Tranh luận Online
(VEF.VN) - Cho đến nay, ở Việt Nam, cách tiếp cận theo chuỗi cung ứng vẫn chưa được áp dụng một cách có hệ thống trong quản lý kinh tế của nhà nước cũng như trong hoạch định chiến lược kinh doanh của tư nhân.
LTS:
Sau loạt bài viết liên quan đến việc thương nhân Trung Quốc ồ ạt sang
mua hàng nông sản Việt Nam, Diễn đàn Kinh tế Việt Nam, báo VietNamNet
xin giới thiệu bài viết của tác giả Đinh Thế Phong (dtphong@most.gov.vn),
công tác tại Bộ Khoa học - Công nghệ, với cách tiếp cận rộng hơn, có
chiều sâu về chuỗi cung ứng ở Việt Nam - lâu nay vẫn là điểm yếu của nền
kinh tế.
Trân trọng giới thiệu với độc giả bài viết này. Mọi ý kiến tranh luận xin gửi về vef@vietnamnet.vn hoặc phần thảo luận phía dưới. Độc giả cũng có thể liên hệ trực tiếp với tác giả qua email trên. Xin cảm ơn.
Cách tiếp cận chuỗi cung ứng một mặt giúp làm ăn hiệu quả hơn; mặt khác, giúp các doanh nghiệp nhỏ, nhà nước yếu tìm ra chỗ đứng tối ưu cho mình để tồn tại trong thị trường khu vực và toàn cầu. Cho đến nay, ở Việt Nam, cách tiếp cận theo chuỗi cung ứng vẫn chưa được áp dụng một cách có hệ thống trong quản lý kinh tế của nhà nước cũng như trong hoạch định chiến lược kinh doanh của tư nhân.
Điều này đã, đang và sẽ gây những phá sản lớn về kinh tế, kinh doanh, đặc biệt trong thị trường mở và toàn cầu hóa.
Bài này quan tâm đến sự tan vỡ hiện nay của chuỗi cung ứng trong công nghiệp sản xuất - chế biến Việt Nam - trái tim của công nghiệp hóa.
Trước đây, các ngành sản xuất - chế biến Việt Nam bị chặn ở đầu ra do không bán, xuất khẩu được sản phẩm, chủ yếu do giá thành quá cao so với thị trường, ví dụ trong công nghiệp ôtô, điện tử,..v..v.. Gần đây, các ngành sản xuất - chế biến Việt Nam lại bị chặn thêm ở đầu vào vì mua không được nguyên liệu trong nước, ví dụ chế biến thủy sản, rau hoa quả, hạt tiêu,..v..v.
Hiện tượng và phân tích
Không mua được nguyên vật liệu cho sản xuất có nghĩa khâu sản xuất không có mới liên kết với khâu nguyên vật liệu, tức là đã bị cắt đứt khỏi chuỗi cung ứng. Có thể kể ra vài nguyên nhân tiêu biểu cho tình trạng này. Trong chuỗi cung ứng của các thị trường lành mạnh, có một (hay một số) công ty mạnh, chiếm ưu thế trong chuỗi cung ứng. Đây có thể là công ty sản xuất hay thương mại. Các công ty này thường đưa ra cơ chế, quy định, "luật chơi" cho cơ chế liên kết, thông tin, hoạt động trong chuỗi cung ứng đó, ví dụ các hệ tiêu chuẩn kỹ thuật, các chuẩn về kế toán, đánh giá, giao nhận (ví dụ các công ty phần mềm Mỹ hay dùng hệ chuẩn CMM - Capability Maturity Model). Việc thống nhất cơ chế hoạt động giúp chuỗi cung ứng trở nên hiệu quả hơn.
Việc khâu sản xuất Việt bị "cắt đứt" khỏi nguồn nguyên liệu Việt chứng tỏ mối liên kết giữa các bên tham gia là yếu. Công ty Trung Quốc thu mua được nguyên liệu của nhà nông Việt chứng tỏ nhà nông Việt đã có liên kết chặt chẽ hơn với khâu sản xuất trong chuỗi cung ứng Trung Quốc. Các nguyên liệu Việt được chế biến, gia công ở công ty Trung Quốc và có thể xuất khẩu mang nhãn Trung Quốc. Nói cách khác: nhà nông Việt đã dần thành nhà cung cấp (supplier) trong chuỗi cung ứng Trung Quốc.
Toàn cầu hóa và sự thống trị của các chuỗi cung ứng mạnh sẽ phá vỡ, xé lẻ các chuỗi cung ứng yếu. Đây là điều tất yếu. Ở đây, các chuỗi cung ứng mạnh của Trung Quốc đang dần cắt đứt nguồn nguyên liệu khỏi khâu sản xuất của các chuỗi cung ứng Việt. Họ thu hút vào chuỗi cung ứng của mình các công đoạn rẻ nhất, hay mang tính cạnh tranh nhất. Họ thu mua nguyên liệu nhiều hơn thuê khoán ta gia công chứng tỏ giá nguyên liệu của ta "rẻ" hơn giá ta gia công sản xuất.
Trong chiến lược quốc gia hay doanh nghiệp, ta vẫn "chê" khâu gia công, làm thuê khoán ngoài, mà muốn sản xuất toàn sản phẩm như trong công nghiệp ôtô, đóng tàu, săt thép, điện tử, chip, công nghệ cao,..v..v. Nhìn khách quan, thực tế với chút hiểu về kỹ thuật - kinh doanh sẽ thấy: nếu vẫn viển vông, không hoạch định một cách nghiêm túc thì không bao lâu nữa, ngành sản xuất của ta có muốn cũng sẽ không được các chuỗi cung ứng mạnh thuê làm gia công nữa. Hay nói khác, lúc đó, vì sinh kế, ta sẽ phải nhận làm các việc gia công rẻ mạt hơn, với giá trị gia tăng thấp hơn các việc ta có thể làm ngày nay nếu hoạch định tốt.
Có thể có nhiều nguyên nhân cho việc không mua được nguyên liệu.
Một là, cơ chế thị trường chưa phát huy tác dụng nên doanh nghiệp chưa thấy lợi. Cơ chế thị trường yếu, lắm thủ tục nhũng nhiều, gây khó cũng làm cho doanh nghiệp muốn mua cũng khó mua được. Đây có thể là nguyên nhân cho (tưởng như) nghịch lý: ta bán than tiểu ngạch với thuế xuất thấp và nhập khẩu than chính ngạch đắt và thuế nhập cao hơn nhiều hay bán sắn tiểu ngạch nhưng lại nhập đến 70% thức ăn gia súc.
Hai là, nguyên nhân này mới là hệ trọng cho công nghiệp Việt, giá thành cho gia công, sản xuất của chuỗi cung ứng Việt đã cao hơn của các chuỗi cung ứng bên ngoài. Nói cách khác, năng suất lao động trong lĩnh vực sản xuất hay của nền công nghiệp Việt thấp hơn nhiều so với chuỗi cung ứng bên ngoài. Nguyên nhân quan trọng nhất (và đáng sợ nhất) cho năng suất lao động thấp là công nghệ lạc hậu so với công nghệ của chuỗi cung ứng bên ngoài.
Vì sao lại đáng sợ hay là tử huyệt của nền công nghiệp? Vì đầu tư nâng cấp cho công nghệ, cho tạo dựng cơ sở hạ tầng công nghiệp là rất tốn kém và cần phải được hoạch định, thực hiện một cách tập trung, kiên định, nhất quán trong 3-4 thập kỷ, chứ không thể làm trong 5-10 năm hay chỉ có tiền, giàu tài nguyên là được. Đó là trong bối cảnh của nửa cuối thế kỷ 20 khi các thị trường quốc gia còn chưa mở, các quốc gia còn hầu như làm chủ thị trường nội địa và có thể có các chính sách công nghiệp (industrial policy) khôn khéo loại bỏ cạnh tranh nước ngoài, bảo hộ công nghiệp của mình.
Nhưng nay, nền kinh tế đã mở, bảo hộ nội địa không thực hiện được nữa, nhà nước có hỗ trợ nền công nghiệp ôtô nước nhà thì cũng "nuôi béo" trước hết mấy hãng ôtô nước ngoài. Đấy là chưa nói về sự khó khăn, hạn hẹp để nhận biết, chen chân vào được các ngách cơ hội rất hẹp (hay cơ hội cửa sổ, window opportunities, ví dụ thời gian chuyển thế hệ công nghệ, phát sinh các ngành hay công nghệ mới, khả năng bỏ qua giai đoạn, tận dụng cơ hội địa - chính trị... ). Đây là điểm mấu chốt cho thấy nền công nghiệp không thể thể đứng vững trong thị trường mở nếu không dựa vào khoa học - công nghệ.
Người ta có nói đến vì sao các doanh nghiệp Việt không đặt giá cao
hơn để mua được nguyên liệu của nhà nông Việt. Đây là điều không thể làm
được vì các doanh nghiệp Trung Quốc chắc chắn sẽ chấp nhận mua giá cao
hơn ta. Vì sao họ làm được như vậy? Vì trong khâu sản xuất, với công
nghệ tốt hơn, năng suất lao động cao hơn, họ làm ra giá trị gia tăng cao
hơn ta trong cùng một đơn vị sản phẩm.
Do đó, họ có thể dùng phần lợi nhuận lớn hơn đó để tăng giá mua nguyên vật liệu. Giả dụ trong thị trường giả định với nguồn cung nguyên liệu vô hạn, đây là đủ để họ thắng. Nhưng đây lại một thị trường có giới hạn, họ mua thì ta không có nguyên liệu, vì vậy, sau vài mùa thì rất nhiều khả năng loại bỏ luôn được nền sản xuất Việt cạnh tranh với họ.
Các cơ quan quản lý cũng nói đến việc dùng các biện pháp để làm sao doanh nghiệp Việt mua được nguyên liệu như về hành chính - quản lý, vận động, tác động tư tưởng, phi thị trường, như cử người nắm xem Trung Quốc thu mua gì, bao nhiêu, ở đâu, giá thế nào..v..v. Những biện pháp này không có tác dụng trong nền kinh tế thị trường.
Con đường phía trước
Có thể chia ra các việc nên làm ngay, việc trung hạn và việc dài hạn hơn.
Để ngăn ngừa sụp đổ (Crash), việc cần làm ngay là chuyển hoạt động của nền kinh tế sang "chế độ an toàn" (Safe Mode). Điều này tương tự như máy tính đã được mặc định để khi bị lỗi quá nặng, nó sẽ tự chuyển sang chế độ an toàn để duy trì hoạt động tối thiểu và tránh bị tắt"phụt" hay phải đóng hoàn toàn.
Chế độ an toàn cho nền kinh tế Việt bây giờ là: chuyển từ nền kinh tế hướng tới tăng trưởng sang nền kinh tế đủ dùng, tự tại (tự cung cấp đủ). Tức là chuyển từ định hướng tăng trưởng nhưng đi kèm với nguy cơ đổ vỡ cao sang sự duy trì bền vững và với tính khả thi cao. Đây là điều chắc chắn ta đạt được, nếu muốn.
Theo đó, tư nhân và đặc biệt là nhà nước, không đầu tư lớn cho tăng trưởng (cho làm giàu) mà cho an sinh, bảo đảm đời sống cho dân. Tránh những tư duy "ngành kinh tế mũi nhọn", sản phẩm chủ lực,"rượt đuổi, bắt kịp","đi tắt, đón đầu", vv. Chạy theo tăng trưởng ngày nay cũng tựa như tàu đi trên biển khơi đang đắm mà người trên tàu thì lại lo quăng lưới, đánh cá.
Việc trung hạn là: đánh giá, định vị, nhìn nhận cơ hội và hoạch định một cách khách quan và chuyên nghiệp để làm gia công, thuê khoán ngoài một cách có định hướng. Định hướng ở đây là: đi vào các ngành ta có thế mạnh (có thể về kỹ năng bẩm sinh, kỹ năng rèn luyện, điều kiện đặc thù về vị trí, địa lý, thổ nhưỡng, nguyên liệu,..v..v.. ) hay các lĩnh vực để sau này tạo ra các chùm, cụm (Clusters) về công nghệ hay khu vực địa lý có tính năng tương tác với nhau. Định hướng cũng là việc dự kiến về phát triển một số chuỗi cung ứng hay công đoạn nhất định của chuỗi cung ứng phù hợp với điều kiện của ta.
Ngoài ra, nhà nước làm đúng chức năng, vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường. Đúng chức năng gồm lãnh nhận các trách nhiệm từ trước làm chưa tốt như quản lý kinh tế vĩ mô, duy trì sự ổn định vĩ mô, hoạch định phát triển hạ tầng vật chất và khoa học - công nghệ, định hướng cho ghép nhập các doanh nghiệp Việt vào các chuỗi cung ứng khu vực và thế giới...
Đúng chức năng cũng là: không làm các việc không phải của mình, mình làm không hiệu quả, tác động xấu tới thị trường, làm "méo" các giá trị (distort) như không can thiệp hành chính, mệnh lệnh và phi thị trường vào nền kinh tế, không điều hành sản xuất - kinh doanh (không "làm" kinh tế),.. v..v.
Cái nhìn xa hơn là: chọn mô hình phát triển (với các cơ hội cửa sổ mở đóng rất nhanh về thời gian, hẹp về không gian). Đó là chân nhận, đoạn tuyệt với những quan niệm kinh tế giáo điều, không còn phù hợp bối cảnh hiện tại. Đó cũng là tiếp cận nền kinh tế dựa trên tri thức, nền kinh tế sáng tạo - đổi mới, nền kinh tế dịch vụ.
Trân trọng giới thiệu với độc giả bài viết này. Mọi ý kiến tranh luận xin gửi về vef@vietnamnet.vn hoặc phần thảo luận phía dưới. Độc giả cũng có thể liên hệ trực tiếp với tác giả qua email trên. Xin cảm ơn.
Cách tiếp cận chuỗi cung ứng một mặt giúp làm ăn hiệu quả hơn; mặt khác, giúp các doanh nghiệp nhỏ, nhà nước yếu tìm ra chỗ đứng tối ưu cho mình để tồn tại trong thị trường khu vực và toàn cầu. Cho đến nay, ở Việt Nam, cách tiếp cận theo chuỗi cung ứng vẫn chưa được áp dụng một cách có hệ thống trong quản lý kinh tế của nhà nước cũng như trong hoạch định chiến lược kinh doanh của tư nhân.
Điều này đã, đang và sẽ gây những phá sản lớn về kinh tế, kinh doanh, đặc biệt trong thị trường mở và toàn cầu hóa.
Bài này quan tâm đến sự tan vỡ hiện nay của chuỗi cung ứng trong công nghiệp sản xuất - chế biến Việt Nam - trái tim của công nghiệp hóa.
Trước đây, các ngành sản xuất - chế biến Việt Nam bị chặn ở đầu ra do không bán, xuất khẩu được sản phẩm, chủ yếu do giá thành quá cao so với thị trường, ví dụ trong công nghiệp ôtô, điện tử,..v..v.. Gần đây, các ngành sản xuất - chế biến Việt Nam lại bị chặn thêm ở đầu vào vì mua không được nguyên liệu trong nước, ví dụ chế biến thủy sản, rau hoa quả, hạt tiêu,..v..v.
Việc khâu sản xuất Việt bị "cắt đứt" khỏi nguồn nguyên liệu Việt chứng tỏ mối liên kết giữa các bên tham gia là yếu. |
Không mua được nguyên vật liệu cho sản xuất có nghĩa khâu sản xuất không có mới liên kết với khâu nguyên vật liệu, tức là đã bị cắt đứt khỏi chuỗi cung ứng. Có thể kể ra vài nguyên nhân tiêu biểu cho tình trạng này. Trong chuỗi cung ứng của các thị trường lành mạnh, có một (hay một số) công ty mạnh, chiếm ưu thế trong chuỗi cung ứng. Đây có thể là công ty sản xuất hay thương mại. Các công ty này thường đưa ra cơ chế, quy định, "luật chơi" cho cơ chế liên kết, thông tin, hoạt động trong chuỗi cung ứng đó, ví dụ các hệ tiêu chuẩn kỹ thuật, các chuẩn về kế toán, đánh giá, giao nhận (ví dụ các công ty phần mềm Mỹ hay dùng hệ chuẩn CMM - Capability Maturity Model). Việc thống nhất cơ chế hoạt động giúp chuỗi cung ứng trở nên hiệu quả hơn.
Việc khâu sản xuất Việt bị "cắt đứt" khỏi nguồn nguyên liệu Việt chứng tỏ mối liên kết giữa các bên tham gia là yếu. Công ty Trung Quốc thu mua được nguyên liệu của nhà nông Việt chứng tỏ nhà nông Việt đã có liên kết chặt chẽ hơn với khâu sản xuất trong chuỗi cung ứng Trung Quốc. Các nguyên liệu Việt được chế biến, gia công ở công ty Trung Quốc và có thể xuất khẩu mang nhãn Trung Quốc. Nói cách khác: nhà nông Việt đã dần thành nhà cung cấp (supplier) trong chuỗi cung ứng Trung Quốc.
Toàn cầu hóa và sự thống trị của các chuỗi cung ứng mạnh sẽ phá vỡ, xé lẻ các chuỗi cung ứng yếu. Đây là điều tất yếu. Ở đây, các chuỗi cung ứng mạnh của Trung Quốc đang dần cắt đứt nguồn nguyên liệu khỏi khâu sản xuất của các chuỗi cung ứng Việt. Họ thu hút vào chuỗi cung ứng của mình các công đoạn rẻ nhất, hay mang tính cạnh tranh nhất. Họ thu mua nguyên liệu nhiều hơn thuê khoán ta gia công chứng tỏ giá nguyên liệu của ta "rẻ" hơn giá ta gia công sản xuất.
Trong chiến lược quốc gia hay doanh nghiệp, ta vẫn "chê" khâu gia công, làm thuê khoán ngoài, mà muốn sản xuất toàn sản phẩm như trong công nghiệp ôtô, đóng tàu, săt thép, điện tử, chip, công nghệ cao,..v..v. Nhìn khách quan, thực tế với chút hiểu về kỹ thuật - kinh doanh sẽ thấy: nếu vẫn viển vông, không hoạch định một cách nghiêm túc thì không bao lâu nữa, ngành sản xuất của ta có muốn cũng sẽ không được các chuỗi cung ứng mạnh thuê làm gia công nữa. Hay nói khác, lúc đó, vì sinh kế, ta sẽ phải nhận làm các việc gia công rẻ mạt hơn, với giá trị gia tăng thấp hơn các việc ta có thể làm ngày nay nếu hoạch định tốt.
Có thể có nhiều nguyên nhân cho việc không mua được nguyên liệu.
Một là, cơ chế thị trường chưa phát huy tác dụng nên doanh nghiệp chưa thấy lợi. Cơ chế thị trường yếu, lắm thủ tục nhũng nhiều, gây khó cũng làm cho doanh nghiệp muốn mua cũng khó mua được. Đây có thể là nguyên nhân cho (tưởng như) nghịch lý: ta bán than tiểu ngạch với thuế xuất thấp và nhập khẩu than chính ngạch đắt và thuế nhập cao hơn nhiều hay bán sắn tiểu ngạch nhưng lại nhập đến 70% thức ăn gia súc.
Hai là, nguyên nhân này mới là hệ trọng cho công nghiệp Việt, giá thành cho gia công, sản xuất của chuỗi cung ứng Việt đã cao hơn của các chuỗi cung ứng bên ngoài. Nói cách khác, năng suất lao động trong lĩnh vực sản xuất hay của nền công nghiệp Việt thấp hơn nhiều so với chuỗi cung ứng bên ngoài. Nguyên nhân quan trọng nhất (và đáng sợ nhất) cho năng suất lao động thấp là công nghệ lạc hậu so với công nghệ của chuỗi cung ứng bên ngoài.
Vì sao lại đáng sợ hay là tử huyệt của nền công nghiệp? Vì đầu tư nâng cấp cho công nghệ, cho tạo dựng cơ sở hạ tầng công nghiệp là rất tốn kém và cần phải được hoạch định, thực hiện một cách tập trung, kiên định, nhất quán trong 3-4 thập kỷ, chứ không thể làm trong 5-10 năm hay chỉ có tiền, giàu tài nguyên là được. Đó là trong bối cảnh của nửa cuối thế kỷ 20 khi các thị trường quốc gia còn chưa mở, các quốc gia còn hầu như làm chủ thị trường nội địa và có thể có các chính sách công nghiệp (industrial policy) khôn khéo loại bỏ cạnh tranh nước ngoài, bảo hộ công nghiệp của mình.
Nhưng nay, nền kinh tế đã mở, bảo hộ nội địa không thực hiện được nữa, nhà nước có hỗ trợ nền công nghiệp ôtô nước nhà thì cũng "nuôi béo" trước hết mấy hãng ôtô nước ngoài. Đấy là chưa nói về sự khó khăn, hạn hẹp để nhận biết, chen chân vào được các ngách cơ hội rất hẹp (hay cơ hội cửa sổ, window opportunities, ví dụ thời gian chuyển thế hệ công nghệ, phát sinh các ngành hay công nghệ mới, khả năng bỏ qua giai đoạn, tận dụng cơ hội địa - chính trị... ). Đây là điểm mấu chốt cho thấy nền công nghiệp không thể thể đứng vững trong thị trường mở nếu không dựa vào khoa học - công nghệ.
Do đó, họ có thể dùng phần lợi nhuận lớn hơn đó để tăng giá mua nguyên vật liệu. Giả dụ trong thị trường giả định với nguồn cung nguyên liệu vô hạn, đây là đủ để họ thắng. Nhưng đây lại một thị trường có giới hạn, họ mua thì ta không có nguyên liệu, vì vậy, sau vài mùa thì rất nhiều khả năng loại bỏ luôn được nền sản xuất Việt cạnh tranh với họ.
Các cơ quan quản lý cũng nói đến việc dùng các biện pháp để làm sao doanh nghiệp Việt mua được nguyên liệu như về hành chính - quản lý, vận động, tác động tư tưởng, phi thị trường, như cử người nắm xem Trung Quốc thu mua gì, bao nhiêu, ở đâu, giá thế nào..v..v. Những biện pháp này không có tác dụng trong nền kinh tế thị trường.
Con đường phía trước
Có thể chia ra các việc nên làm ngay, việc trung hạn và việc dài hạn hơn.
Để ngăn ngừa sụp đổ (Crash), việc cần làm ngay là chuyển hoạt động của nền kinh tế sang "chế độ an toàn" (Safe Mode). Điều này tương tự như máy tính đã được mặc định để khi bị lỗi quá nặng, nó sẽ tự chuyển sang chế độ an toàn để duy trì hoạt động tối thiểu và tránh bị tắt"phụt" hay phải đóng hoàn toàn.
Chế độ an toàn cho nền kinh tế Việt bây giờ là: chuyển từ nền kinh tế hướng tới tăng trưởng sang nền kinh tế đủ dùng, tự tại (tự cung cấp đủ). Tức là chuyển từ định hướng tăng trưởng nhưng đi kèm với nguy cơ đổ vỡ cao sang sự duy trì bền vững và với tính khả thi cao. Đây là điều chắc chắn ta đạt được, nếu muốn.
Theo đó, tư nhân và đặc biệt là nhà nước, không đầu tư lớn cho tăng trưởng (cho làm giàu) mà cho an sinh, bảo đảm đời sống cho dân. Tránh những tư duy "ngành kinh tế mũi nhọn", sản phẩm chủ lực,"rượt đuổi, bắt kịp","đi tắt, đón đầu", vv. Chạy theo tăng trưởng ngày nay cũng tựa như tàu đi trên biển khơi đang đắm mà người trên tàu thì lại lo quăng lưới, đánh cá.
Việc trung hạn là: đánh giá, định vị, nhìn nhận cơ hội và hoạch định một cách khách quan và chuyên nghiệp để làm gia công, thuê khoán ngoài một cách có định hướng. Định hướng ở đây là: đi vào các ngành ta có thế mạnh (có thể về kỹ năng bẩm sinh, kỹ năng rèn luyện, điều kiện đặc thù về vị trí, địa lý, thổ nhưỡng, nguyên liệu,..v..v.. ) hay các lĩnh vực để sau này tạo ra các chùm, cụm (Clusters) về công nghệ hay khu vực địa lý có tính năng tương tác với nhau. Định hướng cũng là việc dự kiến về phát triển một số chuỗi cung ứng hay công đoạn nhất định của chuỗi cung ứng phù hợp với điều kiện của ta.
Ngoài ra, nhà nước làm đúng chức năng, vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường. Đúng chức năng gồm lãnh nhận các trách nhiệm từ trước làm chưa tốt như quản lý kinh tế vĩ mô, duy trì sự ổn định vĩ mô, hoạch định phát triển hạ tầng vật chất và khoa học - công nghệ, định hướng cho ghép nhập các doanh nghiệp Việt vào các chuỗi cung ứng khu vực và thế giới...
Đúng chức năng cũng là: không làm các việc không phải của mình, mình làm không hiệu quả, tác động xấu tới thị trường, làm "méo" các giá trị (distort) như không can thiệp hành chính, mệnh lệnh và phi thị trường vào nền kinh tế, không điều hành sản xuất - kinh doanh (không "làm" kinh tế),.. v..v.
Cái nhìn xa hơn là: chọn mô hình phát triển (với các cơ hội cửa sổ mở đóng rất nhanh về thời gian, hẹp về không gian). Đó là chân nhận, đoạn tuyệt với những quan niệm kinh tế giáo điều, không còn phù hợp bối cảnh hiện tại. Đó cũng là tiếp cận nền kinh tế dựa trên tri thức, nền kinh tế sáng tạo - đổi mới, nền kinh tế dịch vụ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét