“ ẨN Ý” SAU “3 THÔNG ĐIỆP” CỦA ĐẠI SỨ TRUNG QUÔC TÔN QUỐC TƯỜNG?
Phạm Viết Đào.
Trong cuộc tiếp xúc báo chí sáng ngày 6/1/2009, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Tôn Quốc Tường đã đưa ra một số thông điệp, bên cạnh nhưng ý kiến chung chung, mùi mẫn, chúng tôi rất chú ý tới 3 thông điệp quan trọng mà Ngài Đại sứ thiên triều muốn thông tin với nhân dân và chính quyền Việt Nam; 3 thông điệp ngoại giao đó là: “Tạm gác lại tranh chấp”; “ Nếu điều kiện chưa chín muồi”; "Hợp tác sẽ phát triển, đấu tranh sẽ thất bại"...
Chúng tôi xin phép được lạm bàn, giải mã những ẩn ý đằng sau những thông điệp đậm màu sắc Trung Hoa này.
Thứ nhất: Khái niệm tạm gác tranh chấp; Trong hoạt động ngân hàng, tài chính có khái niệm “ khoanh nợ”, “khoanh vốn” để ứng phó với những điều bất trắc, rủi to bất ngờ gây thiệt hại cho các bên nhưng chưa có phương án cách thức giải quyết.
Trong hoạt động ngoại giao cũng có khái niệm này: khi một vấn đề nào đó mà 2 quốc gia chưa có cách gì giải quyết để hai bên khả dĩ có thể chấp nhận được, đành phải chọn phương thức “ gác lại”...
Trong quan hệ với Mỹ, hiện chúng ta cũng đang gác lại những chuyện về những hệ lụy của cuộc chiến kéo dài 30 năm mà Mỹ đã gây ra ở Việt Nam, để bắt tay xây những “công trình” ngoại giao mới vì lợi ích của hai nước.
Một sự kiện hay vấn đề ngoại giao nào đó khi đôi bên chấp nhận giải quyết sau phải với điều kiện: Vấn đề gác lại đó không có khả năng “ di căn “, lây lan làm “ viêm nhiễm ” những vùng miền khác của của “ cơ thể” thì mới có thể gác lại. Còn như gác lại mà vấn đề nó cứ bị rỉ ra, cứ ngấm ngầm gieo bệnh thì đây là một hình thức ủ bệnh tai hại để căn bệnh tái phát, bùng nổ nguy hiểm hơn. Như vậy việc gác lại này trở nên nguy hiểm vì nó đe dọa nhiễm bệnh toàn thân, cơ thể chóng chết hơn...
Vấn đề ngoại giao mà Đại sứ quán Trung Quốc đề xuất hai bên cần gác lại đó là vấn đề Trung Quốc đang lấn chiếm nhiều vùng lãnh hải của Việt Nam trên biển Đông trong đó có Trường Sa và Hoàng Sa ? Gác lại khác gì thừa nhận và để yên cho Trung Quốc lấn chiếm biên giới lành hải của quốc gia mình? Đây là vấn đề khác hoàn toàn với việc người Mỹ gieo tại họa ở Việt Nam, bị đánh bại và cuốn cờ về nước. Vì vậy nên người Mỹ khó lòng tác động trở lại Việt Nam, gây nên những biến cố chính trị nếu cố tình muốn sử dụng những vấn đề đã gác lại đó của quá khứ.
Còn vấn đề tranh chấp biển Đông thì khác hoàn toàn với các vấn đề được gác lại trong quan hệ Việt-Mỹ về các vấn đề giải quyết hậu quả chiến tranh. Khi người ta nói gác lại một vấn đề nào đó bao giờ cùng kèm theo định chế bảo hiểm, canh chừng. Khi đưa ra định chế gác lại bao giờ cũng phải kèm theo cam kết: Hai bên không có hành động gì để làm cho vấn đề trở nên phức tạp; hai bên cam kết không sử dụng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực khi xảy ra các va chạm trên biển. Vế này thì ông Đại sứ lờ tịt, lại giấu biến.
Nếu cứ tin vào lời ông Đại sứ: Liệu ngư dân Quảng Ngãi thôi cất thuyền đi, khi nào hai bên đàm phán phân vùng biển xong rồi hãy ra khơi đánh cá. Trong khi đó thì tàu đánh cá Trung Quốc lại cứ ngang nhiên xâm phạm lãnh hải Việt Nam, hải quân Trung Quốc ra sức hiện đại hóa và thường xuyên tập trận, đe dọa...Ngư dân Việt Nam ra khơi chỗ nào cũng bị coi là xâm phạm lãnh hải Trung Quốc cả.
Ngay cả việc ngư dân Quãng Ngãi vào xin trú bão, bị hải quân Trung Quốc xua đuổi, ông Đại sứ cũng cứ chối bay, chối biến, nói đây không phải là cảng trú. Trong khi đó thì tàu nước khác vào được, chẳng nhẽ ngư dân Quảng Ngãi nhìn nhầm? Việc ngư dân Quảng Ngãi bị đánh, bị trấn mất điện thoại chẳng nhẽ họ vu oan cho phía Trung Quốc ?
Thành ra Ngài Đại sứ đề nghị cứ gác lại, trong khi Trung Quốc lại không gác, cứ lấn lướt hết việc này đến việc khác, nói thế mà nghe lọt tai được ư? Có mà lừa trẻ con ! Nói trắng ra, Đại sứ Tôn Quốc Tường đã khuyên Việt Nam nên gác vấn đề này lại để Trung Quốc " độc chiếm" biển Đông một mình! Chà cao kiến hết chỗ nói...
Về thông điệp thứ hai: Nếu điều kiện chưa chín muồi; chữ chín muồi nghe rất ngon lành và mùi mẫn? Bao giờ thì chín muồi, đến khi Trung Quốc đóng xong các hạm đội, trang bị hoản hạo trang thiết bị chiến tranh trên biển rồi thì lúc đó hãy quay sang đàm phán, giải quyết phân vùng lãnh hải chăng? Câu nói của ông Đại sứ nghe có vẻ đầy trách nhiệm, thận trọng nhưng thực ra lại hết sức đáng ngờ vì nó ẩn chứa âm mưu ?
Việt Nam cứ kê cao gối mà ngủ trên bờ, Trung Quốc sẽ dọn sẵn xong thì mời Việt Nam đến dùng bữa chăng? Lúc đó Việt Nam họa chẳng chỉ còn đứng trên bờ mà khóc hời, khóc hỡi mà thôi...Thông điệp này khác gì bảo Việt Nam khoanh tay đứng nhìn để cho Trung Quốc một mình “múa tay trong bị” !
Có thể giải thích thông điệp này của Đại sứ Tông Quốc Tường như sau: Việt Nam hãy chịu khó kiên nhẫn chờ vấn đề biển Đông chín muồi rồi hãy mang "bát đĩa" ra; còn hiệnTrung Quốc đang đói nên cứ tạm gác lại để Trung Quốc " xơi tái " trước vậy ?!
- Về thông điệp thứ 3: “Hợp tác sẽ phát triển, đấu tranh sẽ thất bại “...
Về phương diện ngôn ngữ, chữ nghĩa thì động từ đấu tranh là hành động phản kháng của cá thể, thế lực nhỏ, yếu hơn phản kháng đối với thế lực lớn hơn chứ không bao giờ có chiều ngược lại.
Chỉ có thể nhân dân đấu tranh với chính quyền, nước nhỏ đấu tranh với nước lớn để bớt bị bắt nạt; bởi nếu chủ động phát động chiến tranh vì yếu hơn sẽ bị bất lợi nhiều hơn. Chả ai nói chính quyền đấu tranh với nhân dân, nước lớn đấu tranh với nước nhỏ và yếu hơn mình cả...
Đại sứ Tôn Quốc Tường tuyên bố như vậy chỉ có thể nhằm hàm ý hăm dọa Việt Nam; bởi chỉ có Việt Nam mới đấu tranh với Trung Quốc chứ Trung Quốc làm gì phải đấu tranh với Việt Nam? Nếu Trung Quốc quả thật phải sử dụng phương thức đấu tranh thay cho chiến tranh thì hóa ra trong quan hệ với Việt Nam , do Trung Quốc yếu thế, đang bị Việt Nam ăn hiếp, bắt nạt nên muốn tồn tại phải chọn phương thức đấu tranh ư?
Đại sứ Trung Quốc chỉ có thể nói thế này thì mới rành rẽ, mới lôgich: trong quan hệ với Việt Nam nếu Trung Quốc phát động chiến tranh xâm lược, ăn cướp thì Trung Quốc chẳng được lợi lộc gì mà chỉ có thể chuốc lấy thất bại; Ngược lại Việt Nam không cần lo nghĩ chuyện đấu tranh với Trung Quốc làm gì cho tổn thọ; Trung Quốc quang minh chính đại lắm, quân tử lắm...Sao ông Tôn Quốc Tường không dám ngửa bài như vậy ra...
Còn như Ngài nói Việt Nam mà đấu tranh với Trung Quốc sẽ thất bại là Ngài đã nhầm rồi đấy. Việt Nam nếu không đấu tranh được thì sẵn sàng chiến đấu; cha ông chúng tôi đã từng làm như vậy. Gần đây, đối với người Pháp, người Mỹ, người Nhật, người Việt Nam đều chọn phương thức đó: Không đấu tranh được thì chiến đấu, đời cha không giành và bảo vệ được đất nước thì đời con, đời cháu; sẵn sàng đốt cả dãy Trường Sơn để bảo vệ độc lập cũng sẽ làm...
Là một công dân, tôi đề nghị Bộ Ngoại giao có Công hàm chính thức gửi Chính phủ Trung Quốc đề nghị triệu hồi ông Tôn Quốc Tường về nước, vì ông Đại sứ Tôn Quốc Tường này đã dám ngang nhiên và công khai đe đe dọa Việt Nam, đấy là việc làm trái với thông lệ của các quan chức ngoại giao, là láo ?!
P.V.Đ
Khương Du, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc có vẻ hung hăng, khí thế; còn chị Nguyễn Phương Nga, người phát ngôn Bộ Ngoại giao ta lại có vẻ ỉu xìu xìu ???
Ngài Đại sứ thì đang ở bộ dạng, tư thế: " Sói chuẩn bị vồ mồi "...
Đại sứ Trung Quốc : Kinh nghiệm quý báu nhất rút ra trong tiến trình 60 năm quan hệ Trung - Việt đó là "hợp tác sẽ phát triển, đấu tranh sẽ thất bại". Ảnh: Trường Sơn AI ĐẤU TRANH; AI THẤT BẠI ? CHÍN MUỒI RỒI CÁC CHÚ VIỆT NAM HÃY MANG "BÁT ĐĨA" RA; TRUNG QUỐC ĐANG ĐÓI VÀ KHỎE HƠN NÊN ĐỂ CÁC BÁC TRUNG QUỐC " XƠI TÁI " BIỂN ĐÔNG TRƯỚC XEM CÓ BỊ LÀM SAO ?! QUẢ LÀ THÂM, THÂM, THÂM ! |
Chúng tôi xin phép được lạm bàn, giải mã những ẩn ý đằng sau những thông điệp đậm màu sắc Trung Hoa này.
Thứ nhất: Khái niệm tạm gác tranh chấp; Trong hoạt động ngân hàng, tài chính có khái niệm “ khoanh nợ”, “khoanh vốn” để ứng phó với những điều bất trắc, rủi to bất ngờ gây thiệt hại cho các bên nhưng chưa có phương án cách thức giải quyết.
Trong hoạt động ngoại giao cũng có khái niệm này: khi một vấn đề nào đó mà 2 quốc gia chưa có cách gì giải quyết để hai bên khả dĩ có thể chấp nhận được, đành phải chọn phương thức “ gác lại”...
Trong quan hệ với Mỹ, hiện chúng ta cũng đang gác lại những chuyện về những hệ lụy của cuộc chiến kéo dài 30 năm mà Mỹ đã gây ra ở Việt Nam, để bắt tay xây những “công trình” ngoại giao mới vì lợi ích của hai nước.
Một sự kiện hay vấn đề ngoại giao nào đó khi đôi bên chấp nhận giải quyết sau phải với điều kiện: Vấn đề gác lại đó không có khả năng “ di căn “, lây lan làm “ viêm nhiễm ” những vùng miền khác của của “ cơ thể” thì mới có thể gác lại. Còn như gác lại mà vấn đề nó cứ bị rỉ ra, cứ ngấm ngầm gieo bệnh thì đây là một hình thức ủ bệnh tai hại để căn bệnh tái phát, bùng nổ nguy hiểm hơn. Như vậy việc gác lại này trở nên nguy hiểm vì nó đe dọa nhiễm bệnh toàn thân, cơ thể chóng chết hơn...
Vấn đề ngoại giao mà Đại sứ quán Trung Quốc đề xuất hai bên cần gác lại đó là vấn đề Trung Quốc đang lấn chiếm nhiều vùng lãnh hải của Việt Nam trên biển Đông trong đó có Trường Sa và Hoàng Sa ? Gác lại khác gì thừa nhận và để yên cho Trung Quốc lấn chiếm biên giới lành hải của quốc gia mình? Đây là vấn đề khác hoàn toàn với việc người Mỹ gieo tại họa ở Việt Nam, bị đánh bại và cuốn cờ về nước. Vì vậy nên người Mỹ khó lòng tác động trở lại Việt Nam, gây nên những biến cố chính trị nếu cố tình muốn sử dụng những vấn đề đã gác lại đó của quá khứ.
Còn vấn đề tranh chấp biển Đông thì khác hoàn toàn với các vấn đề được gác lại trong quan hệ Việt-Mỹ về các vấn đề giải quyết hậu quả chiến tranh. Khi người ta nói gác lại một vấn đề nào đó bao giờ cùng kèm theo định chế bảo hiểm, canh chừng. Khi đưa ra định chế gác lại bao giờ cũng phải kèm theo cam kết: Hai bên không có hành động gì để làm cho vấn đề trở nên phức tạp; hai bên cam kết không sử dụng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực khi xảy ra các va chạm trên biển. Vế này thì ông Đại sứ lờ tịt, lại giấu biến.
Nếu cứ tin vào lời ông Đại sứ: Liệu ngư dân Quảng Ngãi thôi cất thuyền đi, khi nào hai bên đàm phán phân vùng biển xong rồi hãy ra khơi đánh cá. Trong khi đó thì tàu đánh cá Trung Quốc lại cứ ngang nhiên xâm phạm lãnh hải Việt Nam, hải quân Trung Quốc ra sức hiện đại hóa và thường xuyên tập trận, đe dọa...Ngư dân Việt Nam ra khơi chỗ nào cũng bị coi là xâm phạm lãnh hải Trung Quốc cả.
Ngay cả việc ngư dân Quãng Ngãi vào xin trú bão, bị hải quân Trung Quốc xua đuổi, ông Đại sứ cũng cứ chối bay, chối biến, nói đây không phải là cảng trú. Trong khi đó thì tàu nước khác vào được, chẳng nhẽ ngư dân Quảng Ngãi nhìn nhầm? Việc ngư dân Quảng Ngãi bị đánh, bị trấn mất điện thoại chẳng nhẽ họ vu oan cho phía Trung Quốc ?
Thành ra Ngài Đại sứ đề nghị cứ gác lại, trong khi Trung Quốc lại không gác, cứ lấn lướt hết việc này đến việc khác, nói thế mà nghe lọt tai được ư? Có mà lừa trẻ con ! Nói trắng ra, Đại sứ Tôn Quốc Tường đã khuyên Việt Nam nên gác vấn đề này lại để Trung Quốc " độc chiếm" biển Đông một mình! Chà cao kiến hết chỗ nói...
Về thông điệp thứ hai: Nếu điều kiện chưa chín muồi; chữ chín muồi nghe rất ngon lành và mùi mẫn? Bao giờ thì chín muồi, đến khi Trung Quốc đóng xong các hạm đội, trang bị hoản hạo trang thiết bị chiến tranh trên biển rồi thì lúc đó hãy quay sang đàm phán, giải quyết phân vùng lãnh hải chăng? Câu nói của ông Đại sứ nghe có vẻ đầy trách nhiệm, thận trọng nhưng thực ra lại hết sức đáng ngờ vì nó ẩn chứa âm mưu ?
Việt Nam cứ kê cao gối mà ngủ trên bờ, Trung Quốc sẽ dọn sẵn xong thì mời Việt Nam đến dùng bữa chăng? Lúc đó Việt Nam họa chẳng chỉ còn đứng trên bờ mà khóc hời, khóc hỡi mà thôi...Thông điệp này khác gì bảo Việt Nam khoanh tay đứng nhìn để cho Trung Quốc một mình “múa tay trong bị” !
Có thể giải thích thông điệp này của Đại sứ Tông Quốc Tường như sau: Việt Nam hãy chịu khó kiên nhẫn chờ vấn đề biển Đông chín muồi rồi hãy mang "bát đĩa" ra; còn hiệnTrung Quốc đang đói nên cứ tạm gác lại để Trung Quốc " xơi tái " trước vậy ?!
- Về thông điệp thứ 3: “Hợp tác sẽ phát triển, đấu tranh sẽ thất bại “...
Về phương diện ngôn ngữ, chữ nghĩa thì động từ đấu tranh là hành động phản kháng của cá thể, thế lực nhỏ, yếu hơn phản kháng đối với thế lực lớn hơn chứ không bao giờ có chiều ngược lại.
Chỉ có thể nhân dân đấu tranh với chính quyền, nước nhỏ đấu tranh với nước lớn để bớt bị bắt nạt; bởi nếu chủ động phát động chiến tranh vì yếu hơn sẽ bị bất lợi nhiều hơn. Chả ai nói chính quyền đấu tranh với nhân dân, nước lớn đấu tranh với nước nhỏ và yếu hơn mình cả...
Đại sứ Tôn Quốc Tường tuyên bố như vậy chỉ có thể nhằm hàm ý hăm dọa Việt Nam; bởi chỉ có Việt Nam mới đấu tranh với Trung Quốc chứ Trung Quốc làm gì phải đấu tranh với Việt Nam? Nếu Trung Quốc quả thật phải sử dụng phương thức đấu tranh thay cho chiến tranh thì hóa ra trong quan hệ với Việt Nam , do Trung Quốc yếu thế, đang bị Việt Nam ăn hiếp, bắt nạt nên muốn tồn tại phải chọn phương thức đấu tranh ư?
Đại sứ Trung Quốc chỉ có thể nói thế này thì mới rành rẽ, mới lôgich: trong quan hệ với Việt Nam nếu Trung Quốc phát động chiến tranh xâm lược, ăn cướp thì Trung Quốc chẳng được lợi lộc gì mà chỉ có thể chuốc lấy thất bại; Ngược lại Việt Nam không cần lo nghĩ chuyện đấu tranh với Trung Quốc làm gì cho tổn thọ; Trung Quốc quang minh chính đại lắm, quân tử lắm...Sao ông Tôn Quốc Tường không dám ngửa bài như vậy ra...
Còn như Ngài nói Việt Nam mà đấu tranh với Trung Quốc sẽ thất bại là Ngài đã nhầm rồi đấy. Việt Nam nếu không đấu tranh được thì sẵn sàng chiến đấu; cha ông chúng tôi đã từng làm như vậy. Gần đây, đối với người Pháp, người Mỹ, người Nhật, người Việt Nam đều chọn phương thức đó: Không đấu tranh được thì chiến đấu, đời cha không giành và bảo vệ được đất nước thì đời con, đời cháu; sẵn sàng đốt cả dãy Trường Sơn để bảo vệ độc lập cũng sẽ làm...
Là một công dân, tôi đề nghị Bộ Ngoại giao có Công hàm chính thức gửi Chính phủ Trung Quốc đề nghị triệu hồi ông Tôn Quốc Tường về nước, vì ông Đại sứ Tôn Quốc Tường này đã dám ngang nhiên và công khai đe đe dọa Việt Nam, đấy là việc làm trái với thông lệ của các quan chức ngoại giao, là láo ?!
P.V.Đ
Ngài Đại sứ thì đang ở bộ dạng, tư thế: " Sói chuẩn bị vồ mồi "...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét