Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 15 tháng 6, 2011

TS Cù Huy Hà Vũ: Tham vọng của TQ trong cuộc tranh chấp biển Đông quá rõ ràng

TS Cù Huy Hà Vũ: Tham vọng của TQ trong cuộc tranh chấp biển Đông quá rõ ràng

Huy Phương | Washington, DC

Hơn một năm trước, Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đã quả quyết: “[…] dùng vũ lực để chiếm nốt Trường Sa của Việt Nam là vấn đề có tính nguyên tắc đối với Trung Quốc và thực tế cho thấy Trung Quốc đang “chạy nước rút” để đạt mục tiêu này, để nói xung đột quân sự lớn tại biển Đông chắc chắn sẽ nổ ra tại đây, tại Trường Sa, mà Trung Quốc là kẻ châm ngòi.” Các sự kiện Bình Minh 2 và Viking 2 gần đây cho thấy đấy là cái nhìn tỉnh táo và viễn kiến. Và, biết đâu đấy, chính cái nhìn tỉnh táo và viễn kiến ấy lại chẳng góp phần đẩy anh vào tù. Nếu có phép lạ đưa tiếng hô đả đảo Trung Quốc xâm lược, của hai cuộc biểu tình ngày 5/6 và ngày 12/6/2011, vượt qua song sắt nhà tù để đến được tai người tù can đảm ấy, thì hẳn anh sẽ sung sướng biết bao nhiêu, khi thấy những lời tâm huyết của mình nay vang lên dõng dạc, công khai và khí phách trên miệng của hàng ngàn người dân, bất chấp sự đàn áp thô bạo của cường quyền.
Bauxite Việt Nam
Tuần trước, Tiến sĩ Ralf Emmers thuộc Khoa Quan hệ Quốc tế Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore đưa ra với VOA một số ý kiến về cuộc tranh chấp biển Đông. Tuần này, Tiến sĩ Luật khoa Cù Huy Hà Vũ ở Hà Nội có một số nhận xét về ý kiến của Tiến sĩ Emmers và đưa ra các ý kiến riêng của ông liên quan đến cuộc tranh chấp này.
Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp
VOA: Thưa Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, ông nghĩ thế nào về nhận định “Biển Đông khó trở thành một điểm xung đột lớn ở Đông Á” của Tiến sĩ Emmers?
TS Cù Huy Hà Vũ: Nhận định này của Tiến sĩ Emmers hoàn toàn sai lầm bởi ông xuất phát từ những nhầm lẫn phải nói là rất nghiêm trọng.
Thứ nhất, ông ấy coi Trung Quốc cũng là một quốc gia Đông Nam Á khi nói về phản ứng của các nước Đông Nam Á “khác” trước sự gia tăng sức mạnh của hải quân Trung Quốc để từ đó cho rằng yêu sách của Trung Quốc đối với biển Đông hay vùng biển Đông Nam Á là có thể hiểu được.
Thứ hai, ông ấy cho rằng chỉ từ khi Trung Quốc chiếm bãi đá Vành Khăn (Mischief Reef) của Philippines bằng vũ lực vào năm 1995 thì Trung Quốc mới thực sự gây lo ngại cho các nước ven biển Đông trong khi hải quân Trung Quốc đã chiếm quần đảo Hoàng Sa do Việt Nam Cộng hòa quản lý vào ngày 19/1/1974 và đến tháng 3/1988 lại tiếp tục tiến đánh quần đảo Trường Sa và kết cục đã chiếm được một đảo nhỏ.
Thứ ba, ông ấy cho rằng sự gia tăng nhanh chóng sức mạnh hải quân của Trung Quốc không trực tiếp liên quan tới tranh chấp biển Đông mà là kết quả từ việc Trung Quốc đang trỗi dậy, trở thành một cường quốc trên thế giới, chủ yếu nhằm bảo đảm sự an toàn các tuyến hàng hải của nước này vận chuyển khoáng sản tự nhiên từ Trung Đông và châu Phi về. Nhận định này bản thân nó đã mâu thuẫn với việc Tiến sĩ Emmers thừa nhận Trung Quốc đánh chiếm bãi đá Vành khăn của Philippines, đó chưa kể trên thực tế hải quân Trung Quốc tập trung sắm tàu ngầm, tàu đổ bộ, thậm chí có kế hoạch đóng tàu sân bay – những phương tiện chiến tranh mang tính chất tiến công hơn là phòng thủ.
Tôi không cho rằng Tiến sĩ Emmers yếu kém đến mức mắc phải những nhầm lẫn rất không đáng có kể trên. Nghĩa là tôi ngờ Tiến sĩ Emmers đang phục vụ lợi ích của Trung Quốc với vai trò đánh lạc hướng hay ru ngủ sự cảnh giác của các nước ven biển Đông, Việt Nam trước hết, đối với tham vọng thật sự của cường quốc phương Bắc này.
VOA: Như Tiến sĩ nói, tương lai của biển Đông phụ thuộc vào tham vọng của Trung Quốc. Vậy theo ý ông, tham vọng đó là gì?

TS Cù Huy Hà Vũ:
Tham vọng của Trung Quốc biến biển Đông thành bộ phận lãnh thổ của nước này là quá rõ ràng với sơ đồ gồm 9 đoạn hình “lưỡi bò” bao trọn 80% diện tích biển Đông đi sát bờ biển của Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Brunei và Philippines mà họ gửi Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc ngày 7/5 năm ngoái, 2009.
Thực ra tôi cho rằng tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc về phương Nam không chỉ dừng lại đó bởi sự bành trướng trên biển Đông suy cho cùng cũng chỉ là bàn đạp để nước này bành trướng trên đất liền. Thực vậy, một khi Trung Quốc đã kiểm soát hoàn toàn biển Đông thì việc đặt các nước ven biển dưới sự đô hộ của họ, trực tiếp hoặc gián tiếp, chỉ còn là vấn đề thời gian.
Điều đáng lưu ý là nếu không có Hoàng Sa và Trường Sa thì sẽ không có cái “lưỡi bò”. Vì vậy Trung Quốc phải chiếm hữu hai quần đảo này của Việt Nam bằng mọi giá và chuyện đó đã xảy ra khi hải quân Trung Quốc đánh chiếm toàn bộ Hoàng Sa vào tháng 1/1974 và một phần Trường Sa do vào tháng 3/1988 như trên đã nói tới.
Vì vậy, dùng vũ lực để chiếm nốt Trường Sa của Việt Nam là vấn đề có tính nguyên tắc đối với Trung Quốc và thực tế cho thấy Trung Quốc đang “chạy nước rút” để đạt mục tiêu này, để nói xung đột quân sự lớn tại biển Đông chắc chắn sẽ nổ ra tại đây, tại Trường Sa, mà Trung Quốc là kẻ châm ngòi. Chắc chắn là như vậy.

VOA:
Ông vừa nói Trung Quốc đang “chạy nước rút”, nhưng theo các chuyên viên quốc tế thì Hải quân Trung Quốc chưa thật đủ mạnh để tiến hành một cuộc chiến dài ngày trên biển. Vậy theo Tiến sĩ, vì sao Trung Quốc lại không đợi đến lúc đủ mạnh để chắc chắn thành công trong việc đánh chiếm Trường Sa mà lại “chạy nước rút”?

TS Cù Huy Hà Vũ:
Đúng là hải quân Trung Quốc chưa phải là một cường quốc quân sự trên biển để có thể kết thúc chiến trận trên biển với Việt Nam một cách nhanh chóng và dễ dàng. Tuy nhiên rất có thể Trung Quốc nghĩ rằng trong vòng dăm năm tới mà họ không chiếm được toàn bộ Trường Sa của Việt Nam thì sẽ không bao giờ chiếm được, đồng nghĩa tham vọng của họ làm chủ biển Đông để từ đó “Trung Quốc hóa” các nước Đông Nam Á sẽ mãi là bong bóng xà phòng!

VOA:
Ông có thể nói rõ hơn vì sao Trung Quốc lại “sốt ruột” đánh chiếm Trường Sa đến như vậy?
TS Cù Huy Hà Vũ: Rất có thể Trung Quốc nghĩ rằng Đảng cộng sản Việt Nam hiện phụ thuộc vào họ hơn bao giờ hết, không chỉ do Trung Quốc có người của họ trong cấp lãnh đạo cao nhất của đảng, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đứng vào hàng đầu xếp hạng tham nhũng ở châu Á, mà còn vì Đảng cộng sản Việt Nam không còn sự bảo trợ về ý thức hệ nào khác ngoài Trung Quốc sau khi Liên Xô và khối cộng sản Đông Âu sụp đổ cách đây hai chục năm, mà sự bảo trợ này là tuyệt đối cần thiết để tiếp tục duy trì vị trí cầm quyền ở Việt Nam.
Nói cách khác, Trung Quốc chỉ có thể đánh chiếm Trường Sa mà không sợ Việt Nam chống trả quyết liệt chừng nào Việt Nam còn do Đảng cộng sản lãnh đạo. Thế nhưng rất có thể Trung Quốc cho rằng tình hình này sẽ không kéo dài vì nạn tham nhũng, quyền lợi của nông dân và ngay cả của công nhân bị hy sinh cho lợi ích của các công ty “sân sau” của giới cầm quyền đã ở mức “báo động đỏ”, thêm nữa người dân ngày càng ít ngoan ngoãn vâng lời đảng bởi Internet đã đưa lại cho họ những sự thật phũ phàng của chế độ chính trị hiện hành…
Ngoài ra, không kể tại thời điểm hiện nay lực lượng phòng thủ biển của Việt Nam là vô cùng yếu kém mà bằng chứng là Quốc hội Việt Nam, một cách vô cùng hài hước buộc ngư dân phải tự bảo vệ mạng sống của họ khi ra khơi, cũng như thay hải quân bảo vệ chủ quyền biển quốc gia. Trong nhiều năm tới Việt Nam dù cố gắng đến đâu cũng khó có thể sở hữu được những phương tiện chiến tranh khả dĩ đánh bại sức mạnh của hải quân Trung Quốc.
VOA: Vậy trước tình hình Trung Quốc quyết bành trướng lãnh thổ ở biển Đông mà trước hết đánh chiếm Trường Sa trong một tương lai gần, Việt Nam có thể đối phó ra sao, thưa ông?

TS Cù Huy Hà Vũ:
Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng có thể giải quyết xung đột ở Biển Đông nói chung, với Trung Quốc nói riêng bằng công pháp quốc tế hoặc bằng cách quốc tế hóa xung đột, cụ thể là tìm cách nâng Tuyên bố chung về ứng xử của các bên tại biển Đông (DOC) được ký giữa ASEAN và Trung Quốc năm 2002 lên thành Bộ quy tắc về ứng xử trên biển Đông có tính ràng buộc nhiều hơn.
Tuy nhiên tôi cho rằng quan điểm trên của Bộ Ngoại giao Việt Nam là sai lầm chết người vì cha ông ta có câu: “Mạnh vì gạo, bạo vì tiền” hay cái “lý” luôn thuộc về kẻ mạnh. Thực vậy, giải quyết tranh chấp lãnh thổ bằng đàm phán hoặc bằng toà án quốc tế chỉ có thể diễn ra khi sức mạnh quân sự của hai bên đối địch ở thế cân bằng hoặc xấp xỉ để không bên nào có thể dám chắc sống sót sau cuộc chiến nếu nổ ra, trong khi tương quan lực lượng vũ trang hiện nghiêng hẳn về phía Trung Quốc. Để lấy lại thế cân bằng với nước lớn phương Bắc này, Việt Nam không còn cách nào khác là phải gấp rút hiện đại hoá quân đội nói chung, các lực lượng phòng vệ biển nói riêng như các hợp đồng mua tàu ngầm và máy bay trị giá nhiều tỷ đôla mà Thủ tướng và Bộ Quốc phòng Việt Nam đã ký kết với Nga và Pháp thời gian qua cho thấy. Tuy nhiên nhìn về toàn cục thì giải pháp này hoàn toàn không đủ để giúp Việt Nam giành thắng lợi trong hải chiến với Trung Quốc để bảo vệ toàn vẹn Trường Sa.
VOA: Xin ông cho biết lý do vì sao?
TS Cù Huy Hà Vũ: Cơ bản có hai lý do sau đây:
Thứ nhất, dù có tăng tốc mua sắm phương tiện chiến tranh đến mấy thì hải quân Việt Nam cũng không bao giờ có thể bắt kịp hải quân Trung Quốc mà tốc độ hiện đại hoá luôn được duy trì ở mức chóng mặt.
Thứ hai, chi quá nhiều tiền vào quốc phòng ắt đẩy Việt Nam vào khủng hoảng kinh tế sâu sắc, biến những mâu thuẫn và bất ổn xã hội vốn đã trầm trọng thành những xung đột phá vỡ Nhà nước và xã hội. Tất nhiên trong bối cảnh đó không chỉ Trường Sa mà ngay cả đất liền của Việt Nam tất cả sẽ là mồi ngon cho một cuộc xâm lăng từ phía Trung Quốc.
VOA: Vậy thưa ông, Việt Nam cần làm gì để có thể bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, thậm chí nền độc lập quốc gia trước tham vọng của Trung Quốc?

TS Cù Huy Hà Vũ:
Lịch sử cho thấy Việt Nam cộng sản dẫu tự tin đến mấy vào chủ nghĩa dân tộc với học thuyết “chiến tranh nhân dân” cũng không thể chắc chắn giành chiến thắng trong các cuộc chiến tranh vệ quốc nếu không có được liên minh với cường quốc quân sự nào đó. Thực vậy, các cỗ pháo 105 mm và cao xạ của Liên Xô được Trung Quốc chuyển giao và huấn luyện sử dụng là nhân tố quyết định chiến thắng của Việt Minh trước tập đoàn cứ điểm của Pháp tại Điện Biên Phủ vào năm 1954.
Rồi các tên lửa SAM của Nga đã giúp Hà Nội biến cuộc tập kích chiến lược bằng B-52 của Mỹ kéo dài 12 ngày đêm tháng 12 năm 1972 thành dấu chấm hết cho sự can thiệp của Mỹ tại Việt Nam mà việc các lực lượng cộng sản tiến vào Sài Gòn ngày 30 tháng 4 năm 1975 là hệ quả tất yếu.
Và cuộc tấn công của 30 vạn quân Trung Quốc trên toàn tuyến biên giới Việt Nam đầu năm 1979 để ứng cứu Khmer Đỏ bị quân đội Việt Nam đánh tan tác tại Kampuchia, chắc hẳn không bị hất ngược về nơi xuất phát hay dừng ở mức “bài học” theo cách diễn đạt đầy sĩ diện của nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình nếu Việt Nam không nhanh tay ký Hiệp ước liên minh quân sự với Liên Xô một năm trước đó.

VOA:
Vậy để đối phó thành công với cuộc tấn công quân sự có thể có của Trung Quốc trên biển cũng như trên đất liền, Việt Nam có nên liên minh quân sự với một cường quốc nào hay không?

TS Cù Huy Hà Vũ:
Mới đây Việt Nam đã mua hàng tỷ đô la vũ khí của Nga trong đó có 6 tàu ngầm lớp kilo và việc Nga chuẩn bị xây cho Việt Nam căn cứ tàu ngầm tại cảng Cam Ranh dẫn đến đồn đoán rằng siêu cường quân sự này sẽ quay trở lại Việt Nam với tư cách đồng minh quân sự. Tuy nhiên cá nhân tôi bác bỏ khả năng này vì Nga đang phải căng sức đối phó với các cuộc chiến ly khai ở Bắc Kapkaz cùng lúc với NATO ngày càng áp sát biên giới của cựu thành lũy cộng sản thế giới này. Tóm lại, nước Nga trong quan hệ với phần đông các nước khác đang tự hoàn thiện thành một lái súng chuyên nghiệp.
Pháp chăng? Cũng không nốt, không hẳn vì Pháp đã chính thức “giã từ vũ khí” với xứ cựu Đông Dương từ năm 1954 mà chính vì nước này chưa bao giờ lấy đối đầu với Trung Hoa Cộng sản làm chính sách.
Thành thử chỉ còn Hợp chủng quốc Hoa Kỳ để Việt Nam có thể thiết lập liên minh quân sự, nhất là siêu cường quốc quân sự này là quốc gia duy nhất có chính sách kìm hãm sự bành trướng trên biển của Trung Quốc với sự hiện diện của hạm đội 7 ở Thái Bình Dương.

VOA:
Sau khi nghiên cứu chính sách của các cường quốc, đặc biệt là Hoa Kỳ, theo ông, liệu có trở ngại nào cho một khả năng liên minh quân sự giữa Việt Nam và Mỹ, vì trước đây, hai nước có chiến tranh Việt Nam; và bây giờ hai nước có chế độ chính trị có thể nói tuyệt đối khác biệt chẳng hạn?

TS Cù Huy Hà Vũ: Trong mọi quan hệ, cùng có lợi sẽ chơi với nhau, cái lợi càng lớn thì quan hệ càng phát triển, càng bền vững và ngược lại. Liên minh quân sự với Mỹ thì Việt Nam chắc chắn sẽ bảo vệ được Trường Sa nói riêng, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ nói chung trước mọi cuộc tấn công quân sự của Trung Quốc và qua đó bảo vệ được nền độc lập của chính mình.
Tất nhiên sẽ có người nói “Đi với Mỹ thì mất Đảng” thì tôi xin thưa rằng nếu Đảng cộng sản Việt Nam thực sự đặt Tổ quốc Việt Nam lên trên hết như Đảng vẫn nói, chắc chắn Đảng sẽ không tiếc mạng sống của mình để Tổ Quốc quyết sinh! Là nói vậy chứ tôi không thấy có lý do gì đi với Mỹ lại mất Đảng cả, bằng chứng là Đảng cộng sản Mỹ hiện vẫn sống khỏe.
Về phía Mỹ, liên minh quân sự với Việt Nam Mỹ sẽ có điều kiện hoàn tất chiến lược quân sự Đông Á của mình, cụ thể là khép kín “vành đai” ngăn chặn sự bành trướng trên biển của Trung Quốc được cấu thành bởi các liên minh quân sự hiện hữu giữa Mỹ với Nhật Bản, Hàn Quốc, và Đài Loan.

VOA:
Xin cảm ơn Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn này.
H. P.
Nguồn: http://www1.voanews.com/vietnamese/news/vietnam/vietnam-south-china-sea-conflict-04-09-10-90384534.html
Đã đăng trên Bauxite Việt Nam ngày 14/4/2010.

CNN viết thiếu khách quan về tranh chấp biển Đông

CNN viết thiếu khách quan về tranh chấp biển Đông

Tôi vừa đọc được bài này trên CNN nên đem về đây giới thiệu với mọi người để đọc và cảnh giác. Có thể đọc bài gốc (tiếng Anh) ở đây.

Bài viết nghe có vẻ trung lập, nhưng tôi thấy rõ ràng là vẻ trung lập ấy chỉ là bên ngoài, còn ẩn chứa sau đó là sự ủng hộ TQ một cách ngấm ngầm. Bài viết có tên tác giả là Steven Jiang, một cái tên nghe có vẻ gốc TQ? Tựa bài viết có thể dịch là "TQ lên án VN về sự căng thẳng gia tăng tại vùng biển tranh chấp".

Nghe cái tựa đã khó chịu rồi, vùng biển nào là tranh chấp ở đây nhỉ, khi các tàu Bình Minh và tàu Viking 2 đều đang hoạt động trong vùng biển thuộc quyền của VN? Nhưng bài viết chỉ mô tả rất "khách quan" rằng TQ và VN đang cãi qua cãi lại, lên án lẫn nhau - VN thì nói TQ xâm phạm, TQ thì nói đang làm nhiệm vụ trên vùng biển của chính mình mà VN đã xâm phạm (!). Rồi bài viết khẳng định rằng nước Mỹ sẽ giữ vai trò trung lập, mặc dù cũng sẽ tham gia để bảo đảm quyền tự do đi lại của các nước trên vùng biển quốc tế.

Khó chịu nhất là phần kết luận của bài viết, trích lời các nhà bình luận của phía TQ cho rằng Mỹ tham gia vào vấn đề biển Đông chỉ vì muốn hạn chế sự lớn mạnh của TQ trong khu vực. Bài viết kết thúc với trích dẫn lời phát biểu của Hong Lei, phát ngôn viên Bộ ngoại giao TQ, rằng "China is trying to safeguard its own legitimate rights and interests, not infringing on other countries' rights," he added. "Justice lies in the heart of the people."

Câu cuối cùng (mà tôi đã in đậm) thật hết sức vô nghĩa! "Công lý nằm trong trái tim của người dân" ư? Chứ không phải công lý dựa trên luật pháp quốc tế à? Mà nằm trong tim người dân thì đó là dân nước nào nhỉ, hẳn là người dân TQ?

Nếu đã là dân TQ thì hẳn họ phải yêu nước TQ, và không bao giờ muốn mất những đất đai, biển đảo mà họ đã được nhà nước của họ dạy rằng nó thuộc sở hữu của đất nước họ. Hèn gì mà TQ đưa lên mạng những bài viết, những lời chỉ trích hết sức khiêu khích - cái gì mà "tát vỡ mặt VN" gì đấy, rất hung hăng, hiếu chiến, và vô căn cứ.

Một bài viết như vậy mà cho đến giờ đã có đến 214 người share lại trên facebook. Cũng có nghĩa rằng họ cho bài viết là đúng, là khách quan? Riêng tôi, tôi đọc xong mà bức xúc ghê gớm. Và có cảm giác là VN thực sự đơn độc quá trong cuộc chiến này. May là cuối bài viết còn có những comments nghe có vẻ khách quan, và có những lời bênh vực VN - có lẽ đa số là của chính người VN viết.

Nhưng cũng có những comment rất nguy hiểm mà hình như chẳng có ai (kể cả người VN) có thông tin gì để đáp trả. Rõ ràng là nhà nước VN cần quan tâm và có đối sách để chống lại, nếu không muốn tiếp tục bị đơn độc như hiện nay.

Còn riêng tôi thì chỉ biết chép về đây để lưu và tự suy nghĩ vậy.

Hannah298
@skyking169: as i know its is US who say they are rising concern about south east asia sea trouble and Vietnam has not asked any nations to stand on it side. However, i believe that anyone who spend a little time to do some basic researches about this problem can understand who is right in the case and who is using their big hand to cover their people eyes as well as slapping anyone who dare to tell the truth out loud.

DungPeter We don't need it. All the world will help and support Vietnam against the bad giants and most harmful country, China, because of righteousness. All people now knew that who is right, who is wrong. No people in the world likes China Government.

Eurosun1 They bully Taiwan, They bully Japan, They bully Vietnam....China is starting to become the Bully of the Planet. As many had predicted. Once they have their military to back them up expect the world to suffer their communist leaders darkest dreams.

DungPeter
what did Chinese do for Asian countries and the world? fake and low quality products?.Actually, your country is very intelligent (to make the fake products from others country) and use cheap salary of Chinese labors to make advantage than others countries. That why almost Chinese product's is very cheap and harmful for people all the world.

Và đặc biệt cần chú ý comment này của một tay người TQ, chắc chắn thế, nhắc đến công hàm năm 1958 của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng chấp nhận đường lưỡi bò mà TQ đã tự vẽ và tự tuyên bố chủ quyền:

pkfops
Chinese people were the first to discover and develop islands in the South China Sea and had indisputable sovereignty over the islands and their surrounding sea water, the article noted.

In an official statement issued in 1958, the Chinese government had clearly claimed the islands in the South China Sea as part of China's sovereign territory, and then Vietnamese Premier Pham Van Dong also expressed agreement, according to the article.

The countries concerned had acknowledged that the South China Sea belonged to China and the situation had remained calm until 1968, when the United Nations reported the sea had oil resources, the article said.

Following that report, many coastal countries on the South China Sea began to claim sovereignty over the islands in the sea and even took forceful actions to occupy some of them, which resulted in a territorial dispute with China, it added.

China on Thursday urged Vietnam to halt all acts which violate Chinese sovereignty over the Nansha Islands and surrounding waters, said Chinese Foreign Ministry spokesman Hong Lei.

Chinese fishing boats, while operating on the Vanguard Bank of the Nansha Islands, were chased away by armed Vietnamese ships last Thursday morning.

In the turmoil, the fishing net of one of the Chinese fishing boats became tangled with the cables of an Vietnamese oil exploring vessel, which was operating illegally in the area.

Hong said oil exploration on the Vanguard Bank and chasing away of the Chinese boats by the Vietnamese side grossly infringed Chinese sovereignty and maritime rights.

Nhà nước VN nên nói gì về việc này đi chứ, quan điểm chính thức của nhà nước hiện nay đối với công hàm này là gì, để người dân còn biết và tranh luận với những kẻ có lập luận như trên chứ? Nếu cứ im như thế thì có nghĩa là phía TQ nói đúng rồi sao?

VN không thể giải quyết "tranh chấp" này với TQ bằng sự im lặng khó hiểu như vậy được, thật đấy!

Chà, không lẽ bây giờ mỗi người lại phải tự tìm hiểu về biển Đông nhỉ? Vai trò và trách nhiệm của truyền thông, của giáo dục đối với phổ biến về lịch sử của đất nước và xây dựng ý thức công dân đâu rồi? Chẳng lẽ lại là một câu hỏi lớn?
-----
Cập nhật lúc 2:30 sáng ngày 17/6/2011
Bài này trả lời cho câu hỏi của tôi trên, cần đọc, ở đây.

Và một bài khác, do bạn đọc blog gửi link, đăng trên Dân Trí, có thể xem là thông tin chính thức của nhà nước vì được đăng trên báo lề phải. Các bạn xem trong comment số 1 bên dưới nhé.

2 nhận xét:

Việt nói...
http://dantri.com.vn/c728/s728-489216/co-so-phap-ly-khang-dinh-chu-quyen-doi-voi-quan-dao-hoang-sa-va-truong-sa-cua-viet-nam.htm
Nặc danh nói...
http://www.youtube.com/watch?v=RfKIaq53-fw

“Tô-tem sói” ngày nay là con sói ngày càng hung dữ Nguyễn Trung

“Tô-tem sói” ngày nay là con sói ngày càng hung dữ

Nguyễn Trung

1. Kịch bản leo thang mới
Trước hết, tôi xin mượn văn học để bàn chuyện chính trị, rất cảm tính, song đó lại là cảm nhận thật của tôi về Trung Quốc hiện đại.
Biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội sáng 12-06-2011. Photo courtesy of AnhBaSamBlog
Biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội sáng 12-06-2011. Photo courtesy of AnhBaSamBlog
Đã nhiều năm trôi qua, khi tôi gấp quyển tiểu thuyết “Tô-tem sói” lại, mà hôm nay cảm giác ghê sợ đến buốt lạnh về khát vọng sói mà Khương Nhung để lại trong đầu tôi vẫn còn rõ lắm. Ngay trong cuộc họp của Trung tâm Văn hóa Đông – Tây năm ấy ở Hà Nội giới thiệu cuốn tiểu thuyết này, tôi đã nói rõ cảm nghĩ của mình: Vượt lên trên tất cả những gì Khương Nhung gửi gắm vào các con chữ mình viết ra, dù vô tình hay hữu ý, gần như là một bản năng trong tiềm thức, Khương Nhung đã tự hé lộ ra cho người đọc một bản năng sói – như một một văn hóa, một lẽ sống, một đặc tính rất Hán của quốc gia Trung Quốc… Và hình như cái tự bộc lộ ra từ bản năng, từ tiềm thức như thế bao giờ cũng là thật nhất, đúng với bản chất nhất! Sự hưởng thụ trong tôi những cái hay mà một quyển tiểu thuyết có thể đem lại không đọng lại được bao nhiêu, nhường chỗ cho câu hỏi: Đứng cạnh một Trung Hoa đang lên như vậy, nước ta xử sự thế nào?
Thú thật, cảm nghĩ và câu hỏi của tôi đặt ra như vậy trước hết cũng là một bản năng, cảm nhận của lý trí đến sau, nhưng nó chỉ làm cho câu chuyện nghiêm trọng hơn. Song làm sao có thể cảm nhận khác, nghĩ khác được, trong tình hình hàng ngày tôi phải đối mặt với tất cả những gì đã và đang diễn ra trong quan hệ Việt – Trung, ít nhất là từ 1972 đến nay.
Sự việc 3 tàu hải giám của Trung Quốc ngày 26-05-2011 vào sâu trong lãnh hải Việt Nam, uy hiếp tàu Bình Minh 02, gây những hành động phá hoại, và cắt cáp thăm dò địa chấn của ta là những hành động khiêu khích trắng trợn. Trung Quốc liên tiếp tái diễn những hành động này tại những điểm khác nhau trên vùng biển của Việt Nam trong những ngày tiếp theo cho đến hết thượng tuần tháng 06-2011 – khi tôi ngồi viết bài này. Đồng thời Bộ Ngoại giao Trung Quốc qua người phát ngôn của mình khẳng định yêu sách ngang ngược về cái gọi là “chủ quyền không thể tranh cãi” của Trung Quốc ở Biển Đông, với những lời lẽ uy hiếp nước ta. Rõ ràng đây là một chiến dịch mới, tiếp theo vô số những chuỗi chiến dịch của cả quá trình cái “tô-tem sói” ngày nay hiện nguyên hình thành sói với tất cả các đặc tính của nó: Một bá quyền Trung Quốc đang lên đang tìm cách xác định lãnh địa và không gian sinh tồn của nó trên thế giới ngày nay – với tất cả đặc tính sói, được trang bị dưới cái lốt “trỗi dậy hòa bình kiểu Trung Quốc”.
Đối với nước ta, sự kiện tàu Bình Minh 02 và các hành động trong những ngày tiếp theo do Trung Quốc gây ra có ý nghĩa nghiêm trọng không kém những hành động của Trung Quốc đánh chiếm toàn bộ vùng đảo Hoàng Sa của ta năm 1974 và đánh chiếm thêm 7 đảo và bãi đá Trường Sa năm 1988. Bởi vì tất cả những sự kiện này dù quy mô và tính ác liệt có thể khác nhau, song đều có chung một bản chất là hành động xâm lược.
Những bài báo và phát biểu rất hiếu chiến ngày càng nhiều trên các phương tiện truyền thông (bao gồm cả trên TV của Trung Quốc), những hành động vũ lực ngang ngược cấm đánh bắt cá ngày càng gia tăng, những hoạt động của tàu thuyền quân sự và dân sự Trung Quốc gây sức ép với các tàu nước ngoài hợp tác với Việt Nam ở Biển Đông trên lĩnh vực dầu khí ngày càng trắng trợn, dàn khoan dầu “khủng” giá 1 tỷ USD đang xây dựng dự kiến sẽ được đưa tới Biển Đông, thông báo 19 lô Trung Quốc sẽ tiến hành khai thác dầu khí trên Biển Đông vô luận thuộc lãnh hải quốc gia nào…, tất cả những sự việc này cho thấy sự kiện Bình Minh 02 sẽ chỉ là vụ việc đầu tiên của một kịch bản leo thang mới, trong cái tổng chiến dịch “đường lưỡi bò 9 vạch”. Kịch bản leo thang mới này được xúc tiến trong những nỗ lực ráo riết xây dựng “hải quân nước xanh”, để Trung Quốc tạo ra cho mình thế áp đảo trên Biển Đông.
Nội dung chủ yếu của kịch bản leo thang mới này là Trung Quốc tìm mọi cách gây ra những tranh chấp, từng bước cố định hóa những điểm tranh chấp ấy theo kiểu “việc đã rồi” (fait accompli) để chiếm lấy, đồng thời gây mọi sức ép – bao gồm cả hậu thuẫn của sức ép quân sự – để hoàn tất việc lấn chiếm. Thực chất đấy là thủ đoạn gây “tranh chấp” để lấn chiếm từng bước trên Biển Đông dưới sự hậu thuẫn trực tiếp của sức mạnh quân sự, đồng thời trong khi vẫn để ngỏ và tranh thủ mọi cơ hội cho xâm lăng trực tiếp bằng quân sự khi cần.
Thủ đoạn thâm độc mới này một mặt nhằm đánh lừa dư luận thế giới “không có chuyện Trung Quốc xâm lược, mà chỉ có chuyện tranh chấp vì cách hiểu khác nhau về chủ quyền”, mặt khác giúp Trung Quốc trong khi liên tục đẩy tới việc lấn chiếm của mình trên Biển Đông mà vẫn có thể đồng thời tranh thủ thời gian chuẩn bị tốt hơn nữa cho những hoạt động xâm lăng vũ trang trực tiếp sau này khi cần. Cũng phải nêu lên rằng tự Trung Quốc cũng thấy còn phải tính toán rất nhiều và chuẩn bị thêm rất nhiều về mọi mặt cho xâm lăng vũ trang trực tiếp trên Biển Đông. Vì một cuộc xâm lược vũ trang trực tiếp nhằm mục đích lấn chiếm mới những vùng biển và đảo trên Biển Đông như thế dứt khoát sẽ không thể đơn thuần chỉ là vấn đề giữa Trung Quốc và các quốc gia bị xâm lược trong Biển Đông được nữa, nó sẽ là vấn đề của thế giới!
Nét nổi bật của kịch bản leo thang mới này là linh hoạt vận dụng tổng hợp mọi biện pháp quân sự – chính trị – kinh tế, tranh thủ mọi thời cơ để giành từng lợi thế tại chỗ, tiếp tục lấn tới từng bước. Kịch bản leo thang mới này vừa nhằm mục tiêu lấn chiếm trước mắt, vừa nhằm mục tiêu lâu dài là đẩy tới và từng bước hiện thực hóa yêu sách “đường lưỡi bò 9 vạch”.
Như vậy, Trung Quốc không chỉ nói như trên các bài báo đầy khẩu khí bành trướng xâm lược của họ, mà là đang làm một cách nhất quán, từng bước, liên tục, rất cân nhắc và có bài bản, trong tổng thể vận dụng mọi sức mạnh cứng và mềm, kết hợp ở phạm vi toàn cầu cũng như trong từng khu vực, cho việc xúc tiến mục tiêu thực hiện đường lưỡi bò 9 vạch.
Nhìn vào định hướng chiến lược và những nỗ lực tập trung của Trung Quốc, càng thấy rõ: Đường lưỡi bò 9 vạch là bước khởi đầu mở đường vươn ra các đại dương, là ưu tiên hàng đầu trong tổng thể chiến lược toàn cầu của Trung Quốc trên con đường ngoi lên thành siêu cường.
Nhìn vào những gì đã và đang xảy ra trong quan hệ Việt – Trung trên Biển Đông, có thể khẳng định: Đằng sau bất kể lờì nói hoa mỹ nào của lãnh đạo Trung Quốc, dù là 16 chữ, là 4 tốt… về hữu nghị, hòa bình, hợp tác, sự theo đuổi mục tiêu đường lưỡi bò 9 vạch của Trung Quốc là kiên định, quán triệt, ngày càng gia tăng mức độ nghiêm trọng.
Thực tiễn đã và đang diễn ra như nêu trên, cùng với tất cả những lý do địa kinh tế và địa chính trị khác, chứng tỏ trong quá trình theo đuổi mục tiêu đường lưỡi bò 9 vạch, Trung Quốc coi Việt Nam là chướng ngại vật, là đối tượng số 1 cần khuất phục. Kịch bản leo thang mới mở đầu qua sự kiện Bình Minh 02 tiếp tục khẳng định điều này.
Trong lịch sử hàng ngàn năm quan hệ Việt – Trung, nước ta chưa bao giờ được Trung Quốc ban cho thứ “quan hệ hữu nghị” nào, mà chỉ giành được quan hệ láng giềng tốt sau khi ta đã làm thất bại mọi nỗ lực thôn tính và xâm lược của họ. Thời kỳ vàng son của quan hệ Việt – Trung trong giai đoạn hai quốc gia cùng đứng trên chiến tuyến đấu tranh bảo vệ độc lập quốc gia và chống chủ nghĩa đế quốc cũng là do cả hai nước đều cần đến nhau. Hơn thế nữa, cuộc kháng chiến chống chủ nghĩa đế quốc của nước ta hồi ấy khách quan mang lại thuận lợi vô giá trong việc giữ chân từ xa các thế lực chống Trung Quốc, để Trung Quốc rảnh tay xây dựng đất nước của mình và giành lấy vị trí quốc tế mới của họ. Nhắc lại lịch sử để dứt khoát khẳng định không thể nào có thứ “quan hệ hữu nghị ăn xin” từ phía Trung Quốc dành cho nước ta, phẩm cách một quốc gia cũng không thể tự cho phép ta ngửa tay chờ mong một sự ban phát như thế. Tình hình ngày nay lại càng như thế trên chặng đường Trung Quốc đang ngoi lên thành siêu cường.
Hơn lúc nào hết, nhiệm vụ bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, gìn giữ biển, đảo, vùng trời vùng biển của đất nước, gìn giữ hòa bình và an ninh cho đất nước, đòi hỏi chúng ta phải tỉnh táo nhận thức Trung Quốc đặt nước ta vào vị trí là đối tượng số 1 cần khuất phục trong quá trình mở đường thực hiện chiến lược toàn cầu ngoi lên siêu cường. Điều này nói lên tính quyết liệt trong chính sách của Trung Quốc đối với nước ta. Muốn gìn giữ, xây dựng được quan hệ hữu nghị và hợp tác với Trung Quốc mà nhân dân ta đời đời hằng mong muốn, Việt Nam ta lại càng không một phút được phép mơ hồ về người láng giềng của mình, cần phải xuất phát từ nhận thức tỉnh táo này trong khuôn khổ bàn cờ thế giới ngày nay mà xác định chiến lược và hành động của mình. Nhất thiết phải xây dựng bằng được mối quan hệ hữu nghị láng giềng tốt với Trung Quốc, song điều này chỉ có thế phấn đấu gian khổ để giành lấy, chứ không thể có được từ ban phát.
II. Sự trỗi dậy hòa bình kiểu Trung Quốc
Gần như là một quy luật, cho đến nay lịch sử thế giới chưa hề được chứng kiến một sự xuất hiện hòa bình của một siêu cường nào. Sự ra đời của các đế quốc đã nói lên điều này. Sự xuất hiện và diệt vong nhanh chóng của nước Đức và Nhật với tham vọng bá chủ thế giới trong lịch sự cận đại cũng xác nhận như vậy.
Tuy nhiên từ nửa sau thế kỷ 20 đến nay, mặc dù những mâu thuẫn quyền lực muôn thuở giữa các cường quốc trên thế giới không mất đi hoặc thậm chí có những nét mới (xin nhấn mạnh điều này), nhưng vì đòi hỏi tồn tại của chính mình, ngày nay tất cả các cường quốc trên thế giới – kể cả siêu cường Mỹ – và cùng với họ là hầu hết những quốc gia phát triển và nhiều nước đang phát triển khác, phải cùng nhau chia sẻ – với mức độ rất khác nhau tùy quốc gia – những giá trị chung là hòa bình, dân chủ, nhân quyền, bảo vệ môi trường, cùng phát triển.
Sự chia sẻ ngày càng sâu rộng những giá trị chung nêu trên trở thành nền tảng ngày càng vững chắc cho trật tự quốc tế ngày nay, đang chi phối ngày càng sâu sắc hơn mọi quan hệ giữa các quốc gia trên hành tinh này. Trên trường quốc tế ngày nay, vai trò và ảnh hưởng của mỗi quốc gia, dù lớn dù nhỏ khác nhau thế nào, trước hết phụ thuộc rất nhiều vào việc quốc gia ấy đứng ở đâu trong hành trình chung của nhân loại vì hòa bình, dân chủ, nhân quyền, bảo vệ môi trường và cùng phát triển.
Như vậy, Trung Quốc trên đường ngoi lên thành siêu cường không phải là sự tự trình diễn một mình trên cung trăng hoặc trong một thế giới hoang dã, mà là trong một thế giới đã thiết lập được cho mình một trật tự quốc tế của văn minh nhân loại ngày nay. Mâu thuẫn giữa một bên là sự phát triển “không thể không ồn ào” của một nước 1,3 tỷ dân trên đường trở thành siêu cường và một bên là trật tự quốc tế đã định hình của thế giới văn minh ngày nay là một thực tế khách quan. Tạo hóa đặt nước ta vào vị trí nước láng giềng nằm án ngữ con đường gần như độc đạo của Trung Quốc đi lên siêu cường qua Biển Đông, nước ta có nhiều vấn đề phải giải quyết trong quan hệ với siêu cường sinh sau đẻ muộn này, chính vì thế nước ta càng phải hiểu rõ không chút mơ hồ thực tế khách quan vừa trình bày.
Với sự xuất hiện của một Trung Hoa trên đường trở thành siêu cường, thế giới ngày nay đang đứng trước những vấn đề nan giải mới, ở khu vực Đông Nam Á lại càng như thế – bất chấp một trật tự quốc tế đã định hình vững chắc, bất chấp sự cam kết được nhắc đi nhắc lại của Trung Quốc về “trỗi dậy hòa bình”.
Trong bài viết “Biển Đông – cái biển hay cái ao” tháng 10-2010, tôi đã nêu lên nhận xét khái quát: Kể từ khi tiến hành cải cách năm 1976, trong vòng gần 5 thập kỷ Trung Quốc đã đi được chặng đường mà về nhiều mặt các nước tư bản trước kia phải đi mất khoảng 2 thế kỷ. Sự kiện một nền kinh tế lớn mạnh rất khác thường như đang diễn ra ở Trung Quốc cho thấy rõ nét nhất: (a) Toàn cầu hóa và (b) tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ ngày nay có thể tạo ra sự thay đổi nhanh chóng và sâu rộng như thế nào trong tổng thể nền kinh tế thế giới và tác động sâu sắc vào các mối quan hệ giữa các quốc gia trong cộng đồng quốc tế ngày nay. Có thể nói Trung Quốc – với lợi thế rất lớn về quy mô kinh tế của mình – là nước thành công bậc nhất trong việc nắm bắt đặc điểm nêu trên của xu thế phát triển kinh tế của thế giới, đã tiến hành những biện pháp quyết liệt, nhiều khi rất tàn bạo đối với trong nước và thực dụng một cách triệt để đối với thế giới bên ngoài, tất cả để giành lợi thế cho Trung Quốc, tất cả đã làm cho Trung Quốc trở thành “công xưởng của thế giới” – gần như với bất kỳ giá nào, với nhiều tác động đối với toàn thế giới. Đấy chính là những thành quả không ít máu và nước mắt của chủ nghĩa tư bản nhà nước toàn trị trong thể chế chính trị một đảng có tên gọi là chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. Những sự kiện ở Thiên An Môn, Tân Cương, Tây Tạng… là những cột mốc trên hành trình đi đến những thành quả này.
Ngày nay Trung quốc là cường quốc kinh tế đứng thứ hai thế giới và đồng thời là một cường quốc quân sự có khả năng uy hiếp nhiều nước, nhất là các nước trong khu vực Đông Nam Á. Với tính cách là “công xưởng của thế giới” và đồng thời là chủ nợ lớn nhất thế giới, Trung Quốc đang ra sức phát huy quyền lực mọi mặt, bao gồm cả quyền lực mềm, đồng thời ra sức khoét sâu những chỗ yếu của các đối thủ, đặc biệt là của đối thủ lớn nhất là Mỹ. Nhìn lại, phải thừa nhận trên thực tế Trung Quốc đã tạo ra được sự thay đổi đáng kể cán cân quyền lực trên thế giới nói chung và nhất là ở khu vực Đông Nam Á nói riêng.
Sự thay đổi cán cân quyền lực nêu trên có thể nhận biết được qua sự giảm sút vai trò và ảnh hưởng của Mỹ ở châu Á, qua sự sa lầy của Mỹ với nhiều hệ quả nghiêm trọng và lâu dài vào những vấn đề như Irak, Afghanistan, Taliban, Trung Đông… và qua hàng loạt những vấn đề phi truyền thống khác – đặc biệt là nạn khủng bố và những vấn đề mới đặt ra cho Mỹ trong thế giới đạo Hồi. Cuộc khủng hoảng kinh tế rất sâu sắc nước Mỹ đang trải qua hiện nay có những nguyên nhân tự bản thân cấu trúc nền kinh tế Mỹ và những yêu cầu phát triển mới, những nguyên nhân của những tác động do quá trình toàn cầu hóa gây ra – nhất là những hệ quả tiêu cực không tránh khỏi trong quá trình “outsourcing” và trong quan hệ kinh tế song phương với Trung Quốc. Song cũng phải nhấn mạnh sự thay đổi như thế của cán cân quyền lực thế giới còn có những nguyên nhân do sự sa lầy nói trên của Mỹ gây ra. Nhìn tổng thể, sự thay đổi như vậy trong cán cân quyền lực toàn cầu gay gắt đến mức Mỹ hiện nay đang phải chấp nhận một sự thay đổi quyết liệt.
Sự thay đổi cán cân quyền lực toàn cầu còn thể hiện qua sự suy thoái chung của toàn bộ các nền kinh tế phương Tây, rõ nét nhất là của EU và Nhật, ngoài những nguyên nhân chung của thế giới phương Tây, còn phải kể đến những tác động không nhỏ của “cái công xưởng thế giới” và sự chi phối của chủ nợ lớn nhất thế giới. Không phải ngẫu nhiên tiếng nói của EU về nhiều vấn đề có liên quan đến Trung Quốc phải mềm đi rất nhiều.
Sự thay đổi cán cân quyền lực toàn cầu còn thể hiện ở chỗ sự phát triển năng động đến mức nóng hay rất nóng của kinh tế Trung Quốc còn được coi là cứu tinh của việc duy trì tốc độ phát triển của châu Á nói riêng và thế giới nói chung với những động cơ rất thực dụng. Muốn hay không, đấy cũng là một sự lệ thuộc đang được Trung Quốc ra sức khai thác – để khẳng định vị thế quốc tế của mình, nhất là trong khuôn khổ G2, và để đẩy mạnh việc nâng cao vai trò của đồng Nhân dân tệ ở phạm vi thị trường thế giới.
Quyền lực mềm của Trung Quốc đang lên thành siêu cường không cần tuân thủ những giá trị cơ bản là các thành tố của trật tự quốc tế hiện hành. Do đó Trung Quốc đã mua được rất nhiều thứ và hầu như ở khắp mọi nơi, dù đó là mặt hàng chính trị, nguyên nhiên liệu, các vùng đất đai, các khu địa ốc, các China Towns mới tại các khắp nơi, các khu mỏ, các mối quan hệ phức tạp với mọi đối tác phức tạp, bí mật công nghệ…, đồng thời cũng bán được rất nhiều thứ, bao gồm cả hàng rẻ – hữu hình hoặc vô hình, không hiếm hàng độc hại với cả nghĩa đen và nghĩa bóng, trong đó có sản phẩm mang tên là “diễn biến hòa bình”…
Quyền lực mềm Trung Quốc không quan tâm đối tác của nó là ai, miễn là đạt mục tiêu – dù đối tác đó là các chế độ diệt chủng ở Sudan, Rwanda, Mosambique.., các chế độ chính trị độc tài hoặc cánh “tả” theo kiểu dân túy ở Mỹ La-tinh và nhiều nơi khác, dùng tham nhũng tha hóa các đối tác – mức thấp là các quan chức, mức cao là các chính khách – và đã có một vài chính khách ở các châu lục khác nhau mất chức, vân vân.
Quyền lực mềm Trung Quốc dưới dạng tiền còn có thể buộc tập đoàn xuyên quốc gia có tên tuổi bẻ lệch quyết định kinh doanh của mình, hoặc thậm chí phải hủy bỏ quyết định – như đã xảy ra với BP và Exxon trong hợp tác dầu khí với Việt Nam năm nào… Nếu hiểu rằng tại các nước phát triển, chính sách của quốc gia và chính sách của các tập đoàn kinh tế là hai chuyện hoàn toàn khác nhau, thậm chí không ít trường hợp chính sách của tập đoàn kinh tế chi phối hay ảnh hưởng đến chính sách của quốc gia, sẽ thấy tầm vóc nguy hiểm của quyền lực mềm Trung Quốc dưới dạng tiền tác động vào các nước. Vân vân…
Người Trung Quốc có câu “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”, nếu dịch câu này theo nội dung “bạn nói với tôi, bạn đi với ai, tôi sẽ nói bạn là ai!” ta có thể hiểu rõ bản chất quyền lực mềm Trung Quốc, được phát huy cao độ với quan điểm mục tiêu biện minh cho biện pháp theo kiểu “mèo trắng, mèo đen, miễn là…”. Quyền lực mềm này khuyến khích sự hình thành những liên minh mềm có thể là nhất thời, có thể là không hình dạng, một liên minh hay đồng minh ít nhiều có hơi hướng thần thánh, đầy cám dỗ ma quỷ nhân danh chống đế quốc, chống bóc lột, chống lại hoặc hoàn toàn không thân thiện với cái trật tự quốc tế của hòa bình, dân chủ, nhân quyền, bảo vệ môi trường và cùng phát triển đang hiện hành trên thế giới. Quyền lực mềm này còn thể hiện rõ qua thái độ nước đôi với một số vấn đề nhạy cảm trên thế giới như vấn đề năng lượng hạt nhân, nạn diệt chủng ở một số nơi, phân hóa các đối tượng, đối tác – kể cả trong ASEAN, vân vân… Quyền lực mềm còn được triển khai dưới dạng xuất khẩu lao động ồ ạt, gần như đồng nghĩa với nạn xâm thực ở châu Phi. Mỹ La-tinh, miền giáp ranh nước Nga, nhiều nơi khác nữa…
Nói khái quát, đấy là sự vận động của quyền lực mềm Trung Quốc, theo nguyên lý cái gì tiền không làm được thì nhiều tiền hơn nữa sẽ làm được; cái gì một năm chưa làm được thì hai năm, ba năm, một thập kỷ, vài thập kỷ sẽ làm được…  Cái nguyên lý này có xuất xứ từ một nước giàu những lý thuyết Tôn Tẫn theo phương châm không đánh mà thắng, giàu truyền thống vận dụng mâu thuẫn luận theo kiểu tọa sơn quan hổ đấu mà lịch sử Xuân Thu Chiến Quốc để lại một kho tàng kinh nghiệm phong phú. Chưa bao giờ các học giả và các viện nghiên cứu trên thế giới lại có nhiều bài viết và sách báo như trong 10 năm qua về hiện tượng đang lên “ồn ào” của siêu cường tương lai Trung Quốc, cho rằng Trung Quốc “thành công” vượt xa chủ nghĩa thực dân mới thời nào và đang đặt ra cho thế giới nhiều vấn đề mới…
Lấy sự kiện 11-09-2001 làm mốc thời gian tính toán để nhìn nhận thời cuộc theo kiểu đánh cờ thế, giữa một bên là Mỹ dẫn đầu của trật tự quốc tế hiện hành, và một bên là Trung Quốc dẫn đầu một liên minh thần thánh, thật khó nói khác: Trên bàn cờ thế giới 10 năm qua, cán cân quyền lực đang tạm thời chuyển động nghiêng nghiêng1 về phía Trung Quốc trên một số phương diện.
Tuy đến giờ phút này chưa có một siêu cường Trung Quốc vượt Mỹ, nhưng phải chăng vào thời điểm hiện tại một siêu cường Trung Quốc đang xuất đầu lộ diện đang thách thức Mỹ ngày càng quyết liệt? Nếu đúng, điều này cũng chẳng có gì là sai quy luật, bởi vì trong những trường hợp nhất định của quá trình phát triển, không hiếm trường hợp cái cái lạc hậu nhất thời thắng cái hiện đại…, nói lên tính khắc nghiệt của một quá trình phát triển.
Cái “nghiêng nghiêng” có lợi cho Trung Quốc và không lợi cho Mỹ này phản ánh những hạn chế mới về tầm với và hiện tượng “tụt dốc” lúc này của Mỹ, với hệ quả Mỹ phải có những điều chỉnh trong chính sách đối ngoại cho phù hợp hơn với thực lực (ví dụ mới nhất là châu Âu bây giờ phải tự cáng đáng những vấn đề ở Bắc Phi, trong đó có vấn đề Lybie nóng bỏng).
Cái “nghiêng nghiêng” này có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan về phía Mỹ. Phải chăng, trong các nguyên nhân chủ quan của Mỹ, đáng lưu ý là: Mỹ đã có nhiều tham vọng quá lớn – rõ nét nhất là trong vấn đề Irak và trong một số vấn đề khác – đồng thời đã đánh giá thấp mối nguy Trung Quốc trên nhiều phương diện kinh tế, chính trị, đối ngoại trong phạm vi quan hệ song phương cũng như trong các mối liên quan toàn cầu. Hệ quả là Mỹ đi đến những quyết sách khiến cho nước Mỹ sa đà vào nhiều vấn đề nghiêm trọng chưa có lối ra, tạo ra tình thế lực bất tòng tâm, nhờ đó Trung Quốc rảnh tay giành lấy lợi thế mới, với kết cục cuối cùng là cái “nghiêng nghiêng” hôm nay.
Không ít ý kiến cho rằng cái bá quyền đại Hán thực ra chỉ là cái linh hồn, cái màu sắc của sự phát triển ồn ào này mà thôi, cái nguyên nhân cốt lõi của sự phát triển ồn ào này là cái đói thường xuyên không thể thỏa mãn được của tăng trưởng và phát triển của đất nước trên 1,3 tỷ dân đứng trước nguy cơ phân rã thường trực và có nhiều mâu thuẫn nội bộ ngày càng gay gắt – nhất là sự phân hóa giàu nghèo, sự phân hóa phát triển vùng và vấn đề ô nhiễm môi trường… Cái nguyên nhân cốt lõi này và sự phát triển ồn ào nó tạo ra luôn luôn đòi hỏi cách giải quyết hướng ngoại dưới mọi dạng – từ vơ vét tài nguyên khắp các châu lục để duy trì tăng trưởng và phát triển, đến mở rộng không gian sinh tồn, bành trướng quyền lực mềm…, đến việc dựng lên các kẻ thù bên ngoài để hấp thụ những tác nhân gây bùng nổ trong lòng đất nước Trung Quốc… Vân vân…
Sự phát triển ồn ào với nội dung như thế chính là bản chất sự phát triển của Trung Quốc trong thế giới đương đại, khiến cho siêu cường Trung Quốc đang lên không phải chỉ là vấn đề đối với các nước láng giềng, mà còn là đối với cả thế giới2. Cũng có thể diễn dịch: Nếu Trung Quốc bá chủ được Biển Đông, khả năng Trung Quốc giành tiếp nhiều cái “bá chủ” khác rất lớn. Sự phát triển với bản chất như vậy không có khả năng tự phục thiện, mà chỉ có thể được kiểm soát thông qua củng cố trật tự quốc tế hiện hành.
III. Yếu kém của ta trong đối mặt với dã tâm Trung Quốc độc chiếm Biển Đông
Khỏi phải nói về dư luận chân chính tại nhiều nước trên thế giới bác bỏ yêu sách phi lý và trái với luật pháp quốc tế của Trung Quốc về đường lưỡi bò 9 vạch, để bàn thẳng vào những vấn đề đang đặt ra cho nước ta trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền, sự toàn vẹn thiêng liêng biển, đảo, và vùng trời vùng biển của đất nước.
Nếu liệt kê các sự việc đã xảy ra để đánh giá một cách có hệ thống, có thể đi tới nhận xét chung đầu tiên cần được quan tâm, đó là: Từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ cách đây hai thập kỷ3, Việt Nam ở trong tình thế càng ra sức bày tỏ thiện chí, càng nhân nhượng để tìm cách giải quyết hòa bình những tranh chấp và xung đột với Trung Quốc trên Biển Đông, Trung Quốc càng lấn tới.
Đặt cách hành xử của Trung Quốc sang một bên, không thể không tìm hiểu xem về phía ta có những yếu kém gì mà để cho phía Trung Quốc có thể khai thác, gây ra cục diện ngày càng lấn tới như vậy.
Phải chăng những yếu kém chủ yếu về phía lãnh đạo của ta là:
(a)      không hiểu rõ và sợ sức mạnh Trung Quốc,
(b)     bị Trung Quốc thao túng,
(c)      mối lo về khủng hoảng ý thức hệ – sợ rằng cuộc đấu tranh chống các âm mưu bành trướng bá quyền Trung Quốc ảnh hưởng đến sự tồn vong của chế độ chính trị nước ta và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội đã vạch ra,
(d)     để cho sự bất cập và tha hóa của bộ máy điều hành đất nước ngày càng gia tăng.
4 yếu kém nêu trên gây ra cho nước ta không ít khó khăn, giảm sức đề kháng của đất nước, phía Trung Quốc đã ra sức khai thác.
Về kinh tế, nước ta đứng trước tình hình toàn bộ xuất siêu của ta tại tất cả các thị trường nước ngoài khác hầu như chỉ đủ hay gần đủ bù cho nhập siêu của ta từ Trung Quốc, 60 – 70% nguyên liệu cho hàng gia công hàng xuất khẩu của ta phải nhập từ Trung Quốc, liên tiếp trong nhiều năm gần đây 80 – 90% các công trình công nghiệp mới, trước hết là các nhà máy nhiệt điện, đều rơi vào tay các nhà thầu Trung Quốc với nhiều vấn đề về chất lượng, giá cả… Ngoài ra còn có vấn đề bôxít, vấn đề titan, việc Trung Quốc mua vơ vét các khoáng sản khác, thuê đất thuê rừng…, và biết bao nhiêu vấn đề trong biên mậu giữa hai nước: hàng nhập lậu vào nước ta không sao kiểm soát nổi, các thủ đoạn lũng đoạn việc xuất khẩu các sản phẩm của ta, vân vân… Tất cả tạo ra cho nước ta một tình trạng lệ thuộc rất nguy hiểm về kinh tế. Mấy ngày gần đây từ Hongkong đã phát đi tín hiệu Trung Quốc sẽ trả đũa Việt Nam bằng kinh tế liên quan đến Biển Đông… Chưa nói đến đòi hỏi bức thiết: Đứng sát nách Trung Quốc, đất nước ta sẽ lựa chọn một chiến lược phát triển như thế nào, để sớm ra khỏi tình trạng khủng hoảng hiện nay, đổi mới cơ cấu kinh tế để chuyển sang phát triển bền vững, nhất là để không bị “cái công xưởng của thế giới” đè bẹp?
Về chính trị, do phía ta kỳ vọng nhiều vào quan hệ giữa hai đảng và vào giải quyết thông qua hội đàm trao đổi giữa lãnh đạo hai nước, nên không kiên quyết chống lại những sai trái của phía Trung Quốc, không công khai hóa trước dư luận trong nước cũng như trước dư luận thế giới việc ta chống lại những hành động sai trái này. Không hiếm trường hợp báo chí của ta được chỉ đạo phải làm nhẹ hay làm ngơ sự việc xảy ra, bưng bít thông tin. Chính vì nặng về hòa hiếu, thiếu sự kiên quyết và thiếu sự công khai minh bạch như vậy trong đấu tranh chống các sai trái của Trung Quốc, nên phía Trung Quốc càng được thể lấn tới. Cách làm này khiến cho nhiều bộ phận nhân dân trong nước không nắm rõ được thực trạng nguy hiểm hiện nay trong quan hệ hai nước – nhất là các bước đi quyết liệt của Trung Quốc trên Biển Đông, không khí “hiếu chiến bành trướng” thù địch với Việt Nam rầm rộ trên báo chí Trung Quốc, sự lũng đoạn của Trung Quốc gây ra trong nội bộ kinh tế, chính trị, xã hội nước ta… Có nhiều sự việc nghiêm trọng xảy ra mà nhân dân không được thông tin đầy đủ và kịp thời… Cách làm như vậy khiến cho nhân dân lo lắng, nghi ngờ hoặc thậm chí mất lòng tin vào lãnh đạo, hệ quả là không huy động được sự hậu thuẫn nhất thiết phải có của toàn dân trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia, làm thất bại các hành động lấn tới của Trung Quốc. Lịch sử quan hệ Việt – Trung cho đến nay chưa có một tranh chấp nào có thể giải quyết thành công và bảo vệ được chủ quyền và lợi ích quốc gia thông qua ngoại giao đi đêm theo cái kiểu đánh tam cúc, cho đến hôm nay rút cuộc vẫn là cục diện ta càng nhân nhượng, Trung Quốc càng lấn tới. Cách làm này khiến cho dư luận thế giới khó hiểu – báo chí nước ngoài có lúc phải bình luận: Việt Nam bị mất cắp mà không dám la làng thì ai dám cứu!?
Về đối ngoại, vì nặng về hòa hiếu, và nhất là vì không hiểu rõ và sợ Trung Quốc (điểm “a”), vì những mối lo dính dáng đến ý thức hệ như đã nêu trên (điểm “c”) và vì nhiều yếu kém khác, tự ta cũng gây ra cho mình nhiều bất lợi lớn, không tận dụng được vị thế của đối ngoại đất nước cho sự nghiệp bảo vệ lợi ích quốc gia liên quan đến những hoạt động đối ngoại của ta bảo vệ chủ quyền quốc gia và chống lại những hành động xâm chiếm và ngày càng lấn tới của Trung Quốc trên Biển Đông.
Điểm cần lưu ý thế mạnh trong cuộc đấu tranh chính nghĩa này của ta là có cơ sở pháp lý quốc tế vững chắc, có chính nghĩa; nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia, giữ gìn hòa bình ổn định và mở rộng hợp tác trong khu vực hoàn toàn phù hợp với lợi ích của cộng đồng các quốc gia trong khu vực, phù hợp với trào lưu hòa bình, hữu nghị, hợp tác và cùng phát triển trên toàn thế giới. Thế mạnh của ta là cộng đồng thế giới dứt khoát không thể chấp nhận yêu sách của Trung Quốc về đường lưỡi bò 9 vạch và mưu đồ độc chiếm Biển Đông; vì để chuyện này xảy ra, trật tự quốc tế hiện nay sẽ bị phá vỡ. Tuy nhiên phải thừa nhận rằng trong hai thập kỷ qua kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ sau cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc trên biên giới phía Bắc nước ta tháng 2-1979, thế mạnh này của ta không được phát huy, cuộc chiến tranh xâm lược này hầu như bị lãng quên, thậm chí bị xóa đi, không phải với nghĩa khép lại quá khứ. Trong khi đó ta càng chú trọng “hòa hiếu giữ gìn đại cục quan hệ hai nước”, Trung Quốc càng lấn tới với kết cục như hôm nay.
Thế mạnh của ta là hầu hết các quốc gia trong cộng đồng quốc tế – ngoại trừ Trung Quốc – đều mong muốn có một Việt Nam cường thịnh và phồn vinh, từ đó có khả năng đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định và an ninh trong khu vực cũng như trong phạm vi thế giới. Thế mạnh của ta là nhiều nước – nhất là các cường quốc – mong ta trở thành đối tác chiến lược vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và cùng phát triển; cục diện thế giới ngày nay cũng vô cùng thuận lợi cho nước ta thực hiện mục tiêu vô cùng quan trọng này. Song cơ hội ngàn năm có một này đang có nguy cơ vuột mất, nguyên nhân chính là do ta nói được nhưng không làm được bao nhiêu trong thực tế. Nhiều nước thỏa thuận nâng quan hệ với ta lên tầm đối tác chiến lược, nhưng do ta nặng về hòa hiếu gìn giữ đại cục quan hệ Việt – Trung, nặng về “chống diễn biến hòa bình”, do nhiều bất cập khác của ta trên mọi mặt nội trị, kinh tế, ngoại giao…, nên kết cục sự hợp tác của ta đạt được với các đối tác chiến lược này đạt kết quả thấp xa so với mong đợi, vị trí đối ngoại của nước ta trong chiến lược đối ngoại của các đối tác chiến lược này cũng thấp so với đòi hỏi và khả năng ta có thể thiết lập được. Một mặt trận đối ngoại như ta đang tiến hành như thế làm sao có thể trong nước thì thu phục nhân tâm về một mối, trên thế giới thì tạo ra được sự hậu thuẫn vững chắc cho sự nghiệp bảo vệ chủ quyền quốc gia và môi trường khu vực và quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp phát triển của đất nước? Cạnh siêu cường Trung Quốc đang lên và đói tất cả mọi thứ, câu hỏi này càng vô cùng nóng bỏng với nước ta.
Chỉ có thể rút ra kết luận: Để bảo vệ được chủ quyền, sự toàn vẹn lãnh thổ, biển, đảo, và vùng trời vùng biển của quốc gia, chống lại việc Trung Quốc ngày càng lấn tới trên con đường thực hiện cái lưỡi bò 9 vạch, trước hết và nhất thiết cần ra sức khắc phục những yếu kém của chính nước ta.
Đời đời sống cạnh Trung Quốc, xin đừng giây phút nào quên sức mạnh của nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trên hết và trước hết là chính dân tộc Việt Nam ta đã được thử thách, tôi luyện trong lịch sử; và ngày nay dân tộc ta đang cần một thể chế dân chủ có khả năng phát huy sức sống mãnh liệt và nghị lực sáng tạo của dân tộc mình, vì một Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất dân chủ và giàu mạnh đang rất thuận lòng với trào lưu của nhân loại tiến bộ thời đại ngày nay. Muốn hòa hiếu gìn giữ đại cục quan hệ Việt – Trung, càng nhất thiết phải xây dựng nên một Việt Nam như thế.
VI. Thay lời kết: Suy nghĩ về cuộc đấu tranh sắp tới
Tiếp tục cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập chủ quyền đất nước, ngăn chặn dã tâm của Trung Quốc về đường lưỡi bò 9 vạch, trước hết và trên hết phải xuất phát từ ý chí dựa hẳn vào dân tộc và dứt khoát không sợ bạo lực nham hiểm của quyền lực Trung Quốc. Chừng nào giữa nhân dân và chế độ chính trị của đất nước là một, chừng nào chế độ chính trị của đất nước gần như đồng nghĩa với Tổ quốc, đất nước Việt Nam ta là bất khả chiến bại. Chiến thắng của dân tộc ta đánh bại tất cả các cuộc xâm lăng đã xảy ra trong lịch nước ta cho đến hôm nay khẳng định chân lý này. Lịch sử như thế đã chứng minh không thể phản bác được sức mạnh bất khả kháng của nước ta chính là sức mạnh của dân tộc và dân chủ.
Mặt trận trên Biển Đông là mặt trận rất nóng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta, Trung Quốc đang dồn sức tiếp tục giành thế lấn tới. Song mặt trận số một Trung Quốc đang dồn hết khả năng và thủ đoạn để giành thắng lợi là khoét sâu các yếu kém trong nội bộ phía ta (4 yếu kém a, b, c, d), để tạo ra một Việt Nam èo uột. Đây là âm mưu thâm độc của quyền lực Trung Quốc, muốn tạo ra một nước Việt Nam chư hầu kiểu mới, để dễ sai khiến và để tạo thanh thế uy hiếp trong khu vực. Thực tế Trung Quốc ngày càng lấn tới, đang thao túng đất nước ta trên một số phương diện, chứng tỏ quyền lực Trung Quốc đã đi được những bước nhất định trong kịch bản tạo ra một Việt Nam èo uột.
Trung Quốc toan tính giành được thắng lợi trên mặt trận số một tạo ra một Việt Nam èo uột này, Trung Quốc sẽ giành được toàn thắng trên mặt trận Biển Đông. Kịch bản một Việt Nam èo uột là ưu tiên số 1 của Trung Quốc trong chiến lược đối ngoại đối với Việt Nam4. Về phía ta, ta cũng cần nhận định dứt khoát: Làm Trung Quốc thất bại trên mặt trận số một này, làm thất bại âm mưu tạo ra một Việt Nam èo uột, Việt Nam sẽ có tiền đề vững chắc bảo vệ bất khả xâm phạm chủ quyền quốc gia, biển, đảo, vùng trời vùng biển của mình trên Biển Đông, đồng thời có khả năng, có tư thế, có tư cách gìn giữ đại cục quan hệ láng giềng tốt với Trung Quốc.
Đặt vấn đề với cách nhìn nhận như vừa trình bày trên, sẽ có được chủ trương, các bước đi đúng đắn, phát huy được sức mạnh của đất nước cũng như giành được sự hậu thuẫn cần thiết của cộng đồng quốc tế, sẽ cho phép đẩy lùi sự lấn tới của Trung Quốc, gìn giữ được hòa bình ổn định trong khu vực. Muốn ngăn chặn nguy cơ Trung Quốc leo thang quân sự và sử dụng vũ lực trên Biển Đông, muốn ngăn chặn khả năng Trung Quốc khiêu khích gây ra xung đột vũ trang…, lại càng phải làm như vậy.
Tình hình đã chín muồi cần có một hình thức, một tinh thần Diên Hồng của đất nước cho những vấn đề sống còn hôm nay, về kinh tế cũng như chính trị, về đối nội cũng như đối ngoại. Lãnh đạo đất nước vào thời điểm lịch sử này chính là tạo ra cho đất nước một tinh thần Diên Hồng, một Diên Hồng như thế! Cần có lòng tin vào tinh thần yêu nước của nhân dân, lòng tin vào trí tuệ và ý thức chính trị sắc bén của nhân dân để thực hiện một tinh thần Diên Hồng hay một Diên Hồng rất đáng phải có vào lúc này. Cần phải gạt bỏ những suy nghĩ sai trái coi nhân dân là ấu trĩ, coi nhân dân là dễ bị kích động, dễ manh động, dễ bị lợi dụng… Cần phải loại bỏ những việc làm cản trở lòng yêu nước của nhân dân, loại bỏ sự dè dặt không dám bàn bạc với nhân dân định liệu những vấn đề sinh tử của đất nước, thoái chí không dám tạo ra một tinh thần Diên Hồng hay tiến hành một Diên Hồng như thế!
Không làm, không dấy lên được một tinh thần Diên Hồng, hay không làm được một Diên Hồng như vậy lúc này là không làm tròn nhiệm vụ lãnh đạo và đi ngược lại lợi ích của đất nước. Đơn giản vì đương đầu với dã tâm của quyền lực Trung Quốc lúc này, nhất thiết phải phát huy được sức mạnh của toàn dân tộc. Nhìn xa hơn thế nữa, quá trình xuất hiện siêu cường Trung Quốc tự nó đặt ra cho nước ta một vấn đề mang tính định mệnh hoàn toàn chưa có tiền lệ:
-        Việt Nam, với tư cách là nước láng giềng nằm án ngữ trên con đường đi lên của siêu cường này, phải lựa chọn cho mình một chiến lược thích nghi và phát triển như thế nào để có thể tồn tại với tính cách là một quốc gia độc lập có chủ quyền và là một đối tác được tôn trọng?
-        Hiển nhiên, chỉ có trí tuệ, tinh thần dân tộc và dân chủ được phát huy theo truyền thống Diên Hồng mới có khả năng tìm ra câu trả lời xác đáng.
Xin nói thêm: Để tránh bị các thế lực thù địch với một Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh có thể lợi dụng, khiêu khích, kích động nhân dân ta, để nước ta có thể tiến hành một cuộc đấu tranh kiên quyết, thông minh, có tầm nhìn trí tuệ, có lý có tình, một cuộc đấu tranh được cả lòng dân và lòng thiên hạ, để nước ta có thể tránh được tình trạng đục nước béo cò cho bất kỳ loại nào trong bất kỳ tình huống nào, để chủ động ngăn chặn bất kỳ cái bẫy nào giăng ra chống lại nước ta bằng bất kỳ thủ đoạn nào bạo lực hay không bạo lực, để loại bỏ bất kỳ sự mua bán lợi ích nào trên đầu nước ta giữa các nước bên thứ ba, để có thực lực kiên định tìm kiếm được giải pháp hòa bình cho những vấn đề đặt ra trên Biển Đông, để giữa nhân dân và lãnh đạo là sự thống nhất không gì phá vỡ được, nhất thiết phải có một tinh thần Diên Hồng, một Diên Hồng như thế.
Quyền lực Trung Quốc đang lấn tới, nên đã đến lúc phải gạt bỏ mọi trói buộc ý thức hệ, phải đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, phải dứt khoát khép lại quá khứ và phải trên nền tảng của dân chủ tạo ra đoàn kết hòa hợp dân tộc, để bảo vệ và xây dựng đất nước thành công. Điều này cũng có nghĩa là đã đến lúc phải có một Diên Hồng như thế!
Chẳng lẽ vận mệnh lúc này của đất nước không đáng có một tinh thần Diên Hồng hay một Diên Hổng như thế? Vận mệnh đất nước lúc này vô cùng nghiêm khắc đặt ra cho mỗi người Việt Nam dù là ai sự lựa chọn duy nhất: Có sống vì đất nước hay không? – với tất cả tinh thần và ý nghĩa “tồn tại hay không tồn tại” (to be or not to be!).
Cần nhìn thẳng vào những cái yếu không thể khắc phục được của Trung Quốc, đó là tính phi nghĩa và phi pháp trong các yêu sách và hành động của họ trên Biển Đông, là bạo lực nham hiểm của quyền lực Trung Quốc đi ngược với trào lưu phát triển của trật tự thế giới đang diễn ra, nên cả thế giới lo ngại và không thể khoanh tay đứng nhìn, là những yếu kém ngay trong nội tình đất nước Trung Quốc khiến cho Trung Quốc luôn luôn phải tìm cách hướng các yếu tố gây bùng nổ trong nước ra bên ngoài, là sự phát triển ồn ào đối nội cũng như đối ngoại của chủ nghĩa tư bản nhà nước toàn trị có tên gọi là chủ nghĩa xã hội đặc săc Trung Quốc, là các nguy cơ phân rã và đổ vỡ trong nước – trước hết do tình trạng mất dân chủ, sự phân hóa xã hội nghiêm trọng, sự tàn phá môi trường, là các thủ đoạn che đậy, rất sợ công khai minh bạch nên thường phải nói một đằng làm một nẻo… Các yếu kém của Trung Quốc ngày nay còn lộ rõ ở chỗ ngày càng nhiều nơi có bàn chân quyền lực Trung Quốc đặt tới – dù là ở Mỹ Latinh, châu Phi, châu Úc, châu Á – đã bắt đầu nảy sinh những mâu thuẫn tại chỗ với Trung Quốc… Thế giới đang sợ nhiều hơn là chào đón một Trung Quốc đang ngoi lên như vậy thành siêu cường.
Cái yếu cơ bản nhất của Trung Quốc trong đối ngoại có lẽ là ở chỗ sự phát triển của Trung Quốc mâu thuẫn với xu thế phát triển của trật tự thế giới trong thời đại ngày nay là hòa bình, dân chủ, nhân quyền, thân thiện với môi trường và cùng phát triển, là ở chỗ giữa văn minh nhân loại ngày nay với văn hóa Trung Quốc có khoảng cách phát triển rất lớn. Cho nên một ngày nào đó, dù có thể sẽ là nền kinh tế lớn nhất thế giới, song Trung Quốc có thể sẽ gây thêm nhiều vấn đề cho thế giới, chứ không thể lãnh đạo thế giới, vân vân… Muốn không đánh giá thấp và cũng không sợ Trung Quốc, cần tìm hiểu rõ những điểm yếu này.
Dựa vững chắc vào nhân dân, nắm vững chắc chính nghĩa và tính pháp lý quốc tế, tranh thủ sự hẫu thuẫn của cộng đồng quốc tế và cùng đi với trào lưu tiến bộ của cả thế giới5, đặt lợi ích quốc gia lên trên hết với tất cả sự kiên định và đấu tranh công khai minh bạch, đấy là tiền đề cho mọi bước đi và các chủ trương chính sách của nước ta về Biển Đông thành công trong việc gìn giữ được hòa bình ổn định trong khu vực, bảo vệ chủ quyền, biển, đảo, vùng trời, vùng biển của nước ta trên Biển Đông./.

Hà Nội, 06-2011
N. T.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
Chú thích
1 Tham khảo: Nguyễn Trung, “Biển Đông – cái biển hay cái ao”, 26-10-2010, www.tapchithoidai.org/…/201020_NguyenTrung.htm
3 Tìm xem các bài viết và các sách về Trung Quốc đã được nêu trong danh mục các sách và tài liệu tham khảo của 3 bài viết của Nguyễn Trung: (a) “Việt Nam trong thế giới thập kỷ thứ hai thế kỷ 21” – mùa đông 2009); (b) “Trách nhiệm lịch sử” – 12-2009; và (c), “Biển Đông – cái biển hay cái ao?”, 26-10-2010, www.tapchithoidai.org/…/201020_NguyenTrung.htm
4 Lấy mốc là Hội nghị Thành Đô 1990.
5 Tìm xem: Nguyễn Trung, “Biển Đông cái biển hay cái ao?”.
5 Tham khảo thêm vấn đề “xây dựng nền ngoại giao dấn thân” nêu trong bài viết “Biển Đông – cái biển hay cái ao?.


Tài liệu tham khảo

  1. Nguyễn Trung 2010, “Việt Nam trong thế giới của thập kỷ thứ hai thế kỷ 21”, Hà Nội, 8 tháng 1. http://www.tapchithoidai.org/ThoiDai18/201018_NguyenTrung.htm
2. Nguyễn Trung 12. 2009, “Trách nhiệm lịch sử”, Hà Nội. http://www.tapchithoidai.org/ThoiDai19/201019_NguyenTrung.htm
3.      Nguyễn Trung 2010, “Biển Đông – cái biển hay cái ao?, Hà Nội, tháng 10&11. http://www.tapchithoidai.org/ThoiDai20/201020_NguyenTrung.htm
  1. Peter W. Navarro & Gregory W. Autry 2011, Death by China: Confronting the Dragon – A Global Call to Action,  Pearson Prentice Hall.
  2. Blumenthal,  Dan, 2009, “The Erosion of U.S. Power in Asia“, Far Eastern Economic Review, tháng 5.
  3. Cao Huy Thuần 2009, “An ninh”, Thời Đại Mới 17, tháng 11.
  4. Clinton, Hillary, 2009, Remarks at the ASEAN Regional Forum, 23 tháng 7.
  5. Dillon, Dana, và John J. Tkacik Jr (2005-2006), China’s Quest for Asia, Policy Review.
  6. Feigenbaum, Evan A., 2004, “China’s Military Posture and the New Economic Geopolitics“, Rice University.
  7. Ferguson, Niall, 2009, “The decade the world tilted east”, Financial Times, 27 tháng 12.
  8. Goldman, Merle, 2009, “China’s Beleaguered Intellectuals“, Current History, tháng 9.
  9. Hynes, Major H.A., 1998, China: the Emerging Superpower, Department of Defence (Canada).
  10. Lam, Willy,  2009a, “Beijing Learns to be a Superpower“, Far Eastern Economic Review, tháng 5.
  11. Lam, Willy, 2009b, China’s Quasi-Superpower Diplomacy: Prospects and Pitfalls, Washington D.C.: Jamestown Foundation.
  12. Luce, Edward, 2009, “Obama urged to fix trade policy vacuum”, Financial Times, 9 tháng 11.
  13. Obama, Barack, 2009, Remarks by the President at the U.S./China Strategic and Economic Dialogue, White House, 27 tháng 7.
  14. Marciel, Scot, 2009, Maritime Issues and Sovereignty Disputes in East Asia, Thượng viện Mỹ, 15 tháng 7.
  15. McCain, John, 2009, Bài nói chuyện của Thượng Nghị sỹ John McCain tại Học viện Ngoại giao Việt Nam, 7 tháng 4.
  16. Blumenthal, Dan, 2009, “The Erosion of U.S. Power in Asia“, Far Eastern Economic Review, tháng 5.
  17. Clinton, Hillary, 2009, Remarks at the ASEAN Regional Forum, 23 tháng 7.
  18. Feigenbaum, Evan A., 2004,”China’s Military Posture and the New Economic Geopolitics“, Rice University.
  19. Một số sách báo và các bài viết khác trong nước và nước ngoài 2011.

BÀI CỰC HAY: "ĐỪNG NGỘ NHẬN VIỆT NAM LÀ ĐỒNG CHÍ CỦA TRUNG QUỐC!"

BÀI CỰC HAY: "ĐỪNG NGỘ NHẬN VIỆT NAM LÀ ĐỒNG CHÍ CỦA TRUNG QUỐC!"


Bảo vệ chủ quyền: Công khai để thống nhất lòng dân


VNN - "Công khai thông tin, tuyên truyền thống nhất, sâu rộng, bày tỏ thái độ rõ ràng để tạo sự đồng thuận trong nhân dân là một nhân tố cốt tử để bảo vệ Tổ quốc. Dân phải tin là nhà nước có đủ bản lĩnh, kinh nghiệm và quan hệ quốc tế để bảo vệ giữ gìn chủ quyền đất nước". Giáo sư, Tiến sĩ Hồ Trọng Ngũ, Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng An ninh Quốc hội nói về tình hình Biển Đông.
 
Thống nhất được lòng dân sẽ chiến thắng

Ông nhìn nhận như thế nào về các sự việc liên tiếp xảy ra giữa Việt Nam và Trung Quốc trên biển Đông thời gian qua?

- Những việc xảy ra vừa rồi không chỉ là sự cố của ngày hôm nay mà là những chuyện sẽ xảy ra trong tính toán chiến lược của Trung Quốc.

Giáo sư, Tiến sĩ Hồ Trọng Ngũ: "Công khai thông tin để tạo sự đồng thuận về lòng dân". Ảnh: Lê Nhung
 

Tư tưởng bá chủ thế giới có xuất xứ từ Trung Quốc. Khái niệm chinh phạt, làm bá chủ thế giới đã có từ ngàn đời và họ luôn nuôi mộng nước lớn.Tư duy chính trị ấy ngày nay đã lỗi thời nhưng vẫn còn tồn tại trong một số người thuộc giới lãnh đạo Trung Quốc 
 
Trong ứng xử với Việt Nam thì các hành vi như vậy quá rõ, xuyên suốt và có hệ thống.

Các sự việc xảy ra vừa rồi nằm trong chuỗi các hành vi được tính toán sẵn và họ muốn xúi bẩy Việt Nam trả đũa để lấy cớ thực hiện các can thiệp quân sự thô bạo hơn. 

Chúng ta đã kiềm chế và kiên trì giải pháp hòa bình để không mắc mưu Trung Quốc. Nhưng kiềm chế không phải là khoanh tay cho Trung Quốc muốn làm gì thì làm. 

Từ ngàn đời nay ông cha ta luôn lấy quan hệ với Trung Quốc làm trọng. Trong lịch sử ta luôn nhận thức và hành xử đúng đắn và ý tứ trong quan hệ với Trung Quốc. Nhưng không ai có thể lừa dối thế giới hay nhân dân Việt Nam rằng chúng ta muốn gây chiến hay xâm lấn Trung Quốc. Chỉ có trẻ vỡ lòng mới nghe luận điệu ấy.

Mọi người dân Việt đều muốn hòa hiếu trên tinh thần mọi dân tộc sinh ra đều bình đẳng, tạo hóa ban quyền sống và mưu cầu hạnh phúc. Nhưng trong lịch sử, ngay khi tính mạng dân tộc ngàn cân treo sợi tóc thì ta vẫn không sợ.

Xưa ta chưa có tên trên bản đồ thế giới mà ta còn dành thắng lợi. Ngày nay ta đã có quan hệ với các nước, lợi ích của Việt Nam trên biển Đông gắn với nhiều quốc gia, dân tộc. 

Một số chuyên gia cho rằng giải pháp để bảo vệ chủ quyền quốc gia là dựa trên "công thức 3C" bao gồm: Công khai, Công luận và Công pháp. Theo ông, chúng ta nên công khai những vấn đề gì và công khai đến đâu để tạo ra sức mạnh đồng thuận trong nhân dân?

- Cần công khai rất nhiều vấn đề để nhân dân hiểu tình hình. Kinh nghiệm cho thấy, triều đại nào tập trung và thống nhất được lòng dân thì đều hùng mạnh và chiến thắng được ngoại bang.

Nếu có sự thống nhất ý chí trên dưới một lòng thì không sức mạnh ngoại bang nào khuất phục được.

Hiện nay, cần phải một cơ chế thông tin đầy đủ hơn để tạo đồng thuận cao trong toàn xã hội. Hơn nữa, việc công khai cũng là để cho mọi người có được một tâm thế vững vàng, tránh hoang mang, phán đoán sai lệch tình hình.

Trung Quốc luôn mạnh về tiềm lực quân sự nhưng chúng ta chỉ đang làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc. Trong khi đó, Trung Quốc lại phải lo che chắn và bảo vệ những lợi ích và tham vọng trên các khu vực chiến lược khác ở khắp thế giới.

Hiện, Trung Quốc đang thực hiện chính sách lừa mị dân để tuyên truyền rằng Việt Nam xâm lấn, Việt Nam tấn công tàu thuyền Trung Quốc. Tuyên truyền như vậy nhằm tranh thủ sự đồng thuận của dân chúng trong nước. Số đông người dân Trung Quốc đang hiểu sai về bản chất vấn đề. 

Chính vì vậy, chúng ta cũng phải thực hiện cơ chế cung cấp thông tin để thức tỉnh những người dân Trung Quốc đang bị lừa mị vì luận điệu tuyên truyền đó.

Khác với Trung Quốc, chúng ta lại chưa tuyên truyền được bao nhiêu. Những việc cần làm ngay là phải tuyên truyền, dịch các tài liệu sang tiếng Anh, tiếng Trung để bạn bè thế giới cũng như người dân Trung Quốc hiểu được bản chất vấn đề.

Phải để những người dân có lương tri ở Trung Quốc hiểu được rằng Việt Nam chỉ có mong muốn hòa bình, và không dại gì gây chiến với Trung Quốc. 

Thêm nữa, việc công khai thông tin là để thế giới hiểu rõ hơn lập trường, quan điểm của chúng ta. Đôi khi bạn bè thế giới đã ngộ nhận về một Việt Nam là đồng chí của Trung Quốc.

Lâu nay, để giữ hòa hiếu với Trung Quốc nên ta đã chấp nhận là một người "đồng chí". Nhưng xin nhắc lại là một Trung Quốc có hai chế độ thì họ không có nhu cầu quan tâm đến chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam. Mục đích của họ là lợi dụng luận điểm rằng cả Việt Nam và Trung Quốc đều có Đảng cộng sản để dễ bề qua mắt người dân Việt Nam rằng ta là đồng chí của họ. Trong khi đó, họ lại gặm nhấm từng mẩu đất. Đây là luận điệu rất nguy hiểm mà nếu nhân dân không hiểu được hết để giải thích thì bạn bè quốc tế cũng có thể hiểu sai.

Theo tôi, phải làm cho bạn bè quốc tế hiểu được bản chất vấn đề thì họ mới đứng cùng chúng ta về phía chính nghĩa.

Ảnh: VietNamNet
Cuối cùng, ý nghĩa quan trọng nhất của việc công khai  là để chúng ta có sự quyết tâm và thống nhất ý chí dân tộc, tạo sự đồng thuận trong nội bộ.
 
Hiện nay, nếu chúng ta có một chính sách tuyên truyền thống nhất, sâu rộng, bày tỏ thái độ rõ ràng để tạo sự đồng thuận và thống nhất ý chí trong nhân dân thì đó là một nhân tố cốt tử để bảo vệ Tổ quốc.

Dân phải biết tiềm lực của ta hiện nay đang ở đâu và có thể làm được gì. Việc này phải làm ngay, làm sớm, làm đầy đủ tích cực trên mọi lĩnh vực. Như Bác Hồ nói "chúng ta quyết hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước".

Điều cốt tử hiện nay là phải có sự đồng thuận, không để lợi dụng tình hình để xuyên tạc gây hoang mang, hoặc gây chia rẽ.

Dân phải tin là nhà nước có đủ bản lĩnh, kinh nghiệm và quan hệ quốc tế để bảo vệ giữ gìn chủ quyền đất nước.

"Ta đã có Hội nghị Diên Hồng"

Đại biểu Quốc hội đã được cung cấp đầy đủ thông tin chưa, thưa ông?

- Chúng ta từng có truyền thống tốt đẹp là hội nghị Diên Hồng.

Và như Bác Hồ đã nói mỗi khi đất nước bị xâm lăng thì tinh thần yêu nước của toàn dân tộc trỗi dậy, kết thành một làn sóng. Phát huy truyền thống hội nghị Diên Hồng, Quốc hội có vai trò quan trọng trong đoàn kết, thống nhất ý chí và khơi dậy sức mạnh toàn dân.

Kỳ họp đầu tiên của Quốc hội sắp khai mạc tháng 7 tới, Ủy ban Quốc phòng An ninh có đề xuất các cơ quan Chính phủ cung cấp thông tin cho Quốc hội để Quốc hội thảo luận và thông qua 500 Đại biểu tuyên truyền chủ trương, giải pháp bảo vệ chủ quyền cho cử tri không?

- Các cơ quan Đảng, Chính phủ vẫn có nhiều kênh khác nhau cung cấp thông tin tới Quốc hội, nhưng sắp tới có thể phải cung cấp nhiều hơn nữa. Vì để tạo đồng thuận trong dân thì sự đồng thuận trong Đảng, Chính phủ và Quốc hội là hết sức quan trọng và cần thiết. 
 
Thay mặt cử tri, ĐBQH cần thấu triệt tình hình và nhiệm vụ bảo vệ đất nước. Sao cho ý chí toàn dân phải được thống nhất.

Tôi tin là tại kỳ họp đầu tiên, trước tình hình đất nước như vậy, Quốc hội cần có sự thảo luận và tiếng nói thống nhất về chủ quyền dân tộc.
"Chúng ta đã kiềm chế tốt và tiếp tục kiên quyết không dùng lực lượng quân sự đối phó để rồi Trung Quốc lu loa là ta tấn công họ. Chúng ta không nên mắc mưu Trung Quốc và giúp Trung Quốc thực hiện kế sách họ đặt ra từ đầu.

Mặc dù vậy nhưng chúng ta phải từng bước củng cố lực lượng quốc phòng.

Chúng ta không có ý đồ chạy đua vũ trang. Nhưng cần bảo đảm cho lực lượng vũ trang có đủ điều kiện huấn luyện, chiến đấu, trang thiết bị. Chúng ta kiên quyết không nổ súng trước nhưng khi kẻ địch buộc ta phải chiến đấu thì ta cũng phải sẵn sàng".

Lê Nhung 
Nguồn: VietNamnet.

Nguyễn Xuân Diện: 
Giáo sư Hồ Trọng Ngũ nói rất hay, rất chính xác. Cần phải phổ biến rộng bài này xuống từng chi bộ để mọi người thôi lú!
Và các đại biểu quốc hội khóa XIII cần biết rằng, tình hình Biển Đông rất mới rồi!
Cũng cần quán triệt bài này trong toàn ngành công an để vài hôm nữa nếu có biểu tình chống Trung Quốc thì công an chỉ bảo vệ dân; không bắt bớ, đàn áp người biểu tình yêu nước, không làm gì thô bạo để dẫn đến đối lập giữa Chính quyền và Người dân.
Chư vị có đồng ý với ý kiến của Tễu không?

16 nhận xét:

CapThoiVu nói...
Quá đồng ý với bác Diện.
Phải đoàn kết lòng dân thôi, đừng nghi ngờ nhân dân và hành xử như thế nữa...
Nguyen Quang Thach nói...
Thưa anh Diện,

Tôi đã hỏi rất nhiều cựu chiến binh và dân quân ở nông thôn rằng "các chú, các anh có được phổ biến các thông tin về biển đảo và việc Trung Quốc ức hiếp ngư dân không?" Tất cả đã trả lời là không.

Một đất nước lấy chiến tranh nhân dân làm chiến thuật lẫn chiến lược quân sự mà lực lượng nòng cốt tại thôn xóm không biết các thông tin về giặc thì khi chiến tranh xảy ra có tuyên truyền nổi không? Lòng dân có theo không?
Dân Việt nói...
Bài trả lời phỏng vấn của GS.TS Hồ Trọng Ngũ là một bài rất tỉnh táo và sâu sắc. Ta không mắc mưu khiêu khích của giặc, vì những trò này, ta gặp trong lịch sử nhiều rồi. Nó đưa tàu hải giám vào cắt cáp, thấy ta không đánh thì nó lại đưa chỉ một tàu cá nhử ta. Sự kiềm chế của ta là cần thiết. Qua bài của Ông HT Ngũ, tôi càng tin lời Ông: Nhà nước có đủ bản lĩnh, kinh nghiệm và quan hệ quốc tế đẻ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Tôi cũng đồng ý với Ông là phải cố kết lòng dân, vì lòng dân là trận địa vững vàng nhất. Anh em an ninh đề phòng người xấu lợi dụng dân là đúng, nhưng hãy hành động một cách thông minh, với sự tin tưởng, trân trọng, nâng niu tình cảm yêu nước của đồng bào. Đừng để lưu truyền trên mạng và lưu truyền trong lịch sử những tấm ảnh phản cảm, làm xấu mặt Nhà nước và nhân dân. Tôi tâm đắc nhất là nhận định của GS.TS Hồ Trọng Ngũ: Trung Quốc đã chọn con đường "một nước hai chế độ" thì họ coi quyền lợi của dân tộc mình là trên tất cả chứ đâu có coi trọng sự nghiệp xây dựng XHCN của "đồng chí" Việt Nam.
Cảm ơn chị Lê Nhung đã tìm đúng người để thực hiện cuộc phỏng vấn xuất sắc. Cảm ơn TS Nguyễn Xuân Diện đã đưa lên blog bài này. Mong Quốc hội khóa XIII có nhiều đại biểu trí tuệ như GS Hồ Trọng Ngũ.
Phan Tất Thành nói...
Các bác ơi. Thằng Tầu nó đểu giả, thâm hiểm thế này đây. Mỗi con tầu đánh cá cắm cờ tổ quốc là một cột mốc trên biển, chứng tỏ chủ quyền như cột mốc ở biên cương vậy. Những con người giữ trách nhiệm, còn lương tâm và có lòng yêu nước - HÃY CỐ LÀM MỌI VIỆC TRONG KHẢ NĂNG CỦA MÌNH VÌ NHỮNG CỘT MỐC NÀY.
Nặc danh nói...
Đúng là cần công khai, minh bạch về thông tin. Chư vị nào thạo tra cứu, thử tra xem địa danh Tây Sa, Nam Sa của Trung Quốc đặt từ khi nào và chỉ vùng nào? Trong khi đó, Hoàng Sa và Trường Sa thì có trong thư tịch cổ nước ta từ lâu rồi.
Nặc danh nói...
Tôi hoàn toàn nhất trí với TS Hồ Trọng Ngũ và nguyễn Xuân Diện. Đừng mơ hồ về tình đồng chí với Trung Quốc. Hãy xem hàng ngàn năm qua Trung Quốc ứng xử với Việt nam thế nào? Hãy xem họ ứng xử với Lâm Bưu, Khổng Tử, Bành Đức Hòai, và chính ngay Đặng Tiểu Bình thế nào mà ứng xử với họ. Nhân dân phải được biết, được tạo điều kiện thể hiện lòng yêu nước của mình. Khi đó truyền thống yêu nước của nhân dân Việt nam sẽ trỗi dậy và sức mạnh đó sẽ nhấn chìm bè lũ cướp nước và bán nước.
Nặc danh nói...
Nước Tàu là hiệnthực của chủ nghĩa tư bản đỏ hung dữ,một nước Tàu tồn tại 2 chế độ nhưng cùng một âm mưu xâm chiếm biển Đông.
Từ 1979 đã lộ mặt hòng dạy cho VN một bài học, đừng mang chiêu bài giai cấp vô sản toàn thế giới ra để 2 Đảng gặp nhau. Nếu có 2 Đảng gặp nhau thì không có chuyện 1979 sáu tỉnh biên giới.
Phải công khai, nói rõ, nói đủ với nhân dân và toàn thế giới, đến mức VN phải dạy cho TQ một bài học về lễ độ.
tu nói...
Rằng Hay thì thật là hay
Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào?
Nặc danh nói...
Gs.Ts Hồ Trọng Ngũ là một trí thức chân chính như nhiều " trí ngủ hèn " khác đang khua môi múa mép vớ vẩn lừa bịp người ít hiểu và cả tin. Trả lời của GS Ngũ là đúng đắn, chính xác. Lời bình của TS Diện ngắn gọn nhưng đủ ý và hay. Tôi xin phép thay mặt bà con cư dân mạng mơ một tý cho vui, xin bầu 2 ông vào " Chính phủ trong mơ " để giải quyết công việc của đất nước.
Nặc danh nói...
Một Trung Quốc có hai chế độ thì họ không có nhu cầu quan tâm đến chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa cộng sản - hay qua, the ma minh ko nghi ra
QuangPhong nói...
Bài viết đã nói lên một khái niệm rất hay và mới đối với nhiều người: Trung Quốc đã chọn con đường "một nước hai chế độ" thì họ coi quyền lợi của dân tộc mình là trên tất cả chứ đâu có coi trọng sự nghiệp xây dựng XHCN của "đồng chí" Việt Nam.
Có lẽ nên đề nghị HĐ Lý luận TW đưa vào các tài liệu cần phổ biến cho cán bộ Đảng viên học tập.
Ừ nhỉ, họ đã chấp nhận chế độ Nhà nước TBCN-chế độ NN XHCN ngay trong đất nước của họ.Cớ gì phải gọi họ là Đồng chí ,là anh em nữa ta...
Nặc danh nói...
Em đồng ý với Anh Diện, Em cũng sinh hoạt Đảng nơi cũng được gọi là TW nhưng đến giờ này vẫn chưa được phổ biến về tình hình này. Đây là bài viết hay, chính xác, nhất là những phần được đánh dấu (Trịnh Xuân Nguyên)
Binh nói...
Tiến sỹ Diện lại nhiều việc rồi nhé.
Đề nghị TS lập phiên bản tiếng Trung cho blog này.
Nặc danh nói...
Đúng là ông Nghị của nhân dân, Không phải ông nghị gật. Đất nước hãy còn hy vọng. Còn da lông mọc cơ mà.
Thành thật biết ơn.
Đại biểu nhân dân
Nặc danh nói...
Cảm ơn GS HTN, cảm ơn TS NXD. Chúng ta cần đồng thuận, nhưng có hiểu mới đồng thuận được. Muốn hiểu đến nơi đến chốn thì cần minh bạch thông tin. Thông tin để đồng tâm dựng nước và giữ nước, sao không.
VQL.
Kèo Văn Cột nói...
Sâu sắc và thấu đáo.
Đề nghị anh Diện lưu lại bài này dạng pdf ở trên blog để dễ bề tham khảo sau này.