Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 8 tháng 6, 2011

Việt Nam: Hạn chế nhập khẩu ảnh hưởng tới doanh số hàng xa xỉ

Việt Nam: Hạn chế nhập khẩu

ảnh hưởng tới doanh số hàng xa xỉ

Ben Bland, Hà Nội
Ngày 7-6-2011
Như bất kỳ công ty bán hàng xa xỉ nào ở nước Việt Nam cộng sản, HTC Auto, một đơn vị mua bán xe hơi, đã cường thịnh trong những năm gần đây khi tốc độ phát triển kinh tế kích thích tạo ra một tầng lớp người tiêu dùng giàu có, ý thức được về chỗ đứng của mình, và muốn nắm bắt đủ thứ từ iPhone đến Roll-Royce.
Nhưng những hạn chế mới đối với việc nhập khẩu một số hàng hóa xa xỉ – mà các doanh nhân cho đó là một nỗ lực sai lầm nhằm kiềm chế thâm hụt thương mại quá lớn của Việt Nam và nhằm kiểm soát tỷ lệ lạm phát cao nhất châu Á – sẽ làm cho HTC và các đối tác của họ gặp rất nhiều khó khăn.
“Nhiều salon ô-tô sẽ phải đóng cửa, và chúng tôi sẽ buộc phải chuyển sang mua bán xe cũ (second-hand)” – ông Bùi Đức Cảnh, tổng giám đốc của HTC Auto (trụ sở tại Hà Nội), nói. HTC Auto hiện đang rao bán trên website của mình một xe Bentley Continental Flying Spur giá 460.000 USD, cùng với những xe khác giá cả tương đối chấp nhận được.
Thâm hụt thương mại khủng khiếp của Việt Nam, một trong những thành tố làm lung lay niềm tin của mọi người vào nền kinh tế, đã tăng tới 1,7 tỷ USD vào tháng 5 – mức cao nhất trong suốt 17 tháng qua.
Chỉ ba tháng sau khi công bố gói biện pháp ổn định nền kinh tế, chính phủ đã tuyên cáo các hạn chế mới đối với việc nhập khẩu xe hơi, điện thoại di động, mỹ phẩm, rượu cồn và rượu vang.
Giới chức cho hay những hạn chế đó sẽ làm giảm thâm hụt thương mại của Việt Nam và bảo vệ người tiêu dùng trước hàng nhập khẩu giả và kém chất lượng. Tuy nhiên, doanh nhân và giới ngoại giao thì cho là nỗ lực kiềm chế nhập khẩu này tiềm ẩn khả năng vi phạm các quy định về mậu dịch quốc tế.
Việc hạn chế nhập khẩu sẽ làm gia tăng chi phí cho các doanh nghiệp, và nó cho thấy động lực mở cửa nền kinh tế của Việt Nam hai thập kỷ qua đang bị trì hoãn, vào thời điểm mà đất nước phụ thuộc vào xuất khẩu này đang phải cố gắng đàm phán hiệp định thương mại tự do với EU và Mỹ.
Tháng trước EU đã viết thư cho ông Vũ Huy Hoàng, bộ trưởng thương mại Việt Nam, cảnh báo ông rằng các hạn chế sẽ “gây gián đoạn đáng kể trong việc xuất khẩu của chúng tôi và gây thua lỗ lớn về thương mại cho các nhà xuất khẩu của EU, trong những lĩnh vực hàng hóa trị giá tới hàng triệu euro này” – và họ kêu gọi hoãn ba tháng.
EU nói rằng bước hạn chế mới đây nhất trong một loạt hạn chế nhập khẩu “gây lo ngại nghiêm trọng” về việc Việt Nam liệu có muốn tuân thủ các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) hay không, và “xa lạ với ước muốn chung của chúng tôi là tham gia đàm phán hiệp định thương mại tự do” – những người đã đọc lá thư nói vậy.
Ông Hoàng, bộ trưởng thương mại, phát biểu hôm thứ hai rằng các biện pháp hạn chế là “cần thiết” để làm giảm thâm hụt thương mại, kiềm chế lạm phát và góp phần ổn định kinh tế. Ông bác bỏ ý kiến cho rằng Việt Nam đã vi phạm các cam kết với WTO.
Một biện pháp đã được thi hành vào tuần trước, giới hạn việc nhập khẩu điện thoại di động, mỹ phẩm, rượu vang và đồ uống có cồn ở ba cảng biển theo chỉ định là Hải Phòng, TP.HCM và Đà Nẵng; và yêu cầu các nhà nhập khẩu phải nhận được thư cho phép do cơ quan ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận.
Biện pháp tương tự sẽ tác động mạnh tới ngành công nghiệp ô-tô vào ngày 26-6 tới, theo đó, tất cả các đơn vị kinh doanh xe mới đều phải chứng minh rằng họ là nhà phân phối được ủy quyền chính thức. Đây là nhiệm vụ bất khả thi cho vài nghìn nhà bán lẻ độc lập như HTC, thường họ nhập xe từ tầng lớp trung lưu ở các nơi như Dubai.
Bên cạnh những người kinh doanh xe độc lập, các nhà nhập khẩu khác cũng đối diện với một cuộc chiến đấu ngược dốc, để có thể tuân thủ các quy định. Nokia, thống trị thị trường điện thoại di động ở Việt Nam, bán được 1 triệu thiết bị cầm tay (handset) một năm, và vừa phải mất mấy tuần tái thiết kế dây chuyền sản xuất phức hợp của họ.
Trước kia điện thoại của Nokia đến Việt Nam thông qua đường bộ và đường hàng không, nhưng bây giờ họ đang chuyển sang sử dụng các cảng biển được chỉ định. “Sẽ có ảnh hưởng đối với tiến độ và chi phí, nhưng trên tổng thế chúng tôi đều điều chỉnh được hệ thống logistics của mình” – ông William Hamilton-Whyte, tổng giám đốc Nokia’s ở Đông Dương, cho biết.
Khi mà khối thâm hụt thương mại khổng lồ của Việt Nam là hậu quả của việc mua bán với Trung Quốc – đất nước nhập khẩu nguyên liệu thô như dầu thô và cao su từ Việt Nam và xuất khẩu trở lại những sản phẩm như xăng dầu và đồ điện tử; thì các nhà quan sát bên ngoài đều phải tự hỏi liệu các lệnh hạn chế mới sẽ có ảnh hưởng đáng kể nào không.
Ngược lại, giới đầu tư ngoại quốc sợ rằng nếu không làm gì để giữ cho nền kinh tế Việt Nam công bằng lại, thì việc hạn chế nhập khẩu có thể làm tăng vọt nạn buôn lậu và tham nhũng ở cửa khẩu – mà bây giờ vốn đã là bệnh dịch.
“Chính phủ sử dụng hàng xa xỉ như là con dê tế thần để dâng cho những đối thủ kinh tế của họ” – ông Jim Cawood, tổng giám đốc Vino, công ty phân phối rượu vang ở TP.HCM, cho biết. “Đó là một mục tiêu dễ dàng. bởi vì họ có thể đổ lỗi cho những người giàu có”.
Người dịch: Đỗ Quyên
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011
Lưu ý:  Tên bài báo gốc ở ngay trên đầu bài dịch, bà con nào cần đọc xin bấm vào. Có một số bài phải đăng ký mới truy cập được thì BS sẽ đưa bài gốc phía dưới đây, như bài này.
—-

Vietnam: towards a new horizon

By Ben Bland
Published: June 7 2011 17:03 | Last updated: June 7 2011 17:03
Dang Le Nguyen Vu, the founder of Trung Nguyen, one of Vietnam’s biggest coffee groups, has no shortage of ambition.
The 40-year-old chairman of the company wants Trung Nguyen, which produces and exports coffee and runs a well-established café franchise, to become the world’s leading coffee brand. However, like other Vietnamese entrepreneurs who are keen to expand their business, he is suffering from a distinct lack of qualified senior managers.
“In a developing country such as Vietnam, the labour market cannot supply the appropriate leadership and senior management for a fast-growing company like this,” he explains from his office in Ho Chi Minh City. “One of the key reasons we established our international office in Singapore was to help us source international-standard management.”
A shortage of well-qualified managers and technicians is just one of many challenges for investors in a frontier market such as Vietnam.
It has been growing rapidly over the past two decades, as the country has moved from Soviet-style central planning to a more market-orientated system. Persistent macroeconomic instability, poor infrastructure and widespread corruption also make this a tough place in which to do business.
The economic climate is difficult in the short term, with high inflation, large trade and budget deficits, as well as financial problems at state-owned enterprises continuing to weigh on investor sentiment.
The government has unveiled a package of fiscal and monetary tightening measures designed to stabilise the economy. If it can stay the course and drive through much-needed reforms to the bloated state sector, most analysts expect the economy to carry on growing solidly over the next few years, if perhaps not at the rate of 7 per cent and more that it achieved before the global financial crisis.
With a young population, favourable geography (Vietnam hopes to act as a “bridge” between China and the rest of south-east Asia) and one of the fastest-growing middle classes on the continent, the country has significant potential for tenacious investors with a long-term game plan.
The ebullient Mr Vu is one such investor, hoping to double revenues at Trung Nguyen this year, despite the economic turbulence.
“We’re now in the middle of an economic crisis, but we predicted this three years ago,” he says. With commercial lending rates having risen above 20 per cent a year following big interest rate increases by the under-pressure central bank, the company has already secured the necessary short-term funding, he adds.
Like other consumer-focused companies, Trung Nguyen has profited from the rapid expansion of the Vietnamese middle class, which is one of the fastest growing in Asia, according to the Asian Development Bank.
Pham Nguyen Foods, a family-owned business that makes cakes and snacks, has also been thriving on the back of increasing levels of disposable income. Having started life as a family outfit 20 years ago, Pham Nguyen now employs 1,100 people, generates domestic revenue of $25m and sells 350m packets a year of its trademark Phaner Pie, a marshmallow-filled bun with a chocolate coating. And it is still growing fast, according to Christian Leitzinger, a former investment banker who was recently appointed as the company’s chief operating officer.
When the founding family’s second generation took over the business, they decided to revamp the recruitment policy, bringing in a number of experienced foreigners and locals to key positions.
As a result, sales jumped 40 per cent in six months and exports doubled in just one quarter to 15 per cent of total revenue, says Mr Leitzinger.
While a number of Vietnamese consumer companies have built recognisable domestic brands, many struggle to succeed when they expand overseas.
“Local companies wishing to grow their export revenues need to invest heavily in marketing, strategy, packaging and language skills,” says Mr Leitzinger. They also need to be adaptable.
Pham Nguyen, for example, developed a new, vegan chocolate pie, which was very difficult to produce, in order to boost its chances of success in India.
In an economy that is still dominated by a clunky state-owned sector that gets favourable access to credit, land and licences, nimble, privately owned companies tend to stand out.
There are only a handful of listed, “blue-chip” companies of the sort that might get a second look from foreign investors. Vinamilk, the dominant milk producer, Kinh Do, a confectionery maker, Masan Group, a conglomerate that does everything from producing fish sauce to mining tungsten, and Hoang Anh Gia Lai, a property developer that recently completed a secondary listing in London, are among the best-run companies, say local fund managers.
Vietnam moved up 10 places in the World Bank’s 2011 global ranking on the ease of doing business – to 78th out of 183 economies. But levels of transparency and disclosure still trail behind developed markets, particularly outside the top few listed companies.
The International Finance Corporation, the private sector development arm of the World Bank, concluded in its most recent review that “corporate governance in Vietnam is at the rudimentary stage and ripe for improvement”. The IFC noted that “corporate governance practice in Vietnamese companies is more driven by compliance with regulatory requirements than commitment to a higher practice of sound governance”.
As in many Asian countries, corporate culture is based on personal relationships. It is not always easy for businesses, especially those backed by foreign investors, to maintain good relations with local and central government officials, who are steeped in the secretive ways of the ruling Communist party. But it is a prerequisite for success in this one-party state.
“It is challenging to establish relationships that work within a system that is still in its infancy,” says Anthony Jolly, director of Midway Metals, which makes export-quality stainless steel for yachts and kitchen fittings at a factory 30 miles south of Hanoi.
As a foreign investor, you may find it easier if you go it alone to ensure that your business is run properly and quality standards are upheld, he says. “But if you have no local connections or relationships, your progress will be stifled.”
Six years after it set up in Vietnam, Midway employs 90 people. Mr Jolly hopes to increase turnover to $5m in 2012, up from $2.5m this year.
The secret of his success is his wife, he says. “She is Vietnamese and she has been in the business with me from the start. If you do not have Vietnamese eyes, your investment will probably be down by 30 per cent from the beginning.”
With a fast-growing domestic market and a cheap labour force – average factory workers’ wages of about $100 a month are around a third of the level in southern China – other small and medium-sized businesses are looking for opportunities here.
But Mr Jolly urges them to be careful. “If you are an SME wanting to invest, you have to do a huge amount of due diligence because there is a lot of murky water and it can be hard to figure out what is going on,” he says. “My advice is to consult experienced expatriates who have been here for more than 10 years.”
Mr Leitzinger agrees that those who simply move western executives with little regional experience into the country and try to apply models from abroad will probably fail. “Foreigners cannot come in here and expect to be as effective and get the same return on investment as they would elsewhere,” he says.
Likewise, local companies looking to go global need a more international perspective, says Mr Vu, who has brought in Bain & Co, the global management consultancy, to help him achieve his grand vision for Trung Nguyen. “It is critical to choose partners who share your vision and philosophy and will stick with you for the long term,” he says.

Đại tướng Lê Đức Anh: Nếu sợ thì mất chủ quyền

Đại tướng Lê Đức Anh: Nếu sợ thì mất chủ quyền

"Không sợ thì mình có cách đấu tranh để vừa giữ được chủ quyền khu vực đó, vừa giữ được hòa khí. Cách đó phải học lịch sử. Kể cả lịch sử gần đây nhất" - Đại tướng, Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh trò chuyện về câu chuyện biển Đông ngày 2/6/2011.
Phải cố gắng tối đa để không xảy ra xung đột
Vài tuần trở lại đây, có những lình xình xung quanh câu chuyện biển Đông, như chuyện tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 02, tàu Trung Quốc tấn công tàu ngư dân trong lãnh hải Việt Nam. Ông có nghe chuyện đó không ạ?
Tôi có nghe. Nghe đài. Biết một số chuyện không vui.

Trong những trường hợp tương tự như thế này chúng ta phải làm gì, phản ứng thế nào cho đúng để đem lại lợi ích cho nhiều phía?

Phải đặt chủ quyền đất nước là sự quan tâm số 1. Đồng thời, ta phải sống hòa hiếu với nhân dân tất cả các nước.  Lợi ích của tất các bên sẽ được tôn trọng nếu quốc gia nào cũng tôn trọng chủ quyền, bảo vệ sự hòa hiếu, hữu nghị với tất cả các nước trên thế giới.

Về chuyện Biển Đông, ta phải xem chủ quyền của ta tới đâu. Và chủ quyền các nước trong khu vực tới đâu. Phải đối chiếu lại với quy định của luật pháp quốc tế. Chỗ nào của ta, ta phải giữ.
Nếu chúng ta tôn trọng quy định chung mà các nước trong khu vực không tôn trọng thì chúng ta phải làm gì?

Phải đối thoại với người ta trước khi đưa ra Tòa án quốc tế.  Phải cố gắng tối đa để không xảy ra xung đột vũ trang. Trừ trường hợp mất chủ quyền, phải bảo vệ. Bảo vệ Chủ quyền là số 1.  Giữ gìn Hữu nghị với họ là số 2.  Nói chung, phải giữ gìn Hòa bình, ổn định để phát triển. Ta nói họ không nghe mà họ quyết vi phạm thì ta phải tự vệ, tự vệ để bảo vệ chủ quyền.
Nước nhỏ mà để mất nhà, mất cửa, mất chủ quyền thì còn gì mà sống

Đại tướng Lê Đức Anh: "Phải đối thoại trước khi đưa ra Tòa án quốc tế"
Thưa ông, người ta nói rằng nhỏ thì khó mạnh. Mà yếu thì làm việc gì cũng khó. Với tư cách là một người dân nước nhỏ ở cạnh nước lớn, ý kiến của ông như thế nào?

Nhỏ không có nghĩa là yếu. So với Ấn độ, Trung Quốc mình cũng là nước nhỏ. So với Mỹ, mình cũng là nước nhỏ. So với EU, mình cũng là nước nhỏ.

Nhưng nước nhỏ mà để mất nhà, mất cửa, mất chủ quyền thì còn gì mà sống.

Ngày xưa các ông đánh Mỹ có bao giờ có cảm giác là nước nhỏ đánh nhau với nước lớn không?
Có biết.

Có sợ không ạ?

Không sợ. Sợ làm sao thắng được.   Và chiến thắng cuối cùng là "Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào" - nghĩa là đánh cho Mỹ không còn xâm lược chứ không phải là tiêu diệt hoàn toàn. Chiến thắng đó thể hiện tinh thần là bảo vệ chủ quyền và chiến thắng ngoại xâm. Ông đã từng đảm nhận vị trí Bộ trưởng Quốc phòng ở giai đoạn mà giữ được hòa khí và chủ quyền dân tộc là chuyện không dễ. Ông có thể chia sẻ kinh nghiệm?
Đó là một quá trình khó khăn. Không sợ thì sẽ  hiểu và hóa giải được mọi vấn đề. Nếu SỢ  thì mất. Mất chỗ mà người ta muốn chiếm. Không SỢ thì mình có cách đấu tranh để vừa giữ được chủ quyền, vừa giữ được hòa khí.   Cách đó phải học lịch sử. Kể cả lịch sử gần đây nhất.
Đại tướng Lê Đức Anh nhắn tới ngư dân: "Người dân chỉ khai thác trong khu vực quyền được khai thác cho phép. Đừng để va chạm. Nếu có xảy ra chuyện gì kịp thời báo cáo để cấp trên xử lý. Người dân đừng để xảy ra va chạm vũ trang. Nhà nước phải phổ biến cho kỹ với mọi người dân đi ra biển, chủ quyền của ta tới đâu và quyền khai thác đến đâu".
Nói về kinh nghiệm của một nước nhỏ bé ở cạnh một nước lớn, ông thích chương nào của lịch sử dân tộc? Thời Ngô Quyền, Bạch Đằng, thời Trần, thời Lý, hay thời Quang Trung - Nguyễn Huệ...?

Thời nào cũng hay. Thời Lý hay, thời Trần giỏi, thời Nguyễn Huệ đặc sắc. Nhưng đỉnh cao là thời đại Hồ Chí Minh.   Phải học từ lịch sử cách làm sao bảo vệ được Tổ quốc mà không bị tổn thất nhiều. Điều đó là rất quan trọng.

Công khai thông tin là cách thể hiện sự đồng thuận và sức mạnh toàn dân
Thưa ông, cảm nghĩ của ông về câu chuyện biển Đông tại thời điểm này như thế nào?
Tin là ta thuộc về lẽ phải. Thế giới bây giờ công khai rồi, có ai giấu được ai chuyện gì đâu, nữa là chuyện trên biển Đông. Nước nào dù có ý đồ không tốt đi nữa cũng phải tôn trọng lẽ phải. Không giấu được. Giấu thì người ta lại tưởng mình sợ.

Và vì thế, với thế giới ta phải công khai minh bạch và nói rõ thông tin, không những các nước Đông Nam Á sẽ đồng tình và đấu tranh mà cả thế giới nữa. Ngay cả người dân Trung Quốc họ hiểu, họ ủng hộ và tôn trọng lẽ phải. Không phải người dân Trung Quốc bất chấp lẽ phải đâu. Họ cũng muốn hòa hiếu, muốn ổn định, hòa bình.

Phải tin tưởng ở người dân mà kiên trì đấu tranh công khai. Công khai thông tin là cách thể hiện sự đồng thuận và sức mạnh toàn dân.
Theo Bee.net

5 siêu vũ khí gây ít tổn thất phụ Cập nhật lúc :10:27 AM, 09/06/2011

5 siêu vũ khí gây ít tổn thất phụ
Cập nhật lúc :10:27 AM, 09/06/2011
Chiến thuật của quân nổi dậy ở Iraq và Afghanistan đã tạo ra sự bùng nổ công nghiệp của các loại vũ khí tấn công mục tiêu mà không gây tổn thất phụ.
Những ngày đầu không kích Libya, việc tìm kiếm và tiêu diệt các loại xe trên mặt đất khá dễ vì chúng chạy trên sa mạc trống trải. Khi chiến dịch tiếp diễn, lực lượng của Đại tá Muammar Gaddafi lẩn vào các thành phố, gần nhà dân để tránh bị tấn công.

Chiến thuật này, từng diễn ra ở Iraq và Afghanistan, tạo ra sự bùng nổ công nghiệp của các loại vũ khí tấn công mục tiêu mà không gây tổn thất phụ. Dưới dây là 5 công nghệ vũ khí hiện đại nhất thuộc loại này.

Trọng lượng: 900 kg. Hiện trạng: Đang có trong trang bị.
Vũ khí tấn công thụ động CBU-107 PAW

Cách tốt nhất để giảm cả tổn thất phụ và hỏa lực quân nhà bắn nhầm là dùng các hệ thống vũ khí tiên tiến, có khả năng kiềm chế uy lực của chúng trong một bán kính hẹp.

PAW (Passive Attack Weapon) - vũ khí tấn công thụ động - là loại vũ khí không chứa thuốc nổ, được thiết kế để chống các loại mục tiêu nơi mà một vụ nổ hoặc sức nóng có thể là nguy hiểm, như các kho nhiên liệu giữa những khu đông dân cư.

Sau khi được thả từ máy bay, PAW phóng rải một đám mây gồm 3.700 thanh xuyên, mũi tên thép và volfram nặng từ 28,35-450 gr.

Cơn mưa thép xối xả ào xuống với tốc độ trên 965 km/h sẽ băm nát toàn bộ một khu vực nhỏ hơn 60m2; đám mây vẫn tập trung vì các thanh xuyên chỉ đơn giản được thả từ một vật chứ và không nổ tung ra ngoài.

Ở Iraq, Không quân Mỹ đã sử dụng PAW để phá hủy các anten trên nóc các nhà cao tầng mà không phá hủy các tòa nhà đó.

Ở  Libya, nó có thể dùng để phá hủy các chảo anten radar và khí tài liên lạc quân sự. Nhà phân tích quốc phòng John Pike, Giám đốc của GlobalSecurity.org, cho biết, PAW còn có thể dùng như vũ khí sát thương sinh lực.

Trọng lượng: 112,5kg. Hiện trạng: Có trong trang bị.
Bom sát thương tập trung GBU-39B FLM


Thay vì một vỏ thép phóng ra những cái mảnh chết người về tứ phía hàng trăm mét, GBU-39B FLM (Focused Lethality Munition) - bom sát thương tập trung - có vỏ bằng sợi carbon có khả năng phân hủy thành các hạt vô hại.

Ngoài ra, thuốc nổ nhồi được trộn với những hạt volfram nhỏ giảm tốc nhanh khi va chạm với không khí. Nó tạo ra một vùng phá hủy tập trung rộng chỉ vài mét vuông, với tổn hại rất nhỏ bên ngoài bán kính đó.

FLM là một biến thể của bom SDB (small diameter bomb), tức bom đường kính nhỏ, vốn được sử dụng lần đầu ở Iraq năm 2006.

“Một hoặc nhiều quả bom SDB có thể phá tung một phần quan trọng của một tòa nhà, chứ không nhất thiết là cả cấu trúc”, Gary Rodenberg, Giám đốc chương trình SDB của hãng Boeing, nói.

“Chẳng hạn, chỉ căn phòng điện đài hoặc một chảo anten vệ tinh tại một cơ sở thông tin liên lạc, hoặc có thể là một máy bay phản lực quân sự trong nhà chứa máy bay kiên cố được chủ ý bố trí lẫn trong một sân bay dân sự”.

Kích thước nhỏ cũng là một ưu thế của vũ khí này. “SDB mang lại cho các máy bay tiêm kích sự linh hoạt khủng khiếp trên chiến trường liên tục thay đổi ngày nay”, ông nói.

Trọng lượng quả đạn: 33 bảng (14,85 kg). Hiện trạng: Có trong trang bị.
Pháo M-102


Được trang bị cho khu trục cơ cao tuổi AC-130U Spectre, pháo 105 mm M-102 điều khiển bằng radar này là vũ khí lớn nhất lắp trên máy bay.

“Các khẩu pháo là hỏa lực trực tiếp, chính xác và mang ít thuốc nổ hơn so với các loại bom đạn khác. Chúng thích hợp để chống các lực lượng chiến trường của Libya đang bám chặt lấy các tòa nhà dân sự”, nhà phân tích quốc phòng John Pike nói.

Ban đầu được thiết kế để phá hủy các đoàn xe vận tải của Việt Nam, hệ thống đã trở thành một trong những hệ thống vũ khí chi viện hỏa lực chính xác nhất.

Hiện nay, các hệ thống phục vụ ngắm bắn trở nên tinh vi hơn nhiều, trong đó có hệ thống điều khiển hỏa lực số và tổ hợp các cảm biến tiên tiến dùng để bám các mục tiêu trên mặt đất cũng như bản thân các quả đạn - nếu các pháo thủ bắn trượt, nó sẽ cho họ biết chính xác nơi quả đạn rơi xuống và giúp họ điều chỉnh đường ngắm.

Trọng lượng: 227 kg. Hiện trạng: Có trong trang bị.
Bom gây ít tổn thất phụ nhỏ BLU-126/B LCDB


Bom gây tổn thất phụ nhỏ LCDB (Low Collateral Damage Bomb) được phát triển cho Hải quân Mỹ là bom MK-82 tiêu chuẩn cỡ 227 kg, song với ít thuốc nổ hơn.

Thay vì gần 90kg thuốc nổ, LCDB chỉ chứa 12,15kg, phần còn lại được thay thế bằng vật dằn.

Theo Hải quân Mỹ, LCDB có thể dùng để chống các máy bay đang đỗ, radar, sinh lực và xe vỏ mềm. Nó cũng có thể sử dụng với hệ dẫn chính xác bằng laser hoặc GPS.

LCDB lần đầu tiên được sử dụng ở Iraq vào năm 2007. Một lần, nó đã được sử dụng chống quân nổi dậy khi họ đang chuyển vũ khí giữa một xe sedan và một xe tải - máy bay Mỹ đã đánh trúng chiếc sedan bằng một quả LCDB và bắn trúng chiếc xe tải bằng một quả tên lửa Maverick.

Trong cả 2 trường hợp, thiệt hại đều hạn chế ở phạm vi mục tiêu.

Trọng lượng: 5 bảng (2,25 kg). Hiện trạng: Mẫu chế thử.
Sát thủ tý hon Switchblade


Dù được phóng từ mặt đất hay trên không, Switchblade là một bước mới trong khả năng sát thương chính xác.

Được phát triển bởi nhà cung cấp máy bay không người lái (UAV) hàng đầu AeroVironment, nó chính là một UAV chạy bằng cánh quạt với một đầu đạn và một camera truyền hình ở mũi, cho phép nhắm bắn những người ngồi trên một chiếc ô tô hay thậm chí trong một căn phòng.

Nó đem lại cái mà các nhà thiết kế gọi là “khả năng chạy vòng quanh”: Cho đến giây phút cuối, người điều khiển có thể hủy bỏ cuộc tấn công và Switchblade có thể tiếp tục tìm tới mục tiêu khác.

Ông Pike nói rằng, một số mục tiêu không kích được lựa chọn ngay trong khi thực hiện phi vụ chứ không phải được trù hoạch từ trước.

Các loại đạn như Switchblade sẽ đưa điều đó lên một trình độ mới khi truy tìm ra các mục tiêu và kiểm tra chúng ở cự ly rất gần trước khi tấn công với độ chính xác cực cao và theo lý thuyết là với tổn thất phụ tối thiểu.
Nam Xương (tổng hợp)

Mỹ đau đầu đối phó với tên lửa Club Cập nhật lúc :10:11 AM, 09/06/2011

Mỹ đau đầu đối phó với tên lửa Club
Cập nhật lúc :10:11 AM, 09/06/2011
Các chuyên gia quân đội Mỹ không tin chắc các tàu chiến Mỹ có khả năng đánh chặn tên lửa chống hạm Club của Nga.
Hải quân Mỹ đã đặt hàng thêm 7 bia bay siêu âm GQM-163A Coyote SSST (trị giá 3,9 triệu USD/quả) để kiểm tra xem các hệ thống phòng không hạm tàu của mình có khả năng bảo vệ các chiến hạm trước các tên lửa siêu âm Club của Nga hay không. Tính đến nay, có tất cả 89 bia bay loại này được mua sắm.

Được nghiên cứu chế tạo trong gần 10 năm, bia bay siêu âm, bay bám mặt biển GQM-163A Coyote SSST do Orbital Sciences Corporation, Launch Systems Group (Mỹ) phát triển theo hợp đồng trị giá 34 triệu USD ký ngày 29/6/2000. 
Bia bay GQM-163A Coyote SSST. Theo các nhà sản xuất, GQM-163A có thể phỏng tạo chân thực một cuộc tấn công của tên lửa Club vào các chiến hạm Mỹ.
Thực chất, GQM-163A Coyote là tên lửa có trọng lượng 800 kg, sử dụng kết hợp các động cơ phản lực dòng thẳng và động cơ tên lửa nhiên liệu rắn. Coyote có tầm phóng gần 110 km và nhờ có động cơ phản lực dòng thẳng, tên lửa có thể đạt tốc độ tối đa trên 2.600 km/h.

Coyote được phát triển để đối phó với sự phổ biến các tên lửa chống hạm siêu âm như 3M54 (còn có tên là Club, SS-N-27 Sizzler) đang được trang bị cho Hải quân Algeria, Ấn Độ và Việt Nam. (*)

3M54 Club có trọng lượng gần 2.000 kg, phần chiến đấu 200 kg. Biến thể chống hạm của tên lửa Club tiêu diệt mục tiêu ở tầm 300 kg. Tên lửa đạt tốc độ bay 3.000 km/h ở phút bay cuối cùng.

Club có các biến thể phóng từ mặt đất, tàu ngầm và tàu mặt nước. Tên lửa phóng từ bệ phóng mặt đất không có đoạn bứt phá siêu âm, nhưng phần chiến đấu lại nặng gấp đôi.
Ban đầu, Hải quân Mỹ dự định chỉ mua 39 tên lửa Coyote, song loại tên lửa đầu tiên của Mỹ dùng động cơ phản lực dòng thẳng quá thành công nên nhà sản xuất quyết định tăng sản lượng và có lẽ là sẽ sử dụng công nghệ Coyote cho các tên lửa Mỹ khác.
Giới quân sự Mỹ sợ hãi các tên lửa 3M54 do chúng có chế độ bay độc đáo. Cho đến khi cách mục tiêu 15 km, Club bay ở độ cao cực nhỏ (đến 30 m). Vì thế, rất khó phát hiện ra tên lửa từ sớm.

Còn khi hệ thống phòng không tầm gần phát hiện ra nó thì Club bắt đầu tăng tốc mạnh và vượt qua 15 km cuối cùng chỉ trong vòng chưa đầy 20 giây. Thủ đoạn này khiến cho phòng không hạm tàu cực kỳ khó đánh chặn tên lửa.

Sử dụng Coyote, Hải quân Mỹ hy vọng kiểm tra khả năng của các phương tiện phát hiện, điều chỉnh các hệ thống điều khiển hỏa lực và vũ khí chống tên lửa. Căn cứ kết quả thử nghiệm, họ sẽ đưa ra kết luận về khả năng của phòng không hạm tàu Mỹ đối phó với tên lửa Club.

Điều khiến giới quân sự Mỹ đặc biệt lo sợ là biến thể tên lửa Club-K. Các tên lửa này có thể lắp trên các container trên toa xe lửa, ô tô hay trên tàu biển. Vũ khí này khi sử dụng sẽ tạo ra sự bất ngờ và buộc các quân hạm chỉ còn biết trông cậy vào hệ thống phòng không của bản thân.
(*) Hệ thống tên lửa Kalibr (tên xuất khẩu là Club hoặc Klub) do hãng Novator của Nga phát triển và có các biến thể Club-N, Club-U (thiết kế module) trang bị cho tàu nổi, Club-S trang bị cho tàu ngầm, Club-M là hệ thống tên lửa cơ động mặt đất và Club-K bố trí trong contenơ triển khai trên tàu hỏa, xe tải hay tàu biển.

Club sử dụng các loại tên lửa:

- Tên lửa chống hạm siêu âm, bay bám mặt biển 3M-54E, tầm bắn 200 km;
- Tên lửa chống hạm dưới âm, bay bám mặt biển 3M-54E1, tầm bắn 300 km (có khả năng làm tê liệt, thậm chí đánh chìm tàu sân bay);
- Tên lửa dưới âm tấn công mặt đất 3M-14E, tầm bắn 275 km;
- Tên lửa-ngư lôi chống ngầm siêu âm phóng từ tàu ngầm 91RE1, tầm bắn 50 km;
- Tên lửa-ngư lôi chống ngầm siêu âm phóng từ tàu ngầm 91RE2, tầm bắn 40 km.

Hệ thống tên lửa Club đang hoặc sắp được trang bị cho Hải quân Nga, Ấn Độ, Algeria và Việt Nam (trên 6 tàu ngầm lớp Kilo Projekt 636).
>> Sự nguy hiểm của Yakhont và chiến thuật bầy sói
PM (theo TW)
 
Sự nguy hiểm của Yakhont và chiến thuật bầy sói
Cập nhật lúc :6:00 AM, 08/06/2011
Để duy trì môi trường an ninh biển hòa bình và ổn định, cùng hợp tác và phát triển, các nước ASEAN đang từng bước củng cố lực lượng hải quân của mình.
Loạt bài về Hải quân các nước ASEAN:

>> HQND Việt Nam: Hiển hách những chiến công
>> Bộ đôi 'kình ngư' trên biển Đông

Để bảo vệ vững chắc vùng biển Tổ quốc, Hải quân Nhân dân Việt Nam đã trang bị, làm chủ hệ thống phòng thủ Bastion-P với nòng cốt là tên lửa chống hạm siêu âm Yakhont.

Xe bệ phóng Bastion-P với 2 ống phóng thẳng đứng.
Sự ghê gớm của Bastion-P và Yakhont

Đúng như tên gọi “pháo đài”, Hệ thống vạn năng Bastion-P do công ty quốc phòng NPO của Nga thiết kế, chế tạo, xứng đáng là “lá chắn thép” của các quốc gia có bờ biển dài, hải phận rộng lớn nhờ sự linh hoạt và uy lực của hệ thống này.

Một tổ hợp chiến đấu Bastion-P gồm có các xe chỉ huy, bảo đảm chiến đấu và quan trọng nhất là xe bệ phóng, lắp trên khung gầm 8 bánh lốp, với 2 ống phóng tên lửa chống hạm.

Nhờ đó, Bastion-P có thể triển khai ở bất kỳ nơi nào trong lãnh thổ, để trong 5 phút là sẵn sàng phóng loại tên lửa có sức mạnh ghê gớm Yakhont, tiêu diệt các mục tiêu đe dọa an ninh từ phía biển.

Cái tên Yakhont (“Hồng ngọc”, biến thể xuất khẩu của tên lửa Onyx, “Bạch ngọc”) gợi lên vẻ đẹp danh giá nhưng đây sẽ là một vẻ đẹp ghê gớm. Bởi loại tên lửa này nặng tới 3 tấn, có thể mang đầu đạn nặng 200-250 kg.

Dù nặng nhưng nhờ động cơ phản lực dòng thẳng sử dụng nhiên liệu lỏng, Yakhont có thể đạt tốc độ siêu âm ở mọi giai đoạn bay, (tối đa là Mach 2,6), tạo nên uy lực công phá rất mạnh mẽ, đủ sức vô hiệu hóa mọi loại tàu chiến đang có mặt trên khắp các đại dương.

Trong một cuộc thử nghiệm, tên lửa Yakhont thể hiện khả năng tấn công chính xác của mình khi bắn trúng mục tiêu cỡ một tấm bảng đen trong lớp học. Vì vậy, giới chuyên gia quân sự đánh giá: Yakhont khiến Mỹ và đồng minh phải “dựng tóc gáy” (>> chi tiết), đẩy lùi các vũ khí tương đương của NATO xuống phía sau trong cuộc đua của các tên lửa chống hạm.

Chiến thuật thông minh

Là tên lửa chiến thuật, chiến dịch thế hệ 4, được phát triển từ cuối những năm 197, đầu những năm 1980, Yakhont được lập trình để có quỹ đạo bay phức tạp. Sau khi cất cánh, tên lửa sẽ bay cao nhằm tiết kiệm nhiên liệu (tối đa 15km).

Lúc tới gần mục tiêu, tên lửa sẽ hạ độ cao cách mực nước biển chừng 5-15m, trước khi lao vào tàu chiến đối phương và thực hiện sứ mệnh hủy diệt. Cùng với lớp vỏ đặc biệt hấp thụ sóng radar, chế độ bay này của Yakhont nhằm giảm thiểu tối đa khả năng đánh chặn của đối phương.

Minh họa chiến thuật phòng thủ bờ biển sử dụng hệ thống Bastion-P.

Tuy nhiên, để đảm bảo hoành thành nhiệm vụ với xác suất 100%, những người điều khiển Bastion-P thường sử dụng chiến thuật “bầy sói”. Khi đó, có ít nhất 3 quả tên lửa Yakhont được phóng đi, một quả sẽ bay cao, bật radar chủ động dẫn đường cho 2 quả còn lại hạ gục mục tiêu.

Không chỉ vậy, loại tên lửa này có khả năng độc lập phân cấp mức độ nguy hiểm và lựa chọn mục tiêu dựa vào dữ liệu chiến đấu rất phong phú, có thể nhận dạng tàu sân bay, tàu tuần dương, tàu đổ bộ tới tàu vận tải...

Trong trường hợp đối phó với biên đội tàu chiến, sau khi tiêu diệt mục tiêu chính, những tên lửa còn lại sẽ tự động tiến công những mục tiêu khác, không để xảy ra tình trạng 2 tên lửa tấn công 1 mục tiêu cùng lúc. Do đó, khi tác chiếnm kíp chiến đấu của Bastion-P chỉ cần “bắn và quên”.

Nới rộng tầm bảo vệ

Theo tính năng kỹ chiến thuật mà nhà sản xuất công bố, hệ thống Bastion-P có tầm bắn ngoài đường chân trời, (300km, khoảng 162 hải lý). Tuy nhiên, Yakhont là một tên lửa rất linh hoạt, có nhiều biến thể cho phép triển khai trên nhiều phương tiện mang khác ngoài bệ phóng trên đất liền.

Từ lâu, Yakhont đã được thử nghiệm thành công khi phóng đi từ các tiêm kích Su-27 và “hậu duệ” là Su-30. Tháng 4/2011, Indonesia đã phóng thử thành công Yakhont từ các tàu chiến ở vịnh Zond.

Tên lửa chống hạm Yakhont có thể phóng đi từ tiêm kích đa năng Su-27/30.

Tới đây, Ấn Độ sẽ phóng thử tên lửa Brahmos (biến thể nội địa của Yakhont ở Ấn Độ) từ tàu ngầm vào cuối năm 2011. Do đó, nước nào sở hữu Bastion-P và Yakhont hoàn toàn có khả năng nới tầm bảo vệ hải phận của mình dựa vào các phương tiện mang.

Đặc biệt, trong trường hợp, sử dụng Su-30MK2 để mang phóng, tầm xa 300km của Yakhont hầu như không có ý nghĩa với tầm hoạt động lên tới 3.000km (1.620 hải lý) của loại tiêm kích đa năng được thiết kế để chiến đấu trên biển này.

Triển vọng trong tương lai

Từ lúc được sản xuất tới nay, tuy chưa tham chiến nhưng Yakhont và Bastion-P vẫn dành được sự tín nhiệm cao từ các bạn hàng của Nga. Có thể nói không ngoa, đây là một trong những hệ thống phòng thủ bờ biển “đắt khách” nhất thế giới.

Một loạt quốc gia đã và đang ký hợp đồng để sở hữu tên lửa và hệ thống phòng thủ bờ biển này gồm Ấn Độ, Syria, Venezula, Indonesia… Trong đó, Ấn Độ và Nga đã hợp tác phát triển biến thể của Yakhont là Brahmos (tên ghép của 2 con sông Brahmaputra và Moskva).

Trong tương lai, tên lửa Brahmos II, biến thể phát triển từ nguyên mẫu Brahmos (ảnh) sẽ có tốc độ ghê gớm hơn nữa.

Đẩy mạnh ưu điểm của Yakhont/Brahmos, Ấn Độ tìm cách nâng tốc độ tên lửa Brahmos II lên tới Mach 5 (>> chi tiết), tốc độ chóng mặt trong thế giới của các tên lửa chống hạm. Còn hợp đồng với Syria liên tục bị Israel chỉ trích do lo ngại sự xuất hiện của tên lửa Yakhont sẽ làm cán cân quân sự trong khu vực. (>> chi tiết)

Với các quốc gia phải đối mặt với các mối đe dọa từ hướng biển, hệ thống Bastion-P và tên lửa Yakhont là giải pháp hiệu quả, giúp giảm gánh nặng chi phí đầu từ phát triển các hạm đội tàu ngầm và tàu mặt nước. Hiện Nga đang có kế hoạch triển khai Bastion-P cùng với nhiều vũ khí hiện đại ở Kuril, quần đảo mà Nhật Bản tranh chấp với nước này. (>> chi tiết)

Là nước đầu tiên sở hữu Bastion-P ở Đông Nam Á, Việt Nam có thể yên tâm giữ cho hải phận “sóng yên, biển lặng”. Nếu kế hoạch sản xuất Yakhont với sự trợ giúp của Nga tiến triển, (>> chi tiết)  tiềm lực phòng thủ bờ biển của Hải quân Nhân dân Việt Nam sẽ trở nên đáng gờm trong khu vực.

Xe bệ phóng của Bastion-P có thể đạt vận tốc tối đa 80 km/h, với dự trữ hành trình 1.000km; Thời gian độc lập trực chiến 24 giờ, nếu có thêm xe đảm bảo có thể kéo dài lên tới 30 ngày; Cơ số đạn tối đa của 1 hệ thống 36 quả, nhịp phóng 2-5 giây/quả;

Tên lửa Yakhont có chiều dài 8,9m, chiều rộng 0,9 m, trọng lượng 3 tấn, đầu đạn nặng 250 kg, sải cánh rộng 1,7m; tên lửa còn có 4 cánh đuôi giúp chuyển động linh hoạt khi đang bay.
>> 'Sát thủ' diệt hạm ở Đông Nam Á
>> Mỹ phát triển bia bay đối phó tên lửa của Nga
>> Một số tên lửa đối hạm mà Trung Quốc sở hữu
>> Mỹ đua phát triển tên lửa diệt hạm với Nga, Ấn, Trung

>> Tên lửa chống hạm của Nga qua các thời kỳ (kỳ cuối)
>> Tên lửa chống hạm của Nga qua các thời kỳ (kỳ 3)
>> Tên lửa chống hạm của Nga qua các thời kỳ (kỳ 2)
>> Tên lửa chống hạm của Nga qua các thời kỳ (kỳ 1)
Trường Hải
Lukas85
Theo tôi, bài viết này tập trung phân tích theo một hướng của những quốc gia sở hữu hệ thống Bastion-P + Yakhont. Còn trên chiến trường thực tế thì chưa biết bên nào mới là bầy sói.

Các ống phóng cho 1 hệ thống Bastion-P theo các tài liệu là rất hạn chế, trong khi đối tượng tác chiến chính của lại có nền tảng các tàu tên lửa cơ động rất lớn. Với số đông áp sát đồng thời như vậy liệu bao nhiêu hệ thống Bastion-P mới có thể kháng cự được?


Truong Pham
Gửi bạn Trần Tiến: Bạn ơi mình hiện nay có Quỹ "góp đá xấy Trường Sa" rồi đấy :)


Dung
Chúng ta chủ trương giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế để tạo tính bền vững lâu dài nhưng nếu bị dồn đến dến bất khả kháng thì chúng ta sẽ sử dụng mọi biện pháp để giữa vững chủ quyền của dất nước, dân tộc.

Phát huy nội lực lấy phát triển kinh tế, khoa học công nghệ làm nòng cốt, tiến lên hiện đại hoá quân đội, phát triển hạm đội tàu ngầm, tàu chiến nhỏ có tốc độ cao có hoả lực tầm xa, không quân và thông tin liên lạc phù hợp với thực địa của mình. Nếu xảy ra chiến tranh bất đối xứng, kẻ to lớn chưa phải là kẻ mạnh.

Nhưng điều quan trọng nhất là lấy chính nghĩa làm trọng để tranh thủ sự ủng hộ của nhân loại tiến bộ trên thế giới.


phquang
Việt Nam cần làm chủ công nghệ sản xuất loại tên lửa này làm chủ đạo. Bên cạnh đó cần phải tiến tới làm chủ công nghệ sản xuất UAV. Đây là phương tiện rất rẻ tiền mà lại rất hiệu quả trong việc theo dõi, bảo vệ lãnh thổ và rất thích hợp trong môi trường nửa chiến tranh, nửa hòa bình hiện nay.


Trần Tiến
Tôi cảm thây ấm lòng khi có được thông tin về hệ thông phòng thủ trên mà Việt Nam là nước Đông Nam Á đầu tiên sở hữu. Nếu có quỹ bảo vệ Tổ Quôc tôi sẽ góp 1/3 tháng lương để cùng toàn thể con dân đất Việt xây dưng một qũy lớn, mua sắm, sản xuất vũ khí để mà gìn giữ non sông này.

Yurri dao
Bài này phân tích khá chi tiết tiềm năng của tên lửa Yakhont và hệ thống Bastion-p nhưng vẫn dễ hiểu đối với người đọc. Trên các mạng chuyên về quân sự, họ có sự so sánh với các hệ thống tên lửa khác của Pháp như tên lửa đối hạm Exocet hay tên lửa đối hạm Harpoon Block II của Mỹ. Nói chung các hệ thống của người Nga luôn được chứng tỏ là vượt trội. Chắc là do họ ít chú tâm đến lực lượng tàu sân bay nên phát triển hệ thống đối hạm. Hệ thống tên lửa Club cũng rất hoàn hảo. Nếu các bạn đã xem đoạn Avanced sẽ rất khâm phục tài năng của các kỹ sư người Nga.

Ấn Độ phát triển tên lửa Brahmos-II
Cập nhật lúc :4:04 PM, 14/07/2010
Hãng thông tấn Ria Novosti cho biết, Ấn Độ chuẩn đang nghiên cứu phát triển tên lửa diệt hạm BrahMos phiên bản siêu âm có tốc độ Mach 5 (nhanh gấp 5 lần tốc độ âm thanh).
BrahMos là thành quả nghiên cứu hợp tác phát triển công nghệ quốc phòng giữa Nga và Ấn Độ. Tên lửa được đặt tên bằng cách ghép tên của 2 con sông Brahmaputra (Ấn Độ) và Moskva (Nga). Dự án hợp tác này được khởi động từ năm 1998 và thử nghiệm lần đầu năm 2001.

Đây là loại tên lửa siêu âm diệt hạm siêu âm, có khả năng "tàng hình" đối với hệ thống phòng thủ của các chiến hạm hiện đại, có thể được phóng từ bệ phóng trên mặt đất, máy bay chiến đấu hoặc tàu chiến.

Phiên bản đầu tiên của BrahMos có tốc độ Mach 3 (gấp 3 lần âm thanh), được phát triển dựa trên nền tảng công nghệ chế tạo tên lửa P-800 Onkis (còn được gọi tên là Yakhont), một loại tên lửa tầm trung của Nga.

Khi phát triển BrahMos, các kỹ sư Ấn Độ đã phát triển hệ thống điều khiển mới cho tên lửa. Các chuyên gia đã nâng cao tốc độ của tên lửa, đồng thời, tăng khả năng "tàng hình" của tên lửa, khiến tên lửa chỉ bị hệ thống phòng thủ của đối phương phát hiện trong phạm vi tối đa là 300 km, một khoảng cách "khó phản ứng" đối với một tên lửa siêu âm.

Sự thành công của BrahMos đã thúc đẩy giới quân sự Ấn Độ quyết tâm phát triển phiên bản mới (BrahMos II) có tốc độ nhanh gần gấp đôi so với phiên bản hiện tại, khoảng Mach 5 (nhanh gấp 5 lần âm thanh).

Dưới đây là clip về thử nghiệm tên lửa BrahMos được phóng từ mặt đất, chiến hạm tiêu diệt các mục tiêu giả định là tàu chiến hoặc mục tiêu mặt đất với độ chính xác cao:

Thử nghiệm tên lửa BrahMos.
Xuân Kiên (theo Ria Novosti)
 
Israel sẵn sàng đương đầu Yakhont của Syria
Cập nhật lúc :10:42 AM, 25/09/2010
Israel quan ngại về tên lửa Yakhont nhưng cũng có khả năng để đối phó với nó, tổng tham mưu trưởng quân đội Israel khẳng định, sau khi có tin Syria được trang bị loại tên lửa này.
>> Chuyên trang: Công nghệ quốc phòng
>> Chuyên đề: Hải quân

Israel quan ngại với quyết định bán tên lửa diệt hạm Yakhont của Nga cho Syria nhưng quân đội Israel (IDF) hoàn toàn có thể "đối phó"  với  sự thách thức này, tổng tham mưu trưởng quân đội Israel tuyên bố hôm 24/9.

Nga trước đó tuyên bố sẽ tôn trọng hợp đồng được kí năm 2007 về việc cung cấp các hệ thống tên lửa diệt hạm Bastion, trong đó có tên lửa hành trình siêu âm Yakhont cho Syria, bất chấp các nỗ lực ngăn cản của Mỹ và Israel.
SS-N-26 Yakhont
"Chúng tôi đã theo dõi hợp đồng này trong một thời gian dài, đã có những nỗ lực kể cả ở cấp độ chính trị cao nhất để ngăn cản hợp đồng nhưng đều không thành công", tờ Jerusalem Post trích lời thiếu tướng Gabi Ashkenazi. "Đây là một bước đi không mong muốn nhưng chúng tôi biết cách đối phó", vị tướng nói thêm.

Hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Nga và Syria luôn là trọng tâm của những sự chỉ trích từ chính quyền Israel. Nước này luôn biểu lộ sự quan ngại sâu sắc về sự gia tăng tiềm lực quốc phòng của Syria, và còn coi đó là một mối nguy hiểm khi vũ khí sẽ được chuyển cho các tổ chức vũ trang ở Lebanon hay Palestine.

Tên lửa Yakhont có tầm xa 300km, với đầu đạn 200kg và khả năng bay hành trình độc nhất vô nhị cách vài m trên mặt nước, khiến nó trở nên rất khó để phát hiện và đánh chặn.
>> Loạt vũ khí biển mới của Nga, Trung, Ấn làm Mỹ 'dựng tóc gáy'
>> 
Phát hiện 'siêu vũ khí mạng' nhắm vào cơ sở hạt nhân Iran
Quang Minh (theo Ria Novosti)
 

Các tin mới
Các tin đã đăng
Trung Quốc cấp 8 máy bay vận tải quân sự cho Venezuela
Loạt vũ khí biển mới của Nga, Trung, Ấn làm Mỹ 'dựng tóc gáy'
Cập nhật lúc :11:12 AM, 24/09/2010
Công nghệ tên lửa chống hạm và ngư lôi của Nga, Trung Quốc, Ấn Độ... tiến triển khiến Mỹ và phương Tây lo ngại, dù đã có một số giải pháp đối phó.
>> Chuyên trang: Công nghệ quốc phòng
>> Chuyên đề: Công nghệ tân tiến
>> Chuyên đề: Vũ khí chiến lược
>> Chuyên đề: Hải quân

Tên lửa siêu âm diệt hạm

Ngày 10/6, tờ The Economist đăng bài báo “Công nghệ tên lửa: Nguy hiểm trên biển cả” (Missile Technology: Peril on the sea) phân tích khả năng bảo vệ hạm tàu trước tên lửa chống hạm siêu âm, tên lửa đường đạn chống hạm và ngư lôi cao tốc.

Trong bài viết có đoạn: "Các tên lửa chống hạm siêu âm do Nga phát triển và sản xuất có tên gọi Club. Các tên lửa này có tầm bắn lớn hơn bất kỳ loại tên lửa chống hạm phương Tây nào. Trong hệ thống định danh của NATO, tên lửa này có tên SS-N-27 Sizzler.

Ở một số biến thể, trọng lượng phần chiến đấu của tên lửa lên tới 450 kg, tầm bắn đến 300 km. Tên lửa có thể thực hành các thao tác cơ động phòng vệ, thậm chí có thể bay vòng tránh các mục tiêu, còn một số model có thể chơi trò ú tim chết người với đối phương - phần chiến đấu tách khỏi tên lửa khi cách mục tiêu mấy chục km và bay với tốc độ nhanh hơn tốc độ âm thanh khoảng 3 lần".


Các tên lửa hành trình chống hạm siêu âm 3M54E (trên) và 3M54E1 Club.

Phó đô đốc Hải quân Mỹ Tim Keating tại một phiên họp của Ủy ban quân lực Thượng viện Mỹ đầu năm 2009 đã tuyên bố, nước Mỹ không có khả năng đối phó với các tên lửa như vậy, bởi lẽ quân đội không đủ tiền để chế tạo một loại tên lửa bia phù hợp để thử nghiệm các hệ thống phòng thủ tên lửa chống hạm siêu âm. Hiện nay, loại bia mô phỏng tên lửa Club đang ở giai đoạn phát triển.

Trưởng nhóm nghiên cứu sự phát triển hải quân Dan McNamara nói, để đối phó với các mục tiêu đó, cần phải chế tạo loại bia bay siêu âm nhiều tầng, điều đó sẽ hỗ trợ cho việc phát triển hệ thống tiêu diệt các tên lửa “có tính cách mạng” Sizzler. Loại tên lửa bia đó sẽ sẵn sàng vào năm 2014.

Sizzler là ví dụ nổi bật cho sự phát triển của các tên lửa hành trình siêu âm không phải của phương Tây. Các tên lửa này và cả các đối thủ cạnh tranh của nó có thể phóng từ tàu ngầm, máy bay và bệ phóng cơ động trên bờ.

Tên lửa Yakhont có tốc độ nhỏ hơn, nhưng cũng có khả năng đưa tới mục tiêu một phần chiến đấu hạng nặng, đã được xuất khẩu ra nước ngoài, trong đó có Indonesia và Việt Nam. Loại tên lửa liên doanh BrahMos của Nga - Ấn Độ về hiệu quả còn gần với Club hơn nữa.


Tên lửa Yakhont và biến thể Brahmos của nó.

Những tên lửa siêu âm không phải của phương Tây này đang làm thay đổi tư duy trong lĩnh vực bảo đảm chống tên lửa cho hạm tàu. Theo chuyên gia tên lửa của Nhóm tư vấn Teal Group là Steve Zaloga, Trung Quốc và Ấn Độ hiện đã có trong trang bị tên lửa Club, trong số các quốc gia đã tỏ ra quan tâm hoặc đã mua chúng có Algeria, Syria, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Việt Nam. Một số chuyên gia cho rằng, Iran có lẽ cũng có Club.

Đặc biệt đáng quan ngại là các kế hoạch trang bị những tên lửa này cho tàu thuyền dân sự. Công ty Mosinformsystem-AGAT của Nga đưa ra sáng kiến giấu trên các tàu thuyền dân sự các bệ phóng mang 4 tên lửa đặt trong các container chở hàng thương mại. Hệ thống tên lửa trong container Club-K có thể tạo ra tiềm lực nguy hiểm cho hải quân các quốc gia ‘cứng đầu’, một chuyên gia tư vấn thị trường vũ khí phương Tây đã đi thăm các cơ sở của nhà máy sản xuất Club-K ở Nga cho biết.

Khả năng phóng tên lửa Club-K từ các tàu chở container dân sự khiến Mỹ và Phương Tây thực sự hoang mang.

Đối phó với tình hình này, các hệ thống phòng thủ tên lửa cũng phát triển. Công ty quốc phòng Sofradr (Pháp) chuyên phát triển các hệ thống thăm dò từ xa, có kế hoạch trong năm này bắt đầu phát triển hệ thống phát hiện tên lửa “đa kênh” (các biến thể đầu của hệ thống này đang được thử nghiệm phục vụ lợi ích các khách hàng tiềm năng).

Bản chất của hệ thống này là hợp nhất các sensor radar, hồng ngoại và quang học thành một tổ hợp phát hiện. Phần mềm cho phép so sánh dữ liệu của một kênh với thông tin từ các sensor khác. Phương pháp thăm dò đó sẽ tạo thuận lợi cho việc phát hiện tên lửa, nhất là khi tên lửa chống hạm đang lấy độ cao để xác định vị trí của mục tiêu.

Nhưng vẫn còn những vấn đề bảo vệ chống ngư lôi, điều được thể hiện rõ rệt bởi vụ tàu corvette Cheonan của Hàn Quốc bị đánh đắm, được cho là bởi một tàu ngầm siêu nhỏ của Bắc Triều Tiên hoạt động ở vùng nước nông khiến cho sonar khó phát hiện ra. Dư luận cho rằng, Bắc Triều Tiên đã cung cấp những tàu ngầm như vậy cho Iran.

Ngư lôi “bong bóng’

Ngư lôi có thể đánh lừa bằng cách phóng các bộ tái tạo gải sóng âm giống như sóng âm phát ra từ các hạm tàu. Song vấn đề là ở chỗ, cả ngư lôi cũng ngày càng hoàn thiện, các hệ thống tự dẫn của chúng liên tục được cải tiến.

Nhiều loại ngư lôi được trang bị hệ dẫn sợi quang đặt trên tàu ngầm để giảm tối đa nhiễu bởi các mục tiêu giả. Một số loại ngư lôi có thể tự quay trở lại nếu không tìm thấy mục tiêu cần tiêu diệt. Các đại diện của công ty quốc phòng Rafaek của Israel cho rằng, trong 10 năm gần đây, hiệu quả của ngư lôi đã tăng gấp đội, một phần là nhờ những dự án phát triển đang được Nga tiến hành.

Ngư lôi bong bóng Shkval.

Ngư lôi có thể chạy với tốc độ hơn 100 km/h, việc tiếp tục tăng tham số tốc độ bị hạn chế bởi sự cọ xát của môi trường và sự chảy rối của nước, yếu tố có thể làm lệch hướng ngư lôi. Nhưng nay thì tốc độ của chúng có thể tăng gấp đôi hay thậm chí gấp 3 lần nhờ phát triển các ngư lôi phản lực tạo bong bóng. Điểm khác biệt của chúng là chiếc đĩa ở mũi có đường kính gần 10 cm, tạo ra bong bóng khí phía trước có tác dụng làm giảm lực cản của nước.

Tuy nhiên, sự phổ biến các ngư lôi tạo bong bóng vẫn còn hạ chến, một phần không nhỏ là bởi ở tốc độ cao, sẽ khó giải mã các tín hiệu thủy âm để điều khiển ngư lôi.

Bộ dẫn tiến của ngư lôi không phải chân vịt mà là động cơ tên lửa, điều đó gây khó khăn cho việc điều khiển: một số ngư lôi kiểu này chỉ có thể chạy theo đường thẳng. Áp lực cao của môi trường nước gây thêm những khó khăn, chính vì thế vào năm 2000 đã xảy ra thảm họa với tàu ngầm nguyên tử Kursk của Nga.

Tên lửa đường đạn chống hạm

Nhưng ở "chân trời" đang xuất hiện loại vũ khí ghê hồn hơn. Độ 5 năm trước, Lầu Năm góc biết được dự án của Trung Quốc chế tạo tên lửa đường đạn chống hạm (ASBM), khi các chuyên gia Trung Quốc giải quyết bài toán dẫn tên lửa đường đạn vào mục tiêu di động trên biển bằng hệ tự dẫn radar. Chuẩn đô đốc về hưu Eriс McVadon cho biết, một số đồng sự của ông ‘dựng tóc gáy vì sợ’ khi biết được tin này.

Trung Quốc đang hiện đại hóa tên lửa đường đạn tầm trung DF-21 cho phép nó quay về khí quyển từ vũ trụ, rồi bổ nhào với tốc độ 2 km/giây và tiêu diệt mục tiêu tàu nổi bằng đầu đạn thông thường. Tên lửa này có thể được thử nghiệm vào năm 2012.

Tên lửa đạn đạo DF-21 được Trung Quốc hoán cải, thêm tính năng diệt hạm.
Minh họa khả năng các chiến hạm phòng thủ bằng vũ khí laser.

Một số chuyên gia cho rằng, tên lửa kiểu đó dễ bị tổn thương trước các hệ thống phòng thủ tên lửa hạm tàu AEGIS. Ngoài ra, còn có hệ thống phòng thủ laser. Mỹ và Pháp là hai trong số một số ít quốc gia đang phát triển các hệ thống như vậy.

Một cựu chỉ huy trưởng cụm tàu chiến đấu Mỹ nhận xét, một tàu sân bay nguyên tử tạo ra lượng điện đủ cho nhu cầu của cả một thành phố nhỏ, đừng nói đến tạo năng lượng cho một tia laser mạnh. “Vũ khí laser chính là loại đạn năng lượng định hướng”, ông nói. Không tên lửa nào có thể bay nhanh như tia laser.

>> Hình dung về tương lai máy bay hạm của hải quân Mỹ
>> Tên lửa BrahMos được dẫn đường bằng hệ thống Glonass
>> Nga tranh luận gay gắt quanh vũ khí laser ‘bay’
>> Ảnh 'nạn nhân' của tên lửa Exocet
Nam Xương (theo The Economist)

Hải quân Indonesia: Xứng với xứ “Vạn đảo” Cập nhật lúc :11:53 PM, 08/06/2011

Hải quân Indonesia: Xứng với xứ “Vạn đảo”
Cập nhật lúc :11:53 PM, 08/06/2011
Để duy trì môi trường an ninh biển hòa bình và ổn định, cùng hợp tác và phát triển, các nước ASEAN đang từng bước củng cố lực lượng hải quân của mình.
Loạt bài về Hải quân các nước ASEAN:

>> HQND Việt Nam: Hiển hách những chiến công
>> HQND Việt Nam: Bộ đôi 'kình ngư' trên biển Đông
>> HQND Việt Nam: Sự nguy hiểm của Yakhont và chiến thuật bầy sói

Tự hào nội lực

Sự đầu tư cho công nghiệp quốc phòng cho hải quân của Indonesia đã “đơm hoa, kết trái” với nhiều thành tựu đáng kể.

Tháng 4/2011 đánh dấu nhiều mốc quan trọng với nền quốc phòng Indonesia khi hải quân nước này liên tiếp thông báo những tin vui. Đầu tiên, cuộc phóng thử tên lửa chống hạm siêu âm Yakhont từ tàu KRI Oswald Siahaan (số hiệu 354) đã tiêu diệt mục tiêu là 1 tàu cũ ở cự ly 250km.

Chuẩn đô đốc Iskandar Sitompul nói: “Vũ khí thử nghiệm thành công và hải quân chúng tôi thu được kinh nghiệm thực tế quý giá”.

Thế nhưng có một thành công mà ngài Chuẩn đô đốc không nhắc đến là Hải quân Indonesia đã cải tiến các tàu chiến mua của Hà Lan, trong đó có việc đảm bảo đáy tàu chịu được phản lực của tên lửa Yakhont trong mỗi lần phóng.

Nắp ống phóng thẳng đứng của tên lửa chống hạm Yakhont đặt trên tàu chiến Indonesia.

Cũng vào cuối tháng 4/2011, Hải quân Indonesia hạ thủy chiến hạm nội địa KRI Clurit trong một buổi lễ có sự tham gia của Bộ trưởng Quốc phòng Purnomo Yusgiantoro tại cảng hàng hóa Ampar Batu, Batam, tỉnh Riau Islands (>> chi tiết). Đây là chiến hạm cao tốc mang tên lửa, do Tập đoàn PT Palindo Marine thiết kế và chế tạo.

Đặc biệt, tàu sử dụng nhiều trang, thiết bị nội địa và quá trình phát triển KRI Clurit có sự tham gia của các sinh viên tốt nghiệp từ Viện Công nghệ Surabaya, có trụ sở ở “thủ đô đóng tàu” của Indonesia. “Hiện nay, chúng ta đã có điều để tự hào vì nguồn nhân lực của Indonesia có khả năng đóng được tàu chiến.

Với chiến hạm KRI-Clurit, Indonesia sẽ bảo vệ vùng biển của mình bằng tàu hải quân được đóng trong nước. Chúng ta sẽ không cần nhận viện trợ tàu hải quân từ nước ngoài”, Bộ trưởng Yusgiantoro phát biểu.

Cội nguồn của thành công

Thành công kể trên có nguồn gốc từ nền công nghiệp quốc phòng đã phát triển hơn 70 năm của Indonesia, đặc biệt từ giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ giữa những năm 1970, khi nước này tập trung đầu tư cho ngành đóng tàu quân sự và các công nghệ cao khác.

Năm 1974, Indonesia đặt nền móng cho công nghệ hàng hải quân sự bằng việc đầu tư máy móc cho công ty đóng tàu PAL Indonesia, chuyên đóng, sửa chữa và bảo trì các chiến hạm. Hoạt động của công ty đã tạo xương sống cho quân đội và nhà nước với 9 cơ sở sản xuất các loại tàu cỡ nhỏ và vừa, lớn nhất là xưởng đóng tàu ở Surabaya (do Hà Lan xây dựng từ 1899) với đội nhân sự hùng hậu (8.000 thợ lành nghề và 3.000 kỹ sư).

Ban đầu, trên cơ sở thiết bị còn lại sau khi giành lại độc lập vào năm 1945, xưởng này làm nhiệm vụ sửa chữa là chủ yếu. Đến cuối thế kỷ 20 đã tiến bộ vượt bậc, chế tạo được 60% trang thiết bị tàu.

Chiến hạm KRI Clurit, niềm tự hào của Hải quân Indonesia trong lễ ra mắt.

Bên cạnh việc tự đóng tàu, Indonesia chủ trương đa phương hóa các nguồn vũ khí mua từ nước ngoài. Điển hình là các hợp đồng đóng chiến hạm lớp Vanspejk với Hà Lan, máy bay tuần tra trên biển tầm trung CN-235-100, tàu ngầm lớp Type 209/1200 Cakrra, tàu hộ tống Parchim, tàu quét mình, đổ bộ từ Đức, Nga, Mỹ...

Phương châm vừa tự đóng vừa đóng theo chuyển giao công nghệ hứa hẹn sẽ mang lại nhiều thành tựu mới cho Hải quân Indonesia. Theo Tư lệnh Hải quân Indonesia, thời gian tới, ông sẽ hội đàm với lãnh đạo Bộ Quốc phòng để xác định loại tàu ngầm disel có trị giá 700 triệu USD. Trong đó, hai ứng viên nặng ký là Kilo thuộc Project 636 của Nga và Type-208 của Hàn Quốc. Dự kiến, việc lắp ráp chiếc tàu thứ hai sẽ được thực hiện tại các xưởng đóng tàu của công ty PT Pal tại Indonesia. (>> chi tiết)

Qua mấy chục năm phát triển, nay nhìn lại, thấy từng bước đi của ngành công nghiệp quốc phòng Indonesia là đúng hướng, thiết thực, hiệu quả. Thật không thừa khi nhấn mạnh rằng nhiều các thành tựu tuy phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn gần đây nhưng sự phôi thai đã có từ rất lâu, do người Indonesia ý thức được hiện trạng của quốc gia – hải đảo và thiên nhiên rất đa dạng.

Sức mạnh và các hợp đồng quốc phòng đầy tham vọng

Ngày nay, Hải quân Indonesia được Chính phủ đầu tư phát triển thành một lực lượng khá mạnh trong khu vực. Toàn bộ Hải quân Indonesia có 74.000 quân nhân phục vụ, được trang bị hơn 130 tàu các loại gồm cả tàu ngầm tấn công trang bị tên lửa diệt hạm. Lực lượng tàu chiến chủ lực của Indonesia hiện tại gồm 6 tàu khu trục lớp Van Speijk do Hà Lan chế tạo được mua từ những năm 1980, 16 tàu hộ tống lớp Parchim và một vài chiến hạm khác mua từ những năm 1990.

Để tăng cường sức mạnh hải quân tương xứng với quốc gia có hơn 17.000 hòn đảo, Hải quân Indonesia liên tiếp mua mới nhiều tàu hiện đại. Tháng 3/2009 Indonesia tiếp nhận chiếc thứ tư trong hợp đồng mua bốn 4 hộ tống Sigma 9113 do Hà Lan chế tạo. Tàu Sigma 9113 có lượng choán nước khoảng 1.700 tấn, dài 90,7m và trang bị tên lửa chống hạm MM40 Exocet, tên lửa phòng không MBDA Mistral Tetral.

Tên lửa chống hạm Yakhont phóng đi từ chiến hạm KRI Oswald Siahaan.

Ngày 16/8/2010, Bộ Quốc phòng Indonesia tiếp tục hợp tác với Hà Lan qua đồng giữa PT PAL Indonesia và Damen Schelde chế tạo khu trục hạm Sigma 10514. Đây là lớp tàu cải tiến có lượng choán nước tới 2.400 tấn, dài 105m. Chiến hạm này sử dụng vũ khí đối hải tương tự tàu lớp Sigma 9113 nhưng có thêm pháo hạm 100mm, hệ thống phòng không sử dụng ống phóng thẳng đứng, pháo phòng cao tốc không tầm cực gần Phalanx, rocket chống ngầm SR375A cùng nhiều thiết bị điện tử tiên tiến.  Dự kiến, năm 2014 chiếc đầu tiên sẽ hoàn thiện và chuyển giao cho Indonesia. Đây sẽ là những “quả đấm thép” của Hải quân xứ “Vạn đảo”.

Thế nhưng tham vọng nhất phải kể tới các kế hoạch đóng những chiến hạm cỡ lớn. Tháng 12/2004, Indonesia ký hợp đồng với Hàn Quốc trị giá 150 triệu USD mua 2 tàu đổ bộ có boong đỗ máy bay lớp Makassar (chở được 218 lính, 2 tàu đổ bộ đệm khí và 5 trực thăng, lượng giãn nước 7.300 tấn), cùng công nghệ sẽ được chuyển giao. Dựa vào đó, PT PAL sẽ đóng mới 2 tàu Makassar. Ngoài ra, cũng có một số nguồn tin cho rằng Indonesia còn có tham vọng chế tạo tàu chở trực thăng dài 190m, lượng giãn nước 35.000 tấn.

Trong tương lai, những dự án quốc phòng của Indonesia còn “khủng” hơn thế với các kế hoạch sở hữu 180 tiêm kích Sukhoi (trong vòng 20 năm nữa >> chi tiết), mua 1.000 tên lửa tầm bắn 15km (>> chi tiết) và đóng đủ 39 tàu ngầm (>> chi tiết). Theo lời Tư lệnh phó Hải quân Indonesia, Phó đô đốc Marset, có đủ 39 tàu ngầm mới đảm bảo việc tuần tra lãnh hải và bảo vệ chủ quyền của Indonesia.
Theo đánh giá của Janes, ngân sách quốc phòng của Indonesia trong những năm 2013-2014 sẽ tăng thêm 80%. Cụ thể, từ mức 4,8 tỷ USD năm 2010 sẽ lên tới con số 8,8 tỷ USD trong tài khóa 2014.

>> Indonesia mua hàng loạt máy bay quân sự
>> Trung Quốc giúp Indonesia chế tạo 1.000 tên lửa

Thành tựu và bài học từ nền công nghiệp quốc phòng Indonesia:

>> Kế hoạch 3 bước phát triển của Không quân Indonesia
>> Indonesia hạ thủy chiến hạm tên lửa nội địa
>> Thăng, trầm sức mạnh Không quân Indonesia

>> Indonesia khuyến khích xuất khẩu vũ khí ra thị trường ASEAN
>> Indonesia lập kế hoạch chế tạo 1.000 tên lửa
>> Vì sao Indonesia chế tạo được tàu chiến, máy bay?
Văn Tuấn
Các tin mới
Các tin đã đăng
Sự nguy hiểm của Yakhont và chiến thuật bầy sói