Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 21 tháng 12, 2011

Phóng sự : Chợ chuột họp giữa thủ đô

Quãng 2 giờ chiều, từ các ngõ xóm của Canh Nậu (Thạch Thất, Hà Nội) đã thấy các bà các chị mang chuột ra sơ chế. Vừa tóm từng con chuột trong lồng sắt ra, vật xuống đất cho chết để vợ nhúng vào nước sôi làm lông, anh Hòa vừa tiếp chuyện chúng tôi: Hôm nay, em lùng khắp 3 xã Thạch Hòa, Đại Đồng, Hương Ngải, mới được chừng này. Dạo mới gặt, có ngày bắt được gấp đôi.
Lồng chuột của anh Hòa ước chừng 4 kg, con to nhất cỡ 3 lạng, con nhỏ nhất không quá 1 lạng. Làm sạch lông, còn khoảng trên 3 kg, nếu bán hết thì được trên 300 ngàn đồng (100.000 đồng/kg), một thu nhập không tồi cho một ngày công lao động. Thu nhập thế, nên cứ chớm mùa gặt là đội quân săn chuột của Canh Nậu lên đường.
Dụng cụ săn chuột rất đơn giản: Một thuổng sắt, một tay lưới, một xô múc nước, một lồng sắt. Thuổng để đào, lưới để đón lõng từ ngách phụ của hang chuột. Giống này cực khôn, đào hang, ngoài lỗ chính, chúng đào thêm ba bốn ngách phụ để thoát thân khi gặp nguy.
Muốn bắt được chúng, sau khi phát hiện được hang, người săn chuột bao giờ cũng phải tìm các ngách phụ, bịt hết lại, chỉ để một ngách phụ, căng lưới ở đó rồi mới đào hang chính. Con nào vọt ra từ hang chính thì người đào tóm, chạy ra bằng ngách phụ là sa lưới. Hang chuột nào sâu quá thì lấy xô múc nước đổ vào hay vơ rơm rác cạnh đó đốt để hun cho chúng ngoi ra.
“Thợ săn chuột” Canh Nậu đi xa ba bốn chục cây số để lùng chuột là chuyện bình thường. Những tay săn lão luyện có ngày bắt được cả yến. Sáng đi, chiều về “đổ” chuột cho các quán nhậu, đút túi cả triệu bạc. Càng ngày càng có nhiều quán nhậu thịt chuột nên không bao giờ ế. Giải thích vì sao sau mùa gặt là chuột ít đi, anh Hòa bảo:
- Lúa uốn câu là chuột từ làng, từ các cống rãnh túa ra đồng, vì lúc này ở đồng sẵn thức ăn. Gặt xong, thức ăn khan, chúng lại kéo về làng, về cống rãnh. Vậy nên bảo con này chuột đồng, con kia chuột nhà hay chuột cống chuột rãnh là láo toét hết. Tất cả chỉ là một thôi.
- Eo ôi, thế thì ghê quá, chúng tôi cứ tưởng chuột đồng chỉ sống ở đồng, ăn lúa, ăn khoai ăn rau nên nó sạch. Chứ nó ăn cả đồ bẩn thỉu ở cống ở rãnh thì ai dám ăn.

– Các bác rõ nhiêu khê. Em hỏi bác nhá: Giống chuột có ăn bẩn bằng giống chó không? Đến phân người mà con chó nó còn xơi, thì là bẩn nhất hạng rồi còn gì. Thế mà chính loại chó ăn phân, tức là chó cỏ, chó ta ấy, thịt nó mới đậm đà, chứ giống chó nhà giầu nằm xa – lông, ăn thịt bò ấy, đố anh nào ăn nổi, vì thịt nó vừa nhạt toẹt lại vừa gây, ngửi miếng thịt đã muốn nôn mửa rồi.

- Sao không lột luôn da con chuột ra cho nó mau, vặt lông thế này lâu lắm? Tôi hỏi vợ anh Hòa.
- Rõ là các bác chưa ăn thịt chuột bao giờ có khác. “Mèo ăn ruột, chuột ăn da, ếch ăn tù và, gà ăn trứng non”. Con chuột mà bỏ da đi, thì coi như giảm giá trị một nửa.

Còn sớm, chúng tôi la cà vào mấy quán nhậu chuyên “mèo – chó – chuột” như Nguyên Bát, Hạnh Hoa… theo lời người làng mách, để thăm thú. Không biển hiệu, đường đi lại nhỏ, lòng vòng, phải đỗ ô tô khá xa, nhưng hơn mười năm nay, các quán lúc nào cũng đông khách. Bà chủ quán Nguyên Bát hỏi:
– Các bác muốn xơi mèo, chó hay chuột?
- Hôm nay không ăn, chúng tôi chỉ đi khảo sát thôi, để hôm nào kéo cả hội đến. Chó với mèo ăn mãi chán rồi. Chuột bọ thế nào?
– Quán em toàn chuột đồng, sạch tuyệt đối. Cái thứ chuột cống chuột rãnh bẩn thỉu, không bao giờ nhà em nhập. Có 5 món chuột luộc ép lá ré, chuột xào lăn, chuột bung, chuột rán, chuột băm.
- Vậy thôi à? Ở Vân Đình người ta còn có chuột giả chim, chuột giả chó. Bên Đình Bảng còn thêm chuột nấu đông nữa, tám món tất cả.
– Ít, nhưng mà ngon. Chả mấy hôm không có khách từ Hà Nội đánh ô tô về đây đâu các bác ạ. Cứ ăn rồi các bác sẽ biết.
- Chuột có to không?
- Đảm bảo con nào cũng từ hai lạng trở lên. Không tin, mời các bác ra xem hàng. Hôm nay có một đôi chuột cống, con to gần 7 lạng.
- Vừa nẫy chị bảo không bao giờ chị nhập chuột cống chuột rãnh cơ mà.
- Chuột đồng chính hiệu đấy, nhưng vì nó to nên người ta gọi tên nó là chuột cống, chứ không phải nó sống ở cống ở rãnh đâu bác ạ.
- Giá cả thế nào?
- Có hai mức, một mức mỗi đĩa 80 ngàn, một mức mỗi đĩa 100 ngàn, đặt mức nào chúng em làm mức đó. Rượu bia, bún bánh tính riêng.


4 giờ chiều chợ chuột bắt đầu nhóm dọc theo hai bên đường làng. Chuột nhiều thật, tôi đếm dọc chợ được hơn 20 mẹt chuột đã làm sẵn, mẹt chưa thui, mẹt đã thui vàng, mẹt nhiều đến năm, sáu cân, mẹt ít cũng vài ba cân, trong khi cả chợ chỉ có vài quầy thịt lợn, thịt gà, ngoài ra còn mấy lồng chuột sống.
Người bán chuột sống để sẵn cái chậu, vài phích nước sôi bên cạnh, để khách mua xong, có nhu cầu là người bán dúng nước sôi làm lông, nổi lửa thui vàng và mổ cho luôn. Anh Thành, một người bán chuột sống, bảo :
– Đó là do khách sợ chuột ở những mẹt kia không tươi, có khi hôm qua bán không hết mang về để tủ lạnh, hôm nay lại mang ra. Để thế này, dù hôm nay không bán hết thì mang về ngày mai vẫn sống nguyên. Giống chuột dù đã bẻ răng nhưng để ba bốn ngày vẫn rất khỏe.

- Chuột bán có chạy không?
- Nhà em không hôm nào ế cả.

Quả là người mua chuột khá đông. Chỉ một lát, đã có mấy chị bán hết mẹt chuột, xách mẹt không ra về. Chị Hương, một người bán chuột cho biết, trước đây thường chỉ bà con trong xã bán chuột mua chuột với nhau.
Dân Canh Nậu có “truyền thống” ăn thịt chuột từ lâu. Nhưng mấy năm gần đây, người xã khác cũng ăn, cũng mua. Thấy một người đàn ông đang chọn chuột ở một hàng bên cạnh, tôi cũng sà xuống xem.
Chọn sáu con chuột đặt lên cân, được một cân với gần nửa lạng, ông ta bảo “thôi tính một cân cho nó tròn đi”, người bán đồng ý. Xỉa ra tờ một trăm ngàn trả xong, ông túm đuôi cả sáu con chuột buộc làm một, treo vào móc hàng trên xe máy, vẻ mãn nguyện:
- Rét thế này, về làm nồi chuột đông. Chuột nấu đông phải để đông tự nhiên mới ngon, chứ nấu mà phải để vào tủ lạnh nó mới đông thì không ngon.
Sáu giờ, chợ chuột đã vãn. Hơn sáu giờ một chút, cả chợ không một bóng người.
(Theo Nông nghiệp Việt Nam)

Tin mật về trận Hải chiến Bãi đá Gạc Ma


BTV: Lần trước, độc giả đã xem qua Tài liệu về trận Hải chiến Hoàng Sa do Trung Quốc công bố. Để quý độc giả có thêm thông tin về trận đánh ở Quần đảo Trường Sa năm 1988, trận đánh mà theo các tài liệu cho biết, đã giết chết và làm mất tích 64 lính Việt Nam, một số khác bị bắt và bị thương, mời độc giả xem qua tài liệu dưới đây từ phía Trung Quốc.
Do bài viết này của tác giả Trung Quốc, chúng tôi xin giữ nguyên văn tên gọi của các danh từ riêng như: Nam Hải (tức biển Đông), Nam Sa (Trường Sa), Tây Sa (Hoàng Sa) đảo Thái Bình (đảo Ba Bình), Nam Việt (Việt Nam Cộng hòa), Bắc Việt (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa). Đá ngầm Vĩnh Thử (Fiery Cross Reef), VN gọi là đá Chữ Thập; Bãi đá Doãn Khánh (London Reefs hay Bãi đá ngầm London). London Reefs gồm Central London Reef: VN gọi là Trường Sa Đông, TQ gọi là Đá ngầm Trung hay Trung Tiêu; East London Reef, VN gọi là Đá Đông, TQ gọi là Đá ngầm Đông hay Đông Tiêu; West London Reef: VN gọi là Đá Tây, TQ gọi là Đá ngầm Tây hay Tây Tiêu. Đá ngầm Hoa Dương (Cuarteron Reef) VN gọi là Bãi đá Châu Viên, Nhật Tích Tiêu (Ladd Reef), VN gọi là Đá Lát; Đại Hiện Tiêu (Great Discovery Reef), VN gọi là Đá Lớn; Quỷ Hàm Tiêu (Collins Reef/ Johnson North Reef), VN gọi là Bãi đá Cô Lin.
21 CN

Tin mật về trận Hải chiến Bãi đá Gạc Ma

27-07-2011
Quốc Trung dịch

Trận hải chiến Bãi đá Gạc Ma
Nam Hải, truyền thông nước ngoài thường gọi là biển Nam Trung Hoa, tất cả những hòn đảo san hô nằm ở Nam Hải luôn là lãnh thổ thiêng liêng của Trung Quốc, vùng biển này do vị trí địa lý đặc thù của nó nên cũng đã trở thành một vùng biển không yên tĩnh. Những tranh chấp Nam Hải gần đây khiến cho người ta không khỏi nhớ lại những xung đột Nam Hải trong lịch sử. Trận hải chiến phản kích tự vệ Bãi đá Gạc Ma đối với mọi người vẫn luôn đầy những bí ẩn: Trận hải chiến ấy rốt cuộc vì sao lại xảy ra? Kết quả cuối cùng ra sao? Đã có những gợi mở nào cho việc xây dựng hải quân Trung Quốc sau này?    
Đem theo những câu hỏi ấy, các phóng viên mạng Hoàn Cầu là Điền Phi, Trương Gia Quân đã phỏng vấn độc quyền Thiếu tướng hải quân Trịnh Minh, cựu Bộ trưởng Bộ Kỹ thuật trang bị hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, và Thiếu tướng hải quân Trần Vĩ Văn, viên chỉ huy trên biển bên quân ta trong trận hải chiến này, để vén được bức màn bí mật của trận hải chiến ấy.    
Đầu thập niên 70 của thế kỷ trước mở đầu cho những tranh chấp không dứt giữa Việt Nam với Trung Quốc 
Thiếu tướng Trịnh Minh khi ôn lại căn nguyên xảy trận hải chiến này đã nói rằng:  “Việc nổ ra trận hải chiến Bãi Đá Gạc Ma tuyệt đối không phải là chuyện của riêng một ngày 14 tháng 3, mà là một trận chiến dẫn đến do sự phát triển không ngừng của cục diện Nam Hải, do sự leo thang không ngừng của tình thế tranh chấp dài ngày ”.   
Vào thập niên 70 của thế kỷ 20, cùng với sự phát hiện thấy nguồn tài nguyên dầu khí dưới đáy Nam Hải, lợi ích kinh tế của Nam Hải ngày càng trở nên nổi trội, các nước xung quanh bắt đầu dùng vũ lực để cưỡng chiếm các đảo san hô thuộc các quần đảo ở Nam Hải với mưu đồ đưa vào lãnh thổ của mình, có những nước còn sử dụng cả đầu tư nước ngoài vào việc khai thác nguồn dầu khí dưới đáy biển. Lúc này, lãnh thổ các đảo ở Nam Sa nước ta tuy đã có đường cương giới đứt đoạn đã được tuyên bố công khai, nhưng trên thực tế ngoài hòn đảo Thái Bình có chính quyền Đài Loan đóng ở đó ra, vào thập niên 70, chưa có bất cứ hòn đảo nào thậm chí là đảo san hô trong quần đảo Nam Sa được Trung Quốc chiếm cứ thực tế. Khi ấy, Trung Quốc đang ở vào thời kỳ đầu của cuộc mở cửa cải cách, đòi hỏi phải xây dựng được một môi trường hòa bình, tức vừa cần một môi trường xung quanh ổn định, lại vừa cần bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, Trung Quốc phải kềm chế để tìm cách đàm phán với các nước xung quanh nhằm giải quyết sự tranh chấp những hòn đảo này. Ngặt nỗi các nước xung quanh Nam Hải, bắt đầu từ thập niên 70 của thế kỷ 20, lại liên tục dùng các thủ pháp quân sự để chiếm lĩnh một phần các hòn đảo thuộc quần đảo Nam Sa.
Hải quân Trung Quốc, trong bối cảnh nền kinh tế nước ta còn đang rất khó khăn vào thập niên 50-60 của thế kỷ trước, đã chi viện vô tư cho Hải quân Việt Nam, thậm chí còn trực tiếp điều quân đội tới tham gia tác chiến chống Mỹ. Vào thập niên 70, đã từng bất chấp hiểm nguy hiệp trợ cùng nhân dân miền Bắc Việt Nam rà phá bom mìn, tiến hành phản kích tự vệ trước nguy cơ tập đoàn Ngô Đình Diệm của Nam Việt xâm chiếm Tây Sa uy hiếp nhân dân Bắc Việt, ủng hộ mạnh mẽ cho công cuộc giải phóng thống nhất toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam. Cho đến thời kỳ cuối thập niên 70, sự chi viện của quân ta đối với Việt Nam vẫn không hề gián đoạn.
Vào thời kỳ cuối thập niên 70, nhà cầm quyền Việt Nam, với sự xúi giục và hỗ trợ của một nước lớn nào đó, xuất phát từ dã tâm điên cuồng của chủ nghĩa bành trướng dân tộc của mình, đã vong ân bội nghĩa, liên tục tiến hành xâm phạm và gây hấn vũ trang với nước ta, xâm chiếm lãnh thổ nước ta, uy hiếp và phá hoại nghiêm trọng sự nghiệp xây dựng và nền an ninh ở khu vực biên giới nước ta. Chính phủ và lãnh đạo nước ta đã nhiều lần ra các lời khuyến cáo, cảnh cáo và phản đối, song nhà cầm quyền Việt Nam vẫn một mực bất chấp, nước ta không thể chịu đựng thêm được nữa, đã buộc phải tiến hành trận đánh phản kích tự vệ với Việt Nam. Trận đánh bắt đầu vào ngày 17 tháng 2 năm 1979, trải qua 28 ngày, quân ta tấn công Lạng Sơn…, phá hủy một lượng lớn các thiết bị quân sự ở khu vực Bắc Bộ, Việt Nam, nhằm vào các công trình của nước ta. Bộ đội tham chiến của quân ta đã rút toàn bộ về nước vào ngày 16 tháng 3 sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ trừng phạt nặng nề quân xâm lược Việt Nam.
Thắng lợi của trận phản kích tự vệ lần này đã nâng cao được danh tiếng của nước ta trong công cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa bá quyền quốc tế. Nhà cầm quyền Việt Nam không hề thỏa mãn, vẫn tiếp tục quấy nhiễu và phá hoại sinh hoạt sản xuất của các cư dân vùng biên giới nước ta, tháng 5 năm 1981, bộ đội biên phòng nước ta lại một lần nữa đánh trả đập tan, tiêu diệt quân Việt Nam xâm lược ở vùng núi Pháp Khả tỉnh Quảng Tây và vùng Khấu Lâm tỉnh Vân Nam.
Bước sang thập kỷ 80, Trung Quốc từ thời kỳ động loạn của cuộc “Đại Cách mạng Văn hóa” chuyển sang thời kỳ mở cửa cải cách, các đồng chí lãnh đạo Trung Quốc như Đặng Tiểu Bình, Hồ Diệu Bang, Triệu Tử Dương… đã tăng cường mối quan tâm với vùng biển cùng biên giới biển của tổ quốc, còn đã từng đích thân tới Hải Nam, Tây Sa… để thị sát các đơn vị bộ đội có liên quan tới hạm đội Nam Hải… đã đề ra phương châm nhìn xa trông rộng “chủ quyền thuộc ta, gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác”.
Tháng 5 năm 1981, nước ta lần đầu tiên phóng tên lửa vũ trụ ra vùng biển Thái Bình Dương và đã đạt được thành công mỹ mãn. Biên đội tàu khu trục của hải quân Trung Quốc đã bảo đảm hộ tống cho hoạt động xa bờ lần này; tháng 10 năm 1982, nước ta đã phóng thành công từ dưới nước tên lửa vũ trụ bằng tàu ngầm trên biển, đánh dấu một bước phát triển mới về công nghệ của hải quân nhân dân nước ta. Khi ấy, cả nước dồn trọng tâm vào xây dựng kinh tế, biên chế quân đội phải tinh giảm, xây dựng quân đội phải nhẫn nại, hải quân nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Quân ủy Trung ương, đã kiên quyết chấp hành nhiệm vụ củng cố phòng thủ Tây Sa, khởi động thêm các hoạt động tuần tra mặt biển, tuần tiễu không trung và diễn tập huấn luyện trang bị quân sự ở Nam Sa. Những hành vi xâm lược của Việt Nam khi ấy đều là thừa hành chính sách bắt giữ giáo dục rồi khoan hồng phóng thích. Tháng 11-12 năm 1985, biên đội Hữu hảo Hạm thuyền Hải quân nhân dân nước ta lần đầu tiên đi thăm nước ngoài, được hợp thành từ tàu khu trục đạn đạo 132 và tàu cung cấp dầu X615, đều là tàu nội địa một trăm phần trăm. Đi qua biển Nam Trung Hoa, vào Ấn Độ Dương tới thăm 3 nước Pakistan, SriLanka và Bangladesh, trên đường trở về còn gặp biên đội tàu của Mỹ, thăm hỏi nhau và tiến hành các hoạt động giao lưu, hữu nghị trên biển. Tất cả những điều đó đều là hoạt động thể hiện trước thế giới và châu Á việc thừa hành chủ quyền của nước ta đối với các đảo ở Nam Sa cùng các vùng biển có liên quan.
Việt Nam can thiệp vào việc xây dựng trạm quan trắc biển của nước ta đã khiến cho mâu thuẫn Trung-Việt càng gay gắt hơn
Tháng 2 năm 1987, đại diện hơn 100 quốc gia và khu vực đã tới tham dự Hội nghị Thường niên Ủy ban biển lần thứ 14 tại Trụ sở UNESCO đóng tại Paris, Pháp. Ngày 21 tháng 2, các đại biểu tham dự hội nghị đã nhất trí thông qua “Chương trình liên minh quan trắc mặt biển toàn cầu”. “Chương trình liên minh quan trắc mặt biển toàn cầu” này yêu cầu phải xây dựng các trạm quan trắc biển có số hiệu đăng ký thống nhất trên mặt biển toàn cầu, đồng thời quyết định để cho các nước chịu trách nhiệm xây dựng các trạm quan trắc biển trong địa phận nước mình, mọi nguồn quan trắc trong tương lai sẽ do các nước cùng hưởng.
Trưởng đoàn đại biểu Trung Quốc tham dự hội nghị khi ấy là Cục trưởng Cục biển Quốc gia La Ngọc Như đã tỏ ra nhạy bén khi hiểu được đây vừa là một cơ hội thỏa mãn được nhu cầu về an ninh hàng hải trên vùng biển Nam Trung Hoa rộng lớn cho các nước trên thế giới, lại vừa là cơ hội để có thể thể hiện chủ quyền đối với Nam Hải của Trung Quốc, tuy biết rằng sức mạnh kinh tế công nghệ trong nước khi ấy còn hết sức hạn chế, nhưng cũng đã vẫn chủ động đề xuất để Trung Quốc chọn địa điểm và xây dựng trạm quan trắc ở Nam Hải. Khi ấy, đại biểu của Việt Nam và Philipines cùng các đại biểu tham dự hội nghị khác đã thống nhất chấp thuận để Trung Quốc xây dựng 5 trạm quan trắc biển, trong đó xây 3 trạm ở Trung Quốc đại lục, còn ở quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa mỗi nơi xây 1 trạm. Trạm quan trắc biển ở quần đảo Nam Sa có số hiệu đăng ký là “74”.        
Để bảo đảm cho việc xây dựng trạm quan trắc được tiến hành một cách thuận lợi, Quốc Vụ viện và Quân ủy Trung ương đã giao nhiệm vụ này cho hải quân. Thế là, đến tháng 5 và tháng 10 năm 1987, hải quân cùng với Cục biển Quốc gia 2 lần điều tàu đến quần đảo Nam Sa để khảo sát chọn địa điểm. Tháng 11 cùng năm, Trạm 74 được định địa điểm tại Bãi đá Vĩnh Thử.
Cơ sở cho việc lựa chọn địa điểm này là những tích lũy có được qua công tác khảo sát và vẽ bản đồ biển suốt trong thời gian dài về Nam Hải của Hải quân Trung Quốc và ngành giao thông vận tải của nước ta, đồng thời cũng là sự biểu hiện về trách nhiệm của Trung Quốc đối với an ninh lãnh thổ biển của mình và an ninh đường biển trọng yếu của quốc tế.  
Bãi đá Vĩnh Thử là một bãi đá ngầm nằm trong quần thể bãi đá Doãn Khánh, dài khoảng 15 hải lý, rộng khoảng 5 hải lý. Trạm quan trắc biển số 74 nằm trên Bãi đá Vĩnh Thử được hoàn thành thiết kế tháng 12 năm 1987, tháng 2 năm 1988 bắt đầu thi công. Nhiệm vụ này do hải quân đảm nhận, các bộ và ủy ban có liên quan của nhà nước, đặc biệt là Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Giao thông… đã hỗ trợ rất tích cực, khi ấy nhà nước không chỉ điều các tàu tác nghiệp công trình, mà còn cung ứng cả các loại nguyên vật liệu ra ngoài khơi xa Nam Hải, sĩ quan binh lính hải quân, trong một môi trường khốc liệt, đầy sóng gió, mặn chát, đã nhất mực không sợ khổ sợ chết khi làm việc trên quần đảo Nam Sa để hoàn thành nghĩa vụ quốc tế đã được Liên Hiệp quốc quyết định.    
Ngày 13 tháng 2 năm 1988, Bộ Tổng tham mưu chính thức phê chuẩn một nhóm hải quân xây dựng trạm quan trắc khí tượng  biển trên quần đảo Nam Sa, xác định sẽ do căn cứ Du Lâm của hải quân thành lập bộ máy chỉ đạo. Tiếp đó, Trạm quan trắc Bãi đá  Vĩnh Thử chính thức được khởi công xây dựng. Hiện trường thi công ở Bãi đá Vĩnh Thử do tàu đào đá kiểu máy xúc đào mở một đường đi trên bãi san hô rắn chắc, lại còn phải dùng bộc phá dưới nước, thứ mà hàng trăm con người áp dụng là lao động thủ công. Gần 2.000 tấn xi măng đều được các chiến sĩ hải quân vác từng bao đến hiện trường thi công, họ chuyển chúng từ trong các khoang lớn của tàu hàng bụi bay mù mịt, từ tàu lớn chuyển sang tàu nhỏ, rồi từ tàu nhỏ dỡ đưa xuống xuồng nhỏ, lại từ xuồng nhỏ vác lên bãi đá ngầm. Cứ dựa vào sức người được hợp lại từ tay, chân, vai, lưng như vậy mà đưa vật tư, nguyên vật liệu chở từ đại lục của tổ quốc tới để chuyển lên Bãi đá Vĩnh Thử một cách đầy kỳ tích.
Trải qua sự phấn đấu gian khổ tuyệt vời suốt hơn nửa năm trời, đã biến Bãi đá Vĩnh Thử thành bức thành khoa học Nam Sa, thành trạm an ninh hàng hải ở Nam Hải. Con đường biển cửa ngõ cấp ngàn tấn, với lầu quan trắc biển dài hàng trăm mét đã lấp đầy khoảng trống dự báo quan trắc khí tượng thủy văn  của thế giới, cung cấp sự bảo đảm đầy khoa học cho an ninh hàng hải quốc tế. Trong khi thi công không chỉ phải chiến đấu với môi trường đầy khắc nghiệt, mà còn phải lo vật lộn với tàu thuyền máy bay do nhà cầm quyền Việt Nam ngang ngược bất chấp chỉ huy. Thiếu tướng Trịnh Minh nói: “điều này đã gây khó dễ quá nhiều cho đội công trình của hải quân nhân dân chúng ta”.
Công trình trên biển không lớn cũng không nhỏ này đã tiêu tốn mất thời gian hơn nửa năm trời, cuối cùng đã được hoàn thiện vào ngày 2 tháng 8 năm 1988.  Ngày 3 tháng 8, Quốc vụ Viện và Quân ủy Trung ương ra thông tư biểu dương toàn thể sĩ quan binh lính đã tham gia xây dựng trạm. Việc xây dựng trạm này đã trở thành tư liệu hàng đầu chuẩn xác đáng tin cậy nhằm cung cấp cho Trung Quốc nghiên cứu về quy luật biển và quyển khí, đã cung cấp sự bảo đảm khoa học quan trọng cho việc khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên Nam Sa, bảo vệ sự đi lại trên đường biển Nam Sa, là một món quà quý giá của nhân dân Trung Quốc đóng góp cho thế giới.     
Nhưng ngay trong thời gian nước ta tiến hành khảo sát, chọn địa điểm và chuẩn bị thi công, nhà cầm quyền Việt Nam đã đột ngột trở mặt, thay thế đại biểu nước mình từng bỏ phiếu tán thành tại Hội nghị của Ủy ban Biển, chỉ thị cho Bộ Ngoại giao của mình ra tuyên bố “phải tiến hành can thiệp việc xây dựng Trạm quan trắc biển số 74 tại quần đảo Nam Sa”. Ngay chính lúc tàu kỹ thuật của ta đang tác nghiệp, nhà cầm quyền Việt Nam đã nhiều lần điều tàu đến tiến hành trinh sát và quấy nhiễu xung quanh Bãi đá Vĩnh Thử, đồng thời âm mưu đưa người lên bãi đá ngầm để can thiệp, hủy bỏ thay thế thi công của phía ta. Sau khi hành vi của họ bị thất bại, họ đã điều binh khiển tướng, trắng trợn tới xâm chiếm một vài hòn đảo đá ngầm xung quanh Bãi đá Vĩnh Thử trong quần đảo Nam Sa của nước ta. Để bảo đảm cho việc thi công xây trạm được an toàn, từ ngày 18 tháng 1 đến ngày 14 tháng 3 năm 1988, Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc đã lần lượt vào đóng quân ở nhiều đảo đá ngầm thuộc quần đảo Nam Sa.   

Chụp ảnh chung sau trận Hải chiến Bãi đá Gạc Ma
Trong Trận hải chiến Bãi đá Gạc Ma, hải quân Trung Quốc buộc phải phản kích 28 phút kết thúc trận chiến   
Sự khiêu khích của nhà cầm quyền Việt Nam đối với nhân dân Trung Quốc đã trở nên mạnh mẽ hơn trong công trình xây trạm. Chiều ngày 18 tháng 2 năm 1988, hải quân nhân dân Trung Quốc và hải quân nhân dân Việt Nam lần lượt tranh nhau đổ bộ lên Bãi đá Hoa Dương, cả hai bên đều cắm quốc kỳ của nước mình để đối đầu. Cuộc đối đầu diễn ra trong 3 giờ đồng hồ, trời đổ mưa, sóng biển dâng cao, quân Việt Nam bị mưa to gió lớn, sóng biển đánh cho tơi tả, cuốn đi mất cả quốc kỳ. Sáu sĩ quan binh lính của Trung Quốc đã cố thủ trên bãi đá ngầm suốt hơn 40 giờ đồng hồ, đồng thời đã xây xong được nhà sàn. Hải quân Việt Nam tuy không dám liều mạng cưỡng chiếm các Bãi đá Vĩnh Thử và Bãi đá Hoa Dương do hải quân nhân dân Trung Quốc đang khống chế, nhưng từ ngày 15 tháng 1 đến ngày 19 tháng 2, các nhân viên vũ trang của Việt Nam đã xâm chiếm 5 hòn đảo đá ngầm là Tây Tiêu, Vô Dặc Tiêu, Nhật Tích Tiêu, Đại Hiện Tiêu, Đông Tiêu, tạo thành thế bao vây Bãi đá Vĩnh Thử.
Xét thấy tình thế hiểm nguy của cục diện, cuộc chiến có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào, Hải quân Trung Quốc đã yêu cầu tăng quân cho Nam Sa. Nhưng thực lực của Hạm đội Nam Hải khi ấy còn rất hạn chế, ngày 22 tháng 2, Hạm đội Nam Hải điều tàu hộ tống 502 thuộc biên đội 502; ngày 5 tháng 3, các tàu hộ tống 531 và 556 thuộc biên đội 531 của Hạm đội Đông Hải của hải quân vượt trùng khơi tới nơi, cộng thêm tàu của biên đội 552 đang ở Nam Sa, trên mặt biển gần Bãi đá Vĩnh Thử cũng tập trung một vài chiếc tàu của Trung Quốc. Các tàu khi ấy đều tới bãi đá phòng thủ, hòng ngăn chặn quân Việt Nam tiếp tục xâm chiếm các đảo đá ngầm của Trung Quốc và phá rối thi công ở Bãi đá Vĩnh Thử, có thể nói, binh lực của Hải quân Trung Quốc vẫn là khá phân tán.     
Chiều tối ngày 13 tháng 3 năm 1988, tàu vận tải có vũ trang HQ604 của Hải quân Việt Nam đã neo lại ở Bãi đá Gạc Ma gần Bãi đá Vĩnh Thử. Chỉ huy trên biển của hải quân nhân dân ta, Trần Vĩ Văn, liền lập tức quyết định: Điều một phân đội đổ bộ lên bãi đá ngầm, cắm quốc kỳ. Bên quân Việt nam do không nhìn thấy sự cảnh cáo lần nữa của sĩ quan binh lính đóng trên bãi đá ngầm, đã điều hơn 40 lính có trang bị vũ khí đổ bộ lên bãi đá ngầm cắm quốc kỳ, hình thành thế cục đối đầu với sĩ quan binh lính của ta đang đóng trên bãi đá ngầm.
Chính giữa lúc hai bên đang vật lộn giằng co với người bảo vệ cờ, một lính Việt Nam đã giương súng nhắm bắn vào lính chống tàu ngầm Trương Thanh bên quân ta, phó đội trưởng pháo binh tàu 502, Dương Chí Lượng, đưa tay trái ra túm chặt lấy báng súng của quân Việt hất lên. Súng bên quân Việt Nam nổ, cánh tay trái của Dương Chí Lượng liền bị bắn xuyên qua! Đúng 8 giờ 47 phút. Quân Việt Nam nổ phát súng đầu tiên. Bộ đội đổ bộ lên đảo thuộc hải quân Trung Quốc lập tức nổ súng bắn trả, một trận hỗn chiến trên bãi đá ngầm. Tàu HQ604 của quân Việt Nam  đã nổ súng trước, tiếp đó tàu đổ bộ 505 và tàu HQ605 của bên quân Việt Nam cũng nổ súng theo. Trần Vĩ Văn ra lệnh bắn trả, tàu 502 là tàu chỉ huy bên quân ta bắn trúng tàu HQ604 bên quân Việt Nam, chỉ trong ít phút, tàu này đã bị bắn chìm.
Cùng lúc ấy, các tàu 531, 556 của hải quân nhân dân ta cũng nhả đạn về phía tàu quân Việt Nam, hỏa pháo dồn dập mạnh mẽ lập tức bắn chìm tàu HQ605, bắn trọng thương tàu đổ bộ 505 bên quân Việt Nam. Tàu đổ bộ 505 bên quân Việt Nam hoảng loạn va trúng phải rạn san hô của Quỷ Hàm Tiêu, không có cách gì di chuyển ra khỏi được. Thiếu tướng Trần Vĩ Văn nhớ lại:  “Tàu 505 là tàu có công của Việt Nam, nhà cầm quyền Việt Nam muốn giữ nó lại để làm kỷ niệm, vào ngày 16 tháng 7 năm 1989 đã điều 2 tàu kéo ra kéo chiếc tàu này, nhưng do đã bị thương quá nặng trong trận chiến ở Bãi đá Gạc Ma, nên đã bị chìm xuống biển khi đang được kéo đi”. Cả trận hải chiến Bãi đá Gạc Ma chỉ diễn ra trong có 28 phút là tuyên bố kết thúc.  
Thiếu tướng hải quân Trịnh Minh, nguyên Bộ trưởng Bộ Kỹ thuật trang bị hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc và Thiếu tướng hải quân Trần Vĩ Văn, viên chỉ huy trên biển bên quân ta trong trận Hải chiến Bãi đá Gạc Ma đang nói về trận hải chiến ấy. Ảnh: Trương Gia Quân, phóng viên nhiếp ảnh quân sự Hoàn Cầu võng.
Trong trận Hải chiến Bãi đá Gạc Ma, tàu hải quân ta tốn mất 285 phát đạn pháo 100 ly, 266 phát đạn pháo 37 ly, bắn chìm 2 tàu HQ604 và HQ605, bắn bị thương nặng tàu 505 của Việt Nam, tàu HQ604 và HQ605 của Việt Nam khi ấy là 2 tàu vận tải có vũ trang. Thiếu tướng Trần Vĩ Văn nhớ lại: “Biên chế cho loại tàu vận tải này là 36 người, Việt Nam lại xếp trên mỗi tàu là một đại đội công binh 100 người, biên chế của tàu đổ bộ 505 là trên 100 người, sau trận chiến, quân Việt Nam bị bắt sống 9 người. Bên quân Việt Nam bị thương vong hơn 300 người. Khi người lính Việt Nam đầu tiên được cứu vớt lên, lời đầu tiên của của anh ta là ‘Cảm ơn các ông đã cứu được tôi, tốt nhất là các ông đưa tôi sang Hong Kong’, tôi cho anh ta uống nước, người lính Việt Nam ấy sợ bị đầu độc, vị chính ủy tàu đã không ngần ngại uống trước một ngụm, gã tù binh này mới giằng lấy bình nước uống”. Trong trận hải chiến này, tàu của hải quân ta toàn vẹn không bị tổn thất, chỉ có một mình Dương Chí Lượng là bị quân Việt Nam bắn bị thương. Trong trận chiến, Hải quân Trung Quốc luôn buộc phải bắn trả quân Việt Nam. Sau trận Hải chiến Bãi đá Gạc Ma, đồng chí Đặng Tiểu Bình, Chủ tịch Quân ủy trung ương đã ký lệnh ban thưởng.
Không thể đánh đồng được trình độ trang bị của Hải quân Việt Nam với của Hải quân Trung Quốc trong trận hải chiến này, có tải trọng lớn nhất trong số 3 tàu tham chiến bên quân Việt Nam khi ấy là tàu đổ bộ 505, trọng lượng nước rẽ tiêu chuẩn là 1.653 tấn, trọng lượng nước rẽ chở đầy là 822 tấn. Đáng nói là tàu đổ bộ 505 là tàu Trung Quốc viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam vào tháng 3 năm 1974. Trong số 3 tàu tham gia trận Hải chiến Bãi đá Gạc Ma của bên quân ta thì tàu 556 là tàu hộ tống đối biển, tàu 502 là tàu hộ tống cỡ 65 bắt đầu được chế tạo vào thập niên 60, tàu 531 là tàu hộ tống đạn đạo phòng không.
Khi nói về trang bị của hải quân ta, Thiếu tướng Trịnh Minh nói:  “Trang bị của tàu bên quân ta khi ấy rõ ràng là hơn hẳn bên quân Việt Nam, nhưng trang bị cho tàu tham chiến thì lại vẫn bộc lộ rõ những điểm yếu, đem lại nhiều khó khăn cho sĩ quan binh lính ở tiền tuyến. Thực ra chỉ có mỗi chiếc tàu 531 tham chiến là được chế tạo ở Thượng Hải vào cuối thập niên 60. Tuy là một chiếc tàu hộ tống đạn đạo, nhưng nó phụng sự chủ yếu là nhiệm vụ thử nghiệm trên biển của quân ta, cả máy chính, chủ pháo trên đó đều đã được trang bị sau khi đã trải qua đủ kiểu sát hạch thử nghiệm, máy chính đã quá tuổi thọ, chủ pháo cũng đã bị han gỉ nặng. Do kinh phí thiếu thốn, tàu 531 ra chiến trường khi ấy không hề được trang bị tên lửa, mà chỉ được trang bị pháo 100 ly. Do chủ pháo đã bị lão hóa, tàu 531 khi ấy vừa mới bắn xong được vài phát đã phát sinh sự cố, nên đã không bắn chìm được tàu 505 của Việt Nam. Sau trận chiến, chiếc tàu có công này đã được thưởng huân chương quân công hạng ba, sau khi nghỉ trận đã cùng với tàu 502 được đưa vào trưng bày vĩnh viễn tại Bảo tàng Hải quân ở Thanh Đảo”.       
Bảo vệ an ninh biển của Trung Quốc đòi hỏi phải có chiến lược biển rõ ràng và sự hỗ trợ của lực lượng hải quân lớn mạnh  
Trận hải chiến lần này diễn ra chỉ vẻn vẹn có 28 phút, đồng thời với việc đánh lại quân xâm lược cũng đã để lại cho chúng ta rất nhiều gợi mở. Sau trận chiến, hải quân nhân dân ta lập tức tuân theo mệnh lệnh của cấp trên là dừng truy kích, không thu hồi những hòn đảo san hô khác mà Việt Nam khi ấy chưa cưỡng chiếm. Trải qua trận Hải chiến Bãi đá Gạc Ma, mọi người cũng đã suy ngẫm nhiều hơn đến ý thức về chủ quyền biển của Trung Quốc. Ngày nay, hơn 40 hòn đảo san hô trong quần đảo Nam Sa của ta vẫn đang bị nước khác cưỡng chiếm, trong đó Việt Nam chiếm 29 đảo san hô ở Nam Sa, về cơ bản đã khống chế được vùng biển phía tây Nam Sa. Do Nam Sa ở cách đường bờ biển của ta tương đối xa, nên đối mặt với cục diện các đảo san hô ở Nam Hải bị nước khác chiếm giữ, chúng ta phải đề ra những thử thách khắc nghiệt hơn cho năng lực tác chiến xa bờ của hải quân ta.
Thiếu tướng hải quân Trần Vĩ Văn, viên chỉ huy trên biển của quân ta trong trận hải chiến Bãi đá Gạc Ma và phu nhân. Ảnh: Trương Gia Quân, phóng viên nhiếp ảnh quân sự Hoàn Cầu võng.
Thiếu tướng hải quân Trịnh Minh, cựu Bộ trưởng Bộ Kỹ thuật trang bị Hải quân Trung Quốc đang kiểm tra không bỏ sót từng chi tiết có liên quan đến trận Hải chiến Bãi đá Gạc Ma. Ảnh: Trương Gia Quân, phóng viên nhiếp ảnh quân sự Hoàn Cầu võng.
Nguồn: 21CN


Tài liệu về trận Hải chiến Hoàng Sa do Trung Quốc công bố

Posted by basamnews on 14/12/2011
BTV: Lâu nay quý độc giả đã đọc qua các bài viết mô tả trận Hải chiến Hoàng Sa do những người lính Việt Nam Cộng hòa đã từng tham gia trận đánh này kể lại, hiếm khi có dịp đọc tài liệu từ phía Trung Quốc nói về trận chiến này. Dưới đây là trận Hải chiến Hoàng Sa đã được tái hiện qua ngòi bút của phía “bạn”, mô tả lại việc họ đã sử dụng vũ lực để cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam như thế nào. Bài viết này còn cho thấy, việc cưỡng chiếm Quần đảo Hoàng Sa đã được phía Trung Quốc tính toán và lên kế hoạch rất kỹ. Trận đánh này nằm trong kế hoạch chiến lược lớn hơn của Trung Quốc, không như ý kiến của một số người cho rằng, do phía VNCH không khéo xử sự, để bị rơi vào tình trạng khiêu khích, tạo cơ hội cho Trung Quốc “ra tay”, như bài viết của ông Nguyễn Hữu Hạnh: LỘ DIỆN KẺ ĐÁNH MẤT HOÀNG SA SAU 33 NĂM, mà nhiều người đã đọc qua.
Trong bài có nói đến hộ tống hạm Nhật Tảo, chiếc HQ-10, mà phía Trung Quốc gọi là “Sóng Dữ”, chúng tôi xin giữ nguyên văn cụm từ này, cùng các cụm từ khác như: Tây Sa (tức Hoàng Sa), Nam Sa (tức Trường Sa), Nam Hải (tức biển Đông), Đông Hải (tức biển Hoa Đông), Nam Việt (tức Việt Nam Cộng hòa)… cho đúng khẩu khí của người viết. Thêm một điểm cần lưu ý, trong bài tiếng Trung có nhiều chỗ đánh dấu bằng hai dấu hoa thị (**), người dịch không hiểu là gì nên đã để nguyên như vậy. Những chỗ đánh dấu như thế trong bài đa số là tên của các loại vũ khí, nên BTV cho rằng, có thể đó là những chữ đã bị kiểm duyệt, do một số thông tin phía Trung Quốc vẫn còn bảo mật.
————
Canglang.com

Tái hiện tin mật về xung đột Trung – Việt trong trận hải chiến Tây Sa năm 1974

07-11-2011
Quốc Trung dịch
Hải chiến Tây Sa là trận hải chiến xảy ra giữa nước ta với Nam Việt trong tranh chấp quần đảo Tây Sa cách nay đã mấy chục năm, hiện có một số bài viết đưa lên gọi là giải mật về Tây Sa, chẳng thấy có chút gì là “giải mật” mà chỉ là đăng lại, dựa theo những bài viết công khai mà thôi, vì thế khi cho đăng tư liệu mình thu thập được, hy vọng xin được sự chỉ giáo từ chư vị.
Chương I: Ôn lại trận chiến
Tân Hoa Xã ngày 19 tháng 1 năm 1974 đưa tin, từ 11 tháng 1 năm 1974 đến nay, Bộ Ngoại giao nước ta đã nhiều lần ra tuyên bố và cảnh cáo, nhưng Nam Việt vẫn chưa hề rút lại hành vi xâm lược của mình, mà trái lại còn đưa hải quân và không quân xâm nhập quần đảo Vĩnh Lạc trong quần đảo Tây Sa của ta. Chúng ta không thể chịu đựng thêm được nữa, đã tiến hành đánh trả tự vệ anh dũng, đem lại sự trừng phạt cần có cho quân xâm lược.
Nam Việt:  “Hải quân Trung cộng đã điều tàu loại Komar, có trang bị tên lửa Styx. Trận chiến ác liệt chưa từng có…”
Mỹ:  Đệ thất Hạm đội Hải quân Mỹ hoạt động tại vịnh Bắc Bộ đã từ chối các cuộc gọi của hải quân Nam Việt, yêu cầu sự can thiệp của Mỹ, thậm chí còn từ chối cả việc cử tàu đến cứu những người bị chết đuối.
•  Canh bạc lúc tàn hơi
Quần đảo Vĩnh Lạc là một bộ phận của quần đảo Tây Sa, quần đảo này được tạo thành từ các đảo san hô là: San Hô, Cam Tuyền, Kim Ngân, Thâm Hàng, Tấn Khanh và Quảng Kim…, từ xa xưa là lãnh thổ của nước ta, nhưng từ thế kỷ 19, một phần các đảo bị nước Pháp là thực dân Đông Nam Á chiếm giữ. Năm 1954, Pháp bị đuổi đi, đảo San Hô bị Pháp chiếm giữ rơi vào tay Nam Việt. Tháng 1 năm 1973, Mỹ rút quân khỏi Việt Nam, đồng thời giao một lượng lớn tàu chiến cho Nam Việt. Từ tháng 8 năm 1973, Nam Việt liên tiếp đưa tàu quân sự xâm phạm lãnh hải của nước ta. Ngày 11 tháng 1 năm sau, lại càng trắng trợn hơn khi cho công bố bản đồ, quy Tây Sa vào bản đồ của họ. Khi ấy nước ta liên tục nảy sinh các vấn đề nội bộ và bên ngoài, trong nước rơi vào trạng thái hỗn loạn của cuộc “Đại cách mạng văn hóa”, rồi quan hệ Trung-Xô căng thẳng, không còn sức để ngó ngàng đến phía nam. Vì thế hành động của Nam Việt mỗi lúc một mạnh, ngày 15 tháng 1, phiên hiệu “Lý Thường Kiệt” (HQ-16) của hải quân Nam Việt xâm nhập đầu tiên, nổ súng uy hiếp vào hai tàu cá 402 và 407 đang tác nghiệp ở gần đảo Cam Tuyền. Trưa ngày 17, quân địch đổ bộ lên đảo Kim Ngân, đến chiều còn cưỡng chiếm cả đảo Cam Tuyền.
•  Cuộc đối đầu trên biển
Đối mặt trước sự xâm nhập ấy, hạm đội Nam Hải đã theo lệnh đưa hai con tàu 271 và 274 thuộc Đại đội tàu Chống ngầm 73 ở căn cứ Du Lâm, do Ngụy Minh Sâm, Phó Tư lệnh Quân 38002 và Đại Đội trưởng Vương Khắc Cường chỉ huy, hợp thành Biên đội 271, thực thi nhiệm vụ bảo vệ cá và vận chuyển cung cấp cho quân dân trên đảo. Biên đội này tới quần đảo Vĩnh Lạc vào đêm ngày 18, đưa 4 trung đội dân binh có vũ trang thuộc Quân khu Nam Hải đến 3 đảo Tấn Khanh, Thâm Hàng, Quảng Kim.
Trưa ngày 18, các tàu quân sự Nam Việt phiên hiệu “Trần Khánh Dư” và phiên hiệu “Lý Thường Kiệt” tiến đến gần tàu cá số 407, nhấn chìm, hăm dọa để buộc phải dời đi. Thuyền trưởng tàu 407, Dương Quý Hào không chịu khuất phục, tàu “Lý Thường Kiệt” đột ngột chuyển bánh lái, đâm thủng mạn trái tàu cá. Chính giữa lúc các ngư dân đang cầm xỉa cá giơ lên quyết tử chiến, thì các tàu 271 và 274 của ta lao đến, phát tín hiệu cảnh báo. Khi thấy hải quân ta tới, tàu Việt đã treo cờ tín hiệu “Tàu mất lái”, rồi vội vàng rời khỏi hiện trường.
Tối hôm đó, đại tá quân địch Hà Văn Ngạc đã đưa tàu phiên hiệu “Trần Bình Trọng” (HQ-5) cùng tàu phiên hiệu “Sóng Dữ” (1) (HQ-10) đi kèm tới tận nơi. Dù số lượng tàu của hai bên là 4-4, song xét cả về trọng tải lẫn hỏa lực, quân Việt đều chiếm ưu thế áp đảo. Tổng trọng tải các tàu bên quân ta còn chưa bằng một tàu của bên quân Việt! Hơn nữa, tàu bên quân Việt đều được trang bị hệ thống điều khiển tự động, còn tàu bên quân ta về cơ bản vẫn là thao tác bằng sức người, sự chênh lệch về tương quan thực lực giữa hai bên là quá rõ ràng.
Sáng sớm ngày 19, bên quân Việt phát hiện thấy bên quân ta chỉ có 4 con tàu nhỏ, liền cho rằng có thể tận dụng ưu thế binh lực để tiêu diệt quân ta, tàu Việt bố trận lại từ đầu, chia làm hai cánh chiếm đường ngoài lợi thế, triển khai đội hình chiến đấu, tàu phiên hiệu “Trần Bình Trọng” dẫn tàu phiên hiệu “Trần Khánh Dư” từ ngoài khơi phía nam đảo Kim Ngân, rạn san hô Linh Dương tiếp cận hai đảo Thâm Hàng, Quảng Kim, các tàu phiên hiệu “Sóng Dữ” và phiên hiệu “Lý Thường Kiệt” từ tây bắc đảo Quảng Kim tiếp cận chiến hạm của ta. Đồng thời, Tổng bộ hải quân Nam Việt hạ lệnh cho đại tá Hà Văn Ngạc nổ súng.
•  Kịch chiến trên biển
Theo sự dàn trận của Quân khu Quảng Châu, biên đội 396 tiến vào phía tây bắc đảo Kim Quảng để đánh chặn các tàu phiên hiệu “Lý Thường Kiệt” và tàu phiên hiệu “Sóng Dữ”, biên đội 271 tiến vào mặt biển đông nam đảo Kim Quảng để giám sát các tàu phiên hiệu “Trần Khánh Dư”, phiên hiệu “Trần Bình Trọng”. Các pháp thủ bên quân ta bám chặt trận địa chờ đợi khi vừa phát hiện  thấy nòng pháp bên tàu địch lóe lên, là liền lập tức đạp cò, đạn pháo của chúng ta cũng ra khỏi nòng. Thời khắc ấy là 10 giờ 25 phút trưa ngày 19 tháng 1 năm 1974.
Toàn bộ trận hải chiến là tương quan 2-2. Biên đội 271 và các tàu phiên hiệu “Lý Thường Kiệt”, “Trần Khánh Dư” ở phía đông nam đảo Quảng Kim là chủ lực của hai bên, cho nên không hẹn mà cùng đều áp dụng chiến thuật “Đánh rắn phải đánh giập đầu”. Thế nhưng cả hai bên đều xuất hiện phán đoán sai lầm. Theo hồ sơ được phía Việt Nam công bố mấy năm gần đây, do khi Hà Văn Ngạc tới, quân Việt đổi tàu đô đốc từ phiên hiệu “Trần Khánh Dư” thành phiên hiệu “Trần Bình Trọng”, bên ta không biết, tất cả hỏa lực đều dồn vào tàu “Trần Khánh Dư; còn bên Việt thì cho rằng tàu 274 đi sau phía ta là tàu chỉ huy, vì thế hỏa pháo của trung đội 1 đã nhằm vào đài chỉ huy trên đó để quét, Chính ủy Phùng Tùng Bá chẳng may trúng đạn hy sinh. Tuy nhiên, bên địch đã phạm phải một sai lầm chiến lược nghiêm trọng: Chúng đã sử dụng đạn xuyên thép với tàu chống ngầm không bọc thép, như vậy ngay cả đạn pháo có bắn trúng thì cũng thường xuyên qua thân tàu mà rơi xuống biển, thậm chí còn có rất nhiều đạn xịt; nếu sử dụng đạn nổ mạnh thì thắng thua là điều khó nói. Còn hai tàu bên quân ta thì đã tận dụng các đặc điểm mục tiêu nhỏ, chạy nhanh để dũng cảm đánh tiếp cận. Pháo bắn nhanh cỡ nhỏ bên quân ta liên tục nhả đạn về phía tàu địch, tàu “Trần Khánh Dư” không bọc thép bị bốc cháy rất nhanh, cự li bắn giữa hai bên từ 1.000m rút lại còn 300m. Lúc này, bánh lái điện của tàu 274 bất ngờ phát sinh sự cố, tận mắt nhìn thấy con tàu nhỏ mất lái đâm vào lưới lửa chằng chịt của tàu “Trần Khánh Dư” và tàu “Trần Bình Trọng”. Trong thế ngàn cân treo sợi tóc, thuyền trưởng tàu Lý Phúc Tường bình tĩnh ra lệnh chuyển sang người lái, đồng thời từ đài chỉ huy nhảy lên sàn tàu, đứng ở cửa cabin lớn tiếng ra lệnh quay đầu thật nhanh, rồi dùng khẩu lệnh và tay chỉ huy tác chiến. Đồng thời, tiểu đội trưởng chủ pháo Vương Tuấn Dân đã chỉ huy hỏa pháo bắn dữ dội về phía tàu “Trần Khánh Dư” đang lao tới trước mặt, tàu địch chống đỡ không nổi, quay đầu tháo chạy. Tàu 274 lại quay pháo bắn liên tiếp vào tàu “Trần Bình Trọng” đang chạy tới chi viện. Người nạp đạn Lý Như Ý nạp bắn một lèo tới hơn 180 quả đạn pháo, làm câm bặt chủ pháo ở sau tàu “Trần Bình Trọng”.
• Tử chiến ở hồ đá ngầm
Trận chém giết lẫn nhau bên trong hồ đá ngầm lại còn oanh liệt hơn, tác chiến trong một phạm vi nhỏ hẹp đầy những rạn san hô, không có khoảng chừa cho tác chiến cơ động, ai là kẻ dũng cảm sẽ chiến thắng, thế là hai tàu 396 và 389 dồn hỏa lực công kích vào tàu “Lý Thường Kiệt”. Tại đó, quân Nam Việt ở vào thế bất lợi, tàu “Sóng Dữ” nguyên là một chiếc tàu dò mìn, tốc độ cao nhất cũng chỉ có 14, có lòng mà giữ được hiệp đồng với tàu “Lý Thường Kiệt”. Cho nên, hai bên vừa bắn nhau, tàu “Sóng Dữ” chỉ có thể tạm thời bắn trước về phía đảo Quảng Kim, rồi chỉ còn cách đứng nhìn  tàu “Lý Thường Kiệt” bị quân ta tập trung công kích mà chẳng có cách gì đi vào chi viện. Khi ấy, hỏa lực mạn bên lớn nhất của quân Việt là 1 khẩu pháo 127 ly, 3 khẩu pháo 40 ly, một khẩu pháo 20 ly và 2 khẩu súng máy, còn bên quân ta thì vũ khí dùng được là 1 khẩu pháo 85 ly, 6 khẩu pháo 37 ly, 4 khẩu pháo 25 ly và 4 khẩu súng máy.  Chỉ cần tiếp cận được hoàn toàn vào tàu địch, không để cho khẩu pháo 127 ly này phát huy uy lực, thì ở chiến trường cục bộ này, bên quân ta vẫn có thể giành được ưu thế hỏa lực tương đối.
Hai tàu 396 và 389 một bên ép sát, một bên nhả đạn pháo lên tàu “Lý Thường Kiệt”. Lúc này, 1 phát đạn pháo 127 ly từ dưới nước vọt trúng tàu “Lý Thường Kiệt”, xuyên thủng khoang máy, nhưng không nổ. Thì ra vì cự ly chiến đấu giữa hai bên quá gần, nên đạn pháo chi viện cho tàu bạn từ tàu “Trần Bình Trọng” đã bắn nhầm phải người mình. Khi đó, tàu “Sóng Dữ” lao tới, bắn thọc đằng sau lưng biên đội của ta. Thế cục thay đổi trong nháy mắt, khiến cho tàu 389 bị quân địch tấn công từ hai phía bốc cháy nhiều chỗ. Mặc dù đã trúng đạn đầy mình, nhưng tàu 389 vẫn ép sát tàu địch, các chiến sĩ trong tình thế nguy cấp đã ôm luôn cả bệ phóng rocket, xách luôn cả súng tiểu liên, tay cầm lựu đạn, đúng là một trận đánh dũng mãnh, đã xảy ra một trận “đấu lưỡi lê trên biển” hiếm thấy trong lịch sử các cuộc hải chiến, quả là một trận xáp mạn tàu khiếp vía kinh hồn! Thuyền trưởng tàu “Sóng Dữ”, thiếu tá họ Ngụy [Văn Thà] đã mất mạng trong trận chiến trần trụi bằng lưỡi lê trên biển này.
Lúc này, tàu “Lý Thường Kiệt” quay về hồ đá ngầm, chuẩn bị cầu cứu tàu “Sóng dữ”. Đạn pháo trên tàu 389 đã bắn hết sạch, thuyền trưởng tàu Tiêu Đức Vạn hạ lệnh nạp bom chống tàu ngầm, quyết cùng chết với tàu địch. Còn thượng úy (2) họ Nguyễn (tức Nguyễn Thành Trí: BTV) chỉ huy thay thế tàu “Sóng dữ” thì muốn cố sức đâm chí mạng vào tàu 389. Chính trong thời khắc nguy cấp ấy, tàu 396 đã chuyển hướng đón chặn trước mặt tàu “Lý Thường Kiệt”, yểm trợ cho tàu 389 thoát hiểm. Tàu “Lý Thường Kiệt” vừa kịp hoàn hồn, không ngờ lại bị một đòn đau, chỉ còn cách rút lui về hướng tây bắc.
 • Thắng lợi và ý nghĩa của nó
11 giờ 49 phút, đại đội 74 tàu chống ngầm sinh lực quân của bên ta lao vào chiến trường. Hạm đội Nam Việt cho là đại quân (trong Hồi ký của trung tá họ Vũ [Hữu San], hạm trưởng tàu “Trần Khánh Dư” cho rằng Trung Quốc đã điều 42 tàu quân sự và 2 tàu ngầm) đã quay đầu rút lui vào lúc 12 giờ. Bản thân tàu “Sóng dữ” tốc độ chậm, lại bị thương tích, nên đã không thể đuổi theo kịp đồng bọn đang tháo chạy. 12 giờ 12 phút, đại đội 74 vừa tới nơi đã tiếp nhận mệnh lệnh tấn công, tàu 281 lao lên hết tốc lực, bắn dữ dội vào tàu “Sóng dữ”, làm nó bị đánh chìm ở phía nam bãi đá ngầm Linh Dương vào lúc 14 giờ 52 phút.
Sau khi quân ta đã phải trả giá với 18 người tử trận, 67 người bị thương, trận hải chiến Tây Sa đã kết thúc bằng thắng lợi về phía quân ta. Sau đó quân ta thừa thắng xuất kích, thu hồi hoàn toàn Tây Sa. Chiến thắng này làm cho quân ta hiểu được rằng ở nơi Nam Hải “nước xanh” mênh mông rộng lớn này còn có được chủ quyền và lợi ích không dễ gì xâm phạm chính bởi trận hải chiến này, mà việc thiết lập lòng tin về sự tác chiến của hải quân ta ở nơi cách xa đại lục đã dần dần được điều chỉnh, sau cuộc chiến ấy, căn cứ Du Lâm lập tức được tăng viện 2 tàu hộ tống. Có thể nói, kể từ khi ấy, Nam Hải mới đi vào tầm ngắm của sự phát triển chiến lược của hải quân ta. Cho nên, xét từ ý nghĩa này, trận hải chiến Tây Sa chính là bước khởi đầu cho hải quân ta tiến ra “biển xanh”.
Chương II: Bối cảnh quốc tế
Trận phản kích tự vệ Tây Sa tuy là một trận chiến quy mô nhỏ, nhưng bối cảnh của nó lại rộng lớn, phức tạp. Liên quan đến chiến lược toàn cầu của 3 nước lớn Trung Quốc, Mỹ và Liên Xô khi ấy còn có cả Việt Nam và khu vực Đài Loan. Muốn nói về trận phản kích tự vệ Tây Sa, còn phải được bắt đầu bằng việc Nixon dến thăm Trung Quốc mở cửa cho quan hệ Trung-Mỹ.
Vào đầu thập niên 70, mối quan hệ Trung-Xô xấu đi nhanh chóng, Liên Xô cho bố trí hàng trăm vạn quân ở biên giới phía bắc Trung Quốc. Đặc biệt là sau trận phản kích tự vệ ở đảo Trân Bảo vào năm 1969, trung Quốc đã phải chịu sự uy hiếp chiến tranh to lớn từ Liên Xô. Mỹ và Liên Xô trong cuộc đối đầu chiến tranh lạnh cũng trở nên hết sức bị động. Vào cuối thập niên 60, lực lượng chiến lược Liên Xô có xu hướng hòa hoãn với Mỹ, nước Mỹ khi phải đối mặt với sự uy hiếp chiến lược của Liên Xô đang leo thang nghiêm trọng, đã yêu cầu được liên hợp với Trung Quốc để cùng nhau áp chế Liên Xô. Đồng thời, chính phủ Mỹ vội vã rút quân khỏi Việt Nam, cũng yêu cầu có sự phối hợp chiến lược của Trung Quốc. Chính trong tình hình ấy, Mao Trạch Đông và Nixon, xuất phát từ con mắt chiến lược sâu rộng, đã mở cửa cho mối quan hệ Trung-Mỹ. Việc thu hồi Tây Sa có thể nói là một sản phẩm ăn theo của quyết sách chiến lược này.
Trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, rất nhiều hòn đảo của Tây Sa đã bị Nam Việt chiếm giữ dưới sự hậu thuẫn của Mỹ, chứ không phải Bắc Việt **. Những hòn đảo này của Tây Sa đã bị Bắc Việt chiếm giữ khi nước Mỹ không muốn rút quân, bởi vì giao Tây Sa cho Bắc Việt thì chẳng khác nào giao cho Liên Xô. Chuyện này có một dẫn chứng quan trọng: Căn cứ quân sự trọng yếu của quân Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam là vịnh Cam Ranh, sau Chiến tranh Việt Nam, Liên Xô nhanh chóng thuê lại vịnh Cam Ranh làm căn cứ quân sự cho họ, cho đến tận bây giờ (năm 2004 hết hạn) (3). Cho nên, chúng ta có thể phân tích thế này, về vấn đề Trung Quốc thu hồi Tây Sa, Đệ thất Hạm đội hải quân Mỹ đã từ chối lời yêu cầu hải quân Mỹ can thiệp, thậm chí còn từ chối cả việc đưa tàu tới ứng cứu những người bị chết đuối, chứng tỏ Trung Quốc đã có thỏa thuận ngầm với Mỹ. Điều này không hề xuất phát từ chuyện Mỹ tốt với Trung Quốc đến đâu, lại càng không phải là ban ơn, mà hoàn toàn là xuất phát từ lợi ích tự thân của nước Mỹ. Chính trong bối cảnh toàn cục ấy, trong thời khắc then chốt ấy, Trung Quốc đã chớp lấy thời cơ để thu hồi Tây Sa.
Khi Trung Quốc thu hồi Tây Sa, binh lực của Hạm đội Nam Hải rất thiếu, đòi hỏi phải có sự chi viện từ Hạm đội Đông Hải. Đảo Đài Loan nằm ở giữa Nam Hải và Đông Hải, việc điều động hạm đội trước đây đều đi vòng từ ngoài khơi đảo Đài Loan, để tránh đi vào đường nhạy cảm trong eo biển Đài Loan. Thời gian hành động của hạm đội lần này quá gấp gáp, quy mô lại hết sức lớn, liệu có thể đi qua eo biển Đài Loan nổi không? Nixon đến thăm Trung Quốc, đụng chạm vào chính phủ Tưởng Giới Thạch có thể nói là thảm họa. Điều động hạm đội quy mô lớn đi qua eo biển Đài Loan vào lúc này, Tưởng Giới Thạch sẽ có phản ứng gì? Lãnh dạo Đảng Cộng sản Trung Quốc đã liên hệ được với Tưởng Giới Thạch thông qua kênh bí mật, Tưởng Giới Thạch cân nhắc từ đại nghĩa dân tộc, đã để cho hạm đội được đi qua eo biển Đài Loan một cách suôn sẻ, giành được thời cơ cho cuộc chiến. Đài Loan từng nhiều lần thả hải quân Trung Quốc đại lục trong trận hải chiến với Trung Quốc đại lục, chưa hề có mối quan hệ mật thiết nào dưới sự chỉ đạo đằng sau của Mỹ.
Trận phản kích tự vệ Tây Sa không hề được coi là trận hải chiến quy mô lớn. Khi trận chiến kết thúc, Bắc Việt ** lập tức ra tuyên bố, “cảm ơn chính phủ Trung Quốc đã giúp đỡ họ giải phóng Tây Sa từ tay Nam Việt”. Điều này đồng nghĩa với việc đề xuất với Trung Quốc yêu cầu về lãnh thổ Tây Sa. Chính phủ Trung Quốc không đếm xỉa gì đến chuyện này, gọi trận chiến đó là “trận phản kích tự vệ”, nhấn mạnh Tây Sa từ xa xưa đã là lãnh thổ của Trung Quốc. Trung Quốc thu hồi lại lãnh thổ của mình từ tay “ngụy quân Nam Việt” từ sự hỗ trợ của Mỹ. Chính nước cờ hay tuyệt diệu này đã khiến cho Trung Quốc giành được thế chủ động trong tương lai về vấn đề Nam Hải. Và cũng chính điểm này, sau khi Nam – Bắc Việt Nam thống nhất, đã trở thành một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến Việt Nam dựa vào Liên Xô, thù địch với Trung Quốc.
Chương III  Bối cảnh khi xảy ra trận chiến
Nguyên nhân xảy ra trận hải chiến Tây Sa là do sau khi Bắc Việt ký Hiệp định đình chiến, chính phủ Nam Việt đã nhân cơ hội đó để ổn định lại cục diện chiến đấu trên bộ, tích cực triển khai hoạt động trên các yếu điểm chiến lược Nam Việt đã chiếm đoạt. Bắt đầu từ tháng 8 năm 1973, tàu quân sự Nam Việt liên tục xua đuổi và bắt giữ ngư dân Trung Quốc trong vùng biển Tây Sa, chiếm giữ đảo, mưu đồ đẩy Trung Quốc ra khỏi khu vực này, tiến vào độc chiếm quần đảo Tây Sa, khi ấy Trung Quốc và Việt Nam mỗi bên chiếm giữ một vài hòn đảo, tương tự như với quần đảo Nam Sa. Công bằng mà nói, động thái này của chính phủ Nam Việt quả thực rất có tầm nhìn chiến lược, đồng thời không loại trừ có người Mỹ đứng đằng sau khi trù mưu tính kế.
Trung Quốc khi ấy lại đang sa vào vũng lầy của cuộc Đại Cách mạng Văn hóa. Tầm nhìn của Trung ương và Quân ủy đều tập trung vào 3 khu vực phía bắc tiếp giáp với Liên Xô. Khi ấy Liên Xô đang tập kết tới bốn mươi mấy sư đoàn đã được cơ giới hóa ở toàn bộ phía Đông, cộng thêm quân đội hàng không và quân đội dự bị chiến lược, tổng binh lực lên tới gần 1 triệu quân! Trận chiến trên đảo Trân Bảo nguy cấp nhất, tuy binh lực của cả hai bên không vượt quá quy mô tiểu đoàn, song bày trận ở đằng sau mỗi bên là binh lực với quy mô tập đoàn quân! Trong thời khắc nguy cấp ấy, phía Liên Xô còn tổ chức diễn tập quân sự quy mô lớn (với quy mô mười mấy sư đoàn) ngay trước mắt chúng ta. Phản ứng của phía ta là chỉ trong vòng 2 tháng đã cho nổ 2 quả bom hạt nhân! Không hề đưa một chữ nào trong phần tin tức. Sự kiện một phân đội đi tuần tra biên giới phía bắc sau đó đã khiến cho Trung ương hạ quyết tâm nhanh chóng cải thiện mối quan hệ với Mỹ nhằm giảm bớt áp lực của Liên Xô đối với chúng ta. Không thể lơ lỏng dù chỉ một khắc cuộc đối đầu quân sự với Liên Xô ở phía bắc. Đại bản doanh nguồn lực quốc phòng đã bị liên lụy về phía ấy, còn với khu vực Nam Hải thì nói chung là áp dụng thái độ bỏ mặc, trong khi sự khiêu khích của chính phủ Nam Việt thì lại càng ngày càng mạnh.
Đến tháng 1 năm 1974, chính phủ Nam Việt tuyên bố phải khai thác dầu ở khu vực Tây Sa, buộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc phải ra tuyên bố, nhắc lại chủ quyền của mình đối với Tây Sa và Nam Sa. Nhưng hành động của hải quân Nam Việt lại leo thang ngay tiếp sau đó, 4 ngày sau, biên đội chiến hạm chiến đấu của họ tiến đến vùng biển Tây sa, khiêu chiến với Trung Quốc bằng vũ lực. Phía Trung Quốc khi ấy về cơ bản chưa chuẩn bị cho việc đánh, trong lúc nguy cấp đã vội vã điều 2 tàu dò mìn (phiên hiệu 396 và 389), 2 tàu chống ngầm (phiên hiệu 271 và 274) đến Tây Sa vào ngày 17 tháng 1. Tàu dò mìn 389 trong số đó vừa được xuất xưởng sửa chữa, chưa hề lái thử, đã phải xuất phát đến vùng chiến địa. Có thể thấy được sự thảm hại của phía quân Trung Quốc khi ấy. Hơn 1 ngày sau, phía quân Trung Quốc lại vội điều 2 tàu chống ngầm (phiên hiệu 281 và 282) đến tăng viện cho Tây Sa. Sau này đã thấy: Chính 2 chiếc tàu này đã bảo đảm cho sự thắng lợi cuối cùng của quân Trung Quốc trong trận Tây Sa.
Những người am hiểu sẽ nhìn ra được những chiếc tàu này không phải được dùng cho các trận hải chiến đích thực. Chứng tỏ phía Trung Quốc khi ấy cơ bản là không muốn đánh, mà chỉ muốn chứng minh sự tồn tại vũ lực của mình ở vùng biển Tây Sa, nhìn mấy chiến tàu nhỏ bên quân Trung Quốc điều đến mà đã tạo nên dũng khí để làm nên chuyện, thì e rằng cũng đã nằm ngoài dự liệu của các nhà quyết sách quân sự khi ấy.
Ngày 18 tháng 1, tàu Trung Quốc đến vùng biển Tây Sa, gặp phải tàu của hải quân Nam Việt ở đó, tổng cộng có 1 tàu khu trục (số ghi ở thân tàu là 04), 2 tàu hộ tống (số ghi ở thân tàu là 05 và 16) và 1 tàu tuần tra (số ghi ở thân tàu là 10). Bốn tàu của hải quân Nam Việt, với tổng trọng tải hơn 6.000 tấn, hơn 50 khẩu hỏa pháo, lại được trang bị hệ thống điều khiển bắn tự động điện tử tiên tiến nhất hồi bấy giờ; còn 4 chiếc tàu bên quân ta gộp lại tổng cộng mới được hơn 1.700 tấn, 16 khẩu hỏa pháo, trọng tải tàu tối đa không bằng trọng tải con tàu nhỏ nhất của quân Nam Việt. Tương quan thực lực giữa hai bên đối trận chênh nhau như vậy cũng là điều hiếm gặp trong lịch sử các trận chiến hải quân trên thế giới. Vì thế, hải quân Nam Việt phán đoán máy bay chiến đấu của Trung Quốc do hành trình xa nên không thể tới chi viện cho Tây Sa được, cảm thấy vẫn có thể đánh được biên đội hải quân nhỏ ấy của Trung Quốc. Cũng có nghĩa là vào sớm ngày hôm đó, sĩ quan chỉ huy tàu Nam Việt khi đã liên lạc được với tổng thống của họ là có thể được trao quyền khai hỏa vào tàu Trung Quốc.
Song hải quân Trung Quốc khi ấy, mặc dù về mặt trang bị và sẵn sàng tác chiến không bằng được Việt Nam, nhưng lòng quả cảm và sĩ khí thì lại ở hàng đầu, là quân đội được trang bị bằng tư tưởng Mao Trạch Đông, đã không hề run sợ trước hải quân Nam Việt với ưu thế áp đảo. Còn hải quân Việt Nam khi gặp phải biên đội tàu Trung Quốc tiến tới bất ngờ, tuy coi thường, nhưng vì cũng không biết được nội tình bên quân Trung Quốc nên cũng không dám manh động, hai bên lại đối đầu trong đêm tối, thế là cả hai bên cùng thu quân. Ngày hôm sau, 19 tháng 1, tàu Nam Việt nhìn thấy bên quân ta không hề có tăng viện, chỉ vẻn vẹn có 4 chiếc tàu nhỏ, thế là can đảm hẳn lên. Tàu hộ tống 5 cậy mình thừa đủ trọng tải mã lực đã va vào trước đánh chặn 2 tàu dò mìn 396 và 389 của bên quân ta, tàu dò mìn 396 của ta bị hư hỏng nhẹ, dùng mấy chiếc xuồng máy đưa khoảng 1 trung đội lính đánh bộ lên 2 hòn đảo Trân Hàng, Quảng Kim, đã bị bên quân ta khống chế (2 hòn đảo này có 1 đại đội dân binh của ta đóng trên đó), đối đầu với dân binh Trung Quốc trên đảo. Tàu bên quân ta nhằm hỏa pháo vào quân Nam Việt đang đổ bộ lên đảo, hiệp trợ dân binh trên đảo, còn tàu quân sự lớn của Nam Việt do ở quá gần đảo, nên chủ pháo ** đã bị rơi vào góc chết, chẳng trợ giúp gì được. Trong tình huống có cảnh cáo cũng vô hiệu ấy, dân binh Trung Quốc đã nổ súng trước, giết chết 1 tên địch, làm bị thương 3 tên, buộc quân Nam Việt phải quay đầu rút chạy thảm hại.
Khi thấy không dễ gì chiếm được đảo, tàu quân sự Nam Việt đã thu hồi quân đổ bộ lên đảo, lượn một vòng ra ngoài khơi (khiến cho tàu bên quân ta bị nằm vào tầm bắn của hỏa pháo ** bên họ), triển khai đội hình chiến đấu. Biên đội tàu Trung Quốc không những không lui về, mà còn dốc hết mã lực cũng triển khai đội hình chiến đấu để đón đầu tàu quân sự Nam Việt (bởi nếu như bị chúng giãn cách cự ly, thì bên quân ta chỉ còn cách chịu đòn). Hai bên đối trận lúc này, pháo chĩa vào nhau, lưỡi lê đã tuốt, khoảng cách ngày một thu hẹp, căng thẳng tột độ. Cuối cùng tàu quân sự Nam Việt không nén nổi, các tàu cùng nổ súng về phía quân Trung Quốc, ngay chính trong khoảnh khắc lửa pháo lóe lên, pháo thủ bên quân ta cũng ấn nút điện, trận hải chiến Tây Sa chính thức bắt đầu!
Chương IV: Giải mật tư liệu
Về chuyện ai nổ súng trước, có một loạt quan điểm cho rằng, tàu quân Nam Việt lúc ấy nổ súng trước là khi lui về phía sau để giãn cách cự li, cho hỏa pháo ** ở vào vị trí lợi thế, thì tàu quân Trung Quốc đã truy kích để thu hẹp cự ly, thực ra không phải như vậy. Trước hết, nếu đúng là như vậy, thì tàu quân Nam Việt chắc chắn đã đối mặt với quân Trung Quốc bằng pháo đuôi chứ không phải bằng chủ pháo, không phải ở vị trí đắc địa; thứ hai, khi đối đầu, tàu của hai bên ở cách nhau rất gần, dùng theo cách nói của người Nam Việt là “trong tầm cự ly bắn của **”, thì tàu bên quân ta lại chạy nhanh hơn tàu quân Nam Việt (bên Trung Quốc tốc độ 25, bên Nam Việt tốc độ 20), nên chẳng cần phải đợi đến khi tàu quân Nam Việt chạy xa rồi mới đuổi theo; thứ ba, các văn bản chính thức của phía Trung Quốc cũng nói khi ấy hai bên chĩa súng vào nhau, quân Nam Việt nổ súng trước. Cho nên, tình huống khi ấy nên hiểu là khi hai bên tiếp cận chính diện với nhau, đối với quân Nam Việt, nếu quân Trung Quốc tiến gần vào nữa là sẽ bị rơi vào góc chết của chủ pháo ** hạm đội Nam Việt, sẽ bất lợi cho họ, nên họ phải nổ súng trước.
Khẩu pháo ** số 1 của tàu quân Nam Việt là đài chỉ huy của tàu bên quân ta, do ** rất lâu, nên đạn pháo đã bắn rất chuẩn. Một loạt đạn pháo bắn ra, mấy thuyền trưởng và chính ủy bên quân ta khi ấy đã có thương vong. Nhưng tàu bên quân ta tiếp tục áp sát địch hết tốc lực, phát huy ưu thế cự ly gần  của pháo bắn tốc độ **, nên đã áp chế được tàu quân Nam Việt. Còn tàu quân Nam Việt lúc này do tốc độ bắn của hỏa pháo ** chậm, tàu của bên quân ta lại nhỏ, chiều cao chỉ có 2 m, cự ly lại quá gần, rơi vào góc chết của pháo rất khó điều chỉnh, không phát huy được ưu thế hỏa lực, nên đã bị tàu Trung Quốc bắn trả điên cuồng. Để thoát khỏi thế bị động, tàu quân Nam Việt có ý đồ giãn cách cự ly, còn tàu bên quân ta thì truy đuổi đến cùng, áp sát tàu quân địch. Tập trung hỏa lực bắn vào các tàu khu trục 04, tàu hộ tống 16. Quân ta dũng mãnh tấn công tàu khu trục 4 và tàu hộ tống 16 của Nam Việt, vì những con tàu ấy lần lượt ở vào vị trí tàu chỉ huy trong các tàu quân sự Nam Việt. Còn cho đến sau trận hải chiến ấy, phía Trung Quốc đều cho rằng tàu khu trục 04 là kỳ hạm của cả hạm đội Nam Việt. Thực tế, tin của tình báo Trung Quốc rất chuẩn xác, cho đến ngày 18, tàu khu trục 04 luôn là kỳ hạm của Nam Việt, nhưng vào sớm ngày 19, do sự thay đổi về chỉ huy hạm đội Nam Việt, tàu hộ tống 05 đã biến thành kỳ hạm, đây là điều bên quân Trung Quốc không ngờ tới. Hỏa lực từ các tàu chống ngầm 271 và 274 của bên quân ta đã chuyển hướng bắn về phía chủ pháo cùng hệ thống điều khiển bắn, thông tin và chỉ huy của tàu hộ tống 04 Nam Việt.
Mặc dù có sự cứu viện của tàu hộ tống 05, tàu này vẫn bị đánh tới mức làm gián đoạn thông tin, chỉ huy vô hiệu lực, tàu bị cháy khói um lên. Cùng lúc ấy, các tàu quân sự của Nam Việt cũng cố sức bắn trả về phía quân Trung Quốc, pháo ** bắn tàu Trung Quốc ở gần không được liền bắn tới tàu Trung Quốc ở xa, để chi viện cho đồng đội. Do tàu quân ta và quân địch đánh nhau ở cự ly gần, nên không ít ** lực của Nam Việt đã bị đánh gục trên tàu của mình, các tàu của Nam Việt đều bị xơi phải đạn pháo của người mình.
Tàu tuần tiễu số 10 của hải quân Nam Việt đã lao tới và nhả đạn điên cuồng vào tàu dò mìn 389 của ta, để tìm hiểu cứu vãn tàu hộ tống 16 đang bị 2 tàu dò mìn 396 và 389 của quân ta vây đánh. Tàu dò mìn 389 của ta đang chịu tấn công từ hai phía đã bị trúng đạn nhiều chỗ, 6 sĩ quan và lính tử trận, trên tàu bốc cháy, nhưng vẫn dũng cảm chiến đấu, cùng với tàu 396 quay họng pháo bắn trả xối xả về phía tàu tuần tiễu số 10 của đối phương, rồi quay đầu lao tới tàu này. Tàu tuần tiễu số 10 của hải quân Nam Việt bị bắn trúng phải kho đạn đã phát nổ bốc cháy. Tàu dò mìn 389 của ta lúc này đạn pháo cũng đã hết sạch, nhưng vẫn dũng cảm lao lên, xông thẳng tới chỗ cách tàu số 10 mấy chục mét, hải quân Trung Quốc xách cả bệ phóng rocket, súng tiểu liên, bắn xối xả về sàn tàu số 10 (số vũ khí này vốn là vận chuyển cho dân binh của ta đóng trên đảo, nhưng do đêm 18 [tháng 1-1974] sóng quá lớn, nên không thể đưa lên đảo được). Thuyền trưởng tàu tuần tiễu số 10 của Nam Việt đã bị bắn chết trong trận chiến (4).
Tàu hộ tống số 16 của Nam Việt muốn tiến tới cứu tàu tuần tiễu số 10, nhưng đã bị tàu dò mìn 396 của ta đánh chặn. Tàu hộ tống số 16 của Nam Việt đã bị trúng phải một phát đạn pháo từ tàu hộ tống số 5 của họ (may mà quả đạn pháo này không nổ, nếu không thì quân Nam Việt đã đánh đắm mất con tàu của họ trước), sau đó lại bị 2 tàu của quân ta tấn công, lúc này các hệ thống thông tin, điều khiển và cung cấp điện đều bị mất hiệu lực hoàn toàn, tàu bị nghiêng 20º (khi về đến cảng quân sự Nam Việt bị nghiêng tới 40º, chỉ còn lại phần máy chính là còn có thể vận hành), không thể tiếp tục tác chiến, thế là quay đầu tháo chạy ra ngoài khơi.
Nhìn thấy tàu số 16 rút chạy, chính ngay lúc đó,  2 tàu chống ngầm 281 và 282 của quân ta đã đuổi đến vùng biển chiến trận (hai con tàu này đã đến địa điểm được chỉ định sớm hơn một chút, đêm 18 gặp phải sóng lớn, đã vội chạy với tốc độ tối đa cao hơn so với thiết kế của tàu, cuối cùng được phía Trung Quốc kịp thời đưa về sinh lực quân, khiến cho cán cân chiến thắng của trận hải chiến Tây Sa cuối cùng đã nghiêng về phía Trung Quốc). Tàu tuần tiễu 04, tàu hộ tống 05 của Nam Việt không còn lòng dạ nào để chiến đấu tiếp, bỏ lại tàu số 10 đã bị đánh cho tơi tả, cũng quay đầu tháo chạy ra ngoài khơi. Kể từ lúc tàu Nam Việt nổ súng cho đến khi tàu của chúng bị đánh cho tơi tả, chỉ vẻn vẹn trong vòng có mười mấy phút. Theo kiểm nghiệm của hải quân Nam Việt sau trận chiến, ngoại trừ tàu tuần tiễu số 10 bị ta đánh chìm ra, 16 chiếc tàu hộ tống đã bị trúng 820 phát đạn, 2 chiếc tàu còn lại đều bị trúng trên cả ngàn phát đạn, có thể thấy được độ ác liệt của trận chiến và sự anh dũng trong tác chiến của hải quân Trung Quốc.
Mặc dù hạm đội của Nam Việt đã bị đánh tơi bời, tàu bên quân ta lúc này cũng ở trong tình trạng không hay: Tàu  389 cháy mãi không tắt, thân tàu bị nghiêng lệch nặng, buộc phải đưa vào bãi cạn với sự hiệp trợ của các tàu bên ta để khỏi bị chìm. Ba tàu còn lại cũng bị thương tổn, đạn dược lại còn ít, nên chẳng biết làm gì với tầu tuần tiễu số 10 đã không còn đủ năng lực tự vệ của Nam Việt. Cuối cùng phải để cho 2 tàu chống ngầm 281 và 282 của quân ta đưa tàu tuần tiễu số 10 của bên quân địch nhấn chìm xuống biển.
Trận hải chiến Tây Sa cùng hậu quả của nó đã khiến cho Trung Quốc và chính phủ Nam Việt cùng cảm thấy kinh hoàng và bất ngờ. Trung Quốc là bên yếu thế về hải quân đã giành được thắng lợi không hề có sự chuẩn bị ở Tây Sa đã lập tức bắt đầu tổng động viên chiến tranh, với ý đồ mở rộng chiến quả, ra tay giải quyết luôn vấn đề Tây Sa. Phía Trung Quốc khẩn cấp trưng dụng 500 lính đánh bộ và dân binh, đưa các tàu quân sự và tàu cá ra vùng chiến địa vào ngày 20, ngoài việc điều các tàu của hạm đội Nam Hải khẩn cấp ra chi viện Tây Sa, 2 tàu khu trục đạn đạo của hạm đội Đông Hải cũng từ phía nam eo biển Đài Loan tới tăng viện. Về không quân, nghe nói khi ấy đã điều máy bảy chiến đấu F-7 vừa mới được nghiên cứu chế tạo (có tính năng ngang với Mic-25), mặc dù thời gian đậu lại giữa không gian trên vùng biển Tây Sa của loại máy bay chiến đấu này chưa đầy 10 phút, nhưng sự xuất hiện của nó vẫn gây sự phấn chấn lớn lao. Ngày 20 tháng 1, bộ đội tinh nhuệ của Trung Quốc đã đến Tây Sa, dưới sự yểm trợ của hỏa lực pháo hạm, đã chiếm gọn cả 3 hòn đảo từng bị hải quân Nam Việt chiếm giữ từ năm 1956, bắt sống 48 tên địch, trong đó có 1 sĩ quan liên lạc Mỹ.
Tuy Bắc Việt đang đánh nhau với Nam Việt, nhưng khi chúng ta trừng phạt Nam Việt, trong lòng Bắc Việt chưa hẳn đã hài lòng. Với trận hải chiến Tây Sa, hải quân Nam Việt vốn đã có sự chuẩn bị, với ý chí quyết giành bằng được, không ngờ lại bị ăn một đòn trời giáng, đột nhiên trở nên hoảng loạn. Khi viên chỉ huy trận hải chiến đến gặp Tổng thống Nam Việt để báo cáo, không dám nói là trận hải chiến đã bị thất bại, mà chỉ một mực trách không quân không đến chi viện. Đến chiều ngày 20 tháng 1, Nam Việt mới đưa tàu quân sự Kỳ lân chở 1 tiểu đoàn lính đánh bộ, với ý đồ tăng viện cho quân đóng ở Tây Sa (nửa đường đã quay về), ngoài ra còn cho tập kết lính hải, không quân rải khắp làm khung sườn tái chiếm, nhưng sau khi đối mặt với sự tăng viện lớn của bên quân ta, lính hải quân Tây Sa bám trận địa chờ thời từ trước, đã không hề dám manh động, cuối cùng phải rút về.
Trong trận chiến ở Tây Sa, các tàu quân sự của phía Nam Việt đã bị đánh chìm, bị đánh trọng thương, bị thương nhẹ mỗi loại 1 chiếc, lính tử trận hơn 100 người, bị bắt sống 18 người, số bị thương không rõ. Các tàu phía Trung Quốc bị đánh trọng thương 1 chiếc, bị thương nhẹ 3 chiếc, lính tử trận 18 người, bị thương 67 người. Mặc dù phía Trung Quốc đã không lường trước được hết quyết tâm khai chiến của Nam Việt, binh lực điều động hết sức yếu ớt, nhưng sĩ quan binh lính hải quân Trung Quốc tham gia chiến trận đã chiến đấu dũng cảm, chiến thuật vận dụng cũng hết sức thành công, nên cuối cùng đã giành được thắng lợi. Khi xem xét đến sự chênh lệch về tương quan lực lượng giữa hai bên, sẽ thấy chiến quả như vậy là hiếm gặp trong lịch sử hải quân thế giới. Còn ý nghĩa thực sự của trận chiến ở Tây Sa, nằm ở chỗ đã tiêu diệt được quân đội Nam Việt chiếm cứ ở đó từ năm 1956, là đã đánh đuổi sạch thế lực Nam Việt. Nếu không, đợi đến hơn một năm nữa thôi, Việt Nam sau khi thống nhất sẽ tiếp quản luôn cả mấy hòn đảo ở đó, thì nỗi rầy rà của phía Trung Quốc sẽ còn lớn hơn.
1)  Số lượng tàu tham chiến
Con số thực và loại hình tàu tham chiến của phía Trung Quốc: 2 tàu chống ngầm, 2 tàu dò mìn, 2 tàu hộ tống cao tốc; trong đó có 4 tàu khai chiến trước, 2 tàu đuổi theo sau, và chính 2 chiếc tàu đuổi theo sau này đã khiến hải quân Nam Việt cho là còn có một loạt tàu tăng viện nữa đang đuổi tới, gây khiếp đảm, làm quân Nam Việt phải bỏ chạy, ở bước ngoặt quyết định cuối cùng đã làm cho cán cân thắng lợi nghiêng về phía quân ta.
2)  Ai là người nổ phát súng đầu tiên?
Thật tình là hiện giờ cũng không thể nói rõ được ai là người nổ phát súng đầu tiên. Theo những người tham chiến nói, khi ấy bên quân ta chắc chắn không ra lệnh nổ súng, nhưng trước khi nổ súng, bên quân Nam Việt đã bắn 1 phát đạn pháo về phía quân ta bằng pháo **, (đương nhiên là không có trong lệnh), do hỏa pháo chủ yếu của các tàu bên quân Nam Việt đều được điều khiển tự động bằng rađa, cho nên phát đạn pháo này bên quân ta phán đoán là để hiệu chỉnh hệ thống điều khiển bắn tự động, đồng thời sau khi tàu bên quân Nam Việt lui lại với ý đồ giãn cách cự ly (điều này buộc phải làm về mặt chiến thuật khi tàu lớn khai chiến với tàu nhỏ), chỉ huy bên quân ta phải ra lệnh cho 2 biên đội bám sát, đồng thời cảnh báo: Chú ý, quân địch sắp nổ súng! Vào lúc ấy, trận hải chiến đã nổ ra. Khi người bên quân ta phát hiện thấy nòng pháo bên quân địch tóe lửa một cái là liền lập tức đạp cò! Cho nên gần như cùng lúc với bên quân địch nổ súng, đạn pháo bên quân ta cũng nhả luôn! Nhưng do phía quân ta pháo nhỏ, vận tốc cao, thế nên loạt dạn pháo đầu tiên của bên quân ta đạp cò sau, nhưng lại rơi xuống đầu hải quân Nam Việt trước (quả có chút nực cười). Lúc này, chỉ huy bên quân ta quả thực không ra lệnh nổ súng, bắn trả hoàn toàn là sự phản ứng tự động của các chiến sĩ (sự phản ứng tự động này tương đối quan trọng, nếu như đợi đến khi chỉ huy ra lệnh mới bắn trả, thì rất có thể lịch sử về trận hải chiến Tây Sa sẽ phải viết lại). Viết đến đây, đã có thể rõ được ai là người nổ súng trước rồi.

3)  Trận hải chiến đã liều ném luôn cả lựu đạn?

Không phải là bên quân ta đã có chiến pháp liều ném lựu đạn trong trận hải chiến, mà là một chiếc tàu khi ấy do bị thương, mất lái, tốc độ chạy quá nhanh, đâm thẳng vào giữa 2 chiếc tàu bên quân Nam Việt, nên đã bị tấn công bằng hỏa lực chằng chịt rồi bốc cháy, tổn hại nghiêm trọng, chiếc tàu phía sau của quân ta nhìn không rõ (khi ấy cho là khói do tự mình tuôn ra) sợ đánh bị thương nhầm tàu mình, lại không thể chi viện được, nên kết quả là chiếc tàu này lái luôn cả khói lửa đâm thẳng vào tàu số 10 của địch, thuyền trưởng hoa mắt:  Lắp tên lửa chống tàu ngầm! Chuẩn bị sống chết với quân địch. Thế là tàu số 10 quay lái sạt qua tàu của ta, nguy hiểm tới cực điểm. Lúc này hỏa pháo của hai bên đều không thể dùng được, thuyền trưởng gặp nguy ứng biến: Ném lựu đạn! Khi ấy bên quân ta cơ bản chưa chuẩn bị đánh trận hải chiến, trên tàu này có mấy hòm lựu đạn chuyển cho dân binh đóng trên đảo, vào lúc này đã được điều dùng cho trận chiến. Thế là mọi người tranh nhau vớ lấy lựu đạn ném sang tàu số 10 của Nam Việt, có người còn ôm luôn cả bệ phóng tên lửa chống tăng của bộ binh bắn về phía tàu Nam Việt! Đây chính là xuất xứ của chuyện quân Trung cộng đã sử dụng lựu đạn mà Nam Việt đã thông tin cho giới truyền thông sau này, nhân lúc quân địch hoảng loạn chuyển hướng, quân ta đã ngoặt tàu chạy hết tốc độ, đẩy lui được cuộc tấn công của Nam Việt, sau đó lao tới tự cứu lại được bãi đá ngầm.
4)  Được mất về chiến thuật của trận hải chiến

Về kết quả của trận hải chiến mọi người đều đã rõ: Bên quân Nam Việt: 1 chiếc tàu hộ tống nhỏ nhất (phiên hiệu “Sóng dữ”, 650T) bị chìm, 3 chiếc tàu khu trục còn lại bị thương (rất nhẹ). Bên quân ta: 1 chiếc tàu dò mìn gần như bị chìm (đưa lên bãi cạn thành công, tất nhiên, nếu đưa lên bãi cạn không kịp thì chắc chắn sẽ chìm), bị thương 1 chiếc, 2 chiếc còn lại cũng bị thương nhẹ, nhưng 2 chiếc thêm vào sau đó lại không hề bị sứt mẻ gì.
a)  Khi khai chiến, cả hai bên đều theo quan điểm đã đánh phải đánh cho giập đầu, tấn công vào tàu chỉ huy của đối phương, song đều phán đoán nhầm: Trong số 2 biên đội bên quân ta, 1 chiếc tàu xông lên trước nhất là tàu chỉ huy, mà bên quân địch tấn công lại là 2 chiếc tàu ở đằng sau 2 biên đội bên quân ta, phán đoán sai (nếu như quân địch khi ấy đọc được báo chí Trung Quốc thì sẽ không bị sai). Bên quân ta phán đoán quân địch sợ chết, cho nên viên chỉ huy sẽ nấp ở đằng sau, vì thế cũng tấn công 2 tàu ở đằng sau, và cũng phán đoán sai! Xác minh sau trận chiến cho thấy, tàu chỉ huy bên quân địch là tàu đầu ở biên đội số 2!
b)  Bên quân Nam Việt đã sai lầm về vận dụng chiến thuật:  Hải quân Nam Việt cho rằng tàu của ta đại pháo lớn, dùng đạn xuyên thép làm thủng cho mấy lỗ là tàu nhỏ của mày chìm ngay, cho nên trong lúc bắn nhau bên quân Nam Việt đã sử dụng đạn xuyên thép (tất nhiên, không thể nói là không đúng, nhưng nếu như một tàu dùng đạn xuyên thép, một tàu dùng đạn bộc phá thì rất có thể bên quân ta sẽ phải chịu kết cục thảm hại, bởi dẫu sao thì tàu của ta cũng quá nhỏ).
Bên quân ta cho rằng, mặc dù mày là hỏa lực tự động, nhưng có phải lúc nào cũng có người đến thao tác đâu? Tao đánh cho mày bò lê bò càng hết cả ra, thì mày có tự động hóa thì cũng chẳng có ai đến ấn nút được cả! Cho nên tình hình bên quân ta sử dụng đạn bộc phá (người viết cho rằng đây là chiến thuật khi ấy không có biện pháp để đề xuất) trong giao chiến là:  Hai bên vừa bắn nhau, toàn bộ hải quân trên tàu quân sự Nam Việt đều chui hết cả xuống dưới boong tàu, còn hỏa pháo tự động hóa cũng bị mất hiệu lực khi bị quân ta tấn công trọng điểm vào hệ thống điều khiển tự động bằng rađa, người điều khiển pháo đương nhiên là không bắn được chúng ta nữa rồi. Sau khi bên quân ta bị bắn đạn xuyên thép, phần tàu chìm dưới nước bị thủng mấy lỗ lớn, mà những miếng nút chúng ta chuẩn bị sẵn thì lại không đủ, may mà có các chiến sĩ xả thân bịt lại thì mới bảo vệ được tàu. Từng có tin là có chiến sĩ đã hi sinh vì dùng thân mình bịt tàu, thế nhưng quân lính hiện giờ đã được điều đi xa rồi, lát nữa người viết kể cho mọi người nghe về trận hải chiến Xích Qua Tiêu (tức Bãi đá Gạc Ma – ND) thì sẽ biết.
Lời cuối:  Nghe nói sau khi Trung Quốc thu hồi Tây Sa, Bắc Việt là đồng chí và anh em với chúng ta khi ấy, đã gửi điện cảm ơn chính phủ Trung Quốc: Cảm ơn anh em Trung Quốc đã thay chúng tôi thu hồi lại được quần đảo Tây Sa từ tay quân tay sai Nam Việt! Chính phủ Trung Quốc đã từ chối bức “Điện cảm ơn” này, đây cũng là sự khởi đầu cho việc từ chỗ thừa nhận đến chỗ trở mặt về chủ quyền đối với Nam Sa của Trung Quốc từ phía Việt Nam.
Trong trận hải chiến oai hùng thề chết bảo vệ quần đảo Tây Sa của quân dân Trung Quốc, hải quân Trung Quân ở vào thế yếu về trang bị, tổng cộng đã bắn chìm một tàu hộ tống,  bắn bị thương ba tàu khu trục, tiêu diệt thuyền trưởng tàu “Sóng dữ” cùng hơn 100 quân dưới quyền bên quân Nam Việt; trong khi đổ bộ thu hồi ba hòn đảo Cam Tuyền, đảo San Hô và đảo Kim Ngân, bộ đội và dân binh Trung Quốc  đã bắt sống được thiếu tá Phạm Văn Hồng cùng 48 quân dưới quyền bên quân Nam Việt, viên sĩ quan liên lạc Kirsch thuộc Lãnh sự quán Mỹ thường trú tại Đà Nẵng cũng đã thành tù nhân của quân dân Trung Quốc. Tất nhiên, trong trận chiến đấu bảo vệ quần đảo Tây Sa, quân dân Trung Quốc cũng đã phải trả những cái giá nhất định. Chính ủy tàu 274 của hải quân Trung Quốc, Phùng Tùng Bá cùng 18 sĩ quan binh lính khác đã anh dũng hy sinh, 67 chiến sĩ tham chiến bị thương, tàu 389 của ta bị bắn hỏng.
Biên đội trên biển, bộ đội tàu chống ngầm của hải quân ta
Trong trận chiến, tàu tham chiến của quân ta đã cố sức áp dụng thủ pháp cận chiến, cự ly bắn giữa hai bên từ 1.000 m đến 300 m, pháo bắn nhanh khẩu độ nhỏ của quân ta liên tục rót đạn về phía tàu địch, buộc địch không còn dám ở lại trên tầng cao của tàu quân sự.
Trong ảnh là tàu của hải quân Nam Việt chuẩn bị xâm phạm vùng biển Tây Sa đang được kiểm tra sửa chữa ở cảng Đà Nẵng, đồng thời đậu ở bên ngoài là kỳ hạm tham chiến của hai quân Nam Việt, phiên hiệu “Trần Bình Trọng” (số ghi bên mạn tàu là “5″).
Bản đồ hiển thị tác chiến của trận hải chiến Tây Sa ngày 19 tháng 1 năm 1974.
Sau thắng lợi của trận hải chiến Tây Sa, quân ta thừa thế thu hồi lại tất cả những hòn đảo đã bị Nam Việt xâm chiếm, bắt sống hơn 40 sĩ quan binh lính Nam Việt, trong đó có cả 1 cố vấn Mỹ.
————
Ghi chú của BTV:
(1) Chiếc HQ-10 mà phía Trung Quốc gọi là “Sóng Dữ” (怒涛), Việt Nam gọi là Nhật Tảo, do ông Ngụy Văn Thà làm thuyền trưởng lúc đó .
(2) Ông Nguyễn Thành Trí lúc đó giữ chức đại úy.
(3) Có lẽ bài gốc được viết trước năm 2004.
(4) Tức thiếu tá Ngụy Văn Thà, sau khi mất, ông được truy phong hàm Trung tá Hải quân.
Nguồn: Canglang.com

Lễ Giáng sinh -Trình diễn trang trí đèn cùng với âm nhạc

http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=dfz1pyq3EhE

Phấn đấu ký số 82


thật khâm phục tinh thần bác Tô Hải, con cháu theo còn mệt !
..Phấn đấu ký số 82 - Nhật ký mở -mở lần thứ11
       Lão Trời muốn bắt mình “đi” nhưng mình… chưa chịu đi !Huyết áp xuống đến 85/50 …Ăn uống gì cũng  nôn mửa, xây xẩm mặt mày ,mở mắt không được vì trần nhà cứ xoay tít như muốn xụp đổ xuống đầu  . Nhưng chẳng hiểu sao mình vẫn  nhất định không chịu ….chết , dù chết lâm sàng ! Gọi bác sỹ dịch vụ đến ,(mất có …25 cái bánh mỳ thịt của bà xã ), tiêm một phát gì vàng vàng kiểu chè xanh đốc tờ Thanh, , uống hai viên gì đỏ loét…Thế là đo lại huyết áp :110/80 !Đếch chết ! Nhưng, phải nằm tại chỗ, cấm ngồi dậy chơi trò internet! Bằng không thì… “xin mời bác đi cấp cứu ngay !”kẻo…”dịch vụ chúng tôi …mang tiếng giết người”! 
…Vả lại có mở laptop ra cũng chả đọc được chữ gì …Chữ nào chữ nấy cũng nhòe nhoẹt…Mầu gì cũng trở thành mầu… xanh…!.Khổ một nỗi là “cái phần não”nó vẫn cứ làm việc …Nhất là, hai tuần qua, có bao sự việc làm mình ngứa cái miệng quá chừng ,muốn  góp cái ý cho mấy thằng điên, thằng ngu, thằng nói dối, thằng lừa đảo và muốn chửi bố cái thằng dám giải  thích cho các giáo sư đại học là : “người Tầu vừa qua xử sự với người Việt mình như bố mẹ yêu con thì cho roi cho vọt thôi! Việc chi mà thắc mắc khi chúng ta “cùng  chung một ông tổ Mắc-Lê” !...Dù rằng đã có cả ngàn ý kiến phản bác, phản biện , “phản…động” lại bọn này nhưng mình vẫn cảm thấy có lỗi vì đã không đóng góp gì với dân làm “báo lề trái”chúng ta !Thật vô cùng áy náy…
        Đến hôm nay, qua hai ngày thuốc men, tĩnh dưỡng , tuy chưa được “khí thế” như thời trước “phấn đấu ký số 81” ,nhưng cũng cố gắng viết vài câu để bạn bè, các con, các cháu khắp năm châu bốn bể biết rằng “lão già này chưa chết và…còn lâu mới chết!’ bằng một cái entry  trích trong nhật ký đã bỏ trắng cả hai tuần qua…
                 Không ngồi được lâu, nên đành nghĩ trong đầu một bài văn vần (gọi là thơ như ai đó cũng được) về MỘT DÒNG HỌ CỘNG SẢN TRỞ THÀNH BẠO CHÚA ;Dòng họ:  Kim Ủn-Ỉn               
          Thơ rằng :

             NGHĨ VỀ CHÚ ỈN , ANH ỦN !
   
    “Vua Ỉn (Kim Jong il) xứ Triều đã băng hà ,
    “Đất trời Bình Nhưỡng nổi can qua…
    “Nô lệ từng bầy lăn ra khóc ..
    “Đấm ngực, đập đầu… quá khóc cha !
   

     “May thay chú Ủn (Kim Jong Un)kịp trở về !
     “Nhận lon đại tướng Ỉn trao cho
      “Trò chơi nguyên tử” Ủn nắm vững
     “Sẵn sàng kế vị Ỉn  vua cha…!


    “ Mong sao Ủn kịp ngồi nóng đít
     “Ngai vàng  cho trọn tuổi ba mươi
     “Rượu ngon, gái đẹp , lấy nhiều vợ
     “Hơn hẳn Ỉn cha có …sáu người !

   
  “Cũng mong Ủn chớ có coi thường .
  “Vợ chồng em bố : “Kim Kyung Hee
  “Cũng lon đại tướng như Ủn đấy !
  “Mà vua- anh  Ỉn chẳng cho  gì??


  “ Cũng mong Ủn chớ có cả tin
   “Ở những lời khen Ủn rầm trời !
   “Coi   Ủn như người chăn hổ đói
   “Gác canh  bờ cõi  họ mà thôi!

   
  “bẩy tỷ đô-la gửi nước ngoài
  “Vua cha của Ủn “bạo” quá trời !
  “Lộ tẩy phen này Ủn …chết chắc !
  “Đố ai cứu Ủn, ngoài “anh Hai!”


     “Cuối cùng mong Ủn sẽ…toàn thây
    “Khi bão hờn căm nổi một ngày
   “Quét sạch lũ điên khùng thế giới
   “Thì Ủn rung đùi phía…trời Tây!
  

Còn muốn     viết nữa nhưng….mệt quá rồi !Hết!




..không ngừng nhắc đi nhắc lại “chiến công của hai dân tộc Việt Lào đã đánh thắng bọn Mỹ Xâm Lược và quân đội ngụy Sai-gòn”. Lập luận khoa học và tài biến báo của mấy ông, em xin chịu vì chẳng có điều kiện, phuơng tiện nào thắng nổi các ông dù bọn em là những người thừa biết về cái chuyện: Chẳng có một đơn vị Pathet Lào nào hy sinh ở cái đất Tchépone, ở cái Rangers North, Rangers South, ở điểm cao 723 hay Hôtel 2 cả...Tất cả chỉ là người Việt, người Việt và người Việt. Cuộc chiến tranh “huynh đệ tương tàn” mà các "nhà chính trị" với mộng “mưu đồ bá vương” quyết thắng “kẻ thù giai cấp”, đã đẩy người Việt ra mặt trận chém giết nhau. Thế thôi!

Phấn đấu ký số 81 (nhật ký mở-mở lần thứ 20)

NHẬT KÝ MỞ (MỞ LẦN THỨ 20)

Tại sao Lam Sơn 719? Tại sao Đường 9 Nam-Lào?


Cả tuần nay, người ta đang tuyên truyền rùm beng về cái chiến dịch “Đường 9 Nam Lào” với những thắng lợi về quân sự về chính trị to lớn của nó!
 



Mình bỗng nhớ lại những ngày giáp Tết năm ấy….khi, mới sáng sớm, vừa đánh răng xúc miệng xong thì một xe com-măng ca đỗ xịch trước cửa nhà mình!
 

Từ trên xe nhảy xuống 2 tên “văn nghệ tá”: Đạo diễn Phạm Lệnh và quay phim: Lê Đặng Tuất! Cả 2 tranh nhau nói: “Ê này, thằng nhạc sĩ lính kia! Có dám “cùng ta ra trận hôm nay” không nào!”...Mình biết bọn này không có đùa nên hỏi ngay: Trận nào? Đi B à? Thôi! Em xin kiếu! Đừng bắt em chết vào giờ thứ 25 đi mấy anh!”.
 

Cả hai cười rộ, rồi Tuất nói tiếp: Đi xem đóng phim!, Không đi B, không ở A mà cũng chẳng ở K …Đánh nhau xong rồi, bây giờ mới thấy cần phải ghi lại cho hậu thế! Đành phải điều động cả “quân ta lẫn quân nó” trở lại chiến trường cũ…”đóng” lại rồi quay thôi! Lệnh là phải làm xong trước Tết nên bọn mình phải đi ngay đêm nay…Chợt nghĩ đến cậu, chuyên gia về hợp xướng giao hưởng, nên đến khiêng cậu đi để thêm cảm xúc mà viết cho bọn này một cái hợp xướng hoành tráng về ”Đại Phá Bản Đông”! Đi hay không nào!....
 

Thế là trúng phóc cái máu “muốn tìm sự lạ”của mình..Ừ!.…đánh rồi. Thắng lớn rồi! Riêng cái trò dựng phim thắng lớn bằng người thật việc thật (nhưng gọi là phim tài liệu) thì có lẽ ….đây là lần trải nghiệm của mình lần đầu! Phải đi xem nó ra sao chứ!
 

Và ngay đêm đó, ba thằng mình lên đường! Sau hai ngày “rang, xay” trên chiếc com-măng ca đít vuông, bọn mình đã bắt đầu đến được “phim trường” chính!”: Thành phố Chê-pôn của Lào …chẳng có cần pát xờ po, vi-da, vi nạc gì xất!
 

Suốt dọc đường, gặp đủ loại lính 308, 320, 304, 324,..và quí hóa nhất là gặp được mấy đồng khóa, đồng ngũ cũ như Dũng 308, Thành 320,…Họ đều hào hứng …”vừa phải” ….Thậm chí Dũng còn nói với mình: ”Đúng là…Sale guerre" thật! (cuộc chiến tranh bẩn thỉu) ...sau khi kể về cái “đồi thịt băm“ mà quân ta đã giăng sẵn bẫy để đánh tan chiến thuật trực thăng vận”, nơi mà xác những người lính Việt thối um cả một vùng đồi núi nước Lào (có điểm cao 723) cho đến mãi mùa mưa mới hết!
 

Và cả một tuần sau…cái mùi xác chết mà Dũng kể nó cứ ám ảnh mãi trong mình đến mức đi đâu, cũng ngửi thấy nó. Thôi! thây kệ ai đạo diễn, ai sắp xếp “quân ta”, “quân nó”, ”mũi nào tiến, mũi nào lùi …quả nổ, pháo tự hành, pháo cao xạ, tên lửa..cả đến cảnh bắt sống Đại Tá Thọ, (phải làm đi, làm lại vì ông này đóng thiếu…trung thực…!) mình cũng cố tình không quan tâm mà tranh thủ đi tìm hiểu mấy anh em binh sỹ “phía bên kia” được đưa đi làm diễn viên bất đắc dĩ xem có ai thân quen không ?...
 

Trong lúc chờ đợi ngày trở về, mình chỉ vùi đầu vào viết hai bản hợp xướng “Trên đường vào trận đánh” và “Đại Phá Bản Đông” với những “tư liệu” mà chẳng phải đi tới đây cũng thừa sức tưởng tượng ra!
 

Cuộc “Đại phá Bản Đông” kết thúc cũng là lúc Đoàn làm phim cánh mình anh nào anh ấy tranh thủ thu xếp rút khỏi cái nơi đầy xú uế khủng khiếp…Cuộc “đánh chiếm để quay phim” nghe đâu sau đấy còn bị kiểm điểm do không thận trọng để tử thương mất mấy mạng “lính ta thứ thiệt”!
 

Thôi thì chuyện của các bác lính thứ thiệt các bác cứ lo..cứ kiểm điểm nhau. Em chỉ lo sao một tuần nữa phải dựng xong 2 hợp xướng và một dàn nhạc giao hưởng hai quản để miêu tả các trận đánh dù không thể bằng thì ít nhất cũng phải có trống định âm (timpani), trống trận, kèn bú dích (trombone), (trompet), (cor), (tuba)…mà Chostakovich đã dùng trong Giao Hưởng số 7 (Lenigrad)!! 


Thu thanh suốt một đêm tại rạp “Công Nhân” là xong toàn bộ. Nhớ mãi Trần Khánh, người lĩnh xướng cả 2 bản hợp xướng “thét ra lửa” giọng nói khản đặc, đôi mắt đỏ ngầu …., Nhớ mãi vợ chồng Phú Quang, Hồng Nhung vừa cưới nhau xong là vác cor, vác flute đi thẳng từ nhà cưới tới nơi thu thanh. Giờ này ai còn, ai mất? Có nhớ chăng cái thời gian khổ, khi nhờ có tiền của Quân Đội, tập hợp nhau đi đánh Pak (ý nói đến quân đội Hàn Quốc đi "đánh thuê" cho Mỹ ở Nam VN) nó vui và… nhục biết chừng nào. Vui vì có thêm tí tiền còm! Nhục vì phải giấu cấp trên đi làm ăn vào những giờ trái khoáy với nghề nghiệp!
 

Trời vừa sáng thì công cuộc “thu thanh ngoài giờ” của một dàn hợp xướng và giao hưởng “Pak chung Hee” đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: đánh đúng, thổi đúng, gõ đúng những gì đã ghi trong phân phổ! Cứ theo tay chỉ huy (là tớ) mà…nện! Thế thôi! Còn cái mình vừa biểu diễn đó nó nói lên cái gì thì….miễn hỏi! Rách việc!
 

Mình đã từng “bị” yêu cầu làm những việc có “ý nghĩa chính trị to lớn” nhiều lần,nhưng với cái phim “Đường 9-Nam Lào” này thì quả là một sự…đột phá về tốn kém và …vô duyên về kết quả!
 

Số là: Phim xong, Chỉ có một buổi làm việc trao đổi với Lệnh và Tuất về vấn đề “mix” phần nhạc …Cầm tiền bản quyền và…Hết! Nghĩa là không bao giờ mình thấy cái phim ấy nó chiếu ở đâu và mình cũng chẳng có thời giờ để quan tâm đến cái gì đã xảy ra với số phận của nó và những người làm ra nó…Mãi sau này …khi Tuất đã về hưu với cấp bậc còm “thiếu tá”, có dịp ra Bắc, mới hỏi thì Tuất cho biết “Bạn” không đồng tình! Thiếu vai trò của Pathet Lào nên phải bổ xung, sửa chữa,…!?
 

Chuyện làm phim, làm kịch… đổ công, đổ sức, đổ tiền xuống biển chỉ vì có một ý kiến nào đó, mình đã từng là nạn nhân của ít nhất năm, mười vụ! Cho nên bọn mình cứ lấy cái chuyện cấm vở kịch nói “Hoa và Ngần” của Nguyễn đình Thi (dựng xong rồi đổ) ra để động viên nhau:
 

“Kệ xác họ! Miễn là cứ… “Ngân và Hòa” thì …xong ngay! (Tiền chi rồi thì …hòa cả làng!)
 

Tưởng cái chuyện “Đường 9-Nam Lào” này cũng có cái số phận của không ít "tác phẩm văn học nghệ thuật" khác ở cái xứ mình cả hơn nửa thế kỷ nay ….
 

Bỗng dưng...
 

Cả tuần qua tivi, Đài và đặc biệt tờ báo chính thức của Quân Đội “Đường 9 Nam Lào lại được xới lên…với tần số khá lớn! Đặc biệt đáng chú ý là các bài viết của các nhà “khoa học quân sự trẻ”, các giáo sư, tiến sỹ cấp tướng (cũng trẻ và ngày tham gia chiến dịch này có ông mới chỉ là…chiến sỹ trơn) đều không ngừng nhắc đi nhắc lại 
“chiến công của hai dân tộc Việt Lào đã đánh thắng bọn Mỹ Xâm Lược và quân đội ngụy Sai-gòn”!!!
Lập luận khoa học và tài biến báo của mấy ông, em xin chịu vì chẳng có điều kiện, phuơng tiện nào thắng nổi các ông dù bọn em là những người thừa biết về cái chuyện: Chẳng có một đơn vị Pathet Lào nào hy sinh ở cái đất Tchépone, ở cái Rangers North, Rangers South, ở điểm cao 723 hay Hôtel 2 cả..Tất cả chỉ là người Việt, người Việt và người Việt. Cuộc chiến tranh “huynh đệ tương tàn” mà các "nhà chính trị" với mộng ước “mưu đồ bá vương” quyết thắng “kẻ thù giai cấp”, đã đẩy người Việt ra mặt trận chém giết nhau. Thế thôi!

Và với "nỗi giận... ông Giời" không bao giờ lay chuyển, mình luôn oán trách ông ta: 
Tại sao không chọn nước nào lại chọn cái nước Việt Nam nghèo khó này để làm thí nghiệm cho cuộc nhuộm đỏ và chống nhuộm đỏ toàn thế giới?
Riêng với cái chuyện chiến dịch mà ông Thiệu đặt tên là “Lam Sơn 719” nhằm đánh thẳng vào đất Lào mà khi tuyên bố mở màn chiến dịch ngày 8/2/1971 "sẽ phá tan nơi tập trung vũ khí, quân trang của đầu con đường HCM, và hứa sẽ họp báo tại Tchépone” thì….nó đã diễn ra thế nào, cả thế giới, hàng ngàn chuyên gia quân sự... đã viết về cái cuộc “Việt Nam Hóa Chiến Tranh” này của Mỹ!
Mình chỉ “khen” ông ấy ở cái điểm: Dù được sự giúp đỡ tích cực của “Quân Xâm Lược Mỹ”, huy động được từ 600 đến 1.000 máy bay trực thăng để có thể “trực thăng vận” tới 20.000 quân sang nước Lào, nhưng ông vẫn dùng mật khẩu “Lam-Sơn”! (Còn 71 là năm, 9 là đường 9 của Ta chạy sang Lào!) Chỉ tiếc rằng ông lại hứa sẽ họp báo tại Tchépone thì hợi…bị lộ!

Riêng với mình, những động thái quanh vụ khơi lại chiến công đường 9 Nam-Lào thời điểm này đã đặt cho mình nhiều câu hỏi :
 

1-Tại sao lại chọn cái thời điểm cuối tháng 11/2011 mà khơi lại vụ Nam-Lào này? Nó chẳng phải là ngày tháng bắt đầu hay kết thúc một chiến dịch đẫm máu người Việt trên đất Lào?
 

2-Vì lý do gì lại không chọn ngày 7/1/71 ngày phía ông Thiệu tuyên bố bắt đầu chiến dịch và hứa sẽ “ở lại 5 tháng rồi rút ?” Cũng không chọn ngày 6/2/71 khi phía miền Bắc chấp nhận cuộc chơi bằng cách thành lập Bộ Tư Lệnh 702 để điều các binh chủng, các sư đoàn chính quy như 308, 304, 320, 325 với các lực lượng tăng, pháo, tên lửa đi công khai sang đất Lào để “tiếp đón kẻ thù” một cách chính quy chưa từng thấy! Cũng không chọn ngày “Giải phóng Bản Đông” hay ngày “chiếm lại Tchépone" sau 45 ngày thịt nhau ?
 

Để đến gần hết năm 2011 mới vội vã làm cái chuyện này ắt có cái lý lẽ gì ẩn đằng sau đây ấy chứ?
 Nhất là hôm qua, trên TV1, mình lại thấy người ta trích đoạn cái phim lâu nay xếp xó mà mình đã nai lưng ra viết nhạc. Vẫn cái ông đại tá Thọ giơ tay ngượng ngịu ra hàng…Vẫn một số cảnh mà khi dựng phim mình đã được xem qua...không được “y như thật” lắm!

Và mình liên hệ với tình hình giữa ta với “bạn” gần đây mà báo chí thế giới đã đề cập :
 

-Sự lựa chọn khó khăn của Lào giữa Việt Nam và Trung Quốc về vấn đề… “tình hữu nghị đặc biệt”…mà điển hình nhất là con đập Xayaburi xây hay không xây vẫn chưa đi đến thống nhất.
 

-Mặc cho sự giúp đỡ mọi mặt về hạ tầng cơ sở (nhà cửa, trụ sở, Đài, Tivi và gần đây nhất là Trụ Sở Quốc Hội 5 tầng hoành tráng) nhưng xem chừng khó bề thoát khỏi “bàn tay hữu nghị với cái túi đầy ắp đô-la” của Tầu lắm !
 

-Từ tháng 7/2011, cùng với sự phát triển nhiều đô thị Tầu tại Lào, Đài Phát Thanh CRI Bắc Kinh đã có kênh chính thức phát tại Vientianne.
 

Và đáng chú ý nhất là: chỉ trong vòng có một tháng 11/2011, các nhà quan sát đã đếm được đến trên hai mươi cuộc thăm viếng hữu hảo của ba bên. Đi lại như mắc cửi mà toàn là các vị to nhất, nhì của Đảng, Nhà Nước, Mặt Trận, Quốc Hội cả…, …
 

Từ những dữ liệu có được ở trên , mình bỗng tự trả lời về cái vụ bỗng dưng “Chiến Dịch Đường 9 Nam Lào” đã tưởng như ... mất tích trong lịch sử bỗng dưng được ồn ào, hăng hái, hung hăng nhắc lại một cách…không đồng bộ…là:
 

PHẢI CHĂNG CÁI MỐI TÌNH "HỮU NGHỊ ĐẶC BIỆT" COI ĐẤT LÀO NHƯ ĐẤT MÌNH ĐÃ BỊ MỘT THẾ LỰC NÀO ĐÓ KÍCH ĐỘNG?
 

Đối với riêng mình thì:
 

Những cái tên người, tên núi tên sông mà mình đã viết cho Trần Khánh hát, tập tổng phổ dày cộp về Bộ phim “Chiến Dịch Đường 9 Nam Lào” vẫn còn đây và nhất là nỗi đau khi thấy cả vạn chàng thanh niên trai trẻ Việt Nam kéo nhau sang cái đất Lào để tiêu diệt nhau, làm mồi cho lũ chó hoang, lũ kền kền một chầu tiệc thịt người ăn cả tháng không hết! thì…
 

ĐƯỜNG 9 NAM LÀO CHÍNH LÀ NƠI ĐÃ HÌNH THÀNH TRONG MÌNH TƯ TƯỞNG DỨT KHOÁT: KHÔNG BAO GIỜ! KHÔNG BAO GIỜ NỮA DÙNG NGÒI BÚT VÀ CON TIM ĐỂ NGỢI CA SỰ CHÉM GIẾT GIỮA CON NGƯỜI VÀ CON NGƯỜI! 
 

Và đây! Những mảnh tổng phổ mình còn giữ lại hơn bốn mươi năm để kỷ niệm một thời “hy sinh vô ích và tội lỗi!”. May mà không mấy ai được nghe và xem bộ phim này!
-Nguồn:




Phấn đấu ký số 81 (Nhật ký mở-mở lần thứ 20)



--Người "lật tẩy" đường lưỡi bò trên Nature:Chính tôi phải cảm ơn! (Bee.net 2-12-11)-
-Tết Nhâm Thìn 2012, nhìn về Mậu Thân 1968 tại Huế
- Từ bài ca “Đáp lời sông núi” của Trúc Hồ: Nhìn lại bài “Tiếng gọi sinh viên” của Lưu Hữu Phước và bài “Tiến quân ca” của Văn Cao
Gs Phạm Cao Dương


- Nguyễn Quốc Vĩ dịch: Pentagon Papers – “Bí Mật Ngũ Giác Đài Phần I: Hoa Kỳ và Việt Nam 1940 – 1950” – Kỳ 7 – Kỳ 8 (ethongluan). Mời xem lại: Kỳ 1 —  Kỳ 2  —  Kỳ 3  —  Kỳ 4  —  Kỳ 5  —  Kỳ 6. – RÙNG MÌNH VÌ… TRỌNG CHỮ (Cua rận).-----