Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 9 tháng 7, 2013

Tin thứ Tư, 10-07-2013

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Các đảo Trung Quốc chiếm đóng trái phép ở QĐ Trường Sa của VN (TTVN).  – Vì sao Hoàng Sa – Trường Sa luôn là của Việt Nam? (GĐ).  – Triển lãm hàng trăm tư liệu quý về Hoàng Sa, Trường Sa (VTC).  – Trò chuyện với người “sưu tập chủ quyền” biển đảo (TTXVN).  – Việt kiều Mỹ kể về hành trình sưu tầm bản đồ Hoàng Sa – Trường Sa (SGTT).  – Đà Nẵng đặt tên đường cho người vẽ bản đồ cổ Hoàng Sa (VNE).
- Xanh xanh Trường Sa (QĐND).  – MÔI ĐẮNG NỤ CƯỜI, THÈM 1 CỌNG RAU XANH (Mai Thanh Hải).
H1<- Hai tàu cá vừa bị Trung Quốc bắt và [bị] đánh đập lấy đồ dùng vừa về đến cảng Lý Sơn (lyson.org). – Tàu cá Việt Nam ‘bị tấn công, chặt cờ’ (BBC).  - Phỏng vấn ông Võ Minh Vương: Cướp tàu ‘nói tiếng TQ, mặc đồ sỹ quan’ (BBC).
Trong khi báo Đất Việt cho biết, vẫn còn “Đang xác minh hai tàu cá VN bị cướp ngoài Hoàng Sa“, xem bọn nào đã tấn công ngư dân ta, thì BBC đã phỏng vấn nạn nhân, và khá rõ thủ phạm như nội dung trên.
Ngay trước chuyến đi vừa qua của ông CTN Trương Tấn Sang sang Trung Quốc, có người đã khấp khởi mừng khi nhận xét rằng không thấy phía TQ có những động thái dằn mặt trước, nhưng VN vẫn nhẫn nhục im re, như trước những chuyến đi của các vị lãnh đạo khác của VN. Giờ thì có vẻ như chiến thuật của TQ đã được đảo ngược trình tự, nếu như chính họ là thủ phạm của vụ đánh cướp trắng trợn này thì nhiều khả năng giới chức VN phải “ngậm bồ hòn làm ngọt”. Bởi vì, theo lối tư duy u tối vốn có của họ, thì không lẽ giờ công khai điều tra, đưa tin kiểu BBC như trên, thì khác gì tát vào mặt ông CTN, người vừa mới hồ hởi đem mớ “16 chữ vàng”, “4 tốt” được tô thêm son phấn về “khoe”?

Các báo nên làm tới vụ này, để không những rõ trắng đen, bảo vệ ngư dân và chủ quyền, mà còn làm rõ thêm chút ít bản chất thực của những thỏa thuận vừa qua ở Trung Nam Hải. Từ đó trả lời cho câu hỏi: phải chăng đã có tiếp thỏa thuận ngầm để cho bọn bá quyền Bắc Kinh hoành hành trên biển, tạo nên một “thực tế lịch sử” của thế kỷ 21 về chủ quyền của chúng, để thuận lợi cho TQ đấu tranh pháp lý trong tương lai. Về phía Ban Tuyên giáo, Bộ Quốc phòng, nếu như không “bật đèn xanh” cho các báo và lực lượng biên phòng, kiểm ngư điều tra, thì mới chính là “chơi xỏ” ông CTN. 
Đáng lo là cho tới đầu giờ sáng nay, dường như cũng mới chỉ có Đất Việt đưa tin vụ việc nghiêm trọng trên, thậm chí chưa thấy báo nào đưa lại tin của ĐV. Ngoài ra, cũng nên lưu ý về những vụ có vẻ như không có chút liên hệ nào, như vụ 3 báo điện tử  có nhiều độc giả truy cập là Dân trí, VietnamNet và Tuổi trẻ bị tấn công trong mấy ngày qua, và vụ “tràn dầu” vẫn chưa rõ nguyên nhân trên biển Quy Nhơn.
Có lẽ giới hữu trách VN cũng cần xem (lại) bài này, từ gần 2 năm trước: 416. Tầm quan trọng về vị trí chiến lược của Nam Hải – Địa Trung Hải của châu Á, để biết có phải mình đang hành động theo đúng ý đồ của bọn bành trướng bá quyền Bắc Kinh. 
- Tàu Hải giám Trung Quốc cướp phá tàu cá Việt Nam ngoài Hoàng Sa ? (RFI). “Trong lúc đang đánh bắt cá tại ngư trường Hoàng Sa, họ đã bị ‘một tàu lạ sơn màu trắng số hiệu 306 ‘truy đuổi, chặn lại, rồi để cho những người súng ông đầy đủ leo lên đánh phá và tịch thu toàn bộ tài sản”.
- Một số ngư dân Thanh Hóa bị tấn công tại vùng biển Hà Tĩnh (ANTĐ).  – Nhiều ngư dân Thanh Hóa bị bắn trên vùng biển Hà Tĩnh (Zing). – 4 ngư dân bị người lạ dùng súng tấn công trên biển (NĐT).
- Vũ Duy Phú: Đã đến lúc lật bài ngửa với Trung Quốc chưa? (BoxitVN). – Chưa lên ngôi vua, đã thay mặt triều đình bán nước (Huỳnh Tâm) (Thông Luận). – Thanh Sơn: Ông Đực chết chắc rồi nha! (Nguyễn Tường Thụy). Bổ sung,độc giả “Mù Cang Chải” có một phản hồi rất tinh tế, sắc sảo: “Đề nghị gỡ ngay cái tít “Ông Đực chết chắc rồi nha” của cái tay phản động Thanh Sơn xuống, bởi nó được chẳng đáng kể cho phong trào (nhỏ bằng sợi tóc) nhưng lại hại thì lớn lao vô cùng. Bọn người dã man họ chẳng thèm đả động sợ sệt vì lời lẽ của tay này đâu, người dân đọc thì chỉ đồng cảm một chút (cũng nhỏ chỉ bằng hạt gạo) nhưng cái mà nó đe dọạ mang đến cho người dân thì lớn bằng quả đất. Đọc nó, từ nhan đề tới câu cuối, còn ai dám lên tiếng như ông Đực mà bênh vực cho đất nước, nhân dân nữa hả trời!”
Một bình luận khác tương tự ngay dưới bài tại trang NTT: “Thanh Sơn học đòi làm thơ…thẩn. Thơ cái con khỉ gì cái trò con dao 2 lưỡi này! Lưỡi bổ về phía bọn kia thì như cái lá mềm, nhưng lưỡi bổ lại phía dân chúng thì thực như lưỡi tầm sét! Phải chăng, Thanh Sơn là kẻ phá hoại ?! Đề nghị anh NTT gỡ ngay cái bài lợi bất cập hại này đi. Nó chẳng mùi mẽ mảy may gì với bọn ác đâu, nhưng lại là cả một sự đe doạ lớn lao đ/v nhân dân. Chẳng lẽ các anh không thấy như vậy sao???” Đây cũng là một kinh nghiệm cho các blogger khi sử dụng bài viết được gửi tới!
Nhật xem Trung Quốc, Triều Tiên là mối đe dọa (NLĐ). - Sách Trắng của Nhật phê phán TQ (BBC). – Nhật Bản công khai lên án hành vi nguy hiểm của Trung Quốc (RFI). “Tài liệu dày 450 trang đặc biệt nêu lên các hoạt động của Trung Quốc như ‘ xâm nhập lãnh hải Nhật Bản, vi phạm không phận Nhật Bản và cả những hành động nguy hiểm có thể gây ra sự cố với hậu quả khôn lường’.” – Các nước láng giềng bất bình vì Bạch thư Quốc phòng mới của Nhật (VOA).
- Pháp tăng cường quan hệ với ASEAN  (RFI).
- Trục xoay nửa vời (Rushford Report/ Lê Anh Hùng).
- Việt Nam sẽ nhận chiến hạm săn ngầm Gepard vào năm 2016 (TN).
- Bóng tối và Ánh sáng (Phạm Văn Hải). “ Tội ác luôn náu mình trong bóng tối. Nếu bạn chưa bước ra ánh sáng thì đừng lên tiếng tố cáo tội ác, vì những lý do sau đây: Bóng tối không phải là môi trường của những người lương thiện, bạn sẽ khó lòng địch lại với những thủ đoạn của kẻ ác chuyên mò mẫm trong bóng đêm. Tiếng nói của các bạn trong trường hợp này gần như không có giá trị…
Đội ơn bác Hồ (DLB). – Buồn quá Bác ơi !  (Lê Khả Sỹ). - Đằng sau vòng hoa phúng điếu, huân, kỷ niệm chương là gì? (DLB). - Còn cơ hội nào cho các chóp bu cộng sản hay không? (DLB). - Người cộng sản chân chính – Quan và CAM   -   Bọ Cạp sang sông (DLB). – Thí nghiệm Pavlov và sự “nhồi sọ – tẩy não” của Cộng Sản (Phi Vũ).
- NHƯ THẾ NÀO LÀ THỰC THI DÂN CHỦ ? (Bùi Văn Bồng). – Đoàn Thanh Liêm – Suy nghĩ về tầm nhìn của chúng ta (DĐTK).
- THÔNG TIN THẬT VÀ GIẢ? (Nguyễn Trọng Tạo). “Có điều lạ là tại sao các Website của Thủ tướng lại không dùng tên miền vn (Việt Nam)? Xem kỹ các thông tin thì thấy cập nhật khác nhau, và chỉ có thông tin trên trang website thutuongnguyentandung.net là có thể tin tưởng được. Tất nhiên Thủ tướng không có nhiều thời gian để làm admin cho trang web của mình; và 3 trang web như vậy cái nào là thật (của Thủ tướng) và cái nào là giả (mạo danh Thủ tướng)?
- ‘Tân Tổng lãnh sự Mỹ nên thường xuyên thăm tù nhân chính trị’ (VOA).
H1Vì sao bà Đỗ Thị Thiêm bị tạt a-xít? (NCT).Ai gây ra tội ác ghê rợn này và với mục đích gì thì vẫn là câu hỏi treo trước công luận? Sau khi sự việc xảy ra, Cơ quan Công an đã cử cán bộ, chiến sĩ đến tìm hiểu vụ việc. Báo Người cao tuổi để nghị Cơ quan CSĐT sớm khởi tố vụ án, điều tra làm sáng tỏ vụ việc, đưa kẻ phạm tội ra Tòa án xét xử theo quy định của pháp luật“.  – Trương Văn Dũng: Những thủ đoạn của chính quyền đối với người dân Trịnh Nguyễn (Nguyễn Tường Thụy).
- Dân oan Đà Nẵng ra Hà Nội khiếu kiện (RFA). “Kéo hai người dân xuống bị va đập bất tỉnh nằm ở vỉa hè. Họ bỏ chúng tôi ở đó; nhưng sau có một chiếc xe cứu thương đến; nhưng dân sợ không dám lên; và chúng tôi lo cho họ, đến nay cũng đỡ rồi”. Dân bị thương mà còn không dám lên xe cứu thương, thì còn bộ phận nhà nước nào khác để dân đặt lòng tin đây? - Tin nóng – Dân oan Thuỷ Nguyên đang biểu tình trước văn phòng chính phủ (Xuân VN). – Video: Dân oan Đà Nẵng tố cáo tham quan tại Văn phòng tiếp dân chinh phư số 1 Ngô Thì Nhậm, Hà Đông, Hà Nội (NYNV). – ĐIỂM TIN DÂN OAN NGÀY 9-7-2013 (Bùi Hằng). - Quận 2 Tp. HCM dựa vào ai mà sai bảo được tòa án 3 cấp? (DLB).
- Gia đình ông Đoàn Văn Vươn bị gây khó khăn khi kháng cáo  (RFA). Ông Vũ Văn Luân: “Nếu tôi được vào tòa, tôi sẽ yêu cầu Viện Kiểm Sát và Tòa án Tối cao triệu tập tất cả những ai thi hành công vụ bị bà Thương, bà Hiền chống để làm chứng cứ mà kết án. Nếu không triệu tập được tất cả những đối tượng đó thì việc truy tố các ông ấy giết người: ai chết? và bà Thương, bà Hiền chống ai, rõ ràng vô căn cứ. Hướng của tôi là bà Thương, bà Hiền, và gia đình ông Vươn là vô tội; truy tố họ như thế là vi phạm pháp luật”.
-  Đất nông lâm trường: trên 50% đang có tranh chấp, lấn chiếm (SGTT).
- M. K. Gandhi: Quyền lực Lương tâm (1)  -   Quyền lực Lương tâm (2) (pro&contra). “Khi không thể nói chuyện phải trái với nhà cầm quyền bằng kiến nghị, hay những cách thức tương tự, thì giải pháp duy nhất còn lại, nếu ta không muốn chịu đựng những luật lệ sai lầm, sẽ là một trong hai: hoặc dùng vũ lực buộc họ khuất phục, hoặc tự chịu khổ và chấp nhận những hình phạt sẽ có dành cho người không tuân thủ luật pháp”.  – TS Nguyễn Minh Tuấn: Triết lý pháp luật hiện đại của Radbruch (Tia Sáng).
- Phỏng vấn bà Lê Hiền Đức (âm thanh): ‘Tôi đi chống tham nhũng’ (BBC). Tóm lược: ‘Tôi đi chống tham nhũng’ (BBC). – Người VN ‘ngày càng bi quan về tham nhũng’ (BBC). “Lý do phổ biến nhất của việc đưa hối lộ là để giải quyết công việc nhanh hơn”. – Đưa phong bì là hối lộ hay cảm ơn? (BBC).
- Tổ chức Minh bạch Quốc tế: Tham nhũng ở Việt Nam đang gia tăng (VOA). “55% người dân Việt Nam cảm nhận tình trạng tham nhũng tăng lên trong 2 năm qua, tức là cao hơn so với mức trung bình 48% ở khu vực Đông Nam Á”. – Phỏng vấn bà Samantha Grant: Tổ chức Minh Bạch Quốc tế: nhiều người dân sẵn sàng tham gia chống tham nhũng (RFA). “Tôi nghĩ có một điểm quan ngại ở việt Nam đó là so với các nước khác trong khu vực Đông Nam Á, ít người Việt Nam muốn báo cáo tham nhũng hơn, và ít người Việt Nam nghĩ là họ có thể tạo thay đổi hơn”.
- Sách lược hay chiến lược? (Trần Kinh Nghị).
- Đại biểu HĐND được trang bị máy tính bảng 20 triệu đồng/chiếc (NLĐ).
<= Ông Nguyễn Trung Hiếu, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: Khánh Hưng. Chủ tịch tỉnh Sóc Trăng có tín nhiệm thấp nhất (VNE).
H3- Phó Chủ tịch Ngân hàng Bảo Việt khai gian lý lịch (NLĐ). - Thêm trò “ảo thuật” trong lý lịch Phó chủ tịch Ngân hàng Bảo Việt (VNN).
- Voi chui lỗ kim (NLĐ). “Lãnh đạo chính quyền và công an địa phương không thể chối bỏ trách nhiệm trong việc đã để cho ‘con voi’ mại dâm có thể chui lọt ‘lỗ kim’ quản lý của mình ở Đồ Sơn, Quất Lâm”.
Vụ án bắt oan một giám đốc DN làm rúng động Tây Nguyên. Bài 1: Tiền trảm hậu tấu (Tầm nhìn). “Xuất phát từ một tranh chấp dân sự thông thường và một lá đơn nặc danh với nội dung đề nghị phía công an làm rõ tài sản của một công ty nhằm thu hồi tiền nợ cho ngân hàng, các cơ quan công quyền ở tỉnh Đắk Lắk đã khiến một giám đốc doanh nghiệp có tiếng lâm vào vòng lao lí, gia đình nạn nhân rơi vào cảnh cùng quẫn bế tắc và hàng trăm công nhân, người lao động mất việc làm.” –  Bắt giam oan một giám đốc DN.
-  Bình Phước: Cảnh sát môi trường có lạm quyền? (LĐ).
Thanh Hóa nhận 6 ‘súng’ bùi nhùi bắt ‘quái xế’ (TP).
- Ngăn cán bộ phường lấy nhà văn hóa (NLĐ).
- Video: Đường dây lừa đảo chạy công chức ở Lạng Sơn (VTV).
-  Vụ án bắt oan một giám đốc DN làm rúng động Tây Nguyên. Bài 1: Tiền trảm hậu tấu  (Tầm Nhìn).
- Cụ già tự thiêu giữa sân tòa án, day dứt về sự tử tế (VOV). “Người ta chỉ có thể tìm đến cái chết  khi đã mất hết niểm tin và hy vọng vào cuộc sống… Ở đây, với quan niệm của cụ, một khi tòa án đã phán rành rành ra như thế rồi thì công lý phải được thực thi đến nơi đến chốn.  Một xã hội như chúng ta, lẽ ra không nên để những chuyện đau buồn đó xảy ra. Cụ đã mất niềm tin vào công lý. Chúng ta có lỗi với công dân này…”
‘Tấm lòng của Một Phóng viên dành cho Một Dân tộc Đau thương’ (ĐCV).
- 40 năm cuộc tình Mỹ – Việt (BBC). “Bà Như nói mối tình của cha mẹ giống chuyện tình Romeo và Juliet vì ‘họ yêu nhau say đắm nhưng hai gia đình là kẻ thủ không đội trời chung’ ở cố đô Huế… Gia đình cha bà thuộc dòng dõi quý tộc và ông nội, Trần Thanh Đạt, là một thượng thư của Vua Bảo Đại. Trong khi đó cả 12 anh chị em của mẹ bà đều theo Việt Minh. Gia đình đã từ người con gái mà họ coi là ‘phản bội’ gia đình vì làm dâu gia đình phong kiến“.
- Báo Đảng CSVN lại đả phá ‘cờ vàng’ (BBC). Mời xem lại: Sự chống phá tuyệt vọng của nhóm “cờ vàng” (ND).
H6- Công an Trung Quốc bắn người Tây Tạng  (RFI). “Trung Quốc khẳng định đã ‘giải phóng Tây Tạng một cách hòa bình’ và cải thiện đời sống người dân qua việc tài trợ phát triển kinh tế cho vùng đất nghèo nàn và cô lập này. Nhưng đa số người Tây Tạng không còn chịu đựng nổi sự thống trị của những người Hán tộc“. – Mời xem lại: Lửa trong Vùng đất của Tuyết: Các vụ tự thiêu ở Tây Tạng (VOA).
- Phỏng vấn chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa: Trung Quốc khủng hoảng tín dụng? (RFI). “Nhìn lại kinh nghiệm quốc tế thì ta có thể suy ra Trung Quốc sẽ trải qua một thời đen tối khi phải trả nợ, bị mất nợ và cần cải cách từ cơ chế đến chính sách. Nhanh hay chậm, nặng hay nhẹ, có bị động loạn hay chăng thì chưa ai biết được, nhưng nếu họ cải cách thành công thì đà tăng trưởng của năm năm tới không thể là 9-10% một năm như trong 20 năm trước hoặc 7,5% như họ trù tính cho năm nay”.
- Chiến dịch Chống tham nhũng càn quét hàng trăm quan chức an ninh nội địa Trung Quốc (ĐKN). – Những vụ tử hình quan chức chấn động Trung Quốc (VTC).
- Hiếp dâm tập thể, con trai một vị tướng Trung Quốc bị khởi tố  (RFI). “Cha của thiếu niên này là tướng Lý Song Giang (Li Shuangjiang), trưởng ban âm nhạc của Viện Hàn lâm Nghệ thuật quân đội Trung Quốc”.
- Mỹ-Trung đối thoại về an ninh mạng (BBC). – Mỹ-Trung khởi sự cuộc đối thoại về an ninh mạng (VOA).
- Thêm căng thẳng giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng  (RFI). “Bình Nhưỡng đòi các tàu của Trung Quốc được phép hoạt động trong vùng biển thuộc chủ quyền Bắc Triều Tiên phải mua nhiên liệu của Bắc Triều Tiên chứ không được phép tự mua”.
- Đại diện Hàn Quốc thị sát khu công nghiệp Kaesong (RFI).
- Tổng thống Miến Điện sắp thăm Paris và Luân Đôn (RFI).

KINH TẾ
- “VAMC chưa chắc giải quyết được hết nợ xấu” (VnEco).  – VAMC: Chông chênh con đường xử lý nợ xấu (DĐDN).  – Nợ xấu của công nghiệp chế biến, chế tạo lớn nhất (TBKTSG).
- Doanh nghiệp đang hồi sức (GD&TĐ).   – Sản xuất, kinh doanh còn nhiều gam màu tối (TBKTSG).
- Tỷ giá chợ đen giảm mạnh (VNE).
- Quỹ Bình ổn giá xăng dầu: Công khai nhưng chưa minh bạch! (NLĐ).  – Sử dụng gần 3.000 tỷ đồng từ Quỹ Bình ổn giá xăng, dầu (QĐND).
- Lực cầu từ vàng đấu thầu vẫn lớn (DĐDN).  – Mua bán vàng trầm lắng bất thường (VNE). - Giá vàng và lòng tin (SGTT/ PROJECT SYNDICATE).
Mục tiêu xuất khẩu dệt may đạt 19 tỷ USD là khả thi (TTXVN).
- “Địa ốc Hà Nội sẽ còn tiếp tục giảm giá“ (VnEco).  – Bất động sản Hà Nội: Không tránh khỏi áp lực giảm giá (DĐDN).  – BÙNG NỔ KIỆN GIAO NHÀ CHẬM: Hóa giải cách nào? (NLĐ). - Techcombank dành 4.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi (TTXVN).
1<- Vụ Vĩnh Hưng: Cuống cuồng chạy hợp đồng quá hạn (VNN).
- Không còn là “Vua phở 24″, doanh nhân Lý Quí Trung làm gì? (GDVN).
- Gạo Việt Nam có thêm thị trường Mexico (TBKTSG).
- Nguyễn Hoàng Đức: Thịt lợn ở Hoa Kỳ: Rơi vào tay công ty Trung Quốc (ĐKN).

VĂN HÓA-THỂ THAO
- BÁC BA PHI ĐI THĂM MỸ (KỲ 51) (Nhật Tuấn).
- Hai bài viết trên Ngày nay liên quan tới Lễ ra mắt hội Ánh sáng (Vương Trí Nhàn).
- Tư tưởng tự do trong truyền thống văn học trung đại Việt Nam (Trần Đình Sử).
- Nguyễn Hoàng Đức: NẠN ĐẠO THƠ ĐBS CỬU LONG CÓ SINH CÁCH NGHĨ VỀ THƠ VIỆT TOÀN THỂ ? (Nguyễn Tường Thụy).
- QUÊ QUÁN CỦA THƠ (Ngô Minh). – Tình thơ ngan ngát với đời (Trần Nhương).
- Văn Cao – 18 năm về cõi thiên thai (NLĐ).
H5- Sẽ có con đường mang tên Lộng Chương (SK&ĐS).
- Những hình ảnh về Việt Nam thập niên 1890 (KT/ Quê Choa). Mặt tiền của đền Quán Thánh cạnh Hồ Tây, Hà Nội năm 1896 =>
- ĐÀ LẠT KHÓI SƯƠNG (Hữu Nguyên).
- Phát hiện hóa thạch Huệ Biển trên Cao nguyên đá Đồng Văn (TTVN).
- Ảnh: Gần chục lần ra xã Đất Mũi rồi, chắc đi vài lần nữa thì… mình sẽ thật sự già! (Đỗ Doãn Hoàng).
- Bức vẽ Bữa ăn chiều cuối cùng (Trần Nhương).
- SÁCH và ÐÀN BÀ (Hoàng Hải Thủy). – Gợi ý nhỏ cho thị trường sách Việt (SK&ĐS).  – Doanh nghiệp sách Thành Nghĩa bán sách lậu (PNTP). – Cấm sách, sách cấm (TCPT).
- Sở Từ. Ly Tao. Nhượng Tống (Nhị Linh).
- “Bụi đời Chợ Lớn” bị in đĩa lậu: Ai hưởng lợi? (LĐ).
- Sai một ly, có đy một dặm? (Anh Vũ).
- Trên cả… “thảm họa”! (NLĐ).
- Một quan niệm đơn sơ về thế giới (Vương Trí Nhàn).
- Giám đốc Bolshoi mất ghế vì bê bối (BBC).

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Phân hóa giầu nghèo trong giáo dục là sự phân hóa khốn nạn nhất do con người đẻ ra (Lương Kháu Lão).
- Đề thi “lọc” thí sinh có tư duy sáng tạo (GD&TĐ).   – Thí sinh bất ngờ với đề Sử (VNN).  – “Trúng tủ” môn địa lý (NLĐ).  – Dễ kiếm điểm (NLĐ).
- Số thí sinh vi phạm quy chế, bị đình chỉ thi tăng vọt (TTXVN). - Thi ĐH đợt 2: Phát sinh những tình huống… “khó đỡ” (KT).  – Những ‘cái chết’ tức tưởi trong phòng thi đại học (VNN).  – 40 tuổi 4 lần thi đại học (VNN).  – Phòng thi đặc biệt một “kèm” một (PNTP).  – Thừa Thiên-Huế: Một thí sinh phải cấp cứu vì bị đau tim (PNTP).
H2<= Đoàn Thanh tra Bộ GD&ĐT thanh tra đột xuất ĐH Nông lâm TP HCM Các trường nên thành lập Ban thanh tra độc lập giám sát kỳ thi (GD&TĐ).
- THI TỘI THI NỢ (Văn Công Hùng).
- Sinh viên xã đảo duy nhất TP.HCM được miễn 100% học phí (TT).
- Nữ sinh lớp 8 rạch mặt nữ sinh lớp 8 (TT).
Bên lề hội nghị ở Lausanne (Nguyễn Tiến Dũng). – Nên xem lại “nghiên cứu khoa học” (Nguyễn Văn Tuấn). “… cái gì thuộc về phạm trù khoa học (như đi tìm sự thật và qui luật tự nhiên) thì mới dùng chữ “khoa học”, còn cái gì mang tính công việc thường ngày thì không nên gán hai chữ “khoa học” vào, vì gán ghép như thế chỉ làm vẫn đục thêm môi trường khoa học vốn đã bị lu mờ bấy lâu nay“.  – Khoa học Việt Nam: vẫn còn lệ thuộc nước ngoài
- Video: Dấu hiệu và phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm (VTV).
- Thụ tinh nhân tạo giá rẻ (BBC).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Vì sao em chết? (NLĐ).  – Nhiều người, xe đã bị nước cuốn trên “đoạn đường tử thần” (TT).  – Hà Giang sạt lở, Đà Nẵng ngập nước cắt điện (VNN).  – Sân bay Đà Nẵng phải cắt điện vì nước tràn vào (VNE).
- Thanh Hóa: Bắt khẩn cấp 7 đối tượng cầm đầu vụ hỗn chiến trên sông Yên (PNTP).
- Thu dọn được 50 tấn dầu tràn trên biển Quy Nhơn (PNTP).
- Những bữa ăn ca bị đánh tráo: Bài 1: Hỏng từ khâu vệ sinh đến khẩu phần ăn (LĐ).
- 2 nữ công nhân bị “chôn sống” tại Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng (NLĐ).
Bệnh viện Hàn Quốc khám từ thiện cho người nghèo (TTXVN).
- Trò lừa thuốc trường sinh (PNTP).
- Trói bảo vệ chùa, ‘khoắng’ 3 hòm công đức (VTC).
H1- Đời kỹ nữ – Kỳ 2: Bán nghệ, bán thân (TN).
- Ảnh: ANH DẬU? (Mai Thanh Hải). =>
- Cảnh đời bất công (Lê Khả Sỹ).
- Di dời 217 hộ dân khỏi lòng hồ thủy điện Đak Đring khi nơi ở mới chưa hoàn thành (QĐND).
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Dân nuôi cá bè phản đối hút cát gây ô nhiễm (LĐ). - Đến bao giờ “cát tặc” ở Mường Phăng mới “dứt nọc”? (TTXVN).
- Hàng nghìn người dân Hà Nội bị mất nước sinh hoạt (VnMedia).
- Nước Anh háo hức đón chờ thành viên mới của Hoàng gia chào đời (RFI).
- Dân Pháp lười biếng? (RFI). “Là người, ai chẳng thích đi chơi, nghỉ ngơi, nhàn hạ. Nếu đây thực sự là giấc mơ tập thể, thì đừng nên hy vọng tăng thu nhập, tăng trưởng kinh tế và cải thiện sức mua”.
- Giảm thọ 5 năm rưỡi vì được cung cấp than miễn phí (RFI). – Chính sách than miễn phí hại người TQ (BBC). “Tuổi thọ ở miền Bắc thấp hơn ở miền Nam chừng 5 năm rưỡi, vì tỷ lệ bệnh tim phổi tăng lên”. – Ô nhiễm không khí ở miền bắc Trung Quốc: Nguyên nhân hạ thấp tuổi thọ (VOA).
- Hoàng Hải biến thành « biển xanh » (RFI). “Đây là lần đầu tiên, lượng tảo trải dài kỷ lục, gần 28 900 km2”.
- Chương trình an ninh lương thực Ấn Độ đối mặt với nhiều hoài nghi (VOA).
- Nhật nóng 39,1 độ C, chính phủ phải ra thông báo (TT).

QUỐC TẾ
- Ai Cập dự kiến bầu cử tổng thống vào đầu năm 2014 (NLĐ).  – Cư dân thủ đô Ai Cập hy vọng tình hình yên tĩnh lại (VOA). – Cairo thông báo lịch trình chuyển tiếp chính trị  (RFI). “Giai đoạn đầu tiên theo dự trù của lịch trình là thành lập hai ủy ban để soạn thảo Hiến pháp. Ủy ban thứ nhất bao gồm các chuyên viên pháp lý. Ủy ban thứ hai gồm đại diện của các tổ chức xã hội. Hai ủy ban này có 4 tháng để soạn ra bản Hiến pháp trước khi đưa ra trưng cầu dân ý”. - UAE chuẩn bị có các cuộc đàm phán với Ai Cập (VOV).  – UAE nhất trí tài trợ và cho Ai Cập vay tới 3 tỷ USD (TTXVN).  - Ai Cập thẩm vấn 650 đối tượng nghi dính líu bạo lực (TTXVN).
- Huynh đệ Hồi giáo bác kế hoạch bầu cử (BBC). – Nhóm Huynh đệ Hồi giáo kêu gọi tiếp tục biểu tình (VOA). – Nhóm Huynh đệ Hồi giáo bác bỏ kế hoạch chuyển tiếp tại Ai Cập (VOA).
- Tin sốc cho phe nổi dậy Syria (VnM). – Syria: Phát hiện kho hóa chất cực lớn (NLĐ).  - Ai Cập áp quy định thị thực mới đối với người Syria (TTXVN).
H1
<- Đánh bom xe tại Lebanon làm 18 người chết (VOV). – Bom xe nổ trúng cứ địa của Hezbollah ở Beirut (VOA). – Bom nổ tại cứ địa của Hezbollah ở Libăng, 37 người bị thương (VOA).
- Rò rỉ báo cáo về Osama Bin Laden (BBC). – Phúc trình đả kích các lãnh đạo Pakistan về vụ bin Laden (VOA). – Bin Laden từng dễ dàng “qua mặt” tình báo Pakistan (NLĐ).
- Venezuela chính thức nhận đơn xin tị nạn của Snowden (VOA). – Snowden chấp nhận đề nghị tị nạn của Venezuela (TTXVN). – Huỳnh Thục Vy: Sai lầm của Edward Snowden (BBC). – Huỳnh Văn Úc: Đố ai làm gì được nó (Trần Nhương).
- Mỹ cứu xét giải pháp rút toàn bộ binh sĩ khỏi Afghanistan (VOA).
- Tổng thống Nam Triều Tiên chia buồn với Trung Quốc về tai nạn máy bay (VOA). – ‘Phi công đã cố kéo máy bay lên’ (BBC).
- Tai nạn tàu hỏa tại Canada : Nguyên nhân do hệ thống phanh ? (RFI).
- Latvia sẽ sử dụng đồng euro vào đầu 2014 (RFI).
- Hải tặc Somalia bị tòa Mỹ kết án tội cướp tàu, giết người (VOA).
- EU chính thức đưa vấn đề tranh cãi với Nga ra WTO (TTXVN).
- Tổng thống Nga sắp thăm đảo tranh chấp với Nhật? (PNTP).
- Nạn tham nhũng gia tăng trên thế giới (VOA).
- Các công ty bán lẻ trên thế giới kiểm tra công xưởng ở Bangladesh (VOA).

* RFA: + Sáng 09-07-2013; + Tối 09-07-2013
* RFI: 09-07-2013
* VTV: + Chào buổi sáng – 09/07/2013; + Tài chính kinh doanh sáng – 09/07/2013; + Tài chính kinh doanh trưa – 09/07/2013; + Tài chính tiêu dùng – 09/07/2013; + Điểm hẹn văn hóa – 09/07/2013; + Nhịp đập 360 độ Thể thao – 09/07/2013; + 360 độ Thể thao – 09/07/2013; + Thể thao 24/7 – 09/07/2013; + Khoảnh khắc thường ngày – 09/07/2013; + Cuộc sống thường ngày – 09/07/2013; + Danh ngôn và Cuộc sống – 09/07/2013; + Thời tiết du lịch – 09/07/2013; + Thời sự 12h – 09/07/2013; + Thời sự 19h – 09/07/2013.

416. Tầm quan trọng về vị trí chiến lược của Nam Hải – Địa Trung Hải của châu Á

Đôi lời: Có lẽ Trung Quốc đã bỏ qua lời khuyên “ẩn mình chờ thời” của Đặng Tiểu Bình, khi bài viết này bộc lộ rõ âm mưu và kế hoạch của Trung Quốc thôn tính Trường Sa, Biển Đông và cả thế giới. Những ai còn tin vào tình bạn 16 chữ vàng và 4 tốt của Trung Quốc, nhất là những ai có ý định hợp tác với Trung Quốc để khai thác chung ở biển Đông, cần đọc kỹ bài này, để thấy mưu đồ của họ ra sao. Trong bài này, xin được giữ nguyên văn mà tác giả đã sử dụng ở bài gốc về các cụm từ như “Nam Hải” thay vì “Biển Đông”, “Tây Sa” thay vì “Hoàng Sa”, “Nam Sa” thay vì “Trường Sa”…cho đúng giọng điệu của tác giả.
—————-
NEWS.V1.CN

Tầm quan trọng về vị trí chiến lược của Nam Hải

Địa Trung Hải của châu Á

18-07-2011
Ý cốt lõi:  Vị trí chiến lược Nam Hải (tức Biển Đông) hết sức quan trọng, đồng thời cũng rất ưu việt: nó là trục hai đại dương, là hòn đá tảng về quyền lực biển, là đồng tiền sinh mệnh trên biển của Trung Quốc! Nam Hải vốn có tên gọi là “Địa Trung Hải của Châu Á”, toàn bộ vùng biển có diện tích hơn 3,5 triệu km2, trong gần 3 triệu km2 lãnh thổ trên biển của nước ta, riêng Biển Đông đã chiếm tới hơn 2 triệu km2. Biển Đông nằm ở khu vực  nối kết Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, là vùng biển duy nhất nối liền hai đại dương trong số 4 biển lớn của nước ta!   
Nước ta là một cường quốc ven biển có bờ biển dài 18 ngàn km, quản lý một  vùng biển rộng gần 3 triệu km2. Bốn biển chung quanh thông từ bắc xuống nam, nối liền thành một thể. Do vị trí biển và đất liền độc đáo ở nước ta, đồng thời cũng do thời cận đại, chúng ta bị suy yếu hàng trăm năm, nên phần lớn những con đường chiến lược biển thông ra đại dương bên ngoài đã bị vuột khỏi tay: về phía bắc, ta bị mất con đường thông ra bắc Thái Bình Dương. Về phía đông, do chưa thống nhất được Đài Loan, quần đảo Ryukyu đã bị cưỡng chiếm, chúng ta bị mất con đường thông ra đông Thái Bình Dương. Về phía nam do ta bị mất Miến Điện là nước phiên thuộc vốn có, phần lớn Nam Sa (tức Trường Sa) đã bị thôn tính, nên chúng ta bị ở vào “Thế khốn Malacca”! Cả 3 con đường chiến lược thông ra biển lớn đều không nằm trong tay chúng ta! Đây là một thế cục hết sức nguy hiểm, và còn là một thế khốn trầm trọng biết bao! Nước ta buộc phải rơi vào vòng phong tỏa của các chuỗi đảo, rơi vào vòng khó xử “có biển mà không có biển” trong suốt một thời gian dài!
Lối ra cho Trung Quốc ở đâu? Liên minh Thu phục Lãnh thổ cho rằng tương lai của Trung Quốc là ở biển! Sự cường thịnh của Trung Quốc là ở biển! Sự đột phá của Trung Quốc là ở biển! Trước cái thế khốn về biển nặng chịch như vậy, Liên minh Thu phục Lãnh thổ cho rằng, nơi để Trung Quốc thực hiện bước đột phá biển ở giai đoạn này là ở Biển Đông!         
I.  Yếu địa chiến lược cực kì ưu việt: Nam Hải
Vị trí chiến lược của Nam Hải cực kỳ quan trọng, đồng thời cũng cực kỳ ưu việt: là trục hai đại dương, là hòn đá tảng về sức mạnh biển, là đồng tiền sinh mệnh trên biển của Trung Quốc! Nam Hải vốn có tên gọi là “Địa Trung Hải của Châu Á”, toàn bộ vùng biển có diện tích hơn 3,5 triệu km2, trong gần 3 triệu km2 lãnh thổ trên biển của nước ta, riêng Nam Hải đã chiếm tới hơn 2 triệu km2.  Nam Hải nằm ở vùng gắn kết Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, là vùng biển duy nhất nối liền hai đại dương trong số 4 biển lớn của nước ta! Là mắt xích chiến lược từ vùng Đông Á, Đông Bắc Á, Đông Nam Á thông tới châu Phi, châu Âu, châu Đại Dương và Ấn Độ Dương; đồng thời cũng là vùng chiến lược trên biển mà Mỹ đi lên phía bắc, Nhật đi xuống phía nam, Trung Quốc sang phía tây và Ấn Độ sang phía đông, đều phải đi qua! Kiểm soát được biển này trong tay, ở một chừng mực rất lớn, sẽ có thể ngồi trên hai đại dương mà tóm gọn tám phương!  Nam Hải là con đường chiến lược và là đồng tiền sinh mệnh trên biển quan trọng nhất của Trung Quốc! Nước ở  Nam Hải cực lớn, vùng biển rộng bao la, môi trường biển phức tạp, sản vật phong phú, giàu tài nguyên, cảnh sắc tuyệt vời, là kho châu báu biển thiên nhiên của Trung Quốc!
Thử nhìn quanh Trung Quốc mà xem, tương lai theo dự kiến ở phía bắc đều không thể có được vùng lãnh thổ mới hoặc có được con đường đi ra đại dương; Nhật Bản và vùng biển Ryukyu ở phía đông là điểm nhánh và mắt xích chiến lược để Mỹ – Nhật khống chế Tây Thái Bình Dương, là trọng điểm buôn bán, trọng điểm đóng quân từ hơn nửa thế kỷ nay, lực lượng hải không quân của hai nước Mỹ –  Nhật mạnh hơn nhiều so với Trung Quốc chúng ta, tư thế chiến lược này đã tồn tại từ lâu, khó lòng đột phá nổi.
Vấn đề Đài Loan do có dính dáng tới sự thay đổi toàn bộ mô hình biển, nên Mỹ – Nhật  chắc chắn sẽ khó nhượng bộ một cách dễ dàng, muốn giải quyết được quả là khó khăn trăm bề, việc giải quyết vấn đề Ryukyu lại càng là xa vời, cho nên con đường  ra Thái Bình Dương về phía đông sẽ khó lòng khơi thông nổi trong thời gian dài! Hướng Nam Hải đã trở thành nơi duy nhất có thể thực hiện được bước đột phá quan trọng trong giai đoạn hiện nay của Trung Quốc!
Xung quanh Nam Hải, ngoài Trung Quốc ra, các nước còn lại đều là những nước nhỏ, nằm cách xa khu vực khống chế trọng điểm của Mỹ – Nhật; và cũng nằm cách xa cả phạm vi thế lực của Nga; cường quốc Ấn Độ nằm ngoài khu vực phụ cận duy nhất vẫn còn bị bán đảo Đông Dương (bán đảo Trung Nam theo nguyên văn – ND) ngăn cách, bán đảo Mã Lai và eo biển Malacca. Nơi đây lại là căn cứ địa biển sâu tự nhiên của Trung Quốc, là con đường biển đẹp nhất để đi xuống phía nam, ra đại dương về phía tây của Trung Quốc. Khi chưa thống nhất với Đài Loan, Nam Hải còn là căn cứ địa hàng không mẫu hạm, căn cứ địa tàu ngầm hạt nhân duy nhất của Trung Quốc, đồng thời còn là nơi dàn quân của các lực lượng hải quân, không quân không còn đâu thiên nhiên hơn, nhiều hơn, lớn hơn được nữa của Trung Quốc! Nơi đây là chiếc cổng sinh mạng trong chiến lược biển của Trung Quốc, là con đường thông thương chiến lược, yếu địa chiến lược chỉ cần chạm vào một sợi tóc là đụng đến toàn thân!
Hiện nay, Mỹ không có căn cứ địa hải quân cỡ lớn trên Nam Hải, tuy Mỹ vẫn còn sân bay Changi ở Singapore và còn có lực lượng quân sự ở Thái Lan, nhưng các lực lượng quân đội Mỹ ở các căn cứ địa có ảnh hưởng lớn đến Nam Hải như vịnh Cam Ranh của Việt Nam, vịnh Subic của Philippins đã rút khỏi từ lâu. Gần đây, tuy Mỹ có quay lại hai căn cứ địa hải quân lớn này, nhưng vẫn chưa thể được như mong muốn. Mười năm qua, ảnh hưởng của Mỹ ở Đông Nam Á suy yếu dần, trong khi ảnh hưởng của Trung Quốc ngày càng mạnh lên. Xét ở một chừng mực nhất định, nơi đây đã trở thành một vùng chân không chiến lược, tới mức Tổng thống Ôbama đã phải coi việc quay trở lại Đông Nam Á là nằm trong chương trình nghị sự của chính sách sau khi trúng cử Tổng thống. Liên minh Thu phục Lãnh thổ cho rằng, sở dĩ xuất hiện cục diện này, rất có thể là do cảnh giác trước vấn đề nhờ cậy Đài Loan, các thế lực Mỹ – Nhật… đã nhận thấy khi người Trung Quốc còn chưa giải quyết được vấn đề Đài Loan, thì sẽ không đưa một lực lượng quân sự lớn vào Nam Hải, vì thế mà chưa tăng cường lấn sâu và kiểm soát khu vực này.
Đông Nam Á có 3 thùng thuốc súng lớn, lần lượt là bán đảo Triều Tiên, Đài Loan cùng đảo Điếu Ngư ở Nam Hải Trung Hoa và quần đảo Nam Sa, Việt Nam. Cả 3 yếu địa này đều nằm xung quanh Trung Quốc, đều có liên quan đến chủ quyền và lợi ích của Trung Quốc. Ba khu vực lớn này có thể kiềm chế lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, bất cứ khu vực nào nảy sinh vấn đề cũng đều là nơi Trung Quốc cần cứu cả. Tương tự như vậy, bất cứ một biến cố nào xảy ra trong 3 khu vực lớn này cũng đều liên quan đến sự sống còn của Mỹ – Nhật. Xét từ phương diện này, cả Trung Quốc và Mỹ – Nhật đều là con tin của 3 khu vực lớn ấy. Chính từ ý nghĩa này, nếu giải quyết được vấn đề Nam Hải (chủ yếu là vấn đề Nam Sa), sẽ giúp ích cho việc giải quyết vấn đề Đài Loan, vấn đề đảo Điếu Ngư, thậm chí cả vấn đề Ryukyu ở một mức độ rất lớn.
Do Nam Hải xưa nay chính là vùng biển truyền thống của Trung Quốc, Nam Sa tuy đã bị chiếm giữ phần lớn, tuy có Mỹ đứng đằng sau hậu thuẫn, song xét về cả cục diện Nam Hải, thì Trung Quốc vẫn còn chiếm ưu thế chiến lược tương đối lớn: một là ưu thế về lịch sử và chủ quyền của Trung Quốc, ưu thế này cho đến trước thập niên 70 của thế kỉ trước, vẫn bền vững không thể phá vỡ nổi. Hai là xét về hiện trạng Nam Hải, mặc dù Trung Quốc chưa thể kiểm soát được phần lớn Nam Sa, nhưng Trung Quốc đã hoàn toàn kiểm soát được đảo Hải Nam, quần đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa), kiểm soát được gần hết quần đảo Trung Sa (không kể đảo Hoàng Nham), kiểm soát được toàn bộ khu vực phíc bắc (không kể quần đảo Đông Sa đã bị Đài Loan chiếm giữ), vùng giữa Nam Hải, cho đến vùng biển nam quần đảo Trung Sa, đồng thời thực tế đã chiếm được 7 mảnh đất hẹp (không kể đảo Thái Bình – tức đảo Ba Bình – của Đài Loan) trên Tây Sa. Ba là xét về thế nước, thế quân, Trung Quốc là một nước lớn duy nhất ở quanh Nam Hải, sức mạnh của các nước ven Nam Hải khác có gộp lại cũng không theo kịp được Trung Quốc. Bốn là Nam Hải có ưu thế về địa thế cực mạnh, kiểm soát được vùng này sẽ có sức ảnh hưởng cực lớn đến vùng khác: chỉ cần Trung Quốc kiểm soát thật chặt Nam Hải, là có thể kiểm soát luôn được cả mạch sống trên biển của các vùng Đông Á, Đông Bắc Á và Đông Nam Á! Có thể ngăn cản được Mỹ từ Bắc Ấn Độ Dương vòng lên Tây Thái Bình Dương; có thể ngăn cản được Hàn Quốc, Nhật Bản xuống Nam Hải về phía nam, qua Ấn Độ Dương về phía tây; có thể ngăn cản được Ấn Độ sang Nam Hải về phía đông, thâu tóm Thái Bình Dương; với Trung Quốc, Nam Hải là một thanh gươm sắc chĩa về Đông Nam Á!
Nếu chốt được căn cứ địa ở đây còn có thể thâu tóm được cả Đông Nam Á, chia cắt được Khối ASEAN, từ đó mà tiến sang Ấn Độ Dương về phía tây, thực sự khơi thông được con đường ra biển ở vùng phía nam; tất nhiên còn có thể chi viện cho Đài Loan, canh giữ được nội địa cho đại lục về phía bắc. Trung Quốc thu hồi lại Nam Sa, tạo thành thế chân vạc ở Nam Hải sẽ vừa giành được cái lợi về Nam Hải, lại tránh được cái hại bị phong tỏa, đầu xuôi đuôi lọt, thênh thang rộng mở, đặt được nền tảng ngàn đời cho sự phồn vinh cường thịnh của Trung Quốc.
II.  Các ý tưởng cơ bản của việc thực hiện sự đột phá
Các ý tưởng cơ bản về việc thực hiện sự đột phá chiến lược của Liên minh Thu phục Lãnh thổ là: dám đấu tranh, lấy việc thu hồi lại các đảo đá ngầm, vùng biển đã bị chiếm cùng lợi ích trên biển làm mục tiêu căn bản; tạo ra sự bảo đảm an toàn cơ bản nhất cho việc thực hiện sự đóng quân ở tiền duyên; lấy việc can thiệp tích cực, khai thác toàn diện làm động lực và điểm tựa cơ bản, làm kế sách lâu dài cho việc kinh doanh Nam Hải, nhất là kinh doanh Nam Sa; lấy việc đấu tranh cầu hòa bình, đấu tranh đòi lợi ích, kiên trì tiến dần theo tuần tự bắc trước, nam sau, dễ trước, khó sau, từng bước thít chặt, đuổi ra dần dần các thế lực đối địch làm thủ pháp, vừa gia ân vừa ra uy, vừa đánh đi vừa lôi lại, thực hành trò chơi toàn phương vị, dùng vũ lực bức quay trở về, dùng lợi ích dụ quay trở về, dùng đối sách quốc lực tổng hợp làm kế sách giành thắng lợi.
III.  Các phương pháp chủ yếu để thực hiện sự đột phá
1.  Xây dựng trường thành trên biển, đem lực lượng quân sự đóng chốt ở tiền duyên   
Quân đội là sự bảo đảm căn bản để bảo vệ chủ quyền, an ninh và mọi lợi ích ở Nam Hải của Trung Quốc. Nơi nào có sự bảo đảm về lực lượng quân sự thì mới có thể thừa hành được chủ quyền một cách hiệu quả. Cùng với sự phát triển của lực lượng hải quân của nước ta, việc di chuyển lực lượng về phía nam cũng đã trở thành một xu thế tất yếu.
Thứ nhất, biến đảo Hải Nam trở thành đảo “Guam” của nước ta. Với tư cách là đảo chiến lược của nước ta, vai trò điểm tựa chiến lược của đảo Hải Nam trên Nam Hải là không thể thay thế được. Có thể nói không ngoa rằng, nếu không có đảo Hải Nam thì toàn bộ cục diện Nam Hải sẽ tan nát. Nếu như đảo Hải Nam không nằm trong tay chúng ta, thì Trung Quốc sẽ có “hai Đài Loan”, lực lượng quân sự Trung Quốc sẽ bị giam hãm chặt trên đại lục, con đường biển từ nam lên bắc sẽ khó lòng khơi thông, đừng có nói đến chuyện tiến quân vào Nam Hải và kinh doanh Trường Sa! Từ nay, đảo Hải Nam trở thành căn cứ quân sự, căn cứ không gian, căn cứ cung ứng, căn cứ hậu phương quan trọng nhất trên Nam Hải của nước ta. Là Tư lệnh bộ chiến lược của toàn Nam Hải, Hải Nam có vị trí chiến lược cực kì quan trọng. Đảo Hải Nam từ nay sẽ là căn cứ tàu ngầm hạt nhân, căn cứ máy bay ném bom chiến lược, máy bay do thám cỡ lớn, hàng không mẫu hạm, là căn cứ kinh doanh biển trên toàn Nam Hải của nước ta, đồng thời cũng là căn cứ và là pháo đài trên biển quan trọng nhất của lực lượng tấn công chiến lược của nước ta, “lực lượng pháo binh thứ hai”.
Thứ hai,  xây dựng pháo đài đá ngầm trên biển, thực hiện việc đóng quân lâu dài ở phần đảo tiền duyên là quần đảo Tây Sa. Trước đây, Liên minh Thu phục Lãnh thổ cho rằng, nước ta đã nắm chắc sự kiểm soát toàn bộ quần đảo Tây Sa, song những tin tức gần đây cho thấy, lực lượng quân sự vẫn còn quá mỏng, lại bị thất thoát không ít, khiến chúng ta phải lo lắng. Có tin tức cho biết, “từ thập niên 80 của thế kỉ trước đến nay, ngư dân Việt Nam thường xuyên đến quần đảo Tây Sa để đánh bắt cá bằng thuốc nổ, chất độc và điện, hủy hoại môi trường hết sức nghiêm trọng…”, còn cho biết: “Mặc dù nước ta đã tăng cường sự quản lý đối với Tây Sa, nhưng đôi khi vẫn có thể nhìn thấy những chiếc sàn phơi cá do ngư dân phi pháp Việt Nam dựng lên trên rạn san hô Tây Sa. Những chiếc ngư thuyền xâm nhập đánh cá này nhiều khi còn lấy trộm, phá hủy các thiết bị quân dụng của Trung Quốc…”. Có thể thấy, quần đảo Tây Sa hiện vẫn còn một vài đảo san hô nhỏ chưa đóng quân. Điều này cho thấy, đối với Tây Sa, chúng ta chưa coi trọng đúng mực, xây dựng chưa đầy đủ và lực lượng quân sự còn chưa mạnh! Từ nay cần xây dựng Hoàng Sa thành chiếc pháo đài trên biển vững chắc, không gì lay chuyển được. Cần xây thêm mấy pháo đài đá ngầm thế hệ hai vĩnh cửu, đồng thời điều quân ra đóng trên các đảo đá ngầm cận tây, cận tiền duyên gần với Việt Nam nhất. Cũng giống như với Nam Sa vậy! Quyết không được để tái diễn tình trạng các rạn đá san hô… bị ngư dân Việt Nam xâm nhập. Thử nghĩ xem, điều kiện đóng quân ở Nam Sa khắc nghiệt biết bao, còn ở các đảo đá ngầm và vùng biển thuộc Tây Sa mà nước ta đã thu hồi hoàn toàn thì điều kiện hết sức tốt, vậy cớ sao lại không được như ý? Thực ra, với vùng biển như ở Tây Sa, chỉ cần lực lượng quân đội nước ta mạnh lên, có đủ lực lượng đi tuần tra, thì thường không cần phải dùng đến lực lượng bảo vệ ngư dân phiền hà nữa. Thực ra, chỉ cần nước ta kiểm soát triệt để, chặt chẽ quần đảo Tây Sa, thì chuyện Việt Nam hoàn toàn từ bỏ hy vọng về quần đảo này chỉ còn là vấn đề thời gian.
Cần tăng cường xây dựng đảo Vĩnh Hưng (tức Phú Lâm). Vĩnh Hưng là hòn đảo có diện tích lớn nhất trong các đảo ở Nam Hải, đồng thời cũng là thủ phủ của thành phố Tam Sa. Xét về góc độ quân sự, thì đảo Phú Lâm cần xây thêm một đường băng cho máy bay cỡ lớn. Ngoài ra còn có thể thông qua các hình thức lấp biển tạo đất liền… mà làm cho đảo này, ở những nơi có điều kiện, to dần ra, càng to càng tốt, không sợ thiếu tiền mà cũng chớ có sợ phiền phức. Để thuận tiện cho một số lượng lớn máy bay quân sự, tàu chiến của chúng ta vào đóng quân, cần xây thêm một căn cứ quân sự cỡ lớn nữa ở Nam Hải của chúng ta.
Thứ ba, cần coi trọng cao độ vị trí chiến lược của quần đảo Trung Sa, đồng thời xây dựng đảo nhân tạo cỡ lớn làm trạm trung chuyển trên quần đảo san hô vòng Trung Sa. Quần đảo Trung Sa cách đảo Vĩnh Hưng khoảng 220 km; cách cảng Du Lâm đảo Hải Nam về phía tây bắc hơn 570 km. Là trung tâm các đảo ở Nam Hải của nước ta, có thể phóng ra bốn phía, có ưu thế về sự kiểm soát chiến lược quan trọng. Nhược điểm của quần đảo Trung Sa là, trừ đảo Hoàng Nham ra, dường như toàn bộ các đảo san hô vòng Trung Sa đều chìm hết dưới mặt biển mà không có đảo nổi. Các đảo san hô vòng ở Trung Sa có chỗ nông nhất là đầu rạn san hô bãi cát ngầm cách mặt nước biển khoảng 20m, chỗ sâu nhất là 200m. Diện tích các đảo san hô vòng ở trung Sa rất lớn, những nơi phù hợp cho việc xây dựng các đảo nhân tạo không phải là ít. Vùng biển nằm giữa quần đảo Trung Sa và quần đảo Tây Sa chính là tuyến hàng hải chính của Nam Hải, vị trí chiến lược cực kì quan trọng. Nhưng từ tháng 1-6 hàng năm, quần đảo Trung Sa có bão rất lớn, nếu như gặp phải giông bão, gió mạnh, sóng sẽ tung cao tới hơn 8 m. Đây chính là điểm bất lợi cho việc xây dựng đảo nhân tạo.
Liên minh Thu phục Lãnh thổ từng viết các tờ rơi “Xây dựng đảo nhân tạo trên các đảo san hô vòng ở Trung Sa, đặt căn cứ tiến quân vào Nam Sa”, đã tiến hành nghiên cứu rất kỹ lưỡng về việc xây dựng đảo nhân tạo. Thực ra, không nhất thiết phải xây đảo nhân tạo trên toàn bộ các đảo san hô vòng ở Trung Sa, mà nên xây nhiều đảo nhân tạo ở phần lớn những nơi phù hợp, nhất là những địa điểm thực sự có thể xây được những đảo nhân tạo cỡ lớn. Tôi không tin là một dân tộc từng dựng nên Trường Thành và Đập Đô Giang thời cổ xưa, từng xây nên Kênh đào Hồng Kỳ, Đập Tam Hiệp và Đường sắt Thanh Tạng lại không thể dựng nên hòn đảo nhân tạo cỡ lỡn! Vì xét thấy sóng khá lớn, nên khi xây đảo nhân tạo cỡ lớn trên các đảo san hô vòng ở Trung Sa nhất thiết phải làm đê phòng hộ, tốt nhất là làm đê phòng hộ trên các đảo san hô vòng, còn đảo nhân tạo thì xây bên trong các đảo san hô vòng.
Liên minh Thu phục Lãnh thổ cho rằng, cần dành ra những kho hang ở dưới mặt nước biển để chuẩn bị sẵn cho tàu ngầm đi vào. Phải chọn dùng những vật liệu xây dựng chống ăn mòn, đã xây thì phải xây nên những công trình ngàn năm. Ngoài những loại vật liệu xây dựng thông thường, còn phải đổ thêm đất đá lên trên mặt, để trồng các loại cây cối hoa cỏ, thích hợp cho con người cư trú. Cần nghiên cứu có trọng điểm về các biện pháp phòng chống bão, phòng chống sóng. Cần vận chuyển một khối lượng đất đá lớn từ đại lục hoặc từ các nước khác tới. Đã xây thì phải xây nên các đảo nhân tạo cỡ lớn, các căn cứ quân sự cỡ lớn, nhằm thực hiện đóng quân số lượng lớn. Sau này còn có thể xây nên những cơ sở sản xuất hóa công nghiệp, cung ứng, ngư nghiệp… cỡ lớn. Nếu như có thể trồng được san hô trên đảo nhân tạo để làm cho hòn đảo nhân tạo ấy ngày càng to ra lại càng tốt. Ngay cả nếu không thể trồng được, thì cũng phải trồng thật nhiều tại những nơi thích hợp để san hô sinh trưởng ở những địa điểm chưa xây dựng. Thực ra, những hòn đảo nhân tạo như vậy rất quan trọng đối với chúng ta! Quả thực, chúng ta không thể chờ đợi thêm được nữa. Nếu như xây được những căn cứ nhân tạo lớn ở đây, thì sẽ hình thành nên được chuỗi đảo Đảo Hải Nam – Quần đảo Tây Sa – Đảo nhân tạo Trung Sa – Bảy đảo Nam Sa ở Nam Hải, và thực tế là hình thành nên bức trường thành trên biển của nước ta.
Không thể không nói một chút về đảo Hoàng Nham. Đảo Hoàng Nham vẫn có một giá trị chiến lược khá cao, hơn nữa diện tích lại không thể coi là nhỏ. Hoàn toàn có thể đóng quân ở đây. Với đảo Hoàng Nham, trước mắt cấp bách nhất chính là ngăn cản không để cho Philippines đóng quân ở đây. Nếu như chúng ta chớp lấy mà đóng quân ở trước mặt Philippines là tốt nhất. Cho dù không được đi nữa thì cả hai bên cùng gác lại cũng tốt. Philippines chiếm giữ đảo Hoàng Nham theo hình thức lập pháp, đã mở ra một tiền lệ xấu, khiến cho việc tranh chấp Nam Sa có xu thế loang rộng ra cả Trung Sa. Chúng ta buộc phải có những động tác lớn ở Trung Sa, buộc phải xây dựng đảo nhân tạo. Dù chúng ta có đánh một cú mạo hiểm đi nữa thì thu hồi được Hoàng Nham cũng là đáng giá. Chúng ta có thể tạm thời không động gì đến các đảo đá ngầm ở Nam Sa đang bị Philippines chiếm, nhưng với đảo Hoàng Nham thì không được quá dễ dãi.
Thứ tư, xây dựng các bến bãi và đảo nhân tạo cỡ lớn trên 7 đảo đá ngầm (không kể đảo Ba Bình) ở Trường Sa và trên những bãi cát ngầm do ta kiểm soát. Ở những khu vực do ta kiểm soát, nếu có điều kiện thích hợp, cũng có thể xây dựng các bến bãi cung ứng và đảo nhân tạo, nhằm đặt nền móng tiền duyên cho việc khai thác Nam Sa, xây dựng Nam Sa tiếp theo.
Thứ năm, xây dựng các đảo nhân tạo hoặc các giàn khoan dầu mỏ trên mấy bãi cát ngầm ở Bãi ngầm James Shoal về phía cực nam lãnh thổ nước ta. Điều kiện trữ khí ở bồn địa Bãi ngầm James Shoal khá tốt, lại là vùng lãnh thổ ở cực nam nước ta. Chúng ta cần chớp lấy thời cơ đang chưa có tranh chấp để nhanh chóng xây dựng các đảo nhân tạo hoặc các giàn khoan dầu mỏ, coi đó là một cứ điểm để mưu tính Nam Sa.
2.  Ra sức tăng cường xây dựng lực lượng quân sự, để lực lượng quân sự của nước ta trở thành vô địch trên Nam Hải
Thứ nhất, Trung Quốc cần tăng cường xây dựng năng lực về không gian. Cần biết rằng, lĩnh vực không gian là lĩnh vực chủ yếu trong trò chơi tương lai giữa hai nước, hai quân đội Trung – Mỹ, đồng thời cũng là cuộc chạy đua mang tính quyết định. Xét về tương lai, quân sự không gian hóa là điều không tránh khỏi. Thiết lập được đường biên giới trên cao cao vô tận mới là cao điểm hệ chiến lược tranh giành ưu thế quân sự trong tương lai. Từ chuyện Chị Hằng ới một tiếng là va luôn phải Mặt Trăng, có thể nhìn thấy một cách rõ ràng rằng: sức mạnh của các căn cứ trên không thì to lớn đến nhường nào! Liên minh Thu phục Lãnh thổ không cấm đoán việc nghĩ tới chuyện Chị Hằng ra lệnh một cái là một quả bom hạt nhân, nếu như lại rơi xuống nước Mỹ từ trên không, thì đủ biết là sẽ gây thoái chí ra sao!  Dựa vào sức mạnh của một tiếng sét, phóng xuống mặt đất theo thế đè bẹp cả đỉnh Thái Sơn, quả là một sự hủy diệt tột đỉnh! Trung Quốc cần nhanh chóng vượt qua Mỹ trong lĩnh vực không gian, ít nhất cũng để tạo ra khoảng cách thế hệ. Trung Quốc nhất định phải nuôi tham vọng và có khả năng hơn thua với Mỹ, không được tạo ra thế cân bằng với Mỹ trong lĩnh vực không gian. Đây là sự bảo đảm căn bản cho nước ta giải quyết vấn đề Nam Sa sau này.
Thứ hai, Trung Quốc cần mở rộng xây dựng các lực lượng chiến lược. Trung Quốc cần xây dựng và tăng cường lực lượng tấn công hạt nhân chiến lược ba trong một, nhằm bảo đảm việc thực hiện triệt phá lẫn nhau ở phương diện đe dọa hạt nhân, tạo nên thế cân bằng uy hiếp. Trung Quốc cần tăng cường việc tạo nên khoảng cách thế hệ với Mỹ ở các lĩnh vực công nghệ cao, tối tân như công nghệ nanô, công nghệ năng lượng dẫn hướng, công nghệ người máy, công nghệ hạt nhân…, để sức mạnh quốc gia và trình độ khoa học kỹ thuật giữa hai nước Trung – Mỹ dần tiếp cận với nhau, để Trung Quốc ở vào thế vô địch về mặt quân sự.
Thứ ba, cần mở rộng việc đầu tư cho các lực lượng thông thường. Việc xây dựng các lực lượng hải quân như tàu chiến, tàu ngầm, máy bay… khi cần thiết phải được phát triển nhanh chóng, không được để lỡ hẹn. Phải nhanh chóng hoàn thành hàng không mẫu hạm để đưa vào Nam Hải, phải làm cho lực lượng hải quân và không quân của nước ta nhanh chóng chiếm ưu thế tuyệt đối, tạo nên thực lực và sức uy hiếp lớn mạnh ở Nam Hải, theo tuần tự từ bắc xuống nam, dễ trước khó sau, tiệm tiến, dùng các đảo nhân tạo ở Trung Sa làm điểm trung chuyển để từng bước tiến sâu vào Nam Hải, rồi thẳng tiến, chốt chặt lấy Nam Sa, thu hẹp không gian của các nước như Philippines… ở mức tối đa, mở rộng không gian chiến lược của nước ta tới mức tối đa, thu hồi lại chủ quyền Nam Hải của ta ở mức tối đa.
3.  Thực hiện việc hợp nhất  lực lượng đa chủng, thực hành mô hình giám sát Nam Hải bao quát toàn diện
Thứ nhất, nhanh chóng hợp nhất các lực lượng quân sự chuẩn, thành lập đội quân cảnh vệ bờ biển ở Nam Hải. Việc quản lý hành chính đối với vùng biển nước ta hiện đang ở tình trạng “loạn cào cào” (nguyên văn: “cửu long náo hải” – ND), mạnh ai nấy làm, lực lượng bị phân tán. Chúng ta cần học theo cách làm của đội quân cảnh vệ bờ biển Mỹ, nhanh chóng hợp nhất các ngành quản lý hành chính biển có liên quan như ngành ngư chính Bộ Nông nghiệp, ngành giám sát hải quan…, hình thành nên lực lượng quân sự chuẩn để bảo vệ quyền lợi biển của Trung Quốc, thành lập đội quân cảnh vệ bờ biển của Trung Quốc, thực hành sự chỉ đạo thống nhất, điều hành thống nhất, trang bị thống nhất, để hình thành nên một đội ngũ chấp pháp trên biển, nhạy bén thông tin, phản ứng nhanh, mang tính chuyên nghiệp cao.
Thứ hai, cần nhanh chóng thành lập thành phố Tam Sa, thiết lập qui hoạch hành chính hoàn chỉnh ở Nam Hải. Đây là một trong những biện pháp sắc bén nhất trong việc tuyên bố chủ quyền của nước ta, không cần phải đắn đo ngại ngùng gì trước sự phản đối của các nước khác.
Thứ ba, cần thành lập bộ tài nguyên chiến lược, thực hành sự quản lý giám sát tài nguyên chiến lược, từ đó mà hình thành nên sự đối đầu với Mỹ – Nhật. Nhanh chóng thu hồi quốc hữu hóa toàn bộ, thực hành sự quản lý giám sát nhà nước, nhất luận cấm chỉ xuất khẩu tư nhân đối với tài nguyên chiến lược như đất hiếm, kim loại màu… Với các  loại đất hiếm đang được kinh doanh tập thể hoặc cá thể hiện nay, phần lớn lượng kim loại hiếm và kim loại màu chỉ riêng nước ta có hoặc đã được chiếm cứ, phải thu hồi quốc hữu hóa toàn bộ theo hình thức nhà nước mua lại, đồng thời thu hồi quyền kinh doanh tài nguyên chiến lược cá thể hoặc tập thể về lại trung ương. Không bao giờ được để xuất hiện bi kịch “đất hiếm được bán theo giá đất thường”!
Hãy xem nước Nga đã không ngần ngại khi chơi “con bài dầu mỏ”, đã nhiều lần “cắt dầu” của Ucraina, oai phong tràn đầy! Rốt cuộc chúng ta đã thua kém ở chỗ nào? Tài nguyên chiến lược cần phải trở thành quân át chủ bài trong tay Trung Quốc! Không được để không xuất khẩu một tí nào, tất cả đều phải đưa về bảo vệ lợi ích căn bản cho đất nước, thép tốt phải dùng trên lưỡi dao lưỡi kiếm. Chúng ta phải dùng tài nguyên chiến lược để đánh đổi với Mỹ – Nhật, lấy sự nhượng bộ các vấn đề Nam Sa, Đài Loan… hoặc lấy công nghệ cao tối tân.
Thứ tư, Trung Quốc phải kết hợp với thực tế mà xây dựng mô hình giám sát bảo vệ quyền lợi bao quát toàn diện. Kết hợp một cách hữu cơ các lực lượng quân sự, lực lượng quân sự chuẩn và lực lượng phi quân sự (như ngư thuyền…), tạo ra được mô hình giám sát không gian lập thể: trên vũ trụ có vệ tinh, trên trời có máy bay, trên biển có tàu thuyền, dưới biển có tàu ngầm, đồng thời hợp nhất các loại lực lượng giám sát bằng tin học hóa, đánh đuổi các thế lực xâm lược Nam Hải một cách thực sự.
4.  Lấy việc khai thác xây dựng Nam Hải, nhất là Nam Sa, làm động lực cơ bản và kế sách lâu dài
Thứ nhất, khai thác xây dựng Nam Sa phải lấy các căn cứ, giàn khoan dầu mỏ… cỡ lớn làm điểm tựa. Trong quá trình này, các đảo nhân tạo ở Trung Sa, các đảo nhân tạo trên 7 rạn san hô ở Nam Sa và các giàn khoan dầu mỏ sẽ trở thành điểm dừng chân và trạm trung chuyển quan trọng của nước ta. Vì thế, dù cho việc xây dựng đảo nhân tạo ở Trung Sa và Nam Sa có khó đến đâu đi nữa cũng phải kiên trì hoàn thành cho bằng được, nếu không, chúng ta chẳng có nổi tấc đất cắm dùi.
Thứ hai, có thể nghiên cứu xem xét mô hình binh đoàn xây dựng sản xuất để xây dựng các binh đoàn xây dựng sản xuất ở Nam Hải hoặc Nam Sa. Ngài Adaofu2   (tên chủ trang blog  adaofu2.blog.china.comND) đã đề xuất ý tưởng thành lập các đơn vị bộ đội sản xuất, bộ đội du lịch ở Nam Sa, Liên minh Thu phục Lãnh thổ cho rằng quả không tồi, có thể xem xét được. Ý tưởng thành lập các binh đoàn xây dựng sản xuất ở Nam Hải do Liên minh Thu phục Lãnh thổ đề xuất cũng chịu ảnh hưởng từ mô hình binh đoàn xây dựng sản xuất ở Tân Cương, phỏng theo kinh nghiệm “quân khẩn đồn điền” trong lịch sử. Thành lập một nhánh bộ đội như vậy, dùng lực lượng vũ trang để yểm trợ Nam Hải, nhất là khai thác xây dựng Nam Sa, là hết sức cần thiết. Đây không hề giống với việc cho phép bộ đội kinh doanh mở xưởng. Có được một nhánh bộ đội như vậy thì chúng ta có thể đẩy nhanh  được tiến độ khai thác Nam Sa, đồng thời nuôi quân được ngay tại chỗ, thật giống với diệu kế “dĩ nông dưỡng binh” trong lịch sử, tránh được cái dở bảo vệ Nam Sa đơn thuần, đường biển xa xôi, chi phí cực lớn, thử hỏi sao mà không làm?
Thứ ba, khích lệ các lực lượng kinh tế khai thác Nam Sa, lấn chiếm không gian của các thế lực xâm lược. Trong hai kỳ họp năm nay, có người đề xuất việc xây dựng đặc khu kinh tế Nam Hải hoặc Nam Sa, Liên minh Thu phục Lãnh thổ cho là rất tốt. Trung Quốc có thể phỏng theo mô hình đặc khu kinh tế nội địa, định ra các chính sách ưu đãi, cho phép các lực lượng kinh tế của Trung Quốc được tham gia vào việc khai thác Nam Sa với mức độ lớn nhất, bằng việc khai thác Nam Sa, bảo vệ Nam Sa, xây dựng Nam Sa mà thay đổi được về cơ bản tư duy coi trọng đất liền xem nhẹ biển theo truyền thống Trung Quốc, tăng cường sự có mặt của nước ta ở Nam Sa trên thực tế.
Liên minh Thu phục Lãnh thổ cho rằng dạng khai thác này phải được tiến hành trong các vùng lãnh thổ đã bị Việt Nam chiếm, Philippines chiếm, Malaysia chiếm, không được tiến hành trong các khu vực do nước ta kiểm soát, nếu không, sẽ không phải là “đồng khai thác” nữa. Trung Quốc sẽ đưa phần đông lực lượng vào các vùng biển đã bị chiếm, sẽ tiến hành đồng khai thác với các nước Philippines, Việt Nam, Malaysia… Dĩ nhiên là họ nhất định sẽ không chấp thuận. Vậy thì Trung Quốc sẽ chẳng còn khách khí gì nữa. Bởi vì với cái chuyện mình có thể độc chiếm, thì chẳng có ai vui vẻ chung hưởng với người khác. Đồng khai thác Nam Sa cũng là cái lý như vậy. Trung Quốc phải dùng các lực lượng quân sự, lực lượng quân sự chuẩn và lực lượng phi quân sự để buộc những nước này chấp thuận.
Tục ngữ có câu: “Binh lai tướng đáng, thủy lai thổ yểm” (Tạm dịch: Lính đến tướng chặn, nước đến đất chắn  - ND). Vốn dĩ có chuyện gì là ghê gớm đâu. Nước ngoài các người phái tàu quân sự đến ngăn cản lực lượng giám sát của nước tôi đi tuần tra Nam Sa, vậy thì lực lượng quân sự của nước tôi cũng cần phải áp chế. Lấy việc tàu ngư chính đi tuần tra làm ví dụ, chúng ta có thể để các thành viên đặc chiến làm chủ lực cho các nhân viên ngư chính tiến hành tuần tra, về đối ngoại còn gọi là nhân viên ngư chính. Đồng thời còn trang bị cả các loại vũ khí như súng máy hạng nặng, bệ phóng tên lửa tì vai… cho các tàu tuần tra, đảm bảo cho súng có bị xịt thì cũng quyết không ở vào thế bất lợi. Dĩ nhiên, tàu quân sự Trung Quốc cũng có thể lùng sục săn tìm rất xa, tàu ngầm Trung Quốc cũng có thể hộ tống cả dưới biển, đảm bảo cho có đánh thì chúng ta cũng không ở vào thế bất lợi. Biện pháp tốt nhất là áp sát tuần tra, chấp pháp, không sợ cọ xát, không sợ đấu tranh, cũng không sợ chiến tranh. Tôi không tin là các nước Philippines, Việt Nam, Malaysia… lại dám đánh chìm các tàu tuần tra và tàu chiến cỡ lớn của Trung Quốc.
Liên minh Thu phục Lãnh thổ cho rằng, quân đội không được tỏ ra quá văn minh, nhất là càng không được tỏ ra quá văn minh với kẻ địch bên ngoài, quá văn minh là ủy mị, là làm mặt làm mũi, là phạm tội! Người quân nhân cần có cái tâm của hổ sói và cái chí khí sát phạt, có sức dẻo dai và cốt cách dữ dằn, liều lĩnh, không sợ chết, không chịu khuất phục. Chớ có quá lịch sự kiểu như chàng thư sinh mặt búng ra sữa. Khí phách, chí khí anh hùng hào kiệt, ý chí bá quyền và ý chí mạnh mẽ sẵn sàng chiến đấu, quyết đánh đến cùng trong lịch sử đâu cả rồi? Một nước lớn với 1,3 tỉ dân rốt cuộc sẽ còn ẩn nhẫn chịu đựng cho đến bao giờ? Ý chí người dân hiện giờ hết sức mạnh mẽ, đồng bào Đài Loan cũng đang dõi theo chúng ta. Các thế lực xâm lược khác cũng đang dõi theo chúng ta. Vì sao người Nhật lại coi khinh chúng ta? Bởi vì chúng ta đã làm cho mọi người quá thất vọng kể từ thời cận đại. Người Nhật từng nể sợ, thậm chí có những người còn tỏ ra sùng bái người Trung Quốc dưới triều Hán! Người Nhật không hề dám coi thường tổ tiên người Trung Quốc. Từ thời cận đại, người Trung Quốc quả thực đã bị lợi dụng quá nhiều, đã xuất hiện những sai lầm chiến lược tương đối lớn, cả về vấn đề Ryukyu lẫn vấn đề Nam Sa, khiến cho kẻ thù hả dạ, người thân đau lòng, để người khác coi thường.
Người Trung Quốc cần phải dũng cảm đấu tranh, không sợ hy sinh, không ngại những lời đơm đặt. Trung Quốc tốt nhất nên dùng sức mạnh quân sự chuẩn để tiến vào Nam Sa, bảo vệ chủ quyền ở những vùng địch chiếm, các lực lượng quân sự của Trung Quốc đã dần tiến sát, các ngư thuyền và các nhà khai thác đi theo sau. Không sợ đối đầu, không sợ cọ xát, không sợ xung đột vũ trang quy mô nhỏ. Điều này sẽ gây áp lực rất lớn lên các nước thù địch. Cho dù Trung Quốc không muốn khai chiến, mà chỉ muốn nghi binh thì cũng phải làm như thật. Mục đích chỉ là một, chúng ta muốn khai thác tài nguyên ở Nam Sa. Chúng ta muốn thò trước một chân vào đó, rồi mới đồng khai thác. Sau khi đã vững chân rồi mới yêu cầu lực lượng quân sự các nước Philippines, Việt Nam, Malaysia… phải rút khỏi Nam Sa có kỳ hạn. Hàng năm chúng ta cũng có thể soạn thảo đề án ở Liên hiệp quốc, dĩ nhiên chưa chắc đã đạt được mục đích, song nếu tạo được ảnh hưởng thì vẫn cứ làm.Trung Quốc phải thẳng thừng tuyên bố Nam Sa là lãnh thổ vốn có của ta. Không được nhìn thấy Nam Sa nằm gần lãnh thổ của các nước nhỏ mà đã thấy đuối lý, nhụt chí, cho rằng lãnh thổ của nước ta chỉ đóng khung ở một đại lục nào đó.
Cần phải biết rằng, từ thời Đường – Hán cho đến thời Minh –  Thanh, nhiều đảo ở Nam Hải đã trở thành lãnh thổ của Trung Quốc. Khi ấy Việt Nam, Philippines là gì? Vẫn còn là nước lệ thuộc vào Trung Quốc, vào đời Thanh, Tô Lộc Vương muốn gộp vào mà chúng ta chưa đồng ý, bây giờ cứ xem Tô Lộc Hải (tiếng Anh: Sulu Sea – ND) nằm ở đâu thì biết được là nước nào. Sau này lại trở thành thuộc địa của nước khác. Xét về mặt lịch sử, trước các thập niên 60, 70, 80 của thế kỉ trước, xung quanh Nam Hải của Trung Quốc có được mấy nước không phải là thuộc địa? Chủ quyền của họ từ đâu đến? Nam Sa là một mảnh đất vốn có của nước ta, cũng giống như một mái nhà xưa vậy. Không được đợi đến cái ngày mà chỉ có vài tên oắt con đến chiếm một cái thì đất ấy trở thành của bọn hắn! Dưới gầm trời này đâu có chuyện phi lý như vậy.
Bản đồ của người trung Quốc cũng thực sự đã được sửa đổi, chớ có coi khu vực Nam Hải là một tấm bản đồ nhỏ mà đem giấu giấu giếm giếm, như kiểu thiếu tự tin, lại như kiểu muốn in thêm Nam Hải vào là phải tốn thêm một tờ giấy, nên người Trung Quốc không mua nổi bản đồ đâu. Hình dạng bản đồ Trung Quốc có hình chữ “Y”, chứ không phải là hình con gà trống, không được quên là chúng ta còn có “đường chín đoạn” ở Nam Hải, nếu có muốn in thì phải in bản đồ toàn Trung Quốc theo cùng tỉ lệ! Người Trung Quốc cần nói rõ ràng chính xác cho các nước Việt Nam, Philippines, Malaysia… biết rằng, chuyện nhượng cho các người một chút lợi ích là không sai, còn muốn chiếm lãnh thổ của Trung Quốc thì chẳng có phương cách nào đâu! Xuất đầu lộ diện làm lẫn lộn trắng đen thì phải quay về. Những tiểu quốc của các người đã khai thác nhiều tài nguyên của chúng ta đây đến thế, các người dự định nay mai sẽ lấy gì để bồi hoàn đây?
Như Việt Nam bản thân là nước nghèo về dầu hỏa, hiện đang khai thác trộm dầu mỏ ở Nam Hải, thế là trở thành nước xuất khẩu dầu mỏ! Nếu như người Trung Quốc không tính tổng nợ với các người, thì phụ nữ của cả nước các người có đi làm hoa hậu hết cũng không trả nổi! Trung Quốc phải thu hẹp không gian chiếm nước của kẻ địch ở một biên độ lớn bằng các lực lượng quân sự, lực lượng quân sự chuẩn và lực lượng phi quân sự, trước tiên thực hiện đồng khai thác, rồi khi có điều kiện thích hợp sẽ sử dụng các phương thức như dùng vũ lực cưỡng bức quay trở về, dùng lợi ích để dụ quay trở về…, cuối cùng là thu hồi lại Nam Sa một cách khá hòa bình.
Thứ tư, Trung Quốc phải đầu tư một nguồn vốn lớn để nghiên cứu công nghệ làm ngọt hóa nước biển, tranh thủ thực hiện bước đột phá lớn. Mục tiêu là để dùng tài nguyên dầu mỏ làm động lực, làm ngọt hóa nước biển, thực hiện việc cung cấp nước ngọt cho nhiều đảo ở Nam Sa. Trung Quốc có thể đồng khai thác Nam Sa cùng với chính phủ khu vực Đài Loan và đồng bào Đài Loan, từ đó mà bảo vệ lợi ích dân tộc ở chừng mực lớn nhất, làm hài hòa được tình cảm dân tộc. Hai bờ có thể tiến hành xem xét khả năng đồng tận dụng quần đảo Ba Bình.
5.  Phân biệt đối xử, phân hóa làm tan rã Khối ASEAN   
Bán đảo Đông Dương mang một ý nghĩa chiến lược vô cùng quan trọng đối với Trung Quốc (xem thêm các biện giải của Liên minh Thu phục Lãnh thổ: “Chiến lược ‘song bán đảo’ của Trung Quốc”, “Chiến lược biển ‘một đảo hai neo’ của Trung Quốc”), có mối liên quan đồng cam cộng khổ, sinh tử với sự trỗi dậy cường thịnh của Trung Quốc! Là hướng đột phá chiến lược của Trung Quốc. Theo phương châm “Mục tiêu hữu hạn, đột phá trọng điểm”, trong giai đoạn này Trung Quốc cần ưu tiên phát triển trước mối quan hệ với Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia, thực hành chính sách ưu đãi không giống nhau đối với các nước Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia… Đối với 4 nước như Miến Điện…, lấy lôi kéo là chính, đối với các nước Việt Nam, Philippines, Malaysia… xâm chiếm lãnh thổ Nam Sa của chúng ta, lấy đánh là chính, ân oán ngang nhau. Chú trọng tăng cường mối quan hệ với Miến Điện, khơi con đường ra biển chiến lược về phía tây nam Trung Quốc thông thẳng sang Ấn Độ Dương! Bằng các phương thức đường sắt, ống dẫn dầu khí… mà kết chặt Trung Quốc với Miến Điện lại một mối, hình thành nên cộng đồng lợi ích. Cần chú trọng tăng cường mối quan hệ với Thái Lan, chọc thủng eo đất Kra sẽ có thể trực tiếp phế bỏ được eo biển Malacca! Khiến cho Trung Quốc có thể qua Nam Hải mà đến thẳng được Ấn Độ Dương, biên duyên hóa (tiếng Anh: Marginalized – ND) triệt để Singapore, gõ cửa Indonesia, Malaysia thật mạnh!
Trung Quốc sẽ thiết lập nên hành lang đất liền Nam Hải –  Vân Nam – Lào – Campuchia trên thực tế của nước mình, để tiện cho việc tăng cường hỗ trợ cho Nam Sa từ trên đất liền, hình thành nên thế kẹp biển – đất liền đối với Việt Nam. Đồng thời cũng tiện cho việc vận chuyển tài nguyên dầu mỏ khai thác được ở Nam Sa từ con đường đất liền đến khu vực Vân Nam. trên thực tế Nam Hải đã phân chia Đông Nam Á thành các nước bán đảo và các nước quần đảo. Nam Hải đã liền thành một thể với Đông Nam Á. Khối ASEAN muốn bài xích mưu đồ của Trung Quốc là có chủ định đã phải thất bại. Trung Quốc đặt chân lên Nam Hải, tất nhiên sẽ có thể thả sức tách nhập, phân hóa khối ASEAN.
Quốc Trung dịch từ Nhân Dân võng.
Bản tiếng Việt © BS Quốc Trung 2011

1888. XUNG ĐỘT TRÊN BIỂN ĐÔNG BUỘC MỸ PHẢI TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH TRỞ LẠI CHÂU Á-THÁI BÌNH DƯƠNG

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Bảy, ngày 6/7/2013
TTXVN (Niu Yoóc 2/7)
“Tạp chí Á-Âu” ngày 20/6 cho biết như ông Robert Kaplan, chuyên gia về các vấn đề chiến lược của Mỹ nhận định: “Cũng như nước Đức đã tạo nên trận tuyến của cuộc Chiến tranh Lạnh, các khu vực lãnh hải trên Biển Đông có thể trở thành các trận tuyến quân sự trong những thập kỷ tới. Tính đa cực của thế giới vốn là một trong những đặc điểm của nền ngoại giao và kinh tế, nhưng Biển Đông sẽ thể hiện tính đa cực của quân sự”.

Mỹ có khả năng muốn trì hoãn triển khai chiến lược trở lại châu Á- Thái Bình Dương đến năm 2014 – thời điểm quân đội Mỹ bắt đầu thực hiện các kế hoạch rút khỏi Ápganixtan. Nhưng Trung Quốc đã buộc Chính quyền Barack Obama phải nhanh chóng trở lại châu Á bằng cách gây nên các cuộc xung đột trên Biển Đông từ năm 2008 đến nay, trước hết gây hấn với Việt Nam và sau đó cưỡng ép Philippin. Giải quyết các vấn đề xung đột trên Biển Đông do Trung Quốc tạo nên là một thách thức chiến lược với nhiều mục tiêu buộc Chính phủ Mỹ không thể làm ngơ. Trung Quốc nhận thấy đây là bước đi đầu tiên để tiến tới vị thế ngang bằng chiến lược với Mỹ trong khu vực và trên trường quốc tế. Đáng chú ý, mục tiêu “bất chấp thiên hạ” của Bắc Kinh dường như làm cho Oasinhtơn nhận ra rằng sự phát triển lực lượng hải quân của Trung Quốc trong thập kỷ qua đã đạt tới mức tạo ra thách thức lớn ở Tây Thái Bình Dương – nơi Trung Quốc có thể đe dọa vai trò thống trị trên biển của hải quân Mỹ và chắc chắn sớm muộn lực lượng hải quân Trung Quốc sẽ tăng cường sức mạnh để tiến vào Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương rộng lớn hơn. Tin tưởng vào một đánh giá hết sức sai lầm cho rằng do các chính sách “e ngại rủi ro” với Trung Quốc, Chính phủ Mỹ sẽ không cương quyết trong việc đối đầu với những hành động quyết đoán của Trung Quốc chống Việt Nam và Philíppin trên Biển Đông, từ đó Bắc Kinh cảm thấy được khích lệ trong việc thúc đẩy chính sách bên miệng hố chiến tranh chống các nước tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Bắc Kinh hy vọng bằng cách sử dụng lực lượng cưỡng chế và vũ lực có thể buộc Việt Nam và Philíppin chấp nhận tuyên bố chủ quvển của Trung Quốc đối với toàn bộ Biển Đông như đã công khai tuyên bố trong bản đồ “đường 9 đoạn” trái phép của Bắc Kinh. Những hành động đó của Bắc Kinh cũng nhằm mục tiêu chiến lược làm lu mờ hình ảnh của một siêu cường Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, do Mỹ không còn là một nước bảo trợ tin cậy và đối tác an ninh như đã cam kết với các đồng minh truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Philíppin và các đối tác chiến lược mới như Việt Nam. Sau khi Bắc Kinh tuyên bố rộng rãi chiến lược quan trọng mới liên quan đến Biển Đông, Mỹ không thể không nhận ra rằng việc xây dựng quân đội hùng mạnh của Trung Quốc đang được thúc đẩy chứ không hề giảm bớt trong gần hai thập kỷ qua và một khoảng trống chiến lược đã xuất hiện, đặc biệt ở Đông Nam Á, do Mỹ không chú trọng chiến lược châu Á-Thái Bình Dương và lực lượng quân sự của Mỹ bị kéo căng do những hành động can thiệp quân sự tại Irắc, Ápganixtan và nhiều khu vực khác trên thế giới. Trong khi đó, Trung Quốc luôn tin tưởng tầm nhìn và quan điểm chiến lược trong các đánh giá môi trường an ninh quốc tế và khu vực trước khi họ bắt đầu những hành động chiến lược đáng lo ngại để đạt được các mục tiêu của chiến lược quan trọng mới. Vì lý do nào đó, Trung Quốc dường như hoàn toàn đánh giá sai quyết tâm, các ưu tiên chiến lược và cam kết của Mỹ đối với an ninh của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt là từ năm 2008 trở lại đây. Qua xem xét các đánh giá và toan tính chiến lược cua Mỹ trong giai đoạn này, Trung Quốc dường như khẳng định sức mạnh quân sự của Mỹ đang ngày càng giảm sút, khó khăn tài chính của Mỹ ngày càng tăng sau cuộc suy thoái toàn cầu và Mỹ đã và đang sa lầy quân sự ở Ápganixtan. Bắc Kinh nhận thấy các nhân tố đó kết hợp với chương trình hiện đại hóa và phát triển lực lượng hải quân của Trung Quốc đã đạt tới mức có khả năng kiểm soát sự thống trị trên biển của Mỹ, từ đó Trung Quốc bắt đầu tiến ra Biển Đông bằng chính sách bên miệng hố chiến tranh quyết đoán và thậm chí sử dụng lực lượng vũ trang chống Việt Nam và Philíppin. Là “những nước tuyến đầu” ở Biển Đông, Việt Nam và Philíppin, kiên quyết phản đối các tuyên bố đơn phương và bất hợp pháp của Trung Quốc đối với toàn bộ Biển Đông thông qua bản đồ đường 9 đoạn” hiện nay. Cả Philíppin và Việt Nam đều không có sức mạnh hải quân và quân sự để ngăn chặn chính sách bên miệng hố chiến tranh hiếu chiến của Trung Quốc ở Biển Đông. Do đó, hiện là thời điểm buộc Mỹ quyết định triển khai chính sách trở lại châu Á-Thái Bình Dương. Rõ ràng, những hành động quá liều lĩnh của Trung Quốc là do Bắc Kinh đánh giá sai các phản ứng của Mỹ và cho rằng Mỹ có nhiều khó khăn nghiêm trọng khiến không thể tăng cường quân sự ở châu Á-Thái Bình Dương.
Không chờ đến thời hạn rút khỏi Ápganixtan vào năm 2014, Oasinhtơn đã chính thức công bố Học thuyết Chiến lược trở lại châu Á- Thái Bình Dương của Obama. Sau đó học thuyết này được sửa đổi thành tái triển khai lực lượng và triển khai cân bằng của Mỹ. Đây chỉ là cách diễn đạt mới của Chính quyền Obama nhằm che đậy bản chất của “Học thuyết Ngăn chặn Trung Quốc” đã và đang được Mỹ triển khai trong khu vực. Chiến lược trở lại châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ đã trở thành hiện thực trong năm 2013. Tuy nhiên, Mỹ phải giải quyết một loạt vấn đề kéo theo trong tương lai. Để tái cân bằng cơ cấu an ninh ở Tây Thái Bình Dương, trong đó có khu vực Biển Đông đang có nhiều nguy cơ xảy ra xung đột, liệu Mỹ có kế hoạch nào để xây dựng lại mạng lưới các mối quan hệ an ninh như kiểu quan hệ an ninh với Nhật Bản và Hàn Quốc ở châu Á-Thái Bình Dương rộng lớn hơn? Trong hai nước tiền phương của Đông Nam Á là Việt Nam và Philíppin đang bị kẹt trong cuộc xung đột với Trung Quốc, Mỹ đã cam kết bao vệ an ninh của Philíppin theo Hiệp ước phòng thủ chung năm 1951. Nhưng liệu Mỹ có sẵn sàng cam kết hỗ trợ an ninh của Việt Nam chống lại hành động xâm lược của Trung Quốc ở Biển Đông cho dù hai bên không có Hiệp ước phòng thủ chung chính thức? Hoặc liệu Chính phủ Mỹ có nỗ lực hướng tới một cơ cấu an ninh khu vực Đông Nam Á toàn diện nhằm bảo vệkhu vực quan trọng này khỏi các mối đe dọa, hiện hữu và tiềm tàng của quân đội Trung Quốc? Hiện nay các nước Đông Nam Á đang tỏ ra lo ngại về sức mạnh và tuổi thọ của chiến lựợc trở lại châu Á của Mỹ. Nỗi lo ngại đó xuất phát từ hai nguyên nhân: thứ nhất, “chiến lược hai mặt đối với Trung Quốc” truyền thống của Mỹ; thứ hai, chi tiêu quốc phòng của Mỹ đang giảm mạnh, từ đó cam kết an ninh của Mỹ với Biển Đông có thể chỉ diễn ra trong giai đoạn tạm thời. Vậy làm thế nào Oasinhtơn có thể khẳng định với các nước Đông Nam Á rằng Mỹ sẽ quyết tâm ngăn chặn Trung Quốc trong phạm vi biên giới quốc gia của họ và không để Bắc Kinh phát triển chủ nghĩa phiêu lưu quân sự ở Biển Đông và khu vực Đông Nam Á nói chung? Mỹ phải nhớ rằng Trung Quốc đã thể hiện sức mạnh ở Đông Nam Á như thế nào trong thập kỷ qua khi Mỹ không chú trọng đến vị thế của khu vực này. Trước đây Mỹ có thể lãng quên khu vực Đông Nam Á vì trong giai đoạn đó Trung Quốc mới bắt đầu và đang hoàn thiện việc xây dựng quân đội và hải quân. Nhưng năm 2013, việc xây dựng quân đội và hải quân của Trung Quốc đã đạt tới mức báo động và Trung Quốc buộc Mỹ phải quan tâm, ít nhất ở khu vực Tây Thái Bình Dương – nơi có xung đột Biển Đông, Trung Quốc không còn là một mục tiêu hoặc quốc gia yếu kém quân sự để Mỹ có thể dễ dàng đe dọa bằng sức mạnh chính trị và quân sự. Mỹ có thể không còn kiên trì theo đuổi “Chiến lược hai mặt đối với Trung Quốc” truyền thống và “Chiến lược e ngại rủi ro” với Trung Quốc, nhưng hành động như vậy có thể chấm dứt hình ảnh của Mỹ là một đối tác chiến lược tin cậy ở các thủ đô của châu Á và trực tiếp đe dọa các lợi ích chiến lược của Mỹ ở châu A. Rõ ràng, chính sách bên miệng hố chiến tranh bằng sức mạnh quân sự và chủ nghĩa phiêu lưu quân sự của Trung Quốc đang gây nên các cuộc xung đột trên Biển Đông, do đó Chính phủ Mỹ đã phản ứng bằng chiến lược trở lại châu Á- Thái Bình Dương. Năm 2013 và những năm tiếp theo đòi hỏi Mỹ phải nhanh chóng làm thất bại chủ nghĩa phiêu lưu quân sự của Trung Quốc bằng cách làm tan vỡ tham vọng và vô hiệu hóa chính sách Biển Đông của Bắc Kinh để thực hiện điều đó, Mỹ cần tận dụng lợi thế của tình trạng phân cực chiến lược ở châu Á mà các cuộc xung đột Biển Đông do Trung Quốc gây nên đã và đang tạo ra theo hướng có lợi cho Mỹ./.

Chưa lên ngôi vua, đã thay mặt triều đình bán nước (Huỳnh Tâm)

“…Việt Nam đã quyết định tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình Quốc tế, đã đề nghị Trung Quốc đến Việt Nam để tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình và giúp đỡ (phải hiểu là: Tiêu diệt dân Việt Nam nào dám chống đối Trung Quốc)…”.
 
Phóng viên Hải Âu của báo Quân Đội Nhân Dân (人民网军) chuyển tin: Lúc 06:00 quốc tế, chiều ngày 08/06/2013. Bắc Kinh đang diễn ra trò khỉ ngoạn mục, nhân dân Việt Nam có biết gì không? Họ chuẩn bị ký kết 10 văn kiện thay vì dùng danh từ “bán nước” bằng mỹ từ “hợp tác”. Hôm ấy Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh xin gặp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn(常万全).
nguyenchivinh_thuongvantoan
Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh,
người đứng bên Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc,
Tướng Thường Vạn Toàn (
常万全).
Nguồn: Quân Đội Nhân Dân Trung Quốc.
Theo Tân Hoa Xã, cuộc tiếp xúc quân sự diễn ra tại văn phòng Viện. Ủy viên Trung ương Nhà nước Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Thường Vạn Toàn, đứng đầu quân đội chỉ đạo cuộc họp lần thứ bảy của Quốc phòng Trung Quốc-Việt Nam, có sự tham dự của Tham vấn an ninh Việt Nam, Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh.
Bộ trưởng Quốc phòng Thường Vạn Toàn phán rằng:
‒ Tình hữu nghị Trung-Việt giữa hai nước vớicác lực lượng vũ trang cùng trong việc bảo vệ hòa bình, sự ổn định và trách nhiệm quan trọng khác trong khu vực. Tôi hy vọng hai bên cùng nỗ lực để thúc đẩy quan hệ quân sự song phương.
Nguyễn Chí Vịnh thưa rằng:
‒ Sẵn sàng, tiếp tục duy trì các phòng ban liên lạc thường xuyên giữa hai Bộ Quốc phòng, để thúc đẩy quan hệ đối tác, hợp tác (bán nước) chiến lược toàn diện giữa hai nước tiếp tục đóng góp cho sự phát triển.

Thế là Thứ Trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vinh nhắm mắt đồng ý. Việt Nam đặt Trung Quốc vào ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại, việc này có nghĩa làViệt Nam chấp nhận "cho không biếu không". Ông ta xem thường hậu quả của sự bành trướng. Việc Quốc gia đại sự này đã không thông qua Quốc Hội để biểu quyết cho thấy toàn bộ đảng CS đã đồng thuận trên vấn đề này.
Đúng 16:15 quốc tế cùng ngày, kýgiả Chu Húc Hiếu của Hoàng Cầu Thời Báo cho loan tải: Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh, tiếp nhận đề nghị :
‒  Trung Quốc˗Việt Nam không thể tranh chấp lãnh thổ mãi, cần giải quyết đừng để chậm trễ, tránh các nước khác chống lại lập luận đơn phương của Trung Quốc!
Trước đó hai ngày (06/6), Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh đượcgiới truyền thông Bắc Kinh phỏng vấn và ông ta cho biết:
‒ Chính sách đối ngoại của Việt Nam rất chú y sự ưu tiên hàng đầu dành cho Trung Quốc.
Nguyễn Chí Vịnh còn công bố rằng:
‒ Việt Nam˗Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nga, Ấn Độ, EU
và các nước ASEAN đã đưa ra một hợp tác quân sự, và thậm chí cả Cuba xa xôi, ưu đãi cho Việt Nam. Tuy nhiên chính sách đối ngoại vẫn xem Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu.
Nguyễn Chí Vịnh chỉ ra rằng:
‒ Việt Nam và Trung Quốc là một đối tác chiến lược toàn diện, về Quốc phòng tốt nhất. Ông giới thiệu sự hợp tác của Hải quân giữa Việt Nam với Trung Quốc trong những năm gần đây đã có những bước nhảy vọt và phát triển biên giới của hai nước để thực hiện một hợp tác toàn diện và thiết thực.
Trong buổi đối thoại, Tư vấn chiến lược Nguyễn Chí Vịnh tin tưởng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc điều hợp Quốc phòng tốt.
thichkienquoc
Nguyễn Chí Vịnh hoàn toàn tin tưởng TướngThích Kiến Quốc (戚建国)

đã từng tham chiến tại Lão Sơn 1984. Quân đội Việt Nam đặt dưới
sự quản trị đường dây nóng. Nguồn: Bộ Quốc phòng Trung Quốc(PLA).
Phó Tham mưu trưởngQuân đội Trung Quốc, Tướng Thích Kiến Quốc (戚建国) và cố vấn Tổng tham mưu trưởng Trần Bỉnh Đức (陈炳德), hổ trợ cho Thích Kiến Quốc, Trần Bỉnh Đức cũng là một trong những tướng lãnh Trung Quốc tham chiến mùa Xuận 1979 biên giới Việt Nam, và Lão Sơn 1984.
Mọi thỏa thuận đường dây nóng đã ký, sẽ hoạt động cùng ngày ký kết 10 văn kiện đầu hàng. Bộ chỉ huy Hải quân của Việt Nam hợp tác thông qua các đường dây nóng này, trong mức độ hoạt động thực tế trung tâm đặttại Bắc Kinh.
Nguyễn Chí Vịnh cho biết:
‒ Hai nước Việt Nam –Trung Quốc thực hiện trao đổi quân sự đa cấp, chẳng hạn như trong nội bộ của đảng CS, Quân sự, Chính trị, lực lượng Hải quân, kiểm soát biên giới, đào tạo và hợp tác giao lưu thanh thiếu niên.
Nguyễn Chí Vịnh cũng cho rằng :
‒ Việt Nam đã quyết định tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình Quốc tế, đã đề nghị Trung Quốc đến Việt Nam để tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình và giúp đỡ (phải hiểu là: Tiêu diệt dân Việt Nam nào dám chống đối Trung Quốc).
Nguyễn Chí Vịnh vì tham vọng quyền lực cá nhân đã công khai bán đất nước. Tại chiến trường Lão Sơn, y vốn là kẻ đào ngũ, sợ tác chiến nên nay xin hàng và hợp tác với địch quân trước đây ở Lão Sơn. Nguyễn Chí Vịnh chưa hài lòng với việc bán biên giới năm 1984, nay tiếp tục bán ngư dân và binh sĩ Việt Nam.
Huỳnh Tâm
Tham khảo:
Trần Vũ Kiệt (陈宇杰)
Nguồn: world.huanqiu.com  


Thí nghiệm Pavlov và sự “nhồi sọ – tẩy não” của Cộng Sản.

Ivan Petrovich Pavlov là một nhà sinh vật học nổi tiếng của Nga. Ông có một thí nghiệm trên loài chó người ta thường gọi là thí nghiệm Pavlov. “Vào thập niên 1890, Pavlov nghiên cứu chức năng dạ dày của loài chó bằng cách quan sát sự tiết dịch vị của chúng, sau đó ông tính toán và phân tích dịch vị của chó và phản xạ của chúng dưới các điều kiện khác nhau. Ông để ý rằng chó thường tiết dịch vị khi phát hiện ra các tín hiệu báo hiệu sự xuất hiện của thức ăn. Sau này Pavlov đã xây dựng lên định luật cơ bản mà ông gọi là "phản xạ có điều kiện" dựa trên hàng loạt thí nghiệm mà ông tiến hành trước đó. “ trích Wikipedia về tiểu sử của Ivan Petrovich Pavlov. Chính thí nghiệm nổi tiếng này của ông mà ông được giải thưởng Nobel về sinh lý và y khoa năm 1904. Lý thuyết này của ông được biết đến dưới tên gọi là “phản xạ có điều kiện”.


Vậy thì “phản xạ có điều kiện” và “sự nhồi sọ – tẩy não” của Cộng Sản có liên quan nhau như thế nào?

Trong thí nghiệm của Pavlov, ông đã tập cho con chó mỗi lần nghe rung chuông là cho nó ăn. Và cứ thường xuyên lập lại hoài như vậy, một thời gian sau ông rung chuông mà không cho con chó ăn, bộ phận tiêu hóa của con chó vẫn tiết ra dịch vị. Chính những người Cộng Sản Nga là những người đầu tiên áp dụng lý thuyết “phản xạ có điều kiện” của Pavlov vào người gọi là “nhồi sọ – tẩy não”. Sau này những nước Cộng Sản khác như các nước Cộng Sản Đông Âu, Trung Cộng, Việt Cộng, Hàn Cộng và Cuba đều áp dụng phương pháp “nhồi sọ – tẩy não” này. Vậy thì “nhồi sọ – tẩy não” là như thế nào?

Chúng ta lấy một ví dụ điển hình ở Việt Nam để chứng tỏ chúng đã dùng phương pháp “nhồi sọ – tẩy não” rập khuôn theo mẫu của Liên Xô. Trong vấn đề tuyên truyền một cái gì đó, ngày này qua ngày khác, chúng nêu lên một điểm vô lý rồi cứ lặp đi lặp lại mãi, đến một lúc nào đó ý thức phân biệt đúng sai của người dân đã bị “tê liệt” và cứ tin rằng điều mà chúng nêu ra là đúng. Lấy một ví dụ cơ bản. Hồ Chí Minh bản chất là một tên đá cá lăn dưa, một tên tội đồ dân tộc, thế nhưng Cộng Sản Việt Nam thần tượng hóa Hồ Chí Minh, cứ lặp đi lặp lại mãi, bây giờ trong ý thức của những người dân Việt cứ nghĩ Hồ Chí Minh là một con người tốt, một người yêu nước thương dân chứ họ đâu có biết rằng Hồ Chí Minh là một tên đại gian manh, là một tên cáo già tội đồ của dân tộc.

Bản thân của nhà sinh vật học Pavlov là một nhà khoa học cho nên thí nghiệm của ông về “phản xạ có điều kiện” hoàn toàn mang tính chất khoa học. Nhưng những người Cộng Sản đã biến lý thuyết “phản xạ có điều kiện” của Pavlov thành ra phương pháp “nhồi sọ – tẩy não” người dân mới là thâm độc và nguy hiểm. Sau này, khi đất nước yên bình, việc gột rửa sự nhồi sọ – tẩy não của Cộng Sản Việt Nam ra khỏi đầu óc của những người dân Việt mới là một công việc vất vả, khó khăn và đòi hỏi nhiều kiên trì và công sức.

Phi Vũ
Ngày 8 tháng 7 năm 2013.

Những thủ đoạn của chính quyền đối với người dân Trịnh Nguyễn

TRƯƠNG VĂN DŨNG
.
Trước sự đấu tranh mạnh mẽ của người dân Trịnh Nguyễn, không cho xây dựng nhà máy xử lý nước thải ngay tai khu dân cư chính quyền địa phương đã dùng rất nhiều thủ đoạn để đối phó với bà con.
Ngày 10/10/2011, khoảng 3h sáng họ lén lút điều 2 ô tô chở vàng mã đến khu đất cưỡng chiếm thắp hương động thổ. Sáng ra người dân hỏi họ, họ nói đi tìm mộ. Đến 6h sáng họ mang vào chùa thắp hương,
7h cùng ngày họ đưa các lực lượng chức năng đến giải ngân tại nhà văn hóa, từ ngày 10-15/10/2011 nhưng không một ai ra lấy tiền. 
Tiêp đến đợt 2 từ ngày 15-20, họ mang tiền ra ủy ban nhân dân phường Châu Khê nhưng cũng không ai lấy tiền.
Những ngày sau đó, họ dùng biện pháp đi vận động các nhà có đảng viên, các nhà có xưởng sản xuất để đe dọa, nếu không lấy tiền sẽ ra khỏi đảng hoặc sẽ cắt điện sản xuất. Ở trường hợp này coi như ” bất khả kháng”, một số hộ dân có xưởng sản xuất phải lấy tiền đền bù. Có những trường hợp có con đi làm ở cơ quan nhà nước, họ đe dọa sẽ đuổi việc nếu không lấy tiền đền bù.
Tháng 9/2012, chính quyền đã khai trừ 1 số đảng viên ra khỏi đảng vì đã không nhận tiền đền bù, trong đó có bà Ngô Thị Đức. Bà là vợ liệt sĩ 47 năm tuổi đảng, sau khi ông hy sinh, bà đã ở vậy thờ chồng nuôi con. Quyết định khai trừ bà ra khỏi đảng vào ngày 24/9/2012
Đặc biệt ngày 16/11/2012, ông chủ tịch phường Châu Khê Đỗ Văn Hiền dẫn đầu đoàn cưỡng chế, cho công an đánh bà Cao Thị Lụa vợ liệt sĩ bị chảy máu đầy mặt, phải đưa đi bệnh viện cấp cứu. Sự việc này chính quyền phủi tay vô trách nhiệm.
Đến trung tuần tháng 4, sang tháng 5/2013, họ liên tục phát loa với tiêu đề xây dựng nhà máy xử lý nước thải từ sáng cho đến khuya , công an vào làng chụp ảnh khủng bố người dân.
Ngày 17/5/2013, công an bộ đội vây làng áp sát đe dọa người dân. Những nhà nào nhận tiền đền bù rồi hoặc nhà có đảng viên, họ ép phải để cho công an bộ đội ăn ở tại những nhà dân nói trên, mục đích để theo dõi, vận động, phân tán người dân, làm cho người dân vô cùng khiếp sợ.
Ngày 14/6/2013, tổ cưỡng chế cùng xã hội đen vào làng, vừa vận động vừa đe dọa, Họ đưa lực lượng vào khu đất cưỡng chiếm nhưng đã bị bà con ngăn cản bằng cách ngồi chật kín như nêm, không cho họ đi qua .
Ngày 16-6-2013 chính quyền đã chỉ thị đến các trường tiểu học, phổ thông trung học. Các hiệu trưởng và giáo viên chủ nhiệm quán triệt không cho các cháu tham gia giữ đất cùng bà con, nếu cháu nào tham gia giữ đât sẽ bị hạ điểm hoặc đuổi học. Sự việc này cho thấy chinh quyền đã không từ thủ đoạn nào.
Tôi nhớ cách đây 1 tháng truyền hình VTV1 đưa tin thời sự lúc 19h: ”Theo quyết định của thủ tướng chính phủ, năm học 2012-2013 sẽ đưa giáo trình chống tham nhũng vào giảng dậy cho các cháu”. Vậy quyết định của thủ tướng và các hành xử của chính quyền có mâu thuẫn với nhau không đây.
Cùng ngày đó, ông Đỗ Viết Lượng phát biểu trên truyền hình nói rằng ông ủng hộ đường lối chủ trương của đảng xây dựng nhà máy xử lý nước thải ngay khu dân cư. Kịch bản này quá quen thuộc đối với những người biểu tình yêu nước và những nhà bất đồng chính kiến. Ngay sau đó chính quyền thưởng ông Đỗ Viết Lượng 6 triệu đồng (tôi có hỏi bà con sao biết ông Đỗ viết Lượng được thưởng 6 triệu đồng, bà con trả lời: ”Vợ chồng ông Lượng chia tiền không đều nên cãi chửi nhau, thông tin bị lộ ra ngoài nên bà con biết).
Đỉnh điểm chiều ngày 18/6/2013, chính quyền đã huy động một lực lượng cảnh sát cơ động, trang bị vũ khí đến tận răng, đổ bộ vào khu đất, bị bà con ngăn cản. Họ dùng biện pháp đánh kín, dùng dùi cui thọc vào mạng sườn, mấy người dân bị ngất phải đưa đi cấp cứu, chân họ đi giày công vụ cố tình xéo lên chân các cháu nhỏ. Những ai có máy quay phim giơ ra chụp họ thì bị họ giật (sự việc này chúng tôi đã ghi lại và có nhân chứng).
Chiều ngày 19/6/2013, ông phó chủ tịch phường Trần Văn Thắng dẫn đầu đoàn cưỡng chế tiến vào khu đất, lại bị bà con ngăn cản. Ông Trần Văn Thắng lấy lý do đưa đoàn vào để thu giữ các cờ đỏ sao vàng, cờ búa liềm vì bà con cắm sai nơi quy định, bà con có hỏi lại ông Thắng “cắm như nào thì mới đúng quy định, ông có văn bản cắm cờ ở đây không? Tất nhiên là ông Thắng không trả lời được.
18h30 cùng ngày ông mới chịu rút quân .
Liên tiếp trong những ngày 20, 21, 22/6, loa phát thanh của phường phát chính quyền sẽ cải tạo đê để phục vụ bà con tránh bão lụt. Ngay sau đó họ dùng các xe ben suốt ngày đêm đổ cát xuống chân đê, về phía ruộng của bà con canh giữ. Bà con nghi vấn: tại sao chính quyền chỉ dùng cát đắp thân đê? Từ trước đến nay có đắp đê bằng cát bao giờ đâu?
Họ làm ngày làm đêm, chưa bao giờ họ làm việc trách nhiệm, “lo cho dân” như thế này. Ngay ngày hôm sau có người hỏi ông Trần Văn Thắng văn bản cải tạo đê của chính quyền đâu, cho chúng tôi xem, ông Thắng trả lời người dân không đủ thẩm quyền. Người dân nói chính sách của đảng và nhà nước đề ra “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” tại sao anh bảo chúng tôi không đủ thẩm quyền? Ông Thắng không trả lời bèn quay mặt đi nơi khác đánh trống lảng.
Từ những nghi ngờ có cơ sở nêu trên, bà con đã nhóm họp với nhau lại đặt ra rất nhiều giả thiết. Cuối cùng đi đến kết luận, muốn xâm nhập vào khu đất của bà con, họ phải dùng một lượng cát rất lớn, khi đã đủ số lượng cát, họ sẽ nhằm vào đêm mưa to gió lớn , khi bà con mất cảnh giác, họ sẽ dùng xe ủi để mở đường, xung quanh ruộng họ sẽ chắn hàng rào, dây thép gai, đố ai mà vào được. Nếu ai gỡ hàng rào mà vào, họ sẽ quy cho tội phá hoại tài sản xã hội chủ nghĩa. Từ những nhận định như trên, bà con đã triển khai ngay lập tức, không cho xe chở cát vào. Ông Trần Văn Thắng lại tiếp tục dùng loa ra rả vận động bà con tránh ra để đưa xe chở cát vào thi công nhưng bà con nhất định không ra (sự việc này không thấy họ đưa lên TV , họ sợ xấu hổ với nhân dân cả nước). Việc này họ đã bị thất bại.
Rạng sáng ngày 24/6/2013, lợi dụng đêm mưa to gió lớn, chính quyền đã huy động lực lượng chặt hết các cành cây dưới chân đê không cho bà con ngồi dưới bóng mát canh giữ đất. Họ để 5 chai axit cực mạnh để đe dọa khủng bố người dân.
Mấy ngày sau trên truyền hình cả nước, ông quỹ chủ tịch xã Từ Sơn phát biểu, trong đó có câu “Chúng tôi sẽ cương quyết xử lý khu đất Trịnh Nguyễn đến tận cùng, chúng tôi sẽ không dùng lực lượng công an, chỉ vận động tuyên truyền thuyết phục bà con” . Từ câu nói này của ông chủ tịch, bà con đã cảnh giác. Quả nhiên những ngày sau đó họ đã cho xã hội đen vào làng, dùng những tên chỉ điểm chỉ mặt những người nào chống đối. Đây là một hành động không có gì mới, bà con vẫn không sợ.
Ho tiếp tục đổi chiến thuật “CỞI NÚT DÂY “. Họ âm thầm đến từng nhà vận động ép bà con nhận tiền đền bù, bà con khóa cổng ngoài không cho họ vào, nếu họ vào đột xuất không kịp khóa cổng. nếu để cho họ cởi được 23 nút dây, coi như họ đã thành công, công việc canh giữ của bà con sẽ trở thành công cốc. Bà con báo những nhà hàng xóm xung quanh đến để phản đối cách làm mờ ám của họ.
Cho đến 9h sáng ngày 4/7/2013, họ đã dùng bọn xã hội đen dùng axit tạt vào bà Đỗ Thị Thiêm khi bà đến nhà mẹ đẻ ở 88 đường Yên Phụ Hà Nội (xin nói thêm bà Thiêm là người đứng đầu đơn , bà là người rất kiên cường và can đảm, có thể nói bà là thủ lĩnh tinh thần bà con nhân dân Trịnh Nguyễn nên bọn chúng nhắm vào bà với ý đồ đánh rắn dập đầu. Tại bệnh viện tôi có hỏi bà: “Sự việc này bà có nghi ai không?” Bà không đắn đo khẳng định “sự việc này có bàn tay của chính quyền chỉ đạo trả thù tôi vì trước hôm tôi gặp nạn họ gây sức ép với tôi, thuyết phục tôi rút đơn, đe dọa tôi hàng ngày, tôi đi đến đâu họ luôn luôn cử người theo dõi”. Từ những điều nêu trên cho thấy chính quyền đã không từ 1 thủ đoạn nào dùng mọi cách nhưng vẫn không khuất phục được bà con cuối cùng họ phải dùng một cách hèn hạ, bỉ ổi, độc ác, dã man nhât đối với bà Đỗ thị Thiêm.
Không biết sau này họ còn sử dụng những trò bẩn thỉu, dã man như thế nào nữa.











Bà Ngô Thị Đức với quyết định khai trừ ra khỏi đảng

Bà Cao Thị Lụa vợ liệt sĩ bị chảy máu đầy mặt, phải đưa đi bệnh viện cấp cứu

Chị Đỗ Thị Thiêm bị tạt a xít phải nhập viện

Cháu học sinh bị “giày công vụ giẫm vào

Vỏ chai vứt lại, sau khi sử dụng nó để chặt cây mà bà con không biết
.
Ngày 8/7/2013
Bài và ảnh: Trương Văn Dũng