy sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, luôn nhắc đến “con Lạc cháu Hồng”, đến hai tiếng thiêng liêng “Tổ quốc, đồng bào”, luôn coi trọng củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc, không phân biệt giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo, …chứ không đơn thuần chỉ nhắc tới công- nông, vì vậy Đảng đã tập hợp và lôi cuốn được toàn thể dân tộc vào cuộc đấu tranh chống ngoại xâm và xây dựng đất nước.

3. Marx quan niệm đấu tranh giai cấp tất yếu dẫn đến chuyên chinh vô sản - tức nhà nước độc quyền của giai cấp vô sản. Lênin coi chính quyền Xô viết là chính quyền của công nông.Stalin còn cực đoan hơn, không cho phép các đảng cộng sản châu Âu trong Quốc tế 3 được liên minh với các đảng dân chủ - xã hội để giành đa số trong tranh cử vào Quốc hội ở các nước tư bản trong những năm 30 của thế kỷ trước. Hồ Chí Minh sau khi về nước trực tiếp chỉ đạo đấu tranh giành chính quyền, lại đưa ra chủ trương: “không nên nói công nông liên hợp và lập chính quyền xô-viết mà phải nói toàn thể nhân dân liên hiệp và lập chính phủ dân chủ cộng hòa”[2], tiêu biểu cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thực tế, Chính phủ Hồ Chí Minh sau Cách mạng tháng Tám là Chính phủ gồm đại biểu các đảng phái, tôn giáo, nhân sĩ, trí thức Bắc-Trung-Nam, nhiều người trước đó từng là thượng thư, khâm sai đại thần, bộ trưởng trong Chính phủ Bảo Đại hay Trần Trọng Kim. Điều này khiến Stalin đã phải chất vấn khi gặp Hồ Chí Minh năm 1950: “Chính phủ của đồng chí là cáí chính quyền gi và của ai? ( có ý phê phán không phải chính quyền công nông).

4. Về phương thức tiến hành 2 nhiệm vụ phản đế và phản phong trong cách mạng dân tộc - dân chủ, quan điểm của Stalin và Quốc tế cộng sản yêu cầu phải coi 2 nhiệm vụ đó là ngang nhau, nương tựa vào nhau, do đó phải được tiến hành song song, đồng thời (“con cọp-đế quốc nấp trong bụi lau-phong kiến, muốn đánh cọp phải phát lau, phát lau để đánh cọp”- đó là cách diễn đạt của Trung Quốc khi chấp hành chỉ thị của Stalin). Ở Việt Nam, Hồ Chí Minh lại coinhiệm vụ giải phóng dân tộc là cấp bách nhất, nổi lên hàng đầu, muốn thế phải phát huy sức mạnh của toàn dân tộc để giành cho được độc lập; vấn đề ruộng đất cũng sẽ thực hiện từng bước, nhưng phải phục tùng nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Trong kháng chiến chống Pháp, Hồ Chí Minh cũng chưa đề ra chủ trương cải cách ruộng đất, mà chỉ mới thực hiện giảm tô, giảm tức, chia ruộng của thực dân và Việt gian phản động cho nông dân nghèo, nên 1950 đã bị Stalin nhắc nhở, phê bình, đòi hỏi phải cải cách ruộng đất, như một điều kiện để được tái hòa nhập phong trào cộng sản và để được nhận viện trợ. Như ta đã thấy, Hồ Chí Minh đã chần chừ mãi, đến cuối 1953 mới thông qua luật cải cách ruộng đất, làm 1, 2 thí điểm, sang 1954 mới mở rộng ra một vài nơi ở trung du Bắc bộ.

5. Học thuyết Mác-Lênin thường nhấn mạnh vai trò quyết định của cơ sở kinh tế, xét đến cùng, điều đó đúng, nhưng trong thực tế vận dụng, không tránh khỏi có lúc rơi vào kinh tế quyết định luận, coi nhẹ vai trò tác động trực tiếp của các yếu tố trung gian khác. Hồ Chí Minh lại đánh giá rất cao vai trò của nhân tố con người. Trong hoàn cảnh một nước thuộc địa nửa phong kiến, nông nghiệp lạc hậu, vật chất tất nhiên là vô cùng thiếu thốn, nhưng nếu biết phát huy sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, sức tác động trở lại của văn hóa, đạo đức,… thì trong những hoàn cảnh nhất định, con người vẫn có thể dùng tinh thần để vượt qua những thiếu thốn vật chất mà giành được thắng lợi. Bản thân cuộc đời cách mạng đầy gian khổ hy sinh của Cụ Hồ là một bài học lớn về vấn đề này.

6. Các nhà sáng lập và hoạt động nổi tiếng của phong trào cộng sản thế giới đều xuất thân trí thức, nhưng khi lên cầm quyền, nhiều lãnh tụ vô sản lại coi thường trí thức, thậm chí coi khinh trí thức. Nước Nga xô-viết dưới thời Lênin và Stalin, hàng vạn trí thức đã bị đàn áp, đày đọa, giết hại, hoặc buộc phải đi sống lưu vong. Trung Quốc dưới thời Mao Trạch Đông, trí thức bị coi khinh, không bằng “cục phân chó”! Trí thức vẫn là đối tượng bị đày ải, nhục hạ chủ yếu trong các cuộc vận động “chỉnh phong”, “tam phản, ngũ phản”, đặc biệt là trong cuộc “đại cách mạng văn hóa”, không ít người đã tìm đến cái chết hoặc bị giam cầm, đày đọa cho đến chết. Vì sao có hiện tượng này? - vì thiếu dân chủ, không quen nghe ý kiến phản biện, chỉ muốn độc quyền chân lý!

Hồ Chí Minh lại rất coi trọng trí thức, lắng nghe trí thức, tin dùng trí thức, vì theo Cụ, trí thức ở thuộc địa đều là những người yêu nước, có tinh thần dân tộc, vì có học vấn cao, hiểu biết rộng nên nắm được chân lý, có tinh thần dân chủ, hướng về cách mạng. Vì vậy, trí thức là lực lượng quan trọng trong việc quản trị, điều hành đất nước theo luật pháp, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng chế độ mới. Người nói: Không có trí thức tham gia, công việc của cách mạng sẽ khó khăn hơn rất nhiều.

Trên đây, chỉ dẫn ra một vài ví dụ để chứng minh rằng nhiều tư tưởng của Hồ Chí Minh được thể hiện qua hành động, chỉ làm mà không nói. Đó là phần minh triết của Cụ. Nó cho thấy: vào lúc tư duy lý luận của Quốc tế CS, sau thời Lênin, đã bị “sơ cứng hóa”, họ đã xử lý rất nặng với những ai có quan điểm độc lập, khác biệt, nhưng Hồ Chí Minh vẫn không vì thế mà bị trói buộc bởi những công thức giáo điều, cứng nhắc nào, vẫn luôn nêu cao tinh thần độc lập tự chủ, luôn xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của dân tộc, từ thực tiễn cách mạng Việt Nam để tiếp thu có chọn lọc và vận dụng một cách sáng tạo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, kết hợp nó với tư duy chính trị - triết học dân chủ và tiến bộ của nhân loại, theo phương châm Cụ đã nói: “Tây phương hay Đông phương có cái gì tốt ta học lấy để tạo ra một nền văn hóa Việt Nam,…hợp với tinh thần dân chủ”[3].

Nói như trên, vậy có phải Cụ Hồ chỉ là một người dân tộc chủ nghĩa hay chăng? – Cụ Hồ là một người cộng sản yêu nước, thương dân, luôn biết kết hợp chủ nghĩa yêu nước nồng nhiệt với chủ nghĩa quốc tế trong sáng, lợi ích dân tộc với lợi ích nhân loại, tuyệt đối không có một gợn nhỏ nào của chủ nghĩa dân tộc vị kỷ, hẹp hòi. Chỉ có chủ nghĩa quốc tế giả danh, chứ không có chủ nghĩa quốc tế trừu tưọng. Làm sao có thể trách Nguyễn Ái Quốc - một người cộng sản lại ít nói về cách mạng vô sản mà chỉ nói nhiều về cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa? Tại sao tác phẩm đầu tay Cụ dịch ra tiếng Việt không phải “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” của Marx-Engels mà lại là “Tinh thần pháp luật” của Montesquieu?

Cần hỏi lại là: tại sao một người dân mất nước, ra đi làm cách mạng để giải phóng dân tộc mình khỏi ách nô lệ thực dân, đế quốc, lại không nói nhiều về chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, lại không tố cáo những nỗi thống khổ của người dân bản xứ, lại không nhấn mạnh yêu cầu cấp bách của sự nghiệp đấu tranh giải phóng các dân tộc thuộc địa? Nếu thắng lợi của cuộc cách mạng ấy làm suy yếu chủ nghĩa đế quốc, góp phần thúc đẩy phong trào giải phóng các dân tộc bị áp bức và giai cấp công nhân thế giới, sao lại không phải là đóng góp vào sự nghiệp cách mạng thế giới?

Tuy nhiên, trong người cộng sản - yêu nước ấy, vẫn phải thấy mặt chủ thể, mặt chính yếu là mặt yêu nước, nếu gọi Hồ Chí Minh là người cộng sản ái quốc, người cộng sản dân tộc, thì đó chính là một lời khen, một vinh dự, chứ không phải là một nhược điểm. Cả cuộc đời Cụ đã hiến dâng cho sự nghiệp cao cả ấy. “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là lo làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Tháng 3 năm 1949, trả lời điện phỏng vấn của phóng viên Mỹ Walter Briggs: “Cụ có là người cộng sản nữa không?”, Cụ trả lời: “Tôi luôn luôn là một người yêu nước, tranh đấu cho độc lập, thống nhất thật sự của Tổ quốc tôi”[4].

Đổi mới, cải cách toàn diện đất nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh, ở thời kỳ hiện nay, phải trở về với tinh thần này: “Tổ quốc trên hết, dân tộc trên hết, nhân dân trên hết”. Các nhà hiền triết xưa nay vốn chỉ coi “kinh sách” như là con thuyền giúp ta qua sông để cập bến bờ của “đạo”, chứ không ai đội mãi con thuyền ấy trên đầu để đi trên cạn bao giờ. Ngày nay, chúng ta cũng phải biết vượt lên những thiên kiến, những lợi ích cục bộ, những ràng buộc ý thức hệ đã bị thực tiễn bác bỏ, để thực hiện đại đoàn kết dân tộc, cứu nguy đất nước trước khủng hoảng kinh tế-xã hội và đe dọa xâm lược của chính “anh bạn vàng”; phải vượt lên trên những khác biệt về chính kiến hay tôn giáo, tạo nên sự đồng thuận, trên nền tảng “lấy nước làm trọng, lấy dân làm gốc”, như Cụ Hồ đã luôn nhắc nhở, từ năm 1946:

“Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm,

Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh”.

“Tín đồ Phật giáo tin ở Phật, tín đồ Gia-tô tin ở Đức Chúa Trời, cũng như chúng ta tin ở đạo Khổng. Đó là những vị chí tôn nên chúng ta tin tưởng. Nhưng đối với dân, ta đừng làm gì trái ý dân. Dân muốn gì, ta phải làm nấy[5]”. Ngày nay, thời đại các bên cùng thắng đã qua rồi, khối đồng Eurozone đang có nguy cơ tan vỡ, mỗi quốc gia trong EU đang phải lo tự cứu lấy mình. Việt Nam ta chỉ có một chỗ dựa mạnh mẽ, duy nhất để tồn tại và phát triển trong thế giới cạnh tranh này, đó là sự đồng thuận của nhân dân. “Được lòng dân thì còn, mất lòng dân là mất hết!”.

Tôi nghĩ rằng, đây cũng là nhận thức và mong muốn chung của nhân dân ta, của giới nhân sĩ, trí thức Việt Nam và trí thức Việt kiều, về vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh ở bối cảnh đất nước đang như con tầu trong cơn bão!



2. Đổi mới toàn diện đất nước
theo đúng tư tưởng và cách làm của Hồ Chí Minh



Đảng lãnh đạo chủ động đứng ra tiến hành một cuộc cảỉ cách có tính cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh - với tư cách là nền tảng tư tưởng của Đảng - đưa cỗ xe đất nước vận hành theo lộ trình dân chủ mà Hồ Chí Minh đã đặt nền móng, theo con đường mà cả nhân lọai tiến bộ đang đi, sẽ là sự lựa chọn hiện thực nhất, sáng suốt nhất, là con đường ngắn nhất mà hiệu quả nhanh nhất, để đưa đất nước vượt lên, thoát ra khỏi nguy cơ có thể dẫn đến đổ vỡ.

Tư tưởng Hồ Chí Minh không phải là cái gì trừu tượng, khó hiểu, nó giản dị, thiết thực như cơm ăn, nước uống, như ánh sáng và khí trời, ai cũng có thể tiếp nhận, như những chân lý tự nhiên, đang tiềm ẩn trong mỗi người, chỉ được Cụ Hồ gợi lên là thức tỉnh. Vì vậy, không cần phải khảo cứu trong “thiên kinh, vạn quyển” nào, chỉ cần lọc ra những tư tưởng lớn chứa đựng trong những câu nói giản dị của Cụ, hóa thân nó vào Hiến pháp (đang sửa đổi) và hệ thống pháp luật, vào thể chế, chính sách, …đã và sẽ được đổi mới, khi thể chế hoàn hảo hình thành, đi vào vận hành, nó sẽ khép con người vào khuôn khổ, sẽ uốn nắn lại thái độ, cách sống, cách ứng xử của mỗi người, kéo theo sự thay đổi của toàn xã hội.

2.1. Cải cách thể chế sẽ góp phần điều chỉnh và nâng cao đạo đức con người.

Chú trọng giáo dục đạo đức và nêu gương đạo đức là một quan điểm lớn của Hồ Chí Minh. Trong hoàn cảnh hiện nay, khi một bộ phận không nhỏ những người có chức, có quyền, kể cả ở cấp cao, rơi vào thoái hoá, biến chất nghiêm trọng về nhân cách, đạo đức, đề ra cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” là cần thiết. Đạo đức có khả năng rất lớn trong việc điều chỉnh hành vi của con người. Tuy nhiên, cũng phải thấy giải pháp đạo đức riêng mình nó không giải quyết được tất cả, nhất là khi đời sống đạo đức xã hội đã có sự rối loạn về giá trị, do cách tiến hành giáo dục của ta lâu nay còn hình thức, hời hợt, chưa xác định trúng đối tượng để tập trung vào, không tìm ra được những tấm gương lớn, làm cho một vấn đề vốn rất nghiêm túc như vậy trở nên nhàm chán, kém hiệu quả.

Để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong điều kiện độc quyền lãnh đạo, để xoay chuyển tình hình, tránh được khủng hoảng, đưa đất nước chuyển sang một thời kỳ mới, có nhiều vấn đề đang đòi hỏi phải được thay đổi tận gốc, nghĩa là cần thiết phải nhanh chóng thực hiện một cuộc đổi mới, cải cách toàn diện, nhằm tạo ra một thể chế mới, với hệ thống chế tài mới, động lực mới,…tác động và ràng buộc con người, khiến mỗi người muốn tồn tại và phát triển, không thể sống khác, làm khác. Một xã hội như thế, theo cách nói của B. Brech, sẽ khiến cho “mọi lời kêu gọi về đạo đức và lòng tốt trở nên thừa”! Như xã hội Singapore hiện nay, viên chức nhà nước đã có thể nói đến “ba không”: “không cần, không dám, không thể” tham nhũng (vì lương họ đã đủ sống ở mức khá, vì sợ bị pháp luật nghiêm khắc trừng trị - sẽ tước bỏ vĩnh viễn lương hưu - và còn vì chế tài quá chặt chẽ, có muốn tham nhũng cũng không được).

Giáo dục đạo đức rất cần đến sự hỗ trợ của các yếu tố ràng buộc khác, trước hết là pháp luật. Kinh nghiệm của Singapore vào những thập kỷ đầu mới lập quốc, họ rất coi trọng vai trò trừng trị của pháp luật, những chuẩn mực về đạo đức, những thói quen xấu về nếp sống văn minh,…càng “thâm căn cố đế”, càng phải cần đến sự hỗ trợ của pháp luật. Sau một số năm cưỡng chế quyết liệt (thậm chí trừng phạt cả bằng đòn roi trước đám đông, chứ không phạt bằng tiền), nay Singapore đã được coi là một quốc đảo biểu tượng cho văn hóa - văn minh đô thị ở Đông Nam Á.

Ngày nay, chúng ta đang phải đối mặt với những tha hóa, rác rưởi bộc lộ hàng ngày ngoài xã hội và trong nhân cách của không ít người. Họ đang bon chen, ngụp lặn trong tiền tài, danh vị, tham nhũng, hối lộ, mua quan, bán chức, hà hiếp, nhũng nhiễu, lừa đảo, chặt chém, cướp giật “giữa ban ngày”. Để thanh toán chúng, không một lời kêu gọi đạo đức nào có thể giải quyết được, nếu không đi đôi với dùng pháp luật để trừng phạt, răn đe. Các nước phương Đông vốn có truyền thống kết hợp đức trị với pháp trị. Cụ Hồ là tấm gương sáng về mặt này. Cụ nhấn mạnh: pháp luật của ta “phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào”[6]. Tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa I (11-1946), có đại biểu đã chất vấn Chính phủ về vụ Chu Bá Phượng (Bộ trưởng Bộ Kinh tế, đại biểu Quân Dân Đảng trong chính phủ Liên hiệp), tham gia Hội nghị Fontainebleau, mang theo vàng để buôn lậu, bị hải quan Pháp bắt giữ, báo chí Pháp lợi dụng bêu riếu, làm mất uy tín chính phủ ta. Cụ Hồ đã trả lời thẳng thắn: “Chính phủ đã hết sức làm gương, và nếu làm gương không xong, thì sẽ dùng pháp luật mà trị những kẻ ăn hối lộ. Đã trị, đang trị và sẽ trị cho kỳ hết!” Nói là làm, Cụ đã cách chức Bộ trưởng Kinh tế của Chu Bá Phượng, cho chuyển sang làm việc khác, cũng như sau này đã ký lệnh tử hình đối với Đại tá Trần Dụ Châu, Thứ trưởng Trương Việt Hùng,…

Hiện nay, ở ta vẫn còn tình trạng bất công, cùng một loại tội, nhưng “quan được xử theo lễ, dân mới xử theo luật”, “thưởng cho quan thì quá rộng mà phạt lại không nghiêm”. Cụ Hồ nói: có công thì được thưởng, có tội thì phải phạt, thưởng phạt phải nghiêm minh. Tại sao trong quản lý, lãnh đạo kinh tế - xã hội, có biết bao vụ sai phạm nghiêm trọng, như vụ Vinashin, mà lại có thể nói trước Quốc Hội rằng “Bộ Chính trị quyết định không kỷ luật ai”. Vậy vai trò hành pháp, tư pháp của nhà nước ở đâu, có còn nữa không? Nếu sự trừng phạt không nghiêm, thì tác dụng giáo dục, răn đe của pháp luật sẽ bị triệt tiêu hoàn toàn.

2.2. Cải cách, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, mới nâng cao được khả năng cạnh tranh và tính hiệu quả của nền kinh tế quốc dân.
Trong cuộc đổi mới được phát động năm 1986, Đảng lãnh đạo đã dũng cảm đột phá vào một luận điểm tối quan trọng của tư duy kinh tế Mác-Lênin, là từ bỏ mô hình kinh tế quan liêu-bao cấp-kế hoạch đã thất bại, chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cho phép phát triển kinh tế tư nhân, kêu gọi đầu tư của tư bản nước ngoài, sức sản xuất được “cởi trói”, tạo ra một sức sống mới, một không khí làm ăn mới, ai ai cũng hồ hởi dốc tiền của, sức lực, tài trí của mình ra sản xuất, kinh doanh, để thoát khỏi đói nghèo, vươn lên làm giầu, cho mình và cho đất nước.

Tiến thêm một bước, tại Hội nghị TƯ lần thứ ba, khóa VIII (6-1997), lần đầu tiên Đảng đưa ra vấn đề “xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân”, ban hành nhiều đạo luật mới để Nhà nước quản lý kinh tế-xã hội….bằng pháp luật, tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho sản xuất, kinh doanh, hợp tác, làm ăn với nước ngoài. Những nỗ lực đó đã dọn đường cho Việt Nam được gia nhập tổ chức WTO vào đầu năm 2007, tuy đã bị chậm lại sau gần 10 năm thương thảo.

Đáng lẽ, nhân cơ hội đó phải mạnh dạn đổi mới nhanh hơn, đồng bộ hơn trên con đường đã chọn, chúng ta lại ngập ngừng, do dự, có lúc lùi lại, để rồi rơi vào trì trệ. Vì vậy, Việt Nam, sau 5 năm vào WTO, vẫn chưa được công nhận có nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh, đúng nghĩa, vì chưa có đối xử công bằng, cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Sự ưu đãi đặc biệt Chính phủ dành cho các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước đã thủ tiêu mất cả hai động lực phát triển của kinh tế thị trường: sức cạnh tranh và có lợi nhuận, bởi sản phẩm họ làm ra (như tầu của Vinashin) giá thành cao, chất lượng thấp, không bán được ngay trên thị trường nội địa, bị đọng vốn, nên thua lỗ nặng, nợ nần cứ chồng chất. Cơ chế đặc biệt dành cho họ còn tạo kẽ hở cho sự lũng đoạn và tham nhũng kéo dài trong các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước; để Nhà nước cứ phải không ngừng rót vốn – như rót vào cái thùng không đáy - với danh nghĩa là phải giúp nó phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa!

Nhưng liệu có phát huy được không, khi các tập đoàn này có quy mô rất to, tài sản rất lớn, quyền lực rất nhiều, được hạch toán độc lập,…nhưng lại thiếu một hệ thống chế tài và cơ chế kiểm soát chặt chẽ ngay từ trong nội bộ, còn sự giám sát từ bên trên lại lỏng lẻo, trước còn đặt dưới quyền của các Bộ chủ quản, sau lại được trực thuộc Phủ Thủ tướng, gần như nó đã trở thành một vương quốc tự trị! Vì vậy, các sai phạm nó gây ra, lỗi đâu chỉ là của riêng các quan chức quản lý, mà đã là lỗi của thể chế, chính cơ chế ấy đã tạo điều kiện cho những người nắm quyền quản lý dễ dàng biến tài sản quốc gia thành tài sản riêng của tập đoàn, rồi thành tài sản của nhóm lợi ích, để họ có thể tự tung tự tác, làm giàu cho chính mình, thua lỗ kinh tế thì Nhà nước gánh chịu, còn họ coi như đã làm xong nhiệm vụ chính trị được giao!

Rõ ràng, đã đến lúc chúng ta phải thay đổi tư duy về vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước và đầu tư công. Gần đây, đã có nhiều người lên tiếng về vấn đề này. Ông Phan Diễn, nguyên Thường trực Ban Bí thư TƯ Đảng CS Việt Nam, đã phát biểu nhận thức mới của mình về vai trò của kinh tế nhà nước, sau những chuyến đi khảo sát ở nước ngoài: “Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế rất quan trọng, nhưng kinh tế nhà nước thì chưa chắc”. Ông đánh giá cao vai trò của Chính phủ Hàn Quốc trong định hướng phát triển kinh tế, đề ra chủ trương, chính sách, nhưng thực thi chính sách đó, họ lại không dựa vào kinh tế quốc doanh mà dựa vào lực lượng kinh tế của tư nhân.

Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cho rằng: “Gốc gác của vấn đề là nhiều tư duy không ổn mà ta ít nhắc tới. Tư duy về vị trí nhà nước trong nền kinh tế thị trường của ta còn khác nhau và chưa rõ…Ở các nước, chính quyền chủ yếu lo quản lý hành chính nhà nước, không ai đi làm kinh tế cả”. Ở ta thì khác…Đầu tư công dàn trải, mỗi tỉnh là một pháo đài, một đơn vị kinh tế hoàn chỉnh. Không gian kinh tế quốc gia bị chia cắt thành không gian kinh tế tỉnh, nền kinh tế bị xé lẻ (tỉnh nào cũng muốn có sân bay, bến cảng, khu công nghiệp, khu du lịch sinh thái, sân gôn,…) mà hiệu quả kinh tế thì chưa rõ. Đó là biểu hiện của tư duy kinh tế quan liêu, bao cấp, xin-cho vẫn còn nặng. Nền kinh tế VN đang phải trả giá cho những bất cập này, nhất là tư duy về vai trò kinh doanh của nhà nước trong nền kinh tế thị trường.

TS Phan Thanh Hà, Bộ Kế họach Đầu tư, dẫn số liệu thống kê của Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp, cho biết: khu vực kinh tế nhà nước hiện đang sở hữu 70% tổng tài sản cố định của nền kinh tế, chi phối 20% vốn đầu tư của toàn xã hội, 60% tín dụng của ngân hàng thương mại, 50% vốn đầu tư nhà nước và 70% vốn ODA. Được bảo hộ và ưu đãi nhiều như thế, nhưng khu vực này chỉ tạo ra 25% doanh thu, 37% lợi nhuận trước thuế và 20% giá trị sản xuất công nghiệp[7].

Những con số đã cho thấy: mặc dù được ưu đãi quá lớn, nhưng khu vực kinh tế này lại làm ăn thất bát, hiệu quả đóng góp không tương xứng với đầu tư, đã tự thủ tiêu mất hai động lực cơ bản của kinh tế thị trường (sức cạnh tranh và làm ăn có lãi), nếu không cải cách thì sớm muộn cũng sẽ phá sản, kéo theo sự sụp đổ của cả nền kinh tế. Một tư tưởng kinh tế mà Cụ Hồ đòi hỏi là phải hết sức coi trọng nguyên tắc hạch toán kinh tế, hiệu quả kinh tế: “Quản lý một nước, cũng như quản lý một doanh nghiệp: phải có lãi. Cái gì ra, cái gì vào, việc gì phải làm ngay, việc gì chờ, hoãn hay bỏ, món gì đáng tiêu, người nào đáng dùng, tất cả mọi thứ đều phải tính toán cẩn thận”[8]. Đó là nói trong hoàn cảnh chiến tranh, bao cấp vẫn là chủ yếu. Nay trong điều kiện kinh tế thị trường, phảỉ đổi mới tư duy kinh tế để có một nền kinh tế thị trường thực thụ. Nói cấu trúc lại toàn bộ nền kinh tế, không phải chỉ là thay đổi nhân sự, sắp xếp lại các bộ phận sản xuất, loại bỏ các hoạt động kinh doanh ngoài ngành,… mà điều cốt lõi vẫn là cấu trúc lại nó theo tư duy nào?

2.3. Cải cách hệ thống chính trị để có nhiều dân chủ hơn, để nhân dân được thực hiện quyền làm chủ của mình trong xây dựng và phát triển đất nước.
Trên danh nghĩa, Nhà nước của ta hiện nay được gọi là “nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân”, nhưng thực tế, không chỉ nhà nước mà toàn bộ hệ thống chính trị của ta đã được “nhà nước hóa”, “đảng hóa” từ trên xuống dưới, mọi chủ trương, mọi quyết định lớn nhỏ, các cấp đều phải xin ý kiến và chờ quyết định của cấp ủy. Đảng “lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối”đòi hỏi như vậy. Từ một anh tổ trưởng dân phố, phụ trách chuyện dân sự ở một cụm dân cư cấp ngõ xóm, cũng buộc phải là đảng viên, cho đến Ban chấp hành và bộ máy của các đoàn thể chính trị trong Mặt trận, các tổ chức xã hội- nghề nghiệp,…ở TƯ lẫn địa phương, đều ăn lươngvà nhận kinh phí hoạt động do nhà nước cấp, đều có tổ chức đảng lãnh đạo mà bộ phận thường trực do Đảng bố trí. Cung cách hoạt động cũng được “hành chính hóa”, “quan liêu hóa” theo kiểu nhà nước. Hoàn toàn vắng bóng cái gọi là “xã hội dân sự” mang tính tự quản của các làng xã ngày xưa - điều mà Cụ Hồ đã nhiều lần nói đến, ví như việc lập “Quỹ Nghĩa thương”, Cụ cho đó là “một hình thức tương trợ đã có từ lâu đời ở nông thôn ta,…có nghĩa thương để khi gặp khó khăn, nông dân có thể giúp đỡ lẫn nhau”[9], đồng thời Cụ nhắc nhở “nghĩa thương phải độc lập, HTXNN tín dụng không có quyền can dự đến nó”, “Ban quản lý phải do những người đóng thóc cử, HTXNN và Hội đồng nhân dân không có quan hệ gì”[10]. Thế là Cụ Hồ đã nói đến một kiểu “xã hội dân sự” tự quản, không có sự can thiệp của nhà nước.

Một sự “lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối”, không chia sẻ quyền lực với ai, sẽ không nghe được tiếng nói đa chiều, không phản ánh được những tâm tư, suy nghĩ đa dạng của dân, nên khó mà đại diện được cho ý chí, nguyện vọng của dân, vì vậy nó tất yếu không tránh khỏi có những quyết định sai lầm, dẫn tới mâu thuẫn, xung đột với lợi ích của dân. Việc Thành ủy và chính quyền thành phố Hải Phòng, chỉ nghe theo báo cáo sai thực tế, thiếu trung thực của cấp dưới, rồi vì lợi ích, cục bộ địa phương và phe nhóm, đi tới chỉ đạo giải quyết sai đường lối của Đảng, trái pháp luật của Nhà nước trong vụ cưỡng bức thu hồi đất ở Tiên Lãng, đã gây ra những phản ứng tiêu cực, tuyệt vọng của người dân. Đó là một minh chứng cho sự tha hóa của cơ quan quyền lực – tuy được mệnh danh là của dân - nhưng đã quay lại, dùng công an, quân đội đàn áp dân, coi dân như kẻ thù!

Nhìn lại “vụ Tiên Lãng”, sự việc “sai pháp luật, trái đạo lý” ấy xảy ra đã hàng tháng trời, nhưng ngoài báo chí và một số vị lãnh đạo có tâm đã nghỉ hưu sớm lên tiếng, còn các cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng, Nhà nước, công an, quân đội,…các cơ quan như UB Kiểm tra TƯ Đảng, Tổng thanh tra Chính phủ, các Hội có liên quan đến tư cách cựu chiến binh, đến hình ảnh người nông dân lấp biển, mở cõi…của anh Vươn, đều im tiếng, như không hề hay biết! Thậm chí, đến các vị “đại bỉểu của dân”, từ HĐND xã, huyện, thành phố đến đại biểu Quốc hội, do nhân dân Tiên Lãng - Hải Phòng bầu ra để lắng nghe, thu thập ý kiến, nguyện vọng của dân, phản ánh lên trên, cũng không thấy thể hiện được trách nhiệm của mình. Điều đó cho thấy hệ thống chính trị của ta đang có vấn đề, nếu ai cũng chỉ lo thân, giữ ghế, sẽ làm cho cả hệ thống chính trị bị tê liệt, những thông tin cấp bách, trung thực, không lên được tới cấp trên, thì làm sao có thể giúp Đảng và Nhà nước chỉ đạo kịp thời, đúng đắn được!

Đáng tiếc, vụ Tiên Lãng không phải là trường hợp hãn hữu, cá biệt. Nhiều năm qua, trong cả nước đã nóng lên các cuộc khiếu kiện, biểu tình đông ngưòi liên quan đến vấn đề đất đai cùng nhiều vấn nạn khác, quan hệ bức thiết đến đời sống của dân, làm cho người dân phẫn nộ, bất bình. Nguyên nhân không chỉ do cán bộ, viên chức thiếu năng lực, kém đạo đức, mà sâu xa nằm trong kiến trúc thượng tầng, trong sự tha hóa khó tránh của sự độc quyền.

Cụ Hồ là một nhà chính trị dân chủ, đã từng sống nhiều năm ở các nước dân chủ, nên Cụ luôn cảnh giác với hiện tượng “ngủ say” trên cái gối “độc quyền”, luôn tìm cách hạn chế, khắc phục nó. Tháng 8 năm 1945, vừa từ Việt Bắc về tới Hà Nội, xem qua danh sách Chính phủ Lâm thời do Thường vụ TƯ dự kiến, Cụ nói ngay: “Chính phủ Lâm thời của các chú “đỏ” quá” và đề nghị rút một số thành viên của UBDTGP ra khỏi danh sách, mời thêm một số vị nhân sĩ, trí thức có danh vọng, tham gia Chính phủ - không phải chỉ để khi Đồng Minh vào ta dễ làm việc, mà chính là cách mạng đang rất cần đến những kiến thức, kinh nghiệm tổ chức quản lý hành chính theo pháp luật của họ, điều mà những nhà cách mạng mới từ nhà tù đế quốc ra, khi ấy chưa thể có được. Sự tham gia của họ làm cho chính quyền cách mạng mạnh lên, chứ không phải là yếu đi.

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đầu các phiên họp HĐCP hoặc Bộ Chính trị, Cụ Hồ thường dành một thời gian ngắn, làm một “tour d’horizon” – như Cụ nói, để ai nắm được điều gì thì kịp thời thông báo, giúp chính phủ có cái nhin tổng quát về tình hình các địa phương, nếu có việc gì khẩn cấp, chính phủ có ngay chủ trương giải quyết, không để kéo dài, tác động xấu đến tình hình chung, nhất là đến đời sống của nhân dân. Trong một lần như vậy , được nghe phản ánh về “Vụ Châu Phà”, xảy ra ở miền núi Liên Khu 4 năm 1950, cán bộ địa phương đã làm sai đường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ, dẫn đến cưỡng bức, đàn áp, bắt bớ nặng nề, oan sai. Cụ Hồ lập tức có Thư gửi đồng bào Liên Khu IV: “Tôi phải thật thà xin lỗi những đồng bào vì những cán bộ sai lầm mà bị oan ức. Tôi thật thà tự phê bình khuyết điểm của tôi – là giáo dục và lựa chọn cán bộ chưa được chu đáo”. Sau đó, Cụ nhắc nhở: “Nước ta là một nước dân chủ. Mọi công việc đều vì lợi ích của dân mà làm…Khi ai có điều gì oan ức, thì có thể do các đoàn thể tố cáo lên cấp trên. Đó là quyền dân chủ của tất cả công dân Việt Nam. Đồng bào cần hiểu rõ và khéo dùng quyền ấy”[11].

Những lời tự phê bình, nhận lỗi trước dân như vậy của lãnh đạo chính quyền các cấp từ TƯ đến địa phương, khi để xảy ra sai lầm với dân, không hiểu sao ở thời nay, thật quá khó và cực kỳ hiếm thấy, hay là thừa nhận sai lầm sẽ làm mất “oai quyền” của người lãnh đạo, sẽ tạo lý do để đối thủ hạ bệ minh?

Như vậy, đi đôi với xây dựng, chỉnh đốn Đảng và cải cách thể chế kinh tế, muốn thành công, phải đẩy mạnh cải cách cả hệ thống chính trị, khi nó đã rơi vào trì trệ, quan liêu hóa, xa dân, không còn phù hợp với trình độ dân trí và yêu cầu dân chủ của xã hội hiện nay.

Cải cách chính trị không phải là để thay đổi sự lãnh đạo của Đảng hay thay đổi chế độ, mà là để nâng cao hiệu quả và hoàn thiện hơn nữa sự lãnh đạo ấy, theo hướng ngày càng dân chủ hơn, xứng với tên gọi của nó là “nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân”. Đối với thế giới, cải cách chính trị không phải là cái gì xa lạ, mới mẻ, mà vốn là chuyện phải làm thường xuyên của mọi đảng cầm quyền trong một chế độ dân chủ đa đảng, nếu muốn được tiếp tục nắm chính quyền trong lần bầu cử sau. Ở các nước dân chủ thường có tổ chức thăm dò tín nhiệm đối với chính phủ của đảng cầm quyền, nếu uy tín giảm sút, họ sẽ lập tức thay đổi chính sách hay nhân sự để lấy lại lòng tin của dân. Như ở nước Nga vừa qua, sau những cuộc biểu tình phản đối Đảng Nước Nga thống nhất về tham nhũng và bầu cử gian lận, thấy khả năng thắng cử ở ngay vòng 1 của ông Pu-tin mong manh, thậm chí có thể thất cử, lập tức Đảng Nước Nga thống nhất và ông Pu-tin đã thực hiện ngay một chương trình cải cách chính trị và kinh tế để tranh thủ lòng dân, nhờ đó chỉ số tín nhiệm đang tăng dần lên. Cải cách là biểu hiện tính năng động chính trị của một chế độ dân chủ đa đảng.

Ở nước ta, từ cuộc đổi mới lần I năm 1986 đến nay đã 26 năm, đã hơn một phần tư thế kỷ. Cuộc sống đang đòi hỏi Đảng lãnh đạo phải dũng cảm và cấp bách thực hiện ngay cuộc đổi mới II, để giải quyết bài toán của Hamlet “to be or not to be”? Lịch sử sẽ ghi công cho thế hệ lãnh đạo hiện nay đã biết tựa vào lòng dân, sức dân để giành chiến thắng trong cuộc chiến “tồn tại hay không tồn tại” này.

Cải cách chính trị trước hết cần được khởi đầu bằng sửa đổi Hiến pháp, điều mà Quốc hội hiện đang bắt đầu thảo luận. Nếu chưa sửa được căn bản, thì hãy trở về với tinh thần, nội dung của Hiến pháp 1946 do Cụ Hồ là Trưởng ban soạn thảo cùng với các trí thức tân học có am hiểu nhiều nhất về luật học vào thời điểm ấy. Đó là bản Hiến pháp được coi là dân chủ và tiến bộ nhất ở Đông Nam Á lúc bấy giờ, vì nó kết tinh được những giá trị tư tưởng về một nhà nước dân chủ - pháp quyền:

- Hiến pháp 1946 được Quốc hội lập hiến thông qua. Nếu không có chiến tranh thì nó sẽ được đem ra trưng cầu dân ý, sau đó Quốc hội lập hiến sẽ giải tán để toàn dân bầu ra Nghị viện Nhân dân (tức Quốc hội) với nhiệm kỳ 3 năm. Nghị viện sẽ không được tự quyền sửa đổi Hiến pháp, mọi bổ sung, sửa đổi sau này (nếu có) phải được đưa ra toàn dân phúc quyết.

- Hiến pháp 1946 khẳng định quyền lực tối cao thuộc về nhân dân, như đã viết rõ trong điều 1: “Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giầu nghèo, giai cấp, tôn giáo”. Điều 32 của Hiến pháp 1946 còn quy định: “Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phán quyết”. Thực chất đó là chế độ trưng cầu dân ý, một hình thức dân chủ trực tiếp được đề ra khá sớm ở nước ta.

- Hiến pháp 1946 tuy chưa đề ra nguyên tắc “tam quyền phân lập” nhưng cũng đã đề cập đến các cơ chế kiểm tra và giám sát lẫn nhau giữa các cơ quan cơ quan nhà nước:

điều 36 nói về “quyền kiểm soát và phê bình Chính phủ của Ban Thường vụ Nghị viện; điều 40 nói về quyền của “nghị viên không bị truy tố vì lời nói hay biểu quyết trong Nghị viện; điều 54 quy định “Thủ tướng có quyền nêu vấn đề tín nhiệm để Nghị viện biểu quyết, v.v..

- Về vai trò xét xử độc lập của toà án cũng được Hiến pháp 1946 bảo đảm theo hai cách: một là các tòa án được thiết lập không theo cấp hành chính (điều 43); và hai là khi xét xử, các thẩm phán chỉ tuân theo pháp luật, các cơ quan khác không được can thiệp (điều 69).

Các bản Hiến pháp sửa đổi sau này đã có sự thay đổi rất lớn khi chuyển quyền lập hiến từ nhân dân sang Quốc hội. Hiến pháp 1959, hiến pháp 1980 và hiến pháp 1992 đều quy định: “Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, …là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp, có quyền làm hiến pháp và sửa đổi hiến pháp”, nghĩa là nhân dân trao hết quyền lực của mình cho Quốc hội thông qua bầu cử. Bầu xong là dân hết quyền, vì không bản hiến pháp nào sau này đề cập đến quyền phúc quyết của nhân dân đối với hiến pháp sửa đổi cùng những việc có quan hệ đến vận mệnh quốc gia; trong khi cơ quan hành pháp lại có quyền ban hành các văn bản dưới luật, thực chất là để hạn chế quyền của dân. Tuy các bản hiến pháp sửa đổi vẫn viết rằng “mọi quyền lực thuộc về nhân dân”, nhưng lại cũng viết thêm rằng: nhân dân chỉ có thể sử dụng quyền lực ấy thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện của mình, trên thực tế cũng là không có quyền gì.

Mục tiêu của việc sửa đổi Hiến pháp theo tư tưỏng Hồ Chí Minh là để nước ta có một Hiến pháp dân chủ, để nhân dân ta được hưởng các quyền tự do, dân chủ. Trên cơ sở bản Hiến pháp này, chúng ta sẽ xây dựng nên một hệ thống pháp luật có khả năng hạn chế tối đa sự lạm quyền của cán bộ, công chức nhà nước; để xây dựng thành công một “nhà nước nhỏ” (gọn nhẹ, nhưng hiệu quả, hiệu lực) trong “một xã hội lớn” (xã hội dân sự, tự quản rộng rãi) - một nhà nước phục vụ chứ không phải nhà nước cai trị, một nhà nước chỉ được làm những gì luật pháp cho phép, còn nhân dân có quyền làm tất cả những gì mà luật pháp không cấm

Ngoài ra, hiến pháp sửa đổi cũng phải luật hóa sự lãnh đạo của Đảng, phân định rõ ràng hơn chức năng lãnh đạo của Đảng với chức năng cầm quyền của Nhà nước, để không chồng chéo lên nhau, tránh dẫn đến “đảng hóa” nhà nước.

Đây là cả một chương trình lớn, phải vừa nghiên cứu, vừa làm từng bước. Tuy nhiên, định hướng cho nó đã có sẵn trong tư tưởng Hồ Chí Minh, có điều là Đảng có quyết tâm làm, quyết tâm trở về với nền tảng tư tưởng của mình hay không?

Viết tới đây, tôi bỗng nhớ tới lời của Phật hoàng Trần Nhân Tông:

Gia trung hữu bảo, hưu tầm mịch,

Đối cảnh vô tâm, mạc vấn Thiền!

(nghĩa là: của báu đã có sẵn trong nhà, không phải đi tìm ở đâu nữa, nếu đứng trước cảnh -nhân dân điêu đứng - mà không động tâm, thì khỏi nói đến chuyện tu Thiền làm gì)./.


[1] Hồ Chí Minh:Toàn tập, t.1 xb lần 2 1995, tr.466-467.
[2] Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, t.7, tr. 127.
[3] Diễn văn khai mạc Hội nghi văn hóa toàn quốc lần thứ nhât, báo Cứu quốc, số ra ngày 25-11-1946.
[4] HCM TT, xb lần 2, t.5, tr.575.
[5] HCM TT, sđ d, t. 4, tr. 148.
[6] HCM TT, sđ d, t. 5, tr.641.
[7] Theo bài: Nhà nước có dám bỏ kinh doanh? (Nguồn: tuanvietnam.net, 29-10-2011)
[8] Phát biểu tại phiên họp HĐCP ngày 1-1-1953; biên bản lưu tại Văn phòng HĐCP.
[9] HCM TT, sđd, t. 9, tr. 267.
[10] HCM TT, sđ d, t. 5, tr. 528.
[11] HCM TT, sđ d, t..6, tr. 66.
Tác giả gửi cho viet-studies ngày 26-2-12
Ai xây "chủ nghĩa tư bản man rợ" ở VN?
"Không dễ xử lý nhóm lợi ích"------

Hà Tĩnh: Lại chuyện chính quyền đối với dân thế nào?

- - Tại xã Vĩnh Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh), sau khi xã tìm mọi cách ép dân làm giống lúa mới đã dẫn đến nhiều bức xúc. Trong khi tranh cãi về nilon che phủ mạ, một Phó Chủ tịch UBND xã đã đánh dân tóe máu. Không cho làm bảo vệ trường vì làm trái ý xã

Ông Nguyễn Doãn Trường, xóm Chiến Thắng là bảo vệ trường mầm non và trạm xá xã từ năm 2005. Trong vụ Đông Xuân năm 2011 – 2012, ông Trường làm 3 sào lúa IR 1820. Cho rằng ông Trường vi phạm quy định về thực hiện giống lúa mới, UBND xã Vĩnh Lộc đã ra quyết định đuổi ông khỏi vị trí bảo vệ trường mầm non và trạm xá xã. 



Ông Nguyễn Doãn Trường, xóm Chiến Thắng: “Tôi đang yêu cầu xã phải trả lời rõ vì sao đuổi việc bảo vệ trường của tôi, trả lại danh dự cho tôi trước nhân dân”.

Chỉ vào đống thóc trong nhà, ông Trường nói: “Tôi làm 1,5 mẫu ruộng, mấy năm trước đây đều gieo giống 1820 cho năng suất cao, thu hoạch không những thừa ăn mà còn phục vụ chăn nuôi, bán ra ngoài. Năm nay xã cấm làm 1820, khi họp dân đều bị phản đối, xã bèn ra thông báo trên loa để ép dân phải làm”.

Trong suốt một tuần, loa truyền thanh liên tục phát thông báo của xã nghiêm cấm dân làm giống lúa 1820, nếu ai vi phạm sẽ bị cắt chế độ hộ nghèo, không giải quyết chế độ trợ cấp, không miễn giảm khi thiên tai mất mùa, hạn chế giao dịch hoặc phê vào lí lịch gia đình không chấp hành các chủ trương của Đảng và các quy định tại địa phương…

Ông Đặng Văn Thư, xóm Tứ Xuyên là cựu chiến binh, nông dân sản xuất giỏi. Vụ Đông Xuân, ông có gieo cấy 4 sào giống 1820, bị xã lập biên bản buộc phải phá hủy. Ông Thư không chấp hành, bị kỷ luật cảnh cáo về đảng. Hai con gái của ông lên xã xin chứng nhận hồ sơ bị từ chối. Ông còn được cán bộ trực đảng của xã thông báo là do ông chống đối nghị quyết nên việc làm hồ sơ tặng huy hiệu 30 năm tuổi Đảng cho ông bị đình hoãn. 

Ông Phan Văn Thanh, xóm 1 đã gieo 10 thước ruộng giống 1820, ông Nguyễn Văn Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã dọa “nếu gia đình không thực hiện sẽ không chứng nhận giao dịch giấy tờ cho con cái, hoặc phê vào hồ sơ gia đình không chấp hành quy định của địa phương”, buộc ông Thanh phải bừa hủy. 

Ông Thanh lấy thóc giống của xã về gieo, nhưng lúa chết hết. Ông Thanh phải hủy thêm 20 kg thóc giống 1820 để lấy 20 kg thóc giống TX 28 của xã (giá 40 nghìn đồng/kg, đã được trợ giá 20 nghìn đồng/kg) nhưng về gieo lúa không lên. Ông hỏi xóm trưởng thì được biết thóc giống không còn, gia đình phải tự lo. Ông Thanh đành phải mua giống Khang Dân đột biến về thay thế.

Mặc dù xã ra sức cấm đoán, nhiều người dân vẫn tìm cách “lách luật” để gieo trồng giống 1820. Một số người dân cho biết, bà Phạm Thị Kim, chị gái ông Phạm Đức Hướng, Chủ tịch UBND xã vẫn làm 1820, ông Nguyễn Duy Cảnh, anh em thúc bá với ông Bí thư đảng ủy xã cũng làm 1820. 

 
Ông Đặng Văn Thư, xóm Tứ Xuyên đứng bên thửa ruộng IR 1820 xanh tốt mà ông đã không phá hủy theo lệnh xã

Hiện nay trên cánh đồng xã Vĩnh Lộc, những trà lúa xanh tươi tốt hầu hết là giống 1820, còn nhiều thửa giống mới bị chết gần hết, bà con đang chạy đôn chạy đáo tìm mạ để “trám” vào. Một số trà lúa gieo muộn lên lơ thơ, èo uột. Nhiều người dự đoán năm nay sẽ mất mùa, đói kém.

Một người dân kiến nghị bằng văn bản cần “có biện pháp đối với những cán bộ không vì dân mà hại dân”.  

Phó Chủ tịch xã đánh dân tóe máu vì hỏi ni long phủ mạ

Chỉ vì hỏi xin cán bộ nilon phủ chống rét cho mạ mà anh Nguyễn Văn Tài, xóm Hạ Triều bị cán bộ xã đánh cho tơi bời, tóe máu. Theo anh Tài, vào chiều ngày 25 Tết (18/1/2011), do được phổ biến về việc xã hỗ trợ nilon phủ chống rét cho mạ, anh Tài đến nhà ông Nguyễn Văn Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã (phụ trách kinh tế và phụ trách xóm Hạ Triều, cũng là dân trong xóm) để hỏi. 


Anh Nguyễn Văn Tài chỉ vào vết thương ở cằm do bị ông Nguyễn Văn Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã gây ra.

Ông Hùng nói: “Tôi không biết, việc đó anh lên xã mà hỏi”. Anh Tài phản ứng: “Cán bộ mà nói với dân như thế là không được”. Sẵn có hơi men, ông Hùng nổi xung tát liên tiếp vào mặt anh Tài, anh Tài ôm đầu lùi ra, ông Hùng đuổi theo xô anh Tài ngã, cằm va vào bậc thềm tóe máu. Bức xúc, anh Tài chạy xe máy lên trụ sở UBND xã để phản ánh. Ông Hùng đuổi theo, đến trụ sở gọi anh Tài vào phòng, túm áo, nắm tóc đập đầu anh Tài vào tường. Anh Tài chạy ra thì bị tiếp tục anh La Văn Lĩnh, công an viên tát vào mặt. 

Sau đó, ông Phạm Đức Hướng, Chủ tịch UBND xã có bảo anh Tài đi trạm xá khâu vết thương nhưng anh Tài không đi. Bị đánh đau, anh Tài về nhà phải mua thuốc uống và ba ngày không ăn được cơm, phải ăn cháo. 

Mấy ngày sau, ông Hùng tiếp tục đến nhà anh Tài lớn tiếng thách thức. sau khi công an huyện về làm việc, đến ngày 22/2/2012, ông Hùng mới chịu nhận sai và xin lỗi anh Tài. Anh Tài không chấp nhận, yêu cầu ông Hùng phải kiểm điểm trước chi bộ.


Biên bản của xã lập về việc ông Đặng Văn Thư gieo cấy giống 1820 trên 4 sào ruộng.  

Như vậy, từ việc xã ép uổng dân làm giống mới mà dân bị cán bộ xã đánh đập tơi bời. Còn tại xã Yên Lộc thì trưởng công an xã bị dân đánh nhập viện vì tổ chức phá lúa 1820 của dân.

Trong tiếp xức thực tế về quá trình triển khai thực hiện giống lúa mới ở huyện Can Lộc PV đã phát hiện nhiều chuyện bi hài, “cười ra nước mắt” khác mà địa phương này đã áp đặt đối với người dân.

Tamnhin.net sẽ tiếp tục phản ánh vấn đề này trong các số báo tới.-Theo:(Tamnhin.net) Hà Tĩnh: Lại chuyện chính quyền đối với dân thế nào? 

Cáo buộc dân trốn thuế, cục Thuế Vĩnh Long bị kiện (SGTT).Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh: “Đà Nẵng không có chuyện chạy chọt” (VOV).  - Chẳng ai nhớ mình giữ chức gì (TT).Ông Thanh đang làm gì ở Đà Nẵng? Bí thư Thành ủy Đà Nẵng nói chuyện với 4500 cán bộ (Bee.net 25-2-12) -- “Đà Nẵng không có chuyện chạy chọt” (TP 25-2-12) -- Ba Dũng nên ngó lại sau lưng!

Ông Đinh La Thăng nuôi ong tay áo: Thứ trưởng Bộ GTVT: Cần cơ chế xử lý người đứng đầu (VTC 25-2-12) -- Kể cả người đứng đầu Bộ của ông?‘Xe ôm Tây phục vụ’ trở thành ‘hot’… trên mạng (ĐV).
-  Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương: Không vì khó khăn mà nản lòng (VNN).

Lệnh của huyện có là gì ? khi xã “tiếp tay” để DN kinh doanh trái phép?
(Tamnhin.net) - Từ năm 2006, UBND huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) đã chỉ đạo cấp xã không được tự ý ký hợp đồngcho thuê đất nhưng UBND xã Hoằng Lý (huyện Hoằng Hóa) đã ngang nhiên cho doanh nghiệp thuê đất dẫn đến việc tập kết, kinh doanh trái phép khiến dư luận bất bình.


- Ngô Trần ĐứcĐẩy mạnh đổi mới toàn diện đất nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh (viet-studies 26-2-2012)◄◄◄Suy thoái kinh tế đang diễn ra trên quy mô toàn cầu, sức ép về an ninh quốc gia từ Biển Đông vẫn đang rập rình, tình trạng kinh tế - văn hoá - đạo đức – an sinh xã hội của nước ta,…xuống cấp từng ngày; đang gây lo lắng cho tất cả những ai quan tâm đến hiện tình của đất nước.

Năm 1986, Việt Nam đã dũng cảm và sáng suốt tiến hành một cuộc đổi mới ngoạn mục, mang tính cách mạng, nhờ đó mở ra một cục diện mới, chẳng những đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng mà còn nhanh chóng đạt những thành tựu được cả thế giới ngưỡng mộ, có tín hiệu dường như đang xuất hiện một con rồng mới ở Đông Nam Á. Rất tiếc, từ bước khởi đầu tốt đẹp đó trong những năm đầu, chúng ta đã ngập ngừng, rồi mắc vào chủ quan, bảo thủ, chẳng những bỏ lỡ cơ hội bứt lên mà dần dần lại rơi vào trì trệ, suy thoái, nay đang phải đối diện với nguy cơ khủng hoảng: sản xuất chậm lại, lạm phát dâng cao, nhập siêu tăng vọt, kỷ cương, phép nước bị buông lỏng, nạn tham nhũng hoành hành, cơ chế tổ chức, quản lý, tuyển chọn, đề bạt cán bộ sai quy luật, các tập đoàn kinh tế nhà nước thua lỗ nặng, quan chức hư hỏng, văn hoá - đạo đức xã hội suy thoái nghiêm trọng, sinh hoạt chính trị dân chủ bị hạn chế, đời sống nhân dân ngày càng khó khăn,…Đất nước đang đứng trước những nguy cơ khó lường. Một nhà kinh tế Việt Nam đưa ra nhận định: “Từ 1991 đến nay, chưa bao giờ tình hình kinh tế - xã hội lại xấu như bây giờ”.

Mô hình tăng trưởng 25 năm qua đã được khai thác hết giới hạn của nó. Muốn khắc phục khủng hoảng, để giữ vững và tiếp tục phát triển, Việt Nam phải nhanh chóng tiến hành một cuộc đổi mới II, chuyển mạnh sang mô hình phát triển nhanh và bền vững.

Đã có nhiều phương án, kiến nghị công phu, tâm huyết của các chuyên gia, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, được đưa ra để Đảng và Nhà nước lựa chọn. Có người đưa ra kịch bản duy tân đất nước – như là tiền đề, là điều kiện cho đổi mới, hoặc một cuộc chuyển hoá hoà bình theobài học Trần Thủ Độ; có người đưa ra giải pháp “Thoát Á luận”, “Thoát Trung luận”, cùng nhiều đề nghị cần “thoát” ra khác nữa. Riêng tôi, tôi chú ý đến “Bản ý kiến” ngày 8 tháng 9 năm 2011 của 14 giáo sư, trí thức Việt kiều có tên tuổi, đang sống và làm việc ở nước ngoài, nhan đề “Cải cách toàn diện để phát triển đất nước”. Cũng như nhiều bản kiến nghị khác, bản ý kiếnnày, theo tôi, đã đưa ra được những kiến giải tâm huyết, sâu sắc, khả thi trong điều kiện Việt Nam hiện nay, được diễn đạt một cách cô đọng, thận trọng, sáng sủa, nên có sức thuyết phục cao. Chỉ băn khoăn rằng, không biết những ý kiến sáng giá như thế liệu có đến được những nhà lãnh đạo cao cấp của Việt Nam hay không, có được các vị chiếu cố dành thì giờ nghiên cứu nó hay không?

Do đồng tình với nhiều điểm trong bản ý kiến này, và được kích thích bởi nó, tôi cũng mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình, như là sự tiếp tục triển khai một vài ý tưởng trong bản ý kiếnđó. Tôi đặc biệt tâm đắc khi thấy, không phải ai khác, mà chính các trí thức Việt kiều đã mong muốn Đảng và Nhà nước Việt Nam cần trở về sâu sắc hơn với Tư tưởng Hồ Chí Minh, trong cuộc đổi mới lần này. Về vai trò của Tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, đổi mới và phát triển đất nước, Bản ý kiến viết:


“Ta đã có một Hồ Chí Minh đặt nền móng dân chủ cho một nước Việt Nam độc lập…Ta đã lấy tư tưởng Hồ Chí Minh làm tư tưởng chỉ đạo. Tư tưởng độc lập đó cần phải được vun xới sâu hơn nữa trong hoàn cảnh hiện nay…Bối cảnh hoàn toàn đổi khác, tất nhiên tư tưởng của lãnh tụ cũng phải được hiểu theo một tinh thần mới, phải được chắt lọc lại, chỗ nào thuần tuý trường kỳ, chỗ nào là chiến thuật giai đoạn, chỗ nào thích hợp cho dân chủ ngày nay, chỗ nào đã đáp ứng xong rồi những nhu cầu trong quá khứ. Toàn dân sẽ tham gia thực hiện nền móng dân chủ mà lãnh tụ đã đặt viên gạch đầu tiên thuở khai sinh nước. Ngôi nhà sẽ xây kết hợp hài hoà tư tưởng Hồ Chí Minh với những tu tưởng của thế giới, vạch ra một mô hình thích hợp với hoàn cảnh hiện nay của Việt Nam…”.

Viết như thế tỏ rõ các tác giả đã khẳng định những giá trị bền vững trong tư tưởng và phương pháp cách mạng uyển chuyển của Hồ Chí Minh. Nhận thức đó hoàn toàn phù hợp với quan điểm học tập, kế thừa, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưỏng Hồ Chí Minh trong quá trình đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam.

Một cuộc cải cách về thể chế mang tính cách mạng tất yếu phải do Đảng lãnh đạo phát động, và như bản góp ý đã thừa nhận, “trên thực tế hiện nay, cũng chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam mới đảm nhận được vai trò này”. Một Đảng lấy tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động, tiến hành một cuộc cải cách thể chế theo đúng tư tưởng Hồ Chí Minh, là một bước đi tự nhiên, hợp quy luật, hợp lòng dân. Tư tưởng đó là vốn quý của dân tộc, phản ánh ý chí và nguyện vọng của toàn dân mong nó được thực hiện và toả sáng trên đất nước này. Chúng ta không cần sao chép ở sách vở nào, không cần mô phỏng theo cách làm của ai cả, hơn nữa, còn phải dũng cảm “thoát” ra khỏi những điều tự trói buộc vô hình, đã bị thực tiễn bác bỏ, để trở về với tư tưởng Hồ Chí Minh - của báu đã sẵn trong nhà, chỉ cần Đảng phát động, toàn dân sẽ hưởng ứng, sẽ nô nức đi theo, như thời Cách mạng Tháng Tám, như thời kỳ đổi mới năm 1986 vậy.



1. Để đổi mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh,
cần nhận thức sâu sắc hơn nữa về tư tưởng của lãnh tụ



Có điều lạ là trong mấy chục năm qua, Đảng đã liên tục phát động nhiều đợt vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” mà ít hoặc không thấy nhắc nhở đến phải ra sức “học tập và làm theo tư tuởng Hồ Chí Minh”? Đành rằng, trong các trường đảng và trường đại học đã có bộ môn “tư tưởng Hồ Chí minh” nhưng không phải loại cán bộ nào cũng được qua trường đảng, hơn nữa, nhân dân cũng cần nắm được nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh để học tập, làm theo, cần hơn còn là để theo rõi, giám sát cán bộ của Đảng, xem họ có làm đúng với tư tưởng của Cụ Hồ hay không. Phải chăng tư tuởng Hồ Chí Minh quá cao, quá khó để làm theo đối với chúng ta, hay còn có sự e ngại nào khác?

Từ lâu, nhân dân ta vẫn tâm niệm: đổi mới thực chất là trở về với tư tưởng Hồ Chí Minh, theo tấm gương và cách làm của Hồ Chí Minh, để xã hội có nhiều dân chủ, cởi mở và thông thoáng hơn; dân giầu, nước mạnh, công bằng, văn minh hơn; nhà nước pháp quyền với đội ngũ công bộc trung thành, tận tuỵ hơn; quan hệ giữa người với người nhân ái, đoàn kết, khoan dung, hoà hợp hơn; và không quên trách nhiệm đóng góp vào tiến bộ xã hội của thế giới. Đó là những giá trị có ý nghĩa toàn nhân loại, nên rất được lòng dân. Nếu bảo đó chính là những mục tiêu củachủ nghĩa xã hội theo quan niệm của Hồ Chí Minh thì cũng không sai, bởi với Cụ Hồ, “ý dân là ý trời”, cái gì hợp lòng dân, đó là chủ nghĩa xã hội, cái gì mất lòng dân, đó là chống lại chủ nghĩa xã hội, đúng như Cụ từng nói: “chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp của toàn dân, do nhân dân tự xây dựng lấy”, không ai làm thay, không ai ban phát, áp đặt cho dân cả!

Như vậy, để cải cách, đổi mới theo Tư tưởng Hồ Chí Minh, điều cần thiết là phải nhận thức đúng, quán triệt sâu sắc, cả phần nổi và phần chìm trong tư tưởng của Cụ - cái mà ta đang gọi là “minh triết Hồ Chí Minh”. Hiểu một cách đơn giản, minh triết là “sự khôn ngoan, sáng suốt” (sagesse) – điều mà không mấy ai nói ra thành lời cái sự khôn ngoan ấy của mình. Đó là chỗ khác nhau giữa khái niệm “tư tưởng Hồ Chí Minh” với “minh triết Hồ Chí Minh”, một cái “hiển ngôn”, một cái “vô ngôn”. Trong nghiên cứu, tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh, khi cái “hiển ngôn” bất lực thì người ta phải tìm đến cái “vô ngôn”.

Điều đặc sắc ở Hồ Chí Minh là có sự thống nhất cao độ giữa lý luận và thực tiễn, giữa nói và làm, thường nói ít, làm nhiều, lắm khi chỉ làm mà không nói, vì sao? Vì Hồ Chí Minh phải sống và đấu tranh trong một bối cảnh quốc tế cực kỳ phức tạp, nhạy cảm, không phải lúc nào cũng có thể nói ra mọi ý nghĩ của mình, khi ý ấy không phù hợp với quan điểm của những lực lượng mà mình đang cần phải dựa vào hay cần tranh thủ. Người minh triết là người biết hành xử khôn ngoan, sáng suốt trước những hoàn cảnh éo le, phức tạp để thực hiện thành công mục tiêu của mình. Nhờ có “minh triết” mà Hồ Chí Minh có thể “bảo thân” lúc nguy nan, có thể “sự quốc” khi vận mệnh quốc gia ở thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Nghiên cứu minh triết Hồ Chí Minh là tìm hiểu cái phần chìm này, cái phần không “hiển ngôn”, được thể hiện qua lối sống, cách ứng xử, qua việc làm và cách làm của Hồ Chí Minh, cái phần không nói ra ấy - hay nói bằng hành động - (không có trong HCM TT, tất nhiên) nhưng lại giúp ta hiểu rất sâu về thực chất tư tưởng của Cụ mà chúng ta đang cần học theo lúc này.

Hồ Chí Minh là người cộng sản, nhưng xét đến cùng, chủ yếu Cụ vẫn là người yêu nước, suốt đời đấu tranh cho độc lập, tự do của Tổ quốc, cơm áo, hạnh phúc và nhân phẩm của nhân dân. Một dân tộc thuộc địa nhỏ yếu, muốn đánh thắng một cường quốc đế quốc, không thể không đi tìm đồng minh, tranh thủ viện trợ, hợp tác, giúp đỡ của quốc tế.

Hồ Chi Minh đến với Quốc tế 3 của Lênin trong hoàn cảnh ấy, khi không một quốc gia, một tổ chức chính trị nào ở phương Tây lúc đó chìa bàn tay ra với các dân tộc thuộc địa. Có điều, mục tiêu hàng đầu của Quốc tế 3 là làm cách mạng vô sản, giải phóng giai cấp công nhân thế giới, còn mục tiêu trước hết của Hồ Chí Minh là làm cách mạng giải phóng dân tộc, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc mình và các dân tộc thuộc địa. Vì mục tiêu hai loại cách mạng khác nhau nên chiến lược, sách lược cũng khác nhau rất nhiều, đã thế, Quốc tế 3 lại đặt cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa vào địa vị phụ thuộc - ở vòng ngoài của cách mạng vô sản, để hỗ trợ cho cách mạng vô sản - khi nào cách mạng vô sản ở chính quốc thành công thì các dân tộc thuộc địa tự nhiên sẽ được giải phóng!

Cái khó nữa của Hồ Chí Minh là ở chỗ, theo quan điểm của Quốc tế CS, vấn đề dân tộc ở châu Âu cơ bản đã được giải quyết xong từ hai thế kỷ trước, bị coi là thuộc phạm trù cách mạng tư sản, nếu chỉ coi trọng vấn đề dân tộc, không nhấn mạnh vấn đề giai cấp, sẽ bị phê phán là trái với quan điểm mác-xít, không được coi là người cộng sản chinh thống. Điều đó cắt nghĩa vì sao Hồ Chí Minh thường bị Quốc tế cộng sản coi là một phần tử hữu khuynh, dân tộc chủ nghĩa, không được tin cậy, trọng dụng.

Đi theo con đường cách mạng vô sản để tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa, muốn giành được thắng lợi, Hồ Chí Minh đã phải điều chỉnh nhiều công thức, mệnh đề của học thuyết Mác-Lênin cho phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam, kể cả khi miền Bắc đã đi vào xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Do đó, vẫn giương cao ngọn cờ Mác-Lênin, vẫn nói phải học tập kinh nghiệm của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa anh em, nhưng trong thực tế hành động, Hồ Chí Minh đã làm khác, có khi phải làm ngược lại, cách mạng Việt Nam mới giành được thắng lợi. Xin đơn cử một vài luận điểm:

1. Lênin và Quốc tế 3 đặt cách mạng giải phóng dân tộc ở địa vị phụ thuộc, khi nào cách mạng vô sản ở chính quốc thắng lợi thì cách mạng ở thuộc địa sẽ thành công. Hồ Chí Minh lại cho rằng thuộc địa là khâu yếu trong hệ thống đế quốc chủ nghĩa, trong khi chủ nghĩa yêu nước và khát vọng tự do, độc lập của nhân dân thuộc địa lại vô cùng mãnh liệt, nếu khéo lãnh đạo thì cách mạng thuộc địa có thể thành công trước và bằng thắng lợi đó, góp phần vào sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản ở phương Tây. Lịch sử đã diễn ra đúng như Cụ Hồ đã khẳng định và Cụ đã thành công.

2. Học thuyết Mác-Lênin coi đấu tranh giai cấp là động lực duy nhất để giải quyết vấn đề “ai thắng ai” giữa tư bản và vô sản, coi quan điểm giai cấp là tiêu chí cơ bản nhất để xem xét lập trường, quan điểm của một người cộng sản. Hồ Chí Minh lại nói; “Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước,… người ta sẽ không thể làm gì được cho người An Nam nếu không dựa trên cái động lực vĩ đại và duy nhất trong đời sống xã hội của họ”[1]. Ta hiểu vì sao Hồ Chí Minh, trong đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, lại không nhấn mạnh vấn đề giai cấp mà luôn chú trọng phát huy sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, luôn nhắc đến “con Lạc cháu Hồng”, đến hai tiếng thiêng liêng “Tổ quốc, đồng bào”, luôn coi trọng củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc, không phân biệt giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo, …chứ không đơn thuần chỉ nhắc tới công- nông, vì vậy Đảng đã tập hợp và lôi cuốn được toàn thể dân tộc vào cuộc đấu tranh chống ngoại xâm và xây dựng đất nước.

3. Marx quan niệm đấu tranh giai cấp tất yếu dẫn đến chuyên chinh vô sản - tức nhà nước độc quyền của giai cấp vô sản. Lênin coi chính quyền Xô viết là chính quyền của công nông.Stalin còn cực đoan hơn, không cho phép các đảng cộng sản châu Âu trong Quốc tế 3 được liên minh với các đảng dân chủ - xã hội để giành đa số trong tranh cử vào Quốc hội ở các nước tư bản trong những năm 30 của thế kỷ trước. Hồ Chí Minh sau khi về nước trực tiếp chỉ đạo đấu tranh giành chính quyền, lại đưa ra chủ trương: “không nên nói công nông liên hợp và lập chính quyền xô-viết mà phải nói toàn thể nhân dân liên hiệp và lập chính phủ dân chủ cộng hòa”[2], tiêu biểu cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thực tế, Chính phủ Hồ Chí Minh sau Cách mạng tháng Tám là Chính phủ gồm đại biểu các đảng phái, tôn giáo, nhân sĩ, trí thức Bắc-Trung-Nam, nhiều người trước đó từng là thượng thư, khâm sai đại thần, bộ trưởng trong Chính phủ Bảo Đại hay Trần Trọng Kim. Điều này khiến Stalin đã phải chất vấn khi gặp Hồ Chí Minh năm 1950: “Chính phủ của đồng chí là cáí chính quyền gi và của ai? ( có ý phê phán không phải chính quyền công nông).

4. Về phương thức tiến hành 2 nhiệm vụ phản đế và phản phong trong cách mạng dân tộc - dân chủ, quan điểm của Stalin và Quốc tế cộng sản yêu cầu phải coi 2 nhiệm vụ đó là ngang nhau, nương tựa vào nhau, do đó phải được tiến hành song song, đồng thời (“con cọp-đế quốc nấp trong bụi lau-phong kiến, muốn đánh cọp phải phát lau, phát lau để đánh cọp”- đó là cách diễn đạt của Trung Quốc khi chấp hành chỉ thị của Stalin). Ở Việt Nam, Hồ Chí Minh lại coinhiệm vụ giải phóng dân tộc là cấp bách nhất, nổi lên hàng đầu, muốn thế phải phát huy sức mạnh của toàn dân tộc để giành cho được độc lập; vấn đề ruộng đất cũng sẽ thực hiện từng bước, nhưng phải phục tùng nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Trong kháng chiến chống Pháp, Hồ Chí Minh cũng chưa đề ra chủ trương cải cách ruộng đất, mà chỉ mới thực hiện giảm tô, giảm tức, chia ruộng của thực dân và Việt gian phản động cho nông dân nghèo, nên 1950 đã bị Stalin nhắc nhở, phê bình, đòi hỏi phải cải cách ruộng đất, như một điều kiện để được tái hòa nhập phong trào cộng sản và để được nhận viện trợ. Như ta đã thấy, Hồ Chí Minh đã chần chừ mãi, đến cuối 1953 mới thông qua luật cải cách ruộng đất, làm 1, 2 thí điểm, sang 1954 mới mở rộng ra một vài nơi ở trung du Bắc bộ.

5. Học thuyết Mác-Lênin thường nhấn mạnh vai trò quyết định của cơ sở kinh tế, xét đến cùng, điều đó đúng, nhưng trong thực tế vận dụng, không tránh khỏi có lúc rơi vào kinh tế quyết định luận, coi nhẹ vai trò tác động trực tiếp của các yếu tố trung gian khác. Hồ Chí Minh lại đánh giá rất cao vai trò của nhân tố con người. Trong hoàn cảnh một nước thuộc địa nửa phong kiến, nông nghiệp lạc hậu, vật chất tất nhiên là vô cùng thiếu thốn, nhưng nếu biết phát huy sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, sức tác động trở lại của văn hóa, đạo đức,… thì trong những hoàn cảnh nhất định, con người vẫn có thể dùng tinh thần để vượt qua những thiếu thốn vật chất mà giành được thắng lợi. Bản thân cuộc đời cách mạng đầy gian khổ hy sinh của Cụ Hồ là một bài học lớn về vấn đề này.

6. Các nhà sáng lập và hoạt động nổi tiếng của phong trào cộng sản thế giới đều xuất thân trí thức, nhưng khi lên cầm quyền, nhiều lãnh tụ vô sản lại coi thường trí thức, thậm chí coi khinh trí thức. Nước Nga xô-viết dưới thời Lênin và Stalin, hàng vạn trí thức đã bị đàn áp, đày đọa, giết hại, hoặc buộc phải đi sống lưu vong. Trung Quốc dưới thời Mao Trạch Đông, trí thức bị coi khinh, không bằng “cục phân chó”! Trí thức vẫn là đối tượng bị đày ải, nhục hạ chủ yếu trong các cuộc vận động “chỉnh phong”, “tam phản, ngũ phản”, đặc biệt là trong cuộc “đại cách mạng văn hóa”, không ít người đã tìm đến cái chết hoặc bị giam cầm, đày đọa cho đến chết. Vì sao có hiện tượng này? - vì thiếu dân chủ, không quen nghe ý kiến phản biện, chỉ muốn độc quyền chân lý!

Hồ Chí Minh lại rất coi trọng trí thức, lắng nghe trí thức, tin dùng trí thức, vì theo Cụ, trí thức ở thuộc địa đều là những người yêu nước, có tinh thần dân tộc, vì có học vấn cao, hiểu biết rộng nên nắm được chân lý, có tinh thần dân chủ, hướng về cách mạng. Vì vậy, trí thức là lực lượng quan trọng trong việc quản trị, điều hành đất nước theo luật pháp, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng chế độ mới. Người nói: Không có trí thức tham gia, công việc của cách mạng sẽ khó khăn hơn rất nhiều.

Trên đây, chỉ dẫn ra một vài ví dụ để chứng minh rằng nhiều tư tưởng của Hồ Chí Minh được thể hiện qua hành động, chỉ làm mà không nói. Đó là phần minh triết của Cụ. Nó cho thấy: vào lúc tư duy lý luận của Quốc tế CS, sau thời Lênin, đã bị “sơ cứng hóa”, họ đã xử lý rất nặng với những ai có quan điểm độc lập, khác biệt, nhưng Hồ Chí Minh vẫn không vì thế mà bị trói buộc bởi những công thức giáo điều, cứng nhắc nào, vẫn luôn nêu cao tinh thần độc lập tự chủ, luôn xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của dân tộc, từ thực tiễn cách mạng Việt Nam để tiếp thu có chọn lọc và vận dụng một cách sáng tạo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, kết hợp nó với tư duy chính trị - triết học dân chủ và tiến bộ của nhân loại, theo phương châm Cụ đã nói: “Tây phương hay Đông phương có cái gì tốt ta học lấy để tạo ra một nền văn hóa Việt Nam,…hợp với tinh thần dân chủ”[3].

Nói như trên, vậy có phải Cụ Hồ chỉ là một người dân tộc chủ nghĩa hay chăng? – Cụ Hồ là một người cộng sản yêu nước, thương dân, luôn biết kết hợp chủ nghĩa yêu nước nồng nhiệt với chủ nghĩa quốc tế trong sáng, lợi ích dân tộc với lợi ích nhân loại, tuyệt đối không có một gợn nhỏ nào của chủ nghĩa dân tộc vị kỷ, hẹp hòi. Chỉ có chủ nghĩa quốc tế giả danh, chứ không có chủ nghĩa quốc tế trừu tưọng. Làm sao có thể trách Nguyễn Ái Quốc - một người cộng sản lại ít nói về cách mạng vô sản mà chỉ nói nhiều về cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa? Tại sao tác phẩm đầu tay Cụ dịch ra tiếng Việt không phải “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” của Marx-Engels mà lại là “Tinh thần pháp luật” của Montesquieu?

Cần hỏi lại là: tại sao một người dân mất nước, ra đi làm cách mạng để giải phóng dân tộc mình khỏi ách nô lệ thực dân, đế quốc, lại không nói nhiều về chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, lại không tố cáo những nỗi thống khổ của người dân bản xứ, lại không nhấn mạnh yêu cầu cấp bách của sự nghiệp đấu tranh giải phóng các dân tộc thuộc địa? Nếu thắng lợi của cuộc cách mạng ấy làm suy yếu chủ nghĩa đế quốc, góp phần thúc đẩy phong trào giải phóng các dân tộc bị áp bức và giai cấp công nhân thế giới, sao lại không phải là đóng góp vào sự nghiệp cách mạng thế giới?

Tuy nhiên, trong người cộng sản - yêu nước ấy, vẫn phải thấy mặt chủ thể, mặt chính yếu là mặt yêu nước, nếu gọi Hồ Chí Minh là người cộng sản ái quốc, người cộng sản dân tộc, thì đó chính là một lời khen, một vinh dự, chứ không phải là một nhược điểm. Cả cuộc đời Cụ đã hiến dâng cho sự nghiệp cao cả ấy. “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là lo làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Tháng 3 năm 1949, trả lời điện phỏng vấn của phóng viên Mỹ Walter Briggs: “Cụ có là người cộng sản nữa không?”, Cụ trả lời: “Tôi luôn luôn là một người yêu nước, tranh đấu cho độc lập, thống nhất thật sự của Tổ quốc tôi”[4].

Đổi mới, cải cách toàn diện đất nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh, ở thời kỳ hiện nay, phải trở về với tinh thần này: “Tổ quốc trên hết, dân tộc trên hết, nhân dân trên hết”. Các nhà hiền triết xưa nay vốn chỉ coi “kinh sách” như là con thuyền giúp ta qua sông để cập bến bờ của “đạo”, chứ không ai đội mãi con thuyền ấy trên đầu để đi trên cạn bao giờ. Ngày nay, chúng ta cũng phải biết vượt lên những thiên kiến, những lợi ích cục bộ, những ràng buộc ý thức hệ đã bị thực tiễn bác bỏ, để thực hiện đại đoàn kết dân tộc, cứu nguy đất nước trước khủng hoảng kinh tế-xã hội và đe dọa xâm lược của chính “anh bạn vàng”; phải vượt lên trên những khác biệt về chính kiến hay tôn giáo, tạo nên sự đồng thuận, trên nền tảng “lấy nước làm trọng, lấy dân làm gốc”, như Cụ Hồ đã luôn nhắc nhở, từ năm 1946:

“Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm,

Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh”.

“Tín đồ Phật giáo tin ở Phật, tín đồ Gia-tô tin ở Đức Chúa Trời, cũng như chúng ta tin ở đạo Khổng. Đó là những vị chí tôn nên chúng ta tin tưởng. Nhưng đối với dân, ta đừng làm gì trái ý dân. Dân muốn gì, ta phải làm nấy[5]”. Ngày nay, thời đại các bên cùng thắng đã qua rồi, khối đồng Eurozone đang có nguy cơ tan vỡ, mỗi quốc gia trong EU đang phải lo tự cứu lấy mình. Việt Nam ta chỉ có một chỗ dựa mạnh mẽ, duy nhất để tồn tại và phát triển trong thế giới cạnh tranh này, đó là sự đồng thuận của nhân dân. “Được lòng dân thì còn, mất lòng dân là mất hết!”.

Tôi nghĩ rằng, đây cũng là nhận thức và mong muốn chung của nhân dân ta, của giới nhân sĩ, trí thức Việt Nam và trí thức Việt kiều, về vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh ở bối cảnh đất nước đang như con tầu trong cơn bão!



2. Đổi mới toàn diện đất nước
theo đúng tư tưởng và cách làm của Hồ Chí Minh



Đảng lãnh đạo chủ động đứng ra tiến hành một cuộc cảỉ cách có tính cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh - với tư cách là nền tảng tư tưởng của Đảng - đưa cỗ xe đất nước vận hành theo lộ trình dân chủ mà Hồ Chí Minh đã đặt nền móng, theo con đường mà cả nhân lọai tiến bộ đang đi, sẽ là sự lựa chọn hiện thực nhất, sáng suốt nhất, là con đường ngắn nhất mà hiệu quả nhanh nhất, để đưa đất nước vượt lên, thoát ra khỏi nguy cơ có thể dẫn đến đổ vỡ.

Tư tưởng Hồ Chí Minh không phải là cái gì trừu tượng, khó hiểu, nó giản dị, thiết thực như cơm ăn, nước uống, như ánh sáng và khí trời, ai cũng có thể tiếp nhận, như những chân lý tự nhiên, đang tiềm ẩn trong mỗi người, chỉ được Cụ Hồ gợi lên là thức tỉnh. Vì vậy, không cần phải khảo cứu trong “thiên kinh, vạn quyển” nào, chỉ cần lọc ra những tư tưởng lớn chứa đựng trong những câu nói giản dị của Cụ, hóa thân nó vào Hiến pháp (đang sửa đổi) và hệ thống pháp luật, vào thể chế, chính sách, …đã và sẽ được đổi mới, khi thể chế hoàn hảo hình thành, đi vào vận hành, nó sẽ khép con người vào khuôn khổ, sẽ uốn nắn lại thái độ, cách sống, cách ứng xử của mỗi người, kéo theo sự thay đổi của toàn xã hội.

2.1. Cải cách thể chế sẽ góp phần điều chỉnh và nâng cao đạo đức con người.

Chú trọng giáo dục đạo đức và nêu gương đạo đức là một quan điểm lớn của Hồ Chí Minh. Trong hoàn cảnh hiện nay, khi một bộ phận không nhỏ những người có chức, có quyền, kể cả ở cấp cao, rơi vào thoái hoá, biến chất nghiêm trọng về nhân cách, đạo đức, đề ra cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” là cần thiết. Đạo đức có khả năng rất lớn trong việc điều chỉnh hành vi của con người. Tuy nhiên, cũng phải thấy giải pháp đạo đức riêng mình nó không giải quyết được tất cả, nhất là khi đời sống đạo đức xã hội đã có sự rối loạn về giá trị, do cách tiến hành giáo dục của ta lâu nay còn hình thức, hời hợt, chưa xác định trúng đối tượng để tập trung vào, không tìm ra được những tấm gương lớn, làm cho một vấn đề vốn rất nghiêm túc như vậy trở nên nhàm chán, kém hiệu quả.

Để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong điều kiện độc quyền lãnh đạo, để xoay chuyển tình hình, tránh được khủng hoảng, đưa đất nước chuyển sang một thời kỳ mới, có nhiều vấn đề đang đòi hỏi phải được thay đổi tận gốc, nghĩa là cần thiết phải nhanh chóng thực hiện một cuộc đổi mới, cải cách toàn diện, nhằm tạo ra một thể chế mới, với hệ thống chế tài mới, động lực mới,…tác động và ràng buộc con người, khiến mỗi người muốn tồn tại và phát triển, không thể sống khác, làm khác. Một xã hội như thế, theo cách nói của B. Brech, sẽ khiến cho “mọi lời kêu gọi về đạo đức và lòng tốt trở nên thừa”! Như xã hội Singapore hiện nay, viên chức nhà nước đã có thể nói đến “ba không”: “không cần, không dám, không thể” tham nhũng (vì lương họ đã đủ sống ở mức khá, vì sợ bị pháp luật nghiêm khắc trừng trị - sẽ tước bỏ vĩnh viễn lương hưu - và còn vì chế tài quá chặt chẽ, có muốn tham nhũng cũng không được).

Giáo dục đạo đức rất cần đến sự hỗ trợ của các yếu tố ràng buộc khác, trước hết là pháp luật. Kinh nghiệm của Singapore vào những thập kỷ đầu mới lập quốc, họ rất coi trọng vai trò trừng trị của pháp luật, những chuẩn mực về đạo đức, những thói quen xấu về nếp sống văn minh,…càng “thâm căn cố đế”, càng phải cần đến sự hỗ trợ của pháp luật. Sau một số năm cưỡng chế quyết liệt (thậm chí trừng phạt cả bằng đòn roi trước đám đông, chứ không phạt bằng tiền), nay Singapore đã được coi là một quốc đảo biểu tượng cho văn hóa - văn minh đô thị ở Đông Nam Á.

Ngày nay, chúng ta đang phải đối mặt với những tha hóa, rác rưởi bộc lộ hàng ngày ngoài xã hội và trong nhân cách của không ít người. Họ đang bon chen, ngụp lặn trong tiền tài, danh vị, tham nhũng, hối lộ, mua quan, bán chức, hà hiếp, nhũng nhiễu, lừa đảo, chặt chém, cướp giật “giữa ban ngày”. Để thanh toán chúng, không một lời kêu gọi đạo đức nào có thể giải quyết được, nếu không đi đôi với dùng pháp luật để trừng phạt, răn đe. Các nước phương Đông vốn có truyền thống kết hợp đức trị với pháp trị. Cụ Hồ là tấm gương sáng về mặt này. Cụ nhấn mạnh: pháp luật của ta “phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào”[6]. Tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa I (11-1946), có đại biểu đã chất vấn Chính phủ về vụ Chu Bá Phượng (Bộ trưởng Bộ Kinh tế, đại biểu Quân Dân Đảng trong chính phủ Liên hiệp), tham gia Hội nghị Fontainebleau, mang theo vàng để buôn lậu, bị hải quan Pháp bắt giữ, báo chí Pháp lợi dụng bêu riếu, làm mất uy tín chính phủ ta. Cụ Hồ đã trả lời thẳng thắn: “Chính phủ đã hết sức làm gương, và nếu làm gương không xong, thì sẽ dùng pháp luật mà trị những kẻ ăn hối lộ. Đã trị, đang trị và sẽ trị cho kỳ hết!” Nói là làm, Cụ đã cách chức Bộ trưởng Kinh tế của Chu Bá Phượng, cho chuyển sang làm việc khác, cũng như sau này đã ký lệnh tử hình đối với Đại tá Trần Dụ Châu, Thứ trưởng Trương Việt Hùng,…

Hiện nay, ở ta vẫn còn tình trạng bất công, cùng một loại tội, nhưng “quan được xử theo lễ, dân mới xử theo luật”, “thưởng cho quan thì quá rộng mà phạt lại không nghiêm”. Cụ Hồ nói: có công thì được thưởng, có tội thì phải phạt, thưởng phạt phải nghiêm minh. Tại sao trong quản lý, lãnh đạo kinh tế - xã hội, có biết bao vụ sai phạm nghiêm trọng, như vụ Vinashin, mà lại có thể nói trước Quốc Hội rằng “Bộ Chính trị quyết định không kỷ luật ai”. Vậy vai trò hành pháp, tư pháp của nhà nước ở đâu, có còn nữa không? Nếu sự trừng phạt không nghiêm, thì tác dụng giáo dục, răn đe của pháp luật sẽ bị triệt tiêu hoàn toàn.

2.2. Cải cách, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, mới nâng cao được khả năng cạnh tranh và tính hiệu quả của nền kinh tế quốc dân.

Trong cuộc đổi mới được phát động năm 1986, Đảng lãnh đạo đã dũng cảm đột phá vào một luận điểm tối quan trọng của tư duy kinh tế Mác-Lênin, là từ bỏ mô hình kinh tế quan liêu-bao cấp-kế hoạch đã thất bại, chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cho phép phát triển kinh tế tư nhân, kêu gọi đầu tư của tư bản nước ngoài, sức sản xuất được “cởi trói”, tạo ra một sức sống mới, một không khí làm ăn mới, ai ai cũng hồ hởi dốc tiền của, sức lực, tài trí của mình ra sản xuất, kinh doanh, để thoát khỏi đói nghèo, vươn lên làm giầu, cho mình và cho đất nước.

Tiến thêm một bước, tại Hội nghị TƯ lần thứ ba, khóa VIII (6-1997), lần đầu tiên Đảng đưa ra vấn đề “xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân”, ban hành nhiều đạo luật mới để Nhà nước quản lý kinh tế-xã hội….bằng pháp luật, tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho sản xuất, kinh doanh, hợp tác, làm ăn với nước ngoài. Những nỗ lực đó đã dọn đường cho Việt Nam được gia nhập tổ chức WTO vào đầu năm 2007, tuy đã bị chậm lại sau gần 10 năm thương thảo.

Đáng lẽ, nhân cơ hội đó phải mạnh dạn đổi mới nhanh hơn, đồng bộ hơn trên con đường đã chọn, chúng ta lại ngập ngừng, do dự, có lúc lùi lại, để rồi rơi vào trì trệ. Vì vậy, Việt Nam, sau 5 năm vào WTO, vẫn chưa được công nhận có nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh, đúng nghĩa, vì chưa có đối xử công bằng, cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Sự ưu đãi đặc biệt Chính phủ dành cho các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước đã thủ tiêu mất cả hai động lực phát triển của kinh tế thị trường: sức cạnh tranh và có lợi nhuận, bởi sản phẩm họ làm ra (như tầu của Vinashin) giá thành cao, chất lượng thấp, không bán được ngay trên thị trường nội địa, bị đọng vốn, nên thua lỗ nặng, nợ nần cứ chồng chất. Cơ chế đặc biệt dành cho họ còn tạo kẽ hở cho sự lũng đoạn và tham nhũng kéo dài trong các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước; để Nhà nước cứ phải không ngừng rót vốn – như rót vào cái thùng không đáy - với danh nghĩa là phải giúp nó phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa!

Nhưng liệu có phát huy được không, khi các tập đoàn này có quy mô rất to, tài sản rất lớn, quyền lực rất nhiều, được hạch toán độc lập,…nhưng lại thiếu một hệ thống chế tài và cơ chế kiểm soát chặt chẽ ngay từ trong nội bộ, còn sự giám sát từ bên trên lại lỏng lẻo, trước còn đặt dưới quyền của các Bộ chủ quản, sau lại được trực thuộc Phủ Thủ tướng, gần như nó đã trở thành một vương quốc tự trị! Vì vậy, các sai phạm nó gây ra, lỗi đâu chỉ là của riêng các quan chức quản lý, mà đã là lỗi của thể chế, chính cơ chế ấy đã tạo điều kiện cho những người nắm quyền quản lý dễ dàng biến tài sản quốc gia thành tài sản riêng của tập đoàn, rồi thành tài sản của nhóm lợi ích, để họ có thể tự tung tự tác, làm giàu cho chính mình, thua lỗ kinh tế thì Nhà nước gánh chịu, còn họ coi như đã làm xong nhiệm vụ chính trị được giao!

Rõ ràng, đã đến lúc chúng ta phải thay đổi tư duy về vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước và đầu tư công. Gần đây, đã có nhiều người lên tiếng về vấn đề này. Ông Phan Diễn, nguyên Thường trực Ban Bí thư TƯ Đảng CS Việt Nam, đã phát biểu nhận thức mới của mình về vai trò của kinh tế nhà nước, sau những chuyến đi khảo sát ở nước ngoài: “Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế rất quan trọng, nhưng kinh tế nhà nước thì chưa chắc”. Ông đánh giá cao vai trò của Chính phủ Hàn Quốc trong định hướng phát triển kinh tế, đề ra chủ trương, chính sách, nhưng thực thi chính sách đó, họ lại không dựa vào kinh tế quốc doanh mà dựa vào lực lượng kinh tế của tư nhân.

Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cho rằng: “Gốc gác của vấn đề là nhiều tư duy không ổn mà ta ít nhắc tới. Tư duy về vị trí nhà nước trong nền kinh tế thị trường của ta còn khác nhau và chưa rõ…Ở các nước, chính quyền chủ yếu lo quản lý hành chính nhà nước, không ai đi làm kinh tế cả”. Ở ta thì khác…Đầu tư công dàn trải, mỗi tỉnh là một pháo đài, một đơn vị kinh tế hoàn chỉnh. Không gian kinh tế quốc gia bị chia cắt thành không gian kinh tế tỉnh, nền kinh tế bị xé lẻ (tỉnh nào cũng muốn có sân bay, bến cảng, khu công nghiệp, khu du lịch sinh thái, sân gôn,…) mà hiệu quả kinh tế thì chưa rõ. Đó là biểu hiện của tư duy kinh tế quan liêu, bao cấp, xin-cho vẫn còn nặng. Nền kinh tế VN đang phải trả giá cho những bất cập này, nhất là tư duy về vai trò kinh doanh của nhà nước trong nền kinh tế thị trường.

TS Phan Thanh Hà, Bộ Kế họach Đầu tư, dẫn số liệu thống kê của Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp, cho biết: khu vực kinh tế nhà nước hiện đang sở hữu 70% tổng tài sản cố định của nền kinh tế, chi phối 20% vốn đầu tư của toàn xã hội, 60% tín dụng của ngân hàng thương mại, 50% vốn đầu tư nhà nước và 70% vốn ODA. Được bảo hộ và ưu đãi nhiều như thế, nhưng khu vực này chỉ tạo ra 25% doanh thu, 37% lợi nhuận trước thuế và 20% giá trị sản xuất công nghiệp[7].

Những con số đã cho thấy: mặc dù được ưu đãi quá lớn, nhưng khu vực kinh tế này lại làm ăn thất bát, hiệu quả đóng góp không tương xứng với đầu tư, đã tự thủ tiêu mất hai động lực cơ bản của kinh tế thị trường (sức cạnh tranh và làm ăn có lãi), nếu không cải cách thì sớm muộn cũng sẽ phá sản, kéo theo sự sụp đổ của cả nền kinh tế. Một tư tưởng kinh tế mà Cụ Hồ đòi hỏi là phải hết sức coi trọng nguyên tắc hạch toán kinh tế, hiệu quả kinh tế: “Quản lý một nước, cũng như quản lý một doanh nghiệp: phải có lãi. Cái gì ra, cái gì vào, việc gì phải làm ngay, việc gì chờ, hoãn hay bỏ, món gì đáng tiêu, người nào đáng dùng, tất cả mọi thứ đều phải tính toán cẩn thận”[8]. Đó là nói trong hoàn cảnh chiến tranh, bao cấp vẫn là chủ yếu. Nay trong điều kiện kinh tế thị trường, phảỉ đổi mới tư duy kinh tế để có một nền kinh tế thị trường thực thụ. Nói cấu trúc lại toàn bộ nền kinh tế, không phải chỉ là thay đổi nhân sự, sắp xếp lại các bộ phận sản xuất, loại bỏ các hoạt động kinh doanh ngoài ngành,… mà điều cốt lõi vẫn là cấu trúc lại nó theo tư duy nào?

2.3. Cải cách hệ thống chính trị để có nhiều dân chủ hơn, để nhân dân được thực hiện quyền làm chủ của mình trong xây dựng và phát triển đất nước.

Trên danh nghĩa, Nhà nước của ta hiện nay được gọi là “nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân”, nhưng thực tế, không chỉ nhà nước mà toàn bộ hệ thống chính trị của ta đã được “nhà nước hóa”, “đảng hóa” từ trên xuống dưới, mọi chủ trương, mọi quyết định lớn nhỏ, các cấp đều phải xin ý kiến và chờ quyết định của cấp ủy. Đảng “lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối”đòi hỏi như vậy. Từ một anh tổ trưởng dân phố, phụ trách chuyện dân sự ở một cụm dân cư cấp ngõ xóm, cũng buộc phải là đảng viên, cho đến Ban chấp hành và bộ máy của các đoàn thể chính trị trong Mặt trận, các tổ chức xã hội- nghề nghiệp,…ở TƯ lẫn địa phương, đều ăn lươngvà nhận kinh phí hoạt động do nhà nước cấp, đều có tổ chức đảng lãnh đạo mà bộ phận thường trực do Đảng bố trí. Cung cách hoạt động cũng được “hành chính hóa”, “quan liêu hóa” theo kiểu nhà nước. Hoàn toàn vắng bóng cái gọi là “xã hội dân sự” mang tính tự quản của các làng xã ngày xưa - điều mà Cụ Hồ đã nhiều lần nói đến, ví như việc lập “Quỹ Nghĩa thương”, Cụ cho đó là “một hình thức tương trợ đã có từ lâu đời ở nông thôn ta,…có nghĩa thương để khi gặp khó khăn, nông dân có thể giúp đỡ lẫn nhau”[9], đồng thời Cụ nhắc nhở “nghĩa thương phải độc lập, HTXNN tín dụng không có quyền can dự đến nó”, “Ban quản lý phải do những người đóng thóc cử, HTXNN và Hội đồng nhân dân không có quan hệ gì”[10]. Thế là Cụ Hồ đã nói đến một kiểu “xã hội dân sự” tự quản, không có sự can thiệp của nhà nước.

Một sự “lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối”, không chia sẻ quyền lực với ai, sẽ không nghe được tiếng nói đa chiều, không phản ánh được những tâm tư, suy nghĩ đa dạng của dân, nên khó mà đại diện được cho ý chí, nguyện vọng của dân, vì vậy nó tất yếu không tránh khỏi có những quyết định sai lầm, dẫn tới mâu thuẫn, xung đột với lợi ích của dân. Việc Thành ủy và chính quyền thành phố Hải Phòng, chỉ nghe theo báo cáo sai thực tế, thiếu trung thực của cấp dưới, rồi vì lợi ích, cục bộ địa phương và phe nhóm, đi tới chỉ đạo giải quyết sai đường lối của Đảng, trái pháp luật của Nhà nước trong vụ cưỡng bức thu hồi đất ở Tiên Lãng, đã gây ra những phản ứng tiêu cực, tuyệt vọng của người dân. Đó là một minh chứng cho sự tha hóa của cơ quan quyền lực – tuy được mệnh danh là của dân - nhưng đã quay lại, dùng công an, quân đội đàn áp dân, coi dân như kẻ thù!

Nhìn lại “vụ Tiên Lãng”, sự việc “sai pháp luật, trái đạo lý” ấy xảy ra đã hàng tháng trời, nhưng ngoài báo chí và một số vị lãnh đạo có tâm đã nghỉ hưu sớm lên tiếng, còn các cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng, Nhà nước, công an, quân đội,…các cơ quan như UB Kiểm tra TƯ Đảng, Tổng thanh tra Chính phủ, các Hội có liên quan đến tư cách cựu chiến binh, đến hình ảnh người nông dân lấp biển, mở cõi…của anh Vươn, đều im tiếng, như không hề hay biết! Thậm chí, đến các vị “đại bỉểu của dân”, từ HĐND xã, huyện, thành phố đến đại biểu Quốc hội, do nhân dân Tiên Lãng - Hải Phòng bầu ra để lắng nghe, thu thập ý kiến, nguyện vọng của dân, phản ánh lên trên, cũng không thấy thể hiện được trách nhiệm của mình. Điều đó cho thấy hệ thống chính trị của ta đang có vấn đề, nếu ai cũng chỉ lo thân, giữ ghế, sẽ làm cho cả hệ thống chính trị bị tê liệt, những thông tin cấp bách, trung thực, không lên được tới cấp trên, thì làm sao có thể giúp Đảng và Nhà nước chỉ đạo kịp thời, đúng đắn được!

Đáng tiếc, vụ Tiên Lãng không phải là trường hợp hãn hữu, cá biệt. Nhiều năm qua, trong cả nước đã nóng lên các cuộc khiếu kiện, biểu tình đông ngưòi liên quan đến vấn đề đất đai cùng nhiều vấn nạn khác, quan hệ bức thiết đến đời sống của dân, làm cho người dân phẫn nộ, bất bình. Nguyên nhân không chỉ do cán bộ, viên chức thiếu năng lực, kém đạo đức, mà sâu xa nằm trong kiến trúc thượng tầng, trong sự tha hóa khó tránh của sự độc quyền.

Cụ Hồ là một nhà chính trị dân chủ, đã từng sống nhiều năm ở các nước dân chủ, nên Cụ luôn cảnh giác với hiện tượng “ngủ say” trên cái gối “độc quyền”, luôn tìm cách hạn chế, khắc phục nó. Tháng 8 năm 1945, vừa từ Việt Bắc về tới Hà Nội, xem qua danh sách Chính phủ Lâm thời do Thường vụ TƯ dự kiến, Cụ nói ngay: “Chính phủ Lâm thời của các chú “đỏ” quá” và đề nghị rút một số thành viên của UBDTGP ra khỏi danh sách, mời thêm một số vị nhân sĩ, trí thức có danh vọng, tham gia Chính phủ - không phải chỉ để khi Đồng Minh vào ta dễ làm việc, mà chính là cách mạng đang rất cần đến những kiến thức, kinh nghiệm tổ chức quản lý hành chính theo pháp luật của họ, điều mà những nhà cách mạng mới từ nhà tù đế quốc ra, khi ấy chưa thể có được. Sự tham gia của họ làm cho chính quyền cách mạng mạnh lên, chứ không phải là yếu đi.

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đầu các phiên họp HĐCP hoặc Bộ Chính trị, Cụ Hồ thường dành một thời gian ngắn, làm một “tour d’horizon” – như Cụ nói, để ai nắm được điều gì thì kịp thời thông báo, giúp chính phủ có cái nhin tổng quát về tình hình các địa phương, nếu có việc gì khẩn cấp, chính phủ có ngay chủ trương giải quyết, không để kéo dài, tác động xấu đến tình hình chung, nhất là đến đời sống của nhân dân. Trong một lần như vậy , được nghe phản ánh về “Vụ Châu Phà”, xảy ra ở miền núi Liên Khu 4 năm 1950, cán bộ địa phương đã làm sai đường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ, dẫn đến cưỡng bức, đàn áp, bắt bớ nặng nề, oan sai. Cụ Hồ lập tức có Thư gửi đồng bào Liên Khu IV: “Tôi phải thật thà xin lỗi những đồng bào vì những cán bộ sai lầm mà bị oan ức. Tôi thật thà tự phê bình khuyết điểm của tôi – là giáo dục và lựa chọn cán bộ chưa được chu đáo”. Sau đó, Cụ nhắc nhở: “Nước ta là một nước dân chủ. Mọi công việc đều vì lợi ích của dân mà làm…Khi ai có điều gì oan ức, thì có thể do các đoàn thể tố cáo lên cấp trên. Đó là quyền dân chủ của tất cả công dân Việt Nam. Đồng bào cần hiểu rõ và khéo dùng quyền ấy”[11].

Những lời tự phê bình, nhận lỗi trước dân như vậy của lãnh đạo chính quyền các cấp từ TƯ đến địa phương, khi để xảy ra sai lầm với dân, không hiểu sao ở thời nay, thật quá khó và cực kỳ hiếm thấy, hay là thừa nhận sai lầm sẽ làm mất “oai quyền” của người lãnh đạo, sẽ tạo lý do để đối thủ hạ bệ minh?

Như vậy, đi đôi với xây dựng, chỉnh đốn Đảng và cải cách thể chế kinh tế, muốn thành công, phải đẩy mạnh cải cách cả hệ thống chính trị, khi nó đã rơi vào trì trệ, quan liêu hóa, xa dân, không còn phù hợp với trình độ dân trí và yêu cầu dân chủ của xã hội hiện nay.

Cải cách chính trị không phải là để thay đổi sự lãnh đạo của Đảng hay thay đổi chế độ, mà là để nâng cao hiệu quả và hoàn thiện hơn nữa sự lãnh đạo ấy, theo hướng ngày càng dân chủ hơn, xứng với tên gọi của nó là “nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân”. Đối với thế giới, cải cách chính trị không phải là cái gì xa lạ, mới mẻ, mà vốn là chuyện phải làm thường xuyên của mọi đảng cầm quyền trong một chế độ dân chủ đa đảng, nếu muốn được tiếp tục nắm chính quyền trong lần bầu cử sau. Ở các nước dân chủ thường có tổ chức thăm dò tín nhiệm đối với chính phủ của đảng cầm quyền, nếu uy tín giảm sút, họ sẽ lập tức thay đổi chính sách hay nhân sự để lấy lại lòng tin của dân. Như ở nước Nga vừa qua, sau những cuộc biểu tình phản đối Đảng Nước Nga thống nhất về tham nhũng và bầu cử gian lận, thấy khả năng thắng cử ở ngay vòng 1 của ông Pu-tin mong manh, thậm chí có thể thất cử, lập tức Đảng Nước Nga thống nhất và ông Pu-tin đã thực hiện ngay một chương trình cải cách chính trị và kinh tế để tranh thủ lòng dân, nhờ đó chỉ số tín nhiệm đang tăng dần lên. Cải cách là biểu hiện tính năng động chính trị của một chế độ dân chủ đa đảng.

Ở nước ta, từ cuộc đổi mới lần I năm 1986 đến nay đã 26 năm, đã hơn một phần tư thế kỷ. Cuộc sống đang đòi hỏi Đảng lãnh đạo phải dũng cảm và cấp bách thực hiện ngay cuộc đổi mới II, để giải quyết bài toán của Hamlet “to be or not to be”? Lịch sử sẽ ghi công cho thế hệ lãnh đạo hiện nay đã biết tựa vào lòng dân, sức dân để giành chiến thắng trong cuộc chiến “tồn tại hay không tồn tại” này.

Cải cách chính trị trước hết cần được khởi đầu bằng sửa đổi Hiến pháp, điều mà Quốc hội hiện đang bắt đầu thảo luận. Nếu chưa sửa được căn bản, thì hãy trở về với tinh thần, nội dung của Hiến pháp 1946 do Cụ Hồ là Trưởng ban soạn thảo cùng với các trí thức tân học có am hiểu nhiều nhất về luật học vào thời điểm ấy. Đó là bản Hiến pháp được coi là dân chủ và tiến bộ nhất ở Đông Nam Á lúc bấy giờ, vì nó kết tinh được những giá trị tư tưởng về một nhà nước dân chủ - pháp quyền:

- Hiến pháp 1946 được Quốc hội lập hiến thông qua. Nếu không có chiến tranh thì nó sẽ được đem ra trưng cầu dân ý, sau đó Quốc hội lập hiến sẽ giải tán để toàn dân bầu ra Nghị viện Nhân dân (tức Quốc hội) với nhiệm kỳ 3 năm. Nghị viện sẽ không được tự quyền sửa đổi Hiến pháp, mọi bổ sung, sửa đổi sau này (nếu có) phải được đưa ra toàn dân phúc quyết.

- Hiến pháp 1946 khẳng định quyền lực tối cao thuộc về nhân dân, như đã viết rõ trong điều 1: “Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giầu nghèo, giai cấp, tôn giáo”. Điều 32 của Hiến pháp 1946 còn quy định: “Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phán quyết”. Thực chất đó là chế độ trưng cầu dân ý, một hình thức dân chủ trực tiếp được đề ra khá sớm ở nước ta.

- Hiến pháp 1946 tuy chưa đề ra nguyên tắc “tam quyền phân lập” nhưng cũng đã đề cập đến các cơ chế kiểm tra và giám sát lẫn nhau giữa các cơ quan cơ quan nhà nước:

điều 36 nói về “quyền kiểm soát và phê bình Chính phủ của Ban Thường vụ Nghị viện; điều 40 nói về quyền của “nghị viên không bị truy tố vì lời nói hay biểu quyết trong Nghị viện; điều 54 quy định “Thủ tướng có quyền nêu vấn đề tín nhiệm để Nghị viện biểu quyết, v.v..

- Về vai trò xét xử độc lập của toà án cũng được Hiến pháp 1946 bảo đảm theo hai cách: một là các tòa án được thiết lập không theo cấp hành chính (điều 43); và hai là khi xét xử, các thẩm phán chỉ tuân theo pháp luật, các cơ quan khác không được can thiệp (điều 69).

Các bản Hiến pháp sửa đổi sau này đã có sự thay đổi rất lớn khi chuyển quyền lập hiến từ nhân dân sang Quốc hội. Hiến pháp 1959, hiến pháp 1980 và hiến pháp 1992 đều quy định: “Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, …là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp, có quyền làm hiến pháp và sửa đổi hiến pháp”, nghĩa là nhân dân trao hết quyền lực của mình cho Quốc hội thông qua bầu cử. Bầu xong là dân hết quyền, vì không bản hiến pháp nào sau này đề cập đến quyền phúc quyết của nhân dân đối với hiến pháp sửa đổi cùng những việc có quan hệ đến vận mệnh quốc gia; trong khi cơ quan hành pháp lại có quyền ban hành các văn bản dưới luật, thực chất là để hạn chế quyền của dân. Tuy các bản hiến pháp sửa đổi vẫn viết rằng “mọi quyền lực thuộc về nhân dân”, nhưng lại cũng viết thêm rằng: nhân dân chỉ có thể sử dụng quyền lực ấy thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện của mình, trên thực tế cũng là không có quyền gì.

Mục tiêu của việc sửa đổi Hiến pháp theo tư tưỏng Hồ Chí Minh là để nước ta có một Hiến pháp dân chủ, để nhân dân ta được hưởng các quyền tự do, dân chủ. Trên cơ sở bản Hiến pháp này, chúng ta sẽ xây dựng nên một hệ thống pháp luật có khả năng hạn chế tối đa sự lạm quyền của cán bộ, công chức nhà nước; để xây dựng thành công một “nhà nước nhỏ” (gọn nhẹ, nhưng hiệu quả, hiệu lực) trong “một xã hội lớn” (xã hội dân sự, tự quản rộng rãi) - một nhà nước phục vụ chứ không phải nhà nước cai trị, một nhà nước chỉ được làm những gì luật pháp cho phép, còn nhân dân có quyền làm tất cả những gì mà luật pháp không cấm

Ngoài ra, hiến pháp sửa đổi cũng phải luật hóa sự lãnh đạo của Đảng, phân định rõ ràng hơn chức năng lãnh đạo của Đảng với chức năng cầm quyền của Nhà nước, để không chồng chéo lên nhau, tránh dẫn đến “đảng hóa” nhà nước.

Đây là cả một chương trình lớn, phải vừa nghiên cứu, vừa làm từng bước. Tuy nhiên, định hướng cho nó đã có sẵn trong tư tưởng Hồ Chí Minh, có điều là Đảng có quyết tâm làm, quyết tâm trở về với nền tảng tư tưởng của mình hay không?

Viết tới đây, tôi bỗng nhớ tới lời của Phật hoàng Trần Nhân Tông:

Gia trung hữu bảo, hưu tầm mịch,

Đối cảnh vô tâm, mạc vấn Thiền!

(nghĩa là: của báu đã có sẵn trong nhà, không phải đi tìm ở đâu nữa, nếu đứng trước cảnh -nhân dân điêu đứng - mà không động tâm, thì khỏi nói đến chuyện tu Thiền làm gì)./.




[1] Hồ Chí Minh:Toàn tập, t.1 xb lần 2 1995, tr.466-467.
[2] Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, t.7, tr. 127.
[3] Diễn văn khai mạc Hội nghi văn hóa toàn quốc lần thứ nhât, báo Cứu quốc, số ra ngày 25-11-1946.
[4] HCM TT, xb lần 2, t.5, tr.575.
[5] HCM TT, sđ d, t. 4, tr. 148.
[6] HCM TT, sđ d, t. 5, tr.641.
[7] Theo bài: Nhà nước có dám bỏ kinh doanh? (Nguồn: tuanvietnam.net, 29-10-2011)
[8] Phát biểu tại phiên họp HĐCP ngày 1-1-1953; biên bản lưu tại Văn phòng HĐCP.
[9] HCM TT, sđd, t. 9, tr. 267.
[10] HCM TT, sđ d, t. 5, tr. 528.
[11] HCM TT, sđ d, t..6, tr. 66.


Tác giả gửi cho viet-studies ngày 26-2-12
Ai xây "chủ nghĩa tư bản man rợ" ở VN?
"Không dễ xử lý nhóm lợi ích"------
 McKinsey: Việt Nam không tăng tốc cải cách sẽ tụt hậu xa
-Nguồn: - X-Cafe VIỆT NAM CÓ TIẾN BỘ TRONG VIỆC GIỚI HẠN TỈ LỆ LẠM PHÁT NHANH NHẤT CHÂU Á

Nguồn: Bloomberg
Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
24.02.2012
Việt Nam đang có tiến bộ trong việc chống trả nạn lạm phát nhanh nhất chấu Á khi giá cả tăng ít nhất trong vòng 11 tháng qua, việc này có thể giúp tăng cường sự tin tưởng vào chính sách kinh tế khi quốc gia này đang vất vả để thúc đẩy đầu tư nước ngoài.
Giá cả tiêu dùng tăng 16,44% vào tháng Hai so với năm trước, Tổng cục Thống kê cho biết. Cam kết đầu tư nước ngoài trực tiếp tại Việt Nam giảm 54,5% xuống 1,23 tỉ Mỹ kim trong hai tháng đầu năm 2012 so với cùng kỳ năm ngoái, Cục Đầu tư Nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch Đầu tư cho biết.

Việc giảm bớt lạm phát tạo điều kiện cho ngân hàng trung ương cắt giảm lãi suất, sau khi cơ quan này báo hiệu vào tháng trước rằng sẽ giảm mức lãi vay mượn xuống mức “phù hợp hơn”. Một năm trước, chính quyền đã đưa ra cái gọi là chiến lược Nghị qkiềm chế khả năng nới louyết 11 nhằm khắc phục giá cả, giới hạn mức tăng tính dụng và ổn định đồng nội tệ, đã kiềm chế không nới lỏng chính sách ngay cả khi cơn khủng hoảng nợ tại châu Âu đang ảnh hưởng đến các nền kinh tế tại châu Á.
“Điều này cho thấy Việt Nam đã rất có hiệu quả trong việc xiết chặt chính sách không chỉ qua những thay đổi lãi suất mà còn bằng các biện pháp quản lý,” Trinh D Nguyen, một nhà kinh tế tại HSBC Holdings ở Hồng Kông nói. “Chúng ta trông đợi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ giảm giá lãi suất vào cuối quí này hoặc đầu quí hai. Lạm phát có thể sẽ giảm xuống hàng đơn vị vào cuối năm.”
Chỉ số VN Index của Thị trường Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh đã tăng đến 1,3% trước khi đóng cửa hôm thứ Sáu. Chỉ số này đã tăng 20% trong năm nay, cao nhất ở châu Á, trong khi tờ đồng Việt Nam cũng tăng giá khoảng 1% so với đồng Mỹ kim.
Mức lạm phát nhanh nhất
Quốc gia này vẫn có mức lạm phát nhanh nhất trong 17 nền kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương, theo Bloomberg, và giá cả tiêu dùng tăng 1,37% từ tháng Giêng đến nay.
Ngân hàng trung ương đã cắt giảm tỉ giá mua lại lần cuối vào tháng Bảy và tỉ giả tái huy động vốn vào năm 2009, ngay cả khi chính phủ Indonesia cho đến Philippines đã giảm tỉ giá vay mượn để bảo vệ tăng trưởng. Trong khi áp lực giá cả đang hạ nhiệt có thể tạo điều kiện cho ngân hàng trung ương cắt giá lãi xuất, giá dầu lại tạo ra một đe doạ khiến có thể làm chậm trễ việc nới lỏng đồng nội tệ, công ty Standard Chartered cho biết.
“Mối đe doạ cấp bách đối với tương lai lạm phát vẫn ở mức tương đối, nhưng một yếu tố vừa xuất hiện gần đây là giá dầu tăng,” Tai Hui, nhà kinh tế đứng đầu bộ phận Đông nam Á tại Singapore thuộc Standard Chartered nói. Ông trông đợi Việt Nam cắt giảm lãi suất trong quí đầu, với khả năng trì hoãn đến quí hai nếu áp lực giá vẫn tăng.
Tỉ giá của Úc
Ở những nơi khác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thống đốc ngân hàng trung ương Úc Glenn Stevens nói rằng lãi suất chuẩn của quốc gia thì “đúng vào trong thời điểm này” khi tốc độc tăng trưởng đi gần với xu hướng và bớt đi quan ngại rằng cơn khủng hoảng nợ tại châu Ấu sẽ làm gián đoạn sản lượng toàn cầu.
Sản lượng công nghiệp Singapore hôm tháng Giêng đã sút giảm nhiều nhất trong vòng tám tháng qua khi các nhà máy giảm công suất trong dịp Tết Nguyên đán và nhu cầu các mặt hàng điện tử giảm đi, một báo cáo cho biết. Sản lượng đã giảm 8,8% so với năm ngoái.
Tại Hoa Kỳ, tỉ lệ mua nhà mới có thể tăng vào tháng Giêng, cao nhất trong vòng chín tháng qua, có thêm bằng chứng rằng thị trường nhà đất đang khá lên, các nhà kinh tế cho biết. Doanh thu bán được tổng kết sau khi hợp đồng được ký kết, đã lên 2,6% trong nhịp độ hàng năm với số lượng 315.000 , theo con số bình quân mà Bloomberg News thăm dò từ 77 nhà kinh tế học.
Chỉ số Thomson Reuters/University of Michigan đo lường lo ngại của người tiêu dùng đã giảm xuống còn 73 vào tháng Hai so với 75 vào tháng trước, theo con số bình quân từ một thăm dò khác của Bloomberg. Chỉ số của tháng truớc là 72,5.
Hợp đồng từ Anh Quốc
Nền kinh tế của Anh giảm 0,2% trong quí trước, theo số liệu bình quân từ 36 dự đoán mà Bloomberg News thăm dò trước khi có báo cáo vào ngày thứ Sáu. GDP của Đức có thể đi cùng tốc độ, một thăm dò khác cho biết.
Tháng trước Ngân hàng Trung ương Việt Nam báo hiệu rằng có thể cắt giá lãi suất xuống mức độ “phù hợp hơn” sau quí đầu và tháng này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ra lệnh cho ngân hàng trung ương nội trong quí đầu phải “giải quyết” việc thiết hụt vốn từ các ngân hàng cho vay cũng như theo dõi sát sao thị trường để giảm bớt tỉ giá lãi suất xuống mức thích hợp.
Giải ngân cho đầu tư nước ngoài trực tiếp đạt mức 1 tỉ Mỹ kim trong hai tháng đầu năm, giảm 9% so với cùng kỳ năm ngoái, cơ quan đầu tư nước ngoài cho biết.
Áp lực nới lỏng chính sách tiền tệ
“Hiện đang có áp lực nhằm giảm bớt chính sách tiền tệ khi tăng trưởng vẫn ở mức tương đối và lạm phát tiếp tục đi xuống,” Hai Pham, một nhà phân tích của Australia & New Zealand Banking Group Ltd. tại Singapore cho biết trước khi bản báo cáo về lạm phát được đưa ra.
Cơn khủng hoảng nợ ở châu Âu đã làm thương tổn những nhà xuất khẩu từ Singapore đến Đài Loan. GDP tại Việt Nam, nơi có những cơ sở sản xuất của các công ty như Intel, đã tăng 5,89% trong năm 2011, giảm từ 6,78% so với một năm trước.
Tuy vậy, Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới nói rằng quốc gia này phải ngăn chặn việc nới lỏng chính sách tiền tệ quá sớm.
Giá cả tăng vọt trong năm là do dịp lễ Tết Nguyên đáng vào tháng Giêng và do việc tăng giá điện vào tháng Mười hai. Tuần này Bộ Tài chính đã xóa bỏ thuế nhập khẩu dầu, cắt giảm thuế dầu Diesel và Kerosene, và ra lệnh các cửa hàng bán giữ giá xăng dầu ở mức “ổn định” nhằm kềm chế lạm phát.


-
Nguồn: -X-Cafe--VIỆT NAM CÓ TIẾN BỘ TRONG VIỆC GIỚI HẠN TỈ LỆ LẠM PHÁT NHANH NHẤT CHÂU Á

-Bloomberg: Việt Nam đang thành công trong kiềm chế lạm phát (CafeF). – VN sẽ cắt lãi suất vì lạm phát giảm?   –   (BBC).-Hiệp Ước Mậu Dịch Xuyên Thái Bình Dương: Việt Nam có lợi nhiều nhất - (NV)- Những điểm khiến thế giới sửng sốt về VN (VNN/FP).  ---Vì sao tiền đồng có dấu hiệu lên giá?
(TBKTSG) - Chính sách được thông báo trước và đã có thời gian chứng tỏ là nhất quán, cộng với các biện pháp chống đô la hóa khá quyết liệt đã dập bớt kỳ vọng tăng tỷ giá.
Thị trường chứng khoán: Rung động trước nguy cơ thâu tóm (ĐĐK). .- Địa ốc sắp có “sóng” mới (NLĐ).   – Chưa có hiện tượng bán tháo bất động sản(TBKTSG). - Bất động sản sẽ khởi sắc vào cuối năm (TN).-Chỉ thị 01: Chứng khoán ngóc lên, BĐS cúi đầu vnn- Tiết lộ lãi ‘khủng’ của dân buôn cá (ĐV). - Giá xăng trong nước sắp tăng mạnh? (VnMedia). - Khi nông dân tạm trữ cà phê (VOV).- Hơn 300.000 tôm hùm chết, thiệt hại trên 200 tỉ đồng (PLTP).- Mía… đắng (TT).-Sắn thối đổ đi, dân khốn đốn vnn-Nông dân Dăk Lăk điêu đứng vì khoai mì giảm giá (SGTT).- Sôi động bất động sản cho người âm (TP).
Giữa Thủ đô, biệt thự triệu đô xây cho… bò ở  (VTC).----
Vấn đề lập casino ở Việt nam: Cân nhắc khi cho mở casino 
(TVN 24-2-12) -- Muốn biết casino ở các nước chậm tiến có hại như thế nào, đọc bài này: Raising the Stakes (Foreign Policy 18-4-2007) - "It could undermine developing nations' fiscal and political stability by fostering massive consumer debt. It could also enable political or business leaders to capture massive profits and create a new, marginalized class of have-nots"
Singapore: The World’s “Unhealthiest” Country? (WSJ 22-2-12)Singapore: Singapore's Lee Family and Nepotism (Asia Sentinel 24-2-12)

WB: Trung Quốc không cải cách sâu sẽ khủng hoảng kinh tế (TBKTSG).- Tòa Hải Phòng ‘sẽ xử vụ Vinashin’   –   (BBC).-Lời giải cho nhiệm vụ ổn định vĩ mô và tái cấu trúc nền kinh tế (Tia Sáng).  – - Các tập đoàn tiết kiệm, giảm áp lực cho Nhà nước (VOV). Vietnam Reining in Asia’s Fastest Inflation (Bloomberg 24-2-12)

Lời giải cho nhiệm vụ ổn định vĩ mô và tái cấu trúc nền kinh tế
 (TS 24-21-2) -- Theo tôi, tái cấu trúc kinh tế mà không tái cấu trúc chính trị thì không khác gì sắp xếp ghế lại trên boong tàu Titanic. Citibank thu xếp vốn tài trợ cho dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng -(Tamnhin.net) - Citibank Việt Nam thông báo đã thu xếp thành công khoản vay tín dụng xuất khẩu cho gói...

Nhập siêu trở lại!


TP - Cảnh báo trên được đưa ra từ kết quả khảo sát gần 9.000 doanh nghiệp trong và ngoài nước, của Phòng Thương Mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), nhằm đánh giá số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2011.
TP - Khoảng ba năm nay, nông dân huyện Bình Tân (Vĩnh Long) mở ra cánh đồng khoai lang bạt ngàn, xuất khẩu sang Trung Quốc, còn đi thuê đất ở nhiều nơi khác để trồng. Diện tích, sản lượng khoai lang ở huyện Bình Tân tăng mạnh trong 3 năm qua.
Cân nhắc khi cho mở casino - “Đổi đời” casino: Quảng Ninh có trở thành ...? --Doanh nghiệp Hoa Kỳ quan tâm đến cơ hội đầu tư tại Quảng Ninh (VOV).- Cân nhắc khi cho mở casino (TVN). - Casino: ‘Disneyland của người lớn’? (VEF).


(Tamnhin.net) - Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm lại một cách trông thấy và khủng hoảng ở nước này có thể nhanh chóng biến thành khủng hoảng toàn cầu, nếu Bắc Kinh không thay đổi mô hình kinh tế hiện hành.
-McKinsey to Vietnam: Get CrackingBy Patrick Barta

-McKinsey: Việt Nam không tăng tốc cải cách sẽ tụt hậu xa-(VEF.VN) - Trong báo cáo mới đây, các chuyên gia của McKinsey & Company đã đưa ra thông điệp, Việt Nam cần tăng tốc cải cách nếu không sẽ bị tụt hậu.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của DN nhà nước
Trong một báo cáo mới ra tuần qua, Viện Nghiên cứu toàn cầu McKinsey đã kết luận, Việt Nam cần hành động nhiều hơn để cải thiện hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước, tăng năng suất lao động. Những vấn đề thách thức đó nếu không được thực hiện có thể kìm hãm sự phát triển của Việt Nam trong vài năm tới.
Báo cáo cũng cho biết, hai động lực chính cho sự phát triển kinh tế nổi bật của Việt Nam trong những năm gần đây gồm: lực lượng lao động ngày càng tăng và sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang những khu vực kinh tế giá trị gia tăng cao hơn như sản xuất và dịch vụ. Những khu vực này thu hút nhiều lao động có tay nghề hơn so với làm nông nghiệp và đóng góp 2/3 GDP của Việt Nam trong giai đoạn 2005 - 2010.
Nhưng hiện tại, hai động lực này có nguy cơ yếu dần. Do Việt Nam có dân số trẻ, tốc độ phát triển lực lượng lao động đang chậm lại ở mức 0,6%/năm trong suốt một thập kỷ qua trong khi từ năm 2000 đến 2010, tốc độ phát triển lực lượng lao động luôn giữ ở mức 2,8%/ năm. Hơn nữa, cũng không thể trông chờ vào lượng lao động di cư, chuyển từ lao động đồng áng sang làm việc trong các nhà máy để tăng năng suất vì quá trình chuyển dịch đó đã gần như hoàn tất.
Ảnh: AFP
Tăng năng suất lao động
Báo cáo cho biết, một biện pháp để xử lí vấn đề này là Việt Nam phải tìm ra nhiều cách khác để đẩy mạnh thêm 50% năng suất lao động, từ 4,1% lên 6,4%, nếu chính phủ muốn đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7-8% tới năm 2020. Nếu không đạt được mức tăng năng suất như vậy, tốc độ phát triển của Việt Nam sẽ chỉ dừng ở mức 4,5-5%. Đây là con số không tối, nhưng dưới mức mà nhiều nhà kinh tế kỳ vọng Việt Nam cần đạt được để tăng thu nhập và mức sống của người dân.
"Cải cách cơ cấu đi vào chiều sâu trong nội bộ nền kinh tế cùng những cam kết mạnh mẽ, ổn định của những nhà lập sách và giới doanh nghiệp cũng sẽ rất cần thiết" để đạt được mục tiêu tăng trưởng năng suất, báo cáo chỉ rõ.
Những đổi mới cần thiết bao gồm các biện pháp nhằm khuyến khích đổi mởi trong kinh doanh trong các doanh nghiệp nhà nước - lực lượng vốn đóng góp 40% sản lượng kinh tế của Việt Nam nhưng trong nhiều trường hợp, vẫn mang tiếng là hoạt động thiếu hiệu quả. Mặc dù các nhà lãnh đạo Việt Nam đã bàn bạc nhiều để nâng cao năng lực của các doanh nghiệp nhà nước sao cho hiệu quả hơn, thậm chí là cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước,  những nỗ lực đó đến nay vẫn chưa đủ để đáp ứng được những mục tiêu mà các nhà kinh tế đề xuất.
Những đổi mới khác bao gồm đưa Việt Nam trở thành trung tâm gia công phần mềm toàn cầu, nâng cấp công nghệ trong các lĩnh vực kinh tế như đánh bắt cá, mở rộng hạ tầng viễn thông và điện lưới, cải thiện giáo dục để có thêm nhiều lao động chất lượng cao, khuyến khích các nhà máy đi theo hướng sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng cao hơn.
Vào thời điểm này, giá trị xuất khẩu của Việt Nam còn khá thấp so với những nước khác trong khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc.
Ảnh: AFP
Những nguy cơ dài hạn
McKinsey cũng chỉ ra những nguy cơ dài hạn cho kinh tế Việt Nam, bao gồm sự thiếu minh bạch và mở rộng cho vay ồ ạt của các ngân hàng, khiến nền kinh tế dễ bị tác động bởi những biến động trong khu vực tài chính. Các ngân hàng đã mở rộng việc cho vay lên tới 33% trong 10 năm qua, mức cao nhất trong khu vực Đông Nam Á. Mặc dù số liệu cũng cho thấy nợ xấu không phải là vấn đề nghiêm trọng, McKinsey cũng như nhiều chuyên gia khác vẫn cho rằng ngay cả những số liệu mới nhất cũng chưa hẳn đã chỉ rõ những vấn đề đang tồn tại.
Các nhà lâp sách cho rằng thông tin mà các chuyên gia của McKinsey đưa ra không có gì mới. Ông Võ Trí Thành, Phó GĐ Viện Quản lí Kinh tế TƯ cho biết, "Tôi hoàn toàn đồng ý với những gì báo cáo đã chỉ ra. Tuy nhiên, đấy không phải là những phát hiện mới. Việc Việt Nam nên bắt đầu từ đâu, và nên làm như thế nào vẫn là một câu hỏi còn đó".
-The New Asian Tiger?-Ten things you didn't know about Vietnam's rise.
(Cảm ơn Mafiovi mách bài)

VIỆT NAM: MỘT CON HỔ CHÂU Á MỚI?


Việt Nam – Con hổ Châu Á mới? (Tầm nhìn/ Foreign Policy). – The New Asian Tiger?(Foreign Policy).

--Báo cáo của công ty tư vấn McKinsey về Việt Nam: Taking Vietnam’s economy to the next level(McKinsey Feb 2012) ◄◄ TOÀN VĂN BÁO CAO (File lớn: 1.6MB)Sustaining Vietnam's Growth: The Productivity challenge 


VIỆT NAM ĐÌNH CHỈ NHỮNG DỰ ÁN CAO ỐC

-Vietnam parks its skyscraper projects (Financial Times)-With annual lending rates increased to more than 20 per cent last year to fight inflation, the property market in Ho Chi Minh City seized up-Does the 21st Century Need to Be an 'American Century?' TIME-Though the Republican presidential hopefuls are still duking it out amongst themselves, it seems the GOP has already thrown down the gauntlet on foreign policy - Nguyễn Duy Vinh: Ba nguyên nhân khiến cho Việt Nam không thể chống tham nhũng (BoxitVN). -: -chưa có tính độc lập của hệ thống luật pháp, tự do báo chí và sự sợ hãi   .

Thực tế tại nhiều KCN, KCX: Vì sao người lao động nản lòng?
 (ĐĐK 23-2-12)
“Bà hỏa” rình rập các chợ
 (SGGP 23-2-12) -- Cũng nên xin chỉ thị của Thủ tướng về việc này
Vietnam equities: attractive but tricky 
(FT 23-2-12)


-  PGS.TS Hoàng Trần Hậu, thường trực ban chỉ đạo đề án tái cơ cấu DNNN của Bộ Tài chính: Chống lợi ích nhóm khi tái cơ cấu (TT).
Petrolimex thu hẹp 3/4 đầu mối (TT). - Tập đoàn dầu khí treo nợ ngân sách, nhập nhèm đất đai… (TN).- Dự kiến đưa gas vào mặt hàng bình ổn (PLTP).- “Bảo bối” chống thiếu điện mùa hè (TN).
Thanh khoản ngân hàng nguy hiểm hơn lạm phát (VEF).  – Ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất (NLĐ).   - Lo giống Sacombank, doanh nghiệp phòng thủ (NDHMoney/VEF). –Sacombank tăng trưởng tín dụng âm 2% trong năm 2011 (DT).
Giá vàng trong nước cao hơn thế giới 400.000 đồng/lượng (TN). - Lãi suất huy động vàng tăng lại (TBKTSG). - Dân đầu tư đang từ bỏ vàng? (VEF).
Tăng tiền “lại quả”! (NLĐ).- Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hoa Kỳ (PLTP).  – VN đề nghị mở các cuộc tham vấn với Mỹ về vấn đề tôm xuất khẩu  –   (VOA).


Hoan hô phở! Vietnam's Great Culinary Gift to the U.S... and Where to Find the Best Bowl of It! (Huffington Post 23-2-12)

---
Nam Sudan trục xuất doanh nhân Trung Quốc (TN).
Playboy và Paul Krugman (Nguyễn Vạn Phú).

(Giang Le) Banking reform

-Chỉ sau 5 năm hệ thống ngân hàng được tự do hóa, tổng dư nợ tín dụng tăng từ 85 lên 135% GDP. Sự tăng trưởng vượt bực tín dụng nội địa đã đẩy giá bất động sản và chứng khoán tăng vọt. Tiêu dùng và đầu tư tăng mạnh dẫn đến tăng trưởng nóng, đồng nội tệ bị định giá quá cao (overvalued), thâm hụt cán cân vãn lai, đồng thời lạm phát và lãi suất danh nghĩa tăng cao. Ngay khi nền kinh tế bị tác động bởi một vài cú sốc bên ngoài, một loạt doanh nghiệp đổ vỡ, bong bóng bất động sản và chứng khoán xì hơi. Hậu quả là tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng tăng rất nhanh đẩy một số ngân hàng đến bờ vực phá sản, nền kinh tế đối mặt với nguy cơ khủng hoảng và suy thoái.


Đó là những gì đã xảy ra với Thụy điển trong giai đoạn cuối 1980 đầu 1990, đã hơn 20 năm nhưng có lẽ hoàn cảnh kinh tế tài chính của Việt nam trong vài năm quá có nhiều điểm tương đồng như vậy. Đối mặt với nguy cơ khủng hoảng, trong hai năm 1992-1993 Thụy điển đã thực hiện một cuộc cải cách hệ thống ngân hàng ngoạn mục, sau này được nhiều nhà kinh tế đánh giá là một cuộc cải cách thành công nhất trong lịch sử ngân hàng hiện đại. Không những tránh được đổ vỡ tài chính liên hoàn, kinh tế Thụy điển tăng trưởng rất ấn tượng những năm sau đó và chính phủ nước này đã thu hồi lại được gần như toàn bộ số tiền bỏ ra cứu trợ. Bài học của Thụy điển được nhiều nước học tập trong cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua ở những mức độ khác nhau. Việt nam, với kế hoạch cải tổ hệ thống ngân hàng trong thời gian tới, rất có thể cũng sẽ học được nhiều điều từ kinh nghiệm của Thụy điển. Dưới đây là những gì Thụy điển đã làm và những bài học quan trọng được rút ra từ kinh nghiệm của họ.


Thụy điển 1992-1993

Cho đến năm 1992, Thụy điển thi hành chính sách tỷ giá cố định với hi vọng sẽ kiềm chế được lạm phát. Tuy nhiên mục tiêu lạm phát không đạt được khi lạm phát tăng quá 2 con số vào cuối những năm 1980, đồng thời đồng Krona bị định giá quá cao làm giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nội địa dẫn đến thâm hụt cán cân thanh toán ngày càng tăng. Tháng 11/1992 ngân hàng trung ương Thụy điển, Riksbank, phải chấp nhận thả nổi tỷ giá và chuyển sang sử dụng mục tiêu lạm phát (inflation targeting). Trong vòng 6 tháng đồng Krona mất giá hơn 40% và chỉ trong 2 năm cán cân vãn lai (current account balance) chuyển từ thâm hụt sang thặng dư. Lãi suất cho vay danh nghĩa cũng giảm từ 16% năm 1992 xuống dưới 10% năm 1996. Mặc dù GDP bị sụt giảm 6% trong 3 năm từ 1990 đến 1993, những năm sau đó Thụy điển có tăng trưởng trung bình gần 4%/năm bỏ xa các nước châu Âu khác trong cùng thời kỳ.

Tuy vai trò của chính sách thả nổi tỷ giá, đồng nghĩa với gián tiếp phá giá mạnh đồng nội tệ, rất quan trọng trong những năm đó, cuộc cải tổ hệ thống ngân hàng là chìa khóa dẫn đến thành công của Thụy điển. Đối mặt với sự đổ vỡ ngân hàng hàng loạt, đầu năm 1992 chính phủ Thụy điển tuyên bố bảo đảm toàn bộ số vốn của người dân và doanh nghiệp gửi hoặc đầu tư trong hệ thống ngân hàng ngoại trừ vốn của giới chủ ngân hàng. Mặc dù biện pháp bảo đảm toàn bộ (blanket guarantee) này gây nhiều tranh cãi, có lẽ đó là giải pháp duy nhất Thụy điển có thể lựa chọn ở thời điểm đó để ngăn ngừa sụp đổ dây chuyền. Sau này nhiều nước châu Âu như Đức, Ireland, Iceland, Đan mạch và Úc, New Zealand đã áp dụng biện pháp này ở thời điểm cao trào của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Một nghiên cứu của IMF cũng ủng hộ bảo đảm toàn bộ khi thị trường tài chính có nguy cơ rơi vào khủng hoảng tuy vẫn cảnh báo chi phí cho biện pháp này không nhỏ.

Sau khi trấn an thị trường bằng bảo đảm toàn bộ, Thụy điển quốc hữu hóa và hợp nhất hai ngân hàng Gotabanken và Nordbanken, ở thời điểm đó không còn đủ vốn chủ sở hữu theo luật định. Thụy điển đã rất kiên quyết loại bỏ các cổ đông hiện hữu của hai ngân hàng này, giữ vững nguyên tắc các chủ ngân hàng phải chịu lỗ và mất vốn trước khi chính phủ rót tiền cứu trợ. Biện pháp mạnh tay này đã thúc đẩy các ngân hàng thương mại khác nhanh chóng tăng vốn chủ sở hữu (recapitalize), giảm bớt rủi ro cho toàn bộ hệ thống. Riêng với hai ngân hàng bị quốc hữu hóa, Thụy điển tách số tài sản xấu ra khỏi bảng cân đối tài sản và giao cho hai công ty quản lý tài sản (AMC - asset management company) quản lý riêng. Hai AMC này hoạt động như một dạng quĩ đầu tư vốn (private equity fund), cấp vốn và quản lý những doanh nghiệp còn khả năng sinh lợi đồng thời lựa chọn thời điểm và khách hàng thích hợp để thanh lý những phần tài sản còn lại. Đến năm 1997 các AMC đã hoàn thành cơ bản nhiệm vụ của mình và được giải thể. Ngân hàng Nordbanken cũng dần dần được tư hữu hóa và đổi tên thành Nordea. Toàn bộ chi phí cho vụ giải cứu/cải tổ hệ thống ngân hàng này của Thụy điển khoảng 4% GDP nhưng sau khi tư hữu hóa Nordbanken và thanh lý AMC ngân sách Thụy điển đã thu lại được gần như toàn bộ số tiền nói trên.


Bài học Thụy điển

Ngay từ năm 1997 đích thân thống đốc Urban Bäckström của Riksbank đã có một bài phát biểu tại Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Kansas City) tổng kết kinh nghiệm của mình. Đến năm 2007, Emre Ergungor, một nhà kinh tế thuộc Fed Cleveland, viết một bài tổng kết khá chi tiết kinh nghiệm giải cứu hệ thống ngân hàng của Thụy điển giai đoạn 1992-1993. Bài nghiên cứu này được báo Wall Street Journal tóm tắt lại vào tháng 2/2009 khi giới hoạch định chính sách Mỹ đang loay hoay giải cứu hệ thống tài chính của mình. Cũng vào thời điểm đó, Lars Jonung - giáo sư kinh tế của Lund University - có một tổng kết tương tự viết cho ECFIN của European Commission. Tựu trung có ba bài học quan trọng từ kinh nghiệm của Thụy điển.

Bài học thứ nhất là tính minh bạch. Chính thống đốc Bäckström cho biết ở thời điểm đáy của cuộc khủng hoảng Thụy điển có thể dấu thông tin về các khoản lỗ của các ngân hàng và để cho các AMC thanh lý dần dần nhằm tránh gây sốc cho thị trường. Tuy nhiên Riksbank đã quyết định công bố toàn bộ thông tin về tài sản và nợ xấu, điều này vừa giúp giảm bớt bất ổn (uncertainty) của hệ thống vừa giúp chính phủ nhìn rõ các rủi ro và chuẩn bị nguồn lực đủ lớn đủ để hoàn thành kế hoạch giải cứu. Việc yêu cầu các ngân hàng thua lỗ mở sổ sách cũng giúp Thụy điển dễ dàng bắt các chủ ngân hàng hiện hữu chấp nhận lỗ và mất quyền kiểm soát ngân hàng (bị quốc hữu hóa). Đảng cầm quyền và phe đối lập đạt được đồng thuận về phương án giải quyết phần nào cũng nhờ sự minh bạch này.

Bài học thứ hai là nguồn lực cho công cuộc giải cứu/cải tổ phải đủ mạnh. Nguồn lực ở đây không chỉ dừng ở nguồn tài chính để tái cấp vốn và bảo đảm toàn bộ (blanker guarantee) mà còn là cơ chế và thẩm quyển của những cá nhân và đơn vị trực tiếp tham gia vào quá trình giải cứu. Cụ thể các AMC của Thụy điển đã được chính phủ cam kết cung cấp mức vốn lên đến 24 tỷ Krona, tương đương với ngân sách quốc phòng trong một năm. Các AMC được giao rất nhiều quyền liên quan đến việc quản lý và định đoạt số tài sản mà họ được giao, ví dụ thuê mướn hay sa thải lãnh đạo các doanh nghiệp mà họ năm cổ phần hay thay đổi chiến lược kinh doanh của các công ty đó. Quyền lực của các AMC còn được gia tăng nhờ một số qui chế đặc cách liên quan đến các qui định và luật pháp quản lý ngân hàng hiện hữu. Tuy vậy AMC và các ngân hàng bị quốc hữu hóa vẫn phải đảm bảo tuân thủ theo các nguyên tắc thị trường.

Bài học thứ ba là giải quyết các vấn đề của hệ thống ngân hàng phải nằm trong tổng thể một gói chính sách vĩ mô đúng đắn có tầm nhìn. Thụy điển đã không thể thoát ra khỏi khủng hoảng nếu không có chính sách tỷ giá hợp lý đưa đồng Krona về đúng giá trị của nó và sự trợ giúp thanh khoản đầy đủ của Riksbank cho hệ thống ngân hàng ở những thời điểm khó khăn. Một cơ chế bình ổn tài khóa tự động cũng giúp kinh tế Thụy điển không rơi vào suy thoái quá sâu và giảm nhẹ gánh nặng kinh tế cho những người bị thất nghiệp. Hệ thống ngân hàng sau khi được tái cơ cấu cần phải được giám sát và quản lý rủi ro chặt chẽ nhằm tránh tăng trưởng tín dụng quá nóng và tích tụ quá nhiều nợ xấu là tiền đề của một cuộc khủng hoảng tiếp theo.

Tất nhiên rút ra bài học thì dễ, thực hiện được và thành công như Thụy điển không đơn giản chút nào. Mỹ đã không dám dũng cảm quốc hữu hóa Bear Stearns, Citigroup. Ireland, Iceland đã rơi vào vũng lầy nợ nần vì bảo đảm toàn bộ hệ thống ngân hàng. Châu Âu không thể vực dậy nền kinh tế vì ECB không linh hoạt trong chính sách tiền tệ. Anh vẫn loay hoay với chính sách tài khóa thắt lưng buộc bụng. Nhưng nói vậy không có nghĩa Việt nam không cần tham khảo và học hỏi những gì Thụy điển đã thành công. Một kế hoạch tái cơ cấu hệ thống ngân hàng có sự tham gia của đồng vốn nhà nước cần tuân thủ theo nguyên tắc các chủ ngân hàng phải là người chịu lỗ đầu tiên dù người dân gửi tiền có thể sẽ được nhà nước đứng ra bảo đảm. Kế hoạch và phương án tái cơ cấu cần phải minh bạch, nợ xấu của các ngân hàng cần công khai. Nếu Việt nam cũng thành lập các AMC để tách biệt tài sản xấu tính minh bạch càng cần trú trọng. Cuối cùng là NHNN càn có một quyết sách dũng cảm về chính sách tỷ giá, giải quyết triệt để vấn đề thâm hụt thương mại.

[Note: Một version của bài viết này đã được đăng trên TBKTSG]


Tài liệu tham khảo

Anders Aslund, 2009, Lessons for the US from the Swedish Bank Crisis, http://www.petersoninstitute.org/realtime/?p=504

Emre Ergungor, 2007, On the Resolution of Financial Crises: The Swedish Experience, http://www.clevelandfed.org/research/PolicyDis/pdp21.pdf

Lars Jonung, 2007, The Swedish model for resolving the banking crisis of 1991-93. Seven reasons why it was successful, http://ec.europa.eu/economy_finance/publications/publication14098_en.pdf

Wall Street Journal, 20/02/2009, Lessons from Sweden’s Bank Nationalization,  http://blogs.wsj.com/economics/2009/02/20/lessons-from-swedens-bank-nationalization/
Urban Bäckström, 1997, The Swedish experience, http://www.riksbank.se/en/Press-and-published/Speeches/1997/The-Swedish-experience/

-Theo: (Giang Le) Banking reform



- Tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước: Tránh chuyện thay vỏ (TBKTSG).-- Doanh nghiệp chờ đợi giảm lãi suất một cách hệ thống (Tầm nhìn).
- Phỏng vấn TS Vũ Tuấn Anh – chuyên gia nghiên cứu kinh tế của Viện Kinh tế Việt Nam: Lộ trình nhanh nhất là cắt bỏ ưu đãi cho doanh nghiệp nhà nước (ĐĐK).

Xếp hạng cạnh tranh 2011: Băn khoăn tính minh bạch và phí bôi trơn-(Tamnhin.net) - Khác biệt ấn tượng nhất giữa chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2011 với các năm..

-Kinh tế Việt NamThe New Asian Tiger? (FP 24-2-12) -- Tóm tắt báo cáo của McKinsey mà tôi đăng hôm qua.VN điều hành doanh nghiệp 'bị chê' bbc 24.02.12
Buôn cá rất có lờiTiết lộ lãi 'khủng' của dân buôn cá (ĐV 25-2-12)Sắn thối đổ đi, dân khốn đốn (VEF). - Sáng tạo quá hóa phiền (TN).-- 98 doanh nghiệp nhận giải chất lượng quốc gia (TTXVN).Công trình GT có vấn đề: Khó quy trách nhiệm (VNN).  Nhà thầu siêu bê bối – Kỳ 2: Phải siết trách nhiệm chủ đầu tư (TN).-  Quảng Ngãi: Lãng phí công trình hàng chục tỷ đồng (VOV). -- Tham vọng lớn từ chính sách tiền tệ của Trung Quốc (ĐĐK).WB: Trung Quốc không cải cách sâu sẽ khủng hoảng kinh tế-(TBKTSG Online) - Ngân hàng Thế giới (WB) tuần qua phát hành báo cáo kinh tế "Trung Quốc năm 2030" kết luận nếu Trung Quốc không cải cách sâu sắc sẽ phải đối mặt với khủng hoảng kinh tế.---- -5 nền kinh tế có thể thay đổi thế giới  -Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ, Congo, Indonesia, Kazakhstan là những nước được kỳ vọng sẽ tạo ra những thay dổi lớn cho trật tự kinh tế thế giới ở tương lai gần. Nigeria là một ứng viên khác, rất tiềm năng cho nhóm này.  - Bốn rủi ro kinh tế toàn cầu năm 2012 (LĐXH)

Giải quyết nợ của EVN bằng trái phiếu, tại sao không?

Giải quyết nợ của EVN bằng trái phiếu, tại sao không? -(TBKTSG) - Tập đoàn Điện lực EVN đang nợ PetroVietnam và tập đoàn Than và Khoáng sản (Vinacomin) hàng chục ngàn tỉ đồng, chưa có khả năng trả. Cả hai chủ nợ đều ráo riết đòi, còn EVN lên tiếng muốn trả chỉ có cách tăng giá điện. Liệu tăng giá điện có phải là cách thức duy nhất để giải quyết nợ? Có một cách thức khác đáng được cân nhắc hơn: phát hành trái phiếu doanh nghiệp với sự bảo lãnh của Chính phủ.

PetroVietnam, EVN và Vinacomin đều là doanh nghiệp nhà nước và do Nhà nước sở hữu 100% vốn. Khoản nợ của EVN đối với hai tập đoàn kia, vì thế, về bản chất là túi phải nợ túi trái của cùng một chiếc áo. Nếu EVN phát hành trái phiếu doanh nghiệp với sự bảo lãnh của Chính phủ với tổng trị giá bằng số nợ và người mua là PetroVietnam và Vinacomin, thì EVN có thể hạch toán giảm nợ trên sổ sách. Đồng thời những khoản phải thu của Vinacomin, PetroVietnam cũng sẽ được “giải phóng”. Điểm này không phải không có ý nghĩa trong mắt giới đầu tư nước ngoài và các tổ chức xác định tín nhiệm. Họ sẽ nghĩ gì về năng lực tài chính của những tập đoàn kinh tế chủ lực Việt Nam như EVN, PetroVietnam với nợ khó đòi, khó trả?
Với trái phiếu, áp lực trả nợ thời hiện tại của EVN được đẩy về phía tương lai, ở thời điểm trái phiếu đáo hạn.
Đây là một cách dãn nợ cho EVN, chứ không phải khoanh hay xóa nợ. Với kỳ hạn, thí dụ năm năm, trái phiếu tạo điều kiện cho EVN có thời gian để làm ra lợi nhuận, tích lũy trả nợ. Về phía người mua, PetroVietnam và Vinacomin có thể sử dụng trái phiếu giao dịch trên thị trường thứ cấp, tạo thanh khoản ngắn hạn (biến chúng thành tiền) bằng cách tham gia thị trường liên ngân hàng, thị trường mở thông qua các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính hoặc thế chấp vay vốn ngân hàng.
Phát hành trái phiếu EVN có làm tăng đầu tư công? Ở đây câu hỏi nảy sinh có lẽ không phải từ các tập đoàn - những đối tượng đầu tiên được hưởng lợi - mà sẽ từ Bộ Tài chính, cơ quan cho phép phát hành trái phiếu.
Với trái phiếu, áp lực trả nợ thời hiện tại của EVN được đẩy về phía tương lai, ở thời điểm trái phiếu đáo hạn. Đây là một cách dãn nợ cho EVN, chứ không phải khoanh hay xóa nợ
Yếu tố gây nên sự liên quan của Bộ Tài chính là sự bảo lãnh của Chính phủ dành cho trái phiếu doanh nghiệp EVN. Chỉ tiêu đầu tư công theo kế hoạch năm nay không tăng so với năm ngoái, bao gồm 180.000 tỉ đồng từ ngân sách và 45.000 trái phiếu chính phủ. Trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh có giá trị như trái phiếu chính phủ và có ý kiến e ngại trái phiếu doanh nghiệp EVN do Chính phủ bảo lãnh sẽ làm gia tăng đầu tư công.
Thực tế không phải vậy.
Trái phiếu EVN bây giờ mới phát hành, nhưng lại là bù đắp cho khoản đầu tư mà Nhà nước đã sử dụng rồi.
Nó đáng ra là khoản chi ngân sách bù lỗ giá điện được bán cho người dân và các hộ tiêu thụ điện dưới giá thành sản xuất. Nó chính là khoản đầu tư công đã được đầu tư (nói một cách khác là đầu tư công trong quá khứ), mà người thụ hưởng là người dân. Do đó, nó không thể làm gia tăng đầu tư công trong hiện tại.
Tuy nhiên, trái phiếu EVN phải được tính vào nợ chính phủ và dù muốn hay không, nó cũng làm tăng nợ chính phủ. Nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ về số tuyệt đối lớn hơn.
Nhưng bù lại, các khoản nợ đó trở nên minh bạch, công khai và đặc biệt là tình hình tài chính của EVN, PetroVietnam, Vinacomin cũng minh bạch. Cho đến hiện tại, khoản nợ đó không phải không có, nó tồn tại, nhưng lại không được tính đến. Trái phiếu EVN làm cho nó được tính đến, được công khai. Và quan trọng là ngân sách không phải bỏ ra đồng nào. Cần phải hiểu rằng một khi các khoản nợ của EVN đối với PetroVietnam, Vinacomin còn treo lơ lửng, thì người trả nợ cuối cùng không phải là EVN, mà là ngân sách nhà nước vì cho đến nay Nhà nước vẫn là người quyết định giá bán điện, sự tăng giá và nếu tăng thì tăng bao nhiêu. EVN không thể tăng giá điện nếu không có sự chấp thuận của Nhà nước.
Nhìn sâu hơn, vai trò của trái phiếu linh hoạt như nhịp cầu điều tiết giữa Nhà nước - EVN - người sử dụng điện. Phát hành trái phiếu không có nghĩa là không tăng giá điện, mà là giảm áp lực tăng giá tức thời, tạo điều kiện để việc tăng giá thực hiện theo lộ trình, vào những thời điểm thuận lợi. Thay vì tăng giá ngay, với tỷ lệ lớn liền một lúc, việc tăng giá có thể dãn ra, từ từ vì EVN không nhất thiết phải gấp rút có ngay tiền để trả nợ. Ngoài ra, số tiền dùng để trả nợ EVN có thể trích lập một phần, đưa vào tích lũy để trả cho người mua trái phiếu khi đáo hạn, phần còn lại nộp vào ngân sách. Rõ ràng, ngân sách không phải không có lợi.
Trái phiếu cũng sẽ thuận lợi hóa việc tái sản xuất, tái đầu tư của PetroVietnam, Vinacomin. Tổng công ty Khí, Tổng công ty Điện lực dầu khí sẽ không còn phàn nàn bị EVN chiếm dụng vốn, mua điện chậm trả tiền.
Phát hành trái phiếu xét cho cùng là một sự “tạm ứng” doanh thu và lợi nhuận trong tương lai của EVN. Sự tạm ứng đó có tác dụng đáng kể trong việc lành mạnh hóa và nâng cao năng lực tài chính của tập đoàn, song một mình EVN không thể tiến hành. Giả sử Chính phủ không bảo lãnh, liệu EVN có thể phát hành thành công trái phiếu doanh nghiệp? Có lẽ là không. Với số nợ khổng lồ và đang kinh doanh chưa hiệu quả từ hoạt động chính đến đầu tư tài chính, đầu tư ngoài ngành, thiếu bảo lãnh Chính phủ, chắc không có nhiều tổ chức dám bỏ tiền vào trái phiếu EVN. Nó có thể khó giao dịch trên thị trường thứ cấp và khó được xem xét đủ điều kiện thế chấp vay vốn... Suy cho cùng, tuy phát hành trái phiếu doanh nghiệp, nhưng EVN đang cần sự chấp thuận và trợ giúp trong phát hành từ Bộ Tài chính.


Xăng dầu lỗ vì chính sách? (VOV).  - Bộ trưởng Bộ Công Thương còn cho rằng, lực lượng chức năng quản không xuể chất lượng xăng dầu trên thị trường.

  • Chính sách tạo ra lỗ của Petrolimex!
Bộ trưởng Công thương: Lỗ của EVN là lỗ chính sách - "Ngành điện vừa thực hiện kinh doanh, vừa thực hiện nhiệm vụ chính trị do Chính phủ giao. Lỗ vừa qua của ngành điện là lỗ kinh doanh điện, đây là lỗ chính sách"-  Bộ trưởng Công thương: Lỗ của EVN là lỗ chính sách (07/01/2012)



Kiều bào - nhịp cầu đưa hàng Việt ra thế giới
 (TT 7-1-12)

Kinh tế - Chính trị MỹWhat Is “Austrian Economics”? And why is Ron Paul obsessed with it? (Slate 6-1-12)


Năm 2011, EVN lỗ hơn 3500 tỷ đồng (TQ).-  2011: EVN lỗ 3.500 tỷ đồng- Tamnhin.net - EVN kiên quyết không bán điện dưới giá thành, đòi tăng giá (VEF).
-Lỗ EVN không liên quan đến lương
(Dân trí) - Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng khẳng định, khoản lỗ mà EVN gánh hoàn toàn không liên quan đến quản trị doanh nghiệp (trong đó có vấn đề chi trả lương cho cán bộ, nhân viên).
 >>  Lãnh đạo EVN trần tình về lương khủng
 >>  EVN: đầu tư 100 - lãi 1, lương vẫn 13,7 triệu đồng/tháng- - EVN lỗ 3.500 tỉ đồng, nhưng lương bình quân vẫn cao (TN).  - Bộ trưởng Công thương: “EVN tăng giá điện 5% là có trách nhiệm với nhân dân (DT).--- ANZ bán lại cổ phần trong ngân hàng Sacombank Việt Nam  —  (RFI).  – VCB: Lợi nhuận hợp nhất năm 2011 đạt 5.700 tỷ đồng (Vietstock).
  - Than, điện, xăng dầu sẽ tăng ở mức kiềm chế (TP).  - Về việc Petrolimex đòi tăng giá xăng: Cú sốc đòi tăng giá “trên đỉnh lạm phát” (PL&XH). Dễ dàng gian lận, xăng ‘rởm’ siêu lợi nhuận (VEF).

2012: Doanh nghiệp xoay xở để tồn tại (KTSG).-- ‘Tiền chúng ta đi vay, nhưng nhà thầu ngoại lại trúng…’ (VNN).Hiệu quả đầu tư của khu vực FDI kém hơn cả Nhà nước-- Việt Nam đầu tư gần 11 tỷ đô la ra nước ngoài  —  (VOA).- Trần Vinh Dự: Kinh tế Việt Nam – một năm nhìn lại  —  (VOA’s blog).  – Kinh tế Việt Nam – một năm nhìn lại (Tiếp theo và hết)  —  (VOA’s blog).- Vàng có tuần tăng giá mạnh nhất kể từ đầu tháng 12/2011 (NDHMoney).- NHNN bơm ròng trên 12.000 tỷ đồng trên OMO (NDHMoney).Thanh Hoá: Đi đòi nợ, 2 người bị bắn chết(Tamnhin.net) - Khoảng 10h 30’ ngày 6/1, tại hiệu cầm đồ Sơn Dương ở thôn Thành Mai, xã Quảng Thành, thành phố Thanh Hóa, đã xảy ra vụ nổ súng khiến 2 người thiệt mạng.
- BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG VŨ HUY HOÀNG: Quản không xuể chuyện kinh doanh xăng dầu (PLTP).  
Thử đặt lại vấn đề phát triển bền vững khu vực Tây Nguyên (Tia sáng).
Thủ tướng chỉ đạo Bộ GTVT về chất lượng công trình (VTC).  - Giao thông Việt Nam có hy vọng vào chiến lược của Ngài Bộ trưởng? (Tầm nhìn).  - Bài toán tiến độ của Bộ trưởng Đinh La Thăng (VnEconomy).Thủ tướng: Bộ Xây dựng lúng túng phát triển BĐS (VEF 6-1-12) -- Đây là chuyện nội bộ gia đình thủ tướng, báo chí không nên tò mò, loan tin.- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Phải xem xét lại vấn đề quy hoạch” (TQ). - Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng: “Tôi nhận trách nhiệm về chất lượng xăng” (TT).  – Khi máu bị nhiễm bẩn (TTVH).
Tại Trung Quốc, nguy cơ vỡ nợ có thể đến từ các địa phương  —  (RFI).-New ground for China’s bond market (Financial Times)-It has just served up its first-ever triple A bond default and its first-ever default on a special bond designed for smaller businesses
--Tại sao Kodak bị phá sản? What Killed Kodak? (Atlantic 5-1-12)

Nhiệm vụ chính trị của doanh nghiệp Nhà nước?
- Nhiệm vụ chính trị quan trọng nhất của các doanh nghiệp Nhà nước là kinh doanh có hiệu quả. Các số liệu do chính các cơ quan Nhà nước đưa ra cho thấy chúng hoạt động kém hiệu quả, tức là nhiệm vụ chính trị quan trọng nhất chúng đã không làm được.

TIN LIÊN QUAN

Báo chí đưa tin, ngày 27/12/2011, một thứ trưởng Bộ Công Thương đã thanh minh hộ EVN và Petrolimex về việc kinh doanh thua lỗ nhưng vẫn trả lương “khủng” của hai doanh nghiệp có “vai trò chủ đạo” này trong ngành năng lượng. Ông thứ trưởng cho rằng EVN đã làm đúng quy định của Nhà nước khi xác định chi phí lương. Còn quy định của Nhà nước về chi phí (kể cả hoa hồng đại lý) ở mức 600 đồng/lít cho ngành xăng dầu là không phù hợp cho nên “do thù lao quá thấp, thu không đủ chi đã dẫn tới những năm gần đây, ngày càng nhiều đại lý, cây xăng đóng cửa, nghỉ bán hàng. Trước tình hình đó, Bộ Công Thương đã yêu cầu Petrolimex phải thực hiện nhiệm vụ chính trị, chấp nhận lỗ để duy trì hệ thống, không để đứt nguồn cung và không được tính khoản chi vượt định mức quy định vào giá xăng”.

Thanh minh của vị thứ trưởng đã không đề cập đến chuyện Bộ Tài chính đã chỉ ra rằng các công ty mẹ (người chi hoa hồng vượt cả toàn bộ định mức chi phí 600 đồng/lít) thì lỗ, còn các công ty con (các đại lý) lại lãi lớn. 

Các doanh nghiệp luôn viện cớ phải làm nhiệm vụ xã hội, nhiệm vụ chính trị, phải làm công cụ điều tiết vĩ mô của Chính phủ nên mới bị thua lỗ. Đến vị quan chức nhà nước kia cũng đồng tình với cái cớ trên.
Phải rạch ròi, kinh doanh là kinh doanh. Không thể, và rất không nên, buộc các doanh nghiệp Nhà nước phải làm công tác xã hội (như hỗ trợ huyện này huyện nọ, đưa dịch vụ lên vùng sâu vùng xa, làm công cụ điều tiết cho chính phủ, làm nhiệm vụ chính trị như họ và các quan chức trực tiếp của họ hay than vãn như ông thứ trưởng Bộ Công thương nêu trên). Khổ cho các doanh nghiệp Nhà nước, họ không có sân chơi bình đẳng!

Để làm tốt công tác xã hội và chính trị thuộc loại như nêu ở trên phải dùng các công cụ khác hữu hiệu hơn rất nhiều mà nhiều chuyên gia, trong đó có người viết bài này, đã đề cập đến từ rất lâu rồi và có lẽ không cần nhắc lại ở đây.

Hay cả các quan chức và các doanh nghiệp Nhà nước vẫn muốn đảm nhiệm các chức năng xã hội và chính trị đó? Bởi nếu rạch ròi minh bạch và có sân chơi bình đẳng cho họ, thì còn đâu cớ để cho họ vin vào!

Nhiệm vụ chính trị quan trọng nhất của các doanh nghiệp Nhà nước là kinh doanh có hiệu quả. Các số liệu do chính các cơ quan Nhà nước đưa ra cho thấy chúng hoạt động kém hiệu quả, tức là nhiệm vụ chính trị quan trọng nhất chúng đã không làm được. Vì phải thực hiện các nhiệm vụ xã hội, chính trị, để ổn định kinh tế vĩ mô, chống lạm phát,… nên các doanh nghiệp nhà nước mới như thế.

Hãy chấm dứt kiểu lập luận vòng vo và để cho các doanh nghiệp Nhà nước có sân chơi bình đẳng.
Nguyễn Quang A

-Vở diễn 2.000 tỉ và sự nhầm vai của ông thứ trưởng -Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, hôm 27-12, đại diện Bộ Công Thương (Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng) đã có cuộc giải trình với báo chí về quyết định tăng giá điện 5% của EVN hôm 20-12 vừa qua.
Tài liệu của Bộ được ông Vượng trình bày đã nêu khá nhiều lý do cũng như cơ sở pháp lý để EVN cần… tăng giá điện 5%, riêng về tiền lương lãnh đạo EVN quá cao như phát hiện của Kiểm toán Nhà nước thì Bộ Công Thương “đá” sang Bộ LĐ-TB&XH!

Bị nhà báo chất vấn tại cuộc họp, ông Vượng xác nhận mức tổn thất điện năng của EVN năm 2010 lên tới 10,15%, đồng thời cũng xác nhận con số này đã tăng thêm trên 1% so với 2009 và vượt xa các nước tiên tiến (hiện ở 5%-6%).
Ai cũng biết Bộ Công Thương kế thừa trách nhiệm của Bộ Công nghiệp về quản lý nhà nước đối với ngành điện mà đặc biệt, tại quyết định của Thủ tướng (Quyết định 276/2006, ngày 4-12-2006) thì bộ này có trách nhiệm “Chỉ đạo ngành điện thực hiện các biện pháp để bảo đảm tiết kiệm chi phí, giảm tổn thất điện năng”. Điều 4 này nói rõ EVN “phải chủ động áp dụng các biện pháp nâng cao năng suất lao động, chất lượng dịch vụ, phấn đấu giảm chi phí quản lý, giảm tổn thất điện năng để… mức tổn thất toàn hệ thống điện giảm xuống còn 8% vào năm 2010”.

Như vậy theo yêu cầu của Thủ tướng thì năm 2010 EVN đã “ăn” chênh hơn 2% và rõ ràng không hoàn thành nhiệm vụ. Ngay cả Bộ Công nghiệp (Công Thương) cũng liên đới trách nhiệm khi đã qua năm 2010 mà việc hạ tỉ lệ tổn thất điện năng xuống còn 8% chưa làm được! Chiếu theo số liệu vừa công bố, mức chênh lệch trên 2% này vào khoảng 2.000 tỉ đồng!
2.000 tỉ đồng là con số không hề nhỏ, nó tương đương số lỗ của EVN đầu tư vào ngành viễn thông trong hai năm 2010 và 2011. Vậy mà tại cuộc họp hôm qua, báo cáo của Bộ Công Thương đã không có chữ nào về việc này. Ông thứ trưởng bị truy liền nói bừa là đã “phê bình nghiêm khắc” EVN về sai sót này, song lại “thanh minh giùm” EVN rằng có lý do khách quan là lưới điện cũ và chuyện chưa kiểm soát được nạn ăn cắp điện (?!).
Người dân nộp thuế trả lương cho cơ quan quản lý nhà nước là bảo vệ lợi ích của họ, chống mọi biểu hiện của “lợi ích nhóm”. Rõ ràng việc “thất thoát” khoảng 2.000 tỉ đồng (căn cứ theo Quyết định 276 của Thủ tướng) thì EVN dứt khoát phải giải trình chi tiết, có sự thẩm định của Bộ Công Thương, chứ ông thứ trưởng không thể nhầm vai làm nhiệm vụ “bào chữa” cho EVN được!
-EVN giấu nhẹm việc tăng giá điện và chuyện lobby (VEF.VN) - Suốt cả năm nay, EVN gây ồn ào dư luận với con số thua lỗ và nợ nần rồi rập rình xin tăng giá điện. Song, khi hỏi giá điện sẽ tăng thế nào, khi nào tăng thì cả quản lý ngành lẫn lãnh đạo EVN đều "im thin thít", chỉ giãi bày đó là việc đặng chẳng đừng.

Sao phải giấu nhẹm chuyện tăng giá điện?
Không thông báo trước vấn đề tăng giá điện - có lẽ, đây là điều gây thất vọng lớn  tại buổi họp báo công bố giá thành sản xuấtkinh doanh điện năm 2010 của Bộ Công Thương cuối tuần qua.


Khi báo chí thẳng thắn đặt vấn đề, dư luận đang quan tâm chuyện tăng giá điện và sẽ hiểu cuộc họp báo này là nhằm "lobby" trước việc sẽ tăng giá điện, ông Hoàng Quốc Vượng, Thứ trưởng Bộ Công Thương đã phủ nhận ngay điều này.
Bởi, theo lời ông Vượng: "Việc công bố giá thành sản xuất kinh doanh điện của EVN là theo quy định mới. 2011 là năm đầu tiên Bộ Công Thương chính thức công bố các giá thành và đáng lẽ làm sớm hơn".
Tuy nhiên, trước và sau đó, ông Thứ trưởng cũng không quên nhấn mạnh: "Theo nguyên tắc, các khoản lỗ kinh doanh điện này sẽ được hạch toán đương nhiên vào giá điện vì giá điện lỗ do thấp hơn giá thành".
Nhưng "việc điều chỉnh giá điện sắp tới sẽ như thế nào, liều lượng ra sao, chúng tôi chưa thể thông báo ngay được. Nhiều lãnh đạo cao cấp cũng đã hỏi. Chúng ta sẽ biết khi nào việc điều chỉnh giá điện được thực hiện", ông Vượng chốt vấn đề.
Rõ ràng nói ngược, nói xuôi, nói xa nói gần thì tinh thần chung của cuộc họp báo cũng nhằm gửi thông điệp tới nhân dân rằng: tăng giá điện là giải pháp duy nhất để cứu vãn ngành điện hiện nay, mà cụ thể hơn là để bù lỗ cho EVN, ngăn ngừa EVN vỡ nợ, phá sản.
Thông điệp đáng lưu tâm hơn là người dân không có quyền biết trước chuyện tăng giá điện!
Vì sao chuyện giá điện lại phải giấu nhẹm và bàn kín như vậy? Vì sao một thứ giá độc quyền, liên quan lợi ích sát sườn của doanh nghiệp và người tiêu dùng lại không được công bố công khai rộng rãi? Liệu giá điện tăng bao nhiêu, tăng khi nào có phải là chuyện cơ mật, có độ "nhạy cảm" cao. Và nếu "công khai" thì có thể gây xáo trộn nền kinh tế, đời sống xã hội?
Chưa bao giờ, lãnh đạo Bộ Công Thương hay lãnh đạo EVN nêu rõ lý do phải giữ kín các phương án tăng giá điện với báo chí. Các nhà quân sư tham mưu lĩnh vực giá điện này cho Chính phủ chỉ đưa ra một nguyên tắc đơn giản là: vấn đề còn đang bàn, đang trình và chưa nói được.
Cho đến nay, cùng với điện, Việt Nam vẫn còn có than, xăng dầu là những mặt hàng do Nhà nước can thiệp sâu và đôi khi là toàn quyền định đoạt. Tuy vậy, chuyện giữ kín vấn đề giá điện lại không có lý do "chính đáng" như chuyện giá xăng giai đoạn trước Nghị định 87.
Trước đây, khi giá xăng còn do Bộ Tài chính toàn quyền quyết định, doanh nghiệp chưa được tự định giá, giới báo chí chỉ được biết cuộc họp báo công bố giá xăng trước đúng 1 tiếng đồng hồ. Nghĩa là, đây là giá "mật". Lý do, theo phân tích của Bộ Công Thương - Tài chính là vì, nếu công bố sớm việc điều chỉnh giá xăng, cung cầu trên thị trường sẽ xáo trộn, đại lý bán lẻ sẽ đầu cơ, gom hàng, tích trữ và ngừng bán nếu "biết" giá xăng sắp tăng... Rồi, người dân sẽ đổ xô đi mua xăng gây quá tải hệ thống.
Lý do đó xem ra còn chính đáng. Nhưng nói vậy để thấy, trong 4 năm qua kể từ 2007, đối với giá điện, người dân thường chỉ biết đến các phương án tăng giá khi báo chí "giải mật". Đó là những dạng tình huống như chuyện hồi năm 2008, ông Bùi Xuân Khu, nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương, "lỡ miệng" bật mí giá điện đang được xin tăng hơn 20%. Hoặc năm 2009, giá điện được EVN đề xuất 4 phương án với mức cao nhất hơn 13% bị lộ khi Tập đoàn Than đòi tăng mạnh giá than bán cho điện lên tới tận 147%.
Hay như gần đây, giá điện được EVN xin tăng từ 10-13% ngay trong tháng 11 này được phát đi từ một thành viên Hội đồng quản trị của EVN.
Mặc dù không thẳng thắn thừa nhận việc xin tăng giá điện lên bao nhiêu, nhưng ông Phạm Lê Thanh, Tổng giám đốc EVN, "tiết lộ", mỗi kWh hiện đang lỗ 300 đồng. Để đủ hòa vốn thì giá bán điện phải cộng thêm 300 đồng nữa. Nói cách khác, với mức giá bình quân năm 2011 hiện là 1.242 đồng/kWh, nếu tăng thêm 300 đồng/kWh cho "đủ" thì mức tăng sẽ "vọt" lên tới 24%, tức cách xa với khoảng xin tăng 10-13%.
Cứ như thế, giá điện tăng bao nhiêu, tăng khi nào được công bố lên dư luận theo một cách "rò rỉ" như vậy. Đến nay, thông tin đồn đoán rằng, EVN muốn tăng 13% nhưng nghe đâu, cơ quan quản lý chỉ cho mức 11%?!
Chỉ biết rằng, giá điện ở Việt Nam đã tăng tới liên tục trong 4 năm qua với tổng mức tăng là 43% so với năm 2007 và sắp tới, sẽ còn tăng nhiều nữa!
Minh bạch hay lobby
Có thể nói, nếu với nội dung "công bố giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2010" thì cuộc họp báo phải được coi là một sự kiện minh bạch thông tin đáng hoan nghênh. Dù rằng, động thái này là nhằm tuân thủ "mệnh lệnh" mới đây của Thủ tướng về công bố công khai tình hình tài chính các tập đoàn, tổng công ty.
Trước đó, khi nghe tin EVN xin tăng giá điện, các chuyên gia kinh tế đều "khuyến cáo" Chính phủ rằng, phải kiểm tra xong giá thành điện rồi hãy tính chuyện tăng giá. Nói cho cùng, cuộc họp báo đã thể hiện có sự tiếp thu, lắng nghe ý kiến phản biện của các chuyên gia kinh tế.
Tuy nhiên, diễn ra đột xuất vào chiều thứ Bảy tuần trước và vắng đại diện Bộ Tài chính vì lý do tổ chức gấp, toàn nội dung cuộc họp báo chỉ kêu lỗ, nợ cho EVN và "tuyên bố" sẽ phân bổ hơn 10.000 tỷ đồng lỗ vào giá bán lẻ điện, cách thức đó đã biến một sự kiện chính thống minh bạch trở thành một động thái lobby chính sách thì đúng hơn.
Cũng vì thế, người dân sẽ không thể không "hiểu nhầm" rằng, việc công khai giá thành điện chỉ là hình thức, đối phó, qua loa mà thôi. Chưa kể, nội dung công bố không bóc tách bản chất lỗ vì đâu, mà chỉ đưa ra các con số lỗ khổng lồ với lý do khách quan chung chung như hạn hán, thủy điện thiếu hụt, chênh lệch tỷ giá, giá nhiên liệu tăng...
Lại giống như rất nhiều kỳ cuộc tăng giá các mặt hàng xăng dầu, than, việc đầu tiên của các tập đoàn, tổng công ty là kêu lỗ, kể nghèo kể khổ thì việc công bố lỗ, nợ và đòi phải gấp gáp tăng ngay giá điện năm nay là chuyện đương nhiên?
Có một tín hiệu khác biệt thuận lợi cho các nhà điều hành giá điện ở năm nay, đó là sự "cam chịu, chấp nhận" của giới doanh nghiệp sản xuất như ngành thép, xi măng, hóa chất... Hễ hỏi chuyện tăng giá điện, các đơn vị này đều chỉ nói, thà tăng giá còn hơn mất điện. Song đáng tiếc, EVN và cơ quan quản lý chưa tranh thủ "tận dụng" sự đồng lòng này mà vẫn giữ nguyên cách ứng xử độc đoán với khách hàng và người tiêu dùng điện.
Trong bối cảnh hiện nay, lộ trình tăng giá điện phải được minh bạch thực sự. Ít nhất, EVN, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương phải làm sáng tỏ trước nhân dân các câu hỏi: Khi nào sẽ tăng giá điện? Với khoản lỗ được cho là hợp lý sau kiểm toán, giá điện ở Việt Nam sẽ phải chịu qua bao nhiêu đợt tăng, mức tăng ra sao để "đủ" bù đắp chi phí đầu vào? Theo đó, tác động giá điện tới đời sống dân sinh, tới nền kinh tế ở mức độ nào?
Cứ mỗi lần tăng giá điện xong, EVN và các quan chức lại nói, tăng thế chưa đủ, còn lỗ, còn nợ và còn phải tăng tiếp. Tăng giá điện trở thành chuyện "sống còn" của ngành điện.
Nếu ngành điện ứng xử với dư luận theo cách "được lòng trước, mất lòng sau", dồn cơ quan quản lý Nhà nước và ép người tiêu dùng phải chấp nhận bức tranh giá điện còn tù mù như hiện nay thì câu chuyện giá điện còn lâu mới nhận được sự "đồng lòng" của dư luận.
Các mốc tăng giá điện
Ngày 1/1/2007, giá bán lẻ điện bình quân là 842 đồng/KWh.
Ngày 1/7/2008, giá bán lẻ điện tăng lên 890 đồng/KWh.
Ngày 1/3/2009, giá bán lẻ điện tăng lên 948 đồng/KWh.
Ngày 1/3/2010, giá bán lẻ điện tăng lên 1.058 đồng/KWh.
Ngày 1/3/2011, giá bán lẻ điện tăng lên 1.242 đồng/KWh.
-Nguồn:
EVN giấu nhẹm việc tăng giá điện và chuyện lobby



  "Ông" đau lòng vì lương, dân đau lòng vì ai? -Trong buổi họp báo công bố kết quả kinh doanh và giá thành sản xuất điện do Bộ Công thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cuối tuần trước tại Hà Nội-một động tác được cho là để mở đường cho việc tăng giá điện được suôn sẻ sắp tới, ông Phạm Lê Thanh, Tổng giám đốc EVN đã đưa ra một thông tin khiến nhiều người thấy ngạc nhiên: Lương bình quân năm 2009 của cán bộ, nhân viên toàn tập đoàn để hạch toán vào giá điện là 7,3 triệu đồng/tháng/người.


Ông Tổng giám đốc EVN nói: "Đây là mức tương đối thấp, nếu ở nông thôn có thể được, còn nếu ở thành thị thì không thể sống được. Là tổng giám đốc, tôi rất đau lòng khi lương của cán bộ tập đoàn chỉ có ngần đó". Bởi ông này cho rằng, chỉ với 7,3 triệu đồng/tháng, nếu sống ở Hà Nội thì chắc chắn cán bộ, nhân viên ngành điện sẽ không đủ sống.
Câu nói trên là là phát biểu chân thực của ông Phạm Lê Thanh và dường như ông muốn nói điều này đến đông đảo cán bộ, nhân viên trong ngành điện là ông rất thương nhân viên (!). Các kết quả thanh tra, kiểm toán cũng xác tín điều này.
Có những cán bộ lãnh đạo của EVN có mức lương, thu nhập đến 1 tỷ đồng, trên 1 tỷ đồng một năm mà cơ quan này phải lên tiếng nhắc nhở EVN về chuyện chi trả tiền lương.
Điều làm người ta bất ngờ là cái mức lương bình quân mà ông Thanh kêu là thấp đến mức phải "đau lòng" như vậy thực ra là cao hơn rất nhiều so mức lương ở nhiều ngành khác.
Cụ thể, theo công bố của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tiền lương bình quân của các loại hìnhdoanh nghiệp năm 2010 là 3,2 triệu đồng/người/tháng (đã tăng hơn 10% so với năm 2009). Lương bình quân trong khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 3 triệu đồng/tháng và trong khối doanh nghiệp tư nhân khác là 2,7 triệu đồng/tháng. Còn lương bình quân trong khối ngân hàng là 7-7,6 triệu đồng/tháng-tương đương như của ngành điện.
Tất nhiên là mức lương bình quân của EVN cho đến năm 2011 cũng sẽ tăng hơn đáng kể so với năm 2009 sau các đợt cải cách lương tối thiểu trong 2 năm qua.
Đúng là để sống được bình thường ở Hà Nội thì với một mức lương bình quân như ông Phạm Lê Thanh cho biết cũng có khó khăn  và nhiều cán bộ kỹ thuật giỏi của EVN bỏ việc đi tìm việc với mức lương cao hơn. Nhưng nó vẫn chưa phải khó khăn đến mức ông thấy "đau lòng". Khi mà trên thực tế, ở hầu hết các doanh nghiệp khác, nhất là cán bộ, công chức các ngành mức lương còn thấp hơn mức lương mà cán bộ, nhân viên của EVN hiện hưởng rất nhiều.
Cần phải nói thêm là ngoài mức lương đó-cán bộ, nhân viên ngành điện cũng như cán bộ, nhân viên các ngành khác còn có những khoản thu nhập khác không phải là lương cơ bản. Còn những cán bộ lãnh đạo cấp cao  của EVN thì khỏi phải nói. Theo nguồn tin từ cơ quan chức năng thì có những cán bộ lãnh đạo của EVN có mức thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm, thậm chí có người thu nhập lên đến con số trên 1 tỷ đồng một năm. Không dưới một lần cơ quan chức năng phải lên tiếng nhắc nhở EVN về chuyện chi trả tiền lương.
Cũng phải nói thêm, mới đây, Tập đoàn Than - khoáng sản Việt Nam cũng đã tự chấn chỉnh lại tiền lương mặc dù tiền lương của tập đoàn này áp dụng trong hệ thống không cao như EVN. Tập đoàn này ra văn bản yêu cầu một số công ty con phải giảm tiền lương cho cán bộ công nhân viên, theo đó, năm 2011 Vinacomin sẽ quyết toán tiền lương theo quy định trên. Đơn vị nào không thực hiện đúng quy định của Vinacomin thì Giám đốc, phó Giám đốc phụ trách, Trưởng phòng LĐTL phải bị trừ tiền lương và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc Vinacomin.
Với mức lương chi trả cho cán bộ, nhân viên đó, EVN được đưa vào giá thành sản xuất điện và giá điện lại chuẩn bị tăng: chưa rõ thời điểm tăng nhưng tăng trong tháng 12, nghĩa là năm nay EVN đã được tăng giá 2 lần. Với con số lỗ trên 10.162 tỷ đồng, cộng với các con số lỗ lũy kế của năm 2011, nếu EVN không được tăng giá thì tập đoàn này có nguy cơ lâm vào tình trạng có thể phá sản.
Tất nhiên, lương chỉ là một phần nhỏ trong số lỗ khổng lồ ấy, phần nhiều có lý do là điện chạy dầu-giá quá cao so với giá bán, có lý do lỗ do chênh lệch tỷ giá... Tuy nhiên, lý do về lương cộng thêm yếu tố sự điều hành yếu kém của lãnh đạo EVN, chắc chắn là điều khiến đa số người dân không thể hài lòng về việc điều chỉnh tăng giá điện trong thời gian tới.
Tuy nhiên, EVN không giống như Vinashin, EVN không thể ngừng hoạt động sản xuất, truyền tải điện dù chỉ là nửa giờ trên toàn quốc nên kiểu gì, EVN cũng sẽ được điều chỉnh giá điện để mỗi lần tăng giá điện, dù chỉ 500-700 đồng/kWh sẽ gỡ lại cho tập đoàn này hàng ngàn, hàng chục ngàn tỷ đồng-bởi vì gia đình nào cũng dùng đến điện, doanh nghiệp nào cũng dùng đến điện.
Phải trả tiền điện mà trong đó, có phần của mức lương mà ông Phạm Lê Thanh kêu "đau lòng" cho cán bộ, nhân viên của ông thì đại đa số khách hàng miễn cưỡng của ông cũng đau lòng gấp bội.
Muốn biết lương lãnh đạo ngành điện -Lương bình quân ở Tập đoàn Điện lực ở mức "đau lòng" là 7,3 triệu đồng, thế còn lương lãnh đạo ngành này là bao nhiêu, có tương xứng với một doanh nghiệp lỗ nặng hay không?-- - “Giải pháp cho thua lỗ là minh bạch”  —  (BBC). - Công văn chỉ đạo… “ưu tiên” của EVN (!?) (DT). - Những khoản lỗ “tay trái” ngàn tỉ của EVN (TN). - Tiến sỹ Nguyễn Quang A: Nếu cần “phải đuổi” cả lãnh đạo - (BBC). – CHÚNG TA CẦN NHIỀU CÔNG BỘC CÓ TẤM LÒNG ĐỂ MÀ ĐAU NHƯ NGÀI ! (Trà hâm lại). – “Tăng giá điện để bù lỗ cho EVN là chưa có trách nhiệm với dân” (TQ). – Lương thấp như …EVN   —  (Lê Dũng). – Châm biếm lương nghèo điện lực 7,3 triệu – (RFA). – Giọt mồ hôi bị nhục mạ  —  (Tuanddk). - Sao lại đẩy lỗ sang dân? (TVN). --'Cần người giỏi làm ở tập đoàn điện lực' - (BBC)-Tiến sỹ Nguyễn Quang A bình luận về vụ Tập đoàn Điện lực Việt Nam lỗ hơn 10 nghìn tỷ đồng và cho rằng nếu cần phải thay cả lãnh đạo.-EVN: Lương cao - lỗ nặng (LĐ 22-11-11)Lương 'bèo' ở EVN sẽ bị kiểm tra ---

VƯƠNG-TRÍ-NHÀN :Tổ chức & quản lý xã hội ở nước Việt nam thời trung đại

- Trích từ chuyên mục Người xưa cảnh tỉnh
đã in trên Thể thao và văn hóa 2005-2007
Các đầu đề nhỏ và chú thích là của người biên soạn

     Nếu dùng văn hóa theo nghĩa rộng thì việc tổ chức và quản lý xã hội là thuộc về văn hóa quyền lực.
      Nhưng đây là khâu người xưa chưa bao giờ đặt ra một cách bài bản. Trong việc tiếp nhận văn hóa Trung Hoa, cái chúng ta chỉ thích học theo là thơ văn hoặc thi cử, còn chính việc quản lý xã hội thì không để ý hoặc chỉ làm theo lối học tắt học lỏm.
     Các bộ sử ít ỏi viết thời sau cũng chưa bao giờ  được viết với tư cách những cuốn lịch sử xã hội.
     Trong quá trình ghi chép về Thói hư tật xấu người Việt trong con mắt các nhà trí thức đầu thế kỷ XX, chúng tôi mới sưu tầm được một phần các nhận xét lẻ tẻ có liên quan đến chủ đề trên.  Nhưng tinh thần các nhận xét dưới đây theo chúng tôi là khá chính xác, nó giúp chúng ta lý giải chính tình trạng xã hội hiện nay.
    Phần lớn các nhận xét này dành để nói về việc quản lý làng xã. Nhưng chẳng phải như nhà sử học Hà Văn Tấn đã nói, xã hội Việt là một thứ liên làng và siêu làng, mọi quy luật chi phối việc tổ chức và quản lý làng xóm cũng là đúng trên cả phạm vi rộng đó sao?
   


Pháp luật đơn sơ
   Dân trí càng mở mang thì pháp luật càng phải tinh tế. Luật lệ nước ta sơ sài hết sức. Những điều rõ ràng thì hoặc là phiền toái vô dụng, hoặc là khe khắt quá khó lòng giữ đúng (...) Những điều ta nói ta làm hàng ngày mà theo luật quy tội, thì sáng bị tội đồ, tội lưu, chiều bị tội phạt trượng. Đến những điều đáng phải theo cũng không thể theo được. Trên cũng như dưới đều mơ mơ màng màng, cơ hồ thành một nước không có pháp luật. Dân không giữ chữ tín, trong dân gian người ta làm khế ước với nhau, thường mực chưa khô đã bội ước. Quy tắc của trường học, kế hoạch của công sở phần lớn nằm trên giấy, treo lên cho vui mắt, đọc lên cho vui tai mà thôi. Trên dưới không tin nhau, mà mong giữ đúng pháp luật thì thật là khó thay! Đã không giữ được thì thay đổi đi là hơn.

                                                                                             Quốc dân độc bản, tài liệu của Đông Kinh nghĩa thục, 1907

Quan lại không biết cai trị
 chỉ lo xoay sở kiếm ăn  
     Nước ta dùng người thì hoặc lựa chọn ở trong bọn con quan hoặc lấy ở trong hàng khoa mục, mà mấy người khoa mục bất quá văn hay chữ tốt thì đỗ, thế là làm quan. Bình sinh học tập chỉ mấy câu trường ốc văn chương, lúc ra làm quan, thì hình như bổ vào mặt gì cũng giỏi, tưởng quan lại bên châu Âu chưa có ai toàn tài được thế.
     Cũng là một người lúc thì bổ giáo chức làm một nhà giáo dục, lúc thì bổ chính chức làm một nhà chính trị, lúc thì sung giám đốc công trường làm một nhà công nghệ, lúc thì sung chánh sứ đồn điền làm một nhà thực nghiệp, lúc thì đi quân thứ làm một nhà tướng hiệu, mà hỏi ra thì chẳng có một cái học thức chuyên khoa nào.
      Quan nước ta như thế trách nào mà chẳng mang tiếng bất tài.
    Ngày 31 tháng năm 1917, báo Đông Kinh có một đoạn rằng “một tên đầu đảng trộm cướp kiếm cả đời không bằng một ông quan giỏi lấy tiền trong một năm “. Ngày 12 tháng bảy, báo Hải Phòng có một đoạn rằng “cái căn tính ăn tiền của người An Nam di truyền từ tổ tôn, không dễ kể năm kể tháng mà chữa ngay được “

 Thân Trọng Huề
 Con đường tiến bộ của nước ta, Nam Phong, 1918

Quản lý làng xóm
 theo kiểu gặp đâu hay đấy
    Việc quản trị dân xã là ở trong tay mấy người tổng lý, chánh phó lý cựu chánh phó tổng cựu, xã tuần, phần thu. Bọn đó quanh năm trông vào khoán ước của làng mà đình mà đám mà thu mà bổ, mà xà xẻo bớt đầu bớt ngọn, mà bắt vạ kẻ nọ kẻ kia.
    Các khoán ước ít khi biết tự đời nào để lại. Cũng có khi là do một chuyện mộng ảo huyền hồ (1) mà lập nên. Cũng có khi là công nghiệp (2) của một người hách dịch một thời nhân (3) lúc có thần thế mà đặt cho làng mình một lệ để lưu truyền mãi mãi. Được lệ hay thì dân làng nghìn năm được nhờ thói tốt. Phải lệ dở thì dân làng vạn đại phải noi (4) tục hủ, lụn bại phong tục đi.
(1)   viển vông ngẫu nhiên
(2)   việc làm
(3)   người đương thời
(4)    tuân theo
 Nguyễn Văn Vĩnh
 Chỉnh đốn lại cách cai trị dân xã, Đông dương tạp chí 1914

Kéo bè kéo cánh nắm giữ quyền lực
    Xét cách bầu cử tổng lý của ta khi xưa thật lắm phiền nhiễu mà phần nhiều dùng cách tư tình (1), những người làm việc chẳng qua lại là con cháu họ hàng với những chức sắc kỳ mục. Trừ ra những làng khó khăn không ai muốn làm không kể, còn về các làng tốt bổng (2), con cái nhà có thế lực tranh nhau mà ra, có mấy khi lọt vào tay người khác được. Vì thế lý dịch hay có bè đảng, mà nhất là hay a dua với hàng kỳ mục (3) để dễ cho sự thầm vụng của mình.
(1)         tức sử dụng những mối quan hệ cá nhân
(2)         có nhiều quyền lợi
 (3)    kỳ mục là những người có thế lực nói chung, còn lý dịch là những người đương làm việc, đương nắm quyền
 Phan Kế Bính
 Việt Nam phong tục, 1915
Cường hào lý dịch gian xảo điêu ngoa
      Công việc trong làng, trên thì tiên chỉ không muốn nhìn đến, dưới thì phường lý dịch chẳng qua cũng là con em đầy tớ các kỳ mục, há miệng mắc quai nón. Quyền hành của kỳ mục rất lớn, thế lực rất to. Mà trong hạng này, một hai người phi tay cường hào hách dịch, thì là tay gian xảo điêu ngoa. Còn nữa chẳng qua a dua với mấy người ấy mà thôi. Phần nhiều ích kỷ, họ có thiết gì đến vận dân, chỉ động có chút lợi lộc thì xâu xé nhau, hoặc dân đàn em hơi có chút gì lầm lỗi thì bới móc hạch lạc. Những người có kiến thức, cho việc hương thôn là việc nhỏ nhặt, không thèm tưởng đến, không mấy nơi cải lương được tục làng cho nên tục hay.
 Phan Kế Bính
 Việt Nam phong tục, 1915


Sân khấu của một lũ hề
     Tiếng gọi rằng trào đình của một nước, song chính là sân khấu nhảy múa của một lũ hề.
    Binh bộ thượng thư mà hỏi đến việc binh không biết một chút gì.
    Học bộ thượng thư mà không biết đến việc học của dân.
    Công bộ thượng thư mà quanh năm chỉ biết tu tạo mấy cái lâu đài và lăng miếu của nhà vua.
     Lễ bộ thượng thư ba năm mới có một lần tế giao (1), cắm cúi vào những cái nghi tiết hão huyền, hủ lễ vô ích.
     Lại bộ thượng thư, Hình bộ thượng thư cũng vậy, mấy ông cụ lớn ấy chỉ biết ngày hai buổi chầu quỳ lạy ở sân rồng, tan chầu trở về, quanh năm ngày tháng như một con lợn ỉ lẩn khuất ở trong chuồng không biết một chút gì cả.
     Vua đè ép các quan lớn. Các quan lớn đè ép các quan nhỏ. Các quan nhỏ đè ép dân. Cái không khí áp chế chỗ nào cũng nồng nặc khó chịu, xuống đến bậc dân thì không còn dân đạo (2) dân quyền gì nữa.
     Có miệng không được nói có tai không được nghe, phần nào sưu thuế nặng nề, phần nào quan lại sách nhiễu, biết chết mà không dám tránh, bị ép mà không dám than. Chốn thôn dã thì đường xá khuất lấp, trộm cướp nổi lung tung. Ngoài thành thị một bầy quỷ sống, đua nhau ăn thịt dân uống máu dân. Mỗi năm bão lụt, dân bị chết đói, mỗi năm tật dịch, dân bị đau chết, không biết chừng nào.

(1)lễ tế trời của nhà vua
(2) đạo, nghĩa gốc là giáo lý, chủ thuyết; dân đạo có thể hiểu là một quan niệm về người dân trong xã hội

 Trần Huy Liệu
 Một bầu tâm sự, 1927

Quan trường hư hỏng
    Cũng có đôi khi thay đổi một vài ông đại thần hoặc là thăng giáng một vài viên quan lại. Cái người bị đuổi đi đã đành là không làm được việc, mà cái người thay chân ấy cũng có phải là người làm được việc đâu?! Cái người bị cách (1), vẫn là gian tham mà cái người được bổ cũng không phải là người liêm khiết!
     Phương chi hôm nay bị giáng, bị cách, ngày mai lại được thăng được thưởng; ở nơi này can khoản (2) lại đổi đi nơi kia, thì tuy có phạm tội tham, mang tiếng xấu, cũng có hại gì đâu. Lâu rồi quen đi, đứa càn rỡ lại càng càn rỡ, chỉ lo đem tiền đi mua quan; đứa biếng lười lại càng biếng lười, chỉ biết khoá miệng cho yên việc.
     Mũ áo thùng thình, ngựa xe rộn rịp, hỏi quan chức thì ông này là đại thần trong triều, ông kia là đại lại (3) các tỉnh, chỉ biết có một việc là ngày đi hội thương (4) hay ra công đường xử kiện, còn hỏi đến việc lợi bệnh (5) trong nước hay là trong một tỉnh thì mơ màng chẳng biết một chút gì.
    Còn đến việc đút lót người trên, sách nhiễu kẻ dưới thì không cứ là quan to quan nhỏ, đều công nhiên cho là cái quyền lợi của người làm quan đáng được, dẫu có ai bàn nói đến cũng không kể vào đâu.

(1) cách chức, ngược với bổ là giao việc
(2)  bị vướng vào một tội nào
(3) cũng nghĩa như chức quan lớn
(4) Ngày nay hay dùng hội họp
(5); từ cổ, nay ít dùng có cùng nghĩa như lợi hại
 Phan Châu Trinh
 Thư gửi chính phủ Pháp, 1906


Việc quan hỗn hào lẫn lộn
   Các cụ ngày xưa quá tin vào sự nhiệm màu của đạo Khổng. Họ tưởng rằng lầu thuộc Tứ thư, Ngũ kinh, học hết mấy pho sử, làm được câu thơ bài phú là có đủ đức hạnh để dạy dỗ dân, đủ tài kinh luân để đưa dân đến cõi hạnh phúc. Họ tưởng rằng đã là sĩ phu, thì là một người hoàn toàn, một đấng thánh hiền, nên họ mới phó thác cho trách nhiệm quá nặng.
   Những quyền hành lớn ấy, từ xưa đến nay, quan trường vẫn nắm trong tay, tuy rằng cuộc sinh hoạt của dân chúng đã đổi thay nhiều lắm.
     Một ông huyện chẳng hạn, không biết rằng chức phận của mình là phải làm những việc gì nữa.
     Ông ta là một ông quan toà lúc xử việc kiện tụng, một ông cẩm (1) lúc coi sóc việc trị an, một viên chức sở lục lộ (2) lúc thúc dân hộ đê Đó là không kể cai trị là công việc chính của ông ta.
      Bấy nhiêu nhiệm vụ hỗn hào lẫn lộn là một điều khó khăn cho ông quan mà cũng là cái mầm cho sự lạm quyền. Và đối với những ông quan không theo đuổi một lý tưởng gì cao siêu, đó lại là một cái mầm cho sự ăn tiền.

(1)   cảnh sát
(2)    sở giao thông công chính
 Hoàng Đạo
 B ùn l ầy n ư ớc đ ọng, 1939

Quyền thế trong tay cường hào
    Về mặt quản trị làng xưa có một tệ hại. Là bao nhiêu quyền thế đều ở trong tay  cường hào cả. Những kỳ mục có của có thế lực có danh vọng đều là chúa  ở trong làng. Vì làng  tự trị một cách quá đáng, lệ làng đặt ra đến phép vua cũng không thay đổi được. Nếu kẻ cầm đầu trong làng là người khá, có kiến thức có công tâm  thì không kể làm chi; nhưng nếu là những người chỉ nghĩ đến lợi riêng, thì nhũng lạm xảy ra một cách dễ dàng và quá quắt. Một lối tổ chức có thể để những sự bất công như vậy xảy ra là một lối tổ chức không chu đáo,  tự mình lại làm tội mình.
                                                                                            Hoàng Đạo
                                                                           Làng xã, Ngày nay, 1940



Quân hồi vô phèng
     Làng ở xứ ta như một hội riêng của tư nhân. Nếu cái đặc tính của một pháp nhân cai trị(1) là quyền ban hành những nghị định có ý nghĩa cưỡng bách, buộc mọi người thi hành, thì làng xứ ta quả không phải là một pháp nhân cai trị.
   Muốn đắp một con đường ư? Quyết định năm nay, nhưng có nhẽ rồi một hai năm sau mới làm xong, mỗi họ mỗi thôn mỗi gia đình ung dung tiện lúc nào thì làm lúc ấy.
        Muốn đào một giếng nước ăn ư? Nếu người khởi xướng ra việc đó không can đảm đứng ra mà đốc thúc thì dân làng cứ chịu khó ăn nước ao mãi.
       Hội đồng làng xã đặt lệ cấm đổ rác ra đường cái ư? Nếu không có một mối hiềm thù riêng từ trước, thì không một chức dịch nào thấy mình có trách nhiệm là ngăn cản hay trừng phạt người làm trái lệ ấy.
    Thường thường những cuộc bàn cãi trong những buổi họp việc làng không dẫn đến một kết quả thiết thực gì cả.
     Biết bao nhiêu luật lệ của cơ quan cai trị đã bị xếp bỏ không thi hành được chỉ vì một vài người không muốn nghe theo.
   Chỉ cần một kẻ phản đối cũng đủ làm cho điều đề nghị hay đến đâu cũng phải gác bỏ. Mà ở làng nào cũng có vài viên kỳ mục, vài người bướng bỉnh, bao giờ cũng giữ thái độ phản đối: Hoặc vì họ thấy công việc sẽ làm không trực tiếp lợi cho họ, hoặc vì họ ghét người khởi xướng ra công việc ấy; hoặc vì họ nghĩ rằng người khởi xướng định bới việc ra để ăn -- điều nghi kỵ sau này tiếc thay, nhiều khi cũng đúng.

 (1) kẻ có tư cách pháp lý  

 Vũ Văn Hiền
 Mấy nhận xét nhỏ về dân quê Bắc kỳ, Thanh Nghị, 1944
Tinh thần gia tộc quá nặng

      Ta có thể thấy vì một mối tư thù, một viên lý trưởng phó lý hay trương tuần bắt trói trái phép một người họ khác đã trái lệ làng vì một việc cỏn con ; người ta  không thể thấy những viên chức dịch ấy lập biên bản để đưa ra đình hay giải lên quan  một ông chú  một người anh em họ bên nội hay bên ngoại, dẫu người đó đã phạm vào tội do hình luật trừng trị.
    Cái tinh thần đại gia tộc ở xứ này đã diệt mất hẳn tinh thần công dân. Tình họ hàng ở thôn quê  đã làm cho tê liệt  hẳn bộ máy cai trị  của làng vốn tự nó  đã không được khỏe gì.
  …  Nhờ có sức mạnh thói quen mà làng Việt Nam còn giữ được  những cổ lệ và  cái đời sống thụ động của mình. Nhưng hiện tình thì ta không thể coi nó là một công cụ  giúp vào việc tiến hóa của dân quê.
                    Vũ Văn Hiền  
 Những nhận xét nhỏ về dân quê Bắc kỳ, Thanh Nghị, 1944 


Đám đông dân chúng vô cảm và vô trách nhiệm
    Việc làng thường định vào những ngày tuần tiết, là những ngày ở đình có tế lễ và ăn uống. Khi nào có việc gì khêu gợi sự cạnh tranh và đụng chạm đến những quyền lợi có sẵn thì số người ra họp rất đông. Còn khi nào chỉ họp để dự định công việc mới mẻ nhưng chưa ai thấy lợi trực tiếp cho mình thì buổi họp rất vắng. Nhiều người chỉ ra tế lễ ăn uống rồi về; mà cũng chẳng có lề luật nào định phải có bao nhiêu người dự bàn mới là đủ.
 Vũ Văn Hiền
 Mấy nhận xét nhỏ về dân quê Bắc kỳ, Thanh nghị, 1944

Bất lực
     Những người cai trị chỉ có một thứ uy quyền thuộc về tinh thần; nếu mất đi cái uy quyền tinh thần ấy, nếu họ để mất thể diện (vì thua kiện hoặc bị người dưới phản kháng mà không làm gì nổi) thì sẽ không làm được việc gì nữa. Vì họ có đặt luật lệ hay đến đâu cũng không ai theo.
      Một phần lớn vì thiếu thứ uy quyền rất khó có và rất khó giữ đó, nên phần đông các chức dịch làng xã mỗi khi làm một việc gì cũng không dám tự quyết định lấy và phải do ý kiến của tất cả mọi người trong làng


 Vũ Văn Hiền 
 Mấy nhận xét nhỏ về dân quê Bắc kỳ, Thanh Nghị,1944


Không hình thành nổi
 một dư luận sáng suốt
     Ngoài tinh thần độc tôn bè đảng, còn một trở lực nữa ngăn cản mọi công việc cải cách ở thôn quê là dư luận trong làng, một thứ dư luận mạnh mẽ, ác nghiệt và mù quáng. Nhiều việc cải cách đã quyết định rồi đành bỏ dở chỉ vì người thừa hành sống trong làng xóm, không thể chịu đựng được những dị nghị chế giễu mà hàng chục hàng trăm người nhắc lại ở khắp đầu làng cuối ngõ.
     Đã không có quyền bắt mọi người im, lại sống luôn với những người đó, hương chức tránh sao nổi ảnh hưởng của dư luận; và sau vài ba tháng làm việc, người hăng hái đến đâu cũng đành “dĩ hoà vi quý “, bỏ hẳn những ý định của mình để sống theo nếp cũ.
 Vũ Văn Hiền
 Việc cai trị ở thôn quê, Thanh Nghị, 1945


Chưa đủ khả năng tự cai quản 
   Ở các làng quê đâu đâu cũng thấy một sự mê muội bướng bỉnh gian dối, đâu đâu cũng thấy những thói rượu chè cờ bạc khao vọng ma chay kiện cáo.
    Sự nghèo nàn về tinh thần và – từ khi nền học cũ đã tàn--  sự thiếu thốn về luân lý đã thêm vào sự đói rét và ốm đau để làm cho người dân quê Việt Nam cực kỳ khổ sở.
    Sở dĩ mọi cải cách thất bại vì dựa trên nguyên tắc không hợp thời “ các làng xã cần được hoàn toàn tự trị “.
      Khi giao việc cai trị trong làng cho những người sống trong làng ( tức mỗi làng là một đơn vị tự túc về cai trị )  các làng càng trở nên cô lập, không chung sống với lân bang; mỗi làng thường không đủ năng lực làm việc gì cho to tát.
   Các chức vụ  chỉ để thỏa mãn lòng  khát khao danh vọng của dân quê.
   Thật ít khi người ta thấy nhiều người phí phạm thời giờ và nghị lực vào những công việc hão huyền như trong một làng Việt Nam. Và thật khó lòng tìm ở một nơi nào khác   nhiều bộ phận vô ích như làng xứ ta.
Vũ Văn Hiền
Thanh nghị số đặc biệt Vài vấn đề Đông dương, 1945

-Theo:-- VƯƠNG-TRÍ-NHÀN  -Tổ chức & quản lý xã hội ở nước Việt nam thời trung đại



- -Kiêu binh và sứ quân: Kiêu binh trong thời đại Hồ Chí Minh (BVN 25-2-12)  Cần một đội ngũ những nhà chính trị chuyên nghiệp (TVN/Tia Sáng).- - Luật sư cần đủ trải nghiệm tập sự (PLTP).
Nguy hiểm nhất là xa dân (VnMedia). - Cán bộ không phải con cá heo biểu diễn (PLTP). -- Chủ tịch huyện chỉ đạo “giữ” tiền đền bù của dân (TN).Đánh bạc, một hiệu trưởng bị bắt-(NLĐO) - Ngày 25-2, tin từ Cơ quan CSĐT Công an huyện Sơn Tây (Quảng Ngãi), cho biết cơ quan này vừa triệt phá một sòng bạc quy mô lớn bắt giữ 5 đối tượng, trong đó có một hiệu trưởng.
Giám đốc sở bị tố nhận 'lót tay' hơn nửa tỷ đồng
Giám đốc Sở Lao động Thương binh và xã hội Cà Mau bị tố nhận tiền “lót tay” của một nhà thầu xây dựng hơn nửa tỷ đồng. Tỉnh ủy Cà Mau đã lập đoàn kiểm tra để làm rõ.
Tư bản đỏ ở Việt Nam: Xây hộ, làm mộ, nuôi chóCận cảnh từng chi tiết trong "căn hộ đế vương" 100 tỷ tại Hà Nội (GD 25-2-12) -- Sôi động bất động sản cho người âm (TP 25-2-12) -- Sốc' với thú chơi siêu khuyển của đại gia Sài thành (DDDN 25-2-12)Giữa bò và bồGiữa Thủ đô, biệt thự triệu đô xây cho... bò ở (VNN 25-2-12) -- Xây cho bồ nhưng bồ không ở nên bò ở?
Công an, ngủ trưa, mật khẩu: Phố ngủ trưa và hò hẹn bằng mật khẩu (CAND 23-2-12)

- Video 
Công an cưỡng chế bắt người vì không có CMND khi đi uống café(VNTodayNews).
-Đại học để làm gì? The threat to our universities (Guardian 24-2-12) -- Trích dẫn cuốn sách mới ra của Stefan Collini (ông này rất hay, có viết cuốn về trí thức châu Âu mà tôi rất thích)-  Âm mưu giật giải nhờ… đạo văn người đã khuất (TP).
Tản mạn chuyện sân chơi, luật chơi, người chơi (SGTT).-- - Những góc tối chưa biết về đồng tính nữ Hà thành (NĐT).
Thu phí đồng loạt như vậy thực chất đánh vào người nghèo, mình đừng đứng trên góc độ người giàu nhìn xuống mà thấy 500 nghìn là ít.
34 điểm đỗ xe Hà Nội vẫn nằm trên giấy (VNE).  – Tiểu thương Hà thành méo mặt “thời… cấm đỗ” (NĐT).-- Nhân viên không lưu đánh nhau khi đang chỉ dẫn máy bay (VTC).-Thiếu bãi gửi xe do Hà Nội tự làm khổ mình (DT). - “Loạn điểm đỗ xe là do quản lý !” (VnMedia).-- Chất lượng công trình giao thông: Sai ở nhiều khâu (TTXVN).-- TQ “cảnh cáo” người Tây Tạng ly khai   –   (BBC).
- Ở nơi thờ Phật - Thần - Tiên lớn nhất nước (TP 25-2-12)- 'Các nhạc sĩ ký khống phản đối Cục nghệ thuật biểu diễn' (VnEx 25-2-12)- 

-Hacker thách thức BKAV không mang quốc tịch Việt Nam?-TTO - Chiều 25-2, trên blog riêng của nhóm hacker đã công khai lỗi bảo mật của BKAV một ngày trước đó vừa tuyên bố mình không mang quốc tịch Việt Nam và hoàn toàn tôn trọng luật pháp Việt Nam khi thực hiện cuộc xâm nhập vào hệ thống của BKAV.-  Nhóm hacker tấn công Bkav quốc tịch nước ngoài?(TTXVN). -Hacker công bố điểm yếu bảo mật 'chết người' của Bkav vnn
Nhóm hacker nước ngoài tấn công Bkav?Đài Tiếng Nói Việt Nam
Tin tặc công khai các lỗi bảo mật của BKAV
Thanh Niên

'Đột nhập' căn cứ ngầm của Trung Quốc

-Nguồn: -'Đột nhập' căn cứ ngầm của Trung Quốc

Các căn cứ ngầm này có thể chứa tới 1.500 máy bay, tàu ngầm, tên lửa đạn đạo và rất nhiều vũ khí trang bị quan trọng khác.
(ĐVO) Theo một số nguồn tin được công bố trên các tạp chí quân sự của Nga cho biết, Trung Quốc đã xây dựng khoảng 40 căn cứ ngầm sâu trong lòng đất.

Các căn cứ ngầm này được thiết kế đủ khả năng sống sót sau đợt tập kích đường không dữ dội của đối phương bằng các loại vũ khí tấn công mặt đất và xuyên phá boongke chính xác, thậm chí là cả vũ khí sinh học và hạt nhân.


Những căn cứ ngầm này rất khó phát hiện bằng các biện pháp trinh sát đường không như vệ tinh, máy bay do thám. Chúng thường được xây dựng sâu trong lòng núi, phục vụ cho cả hải, lục, không quân của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA).

Theo một số nguồn tin không chính thức xác nhận, ít nhất đã có một cảng ngầm cho tàu ngầm được xây dựng trên đảo Hải Nam, Trung Quốc.

Việc xây dựng các căn cứ ngầm trong lòng đất làm nơi bảo quản trang bị khí tài không phải là điều mới mẽ. Tuy nhiên, điều đáng nới ở đây là Trung Quốc đang gia tăng việc xây dựng các căn cứ ngầm của mình với quy mô ngày một lớn hơn.

Đặc biệt, PLA đã xây dựng một đường hầm trong lòng núi có tổng chiều dài tới 5.000km, được mạnh danh là “vạn lý trường thành trong lòng đất” làm nơi bảo quản  cho các tên lửa đạn đạo cũng như các trang bị khí tài thông tin liên lạc, điều khiển cho quân đoàn pháo binh số 2 ( lực lượng tên lửa chiến lược của Trung Quốc).

>> Đô đốc Mỹ thăm căn cứ tên lửa Trung Quốc

Nguồn tin quân sự Nga cảnh báo rằng, việc gia tăng số lượng, quy mô xây dựng các căn cứ ngầm trong lòng đất có thể cho phép PLA tiến hành các hoạt động bí mật mà bên ngoài không hay biết.

Sau đây là một số hình ảnh về các căn cứ ngầm này được đăng tải trên trang mạng Military China:

Một số máy bay chiến đấu bên trong một sân bay ngầm của Trung Quốc.
 Một cơ sở cho tàu ngầm nằm sâu bên trong lòng núi trên đảo Hải Nam.
 Bên ngoài lối vào một căn cứ ngầm của PLA.
Một đoạn bên trong "Vạn lý trường thành trong lòng đất" của PLA.
 Công nhân và máy móc đang thi công một căn cứ ngầm trong lòng đất.
 Một máy đào công suất lớn đang thi công đường hầm trong lòng đất.

>> Phát hiện 'mật đạo KGB‘ dưới lòng Moscow


-Trung Quốc Vào Điểm Lật -Nguyễn-Xuân Nghĩa - Việt Tribune Ngày 20120223

Chuyện nghiêng cánh hay hạ cánh của Trung Quốc 
* Hý họa của tạp chí The Economist * 


Nhân loại có thể đang ở vào một giai đoạn gọi là đảo điểm hay điểm biến. Thậm chí điểm lật. 

Khác với con người, các quốc gia đều có giai đoạn thịnh suy vô thường và sự đổi thay - từ thịnh đến suy hoặc ngược lại - thường gây biến động ở bên trong, cho từng thành phần dân chúng. Khi nhiều quốc gia lại cùng đi vào chu kỳ thay đổi và gặp "đảo điểm" thăng giáng, lên hoặc xuống, người ta nên chờ đợi những biến động vô lường.

Thế giới đang ở vào đảo điểm ấy....


Sự chuyển động của các quốc gia thường chậm rãi và có thể kéo dài nhiều thập niên trong những chu kỳ trăm năm, mà nếu chỉ nhìn trong khung cảnh ngắn hạn, mình có thể không thấy được.

Cái gọi là "đảo điểm" của ngày nay có thể đã khởi sự từ 20 năm trước, khi một cường quốc Âu Châu sụp đổ vào cuối năm 1991. Đó là Liên bang Xô viết. Lần lượt sau các đế quốc Bồ Đào Nha (Portugal), Tây Ban Nha (Spain), Pháp rồi Anh, thời kỳ Âu Châu thống trị và chi phối thế giới coi như kéo dài được đúng 500 năm, kể từ thời điểm 1492 cho đến khi Liên Xô tan rã.

Bên trong Âu Châu, những thịnh suy thăng giáng của từng cường quốc cũng dẫn tới đổi thay và thực tế là chinh chiến hầu như liên tục trong mấy trăm năm. Ba lần cuối là vào các năm 1870, 1914 và 1939. Đấy cũng là lúc một cường quốc khác xuất hiện bên kia Đại tây dương và trở thành siêu cường đã từng can thiệp, cứu giúp hoặc chi phối cả Âu Châu trong hơn sáu chục năm, đó là Hoa Kỳ, với đảo điểm là từ sau Thế chiến II, từ 1945.

Khi Liên Xô tan rã, Hoa Kỳ trở thành siêu cường độc bá, một cường quốc toần cầy không có đối thủ.

Nhưng 20 năm độc bá ấy không kéo dài vì phân nửa là 10 năm đối phó với nạn khủng bố Hồi giáo, từ 2001 đến nay. Và người ta bắt đầu nói đến sự sa sút của nước Mỹ kể từ vụ khủng hoảng 2008. Chưa ai biết là sự thoái trào của Hoa Kỳ có xảy ra hay chăng - người viết "thành thật khai báo" là mình không tin như vậy - thì từ bên kia Thái bình dương, một cường quốc khác cũng đã xuất hiện.

Đó là Trung Quốc.

***

Đảo điểm của thời sự Trung Quốc cũng bắt đầu từ năm 2008, với biến cố có giá trị biểu trưng là Thế vận hội Bắc Kinh. Quốc gia này đã đứng dậy sau gần hai thế kỷ lụn bại để góp mặt năm châu như một cường quốc, và lần lượt vượt qua nước Đức rồi nước Nhật để thành nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới, chỉ thua có Hoa Kỳ ở mạn Đông của biển Thái bình.

Vì vậy, ngày nay người ta mới nói đến hiện tượng thoái trào của nước Mỹ và cao trào của Trung Quốc, một quốc gia có dân số đông nhất địa cầu.

Người ta càng chú ý đến cuộc gặp gỡ của một nước đi xuống với một nước đang lên khi các nước Âu Châu chưa ra khỏi vụ khủng hoảng xuất phát từ niềm lạc quan vô lối từ năm 1991, là khi Liên Xô tan rã và các nước Âu Châu hăm hở hội nhập thành một liên hiệp thống nhất từ Thỏa ước Maastricht vào năm đó.

Thật ra, đường tuyến đi lên của Trung Quốc có thể gặp khúc gẫy, một đảo điểm vô thường nếu ta châm vào đó một yếu tố gọi là "tương đối", một sự so sánh trong bối cảnh rộng hơn.


***

Hãy nói về bối cảnh đó trong không gian và thời gian.

Khi Trung Quốc còn ngụp lặn trong con kinh nước đen của cách mạng hoang tưởng kiểu Mao Trạch Đông – khiến mấy chục triệu người chết oan – các nước Đông Á chung quanh đã cải cách kinh tế và học theo chiến lược xuất khẩu của Nhật để trở thành những nền kinh té rồng cọp mà người viết gọi là "tân hưng". Nhưng, cũng từ điểm lật là 1991, Nhật Bản đã lâm khủng hoảng và cho đến nay chưa thoát và bị Trung Quốc qua mặt vào năm ngoái. Sau Nhật Bản, đến lượt các nước tân hưng Đông Á cũng bị khủng hoảng từ năm 1997, tại cả Đông Bắc lẫn Đông Nam Á.

Bước sau nước Nhật và cũng áp dụng chiến lược Đông Á kể từ năm 1979, Trung Quốc đã có 30 năm tăng trưởng ngoạn mục, hàng năm là 10% trong suốt 30 chục năm vừa qua, như các nước Đông Á kia trước khi họ trôi vào khủng hoảng.

Nay sắp đến lượt Trung Quốc.

Trên mệnh giá, ở bề mặt, xứ này có hơn một tỷ 300 triệu dân, một vựa người cứ tưởng là vô tận. Nhưng đa số vẫn còn nghèo, không kiếm ra được hai ba đô la một ngày. Chiến lược phát triển nhờ vai trò lãnh đạo của đảng và quản lý của nhà nước giúp xứ này đạt mức tăng trưởng có định hướng. Tưởng như chủ động và hợp lý hơn nên đạt hiệu năng cao hơn lề lối tự do có vẻ hỗn loạn của các nền kinh tế thị trường.

Khu vực kinh tế nhà nước với các tập đoàn quốc doanh đã xuất hiện trong vai trò "đại gia" có thể làm mưa làm gió trên các thị trường quốc tế - chưa kể đến sự góp mặt của một hải đội đang thành hình ngoài biển cả. Trong 500 doanh nghiệp lớn nhất thế giới, Trung Quốc đã có 26 cơ sở, tất cả đều là tập đoàn kinh tế quốc doanh được nhà nước yểm trợ thành mũi nhọn trên trường cạnh tranh quốc tế.

Không mấy khác các nước Đông Á đi trước, "Thiên triều đỏ" tại Bắc Kinh chủ động phân bố tài nguyên cho các đầu máy tiên tiến này chiếm lĩnh thị trường và đóng góp đến 45% vào tổng sản lượng nội địa. Rồi cạnh tranh với các tập đoàn quốc tế trên thế mạnh, trong các lãnh vực chiến lược như năng lượng, viễn thông, xây dựng, v.v....

Bây giờ, trong khi Nhật Bản và Âu Châu chưa ra khỏi khủng hoảng và Hoa Kỳ chưa phục hồi lại còn lúng túng với bài toán chi thu - như tăng thuế hay giảm chi, kích thích kinh tế hay thực hiện công bằng xã hội, v.v... - thì sự lớn mạnh của Trung Quốc khiến nhiều người vội so sánh những ưu điểm tương đối của kinh tế thị trường hay tư bản nhà nước.

So sánh và đặt nhiều kỳ vọng vào cái gọi là "Đồng thuận Bắc Kinh", hình như có giá trị hơn nguyên tắc kinh tế tự do đi cùng chính trị dân chủ của các nước Tây phương già lão đang lụn bại.

Nhưng nếu lùi lại để nhìn trên toàn cảnh, ta thấy ra một số hiện tượng chung của các nước.


***


Sau một chu kỳ tăng trưởng dài, kinh tế các nước đều có thể gặp suy trầm – recession. 

Trong giai đoạn suy trầm này, những nhược điểm nội tại có thể phát tác thành tai họa. Các nền kinh tế Đông Á hay tân hưng khác của thế giới đều đã gặp hiện tượng đó và trôi vào khủng hoảng. Nhiều đại gia kinh doanh có khi phá sản.

Nhờ chiến lược xuất cảng kiểu Đông Á, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng mạnh và trở thành đầu máy tiêu thụ thương phẩm (commodities) đáng kể của các nước khác. Nhưng chiến lược đó đã đi hết sự vận hành hữu ích của nó trong giai đoạn khởi phát ban đầu.



Gặp hoàn cảnh co cụm của ba đầu máy kinh tế thế giới là Âu-Mỹ-Nhật, xuất cảng của Trung Quốc tất nhiên sẽ giảm. Đà tăng trưởng 10% một năm cũng thế, nếu chỉ còn được 8% là may. Nhiều phần thì sẽ chỉ ở khoảng 6,5% kể từ năm 2013 trở đi. Khi đạt mức tăng trưởng chậm hơn và một cách liên tục như vậy thì kinh tế Trung Quốc bị suy trầm.

Một phúc trình do Ngân hàng Thế giới soạn thảo cùng một trung tâm nghiên cứu của Quốc vụ viện Trung Quốc vừa dự báo điều tất yếu đó. Nhưng nhấn mạnh là nó sẽ xảy ra khá đột ngột mà không báo trước.

Sẽ được phổ biến vào Thứ Hai 27 tới đây, phúc trình có tên là "Trung Quốc 2030" còn cảnh báo rằng xứ này có thể rơi vào "bẫy xập" của các nền kinh tế có lợi tức ở mức trung bình. Không bung lên được mà thụt lùi, như một số nước tân hưng đã từng gặp (Brazil và Mexico là hai thí dụ). Mà trong một cứ độc tài độc đảng, sự thụt lùi này dẫn tới khủng hoảng chính trị.

Ngoài sự kiện là Ngân hàng Thế giới cùng các trung tâm nghiên cứu quốc tế đều nói đến yêu cầu cải cách hệ thống doanh nghiệp nhà nước – mũi nhọn của Trung Quốc cho đến khi đụng vào điểm lật ngày nay – người ta không thể quên rằng chủ nghĩa tư bản nhà nước cũng dẫn đến hiện tượng "tư bản thân tộc", crony capitalism, mà người Trung Hoa gọi khá phũ phàng và chính xác là chủ nghĩa tư bản... quần đái. Nôm na là dải quần!

Một thiểu số trục lợi nhờ ưu thế độc quyền của khu vực kinh tế nhà nước và nhờ quan hệ bất chính với các đảng viên cán bộ. Không chỉ trục lợi, họ còn tác động vào chánh sách kinh tế nhà nước để bảo vệ quyền lợi bất chính này khiến lãnh đạo phải thúc thủ và không kip cải cách.

Đó là bài toán của lãnh đạo Bắc Kinh khi chuẩn bị Đại hội 18 vào cuối năm nay, Trong khi đó, ở bên dưới, đa số lầm than chưa kiếm ra ba đồng một ngày lại phản ứng về sự cấu kết tham ô và bất công. Họ bắt đầu nổi loạn, ngày một đông đảo và dữ dội hơn.

Vì vậy, dư luận Hoa Kỳ có thể chỉ chú ý đến những gì đang xảy ra cho nước Mỹ, nhưng chúng ta cũng nên liếc qua Trung Quốc khi xứ này đang tiến vào đảo điểm. Chỉ mong rằng bước lật ấy không đè lên một quốc gia cũng có đầy đủ chứng tật như Trung Quốc. Đó là Việt Nam.




-– 40 năm Nixon đến Bắc Kinh    –   (VOA).Trung Quốc: Vương Lập Quân: ẩn số chính trị? (SGTT 24-2-12) -- SGTT mà đăng bài này là rất khá!


-"Một gã quỵ lụy TQ từ La Trobe Một TQ quyết đoán khuấy động khu vực - An assertive China rattles the region -Author: Nick Bisley, La Trobe University
-
Tham vọng bá quyền không dễ thắng ở biển Đông vnnViệt-Thái tăng cường duy trì tuần tra chung trên biển (TTXVN).Việt Nam-Hoa Kỳ thúc đẩy việc nâng tầm hợp tác (TTXVN).--ON SPRATLY DISPUTE – Ex-Chinese envoys to Philippines: Keep US out (Inquirer). – US intervention in regional conflict ‘a problem for China’ (Sun Star). “US intervention] would make the issue more complicated and will make the issue more difficult for us to settle.” 

-   
Cold War in Warm Waters: US-China’s Dangerous Contest for Asia-Pacific (FPJ). –  Washington and Beijing Need Straight Talk on Containment‎  (Defence Professionals).Vương Lập Quân: ẩn số chính trị? (SGTT/Guardian Times, China Vitae, People’s Daily).- China and the United States: Nixon’s Legacy after 40 Years (Brookings).
Ngày 23/2, lực lượng đối lập, hay còn gọi là Hội đồng Dân tộc Syria, tuyên bố sẽ kêu gọi phương Tây hỗ trợ, trang bị vũ khí và tìm kiếm sự công nhận của quốc tế hội nghị ở Tunisia mang tên “Những người bạn của Syria.” Lực lượng này cũng cho biết sẽ yêu ...
Mỹ chuẩn bị mọi khả năng cho Syria
Thanh Niên
Khủng hoảng tại Syria: Sẽ không có điểm dừng?
Đài Tiếng Nói Việt Nam
Mỹ có thể sẽ cung cấp vũ khí cho phe đối lập Syria
VNExpress
- Nga có thể cấp S-400 và Su-35 cho Trung Quốc 

Vẻ bình yên của Sài Gòn cách đây 70 năm

- Vẻ bình yên của Sài Gòn cách đây 70 năm
Mời độc giả thưởng thức những hình ảnh của Sài Gòn năm 1945:

(ĐVO) Trong đoạn phim, có thể bắt gặp những hình ảnh quen thuộc của Sài Gòn như nhà thờ Đức Bà, nhà hát thành phố, bến sông, các khu chợ sầm uất với những khung cảnh đời sống, sinh hoạt đầy vẻ xa xưa…
-http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=9_K3EoAypP8
>> Những thước phim tuyệt đẹp về VN năm 1945
>> Những bức ảnh cảm động về thời chiến

Trong một đoạn phim màu dài gần 9 phút, Sài Gòn hiện lên với đầy vẻ mộc mạc cổ kính. Có thể bắt gặp những hình ảnh quen thuộc của nhà thờ Đức Bà, Nhà hát thành phố, bến sông, các khu chợ sầm uất với những khung cảnh đời sống, sinh hoạt đầy vẻ xa xưa… Thời điểm đoạn phim được thực hiện là năm 1945, khi cuộc chiến tranh ở khu vực Thái Bình Dương vừa kết thúc với chiến thắng thuộc về phe đồng minh.
Một đoạn phim màu hiếm có về Việt Nam năm 1945 đang thu thút sự quan tâm của các cư dân mạng Việt Nam. Đoạn phim được nhà làm phim người Hà Lan Michael Rogge đăng tải trên tài khoản cá nhân của mình tại trang Youtube. 

Trong đoạn phim dài trên 8 phút có tiêu đề “Khám phá vùng phụ cận Sài Gòn vào năm 1945” (Exploring the surroundings of Saigon in 1945), Michael Rogge chú thích: “Một chuyến bằng xe gắn máy ngay sau cuộc chiến tranh Thái Bình Dương năm 1945 tới thành phố Đà Lạt, một thành phố nằm trên vùng cao nguyên và kinh thành Huế”. 

Khi xem đoạn phim, khán giả Việt Nam sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước hình ảnh thác nước tuyệt đẹp ở Đà Lạt, cảnh đàn hươu hoang dã sống ngay gần các xóm làng, những người nông dân cần mẫn trên cánh đồng lúa hay kinh thành Huế cổ kính với những cảnh sinh hoạt độc đáo…

Được biết, Michael Rogge là người sưu tầm những thước phim về lịch sử, văn hóa từ khắp nơi trên thế giới trong khoảng thời gian từ năm 1938 – 2011. Các đoạn phim của ông được phát sóng tại Hồng Kông và Hà Lan bởi nhiều đài truyền hình khác nhau. Được đăng tải trên trang Youtube, đoạn phim này là một phần trong bộ sưu tập những thước phim về lịch sử, văn hóa từ khắp nơi trên thế giới của nhà làm phim người Hà Lan Michael Rogge.

Lộ diện những đại gia đang mất hàng nghìn tỷ đồng

(VnMedia) - OceanGroup, Quốc cường Gia lai…là những "đại gia" vừa công bố lỗ nặng. Hiện nhiều đại gia khác cũng đang lâm vào cảnh mất hàng nghìn tỷ đồng lợi nhuận.


Khá nhiều công ty đang công bố kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2011, điều bất ngờ là rất nhiều "đại gia" có doanh thu "hoành tráng" nhưng cũng không tránh khỏi thâm hụt vốn do đầu tư bất động sản.


“Đại gia” Quốc Cường Gia Lai trong năm 2011 chịu lỗ hàng tỷ đồng. Với hoạt động chính của Công ty là phát triển và kinh doanh bất động sản, bao gồm cao ốc văn phòng và căn hộ chung cư; cung cấp dịch vụ xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp; đầu tư xây dựng công trình thủy điện; trồng cây cao su và mua bán cao su thành phẩm và kinh doanh cà phê và sản phẩm gỗ. Công ty CP Quốc Cường Gia Lai bị lỗ nặng chủ yếu do bất động sản “đóng băng”.
Theo kết quả kinh doanh quý IV và cả năm 2011 đã hợp nhất của Quốc Cường Gia Lai, tuy doanh thu thuần quý IV đạt gần 249 tỷ đồng, tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước ( hơn 8 tỷ đồng trong quý IV/2010) nhưng chi phí giá vốn cao lên tới hơn 233 tỷ đồng nên lợi nhuận gộp thấp, chỉ đạt 14,84 tỷ đồng.

Quốc Cường Gia Lai giải trình, chi phí giá vốn , tài chính và chi phí khác trong quý 4 năm 2011 đạt hơn 362 tỷ triệu đồng do ảnh hưởng của giá vốn hàng bất động sản bán ra trong kỳ tương ứng theo doanh thu là hơn 226 tỷ đồng.

Ngoài ra ảnh hưởng cơ bản làm tăng chi phí trong kỳ là do ảnh hưởng của chi phí tài chính do phát hành thêm trái phiếu bổ sung vốn đầu tư , chi phí lãi vay của các khoản vay kinh doanh của Công ty Địa ốc Sài gòn xanh (Một công ty thành viên của Quốc Cường Gia Lai) ghi nhận chi phí vào trong kỳ này và chi phí trích lập các khoản dự phòng về các khoản đầu tư hình thành trong quá trình kinh doanh của các dự án Long Phước Quận 9 và dự án Đa Phước làm ảnh hưởng rất lớn đến việc tăng chi phí và lợi nhuận của tập đoàn.

Nguồn thu từ hoạt động tài chính giảm mạnh so với cùng kỳ, chỉ đạt 2,18 tỷ đồng trong khi quý IV/2010 đạt 33,36 tỷ đồng. Trong khi đó chi phí tài chính, chi phí lãi vay có con số lần lượt là 102,89 tỷ đồng và 102,88 tỷ đồng, khiến Quốc Cường Gia Lai lỗ thuần tới 93,66 tỷ đồng và lỗ sau thuế là 103,56 tỷ đồng trong quý IV/2011.

Tính lũy kế cả năm 2011, “đại gia” Quốc Cường Gia Lai đã lỗ 38,63 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi 283 tỷ đồng.

Bản thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất của Quốc Cường Gia Lai cho thấy, hàng tồn kho về bất động sản tại hơn chục dự án xây dựng (chủ yếu là xây dựng chung cư) lên tới gần 2.800 tỷ đồng. Tất cả số dự án này cũng đã được đem đi thế chấp cho các khoản vay tại ngân hàng.

Theo Quốc Cường Gia Lai, trong năm 2011 doanh thu , hiệu quả kinh doanh chủ yếu của công ty dựa vào hoạt động kinh doanh bất động sản, nhưng tình hình kinh tế khó khăn chung dẫn đến không tiêu thụ được sản phẩm làm ảnh hưởng đến doanh thu, trong khi đó vẫn phải trả lãi vay ngân hàng nên chi phí tài chính cao làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh trong kỳ. Chỉ tính riêng chi phí lãi vay, năm 2011, khoản chi phí này lên tới 195,17 tỷ đồng.
Trong năm 2011, một công ty bất động sản khác thực hiện nhiều hợp đồng bán bất động sản (Căn hộ, biệt thự), tuy nhiên do bất động sản chưa hoàn thành và chưa được bàn giao cho khách hàng nên chưa được ghi nhận doanh thu và lợi nhuận trong năm.

Đến cuối năm 2011, do thu hoạt động kinh doanh giảm mạnh nên lợi nhuận trước thuế cũng giảm 86% từ 2.968 tỷ xuống 410 tỷ đồng.
Ảnh minh họa
                            Các "đại gia" lỗ chủ yếu đầu tư vào thị trường bất động sản
Công ty Cổ phần Tập đoàn Đại Dương (OceanGroup) , có trụ sở tại số 4 Láng Hạ, cũng vừa thông báo kết quả kinh doanh quý IV và cả năm 2011 đã hợp nhất.

Doanh thu thuần quý IV tăng 19,5 tỷ đồng so với cùng kỳ, lên 477,4 tỷ đồng nhưng do chi phí giá vốn hàng bán tăng mạnh nên lợi nhuận gộp đạt 51,95 tỷ đồng, giảm mạnh so với mức 77,84 tỷ đồng cùng kỳ. Chi phí tài chính tăng mạnh từ 35,3 tỷ đồng cùng kỳ lên 79,69 tỷ đồng quý IV/2011 là nguyên nhân chính khiến OceanGroup báo lỗ. Chỉ tính riêng chi phí lãi vay, năm 2011, khoản chi phí này lên tới 195,17 tỷ đồng.

Lợi nhuận sau thuế quý IV/2011 của OceanGroup lỗ hơn 20 tỷ đồng trong đó phần lỗ thuộc cổ đông công ty mẹ âm ở con số 18,36 tỷ đồng. Trong khi đó, cùng kỳ năm trước OceanGroup lãi 154,68 tỷ đồng. Tính lũy kế cả năm 2011, OceanGroup lãi ròng 182,75 tỷ đồng, giảm 68,8% so với cùng kỳ.
Tư bản đỏ ở Việt Nam: Xây hộ, làm mộ, nuôi chóCận cảnh từng chi tiết trong "căn hộ đế vương" 100 tỷ tại Hà Nội (GD 25-2-12) -- Sôi động bất động sản cho người âm (TP 25-2-12) -- Sốc' với thú chơi siêu khuyển của đại gia Sài thành (DDDN 25-2-12)Giữa bò và bồGiữa Thủ đô, biệt thự triệu đô xây cho... bò ở (VNN 25-2-12) -- Xây cho bồ nhưng bồ không ở nên bò ở?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét