Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2011

http://chuyennhat.blogspot.com/2011/04/man-am-cua-nhung-thang-khung-loan-tat.html

Mạn đàm của những thằng khùng


Cuộc hội thoại giữa một ông xe ôm và anh hàng nước xoay quanh chủ đề thời thế và anh hùng ....

 
Nhân lúc nhàn rỗi, ông xe ôm tranh thủ bắt chuyện với anh hàng nước. 

Xe ôm: Kính tiên sinh, xin cho biết cao kiến về thời thế hiện nay?
Anh hàng nước làm ra vẻ quan trọng, cất lời: Đây là thời nửa yên, nửa loạn, chưa phải là yên mà cũng chưa phải loạn.
Xe ôm: tiên sinh nói sao mà khó hiểu đến thế, đầu tôi ngu tối không sao hiểu kiến giải sâu xa của tiên sinh?
Anh hàng nước tiếp lời: thì...là.... lòng người một nửa là yên, một nửa là loạn chứ sao nữa. Xã hội đến nay vẫn chưa đến mức loạn hết. Cái đầu óc của cậu bã đậu quá!!!
Xe ôm: Tức là tiên sinh nói xã hội đang loạn nhưng chưa loạn hết, phải không? Nhưng mà ở đây ai làm loạn vậy thưa tiên sinh?
Anh hàng nước: À, đó là những người trí thức tâm huyết với thiên hạ, trong đó đa phần là những người không muốn yên phận và bộ phận người dân bị áp bức, bị bần cùng hóa muốn làm loạn. Đó là những kẻ thù hằn chống phá lâu nay làm loạn. Nhưng quan trọng là những kẻ có quyền chức nhưng ngu tối cũng muốn làm loạn.
Xe ôm: Tiên sinh nói sao, những kẻ có quyền chức có bổng lộc vì sao lại muốn làm loạn?
Anh hàng nước: thì cậu biết là ngu ngốc cộng với nhiệt tình bằng phá hoại mà. Họ ngu ngốc nên không biết cách thu phục nhân tâm, họ thích quyết và làm theo ý ngu ngốc của mình khiến xã hội không phục và trở nên loạn. Họ lại hay thích sử dụng quyền lực áp chế người nên càng làm càng loạn, họ càng muốn sử dụng quyền lực  để giữ vững quyền cai trị thì nó càng trở nên loạn, chứ sao? Cách giữ quyền lực như vậy là ngu ngốc. Thiên hạ rồi đây sẽ càng loạn thêm. Mà đã loạn tất sẽ sinh ra anh hùng...
Xe ôm: Tiên sinh cao kiến quá. Xin tiên sinh cho biết thêm, trong thiên hạ nửa yên, nửa loạn hiện nay có ai xứng gọi là anh hùng hay chưa?
Anh hàng nước hỏi ngược lại: cậu muốn luận về anh hùng? Cậu muốn tớ nhận định về ai?
Xe ôm: Thì tiên sinh vừa nói xã hội loạn lạc thường sinh anh hùng còn gì? Trong những kẻ làm loạn cho đến hiện nay có ai xứng danh anh hùng chưa vậy tiên sinh?
Anh hàng nước: Cậu hiểu thế nào là anh hùng? Cậu có biết Tào Tháo và Lưu Bị luận đàm về anh hùng đã xem bậc anh hùng là người như thế nào không?
Xe ôm: Xin cho nghe cao kiến của tiên sinh?
Anh hàng nước: Theo cách luận giải của Tào Tháo thì bậc đáng mặt gọi là anh hùng phải là như con rồng. Con rồng biến hóa có khi to, khi nhỏ, lúc bay cao lúc ẩn kín. Khi vươn mình to lớn thì cuộn mây, phun mù. Khi thu mình nhỏ bé để tàng hình ẩn tích. Lên cao thì bay lượn khắp vũ trụ. Tạm ẩn thì chìm lặng dưới ba đào.
Xe ôm: Tiên sinh lại nói khó hiểu quá rồi?
Anh hàng nước kiên trì giải thích: Vẫn là cách nói của Tào Tháo. Tào Tháo cho rằng, Anh hùng phải là người nuôi chí lớn trong tim óc, lại phải có mưu cao kế giỏi, có tài bao tàng cả máy vũ trụ trong lòng, có chí nuốt trời mửa đất, cậu đã hiểu chưa?
Xe ôm:????
Anh hàng nước: Nhìn vẻ mặt của cậu, tớ biết ngay là cậu chưa hiểu. Nói cho dễ hiểu, anh hùng là người có tham vọng lớn, có gan to, rất am hiểu về thời thế, lại rất khôn khéo và mưu mẹo. Đã là anh hùng phải biết giữ mình chờ thời. Thời chưa loạn hẳn, thì phải biết thu mình lại, chuẩn bị sẵn các điều kiện, khi thấy cơ hội đến hãy dấn thân và quyết chí làm. Thời này, có hoạt động cũng chỉ là thu phục nhân tâm bằng việc thi hành đạo đức, bảo vệ kẻ yếu, tránh đối đầu trực diện với kẻ thù...
Xe ôm: Nói như tiên sinh thì là.....
Anh hàng nước: Cậu có vẻ hiểu ra rồi đấy. Những người như lâu nay chưa đáng gọi là anh hùng. Họ chưa có phẩm chất của anh hùng. Họ không khôn khéo. Họ tỏ rõ chưa biết thời thế. Thích chơi ngông. Họ đối chọi trực diện, khi chưa có đủ các điều kiện là ngu ngốc, là thiệt thân. Cái ngu ngốc của họ, là quá hy vọng tìm kiếm sự trợ giúp bên ngoài mà xem thường việc xây dựng thế lực bên trong một cách khôn khéo.
Xe ôm: Xây dựng thế lực bên trong một cách khôn khéo là như thế nào, thưa tiên sinh?
Anh hàng nước: Không ai có thể cứu mình bằng chính mình.... Phải  học Lưu Bị cách thu phục nhân tâm, đối ngược với Tào Tháo bạo tàn là thi triển đạo đức, nghĩa cả để có ngày càng nhiều anh em trung thành. Cậu cũng nên nhớ không nên lộ rõ ý đồ muốn làm anh hùng, phải như kiểu Lưu Bị sợ sấm.
Xe ôm:????
Anh hàng nước tỏ vẻ uyên bác: Vào thời điểm này không nên can gián, kêu gào làm gì, hãy cứ để mặc họ để họ làm. Bậc thức giả nếu cứ nói nhiều sẽ khiến mọi người nghĩ mình như họ. Hãy biết im lặng là vàng. Với cách bảo thủ và ngu ngốc của họ, sẽ càng làm càng sai,  rồi sẽ càng loạn. Dấu hiệu của Loạn là sẽ xuất hiện từ trong lòng họ.
Xe ôm: Theo thiển ý của tiên sinh, thời loạn sẽ là khi nào?
Anh hàng nước: Humh...  thật đáng tiếc... đáng tiếc lắm thay... đến bây giờ vẫn chưa có ai xứng mặt anh hùng.
Xe ôm: Đáng tiếc cái gì thế tiên sinh? Phận chúng ta chỉ là người bán nước và đi xe ôm vậy thôi mà. Thời nào mà chả thế....
Anh hàng nước vẻ mặt nóng giận: Thế cậu hỏi tớ về thời thế và anh hùng để làm gì? Rỗi hơi à.....

Cũng vừa lúc đó, có khách gọi xe, ông xe ôm vội vả nổ máy chạy cuốc xe kiếm đôi chục nuôi con... Anh hàng nước cúi xuống lụi hụi pha ấm trà mới chờ khách. Nước nóng bốc làn hơi nước bay vào không trung. 

Hư vô...........

Bộ ảnh: Kìa slogan trên áo ai…

Bộ ảnh: Kìa slogan trên áo ai…

On the net
Kìa slogan trên áo ai…
Hình ảnh
Kiểu gì mà chẳng được “cơ cấu”!Hình ảnh
Không có lương làm sao có tiền mua áo? Hình ảnh
Không biết rồi sau này sẽ ra sao nữa…

Hình ảnh
 
Hình ảnh
 
 
Sưu tầm Govn

Góc nhìn: Ông Võ Văn Kiệt – Hàng triệu người vui, hàng triệu người buồn

Góc nhìn: Ông Võ Văn Kiệt – Hàng triệu người vui, hàng triệu người buồn

On the net
Cuối năm 2004, khi nhắc đến cuộc chiến tranh đã lùi xa gần ba mươi năm, cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt phát biểu: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”.
Từ nỗi đau của ông, Võ Văn Kiệt
Cố thủ tướng Võ Văn Kiệt
Lúc đó, không phải ai cũng chia sẻ với ông suy nghĩ ấy. Nhưng, những ai biết những nỗi đau cá nhân mà ông Kiệt từng chịu đựng, mới thấy, đây không chỉ là ý kiến của một nhà chính trị, đây còn là sự sẻ chia rất con người.
Hôm qua, 15-6, ông đã “phục tùng tổ chức” để về yên nghỉ tại nghĩa trang thành phố. Trong thâm tâm, ông muốn tro của mình được rải xuống khúc sông mà hai người con và người vợ yêu quý nhất của ông đã mãi nằm lại đó.
Đầu năm 1966, khi người con trai út, Phan Chí Tâm, vừa được sanh ra ít lâu, vợ ông, bà Trần Kim Anh, muốn cho ông biết mặt con, đã bế Tâm và dắt theo cô con gái Phan Thị Ánh Hồng, sinh năm 1958, ra chiến khu thăm chồng. Từ Sài Gòn, bà Tư Cách, một cơ sở của ông dẫn bà Kim Anh đi theo đường sông, lên tới đoạn, bên này là Củ Chi, bên kia là Bến Cát thì chuyến tàu khách của họ bị ném bom. Họ chết mà chưa bao giờ tìm thấy xác.
Đầu năm nay, ông viết, “tôi có cảm giác như vợ và các con đang đợi tôi”. Bác sĩ riêng thời chiến tranh của ông, ông Huỳnh Hoài Nam, kể: “Trong suốt những năm ở trong rừng, ông luôn mang theo một tấm hình và hai bộ đồ của vợ”. Sau ngày 30.4, khi tình hình tạm ổn, ông đã tìm đến khúc sông ấy, đứng nhiều giờ để cố tìm xem, vợ và các con ông đang thực sự yên nghỉ ở đâu. Bác sĩ Nam nói: “Trên đường về, hàng giờ, ông không nói một lời nào cả”.
Sau khi nghe tin mẹ mất, con trai lớn của ông là Võ Dũng, sinh năm 1951, khi ấy đang cùng với em gái, Võ Hiếu Dân, sinh năm 1955, học ở Hà Nội, nằng nặc đòi được vào Nam. Trung ương có điện thoại cho ông. Ông đồng ý. Trong thâm tâm, ông cũng muốn có chút ruột rà máu mủ ở bên mình.
Võ Dũng là một thanh niên ngang bướng, làm lính cơ quan “Khu bộ” thì rất “ngứa chân, ngứa tay”. Dũng nói: “Con đâu phải vào đây để đào hầm cho ba”. Bác sĩ Nam tâm tình: “Dũng, em về đây làm gì?”. Dũng trả lời: “Chiến đấu”. “Em không thấy bọn anh cũng đang chiến đấu sao?”. “Có, nhưng cứ toàn chiến đấu trong xó không à”. Bác sĩ Nam đành phải nói lại với ông Kiệt. Ông đồng ý. Về đơn vị chiến đấu, Võ Dũng nhất quyết đòi phải được bổ vào bộ phận trinh sát. Sáu tháng sau, trong một lần trinh sát một đồn địch nằm trong vùng quê mẹ, Rạch Giá, Võ Dũng hy sinh. Năm ấy, anh chỉ mới vừa tròn 20 tuổi.
Không ai biết được ông đã chịu đựng mất mát ấy như thế nào. Trước ba quân, ông vẫn mạnh mẽ như không có chuyện gì. Nhưng, đêm về, bác sĩ Nam kể, thì nỗi cô độc không thể nào kể xiết. Ông lặng lẽ một mình, kêu bác sĩ Nam, “Cho tao ly chà và”, từ ông dùng để chỉ cà phê đen. Bác sĩ Nam nói: “Tôi đưa cà phê cho ông và biết, lại thêm một đêm ông không ngủ”.
Nhưng, theo bác sĩ Nam, “hình như trời đất vẫn còn ngó tới ông ấy”. Qua năm sau, 1972, Trung ương hội Phụ nữ điện vào báo cho ông là đã tìm được người con trai sinh năm 1952, Phan Thanh Nam. Đây là người con trai mà ông có được trong lần ra Bắc hồi năm 1951. Trở lại miền Nam, ông Võ Văn Kiệt kể: “Tôi nói hết với vợ. Bà ấy nghe, cũng buồn nhưng không trách móc gì. Bà ấy thỉnh thoảng lại nhắc, phải tìm được thằng Nam về”.
Mỗi lần cứ có người ra, ông Võ Văn Kiệt lại nhắn nhờ tìm Phan Thanh Nam. Năm 1972, bà Bảy Huệ, phu nhân của cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, người năm 1959 đưa Võ Dũng và Hiếu Dân ra Bắc và chăm sóc, đã tìm được Nam về cho ông. Ngày cha con gặp nhau, ông đang ở một căn cứ gần kênh Biện Nhị, xã Khánh Lân, Cà Mau. Ông đợi con, lâu lâu lại hỏi: “Nó tới đâu rồi?”. Gặp nhau, bác sĩ Nam kể: “Hai cha con ôm nhau nửa tiếng, không nói một lời, rồi cả hai cùng khóc. Chúng tôi, cũng ra phía sau, ngồi khóc”.
Ông Võ Văn Kiệt kể: “Tôi kể cho Nam về vợ tôi. Nó nghe rồi nói, “con nhận mẹ của Hiếu Dân và anh Dũng làm mẹ”. Tôi cũng nói rõ với Hiếu Dân nhưng chủ yếu là để cho hai đứa hiểu nhau một cách tự nhiên. Tôi rất mừng, giờ tụi nó quý nhau lắm”. Sáng 15-6, khi đọc lời cảm tạ của gia đình, con trai ông, Phan Thanh Nam, đã không quên nhắc đến những người đã khuất: “Chúng con xin cám ơn Má, anh Hai và các em, đã vĩnh viễn ra đi trong cuộc chiến tranh, để lại tình thương yêu vô bờ bến”.
Tôi đã không ít lần gặp chị Võ Hiếu Dân, người con duy nhất còn lại của bà Trần Kim Anh, hy vọng nghe từ chị những ký ức về mẹ mình. Nhưng, chưa bao câu chuyện có thể tiếp tục. Cho tới tận bây giờ, chị Hiếu Dân vẫn không thể nào cầm được nước mắt mỗi khi nhắc về mẹ.
Gần đây, ông đã có rất nhiều nỗ lực giúp đỡ việc tìm lại hài cốt của những người chết trong thời gian học tập cải tạo; gặp gỡ lãnh đạo hai địa phương, Bình Dương và TP.HCM để bàn về vấn đề nghĩa trang của những người lính Sài Gòn cũ. Mấy năm trước, khi cô cháu ngoại mang về cho ông mấy cuộn phim do người Việt ở nước ngoài làm về những thuyền nhân vượt biên trong những năm sau 1975, ông xem, xúc động và có rất nhiều trăn trở.
Khi ông nói, “yêu nước có thể bằng nhiều con đường”, là ông nói bằng chính từ nỗi đau của mình. Không phải ngẫu nhiên mà ông nhấn mạnh: “Tổ quốc là của mình, dân tộc là của mình, Việt Nam là của mình, chứ không phải là của riêng bất cứ tôn giáo hay phe phái nào cả”.
Từ năm 1995, ông đã kiến nghị: “Trên chặng đường mới này của đất nước, hơn bao giờ hết cần giương cao ngọn cờ dân tộc và dân chủ”. Trong buổi làm việc cuối cùng, chiều 23.5, ông nói với tôi về ý định sẽ viết chung một cuốn sách với một người đã từng là quan chức cao cấp trong chế độ Sài Gòn. Ông coi đó như là một biểu tượng của tinh thần hoà giải. Năm 1997, khi vừa nhận chức, trong một cuộc phỏng vấn dành riêng cho tôi, Thủ tướng Phan Văn Khải nói: “Về bản lĩnh chính trị, tôi không thể nào so sánh với đồng chí Võ Văn Kiệt”.
Từng là một nhà lãnh đạo chiến tranh xuất sắc, đúng như lời Thủ tướng Phan Văn Khải, ít ai có thể so sánh bản lĩnh chính trị với ông. Tuy nhiên, bản lĩnh chính trị của Võ Văn Kiệt không phải là những giá trị giáo điều. Chính trị “tối cao” đối với ông là “Dân”. Điều gì có thể đoàn kết mọi người dân Việt Nam. Điều gì có thể nhanh chóng đưa lại cơm no áo ấm cho mọi người Việt Nam là ông chủ trương. Ông Võ Văn Kiệt đề nghị “giương cao ngọn cờ dân tộc” không phải từ một ý tưởng xuất hiện tình cờ.
Ông đúc kết điều đó qua sự trải nghiệm bằng máu của chính ông, của những đứa con, của người vợ mà ông vô cùng yêu dấu.
Tháng 06/2008
Huy Đức
Theo SGTT

Góc nhìn: Tinh thần trách nhiệm kém hay sự “cẩu thả” có mục đích

Góc nhìn: Tinh thần trách nhiệm kém hay sự “cẩu thả” có mục đích

On the net
Bức thư thất lạc
Công ty Cho thuê Tài chính 2 (ALC2) đang là con nợ của nhiều tổ chức, trong đó có BHXH Việt Nam với khoản vay thể hiện trên 14 hợp đồng, trị giá 1.010 tỉ đồng.
Món nợ này, bà Đỗ Thị Xuân Phương – Phó tổng giám đốc BHXH Việt Nam cho biết, ALC2 đã thanh toán 200 tỉ đồng, và hứa tháng 4, hoặc chậm nhất tháng 5 năm nay sẽ trả thêm 200 tỉ đồng sau khi thanh lý tài sản.
Riêng số còn lại 610 tỉ đồng, chưa ai dám khẳng định có đòi được hay không vì ALC2 đã nằm trên bờ vực phá sản, trong khi “công ty mẹ” Agribank trước đó đã âm thầm hạ hạn mức bảo lãnh.
Cụ thể, năm 2003 Agribank – BHXH Việt Nam cùng nhau ký bản thỏa thuận với nội dung Agribank cam kết bảo lãnh cho các khoản vay của các công ty thành viên, trong đó riêng ALC2 có hạn mức trần 1.300 tỉ đồng (nếu ALC2 không trả được, Agribank trả nợ thay). Để hiện thực hóa thỏa thuận trên, năm 2008, Agribank phát hành 3 thư bảo lãnh: Thư thứ nhất vào ngày 13.3 trị giá 500 tỉ đồng, thư thứ 2 vào ngày 22.4 trị giá 800 tỉ đồng và thư thứ 3 ngày 20.10 là 400 tỉ đồng. Nhưng trong thư bảo lãnh thứ 3, Agribank lại kết: “Thư này thay thế cho 2 bức thư đã phát hành trước đó”. Có thể hiểu,
Agribank đã rút hạn mức bảo lãnh từ 1.300 tỉ xuống chỉ còn 400 tỉ đồng.
Về tình tiết này, phía BHXH ViệtNambức xúc: “Việc Agribank rút bảo lãnh xuống còn 400 tỉ đồng thì 2 bên phải gặp nhau để đàm phán. Đằng này, không gặp để thương thảo, bàn luận là hoàn toàn trái với thỏa thuận trước đó. Ngoài ra, tới thời điểm thư thứ 3 được phát hành thì BHXH Việt Nam đã giải ngân cho ALC2 480 tỉ đồng, mà Agribank chỉ bảo lãnh 400 tỉ đồng như trong thư cũng là cố tình thoái thác trách nhiệm”.
Tuy nhiên, vấn đề là, vì sao vào thời điểm 2008, khi nhận bức thư khó hiểu ấy BHXH không phản hồi và đòi ngồi lại bàn đàm phán với Agribank? Một lãnh đạo của BHXH, giãi bày không thể làm như vậy do thư bị thất lạc, nằm trong đống công văn lưu, do sự thiếu trách nhiệm của một cán bộ lưu trữ. Khi thư đến, cán bộ lưu trữ đã không báo cáo cấp trên và mãi đến tháng 7.2010, khi BHXH đã giải ngân hết 1.010 tỉ đồng cho ALC2 thì … bức thư mới được tìm thấy. Đến đây, một lần nữa người ta lại phải đặt câu hỏi: Vậy tại sao lúc đó BHXH không yêu cầu Agribank ngồi lại đàm phán mà phải đợi đến khi ALC2 bị công khai thua lỗ mới “tá hỏa” đi giải thích, và đổ vấy cho Agribank?
Rõ ràng, sự việc trên đã cho thấy cả Agribank và BHXH ViệtNamtỏ ra thiếu trách nhiệm đối với việc sử dụng, bảo toàn đồng vốn ngân sách nhà nước. Bức thư bảo lãnh với số tiền liên quan lên tới 1.300 tỉ đồng, mà một bên thì tự ý quyết; trong khi bên kia lại để thất lạc trong đống công văn lưu trữ là những lý do mà một người cả tin nhất cũng khó có thể chấp nhận.
Anh Vũ
Theo vids.org.vn
Link: http://www.vids.org.vn/vn/asp/News_Detail.asp?tabid=1&mid=802&ID=1935

Chuyện lạ: Rừng Yók Đôn – Ai đã bán đứng rừng cấm cho lâm tặc?

Chuyện lạ: Rừng Yók Đôn – Ai đã bán đứng rừng cấm cho lâm tặc?

On the net
Đi sâu vào rừng cấm Yók Đôn, mới thấy sự lộng hành của lâm tặc. Và những gì chúng tôi ghi nhận trong vườn quốc gia lớn nhất nước này chẳng khác nào một “đại công trường” khai thác gỗ theo hình thức hủy diệt: những đường xe chằng chịt vết bánh mới, cũ và ngổn ngang cành, ngọn, gốc giáng hương cổ thụ hàng trăm năm tuổi lâm tặc bỏ lại sau khi đã lấy hết phần thân.
Dư luận đặt ra câu hỏi: “Ai đã bán đứng gỗ quý trong rừng cấm Yók Đôn cho lâm tặc?”.
Tàn sát Vườn quốc gia Yók Đôn như chốn không người?
Hàng loạt cây gỗ hương bị tàn sát ngay “trước mũi” kiểm lâm trong những khu rừng cấm của Vườn quốc gia Yók Đôn (Đắk Lắk) đang đặt ra câu hỏi về công tác quản lý, bảo vệ rừng nơi đây.

Những cây gỗ quý bị hạ sát tại rừng Yók Đôn gần đây – Ảnh: T.N.Q
“Nghĩa địa” gỗ quý
Từ một nguồn tin, chiều 15.4, PV Thanh Niên trở lại rừng Yók Đôn trong nắng nóng như thiêu để kiểm chứng những thông tin về một khu vực rừng bị lâm tặc tàn phá dữ dội. Quả thật, nếu không tận mắt chứng kiến thì khó có thể tưởng tượng nhiều cây gỗ hương, loại gỗ quý nhóm 2A, bị gục ngã tan hoang như thế.
Chỉ trong phạm vi vài chục héc-ta của tiểu khu 434, có thể đếm được 23 cây gỗ hương bị cưa máy làm đổ la liệt, nhiều cây bị lấy đi phần thân giữa, còn trơ gốc và phần ngọn đầy cành lá, hầu hết các gốc cây đo được có đường kính từ 60-70 cm trở lên. Trên mặt một số gốc, có chữ viết của lực lượng kiểm lâm ghi lại ngày phát hiện cây bị cưa đổ, sớm nhất là ngày 20.2.2011, còn gần nhất là ngày 6.4.2011.

Gỗ bị đốn…
Ở một cây hương cổ thụ bị chặt xuống, thân đã bị cắt thành nhiều khúc nhưng chưa kịp bốc đi, đường kính gốc đo được 1,2m, dài khoảng 10m, ước gần 8m3 gỗ. Một cán bộ VQG Yók Đôn đi cùng chúng tôi đánh giá, tính sơ sơ, với số cây hương bị chặt trộm đếm được ở tiểu khu này, khối lượng gỗ bị mất đã gần 100m3. Theo cán bộ này, mỗi m3 gỗ hương tuồn ra thị trường “chợ đen” được trả giá hơn 40 triệu đồng.
Điều gây ngạc nhiên là nhiều cây hương bị chặt chỉ cách đường tuần tra từ 20-100m. Có nghĩa là rừng bị chặt ngay “trước mũi” kiểm lâm. Khá nhiều gốc cây bị chất củi đốt, khói lửa còn nghi ngút giữa rừng, thậm chí nhiều khúc gỗ to cũng được dồn thành từng đống đang cháy thành than đỏ rực. Liệu đây có phải là cách phi tang những dấu vết lâm tặc để lại? Trả lời câu hỏi này, ông Nguyễn Huy Hải, Trạm trưởng Trạm kiểm lâm Đrang Phốk, người dẫn chúng tôi mục sở thị cảnh tượng, giải thích: “Lãnh đạo vườn cho anh em đốt để “vệ sinh” rừng” (!?).

… gốc bị đốt để phi tang dấu vết
Chúng tôi rời khỏi rừng Yók Đôn khi hoàng hôn ập đến, phía cửa rừng thấp thoáng những bóng người khả nghi, tay cầm điện thoại, mắt nhìn theo với vẻ dò xét. Cảnh tượng khu rừng cấm bị tàn phá cứ ám ảnh mãi trên đường về. Những băn khoăn đặt ra: ai sẽ chịu trách nhiệm để xảy ra những vụ chặt hạ gỗ quý hàng loạt tại rừng Yók Đôn nói trên; tại sao cơ quan quản lý bảo vệ rừng không xem đây là vụ phá hoại nghiêm trọng tài nguyên quốc gia để khởi tố, điều tra làm rõ; liệu còn bao nhiêu khu rừng quý như tiểu khu 434, 425 bị “rỗng ruột”?…
Theo thanhnien

Tin cập nhật: Thích Nhất Hạnh – Nhân vật thứ 4 có ảnh hưởng tâm linh nhất thế giới

Tin cập nhật: Thích Nhất Hạnh – Nhân vật thứ 4 có ảnh hưởng tâm linh nhất thế giới

On the net
Sư ông Làng Mai – Thiền sư Thích Nhất Hạnh
Thiền sư Thích Nhất Hạnh – Nhân vật thứ 4 có ảnh hưởng tâm linh nhất thế giới
Ngày 1 tháng 3 năm 2011 vừa qua, Nhà xuất bản Watkins Bookstại thủ đô London (Anh quốc) đã phát hành ấn phẩm Mùa Xuân Watkins Review, số 26, trong đó, Ban Biên tập đã thiết lập danh sách của 100 nhân vật hiện nay còn sống, và đang có ảnh hưởng tâm linh lớn nhất trên thế giới.
- Nhân vật đứng đầu bảng là ông Eckhart Tolle, người Canada, tác giả của 3 cuốn sách nổi tiếng The Power of Now (“Sức mạnh của Hiện tiền Phi Thời gian” do Hồ Kim Chung – Minh Đức biên dịch, 2005), Stillness Speaks (“Sức mạnh của Tĩnh Lặng” đã được Diện Mục Nguyễn Văn Hạnh dịch ra tiếng Việt) và A New Earth (“Một địa cầu mới”). Không cổ xúy cho một tôn giáo nào tuy có vận dụng một số phạm trù triết học Phật giáo, ông Eckart Tolle chỉ triển khai hiện tượng biến đổi của ý thức như một tỉnh thức tâm linh mà ông cho là bước tiếp theo trong quá trình tiến hóa của con người.
- Nhân vật thứ nhì Đức Đạt lai Lạt ma thứ 14, người Tây Tạng.
- Nhân vật thứ ba là tiến sĩ Wayne W. Dyer, một chuyên gia Mỹ về kỹ thuật tư duy tích cực (positive thinking) và hiện đang diễn giảng Đạo đức kinh của Lão Tử.
- Nhân vật thứ tư là Thiền sư Thích Nhất Hạnh, người Việt Nam.
- Nhân vật thứ năm là diễn giả và tác giả Mỹ gốc Ấn Độ Deepak Chopra. Ông nguyên là một bác sĩ Sinh học Nội tiết (endocrinologist), nhưng sau đó chuyển qua nghiên cứu và thực hành ngành y khoa lấy quan hệ giữa thân và tâm làm phương pháp điều trị. Các tác phẩm rất thành công của ông là Ageless Body (Thân thể không già), Timeless Mind (Tâm thức phi thời gian) The Seven Spiritual Laws of Success (Bảy định luật tâm linh để thành công).
Năm nhân vật tiếp theo trong Top-Ten của danh sách 100 vị này là nữ tác giả Mỹ Louise Hay, nhà văn Brazil Paulo Coelho, nữ điều hợp viên chương trình đàm thoại truyền hình Mỹ Oprah Winfrey, triết gia Mỹ về tiến hóa tâm linh Ken Wilber, và nhân vật thứ mười là nhà nữ sản xuất truyền hình Úc Rhonda Byrne.
Trí Tánh ĐHT (Viết theo Watkins Review3-2011)
Theo giacngo.vn