Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2012

Tin tổng hợp 18.02.2012

http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=xKiJsoqAQoU
http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=RUT3N4eSi-4
Chính trị – Xã hội
Một nén hương cho ngày 17/2/1979 (RFA)  —Cầu mới qua biên giới Việt Trung (RFA)  —Thiệt thòi của người ngã xuống năm 79 (BBC/nghePV.)  –Cuộc chiến 1979 qua ảnh(BBC)
Hàng trăm xe tăng Trung Quốc băng qua đường núi để tấn công Cao Bằng và Lạng Sơn  —Thăm thác Bản Giốc (BBC)17.2.1979-17.2.2012. (Song Chi -RFA) -….Rất nhiều người dân bình thường nếu không theo dõi thông tin từ các nguồn bên ngoài, đặc biệt là giới trẻ sinh ra sau năm 1979, sẽ không biết gì về những cuộc chiến này, kể cả thực tế một số khu vực, vủng đất dọc biên giới mà TQ vẫn còn chiếm giữ từ đó. Vụ Hoàng Sa, Trường Sa cũng chỉ mới được công khai nói đến nhiều vài năm gần đây, sau rất nhiều cuộc biểu tình tự phát phản đối TQ xâm lược Hoàng Sa Trường Sa của người dân tại 2 thành phố lớn Hà Nội, Sài Gòn. Nói một cách ngắn gọn, trong toàn bộ mối quan hệ giữa hai đảng và nhà nước cộng sản VN-TQ từ bao nhiêu năm nay, chưa bao giờ có cái gì được công khai, minh bạch cả…..
Ủy viên Bộ Chính trị Tô Huy RứaHợp tác hai Đảng (BBC) Ông Tô Huy Rứa nói ngành tuyên giáo của hai Đảng ‘hợp tác đào tạo cán bộ’.  —Ủy viên Bộ Chính trị TQ cam kết tăng cường quan hệ với Đảng Cộng Sản VN (VOA)  —LÃNG QUÊN LIỆT SĨ, LÀ ĐANG SỐNG VẬT VỜ BÊN NGOÀI TỔ QUỐC (Mai thanh Hải)
Đức Tăng Thống GHPGVNTN gửi thư cho Đức Đạt Lai Lạt Ma (RFA)  –Nhà Sư & Nhà Nước (Tưởng năng Tiến -RFA) -Một hệ thống truyền thông do chính quyền kiểm soát có thể tạo ra một làn sóng thông tin sai lệch, nhưng sẽ chỉ làm gia tăng hiệu ứng ngược khi chính quyền đó đã mất tín nhiệm nơi dân chúng. Hòa Thượng Thích Quảng Độ
Thẩm phán thú nhận sai sót trong vụ Tiên Lãng (RFA)  —Sẽ thu hồi quyết định cưỡng chế đất ở Tiên Lãng (RFA)  —Ngành tư pháp Việt Nam yêu cầu xét xử lại vụ Tiên Lãng (RFI)  —Tòa án Việt Nam đảo ngược phán quyết vụ ông Đoàn Văn Vươn (VOA)
Giáo viên nghèo lại nghèo hơn (RFA)  –Người Việt bị làm khó tại Cộng hòa Czech  (RFA)
12 giờ************************************************************
“Người giàu” chen chân hưởng trợ cấp thất nghiệp (NLĐ)  —Sắp có bão trên biển Đông (NLĐ)  —Áp thấp nhiệt đới hướng về Nam bộ  (SGTT)  —Áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão (TN)
Vụ Tiên Lãng: Lờ chỉ đạo của TP Hải Phòng (NLĐ) -Vì sao chỉ đạo của UBND TP Hải Phòng về vụ cưỡng chế này (công văn ngày 17-8-2011) không được triển khai?  —Sửa Luật Đất đai: Cốt lõi là quyền sở hữu (NLĐ)  —-Sở TN&MT TP Hải Phòng: Không tham mưu, báo cáo ủy ban tỉnh vụ ông Vươn (PL)  —Công tác dân vận tập trung vào bức xúc của dân (PL) -Sự kiện xảy ra ở Tiên Lãng (Hải Phòng) mới đây đã cho thấy tính nguy hại to lớn của bệnh quan liêu, không tôn trọng luật pháp, mất dân chủ.    —Vi phạm luật đất đai đều bắt đầu từ “quyền sở hữu đất đai”? (Tamnhin) >>> Cần sửa gì ở luật đất đai?    —Vụ Tiên Lãng: Xem xét lại vụ kiện của ông Lê Đình Thảo (TT)  —Tiên Lãng: Những điều không thể không nghĩ (TVN)
“Ai mướn tôi không?” (NLĐ) -Huỳnh Ngọc Thành, 22 tuổi, tân cử nhân đại học Tài chính marketing TPHCM đã đạp xe suốt một ngày trời trên các đường phố Sài Gòn để “tự tiếp thị” mình, mong tìm được một công việc trong tình hình ngành chứng khoán đang rất khó khăn.
Huỳnh Ngọc Thành đạp xe “tự tiếp thị” trên đường phố Sài Gòn

Virus H5N1 biến đổi, vắc-xin bất lực (NLĐ)  —Sẽ tăng giá 3.000 dịch vụ y tế (NLĐ)  —Viện phí mới sẽ tăng giá như thế nào?  (TNO) Giá viện phí do Bộ Y tế đề xuất với mức tăng từ 3 – 10 lần so với giá cũ, đã được Chính phủ đồng ý.
UBND tỉnh Thanh Hóa bị dân kiện (Tamnhin)  —Thanh tra xây dựng không được xử phạt giao thông (PL)  —Tăng cường hợp tác toàn diện Việt Nam-Cuba (PL)
Không thể lấy ý chí tiến công thay cho khoa học   SGTT.VN – Việc ra một chính sách liên quan đến quốc kế dân sinh phải hết sức thận trọng và nghiên cứu nghiêm túc, không thể lấy “ý chí tiến công duy ý chí thay cho khoa học”.
Cột thiêng nơi địa đầu Tổ quốc – Sức mạnh của lý lẽ (TN) -Những người lính hiên ngang giẫm lên đám mìn đã được đối phương châm ngòi…
Đấu tranh bảo vệ chủ quyền cần mềm dẻo nhưng phải rất cương quyết và có quan điểm, lập trường rõ ràng.

 Trí thức hoàn toàn? (Tamnhin) -…..Cố Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn căn dặn chúng tôi: đừng bao giờ tự cho mình là trí thức. Bởi vì những người nông dân giỏi “1 nắng, 2 sương”, họ cũng có rất nhiều kinh nghiệm, kiến thức-tri thức thâm canh trồng trọt, chăn nuôi mà các đồng chí chúng ta (những người có trình độ đại học trở lên) còn dốt, không biết…

Còn một chữ “Đồng” nữa (Tamnhin.net) – Cột ơi, một vị lãnh đạo gần đây có nói tới chữ “Đồng”, cậu biết chứ?…
Nên thường xuyên lấy phiếu tín nhiệm quan chức  TP  —Bãi đậu xe ngầm cả trăm triệu đô ở TP HCM ‘đắp chiếu’ (VnEx)  —Điều khiển xe, uống 2 chai bia sẽ bị phạt 10 triệu đồng (VTC)
Kinh tế
ConocoPhillips bán tài sản ở Việt Nam  (RFA)  —Ngoại thương Việt-Ấn tăng mạnh (RFA)  —Thanh, kiểm tra thuế tại 7.742 doanh nghiệp (NLĐ)  —Không lấy đất lúa làm khu công nghiệp (PL)  —Nghịch lý trái cây miền Tây – Bài 1: Điệp khúc “trồng, chặt” (PL)>>> – Bài 2: Xuất khẩu: Kiểu nào cũng thua>>> – Bài 3: Giấc mơ “cường quốc trái cây”
Chất lượng xăng dầu kém: lỗi do đại lý!  (SGTT)  –Năm 2012 nhập khẩu 102.000 tấn muối (TN)  có gần 3 ngàn cây số bờ biển mà nhập ngần ấy muối- Không biết có nhiều Tiến sĩ để làm gì???hay để đắp đập ngăn mặn?
Lượng nhiều, chất chưa tương xứng TT – Hiện còn nhiều khu công nghiệp (KCN) hiệu quả chưa cao, lãng phí về đất đai
Giá xăng dầu nhập khẩu đồng loạt tăng (VnEx)  —Loại xăng A83 khỏi thị trường (TP)  —1.000 đồng/kg sắn: Đói rét cùng cực (VEF)  —Việt Nam có triển vọng tăng trưởng dài hạn tốt nhất TG (VEF)  —Đầu tư 2012: Hãy cứ ‘ôm’ vàng, bất động sản (VEF)  —Năm 2012: Căn hộ cao cấp, đất nền rớt giá thảm (VTC News)  —USD rớt giá, ai được lợi? (VTC News) – Tỷ giá USD/VND tại các ngân hàng thương mại đang liên tục hạ nhiệt trong thời gian gần đây.
Văn hóa – Giáo dục
Phụ huynh đánh thầy giáo (NLĐ)  –Sẽ phạt nghiêm học sinh không đội mũ bảo hiểm(PL)
Thừa Thiên-Huế: Học sinh khóc vì không được dự hội thi khoa học và kỹ thuật Intel isef toàn quốc (PL)  —Cuốn sách vàng của vua Thiệu Trị (TN)
Hướng nghiệp – kinh nghiệm giới trẻ Đức, Anh  TP – Về định hướng nghề nghiệp tương lai, các bạn trẻ đến từ Đức, Anh cho rằng, nên chọn ngành học yêu thích, không chạy theo tâm lý số đông.
Nữ sinh gốc Việt vô địch cuộc thi kiến thức của Mỹ (VnEx) Nữ sinh gốc Việt trở thành quán quân trẻ tuổi nhất trong cuộc thi kiến thức trên truyền hình Jeopardy! nổi tiếng của Mỹ và giành giải thưởng trị giá 100.000 USD.>>> Nữ sinh Việt khám phá sao Hỏa với NASA
Nữ sinh gốc Việt giành chiến thắng trong cuộc thi kiến thức “Jeopardy!” ở Mỹ. Ảnh: Jeopardy.com -Thieu Kim Ngan (Monica Thieu), 18 tuổi, sinh viên trường trường đại học North Texas,
Chữ Nôm hay chữ quốc ngữ mới là thuần Việt? (VNN) -Ông Lại nguyên Ân :“Không thể nói chữ Nôm thuần Việt được, vì chữ Nôm do người Việt vay mượn từ tiếng Hán nên chịu nhiều ảnh hưởng từ nền văn hóa Trung Hoa. Chữ quốc ngữ mới là ngôn ngữ của người Việt”.
Thế giới
WB trở lại Miến Điện (RFA)  —Miến Điện cần xúc tiến nhiều chính sách mới: đặc sứ LHQ (RFA)  —Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết về Syria (VOA)  —Phương Tây- Á Rập mở hội nghị quốc tế về Syria (RFA)  —Syria: tiếp tục pháo kích sau nghị quyết LHQ (RFA)  —Binh sĩ Syria pháo kích Homs sau lời lên án của Đại Hội đồng LHQ (VOA)  —Anh Pháp ký thỏa thuận hạt nhân dân sự (BBC)
Một người bị bắt vì định đánh bom Quốc hội Mỹ (VOA)  —Tổng thống Iran than phiền về sự can thiệp của các nước ngoài (VOA)  —Mỹ, châu Âu lạc quan về Iran (RFA)  —Quan hệ Mỹ-Trung vẫn căng thẳng sau chuyến viếng thăm của Tập Cận Bình (RFI)  —Tăng đôi chi phí quốc phòng: Trung Quốc củng cố vị thế siêu cường  (RFI)  —Phó Chủ tịch Trung Quốc gặp chống đối ở Los Angeles (VOA)  —Nghệ sĩ Ngải Vị Vị làm việc cho Olympic 2012 (VOA)
Thêm một nhà sư Tây tạng tự thiêu (RFA) -2012-02-17 -Tin Đài chúng tôi nhận được cho hay lại xảy ra thêm một vụ tự thiêu ở Tây Tạng. Tin tức do cư dân địa phương cung cấp cho Đài chúng tôi nói rằng tu sĩ Tamchoe đã tự thiêu hồi 6 giờ sáng hôm qua trong khuôn viên một tu viện Phật Giáo ở tỉnh Thanh Hải, mục đích vẫn nhằm đòi hỏi nhà cầm quyền Bắc kinh ngưng áp dụng chính sách cứng rắn đối với người dân Tây Tạng, và cũng để tỏ lòng trung thành với Đức Dạt Lai Lạt Ma.
Cướp cả bảo tàng Thế vận hội (BBC) -Bảo tàng Olympics bị cướp, gây chỉ trích công quỹ giảm làm bảo vệ cổ vật Hy Lạp kém đi.  –Bộ trưởng Văn hóa Hy Lạp xin từ chức sau vụ lấy trộm cổ vật bảo tàng  (RFI)
Trưởng nam cố lãnh đạo Bắc Triều Tiên cạn nguồn tài chính (RFI)  —Phim tài liệu tại liên hoan điện ảnh châu Á Vesoul (RFI)  —Liên hoan điện ảnh Berlin càng đậm màu chính trị (RFI)  —Paris: Thành phố lý tưởng nhất thế giới cho sinh viên  (RFI)  —Nga: Nhà cầm quyền đang đi theo con đường nguy hiểm (RFI)  —Về phong trào phản kháng ở nước Nga (RFI)
Dân Libya kỷ niệm ngày tiến hành cuộc cách mạng lật đổ Gadhafi (VOA)  —Đình công tại sân bay Đức gây ảnh hưởng lịch bay (VOA)  —Giới hữu trách Ấn Độ di dời cả một ngôi làng để bảo vệ loài hổ (VOA)
12 giờ ************************************************************
Bộ trưởng Triều Tiên thiệt mạng vì rơi máy bay (PL)  —”Đang có âm mưu tấn công Israel trên toàn cầu” (PL)  —Pakistan tuyên bố ủng hộ Iran (PL)
Hôn nhân khác chủng tộc đạt mức kỷ lục ở Mỹ   SGTT.VN – Hôn nhân khác chủng tộc ở Mỹ trước đây là một điều bất hợp pháp rồi sau đó là cấm kỵ và đến nay thì trở nên bình thường hơn trong mắt mọi người.
Có ngăn được cuộc tỉ thí quân sự ở Biển Đông? (TVN)  —Tập Cận Bình ở California: Hé lộ điều TQ thực sự muốn (VNN)
Xe cán chó chó cán xe

Thêm “Lê Văn Luyện” thứ hai  (NLĐ) -Hành vi lạnh lùng giết người, cướp vàng của hung thủ đã được camera giám sát của tiệm vàng ghi lại rõ ràng  —Cướp nhập viện vì bị “hiệp sĩ” truy đuổi (NLĐ)  —Dàn cảnh để cướp (NLĐ)  —Nữ sinh kiến trúc chết thảm dưới bánh xe buýt (NLĐO)  —Truy bắt Thái “côn”, kẻ bắn người ở vũ trường 030-X Club (PL)  —Tin bói toán, nhiều gia đình tan nát (PL)

Rủ nhau đánh bạc vì… quá nhàn rỗi (PL)  –Trộm biến áp hơn 6 tỷ đồng về bán phế liệu (PL)   —32 lần trộm máy biến áp (TP) –“Cò” lừa đảo đi Hàn Quốc bắt đầu sôi động  (SGTT)  –Vay tiền tỉ rồi bán nhà bỏ trốn (TN)
Một học sinh bị bố dượng đánh chấn thương sọ não (TN)  –Phó chi cục thuế bị điều chuyển công tác vì đi massage “chùa” (TN)  —Nghi án vỡ nợ tiền tỷ vùng quê  (TP)  –Bốn ngày, gây 9 vụ cướp (TP)  —Cướp giật vé số để ‘phê’ ma túy (TP)  —Vội vã vượt xe, nam thanh niên tai nạn tử vong (VTC News)
Xem mặt, đọc tên đại gia mua siêu xe gây sửng sốt VN Chủ nhân của chiếc Bugatti Veyron đình đám tại Việt Nam chính là một tên tuổi khá quen thuộc trong làng ‘siêu xe’ Việt Nam.
Xem mặt, đọc tên đại gia mua siêu xe gây sửng sốt VN  
Minh “nhựa” là một tên tuổi đã quen thuộc của làng xe Việt
Xem mặt, đọc tên đại gia mua siêu xe gây sửng sốt VN
Bugatti Veyron về tới Sài Gòn là 5 triệu USD?!

Trí thức là một lựa chọn (nguyễn hưng Quốc-VOA) -Trí thức là những kẻ mà công việc đều bắt đầu và kết thúc với ý tưởng. Xin nhắc lại: quan niệm ấy không hề cực đoan

 

Phim về chiến tranh Việt – Trung: Thị xã trong tầm tay

Đăng bởi …vào 17.2.12
Thị xã Lạng Sơn 1979
Thị xã trong tầm tay (1982) của đạo diễn Đặng Nhật Minh.Với câu chuyện về chuyến đi của một phóng viên lên Lạng Sơn tìm người yêu trong thời gian chiến tranh biên (1979) giới nổ ra. 
Một cảnh trong phim Thị xã trong tầm tay
Thị xã trong tầm tay – tác phẩm đầu tay của đạo diễn Đặng Nhật Minh đã giành giải Bông sen vàng tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 6, và nằm trong cụm tác phẩm của ông được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt III năm 2005.


 http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=ITVjHhUDL3M

Thanh Thảo – Những người chết không trẻ mãi

Đăng bởi …vào 16.2.12  -Thanh Thảo
Ngày các chị các anh nằm xuống
vừa tuổi hai mươi
thôi cũng đành coi như một chuyến đi
về một thế giới khác

Làm sao nói được
thế giới ấy thế nào
những không gian ầm ào
những đường biên câm

Tắt phụt ngọn gió
rã rời từng mảnh vải dù
ong ong u u
những mắt nhìn xa vắng

Không màu mè không cao giọng
lặng im sờ sẫm lặng im
không hình hài
những bàn tay siết nhau không biết

Hai mươi nǎm ba mươi nǎm bốn mươi nǎm
tuổi chết dần hơn tuổi sống
những người chết già đi chầm chậm
đôi lúc họ quay về nhìn trần gian qua một lớp kính mờ.

Người lính ngã xuống trong cuộc chiến tranh Việt – Trung 1979
 Tôi sinh năm 1983, khi chiến tranh biên giới đã qua được 4 năm.Năm 1995, tôi học lớp 6, chiến tranh biên giới lùi xa được 16 năm. Năm 1998, tôi vào học lớp chuyên Sử trường NK Trần Phú, Hải Phòng – chiến tranh lùi xa 19 năm. Năm 1999, tôi học lớp 11, chiến tranh biên giới lùi xa được đúng 20 năm.Và lần đầu tiên tôi được nghe thầy giáo chủ nhiệm nhắc về Chiến tranh biên giới Việt Trung trong giờ giảng lịch sử. Và đấy cũng là lần đầu tiên tôi được nghe về cuộc chiến này khi còn là học sinh. Dù nó rất ít ỏi, vì ông thầy giáo đáng kính, đáng mến vừa phát dạy học sinh vừa phải liếc xem có ai soi mình dạy về chiến tranh Việt Trung không.
Năm 2001, tôi vào học Khoa Lịch sử, trường Đại học KHXH&NV, các giảng viên Bộ môn Lịch sử Cận hiện đại Việt Nam cũng không lần nào lên lớp cho chúng tôi về cuộc chiến này. Cho đến khi tôi ra trường vào năm 2005, chiến tranh Việt – Trung 1979 vẫn là những từ khóa mà chúng tôi chỉ có thể tìm kiếm trên mạng.
Những năm cuối của thập niên đầu tiên thế kỷ XXI, khi chiến tranh lùi xa gần 30 năm, khi mối quan hệ Việt Trung căng thẳng hơn bởi vấn đề Biển Đông, khi internet trở thành thức ăn nước uống, thành không khí hít thở hàng ngày… tôi được tiếp cận nhiều hơn với dữ liệu về cuộc chiến này.
Một người được học lịch sử tới 7 năm tính cả trung học và Đại học như tôi còn thấy mơ hồ về một sự kiện Chiến tranh Việt – Trung 1979 thì đừng trách gì ai không biết đến sự kiện lịch sử đau thương này.
Và khi tôi viết entry này để nhớ về ngày 17-2-1979 thì cậu em cùng cơ quan ngó qua bảo: “Anh lại viết gì phản động hả? Thế nào cũng bị bắt!”
http://phairzios.blogspot.com/2012/02/nhung-nguoi-chet-khong-tre-mai.html#more

 

Từ vụ án đồng Nọc Nạn đến vụ án đầm Tiên Lãng

alt
Thoibao- Đoàn Dự ghi chép
Vụ án đồng Nọc Nạn 84 năm trước
Đồng Nọc Nạn là vụ án lớn về tranh chấp đất đai xảy ra năm 1928 tại làng Phong Thạnh, quận Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu (nay là ấp 4, xã Phong Thạnh B, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu; từ Bạc Liêu xuống trước khi tới mộ Cha Diệp), giữa một bên là anh em Biện Toại, Mười Chức và bên kia là giới địa chủ và các quan chức chính quyền Pháp. Trong vụ án, đã có năm người thiệt mạng. Vụ án là một ví dụ điển hình của chính sách quản lý ruộng đất bất công tại Nam Kỳ dưới thời Pháp thuộc. Sau này, vụ án được chính quyền CS coi như là biểu hiệu của sự đấu tranh của nông dân chống lại các nhà bảo hộ, thực dân.
Theo nhà văn Sơn Nam, khởi đầu đây là vùng đất trũng, đi làm đồng, muốn treo quần áo hay gà-mên cơm lên chẳng hạn, người dân phải cắm cây gậy kêu là “cây nọc”. Ở đầu cây nọc có cái chạc (cái nhánh nhỏ), kêu là “nạng”. Từ đó sinh ra tiếng đồng “Nọc Nạng”. Thực ra, phải kêu là “đồng Nọc Nạng” mới đúng, nhưng khi viết, nhiều người không hiểu, viết sai và bây giờ theo thói quen, trở thành đồng “Nọc Nạn”. Có “g” hay không ‘g” tiếng Nam đều kêu là “Nạng”, cũng được, chẳng sao. Tôi (Đoàn Dự) dạy học tại Bạc Liêu hơn 6 năm, dân chúng kêu là “Nọc Nạn’ nên tôi cũng kêu là “Nọc Nạn’.
Hương chánh Luông khai khẩn đất
Trước năm 1900, vợ chồng một nông dân đến khai phá khu rừng ở rạch Nọc Nạn, tạo được một diện tích canh tác rộng 73 ha. Năm 1908, người nông dân ấy chết, để lại đất cho con là Hương chánh Luông. (Hương chánh hay ‘Biện” không phải chức vụ quan trọng, chỉ là người phụ giúp Cai tổng hoặc Hương cả trông coi việc làng khi có cúng tế, đón tiếp quan trên v.v…, còn Hương quản là người trông coi việc canh gác, giữ gìn trật tự trong làng. Những người này làm việc để có một chút chức danh và được miễn trừ sưu dịch, không có lương – ĐD). Khi gia đình Hương chánh Luông tiếp tục khai phá đất đai thì tỉnh Bạc Liêu còn hẻo lánh, việc đo đạc ruộng đất để lập bản đồ địa chánh chậm trễ hơn so với các tỉnh khác ở Nam Kỳ.
Bởi vậy mãi đến năm 1910 Hương chánh Luông mới làm đơn chính thức xin khai khẩn 20 ha đất và chịu đóng thuế trên diện tích này. Đơn của ông được chính quyền chấp nhận bằng văn bản. Năm 1912, gia đình Hương chánh Luông lại làm đơn xin chính quyền đo đạc và cấp bằng khoán (giấy chứng nhận sở hữu đất) chính thức cho toàn bộ diện tích đất canh tác là 72 ha. Chủ tỉnh Bạc Liêu đã chấp thuận và trao cho Hương chánh Luông bản đồ phần đất nói trên.
Năm 1916, một người tên là Tăng Văn Đời kiện lên chủ tỉnh Bạc Liêu, yêu cầu không cấp giấy chứng nhận đất cho Hương chánh Luông với lý do ông Đời cũng có góp sức khẩn hoang. Nhà chức trách xử ông Đời thua kiện, vẫn cấp giấy tờ đất cho ông Luông, nhưng cắt 4.50 ha cho Đời. Ông Luông được cấp tờ bằng khoán tạm số 303 đề ngày 7 tháng 8 năm 1916.
Sự tham lam của Hoa kiều Mã Ngân
Khi ông Hương chánh Luông qua đời, người con trai cả là Biện Toại và các em thừa kế phần đất nói trên. Năm 1917, một người Hoa kiều giàu khét tiếng nhưng cũng cực kỳ giảo hoạt ở Cà Mau tên là Mã Ngân, thường được gọi là Bang Tắc, muốn chiếm đoạt đất đai của anh em Biện Toại.
Là người khôn ngoan, rành rẽ luật lệ, Bang Tắc bèn trả giá thật cao, mua phần đất 4.50 ha của bà Nguyễn Thị Dương là vợ của Tăng Văn Đời lúc này đã chết, bà Dương không canh tác được, giáp ranh với đất của gia đình Biện Toại. Nhưng trong hợp đồng mua bán, Bang Tắc cố tình ghi “Bao trùm cả phần đất cho anh em Biện Toại khai thác”, bởi vì Bang Tắc biết đất đai của anh em Biện Toại mới chỉ có bằng khoán tạm. (Mua 4.50 ha nhưng định chiếm 70 ha!).
Việc tranh chấp đất đai bắt đầu nổ ra. Hai bên thưa kiện nhau bốn lần lên chủ tỉnh Bạc Liêu và bốn lần lên Thống đốc Nam Kỳ, lên cả Toàn quyền Đông Dương. Năm 1919, Bang Tắc sai tá điền xông qua phần đất của Biện Toại đốt một căn chòi ruộng và giết một con trâu để dằn mặt, nhưng anh em Biện Toại không phản kháng, cố chờ đợi kết quả từ nhà chức trách. Viên quan phủ Ngô Văn H., chủ quận Giá Rai, dư luận nghi ngờ là đã ăn tiền của Bang Tắc, giải quyết bằng cách yêu cầu chia đôi phần đất, anh em Biện Toại một nửa, Bang Tắc một nửa. Anh em Biện Toại không đồng ý.
Cái khổ cho anh em Biện Toại là cũng vào năm 1919, quan phủ Ngô Văn H. lại được quan trên ủy quyền giữ chức Chủ tịch Hội đồng Phái viên (Commission administrative), có trách nhiệm khảo sát đất đai, chính thức cấp bằng khoán đất ở khu vực làng Phong Thạnh. Đã ăn tiền của Bang Tắc, quan phủ Ngô Văn H. bèn xác nhận toàn bộ phần đất của gia đình Biện Toại đều thuộc về bà Nguyễn Thị Dương, nay đã bán cho Bang Tắc. Ngày 13 tháng 4 năm 1926, Thống đốc Nam Kỳ ký nghị định hợp thức hóa sở đất 70 ha trên phần đất của Biện Toại với giá 5,000 đồng cho Bang Tắc. Như vậy, đến đây chính quyền đã chính thức công nhận phần đất mà gia đình Biện Toại đã hai đời khai phá trở thành đất của Bang Tắc.
Anh em Biện Toại rất căm phẫn, chống đối ra mặt. Bang Tắc biết mình đã làm nhiều điều trái pháp luật đối với tòa án, nếu mắc thêm nữa sẽ bị chính quyền Pháp trục xuất về Tàu. Bởi vậy y bèn khôn ngoan đem sở đất 70 ha đó bán cho bà Hà Thị Trân, một cường hào ác bá giàu có khủng khiếp và đầy quyền lực ở Cà Mau, thường gọi là bà huyện Lành, mẹ vợ người anh ruột của ông phủ H.
Sự”“ra tay” của bà huyện Lành
Bà Hà Thị Trân coi anh em Biện Toại như tá điền trên chính phần đất mà cha ông họ đã khai khẩn. Bà bắt đầu đòi anh em Biện Toại phải nộp địa tô, nhưng anh em nhà này không chịu nộp. Ngày 6 tháng 12 năm 1927, bà chạy chọt xin được án lệnh của Tòa án Bạc Liêu, cho phép tịch thu tất cả lúa của anh em Biện Toại. Ngày 13 tháng 2 năm 1928, lính mã tà (cảnh sát) tới gặp anh em Biện Toại để thi hành lệnh tịch thu lúa, anh em Biện Toại kháng cự. Ngày hôm sau, lính mã tà lại tới lần thứ hai, anh em Biện Toại tiếp tục kháng cự, lính lại phải rút lui.
Trước thái độ cứng rắn của anh em Biện Toại, hương chức làng tự ý bắt giữ bà Hương chánh Luông, mẹ già của Biện Toại. Vì thương mẹ, anh em Biện Toại hứa không kháng cự, bà Hương chánh Luông được thả về. Mã tà hẹn sẽ xuống thu lúa.
Tối 14 tháng 2 năm 1928, anh em Biện Toại tụ họp ăn uống, làm lễ ‘tế sống” bà Hương chánh Luông để báo hiếu lần chót. Họ trích huyết đầu ngón tay cho vào rượu, uống mỗi người một chút, thề sẽ hy sinh đến hơi thở cuối cùng, không ai sợ chết. Họ bắt thăm xem ai là người hy sinh đầu tiên. Cô em gái tên Út Trọng bắt được thăm. Anh em không cho, nói em gái không được quyền đảm đương trách nhiệm của các anh. Cô Út Trọng nói đất đai của cha mẹ, nếu chia thì em có được chia không, tại sao lại không cho em gánh vác trách nhiệm? Các anh đành chịu. Họ đề nghị bắt thăm lại. Không ngờ Út Trọng lại bắt được lá thăm đầu tiên. Cô nói: “Ông bà đã dạy như vậy, em không sợ chết, các anh đừng lo cho em!”
Bi kịch “máu thắm đồng Nọc Nạn”
Thảm trạng xảy ra vào ngày 16 tháng 2 năm 1928. Khoảng 7 giờ sáng, hai viên cò Pháp (cảnh sát có cấp bậc, thường là trung sĩ, không phải lính trơn) là Tournier và Bouzou, cùng bốn lính mã tà An-nam từ Bạc Liêu xuống Phong Thạnh để tiếp tay với viên chức làng, tịch thu lúa của anh em Biện Toại. Họ đi bằng ca-nô theo rạch Nọc Nạn (đến nay con rạch này hãy còn, khá lớn và có cây cầu đúc Nọc Nạn cắt ngang qua quốc lộ 1A (quốc lộ 4 ngày trước) từ Bạc Liêu xuống Cà Mau nếu bạn xuống thăm mộ Cha Diệp).
Đến gần đống lúa, Tournier yêu cầu hương chức làng phải mời một người trong gia đình ra chứng kiến việc tịch thu. Mười lăm phút sau, cô Út Trọng dắt theo một bé gái con của Biện Toại tên Tư, 14 tuổi, đi ra. Tournier đuổi cô Trọng, vì cho cô là phụ nữ và còn nhỏ tuổi, không thể chứng kiến việc đong lúa. Cô Trọng không đi, đồng thời yêu cầu khi đong lúa xong phải ghi cho cô một tờ biên nhận là đã đong bao nhiêu lúa.
Tournier từ chối và tát bốp vào mặt cô Trọng. Cô bèn rút ra một con dao nhỏ. Tournier đập bá súng vào cô làm cô ngất xỉu. Bouzou tức thì tước dao khỏi tay cô Trọng. Trong lúc tước dao, Bouzou bị một vết thương nhỏ không đáng kể ở tay. Đứa cháu tên Tư bèn chạy về nhà báo tin. Anh em Biện Toại từ trong nhà chạy ra, mang theo các cây mác loại phát cỏ, gậy gộc. Họ chia thành hai tốp. Tốp thứ nhất do Mười Chức, em thứ chín của Biện Toại (trong Nam gọi là thứ mười) cầm đầu. Tốp thứ hai do chị Nghĩa, vợ của Mười Chức, lúc ấy đang có thai, cầm đầu. Tổng cộng cả thảy là 5 đàn ông và 5 phụ nữ. Tournier ra lệnh cho lính chuẩn bị đối phó. Chúng bắn chỉ thiên nhưng cánh Mười Chức không dừng lại. Tournier bèn bắn thẳng vào Mười Chức. Mười Chức bị thương nặng nhưng vẫn cố gắng cầm mác đâm trúng bụng Tournier rồi mới ngã gục trên đống lúa.
Bạo lực trở thành không kiểm soát nổi. Bouzou bắn bị thương bốn người phía bên nhà Biện Toại. Hết đạn, Bouzou chạy tới lấy súng trên tay Tournier lúc này đã ngã, bắn tiếp, làm mấy người thiệt mạng. Dân chúng khua chuông gõ mõ, khua nồi niêu, kéo tới cứu ứng anh em Biện Toại. Bọn chúng sợ đông người nên hè nhau xuống ca-nô tẩu thoát.
Nói tóm lại, trong sáng hôm đó, phía Biện Toại chết bốn người: Mười Chức, chị Nghĩa vợ Mười Chức, một người anh tên Nhẫn, một người em tên Nhịn (người này chết hôm sau tại bệnh viện). Tuy nhiên, chị Nghĩa vợ Mười Chức có thai gần ngày sinh nên dân chúng tính là 5 người. Cô Liễu (em áp út Mười Chức) bị thương nặng.
Về phía nhà cầm quyền, Tournier thiệt mạng vào hôm sau, 17 tháng 2, tại bệnh viện Bạc Liêu.
Phiên tòa
Tòa Đại hình Cần Thơ xét xử vụ án Nọc Nạn ngày 17 tháng 8 năm 1928. Chánh án là De Rozario, công tố viên là Moreau. Hội thẩm là ông Sự. Các luật sư biện hộ cho gia đình Biện Toại là người Pháp, Tricon và Zévaco, theo lời nhờ của nhà báo Lê Trung Nghĩa. Hai ông này đều biện hộ miễn phí.
Lời khai
Ông phủ Tâm, viên chức phụ trách đất đai ở tỉnh Bạc Liêu, nói hồ sơ lưu trong sổ bộ của nhà chức trách về tờ biên lai cấp đất cho Hương chánh Luông năm 1910 đã bị mất cắp. Điều này cho thấy hồ sơ lưu trong văn khố đã bị thủ tiêu, có lợi cho bọn cường hào.
Hương thân làng Phong Thạnh tên là Hồ Văn Hi xác nhận Tournier nổ súng trước, Mười Chức chỉ đâm Tournier sau khi đã trúng đạn.
Lâm Văn Kiết, một thành viên trong Hội đồng phái viên đo đạc ruộng đất, xác nhận rằng phần đất là do Hương chánh Luông và con là Biện Toại khai khẩn trước. Công tố viên nói với Tòa rằng ông Kiết lúc ấy thân phận bé nhỏ, không dám cãi với tri phủ H. là chủ tịch Hội đồng phái viên và là người thuộc phe Bang Tắc.
Công tố viên hỏi tri phủ H. rằng, là Chủ tịch Hội đồng, kiêm chủ quận Giá Rai, tại sao lại để việc tranh chấp xảy ra như vậy? Tri phủ H. nói vấn đề đất đai quá phức tạp, mất nhiều thì giờ nên ông đã buông xuôi. Công tố viên rất giận dữ, nói rằng lề lối làm việc của tri phủ H. quá bừa bãi, nếu có lương tâm, không thể lấy lý do mất thì giờ mà không phân xử rạch ròi việc tranh chấp. Bị luật sư chất vấn, ông H. thú nhận anh ruột của ông có hùn vốn làm ăn với Bang Tắc. Sau vụ án, ông H. bị cách chức tri phủ.
Khi Bang Tắc ra làm chứng, ông này nói không hối hận gì cả. Ông hội thẩm Sự tức giận nói: “Dân chúng bảo rằng đáng lý ra ông phải chết thay cho viên cò Tournier”.
Điều đặc biệt là thay vì buộc tội anh em Biện Toại, công tố viên Moreau lại yêu cầu tòa thận trọng. Ông nhắc lại vụ án Ninh Thạnh Lợi năm trước, tức năm 1927 và cho rằng các vụ án đó chứng tỏ sự bất ổn trong xã hội đang gia tăng, vấn đề đất đai hết sức nghiêm trọng. Ông nêu lên: tình cảnh của anh em Biện Toại rất đáng thương, bị những kẻ không có trái tim (nguyên văn: “hommes sans coeur”) đến cướp đất, rồi bọn có quyền thế lại tiếp tay với chúng, đẩy họ đến bước đường cùng nên mới xảy ra nông nỗi. Công tố viên yêu cầu tòa tha bổng Biện Toại, cô Liễu (em Biện Toại) và con Biện Toại tên Tia, giảm khinh cho cô Trọng, cho Miều (em rể Biện Toại, chồng cô Liễu). Đây là một vụ án lạ lùng, công tố viên không buộc tội mà lại xin tha cho các bị cáo.
Biện hộ của luật sư
Luật sư Tricon, đại diện cho bên bị can, nhận định rằng nguồn gốc của vụ án là vấn đề điền địa. Ông cho rằng chính sách ruộng đất thời Nguyễn công bằng và hợp thực tế, còn luật lệ do người Pháp đặt ra chưa được áp dụng đúng, thiếu thực tế, những người trong Hội đồng Phái viên chỉ ngồi một chỗ, chưa hề bước ra sở đất mà họ xem xét, chỉ quyết định dựa trên báo cáo.
Luật sư Tricon ca ngợi tinh thần lao động khẩn hoang của gia đình Biện Toại: “Họ phải đấu tranh với thiên nhiên, với bọn cường hào, với cả các thủ tục pháp lý”. Ông nói những câu rất hay: “Chúng ta, những người Pháp, nên xây dựng ở xứ này một chế độ độc tài. Không phải độc tài bằng sức mạnh của súng đạn, nhưng là sự độc tài của tình cảm cao đẹp (Non pas de la dictature de la force du mousqueton, mais de la dictature du coeur)”.
Luật sư Zévaco ca ngợi lời kết tội bọn cường hào của công tố viên. Ông cho rằng chính sách của nhà nước thì tốt nhưng những kẻ thừa hành xấu xa đã làm cho chính sách đó trở thành xấu đối với dân chúng. Luật sư nói: ‘Nên sa thải vài ông phủ, ông huyện bất hảo, và vạch trần hành động vô lương tâm của cặp bài trùng Bang Tắc – Tri phủ H. Chính chúng đã dẫn đến thảm kịch đồng Nọc Nạn”. Ông xin tòa tha thứ cho các bị can và nói: ‘Hiện nay đang có một bà lão khóc về cái chết của bốn đứa con và một đứa cháu còn nằm trong bụng mẹ. Bốn người này đã chết, bởi vì họ tưởng rằng có thể tự lực gìn giữ ruộng đất mà họ đã từng đổ mồ hôi và máu của họ lên đó”.
Tòa tuyên án
Tòa Đại hình Cần Thơ tuyên án: Biện Toại, Nguyễn Thị Liễu (em áp út của Toại) và Tia (con trai của Toại) được tha bổng. Cô Nguyễn Thị Trọng, sáu tháng tù (cô Út Trọng đã bị tạm giam đủ sáu tháng). Miều (chồng của Liễu), hai năm tù vì có tiền án ăn trộm.
Dư luận
Báo chí Sài Gòn lúc bấy giờ đua nhau khai thác vụ đồng Nọc Nạn. Các nhà báo xuống tận nơi điều tra. Dư luận từ mọi giới, luôn cả giới thực dân, đều thuận lợi cho gia đình Biện Toại. Họ bị áp bức quá lộ liễu. Họ là những tiểu điền chủ siêng năng nhưng bọn cường hào cấu kết với quan lại tham nhũng đã đưa họ đến đường cùng.
Sau phiên tòa, các nhân sĩ và đồng bào ở Phong Thạnh như các ông Huỳnh Minh Trí, Nguyễn Duy Biện, Nguyễn Viết Trọng ở Giá Rai, Bùi Văn Túc ở Long Điền, đã làm tiệc cảm ơn hai vị luật sư và các nhà báo. Bà cụ Hương chánh Luông cũng được mời tham dự buổi tiệc này.
Di tích đồng Nọc Nạn
Khu di tích này hiện ở ấp 4, xã Phong Thạnh B, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu, gồm hai phần: sân phơi lúa và khu mộ ông bà Hương chánh Luông. Khu thứ hai gồm mộ của những người thiệt mạng được quy tập về đó từ năm 1963. Tại đây có những tượng mô tả lại cuộc chiến đấu đẫm máu giữa anh em Mười Chức với bọn tịch thu lúa. Sau này, những người anh em ông Mười Chức mất cũng được an táng tại đây.
Hiện nay, bảo tàng Bạc Liêu còn lưu giữ ảnh những người đã bị giết trong vụ Nọc Nạn và những người tham gia cuộc đấu tranh của anh em Biện Toại. Ngoài ra, còn có một ảnh chân dung các luật sư biện hộ cho gia đình nạn nhân. Nhà nước Việt Nam đã đầu tư trùng tu và mở rộng khu di tích lên khoảng 3 ha, gồm các hạng mục khu mộ gia đình Mười Chức, nhà tưởng niệm, nhà trưng bày, cụm tượng tái hiện trận đánh giữa gia đình Mười Chức và binh lính chính quyền, cao bằng người thật.
(Hình 2: Khu mộ ông bà Hương chánh Luông)
Vụ cưỡng chế đất ở Tiên Lãng
Tiên Lãng là một huyện ngoại ô của thành phố Hải Phòng, nằm ở phía tây nam Hải Phòng. Phía tây và tây nam giáp huyện Vĩnh Bảo, phía đông bắc giáp Tứ Kỳ và Thanh Hà, phía bắc giáp An Lão và Kiến Thụy, phía đông trông ra vịnh Bắc Bộ, phía đông nam giáp huyện Thái Thụy của tỉnh Thái Bình. Toàn huyện rộng 189 km2, dân số là 149,200 người (số liệu năm 2004).
Tiên Lãng gồm thị trấn Tiên Lãng và 22 xã, trong đó có xã Vinh Quang giáp với biển Đông.
Diễn biến
Theo thông tin từ phía thành phố Hải Phòng, UBND huyện Tiên Lãng ban hành Quyết định số 447/QĐ-UB ngày 9-4-1993, giao cho ông Đoàn Văn Vươn, quê ở xã Bắc Hưng, huyện Tiên Lãng, diện tích 21ha đất hoang bãi biển thuộc khu vực phía nam cống Rộc thuộc xã Vinh Quang, để sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản, thời hạn sử dụng là 14 năm tính từ ngày ban hành Quyết định giao đất.
Trong quá trình sử dụng, ông Đoàn Văn Vươn đắp bờ bao, rộng hơn diện tích được giao. Bốn năm sau, ngày 2 tháng 3 năm 1997, ông làm đơn xin bổ sung phần đất ngoài diện tích được giao. Ngày 9 tháng 4 năm 1997, huyện Tiên Lãng ra Quyết định số 220/QĐ-UB giao bổ sung cho ông Vươn 19.3ha giáp với diện tích đã giao, thời hạn cũng là 14 năm. Tổng cộng ông Vươn được sử dụng 40.3ha đất để nuôi trồng thủy sản.
Năm 2009, huyện Tiên Lãng làm thủ tục thu hồi toàn bộ 40.3 ha của ông Đoàn Văn Vươn. Tuy nhiên, ông Vươn khiếu nại việc thu hồi cả 19.3ha đất bổ sung mà tính ra mới là 12 năm (từ 1997 tới 2009). UBND huyện Tiên Lãng không giải quyết khiếu nại, vẫn nhất định thu hồi toàn bộ 40.3 ha. Ông Vươn khởi kiện vụ án hành chính này tại Tòa án huyện.
Ngày 27 tháng 1 năm 2010, Tòa án Nhân dân huyện Tiên Lãng xét xử sơ thẩm và bác đơn khởi kiện của ông Vươn; giữ nguyên Quyết định thu hồi đất số 461.
Ông Đoàn Văn Vươn kháng cáo. Tòa án Hành chính thành phố Hải Phòng thụ lý hồ sơ và tiến hành hòa giải bằng biên bản thỏa thuận giữa nguyên đơn và bị đơn: hai bên đồng ý nếu ông Vươn rút đơn kiện thì UBND huyện Tiên Lãng sẽ tiếp tục cho ông thuê đất.
Cái gian lận của UBND huyện Tiên Lãng là: ngày 19 tháng 4 năm 2010 là ngày Tòa án Hải Phòng đưa vụ khởi kiện ra xét xử, ông Vươn xin rút toàn bộ kháng cáo.
Ba hôm sau, ngày 22 tháng 4 năm 2010, Tòa án Hải Phòng ra quyết định đình chỉ, không xét xử phúc thẩm vụ án này nữa vì hai bên đã hòa giải, thì UBND huyện Tiên Lãng trở mặt, gửi thông báo tới ông Vươn về việc thu hồi đất, không cho ông thuê để nuôi trồng thủy sản như trong biên bản hòa giải đã ký kết. Ông Vươn tức giận vì bị lừa đảo, nhất định không chịu trả đất.
Sáng 5 tháng 1 năm 2012, huyện Tiên Lãng tiến hành cưỡng chế. Họ đưa tới hơn 100 nhân viên vừa cảnh sát vừa bộ đội, với chó nghiệp vụ, súng ống và thuyền máy, chuẩn bị tác chiến thật sự.
Phía gia đình ông Vươn cũng chuẩn bị. Ông và vợ con cùng các anh em như Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Sinh, Đoàn Văn Vệ, Đoàn Văn Thoại, Phạm Văn Thái v.v… dự định cố thủ trong ngôi nhà hai tầng của ông Vươn. Họ trải một lớp rơm dày chung quanh ngôi nhà, tưới xăng lên, gài mìn tự chế bằng thuốc nổ TNT (rất dễ mua ở ngoài Bắc, của Trung Quốc), với ý định nếu bị tấn công, cả hai bên đều chết.
Lúc lực lượng cưỡng chế tiến vào, từ trong nhà có người dùng súng bắn đạn hoa cải (cũng rất dễ mua ở ngoài Bắc, giá khoảng 5 triệu đồng/khẩu) bắn ra. Bốn công an và 2 người thuộc quân đội bị thương – một thượng sĩ bị mù do vỡ nhãn cầu mắt bên trái, một đại úy bị thương ở cánh tay, gan, phổi và dạ dày. Còn một thượng tá cũng bị thương tích nhưng nhẹ hơn. Khi lực lượng cưỡng chế “thắng lợi”, vào được bên trong thì người trong nhà đã trốn thoát (sau đó ông Quý tự ý ra nộp mình).
Bà Nguyễn thị Thương, vợ ông Vươn, sau đó cho biết khi súng nổ “chỉ có mỗi chú Quý là có mặt ở hiện trường, còn tất cả 3 người còn lại thì đều không có mặt ở hiện trường. Anh trưởng nhà em với lại đứa cháu đứng ở trên đê và chúng em cũng đứng ở trên đê, còn anh Vươn em thì đang vẫy đò đi ạ”. Ông Vươn lúc ấy đang trên đường lên Viện Kiểm sát huyện Tiên Lãng.
Hôm sau, UBND huyện Tiên Lãng ra lệnh cho nổ mìn và dùng xe ủi san bằng bình địa ngôi nhà 2 tầng của gia đình ông Vươn, mặc dầu căn nhà này thuộc phần 19.3 ha đất “bổ sung”, phải 2 năm nữa mới hết thời hạn.
(H.5: Bộ đội tấn công) + (H.6: Ngôi nhà bị san bằng bình địa)
Kết quả
Sau vụ cưỡng chế ngày 5 tháng 1, quyết định thu hồi đất bị tạm hoãn, 4 người thuộc công an và 3 người thuộc bộ đội bị thương, công an thành phố Hải Phòng ra quyết định khởi tố vụ án “giết người” và chống nhân viên thi hành công vụ đối với Đoàn Văn Vươn và các đối tượng liên quan: Đoàn Văn Quý (sinh năm 1966); Đoàn Văn Sinh (sinh năm 1957) và Đoàn Văn Vệ (sinh năm 1974). Ngôi nhà 2 tầng của Đoàn Văn Vươn dùng cố thủ bị san bằng bình địa. Cơ quan công an cũng khởi tố Phạm Thị Báu (sinh năm 1982, vợ ông Quý) và Nguyễn Thị Thương (sinh năm 1970, vợ ông Vươn), và đang truy lùng hai người khác là Đoàn Văn Thoại (sinh năm 1970) và Phạm Văn Thái (sinh năm 1977).
Những cái sai của cấp lãnh đạo huyện Tiên Lãng và thành phố Hải Phòng
Trong vụ giao đất và cưỡng chế thu hồi đất này, các cấp lãnh đạo huyện Tiên Lãng và thành phố Hải Phòng sai hoàn toàn, gần như không được một điểm nào đúng.
- Thứ nhất, về việc giao đất và thu hồi đất. Theo Luật Đất đai đã được nhà nước Việt Nam sửa đổi và ban hành vào năm 2003, đất hoang, đất bồi hoặc đất rừng, được giao cho dân để khai khẩn, trồng cây ngắn ngày, chăn nuôi hoặc nuôi trồng thủy sản thì được giao với thời hạn từ 20 năm tới tối đa là 50 năm. Sau thời hạn đó, nhà nước được quyền thu hồi nhưng vẫn ưu tiên cho người khai thác được phép ký hợp đồng thuê tiếp, không lấy cho người khác mướn. UBND huyện Tiên Lãng chỉ giao đất cho ông Vươn với thời hạn 14 năm và hàng chục người khác, người thì với thời hạn 5-7 năm, người vài ba năm, vậy là vô nguyên tắc, làm theo ý mình, không căn cứ theo luật. Ngoài ra, sau thời hạn 14 năm, huyện không tách rời giữa 21 ha đất giao đợt I và 19.3 ha đất “bổ sung” phải 2 năm nữa mới hết hạn, mà lại thu hồi toàn bộ 40.3 ha với mục đích gì không ai biết rõ nên mới sinh chuyện.
- Thứ hai, khi cưỡng chế, đưa cả bộ đội lẫn cảnh sát tới tấn công. Theo quy luật, đây là việc giải quyết về vấn đề hành chính và kinh tế, quân đội không có nhiệm vụ làm việc đó. Chính quyền huyện và thành phố đã điều động lực lượng võ trang (bộ đội) một cách trái nguyên tắc. Sau cuộc cưỡng chế, UBND huyện ra lệnh dùng mìn và xe ủi san bằng ngôi nhà 2 tầng của ông Vươn mặc dầu nó nằm trên phần đất “chưa tới thời hạn’. Điều này sai. Một ông tướng quân đội, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước (nguyên Tư lệnh Quân khu IV, nguyên Đại biểu Quốc hội khoá X), nói: ” Ở Bình Định đã từng xảy ra vụ thu hồi đất, ban đầu nói rằng thu hồi vì lợi ích quốc gia, nhưng cuối cùng thực chất là chính quyền chia chác nhau”, và: “Nếu Đoàn Văn Vươn cố thủ trong tòa nhà Keangnam thì cũng phá hủy cả tòa nhà đó đi hay sao?”.
Nói chung, trên đây chỉ là một số sai trái và vô nguyên tắc căn bản của UBND huyện Tiên Lãng và thành phố Hải Phòng mà thôi, còn nhiều sai trái khác không thể kể hết. Ví dụ giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Phòng nói rằng: “Quyết định giao đất và thu hồi đất là đúng và phù hợp. Hơn nữa, theo quy định, đất chỉ được giao cho người địa phương, trong khi ông Vươn không phải người ở xã Vinh Quang”. Tay giám đốc này nói không biết suy nghĩ. Nếu ông Vươn là người xã Bắc Hưng, không phải xã Vinh Quang thì tại sao huyện Tiên Lãng lại giao đất cho ông ta và nhiều người ở xã khác? Ở tỉnh Bình Phước, một người sống tại Sài Gòn, nếu lên Bù Đăng, Bù Đốp, Bù Gia Mập xin đất rừng để khai phá, họ sẽ cấp cho 30 hay 50 ha tùy theo đơn xin, với thời hạn 50 năm. Hai mươi năm đầu không phải nộp thuế; sau 50 năm, tỉnh sẽ cứu xét cho ký hợp đồng gia hạn, không thu hồi đất. Một ví dụ khác, ngày 12 tháng 1 năm 2012, ông Đỗ Trung Thoại, Phó chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng, họp báo, tuyên bố rằng dân chúng Tiên Lãng bất mãn nên phá nhà của ông Vươn chứ không phải chính quyền phá. Dân chúng Tiên Lãng tức lắm, họ tuyên bố với báo chí: “Chúng tôi chẳng có lý do gì để phá nhà của anh Vươn cả. Nếu chính quyền Hải Phòng không cải chính, chúng tôi sẽ kiện”. Đại loại, chính quyền Tiên Lãng và chính quyền thành phố Hải Phòng gồm toàn những vị có thứ kiến thức như vậy, ngoài ra, ông Lê Văn Hiền, chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, là anh ruột ông Lê Văn Liêm, chủ tịch UBND xã Vinh Quang, họ “thu hồi’ để làm gì, có trời mà biết!
Các ông lớn và trí thức Việt Nam nói về vụ Tiên Lãng
Các báo ở Việt Nam đã dẫn lời nhiều ông lớn và trí thức Việt Nam bàn về vấn đề này. Các ý kiến cho rằng Đoàn Văn Vươn và các đối tượng đã vi phạm pháp luật tội chống người thi hành công vụ, nhưng huyện Tiên Lãng cũng sai về mặt pháp luật khi tiến hành cưỡng chế trong vụ án.
Lê Đức Anh, nguyên Chủ tịch nước, nói trong vụ cưỡng chế này, chính quyền huyện, xã đều sai và đây là bài học mà chính quyền cả nước phải rút kinh nghiệm.
Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng bộ Tài nguyên và Môi trường, cho rằng huyện Tiên Lãng giao đất và thu hồi đất trái với các quy định của pháp luật hiện hành. Ông cũng coi đây là đỉnh điểm về xung đột đất đai.
Theo tướng Đỗ Quốc Thước, đây có thể coi là một tổn thất chính trị rất lớn.
Tiến sĩ Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu pháp luật ủy ban Thường vụ Quốc hội, nói: “Huyện Tiên Lãng phải bồi thường ngôi nhà của ông Đoàn Văn Vươn. Đồng thời, phải làm rõ trách nhiệm người ra quyết định này”.
Luật sư Trần Vũ Hải gửi đơn lên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (cũng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khu vực 3 Hải Phòng, trong đó có huyện Tiên Lãng) kiến nghị xem xét khởi tố hình sự vụ chính quyền Hải Phòng phá sập nhà ông Vươn và em trai ông. Theo ông Hải, nguyên thủy việc cưỡng chế đầm tôm của ông Vươn sai vì “xuất phát từ quyết định thu hồi sai” và “phải xác định xem chính quyền Tiên Lãng sai thế nào mới dẫn đến việc ông Vươn quá bức xúc nên đã có hành động quá khích như vậy”. Còn dân chúng thì cho rằng ông Vươn đã bị đẩy đến bước đường cùng nên mới chống đối. Bà Trần Thị Mịn, em dâu ông Vươn, nói: “Họ dồn đến đường cùng nên anh tôi mới phải giữ chứ có bao giờ dám dùng tới súng đâu. Bây giờ tiền khai phá nợ hàng chục tỷ, nhà cửa bị phá, chỉ có chết thôi…”.

 

Mười quốc gia có dân số học thức nhất thế giới

altThủ đô Ottawa của Canada
Thoibao -(Theo 24/7 Wall Street)
Tổ chức Phát Triển và Hỗ Tương Kinh Tế (OECD) vừa công bố một bản khảo cứu cho biết là trong vòng 50 năm qua, số sinh viên đại học ở các quốc gia phát triển gia tăng gần 200 phần trăm. Bản công bố này cũng liệt kê  danh sách 10 quốc gia trên thế giới có cư dân học thức nhất trên thế giới.
Đứng hàng thứ 10 là Phần Lan với tỷ lệ dân số có bằng cấp đại học là 37 phần trăm. Sản lượng  quốc gia (GDP) tính theo đầu người là 36,585 Mỹ kim.
Úc Đại Lợi là quốc gia có cư dân học thức đứng hàng thứ 9 trên thế giới, với tỷ lệ dân số có bằng cấp đại học cũng 37 phần trăm. Sản lượng GDP tính theo đầu người là 40, 719 Mỹ kim
Anh là quốc gia đứng hàng thứ 8 về số dân học thức, với tỷ lệ cư dân có bằng cấp cũng ở mức 37 phần trăm, và sản lượng GDP tính theo đầu người là 35, 504 Mỹ kim.
Na Uy là quốc gia đứng hàng thứ 7 trong bảng sắp hạng, với sản lượng GDP ở mức 56,617 Mỹ kim một đầu người.
Nam Hàn là quốc gia đứng hàng thứ 6, với tỷ lệ dân số có bằng cấp đại học là 39 phần trăm, trong khi sản lượng GDP mỗi đầu người ở mức 29,101 Mỹ kim.
Quốc gia đứng hàng thứ 5 là Tân Tây Lan, với tỷ lệ dân số có bằng cấp đại học là 40 phần trăm. Sản lượng GDP mỗi đầu người  chỉ ở mức 29,871 Mỹ kim.
Hoa Kỳ là quốc gia đứng hàng thứ tư, với số dân có bằng cấp đại học ở mức 41 phần trăm. Trong khi sản lượng GDP mỗi đầu người là 46,588 Mỹ kim.
Quốc gia đứng hàng thứ ba trong bảng danh sách là Nhật, với 44 phần trăm dần số có bằng cấp đại học. Sản lượng GDP mỗi đầu người ở mức 33,751 Mỹ kim.
Do Thái là quốc gia đứng hàng thứ nhì trong bảng danh sách với 45 phần trăm dân chúng có bằng cấp đại học, trong khi sản lượng GDP mỗi đầu người chỉ ở mức 28,596 Mỹ kim
Canada là quốc gia đứng hàng đầu về trình độ trí thức, với 50 phần trăm dân số có bằng cấp đại học. Sản lượng GDP mỗi đầu người ở mức 39, 070 dollars.

 

Giải khăn sô cho Huế: Mậu Thân 1968

alt
Thoibao - Mậu thân Huế – Câu chuyện của Nguyễn Thị Thái Hòa (tức con Ti)
Nguyễn Thị Thái Hòa

Tôi xin tường thuật lại chi tiết những cái chết đau thương của ông nội tôi, ba người anh, cùng một người bạn của họ, như là một nhân chứng còn sống sót sau tết Mậu Thân như là tiếng kêu oan cho gia đình tôi, cho linh hồn của những người thân trong gia đình, gia tộc tôi cách riêng, và cho những người dân Huế nói chung, thay cho tất cả những ai bị sát hại trong tết Mậu Thân 1968 bây giờ còn kẹt lại VN không có cơ hội để nói lên những oan khiên mà họ đã gánh chịu bởi Đảng CSVN, và bè lũ khát máu giết hại dân lành vô tội như anh em Hoàng Phủ Ngọc Phan và Nguyễn Thị Đoan Trinh v.v…
Năm 1968, tôi đang là sinh viên năm thứ nhất trường Cán Sự Điều Dưỡng Huế. Ngoài những giờ học lý thuyết chung tại trường, bọn sinh viên chúng tôi được chia thành nhiều toán. Mỗi toán từ 8- đến 10 người, luân phiên thực tập ở các trại bệnh trong BV Trung Ương Huế.
Có những trại bệnh sinh viên thực tập theo giờ hành chánh. Có một vài nơi, như phòng cấp cứu, phòng bệnh nội thương… thì giờ thực tập được chia làm ba ca, sáng, chiều và đêm… Ca sáng từ 7giờ đến 2 giờ chiều, ca chiều từ 2 giờ đến 9 giờ tối, và ca đêm từ 9 giờ tối cho đến 7giờ sáng hôm sau.
Mỗi một nơi chúng tôi được thực tập từ 2 đến 3 tuần lễ. Hai tuần trước tết, toán của tôi được chia phiên thực tập ở phòng cấp cứu. Ngày mồng hai, tôi và hai anh bạn vào ca đêm. Tết năm nay ba tôi bận đi hành quân xa không về kịp ăn tết.
Thường thì mấy anh em tôi năm nào cũng vậy, đều phải về nhà ông bà nội từ trước ngày 30 tết, ở luôn cho hết ngày mồng một, rồi sau đó mới được tự do đi chơi, thăm viếng bạn bè…
Sau bữa cơm tối mồng một tết, khoảng 8 giờ 30 Anh hai lấy xe Honda của anh đưa tôi tới BV, và nói sáng mai anh sẽ đến đón.
Tối mồng một tết phòng cấp cứu hơi vắng, chúng tôi, mấy anh sinh viên y khoa và hai người nhân viên phòng cấp cứu nói đùa với nhau rằng hôm nay tụi mình… hên! Chúng tôi mang một ít mứt bánh ra vừa ăn vừa nói chuyện, vừa thay nhau thăm chừng những bệnh nhân mới nhập viện từ đêm qua chưa được chuyển trại.
Nhưng qua nửa đêm thì bắt đầu nghe có tiếng súng. Tiếng súng lớn, nhỏ, từ xa rồi mỗi lúc một gần. Chúng tôi thốt giựt mình, băn khoăn nhìn nhau, hoang mang lo sợ. Bầu không khí bắt đầu căng thẳng, mấy anh sinh viên y khoa thì nghe ngóng bàn tán, thắc mắc không biết tiếng súng từ đâu vọng lại…
Lúc đầu chúng tôi tưởng là thành phố Huế và BV bị pháo kích, nhưng không ngờ, chừng 3, 4 giờ sáng, bất thần không biết tứ ngỏ ngách nào có chừng mười mấy người tràn vào phòng cấp cứu, họ xưng chúng tôi là quân giải phóng. Đa số mặc áo quần đen, súng mang vai, bị rết ngang hông. Họ bắt tất cả chúng tôi băng bó cho một số người bị thương, đồng thời hò hét chia nhau lục soát, vơ vét, và lấy đi một số thuốc men, bông băng, dụng cụ y khoa v.v… Họ lấy sạch không chừa lại một món nào, kể cã những bánh mứt chúng tôi để trong phòng trực.
Trong lúc bọn họ đang tranh nhau lục lọi, thì ầm một cái, một tiếng nổ rớt rất gần, đâu đó trong BV, rồi tiếng thứ hai, thứ ba… rớt ngay con đường phía trước cổng chính BV, kề phòng cấp cứu… Điện trong phòng cấp cứu vụt tắt. Thừa lúc bọn chúng nhốn nháo kéo nhau đi, chúng tôi mạnh ai nấy tìm đường chạy thoát thân.
Ra khỏi phòng cấp cứu tôi cắm đầu chạy, tôi không định hướng được là mình đang chạy đi đâu. Súng nổ tứ bề, cứ nằm xuống trốn đạn, rồi đứng lên chạy, cứ thế mà chạy. Chạy bất kể tả hữu. Cho tới khi tôi đâm sầm vào một người, định thần ngó lại mới biết đó là cha Trung, tuyên úy của BV. Cha từ phía một trại bệnh nào đó tình cờ chạy về phía tôi. Nét mặt cha cũng thất thần, đầy vẻ lo âu, nhận ra tôi, cha hỏi con ở mô chạy lại đây? Tôi nói từ phòng cấp cứu. Vừa nói vừa theo cha, chạy về phía nhà nguyện của BV và cũng là chỗ ở thường ngày của cha. Đến đó thì đã có hai bà Sơ dòng áo trắng và vài người nữa không biết từ trại bệnh nào cũng chạy lại đây. Tôi nhận ra trong số đó có Sơ giám thị suốt trong sáu năm tôi nội trú tại trường trung học Jeane d Arc.
Cha Trung quen biết ông nội và ba mạ tôi, thỉnh thoảng ngài có ghé đến thăm ông nội nhà ở đường Hàm Nghi, nên ngài biết tôi. Không biết chạy đi đâu nữa tôi ở lại đó với cha hai bà Sơ, và mấy người nữa.
Bốn năm ngày liền chúng tôi chui rúc trong nhà nguyện, không dám chạy ra ngoài và cũng không liên lạc được với một ai từ những trại bệnh khác. Súng nổ tư bề nên ai ở thì cứ đâu ở đó.
Sau khi đám người xưng là quân giải phóng ở Cấp Cứu kéo nhau đi chúng tôi không gặp, không thấy bọn VC nào nữa, hay họ đang lẫn trốn trong những trại bệnh khác thì tôi không biết.
Tới ngày thứ năm, ruột gan như lửa đốt, không biết ông bà nội, mạ và mấy anh em tôi trên đường Hàm Nghi ra sao. Tôi nói với cha Trung, cha ơi con muốn muốn về nhà. Cha bảo, không được, súng đạn tư bề, nguy hiểm lắm, cứ ở đây với cha và mấy Sơ đi đã, khi mô có lính mình xuất hiện thì mới đi được. Tôi hỏi, khi mô thì lính mình mới tới, cha nói không sớm thì muộn họ cũng sẽ phản công thôi, cha nói như để trấn an tôi và mọi người thôi chứ trên mặt cha thì vẫn đầy vẻ lo âu…
Không biết nghe tin từ đâu mà một người trong nhóm nói người ta chạy vô ở trong nhà thờ Phủ Cam đông lắm. Tôi nghe càng nóng lòng muốn chạy về nhà. Muốn đi phần vì sốt ruột muốn gặp mạ với mấy anh em tôi, phần vì đói. Đã mấy ngày không có gì ăn ngoài mấy ổ bánh mì cứng còng của Caritas còn sót lại ở nhà nguyện chúng tôi chia nhau gặm… cầm hơi!
Tôi quyết định chạy về tìm gia đình.Tôi liều. Trên người tôi chỉ có bộ đồ đồng phục dính đầy máu, tôi chạy ra phía sau cổng BV, tìm đường về nhà. Vừa chạy vừa lo, ngó tới, ngó lui không một bóng người, nhưng tiếng súng thì nghe rất gần. Không biết mấy lần vấp, tôi té xuống. Té rồi lồm cồm bò dậy, vài bước lại vấp té. Tôi lạnh run, hai hàm răng đánh bò cạp, nhìn cảnh tượng xác người nằm đây đó, máu me đóng vũng, Không biết họ bị thương đâu đó ở bên ngoài chạy vào gục chết ở đây. Quá sợ hãi, tôi định chạy trở lại nhà nguyện thì bất thần thấy anh Văn hớt ha hớt hải từ cổng sau BV chạy vô.
Văn là bạn của anh Hải, anh kế tôi, hai người cùng học ở Văn Khoa. Nhà Văn ở miệt trên, gần dòng Thiên An. Mặt mày Văn xanh xao, hai mắt thất thần, trủm lơ, gặp tôi Văn lắp bắp, nói không ra hơi. Ti ơi thằng Hải bị bắn chết rồi. Hắn bị bắn ở bên Văn Khoa. Toàn thân run rẫy, tôi khuỵu xuống.Văn đỡ tôi đứng lên. Lại có tiếng nổ rất gần. Văn hoảng hốt kéo tôi chạy lại ngồi xuống bên trong bức tường sát cánh cổng sau BV. Hai đứa tôi run rẫy ngồi sát vào nhau. Lát sau, tiếng được tiếng mất, anh lắp bắp kể. Văn nói mấy đêm rồi Văn với mấy người anh của tôi trốn đạn trong nhà thờ Chánh Tòa (nhà thờ Phủ Cam) nhưng rồi đêm qua có mấy sinh viên của mình dắt một toán VC vô nhà thờ đọc một lô danh sách, họ lùa người đi đông lắm, không biết họ đưa đi đâu. Văn kể một hơi mấy tên sinh viên của mình nhưng bây giờ tôi không còn nhớ nổi.
Khi đám người bị lùa đi, thân nhân của họ khóc la thảm thiết.
Sau đó Văn, anh Hải cùng mấy người bạn rủ nhau trốn ra khỏi nhà thờ và mạnh ai nấy tìm đường trốn.
Ra khỏi nhà thờ, không biết trốn chui, trốn nhủi, chạy quanh, chạy co, làm sao mà Văn với anh Hải lại tới được trường y khoa. Anh Lộc, anh Kính đi lạc hướng nào không biết. Hai anh hè nhau chui vô phòng thí nghiêm trốn thì thấy có vài người đã bị bắn chết từ bao giờ mà những vũng máu đọng dưới họ còn tươi lắm. Văn, anh Hải hoảng hồn chạy trở ra. Chưa ra khỏi cửa thì gặp Hoàng Phủ Ngọc Phan và Nguyễn thị Đoan Trinh cùng mấy sinh viên khác nữa Văn không biết tên, chỉ biết họ đồng bọn với HPNP. Văn biết mặt Phan là vì Văn có người anh học y khoa cùng lớp với Phan.
Gặp Văn, Phan nạt nộ, tụi mi chạy trốn đi mô? Khôn hồn thì chạy qua bên Văn Khoa tập trung ở đó để đi tải thương! Hải và Văn biết không thể nào thoát khỏi sự kiểm soát của bọn HPNP nên vội vàng chạy bộ xuống Văn Khoa, hy vọng bị bắt đi tải thương chứ không bị giết.
Bọn Trinh, Phan chạy xe Honda nên họ tới trước, và cũng đã bắn trước một số người khác rồi. Hải, Văn không biết nên lúc thúc chạy đến. Anh Hải chạy vô trước, nghĩ là sẽ gặp được một số bạn bè khác, cùng đi tải thương với nhau như lời HPNP nói.
Vừa vô tới giảng đường thì anh Hải bị HPNP bắn gục ngay. Văn mắc đi cầu, tìm chỗ phóng uế nên chạy vô sau anh Hải. Mới tới cửa thì nghe tiến súng, tiếng hét của anh Hải, Văn quay đầu bỏ chạy. Chưa kịp rượt theo Văn thì bỗng ầm, một tiếng nổ đâu đó, trong sân trường đại học, khiến HPNP và đồng bọn hoảng hốt leo lên xe Honda tháo chạy. Văn thoát chết, chạy như điên, như khùng, chạy vô BV, và tình cờ gặp tôi trong đó.
Nghe anh Hải bị bắn trong sân đại học Văn khoa, tôi bỏ ý định về nhà, tôi muốn chạy qua Văn Khoa tìm anh tôi, hy vọng anh chưa chết, tôi nghĩ sẽ tìm cách đưa anh vô Bv cấp cứu. Tôi khóc nói với Văn, em tới chỗ anh Hải. Văn can, Ti đừng đi, tụi nó có thể trở lại. Tôi mặc kệ Văn ngồi đó, vùa khóc vừa chạy. Một lát nghe tiếng chân Văn sau lưng, miệng thì nói, Ti ơi, vô BV trốn đi, Hải nó chết thiệt rồi, mà chân vẫn bước theo tôi. Tôi như người mất hồn, vừa đi, vừa chạy, vừa khóc. Trời ơi, thật là khủng khiếp, chỉ một đoạn đường từ cổng sau BV tới sân trường VK mà không biết bao nhiêu là xác người, áo quần vung vãi khắp nơi.
Chúng tôi chạy mới tới trường trung học Jeane dArc, thì gặp bọn HPNP lấp ló trước cổng trường với một nhóm bộ đội Bắc Việt. Người nào mặt mày đằng đằng sát khí. Gặp lại Phan, Văn run rẩy, Phan chưa kịp nói thì Văn đã lắp bắp phân trần, em qua BV kiếm con Ti chớ em không có trốn mô, và xin xỏ, anh cho em với con Ti đem xác thằng Hải về nhà rồi em trở lại đi… tải thương!
Phan không trả lời Văn, hắn nhìn tôi ác độc, mi về nhà kêu thằng Lộc, thằng Kính xuống đây mà đem thằng Hải về. Tôi líu lưỡi, em không biết hai anh em ở mô mà kêu. Trước đây tôi không hề biết mặt HPNP mà cũng chưa hề nghe nói tới tên người này vì trước năm 68 tôi còn là học sinh trung học. Có thể các người anh của tôi thì biết, vì họ là những lớp sinh viên đàn anh, đã từng qua những khó khăn đối đầu với đám sinh viên theo phe tranh dấu, lên đường xuống đường của những năm trước.
HPNP to nhỏ gì với những người đồng bọn rồi quay lại ra lệnh cho tôi với anh Văn đem xác anh Hải về nhà. Chưa biết nghĩ cách nào để đem xác anh Hải về thìVăn thấy một chiếc xích lô của ai bị bể bánh xe sau, nằm chơ vơ cạnh vách tường trường Jeane dArc.
Văn gọi tôi theo anh. Chúng tôi đẩy chiếc xích lô sứt cọng gẫy càng về phía Văn khoa. Có chừng 10 xác người trong đó. Tôi không dám nhìn lâu. Chúng tôi hè hụi khiêng Hải bỏ lên xích lô. Xác anh đã cứng. Đùm ruột lòi ra ngoài trông rất khủng khiếp. Hai mắt vẫn còn mở trừng. Miệng vẫn còn há ra.
HPNP vừa đánh anh Văn bằng báng súng vừa chửi. Chuyến ni mi trốn nữa, mi gặp lại tau là mi chết! Văn run rẫy lắp bắp, dạ lạy anh, em không dám nữa mô. Rồi chúng tôi hè hụi đẩy chiếc xích lô mang xác người anh xấu số của tôi nhắm hướng cầu Kho Rèn đi lên. Nhà tôi ở trên đường Hàm Nghi. Qua khỏi cầu một chút. Suốt quảng đường từ đó về đến nhà, có rất nhiều đám lính bộ đội Bắc Việt đứng tụm năm, tụm ba. Chúng tôi không bị bắt giữ lại vì có HPNP chạy đi trước ra dấu cho họ để cho chúng tôi đi.
Khúc đường ngang trường Thiên Hựu cũng có rất nhiều xác người nằm rải rác. Nhiều vũng máu cũng như xác người bị ruồi bu đen. Đã mấy ngày không có gì trong bụng, tôi vừa đi vừa ói khan. Văn cũng vậy. Chúng tôi rán sức đẩy chiếc xích lô, trong lúc HPNP cùng hai người đàn bà nữa cứ chạy xe đảo tới, đảo lui hối chúng tôi mau lên. Tôi nghe chúng nó hỏi nhau, bên Lý Thường Kiệt, Nguyễn Huệ còn ai nữa không? Có mấy chiếc xe Honda chở gạo, bánh tét, đã tịch thu của nhà ai đó chạy thẳng vô trường Thiên Hựu.
Lúc đó bỗng dưng có mấy chiếc trực thăng xuất hiện trên trời nhã đạn xuống,Văn nói như reo bên tai tôi, Ti ơi, máy bay của mình. Mừng chưa kịp no, thì trời ơi, từ những cửa sổ trên lầu của trường Thiên Hựu những họng súng lớn nhỏ nhả đạn, nhắm hai chiếc trực thăng mà bắn, lúc đó chúng tôi mới biết là VC đang ở trong trường Thiên Hựu quá nhiều. Hoảng hồn tôi, Văn chạy lại nồi sụp xuống bên tường rào của trường tránh đạn. Phan và đồng bọn biến đâu mất. Tụi nó như ma, khi ẩn, khi hiện. Nhưng chỉ được một lát, hai chiếc trực thang bay đâu mất. Chúng tôi thất vọng, khi thấy Phan với đồng bọn xuất hiện hối chúng tôi đi.
Lên tới cầu Kho Rèn, thấy một đám người, đàn ông, đàn bà, con nít bị bắt trói chung với nhau ngồi trên đầu cầu. Họ ngồi gục đầu xuống hai đầu gối. Tiếng con nít khóc, tiếng mấy bà mẹ dỗ con, nín đi con ơi. Đi ngang qua họ mà chúng tôi không dám nhìn. Có tiếng người trong đám gọi tôi Ti ơi, quay lại tôi nhận ra chị giúp việc của mẹ tôi và vợ của một chú cùng đơn vị với ba tôi ở tiểu đoàn 12 Pháo Binh Phú Bài. Tôi đoán họ là những người từ trên Phủ Cam, chung quanh cầu Kho Rèn, Hàm Nghi và những con đường chung quanh đó chạy xuống tìm đường trốn lên Phú Lương thì bị bắt giữ.
Tôi định dừng lại hỏi thăm thì HPNP trờ xe tới nạt nộ đi, mau ngó chi!
Trên đoạn đường từ Văn Khoa ngang qua trường Thiên Hựu, cầu Kho Rèn, lên tới nhà nội chúng tôi thấy nhiều người bị trói dính chùm vào với nhau đi trước mấy người mặc đồ đen đi dép râu, mang súng.
Súng nổ tư bề mà sao không thấy bóng dáng lính mình ở đâu cả. Chỉ thấy lính bộ dội Bắc Việt khắp nơi.
Trên đường Hàm Nghi, Nguyễn thị Đoan Trinh chạy ngang nhà nào mà y thị gật đầu là y như rằng trong nhà đó có người bị bắt đem ra, người thì bị bắn tại trước nhà, người thì bị dắt đi, mấy ông bà cụ trong nhà chạy theo nằm lăn ra đường khóc la thảm thiết… Bộ đội ngoài Bắc thì cứ chửi thề luôn miệng, đéo mẹ câm mồm, ông bắn bỏ mẹ bây giờ…
Hai chúng tôi cứ nghiến răng, cúi mặt, lầm lủi đẩy chiếc xích lô mang xác Hải đi tới.
Khi gần tới nhà tôi ở số 24 đường Hàm Nghi thì HPNP và con hồ ly Trinh rà xe lại gần bảo tôi, không được đẩy vô nhà mi. Đẩy lên trên tê!
Đẩy lên trên tê, tôi hiểu đây là đẩy lên nhà ông bà nội tôi. Cũng trên đường Hàm Nghi nhưng nhà nội tôi ở trên dốc, hướng đi lên Phủ Cam. Nhà ba mạ tôi thì ở gần cầu Kho Rèn.
Tôi cũng không hề biết mặt Nguyễn thị Đoan Trinh trước đó. Trong hoàn cảnh này tôi mới biết mặt y thị là nhờ anh Văn nói. Tội nghiệp anh Văn, cứ tưởng khi HPNP biểu cùng tôi đẩy xác anh Hải về là được tha chết. Anh Văn và tôi cũng không ngờ rằng đoạn đường từ Văn Khoa lên tới nhà nội trên đường Hàm Nghi là đoạn đường sau cùng chúng tôi đi chung với nhau trong cuộc đời này.
Lên tới nhà nội, chúng tôi đẩy Hải vô bên trong hàng rào chè tàu, bỏ Hải ngoài sân tôi với Văn chạy vào nhà, nhà vắng ngắt, đi từ trước ra sau bếp gọi ông ơi, mệ ơi. Nghe tiếng ông nội yếu ớt từ trong buồng vọng ra, ai đó, đứa mô đó? Con đây, ông nội. Nghe tiếng tôi, ông tôi hấp tấp chạy ra, bước chân xiêu xiêu, ông tôi chạy lại ôm tôi, ông khóc, ông nói, lạy Chúa lạy Mẹ cháu tui con sống. Tôi không khóc được, tôi run rẫy trong tay ông nội. Ông tưởng tôi sợ nên an ủi, con còn sống mà về được đây là phúc lắm rồi, ở đây với ông nội, không can chi mô! Nghe nói mạ mi đưa ba thằng em mi chạy lên Phú Lương rồi, không biết đi tới mô rồi, có thoát được không? Lạy Chúa, lạy Mẹ phù hộ.
Tôi không nói vì quá mệt, kéo tay ông nội ra ngoài, thấy Văn ngồi bệt dưới nền nhà, ông hỏi, đứa mô giống thằng Văn rứa bây? Văn òa khóc, tôi khóc theo, kéo ông nội ra sân. Nhìn thấy xác Hải ông nội tôi khuỵu xuống, miệng thì kêu trời ơi, trời ơi, răng mà ra nông nổi ni…
Chúng tôi đem Hải vào nhà, đặt anh trên divan. Ông nội lấy mền đắp lên xác Hải.
Hai người anh tôi đang trốn trên trần nhà đòi xuống nhìn mặt Hải. Ông nội không cho. Anh Lộc giở nắp trần nhà sát góc tường, thò đầu xuống vừa khóc vừa nói, Ti, đẩy cái ghế đẩu qua cho anh. Tôi nghe lời ra đằng sau bếp lấy cái ghế đẩu mang lên để ngay góc phòng cho anh Lộc nhẩy xuống. Ông nội ngó lên, quơ quơ hai tay, giọng ông lạc đi, đừng xuống, ông nội lạy con, đừng xuống, ở trên đó đi mà… Anh Kính đang ở trên đó, cũng đang khóc. Lộc chưa kịp nhẩy xuống thì nghe tiếng nói, tiếng chân người ngoài sân. Anh vội vàng đóng miếng ván lại thì bọn HPNP cũng vừa vào đến.
Thấy Phan bước vô, mặt Văn biến sắc, anh lắp bắp nói với ông nội, anh Phan cho tụi con đem xác về đó ông ơi. Ông nội đứng im không nói. Hai mắt cú vọ của nó ngó ông nội hỏi, thằng Lộc, thằng Kính ở mô? Ông nội nói tui không biết. Phan gằn giọng, ông thiệt không biết tụi hắn ở mô? Tụi hắn năm mô cũng về ăn tết ở đây mà ông không biết răng được? Ông nội nói, ba ngày tư ngày tết, ăn xong thì tụi hắn đi chơi, đi thăm bà con họ hàng chứ chẳng lẻ ở nhà hoài răng? Chừ thì tui biêt tụi hắn ở nhà mô mà chỉ!
Mắt Phan ngó láo liên khắp nơi, chợt thấy cái ghế đẩu ngay góc phòng, nó cười khan một tiếng.
Tôi đứng núp sau lưng ông nội, HPNP hung hăng bước tới, xô ông nội qua một bên, nó nắm lấy tóc tôi kéo tôi ra về phía hắn. Ngó lên trần nhà la lớn, Lộc, Kính, Hiệp, tụi mày không xuống tau bắn con Ti!
Nó vừa nói, vừa xoáy mái tóc dài của tôi trong tay, nó đẩy tới, đẩy lui. Tôi đau điếng, tôi sợ, tôi run lẩy bẩy, nước mắt ứa ra nhưng không dám la thành tiếng. Ông nội tôi chấp tay lạy nó như tế sao, tui lạy anh tha cháu tui, con gái con lứa, hắn biết chi mô.
Thằng Phan càng la lớn, tau biết tụi mi trên đó, có xuống không thì nói, tau bắn con Ti. Phan xô tôi té xuống, lấy chân đạp lên lưng. Chĩa mũi súng lên đầu tôi hô một, hai, ba… Lập tức anh Lộc mở nắp trần nhà thò đầu xuống la to, đừng, đừng bắn em tau, tau xuống, để tau xuống…
Ông nội tôi chạy lại giữ cái ghế cho anh bước xuống, hai chân ông run, ông té sấp, đang lúc Anh Lộc tìm cách tuột xuống,thò hai chân xuống trước, hai tay còn vịn trần nhà, khi đôi chân vừa chạm chiếc ghế đẩu thì HPNP đã nỗ súng, đạn trúng ngay chính giữa cổ, máu phọt ra, Lộc lăn xuống sàn nhà toàn thân anh dẫy dụa mấy cái rồi nằm im.
Mặc ông nội tôi la hét thất thanh, Phan chĩa súng bắn lên trần nhà, nghe tiếng anh Kính lăn tới đâu, nó bắn tới đó, bắn nát trần nhà, hết đạn nó dành lấy cây súng của một thằng khác bắn tiếp, cho tới khi anh Kính tôi rớt xuống theo mấy miếng ván. Anh Văn ngồi bệt xuống đất, nhắm mắt, bịt tai, run lẩy bẩy, ngồi kề bên cạnh anh người tôi tê cóng, đái ỉa ra cả quần, ông nội tôi nhào tới ôm anh Kính, hai mắt trợn trừng, anh đang thều thào những lời sau cùng, ông khóc, ông chửi rủa thằng Phan, nó say máu, bắn luôn ông nội tôi. Ông tôi đổ xuống bên cạnh anh Kính.
Bắn ông tôi xong chúng kéo nhau đi bắt anh Văn theo. Còn lại một mình, tôi bò lại ôm lấy ông nội, tôi khóc không ra tiếng, tôi thở không ra hơi, hai bàn tay tôi ướt đẫm máu, máu của ông nội tôi, tôi bò sang anh Lộc, bò sang anh Kính, tôi lạy, tôi gọi, tôi gào, không ai nghe tôi hết, anh tôi không trả lời tôi, hai con mắt, bốn con mắt, sáu con mắt đều mắt mở trừng, ông nội tôi nằm im, máu trong ngực ông vẫn tuôn ra từng vòi. Tôi gục đầu xuống xác ông lịm đi. Không biết bao lâu thì tôi tỉnh lại, nhưng không ngồi dậy nổi. Cứ nằm ôm lấy xác ông nội. Tóc tôi bết đầy máu, toàn thân tôi, máu, phân và nước tiểu đẫm ướt. Tôi không còn sức để ngồi lên. Không biết tôi nằm bên cạnh xác ông tôi với ba người anh như vậy là bao lâu, khi tỉnh dậy thì thấy hai vợ chồng bác Hậu, vài người lối xóm nữa của ông nội đang ở trong nhà.
Họ dọn dẹp, khiêng bộ ngựa trong nhà bếp ra trước phòng khách, đặt xác ông nội cùng với ba người anh tôi nằm chung với nhau. Hai bác gái đem tôi vào phòng tắm, phụ nhau tắm rửa cho tôi như một đứa con nít, bác Hậu lấy áo quần của bác mặc cho tôi. Tâm trí tôi hoàn toàn tê liệt. Tôi không còn khóc được, không còn mở miệng nói được câu nào. Ngày cũng như đêm ngồi rủ rượi bên cạnh xác của ông tôi, các anh tôi. Tôi không còn sợ chết. Nhưng sao tụi nó không giết luôn tôi? Trời hỡi, trời ơi!
Nhìn thấy tôi tiều tụy, mỗi ngày bác Hậu gái khuấy cho tôi vài muỗng bột bích chi ép tôi uống. Thiệt ra nhà nội cũng chẳng còn chi. Gạo cơm, bánh mứt thì bị tụi nó khiêng đi hết rồi. Bác Hậu còn dấu được ít gạo, ít than nấu cháo uống cầm hơi với nhau.
Ngày hôm sau thằng Phan trở lại. Bác Hậu xin phép được chôn ông tôi và mấy người anh sau vườn nhà nhưng nó không cho, nói cứ để đó.
Đã hơn bảy ngày, xác đã bắt đầu sình lên và nặng mùi. Mà Phan không trở lại. Một buổi tối bộ đội Bắc Việt đến lục lọi kiếm gạo. Bác Hậu xin họ đào huyệt sau nhà để chôn ông nội và ba người anh tôi. Họ bảo ừ thối quá rồi thì chôn đi, nhưng chỉ được đào một lỗ huyệt.
Vợ chồng bác Hậu khóc lóc năn nĩ, mấy anh ơi, người chết rồi biết chi, anh cho tụi tui đào 4 huyệt. Họ không cho. Họ phụ bác Hậu đào huyệt. Bảo đem cả bốn người bỏ xuống chung một lỗ. Lấp lẹ đi, thối quá. Bác Hậu với mấy người trong nhà không ai muốn làm, ngó nhau mà khóc…
Chiều tối hôm đó Văn trở lại với Phan và mấy thằng bộ đội. Chúng nó bắt Văn phụ với mấy thằng bộ đội khiêng từng người ra bỏ xuống huyệt. Hai vợ chồng bác Hậu theo ra vườn. Tôi kiệt sức nằm vùi một chỗ nhưng tai tôi vẫn nghe rõ những lời đối thoại trong nhà. Tôi không đủ can đảm theo ra vườn chứng kiến cảnh vùi lấp những người thân yêu của tôi. Nằm trong buồng ông bà nội nhưng tôi nghe rõ từng tiếng cuốc xẻng đang đào đất. Tâm rí tôi quay cuồng, ruột gan tôi đòi đoạn. Trời ở đâu, đất ở đâu? Tôi gọi ông tôi, gọi anh Lộc, anh Kính, anh Hải, không ai nghe tôi hết…
Khi bốn cái xác người được bỏ xuống, miệng lỗ chưa được lấp, thì tôi nghe tiếng súng nổ, tiếng kêu gào của vợ chồng bác Hậu, nhưng không nghe tiếng của Văn. Tiếng bác Hậu kêu Văn ơi, Văn ơi giọng bác đòi đoạn, thì tôi biết chuyện gì đã xẩy ra cho Văn. Toàn thân tôi lẩy bẩy, tôi cảm thấy khó thở, một lần nữa cứt và nước đái trong người tôi túa ra.
Tôi nghe tiếng mấy thằng bộ đội hò hét bảo lấp đất lại. Bác Hậu và những người hàng xóm của nội tôi đành phải làm theo. Khi tụi bộ đội VC bỏ đi, bác Hậu chạy vào buồng vò đầu,bức tai, giọng tức tưởi, thằng Văn nằm chung với ba thằng anh mi rồi con ơi! Trời ơi, là trời ơi, bác Hậu đấm ngực, không biết thằng Văn đã chết chưa mà hắn bắt tui lấp. Văn ơi là Văn ơi, con tha tội cho bác, trời ơi người mô mà ác như rứa… Tôi lặng người, nghe bác Hậu khóc anh Văn.
Sau lần đó không đứa nào trong bọn chúng trở lại, kể cả tụi bộ đội. Chắc nhà ông tôi chẳng còn người để mà giết, chẳng còn của cải chi để mà cướp nữa.
Hơn hai mươi ngày, tôi nằm liệt lào trong nhà nội. Bên ngoài súng đạn vẫn tư bề.
Hai vợ chồng bác Hậu không nỡ bỏ tôi lại một mình, trong lúc bác nghe ngóng và biết đa số dân Phủ Cam đã tìm đường chạy thoát được xuống Phú Lương. Bác năn nĩ tôi rán ăn uống thêm một chút để có sức mà chạy, không lẽ con nằm đây chờ chết? Con không muốn tìm mạ con răng?
Hôm sau nữa tôi theo gia đình bác Hậu tìm đường chạy lên Phú Lương vì nghe nói lính Mỹ, lính mình đã thấy xuất hiện chung quanh đây rồi. Đi xuống ngã cầu Kho Rèn thì cầu đã bị sập, bác theo đoàn người đi hướng khác, tôi đi theo như người mất hồn, họ đi đâu tôi theo đó, tôi không còn nhớ là mình đã đi qua được những nơi đâu. Có điều tôi lấy làm lạ, trên đường chạy giặc, mỗi khi đạn pháo bắn khắp nơi mà người ta cứ gồng gánh nhau mà đi, không ai chịu dừng lại kiếm chỗ tránh đạn, người ta nói với nhau, khi mô mà có mọc chê hay đạn pháo chi đó thì bọnVC chui vô nhà dân để trốn đạn, chúng nó không ra đường để chặn bắt dân lại, vì vậy người ta cứ chạy bất kể, dưới lằn mưa đạn người ta càng chạy đi đông hơn. Ôi những người dân tội nghiệp của xứ Huế thà chết dưới bom đạn còn hơn để bị lọt vô tay quân sát nhân ác độc.
Cuối cùng thì tôi cũng về đến được Phú Lương gặp mạ và ba đứa em trai của tôi. Quá đau khổ, Mạ tôi bị phát điên khi hay tin cái chết của ba người anh và ông nội. Ít lâu sau ba tôi trở về sau một đợt hành quân nào đó của tiểu đoàn 12 Pháo Binh Phú Bài. Thấy mạ tội như vậy, biết không thể trở lại đường Hàm Nghi ông mướn nhà ở tạm tại Phú Lương.
Sau khi Huế được giải thoát, ba tôi nhờ bà con lối xóm cải táng Văn, ba người anh, và ông nội tôi, tang lễ được cử hành tại nhà thờ Phủ Cam do cha Nguyễn Phùng Tuệ chủ tế. Gia đình anh Văn đồng ý cho anh Văn đươc nằm lại trong miếng vườn nhà ông nội tôi cùng với ba người anh của tôi.
Ba tôi được giải ngũ khoảng giữa năm 69. Mạ tôi vẫn trong cơn điên loạn không thuyên giảm. Ba tôi quyết định bỏ Huế đem hết gia đình vào Long Khánh sinh sống. Nhà nội giao lại nhờ hai bác Hậu coi chừng. Nhà ở 24 Hàm Nghi (gần đường rầy xe lửa) thì bán cho ai đó tôi không rõ.
Thưa Quý Vị,
Đó là những cái chết oan khiên của những người ruột thịt thân yêu mà tôi phải chứng kiến tận mắt với muôn ngàn đau dớn. Trong bà con thân tộc nội ngoại hai bên của tôi có rất nhiều người bị bắt đi ở nhà thờ Phủ Cam, một số bị bắt ở nhà thờ dòng Chúa Cứu Thế. Số người bị chôn sống, mất tích lên tới 70 người. Tất cả đều là học sinh, sinh viên, thường dân, nông dân, buôn bán ở chợ An Cựu.
Sau Tết Mậu Thân, những người bà con còn lại của tôi quá đau khổ, sợ hãi, họ đã âm thầm bỏ Huế, tản mác khắp nơi, thay tên đổi họ mà sống…
Sau biến cố tháng 4 đen 75, gia đình tôi lại là những nạn nhân của CSVN ác độc, vô luân. Ba tôi và những đứa em trai còn lại cũng đã chết sau mười mấy năm bị đày đọa trong lao tù CS.
Đã 40 năm qua, những vết thương đó vẫn còn tươi rói trong tôi. Nỗi đau mỗi ngày một đầy. Đó là những cái chết oan khiên trong muôn ngàn cái oan khiên của người dân Huế.
Tôi là người con duy nhất trong gia đình còn sống sót sau tết Mậu Thân cũng như sau những ngày mất nước. Nay viết lại những cái chết thương tâm của những người thân yêu trong Gia đình tôi với tư cách là một nhân chứng và nạn nhân, để tố cáo Tội Ác của Việt Gian Cộng Sản, có như thế, oan hồn của ông nội và anh em tôi mới có thể siêu thoát.
Tôi sẵn sàng ra làm nhân chứng trước tòa án quốc tế, cũng như xuất hiện trước các phương tiện truyền thông khi cần thiết
Xin trình ông tên tuổi ông nội tôi, và của ba người anh bị sát hại:
Tên ông nội: Nguyễn Tín, 70 tuổi.
Ba người anh: Nguyễn Xuân Kính, sinh viên y khoa, sinh năm 1942.
Nguyễn Xuân Lộc, sinh viên luật, sinh năm 1946
Nguyễn Thanh Hải, sinh viên Văn Khoa, sinh năm 1949
Lê Tuấn Văn, sinh viên Văn Khoa, bạn của anh Hải tôi.
Nguyễn Thị Thái Hòa
http://thoibao-online.com/th-gii/tu-lieu/5228-gii-khn-so-cho-hu-mu-than-1968

 

Tướng Vĩnh nói về cuộc chiến biên giới

Tướng Vĩnh nói về cuộc chiến biên giới

Cột mốc biên giới cũ giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung Quốc đã tấn công tổng lực qua biên giới sáu tỉnh miền Bắc hồi năm 1979

BBC 32 năm trước, vào sáng sớm ngày 17/02, Trung Quốc đã tấn công trên toàn tuyến biên giới đất liền với Việt Nam thuộc địa phận sáu tỉnh miền Bắc. Cuộc chiến ngắn ngủi nhưng đẫm máu đã để lại dư ấn lâu dài trong quan hệ Việt-Trung mà tới hơn mười năm sau mới chính thức được bình thường hóa.Nhân dịp có các tư liệu mới đăng tải về cuộc chiến từ phía Trung Quốc, đài BBC đã phỏng vấn Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, người lúc đó là đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh.

 Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: Không biết là tôi nghe từ đâu là Trung Quốc tấn công Việt Nam (lúc đó ông Vĩnh về Hà Nội họp, sau đó quay lại Trung Quốc – BBT). Tất nhiên là chúng tôi thấy rất là ngạc nhiên, sao mà tự nhiên Trung Quốc lại đánh chúng ta, theo lời ông Đặng Tiểu Bình là “dạy cho Việt Nam một bài học”.
Vì cuộc đánh đột ngột nên tôi không biết được. Chỉ nhận được tin thế thôi.
Trong cả sứ quán thì người ta thấy việc này rất đột ngột và rất là bực tức ‘sao Trung Quốc lại đánh ta’. Thế thôi, chứ lúc bấy giờ cũng chưa… Nhưng mà sợ thì chúng tôi chẳng sợ, vẫn cứ bình thường thôi.
BBC: Tức việc Trung Quốc quyết định đánh Việt Nam vào thời điểm như vậy, bản thân ông với tư cách là đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc cũng không lường trước được ạ? 
Không lường trước được.
Thế nhưng sau đó thì sứ quán có sơ tán về Việt Nam không ạ?
Không sơ tán. Vẫn thế thôi.
Vì lúc bấy giờ ở bên Việt Nam vẫn còn sứ quán của Trung Quốc cho nên chúng tôi cũng vẫn như thế thôi. Không có đóng cửa bao giờ. Không có cắt đứt quan hệ ngoại giao.
Chúng tôi làm gì cũng bị Trung Quốc cản trở. Rồi thì hai đầu sứ quán chúng tôi đều có xe của Trung Quốc túc trực.
Đường sắt thì cắt rồi. Đường sắt không có, máy bay cũng không có. Tất cả mọi cái đều không có. Điện thoại không có nữa. Chúng tôi liên hệ với trong nước bằng đài vô tuyến điện.
Trong lúc họ đánh chúng tôi thì bên Việt Nam vẫn có đại sứ quán của Trung Quốc. Mà bên Trung Quốc vẫn có đại sứ quán của chúng tôi. Chưa có lúc nào tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao cả.
Tôi ở Bắc Kinh đến năm 1987 tôi mới về.
Trong quá trình từ 1979 đến sau 1990, khi hai bên bình thường hóa quan hệ thì ngoại giao hai bên hoạt động như thế nào ạ? 
Cả thời gian đấy thì chỉ có đi cãi nhau. Thỉnh thoảng Trung Quốc làm cái gì thì thỉnh thoảng có mời chúng tôi lên. Tất nhiên khó khăn chứ.
Chúng tôi làm gì cũng bị Trung Quốc cản trở. Rồi thì hai đầu sứ quán chúng tôi đều có xe của Trung Quốc túc trực.
Nhân viên chúng tôi đi đâu, xe của Trung Quốc cũng theo đó. Tôi đi đâu thì cũng có xe của Trung Quốc đi theo. Việt Nam mình thì không làm thế.
Bây giờ nhìn lại, ông cảm thấy thời gian đó liệu có thể tránh được một cuộc chiến như vậy không ạ?
Cột mốc biên giới mới
Ảnh: Việt Nam và Trung Quốc đã ký hiệp định và có các cột mốc biên giới mới kể từ sau cuộc chiến 1979
Cái đó thì khó lắm. Bởi vì Trung Quốc đánh chúng tôi do Pol Pot là đồng minh của Trung Quốc.
Pol Pot đánh biên giới chúng tôi thì chúng tôi phải đánh sang đất Campuchia để diệt Pol Pot. Vì họ đánh phá biên giới chúng tôi nhiều quá nên chúng tôi phải đem quân đánh sang.
Thời điểm lúc bấy giờ, Trung Quốc đem quân đánh chúng tôi ở miền Bắc với ý định của họ là đỡ đòn cho Pol Pot của Campuchia.
Cũng một cách nữa là họ trả thù cho Pol Pot. Đồng thời lúc bấy giờ ông Đặng Tiểu Bình cũng muốn quan hệ với Mỹ cho nên đánh chúng tôi để cho Mỹ thấy rằng là giữa Trung Quốc và Việt Nam không phải là đồng minh, không phải là cùng nhau cộng sản nữa.
[Họ muốn] cho Mỹ tin để phát triển quan hệ với Trung Quốc. Vì Trung Quốc lúc bấy giờ muốn phát triển quan hệ với Mỹ. Đánh Việt Nam là một món quà tặng cho Mỹ.
Gần đây có thông tin nói rằng hồi đấy chiến dịch của Trung Quốc không chỉ là để dạy cho Việt Nam một bài học ở mấy tỉnh biên giới mà thật ra là họ đã có kế hoạch vào cả nước Việt Nam ạ?

Không có thông tin nhưng mà tôi chỉ được biết như thế này: Lúc ấy Trung Quốc mang quân đánh chúng tôi.
Nhưng mà đánh biên giới chúng tôi thì lúc bấy giờ đường sá biên giới chúng tôi khó khăn lắm.
Chưa có mở được đường sá ở các tỉnh biên giới. Toàn là đường hẹp, đường núi. Cho nên Trung Quốc hành quân rất khó. Mà Trung Quốc tiếp tế cũng khó, tải thương cũng khó. Cho nên Trung Quốc cũng chỉ đánh chúng tôi ở mấy tỉnh biên giới chứ không đánh sâu xuống được nữa đâu.
Trung Quốc thương vong cũng nhiều. Bây giờ tôi không biết là bao nhiêu nhưng mà vì đánh nhau trong hoàn cảnh rừng núi của chúng tôi như thế, đường sá hẹp hòi như thế cho nên Trung Quốc thương vong cũng nhiều. Cho nên họ phải rút thôi. Sau 15 ngày họ phải rút.
Với tinh thần Việt Nam với Trung Quốc bình thường hóa quan hệ như hiện nay thì liệu khả năng xảy ra chiến sự trong tương lai, theo như ông đánh giá, có nhiều không ạ?
Nhưng đã là chiến tranh thì bên này sứt đầu, bên kia cũng mẻ trán. Và từ xưa đến nay chúng tôi chưa thua.
Về phía chúng tôi, chúng tôi chẳng nghĩ chúng tôi đánh Trung Quốc. Nhưng về phía Trung Quốc làm sao mà biết được trong tư tưởng, trong ý đồ của họ.
Nhưng có một điều rằng, trong tình hình hiện nay thì Trung Quốc cũng dễ dàng gây một cuộc chiến tranh lớn đâu. Bởi vì Trung Quốc họ còn phải thể hiện mặt đẹp với thế giới nữa. Cho nên là cũng khó.
Hai nữa là họ cũng phải dè chừng dư luận thế giới. Chứ trong thời đại hiện nay đâu phải dễ dàng phát động chiến tranh.
Mà phát động một cuộc chiến tranh thì dù Trung Quốc lớn, chúng tôi nhỏ, nhưng đã là chiến tranh thì bên này sứt đầu, bên kia cũng mẻ trán. Và từ xưa đến nay, chúng tôi chưa thua.
Mời đọc thêm  trên BBC

Cựu thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam nói về bối cảnh cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung.

Nhớ lại đêm 17 tháng 2 năm 1979
Chuyên đề 30 năm cuộc chiến biên giới

 

TƯỚNG NGUYỄN TRỌNG VĨNH LÊN TIẾNG ĐÒI TRẢ TỰ DO CHO CHỊ BÙI HẰNG

http://phamdinhtan.files.wordpress.com/2012/02/btmh2a.jpg?w=603&h=309 Nguyenxuandien
Hãy trả tự do cho chị Bùi Thị Minh Hằng
Nguyễn Trọng Vĩnh
Việc nhà chức trách Hà Nội cử người vào TP.HCM vô cớ bắt chị Bùi Thị Minh Hằng, đưa đi giam giữ là việc nhiều người không thể hiểu được. 

Chị không chống Nhà nước, không chống Đảng Cộng sản. Nếu vì chị đã tham gia biểu tình cùng với các nhà trí thức và nhân dân chống Trung Quốc phá cáp tàu Bình Minh và tàu Viking II, xâm phạm chủ quyền Việt Nam, thì việc đó đã qua lâu rồi. 

Sau khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu lần đầu tiên trước Quốc hội khẳng định: Hoàng Sa là của Việt Nam, Trung Quốc vi phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam – một cử chỉ, một tuyên bố rất đúng lòng dân, khiến nhân dân Hà Nội dự định biểu tình hoan nghênh Thủ tướng. Rất tiếc việc không thành. Một số người bị bắt bớ, đàn áp, đưa về trại phục hồi nhân phẩm Lộc Hà, Đông An, Hà Nội. 

Chị Minh Hằng đương ở TP HCM giơ lên một khẩu hiệu: “Phản đối đàn áp người ủng hộ Quốc hội ra Luật biểu tình”. Chỉ có thế mà bị bắt ư? Biểu tình chống Trung Quốc xâm phạm Việt Nam cũng bị bắt, biểu tình hoan nghênh Thủ tướng nước mình cũng bị cấm là thế nào? Chỉ giơ một câu khẩu hiệu mà bảo là “Gây rối trật tự”. Thực tế có xảy ra “rối trật tự” gì đâu? Giả sử có xảy ra rối trật tự thật tại địa bàn TP HCM thì chính quyền TP HCM xử lý, việc gì lại có lệnh bắt từ chính quyền Hà Nội! Đây là một việc rất không bình thường. 

Nếu có chứng cớ là chị Minh Hằng phạm tội thì Tòa án xét xử, tuyên án có thời hạn x tháng, x năm. Còn chị Minh Hằng vô tội mà bị bắt giam không biết thời hạn là bao nhiêu thì chỉ có thời Pháp thống trị mới bắt giam (an trí) chúng tôi kiểu đấy. 

Việc bắt chị Minh Hằng giam cùng với những phụ nữ nhiễm HIV là tùy tiện, không tuân theo pháp luật, là phi đạo lý, là ức hiếp, không tôn trọng quyền công dân và nhân phẩm của chị. Việc này không danh chính, ngôn thuận, người ta cho chính quyền là độc đoán, muốn bắt ai thì bắt, người dân chỉ như con sâu cái kiến. 

Hãy trả lại tự do cho chị Bùi Thị Minh Hằng để giải tỏa sự bất bình của nhiều người biết vụ việc!
                                                                              15/2/2012
                                                                       Nguyễn Trọng Vĩnh
                                                                                (Đã ký)
Được đăng bởi Nguyễn Xuân Diện

 

Lưu vong

Nhân bạn chuyển cho bài viết “Lưu vong trên chính quê hương mình”
Tôi yêu tiếng nước tôi 
Từ khi mới ra đời 
À ơi! Tiếng ru muôn đời 

Tiếng nước tôi 
Bốn ngàn năm ròng rã buồn vui 
Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi 
À ơi! (*)
Quê tôi bên dòng sông Thủ
Ven bờ có cây cầu tàu sụp
Nửa nổi, nửa chìm
Chứng kiến bao cuộc
Tang thương, chìm nổi
Của người dân xứ Thủ, quê tôi
Đâu biết có một ngày
Có một đàn con nhỏ
Gạt nước mắt ra đi
Sống thân phận ly hương
Không bao giờ trở lại!
Lưu vong trên đất nước
Lưu vong nơi hải ngoại
Nông nỗi vì ai?
Làm sao chấm dứt?
Khóc nhục, rên hèn, van yếu đuối (**)
Hãy vùng lên đập tan xiềng xích
Tự giải thoát, cứu dân, cứu nước
Chấm dứt thân phận lưu vong!
Tôi yêu biết bao người
Lý, Lê, Trần và còn ai nữa…
Những anh hùng của thời xa xưa
VỮNG TIN VÀO
MỘNG ĐẸP NGÀY MAI
17/2/2012
(*): Tình ca – Phạm Duy
(**): thơ Tố Hữu.

 

33 năm Trung Quốc xâm lược Việt Nam

Lý Toét – Ngày này 17 tháng 2 năm 1979 diễn ra cuộc tổng tấn công của Giải phóng quân TQ trên toàn tuyến biên giới Việt – Trung. Chiến dịch mang tên “Dạy cho Việt Nam một bài học”. Phía Việt Nam gọi là “Cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc” để phân biệt với “Cuộc chiến tranh biên giới phía Tây Nam”. Sau 3 tuần lễ, Giải phóng quân TQ ngưng tiến quân tại Hữu Lũng cách Hà Nội 60 Km.
Số liệu công bố được nhiều người thừa nhận, phía TQ tổn thất 60 ngàn quân trong đó thiệt mạng 26 ngàn. Số liệu phía Việt Nam như thông lệ thường công bố giảm, số lính chết khoảng 10 ngàn người. Nhưng theo báo Nhân Dân, số thường dân chết lên tới 100 ngàn người.
Hôm nay, 33 năm ngày TQ xâm lược Việt Nam, mọi chuyện đã trở nên quên lãng. Báo chí chỉ quan tâm đến Người đi chợ tìm chỗ gửi xe ở đâu, hay Nữ sinh nhảy lầu, hay Chưa tìm thấy tài năng tại Vietnams Got Talent.
Không một dòng tưởng niệm.

*
Ngày ấy 33 năm trước
Chiều chia tay trên đường Thanh Niên

Tặng L T N
Tiễn nhau trên đường Thanh Niên
Hai bờ sóng vỗ bao điều náo nức
Tán phượng mang bầu trời xuống thấp
Cơn gió chen ngang câu nói ngập ngừng - Ngày mai anh đi em có buồn không?
Con đường đôi một mình em đến lớp
Một mình em giữa hai bờ nước
Cây phượng cây bàng cành cứ níu sang nhau?
- Em chẳng buồn đâu
Chỉ nhớ anh nơi rừng hồi, rừng quế
Đường biên giới là vòng tay của mẹ
Là vòng tay của em
Đêm đêm khi vầng trăng lên
Em gửi một vành trăng in trên nòng súng
Anh đừng nghĩ em còn bé bỏng
Đã là cây đều mang dáng của rừng!
Cơn gió chen ngang câu nói ngập ngừng
Con đường ngắn trong chiều dài lưu luyến
Nơi biên giới ngày mai anh đến
Làm cánh rừng ngăn cơn bão lăm le
Để tiếng sáo diều ran ríu với bờ tre
Ống khói thở nhịp đất đai xây dựng
Lúa cho đồng mùa nắng
Người cho nhau tiếng hát của người.
*
Chiều đưa nhau cái nắng cũng bồi hồi
Anh mang về nơi súng nổ
Đường biên giới giữ nguyên lành xứ sở
Bắt đầu từ con đường chúng ta đưa nhau…
23/11/1978
Trần Nhương
http://trannhuong.com/news_detail/12973/NG%C3%80Y-%E1%BA%A4Y-33-N%C4%82M-TR%C6%AF%E1%BB%9AC
*
17-2 
Cua Rận
“Nhân Dân” không nói gì!
“Quân đội…” chẳng nói gì!
“Cựu chiến binh” chẳng thấy gì!
“Đại đoàn kết”… cũng rứa.

Bác Dứa đi chơi…
Xóm nghèo.
Mẹ già lọm khọm… tay run nén nhang.
Cay mắt… Oan?
Ngày này… năm ấy… con đi!
*
Việt Trung – Việt hợ̣p tác đào tạo cán bộ
Đài Phát thanh Quốc tế của Trung Quốc đưa tin về cuộc gặp giữa hai vị Tô Huy Rứa (trái) và Lý Trường Xuân
Thăm Bắc Kinh, Ủy viên Bộ Chính trị của đảng Cộng sản Việt Nam, ông Tô Huy Rứa nói ngành tuyên giáo của hai đảng sẽ tăng cường ‘hợp tác đào tạo cán bộ’ để ứng phó với thách thức trên thế giới.
Các phát biểu được nêu ra khi phái đoàn của Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Tô Huy Rứa dẫn đầu thăm Trung Quốc tuần này, chuyến thăm cao cấp nhất kể từ khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Tṛong thăm Trung Quốc tháng 10 năm ngoái.
Cùng ứng phó thách thức 
Được ông Lý Nguyên Triều, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc đón tại Đại lễ đường Nhân dân hôm 15/2, ông Tô Huy Rứa đã trao đổi với nước chủ nhà về “công tác tổ chức và cán bộ” của hai Đảng.
Thông tấn xã Việt Nam nói các lãnh đạo dự hội đàm “nhất trí tăng cường giao lưu hợp tác giữa hai Ban Tổ chức Trung ương hai Đảng, mở rộng việc trao đổi kinh nghiệm, hợp tác đào tạo cán bộ, giao lưu cán bộ trẻ” cho hai Ban Tuyên giáo Trung ương.
Sau đó, hôm 16/2, theo Đài Phát thanh Quốc tế của Trung Quốc (CRI), ông Tô Huy Rứa được ông Lý Trường Xuân, Uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc tiếp cũng tại Đại Lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh.
Theo CRI, ông Tô Huy Rứa đã nói:
“Việt Nam sẵn sàng nỗ lực cùng Trung Quốc, thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai nước phát triển lên phía trước, ứng phó với những thách thức chồng chất và phức tạp trên thế giới hiện nay.”
Được biết các quan ngại về dân chủ hóa trên thế giới, nhất là tình hình Bắc Phi và Trung Đông đều khiến lãnh đạo hai đảng cộng sản ở Trung Quốc và Việt Nam tập trung phối hợp đối phó.
Tuy nhiên, trong ngôn ngữ khá kín đáo, phái đoàn Việt Nam cũng nhắc đến các vấn đề nổi cộm trong quan hệ Trung – Việt mà giới quan sát cho là liên quan đến tranh chấp Biển Đông.
Ông Tô Huy Rứa, người lãnh đạo ngành tuyên truyền và truyền thông của bộ máy Đảng và Nhà nước ở Việt Nam được trích lời nói rằng Việt Nam muốn “giải quyết thỏa đáng những vấn đề tồn tại trong quan hệ hai nước”.
Chuyến thăm diễn ra ngay trước ngày kỷ niệm 33 năm chiến tranh Biên giới Việt – Trung 17/2/1979 nhưng ở Việt Nam không nói có lễ kỷ niệm gì.
Báo chí Trung Quốc trái lại có bài nói về các kinh nghiệm quân sự trong chiến dịch mà ông Đặng Tiểu Bình chỉ đạo để ‘dạy cho Hà Nội một bài học’ năm đó.
Trong thời gian ở thăm Bắc Kinh, ông Tô Huy Rứa và đoàn Việt Nam gặp cả Trưởng ban Liên lạc đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Vương Gia Thụy và thăm Trường Đảng trung ương và Học viện hành chính quốc gia Trung Quốc.
Hai Đảng đã đồng ý thúc đẩy giao lưu, hợp tác trên mọi lĩnh vực giữa các bộ ngành, địa phương hai nước.
Trong chuyến thăm của Phó Chủ tịch Tập Cận Bình sang Hà Nội tháng 12/2011, ông Tập cũng có buổi tiếp xúc với thanh niên Việt Nam.
Tại đó, ông khuyến khích tăng cường hợp tác trong giới thanh niên cộng sản hai bên vốn được cho là thế hệ kế cận của cả hai đảng cầm quyền.
Báo chí chính thống hai nước không nói rõ ông Tô Huy Rứa và lãnh đạo Trung Quốc phối hợp quan điểm thế nào về tình hình quốc tế.
Quan điểm dịch chuyển 
Phó Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình đọc diễn văn trước đoàn thanh niên hai nước ở Hà Nội hôm 22/12
Theo các bình luận của Phương Tây, bản thân Trung Quốc có vẻ đã bị động trong đối ngoại trước làn sóng ‘Mùa xuân Ả Rập’ trong một năm qua.
Quan điểm ban đầu của Trung Quốc là không can thiệp vào tình hình nội bộ các nước Ả Rập, hàm ý chống lại các hành động gây sức ép từ Phương Tây lên các chế độ trong vùng.
Nhưng tại Libya, vì quyền lợi kinh tế, Trung Quốc đã dần chấp nhận thực tế thay đổi chế độ và tiếp phái đoàn của phe chống lại Đại tá Gaddafi.
Tại Syria gần một năm sau, Trung Quốc ban đầu hoàn toàn không muốn liên quan đến các tác động buộc Tổng thống Bashar al-Assad từ chức.
Nhưng quyết định phủ quyết dự thảo nghị quyết của Hội đồng Bảo an về Syria do chính Liên đoàn Ả Rập nêu ra khiến Trung Quốc bị chỉ trích mạnh.
Một số sứ quán Trung Quốc bị người biểu tình bản địa tấn công như tại Tripoli và Beirut.
Dưới sức ép đó, Trung Quốc cuối cùng cũng đồng ý cử một thứ trưởng ngoại giao sang Syria vào tuần này.
Cũng có tin Trung Quốc đã gặp phe đối lập Syria tại Bắc Kinh tuần trước dù chính thức vẫn hoàn toàn ủng hộ chế độ của ông Assad.
Được biết truyền thông Việt Nam có vẻ cởi mở hơn trong việc đưa tin về Trung Đông so với báo chí nước láng giềng cộng sản.
Hôm 17/2, Việt Nam đã bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết mới nhất của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc về Syria, trong khi Trung Quốc, Nga và Iran phản đối.

 

Tình yêu mới Hoa Kỳ – Trung Quốc

Nguyễn Nghĩa 650 (Danlambao) Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa có chuyến thăm Hoa Kỳ từ ngày 14 đến 17/2/2012. Ngày 14/2 là ngày lễ hội Tình yêu. Lễ hội này xuất phát từ Hoa Kỳ, hiện nay đã được du nhập vào hầu hết các quốc gia trên thế giới. Việc Tổng thống Obama tiếp Tập Cận Bình, vào ngày dành cho Tình yêu 14/2 tại phòng Bầu dục Nhà Trắng, có ngụ ý riêng của nó:
Một tình yêu mới đầy hứa hẹn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc được khởi đầu. Tình yêu mới có nội dung gì, sẽ được trình bầy trong bài này ở phần sau.
Nhận xét chung, của tôi, về chuyến đi thăm Hoa Kỳ lần này của Tập Cận Bình, là: anh chàng Trung Quốc Tập Cận Bình đã không mang dùi đục đến khoe với “Thục nữ Hoa Kỳ”.
Họ Tập đang cố giấu mình, che kín mưu đồ.
Còn ” Thục nữ” Hoa Kỳ thì đang ” yểu điệu” để chiếm tình yêu của chàng họ Tập xúng sính đô la.
I. Những hi vọng của Hoa Kỳ, Trung Quốc trong mối tình mới.
Nói đến mối tình mới, ta cần nhắc lại mối tình cũ của họ.
Khởi đầu là những cái liếc tình kiểu phing-phông bóng bàn năm 1971.
Sau đó Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam, nhường Đông Nam Á cho Trung Quốc thao túng.
Quan hệ hợp tác chiến lược Mỹ-Trung đã định hình lại thế giới với sự tan rã của Liên Xô, của phe XHCN Đông Âu.
Thế giới dần dần xoay quanh 2 cực chính: Hoa Kỳ, Trung Quốc.
Trung Quốc sau 3 thập niên, đã trở thành 1 cường quốc kinh tế, và ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong chính trị thế giới.
Hoa Kỳ trở thành siêu cường duy nhất trong những năm 1990-2007.
Từ năm 2008, khi Hoa Kỳ rơi vào suy thoái kinh tế, Trung Quốc đang ngày càng tỏ ra là có trí tiến thủ lớn lao, có ảo vọng vượt qua Hoa Kỳ làm bá chủ thế giới.
Đầu tiên, Trung Quốc muốn độc chiếm Biển Đông với tuyên bố “đường lưỡi bò là lợi ích cốt lõi của TQ trên Biển Đông”.
Hoa Kỳ thì lại không muốn như vậy.
Cô gái tóc vàng, có vài sợi tóc xoăn, không muốn ngả hẳn vào vòng tay anh chàng Trung Quốc mắt xếch này.
Cô ta chưa muốn lấy chồng.
Hoa Kỳ bảo với Trung Quốc : Nếu muốn làm vừa lòng em, trước hết anh phải yêu em bằng mối tình mới.
Mối tình mới này có nội dung:
1. Chấp nhận việc Hoa Kỳ quay trở lại Tây Nam Á, Châu Á với những hiệp định phòng thủ quân sự, tăng cường quân lực Hoa Kỳ, như hiệp định với Úc, hay với Singapore,..
2. Chấp nhận việc Hoa Kỳ tham gia tích cực vào các hoạt động của Asean, tham gia vào các chương trình nghị sự của Asean, tham gia đóng góp các tiếng nói trong các tranh chấp trên Biển Đông.
3. Chấp nhận khối hợp tác kinh tế TTP.
4. Chấp nhận việc Hoa Kỳ chỉ trích Trung Quốc về nhân quyền, về Tây Tạng, về Đài Loan…
Tập Cận Bình đã nhận tất cả các điều kiện trên.
Ông ta đã viết: “Các vùng biển mênh mông của Thái Bình Dương có đầy không gian cho Trung Quốc và Mỹ.”
Trước 11/2011, mục tiêu của Trung Quốc là ngăn cản Hoa Kỳ quay trở lại Tây-Nam Á, Châu Á.
Họ luôn phát biểu chỉ chấp nhận đàm phán song phương, phản đối các bên tạo điều kiện cho cường quốc không khu vực (ám chỉ Hoa Kỳ) tham gia vào các vấn đề của khu vực,…
Trong chuyến thăm Hoa Kỳ lần này, Tập Cận Bình và cả Obama đều không né tránh vấn đề nhân quyền. Theo truyền thông Hoa Kỳ, trong tất cả các hội đàm với Tổng thống Obama, hay với phó Tổng thống J.Biden, hay với Ngoại trưởng Hillary Clinton… vấn đề nhân quyền tại Trung Quốc đều được 2 bên đề cập đến.
Như vậy thì Trung Quốc đã chấp nhận những điều kiện của tình yêu mới của Hoa Kỳ.
Tại sao vậy?
Thực tế thì Trung Quốc đã nóng ruột, muốn thể hiện quá sớm, đánh giá sai sức mạnh của Hoa Kỳ.
Đầu tiên, Trung Quốc đánh giá sai lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam trong vụ cắt cáp tầu Bình Minh2 và VIKING2 5-6/2011.
Hoa Kỳ đã nhân cơ hội này triển khai kế hoạch “Trở lại Châu Á” một cách ngoạn mục.
Hoa Kỳ chưa cần tăng kinh phí quân sự, chỉ với các động tác mềm dẻo, như làm sống lại hiệp định đóng quân tại Darwin của Úc, thúc đẩy tiến bộ của chương trình kinh tế TTP, ủng hộ Phillipin trong những cố gắng bảo vệ lãnh hải, thúc đẩy Miến Điện cải cách dân chủ… là Trung Quốc đã cảm thấy bị bao vây chặt chẽ.
Tuy có nhiều đô la, nhưng Trung Quốc cũng hiểu rõ là nếu gây căng thẳng với Hoa Kỳ, cửa khẩu nhập hàng hóa từ Trung Quốc của Hoa Kỳ đóng lại, thì hàng triệu người Trung Quốc sẽ thất nghiệp.
Gánh nặng xã hội này sẽ tiêu tán nhanh trữ lượng ngoại tệ dự trữ của nước Trung Quốc cộng sản.
Thực lực kinh tế, chính trị, ngoại giao, truyền thông của Hoa Kỳ vẫn còn rất mạnh.
Biết được đối phương, lại gẫm đến mình, anh chàng Trung Quốc phải “gậm bồ hòn làm ngọt”, mà chấp nhận tình yêu mới của Hoa Kỳ.
Về phía Hoa Kỳ, sự lệ thuộc vào hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc cũng rất lớn.
Giả sử ngày mai trong tất cả các siêu thị Wal Mart, tại Hoa Kỳ, thiếu hàng hóa made in China để bán, thì tôi tin chắc rằng: điểm tin tưởng của Tổng thống Obama sẽ bị sụt trông thấy.
Hơn nữa, cuối năm nay là bầu cử tại Hoa Kỳ. Tổng thống Obama liếc tình Trung Quốc vào ngày lễ Tình yêu cũng vì lý do này.
Nếu quan hệ với Trung Quốc căng thẳng, hoạt động phục hồi nền kinh tế của chính quyền Obama sẽ bị xáo trộn. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả bầu cử Tổng thống của Obama.
Hiện nay thì cả Hoa Kỳ và Trung Quốc, không thể ai nói ” không” với người kia được.
Đây là lý do của mối tình thứ 2 Hoa Kỳ-Trung Quốc.
II. Tập Cận Bình không mang dùi đục sang Hoa Kỳ.
Theo dõi hoạt động của Tập Cận Bình, ta thấy ông ta là 1 nhà lãnh đạo kín đáo, tự tin và chắc chắn là đã gây được thiện cảm với nhân dân Mỹ.
Trong tất cả các phát biểu của họ Tập, đều lấy hòa khí làm chính.
Ông ta không có phản ứng gì, hôm thứ 3 ngày 14/2, khi chính Tổng thống Obama phê bình “Chúng tôi muốn hợp tác với Trung Quốc nhằm bảo đảm tất cả mọi người tuân thủ luật lệ chung khi hoạt động trong hệ thống kinh tế toàn cầu”, và nói về nhân quyền tại Trung Quốc, trong khi tiếp chuyện với Tập Cận Bình tại phòng Bầu dục Nhà Trắng.
Đáp lại, ông Tập chỉ trả lời trong họp báo sau đó: “Tôi nhấn mạnh rằng Trung Quốc đã có những thành tựu to lớn và được công nhận rộng khắp trong lĩnh vực nhân quyền trong 30 năm qua, kể từ khi bắt đầu tiến trình cải cách và mở cửa.”
Ngoài các cuộc hội đàm chính thức với Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, với Ngoại trưởng Hillary Clinton, với Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta, ông Tập còn thể hiện là người bình dân, nhớ ân tình: Về thăm các người quen cũ tại tiểu bang Iowa, uống trà với người dân thường tại thị trấn Muscatine.
Họ Tập cũng tỏ ra là người yêu thích thể thao: xem trận bóng rổ tại Los Angeles.
Tập Cận Bình không quên các nhân vật đã thúc đẩy quan hệ chiến lược Mỹ-Trung như cuộc gặp gỡ tối 15/2 với tại Washington (Mỹ), tiếp xúc với hai cựu Ngoại trưởng Henry Kissinger và Madeleine Albright, với cựu Bộ trưởng Tài chính Henry Paulson, với các cựu Cố vấn An ninh Quốc gia của Nhà Trắng Zbigniew Brzezinski, Brent Scowcroft và Sandy Berger, cùng với cựu Bộ trưởng Lao động Elaine Chao.
Cũng tại Los Angeles, Tập Cận Bình có gặp gỡ các sinh viên Hoa Kỳ đang học Trung văn. Những người trong tương lai gần sẽ đóng góp công sức cho quan hệ Mỹ-Trung.
Bạn đọc đến đây sẽ hỏi: những liệt kê trên đây, cho thấy Tập Cận Bình là người biết ngoại giao, tự tin, biết tiếp xúc với bình dân, biết đưa một bộ mặt thân ái trước người dân Mỹ.
Vậy tại sao tôi lại viết: Đây là thuật giấu mình của Phó chủ tịch Trung Quốc?
III. Thuật giấu mình của Họ Tập.
Chúng ta đã biết rằng Trung Quốc có Chủ nghĩa dân tộc Đại Hán với nội dung: sẵn sàng hi sinh số lượng lớn người Trung Quốc, để làm bá chủ thế giới.
Trong hơn 2 thập niên qua, lãnh đạo Trung Quốc tuân theo Đặng Tiểu Bình đã náu mình trong cái gọi là Trung Quốc trỗi dậy một cách hòa bình. Trung Quốc đã giấu âm mưu vượt mặt Mỹ để làm bá chủ thế giới.
Năm 2008, Mỹ rơi vào suy thoái kinh tế.
Người Trung Quốc cho rằng cơ hội đã đến với họ. Đây là lúc hiện hình, ra khỏi bóng tối.
Thế nhưng âm mưu độc chiếm Biển Đông làm bàn đạp tiến ra Ấn Độ Dương, hòng khống chế Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương của Trung Quốc đã bị 11 cuộc biểu tình yêu nước của nhân dân Hà Nội, Sài Gòn và báo chí thế giới vạch trần.
Hoa Kỳ đang triển khai chiến lược quay trở lại Châu Á. Trung Quốc đang gặp đối kháng cực lớn.
Đối chọi với Hoa Kỳ hay tiếp tục hợp tác với Hoa Kỳ, là bài toán hóc búa cho Tập Cận Bình, người sắp sửa chèo chống nước Trung Quốc trong thập niên tới.
Thực lực của Trung Quốc hiện nay không bằng Hoa Kỳ. Phương án đối chọi trực diện không có lý tồn tại.
Tập Cận Bình dùng thuật giấu mình, giả như chịu lép với Hoa Kỳ, giả như không tiếp tục chống đối Hoa Kỳ trên Biển Đông,… để tiếp tục nuôi chí trong bóng tối, tiếp tục xây dựng lực lượng trong mất cảnh giác của Hoa Kỳ.
Họ sẽ chờ 1 ngày mai, khi lực Trung Quốc đã đủ mạnh, khi lực Hoa Kỳ đã đủ yếu, để hiện rõ nguyên hình “Chằn tinh” mà nuốt sống thế giới, nuốt sống Hoa Kỳ, nuốt sống Việt Nam…
Đây là 1 mưu kế mà Lưu Bang, Hán đế đầu tiên đã dụng, khi chiếm được kinh đô nước Tần. Thực lực Lưu Bang lúc đó thua xa Hạng Võ. Trước tình thế: nếu đóng quân trong thành, xưng đế hiệu, sẽ chịu sự tấn công của Hạng Võ. Phần thua là chắc chắn. Lưu Bang dụng kế giấu mình. Lưu Bang đã kính cẩn nộp tất cả chiến lợi phẩm thu được cho Hạng Võ, và lui quân ra ngoài thành, nhường kinh đo nhà Tần cho quân Hạng Võ. Cuối cùng thì Hạng Võ thua do chủ quan, khinh thường, không đề phòng đủ đối với Lưu Bang.
Hôm nay Tập Cận Bình tuyên bố: Thái Bình Dương có đủ không gian cho cả Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Điều này y hệt như Lưu Bang đã từng nhường Hàm Dương cho Hạng Võ. Hoa Kỳ hãy cẩn thận, để đừng rơi vào vị trí của Hạng Võ khi xưa. Đây chỉ là thuật tạm thời giấu mình của họ Tập mà thôi.

 

Sửa hiến pháp để tháo “ngòi nổ”Tiên Lãng

Nam Nguyên, phóng viên RFA – 2012-02-17 Tiên Lãng qua vụ Đoàn Văn Vươn bây giờ là một thứ bom nổ chậm có thể lan rộng vì tỉnh thành nào của Việt Nam cũng có tình trạng oan sai về đất đai.
Photo courtesy of phapluat Lực lượng cưỡng chế thu hồi đất nhà anh Vươn hôm 05/1/2012.
 Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh phát biểu trên VnExpress vào ngày 10/2: “Vụ việc ở Tiên Lãng nếu không xử lý nghiêm minh nó sẽ lan tỏa ra cả nước.”
Những gì thể hiện trên báo chí chính thống hiện nay cho thấy, Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam có vẻ muốn xoa dịu lòng dân tháo gỡ cái ngòi nổ Tiên Lãng. Báo chí sau khi đồng loạt phanh phui vụ Tiên Lãng thì nay mở các diễn đàn lớn đi tìm nguồn gốc của vấn đề, đây chính là câu chuyện sửa Hiến Pháp, sửa luật đất đai để không còn xảy ra những vụ Tiên Lãng khác.

Đa sở hữu đất đai

TS Nguyễn Đình Lộc nguyên Bộ trưởng Tư pháp phát biểu với chúng tôi  là mọi thay đổi  trước hết phải bắt nguồn từ Hiến pháp. Ông nói:
“Mọi thứ đều đụng tới vấn đề sở hữu, bây giờ đã tuyên bố đất đai là sơ hữu toàn dân rồi nếu muốn sửa lại mà có gì thay đổi thì động chạm ngay vấn đề sở hữu cho nên bắt buộc phải sửa hiến pháp trước. Hồi năm 80 cũng đã sửa hiến pháp rồi mới ra luật…”
Luật đất đai đã đưa đến tình hình phải xem xét nghiêm túc, từ lâu nay đã thấy chuyện là quyền lợi người dân không được bảo đảm và luật đã thể hiện sự hạn chế.
Dương Trung Quốc
Trên Tuần VietnamNet ngày 15/2, Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc nhận định: “Vụ việc xảy ra ở Tiên Lãng chỉ là phần nổi rất nhỏ của một tảng băng chìm rất to của rất nhiều những vụ việc tương tự liên quan đến việc thực thi Luật đất đai ở các địa phương trên toàn quốc chỉ vì nó không vương mùi thuốc súng làm chúng ta giật mình”.
Sử gia Dương Trung Quốc cho là phải tìm ra nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các vụ tranh chấp đất đai kiểu Tiên Lãng. Ông nói với Đài ACTD:
“Quan điểm của tôi là phải tìm tận gốc, Luật đất đai đã đưa đến tình hình phải xem xét nghiêm túc, từ lâu nay đã thấy chuyện là quyền lợi người dân không được bảo đảm và luật đã thể hiện sự hạn chế, sự bất cập so với tình hình mà vẫn chưa được sửa đổi, cộng với việc các nhóm  lợi ích họ tác động vào.”    
VietnamNet ngày 15/2 với bài “Chuyện đất đai đến lúc cũng phải nhìn vào sự thật” nhà báo đã gút lại 1 giờ thảo luận bàn tròn với những nhận định đáng chú ý: “Đã đến lúc phải nhìn thẳng vào thực chất quan hệ đất đai của Việt Nam, để sửa Luật cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Ngoài những ý nghĩa về kinh tế, xã hội, nhân văn trong nước, việc sửa Luật đất đai lần này còn là cơ hội để chính quyền sửa lại những sai lầm đáng tiếc trong lịch sử, có như vậy mới củng cố được lòng tin của người dân vào chính sách quốc gia.”
Ba nhân vật thảo luận bàn tròn khách mời của VietnamNet gồm TS Nguyễn Đình Lộc nguyên Bộ trưởng Tư pháp, GS Đặng Hùng Võ nguyên Thứ trưởng Tài nguyên môi trường và TS Đặng Kim Sơn Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn.
1326271685-tha-3-nguoi-vu-na-sung-cao-cong-an-1.jpg
Căn nhà 2 tầng của anh Vươn bị san bằng sau cưỡng chế. Photo courtesy of nld.
Theo GS Đặng Hùng Võ, Hiến pháp năm 1959 của Việt Nam vẫn chấp nhận đa sở hữu về đất đai, trong đó có sở hữu của cá nhân người lao động và sở hữu của tư sản dân tộc với lý do nước ta đang trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đến Hiến pháp năm 1980, định nghĩa đất đai và các tư liệu sản xuất chủ yếu thuộc sở hữu toàn dân mà không có bất kỳ một xử lý tài chính nào. Hiến pháp năm 1992 cũng vậy. Vì thế Luật Đất đai năm 2003 ra đời trong điều kiện bảo đảm sở hữu toàn dân về đất đai, không thảo luận thêm về vấn đề này.
GS Đặng Hùng Võ cho rằng sự không rõ ràng trong quyền sở hữu đất đai theo các qui định hiện hành là nguyên nhân dẫn đến nhiều vụ tranh chấp trong lĩnh vực này. Chính vì qui định sở hữu toàn dân nên nhà nước mới có quyền thu hồi.

Xã hội muốn có thay đổi

Trong cuộc tọa đàm trên VietnamNet, TS Nguyễn Đình Lộc và TS Đặng Kim Sơn thể hiện quan điểm là phải sửa Hiến pháp trước thì mới có thể sửa các luật khác. Trong khi đó GS Đặng Hùng Võ nói nguyên văn: “có thể đi từ ý chí qua hiến pháp rồi tới sửa luật, cũng có thể đi từ sửa luật rồi nhìn vào hiến pháp rồi mới so lại ý chí.”
GS Võ góp ý, phải sửa Luật đất đai ở 9 nhóm vấn đề lớn, chúng tôi xin tóm luợc một vài nội dung quan trọng nhất, đó là thay đổi hình thức sở hữu đất đai, nới rộng hoặc loại bỏ hoàn toàn cả về hạn điền cũng như thời hạn đối đất nông nghiệp. Định giá đất phải theo nguyên tắc phù hợp giá thị trường, bồi thường, hỗ trợ tái định cư theo cơ chế bồi thường một phần bằng đất, một phần bằng tiền gắn với quá trình thu lợi từ dự án đầu tư.
Chúng tôi nêu câu hỏi với nguyên Bộ trưởng Tư pháp  Nguyễn Đình Lộc là có khả năng Quốc hội khóa 13 sẽ làm được việc sửa hiến pháp và Luật đất đai mà thay đổi cơ bản nhất là loại bỏ quan niệm đất đai là sở hữu toàn dân. TS Nguyễn Đình Lộc đáp lời trong tiếng cười:
Sửa luật đất đai phải sửa hiến pháp, tôi đồng ý với các chuyên gia, các nhà nghiên cứu về luật pháp. Nhưng theo tôi, cùng với những ý kiến đó thì cần phải thay đổi về đạo đức.
LS Bùi Quang Nghiêm

“Cái này thì họ vẫn đang tiếp tục suy nghĩ  trao đổi…chưa dứt khoát được nhưng nói chung tâm trạng chung của xã hội là muốn có sự thay đổi vì bây giờ có nhiều sơ hở. Thay đổi vấn đề sở hữu thì thích hợp với tình hình hơn…trước đây chúng tôi cũng nghĩ là tuyên bố đất đai thuộc sở hữu toàn dân thì nó có nhiều ưu thế đưa lại những thuận lợi cơ bản… nhưng trên thực tế thì không phải như vậy cho nên bây giờ phải điều chỉnh là vì thế… cũng có khả năng đấy nhưng tâm trạng nói chung là rất mong muốn…Nếu tất cả đồng thuận thì là chuyện đơn giản nhưng cũng có những người còn phân vân…cũng nên nhìn thấy là thay đổi về sở hữu thì mức độ như thế nào? Có phải trở về như cũ không…vấn đề là ở chỗ đấy. “
Trong khi cũng có những ý kiến có vẻ lạc quan về vấn đề tu chính Hiến pháp và cải tổ pháp luật cho hoàn thiện để bảo vệ quyền lợi của người dân tránh sự lạm quyền của chính quyền địa phương. LS Bùi Quang Nghiêm phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.HCM phát biểu:
“Tôi tin là có thể thay đổi được với quyết tâm của các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước và nếu như quan điểm rõ ràng đứng về phía dân như Thủ tướng vừa rồi thì tôi nghĩ là có thể thay đổi được….Tôi rất tin vào quyết tâm đổi mới của hàng ngũ lãnh đạo mới, đặc biệt là những bài học như vụ Tiên Lãng vừa rồi, người ta thay đổi nhận thức về vấn đề sở hữu đất đai, vấn đề giao đất, thu hồi đất và các hình thức sở hữu.”

Bi kịch “lạc quan”

DuongTrungQuoc200.jpg
Sử gia Dương Trung Quốc, ảnh chụp trước đây. Courtesy wikipedia.
Ở góc độ một nhà lập pháp đại biểu quốc hội, khi trả lời phỏng vấn trên Tuần VietnamNet, Sử gia Dương Trung Quốc nhận định rằng: “Việc xác định quyền sở hữu tuyệt đối của ‘toàn dân’ là ‘hư quyền’ quyền sử dụng là ‘thực quyền’ gần như sở hữu, nhưng vấn đề mấu chốt là lại giao quyền đại diện sở hữu, định đoạt cho bộ máy hành pháp từ cấp xã trở lên… biến nó thành một “đặc quyền” để vận dụng những văn bản đã chưa chuẩn mực lại thiếu sự giám sát dân chủ, thì trường hợp Tiên Lãng không phải là cá biệt nếu không phải là phổ biến.”
Đại biểu Dương Trung Quốc mong rằng vụ Tiên Lãng là một bi kịch lạc quan, đối với gia đình ông Vươn thì bi kịch đã rõ; một số quan chức liên quan thì có lẽ lúc này ăn ngủ không yên.
Nhưng vụ Tiên Lãng sẽ mang lại sự lạc quan nếu từ vụ việc này mà tất cả cùng tỉnh ra, nghiêm túc xem xét như một bài học, dám nhận những cái sai để sửa, dám điều chỉnh những cái chưa đúng để làm cho đúng, nhất là về hệ thống pháp luật và giải tỏa được nhiều trường hợp oan ức tương tự như ông Vươn.
Trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi, LS Bùi Quang Nghiêm phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.HCM trình bày ý kiến cá nhân:
Thay đổi vấn đề sở hữu thì thích hợp với tình hình hơn…trước đây chúng tôi cũng nghĩ là tuyên bố đất đai thuộc sở hữu toàn dân thì nó có nhiều ưu thế.
TS Nguyễn Đình Lộc
“Sửa luật đất đai phải sửa hiến pháp, tôi đồng ý với các chuyên gia, các nhà nghiên cứu về luật pháp. Nhưng theo tôi, cùng với những ý kiến đó thì cần phải thay đổi về đạo đức, lương tâm của công chức, nói cụ thể là những người ở cấp xã cấp huyện cấp tỉnh, những người có thẩm quyền cấp đất, thu hồi đất của dân.

Tôi theo dõi trên báo chí thì tôi thấy là xã hội rất đồng thuận theo hướng những nội dung cụ thể của GS Đặng Hùng Võ và một số chuyên gia khác có ý kiến liên quan đến vụ Tiên Lãng…Đa sở hữu về đất đai nó giống như kinh tế nhiều thành phần, có những loại đất đai thuộc sở hữu Nhà nước, có những loại đất đai thuộc sở hữu tư nhân, có những loại đất đai thuộc sở hữu tập thể, có những loại đất đai thuộc sở hữu của các doanh nghiệp. Thời hạn giao đất phải tăng thêm hoặc là vô thời hạn như ý kiến của GS Đặng Hùng Võ”.

Việt Nam có nhu cầu sửa Hiến Pháp và Luật đất đai cho phù hợp với tình hình mới. Nhưng mọi thay đổi vẫn đang ở phía trước và như ông Vũ Mão nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội phát biểu với báo Dân Việt là nên trưng cầu ý dân và sửa đổi Hiến pháp trên cơ sở kết luận ý dân vì lòng dân là trên hết.

 

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn: cựu quân nhân hải quân VNCH, cũng là “công dân Việt Nam ưu tú”

Phamdinhtan -Ông này Chức vụ thuộc hàng nhị hay tam phẩm nói chuyện giống giỡn chơi,không biết Ông Sơn mời Ông Nguyễn xuân Nghĩa là KTG. NXN hay không? nếu đúng Ông Nghĩa này họa là Ông NXN muốn vào tù mới về,hoặc là điên mới về (đọc,nghe những gì Ông NXN viết nói trong 5 năm trở lại đây thôi).
  QN VNCH “công dân ưu tú” chuyện tào lao!? .Cứ xem 3 ngày nay hoặc 10 năm trở lại đây,cái Nhà nước này đối xử với “ĐỒNG CHÍ” đã hy sinh cùng gia đình họ cũng như mồ mả họ…như thế nào???? Liệt sĩ hay “liệt địa”???trong công cuộc chiến đấu với Trung cộng xâm lược nước ta năm 1979???Chính Trung cộng xua quân gây chiến “dạy cho Việt Nam một bài học”-Thì QN VNCH đừng ảo tưởng là “công dân ưu tú” của Nhà nước CỌNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM- Chuyện trà dư tửu hậu.
Posted on 17.02.2012 by nguyentrongtao
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn (dự định mời cựu quân nhân hải quân VNCH, cũng là “công dân Việt Nam ưu tú”, về cùng thực hiện lễ cầu siêu cho các quân nhân đã hi sinh vì bảo vệ chủ quyền biển đảo):
“Những người lính cũng như sĩ quan trong lực lượng hải quân của quân lực Việt Nam Cộng Hòa trước đây, họ đã hi sinh để bảo vệ chủ quyền biển đảo của chúng ta, đặc biệt là Hoàng Sa, thì chúng ta phải vinh danh họ. Họ cũng là những công dân Việt Nam ưu tú chứ!”
http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=zPDnaUo1IPM



Thứ trưởng Bộ Ngoại giao thông qua Phố Bolsa TV mời ông Nguyễn Xuân Nghĩa về Việt Nam để tìm hiểu thực tế, chưa biết ông này có dám về hay không? Nhưng trước mắt xác nhận Bộ Ngoại giao “rất thích cách làm việc” của Phố Bolsa TV, Người Việt và Việt Weekly! Các đài, báo này không đưa tin tiêu cực một chiều và trong thời gian tới sẽ còn được về nước thực hiện phóng sự .

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn: “Tuyệt đại đa số các nhà khoa học Việt Nam và Quốc Tế, khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Còn Trung Quốc có nói của họ thì đó là việc của họ!”

http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=YlbF1787K3c


Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn (mời ông Nguyễn Xuân Nghĩa về Việt Nam): “Ông Xuân Nghĩa về tôi sẽ lên sân bay đón. Về tôi với ông ấy sẽ đàm đạo!”
http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=PmX4f6StP4Y


 
Nguyễn Trọng Tạo và Nguyễn Thanh Sơn dự chương trình Giao lưu Nghệ thuật Đồng Lộc những đóa hoa bất tử ,tối 24.7.2008 .

 

J.B Nguyễn hữu Vinh – Giấy khen: Đã chiến đấu anh dũng với nhân dân tại Đầm Vươn, Cống Rộc

J.B Nguyễn hữu Vinh Chưa rõ trong số 4 công an và 2 chiến sĩ biên phòng bị thương trong vụ Đoàn Văn Vươn vừa qua hiện nay tình trạng ra sao? Ít có báo chí nào nói đến họ kể từ sau khi phát lộ ra những việc sai trái tầy đình bị báo chí lôi ra ánh sáng. Ngoại trừ trang Blog Nguyễn Xuân Diện kêu gọi giúp đỡ gia đình anh Vươn và giúp đỡ cho họ, ngoài ra không có báo chí nào nói đến họ nữa, kể cả tờ Công an Nhân dân sau khi đã “ủng hộ các CBCS Công an, Quân đội bị thương mỗi người 1 triệu đồng” thì cũng im nốt.
Đại tá Đỗ Hữu Ca, Giám đốc CAHP: Tôi bảo, không có cuộc diễn tập nào thành công bằng cuộc diễn tập lần này.
Kể ra, họ cũng chỉ là nạn nhân của những sai trái của bộ máy chính quyền, do các cán bộ đảng viên “của dân” tạo ra. Nếu như chính quyền Hải Phòng, Tiên Lãng không phải là bộ máy đã đẩy người dân như Đoàn Văn Vươn đến bước đường cùng bằng những việc làm phi đạo đức, trái pháp luật thì đâu có chuyện này. Nếu như anh Đại tá Đỗ Hữu Ca không chỉ huy “trận đánh đẹp” này, nếu như không có “việc hiệp đồng tác chiến cực kỳ hay” và không có “cuộc diễn tập” này thì hẳn các chiến sĩ công an, bộ đội thuộc lực lượng Vũ trang Nhân dân đã không phải vào bệnh viện mang thương tích trong mình.
Tất nhiên, cũng cần phải nói rằng, dù họ có làm theo lệnh, có là công cụ, thì ít nhất trong họ cũng có một trái tim và họ cũng có gia đình, anh chị em, bà con thân thuộc là nhân dân nên họ cũng phải chịu trách nhiệm phần nào đó với những hành động của mình.

Chiến sĩ bị thương trong khi chiến đấu với nhân dân tại Tiên Lãng
Điều cần nói, họ cũng là nạn nhân, nhưng nạn nhân chính thì vẫn là nhân dân, ngay cả khi họ bị thương, thậm chí hơn nữa thì gánh nặng vẫn là nhân dân chịu. Có lẽ đảng, nhà nước trong bộ máy kia không sinh ra được đồng nào cho họ. Tiền nuôi họ ăn, súng cho họ bắn, thuốc men chữa trị cho họ, lương cho họ lĩnh để họ sinh sống chờ ngày đến cưỡng chế nhân dân… tất cả là từ cái túi của nhân dân mà ra, từ những đồng tiền xương máu, mồ hôi nước mắt của dân mà ra, trong đó có cả những đồng tiền mà anh em nhà Đoàn Văn Vươn đã nộp thuế.
Một chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam bị thương khi chiến đấu với nhân dân
Vấn đề đó thì đã rõ, dân gian vẫn nói “Trăm dâu, đổ đầu tằm” chứ còn đổ vào đầu ai đây nếu không phải là đầu cái thằng dân.
Nhưng đấy là vấn đề xa xôi, trừu tượng nên khó thấy. Vấn đề gần hơn ta nói ở đây, là trong bản thành tích của cá nhân, của đơn vị họ sau những trận “chiến đấu với nhân dân” thắng lợi, họ sẽ báo cáo thành tích và viết những gì? Trong lịch sử Đồn biên phòng nào đó, hoặc Công an Tiên Lãng, Công an Hải phòng… sẽ ghi vào bảng vàng thành tích như thế nào sau khi có những “trận đánh đẹp” như ở Cống Rộc, Tiên Lãng?
Chắc chắn rằng, trong lý lịch bổ sung của Đại tá Đỗ Hữu Ca, Giám đốc Công an Hải Phòng và báo cáo để được thăng quân hàm, thăng chức, tăng lương sẽ viết: “việc hiệp đồng tác chiến cực kỳ hay. Tôi bảo, không có cuộc diễn tập nào thành công bằng cuộc diễn tập lần này. Một là, anh em cơ động dùng thuyền để tiếp cận là chưa có bao giờ trong giáo án, đã phải dùng thuyền nan để chèo vào, bí mật áp sát mục tiêu đấy. Đánh mũi trực diện nghi binh ra làm sao. Rồi là tác chiến vòng ngoài, vòng trong thế nào. Tôi nghĩ là rất hay, có thể viết thành sách. Tôi nói với các đồng chí Thường trực rằng đây không phải kế hoạch tập trận nhưng đúng là phải rút kinh nghiệm, cái này nó rất là hay, có sự kết hợp giữa địa phương, giữa công an, quân đội, biên phòng rất là đẹp, đâm ra không có gì phải phàn nàn về cái chuyện ấy cả”.
Nhưng đó cũng là vấn đề còn xa, vấn đề gần hơn là những chiến sĩ công an, quân đội bị thương này có được động viên, chăm sóc như những vụ công an bắt cướp bị thương, hoặc những vụ công an chạy xe nhanh đuổi người không đội mũ bảo hiểm bị tử nạn gần đây? Ngành công an, quân đội có “Nhân điển hình” học tập tấm gương của các công an đã bị thương khi làm nhiệm vụ “chiến đấu với nhân dân” hay không? Sự hi sinh xương máu nào cũng đớn đau, thực hiện mệnh lệnh cũng như nhau, lẽ nào bên trọng, bên khinh?
Chủ tịch UBND TP Hải Phòng tặng bằng khen sau cuộc Tổng diễn tập chống bạo loạn. Ảnh ANHP
Mẫu bằng Tổ Quốc ghi công cũ: Hi sinh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
Trong giấy khen, biểu dương thành tích hoặc “Bảng Gia đình vẻ vang” của những chiến sĩ này sẽ ghi gì? Chắc chắn không thể ghi là “Chiến đấu với địch” vì đây là nhân dân?
Hay sẽ được ghi: Đã có thành tích trong chiến đấu với nhân dân và bị thương anh dũng tại Cống Rộc, xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng.?.
Nói gở mồm, nhỡ một vài chiến sĩ hi sinh ở những vụ việc như trong vụ này, thì bảng Tổ Quốc Ghi Công sẽ ghi ra sao?
Chẳng lẽ sẽ ghi vào đó: Đã anh dũng hi sinh trong sự nghiệp chiến đấu với nhân dân và người dân cùng đường nên chống trả(?)
Trong trường hợp đó, có lẽ cần soạn mẫu mới cho những tấm bằng Tổ Quốc Ghi Công và bằng khen, nếu việc đưa lực lượng vũ trang nhân dân đi đàn áp nhân dân vẫn còn tiếp diễn.
Hà Nội, kỷ niệm 33 năm, ngày chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược
17/2/2012
  • J.B Nguyễn Hữu Vinh

 

Em và con hãy đi cùng anh

Tác giả: – ĐCV
Biên giới phía Bắc năm 1979
Không đi xe và cũng chẳng đi giày
Em và con cùng anh đi tới nơi bạn bè anh ngã xuống
Thắp hương đi con cho các chú
Thắp hương đi em cho các anh
Dưới mồ kia quân phục vẫn màu xanh
Chất diệp lục chiết ra từ máu đỏ
Hơn ba mươi rồi con ạ
Ngày ấy mẹ con mới sinh thành
Ngày ấy ba còn ôm súng
Hơn ba mươi năm sau mới được ôm con
Khẽ bước chân đi em
Con cũng đừng chạy nhảy
Những nấm mồ như phím dương cầm
Nước mắt em và con xin bấm vào nốt trắng, nốt đen và dấu lặng!
Bản bi hùng ca sẽ nổi lên như bão
Và nghĩa trang là mắt bão
Nơi này thường lặng im chỉ có gió ngầm
Em và con hãy đi cùng anh
Đi chân đất không cần mang giày dép
Mới cảm được tiếng hát, lời thơ bạn bè anh dưới ấy
Hạt lúa nuôi mình mọc từ đất đấy thôi
Con ơi! Ba đã khóc khi thấy một chiếc nôi
Cháy một nửa
Người lớn chẳng nằm nôi mà mà thế hệ mẹ con nằm đấy
Và em có biết không?
Một quyển thơ tình của Puskin trong thư viện Lạng Sơn
Một nửa cháy và nửa kia ám khói
Cuộc hành hương hôm nay
Ngày 17 tháng 2 năm 2012
Nơi đất thánh là vùng biên ải
Đồng đội của ba không cần đóng đinh trên Thánh Giá
Chỉ mong mỗi người không một phút lãng quên.
Praha 17.02. 2012
© Trần Ngọc Tuấn

 

Dân sai: “tù” – Quan sai: “sót” ?

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) – Nói như TS Đặng Hùng Võ (người từng đứng đầu bộ phận của CP giám sát việc quản lý đất đai cả nước): “Không cần phải xuống tới đồng đất Cống Rộc Vinh Quang, nhìn đọc trên các văn bản của Huyện Tiên Lãng ban hành là đã thấy sai trái mười mươi rồi”. Nhưng lạ lùng, ngần ấy cơ quan đảng và nhà nước bao nhiêu con người từ TP/HP xuống huyện, xã gần 10 năm trời không lẽ kiến thức hạn hẹp tới mức họ không gõ được vào Laptop để xem Luật Đất Đai 2003 và Nghị Định 181/2004/NĐ-CP 29/10/2004/TT/CP. 
Nội dung chứa đựng những gì? và hướng dẫn thực hiện ra sao? Còn nói có biết, nhưng vì sao lại trực tiếp hay gián tiếp làm cho sự việc cưỡng chế súng nổ máu rơi nhà cửa tài sản người dân tàn phá trái pháp luật xảy ra trên ao đầm ông Vươn ở Cống Rộc, thì cái giá phải trả cho trách nhiệm, chỉ có 2 giải pháp để nhóm người lộng quyền này lựa chọn là: 1) Tự nguyện xin về quét nhà cho vợ; 2) Trả lời trước Pháp Luật.
Sau khi “Bác sĩ Dũng” về Hải Phòng chẩn đoán kết luận: Căn bệnh khá nặng do dòng “virus lộng quyền, lợi ích nhóm” lây truyền từ UBND/TP/HP xuống huyện Tiên Lãng và xã Vinh Quang, phát đồ trị liệu “kỷ luật” được đưa ra trước mắt là “Kiểm Điểm”.
Người ta chưa biết hậu kiểm điểm ra sao, nhưng cũng dự đoán những từ ngữ “thiếu sót” hay “sai sót” sẽ rất có giá để các “quan” ưu ái tận dụng đính vào bản kiểm điểm của mình, dự đoán thế thôi, nhưng lại y như thật.
Tại cuộc họp báo công bố với báo chí vào chiều tối ngày 16/2, ông Phạm Văn Phích – Phó Chánh án Tòa án nhân dân TP Hải Phòng cho biết “việc thẩm phán Ngô Văn Anh đã dùng tư cách cá nhân để trả lời đơn với đương sự trong vụ án hành chính mà ông Đoàn Văn Vươn khởi kiện Quyết định số 461/QĐ-UB của UBND huyện Tiên Lãng là do nhầm lẫn, thiếu sót. ông Phích cho hay, việc nhầm lẫn của ông Anh chỉ là một phần nguyên nhân trong vụ việc ông Vươn chống người thi hành công vụ. Các thẩm phán thiếu sót trong vụ việc này có thể xem là thiếu trách nhiệm. Theo đó, các tập thể, cá nhân đã nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm trong việc giải quyết vụ việc trên và tự nhận hình thức kỷ luật do thiếu sót của mình.” 
Rất tiếc, một đoạn trả lời ngắn, nhưng ông Phạm văn Phích dùng từ “Thiếu Sót” cho đồng nghiệp mình hơi nhiều, tuy nhiên chính ông Phạm Văn Phích, Phó Chánh Án lại cũng phạm “thiếu sót” khi nói không trung thực, ông Ngô văn Anh, ngoài cái “nhầm lẫn” mà ông Phích đề cập ở trên thì còn 2 cái “không nhầm lẫn” rất nặng, khá nghiêm trọng cho một thẩm phán xét xử, có thể bị truy tố đó là: Thẩm phán ngồi xét xử phiên toà thì phải căn cứ vào luật, lấy pháp luật làm kim chỉ nam để phán quyết, vì sao ông Ngô Văn Anh:
1) Không dựa trên cơ sở Luật Đất Đai để kết luận việc giao đất của UBND huyện Tiên Lãng có đúng các quy định của pháp luật về đất đai hay không để làm rõ đúng – sai trong việc ông Vươn khởi kiện UBND huyện Tiên Lãng thu hồi diện tích đất không đúng theo luật của ông Vươn?.
2) Thay vì tổ chức xét xử theo đúng quy định, thẩm phán Ngô văn Anh lại hướng dẫn hai bên làm biên bản thỏa thuận rồi đình chỉ xét xử phúc thẩm, sau này lại khẳng định “biên bản thỏa thuận” này do ông lập nên tại tòa có chữ ký của chính ông ấy là không có giá trị pháp lý?
Chính những cái “thiếu” có chủ đích nhưng không hề là “sót” này đẩy ông Đoàn Văn Vươn đến cái “sai” để thành tù nhân hôm nay! Hậu quả có đủ nghiêm trọng chưa để truy tố tội “thiếu trách nhiệm? Nó có làm cho lương tâm cả 2 ông ray rức? Khi biết rằng cái tôn chỉ của Toà Hành Chính nơi ông Phích đang ngồi làm Phó Toà là: “Đưa ra những phán quyết bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trước những hành vi hành chính và quyết định hành chính trái pháp luật của người đứng đầu cơ quan nhà nước.”
Ông Nguyễn Văn Phích – Phó chánh án toà án TP/Hải Phòng 

 

“Hoa cải họ Đoàn”, 9 điều vụn vặt

Nhân Hòa – Boxitvn
Qua vụ, tạm gọi là ‘Hoa cải họ Đoàn’, mình nhận ra nhiều điều để dành cho con cháu, xin viết dần để bầu bạn chỉ cho chỗ sai. Bị nhiễm ‘dịch truyền hình phim Trung Quốc’, và người ta chỉ dạy có thế, mình đành dùng một số từ Hán – Việt. Biết sai, biết mắc mưu đồng hóa của hệ thống, mà chưa thể viết Việt hơn. Cầu mong giới yêu nước có học, sớm bổ sung Đại từ điển tiếng Việt và Từ điển Bách khoa để người viết bớt buồn. Mình làm kĩ thuật, nghèo chữ quá, xin lỗi trước.
1. Xây NHÀ nước bằng GẠCH NHÂN QUAN và XI MĂNG NHÂN LUẬT, NHÀ nước vững bền. Dùng GẠCH CẨU QUAN (như Nghĩa, Hiền, Hoan, Liêm, Ca, Thoại, Anh, Mai…), dùng XI MĂNG CẨU LUẬT (như các điều luật có thể bỏ tù anh em Đoàn Văn Vươn), cột to mấy nhà cũng đổ.

Toàn bộ cách ứng xử trong vụ Tiên Lãng chứng tỏ, ở Hải Phòng, nhóm CẨU QUAN đông hơn quân Nguyên. Khó hi vọng sáng sủa, nếu triết lí dùng người không thay đổi.
Triết lí dùng người là thước đo độ “sạch” của xã hội.
Trong xã hội văn minh, quan xử ác, làm sai, nói bậy… thì đuổi xuống để người khác làm. Hệ thống lập tức vận hành theo cách đúng hơn, sạch hơn. Ông cha mình tổng kết: ‘Tân quan, tân chính sách’ là thế. Qui luật tự nhiên là thế. Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh, Pháp, Mĩ, Na Uy, Đan Mạch, Thụy Điển… theo qui luật tự nhiên nên khác ta. Trung Quốc chỉ dám theo Tư bản giãy chết (thị trường), để hàng trăm triệu dân khỏi chết đói, sau khi Mao Trạch Đông về trời!
Trong xã hội hoang dã, quan xử ác, làm sai, nói bậy… cho làm lại, nói lại n lần (vì lấy đâu đủ CẨU QUAN để dùng!). Đời sống tự nhiên là: bà mẹ sinh đứa con tật nguyền, vẫn vỗ về, che chắn suốt đời; CẨU QUAN đẻ ra chính sách tật nguyền cũng thế. Bảo họ “tự sửa, tự phê bình nghiêm khắc, rút kinh nghiệm nghiêm khắc, rút bài học sâu sắc” là trái luật tự nhiên, ai tin? CẨU QUAN hoặc thân tín nhà nó ngồi lù lù ra đấy, dân chỉ còn cách duy nhất, tự biến mình thành trâu bò chó lợn cừu thỏ… để tồn tại. Sĩ quan cao cấp, Đại tá Ca Ca, gọi thế là “THUẦN” (dưỡng).
2. Nhà (gia đình) là tế bào của một nước, là một nhà nước thu nhỏ. Nước có lãnh thổ, nhà có đất đai. Kẻ nào, bảo không nghe, xâm phạm, đánh! Triết lí của Đông Tây Kim Cổ đều thế. Nhân dân, Quân đội ta không bị loài người lên án mà còn được tôn vinh khi giết hàng vạn lính Pháp, Tàu, Khmer đỏ là vì thế. Bỏ tù anh em Đoàn Văn Vươn là tự bôi bẩn hành vi anh hùng tự vệ chính đáng của Nhân dân và Quân đội ta. Điều luật nào (nếu có) bỏ tù anh em Đoàn Văn Vươn là trái đạo trời, gây rối xã hội, đốt bỏ!
3. Hôm 14.2.12, ở Quảng Ngãi (Nghĩa Hành), người ta cho bắt khẩn cấp “CẨU DÂN” Nguyễn Mùi về tội HÀNH HẠ con gái nuôi 10 tuổi. Tại sao Hải Phòng chưa cho bắt khẩn cấp nhóm “CẨU QUAN” Nghĩa – Hiền – Hoan – Liêm – Anh – Thoại – Ca… can tội TRƯỜNG KÌ HÀNH HẠ hàng loạt dân lành Tiên Lãng, đến nỗi ông Lê Đình Thảo uất ức mà chết. Bọn “CẨU QUAN” Hải Phòng có kim bài miễn tội sao???
4. Rất cám ơn nhà văn chiến trường Quang Vinh đã điểm mặt cẩu quan Ngô Văn Anh. Thật ra lúc đầu mình nghĩ, vì còn lương tâm, ông lập mưu đánh cờ hòa (hòa giải), để một mặt tránh đối đầu với đám CẨU QUAN quá mạnh ở Tiên Lãng, một mặt dân ít thiệt nhất. Trong bối cảnh hiện nay, như thế là ít xấu. Tuy nhiên, diễn biến trái ngược sau đó, hắn lặn mất tăm, chứng tỏ Ngô Văn Anh thuộc nhóm SIÊU CẨU QUAN, lại do Chủ tịch nước trực tiếp bổ nhiệm, thật là cực kì nguy hiểm. Tôi đoán, ông Chủ tịch nước sẽ làm những việc cần làm. Nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào… “độ phức tạp hệ thống”.
5. Anh em Đoàn Văn Vươn không phải là thánh, nhưng hội đủ tố chất là công dân ưu tú trong một xã hội tiến bộ.
- Nhà họ Đoàn lao động dũng cảm, thông minh, sáng tạo; đánh thắng biển dữ, bổ sung cho xã hội 40 ha đất nông nghiệp, thủy sản. Diện tích này sẽ nuôi được rất nhiêu người đến ngàn năm sau (trong khi Tổng đội Thanh niên Xung phong Tiên Lãng thất bại!).
- Nhà họ Đoàn nhẫn nhịn chịu đựng, kiên trì đấu tranh “nghị trường” nhiều năm, nhiều ngàn ngày với hệ thống cẩu quan tội phạm. Thất bại, họ thông minh nổ súng hoa cải, vừa đủ thức tỉnh xã hội về một hệ thống méo mó.
Công nhà họ Đoàn rất lớn với nhân dân và cả Đảng cầm quyền.
Điều nào của pháp luật bỏ tù nhà họ Đoàn, đốt bỏ! Tòa án nào bỏ tù nhà họ Đoàn, đốt đền!
6. Nhà nước là ngôi nhà, pháp luật là xi măng. Xi măng dởm, cột to mấy nhà cũng đổ.
Pháp luật của xã hội VÌ DÂN luôn tuân theo luật NHÂN – QUẢ. Kẻ tạo ra nguyên NHÂN gây hậu QUẢ bi thảm, bị bị trừng trị khốc liệt, bằng mọi cách có thể: bẫy chông, gài mìn, hạ độc, chặt đầu… CẨU QUAN, ĐIÊU DÂN đều ngán. Quản lí xã hội nhẹ tênh.
Hiến pháp, pháp luật do một nhóm người cố ý viết ra là thứ “không thật”, coi QUẢ nặng hơn NHÂN, QUẢ làm nặng GỐC CÂY, QUẢ có tội. Dựa vào đó, lâu nay, bọn CẨU QUAN rất thành thạo qui trình sau:
Bước một. CẨU QUAN: xử lí công việc thật ngang ngược, thật trái đạo, thật đê hèn…
Bước hai (tất yếu xảy ra). LƯƠNG DÂN: chống lại = chống chính quyền, chống người thi hành công vụ. Quả mắc tội làm nặng gốc cây. Tù! Hết!
Nếu nhà họ Đoàn bị tù, họ chỉ là nạn nhân tiếp theo của kiểu pháp luật “BẪY DÂN”.
7. Đích bắn của bộ đội ta là Đặng đồng chí, Pônpốt đồng chí. Biết nguy hiểm, hai đồng chí này đẩy lính Tàu, lính Khmer đỏ ra làm bia đỡ đạn.
Đoàn Văn Quý nổ súng là nhằm cảnh cáo bọn CẨU QUAN Nghĩa, Hiền, Hoan, Liêm… Biết nguy hiểm, các đồng chí này đẩy bộ đội và công an ra đỡ đạn. CẨU QUAN mắc tội, âm mưu giết người để vu vạ, che đậy tội ác. Anh em họ Đoàn không có động cơ nào để bắn vào Công an và Bộ đội. Vừa thương vừa giận các chiến sĩ ngu trung. Thử theo TS Nguyễn Xuân Diện, phát động phong trào chia sẻ với 6 chiến sĩ và anh em họ Đoàn, để kiểm chứng.
8. Cám ơn nhà văn chiến trường Nguyễn Quang Vinh về bài phóng sự ngày 15.2.12, không kìm nổi xúc động.
Cái gốc của vấn đề có lẽ ở chỗ, Đảng cần tập trung đất đai và mọi thứ vào tay mình. Ngoan thì cho, cãi thì cắt. “Định hướng” là đến chỗ đó. Hàng triệu nông dân được thuê lại mảnh đất của ông cha mình. Anh em Đoàn Văn Vươn suýt chết để được thuê lại mảnh đất mình đã giành giật từ biển dữ. Đó là ơn đức!
Các nước văn minh họ làm thế nào nhỉ? Mình được người thầy đáng kính, người bạn vong niên Hà Nghiệp, cố trợ lí hai đời Tổng Bí thư kể cho nghe về tư duy trên đất của Đài Loan. Anh khen: “Nó làm hay lắm, không lộn xộn như ta. Cậu biết để biết thôi nhé!”. Tiếc là phân tâm, không nhớ kĩ. Đến bây giờ mình cũng không hiểu Mĩ, Hà Lan, Thụy Điển, Nhật, Hàn… họ quản lí thế nào mà nông dân họ khổ thế! Nam thanh nữ tú của ta phải chạy đủ tiền mới được sang đó chịu khổ thay. GS Nguyễn Lân Dũng cung cấp thông tin, nước Mỹ, trong hơn 313 triệu dân, chỉ có hơn 1 (một) triệu làm nông nghiệp, vẫn thừa dùng và xuất khẩu hàng đầu thế giới nhiều sản phẩm. Không biết đảng Dân chủ, Cộng hòa đã giành giật đất với dân thế nào để nắm quyền lãnh đạo?
9. Tôi hoàn toàn ủng hộ kiến nghị của LS Trần Vũ Hải.
Thêm một ý nhỏ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vừa qua đã làm nhiều việc hợp lòng dân quanh vụ này, xứng đáng với vai trò Mặt trân. Mặt trận là nơi giới thiệu ông Lương Văn Thành Viện trưởng Kiểm sát, bà Nguyễn Thị Mai Chánh án,… vào Quốc hội. Bằng trách nhiệm với “sản phẩm”, nên chăng ta đề nghị Mặt trận xem xét, có thủ tục hợp lí, rút phép thông công các đại biểu do mình giới thiệu, nếu họ không hoàn thành nhiệm vụ trước dân. Điều này là bùng nhùng, phức tạp, vướng phải chiến lược bùng nhùng hóa mọi thứ để dân không tìm được lối ra. Tuy nhiên, về lí thuyết, Mặt trận quản lí tất cả các tổ chức, phe nhóm, đảng phái… vẫn có thể tìm cách tháo gỡ. Nếu luật Mặt trận còn thiếu thì nên khẩn cấp bổ sung cho tương lai. Đây cũng là cách kiểm soát quyền lực.
N. H.
Hà Nội 16.2. 2012
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
Được đăng bởi bauxitevn

 

Những vấn đề từ “sở hữu toàn dân”

Vũ Quang Việt  -Boxitvn
(TBKTSG) – Tôi rất đồng ý với GS. Võ Tòng Xuân về việc đặt lại quan điểm sở hữu toàn dân về đất đai, tài nguyên, và rừng biển (bài Đã đến lúc phải nhìn thẳng vào vấn đề đất đai – TBKTSG số ra ngày 9-2-2012). Đây là điều tôi cũng suy nghĩ từ lâu nay nhân dịp này xin trao đổi những suy nghĩ sơ lược dưới đây. Những điều này cần được nhiều người cùng phân tích sâu hơn.
Ở Việt Nam, khái niệm sở hữu toàn dân trong Luật Đất đai đặt ra một số vấn đề:   
1. Luật Đất đai Việt Nam chủ yếu hạn chế quyền tư hữu về ruộng đất đối với nông dân. Trừ đất ở, đất đai không thuộc về công dân. Trong khi mọi tài sản khác đều có chủ và quyền sở hữu được luật pháp bảo vệ. Như thế Luật Đất đai đã tước đoạt quyền sở hữu của cải của nhân dân, đặc biệt là nông dân. Ở bất cứ nước nào, của cải lớn nhất của dân là đất nhưng ở Việt Nam thì không thể. Nông dân chỉ có thể là người nghèo hoặc thoát nghèo chứ không bao giờ vươn lên làm giàu từ mảnh đất của mình được.

2. “Nhà nước” có thể lấy lại đất bất cứ lúc nào và giá trị bồi thường là do “nhà nước” quyết định. Chúng tôi để “nhà nước” trong ngoặc kép là vì ở đây có thể là chính quyền cấp huyện hay thậm chí cấp xã.
3. Ở các nước, không có ý niệm sở hữu toàn dân. Như ở Mỹ, quyền công hữu đất đai và tài nguyên thuộc về các địa chỉ rõ ràng: chính phủ liên bang hoặc chính quyền tiểu bang, hay thành phố (60% thuộc tư hữu, 40% thuộc công hữu, trong đó 28% thuộc chính phủ liên bang, 9% thuộc chính phủ bang và chính phủ cấp tương đương tỉnh hay thành phố, 2% thuộc dân da đỏ). Không có đất đai, tài nguyên nào lại thuộc huyện, xã như ở Việt Nam. Quyền sở hữu và trách nhiệm được quy định rất rõ ràng. Để bảo đảm lợi ích chung của khu vực mà lợi ích có thể mâu thuẫn nhau, đất đai bờ biển có thể thuộc khu vực rộng lớn (vượt trên bang, tỉnh, thành phố) thì có cơ quan công quyền liên tiểu bang/liên tỉnh sở hữu để giải quyết nhu cầu chung về hạ tầng cơ sở. Thí dụ, có Port Authority of New York and New Jersey sở hữu đất đai và bờ biển thuộc hai bang New York và New Jersey để quản lý chung nhằm phát triển giao thông (phi cảng, hải cảng, cầu cống, đường sá nối liền hai bang) hoặc có Tennessee Valley Authority sở hữu đất đai và tài sản khác nhằm chống lũ lụt, xây dựng giao thông, quản lý đất đai, cung cấp điện, phát triển kinh tế chung ở khu vực sông Tennessee. Đây là các công ty công không vì mục đích lợi nhuận, do các bang khu vực cử người quản lý, điều hành, không dựa vào thuế của dân mà dựa vào phí dịch vụ. Đất đai và tài nguyên công thuộc công quyền được quy định rất rõ ràng. Cách quản lý theo khu vực như trên tránh cho việc cạnh tranh xây dựng cảng, khu công nghiệp theo kiểu phong trào như ở Việt Nam.
4. Quan điểm về kinh tế vùng, công quyền vùng, quy hoạch, trách nhiệm vùng gần như chưa có ở Việt Nam. Ngay cả đến cơ sở của ngân hàng trung ương hiện nay nằm ở tỉnh và thành phố có thể bị lợi ích cục bộ ảnh hưởng thay vì thực hiện chính sách vùng. Làm thống kê cũng thế, số liệu cũng bị lợi ích địa phương bóp méo. Đây là điều cần suy nghĩ.
5. “Nhà nước” được định nghĩa là các cơ quan công quyền tỉnh, thành phố và huyện. Cho nên sở hữu toàn dân biến thành sở hữu của các cơ quan công quyền các loại, chứ không còn là thuộc toàn dân thực sự. Chính nhà nước trung ương và tỉnh cũng không biết để quản lý các hoạt động sử dụng đất đai của địa phương (các cơ quan công quyền theo luật chỉ phải theo quy hoạch chung, nhưng địa phương lại có quyền đề nghị thay đổi quy hoạch và thực tế thì quy hoạch chung này chưa chắc đã có và nếu có thì biết ai sẽ kiểm soát việc thực thi và có khả năng kiểm soát đến đâu). Kết quả là đất đai và tài nguyên thiên nhiên không còn nằm trong quyền sử dụng vì lợi ích quốc gia mà vì lợi ích cục bộ, thậm chí để làm giàu cá nhân.
Tôi cũng xin nói thêm một ý về việc thu hồi đất. Hiện nay Luật Đất đai cho phép thu hồi đất với hai loại mục đích:
• Điều 39 – Thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng
• Điều 40 – Thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế
1. Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế trong trường hợp đầu tư xây dựng khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế và các dự án đầu tư lớn theo quy định của Chính phủ.
Việc thu hồi đất được thực hiện theo quy định tại điều 39 của luật này.
2. Đối với dự án sản xuất, kinh doanh phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt thì nhà đầu tư được nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân mà không phải thực hiện thủ tục thu hồi đất.
Hai mục đích thu hồi đất trên hoàn toàn khác nhau. Điều 39 là vì lợi ích chung. Điều 40 lẫn lộn mục đích chung và mục đích tư. Ở các nước thường chỉ cho phép thu hồi vì lợi ích chung. Lấy đất của nông dân, của một tư nhân này để giao cho một tư nhân khác (làm sân golf chẳng hạn) không thể gọi là vì mục đích chung. Có những trường hợp hiếm hoi cần thu hồi thì cần có luật đặc biệt bảo vệ quyền lợi bình đẳng của tư nhân, không thể coi một tư nhân làm sân golf, làm công nghiệp hơn tư nhân là nông dân. Chỉ cần có sự đi đêm giữa quan chức và nhà đầu tư tư nhân thì nông dân không còn có quyền gì nữa.
Được đăng bởi bauxitevn

 

Khoa học Nga hậu Xô Viết

Khiết Đam – Boxitvn
Bài viết dưới đây nói về khoa học Nga, nhưng do nội dung chỉ nói đến khoa học–kỹ thuật, nên mới có thể nói qua loa tới một “nền khoa học Nga hậu Xô-Viêt”. Còn nếu định nói thêm cả về khoa học xã hội–nhân văn, thì e rằng hơi liều lĩnh! Lý do duy nhất: ngay sự tồn tại một nền văn hóa “xô viết” đã là điều đáng ngờ rồi, nói gì đến “triết học xô viết”, “khoa học nhân văn xô viết”!
Nhà nghiên cứu Nguyễn Chí Tình, trong giai đoạn hoàn thiện tác phẩm đồ sộ “cãi nhau” với Samuel Huntington về chuyện “đụng độ giữa các nền văn minh”, đã nêu cho tôi một câu hỏi: có nền văn minh Lưỡng Hà, có nền văn minh Cổ đại Ai Cập và Hy Lạp–La Mã, có nền văn minh Nhật Bản, Ấn Độ, hoặc nền văn minh phương Tây hiện đại, …, vậy có hay không có một nền văn minh xô viết?
Lúc đó, chúng tôi hầu như đã thống nhất ý kiến với nhau như thế này. Văn hóa, đó là mọi thứ gì con người làm ra khiến cho cái thiên nhiên không còn là cái thiên nhiên hoang dã nữa. Có một con sông hoang dã trong giới tự nhiên, nhưng lâu dần, đã có những công trình bao quanh con sống ấy: ruộng vườn, đê điều, làng mạc, lối canh tác, quan hệ con người, tục lệ, tín ngưỡng, … , và vô vàn dấu hiệu văn hóa do con người tạo ra ở chính nơi đó… Một nền văn hóa như vậy đòi hỏi cả ngàn vạn năm vun quén – vì vậy mà theo từ nguyên Tây phương culture có nghĩa văn hóa và cũng mang nghĩa vun trồng.
Khi một nền văn hóa đủ sức hấp dẫn như một cái mẫu để lan tỏa đi xa, xa cả trong không gian và xa cả trong thời gian, khi đó nó thành một nền văn minh. Khái niệm văn hóa văn minh được định nghĩa như vậy có thể giúp chúng ta tự trả lời câu hỏi: đã có hay không có một nền văn minh xô viết?!
Sức lan tỏa của văn hóa và văn minh không bao giờ có thể thực hiện được nhờ áp đặt. Những đạo quân Mông Cổ xưa từng mang nền văn minh sữa ngựa đi gieo rắc khắp thế giới (chỉ chưa có tàu thuyền để vượt biển qua châu Mỹ và châu Phi thôi). Thế nhưng, khi những con ngựa chiến đó lui quân, con người của nền văn minh lúa gạo vùng đồng bằng sông Hồng chẳng hạn lại vẫn ta về ta tắm ao ta với gạo tám thơm, với cốm xanh hồng đỏ và chuối trứng cuốc, và vô khối cô gái Thái Bình năm tấn thời nay khi bị ốm vẫn không chịu uống sữa! Trên bức tường Berlin người Đức cố ý để sót lại làm chứng tích, ta thấy một tấm ảnh đồng chí Brezhnev hôn vào miệng đồng chí Honecker – một sự giễu nhại nền văn hóa hôn giữa đàn ông với nhau, vốn là của Nga thì nó đẹp, áp đặt sang cho đàn ông Đức thì tởm lợm!
Vào những năm nền nông nghiệp Liên Xô bỗng dưng bội thu ở thế kỷ trước nhờ “xuân hóa lúa mì” và ngẫu nhiên lai ghép khoai tây với cà chua chẳng hạn, ông Stalin liền hứng chí bắt khoa học xã hội và nhân văn thuộc “thiên tài đảng ta” phải tuyên truyền cổ xúy cho một nền khoa học vô sản – ai không theo thì bỏ tù hoặc thủ tiêu cho gọn chuyện. Chết cả triệu người song may lắm là có một nền khoa học nông nghiệp, tịnh không có và không thể có nền khoa học vô sản! (Dominique LECOURT, Lyssenko, câu chuyện có thật về một “nền khoa học vô sản” (Lyssenko, Histoire réelle d’une science prolétaire”) Francois Maspéro xuất bản, Paris, 1976 – sẽ có dịp xuất bản tại Hà Nội bằng tiếng Việt.
Bình luận dài dòng vậy chỉ cốt nói điều này: không có nền khoa học xã hội và nhân văn hậu kỳ xô viết, đơn giản chỉ vì nó chưa từng có ở ngay chính giữa thời xô viết, mà chưa có thì lấy đâu ra cái hậu kỳ của nó?
Xin hứa một dịp khác sẽ có hẳn một bài kỹ hơn về nội dung này. Hôm nay, xin không lạm dụng thêm thời giờ của bà con. Kính chào!
Phạm Toàn

Bài 1: Di sản một thời thành phế tích

Sau ngày Liên Xô tan rã, Nga đã để mất một thế hệ các nhà khoa học, một số khác bốc hơi khỏi nước Nga, nhiều người đã và đang xếp hàng để đi ra nước ngoài…
LTS: Liên Xô mà nòng cốt là nước Nga từng là cường quốc về nghiên cứu khoa học, là nước đầu tiên đưa vệ tinh và con người vào vũ trụ… Sau 20 năm kể từ ngày Liên bang Xô Viết tan rã, Nga thành quốc gia độc lập, nền khoa học uy tín một thời của nước này hiện ra sao?
Khoa học từng tạo ra uy tín và sự ủng hộ của người dân Liên Xô. Không chỉ ở lĩnh vực vũ khí hạt nhân và khoa học vũ trụ, các nhà sinh học chuyên sâu Liên Xô từng tạo ra ngân hàng hạt giống hàng đầu thế giới, đảm bảo cho nước này tồn tại cả khi phát xít Đức bao vây Leningrad đến 900 ngày. 10 giải thưởng Nobel (chín cho vật lý và một cho hóa học) đã khẳng định vị trí cường quốc trên lĩnh vực nghiên cứu khoa học của Liên Xô.
Thế nhưng sau 20 năm kể từ 1991, những di sản ấy đang teo tóp dần.
Vận hành trong kiệt lực
Mấy thập niên qua, nước Nga đã đổ tiền của vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học, cố gắng bù đắp khoảng trống do sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991 gây ra. Nhưng việc này không đưa lại kết quả như mong đợi.
Tại Pushchino – một trong những kho công cụ đầy ắp của nền khoa học Liên Xô ngày nào, một khu đô thị bí mật, đặc biệt, dành cho những nghiên cứu có uy tín của ngành sinh học – các phòng thí nghiệm đang thoi thóp.
Chính phủ Nga chuyển sang ưu tiên tập trung vào những dự án mới hơn. Các chương trình khoa học của nhà nước được đầu tư gấp ba lần kinh phí trong vòng 10 năm qua nhưng thành tựu đạt được lại không tương xứng. Số bài nghiên cứu của Nga được công bố trên các tạp chí khoa học bằng với năm 1990, trong khi thế giới đang tiến như vũ bão. Tình hình trên đã tác động đến cả Mỹ – quốc gia phụ thuộc vào tàu vũ trụ Nga trong việc đưa các phi hành gia lên trạm không gian quốc tế.
Pushchino được xây dựng vào năm 1966 trong một khu rừng nằm dọc sông Oka, cách Moscow khoảng 75 dặm về phía nam. Đây là một trong hàng chục thành phố khoa học đặc biệt được xây dựng trên khắp lãnh thổ Liên Xô, do Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô quản lý. Với hơn 1 triệu nhân lực trên toàn quốc vào thời kỳ hoàng kim của mình, cái học viện tự trị này – chứ không phải các trường ĐH – điều hành các viện nghiên cứu đã tiến hành các nghiên cứu theo yêu cầu của đất nước. Viện phân phối căn hộ, quản lý các bệnh viện, bỏ tiền nuôi các nhà trẻ, thể hiện sự ưu ái đối với các nhà khoa học tầm cỡ ngôi sao của đất nước. Ngày nay, nước Nga vẫn điều hành các thành phố này nhưng trong sự kiệt lực.
Viện Hàn lâm vẫn còn đấy, phần lớn chuyên gia vẫn là người Nga nhưng nó giờ là một tổ chức khổng lồ và uể oải.
clip_image001
Tổng thống Dmitry Medvedev bên tên lửa Topol ở sân bay vũ trụ Plesetsk. Ảnh: Kremlin.ru
Sống lay lắt với đồng lương bèo bọt
Bây giờ nhìn lại những cơ sở nghiên cứu do Liên Xô xây dựng trước đây chẳng khác nào những bộ khung “da bọc xương” già nua, cũ kỹ. Các phòng thí nghiệm được trang bị nghèo nàn và nhà nghiên cứu nhận mức lương thảm hại.
20 năm sau ngày Liên Xô tan rã, Nga đã để mất một thế hệ các nhà khoa học, một số khác bốc hơi khỏi nước Nga…
Tại Viện Sinh hóa và Sinh lý học về vi sinh, 70% các nhà nghiên cứu trên 50 tuổi. Vị giám đốc đã bước vào tuổi 73.
Natalia Desherevskaya – một nhà sinh vật học của viện nói: “Suốt 20 năm qua, tất cả những gì tích cực từng tồn tại trong thời Xô Viết đã bị phá hủy và không có gì thay thế chúng”.
Ở tuổi 37, Desherevskaya đang đứng ở ngã ba đường: bỏ nước Nga ra đi để tìm chân trời nghiên cứu khoa học mới hay giữ mãi những cái đang có trong sự bào mòn lý tưởng, sự kỳ vọng của một thời tuổi trẻ. Mắt cô sáng lên khi cô nói về nghề nghiên cứu của mình. Tuy nhiên, hoàn cảnh làm việc hiện nay tại viện nghiên cứu lại khiến cô chán ngấy. “Tại sao tôi lại làm cái việc húc đầu vào cửa này?” – cô tự hỏi. Bước trên những đại lộ to rộng theo thiết kế của Liên Xô những năm 1960, cô kể rằng hơn một nửa bạn học của cô ở Nizhny Novgorod hiện đang sống ở nước ngoài.
Tại Pushchino cũng như trên toàn nước Nga, số người trong độ tuổi làm nghiên cứu hiệu quả nhất – từ 35 đến 50 tuổi – đang thiếu. Hầu hết đã rời bỏ khoa học hoặc đi khỏi nước Nga. Một đồng nghiệp cùng tổ với Desherevskaya hiện ở Nhật Bản. Người bạn thân thiết nhất đã định cư tại Úc. Một người khác đang làm việc ở Scotland.
Xa vời giấc mơ “thung lũng Silicon”
Dưới sự chỉ đạo của Tổng thống Dmitry Medvedev, nhà nước đã chi ngân sách hàng tỉ USD để đầu tư một trung tâm công nghệ cao gọi là Skolkovo với tham vọng sẽ tạo ra một thung lũng Silicon của Nga. Viện Kurchatov, nơi phát triển vũ khí hạt nhân của Liên Xô trước đây, là một trung tâm độc lập được ưu tiên và đã phát triển thành một loạt cơ sở. Điều hành viện này là những người bạn thân cận của Thủ tướng Putin.
Đồng thời, bộ trưởng Giáo dục và Khoa học Nga đang cố gắng tạo ra các trung tâm nghiên cứu ở các trường ĐH theo mô hình phương Tây, mặc dù bản thân các trường ĐH là những “tảng đá nguyên khối” quan liêu, cồng kềnh.
Năm 1998, các nhà khoa học Nga xuất bản khoảng 27.000 bài viết trên các tạp chí quốc tế, kể từ đó con số này vẫn chưa khá khẩm lên. Điều đó có nghĩa là sự đóng góp về khoa học của Nga đối với toàn cầu giảm 30%. (Ông Mikhail Kovalchuk, người đứng đầu Viện Kurchatov, chế giễu điều này và nói rằng sẽ ra sức khởi động nhiều tạp chí hơn nữa để xuất bản các công trình nghiên cứu của Nga.) Năm 1994, có hơn 1,1 triệu người làm việc trong các lĩnh vực nghiên cứu và phát triển ở đây. Đến năm 2008, con số này là 760 ngàn người, giảm gần phân nửa.
Nga có hai trường ĐH được xếp trong tốp 500 toàn thế giới theo bảng xếp hạng hằng năm do Trường ĐH Giao thông Thượng Hải (Trung Quốc) thực hiện (theo bảng xếp hạng này, nước Mỹ có 156 trường cả thảy). ĐH Quốc gia Moscow, con chim đầu đàn của giáo dục ĐH Nga, bị rớt hạng từ thứ 66 (năm 2004) xuống thứ 74 (năm 2010). Cụ thể, về công tác nghiên cứu khoa học, ĐH này bị tụt hậu so với thế giới, rớt 10 bậc kể từ năm 2007, ngay cả khi chính phủ Nga nỗ lực biến nó thành một trung tâm nghiên cứu hàng đầu.
Tham nhũng và “lại quả” “Tiền đi đâu cả rồi?” – các nhà khoa học tự hỏi.
Sau năm 1991, Nga bắt đầu xây dựng một hệ thống công khai và trung thực để hỗ trợ cho khoa học. Người ta lập ra hai tổ chức được tài trợ, tương tự Tổ chức Khoa học quốc gia của Mỹ, và mời các phòng thí nghiệm tham gia. Thế nhưng 20 năm sau, khi Nga tìm lại được “phong độ” về tài chính, chính phủ Nga lại cắt giảm sự hỗ trợ đối với những tổ chức này. Thay vào đó, các bộ có liên quan thích xuất bản các bài báo nói về những nghiên cứu mà họ muốn hơn.
Ông Kovalchuk – Giám đốc Viện Kurchatov và ông Andrey Fursenko – Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Khoa học Nga, tự nhận mình là những người đổi mới tiên tiến đang đấu tranh với Viện Hàn lâm khoa học “cổ lỗ sĩ”. Tuy nhiên, Viện Kurchatov – vẫn còn mạnh trong lĩnh vực vật lý hạt nhân – ít xuất bản những loại nghiên cứu mới mà viện tuyên bố mình hỗ trợ. Một phần đáng kể trong kinh phí của Bộ được chi nhưng không phải cho các nhà khoa học mà là cho các công ty do Bộ thành lập để tiếp thị và xúc tiến công tác khoa học.
Tình trạng tham nhũng trong các cơ quan có liên quan khiến các nhà khoa học Nga rất bức xúc. Họ phàn nàn rằng những người nhận đài thọ phải biết “lại quả” xứng đáng cho những người ký quyết định, nếu không thì đừng hòng nhận được kinh phí nghiên cứu.
K. Đ.
Nguồn: phapluattp.vn

Bài 2: Một nền khoa học “ngái ngủ”

Nạn quan liêu, trì trệ và tình trạng tham nhũng trong nghiên cứu khoa học đã khiến nền khoa học vàng son một thời của Nga đang đà tụt dốc.
Xã hội Nga đã có nhiều thay đổi: Xe cộ, quần áo, mức sống… Tuy nhiên, nhiều người Nga vẫn luôn nhớ về cái thời quá vãng Liên Xô, cái thời họ là những công dân của một đất nước tuyệt vời – cường quốc ngự ở đỉnh cao về khoa học và giáo dục.
Xà xẻo tiền nghiên cứu
Ông Viktor Veselago, 82 tuổi, là một nhà vật lý từng thực hiện công trình quan trọng nhất của mình trong những năm 1960 (liên quan đến sự khúc xạ tiêu cực của ánh sáng). Là ủy viên Viện Hàn lâm khoa học, giờ ông vẫn điều hành một phòng thí nghiệm tuềnh toàng. “Tôi không có cộng sự trẻ bởi vì tôi không có tiền” – ông nói. “Tôi không có tiền vì tôi là một sản phẩm của hệ thống khoa học của Liên Xô. Tôi không phải là một nhà doanh nghiệp. Điều đó xa lạ với tôi”.
Anna Kvitkina là một nhà nghiên cứu về đất, 28 tuổi, ở Pushchino. Cô và các đồng nghiệp cần ủng cao su để đi lại khi nghiên cứu thực tế nhưng ủng cao su không có trong danh sách vật dụng, trang thiết bị được mua. Ngay cả khi đề xuất về ủng được đồng ý, họ cũng phải mất sáu tháng mới nhận được chúng do phải qua các kênh mua sắm theo quy định.
Tháng 10-2009, hơn 170 nhà khoa học Nga đang sống ở nước ngoài gửi thư cho Tổng thống Dmitry Medvedev và Thủ tướng Vladimir Putin phàn nàn về điều kiện bi đát của khoa học cơ bản. Khắp nước Nga, các nhà khoa học đã và đang đấu tranh chống lại những quy định quan liêu để có được ống nghiệm, thuốc thử, dòng tế bào, ống hút, thậm chí cả bóng đèn. Phư?ng ph?p ơng pháp duy nhất mà họ thường áp dụng là đi tắt và thắc thỏm mong đừng có ai để ý đến những việc họ đang làm. Kvitkina sắp đến Munich vào mùa xuân tới nhờ học bổng cao học khi cô sẽ bước vào giai đoạn chín muồi của một nhà nghiên cứu. Cô hy vọng mình có thể kiếm được một vị trí ổn định ở đó.
clip_image003
Boris Yeltsin “giao ca” cho Vladimir Putin. Ảnh: kremlin.ru
Tại ĐH Quốc gia Moscow, các nhà khoa học thế hệ mới đang cố gắng xây dựng một hệ thống nghiên cứu dựa vào trường ĐH, trong đó có nhà sinh vật học Sergei Dmitriev, 34 tuổi. Công việc của anh có liên quan đến virus và tổng hợp protein và nó được hỗ trợ một phần bởi một khoản trợ cấp đặc biệt của tổng thống dành cho những nhà khoa học đầy hứa hẹn. Anh là một ngôi sao đang nổi và cũng là một trong những người tổ chức phong trào phản đối trong giới khoa học trên toàn quốc. Hầu hết bạn bè cùng học ĐH với anh đã bỏ ra nước ngoài hoặc chuyển sang kinh doanh. Cái cách người ta chi kinh phí – và làm lãng phí nó khiến anh bối rối. “Những nhà khoa học tìm được nguồn tài trợ một cách tốt nhất dường như là những người ít có khả năng làm khoa học nhất. Chính phủ sẽ đầu tư 323 tỉ rúp (khoảng 11 tỉ USD) cho khoa học vào năm nay. Nhưng hầu hết số tiền này không dành cho những người làm khoa học thực sự” – Sergei Dmitriev nói.
“Cầu thủ” tụt dốc trên sân khoa học
“Những sự phản kháng có tổ chức của giới khoa học đã gây sức ép khiến chính phủ dường như sắp cho phép các nhà nghiên cứu sử dụng kinh phí linh hoạt hơn” – nhà sinh vật học Sergei Dmitriev nhận định. Nhưng Tổng thống Medvedev và một số thuộc cấp của ông cho rằng một vài dự án phô trương không thể duy trì nền văn hóa khoa học của đất nước.
Sự vận hành chương trình không gian thất bại gần đây của Nga phản ánh những điểm yếu của khoa học Nga. Mỹ bị ảnh hưởng trực tiếp trong vụ này bởi vì kể từ khi tàu con thoi của Mỹ ngừng hoạt động, tên lửa của Nga đưa các phi hành gia Mỹ lên trạm vũ trụ quốc tế từ một giàn phóng ở Kazakhstan. Cho đến nay chương trình có người lái đã tránh được những vấn đề trục trặc nhưng phần còn lại của hệ thống đã giảm một phần.
Hơn hai thập niên qua, việc trả thù lao không ra gì, sự xao nhãng và uy tín thấp đã hợp lại làm đội ngũ những nhà chuyên môn ngày một thưa vắng. Và những hậu quả của tình trạng này là rất thực tế. Tháng 11-2011 vừa qua, người ta lại chứng kiến sự cố tàu Phobus-Grunt có nhiệm vụ thám hiểm sao Hỏa. Trước đó, vào tháng 8, tàu vũ trụ chở hàng mang tên Tiến Bộ cũng bị trục trặc. Còn nữa, một vệ tinh đo đạc được phóng thất bại vào tháng 2 và một tên lửa được đặt vào ba vệ tinh của hệ thống định vị của Nga được gọi là Glonass đã bị rơi cách đây một năm. Tổng thống Medvedev đã yêu cầu điều tra và truy tố hình sự nếu có thể. Ông Igor Marinin, biên tập viên tờ News of Cosmonautics, cho rằng chương trình có người lái là pháo đài cuối cùng của hệ thống kiểm soát chất lượng mặc dù trong tháng 9, kỹ sư trưởng của trung tâm đào tạo phi hành gia bị cáo buộc tội tham nhũng. Khoảng trống trong chương trình vũ trụ của Nga sẽ phải mất nhiều năm mới khôi phục nổi ngay cả khi chính phủ có kế hoạch đầu tư gấp đôi kinh phí vào năm 2014.
clip_image005
Quảng trường Đỏ vẫn “trơ gan cùng tuế nguyệt”. Ảnh: kremlin.ru
Tại Pushchino, nơi có liên quan đến chương trình vũ trụ, những vấn đề về chất lượng vẫn tồn tại. Nhà sinh vật học Desherevskaya được thông báo nhà nước sẽ cấp cho cô một căn hộ dành cho nhà nghiên cứu trẻ khi cô đến Pushchino vào năm 1996. Cô đã phải chờ đợi quá lâu, đến mức khi cuối cùng tiêu chuẩn căn hộ được duyệt thì cô lại không đủ điều kiện: Cô không còn là một nhà khoa học trẻ. Cô nói cô không có kế hoạch ra đi: “Kiểu gì thì chúng tôi cũng không có bất kỳ sự lựa chọn nào cả. Cuộc sống của chúng tôi đã được đính vào trong hệ thống rồi”.
Chính trị bất ổn, chảy máu chất xám và sự thiếu quan tâm đã biến Nga từ nước đầu tiên phóng vệ tinh trở thành một “cầu thủ” ngày càng nhỏ yếu trong sân chơi khoa học của thế giới. Nga không chỉ xuống dốc trong khoa học mà cả trong các ngành công nghiệp dựa trên khoa học. Cơ sở nghiên cứu của Nga có vấn đề và ít có giải pháp. Người ta không chỉ ngạc nhiên mà còn sốc khi thấy Nga hiện chỉ chiếm một phần nhỏ trong các hoạt động trên thế giới và đang suy yếu những ưu thế cốt lõi trong khi nước này từng tiên phong trong nghiên cứu khoa học và tư duy trên toàn châu Âu và thế giới.
Viện Hàn lâm già cỗi “Trong khi các nước khác gia tăng sản phẩm nghiên cứu của họ, nước Nga lại phải vật lộn để duy trì con số ít ỏi và thậm chí bị tụt hậu trong các lĩnh vực như vật lý và khoa học vũ trụ, hai thế mạnh cốt lõi trong quá khứ của Nga” – ông Jonathan Adams, người phụ trách mảng đánh giá về nghiên cứu khoa học của Thomson Reuters, công ty mẹ của Reuters, nói.
Các nghiên cứu của Nga chiếm khoảng 2,6% số bài báo được đăng trên các tạp chí do Thomson Reuters thống kê trong các năm từ 2005 đến 2009. Con số này lớn hơn Brazil (102.000 bài, tỉ lệ 2,1%) nhưng nhỏ hơn Ấn Độ (144.000 bài, tỉ lệ 2,9%) và thua xa Trung Quốc (415.000 bài, tỉ lệ 8,4%)”.
Chính việc cắt giảm tài trợ và sự già hóa đội ngũ nhà nghiên cứu đã làm khoa học Nga suy yếu. Năm 2007, chỉ có một vài viện nghiên cứu tốt nhất của Nga có nguồn kinh phí dành cho nghiên cứu (bằng 3%-5% so với Mỹ). Tuổi trung bình của thành viên Viện Hàn lâm Khoa học Nga trên 50. Uy tín của lĩnh vực từng chế tạo ra vệ tinh nhân tạo Sputnik, làm nên ưu thế nổi bật trong thời chiến tranh lạnh đã tụt dốc.
(Trích Báo cáo công tác nghiên cứu khoa học
Nga đầu năm 2010)
K. Đ.
Nguồn: phapluattp.vn
Được đăng bởi bauxitevn

 

Tiếp tục sát cánh cùng với những ngư dân đang kiếm sống ở Hoàng Sa, của Việt Nam.

André Menras - Hồ Cương Quyết – Boxitvn
Sau “lệnh miệng” cấm chiếu bộ phim “Hoàng Sa Việt Nam: nỗi đau mất mát” vào ngày 29.11 ở Sài Gòn, nhiều bạn bè e ngại điều đó sẽ khiến tôi chùn bước. Nhưng ngược lại, nó đã đẩy tôi đi nhanh, mạnh, cương quyết hơn về phía trước.
Tôi trở lại Pháp sau đó vài ngày vì việc gia đình. Theo lời mời của một số bạn bè đã quen và mới quen, tôi đã bắt đầu chuyến đi vòng Châu Âu để giới thiệu bộ phim. Bắt đầu ở Paris ngày 19.1, sau đó ngày 05.2 ở Lyon. Các ngày và địa điểm khác đã được lên chương trình bởi những người bạn Việt kiều sống ở Đức. Ở mọi nơi, mặc dù đi lại khó khăn do thời tiết mùa này rất lạnh, nhưng chúng tôi đã tìm thấy ở đây đa tầng cảm xúc : ngạc nhiên, căm giận, yêu thương và đoàn kết.

Sau khi trao một số tiền khiêm tốn là 22 triệu đồng trong tháng 4.2011 và 66 triệu đồng vào tháng 12.2011 tại Bình Châu và Lý Sơn cho những gia đình ngư dân bị mất tích và những ngư dân là nạn nhân của các cuộc tấn công của Trung Quốc, quỹ của chúng tôi đến nay đã có thêm được 100 triệu đồng. Số tiền này có thể không đủ đáp ứng nhu cầu thực sự của các bạn mà tôi đã thấy tận mắt. Nhưng nó đến từ trái tim và lý trí. Tôi nghĩ rằng đây chỉ là khởi đầu. Các buổi chiếu và thảo luận về bộ phim, cùng với các cuộc quyên góp đã được lên kế hoạch tại Pháp cũng như một số nước ở châu Âu cho đến cuối tháng Tư này.
Tôi đã đọc kỹ cuộc phỏng vấn trên RFA của “sói biển” Mai Phụng Lưu. Ông ta đã nói một cách rõ ràng và can đảm về các vấn đề ở vùng đảo Hoàng Sa, nơi mà mỗi ngày ngư dân của chúng ta phải đối mặt khi họ đi biển… Rõ ràng rằng, những ngư dân đánh cá ở vùng biển Hoàng Sa này cần đến chúng ta và sự giúp đỡ của cộng đồng rất lớn. Qua những gì ông Lưu nói, tôi cảm giác họ vẫn đang đơn độc đối mặt với mối đe dọa hàng ngày của thiên tai và cả nhân tai là hải quân Trung Quốc, những kẻ liên tục tìm cách tấn công họ.
Ai có thể phủ nhận thực tế này và ai có thể ngăn cản chúng ta nói ra điều đó? Ai dám ngăn cản chúng ta trợ giúp các gia đình bị nạn, ngăn cản chúng ta làm tất cả mọi thứ để chính các ngư dân đang đánh bắt cá tại ngư trường của Việt Nam có thể nói lên những khó khăn, thậm chí là những bi kịch mà họ phải chịu đựng?
Mục tiêu của tôi không phải là để chỉ trích chính quyền, nhưng với tư cách là một công dân, tôi phải nói là Nhà nước không có chính sách hợp lý và trách nhiệm để hỗ trợ ngư dân miền Trung Việt Nam, đặc biệt là những người đi đánh cá ở Hoàng Sa. Tôi xin lỗi, nhưng thực tế là vậy. Tôi đang chờ các cơ quan có thẩm quyền chứng minh ngược lại bằng hành động cụ thể chứ không phải bằng những lời hứa bay đi, như cho đến nay. Vì vậy, trong tình huống này, chúng ta, là công dân, chúng ta có nhiệm vụ bảo vệ và giúp đỡ những đồng bào của chúng ta thay cho sự bất động. Bằng những phương tiện ít ỏi mà chúng ta có, song đáng tự hào như: sưu tập tìm tài liệu chứng minh chủ quyền của ta ở Quần đảo Hoàng Sa (đã nhiều người đã và đang làm), sử dụng truyền thông trong và ngoài nước, sự hỗ trợ giúp đỡ đặc biệt từ các doanh nghiệp yêu nước…
Ở Pháp, điều hơi đáng buồn là cho đến nay tôi đã chưa tìm thấy bất kỳ sự giúp đỡ nào từ Đại sứ quán Việt Nam để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chiếu phim và qua đó là sự giúp đỡ cho ngư dân. Mặc dù họ đã hứa giúp tôi vào tháng bảy năm 2011. Thay vào đó, tôi còn là nạn nhân của một số áp lực gián tiếp và các cuộc tấn công bằng lời nói trực tiếp từ những người cả Pháp lẫn Việt gần gũi với giới ngoại giao. Họ buộc tội tôi sử dụng bộ phim để « làm một cuộc xét xử chế độ”. Thật đáng chán ! Thây kệ những kẻ xấu bụng đứng trong góc xó nói nhảm, những kẻ lo sợ mất ghế, mà đối với họ những thảm kịch chết người của ngư dân chẳng những không quan trọng, mà còn thậm chí gây phiền hà cho họ. Nhưng một khi sự thật sáng tỏ và phũ phàng đến thế, nó phải được công bố trong bất kỳ một quốc gia nào, dưới bất kỳ chế độ nào.
Thành thật mà nói, cụ thể mà nói, im lặng là một tội lỗi! Những người tìm cách bóp nghẹt tiếng nói của ngư dân vì lý do thương lượng chính trị với một cái nhìn ngắn ngủi và / hoặc vì lợi ích cá nhân, thì theo thời gian và những gì xảy ra sau đó họ sẽ thấy sai lầm của họ. Điều này là chắc chắn, không thể nghi ngờ.
Đối với chúng tôi, mọi thứ đều rõ ràng: tất cả những gì chúng tôi làm cho ngư dân và gia đình của họ là nhân đạo, mang tính xây dựng, minh bạch, vì lợi ích của Việt Nam, cho cả người dân Trung Quốc và một hoà bình thật sự. Vì vậy, mọi cấm đoán, tất cả các cuộc tấn công, tất cả sự im lặng khó hiểu lại càng thúc đẩy chúng tôi không ngừng củng cố sự phản kháng bất bạo động. Và, bất chấp những khó khăn, chúng tôi luôn lạc quan, bởi theo kinh nghiệm chúng tôi biết rằng sức mạnh lớn nhất là nguyện vọng của quần chúng, rằng dư luận là cường quốc mạnh nhất!
Để kết thúc bài viết, xin phép cho tôi nói lời cám ơn đến những người đồng bào Việt Nam, đến những người bạn Pháp, Đức, Séc và Ba Lan, ngay cả họ có lịch sử đau đớn, bất chấp sự khác biệt và thậm chí cả không cùng quan điểm chính trị, nhưng cùng sát cánh với chúng tôi để khởi đầu chiến dịch quyên góp trợ giúp ngư dân miền Trung và tuyên bố sự thực ở vùng Biển Đông ra với thế giới.
A. M. – H. C. Q.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
clip_image001
Phụ lục:
“Sói biển” – Người bám biển Hoàng Sa
Gia Minh, biên tập viên RFA
2012-02-09
Nhiều ngư dân thuộc đảo Lý Sơn vẫn tiếp tục đi đánh bắt tại ngư trường quần đảo Hoàng Sa, dù nơi đây bị phía TQ cưỡng chiếm từ năm 1974 và thường xuyên tuần tra không cho ngư dân Việt Nam vào làm ăn.
Courtesy nld
Ông Mai Phụng Lưu, ngư dân huyện đảo Lý Sơn, chuẩn bị ngư cụ trong một lần ra khơi.
.
Quyết bám giữ ngư trường
Một trong những người được mệnh danh ‘sói biển’, tiếp tục bám giữ ngư trường này là ông Mai Phụng Lưu.
Gia Minh hỏi chuyện ông này nhân dịp một số người quyên góp tặng cho ông một máy liên lạc ICOM và một bộ lưới đánh cá hôm ngày 5 tháng 2 vừa qua. Trước hết ông Mai Phụng Lưu cho biết:
Tôi đi vùng Hoàng Sa. Đây là vùng mà ông bà từng làm ở đó, và mong muốn con cháu cũng có thể làm ăn ở đó, giàu có nhờ biển.
Ô. Mai Phụng Lưu
Mai Phụng Lưu: Giờ mới có ICOM chất lượng này vì đắt tiền hơn mà.
Gia Minh: Vừa qua chính phủ có chương trình tài trợ ICOM cho ngư dân, vậy ông có nghe và thấy có ai nhận được không?
Mai Phụng Lưu: Có nghe chương trình này cho xứ biển; nhưng chuyển về huyện, xã thì họ giao cho bà con họ chứ mình đâu được. Chuyến này tôi mới được nhờ báo chí, bà con đóng góp. Có máy này thì đi ra Biển Đông sẽ có an toàn hơn.
Máy ICOM quan trọng lắm vì đi ra Biển Đông, radio nghe không rõ, còn ICOM báo gió bão rõ, nên mình có thể biết để né. Trong trường hợp nếu bị tàu nước ngoài ép chế cũng có thể điện về cho gia đình biết.
Gia Minh: Thông thường ông đi đánh bắt ở vùng nào? Khi có báo bão thì vào tránh ở những nơi nào?
Mai Phụng Lưu: Tôi đi vùng Hoàng Sa. Đây là vùng mà ông bà từng làm ở đó, và mong muốn con cháu cũng có thể làm ăn ở đó, giàu có nhờ biển.
Nếu chạy Hoàng Sa tôi ra khoảng 100 đến 210 hải lý; còn nếu đi Trường Sa đến 400 hải lý.
clip_image003
Tàu đánh cá vừa đánh bắt về cặp bến Cảng cá Kỳ Hà – Quảng Nam hôm 05/07/2011. RFA PHOTO.
Gia Minh: Ra những nơi đó, thường đánh bắt những loại hải sản nào?
Mai Phụng Lưu: Cá thu, cá bè, cá nhồng, và lặn tìm hải sâm bám ở độ sâu chừng đôi ba chục mét.
.
Gia Minh: Tàu của ông hiện có công suất bao nhiêu?
Mai Phụng Lưu: 90CV. Do hoàn cảnh của tôi nên người ta nay chỉ cho thế chấp nhà, vay ngân hàng 300 triệu đồng. Trước đây người mua thấy làm được thì cho vay nhiều, nhưng sau nhiều lần bị bắt họ không cho vay nữa. Ngân hàng cho vay 300 triệu không lấy lãi nên đóng tàu nhỏ thôi.
Gia Minh: Mỗi lần tránh bão thì tránh đâu?
Mai Phụng Lưu: Khi có báo bão tôi vào trụ ở đảo Trụ Cẩu, Vĩnh Hưng, Phú Lâm mà hiện Trung Quốc đang đóng.
Bão thị họ cho trú nhưng bão xong khi mình ra thì họ lấy hết định vị, máy dò, tài sản của mình, chỉ để ghe không về thôi.
Mỗi năm chúng tôi đi chừng 12 chuyến, mà có đến bảy tám chuyến bị khó khăn.
Mấy năm trước dễ, nhưng năm 2011 tôi bị bắt hai lần, năm 2005 bị bắt hai lần nhốt tù. Mỗi năm khi bị bắt họ phá nước, phá dầu rồi thả về.
Cần hải quân bảo vệ
Gia Minh: Lý Sơn có lập đội bảo vệ cho nhau thế nào?
Có máy ICOM thì liên lạc. Còn mình là dân đi làm ăn nên không có súng ống, chỉ có hai bàn tay, tàu, lưới thôi nên không có gì để chống chọi với tàu nước ngoài.
Ô. Mai Phụng Lưu
Mai Phụng Lưu: Vừa rồi nghiệp đoàn nghề cá Việt Nam cho thành lập một nghiệp đoàn với hơn 400 thành viên. Khi hình thành rồi thì khi bị ép chế bởi tàu nước ngoài, các tàu đến đông để bảo vệ nhau. Ngoài ra thuận tiện còn giúp nhau thì khi tàu nào về trước, có thể gửi đem về để bán cho tươi, được giá hơn.
Gia Minh: Để tự bảo vệ thì thế nào?
Mai Phụng Lưu: Có máy ICOM thì liên lạc. Còn mình là dân đi làm ăn nên không có súng ống, chỉ có hai bàn tay, tàu, lưới thôi nên không có gì để chống chọi với tàu nước ngoài.
.
Gia Minh: Sau thời gian dài đi làm biển vậy ông có đề nghị gì?
Mai Phụng Lưu: Trước hết các tàu nâng niu nhau trong lúc bão gió, máy móc hư hỏng, qua máy ICOM điện cho nhau. Vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam là thuộc chủ quyền của Việt Nam nhưng nay Trung Quốc đóng. Hải quân có ranh giới giữ, mà chúng tôi không hiểu gì.
Chúng tôi nghĩ đó là vùng biển của cha ông để lại nên ra để làm ăn, chứ đâu có đi tranh chấp gì. Nhưng cũng cần hải quân bảo vệ cho ngư dân.
Gia Minh: Xin cám ơn ông Mai Phụng Lưu.
Nguồn: rfa.org
Được đăng bởi bauxitevn

 

Vì sao ông Nguyễn Phú Trọng không lên tiếng về vụ việc ở Tiên Lãng?

Lê Anh Hùng – Boxitvn
Vụ cưỡng chế thu hồi đất của chính quyền huyện Tiên Lãng, Hải Phòng đối với gia đình anh Đoàn Văn Vươn vừa qua đang thu hút sự chú ý đặc biệt của công luận cả ở trong nước lẫn ngoài nước. Tuy nhiên, điều khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên là một vụ việc gây xôn xao dư luận như thế, đặt ra những vấn đề hệ trọng liên quan đến nền tảng của chế độ như thế mà ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư BCHTW Đảng CSVN, lại im như thóc, tuyệt nhiên không hề hé răng lấy nửa lời, mặc dù ông vẫn đang kêu gào thống thiết về cái gọi là “chỉnh đốn Đảng”.
Lẽ dĩ nhiên, ở đời thì cái gì cũng có nguyên do của nó cả. Và những lý do dưới đây dường như là lời giải thích hợp lý nhất cho thái độ “ngậm hột thị” của ngài TBT:

1. Ông không tin vào vụ việc ở Tiên Lãng:
Trong buổi làm việc với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam ngày 13/9/2011, ông Nguyễn Phú Trọng đã nhận xét: “Nhiều khi tôi vẫn nói đùa là ở trên này nghe rất nhiều chuyện đau đầu nhưng về với nông dân là thấy khác. Không phải được tất cả mà cơ bản là được.” [1]
Từ đó mà suy, ông sẽ cho rằng những vụ việc như ở Tiên Lãng, Hải Phòng kia chắc chắn là do các “thế lực thù địch” dàn dựng để bôi xấu chế độ XHCN ưu việt, chứ nông thôn Việt Nam ở “thời đại Hồ Chí Minh” thì “về cơ bản là được”, quyết không thể xảy ra những chuyện động trời như thế.
2. Ông vẫn đang nghiên cứu Luật Đất đai một cách thận trọng, kết quả nghiên cứu thế nào ông sẽ bàn giao cho TBT khoá sau để… nghiên cứu tiếp:
Cũng trong buổi làm việc với Trung ương Hội Nông dân nói trên, khi đề cập đến các kiến nghị, đề xuất của Hội Nông dân, ông Tổng Bí thư khẳng định là có nhiều việc sẽ còn phải nghiên cứu tiếp thu, không thể giải quyết nhanh được. Chẳng hạn, vấn đề sửa Luật đất đai sẽ cần phải được nghiên cứu thận trọng. Nhiều vấn đề đang còn tranh luận, chẳng hạn, khái niệm về sở hữu toàn dân… Cho dù Quốc hội đã nhiều lần đề xuất đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhưng thảo luận mãi vẫn chưa chốt lại được.[2]
Khiếu kiện liên quan đến đất đai mới chỉ chiếm 70% số vụ khiếu kiện thôi nhé, chưa việc gì phải cuống quýt lên như thế!
3. Ông không muốn sửa đổi Luật Đất đai, vì sợ “sửa rồi mai kia lại vênh”:
Dự thảo Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH do BCHTW Đảng khoá X trình Đại hội Đảng CSVN lần thứ XI (1/2011) nêu rõ, xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng “có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu”. Tại Đại hội, khi nhiều đại biểu đưa ra ý kiến phản bác “đặc trưng” ấy, và đòi trở về với định nghĩa trong Văn kiện Đại hội X (2006) là “có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên nền sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất” thì ngài GS.TS chuyên ngành “xây dựng Đảng” lại biện bạch thế này: “Những vấn đề đã rõ, đã chín, đã được thực tiễn chứng minh là đúng và đã có sự thống nhất tương đối rồi thì hãy sửa. Còn những vấn đề nào chưa đủ rõ, chưa đủ chín, thực tiễn còn đang vận động, ý kiến còn khác nhau thì xin phép chưa sửa đổi, sửa rồi mai kia lại vênh.”[3]
Rõ ràng, với tư cách là người từng đảm trách cương vị Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương và giờ đây là Tổng Bí thư BCHTW Đảng, hơn ai hết, ông là người hình dung ra rõ nét nhất hình hài của CNXH ở Việt Nam. Chính vì thế mà ông sợ rằng một khi CNXH đột ngột hiện ra, khiến nhân dân Việt Nam không kịp trở tay, thì Luật Đất đai đã sửa đổi kia sẽ “vênh” với một nguyên lý chủ đạo của CNXH như tổ sư Marx của ông đã từng phán. Và việc ông không muốn sửa đổi Luật Đất đai, hay không muốn sửa đổi Dự thảo Văn kiện Đại hội XI của Đảng như đã nói ở trên, chính là sự thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của một nhà lãnh đạo tài ba xưa nay hiếm. Nếu ai đó nhận định rằng đất nước chúng ta đang đi trên một cỗ xe không phanh với một người lái không biết lùi mà cứ băm băm lao vào một tương lai đầy rủi ro thì hoặc là hàm hồ hoặc là đang “tự diễn biến” đấy.
Hiện nay, khi mà vụ việc ở Tiên Lãng đang khiến cho ý chí của ngay cả một đảng viên trung kiên nhất cũng phải lung lay, khi mà nền kinh tế nước nhà thường xuyên lạm phát vào hàng quán quân Châu Á, khi mà bối cảnh khu vực và thế giới đang biến chuyển nhanh chóng và khó lường, con thuyền đất nước quả rất cần một “người cầm lái vĩ đại” như ông./.
L. A. H.
Tác giả trực tiếp gửi cho BVN.
Ghi chú:
[1] Báo Vietnamnet ngày 13/9/2011: Tổng Bí thư: Sửa Luật Đất đai cần thận trọng (vietnamnet.vn).
[2] Báo Vietnamnet ngày 13/9/2011: Tổng Bí thư: Sửa Luật Đất đai cần thận trọng
[3] Báo Pháp Luật Tp HCM ngày 19/1/2011: Biểu quyết về công hữu tư liệu sản xuất chủ yếu: Còn tranh luận thì chưa vội sửa (phapluattp.vn).
Được đăng bởi bauxitevn

 

Nhân kỷ niệm 33 năm đánh đuổi quân Trung Quốc xâm lược:

Trò chuyện với nhà văn Hoàng Quốc Hải

Nhà văn Nhật Tuấn thực hiện
Có thể nói nhà văn Hoàng Quốc Hải là con người của lịch sử. Từ năm 1993, bộ tiểu thuyết lịch sử gồm 4 tập: “Bão táp cung đình”, “Huyền Trân công chúa”, “Thăng Long nổi giận” và “Vương triều sụp đổ” của ông đã ra mắt độc giả. Bộ tiểu thuyết đã được trao giải “Bùi Xuân Phái – vì tình yêu Hà Nội” (2008). Tiếp theo ông viết thêm hai tập: “Đuổi quân Mông – Thát” (chống giặc Nguyên – Mông lần I) và “Huyết chiến Bạch Đằng” (chống giặc Nguyên – Mông lần thứ III) làm thành bộ “Bão táp triều Trần” gồm 6 tập (2.928 trang in khổ 14,15 x 20,5cm).
Tiếp theo nhà Trần, ròng rã 20 năm trời ông lại lội dòng lịch sử về nhà Lý với bộ tiểu thuyết 4 tập: “Thiền sư dựng nước”, “Con ngựa nhà Phật”, “Bình bắc dẹp nam”, “Con đường định mệnh” dày 3.514 trang in khổ 14,5 x 20,5cm.
Cho dù ngược dòng lịch sử, ông vẫn đau đáu lo đến vận nước hôm nay và mai sau. Nhân kỷ niệm 33 năm ngày Trung Quốc tấn công biên giới VN (17-2-1979/17-2-2012) tôi có cuộc trò chuyện với ông về chủ đề này.

* Thưa nhà văn Hoàng Quốc Hải, nhân kỷ niệm 33 năm ngày Trung Quốc xâm lược Việt Nam. Xin anh cho biết tình hữu nghị  “môi răng” Việt Nam – Trung Quốc” vào thời  gian trước chiến tranh.
NHÀ VĂN HOÀNG QUỐC HẢI : “Từ năm 1977, quan hệ hai nước đã căng thẳng, nhiều chương trình viện trợ đình hoãn, các công trình xây dựng tiến độ rất chậm và chấm dứt đột ngột. Chỉ dấu đầu tiên tôi nhận thấy trên sân Hàng Đẫy đội bóng của tỉnh Cát Lâm hay Vũ Hán gì đó đấu giao hữu với đội Thể Công của ta.
Mới ra sân trông sắc mặt các cẩu thủ bạn đều đằng đằng sát khí. Và sau khi thủ môn bạn phải vào lưới nhặt bóng lần thứ hai thì hầu như các cầu thủ bạn đều bỏ bóng đá người. Trận đấu phải dừng lại nhiều lần, phía Việt Nam xử lý rất đàng hoàng, khán giả không la ó, không tràn xuống sân cỏ mà chỉ vỗ tay và cười òa. Đây là trận bóng đá xấu nhất, bạo lực nhất mà tôi được thấy trên sân cỏ. Chỉ nhìn cách hành động của cẩu thủ Trung Quốc thể hiện trên sân cỏ qua gương mặt và đôi chân của họ, tôi hình dung đầy dủ nền ngoại giao đại Hán từ cổ xưa vẫn chưa có gì thay đổi. Nên nhớ vào các thập niên 60-70 của thế kỷ trước có ba thứ của Trung Quốc mà người Hà Nội không xài được đó là bóng đá, phim ảnhvăn chương. Tôi nhớ mỗi khi tổ chức “ Tuần lễ phim Trung Quốc” thì ban tổ chức phải ép cán bộ đi xem kiểu như bắt phu, bắt lính vậy. Bởi buổi khai mạc có Đại sứ Trung Quốc đến dự. Các buổi sau rạp sáng đèn, mở cửa cho người vào xem tự do, nhưng tuyệt nhiên không có một khách nào ngồi trước màn ảnh.
Chỉ dấu thứ hai là cây cầu Thăng Long do phía Trung Quốc giúp ta xây dựng, theo mẫu thiết kế cầu Trường Giang mà Liên Xô làm giúp Trung Quốc, mới đổ trụ thứ 9 chưa xong thì họ rút toàn bộ thiết bị và chuyên gia về nước. Nom dòng sông với mấy cột trụ chơ vơ giữa dòng nước như các dấu chấm than,  người ViệtNam đều thở dài ngao ngán: ”cái tình hữu nghị môi răng này có nguy cơ răng sắp cắn đứt môi rồi”.
Trên biên giới thì từ Lạng Sơn đến Cao Bằng luôn xảy ra các vụ tranh chấp đất đai, cường độ ngày một tăng một quyết liệt hơn. Sự thực là họ đẩy dân sang cản trở phía ta cầy cấy, gặt hái và nhận bừa rằng đó là đất của họ. Phần nhiều số dân này là do lính đóng giả. Bà con địa phương bên ta nhẵn mặt dân bên kia nên họ thường xuyên bị bên ta vạch mặt.
Thế rồi từng dòng người gốc Hoa từ các nơi lũ lượt bỏ Việt Nam về Trung Hoa ùn tắc ở các cửa khẩu như Nam Quan, Chi Ma, Thanh Thủy, Trà Lĩnh… Đông nhất vẫn là cửa Nam Quan, thường xuyên ùn ứ tới vài ba ngàn người ăn ở phóng uế bừa bãi, bẩn thỉu. Tuy vậy phía Trung Quốc chỉ mở cửa nhận người nhỏ giọt. Hàng ngày hai bên đấu khẩu tố cáo nhau bằng loa phóng thanh công suất cao nghe oang oang như sắp vỡ trời.
Đó là những biểu hiện bên ngoài mà người dân thường cũng biết. Còn bên trong thì Trung Quốc đã chuẩn bị chiến tranh biên giới từ 1976-1977. Cho tới 1978 thì các con đường chiến lược, hầm hào, lương thảo cũng như điều động quân đội từ các quân khu Đông bắc về áp sát biên giới Trung – Việt, họ đã làm xong.
Phía ta tuy biết âm mưu của Trung Quốc cũng chuẩn bị đối phó. Hình như ta đánh giá đối phương hơi thấp nên khi cuộc chiến nổ ra ta vừa bị bất ngờ, vừa không đủ lực lượng cản giặc theo ý muốn.
 * Khi chiến tranh nổ ra, anh đang ở Lạng Sơn, xin anh cho biết sơ qua diễn biến  cuộc chiến…
NHÀ VĂN HOÀNG QUỐC HẢI : Theo chỗ tôi được biết thì quân Trung Quốc tràn vào nước ta bằng các con đường truyền  thống mà các đội quân xâm lược từ phương bắc đã đi, ví dụ mũi chính chúng thường kéo quân vào là ải Pha Lũy (tức cửa Nam Quan) tại Lạng Sơn. Mũi vượt sông Bắc Luân vào Móng Cái (Quảng Ninh). Đường qua Qui Hóa giang (tức sông Hồng) tiến vào Lao Cai. Đường qua Quảng Nguyên( tức cửa Trà Lĩnh) mà vào Cao Bằng. Tổng số quân giặc điều động xâm lược 6 tỉnh biên giới nước ta theo tài liệu phía Trung Quốc là hơn 300.000 quân. Các đài nước ngoài nói con số đó ít hơn so với thực tế. Có nơi giặc vào đất ta từ 3 giờ sáng. Nói chung mũi nào muộn nhất là 5 giờ sáng. Có một điều cần lưu tâm , tất cả các mũi tiến quân của giặc vào biên giới nước ta, nơi có bộ đội đóng chốt thì từ chốt 3 người đến chốt một tiểu đội, một trung đội … đều có kẻ dẫn đường. Dường như tất cả bọn nội gián là dân “khách trú”, tức người Hoa đã sinh sống lâu đời tại ViệtNam.
Các chiến sĩ trên tuyến biên giới mà tôi gặp đều nói là giặc đánh bất ngờ. Bởi ta dự báo là giặc có thể đánh vào dịp tết Nguyên đán, nên báo động toàn tuyến, cảnh giác rất cao. Và khi ta vừa rút lệnh báo động vào ngày 15 thì sớm 17 giặc ập vào. Khi vào, giặc tiến rất dễ dàng, nhưng khi có báo động, bộ đội ta đánh trả quyết liệt. Đối phương dùng chiến lược biển người, cứ lớp này ngã, lớp khác xông lên và kèn thổi thôi thúc phía sau lưng, ai chứng kiến đều thấy cuộc chiến diễn ra như thời trung cổ.
Tuy nhiên, vì rút lệnh báo động đặc biệt nên các đơn vị chiến đấu, cơ số đạn dược đều có hạn, mặc dù giặc chết nhiều nhưng phía ta vẫn cứ phải lui dần vì hết đạn.
Vào các ngày sau yếu tố bất ngờ không còn nữa, dối phương bị chặn từ khắp các ngả. mặc dù lực lượng không cân bằng, toàn tuyến của ta chỉ có quân đoàn 1 của tướng Hoàng Đan chiến đấu cực kỳ dũng cảm. Quân ta về vũ khí khí tài hơn hẳn quân giặc, kinh nghiệm chiến đấu già dặn hơn, và chống quân xâm lược phương Bắc thường là chất men xúc tác cho lòng yêu nước của mỗi con em Lạc Hồng.
Tới khi ta điều thêm quân từ phía Nam ra định tiêu diệt gọn quân xâm lược, thì không thám của Hoa Kỳ báo cho Đặng Tiểu Bình biết, giặc tháo chạy trong đêm và hôm sau thì tuyên bố rút quân.
* Những ấn tượng của anh về quân ta và quân địch trong chiến đâu ?”
NHÀ VĂN HÀNG QUỐC HẢI : “Trong thời điểm diễn biến chiến trận quân ta vẫn là lấy ít địch nhiều, tuy lực lương không cân sức nhưng tinh thần chiến đấu cực kỳ quả cảm và mưu thuật dụ địch, lừa địch diệt địch thì biến ảo khôn lường. Tôi ví dụ chốt cầu Khánh Khê ( Lạng Sơn) chỉ có hai trung đội, nhưng tổng số giặc bị giết trên tuyến này phải kể tới hàng ngàn, vậy mà tới khi phải tháo chạy, giặc vẫn không qua nổi cầu.
Một ấn tượng nhất với tôi là khi tiếng súng vừa ngớt, tức là giặc tan, chúng tôi điện xin lên thăm anh em bộ đội. Tướng Hoàng Đan vui vẻ nhận lời và giao việc tiếp đón cho đơn vị trực tiếp chiến đấu cản giặc xung quanh khu vực từ Đồng Đăng tới Thất Khê trong đó có Khánh Khê. Khoảng 3 giờ chiều chúng tôi có mặt. Đoàn chúng tôi là đoàn của Bộ Văn hóa chứ không phải của hội đoàn nào cả.
Điều làm tôi ngạc nhiên là phòng tiếp khách bài trí tuy sơ sài nhưng hết sức ấm cúng, không những thế lại vẫn có một cành đào đang nở cắm ở góc phòng khiến bọn tôi có cảm giác Tết vẫn còn mặc dù mở cửa ra ngoài ta vẫn còn thấy khét mùi thuốc súng, và mỗi khi có cơn gió thoáng qua thì mùi xác thối của quân giặc còn bỏ lại làm tanh lợm và khăn khẳn như mùi chuột chết vây bủa khắp không gian. Và khi đoàn chúng tôi có một cô nữ tiến vào thì một cử chỉ làm tôi kinh ngạc, vị đại tá trẻ măng không biết ông lấy từ đâu một bó hoa lay ơn trắng bó rất khéo trao tặng.
Ngồi cạnh, tôi hỏi ông về lai lịch bó hoa. Vị đại tá dân Hàng Đào Hà Nội mỉm cười đáp:” Từ chiều qua, tôi cho quân về Đồng Đăng tìm vào các nhà dân hái”
– Vậy anh không sợ lính chết vì mìn giặc gài lại à?
Ông đại tá đáp khẽ:” Phải có công binh dò mìn trước khi hái chứ”.
Về việc giặc gài mìn lại thì Vương Quốc Hiến một kẻ từng tham gia xâm lược nước ta 1979 thú nhận trên mạng Hoàn cầu thời báo: “ Trước khi rút quân Trung Quốc còn gài 10 triệu trái mìn tại các tỉnh biên giới ViệtNam”.
Thật tình ấn tượng về vị đại tá và bó hoa lay ơn trắng trong cuộc gặp gỡ ở Khánh Khê vẫn còn in sâu trong óc não tôi sau 33 năm chống quân xâm lược phương Bắc.
    * Nhìn lại cuộc chiến tranh biên giới, anh có thể rút ra những nhận định khái quát về quan hệ giữa VN và TQ trong quá khứ – hiện tại – tương lai.
NHÀ VĂN HOÀNG QUỐC HẢI :” Quan hệ Việt Nam- Trung Quốc từ cổ xưa tới nay vẫn là quan hệ láng giêng thôi. Làm sao có thể đổi khác được. Tuy nhiên, làm hàng xóm tốt hoặc trở nên cừu thù vẫn là do phía Trung Hoa quyết định .
Tôi ví dụ có thời họ đối với ta cực tốt như từ 1956 tới 1968. Thậm chí họ đổi tên gọi “Ải Nam Quan” hoặc “Trấn Nam Quan” vào các thời Minh- Thanh thành “ Mục Nam Quan” tức là cái cửa thành hòa hiếu. Về phía ta thì tôn thành “ Hữu Nghị Quan”. Và các nhạc sĩ ta ca ngợi” Việt Nam- Trung Hoa núi liền núi sông liền sông…mối tình hữu nghị thắm như biển đông…”. Các nhà chính trị thì gọi” quan hệ ViệtNam– Trung Hoa thân thiết như môi với răng”. Trong “Nhật ký đường về” năm 1964, Tố Hữu trưởng ban Tuyên giáo trung ương sau khi sỉ vả khối Đông Âu xét lại, tới Trung Hoa ông viết:
“ Bắc Kinh tay chị tay anh triệu vòng
                    Bạn mừng ta những chiến công
                    Vui như tiền tuyến giữa lòng hậu phương…?
Thì bỗng nhiên độp một cái ngày 17 tháng 2 năm 1979 răng nghiến nát môi.
Hiện nay thì như mọi người đều biết, chính quyền Trung Hoa đang giương cao khẩu hiệu cũng tức là đối sách mơn trớn của họ là :” láng giêng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” mà họ gọi là 16 chữ vàng.
Ta nên hiểu cái thâm ý “ổn định lâu dài” của người Trung Hoa là họ chờ thời đấy. Khi thời cơ đến thì họ lập tức chấm dứt ngay sự ổn định. Phương châm này đã được Đặng Tiểu Bình di ngôn:” Bình tĩnh quan sát,ứng xử hài hòa, giữ vững lập trường, che giấu năng lực, chờ đợi cơ hội, thực hiện những gì có thể”. Cơ hội của họ như ta thấy, năm 1949 họ tranh thủ chiếm một phần đảo Hoàng sa của ta.Năm 1974, họ chiếm nốt phần còn lại của đảo Hoàng Sa từ tay quân đội Việt Nam cộng hòa. Và năm 1988 họ chiếm một phần Trường Sa của ta nhằm lúc Liên Xô sắp sụp đổ.
Tổ tiên ta từ xưa vẫn coi họa của nước thường đến từ phương Bắc. Và đối sách cực kỳ khôn ngoan có thể xem đối sách của nhà Lý, nhà Trần đối với phương Bắc như những bài học bang giao mang tính kinh điển.
Nghĩa là muốn nói chuyện bình đẳng với đối phương thì thực lực ta phải mạnh và muốn mạnh thì phải khoan nới sức dân, phải đoàn kết được toàn dân muôn người như một. Nếu chia lòng cũng có nghĩa là tự sát, như trường hợp Hồ Quý Ly đối với dân cũng là một bài học xương máu.
Phương lược ứng xử với phương Bắc từ các đời xưa là rất mềm dẻo. Mềm dẻo chứ không mềm nhũn. Rất nhún. Nhún chứ không nhường. Rất ôn nhu. Nhu chứ không nhược. Luôn coi trọng đối phương, nhưng lãnh thổ quốc gia và danh dự đất nước là nguyên tắc bất di bất dịch buộc đối phương phải tôn trọng.
Nói tóm lại, bài học giữ nước; bài học bang giao từ thế hệ chúng ta và từ lịch sử để lại cực kỳ phong phú, có điều là ta có đủ trí tuệ và đủ can đảm, đủ liêm sỉ để thực hiện hay không. Suy cho cùng thì dân tộc nào học hỏi được kinh nghiệm từ lịch sử của chính dân tộc mình thì sẽ có trí khôn và sức mạnh gấp nhiều lần. Nhưng qua thực tế cho thấy bài học lớn nhất của lịch sử là người ta không chịu rút ra từ lịch sử những bài học.
* Câu sau chót :” liệu lịch sử có lặp lại một cuộc chiến biên giới như năm 1979. Bản lai diện mục của nó sẽ ra sao ? Kết cuộc thế nào ?”
NHÀ VĂN HOÀNG QUỐC HẢI : “Tôi không có khả năng của một nhà dự báo hoặc một nhà tiên tri hoặc một vị thầy bói. Nhưng những gì đã diễn ra từ trong quá khứ và cả hiện nay thì ý đồ thôn tính ViệtNamlà ý đồ thường trực trong giới cầm quyền Trung Hoa từ cổ chí kim. Và không gì làm họ thay đổi được. Nếu ta mạnh, ta phản công mãnh liệt gây cho họ sự kinh hoàng để dạ thì thời gian hưu chiến dài tới mấy trăm năm kia.
Còn như muốn phát động một cuộc chiến tranh trong thế giới phẳng này thật không dễ, mặc dù họ mạnh và rất hung hăng. Tuy nhiên họ sẽ uy hiếp trên bộ và gậm nhấm biển Đông, và khi có thể họ sẽ úp ta trên biển. Hiện nay họ đang dụ ta vào cái vòng kim cô “16 chữ vàng”” đàm phán song phương” và cùng khai thác biển Đông với âm mưu “ Chủ quyền thuộc ngã, cách tri tranh luận, cộng đồng khai thác”. Nghĩa là gác mọi sự tranh cãi lại, hãy cùng nhau khai thác nguồn lợi đi, nhưng chủ quyền vẫn thuộc về tôi”
Và nếu như họ muốn chứng minh với thế giới rằng họ chỉ” trỗi dậy trong hòa bình” thì họ phải thực thi đúng tinh thần 16 chữ vàng là trả lại quần đảo Hoàng Sa cho Việt Nam, trả lại các vùng đất lấn chiếm một cách xảo trá và tinh vi từ 1950 đến 1990 cho Việt Nam, còn phần đất do hiệp ước Pháp –Thanh , phía Pháp đã cắt cho Trung Hoa một cách đểu giả vì quyền lợi của thực dân Pháp, tạm gác lại bàn sau.
Nếu Trung Quốc làm được việc đó thì không chỉ ViệtNammà cả thế giới đều đặt lòng tin vào họ, và đương nhiên họ xứng đáng đứng vào hàng các cường quốc lãnh đạo thế giới. Ngược lại, họ chỉ là kẻ xảo trá chân thực.
  • Cảm ơn anh.
Hà Nội, 17.2.2011
(Nhật Tuấn thực hiện)

 

“HỘI NGHỊ ÁM SÁT, KỶ LUẬT CỦA ĐẢNG”, TẠI NINH THUẬN?..

Mai Thanh Hải - Đó là dòng khẩu hiệu được “in trang trọng” trên Báo Ninh Thuận – Cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Ninh Thuận. Tư duy và cách thức làm báo Đảng địa phương như thế này, phần nào đã lý giải nguyên nhân nhiều tờ báo Đảng in ra chỉ để… in và ít người cầm lên, để đọc. Trong khi đó, các báo Đảng địa phương mỗi năm ngốn khá nhiều tiền ngân sách để hoạt động, duy trì và nuôi sống bộ máy khổng lồ Cán bộ công chức – Đảng viên cùng rất nhiều hoạt động tuyên truyền khác.
Xin giới thiệu bài viết, hình minh họa của bạn Võ Tấn (Ninh Sơn, Ninh Thuận) về câu chuyện “Ám sát Đảng”.
———————————————————————————————————-
 Nghe, thấy và viết:
BỨC ẢNH “ĐẸP” NHƯNG… “NGUY HIỂM”!.
Sáng nay ngồi quán cà phê, tôi thấy có mấy người cầm tờ Báo của tỉnh lên đọc. Mấy tay nhiếp ảnh chuyên nghiệp “bình luận” về bức ảnh của một đồng nghiệp, được đưa lên trang nhất của báo rất “nguy hiểm”.
Ông Nguyễn Đức Dũng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy chủ trì Hội nghị
Một anh bạn của tác giả bức ảnh, goi điện hỏi “Ông làm nghề ảnh Báo chí chuyên nghiệp mà sao cắt cái hình tầm phào hết chỗ nói. Ông xem lại ngay cái hình đó nhé!”.
Rồi cũng từ vấn đề này có anh “Nhà báo” gọi điện cho ông M.T là Tổng Biên tập của tỉnh (ảnh kèm), phản hồi ý kiến bạn đọc.
Tôi nghe rõ qua loa ngoài, ông Tổng Biên tập Báo trả lời: “Có sao đâu mà!. Báo tỉnh ít người quan tâm khâu này!”.
Tôi là người chứng kiến toàn bộ sự việc, rất thắc mắc những gì vừa được nghe thấy. Không hiểu tác giả của bức ảnh “cố tình” cắt xén hay do Ban Biên tập Báo tỉnh này làm việc thiếu kiểm tra?. Còn vị lãnh đạo trong ảnh xem chắc phải lên tiếng?..
Hội nghị “Ám sát, kỷ luật của Đảng” tại Phan Rang – Tháp Chàm (N.Thuận)
Bức ảnh “đẹp” nhưng… “nguy hiểm” vì đã đăng rộng rãi, thể hiện sự thiếu trình độ nghiệp vụ của Báo, mà bạn đọc phản ảnh đến, Tổng  Biên tập vẫn cho là “có sao đâu”.
Một tờ Báo tỉnh nhưng đây là tờ báo chính thống, sử dụng tiền ngân sách, thì cần phải tôn trọng và thận trọng với cách làm báo chứ.
Xin được góp vài ý nhỏ, mong ngành Quản lý truyền thông xem xét./.
———————————-
* Chân thành cảm ơn bạn đọc Võ Tấn đã gửi bài, ảnh cộng tác.

 

Giáo viên nghèo lại nghèo hơn

Hòa Ái, phóng viên RFA   – -2012-02-17 Giáo dục và đào tạo ở Việt Nam luôn được chính phủ nhấn mạnh là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
RFA PHOTO Một giờ học tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội hôm 26/04/2010.
 Thế nhưng, các giáo viên, giảng sư, một trong những nguồn nhân lực chính, góp bàn tay xây dựng một Việt Nam cường thịnh đã và đang phải đối mặt với thực tế đầy nghịch lý.

Điêu đứng thời bão giá

Truyền thống “tôn sư trọng đạo” đã ăn sâu vào cội rễ của đời sống xã hội Việt Nam. Hình ảnh giáo viên luôn là một gương mẫu chuẩn mực điển hình cho mọi tầng lớp trong xã hội ở bất cứ giai đoạn lịch sử nào của dân tộc. Giáo dục và đào tạo bao giờ cũng là quốc sách hàng đầu ở Việt Nam.
Ở giáo dục cấp thấp, chúng ta đều biết là các thầy cô giáo đều phải dạy thêm, phải làm thêm những nghề phụ khác, bất kể những gì mà họ có thể có được.
GS Trần Ngọc Thêm
Nhưng hơn bao giờ hết, hình ảnh đẹp của một nhà giáo mất đi sự tôn nghiêm kính trọng trong thời buổi đất nước càng tiến nhanh trên con đường công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Chỉ vì nhà giáo nghèo và những thế hệ học sinh, sinh viên không muốn tương lai sẽ giống như chính những thầy cô giáo của mình.
Trong năm 2011, với mức lạm phát gần 20%, đời sống của giáo viên thật sự là điêu đứng trong thời bão giá. Hình ảnh một nhà giáo thật chỉnh chu trước bao học sinh phụ huynh, nhưng phải tính toán chi tiêu cho từng gói mì trong phần tiền lương ít ỏi nhận về sau 1 tháng dạy học ở trường. Tâm sự của một cô giáo nghe có vẻ thật xót xa:
“Trời ơi, khổ lắm. Thay vì trước đi chợ chừng 50.000 đồng thì mua thức ăn được nhiều lắm. Bây giờ đi chợ 50.000 chỉ mua được một món ăn thôi. Ăn phải nhín nhín. Tiền lương có tăng, nhưng so với vật giá thì tính đúng ra tiền lương giảm chứ không phải là tăng. Có giáo viên mới ra trường lãnh lương có 1,1 triệu đồng. Lương cơ bản chỉ đủ ăn 3 gói mì ăn liền một ngày thôi. Mà cái gì cũng mắc hết trơn. Mì gói, mì ăn liền, lúc trước là 2.500 đồng/gói, bây giờ là 3.500-3.600. Còn hủ tiếu ăn liền là 6.000 đồng/gói.”

Trong những ngày giáp tết Nhâm Thìn, đài RFA chúng tôi nhận được thư chia sẻ của một giáo viên. Xin trích như sau:
hoc-sinh-tan-truong-1-250.jpg
Học sinh trường PTTH Trần Phú – Hoàn Kiếm Hà Nội giờ tan trường, hôm 22-09-2011. RFA PHOTO.
“Nghe đài không biết ai được thưởng tết hơn một tỷ đồng, nghĩ đến ngành giáo dục sao mà tủi thân thế. Tôi dạy năm nay là 28 năm rồi, thế mà lương tháng chỉ có 3,6 triệu đồng. Tết tây Tết ta chẳng có một xu tiền gì cả, thậm chí 20/11 là ngày Tết thầy ,cô giáo mà cũng chẳng có một xu gọi là Tết! Ngồi nhẩm tính một tỷ là bao nhiêu, một con số rất lớn so với đồng lương giáo viên. Đã tốt nghiệp đại học sư phạm, tốn biết bao tiền ăn học chưa kể công lao dùi mài bút nghiên, nhưng đi dạy lương lại quá ít. Tết ai ham chứ tôi chẳng vui chút nào. Tôi không còn nhớ là bao năm qua, Tết chẳng hề mua sắm cho mình một bộ đồ mới nào. Cứ thế, Tết đến rồi Tết đi…”

Với truyền thống đón Tết cổ truyền, trong số những người mong chi Tết đừng đến lại là những thầy cô giáo. Một giáo viên chia sẻ:
“Tết thấy doanh nghiệp được thưởng này kia còn giáo viên thì không được đồng nào. Mấy chục năm nay rồi, không còn nhớ biết bao lâu nữa, hình như đã mười mấy năm, hai chục năm, vì đi dạy cũng27 năm rồi, mà thấy lâu lắm không có tiền thưởng. Có năm chẳng những không có tiền thưởng mà lãnh lương còn trễ nữa. Năm nào cũng vậy, tháng 12 là phát lương thiệt trễ.”

Nói thật một tháng lương chúng tôi nếu mà sống để gọi là cầm hơi thì sống được. Còn sống để thành người để phát triển nền văn minh thì không thể được.
Đỗ Việt Khoa

Hàng loạt báo chí đưa tin nhiều giáo viên dạy học ở vùng sâu vùng xa, vùng núi hẻo lánh không có tiền về quê ăn tết. Không những thế mà lại có tin giáo viên ở huyện Châu Thành – Hậu Giang bị buộc phải đóng góp một ngày lương để đốt pháo bông mừng đón Tết. Rất may là nhờ vào các phương tiện truyền thông đại chúng mà kiến nghị này đã không tiến hành. Nhưng thực tế trong đời sống thường nhật, giáo viên bị bắt buộc phải đóng góp rất nhiều thứ mà họ không có lựa chọn nào khác. Một giáo viên cho biết:
“Nước lũ dâng mà nằm cái lưng mát rượi luôn mà mình vẫn bị trừ lương để ủng hộ lũ. Chính bản thân mình ở trong vùng lũ không được tiền mà còn bị trừ lương. Lương thì bị trừ bất cứ lúc nào họ muốn. Trừ xây dựng Trường Sa – Hoàng sa, trừ ủng hộ nhà tình thương, trừ làm cầu, trừ tình nghĩa. Có một giáo viên nào đó ở đâu chết, hoàn toàn không biết người giáo viên đó thì người ta vẫn trừ lương nói là đi đám tang ủng hộ giáo viên đó chết.”

Tìm cách làm thêm

Có thể nói hầu hết giáo viên phải tìm mọi cách làm thêm để có khoản tiền nhất định đảm bảo nhu cầu tối thiểu cho cá nhân và cho gia đình nình. Dù hiện nay tình trạng dạy thêm học thêm tràn lan, không ít giáo viên bị biến chất trở thành “ác sư” trong mắt phụ huynh và học sinh, nhưng chắc rằng là giáo viên thì ai cũng muốn nhận được tiền lương chính thức để hết lòng dốc sức cho công việc của mình. Giáo Sư Trần Ngọc Thêm chia sẻ:
DoVietKhoa_250.jpg
Thầy giáo Đỗ Việt Khoa một người từng tố cáo tiêu cực trong ngành giáo dục, ảnh chụp trước đây. File photo.
“Nếu như khoản tiền được đi qua con đường chính thống để người ta toàn tâm toàn ý cống hiến cho công việc chính của mình thì hiệu quả sẽ tốt hơn rất là nhiều. Ở giáo dục cấp thấp, chúng ta đều biết là các thầy cô giáo đều phải dạy thêm, phải làm thêm những nghề phụ khác, bất kể những gì mà họ có thể có được. Mặc dù tôi quan sát thấy nhiều thầy cô hết sức tâm huyết với nghề và thấy rất thương họ.

Ngay cả ở cấp cao hơn – cấp đại học, với những cán bộ trẻ mới ra trường, lương rất là thấp với thời giá Việt Nam hiện nay, lương khoảng 2-3 triệu đồng ở trường chính thức, trường công của Nhà Nước thì không thể nào nuôi sống được bản thân mình huống hồ chi 2 vợ chồng trẻ lại còn đứa con nữa thì không thể nào toàn tâm toàn ý làm việc được, không thể nào học nâng cao trình độ được. Như vậy thì hiệu quả rất là kém. Mà ông thầy kém thì toàn bộ ngành giáo dục đầu ra kém. Cuối cùng nguồn nhân lực chung của cả đất nước đều kém nên kéo thụt lùi toàn bộ đất nước.”

Bộ Trưởng Giáo Dục Phạm Vũ Luận đã đề xuất tăng lương cho giáo viên nhiều lần với Bộ Nội Vụ và Bộ Lao Động – Thương Binh – Xã Hội nhưng vẫn chưa được chấp thuận. Dù biết rằng đất nước còn nhiều khó khăn nhưng giáo viên rất mong chính phủ quan tâm đến đời sống của nguồn nhân lực “trồng người” này. Thầy giáo Đỗ Việt Khoa một người nổi tiếng vì tố cáo tiêu cực trong ngành giáo dục chia sẻ:
“Nói chung trong mặt bằng xã hội hiện nay, với thời điểm hiện giờ thì lương của giáo viên trước lạm phát được coi là thấp nhất trong các ngành. Hiện nay mặt bằng lương giáo viên dao động từ 2 – 4 triệu đồng/ tháng đối với giáo viên cấp phổ thông trung học cơ sở trở xuống. Mức lương thấp như thế này trong khi lạm phát năm nay là 18,6%. Như vậy, đời sống ảnh hưởng rất là nhiều. Nói thật một tháng lương chúng tôi nếu mà sống để gọi là cầm hơi thì sống được. Còn sống để thành người để phát triển nền văn minh thì không thể được. Đây là điều chắc chắn.”

Đồng lương èo uột của giáo viên ngày nào chưa được cải thiện thì ngày ấy người dân vẫn còn tin rằng nền giáo dục mà họ đang thụ hưởng không bao giờ xứng đáng với những gì mà nhà nước đặt ra.

 

Một nén hương cho ngày 17/2/1979

Định Nguyên, thông tín viên RFA  -2012-02-17 Trong lịch sử cận đại, Việt Nam được biết đến như là một quốc được gia hình thành bằng những cuộc chiến đẫm máu.
AFP PHOTO Người dân Lạng Sơn di tản khỏi vùng nguy hiểm tại cuộc chiến biên giới Việt Trung hôm 23-02-1979.
 Nhưng chính nó lại lãng quên phũ phàng một cuộc chiến rất ngắn ngủi nhưng khốc liệt, dã man và đầy kịch tính  đã xảy ra giữa những người đã từng là đồng chí với nhau,đó là cuộc chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1979. Định Nguyên điểm lại sự kiện đau buồn này qua bài tường trình sau:

Sự lãng quên vô tình?

Ba mươi ba năm về trước, lúc 5g25’ sáng ngày 17/2/1979, tiếng đại pháo của quân Trung Quốc đồng loạt khai hỏa trên toàn tuyến biên giới phía Bắc, từ Phong Thổ, Lai Châu đến địa đầu Móng Cái, mở đầu một cuộc chiến, mà đối với giới lãnh đạo Bắc Kinh là “dạy cho quân côn đồ Việt Nam một bài học” (Đặng Tiểu Bình); đối với giới lãnh đạo Việt Nam là “trận đánh xâm lược của bọn bá quyền Trung Quốc” (Lê Duẫn). Còn đối với quốc tế thì đó là cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ ba. Dù gọi dưới danh xưng gì đi nữa thì cuộc chiến này vẫn là một trong những trận chiến thảm khốc nhất Việt Nam dưới gốc độ hủy diệt và dã man trong một khoảng thời gian rất ngắn.
Không có bất cứ số liệu nào chính thức và khả tín về con số thương vong của quân dân hai bên tham chiến, tuy nhiên con số mà người ta ước lượng là trên 100 ngàn người cho cả hai phía sau gần 30 ngày giao tranh đẫm máu sau khi Trung Quốc chính thức rút quân vào ngày 16/3/1979.
Tôi cũng như muôn nghìn người cầm súng bảo vệ biên cương. Tôi cũng đã hy sinh tất cả cho biên cương cho đất nước. Khi tôi về tôi cũng chả được gì.
Hà Văn Đồng
Mục tiêu mà Trung Quốc đưa ra để tiến hành cuộc chiến tuy vẫn còn khá rối rắm, mơ hồ, nhưng chuyện hủy diệt làng xóm, sát hại dân thường Việt Nam thì quá lộ liễu. Trên đường tấn công, quân Trung Quốc nã súng không thương tiếc đối với bất kỳ ai, bất kỳ vật gì mà họ gặp trên đường tiến quân. Sư đoàn 163 (Trung Quốc) nhận được lệnh từ cấp trên là “sát cách vô luận” (giết người không bi buộc tội) do vậy lính Trung Quốc vô tư, “rộng rãi” sử dụng đại bác, hỏa tiển, súng phun lửa, mìn và kể cả xăng để tiêu diệt từ làng này sang làng khác, hết chục người này đến trăm, ngàn người khác.
Trong một bài viết, nhà báo Huy Đức đã hé mở một sự thật mà ít người có dịp tiếp cận đó là “Nếu như, ở Bát Xát (Lào Cai), hàng trăm phụ nữ bị hãm hiếp, bị giết một cách dã man ngay trong ngày đầu tiên quân Trung Quốc tiến sang, thì tại thôn Tổng Chúp, xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, Cao Bằng, trong ngày 9/3/1979, trước khi rút lui, quân Trung Quốc đã giết 43 người gồm 23 phụ nữ, 20 trẻ em, trong đó có 7 phụ nữ đang mang thai. Tất cả đều bị giết bằng dao như Pol Pốt. 10 người bị ném xuống giếng, hơn 30 người khác, xác bị chặt ra nhiều khúc, vứt hai bên bờ suối.”
Kết quả đó đã được Đặng Tiểu Bình hả hê xác nhận chủ tâm dã man này trong một bài nói chuyện đúng vào ngày rút quân của Trung Quốc: “Mười một ngày này trên đường trở về đã quét dọn một số hang, có một số vật tư giấu ở hang này hang nọ, một số thôn trang, cũng quét dọn mấy ngàn người, trên vạn người.”
000_Hkg2116120-250.jpg
Quân đội Việt Nam tại cuộc chiến biên giới Việt Trung năm 1979, ảnh chụp hôm 23-02-1979. AFP PHOTO.
Ngày này, ba mươi ba năm sau, dường như không còn chút vết tích gì về cuộc chiến đó trên quê hương Việt Nam. Đối với những nạn nhân trong chiến cuộc thì câu hỏi lớn và đau đớn nhất của họ trong ngày này đây là một sự lãng quên vô tình hay phản bội? Bởi toàn bộ hệ thống truyền thông, báo chí chính thống của nhà nước không hề nêu lên một chữ dù chỉ để nhắc nhớ như đã từng nhắc nhớ về những cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ?
Trong hàng loạt những hoạt động tưởng nhớ, đền ơn những người có công với đất nước người ta không hề nghe đến những người đã hy sinh cho tổ quốc trong trận chiến với “quân xâm lược Trung Quốc”. vào tháng 2 năm 1979. Trên các tỉnh phía Bắc, nơi xảy ra cuộc chiến, cũng không có lấy một tấm bia ghi nhớ cuộc chiến để nhắc nhớ con cháu đời sau.

Hữu nghị thì phải có đấu tranh

Không phải bây giờ mà từ năm ngoái tờ báo SGTT trong một bài viết đã than thở: “Không có nhiều ký ức về ngày này 32 năm trước tại thành phố Lào Cai. Tôi đi rạc chân quanh thành phố, hỏi thăm khắp lượt, mọi người tôi hỏi đều lắc đầu không biết quanh thành phố Lào Cai có tấm bia kỷ niệm nào về cuộc chiến tàn khốc trong 16 ngày của 32 năm trước…”.
Cũng có những nghĩa trang chôn cất những người đã hy sinh trong trận chiến nhưng lại đìu hiu đến ngậm ngùi. Nghĩa trang Duyên Hải, Lào Cai là một điển hình chua xót. Cũng từ chủ nghĩa ấy các anh đã cầm súng và hy sinh, và sự hy sinh của các anh ngày hôm nay đã biến vào hư không, âm thầm như nhũng cái chết vô danh. Những nấm mộ này vẫn đang nằm trong lãng quên của nhiều người, ngoại trừ nỗi buồn phiền của người thân các anh.
Tại sao như vậy? Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên đại sứ của VN tại Trung Quốc, khi được hỏi vế nguyên nhân của sự lãng quên này ông nói:
Thì cứ quan hệ bình thường, nhưng bình thường thì không thể nào không nhớ đến những ngày đau xót ấy được. Hữu nghị thì phải có đấu tranh.
Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh
“Đáng lẽ những ngày như thế phải có lễ kỹ niệm, bởi vì đó là ngày Trung Quốc đánh chúng ta đấy, chúng ta mất mát nhiều lắm rồi. Trung Quốc tàn phá biên giới của chúng tôi; giết hại đồng bào của chúng tôi; chiếm những cao điểm của chúng tôi. Đó là một dấu mốc mà nhân dân chúng tôi rất là đau xót. Đáng ra phải có lễ kỹ niệm, nhưng tôi không hiểu sao? Một là do sức ép của Trung Quốc đối với các nhà lãnh đạo Việt Nam, và họ vẫn thường đưa ra “16 chữ vàng” rồi thì hữu tình , hữu nghị, rồi thì “4 tốt” để mà mê hoặc lãnh đạo chúng tôi để không làm gì cả.

Chứ đáng lẽ những ngày đau xót này, những ngày mà người ta xâm lược đất nước mình thì phải có ý kiến. Theo tôi đó là do Trung Quốc vừa ăn cướp vừa bịt miệng chúng ta, vừa ăn cướp vừa muốn bịt miệng nạn nhân. Nếu tôi là lãnh đạo tôi sẽ làm lễ kỹ niệm. Bây giờ bình thường thì cứ quan hệ bình thường, vẫn trao đổi làm ăn buôn bán với nhau. Nhưng bình thường thì không thể nào không nhớ đến những ngày đau xót ấy được. Hữu nghị thì phải có đấu tranh. Không thể để người ta cứ làm bừa rồi đưa bài hữu nghị ra bịt miệng mình được.”
Người chết thì vậy những người may mắn sống sót nhưng tàn phế thì sao? Anh Hà Văn Đồng, một trong những người như thế, cho biết về cuộc sống của anh sau 33 năm trở về từ cuộc chiến:
“Đã là công dân ai cũng có nghĩa vụ thiêng liêng là giữ vững chủ quyền của tổ quốc. Tôi cũng như muôn nghìn người cầm súng bảo vệ biên cương. Tôi cũng đã hy sinh tất cả cho biên cương cho đất nước. Khi tôi về tôi cũng chả được gì. Bản thân tôi nó cũng có những cái thiệt thòi. Tóm lại tôi không dám nói như thế nào cho đúng nữa.”

Liệu pháp “16 chữ vàng” xuất hiện trong bối cảnh nào mà đã xóa sạch mọi vết tích của trận chiến ngày 17/2/1979. Thậm chí nó còn hủy diệt sức đề kháng trước ngoại xâm của dân tộc Việt Nam?
Liệu có thể mang một lời trách cứ đến với chính quyền Việt Nam khi hình ảnh 16 chữ vàng đã nghiễm nhiên thay chỗ cho những khuôn mặt đầy máu, những thân hình xiêu vẹo nghiêng ngã cùng những hy sinh không đếm được của hàng chục vạn chiến sĩ, đồng bào trong cuộc chiến 17 tháng 2 này.

 

Gia tài của Mẹ – Lệ đá – Tiễn đưa – Vũ Khanh

http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=iz_p3U0dMa8

http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=CL6i8zrlqb4

http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=wwBzAqOLhsQ

 

VỤ TIÊN LÃNG- KỲ 15: BỘ CÔNG AN HÃY GỬI THÔNG ĐIỆP NIỀM TIN ĐẾN NHÂN DÂN BẰNG VIỆC KHỞI TỐ NGAY VỤ TIÊN LÃNG

Tháng Hai 17, 2012 — nguyencuvinh    Trả lời phỏng vấn truyền hình Công an nhân dân, Cu Vinh nói: Bộ công an phải khởi tố ngay Vụ Tiên Lãng với nhiều tội danh….
Không khó để nhận ra dấu hiệu phạm tội nghiêm trọng của các quan chức từ thành phố Hải Phòng, huyện Tiên Lãng, xã Vinh Quang về vụ Tiên Lãng.
Một khi kết luận của Thủ tướng đã khẳng định, các quyết định cấp đất, thu hồi và cưỡng chế đất của huyện Tiên Lãng đối với gia đình anh Đoàn Văn Vươn là trái pháp luật , trái đạo lý thì đó là định hướng của Đảng, Chính phủ trong việc xử lý nghiêm khắc quan chức ở địa phương này.
Mà không chỉ là khởi tố về một tội danh.
Đó là một nhóm tội danh:
-Tội lạm dụng quyền hạn để gây hậu quả nghiêm trọng ( Tội này dành cho Giám đốc Sở công an là chủ yếu, dành cho Tòa án nhân dân Thành phố Hải Phòng, tòa án nhân dân huyện Tiên Lãng, thẩm phán Ngô Văn Anh…)
-Tội cố ý làm trái ( Tội này dành cho Chính quyền thành phố Hải Phòng, bao gồm cả Bí thư, Chủ tịch thành phố và Phó chủ tịch Đỗ Trung Thoại. Bí thư, chủ tịch, phó chủ tịch huyện Tiên Lãng. Bí thư, chủ tịch xã Vinh Quang).
-Tội cố ý làm sai lệch thông tin ( Tội này liên quan đến Đỗ Trung Thoại, Đỗ Hữu Ca, Chánh văn phòng Khánh loa, Chủ tịch, Bí thư và trưởng ban tuyên giáo huyện Tiên Lãng, Tổng biên tập báo Hải Phòng, báo An ninh Hải phòng, đài truyền hình Hải Phòng, công thông tin điện tử thành phố Hải Phòng và huyện Tiên Lãng và một số nhà báo ở các báo khác).
-Tội chống lại chủ trưởng của Đảng, Nhà nước trong việc thi hành nghị quyết Đảng, làm mất uy tín Đảng, Nhà nước, gây rối loạn an ninh trên địa bàn, gây mất lòng tin của Nhân dân vào chính sách của Đảng, Nhà nước ( Tội này liên quan đến Bí thư thành ủy, Ban thường vụ thành ủy, Ban thường vụ huyện ủy Tiên Lãng)
-Tội báo cáo sai sự thật, thiếu trung thực, bao che nhau (Tội này liên quan đến tất cả cán bộ lãnh đạo thành phố, huyện, xã)
Nhân việc này, kính đề nghị Quốc hội xem xét ngay lập tức ý thức, tư cách của các đại biểu Quốc hội đang công tác tại Hải Phòng, họ đã không hoàn thành nhiệm vụ. Cử tri không cần đến họ nữa.
Hơn lúc nào hết, việc Bộ Công an khởi tố ngay vụ này là cách thay mặt Đảng, Chính phủ, Nhà nước, gửi một thông điệp mạnh mẽ đến toàn thể nhân dân về ý thức thượng tôn pháp luật và mang đến cho nhân dân một niềm tin mới vào pháp luật, vào lẽ phải và thể hiện sự cầu thị của Đảng về việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 chỉnh đốn Đảng.
Hàng triệu người dân gửi một mong ước, lúc này, vào thời điểm này, đại biểu quốc hội Nguyễn Tấn Dũng ( đại biểu được bầu ở khu vực huyện Tiên Lãng) ngay lập tức về với dân, về tới nơi vụ việc đã xảy ra, về với tư cách một đại biểu Quốc hội, về để chia sẻ, để cảm thông với chính những cử tri đã bỏ lá phiếu trân trọng bầu mình vào Quốc hội. Khi các đại biểu quốc hội đang sống và công tác tại Hải Phòng đã thiếu trách nhiệm với cử tri của mình trong vụ Tiên Lãng thì chỉ còn hy vọng vào đại biểu Nguyễn Tấn Dũng nữa thôi.

Chắc chắn đại biểu Quốc hội Nguyễn Tấn Dũng sẽ làm như vậy. Vì chính ông đã làm nức lòng toàn dân bằng một kết luận mạnh mẽ, sắc bén và có tính chiến lược to lớn từ vụ Đoàn Văn Vươn. Thủ tướng đã bỏ bao công sức tìm cho được người đồng chí đã cưu mang, cứu sống mình trong chiến trường, với một con người trọng nghĩa ấy, Thủ tướng sẽ có mặt với bà con Tiên Lãng.
Thủ tướng về, chắc chắn hàng vạn người dân Tiên Lãng sẽ ùa ra đón Thủ tướng như đón một vị Minh Quân. Bởi vì trong khi Thủ tướng đã kết luận rõ ràng như thế mà lãnh đạo các cấp Hải Phòng vẫn chỉ hô hào, vẫn loanh quanh không chịu nhìn thẳng vào sai phạm, mỗi ngày càng làm mất đi niềm tin và lòng bao dung của nhân dân thì cần lắm một MINH QUÂN để nhân dân nương tựa niềm tin.
__________________________________
Nhật ký Trưởng thôn Khoai Lang

 

Nguyễn quang Vinh – VỤ TIÊN LÃNG- KỲ 14: BÀI VIẾT DÀNH CHO ĐẠI TÁ CA

Tháng Hai 17, 2012 — nguyencuvinh  17 giờ ngày 17/2, Trưởng thôn Khoai Lang trả lời phỏng vấn Truyền hình Công an Nhân dân (Bộ Công an) về vụ Tiên Lãng
Tướng công an Phạm Chuyên, nguyên giám đốc Công an Hà Nội, nguyên đại biểu Quốc hội gọi Cu Vinh uống bia hơi. Ông đón Cu Vinh như một người anh cả đầy thương mến.
Bạn bè của ông nghe nói có Cu Vinh thì đến cả, ai cũng vui vì chẳng mấy khi gặp được Trưởng thôn, mà lại là trưởng thôn Khoai Lang. Hì hì
http://nguyencuvinh.files.wordpress.com/2012/02/img_02021.jpg?w=612&h=480&h=459
http://nguyencuvinh.files.wordpress.com/2012/02/img_02041.jpg?w=480&h=360
Tướng Chuyên ( người đội mũ) đang đọc thơ về Tiên Lãng
Ông kể về chuyến xuống Tiên Lãng vừa rồi, mắt ông rưng rưng. Ông đọc thơ về Tiên Lãng cho Cu Vinh nghe, những câu thơ xé lòng. Ông nói, ông đã đến tận nơi có ngôi nhà Đoàn Văn Vươn bị lực lượng cưỡng chế đập phá, moi lên từ trong đống gạch đổ nát đôi dép nhựa trẻ con, mảnh ván bàn thờ cháy sém, bức ảnh cưới, khẩu súng nhựa trẻ con sản xuất từ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Ông là người phát hiện trên những phiến đá lót trên con đường Đoàn Văn Vươn- ông gọi thế, có những dòng chữ về tình yêu khắc trên những phiến đá. Ông ngưỡng mộ công sức lao động của gia đình Đoàn Văn Vươn.
Ông kể về những lần với tư cách là chỉ huy trưởng lực lượng công an Hà Nội, nhận lệnh đi cưỡng chế. Có những vụ dân chống lại rất kinh khủng, đốt cả xe cảnh sát, nhưng ông vẫn không chịu cho lính ông tấn công nhân dân, mà ra lệnh rút, ” thua nhân dân thì không có gì phải xấu hổ”. Ông nói, một khi dân chống lại lệnh cưỡng chế, chắc chắn phải có lý do nào đó. Và nhiều lần chính ông đã lặn lội về gặp những người dân “chống đối” mới hiểu rõ căn nguyên và tham mưu cho lãnh đạo thành phố giải quyết các căn nguyên, trong đó có những chính sách, những sai phạm của chính quyền. Để cuối cùng thì chính nhân dân mời chính quyền tới nhận thu hồi đất.
Ông kể thế và thở dài, tại sao công an Hải Phòng lại có thể vênh váo, khoe khoang về thành tích “tiêu diệt” dân như thế. Tại hiện trường, ông nhìn thấy dấu vết của những viên đạn xuyên tường, một trận xả súng vào nhà dân, mà cay đắng làm sao, đó là ngôi nhà không nằm trong khu vực được coi là cưỡng chế. Tại sao Đại tá Ca giám đốc công an Hải Phòng lại có thể nói với nhân dân đó là một trận đánh hiệp đồng đẹp, đáng để viết thành sách giáo trình? Ông đau. Đồng nghiệp công an đau đớn và xấu hổ khi nghe đại tá Ca tuyên bố như thế.
Ông cũng khẳng định, cần phải đưa toàn bộ các vụ án lên Bộ công an, đó là luật, bởi vì không ai cho phép người đang có vấn đề của vụ việc, liên quan đến sai phạm của vụ việc lại đứng ra điều tra, khởi tố, xét xử, luật không cho phép như vậy.
Ông nói Bộ công an cần phải khởi tố Vụ án về sai phạm của các cấp lãnh đạo ở Hải Phòng, Tiên Lãng theo kết luận của Thủ tướng.
Ông nói, ông đã từng nói với lính của ông, các đồng chí phấn đấu làm sao mà nhân dân không gọi là thằng, mà gọi là ông công an, chú công an, anh công an, nghe đơn giản vậy nhưng phải phấn đấu, phải đàng hoàng, phải vì dân, phải thương dân, dù ai đó là tội phạm thì họ vẫn là con người, phải khơi gợi chất người trong họ, huống hồ như gia đình Đoàn Văn Vươn, họ là nhân dân, một nhân dân điển hình, một nhân dân đáng noi gương trong lao động sản xuất, sao lại ứng xử với họ như tiêu diệt địch?
Ông nói, nếu ông có quyền, ngay lập tức ông ra lệnh thu hồi quyết định khởi tố, thả tự do ngay lập tức cho anh em Đoàn Văn Vươn, vì sao? Quá rõ, vì lệnh cưỡng chế trái pháp luật thì mặc nhiên anh em Đoàn Văn Vươn không chống lại công vụ mà chống lại kẻ cưỡng đoạt tài sản. Đừng sợ là thả tự do cho anh Vươn thì sẽ có phản ứng dây chuyền, thêm nhiều Đoàn Văn Vươn, không, không bao giờ có, nếu các địa phương ứng xử với người dân đàng hoàng, minh bạch, đúng luật, người dân sẽ ủng hộ, không ai chống cả.
Ông có những câu thơ đọc lên cháy ruột trong bài thơ NGƯỜI HÈN mới viết:
……..hèn mà còn nhận ra mình là thằng hèn
là hèn tử tế
hèn mà ngậm miệng ăn tiền
là hèn nhơ bẩn
hèn mà ngậm máu phun người
là hèn bất nhân
hèn bán đất bán nước
trời tru đất diệt

 

NVDT_021712_00048_Nhân danh Nhóm Vì Dân Tộc tôi xin chúc mừng 90 triệu dân VN vừa thoát khỏi một trận Hồng Thủy

17/02/2012
Châu Xuân Nguyễn
Thật sự mà nói, đọc những dòng này tôi thật sự mừng đến chảy nước mắt. Trích:”Ngân hàng đua nhau giảm lãi suất” hết trích.
Mừng vì hàng trăm ngàn cty không phải phá sản vĩnh viễn, hàng triệu người dân Vn không phải thất nghiệp (sẽ có một độ trễ nhưng hy vọng cứu vãn nền kinh tế là khá lớn sau trận hạ lãi suất này).
Báo chí từ sau Tết phản ảnh của tôi và của doanh nghiệp, kêu gào phải giảm lãi suất, nếu không thì nền kinh tế VN sẽ như Bất Động sản bây giờ, hoàn toàn tê liệt, lòng tin về BDS là âm, không ngóc đầu dậy ít nhất 2014, 2015. Cho dầu có CP Hậu CS của tôi về cũng không cứu được BDS sớm hơn bao nhiêu, tiếng Anh chúng tôi gọi là “permanent damaged” tức là thương tật vĩnh viễn rồi…
Và nguy cơ trong 6 tháng tới, nếu lãi suất cho vay 22,25% là có thật vì doanh nghiệp sẽ không trụ nỗi nữa, dây chuyền phá sản sẽ khắp nơi, từ sản xuất, xuất khẩu rồi lan tới dịch vụ, ăn chơi, nhà hàng, khách sạn (xe gắn máy, điện tử, mặt bằng v.v..bắt đầu chết nhanh chóng, TTCK, BDS, NH, DNNN là chết rồi, hay thoi thóp rất nặng). Rồi đến thất nghiệp, bạo loạn, lật đổ DCS.
Các bạn đọc tới đây lại nghĩ, sao anh Châu biết thế mà chỉ vẻ cho bọn này làm gì ??? Xin thưa, tôi luôn luôn hành động vì lợi ích của 90 dân VN, khi tôi phải quyết định và chọn lựa giữa lợi ích của 90 triệu dân Vn và lợi ích của chúng tôi sớm về VN giúp nước Hậu CS thì tôi chọn con đường lợi ích cho 90 triệu dân tộc tôi hơn, vì vậy tôi mới kêu gào giảm lãi suất ngày 13 và 14.02 nên hôm nay 17.02 họ đã lắng nghe và hành động theo lời kêu gào của tôi cho 90 triệu người dân VN này.
Nói đi thì cũng phải nói lại, tôi thà là đợi lâu một tí nhưng 90 triệu người còn cơ ngơi tài chánh để cùng xây dựng một VN hùng mạnh hơn là về VN tháng 7.2012 với một cảnh tượng hoan tàn như Hiroshima sau khi chịu trái bom nguyên tử.
Cám ơn Chúa là có một lực nào đó áp lực tập đoàn nhí nhố 3 Dũng và NV Bình thay đổi lãi suất nhanh như thế.
Bây giờ chúng ta cùng luận tội bọn nhí nhố này.
Khi chúng nó thay đổi lãi suất từ 25% còn 15, 16% là không khó nếu bọn nó muốn, đúng hay ko ??? Bài tôi viết 13,14 là ngày 17 xuống từ 25% còn 17% nhanh chóng. Điều này chứng tỏ cho tôi những hệ lụy sau đây:
1. Lãi suất cho vay hạ ngay tức thì, trước khi sát nhập các nhà Băng bị bệnh nợ xấu chứng tỏ rằng chúng nó không cần phải chơi trò siết thanh khoản để doanh nghiệp đợi đến quý 3 mới hạ lãi suất
2. Điều tôi viết rằng bọn nhí nhố này chơi trò thanh khoản để Bầu Kiên và bọn Mafia thâu tóm NH bệnh với giá rẻ để ăn phong bì là đúng. Có lẽ Bộ Chính trị vỡ ra chuyện này nên không cho NV Bình chủ trì cuộc họp báo ngày 14.02.2012 (để ý trước khi Nguyễn văn Giàu bị 3 Dũng cho ngồi chơi xơi nước bên Ủy Ban Giám sát QH thì NV Bình chủ trì những cuộc họp, bây giờ thì tới phiên Nguyễn Đồng Tiến)
3. Ngay từ khi NVBinh nhậm chức hồi đầu tháng 8, tôi đã nghi rằng tên này không biết gì về kinh tế thị trường mà phải ra những quyết định giết chết cuộc sống của hàng trăm ngàn doanh nghiệp và hàng triệu công ăn, việc làm của người dân. Nỗi lo sợ đó ngày hôm nay đã thành sự thật (lúc lãi suất âm đã chứng minh một phần rồi). Nó chứng minh rằng Bình không nhìn thấy sự tai hại của kéo dài lãi suất 25% cho tới tháng 6.2012 và còn tuyên bố là lãi suất 25% vẫn OK, doanh nghiệp đừng trông vào NH cho vay
Trích:”Nhưng tôi thấy lạnh mình khi NVBinh mỗi ngày phải quyết định tỷ giá để mua bán hàng tỉ usd (hằng 20 ngàn tỉ vnd, Vinashin phá sản có 4 tỉ mà NVBinh mỗi ngày quyết định 1 tỉ usd, khiếp chưa ???)
Còn nữa NVB lâu lâu phải đánh giá lãi suất của dư nợ 2 triệu 400 ngàn tỉ vnd, tức là 120 tỉ usd, tức là 1.2 lần GDP của VN cả năm. Anh này sẽ ấn định lãi suất thay vì 20 % rồi xuống còn 19% mà không biết tí gì về ảnh hưởng của lạm phát cho 86 triệu dân tộc tôi, hãi chưa ???
Hãy nghe kinh tế Liên Xô này: Trích:  ”hệ thống ngân hàng đã đi sai một bước khi đẩy lãi suất huy động lên quá cao, cạnh tranh thu hút vốn của thị trường chứng khoán (TTCK).” hết trích. Mục đích của siết chặt tín dụng (đẩy lãi suất cao, giới hạn tăng trưởng tín dụng (credit growth) là để hút tiền khỏi chứng khoán và bất động sản để phá vỡ bong bóng lạm phát trong 2 ngành này chứ ???
Vậy làm sao vừa ủng hộ nghị quyết 11 vừa nói là đầy lãi suất cao là sai vì thu hút tiền khỏi chứng khoán ??? Ở Liên xô chắc họ làm như thế, vừa tăng lãi suất vừa bơm tiền cho TTCK…
Còn nữa, nếu người dân có tiền, TTCK và nhà băng đâu chỉ là 2 kênh duy nhất đầu tư đâu, còn vàng, usd v.v..mới chợt nhớ lại LX đâu cho đầu tư vàng và usd đâu, àh, ra là vậy, quá logic mà sức hiểu biết nông cạn của tôi về nền kinh tế LX không giải thích nổi, bây giờ mới thấm câu “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”, quá vội vã, quá nóng tính…chứng nào tật nấy.
Trích: “Với mục tiêu chính là kiềm chế lạm phát, chính sách tiền tệ vẫn được điều hành chặt chẽ, nhưng cũng hết sức linh hoạt để phù hợp với thực tiễn kinh tế Việt Nam.” hết trích. Theo tôi biết kinh tế Tây âu, kềm chế lạm phát bằng nâng cao lãi suất (raise interest rates) và giới hạn tăng trưởng tín dụng (limit the credit growth). Chứ đâu có bao giờ biết là vừa siết chặt tín dụng vừa linh hoạt (flexible interest rates or allow credit growth) bằng cách bơm tiền vào hệ thống được, một là siết để kiềm chế lạm phát , hai là mở để phát triển kinh tế chứ không có cả hai, hay là lại kinh tế LX nữa rồi !!!”hết trích.
4. Nếu ĐCS thật sự lo sợ nền kinh tế này sẽ vỡ tung và người dân lật đổ DCS thì BCT nên áp lực 3 Dũng bắt NV Bình từ chức, đem người có tài lên làm TĐ NHNN vì chức vụ này là quan trọng nhất cho sự sống còn của nền kinh tế. Một người tôi nhận thấy có tâm, tầm nhìn là TS Vũ Thành Tự Anh, nếu DCS thật sự cần người tài, có tâm, có kinh nghiệm hơn là DV thì hãy quyết định như thế.
Tôi kêu gọi người dân, bằng mọi cách có thể, kêu gọi ĐBQH của mình áp lực 3 Dũng bắt NV Bình từ chức vì còn ở đó, sẽ còn những quyết định rất nguy hiểm cho miếng cơm manh áo của 90 triệu dân tộc VN.
Melbourne
17.02.2012
Châu Xuân Nguyễn
——————————————
Thứ sáu, 17/2/2012, 09:06 GMT+7
 Ngân hàng đua nhau giảm lãi suất
Nhiều ngân hàng rục rịch hạ lãi suất cho vay với mức thấp nhất 14,5% một năm, chỉ chênh 0,5% với lãi suất huy động. Dù thế, theo nhiều chuyên gia, tiếp cận nguồn vốn lãi suất này là bài toán khó với người đi vay.
Không nên ‘ép’ hạ lãi suất
Ngân hàng nhóm 4 sẽ bớt áp lực huy động vốn
Đến nay, BIDV đang tạm dẫn đầu trong cuộc đua hạ lãi suất cho vay khi trong 4 tháng cuối năm, nhà băng này 5 lần giảm lãi suất. Mức thấp nhất tại đây đang là 14,5% một năm, áp dụng cho khắc phục hậu quả bão lũ. Cho vay xuất khẩu là 15%, còn nông nghiệp nông thôn 15,5%.
Sau BIDV, hai ông lớn khác là Vietcombank, Vietinbank cũng dè dặt bước vào cuộc đua giảm lãi suất. Hiện lãi suất cao nhất tại Vietcombank đối với sản xuất kinh doanh là 16 – 17% một năm. Nhà băng này cũng mạnh tay tuyên bố lãi suất cho vay đầu tư chứng khoán, bất động sản khi áp dụng mức 20% một năm đối với các lĩnh vực này. Trước đó, tại các ngân hàng, các khoản tín dụng chứng khoán, bất động sản, tiêu dùng có lãi suất phổ biến trên 20%.
Ngân hàng
Lãi suất cho vay niêm yết đang thấp nhất là 14,5% một năm. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.
Không lâu sau Vietcombank, đến lượt Vietinbank hạ lãi cho vay. Hiện mức thấp nhất tại đây là 15,5% một năm, giảm so với 16 – 17% trước kia. Những con số này, so với mặt bằng lãi suất của tháng 9/2011, khi Ngân hàng Nhà nước họp cùng 12 ngân hàng thương mại lớn, đã giảm khoảng trên dưới 2%.
Nhiều nhà băng không nằm trong top “ông lớn” cũng đang niêm yết lãi suất thấp hơn so với thời gian trước. Cán bộ một phòng giao dịch ACB tại Hà Nội cho biết, đơn vị này đang triển khai chương trình cho vay mua nhà, với mức lãi suất thấp hơn thông thường 0,5%. Trước đó, ngân hàng quốc tế (VIB) cũng thông báo hạ lãi suất cho vay 1% đối với các hộ sản xuất, kinh doanh.
Không tiết lộ cụ thời gian và mức độ, ông Nguyễn Thanh Toại, Phó tổng giám đốc ACB thông tin, lãi suất của nhà băng này sẽ giảm theo thị trường. Hiện nay, chương trình 100 triệu USD cho doanh nghiệp xuất khẩu do ACB áp dụng cũng có lãi suất hợp lý, thấp hơn thông thường 0,5% một năm, ông cho biết.
Giảm lãi suất đang được các ngân hàng thận trọng áp dụng. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, để vay vốn với mức lãi suất thấp như niêm yết, doanh nghiệp và người đi vay cũng không dễ dàng. Giám đốc một ngân hàng cổ phần cho biết, nhiều khi, niêm yết là 16% một năm, nhưng thực tế là cao hơn. Theo ông, mức lãi suất công bố tối đa, tối thiểu của các ngân hàng chỉ là con số tương đối, có tính linh hoạt. Do đó, với mỗi kiểu khách hàng, con số thực tế lại khác nhau.
Chuyên gia này nhận định, có một số yếu tố tác động đến lãi suất cho vay gồm đối tượng khách hàng, nguồn vốn, khả năng trả nợ của khách, tài sản đảm bảo… Cùng một khách hàng, hồ sơ, có thể ngân hàng này đồng ý giải ngân, song chỗ khác lại từ chối, ông nói. Mặt khác, đến nay, các ngân hàng chưa được cấp “room” tín dụng mới cho năm 2012, nên ngay cả khi lãi suất giảm, việc đưa lãi thực vay xuống thấp hơn vẫn có thể chỉ trên lý thuyết.
Ông cũng đánh giá, để được hưởng lãi suất cho vay chỉ tương đương huy động một số ngân hàng đang áp dụng, chắc chắn người đi vay phải chấp nhận các điều kiện rất ngặt nghèo. Chuyên gia này phân tích, lãi suất và rủi ro có mối quan hệ thuận chiều với nhau: Rủi ro càng nhiều, lãi suất càng cao và ngược lại.
Về một số nhận định cho rằng lãi suất đang giảm bởi tác động của lạm phát hạ nhiệt, tốc độc tăng CPI chậm lại, một chuyên gia ngân hàng cho biết, điều này không hoàn toàn đúng. Nguyên nhân là hiện nay, chỉ số CPI tăng chủ yếu là tính toán kỹ thuật. Còn thực tế, người cho vay và người đi vay chỉ chú ý đến số thực. “Quan trọng là các mục tiêu đặt ra của Nghị quyết 11 thực hiện được bao nhiêu, từ việc thắt chặt tiền tệ, tái cấu trúc tập đoàn lẫn chi tiêu công”, chuyên gia bình luận.
Về khả năng tiếp cận nguồn vốn, phó tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần tại Hà Nội cho biết, trong năm 2012, các đơn vị chưa có chỉ tiêu tăng tín dụng cụ thể nên chưa khẳng định dễ vay được vốn hay không. Khi lãi suất giảm, không có nghĩa tất cả các hồ sơ của doanh nghiệp đều chấp nhận, giải ngân. Ông này cho hay, sẽ ưu tiên những doanh nghiệp hoạt động ổn định, an toàn và đảm bảo có khả năng trả nợ.
Tuệ Minh

 

Hệ thống ngân hàng Việt Nam thực chất ĐÃ PHÁ SẢN

 LTS: Tiếp theo bài viết “Bơm tiền nuôi những cục cưng ốm yếu”, chúng tôi xin viết tiếp về hệ lụy của các doanh nghiệp quốc doanh tới hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Hệ thống ngân hàng Việt Nam ĐÃ hoàn toàn phá sản, do bị quỵt nợ tứ tung.
Đa số nếu không nói là tất cả ngân hàng VN nay ĐÃ SẬP TIỆM, nếu tính đúng, tính đủ.
Họ không thể nào đòi lại 1 triệu tỉ đồng các cty, tập đoàn quốc doanh đang nợ. (Vietstock, 29/01/2012)
Tiền lời mà thôi cũng không thể đòi, ví dụ EVN nợ 200 ngàn tỉ đồng, hàng năm lấy đâu ra 40 ngàn – 50 ngàn tỉ đồng trả tiền lời? (VnEconomy, 19/12/2011)
Nợ cá nhân, cty tư nhân, cũng không khả quan gì hơn. Tổng dư nợ tín dụng của các ngân hàng là 3 triệu tỉ đồng (Tiền Phong, 3/1/2012). Tính đơn giản, lời rẻ 20% (ông Nghĩa nói đầu vào đã 21%, đầu ra hiện nay 25-27%), thì tiền lời hàng năm các ngân hàng phải thu về là 26% GDP, tức 600 ngàn tỉ đồng, khoảng 28,57 tỉ USD.
Đang khi đó, CP VN nói GDP 106 tỉ USD/ năm, vậy thì trọn 25% tổng sản lượng quốc gia phải chi vào tiền lời.
Đây là con số không tưởng, đơn giản là không đủ lợi nhuận để trả tiền lời cao như vậy, mà chỉ trả nổi chừng 10% GDP là cao, tức là hơn 1/2 số nợ sẽ PHẢI là nợ xấu: Thay vì thu tiền lời đáng 25% GDP, thì chỉ thu về chừng 10%, số còn lại bị quỵt.
Làm sao thu hồi được chỉ tiền lời, nói gì đến vốn.
Các ngân hàng còn hoạt động được chỉ do gian lận sổ sách, nợ xấu thành nợ tốt, mới còn hoạt động, còn khai lời khủng để lấy tiền thưởng quan chức cấp cao trong đó, mà thôi.
Tự đảo nợ
Năm ngoái, nhiều ngân hàng khai “lời khủng” chỉ vì họ tính “nợ có thể đòi được” quá cao, có nơi tới 97%, trong khi thực tế chính họ cũng biết là số này có thể không tới 50%.
Nhiều con nợ đã không trả 1 xu tiền lời, tiền vốn, từ nhiều năm nay, nhưng nhiều ngân hàng vẫn “tỉnh bơ” tính lời chồng chất, họ “tự đảo nợ giùm” cho các nơi này, rồi tính vào “tiền lời”.
Trong thời gian qua, liên tục nhiều ngân hàng có nhiều chục ngàn tỉ đồng trong sổ sách, chứ trong kho chẳng còn bao nhiêu tỉ đồng, phải liên tục mượn liên ngân hàng, mượn NHNN, để lấy tiền trả lại cho khách vào đòi tiền.
Chính các nơi này luôn “phá giá”, liều mạng trả tiền lời thật cao để lấy tiền trả lại cho người gởi, đang khi họ đi thúc nợ, đòi nợ, chứ chẳng còn tiền cho vay mới.
Đô la xuống, thật ra còn có hại cho họ, do thu về bán ra rẻ mạt! Các đây 3, 6 tháng, họ mua đô la giá cao hơn bây giờ, cho vay, nay thu lại tính ra còn lỗ vốn.
Số nợ xấu ngày càng tăng cao khủng khiếp, trong số 3 triệu tỉ đồng cho vay, có lẽ có đến 1,5 – 2 triệu tỉ đồng không thể thu hồi. CP VN không thể nào in ra số tiền lớn như vậy để cứu HỆ THỐNG ngân hàng, mà chỉ có thể cứu vài cái bết bát nhất, rồi chờ thời, đùn đẩy, chối bỏ sự thật, mà thôi.
—————————-
VnEconomy, Nợ của EVN đã lên tới 200.000 tỷ đồng, 19/12/2011,  http://vneconomy.vn/2011121910323255P0C5/no-cua-evn-da-len-toi-200000-ty-dong.htm
Tiền Phong, Cải cách kinh tế năm 2012: Vượt cản ngại của nhóm lợi ích, 3/1/2012, http://www.tienphong.vn/Kinh-Te/563143/Cai-cach-kinh-te-nam-2012-Vuot-can-ngai-cua-nhom-loi-ich-tpov.html
Vietstock, “Con dao phải đủ sắc để cắt những cục cưng lỗi thời”, 29/01/2012, http://www.vietstock.vn/ChannelID/761/Tin-tuc/213188-con-dao-phai-du-sac-de-cat-nhung-cuc-cung-loi-thoi.aspx
Bonus: Danh sách độ mươi ngân hàng thương mại tại Việt Nam có thể nằm trong nhóm 4 (không được tăng trưởng tín dụng trong năm nay) có nguy cơ phá sản.
  1. Ngân hàng Phương Tây
  2. Ngân hàng Phương Nam
  3. Ngân hàng Đại Tín
  4. Ngân hàng Bắc Á
  5. Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu
  6. Ngân hàng Tiên Phong
  7. Ngân hàng Nam Việt (Navibank)
  8. Sài Gòn Công thương Ngân hàng (Saigonbank)
  9. Ngân hàng Nam Á
  10. Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank)
  11. Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB – đã sáp nhập với Ngân hàng Đệ Nhất, Việt Nam Tín Nghĩa)
Danh sách này được lưu hành trên mạng và chưa được kiểm chứng.

 

10 Ngân Hàng VN Sắp Sụp Đổ, Ân Hạn 6 Tháng Điều Chỉnh

HANOI (Vietbao) — Có ít nhất 10 ngân hàng Việt Nam gặp cơ nguy sụp tiệm, nhưng chính phủ không công bố vì lo sợ dân chúng tới ào ạt rút tiền là sẽ đóng cửa sớm.
Bản tin từ thông tấn VEF.VN viết:
“Có ít nhất là mươi tổ chức yếu kém, vi phạm, có nguy cơ đổ vỡ”. Tuy nhiên, danh sách các ngân hàng này thì không thể công bố.
Phát biểu tại cuộc họp báo về Triển khai thực hiện Nghị Quyết số 01 của Chính phủ mà tâm điểm là Chị thị 01 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mới ban hành, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Đồng Tiến cho biết, trong nhóm 4 (các ngân hàng không được tăng trưởng tín dung) có ít nhất là mươi tổ chức yếu kém, vi phạm, có nguy cơ đổ vỡ”. Tuy nhiên, danh sách các ngân hàng này thì không thể công bố.”
Trong khi đó, thông tấn Infonet ghi nhận về phân loại theo 4 nhóm tổ chức tín dụng, cho biết, các ngân hàng cơ nguy sụp tiệm là thuốc nhóm thứ 4:
“…Theo Chỉ thị 01/CT-NHNN ban hành ngày 13/2 sẽ có 4 nhóm tổ chức tín dụng (TCTD) được phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng trong năm 2012, dựa theo các tiêu chí như quy mô vốn, năng lực điều hành quản trị, điều hành rủi ro, chất lương tài sản nợ, tài sản có, tuân thủ chính sách của NHNN…
Theo đó, nhóm 1 là nhóm TCTD có hoạt động lạnh mạnh, an toàn được tăng trưởng tín dụng tối đa ở mức 17%; nhóm thứ 2 yếu hơn được phân bổ “room” tăng trưởng ở mức 15%; nhóm thứ 3 thấp hơn nữa là 8% và nhóm 4 thuộc diện đang phải cơ cấu lại, có nguy cơ và biểu hiện mất an toàn vốn không được phân chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng trong năm nay.”
Mặt khác, về tình hình tái cơ cấu để cứu nguy, chính phủ sẽ làm việc với từng ngân hàng, theo tin VEF:
“…Đối với nhóm 4 là các ngân hàng mất khả năng thanh toán, nguy cơ đổ vỡ, đang phải cơ cấu lại sẽ không cho tăng trưởng tín dụng. Các ngân hàng này tập trung thu hồi nợ cụ và cho vay một số khoản mới nhưng không làm tăng tín dụng.
Tuy nhiên, danh sách này Ngân hàng nhà nước không thể công bố mà sẽ làm việc riêng với từng ngân hàng.
Liên quan đến việc tái cơ cấu, sáp nhập các ngân hàng như Ngân hàng Nhà nước đã từng công bố, ông Tiến khẳng định, mọi việc đang được tiến hành. Tuy nhiên, thời điểm đề ra như trước đây là một mục tiêu để thực hiện còn trong quá trình thực thi còn nhiều việc phải làm.”
Đặc biệt, thông tấn nhà nước Infonet nói về cách giải quyết, chính phủ sẽ cho các ngân hàng trong nhóm cơ nguy sập tiệm một ân hạn là 6 tháng để điều chỉnh trước khi xiết tổ chức tín dụng (TCTD) nếu cần:
“…Dù không công khai công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhưng NHNN đã thông báo cụ thể tới từng đơn vị này. Vì thế, nhóm TCTD thuộc diện không được giao chỉ tiêu sẽ phải thực hiện cơ cấu lại các khoản nợ, thu hồi nợ và làm lành mạnh hóa hoạt động của mình.
“Không được tăng trưởng tín dụng không có nghĩa là không được cho vay. Hoạt động của nhóm TCTD này vẫn được duy trì, tài sản được cơ cấu lại theo hướng an toàn, lành mạnh hơn” – ông Tiến giải thích.
Đó cũng là lý do NHNN “để ngỏ” khoảng thời gian 6 tháng để xem xét lại quá trình điều chỉnh của số TCTD này. Sau 6 tháng NHNN sẽ có điều chỉnh phù hợp, hoặc là điều chuyển chỉ tiêu từ nhóm này sang nhóm khác, hoặc sẽ nới rộng chỉ tiêu đối với các TCTD “khỏe” và ngược lại thắt chặt đối với các TCTD có dấu hiệu mất an toàn. Đây được coi là điểm khá mở và linh hoạt trong phương thức điều hành tín dụng 2012 của NHNN.”

 

Tập Cận Bình Nhắc Mỹ Đừng Đụng Tới ‘Lợi Ích Cốt Lõi’ TQ

Vietbao
Tập Cận Bình Nhắc Mỹ Đừng Đụng Tới ‘Lợi Ích Cốt Lõi’ TQ; Tập Cận Bình Đến Iowa Thăm Nơi 27 Năm Trước Từng Ở Nhờ
DESMOINES   -      TT Obama nhắc nhở lãnh tụ kế vị của Trung Quốc về “luật chơi bình đẳng” và nhân quyền – nhưng, Iowa là môi trường đầy tình cảm với phó chủ tịch Tập Cận Bình.
Năm 1985, ông Tập là viên chức trẻ của tỉnh Hebei dẫn đầu 1 phái đoàn nông nghiệp tìm hiểu kỹ thuật nông nghiệp tại Iowa để học hỏi – trong chuyến đi ấy, ông Tập tạm trú tại nhà dân thường và làm bạn với những người khác ông về ý hệ mà 2 nước theo đuổi. Nhưng, ông Tập không thể quên tính hiếu khách của dân Iowa – nên trong chuyến công du Hoa Kỳ 5 ngày, ông dành thời gian để đến Muscatine, 1 cộng đồng 25,000 dân của Iowa.
Ông Tập trở lại nhà của gia đình ông bà Roger và Sarah Lande mà ông đã ăn ngủ 27 năm trước giữa những tiếng chào đón, cả bằng tiếng quan thoại. Ông đến ngồi trên chiếc giường ngủ màu nhạt trưóc lò suởi trong phòng khách của gia đình Lande. Sau đó, trong dạ tiệc của tiểu bang tại thủ phủ Des Moines, ông lên tiếng cảm ơn 17 người Iowa mà ông quen biết trong chuyến đi Hoa Kỳ đầu tiên, giữa thời kỳ Chiến Tranh Lạnh. Ông Tập hân hoan trở lại thị trấn nhỏ ven dòng sông Mississippi ghi dấu ấn văn hào Mark Twain.
Thống đốc Terry Brandstad cho hay cư dân Iowa cảm thấy hài lòng đã quen biết 1 viên chức Trung Quốc đã thăng tiến lên vai trò rất cao.
Trong chương trình, tại Los Angeles ngày Thứ Năm, phó chủ tịch Tập Cận Bình lên tiếng tại Diễn Đàn Kinh Tế Hoa Kỳ Trung Quốc về các chính sách kinh tế mà Hoa Kỳ xét thấy là không công bằng trong các trao đổi với Hoa Kỳ.
Trong khi đó một bản tin khác của the New York Times nói rằng trong ngày thứ 2 đi xuyên nước Mỹ, Ông Tập cho biết hôm Thứ Tư rằng 2 nước phải tôn trọng “các lợi ích lõi” của nhau, trong khi xây dựng niềm tin và hợp tác trên nhiều lãnh vực, gồm các chính sách mậu dịch và ngoại giao với Bắc Hàn và Iran.
Ông Tập dùng từ ngữ “các lợi ích lõi” là có ý nhấn mạnh tới sự hiện hữu của lằn mức mà Hoa Kỳ và các quốc gia khác không nên vượt qua trong các đàm phán với Trung Quốc.
Đặc biệt, “các lợi ích lõi” có nghĩa chủ quyền lãnh thổ, và ông Tập nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ nên chống lại những vận động cho độc lập của Đài Loan và Tây Tạng.

 

Chó cứ sủa, và trăng sao cứ sáng

Thái Bá Tân (Danlambao) - Nhưng rốt cục, ông tôi đã đúng. Vào đêm đấu tố và cả đêm Lão Hội bị xử bắn trăng và sao vẫn sáng. Những đêm sau đó cũng vậy, khi có chủ trương sửa sai từ Trung Ương gửi về. Trăng và sao vẫn sáng, vẫn đẹp cả những thời điểm về sau, khi con người và đất nước đau thương này của chúng ta phải chứng kiến nhiều điều oan trái khác…

*
 Lại nói về những ngày Cải cách Ruộng Đất kinh khủng ấy.
Một hôm, vừa ăn tối xong, tôi đã thấy ông tôi đến bảo đi ngay có việc. Không hiểu sao giọng ông bỗng nhiên khản đặc, phải cố lắm mới nghe được.
“Đi đâu ông?”
“Ra Đồng Chùa cho mát”.
“Nhưng hôm nay không nóng!” tôi đáp.
“Sẽ nóng đấy. Rồi chốc nữa cháu biết”.
Điều này thì tôi biết, là ý ông tôi nói tối nay người ta tổ chức đấu tố Lão Hội. Suốt ngày hôm nay loa rao khắp xóm. Lão Hội là em Lão Cương, bảy mươi tuổi, một người thuộc diện ‘địa chủ kháng chiến’ vì có con trai đang làm to trong quân đội cách mạng, nghe đâu đến chức tá hay thậm chí được phong anh hùng. Lão Cương thì người ta để yên, nhưng em lão thì bị đấu tố, chuẩn bị qui lên thành địa chủ, dù lão chỉ là anh nông phu cày sâu cuốc bẫm, khác chăng do biết lo toan nên không đói. Cả tuần nay người ta rậm rịch chuẩn bị việc này. Cán bộ Đội bỏ nhiều giờ dạy người đấu kỹ càng từng lời nói, cử chỉ và cách khóc, cách nhảy chồm chồm trước mặt lão. Nếu buổi đấu tố diễn ra suôn sẻ, mà chắc chắn là suôn sẻ, tên lão sẽ được đưa vào danh sách địa chủ của làng để gửi lên huyện, coi như hoàn thành chỉ tiêu trên giao.
Hai ông cháu tôi ra đến Đồng Chùa thì trăng vừa lên. Trăng non và mờ mờ như ngái ngủ. Phía dưới một chút là Kênh Nhà Lê, nơi ban đêm thường có người làng xuống mò tôm cá, và dẫu ít hơn trước nhưng thỉnh thoảng vẫn có thuyền đi qua, chở cam quýt từ Hà Tĩnh ra Thanh Hóa và chở lúa gạo, hải sản lúc quay vào.
Ồng tôi ngã người, nằm ngửa xuống một gò đất cao rồi khoan khoái thở dài, nói:
“Sướng!”
Ông cởi hết cúc áo, phanh bụng, bảo tôi:
“Cháu cũng nằm xuống đi”.
Cao trên đầu chúng tôi là cả một trời sao thật đẹp. Những chấm nhỏ li ti lấp lánh thức suốt năm canh, yên bình, lặng lẽ dọi ánh sáng huyền diệu của mình xuống thế giới trần gian của những con người, cũng bé nhỏ, li ti nhưng chẳng bình yên chút nào. Từ phía Kênh có tiếng hát đều đều, mỏi mệt của mấy anh chị nhà thuyền vọng lại. Kể cũng lạ, giữa những ngày sôi sục, điên loạn này mà vẫn có người hát được, dẫu những tiếng hát buồn.
Phía làng, chó bắt đầu sủa rộ. Nghĩa là người của Đội đang đi từng nhà giục dân làng ra sân đình tham gia hoặc xem đấu tố. Háo hức nhất là bọn trẻ con, dù không biết chuyện gì đang xẩy ra. Ngoài tiếng chó còn có cả tiếng trống và tiếng chiếc mõ làng bằng gỗ hình con cá, treo ở điếm canh đầu làng.
Cuối cùng các âm thanh ấy hỗn độn, chói tai ấy cũng lắng xuống, và tôi biết cuộc đấu tố đã bắt đầu. Những tiếng kể khổ ngoa ngắt, tiếng chửi rủa, vu cáo, tiếng những cái tát vào mặt người bị đấu, tiếng cán bộ đứng bên gà lời khi người đấu quên, và tất nhiên cả tiếng kèn kẹt nghiến răng chịu đựng của khổ chủ không thể bay xa đến Đồng Chùa nơi chúng tôi đang nằm. Trước đó tôi đã mấy lần chứng kiến những cảnh như thế.
Tôi quay sang bảo ông:
“Ông ơi, cháu sợ.”
“Ông biết. Vì thế ông mới đưa cháu ra đây. Trẻ con không nên biết những trò ấy!”
Rồi ông chỉ tay lên trời, nói:
“Cháu nhìn kìa, cả một trời sao thật đẹp. Kệ những chuyện xẩy ra trong làng. Cháu ngắm chúng đi, đẹp không? Mà bao đời nay đã thế và vẫn mãi mãi như thế.”
Tôi nghe lời ông, lơ đãng nhìn lên bầu trời đầy sao. Vâng, chúng đẹp thật, nhưng vẫn là những ngôi sao bình thường tôi thấy nhiều lần và không mấy quan tâm. Nhưng tôi cũng lờ mờ hiểu được cái triết lý giản dị mà ông tôi muốn cho cháu biết, rằng cái xấu, cái ác luôn tồn tại, nhưng chỉ nhất thời, còn cái tốt, cái đẹp thì trường tồn mãi mãi. Hoặc có thế nói một cách nôm na: Chó cứ sủa, và trăng sao cứ sáng!
“Hôm kia, thằng Bình bảo ông phải đấu tố Lão Hội, nhưng ông không chịu.” ông tôi chợt nói, giọng mơ màng.
Bình là tên anh cán bộ Đội cải cách huyện cử về phụ trách làng tôi.
“Tố gì ạ?”
“Hắn bảo tố lão bóc lột, đánh đập ông, đại loại như thế”.
“Nhưng có đúng như vậy không?”
“Bậy. Lão hiền như cục đất. Còn nhiều lần giúp nhà ta khi thiếu đói đấy”.
“Thế sao người ta phải đấu tố bác Hội?”
“Thì bảo chúng điên mà lị. Nên ông phải ăn uống mấy thứ linh tinh cho cổ họng khản đặc thế này, bảo bị ốm không làm cách mạng được. May chúng tin mà tha cho, không khéo bị qui địa chủ thì khốn”.
Một tuần sau Lão Hội bị xử bắn, vì ngoài tội địa chủ cường hào gian ác, lão còn một khác nghiêm trọng hơn là tội làm gián điệp cho đế quốc, do khi khám nhà, người ta phát hiện thấy dưới mái hiên một cuốn sách chữ Tây, cuốn Từ Điển Tiếng Pháp, do ông em sĩ quan cách mạng để lại. Đó là bằng chứng không thể chối cãi được.
*
Suốt nhiều năm, thậm chí cả bây giờ, tôi vẫn chưa hết băn khoăn sao người ta có thể nghĩ ra hay du nhập những trò bất nhân, ngu xuẩn đến thế. Những trò ấy phần lớn bắt nguồn từ nước Trung Hoa cộng sản, và được các đồng chí Việt Nam làm theo, tự nguyện hoặc do ép buộc.
Nhưng rốt cục, ông tôi đã đúng. Vào đêm đấu tố và cả đêm Lão Hội bị xử bắn trăng và sao vẫn sáng. Những đêm sau đó cũng vậy, khi có chủ trương sửa sai từ Trung Ương gửi về. Trăng và sao vẫn sáng, vẫn đẹp cả những thời điểm về sau, khi con người và đất nước đau thương này của chúng ta phải chứng kiến nhiều điều oan trái khác.
Tháng Chín năm 1967, đi xe lửa từ Hà Nội sang Matscơva học tập, chúng tôi bị kẹt lại nhiều lần ở Trung Quốc do hai phái kình địch đánh nhau. Tôi nhớ ở Vũ Hán, lúc ấy ban đêm, nhìn qua ô cửa sổ bé nhỏ, tôi thấy cảnh các Hồng Vệ Binh bắt bớ, đánh đập người dân của họ. Bên ngoài là ánh đêm bàng bạc, và tôi biết cao trên đầu, những vì sao vẫn không ngừng nhấp nháy, dọi những tia sáng lung linh, huyền diệu của mình xuống trái đất nhỏ bé và đầy đau khổ này.
Tóm lại, chó cứ sủa và trăng sao cứ sáng!

 

Chiến lược Thái Bình Dương: Hải quân Mỹ thêm trách nhiệm, bớt tàu

WASHINGTON (Washington Post/Nguoiviet) – Với việc chính phủ Obama xoay sang chú trọng chiến lược quân sự vào Á Châu và vùng Thái Bình Dương, Hải Quân Mỹ sẽ phải chịu phần lớn trách nhiệm, thay vì đứng ngoài khơi như trong các cuộc chiến trên bộ thập niên qua.
 http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/144665-A1_Thai%20binh%20duong%20Pacific%20US%20Military_Dail.400.jpg
 Hàng không mẫu hạm USS John C. Stennis trên Thái Bình Dương. Chiến lược mới của Hoa Kỳ trong đại dương này đặt thêm trọng trách vào hải quân nhưng với số tàu ít hơn. (Hình: AP Photo/U.S. Navy, Mass Communication Specialist 3rd Class Kenneth Abbate)
Tuy nhiên, cùng lúc hải quân sẽ phải thực hiện nhiệm vụ ở Châu Á với số chiến hạm ít hơn. Theo đề nghị cắt giảm ngân sách quốc phòng của Tổng Thống Obama, Hải Quân Mỹ sẽ cho về hưu 9 chiến hạm sớm hơn dự liệu và hủy bỏ hoặc giảm thiểu con số 16 chiến hạm dự trù đóng thêm trong 5 năm tới.
Hải Quân Mỹ cho đến gần đây vẫn dự trù sẽ tăng số chiến hạm của mình từ 285 chiếc lên 313 vào năm 2020, nhưng theo ngân sách của ông Obama, điều này sẽ không đạt được.
Dù có nhiều chỉ trích tại Quốc Hội Mỹ nhắm vào chính phủ Obama về điều này, Hải Quân Mỹ cho hay vẫn sẽ thi hành được chiến lược của Tổng Thống Obama với số chiến hạm đang có. Giới lãnh đạo hải quân cho hay sẽ vẫn duy trì 11 hải đội hàng không mẫu hạm, mũi nhọn chiến lược trên biển của Mỹ.
Bộ Trưởng Hải Quân Ray Mabus cho hay Hải Quân Mỹ đang thay đổi kế hoạch bố trí chiến hạm và sẽ tìm cách sắp xếp luân phiên thay đổi nhân sự để chiến hạm hoạt động trên biển lâu hơn, nhất là ở vùng Á Châu.
Ông Mabus dự trù sẽ đưa bốn chiến hạm mới loại LCS, chuyên hoạt động gần bờ, đến đồn trú ở Singapore, nằm sát bên một trong những hải lộ bận rộn nhất thế giới. Các viên chức Bộ Quốc Phòng Mỹ cho hay các chi tiết về việc này vẫn còn được thương thảo với chính phủ Singapore.
Qua việc bố trí chiến hạm ở Singapore, Hải Quân Mỹ sẽ không còn phải mất thời giờ di chuyển chiến hạm qua Thái Bình Dương. Một thay đổi khác sẽ gồm việc bố trí ba thủy thủ đoàn luân phiên điều hành hai chiến hạm, để gia tăng thời gian hoạt động ngoài biển. Các thủy thủ đoàn này sẽ được phi cơ chở đi về từ Mỹ đến nhiệm sở của mình. (V.Giang)

 

Không có dấu hiệu công an thay đổi tội danh anh em ông Vươn

HẢI PHÒNG (Nguoiviet) – Dù đã có 600 người ký tên, nhiều luật sư nêu ý kiến không thể truy tố anh em ông Ðoàn Văn Vươn với tội danh “Giết người, chống người thi hành công vụ,” công an Hải Phòng không có dấu hiệu gì thay đổi tội danh này mà chỉ “kiến nghị cơ quan tố tụng xem xét tình tiết giảm nhẹ.” http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/144669-VN_DoanVanVuon_PhamThiBau_NLD_021612.400.jpg
Bà Phạm Thị Báu tự Hiền ngồi cắt rau trên nền nhà cũ. (Hình: Người Lao Ðộng)
Theo bản tin báo Người Lao Ðộng hôm Thứ Tư, 15 tháng 2, 2012, Ðỗ Hữu Ca, giám đốc công an Hải Phòng “đã chỉ đạo các đơn vị chức năng khẩn trương điều tra, bảo đảm khách quan, đúng pháp luật hai vụ án ‘Giết người, chống người thi hành công vụ’ và ‘hủy hoại tài sản’ để nhanh chóng đưa ra xét xử.”
Các ông Ðoàn Văn Sịnh, Ðoàn Văn Vươn, Ðoàn Văn Quý và một người con của ông Sịnh bị truy tố tội “giết người” và “chống người thi hành công vụ” dù không có ai chết trong vụ này. Còn truy tố “hủy hoại tài sản” thì chưa biết truy tố ai trong cái đoàn người kéo đến cưỡng chế và phá sập hai căn nhà của gia đình các ông Ðoàn Văn Vươn và Ðoàn Văn Quý.
Theo bản tin báo Người Lao Ðộng, “ông Ðỗ Hữu Ca kiến nghị các cơ quan tiến hành tố tụng xem xét tình tiết giảm nhẹ đối với các bị can và yêu cầu điều tra việc đánh bắt thủy sản trong đầm của ông Ðoàn Văn Vươn sau vụ cưỡng chế, nếu có dấu hiệu vi phạm hình sự thì khởi tố theo quy định của pháp luật.”
Ông Ðỗ Hữu Ca làm như vậy chỉ để “triển khai kết luận của thủ tướng” ngày 10 tháng 2, 2012. Thêm vào đó, ông này chỉ đòi “làm rõ trách nhiệm công an huyện Tiên Lãng” dù ông cũng có mặt trong buổi cưỡng chế. Ông lại còn họp báo ca ngợi cuộc hành quân cưỡng chế tuyệt vời, đáng viết thành “giáo án” và vụ cưỡng chế được “người dân đồng tình rất cao.”
Ngày 15 tháng 2, 2012, Luật Sư Phạm Vũ Hải, đưa một mẫu đơn yêu cầu mọi người ký tên yêu cầu Viện Kiểm Sát Tối Cao bãi bỏ các tội danh “giết người” và “chống người thi hành công vụ” đối với anh em ông Vươn. Theo lập luận trong đơn kiến nghị này, anh em ông Vươn là nạn nhân của một trình tự vi phạm pháp luật có hệ thống của huyện Tiên Lãng với sự toa rập của hệ thống tòa án từ huyện tới tỉnh. Kết quả dẫn tới sự chống đối, tức tự vệ của người dân bảo vệ tài sản và sinh mạng hợp pháp của mình, ngày 5 tháng 1, 2012 với mấy tiếng súng hoa cải và 2 trái nổ tự tạo.
Ðến nay, ít nhất đã có 600 người, gồm rất nhiều người là nhân sĩ, trí thức, tướng lãnh và sĩ quan cao cấp CSVN đòi trả tự do cho anh em ông Vươn vì họ thật sự là nạn nhân của một đám cường hào ác bá thời nay trong chế độ Hà Nội.
Những kẻ phạm pháp là các quan chức huyện Tiên Lãng và xã Vinh Quang như kết luận của ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng là sai từ đầu đến cuối lại không bị truy tố, trong khi anh em ông Vươn lại bị tống giam và đối diện với những bản án bất công.
Ngày 16 tháng 2, 2012, Luật Sư Nguyễn Anh Vân thuộc Luật Sư Ðoàn Hà Nội, nêu ra trên Blog Nguyễn Xuân Diện, rất nhiều sai phạm có dấu hiệu vi phạm luật hình sự của các ông Ðỗ Hữu Ca và Ðỗ Trung Thoại (phó chủ tịch UBND Hải Phòng) từ “vu khống” đến “che giấu tội phạm” để đề nghị truy tố 2 ông này theo các tội danh vừa nói.
Tới giờ này, người ta vẫn thấy ông Ca và ông Thoại tại vị vững vàng chứ không có dấu hiệu gì khác.
Vụ cưỡng chế khu đầm của anh em ông Vươn gây chấn động dư luận khắp nơi với các lời bình luận sôi nổi hơn một tháng qua. Nhiều nhân vật từng nắm những chức vụ cao trong guồng máy chế độ lên tiếng đòi hỏi công lý cho anh em ông Vươn cũng như đòi trả lại quyền tư hữu cho người dân, cái gốc của vấn đề.
Ông Ðặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng Bộ Tài Nguyên-Môi Trường lên tiếng trên báo VNExpress ngày 16 tháng 2, 2012 rằng nếu “không sửa luật đất đai, sẽ còn nhiều vụ Tiên Lãng” khác bùng nổ trong tương lai.
Rất nhiều vụ cưỡng chế mà hàng ngàn người dân chống đối kịch liệt, vì không có “tiếng súng hoa cải” nên guồng máy đàn áp của chế độ đã làm cho tắt mọi đòi hỏi công bằng, quyền sống của người dân thấp cổ bé miệng.
Không có tiếng súng hoa cải thì không có “kết luận của thủ tướng” xác nhận đám quan quyền huyện Tiên Lãng phạm luật.
Liệu các áp lực quần chúng không đủ mạnh để đòi trả tự do cho anh em ông Vươn vốn được người địa phương coi như ân nhân của họ? (TN)

 

Chợ “giỏi” tiếng Anh nhất nhì Việt Nam

- “Không nói được tiếng Anh hả?! Vậy buôn bán khó lắm em ơi!” Đó là lời đầu tiên chị chủ tiệm ăn trên đường Bạch Đằng, TP Hội An nói với chúng tôi. Chúng tôi đang ở khu chợ Hội An, nơi quanh năm khách nước ngoài nhiều hơn khách Việt.

Lão tá điền nói tiếng Anh “như gió”
Vừa nói, chị chủ tiệm ăn vừa hướng tay về quán nước mía phía đối diện, nơi một ông lão tóc bạc trắng, đội chiếc mũ lưỡi trai sùm sụp đang đon đả chào gia đình vị khách châu Âu. Ông lão nhiệt tình giới thiệu từng chút một về… ly nước mía, nói về xuất xứ, chất lượng, giá cả món hàng của mình… bằng tiếng Anh.
Cô bạn đi cùng tôi là một phiên dịch viên tròn mắt ngạc nhiên rồi nhận xét: “Ông ấy nói nhanh và lưu loát quá, cách phát âm chuẩn từng câu chữ không khác gì người bản xứ!”.
Ông lão hơn 70 tuổi, chưa được đi học như nói tiếng Anh “như gió”.
Ông lão hơn 70 tuổi, chưa được đi học như nói tiếng Anh “như gió”.
Đến bắt chuyện với ông lão hơn 70 tuổi này mới hay, ông lão vốn xuất thân là một tá điền, một chữ bẻ đôi không biết. Giải thích cho cái sự nói tiếng Anh “như gió”, ông cười khề khà: “Có chi mô! Hồi nào không biết thì học. Học bằng cách ngày nào cũng ra bến chợ đây ngồi, nghe họ nói chuyện, rồi mình nói lại với họ. Hơn 10 năm nay tui chỉ học bằng cách đó thôi. Nói riết rồi quen miệng, nhiều chừng về nói với mấy đứa nhỏ ở nhà cũng… bằng tiếng Anh luôn!”
“100% tiểu thương chợ tôi nói tiếng Anh lưu loát”
Dạo một vòng quanh chợ, từ các sạp trái cây rau củ, đến các tiệm ăn, các quầy quần áo, vải sợi, giầy dép cho đến các cửa hàng thủ công mỹ nghệ, đồ trang sức hoặc các gian hàng nhỏ bán hủ tiếu, phở, bún bò… đều phải ngạc nhiên với những cuộc trao đổi, trò chuyện bằng ngoại ngữ giữa các tiểu thương và khách hàng. Có lẽ không chợ nào ở Quảng Nam, và cả miền Trung lại có nhiều khách nước ngoài như chợ Hội An này.
Một tiểu thương kể, những năm về trước, số người buôn bán ở đây biết ngoại ngữ không nhiều. Nhưng rồi ai cũng phải “cố mà học thôi”. Một số người học theo kiểu bắt chước, tuy giao tiếp được nhưng chỉ có thể nói tiếng Anh “bồi”. Quan trọng là mình hiểu họ muốn gì, và họ hiểu mình. “Buôn bán ở đây mà không biết ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh thì có mà dẹp tiệm thôi!”, chị bán bún vừa cười với hai vợ chồng người khách đến từ Úc, vừa tranh thủ nói vọng vào.
Ở Hội An, quanh năm khách Tây nhiều hơn khách Việt
Ở Hội An, quanh năm khách Tây nhiều hơn khách Việt. Ảnh LAT
Hỏi họ học ngoại ngữ có khó không, một chị bán trái cây nhanh nhảu nói: “Khó chi mô mà khó chú! Cứ nói qua, nói lại. Ban đầu mình nói chưa đúng thì họ nói lại cho mình nghe, lần sau mình sửa. Lâu dần nói được thôi! Cái quan trọng là mình phải nhanh nhẹn, đừng ngại người ta cười mình là được. Học cái tiếng Tây ni cũng là giúp mình bán buôn đắt khách hơn!”
Chị Trần Thị Vân, buôn vải vóc tại chợ cũng học theo cách như vậy. “Ngày đó có khi một câu mà nói tiếng Việt hơn một nửa, còn lại nói tiếng Anh”, chị Vân cười nhớ lại.
Bây giờ chị đã nhiều “bạn hàng” là mối quen người nước ngoài. Họ còn trao đổi kiến thức với nhau: chị dạy tiếng Việt cho họ và ngược lại được các bạn hàng chỉnh sửa ngữ pháp, cách phát âm khi nói tiếng Anh. Tranh thủ lúc vắng khách, đọc thêm từ điển để bổ sung vốn từ vựng cho mình. Bây giờ vốn tiếng Anh của chị đã “rất khá” – như lời nhận xét có phần tự hào của chị.
Và lời nhận xét này của một chị bán thực phẩm tươi sống ở chợ Hội An cũng rất tự hào: “100% tiểu thương ở chợ ni đều có thể nói tiếng Anh lưu loát, nghe hiểu khi trò chuyện với người nước ngoài, và nói lại được với họ!”.
Trung tâm ngoại ngữ giữa chợ
Mỗi buổi trưa, cuối giờ chiều, những ngày nghỉ cuối tuần, nơi đây lại xuất hiện những học sinh, sinh viên của các trường trong TP. Hội An, trong tỉnh Quảng Nam, và cả sinh viên từ Đà Nẵng vào để… học ngoại ngữ.
Bạn Nguyễn Thị Lệ (1990) là sinh viên khoa Du lịch của trường Đại học Quảng Nam giải thích: “Chúng em là sinh viên, được học tiếng Anh hơn 7 năm khi còn ở bậc phổ thông, lên đại học được học chuyên ngành tiếng Anh du lịch mà vẫn không “ăn nhằm” gì nếu so với các cô chú buôn bán ở đây. Các cô chú nói tiếng Anh vừa trôi chảy, vừa chuẩn xác “.
Vì thế, cứ vào thứ 7, chủ nhật hàng tuần, Lệ đều cùng một nhóm bạn đến đây, vừa phụ giúp các tiểu thương bán hàng, vừa để được trò chuyện nhiều hơn với khách nước ngoài.
Bạn Võ Văn Bản, sinh viên năm cuối của trường Đại học Phan Chu trinh, TP.Hội An nói chắc nịch: “Đọc sách, học trung tâm Anh ngữ cũng không bằng được nói chuyện trực tiếp với người nước ngoài. Ngay cả các thầy cô dạy ngoại ngữ của trường cũng thường xuyên ra đây để trau dồi thêm!”.
Chợ thứ 7, chủ nhật rộn ràng hơn bởi có mặt của các bạn trẻ ham học này. Họ truyền tai nhau địa chỉ của những người bán hàng “nói ngoại ngữ như gió”, thậm chí có người còn biết đến 3 – 4 ngoại ngữ khác nhau khiến không ít khách du lịch phải “tròn xoe mắt” thán phục.
Gia Ly
http://bee.net.vn/channel/1988/201202/Cho-gioi-tieng-anh-nhat-nhi-Viet-Nam-1825506/


Biểu tình chống Tập Cận Bình tới Los Angeles bị chặn từ xa


Hà Giang/Người Việt
 SAN PEDRO (NV) – Phó Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Xi Jinping) trong đoạn cuối của chuyến đi Hoa Kỳ đến hải cảng Los Angeles hôm Thứ Năm, trong vòng bảo vệ an ninh chặt chẽ khiến các cuộc biểu tình được dự trù đã không diễn ra được.
Phó Chủ Tịch Tập Cận Bình (phải) bắt tay với nhân viên China Shipping khi đến thăm khu vực của công ty hàng hải này tại cảng Los Angeles ở San Pedro, California hôm Thứ Năm. (Hình: AP Photo/Los Angeles Times, Bob Chamberlin, Pool)
Ông Tập Cận Bình đến đây để thăm cơ sở của công ty hàng hải China Shipping, hiện đang được mở rộng, cũng như đi một vòng hải cảng thương mại lớn và quan trọng nhất của Hoa Kỳ.
Ðón tiếp ông Tập Cận Bình tại phi trường LAX, và tháp tùng ông đến cảng Los Angeles là phái đoàn của Thống Ðốc California Jerry Brown và thị trưởng thành phố Los Angeles, ông Antonio Villaraigosa. Chuyến đi thăm cảng Los Angeles của ông Tập Cận Bình được cho là nhằm mục đích nhấn mạnh mối quan hệ kinh tế ngày càng gắn bó của Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Cùng chuẩn bị “đón tiếp,” hay đúng hơn là để phản đối sự có mặt của ông Tập Cận Bình, là các nhà đấu tranh cho nhân quyền của các tổ chức Visual Artists Guild, và Tibetan Association of Northern California, thế nhưng cuộc tập họp của các tổ chức này không thành.
Lý do là vì từ 1:00PM, tất cả các con đường, kể cả đường vào Freeway, lẫn đường trong thành phố dẫn vào Berth 97, vị trí của China Shipping tại hải cảng Los Angeles đã bị cảnh sát của cảng Los Angeles lẫn cảnh sát thành phố Los Angeles (LAPD) chận lại, khiến xe cộ bị kẹt cứng.
Nhóm Tibetan Association of Northern California gởi tin nhắn lên Twitter (“tweet”) nói rằng họ thuê một chiếc xe buýt từ Bắc California xuống để phản đối chuyến viếng thăm của ông Tập Cận Bình, nhưng xe của họ không vào được gần Harbor Blvd. vì đã bị chặn lại.
“Không vào được thì chúng tôi phản đối trên mạng,” nhóm này tweet. Họ muốn cho ông Tập Cận Bình thấy rằng “tất cả dân Tây Tạng dù ở đâu cũng đồng lòng trong việc đấu tranh cho sự độc lập của Tibet.”

Một số thành viên của Visual Artists Guild mang biểu biểu ngữ: “Let 100 Wukans Bloom” – “Hãy để trăm Wukans đua nở” – yêu cầu Phó Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bảo vệ nhân quyền. (Hình: Hà Giang/Người Việt)
Các thành viên của Visual Artists Guild bị tản mác khắp nơi, chỉ còn dăm bẩy người mang được biểu ngữ: “To China VP Xi Jin Ping: Let 100 Wukans Bloom” – “Hãy để trăm Wukans đua nở,” nhại tên phong trào Trăm hoa đua nở (“Let 100 flowers bloom”) – tụ tập được ở góc đường Harbor và Swinford, dưới ánh mắt hiếu kỳ của những người lái xe bị kẹt trên đường phố.
Tiếp xúc với phóng viên nhật báo Người Việt qua điện thoại, cô Ann Lau, đại diện của Visual Artists Guild cho biết họ tụ tập vì muốn chuyển đến ông Tập Cận Bình một thông điệp quan trọng, để ông hiểu người Mỹ gốc Hoa trông đợi ở ông điều gì.
“Chúng tôi muốn nhắn nhủ với ông Tập Cận Bình rằng, mai này khi ông thành chủ tịch nước Trung Quốc, thì muốn Trung Quốc thực sự phát triển, phải quan tâm đến nhân quyền, nhất là tự do ngôn luận.” Cô Ann Lau nói.
Và giải thích:
“Hiện giờ chính quyền Bắc Kinh giam cầm rất nhiều người cầm bút, và bắt những người cây viết nổi tiếng như ông Yu Jie phải sống kiếp lưu vong, hay dùng côn đồ để hành hung bất cứ ai dám lên tiếng chỉ trích chính quyền. Có người như nhà bất đồng chính kiến Zhu Yufu, đã bị tù 7 năm chỉ vì một bài thơ.”
Cô Lau tâm sự rằng nhóm của cô không ngờ các giới chức liên quan lại có “chương trình ngăn chặn quy mô” như vậy, tuy nhiên không tỏ ra thất vọng, vì “dù chỉ một người nhìn thấy thông điệp” và tin tức được truyền đi, thì cũng mang đến một kết quả nào đó.
Nhìn biểu ngữ của nhóm Visual Artists Guild, một người lái xe quay cửa kính xuống hỏi người cảnh sát của cảng Los Angeles là “mấy người này làm gì vậy?”, và được cảnh sát trả lời:
“Tôi nghĩ chắc họ không thích ông phó chủ tịch của Trung Quốc!”

Các nhân viên công lực đứng chặn mọi nẻo đường dẫn đến hãng vận chuyển China Shipping tại cảng Los Angeles để bảo vệ những chuyến xe của phái đoàn tháp tùng Phó Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, trong chuyến viếng thăm cảng Los Angeles vào ngày Thứ Năm. (Hình: Hà Giang/Người Việt)
China Shipping là công ty vận chuyển hàng hóa lớn nhì Hoa Kỳ, hiện đang mở rộng gấp đôi cơ sở với diện tích sẽ lên đến 142 acres, và với dự án giá trị 121 triệu, sẽ hoàn tất vào năm 2014.
Một thông cáo báo chí của văn phòng thị trưởng Los Angeles cho biết, cũng trong chuyến viếng thăm này của ông Tập Cận Bình, công ty DreamWorks Animation dự trù sẽ công bố việc thành lập một liên doanh hợp tác với Trung Quốc, là một phần của chương trình mở rộng giao thương và du lịch với nước này.
––––-
Liên lạc tác giả: HaGiang@nguoi-viet.com

PGS.TS Hoa Hữu Lân: Đụng vào ăn xin rách việc lắm!

– Hằng năm, cứ vào dịp lễ hội, nạn ăn xin lại hoành hành, gây ra sự phản cảm, nhức nhối cho công tác tổ chức lễ hội. Vậy có nên xóa bỏ nạn ăn xin? PGS. TS Hoa Hữu Lân, Trưởng phòng Nghiên cứu Phát triển Văn hóa – Xã hội, Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế – Xã hội Hà Nội đã có cuộc trao đổi cùng KH&ĐS về nội dung này.
PGS.TS Hoa Hữu Lân, Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế – Xã hội Hà Nội:

Nhếch nhác, chèo kéo
Ông nghĩ sao khi “đến hẹn lại lên”, cứ vào dịp lễ hội thì nạn ăn xin nở rộ?
Trước hết, cần phải nói rằng, nước ta có khoảng 8.000 lễ hội, trải dài từ Bắc đến Nam và tập trung chủ yếu vào mùa xuân. Những lễ hội này gắn với yếu tố văn hóa, tâm linh rất sâu sắc. Người ta đi lễ hội để cầu phúc, cầu may cho cả năm.
Tuy nhiên, đáng tiếc là lễ hội đang bộc lộ mặt trái, trong đó có nạn ăn xin. Nó làm mất đi tính thiêng của lễ hội. Mà đặc trưng của lễ hội là tính thiêng, nay mất đi rồi thì còn gì là lễ hội nữa?
Sao lại mất đi tính thiêng, thưa ông? Về bản chất, mỗi lễ hội bao giờ cũng có hai phần lễ và hội. Mà “hội” thì phải có sự vui tươi, phấn khởi.
Đằng này, những người ăn xin với vẻ nhếch nhác, chèo kéo khách thập phương, trong đó có những kẻ cơ hội, đóng giả là người khốn khổ để cầu mong của bố thí, thậm chí là móc túi du khách đã tạo ra sự phản cảm, mất trật tự xã hội, ảnh hưởng đến hình ảnh của con người, địa phương đó trong mắt du khách thập phương, kể cả khách nước ngoài.
Chẳng lẽ các ban tổ chức lễ hội, chính quyền địa phương lại không biết điều đó?
Họ biết đấy, nhưng giải quyết nó cũng khó lắm, vì nếu các ông ấy thu gom họ vào rồi thì cho họ ở đâu, ăn bằng cái gì? Nói chung, động vào họ là rách việc lắm nên cứ trả họ về cho… xã hội.
Người dân đang… tình nguyện bị lừa
Vậy theo ông, điều gì đã tạo nên sự mất đi tính thiêng của lễ hội như thế?
Thứ nhất, phần lớn những người đi ăn xin đã lợi dụng lễ hội vì đến đó con người luôn có xu hướng xởi lởi, hướng thiện, cầu phúc làm may.
Thứ hai, quan niệm dân gian vẫn cho rằng hành khất là khổ, trùng với quan niệm của nhà phật là “từ, bi, hỉ, xả”. Do đó, những người đi lễ hội sẵn sàng bố thí cho người hành khất.
Nghĩa là chính người dân đã “vô tình” khiến cho nạn ăn xin trong lễ hội vẫn còn phổ biến?
Thật ra nói như thế cũng đúng. Tuy nhiên, việc bố thí cho người kém may mắn là điều nên làm. Chỉ có điều, họ đang bị một số kẻ lười lao động lợi dụng để chuộc lợi. Đôi khi, chính người dân lại… tình nguyện bị lừa, vì họ không muốn mang tiếng là không làm phúc.
Nhận dạng nhóm đối tượng lừa đảo ấy có khó không, thưa ông?
Tôi cho rằng, nó phụ thuộc vào kinh nghiệm sống của mỗi người. Còn nếu chỉ nhìn vào bề ngoài cũng khó, vì những đối tượng ăn xin trá hình bôi trát cũng giỏi lắm.
Tuy nhiên, nếu là tôi, với những người già cả đi ăn xin, tôi sẽ cho. Còn với những người trong độ tuổi lao động, còn trẻ mà đi ăn xin thì khó chấp nhận lắm!
Hãy cho họ “cần câu”!
Nói gì thì nói, dù có làm mất đi tính thiêng thì với nhiều người phải đi ăn xin là một giải pháp “chẳng đừng”?
Tất nhiên rồi. Ngoại trừ những kẻ lừa đảo thì chỉ những người cùng đường mới phải đi ăn xin, nhất là với những cụ già.
Vấn đề đặt ra là, nạn ăn xin làm cho lễ hội nhếch nhác, vậy có nên dẹp bỏ hay không?
Nói là dẹp bỏ hay không thì cũng khó. Nhưng tôi nghĩ, cần phải dần dần giảm nạn này đi, tiến tới xóa hẳn.
Nhưng nếu cấm thì những người “cùng đường” ấy sẽ phải sống như thế nào, vì lễ hội với họ là dịp để có thêm một khoản thu nhập?
Đó là một bài toán cần có nhiều phép giải đồng bộ. Trên thực tế, chúng ta đã có những cơ chế, chính sách hỗ trợ người nghèo, người khuyết tật.
Tuy nhiên, số đó quá nhiều trong khi ngân sách có hạn, do đó họ phải tranh thủ dịp lễ hội để “kiếm thêm”. Vấn đề ở chỗ cần phải cho họ thấy rằng, đi ăn xin là sự bần cùng bất đắc dĩ, để họ phải cảm thấy xấu hổ vì nó liên quan đến nhân cách.
Và đây chỉ là dịp để xã hội chia sẻ phần nào với họ chứ không phải là chỉ chăm chăm vào lễ hội mong kiếm chác cho cả năm.
Ông có ảo tưởng quá không khi cho rằng cần phải để người ăn xin cảm thấy xấu hổ? Họ bị dồn vào bước đường cùng của sự đói nghèo, bệnh tật mới phải làm thế chứ? Và sự xấu hổ thì không thể mang lại cơm áo để họ sống qua ngày! Tôi cho rằng mình không ảo tưởng, bởi làm cái gì cũng phải bắt nguồn từ nhận thức. Song, nhận thức thì chưa đủ mà cần phải kết hợp với hành động. Nghĩa là, Nhà nước phải thật sự tạo ra cái cần câu cho chính họ.
Nhà nước đã tạo “cần câu” cho họ rồi đấy chứ?
Có, nhưng kết quả ra sao? Nó có đảm bảo phủ sóng ra toàn xã hội? Ngay như chuyện tạo việc làm cho người khuyết tật. Nhiều doanh nghiệp vẫn không dám nhận người khuyết tật vào làm, vì họ đặt hiệu quả kinh tế lên trên hiệu quả xã hội với nhóm này. Vậy phải có những chế độ đãi ngộ cho doanh nghiệp khi họ sử dụng lao động là người khuyết tật như giảm thuế, tạo điều kiện về vốn vay để khuyến khích họ.
Các trung tâm bảo trợ xã hội cũng đã xây dựng song có phải ai cũng được sống ở đó đâu, cũng phải xét lên xét xuống đấy chứ. Đấy, những vấn đề đó chưa giải quyết được thì làm sao đòi tính đến những chuyện sâu xa hơn?
Sẽ xóa được nạn ăn xin, nếu… Theo ông, để giảm, tiến tới cấm hoàn toàn nạn ăn xin trong lễ hội có khó không?
Tôi cho là khó song không phải không làm được. Nhưng làm bằng cách nào?
Trước hết, các ban tổ chức lễ hội nên vận động để khách thập phương gửi tiền vào hòm công đức chứ không chia cho người ăn xin như hiện tại.
Thứ hai, chính quyền phải làm thật tốt công tác quản lý hộ khẩu để người ăn xin không di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Công khai danh tính của những người ăn xin trá hình để du khách nắm rõ.
Khi đã ban hành quy chế rồi thì người ăn xin ở lễ hội phải bị xử lý thật nghiêm, cả về hành chính và thậm chí là hình sự đối với những kẻ lừa đảo. Bên cạnh đó, phải phân loại đối tượng nghèo khổ.
Người không có khả năng lao động sẽ được sống trong các trung tâm bảo trợ. Người có khả năng lao động sẽ được hỗ trợ về vốn, việc làm. Về sâu xa thì phải để công tác xóa đói giảm nghèo, từ thiện là việc xã hội hóa và phải làm thường xuyên.
Tôi cũng hy vọng nạn ăn xin trong lễ hội sẽ dần được xóa bỏ.
Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!
“Hiện nay, nếu có muốn xử lý, dẹp bỏ nạn ăn xin trong các lễ hội cũng khó, vì việc phân cấp, phân quyền chưa rõ ràng. Thế nên, cần phải xác định đây là việc cần làm để lập lại trật tự xã hội, đồng thời để lễ hội trở về với nguyên nghĩa của nó, bằng cách quy trách nhiệm cụ thể cho một đơn vị trong khối cơ quan công quyền”.
PGS. TS Hoa Hữu Lân
Vũ Thủy (thực hiện)
http://bee.net.vn/channel/1983/201202/PGSTS-Hoa-Huu-Lan-dung-vao-an-xin-rach-viec-lam-1825424/

 

CAND – Dự thảo “Luật Nhân quyền 2012” – Một tư duy lạc hậu trong QHQT

Theo một số hãng thông tấn “Dự luật Nhân quyền Việt Nam năm 2012” (The Vietnam Human Rights Act of 2012) do ông Smith, Chủ tịch tiểu ban về châu Phi, Y tế toàn cầu và Nhân quyền đệ trình vừa được tiểu ban này thông qua vào ngày 8/2. Theo Hiến pháp Hoa Kỳ, Dự luật sẽ được trình ra Hạ viện. Nếu Hạ viện thông qua, bước tiếp theo, sẽ được đệ trình tại Thượng viện. Và để Dự luật có hiệu lực, nó phải được Thượng viện thông qua và sau đó được Tổng thống phê chuẩn.
Vào đầu năm nay, ngày 25/1, ông Chris Smith đã có buổi điều trần về Dự luật này, lúc đó văn bản được gọi là “Dự luật Nhân quyền Việt Nam 2011”.
Tại buổi điều trần lần này có những gương mặt quen thuộc, như cựu dân biểu Cao Quang Ánh, Nguyễn Đình Thắng (từ tổ chức Boat People SOS); ông Giám đốc Tổ chức cái gọi là Nhân quyền cho người Thượng; ông John Sifton từ tổ chức Human Rights Watch – một tổ chức chưa bao giờ được cấp phép vào Việt Nam. Điều khôi hài nhất là trong buổi điều trần lần này có mặt Vũ (thị) Phương Anh, được giới thiệu là “nạn nhân buôn người”, với chứng cứ là VPA “bị (Chính phủ Việt Nam) đưa đến một công xưởng ở Jordan, nơi bà nói đã phải làm việc cả ngày lẫn đêm với tiền công ít ỏi”.
Có thể nói, ngôn từ của ông Smith trong buổi điều trần thật sự không phù hợp với tư cách của một chính khách, một chính trị gia, thậm chí không được như một công dân Mỹ bình thường. Ông đã vu cáo trắng trợn Chính phủ Việt Nam rằng “Chính quyền Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục vi phạm tệ hại nhân quyền. Lời khai mà người ta nghe được đã xác nhận rằng việc truy bức tôn giáo, chính trị và sắc tộc tiếp diễn và trong nhiều trường hợp còn tăng nhiều thêm, và rằng nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam tiếp tục đón nhận những kẻ chuyên buôn người lao động cưỡng bức và mại dâm cưỡng bức”. Rồi ông đe dọa: “Cần phải cho thấy, Hoa Kỳ gửi một thông điệp minh bạch tới chế độ Việt Nam rằng họ phải ngừng vi phạm nhân quyền của các công dân của họ”.
Tạm gác lại sự vu cáo trắng trợn của ông Smith, nội dung Dự luật đưa ra cho thấy ông Chủ tịch Tiểu ban nhân quyền Hạ viện và những người soạn thảo Dự luật này vẫn giữ nguyên một cách tư duy, ứng xử lạc hậu đến hết chỗ nói. Đó là:
1 – Ông Smith không hề có một chút tôn trọng nào Quốc hiệu của một dân tộc. Ông gọi Nhà nước “Cộng hòa XHCN Việt Nam” là “Chính quyền Cộng sản”, như cách gọi của những “thuyền nhân”, không có công ăn việc làm, chuyên hành nghề chống Cộng trên đất Mỹ. Ai cũng biết cách gọi Nhà nước Việt Nam là “Chính quyền Cộng sản” có nguồn gốc từ thời kỳ “Chiến tranh Việt Nam” (1954-1975), từ thời kỳ chiến tranh lạnh giữa hai hệ thống TBCN và XHCN. Cách gọi này không chỉ xúc phạm một Nhà nước, mà còn phá hoại quan hệ hợp tác, hữu nghị đã được tạo dựng trong nhiều năm qua giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
2 – Về nội dung, Dự luật yêu cầu Việt Nam “thả các tù nhân bị bắt giữ vì “sự vận động trong hòa bình cho tự do tôn giáo, dân chủ và nhân quyền”, và việc đòi hỏi Việt Nam phải “Đưa ra những tiến bộ vượt bậc trong việc cải thiện luật pháp để ngăn chặn việc hình sự hóa các hoạt động dân chủ”, hàm ý phải thay đổi nhiều Điều luật Hình sự liên quan đến an ninh quốc gia, trật tự công cộng… Đáng tiếc ông Smith không hiểu rằng trong tư duy chính trị hiện đại người ta phải biết tôn trọng quyền dân tộc tự quyết của mỗi dân tộc. Điều này đã được ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc và trong “Công ước quốc tế về quyền các quyền dân sự, chính trị”, năm 1966. Điều I Công ước này quy định rằng: “Các dân tộc tự do quyết định thể chế chính trị…” (1) của mình. Xây dựng Hiến pháp và hệ thống pháp luật như thế nào hoàn toàn thuộc quyền của mỗi quốc gia – dân tộc, mà không có bất cứ quốc gia nào, một lực lượng chính trị nào có quyền áp đặt, kể cả Liên hợp quốc.
3 – Về quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, ông Smith vẫn nghĩ rằng, Hoa Kỳ có thể “ra lệnh”, can thiệp thô bạo đối với nhà nước Việt Nam. Ông đưa ra “thông điệp” – Việt Nam “phải ngừng vi phạm nhân quyền của các công dân của họ”.
Lẽ ra với tầm nhìn của một chính khách, một chính trị gia, ông Smith phải hiểu rằng, dân tộc Việt Nam đã từng đứng lên đấu tranh giành lại quyền dân tộc tự quyết, giành lại quyền sống, quyền con người, quyền làm người của mình trong tay nhiều đế quốc hung bạo, trong đó có Mỹ, lẽ nào Chính phủ Việt Nam lại chà đạp lên quyền con người của công dân mình? Việc trừng phạt những kẻ nào đó vi phạm quy định pháp luật quốc gia hoàn toàn không có nghĩa là vi phạm nhân quyền, ngược lại là việc làm cần thiết để bảo vệ quyền con người của người khác, cho cả dân tộc. Chính phủ nào cũng phải làm như vậy – kể cả Hoa Kỳ.
Thêm nữa, Dự luật này lại đưa ra những đòi hỏi về nhân quyền (theo quan điểm của mình), như là một điều kiện trong quan hệ giữa hai quốc gia. Đây là điều không tưởng. Hơn nữa điều đó còn đi ngược lại xu hướng phát triển giữa hai quốc gia.
Do nhiều nguyên nhân, sự khác biệt nào đó về quan điểm, về pháp luật giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là hoàn toàn có thể hiểu được. Nếu hai bên có thiện chí, bằng những hành động cụ thể hợp tác với nhau, giúp đỡ lẫn nhau như tiếp tục tìm kiếm hài cốt liệt sĩ, tẩy rửa chất độc da cam, hỗ trợ nạn nhân chiến tranh… và đối thoại trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau thì hoàn toàn có thể thu hẹp dần sự khác biệt đó. Hơn nữa có thể phát triển tốt đẹp mối quan hệ giữa hai dân tộc
1 – Viện Nghiên cứu quyền con người “Các văn kiện quốc tế cơ bản về quyền con người”, HN, 2002, tr250.
Trần Nguyễn

 

ĐẬP NHÀ, CƯỚP ĐẤT CỦA BÀ DƯƠNG THỊ KÍNH – THÂN NHÂN BA LIỆT SĨ – BÍ THƯ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ THANH HẢI VÀ BÈ LŨ PHẢI ĐỀN NỢ MÁU!

CHHV.tk

“Vụ này có thật không? Nếu không có hãy xử ông CHHV tội vu khống lãnh đạo, nếu có – nhân vụ Đoàn Văn Vươn, kính mong thủ tướng anh minh làm luôn vụ này để bảo vệ quyền lợi của nhân dân và bảo vệ hình ảnh vô cùng tốt đẹp của Đảng ta!”

Nhân ngày 27/7 – Ngày Thương binh Liệt sĩ, vạch trần tội ác của Lê Thanh Hải, Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh và bè lũ đối với bà Dương Thị Kính, chị ruột của ba Liệt sĩ, người viết bài này muốn các chiến binh đã ngã xuống vì Tổ quốc Việt Nam ấy tin rằng họ chẳng cần phải đội mồ lên, Công lý rồi sẽ được thực thi – bởi không thể nào khác!
Bà Dương Thị Kính, ngụ tại 255/6/27 Ngô Tất Tố, phường 22 quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh, có mẹ là Bà mẹ Việt Nam anh hùng, có bố, chồng, con và cả bốn em trai đều tham gia Vệ quốc đoàn rồi Quân đội nhân dân Việt Nam, trong đó ba em là Liệt sĩ là Dương Văn Cồ, Dương Văn Hữu và Dương Văn Linh, bản thân đã tích cực tham gia cả hai cuộc chiến tranh vì Độc lập dân tộc và Thống nhất đất nước.
Không nghi ngờ gì nữa, gia đình bà Dương Thị Kính là một gia đình Việt Nam điển hình có công với Dân tộc, với Đất nước và với cống hiến như vậy lẽ ra phải được Nhà nước “cách mạng”, chứ chưa nói đến Nhà nước “của Dân, do Dân, vì Dân”, quan tâm đặc biệt, chí ít lo cho một chỗ ở tối thiểu.
Thế nhưng, Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh nhờ một phần máu của gia đình bà Kính chẳng những không cấp cho bà và gia đình một xăng-ti-mét đất nào đúng kiểu “vắt chanh bỏ vỏ”, mà dã man hơn cả loài cầm thú, đập tan nhà và cướp trắng đất mua bằng đồng tiền bà đã chắt chiu cả đời để làm giàu cho những kẻ nhân danh Nhà nước ấy.
Sáng 18/10/2002, UBND quận Bình Thạnh đã cử một lực lượng đông đảo công an, dân phòng… đến đập nhà bà Kính và đến sáng 7/5/2003 thì cưỡng chế lấy luôn đất ở của bà Kính để thực hiện “dự án khu nhà ở tái định cư chương trình OKX” theo Quyết định số 2674/QĐ-UB ngày 19/12/2001 của Chủ tịch UBND quận Bình Thạnh Nguyễn Hữu Nhân.
Thế nhưng lý do mà Quyết định của Chủ tịch UBND quận Bình Thạnh nêu ra là hoàn toàn bịa đặt. Thực vậy, theo Quyết định 969/TTg của Thủ tướng Chính phủ, Dự án xây dựng khu nhà ở tái định cư, chương trình OKX, tại phường 22 quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh đã hết hiệu lực. Điều 11 Quyết định ghi rõ: thời gian thực hiện Dự án OKX: từ năm 1998 đến năm 1999!
Vậy tại sao Chủ tịch UBND quận Bình Thạnh Nguyễn Hữu Nhân lại liều lĩnh cho người đập nhà, cướp đất của dân như vậy? Là vì tên bất nhân này thực hiện Quyết định số 5013/QĐ-UB ngày 3/12/2002 của Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải về việc giao đất tại phường 22 trong đó có đất của bà Kính cho Công ty đầu tư và xây dựng Thanh niên xung phong do em ruột Lê Thanh Hải là Lê Tấn Hùng làm Giám đốc để xây dựng Trung tâm thương mại thuộc sở hữu tư nhân có chức năng kinh doanh nhà ở, dịch vụ, thương mại.
Điều 27 Luật Đất đai quy định: “Trong trường hợp thật cần thiết, Nhà nước thu hồi đất đang sử dụng của người sử dụng đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng”. Lẽ dĩ nhiên Trung tâm thương mại không phải là công trình quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng nên ngay cả khi Trung tâm thương mại thuộc sở hữu Nhà nước, UBND TP Hồ Chí Minh cũng không có quyền thu hồi đất ở của bà Kính, huống hồ Trung tâm thương mại này thuộc sở hữu tư nhân.
Do đó, Quyết định số 5013/QĐ-UB ngày 3/12/2002, Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải chỉ có thể là hành vi cướp đất của bà Dương Thị Kính!
Bản thân Dự án Trung tâm thương mại tự nó cũng đã bộc lộ là một dự án “mafia” với những chứng cứ sau đây.
- Ngày 04/9/2002 bằng Công văn số 3493/KHĐT-XD Sở KH-ĐT đề nghị UBND TP xem xét việc “thay đổi toàn bộ nội dung dự án” để biến dự án OKX thành Dự án Trung tâm thương mại nhưng trước đó 9 tháng, ngày 15/1/2002 Chủ tịch UBND TP Lê Thanh Hải đã ra văn bản số 139/UB-ĐB chỉ đạo thành lập Hội đồng đền bù thiệt hại, giải phóng mặt bằng của Dự án. Nghĩa là Lê Thanh Hải đã làm cái việc “sinh con rồi mới sinh cha”!
- Công ty Đầu tư và Xây dựng Thanh niên xung phong là “chủ đầu tư rởm”: vốn tự có (kể cả vay ngân hàng) chỉ chiếm 4.3% tổng vốn đầu tư của Dự án. Nghĩa là Dự án được hình thành không trên năng lực của chủ đầu tư mà hoàn toàn dựa trên “năng lực cướp đất” của Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải.
Không chịu bất công, bà Dương Thị Kính và gia đình từ chục năm nay đã nhẫn nại gửi đơn khiếu nại và tố cáo Lê Thanh Hải và đồng bọn lên Tổng bí thư Đảng, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ… nhưng kết quả giải quyết vẫn là con số 0 tròn trĩnh, nhà, đất của bà Kính và gia đình vẫn bị cướp trắng và kẻ thủ ác là Lê Thanh Hải không những không bị trừng trị mà còn tiến nhanh, tiến mạnh vào Bộ Chính trị rồi làm Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh.
clip_image001
Đây, người đứng giữa (bên cạnh Chủ tịch NMT) là tên Lê Thanh Hải, kẻ trắng trợn đập nhà cướp đất của gia đình Liệt Sĩ. Cù Huy Hà Vũ cung cấp ảnh và chú thích, yêu cầu BVN cho đăng nguyên, người cung cấp ảnh chịu trách nhiệm.
Vậy ai là kẻ bao che tội ác của Lê Thanh Hải? Là Trương Mỹ Hoa, Bí thư Trung ương ĐCS, Phó Chủ tịch nước, chị vợ Hải hay ai khác nữa trong cái tập đoàn quyền bính, trớ trêu thay, tự xưng “cách mạng”, “của Dân, do Dân, vì Dân này”?
Quá uất ức, bà Dương Thị Kính đã ngã bệnh và chết một cách tức tưởi. Tuy nhiên vào cái giây phút sắp “đoàn tụ” với ba người em Liệt sĩ, vẫn nhớ tới ngày nào đã tiễn chồng, tiễn các em và bản thân ra đi “liều mình như chẳng có” vì sự tồn vong của Tổ quốc!
clip_image002
Còn đây, Cù Huy Hà Vũ, chàng trai Can Lộc Hà Tĩnh, mảnh đất cách mạng truyền thống, quyết chỉ tận mặt kẻ thù của nhân dân, với “ba tấc lưỡi” cùng buồng gan cóc tía sẵn sàng giành lại công bằng cho mọi con người oan khuất trên giải đất hình chữ S. Chú thích của Huệ Chi.
Bà Kính ôi! Cũng như người Mẹ Anh hùng của Bà, cụ Nguyễn Thị Cháu, BỐN lần tiễn con đi cứu nước để rồi BA lần đã phải khóc thầm lặng lẽ, khóc đến nỗi mắt lòa vĩnh viễn, chỉ còn biết nhận dạng Dương Văn Thẩm, người con duy nhất trở về mình đầy thương tích bằng những ngón tay run rẩy, cũng như các em trai Liệt sĩ Dương Văn Cồ, Dương Văn Hữu, Dương Văn Linh ngã xuống mà chưa một lần biết đến hạnh phúc đơn sơ nhất của đời trai là nụ hôn con gái – những Liệt sĩ đã dành trọn chữ Trinh cho Tổ Quốc – Bà đã sống và chiến đấu hết mình vì Dân tộc, vì Đất nước thì Nhân dân chẳng thể nào phụ Bà.
Máu người không phải nước lã, nhất là những Bầu Máu đã đổ ra vì Tổ quốc Việt Nam nên chắc chắn một ngày không xa, thậm chí rất gần, kẻ Thủ ác – Bbí thư Đảng Cộng sản Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải cùng toàn bộ Tập đoàn Tội ác của nó – sẽ phải Đền Nợ Máu vì những gì chúng đã gây ra đối với gia đình Anh hùng Liệt sĩ của Bà!
Và lúc đó – tôi tin – bản thân Bà và những Người thân Anh hùng, Liệt sĩ của Bà, đã có thể ngậm cười nơi chín suối!
CHHV
Vụ này có thật không? Nếu không có hãy xử ông CHHV tội vu khống lãnh đạo, nếu có – nhân vụ Đoàn Văn Vươn, kính mong thủ tướng anh minh làm luôn vụ này để bảo vệ quyền lợi của nhân dân và bảo vệ hình ảnh vô cùng tốt đẹp của Đảng ta!