Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014

Đào tạo con người và đào tạo công cụ - Gánh 20 triệu nợ công/người, người Việt tiết kiệm nhất ĐNA

Đào tạo con người và đào tạo công cụ

Paulo Thành Nguyễn FB

Đào tạo con người trong chế độ VNCH
Năm 1958, dưới thời Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Trần Hữu Thế, Việt Nam Cộng hòa nhóm họp Đại hội Giáo dục Quốc gia (lần I) tại Sài Gòn. Đại hội này quy tụ nhiều phụ huynh học sinh, thân hào nhân sĩ, học giả, đại diện của quân đội, chính quyền và các tổ chức quần chúng, đại diện ngành văn hóa và giáo dục các cấp từ tiểu học đến đại học, từ phổ thông đến kỹ thuật… Ba nguyên tắc “nhân bản” (humanistic), “dân tộc” (nationalistic), và “khai phóng” được chính thức hóa ở hội nghị này. Đây là những nguyên tắc làm nền tảng cho triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng hòa, được ghi cụ thể trong tài liệu Những nguyên tắc căn bản do Bộ Quốc gia Giáo dục ấn hành năm 1959 và sau đó trong Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa (1967).
1.Giáo dục Việt Nam là giáo dục nhân bản: Triết lý nhân bản chủ trương con người có địa vị quan trọng trong thế gian này; lấy con người làm gốc, lấy cuộc sống của con người trong cuộc đời này làm căn bản; xem con người như một cứu cánh chứ không phải như một phương tiện hay công cụ phục vụ cho mục tiêu của bất cứ cá nhân, đảng phái, hay tổ chức nào khác. Triết lý nhân bản chấp nhận có sự khác biệt giữa các cá nhân, nhưng không chấp nhận việc sử dụng sự khác biệt đó để đánh giá con người, và không chấp nhận sự kỳ thị hay phân biệt giàu nghèo, địa phương, tôn giáo, chủng tộc… Với triết lý nhân bản, mọi người có giá trị như nhau và đều có quyền được hưởng những cơ hội đồng đều về giáo dục.
2. Giáo dục Việt Nam là giáo dục dân tộc: Giáo dục tôn trọng giá trị truyền thống của dân tộc trong mọi sinh hoạt liên hệ tới gia đình, nghề nghiệp, và quốc gia. Giáo dục phải bảo tồn và phát huy được những tinh hoa hay những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc. Dân tộc tính trong văn hóa cần phải được các thế hệ biết đến, bảo tồn và phát huy, để không bị mất đi hay tan biến trong những nền văn hóa khác.
3. Giáo dục Việt Nam là giáo dục khai phóng: Tinh thần dân tộc không nhất thiết phải bảo thủ, không nhất thiết phải đóng cửa. Ngược lại, giáo dục phải mở rộng, tiếp nhận những kiến thức khoa học kỹ thuật tân tiến trên thế giới, tiếp nhận tinh thần dân chủ, phát triển xã hội, giá trị văn hóa nhân loại để góp phần vào việc hiện đại hóa quốc gia và xã hội, làm cho xã hội tiến bộ tiếp cận với văn minh thế giới.
Đào tạo “công cụ” trong chế độ VNCS

Mục tiêu phấn đấu chung của cơ sở giáo dục đại học và cao đẳng của Việt Nam là thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 142 của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam. Nghị quyết này chỉ rõ những mục tiêu giáo dục như sau:
“… Xây dựng cho được một độ ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật và quản lý kinh tế đông đảo vững mạnh, ngày càng hoàn chỉnh về trình độ và ngành nghề, vừa có phẩm chất chính trị tốt, tuyệt đối trung thành với Đảng, với giai cấp công nhân, với dân tộc, liên hệ chặt chẽ với công nông, vừa có trình độ khoa học kỹ thuật và nghiệp vụ giỏi, nắm vững những quy luật của tự nhiên và quy luật xã hội, có năng lực tổ chức và động viên quần chúng, đủ sức giải quyết những vấn đề khoa học, kỹ thuật và quản lý kinh tế do thực tế nước ta đề ra và có khả năng tiến kịp trình độ khoa học, kỹ thuật tiên tiến trên thế giới.
Và quyết định 3704/QĐ-BGDĐT 2013, ban hành từ ngày 10/9/2013 mới đây cho biết bộ GDĐT sẽ triển khai và đảm bảo 90% HSSV phải học Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật và sau năm 2016, phấn đấu đưa tỉ lệ này đạt trên 99%.
- Nhìn mục tiêu giáo dục con người trong chế độ hiện nay có lẽ không khác việc sản xuất ra một cái laptop là mấy. Chúng ta được đào tạo cho những chức năng khác nhau nhưng đều được lập trình trong não trạng bằng một hệ tư tưởng một chiều, được định hướng bằng những nghị quyết duy ý chí của một nhóm người tự xưng là đại diện cho chúng ta! Thực trạng giáo dục của nước ta hiện nay có lẽ không cần phân tích nhiều thì ai cũng nhận ra được sự yếu kém của nó, những hiện tượng tiêu cực chúng ta đang nhìn thấy đầy trên mặt báo chỉ là những biểu hiện bên ngoài, trong khi vấn đề nó nằm ở “liều thuốc độc” bên trong, đó là mục-tiêu- giáo- dục- con -người -theo định hướng -xã- hội-chủ-nghĩa, có nghĩa là con người không được đào tạo để trở thành người, mà chỉ được đào tạo để trở thành phương tiện hay công cụ để phục vụ cho mục tiêu của một đảng phái. Bao lâu mục tiêu này còn tồn tại trong luật giáo dục, thì tất cả những sự hô hào cải cách giáo dục từ miệng các nhà lãnh đạo chỉ là những hình thức mị dân khác!







Gánh 20 triệu nợ công/người, người Việt tiết kiệm nhất ĐNA

(Tài chính) – Đồng hồ nợ công toàn cầu vừa nhích tới con số trên 80,070 tỷ USD đối với Việt Nam. Con số này kéo nợ công tăng 11,2% so với năm 2013.
Nợ công tính theo tỉ lệ đầu người ngày càng tăng
Ngày 23/3, đồng hồ nợ công toàn cầu (Global debt clock) trên trang The Economist.com cho thấy, nợ công của Việt Nam đang ở mức trên 80,070 tỷ USD; bình quân nợ công theo đầu người là 886,36 USD; nợ công chiếm 48,0% GDP, tăng 11,2% so với năm 2013.
Đồng hồ nợ công chỉ tới con số nợ công của Việt Nam đang ở mức trên 80,070 tỷ USD; bình quân nợ công theo đầu người là 886,36 USD.
Đồng hồ nợ công chỉ tới con số nợ công của Việt Nam đang ở mức trên 80,070 tỷ USD; bình quân nợ công theo đầu người là 886,36 USD.
Nợ công toàn cầu đang ở mức trên 52.945 tỷ USD. Như vậy, ở thời điểm này, tổng nợ công Việt Nam tăng thêm 2,634 tỷ USD; bình quân nợ theo đầu người tiếp tục tăng thêm 27,31 USD/người.
Trước đó, ngày 17/1/2013, nợ công của Việt Nam ở mức trên 70,576 tỷ USD; bình quân nợ công theo đầu người là 787,9 USD; nợ công chiếm 49,5% GDP, tăng 13% so với năm 2011. Nợ công toàn cầu đang ở mức trên 49.767 tỷ USD.
Còn trước nữa là ngày 4/9/2012, nợ công Việt Nam khoảng 67,6 tỷ USD, tương đương 50% GDP, bình quân nợ là 756,9 USD/người dân.
Như vậy, số liệu mấy tháng gần đây cho thấy, nợ công Việt Nam có xu hướng giảm tỷ lệ so với GDP, nhưng tăng về tỷ lệ bình quân theo đầu người.
Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh e ngại: “Với chính sách tiếp tục thế này thì đến tầm 2015 một lần nữa trần nợ công sẽ tăng vọt, rơi vào khoảng 80% GDP”.
Theo TS. Đào Hùng và TS. Trịnh Quang Anh, Học viện Chính sách và Phát triển, với áp lực phát hành trái phiếu chính phủ gộp, cả để đảo nợ đến hạn (tổng hai năm 2014-2015 là khoảng 320 nghìn tỉ đồng, dự đoán sẽ phát hành tập trung trong năm 2014), nguy cơ nợ công chuyển sang trạng thái mất an toàn là có khả năng, kéo theo đó là nguy cơ bất ổn hệ thống ngân hàng.
Cũng chung nhận định này, Quyền Viện trưởng Viện Chính sách công và quản lý, Đại học Kinh tế Quốc dân, TS. Phạm Thế Anh cũng đã đưa ra nhiều phân tích cho thấy sự mong manh của “giới hạn an toàn” luôn được khẳng định trong nhiều báo cáo chính thức.
Người Việt chuyển sang tiết kiệm
Theo báo cáo khảo sát toàn cầu về niềm tin người tiêu dùng mới được hãng nghiên cứu thị trường Nielsen công bố mới đây, Việt Nam là quốc gia tiết kiệm nhất trong khu vực ASEAN.
Tờ Vnexpress đưa tin, có 74% người Việt tham gia khảo sát cho biết họ sẽ để dành tiền sau khi đã trang trải hết các sinh hoạt phí thiết yếu trong cuộc sống. Xếp thứ 2 là Indonesia (72%), kế đến Philippines (68%), Thái Lan (66%), Singapore (64%) và Malaysia (63%). Các quốc gia này đều thuộc Top 10 nước tiết kiệm nhất thế giới.
Có 90% người Việt Nam được hỏi cho biết họ thay đổi thói quen mua sắm của mình để tiết kiệm tiền thừa. Trong đó, chi tiêu cho quần áo mới và các khoản giải trí ngoài gia đình là những lựa chọn cắt giảm đầu tiên, kế đó là gas và điện.
Cân nhắc chi tiêu, chỉ
Cân nhắc chi tiêu, chỉ “duyệt” những danh mục tối thiểu trong gia đình là cách mà nhiều người Việt đang áp dụng
“Tiết kiệm vẫn là lựa chọn hàng đầu vì người tiêu dùng muốn bảo vệ ngân sách gia đình mình”, ông Matt Krepsik, Giám đốc giải pháp Đo lường hiệu quả Marketing khu vực Đông Nam Á, Bắc Á và Thái Bình Dương nói.
Bên cạnh tỷ lệ người để tiền tiết kiệm cao, báo cáo của Nielsen còn cho thấy chỉ số niềm tin người tiêu dùng (CCI) Việt Nam đạt 98 điểm trong quý IV/2013, cao nhất trong 2 năm trở lại đây và hơn 10 điểm so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên đây vẫn chưa phải là mức cao nhất kể từ khi hãng tiến hành khảo sát ở Việt Nam (quý I/2006). Vào quý II/2010, CCI đạt 119 điểm, tăng mạnh gần 20% so với 3 tháng trước đó nhưng mau chóng tụt xuống còn 88 điểm ở quý liền sau.
Kể từ năm 2011 đến nay, chỉ số này chưa lần nào vượt quá 100 điểm. So với thế giới (CCI 94 điểm), Việt Nam có điểm trung bình cao hơn nhưng vẫn thấp trong khu vực Đông Nam Á.
Tuy nhiên, tình hình tài chính cá nhân lại chỉ ở mức trung bình. Có 55% người Việt Nam tham gia khảo sát cho biết họ cảm thấy tài chính của mình ở mức tốt hoặc rất tốt. Tỷ lệ này ở Singapore là 54%, Malaysia 56%, Thái Lan 69%, Philippines 76% và Indonesia 84%.
Phương Nguyên

Venezuela trong ngõ cụt xã hội chủ nghĩa (1) và (2).

Thụy My – RFI blog

Biểu tình chống chính phủ tại Caracas, 19/03/2014. Dòng chữ trên biểu ngữ: “Khi Trung Quốc bước vào năm con ngựa, Venezuela ở vào kỷ nguyên con lừa. Hãy ra khỏi chủ nghĩa cộng sản Castro!”
LND : Mới đây hôm 22/03/2014, hàng chục ngàn người Venezuela lại xuống đường bất chấp đàn áp, đòi tự do dân chủ, phản đối cách cai trị « độc tài theo kiểu Cuba ». Quốc gia Mỹ la tinh này tuy xa xôi nhưng lại ít nhiều gần gũi với Việt Nam với khuynh hướng « xã hội chủ nghĩa », thường xuyên đả kích các « thế lực thù địch ».
Thụy My xin giới thiệu hai bài viết trên Le Monde ngày 12/03/2014 nói về « chủ nghĩa xã hội kiểu Chavez » đã đẩy quốc gia có trữ lượng dầu lửa hàng đầu thế giới đến tình cảnh phải phân phối theo chế độ tem phiếu.
Về tiềm năng, Venezuela, đất nước sản xuất dầu lửa, là một nước giàu. Nhưng mười lăm năm đi theo chủ nghĩa xã hội kiểu Chavez đã làm đo ván quốc gia này cả về kinh tế lẫn xã hội. Từ đầu tháng Hai, người dân Venezuela đã xuống đường hàng ngày để phản đối một chế độ đã làm nên ba thành tựu : lãng phí do quản lý tồi tệ, tham nhũng và độc tài chính trị.

Chủ nghĩa xã hội theo kiểu Chavez – cố Tổng thống nắm quyền từ năm 1999 cho đến lúc qua đời vào năm 2013 là một thứ cốc-tai xã hội – độc lập dân tộc theo mô hình Cuba, và phong trào đấu tranh chống đế quốc đã lỗi thời của châu Mỹ la tinh.
Mười bốn năm ngự trị của Hugo Chavez đã giúp ích cho một bộ phận dân chúng : những người nghèo nhất trong số 30 triệu dân Venezuela đã được tái phân phối lợi tức từ dầu lửa. Còn lại, Chavez đã đưa quốc gia này xuống đến đất đen : nền kinh tế ì ạch dưới ách của Nhà nước, các nhà đầu tư trong và ngoài nước nản lòng ; kiểm soát từ giá cả, ngoại hối cho đến ngoại thương…
Được bầu lên vào tháng 4/2013, người kế nhiệm ông Chavez là Nicolas Maduro lại còn làm « tốt » hơn. Chỉ trong vòng một năm, ông ta đã làm đóng băng hoạt động kinh tế của đất nước. Tuần này ông loan báo buộc lòng phải thiết lập chế độ tem phiếu, theo cách Cuba đã làm cách đây nửa thế kỷ…
Ngoài dầu lửa với trữ lượng lớn nhất thế giới, Venezuela sản xuất ngày càng ít đi, và nhập khẩu hầu như tất cả mọi thứ. Trước đây là quốc gia trồng trọt và chăn nuôi, ngày nay Venezuela phải đi mua hơn một phần ba hàng tiêu dùng thông dụng.
Nhà nước hầu như không còn tiền mặt – thật không còn gì để bình luận đối với một quốc gia xuất khẩu dầu lửa hàng đầu ! Các bệnh viện thiếu thốn đủ thứ. Việc cúp điện ngày càng trở nên thường xuyên. Tỉ lệ lạm phát hàng năm vượt mức 56%, khiến những người nghèo lại càng khốn khổ hơn.
Rừng người biểu tình chống chính phủ Maduro tại Caracas ngày 22/03/2014.
Những người biểu tình đối đầu với các dân quân. Lực lượng trung thành của chế độ lên án những ai xuống đường là « tư sản ». Họ đã lầm. Đằng sau các sinh viên, lực lượng chủ công của phong trào phản kháng, là chiếc bóng của toàn xã hội Venezuela biểu lộ nỗi lo lắng của họ cho tương lai.
Với việc cá nhân hóa quyền lực tột độ của Chavez, quân đội không ngừng tăng cường dấu ấn lên đời sống chính trị. « Mô hình Cuba » sản sinh tại đây tất cả những hệ quả thiếu lành mạnh nhất. Một nền kinh tế không chính thức ra đời, một thị trường chợ đen cả nội thương lẫn ngoại thương trong đó những kẻ tai to mặt lớn ung dung hưởng lợi.
Bên cạnh sự sụp đổ của nền kinh tế, còn phải kể đến tình trạng mất an ninh tăng vọt : 25.000 vụ giết người một năm, không kể đến các vụ trộm cướp, tấn công, bắt cóc đủ loại. Caracas là thủ đô nguy hiểm nhất hành tinh.
Cần phải huy động mọi sự thu hút của tính ngoại lai Mỹ la tinh mới có thể khiến một số nhà trí thức Pháp tìm thấy vài điều thú vị nơi chủ nghĩa xã hội kiểu Chavez. Dưới thời Maduro cũng như Chavez, tự do của công chúng bị chế nhạo, một bộ phận báo chí bị bịt miệng và tất cả các phe đối lập đều bị trấn áp. Trong thực tế, chủ nghĩa xã hội Venezuela đã biến thành cơn ác mộng.
________________________________________________________________________

Venezuela trong ngõ cụt xã hội chủ nghĩa (2)

Dòng người xếp hàng chờ mua thực phẩm tại một siêu thị ở San Cristobal, 27/02/2014.
Nạn khan hiếm hàng và buôn lậu ở Venezuela
Tại Caracas, Elsy Marino phải xếp hàng từ sáu đến mười tiếng đồng hồ mỗi tuần. Bà thở dài : « Tất cả mọi thứ luôn thiếu thốn : trứng, dầu ăn, bột bắp. Chắc chắn là mọi người đều chán ngán ». Nhưng đối với người nhân viên luôn ủng hộ chủ nghĩa Chavez, không có chuyện đi biểu tình « với bọn tư sản đối lập ». Lý do của khủng hoảng, theo bà : « Do ông Hugo Chavez không còn nữa ».
Người kế nhiệm, Nicolas Maduro đã quyết định đấu tranh chống lại « bọn đầu cơ tích trữ », mà theo ông là những kẻ phải chịu trách nhiệm về khủng hoảng. Hôm 08/03/2014, ông loan báo thiết lập « một hệ thống cung ứng cấp cao » dự kiến phân phát các thẻ « tem phiếu điện tử ». Biện pháp này không thể trấn an được phe đối lập, vốn chỉ trích chính quyền đã lấy Cuba làm kiểu mẫu, và từ một tháng qua đã xuống đường tố cáo « sự phá sản của chế độ ».

Gần một phần ba (28,3% vào cuối 2013) hàng tiêu dùng vắng bóng trong các cửa hàng, theo « chỉ số khan hàng » của Ngân hàng Trung ương. Lạm phát đạt mức 56,2% trong năm 2013, phá mọi kỷ lục. Trên thị trường chợ đen, đồng đô la được bán với giá cao gấp 12 lần giá chính thức. Trữ lượng ngoại hối giảm mất 30% trong năm 2013.
Catalina, y tá làm đêm, đi chợ tại siêu thị Excelsior Gama, ở cạnh các rào cản. Bà tìm thấy dầu ô liu nhưng không có dầu ăn bình thường, sữa đậu nành thay vì sữa bò, thịt bò nhưng không có thịt gà, giấy lau dùng cho nhà bếp nhưng tìm được giấy vệ sinh. Bà cho biết : « Có thể mua được từ những người bán hàng lưu động ở khu Petare, nhưng đắt lắm ». Tại đất nước có trữ lượng dầu hỏa lớn nhất thế giới, giấy vệ sinh đã trở thành một món hàng buôn lậu.
Làm việc tại một bệnh viện phụ sản, Catalina kể : « Các bệnh viện thiếu thốn đủ mọi thứ… » Nếu phong trào phản kháng bùng nổ ở các tỉnh, đó là vì nạn khan hiếm hàng hóa, thiếu thốn thuốc chữa bệnh và nạn cúp điện còn trầm trọng hơn tại Caracas rất nhiều. Catalina kết luận : « Chính phủ biết rằng nếu Caracas bùng nổ, thì sẽ là dấu chấm hết đối với họ ».
Khách hàng được viết số thứ tự xếp hàng lên cánh tay.
Làm thế nào Venezuela lại ra nông nỗi này ? Từ mười lăm năm qua, việc tái phân phối lợi tức từ dầu lửa cho người nghèo đã làm tăng vọt nhu cầu nội địa. Nhưng việc sản xuất hàng tiêu dùng lại không theo kịp, và quốc gia này phải đi nhập khẩu đủ loại hàng. Theo các nhà kinh tế đối lập, việc kiểm soát ngoại hối, được thiết lập từ năm 2003 cũng như kiểm soát giá cả đã góp phần vào việc bóp nghẹt dần nền kinh tế. Giáo sư Pedro Palma so sánh với « chiếc ga-rô buộc chặt lâu ngày rốt cuộc đã làm hoại thư toàn bộ cơ thể ».
Nhà nước hiện nay đang thiếu tiền mặt. Venezuela, quốc gia sản xuất dầu thô thứ 11 thế giới, mỗi ngày đưa ra thị trường 2,7 triệu thùng dầu, theo BP Statistical Review of World Energy. Ông Palma nhắc nhở : « Tuy nhiên một phần trong số dầu xuất khẩu là cho không – chủ yếu cho Cuba, hoặc là cho các nước nhỏ ở vùng Caribê vay, hoặc là trả nợ cho Trung Quốc ».
Các cuộc bầu cử năm 2013 đã gây áp lực lên két tiền của PDVSA, tập đoàn dầu khí quốc doanh, và lên tài chính công. Sau chiến thắng ngắn ngủi của ông Maduro vào tháng Tư, chính quyền không ngần ngại đổ tiền ra để đảm bảo chiến thắng cho các ứng cử viên phe mình trong cuộc bầu cử địa phương tháng 12. Nhà nước trút đến những đồng tiền cuối cùng trong hầu bao và cho các máy in tiền hoạt động. Trong vòng một năm, số tiền đưa vào lưu hành tăng lên 74%.
Đất nước tràn ngập những đồng bolivar. Nhưng chính phủ phân phối một cách dè sẻn tiền mặt với tỉ giá 6,3 bolivar đổi được một đô la. Trên thị trường chợ đen, một đồng đô la có giá đến 82 bolivar. Sự cách biệt tỉ giá lớn lao này mang lại hạnh phúc cho những người giỏi xoay sở và bọn buôn lậu.
Những người bán lẻ ở khu Petare chỉ là cò con trong một hệ thống mà từ trên thượng nguồn đã nuôi dưỡng tham nhũng với những món lợi khổng lồ.
Theo chính quyền, 40% số thực phẩm nhập khẩu theo tỉ giá chính thức được tái xuất khẩu sang những nước láng giềng trong đó có Colombia. Một ký gạo với giá quy định, sang bên kia biên giới tăng gấp mười lần. Bọn mafia đầy quyền lực kiểm soát việc buôn lậu xăng dầu, mặt hàng gần như miễn phí ở Venezuela.
Do không thể nhập khẩu được những nguyên liệu cần thiết, các doanh nghiệp sản xuất suy sụp. Do không thể chuyển lợi nhuận về nước, các công ty đa quốc gia ngần ngại không muốn đầu tư thêm. Tập đoàn cuối cùng còn cho lắp ráp xe hơi tại Venezuela là Toyota vào cuối tháng Giêng đã thông báo tạm ngưng hoạt động. Tổng cộng, Nhà nước Venezuela còn nợ các công ty tư nhân 13 tỉ đô la.
Theo báo cáo Doing Business 2013 của Ngân hàng Thế giới, Venezuela đứng thứ 181/189 về không khí kinh doanh. Nhà kinh tế Angel Garcia Banchs nhấn mạnh : « Tuy nhiên thị trường Venezuela sinh lợi cao và đầy hứa hẹn khiến các tập đoàn đa quốc gia thường làm ngơ ».
Ông Palma thở dài : « Trừ phi giá dầu lại tăng lên, không gì có thể gây hy vọng có một sự cải thiện quan trọng tình hình trước mắt ». Theo các nhà kinh tế đối lập, nạn khan hiếm thực phẩm thiết yếu có thể còn trầm trọng hơn trong những tháng tới. Và tình hình chính trị đối với ông Maduro sẽ còn phức tạp hơn.

Miến Điện: Chủ nghĩa tư bản nhà nước hay pháp quyền?

Phiatruoc

Anh Khôi chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Andrew Collier, Tạp chí Diplomat
Miến Điện hiện đang đứng giữa những lựa chọn khó khăn – một là mở cửa xây dựng nền tảng pháp quyền hoặc dấn sâu vào chủ nghĩa tư bản nhà nước kiểu Trung Quốc trong đó nhà nước được điều hành bởi quân đội.
Tính đến thời điểm hiện tại, Miến Điện có thể chọn một trong hai con đường. Quân đội chiếm 25% số ghế trong quốc hội đã giúp họ giành vị trí mạnh mẽ trong vài trò thống trị hệ thống chính trị. Sự hiện diện của quân đội trong nền kinh tế chủ yếu thông qua việc chiếm đất của người dân địa phương và sự thân thiết đối với các tập đoàn lớn đầu tư vào quốc gia này. Cựu nguyên thủ quốc gia Than Swe đã được thay thế bởi tổng thống dân sự đầu tiên – tức ông Thein Sein, trong vòng 50 năm qua. Mặc dù chính phủ dân sự hiện nay trên danh nghĩa vẫn có sự hậu thuẫn của quân đội nhưng ông Than Swe dường như đã nhận ra sức mạnh của mình bị giảm đi rõ rệt.

“Chúng tôi là một nền dân chủ có nhiều phe phái. Chính vì điều này đã làm cho việc chuyển đổi đất nước không thành công”, một quan chức Miến Điện nói với tổ chức quốc tế có trụ sở tại Yangon.
Giữa những thay đổi chính trị mang dấu hiệu ngày càng đi xuống, dường như ở đất nước này xuất hiện một nhân tố bí mật có thể mang lại cơ hội thay đổi lớn: Mối quan hệ văn hóa có thể tạo cơ sở cho nền dân chủ.
Ví dụ tại Miến Điện xuất hiện một nhóm chuyên đào tạo luật sư cho các địa phương trải dài 14 huyện trên cả nước. Vai trò chính của các luật sư này là chống lại các hoạt động bất hợp pháp của chính quyền địa phương đối với những vụ lạm dụng chức quyền trong các dự án mua đất đai bất hợp pháp. “Nhiều luật sư trong nhóm này đã đạt được thành côn”, một đại diện cho biết.
Bên cạnh các nhóm luật sư địa phương còn có các mãnh đạo điều hành doanh nghiệp tại Miến Điến, bao gồm rất nhiều lãnh đạo doanh nghiệp nữ đã và đang ra sức đào tạo, thay đổi các doanh nghiệp nhỏ và thậm chí họ còn thành lập hoạt động tài chính vi mô cho các doanh nghiệp nhỏ đó. Hoạt động tài chính này đã làm giúp cho các doanh nghiệp nhỏ được mở rộng mà không phụ thụôc vào ngân hàng và dần dà mang lại những dấu hiệu suy giảm kiểm soát của nhà nước.
Chính phủ Miến Điện đã có những chính sách hạn chế việc kiểm duyệt các đối với các phương tiện truyền thông vào năm 2011, nhưng sự việc năm ngoái đã xảy ra ngòai dự kiến, chính phủ đã chính thức cấm những nội dung của các website nước ngoài mang yếu tổ chỉ trích những việc làm trái pháp luật của chính phủ nước này. Chính việc này đã kéo theo hệ quả lớn trong ngành truyền thông, báo chí Anh và một vài tờ báo nhỏ khác của Miến Điện đã liên tục đăng lên những câu chuyện về quyền dân tộc và đối lập chính trị. Những phóng viên của các tờ báo này đều bị bắt giam cùng với những người biểu tình theo Điều 18 chống hội họp tự do. Nhưng những người bị bắt giam này dường như đều được đối xử khá tốt trong thời gian bị giam giữ – khác với thời gian trước đây – duy nhất một điều đó chính là tương lai của họ không hề được đảm bảo.
Đầu năm nay, một cuộc biểu tình quy mô  trên toàn quốc đã buộc chính phủ phải hủy bỏ dự án xây dựng đập do tập đòan China International Power chủ thầu. Mặc dù các vận động chính trị của cuộc biểu tình đều kết thúc bằng việc giam giữ nhưng dường như ảnh hưởng của cuộc biểu tình đã diễn ra xuyên suốt tại nước trong một thời gian dài.
Bên cạnh đó, một nhóm môi trường độc lập được gọi là Ecodev đang giảng dạy người dân ở 42 thị trấn trên tổng số 330 trên cả nước. Họ đang cố gắng mở rộng đến con số 72 để có thể thúc đẩy chính quyền địa phương thực hiện nghiêm ngặt qui định pháp luật về môi trường được đề ra trên các văn kiện do chính phủ ban.
Những hoạt động trên đem lại những giá trị thực tế khá lớn. Mặt dù sự hiện diện của chính phủ không bao phủ hết toàn bộ hoạt động như một số quốc gia khác nhưng những nhà hoạt động về quyền con người tại Miến Điến vẫn phải đề phòng khi bàn bạc về kế hoạch họat động chính trị của mình.
Có hai lỗ hổng lớn giải thích tại sao các nhà hoạt động nhân quyền nói rằng những thuận lợi được đem đến trong thời gian vừa qua chỉ mới dừng ở mức chủ quan. Một là sức mạnh quân đội vẫn được duy trì; hai là các vấn đề xung quanh các vụ xung đột giữa các bộ tộc. Có rất nhiều ý kiến quan ngại khi xác định sức mạnh quân sự sẽ được sử dụng để kiểm soát cuộc bầu cử vào năm 2015. Ngoài việc giữ 25% số ghế trong quốc hội vốn gây ra nhiều bất đồng ý kiến, quân đội Miến Điện cũng bị cáo buộc lợi dụng quyền hạn và sự mở cửa của kinh tế để chiếm đất đai của dân.
Đằng sau quân đội Miến Điên đang được hậu thuẩn bởi một công ty Trung Quốc điều hành các đường ống dẫn chảy từ VỊnh Benngal vào tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Mặc dù có mối quan tâm và những bất đồng khá lớn trong vấn đề ô nhiễm nhưng  tham nhũng và thu hồi đất vẫn tếp tục iên ra.  “Chúng tôi sẽ tập trung vào vấn đề các đường ống dẫn khí nhưng chúng tôi sẽ cực kì thận trọng để không gây ra bất kì một sự cố ngoại giao đáng tiếc nào”, – một nhà hoạt động nhân quyền về môi trường cho biết.
Vấn đề thứ hai là vấn đề Miến Điện có quá nhiều cuộc xung đội giữa các sắc tộc. Hiện tại, Miến Điến có 134 nhóm dân tộc được chia cho 8 sắc tộc chính, mặc dù các học giả của Đại học Yale James Scott cho rằng hầu hết họ không phải là những dân tộc riêng biệt nhưng điều này hoàn toàn bị phủ nhận nhận. Các dân tộc này đang ngày càng mất đi khả năng kiểm soát đất đai có giá trị trong khi tăng trưởng GDP của Miến Kiện đang ngày càng cao, đạt ngưỡng 6.5% mỗi năm vào năm 2013.
Có lẽ người thua cuộc trong các cuộc xung đột giữa các sắc tộc tại Miến Điện cho đến nay là người Rohingya, một nhóm Hồi giáo không được chính phủ công nhận quyền công dân. Nhiều người còn chỉ trích rằng những người Rohingya phải bị trục xuất khỏi đất nước và không phải dân tộc thuộc về Miến Điện.
Bên cạnh đó, những cách hoạt động của bà Aung Sang Suu Kyi đang bị chỉ trích khá gay gắt do có những hoạt động chính trị không hiệu quả. Tuy nhiên, sau hơn 20 năm bị cô lập khỏi thế giới và không hề có kinh nghiệm hoạt động chính trị, bà Suu Kyi cần phải có những hậu thuẫn cực kì mạnh mẽ để có thể xây dưng được một đảng chính trị có khả năng điều hành đất nước.
Còn một vấn đề nữa không được coi trọng nhưng nó cũng đem lại những thay đổi trong dư luận xã hội chính là di sản còn sót lại từ sự cai trị Anh Quốc. Năm nay, Đại học Yangon đã phát động một chương trình nhân quyền cho một nhóm Kitô giáo bao gồm các dân tộc thiểu số. Họ họ đã tổ chứng một cuộc họp tôn giáo lợn tại Yango vào tháng 12 với sự chấp thuận ngầm của chính phủ. “Chúng tôi đang theo dõi và chờ đợi”, một đại diện của nhóm người Kitô giáo Lisu thiểu sổ cho biết.
Andrew Collier là một thành viên cấp cao của tổ chức Mansfield Foundation.
 

Bất thường quanh một luận văn

BBC
Nhóm Mở miệng

Các thành viên của nhóm thi ca ‘Mở Miệng’, khách thể nghiên cứu của luận văn.
Một luận văn văn chương bảo vệ xuất sắc nhiều năm về trước bất ngờ bị chấm lại, tác giả sau đó bị ‘tước bằng’, giáo sư hướng dẫn bị ‘cho về hưu non’ là những dấu hiệu bất thường của một quyết định hành chính ‘chính trị hóa’ và ‘phi khoa học’ theo một nhà phê bình văn học từ Việt Nam.
Hôm 23/3/2014, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên cho rằng chính quyền đã có những hành xử không bình thường với luận văn “Vị trí của kẻ bên lề: Thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn học” và nhóm thực hiện gồm tác giả luận văn – giảng viên hợp đồng Đỗ Thị Thoan và người hướng dẫn luận văn, PGS. TS Nguyễn Thị Bình thuộc Khoa Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội 1.

Theo ông Nguyên, việc bà Bình, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Văn học Việt Nam hiện đại, phải nhận quyết định ‘về hưu non’ năm năm trước khi tới tuổi, đồng thời giảng viên hợp đồng của Khoa, Đỗ Thị Thoan, bị cho chấm dứt hợp đồng có thể liên quan tới việc họ đã lựa chọn khách thể nghiên cứu là tác phẩm của các tác giả thuộc nhóm Mở Miệng, một nhóm không được nhà nước công nhận.
Hôm Chủ Nhật, ông Nguyên nói với BBC:
“Tôi cho đây là những quyết định hành chính phi khoa học, quyết định hành chính tức là cho PGS. TS Nguyễn Thị Bình buộc phải nghỉ hưu, khi ở độ tuổi của chị và theo chế độ hiện hành, chị vẫn có thể làm thêm từ 5-7 năm nữa.
“Rồi lập một hội đồng xem lại luận văn thạc sỹ của Đỗ Thị Thoan tức Nhã Thuyên và rồi ra quyết định là không công nhận kết quả đó, tước bằng thạc sỹ của Đỗ Thị Thoan, thì tôi bảo rằng phi khoa học.”

‘Không hề vấn ý’

Nhà phê bình cho rằng bản luận văn đã được chấm từ trước qua một quy trình chặt chẽ, nghiêm túc, hội đồng chấm luận văn được cấp có thẩm quyền chuyên môn và quản lý chuyên môn tinh chọn, nay không thể chấm lại mà không hề vấn ý của họ, đồng thời không thông báo gì để mời tác giả luận văn và người hướng dẫn tham gia bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ.
Chúng tôi cho rằng đây là một vụ việc bị chính trị hóa, và người ta có thể hỏi tại sao lại chọn bản luận văn này, còn các bản luận văn khác thì sao?
Phạm Xuân Nguyên
Việc làm này, theo nhà phê bình có thể tạo ra một tiền lệ xấu vì qua đây, các lý do phi khoa học nào đó, các công trình khoa học, nghiên cứu nghiêm túc có thể sẽ bị đảo lộn, ảnh hưởng xấu tới tâm lý, công việc của các giới nghiên cứu, hướng dẫn thẩm định, đánh giá và các hội đồng.
Trước việc xuất hiện gần đây một công văn được cho là của Ban Tuyên Giáo Trung ương Đảng hướng dẫn báo chí trong nước không đăng tải bài vở ‘trái chiều’ liên quan vụ việc, ông Nguyên cho rằng, tuy chưa thể kiểm chứng tính chân thực của công văn, có thể đã có một áp lực chính trị phía sau sự việc xét lại luận văn.
Ông Nguyên nói: “Chúng tôi cho rằng đây là một vụ việc bị chính trị hóa, và người ta có thể hỏi tại sao lại chọn bản luận văn này, còn các bản luận văn khác thì sao?
“Và nếu thế, nó sẽ tạo ra một tiền lệ là có những hội đồng chùm lấp lên các hội đồng chính thức khác, mà các hội đồng này đều có đóng dấu đỏ, đều có quyết định thành lập.”

‘Áp lực cấp cao’

Ông Nguyên nêu quan điểm rằng Bộ Giáo dục & Đào tạo và Đại học Sư phạm cần phải mời các hội đồng cùng hợp tác với nhau, trong trường hợp thực sự cần xem xét lại luận văn, có tham vấn hội đồng cũ, để tránh việc có sự chênh biệt quá lớn giữa hai kết quả.
Hôm 23/3, một nguồn từng cộng tác với Khoa Ngữ văn của Đại học Sư phạm I cho BBC hay có thể đã có một áp lực từ cấp Bộ Giáo dục & Đào tạo, cũng như cao hơn nữa là từ Ban Tuyên Giáo Trung ương yêu cầu Đại học Sư phạm có động thái cứng rắn với bà Bình.
Nguồn muốn được dấu tên này cho rằng bà Bình có nhân thân tốt, không có vấn đề gì với Ban Chủ nhiệm Khoa và Ban Giám hiệu Nhà trường và các đồng nghiệp, học viên, sinh viên.
Tuy nhiên, vẫn theo nguồn này, người ta không ngoại trừ chính việc lựa chọn tác phẩm của nhóm ‘Mở Miệng’ làm khách thể nghiên cứu và hướng dẫn nghiên cứu là một lý do chính đằng sau vụ việc.

‘Ai đúng, ai sai?’

Gần đây, trên trang mạng ‘Blog Giáo Dục Việt Nam’, Tiến sỹ Vũ Thị Phương Anh đã lên tiếng về vụ việc qua bài viết có tựa đề ‘Tám câu hỏi về vụ luận văn thạc sĩ của Nhã Thuyên’, trong đó, tác giả nêu câu hỏi:
“Nếu cho rằng kết quả chấm lại mới chính xác và vì thế Nhã Thuyên đáng bị tước bằng, vậy có thể kết luận rằng hội đồng chấm lần trước, và cả người hướng dẫn, đã sai?”
Trong một diễn biến khác, hôm 18/3, Tiến sỹ Nguyễn Thị Từ Huy từ Sài Gòn đã gửi một bức “Thư gửi cộng đồng đại học và cộng đồng nghiên cứu Việt Nam”, trong đó kêu gọi các giới liên quan và cộng đồng lên tiếng về hai đồng nghiệp nhà giáo qua vụ việc.
PGS. TS Nguyễn Thị Bình
PGS. TS Nguyễn Thị Bình bị ‘ép’ về hưu non trước 5-7 năm là vô lý, theo nhà phê bình.
Bức thư viết: “Tôi viết thư này đề nghị tất cả những người Việt Nam đã và đang làm việc trong hệ thống đại học và nghiên cứu, ở Việt Nam hay ở nước ngoài, lên tiếng về vụ việc này và có các hoạt động để bảo vệ hai đồng nghiệp của chúng ta là Đỗ Thị Thoan và Nguyễn Thị Bình.
“Đừng để họ vì có sự can đảm trong hoạt động nghiên cứu mà phải chịu bất công.”
Trong cuộc trao đổi hôm Chủ Nhật, ông Phạm Xuân Nguyên, người đồng thời là Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội cho rằng tác phẩm của nhóm tác giả thi ca ‘Mở Miệng’ cần được đối xử bình đẳng từ góc nhìn văn học, văn chương và khoa học.
Cuối tuần này, BBC đã liên hệ với ông Đỗ Hải Phong, Trưởng khoa Ngữ văn thuộc Đại học Sư phạm Hà Nội, đơn vị đã thành lập hoặc liên quan hai hội đồng chấm và chấm lại luận văn với chủ đề về nhóm Mở Miệng, nơi PGS Nguyễn Thị Bình làm việc, để tìm hiểu về lý do, tính xác thực của các sự việc và các quyết định ‘hưu non’ với bà Bình, ‘tước bằng’ với cựu giảng viên Đỗ Thị Thoan.
Tuy nhiên, ông Phong đã từ chối trả lời các câu hỏi của phóng viên.

Những “thành quả” có 1 không 2

Những “thành quả” có 1 không 2

Ba cô gái kéo cày thay trâu ở Hưng Yên.
Hôm 16 tháng Ba vừa rồi, TS Nguyễn Thị Từ Huy có dịp đọc bài báo tựa đề “Xem nông dân Hưng Yên kéo bừa thây trâu” mà xem chừng như không dằn được bực tức. Đó là cảnh mà blog Dân Lầm Thang gọi là “Thiên đường mới: Người kéo bừa thay trâu”.

Nghe tường trình
Theo báo mạng trong nước, trong khi nhiều người vẫn còn đang ăn Tết, du xuân… thì nông dân ở nhiều nơi phải ra đồng làm việc. Và tại Hưng Yên, “không trâu, không tiền thuê máy, một số hộ nông dân phải dùng sức người kéo bừa”, như báo Tiền Phong từng mô tả:

“Sáng mùng 6 Tết, ông Phạm Văn Kháng, 47 tuổi (xã Lạc Hồng, Văn Lâm, Hưng Yên) cùng con trai ra bừa khoảnh ruộng nhỏ ngay giáp quốc lộ 5. Sợi dây thừng được buộc vào hai đầu chiếc bừa, con trai ông Kháng vòng qua bụng, hai tay nắm chặt dây, kéo bừa đi. Đằng sau, ông Kháng lựa chiếc bừa đi theo bước chân con trai…

Cách ruộng của ông Kháng vài khoảnh, dù ruộng khá rộng, nhưng cô Hòe (Lạc Hồng, Văn Lâm, Hưng Yên) cùng ba con gái cũng đang bừa ruộng bằng sức người. Cô Hòe cầm bừa, trong khi ba cô con gái ra sức kéo chiếc bừa trên ruộng cạn.”

Trước cảnh, nhất là phụ nữ, kéo bừa thay trâu đó, TS Nguyễn Thị Từ Huy nêu lên câu hỏi rằng “Bao giờ anh thôi sống hèn?”, “đàn ông các anh, nhìn cảnh này có nghĩ gì không, có cảm thấy gì không?”.
Blogger Đào Dục Tú  viết “mấy dòng tạp cảm” về tình trạng “ ‘trâu cày’ ở thế kỷ 21”, lưu ý đặc biệt cảnh 3 cô gái ở một làng quê Hưng Yên kéo bừa thay trâu khiến xúc động nhân tâm, khiến, vẫn theo blogger Đào Dục Tú, “ Thậm chí có người  quy kết thẳng thừng vì đàn ông, các đáng mày râu nước này, quá hèn nên mới để chị em phải cõng việc thay trâu thật quá ‘phản cảm’ ở thế kỷ 21”.




Cảnh kéo cày thay trâu đã có hồi trước năm 1945. Bây giờ lại tái diễn cái cảnh này. Nó cũng chỉ là một trong những cảnh khổ (của nông dân ngày nay) thôi.

-Blogger Phạm Đình Trọng
Qua bài “Ba cô trời rét kéo bừa thay trâu”, blogger Đào Dục Tú khẳng định rằng cho dù cảnh không vui ấy có thể là trường hợp cá biệt đi chăng nữa, thì chuyện con người phải kéo bừa thay trâu ở năm 2014 trong thế kỷ 21 này, ở năm thứ 39 kể từ ngày đất nước gọi là thống nhất, hòa bình và cùng đi lên “thiên đường” XHCN cũng “ khó có ai có thể chấp nhận, ngoảnh mặt vô cảm ngó lơ”.

Tác giả Đào Dục Tú cho biết là không muốn “vơ đũa cả nắm trách cứ đàn ông nước Việt”, khẳng định rằng họ quyết không phải là “nguyên nhân chính” đẩy chị em, mà cụ thể là ba chị em Hưng Yên vừa nói, vào cảnh kéo bừa thay trâu. Mà theo tác giả, nguyên nhân sâu xa, cũng là sự thật đáng buồn này, chính là do chính sách vĩ mô về nông nghiệp, nông dân nông thôn, dù có tốt đẹp bao nhiêu trên lý thuyết, lại “lộ ra quá nhiều sai lầm, sai lệch trầm trọng” trên thực tế, mà hậu quả nhãn tiền “giữa thanh thiên bạch nhật” là tình trạng cưỡng chế đất đai khắp nơi trong nước hiện nay; là tình trạng dân oan lũ lượt về thủ đô khiếu kiện “đứng ngồi vạ vật” trước cơ quan công quyền cao nhất để kêu giải oan; rồi chuyện nông dân nhiều nơi bỏ ruộng “chạy lấy người”, tứ tán đi làm thuê làm mướn; rồi chuyện trẻ em vùng cao “quê hương cách mạng một thời” chỉ mong ngóng bát cơm có chút thịt, cho dù là thịt chuột...

Tác giả Đào Dục Tú khẳng định rằng chừng ấy thực trạng không còn là cá biệt nữa trong nhiều năm nay; và thực tế ấy có thể được xem như một hình thức “phản biện” đối với nhiều chính sách “vĩ mô” được mô tả là “vô cùng tốt đẹp” ở nhiều vùng miền, đặc biệt ở những nơi đất ruộng trở thành “điểm nhậy cảm” và vùng sâu vùng xa. Tác giả liên tưởng đến:

“Hình ảnh cánh đồng bị cắt chia chăng dây đóng cọc hoặc kín cổng cao tường và những dãy căn hộ cao cấp cao tầng, những khu biệt thự kéo dài không người ở trên cánh đồng xưa kia mầu mỡ ruộng mật bờ xôi ở ven quốc lộ cách thủ đô không xa. Chỉ riêng những chiến dịch bất động sản một thời sôi sùng sục như vạc dầu không biết đã thu hút vào các đại gia bên trong và bên ngoài nhà nước bao nhiêu là đất ruộng để rồi đẩy đến tình trạng đóng băng nhà cửa đất đai khiến nhà nước phải đổ hàng ngàn tỷ cấp cứu, nhưng nghe chừng không cứu được! Để rồi không biết bao nhiêu gia đình nông dân… đã và đang rơi vào cảnh như cây bật gốc vì mất chân đế cơ bản là ruộng, là nghề trồng cấy cổ truyền...”

Rồi hình ảnh ba cô gái kéo bừa thay trâu khiến tác giả không khỏi liên tưởng đến câu thơ dân gian “Ba cô đội gạo lên chùa” trong bối cảnh quá thanh bình êm ái của ngày xưa, để ngày nay chỉ thấy trước mắt trên màn hình nhỏ “Ba cô trời rét kéo bừa thay trâu”!


Blogger TuấnDDK khẳng định rằng “hình ảnh người nông dân kéo cày thay trâu, lặp đi lặp lại suốt hàng chục năm và hoàn toàn không phải là cá biệt”, cho thấy điều gọi là “chiến thắng của nông nghiệp” phát xuất từ tình trạng “mồ hôi của nông dân đang phải bán quá rẻ” trong bối cảnh tỷ lệ đầu tư của nhà nước cho nông nghiệp trong tổng vốn đầu tư xã hội vừa quá ít lại vừa bị cắt giảm…

Từ Hà Nội, blogger JB Nguyễn Hữu Vinh nhận xét rằng vấn đề người nông dân VN phải kéo bừa, kéo cày thay trâu thì có thể người nước ngòai thấy lạ, nhưng dân trong nước, trong những năm gần đây, thấy việc đó đã trở thành bình thường - nó bình thường trong một xã hội không bình thường. Nhà báo Nguyễn Hữu Vinh giải thích rằng khi sức kéo không còn và người dân phải tự lao động trên mảnh đất giữa lúc mức chi phí về nông nghiệp rất lớn trong khi nông phẩm lại rất rẻ, không thể bù đắp được, thì người dân không thể có đủ tiền để thuê máy móc nhằm thay sức lao động con người. Trong khi đó, họ nuôi con trâu, con bò trong thời điểm này cũng không phải dễ dàng, đồng cỏ thì ngày càng bị thu hẹp…thì con người phải dùng sức lao động của mình để thay trâu bò! Blogger JB Ngưyễn Hữu Vinh lưu ý:

“Tình trạng này phát xuất từ một thời gian dài người ta phát động “3 cuộc cách mạng”, trong đó thì cuộc cách mạng KH-KT là ‘then chốt”, rồi thì cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng tư tưởng văn hóa… Nhưng chúng tôi thấy đây là cái “thành quả” đi ngược lại xu thế tiến bộ xã hội, đi ngược lại thành quả mà thế giới đạt được. Trong khi thế giới đang tiến hành những lao động bình thường, giản đơn cùng nhiều loại lao động khác chủ yếu bằng máy móc để thay thế sức lao động của con người, thì người VN trong xã hội ngày nay lại thay trâu bò kéo cày.”

Về vấn đề này, blogger Phạm Đình Trọng từ trong nước phân tích:

“Cảnh kéo cày thay trâu đã có hồi trước năm 1945. Bây giờ lại tái diễn cái cảnh này. Nó cũng chỉ là một trong những cảnh khổ (của nông dân ngày nay) thôi. Nhưng cái khổ lớn nhất của nông dân bây giờ là họ bị mất đất đai. Đó mới là điều nguy hiểm! Tức là trong số người dân VN hiện nay, thì giới nông dân là khổ nhất và cuộc sống của họ bị đe dọa đến tận cùng rồi. Người nông dân phải thay trâu cày cũng đã là khổ rồi, nhưng cái nguy hiểm hơn là đất của họ có thể bị tước mất vào bất cứ lúc nào. Đó mới là điều đen tối, nguy hiểm và bi đát của người nông dân ngày nay.”

Thưa quý vị, vừa rồi là cảnh người nông dân thế kỷ 21 kéo cày thay trâu. Bây giờ là cảnh “sang sông bằng bao ny-long” của cô giáo và học trò ở vùng cao thuộc tỉnh Điện Biên.

Lãnh đạo chui vào túi nào?

Hình ảnh chụp từ video clip: cô giáo chui túi nilon vượt suối lũ đến trường.
Qua bài “Trường mẫu giáo Sam Lang: Có ai rơi nước mắt?”, blogger Cao Thoại Châu mở đầu rằng “dù rộng lòng hay lạc quan tới mấy thì cũng khó lòng coi là chuyện cười ra nước mắt cảnh các cô giáo và học trò trường mẫu giáo Sam Lang tỉnh Điện Biên ngày ngày qua sông trong 6 tháng mùa mưa bằng một ‘phương tiện giao thông thủy’ không hề có trên đất nước này (trước đây) và chắc cũng khó có ở nơi nào trên trái đất này. Và tác giả không khỏi kinh ngạc:

“Thật không hình dung ra nổi cái cảnh những con người ngồi trong bao nilông nhờ một người khác một tay túm bao, tay kia bơi kéo “bao người” qua dòng nước chảy xiết. Và hình ảnh này sẽ cứ còn chìm trong im lặng nếu không được chính “khách qua sông” là các cô giáo quay lại bằng điện thoại di động…Chuyện người dân trong đó có cả học trò ngày ngày qua sông bằng cách đu dây ròng rọc vừa nguy hiểm vừa hết sức nghịch lý đã từng xảy ra… nhưng có ai rơi nước mắt rùng mình khi lỡ sơ sẩy một chút thì sinh mạng của cô và trò nơi ấy đã trôi theo dòng nước?”

Qua bài “Chui vào… ‘Lãnh đạo chui vào túi nào’?”, Blogger Bùi Văn Bồng nêu lên câu hỏi rằng “Phải chăng Bộ GTVT và các địa phương chỉ nhăm nhe dán mắt vào các Dự án lớn, đắt tiền để… có chùm khế ngọt thật to chia nhau?”, và “Bao giờ thì có những cây cầu treo dân sinh vượt suối trên tuyến Nà Hỳ - Sam Lang cho các thầy cô và học sinh có thể an tâm tới trường, cho người dân bình an lên nương?”. Về vấn đề này, blogger Phạm Đình Trọng cảnh báo:




Thật không hình dung ra nổi cái cảnh những con người ngồi trong bao nilông nhờ một người khác một tay túm bao, tay kia bơi kéo “bao người” qua dòng nước chảy xiết.

-Blogger Cao Thoại Châu
“Có điều bi đát là trong lúc nhu cầu tối thiểu về cuộc sống của người dân còn thiếu thốn như thế thì người ta đổ ra hàng chục nghìn tỷ, hàng trăm nghìn tỷ để xây, chẳng hạn như, đền tưởng niệm của những Trần Phú, của những nhà cách mạng tiền bối.v.v… Đó là những cái rất là nghịch lý.”

Blogger JB Nguyễn Hữu Vinh cho đây không phải là trường hợp cá biệt, đồng thời, nó thể hiện mạng sống con người bị coi rẻ ở VN:

“Thật ra, khi nói đến hiện tượng như vậy thì người ta nghĩ rằng mình nói xấu, nghĩ rằng mình tiêu cực, nghĩ rằng mình không có cái nhìn lạc quan…Nhưng dù có muốn thì người dân khó có thể lạc quan trước hiện tượng như vậy. Và theo chỗ tôi biết, hiện tượng như vậy không phải là cá biệt. Nó chỉ đơn giản thể hiện rằng mạng sống của người dân Việt Nam trong nước hiện nay rất rẻ! Tại VN hiện nay, đất đai đắt, nhà cửa đắt, mọi thứ đều đắt, chỉ có mạng con người thì rất rẻ, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa, vùng núi, mạng sống người dân bị coi rẻ. Vấn đề này, nếu người ta cho rằng mình nói xấy hay thế nào đó, thì tôi xin miễn bình luận. Mà tôi chỉ biết rằng đó là nói thật, và nói thật nó khác với nói xấu. Vì đó là sự thật. Và có những sự thật ở VN ngày nay còn đau xót hơn thế nữa!”

Vẫn theo bloger JB Nguyễn Hữu Vinh, hiện tượng đó phản ảnh điều mà người ta giăng những khẩu hiệu khắp nơi, trên khắp mọi nẻo đường của đất nước, ở những chỗ trang trọng nhất trong các hội trường, trong các hội nghị, trong các cuộc phát động tiêu tốn thậm chí hàng tỷ đồng gọi là “học tập đạo đức HCM”.

Nhà báo Nguyễn Hữu Vinh chua chát rằng không biết cảnh “khách qua sông bằng túi ny long” có phải là một “thành quả cách mạng” hay không. Và nhà báo khẳng định là “cái lớp người hiện đang sống phè phỡn trên xương máu của người dân này là lớp người gọi là “con cháu HCM ”, khiến người dân không khỏi thấy đau xót là “nền giáo dục mà hồi năm 1945, ông HCM gọi là nền giáo dục hòan toàn VN, thì cái nền giáo dục đó đã tạo ra loại người như vậy tức những người hiện đang lãnh đạo đất nước này, đang tạo ra một đất nước như ngày hôm nay.

Thanh Quang cảm ơn quý vị vừa theo dõi Tạp chí Điểm Blog hôm nay, và xin hẹn với quý vị tuần sau.

Thanh Quang,
phóng viên RFA
Theo RFA

MỘT THÔNG BÁO QUYẾT ĐỊNH MƠ HỒ, PHI LÝ, TRÁI SỰ THẬT CỦA CONG AN TỈNH QUẢNG BÌNH.VÀ CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM.

Danquyen
Phạm Chí Dũng chuyển thư này với lời giới thiệu: Anh Trực đã có thời điểm “nằm” sát phòng giam tôi ở trại B34.
Kính gửi Anh Phạm Chí Dũng.

Tôi là Nguyển Trung Trực, Người hoạt động dân chủ tại việt nam. Nguyên là thành viên thuộc Phong trào chấn hưng nước việt tại Malaysia bị trục xuất về VN cuối 2012.

Sự việc xẩy ra như sau, vào luc 14h ngày 21/03/2014, theo giấy hẹn của phòng quản lý xuất nhập cánh công an tỉnh Quãng Bình về việc  yêu cầu cấp Hộ Chiếu của tôi. Đến nơi, một nhân viên nói với tôi rằng hồ sơ của anh có vấn đề, và yêu cầu gặp lảnh đạo cấp trên.

Vì có lẻ đang bận họp hay lý do gì đó, họ bảo tôi đợi, hơn 1 tiếng sau họ gọi tôi vào và nói rằng Anh thuộc diện chưa được xuất cảnh. tôi hỏi lý do, họ trả lời là Chính Phủ Malaysia bắt và trục xuất Anh vì hành vi gây rối trật tự tại Malaysia. Tôi phản đối là sai sự thật và hiện tại tôi là công dân VN, không có 1 tội danh nào và vi phạm gỉ. Là môt công dân bình thường thì tôi củng có những quyền lợi như bao người khác, và băt đầu căng thẳng. Tôi không thể chấp nhận và tôi yêu cầu họ trả lời bằng văn bản. Họ bảo tôi đợi ở phòng khách. Hỏi ý kiến cấp trên và họp. Khoảng 30 phút sau, họ gọi tôi vào và đưa cho tôi một lá thư thông báo, quyết định của họ với nội dung như sau:

      – Làm ảnh hưởng quan hệ ngoại giao hai nước Malaysia và Việt Nam.

      – Bị cảnh sát Malaysia bắt và trục xuất về nước vì có hành vi gây rối trật tự.

 Nhìn quyết định này tôi phản đối rằng đây là lí do bóp méo, bịa đặt trái với sự thật mà chính quyền đưa ra để tước đoạt quyền đi lại và xuất cảnh của tôi (toàn thư tôi sẽ đính kèm dưới đây). Vì sao tôi coi đó là một quyết định mơ hồ, phi lý. Tôi xin được trình bày vắn tắt  dưới đây.

1.   Về vấn đề mà chính quyền đổ lỗi cho tôi là làm ảnh hưởng ngoại giao hai nước Việt Nam-

Malaysia. Tôi khẳng định rằng đây là chuyện quá sức vô lí và vớ vẩn. Vì thời gian gần đây bộ mặt ngoại giao Việt Nam đang gặp nhiều bế tắc và chiến bại trên chiến trường ngoại giao với các nước ASEAN và khu vực và trên thế giới. Thay vì họ không đánh giá và nhìn nhận  những thiếu sót, sai lầm, khả năng và những nguyên nhân mấu chốt dẫn đến thảm hại đó. Mà họ lại đổ hết lên đầu tôi với cả trách nhiệm của Bộ Ngoại Giao đại diện cho một quốc gia. Họ cho rằng với những bản thiết kế được dàn dựng tỉ mỉ, công phu, những sách lược, chiến lược ngoại giao được sơn phết bóng bẩy với những cuộc tiếp xúc ngoại giao với những từ ngữ thâm sâu, chải chuốt theo kiểu CHÓT LƯỠI ĐẦU MÔI, HỨA CHO QUA LOA, LÀM CHO QUA CHUYỆN, sẽ dẫn họ đến thành công sao? Mà họ có bao giờ nhận thức được rằng vũ khí hiện đại nhất, tối tân nhất được trang bị cho chiến trường ngoại giao trong thời đại nay đó chính là uy tín và lòng tin, nó được thể hiện qua các mối quan hệ đa và song phương mang tính bền  vững, lâu dài và được đánh giá qua các chuẩn mực xác nhận quốc tế. Đặc biệt là tuân thủ các thỏa thuận, nghị định, luật pháp đã kí kết với quốc tế và được nhìn nhận qua các thực trạng chế độ xã hội đang xảy ra tại Việt Nam. Nơi có 90 triệu dân đang sinh sống trong một chế độ độc tài không có dân chủ thực sự. Nạn lạm dụng quyền lực, tham nhũng tràn lan, biển đảo bị ngoại bang lấn chiếm, tôn giáo bị ngược đãi, ngôn luận bị bịt mồm. Đánh đập, đày đọa, tù tội các tù nhân lương tâm không một chút tính người. Dân chúng sống trong cảnh bất công, cơ cực lầm than như địa ngục trần gian. Tại sao họ không xem đó chính là nguyên nhân dẫn đến thảm bại ngoại giao của họ và phải thay đổi mà lại đổ tội lên mình cá nhân tôi.

2.   Họ vu khống tôi bị cảnh sát bắt và trục xuất vì lí do gây rối trật tự. Xuất phát từ lóng yêu nước và muốn cho người dân Việt Nam được hưởng nhân quyền thực sự nên tôi và một số anh em cho ra đời PHONG TRÀO CHẤN HƯNG NƯỚC VIỆT TẠI MALAYSIA công khai tranh đấu, vận động hành lang người Việt Nam tham gia phong trào, tổ chức hàng chục cuộc biểu tình, diễu hành đường phố và các hoạt động dân chủ khác từ tháng 2-2010 đến tháng 11-2010. Mục tiêu chính vào đại sứ quấn Việt Nam, Trung Quốc và Triều Tiên. Và tôi đã bị bắt vào lúc 11h50 ngày 31-12-2010 tại KLCC (tháp đôi Malaysia) với lí do là tình nghi lãnh đạo một nhóm người âm mưu đánh bom tháp đôi vào thời điểm giao thừa năm 2011 Malaysia.
Sau vài ngày điều tra họ khẳng định ngay là chúng tôi không liên quan gì đếnvụ khủng bố đó và cuộc điều tra cho thấy người nào đó muốn hại tôi và phá hủy các hoạt động dân chủ của phong trào Việt Nam tại Maylaysia. Chính phủ và cảnh sát Malaysia muốn thả tôi, nhưng đáng tiếc là họ lại đưa ra một điều kiện quá tối kị mà tôi cùng anh em không thể chấp nhận được. Nên họ quyết định tịch thu thủ tục của tôi và khởi tố vì lí do không có thủ tục giấy tờ. Chúng tôi cũng đã tìm hiểu một số luật Malaysia. Trên thực tế tội không giấy tờ thì chỉ từ 1 đến 3 tháng tù, cao lắm từ 3 đến 6 tháng tù. Trong lúc đó luật chấp hành án tù của Malaysia được giảm 1/3. Nếu chỉ đơn thuần là tội không thủ tục giấy tờ thì chúng tôi và một cháu gái 4 tháng tuổi đã không ở tù ròng rã 2 năm trời và hầu tòa lên tới 15 lần tại Malaysia. Họ nghĩ rằng bắt chúng tôi vào tù, làm chúng tôi bất lực và theo sự chỉ đạo của họ sao? Họ đã nhầm và đánh giá quá thấp tinh thần dân chủ của người dân Việt Nam để cảm nhận thế nào là chấp nhận tù vì lương tâm.
Với mục đích GẬY ÔNG LẠI ĐẬP LƯNG ÔNG hai năm tù tại Malaysia để duy nhất đổi lấy một mục tiêu đó là sự thật, hạ quyết tâm đòi chính phủ Malaysia phải điều tra rõ ràng bàn tay dơ bẩn độc ác nào đã dùng thủ đoạn đê tiện như vậy và cũng là cơ hội để điều trần về thực trạng nhân quyền Việt Nam cho chính phủ Malaysia, quốc hội Malaysia, liên hợp quốc và các tổ chức phi chính phủ, cảnh sát, an ninh và nhân dân Malaysia biết. Với những người có điều kiện thì họ đứng trước quốc hội của các nước dân chủ để điều trần trong trạng thái tự do thoải mái. Với tôi không còn con đường nào tốt hơn là tay mang xiềng xích đứng trước tòa án và các tổ chức tôi nói trên để điều trần về nỗi khổ mất tự do của dân tộc Việt Nam. Tôi cảm thấy rất hiệu quả. Chính vì vậy mà tòa án Malaysia đã triệu tập các cơ quan liên quan đến việc bắt tôi và mở vụ án quay lại từ đầu (phiên tòa xét xử lần thứ 16). Sau nhiều giờ làm việc tại tòa án cuối cùng tòa án tuyên bố rằng chúng tôi hoàn toàn không liên quan gì đến khủng bố mà đây là do những người khác hại chúng tôi đồng thời tòa án phán rằng những kẻ ra bản kế hoạch khủng bố trên sẽ được điều tra và trừng phạt nghiêm theo luật pháp Malaysia
. Vậy là 2 năm tù chúng tôi đã đạt được kết quả như ý trả lại sự thật, danh dự uy tín cho chúng tôi. Đồng thời cao ủy tị nạn liên hợp quốc tại Malaysia hứa sẽ làm thủ tục cho chúng tôi sau khi kết thúc vấn đề tòa án nhưng đáng tiếc là chính phủ Malaysia không thể tiếp tục bảo vệ chúng tôi thêm được nữa. Vì quái vật bạch tuộc tình báo Trung Quốc, đại sứ quán Việt Nam đã bí mật làm thủ tục trước tức khắc phối hợp với cảnh sát Malaysia trục xuất chúng tôi về Việt Nam trên một chuyến bay đặc biệt chỉ 4 anh em và một cháu gái hơn 1 tuổi cùng nhiều an ninh Việt Nam.
Tại sân bay Sài Gòn chúng tôi được đón tiếp với những chiếc còng số 8 và lệnh bắt khẩn cấp của Bộ Công An theo điều 88,79 và những tội danh khác. Tuy nhiên sau 10 ngày chúng tôi được thả về địa phương và tiếp tục bị quản lý gắt gao với hàng chục cuộc triệu tập, mời gọi với nhiều hình thức khác nhau. Có lúc họ bao vây nhà và ập vào nhà lục soát và đe dọa làm cho gia đình tôi vô cùng hoang mang và lo sợ. Cũng là nguyên nhân chính dẫn đến gia đình tôi cực kì khó khăn về vật chất lẫn tinh thần nhưng đáng tiếc là tôi không có cơ hội được lên tiếng như những nhà hoạt động dân chủ khác. Vì tôi ở vùng tình lẻ, vùng sâu vùng xa. Hơn nữa tôi không thể đăng kí dùng mạng internet, mà chỉ dùng 3G có khi cả ngày không mở được một tin. Nên vấn đề liên lạc với bên ngoài và anh em dân chủ trong nước cũng quá giới hạn.

      Để bưng bít tội lỗi của họ và tiếp tục khống chế tôi họ đã đẻ ra thông báo quyết định một cách mù quáng, phi lý, ngược sự thật và để dí cổ tôi vào chiếc còng số 8 vô hình mới toanh là điều 21, nghị định 136/NĐ chính phủ , nhằm tước đoạt quyền đi lại và xuất cảnh của tôi theo một chiêu thức mới.

      Vậy tôi viết thư này mong muốn thỉnh cầu cá nhân, tổ chức, người yêu chuộng và bảo vệ  nhân quyền tại Việt Nam, trong nước và ở nước ngoài hãy lên tiếng ủng hộ, giúp đỡ tôi nhằm phản đối thông báo quyết định trên của Công an tỉnh Quảng Bình và yêu cầu họ rút lại quyết định đó và trả lại quyền công dân cơ bản và đặc biệt là quyền đi lại, xuất cảnh của tôi hầu giúp đỡ gia đình đang lúc vô vàn khó khăn.

     Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của quý vị.

     Người viết thư: Nguyễn Trung Trực.
 Sđt: 01694337899

Ai trong chúng ta, những gã đàn ông cảm thấy bị chạm nọc?

Quechoa

AFR Dân Nguyễn
Chỉ trong mấy ngày của tháng, đã có tới hai bài viết nói về đàn ông. Một bài của Nguyễn Thị Từ Huy, một của Vũ Thị Phương Anh. Tất nhiên cả hai bài không có từ nào thốt lên “…và anh sẽ là người đàn ông của đời em…”, dù cuộc đời của hai người phụ nữ này đã và đang và sẽ ở bên những người đàn ông của đời họ…
Tôi cố tìm cũng không thể thấy một từ nào, một lời nào trong cả hai bài viết của hai người phụ nữ đáng phải “xét lại”, ngay cả khi Vũ thị phương Anh phải thốt lên cách cay đắng “…Và ghê sợ đàn ông Việt Nam nói chung…”!
Ai? Ai trong chúng ta, những gã đàn ông cảm thấy bị chạm nọc khi Phương Anh thẳng thừng như vậy? Đó mới chỉ là “Những nghĩ vụn” về đàn ông VN.; Còn nghĩ cho KỸ, cho có BÀI BẢN, chắc hết thảy chúng ta- những gã đàn ông VN đáng phải nguyền rủa chứ không chỉ là trách cứ…
Nguyễn thị từ Huy giận giữ và chua chát thẳng thừng “Bao giờ các anh thôi sống hèn?”.
Dù trong bài viết này, tôi có nói dài, nói hay đến mấy, cũng chỉ là một thằng hèn. Bởi vì cho dù tôi không phải là Nguyễn văn Lưu, Vũ Hạnh, hay Đông La, cũng không có nghĩa tôi không phải là người hèn. Những thằng đàn ông hèn đâu chỉ là bọn thích rượu ngon gái đẹp, thích thăng quan tiến chức, thích làm ra nghị quyết, thích đè đầu cưỡi cổ thiên hạ…
Những thằng đàn ông hèn không chỉ là những thằng lấy bia rượu làm bạn, lấy đề đóm cờ bạc làm thú vui. Bởi vì có cái hèn nhìn cái thấy liền. Cũng có cái nhìn mãi mới ra. Suy cho cùng cái sự hèn chỉ ở cấp độ nào, còn tất thảy chúng ta đều hèn. Chúng ta, hết thảy “Lấy im lặng và nhẫn nhục làm mục đích sống”, như Từ Huy đã “Điểm huyệt”. Nếu đàn ông chúng ta không hèn, sao VN chưa phải là Mỹ là Pháp là Anh? Nếu chúng ta không hèn, sao chúng ta chưa phải là Nhật, là Hàn, là Sing…? Chúng ta không hèn sao Đất Nước chưa văn minh, thăng tiến? Chúng ta không kém cạnh gì bọn đàn ông ở các xứ sở đó. Nhưng có cái mà chúng ta kém họ. Đó là vì chúng ta quá hèn. Hèn rồi thì sức dài vai rộng cũng chẳng làm gì. Thông minh cũng chẳng mần chi… Chúng ta hèn từ quan chức xuống đến dân thường. Phụ nữ VN của chúng ta thật tuyệt vời và đáng thương. Chúng ta chưa xứng là bờ vai cho họ dựa! Cho dù chúng ta có học hành đỗ đạt giỏi giang đến mấy mà vẫn còn “Lấy im lặng và nhẫn nhục làm mục đích sống” thì chúng ta vẫn còn là người hèn; Đàn ông hèn thì Đất Nước yếu. Đất Nước yếu thì Dân Tộc lụn bại suy vi…
Biết bao nhiêu cảnh ngộ đáng để đàn ông “nhảy vào”. Nhưng đàn ông đứng im. Biết bao cảnh ngộ đáng lên tiếng. Nhưng đàn ông lặng im. Chúng ta chỉ biết hô và hô rất to “hai ba dzô, hai ba dzô…” trong tiệc tùng, trong các quán nhậu Trong khi đi qua đám biểu tình, lại lặng dừng dỏng tai nghe những tiếng hô đến khản giọng của những người tham gia “Hoàng Sa Trường Sa là của VN. Đả đảo Trung Quốc xâm lược…”. Chúng ta không chỉ hèn khi chúng ta im lặng trước những người biểu tình yêu nước, chứng kiến họ bị đàn áp mà lặng câm. Chúng ta không chỉ hèn vì bàng quan trước cảnh bọn giặc trá hình làm công nhân kéo vào sâu trong lãnh thổ Đất Nước, lập ấp, lập làng, đào đá san đồi thỏa ý. Chúng ta không chỉ hèn khi thờ ơ chứng kiến biết bao người phụ nữ Việt thân yêu phải đi làm ô sin ở mãi những xứ sở xa xôi, để lại con nhỏ cho ông bà trông nom dùm, mong đi bán sức kiếm đồng tiền còm gửi về “xây tổ ấm”. Chúng ta không chỉ hèn khi vô cảm trước cảnh  biết bao phụ nữ Việt “làm hồ sơ” đi lấy chồng nước ngoài, mà nhiều cảnh ngộ chẳng khác nào cảnh “bán mình chuộc cha”. Chúng ta không chỉ hèn khi không biết nhục trước cảnh các em ta, các cháu ta phải cởi áo, tụt quần cho bọn đàn ông nước ngoài săm soi trong màn “kén vợ” quái dị…
Mà chúng ta còn “xứng đáng” hèn ngay cả khi tưởng sự im lặng của mình là “vô hại”-sự im lặng trước tiếng than của những người phụ nữ can đảm mà đáng thương. Hôm qua họ là những chị Thương, em Hiền trong gia đình họ Đoàn nơi Cống Rộc. Là những người phụ nữ mặc áo trắng bluse, đơn côi thể hiện lương y trước sự nhạo báng và cả đe dọa ở Hoài Đức. Và hôm nay là sự cô đơn của Nhã Thuyên, của ts Nguyễn thị Bình- cô giáo của cô giáo!… Có biết bao nam sinh viên đã và đang được những cô giáo này dạy cho cái hay của thơ ca. Dạy cho cách cư xử phải đạo của một con người… Vậy mà họ đã làm gì? Họ đã “im lặng và nhịn nhục” chứng kiến các cô giáo của mình bị người ta xúm đánh hội đồng cách hạ cấp. “Chữ thầy giả thầy” rồi sao? Họ sẽ làm gì cho Đất Nước, cho Dân Tộc vào buổi mai sau?…
Nghĩ tới cuộc cách mạng lật đổ độc tài chỉ từ một sự việc người bán hàng rong bị cảnh sát xử thô bạo mà tự vẫn tại xứ Tuynizi lạc hậu, lại càng buồn và hổ thẹn cho đàn ông Việt chúng mình.
Tôi không có tư cách gì để đại diện cho đàn ông Việt ở các lĩnh vực thành đạt hay giàu sang;
Nhưng xin được phép thay mặt cho hết thảy đàn ông Việt ở thói nhịn nhục- cái thói làm nên sự HÈN cố hữu, để gửi tới hai người phụ nữ đáng kính Vũ thị phương Anh, Nguyễn thị từ Huy cũng như hết thảy phụ nữ Việt “giỏi việc nước, đảm việc nhà” lời tạ lỗi.
Tôi không dám gửi một lời chúc nào tới quý bà quý cô, nhân tháng 3 có ngày mùng 8, vì tự thấy không xứng đáng.
Tôi cũng chưa biết làm cách nào để trả lời được câu hỏi xoáy vào tâm can mà người phụ nữ Việt Nguyễn thị từ Huy đặt ra “Bao giờ các anh thôi sống hèn?”!…
March/23rd/2014

Phụ nữ Việt Nam và nỗi nhục quốc thể

SongNews

Tác giả : Vũ Thị Phương Anh
Nhục quốc thể là cụm từ để nói về những cô gái Việt lấy chồng nước ngoài, mà ngày xưa người ta gọi một cách khinh miệt là “me”: me Tây, me Mỹ.

Tôi có biết một “me” như thế. Thời tôi còn học tiểu học (vào cuối thập niên 1960), lúc ấy VN còn phân chia 2 miền Nam, Bắc, thế giới thì đang chiến tranh lạnh (mặc dù ở VN thì cái chiến tranh ấy không hề lạnh một chút nào), miền Bắc thì anh em, đồng chí với Liên Xô, Trung Quốc (ngôn ngữ trước năm 1975 gọi là Nga Xô, Trung Cộng), miền Nam thì đồng minh với Mỹ. Lúc ấy tôi ở xứ Nghĩa Hòa, một xứ đạo sống theo kiểu làng xã ở miền Bắc ngày xưa, nơi ai cũng biết rõ về gia cảnh, thân thế của người khác, và khái niệm “riêng tư” (privacy) dường như không tồn tại trong từ điển của người Việt lúc ấy.
Trong xóm nhà tôi lúc ấy có “cô” Kim Chi (chẳng hiểu sao mọi người lại gọi cô Kim Chi là “cô” thế, vì lớn tuổi hơn cả mẹ tôi, tôi nhớ lúc ấy có lẽ cô cũng ngoài 40 rồi) làm nghề thầy bói. Mọi người bảo thời trước cô là me Tây, nhưng khi ông Tây “chồng” của cô về nước rồi thì cô chỉ còn một thân một mình vì không con cái, chẳng thấy bà con, anh em thân thuộc nào cả, cũng chẳng lấy chồng. Sau này nghĩ lại, tôi chợt nghĩ biết đâu là cô cũng có bà con, anh em nhưng không ai thèm đi lại với cô, và cũng chẳng ai lấy cô vì chắc cũng chẳng có mấy đàn ông VN đủ hào phóng để quên đi quá khứ me Tây và nỗi nhục quốc thể của cô.
Cô Kim Chi sống một mình trong căn nhà nhỏ hầu như lúc nào cũng khóa cửa, đôi khi cô đi đâu vắng, cửa khóa trái đến cả tuần lễ. Cô cao lớn, da trắng, ra đường lúc nào cũng ăn mặc đẹp đẽ, áo dài, son phấn, nói năng thì khoa chân múa tay, thỉnh thoảng lại “xổ” tiếng Tây, và hay cười lớn tiếng. Nói chung là phong cách rất khác lạ so với đa số phụ nữ Việt Nam vốn được dạy dỗ trong vòng lễ giáo phong kiến.
Khi ấy còn bé, tôi thấy “cô” vừa lạ lùng lại vừa … quyến rũ, vì phong cách của cô tôi thấy hay lắm: tự tin, độc lập, hài lòng với chính mình, và … điệu (biết làm đẹp). Rất không giống đa số những người phụ nữ khác mà tôi biết: cực khổ, lầm than, xấu xí, mệt mỏi …. Nhưng hình như ngoài tôi ra thì mọi người nhìn cô bằng cặp mắt không thiện cảm gì cho lắm. Mặc dù tôi thấy cô là một người hàng xóm rất đàng hoàng, không làm phiền ai, cũng chẳng bao giờ ngồi lê đôi mách nói xấu người khác. Vì vậy, ngay từ hồi ấy, còn rất nhỏ tôi đã có đôi chút cảm giác bất bình vì hình như mọi người đối xử với cô không công bằng lắm.
Thực ra có thể chính cô cũng chẳng quan tâm đến thái độ của người khác. Sau này nhà tôi dọn đi nơi khác nên không còn biết hoặc nhớ gì về cô nữa. Cho đến mãi sau này, khi VN bắt đầu xuất hiện những vai nữ nắm vị trí lãnh đạo và quản lý, tôi mới thỉnh thoảng có cơ hội để nhớ đến cô: cũng dáng đứng thẳng, chân bước sải, nụ cười tự tin, ánh mắt nhìn thẳng ấy. Tôi tự hỏi, phải chăng vì cô quá khác, đàn ông VN thời ấy không ai chấp nhận, nên cô phải đi tìm sự đồng cảm ở những người đàn ông dị chủng hay chăng?
Nhưnng đấy là chuyện của thời trước năm 1975. Thế rồi … giải phóng. Sau một số năm đóng cửa, từ giữa thập niên 1980 trở đi thì VN bắt đầu mở cửa và cố gắng hội nhập với khu vực và quốc tế. Lúc ấy, tôi đang ở khoa Ngoại ngữ của trường ĐH Tổng hợp TP HCM, và vào thời điểm ấy, giới học ngoại ngữ như tôi bắt đầu được xem là … có giá (vì những mọi người muốn tiếp xúc với bên ngoài thì phải qua bọn tôi). Và thế là trong khoảng gần một thập niên, từ cuối thập niên 80 đến cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, tôi có cơ hội chứng kiến một lô cuộc hôn nhân dị chủng trong những người mà tôi có biết hoặc thậm chí là người quen.
Chỉ có điều, trái với trước đây, những người lấy Tây, lấy Mỹ bị xem rẻ, khinh miệt thế, thì lúc ấy những người này dường như lại được nhìn với cái nhìn kính trọng. Mà cũng phải thôi, vì đa số những trường hợp lấy chồng ngoại kiều đầu tiên khi VN vừa mở cửa đều là những người ít nhiều có học thức.
Tôi nhớ nhất là trường hợp cô Duyên Hải, cô giáo trẻ rất xinh xắn, dễ thương, rất xứng đáng là một người phụ nữ Việt Nam, dịu dàng hiền thục, nhưng cũng rất giỏi tiếng Anh và cả tiếng Pháp, đã “hớp hồn” anh chàng thanh niên Bắc Âu khi đến VN lần đầu như thế nào. Anh chàng này đẹp trai cao ráo (có lẽ anh ta phải cao đến gần 2 mét), da trắng có lẽ không kém gì nàng Bạch Tuyết, làm việc ở Bộ Ngoại giao Thụy Điển. Và sau lần gặp ấy, anh ta đã theo đuổi cô giáo của bọn tôi một cách âm thầm, còn cô giáo của tôi thì phải giấu không cho ai biết việc này vì sợ chẳng đi đến đâu, cho đến lúc VN nới rộng chính sách đối với ngoại kiều …. Kể cũng phục sự chung thủy của chàng trai Bắc Âu thật đấy, nhưng cô Hải của tôi thì quá xứng đáng để lọt vào mắt xanh (đúng là mắt xanh thật các bạn ạ) của anh chàng ấy.
Đám cưới của cô Hải được tổ chức rất “hoành tráng” với bà mẹ chồng từ Thụy Điển bay sang, có làm lễ cưới ở Chùa Vĩnh Nghiêm, cô dâu chú rể áo dài khăn đóng …. Rồi sau đó thì cô đi định cư ở Thụy Điển, có về VN thăm nhà một vài lần … Hãnh diện lắm, mà quả là đáng hãnh diện thật. Con gái VN được người ta tôn trọng như thế cơ mà! Nhưng tôi cũng nhớ lần gặp cô ở VN khi cô về thăm nhà lần thứ hai – lúc ấy con cô chừng 3, 4 tuổi – cô có nói là tuy ở bên đó rất đầy đủ về vật chất, chồng cũng rất yêu quý (cô sang đó có đi làm, vì cô giỏi ngoại ngữ), nhưng cô vẫn thấy rất cô đơn, buồn và nhớ nhà, và không sao chịu nổi cảm giác thèm món ăn Việt, không khí gia đình quây quần của người Việt, và đôi khi buồn đến phát khóc. Cô bảo, về VN lần nào cũng không muốn trở qua Thụy Điển nữa mà chỉ muốn ở lại luôn thôi. Nghe thương lắm.
Tôi còn biết một vài trường hợp hôn nhân dị chủng khác – mà lạ, sao toàn là cô gái Việt lấy chồng nước ngoài, chứ tôi chưa được biết trường hợp anh thanh niên Việt lấy cô gái ngoại nào cả – và tất cả đều là những cuộc hôn nhân hạnh phúc. Cả trường hợp nhà văn Lý Lan, vị giáo sư mà hiện nay là chồng của Lý Lan tôi cũng tình cờ được biết. Dường như dưới con mắt của phương Tây thì cô gái Việt (cô dâu Việt, cô vợ Việt) là một thứ quý hiếm, vì con gái Việt vừa xinh xắn, lại chu đáo vén khéo, biết chiều chồng, lo lắng cho tương lai của gia đình, nuôi dạy con cái thành đạt ….
Không chỉ lo cho gia đình riêng, mà tôi tin chắc rằng những cô gái này thế nào cũng quan tâm đến cha mẹ, anh chị em, các cháu của mình còn ở VN, và không thể không có những giúp đỡ về tinh thần và vật chất. Những trường hợp này không thấy ai khen – mà các cô gái ấy chắc cũng chẳng cần khen, vì hạnh phúc gia đình và cuộc đời là của chính họ, chẳng cần ai quan tâm có ý kiến gì “sất”, nhưng rõ ràng là những cô gái ấy cũng có đóng góp cho xã hội rất nhiều đấy chứ, phải không?
Rồi thì sau đó mở cửa nhiều hơn, và phong trào các cô gái quê lấy chồng ngoại (chủ yếu là lấy Đài Loan, rồi Hàn Quốc, và sau này là cả Trung Quốc) bắt đầu nở rộ. Các cô này thì hơi khác một chút, vì ít học nên cũng chỉ lấy được người đàn ông ngoại quốc loàng xoàng mà thôi. Và cũng vì ít học, nên các cô phải qua môi giới, mà môi giới ở VN thì … người đàng hoàng chắc cũng nhiều nhưng bậy bạ, lừa đảo thì có lẽ cũng không ít. Rồi một vài bi kịch xảy ra, và cả những cái chết … Bi thảm lắm! Nhưng hình như ngay cả những bi kịch ấy cũng không làm giảm đi làn sóng các cô gái quê lấy chồng ngoại quốc, mà theo các cô là cơ hội duy nhất để đổi đời.
Và thế là dư luận lại ầm lên, mặc dù bây giờ người ta không còn gọi các cô ấy là “me” (me Đài, me Hàn, me Trung) theo kiểu khinh miệt như ngày xưa nữa. Vụ ầm ĩ gần đây nhất là cuộc tranh luận trên báo SGTT với bài kết thúc có mấy từ “nhục quốc thể” mà tôi đưa lên tựa entry của tôi đây. Thực ra, khi đọc bài phản hồi của cô gái lấy chồng ngoại quốc ấy tôi đã muốn viết một cái gì đó, nhưng đợi mãi vẫn không viết được. Vì không rõ khi tôi viết ra những điều tôi nghĩ thì … có bị ai lên án gì không?
Tôi chỉ nghĩ, phải chăng cũng giống như cô Kim Chi, hay cô Duyên Hải cô giáo của tôi, họ là những cô gái VN dũng cảm, thậm chí hơi liều lĩnh, dám chấp nhận những rủi ro, dám đặt cược cuộc đời mình, để mong đem lại một sự cải thiện, hoặc cho chính mình, hoặc cho cả những người thân còn lại ở VN nữa. Và với mong ước đó, họ dấn thân vào một cuộc phiêu lưu nơi đất khách quê người, thân gái dặm trường, dù không bao giờ nguôi lòng nhớ quê hương …
Nếu họ thành công trong ước mơ của mình, chắc chắn đa số những cô gái ấy không chỉ biết hưởng một mình, mà luôn nhớ đến gia đình, cha mẹ anh chị em còn lận đận ở quê xưa. Nếu họ thất bại, bị ruồng bỏ, bị đánh đập, thậm chí bị bức tử …, thì chỉ có một mình họ chịu, trong cảnh ngày đêm cô đơn trên đất khách, nước mắt nuốt ngược vào trong …
Thế thì tại sao, tại sao, tại sao, họ lại là nỗi nhục quốc thể nhỉ? Tôi thật tình không hiểu.
Tôi nghĩ, nếu có một nỗi nhục quốc thể, thì nỗi nhục đó là của tất cả chúng ta, đã không làm gì để các cô gái xinh đẹp giỏi giang nhất của mình không tìm được cơ hội trên quê hương, tổ quốc mình, để đến nỗi các cô phải bươn chải đi tìm cơ hội đổi đời và hạnh phúc ở một nơi nào khác, xa quê hương … Dù phải đánh đổi tất cả, có khi là cả mạng sống nữa!
Tôi không hiểu. Có ai giải thích được cho tôi với hay không?
Vũ Thị Phương Anh

Cấm bắt giam người khiếu kiện: Việt Nam học gì từ Trung Quốc?

Phạm Chí Dũng - Cấm bắt giam người khiếu kiện: Việt Nam học gì từ Trung Quốc?

Cấm bắt giam người khiếu kiện!

Dù bị một số giới quan sát phương Tây xem là chế độ còn “phát xít” hơn cả Việt Nam, ít nhất thế hệ lãnh đạo mới ở Trung Quốc vẫn biết và vẫn dám làm một ít đầu việc mà giới chính khách cao cấp ở Hà Nội chưa bao giờ dám quyết định.

Gần cuối tháng 3/2014, một văn kiện do Ban chấp hành trung ương Đảng và Hội đồng nhà nước Trung Quốc ban hành đã nhấn mạnh “Tuyệt đối cấm việc giam giữ trái phép người khiếu kiện”.

Theo nhận định của báo chí phương Tây, đây là một chủ trương khá mạnh dạn sau bốn tháng bãi bỏ hệ thống trại cải tạo lao động.

Trên lý thuyết, các công dân Trung Quốc có tranh chấp với chính quyền địa phương, nhất là trong các trường hợp cưỡng chế đất đai, bê bối vệ sinh môi trường hay lạm dụng quyền hành và bị ngược đãi, đều có thể kêu lên các cấp chính quyền cao hơn, hay thậm chí lên tận trung ương ở Bắc Kinh. Nhưng trong thực tế, đại đa số chính quyền địa phương vẫn làm ngơ trước các khiếu kiện của dân. Nhiều người dân đi khiếu kiện lên cấp trên bị chặn bắt giữa đường hay bị giam giữ trái phép trong các “nhà tù đen” trước khi được thả về địa phương.

Thực ra lệnh cấm đối xử thô bạo đối với người khiếu kiện đã được phát ra vào tháng 5/2013. Sau cuộc bùng nổ chống cưỡng chế tại làng Ô Khảm ở Quảng Đông vào cuối năm 2011, Bộ Tài nguyên Đất đai Trung Quốc đã phải ban hành một thông tư khẩn kêu gọi chấm dứt các vụ cưỡng chế tịch thu đất bất hợp pháp. Theo đó “Các hành động dùng vũ lực để tịch thu đất đai bất hợp pháp sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc”.

Trong những năm gần đây, các vụ cưỡng chế và tịch thu đất đã gây ra hàng chục ngàn vụ biểu tình và xung đột. Khoảng 90.000 vụ “sự cố tập thể” - mỹ từ được sử dụng để chỉ các vụ nổi dậy - được ghi nhận hàng năm tại Trung Quốc, trong đó có đến hai phần ba số vụ liên quan đến việc trưng thu đất - một tỷ lệ gần tương tự ở xã hội Việt Nam.

Cũng như Việt Nam, trong sâu thẳm và tận cùng, xã hội Trung Quốc luôn tiềm ẩn những nghịch lý kinh khủng.

Trong khi tổng khối lượng kinh tế của Trung Quốc nhìn lên chỉ xếp sau Mỹ, thì vẫn còn quá nhiều nông dân phải cắm mặt xuống đất.

Cánh cổng khép kín của quốc gia này đã khiến cho nhiều vụ việc trở nên câm lặng. Như một sự toa rập với định hướng chỉ đạo, một phần trong hệ thống truyền thông đại chúng vẫn ca ngợi sự thịnh vượng của đất nước, thay cho chuyện mổ xẻ cái nghịch lý “nước giàu dân nghèo”.

Dù vào tháng 11/2013, Bắc Kinh đã quyết định xoá bỏ hệ thống trại cải tạo lao động, nơi có thể giam giữ người không qua xét xử, nhưng chính quyền địa phương ở Trung Quốc vẫn bị tố cáo là đã sử dụng hệ thống trại cải tạo để trấn áp những tiếng nói đối kháng, tố giác tham nhũng và cả những người dân oan khiếu kiện. Cho đến nay, nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền vẫn cảnh báo vẫn còn tồn tại hiện tượng bắt giữ vô cớ người khiếu kiện. Theo Amnesty International, ở Trung Quốc, nhiều trại lao cải vẫn tồn tại dưới dạng trại cai nghiện.

Ngạn ngữ Trung Quốc có câu “Bạo lực là thủ đoạn sau cùng của kẻ không có năng lực”. Tình trạng bắt giữ vô cớ người khiếu kiện cũng gián tiếp xác nhận thực tế cầm quyền gần như bất lực của chính quyền.

“Đánh thuế” người khiếu kiện

Không thu hoạch được gì từ tinh thần phẫn uất ghê gớm của làng Ô Khảm ở Trung Quốc và vụ Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng, vào tháng 5/2013 ông Huỳnh Phong Tranh - người đã tỏ ra mềm mỏng với thông điệp “Công tác thanh tra là bạn của dưới, tai mắt của trên” khi mới nhậm chức Tổng thanh tra chính phủ, còn phát đi một thông điệp khác với quan điểm “kiên định” khác thường: “Đối với các đoàn (khiếu kiện) đông người quá khích, đặc biệt là những đoàn mang màu sắc chính trị tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, Tổng thanh tra chính phủ yêu cầu phải tiến hành cưỡng chế”.

Cùng thời gian trên, một quan chức của Quốc hội Việt Nam là Phan Xuân Dũng, cũng là người đóng vai trò phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường của cơ quan dân bầu này, đã tung ra một sáng kiến chưa thể có tiền lệ: “Cần có quy định bắt buộc người khiếu nại tố cáo ứng ra một khoản tiền đặt cọc. Thua thì coi như mất tiền đặt cọc, còn kiện đúng thì tiền cọc mới được nhà nước hoàn trả”.

Những đề xuất trên được nêu ra trong bối cảnh việc giải quyết khiếu tố đất đai đang hết sức nóng bỏng ở Việt Nam, với khoảng 80% đơn thư khiếu tố thuộc về lĩnh vực đất đai và hơn 70% trong số đơn thư đó nhằm tố cáo rất nhiều sai phạm của các chính quyền địa phương về công tác bồi thường, cưỡng chế giải tỏa, tái định cư…

Cơn sóng thủy triều khiếu kiện vẫn ầm ầm trên mọi nẻo đường đất nước. Không hẹn mà gặp, giữa người dân khiếu kiện từ các tỉnh Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, An Giang, Tiền Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Bình Dương, TP. HCM… đã có một mối dây tương thích về chia sẻ cảnh ngộ và phương thức đấu tranh đòi quyền lợi chính đáng của mình.

Với người dân khiếu kiện đất đai, giờ đây vấn đề không còn đơn thuần nằm trong những lá đơn khiếu nại gửi tới các cấp thẩm quyền. Thái độ quan liêu tắc trách và cả ý đồ không nhân nhượng của một số nhân vật đặc quyền đặc lợi trong hệ thống chính quyền càng khiến cho người dân thấm thía số phận của mình đã bị an bài như thế nào. Bởi thế trong não trạng của rất nhiều người dân, chỉ có sự đoàn kết, đồng lòng trong khiếu tố, khoa học và bài bản trong tổ chức biểu tình và phản kháng mới có thể làm cho chính quyền địa phương thừa nhận sai lầm và mang lại cho người dân bị giải tỏa một kết thúc có hậu hơn.

Còn với người dân bị mất đất và nhiều trường hợp bị cướp đất, không còn cách nào khác, họ phải liều lĩnh hành động để giành giật sự sinh tồn cuối cùng cho gia đình mình. Thái độ và bản lĩnh trong việc thách thức và sẵn sàng đối đầu, chống đối chính quyền cũng vì thế đang có chiều hướng bùng phát, một sự bùng phát mà đến một thời điểm nào đó, mọi cố gắng kềm chế từ phía chính quyền sẽ trở nên bất khả kháng.

Gần hai chục năm sau “cuộc cách mạng” Thái Bình, một lần nữa cơn bão khiếu tố đất đai của nông dân đang trở nên một phản ứng xã hội ngày càng ghê gớm và có thể đe dọa đến “sự tồn vong của chế độ” - như điều mà người phụ trách cao nhất của Đảng vẫn lo ngại.

Song nhiều giới chức chính quyền lại không hề động não đến một hệ lụy tất yếu của quy luật tâm lý xã hội: sự chèn ép và phủ chụp về não trạng điều hành độc đoán đối với những người dân oan đi khiếu kiện đã góp một phần không nhỏ làm cho mối quan hệ giữa người dân và chính quyền trở nên xung khắc và thậm chí còn mang sắc màu xung đột.

Một khi không thể nhận thức và cũng không chút cảm thông với “những cuộc tụ tập có màu sắc chính trị” của tầng lớp nông dân khiếu tố đất đai, nhà cầm quyền sẽ nhanh chóng rơi vào nguy cơ “không có năng lực” như hiện tình Trung Quốc, và chế độ cũng rất có thể bị đẩy vào tình trạng mất kiểm soát trong không khí đầy bạo lực.

Đổi màu không đổi máu

Như một hiệu ứng đồng pha, hàng chục năm qua đã đồng thời diễn ra một phong trào khiếu tố đất đai lan rộng với mức độ gay gắt bất thường ở cả Trung Quốc và Việt Nam.

Nhưng khác với Việt Nam, chính thể Trung Quốc còn có kế sách để ngăn chặn “nguy cơ đối với sự tồn vong của chế độ”.

Ít nhất, một quy định về cưỡng chế, thu hồi đất đai do Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc ban hành đã chính thức có hiệu lực từ ngày 10/4/2012. Theo đó, chính quyền không được tiến hành cưỡng chế nếu gặp phải một trong những tình huống như: thiếu căn cứ thực tế, thiếu căn cứ pháp luật, bồi thường không công bằng, không rõ ràng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền lợi hợp pháp của người bị cưỡng chế, không đảm bảo điều kiện sống cơ bản hoặc điều kiện kinh doanh sản xuất của người bị cưỡng chế.

Còn ở Việt Nam, vẫn chưa có gì thay đổi đáng kể sau vụ Đoàn Văn Vươn, ngoài việc “rút kinh nghiệm” chỉ đổi màu không đổi máu. Nhiều vụ khiếu kiện đất đai đã bị quy chụp cho cái mũ “tụ tập mang màu sắc chính trị” và đã bị đàn áp nặng nề.

Bài học mà một số giới chức lãnh đạo ở Việt Nam tưởng chừng đã “tỉnh ngộ”, lại vẫn đang bị căn bệnh hoang tưởng quyền lực phong tỏa. Những gì mà giới chức chính quyền địa phương lẽ ra phải được giáo huấn một cách thật sự nghiêm khắc thì lại bị chính quyền trung ương phớt lờ. Ngược lại, có quá nhiều minh họa cho thấy giới chức địa phương và cả trung ương chỉ rắp tâm phục vụ yêu cầu của các nhóm lợi ích bất động sản.

Trong bối cảnh thị trường bất động sản đóng băng quá tồi tệ từ năm 2011 đến nay, các chủ đầu tư không thể tiêu thụ sản phẩm và do đó không thể thu hồi được vốn đầu tư và trả món nợ kếch xù cho ngân hàng nếu không nhanh chóng hoàn thiện công trình. Với những dự án còn dở dang trong công tác giải phóng mặt bằng, điều tiên quyết là phải giải tỏa dân chúng càng sớm càng tốt để có thể thu về “đất sạch”.

Riêng những chủ đầu tư máu lạnh phải hoàn thành bằng được bước đi đầu tiên và “sạch sẽ” nhất - ly khai với tầng lớp dân chúng nghèo khổ, để sau đó mới có thể tiếp cận được với một giai tầng dân chúng khác bớt nghèo khổ hơn nhiều.

Một số chủ đầu tư máu lạnh như thế đã đốt cháy giai đoạn bằng cách thúc ép và cả “vận động” chính quyền địa phương bằng một thứ “dịch vụ đặc biệt”, để chính quyền có động lực thi hành biện pháp cưỡng chế đối với những hộ dân thuộc loại “chây lì”. Cảnh sát và quân đội cũng được huy động vào các chiến dịch đẩy đuổi người dân ra khỏi chỗ chôn rau cắt rốn.

Trong bối cảnh thông tin một chiều về “diễn biến hòa bình”, các cơ quan của chính quyền địa phương, từ Ban dân vận, Ban tuyên giáo đến cơ quan giải quyết khiếu nại tố cáo, đặc biệt là cơ quan công an càng có lý do để gán ghép hành vi khiếu kiện và phản ứng đất đai của người dân bị giải tỏa thành “gây rối có tổ chức”. Cán bộ của những cơ quan này, trong khi không mấy quan tâm đến nguồn gốc đầy mất mát thương tâm của các vụ việc khiếu tố đất đai, lại luôn lên giọng về hình ảnh “các thế lực thù địch luôn tìm cách kích động, lôi kéo người dân đi khiếu kiện, tiến đến gây mất ổn định trật tự xã hội và an ninh chính trị”.

Nguy cơ xung đột đất đai và đối đầu giữa người dân với chính quyền cũng bởi thế càng trở nên rõ rệt hơn bao giờ hết, trở thành tiền đề không tránh khỏi cho một cuộc khủng hoảng xã hội khó thoát khỏi cảnh đổ máu và hồi tố.
 Phạm Chí Dũng
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

Nga sẽ chẳng bao giờ giống chúng ta

Procontra

Anne Applebaum
Phạm Vũ Lửa Hạ dịch
Chúng ta mất 20 năm gắng biến Nga thành một nước phương Tây. Vô ích.
Từng có những giây phút mặn nồng: Bill Clinton và Boris Yeltsin ôm nhau thắm thiết; George W. Bush nhìn vào mắt Vladimir Putin và “hiểu được tâm hồn của ông”; Hillary Clinton nhấn “nút tái khởi động”.[i] Cũng từng có những lúc đắng cay. Thế nhưng ở phương Tây luôn có một luận thuyết phổ biến về Nga trong hơn hai mươi năm độc lập của đất nước này.
Dù công khai hay ngấm ngầm, từ năm 1991 giới lãnh đạo phương Tây hành xử với giả định rằng Nga là một nước phương Tây còn khiếm khuyết. Có lẽ trong thời Xô Viết, nước này đã trở nên khác hẳn, thậm chí bị biến dạng. Nhưng chẳng chóng thì chầy, đất nước của Tolstoy và Dostoevsky, quê hương của ba-lê cổ điển, sẽ trở về với cái mà Mikhail Gorbachev, lãnh tụ Liên Xô cuối cùng, đã gọi một cách cảm động là “ngôi nhà Châu Âu chung của chúng ta”.
Trong những năm 1990, nhiều người nghĩ rằng để Nga về với ngôi nhà đó chỉ cần có các chính sách mới: Với những cải cách kinh tế đúng đắn, chẳng chóng thì chầy Nga sẽ giống chúng ta. Có người lại nghĩ rằng nếu Nga tham gia Hội đồng Châu Âu, và nếu chúng ta biến G-7 thành G-8, chẳng chóng thì chầy Nga sẽ hấp thu các giá trị phương Tây. Các đặc quyền như vậy thậm chí chưa bao giờ được dành cho Trung Quốc, một cường quốc kinh tế và chính trị lớn hơn nhiều. Sở dĩ như vậy là vì chúng ta chưa bao giờ tin rằng Trung Quốc sẽ là “phương Tây”. Nhưng trong thâm tâm chúng ta đã tin rằng một ngày nào đó nước Nga sẽ cùng hội cùng thuyền với chúng ta.
Lại cũng có người nghĩ rằng để nước Nga tiến lên cần có một kiểu ngôn ngữ phương Tây nhất định, một cuộc đối thoại tốt hơn. Khi mối quan hệ đó xấu đi, Tổng thống Bush trách Tổng thống Clinton. Tổng thống Obama trách Tổng thống Bush. Và tất cả chúng ta trách cứ lẫn nhau. Hồi năm 1999, Tạp chí New York Times đăng bài chính lên trang bìa với nhan đề “Ai đã đánh mất Nga?” (“Who Lost Russia?”) Được bàn luận nhiều lúc đó, bài báo này cho rằng chúng ta đã đánh mất Nga “vì chúng ta theo đuổi những nghị trình sai bét đối với nước Nga” và đã tư vấn kinh tế sai lầm. Tuần trước, Jack Matlock, cựu đại sứ Mỹ ở Nga, gợi nhớ lại ý của Putin và cho rằng Mỹ chịu trách nhiệm về cuộc khủng hoảng hiện nay vì đã “xem Nga là kẻ thua cuộc”.
Những lập luận này chỉ là suy bụng ta ra bụng người: Chính trị Nga chưa bao giờ “liên can đến chúng ta”. Thực tình mà nói chúng ta chẳng có ảnh hưởng gì đến chính trị nội bộ Nga kể từ năm 1991, ngay cả khi chúng ta hiểu họ. Những thay đổi quan trọng nhất – sự chuyển giao ồ ạt dầu và khí từ nhà nước sang giới chính trị quả đầu (oligarchs), sự trở lại nắm quyền của những người được KGB nhào nặn, sự loại bỏ tự do báo chí và đối lập chính trị – đã diễn ra bất chấp lời khuyên của chúng ta. Các quyết định quân sự quan trọng nhất – các cuộc xâm lược Chechnya và Georgia – đều bị chúng ta phản đối. Tuy nhiều người dường như nghĩ khác, mục đích chính của cuộc xâm lược Crimea cũng không phải là để khiêu khích phương Tây. Như một bình luận viên Nga sắc sảo đã nhận xét, những câu quan trọng nhất trong bài phát biểu sáp nhập [Crimea] của Putin trong tuần này nhìn chung không được chú ý đến: ông nhắc đến “lực lượng phá hoại ngầm” và “những kẻ phản bội” Nga được phương Tây tài trợ mà nay sẽ bị dập tắt. Putin xâm lược Crimea vì Putin cần một cuộc chiến. Trong thời buổi tăng trưởng chậm hơn, và với một tầng lớp trung lưu ngang ngạnh, có thể ông cần thêm vài cuộc chiến nữa. Lần này quả thực không phải liên can đến chúng ta.
Nhưng vì Crimea quá gần với Châu Âu, và vì ngôn ngữ sắc tộc-dân tộc chủ nghĩa mới của Putin gợi lại quá nhiều ký ức về quá khứ đẫm máu của Châu Âu, cuộc xâm lược Crimea có thể có một ảnh hưởng lớn hơn đối với phương Tây hơn cả ý đồ của ông. Tại thủ đô của nhiều nước Châu Âu, các sự kiện ở Crimea đã thật sự gây bàng hoàng. Lần đầu tiên, nhiều người bắt đầu nhận ra rằng luận thuyết này đã sai lầm: Nga không phải là một cường quốc phương Tây còn khiếm khuyết. Nga là một cường quốc chống phương Tây với một tầm nhìn khác, u ám hơn về chính trị toàn cầu. Các danh sách cấm vận công bố ở Châu Âu tuần này ngắn đến buồn cười, nhưng chính sự xuất hiện các danh sách này phản ánh cuộc bể dâu này. Hai mươi năm qua, chẳng ai nghĩ đến chuyện “chế ngự” Nga. Nay thì người ta sẽ nghĩ về chuyện đó.
Dù gì đi nữa, ngay cả danh sách cấm vận mới và dài hơn của Mỹ cũng chỉ là một tín hiệu. Hiện nay, những thay đổi quan trọng hơn nhiều là các thay đổi chiến lược sâu sắc hơn nên xuất phát từ những hiểu biết mới của chúng ta về Nga. Chúng ta cần suy nghĩ lại NATO, cần chuyển các lực lượng NATO từ Đức sang các biên giới phía đông của liên minh này. Chúng ta cần xem xét lại sự hiện diện của tiền Nga trong các thị trường tài chính quốc tế, do quá nhiều tiền “tư nhân” của Nga thực ra do nhà nước kiểm soát. Chúng ta cần xem lại các luật lệ của chúng ta về rửa tiền và các hình thức tránh thuế, do Nga dùng tham nhũng như một công cụ của chính sách đối ngoại. Trên hết thảy, chúng ta cần xem xét chiến lược năng lượng của phương Tây, do các tài sản dầu khí của Nga cũng được dùng để thao túng chính trị và giới chính khách Châu Âu, và tìm cách giảm sự phụ thuộc của chúng ta.
Tất cả những điều này sẽ mất thời gian, và đối với một số người, như vậy có thể đã quá trễ. Tuần trước ở Kiev, Ukraine, tôi gặp những thanh niên Ukraine nói với vẻ hào hứng đến đau lòng về triển vọng một ngày nào đó họ có thể sống trong một đất nước hoàn toàn khác. Tôi không nỡ lòng nói với họ là tôi không biết liệu họ có bao giờ được như vậy hay không.
Nguồn: Anne Applebaum, Russia Will Never Be Like UsSlate, 20/3/2014
__________
Anne Applebaum là nhà báo viết chuyên mục cho Washington Post và Slate. Bà tốt nghiệp cử nhân tại Đại học Yale (Mỹ) và thạc sĩ quan hệ quốc tế tại Trường Kinh tế London (Anh), thông thạo tiếng Anh, Pháp, Ba Lan và Nga. Bà chuyên về lịch sử chủ nghĩa cộng sản và việc phát triển xã hội dân sự ở Trung và Đông Âu, và đã viết nhiều sách về các chủ đề này, trong đó có “Gulag: A History” (Lịch sử nhà tù Gulag) giành được Giải Pulizer năm 2004. Chồng bà, Radosław Sikorski, là Ngoại trưởng Ba Lan.
Đọc thêm: “Đằng sau bức màn sắt“, bài giới thiệu tác phẩm Bức màn sắt: Cuộc thâu tóm Đông Âu (Iron Curtain: The Crushing of Eastern Europe, nhà xuất bản Doubleday) của Anne Applebaum
Bản tiếng Việt © 2014 Phạm Vũ Lửa Hạ & pro&contra

[i] Nguyên văn: pressing the “reset button”. Chi tiết này nhắc tới chuyện năm 2009 ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tặng ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nút bấm tái khởi động, bày tỏ ý muốn của Mỹ muốn tái khởi động mối quan hệ Mỹ-Nga. (N.D.)

Ai viết hồi ký Con Rồng An Nam cho Cựu hoàng Bảo Đại?

Hồi ký Con Rồng An Nam (Le Dragon d’ Annam) của Cựu hoàng Bảo Đại do nhà xuất bản Plon của Pháp ấn hành năm 1980, đến nay (1999) đã gần 20 năm. Đây là một cuốn hồi ký chính trị, nhiều sự kiện nêu trong Con Rồng An Nam có quan hệ mật thiết với lịch sử Việt Nam hồi nửa đầu thế kỷ XX. Nhưng tiếc thay cuốn hồi ký nầy có nhiều sai sót nên đã gây ra nhiều ngộ nhận đối với giới nghiên cứu, đặc biệt là giới nghiên cứu Việt Nam ở nước ngoài.
 
Bản thân người viết bài nầy lúc đầu cũng có sử dụng một số thông tin trong Con Rồng An Nam nhưng sau thấy những thông tin đó không chính xác cũng đâm nghi ngờ. Một người thông minh, có ăn học như ông Bảo Đại tại sao có thể để lọt những sai sót như thế? Hay là ông ở bên Pháp thiếu tài liệu tham khảo, hay có ai đó đã viết hộ cho ông mà ông không để ý đọc lại và “gây ra hậu quả nghiêm trọng”? Để trả lời những câu hỏi nầy tôi đã thực hiện một cuộc điều tra nhỏ qua các nhân chứng mà tôi có thể gặp hay có thể đọc trong thời gian tôi đi nghiên cứu ở Pháp đầu năm 1999 vừa qua.
 
S.M. Bao Dai, LE DRAGON D’ANNAM ( Con Rồng An Nam) hồi ký,
Nxb Plon Paris 1982. 
Sách do Nguyễn Đắc Xuân sưu tập.


1. Những nghi vấn của các nhân chứng và giới nghiên cứu Việt Nam ở nước ngoài:

Ông Trần Văn Đôn - Trung tướng Quân đội của chế độ Sài Gòn cũ từng là sĩ quan dưới thời Bảo Đại làm Quốc trưởng bù nhìn, trong thời gian lưu vong ở nước ngoài đã gặp lại Bảo Đại nhiều lần. Có một lần gặp Bảo Đại tại Pháp, ông Đôn có trao đổi với Bảo Đại về chuyện viết hồi ký sau đây:

“Mỗi lần từ Mỹ qua Pháp tôi thường mời Bảo Đại và Monica[1] đi ăn cơm. Năm 1979 lúc ăn cơm với Bảo Đại tại Ba-lê tôi hỏi ông sao không viết hồi ký.
Bảo Đại và Monica cho biết có một Tướng lãnh Pháp đã lấy tất cả những điểm quan trọng về cuộc đời Bảo Đại để viết sách.
Tôi nói:
- Ngàì viết đề tên Ngài, chứ Ngài kể cho người ta viết thành ra của người ta rồi.

Bảo Đại và Monica đều đồng ý"[2].

Trong những năm tám mươi, bọn Cần lao hoài Ngô ở nước ngoài kêu gào cho việc phục hồi uy tín chính trị cho Ngô Đình Diệm. Bọn nầy đã căn cứ vào Con Rồng An Nam để bảo rằng chính ông Bảo Đại đã từng tha thiết mời ông Diệm về chấp chánh, chứ không phải vì áp lực của ngoại trưởng Foster Dulles của Mỹ và sự vận động tích cực của Hồng Y Spellman buộc ông Bảo Đại phải trao quyền cho ông Diệm như dư luận xưa nay vẫn tưởng. Ông Cửu Long Lê Trọng Văn, từng là tay chân của gia đình họ Ngô biết rõ tội ác của gia đình nầy, biết rõ người Mỹ đã làm áp lực buộc ông Bảo Đại phải giao quyền cho Ngô Đình Diệm. Theo ông Văn, sự kiện quan trọng nầy không được ông Bảo Đại viết trong hồi ký, bởi vì:

“Cuốn Le Dragon d’Annam của Bảo Đại không do Bảo-Đại viết. Viết cuốn sách này do một ông tướng Pháp hồi hưu có quen biết với bà vợ cuả Bảo Đại là bà Monica. Bảo Đại đã đưa bản thảo cho một người khác, người này đã sửa chữa và đưa cho nhà xuất bản in và phát hành. Sau đó, ông tướng Pháp viết cuốn sách đó đã đưa Bảo Đại ra tòa vào năm 1981. Kết quả ra sao tôi không được rõ”[3]

Cùng một quan điểm với ông Văn, nhà nghiên cứu sử Vũ Ngự Chiêu ở Mỹ cũng khẳng định Con Rồng An Nam không do ông Bảo Đại viết: “Cuốn Le Dragon d’ Annam (Con Rồng An-Nam) của vua Bảo Đại do hai người Pháp viết, và cũng có vụ tranh tụng tác quyền, sách nầy nhiều chi tiết sai lầm”.[4]

2.  Gặp người trong cuộc

Vậy thực hư như thế nào? Tôi đã tìm gặp bà Bùi Mộng Điệp ở quận 12 Paris. Sau Hoàng hậu Nam Phương, bà Bùi Mộng Điệp là người tình được Bảo Đại sủng ái một thời và bà đã sống chung thủy với Bảo Đại cho đến ngày nay. Chung quanh cuốn Con Rồng An Nam, bà Mộng Điệp kể:

       - "Người xướng xuất ra chuyện viết hồi ký cho ông Bảo Đại là ông tướng Pháp Jean Julien Fonde. Ông Fonde vốn không quen với ông Bảo Đại. Ông có một người vợ lai Hà Nội. Bà ấy biết tôi là người Hà Nội nên thường gặp tôi. Qua tôi bà Fonde gặp ông Bảo Đại và quen với bà Monica (lúc còn là người giúp việc cho ông Bảo Đại). Hai bà đầm nầy gần nhau và thân nhau. Ông Fonde quen ông Bảo Đại qua bà vợ lai của ông. Ông Fonde vốn là một ông tướng hoạt động ở Việt Nam dưới quyền của ông Leclerc. Ông có điều kiện gặp gỡ các nhân vật Việt Nam từ hồi đầu chiến tranh Pháp Việt và ông cũng lưu giữ được nhiều tài liệu của phòng nhì Pháp. Với cái vốn hiểu biết đó, ông đề xuất viết hồi ký cho ông Bảo Đại. Ông Bảo Đại đã kể những điểm chính của cuộc đời ông cho ông Fonde nghe và thu vào băng casette. Công việc đang tiến hành thì có chuyện trục trặc. Lấy lý do bà Monica là vợ không chính thức của Bảo Đại, ông Fonde không đưa tên bà vào hồi ký của Bảo Đại. Điều đó làm cho bà Monica tức giận, bà không đồng ý để cho ông Fonde tiếp tục công việc nữa. Ông Bảo Đại không có tài liệu lịch sử để tham khảo nên phải dựa vào ông Fonde, nhưng ông Fonde lại không hiểu gì về triều Nguyễn, viết sai nhiều quá và có những câu những chữ sặc mùi thực dân. Vì những lý do đó, ông Bảo Đại đồng ý với bà Monica không để cho ông Fonde hoàn thành cuốn hồi ký mà giao cho bà Monica toàn quyền nhờ một người khác viết tiếp. Người đó là ông Đại úy Guignac. Nhưng ông quan ba nầy không biết gì về văn minh văn hoá triều Nguyễn. Do đó bà Monica phải nhờ ông giáo Bùi Thế Phúc[5] đang dạy học bên Tây viết các phần văn hoá xã hội của cuốn sách. Sau đó ông Hoàng thân Bửu Lộc và ông Nguyễn Đệ cũng giúp một số ý kiến nhỏ nữa. Không được viết hồi ký cho ông Bảo Đại, ông Fonde đem tất cả những tài liệu mình có được và nghe được của ông Bảo Đại cộng tác với ông Jacque Massu viết cuốn L’ aventrure viet-minh và nhà xuất bản Plon cho ra đời vào năm 1980, khổ lớn dày 380 trang.

Sách L’Aventure viet-minh (Biến cố Việt minh)
của hai ông tướng Pháp Jacques Massu và Jean Julien Fonde, Nxb Plon 1980.

Tài liệu của Nguyễn Đắc Xuân
 
Cũng trong thời gian ấy Le Dragon d’Annam của ông Bảo Đại cũng do Plon xuất bản với khuôn khổ, bề dày gần giống với cuốn sách của ông Fonde. Trong cuốn Le Dragon d’ Annam (Con Rồng An Nam) của Bảo Đại không hề có tên ông Fonde. Thế là ông Fonde đưa ông Bảo Đại ra toà. Vụ kiện rất lớn, một ông tướng Pháp kiện một ông Cựu hoàng đế Việt Nam làm ầm cả giới hiếu sự ở Paris một thời. Ông Fonde bảo ông Bảo Đại không có tài liệu, chỉ kể chuyện sơ sài mà thôi, phần lớn những thông tin trong sách đều do ông Fonde cung cấp. Ông Bảo Đại bảo:

- “Chuyện đời của tôi, tôi là chủ nhân của những thông tin ấy tại sao lại bảo tôi ăn cắp. Tôi ăn cắp của chính tôi sao?”.

Vụ kiện kéo dài mấy năm và cuối cùng toà án Pháp, thầy kiện người Pháp họ phải bênh vực cho ông Fonde người Pháp, ông Bảo Đại thua kiện. Không rõ ông Bảo Đại thu được bao nhiêu tiền nhuận bút của cuốn Le Dragon d’ Annam mà ông phải bồi thường cho ông Fonde đến một trăm ngàn quan Pháp. Báo chí Pháp có đăng vụ ông Bảo Đại thua kiện nầy. Ông Bảo Đại phải nhờ một người giúp bán cái appartement nhỏ ở vùng biển do ông đứng tên để bồi thường cho ông Fonde. Ông Bảo Đại sạch hết cả tiền bạc, nhiều lúc thiếu cả tiền ăn. Mất tiền, mất cả uy tín của mình và tai hại hơn nữa là có quá nhiều sai lạc về mình nằm ngay trong cuốn hồi ký tên mình. Bị lừa, ông Bảo Đại giận lắm, ông sinh bệnh, chữa mãi không khỏi.

Sau này gặp mấy ông Tây quen biết thuở trước, họ bảo tôi:

- “Ông Bảo Đại viết hồi ký gì mà chắp vá manh mún giống như cái áo của ông vua Charles Quint vậy?”.

Khổ thật. Họ có biết đâu hồi ký ghi tên Bảo Đại mà nào có phải của ông ấy đâu.

3.  Một việc hệ trọng bậc nhất mà viết sai

Trong phạm vi một bài viết ngắn tôi không thể điểm hết những sai lầm và thiếu sót của cuốn Con Rồng An Nam, chỉ xin trưng dẫn một sự kiện điển hình mà sách hồi ký của ông Bảo Đại viết không đúng.

Nhắc lại sự kiện Bảo Đại tiếp phái đoàn đại diện của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và lễ thoái vị tại cửa Ngọ Môn, Le Dragon d’ Annam viết:

“Au matin du 25 aout, deux émissaires se présentent au palais. Ce sont des représentants du "Vietnam Doc Lap Dong Minh” qui me sont dépéchés par Hanoi.

... Dans l’après-midi, devant quelques milliers de personnes rassemblées hativement, en costume de Cour, debout sur la terrasse précédant le Ngo-Mon, je donne lecture du dernier rescrit impérial daté le 25 aout 1945". (Le Dragon d’ Annam, Plon 1980, p.119-120)".

"Tạm dịch: Sáng ngày 25 tháng 8 có hai phái viên đến cung điện. Đó là những người đại diện cho "Việt Nam Độc Lập Đồng Minh", do Hà Nội cử vào...

Đến chiều, trước hàng nghìn người tụ hội một cách vội vàng trước cửa Ngọ Môn, tôi bận triều phục và đọc bản Chiếu thoái vị đề ngày 25 tháng 8 năm 1945".

Trong Chiếu thoái vị lịch sử ấy, Bảo Đại đã viết một câu hết sức ý nghĩa: ”Thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ”. Đây là ý tưởng độc đáo nhất của ông vua cuối cùng của triều đại quân chủ cuối cùng ở Việt Nam.

Kể lại một sự kiện quan trọng và có ý nghĩa vào bậc nhất của cuộc đời chính trị của Bảo Đại, sách Le Dragon d’ Annam đã phạm phải những sai lầm sau:

a) Tư cách của đoàn đại biểu: Theo nhà thơ Cù Huy Cận “Đoàn đại biểu thay mặt cho Chính phủ lâm thời nước VNDCCH”[6] chứ không phải là đại diện cho Việt Nam Độc lập Đồng Minh (Việt Minh) như Le Dragon d’ Annam viết.

b) Ngày giờ Bảo Đại gặp phái đoàn và ngày giờ tổ chức lễ thoái vị: Theo nhà sử học Trần Huy Liệu-trưởng phái đoàn Đoàn đại biểu thay mặt cho Chính phủ lâm thời nước VNDCCH vào gặp Bảo Đại, cho biết ngày 25-8-1945 phái đoàn mới khởi hành tại Hà Nội, chiều 28-6 phái đoàn đến Huế, chiều 29-8-1945 phái đoàn vào điện Kiến Trung gặp Bảo Đại bàn việc thoái vị và đến chiều 30-8 lễ thoái vị mới được tổ chức tại cửa Ngọ Môn.[7] Ngày giờ ông Trần Huy Liệu viết khớp với ngày giờ của ông Phạm Khắc Hoè-nguyên Ngự tiền Văn phòng của Hoàng đế Bảo Đại, viết trong Hồi ký Từ Triều Đình Huế đến chiến khu Việt Bắc.[8] Le Dragon d’ Annam viết Bảo Đại gặp phái đoàn buổi sáng 25-8 và lễ thoái vị tổ chức vào ngay buổi chiều 25.8 là không đúng. Ngày 30.8.1945 là ngày chính thức tuyên bố chấm dứt thời đại quân chủ hàng ngàn năm ở nước ta, không thể viết một cách tùy tiện và sai lạc như thế. Cuốn hồi ký của Cựu hoàng Bảo Đại được bà vợ đầm nguyên là bồi phòng Monica của ông xem như một món hàng được giá. Bà đã cộng tác với mấy người sĩ quan và tướng lãnh Pháp khai thác để làm tiếp. Nhưng vì bà không có trình độ, không có kinh nghiệm nên Monica đã bị tên tướng già Fonde lừa đưa vào bẫy nên bà đã mất sạch. Về phía ông Bảo Đại, vì bản tính nhu nhược, ông đã thả tay để cho bà vợ trẻ tung hoành gây nên hậu quả vừa mất tiền vừa mất uy tín. Hồi ký Con Rồng An Nam tuy ký tên ông Bảo Đại mà thực chất không hoàn toàn của ông. Do đó khi muốn trích dẫn cần phải tham khảo với nhiều tài liệu khác mới có thể tin được.

Nguyễn Đắc Xuân

 

[1] Monica là tên thường gọi, tên chính thức của bà là Monique Baudot. Bà làm phép cưới với Bảo Đại vào đầu năm 1982. 
[2] Việt Nam Nhân Chứng,  tr.509
[3] Lột mặt nạ những con thò lò chính trị, Mẹ Việt Nam tại Mỹ, 1991, tr.179 
[4] Trích lại của Nguyễn Mạnh Quang, Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư,1954-1963; Tác giả tự xuất bản, Tacoma, WA 98407, năm 1998, tr. 172 
[5] Người trong gia đình cụ Phó bảng Bùi Kỷ và cụ Trần Trọng Kim. Chú thích của bà Bùi Mộng Điệp. 
[6] Huy Cận, Vào Huế nhận sự thoái vị của Bảo Đại, trích lại của sách Bình Trị Thiên Tháng Tám Bốn Lăm, Thuận Hoá 1985, tr.77
[7] Trần Huy Liệu, Phái đoàn vào Huế nhận sự thoái vị của Bảo Đại, t/s Nghiên cứu Lịch sử số 16 năm 1960, trích lại của sách Bình Trị Thiên Tháng Tám Bốn Lăm, Thuận Hoá 1985, tr.37-47 
[8] Phạm Khắc Hòe, Từ triều đình Huế đến chiến khu Việt Bắc, Nxb Thuận Hóa 1985, tr.87
Bài đã đăng trên tạp chí Xưa và Nay  năm 1999
 NĐX gửi cho viet-studies ngày 24-3-14