Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 30 tháng 5, 2011

tổng hợp tin tức 24-27/5/2011

Nguyễn Gia Kiểng – Một bài học chúng ta vẫn chưa chịu học

Để lại phản hồi
Nguyễn Gia Kiểng
Mùa hè 2006. Sáu trí thức có tiếng tại hải ngoại trao đổi với nhau qua e-mail và đồng ý thành lập một tổ chức ủng hộ Khối 8406. Lúc đó bản tuyên ngôn 8-4-2006 đã thu thập được hơn 2000 chữ ký và gây hứng khởi cho họ. Sau một thời gian trao đổi có vị đưa ý kiến là nên chuyển sang ủng hộ công nhân đang đình công đòi tăng lương và cải thiện điều kiện lao động. Mọi người đồng ý vì cho rằng cuộc đấu tranh của công nhân là một cơ hội mà đối lập dân chủ không thể bỏ lỡ vì chỉ có quần chúng mới có thể lật đổ được chế độ cộng sản. Tuy nhiên không ai trong họ có kinh nghiệm hoạt động công đoàn và hiểu biết về tình trạng công nhân. Họ nghĩ tới một người hoạt động dân chủ tại Ba Lan được biết là đã từng hoạt động công đoàn trong nước. Tất cả phấn khởi vì Ba Lan cũng là nơi mà công đoàn Đoàn Kết (Solidarnosc) đã lật đổ chính quyền cộng sản. Họ liên lạc với anh này và được sự đồng tình vì anh bạn này cũng muốn có “hành động cụ thể hướng vào quần chúng”. Thế là một kế hoạch hoạt động được vạch ra và tiến hành sôi nổi, trong đó vấn đề cốt lõi là thành lập một công đoàn độc lập trong nước, một Solidarnosc Việt Nam. Đại hội thành lập sẽ được tổ chức tại Warszawa vì đây là địa điểm có ý nghĩa biểu tượng và hơn nữa sẽ được sự yểm trợ của những gương mặt Ba Lan đã làm ra lịch sử. Sau khi đã đạt tới đồng thuận trong nhiệt tình họ đi vào hành động cụ thể và các vấn đề cụ thể bắt đầu: phải thành lập ra một công đoàn độc lập trong nước vì chưa có, như vậy phải tìm ra những công nhân hưởng ứng kế hoạch này và dám thách thức chính quyền bằng cách đứng ra thành lập một công đoàn độc lập. Đến đây họ lại khám phá ra là tất cả đều không quen biết một công nhân nào như vậy. Tuy vậy vấn đề không thể trì hoãn vì ngày dự định ra mắt tại Ba Lan đã gần kề. Chỉ còn một cách là nhờ một người bạn trong nước đi tìm những người đủ dũng cảm để chấp nhận ghi tên mình vào một Công Đoàn Việt Nam Độc Lập. Kết quả là một danh sách hơn hai mươi người, trong đó nhiều người chưa biết nhau, có những người không ưa nhau và không ai đang thực sự là công nhân cả. “Công Đoàn Độc Lập Việt Nam” chỉ là một danh sách phải lập ra để cuộc họp mặt Warszawa có danh nghĩa. Nó nhanh chóng chìm vào quên lãng. Cuộc họp mặt Warszawa đi tới một ủy ban yểm trợ một công đoàn không hề có, nó chia rẽ ngay sau khi thành lập. Một vài người kiên trì thấy cần phải đào tạo ra những công nhân có quyết tâm và có kiến thức cả về hoạt động công đoàn lẫn đấu tranh cho dân chủ, nhưng họ không được hưởng ứng vì đây là một cố gắng quá lớn và quá dài. Tìm ra được những công nhân dám hoạt động đối lập đã khó, tìm ra những công nhân dám hoạt động và có ý thức chính trị lạị càng khó hơn, gần như là chuyện không thể có. Sự nồng nhiệt lắng xuống nhanh chóng, những người tham gia lúc đầu theo nhau bỏ cuộc và cuối cùng ủy ban yểm trợ cũng chìm vào quên lãng.
Câu chuyện trên đây có vẻ như chuyện đùa. Nhưng nó có thực và nó cũng không vô hại. Kế hoạch này đã làm tiêu hao nhiều thì giờ và nghị lực đáng lẽ phải được đầu tư vào những hoạt động nghiêm chỉnh; nó cũng đã đưa nhiều thanh niên có thiện chí trong nước vào hoạn nạn, kể cả vào vòng lao lý. Ba nươi sáu năm đã trôi qua từ ngày 30-4-1975 nhưng chế độ cộng sản vẫn còn nguyên vẹn và phong trào dân chủ vẫn chưa đạt được thành quả nào vì phần lớn những cố gắng “đấu tranh” đã chỉ tương tự như câu chuyện trên đây.
Hiện nay không những phong trào dân chủ đã không đạt được kết quả nào mà nó còn nguy cơ sắp tàn lụi nhanh chóng như một bó đuốc đã cháy hết rơm. Một anh bạn, đứng đắn và đầy thiện chí, trước đây là một viên chức cao cấp trong chế độ Việt Nam Cộng Hòa, thở dài khi tôi mời tham gia hoạt động: “tôi rất quí trọng và hết lòng ủng hộ các anh, nhưng vấn đề là tôi đã 75 tuổi rồi!”.
75 tuổi năm 2011 nghĩa là vào tháng 4 năm 1975 anh chỉ mới có 39 tuổi, chính xác là 38 tuổi rưỡi vì anh sinh cuối năm, như phần lớn các viên chức và sĩ quan cao cấp của chế độ VNCH. Anh là một người trung thực và tha thiết với đất nước, nhưng thời giờ và cố gắng của anh đã được dành cho những hiệp hội cựu viên chức VNCH, cựu sinh viên, các sinh hoạt cộng đồng trong đó chủ yếu là văn nghệ và chào cờ, các cuộc hội thảo chống cộng v.v. Trong khi đó kim đồng hồ vẫn quay. Thất bại hổ nhục nhất của chế độ VNCH không đến ngày 30-4-1975, mà sau đó. Hàng nghìn viên chức và sĩ quan cao cấp ở tuổi cường tráng và hàng chục nghìn trí thức đủ mọi bộ môn trưởng thành trong chế độ VNCH đã không xây dựng được gì đáng kể sau hơn ba thập niên trong những điều kiện hoàn toàn tự do và khá nhiều phương tiên tại hải ngoại, dù trước mặt họ chỉ là một chính quyền tham nhũng, bất tài và bất chính. Đó là bằng cớ hùng hồn rằng chế độ này không có thực chất. Những người như anh bạn tôi vừa kể là rất hiếm. Anh còn tiếc. Trong tuyệt đại đa số các viên chức và sĩ quan cao cấp của chế độ VNCH không có gì để tiếc, họ đã bỏ cuộc ngay sau ngày 30-4-1975. Một chế độ có chút thực chất, dù chỉ một chút thôi, không thể như thế.
Trong thời gian trước và sau 1975 tôi có dịp tiếp xúc với rất nhiều người đã từng giữ những chức vụ cao nhất trong chính quyền VNCH, dân sự cũng như quân sự, và qua họ tôi cũng biết luôn những người chưa gặp. Họ cho tôi một nhận thức đầy đủ về lớp người đã cầm vận mệnh các chế độ Quốc Gia Việt Nam rồi Việt Nam Cộng Hòa. Trừ các tướng lãnh, trong đại bộ phận họ đều là những người có bằng cấp đại học và nói chung cũng là những người tốt trong cuộc sống bình thường, rất ít người gian và càng ít người ác. Nhưng tuyệt nhiên họ không biết gì về chính trị, dù một số người tưởng rằng mình biết. Họ đều chỉ là những cá nhân, do tình cờ mà quen biết những người tình cờ được hoàn cảnh đưa lên cầm quyền và vì thế được bổ nhiệm vào những địa vị lãnh đạo dù không có cả kiến thức lẫn kinh nghiệm lẫn ý chí chính trị. Bộ phận nòng cốt của các chính quyền quốc gia là một lớp người riêng do chế độ thuộc địa Pháp tạo ra, sống tách biệt khỏi xã hội Việt Nam mà họ không hề cố gắng để hòa nhập, hiểu biết rất ít về lịch sử và văn hóa Việt Nam, có khi không thông thạo cả tiếng Việt (tôi chưa gặp một người nào trong họ nói và viết đúng tiếng Việt). Họ sống co cụm tại Sài Gòn và cũng cô lập ngay trong thành phố này. Dù có thể đang giữ những chức vụ chính trị rất quan trọng họ vẫn tự nhận một cách hãnh diện là không làm chính trị và không ưa những người hay thắc mắc về chính trị. Họ có thể nhận, thậm chí chạy chọt để có, những chức vụ mà họ không hề có chút khả năng nào để đảm nhiệm. Đối với họ chức vụ trước hết là danh vọng và quyền lợi, những người tốt nhất cũng chỉ có một tinh thần trách nhiệm rất giới hạn. Hầu như không ai cảm thấy có trách nhiệm với quần chúng Việt Nam mà họ nhìn như một khối người xa lạ. Các tướng lãnh có thể tìm cách cho con trốn lính, các ông bộ trưởng giáo dục có thể cho con đi học trường Pháp mà không hề thấy có nhu cầu phải giải thích với ai cả. Họ cũng không thuộc một tổ chức chính trị đúng nghĩa nào mà chỉ là những cá nhân làm chính trị trong thời gian ngắn ngủi giữ những chức vụ chính trị. (Đến đây xin mở một ngoặc đơn về trường hợp Đảng Đại Việt, chia rẽ làm ba hệ phái. Đảng này không phải là một chính đảng đúng nghĩa vì các đảng viên cao cấp chỉ hành động như những nhân sĩ. Các ông tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, thủ tướng Trần Thiện Khiêm và nhiều bộ trưởng và tướng lãnh khác cũng là đảng viên Đại Việt nhưng họ hoàn toàn không coi đảng là gì cả. Nhìn từ bên ngoài Đại Việt chỉ là kết hợp lỏng lẻo của những người trên lời nói chấp nhận giúp nhau thăng tiến trong lòng chế độ VNCH). Trong sinh hoạt chính trị các cấp lãnh đạo VNCH chỉ là những nhân viên tạm thời không tay nghề đến với hoạt động chính trị để có một chút công danh. Họ làm chính trị như thế rồi nghĩ rằng làm chính trị là mánh mung và không thích chính trị. Anh bạn mà tôi nói ở phần trên xuất phát từ thành phần trung lưu, vươn lên nhờ học vấn và chuyên cần nhưng cũng chỉ lên được tới chức vụ anh đã giữ nhờ đã hội nhập với “môi trường”, nghĩa là không bộc lộ những thắc mắc về chính trị. Những viên chức và sĩ quan như anh ngày càng nhiều trong chế độ VNCH nhưng họ chưa đạt được tới những địa vị quyết định. Nếu chế độ VNCH kéo dài thêm mười năm nữa thì tình hình có thể thay đổi, nhưng lịch sử đã sang trang ngày 30-4-1975.
Sau ngày đó tôi lại có dịp tiếp xúc với nhiều trí thức miền Bắc và lại càng thất vọng hơn. Một số nhắc lại một cách ngớ ngẩn những giáo điều Mác-Lênin, tất cả không những mù tịt về chính trị mà còn thiếu ngay cả những kiến thức rất sơ đẳng về thế giới, kể cả về Trung Quốc và Liên Xô. Chỉ sau một thời gian ngắn tôi có thể nhận ra là trí thức chẳng có vai trò gì trong guồng máy cộng sản, đã thế còn bị bưng bít và khống chế; qua những tâm sự riêng tư họ tỏ ra rất bất mãn nhưng ngoài mặt vẫn tâng bốc chế độ bằng ngôn ngữ của lưỡi gỗ.
Nói rằng trí thức Việt Nam không biết gì về chính trị có thể sẽ bị nhiều người cho là nói quá đáng. Nhưng sự thực là như thế. Họ không biết điều căn bản nhất trong những điều phải biết về chính trị, đó là hoạt động chính trị không bao giờ là có thể là hoạt động cá nhân cả mà luôn luôn phải là hoạt động có tổ chức. Điều này đúng cho mọi hoạt động, nhưng đặc biệt đúng trong hoạt động chính trị, và đúng một cách tuyệt đối cho đấu tranh chính trị. Họ cũng không hiểu một điều rất cơ bản khác là không thể có một chế độ dân chủ nếu không có các chính đảng đúng nghĩa. Không hiểu được những điều cơ bản này đã là nguyên nhân của nhiều ngộ nhận lớn khác. Thí dụ, chính trong khi suy nghĩ một cách nghiêm chỉnh để xây dựng một chính đảng người ta sẽ hiểu rằng một chính đảng đúng nghĩa chỉ có thể xây dựng được nếu được quan niệm như một dụng cụ để thể hiện một tư tưởng chính trị nghiêm túc và để thực hiện một dự án chính trị đúng đắn, và dù vậy cũng chỉ có thể là thành quả của những cố gắng xây dựng bền bỉ trong nhiều năm. Không có tư tưởng chính trị thì không xây dựng được đảng và nếu đã có cũng không giữ được – ĐCSVN đang mất thực chất để chỉ còn là một hư cấu vì đã mất lý tưởng. Và nếu không có tổ chức chính trị thì cũng rất khó có kiến thức chính trị bởi vì tổ chức là môi trường bắt buộc để trao đổi và học hỏi những kiến thức chính trị. Mọi tổ chức đều là môi trường sản xuất và sàng lọc ý kiến, nhưng tổ chức chính trị, hay chính đảng, là môi trường không có không được để có những ý kiến đúng về đấu tranh chính trị. Không có chính đảng đúng nghĩa người ta chỉ có thể hụt hẫng, làm những việc hời hợt phù phiếm mỗi khi ngứa ngáy thấy cần hoặc có thể hành động. Một cách cụ thể, các vị trí thức đã được nói tới ở phần đầu bài này nếu đã sinh hoạt trong một tổ chức chính trị đúng nghĩa đã không hành động như họ đã hành động. Họ đã hiểu rằng không thể vận động quần chúng như thế; quần chúng chỉ đứng dậy đấu tranh nếu thấy có một tổ chức đủ mạnh để lãnh đạo họ và cho họ niềm tin vào thắng lợi chắc chắn. Họ cũng sẽ biết rằng thành phần công nhân tại Việt Nam còn phải được chuẩn bị rất nhiều trước khi có thể động viên. Và họ cũng sẽ không bị hớp hồn trước không khí tưng bừng của những đám đông hàng triệu người hoan hô những cuộc cách mạng đã thành công, vì họ sẽ hiểu rằng không phải vì được quần chúng xuống đường ủng hộ mà các cuộc cách mạng đó đã thành công, trái lại quần chúng đã xuống đường ủng hộ vì chúng đã thành công, và chúng đã thành công nhờ sự phấn đấu kiên trì của một tổ chức.
Tại sao Việt Nam vẫn không trút bỏ được một trong những chế độ độc tài tồi tệ nhất thế giới? Dứt khoát không phải là vì dân trí chúng ta thấp hay chí khí dân ta hèn. Cũng không phải vì chính quyền cộng sản quá hung bạo, họ không dám và cũng chưa cần đàn áp đẫm máu. Lý do chỉ là vì chúng ta tuy có khá nhiều trí thức chuyên môn nhưng lại thiếu một lớp trí thức chính trị, nghĩa là một lớp người trăn trở vì sự trở thành của đất nước, đầu tư vào cố gắng học hỏi tư tưởng chính trị và phương thức đấu tranh chính trị, sẵn sàng dấn thân để đất nước được quản trị một cách hợp lý dù phải trả giá đắt, và trong mọi trường hợp không chấp nhận phục tùng sự tồi dở để được những quyền lợi. Sự thiếu vắng này rất tai hại vì bất cứ một cuộc đổi đời nào cũng phải do trí thức lãnh đạo, dù là trí thức tự học hay trí thức được đào tạo một cách chính qui. Nó là do một di sản văn hóa. Trong hàng ngàn năm thay vì những trí thức chúng ta đã chỉ có những kẽ sĩ mà mộng đời chỉ là được bán rẻ phẩm giá, được quì xuống để làm tôi tớ không điều kiện cho những vua chúa; những người đậu những khoa thi thơ phú được bổ nhiệm làm quan cai trị. Làm chính trị như thế chỉ là làm quan và làm quan chỉ là để có danh vọng chứ không phải để phục vụ nhân dân. Chúng ta không có chính trị vì thế đã không có trí thức chính trị. Những người trí thức chính trị đúng nghĩa tự nhiên biết phải học hỏi những gì, để biết phải làm gì và làm như thế nào trong mỗi giai đoạn. Trong giai đoạn hiện nay họ sẽ hiểu ngay là phải xây dựng những tổ chức dân chủ và sẽ đánh giá mọi hoạt động theo tiêu chuẩn chúng đóng góp gì cho tiến trình xây dựng một lực lượng dân chủ lành mạnh. Chúng ta chia rẽ và phân tán, với hậu quả tự nhiên là bất lực, vì thiếu những trí thức chính trị. Đó là bài học mà đáng lẽ chúng ta đã phải biết từ lâu nhưng vẫn không chịu rút ra sau chiến thắng cộng sản năm 1975, sau khi bức tường Berlin sụp đổ năm 1989, và hình như cho tới bây giờ vẫn chưa chịu học.
Phải làm những cố gắng nào để xây dựng được một tổ chức dân chủ mạnh? Câu trả lời dĩ nhiên là phức tạp và vượt khuôn khổ của bài viết này nhưng trước hết có hai cố gắng mà người trí thức Việt Nam phải làm để trở thành một trí thức chính trị và góp phần xây dựng lực lượng dân chủ.
Thứ nhất là phải cố gắng vươn mình lên cao hơn. Nếu mộng ước của chúng ta chỉ nhỏ bé như một chức vụ và một quyền lợi nào đó thì giải pháp hay nhất là luồn lách. Chỉ khi có những ước mơ lớn như đổi hướng đi của lịch sử, cải thiện đời sống và đem lại tự do, phẩm giá và chỗ đứng xứng đáng trên thế giới cho dân tộc chúng ta mới thấy mơ ước vượt quá sức mình và mới thấy cần phải có tổ chức dù phải nhọc nhằn, gian lao.
Thứ hai là phải cố gắng sống thực với mình. Cho tới nay hình như điều quan trọng đối với trí thức Việt Nam không phải là những gì mình nghĩ về mình mà là cái nhìn của người khác về mình. Một trí thức Việt Nam có thể làm những điều rất tồi tàn mà không thấy xấu hổ trừ khi bị phát giác. Kết quả là chúng ta đóng kịch, đeo mặt nạ và nói dối với nhau. Những con người như thế không thể xây dựng được với nhau một tổ chức lâu bền vì trong sinh hoạt chung cuối cùng con người thực bắt buộc phải xuất hiện. Lý do chính khiến cho đến nay những người dân chủ chỉ có những hợp tác lỏng lẻo và tạm bợ là vì họ không đến với nhau bằng căn cước thực.
Đất nước không phải đã không cơ hội lớn. 1945, 1954, 1975, 1989 đã là những cơ hội bị bỏ lỡ vì chúng ta thiếu những trí thức chính trị.
Ngày nay chúng ta lại sắp có một cơ hội lớn khác. Một là sóng dân chủ mới, làn sóng dân chủ thứ tư, đã bắt đầu tại Bắc Phi và Trung Đông và chắc chắn sẽ tới Việt Nam. Trái với nhận định bi quan của một số người làn sóng dân chủ này sẽ tràn khắp thế giới. Không thể khác. Từ khi chủ nghĩa cộng sản, và khái niệm chủ nghĩa nói chung, sụp đổ tất cả các chế độ độc tài đều trở thành nhảm nhí; chúng không còn gì để đề nghị và thuyết phục, thậm chí để lừa bịp. Chúng chỉ còn là những tập đoàn trấn lột thuần túy dựa trên đàn áp. Chúng đã kéo dài được cho tới nay chỉ vì thế giới cần một thời gian để tiêu hóa những thắng lợi sau khi phong trào cộng sản sụp đổ, nhưng thời gian ơn huệ này đang chấm dứt. Chúng ta phải cảnh giác để đừng lỡ tầu một lần nữa. Ngay từ bây giờ những chuyển động trong vùng này đã rất đáng để chúng ta suy ngẫm.
Một trí thức gần đây nói với tôi: “Những biến cố ở các nước Trung Đông và Bắc Phi đang phủ nhận những gì các anh thường nói. Rõ ràng là các dân tộc này đã không cần một tổ chức dân chủ mạnh nào mà vẫn đánh đổ được các chế độ độc tài. Họ chỉ nhờ những phương tiện truyền thông hiện đại, Cell phone, Facebook, Twitter mà đã động viên được quần chúng đứng dậy”. Đây là một trường hợp điển hình của tâm lý lấy ước mơ làm sự thực và viện mọi lý do để né tránh điều mình thấy là khó. Không ai chối cãi công dụng của Facebook nhưng nó không phải là yếu tố quan trọng nhất. Để chuyển biến tư tưởng và động viên quần chúng vai trò của nó không thấm vào đâu so với những bản tin và những bài bình luận phát đi từng giờ với phẩm chất rất cao của đài truyền hình Al Jareera. Các chế độ độc tài Tunisia và Ai Cập không phải đã sụp đổ vì quần chúng xuống đường, chúng thừa sức và sẵn sàng để đàn áp nhưng quân đội đã trở mặt và không cho chúng đàn áp. Quân đội đã khuyến khích và bảo vệ các cuộc xuống đường chủ yếu do tác động của Mỹ và Châu Âu mà quyền lợi gắn bó mật thiết với các nước trong vùng và nhận định chiến lược mới là phải chủ động tiến trình dân chủ hóa vì đó là điều kiện để có ổn vững lâu dài. Tại những nước mà Mỹ và Châu Âu không có ảnh hưởng trên quân đội -như Libya và Syria- cuộc đấu tranh giành dân chủ đã rất khó khăn. Tuy vậy Tunisia và Ai Cập vẫn chưa có dân chủ. Tiếp theo độc tài là quân luật để ngăn ngừa bạo loạn. Trên thực tế trong một thời gian không biết sẽ còn kéo dài bao lâu họ đang chịu đựng một chế độ quân phiệt. Và chúng ta cũng sẽ thấy là ngay cả sau khi một chế độ dân chủ chính thức được thành lập các quốc gia này sẽ phải trải qua một giai đoạn bối rối và trì trệ rất dài trước khi có được những chính đảng đúng nghĩa.
Cuộc cách mạng dân chủ tại Bắc Phi và Trung Đông đã chỉ nhắc lại một lần nữa điều mà chúng ta đã phải tâm niệm từ lâu. Đó là nếu không có được những chính đảng đúng nghĩa thì ngay cả nếu nhờ may mắn mà có được dân chủ, một điều sẽ không xẩy ra tại Việt Nam, cũng không xây dựng được dân chủ và ách độc tài chỉ nhường chỗ cho bất ổn trong một thời gian có thể rất dài.
Nguyễn Gia Kiểng
(5-2011)
@ DanLuan
—————————————————————————————————————————————————————————————————————————————

Đời sống hôn nhân – Bí mật của đàn ông

Để lại phản hồi
Các cặp đôi đang giấu giếm nhau điều gì? Để có đáp án cho câu trả lời này, hai tạp chí Women’s Health và Men’s Health đã liên kết thực hiện điều tra trên 2000 đối tượng.
Kết quả ban đầu: 70% đàn ông nghĩ rằng, trong một mối quan hệ, giữ bí mật với nửa kia là điều hoàn toàn chẳng có vấn đề gì cả.
23% đàn ông từng lừa dối người bạn đời hiện tại của mình
 … và 31% khác nói sẽ ngoại tình nếu có thể trốn đi với tình ấy.
 Kết quả không có gì đáng lạ bởi bản chất đàn ông là săn đuổi. Và lý do để họ ngoại tình bao gồm cả thỏa mãn thể xác lẫn tình cảm. 31% đàn ông cho biết họ ngoại tình vì cảm thấy nhàm chán trên giường, 24% vì không còn cảm thấy được khao khát trong mắt đối phương. “Phụ nữ thật sai lầm khi nghĩ rằng đàn ông không cần cảm thấy được ham muốn” – Th.s Debby Herbenick – tác giả cuốn Because It Feels Good nhận định.
 Giải pháp của chị em
 Hãy “vờn” anh ấy nhiều hơn, bắt anh ấy lúc nào cũng phải phán đoán về bạn, cho anh ấy thấy bạn là cô gái nóng bỏng. Đánh thức anh ấy dậy với màn dạo đầu táo bạo hay đơn giản là dịu dàng, chăm sóc mỗi khi anh ấy đi làm về. Đừng nghe điện thoại khi đang “khởi động”, nhẹ nhàng ve vuốt khuôn mặt anh ấy, chà xát bờ vai anh ấy, âu yếm nhau với ngọn lửa đam mê luôn cháy rực như lúc ban đầu.
 45% đàn ông nghĩ đến… người phụ nữ khác khi đang “lâm trận”
 Người phụ nữ đó có thể là bất cứ ai: Diễn viên “phim đen”, ngôi sao màn bạc, đồng nghiệp, thậm chí là cô bồi bàn đã rót cà phê cho chàng sáng nay. Và cho dù bạn có bực mình, cũng nên biết đây là điều hoàn toàn bình thường. Bởi cuộc giao ban kéo dài được đến bao lâu phụ thuộc phần lớn vào khả năng giữ hưng phấn của chàng, tưởng tượng thêm một chút cho thêm phần hứng thú sẽ giúp chàng dẻo dai hơn.
 Lời khuyên cho chị em là, đừng stress. Sự tưởng tượng này hoàn toàn không có nghĩa là chàng thấy bạn thiếu hấp dẫn hay khao khát lên giường với người khác ngoài bạn.
 Trường hợp bạn vẫn thấy phiền lòng, hãy kéo hai người đến gần nhau hơn bằng cách tắt đèn hoặc chuyển sang tư thế cận mặt, mắt trong mắt (như tư thế truyền thống hay phụ nữ ở trên).
 55% đàn ông xem hình ảnh khiêu dâm hàng tuần
 Đơn giản vì nếu thực sự là đàn ông, họ sẽ thích nhìn phụ nữ khỏa thân. “Thú vui” này còn giống như một cách học hỏi kinh nghiệm mà không nhất thiết phải thực hành. Bạn tự hỏi anh ấy “tranh thủ” vào lúc nào? Có thể là khi bạn vắng nhà, lúc bạn đang ngủ hay khi anh ấy ở cơ quan.
 Giải pháp của chị em
 Đừng cho rằng đàn ông xem “món” này vì không thỏa mãn chuyện giường chiếu trong đời sống thật, bởi phim ảnh không thể đem so với một người phụ nữ bằng xương bằng thịt bao giờ. Trường hợp bạn nghi ngờ anh ấy bắt đầu nghiện xem phim sex (một trong những dấu hiệu là anh ấy dán mắt vào máy tính lúc nửa đêm rồi tắt phụp khi bạn bước vào phòng), hoặc anh ấy không còn chủ động “yêu” bạn nhiều như trước – bạn có lý do để lo lắng. Để nhắc nhở đối phương, hãy nói: “Này, vẫn còn một người phụ nữ bằng xương bằng thịt ở đây muốn lên giường với anh đấy nhé!”.
 17% đàn ông… giả đò lên đỉnh
 Nếu một người đàn ông bắt đầu “xìu”, anh ta có thể viện đến trò lên đỉnh giả để tránh khỏi bị đối phương cười vào mũi” – đó là nhận định của chuyên gia tình dục học Lori Buckley (California).
 Giải pháp của chị em
 Đừng “lật tẩy” làm chàng mất mặt. Nếu bạn đã thực sự đến đỉnh trong khi chàng thì chưa, hãy dừng lại cho một nụ hôn hoặc trườn xuống nửa dưới cơ thể chàng. Lâu lắm chàng mới “lừa” bạn một lần chẳng có gì đáng lo, trường hợp chàng thường xuyên chơi trò cực khoái giả, hãy hỏi chàng với tâm trạng thoải mái, đừng gay gắt “kết tội”.
 47% đàn ông “tự sướng” hàng tuần
 … và 17% làm thế hàng ngày! Kỳ lạ ở chỗ, đây lại thường là dấu hiệu tốt. Theo ý kiến chuyên gia, đàn ông thường tự thỏa mãn hơn nếu hoạt động tình dục đều đặn. Càng xông pha trận mạc nhiều họ càng có hưng phấn cao hơn, thích làm chuyện ấy hơn. Đó là lý do nếu không có đối tác ở đó, họ đành “tự xử”.
 Huyền Anh
@DanTri
—————————————————————————————————————————————————————————————————————————————-

CẬP NHẬT TIN 25-5-2011

Để lại phản hồi

Bất động sản ồ ạt giảm “sốc”, quả bóng sắp vỡ?

Nhiều dự án bất động sản cao cấp đang giảm giá mạnh.
Xem quảng cáo trên truyền hình và báo chí thời gian gần đây, có thể thấy các dự án chung cư cao cấp và tầm trung từ Bắc vào Nam chào bán ồ ạt với giá sốc, thậm chí giảm giá đến gần tỷ đồng/căn, kèm cả chương trình khuyến mại lớn. Đại gia được xem là lớn nhất trong giới bất động sản vừa chính thức bỏ phần chênh CPI với các nhà đầu tư ở cả 2 khu đô thị. Điều này đặt ra câu hỏi, phải chăng nguồn cung đang vượt cầu quá nhiều? Chủ đầu tư đang “đói” vốn? Hay “bong bóng bất động sản” sắp vỡ?

Kì I: Ế nặng

Hàng loạt các dự án chung cư trên cả nước giảm giá từ 3 – 4 triệu đồng/m2, thậm chí có nơi đã giảm đến 9 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, đa số là các dự án cao cấp, còn những dự án nhà thu nhập thấp cho người nghèo thì vẫn đứng giá.

Ồ ạt chào bán giá giảm sốc

Cách đây khoảng 3 năm, để tìm mua được 1 căn nhà, nhiều người phải chạy toát mồ hôi, thậm chí bỏ không ít tiền “đi đêm” cho các cò nhà đất mới tìm được một nơi thích hợp. Cũng chính vì thế, hàng loạt các dự án, từ biệt thự cao cấp, đến chung cư cao cấp, chung cư bình dân,…mọc lên như “nấm” ở nhiều thành phố lớn, nhất là ở Hà Nội.
===========================================================================================
Nhật Bản viện trợ 2,2 triệu USD để quản lý đường cao tốc
 Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Bộ Giao thông vận tải (GTVT) sẽ cùng thực hiện Dự án hợp tác kỹ thuật trong 2 năm để tăng cường hệ thống vận hành và bảo dưỡng đường bộ cao tốc tại Việt Nam.
 Tổng số vốn Nhật Bản viện trợ cho Dự án này lên tới 2,2 triệu USD không hoàn lại và sẽ bắt đầu được thực hiện từ giữa năm 2011. Những hoạt động chính của Dự án được triển khai tại Hà Nội và khu vực lân cận.
Nhật Bản sẽ chia sẻ với Việt Nam kinh nghiệm quản lý đường cao tốc
Trong khuôn khổ Dự án, JICA sẽ cử các chuyên gia, cung cấp thiết bị và tổ chức các khóa đào tạo tại Nhật Bản và Việt Nam cho các cán bộ của Việt Nam.
=============================================================================
Phát hiện vị trí hàng trăm liệt sỹ hy sinh năm Mậu Thân
Tìm kiếm hài cốt liệt sĩ trên cánh đồng thôn Phước Yên
 Trong khi làm đường trong một dự án phát triển nông thôn, các công nhân đã phát hiện ra nhiều hài cốt. Qua xác định, đây là vị trí nơi hàng trăm liệt sĩ đã hy sinh trong trận đánh Mậu Thân 1968.
Vị trí trên thuộc thôn Phước Yên, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền (TT-Huế). Vào ngày 13/5, khi các công nhân đang thi công phần đường thuộc dự án phát triển nông thôn do Luxembourg tài trợ cho huyện Quảng Điền, bỗng phát hiện nhiều dấu tích của hài cốt.
Sau đó, theo chỉ đạo của huyện, dự án này được tạm dừng để phục vụ công tác tìm kiếm. Nhiều hài cốt với các dấu hiệu là bộ đội miền Bắc với tuổi đời rất trẻ cùng nhiều giày cao su, vải dù, đạn AK, lựu đạn, dao găm… Điểm đặc biệt là các hài cốt này nằm san sát nhau, có một số hài cốt có tư thế ngồi với nhiều mảnh gỗ xung quanh được xác định là chiến sĩ ngồi trong hầm bị đạn phục kích.
Đến chiều 25/5, công tác tìm kiếm vẫn tiếp tục và phát hiện thêm một số hài cốt nâng tổng số lên 17 liệt sĩ. Theo ông Cao Xuân Phụ, nguyên là chủ tịch huyện Quảng Điền cho biết: “Tôi là lính trong sư đoàn 324B chiến khu Trị Thiên xưa đã từng biết vào năm 1968, 2 tiểu đoàn K8 và K10 thuộc sư đoàn với hơn 1.000 chiến sĩ khi rút lui khỏi TP Huế, chạy về đây đã bị phục kích và hy sinh gần hết trên một cánh đồng. Vì vậy đây chắc chắn là vị trí có nhiều đồng đội xưa đã ngã xuống mà sau giải phóng vẫn chưa tìm ra. Trước đây vào năm 1975, sau khi giải phóng, xung quanh đây cũng tìm ra một số hài cốt nhưng chỉ  với số lượng ít chứ không phải nhiều và nằm gần nhau như thế này”.
=============================================================================================
Đại gia mua cả trường học tặng con gái
Vì chiều lòng con gái, anh Matt Hill người Anh quyết định mua cả ngôi trường nơi cô bé Olivia theo học để cứu nơi đây khỏi bị đóng cửa.
Theo Sina, khi nghe tin ngôi trường tư Mill ở Potterne, Wilts nước Anh, nơi con gái ba tuổi đang theo học sẽ phải đóng cửa vào cuối học kỳ trong mùa hè này, anh Matt Hill cảm thấy rất buồn. Lo lắng cô con gái phải đi học ở nơi xa, đại gia 38 tuổi liền đề nghị mua lại ngôi trường cùng với Dave Stanley – một đối tác kinh doanh của anh.
Vì sợ con phải đi học xa, anh Matt Hill quyết định mua lại ngôi trường với giá một triệu bảng Anh.
Mức giá thu mua mà hai người đưa ra là một triệu bảng Anh ngay lập tức được Ban giám hiệu nhà trường chấp thuận. Cô Sylvia Parry, Phó hiệu trưởng chia sẻ: “Ngay khi tôi thông báo với học sinh rằng ngôi trường sẽ không bị đóng cửa, các em nhỏ đều hò reo vui sướng”.
Được biết, ngôi trường dành cho học sinh từ lứa tuổi 2 đến 11 này hiện thuộc quyền sở hữu chung của ông bố tuyệt vời Matt Hill và Dave Stanley. Toàn bộ cán bộ, giáo viên cùng 65 học sinh tại đây đang tiếp tục hoạt động dạy và học như trước kia.
—————————————————————————————————————————————————————————————————————————————-

Dự đoán lạm phát của ông Bộ trưởng đã sai?

Để lại phản hồi
Ngày 3/5/2011, tại Hội nghị cấp cao về Kinh doanh trong khuôn khổ hội nghị hàng năm của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Kế Hoạch Đầu tư nói, “Việt Nam đang phấn đấu để lạm phát năm 2011 xấp xỉ năm 2010, tức là vào khoảng 11,75%”.
Một ngày sau đó, bình luận về phát biểu trên của ông Bộ trưởng, tôi đã viết một bài cho Lao Động Cuối Tuần. Bài báo đã phân tích, nếu chỉ số giá tiêu dùng, CPI, của mỗi trong 8 tháng còn lại chỉ tăng 0,24% so với tháng trước, thì CPI cuối năm sẽ là “khoảng” 11,75%. Còn nếu CPI không âm trong bất cứ tháng nào và chỉ cần 1 tháng duy nhất nào đó CPI cao hơn 1,92% thì quyết tâm trên sẽ không thể thực hiện.
Tôi cũng dự tính, với việc tăng lương tối thiểu từ 1/5/2011, với giá gas tăng thêm khoảng 8,6% từ 1/5/2011 và sự tăng giá các mặt hàng khác, CPI tháng 5 này ít nhất cũng phải 1,92%. Hay nói cách khác, mong ước của ông Bộ trưởng có thể tan như mây khói ngay vào cuối tháng này.

Giá cả tăng, các bà nội trợ đau đầu khi đi chợ. Ảnh ĐV
Vài hôm trước, báo chí đã cho biết CPI tháng 5/2011 của Hà Nội tăng 1,76% so với tháng 4, còn của TP.HCM tăng 2,38% so với tháng trước (trong khi đó các con số tương ứng của tháng 5-2010 so với tháng 4 ở 2 thành phố này là 0,41% và 0,48%). Tháng 5 năm 2010 CPI cả nước chỉ tăng 0,27%.
Và hôm nay 24/5/2011 Tổng cục Thống kê công bố CPI tháng 5/2011 của cả nước tăng 2,21% so với tháng trước. Con số 2,21% cao hơn con số 1,92% nêu trên.
CPI hiện nay so với tháng 12/2010 đã lên tới 12,07% vượt con số 11,75% mà ông Bộ trưởng mong ước cho cả năm. Và nếu so với cùng kỳ năm trước, lạm phát đã lên đến 19,78%.
Có người sẽ nói vẫn phải đợi đến 24/12/2011 khi Tổng cục Thống Kê công bố CPI cả năm thì mới rõ liệu dự đoán của ông Bộ trưởng có đúng hay không? Vì nếu CPI của 7 tháng còn lại có thể là âm (tức là 1+CPI là một con số nhỏ hơn 1), thì CPI cả năm có thể giảm xuống. Điều đó có thể xảy ra trên lý thuyết, chứ khó có thể xảy ra trong thực tế.
Vì vậy, có thể kết luận một cách gần như chắc chắn rằng dự tính của “tư lệnh” về kế hoạch của Việt Nam đã phá sản sau 3 tuần lễ?-
Nguyễn Quang A
@BeeNet
—————————————————————————————————————————————————————————————————————————————-

Lạm phát tiếp tục phi mã

Để lại phản hồi
Ruộng lúa
Lạm phát tháng 5 lên tới 19,78% so với cùng kỳ năm ngoái, khiến mục tiêu của Chính phủ có nguy cơ phá sản.
Đây được nói là mức cao nhất trong gần hai năm rưỡi nay và cũng cao nhất châu Á.

Hồi đầu tháng, tại một cuộc họp trong Hội nghị thường niên của Ngân hàng Phát triển Á châu (ADB) ở Hà Nội, Bộ trưởng Kế hoạch-Đầu tư Võ Hồng Phúc tuyên bố Chính phủ Việt Nam dự kiến sẽ cố gắng giữ lạm phát năm nay ở mức tương đương với 2010, tức là khoảng 11,75%.
Ông Phúc nói: “Ưu tiên hàng đầu là kiềm chế lạm phát. Chúng tôi không còn ưu tiên hóa mức tăng trưởng GDP. Chúng tôi muốn giữ GDP ở mức hợp lý, có thể chấp nhận được trong tình hình lạm phát như hiện nay”.
Tuy nhiên, chỉ số CPI tháng 5 tăng 2,21% so với tháng trước, chỉ giảm chút đỉnh so với mức lạm phát tháng 4 là 3.32%.
Một số chuyên gia tính toán rằng như vậy mục tiêu 11,75% cho cả năm nếu muốn thực hiện thì từ nay tới cuối năm, mức tăng CPI các tháng đều phải dưới 0%, một điều gần như không thể đạt được.
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nói với BBC: “Lạm phát cao là thứ thuế vô hình đánh vào mọi người dùng tiền Việt Nam, người càng nghèo thì tỷ lệ thuế lạm phát so với thu nhập càng lớn”.
So với tháng 12/2010, CPI tăng là 12,07%. Lý do chủ yếu do tăng giá lương thực thực phẩm, giáo dục, nhà ở và vật liệu xây dựng.
Nhập siêu tháng 5/2011 lên cao nhất trong vòng 17 tháng qua, khoảng 1,7 tỷ USD. Mức nhập siêu này cũng đã làm ảnh hưởng đến ổn định vĩ mô, gây sức ép lên lạm phát.
Tiến sỹ Doanh nhận định: “Lạm phát đã lên đến 20% nhưng lãi suất trần cho tiền gửi do NHNN Việt Nam ấn định chỉ có 14%, tức là lãi suất âm, nên huy động dân gửi tiền tiết kiệm càng khó hơn”.
“Các Ngân Hàng Thương Mại đã phải nâng lãi suất huy động lên đến 18-19% và lãi suất cho vay lên đến 27-28%, quá sức chịu đựng của doanh nghiệp. Rủi ro ngân hàng và rủi ro doanh nghiệp đều lớn.”

Chính sách kinh tế

Chính phủ Việt Nam đang đối diện áp lực ngày càng tăng trong việc giải quyết các bất cập của nền kinh tế.
Thị trường chứng khoán đã sụt giảm trong chín phiên liên tiếp.
Từng là một trong các quốc gia đang phát triển được kỳ vọng nhiều, kinh tế Việt Nam giờ đang phải vật lộn với lạm phát, thâm hụt thương mại và niềm tin vào đồng tiền nội địa sút giảm.
Tuy nhiên, một số kinh tế gia lại cho rằng việc chỉ số CPI trong tháng 5 tăng ít hơn tháng 4 có thể là chỉ dấu chính sách chống lạm phát của Nhà nước “bắt đầu có tác dụng”.
Cuối tháng Hai năm nay, trong Nghị quyết 11 chính phủ đã đưa ra một số biện pháp củng cố nền kinh tế, như giữ tăng trưởng tín dụng dưới 20%, thâm hụt ngân sách dưới 5% GDP…
Một cuộc đình côngGiá cả tăng làm các cuộc đình công ngày càng nhiều
Báo Wallstreet Journal ấn bản Á châu trích lời ông Lê Thẩm Dương từ trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh nói: “Tôi nghĩ Chính phủ không cần thắt chặt thêm chính sách tiền tệ nữa vì các biện pháp đưa ra từ tháng Hai đã bắt đầu có hiệu quả”.
Ông nói thêm:”Chỉ số giá cả tháng 6 sẽ còn tiếp tục giảm, vì không có yếu tố nào đẩy giá lên cao nữa”.
“Giá điện, than và xăng đều đã tăng, cũng như mức lương tối thiểu.”
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh từ Hà Nội thì khuyến cáo “phải nỗ lực hơn nữa trong việc thực hiện Nghị quyết 11, cụ thể là tiết kiệm ngân sách và cắt giảm đầu tư công phải quyết liệt hơn, vì mặc dầu đã cắt giảm theo nghị quyết sau bốn tháng 2011, tổng vốn đầu tư công đã tăng 30% so với cùng kỳ năm trước”.
“Các biện pháp trợ giúp người nghèo phải trực tiếp và có hiệu quả hơn so với việc đầu tư tiền ngân sách TPHCM vào ‘bình ổn giá’, không đến tay người nghèo.”
Ông cho rằng nếu không có các biện pháp đồng bộ, có hiệu lực để cắt giảm nhập siêu, bội chi ngân sách, ổn định tình hình ngân hàng thì tình hình có thể sẽ phức tạp hơn.
“Tăng trưởng sẽ giảm sút trong khi lạm phát cao và các mất cân đối vĩ mô vẫn còn đó. Đó là kịch bản cần tránh và có thể tránh được.”
@bbc
—————————————————————————————————————————————————————————————————————————————

Người Việt tiêu thụ hàng tỉ lít bia/năm

Để lại phản hồi
Trước sức uống “khủng khiếp” của người tiêu dùng, hàng loạt nhà máy bia tiếp tục được mọc lên trong khi nhiều hãng bia ngoại cũng chen nhau đưa hàng vào bán tại Việt Nam.
Một số nhãn hiệu bia Việt và quốc tế có mặt tại VN vừa công bố cho thấy lượng bia tiêu thụ ở VN đang gia tăng chóng mặt. Trong đó, có những thương hiệu đạt con số 1 tỉ lít/năm.
Nhậu la liệt, tràn cả ra vỉa hè trên đường Bình Tiên, Q.6, TP.HCM – Ảnh: N.C.T.
Sức uống “khủng khiếp” của người tiêu dùng VN đã khiến các nhà máy bia thi nhau mở ra. Ngày càng nhiều doanh nghiệp nhập khẩu và phân phối các loại bia trên thị trường.
Bia nhập tăng 50%
Bốn tháng, sản xuất 714,6 triệu lít bia Theo thống kê của Bộ Kế hoạch – đầu tư, bốn tháng đầu năm 2011 các doanh nghiệp trong nước đã sản xuất 714,6 triệu lít bia các loại, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Tốc độ tăng trưởng ngành bia tại VN, theo thống kê của các công ty nghiên cứu thị trường, ước đạt 15%/năm. VN có khoảng 350 cơ sở sản xuất bia có trụ sở ở hầu khắp các tỉnh thành trên cả nước và tiếp tục tăng về số lượng. Trong số này, có hơn 20 nhà máy đạt công suất trên 20 triệu lít/năm, 15 nhà máy có công suất lớn hơn 15 triệu lít/năm, và có tới 268 cơ sở có năng lực sản xuất dưới 1 triệu lít/
Những năm gần đây hàng loạt nhãn hiệu bia ngoại nhập khẩu đã đổ bộ vào thị trường VN. Tại các siêu thị, cửa hàng bán lẻ… bia ngoại nhập được bày bán phổ biến như các thương hiệu bia sản xuất trong nước. Các loại bia như Corona, Budweiser, Bit Burger, Leffe Brown, Hoegaarden White, MOA, Cooper, Bavaria… xuất xứ Mexico, Đức, Bỉ, Hà Lan… đã trở nên quen thuộc với nhiều người, cho dù giá các loại bia này cao gấp 2-3 lần so với bia sản xuất trong nước.
Điều khá bất ngờ là tốc độ tăng trưởng tiêu thụ của bia nhập khẩu qua những năm gần đây luôn đạt những con số ấn tượng. Hiện nay tại TP.HCM, mỗi tháng có hàng chục ngàn thùng bia các loại được nhập khẩu về qua các cảng. Cảng Cát Lái (Q.2) là cảng có lượng bia nhập khẩu lớn nhất khu vực phía Nam. Đa số bia nhập khẩu có xuất xứ từ Bỉ, Đức và Hà Lan. Theo Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực I, lượng bia nhập khẩu năm 2010 tăng tới 50% so với năm 2009. Theo thống kê chung với mặt hàng rượu, năm 2010 có khoảng 1,66 triệu sản phẩm được thông quan và đưa ra tiêu thụ trên thị trường.
Không chỉ nhập khẩu các loại bia không có nhà máy sản xuất tại VN, nhiều thương hiệu bia đã có sản xuất tại VN hàng chục năm nay vẫn được nhập về và tiêu thụ. Ông Trần Phương (ngụ ở đường Tôn Đản, Q.4) cho biết loại bia “Ken” đóng chai 250ml nhập khẩu từ Pháp đang được nhiều quán nhậu, nhà hàng thường xuyên đặt hàng thay cho bia “Ken” chai hoặc lon sản xuất tại VN.
Ông Phương cho biết “Ken” Pháp giá tới 480.000-500.000 đồng/thùng, mắc hơn khá nhiều so với “Ken” lon lùn 250ml sản xuất trong nước. Tuy nhiên, nhiều người vẫn lựa chọn loại bia này. Theo ông Phương, hiện có rất nhiều nhà nhập khẩu loại bia này, chỉ riêng cơ sở ông mỗi tháng tiêu thụ hàng ngàn chai “Ken” Pháp.
Ngoài ra còn có “Ken” Hà Lan. Xu hướng thích uống bia ngoại nhập của người tiêu dùng VN khiến ngay cả nhà sản xuất cũng bổ sung lĩnh vực kinh doanh là nhập khẩu và phân phối bia. Và trong đợt tiêu thụ dịp tết vừa qua, một thương hiệu bia nổi tiếng đã xin giấy phép nhập khẩu tới 400.000 thùng
Lượng bia tiêu thụ ở Việt Nam trong những năm qua và dự kiến tới năm 2015 – (Nguồn: Bộ Công thương) Ảnh: T.Thắng – Đồ họa: V.Cường
Chỉ sau… Mỹ, Pháp
Trong buổi giới thiệu hoạt động trách nhiệm xã hội của Công ty TNHH nhà máy bia VN (VBL) tại TP.HCM vào giữa tháng 5-2011, ông Michel de Carvalho, chủ sở hữu thương hiệu bia Heineken, đã tỏ ra ngạc nhiên về tốc độ tiêu thụ nhãn hiệu bia này tại VN. Trong năm 2010 người Việt đã uống hơn 200 triệu lít bia nhãn hiệu này, chỉ sau Mỹ, Pháp trong danh sách 170 thị trường trên thế giới mà dòng bia này có mặt.
Ông Michel de Carvalho dự báo đến năm 2012 VN sẽ chiếm vị trí thứ hai của Pháp để trở thành thị trường tiêu thụ quan trọng của Heineken, chỉ xếp sau Mỹ. Và khả năng đến năm 2015 VN sẽ trở thành thị trường tiêu thụ bia Heineken… lớn nhất thế giới! Theo ông Carvalho, tốc độ tăng trưởng bia thương hiệu này ở thị trường VN luôn là một thí dụ mà ông hay kể khi đến các thị trường khác.
Trong khi đó, doanh nghiệp đang làm chủ một loạt thương hiệu bia nội địa nổi tiếng hiện là Tổng công ty Bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) với các nhãn hàng “333”, “Sài Gòn xanh”, “Sài Gòn đỏ”, “Saigon Special”… còn tỏ ra “vượt trội” hơn cả VBL, bởi vào gần cuối năm 2010 Sabeco đã đánh dấu cột mốc tiêu thụ 1 tỉ lít bia các loại.
Và “kết sổ” năm 2010 doanh nghiệp này tiêu thụ tổng cộng 1,088 tỉ lít bia các loại, bằng 109% kế hoạch và tăng 21% so với cùng kỳ năm 2009. Năm 2011, doanh nghiệp này cũng không ngại ngần đặt mục tiêu tiêu thụ 1,3 tỉ lít bia và dự kiến đạt mốc 2 tỉ lít bia trong năm 2015 vì tốc độ tiêu thụ bia tại thị trường VN “chỉ thấy tăng chứ không bao giờ thấy giảm, bất kể tình hình kinh tế có khó khăn cỡ nào”.
Đầu tư dồn dập
Do tốc độ tiêu thụ bia tăng nhanh nên nhiều nhà máy bia có công suất hàng trăm triệu lít/năm “đua” nhau đi vào hoạt động.
Chỉ trong vòng 20 ngày đầu của tháng 3-2011, Sabeco đã đưa vào hoạt động ba nhà máy sản xuất bia tại Quảng Ngãi và Hà Nam với tổng vốn đầu tư trên 2.000 tỉ đồng, tổng công suất xấp xỉ 300 triệu lít/năm cho loại bia lon và bia hơi. Trước đó vào tháng 2-2011, Sabeco cũng tổ chức lễ khởi công gói thầu số 8 dự án Nhà máy bia Sài Gòn – Hà Tĩnh, được xây dựng với tổng mức đầu tư khoảng 480 tỉ đồng, thuộc nguồn vốn đầu tư phát triển của tổng công ty, công suất sản xuất khi hoàn thành là 50 triệu lít bia/năm.
Nếu tính thêm các dự án nâng công suất hoặc xây mới, Sabeco còn có dự án nâng công suất Nhà máy bia Sài Gòn – Củ Chi lên 264 triệu lít, dự kiến hoàn thành trong năm nay. Riêng dự án Nhà máy bia Sài Gòn – Vĩnh Long công suất 200 triệu lít/năm sẽ bắt đầu thực hiện từ năm 2011, đến năm 2014 hoàn tất.
Và nếu thêm cả dự án Nhà máy bia Sài Gòn – Ninh Thuận khởi công hồi tháng 4-2010 trên diện tích 20ha, có tổng mức đầu tư khoảng 680 tỉ đồng, công suất sản xuất khi hoàn thành là 50 triệu lít bia/năm, tính ra Sabeco “tròm trèm” có thêm gần 500 triệu lít bia các loại trong các năm tới. Theo công bố của Sabeco, doanh nghiệp này đã hoạch định mục tiêu tăng trưởng sản xuất giai đoạn 2011-2015 có tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất công nghiệp đạt 14-16%/năm, sản lượng bia tăng 13-15%/năm và sẽ đạt 1,8 tỉ lít vào năm 2015.
Giám đốc điều hành VBL David Teng cho biết VBL sẽ đầu tư khoảng 68,1 triệu USD để nâng công suất của nhà máy tại TP.HCM. Với khoản đầu tư này, VBL sẽ nâng công suất sản xuất bia của nhà máy tại quận 12 từ 280 triệu lít/năm lên 420 triệu lít/năm trong vòng 12 tháng tới.
LÊ NAM – TRẦN VŨ NGHI – BẠCH HOÀN
@Tuổi trẻ
—————————————————————————————————————————————————————————————————————————————

CẬP NHẬT TIN 24-5-2011

Để lại phản hồi
Ngân Hàng Nhà Nước VN mua $1 tỉ với giá rẻ
HÀ NỘI (TH) – Tính đến đầu tuần này, Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN) Việt Nam loan báo đã thu mua được 1 tỉ đô la với giá 20,620 đồng/USD.
Theo Sài Gòn Times, bằng cách kềm giá mua vào thật thấp, chỉ cần qua 6 phiên giao dịch, NHNN đã thu mua tổng cộng 1 tỉ đô la Mỹ.
Theo Thống Ðốc NHNN Nguyễn Văn Giàu thì đó là “nghiệp vụ bình thường của Ngân Hàng Trung Ương”. Tuy nhiên, theo dư luận, NHNN đã thực hiện một “nghiệp vụ bình thường trong một tình thế đặc biệt”.
Sau khi xiết chặt thị trường, bắt bớ tư nhân mua bán khiến thị trường ngoại tệ ngầm tê liệt, kéo giá mua bán ngoại tệ do chính mình áp đặt xuống mức thấp, NHNN ung dung mua gom đô la Mỹ.
Ðối với các ngân hàng thương mại ở Việt Nam, đây là sự kiện đáng được quan tâm. Một vị đại diện ngân hàng thương mại cho biết đã chấp nhận bán Mỹ kim cho NHNN để nhận lại tiền mặt vì họ đang thiếu hụt thanh khoản. Thế nhưng, NHNN đến nay vẫn chưa chịu bơm tiền cho các ngân hàng thương mại, viện lý do “phải ngăn ngừa lạm phát”.
Dư luận còn cho biết thêm, trong khi gom mua ngoại tệ của các ngân hàng thương mại, NHNN hầu như không bán một đồng Mỹ kim nào cho các ngân hàng thương mại Việt Nam. (P.L.)
=======================================================================================
Bình Dương sắp có ‘China town’
BÌNH DƯƠNG (NLÐ) – Không nói chừng nào sẽ hoàn thành nhưng công trình xây dựng một ‘China town’ đầu tiên của Việt Nam đã được khởi công sáng 22 tháng 5 tại tỉnh Bình Dương.
Phác thảo thiết kế Chinatown tại tỉnh Bình Dương. (Hình: tài liệu của Becamex)
Báo Người Lao Ðộng cho biết công trình này là một trung tâm thương mại có tên Ðông Ðô được xây dựng tại thành phố Bình Dương trên một diện tích hơn 8,000 m2, cao 3 tầng, “mang đậm nét kiến trúc truyền thống của người Hoa”.
Cũng theo báo Người Lao Ðộng, Trung Tâm Thương Mại Ðông Ðô là trung tâm điểm của dự án “Ðông Ðô Ðại Phố” – khu thương mại đầu tiên dành cho người Hoa tại Bình Dương, rộng 26 ha với tổng vốn đầu tư lên hơn 6,000 tỉ đồng, tương đương 300 triệu đô la Mỹ.
Mặc dù chưa xác định chừng nào thì công trình xây dựng hoàn thành nhưng nguồn tin này nói trước rằng Ðông Ðô Ðại Phố sẽ là “khu thương mại phồn thịnh và sung túc nhất của thành phố Bình Dương và là cầu nối thương mại giữa tỉnh Bình Dương và thế giới”.
Lâu nay, Chợ Lớn được coi là vùng đất qui tụ đông đảo người Việt gốc Hoa đến sinh sống, làm ăn từ trước năm 1975. Sau cuộc chiến tranh giữa Trung Quốc và Việt Nam hồi năm 1979 tạo ra một thảm cảnh “nạn kiều – bài Hoa” và các chiến dịch “bài trừ tư sản mại bản” của chế độ Cộng Sản Việt Nam đã đẩy hàng vạn người Hoa cùng với người Việt ào ạt xuống tàu vượt biên.
Gần đây, người Hoa từ Trung Quốc tràn xuống Việt Nam làm ăn sinh sống ngày một đông dần. Người ta ước tính tại tỉnh Bình Dương hiện có khoảng 120,000 “người Hoa mới” đến làm ăn sinh sống, đông nhất là vùng Lái Thiêu, thị xã Thuận An, thị xã Thủ Dầu Một, Tân Uyên… (P.L.)
========================================================================
Di tích cố đô thành ‘cà phê quán’
HUẾ (TH) – Vừa tốn hết 9.3 tỉ đồng để sơn sửa, trùng tu, Lầu Tứ Phương Vô Sự thuộc nhóm quần thể di tích cố đô Huế biến thành “cà phê quán,” tưng bừng khai trương hôm 22 tháng 5.
Lầu Tứ Phương Vô Sự biến thành cà phê quán. (Hình: VNExpress)
Theo báo Dân Trí, du khách và dân địa phương tò mò kéo đến khá đông để tìm hiểu cung cách phục vụ và phẩm chất hoạt động của “cà phê quán – Tứ Phương Vô Sự Lầu.”
Người ta đặt khoảng 10 bộ bàn ghế để đón khách ở tầng một. Ở tầng 2, chủ quán trải nệm ngồi dành không gian cho người “trà đạo”. Cạnh đó, một khu nhà vệ sinh cũng được xây dựng cấp tập cho khách sử dụng.
Các cán bộ có thẩm quyền cho rằng việc biến Lầu Tứ Phương Vô Sự thành “cà phê quán – Tứ Phương Vô Sự Lầu” nhằm mục đích… “không để lãng phí một công trình tuyệt tác của kinh đô Huế xưa”.
Nghe đâu chủ quán là một viên chức của phòng nghiên cứu thuộc Trung Tâm Bảo Tồn khu di tích đã trúng cuộc đấu giá với mức nộp 200 triệu đồng/năm và đã ký hợp đồng hiệu lực trong 3 năm.
Ðược biết Lầu Tứ Phương Vô Sự được xây dựng vào năm 1923, thời Vua Khải Ðịnh, làm nơi học tập hàng ngày của các hoàng tử và công chúa triều Nguyễn. Ðây cũng là nơi hóng mát của vua và hoàng triều.
Lầu Tứ Phương Vô Sự bị hư hỏng theo thời gian, chỉ còn lại một bức tường. Trung Tâm Bảo Tồn Di Tích cố đô Huế đã lập dự án tu bổ di tích này, làm lại tường, lan can, phục hồi nguyên bản Lầu Tứ Phương Vô Sự xưa.
Tháng 10 năm 2010, di tích này được khánh thành.
Tuy nhiên, đến tháng 5 năm nay, tức khoảng 7 tháng sau ngày hoàn thành, cũng Trung Tâm Bảo Tồn này lại biến Lầu Tứ Phương Vô Sự thành “cà phê quán,” bán nước giải khát cho khách thập phương. (P.L.)
—————————————————————————————————————————————————————————————————————————————-

Giới đầu tư vào cổ phiếu VN ‘bán tháo’

Để lại phản hồi
Lạm phát tăng hàng tháng từ 08/2010 và VN Index sắp xuống dưới ngưỡng 400 điểm.
Giới đầu tư bán tháo cổ phiếu trong phiên thứ chín liên tục do mất niềm tin vào bất ổn kinh tế và lạm phát ở mức cao nhất kể từ tháng 12 năm 2008.
Chỉ số chứng khoán VN Index sụt giảm 3,6%, đứng ở mức 402,59 điểm vào hôm thứ Ba 24/05. Cổ phiếu tại Trung Tâm Giao Dịch Chứng khoán Tp HCM mất giá trị 16,7% kể từ ngày 11 tháng Năm.
Tổng vốn hóa thị trường (market cap) tại Việt Nam chỉ hơn 30 tỷ USD, chưa được bằng một phần ba GDP hàng năm, và giá trị giao dịch hàng ngày trung bình khoảng 30 triệu USD, được xem là thị trường cỡ nhỏ, theo Financial Times.
Giới giao dịch chứng khoán và các nhà đầu tư lo ngại về lạm phát, tăng tới 19,78% so với một năm trước theo số liệu công bố vào ngày thứ Ba.
Họ cũng lo lắng về ảnh hưởng từ lãi suất đi vay cao đối với doanh nghiệp trong bối cảnh chính phủ triển khai các kế hoạch bình ổn nền kinh tế vốn phát triển nhanh nhưng thiếu vững chắc.
‘Bán tháo’
Fiachra MacCana, Giám đốc nghiên cứu tại Công ty môi giới Chứng khoán Tp HCM được Financial Times trích dẫn nói giới đầu tư đã tới ngưỡng “buông cổ phiếu”.
“Thị trường đang rơi tự do vì chúng ta đang trong giai đoạn cuối cùng của thị trường bị tụt dốc (bear market), khi tất cả mọi người phủi tay và quăng mọi thứ qua cửa sổ,” ông MacCana nói.
Chính phủ Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng trung bình ấn tượng 7% hàng năm trong thập niên qua khi nhà chức trách bơm tín dụng mạnh.
Nhưng việc bơm tín dụng đã phải trả giá bằng thực trạng lạm phát cao, tiền đồng bị mất giá, thâm hụt cán cận thương mại và thâm hụt ngân sách lớn cũng như các vấn đề tài chính tại các công ty nhà nước.
Trong tháng Hai chính phủ công bố một gói các biện pháp thắt chặt tài chính và tiền tệ để giải quyết những vấn đề này.
Tuy nhiên nhiều nhà đầu tư vẫn chưa thấy thuyết phục rằng giới lãnh đạo Cộng sản, thường đưa ra chính sách trên cơ sở đồng thuận, có được ý chí chính trị để lèo lái con tàu kinh tế qua được cơn sóng gió bằng việc thực hiện những thay đổi phải trả giá.
Ông MacCana được trích dẫn nói “sẽ có đau đớn và mất mát rất lớn và chúng ta thấy gần như chắc chắn rằng quý Ba hay quí Tư sẽ chứng kiến việc hạ cánh thiếu an toàn” ông nói.
@bbc
—————————————————————————————————————————————————————————————————————————————-

VN hoàn tất bầu cử: Quốc Hội trong tay đảng

Để lại phản hồi
HÀ NỘI – Sau nhiều tháng tuyên truyền và ‘vận động’, cuộc bầu cử Quốc Hội và hội đồng nhân dân các cấp tại Việt Nam vừa kết thúc hôm Chủ Nhật, 22 tháng 5.
Thông Tấn Xã Việt Nam cho hay, tỷ lệ cử tri đi bầu ở hai thành phố lớn nhất Việt Nam là Hà Nội 98% và Sài Gòn là 99%. Ở các tỉnh thành khác, tỷ lệ này còn cao hơn như Lai Châu, Hà Giang, Hòa Bình, Lạng Sơn con số lên đến 99.99%.
Hơn 62 triệu cử tri trong cả nước với gần 91,000 điểm bỏ phiếu bầu chọn ra 500 đại biểu Quốc Hội trong số 827 ứng cử viên.
Những chiếc loa phóng thanh phát hết công suất trong ngày 22 tháng 5, kêu gọi và ‘lùa’ người dân đi bầu cử. (Hình: Hoàng Ðình Nam/AFP/Getty Images)
  ‘Ðảng cử dân bầu’
 Cách thức tổ chức, lựa chọn ứng cử viên cuộc bầu cử lần này không khác mấy so với các lần bầu cử trước, với đa số các ứng cử viên là đảng viên và do đảng cộng sản giới thiệu. Chỉ có 15% số ứng cử viên là những người không phải đảng viên, trong đó có 15 người tự ứng cử.
Từ cuộc bầu cử lần này, một Quốc Hội mới được lập ra và trong kỳ họp đầu tiên dự trù vào đầu tháng 7, sẽ bầu chọn các chức vụ cao nhất của bộ máy nhà nước bao gồm Chủ tịch Quốc Hội, chủ tịch nước, thủ tướng… mà các vị trí này đã được sắp xếp trước đó từ sau đại hội đảng cộng sản lần thứ 11.
Một người bầu thay cho nhiều người
 Phóng viên của AFP tường thuật từ Hà Nội cho biết, “Dân chúng nhiều nơi đã thấy sắp hàng vào lúc sáng sớm, ngay trước khi các phòng phiếu mở cửa lúc 7 giờ sáng.”
AFP dẫn lời một nhân viên ngân hàng tên Phạm Thanh Thủy, 32 tuổi, cho hay bà đi bầu vì đây là điều bắt buộc.
“Thật sự là tôi chẳng quan tâm đến việc ai sẽ đắc cử… điều này chẳng thay đổi gì đối với tôi.”
Theo AFP, dù rằng trên thực tế là điều không hợp pháp, nhiều người như bà Ðỗ Thị Dung, 47 tuổi, đi bỏ phiếu cho cả gia đình.
“Tôi chẳng biết là mình bỏ phiếu cho ai,” bà nói. “Tôi chỉ muốn làm cho xong điều này để còn làm những việc khác.”
Việc bầu thay cho nhiều người được các trang mạng xã hội cho biết là khá phổ biến. Tại một số nơi, một người cầm tới 8 phiếu cử tri đi bầu cho cả gia đình.
Trên diễn đàn của đài BBC, một độc giả kể rằng, nhiều người bị ‘lùa’ đi bầu cử, nhiều điểm bỏ phiếu còn phát tiền cho cử tri với mức trung bình từ 5 đến 10 ngàn đồng cho mỗi người.
Các loa phóng thanh của phường xã ra rả suốt ngày giục người dân đi bầu cử mà bà Nguyễn Thị Nụ, một người dân ở Hà Nội than thở với báo Người Việt rằng, “mong ngày bầu cử qua nhanh để ‘loa phóng thanh không làm phiền cái lỗ tai!’”
Quốc Hội nằm trong tay đảng
Tuy Quốc Hội được coi là cơ quan đại diện cao nhất của người dân, quyền lực thật sự nằm trong tay Bộ Chính Trị và Trung Ương Ðảng với gần 200 ủy viên, được bầu lên trong đại hội 11 hồi tháng 1 vừa qua.
Các phân tích gia cho hay Bộ Chính Trị đã phân chia các vị trí quyền lực trong các ủy viên. Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng được coi như sẽ tiếp tục giữ chức vụ này sau khi đẩy lui sự tấn công của phía ủng hộ ông Trương Tấn Sang, người có thể được đưa lên giữ chức chủ tịch nước.
Tuy hiến pháp Việt Nam nói rằng, “Quốc Hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam…” nhưng trên thực tế Quốc Hội Việt Nam chỉ là ‘bù nhìn’ trong tay đảng cộng sản.
Trước ngày bầu cử Quốc Hội, một bài viết trên tờ Quân Ðội Nhân Dân thẳng thắn thừa nhận điều này rằng, “Quốc Hội nước ta là Quốc Hội của đảng và đồng thời cũng là Quốc Hội của dân.” (K.N.)
—————————————————————————————————————————————————————————————————————————————

87.000 và 700

Để lại phản hồi
Xích Tử
TBT Nguyễn phú Trọng bỏ phiếu
Tiêu đề bài viết là cách rút gọn của con số 87.000 tỉ và 700 tỉ. Nó được gợi ý bởi những tin tức dồn dập nhất định phải có về kết quả của cuộc bầu cử 22/5.
12 giờ trưa 22/5, tất cả các điểm bỏ phiếu đã vắng hoe; các tổ bầu cử được dự một bữa cơm trưa đình đám. 15 giờ, hầu như các thùng phiếu đã được niêm phong. Ngày 23/5, tin tức đầu tiên cho biết tỉ lệ cử tri đi bầu cả nước là 97%; sau đó là tin về kết quả thành công tốt đẹp mà nặng ký nhất là cuộc trả lời phỏng vấn của Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Hội đồng bầu cử trung ương với phóng viên VTV1.
Diễn biến đó dứt khoát phải đáng tin, bởi một cuộc sinh hoạt chính trị, một ngày hội non sông, đã được toàn dân náo nức, hoặc háo hức chờ đón suốt cả tháng trước, rất tưng bừng và được bảo vệ cũng như bị thúc giục mời gọi ra rả trong ngày đi bầu thì làm sao mà không thành công tốt đẹp được.
Chỉ lạ là sao tỉ lệ chỉ đạt 97%. Hay con số đó cũng được lãnh đạo ? Bởi nếu tính số cử tri bị thất thoát do tai nạn các loại, nhất là vụ chìm tàu Dìn Ký, cả nước cũng không quá 1000, không bõ bèn gì với 3% ; trong khi bù lại, có rất nhiều người được nhận 2 phiếu cử tri trở lên (số công dân đi học xa hoặc di dân cục bộ do chuyển chỗ ở, theo vợ theo chồng).
Như vậy, cùng với những qui định pháp luật về qui trình giới thiệu/chỉ định/áp đặt người ứng cử, cách lựa chọn cử tri để lấy ý kiến tín nhiệm và phương pháp tổ chức các buổi lấy ý kiến, cách lựa chọn cử tri để tiếp xúc và phương pháp tổ chức các buổi tiếp xúc, thực tế diễn ra trong phòng phiếu cũng bộc lộ những khuất tất đáng xấu hổ. Không có phòng phiếu nào là không có hiện tượng đi bầu thay và việc nhân viên tổ bầu cử nhắc nhở cử tri “cách” lựa chọn ứng cử viên (bản thân tôi đã chứng kiến có người đi bầu đại diện cho 32 cử tri). Những khiếm khuyết của giai đoạn “đầu vào” đó khiến không ai tin được sự minh bạch của hồi sau vở kịch chính trị : với những tổ kiểm phiếu gồm những người do đảng và nhà nước cử, ăn lộc nhà nước và phải chấp hành phương án thành công định sẵn thì liệu viếc kiểm phiếu có khách quan gì.
Do đó, khi có thể cho là tin được đi về con số 97% tỉ lệ cử tri đi bầu thì đại đa số người dân thờ ơ với những đánh giá về sự thành công tốt đẹp, về tính dân chủ
của cuộc bầu cử. Còn đúng pháp luật thì cơ bản là đúng xét cho đến bước lên danh sách ứng cử viên vì pháp luật (cả Quốc hội nữa) là của đảng mà. Chính việc lạnh nhạt, thờ ơ của người dân – cử tri dẫn đến hiện tượng đi bầu đại diện (một số người có chữ gọi là dân chủ tập trung, nghe cũng vui) đã thể hiện sự vô cảm, ù trì hoặc bất hợp tác về chính trị của họ trong cuộc bầu cử. Đó cũng là sản phẩm mà chế độ cần có và đã tạo ra được qua mấy chục năm thiết lập nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Cuối cùng thì kịch bản chuẩn bị cho sự thành công tốt đẹp cũng phải diễn ra. Nay mai danh sách “trúng cử” sẽ được công bố và khó có cú knock – out nào nghiêm trọng cả. 700 tỉ đồng đã được giải ngân và duyệt chi một cách chu đáo để trả công đến từng cử tri dự lấy ý kiến, tiếp xúc, đến từng bữa ăn của tổ bầu cử, ban kiểm phiếu để hình thành những cơ quan quyền lực các cấp đại diện cho dân mà dù cho có sử dụng hết đến quyền ực cao nhất thì cũng không là cái đinh gì trong việc xử lý sự thất thoát cỡ 87.000 tỉ đồng của Vinashin sau khi đã có ý kiến của Bộ Chính trị. Cứ cái đà như vậy, nhiệm kỳ Quốc hội và hội đồng nhân dân kế tiếp sẽ được lãnh đạo để giải quyết những thất thoát, kể cả tham nhũng hàng trăm nghìn tỉ đồng. Thôi thì đáng kiếp một nhân dân, một dân tộc, yêu nước nồng nàn, một lòng theo cách mạng và đã nghìn đời mơ ước chủ nghĩa xã hội.
@ Danluan

————————

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét