Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2013

Tin ngày 22/6/2013 - cập nhật

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- TÁC NGHIỆP Ở TRƯỜNG SA (Văn Công Hùng).
Vùng biển đầy tranh chấp (Economist/ TCPT).
- Gian nan chuyến đi Hoa Kỳ của tướng Đỗ Bá Tỵ (Cầu Nhật Tân). “… lực lượng thân Bắc Kinh ngay trong nội bộ Việt Nam liền tung ra những cú ném đá ngáng đường. Ngay trước chuyến thăm của tướng Đỗ Bá Tỵ đến Hoa Kỳ, lực lượng An ninh đã bắt hàng loạt blogger“.
Báo Động Khẩn: Paul Trần Minh Nhật “Tuyệt Thực” Để Phản Đối Chính Sách Hà Khắc Của Trại Giam (TNCG). “Cụ thể là: điều kiện giam giữ hết sức hà khắc như: khẩu phần ăn không bằng một con chó, không thể nuốt được (từ nguyên văn Nhật thông báo); nước uống phải dùng nước lợ (nước được lấy trực tiếp từ ao hồ, giếng khoan); phòng giam quá chật hẹp trong khi thời tiết ở Nghệ An hiện nay nhiệt độ lên đến 39, 40 độ; không có điện thắp sáng; không cho nhận sách từ người thân gửi vào“.
Yêu nhau vượt chết (Hoàng Hải Thủy).
- Áp lực khi nhà bất đồng ra nước ngoài (BBC). “Ông Toàn cho rằng có một số nhà bất đồng khi ra nước ngoài sinh sống tiếp tục ‘đấu tranh, hoạt động’, nhưng một số khác lại ‘khựng lại’, một số thậm chí chỉ chú tâm vào miếng ăn manh áo”.
Nhà báo địa phương và phóng viên thường trú (LĐ). - Báo chí nặng vai “cơm áo gạo tiền” (HQ). - “Ăn cắp” bản quyền báo chí: xử lý ra sao? Cần mạnh tay hơn! (TT).  - HỘI NHÀ BÁO CẦN CÁM ƠN AI NHỈ ? (Hậu khảo cổ).
KINH TẾ
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Thái bảo TRẦN PHONG (Ngô Đức Thọ).
- LÊ XUÂN BỊ “XÁCH MÉ” KHI PHÊ BÌNH CUỘC THI THƠ ĐBSCL LẦN THỨ V .-CAO MINH TÈO BÊNH VỰC KẺ ĐẠO THƠ CAO PHÚ CƯỜNG – TÁC GIẢ “VỀ ĐỒNG MÙA NƯỚC NỔI” (Văn chương +). – NGHI NGỜ CHẤT LƯỢNG BAN CHUNG KHẢO CUỘC THI THƠ ĐBSCL LẦN V: 11 BÀI THƠ VÀO VÒNG CUỐI CÓ TỚI 4 BÀI PHẠM QUY (CHIẾM 36,3%)  “Sau khi 11 bài thơ được công bố nhiều bạn đọc đã phát hiện chỉ có khoảng 5 bài đúng tiêu chí cuộc thi, còn 6 bài không đáp ứng tiêu chí, trong đó có 4 bài nghi là phạm quy… Song, tôi cũng có thể suy đoán có lẽ trong mấy trăm bài dự thi kia sẽ còn nhiều bài vi phạm quy chế? Vì mới công bố 11 bài thơ mà đã có tới 4 bài vi phạm (chiếm tỉ lệ 36,3%)”.
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
QUỐC TẾ

1856. ĐÀI LOAN-TRUNG QUỐC: CHÍNH SÁCH “NGOẠI GIAO MỀM DẺO” CÓ PHÁT HUY TÁC DỤNG?

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Ba, ngày 18/6/2013
(Tạp chí Politique Internationale số 138)

Cuộc chiến ngoại giao đầy sóng gió giữa Trung Quốc và Đài Loan trong sut nhiu năm qua đã nhường ch cho sự hòa dịu. Chính sách “ngoại giao mềm dẻo ” của Tổng thống Mã Anh Cửu kể từ năm 2008 đã đóng góp to lớn cho sự khởi đầu bình thường hóa này. Nó cũng cho phép Đài Bắc nổi bật trên trường quốc tế, đặc biệt thông qua sự hiện diện của họ trong các tổ chức chính phủ lớn.

