Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 19 tháng 10, 2011

Mắc mưu địch

Chuyến thăm hữu nghị Đảng và Nhà nước nước CHND Trung Hoa của TBT Nguyễn Phú Trọng đã thành công tốt đẹp. Hai bên đã ký những văn kiện quan trọng trong đó cốt lõi nhất là Bản Tuyên bố chung. Điều 6 trong bản Tuyên bố chung nêu rõ:

Phía Việt Nam khẳng định thực hiện nhất quán chính sách một nước Trung Quốc, ủng hộ quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan phát triển hòa bình và sự nghiệp lớn thống nhất Trung Quốc, kiên quyết phản đối hành động chia rẽ “Đài Loan độc lập” dưới mọi hình thức.

Việt Nam không phát triển bất cứ quan hệ chính thức nào với Đài Loan. Phía Trung Quốc bày tỏ hoan nghênh lập trường trên của phía Việt Nam. Hết trích
(Nguồn)

Do Đài Loan là một bên trong Tranh chấp Biển Đông nên nội dung trên trong bản Tuyên bố chung sẽ có tác động đến mối quan hệ giữa các bên tranh chấp. Tranh chấp Biển Đông có khả năng dẫn tới xung đột, chủ yếu diễn ra giữa 4 đối thủ: Trung Quốc, Đài Loan, Philippines và Việt Nam. Ta hãy phân tích tương quan lực lượng giữa các bên:

Trung Quốc: giàu nhất, đông dân nhất và trang bị vũ khí mạnh nhất, đương kim lãnh đạo khối XHCN toàn thế giới. Chủ trương đối ngoại của TQ là thỏa hiệp với Philippines, không khoan nhượng với VN và không xung đột với Đài Loan.

Đài Loan: giàu thứ nhì, được sự che chở và bảo vệ của Mỹ, lấn chiếm bất kỳ lúc nào khi có cơ hội. Tuy có bất đồng về ý thức hệ với chính quyền Đại lục nhưng lại không có xung đột quyền lợi Biển Đông với TQ. Không những TQ tạo điều kiện cho Đài Loan chiếm các đảo ở Trường Sa, mà còn không bao giờ xung đột với Đài Loan trên Biển Đông.

Philippines: xứ dân chủ, một đồng minh của Mỹ, trang bị kém nhất trong số 4 nước. Philippines không có tham vọng gì nhiều, chỉ cần lân bang tôn trọng quy tắc UNCLOS.

Việt Nam: từng kiểm soát 3 triệu dặm vuông Biển Đông (trước 75), nay là đồng chí của TQ. Tuy tuyên bố quan hệ với tất cả các nước nhưng lại không thành thật với đối tác. Quan hệ quốc tế quan trọng nhất và sâu sắc nhât thể hiện bằng 4 Tốt và 16 Chữ Vàng. Xung đột quyền lợi kịch liệt với TQ và Đài Loan, hầu như không có tranh chấp với Philippines.

Trong mối tương quan đã phân tích ở trên, rõ ràng Việt Nam trong thế không chỉ không có đồng minh mà còn phải đồng thời đối phó với cả hai đối thủ cùng là người Tàu, lại vượt trội về sức mạnh quân sự cũng như uy tín trên trường quốc tế. Nay điều 6 bản Tuyên bố chung khẳng định một kẻ thù đã thành hình, đó là Đài Loan.

***
Tin cập nhật
20/10/2011 Đài Loan đã ra tay?

Tin thứ Năm, 20-10-2011

Tin thứ Năm, 20-10-2011

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Phỏng vắn: Bà Bùi Thị Minh Hằng được công an thả – (BBC). – Công an đã phải trả tự do cho chị Bùi Thị Minh Hằng – (DLB). -  CHIẾN THẮNG CỦA CHÍNH NGHĨA & CÔNG LÝ (Nguyễn Tường Thụy).  – Phải gọi họ là gì? (RFA’s blog).
- AĐ chính truyện (J.B Nguyễn Hữu Vinh). “Mặc dù đám sẹo đó cũng là vật sở hữu của y, nhưng xem trong ý tứ y thì hình như y cũng chẳng cho là quý báu gì, bởi vì y kiêng tuyệt không dùng đến tiếng “S” và tất cả những tiếng âm gần giống âm “S”. Về sau cứ mở rộng phạm vi dần, tiếng “HS”, tiếng “TS” cũng kiêng, rồi tiếng “Bành trướng”, tiếng “Biểu tình” cũng kiêng tuốt”.
- Bàn chuyện biểu tình, mà ít nói cái “tình”, mới thiên về “lý”. Bữa nay xin tiếp. Cách nay 4 năm, trước lối xử sự với em Trí trong vụ đột nhập trang web Bộ GD-ĐT, BS có nhắc những người lớn tuổi, lớn chức hãy làm gương Tự giáo dục mình. Nay thấy quanh chuyện biểu tình, không những có một hình ảnh tương tự, mà còn cả tương phản, giữa nhà nước với dân và người dân với nhau.
Tuyên truyền nhiều về đạo lý, nhân nghĩa với kẻ thù ngoại bang, hung tàn, mạnh gấp nhiều lần, ấy vậy mà với người dân cùng giống con Lạc cháu Hồng quá yếu ớt, lại yêu nước đến vậy mà nỡ xuống tay đủ kiểu. Từ cơ quan quyền lực tới bộ máy tuyên truyền. Còn gì trớ trêu hơn? Không lẽ nỗi sợ hãi đã tới độ làm cho ta mờ mắt? Trong khi đó thì giữa những người dân yêu nước, sao họ lại có thể cư xử với nhau đẹp đến nao lòng vậy? Đẹp ra sao, có lẽ không phải kể lại nữa.
Một nguyên nhân tạo nên hai hình ảnh tương phản đó chính là một bên được hấp thụ, hội tụ cái văn hóa đất kinh kỳ cả ngàn năm, dẫu có sa cơ thất thế, có đối mặt với cái chết, thì nó vẫn đẹp. Còn một bên là thứ vong bản, lai căng, dở ông dở thằng, quyền lực quá mạnh, đến quá nhanh mà cái nền tảng văn hóa thì rỗng tuếch, méo mó. Nếu nhận ra điều này, ắt sẽ có được những phương cách khôn ngoan, tinh tế hơn. Không nhận ra, thì nhiều nan đề khác nữa của xã hội cũng không hóa giải nổi.

- Bữa qua 19/10, tròn 1 năm anh Điếu Cày bị bắt giam trở lại biệt tích! Khẳng định chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa, cách tốt nhất là thả Điếu Cày vô điều kiện, bằng không, mọi lời nói và hành động chỉ là vô nghĩa!  —  (Mẹ Nấm).  – Điếu Cày, Người tự viết bản án của mình – (DLB). – Blogger Việt Nam, trưởng thành qua áp bức – (DLB). “đúng một năm trước đây, cộng đồng blogger Việt Nam đang hân hoan chào đón blogger Điếu Cày mãn hạn tù trở về. Nhiều người đã chọn ngày 19/10 làm ‘Ngày Blogger Việt Nam’ với hình ảnh trên avatar là hình ảnh thân thương và bất khuất của anh Điếu Cày. Và niềm hân hoan ấy đã vụt tắt !”
- Phỏng vấn TS Trần Trường Thủy: Chính sách Biển Đông của VN và TQ – (BBC). “Các bước đi của Trung Quốc mang tính thử và đẩy. Họ điều chỉnh chính sách và xem phản ứng các nước thế nào. Nếu thuận thì đẩy tiếp, nếu bị phản ứng thì điều chỉnh”.
- Dương Danh Huy và Lê Trung Tĩnh – Thành viên Quỹ NCBD với bài: Kế hoạch cho biển Đông: A South China Sea Plan (The Diplomat). BTV: Trong bài có đề cập đến đề nghị không khả thi của TQ, đó là gác tranh chấp, cùng khai thác. Xin mời bà con nghe thêm ý kiến của TS Mark Valencia trong bài phỏng vấn của BBC:
- Phỏng vấn TS Mark Valencia: VN ‘không nên chơi lá bài Mỹ’ – (BBC). “Có hai khía cạnh quan trọng để điều này có thể xảy ra. Một là phản đối đường 9 đoạn. Thứ hai, các đảo xa và nhỏ trong vùng tranh chấp không thể tạo ra vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa”. Nếu Việt Nam và Philippines đồng ý sử dụng hai điểm này để giải quyết tranh chấp với TQ trên biển Đông, thì chắc chắn Trung Quốc sẽ gặp rắc rối về mặt pháp lý.
- Trung Quốc là một con bọ cạp? Is China a Scorpion? (Diplomat). Trích dịch: “Một con bọ cạp và con ếch gặp nhau ở bờ suối. Bọ cạp nhờ ếch cõng trên lưng để băng qua suối. Ếch hỏi: ‘Làm sao tôi biết anh sẽ không chích tôi? Bọ cạp đáp: ‘Bởi vì nếu tao chích mày, tao cũng sẽ chết chìm’. Ếch nghe xuôi tai, cõng bọ cạp qua suối, nhưng đến giữa dòng thì bọ cạp chích ếch. Ếch bị tê liệt, không bơi được và cả hai bắt đầu chìm. Biết cả hai sắp chết chìm, nhưng chỉ còn chút thời gian, ếch hỏi: ‘Tại sao ông chích tôi’? Bọ cạp đáp: ‘đó là bản chất của tôi’.” Đó là bản chất của Trung Quốc!

- Manila xin lỗi TQ về sự cố Biển Đông “sau khi tàu chiến nước này ‘vô tình’ đâm phải thuyền cá của Trung Quốc ở Biển Đông” (BBC). – Manila apologises to China over South China Sea incident (Asia One).
- Hải quân Philippines muốn mua tàu chiến thứ hai của Mỹ? PH Navy chief eyes 2nd US warship‎ (ABS CBN). “Buying equipment is the easiest thing to do. The more difficult part is the capability of people because for so long we were concentrated on helping in the counter-insurgency effort”. BTV: Đúng vậy, mua thì dễ rồi, nhưng vấn đề ở chỗ, huấn luyện người sử dụng hết khả năng của của mấy thứ “đồ chơi” này thì không dễ, kể cả phần bảo trì, cũng tốn kém khá nhiều. Chắc chắn VN sẽ gặp vấn đề này khi làm chủ 6 chiếc tàu ngầm Kilo của Nga. – Mỹ và Hàn Quốc tặng tàu chiến cho Philippines (PN Today).
- Ông Hoàng Nguyên, phiên dịch chính tại Văn phòng cảng Hậu Thủy, Hải Nam, Trung Quốc: Khâm phục sự lòng dũng cảm của hải quân Việt Nam (VOV).
<- Nga giao tên lửa phòng thủ cho Việt Nam – (BBC).
- Liệu Hải quân Mỹ sẽ trở lại Cam Ranh? ( Thụy My RFI).
- Đài Loan giành giật Trường Sa?  – (RFA).
- Chủ tịch nước thăm Philippines, Thủ tướng thăm Nhật Bản (PLTP).
- Giới bloggers bình luận về chuyến đi Trung Quốc của TBT Nguyễn Phú Trọng – (RFA).
- Bốn ‘ông lớn’ phối hợp tuyên truyềnthống nhất về quan điểm, chủ trương khi thông tin về các sự kiện và các vấn đề quan trọng, nhạy cảm của Việt Nam và thế giới”” (BBC). “Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và báo Nhân dân” . BTV: Vậy thì cần gì tới 4 tờ báo? Nếu 4 tờ đưa tin giống nhau thì chỉ cần 1 tờ là đủ rồi, giải tán 3 tờ kia, tiết kiệm tiền thuế của dân.
- Sáng nay, khai mạc kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII (Thanh Niên). – Kỳ họp thứ 2: Quyết những vấn đề lớn trong 5 năm tới (TQ).  – Kỳ họp thứ 2: Giảm đọc báo cáo, dành thời gian thảo luận. Và chắc sẽ hấp dẫn khi được hội nghị trung ương vừa qua bật đèn xanh chất vấn về “nhóm lợi ích”?
- Hôm nay, Thủ tướng đọc báo cáo kinh tế – xã hội trước QH (Dân Trí). “…hướng đến mục tiêu năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Còn 9 năm nữa, bà con ráng chờ nhé.
- CƠ CẤU CON CHÁU… (Ngô Minh).
- Tướng Nhanh được Bộ Công an khen ngợi (VnMedia) vì “đã thu nhiều súng đạn, bình xịt hơi cay, dao kiếm các loại hay về việc thành lập các tổ công tác đặc biệt gồm: cảnh sát cơ động, hình sự và giao thông” ?
- Trên trận tuyến diệt tham nhũng – Bài 4: Thay “tướng”, tăng quyền cho cơ quan chống tham nhũng (PLTP).  Mời xem lại: Bài 1 – Mối nguy lớn: Tham nhũng ẩn trong chính sách;  – Bài 2 – Tham nhũng vặt: Ai cũng ghét nhưng phải thỏa hiệp. – Bài 3 – Tham nhũng làm tăng “áp suất” bức xúc xã hội (PLTP).
- Bộ trưởng yêu cầu ‘không chơi golf’ – (BBC). – Bộ trưởng Giao thông VN cấm các giới chức cao cấp không được chơi golf  (VOA). – Bộ trưởng GTVT bị nhắc nhở vì cấm chơi golf (TP).  – Bộ trưởng Đinh La Thăng sắp bị “tuýt còi” (NLĐ).  – ‘Bộ trưởng yêu cầu cán bộ không chơi golf là cực đoan’ (VNE). – Golf nhuốm màu tham nhũng – (Cu Làng Cát). – “Người Hét Bay” – Đinh La Thăng sắp… bay – (Lê Nguyên Hồng).
- Điều chỉnh giờ làm, giờ học: Đừng nóng vội(PLTP).  – Bác La Thăng đề nghị cũng có thể ok (Vũ Quý Hạo Nhiên). Ráng nghe người ở nước ngoài tưởng tượng thực tế trong nước coi sao.
- Kami: Về bức “Thư ngỏ gửi Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang” của ông CXN (RFA blog). Vấn đề quan trọng nó nằm ở đây: “Bức thư này, nó sẽ tạo nên sự nghi ngờ, và khoét sâu mâu thuẫn gay gắt giữa các vị lãnh đạo đảng, nhà nước Việt nam và các nhóm lợi ích của họ,  đặc biệt là quan hệ giữa Ba Dũng – Tư Sang.” Nếu đúng CXN và KM nghĩ vậy thì nên coi lại cách “làm báo” của mình và câu ngạn ngữ “lợi bất cập hại”.
- Công nhân hãng giày Đài Loan ở VN đình công đòi tăng lương  (VOA).
- Lê Duy Nhân: Nhân Nobel Hòa bình 2011, nhớ lại Nobel Hòa Bình 2010: Bình minh của nhân quyền thế giới  —  (Thông luận).
- Bùn đỏ vẫn là nguy cơ đe dọa Hungary – (RFI).
- Thủ tướng Thái Lan kêu gọi đoàn kết trong lúc lụt lội đe dọa thủ đô Bangkok (VOA). – Thái Lan tặng Việt Nam 100,000 đô la để giúp đỡ nạn nhân lũ lụt (VOA).
- Trung Quốc từ chối đối thoại : dân Tây Tạng tuyệt vọng – (RFI). – Trung Quốc tố cáo các vụ tự thiêu ở Tây Tạng là khủng bố trá hình – (RFI). – Ý kiến trái ngược về vụ sư Tây Tạng tự thiêu – (BBC).
- Bùi Tín: Miến Điện: những bước chuyển động – (VOA’s blog).
- Mexico Sa thải gần 1.000 cảnh sát vì nói dối (DV/AP).
KINH TẾ
- Tăng trưởng kinh tế 2012: Vẫn “nghiêng” về 6% (VnEconomy).  – Cần phải có kịch bản kinh tế đặc biệt cho 2012 (TTXVN).
- CPI tháng 10 tại Hà Nội chỉ tăng 0,13% nhờ… thịt (VnEconomy).
- Ngân hàng trung ương VN cam kết hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng  (VOA).
- “Nóng” lãi suất liên ngân hàng (NLĐ).
Bán thêm 5 tấn vàng ra thị trường (TN).
- Lỗ và nợ, EVN đòi tăng giá điện (NLĐ).  – EVN ngược dòng.
- Mở cửa thị trường nhưng không muốn cạnh tranh – (RFA).
- Bốn công ty xin đòi lại nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột (NLĐ).
- DN chứng khoán, sắt thép cũng “nhảy” vào gạo (PLTP).   -  Thế nhưng vẫn tự sướng vì có kẻ nó đánh giá  Việt Nam sẽ nằm trong năm nước sản xuất hàng đầu thế giới (PLTP).
-“Chết dở” với số liệu thống kê từ doanh nghiệp (VnEconomy). Theo Phó viện trưởng CIEM Trần Xuân Lịch, toàn bộ số liệu về khu vực doanh nghiệp nhà nước hiện nay không có nguồn nào đảm bảo hoàn toàn chính xác”.
Công ty Vinpearl đầu tư 5 tỷ USD vào KDL Làng Vân (SGGP).
- ĐẦU TƯ “NỂ” (Faxuca).
- TS Nguyễn Minh Phong: Nhóm G12+1 sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh lành mạnh? (NĐT).
- Trung Quốc ngừng sản xuất đất hiếm một tháng để giữ giá – (RFI).
- TQ bớt nắm trái phiếu chính phủ Mỹ – (BBC).
- Moody’s hạ hai nấc điểm tín nhiệm của Tây Ban Nha – (RFI).
- Các nước trong khối Liên Xô cũ đạt thỏa thuận tự do mậu dịch – (RFI).
<- Trần Vinh Dự: Change We Need chuyển thành Occupy Wall Street – (VOA’s blog).
- Các ý tưởng “con đường tơ lụa mới” ra đời như nấm (TQ).



VĂN HÓA-THỂ THAO
- “GS Xoay” viết hài kịch về các chiến sĩ biển đảo (TTXVN).
- Tình hình trao giải thưởng văn học những năm gần đây (2000 – 2010) (VHNA).
- PHÊ BÌNH THƠ CẦN NHỮNG CẶP MẮT XANH (Nguyễn Trọng Tạo).
- “Siêu độc giả” 92 tuổi thao thức nhặt sạn, sửa văn (TTXVN).
- Chuyển thể “Truyện Kiều” thành nhạc kịch: Tôn vinh tác phẩm văn học sáng giá của Việt Nam (TTVH).
- Nữ diễn viên sân khấu: Đa sắc với phá cách (NLĐ).
- Điểm sách: “Văn minh vật chất của người Việt” của ông Phan Cẩm Thượng do Nhà xuất bản Tri Thức xuất bản: Văn hóa qua ‘rổ rá, đường xá, tàu bè’ – (BBC).
- Trannhuong.com : giải thưởng độc lập đầu tiên ở Việt Nam dành cho văn xuôi – (RFI). =>
- Nhà văn Lê Lựu: Chấp nhận nghề văn thì không kêu ca (VH).
- Những chuyện hấp dẫn về Việt Nam do một người nước ngoài kể (SK&ĐS).
- Những nền văn minh bị biến mất (Tin tức).
- Bi kịch của Lỗ Tấn (TS).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Trình độ nhiều giáo viên tiếng Anh dưới chuẩn bốn bậc (TP).  – Không thể hạ chuẩn giáo viên ngoại ngữ (NLĐ).  – Dạy-học ngoại ngữ chưa thực chất (PLTP).  – Học sinh Việt đứng áp chót nghe nói tiếng Anh(VNN). – Đề án dạy và học ngoại ngữ: Khó nhưng vẫn quyết làm (DT). – Sớm ban hành biên chế giáo viên tiếng Anh các bậc học (VOV).
- Giảm tải có chấm dứt quá tải? (VOV).
Phổ cập giáo dục tiểu học: 6 tỉnh chưa hoàn thành (GD).
- Chê cử nhân dân lập: Chúng tôi lên tiếng! (NLĐ).  - Phó hiệu trưởng ĐH Thành Tây: “Thật chán không buồn nói” (Bee).
- Thầy cô bức xúc “tố” tác động của truyện tranh (NĐT).
<- NỔ BỤNG VÌ XÃ HỘI HỌC TẬP (Đào Hiếu).
- Một học sinh bị giáo viên đánh (NLĐ).
- Dạy tiếng Việt: dễ hay khó? (1) – (VOA’s blog). – Dạy ngôn ngữ thứ hai / ngôn ngữ cộng đồng lại càng khó  – (VOA’s blog).
- Cây gian khổ có ngày sinh quả ngọt (Dân Trí).
- ‘Hai lúa’ chế tạo máy trợ thở giá rẻ (VNE).
Giải thưởng Vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học (TN).
- Trở lại Saudi Arabia 2: Những bài học từ một trung tâm nghiên cứu (Nguyễn Văn Tuấn).  Mời xem lại:  – Trở lại Saudi Arabia 1: Câu chuyện của anh tài xế.
- Các cửa hàng của Apple đóng cửa tưởng niệm Steve Jobs (VOA). – Người hâm mộ đổ về lễ tưởng niệm Steve Jobs (TTVH).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Ngổn ngang sau mưa lũ (Thanh Niên). – Thêm 3 người chết do lũ (NLĐ).
- Quảng Ngãi: 50 hồ chứa nước có nguy cơ vỡ đập (TT).  – Hội thảo về thủy điện Đồng Nai 6 và 6A: Đồng Nai quan tâm những nhà khoa học có thực tế! (SGTT)
- Người lập công thức cho giao thông Hà Nội (TP).  – Tai nạn giao thông: Nỗi đau suốt đời: Chết dần trên giường bệnh (NLĐ). – Công an tìm người trong clip ‘phân làn bằng điếu cày’ (ĐV). - Mời xem lại video: Phân làn theo phong cách VN (Youtube).
- Vụ cố nhà báo Hoàng Hùng bị sát hại: Kết luận lần hai cũng như lần đầu (NLĐ). – Đề nghị truy tố vợ nhà báo Hoàng Hùng về tội giết người (PLTP). – Vẫn chỉ đề nghị truy tố bị can Trần Thúy Liễu (Tuổi Trẻ).
- Chính quyền ra văn bản “bảo vệ” bé bị bắt ăn phân! (VnMedia).  – Vụ cha đánh con dã man: Chuyển hồ sơ đến CQĐT (PLTP).
- Phỏng vấn TS Lê Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu – ĐH Cần Thơ: Từ “sống chung” nay bị chuyển sang “chống” lũ (TBKTSG).  – Phỏng vấn ông Lê Huy Ngọ, cựu Bộ trưởng Bộ NN&PTNN: Quy hoạch nông nghiệp ĐBSCL cần tận dụng lũ.
<- Ngành y: Căn bệnh “phong bì”: Đừng đổ cho nghèo (DV). Nhưng cũng đừng diễn mãi những màn “phát động” kiểu nầy. Vô nghĩa mà còn thêm giả dối.  Hai ngành Y và Giáo dục, (nói chung) không “ăn” gì được như ngành khác, thì phải ăn … người thôi.   - Ít thấy bệnh nhân phản ảnh chuyện phong bì (TT). - Sau 1 năm, bác sĩ ‘sạch’ sẽ ‘nghiện’ phong bì (VNN). - Không phải phong bì nào bác sĩ cũng nên từ chối? (VTC).   – Khắc phục tình trạng quá tải ở tuyến trên (PLTP).
- Vụ “Trúng độc đắc nhưng không được lãnh thưởng”: Xác minh “đường đi” của tờ vé số độc đắc 1,5 tỷ (TTXVN).
- Phát hiện ‘kho ma túy’ trong nhà một cô giáo (VNN). – Cô giáo mầm non làm “tổng kho” 150 bánh heroin (NLĐ).
- Đi tìm sự thật việc một “siêu mẫu” bị chồng cũ đòi… 288 tỉ đồng (CAND). BTV: Luật sư nào đưa tờ “trát” yêu cầu ông chồng cũ của “siêu mẫu” này trợ cấp cho 3 mẹ con cô mỗi tháng hơn 3 tỉ đồng, không biết căn cứ vào luật pháp nước nào? Luật VN cũng không đúng mà luật Mỹ cũng không. Nếu là luật Mỹ, sau khi ly hôn, trường hợp 2 đứa con sống với mẹ, thì người chồng phải trợ cấp tiền nuôi con, còn khi con sống với cha toàn thời gian (fulltime) thì đâu cần phải trợ cấp đồng nào. Chỉ trợ cấp cho người vợ cũ – spousal support – trong trường hợp người vợ bị thất nghiệp sau khi ly dị, không có khả năng kiếm tiền do ở nhà nuôi con trước đây. Cô này có dư khả năng làm kiếm tiền, đâu cần phải trợ cấp?
- Lũ lụt Bangkok : Hy sinh cư dân ngoại ô để bảo vệ thủ đô – (RFI). – 7 quận của Bangkok nhận lệnh sẵn sàng đi sơ tán (DT).


QUỐC TẾ
- Ngoại trưởng Clinton bất ngờ đến Tripoli – (BBC). – Ngoại trưởng Mỹ bất ngờ đến thăm Tripoli – (RFI). – Chiến binh chính phủ lâm thời Libya chiếm thêm quyền kiểm soát ở Sirte (VOA). – NTC sẽ kiểm soát không phận Bengazhi (TN). – Chiến binh chính phủ lâm thời Libya chiếm thêm quyền kiểm soát ở Sirte (VOA).
- 6 người thiệt mạng trong các vụ bạo động ở Syria (VOA).
- Hy Lạp tê liệt vì tổng đình công – (BBC). – Hy Lạp: tổng đình công và biểu tình chống chính sách khắc khổ của chính phủ – (RFI). – Cảnh sát, người biểu tình Hy Lạp đụng độ tại Athens (VOA).
- EU điều tra về cáo giác thâu góp bộ phận cơ thể để bán ở Kosovo (VOA). – Mời coi lại bài cũ: Nhóm nhân quyền EU đòi điều tra vụ buôn bán bộ phận cơ thể con người.
- Pháp bắt đầu rút quân khỏi Afghanistan – (RFI). – Phụ nữ Pháp bị bắt cóc ở Kenya đã chết (VOA).
- Uy tín Đảng Xã hội Pháp gia tăng sau bầu cử sơ bộ – (RFI).
- Trung Quốc đối mặt với một vụ khủng hoảng lương tâm (VOA). – Đảng cộng sản Trung Quốc chú trọng đến văn hóa để bảo vệ chế độ – (RFI).
- Phó Thủ tướng Trung Quốc sẽ đi thăm Bắc, Nam Triều Tiên tuần tới  (VOA).
- Khoa học gia TQ làm ‘gián điệp’? – (BBC).  – Moskva: công dân Trung quốc cầm đầu băng cướp ‘quốc tế’ (Vietinfo).
- Nga và Trung Quốc đối thoại quốc phòng cấp cao (TTXVN).
- Đại lục và Đài Loan chuẩn bị vòng đàm phán mới (TTXVN)
<- Thêm một nhà độc tài sắp sửa ra đi: Tổng thống Yemen đòi nước ngoài bảo đảm để chuyển quyền (VOA).
- Người Kurd giết chết 26 lính Thổ Nhĩ Kỳ – (BBC). – Phiến quân Kurd tấn công giết chết 26 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ (VOA). – Thổ Nhĩ Kỳ oanh tạc quân nổi dậy Kurd tại Iraq (VOA).
- Người Palestine trong cuộc trao đổi tù nhân đến các nước tiếp nhận (VOA).
- Tư lệnh Hoa Kỳ ở Nam Triều Tiên thăm hòn đảo từng bị pháo kích(VOA).  – Tình báo Hàn Quốc bắt giữ điệp viên Bắc Triều Tiên – (RFI).  – Nam Triều Tiên, Nhật Bản gia hạn các cam kết về Bắc Triều Tiên (VOA).  - Seoul kêu gọi Tokyo đừng quên quá khứ lịch sử  – (RFI).
- 5 người bị bắt vì đột nhập vào tòa án ở bang Texas (VOA).  – Phu nhân Michelle cùng Tổng thống Obama vận động chương trình tạo việc làm (VOA). – Uy tín của ông Obama giảm tại bang truyền thống (Tuổi Trẻ).  – Ứng cử viên Herman Cain của Đảng Cộng hòa bị các đối thủ công kích  (VOA)
- Nạn nhân Khmer Đỏ đòi bồi thường – (RFA). =>
* VTV1: + Chào buổi sáng – 19/10/2011;  + Tài chính kinh doanh sáng – 19/10/2011 + Thời sự 19h – 18/10/2011;   + Tài chính kinh doanh tối – 18/10/2011. 

* RFA: + Sáng 19-10-2011
Tối 19-10-2011
* RFI: 19-10-2011


SỰ THAY ĐỔI BỐ TRÍ CHIẾN LƯỢC CỦA MỸ Ở CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

SỰ THAY ĐỔI BỐ TRÍ CHIẾN LƯỢC

CỦA MỸ Ở CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG

Tài liệu Tham khảo đặc biệt
Chủ nhật, ngày 16/10/2011
(Tạp chí “Quan hệ quốc tế hiện đại”. Trung Quốc, số 5/2011)

Sau khi đã xác định mục tiêu “trở lại châu Á” vào năm 2009, Mỹ đã đẩy nhanh chiến lược tiến về phía Đông trong năm 2010. Họ đã tăng cường can dự ngoại giao và quân sự đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nhanh chóng bố trí lại thế trận ở khu vực này, nhằm thực hiện quyền lãnh đạo và quyền kiểm soát đối với khu vực. Hành động chiến lược chủ yếu gồm:
Thứ nhất, Mỹ sử dụng sự kiện chìm tàu Choenan của Hàn Quốc (tháng 3/2010) để tăng cường trở lại ảnh hưởng và địa vị lãnh đạo cục diện an ninh Đông Nam Á. Sau khi xảy ra sự kiện này, Mỹ ủng hộ các phản ứng cứng rắn của Hàn Quốc như: Tiến hành tập trận bắn đạn thật ở khu vực tranh chấp, liên tục gây căng thẳng trong quan hệ Triều Tiên – Hàn Quốc. Mỹ đã lợi dụng sự phụ thuộc về an ninh ngày càng nhiều của Hàn Quốc đối với Mỹ để tăng cường quan hệ đồng minh Mỹ – Hàn, hiệu quả trực tiếp nhất là kéo dài thời gian chuyển giao quyền chỉ huy tác chiến cho Hàn Quốc từ năm 2012 sang năm 2015. Thứ hai là họ thiết lập được cơ chế hội đàm “2+2” (Ngoại trưởng, Bộ trưởng Quốc phòng). Trong thời gian đó, Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng hai nước đã đến thị sát giới tuyến 38 vĩ độ bắc giữa Triều Tiên và Hàn Quốc. Ngoài ra, Hội nghị Đảm bảo an ninh Hàn – Mỹ lần thứ 42 đã quyết định thiết lập “Uỷ ban Chính sách răn đe lâu dài”, thực hiện cam kết của Mỹ làm chiếc ô hạt nhân và đảm bảo cho Hàn Quốc khả năng tấn công bằng vũ khí thông thường. Hàn Quốc bày tỏ sẽ tích cực xem xét để triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. Đồng thời với tăng cường quan hệ đồng minh Mỹ – Hàn, Mỹ cũng lợi dụng tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên để tăng cường quan hệ đồng minh Mỹ – Nhật. Mỹ đã từ chối thoả hiệp với chính quyền Hatoyama có khuynh hướng “thoát khỏi Mỹ” trong vấn đề căn cứ quân sự Futenma ở Okinawa, làm cho ông này bị mất chức do sức ép trong nước và của Mỹ. Sau khi chính quyền Naoto Kan cầm quyền, Nhật Bản trở lại chính sách phụ thuộc Mỹ, chấp nhận xử lý tranh cãi về căn cứ quân sự theo hiệp định Nhật – Mỹ được ký năm 2006. Đồng minh Mỹ – Hàn, Mỹ – Nhật, Mỹ – Nhật – Hàn từ mối quan hệ qua lại song phương đã trở thành sự phối hợp giữa ba bên. Do sự tác động mạnh mẽ của Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã tăng cường hợp tác ngoại giao và an ninh. Tháng 7/2010, Nhật Bản lần đầu tiên tham gia cuộc tập trận chung trên biển Hoàng Hải giữa Mỹ và Hàn Quốc với tư cách quan sát viên. Tháng 1/2011, Nhật Bản và Hàn Quốc tổ chức hội nghị Bộ trưởng quốc phòng, hai bên đã đàm phán về việc cung cấp hậu cần, đồng thời đồng ý ký “Hiệp định an ninh chung về thông tin quân sự”.
Thứ hai, Mỹ sử dụng vấn đề tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và các quốc gia ở Biển Đông làm chỗ dựa chiến lược để quay trở lại Đông Nam Á. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, xuất phát từ yêu cầu chiến lược kiềm chế ngăn chặn Liên Xô, Mỹ đã thực hiện chính sách không can thiệp vào vấn đề Nam Hải (Biển Đông), được gọi là “chủ nghĩa trung lập thực sự”. Tuy nhiên, sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, đặc biệt là vào thập niên 90 của thế kỷ XX, do Philíppin và Trung Quốc xảy ra xung đột trong sự kiện đảo Mỹ Tế (Đảo Vành Khăn), Chính quyền Bill Clintơn đã quan tâm hơn vấn đề Nam Hải, kêu gọi giải quyết tranh chấp một cách hoà bình. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Joseph Nye cho rằng nội dung quan trọng trong chính sách Nam Hải của Mỹ là “chủ nghĩa trung lập tích cực”. Tuy nhiên, kể từ năm 2010 đến nay, hàng loạt quan chức của Mỹ đã cho biết chính sách của nước này về Nam Hải đã chuyển sang phương hướng “can dự tích cực”. Trong thời gian diễn ra hội nghị ngoại trưởng ASEAN lần thứ 17, Mỹ đã đưa ra vấn đề Nam Hải, lần đầu tiên công khai khẳng định vấn đề Nam Hải liên quan đến “lợi ích quốc gia” của Mỹ. Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton nói: “Hoa Kỳ, như tất cả các nước khác, có lợi ích quốc gia trong việc tự do hàng hải, hàng không trên vùng biển chung của châu Á. Chúng tôi chia sẻ những lợi ích không chỉ với các thành viên ASEAN hoặc những người tham dự Diễn đàn Khu vực ASEAN, mà còn với các quốc gia ven biển khác và cộng đồng quốc tế”. Tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (10+8) lần đầu tiên, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khẳng định lại Mỹ có lợi ích quốc gia trong tự do hàng hải, trong phát triển kinh tế và thương mại không thể ngăn cấm. Mỹ tuân thủ nguyên tắc cơ bản là mở cửa vùng biển vùng trời trên vùng biển quốc tế và trên khoảng không vũ trụ. Mỹ còn công khai khởi xướng giải quyết vấn đề Nam Hải bằng phương thức đa phương, thậm chí muốn trực tiếp can dự vào tiến trình đàm phán đa phương. Đại sứ Mỹ ở Philíppin Thomas Harriol bày tỏ muốn giúp ASEAN soạn thảo “Nguyên tắc ứng xử” mang tính chất ràng buộc pháp lý. Gates còn nói Mỹ hoan nghênh thông qua ngoại giao đa phương để giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở Nam Hải, đồng thời, giúp đỡ khởi xướng tiến trình này.
Thứ ba, Mỹ tham gia cơ chế đa phương khu vực một cách toàn diện, có ý đồ xây dựng tiến trình hợp tác khu vực do Mỹ giữ vai trò chủ đạo. Chính quyền Obama thực hiện “nguyên tắc tại chỗ” đối với cơ chế đa phương mang tính khu vực châu Á. Sau khi chính thức gia nhập “Hiệp ước hữu nghị Đông Nam Á” vào năm 2009, Mỹ đã tích cực tìm cách trở thành thành viên lâu dài của Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á. Tại Hội nghị không chính thức Ngoại trưởng của Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á tổ chức tại Hà Nội, Mỹ đã hoàn thành bước đi chiến lược quan trọng. Họ đã coi ASEAN là chỗ dựa của cơ cấu mang tính khu vực đang được hình thành. Thông qua hợp tác “thiết thực” với ASEAN, Mỹ phát huy “vai trò lãnh đạo” khu vực Đông Nam Á. Năm 2010, Mỹ và ASEAN đã tổ chức hội nghị cấp cao song phương lần thứ hai. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác rỗng rãi trong các lĩnh vực như thương mại, kinh tế, biến đổi khí hậu, an ninh. Hai bên đã chính thức khởi động “kế hoạch đối tác” giữa Uỷ ban Tiểu vùng sông Mê Công và Uỷ ban sông Misisipi, chuẩn bị thông qua phương thức viện trợ “đa phương” để tăng cường quan hệ với các nước thuộc Tiểu vùng sông Mê Công.
Hoạt động chiến lược lớn nhất của Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương là tham gia đàm phán “Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương” (TPP), thúc đẩy mở rộng TPP. Kể từ khi chính thức tham gia đàm phán TPP vào tháng 3/2010, Mỹ đã tiến hành 4 vòng đàm phán với bốn nước khởi xướng TPP (Chilê, Niu Dilân, Xinhgapo Brunây) cùng Pêru,Việt Nam, Ôxtrâylia, Malaixia. Theo lộ trình đã vạch sẵn, Mỹ sẽ thúc đẩy TPP đi đến một hiệp định vào cuối năm 2011 vào trước dịp Hội nghị Thượng đỉnh Tổ chức hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) diễn ra tại Haoai, để TPP tăng lên 9 thành viên. Mục tiêu tiếp theo của Mỹ là kết nạp thêm Hàn Quốc, Nhật Bản, Inđônêxia, đến trước năm 2015 sẽ biến TPP thành tổ chức “Hiệp mậu dịch tự do xuyên Thái Bình Dương”. Obama nói: “Mỹ sẽ tiếp xúc với các đối tác TPP, nhằm xây dựng một hiệp định thương mại khu vực vừa có thể nạp nhiều thành viên, vừa có tiêu chí cao phù hợp với thế kỷ XXI”.
Thứ tư, Mỹ tăng cường sự có mặt về quân sự và bố trí lực lượng phía trước ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Từ năm 2010 đến nay, các cuộc tập trận của quân đội Mỹ ở khu vực này liên tục gia tăng với quy mô lớn hơn. Vào nửa cuối năm 2010, Mỹ và đồng minh ở Châu Á – Thái Bình Dương đã tổ chức hơn 20 cuộc tập trận. Để ứng phó với sự kiện tàu Choenan, Mỹ và Hàn Quốc đã tổ chức một cuộc tập trận với quy mô chưa từng có trên Biển Nhật Bản, lực lượng tham gia gồm hơn 200 máy bay chiến đấu trong đó có máy bay chiến đấu “Đại bàng” F22 và hơn 8000 binh lính  để phô trương sức mạnh. Sau sự kiện đấu pháo ở đảo Yeonpyeong, Mỹ còn điều động tàu sân bay tham gia tập trận trên biển Hoàng Hải, đưa cả một phần biển Trung Quốc vào khu vực tác chiến của Mỹ. Mỹ và Nhật Bản cũng đã tổ chức hai cuộc tập trận chung với quy mô lớn nhất trên vùng biển đảo Okinawa. Cuộc tập trận này có sự tham gia của hơn 4 vạn binh sĩ cùng tàu sân bay “George Washington” và máy bay ném bom B-52. Động thái mới đáng chú ý là quân đội Mỹ đã tổ chức tập trận “Lá chắn dũng cảm” ở gần Đảo Guam. Khu vực giả tưởng của Mỹ không còn là eo biển Đài Loan mà là Nam Hải (Biển Đông), căn cứ quân sự của Mỹ trên đất Nhật Bản đã cử rất nhiều binh sĩ tham gia cuộc tập trận này.
Mỹ đã tăng cường rõ rệt hợp tác quân sự với các nước Đông Nam Á, trong đó, một số chương trình hợp tác khu vực mang tính đột phá. Chẳng hạn, Tàu sân bay “George Washington” chạy bằng năng lượng hạt nhân đến thăm Việt Nam, lần đầu tiên tiến hành tập trận tìm kiếm cứu nạn ở Nam Hải với Việt Nam. Mỹ cam kết cung cấp tên lửa hành trình chính xác trị giá 184 triệu USD cho Philíppin. Đây là lần đầu tiên Philíppin sở hữu loại vũ khí này. Mỹ và Inđônêxia đã ký “Hiệp định khung về hợp tác phòng thủ”. Hiệp định đó đã khôi phục quan hệ hợp tác bị gián đoạn trong 12 năm. Ngoài ra, nhân dịp này, Mỹ còn nghiên cứu khả năng thiết lập căn cứ quân sự xung quanh Nam Hải.
Ngoài việc tìm kiếm hợp tác quân sự, Mỹ còn đầu tư tiền của để nâng cấp căn cứ quân sự của Mỹ ở đảo Guam, biến hòn đảo này trở thành “căn cứ quân sự đa năng” nhất thể hoá chức năng tiếp tế hậu cần và chức năng chỉ huy. Theo Nhật báo “The Daily Telegraph” của Anh, Mỹ đã bỏ ra 12,6 tỷ USD để xây dựng tại công trình Guam công trình căn cứ quân sự có cảng neo đậu tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân, hệ thống phòng thủ tên lửa và căn cứ tập trận bắn đạn thật. Đây là dự án căn cứ quân sự có quy mô lớn nhất, chi phí tốn kém nhất được Mỹ xúc tiến ở phía Tây Châu Á – Thái Bình Dương kể từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Để tăng cường khả năng kiểm soát trên không tại khu vực này, không quân Mỹ bắt đầu triển khai máy bay trinh sát không người lái “Đại bàng toàn cầu” ở Guam vào năm 2010. Đến nửa đầu năm 2011, 3 máy bay trinh sát không người lái đã đến trực chiến tại khu vực phía Tây Thái Bình Dương.
(II)
Việc Mỹ tăng cường triển khai chiến lược ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương có mục đích chủ yếu là để đáp ứng vị thế chiến lược toàn cầu không ngừng tăng lên của khu vực châu Á – Thái Bình Dương, vai trò của khu vực này ngày càng quan trọng đối với lợi ích của Mỹ, đồng thời thách thức đối với Mỹ cũng gia tăng.
Trước hết, từ khi bước vào thế kỷ XXI đến nay, kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương phát triển nhanh chóng, trọng tâm của nền kinh tế thế giới bắt đầu chuyển dịch từ khu vực Đại Tây Dương sang Châu Á – Thái Bình Dương. Đây là một trong những khu vực kinh tế phát triển năng động nhất, có thị trường mới nổi lớn nhất thế giới. Hiện nay, xuất khẩu ở khu vực này chiếm 30% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu, dự trữ ngoại hối chiếm 2/3, quy mô kinh tế chiếm hơn một nửa. Theo dự báo của Công ty Goldman Sachs, trọng tâm kinh tế toàn thế giới có thể nhanh chóng chuyển dịch sang khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc sẽ vượt Mỹ vào năm 2027. Đến năm 2050, 4 quốc gia châu Á, 8 quốc gia ven bờ Thái Bình Dương sẽ nằm trong danh sách 10 nền kinh tế hàng đầu thế giới. Nền kinh tế Đông Á lúc đó sẽ vượt xa Bắc Mỹ và Châu Âu.
Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương ngày càng quan trọng trong chiến lược toàn cầu của Mỹ. Trung Quốc và Nhật Bản lần lượt là chủ nợ lớn nhất và thứ hai của Mỹ. Mọi hoạt động mua bán trái phiếu Mỹ của hai nước này đều tác động với hiệu quả thực tế đối với chính sách kinh tế của Mỹ. Ba nước Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc nằm trong số 7 đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ. Mỹ đã ký hiệp định tự do thương mại với Xinhgapo, Ôxtrâylia, ngoài ra còn đang đàm phán hiệp định này với Malaixia. Hillary tuyên bố: “Về kinh tế và chiến lược, Mỹ có lợi ích quan trọng trong việc lãnh đạo Châu Á”; “Về kinh tế, Mỹ không thể tách rời khu vực này. Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ của các công ty Mỹ sang các nước châu Á – Thái Bình Dương lên tới 320 tỷ USD, đồng thời tạo cơ hội việc làm lương cao cho hàng triệu lao động. Ngoài ra, còn có hàng trăm ngàn quân nhân và phụ nữ phục vụ trong lĩnh vực an ninh tại khu vực này…”.
Thứ hai, Mỹ lo lắng chủ nghĩa khu vực ngày càng gia tăng ở châu Á sẽ gây nguy hiểm cho lợi ích của Mỹ tại khu vực này. Những năm gần đây, các cơ chế hợp tác châu Á phát triển mạnh mẽ, mối liên hệ nội bộ khu vực ngày càng chặt chẽ. ASEAN “10+1”, “10+3”, Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, Hợp tác kinh tế Tiểu vùng sông Mê Công… đã thể hiện sức sống mạnh mẽ trong khu vực. Ngày 1/1/2010, khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Ôxtrâylia – Niu Dilân cũng chính thức có hiệu lực. ASEAN còn lần lượt xây dựng khu vực mậu dịch tự do với Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ. Ba nước Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đã xây dựng cơ chế Hội nghị lãnh đạo định kỳ và cơ chế hội đàm cấp ngoại trưởng nằm ngoài cơ chế “10+3”. Ba nước có kế hoạch thành lập Ban thư ký hợp tác trong năm 2011. Chính phủ Hatoyama của Nhật Bản đã đưa ra sáng kiến xây dựng “Cộng đồng Đông Á” không có sự tham gia của Mỹ. Cơ chế hợp tác đa phương khu vực không ngừng gia tăng làm cho ý thức cộng đồng của cả khu vực cũng tăng lên. Theo tờ “Washington Quarterly” của Mỹ, Châu Á đang hình thành mô hình phát triển kinh tế song song kiểu “mành trúc”, các công ty châu Á ngày càng có xu hướng xây dựng hệ thống sản xuất phục vụ chính khu vực của mình, đồng thời liên kết kinh tế đã mở đầu cho việc xây dựng sự đồng thuận văn hoá Đông Á.
Trái với chủ nghĩa khu vực ngày càng phát triển ở châu Á, từ khi bước vào thế kỷ XXI đến nay, Mỹ lại thiếu coi trọng và bàng quan với cơ chế đa phương hình thành trong nội bộ Đông Á do phải tập trung vào cuộc chiến chống khủng bố và hai cuộc chiến tranh Irắc và Ápganixtan. Mỹ lo ngại nếu để mặc cho nội bộ châu Á phát triển với sự lãnh đạo của nước lớn châu Á thì họ sẽ bị loại ra khỏi các tổ chức kinh tế và an ninh khu vực quan trọng này, từ đó khả năng can dự của Mỹ vào châu Á sẽ yếu hẳn; Mỹ cần ngăn ngừa việc xuất hiện trên Thái Bình Dương giới tuyến chia cắt Mỹ với Đông Á. Do đó, họ phải tham gia vào các cơ chế có thể định hướng tương lai của châu Á, xây dựng khuôn khổ hợp tác khu vực phục vụ lợi ích của Mỹ.
Với mục đích đó, chính quyền Obama đã cố gắng nhấn mạnh ý tưởng Mỹ là “quốc gia ở Châu Á – Thái Bình Dương” và là “nước lớn thường trú ở châu Á”, mong muốn tham gia bàn bạc những công việc liên quan đến tương lai của khu vực, can dự toàn diện vào các cơ chế đa phương của Đông Á. Đồng thời, Mỹ còn xây dựng cơ chế mới bên ngoài khu vực châu Á, mở rộng thành viên TPP trong khuôn khổ APEC, lấy TPP làm vũ đài để đối chọi lại cơ chế nội bộ châu Á. Do đó, Mỹ không chỉ muốn APEC có vị trí liên kết lãnh đạo châu Á, mà còn muốn xoá bỏ ảnh hưởng bất lợi của các khu vực mậu dịch tự do châu Á khác đối với thương mại Mỹ. Ngoài ra, Mỹ còn có ý đồ thâu tóm các tổ chức mang tính khu vực ở châu Á. Uỷ ban quan hệ đối ngoại Mỹ đã kiến nghị Chính phủ Obama thúc đẩy tổ chức lại APEC và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á. Mỹ muốn Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) trở thành Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước Châu Á, APEC trở thành Hội nghị Bộ trưởng Thương mại Châu Á – Thái Bình Dương. Từ đó, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương sẽ hình thành khuôn khổ một Hội nghị thượng đỉnh cộng thêm hai diễn đàn chức năng, Mỹ sẽ phát huy ảnh hưởng hiệu quả hơn trong tiến trình liên kết châu Á.
Ba là, Mỹ không lường hết được tốc độ trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc, nên lo ngại, hoài nghi Trung Quốc nhiều hơn. Đặc điểm nổi bật nhất của sự chuyển trọng tâm chiến lược toàn cầu của Mỹ sang hướng Đông là sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc. Năm 2010, Trung Quốc vượt qua Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới sau Mỹ, vượt qua Đức trở thành nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, công nghiệp chế tạo cũng vượt lên trên Mỹ, đứng đầu thế giới. Kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc với Hàn Quốc và Trung Quốc với Nhật Bản đã lớn hơn giữa Mỹ với hai nước này. Điều đó đã thể hiện rõ nét “quyền lực châu Á đang nhanh chóng chuyển dịch về phía Trung Quốc”, tâm lý lo ngại của Mỹ lớn chưa từng có. “Thuyết về Trung Quốc vượt Mỹ”, “Thuyết Mỹ suy thoái” đã xuất hiện trong lòng nước Mỹ. Những luận thuyết này cho rằng Trung Quốc sẽ vượt Mỹ trong khoảng 20, 30 năm nữa, thậm chí sớm hơn nếu Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng trưởng nhanh như vậy. Trong “Thông điệp liên bang” năm 2011, Tổng thống Mỹ Obama đã 10 lần nhắc đến Trung Quốc, dẫn ra hàng loạt thành tựu Trung Quốc vượt trước Mỹ trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, giáo dục… Đồng thời, ông còn lấy việc Liên Xô lần đầu tiên phóng vệ tinh lên vũ trụ vào năm 1657 làm ví dụ, nói rằng Mỹ đang đứng trước “thời khắc vũ trụ mới”, người dân trong nước phải có tâm lý bị đe doạ, nếu không sẽ gặp nguy hiểm tụt hậu trong cạnh tranh sau này. Điều khiến Mỹ bất an là Trung Quốc đã thành công mà không hề theo mô hình chính trị, tôn giáo và luật lệ tự do kinh tế của Mỹ. Mô hình phát triển của Trung Quốc được các nước đang phát triển ưa thích, tạo ra thách thức đối với mô hình của Mỹ. Ngoài ra, do kinh tế phát triển nhanh chóng, Trung Quốc ngày càng có khả năng tăng cường xây dựng trật tự khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt là tăng cường ảnh hưởng ở Đông Nam Á trong những năm gần đây, khiến Mỹ cảm nhận được sức ép cạnh tranh to lớn.
Đồng thời, Mỹ hoài nghi về hướng đi của Trung Quốc sau khi trỗi dậy, nghi ngờ sự “thiếu minh bạch” về phát triển quân sự của Trung Quốc. Mỹ đặc biệt quan tâm đến “những hoạt động nhộn nhịp” của hải quân Trung Quốc ở Biển Hoa Đông, biển Nam Hải. Họ nhận định đây là thách thức trực tiếp đối với lợi ích của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương. Tạp chí “Thời đại” của Mỹ viết: Sự trỗi dậy của hải quân Trung Quốc có thể so sánh với Hải quân Hoàng gia Anh thời kỳ Nữ Hoàng Victoria và Hải quân Mỹ thời kỳ Chiến tranh Lạnh, “đám mây đen hoài nghi bao trùm báo trước điều gì sẽ xảy ra”. Hiện tại sức mạnh hải quân của Trung Quốc vẫn chỉ ở tầm khu vực, đến một thời điểm nào đó sẽ thay đổi hẳn tình thế. Ngoài ra, Mỹ càng nhạy cảm hơn trước ý chí và việc làm bảo vệ lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, họ phán đoán nội hàm chiến lược trong “luận điệu mới” của Trung Quốc, lo lắng “việc định nghĩa lại” những vấn đề vốn có sẽ loại Mỹ ra khỏi châu Á.
Trước sức ép từ sự trỗi dậy của Trung Quốc, Mỹ đã thực hiện sách lược “cạnh tranh” và “hai mặt”: Một mặt, Mỹ cạnh tranh với Trung Quốc về ngoại giao ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, lấy lại những ảnh hưởng ngày càng mở rộng của Trung Quốc ở khu vực này. Họ tiếp tục lợi dụng khoét sâu mâu thuẫn giữa các quốc gia châu Á với Trung Quốc để đánh vào điểm yếu trong quan hệ giữa Trung Quốc và các quốc gia xung quanh, lôi kéo những nước muốn cân bằng giữa Trung Quốc và Mỹ, thắt chặt và củng cố quan hệ đồng minh quân sự trong khu vực. Mặt khác, Mỹ duy trì chiến lược “kiên nhẫn”, thông qua tham gia và xây dựng cơ chế đa phương ngày càng mở rộng, tìm kiếm hợp tác với Trung Quốc, nhằm tăng cường “lòng tin” của các nước trong khu vực và các nước đồng minh đối với Mỹ.
Cuối cùng, vấn đề điểm nóng khu vực và những nhân tố bất ổn khác ở Châu Á – Thái Bình Dương, trực tiếp liên quan đến lợi ích an ninh của Mỹ. Tại Đông Nam Á, vấn đề hạt nhân của Triều Tiên là nhân tố khó lường nhất ảnh hưởng đến ổn định khu vực. Nếu vấn đề này không được xử lý tốt, không những có thể ảnh hưởng đến quan hệ giữa Mỹ và các nước đồng minh, mà còn có thể kích động Nhật Bản và Hàn Quốc quyết tâm phát triển vũ khí hạt nhân. Hàn Quốc và Nhật Bản đã có biểu hiện khuynh hướng xa rời Mỹ, vấn đề chuyển giao quyền chỉ huy của quân đội Mỹ tại Hàn Quốc và vấn đề di chuyển căn cứ quân sự Futenma ở Okinawa chính là những bằng chứng về khuynh hướng rõ rệt đó. Ngoài ra, Mỹ còn lo ngại về sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ kinh tế thương mại, văn hoá giữa Trung Quốc và Hàn Quốc, lo ngại vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên ảnh hưởng tiêu cực đến cả khu vực, có thể tác động xấu đến sự kiểm soát của Mỹ đối với khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Do đó, Mỹ luôn chờ thời cơ để tăng cường kiểm soát quan hệ đồng minh Mỹ – Hàn, Mỹ – Nhật.
Tại khu vực Đông Nam Á, các thế lực khủng bố Hồi giáo ở Inđônêxia và Philíppin đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định của chính quyền những quốc gia trong khu vực là đồng minh và có quan hệ thân thiện với Mỹ. Chính quyền quân sự Mianma luôn hoàn toàn bác bỏ sự chỉ đạo của Mỹ; ngoại giao dân chủ, nhân quyền của Mỹ gặp trắc trở ở Mianma. Nhiều năm nay, quan hệ Mỹ – Mianma luôn gây cản trở quan hệ hợp tác của Mỹ với ASEAN. Ngoài ra, khu vực này còn có các vấn đề an ninh khác như cướp biển, tranh chấp đảo, bệnh truyền nhiễm xuyên quốc gia… Hillary nói: “Châu Á không những là nơi trỗi dậy của nhiều quốc gia, mà còn là mảnh đất của những chính quyền biệt lập với cộng đồng quốc tế; không những tồn tại thách thức lâu dài mà còn đối mặt với mối đe doạ chưa từng có”. Mỹ coi Diễn đàn ASEAN (ARF) là sân chơi mang lại hiệu quả để họ can dự vào những nhân tố bất ổn trên. Do đó, họ đã tích cực lợi dụng những cơ chế đối thoại đa phương chính thức để đưa ASEAN vào quỹ đạo chiến lược của Mỹ.
(III)
Mỹ tăng cường điều chỉnh bố trí chiến lược ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, phân phối lại nguồn lực ngoại giao và quân sự của mình. Điều này sẽ khó tránh khỏi gây ảnh hưởng lớn đối với tình hình an ninh và cục diện ngoại giao trên toàn bộ khu vực.
Thứ nhất, Mỹ bắt đầu từ vấn đề điểm nóng, định hướng khủng hoảng, làm cho tình hình an ninh khu vực phát triển theo xu thế phức tạp hơn. Mỹ tăng cường quan hệ với đồng minh ở Đông Bắc Á, trực tiếp ảnh hưởng đến đánh giá của các nước có liên quan về tình hình an ninh và việc lựa chọn biện pháp đối đầu. Thái độ củ Hàn Quốc trong vấn đề quan hệ Nam Bắc có xu hướng cứng rắn hơn, liên tục tổ chức tập trận chung với Mỹ ở khu vực nhạy cảm. Tuy Triều Tiên không trực tiếp phản ứng quân sự đối với hoạt động tập trận, nhưng tuyên bố họ có cơ sở tinh chế uranium, khẳng định đang tích cực xây dựng lò phản ứng nước nhẹ, nhà máy làm giàu uranium hiện đại được trang bị hàng nghìn máy ly tâm đang nhanh chóng được vận hành. Hàn Quốc và Mỹ liên tục duy trì sức ép quân sự đối với Triều Tiên, không những không làm cho tình hình khu vực này ổn định trở lại mà còn làm cho việc xử lý vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên trở nên khó khăn hơn.
Nhật Bản dựa vào sức mạnh của Mỹ nên có thái độ cứng rắn với Trung Quốc trong vấn đề va chạm tàu ở đảo Điếu Ngư, có ý đồ sử dụng luật pháp trong nước đê lên tiếng mạnh mẽ về chủ quyền. Mỹ lại tỏ rõ lập trường “đảo Điếu Ngư nằm trong phạm vi Hiệp ước phòng thủ an ninh Mỹ – Nhật, đồng thời tổ chức tập trận chung với Nhật Bản. Phe đối lập cứng rắn ở Nhật Bản đã ra sức thúc đẩy nới lỏng hạn chế về chính sách quốc phòng an ninh. Đề cương kế hoạch phòng vệ mới trong văn kiện của Đảng Dân chủ sẽ sửa đổi khái niệm “lực lượng phòng vệ cơ sở” thành “lực lượng răn đe tình thế”. sửa lại ba nguyên tắc về xuất khẩu vũ khí, tổ chức hội nghị bảo đảm an ninh quốc gia, tăng cường triển khai lực lượng vũ trang.
Những động thái khác thường trong chính sách an ninh của ba nước Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã gây ra sự bất an cho các nước lớn khác. Đúng vào lúc diễn ra cuộc tập trận chung “Vành đai Thái Bình Dương” do Mỹ chỉ đạo, Nga đã triển khai cuộc tập trận “Đông Dương – 2010” tại vùng Viễn Đông và Tây Xibêri với quy mô lớn nhất kể từ khi Liên Xô tan rã. Tổng thống Nga Medvedev đặt chana lên quần đảo Sakhalin, Bộ Quốc phòng Nga lập tức tuyên bố sẽ tăng cường triển khai phòng thủ ở khu vực này. Nhân dịp kỷ niệm 65 năm sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ hai, các nhà lãnh đạo của Trung Quốc và Nga đã ra tuyên bố chung, nhấn mạnh “nội dung quan trọng hợp tác giữa hai nước là sự ủng hộ lẫn nhau vấn đề lợi ích cốt lõi của mỗi bên liên quan đến chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia”. Hai nước kiên quyết lên án âm mưu thay đổi lịch sử Chiến tranh thế giới thứ hai, tô hồng các phần tử theo chủ nghĩa phát xít, bôi đen những người giải phóng”.
Thứ hai, Mỹ tác động tiêu cực vào tiến trình hợp tác khu vực Đông Á. Tại Đông Bắc Á, Mỹ tăng cường quan hệ với các đồng minh thời kỳ Chiến tranh Lạnh, làm gia tăng khoảng cách quan hệ giữa Trung Quốc với Nhật Bản và Hàn Quốc, tiến trình hợp tác giữa ba nước chậm lại. Nhân dịp kỷ niêm 100 năm “Ngày liên kết Nhật Bản – Hàn Quốc”, Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan nói “Nhật Bản và Hàn Quốc là hai nước láng giềng quan trọng nhất, mật thiết nhất trong thế kỷ XXI; dân chủ, tự do và kinh tế thị trường là quan niệm giá trị chung của hai nước”. Phát biểu đó mang ý nghĩa đề cao sắc thái ý thức hệ, vì thế nó gây mối hiềm nghi, đi ngược lại tinh thần hợp tác khu vực đã được cam kết tại Hội nghị cấp cao ba nước.
Ngoài cơ chế hợp tác khu vực Đông Á, Mỹ còn xây dựng Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), kìm hãm sự phát triển liên kết Đông Á. Hiện nay, liên kết khu vực Đông Á chủ yếu là lấy cơ chế hợp tác “10+3” làm nền tảng. Việc Mỹ kết nạp một số nước Đông Á vào quỹ đạo đàm phán TPP, chắc chắn sẽ tác động xấu đến tiên trình hợp tác khu vực vốn có ở Đông Á. Đồng thời với việc làm suy yếu chủ nghĩa khu vực Đông Á, Mỹ đã tăng cường xây dựng lại trật tự khu vực. Khi nhắc đến tương lại phát triển của TPP, Trợ lý Đại diện thương mại Mỹ Julia Muir tuyên bố không úp mở rằng: “Mục đích của Mỹ là làm thế nào để đạt được hiệp định phù hợp với tất cả các nước ở Châu Á – Thái Bình Dương. Mọi quốc gia trước khi gia nhập đều đáp ứng được tiêu chuẩn xây dựng TPP”.
Thứ ba, sức ép ngoại giao và an ninh với Trung Quốc gia tăng. Việc làm của Mỹ tích cực lãnh đạo và tham gia vào các giải pháp đối trọng với Trung Quốc, sẽ phá hoại thế cân bằng hiện nay ở Đông Á. Mỹ tăng cường hợp tác quân sự với “một nhóm nhỏ”. Điều này có nghĩa là Mỹ gây trở ngại mang tính cơ cấu đối với việc hợp tác an ninh của các nước Châu Á. Quan hệ đồng minh Mỹ – Hàn, Mỹ – Nhật đi vào chiều sâu, khiến Hàn Quốc và Nhật Bản nhân cơ hội điều chỉnh xây dựng quân đội, mua sắm thêm vũ khí. Hơn nữa, hậu quả trực tiếp của sự phối hợp quân sự giữa ba nước này là tăng cường hơn nữa mô hình an ninh “Thời kỳ Chiến tranh Lạnh” ở Đông Bắc Á, làm cho Trung Quốc phải đối mặt với môi trường phức tạp hơn khi thúc đẩy đối thoại và hợp tác khu vực.
Mỹ dấy lên vấn đề Nam Hải (Biển Đông), coi việc Trung Quốc trỗi dậy đồng nghĩa với “mất an ninh”, “vô trách nhiệm”, “phô trương vũ lực”, “mạnh bắt nạt yếu”, làm sứt mẻ nghiêm trọng hình ảnh Trung Quốc. Đồng thời, thông qua chia rẽ quan hệ Trung Quốc với các nước ven biển Nam Hải, Mỹ xúi giục các nước này lựa chọn hợp tác an ninh với Mỹ. Quân đội Mỹ còn nhân cơ hội hối thúc chính phủ và quốc hội đầu tư cho hướng tây Thái Bình Dương, đặc biệt là hoạt động ở Nam Hải. Họ tăng cường trinh sát trên biển trên không thuộc khu vực đặc quyền kinh tế của Trung Quốc và tập trận chung với các nước xung quanh Trung Quốc.
Đi đôi với không ngừng hoàn thiện căn cứ quân sự tại Guam và triển khai máy bay chiến đấu và tàu ngầm tiên tiến tại đây, đảo Guam đã dần dần trở thành “căn cứ địa chiến đấu” bậc nhất ở khu vực Tây Thái Bình Dương. Việc Mỹ tăng cường vai trò căn cứ chiến lược của đảo Guam đã nâng caao đáng kể khả năng giám sát và can dự của họ vào tình hình trên biển Đông Hải (Biển Hoa Đông), Nam Hải (Biển Đông). Theo báo cáo của cơ quan nghiên cứu thuốc Quốc hội Mỹ, lực lượng không quân Mỹ có thể cất cánh từ đảo Guam để tấn công quân sự khu vực Châu Á – Thái Bình Dương chỉ mất 2-5 giờ. Chỉ cần hai ngày, lực lượng tàu chiến của quân đội Mỹ xuất phát từ đảo Guam có thể đến làm nhiệm vụ ở vùng ven biển Châu Á chỉ cần 2 ngày, nhanh hơn nhiều so với từ Haoai (4 ngày rưỡi).
(IV)
Năm 2011, việc triển khai bố trí chiến lược của Mỹ tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục được tăng cường, có mấy sự kiện mang tính cột mốc đáng chú ý. Một là Hội nghị thượng đỉnh phi chính thức APEC được tổ chức lần đầu tại Haoai. Điều này chứng tỏ Mỹ muốn đạt được nhận thức chung, nhân cơ hội này đưa ra chủ đề TPP, nâng cấp quan hệ thương mại với các nước trong khu vực, xây dựng hình tượng lãnh đạo của “quốc gia Thái Bình Dương”. Hillary nói: “Năm 2011 sẽ là năm then chốt của vấn đề thương mại, bắt đầu từ Hiệp định thương mại tự do Mỹ – Hàn Quốc, tiếp theo là đàm phán hiệp định TPP, sau đó là Hội nghị Thượng đỉnh G20 chung sức đi đến cân bằng trở lại về kinh tế, cuối cùng là Hội nghị thượng đỉnh APEC ở Haoai hội tụ thành công. Chúng ta sẽ gặp cơ hội ngàn năm có một để tạo ra sự tăng trưởng mở rộng, bền vững, cân bằng hơn ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, chúng ta nhất định sẽ nắm lấy cơ hội này”. Để chuẩn bị tốt cho APEC, Mỹ sẽ đẩy nhanh đàm phán TPP, dự kiến TPP sẽ thực hiện kế hoạch kết nạp thêm thành viên vào giai đoạn một.
Hai là việc đàm phán Hiệp định tự do thương mại giữa Mỹ và Hàn Quốc bước vào giai đoạn cơ quan nhà nước phê chuẩn. Nếu Hiệp định thương mại giữa Mỹ và Hàn Quốc được quốc hội thông qua sẽ trở thành Hiệp định thương mại tự do lớn thứ hai tiếp sau Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ được ký kết năm 1994 giữa Mỹ với đối tác thương mại lớn nhất là Canada và Mêhicô. Một trong những nội dung của Hiệp định này là Mỹ sẽ mở cửa thị trường sản xuất ôtô cho Hàn Quốc, tạo ra ít nhất 70 nghìn việc làm ở Mỹ. Sau khi ký hiệp định này, Mỹ sẽ thúc đẩy Hàn Quốc sớm gia nhập TPP.
Ba là Mỹ và Nhật Bản sẽ tổ chức cuộc gặp cấp cao. Mỹ sẽ tận dụng cơ hội Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan thăm chính thức Mỹ để ra Tuyên bố chung trong đó có nội dung “Lộ trình đồng minh Nhật – Mỹ hướng tới Thế kỷ XXI”, xác nhận lại tầm quan trọng của quan hệ đồng minh Mỹ – Nhật đối với tương lai châu Á. Phía Nhật Bản đã tỏ ý muốn gia nhập TPP. Phía Mỹ mong muốn đàm phán với Nhật Bản về vấn đề “chiến lược dân sinh toàn cầu”, giúp Nhật Bản phát huy vai trò tích cực hơn trong các hoạt động gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc, viện trợ phát triển của chính phủ, viện trợ nhân đạo và cức trợ thảm hoạ trên quy mô toàn cầu…
Bốn là Tổng thống Mỹ sẽ lần đầu tiên tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á. Điều này có nghĩa là Mỹ và ASEAN sẽ quy chế hoá các cuộc gặp gỡ cấp cao. Mỹ coi Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á là “Diễn đàn thảo luận các vấn đề chính trị và chiến lược khu vực Châu Á – Thái Bình Dương”. Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á sẽ giúp Mỹ xích lại gần hơn các nước Đông Á. Nếu tổng thống Mỹ mỗi năm dự hội nghị này một lần, thì có nghĩa là ít nhất mỗi năm một lần đến thăm Đông Nam Á. Mỹ có thể tận dụng thời gian tham gia hội nghị này để tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ – ASEAN, còn có thể kết hợp đi thăm các nước chủ nhà đăng cai hội nghị. Theo trình tự, khi Campuchia làm Chủ tịch ASEAN vào năm 2012, nếu Obama đến dự Hội nghị thượng đỉnh Đông Á, ông ta sẽ trở thành tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên đến thăm Campuchia, quan hệ hai nước sẽ có thêm cơ hội phát triển mới. Cũng như vậy, nếu Obama tái đắc cử tổng thống, ông ta sẽ đến thăm Lào – nước chủ nhà Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á vào năm 2013 và cũng sẽ trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên đến thăm Lào.
Tuy nhiên, do việc đảm bảo chuẩn bị cho chuyến thăm nước ngoài của Tổng thống Mỹ khá phức tạp, cũng như Tổng thống Mỹ chỉ tham dự Hội nghị cấp cao Đông Á trùng hợp thời gian với hội nghị APEC do ASEAN tổ chức, nên ông ta cũng có thể lựa chọn cứ 2-3 năm một lần dự Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á.
Những sự kiện mang tính tiêu chí này có ý nghĩa quan trọng đối với việc Mỹ tăng cường bố trí chiến lược ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, nhưng mức độ thúc đẩy chiến lược này như thế nào, các bước đi nhanh đến đâu sẽ có còn chịu ảnh hưởng bởi sự phân phối nguồn lực chiến lược toàn cầu, sự định vị chiến lược của Mỹ tại khu vực này và phản ứng của các nước Châu Á – Thái Bình Dương như thế nào.
Trước hết, Mỹ làm thế nào để phân phối cân bằng nguồn lực chiến lược? Về ý nghĩa địa chính trị, Trung Đông và Đông Nam Á vẫn là khu vực chiến lược quan trọng hàng đầu trong chiến lược đối ngoại của Mỹ. Một thời gian tương đối dài từ này về sau, Mỹ sẽ vẫn tập trung tâm sức chủ yếu vào khu vực này. Hiện nay, vấn đề Irắc vẫn chưa hoàn toàn được giải quyết, Mỹ vẫn còn 5 vạn quân đóng tại Irắc. Lực lượng Taliban ở Ápganixtan lúc tiến lúc lui, số lính Mỹ chết và bị thương tiếp tục gia tăng. Chính quyền Obama vốn định rút quân ra khỏi nước này vào tháng 7/2011, nhưng lực lượng quân đội Mỹ ở Ápganixtan không những giảm mà còn tăng, đã lên tới 10 vạn người. Mỹ đã tiêu tốn 150 tỷ USD mỗi năm cho hai cuộc chiến ở Irắc và Ápganixtan. Số tiền này chiếm 10-15% phần ngân sách bội chi của chính quyền Mỹ. Để nhanh chóng thoát khỏi tình thế khó khăn bế tắc, Mỹ đang tích cực tìm kiếm sự giúp đỡ của các nước xung quanh Apganixtan như Nga, Trung Quốc. Ngoài ra, từ năm 2010 đến nay, tình hình các nước Arập khu vực Tây Á, Bắc Phi liên tục rối ren. Những nhân tố bất ổn mới đó không những đe doạ an ninh dầu mỏ của Mỹ ở khu vực này, mà còn ảnh hưởng xấu đến quan hệ Mỹ với các đồng minh truyền thống trong khu vực, ảnh hưởng đến chiến lược chống khủng bố của Mỹ, dẫn đến một bộ phận lực lượng quân sự và nguồn lực ngoại giao bị lôi kéo trở lại khu vực này. Cho dù Mỹ không mong muốn, nhưng về khách quan, khu vực Trung Đông vẫn phân tán sự chú ý của Mỹ đối với Châu Á – Thái Bình Dương. Nói cách khác, sự xoay xở chiến lược đã kiềm chế tiến trình chuyển dịch chiến lược sang hướng Đông của Mỹ. Do đó, mức độ can dự vào điểm nóng khu vực Châu Á – Thái Bình Dương sẽ bị hạn chê. Khả năng nhiều hơn là Mỹ sẽ điều động lực lượng của đồng minh, vừa đạt được mục đích đe doạ, lại vừa không mất kiểm soát đối với tình hình khu vực này.
Thứ hai là làm thế nào để Mỹ nhận thức được vai trò của mình ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương? Mỹ là một bộ phận không thể tách rời của sự trỗi dậy kinh tế ở châu Á. Tuy nhiên, sự trỗi dậy về kinh tế và nâng cao vị thế địa chính trị châu Á trước hết được quyết định bởi bản thân các nước châu Á. Mỹ là một trong những nước quan trọng hợp tác, đầu tư, cung cấp kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý cho các nước châu Á, nhưng châu Á cũng có tiềm năng thị trường to lớn và ưu thế phát triển lâu dàu sau này. Giữa Mỹ và các nước châu Á có quan hệ mang tính phụ thuộc và bổ sung cho nhau. Nhiều nước châu Á (trong đó có những nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Xinhgapo, Ôxtrâylia và những nền kinh tế mới nổi như Inđônêxia, Trung Quốc) hoan nghênh Mỹ tiếp tục tham gia các hoạt động kinh tế ở châu Á. Đồng thời, các nước châu Á cũng ủng hộ mô hình “10+1”, “10+x” của ASEAN, ủng hộ ASEAN phát huy vai trò trung tâm trong các cơ  chế hợp tác khu vực. Tuy nhiên, Mỹ cao giọng tuyên bố mình “lãnh đạo châu A” đã đi ngược lại tinh thần cơ bản “hợp tác bình đẳng”, trái với lợi ích của ASEAN, nhất định sẽ khiến các nước lớn châu Á phải cảnh giác.
Ngoài ra, do sự gia tăng của vấn đề an ninh phi truyền thống nên thách thức đặt ra trước các nước Châu Á – Thái Bình Dương cũng rất khác với trước kia. Mỹ không nên chỉ quan tâm nhiều đến bảo vệ lợi ích quốc gia của mình, mà còn phải chia sẻ khó khăn hoạn nạn với các nước trong khu vực. Trận động đất mạnh ở Nhật Bản và khủng hoảng hạt nhân ở đảo Fukushima chứng tỏ, khả năng đoàn kết ứng phó với thảm hoạ của các quốc gia khu vực này được tăng lên, trong khi dân chúng Nhật Bản lại phê phán quân đội Mỹ cứu nạn chưa tích cực, tàu sân bay biết tin sự cố điện hạt nhân đã bỏ đi, đơn phương tuyên bố phạm vi sơ tán… Do trong quá trình cứu nạn và giải quyết khủng hoảng hạt nhân, giữa Mỹ và Nhật Bản thường xuyên có bất đồng, hơn nữa, do Nhật Bản có khuynh hướng quan tâm nhiều hơn đến những vấn đề nội bộ, sự phối hợp của Nhật Bản đối với chiến lược Châu Á – Thái Bình Dương có thể giảm bớt nên Mỹ phải điều chỉnh trọng điểm chương trình ngoại giao Châu Á – Thái Bình Dương của họ.
Thứ ba là nhìn nhận như thế nào vấn đề mâu thuẫn giữa các quốc gia trong khu vực. Do nguyên nhân lịch sử, một bộ phận khu vực Châu Á – Thái Bình Dương còn tồn tại di sản Chiến tranh Lạnh, một số nước có tranh chấp chủ quyền mang tính nhạy cảm, nhưng xu thế hợp tác khu vực đang khiến những bất đồng giữa các nước giảm đi, sự rủi ro tranh chấp an ninh cũng ít hơn, nếu mục đích của Mỹ tham gia vào hợp tác châu Á – Thái Bình Dương là để thực hiện cùng có lợi, các nước châu Á đương nhiên sẽ hoan nghênh; nếu ý đồ chiến lược của Mỹ là để ngăn chặn sự hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực, chia rẽ và lợi dụng mâu thuẫn giữa các nước nhằm bám giữ trật tự Châu Á – Thái Bình Dương dưới sự thống trị bá quyền của Mỹ thì nhất định sẽ vấp phải sự phản đối của các nước trong khu vực. Tại hội nghị cấp cao Mỹ – ASEAN năm 2010, một số nước không muốn thảo luận với Mỹ vấn đề Nam Hải khi không có sự hiện diện của Trung Quốc, trên thực tế đã phản ánh các nước trong khu vực không muốn địa bàn này trở thành nơi tranh giành của các nước lớn. Ngoại trưởng Thái Lan nói: “Nếu ASEAN thảo luận với Mỹ về vấn đề này (vấn đề Nam Hải) trong khi không có sự tham gia của Trung Quốc thì rất không hợp lý, chúng tôi không muốn bị coi là có ý đồ kết bè kéo cánh với Mỹ để chống lại Trung Quốc”. Mặc dù Mỹ rêu rao “Thuyết về mối đe doạ từ Trung Quốc”, nhưng trong bài viết của minh, Phó thủ tướng Malixia Muhyiddin lại cho rằng: “nên nhìn nhận sức mạnh quân sự của Trung Quốc một cách tích cực”, “sức mạnh quân sự của Trung Quốc được tăng cường có thể sẽ khiến Trung Quốc đóng góp được nhiều hơn cho hoà bình và an ninh quốc tế”. Ông cũng cho rằng mặc dù sức mạnh quân sự của Trung Quốc được tăng cường, nhưng Trung Quốc vẫn hợp tác với các nước Châu Á – Thái Bình Dương thông qua quan hệ đa phương hiện có, nên Malaixia không cảm thấy Trung Quốc là mối đe doạ.
Cuối cùng, làm thế nào để xử lý mối quan hệ với Trung Quốc? Với vị trí địa lý đặc thù của Trung Quốc ở Đông Á và sức mạnh của nước này không ngừng tăng lên, việc Mỹ xử lý mối quan hệ với Trung Quốc như thế nào sẽ quyết định hiệu quả lâu dài chiến lược Châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ. Do sự khác biệt về truyền thống văn hoá và chế độ xã hội, phương thức xử lý và trọng tâm của hai nước Trung – Mỹ đối với vấn đề khu vực cũng khác nhau, va chạm là điều khí tránh khỏi. Nhưng bất đồng có thể giải quyết bằng hiệp thương hoặc lựa chọn phương thức quản lý để duy trì trong phạm vi có thể kiểm soát được, hoặc tạm thời gác lại, không để ảnh hưởng đên hợp tác song phương. Nguyên cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Brêdinxki đã chỉ rõ: “Đối với những bất đồng, hai nước Trung – Mỹ không nên lảng tránh thảo luận thẳng thắn mà nên xử lý trên tinh thần hiểu biết lẫn nhau; nếu hai nước không thể củng cố và mở rộng hợp tác thì không những tổn hại đến lợi ích của hai nước mà còn bất lợi cho cả thế giới”. Nếu trong hoạch định chính sách Châu Á – Thái Bình Dương, Mỹ quan tâm nhiều hơn đến việc làm thế nào để gây sức ép với Trung Quốc, ly gián quan hệ giữa Trung Quốc với các nước xung quanh, bao vây và kiềm chế Trung Quốc, thì sự điều chỉnh chiến lược Châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ nhất định sẽ bị Trung Quốc phản ứng mạnh mẽ, từ đó sẽ tác động tiêu cực đến toàn bộ lợi ích của Mỹ. Nếu Mỹ có thái độ hợp tác tích cực, mang tính xây dựng, cùng Trung Quốc thiết lập quan hệ hợp tác, cùng tìm kiếm con đường giải quyết vấn đề điểm nóng khu vực, vấn đề phát triển chênh lệch thì sự hợp tác với Trung Quốc sẽ ngày càng mở rộng, hai nước sẽ cùng các quốc gia Châu Á – Thái Bình Dương thực hiện phồn thịnh chung trong mối quan hệ cùng có lợi cùng thắng lợi./.