Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 8 tháng 6, 2011

Thế giới trong tuần: Việt Nam biểu tình, Á châu ứng tiếng.

Thế giới trong tuần: Việt Nam biểu tình, Á châu ứng tiếng.

2011-06-08
Dư âm biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội và Sài Gòn chưa lắng dịu thì Bắc Kinh đã thúc giục Hà Nội hãy nghiêm chỉnh để giải quyết cuộc tranh chấp. Philippines liền lên án Trung Quốc. Indonesia nói sẽ đưa sự việc ra quốc tế.
blog Kami's
Biểu tình chống Trung Quốc tại thành phố Hồ Chí Minh-blog Kami's photo

Miệt thị và gây chia rẽ

Trung Quốc thúc giục hãy có nỗ lực nghiêm chỉnh chẳng khác nào nói là Việt Nam đã không nghiêm chỉnh để cùng giải quyết vấn đề lãnh hải biển Đông. Đó là thâm ý của phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi, nhắm chỉ trích Việt Nam đã để cho thanh niên sinh viên biểu tình phản đối Trung Quốc ở cả hai nơi thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội hôm chủ nhật vừa qua. Họ Hồng cũng thản nhiên nhắc lại luận điệu rằng Trung Quốc có chủ quyền không thể bản cãi tại quần đảo Trường Sa và lãnh hải kế cận.
Bản đồ vùng lưỡi bò do Trung Quốc áp đặt-Chinese Webs
Bản đồ vùng lưỡi bò do Trung Quốc áp đặt-Chinese Webs

Luận điệu của Trung Quốc về lãnh hải biển Đông rất ngang ngược, vì nơi tàu Bình Minh 02 khảo cứu chỉ cách bở biển Việt Nam 120 hải lý, hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế  200 hải lý của Việt Nam theo quy định của UNCLOS, Công Ước luật biển của Liên Hiệp Quốc. Trung Quốc cho là tọa độ nơi đó nằm trong vùng lưỡi bò mà họ nhận là lãnh hải, nhưng vùng lưỡi bò là do Trung Quốc đơn phương quy định, một cách độc đoán, bất chấp luật pháp quốc tế và quan điểm hay quyền lợi chính đáng của các nước láng giềng, đặc biệt là Việt Nam.
Phát ngôn viên Hồng Lỗi còn nhắc nhở rằng Trung Quốc với Việt Nam đã nhiều lần đạt được những thỏa thuận quan trọng về  phương cách xử lý những vấn đề hàng hải, để duy trì sự ổn định ở biển Đông.
Tuy  nói đến “phương cách xử lý” nhưng Bắc Kinh muốn nhắc Hà Nội về những thỏa thuận mà theo đó họ cho là Hà Nội đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc ở Hoàng Sa, hay những thỏa thuận song phương nào đó trong cuộc thương lượng về lãnh hải giữa hai nước. Tuy  nhiên theo những sự tiết lộ từ phía Việt Nam, như cựu đại sứ Việt Nam ở Hoa Kỳ, ông Lê Công Phụng từng trình bày, thì Việt Nam không công nhận lãnh hải vùng lưỡi bò do Trung Quốc đơn phương quy định một cách độc đoán. 
Lời nói ngoại giao của  người Trung Quốc luôn luôn có hàm ý. Họ vừa nhắc nhở Việt Nam về sự đồng thuận trong phương cách giải quyết vấn đề thông qua thương lượng hòa bình. Bắc Kinh xưa nay vẫn cho là biểu tình, dù là biểu tình ôn hòa, không phải là phương cách thích hợp theo sự thỏa thuận song phương. Lời tuyên bố của họ Hồng cũng có ý ám chỉ thỏa thuận về lãnh hải mà họ ngầm ý nói là Việt Nam đã nhượng bộ nhiều. Nói như vậy là để Hà Nội lại bị chính người Việt chỉ trích về vấn đề lãnh hải, gây chia rẽ, nên đó là một kế sách sâu hiểm để tạo mâu thuẫn trong nội lực của Việt Nam.

Yếu tố Hoa Kỳ. 
Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Robert Gates- Wikipedia photo
Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Robert Gates- Wikipedia photo

Cùng lúc đó, sau hai cuộc biểu tình ở Việt Nam, Philippines đột nhiên mạnh mẽ đả kích Trung Quốc về vấn đề xâm lấn Trường Sa.
Hai bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao của Philippines đều lên tiếng. Điểm đáng lưu ý trong lời tuyên bố của bộ trưởng quốc phòng Philippines là ông nói rằng sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ tại biển Đông có thể giúp bảo vệ quyền của các nước nhỏ trong khu vực.  Bộ trưởng quốc phòng Voltaire Gazmin nói sự có mặt của Mỹ có tính cách ngăn đe bất kỳ hoạt động bất hợp pháp nào ở biển Đông. Ông cũng kêu gọi 6 nước tranh dành chủ quyền Trường Sa hãy tự kềm chế và sử dụng biện pháp ngoại giao.
Nói đến Hoa Kỳ là vì hôm thứ bảy bộ trưởng quốc phòng Mỹ Robert Gates nhắc lại ở Singapore rằng ông lo ngại cuộc tranh chấp tại biển Đông có thể leo thang thành xung đột quân sự. Chưa ai quên rằng ông Gates đi dự hội nghị quốc phòng tại Singapore là để trấn an châu Á về mối cam kết của Hoa Kỳ cho sự ổn định và an ninh trong vùng Thái Bình Dương. Đồng thời, ngoại trưởng Philippines Rosario lên án Trung Quốc hung hăng vi phạm thỏa ước để tránh xung đột tại Trường Sa, giữa các nước liên quan . Ông nói chính phủ Manila có bằng chứng Trung Quốc đã ít nhất sáu lần xâm lấn lãnh hải Trường Sa, nghiêm trọng nhất là hồi tháng hai năm nay tàu Trung Quốc đã dọa và đuổi tàu đánh cá của Philippines ở gần đảo san hô Jackson. 
Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt tại Philippines-AFP photo
Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt tại Philippines-AFP photo

Đảo nhỏ này ở phía bắc đá Vành khăn bị Trung Quốc chiếm đóng, ở phía đông đảo Nam Yết do Việt Nam trấn giữ. Trước những lời tuyên bố của chính phủ Philippines, Trung Quốc cũng chỉ đưa ra cùng một luận điểm như nói với Việt Nam, tuần trước bộ trưởng quốc phòng Lương Quang Liệt đã nói tại hội nghị Singapore là họ không hề xâm lấn lãnh hải Philippines, tức là ông ta đương nhiên coi đó là lãnh hải Trung Quốc!

Trong cậy gì ở ASEAN?

Indonesia cũng lên tiếng về biển Đông với tư cách nước chủ tịch ASEAN năm nay. Jakarta nói là có thể đem những sự kiện vừa nói ra thảo luận tại hội nghị của ASEAN. Những sự việc vừa trình bày đã xảy ra sau khi thanh niên Việt Nam biểu tình, tuồng như lập trường chống Trung Quốc của thanh niên Việt Nam đã khuyến khích các nước liên quan đồng thanh lên tiếng. Tuy nhiên, có chuyện không vui là nguồn tin đáng tin cậy từ Hà Nội cho đài Á Châu Tự Do biết Lào và Miến Điện, là hai nước ASEAN nhưng không liên quan gì đến biển Đông, có thể nghiêng về phía Trung Quốc trong vấn đề này. Trong vòng một tuần sắp tới chúng ta có thể có chứng cứ về việc đó.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét