Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 4 tháng 5, 2011

Pháp Quyền hay Pháp Trị ?

Source: http://ttngbt.wordpress.com/2011/05/05/phap-quy%E1%BB%81n-hay-phap-tr%E1%BB%8B/#more-23336 

Pháp Quyền hay Pháp Trị ?

 
Rate This

Cảm ơn bác bagan3 đã báo tin 2011/05/05
Tin liên quan: NHÂN TRỊ VÀ PHÁP TRỊ (Nguyễn Hoài Vân)
-Pháp Quyền hay Pháp Trị ?

Ls Trần Thanh Hiệp – Xuất hiện từ trong nước ít lâu nay, từ ngữ “pháp quyền bắt đầu được sử dụng trên các báo của người Việt ở ngoài nước. Lo ngại rằng hiện tượng này có thể gây nên nhiều sự hiểu lầm về những ngữ nghĩa của từ ngữ “pháp quyền” đứng riêng, hoặc đứng chung với từ ngữ Nhà nước trong thành ngữ “Nhà nước pháp quyền“, vào dịp một cuộc hội thảo vào thời điểm thập niên 1980, tôi có đưa ra một số ý kiến về từ ngữ có vấn đề ấy. Dưới đây là bài tham luận của tôi, phần đầu chỉ tóm lược, phần sau có thêm một vài bổ sung nhỏ. Tuy bài dưới đây đã được viết vào một thời điểm đã qua, nhưng vẫn còn giữ được một mức độ tính thời sự cao.

I. Pháp quyền, pháp trị về mặt “danh” hay là mặt hình thức
“Pháp quyền”, từ ngữ mới
Gần đây, nhân có nhiều trao đổi ý kiến về các vấn đề đa nguyên, đa đảng, dân chủ, đổi mới, v,v… người ta thấy xuất hiện trên sách báo trong nước một từ kép mới, “pháp quyền”Việc sửa đổi hiến pháp đã buộc các người lãnh đạo, các quan chức cộng sản phải nói tới “pháp quyền“. Năm 1992, Viện Nhà nước và Pháp luật ở Hà Nội đã xuất bản một cuốn sách nhỏ dày hơn 100 trang dưới tựa đề “Tìm hiểu về Nhà nước pháp quyền“, sáng tác chung của một tiến sĩ, ba phó tiến sĩ khoa học pháp lý và một luật gia. Ngoài ra, một nhân vật trí thức được coi như có xu hướng chống đảng, giáo sư Phan Đình Diệu, công khai lên tiếng cổ võ cho việc thiết lập một “Nhà nước pháp quyền“. Có lẽ thái độ chống đối tuy ôn hòa nhưng ở ngay trong lòng chế độ ấy đã gián tiếp làm cho từ ngữ “pháp quyền” được hội nhập dễ dàng vào ngôn ngữ chính trị của người Việt ở ngoài nước và bắt đầu được lác đác sử dụng trên báo chí hải ngoại. Kết quả là về một thuật ngữ, vì từ ngữ mới “pháp quyền” xen lẫn với những từ ngữ cũ “pháp trị“, “pháp luật“, người đọc không biết là có khác biệt giữa “pháp quyền“, “pháp trị“, “pháp luật” hay không và nếu có thì phải căn cứ vào đâu để nhận biết!
Pháp luật, trước hết là một vấn đề ngôn ngữ vì ngôn ngữ trong pháp luật là sự thể hiện của quyền lực nên phải thận trọng. Dùng “danh” (hay “cái để biểu đạt”, le signiflant) của cộng sản thì phải hiểu rõ “thực” (hay “cái được biểu đạt”, le signifié) của nó là gì. Để tránh tệ trạng chính tà, thị phi đảo lộn, làm mất công sức phục hồi sự thật như thói tục đảo điên trong sinh hoạt chính trị, văn hóa gần hai thập niên qua ở trong nước( như đã được quan sát ở hải ngoại).
Muốn hiểu rõ nội dung chữ “pháp quyền” thì không thể chỉ căn cứ vào nghĩa riêng của hai từ đơn “pháp” và “quyền” rồi kết luận vội vàng và đại khái – nhưng rất sai lầm – rằng “pháp quyền” có nghĩa là pháp luật với quyền cao nhấtPhải đặt chữ này vào trong hệ thống các văn bản qui chuẩn cấu thành chế độ xã hội chủ nghĩa đương hành, trong ý hệ cộng sản mới làm lộ rõ được nội dung đích thực của nóNếu làm như thế thì sẽ thấy ngay rằng “pháp quyền” không biểu thị loại pháp luật mà chúng ta biết và chấp nhận – nghĩa là loại pháp luật của các nước dân chủ tự do. Trái lại, nó biểu thị thứ pháp luật riêng của cộng sản hoàn toàn khác tới mức độ trái ngược với pháp luật không cộng sản. Như vậy, không có lý do gì để dùng nó.
Chữ ”pháp quyền” ở đâu ra?
Không đi quá sâu vào địa hạt chuyên môn rất phức tạp của luật học, chỉ xin nêu lên một vài cơ sở xét đoán để giải thích tại sao không nên dùng “pháp quyền“. Điều không nên quên là các nhà lãnh đạo các quan chức các luật gia cộng sản không dùng pháp luậtpháp trị, lại dùng “pháp quyền” không phải vì họ không biết đã có các chữ pháp luật, pháp trị mà tại vì họ không muốn nhượng bộ các đòi hỏi dân chủ vì nhượng bộ thì sẽ bị lôi cuốn vào việc phải chấp nhận và áp dụng thứ pháp luật của các nước tự do dân chủ.
Chính vì thế mà họ đã phải mượn chữ “pháp quyền” – đã có từ trước nhưng với một nghĩa khác – mượn cách Trung Cộng đã dùng chữ này để dịch chữ “droit” của người Pháp. Ông TSIEN Tche Hao, tiến sĩ luật khoa, năm 1980 trong một cuộc hội luậncủa “Trung tâm triết học về pháp luật” ở Paris, cho biết rằng Trung Cộng đã dùng chữ “faquan” (pháp quyền) với nghĩa của chữ “droit”, như khi họ dịch chữ “droit bourgeois” là “zichan faquan, tư sản pháp quyền“. Ông còn nói thêm “pháp quyền” hiểu theo ngữ nghĩa là quyền do luật định (pouvoir légal)”. Với mọi dự phòng sai, sót và căn cứ vào những tài liệu của chính “Đảng Cộng sản Việt Nam“, tôi xin đưa ra một giả thuyết là chữ “pháp quyền” chỉ mới bắt đầu được dùng công khai, theo nghĩa mới, không sớm hơn năm 1985 (về bằng chứng, xin xem ở dưới)Trước đó, một số từ điển Hán-Việt, Hán-Pháp, Pháp-Hán xuất bản từ những năm 30 đến những năm 60 ở Hồng Kông, Thượng Hải, Hà Nội, Sài Gòn đều có ghi chữ “pháp quyền” nhưng chỉ để đối dịch chữ “juridiction” của Pháp và có nghĩa là “quyền tài phán” tức là quyền để xét xử. Ở những thời điểm ấy, nó không hề có nghĩa tổng quát ngang với chữ “pháp luật. Hai cuốn tự điển Pháp-Việt và Hán-Việt của Đào Duy Anh không thấy ghi chữ “pháp quyềnCần nhẩn mạnh rằng các từ điển Việt Nam xuất bản tại Hà Nội, như “Từ điển tiếng Việt” (1977) hay “Từ điển Pháp-Việt, Dictionnaire français-vietnamien” (1981)đều không thấy ghi chữ “pháp quyền“. Cuốn từ điển thứ hai này đã dịch chữ “droit” là “luật, pháp luật” và chữ “juridiction” là quyền xét xử. Mãi đến năm 1992 cộng sản mới ghi chữ “pháp quyền” vào các từ điền của họ như cuốn “Từ điển tiếng Việt” hay “Từ điển Việt-Pháp” với những nghĩa mớiTừ điển tiếng Việt định nghĩa “pháp quyền” (danh từ) là hệ thống pháp luật tiêu biểu cho quyền lực của Nhà nước, cho bản chất của một chế độ”Còn “Từ điển Việt-Pháp” thì dùng chữ “droit” để đối dịch chữ “pháp quyền” (ngoài ra, chữ này cũng còn có nghĩa thứ hai là quyền xét xử, nghĩa của chữ “juridiction”). Những điều kể trên cho phép kết luận rằng cộng sản đã dùng chữ “pháp quyền” với một nội dung rất xác định để dịch chữ “droit” của Pháp và vì thế không thể coi “pháp quyền” là tương đương với “pháp luật“, quá thông dụng và hầu như đã mất tính cách thuật ngữ để thành khẩu ngữ. Nhưng nội dung cộng sản muốn có là nội dung nào? Điểm này sẽ được quảng diễn ở phần II là phần bàn về nội dung. Xin trích dẫn ba đoạn rất tiêu biểu cho quan điểm cộng sản về pháp luật của họ tức là về “pháp quyền“.
Đoạn trích dẫn thứ nhất liên quan đến “pháp quyền” khi chữ này chưa được chính thức dùng để dịch chữ “droit”:
Hiến pháp vừa phải ghi lại những thành quả đã đạt được, hợp pháp hóa” các thành quả đó, ổn định các thành quả đó thành “pháp quyền” (tức là được qui định thành pháp luật và được bảo đảm bằng pháp luật) nhưng không thể không đề cập những mục tiêu phải đạt trong tương lai, một tương lai không xa lắm“ (Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội I985, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, tr.344).
Hai đoạn trích dẫn còn lại cho thấy dưới mắt đảng cộng sản, luật pháp nghĩa là gì:
1. “Luật: văn bản do cơ quan quyền lực tối cao ban hành qui định những phép tắc trong quan hệ xã hội, buộc mọi người phải tuân theo“ (Từ điển tiếng Việt, Hà Nội 1992, Trung tâm từ điển ngôn ngữ).
2. “Trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, luật hình sự có vị trí rất quan trọng. Nó là công cụ sắc bén của Nhà nước chuyên chính vô sản để bảo vệ những thành quả của cách mạng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa…“ (Lời nói đầu, Bộ Luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội 1985, Nhà Xuất bản Pháp lý).
Rõ ràng là một định nghĩa dành riêng cho pháp luật cộng sản với những mập mờ cố ý: cơ quan quyền lực tối cao theo hiến pháp là quốc hội nhưng theo thực tế thì là “Đảng“. Sử dụng chữ “pháp quyền” trong ngữ cảnh ấy như là một chữ tương đương với chữ “droit” thì không thể chủ quan đến mức coi rằng đó là cùng một thứ pháp luật hiểu theo nghĩa của luật học không cộng sản. Nếu trong thâm tâm không chấp nhận luật của cộng sản thì tốt hơn hết là đừng dùng chữ “pháp quyền“. Chữ “droit” xưa nay vốn được dịch là “pháp“, ghép hai từ “pháp”, “quyền” vào nhau cũng vẫn để dịch chữ ấy là vừa thừa lại vừa thiếu. Thừa là vì đã là pháp thì tất nhiên là có quyền (để chế tài, trừng phạt). Vấn đề là quyền ấy ở đâu ra và phải được hành sử như thế nào (trong trường hợp Việt Nam XHCN, quyền của pháp ở dưới Nghị quyết của Đảng). Như vậy, chỉ nói đến quyền không thôi, là nói thiếu. Và Nhà nước nào cai trị bằng thứ “pháp quyền” ấy cũng không thể là một nhà nước “pháp trị” theo nghĩa quen thuộc của danh từ.
II. Pháp quyền và pháp trị về mặt “thực” hay là mặt nội dung
Pháp trị và Nhà nước pháp trị
Như trên đã nói, “pháp quyền” chỉ là một nhãn hiệu cộng sản dùng để dán vào “pháp luật” tự do dân chủ mà thực chất khác xa pháp luật cộng sản. Lấy “pháp quyền” để dịch thành ngữ État de Droit là “Nhà nước pháp quyền” thay vì “Nhà nước pháp trị” là còn làm lớn thêm hơn nữa khoảng cách giữa hai thứ pháp luật ấy. Có thể nói, khoảng cách một trời một vực vì thêm vào sự khác biệt của hai thứ pháp luật lại còn có sự khác biệt của hai loại nhà nước!
État de Droit, tiếng Đức Rechtsstaat, (Nhà nước pháp trị) là một đề tài luật học không đơn giản như nhiều người tưởng, nhất là nếu chỉ hiểu Nhà nước pháp trị qua định nghĩa sơ sài của pháp trị là “căn cứ vào pháp luật để trị lý quốc gia“. Cần nhấn mạnh ngay rằng “nhà nước pháp trị” nói tới ngày nay không phải là loại “nhà nước pháp trị” thuở xa xưa trước Công nguyên, vào thời của các pháp gia nỗi tiếng như Quản Trọng (nước Tề), Tử Sản (nước Trịnh), Công Tôn Ưởng (nước Tần), Thận Đáo (nước Triệu), Lý Tư (nước Tần), Hàn Phi Tử (một pháp gia kiệt xuất không có dịp thi thố tài năng nhưng đã bị giết chết vì tư tưởng pháp trị của mình), v.v…
Với một quá trình hình thành và biến đổi, ngày càng hoàn mỹ, dài trên năm thế kỷ, Nhà nước pháp trị là thành quả của nhiều cuộc cách mạng vừa đổ máu vừa ôn hòa, là nơi tàng trữ những giá trị văn hóa phương Tây, là tinh hoa của văn minh phương Tây và trước thềm thế kỷ 21, đã trở nên kiểu mẫu lý tưởng tổ chức xã hội cho nhân loại.
Miêu tả đầy đủ ở đây các loại nhà nước pháp trị là điều không làm được vì khó mà bao quát hết, dù chỉ phác họa sơ qua hình thế (configuration) của tất cả các nhà nước pháp trị đã hiện hữu ở phương Tây. Tuy nhiên, để tiện việc so sánh nhà nước pháp trị với “Nhà nước pháp quyền“, tưởng cũng nên nêu lên những đặc tính chung của các nhà nước pháp trị:
1. Nhà nước pháp trị là nhà nước sinh ra để chống chuyên chế và vì vậy có bản chất chống chuyên chế, bắt đầu bằng việc chống thần quyền, quân quyền tuyệt đối.
2. Nhà nước pháp trị là sự biểu lộ khát vọng của loài người muốn chinh phục phẩm giá, quyền lực cho “con Người ” (l’Homme, la Personne) nạn nhân của thần thánh, vua chúa, thiên nhiên, đồng loại, v.v…
3. Nhà nước pháp trị, do đó, là nhà nước của mọi con dân trong một nước (nghĩa là của quốc dân) và bởi thế nó được coi như là nhà nước của quốc gia dân tộc (la Nation) không phải của riêng của một cá nhân, một giòng họ, một tôn giáo, một giai cấp, một đảng phái, một tập đoàn cầm quyền nào, v.v…
4. Nhà nước pháp trị, để tồn tại mà không mất bản chất, đã thiết lập và thượng tôn một trật tự xã hội dựa trên pháp luật, trật tự pháp lý (ordre juridique)(**); trong hệ thống pháp luật (pháp chế) của trật tự pháp lý này, các quy phạm có đẳng cấp trên dưới rõ rệt (hiến pháp, luật, văn bản dưới luật, v.v…) không ai có thể tùy tiện đảo lộn hay xóa bỏ.
5. Nhà nước pháp trị, bởi vậy, đã phải phân chia quyền hành minh bạch (lập pháp, hành pháp, tư pháp) và hành sử các quyền này theo đúng kỷ cương, có sự kiểm soát nghiêm mật để tránh lạm quyền, bảo đảm cho các “nhân quyền”, thành văn hay không thành văn, được thực sự tôn trọng, để cho con người, mọi người, có cơ  hội hành sử tự do của mình, để cho có đa nguyên về tư tưởng, về tổ chức, v.v… Nhà nước pháp trị là nhà nước có đặc điểm nổi bật “ít nhà nước.
6. Nhà nước pháp trị, kể từ thập niên 50, ngày càng có xu hướng mạnh mở rộng ra ngoài biên cương của quốc gia phạm vi hoạt động của mình (Liên Hiệp Quốc) và đến thập niên 90 thì các hệ thống pháp luật riêng đã bắt đầu có sự điều hành chung đang có cơ đi tới thống nhất làm nền tảng cho một trật tự pháp lý toàn cầu.
7. Nhà nước pháp trị, nói tóm lại, là dấu tích mà loài người đã và đang lưu lại trên bước đường tiến hóa xa dài đã qua và còn đang đi tới của mình.
8. Nhà nước pháp trị, như lịch sử đã chứng minh, cho đến nay là nhà nước củadân chủ tự do (démocratie libérale), những nhà nước chuyên chính cũ để trở thành nhà nước pháp trị đều tự hủy diệt mầm mống chuyên chính, như Liên Xô cũ và các nước ở Đông Âu.
Trung Quốc, Việt Nam (Cuba, Bắc Hàn chắc cũng vậy?) không nói pháp trị, chỉ nói “pháp quyền” là để tiếp tục duy trì chuyên chế (chuyên chính).

Nhà nước hiện nay ở VN không phải là Nhà nước pháp trị
Đến đây, có thể nêu lên hai câu hỏi. Thứ nhất, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay tuy mang nhãn hiệu “Nhà nước pháp quyền” có phải là Nhà nước pháp trị không? Thứ hai, nếu là không, hay chưa, là nhà nước pháp trị thì trong tương lai nó có thể trở thành nhà nước pháp trị được không?
Để trả lời câu hỏi thứ nhất, không thể căn cứ vào quyển “Tìm hiểu về Nhà nước pháp quyền” mặc dù rằng nó là sản phẩm của Viện nhà nước và pháp luật và Nhà xuất bản pháp lý “được phép” xuất bản. Trước hết vì đó không phải là tiếng nói chính thức của Đảng. Thứ đến, dù cho là tiếng nói của Đảng chăng nữa thì tiếng nói ấy cũng chỉ là một luận điệu trong nhiều luận điệu tuyên truyền, luận điệu dành cho dư luận ngoại quốc và quảng cáo cho trò đổi mới kiểu “Vũ như Cẩn“ ! Sau hết, tuy một mặt phải khen năm tác giả của cuốn sách đã cớ gắng tỏ ra khách quan, dám nói tới một số ý kiến trước đây vẫn bị kết án là tư sản phản động nhưng mặt khác lại không thể không phiền trách họ đã đơn giản hóa quá mức các kiến thức về nhà nước pháp trị và đôi khi cố ý hay vô tình gây một cảm tưởng rằng “nhà nước pháp quyền” là nhà nước pháp trị và nội dung cả hai chỉ có bấy nhiêu, nghĩa là như đã được “tổng thuật” trong cuốn sách của họ.
Muốn có cơ sở chắc chắn để quyết đoán rằng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là loại nhà nước gì, có phải là nhà nước pháp trị gọi theo ngôn ngữ cộng sản mới, “nhà nước pháp quyền” không, thì phải dựa vào những tài liệu gốc, xuất phát từ chủ nghĩa Mác-Lênin, các nghị quyết của Đảng, các sách, báo chính thống của Đảng.
Cái gọi là Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa chính thức được Đại Hội IV cho ra đời sau khi Đảng Cộng sản cưỡng chiếm xong được miền Nam, đã phát hiện đầy đủ cả về mọi mặt bản chất của nó. Các tài liệu chính thức của Đại Hội này đã cho thấy từ Hiến pháp đến tất cả pháp luật xã hội chủ nghĩa đều qui về một mối duy nhất đúc kết qua những đoạn trích dẫn dưới đây:
“Nội dung hệ thống pháp luật bao gồm các thể chế có mối liên lạc hữu cơ với nhau, bổ sung lẫn nhau và làm điều kiện cho nhau nhằm cuối cùng xây dựng và thực hiện cơ chế Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý. Hệ thống pháp luật của ta phải thể hiện rõ chế độ tập trung dân chủ trong quản lý Nhà nước,quản lý kinh tế, quản lý xã hội…
Tóm lại, hệ thống pháp luật mà chúng ta xây dựng phải thể hiện tính nguyên tắc nhất quán, nội dung qui phạm năng động, mềm dẻo nhưng chặt chẽ, rõ ràng, bảo đảm sức mạnh của chuyên chính vô sản…” (Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ Việt Nam, Tập II, Bình luận, Hà Nội 1985, Nhà Xuất bản Khoa học xã hội, tr. 360-361).
“Pháp chế xã hội chủ nghĩa là một biện pháp quan trọng nhằm tăng cường chuyên chính vô sản… ” (Trường Chinh, Tham luận tại Đại Hội Đảng lần thứ IV).
Quảng diễn ý kiến của Trường Chinh, các luật gia được giao chức vụ chính thức của Đảng đã nói về pháp luật (nghĩa là pháp quyền) xã hội chủ nghĩa như sau:
“Dưới ánh sáng của Nghị quyết Đại Hội lần thứ IV Của Đảng, chúng ta khẳng định rằng: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa là Nhà nước chuyên chính vô sản trên phạm vi cả nước” (Tạ Như Khuê, Những vấn đề pháp lý qua Nghị quyết Đại Hội lần thứ IV của Đảng, tr.33, Hà Nội 1978, Viện Luật học, Nhà xuất bản khoa học xã hội).
“Giữa nhà nước chuyên chính vô sản và Đảng có mối tương quan chặt chẽ.Trong chế độ xã hội chủ nghĩa, Đảng cộng sản là đảng nắm chính quyền và nhưmọi người đều biết, vấn đề chính quyền là là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng. Đảng không thể lãnh đạo xã hội, lãnh đạo nhân dân, xây dựng chủ nghĩa xã hội nếu không có Nhà nước. Ngược lại, Nhà nước không thể làm tròn nhiệm vụ của chuyên chính vô sản, không thể phát huy được mạnh mẽ và đầy đủ các chức năng của mình nếu không có sự lãnh đạo của Đảng. Nhà nước sẽ không phải là Nhà nước xã hội chủ nghĩa nếu không do Đảng cộng sản lãnh đạo, nếu hoạt động của nó không dựa trên đường lối Mácxít-Lêninnít của Đảng. Sự lãnh đạo của đảng là bảo đảm cao nhất cho sự tồn tại và hoạt động của Nhà nước xã hội chủ nghĩa”(Ngô Hướng Đàm, Sách đã dẫn, tr. 45).
Quan điểm, chủ trương về Nhà nước ở trên là sự thực thi tư tưởng Mác-Lênin:
“Đảng lãnh đạo Nhà nước một cách toàn diện… Không một vấn đề quan trọng nào về chính trị hoặc về tổ chức được cơ quan Nhà nước ở nước cộng hòa chúng tagiải quyết mà không có ý kiến lãnh đạo của Đảng ” (Lênin Toàn tập, tập 41, tr. 31, Ngô Hướng Đàm trích dẫn trong sách đã dẫn).
“… một nguyên tắc tối quan trọng là bộ máy Nhà nước phải phục tùng và thựchiện mọi đường lối, chính sách và chỉ thị của Đảng… như Lênin đã viết. Cần sử dụng mọi lực lượng để đạt được một cách vô điều kiện sự phục tùng hoàn toàn của bộ máy Nhà nước đối với chính sách Đảng” (sách đã dẫn, tr. 48).
Lời kết luận không thể rõ rệt hơn của một luật gia khác, một luật gia “hộ Đảng”, Nguyễn văn Thảo, về Nhà nước xã hội chủ nghĩa là:
“Toàn bộ đường lối, chính sách của Đảng ghi trong Đại Hội toàn quốc lần thứ IV của Đảng và các Nghị quyết tiếp theo của các phiên họp của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, các chỉ thị của Bộ chính trị và Ban bí thư mà nội dung cơ bản, chỉ đạo mọi hoạt động xây dựng pháp luật của Nhà nước… ”(Nguyễn văn Thảo, Hiến pháp…, sách đã dẫntr. 263).
Sau khi đọc hết mấy đoạn trích dẫn trên, ai là người đủ can đảm để nói rằng “Nhà nước pháp quyền kiểu cộng sản Việt Nam là Nhà nước pháp trị kiểu phương Tây?

Nhà nước ấy trong tương lai cũng không thể trở thành Nhà nước pháp trị được
Để trả lời câu hỏi “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” có thể trở thành một Nhà nước pháp trị được không? Quả thật không khó khăn gì. Năm 1992, Đảng Cộng sản Việt Nam đã sửa đổi hiến pháp và không nói tới chuyên chính vô sản nữa. Nhưng không nói không phải là sẽ không có chuyên chính vô sản nữa. Năm 1945, “cụ Hồ” đã công khai và chính thức tuyên bổ giải tán Đảng Cộng sản, rốt cuộc Đảng vẫn tiếp tục hoạt động và hoạt động mạnh để năm 1975 chiếm quyền trọn cả nước bằng chủ nghĩa Mác-Lê và Đảng. Mặt khác cái khung của chuyên chính vô sản vẫn còn, Đảng vẫn nắm quyền lãnh đạo, nghĩa là nắm quyền sinh quyền sát ở trong tay, Nhà nước chỉ là công cụ cai trị của Đảng. Có gì bảo đảm và ai dám bảo đảm rằng Đảng đã tự giác ngộ, đã đi vào con đường dân chủ nghĩa là đã từ bỏ chuyên chính, nhất là Đảng vẫn khư khư ôm lấy điều 4 của biện pháp giành cho riêng mình độc quyền lãnh đạo chính trị, vẫn thẳng tay đàn áp những người dân chủ ôn hòa như Nguyễn Đan Quế, Đoàn Viết Hoạt, Nguyễn Văn Thuận, Đoàn Thanh Liêm, vẫn lũng đoạn nội bộ các tôn giáo, trói tay văn nghệ sĩ, bưng miệng báo chí, v.v….? Chừng nào không có bằng chứng rõ rệt thì không thể không coi cái gọi là “Nhà nước pháp quyền” hiện đang cầm quyền là Nhà nước gốc chuyên chính vô sản, nhưng đã được pha chế để thị hiện đưới những hình thức ngụy trang mà thực chất đều hoàn toàn  “phản dân chủ”.
Ls Trần Thanh Hiệp

Dân Làm Báo xin cám ơn nhà báo Trần Quang Thành đã chuyển bài viết của Ls Trần Thanh Hiệp đến bạn đọc của DLB.
-– LS Ngô Ngọc Trai: Một thí dụ cho thấy hệ quả của tam quyền phân lập(Chúng ta)
Lý thuyết về tam quyền phân lập được nêu ra đầu tiên bởi nhà triết học Hy Lạp cổ đại Aristoteles (384 – 322 TCN) và được hoàn thiện thành học thuyết hoàn chỉnh bởi nhà tư tưởng vĩ đại người Pháp là ông Montesquieu (1689 – 1755).
Nội dung cốt lõi của học thuyết này cho rằng quyền lực nhà nước luôn có xu hướng mở rộng, lạm quyền. Để bảo vệ các quyền tự do của người dân trong mối quan hệ với nhà nước thì quyền lực nhà nước cần được giới hạn. Mặt khác quyền lực chỉ có thể được giới hạn bởi quyền lực. Do vậy để giữ cho quyền lực nhà nước không tiêu cực xâm phạm tới người dân thì quyền lực nhà nước không được tập trung mà cần phân chia.
Học thuyết về tam quyền phân lập hay phân chia quyền lực là nền tảng cơ bản xây dựng lên các bản Hiến pháp tư sản trong đó tiêu biểu là Hiến pháp Hoa Kỳ. Theo đó quyền lực nhà nước được phân chia làm ba nhánh tồn tại độc lập, kiềm chế, giám sát lẫn nhau là lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Ở Việt Nam, trên cơ sở tiếp thu những tinh hoa kiến thức nhân loại và phù hợp với đường lối phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mô hình tổ chức quyền lực nhà nước được thể hiện rõ ràng như sau: Nghị quyết đại hội 10 của Đảng cộng sản khẳng định: “Xây dựng cơ chế vận hành của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đảm bảo nguyên tắc tất cả quyền lực thuộc về nhân dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp” (Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 10 NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, trang 126).
Việc tổ chức như vậy xuất phát từ mong muốn đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân, tránh xu thế lạm quyền của cơ quan nhà nước. Quyền lực nhà nước được phân công cho các cơ quan khác nhau thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Trong quá trình xây dựng chính sách và trong khi các văn bản luật của nhà nước đang trong quá trình hoàn thiện. Đã tồn tại một cơ quan nắm giữ cả ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp liên quan đến một vấn đề hết sức quan trọng.
Cơ quan đó là UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đây là cơ quan hành pháp nhưng đã nắm giữ cả ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Cơ quan này đã sử dụng cả ba quyền trong việc thực hiện vai trò quản lý nhà nước về đất đai, cụ thể là việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng.
Về quyền lập pháp
Theo luật đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành thì các quy định về trình tự, thủ tục thu hồi đất, khung giá đất đền bù, danh mục các khoản hỗ trợ, chính sách tái định cư cho người có đất bị thu hồi được ban hành một phần bởi chính phủ và một phần bởi UBND cấp tỉnh, cùng là cơ quan hành pháp.
Chính phủ ban hành các nguyên tắc chung, trình tự thủ tục thu hồi đất, danh mục các khoản hỗ trợ.
Trên cơ sở đó UBND mỗi tỉnh ban hành khung giá đất, mức hỗ trợ và chính sách về tái định cư. Trong đó đáng lưu ý là về khung giá đất của tỉnh. Khung giá đất được UBND tỉnh ban hành mỗi năm là cơ sở để tính mức giá đền bù khi nhà nước thu hồi đất. Khung giá này luôn thấp hơn so với mức giá chuyển nhượng đất trên thị trường, do vậy người bị thu hồi đất luôn bị thiệt thòi.
Các quy định do UBND tỉnh ban hành có giá trị thực thi không khác gì các điều luật do quốc hội ban hành, nó là cơ sở viện dẫn giải quyết các vụ việc của các Sở ban ngành, UBND cấp dưới và kể cả tòa án. Như vậy UBND tỉnh là cơ quan hành pháp nhưng đã thực hiện chức năng của cơ quan lập pháp, đó là ban hành luật.
Về quyền hành pháp
UBND tỉnh là cơ quan trực tiếp thực hiện các công việc thu hồi đất, đền bù, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng. UBND tỉnh chỉ đạo UBND cấp dưới và các sở ban ngành thực thi các quy định của chính phủ và của UBND tỉnh. Đây là vai trò chính của UBND tỉnh, vai trò của cơ quan hành pháp.
Về quyền tư pháp
Theo quy định của Luật đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì người dân có quyền khiếu nại UBND các cấp khi không đồng tình với quyết định thu hồi đất hoặc không đồng tình với mức bồi thường, hỗ trợ hoặc cho rằng việc thu hồi đất không thực hiện theo đúng trình tự thủ tục do chính phủ quy định. Người giải quyết khiếu nại không ai khác chính là chủ tịch UBND cấp quận, huyện và cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Các cơ quan này giải quyết việc khiếu nại về chính họ, do vậy xu hướng giải quyết đương nhiên họ sẽ bảo vệ quan điểm, việc làm trước đó của mình. Quyết định giải quyết khiếu nại của chủ tịch UBND tỉnh được thi hành, ai chống lại sẽ bị cưỡng chế.
Như vậy UBND cấp tỉnh là cơ quan hành pháp nhưng đã giữ cả vai trò phán xét của cơ quan tư pháp.
Hệ quả của tam quyền không phân lập
Việc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là cơ quan hành pháp nhưng thực hiện cả quyền lập pháp và tư pháp dẫn đến tình trạng chuyên chế, độc đoán. Khi phát sinh bất đồng với người dân bị thiệt thòi, họ sẽ không quan tâm tới quyền lợi chính đáng của người dân, gạt bỏ đối thoại và sẵn sàng sử dụng bộ máy đàn áp. Người dân lâm vào tình trạng bế tắc khi mà người giải quyết khiếu nại chính là người xâm phạm. Trong tình huống này quyền lợi của người dân không có cách gì bảo vệ.
Người dân không thể trông mong vào kết quả giải quyết khiếu nại của UBND các cấp. Để thoát ra khỏi hoàn cảnh bế tắc không có cách nào khác người dân phải vi phạm các quy định về trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại, họ trông chờ ở cấp chính phủ và đó là lý do dẫn đến các vụ khiếu nại vượt cấp. Một số trường hợp chống đối lại quyết định của UBND các cấp và như thường thấy họ bị cưỡng chế thực hiện.
Ở Việt Nam mỗi năm trong cả nước xảy ra hàng vạn vụ khiếu kiện về đất đai (1), điều này là minh chứng quan trọng cho thấy nguyên nhân không phải sai phạm, yếu kém ở một vài địa phương hay của một vài cán bộ. Rõ ràng đây là hệ quả thực tế của sai lầm trong phân công nhiệm vụ, thực thi chức năng cho một cơ quan nhà nước trong một lĩnh vực cụ thể. Khi chính sách pháp luật của nhà nước đang trong quá trình hoàn thiện, với vai trò quả lý nhà nước về đất đai, cơ quan này đã nắm giữ cả ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Hầu như trong tất cả các vụ việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng cơ quan này mặc nhiên ở trong tình thế hoàn toàn đối đầu với người dân.
Để giải quyết vấn đề này cần sửa đổi Hiến pháp, các văn bản luật, xác định quyền sở hữu tư nhân của người dân đối với đất đai (2, 3). Từ đó xóa bỏ việc cơ quan hành pháp ban hành các quy định (thuộc thẩm quyền của cơ quan lập pháp) trong việc thực hiện vai trò quản lý nhà nước về đất đai.
Ngoài ra cũng cần sửa lại các quy định của Luật đất đai và Luật khiếu nại tố cáo. Theo đó khi người dân không đồng tình với quyết định thu hồi đất của UBND có thể kiện ngay ra tòa án mà không cần phải qua UBND giải quyết khiếu nại lần đầu. Từ đó xóa bỏ việc cơ quan hành pháp giải quyết khiếu nại (thuộc thẩm quyền của cơ quan tư pháp).
Ông Montesquieu đã viết trong cuốn sách kinh điển Bàn về tinh thần pháp luật (De L’esprit des lois) như sau : “Hãy xem người công dân trong các nước cộng hòa kia ở trong cảnh ngộ: Cơ quan cầm quyền vừa là kẻ thi hành luật và tự cho mình là kẻ lập pháp. Họ có thể tàn phá quốc gia bằng những ý chí chung sai lầm của họ. Mà họ còn nắm cả quyền xét xử nữa thì họ có thể đè nát mỗi công dân theo ý muốn của họ”(Bàn về tinh thần pháp luật, NXB lý luận chính trị, 2006, trang 107).
Án tù giam dành cho 5 người đàn bà (4), nghề nghiệp làm ruộng tại thôn Do Lộ, xã Yên Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội là một hệ quả điển hình về thân phận người dân khi một cơ quan nhà nước nắm cả ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Tham khảo các bài viết
1. Vietnamnet: Đơn khiếu nại tố cáo vẫn chạy lòng vòng
2. TuanVietnam: TS. Nguyễn Quang A “Công thổ quốc gia” hay sự “sáng tạo” kỳ quặc về sở hữu?
3. TuanVietnam: GS.TSKH. Đặng Hùng Võ “Công hữu đất đai không hợp với thời kỳ quá độ
4. Vietnamnet: Do Lộ, vì sao nên nỗi?
- Đại tá, PGS, TS Phạm Văn Nhuận: Kỷ niệm 193 năm ngày sinh Các Mác (5-5-1818/5-5-2011) – Mài sắc vũ khí tư tưởng lý luận(QĐND). – Trịnh Khả Nguyên: Tản mạn về Ông tòa – Tòa án  —  (Boxitvn).

Thảo luận giữa Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình, Kháng Sinh, Lê Duẩn và Nguyễn Duy Trinh

source: http://ttngbt.wordpress.com/2011/05/05/th%E1%BA%A3o-lu%E1%BA%ADn-gi%E1%BB%AFa-chu-an-lai-d%E1%BA%B7ng-ti%E1%BB%83u-binh-khang-sinh-le-du%E1%BA%A9n-va-nguy%E1%BB%85n-duy-trinh-2/

source: http://namviet-com.co.cc/forum/showthread.php?213867-Th%E1%BA%A3o-lu%E1%BA%ADn-gi%E1%BB%AFa-Chu-%C3%82n-Lai-%C4%90%E1%BA%B7ng-Ti%E1%BB%83u-B%C3%ACnh-Kh%C3%A1ng-Sinh-L%C3%AA-Du%E1%BA%A9n-v%C3%A0-Nguy%E1%BB%85n-Duy-Trinh&s=eff0459e04d4bec9aaf0e1b60fdf2cba&p=214961#post214961

Thảo luận giữa Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình, Kháng Sinh, Lê Duẩn và Nguyễn Duy Trinh

 
Rate This

-Lục lại tài liệu chiến tranh Việt Nam Phần 10
Ngọc Thu dịch
Thảo luận giữa Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình, Kháng Sinh, Lê Duẩn và Nguyễn Duy Trinh
CWIHP (Cold War International History Project – Đề án Lịch sử Quốc tế về Chiến tranh Lạnh)
13-04-1966
Mô tả: Trung Quốc nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc viện trợ của Trung Quốc cho Việt Nam, trong khi chỉ ra [những điểm] có vẻ ngờ vực từ phía Việt Nam; Việt Nam dựa vào sự hỗ trợ của Trung Quốc.
Đặng Tiểu Bình: Các ông đã nói về sự thật cũng như đề cập đến sự công bằng. Vậy các ông vẫn còn sợ cái gì? Tại sao các ông lại sợ không làm vừa lòng Liên Xô, vậy còn Trung Quốc thì sao? Tôi muốn nói thẳng với các ông những điều hiện tại tôi cảm nhận: các đồng chí Việt Nam có những suy nghĩ khác về phương pháp giúp đỡ của chúng tôi, nhưng mà các ông chưa nói với chúng tôi.

Tôi nhớ đồng chí Mao phê bình chúng tôi, các viên chức Trung Quốc tham dự buổi nói chuyện giữa đồng chí Mao Trạch Đông và đồng chí Lê Duẩn tại Bắc Đới Hà (2) –  về việc “quá nhiệt tình” đối với đòi hỏi của Việt Nam. Bây giờ chúng tôi thấy đồng chí Mao nhìn xa trông rộng.
Lê Duẩn: Bây giờ, khi các ông nói lại điều này lần nữa, chúng tôi đã rõ. Tại thời điểm đó tôi không hiểu những gì đồng chí Mao nói bởi vì thông dịch quá tệ.
Đặng Tiểu Bình: Chúng tôi hiểu rằng đồng chí Mao phê bình chúng tôi, đó là đồng chí Chu Ân Lai, tôi và những người khác. Dĩ nhiên, không có nghĩa là đồng chí Mao không làm hết sức mình để giúp đỡ Việt Nam. Với các ông đã quá rõ là chúng tôi đáp ứng mọi yêu cầu của các ông bởi vì nằm trong khả năng của chúng tôi.
Bây giờ, có vẻ như đồng chí Mao Trạch Đông nhìn xa trông rộng trong vấn đề này. Trong những năm gần đây, chúng tôi có kinh nghiệm trong các mối quan hệ giữa các nước xã hội chủ nghĩa. Sự thật là sự quá nhiệt tình của chúng tôi đã gây nghi ngờ cho các đồng chí Việt Nam? Hiện chúng tôi có 130.000 người đang ở nước các ông. Việc xây dựng [căn cứ] quân sự ở Đông Bắc cũng như xây dựng tuyến đường sắt là các dự án mà chúng tôi đề xuất, và hơn nữa, chúng tôi đã gửi hàng chục ngàn quân lính tới biên giới.
Chúng tôi cũng đã thảo luận khả năng chiến đấu chung bất cứ khi nào cuộc chiến bùng nổ. Các ông có nghi ngờ chúng tôi vì chúng tôi quá nhiệt tình hay không? Người Trung Quốc có muốn kiểm soát Việt Nam hay không? Chúng tôi muốn nói thẳng cho các ông biết rằng chúng tôi không hề có ý định đó. Ở đây, chúng tôi không cần bất kỳ cuộc đàm phán ngoại giao nào. Nếu chúng tôi mắc phải sai lầm đã làm cho các ông nghi ngờ, có nghĩa là đồng chí Mao thật sự nhìn xa trông rộng.
Hơn nữa, hiện nay nhiều người làm cho Trung Quốc bị mang tiếng: Khrushchev (*) là người theo chủ nghĩa xét lại, và Trung Quốc thì theo chủ nghĩa giáo điều và mạo hiểm.
Vì vậy, chúng tôi hy vọng trong vấn đề này, nếu các ông có bất kỳ vấn đề gì, làm ơn nói thẳng cho chúng tôi biết. Thái độ của chúng tôi cho đến nay và từ bây giờ sẽ là: các ông đang ở tiền tuyến còn chúng tôi đang ở hậu phương. Chúng tôi đáp ứng mọi yêu cầu của các ông trong khả năng của chúng tôi. Nhưng chúng ta không nên có quá nhiều nhiệt tình.
Việc xây dựng các đảo phía Đông Bắc đã hoàn thành. Hai bên đã thảo luận việc xây dựng dọc bờ biển sẽ do những người lính trong quân đội của chúng tôi thực hiện. Gần đây, đồng chí Văn Tiến Dũng (3) đề nghị sau khi hoàn thành việc xây dựng ở phía Đông Bắc, binh lính của chúng tôi sẽ giúp các ông xây dựng các địa điểm pháo binh ở vùng trung tâm đồng bằng. Chúng tôi vẫn chưa trả lời. Bây giờ tôi đặt một câu hỏi để các ông cân nhắc: các ông có cần những người lính trong quân đội chúng tôi làm điều đó hay không?
Chu Ân Lai: [Đề nghị về] việc xây dựng 45 địa điểm pháo binh gần các vị trí tên lửa của Liên Xô.
Đặng Tiểu Bình: Chúng tôi không biết liệu có tốt cho mối quan hệ giữa hai đảng và hai nước hay không khi chúng tôi đã gửi 100.000 quân đến Việt Nam. Cá nhân, tôi nghĩ sẽ tốt hơn cho những người lính trong quân đội của chúng tôi trở về nhà ngay sau khi họ hoàn thành công việc. Về vấn đề này, chúng tôi không có bất kỳ ý định xấu nào, nhưng kết quả không phải là điều mà cả hai nước muốn.
Cách đây không lâu, có một chuyện đã xảy ra mà chúng tôi nghĩ không phải là ngẫu nhiên: Trên đường đến Hòn Gai để lấy than đá, một con tàu Trung Quốc đã không được phép cập cảng. Nó đã ở ngoài khơi 4 ngày. Yêu cầu để gọi vào bờ bị từ chối. Con tàu này đang thi hành nhiệm vụ theo một thỏa thuận thương mại, không phải là một tàu chiến.
Lê Duẩn: Chúng tôi không biết điều này.
Đặng Tiểu Bình: Bộ ngoại giao của chúng tôi đã gửi một thư báo cho các ông, nhưng Chính phủ Việt Nam vẫn chưa trả lời. Những chuyện như thế này chưa từng xảy ra trong 10 năm qua.
Chu Ân Lai: Ngay cả tàu Trung Quốc yêu cầu được vào cảng Việt Nam trốn máy bay Mỹ, để được cung cấp nước ngọt và gọi điện thoại cũng bị từ chối. Một trong những cán bộ của chúng tôi, người phụ trách việc mua bán với nước ngoài, sau đó đã thảo luận với các nhà chức trách ở cảng nhiều lần, và sau đó con tàu mới có thể vào cảng của các ông. Các đồng chí phụ trách cảng Cẩm Phả thậm chí nói: đây là chủ quyền của chúng tôi, các ông chỉ có thể vào khi được phép. Khi đó, chúng tôi nói rằng tất cả các tàu và máy bay của Việt Nam có thể vào các cảng và sân bay của Trung Quốc bất cứ lúc nào nếu bị máy bay Mỹ truy đuổi.
Đặng Tiểu Bình: Bây giờ, tôi muốn nói về một khía cạnh khác trong mối quan hệ giữa hai đảng và hai nước. Trong số 100.000 lính Trung Quốc, những người hiện đang ở nước các ông, có thể có người nào đó làm sai. Và về phía các ông, cũng có thể có những người muốn sử dụng những sự cố này để gây chia rẽ giữa hai đảng và hai nước.
Chúng ta nên thẳng thắn nói về vấn đề này bây giờ bởi vì điều này không chỉ là mảng tối, mà còn gây thiệt hại cho quan hệ của chúng ta. Nó không chỉ là những vấn đề liên quan đến sự đánh giá của chúng tôi về sự trợ giúp của Liên Xô. Các ông có nghi ngờ Trung Quốc giúp Việt Nam vì mục đích riêng? Chúng tôi hy vọng rằng các ông có thể nói trực tiếp cho chúng tôi biết nếu các ông muốn chúng tôi giúp đỡ. Vấn đề sẽ được giải quyết dễ dàng. Chúng tôi sẽ rút quân ngay lập tức. Chúng tôi có rất nhiều điều cần làm ở Trung Quốc. Và những người lính trong quân đội đóng quân dọc theo biên giới sẽ được lệnh quay trở về đại lục (4).
Lê Duẩn: Tôi xin trình bày một số ý. Khó khăn là sự phán đoán của chúng ta khác nhau. Theo kinh nghiệm trong Đảng của chúng tôi cho thấy, cần có thời gian để làm cho các ý kiến khác nhau đi đến sự đồng thuận.
Chúng ta không nói chuyện công khai về các ý kiến khác nhau giữa chúng ta. Chúng tôi chắc rằng sự hỗ trợ của Liên Xô cho Việt Nam một phần là chân thành, cho nên chúng tôi không hỏi liệu Liên Xô sẽ bán đứng Việt Nam, cũng như chúng tôi không nói Liên Xô vu cáo Trung Quốc trong vấn đề vận chuyển viện trợ của Liên Xô. Bởi vì chúng tôi biết rằng nếu chúng tôi nói điều này, vấn đề sẽ trở nên phức tạp hơn. Đó là do hoàn cảnh của chúng tôi.
Vấn đề chính là đánh giá Liên Xô như thế nào. Các ông đang nói Liên Xô đang bán đứng Việt Nam, nhưng chúng tôi không nghĩ như vậy. Tất cả các vấn đề khác bắt nguồn từ sự phán đoán này. Liên quan đến sự trợ giúp của Trung Quốc cho Việt Nam, chúng tôi hiểu rất rõ và chúng tôi không có bất kỳ mối quan ngại nào về điều đó. Bây giờ đang có hơn 100.000 quân lính của quân đội Trung Quốc tại Việt Nam, nhưng chúng tôi nghĩ rằng bất cứ khi nào có chuyện nghiêm trọng xảy ra, có thể cần hơn 500.000 lính. Đây là sự hỗ trợ từ một đất nước anh em.
Chúng tôi nghĩ rằng là một đất nước xã hội chủ nghĩa anh em, các ông có thể làm điều đó, các ông có thể giúp chúng tôi như thế. Tôi đã có một cuộc tranh cãi với Khrushchev về một vấn đề tương tự. Khrushchev nói rằng người Việt Nam ủng hộ Trung Quốc sở hữu bom nguyên tử để Trung Quốc có thể tấn công Liên Xô. Tôi nói rằng điều đó không đúng sự thật, Trung Quốc sẽ không bao giờ tấn công Liên Xô.
Hôm nay, tôi nói rằng sự đánh giá của một đất nước xã hội chủ nghĩa đối với một đất nước xã hội chủ nghĩa khác phải dựa trên chủ nghĩa quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp của chúng tôi, [nếu] cuộc cách mạng Trung Quốc không thành công, thì cách mạng Việt Nam khó có thể thành công. Chúng tôi cần sự hỗ trợ từ tất cả các nước xã hội chủ nghĩa. Nhưng chúng tôi chắc rằng sự hỗ trợ của Trung Quốc là trực tiếp và rộng rãi nhất.
Như các ông đã nói, mỗi quốc gia nên tự bảo vệ mình nhưng họ cũng nên dựa vào sự trợ giúp quốc tế. Vì vậy, chúng tôi không bao giờ nghĩ rằng sự nhiệt tình của các ông có thể gây nguy hại trong bất kỳ tình huống nào. Ngược lại, các ông càng nhiệt tình sẽ càng có lợi cho chúng tôi. Sự giúp đỡ nhiệt tình của các ông có thể giúp chúng tôi đỡ hy sinh 2-3 triệu người. Đây là một vấn đề quan trọng. Chúng tôi đánh giá cao sự nhiệt tình của các ông. Một đất nước nhỏ như Việt Nam rất cần sự trợ giúp quốc tế. Sự trợ giúp này tiết kiệm cho chúng tôi rất nhiều xương máu.
Các mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ tồn tại không chỉ trong cuộc chiến tranh chống Mỹ mà còn trong tương lai lâu dài ở phía trước. Ngay cả khi Trung Quốc không giúp chúng tôi nhiều, chúng tôi vẫn muốn duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc, vì điều này bảo đảm cho sự sống còn của đất nước chúng tôi.
Đối với Liên Xô, chúng tôi vẫn duy trì mối quan hệ tốt đẹp với họ. Nhưng chúng tôi cũng chỉ trích Liên Xô nếu họ tiếp nhận những lời chỉ trích của chúng tôi.
Trong quan hệ giữa hai đảng chúng ta, chúng tôi cảm thấy tốt hơn khi có nhiều sự đồng thuận và chúng tôi lo ngại nhiều hơn khi có ít sự đồng thuận. Chúng tôi quan tâm không chỉ về sự trợ giúp của các ông mà còn quan tâm đến một vấn đề quan trọng hơn, đó là quan hệ giữa hai nước. Ủy ban Thường vụ Trung ương Đảng của chúng tôi luôn luôn nghĩ đến việc làm thế nào để tăng cường quan hệ hữu nghị giữa hai đảng và hai nước.
Về sự cố tàu Trung Quốc gặp khó khăn khi vào cảng Việt Nam, tôi không biết vấn đề này. Chúng tôi không quan tâm đến 130.000 quân lính của các ông ở đất nước chúng tôi, thì tại sao chúng tôi lại quan tâm đến một con tàu? Nếu đó là sai lầm của người phụ trách cảng, người này cũng có thể là một viên chức tiêu cực cố gây kích động. Hoặc sai lầm của người này có thể được những kẻ khiêu khích khác sử dụng. Đó là một sai lầm cá nhân. Điều chúng tôi nghĩ về Trung Quốc không bao giờ thay đổi.
Chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi cần phải có một nghĩa vụ đối với các ông và đối với phong trào Cộng sản quốc tế. Chúng tôi tiếp tục đấu tranh chống Mỹ cho đến thắng lợi cuối cùng. Chúng tôi vẫn giữ vững tinh thần quốc tế vô sản. Vì lợi ích của phong trào cộng sản quốc tế và tinh thần quốc tế, chẳng có vấn đề gì nếu quá trình phát triển xã hội chủ nghĩa ở miền Nam Việt Nam kéo dài trong 30-40 năm.
Tôi muốn nói thêm một số ý kiến riêng của tôi. Hiện nay, có một phong trào cải cách tương đối mạnh mẽ trên thế giới, không chỉ ở Tây Âu mà còn ở Đông Âu và Liên Xô. Nhiều quốc gia áp dụng một trong hai con đường: chủ nghĩa cải cách hay chủ nghĩa phát xít, là những nước bị giai cấp tư sản cai trị. Vì vậy, tôi nghĩ rằng nên có một số nước cách mạng như Trung Quốc để đối phó với các nước cải cách, chỉ trích họ, và đồng thời hợp tác với họ, để đưa họ vào con đường cách mạng.
Họ là những nhà cải cách, do đó một mặt, họ phản cách mạng, đó là lý do tại sao chúng ta nên phê bình họ. Nhưng mặt khác, họ chống đế quốc, đó là lý do tại sao chúng ta có thể hợp tác với họ. Trong lịch sử cách mạng Trung Quốc, các ông đã làm điều tương tự. Đồng chí Mao Trạch Đông đã cùng với Tưởng Giới Thạch thành lập Mặt trận Thống nhất chống Nhật.
Vì vậy, ý kiến cá nhân tôi là, Trung Quốc, trong khi giữ nguyên các biểu ngữ cách mạng, nên hợp tác với các quốc gia cải cách để giúp họ thực hiện cuộc cách mạng. Đây là phán đoán cũng như chính sách của chúng tôi. Điều này không nhất thiết đúng, nhưng đó là cam kết chân thành của chúng tôi với cách mạng. Dĩ nhiên, vấn đề này rất phức tạp. Như các ông đã nói rằng, ngay cả trong một đảng cũng có ba thành phần: hữu khuynh, trung dung và tả khuynh, nên tình hình nằm trong một phong trào cộng sản lớn.
Sự khác biệt trong phán đoán mang lại những khó khăn, cần có thời gian để giải quyết. Cần có thêm nhiều mối liên hệ để đạt được sự đồng thuận về nhận thức.
Mối quan tâm của chúng tôi không phải là Trung Quốc đang cố gắng kiểm soát Việt Nam. Nếu Trung Quốc không phải là một đất nước xã hội chủ nghĩa thì chúng tôi thực sự quan ngại. [Chúng tôi tin rằng] các đồng chí Trung Quốc đến để giúp chúng tôi là vì chủ nghĩa quốc tế vô sản.
……….
Đặng Tiểu Bình: Câu hỏi về “sự nhiệt tình”, làm ơn hiểu thêm yêu cầu của Mao Chủ tịch muốn nói đến thực tế mối quan hệ giữa hai nước và hai đảng không đơn giản. Mối quan hệ giữa các đồng chí cũng không đơn giản (5).
Ghi chú:
1. Khang Sinh: lúc đó là Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị Đảng Cộng sản và là Ủy viên Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong giai đoạn đầu Cách mạng Văn hóa, ông ta sớm trở thành Ủy viên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc và là cố vấn cho “Nhóm Cách mạng Văn hóa”, cơ quan hàng đầu trong cuộc Cách mạng Văn hóa.
2. Bắc Đới Hà: là một thắng cảnh ven biển phía Đông Bắc của Bắc Kinh, nơi các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc thường xuyên nghỉ mát và có các cuộc họp quan trọng trong mùa hè.
3. Văn Tiến Dũng (1917 -) (**) là nhân vật lãnh đạo thứ hai trong quân đội Bắc Việt, sau tướng Võ Nguyên Giáp. Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam năm 1953-1978, chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1974-1975. Ông còn là Ủy viên Bộ chính trị từ năm 1972-86, Thứ trưởng cho đến khi trở thành Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa XHCN Việt Nam từ năm 1978-1980. Nghỉ hưu năm 1986.
4. Trong một cuộc trò chuyện riêng cùng ngày, Chu Ân Lai nói: “Sau khi Kosygin (***) đến thăm Việt Nam và hứa sẽ giúp đỡ Việt Nam, chúng tôi có những bất đồng mới với Liên Xô về yêu cầu của họ sử dụng hai sân bay của chúng tôi và đề nghị của họ vận chuyển vũ khí tới Việt Nam. Các ông ca ngợi Liên Xô giúp viện trợ rất nhiều cho các ông thì được. Nhưng mà các ông đề cập điều đó cùng với viện trợ của Trung Quốc là một sự xúc phạm đến chúng tôi“. Đặng Tiểu Bình nói thêm, “Vì vậy, từ bây giờ, các ông không nên nhắc đến sự viện trợ của Trung Quốc chung với sự viện trợ của Liên Xô“.
5. Để bạn đọc đối chiếu tài liệu trên đây với tài liệu đã in của Nxb Sự thật, xin lại đăng một trang do Đinh Tấn Lực sưu tầm và chụp
clip_image001
———-
Phụ chú:
(*) Khrushchev: tức Nikita Sergeyevich Khrushchyov, là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, kế vị Stalin sau khi Stalin mất năm 1953. Khrushchev cũng giữ chức Thủ tướng cùng với chức TBT từ năm 1958-1964. Đến năm 1964 Khrushchev bị chính những người đồng chí của mình hạ bệ, kể từ đó cho đến những năm còn lại của cuộc đời, Khrushchev luôn bị cơ quan tình báo KGB giám sát chặt chẽ.
(**) Bài nói chuyện này có từ năm 1966, lúc đó Văn Tiến Dũng còn sống, do đó người ghi chú bản chính không ghi năm mất của Văn Tiến Dũng là 2002.
(***) Kosygin: tức Aleksei Nikolayevich Kosygin là Thủ tướng Liên Xô từ năm 1964-1980, dưới thời Tổng bí thư Leonid Brezhnev.
N.T.
Dịch từ: Wilsoncenter.org
Người dịch gửi trực tiếp cho BVN

