Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

Lượm lặt - Sẽ bảo tồn trọn vẹn cầu Long Biên bằng tư duy tiến sĩ! - Không phải pháp trị mà là "khủng bố trị"

Chính trị – Xã hội

Việt Nam bị Trung Quốc đe dọa tại Lào và Cam Bốt ?  -(RFI)   —    Seoul quan tâm hiệp định hạt nhân Mỹ-VN  -(BBC)
Phúc trình thường niên về nhân quyền thế giới năm 2013  -(RFA)    —  Những Bà Mẹ đang tranh đấu cho các con  -(RFA)
Trước phiên xử Blogger Trương Duy Nhất  -(RFA)   >>>   Điều 258 hay sự căm hận trong cáo trạng Trương Duy Nhất?
Gia đình nhà báo Trương Duy Nhất kêu gọi tham dự phiên xử ngày 04/03  -(RFI)   —  Mấy ý kiến trước ngày mở phiên tòa “Trương Duy Nhất về điều 258, BLHS”  -LS. Hà huy Sơn – (Boxitvn) >>>   Thư của gia đình nhà báo Trương Duy Nhất
Việt Nam đón mừng ‘Ngày Hạnh phúc’ đầu tiên vào tháng 3 -(VOA)    —-Sức ép điều tra nguồn gốc tài sản cán bộ  -(RFA)
Thầy trò đánh nhau: Đạo đức học đường trôi về đâu?  -(RFA)

Biệt thự quan chức: Vòng vo khó tránh nghi ngờ  -(TVN)   — Biệt thự ông Truyền: Không phải trách nhiệm Ban Nội chính  -(VNN) – Bà Bùi Thị An nói: “Do đã về sinh hoạt Đảng ở địa phương nên trước hết, về mặt trách nhiệm, đồng chí Truyền phải báo cáo, giải trình với cơ sở Đảng ở đó”.
“Ông Truyền nên giải trình với tổ chức về khối tài sản’  -(VNN)   >>>  Ông Trần Văn Truyền trần tình về biệt thự, nhà gỗ và ‘người em’     —  “Ông Truyền nên giải trình với tổ chức Đảng về khối tài sản”  – (GDVN)

Không phải pháp trị mà là “khủng bố trị”   – Nguyễn Văn Thạnh  -(Boxitvn)

Marx và Engels quả thật đã “tự diễn biến”? Cung cấp chứng cứ cho bài viết của Tống Văn Công  – Vũ Thị Phương Anh -(Boxitvn)
Sẽ bảo tồn trọn vẹn cầu Long Biên bằng tư duy tiến sĩ!  – Tiến sỹ Trần Đình Bá  -(Boxitvn)
Báo động đỏ  -  Nước Nga gần Ukraine hơn là người ta tưởng  – Semen Novoprudsky, http://www.gazeta.ru  -Phạm Nguyên Trường dịch  -(Boxitvn)
Đấu tranh vì lương tâm: Phương pháp của Gandhi (kỳ 3)  -(Boxitvn)   >>>  Đấu tranh vì lương tâm: Phương pháp của Gandhi (kỳ 1 & 2)
Bài học từ Ukraine cho phong trào dân chủ VN là phải thành lập Hội, Nhóm  -(DĐSVVN) – LS. Hà Phan.
Đề nghị cùng kiện Trung Quốc: Philippines “làm khó” thêm cho giới lãnh đạo CSVN  -(Chepsuviet)
Điều phối viên UNDP: Việt Nam cần có những trung tâm thông tin ở các vùng, miền, địa phương để giúp người dân tiếp cận thông tin liên quan nhân quyền  -(TTXVN / Chepsuviet)
35 năm Chiến tranh Biên giới Việt-Trung 1979: Báo chí, sách Sử VNCS đã viết gì (8) -(Chepsuviet)
Nelson Mandela – Bước đường dài tới tự do (3)  -(DL)    —  Châu Áp Tử – Vấn đề gấu ó giữa Gấu và Gió  -(DL)
Cavenui – Vừa kể chuyện vừa bốc phét về Ukraina (1)  -(DL)   —  Dương Hoài Linh – Thư gởi các đồng chí chuyên lừa  -(DL)
Truyền hình nhà nước nói về vụ dàn dựng bắt Bùi Thị Minh Hằng và tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo ở Lấp Vò  -(DL)
Đỗ Trường – Hoàng Minh Tường, người làm sống lại dòng văn học hiện thực nhân đạo  -(DL)
Hải Lý – Bầu Kiên & vàng  -(DL)   —   Hoàng Đức Doanh – Bùi Thị Minh Hằng, chị Dậu ngoài đời   -(DL)
Đồng tiền mua được gì?  -(JonathanLondon)    —   Võ sỹ có triển vọng là tổng thống (Bùi Tín)  -Thongluan
Tín nhiệm hay không còn ai tín nhiệm nữa? (Phạm Trần)  -Thongluan
HƯỚNG ĐI MỚI CHO THẾ HỆ TRẺ CỦA ĐẤT NƯỚC UKRAINA…. BÀI HỌC QUÝ GIÁ NÀO CHO THẾ HỆ TRẺ VIỆT NAM NGÀY HÔM NAY…?  -(TNM)
ĐỌC LẠI HỒ SƠ BÁN NƯỚC: HỘI NGHỊ THÀNH ĐÔ 1990 -(TNM)
KHÔNG ĐỂ HỌ GIƯƠNG CAO NGỌN CỜ MÁU -(TNM)  -Nguyễn Thu Trâm phỏng dịch  -trích từ “Stanford University Welcomes Chinese Regime’s Propaganda” by Gabriel Feinstein
NHÂN DÂN KHÔNG CHẾT CHO ĐIỀU NÀY-(TNM)  – Nguyễn Thu Trâm phỏng dịch  – Nguyên bản “Tymoshenko Ally Takes Control in Ukraine, But Legitimacy Uncertain”
Dân oan Bắc Giang dùng bom xăng chống lại bọn cướp đất !  -(XuanVN)   >>>>  Bắc Giang: Dùng “bom xăng” chống lại đoàn cưỡng chế thu hồi đất  -(Dantri / ttxcc)


Điện thoại đường dây nóng cải cách hành chính tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu   -   064.3857.673 (gọi trong giờ hành chính).   -  0967.448.449 (tiếp nhận cuộc gọi từ 7g-19g hằng ngày, kể cả thứ bảy, chủ nhật).  – Email: cchc@baria-vungtau.gov.vn.
Cán bộ hành dân, coi chừng đường dây nóng!  -(TT)   >>>  Phó thủ tướng Vũ Đức Đam: “Hãy coi chỉ trích là góp ý chân thành”
Phân cấp và thẩm quyền   -(TN) – Trong một xã hội pháp quyền, việc phân cấp thực hiện thẩm quyền của nhà nước luôn mang tính cốt lõi. Luật pháp có những quy định về thẩm quyền của nhà nước, nhưng trên thực tế người dân luôn muốn biết thẩm quyền cụ thể thuộc về cơ quan nào. Trung ương hay cấp tỉnh hay cấp huyện hay cấp xã?

Hôm qua có vài lời về vụ ” Đại Hàn thảm sát Dân ở xã Bình an, Bình khê, Bình định”-Mà ở đó chính quyền tổ chức lễ kỷ niệm- Còn cái vụ cũng ở Bình định tại sân vân động Nguyễn Huệ Qui nhơn tháng giêng 1972 (quên ngày) , ai đã ném lựu đạn ám sát ông Tỉnh trưởng, nhưng ông không rụng cái lông chân mà làm chết và bị thương hơn 120 nhân mạng, cả em nữ sinh 14 tuổi, có một cặp vợ chồng là Giáo sư , vợ chết , chồng lê lết đến sau 1975 mới chết chẳng hạn – Tổ chức vui chơi cả các đoàn thể Dân sự ( Hướng đạo, Phật tử, Công giáo…) , học sinh các trường….-Tổ chức kỷ niệm đi chớ – Ngày này tháng giêng ở Bình định giỗ cũng đông đấy- Tội ác hay là gì???- Mời xem lại những vụ khác ở đây để làm Kỷ niệm luôn- Nhưng Hoàng sa- Trường sa (Gạc ma)- Biên giới thì đừng làm (do quên) nó đụng cái chỗ “nhạy cảm” và mất “ổn định” Xã hội XHCN Thế giới:
Tội ném chất nổ ám sát một người dân sự là việc làm của các tên khủng bố – Trang bị súng ống cho các trẻ em tham gia mưu sát, đặt mìn…là hành vi lợi dụng  -(Trần Hoàng blog)
Rồi hồi tết Mậu Thân , chỗ trảng rừng lăng Võ Tánh gần ngoài Đập đá , ai đồng ý hưu chiến Tết rồi xua người đi đánh Qui nhơn, xuống chưa qua QL1 ,ở đó bị Sư đoàn Mãnh Hổ của Đại Hàn và Sư đoàn 22 (Ngụy) lượm gon chết ráo? bao nhiêu người nhỉ , cho nên không vào được Qui nhơn (cánh phía Phú yên cũng bị bẻ gãy luôn)- Tết không biết ở đó có làm đám giỗ”To” không- Hồi đó Ngụy chôn bằng cơ giới  rồi úi đắp như gò đống.- Cho nên nói đến Lịch sử, nó đã qua lâu rồi, phải nhìn cho khách quan trung thực dù có nhiều cái làm cho tất cả Người Việt nam rất đau lòng, để rút kinh nghiệm mà các đời sau đừng lập lại gây đau khổ cho Dân tộc Việt nam ta bới những “cuồng tín” mù quáng điên khùng , là xương là máu của Đồng bào ta, không phải là bữa đại tiệc ở nhà hàng 5 sao. Và chúng ta chỉ phải hy sinh xương máu để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Ông Cha gầy đựng nên nếu có ai cướp nước ta.

Kinh tế

Thế giới

Mỹ tố cáo những vụ xâm phạm nhân quyền toàn cầu  -(VOA)   —    Mỹ giảm tầm quan trọng vụ Bắc Triều Tiên phóng phi đạn -(VOA)   —  Các chuyên gia đề nghị Mỹ mở rộng tiếp cận với Bắc Hàn  -(RFA)   — Hoa Kỳ phóng thích thêm 1 gián điệp trong nhóm ‘Cuba 5′ -(VOA)   —   Đại sứ Mỹ cảnh báo TQ, Nhật Bản đừng có hành vi khiêu khích -(VOA)   —  Gary Locke: Nhật – Trung đừng để Đông Á căng thẳng hơn  -(RFA)
NT John Kerry: vấn đề hạt nhân Iran cần giải pháp ôn hòa  -(RFA)    — Đại sứ Mỹ kêu gọi Trung Quốc tôn trọng nhân quyền  -(RFI)
Bắc Triều Tiên bắn thử tên lửa tầm ngắn  -(RFI)   — Nhật kín đáo trở lại thị trường vũ khí  -(RFI)   —   Nhật Bản –Bắc Triều Tiên nối lại đối thoại cấp chính phủ  -(RFI)
Bắc Hàn bắn 4 phi đạn tầm ngắn ra biển  -(RFA)  —   Đài Loan kêu gọi một Bộ quy tắc Ứng xử ở Biển Hoa Đông -(VOA)
Tàu do thám của Hải quân Nga bất ngờ xuất hiện tại Cuba  -(TN)
Nga tìm thêm căn cứ quân sự ở nước ngoài  -(RFI)    —  Chiến hạm Nga cặp bến Cuba -(VOA)   —  Nga phái chiến đấu cơ tuần tra vùng biên giới giáp Ukraina -(VOA)   —   Ukraina cảnh báo Nga không nên can thiệp quân sự vào Crimea  -(RFA)   —  Moscow không cần động binh  -(RFA)   —   Ukraine trên chảo lửa  -(RFA)    —   Quốc hội Ukraina thông qua thành phần chính phủ chuyển tiếp  -(RFI)
Ukraina và những lợi ích thiết yếu của Nga  -(RFI)    —  Ukraina : Nanh vuốt của Nga, tiền của Mỹ  -(RFI)   –  Ukraina: Một toán vũ trang chiếm trụ sở chính phủ và Quốc hội Crimée  -(RFI)   — Ukraina : Ông Ianukovitch vẫn tự coi là Tổng thống  -(RFI)   —   Ukraine: Những nụ cười bị đánh cắp  -(BBC)
‘Những vấn đề Ukraina che giấu bị phơi bày’  -(TVN)
Nhà truyền giáo Nam Triều Tiên ‘nhận tội’ làm gián điệp ở Bình Nhưỡng -(VOA)
Thủ tướng Thái phải đáp lại cáo trạng xao lãng nhiệm vụ -(VOA)   —  TT Yingluck cử luật sư đại diện đến Tòa chống tham nhũng  -(RFA)   — Thủ tướng Thái né tránh UB chống tham nhũng  -(RFI)
Giới chức Venezuela hy vọng biểu tình giảm trong đợt nghỉ lễ dài -(VOA)   — Venezuela: Sinh viên tiếp tục phong trào biểu tình mạnh mẽ  -(RFI)
Anh tiếp đón long trọng Thủ tướng Đức Angela Merkel  -(RFI)

Văn hóa – Giáo dục – Khoa học



Nữ Việt kiều Úc chết vì giấu heroin trong ‘chỗ kín’  -(NV
TGĐ đánh an ninh sân bay, xé vé người khác  -(VNN)   >>> Bắt thầy giáo cưỡng dâm nữ sinh trong toilet     >>>  Rúng động những vụ ăn cắp của người Việt tại Nhật
Nói chuyện riêng, học sinh bị phạt ăn… ớt  -(TT)   >>>   Vụ neo xe cá: Cảnh sát giao thông đã trả lại giấy tờ xe   >>>>  Máy ATM ở Hải Phòng bị đốt phá   >>>   Cấm bay với tổng giám đốc gây rối tại sân bay   >>>  Chủ khách sạn bắn người đòi “bảo kê” ra đầu thú   >>>   Mượn ôtô đi trộm trâu nhà bạn thân    >>>   Đà Nẵng: xử nghiêm cán bộ sang nhượng chung cư nhà nước
Phá đường dây buôn bán súng quân dụng  -(TN)    >>>  Một phụ nữ nhảy cầu Rồng tự tử   >>>>   Trùm giang hồ được giảm án

Đấu tranh vì lương tâm: Phương pháp của Gandhi (kỳ 3)

Joan V. Bondurant
Phan Trinh dịch
PHẦN II
ĐẤU TRANH VÌ LƯƠNG TÂM: TÁC ĐỘNG CHÍNH TRỊ VÀ XÃ HỘI
Đấu tranh vì lương tâm là một phương pháp hành động. Cốt lõi của nó là kiên trì bênh vực một sự thật [lẽ phải, điều chính đáng] được công bố, bằng những hành xử bất bạo động, và sẵn sàng chấp nhận tự khổ.
Phương pháp này nhằm mang lại những thay đổi khi có xung đột. Như mọi phương pháp hành động khác để xoay chuyển tình thế, nó dùng đến sức mạnh. Nhưng, so với những phương pháp quy ước dùng vũ lực để giải quyết xung đột, sức mạnh do đấu tranh vì lương tâm mang lại có những đặc tính và kết quả hoàn toàn khác.
Đấu tranh vì lương tâm có nhiều hình thức khác nhau. Thường xuyên nhất trong phong trào đòi độc lập Ấn Độ là hình thức bất hợp tác, và bất tuân dân sự. Trong khi đó, chương trình hỗ trợ là khía cạnh tích cực của đấu tranh vì lương tâm, diễn ra cùng lúc với các hình thức đấu tranh khác.
Bất hợp tác có thể bao gồm đình công, bãi công, hartal [bãi thị]* từ nhiệm, từ chức, bỏ việc và từ chối tước hiệu. Về nguyên tắc, bất hợp tác đơn giản là từ chối làm những gì vi phạm đến “sự thật” cốt lõi, hoặc từ chối hợp tác với những người chịu trách nhiệm về những vi phạm này.
Bất tuân dân sự là trực tiếp vi phạm những luật lệ cụ thể, có thể gồm cả không đóng thuế. Tự nguyện vào tù cũng là một cách bất phản kháng** đặc biệt được áp dụng trong bất tuân dân sự. Tính dân sự của đấu tranh vì lương tâm được thực hiện bằng cách kêu gọi và tự nguyện chấp nhận bị luật pháp trừng phạt, vì đã cố tình hành động trái với luật pháp.
***
Cũng cần nói một điều quan trọng liên quan đến tuyệt thực và vị trí của nó trong phương pháp đấu tranh đấu tranh vì lương tâm của Gandhi.
Gandhi thường xuyên viết về những nguy hiểm khi tuyệt thực được dùng như một cách đấu tranh. Ông cho rằng hầu hết các cuộc tuyệt thực diễn ra chỉ đơn thuần là những “cuộc tuyệt thực không chuẩn bị trước và không suy nghĩ cẩn thận.”
Ông lên tiếng rất nhiều lần để phản đối việc tuyệt thực tùy tiện và biết rõ rằng thường “có bạo động đằng sau những cuộc tuyệt thực như thế.” [i] Mặc dù Gandhi hoàn toàn tin tuyệt thực có thể là “vũ khí hiệu quả” bậc nhất trong “kho vũ khí” của đấu tranh vì lương tâm, [ii] ông nhận ra rằng phải suy nghĩ rất thận trọng khi chọn tuyệt thực.
“Tuyệt thực là một vũ khí nóng. Nó có khoa học của riêng nó. Theo kinh nghiệm của tôi, không ai hiểu biết hoàn toàn về tuyệt thực.
“Những thử nghiệm phi khoa học với tuyệt thực sẽ chỉ làm hại chính người tuyệt thực, và có thể làm hại cả chính nghĩa họ theo đuổi. Vì vậy, những ai chưa có đủ thẩm quyền để tuyệt thực thì không nên sử dụng vũ khí này.
“Một người chỉ nên tuyệt thực khi người ấy có liên quan đến đối tượng mà anh ta tuyệt thực để chống lại. Người bị chống lại cũng phải liên quan trực tiếp đến mục đích của cuộc tuyệt thực.” [iii]
Nói chung, tuyệt thực có thể dùng để hỗ trợ cho những hoạt động khác của đấu tranh vì lương tâm. Không nên xem đó là một hình thức đấu tranh dành cho đại chúng. Tuy nhiên, với sự phát triển của “đấu tranh vì lương tâm theo hình thức đại diện”, một số cá nhân được chọn lọc để đại diện cho tập thể tiến hành đấu tranh vì lương tâm, thì họ có thể dùng đến tuyệt thực.
***
I. CỐT LÕI KHI THỰC HÀNH ĐẤU TRANH VÌ LƯƠNG TÂM
Nếu muốn làm một cẩm nang cho các chiến dịch đấu tranh vì lương tâm nói chung, dựa trên kinh nghiệm tại Ấn Độ, ba chương đầu sẽ viết về: (1) Những nguyên tắc nền tảng, (2) Những quy tắc ứng xử, và (3) Những bước thực hành. Và những điểm dưới đây cần được ghi vào cẩm nang này:
1. NHỮNG NGUYÊN TẮC NỀN TẢNG [iv]
(1)  Tự lập trong mọi lúc. Có thể chấp nhận sự trợ giúp từ bên ngoài trong những hoàn cảnh đặc biệt, nhưng không bao giờ nên trông chờ hay lệ thuộc vào trợ giúp từ bên ngoài.
(2)  Luôn có sáng kiến. Người thực hành đấu tranh vì lương tâm cần thúc đẩy phong trào đi tới không ngừng, bằng cách liên tục đánh giá tình hình xung đột, tham gia những hoạt động hỗ trợ khi có thể, tích cực phản kháng khi cần thiết, hoặc bằng kỹ thuật thuyết thục điều chỉnh khi phù hợp.
(3)  Quảng bá mục tiêu, chiến lược và chiến thuật của cuộc đấu tranh. Quảng bá phải là một phần không thể thiếu của cuộc đấu tranh. Việc quảng bá, hướng dẫn công chúng, hướng dẫn người tham gia và cả đối thủ, phải được tiến hành liên tục và nhanh chóng.
(4)  Giảm các yêu sách đến mức tối thiểu, phù hợp với sự thật mình theo đuổi. Liên tục đánh giá lại tình hình và mục tiêu muốn đạt với sự sẵn sàng điều chỉnh các yêu sách là điều rất cần thiết.
(5)  Từng bước thúc đẩy phong trào lớn mạnh, thực hiện các bước và giai đoạn phù hợp với tình hình cụ thể. Quyết định khi nào bước vào giai đoạn kế tiếp của đấu tranh vì lương tâm cần được cân nhắc thận trọng cho phù hợp với tình hình luôn thay đổi, nhưng phải tránh bằng được tình trạng trì trệ, giậm chân tại chỗ. Tuy nhiên, biện pháp mạnh chỉ được tung ra sau khi mọi nỗ lực để đạt được thỏa thuận trong danh dự đều đã được dùng đến mà không mang lại kết quả.
(6)  Đánh giá điểm yếu trong nội bộ của tập thể thực hiện đấu tranh vì lương tâm. Tinh thần và kỷ luật của những người tham gia đấu tranh vì lương tâm phải được duy trì thông qua việc chủ động nắm bắt bất cứ những biểu hiện nào của mất kiên nhẫn, manh động, của xuống tinh thần hoặc thái độ bỏ cuộc, buông tay với bất bạo động trong hàng ngũ thành viên cũng như người lãnh đạo.
(7)  Tích cực tìm kiếm những thỏa thuận trong danh dự với đối thủ. Mọi nỗ lực phải được thực hiện để thu phục đối thủ bằng cách giúp đỡ đối thủ (khi việc này phù hợp mới mục tiêu thật của đấu tranh vì lương tâm) qua đó, chứng tỏ sự chân thành muốn đạt một thỏa thuận chung với đối thủ, thay vì “ta thắng, địch bại”.
(8)  Khi thương lượng, không được bỏ đi những nguyên lý cốt lõi. Đấu tranh vì lương tâm không chấp nhận những thỏa hiệp làm ảnh hưởng đến những nguyên lý nền tảng hoặc thành tố quan trọng của những mục tiêu đúng đắn. Cần thận trọng để không thương lượng, mua bán hay đổi chác.
(9)  Phải có được thỏa thuận hoàn toàn về những điểm then chốt trước khi chấp nhận một dàn xếp nào đó.
***
2. NỘI QUY
Những điểm sau đây được Gandhi đưa ra như một quy định cho những người tình nguyện tham gia phong trào năm 1930: [v]
(1)  Không giận dữ nhưng chấp nhận đau khổ khi đối phương giận dữ. Từ chối đáp trả khi đối phương tấn công.
(2)  Không tuân phục bất cứ lệnh nào được đưa ra trong lúc giận dữ, dù có thể bị trừng phạt nặng vì không tuân phục.
(3)  Không sỉ nhục và chửi rủa người khác.
(4)  Bảo vệ đối phương khỏi bị sỉ nhục và tấn công, dù có thể rủi ro đến tính mạng.
(5)  Không chống cự lại nếu bị bắt hay bị tịch thu tài sản, trừ khi đang bảo vệ tài sản với tư cách là người được ủy thác trông coi tài sản.
(6)  Không cho tịch thu bất cứ tài sản gì mình được ủy thác trông coi, dù có thể rủi ro đến tính mạng.
(7)  Nếu trở thành tù nhân, hãy hành xử với phong cách đường hoàng, mẫu mực.
(8)  Là thành viên của một đơn vị đấu tranh vì lương tâm, cần tuân lệnh người điều hành đấu tranh vì lương tâm, và từ chức rời khỏi đơn vị nếu có bất đồng nghiêm trọng.
(9)  Không đòi hỏi những khoản bảo đảm trong việc cấp dưỡng cho người thân.
***
3. NHỮNG BƯỚC TIẾN HÀNH MỘT CHIẾN DỊCH ĐẤU TRANH VÌ LƯƠNG TÂM [vi]
Dưới đây là những bước áp dụng trong một phong trào xuất phát từ những xung đột quyền lợi, nhằm chống lại một trật tự chính trị nhất định. Những bước này cũng có thể áp dụng trong những tình huống xung đột khác.
(1)  Thương lượng và hòa giải. Mọi nỗ lực nhằm giải quyết xung đột và mâu thuẫn thông qua những kênh tiếp xúc hiện có phải được tận dụng, trước khi tiến hành những bước kế tiếp.
(2)  Chuẩn bị tập thể trước khi đấu tranh trực tiếp. Ngay sau khi nhận ra một tình huống xung đột có thể dẫn tới đấu tranh trực tiếp, cần phải xem xét cẩn thận mọi mục tiêu đề ra, tiến hành luyện tập để mọi người biết giữ kỷ luật bản thân, và phải tiến hành thảo luận thấu đáo trong nội bộ về những vấn đề cần bàn, những đường lối cần thực hiện, tình hình của đối phương, những biến động trong dư luận, v.v. Bước này thường bao gồm, như ở Ấn Độ, các cuộc nhịn ăn để thanh tịnh tinh thần.
(3)  Quảng bá. Bước này bao gồm một chiến dịch quảng bá tích cực, cùng lúc với những họat động rầm rộ như mít-tinh, diễu hành, hô khẩu hiệu.
(4)  Công bố tối hậu thư. Cần gửi một kiến nghị cuối cùng mạnh mẽ đến đối phương để giải thích những bước kế tiếp sẽ thực hiện nếu không đạt được thỏa thuận. Ngôn ngữ và cách trình bày tối hậu thư cần đưa ra một khả năng thỏa thuận lớn nhất có thể, tạo điều kiện cho đối phương giữ sĩ diện, không mất mặt, và đưa ra được một giải pháp có tính xây dựng.
(5)  Tấy chay kinh tế và những hình thức đình công. Đình công, bãi công có thể được áp dụng rộng rãi, cùng với những cuộc biểu tình và hướng dẫn quần chúng liên tục. Có thể biểu tình ngồi (dharna), cũng như các hình thức đình công bất bạo động khác, và vận động tổ chức một cuộc tổng đình công rộng khắp.
(6)  Bất hợp tác. Tùy vào bản chất của vấn đề đang được đặt ra, những hành động như không nộp thuế, nghỉ học, bãi khóa hay nghỉ làm, tẩy chay những thiết chế công cộng, tự loại mình ra khỏi tổ chức công quyền, ngay cả tự lưu đày, đều là những hình thức có thể thực hiện.
(7)  Bất tuân dân sự. Cần chọn lựa rất thận trọng điều luật mà mọi người sẽ bất tuân. Điều luật đó nên là điều luật cốt lõi tạo ra xung đột, hay có giá trị biểu tượng cao.
(8)  Thay mặt nhà nước thực hiện chức năng chính quyền. Shridharani gọi điều này là “đấu tranh vì lương tâm tấn công”. Cần chuẩn bị thật đầy đủ để bước này đạt hiệu quả.
(9)  Chính quyền song song. Việc thiết lập những chức năng song song xuất phát từ bước (8) vừa kể, và những chức năng này cần được củng cố để thu hút quần chúng hợp tác nhiều nhất có thể.
Hành động cụ thể sẽ thực hiện trong một chiến dịch đấu tranh vì lương tâm tiêu biểu, dĩ nhiên, sẽ do tình hình thực tế quy định. Cũng giống như việc chuẩn bị kỹ lưỡng và sâu rộng cho các trận đánh vũ trang, tất cả đều lệ thuộc vào kỷ luật, lãnh đạo, chuẩn bị, mục tiêu kiên định, và khả năng điều chỉnh sao cho lý thuyết và hành động phù hợp với tình hình thực tế.
Việc phân tích những chiến dịch đấu tranh vì lương tâm đã diễn ra trong lịch sử sẽ cho thấy người tham dự đã được chuẩn bị theo hướng nào để củng cố những chiến dịch này và để tránh những yếu điểm tiềm ẩn.
Gandhi và những lãnh tụ Ấn Độ khác đón nhận tất cả mọi người đến tham gia các chiến dịch của họ. Họ đưa ra những luật lệ và chiến thuật đang khi tiến hành đấu tranh trong những tình huống xung đột rất kinh điển.
Nếu được quyền chọn lọc và có thể huấn luyện người tham gia đảm đương nhiều vai trò trong các chiến dịch đấu tranh vì lương tâm thì có lẽ cuộc đấu tranh của Gandhi và các lãnh tụ đã vang dội hơn nhiều. Tuy vậy, họ đã thành công rất lớn, nhất là nếu hiểu rằng họ hành động trên nền tảng hoàn toàn tự phát, và đã vận động được đại đa số quần chúng vốn trước đó chưa hiểu biết gì về kỹ thuật đấu tranh cần có, và cũng rất ít người trong đám đông kia có khả năng giữ gìn kỷ luật liên tục đang khi thực hành các kỹ thuật đấu tranh.
***
II. SATYAGRAHA (ĐẤU TRANH VÌ LƯƠNG TÂM) HAY DURAGRAHA (BẤT BẠO ĐỘNG QUYẾT LIỆT)?
Trước khi giới thiệu tổng quát về một số cuộc đấu tranh tiêu biểu diễn ra tại Ấn Độ vào thời Gandhi còn sống, cũng nên biết rằng có những phong trào, tuy một số mặt được tiến hành giống như đấu tranh vì lương tâm nhưng lại không hội đủ các điều kiện để trở thành một cuộc đấu tranh vì lương tâm theo đúng tinh thần Gandhi.
Vậy, làm thế nào để biết đâu là đấu tranh vì lương tâm đích thực?
Trước hết cũng cần nói rằng không thể đòi các phong trào đấu tranh phải được tiến hành và đạt hiệu quả hoàn hảo. Ngay các cuộc chiến vũ trang, như thường được biết, cũng chỉ đạt hiệu quả thấp đến đáng ngạc nhiên.
Điều khác biệt là các chương trình hỗ trợ đã mang lại cho đấu tranh vì lương tâm những lợi thế ban đầu. Tuy vậy, không có bất cứ một cách đấu tranh nào, dù vũ trang hay bất bạo động, có thể đạt được hiệu quả hoàn toàn, cả trong việc giữ gìn kỷ luật nội bộ lẫn tiến hành chiến lược và chiến thuật.
Những chiến dịch đấu tranh vì lương tâm kiên định đã đạt mức thành công cao, và nhiều chiến dịch đã loại bỏ được bạo động vật lý, nhưng có lẽ không chiến dịch nào đã có thể bất bạo động đến mức hoàn hảo về mọi mặt.
Khi đặt vấn đề làm sao để biết đâu là đấu tranh vì lương tâm đúng nghĩa, chúng ta không nói đến mức độ thành công – trong chủ trương, mục đích, hay hiệu quả so với dự đoán – của chiến dịch. Vấn đề không phải là mức độ, mà là loại hình (dĩ nhiên sự khác nhau về mức độ quá lớn có thể dẫn đến khác nhau về loại hình).
Khác biệt giữa satyagraha (đấu tranh vì lương tâm) và điều người Ấn gọi là duragraha (bất bạo động quyết liệt) nằm ở một số điểm then chốt sau đây:
  • Điểm rõ nhất của một chiến dịch đấu tranh vì lương tâm đúng nghĩa nằm ở chương trình hành động của nó. Câu hỏi đầu tiên cần đặt ra để phân biệt thật giả là xem chiến dịch có tuân theo các bước đi, từ việc tận dụng các điều kiện có sẵn từ đầu để giải quyết xung đột, rồi đến các bước khác, nhất là những bước cho thấy nỗ lực tìm kiếm thỏa thuận mà không làm nhục đối thủ.
  • Một cuộc vận động bằng đấu tranh vì lương tâm đúng nghĩa sẽ có dấu hiệu cho thấy nó được tiến hành với các bước như vừa kể. Việc quảng bá đầy đủ ý định của người thực hiện đấu tranh vì lương tâm cũng phải được tiến hành. Cũng phải có chứng cớ cho thấy những nỗ lực nhằm giảm tối đa khó khăn cho đối thủ.
  • Một chương trình hỗ trợ đi kèm cũng là dấu hiệu của một chiến dịch đấu tranh vì lương tâm đúng nghĩa. Chiến dịch có thực hiện các bước tích cực nhằm phục vụ cho thành viên của mình, cho quần chúng, và trong một số trường hợp, cho cả đối thủ hay không?
  • Việc sẵn lòng chấp nhận những hình phạt của luật pháp cũng là một nét đặc thù của đấu tranh vì lương tâm, trong khi việc dựa vào luật pháp để tự vệ lại là điều ít thấy xảy ra.
  • Một chiến dịch đấu tranh vì lương tâm đúng nghĩa luôn năng động và đầy tính xây dựng, vừa tấn công, vừa hòa giải.
  • Nhất quyết tìm cho được cái đúng trong hoàn cảnh cụ thể, kiên trì tìm ra những hình thức đấu tranh mới và sáng tạo cũng là một đặc điểm khác.

Có thể thấy ngay rằng những cuộc tuyệt thực đơn giản, hoặc biểu tình, đình công đơn thuần không phải là những cuộc đấu tranh vì lương tâm đúng nghĩa, vì không hội đủ các yếu tố cần thiết.
Tuyệt thực, biểu tình hay đình công có thể được sử dụng trong một giai đoạn của một chiến dịch đấu tranh vì lương tâm, nhưng bản thân chúng đơn thuần chỉ là những hành động như tên gọi đã gợi ra và không nên xem đó như một chiến dịch đấu tranh vì lương tâm đầy đủ.
***
Xem xét các phong trào diễn ra trong thời gian qua [đầu thập niên 1950, trước khi sách này xuất bản - ND] ở Ấn Độ dưới danh nghĩa đấu tranh vì lương tâm, có thể thấy rất nhiều những hình thức đấu tranh chỉ nên được gọi là những cuộc tuyệt thực, đình công ngồi, tẩy chay hoặc duragraha mà thôi.
Nhiều cuộc đấu tranh của giáo viên tại Ấn Độ trong vài năm qua cũng không đủ yếu tố để được gọi là đấu tranh vì lương tâm theo đường lối Gandhi; hành động của các nhóm Ấn Độ giáo chính thống trong việc chiếm đóng Kashmir cũng không thể được xem như đấu tranh vì lương tâm của Gandhi; các cuộc biểu tình diễn ra trước năm 1953 tại vùng Nam Ấn nói tiếng Tegulu đấu tranh cho tiểu bang Andhra tự trị cũng không cấu thành một cuộc đấu tranh vì lương tâm theo tinh thần Gandhi đúng nghĩa.
Dĩ nhiên, nói như vậy không có nghĩa là những người tham gia các cuộc đấu tranh này không có được những tố chất như Gandhi, cũng không phải người viết xem nhẹ sự dấn thân của họ, hoặc phán xét chính nghĩa mà các cuộc đấu tranh kia nhắm tới.
Một số những cuộc đấu tranh vừa kể đạt thành công, với tính cách là duragraha, cũng như đấu tranh vũ trang cũng thành công và đạt được những mục tiêu giới hạn. Nhưng tôi tin mọi người rất cần hiểu rằng không phải cuộc đấu tranh nào cũng là đấu tranh vì lương tâm đúng nghĩa chỉ vì nó không dùng đến bạo lực.
Lịch sử các diễn biến chính trị đương đại tại Ấn Độ cho thấy duragraha và biểu tình, đình công, tuyệt thực – dưới danh nghĩa đấu tranh vì lương tâm – chính là những chiến thuật thông dụng thời kỳ này. Chắc chắn những cách đấu tranh này dễ tổ chức hơn, không quá khó để lãnh đạo hay kiểm soát nếu so sánh với đấu tranh vì lương tâm theo cách của Gandhi. Trong nhiều trường hợp, đây là những cuộc đấu tranh tự phát, và thường được gán ngay cho tên gọi đấu tranh vì lương tâm. Nhưng chỉ cần xem xét chúng dựa trên các tiêu chuẩn nêu ra ở đây cũng có thể thấy chúng không là những cuộc đấu tranh vì lương tâm thực thụ.
Tuy vậy, cũng có một số chiến dịch đấu tranh vì lương tâm đúng nghĩa, rất đáng chú ý và có nhiều ý nghĩa trong thời kỳ hậu-Gandhi tại Ấn Độ. Trong số này có hai cuộc đấu tranh đáng kể nhất, diễn ra ở hai đầu cách biệt của Ấn độ: một ở huyện Manbhum, Bihar, và một ở huyện Surat, Bombay.
Trong giai đoạn đầu cuộc đấu tranh ở Manbhum, đấu tranh vì lương tâm đã được áp dụng triệt để, dù gặp phải rất nhiều trở ngại, cho thấy cuộc đấu tranh đã giữ được những nguyên lý cốt lõi của đấu tranh vì lương tâm, và được tiến hành từng bước một, tới cả bước thành lập một hệ thống chính quyền địa phương (thông qua việc thành lập các hội đồng địa phương, đại diện cho quần chúng) vốn đối đầu trực tiếp với chính quyền tiểu bang.
Trong khi đó, đấu tranh vì lương tâm ở Pardi, tiểu bang Bombay, là cuộc đấu tranh được quảng bá nhiều hơn, được tổ chức và lãnh đạo bởi những người theo cánh Xã hội chống lại Chính quyền Tiểu bang Bombay. [vii] Cuộc đấu tranh này tiến hành được một số bước tiêu biểu theo đúng cách của đấu tranh vì lương tâm, và cuối cùng thành công, buộc chính quyền Bombay thực hiện mục tiêu đấu tranh là trả lại vùng đồng cỏ cho dân canh tác.
Nghiên cứu những cuộc đấu tranh này và những chiến dịch tương tự tại Ấn Độ đương đại sẽ làm rõ những quy cách được áp dụng trong các chiến dịch đấu tranh vì lương tâm của Gandhi.
Trong những trang sau, tôi sẽ thử phân tích ngắn gọn năm chiến dịch đấu tranh vì lương tâm diễn ra trong thời kỳ của Gandhi, nói về cách thức và lý do chúng được gọi là đấu tranh vì lương tâm, thay vì duragraha, mặc dù không cuộc đấu tranh nào tránh được bạo động hay thành công 100%, cũng có chiến dịch thất bại trong một lĩnh vực rất quan trọng nữa.
***
III. PHÂN TÍCH NĂM CHIẾN DỊCH ĐẤU TRANH VÌ LƯƠNG TÂM
Năm ví dụ đấu tranh vì lương tâm điển hình dưới đây được chọn để cho thấy phương pháp đấu tranh này được dùng cho nhiều mục tiêu khác nhau, trong những hoàn cảnh xã hội và chính trị khác nhau, được nhiều nhóm xã hội khác nhau sử dụng, và nhắm vào nhiều đối thủ khác nhau.
Việc chọn lựa quả là khó khăn, vì gần đây trong lịch sử Ấn Độ có đến hàng trăm chiến dịch đấu tranh vì lương tâm với nhiều bối cảnh khác biệt. Tôi chọn vài ví dụ điển hình vì có đầy đủ dữ liệu về chiến dịch, nhưng tôi cũng đã bỏ qua một số chiến dịch quan trọng được ghi chép đầy đủ để chỉ giữ lại chiến dịch nào thực sự tiêu biểu và cho thấy phương pháp dấu tranh đã được thực hiện ra sao trong một bối cảnh đặc thù. Hai trong số năm chiến dịch này không do Gandhi lãnh đạo, chúng được chọn vì mục tiêu của tôi là mô tả phương pháp đấu tranh của Gandhi, chứ không phải mô tả vai trò lãnh đạo của Gandhi.
Trong năm chiến dịch đấu tranh vì lương tâm này, một chiến dịch đấu tranh của đẳng cấp cùng đinh chống lại một nhóm quý tộc xa rời quần chúng; một chiến dịch là phong trào nông dân chống lại chính quyền địa phương và tiểu bang; chiến dịch thứ ba là của công nhân chống lại giới chủ nhân nhà máy. Hai chiến dịch còn lại là hai chiến dịch diễn ra trên toàn cõi Ấn Độ, chống lại chính quyền trung ương.
Để có sự thống nhất khi phân tích các chiến dịch đấu tranh vì lương tâm, và cũng để xét xem chúng có là đấu tranh vì lương tâm đúng nghĩa hay không, tôi sẽ trình bày mỗi chiến dịch theo 10 điểm sau đây:
  1. Ngày tháng, thời gian kéo dài, địa điểm
  2. Mục tiêu
  3. Người tham gia và lãnh đạo đấu tranh vì lương tâm
  4. Người tham gia và lãnh đạo hàng ngũ đối phương
  5. Tổ chức và chương trình hỗ trợ
  6. Cách chuẩn bị trước khi hành động
  7. Hành động mở đầu
  8. Hành động
  9. Phản ứng của đối phương
  10. Kết quả

Sau những điểm tóm tắt sẽ là phân tích ngắn gọn về các chiến dịch này xem chúng gần gũi hay khác xa với phương pháp nguyên bản, và xem chúng có đúng là đấu tranh vì lương tâm như tên gọi hay không.
***
1.
ĐẤU TRANH VÌ LƯƠNG TÂM ĐÒI LẠI ĐƯỜNG QUA ĐỀN VYKOM [viii]
Ngày tháng, thời gian kéo dài, địa điểm:
(1)  Từ mùa xuân 1924 đến mùa thu 1925
(2)  Kéo dài trên 16 tháng
(3)  Làng Vykom, Tiểu bang Travancore, cực nam Ấn Độ
Mục tiêu:
(1)  Mục tiêu trước mắt: Tháo gỡ lệnh cấm người cùng đinh sử dụng con đường đi ngang qua đền Vykom. Điều này khiến người cùng đinh gặp nhiều khó khăn vì phải đi một con đường vòng vèo rất dài tránh xa ngôi đền để về nhà họ.
(2)  Mục tiêu dài hạn: Một bước tiến đến việc xóa bỏ vết nhơ “đẳng cấp cùng đinh” trong Ấn Độ giáo.
Người tham gia và lãnh đạo đấu tranh vì lương tâm:
(1)  Đặc điểm của nhóm lãnh đạo: Một trong những người khởi xướng chiến dịch là một người Syria theo Thiên chúa giáo. Tuy nhiên, dư luận muốn có những lãnh đạo là tín đồ Ấn Độ giáo cho phù hợp hơn với mục tiêu đấu tranh. Sau đó, những người Ấn Độ giáo địa phương đã nắm vai trò lãnh đạo chủ chốt. Gandhi, tuy giữ liên hệ với chiến dịch ngay từ đầu, không lãnh đạo chiến dịch, ông cũng không có mặt ở Travancore cho tới giai đoạn sau của chiến dịch, là lúc ông góp phần đòi được chính quyền Tiểu bang nhượng bộ.
(2)  Đặc điểm người tham gia: Người theo Ấn Độ giáo, gồm cả đẳng cấp cùng đinh lẫn đẳng cấp có đặc quyền, họ tạo nên đại đa số người tham gia. Những người theo đạo Sikh ở Tiểu bang Punjab cũng giúp đỡ trực tiếp bằng cách mở một bếp ăn phục vụ người tham gia đấu tranh, nhưng theo đề nghị của Gandhi, sau đó họ được thay thế bằng những tín đồ Ấn Độ giáo địa phương, để những người Ấn Độ giáo chính thống – không muốn nhận giúp đỡ từ người ngoài – không cảm thấy bị xúc phạm.
(3)  Số người tham gia: Những người đấu tranh tích cực, sống trực tiếp trong trại được thành lập cho tình nguyện viên, là khoảng 50 người. Rất nhiều người khác hợp tác, tổng số người tham gia ước tính trong khoảng từ 600 đến “hàng ngàn” người.
Người tham gia và lãnh đạo hàng ngũ đối phương:
(1)  Tín đồ Ấn Độ giáo Chính thống: Hàng ngũ đối phương thỉnh thoảng cũng có người cùng đinh, nhưng đa số là những tín đồ Ấn Độ giáo đẳng cấp cao, nhất là các Giáo sĩ Bà la môn. Ngoài ra còn có Hội Tín đồ Ấn Độ giáo Chính thống và Hội Savarna Mahajana Sabha ủng hộ lập trường của giới Giáo sĩ trong suốt cuộc tranh chấp.
(2)  Cảnh sát của Tiểu bang Tranvancore.
(3)  Thành viên của Hội đồng Lập pháp Tiểu bang Tranvancore: Đại đa số Hội đồng ủng hộ lập trường của phe chính thống.
Tổ chức và chương trình hỗ trợ :
(1)  Tổng doanh trại: Một cộng đoàn đấu tranh vì lương tâm được thành lập ngay khi bắt đầu chiến dịch.
(2)  Chương trình hỗ trợ: Công việc điều hành cộng đoàn hàng ngày được xem như một phần tất yếu của chiến dịch, qua đó, người tham gia chiến dịch được giao những nhiệm vụ, hoặc làm việc công ích cho cộng đoàn hoặc tham gia những hành vi đấu tranh trực tiếp. Cộng đoàn đạt được một mức độ tự lập cao. Việc quay tơ dệt vải bằng tay, xây trường học cùng những việc hỗ trợ và công ích khác được duy trì xuất chiến dịch.
Chuẩn bị hành động:
(1)  Cầu nguyện: Phong trào mang ít nhiều màu sắc tôn giáo, những buổi họp mặt cầu nguyện trở thành một phần quan trọng của đời sống cộng đoàn.
(2)  Hướng dẫn tiến hành đấu tranh vì lương tâm: Người tham gia chiến dịch cùng thảo luận về những nguyên lý cốt lõi của đấu tranh vì lương tâm. Họ nhấn mạnh đến việc hiểu cho thấu đáo quan điểm của phe chính thống đối phương, và làm sao để thắng được đối phương bằng cách thuyết phục.
Hành động khởi đầu:
(1)  Thương lượng: Một trong những nỗ lực thương lượng để tìm ra giải pháp là họ gửi một phái đoàn đến thương lượng với chính quyền Tiểu bang.
(2)  Vận động quần chúng: Nhiều nỗ lực được tiến hành để thu hút sự chú ý của công chúng vào những thiệt thòi mà người cùng đinh ở Vykom đang phải chịu đựng.
Hành động:
Giai đoạn thứ nhất:
(1)  Tín đồ Ấn Độ giáo – gồm người cùng đinh và đẳng cấp cao – cùng diễu hành ngay trên con đường bị cấm. Họ đã không trả đũa khi bị người của đẳng cấp Giáo sĩ đánh đập.
(2)  Chấp nhận bị bắt. Cuộc diễu hành thứ hai trên con đường cấm dẫn đến việc một số lãnh đạo của chiến dịch bị bắt.
(3)  Thay thế lãnh đạo. Khi các lãnh đạo bị bắt, liền có những người khác đứng ra thay thế.
(4)  Lứa lãnh đạo thứ hai cũng chấp nhận bị bắt mà không chống cự.
Giai đoạn thứ hai:
(1)  Đối đầu với hàng rào cảnh sát. Khi cảnh sát dựng hàng rào trên đường, tín đồ Ấn Độ giáo, người cùng đinh và người đẳng cấp cao cùng nhau tụ tập đứng đối diện với hàng rào cảnh sát và giữ vị trí hết ngày này qua ngày khác.
(2)  Hành động trong vụ gió mùa. Khi gió mùa đổ mưa làm ngập lụt đường đi và cảnh sát phải ngồi trên thuyền để giữ vị trí, những người đấu tranh vẫn tiếp tục đứng đó, chia thành những ca kéo dài 3-giờ thay phiên nhau, có lúc họ đứng khi nước ngập lên đến vai.
Giai đoạn thứ ba:
(1)  Thuyết phục chính quyền Tiểu bang. Gandhi, đến Tranvancore vào tháng 4/1925, lần đầu tiên từ khi chiến dịch bắt đầu, và thuyết phục chính quyền dỡ bỏ hàng rào chắn.
(2)  Loan báo dự định không lợi dụng tình hình lúc dỡ bỏ hàng rào. Người đấu tranh giữ mình không đi vào con đường mặc dù hàng rào và cảnh sát đều đã được dời đi. Họ loan báo sẽ không bước vào con đường cấm cho tới khi nào giới Giáo sĩ hoàn toàn bị thuyết phục, và chính quyền công bố chấp nhận cho người cùng đinh sử dụng con đường.
(3)  Thuyết phục những Giáo sĩ chống đối. Bằng cách thuyết phục không ngừng với lý lẽ hợp lý, được những lời cầu nguyện hỗ trợ, cuối cùng phe chống đối đã đổi ý.
Phản ứng của đối phương:
(1)  Bạo động chống lại những người đấu tranh bằng cách đánh đập lên thân thể từng người.
(2)  Bỏ tù những người đấu tranh sau khi bắt giữ họ.
(3)  Chấm dứt bắt giữ sau khi các nhà tù đã không còn chỗ chứa người bị bắt.
(4)  Dựng rào chắn. Cảnh sát dựng hàng rào và dàn người đứng cạnh khi được chỉ đạo phải ngăn người đấu tranh đi vào đường cấm.
(5)  Hội đồng Lập pháp Tiểu bang ủng hộ. Đa số Hội đồng Lập pháp Tiểu bang ủng hộ hành động của cảnh sát.
(6)  Cô lập xã hội dành cho những người tổ chức đấu tranh. Cô lập, theo sau những đe dọa tịch biên tài sản gia đình của người đấu tranh, và không cho họ hưởng những chế độ an sinh gia đình khác. Sự cô lập đã diễn ra rất khắc nghiệt.
(7)  Tháo dỡ rào chắn. Theo sau cuộc nói chuyện của Gandhi (tháng 4/1925) với chính quyền Tiểu bang, cảnh sát được lệnh tháo dỡ hàng rào mà họ đã dựng lên và đứng canh mỗi ngày.
(8)  Hoang mang vì phản ứng của người đấu tranh. Các Giáo sĩ, ban đầu dự tính người đấu tranh thế nào cũng đi vào con đường cấm ngay khi cảnh sát rút lui và tháo dỡ hàng rào, nhưng họ đã nhầm và hụt hẫng khi thấy người đấu tranh tự kiềm chế không đi vào đường cấm.
(9)  Thua cuộc. Đến mùa thu 1925, giới Giáo sĩ tuyên bố rằng: “Chúng tôi không thể tiếp tục chống lại lời khẩn nguyện họ đưa ra cho chúng tôi, và chúng tôi cũng sẵn sàng đón nhận người cùng đinh.”
Kết quả:
(1)  Đường mở ra cho mọi người. Mục tiêu trước mắt của chiến dịch đấu tranh vì lương tâm đã đạt được trọn vẹn.
(2)  Khu vực dành riêng cho Giáo sĩ các địa phương khác cũng mở toang. Trong những địa phương khác của Ấn Độ, phong trào đấu tranh này cũng có ảnh hưởng trực tiếp, với sự mở cửa đón nhận người cùng đinh vào mọi cơ sở và đền đài mà trước đây họ bị cấm lui tới.
(3)  Điều kiện sinh sống của người cùng đinh được cải thiện. Bằng cách mở rộng các hoạt động hỗ trợ, điều kiện chung của đẳng cấp cùng đinh đã được cải thiện.
(4)  Mục tiêu dài hạn. Chiến dịch là một bước ngoặt quan trọng trong công cuộc chấm dứt sự kỳ thị dành cho đẳng cấp cùng đinh.
***
TÓM LƯỢC CUỘC ĐẤU TRANH ĐÒI LẠI ĐƯỜNG QUA ĐỀN VYKOM
Cuộc đấu tranh Vykom đáp ứng hầu hết các chuẩn mực đấu tranh vì lương tâm. Sự thật mà người đấu tranh nêu cao là quyền riêng của mỗi cá nhân được đi qua con đường chung[ix] mà không bị kỳ thị vì lý do đẳng cấp. Cách đấu tranh được dùng để khẳng định sự thật này là biểu tình bất bạo động và chống lại một tập quán mà họ tin là bất công. Người đấu tranh cũng hết sức thận trọng để giữ được tính bất bạo động, mặc dù cũng có lúc có vài manh động, như có người kích động quần chúng leo qua hàng rào cảnh sát.
Tự khổ cũng rất rõ nét trong thái độ của những người đấu tranh vì lương tâm. Họ kiên trì đấu tranh một cách dũng cảm suốt 16 tháng, chấp nhận đau đớn trên thân thể do bị kẻ thù đánh đập cũng như do thời tiết khắc nghiệt, khiến số đông phải đứng ngâm mình dưới nước đến tận thắt lưng vào đợt gió mùa. Sau khi cảnh sát gỡ bỏ rào chắn, họ tiếp tục cuộc đấu tranh một cách hòa bình góp phần thuyết phục đối phương đồng thuận trước khi bước chân trên con đường gây tranh chấp.
Tính chất xây dựng, thay vì quấy phá, và hành xử mẫu mực của người đấu tranh được thể hiện rõ ràng trong mọi lúc. Thành viên của cộng đoàn đấu tranh vì lương tâm không chỉ thực hiện những công việc thường ngày, mà còn quay thêm tơ, dệt thêm vải đóng góp vào quỹ khadi của Đảng Quốc đại và Quỹ Tưởng niệm Deshabandhu Toàn Ấn Độ. [x] Bằng cách này, họ xem phong trào đấu tranh tại Vykom là một phần của đấu tranh giành độc lập. Họ ứng biến trong công tác lãnh đạo và điều chỉnh hành động khi có ý kiến phê phán việc nhận hỗ trợ từ người ngoài Ấn Độ giáo, điều này cho thấy họ tuân theo ý chí chung để giữ được tính cách của phong trào là luôn “cải thiện từ bên trong”.
Họ rất chú trọng đến việc tìm cách thuyết phục đối phương trong đấu tranh. Họ đã cân nhắc cẩn thận để không xúc phạm đến sự nhạy cảm tôn giáo của đối phương. Điều này được Gandhi diễn tả trên tờ Young India số ra ngày 1/5/1924 như sau:
“Đấu tranh vì lương tâm là một quá trình chuyển hóa. Nhà cải cách, tôi tin chắc vậy, không tìm cách áp đặt ý chí của mình lên cộng đồng, mà tìm cách đánh động trái tim cộng đồng.
“Nếu được nói về phương pháp đấu tranh vì lương tâm, tôi xin nói rằng sự giúp đỡ vật chất từ bên ngoài hẳn sẽ gây nhiễu cho sự gắn kết của những người bên trong. Nhìn như vậy thì có thể thấy việc các tín đồ đạo Sikh dự định mở bếp ăn miễn phí có thể xem là một mối đe dọa, gây khiếp sợ cho những người theo Ấn Độ giáo ở Vykom.
“Tôi cũng không mảy may hoài nghi rằng các tín đồ Ấn Độ giáo phái chính thống bảo thủ sẽ phải phát sốt ở mức báo động vì những gì đang diễn ra ở Vykom, vì họ luôn nghĩ rằng thờ Thượng đế nghĩa là không được va chạm vào người đồng đạo nghèo khó của chính họ, và tin rằng theo đạo tóm lại là phải tắm rửa cho sạch và tránh xa mọi ô uế thể chất. Họ tin rằng tôn giáo của mình đang lâm nguy. Vì vậy, người tổ chức đấu tranh phải làm cho cả những người chính thống lẫn những người cực đoan nhất yên tâm và đảm bảo với họ rằng chúng ta không cải cách bằng ép buộc …”
Việc quảng bá cho cuộc đấu tranh có lẽ chưa đạt chuẩn mong muốn trong một chiến dịch đấu tranh vì lương tâm tiêu biểu. Công tác quảng bá chỉ may mắn có được nhờ những bài Gandhi viết trên tờ Young India và nhờ báo chí quốc gia thường đưa tin về những đề tài sốt dẻo. Những người đấu tranh trực tiếp đã không công bố văn bản nào về cuộc đấu tranh.
Việc bất tuân tôn giáo (có thể sánh với bất tuân dân sự trong đấu tranh với chính quyền) đã diễn ra cùng lúc với những cuộc thương lượng và đối thoại với quan chức nhà nước và với phái chính thống đối lập.
Tính chủ động của hàng ngũ đấu tranh chỉ mất đi trong vài trường hợp. Có lẽ, lúc khó nhất là khi cảnh sát tháo dỡ rào chắn. Nhưng, người đấu tranh vì lương tâm đã không manh động làm mất thế chủ động, họ tiếp tục đứng ngoài đường cấm để thuyết phục giới Giáo sĩ.
Những người đấu tranh vì lương tâm cũng không đưa ra yêu sách nào quá đáng. Mục tiêu đấu tranh rất đơn giản và họ đã không hề thỏa hiệp mục tiêu tiên quyết là mở đường cấm cho mọi người đi. Tuy vậy, họ cho thấy một thái độ hiểu biết dành cho đối thủ. Họ nhắm tới, và đã đạt được, một thỏa thuận mà hai bên hoàn toàn đồng thuận trước khi cuộc đấu tranh kết thúc.
Nguồn: procontra.asia

Sẽ bảo tồn trọn vẹn cầu Long Biên bằng tư duy tiến sĩ!

Tiến sỹ Trần Đình Bá
Hội Kinh tế & Vận tải đường sắt Việt Nam - Hội Kiến trúc sư Việt Nam
Sau đề xuất phá cầu Chương Dương gây sốc tới mức nguyên Phó Thủ Tướng Đồng Sĩ Nguyên phải lên tiếng ngăn chặn thì nay các Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải lại đưa ra 3 phương án tháo dỡ cầu Long Biên. Giữa lúc giao thông nối hai bờ sông Hồng còn nan giải thì ý tưởng xóa sổ cầu Long Biên đưa ra lúc này thật lạc lõng vô cảm cần được xem xét cân nhắc một cách cẩn trọng.
Có một cây cầu đặc biệt như thế!
Cầu Long Biên bắc qua con sông rộng và hung dữ, đi qua ba thế kỷ đầy biến động với những cuộc đụng đầu lịch sử mang tầm thời đại. Việt Nam đang tự hào đã sở hữu một cây cầu đặc biệt nhất thế giới về giá trị vật thể, phi vật thể, và cả công năng sử dụng.
Lấy cảm hứng về truyền thuyết huyền thoại “Thăng Long”, các kiến trúc sư và kỹ nghệ gia hãng Daydé & Pillé của Pháp chọn hình tượng con rồng bơi qua nhẹ nhàng qua sông Hồng với chiều dài 2290m qua sông và 896m cầu dẫn phụ trợ giành kỷ lục là cầu thép dài nhất thế giới có kiến trúc độc đáo của thế kỷ XX. Nằm trong dự án trọng điểm thời đó đích thân Thống sứ Bắc Kỳ được cử làm Chủ tịch Hội đồng thẩm định để chọn ra dự án tối ưu. Cầu mang tên của toàn quyền Đông Dương Paul Doumer, tác giả siêu dự án đường sắt xuyên Đông Dương và xuyên Việt đã đứng ra thuyết phục Quốc hội Pháp chi một khoản tiền rất lớn cho cả Cầu Long Biên và hệ thống đường sắt.
Ông đã kêu gọi các kỹ nghệ gia tài giỏi của nước Pháp đưa cây cầu kim loại đầu tiên vào Việt Nam, giữa lúc việc trị thủy ở sông Hồng là rất khó khăn vì độ hung dữ của nó.Công ty Eiffel có danh tiếng được chọn thầu thiết kế và xây dựng cây cầu. Vì thế, cầu Long Biên ngang bằng về thời gian và giá trị về biểu tượng công nghệ xây dựng với tháp Eiffel nổi tiếng ở kinh đô Paris vì tính duy nhất “có một không hai” của nó.
Cầu đường sắt dài nhất cho tuyến xuyên Việt, trở thành kỳ tích gắn với cầu Đà Rằng, đường sắt răng cưa Phan Rang Đà Lạt, hầm vượt đèo Hải Vân… tạo nên kỳ quan của đường sắt quốc gia. Thời đó Pháp là nước có công nghệ xây dựng và kỹ nghệ luyện sắt thép rất cao, phải dùng tới 5600 tấn thép cán, 137 tấn gang, 165 tấn sắt, 7 tấn chì phối hợp nhuần nhuyễn đạt đến đỉnh cao kỹ nghệ vật liệu. Thép có hàm lượng cacbon phù hợp nên vừa đảm bảo cường độ chịu lực vừa “nhiệt đới hóa” chống ăn mòn, trên 110 năm ở môi trường xâm thực rất cao mà các dầm thép vẫn “trơ gan cùng tuế nguyệt”. Cùng thời và cùng vật liệu với tháp Eiffel, có thể coi đây là một bảo tàng sống về vật liệu thép của thế kỷ 19 mà các kỹ nghệ gia về thép thời nay vẫn đang tìm kiếm nghiên cứu.
Xin đừng phạm sai lầm theo kiểu “qua cầu rút ván”!
Vội vàng phá bỏ tuyến đường sắt Phan Rang – Đà Lạt, mang đầu máy qua bán tại Thụy Sỹ, chặt bỏ các tuyến đường sắt nối với các hải cảng, phá bỏ toàn bộ hệ thống tàu điện Thủ đô, rồi những ý tưởng tháo bỏ đường sắt đi qua cầu Long Biên để chỉ dành cho đường bộ… thật xót xa. Cái giá phải trả là quá đắt để nay muốn tìm lại cũng không thể nào có được trong khi đó ảo tưởng mơ hồ về hàng trăm dự án tàu điện ngầm, tàu điện trên cao, tàu điện mặt đất tuyến số 1, 2, 3, 4… rồi dự án đường sắt cao tốc Hà Nội - TP HCM… nay lại di dời vị trí cầu, vạch lại tuyến đường sắt quốc gia…
Trong khi Hà Nội đang rất cần rất nhiều cây cầu để giải tỏa giao thông chống ùn tắc, trong khi đang thiếu vốn cho rất nhiều dự án giao thông công cộng, trong khi cầu Long Biên là cây cầu huyết mạch cho Thủ đô, là linh hồn của tuyến đường sắt xuyên Việt… thì cả 3 phương án mà Bộ Giao thông Vận tải đưa ra hối thúc gấp gáp lúc này thật phản cảm, lạc loài vì chưa làm thêm được gì cho cộng đồng mà cứ đòi phá để mưu cầu cho lợi ích nhóm của những dự án đầy tham vọng nhưng cũng đầy viển vông. Đạo lý dân tộc luôn khuyên con người tối kỵ chuyện “ lấp giếng phá cầu” thì ý tưởng đưa ra lúc này không khác một việc làm “qua cầu rút ván”.
Long Biên từ lâu đã trở thành công trình kiến trúc biểu tượng Thủ đô giống như nhìn cầu Tower Bridge là biết ngay Luân Đôn, nhìn cầu Vanshu là biết ngay thành phố Riga, nhìn tháp Eiffel là biết ngay Paris, nhìn tháp đồng hồ Bến Thành là biết ngay TP HCM…. Cầu đã oằn mình chịu đựng hàng trăm trận bom, chứng kiến trái tim người Hà Nội cảm tử ôm súng phục trên cầu sẵn sàng đánh trả những máy bay tiêm kích tầm thấp hòng liều mạng lao vào phá cầu, qua những trận thử sức của thiên nhiên với những trận lũ lịch sử như 1971… chứng tỏ sức sống Long Biên vẫn là “vô biên”.
Bảo tồn cầu Long Biên bằng “Phương án thứ tư”, tại sao không!?
Đúng như một tổng kết giản dị: “Phá thì dễ, làm được thì khó, nhưng bảo tồn càng khó hơn”. Cầu Long Biên cũng vậy, tháo dỡ di dời có lẽ chỉ cần một tháng…; làm được để có như hiện tại đã là không dễ, nhưng muốn bảo tồn cần có những tư duy, những tấm lòng của cả triệu con người…
Bảo tồn toàn bộ những giá trị về công năng, về lịch sử, về văn hóa nghệ thuật cho cầu Long Biên sẽ rất khó nhưng không phải là “không thể”. Khoa học không có giới hạn, “không có gì là không thể” và những tư tưởng nhân văn trong nước và quốc tế có thể bảo toàn những giá trị của cầu Long Biên ngăn không để phạm tiếp những sai lầm mà “Bộ Đường sắt” suốt ba thập kỷ qua đã gây nên.
Kết cấu của cầu Long Biên, đó là hệ dàn thép chịu lực đặt trên 20 gối đỡ. Các thanh thép làm việc theo chức năng phần tử “combo” chịu kéo hoặc chịu nén thuần túy nên dễ dàng thay thế và gia cố. Bài viết này có mục đích công bố một phương án thứ 4 bảo tồn cho cầu bằng việc nâng sức chịu tải cho cầu không chỉ ngang với thiết kế ban đầu mà còn tăng thêm 10-20 % khả năng chịu tải bằng cáp dự ứng lực cường độ cao. Đây là giải pháp phối hợp vật liệu để bảo tồn và năng cấp những công trình kiến trúc theo ý muốn của con người chống lại sự xâm thực do thời gian và môi trường.Việc làm này sẽ không làm ảnh hưởng đến hình dạng kiến trúc đặc biệt của cầu và bảo tồn mang tính bền vững.
Bảo tồn cầu Long Biên đã được thống nhất giữa Pháp và Việt Nam cách đây hơn 10 năm. Nay không thể quay lưng áp đặt số phận cầu Long Biên trong 3 phương án thô thiển. Chính phủ Pháp đã từng đề xuất tài trợ 60 triệu euro tương đương 1800 tỷ đồng để cải tạo nguyên trạng cây cầu, nay Việt Nam và Pháp đã ký hiệp định về Đối tác chiến lược sẽ là cơ sở cho việc bảo tồn nguyên vẹn cầu Long Biên theo phương án 4. Pháp là nước có kỹ nghệ sắt thép tiên tiến, có công nghệ đường sắt hàng đầu thế giới với hệ thống đường sắt cao tốc TGV nhất thế giới và có 100% đường sắt quốc gia khổ 1,453m phủ khắp toàn quốc và nối mạng quốc tế sẽ là thuận lợi giúp ta trong việc bảo tồn cầu Long Biên, và mở rộng đường sắt quốc gia khổ 1,453m hòa mạng quốc tế.
Cầu Long Biên là một hạng mục đặc biệt tối quan trọng tạo nên đường sắt quốc gia, là “linh hồn” của đường sắt Việt Nam mang giá trị sử dụng, giá trị lịch sử và văn hóa. Số phận của cầu Long Biên gắn liền với sự nghiệp hiện đại đường sắt Việt Nam, khi đó tàu hỏa sẽ được điện khí hóa đi trên đường ray 1,435m công nghệ mối nối hàn cứng sẽ không bị chao lắc có lợi cho độ bền và an toàn của cầu. Bảo tồn cầu thiêng Long Biên là trách nhiệm của hơn 2000 “cái đầu” giáo sư tiến sĩ Giao thông Vận tải, Xây dựng, Kiến trúc, Văn hóa… trước nhân dân Thủ đô và nhân dân cả nước!
T. Đ. B.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

Báo động đỏ

Nước Nga gần Ukraine hơn là người ta tưởng
Semen Novoprudsky, http://www.gazeta.ru
Phạm Nguyên Trường dịch
Những người bị giết và bị thương ở Kiev chính là nạn nhân của một nhà nước rõ ràng là đã thất bại. Nếu tháng 11 năm 2013 ông Yanukovych lặng lẽ ký thỏa thuận hợp tác với EU, và không tham gia vào vụ tiền tống bỉ ổi nhắm vào Moscow và Brussels thì đã không có các nạn nhân này.
Ở đâu không có nhà nước thực sự thì những bi kịch đẫm máu chắc chắn sẽ lặp đi lặp lại.
Nhưng đấy không chỉ là bi kịch của Ukraine. Gần một phần tư thế kỷ sau khi Liên Xô sụp đổ, gần như ở tất cả mọi nơi trong không gian hậu Xô Viết đều không có nhà nước thực sự. Nga, khác với Ukraine là được dầu và khí đốt cứu. Trên quốc huy của chúng ta đáng lẽ phải là giàn khoan dầu và đường ống dẫn khí chứ không phải là đại bàng hai đầu. Những đồng dollar thu được từ dầu và khí đốt hiện đang che chắn được cái lỗ thủng chưa xây xong của nhà nước Nga
Cho đến nay, các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ vẫn còn rất nhiều điểm chung. Cụ thể là những dấu hiệu chung chứng tỏ rằng họ đã không xây dựng được một nhà nước vững chắc. Dễ hiểu là hơn hai thập kỷ một chút là thời gian quá ngắn để xây dựng nhà nước từ con số không. Nhưng nó vẫn là phần ba cuộc đời của một con người tương đối thọ. Trong thời gian này có thể tạo ra ít nhất là một bộ khung của Nhà nước. Nhưng ở các nước của chúng ta người ta mới xây dựng được những biệt thự-pháo đài của chính quyền, đề chính quyền trốn khỏi những người dân sống bên ngoài những bức tường của pháo đài mà thôi.
Có thể nói mà không sợ sai rằng Cộng đồng các quốc gia độc lập là Cộng đồng của quốc gia chưa hoàn thiện. Những biểu hiện chính của các cấu trúc nhà nước không ổn định, quái thai ở Nga, ở Ukraine, ở Belarus cũng như Uzbekistan, Tajikistan, Armenia và Azerbaijan đều giống nhau.
Thứ nhất, về nguyên tắc là không thay được chính quyền bằng con đường hòa bình vì không có một cơ chế hợp pháp cho việc thay đổi như thế. Chính phủ hiện hành ở những nước này, về nguyên tắc, không cho phép khả năng mình sẽ thất bại trong các cuộc bầu cử. Kết quả là, bất kỳ cuộc bầu cử tổng thống nào ở Cộng đồng các quốc gia độc lập cũng hoặc biến thành một trò hề của những vụ gian lận hàng loạt, hoặc là biến thành một cuộc trưng cầu dân ý, thực chất là kéo dài quyền lực cho đến hết đời của nhà cầm quyền.
Còn trong giai đoạn giữa các cuộc bầu cử thì các nhà lãnh đạo này tìm cách diệt sạch những đối thủ thực sự. Nếu không làm được như thế thì sẽ có những cuộc đảo chính đẫm máu (sau khi Liên Xô tan rã đã từng xảy ra ở Gruzia, Azerbaijan và Kyrgyzstan).
Cuối cùng là những vụ làm xiếc vô liêm sỉ với hiến pháp, tạo điều kiện cho các nhà lãnh đạo ngồi ở ghế tổng thống quá hai nhiệm kỳ. Thay đổi độ dài của một nhiệm kỳ tổng thống – và thế là mốc tính thời gian của hai nhiệm kỳ được khởi động lại từ đầu (đấy là trường hợp của các nước Kazakhstan, Uzbekistan và Tajikistan). Để tạo ra ảo ​​giác về sự thay đổi quyền lực và bỏ qua các quy định Hiến pháp về việc không được ứng cử ba nhiệm kì liền, người ta bổ nhiệm một tổng thống giả (nước Nga). Còn trong tập đoàn cầm quyền thì người ta chọn một kẻ kế nhiệm đáng tin cậy, rồi sau đó làm mọi việc, cả có thể lẫn không thể, nhằm ngăn chặn chiến thắng của phe đối lập (Armenia).
Dấu hiệu thứ hai của quốc gia chưa hoàn thiện là chế độ cầm quyền tiến hành tư nhân hóa đất nước và chia tài sản đang hoạt động cho những kẻ thân cận. Tất nhiên là các chế độ quân chủ cũng làm như thế, nhưng dù sao đấy cũng là nhà nước hợp pháp.
Trên lãnh thổ của Liên Xô dường như chưa có các vương quốc, vương triều và các đế chế Hồi giáo. Nhưng hầu hết tổng thống đều cư xử như các ông vua, sa hoàng hay quốc vương Hồi giáo. Chỉ có điều là bất hợp pháp mà thôi.
Do đó chính quyền ở các nước SNG không muốn bị thay thế, họ sợ đến chết việc sau đây: một chính quyền khác sẽ lên, sẽ tịch thu hết tài sản và sẽ làm lợi cho người của mình và sẽ đàn áp những ông chủ cũ.
Đặc điểm quan trọng thứ ba của của quốc gia chưa hoàn thiện là không có đường lối chính trị và kinh tế tự chủ và rõ ràng. Lấy đâu ra đường lối như thế, nếu toàn bộ nỗ lực của chính phủ là để làm giàu cho cá nhân và nắm giữ tài sản. Thật nghịch lý, nhưng cũng hoàn toàn tự nhiên là các tổng thống muốn cầm quyền suốt đời đối xử với tài sản của đất nước cũng chẳng khác gì những tên chiếm đóng và những kẻ làm theo thời vụ.
Họ quan tâm đến tương lai của mình và tương lai của bộ xậu (để không bị lật đổ), chứ không quan tâm tới tương lai của đất nước được giao phó cho họ, chứ chưa nói tới tương lai của dân chúng. Trong khi đang nắm quyền phải lo cho con cái và bạn bè. Chính quyền của quốc gia chưa hoàn thiện bao giờ cũng là ăn uống chứ không phải là sứ mệnh phục vụ đất nước và người dân.
Biểu hiện thứ tư là coi thường quyền tự do của các phương tiện truyền thông đại chúng và các thiết chế của nhà nước. Hầu như trong tất cả các nước SNG đều không có quốc hội bình thường và tòa án bình thường. Quốc hội trở thành món đồ trang trí của dân chủ hay cái mà gần đây chúng ta gọi gọi là chiếc máy in bị khùng – thành cơ chế chuyên tạo ra những bộ luật đàn áp và vô lý, ngăn chặn quyền tự do của người dân. Các phương tiện truyền thông thật sự tự do ở các nước SNG ngày càng ít đi, còn kiểm duyệt thì tăng lên. Trong lĩnh vực này và trong những năm gần đây Nga đã nhanh chóng tiến đến và tiến đến một cách có ý thức với các tiêu chuẩn của những nước độc tài vùng Trung Á.
Tấn công vào các phương tiện truyền thông là hệ quả tự nhiên của sự độc chiếm chính quyền và thiếu trách nhiệm của chính quyền. Các phương tiện truyền thông đại chúng là một trong những hình thức kiểm soát chế độ cầm quyền hiệu quả nhất mà xã hội nắm trong tay. Loại bỏ tất cả các hình thức kiểm soát mình chính là nhiệm vụ quan trọng nhất tất cả các chính quyền vô trách nhiệm.
Máu đổ một cách tàn bạo ở Kiev nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta đang đối mặt với các mảnh vỡ bị biến dạng, ở mức độ khác nhau, sau sụp đổ về chính trị và kinh tế của Liên Xô, chứ không phải là với những nhà nước độc lập và những quốc gia đang phát triển một cách có kế hoạch.
Một trong những mảnh vỡ đó là Ukraine, nước này có nguy cơ cháy và tan thành những mảnh nhỏ ngay trước mắt chúng ta. Nhưng trong các nước hậu Xô Viết, trong đó có nước Nga, cũng có những rủi ro tương tự. Vì vậy, tiếng vọng từ Kiev cũng có thể bay tới Moscow. Mà có thể bay đến sớm hơn nhiều người vẫn tưởng.
S. N.
Dịch giả gửi trực tiếp cho BVN.

Không phải pháp trị mà là "khủng bố trị"

Nguyễn Văn Thạnh
Câu chuyện số 1
Sáng nay mẹ tôi và tôi đến trụ sở Hội đồng nhân dân xã Hòa Phước. Ở đây không có phòng trực cơ quan, hai mẹ con đi lang thang, nhìn vào các phòng, không biết nên vô phòng nào. Cuối cùng mẹ tôi quyết định vô phòng phó chủ tịch, tôi đứng bên ngoài. Sau một lát trao đổi, họ hướng dẫn mẹ tôi qua phòng CA. Bước vào phòng, tôi hết sức ngạc nhiên, người ngồi ghế trưởng CA xã Hòa Phước – Nguyễn Lân – chính là người đàn ông mặc áo sơ mi trắng trong ảnh, người lao vào đánh tôi tới tấp sau khi ra lệnh tôi không được chụp ảnh (tôi phản đối, ông ta giật máy ảnh và tôi giằng lại). Chi tiết vụ việc xem tại đây: thanhstatus.blogspot.com
clip_image002
clip_image004
clip_image006
Sau khi mẹ tôi xưng tên và đưa giấy CMND cho ông ta xem, ông ta hỏi đến làm việc với mục đích gì. Mẹ tôi nói "... là một người mẹ, tôi muốn biết sự thật vụ việc thế nào? Nếu con tôi sai thì tôi dạy,...".
Ông ta đồng ý làm việc, ông ấy gọi ông Đức, phó CA xã đến lập biên bản làm việc. Ông ta yêu cầu tôi đi ra, chỉ làm việc với mẹ tôi thôi. Tôi nói, tôi là người có liên quan muốn ở lại để nghe nhưng ông ta không đồng ý.
Hiện tôi ra ngoài uống nước, mẹ tôi làm việc bên trong.
Tôi có đề nghị mẹ tôi bỏ theo người một máy ghi âm nhưng bà không chịu. Bà bảo bà đủ bình tĩnh để đối đáp.
Tường trình xong lúc 8h54 27.2.2014.
PS: Xin nói thêm, mẹ tôi còn trẻ, tầm 55 tuổi (tôi con đầu), khỏe mạnh. Mẹ tôi còn nhiều việc trên đời chưa làm xong, chưa có ý định tự tử.
Số điện thoại CA xã Hòa Phước 0511.3686.346.
Về mặt pháp lý, mẹ tôi không liên can gì. Vụ việc tôi cũng đã gửi cơ quan chức năng. Việc mẹ tôi ra đây là ý muốn của bà vì một số nhân viên an ninh nói là tôi sai, có sao mới bị vậy. Bà ra là để đối thoại, nắm bắt sự thật. Tôi nghĩ điều này là rất cần thiết trong một xã hội không phải pháp trị mà là "khủng bố trị".
Câu chuyện số 2
Tiếp theo chuyện mẹ tôi đến CA Hòa Phước sáng nay (8h 27.2.2014) để hỏi thông tin việc tôi và em tôi bị đánh hôm tối 14.2.2014.
http://thanhstatus.blogspot.com/2014/02/me-toi-i-lam-viec-voi-ca-xa-hoa-phuoc.html
(Tôi sẽ tường trình nội dung buổi làm việc sau).
Nhưng sự thật không phải vậy.
Đây là cuộc điện thoại sau đó của mẹ tôi sau đó (tầm 12h30), khi tôi đã chia tay mẹ tôi để ra Đà Nẵng.
Các bạn nghe để biết mức độ khủng khiếp của nó
https://soundcloud.com/nguy-n-v-n-th-nh-4/me-toi-goi-lai-toi-sau-do
Và đây là cuộc gọi em dâu tôi sau đó
https://soundcloud.com/nguy-n-v-n-th-nh-4/em-dau-goi.
Và đây là cuộc gọi thứ hai sau đó tầm 20 phút
https://soundcloud.com/nguy-n-v-n-th-nh-4/em-dau-goi-2
Tôi xin nhường lại lời bình luận, cảm nhận cho các bạn.
Riêng tôi, phải nói tôi choáng váng và rất đau lòng. Tôi quyết tâm đưa "chế độ khủng bố" này ra ánh sáng, hầu mang lại tương lai cho đất nước, cho dân tộc.
N. V. T.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
clip_image007
clip_image008