Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 3 tháng 10, 2013

Thứ Sáu, 04-10-2013 - Giám định viên vụ án Ls. Lê Quốc Quân không có giấy hành nghề

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
1<- Truyện tranh thể hiện chủ quyền biển đảo (DNSG).  - Đưa sư chùa Song Tử Tây vào đất liền chữa bệnh bằng trực thăng (TT).  - Bay cấp cứu thành công bệnh nhân ở đảo Song Tử Tây (QĐND).
-  Biển Đông : Tập Cận Bình đưa ra lời kêu gọi đối thoại sáo rỗng với Asean (RFI).   - Ông Tập Cận Bình gây thất vọng về “thiện chí” ở Biển Đông? (VnM). - Trung Quốc khẳng định theo giải pháp ôn hòa trong vấn đề Biển Đông (VOA).
Trung Quốc, Indonesia kêu gọi hòa bình ở Biển Đông (TTXVN).  - Trung Quốc – Indonesia ký thỏa thuận 30 tỉ USD (NLĐ). - TQ ‘muốn xây dựng niềm tin chiến lược’ (BBC). Lại chôm khái niệm để đời của Thủ tướng VN rồi!
Úc xem Indonesia là đối tác số một trong chính sách khu vực (RFI).
Bắc Kinh phủ dụ ASEAN để ngăn trở Mỹ quay lại châu Á (RFI).  - Thủ tướng TQ sắp thăm Việt Nam (BBC).
- Nguyễn Trung: SUY NGẪM VỀ THỜI CUỘC – Phần cuối (Bùi Văn Bồng).

Philippines kêu gọi TQ tôn trọng pháp luật ở Biển Đông (KT).  - Mỹ chưa thể mở rộng hiện diện quân sự ở Philippines (TTXVN).  - Philippines không họp song phương với TQ, xây Subic nhỏ gần Trường Sa? (PNT).
Mỹ – Nhật triển khai radar, máy bay “trông coi” Senkaku (NLĐ).  - Mỹ-Nhật tăng cường hợp tác an ninh (VOA). Mỹ-Nhật siết chặt liên minh quân sự (RFI). 
Việt Nam trong danh sách đàn áp tự do internet nhất thế giới của Freedom House (VOA/DĐXHDS).
Xã hội dân sự, mối lo của Cộng sản (CCT).
- Nguyễn Quang A: Không được kích động bạo lực (DĐXHDS). “Chúng ta phấn đấu cho một nền pháp trị. Hô hào “nổ súng” và “bóp cò” là phản lại các ý tưởng dân chủ và pháp trị, là khuyến khích bạo lực và khuyến khích luật rừng và như thế phải bị lên án … Chúng ta cũng phải coi chừng công an cài người vào khiêu khích và tạo cớ cho nhà cầm quyền can thiệp bằng bạo lực.” Bùi Hằng dạy dỗ đám kiêu binh của Đảng (Bui Hang).
Phóng viên không biên giới chỉ trích bản án đối với Lê Quốc Quân (RFI). - Luật sư Hà Huy Sơn : « Phiên xử Lê Quốc Quân không công bằng » .  - Phỏng vấn TS Jonathan London: Hoa Kỳ ‘sẽ không bỏ qua nhân quyền’ (BBC/DĐXHDS).  - Luật sư Lê Quốc Quân trốn thuế ư? (RFA).  - Tuần hành ở Hà Nội ủng hộ luật sư Lê Quốc Quân (VOA).
Blogger Lãnh Án 30 Tháng Tù Với Cáo Buộc Trốn Thuế Nguỵ Tạo (RSF/ DTD). - Vài suy nghĩ về án tù của Lê Quốc Quân (Người Buôn Gió). - JB NGuyễn Hữu Vinh: Chùm ảnh: Những phiên tòa công khai ở Việt Nam là như thế (RFA blog). “Còn nhớ, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa có để lại câu nói: ‘Hãy xem việc Cộng sản làm, đừng nghe lời Cộng sản nói’. Có lẽ bài học xương máu này ngày càng thấm đối với mỗi người dân Việt Nam. Những hình ảnh về những người dân đến dự phiên tòa công khai ‘xét xử Ls Lê Quốc Quân về tội trốn thuế’ sẽ nói lên điều đó“.  Giám định viên vụ án Ls. Lê Quốc Quân không có giấy hành nghề (DCCT). - Phiên tòa xét xử Luật sư Lê Quốc Quân ngày 2/10/2013 (ToanVN22).  - Tự do cho LS LÊ QUỐC QUÂN (phần 3) (Trần Thúy Nga).
Thầy giáo Đinh Đăng Định bị ung thư chạy (DCCT).
Mẹ nữ sinh Nguyễn Phương Uyên kiện công an cướp tài sản (DCCT). – ĐƠN TRÌNH BÀY VÀ NGUYỆN VỌNG KHẨN THIẾT (Boxitvn).  - Tuổi nhỏ nhưng ước mơ không nhỏ (RFA). “Ngay trước phiên xử phúc thẩm, một trí thức cao tuổi ở Việt Nam là ông Nguyễn Khắc Mai, giám đốc Trung Tâm Minh Triết Việt tại Hà Nội lên tiếng khen ngợi hai sinh viên này cho rằng cần phải tuyên dương những hoạt động của họ thay vì phải bỏ tù vì họ là những thành phần ưu tú trong xã hội hiện nay …”
- Nguyễn Khắc Mai:  Cha nó lú, có chú nó khôn! (DĐXHDS). “Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã trở nên khôn ngoan hơn. Lần họp này (TW 8) ông không đưa ra trước những định hướng tư tưởng, mà giả vờ học cái ngây ngô đã là phương thức của những ông lãnh đạo, tuy không có mỹ hiệu nhưng lại quá cỡ của ba gót A sin như Lê Nin đã chỉ ra, đó là dốt, tham và cậy quyền!”
Hội nghị 8 và uy tín Tổng bí thư  (BBC).  Nghe âm thanh: - Phỏng vấn Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu Ủy viên TƯĐCSVN: ‘Đồng chí Trọng nói không đúng sự thật (BBC). “Từ trước đến giờ Đảng đề ra những nghị quyết nhưng cuối cùng đều không thực hiện được hoặc thực hiện ngược lại”.
2
Đảng được xem như đứng trên Hiến Pháp vì chúng ta đã vô tình mặc nhiên chấp nhận (ĐHLV). - Lý Trung Nam – Thư gửi Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng (Dân Luận). “Trước đây nhiều người thường nói ông là lú lẫn, tôi không tin, vì chắc đây là thế lực thù địch, lợi dụng dân chủ để làm diễn biến hòa bình (nói như các ông hay nói). Tuy nhiên thời gian gần đây tôi có theo dõi những phát ngôn của ông thì tôi thấy ‘bọn thế lực thù địch’ nói có lý.  Bởi lẽ, trước đây ông khuyến khích người dân tham gia đóng góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp năm 1992, người dân góp ý, ông không thèm lắng nghe, mà còn dọa nạt người ta“. - Liệu tại “Hội nghị 8” này Nguyễn Phú Trọng có thể làm mưa làm gió? (DLB). - Nguyễn P. T. Sơn – Ông Nguyễn Phú Trọng đã làm được gì từ khi nhậm chức Tổng Bí thư? (Dân luận). =>
Những lý do của một sự rẻ rúng (Tổ quốc). - Trung ương Đảng thảo luận tình hình kinh tế xã hội (TTXVN/TT).
KHAI MINH BẠCH (Bùi Văn Bồng). “Trong một xã hội mà sự giả dối được coi là đương nhiên, không hề có chút gợn lên trong lương tâm điều gì hổ thẹn, nói dối thành thói quen và có nghệ thuật, thì đó là trạng chứng mất nhân cách, làm nhạt mờ dần đi đến triệt tiêu các gia trị nhân văn, nhân bản. Thậm chí, khi sự nói dối đạt được đúng chủ đích, người ta lại tự mừng như một chiến tích“.
Có những thể loại đam mê bệnh hoạn như ‘khu vườn kinh dị’ (Khải Đơn). “Tôi đã lớn lên và nghe những nghệ sĩ cao vời ấy xuất hiện ở khắp nơi trên blog để bình phẩm, than khóc về tự do mà họ không bao giờ có được. Họ thậm chí đã làm những đứa trẻ như tôi … khóc theo. Nhưng vào một ngày như hôm nay, tôi hiểu rằng họ là những kẻ không xứng đáng với tự do, vì họ chưa bao giờ biết tôn trọng tự do của ai cả, kể cả một ông lão già yếu với một khu vườn của riêng ổng“. CHUẨN!
HỘI CHÉM GIÓ (dangnba). – Mời xem lại: Thời cực thịnh của chém gió (FB Mạnh Kim).
Cơ hội cải cách thể chế toàn diện và mạnh mẽ đã có. Quyết tâm của chúng ta? (ĐBND).
- Phỏng vấn bà Phạm Chi Lan: Kinh tế xuống đáy vì thiếu cải cách thể chế (RFA/DĐXHDS). - Kinh tế nhà nước (Nguyễn Vạn Phú).
Xích Tử – Sở hữu toàn dân và dịch vụ cho thuê vợ của hôn nhân công xã (Dân Luận).
- Phạm Đình Trọng: ĐẠI GIA BẤT LƯƠNG – CON ĐẺ CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN (Thùy Linh).
Cái gì cũng Thủ tướng, hèn gì anh Ba tui chóng già là phải! (Trần Hùng).
Báo cáo trước khi đưa tin tiêu cực: Bộ GD&ĐT muốn che giấu khuyết điểm? (PL&ĐS). - Trận Đánh Lớn (FB Diệu Chính Nguyễn Bạch).
- Phạm Chí Dũng: Phải truy tố kẻ thủ ác Nicotex Thanh Thái! (Boxitvn).
Người dân thiếu tin tưởng hiệu quả giải quyết khiếu kiện (TBKTSG).
3<- NÓNG: Đổ xăng tự thiêu tại tiệm vàng ở Quảng Ninh (DV).
Đừng để cái ác lộng hành (NLĐ). – Thơ của Võ Trung Hiếu: MỘNG DU (Phương Bích).
Phơi trần thông tin cá nhân (NLĐ).
Thánh lễ cho Hồng y Nguyễn Văn Thuận (BBC).
Sự kiện Nhân Văn – Giai Phẩm, cuộc thanh trừng năm 1967, và di sản của sự bất đồng chính kiến (NCQT).
Nhà văn NHẬT TIẾN: HÀNH TRÌNH CHỮ NGHĨA (KỲ 22) (Nhật Tuấn).
- Chương 2, phần 2, sách “Chúng tôi không hỏi họ từ đâu đến”: Đừng làm đổ trà của chủ ngươi (phần 2) (Phan Ba).
CÂY SỐ 15 MANG YANG (Văn Công Hùng). “G.M.100 chết ở cây số 15 vì một loạt những sai lầm đã dẫn tới một trận đánh mà họ không có cơ hội chiến thắng. Quyết định sai lầm của các chỉ huy cấp cao làm mất mạng rất nhiều binh sĩ, trong khi sự chỉ huy nổi bật ở cấp dưới đã cứu nhiều người.
- VÁCLAV HAVEL: QUYỀN LỰC của KHÔNG QUYỀN LỰC – Phần 12 (Bùi Văn Bồng).
Nhật Bản: Nước nhiễm xạ lại thoát ra khỏi nhà máy hạt nhân Fukushima (RFI).   - Nước nhiễm xạ ở Fukushima rò rỉ ra biển (BBC).  - TEPCO xin lỗi về vụ rò rỉ mới tại nhà máy Fukushima (VOA).
- Lê Hữu Huy: Lý Quang Diệu và triết lý tuyển chọn nhân tài (VN Business Center). Mời xem lại: Ngu Quốc (BBCT).
Trung Quốc tự phê (BBC).   - Trung Quốc công khai hóa cuộc điều tra chống tham nhũng (TQ).
Bắc Triều Tiên tái khởi động lò phản ứng hạt nhân (VOA).
5 người chết vì bạo lực sắc tộc ở Myanmar (BBC).  - Bạo động tôn giáo lại bùng nổ ở Miến Điện (VOA).
5 người chết vì bạo lực sắc tộc ở Myanmar (BBC).  - Bạo động tôn giáo lại bùng nổ ở Miến Điện (VOA). - Tổng thống Miến Điện gặp đại diện cộng đồng Hồi giáo và Phật giáo (RFI).
Chủ tịch Tòa Bảo hiến Indonesia bị bắt vì tham nhũng (RFI). - Chánh Tòa Hiến pháp Indonesia bị bắt (NLĐ).  - Thẩm phán Indo bị bắt vì nghi ăn hối lộ (BBC).
Tòa Nhân quyền châu Âu tuyên phạt chính phủ Nga vụ bắt giữ Garry Kasparov (RFI).  - Nga truy tố 30 thành viên Greenpeace về tội « cướp biển ».

- Viện trưởng viện nghiên cứu lập pháp Đinh Xuân Thảo: Có thể tái lập mô hình thành phố trong thành phố (TP). – Xây dựng Chính quyền đô thị: VN rút kinh nghiệm gì từ Thái Lan, Nhật Bản (TVN).
- Phúc thẩm vụ “người bị tạm giam lâu nhất Việt Nam”: Dấu hiệu lọt tội (TP). - Động cơ gì sau các thông tin trái chiều? (LĐ).
KINH TẾ
Kinh tế còn nhiều khó khăn tới cuối năm (TBKTSG).  - Kinh tế ngóng bước đột phá về thể chế (ĐT).
Giải cứu nợ xấu ngân hàng (NLĐ).  - Giải quyết nợ xấu cần nỗ lực liên ngành (TBNH).
- Lê Đăng Doanh: Đã sút bóng nhưng vẫn chưa ghi bàn (TBKTSG).
VAFI: Đẩy nhanh bán DNNN để hỗ trợ ngân sách (TBKTSG).
- Luật thuế thu nhập cá nhân: Nắm đằng cán (TT).
Hà Nội dừng thi công Tổ hợp cao ốc quốc tế Hồ Tây (TTXVN).  - Nhà đất TP.HCM le lói tín hiệu nhờ đường vành đai (TT).
Doanh nghiệp đã lãi, giá xăng vẫn chưa giảm  (TBKTSG).
Khách hàng Trung Quốc chú ý đến đồ gỗ Việt Nam (TBKTSG).
Kim cương và đất nông nghiệp, những cơn khát mới của Trung Quốc (RFI).
Kinh tế Syria bên bờ sụp đổ (RFI).

- “Chợ” bản quyền các loại giống: Thua thiệt nông dân gánh (TP).
VĂN HÓA-THỂ THAO
Rước y trang nữ thần Ponagar (NLĐ).
Như thế, Hữu Thỉnh có ‘đạo thơ’? (Bùi Văn Bồng).
Hai bài thơ của Pushkin (Hoàng Anh Dũng) (Anh Vũ).
Buồn ơi ! Ai biết chăng ai ?  (Đỗ Phương Khanh).
Tạp Văn: “Trường cũ tình xưa” – mến tặng các bạn học (Phần 2) (FB Huỳnh Minh Tú).
Bi hài “sao” làm từ thiện (NLĐ).
Tiểu thuyết gia Tom Clancy qua đời (BBC).
Gia đình Jackson thua trong vụ kiện AEG (BBC).

Buồn ơi ! Ai biết chăng ai ?  (Đỗ Phương Khanh). - ĐÀ LINH: TRUYỆN CỦA NGƯỜI (Nguyễn Trọng Tạo). - VẦNG TRĂNG NÚI.
- Nhà văn Bùi Anh Tấn: Là đại gia, tội gì còng lưng kiếm bạc cắc (TVN).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Giáo dục qua trải nghiệm di sản (ĐBND).  - Học tập tại di sản.
 Thạc sĩ vẫn thất nghiệp: Chuyên gia lý giải (KP).
3.000 USD/chỗ học là có thật! (NLĐ).  - Đánh cắp tương lai.
Không để học sinh gặp khó khăn về đồng phục (PNTP).
Xót xa cảnh học sinh ‘tay trắng’ tới trường sau lũ (VNN).
“Giáo dục gia đình không còn tiêu chí đạo đức rõ ràng nữa?!” (PL&ĐS).
ĐÔI DÒNG GỬI CHA MẸ YÊU QUÝ CỦA CHỊ EM CON! (Hồ Như Hiển). “Cầm giấy báo nộp tiền mà con thấy xấu hổ, chẳng biết phải làm sao để gánh đỡ cho cha mẹ. Con cảm thấy như mình là người ăn bám, chưa trả ơn được công sinh thành dưỡng dục mà chỉ làm khổ cha mẹ. Con chợt nhớ, các bạn mồ côi cha mẹ cũng được miễn nên con đã mạo muội viết một lá đơn ra UBND xã xin được… từ cha mẹ và xin xã chứng nhận cho con là mồ côi cả cha lẫn mẹ“.
Hàng ngàn học sinh vẫn phải nghỉ học do lũ dâng cao (TTXVN).  - Một thầy giáo bị lũ cuốn trôi trên đường đi dạy về (ANTĐ).
Liệu pháp tế bào gốc ứng dụng trong thẩm mỹ: Khoa học hay thương mãi? (RFA).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Hậu vỡ đập ở Thanh Hóa, nhiều hộ dân trắng tay (VOV).  - Nghi vấn quy trình xả lũ gây ngập lụt nặng ở Nghệ An (TTXVN).  – Phỏng vấn ông Nguyễn Văn Đệ, Phó giám đốc Sở NN và PTNT VN: Xả lũ gây ngập ở Nghệ An là ‘bất khả kháng’ (VNE).     - “Chết nước, chết khô” vì thủy điện (NLĐ).   - Xe Fortuner chở PGĐ Sở Nghệ An vượt được lũ? (KT).  - Đề xuất công nhận liệt sỹ cho Phó Giám đốc Sở Công thương (DT).
Tai nạn liên hoàn, 2 cán bộ tỉnh Sóc Trăng bị thương nặng (TN).
Những biểu hiện lạ ở một cơ sở y học cổ truyền (TN).
Đường phố xấu xí (NLĐ).
Bắt hàng trăm thiết bị quay trộm, nghe lén điện thoại (TT).  – Video: Bắt số lượng lớn thực phẩm chức năng không rõ xuất xứ (VTV).
Tàu đắm ở Ý, nhiều di dân thiệt mạng (BBC).  - Thuyền chở người nhập cư lật ngoài khơi Italia, ít nhất 92 người chết (VOA).
Rớt máy bay ở Nigeria, 13 người thiệt mạng (VOA).
Chìm tàu tỵ nạn ngoài khơi nước Ý, hơn 100 người chết (RFI).

Công phu thượng thừa (Đọt chuối not).
QUỐC TẾ 
Phe nổi dậy Syria kêu gọi chấm dứt đấu đá nội bộ (VOA).  - Hội Đồng Bảo An yêu cầu Syria để quốc tế tự do hoạt động hỗ trợ nhân đạo (RFI). - Quân đội Syria giành quyền kiểm soát thị trấn ở Aleppo (TTXVN).  - Sắp tiêu hủy vũ khí hóa học ở Syria (NLĐ).
EU chủ trì các cuộc hòa giải cho Ai Cập (VOA).
Mỹ: Iran phải chứng minh sự thành thật về việc hợp tác hạt nhân (VOA).
Taliban tấn công trụ sở nhóm dân quân đối nghịch, giết 13 người (VOA).
Hy Lạp trước bóng tối của Bình minh vàng (ĐBND). - Hy Lạp : Lãnh đạo đảng tân phát xít bị tạm giam (RFI).
Chính phủ Ý vẫn tiếp tục tồn tại nhờ Silvio Berlusconi trở mặt (RFI).
Nga sơ tán toàn bộ nhân viên Đại sứ quán tại Libya (TTXVN).  - Ðại sứ quán Nga ở Libya bị tấn công (VOA).
-  Đóng cửa chính phủ, nước Mỹ về đâu? (RFA). –  Những ảnh hưởng từ việc chính phủ Mỹ bị đóng cửa. - Mỹ vẫn bế tắc về ngân sách, Obama nổi giận (RFI).   - Chính phủ Mỹ đóng cửa ngày thứ ba (VOA).  - Tổng thống Obama cảnh báo nguy cơ nước Mỹ vỡ nợ (VOA).  - Obama cảnh báo nguy cơ vỡ nợ (BBC).  - Tổng thống Mỹ cắt ngắn chuyến thăm Châu Á vì chính phủ đóng cửa (VOA).  -Khủng hoảng chính trị Mỹ ngày càng sâu sắc.   - Báo chí Trung Quốc dè bỉu vụ chính phủ Mỹ đóng cửa (TN).  - Tổng thống Obama phẫn nộ (NLĐ).  - Bệnh nhân ung thư ‘chờ chết’ vì chính phủ Mỹ đóng cửa (VNE).  - Sự xấu hổ đáng suy ngẫm (LĐ).

* RFA: Audio:  + Sáng 3-10-2013; + Tối 3-10-2013Video: + Bản tin video tối 03-10-2013;  +  Bản tin video sáng 03-10-2013.
* RFI:  3-10-2013
* VTV: + Chào buổi sáng – 03/10/2013.  + Cuộc sống thường ngày – 03/10/2013;  + Khoảnh khắc thường ngày – 03/10/2013;  + Tài chính tiêu dùng – 03/10/2013;  + 360 độ Thể thao – 03/10/2013; + Tài chính kinh doanh trưa – 03/10/2013;  + Thời sự 12h – 03/10/2013;  + Thời sự 19h – 03/10/2013.

Giám định viên vụ án Ls. Lê Quốc Quân không có giấy hành nghề


VRNs (03.10.2013) – Sài Gòn - Ls Hà Huy Sơn cho biết “Ý kiến của phần tranh luận thì không được tòa chấp nhận. Trong vụ án này các cơ quan tiến hành tố tụng, người ta không nhằm mục đích truy thu thuế mà nhằm bỏ tù thì hơn. Vì sở thuế chưa và không đưa ra thông báo về chưa hoàn thành thuế đối với công ty của ông Quân, nếu đưa ra thì doanh nghiệp sẽ hoàn thiện. Nhưng tại phiên tòa hôm qua thì sở thuế quận Cầu Giấy là đơn vị quản lý doanh nghiệp của ông Quân, họ nói chưa từng yêu cầu công ty ông Quân phải khắc phục nghĩa vụ thuế, thiếu thuế hay nợ thuế. Công ty ông Quân trốn thuế là do cơ quan điều tra của công an Hà Nội đưa ra chứ không phải do sở thuế thông báo. Điều này đi ngược lại với tiến trình giám sát và điều tra về thuế. Và đây là thuế thu nhập doanh nghiệp chứ không phải là đối với cá nhân ông Quân trốn thuế. 
Giám định viên của bộ tài chính chưa có thẻ hành nghề, tức là kết quả giám định không có giá trị, nên Tòa án cũng như Viện kiểm sát dùng là không hợp pháp. Mức phạt đến 1,2 tỷ là do tòa án xử ngoài quy định, vì Viện Kiểm Sát chỉ đề nghị xét xử đến khoản 3 của điều luật 161 nhưng tòa án lại xử đến khoản 4 điều 161, điều này chứng tỏ tòa án vi phạm điều 196 bộ luật tố tụng hình sự. Bản án ngày hôm nay có mâu thuẫn về tù tội vì luật chưa phân định rõ là khi doanh nghiệp trốn thuế thì xử phạt doanh nghiệp hay phạt ai.
Ý chính của việc tranh tụng: 
1. Vụ án vi phạm thủ tục tố tụng, tức là không có căn cứ khởi tố vụ án.
2. Căn cứ khởi tố bị can đối với Lê Quốc Quân là không phù hợp với quy định của pháp luật.
Người ta, tức Tòa án và Viện kiểm sát không chấp nhận điều chỉnh báo cáo doanh nghiệp theo qũy khoa học và công nghệ đã được pháp luật cho phép.”
Mời quý vị theo dõi cuộc trao đổi với luật sư bào chữa cho Ls Quân sau phiên xử sơ thẩm.
Chúc bình an
Thomas Việt, VRNs

QUYỀN LỰC của KHÔNG QUYỀN LỰC - Phần 12

* VÁCLAV HAVEL  
(Tiếp theo - Phần 12)
…Trong nền độc tài cổ điển, ý chí của nhà thống trị được thực hiện trực tiếp, theo một phương cách không được kiểm soát, với một mức độ lớn hơn nhiều so với hệ thống hậu toàn trị. Nền độc tài không có lí do gì để che giấu nền tảng của nó, hay che giấu sự vận hành thực sự của quyền lực, và do vậy chẳng cần khuôn mình một cách quá đáng vào các đạo luật. Mặt khác, hệ thống hậu toàn trị, hoàn toàn bị ám ảnh với nhu cầu kết nối mọi thứ trong một trật tự duy nhất: cuộc sống trong một trạng thái như vậy bị xuyên thấu bởi một mạng lưới dày đặc các quy định, tuyên bố, chỉ thị, quy tắc ứng xử, trật tự và quy tắc (nó đã chẳng bị gọi là hệ thống quan liêu nếu không có một lí do tốt cho cái tên ấy).
Một phần lớn của những quy tắc ứng xử ấy hoạt động như là các công cụ trực tiếp để thao túng đời sống - vốn là một phần hữu cơ của hệ thống hậu toàn trị. Các cá nhân bị rút xuống không hơn các bánh răng nhỏ xíu trong một cơ chế khổng lồ, và tầm quan trọng của họ bị giới hạn ở chức năng của họ trong cơ chế này. Nghề nghiệp, nhà cửa, các hoạt động, sự thể hiện về văn hóa xã hội, nói tóm lại, là mọi thứ của họ đều phải được đặt cùng với nhau chặt tới mức có thể, được định sẵn, được quản lí và kiểm soát. Mọi sự khác thường với lối sống được quy định trước đều được coi là lỗi lầm, phóng đãng và vô chính phủ. Từ người nấu bếp trong cửa hàng ăn, người mà nếu không có giấy phép vốn ngặt nghèo của của bộ máy quan liêu, thì không thể nấu cái gì đó đặc biệt cho khách hàng, đến người ca sĩ vốn không thể diễn bài hát mới của anh ở một buổi hòa nhạc nếu không có sự chấp thuận quan liêu. Mọi người, trong mọi mặt của đời sống của họ, bị trói chặt trong mớ quy tắc của quan liêu, sản phẩm tất yếu của hệ thống hậu toàn trị. Với sự nhất quán ngày càng tăng, nó trói tất cả mọi biểu hiện và mục tiêu của cuộc sống vào tinh thần của những mục tiêu của nó: lợi ích thiết thân của sự vận hành trơn tru và tự động của nó.
Theo nghĩa hẹp hơn, một bộ luật cũng phục vụ cho hệ thống hậu toàn trị theo cách trực tiếp này, tức là, nó cũng tạo nên một phần của thế giới các quy phạm và cấm đoán. Tuy nhiên, cùng lúc, nó cũng thực hiện nghĩa vụ ấy theo một cách khác gián tiếp, cách mà tùy theo tầng mức mà bộ luật đó dính líu vào sẽ làm cho nó gần gũi hơn với ý thức hệ, và trong một số trường hợp, làm cho nó trở thành một bộ phận trực tiếp của ý thức hệ.
Giống như ý thức hệ, bộ luật vận hành như là lời biện minh. Nó gói ghém sự thực thi quyền lực trong trang phục sang trọng của ngôn từ luật pháp; nó tạo ra ảo tưởng dễ chịu rằng công lí đã được thực hiện, xã hội được bảo vệ và việc thực thi quyền lực được kiểm soát khách quan. Những điều này được làm để che giấu bản chất thật của thực tiễn pháp lí hậu toàn trị: sự giật dây hoàn toàn cả xã hội. Nếu một người quan sát bên ngoài, người không hiểu gì về đời sống ở Czechoslovakia mà chỉ nghiên cứu luật của nó thôi, anh ta sẽ hoàn toàn không thể hiểu được chúng ta đang than phiền về cái gì. Sựu giật dây chính trị ngầm của tòa án và các công tố viên, các giới hạn áp đặt lên khả năng của luật sư bảo vệ cho thân chủ của mình, bản chất kín de facto (trên thực tế) của các phiên tòa, và các hành vi tùy tiện của lực lượng an ninh, vị trí của quyền lực bên trên pháp quyền, và cách áp dụng rộng đến mức kì quặc của vô số phần mù mờ có chủ ý của bộ luật, và tất nhiên là sự lờ tịt các phần tích cực của bộ luật ấy (các quyền của các công dân): tất cả những điều này còn bị che giấu với nhà quan sát bên ngoài của chúng ta. Điều duy nhất mà anh ta có thể mang đi là ấn tượng rằng pháp luật ta cũng không tệ lắm so với các nước văn minh khác, và cũng không khác lắm, trừ một vài thắc mắc nhỏ, như là sự xác nhận trong hiến pháp về sự thống trị mãi mãi của một chính đảng, và tình yêu của quốc gia đối với siêu cường lân bang. Nhưng đó vẫn chưa phải là tất cả: nếu nhà quan sát của chúng ta có cơ hội nghiên cứu mặt chính thức của các quá trình và sự thực hành cảnh sát và tố tụng, và nó "trông" như thế nào trên giấy tờ, anh ta sẽ phát hiện ra rằng hầu hết các nguyên tắc chung của tố tụng hình sự đều có: bản án được tuyên trong thời hạn được định trước kể từ khi bị bắt, và các lệnh tạm giữ cũng vậy. Cáo trạng được tống đạt hợp lệ, bị cáo có luật sư và vân vân. Nói cách khác, ai cũng có biện minh: bọn họ đều tuân thủ luật pháp. Tuy nhiên, trên thực tế, chúng tước đoạt vô cớ và không thương xót tuổi thanh xuân của một người chỉ vì anh ta làm các bản copy samizdat của một tiểu thuyết của một nhà văn bị cấm, hoặc cảnh sát đã xuyên tạc lời khai của anh (và mọi người đều biết thế, kể từ ông quan tòa cho đến bị cáo). Dù thế, những điều này vẫn nằm ở phần nền. Lời khai bị xuyên tạc không nhất thiết là hiển nhiên trong các tài liệu phiên tòa, và điều khoản trong bộ luật hình sự quy định về tội khích động không loại trừ việc áp dụng tội này với hành vi sao lại một tiểu thuyết bị cấm. Nói cách khác, các bộ luật - ít nhất trong nhiều lĩnh vực, không hơn là một mặt tiền, một khía cạnh của thế giới giả hình. Nhưng tại sao nó lại ở đó kia chứ? Là vì chính cái lí do đã khiến ý thức hệ phải có mặt: nó cung cấp một cây cầu biện minh giữa hệ thống và các cá nhân, tạo thuận lơi cho họ đi vào cấu trúc quyền lực và phục vụ những đòi hỏi ngẫu nhiên của quyền lực. Lời biện minh cho phép các cá nhân tự lừa mình bằng ý nghĩ là họ chỉ giữ gìn luật pháp và bảo vệ xã hội khỏi bọn tội phạm. (Không có lời biện minh này, để tuyển một thế hệ quan tòa, công tố và thẩm vấn viên sẽ khó hơn biết bao nhiêu!) Như là một khía cạnh của thế giới giả hình, các bộ luật đánh lừa không chỉ nhận thức của những người đi buộc tội, mà còn lừa dối công chúng, bịt mắt các nhà quan sát quốc tế, và đánh lừa cả lịch sử.
Cũng như ý thức hệ, luật lệ là một công cụ cơ bản để truyền đạt giáo điều ra ngoài cấu trúc quyền lực. Chính luật lệ đem đến cho việc thực hành quyền lực một hình thù, một khung khổ và một tập hợp các nguyên tắc. Chính là luật lệ đã cho phép các thành tố của hệ thống liên lạc được với nhau, đặt mình dưới một ánh sáng, và thiết lập tính chính đáng của chính bản thân chúng. Nó cung cấp "luật chơi" cho toàn bộ trò chơi của các thành tố ấy, và vận hành trò chơi với công nghệ của chúng. Liệu có thể tưởng tượng ra được việc thực thi quyền lực hậu toàn trị sẽ như thế nào không nếu thiếu cái tín điều phổ quát biến mọi thứ trở thành có thể này?, cái phụng sự như là một ngôn ngữ chung để kết nối các phần thích hợp trong cấu trúc quyền lực lại với nhau? Bộ phận đàn áp mà càng chiếm vị trí quan trọng trong cấu trúc quyền lực, thì việc nó vận hành theo một đạo luật nào đó lại càng quan trọng. Không như thế, thì làm sao [bộ máy] có thể khóa chặt người ta khỏi việc sao chép các sách bị cấm, nếu không có quan tòa, công tố, điều tra viên, luật sư, người tốc kí cho tòa án và những hồ sơ dày cộm, và nếu tất cả những món này không được xâu chuỗi với nhau bằng một trật tự vững chắc? Và hơn hết, nếu không có điều khoản có vẻ lương thiện, Phần 100 về tội khích động? Tất nhiên, những việc này có thể được làm mà không cần tới một bộ luật và những phụ kiện đi kèm của nó, nhưng chỉ trong các nền độc tài tạm thời của các băng nhóm Uganda, chứ không thể trong một hệ thống bao gồm một phần to lớn đến chừng ấy của nhân loại văn minh, và là một phần thống nhất, ổn định và đáng trọng nể của thế giới hiện đại. Điều đó không chỉ là không tưởng tượng nổi, mà còn là không khả thi về mặt kĩ thuật. Thiếu các luật lệ vận hành như là lực cố kết về tín điều, hệ thống hậu toàn trị không thể tồn tại.
Tất nhiên, toàn bộ vai trò của tín điều, mặt tiền, và biện minh xuất hiện một cách hùng biện nhất, không phải ở những phần cấm đoán của chúng - cái vạch ra cái gì công dân không được làm, và nền tảng nào mà sự buộc tội dựa vào, mà ở phần tuyên bố cái gì anh có thể làm, và cái gì là quyền của anh. Ở đây, hoàn toàn không có gì khác ngoài "từ, từ và từ". Dù thế, phần này của bộ luật cũng rất quan trọng với hệ thống, bởi vì chính ở đây hệ thống xác lập tính chính đáng của nó như là một chỉnh thể, trước các công dân của nó, trước những đứa trẻ đang trên ghế nhà trường, trước cộng đồng quốc tế và trước lịch sử. Cai hệ thống không thể coi thường điều này vì nó không thể cho phép nó gây nghi ngờ về những định đề cơ bản cuả ý thức hệ của nó, cái vốn thiết yếu với sự sống còn của nó. (Ta đã thấy cấu trúc quyền lực đã bị nô dịch bởi chính ý thức hệ và danh tiếng về ý thức hệ của nó như thế nào). Làm việc này có nghĩa là chối bỏ mọi thứ mà nó đang cố chứng tỏ mình là, và do vậy, một trụ cột chính mà hệ thống đang dựa vào sẽ sụp đổ: sự tích hợp của thế giới giả hình. 
Nếu sự thực thi quyền lực luân chuyển trong toàn cấu trúc quyền lực như là máu tuần hoàn trong mạch, thì các bộ luật có thể được coi như là cái củng cố thành mạch. Thiếu nó, máu của quyền lực không thể tuần hoàn theo cách được tổ chức và cơ thể xã hội sẽ bị chảy máu lung tung. Trật tự sẽ sụp đổ. 

Kêu gọi pháp luật kiên định và liên diễn - không chỉ các luật liên quan đến quyền con người, mà tất cả các luật - không hề có nghĩa là những người đang làm việc ấy đã quỳ gối trước ảo tưởng rằng trong hệ thống của chúng ta luật pháp là cái gì có giá hơn thế. Họ thừa biết vai trò mà nó đang đóng. Nhưng chính là vì họ hiểu hệ thống phụ thuộc một cách tuyệt vọng đến mức nào vào nó - vào phiên bản "cao quý" của pháp luật, tức là - họ cũng biết ý nghĩa của những đòi hỏi như thế to lớn đến nhường nào. Vì hệ thống không thể vận hành nếu thiếu luật pháp, bởi vì nó bị trói chặt đến mức tuyệt vọng bởi sự cần thiết phải giả bộ là luật pháp vẫn đang được tuân thủ, nó bị buộc phải phản ứng với những đòi hỏi ấy theo một cách nào đó. Do đó, đòi hỏi rằng pháp luật phải được tôn trọng chính là một hành động của sống trong sự thật, cái đe dọa toàn bộ cấu trúc dối trá ở chính cái cực điểm giả dối của nó. Cứ lặp đi lặp lại, những đòi hỏi như vậy vạch trần bản chất giáo điều thuần túy của luật pháp cho toàn xã hội, và cho những người sống trong các cấu trúc quyền lực của nó. Họ thu hút sự chú ý tới cái căn bản vật chất thực sự của nó, và vì thế, một cách gián tiếp đã buộc những người lẩn tránh sau luật pháp phải xác nhận và làm cho cái công cụ biện minh này, cái phương tiện giao tiếp này, cái củng cố động mạch xã hội này (thiếu nó, ý nguyện của họ sẽ không thể lưu chuyển trong xã hội) trở nên khả tín, Họ buộc phải làm thế vì lợi ích trong chính lương tâm họ, vì cái ấn tượng mà họ muốn tạo ra trong con mắt của người quan sát ngoài cuộc, để duy trì quyền lực của chính họ (với tư cách là một phần của của bộ máy tự bảo tồn của hệ thống và các nguyên tắc kết dính của nó), hoặc đơn giản vì họ sợ bị kết tội là “vụng về” trong việc vận dụng tín điều. Họ chẳng có lựa chọn nào khác: vì họ không thể vứt bỏ luật chơi của chính trò chơi của mình, họ chỉ có thể cẩn thận hơn với những luật này mà thôi. Không phản ứng với những thách thức có nghĩa là làm xói mòn chính biện minh của họ và đánh mất quyền kiểm soát hệ thống thông tin hai chiều của họ. Giả sử rằng luật pháp chỉ là cái hình thức, rằng nó chẳng có tý hiệu lực nào (và rằng vì thế chẳng có lý do gì phải kháng nghị tới nó) sẽ có nghĩa là tiếp tục củng cố những mặt này của luật (những mặt hình thức và mang tính nghi thức). Nó cũng có nghĩa là xác nhận luật pháp là một mặt của thế giới hình thức và cho phép những kẻ khai thác nó thản nhiên dựa vào những hình thức biện minh rẻ rúng nhất (và vì thế, giả dối nhất). 

Tôi thường xuyên thấy những người cảnh sát, công tố viên hay quan tòa - nếu họ đang phải đương đầu với một nhà Hiến chương dày dạn hay một luật sư dũng cảm, và nếu họ bị phơi ra trước công luận (như là các cá nhân với tên tuổi rõ ràng, không còn được bao che bởi tính vô danh của bộ máy) - bỗng chốc trở nên rất cẩn thận và rất lo lắng để khỏi lộ ra những vết nứt của giáo điều. Điều này không thể thay đổi được sự thật là một quyền lực chuyên chế đang ẩn đằng sau giáo điều ấy, nhưng chính sự lúng túng của các viên chức đã cản trở, làm chậm lại sự vận hành của nền chuyên chế ấy. 
Tất nhiên, điều này là chưa đủ. Nhưng một phần cơ bản của thái độ "bất đồng chính kiến" là nó xuất phát từ hiện thực của "bây giờ và ở đây" của con người. Nó nhấn mạnh vào những hành động cụ thể, kiên quyết và lặp đi lặp lại - mặc dù nó có thể không thích hợp và dù cho nó có thể chỉ giảm bớt chút ít nỗi đau của một công dân bình thường nào đó - hơn là vào các "giải pháp căn bản" trừu tượng trong tương lai mù mịt. Dù sao đi nữa, chẳng phải là, trên thực tế điều này không chỉ là một hình thức của "những việc nhỏ" theo kiểu Masarykia, cái mà với nó thái độ "bất đồng chính kiến" lúc đầu có vẻ đối ngược rõ ràng? 
Phần này sẽ không đầy đủ nếu không nhấn mạnh một số hạn chế bên trong của chính sách "buộc họ phải giữ lời". Vấn đề là: thậm chí trong trường hợp lí tưởng nhất, luật pháp cũng chỉ là một trong nhiều phương cách đầy khiếm khuyết, và ít nhiều ngoại sinh (external) để bảo vệ cái tốt hơn trong cuộc sống khỏi cái xấu hơn. Tự nó, luật pháp không bao giờ có thể tạo nên cái gì tốt hơn. Mục đích của nó là cung cấp một dịch vụ, và ý nghĩa của nó không nằm trong bản thân luật pháp. Xác lập sự tôn trọng luật pháp không lập tức bảo đảm một đời sống, bởi vì rốt cuộc, đó là công việc dành cho con người, chứ không phải dành cho luật pháp hay các thể chế. Thật khó tưởng tượng ra một xã hội với những luật lệ tốt và được hoàn toàn tôn trọng mà vẫn không thể sống được trong đó. Ngược lại, người ta có thể tưởng tượng cuộc sống vẫn chịu đựng được thậm chí ở những nơi mà luật pháp không hoàn thiện và không được thực thi thật nghiêm chỉnh. Điều quan trọng nhất vẫn luôn là chất lượng cuộc sống, và liệu pháp luật hỗ trợ hay đè nén nó, chứ không chỉ đơn thuần nó được tôn trọng hay không. (Thường thì sự phục tùng luật pháp nghiêm ngặt có thể gây ra các tác động bi thảm tới nhân phẩm con người). Chìa khóa của một cuộc sống phong phú, hạnh phúc, nhân bản và được trân trọng hơn không nằm ở thể chế hay luật hình sự. Những thứ ấy chỉ quy định về cái gì được làm và cái gì không được làm, và vì thế, chúng chỉ có thể làm cuộc sống dễ dàng đi hay khó khăn hơn mà thôi. Chúng ngăn cấm hay cho phép, chúng trừng phạt, khoan thứ hay bảo vệ, nhưng chúng không bao giờ có thể cho cuộc sống một bản chất hay một ý nghĩa. Cuộc đấu tranh cho cái gọi là "tính hợp pháp" phải luôn đặt tính hợp pháp này trên cái nền cuộc sống như nó vốn có. Nếu không giữ cho mắt mình rộng mở với những chiều kích của sự tươi đẹp cũng như tồi tệ của cuộc sống, và nếu không có mối liên hệ đạo đức với cuộc đời, cuộc đấu tranh ấy sớm muộn cũng sẽ dẫn tới sự than khóc trên những bia mộ của của một hệ thống các nhà kinh viện tự biện. Thiếu ước muốn thực sự, người ta sẽ dần trở nên giống như người quan sát, đi đến kết luận về hệ thống của chúng ta chỉ dựa trên các văn bản phiên tòa và lấy làm thỏa mãn nếu đã đếm đủ các quy định phù hợp.
(còn tiếp)

Xích Tử - Sở hữu toàn dân và dịch vụ cho thuê vợ của hôn nhân công xã

Xích Tử
Thời chiến tranh lạnh, đúng hơn là chiến tranh nóng, bọn/thằng địch, chứ không phải cả một thế lực thù địch to lớn như bây giờ, tuyên truyền rằng cộng sản là tam vô chủ nghĩa: vô gia đình, vô tôn giáo, vô tổ quốc.
Phía cộng sản/Việt cộng không phản đối, cũng không thừa nhận. Các văn kiện pháp luật, các tài liệu công khai về chính sách vẫn khẳng định những phạm trù này, với tư cách là những thiết chế, tổ chức, mục tiêu có định hướng xây dựng giá trị của cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên, trong thực tế, các văn bản mật và một số văn kiện chính sách công khai khác, mục tiêu xóa bỏ những thiết chế này là có thật, được thực hiện một cách kiên trì theo bản chất của chủ nghĩa cộng sản.
Trước hết, gia đình được xem là hang ổ của những liên hệ, bí mật riêng tư, sự cố kết, tự vệ, đồng phạm đồng lõa mà xã hội không kiểm soát được; là cơn nguyên của tư hữu, lòng tham tiểu nông có thể từng giờ từng phút đẻ ra chủ nghĩa tư bản. Do vậy, để xã hội hóa con người, biến cá nhân thành con người xã hội đồng loạt, phải tách dần các thành viên, tiến đến phá hủy gia đình, chỉ duy trì nó ở qui mô hạt nhân để tái “sản xuất” loài. Trẻ em được khuyến cáo chỉ cần 4 tháng bú sữa mẹ là tốt. Từ sau 4 tháng, có thể đưa vào nhà trẻ. Ở nông thôn đã có những nhà giam trẻ để phục vụ kiểu làm ăn hợp tác xã nông nghiệp, với một túp nhà đơn sơ, một nữ nông dân giữ trẻ, buộc các nôi lại bằng một dây truyền, đưa đồng loạt, ngủ đồng loạt, bằng lời ca và nhịp giọng hát đồng loạt; sau đó là ăn, ỉa đái…đồng loạt. Lớn lên , bắt đầu đi học thì khăn quàng đồng loạt, được nghe đồng loạt 5 lời dạy của lãnh tụ mà không có điều nào về yêu cha mẹ ông bà anh chị họ tộc cả, học một sách giáo khoa theo một chương trình với thời khóa biểu thống nhất toàn quốc, theo 3 nguyên lý giáo dục của đảng mà không có nguyên lý nào gắn với gia đình (cần lưu ý nguyên lý 3 thời đó đã yêu cầu nhà trường gắn liền với xã hội rồi chứ không phải “xã hội hóa giáo dục” như kiểu bắt đền gia đình bây giờ) . Lớn lên chút nữa, ra đời thì đi bất cứ nơi đâu đảng cần, cha mẹ ở nhà đã có hợp tác xã lo. Nếu đảng cần, cha mẹ có thể thành kẻ thù, thành đối tượng cách mạng như thời tố khổ cải cách ruộng đất, hay như có cô con gái một đại gia Hoa kiều Chợ Lớn đã tuyên chiến với bố mẹ thời cải tạo công thương nghiệp miền Nam từ1976 theo lời kêu gọi của đoàn thanh niên. Kiểu giáo dục định hướng con người đồng loạt và vô gia đình đó đã chuẩn bị ngay từ cái thời chưa thành niên với khẩu hiệu dõng dạc “ Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, hãy sẵn sàng”; cha mẹ chỉ còn đứng xa mà nhìn con.
Về đánh phá tổ chức và các mối liên hệ gia đình, nhất là ở nông thôn, các thành viên bị tách ra theo kiểu phân công lao động tập thể : đàn ông ở những tổ lao động nặng; phụ nữ ở các tổ lao động nhẹ hơn (cấy, vãi phân, làm cỏ, cắt lúa…); người già thì ráp vào những tổ vệ sinh, nhổ cỏ với điểm công lao động thấp nhất và ăn ít đi. Thời gian dành cho sinh hoạt gia đình, nhất là ban ngày, hầu như không có. Buổi tối thì thời gian này cũng bị rút bớt đi bằng họp hội chính trị, bình công chấm công. Đất đai, tài sản riêng tư, trong đó có phần tích lũy để giỗ chạp gia đình, bị đảng chiếm hữu; nông dân không còn cái gì để làm chứng cho gia đình và tự nuôi gia đình mình. Mục đích xóa bỏ gia đình như vậy thể hiện nhất quán trong chính sách của đảng, kể cả trong xem xét quá khứ và xử lý tương lai của mỗi con người. Đảng trọng chủ nghĩa lí lịch, dùng đến những từ rất ghê rợn khi nhận xét một thanh niên vừa học xong lớp 10, đi thi đại học như kiểu “có nợ máu”; và do rất coi trọng lý lịch quá khứ, họ lại càng quyết tâm triệt căn nhựng hệ lụy của gia đình đối với tương lai. Nghe nói, ở Campuchia, trong công xã nhân dân, Ăngka quản lý tách riêng vợ chồng, mỗi tháng chỉ cho “gặp” một số lần hạn chế.
Tiếp sau gia đình, dòng họ cũng bị phủ nhận. Các mối liên hệ dòng họ bị xóa dần vì các tổ chức xã hội và hợp tác xã, vì buộc phải lao động theo lịch vụ chung, vì không còn đất hương hỏa, thờ tự, và vì những nhận xét không có lợi của đảng đối với những ai có biểu hiện xem nặng dòng họ, rằng đó là tư tưởng phong kiến.
Làng xã cổ truyền cũng là đối tượng của cách mạng vô sản. Tổ chức làng xã/ đình bị thay thế bằng xã hành chính và các hợp tác xã nông thôn. Hầu hết đình làng bị sung công, cải biến, phá hủy, để phục vụ cho những sinh hoạt chính trị, kinh tế mới. Các vị bô lão cao niên (chứ không phải hào lại cũ) không còn được dùng đình làng để họp hội, có tiếng nói với làng xã. Công điền phục vụ sinh hoạt làng và đình làng cũng bị chiếm hữu.
Đối với tôn giáo, từ giai đoạn đầu của cách mạng xã hội chủ nghĩa, tổ chức và các sinh hoạt thuần khiết bị hạn chế nhiều. Không còn ruộng chùa, nhà thờ. Các hoạt động hoằng pháp, hoằng hóa, độ tăng, đào tạo, an cư kiết hạ, trúc viện lập tự… của Phật giáo, hoạt động mục vụ, đào tạo chủng sinh, bổ nhiệm chức sắc… của Thiên chúa giáo rất khó tổ chức vì thiếu cơ sở hậu cần và phiền hà về thủ tục. Chỉ sau này, khi nhà nước thay thế các tổ chức thuần khiết đó bằng các tổ chức tôn giáo thế tục hóa, ghim cấy người của đảng, công an vào các tôn giáo, tình hình mới được nới lỏng, cùng với trào lưu tâm linh của dân chúng và điều kiện kinh tế có phần hậu hĩ hơn. Nói cho cùng, đảng vẫn trung thành tuyệt đối với nhận xét của Marx :tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân; dứt khoát tôn giáo không thể song tồn, đồng tồn với chủ nghĩa cộng sản.
Đối với phạm trù Tổ quốc, do giai đoạn quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội vẫn phải diễn ra trong phạm vi quốc gia, nên “tạm thời” chủ thể làm cách mạng đó vẫn là một nước, với tên gọi Việt Nam Dân chủ cộng hoà/ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có đầy đủ lệ bộ tự khí như Hiến pháp, pháp luật, quốc hội, quốc kỳ quốc ca. Tuy nhiên, vì chủ nghĩa cộng sản là thế giới đại đồng nên cái chủ thể “tạm thời” đó, theo lý thuyết, là sẽ biến mất. Đảng đã chuẩn bị cho công dân của mình chào đón sự biến mất đó bằng chủ nghĩa quốc tế vô sản, bằng nhiệm vụ chiến đấu hy sinh xương máu của dân tộc cho Liên Xô, Trung Quốc, bằng “Thương cha thương vợ thương chồng. Thương mình thương một, thương ông (Stalin) thương mười “. Tình cảm cách mạng như vậy đã quá rõ; thằng địch không phải tuyên truyền suông.
Nói những chuyện cũ rất dài như vậy để mà nhớ với nhau trong những ngày tổng kết lý luận 30 năm đổi mới này. Món nợ đó không phai được trong tâm thức dân tộc, trong mỗi gia đình, mỗi con người mà số phận bị gắn, bị dẫn dắt, bị đánh phá sỉ nhục mấy chục năm. Qua đó, để thấy “đổi mới” chẳng là cái gì công lao cả, vì đảng đã gây nên cuộc tang thương, rồi thất bại, phải tự cứu bằng cách tự phản bội và lừa dối nhân dân thôi.
Cái cảm xúc của tiêu đề bài viết vẫn là chuyện đất đai. Nhà báo Bùi Tín gọi sở hữu toàn dân về đất đai là gốc của tội ác. Ron Paul, thành viên sáng lập và cố vấn nổi tiếng của Viện Mises, cho rằng tư hữu là cốt lõi của tự do. Khi tiến hành “cách mạng” bằng thứ học thuyết mơ hồ, viễn tưởng, được tiếp thu một cách chắp vá và chở nó về Việt Nam bằng chiếc xe bò cọc cạch han gỉ, qua con đường Lenin, đảng đã không có một chủ nghĩa tư bản phát triển nào làm đối tượng, một giai cấp công nhân nào hoàn thiện, đủ mạnh để làm lực lượng cả, đành phải tiến công vào nông dân, xoá tư hữu đất đai của họ để chiếm cơ sở tạo nên tự do của họ, thực hiện việc kiểm soát, quản lý toàn diện họ thông qua cái dạ dày, qua đó đánh phá tiêu huỷ gia đình, dòng họ, làng xã, đình miếu, tôn giáo, tiến đến việc đưa Tổ quốc vào thế giới đại đồng. Toàn bộ truyền thống văn hoá đạo đức của dân tộc gắn với tư hữu đất đai, bao gồm cả dòng họ, làng xã, ngôi chùa miền quê yên ả bị khủng bố, bị làm rối tung lên.
Khi thiết lập sở hữu toàn dân về đất đai, đảng chỉ giải thích đó là tư liệu sản xuất, nên theo mục tiêu cách mạng quan hệ sản xuất, phải cải tạo bằng cách phi tư hữu hoá và trao cho nông dân lời hứa rằng với cách đó, đảng sẽ đưa nhân dân lên thiên đường chủ nghĩa cộng sản. Tuy nhiên, khi thất bại, đảng đã tự ý phỗng tay trên, chuyển tư liệu sản xuất đó thành tài sản (thuộc nhóm bất động sản), rồi từ tài sản, đất đai lại trở thành hàng hoá (thị trường bất động sản), để âm mưu, tạo điều kiện cho một nhóm giàu lên, trong đó có quan chức đảng viên, nhờ vào đầu cơ đất đai trên đầu nhân dân. Họ là chủ đầu tiên của mảnh đất, nhưng họ mất tất cả; những người thực hiện việc phi tư hữu hoá lại trở thành tư bản đỏ đất đai địa ốc. Hình ảnh và quá trình đi ăn cướp của người ta rồi cấp cho họ cái quyền sử dụng trong 20 năm đó, liên hệ với công xã Campuchia, có thể so sánh việc sở hữu toàn dân về đất đai giống như sung công vợ của những ông chồng, rồi cấp quyền sử dụng vợ lại cho chồng, hoặc cho chồng thuê. Chồng thì tốn kém mà chẳng được gì; mỗi lần gặp vợ thì chỉ được đến giới hạn quyền sử dụng hoặc hợp đồng thuê thôi, thấp tha thấp thỏm, khúm núm quị lụy, hối lộ bôi trơn. Thế nhưng cái bọn chủ cho thuê, cò mồi cho thuê vợ người ta lại giàu sụ phất lên. Khốn nạn quá.
Và vì như thế, trong tổng kết lý luận 30 năm đổi mới này, đảng phải trả lời với nhân dân 2 việc:
1. Đảng tự đánh giá tội ác của mình trong lịch sử cách mạng đất đai mấy chục năm qua như thế nào. Không làm được việc này, tiếp tục chạy làng, né tránh, quỵt nợ với vẻ vô trách nhiệm, phớt lờ, nhơn nhơn tự đắc như là mình đúng, nông dân Việt Nam mấy đời sẽ căm thù, nguyền rủa đảng cộng sản.
2. Trong đổi mới về kinh tế, khi cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, thực sự là vốn của toàn dân, kể cả những nông dân bị cướp đất, đảng đã dung túng, tạo điều kiện cho việc định giá thấp tài sản doanh nghiệp để các ông chủ doanh nghiệp là đảng viên cộng sản, dùng tiền tích luỹ bằng lương nhận từ lợi nhuận doanh nghiệp được tạo nên từ bất bình đẳng “liên minh công nông” (như mua mía của nông dân giá thấp, bán đường giá cao) để mua cổ phần, trở thành tư bản đỏ. Đó là cách mạng gì?
Xích Tử

BẮC MIỀN TRUNG BÃO VỪA VÀO

Đặng Huy Văn: Hôm qua, 30/9/2013, cơn bão số 10 vừa đổ bộ vào Bắc Miền Trung làm 9 người bị thiệt mạng và hơn chục người khác bị mất tích, gây tốc mái và làm sập hàng ngàn nhà cửa, hai đập bị vỡ…thiệt hại tới hàng trăm tỷ đồng. Mới cơn bão trước đó vừa làm 5 người bị chết trôi thì tôi về quê. May hôm tôi về, 22/9/2013, trời nắng đẹp. Vậy mà chỉ vài ngày sau lại bão về! Miền Trung quê hương ơi! Sao người phải chịu nhiều khổ đau như thế? Phải chi, trong chiến tranh núi rừng dãy Trường Sơn đã bị “đốt cháy” và sau 1975, lại bị tàn phá quá nặng nề nên nay, thiên nhiên đang quay lại trừng phạt con người?
BẮC MIỀN TRUNG BÃO VỪA VÀO
       Bắc Miền Trung bão vừa vào
Tốc nhà, dìm xác đồng bào thê lương!
       Quê nghèo lụt bão đau tlương
Bởi ai tàn ác phá rừng Trường Sơn!
       Còn đâu đại thụ đầu nguồn
Vừa mưa nước đã chảy dồn về xuôi!
       Hồ xây, đập đắp khắp nơi
Mưa tràn, lũ xả nước trôi xóm làng
       Đường Trường Sơn khiến nước dâng
Ngập mênh mông cả bản làng quê tôi
       Ngày xưa đây một vùng đồi
Giờ thành biển nước trắng trời Trường Sơn!
       Gần trăm ngàn tỷ đắp đường
Làm cho ngập cả quê hương khó nghèo
       Lở đồi, đường núi sạt theo
Hàng trăm tỷ lại trôi vèo xuống sông
       Đường mòn xưa đội tên ông(*)
Nay xây chia chác mênh mông núi tiền!
       Bao giờ hết bọn khùng điên
Gây chiến tranh với liên miên phá rừng?
       Bao giờ lũ hết, bão đừng
Để người dân được sống trong an lành?
        Bao giờ xác chị, xác anh
Trường Sơn rải khắp non xanh được tìm?
        Để dân được sống yên bình  
Dưới trời Dân Chủ, Nhân Quyền, Tự Do!
 Nội, 1/10/2013
Đặng Huy Văn
(*). Từ năm 1959, con đường Trường Sơn láng nhựa ngày nay mang tên Hồ Chí Minh là một con đường mòn men theo dãy núi Trường Sơn để Miền Bắc đưa bộ đội chủ lực vào đánh chiếm VNCH nhằm biến Việt Nam thành một nước thống nhất theo chủ nghĩa cộng sản như Liên Xô. Ngày nay, chủ nghĩa cộng sản ở Liên Xô đã sụp đổ thì con đường đó lại được tôn cao lên làm thành một cái đập chắn nước lũ từ dãy Trường Sơn tràn về gây ngập lụt thường xuyên cho các huyện miền núi của các tỉnh Miền Trung. Con đường HCM được xây dựng tốn kém và lãng phí do chia chác nhauđã ngốn tới gần một trăm ngàn tỷ đồng tiền thuế của dân. Vì lụt bão nên năm nào, đường HCM cũng bị sạt lở làm tiêu tốn hàng trăm tỷ đồng để sửa chữa mà hiệu quả sử dụng rất thấp so với Quốc Lộ số Một được xây dựng từ thời Pháp thuộc.

CÂY SỐ 15 MANG YANG

Việt Nam (đúng ra phải là Đông Dương) không phải là Triều Tiên. G.M.100 chết ở cây số 15 vì một loạt những sai lầm đã dẫn tới một trận đánh mà họ không có cơ hội chiến thắng. Quyết định sai lầm của các chỉ huy cấp cao làm mất mạng rất nhiều binh sĩ, trong khi sự chỉ huy nổi bật ở cấp dưới đã cứu nhiều người. Đó là chiến tranh”…
---------


Thực ra sau khi xong phần trênkia, tôi tưởng thế là đã xong một bài báo. Nhưng như một dự cảm mơ hồ nào đấy khiến tôi vẫn không yên, bèn lục tìm tài liệu để đọc. Té ra với từ khóa “GM.100, An Khê” chỉ trong vòng 30 giây, có 7220 kết quả hiện lên từ trang tìm kiếm Google. Còn nếu thay “An Khê” bằng “Mang Yang” thì cũng chỉ trong 30 giây có tới 253.000 kết quả.
          Phải nói thật là, cái chiến thắng GM.100 ấy, ngay ở Gia Lai thôi, cũng ít người biết, dù nó được học khá kỹ trong môn lịch sử, bởi nó là cái kết thúc hoàn hảo kết hợp với cú The End Điện Biên Phủ lẫy lừng, nó làm cho người Pháp hoàn toàn từ bỏ ý định tiếp tục dính líu tới Việt Nam. Với cú “bọc hậu” vang dội ấy, lẽ ra nó phải được nhiều người biết đến hơn, phải được đời sống ghi nhận cụ thể và sống động hơn. Lần trước về Chư Prông tôi cũng thấy địa danh Plei Me gần giống vậy. Tất nhiên nguyên nhân thì có nhiều, nhưng trong đó cũng có vai trò của người cầm bút nữa. Chạy theo các sự kiện, các đề tài hiện đại, chúng ta vô tình bỏ quên một quá khứ hào hùng sau lưng.
Và tôi cũng là người như thế nếu không có cái hôm nhao xuống Đăk Pơ được một ngày và sau đó cả tuần đã đắm chìm trong đống tài liệu tôi tra từ Google. Trong đống tài liệu tôi tiếp cận, có một bài viết rất thú vị của một người từ phía bên kia-  đại úy Kirk A.Luedeke, người Mỹ- viết trên tạp chí ARMOR (ARMOR Magazine).
Thì ra dư âm của chiến thắng này nó lớn hơn ta tưởng, nó trở thành một vết thương khó lành trong tâm trí những người đã trải qua nó, hoặc chỉ nghe nói về nó. Trung tướng về hưu Harold G. Moore đã tổng kết số phận G.M.100 trong cuốn sách của ông, “We Were Soldiers Once. And Young” như thế này: “Ngay sau khi tới VN, thượng sĩ Plumley và tôi lấy 1 chiếc jeep và 1 cảnh vệ mang shotgun lái 10 dặm về phía tây An Khê trên đường 19, vào khu vực trận địa, tới mốc cây số 15. Tại đây, Việt Minh đã tiêu diệt phần lớn liên đoàn cơ động 100 của Pháp trong 1 trận phục kích chết chóc. Chúng tôi đi bộ trên trận địa, nơi có 1 đài tưởng niệm cao 6 feet lỗ chỗ vết đạn, viết bằng tiếng Việt và Pháp: “Tại đây, ngày 24/6/1954, binh sĩ Pháp và VN hy sinh vì Tổ quốc…”. (Here on June 24, 1954, soldiers of France and Vietnam died for their countries). Plumley và tôi đi quanh đó trong 2 giờ. Những mảnh xương, bộ phận vũ khí và xe cộ, quân trang, đầu đạn và vỏ đạn vẫn bừa bãi trên mặt đất. Từ cuộc viếng thăm này tôi rút ra được bài học: Chết là cái giá phải trả cho việc đánh giá thấp đối thủ ngoan cường này”. Có lẽ đấy là một nhận xét mang tính tổng kết khá sâu của chiến thắng Đắc Pơ, mà phía bên kia hay gọi là “Trận đánh cây số 15 đèo Mang Yang”. Có thể nói nếu không có chiến thắng Đắk Pơ, Hội nghị Giơ-ne-vơ còn giậm chân tại chỗ, cuộc kháng chiến chống Pháp chưa thể dứt điểm, quân và dân ta còn phải hy sinh nhiều xương máu. Chiến thắng Đắk Pơ có quy mô, tầm vóc lịch sử, ý nghĩa chiến lược quan trọng, các nhà quân sự cho rằng, nó chỉ sau chiến thắng Điện Biên Phủ, nhưng bao năm qua rõ ràng đã ít được chúng ta nói đến…
Kirk A.Luedeke viết:  “Đội ngũ lãnh đạo của G.M.100 rất mạnh, bao gồm các sĩ quan tận tuỵ và dày dạn không lạ lẫm gì với cuộc chiến ở Việt Nam. Có lẽ đây là một sự tưởng thưởng cho họ - những trung sĩ, trung uý, đại uý và thiếu tá của liên đoàn – là nhiều binh sĩ đã sống sót qua cuộc phục kích đẫm máu ở cây số 15… Chỉ trong 4 phút, trung đội thiết giáp đã bị tiêu diệt. Cả 3 xe half track và 1 xe M8 bốc cháy. Chiếc M8 còn lại, mặc dù bị bất động, vẫn phát hiện được ổ súng máy của đối phương đang chặn đoàn xe Pháp trên đường và bắn tung nó bằng một loạt đạn liên thanh. Lúc 14h25, xe thông tin của G.M.100 trúng một phát đạn bắn trực tiếp từ khẩu không giật 57mm của đối phương và nổ tung trong một quả cầu lửa. Tất cả những ai có thể giải thích vì sao tiểu đoàn thuộc địa 43 không được cảnh báo về sự hiện diện của Việt Minh đều chết một cách đau đớn. Ra đi cùng với chiếc xe là khả năng chỉ huy và điều khiển đoàn xe của đại tá Barrou cũng không còn. Tiểu đoàn 43 và đại đội chỉ huy đều đang tự lực chiến đấu vì sự sống còn. Hỗn loạn bao trùm…”…
Bây giờ chả cứ các liệt sĩ của ta, rất nhiều binh lính Pháp, Âu Phi và lính Pháp người Việt cũng đang nằm cùng nhau ở cây số 15 đèo Mang Yang ấy.
Kirk A.Luedeke viết tiếp: “Những người lính của G.M.100 là những binh sĩ tốt nhất của quân đội Pháp. Họ đã “đối mặt với voi” trong nhiều thời điểm trên các cao nguyên của Việt Nam năm trước và nằm trong số những binh sĩ chuyên nghiệp, có kinh nghiệm nhất trên thế giới. Tiểu đoàn 1 và 2 Triều Tiên đã giành chiến thắng vinh quang ở Chipyong-Ni và Arrowhead Ridge nhiều năm trước và rất tự hào về điều đó. Nhưng, như các cựu binh sớm nhận ra, “Indochine no est Coree.”. Việt Nam (đúng ra phải là Đông Dương) không phải là Triều Tiên. G.M.100 chết ở cây số 15 vì một loạt những sai lầm đã dẫn tới một trận đánh mà họ không có cơ hội chiến thắng. Quyết định sai lầm của các chỉ huy cấp cao làm mất mạng rất nhiều binh sĩ, trong khi sự chỉ huy nổi bật ở cấp dưới đã cứu nhiều người. Đó là chiến tranh”…
Rõ ràng là người của “phía bên kia” từ tướng lĩnh cao cấp tới binh sĩ đã rất đề cao và ám ảnh với trận đánh “cây số 15” này. Thế nhưng như đã nói ở trên, những gì đang hiện diện tại Đăk Pơ hiện nay, có thể nói là quá sơ sài. Anh bạn tôi chụp được bức ảnh cái bảng tên của tượng đài bị bong, và bên trong khuôn viên, cỏ mọc khá nhiều, dân mang cả sắn vào phơi. Tuy vậy ở lư hương, có khá nhiều chân nhang cả mới và cũ. Và trên mái nhà bia, rất nhiều hương để sẵn. Nó chứng tỏ vẫn thường xuyên có nhiều người ghé đến viếng tượng đài, thắp hương cho các liệt sĩ đang yên nghỉ ở đây. Suốt 60 năm rồi, các liệt sĩ vẫn đồng hành cùng chúng ta, một cách âm thầm và lặng lẽ…
Và vì thế, mà tôi hy vọng, cũng như hy vọng của lãnh đạo huyện Đăk Pơ: Nơi đây sẽ có một đài tưởng niệm xứng tầm, một khu di tích xứng tầm. Vừa là tỏ lòng biết ơn của người hôm nay đối với chiến thắng lẫy lừng này, với các liệt sĩ đang lặng lẽ trong lòng đất, vừa là một điểm nhấn văn hóa- lịch sử của huyện Đăk Pơ vừa tách ra đang rất nghèo này…
Từ sáng đến trưa nắng chang chang, khi chúng tôi vào thắp hương tại đài tưởng niệm thì trời mù mịt gió, và mưa, trong khi trời vẫn nắng. Anh bạn đi cùng là một cựu chiến binh thì thào: đồng đội về đấy. Bó hương trong tay anh hoa lên trời thành một vòng tròn rồi cháy đùng đùng…

Cái gì cũng Thủ tướng, hèn gì anh Ba tui chóng già là phải!

Mới rồi bão làm đổ cột phát sóng ở Đồng Hới, Quảng Bình: "Trưởng Công an TP cho biết, hiện đang xin ý kiến Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải để tiến hành cắt cột sắt, đưa thi thể còn lại ra khỏi hiện trường." (Vietnamnet). Hổng biết chú Hải có phone tiếp cho anh Ba?.

Liệt kê một số chiện thượng vàng hạ cám báo chí đăng vừa qua:
Xin ý kiến thủ tướng về việc đổi tiền cháy tại chợ Quảng Ngãi 
Đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo bình ổn giá sữa dành cho trẻ em
Xin Thủtướng Chính phủ nâng cấp, mở rộng để tăng thêm giường bệnh
Vụ cô giáo chuyển giới: Chờ Bộ xin ý kiến Thủ tướng
Hà Nội kiến nghị Thủ tướng dừng xây cổng chào
“Động” đến đất lúa, 1 m2 cũng phải xin ý kiến Thủ tướng
Điều chỉnh tiền đất sửa hệ số K: Hỏi ý kiến Thủ tướng
Giá điện tăng trên 5% phải xin ý kiến Thủ tướng
Cậy nhờ Thủ tướng chỉ đạo… hỗ trợ tòa án
Muốn bán cổ phiếu BVH, SCIC phải xin ý kiến Thủ tướng
Hà Nội xin Thủ tướng cơ chế "siết" xe cá nhân
Bộ GTVT xin Thủ tướng cho phạt 'xe chính chủ'
Thi hành án vụ Vinashin:"Nếu khó quá sẽ báo cáo, xin ý kiến Thủ tướng
Xin ý kiến Thủ tướng về đặc khu Bắc Vân Phong

Vụ Vedan: Xin ý kiến Thủ tướng
Các doanh nghiệp xin hổ trợ, miền giảm thuế... cũng Thủ tướng
.............................................
Hồi đầu năm, Kạo tui  ngồi tính cơ quan bộ và ngang bộ phỏng chừng 22 cấp trưởng, 140 phó, tổng cộng có 162 em hàm Thượng thư. Không ai dám quyết là sao, sinh ra mâm bát cho lắm để lồm dzề, phân cấp phân quyên ở chỗ mô?

Hổng thấy anh Ba dơ một ngón sao

Anh Ba bịt hai tai đây nè

Ảnh mới nhứt già thấy rõ ấy là anh Ba đã tút qua rồi đoá!

*****

Đảng được xem như đứng trên Hiến Pháp vì chúng ta đã vô tình mặc nhiên chấp nhận

Gần đây trên mạng có một số bài báo phản biện phân tích hay tỏ vẻ phẫn nộ bài nói chuyện của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng của Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCS) nhấn mạnh văn kiện của Hiến Pháp không quan trọng bằng cương lĩnh đảng của ông ta. Xin trích một đoạn:
…Tại cuộc tiếp xúc cử tri này, Tổng bí thư cho biết trong kỳ họp sắp tới Quốc hội sẽ tiếp tục thảo luận, xem xét thông qua dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Đây là văn kiện chính trị pháp lý quan trọng nhất sau cương lĩnh của Đảng, là đạo luật gốc…” – theo tuoitre.vn
Khiến tôi chỉ phì cười. Xưa nay, dư luận dù vô tình hay cố ý đã tôn vinh ĐCS hoặc do quá sợ hãi vô hình khiến Nó mặc nhiên có giá trị như là một thế lực kiểu như Thiên Vương/Diêm Vương. Chẳng hạn như việc viết thư ngỏ, ý kiến, tham luận… gửi tới ĐCSVN và việc quá căm hận/thâm thù với ĐCSVN chỉ biết ca thán, chửi rủa là 2 thái cực tình cảm trái ngược của việc mặc nhiên chấp nhận sức mạnh và vai trò tối thượng của ĐCS.
null
TBT Đảng Cộng Sản Việt Nam – Nguyễn Phú Trọng (ảnh: Daylife)
Trong khi tôi xem những người như tôi mắc một căn bệnh “ma túy Cộng Sản” và gọi những người từng là đồng chí thực chất là những người “lầm đường lạc lối” thì mọi người lại tôn vinh với những thuật ngữ như “cựu đảng viên”, “đảng viên lâu năm”, “đảng viên cấp tiến/phản tỉnh”…
Để ý một số tuyên bố, kiến nghị trong quá khứ và mới đây vẫn có lác đác những người ghi đại loại như : cựu đảng viên, đảng viên 40-45 tuổi Đảng, đảng viên đã thôi sinh hoạt. Cái đó nên khoe và hãnh diện trong cùng dòng Cộng Sản hơn là xưng danh vào các văn bản có tính cách đại chúng.
Ngày xưa, khi tôi phấn đấu vào ĐCS chỉ đơn giản nghĩ tổ chức này có lắm người tốt và là một tập hợp người cùng chung một tiêu chí để phấn đấu vì lý tưởng cho dân, cho nước. Giờ đây Nó đã vừa lạc hậu lại còn biến thái thì bỏ đi là có lợi ích đại cuộc cho quốc gia. Dù rằng với kinh nghiệm chính mình, quyết tâm từ bỏ không hề đơn giản vì đó là một loại “ma túy” đã ngấm vào tim-óc không dễ gì ngày một, ngày hai mà dứt ra ngay được.
Chính vì cách lặp đi lặp lại hàng chục năm có chủ ý của lề Đảng và vô tình của lề Dân Chủ nói chung đã định hướng khiến các đảng viên thường và tuyệt đại đa số nhân dân, tôi xin nhắc lại tuyệt đại đa số nhân dân chẳng quan tâm gì đến Hiếp Pháp. Trước đây, mọi người yêu ĐCS thì có niềm tin tuyệt đối, giờ người ta chán trường nhưng lại sợ Đảng khủng bố nên đành lầm lũi sống kiếp trâu-ngựa. Cho nên thực tế những người có thực quyền sửa đổi Hiếp Pháp chỉ là một số tay ma đầu trong ĐCS chấp bút và chỉ đạo thực hiện lấy ý kiến rộng rãi mang tính trình diễn với quốc tế mà thôi.
Tôi có lời cảnh tỉnh nghiêm khắc và chân thành đối với các đảng viên là trí thức/nhân sĩ đã-sắp về hưu hay viết blog trên một số diễn đàn: hãy tự mình sám hối hàng đêm và dứt khoát, đồng loạt tuyên bố giã từ tổ chức này đi. Đừng tự bao biện là chúng tôi đã nghỉ sinh hoạt từ lâu hay lúc vào Đảng không có kết nạp, nghi lễ sơ sài. Thực chất quí vị mới ly thân mà chưa có ly dị, lời tuyên thệ trung thành với ĐCSVN vẫn đi theo quí vị suốt đời cho đến khi nhắm mắt, xuôi tay. Hãy dứt khoát quyết định cho tâm hồn thanh thản, sau khi dứt khỏi vòng kim cô ma quái và vô hình quí vị sẽ thấy sáng mắt-sáng lòng có thêm sáng kiến, động lực để góp phần vào tiến trình dân chủ. Nếu còn giữ ba cái danh hão chỉ góp phần chậm đà tiến mà thôi.
Bài viết này trừ ra các thế hệ vào ĐCS trước năm 1954. Đó là thế hệ tuy có người này, người kia gây nhiều tranh cãi, bị khinh ghét nhưng nhìn chung đó là thế hệ giữ được tính chất cách mạng, lý tưởng cao đẹp, khí thế hào hùng, đạo đức cá nhân trong sạch. Những người hoạt động Dân Chủ hiện tại tưởng cũng nên tham khảo một số tố chất của họ như không sợ chết/ngục tù, không ngại khó/ngại khổ, không màng danh lợi/toan tính nhỏ mọn thì mới mong gây được xúc động nhân tâm. Đừng nghĩ người ta chán Cộng Sản có nghĩa người ta ra sức ủng hộ Dân Chủ. Nhân dân mất niềm tin chẳng còn biết trông cậy vào ai đành cam phận hay thỉnh thoảng bột phát tự xử can trường như những anh Đặng Ngọc Viết, Đoàn Văn Vươn… mà thôi.

Liệu tại “Hội nghị 8” này Nguyễn Phú Trọng có thể làm mưa làm gió?

Nhà báo Châu Thành (Danlambao) - Có lẽ trước cảnh “Nhân (bất) Hòa”, “Địa (chẳng) Lợi” mà “Thiên (đã không) Thời”; nên mở đầu hội nghị 8 của BCH trung ương đảng cộng sản Việt Nam, những trận bão lụt kinh hoàng đã giáng thảm họa xuống đầu nhân dân các tỉnh bắc miền trung. Hàng vạn gia đình với nhà cửa cuốn trôi cùng hàng vạn người đói rét! Trong lúc ấy những lãnh đạo đảng vẫn ung dung com-lê, cà-vạt sang trọng bàn chuyện của đảng, không hề có một lời chia sẻ đau thương với những người dân bất hạnh! Mãi đến hết mưa bão, sau khi các trang mạng phê phán quá, mới có lời thăm hỏi và kêu gọi quyên góp giúp đỡ.
Sau thất bại ê chề liên tiếp tại hội nghị 6 và hội nghị 7, chắc lần này, Nguyễn Phú Trọng chuẩn bị kỹ càng lắm. Những ai sẽ nắm vai trò chủ chốt trong các ban chuẩn bị cho đại hội lần thứ XII của đảng chắc phải ở trong phe Trọng. Còn việc thông qua sửa đổi hiến pháp chắc Trọng sẽ dùng hình thức như vừa qua đã làm với nhân dân: phát cho mỗi một ủy viên trung ương một tập tài liệu do Trọng chủ xị biên soạn “Dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992”, yêu cầu trả lời theo kiểu lấy ý kiến tín nhiệm ở quốc hội: “đồng ý cao”, “đồng ý” và “đồng ý thấp”. Trước đó, Trọng sẽ báo cáo trước hội nghị rằng 100% bộ chánh trị đã thông qua. Kết quả lấy ý kiến trong trung ương đảng Trọng sẽ tuyên bố: 100% hội nghị “đồng ý”!
Có thể nói trắng sự thật là cho đến nay không một người nào có chút ít học thức lại không thấy chủ nghĩa Mác-Lê nin rất nhiều sai trái, chủ nghĩa xã hội chỉ là trò bịp, nhưng những lãnh đạo đảng khi ngồi với nhau không ai dám nói sai. Kinh nghiệm cho thấy ở cấp bộ chính trị, như Hoàng Xuân Bách, một người rất am tường về chủ nghĩa Mác nói ra sự thật, liền bị đám đông hất ra khỏi vị trí “ông vua con” như bỡn với cái tội “Không kiên định lập trường”. Cái đám làm vua tập thể ấy không phải “Một người vì mọi người - Mọi người vì một người ” như Nguyễn Tấn Dũng nói ở Liên hiệp quốc vừa qua, mà trong đó có phe phái. Phe nào đông phe ấy quyết định kiểu như qua hội nghị 6, hội nghị 7 vừa rồi. Trước việc đảng cho tiêu chuẩn vô cùng lớn là “Kiên định lập trường quan điểm” mà anh dám nói trái, thì phe kia sẽ ó lên hạ bệ, để đưa người của mình vào. Có lẽ cũng để tỏ ra “Kiên định lập trường quan điểm” mà vừa qua, Nguyễn Phú Trọng đi đâu cũng bô bô lên án những ai yêu cầu bỏ điều 4 phi pháp, yêu cầu tam quyền phân lập, đòi đa nguyên đa đảng xây dựng xã hội theo thể chế dân chủ là “thoái hóa, biến chất” và chỉ đạo “xử lý”! Gần đây Trọng còn buột mồm nói ra một câu cực kỳ phản động rằng “cương lĩnh của đảng (CSVN) đứng trên hiến pháp”! Ông đảng trưởng không xem dân là gì và không biết thế giới họ sẽ chê cười như thế nào qua kiểu độc quyền cướp ở thời đại toàn cấu hóa như vậy, thật đáng xấu hổ cho cái đảng này! Quả là một trường hợp lú lẫn chưa từng thấy.
Liệu Trọng có thể làm mưa làm gió trong hội nghị 8? Trong thời gian hội nghị này, mưa bão đã tàn phá mất một phần đất nước, còn Trọng chắc không thể làm mưa làm gió ở hội nghị có đến 5 “ông vua con” ngồi chình ình chủ trì trên khán đài. Theo quan sát sắp tới ít nhất cũng đến 8, 9 “ông vua con” tranh nhau lên làm “tổng vua”. Ngoài 5 ông ngồi chễm chệ trên ngai, còn bên dưới chắc đến 4, 5 ông nữa râu ria đã dài dài (nhưng mọc ngầm) cũng muốn nhảy lên chứ chẳng ít.
Trong đám đông lãnh đạo đảng lâu nay, từ cấp thấp nhất cho đến cao nhất, anh nào cũng muốn như cóc nhảy lên một bậc cao hơn để thỏa thích bốc, hốt trong chế độ độc tài, vì thế mà đất nước không cách gì tiến lên được.
Đa số nhân dân và đảng viên đã ớn đến tận cổ cái chế độ phản dân hại nước này, nhưng chưa làm sao được vì mọi sự đều do lãnh đạo quyết định. Muốn làm lãnh đạo thì phải giỏi nịnh hót, đút lót, nguyện làm tay sai. Vì thế không có người có tài, có tư cách bước vô hàng ngũ này.
Trước đòi hỏi tiến lên của xã hội, chúng ta còn tin sự chuyển hóa một bộ phận không nhỏ của lãnh đạo khi nghĩ đến đời con cháu của họ thấy nhục trong một đất nước kém cỏi so với các nước chung quanh, mà trở về với nhân dân. Và, nhân dân sẽ như bão lụt cuốn phăng mọi rác bẩn mang danh đảng cộng sản Việt Nam dìm xuống biển sâu!
Trước tình thế suy đồi của đảng hiện nay và trong một đất nước lụn bại thê thảm, chắc đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng cũng chẳng làm được trò trống gì. Đã đến lúc nhân dân và phần lớn đảng viên mang phẩm chất con người Việt Nam tuyên bố: “Phải thay đổi đảng và Nguyễn Phú Trọng về vườn đi!”

Trận Đánh Lớn

Từ lúc nghe được cái Luận đầy chất Vũ của ông Thượng Bộ Dục mình cứ nghĩ mãi: không hiểu khi nói: “trận đánh lớn” ở đây ông hàm những ý gì???
- Trong một trận đánh phải có địch thủ. Vậy địch thủ của ông Thượng Bộ Dục là ai?
- Mục tiêu là gì?Xin ông đừng có nhai lại những thứ rơm khô như “đào tạo con người mới XHCN”, “trường ra trường, thầy ra thầy, trò ra trò”, “trường học thân thiện”. Những câu,có thể nói là, vô nghĩa, bởi trường không ra trường thì ra cái gì? Ra cái chợ chắc? Thầy không ra thầy thì ra cái gì? Ra con buôn chắc? Hay ra thằng Sở Khanh “gạ tình lấy điểm”.
- Chiến lược, chiến thuật là gì? Bao nhiêu hội nghị, hội thảo, thí điểm, tổng kết lớn nhỏ to bé đủ cả, mà dân vẫn chưa hiểu cái công nghệ với triết lý giáo dục của các ông là gì.
- Bao giờ thì trận đánhkết thúc thắng lợi? (Ông đừng “học tập và làm theo” mà đưa cái khẩu hiệu “5 năm,10 năm hoặc lâu hơn nữa” ra nhé.)
- Thôi được, cứ cho cải cách giáo dục là “trận đánh” với ý nghĩa là thể hiện quyết tâm đi, thì quân tướng là những ai: là thầy hiệu trưởng họ Sầm, là cô giáo bắt học sinh liếm ghế, là …, là…; và thiết nghĩ vũ khí đặc dụng, trọng yếu nhất được sử dụng phải là trí tuệ. Về điểm này thì mình rất ngờ cái trí tuệ của cả vị Tư lệnh – ôngThượng Bộ Dục, cùng đám tướng tá, mưu sĩ dưới trướng. Trước ông mấy đời, dân mình ai cũng rõ về trí tuệ của các ông rồi. Nào là cải cách chữ viết (cải cách lần nữa là trở về như cũ), nào là cải cách sách giáo khoa. Các nhà cải cách ngồi trên mây nhồi nhét kiến thức hổ lốn cho con trẻ, học trò quá tải. Để rồi lại cải cách lùi (giảm tải). Người tiền nhiệm của ông có sáng kiến tràn trí tuệ:ghi nợ vào bằng tốt nghiệp của sinh viên. Đến đời ông thì có một chính sách ngập tính nhân văn: ưu tiên điểm cho Mẹ Việt Nam Anh hùng, Lão thành Cách mạngthi đại học. Và có thấy ông nào “sẵn sàng trả giá” đâu.
 Quên chưa kể cái sự cải cách học chữ, học vần từ “a” sang “e”, sinh viên phải học Nghị quyết của Đảng.Với những “đức” và“trí” như thế ,cộng thêm sư tuyên truyền, giáo dục: Đảng là đầu bảng, nhất thống, nên chữ cái đầu tiên trẻ cần học phải là chữ Đ. Rồi tiếp thu có chọn lọc, biết đâu các ông lại quay về với thời Bình dân Học vụ, xoá giặc dốt, nên tiếp theo là i, t. Kết quả của trận đánh lớn: thứ tự học chữ học vần củatrẻ  sẽ là chữ Đ hoa in đầu tiên, rồi đến i, t và âm it. Thế là cả nước ra đường cứ thấy “líu lo Đ, i, t môi đọng trẻ thơ”… Nếu thế thì sự “trả giá” là quá đắt. Lúc ấy thì sự “trả giá” cho cái đồng hồ Thuỵ sĩ ông đeo, - mà ngay đến cây vợt tenis triệu đô chính gốc người Thuỵ sĩ cũng không dám xài (phát hiện của anh Gốc Sậy đấy ạ), - chỉ là muỗi, nhằm nhò gì với tương lai, vận mệnh của cả dân tộc.
  Như các đời tiền nhiệm của ông, kết thúc trận đánh, cái giá mà ông sẵn sàng trả là hạ cánh an toàn, hát vang bài “như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng, và đổi tênthành “Phạm…Lãi”. Hãi!!!!!!!!

ĐẠI GIA BẤT LƯƠNG - CON ĐẺ CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN

(ĐỌC TIỂU THUYẾT ĐẠI GIA CỦA NHÀ VĂN THIÊN SƠN. NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG. 2013)

PHẠM ĐÌNH TRỌNG
Bìa "Đại gia" và nhà văn Thiên Sơn

Những từ ngữ đang có tần số sử dụng cao trong xã hội Việt Nam hôm nay như “nhóm lợi ích”, “đảng Cộng sản”, “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. . không một lần được nhắc đến trong suốt hai tập sách, mỗi tập gần 600 trang nhưng Đại Gia chính là tiểu thuyết viết về sự hoành hành, tác yêu tác quái của nhóm lợi ích bất lương trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa. 

Kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa là kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa nhưng phải do đảng Cộng sản độc quyền lãnh đạo. Để bảo vệ sự độc quyền thống trị xã hội của đảng Cộng sản, luật pháp đã tước đoạt những quyền chính đáng của người dân, tạo ra khoảng chân không pháp luật cho thế lực đồng tiền của các đại gia tự do cấu kết với thế lực Nhà nước của chính trị mặc sức cướp bóc nguồn sống của dân, bòn rút tài nguyên đất nước. 

Mỗi tập Đại Gia viết về một phi vụ cướp bóc này. Tập một, Tam Giác Ngầm, nhóm lợi ích cướp 500 hecta đất dày đặc mộ cổ và di tích lịch sử của dân thủ đô trong dự án Hà Vọng để đại gia Tấn Đạt thực hiện tham vọng Vua cao ốc. Tập hai, Quyền Lực Đen bòn rút tài nguyên đất nước trong các dự án khai thác vàng ở vùng núi Yên Ngạc, ở đảo Phúc Tinh. 
Tam giác ngầm đó là một tam giác thực và một tam giác ảo. Ba nhân vật trung tâm của tập một tạo nên tam giác thực, trong đó đỉnh của tam giác là quyền lực Nhà nước, là Lê Đức. Hai chân đế là hai thế lực đồng tiền, hai đại gia, Lê Vượng và Tấn Đạt. Ba đường dây, ba dòng chảy ngầm Quyền – Tiền – Tình lại tạo nên một tam giác ảo, trong đó đỉnh của tam giác vẫn là Quyền lực Nhà nước và hai chân đế là Tiền và Tình. 

Bị tước quyền công dân cơ bản nhất là quyền bầu chọn lãnh đạo Nhà nước và xã hội, người dân không có một chút quyền nhỏ nhoi nào với chính trường. Về hình thức, các quan chức cấp cao trong đảng do đại hội đảng bầu và các quan chức cấp cao Nhà nước do Quốc hội bầu nhưng thực chất từ quan chức trong đảng đến quan chức Nhà nước đều do các cụ lớn sắp đặt trong bóng tối hoàn toàn từ tình cảm cá nhân của các cụ. Không phải là những công dân ưu tú được người dân tín nhiệm, quan chức cấp cao chỉ là những kẻ bợ đỡ, xu nịnh, chạy chức chạy quyền được lòng các cụ lớn. Do đó quan chức từ to đến nhỏ đều không có năng lực làm việc và không có một chút khát vọng làm việc vì lợi ích của dân, của nước mà chỉ vì lợi ích cá nhân và vì tình cảm cá nhân. Và sự nghiệp kinh doanh của các đại gia trước hết là sự nghiệp kinh doanh tình cảm cá nhân này. 

Các quan chức cấp cao từ cụ lớn đã về vườn đến người đang tại chức mà các đại gia cần kinh doanh tình cảm đều trở thành “đàn voi” để các đại gia chăn dắt. Đó là “công nghệ chăn voi” của đại gia Tấn Đạt: “Có lẽ ở đất nước này, chưa một ai từng nghĩ đến “công nghệ chăn voi” hoàn hảo như vậy . . . Tấn Đạt không chỉ thuộc tên, tuổi, địa chỉ từng người mà anh còn nắm được cả từng sở thích, từng thói quen. Với mỗi người, Tấn Đạt đưa ra một phác đồ “chăn dắt” riêng. Kẻ thích tiền thì cho tiền. Kẻ thích chức tước thì chạy chức tước. Kẻ tích gái thì dắt gái . . .” Tập I. Trang 57.

“Công nghệ chăn voi” đưa Tấn Đạt đến với má mì Vân Chi: “Đã mấy năm nay Vân Chi trở thành một cơ sở cung cấp gái trinh cho nhiều đường dây “chăn voi” mà nhiều nhất là cho Tấn Đạt”. I.46. “Theo gợi ý của Tấn Đạt, Vân Chi đã kiến tạo những đường dây săn gái, xây dựng trung tâm huấn luyện gái làm tiền, trung tâm y học chuyên làm giả màng trinh”. I.102. Ngưu tầm ngưu, dần dần Vân Chi trở thành người tình rồi thành vợ Tấn Đạt. 

Quyền – Tiền – Tình làm nên tiểu thuyết Đại Gia nên nhân vật đầu tiên xuất hiện trong Đại Gia và luôn có mặt bên cạnh đỉnh quyền lực trong suốt hai tập Đại Gia là một gái gọi cao cấp, một á hậu, một diễn viên, một MC đình đám, Thu Quỳnh. Và sự kiện mở đầu cho tiểu thuyết Đại Gia là sự kiện đại gia Tấn Đạt cống nạp người đẹp gái gọi Thu Quỳnh cho Lê Đức, con voi bự nhất, một đỉnh quyền lực trong tam giác Quyền – Tiền – Tình. 

Đại Gia không một lần nhắc đến chức danh của Lê Đức nhưng với vị thế điều hành cả nền kinh tế đất nước, với quyền uy thâu tóm các ngành, các bộ, đứng đầu cả bộ máy quản lí đất nước, đưa ra mọi quyết định trong các hoạt động kinh tế nhà nước thì đó chính là quyền lực của một Thủ tướng Chính phủ.

Chỉ là một anh cán bộ đoàn và anh cán bộ đoàn cấp cơ sở Lê Đức tự biết mình là “chưa bao giờ là người kiên nghị, liêm khiết. . ., chưa bao giờ có ý định phải liêm khiết”. I.78. Chỉ với triết lí: “chính trị là sự khéo léo . . ., chính trị còn là phe cánh . . ., chính trị cũng cần tính kiên nhẫn và sự nô lệ”. I.78, đã cho Lê Đức biết xử thế “Cứ chỗ nào có các ông to tụ họp là Lê Đức nhào tới, tìm cách gặp mặt và gây ấn tượng rồi lân la làm quen”. I.79. Từ đó con đường thăng tiến mở ra trước Lê Đức: “Lê Đức gặp được “ô”, lên như diều gặp gió. Mấy ông lớn cứ lên đến đâu thì kéo Lê Đức lên đến đó”. I. 79. Lại thêm của cải vợ chồng Lê Đức vơ vét được khi vào tiếp quản Sài Gòn sau cuộc chiến tranh Nam – Bắc kết thúc đã tạo cho Lê Đức có thêm sức tăng tốc “Lê Đức cùng với Ngần đã dùng các mối quan hệ hiện có, sục vào biệt thự các ông lớn của chế độ cũ vừa di tản, họ đưa vào túi riêng đến cả hàng ki lô kim cương, hồng ngọc . . . Từ đó ông trở nên giàu có và có tiền trang trải cho con đường thăng quan tiến chức của mình”. I. 79.

Người dân không có quyền dùng lá phiếu bầu chọn quyền lực Nhà nước, người dân không được kiểm soát quyền lực Nhà nước thì con đường bất chính đi đến quyền lực như Lê Dức không phải là cá biệt. “Suốt một thời, người ta đôn lên những kẻ thất học, những kẻ thủ đoạn, những kẻ ươn hèn, hẹp hòi. Và lạ nữa, cả một đội ngũ như vậy lại đều giỏi ở một điểm là bòn rút tiền trong công quỹ và tất cả đều giàu. Những thằng ngu có quyền chức, bây giờ lại còn giàu nữa thì khủng khiếp như thế nào. Xã hội rối ren, xuống dốc là vì thế. I. 144.
Những quan chức đó, “những thằng ngu có quyền chức” “chưa bao giờ là người kiên nghị, liêm khiết” đó trở thành bầy voi cho các đại gia nhiều tiền, lắm mưu ma chước quỉ chăn dắt và sai khiến cũng là tất yếu. 

Chăn dắt và sai khiến bằng gái. Theo lệnh của Tấn Đạt, Vân Chi đưa người đẹp gái gọi Quỳnh đến cống nạp cho Lê Đức ở ngôi biệt thự vắng với lời dặn: “Lão này là sếp. Phải làm cho lão mê man, điên đảo và thuyết phục lão kí cho cái giấy phép đầu tư khu đô thị. Hàng chục ngàn tỉ đồng sẽ lọt vào tay khách hàng của chúng ta”. I. 18. Ngay lần gặp đầu, con người Lê Đức đã sập bẫy tình đại gia Tấn Đạt và quyền lực Lê Đức đã mềm nhũn trong vòng tay người đẹp gái goi: “Quỳnh luồn những ngón tay thon thả mềm mại vào trong làn áo, mân mê phía trước ngực và bụng Lê Đức, còn tay kia quàng qua cổ ông. Lê Đức phút chốc trở nên đờ đẫn . . .Họ đưa nhau vào buồng ngủ và lăn lộn như một đôi tình nhân thực thụ xa cách đã lâu ngày”. I. 33.

Chăn dắt và sai khiến bằng cả tập dày tiền tươi. Hai đại gia Lê Vượng và Tấn Đạt mang quà đến gặp Lê Đức: “Bên trong gói quà là ba trăm ngàn đô la”. I. 98. Chăn dắt và sai khiến bằng lợi nhuận khổng lồ ăn chia từ các dự án. Lê Vượng bảo Tấn Đạt: “Cậu làm việc với Lê Đức xem thế lực của ông ta sẽ ăn chia bao nhiêu phần trăm lợi nhuận từ dự án này”. I. 43. Tấn Đạt, tổng giám đốc tập đoàn Đại Á gặp Lê Đức bàn phía Lê Đức lập công ty An Hưng liên danh với Đại Á trong dự án Hà Vọng để có cớ ăn chia lợi nhuận: “Chúng em tha thiết mong anh cho người tham gia dự án này . . . người của các anh sẽ tham gia ba mươi phần trăm”. Lê Đức thẳng thừng ngã giá: “Bên Đại Á sẽ hợp lí hóa tất cả giấy tờ, sao cho An Hưng có cổ phần trong dự án này mà không phải bỏ ra một lượng tiền tương ứng. . . Tôi sẽ kí ngay khi thủ tục liên danh ấy được tiến hành”. I. 126. Dự án khai thác vàng ở Yên Ngạc chỉ là dự án phụ cũng cho lợi nhuận “khoảng bốn ngàn tỉ tiền lãi. Một phần trong số đó sẽ được chi cho Lê Đức” II. 333. Khai thác vàng ở đảo Phúc Tinh mới là dự án chính, lớn gấp bội thì phần của Lê Đức phải lên tới hàng chục, hàng trăm ngàn tỉ tiền lợi nhuận.

Con người khác con vật ở chỗ con người không chỉ sống cho riêng mình. Con vật chỉ có hình hài sinh vật và nó chỉ biết sống vì cái hình hài sinh vật đó, chỉ biết kiếm miếng ăn nuôi cái hình hài sinh vật đó. Con người cùng với hình hài sinh vật còn có hình hài xã hội, còn có con người xã hội, con người văn hóa. Chính con người xã hội, con người văn hóa mới quyết định tầm vóc của một con người. Con người chỉ thực sự là người khi biết sống vì lí tưởng xã hội, làm được những việc có ích cho xã hội. Vị trí xã hội càng cao thì lí tưởng xã hội càng phải lớn.

Nhưng trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phải duy trì sự độc quyền thống trị xã hội của đảng Cộng sản đã tước đoạt quyền con người, quyền công dân của người dân, tước đoạt phần con người xã hội của người dân. Người dân chỉ còn phần con người sinh vật, chỉ còn là bầy cừu cam chịu dưới sự chăn dắt của Nhà nước Cộng sản. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa lại tạo điều kiện tốt nhất cho những kẻ có quyền và có tiền phát triển tối đa con người sinh vật và giết chết con người xã hội trong họ. Con người sinh vật là chủ thể trong Đại Gia. Ít ỏi con người xã hội lạc lõng trong đó liền bị loại bỏ hoặc phải tự loại bỏ. Đại Gia là tiểu thuyết về số phận những con người sinh vật tội lỗi và đáng thương đó, là tấn bi kịch về một thời, một thể chế súc vật hóa con người! Vị trí xã hội càng cao thì súc vật hóa càng nhiều, bị kịch càng lớn.

Trong Đại Gia, kẻ quyền cao chức trọng, có kẻ hầu người hạ, được kẻ săn người đón, được cung phụng đáp ứng mọi nhu cầu trong cuộc sống, kẻ có quyền uy lớn nhất tưởng là Người nhất lại là kẻ bị súc vật hóa lớn nhất. Với trọng trách là người đứng đầu cả bộ máy hành chính của đất nước, quản lí cả xã hội, được quyền sử dụng đồng vốn của đất nước, quyết định những dự án xây dựng đất nước, phát triển kinh tế xã hội, con người xã hội ở vị trí đó là chăm lo cuộc sống cho người dân cả nước, mang lại hạnh phúc cho nhân dân, tạo ra sự phồn vinh cho đất nước và làm rạng danh cả dân tộc. Đường đường phương diện quốc gia như vậy nhưng Lê Đức bận rộn tối ngày chỉ quanh quẩn mấy việc: Đi từ cuộc gặp này đến cuộc gặp khác với các đại gia Lê Vượng, Tấn Đạt, Đặng Quý, Thế Mạc . . ., bàn mưu tính kế với họ, nghe đề xuất của họ, thỏa mãn những đòi hỏi của họ. Đi từ phòng VIP nhà hàng Thiên Tuế, King Caphê về biệt thự vắng vẻ nơi người đẹp gái gọi Quỳnh đang mong. Lo chống đỡ với những phe phái đối địch. Lấy lòng những cụ lớn để được giữ ghế thêm nhiệm kì tiếp sau. Lo chạy tội cho thằng con bắn chết người.

Lưng vốn của Nhà nước có được từ đồng tiền thuế mồ hôi và máu của dân được Lê Đức dồn cho những doanh nghiệp Nhà nước do những đàn em thân tín nắm giữ. Tướng nào quân nấy, đàn anh ăn tàn phá hại, đàn em tội gì không ăn, không phá. Được đàn anh rót tiền cấp vốn, đàn em liền mang tiền đi mua sắm vô tội vạ chỉ để hưởng hoa hồng và ăn chênh lệch giá: “Khi liên kết mua lại các con tàu cũ . . . đã tìm cách nâng giá thành . . . chia nhau hàng chục triệu đô la” II. 329. Điều hành cả nền kinh tế và nắm giữ những ngành kinh tế lớn của đất nước là những kẻ như vậy nên hàng loạt doanh nghiệp trong tay họ thua lỗ, phá sản. Nền kinh tế đất nước khủng hoảng triền miên, không sao gượng dậy nổi.

Đàn em làm ăn khấm khá như Tấn Đạt, ông chủ Đại Á phải cống nạp cho Lê Đức đã đành. Những đàn em làm ăn lụn bại như Đặng Quý, ông chủ Oseanship phá sản cũng phải mang cả ca tap tiền đến kêu xin Lê Đức che đỡ cho. Các bà vợ quan chức bao giờ cũng là những người nhận những khoản tiền tội lỗi, mờ ám nhưng rất đậm đó. Chán ông chồng già, bà Ngần béo tròn vợ Lê Đức đã bỏ ông, lặng lẽ đưa thằng con phạm tội giết người trốn ra nước ngoài, bà đưa luôn cả gã lái xe trẻ trung vâm váp đi theo phục vụ đời sống tình dục cho bà. Gái gọi Quỳnh liền thế chỗ bà Ngần bỏ lại. “Đặng Quý trao cho Quỳnh chiếc ca táp màu đen đựng toàn đô la: Chúng tôi có chút quà xin biếu anh chị. Đây chỉ là chút xíu để chị mua sắm cho vui”. II. 165. 

Một thể chế chỉ sử dụng con người sinh vật và tạo điều kiện tốt nhất cho phần sinh vật trong con người phát triển thì con người xã hội, con người văn hóa làm gì có chỗ đứng trong thể chế đó. Không có năng lực làm việc nên người cộng sự gần gũi nhất, chánh văn phòng của Lê Đức phải là người thực sự có năng lực làm việc. Nhưng người có năng lực thực sự đều là những người trung thực, có nhân cách, đều là những con người xã hội. Con người xã hội thì không thể chấp nhận một kẻ chỉ có con người sinh vật như Lê Đức. 

Chánh văn phòng Phạm Khắc viện cớ sức khỏe kém xin về hưu và viết cho Lê Đức những điều day dứt của một con người xã hội: “Chúng ta chẳng có năng lực nhưng vẫn ngồi trên những ngôi cao bắt cả xã hội cung phụng. . . Chúng ta trục lợi trên chính danh vị của mình. Giữa một cuộc khủng hoảng lớn, do những chính sách kinh tế và sự yếu kém trong điều hành, nhưng chúng ta đang tìm cách đổ lỗi cho nhau, bưng bít thông tin, lèo lái và cơ hội, chẳng có ai chịu trách nhiệm cả. Người dân bây giờ xem những người có chức có quyền là bọn sâu mọt. . . Mỗi người làm quan, phía sau là các công ty nhà, là cả bộ sậu của những kẻ nịnh bợ, kiếm chác, những con cáo mượn oai hùm. . . Làm dự án nào, ký quyết định nào cũng đều tính đến lợi ích của phe phái mình, cá nhân mình. . .
Chúng ta đã coi thường lợi ích của nhân dân, lợi ích toàn cục, làm tay sai cho những kẻ tư bản ngày xưa chúng ta đổ máu để đuổi chúng đi, làm tay sai cho những trọc phú làm giàu trên xương máu nhân dân. . .” 

Cái chết bí ẩn đến với chánh văn phòng Phạm Khắc khi Phạm Khắc vừa rời bỏ Lê Đức. Còn chánh văn phòng Trần Anh kế nhiệm Phạm Khắc thì phải tự tìm đến cái chết sau khi gửi đơn tố cáo những tội lỗi của Lê Đức. Một thể chế tước đoạt cả quyền con người là đã giết chết phẩm chất người trong mọi người dân thì những ai đã có phẩm chất người đều phải nhận những cái chết bi thảm khác nhau.

Xã hội trong Đai Gia là xã hội tồn tại bằng bạo lực, bạo lực Nhà nước và bạo lực đồng tiền. Bạo lực Nhà nước cướp đất sống của dân. Bạo lực đồng tiền lại xé toạc mọi văn bản pháp luật. Người dân không còn biết bấu víu, kêu cầu vào đâu, đành trần trụi giữa bạo lực lạnh lùng, tàn nhẫn. Mạnh được, yếu thua. Bạo lực Nhà nước và bạo lực đồng tiền đã thắng và nhân dân đã thua, đạo lí xã hội, đạo lí làm người đã thua, đã mất. Đạo lí xã hội, đạo lí làm người không còn nên tất cả các gia đình trong Đại Gia đều tan vỡ và không ai có hạnh phúc. Cả kẻ quyền uy, giầu sang sống trên vàng bạc cũng không có hạnh phúc. 

Không chấp nhận cách làm giàu tàn bạo, không có trái tim con người của Tấn Đạt, Nguyệt Thanh, người vợ của tình yêu thời sinh viên trong sáng đã rời bỏ Tấn Đạt dẫn đứa con gái ra đi. Mèo mả gà đồng gặp nhau, đại gia Tấn Đạt lấy má mì Vân Chi và đứa con của Tấn Đạt còn trong bụng Vân Chi là một thai nhi không có tim! Đứa con không tim, Tấn Đạt có sống trong ngôi nhà vàng thì cuộc đời cũng là địa ngục, đâu có hạnh phúc. Đó là nhân quả. Nhân quả là triết lí của mọi tôn giáo. Nhân quả cũng là triết lí của cuộc đời.

Quyền – Tiền – Tình là ba tầng địa chất, ba mạch vỉa quặng, ba tuyến truyện được khai thác trong Đại Gia. Quyền – Tiền được người viết khai thác khá đầy đủ và lí giải khá thấu đáo, thuyết phục. Tình là mạch vỉa khá dày dặn, lại rất cuộc đời, tưởng sẽ được khai thác tương xứng nhưng đã bị xem nhẹ, lướt qua đáng tiếc, là phần yếu của Đại Gia.

Tình dục của con người sinh vật. Tình yêu của con người xã hội. Trong Đại Gia có rất nhiều cặp tình dục, tình yêu bộc lộ tính người, tính vật. Tấn Đạt – Nguyệt Thanh. Tấn Đạt – Vân Chi. Lê Đức – Ngần. Lê Đức – Quỳnh. Ngần – Phi (gã lái xe của bà Ngần). Lư – Hoa. Trình – Lee Min Young . . . Những kẻ chỉ có con người sinh vật đã được chứng minh bằng sự tàn bạo, mất tính người với đồng loại lại được chứng minh bằng đời sống tình dục của con người sinh vật càng được khắc họa thêm, càng có thêm chiều sâu tính cách nhưng Đại Gia đã bỏ qua sự khắc họa, bỏ mất chiều sâu tính cách này. 

Lê Đức – Ngần là cặp vợ chồng vật chất, thân xác. Khi thân xác Lê Đức vô dụng với bà Ngần béo tốt ở tuổi hồi xuân, bà phải lấy thân xác của anh lái xe tên Phi trẻ trung thay thế. Nhưng chỉ đến khi Phi được bà Ngần lôi đi theo trong cuộc chạy trốn ra nước ngoài, người đọc mới biết về sự tan vỡ của gia đình Lê Đức, mới biết thoáng qua về mối quan hệ hoàn toàn bản năng, sinh vật Ngần – Phi. Một cơ hội để khắc họa con người sinh vật, khắc họa tính cách hoang dã của một nhân vật quan trọng trong Đại Gia đã bị bỏ qua. Một cơ hội để lí giải về sự tan vỡ của gia đình, về sự vô nghĩa của cuộc sống chỉ biết có vật chất đã bị bỏ qua. 

Những cuộc tình trong Đại Gia đáng ra là chỗ sự sống động của cuộc đời tươi xanh tràn vào sau những lạnh lùng, nghiệt ngã, còn mất của Quyền – Tiền, lại là những trang viết khá khô khan, nhạt nhòa, hời hợt thường được kể vắn tắt bằng suy diễn, cảm nghĩ chứ không phải bằng trực tả làm mất đi vẻ tươi tắn của cuộc sống, sự chân thực của cuộc đời. Cuộc tình Lê Đức – Quỳnh được trích dẫn ở phần trên khi ngay trong lần đầu gặp Quỳnh, Lê Đức đã sập bẫy tình của Tấn Đạt là một dẫn chứng. Cuộc tình nào trong Đại Gia cũng chỉ đại khái, qua loa như vậy.

Người đọc nhận biết ngay vụ việc Tấn Đạt chiếm 500 hecta đất làm dự án khu đô thị Hà Vọng chính là vụ việc 500 hecta đất của người dân Văn Giang, Hưng Yên bị chiếm đoạt trong dự án Ecopark ở ngoài đời, vụ đổ bể thảm hại của dự án Oceanship trong Đại Gia chính là vụ Vinashin chấn động ở ngoài đời. Vì thế người đọc cũng biết rõ con người sinh vật Lê Đức trong Đại Gia là ai ở ngoài đời. 


Những vấn đề Đại Gia đặt ra chính là những vấn đề của xã hội Việt Nam hôm nay, một xã hội đầy bạo lực, mất tính người. Nêu thực trạng xã hội, Đại Gia còn lí giải nguyên nhân của thực trạng đó. Một thế lực đứng trên pháp luật đang thao túng xã hội Việt Nam. Thế lực đó không biết đến quyền con người, không biết đến những giá trị làm người của người dân mà chỉ biết có sự độc quyền thống trị xã hội của đảng cầm quyền. Nhưng khốn khổ thay, thế lực đứng trên cả pháp luật đó lại bị đồng tiền tội ác của những đại gia bất lương sai khiến, lại phải cúi đầu để cho những đại gia bất lương chăn dắt.