Sẽ bán gì?

Sẽ bán gì?

Nghịch Nhĩ

Tiền đồng Việt Nam và tiền đô la Mỹ. AFP PHOTO
Tiền đồng Việt Nam và tiền đô la Mỹ. AFP PHOTO
Hồi trẻ trai, rất thích đọc Đông Chu liệt quốcTam quốc diễn nghĩa, từng nhớ vanh vách mấy trăm tên người, mấy chục tên nước cùng bao nhiêu là sự kiện ở những thời, những xứ đâu đâu. Giờ lão lai tài tận, trí nhớ suy giảm thì ưa đọc Đại Vệ chí dị bởi nó chỉ nói chuyện một nước, trong một thời, xoay quanh dăm nhân vật, lâu lâu mới ra một đôi trang quen mà lạ, lạ mà quen, lại vẫn đủ mùi phấn sáp, binh đao, thum thủm… Câu chuyện dưới đây là ví dụ:
Nước Vệ triều nhà Sản, năm thứ 66, mùa xuân năm Tân Mão.

Thiên hạ thái bình, dân tình no ấm, hoan ca khắp nơi.

Nhờ ơn đức triều đình thấm nhuần bốn cõi, khắp nơi đều phẳng lặng.

Ngân khố đầy ắp, trù phú, thật là một nước cường thịnh đang đi lên, vị thế bang giao lớn mạnh. Thật là mấy mươi năm chưa lúc nào nước Vệ oai hùng thực sự đến vậy.

Bấy giờ nhân lúc thiên hạ thái bình, các quan trong triều nhàn tản mới mở tiệc trong cung luận đàm cách trông coi việc nước. Nước Vệ thường hay có lệ luận đàm, trước là đúc kết kinh nghiệm, sau là vạch ra đường lối, thể thức để cứ thế mà làm.

Bạo là Tể tướng, quyền to như Chúa ngày xưa, làm chủ cuộc luận đàm. Bạo tự đắc lắm, dù sao bao nhiêu năm qua nước Vệ có được ngày nay phồn thịnh, ấm no đều một tay Bạo quyết cả. Các quan tán tụng mãi về tài năng của Bạo.

Các quan bàn nhau đạo làm quan, cai trị, sách lược nào là nhân, trí, dũng, tín tràng giang đại hải một hồi. Bạo nghe tủm tỉm cười, đợi khi các quan bàn chán chê Bạo mới nói:

- Nực cười, đạo làm quan nước Vệ chỉ có đúng một từ mà thôi, lấy đâu ra nhiều thế.

Các quan xúm lại quanh Bạo, mong mỏi nghe lời hay. Bạo nói:

- Nước Vệ này sở dĩ có được thái bình, ấm no, phẳng lặng tất đều nhờ vào chữ Cấm mà thôi.

Các quan nghe Bạo nói xong, nhìn nhau giây lát rồi ai nấy đều gật gù khen phải. Quan Tuyên huấn nói rằng:

- Tể tướng tuy học hành không nhiều, nhưng ý chí đúc kết cả tinh hoa ngàn cuốn sách, đạo trị nước quả là trong đúng một chữ Cấm mà thôi. Ví như bộ ta quản lí, cấm không cho nói chuyện đói rét, thất nghiệp, giặc giã. Không được nói thì sẽ là không có chuyện đó, mà không có chuyện đó thì tất nhiên sẽ chỉ còn có chuyện no ấm, thái bình, thịnh trị…

Quan Thương mại khoái trá cười:

- Thật là tuyệt diệu, như chỗ chúng tôi, cái gì khan hiếm, đắt đỏ khỏi cần phải nghĩ cách tăng cường, bổ sung mà chỉ cấm là xong hết. Thiên hạ có vàng, triều đình thiếu thốn, giá vàng cao ngất, tiền triều đình mất giá. Chỉ cấm tư thương buôn bán vàng là xong, bắt được tịch thu, giá vàng giảm đột ngột, nay đây sắp tới bộ tôi sắp dâng sớ xin triều đình cấm thêm một số thứ nữa. Có gì xin các ngài đồng lòng duyệt giúp.

Quan Bộ Hình nói:

- Nước nhà yên ổn cũng là do các quan hành pháp biết khéo dùng chữ cấm, ví dụ bọn dân khiếu kiện đông thì cấm chúng tụ tập. Cấm đứng đơn nhiều người, bẻ chúng nó ra riêng rẽ từng thằng thì làm sao mà đất nước không yên lành, phẳng lặng.

Các quan lao xao, quan Giao thông cấm đường, quan Dân số cấm đẻ, quan nào cũng ráo riết khoe mình cấm nhiều, cấm triệt để. Bạo ngồi trên ghế Chúa nói:

- Các quan một lòng như vậy, nước Vệ này dẫu có sụp đất, đổ trời, thiên tai, mất mùa, đói kém đến đâu đi nữa thì vẫn là thái bình, ấm no, hạnh phúc. Khắp nơi nơi hoan ca, vui vẻ.

Bạo rời triều, các quan lục tục kéo về, sân điện thưa thớt người. Hai tên lính hầu nói chuyện, một tên bên hữu nói:

- Ban nãy Tể tướng nói có một chữ Cấm, theo tôi còn thiếu chữ nữa. Chắc ngài không muốn nói ra.

Tên lính bên tả hỏi:

- Có phải đó là chữ Bán phải không?

Tên kia gật đầu, tên bên tả bảo:

- Thì vua quan nước Vệ này cả đời quan nghiệp chỉ làm hai điều là Cấm và Bán mà thôi. Cấm người ta mọi thứ, còn mình thì bán đủ thứ để vơ vét.

Tên bên hữu nói:

- Cấm thì bàn cho nhau được, nhưng bán phải giữ riêng cho mình, kẻo thi nhau bán thì mình bán không kịp.

Cả hai tên cười ngặt nghẽo, lát sau tên bên tả thì thầm:

- Giờ mà ghép cả hai lại thành Cấm Bán nhỉ ?

Tên bên hữu nói:

- Ông dở mồm, cấm bán thì triều đình ta sao mà tồn tại được.
Đọc câu chuyện trên đã mấy tuần mà gáy vẫn còn lạnh. Chuyện là chuyện nước Vệ chứ có phải mình đâu, thế mà cứ nghĩ đến mình lại sởn cả gai ốc.
Vì sao ư?
Vì thấy từ hồi nào, báo “lề phải” đã cho hay nhiều quận huyện không còn quỹ đất dự trữ, tức là chẳng còn đất mà bán. Giờ muốn có đất, người ta phải lập dự án, đền bù, giải phóng mặt bằng, trong nhiều trường hợp thì có thể nói luôn là phải cướp của người dân, khiến đâu đâu cũng khiếu kiện về đất đai, cũng “tiếng oan dậy đất, án ngờ lòa mây”, làm cho bà Lê Hiền Đức – người Việt Nam duy nhất đến thời điểm này được nhận giải thưởng Liêm Chính quốc tế – phải kêu lên rằng ở Việt Nam, tham nhũng về đất đai thật là kinh khủng. Chính phủ Việt Nam cũng thừa nhận tình hình khiếu nại, tố cáo năm 2010 tiếp tục tăng so với năm 2009, các cơ quan Nhà nước đã tiếp nhận 157.797 đơn khiếu nại, tố cáo (tăng 29,8%) về 112.063 vụ việc (tăng 17%), số lượt công dân đến các cơ quan Nhà nước khiếu nại, tố cáo lên đến 379.989 (tăng 23,7%), khiếu kiện đông người tăng 43,11%, trong đó nội dung khiếu nại chủ yếu vẫn tập trung vào lĩnh vực đất đai (69,9%), nội dung tố cáo nhiều nhất vẫn là về các cán bộ, công chức có biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, vi phạm pháp luật về quản lí đất đai.
Vì thấy người ta nói chỉ đôi ba năm nữa Việt Nam sẽ phải nhập khẩu hàng chục triệu tấn than, sau đó là nhập khẩu dầu, vậy mà giờ vẫn ra sức moi hút cho nhanh, bán cho cùng kiệt. Người ta cũng tiếp tục bán bauxite, quặng titan, quặng sắt, quặng đồng, quặng mangan, quặng kẽm, quặng magnetit… với những lí do muôn năm cũ như dư thừa sau khi chế biến, trong nước chưa có cơ sở chế biến sâu hơn, cần tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan thì năm 2009, số lượng quặng và khoáng sản xuất khẩu lên tới 2,15 triệu tấn, đạt kim ngạch gần 135 triệu USD (chưa kể dầu thô) và chủ yếu xuất sang Trung Quốc.
Vì thấy người ta chẳng những đã cho thuê mấy trăm ngàn hécta rừng, bao gồm cả rừng đầu nguồn, rừng biên giới, rừng ở khu vực trọng yếu về quốc phòng – an ninh mà còn cho thuê cả bờ biển, mặt biển. Chỉ riêng tại tỉnh Khánh Hòa, người nước ngoài đã thuê được hàng ngàn hécta mặt biển với thời hạn hàng chục năm. Chẳng biết có phải là trùng hợp ngẫu nghiên không khi cả rừng lẫn biển đó, phần lớn người thuê có nguồn gốc Trung Quốc.
Vì thấy trí thức nhiều người phải tha phương cầu thực, số còn ở trong nước thì bị bịt mồm, trói chân trói tay bằng đủ cách chẳng hay ho gì, nhẹ là buộc đi tới chỗ tự tuyên bố giải thể như Viện IDS, nặng là bị tống vô tù như ông Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ. Liệu như thế có phải là hủy hoại nguyên khí quốc gia?

Bán tới mức như thế, phải quẫn bách lắm rồi.
Vậy sắp tới, người ta sẽ bán gì?
Thấy gần đây phần dự báo thời tiết trong chương trình “Chào buổi sáng” của VTV sử dụng tấm bản đồ không có hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, cũng không đề cập thời tiết ở hai quần đảo này và một số đảo nhạy cảm khác.

Hay là đang sắp…

Càng lạnh gáy hơn nữa!

N.N.

Tác giả gửi tực tiếp cho BVN

NGƯỜI MỸ PHẢN BỘI ???

source: http://bandoclambao.wordpress.com/2011/05/05/ng%C6%B0%E1%BB%9Di-m%E1%BB%B9-ph%E1%BA%A3n-b%E1%BB%99i/


NGƯỜI MỸ PHẢN BỘI ???

Posted on Tháng Năm 5, 2011 by bandoclambao
0

NGƯỜI MỸ PHẢN BỘI ???
Trong thời gian của những tuần cuối tháng tư, trên các blog lề trái tràn ngập những bài viết về những kỷ niệm buồn của ngày 30/04/1975 đã đi vào lịch sử hiện đại Việt Nam trong hơn hai thập kỷ cuối của thế kỷ trước. Những bài viết về tình cảm buồn, hận và cả nổi nhục vì bại trận phải bỏ nước ra đi của những người đã từng cầm súng và cả những người chưa biết chiến tranh là gì. Có cả những ý kiến, trong đó có ý kiến của cố Tổng thống của nền đệ nhị Cộng Hòa miền Nam Việt Nam Nguyễn Văn Thiệu cho rằng: Chính vì người Mỹ đã phản bội lại VNCH, cho nên cộng sản miền Bắc mới chiến thắng? Những ý kiến trên có thỏa đáng không? Và tại sao Mỹ lại đi đến quyết định như thế?
Lo sợ trước hiệu ứng Domino của họa CS sẽ lan xuống khắp bán đảo Đông Dương và các nước Đông Nam Á, Mỹ đã thế chân Pháp nhẩy vào miền Nam rất sớm. Tổng viện trợ của Mỹ cho VNCH từ 1954-1975 là trên 26 tỷ USD, chưa bao gồm khí tài và chi phí do quân đội Mỹ trực tiếp sử dụng trong giai đoạn tham chiến trực tiếp 1964-1973 và những chi phí gián tiếp. Theo nhà kinh tế học Steven ước tính tổng chi phí của quân đội Mỹ cho cuộc chiến Việt Nam lên tới 925 tỷ USD, chưa kể chính sách, chế độ cho quân nhân mất tích trong cuộc chiến, gấp 3,8 lần chi phí trong thế chiến thứ II và là cuộc chiến tốn kém nhất của Mỹ cho tới thời diểm hiện tại*.
Đánh đổi lại chính phủ Mỹ được gì?
-Một chính quyền đệ I Cộng Hòa với một ông Tổng Thống nhu nhược chịu ảnh hưởng của gia đình, hết chịu ảnh hưởng của ông anh Linh mục Ngô Đình Thục tới ý kiến của ông em Ngô Đình Nhu và vợ để đi hết từ sai lầm này đến sai lầm khác. Với sự tiến cử của Linh mục Ngô Đình Thục các tình báo cộng sản như Vũ Ngọc Nhạ, Phạm Ngọc Thảo đã có dịp chui sâu, leo cao và đã kịp xây dựng mạng lưới tình báo từ phủ Đầu Rồng xuống tận các ngóc ngách các chi khu, tiểu khu, trong giới công chức, nhà báo, nhà giáo, học sinh, sinh viên, nhà thờ, chùa chiền… Không tập hợp được các lực lượng chính trị, tôn giáo vào liên minh chống cộng mà chỉ mù quáng chạy theo tham vọng vun vén quyền lực cho gia đình, gián tiếp gây ra sự đối đầu giữa Công giáo và Phật giáo. Tạo cơ hội cho những tên cs nằm vùng như Thích Trí Quang, Thích Trí Thủ… trong phật giáo Ấn Quang dùng 31 vị sư sãi, tạo nên phong trào tự thiêu (1963-1971) để tạo áp lực lên chính quyền miền Nam.
-Một chính quyền đệ nhị Cộng Hòa với liên minh một mình một chợ Thiệu-Kỳ mà Tổng thống cũng như Phó Tổng thống chỉ thích tham nhũng và buôn lậu hơn là chống cộng. Những đoàn công-voa có còi hụ chở đồ lậu từ Kampuchia qua ngã Long An trong đường dây buôn lậu của Trần Thiện Khiêm, Đặng Văn Quang, Trần Văn Trung, Lý Tòng Bá, Nguyễn Đình Tiên, Bùi Đình Đạm… của vợ Thiệu.
Hay những chuyến bay bí mật chở nha phiến từ khu Tam giác vàng của Nguyễn Cao Kỳ và các tướng lãnh không quân.
-Trong khi đó ngoài xã hội miền Nam Việt Nam lúc đó với những phong trào đấu tranh Phật giáo dưới sự xách động của Thích Trí Quang, Thích Trí Thủ, ni sư Huỳnh Liên… Bên công giáo thì có Phan Khắc Từ, Huỳnh Công Minh… Trí thức có các Dân biểu đối lập: Hồ Ngọc Thuận, Kiều Mộng Thu, Bác sỹ Đinh Xuân Dũng, Nguyễn Văn Bình… và các chủ bút, chủ nhiệm các tờ báo như Nguyễn Kiên Giang, Tô Văn, Phi Vân (của đoàn ký giả Nam Việt), Văn Mại(cựu tổng thư ký báo Buổi Sáng), Lý Bình Hiệp Trần Kim Mẫn(hội ái hữu ký giả VN) Thái Thương Hoàng, Thái Dương, Tô Ngọc Hiệp, Văn Mại, Đoàn Hùng, Ái Lan, Ninh Anh, Nam Đình(chủ báo Thần Chung), Trần Tấn Quốc(tiếng dội miền Nam), Tô Nguyệt Đình… trong phong trào ký giả đi…ăn mày.
Sinh viên, học sinh thì có phong trào: “ Hát cho đồng bào tôi nghe” do đoàn văn nghệ Sinh viên-Học sinh Sài gòn thuộc tổng hội Sinh viên sài gòn với Tôn Thất Lập (trưởng đoàn, chủ tịch hội SV sáng tác) Trương Quốc Khánh, Trần Long Ẩn, Nguyễn Văn Sanh, La Hữu Vang… và phong trào này còn phát triển lên thành phong trào đốt xe Mỹ. Ngoài ra còn có phong trào nhạc phản chiến của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn với những tập nhạc “Ca khúc da vàng”, “Kinh Việt Nam”, “Ta phải thấy mặt trời”…
-Những tình báo cs như Phạm Xuân Ẩn, Lê Hữu Thúy, Nguyến Quốc Triệu, Nguyễn Hữu Hạnh, Nguyễn Đăng Trừng… nhởn nhơ trước mũi cảnh sát, tình báo quân đội.
-Dân lao động, dưới quang gánh là lựu đạn, vũ khí, truyền đơn… những em bé đánh giầy, bán báo là tai mắt của việt cộng nằm vùng. Cả miền Nam không chống Mỹ thì cũng lơ mơ, ù ù, cạc cạc về cộng sản.
Tổng thống Trần Văn Hương, chính quyền Dương Văn Minh thì mơ màng về hòa hợp hòa giải dân tộc.
-Phong trào phản đối cuộc chiến tại Việt Nam không chỉ nổi lên khắp các nước mà ngay trong lòng nước Mỹ cũng có trên 200 tổ chức phản chiến. Đỉnh điểm là sự tự thiêu của Norman Morrison 02/11/1965 với đứa con gái nhỏ Emilly trên tay(em bé sau được cứu sống). Những Bob Dylan, John Lennon và vợ Yoko Ono… Và cũng không thể không nhắc đến Jane “Hà Nội” Fonda với phát biểu nổi tiếng trước 2000 sinh viên Đại học Michigan 21/11/1970 : “ Nếu thực sự hiểu cộng sản là gì, bạn sẽ hy vọng, bạn sẽ quỳ gối cầu nguyện rằng một ngày nào đó chúng ta sẽ trở thành cộng sản”** (Không hiểu trong số 2000 sinh viên có mặt trong buổi nói chuyện của Jane Fonda hôm ấy và cả bản thân Jane ĐẾN NGÀY HÔM NAY có được mấy người đã trở thành người cộng sản đúng nghĩa chưa???).
Không hiểu chính phủ Mỹ có nghe lời khuyên của tướng độc nhãn Moshe Dayan( Bộ trưởng bộ quốc phòng Do Thái): “ Muốn thắng cộng sản, phải để cộng sản thắng trước” không? (chỉ nghe đồn, không biết có đúng không?). Nhưng trong tình hình Mỹ sa lầy vào một cuộc chiến mà ở thế không thể thắng được, quyết định bỏ miền Nam Việt Nam là một quyết định sáng suốt.
Ngày hôm nay, nhìn những đoàn người sắp hàng dài rồng rắn chờ phỏng vấn diện di dân trước Lãnh sự quán Mỹ, những hàng cô gái trước Lãnh sự quán Hàn Quốc chờ phỏng vấn, nhìn những mẹ những dì trong những đoàn biểu tình khiếu kiện, trong đó có cả những mẹ Việt Nam anh hùng, những gia đình thương binh, liệt sỹ. Đọc bài viết “Đồng hành quân sự với Mỹ là mệnh lệnh thời đại” của Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ, các bài viết của các blogger, các nhà đấu tranh cho Tự Do Dân Chủ Nhân Quyền tôi thấy so với trước đây trong thời chiến tranh Việt Nam nhận thức của dân chúng về cộng sản quả là đã có một bước tiến bộ dài. Việc rút lui của Mỹ trong cuộc chiến trước đây phần nào đã phát huy tính chiến lược của nó.
Cộng sản đã thắng trong cuộc chiến nhưng để mọi người mù quáng tin tưởng như trước đây và sự tồn tại của chính thể này còn kéo dài được bao lâu nữa, thì vấn đề cần phải coi lại.
Sài Gòn 04/05/2011
Oanh Yến Thị Phạm
*’ ** Wikipedia

http://namvietnews.wordpress.com/

Vietnam Will Need 50,000 Megawatts More Power Through 2020

May 5, 2011
s5007981 Vietnam will need to build power plants with a total capacity of more than 50,000 megawatts through 2020, said Pham Hung, deputy director of the energy department of the Ministry of Industry and Trade. Vietnam will put forward policies to encourage investors to help build more power plants, Hung said today in prepared remarks at… [Read more…]
Posted in: Economy, Industry

POLL – Asia’s growth to cool as inflation heats up

May 5, 2011
A woman looks at price tags of vegetables at a supermarket in Seoul April 26, 2011. Credit: Reuters/Truth Leem/Files SINGAPORE: Soaring food and energy prices may temper Asia’s economic outlook this year, putting central bankers in a tight spot as they try to cap inflation without choking off growth, Reuters polling data shows. Economists have marked down 2011 growth forecasts for India and Australia since the start of the year, while they pushed up… [Read more…]
Posted in: Politics

BBC Vietnamese staff rebelling against the Vietnamese government ?

May 4, 2011
Hmongs in Laos begged to be rescued by the Western world Ever since BBC Vietnamese has its “change of the guard” – replacing pre-1975 staff with younger staff that came from Vietnam after the war ended on April 30, 1975 – I have been following its news reporting with skepticism. True to my doubts about its news reportage being used as the Vietnamese government unofficial channel… [Read more…]
Posted in: Politics

Reduced corruption key to Asia’s rise: ADB report

May 4, 2011
Anti-Arroyo protestors rally outside the senate while Rodolfo Lozada, a key witness in the corruption probe, testifies during the senate hearing in Manila on Feb. 18, 2008 HANOI (AFP) – Reducing corruption and improving government accountability are the greatest challenges to making Asia the world’s wealthiest region by 2050, says a draft report for the Asian Development Bank. The study, released on Wednesday and discussed at the ADB’s annual meeting in Vietnam, says Asia is undergoing a historic transformation. “If it continues… [Read more…]
Tagged:

“Arab Spring” Offers Faint Hope for Vietnam’s Democracy Supporters

May 4, 2011
t_nguyen_viet_dem_500x279 April 30 marks the 36th anniversary of the fall of Saigon, the former capital of South Vietnam. For many Vietnamese Americans, the date is infamously known as The Day of National Shame, but this year two other events cast a shadow on the anniversary, and give faint hope to the dream of democracy in Vietnam:… [Read more…]
Tagged:

China risks clash with rivals over energy grab

May 4, 2011
Screen shot 2011-01-25 at 7.45.03 AM On her China visit last week, Prime Minister Julia Gillard sought to enhance Australia’s commercial ties with its largest trading partner while downplaying differences in strategic outlook. These include Beijing’s controversial claims to sovereignty over much of the South China Sea, in the maritime heart of South-East Asia. China is already one of the world’s… [Read more…]
Posted in: Economy, Politics

Vietnam increases rates to fight highest inflation in 28 months

May 4, 2011
Rising gas prices fuel inflation. Vietnam intensified efforts to tackle the highest inflation since 2008, saying interest rates will rise in May for the second time in a month. The refinancing rate will be boosted to 14 percent from 13 percent, effective May 1, the State Bank of Vietnam said Friday, adding to increases in February, March and April 1.… [Read more…]
Posted in: Economy

Online commentator receives harsh sentence in Vietnam

May 4, 2011
Vi Duc Hoi Bangkok, April 29, 2011–Vietnamese authorities should release democracy activist and online commentator Vi Duc Hoi, who was given a five-year prison term Tuesday for critical essays posted on the Internet, the Committee to Protect Journalists said today. Hoi, a former high-ranking Communist party member turned pro-democracy activist, was originally sentenced to eight years in prison… [Read more…]
Tagged:
Posted in: Human Rights

Doubts cast on Asia’s sprint to domination

May 4, 2011
Asia is set on an immutable course to global economic dominance Prominent voices are beginning to challenge a widespread belief that Asia is set on an immutable course to global economic dominance. The Asian Development Bank, the region’s only continent-wide institution, will say on Wednesday that the widely predicted Asian century may not materialise. The ADB’s warning, in a report prepared for Asian governments attending its… [Read more…]
Posted in: Economy, Politics

Key political risks to watch in Vietnam

May 3, 2011
A shopper buys a vegetable in a market in Hanoi, Vietnam, Tuesday, May 27, 2008.  Rising food and construction costs drove Vietnam's inflation rate to 25 percent in May, the highest rate in more than a decade. (AP Photo/Chitose Suzuki) HANOI, May 3 (Reuters) – Vietnamese policymakers drove the economy to a robust 6.8 percent growth rate in 2010, but the cost was macroeconomic stability. Since February they have been struggling to contain double-digit inflation and have had limited success in preventing the dong from depreciating further, but it will be several months before the… [Read more…]

Vietnam: “State priests”, a real challenge for the Vietnamese Church

May 3, 2011
y1pPMitc4LRdM9ALF3T72AAidc7xGeWQUDHzp84gNDxf3seHRsZt-PLOjIg77MSSAl38RxHhRxv6zQ The archdiocese of Saigon has removed a priest who was a candidate for election, but the phenomenon of clergy who work more or less openly with the regime is a serious concern, because it leads to the distancing of the faithful. The case of a priest who interrupted parishioners reciting the rosary … Hanoi –… [Read more…]
Posted in: Politics, Religion

Asia Seeks to Diversify Record Foreign-Exchange Reserves as Dollar Falls

May 3, 2011
Rajat Nag, managing director of the Asian Development Bank, said Asia needs to use its reserves more productively regardless of whether it is to set up financial safety nets or to invest more. Asian nations are pooling funds to strengthen regional investment, in a step toward diversifying record foreign-exchange holdings as the U.S. dollar declines. Ten Southeast Asian nations, along with China, Japan and South Korea, plan to discuss an infrastructure fund to boost investment in roads, ports and utilities at a meeting of finance officials that started… [Read more…]
Posted in: Economy

Vietnam Arrests Award-Winning Publisher

May 3, 2011
Bui Chat (extreme right) with his award, April 25, 2011. He could languish in jail for up to nine months before facing any official charges. Vietnamese authorities have arrested a local underground publisher on his return home after receiving an international award for courageously upholding freedom to publish, an industry group said Monday. The Geneva-based International Publishers Association (IPA) said Bui Chat, who was awarded… [Read more…]
Posted in: Human Rights

Vietnam says pledged foreign direct investment declines 48 pct

May 3, 2011
FDI Vietnam’s government said pledged foreign direct investment into the nation declined almost 48 percent in the first four months of 2011 from a year earlier. Committed investment dropped to $4.02 billion, the Foreign Investment Agency of the Ministry of Planning and Investment said in a statement on its website today. Disbursed foreign investment gained 0.6… [Read more…]
Posted in: Economy

China Has ‘Highly Repressive’ Press: Poll

May 3, 2011
mediafreedom-400 Asia suffers a modest decline in an annual media freedom survey. The level of press freedom in the Asia-Pacific region has fallen, with conditions in China “highly repressive” and with extensive state and Communist party controls also evident in Laos and Vietnam, U.S. human rights group Freedom House said in an annual survey Monday. The… [Read more…]
Posted in: Human Rights

New changing policies make investors puzzled

May 3, 2011
20110425165529_invest People now have to cudgel their brains about what they should do to protect their assets to cope with the changing policies on gold, dollar and Vietnam dong. Many individuals are considering converting dollars into Vietnam dong and depositing dong at banks. Previously, keeping dollars were the top choice for them to protect their money.… [Read more…]
Tagged:
Posted in: Business, Economy

Global Press Freedom at Lowest Level in More Than Decade

May 2, 2011
Photo: Reuters  Journalists and activists participate in a rally calling for press freedom in central Ankara, Turkey, March 19, 2011 (file photo) Freedom House, a U.S.-based group that monitors human rights around the world says the number of people with access to free and independent media has declined to its lowest level in more than a decade.  In its newly released annual survey, the group says several key countries saw significant declines last year and that only… [Read more…]

Vietnam central bank chief confident in inflation fight

May 2, 2011
Vietnamese central bank governor Nguyen Van Giau May 2 (Reuters) – Vietnamese central bank governor Nguyen Van Giau expressed confidence on Monday in government steps to curb soaring inflation, days after raising key policy rates for the second time in a month in the face of stubbornly high prices. Giau declined to say how much he expected inflation, which hit a 28-month… [Read more…]
Posted in: Economy

China’s train wreck

May 2, 2011
Is China’s high-speed rail a model for U.S. transportation? Based on his travels in China, Washington Post editorial writer Charles Lane thinks not. For the past eight years, Liu Zhijun was one of the most influential people in China. As minister of railways, Liu ran China’s $300 billion high-speed rail project. U.S., European and Japanese contractors jostled for a piece of the business while foreign journalists gushed over China’s latest high-tech marvel. Today, Liu Zhijun is ruined, and… [Read more…]
Tagged:
Posted in: Politics

Vietnam Needs to Reduce Dollar’s Use in Economy, ADB Aide Says

May 2, 2011
images1865422_1 Vietnam needs to reduce U.S. dollar transactions in its economy and restore confidence in the dong as faster inflation deters use of the local currency, said Ayumi Konishi, the Asian Development Bank’s Vietnam director. Dollars make up about 20 percent of money used in Vietnam, Konishi told reporters at a conference in Hanoi today. With… [Read more…]
Posted in: Economy