Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 31 tháng 12, 2015

Việt Nam phải trả 155.000 tỷ đồng nợ trong năm 2016

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, dự toán trả nợ, viện trợ sẽ ưu tiên trả các khoản nợ gốc, lãi vay nước ngoài đến hạn, còn các khoản vay trong nước sẽ trả đủ lãi và một phần nợ gốc.
Báo cáo trong hội nghị tổng kết của Bộ Tài chính cho biết, dự toán thu cân đối ngân sách Nhà nước năm 2016 đã được Quốc hội thông qua là 1.014.500 tỷ đồng. Trong khi đó, dự toán chi lên tới 1.273.200 tỷ đồng.
Trả nợ hơn 155.000 tỷ trong năm 2016
Theo dự toán thu chi ngân sách, thu nội địa năm 2016 có thể đạt 785.000 tỷ đồng. Trên cơ sở sản lượng dầu thô là 14,02 triệu tấn, và giá dự kiến 60 USD một thùng, xuất khẩu dầu thô năm 2016 có thể thu về 54.500 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng, giá xăng dầu hiện nay chỉ còn ở mức 35-36 USD một thùng, nên kịch bản có thể phải tính tới việc giá dầu năm 2016 xuống tới mức 30 USD.
Việt Nam phải trả 155.000 tỷ đồng nợ trong năm 2016
Số tiền nợ cần trả trong năm 2016 là 155.000 tỷ đồng. Ảnh: Anh Tuấn.
Trong các khoản dự chi ngân sách năm tới, chi đầu tư phát triển vẫn chiếm tỷ trọng lớn với 254.950 tỷ đồng. Chi thường xuyên dự đạt 824.000 tỷ đồng. Riêng với chi trả nợ, viện trợ, mức dự toán là 155.100 tỷ đồng, trong đó đảm bảo trả đủ nợ gốc và lãi vay nước ngoài đến hạn. Còn với nợ nội địa, mức chi chỉ ưu tiên trả hết lãi và một phần nợ gốc, nhằm giảm mức vay đảo nợ.
Theo tính toán, quy mô thu ngân sách giai đoạn 2011-2015 bằng gần 2 lần giai đoạn 2006-2010 và bằng hơn 5 lần giai đoạn 2001-2005. Tỷ lệ huy động từ thuế, phí vào ngân sách bình quân khoảng 21% GDP, khá sát với Nghị quyết Quốc hội (không quá 22-23%GDP). Trong khi đó, tổng chi ngân sách 5 năm 2011-2015 ước xấp xỉ mục tiêu đã đặt ra, riêng năm 2015, mức chi tăng gần gấp đôi so với năm 2010 (tăng 70%).
Bộ Tài chính đánh giá, việc cắt giảm nhanh chính sách thu, cùng tăng chi lớn, nhiệm vụ cân đối ngân sách sẽ ngày càng khó khăn. Bội chi ngân sách được dự báo sẽ phải duy trì ở mức cao, trong khi dư nợ công tăng nhanh, đòi hỏi có giải pháp phù hợp để giảm dần trong giai đoạn tới.
Mỗi ngày thực hiện hơn 200 cuộc thanh tra
Báo cáo của Bộ Tài chính cho biết, trong năm 2015, thanh tra Bộ và các đơn vị chức năng đã tiến hành tới 75.600 cuộc thanh tra, kiểm tra trong các lĩnh vực quản lý, điều hành ngân sách, các quỹ tài chính, chứng khoán, bảo hiểm... Như vậy, trung bình, mỗi ngày cơ quan này thực hiện tới 200 cuộc thanh tra.
Tính đến tháng 12/2015, cơ quan Thuế thực hiện thanh tra, kiểm tra 68.000 doanh nghiệp, đạt 83,5% kế hoạch, tăng 8,5% so với năm 2014, tức là trunh bình mỗi ngày thanh tra khoảng 190 doanh nghiệp. Tổng số tăng thu qua thanh tra, kiểm tra (truy thu, truy hoàn, phạt...) 10.200 tỷ đồng, số tiền đã nộp ngân sách khoảng 7.000 tỷ đồng; giảm khấu trừ và giảm lỗ trên 20.700 tỷ đồng.
Trong năm 2015, cả nước có 94.700 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 26,6% về số doanh nghiệp và tăng 39,1% về số vốn đăng ký so với năm 2014. Số doanh nghiệp giải thể, chấm dứt hoạt động là 9.400 doanh nghiệp, giảm 0,4% so với năm 2014. Số doanh nghiệp đã tạm ngừng hoạt động, nay quay trở lại hoạt động là 21.500 doanh nghiệp, tăng 39,5% so với năm 2014.
Hạ Minh
 
NGuồn:  http://www.baomoi.com/Viet-Nam-phai-tra-155-000-ty-dong-no-trong-nam-2016/c/18335711.epi?utm_source=dapp&utm_medium=facebook&utm_campaign=share

Tin khó tin: 8 đời Bí thư, 8 đời Chủ tịch vẫn chưa xong một con đường chỉ có...1,5 km!

(LĐO) Đào Tuấn (Tổng hợp) 
Mr Ruồi đoạt giải cống hiến 2015 (HS Mớ)

Quá “xuất sắc”, một DN phải chịu 45 cuộc thanh kiểm tra trong một năm! Quá “phi mã”: Muốn có một đồng lợi nhuận, phải mất 0,72 đồng bôi trơn. Quá lãng mạn, Cựu TGĐ Agribank viết ngôn tình”: Một lần, 2 thanh niên đưa 50.000 USD qua cửa sổ ô tô.

Chào mừng các bạn đến với bản tin cuối cùng trong năm của chúng tôi
1. Chuyến du lịch hoành nhất hành tinh
Và tin khó tin hôm nay xin bắt đầu bằng một tin dễ tin. Trong 10 sự kiện VHTT và DL được coi là “tiêu biểu” 2015 thì cái Nhà Việt Nam- thật ra là cái gánh hàng xén - tại triển lãm Expo Milano 2015 đã bị loại khỏi top.
Tôi nghĩ nó vào được đề cử đã là một chuyện khó tin nhất quả đất rồi. Bởi trong khi đại đa số các nước bám chặt chủ đề lương thực và sự sống thì “Nhà Việt Nam” trưng bày những chiếc bình, lọ sơn mài, vài nhạc cụ cổ truyền... bên cạnh mớ thức ăn nhanh và quần áo “hàng chợ”.
 Cái gọi là “Trang phục dân tộc Việt Nam” được trưng bày ở Expo 2015. Ảnh TTO
Khắp nước Ý treo biểu ngữ này: The best of the world in a single place- Expo Milano (Những gì tốt nhất thế giới đều tập trung trong một chỗ duy nhất này- Expo Milano).
Hôm qua, có người đặt câu hỏi rằng: Liệu Việt Nam đã đem cái "tốt nhất", những người giỏi nhất, đến dự Expo này hay chưa?
Tôi nghĩ là rồi. Chẳng phải là họ đã mang đến Milano hình ảnh một nền văn hóa nhếch nhác tạp nham. Chẳng phải là họ đã chứng minh cho người Ý và cả thế giới thấy trong khi nghèo và nợ, chúng ta - mặt không đổi sắc- vẫn có những chuyến du lịch 60 tỉ để vài người dạo chơi nước Ý đó thôi.
Thế giới thán phục thì cũng kể như cũng coi là một cái được còn gì! Xem thêm tại đây
2. Đầu tàu hỏa là một ví dụ
Một thanh niên đã chọn con đường riêng mình bằng cách lao đầu vào tàu hỏa tự tử, thưa các bạn.
Thú thật, tôi quá day dứt, không phải vì cách lựa chọn con đường cuối của anh. Mà vì sự bế tắc đã đẩy người ta vào cái thế quẫn bách. Người thanh niên - một cử nhân đại học đã không tìm được việc làm sau khi ra trường. Anh mới lập gia đình nhưng không biết làm gì để giúp đỡ những người mình yêu thương.
Không biết bao nhiêu trong số gần 300.000 cử nhân thạc sĩ thất nghiệp đầy đường đang ngày ngày lẽo đẽo vác hồ sơ xin việc và ngắm những con tàu.
 Con đường của một cử nhân đại học thất nghiệp. Ảnh Vtc
Tôi chú ý đến một comment của bạn đọc, rằng có một thực tế là nhiều người đã đổ hết tiền bạc, công sức của bản thân và gia đình vào việc học hành nhưng không tìm nổi một việc làm. Đây là nỗi đau chung của cả một thế hệ chứ không riêng một cá nhân.
Có lẽ tỷ lệ những người được đào tạo, có trình độ phải kiếm sống bằng những công việc không phù hợp sẽ còn chưa dừng lại ở đây khi những công việc phù hợp đã được giao cho những kẻ bất tài nhưng có thế lực.
Một nền kinh tế là tăng trưởng hay không, suy cho cùng, vẫn phải là đảm bảo nhu cầu “được làm một người lương thiện”, được mưu cầu hạnh phúc tưởng như là tối thiểu của dân! Xem thêm tại đây
3. 45 cuộc kiểm tra mỗi năm
Nhưng mưu cầu sao được! Nhưng lương thiện chính đáng sao nổi khi hơn 70.000 doanh nghiệp, tức là hơn 12%- phải khai tử trong năm 2015 được xem như là chuyện bình thường. Được đem so sánh với 30% ở New Dealand hay 50% ở Anh Quốc (huống chi con số 30 hay 50% này là rất đáng ngờ!)
Hôm qua, có một câu hỏi đặt ra. Vì sao gần như tuyệt đại đa số biết thế nào là liêm chính, mà họ vẫn phải sống không liêm chính với những chạy chọt, luật lá, phong bì, bôi trơn, đường vòng?
Câu trả lời, thật “xuất sắc”, là con số 45 cuộc thanh kiểm tra trong một năm mà một DN ở Quảng Bình phải chịu!
45 cuộc kiểm tra mỗi năm. Cứ hơn 1 tuần là 1 đoàn! Tôi nghĩ vị doanh nhân nọ “sinh ra trên trán đã có chữ nhẫn” mới chưa phát khùng!
Câu trả lời, là muốn có một đồng lợi nhuận, phải mất đến 0,72 đồng bôi trơn.
Nhìn từ cái chết của hơn 70 ngàn DN. Nhìn từ cái lý do “nhổ bọt, chửi thề” của vị giám đốc nọ, có lẽ, những bi kịch đường tàu có lẽ chưa dừng lại đâu!
Link cho mục này: Xem thêm tại đây 
Xem thêm tại đây 
Xem thêm tại đây 
4. Cởi ra - Ném vào
Trong khi đó, có những chuyện ngôn tình chịu không thấu.
Vụ tham nhũng tại Agribank có những tình tiết hay ho đẹp đẽ, giàu trí tưởng bở mà Kim Dao, Kim Dung cũng không thể tưởng tượng ra nổi.
Đây! Cựu TGĐ Agribank viết ngôn tình”: Một lần, chị H đi nước ngoài về biếu 1.000 USD. Một lần, khi đang đi trên đường thì nhận được điện thoại. 2 thanh nhiên sau đó đưa “quà” qua cửa sổ ôtô. Đếm lại thì thấy có 50.000 USD.
Tổng cộng, có 60.000 thôi chứ không phải là 300.000
Mà đấy, lỗi là tại bọn nó ném tiền vào ôtô đấy chứ.
5. Mần kiểu “nông dân”
Dạo này, sau những ca “điên”, lại có thêm những ca tâm thần sau khi… làm việc với công an.
Sự việc vừa xảy ra ở Tiền Giang. Đại ý, một thanh niên được “mời đến” trụ sở CA để lấy lời khai.
Không biết trong 8h đó, anh được nghe những câu chuyện hay ho cảm động nào mà bỗng nhiên thì lăn ra đất giãy đành đạch rồi co giật, rồi bất tỉnh!
Tôi đoán chắc nay mai CA sẽ giải thích anh này trúng gió!
Thấy bụng, cổ con mình có vết bầm tím như là… cạo gió, gia đình yêu cầu khám thương, và 7 tháng sau, giấy khám thương mới được cấp!
 Nạn nhân cho biết bị bắt phải cởi quần, cởi áo giữa đường. Ảnh Dân Trí
Vị trưởng CA huyện trả lời báo chí cũng có la mắng anh em công an giữ người suốt 7-8 tiếng đồng hồ không cho ăn uống, trong khi “lại bỏ đi uống rượu bia” là không được.
Tuy nhiên, đối với các vết thương gia đình tố do CA đánh thì ông bảo “Mình có thể nghi ngờ nhưng phải căn cứ vào chứng cứ. Kết luận giám định tỉ lệ giám định thương tích là 0% nên không xử lý”. Đại ý, thôi thì… anh em làm kiểu “nông dân”
Tóm lại, các cụ bảo rồi: Có mà kiện củ khoai. Chứng cứ đâu!
Phải uống thuốc tâm thần sau khi làm việc với công an. Ảnh PLO
Nhưng còn “kiểu nông dân”. Thế nào là kiểu nông dân, thưa các bạn? Xem thêm tại đây
6. Giải con ruồi trương
Họa sĩ Mớ, nhân sự cố trao nhầm vương miện tại Hoa hậu Hoàn vũ, có một biếm họa tuyệt vời về lễ trao giải “Cống hiến lớn 2015”.
Dù là năm mùi, nhưng anh Dê đương nhiên không ăn giải và không phải bàn ra tán vào nhiều, anh Ruồi ăn đứt giải này trong sự tâm phục khẩu phục của cử tọa.
Nhưng tôi nghĩ, ngoài cái giải “con ruồi trương” này cũng phải có thêm 2 giải phụ. Người đàn ông bán hàng giỏi nhất hành tinh, cho cái anh gì định bán chai nước có ruồi với giá 500 triệu đồng. Và giải nghề nguy hiểm cho các đại lý của Tân Hiệp Phát.
Hôm qua, nhạc sĩ Tuấn Khanh viết về những người khách ngoại ô vừa kéo ghế ngồi vừa kêu nước “Cho cái gì uống đi, cái gì cũng được miễn không phải là đồ của Tân Hiệp Phát”. Và cái anh chủ quán nhỏ tẹo ấy nói: “Thôi giã từ luôn cho khỏi phiền!
Đấy là một thái độ, hoặc một phản ứng khi “Từ 2011, công lý đã chìm ngập trong màu nước ngọt có ruồi”.
Con ruồi lên bìa báo TTC
Hôm qua, Cà Mau ra quyết định xử phạt 16,5 triệu đồng một đại lý của Tân Hiệp Phát vì lỗi không kho lạnh, không phương tiện khử trùng!
Bá đạo thật. Sao họ không phạt luôn lỗi không có màn chống ruồi cơ chứ!
Thế giới này tôi đã đi ngàn dặm. Còn có thể nhiều hơn cơ. Nhưng vì ruồi mà anh ruồi ngồi chăn ruồi nhà đá. Quả tôi chưa thấy bao giờ.
Con ruồi nếu có trở thành nhân vật của năm có lẽ, cũng chẳng có gì là lạ cả!
Link trong mục này: Xem thêm tại đây
Xem thêm tại đây 
Xem thêm tại đây 
7. Con số hôm nay: 8 đời Bí thư, 8 đời Chủ tịch vẫn chưa xong một con đường 1,5 km
Thưa các bạn, tin khó tin hôm nay xin dẫn ra một con số mà thú thật là tôi không biết bình luận thế nào cho phải đạo nữa.
Ở Thái Nguyên, một con đường dài 1,5 km sau 8 đời Bí thư, 8 đời Chủ tịch với 27 năm lập kế hoạch và thi công cho đến giờ vẫn chưa hoàn thành!
Bạn sẽ thấy trong bài báo nhỏ này vô số những chủ quan, khách quan. Nhưng tôi tin, nó chưa hoàn thành cũng là… đúng quy trình. Xem thêm tại đây
Nguồn: http://laodong.com.vn/tin-kho-tin/tin-kho-tin-8-doi-bi-thu-8-doi-chu-tich-van-chua-xong-mot-con-duong-chi-co15-km-411468.bld

Hùng hậu tiến sĩ, thế giới vẫn không rõ VN đang làm gì?

Hơn lúc nào hết, các nhà khoa học phải tiên phong, tăng cường hơn nữa đưa kết quả nghiên cứu của mình ra quốc tế thay vì cứ ngồi tận hưởng thành quả của thế giới.
Mới đây, phát biểu tại lễ  khởi động dự án Tổ hợp không gian khoa học tại Bình Định, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã có bài phát biểu ấn tượng, trong đó ông nhấn mạnh vai trò tiên phong của khoa học trong sự phát triển của một quốc gia[1]. Phó thủ tướng cũng nhấn mạnh “làm khoa học thì không chờ đợi, lưỡng lự”.
Có rất nhiều thông điệp ẩn chứa sau lời phát biểu súc tích này. Điều đó đặt ra nhiều vấn đề cho các nhà khoa học nói chung, các nhà khoa học xã hội nói riêng.
Khoa học vì cái gì?
Trong hình dung của không ít người, khoa học dường như là cái gì xa xôi, trừu tượng. Nhưng thực chất, khoa học xét cho đến cùng vẫn là để phục vụ cuộc sống của đại bộ phận nhân dân. Nó phải giúp họ có thêm nhận thức, công cụ, điều kiện, cơ hội cải thiện hiệu quả sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống. Chính vì thế, tính ứng dụng, khả thi, hiệu quả, bền vững của một công trình phải được coi là quan trọng hàng đầu.
Việc xác định những mục tiêu trên có ảnh hưởng quan trọng đến quá trình lựa chọn vấn đề, nội dung, phạm vi, phương pháp cho từng nghiên cứu cụ thể. Điều đáng buồn là những mục tiêu tưởng chừng như căn cốt, ai cũng biết này dường như đang bị lãng quên.
Không ít luận án, đề tài nghiên cứu cứ “đua” nhau chọn những vấn đề chung chung, sáo mòn, thiếu tích thực tế, không thể ứng dụng vào cuộc sống. Điều đó thể hiện ở thực trạng có nhiều đề tài khoa học phải “xếp ngăn kéo” dù cho Chính phủ dành ngân sách 3.000 tỷ đồng mỗi năm cho nghiên cứu khoa học[2].
Nếu đọc các luận án tiến sĩ, các báo cáo đề tài khoa học các cấp, người ta dễ nhận ra có riêng một chương để “bàn luận” và “kiến nghị”. Điều đáng nói là những kiến nghị đưa ra quá chung chung đến độ có thể sử dụng chúng cho nhiều luận án, báo cáo sau này. Hơn nữa, những kiến nghị này thường không được gửi đến địa chỉ cụ thể, cứ như thể tác giả đang kiến nghị với… chính bản thân.
khoa học, Phó Thủ tướng, Vũ Đức Đam, nghiên cứu, tiến sĩ, Ngân sách, bài báo khoa học, công bố quốc tế, sổ hưu
Khoa học xét cho đến cùng vẫn là để phục vụ cuộc sống của đại bộ phận nhân dân. Ảnh minh họa. Nguồn: Vnu.edu.vn
Khoa học phải làm ra tiền
Đúng là với KHXH, việc “lượng hóa” những đóng góp cụ thể cho xã hội không dễ, bởi chúng cần thời gian kiểm chứng. Đã có nghiên cứu chỉ được ghi nhận giá trị sau hàng chục năm. Đây là thực tế chung trên thế giới, không chỉ ở Việt Nam.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa họ được quyền sao nhãng trách nhiệm đối với khả năng ứng dụng từ các nghiên cứu của chính mình. Tiền ngân sách là tiền thuế của dân được dùng để chi trả cho nghiên cứu khoa học nhằm phục vụ lại cuộc sống chứ không phải để “xếp ngăn kéo” hay tô hồng lý lịch khoa học của ai đó.
Sự tham gia tích cực của các nhà khoa học vào dự án phát triển là vô cùng cần thiết. Nó vừa giúp cải thiện thu nhập cho họ, vừa giúp ích cho cộng đồng, đất nước. Điều đáng buồn là số lượng nhà khoa học tham gia vào nghiên cứu ứng dụng dạng này chưa nhiều. Nguyên nhân đa phần là do họ quá “kinh viện”, dẫn đến tình trạng “thừa chuyên gia, thiếu chất xám” như báo chí từng chỉ ra.
Các nhà khoa học cũng cần chủ động, tìm kiếm cơ hội hợp tác trong và ngoài nước  hay “chào hàng” thành quả nghiên cứu của mình tới khách hàng tiềm năng thay vì thụ động chờ đợi ngân sách từ nhà nước. Một nhà khoa học giỏi hiện nay phải biết tự tìm kiếm nhà tài trợ, đưa kết quả nghiên cứu của mình ra thị trường, chứ không chỉ đơn thuần giam mình trong thư viện, ngủ vùi trên những báo cáo phủ bụi cùng năm tháng.
Khoa học không có biên giới
Một nền khoa học phát triển nhất thiết phải được thế giới biết đến và cách cụ thể nhất là số lượng công trình in trên các tạp chí, nhà xuất bản có uy tín quốc tế. Thế nhưng, kết quả một cuộc điều tra cho thấy, trung bình một năm, các nhà khoa học nước ta chỉ có 345 công trình được in trên các tạp chí quốc tế, trong khi tỷ lệ bài được trích dẫn cũng rất thấp[3].
Đặt con số này bên cạnh “lực lượng” hùng hậu các tiến sỹ, các cơ sở nghiên cứu khoa học nước nhà người ta không thể không hỏi họ đang làm gì? Không khó để tìm nhiều vị đến lúc cầm sổ hưu vẫn chưa có nổi một công trình in ở nước ngoài dẫu rằng đã chủ trì, tham gia hàng chục đề tài, dự án…
Đứng ngoài xu thế hội nhập khiến chúng ta tụt hậu với nền khoa học chung của nhân loại, khiến bên ngoài cũng không hiểu ta đang làm gì, ở đâu. Hơn lúc nào hết, các nhà khoa học phải tiên phong, tăng cường hơn nữa đưa kết quả nghiên cứu của mình ra quốc tế thay vì cứ ngồi tận hưởng thành quả của thế giới. Có thế, họ mới phải nghiêm túc hơn với chất lượng nghiên cứu của bản thân.
Để khoa học không chờ đợi…
Ở chiều kích khác, Chính phủ cũng cần sớm dỡ bỏ các quy định không còn phù hợp liên quan đến giới hạn ngân sách, thủ tục thanh quyết toán, quy trình phê duyệt, giới hạn đối tượng, loại bỏ tiêu chí phẩm hàm hay tư tưởng bình quân chủ nghĩa…
Điều đó sẽ giúp các nhà khoa học đỡ phải nói dối trong việc hoàn thiện các thủ tục tài chính, hành chính như hiện nay[4]. Thêm vào đó, tính minh bạch, công bằng, hiệu quả, thực tế, thiết thực của các nghiên cứu khoa học sẽ được cải thiện, có đóng góp cụ thể, hữu hình vào sự phát triển, hội nhập của nước nhà.
Nếu cơ chế cứ buộc các nhà khoa học dàn hàng ngang cùng tiến, đi theo những lối mòn cũ kĩ, nền khoa học của chúng ta sẽ mãi chỉ lầm lũi đi bộ sau những bước chạy nước rút của các nền khoa học trên thế giới.
Nguyễn Công Thảo 
-------
[1] Khởi công Dự án Tổ hợp Không gian khoa học tại Bình Định, Dân trí, 20/07/2015. 
[2] 3.000 tỉ/năm cho nghiên cứu khoa học: Nhiều nghiên cứu... xếp xó, Thanh niên, 12/06/2015. 
[3] Nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học trong các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thủ đô, Nghiên cứu văn hóa số 6, huc.edu.vn.
[4] Khi nhà khoa học không còn phải nói dối, Tiền phong, 16/7/2015.
Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/251719/hung-hau-tien-si-the-gioi-van-khong-ro-vn-dang-lam-gi.html

Chủ tịch Sang ‘day dứt’ trước tham nhũng

Chủ tịch nước Việt Nam nói tham nhũng làm mất lòng tin của nhân dân và việc qui trách nhiệm cá nhân không rõ đang tạo ra bức xúc trong xã hội.
Trả lời phỏng vấn dành cho báo chí trong nước, Chủ tịch Sang nhận xét rằng thực trạng tham nhũng, lãng phí làm giảm hiệu quả đầu tư, giảm chất lượng công trình, làm hư hỏng cán bộ, làm mất lòng tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước.
Chủ tịch Trương Tấn Sang được TTXVN dẫn lời mô tả kỳ vọng đối với mục tiêu của Nghị quyết Trung ương 4 về một số vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng là phải ngăn chặn, đẩy lùi được tình trạng suy thoái, tiêu cực này.
Thực trạng suy thoái trong cái “bộ phận không nhỏ” được Chủ tịch Sang nhắc lại và ông cũng đề cập tới việc trách nhiệm tập thể và cá nhân có liên quan.
“Hiện nay, ở các cấp, các ngành, trách nhiệm tập thể nhìn chung là rõ, còn trách nhiệm cá nhân chưa rõ. Không chỉ trong công tác cán bộ mà nhiều lĩnh vực khác cũng vậy.
“Hạn chế hiện nay là cả trong chủ trương của Đảng, luật pháp, chính sách của Nhà nước, những quy định về trách nhiệm cá nhân còn chưa đầy đủ.
“Chính từ đó cho nên có chuyện gì xảy ra, ưu điểm thì dễ tìm còn khuyết điểm, trách nhiệm cá nhân tìm vô cùng khó. Còn có cả nguyên nhân là các cơ quan quản lý cán bộ không đánh giá đúng cán bộ, nể nang, né tránh. Phải sửa điều đó và thực hiện nghiêm túc các quy định khi đã ban hành” ông Sang nói.
Ông Trương Tấn Sang, người được giới quan sát đánh giá là “đối thủ” của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, từng dẫn chiếu tới ông Dũng với tên gọi “Đồng chí X” khi ông Dũng bị Bộ Chính trị bỏ phiếu nhất trí kỷ luật ông.
Tuy nhiên trong một bước được xem là ngoạn mục, Ban Chấp hành Trung ương, cơ quan quyền lực cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam đã bỏ phiếu không tán thành việc kỷ luật, dẫn tới việc Thủ tướng Dũng thậm chí còn đạt “phiếu tín nhiệm” cao khi được khảo sát sau đó.
Nguồn:  http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/12/151230_truongtansang_comment

Đừng để người bệnh tâm thần ứng cử Quốc hội

TTO - Nhiều đại biểu Đoàn đại biểu quốc hội TP.HCM đã dành thời gian thảo luận việc khám sức khỏe đại biểu tại buổi thảo luận dự án Luật bầu cử đại biểu Quốc hội chiều 5-11.

   Đại biểu quốc hội Trần Du Lịch - Ảnh: Việt Dũng
Đại biểu quốc hội Trần Du Lịch - Ảnh: Việt Dũng
"Tâm thần không ổn định sẽ khó lường"
Đại biểu Trần Du Lịch bắt đầu vấn đề này bằng đánh giá: “Tôi thấy tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội đơn giản quá, nếu cứ chung chung thế này thì một người mới từ bệnh viện tâm thần cũng ứng cử được”.
Ngay lúc đó, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM) xin cắt lời: “Tôi đề nghị ứng viên phải khám sức khỏe. Đặc biệt là sức khỏe tâm thần”.
Câu chuyện bàn về dự án luật này càng trở nên rôm rả khi đại biểu Trương Trọng Nghĩa đề nghị phải luật hóa về tiêu chuẩn sức khỏe và lý lịch tư pháp.
“Khám sức khỏe để ứng cử ĐBQH không phải như khám để thi bằng lái xe. Tôi để nghị phải trắc nghiệm về trình độ, thần kinh, tâm lý. Sau đó đạt chuẩn mới cho ứng cử” - đại biểu Nghĩa nói.
Lý giải cho quy định “ngặt nghèo” này, đại biểu Trương Trọng Nghĩa nói nhiệm kỳ Quốc hội 5 năm là rất dài. Nếu thần kinh, tâm thần không ổn định thì sẽ rất khó lường.
Ngoài vấn đề này, các đại biểu TP.HCM cũng đề nghị loại bỏ việc đi bầu giùm. Đại biểu Trần Du Lịch đề nghị người đi bầu phải trình thẻ cử tri và giấy tờ tùy thân chứng minh đó là mình. Tránh việc, sắp hết giờ bầu cử đi gõ cửa từng nhà, một người bầu chung cho cả xóm.
“99, 100% chẳng để làm gì nếu bầu giùm, bầu kém chất lượng”, đại biểu Trần Du Lịch nói.
Đại biểu Lê Đình Khanh (Hải Dương) đề xuất đối với đại biểu Quốc hội trước khi tham gia nghị trường phải có giấy khám sức khỏe, để làm sao chứng minh đại biểu đó có đủ điều kiện tham gia các hoạt động ở cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.
“Anh phải có đủ sức khỏe để ngồi trường kỳ khi thực hiện nhiệm vụ của mình chứ” - ông Khanh nói.
Cần có Hội đồng bầu cử quốc gia
Đại biểu Ngô Đức Mạnh (Phó Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại của Quốc hội) cho biết một trong những điểm mới của dự thảo Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND là quy định việc thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia.
Theo ông Mạnh, Hiến pháp cũng đã quy định Hội đồng bầu cử quốc gia là cơ quan do Quốc hội thành lập, có nhiệm vụ tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội, chỉ đạo, hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu HĐND các cấp. Đồng tình với việc thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia, tuy nhiên ông Mạnh băn khoăn dự thảo Luật chưa quy định rõ Hội đồng này hoạt động thường xuyên hay kiêm nhiệm?
“Theo tôi đã đến lúc chúng ta cần có một cơ quan bầu cử chuyên môn, độc lập. Có ý kiến nói là 5 năm chỉ bầu cử một lần, nếu thành lập cơ quan chuyên trách thì lãng phí. Tuy nhiên việc tổ chức bầu cử 5 năm một lần chỉ là một trong những nhiệm vụ của Hội đồng, ngoài ra Hội đồng còn có các nhiệm vụ khác” - ông Mạnh nói.
Ông Mạnh giải thích Hội đồng bầu cử quốc gia có nhiệm vụ chính là tổ chức bầu cử 5 năm một lần, ngoài ra hàng năm xuất hiện những đơn vị bầu cử bị khuyết đại biểu do nhiều nguyên nhân khác nhau, ví dụ như bị Quốc hội bãi miễn, không đủ sức khỏe để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đại biểu,… chính vì vậy cần có Hội đồng để đứng ra tổ chức bầu cử ở những đơn vị khuyết đại biểu.
Việc bầu cử bổ sung đó sẽ giúp cử tri ở các đơn vị khuyết đại biểu tiếp tục có người đại diện cho mình ở cơ quan dân cử, tạo sự công bằng giữa các đơn vị bầu cử.
Một lý do cần thiết khác có Hội đồng bầu cử quốc gia hoạt động chuyên trách theo ông Mạnh là để tuyên truyền thường xuyên cho cử tri về quyền bầu cử của mình.
Đại biểu Lê Đình Khanh (Hải Dương) cho rằng dự thảo Luật quy định số lượng thành viên Hội đồng bầu cử quốc gia từ 15-21 thành viên là hơi nhiều và khoảng cách rộng, chỉ nên từ 15-17 thành viên.
Đại biểu Nguyễn Thị Phúc (Bình Thuận) đề nghị tránh việc một ứng cử viên đại biểu Quốc hội phải “gánh” quá nhiều cơ cấu, vì “gánh” quá nhiều cơ cấu sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đại biểu.
Bà Trương Thị Mai (Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội) nói với đặc thù nước ta thì không thể không có việc cơ cấu đại biểu, nhưng phải quy định sao để cơ cấu chỉ là một trong những tiêu chí, trong cơ cấu đó phải lựa chọn người tốt nhất thì mới thỏa được yêu cầu của cử tri.
VIỄN SỰ - V.V.THÀNH
Nguồn:  http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20141105/dung-de-nguoi-benh-tam-than-ung-cu-quoc-hoi/667723.html

Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2015

Từ bi

Phạm Duy Hiển


HỒNG THỦY

(GDVN) - Muốn cứu rỗi bản thân và kẻ khác khỏi những khổ đau, phiền não trong cuộc đời này không thể thiếu sự cảm thông, lòng từ bi và thương xót

BBC News ngày 25/12 đưa tin, trong bài giảng cho các tín đồ Thiên Chúa dịp Giáng sinh năm nay, Đức Giáo hoàng Francis kêu gọi: "Chúng ta đang sống trong một xã hội đầy rẫy sự thờ ơ, nên càng phải thể hiện sự cảm thông, lòng từ bi và thương xót đồng loại".

Lời kêu gọi của người đứng đầu Vatican không chỉ mang ý nghĩa với 1,2 tỷ tín đồ của Tòa thánh, mà còn rất đáng để mỗi con người, mỗi nhà cầm quyền suy ngẫm để tìm ra lối thoát trong một xã hội ngày càng bất an bởi đe dọa của chủ nghĩa khủng bố, bạo động và khủng hoảng.

Đức Giáo hoàng Francis đã có bài giảng đầy ý nghĩa trong dịp lễ Giáng Sinh, ảnh: BBC.

Mở đường đối thoại

Sự cảm thông, lòng từ bi và thương xót đồng loại là những giá trị hết sức tốt đẹp và nhân văn mà bất cứ tôn giáo chân chính nào cũng đều hướng tới.

Muốn cứu rỗi bản thân và kẻ khác khỏi những khổ đau, phiền não trong cuộc đời này không thể thiếu sự cảm thông, lòng từ bi và thương xót. Và tất nhiên, để làm được điều này ngoài lòng từ bi, con người cần có trí tuệ, bởi trí tuệ sáng suốt mới giúp ta tránh được sai lầm.

Trong bối cảnh các tổ chức khủng bố, cực đoan đội lốt tôn giáo, đặc biệt là đội lốt Hồi giáo đang hoành hành và reo rắc khổ đau, sợ hãi khắp thế giới, rất cần những tiếng nói của người trong cuộc bảo vệ sự trong sáng của đạo Hồi.

Điều tốt đẹp này đã xảy ra. Theo đài VOA ngày 22/12, một nhóm người Hồi giáo Kenya đi trên một chiếc xe bus bị những tay súng Hồi giáo cực đoan phục kích, đã bất chấp nguy hiểm tính mạng để bảo vệ những hành khách khác theo đạo Thiên Chúa bằng cách từ chối làm theo đòi hỏi của những tên khủng bố.

Những hành khách đạo Hồi đã đưa khăn trùm đầu của mình cho những người không theo đạo Hồi trên xe bus gặp nạn. Những kẻ khủng bố đã ra lệnh cho hành khách xuống xe và đứng thành hai nhóm, người theo đạo Hồi và người không theo đạo Hồi. Tuy nhiên không người nào tách ra khỏi đoàn và những kẻ khủng bố đã phải bỏ đi.

Người cởi chuông


Hồi giáo chân chính đang là nạn nhân của chủ nghĩa khủng bố, của những kẻ cuồng tín, cực đoan đội lốt đạo Hồi. Những giá trị nhân văn, tốt đẹp của đạo Hồi đang bị những kẻ đội lốt đạo Hồi đe dọa và hủy hoại.

Thế giới Hồi giáo cũng đã bắt tay vào hành động chống khủng bố với việc ngày 14/12 vừa qua tại Riaydh, Saudi Arabia thành lập Liên minh quân sự Hồi giáo chống khủng bố gồm 34 nước. Họ ra tuyên bố chung kêu gọi đoàn kết các nước theo đạo Hồi đoàn kết lại, chống chủ nghĩa khủng bố đội lốt đạo Hồi.

Liên minh này khẳng định họ có nhiệm vụ bảo vệ các quốc gia Hồi giáo khỏi sự đe dọa của tất cả các nhóm khủng bố và các tổ chức giáo phái nào trên thế giới tạo điều kiện và nuôi dưỡng khủng bố để chúng có thể thực hiện những hành động tấn công giết chóc vào những người dân vô tội trên trái đất.
Những kẻ khủng bố đội lốt Hồi giáo thuộc tổ chức ISIS phải chăng cũng là những con bệnh cần được trị liệu?

Tuy nhiên, nếu chỉ bằng súng đạn, e rằng khó có thể chặn đứng được các thế lực khủng bố đội lốt Hồi giáo. Bởi lẽ Mỹ, Nga, các nước châu Âu và cả thế giới Ả Rập đâu thiếu gì bom đạn.

Hàng tấn bom đạn, tên lửa đã nã xuống những thành phố, làng mạc ở Iraq và Syria, những nơi được cho là chỗ ẩn náu của ISIS, nhưng cho đến nay thắng bại vẫn bất phân. Trong khi đó hàng trăm ngàn người dân hai quốc gia này đã mất đi sinh mạng, người may mắn sống sót thì đang phải bán xới tha hương.

Kẻ cầm đầu tổ chức khủng bố khét tiếng ISIS, Abu Bakr al-Baghdadi, sinh năm 1971 tại Samarrra, Iraq. Trước năm 2003, trùm khủng bố này từng là nhà truyền giáo, giảng sư về luật hồi giáo ở tỉnh Diyala miền Trung Iraq.

Theo phân tích của tình báo Mỹ và Iraq, Abu Bakr al-Baghdadi có bằng tiến sĩ về nghiên cứu Hồi giáo ở một trường đại học tại Baghdad. Tiểu sử chính thức của Abu Bakr al-Baghdadi trên các diễn đàn "thánh chiến" tháng 7/2013 nói rằng người này có bằng cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ trong ngành nghiên cứu Hồi giáo từ Đại học Hồi giáo Baghda.

Nguyên nhân nào đã dẫn Abu Bakr al-Baghdadi tới con đường cực đoan, khủng bố khi là người rất am hiểu đạo Hồi? Trả lời câu hỏi này, có lẽ cần các nhà lãnh đạo tinh thần của thế giới Hồi giáo vào cuộc, để bảo vệ mình và cũng là bảo vệ sự trong sáng của đạo Hồi và hòa bình, ổn định cho nhân loại.

Muốn cởi chuông cần phải tìm người buộc chuông. Bom đạn có thể tiêu diệt được những kẻ khủng bố nhưng không thể tiêu diệt được tư tưởng khủng bố khi đói nghèo, bạo loạn, bất công, chiến tranh, kỳ thị phân biệt tôn giáo, chủng tộc vẫn tồn tại, chủ quyền lãnh thổ và độc lập của các nước nhỏ vẫn chỉ là con cờ của các nước lớn mà đứng sau là những tay lái súng quốc tế.

Thế giới Hồi giáo cần vào cuộc, đánh thức lương tri bằng chính những giá trị nhân văn cao cả của tôn giáo mình trong những người đang bị tư tưởng khủng bố cực đoan, cuồng tín điều khiển.

Và lãnh đạo các siêu cường, thay vì chỉ chăm chăm kéo máy bay ném bom, tên lửa hành trình, tàu chiến đến nước khác để trình diễn và tiếp thị vũ khí dưới vỏ bọc chống khủng bố, hãy hợp tác với thế giới Hồi giáo, chủ động đối thoại và lắng nghe, tấn công thẳng vào sào huyệt của tư tưởng khủng bố, chủ nghĩa khủng bố.

http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Tu-bi-post164398.gd

Hậu quả khủng khiếp của đại học "thầy đọc trò chép"


TT - Con số 225.000 người có trình độ đại học trở lên đang thất nghiệp, chiếm tới 20% số lao động thất nghiệp (Tuổi Trẻ 25-12) khiến nhiều người giật mình. 
Hàng trăm cử nhân nộp hồ sơ xin việc vào các công ty Đức tại ngày hội việc làm Đức 2015 ở TP.HCM - Ảnh: Hữu Khoa
Hàng trăm cử nhân nộp hồ sơ xin việc vào các công ty Đức tại ngày hội việc làm Đức 2015 ở TP.HCM - Ảnh: Hữu Khoa
​Thế nhưng trong mắt các doanh nghiệp thì đây là hậu quả tất yếu từ sai lầm của người học và của giáo dục đại học.
Tuổi Trẻ giới thiệu một số ý kiến của các doanh nghiệp dưới đây.
* Ông Cao Tiến Vị(tổng giám đốc Công ty cổ phần Giấy Sài Gòn):
Hậu quả của nền
 giáo dục “thầy đọc, trò chép”
Xu thế trong các ngành sản xuất công nghiệp hiện nay là tự động hóa ngày một nhiều để giảm thiểu nhân lực thừa. Và để vận hành được những cỗ máy tự động này, yếu tố con người lại vô cùng quan trọng.
Nhưng với ngành giấy, trước đây Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM hoặc ĐH Bách khoa có mở ngành giấy xenlulo, nhưng 6-7 năm nay đã không còn. Vì vậy muốn tuyển lao động cho ngành giấy, chúng tôi phải tuyển người học... ngành hóa, sau đó tự về đào tạo lại theo cách người cũ dạy cho người mới về kỹ thuật thực hành.
Còn kiến thức ngành thì chúng tôi mời người có phương pháp sư phạm về giảng dạy theo tài liệu do chính chúng tôi biên soạn cho các em. Nhìn vào cách tuyển dụng này, rõ ràng chúng tôi không những thiếu những kỹ sư chuyên ngành mà còn thiếu cả những công nhân, kỹ thuật đơn thuần vì không có trường đào tạo nghề cho các em.
Còn lý do dẫn đến con số cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp khiến nhiều người giật mình, theo tôi là do chúng ta đang có một nền giáo dục đại học “thầy đọc, trò chép”.
Hậu quả của kiểu giáo dục đại học này thật khủng khiếp: đã là cử nhân, thạc sĩ nhưng các bạn vẫn rất thiếu tự tin, không có sự sáng tạo, tư duy luôn bị động khi giải quyết và xử lý vấn đề.
Thực tế cho thấy nhiều nơi giảng dạy không đủ phương tiện, thiết bị cho sinh viên tiếp xúc, tìm hiểu nên sự trải nghiệm thực tế về môn các em theo học gần như chỉ là lý thuyết suông.
Điều này dẫn đến việc sinh viên chưa có được cơ hội hiểu cũng như tiếp cận được mô hình hoạt động, sản xuất thực thụ của một doanh nghiệp là như thế nào. Ngoài ra, cũng có một nguyên nhân không nhỏ là trong quá trình sinh viên đi thực tập thì việc thực hành đúng nghĩa có ích cho quá trình làm việc sau này chỉ mang tính hình thức.
Nhiều sinh viên có tâm lý miễn sao có đủ điểm để hoàn thành mục tiêu thực tập. Mà có tâm lý như vậy, tôi cho rằng là do các bạn đã chọn sai ngành, nghề học ngay từ đầu...
* Ông Phạm Phú Ngọc Trai(chủ tịch Công ty Tư vấn kinh doanh hội nhập toàn cầu - GIBC):
Kỹ năng quan trọng hơn kiến thức
Chỉ có khoảng 25-30% người đi xin việc làm có kỹ năng “mềm” đáp ứng ngay công việc của nhà tuyển dụng, trong khi hơn 70% gần như phải đào tạo lại.
Đó là con số thống kê chưa chính thức nhưng là phản hồi của hầu hết doanh nghiệp mà tôi tiếp xúc và có thể con số 20% cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp rơi vào nhóm này.
Có một thực tế trong các cuộc phỏng vấn tuyển dụng, đa số người được phỏng vấn đều khoe “tôi biết cái này, biết cái kia hay có bằng cấp này, bằng cấp kia...” nhưng điều cần nhất là “tôi sẽ áp dụng nó như thế nào để đóng góp cho doanh nghiệp” thì không ai nói được.
Tôi đánh giá rất cao những bạn trẻ dấn thân vào cộng đồng, tham gia công tác xã hội ngay khi còn trên ghế nhà trường vì việc này giúp người trẻ biết cách xử lý các tình huống, giải quyết vấn đề nảy sinh và phát triển được kỹ năng làm việc theo nhóm.
Đó là những tố chất quan trọng để phát triển một lao động giỏi. Người lao động đừng bao giờ hỏi mình có bao nhiêu kiến thức mà cần nhận biết mình đã chuyển những kiến thức đó thành giá trị lao động như thế nào.
Thực tế cho thấy doanh nghiệp thường hay kêu thiếu lao động lành nghề, chứ họ ít đề cập thiếu lao động có kiến thức. Hầu hết doanh nghiệp hiện nay khi tuyển dụng lao động đều đánh giá vào các kỹ năng cơ bản như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng tự chủ hay làm việc theo nhóm...
Kiến thức hay bằng cấp sẽ không quyết định được chất lượng người lao động vì kiến thức có thể cải thiện và bổ sung trong quá trình thực hành. Ngay trong công ty tôi, thỉnh thoảng tôi vẫn luân chuyển nhân viên qua các mảng khác nhau để tập cho họ tiếp xúc với các lĩnh vực mới, làm quen với kỹ năng xử lý tình huống.
Muốn thích nghi nhanh, người lao động phải hoàn thiện mình, có kiến thức thôi không đủ mà cần thể hiện thành năng suất nơi mình làm việc.
Chúng tôi cần thợ kỹ thuật
Công ty sản xuất của chúng tôi đang trên đà phát triển ổn định nên lúc nào cũng có nhu cầu nhân lực tốt, đặc biệt là nhân viên kỹ thuật.
Suốt một năm qua, tôi thường xuyên đăng tin trên mạng (chúng tôi hiện trả tiền cho hai trang web tuyển dụng hàng đầu để đạt hiệu quả cao hơn), nhờ người quen, đến các ngày hội việc làm, liên hệ với các trường kỹ thuật từ Cao Thắng, Tôn Đức Thắng, Công Thương, Phú Lâm đến Lilama Long Thành..., thậm chí tôi còn đến tận nơi để gặp các trường nhờ dán thông báo tuyển sinh với mức thu nhập thu hút.
Thế nhưng, phần lớn các trường đều trả lời là “các em vừa được các công ty khác lấy hết rồi”. Mặc dù lịch làm việc ở công ty dày đặc, tôi vẫn phải ghi chú trong nhật ký để đến ngày nào gọi lại cho trường gì với hi vọng tìm được vài em trong “mẻ” mới.
Nhưng kết quả thật đáng buồn, rất ít hồ sơ kỹ thuật có chất lượng nộp ngược vào công ty tôi. Và đến khi phỏng vấn được rồi thì kết quả thử tay nghề của các em tại xưởng lại không được tốt lắm, hoặc khi chính thức vào làm thì các em vẫn chưa phát huy những kiến thức đã được học.
Điều đáng suy nghĩ là cùng thời gian đó, chúng tôi cũng đăng tin trên mạng tuyển các vị trí văn phòng khác như kế toán, bán hàng, nhân sự và trung bình mỗi tin đăng tuyển chúng tôi có được ít nhất 200 hồ sơ nộp vào! Đặc biệt là vị trí kế toán, chỉ năm ngày sau khi đăng tin tuyển dụng, chúng tôi đã có trên 400 hồ sơ.
Sau khi lọc lại và phỏng vấn qua điện thoại, chúng tôi cũng chỉ lựa được chừng 10 em để tham gia phỏng vấn trực tiếp, cuối cùng cũng chỉ nhận một em xuất sắc và phù hợp nhất.
Trong những buổi phỏng vấn đó, vài em rất cần công việc và sẵn sàng làm bất cứ việc gì nên dẫu không còn nhu cầu tuyển dụng sau khi đã chọn được ứng viên thích hợp, chúng tôi cũng đành phải nhận vài em khác vào làm công nhân lao động.
Vì vậy hiện tại trong nhà máy chúng tôi có nhiều em tốt nghiệp đại học và cao đẳng kế toán, tài chính, nhân sự rất vui vẻ làm công nhân.
Tôi có nói chuyện với đối tác từ các công ty sản xuất, xây dựng khác về việc này và phần lớn trong số họ đều gặp phải vấn đề tương tự. Họ là những công ty rất cần thợ kỹ thuật, người có kỹ năng chuyên sâu hay kiến thức căn bản về kỹ thuật, và họ cũng đang gặp rất nhiều khó khăn trong 
tuyển dụng.
Thị trường nhân lực Việt Nam đúng là quá thừa nhưng vẫn quá thiếu.
HƯNG TRẦN (TP.HCM)
Nguồn: http://tuoitre.vn/tin/ban-doc/20151226/hau-qua-khung-khiep-cua-dai-hoc-thay-doc-tro-chep/1027468.html

Không chọn người “kiêu ngạo cộng sản” làm lãnh đạo

Đảng lãnh đạo đất nước, thực chất sự lãnh đạo này nằm trong tay những người có quyền lực cao nhất. Do đó, hiện tượng thiếu dân chủ độc tài, độc đoán dễ có thể xảy ra. Chính vì thế Đảng đề ra phải có phản biện xã hội.
LTS: Để đáp ứng yêu cầu của đông đảo bạn đọc, Tuần Việt Nam xin giới  thiệu lại nội dung cuộc giao lưu với ông Vũ Mão, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của QH và TS. Nguyễn Minh Phong, Phó ban Tuyên truyền và lý luận Báo Nhân Dân trước thềm Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ XII dự kiến diễn ra vào tháng 1/2016.
Kỳ 1: Tham nhũng được khuyến khích bởi công thần "tự diễn biến"
Dự thảo văn kiện Đại hội XII của Đảng đã nêu rõ cần tiếp tục hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN. Muốn vậy, trọng tâm hoàn thiện hệ thống pháp luật và thực thi pháp luật là gì khi mà hiện nay nhiều ý kiến đánh giá còn quá nhiều vấn đề tồn tại trong xây dựng và thực thi luật? (Nguyễn Văn Luyện, 46 tuổi, Hà Nội).
Ông Nguyễn Minh Phong: Quả thật đang còn tồn tại nhiều vấn đề và bất cập trong xây dựng và thực thi luật, gắn với bối cảnh chuyển đổi đặc thù của Việt Nam, với quá trình hội nhập quốc tế và đặc biệt với bối cảnh thế giới có nhiều phức tạp.
Cũng như bất kỳ một quốc gia nào khác, sự hoàn thiện và chất lượng của luật có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong định hướng, điều chỉnh, thúc đẩy và quản lý sự phát triển toàn diện của đất nước, cả về kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội và các quan hệ với bên ngoài...
Trọng tâm lớn nhất trong việc hoàn thiện và thực thi pháp luật là việc tiếp tục hoàn thiện Hiến pháp, kể cả Hiến pháp năm 2013, đồng thời thể hiện và luật hoá Hiến pháp thông qua hệ thống các luật định đầy đủ, đồng bộ, cụ thể và tiên tiến; trong đó, các luật cần nhiều hơn và đầy đặn hơn, sớm đi nhanh vào cuộc sống hơn; còn các nghị định và thông tư hướng dẫn không được chậm trễ, làm méo mó, thậm chí thu hẹp lại các nội dung của luật định, kiểu "trên mở - dưới thắt", đồng thời không được phép vô hiệu hoá luật và Hiến pháp. Số lượng và nội dung của các Nghị định và Thông tư cần thu nhỏ lại, trong khi Luật và Hiến pháp phải mở rộng và toàn diện hơn. Tất cả các quy định luật pháp phải mang tính pháp chế cao,  thống nhất và tuyệt đối không bị chi phối bởi bất kỳ ý chí cá nhân và "khẩu dụ" nào.
Hơn nữa, cần có sự phân công và kiểm soát cả ba quyền: Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp. Trong đó, làm rõ chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, khuôn khổ luật định và các chế tài cần thiết cho từng tổ chức cá nhân có trách nhiệm trong hệ thống quản lý Nhà nước.
Trong quá trình đó, cần thực hiện tốt việc lấy ý kiến phản biện, thẩm định, đánh giá tính hai mặt của sự tác động từ các luật định, chính sách Nhà nước, đã đang và sẽ ban hành. Nhận diện và sớm điều chỉnh những bất cập, kẽ hở, mặt trái trong các quy định, nhằm giải thiểu các tác động tiêu cực của luật pháp và sự lạm dụng các kẽ hở trong hệ thống luật pháp.
Một điểm nữa rất quan trọng là phải tuyên truyền rộng rãi, đảm bảo sự nhận thức đúng đắn, cách hiểu rõ ràng, một chiều các quy định của luật pháp; giảm thiểu tình trạng diễn đạt luật pháp tuỳ tiện theo nhiều cách nhằm trục lợi, cơ hội, hoặc vì mục tiêu lợi ích nhóm, cá nhân.
Để thực thực thi luật pháp nghiêm túc và có hiệu quả, cần thực hiện việc phân cấp và độc lập cần thiết đối với các hoạt động tư pháp; đảm bảo Viện kiểm sát và Toà án chỉ hoạt động tuân theo pháp luật. Bất kỳ một cá nhân nào đều không được phép đứng ngoài, đứng trên, ra lệnh cho pháp luật.
dân chủ, đại hội Đảng, cải cách
Ông Vũ Mão tại buổi giao lưu. Ảnh: Lê Anh Dũng
Ông Vũ Mão: Từ sau ĐH 6 của Đảng ta có đề cập nhiều tới việc xây dựng Nhà nước pháp quyền, đó là điều tốt và thể hiện trong ý thức của những người lãnh đạo có nhiều cố gắng nghiên cứu, tìm hiểu nội hàm của Nhà nước pháp quyền. Trong Dự thảo văn kiện có đề cập tới vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền nhưng chưa sâu sắc, còn thiếu về nội hàm.
Thực trạng hiện nay là luật còn thiếu rất nhiều, mới đáp ứng khoảng 50% số luật cần có. Nói cụ thể: ta có khoảng trên 300 luật, các nước trên thế giới có 1.500 - 2.000 luật, chứng tỏ ta còn phải tích cực xây dựng nhiều văn bản mới. Nhưng điều quan trọng hơn, các luật của ta hiện nay đa số là luật khung, do đó luật muốn vào cuộc sống phải chờ nhiều nghị định, thông tư hướng dẫn của các bộ.
Dự thảo văn kiện chưa làm rõ những thiếu sót này cũng như chưa đưa ra những giải pháp thiết thực, đây là vấn đề cần bổ sung trong dự thảo.
Đảng sẽ làm gì để đưa đất nước thoát khỏi phận nước nghèo, chuyển sang một giai đoạn phát triển mới? (Mỹ Hòa, Kiên Giang).
Ông Vũ Mão: 30 năm đổi mới là một chặng đường gian khổ nhưng cũng vinh quang. Toi cho rằng giai đoạn đầu của đổi mới là mạnh mẽ và mang lại nhiều kết quả. Nên lòng dân phấn chấn, tin tưởng ở sự lãnh đạo của Đảng. Bây giờ, tiến tới ĐH 12 này, ta phải tạo ra một không khí đổi mới, ít nhất bằng ngày ấy và với những nội dung ở tầm cao hơn nữa. Khẩu hiệu khi đó là Đổi mới hay là chết. Khẩu hiệu này đến nay vẫn còn nguyên vẹn giá trị, ý nghĩa.
Tôi cảm nhận không khí tiến tới ĐH 12 hiện còn trầm lắng quá. Vì vậy, ngay từ những ngày này, phải tạo ra một không khí mới. Có như vậy mới đưa nước ta thoát nghèo chuyển sang một giai đoạn phát triển mới và phải làm rất nhiều việc từ cơ chế, chính sách, pháp luật, tạo ra một không khí dân chủ nhiều hơn nữa để mỗi người dân, mỗi một đảng viên coi sự nghiệp cách mạng này là của chính mình.
Một điều khách quan không thể tránh, đồng thời là một điều lành mạnh trong một xã hội dân chủ tiến bộ, là những ý kiến khác, thậm chí đối lập với Đảng. Theo các ông, với tư cách là lực lượng duy nhất cầm quyền, Đảng đảng Cộng Sản Việt Nam nên ứng xử với các ý kiến này như thế nào? (Nguyễn Anh Tuấn, Hà Nội)
Ông Vũ Mão: Trong một xã hội dân chủ và tiến bộ, việc có nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí rất tâm huyết đóng góp vào việc xây dựng đất nước là rất cần thiết. Đảng ta phải khuyến khích những việc làm như thế. Công bằng mà nói, trong 30 năm đổi mới, việc lắng nghe ý kiến của cán bộ, Đảng viên và nhân dân có tiến bộ hơn trước nhưng chưa đủ mức cần thiết.
Con người ta dù ở cương vị nào thì một thói quen thường có là thích nghe những ý kiến thuận chiều, thích được ca ngợi và đề cao. Nhưng người xưa nói rằng "thuốc đắng giã tật" nghĩa là phải biết lắng nghe những ý kiến trái chiều, phải bình tâm, phân tích để tìm ra những khía cạnh tốt trong đó mà tiếp thu.
"Căn bệnh nguy hiểm nhất của những người lãnh đạo là kiêu ngạo cộng sản."
Lenin và chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn thường nói: Căn bệnh nguy hiểm nhất của những người lãnh đạo là kiêu ngạo cộng sản.
Trước đây, khi hoạt động cách mạng, những bậc tiền bối phải dựa vào, lắng nghe dân nên đã làm nên đã làm nên sự nghiệp cách mạng vẻ vang.
Còn bây giờ, Đảng là người lãnh đạo đất nước, xã hội, thực chất sự lãnh đạo này nằm trong tay những người có quyền lực cao nhất. Do đó, hiện tượng thiếu dân chủ độc tài, độc đoán dễ có thể xảy ra. Chúng ta không có đảng đối lập, có nghĩa ý kiến của lãnh đạo Đảng ta là duy nhất. Chính vì thế Đảng ta đã đề ra phải có phản biện xã hội. Nhưng chủ trương đó hiện nay chưa biến thành hiện thực vì chưa có cơ chế, luật pháp. Những người tâm huyết đóng góp ý kiến cũng không phải là ông Thánh, điều quan trọng người lãnh đạo phải biết lắng nghe, phân tích. Cái nào đúng thì tiếp thu, cái nào chưa đúng hay do chưa có thông tin đầy đủ thì phải có thông tin trở lại.
Điều đáng lưu ý là một số đồng chí đã từng kinh qua lãnh đạo nay cũng nhìn thấy có nhiều vấn đề trong Đảng và trong xã hội, nhiều người không nói nhưng trong lòng họ không vui. Có những người nói đôi khi mạnh mẽ quá, thậm chí cực đoan thì theo tôi trong những trường hợp ấy, chúng ta phải kiên trì đối thoại trên tinh thần đồng chí để tìm ra chân lý và tìm ra hướng đi phù hợp.
Thưa ông Vũ Mão, tôi rất tâm đắc với việc thi tuyển cán bộ vào vị trí lãnh đạo của bộ GTVT và tỉnh Quảng Ninh. Tại sao việc làm đó được xã hội hoan nghênh và ủng hộ để nhiều người có đức có tài, tuổi trẻ đầy nhiệt huyết được cạnh tranh công bằng vào các vị trí quan trọng cống hiến cho Đảng, cho Tổ quốc lại không được nhân rông ra các bộ ngành và địa phương? (Phạm Khoáng, 71 tuổi, Thái Bình).
Ông Vũ Mão: Việc thi tuyển cán bộ lãnh đạo của bộ GTVT cũng như của tỉnh Quảng Ninh là những tín hiệu rất tốt. Việc làm ấy thể hiện những người lãnh đạo của Bộ GTVT, tỉnh Quảng Ninh có tư duy đổi mới.
"Đảng là người lãnh đạo đất nước, xã hội, thực chất sự lãnh đạo này nằm trong tay những người có quyền lực cao nhất. Do đó, hiện tượng thiếu dân chủ độc tài, độc đoán dễ có thể xảy ra. Chúng ta không có đảng đối lập, có nghĩa ý kiến của lãnh đạo Đảng ta là duy nhất. Chính vì thế Đảng đã đề ra phải có phản biện xã hội."- Vũ Mão.
Tôi nghĩ rằng từ những hiện tượng ấy, những kinh nghiệm ấy, đáng lẽ lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước phải cho nghiên cứu tổng kết và nhân rộng ra. Hình như các đồng chí lãnh đạo còn bận nhiều công việc quá nên chưa quan tâm vấn đề này, nhưng thực ra, đây là vấn đề rất quan trọng. Tôi cũng đồng tình với độc giả Phạm Khoáng là phải kiên trì, phải đòi hỏi đất nước ta phải triển khai mạnh mẽ vấn đề này.
Trách nhiệm của Ban tổ chức các cấp của đảng, đặc biệt là Ban Tổ chức Trung ương khi lựa chọn, giới thiệu nhân sự lãnh đạo các cấp mà những nhân sự này đảm nhiệm các vị trí trong cơ quan chính quyền nhưng trình độ lãnh đạo, trình độ quản trị bộ máy của nhân sự đó yếu kém, để xảy ra tham nhũng, để mất đoàn kết nội bộ, cơ quan, tổ chức do người đó đứng đầu yếu kém? ví dụ như những bộ trưởng bị đánh giá là yếu kém thì trách nhiệm Ban tổ chức Trung ương tới đâu?
Người đứng đầu Ban tổ chức có chăng nên phải chịu sự chất vấn của đại biểu? 2. Bác Hồ từng nói phải làm trong sạch đội ngũ đảng viên, có kết nạp thì cũng phải có đào thải, vậy tại sao trong thời gian qua những cá nhân liên quan tới tham nhũng, mất đoàn kết, mất uy tín của đảng lại không bị khai trừ (nhất là đảng viên giữ vị trí cao), phải chăng cần phải thay dổi điều lệ đảng thì mới làm được hay phải thay đổi thủ tục, quy trình nào để loại bỏ được những kẻ sâu mọt vẫn mang thẻ đảng? Trung Quốc họ ngay lập tức khai trừ khi đảng viên bị điều tra và khẳng định là vi phạm kỷ luật đảng nghiêm trọng. (Lê Nam Thành, Khánh Hòa).
Ông Nguyễn Minh Phong: Ban tổ chức các cấp của đảng, đặc biệt là Ban Tổ chức Trung ương có nhiệm vụ, trách nhiệm lớn trong việc lựa chọn và giới thiệu nhân sự lãnh đạo các cấp. Những cán bộ - sản phẩm mà họ lựa chọn tiến cử, giới thiệu nếu có chất lượng thấp thì rất nguy hại lâu dài và khó đánh giá hết cho sự nghiệp chung và đơn vị mà cán bộ đó sẽ đảm nhiệm vị trí lãnh đạo.
Trên thực tế cho thấy, nhiều cơ quan còn nặng về tuân thủ "đúng quy trình", mà chưa quan tâm đầy đủ tới chất lượng cán bộ trong khi thực hiện quy trình này. Đặc biệt, đang còn thiếu những quy định liên đới trách nhiệm giữa những lãnh đạo các cơ quan tổ chức nhân sự với chất lượng nhân sự mà họ giới thiệu. Trong nhà máy, người công nhân làm ra sản phẩm sai thì bị phạt lỗi, thậm chí đuổi việc, vậy mà trong công tác nhân sự chưa có ai chịu trách nhiệm về các cán bộ - phế phẩm của quy trình công tác cán bộ.
Đặc biệt, công luận đang bức xúc và cảnh giác trước nguy cơ xuất hiện một bộ phận cán bộ được làm lãnh đạo nhờ tích cực chạy chức, chạy quyền, chạy ghế, sẵn sàng bỏ tiền chi phí "đầu vào", để hy vọng "hoàn vốn và thu lời" sau khi đắc cử, có chức có quyền. Hơn nữa, những người này sẽ chỉ bổ nhiệm những người lãnh đạo cấp dưới, trình độ thấp hơn mình, kéo theo hệ luỵ về xu hướng "lùn dần" về trình độ, năng lực và đạo đức trong một bộ phận lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Vì vậy, đẩy mạnh chống tham nhũng ngay trong công tác cán bộ phải là cội nguồn và trọng tâm trong chống tham nhũng, là giải pháp quan trọng hàng đầu của mọi giải pháp để tìm kiếm những người tài - đức đích thực, ngăn chặn những kẻ cơ hội, "con buôn" tiếp cận với quyền lực của Đảng và Nhà nước.
(Còn nữa)
Tuần Việt Nam
Nguồn:http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/279501/khong-chon-nguoi-kieu-ngao-cong-san-lam-lanh-dao.html

Trung Quốc muốn giúp làm đường sắt tốc độ cao Hà Nội - Lạng Sơn

Dân trí - Ông Trần Sỹ Thanh - Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn cho biết, chính quyền tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) đã ngỏ ý muốn giúp đỡ trong việc thu xếp vốn nếu ngành giao thông Việt Nam có chủ trương xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Lạng Sơn - Hà Nội.

Tàu khách Hà Nội - Lạng Sơn đang khai thác, thời gian chạy tàu trên tuyến là 3,5 tiếng
Tàu khách Hà Nội - Lạng Sơn đang khai thác, thời gian chạy tàu trên tuyến là 3,5 tiếng
Tại buổi làm việc giữa lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn và Bộ Giao thông Vận tải ngày 24/12, ông Trần Sỹ Thanh thông tin, phía Quảng Tây cho rằng đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn của Việt Nam đang khai thác đối với cả tàu khách và hàng hóa nên tốc độ không cao, hiệu quả chưa được như mong muốn.
“Tỉnh Quảng Tây đã đề xuất với về một tuyến đường sắt tốc độ cao chạy từ Lạng Sơn tới Hà Nội với tốc độ chạy tàu 200km/h. Tỉnh bạn cũng cho biết sẽ thu xếp vốn nếu dự án đường sắt tốc độ cao được cấp có thẩm quyền của Việt Nam chấp thuận” - ông Thanh cho hay.
Bí thư tỉnh Lạng Sơn đề nghị Bộ Giao thông vận tải lưu tâm, có chỉ đạo ngành đường sắt nghiên cứu về dự án và xem xét khả năng hiện thực trong khoảng 5 năm tới.
Tại buổi làm việc, ông Đới Sỹ Hưng - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam - cho biết tuyến tàu Hà Nội - Lạng Sơn có khổ tiêu chuẩn 1m435 là tuyến tàu hiện đại, rộng hơn khổ 1 mét của đường sắt Bắc Nam. Ngành đường sắt cũng đã đầu tư nâng cấp nên hiện thời gian chạy tàu đã được rút ngắn còn khoảng 3,5 tiếng từ Hà Nội đi Lạng Sơn, đầu năm 2016 tới sẽ tiếp tục được rút ngắn thêm 30 phút nữa.
Ông Hưng cũng cho biết đơn vị này đã có kế hoạch nâng cấp ga Đồng Đăng của Lạng Sơn đạt tiêu chuẩn hạng nhất để xứng tàu với tiêu chí của ga quốc tế trong năm 2016, nhằm phục vụ tốt hơn cho du khách các tuyến tàu liên vận giữa Hà Nội và Nam Ninh (thủ phủ tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc).
Châu Như Quỳnh
Nguồn: http://dantri.com.vn/xa-hoi/trung-quoc-muon-giup-lam-duong-sat-toc-do-cao-ha-noi-lang-son-20151225161457887.htm?mobile=true

Tin tức có hại cho bạn – Từ bỏ thói quen đọc chúng khiến bạn hạnh phúc hơn

Trong vài thập kỷ qua, những người có cuộc sống khá giả trong xã hội phương Tây đã bắt đầu nhận ra sự nguy hại của việc tiêu thụ thực phẩm bừa bãi: chúng gây ra các bệnh béo phì, tiểu đường… Riêng ở Mỹ, hơn 1/3 dân số mắc bệnh béo phì. Nó đã trở thành vấn nạn nhức nhối với những người dân không chỉ ở Mỹ mà còn ở các nước phát triển nói chung. Họ đã bắt đầu khắt khe hơn với vấn đề thực phẩm và cố gắng thay đổi chế độ ăn uống của mình : quan tâm xem hàng ngày mình ăn gì, loại thức ăn đó chứa nhiều đường không, chứa bao nhiêu kcal… Ở 1 khía cạnh khác, chúng ta cũng đang sống ở trong thời kỳ quá dư thừa về thông tin, nhưng hầu hết chúng ta chưa hiểu về hệ quả của việc dư thừa đó với tâm trí của mình. Thực sự thì ảnh hưởng của tin tức đối với tư duy cũng tương đồng với ảnh hưởng của chất đường đối với cơ thể. Chúng đều dễ “tiêu hóa”. Truyền thông cho chúng ta ăn từng mẩu “tin tức bọc đường” nho nhỏ, chẳng gây ra ảnh hưởng nguy hại gì nhãn tiền để ta có thể ngay lập tức nhận ra, và ta dễ dàng phớt lờ và tiếp tục nuốt chúng. Tiêu hóa từng mẩu nhỏ một, ta sẽ chẳng có cảm giác chán ăn hay bội thực. Điều đó khác xa với việc đọc những cuốn sách hoặc các bài viết dài trên tạp chí, nơi hàm lượng thông tin đậm đặc. Chúng ta có thể tiêu thụ một số lượng vô hạn của các mẩu tin vắn, và đó giống như là những viên kẹo dành cho trí não. Hôm nay, chúng ta đã đạt đến kết quả tương đồng với cái chúng ta đã đến cách đây 20 năm trong lĩnh vực thực phẩm. Chúng ta bắt đầu nhận ra rằng tiêu thụ thông tin không đúng cách có thể độc hại thế nào.
Tin tức gây lệch lạc
Lấy ví dụ sự kiện sau đây (mượn từ Nassim Taleb). Một chiếc xe lái qua một cây cầu, và cây cầu sập. Giới truyền thông tập trung vào điều gì? Xe. Người trong xe. Nơi ông ta đến. Nơi ông dự định đi . Trải nghiệm ông đã phải trải qua trong vụ tai nạn (nếu còn sống). Nhưng tất cả chúng chẳng đáng để chúng ta phải bận tâm nhiều. Thế thì cái gì đáng để bận tâm? Đó là tại sao câu cầy sập, đó mới chính là mối nguy hiểm tiềm tàng, có thể đang ẩn nấp trong các cây cầu khác nữa. Chiếc xe ấy hào nhoáng, nó gây ấn tượng cảm xúc mạnh, và nhân vật chính là một con người chứ không phải một vật vô tri khác. Thế nhưng điều quan trọng nhất đó chính là việc khai thác khía cạnh đó để đưa tin nhàn và tốn ít chi phí hơn nhiều so với việc đi phân tích các cây cầu. Tin tức làm chúng ta bị lệch lạc hoàn toàn trong việc đánh giá cái gì là nguy hại và cái gì thì không. Chủ nghĩa khủng bố bị phóng đại thái quá. Stress do làm việc quá sức thì bị xem nhẹ. Ảnh hưởng của sự sụp đổ của các ngân hàng lớn thì bị thổi phồng. Trách nhiệm của những nhà dự báo kinh tế thì bị chẳng được nhắc đến. Người ta xem trọng phi hành gia quá mức. Còn y tá thì bị đánh giá thấp. Danh sách cứ tiếp diễn mãi như vậy. Bạn có nghĩ ra trong những tin tức mà giới truyền thông VN khai thác và mổ xẻ thời gian gần đây, cái gì bị thổi phồng quá mức mà những thông tin quan trọng khác bị phớt lờ không? Cứu nạn máy bay Malaysia gặp nạn? Vụ Huyền Chíp? Hôi của? Chúng ta thường thiếu lý trí, sự bình tâm và dễ dàng bị truyền thông dắt mũi. Chứng kiến trực tiếp một vụ tai nạn máy bay trên truyền hình sẽ thay đổi thái độ của bạn đối với chính rủi ro đó, bất kể một thực tế đã được chứng mình rằng xác suất thực sự của việc rơi máy bay là cực nhỏ, và nó là phương tiện giao thông an toàn hơn ô tô, tàu hỏa rất nhiều. Nếu bạn đang nghĩ rằng ý tưởng tin tức có thể ảnh hưởng đến tư duy và thái độ của mình thật buồn cười, rằng mình hoàn toàn có thể đọc nó mà không bị nó tác động hay làm cho mình bị lệch lạc đi thì bạn đã lầm to. Những ông chủ ngân hàng và các nhà kinh tế học, những người mà đáng lý quyết định của mình phải dựa trên lý trí và các bằng chứng thực tế thay vì xu hướng của đám đông hay sự nhảy nhót nhất thời của giá cả đã cho thấy rằng con người hành động dựa trên cảm tính nhiều thế nào và ít dùng lý trí ra sao. Aritxtốt từng nói rằng để một tâm trí có thể ngắm nghía, thưởng ngoạn một ý kiến, một quan điểm mà không phải chấp nhận, không phải tin vào nó đòi hỏi một sự giáo dục rất lớn. Vậy nếu bạn không có khả năng nhìn được tổng thể, đa chiều ở một sự kiện mình chưa hiểu thực sự rõ và không muốn để truyền thông dắt mũi, bạn phải làm gì? Giải pháp đơn giản nhất đó chính là cắt bỏ hoàn toàn khỏi việc tiêu thụ tin tức.
Tin tức ít có giá trị
Trong số 10 nghìn tin tức bạn đã đọc trong vòng 12 tháng trở lại đây, hãy thử kể tên điều gì đã thực sự giúp bạn tư duy tốt hơn, ra quyết định khiến cho cuộc sống của bạn tốt hơn, sự nghiệp của bạn tốt hơn? “Có đọc có hơn” là một sự lừa mị to lớn. Nếu bạn là một người thực tế, hãy để kết quả ngoài cuộc sống là câu trả lời chính xác nhất, chứ đừng là một tư duy đầy cảm tính và phổ biến sau đây : “Đọc báo không có lợi ở mặt này thì có lợi ở mặt khác, chưa phải bây giờ thì là sau này”. Như đã nói, con người không lý trí như mình nghĩ, và thực sự ít người có thể giỏi trong kiểu tư duy được-mất đó. Phần lớn bạn sẽ rơi vào nhóm những người bị mất hơn là được. Mọi người càng gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tìm ra cái gì thực sự phù hợp cho bản thân mình, hay lớn hơn là kiểu tư duy của mình có còn phù hợp với xã hội ngày nay, với thời đại hiện giờ nữa hay không? Các tập đoàn truyền thông đưa cho bạn một giải pháp giản đơn cho câu hỏi đó : càng cập nhật những thông tin mới nhất, hiểu biết mới nhất về thế giới sẽ tạo cho bạn một lợi thế cạnh tranh to lớn so với người khác. Thế nhưng thực sự thì điều gì phù hợp với con người bạn mới giúp bạn đi đúng hướng, những điều mới nhất nhưng khiến cho bạn đi lệch khỏi bản chất của bạn chỉ tổ khiến cho bạn tốn thời gian vô ích. Tin tức không phù hợp chỉ tăng thêm tính bất lợi cho bạn mà thôi. Càng ít tiêu thụ chúng càng tốt cho bạn hơn. image
Tin tức không cho bạn biết được điều gì đang thực sự diễn ra
Các mẩu tin là những cái bong bóng nhỏ nổ trên bề mặt chứ không cho bạn biết được điều gì đang tạo ra những bong bóng kia ở sâu bên dưới những gì bạn có thể nhìn thấy. Thu thập những mẩu dữ kiện đó có thể giúp bạn hiểu cách thế giới vận hành? Đáng buồn là không phải vậy. Những điều đang vận hành thế giới hay thay đổi thế giới này là những trào lưu, là những vận động ở dạng ngầm ẩn mà các nhà báo khó mà có thể phát hiện ra được. Hãy nghĩ về những phát minh đã làm thay đổi thế giới. Trước khi chúng trở thành sự thật, trở thành một thế lực khiến giới truyền thông quan tâm đến là cả một thời kỳ dài tích lũy, nghiên cứu và phát triển trong âm thầm. Bill Gates bắt đầu được báo chí để mắt khi ông ở tầm tuổi 30, nhưng thực sự ông đã bắt đầu lập trình từ khi ông 13 tuổi. Nói cách khác một tài năng được thành hình trong lặng lẽ trong hai chục năm. Sẽ phải đòi hỏi một năng lực siêu phàm thì các nhà báo mới có thể phát hiện ra được những tài năng, những trào lưu đột phá đang âm thầm phát triển xung quanh họ. Thêm nữa, đó cũng chẳng phải việc nhà báo được trả lương phải làm. Báo chí và tin tức sẽ chỉ cho bạn biết thêm thông tin về những ai đã nổi tiếng, đã thành công mà thôi. Bạn càng tiêu hóa nhiều mẩu tin tức vụn vặt kiểu đó, bạn càng có ít hiểu biết về bức tranh toàn cảnh của vấn đề. Nếu như nhiều thông tin hơn sẽ dẫn đến thành công cao hơn trong cuộc sống thì chắc hẳn những nhà báo, những học giả hay những người giao dịch chứng khoán hay những người đọc tin tức nhiều nói chung sẽ là những người giàu có và quyền lực nhất trong xã hội. Thực tế thì khác xa như vậy.
Tin tức độc hại đối với cơ thể của bạn.
Nó liên tục kích hoạt hệ viền (limbic system) thuộc não bộ . Những câu chuyện đáng sợ thúc đẩy việc phát tán của các dòng của glucocorticoid (cortisol) . Điều này làm nhiễu loạn hệ thống miễn dịch của bạn và ức chế sự phát tán của các hormone tăng trưởng . Nói cách khác, cơ thể sẽ gặp phải tình trạng căng thẳng mãn tính (chronic stress). Các mức độ glucocorticoid cao khiến cho tiêu hóa trục trặc, xương và tóc gặp trục trặc trong khả năng phát triển và tình trạng mẫn cảm với bệnh truyền nhiễm. Các tác dụng phụ có thể bao gồm sợ hãi, hung hăng, và thiếu nhạy cảm.
Tin tức làm tăng nhận thức lỗi.
Tin tức nuôi dưỡng mầm mống của một loại lỗi nhận thức phổ biến : sự củng cố thành kiến (confirmation bias). Nói như Warren Buffett: “Những gì con người làm tốt nhất là giải thích tất cả các thông tin mới làm sao cho các kết luận trước đó của họ vẫn chính xác.” Tin tức chỉ liên tục khiến bạn tin thêm vào những gì bạn đã biết trước đó. Điều đó khiến cho bạn trở nên tự tin thái quá, chấp nhận những rủi ro ngu ngốc và đánh giá sai lệch các cơ hội. Hiện nay trên báo chí đầy rẫy những suy luận, gán ghép hết sức chủ quan và sai lệch. Nó đôi khi còn được ngụy trang bằng những gợi ý nho nhỏ, bạn nên suy nghĩ thế này, nên suy luận thế kia. Các bạn có quen thuộc với những câu chữ suy luận dạng “Công ty phá sản vì X…” “Thế giới được thay đổi bởi Y…” trong khi hoàn toàn thiếu những chứng cứ thuyết phục. Tôi đã thực sự chán ngấy khi đọc những bài báo đưa tin về 1 sự kiện diễn ra ngắn ngủn đi kèm với 1 nhận định đầy chủ quan và nguy hiểm ở cuối bài rồi. Các bạn chắc hẳn cũng chẳng xa lạ gì với điều kể trên, vậy tại sao vẫn tiếp tay cho chúng bằng việc tiếp tục đọc những tin tức kiểu đó, những tờ báo kiểu đó?
Tin tức ức chế suy nghĩ
Suy nghĩ đòi hỏi sự tập trung. Muốn tập trung được bạn cần thời gian không bị gián đoạn. Tin tức được thiết kế đặc biệt để gây sao nhãng, cản trở việc tư duy của bạn. Tin tức làm cho tư tưởng của chúng ta trở nên nông cạn. Nhưng tin tức còn tồi tệ hơn cho khả năng ghi nhớ của bạn. Có hai loại bộ nhớ : ngắn hạn và dài hạn. Khả năng của bộ nhớ dài hạn (long-range memory) là gần như vô hạn, nhưng bộ nhớ ngắn hạn (working memory) có giới hạn rất nhỏ. Đường đi từ trí nhớ ngắn hạn đến trí nhớ dài hạn là một nút thắt cổ chai của quá trình tư duy, nhưng bất cứ điều gì bạn muốn hiểu và ghi nhớ đều phải đi qua. Bởi vì tin tức nhồi vào trí nhớ ngắn hạn quá nhiều thông tin, khiến nó trở nên quá tải, ta sẽ chẳng nhớ và hiểu nổi thông tin nào một cách đầy đủ và tường tận. Tin tức trực tuyến thậm chí còn tệ hơn. Trong một nghiên cứu năm 2001, hai học giả Canada cho thấy khả năng hiểu giảm khi số lượng các siêu liên kết (hyperlink) trong một tài liệu tăng lên. Tại sao vậy? Bởi vì bất cứ khi nào một liên kết xuất hiện, bộ não của bạn phải chia sẻ một ít trí năng của mình để phán đoán xem có click hay không. Nói cách khác báo chí và tin tức là một hệ thống được tạo nên với mục đích làm phân mảnh và rời rạc sự tập trung cũng như tư duy của bạn : Đọc mỗi thứ một tí, chỗ này một ít, chỗ kia một tẹo.
Tin tức thay đổi cấu trúc bộ não
Khi đã theo dõi một chủ đề nào đó, ta sẽ có xu hướng tìm đọc và cập nhật những diễn biến mới của câu chuyện đó. Hình ảnh một người đăng một post lên Facebook và refresh liên tục để xem có ai like hay bình luận gì không có quen thuộc với bạn không? Cảm giác chờ đợi thứ đó gì đó mới kiểu vậy không khác mấy cảm giác khi chúng ta nghiện thứ gì đó : thuốc lá, rượu, cờ bạc, ma túy… Trước kia các nhà khoa học nghĩ rằng cấu trúc vật lý của bộ não từ lúc trưởng thành cho tới lúc chết là không thay đổi , tuy nhiên điều này đã được khẳng định là không đúng. Bộ não người, kể cả những người trưởng thành đều rất mềm dẻo và dễ thay đổi. Nơron liên tục cắt đứt các kết nối cũ để hình thành nên các kết nối với nơron mới và cấu trúc vật lý của bộ não cũng như thói quen tư duy của chúng ta sẽ thay đổi theo. Càng nghiện thứ gì, thứ đó lại càng trở thành thói quen ưa thích, cách tư duy ưa thích của chúng ta. Ngày nay một vấn nạn dễ thấy đó là khả năng mất tập trung và khó tiêu hóa nổi những bài viết dài. Chỉ sau 5-10 phút đọc là chúng ta không thể tập trung để đọc tiếp được nữa, trong số đó có cả những người trước kia đã từng là độc giả trung thành của những quyển sách dày. Cấu trúc bộ não của họ đơn giản là đã bị thay đổi vì thói quen đọc báo.
Tin tức làm tốn thời gian vô ích
Nếu bạn đọc báo 15 phút mỗi buổi sáng, bạn sẽ lại tiếp tục tìm kiếm những tờ báo trong 15 phút buổi trưa, và chốc chốc mỗi 5 phút bạn lại thấy mình lên các tờ báo để tìm kiếm những thông tin mới. Cuối cùng bạn mất cả đống thời gian để tìm xem có gì mới hơn trên các tờ báo nữa hay không. Thời đại ngày nay, thông tin không còn là một thứ thiếu thốn nữa, nhưng sự tập trung thì có. Thông tin là vô hạn, nhưng thời gian của bạn thì luôn luôn là hữu hạn. Bạn sẽ chẳng bao giờ tiêu tốn một cách vô trách nhiệm với những thứ quan trọng khác như tiền bạc, sức khỏe hay danh tiếng của mình. Vậy tại sao lại hành xử thiếu trách nhiệm như vậy với thời gian và tâm trí đến vậy?
Tin tức giết chết sự sáng tạo.
Cuối cùng, những điều chúng ta đã biết hạn chế sự sáng tạo của chúng ta. Đây là một lý do khiến các nhà toán học, nhà văn, nhà soạn nhạc và doanh nhân thường tạo ra các tác phẩm sáng tạo nhất của họ khi còn trẻ. Bộ não của họ được hưởng một không gian rộng rãi và không bị chiếm chật ních bởi những thứ vô bổ, điều chẳng giúp ích gì trong việc kích thích họ sản xuất những ý tưởng mới lạ. Tôi không biết một tâm trí thật sự sáng tạo nào như nhà văn, nhà soạn nhạc, nhà toán học, bác sĩ, nhà khoa học, nhạc sĩ, nhà thiết kế, kiến trúc sư hoặc họa sĩ mà lại là một người nghiện tin tức. Mặt khác, tôi biết một loạt các tâm trí độc ác không sáng tạo, những người tiêu thụ tin tức như thuốc phiện. Nếu bạn muốn đưa ra các giải pháp cũ, hãy đọc tin tức. Nếu bạn đang tìm kiếm những giải pháp mới, đừng đọc. Xã hội cần báo chí – nhưng theo một cách khác. Báo chí điều tra luôn luôn là cần thiết, để phơi bày những sự thật được che dấu mà chúng ta chưa được biết. Nó cũng đưa cho chúng ta biết về các chính sách mà các tổ chức, định chế quan trọng của xã hội đang thực thi. Nhưng các mẩu tin ngắn sẽ chẳng có giá trị gì. Các bài phân tích dài và các cuốn sách chi tiết là đủ cho chúng ta và một xã hội dân chủ có thể vận hành tốt. Tôi đã trải qua bốn năm mà không có tin tức, vì vậy tôi có thể nhìn thấy, cảm nhận và tường thuật những tác động của nó một cách trực tiếp và chân thực. Tâm trí cũng như cuộc sống của tôi ít gián đoạn hơn, ít lo lắng hơn, suy nghĩ sâu sắc hơn, nhiều thời gian hơn, nhiều hiểu biết thực tế hơn. Từ bỏ việc đọc tin tức không phải dễ dàng, nhưng nó đáng giá.
Elnino dịch
Nguồn: The Guardian
Nguồn dịch: http://bookhunterclub.com/tin-tuc-co-hai-cho-ban-tu-bo-thoi-quen-doc-chung-khien-ban-hanh-phuc-hon/

Tin khó tin: Chuối cả nải đây, nhận đi thưa các vị!

(LĐO) Đào Tuấn (tổng hợp) 
Thánh nữ Phù Tang Maria Ozawa trong bộ phim tử tế đầu tiên (Soha)

Biển người vật vạ xếp hàng từ 8h tối đến 7h sáng dưới mưa và cái lạnh sớm vừa tràn về. Những suất ngoại giao được giao bán. 3 mạng điện thoại tắc nghẽn vì những cú điện thoại xin- cho. Một quan chức tuyên bố không có chuyện găm hàng. Một chị Y, bọc con 4 tuổi trong áo mưa tuyên bố “Thà chết không về”. Và ngất xỉu rồi. Và hỗn loạn rồi.

Đố bạn biết điều gì đang xảy ra đấy?
1. Ozawa mặc áo, cầm súng đóng phim tử tế
Nhưng hôm nay là cuối tuần, hãy bắt đầu với một tin vui. Thế là Maria Ozawa, "Thánh nữ" xứ Phù Tang đã bắt đầu mặc đủ quần áo và với đạo cụ là 2 khẩu súng, nàng đóng bộ phim tử tế đầu tiên trong đời. 
Có người nói việc từ khóa sex không còn trong top tìm kiếm của người Việt đang chứng tỏ việc Maria tử tế đang gây ra một cuộc khủng hoảng không chỉ tại Nhật.
Bảng phong thần tìm kiếm của Gúc tại Việt Nam hôm qua tiếp tục là niềm cảm hứng cho cư dân mạng. Bởi xét ra những từ khóa tìm kiếm nhiều nhất năm 2014, chẳng hạn; Xuân Mai, Giá vàng; Em của ngày hôm qua; Con bướm xuân; hay Anh không đòi quà... so với Vợ người ta, Cô dâu 8 tuổi, Chàng trai năm ấy, Fast and Furious 7, “How old net”…có lẽ không nhiều thay đổi.
Ảnh chế phim cô dâu 8 tuổi- lọt top tìm kiếm ở VN (tiin.vn)

Tôi không thích cái cách người ta lớn tiếng dưới con mắt đạo đức, rằng “góc độ nhận thức” hay “tính bầy đàn” hoặc thiếu chính kiến, hoặc cổ súy mì ăn liền mà phớt lờ mọi mối quan tâm, chẳng hạn đến chính trị hay…đất nước!
Tôi chỉ thấy nhu cầu giải trí cũng quan trọng như xả stress. Cuộc sống đã là những tấn bi kịch rồi mà còn tìm thêm những bi kịch nữa trong khi không có chỗ xả thì chẳng mấy mà tỉ lệ thâm thần vượt ngưỡng 15% dân số.
Trái chuối, nếu có, không phải dành cho Vợ người ta, mà phải đạo, là dành cho những người đang chê Vợ người ta!
Nhân sự thay đổi trong khuynh hướng tìm kiếm của người Việt, Tin khó tin tặng bạn một bài thơ con cóc:
Xuân Mai ư, how old chấm net?
Giá vàng em cũng về quá khứ rồi
Còn Would Cup những chàng trai năm ấy
Như cô dâu 8 tuổi Phương Mỹ Chi
Em ngày hôm qua anh chàng trai năm ấy
Nắm tay nhau như chuột với mèo Tom
Hỏi rằng anh có đòi quà không đó
Anh cười xuyên Việt chẳng phải dạng vừa đâu
Âm thầm bên em Doraemon liền chết yểu
Khuôn mặt đáng thương chi chuyện con bướm thôi mà 
Chia tay em, anh fast and furious
Trót thích rồi vợ của người ta
Các đường link trong mục này tại đây:
2. Bình yên hay không bình yên
Hôm qua, ngành đường sắt hân hoan tuyên bố là 80% ý kiến nhân dân đồng lõa- à đồng tình với mẫu tàu Tàu tuyến đường sắt Cát Linh- Hà Đông.
Giờ mới thấy cái buổi tháo khoán cho dân xem tàu đúng là cao mưu. Bạn có nhớ là mình đã gật hay lắc không?
Mẫu tàu Tàu được cho là có 80% người dân hài lòng (dantri).

Nhưng thôi thì dẫu sao có thay đổi được gì đâu khi mà chuyện cái tàu Tàu coi như đã được quyết ngay từ khi vay ODA rồi. Tôi nhớ là Thời báo kinh tế SG từng có một bài cực oách của GS Trần Văn Thọ viết to một chữ “Gà” có câu thế này: Tôi thật sự ngạc nhiên nhưng hiểu được lý do tại sao Việt Nam ngày càng lệ thuộc vào kinh tế Trung Quốc trong nhiều phương diện. Sự kiện này cho thấy nhiều lãnh đạo, quan chức Việt Nam, những người quyết định vay vốn nước ngoài, không hiểu hoặc không chịu tìm hiểu tình hình và chế độ hiện hành trên thế giới để so sánh điều kiện của Trung Quốc với các nước khác, từ đó quyết định chọn nước đối tác có lợi nhất cho Việt Nam.
Cái tàu Tàu, đáng lo khi nhìn thấy ở trong đó từ chênh lệch thâm hụt thương mại song phương, và cả sự lệ thuộc về kinh tế. Nhưng còn có những cái đáng lo hơn, chẳng hạn những bức không ảnh ở Trường Sa cho thấy đường băng đang nối dài kinh hoàng. Và báo Giáo dục, dẫn nguồn Đa Chiều cho rằng, có khả năng nửa đầu năm 2016, Trung Quốc sẽ bố trí máy bay J-11B ra đá Chữ Thập. Và sau khi 2 đường băng ở Xu Bi, Vành Khăn xây dựng xong, Trung Quốc tiếp tục kéo J-11B ra khu vực này. Máy bay J-11B như thế nào ư? Tra google đi các bạn.
Link cho mục này: Xem tại đây 
3. Nghề uống trà, đi tè cũng lĩnh lương
Hôm qua, có một cái bản tin đọc mà ngậm ngùi quá. Đại ý một phó giám đốc sở to, lĩnh cả đống lương, cho mỗi một việc là ngồi uống trà!
Bài báo có 2 chi tiết rất ghê: Từ 2013, cái bác tên Kiệt này đã hết nhiệm kỳ nhưng không được bổ nhiệm lại. Năm trước, bác còn làm vài việc lặt vặt chứ cả năm nay thì không phân công gì, không làm gì ngoài việc uống trà.
Sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về, cho mỗi việc đi tè. Thế mà nhân dân chúng ta vẫn phải trả lương!
Quán trà đá nhà nước (PLO)
Tôi đã bảo rồi. Muốn bộ máy gọn nhẹ, cứ tinh giản quách cái ngành chuyên nói chuyện nước bọt chuyện tinh giản này đi.
Nhưng thật ra, cái đáng lo nhất là công tác nhân sự sắp tới sẽ lại lòi ra những bác Kiệt khác, chưa đủ tuổi hưu, nhưng lại không còn đủ thời gian cho một nhiệm kỳ mới! Mà đâu phải địa phương nào cũng có nghề vé bán vé xố, sinh vật cảnh hay nhặt than! Mà đâu phải ai cũng đàng hoàng cáo lão như ông Nguyễn Sự. 
Các vị ấy sẽ ngồi đâu nếu không phải là một quán trà nhà nước nào đó?! Hay là phải đẻ thêm một cái ban để giải quyết chế độ!
4. Sân khấu rạp tuồng 
Hôm qua, chắc các bạn đã có dịp cười rách miệng khi kỳ thi học kỳ như thi trạng nguyên được tổ chức ở TP HCM.
Tôi chỉ ước khi đó ông giời hắt hơi, chúng ta sẽ lại được tái hiện quá khứ hào hùng với cái Trường thi như một “sân khấu rạp tuồng”, giám khảo thì múa may “giống hệt quan phường chèo”; Sĩ tử thì như những vai hề, con rối… trong truyện Lều Chõng của cụ Ngô.
Nghĩ cũng hài hước. Trong khi giáo dục thế giới nhìn về tương lai thì ta ngoái cổ nhìn quá khứ! 
Còn chuyện tiêu cực trong thi cử ư? Có hình thức hay không không phải là hô thật to “2 không”, “3 không”, hay “5 không”, lại càng không ở cái trường thi trong sân hay ngoài phòng đâu, mà ở chính căn bệnh thành tích trong ngành giáo dục!
 Cảnh thi ở Thiểm Tây- TQ năm ngoái và VN năm nay (nld)

Cảnh thi ở Thiểm Tây- TQ năm ngoái và VN năm nay (nld)

Nhân đây, cũng xin dẫn link để thấy cảnh trường thi ở ta năm nay y như copy ở Thiểm Tây- Trung Quốc năm ngoái. Tôi mong đừng là tình cờ có một thầy Hiệu trưởng vô tình lướt face rồi đắc ý copy and pates.
Các link cho mục này: Xem tại đây
5. Cái biển thề lề hay cái ô tô cô dâu 8 tuổi?
Bỏ luôn bài phát biểu “dày dặn” được chuẩn bị sẵn để “nói chay” một cách thẳng thắn, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã nói đến “cái biển thề lề” trong một hội nghị KHCN quốc gia gắn kèm 2 chữ “chiến lược”.
Và ông thẳng thật sự. Từ chuyện không có lý gì Bộ KHCN lại đứng áp chót vè áp dụng CNTT; cho đến việc 2% ngân sách chi cho KHCN kêu ít cứ kêu ít trong khi rất ít nơi tiêu được hết tiền!
Một hình ảnh khác của ngành CN ô tô Việt Nam (internet)



Tôi thích nhất là cách mà Phó Thủ tướng nói về cái biển thề lề: “Việt Nam không làm được ôtô, chỉ làm được cái biển nhôm (biển số) nhưng cái biển đó lại không theo kích thước của ôtô nên nó cứ thề lề ra. Thế mà riết rồi thành quen”!“Có trí thức lớn nói với tôi rằng, ở VN này nó kỳ lạ. Trong khi ở nước tiên tiến kinh phí nghiên cứu chỉ để nghiên cứu còn thì VN kinh phí nghiên cứu là thu nhập”.
Nhưng vấn đề lại ở chỗ 20 năm trước ta đã nói chuyện cái xe chứ đâu phải cái biển thề lề. Và không biết là với nền KHCN lê thê như cô dâu 8 tuổi thế này liệu 20 năm sau cái Made in Việt Nam sẽ là ô tô hay vẫn cái biển thề lề!
6. Các vị đang làm gì đấy, thưa blue trắng?
Thưa các bạn, cái chuyện xếp hàng thông đêm, suất ngoại giao, và ngất xỉu, và hỗn loạn mà tôi nói đến ở đầu bản tin, thật không thể tin được- lại là chuyện xếp hàng tiêm vắc xin cho những đứa trẻ.
Giá mà ông già Noel có thật đêm qua, có lẽ túi quà sẽ đầy chặt kim tiêm, vắc xin khi ông ít người đã chỉ mơ như thế!
Xếp hàng trắng đêm trồng chuối tặng ngành y tế (VTC)

Trong sự hỗn loạn đêm Noel mưa gió, có những chi tiết mà tôi ước giá như người ta không cấm chửi thề: Một suất ngoại giao được giao bán với giá 6,5 triệu đồng; Một quan chức của Bộ Y tế giải thích chuyện khan hiếm là bởi các công ty sản xuất vắc xin sửa chữa nhà xưởng và thời gian này mất khoảng 3 năm! (Chắc cái nhà xưởng to cỡ tượng đài ở VN); Một quan chức khác thì lớn tiếng: Cấm. Cấm hết. Cấm buôn bán vắc xin ngoài thị trường. Cấm vắc xin “xách tay”. Và cấm cả tiêm bậy!
Trong cái đêm mưa gió lạnh lẽo hôm qua, tôi nhìn thấy những đứa trẻ sơ sinh ngủ gục trong lòng mẹ! Chỗ của chúng trong đêm Noel chẳng lẽ lại là ở trong cái biển người khốn khổ kia ư?
Đừng nói chuyện văn hóa xếp hàng ở đây cũng như đừng bao giờ trách những người cha người mẹ, họ không cần bất cứ ai phải dạy bài học về tình mẫu tử với những đứa con. Họ vừa chứng kiến 2 cái chết liên tiếp ở Bắc Ninh, ở Bình Phước trong chỉ 3 ngày qua. Họ chỉ không đủ tiền để sang Sing, sang Thái đó thôi. 
Và tôi nhìn trong sự khốn khổ nhục nhã ấy trách nhiệm của những người làm cha mẹ trước không phải là tương lai, mà là chính sinh mạng của những đứa con. Đã có quá nhiều, quá đủ, quá đau thương những Hướng Hóa.
Tôi nhìn thấy những hàng dài người khoác áo mưa trong đêm đen giá lạnh ấy niềm tin đối với vắc xin miễn phí và cái cách thí nghiệm chuột bạch đã xuống tới khoeo chân. 
Và tôi nhìn trong sự hỗn loạn ấy sự bất lực và trách nhiệm của ngành y tế. Thà rằng các vị cứ im lặng, thay vì cố thanh minh rằng không găm hàng tăng giá, thay vì đổ lỗi cho chuyện “khó mua”. Đến kem người ta còn có thể mang tới sa mạc cơ mà!
Xếp hàng trắng đêm trồng chuối tặng ngành y tế (VTC)

Lo một liều vắc xin cho dân không nổi! Vậy thì các vị đang làm gì? Thưa các từ mẫu?
Các link liên quan ở đây: Xem tại đây
7. Ấn tượng hôm nay: Nải chuối trước tượng đài
Các nghệ sỹ trong bộ dạng của những đứa trẻ ngây thơ, trang phục lòe loẹt, vừa xem triển lãm vừa mô phỏng những điều mà họ thấy trong các tác phẩm (và cả vật không phải là tác phẩm như hộp dụng cụ cứu hỏa). Họ nhảy múa vui đùa, hân hoan, sung sướng, cảm thán rằng: Đẹp quá! Hay quá! Giỏi quá! Tuyệt vời! Xuất sắc! Mới mẻ quá! Đổi mới quá!
Thưa các bạn, đây là tác phẩm trình diễn mang tên “Biểu dương” do các nghệ sĩ trình diễn tại Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam 2015. Xem tại đây
Nghệ thuật trình diễn mà. Ai muốn hiểu sao thì kệ chứ!Tôi thì tôi chú ý đến một nải chuối được trình diễn trước tượng đài vừa đoạt giải thưởng. Có thể đó là một nải chuối được tặng riêng cho giải thưởng tượng đài từng bị ca thán như là “tượng nhân sư Ai Cập”. Nhưng tôi thích hơn với ý nghĩa: Nó là tặng phẩm dành cho các tượng đài, quảng trường ngàn tỉ đang liên tiếp mọc lên!
Tác phẩm trình diễn “Biểu dương” của “Lê Anh Hoài và đồng bọn” (Ảnh Facebook Lê Anh Hoài).

Nguồn: http://laodong.com.vn/tin-kho-tin/tin-kho-tin-chuoi-ca-nai-day-nhan-di-thua-cac-vi-410126.bld