Thi đại của chủ nghĩa thực dụng ngoại giao
Năm 1971, Đài Loan bị tước mất ghế ở Liên Hợp Quốc (LHQ) vì lợi ích của Trung Quốc. Quốc gia này cũng chiếm chỗ của họ trong phần lớn các tổ chức quốc tế. Rất nhanh chóng, Trung Quốc thấy nhiều quốc gia bày tỏ mong muốn kết nối các mối quan hệ ngoại giao với mình. Năm 1972, Nhật Bản, CHLB Đức và Ôxtrâylia chuyển đại sứ quán của họ tới Bắc Kinh. Và ngày 1/1/1978, đến lượt Mỹ cắt đứt quan hệ với Đài Bắc. Kể từ đó, Đài Loan bắt đầu bước vào một giai đoạn khó khăn.
Sau khi đắc cử vào năm 1978, Tổng thống Tưởng Kinh Quốc quyết định phát triển các mối quan hệ “có thực chất” và không chính thức với các nước khác (mặc dù ông chưa bao giờ sử dụng cụm từ “chủ nghĩa thực dụng ngoại giao”), để chấm dứt tình trạng bị cô lập này. Trong hai năm cuối nhiệm kỳ (1987-1988), ông áp dụng một chính sách cởi mở với Trung Quốc. Trong số các giải pháp mang tính biểu tượng đối với người Đài Loan, có khả năng là họ được về thăm thân nhân còn ở lại Trung Quốc lục địa. Nhung Tưởng Kinh Quốc không chịu từ bỏ “chính sách 3 không” đối với những người Cộng sản Trung Quốc (không tiếp xúc, không đàm phán, không thỏa hiệp). Chính vì vậy, Trung Quốc không bỏ lỡ bất cứ cơ hội nào để “chọc gậy bánh xe” Đài Loan, đến mức mà hòn đảo này chỉ còn có thể trông cậy vào 21 quốc gia.
Năm 1988, Lý Đăng Huy, người kế nhiệm của Tưởng Kinh Quốc, đã chủ trương xây dựng một nền ngoại giao thực dụng và không loại trừ khả năng sẽ thiết lập các quan hệ ngoại giao với các nước đồng minh ở châu lục. Từ bỏ canh bạc cũ chẳng ăn nhằm gì, chiến lược này của ông Lý được hình thành trong giai đoạn xảy ra “sự kiện Thiên An môn”, nhằm xích lại gần các nước đang phát triển (PVD) bằng việc hợp tác thương mại và viện trợ kinh tế, với hy vọng, cuối cùng sẽ được trở lại LHQ và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Với mục đích thu gom nhiều nhất có thể những sự ủng hộ trong cuộc tìm kiếm sự công nhận về ngoại giao, Tổng thống Trần Thủy Biển tiếp tục công việc của Lý Đăng Huy chủ yếu bằng cách đặt cược vào sự viện trợ về kinh tế. Từ năm 2000 đến 2008, Đài Loan đã thiết lập các quan hệ với quần đảo Kiribati, Nauru và Sainte-Lucie và buộc phải cắt đứt quan hệ với 9 nước trong đó có Côxta Rica, một đồng minh lâu năm nhất của họ ở Trung Mỹ. Sau năm 2007, hòn đảo này yêu cầu được chính thức gia nhập các tổ chức quốc tế quan trọng với cái tên “Đài Loan”, Vào lúc đó, hai bờ eo biển vẫn gầm ghè nhau. Và đúng như điều người ta có thể lường trước, Trang Quốc đã chặn đứng sáng kiến này trước con mắt thờ ơ của các cường quốc lớn.
Chính sách ngoại giao mềm dẻo và những triển vọng
Chính sách ngoại giao mềm dẻo dựa trên 4 nguyên tắc cơ bản: tôn trọng, tự chủ, thực dụng và thích nghi. Học thuyết này của Tổng thống Mã Anh Cửu, chủ tịch Quốc dân đảng (KMT), nhằm giảm thiểu các nguồn gốc gây căng thẳng giữa hai bờ eo biển và gia tăng ảnh hưởng của Đài Loan trên trường quốc tế để phục vụ “lợi ích của đất nước và nhân dân”.
Hai trục chính của chính sách ngoại giao này là sự ngưng chiến trên mặt trận ngoại giao và những trao đổi buôn bán thực dụng. Với việc tạm ngừng đấu tranh ngoại giao, Mã Anh Cửu hi vọng chấm dứt kiểu “ngoại giao tiền bạc” giữa Đài Loan và Trung Quốc cũng như cuộc chạy đua tìm kiếm các nước đồng minh, để xây dựng một mối quan hệ dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau.
Cộng đồng quốc tế có cái nhìn thiện cảm đối với quan điểm mang tính hòa giải này: quả thực, sự tồn tại dai dẳng của những căng thẳng giữa Đài Bắc và Bắc Kinh sẽ có thể đe dọa sự ổn định ở Đông Á và giáng một đòn rất nặng nề vào nền kinh tế thế giới đã kiệt sức. Một khi hai nước đã ngầm cam kết từ bỏ việc lôi kéo đại sứ quán về phía mình, các nước bè bạn của Đài Loan không còn phải lo tìm cách cắt đứt quan hệ với họ nữa.
Còn các trao đổi thực dụng nhằm tăng cường quan hệ với các nước anh em, thiết lập mối liên kết cụ thể với các nước quan trọng nhưng không có quan hệ ngoại giao với Đài Loan, gia nhập các tổ chức quốc tế có ảnh hưởng, cuối cùng là nhằm xúc tiến những sự giao lưu văn hóa và các hoạt động ngoại giao nhân đạo. Mục đích là để Đài Loan có được chỗ đứng trên thế giới và cho phép họ được thay đổi vị thế từ một “kẻ gây rối” trở thành “đối tác có trách nhiệm”.
Ảnh hưởng của bối cảnh trong và ngoài nưc
Môi trường Đài Loan chia thành 3 lớp: quốc tế, Trung – Đài và trong nước.
Trên lĩnh vực quốc tế, Đài Loan hi vọng nhờ vào sự định hướng ngoại giao mới của mình, họ có thể được hưởng một không gian hòa dịu để không còn là một con tốt bị các cường quốc lớn điều khiển. Thực vậy, mục đích rõ ràng của sự tái định hướng ngoại giao này là để tìm kiếm một địa hạt chung giữa KMT và Đảng dân tiến (DPP) nhằm tránh cho Đài Loan lại bị lôi kéo vào cuộc loạn đả giữa các cường quốc lớn trong khu vực hoặc bị chính các cường quốc này lợi dụng trong trường hợp xảy ra xung đột về lợi ích. Từ tháng 5/2000 đến tháng 5/2008, DPP giương ra “con bài Trung Quốc” để phản đối việc Bắc Kinh gây áp lực đối với ngành ngoại giao của Đài Loan, và áp dụng hình thức “ngoại giao vườn không nhà trống”. Chiến lược này nhằm khiêu khích Bắc Kinh bằng cách đưa ra một lập trường rất duy ý chí. Đài Loan làm ra vẻ đang tranh chấp với Trung Quốc lục địa khi họ định thiết lập những mối quan hệ ngoại giao với các nước còn chưa thừa nhận họ. Chiến lược này buộc Trung Quốc luôn phải dốc sức hơn nữa để đạt được sự liên minh với các nước vừa mới giành được độc lập chẳng hạn. Với chính sách ngoại giao một mặt “quay về – bên trong” và mặt khác luôn than vãn về sự cô lập của họ trên trường quốc tế, DPP lại sa vào tình cảnh “trên đe dưới búa”. KMT phải thay đổi chiến thuật nhằm mở rộng không gian quốc tế và xúc tiến một chiến lược hòa bình “thân Mỹ, hữu nghị với Nhật Bản và hòa dịu với Trung Quốc”. Vì vậy họ giành ưu tiên cho sự hòa dịu Trung – Đài và cho sự mềm dẻo trong ngoại giao.
Khi mà quyền tự chủ của Đài Loan không bị Trung Quốc coi như một mưu đồ bao vây ngoại giao của Mỹ, hoặc chính sách của các cường quốc lớn ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương không đe dọa hợp tác Trung-Mỹ, thì mọi hi vọng đều là có thể.
So với trong quá khứ, các mối quan hệ giữa Trung Quốc và Đài Loan đã được cải thiện rõ rệt. Thông qua sự trung gian của Quỹ giao lưu hai bờ eo biển (SEF – của Đài Bắc) và của Hiệp hội quan hệ hai bờ eo biển (ARATS – của Bắc Kinh), trong vòng 4 năm rưỡi, hai chính phủ đã ký 18 hiệp định, trong đó có Hiệp định khung về hợp tác kinh tế (ECFA) giữa hai bờ.
Điều reo rắc sự ngờ vực đối với viễn cảnh đẹp đẽ này chính là việc Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) điên cuồng mua sắm các thiết bị và công nghệ. Ba lĩnh vực được ưu tiên: 1. Hải quân và Không quân, với tàu sân bay Liêu Ninh, các tàu ngầm hạt nhân (lớp Kilo mẫu 636, tàu ngầm hạt nhân chiến lược mẫu 094, tàu ngầm hạt nhân tấn công mẫu 093), tàu ngầm động cơ diezen (lớp Nguyên mẫu 041), các tên lửa chống hạm SSN-27 của Nga, các máy bay tiêm kích Sukhoi-30 MKK và Sukhoi- 35, máy bay tiêm kích J-15, vv…; 2. Lực lượng pháo binh hai của PLA, với các tên lửa đạn đạo tầm trung Đông Phong-21 và các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong-31; 3. Công nghệ vũ trụ, với các vệ tinh do thám, vũ khí chống vệ tinh cùng với các hoạt động nghiên cứu và phát triển theo hướng thu nhỏ các phương tiện truyền tin.
Đài Loan phải chịu một kiểu cấm vận do Trung Quốc áp đặt dần dần với các nước xuất khẩu vũ khí nhằm kìm hãm chương trình hiện đại hóa vũ khí của họ. Những năm gần đây, trừ các tên lửa PAC-3, loại tên lửa tương đối hiện đại xuất xứ từ Mỹ, Hải quân chỉ có thể mua của Mỹ các tàu khu trục lớp Kidd được đóng vào cuối những năm 1970, còn Không quân thì chỉ có thể hiện đại hóa rađa của các máy bay F-16 A/B (Block 20) mua từ những năm 1990. Điều hiển nhiên là, chừng nào Trung Quốc còn chưa dứt khoát từ bỏ ý tưởng dùng vũ lực để giải quyết “vấn đề Đài Loan”, thì việc tăng cường sức mạnh của PLA và sự thiếu minh bạch trong chiến lược của họ sẽ tiếp tục là vật cản chủ yếu đối với sự phát triển các mối quan hệ song phương.
Trên lĩnh vực đối nội, mặc dù người dân Đài Loan vẫn lạc quan về tiến triển của các mối quan hệ này, nhưng không vì thế mà họ mong muốn một sự tái thống nhất rẻ tiền. Hơn nữa, trong số các thanh niên, phụ nữ hoặc những người già đã từng biết đến sự chiếm đóng của Nhật Bản, một số có ý kiến trung lập, thậm chí được định hướng. Chắng hạn, phụ nữ và thanh niên tỏ ra dè dặt với ý kiến tiếp nhận các sinh viên hay nghiên cứu sinh từ Đại lục đến Đài Loan. Họ thấy đây là một mối đe dọa đối với quyền được học tập của họ và của con cái họ. Trước những mối lo ngại này, Mã Anh Cửu đã đã lưu ý: việc cải thiện các mối quan hệ song phương sẽ không thể thực hiện nếu không có sự đánh đổi.
Vì Đài Loan là một nước dân chủ, nên đảng cầm quyền không thể được phép chỉ làm theo ý mình trong vấn đề này. Đối với những điều liên quan đến địa vị của Đài Loan trên trường quốc tế, cả hai đảng KMT và DPP đều chủ trương mở cửa với bên ngoài. Tuy nhiên, kể từ tháng 5/2008, DPP gia tăng những chỉ trích chính phủ, mà theo họ chẳng làm được điều gì ngoài việc mỗi năm được mời tham gia Hội đồng y tế thế giới (WHA) của tổ chức WHO với cái tên “Trung Hoa Đài Bắc”. Họ cũng đã cáo buộc chính phủ – mà không có bằng chứng chắc chắn – là đã bàn bạc trước với Bắc Kinh về mọi việc và chờ Bắc Kinh đồng ý, như vậy làm phương hại đến chủ quyền của Đài Loan. Những cáo buộc này có được chứng thực hay không đều không quan trọng; bởi chúng đã góp phần xác định niềm tin cho một bộ phận đáng kể trong dư luận công chúng rằng Đài Loan không thể tiếp tục chịu đựng sự áp bức của Bắc Kinh và phải tìm cho mình một không gian quốc tế rộng lớn hơn.
Đài Loan và cộng đồng quốc tế trong bối cảnh chính sách ngoại giao mềm dẻo”
Nhờ chính sách này cùng với những yếu tố mang tính chất tình huống khác nhau, nguy cơ xung đột ngoại giao nghiêm trọng giữa Bắc Kinh và Đài Bắc hầu như không còn. Nhưng, như thường lệ, khi hai nước buộc phải giáp mặt nhau thường xuyên trong các diễn đàn quốc tế, không ai tránh khỏi sự “bất ngờ”.
Mặc dù, đã ngưng chiến về ngoại giao, Đài Loan vẫn không có được sự công nhận ngoài miệng hay trên giấy tờ từ phía Chính quyền Bắc Kinh. Tuy nhiên, những hiệu quả của chính sách này bắt đầu được cảm thấy trên thực địa, đó là kiểu “ngoại giao tiền bạc” đã hết thời.
Một cách không chính thức, Trung Quốc chưa bao giờ phản đối những nỗ lực mà Đài Loan đã thể hiện trong các vụ việc như cấp thị thực miễn phí, thỏa thuận về kỳ nghỉ của các lao động trẻ hay việc cấp phép lái xe. Nhưng Bắc Kinh đã dè dặt về các vấn đề liên quan: 1. Các hiệp định tự do – trao đổi kinh tế ký kết với một số nước; 2. Viện trợ quân sự của Mỹ.
Kết quả: mặc dù nằm trong số 20 cường quốc kinh tế thế giới, Đài Loan chỉ ký được các hiệp định tự do – trao đổi thương mại với một vài quốc gia Trung Mỹ. Họ cũng đã ký những hiệp định tương tự với Trung Quốc lục địa và đang đàm phán với Niu Dilân và Xinhgapo để đạt được những hiệp định tự do – trao đổi mới. Ngoài một vài thành tích này ra, người ta không thể nói rằng Đài Loan đã rất thành công.
Trong một tương lai gần, mục đích chính của Đài Loan là gia nhập các tổ chức quốc tế có tác động trực tiếp đến thực địa, chẳng hạn một số cơ quan chuyên môn của LHQ. Người dân Đài Loan được hưởng một nền đào tạo có trình độ rất cao, đặc biệt trong các lĩnh vực khoa học và y tế. Sự có mặt của hòn đảo này trong các tổ chức quốc tế vì vậy chắc chắn sẽ là một tác động tích cực đối với các hoạt động viện trợ nhân đạo, cũng như với một số lĩnh vực khác. Trung Quốc biết rõ điều này và lo ngại rằng sự tham gia đó cuối cùng sẽ có thể trở thành một trong những hòn đá tảng xây nền móng cho sự độc lập của Đài Loan, đặc biệt nếu như đảng DPP chủ trương độc lập lên cầm quyền.
Kết quả mang tính tượng trưng của sự linh hoạt ngoại giao này, chính là việc Đài Loan gia nhập WHA/WHO với tư cách là quan sát viên kể từ tháng 5/2009. Lần đầu tiên kể từ khi đánh mất vị trí của mình ở LHQ vào năm 1971, Đài Loan lại có ghế ngồi tại một hội đồng gắn với LHQ. Mặc dù vậy, trong các tài liệu nội bộ của tổ chức này, Đài Loan vẫn bị coi là một tỉnh của Trung Quốc và vì thế, họ không có quyền đại diện trong ban chấp hành hoặc ủy ban khu vực.
Ngoài WHO, Đài Loan cũng tích cực tìm cách gia nhập các tổ chức có tiếng nói khác, như Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) và Công ước khung LHQ về Biến đổi Khí hậu (UNFCCC); nhưng, vì những lý do nghị sự và toan tính trong nội bộ các tổ chức này, các nỗ lực của họ vẫn vô ích. Chính với tư cách “thực thể đánh bắt cá” mà Đài Loan đã tham gia ủy ban cá ngừ nhiệt đới châu Mỹ (IATTC) và Tổ chức quản lý nghề cá khu vực Nam Thái Bình Dương (SPRFMO) và lần nào họ cũng vấp phải sự cản trở của Bắc Kinh. Trong khuôn khổ IATTC, Đài Loan đã ký công ước Antigua vào tháng 8/2010 nhân danh “Trung Hoa Đài Bắc”; cũng chính với cái tên này họ đã gia nhập SPRFMO vào tháng 9/2012. Trong nội bộ ủy ban quản lý nghề cá khu vực Bắc Thái Bình Dương, tháng 3/2011, Đài Loan đã ký được với các đối tác một công ước nêu rõ họ sẽ được hưởng quy chế “thực thể đánh bắt cá” dưới cái tên “Trung Hoa Đài Bắc”.
Mặc dù ngoại giao đã làm dịu rõ rệt những căng thẳng giữa Trung Quốc và Đài Loan, những người Cộng sản Trung Quốc vẫn chưa bao giờ từ bỏ quyết tâm tiêu diệt từ trong trứng mọi ý định gia nhập các tổ chức quốc tế của hòn đảo này. Các Tổ chức phi chính phủ (NGO) của Đài Loan thường xuyên phải chịu áp lực từ Bắc Kinh, kể cả trong các lĩnh vực thương mại, văn hóa, thể thao hay du lịch. Các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nhân đạo hiếm khi phải lo lắng, nhưng ngay khi họ tham gia các hội nghị đa đảng hay khi họ phải ký các bản kê khai hoặc các thỏa thuận, các vấn đề bắt đầu xuất hiện.
Khi các NGO Đài Loan muốn gia nhập một số tổ chức, Trung Quốc thường cản trở bằng cách viện ra các lý do chính trị. Ở những dịp khác, Chính phủ Trung Quốc hoặc các đại diện của họ viện các lý do kỹ thuật để từ chối. Chẳng hạn, bằng cách lập luận rằng Đài Loan là một tỉnh của Trung Quốc, Bắc Kinh yêu cầu LHQ, hoặc các cơ quan thuộc tổ chức này không chấp nhận những người mang hộ chiếu Đài Loan. Khi Chính phủ Trung Quốc hoặc đại diện của các tổ chức công dân tham gia những dự án có phối hợp với NGO Đài Loan, họ đòi xóa tên Đài Loan khỏi chương trình nghị sự, nhân danh “nguyên tắc một Trung Quốc”. Một ví dụ: tháng 4/2009, bà Tổng giám đốc Thư viện quốc gia Đài Loan (TNB) đã được mời tham dự lễ khai trương Thư viện điện tử quốc tế (World Digital Library), một công trình của UNESCO với 32 đối tác, trong đó có TNB và Thư viện quốc gia Trung Quốc. Bà có thể dự buổi lễ đầu tiên được tổ chức trong Đại sứ quán Mỹ ở Pari, nhưng sau đó lại không thể bước vào tòa nhà UNESCO vì bà mang hộ chiếu Đài Loan.
Khi các NGO Đài Loan phải chịu những sức ép hoặc những sự hắt hủi từ phía Bắc Kinh, đã có lúc các đại diện Đài Loan nhắc đến vấn đề nhạy cảm “một Trung Quốc, một Đài Loan” hay “một bờ, một đất nước”. Đó là lý do tại sao Trung Quốc lại theo dõi họ sít sao đến thế.
Cũng chính vì lý do này, năm 2009, Tổng thống Mã Anh Cửu đã yêu cầu Trung Quốc từ bỏ đòi hỏi Đài Loan phải đổi tên trong các tổ chức quốc tế lớn; và điều này nhằm cho phép hai nước đóng góp nhiều hơn cho các quốc gia khác. Trong hội nghị APEC vào tháng 11/2012, Hồ Cẩm Đào và đại diện Đài Loan Liên Chiến đã quyết định giải quyết bằng đối thoại vấn đề các tổ chức Đài Loan là thành viên các NGO quốc tế. Nhưng Đài Loan là một xã hội dân chủ nên có rất nhiều NGO được quyền tự chủ gần như vô hạn. Chính phủ khó có thể can thiệp vào các hoạt động của họ trên quy mô toàn cầu.
Việc không thể tham gia các hoạt động quốc tế đã làm nảy sinh cảm giác bị tước đoạt ngày càng lớn trong chính phủ và dân chúng Đài Loan. Người Đài Loan muốn được đi vào các tổ chức quốc tế bằng cửa lớn chứ không phải với danh nghĩa “một tỉnh của Trung Quốc”. Phần lớn các nước Đông Á cũng đang chờ đợi điều này. Họ thắc mắc về cơ hội tăng cường các quan hệ kinh tế với Đài Loan. Không phải vì các mối quan hệ giữa hòn đảo này với các nước Đông Á khác không tốt, mà ngược lại, chúng vẫn bị bó buộc, cả về chính trị lẫn ngoại giao, trong vòng cương tỏa “một Trung Quốc duy nhất”.
Trong tình trạng hiện nay, Trung Quốc chấp nhận cho Đài Loan tham dự một số hoạt động quốc tế, nhưng họ chỉ thông qua từng trường hợp cụ thể chứ không xác định quy tắc chung. Trong nội bộ WHA/WHO, nơi Đài Loan được mời với tư cách là quan sát viên dưới tên gọi “Trung Hoa Đài Bắc”, Trung Quốc luôn miệng nói rằng họ chăm lo y tế cho người dân Đài Loan, nhưng lại không ngừng chọc gậy bánh xe Đài Loan, ngăn cản Đài Loan đóng góp các dịch vụ, chẳng hạn trong lĩnh vực liên quan đến phòng bệnh, cho phần còn lại của hành tinh. Với cách hành xử như vậy, làm sao Bắc Kinh có thể khoe khoang là “đặt niềm hy vọng vào người dân Đài Loan để hiện thực hóa đại sự nghiệp tái thống nhất này”?
Trung Quốc Cộng sản đã có thể chính trị hóa vấn đề sức khỏe của người dân Đài Loan đến mức như vậy, nên không có gì lạ nếu một bộ phận dân chúng của hòn đảo này coi ECFA như một “con ngựa thành Tơroa”; nó thúc giục họ luôn mở rộng hơn nữa các cánh cửa và chấp nhận nhiều hơn nữa những sự tương tác kinh tế với Trang Quốc lục địa. Tóm lại, ý đồ của Trung Quốc là cuối cùng Đài Loan sẽ phải hạ vũ khí và nhượng bộ trước nỗi ám ảnh tái thống nhất của Trung Quốc. Nhưng thực tế, quả bóng không nằm bên sân Đài Loan; mà ở bên sân Trung Quốc. Nếu như không tìm được giải pháp nào, việc cải thiện các mối quan hệ sẽ càng trở nên bất khả thi.
***
Dưới đây là bài phỏng vn xung quanh mối quan hệ của Bắc Kinh và Đài Bắc, đăng trên tạp chí Politique Internationale s 138, do Mathieu Bouquet, một chuyên gia về Đông Nam Á hiện giảng dạy tại Trường Rouen Business, thực hiện với bà Alice Ekamn, nhà nghiên cứu, chuyên gia về Trung Quốc tại Viện quan hệ quốc tế Pháp, giảng viên Khoa khoa học chính trị Pari.
+ Đại hội 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc tổ chức cuối năm 2012 đã xác định việc Tập Cận Bình lên cầm quyền. Liệu ông ta có thể tác động đến chính sách của Bắc Kinh đối với Đài Loan hay không?
- Khi còn lãnh đạo ở các tỉnh duyên hải phía Đông Trung Quốc, một phần quan trọng trong sự nghiệp chính trị của mình, Tập Cận Bình đã có nhiều lần tiếp xúc với Đài Loan. Ông đã từng bước leo lên những bậc thang danh vọng ở tỉnh Phúc Kiến, từ chức Phó Thị trưởng của thành phố Hạ Môn vào năm 1985 đến chức chủ tịch tỉnh vào năm 2000. Sau đó, ông được cử đến Chiết Giang, một tỉnh năng động khác của khu vực phía Đông này, đối diện với Đài Loan. Từ năm 2002 đến 2007, ông đã giữ chức Bí thư Tỉnh ủy – cấp cao nhất trong hệ thống lãnh đạo tỉnh. Với bề dày kinh nghiệm như vậy, ông đã có được sự hiểu biết tuyệt vời về các mối quan hệ với Đài Loan, đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế. Ông đã ủng hộ việc phát triển các mối liên kết trong kinh doanh và thường xuyên gặp gỡ các đại diện của các doanh nghiệp Đài Loan để kêu gọi họ đầu tư ồ ạt vào tỉnh của ông. Sở dĩ Chiết Giang đã trở thành một trong những động lực cho sự tăng trưởng của Trung Quốc, chính là vì nhờ có các khoản đầu tư của Đài Loan. Tập Cận Bình đã tiếp tục phụ trách quan hệ với Đài Loan trong suốt những năm 2000. Kể cả khi ông đã trở thành Bí thư Tỉnh ủy Chiết Giang, ông vẫn tiếp tục công việc này, mà lẽ ra thường dành cho chủ tịch tỉnh.
+ Kinh nghiệm của ông ta có thể đóng vai trò thế nào trong những định hướng tương lai của Bắc Kinh đối với Đài Loan?
- Tất cả chỉ ra rằng Tập Cận Bình có một sự hiểu biết chính xác và toàn diện về tầm quan trọng của các mối quan hệ giữa hai bờ đối với sự phát triển của lãnh thổ Trung Quốc. Vậy mà, mục tiêu hiện nay của các nhà lãnh đạo Trung Quốc chính là cân bằng lại mô hình tăng trưởng. Mô hình này đặc biệt phụ thuộc vào các hoạt động xuất khẩu và đầu tư của Nhà nước, và Đảng Cộng sản muốn ưu tiên cho tiêu dùng trong nước, đặc biệt ở các tỉnh miền Trung và miền Tây. Việc tái định hướng này đòi hỏi các tỉnh trong khu vực đó phải thu hút được đầu tư trong và ngoài nước. Đó chính là điều mà Tập Cận Bình, cùng với những người khác, đã góp phần thực hiện trong các tỉnh ven bờ Đông, và có khả năng lôgích này cũng thích hợp với bối cảnh hiện tại. Các hoạt động đầu tư của Đài Loan vốn đã được phát triển ở các tỉnh miền Trung như Tứ Xuyên và Hải Nam, và đội ngũ lãnh đạo mới của Trung Quốc cũng ý thức được việc cần thiết phải tiếp tục thu hút sự đầu tư đó.
+ Thế còn về mặt chính trị?
- Rất có khả năng sẽ có một sự liên tục giữa kỷ nguyên Hồ Cẩm Đào và kỷ nguyên Tập Cận Bình trong các mối quan hệ Trung – Đài. Các điều chỉnh về thể chế tại đại hội 18 sẽ không làm thay đổi động lực chung của chính sách mà Hồ Cẩm Đào đã tiến hành. Vị Chủ tịch mãn nhiệm đã nêu rõ hồi tháng 9/2012, một vài tuần trước đại hội, rằng đội ngũ lãnh đạo mới có thể sẽ không đi ngược lại lập trường “hòa dịu” của Bắc Kinh đối với Đài Loan. Đó là một lời cam đoan công khai mà ông đã đưa ra với Đài Bắc. Khó có thể biết được những niềm tin chính trị sâu sắc của Tập Cận Bình trong vấn đề Đài Loan là gì. Dù sao đi nữa, ông cũng chưa hề đưa ra một tuyên bố nào trái ngược với đường lối hiện hành.
+ Ông ta sẽ làm việc với những ai?
- Hệ thống lãnh đạo mang tính tập thể. Người ta lại thấy ở thượng đỉnh một Ban thường vụ Bộ chính trị từ nay gồm 7 thành viên. Trong nội bộ Ban thường vụ mới này, người ta không thấy có một ủy viên nào được biết đến như một nhà cải cách thực sự. Ngược lại, có những người bảo thủ, như là Trương Đức Giang, được đào tạo ở Bắc Triều Tiên và lãnh đạo tỉnh Quảng Đông từ năm 2002 đến 2007, nơi ông đã tỏ ra là một chính trị gia quyết đoán. Các nhà lãnh đạo cũ sẽ tiếp tục có trọng lượng trên bàn cân. Giang Trạch Dân, dù ở tuổi 86, đã đóng một vai trò quan trọng trong việc sắp xếp nhân sự. Hồ Cẩm Đào tuy rút lui, vẫn tiếp tục gây ảnh hưởng từ trong bóng tối. Điều này trước nay vẫn vậy: các cựu lãnh đạo Trung Quốc vẫn luôn tác động mạnh mẽ đến những quyết định của những người kế nhiệm họ. Vậy mà hiện nay, lần đầu tiên trong lịch sử Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, có đến hai vị cựu chủ tịch còn ngồi đó. Và mỗi vị đều có tay chân và nhũng người trung thành với mình trong hàng ngũ Ban thường vụ mới. Chẳng hạn như, Lý Khắc Cường, được cử giữ chức Thủ tướng hồi tháng 3/2013, là một đệ tử trung thành của Hồ Cẩm Đào. Hẳn là ông sẽ tôn trọng bản tổng kết của vị quân sư của mình, và đảm bảo tính liên tục.
Ban thường vụ này được xác định cho 5 năm, nhưng trong ngắn hạn và trung hạn, có lẽ sẽ không có nhiều thay đổi. Dù chỉ là vì việc triển khai đội ngũ mới và hàng loạt sự bổ nhiệm ở trung ương và địa phương, hiện vẫn đang tiếp diễn, mất nhiều thời gian: các công việc này sẽ chiếm hết phần lớn năm 2013. Mặt khác, tới đại hội quan trọng tiếp theo – Đại hội thứ 19 của Đảng, vào năm 2017, 5 trong số 7 thành viên hiện nay trong Ban thường vụ sẽ đến hạn nghỉ hưu. Như vậy, đây thực sự là một êkíp quá độ: chỉ hai người có thể được duy trì trong 5 năm là Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường.
+ Người ta còn nhớ vào đầu những năm 2000, các phương tiện truyền thông liên tục nói về việc các tên lửa Trung Quốc chĩa sang Đài Loan. Lý do để lo ngại này dường như đã không còn, phải chăng hiện nay quan hệ giữa hai bờ đã bớt căng thẳng hơn so với cách đây 1 thập kỷ?
- Đó là chiến lược mới của Hồ Cẩm Đào, kết hợp với việc Mã Anh Cửu, xuất thân từ Quốc Dân Đảng (KMT) được bầu năm 2008, làm Tổng thống Đài Loan. Đây là một bước ngoặt thực sự, dẫn đến việc triển khai một chính sách hợp tác kinh tế. Vài năm về trước, đặc biệt dưới thời Giang Trạch Dân (từ năm 1993 đến 2003), Trung Quốc còn lựa chọn một thái độ cứng rắn và gây áp lực liên tục đối với Đài Loan. Kết quả của sự hòa dịu này: giờ đây, người ta có thể cho rằng eo biển Đài Loan không còn là một thùng thuốc nổ nữa. So với những thách thức khác trong khu vực, Đài Loan không còn là hồ sơ “nóng nhất” đối với Trung Quốc.
+ Như vậy, phải chăng việc KMT quay trở lại nắm quyền đã xoa dịu thái độ của Bắc Kinh?
- Điều này đã cho phép Hồ Cẩm Đào đề ra chiến lược xích lại gần nhau thông qua sự phát triển các mối quan hệ kinh tế, du lịch và văn hóa. Cho dù mối đe dọa quân sự đã chìm đi, mục đích cuối cùng của Bắc Kinh vẫn không thay đổi, đó là tái thống nhất đất nước. Trong bối cảnh hiện nay, mối quan hệ giữa Đài Loan với Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trước hết là một mối quan hệ giữa hai đảng: Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và KMT. Và người ta có thể trông chờ vào một sự ổn định chính trị trong những năm tới: Ở Đài Bắc, nhiệm kỳ của Tổng Thống Mã Anh Cửu sẽ kết thúc vào năm 2016; còn Tập Cận Bình ở Bắc Kinh có thể sẽ duy trì chức vụ của mình đến năm 2022. Việc KMT cầm quyền đã làm giảm những căng thẳng và tạo ra những thay đổi về mặt công luận. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tỏ ra thích nghi với chính quyền KMT ở Đài Loan. Họ ý thức được rằng việc công khai gây áp lực với Mã Anh Cửu có thể sẽ là phản tác dụng đối với họ. Một thái độ hung hăng của Bắc Kinh có thể sẽ góp phần thổi bùng những căng thẳng trong dư luận công chúng Đài Loan. Vậy mà Mã Anh Cửu và KMT đã bị chỉ trích ở Đài Loan vì một số công dân của họ cho rằng họ sát lại quá gần với Trung Quốc. Bắc Kinh không muốn làm tăng thêm dư luận này ở Đài Loan bởi điều đó có thể góp phần khiến KMT sụp đổ.
Đối với Bắc Kinh cũng như Đài Bắc, tình hình hiện nay nói đúng ra là rất dễ chịu: không bên nào muốn nó nặng nề hơn. Với Bắc Kinh, tình hình này cho phép tránh những nguy cơ gây căng thẳng đi đến chỗ không còn kiểm soát được. Còn KMT thì tiếp tục theo đuổi chính sách phát triển các quan hệ kinh tế và đi vào thị trường Trung Quốc, đặc biệt thông qua Hiệp định khung về hợp tác kinh tế (ECFA). Một động lực chung đã được bắt đầu không chỉ với việc phát triển các quan hệ kinh tế mà cũng còn với việc mở mang các đường hàng không và hàng hải trực tiếp giữa hòn đảo này và lục địa, hoặc với các hoạt động du lịch từ Trung Quốc sang Đài Loan nữa. Động lực trao đổi kinh tế này sẽ chỉ kéo dài trong ngắn và trung hạn, dù chỉ vì ECFA là một hiệp định khung trong đó nhiều điểm còn phải đàm phán và xác định rõ ràng.
+ Ông đã nói đến những thách thức trong khu vực lấn át vấn đề Đài Loan trong chương trình nghị sự của Bắc Kinh. Đó là những thách thức nào?
- Trong thứ tự các ưu tiên của chính sách đối ngoại Trung Quốc, vấn đề độc lập của Đài Loan không còn là ưu tiên hàng đầu. Đối với Bắc Kinh, có hai vấn đề quan trọng cấp thiết hơn. Thứ nhất là cuộc xung đột quanh quần đảo Điếu Ngư/Senkaku sẽ tiếp tục khiến các lãnh đạo Trung Quốc, Nhật Bản và Đài Loan phải bận tâm trong ngắn và trung hạn. Thứ hai là tranh chấp trên Biển Đông gắn với vấn đề mang tính toàn cầu là việc tăng cường sự hiện diện của Mỹ trong khu vực – một bước tiêu biểu nằm trong tầm nhìn chiến lược của Tổng thống Obama và tạo ra một kiểu cạnh tranh khu vực mới đối với Trung Quốc, kể cả xung quanh các hiệp ước tự do trao đổi.
+ Nhật Bản, Trung Quốc và Đài Loan đều đòi chủ quyền đối với quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Trong trường hợp này, liệu có khả năng Đài Loan và Trung Quốc sẽ hợp thành một mặt trận chung để chống lại những đòi hỏi của Nhật và để đảm bảo rằng, dù thế nào đi. nữa, quần đảo này vẫn nằm trong không gian của Trung Quốc?
- Quả thực là, liên quan đến các đảo đang gây tranh cãi, Chính phủ Đài Loan cũng hận người Nhật gần như Trung Quốc hận người Nhật vậy. Sáng kiến hòa bình mà Mã Anh Cửu đưa ra mới đây mang tính hiếu chiến thì đúng hơn. Khi người ta đọc chi tiết văn bản này lúc nó được công bố sau khi Tôkyô quốc hữu hóa quần đảo Senkaku, người ta nhận ra rằng đó là một lời đáp trả đầy thách thức đối với quyết định của Nhật Bản. Tuy nhiên tôi không thể đi đến chỗ nói rằng sự tức giận của họ đối với Nhật Bản sẽ kéo Đài Loan sát lại gần đại lục vì còn nhiều yếu tố khác. Tiếng nói lý trí muốn mỗi bên phải nỗ lực để mở ra các cuộc thảo luận. Nhưng tình hình cực kỳ căng thẳng, Giới lãnh đạo ưu tú và dư luận công chúng ở tất cả các nước liên quan, đều tỏ ra rất kiên quyết. Vì vậy, khó có thể tin rằng sự tranh chấp đó có thể góp phần làm cho các mối quan hệ giữa Đài Bắc và Bắc Kinh bớt căng thẳng./.

Chính trị – Xã hội

Không làm phức tạp tranh chấp biển Đông
Không làm phức tạp tranh chấp biển Đông  (NLĐ) -Nhân chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới Trung Quốc từ ngày 19 đến 21-6, hai bên đã ra tuyên bố chung, trong đó nhất trí cho rằng tình hữu nghị Việt – Trung là tài sản chung quý báu của nhân dân hai nước.
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông Hồ Xuân Hoa tiếp kiến Chủ tịch nước Trương Tấn Sang Ảnh: TTXVN==>>
(việc gì phải ra mặt gặp 1 tay Bí thư tỉnh nhỏ nhoi này nhỉ?! cử ông nào trong đoàn ngang tầm gặp là được rồi, sao ngoại giao VN lại....)

Tàu Trung Quốc xâm nhập, bảo vệ bờ biển Philippines hành động (VnM)   —Hội thảo “Đoàn kết ASEAN và những thách thức tại Biển Đông” (RFA)
Trung Quốc lên án Philippines ‘xâm chiếm phi pháp’ bãi cạn (VOA)   —Việt Nam và Trung Quốc mở rộng dự án dầu khí (VOA)
COC và UNCLOS không có trong Tuyên bố chung Việt-Trung (RFI)   —Ưu tiên của tân trợ lý Ngoại trưởng Mỹ : Căng thẳng biển đảo châu Á (RFI)
Trung Quốc “nhân đạo” cho Philippines tiếp tế ra Bãi Cỏ Mây ?! (GDVN)  -Đỗ Văn Long, lon Đại tá đã lên đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV cho rằng Bắc Kinh đã “mở đường nhân đạo” cho Philippines tiếp tế nhu yếu phẩm cho lực lượng đồn trú ngoài Bãi Cỏ Mây?!
Các cường quốc “thách thức” nhau ở Biển Đông? (VnM)   —Mất Myanmar, Trung Quốc dồn lực khống chế Biển Đông (PNTĐ)
Thông điệp Biển Đông trong chuyến thăm của Chủ tịch nước  (VNN) -Những vấn đề nảy sinh sẽ không để ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của quan hệ hai nước cũng như hòa bình, ổn định tại Biển Đông.
Trung Quốc ngang nhiên xuất bản sách kỷ niệm… (PT) - Đây là đường dẫn của Baomoi nhưng qua Petrotimes thì mất ,chỗ chấm chấm nhất định là “một năm này thành lập thành phố tam sa”- Trên Google cũng có đường dẫn, nhưng cũng mất luôn- Nó chiếm Biển Đảo của mình mà nói cũng sợ thi anh hùng quá chừng, hèn chi Tây Mỹ thua là phải phải! Bố láo . Trung Quốc ngang nhiên xuất bản sách kỷ niệm 1 năm – Báo Mới
2 giờ trước – (Petrotimes) – Trung Quốc vừa xuất bản một cuốn sách giới thiệu toàn cảnh cái gọi là “thành phố Tam Sa” nhân dịp kỷ niệm năm đầu tiên 
Trung Quốc ngang nhiên xuất bản sách kỷ niệm 1 năm – Petrotimes
petrotimes.vn/…/trung-quoc-ngang-nhien-xuat-ban-sach-ky-niem-1-nam-t…
16 giờ trước – (Petrotimes) – Trung Quốc vừa xuất bản một cuốn sách giới thiệu toàn cảnh cái gọi là thành phố Tam Sa” nhân dịp kỷ niệm năm đầu tiên thành 
TS Cù Huy Hà Vũ ngưng tuyệt thực (RFA)  -Luật sư Dương Hà cho biết sức khoẻ chồng bà, TS Cù Huy Hà Vũ, rất mệt sau 25 ngày tuyệt thực:
Anh ấy thực sự rất mệt đến nỗi khi tôi vào thì ông cán bộ trực tiếp trông nom anh Cù Huy Hà Vũ là ông Trần Thanh Vân trước khi cho tôi vào thì ông có nói với tôi là hôm nay chắc là anh Vũ sẽ mệt hơn đấy vì hôm qua anh ấy rất mệt.
Vì thế yêu cầu khi chị thăm ấy thì không được nói những gì có thể kích động anh ấy. Ý nguời ta muốn nói tôi đừng nhắc tới các chương trình truyền hình đã được đưa lên nói xấu anh ấy.”
  —‘Tôi hoảng sợ bất chợt có tin xấu về chồng tôi’ (VOA)
Mỹ tiếp tục quan ngại về nạn buôn người tại Việt Nam (RFI)   —Hiệp định TPP Hoa Kỳ-Việt Nam còn gặp trở ngại lớn (RFA)   —-Đời thương thuyền trên chợ nổi Cái Răng (RFA)
Trả lời Thư tín với thính giả (RFA) – “…Chính quyền hôm nay là của ai mà lại ra sức tiêu diệt cái ý chí quật cường, tiêu diệt những con người bất khuất ngày càng trở nên ‘quý hiếm’ trong đàn con gần trăm triệu đứa của Mẹ Âu Cơ?”
Sự trở về và môi trường cho chất xám(TS .Alanphan) -  SGTT.VN – Con người thực sự có giáo dục khi hắn biết cách học và thay đổi – Carl Rogers.
Cha tôi là người nặng tình với quê hương. Khi chúng tôi chưa biết nghe, ông đã đưa tình yêu này vào mấy đứa con qua các bài ru, qua những điệp khúc về quê Quảng Trị, nơi “đất cày lên sỏi đá”, nơi “đêm đêm có tiếng o nghèo thở dài”, nơi “trời làm cơn lụt mỗi năm”… Giọng hát ông trầm buồn chậm chạp. Bài ông thích nhất là Con thuyền không bến của Đặng Thế Phong.
Của Nợ & Của Giả  (Tưởng năng Tiến -RFA)

Nên thửa giày cho chân  -Đức Thành- (Boxitvn)

Chính trị Việt Nam: Xảo thuật tín nhiệm  -(Danluan)

Nhân dân Việt nam – tứ bề thọ địch. (XuanVN)

ĐÂY LÀ GIANG SƠN GẤM VÓC CỦA 91 TRIỆU ĐỒNG BÀO! (Đặng huy Văn blog)
Nhân ngày 21/6: Anh Bắc Son có muốn truy tìm kẻ làm báo láo để lừa dối lương dân hay không? (Gocomay)
KHÔNG BẰNG CON CHÓ HAY SAO ? (TNM)

Kinh tế

Doanh nghiệp vàng than khổ (PLTP)   —-Thị trường chứng khoán thế giới hồi phục sau 2 ngày tuột dốc -(VOA)   —Tây Ban Nha sắp thoát khỏi khủng hoảng kinh tế ? (RFI)
Nga-Trung ký thỏa thuận 270 tỷ đô la cung cấp dầu lửa  (RFI) -Theo AFP, hôm nay, 21/06/2013, Matxcơva và Bắc Kinh đã ký một hợp đồng nhằm tăng khối lượng cung cấp dầu của Nga cho Trung Quốc. Hợp đồng có hiệu lực trong vòng 25 năm với tổng giá trị lên đến 270 tỷ đô la.
Kinh doanh taxi gặp khó  (TB)  -Ngoại trừ một vài doanh nghiệp taxi đang có lãi, phần lớn các doanh nghiệp còn lại đang gặp khó khăn lớn, phải thanh lý xe hàng loạt, co cụm hoạt động, có nguy cơ phá sản.

Thế giới

CIA huấn luyện phiến quân Syria dùng vũ khí Nga chống lại quân Assad (GDVN)
Quân đội Trung Quốc trang bị vũ khí chuẩn bị chiến tranh quy mô lớn? (GDVN)
NT John Kerry công du Qatar thảo luận về Syria (RFA)   —Ngoại trưởng Hoa Kỳ đến Doha dự cuộc họp về Syria-(VOA)  —Mỹ công bố báo cáo vụ tàu USS Guardian mắc cạn ở Philippines (RFA)  —Ông Obama đề cử cựu quan chức thời TT Bush làm Giám đốc FBI-(VOA)  —-Ngoại trưởng Mỹ tìm cách tăng cường quan hệ với Ấn Độ-(VOA)
Hoa Kỳ thương lượng với taliban để tránh nội chiến tái diễn ở Afghanistan (RFI)
TQ – Bắc Hàn thảo luận việc nối lại đàm phán 6 bên (RFA)   —Trung Quốc đẩy mạnh quân cờ sang Trung Á (RFI)
Tây Ban Nha bắt giữ tám nghi can vì có dính líu đến al-Qaida-(VOA)  —Cựu tổng thống Nam Phi nói sức khỏe ông Mandela đang cải thiện-(VOA)
Xã hội công dân Cuba đòi tham gia việc nước (RFI)   —-Một triệu dân biểu tình gây áp lực lên chính quyền Brazil (RFI)
Aung San Suu Kyi phản đối đề nghị cấm lấy người khác tôn giáo (RFI)   —-Ô nhiễm kỷ lục ở Singapore, Indonesia làm mưa (RFI)
Đài Loan phát hiện ca nhiễm H6N1 đầu tiên (RFA)   —-Ấn Độ: hơn 550 người chết vì lũ ở bang Uttarakhand (RFA)   —Philippines tiêu hủy hơn 5 tấn ngà voi (VOA)   —Manila nghiền nát 5 tấn ngà voi để xây tượng đài kỷ niệm voi bị thảm sát (RFI)  —Sập tòa nhà ở Ấn Độ, 10 người thiệt mạng-(VOA)   —Lũ lụt tràn ngập khu vực phía tây Canada-(VOA)

Văn hóa – XH-MT-Giáo dục – Khoa học

Chính quy còn đang thất nghiệp dài… (VNN)

Dân Hà Nội ‘ngộ độc’ gia vị Trung Quốc (VEF)    –Pháp câu lưu 4 người Việt trên đường qua Anh (RFI)  —Nạn nhân buôn người VN trắng án ở Anh (BBC)    —2 tên trộm chó có súng bị hơn 500 người dân truy đuổi đánh chết (GDVN)
Nổ lớn, 1 người chết và 4 người bị thương (GDVN)   —Thời sự trong ngày: Bắt cóc gái mại dâm trong đêm (VNN)   —Du khách gồng mình đề phòng chặt chém ở Sầm Sơn (VNN)
Không được xuất cảnh nếu có tên giống tội phạm bị truy nã? (VNN) – Công an chỉ cấp cho những người trong gia đình, còn tôi thì họ không cấp với lý do là đang có một tội phạm bị truy nã có tên giống như tôi và họ hẹn 2 tháng nữa sẽ cấp.
Bắt giữ “ông trùm” đất Cẩm Phả  (TN) -Ngày 19.6, Công an tỉnh Quảng Ninh đã bắt giữ Trần Quốc Dũng, tức Dũng “phương”, 36 tuổi, trú tại P.Cẩm Đông, TP.Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh về hành vi cố ý gây thương tích.
Trò bịp máy mát xa trị bá bệnh  (NLĐ) -Chỉ là máy mát xa và những tấm thảm thông thường nhưng người của Công ty Parawell rao giảng chỉ cần ngồi lên đó mỗi ngày, hàng loạt bệnh nan y sẽ bị đẩy lùi bằng sóng tần số và thu hút rất nhiều… bệnh nhân
Đề nghị án treo cho 2 nguyên sĩ quan Công an Tiền Giang(NLĐ)  —–Hải Phòng: Nổ lớn tại quán cà phê Paris by night(NLĐ)
Thịt hư rửa SO2: độc gấp đôi  -SGTT.VN – Gần đây, chất dùng xử lý bề mặt rau củ quả, đặc biệt là thịt nhằm chống vi khuẩn xâm nhập, tẩy trắng, kéo dài thời gian bảo quản đã được vạch trần: SO2. Khi thịt đã ôi, thiu, nếu “làm mới” bằng SO2 thì độ nguy hiểm…