Beijing Review
Vẫn còn tranh cãi
Li Jinming01-08-2011
Nguồn gốc và sự tranh cãi đang diễn ra về vấn đề Biển Đông
Tranh chấp trên biển Hoa Nam (biển Đông) tập trung vào chủ quyền trên quần đảo Nam Sa (Trường Sa), một loạt các dãi đảo trải dài 1.000 km từ Bắc xuống Nam ở góc đông nam trên biển. Trung Quốc là nước đầu tiên khám phá và đặt tên cho những hòn đảo này. Trung Quốc cũng là nước đầu tiên thực thi chủ quyền đối với các hòn đảo này và đã duy trì chủ quyền đó hàng trăm năm.
Các tranh chấp đã không nổ ra cho đến đầu thập niên 1970, sau sự thăm dò của Liên Hiệp quốc năm 1969, cho thấy vùng biển Hoa Nam có thể là một trong những khu vực giàu dầu mỏ và khí đốt nhất thế giới.
Hai năm sau, một cuộc khủng hoảng dầu mỏ toàn cầu nổ ra. Năm 1973, Liên Hiệp quốc đã tổ chức hội nghị về luật biển, bắt đầu các cuộc thảo luận mà sau đó dẫn đến việc thông qua Công ước Liên Hiệp quốc về Luật Biển. Công ước xác định vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý cho mỗi nước ven biển.
Khởi sự bởi những lý do này, các nước Đông Nam Á bên cạnh biển Hoa Nam đã bắt đầu thể hiện sự quan tâm mạnh mẽ ở quần đảo Nam Sa. Những nước này đã nhanh chóng bắt đầu chiếm giữ các hòn đảo, với nhiều lý do khác nhau. Một số lập luận của họ như sau:
Việt Nam: Trong số các nước Đông Nam Á nằm cạnh biển Hoa Nam, Việt Nam là nước duy nhất tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ quần đảo Nam Sa. Các tuyên bố này của họ dựa trên lập luận rằng họ đã sở hữu các hòn đảo dài nhất trong lịch sử. Trước tiên Việt Nam đổi tên quần đảo Nam Sa và quần đảo Tây Sa ở phía bắc của họ là “Trường Sa” và “Hoàng Sa.” Sau đó họ tuyên bố hồ sơ lịch sử về Trường Sa và Hoàng Sa cung cấp bằng chứng nhà nước Việt Nam thời phong kiến là nước đầu tiên chiếm lĩnh và khám phá các hòn đảo ở vùng biển Hoa Nam.
Phản bác: khảo sát tài liệu lịch sử của Việt Nam, cùng các hồ sơ lịch sử Trung Quốc, cho thấy, Trường Sa và Hoàng Sa nằm ngoài khơi bờ biển miền Trung của Việt Nam. Trường Sa và Hoàng Sa hoàn toàn khác với quần đảo Nam Sa và Tây Sa của Trung Quốc.
Từ năm 1954 đến 1975, Chính phủ Việt Nam công khai công nhận quần đảo Nam Sa và quần đảo Tây Sa là lãnh thổ của Trung Quốc trong một số dịp. Ví dụ, Thủ tướng Việt Nam, Phạm Văn Đồng, thừa nhận các quần đảo này là lãnh thổ Trung Quốc trong công hàm của ông gửi Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai vào ngày 14 tháng 9 năm 1958. Điều này đã được Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam tiếp tục xác nhận trong một bản đồ thế giới, được công bố năm 1960. Trong bản đồ này, quần đảo Nam Sa đã được đánh dấu là lãnh thổ Trung Quốc. Sau đó vào năm 1972, những người có thẩm quyền khảo sát và lập bản đồ ở Việt Nam đã cho in một bản đồ, trong đó quần đảo Nam Sa đã được đánh dấu bằng ngôn ngữ Trung Quốc chứ không phải là tiếng Việt, tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.
Trường hợp thứ hai của Việt Nam: Việt Nam cũng tuyên bố họ phải thừa kế quần đảo Nam Sa như là sự kế thừa lãnh thổ Việt do Pháp kiểm soát.
Phản bác: Pháp đã không kiểm soát quần đảo Nam Sa sau chiến tranh thế giới thứ II. Hơn nữa, không có tài liệu chứng minh việc chuyển giao giữa Pháp và Việt Nam. Ngoài ra, Việt Nam thừa nhận quần đảo Nam Sa và quần đảo Tây Sa là lãnh thổ Trung Quốc trong quá khứ. Vì vậy, dựa trên nguyên tắc estoppel của luật pháp quốc tế, chính phủ Việt Nam hiện nay nên tuân theo ghi nhận trước đó.
Philippines: Philippines tuyên bố chủ quyền trên một phần quần đảo Nam Sa. Cơ sở của họ là một nghị định của tổng thống, trong đó nêu các hòn đảo rất quan trọng cho an ninh quốc gia và phát triển kinh tế của Philippines. Philippines gần các đảo này nhất, và về mặt pháp lý, các quần đảo này không thuộc về bất cứ quốc gia nào, mà nó là đất vô chủ, họ đã nói.
Phản bác: Philippines không thể tuyên bố chủ quyền trên các hòn đảo vì lợi ích an ninh quốc gia và lợi ích kinh tế của mình, ngay cả khi họ thực sự cần dầu và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác ở đó để duy trì hoạt động kinh tế của mình.
Khi một quốc gia tuyên bố chủ quyền trên một vùng lãnh thổ vì nó ở gần vùng lãnh thổ đó nhất, là không hợp lý. Nhiều quốc gia có quyền sở hữu các hòn đảo và vùng lãnh thổ bị phân chia bởi các đại dương rộng lớn. Một số nước sở hữu các hòn đảo ngoài khơi bờ biển của các nước láng giềng của mình. Quyền sở hữu các hòn đảo này không bao giờ thay đổi do khoảng cách địa lý.
Quần đảo Nam Sa từ lâu đã là lãnh thổ Trung Quốc, không phải vô chủ.
Malaysia và Brunei: Cả Malaysia lẫn Brunei tuyên bố chủ quyền một phần của quần đảo Nam Sa với lý do là những hòn đảo và các rạn san hô này nằm trên thềm lục địa mà họ tuyên bố là của riêng họ.
Phản bác: Lập luận này đi ngược lại quy định của luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hiệp quốc về Luật Biển. Căn cứ vào các luật lệ này, quyền của các nước ven biển về thềm lục địa là khám phá và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở đáy biển và lòng đất, chứ không phải sở hữu các hòn đảo và rạn san hô nằm trong nó.
Ngoài ra, một nguyên tắc cơ bản của luật hàng hải quốc tế là đất chiếm ưu thế hơn biển chứ không phải ngược lại. Nói cách khác, chỉ khi một quốc gia có chủ quyền trên các hòn đảo, có thể đòi chủ quyền ở các vùng biển xung quanh quần đảo.
Trung Quốc có chủ quyền trên quần đảo Nam Sa từ thời cổ đại. Malaysia và Brunei không có lý do gì để mở rộng thềm lục địa của họ đến lãnh thổ của Trung Quốc, không cần biết khoảng cách giữa các đảo và các rạn san hô gần bờ biển của họ bao nhiêu.
Tác giả là giáo sư Trường Nghiên cứu Đông Nam Á tại Đại học Hạ Môn
Ngọc Thu dịch từ Beijing Review.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét