Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 4 tháng 9, 2011

Thử tìm nguồn gốc của bá đạo và bá quyền Trung Quốc


Trong sách Giấc mơ Trung Quốc, tác giả Lưu Minh Phúc đặc biệt viết nhiều về sự bá đạo, bá quyền của Mỹ và vương đạo của Trung Quốc. Tác giả dành cả chương II (có số trang nhiều thứ 2 trong 8 chương của sách này) để trình bày về cái gọi là bá quyền của nước Mỹ và dành chương III và IV (số trang nhiều thứ 6 và 5) để nói về những cái hay cái tốt của Trung Quốc. Nhìn chung, tác giả dùng số trang nhiều nhất để nói về nước Mỹ - về mặt hay mặt tốt cũng như mặt xấu mặt dở. Số trang viết về Trung Quốc thì ít hơn nhiều; bởi lẽ tác giả cũng chẳng biết nói gì về những cái hay cái tốt của nước mình.
Lưu Minh Phúc hoàn toàn chỉ nói về những cái tốt của nước ông, nhằm để nhân dân thế giới đừng e ngại Trung Quốc trỗi dậy trở thành “quốc gia quán quân”, “quốc gia lãnh tụ” thì sẽ đe dọa hòa bình và ổn định trên thế giới. Hãy thử xem vài cái tốt của Trung Quốc.
Tác giả viết Trung Quốc không có tội tổ tông, cho nên có tư cách nhất làm lãnh tụ thế giới! Tất cả các nước lớn trỗi dậy khác đều “có tiền sử phạm tội”, như buôn bán nô lệ châu Phi hồi thế kỷ XV-XVIII, xâm lược, chinh phục thuộc địa...
Ai cũng biết các vua chúa Trung Quốc chẳng cần sang tận châu Phi để mua nô lệ. Bởi lẽ dưới tay họ đã có sẵn hàng triệu nô lệ! Họ coi dân nước mình là nô lệ 100% và áp bức bóc lột dân đến xương tủy. Thời thịnh trị nhà Đường, vua có 3000 cung nữ - chính là 3000 nô lệ tình dục của một gã đực rựa dâm ô. Nước này cũng phát minh ra chế độ hoạn quan cực kỳ dã man: hàng nghìn nam giới bị cắt bộ phận sinh dục chỉ vì để phục vụ nhu cầu của một gã nam giới khác. Hơn 1 triệu người dân chết trong công trình đắp Vạn lý Trường thành. Như vậy sao có thể nói Trung Quốc không có tội tổ tông?
Tác giả viết người Trung Quốc có tính cách yêu hòa bình, đế quốc Trung Hoa lớn mạnh mà không chinh phục, không có thuộc địa ở nước ngoài, vì thế các nước nhược tiểu xung quanh như Việt Nam, Miến Điện, Thái Lan... vẫn giữ được độc lập. Ở đây tác giả đã có những nhầm lẫn lịch sử đáng tiếc.
Việt Nam chẳng đã bị Trung Quốc thống trị 1000 năm đấy sao. Nhưng họ không đồng hóa nổi dân tộc Việt và cuối cùng bị dân ta vùng dậy đánh đuổi, giành độc lập cho đất nước mình. Tuy thất bại cay đắng như thế nhưng sau đó các vương triều phương Bắc còn mấy lần cất đại quân sang “thảo phạt” Việt Nam, lần nào cũng thua nhục nhã.
Tác giả còn nêu “sự kiện nổi tiếng nhất” là đời Hán Nguyên Đế, triều thần quyết định bỏ không chiếm quận Châu Nhai ở đảo Hải Nam, coi đó như một minh chứng nhà Hán không chủ trương mở rộng lãnh thổ.
Thực ra đó là do đất Trung Quốc quá rộng, chính quyền trung ương quản lý không xuể, lại thêm trong nước luôn luôn rối loạn vì nông dân khắp nơi nổi dậy chống lại triều đình, quân đội đàn áp dân trong nước còn chưa xong, sao mà dám đem quân ra nước ngoài đánh chiếm thuộc địa? Nếu làm thế thì ngai vàng nhà vua sẽ lập tức bị loạn thần hoặc nông dân khởi nghĩa cướp mất.
Tác giả nói nguyên nhân nông dân Trung Quốc nổi dậy nhiều là do nước này thiếu đất trồng trọt nhưng chính quyền không làm như phương Tây, tức đem quân đi cướp đất nước ngoài để chuyển dịch mâu thuẫn ra ngoài, mà chỉ “vận dụng phương pháp hướng nội, tập trung giải quyết ở trong nước mọi mâu thuẫn”.
Giải thích như thế là ngụy biện. Nông dân Trung Quốc khởi nghĩa đánh lại triều đình chỉ vì họ bị áp bức bóc lột quá tàn ác, không còn đường sống nữa. Hầu hết các cuộc khởi nghĩa ấy đều bị triều đình dìm trong biển máu. Nếu thắng lợi thì ông trùm khởi nghĩa lại trở thành ông vua mới, tàn ác với dân mình chẳng khác gì vua cũ.
Rõ ràng các vương triều Trung Quốc thực hành bá đạo với chính thần dân của mình, thế mà Lưu Minh Phúc dám nói bừa là thực hành vương đạo! Một chính quyền bá đạo với chính đồng bào mình thì sao lại vương đạo với nhân dân các nước khác? Trong Bình Ngô Đại Cáo, Nguyễn Trãi tố cáo chính quyền nhà Minh đối xử tàn ác khủng khiếp với nhân dân ta: Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Tướng Lưu Á Châu (người viết Lời Tựa sách Giấc mơ Trung Quốc) vạch trần bản chất của các tầng lớp cai trị Trung Quốc đều là “đối ngoại mềm mỏng, đối nội tàn nhẫn”. Đây chính là nguyên nhân làm cho nhiều người Trung Quốc căm ghét chính quyền; lúc bình thường lắm phe phái đánh lẫn nhau rình rập cướp quyền bính, khi có ngoại xâm thì không ít người theo địch chống lại chính quyền nước mình. Lưu Á Châu nói Trung Quốc thời bị Nhật xâm lược có rất nhiều Hán gian chính là vì thế.
Lưu Minh Phúc tô son điểm phấn cho tổ tiên mình trong khi chính ông lại viết: đế quốc Trung Hoa có nhiều nội chiến, đế quốc phương Tây có nhiều “ngoại chiến”, các cuộc khởi nghĩa của nông dân Trung Quốc nhiều nhất, quy mô lớn nhất thế giới, ở nước này nội chiến nhiều “ngoại chiến” ít.
Tóm lại, đế quốc Trung Hoa không chú trọng chinh phục và xâm lược nước ngoài chẳng phải vì họ yêu hòa bình và thực hành “vương đạo”, mà vì họ muốn mà không dám làm, không làm nổi. Thế kỷ XII, thủy quân nhà Nguyên đánh Việt Nam và Nhật Bản đều thua trận phải cuốn xéo về nước, là những chứng cớ hiển nhiên mà tác giả cố tình bỏ qua.
Nói cách khác, họ rất muốn làm Bá nhưng không làm được. Thấy Mỹ làm được vai trò ấy họ sinh ra ganh tị và chê Mỹ đủ thứ xấu.
Làm được vai trò Bá như nước Mỹ đâu dễ! Đó là vai trò kẻ giữ trật tự công cộng, cảnh sát chỉ đường. Tác giả nói Trung Quốc muốn làm “quốc gia quán quân, lãnh tụ” nhưng không muốn làm bá quyền, chỉ làm “quốc gia dẫn dắt” thôi. Nhưng chính tác giả thừa nhận Trung Quốc hiện chưa cắm được ngọn cờ văn hoá lên điểm cao khống chế thế giới, chưa có giá trị quan nào thu hút toàn cầu như giá trị quan tự do dân chủ của Mỹ - thế thì sao mà dẫn dắt thế giới được?
Tác giả viết: Trung Quốc sẽ lãnh đạo thế giới nhưng không làm bá đạo như Mỹ mà thực hành vương đạo. Bản chất của vương đạo là đạo đức nhân nghĩa, dựa nguyên tắc “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” (lời Khổng Tử: Điều mình không thích thì chớ đem đến cho người khác), kiên trì bình đẳng, công bằng, chân thành rộng lượng, hòa bình, dùng sức mạnh đạo đức để cảm hóa kẻ khác chứ không áp bức họ, phòng ngự tự vệ chứ không đánh trước, không lạm dụng vũ lực.
Người Trung Quốc có thói quen nói một đằng làm một nẻo, thậm chí cậy thế to mồm vu vạ kẻ hiền lành thành kẻ tội phạm. Nói vương đạo, nhưng thực tế trong cách giải quyết các tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông, họ luôn luôn ưa dùng sức mạnh, cậy ta đây lắm tàu nhiều súng bắt nạt kẻ yếu.
Năm 1974 Trung Quốc cướp đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Nhiều năm nay họ ngang nhiên ra lệnh cấm đánh cá trên vùng biển có tranh chấp rồi cho tàu ngư chính (vốn là tàu tuần dương thập niên 50 họ mua của Liên Xô cải tạo lại) đến biển Đông xua đuổi tàu đánh cá của ngư dân ta, thậm chí cho tàu (ta gọi là “tàu lạ”) đâm chìm nhiều tàu của ngư dân Việt Nam, đắm tàu chết người vô cùng dã man. Gần đây nhất họ hung hăng cho tàu hải giám (cũng là tàu chiến cải tạo) vào sâu vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam phá hoại hoạt động bình thường của tàu Việt Nam rồi lại lớn tiếng chỉ trích Việt Nam “gây căng thẳng”.
Như thế chẳng là Bá đạo thì là gì?
Bạn sẽ hỏi: đâu là nguồn gốc của tính cách thích làm Bá?
Hãy tìm về nền văn hoá truyền thống của họ.
Xin mượn lời chính họ nói: Người Trung Quốc ưa chuộng sức mạnh và bạo lực.
Chẳng dân tộc nào ưa chuộng sự yếu đuối, nhưng tôn thờ sức mạnh như người Trung Quốc thì quả là hiếm. Tiểu thuyết cổ đại viết về tình yêu chỉ có ở phương Tây, không có ở Trung Quốc. Mấy bộ tiểu thuyết cổ của nước này đều đề cao những kẻ có sức mạnh và lạm dụng bạo lực, cho dù dùng vào việc phi nghĩa. Thời xưa đã vậy; thế kỷ XX lại có châm ngôn Súng đẻ ra chính quyền. Nền văn hoá chuộng bạo lực, đấu đá, đánh đấm, chiến tranh ấy quyết định họ hành xử kiểu Bá, tức dùng vũ lực giải quyết mọi chuyện.
Các hảo hán trong Thủy Hử lạm dụng bạo lực vô hạn độ; chỉ vì để chứng tỏ võ công của mình mà họ sẵn sàng hại cả kẻ vô tội. Lý Quỳ giận lên là giết bất cứ ai mà không ghê tay. Võ Tòng khỏe vật chết hổ, nhẫn tâm giết bà chị dâu yếu đuối mà không thẹn với lương tâm kẻ nam nhi. Các nhân vật ấy được người Trung Quốc mê say ca ngợi - điều đó cho thấy văn hóa chuộng bạo lực của họ chính là nguồn gốc sinh ra tính cách thích làm Bá. Một nhà Hán học người Australia nói Thủy Hử là cuốn tiểu thuyết bệnh hoạn. Một nhà Hán học người Đức nhận định Tô Tem Sói tuyên truyền chủ nghĩa phát xít...
Tóm lại, vương đạo thì chẳng thấy đâu mà lịch sử cũng như hiện tại đều đầy rẫy những sự thật cho thấy bá đạo mới là thứ “đặc sản” của Trung Quốc.
Hồ Anh Hải

7 đặc điểm nhận biết gốm cổ

Gốm sứ có một quá trình hình hành và phát triển lâu dài, sản phẩm luôn đa dạng, phong phú. Đặc biệt là gốm màu. Mỗi vùng đất vào mỗi thời kỳ lịch sử đều có một phương pháp chế tạo khác nhau. Công nghệ chế tạo ngày càng phát triển, việc xuất hiện hàng giả là không thể tránh khỏi. Những phương pháp sau giúp bạn phân biệt được hàng thật, hàng giả:
  1. Gốm màu đã xuất hiện từ rất lâu, lúc đó, việc sản xuất gốm mang tính chế tác cá thể, không thể xuất hiện những sản phẩm cùng loại, cùng một kích thước. Vì vậy, khi thu mua sản phẩm gốm cổ, nếu phát hiện những sản phẩm gốm màu có cùng kích thước, hoa văn trang trí giống hệt nhau thì chắc chắn, đó là hàng giả.
  2. Gốm cổ thường được nung bằng củi nên sản phẩm có độ tơi xốp, khá nhẹ, có những lỗ thoát khí nhỏ. Hàng giả thường được nung bằng than hoặc lò điện, mật độ chất dày đặc, khá cứng, không có lỗ thoát khí.
  3. Nguyên liệu chế tạo gốm cổ là khoáng sản, mang một cảm giác cổ xưa, thuần phác, màu sắc dịu nhẹ. Hàng giả thường dùng nguyên liệu màu thông thường, màu sắc sặc sỡ, nhưng rất khó tróc khi nung nóng.
  4. Gốm màu được chôn vùi dưới đất mấy nghìn năm nên khi ngửi có mùi đất nhẹ, đôi khi còn có dấu tích của bộ rễ thực vật. Một số loại gốm giả cũng có thể ngửi thấy mùi đất và có dấu tích của bộ rễ. Vậy, làm sao để phân biệt được đâu là thật, đâu là giả? Thường, mùi đất mà hàng giả có được là mùi khói của đất hầm (đất địa đạo) bay lên nên mùi rất gắt. Vết tích của bộ rễ thực vật cũng có thể làm giả bằng phương pháp ăn mòn hóa học, nhưng vết tích của hàng giả thường bị lõm, chìm trong bề mặt sản phẩm.
  5. Do bị chôn vùi lâu dưới lòng đất, tùy nơi ruộng cạn hoặc ruộng nước mà độ kiềm lắng đọng trên bề mặt cũng khác nhau, có loại, khi khai quật, trên sản phẩm có một lớp kiềm dày màu vàng hoặc trắng, rất cứng; có loại lại không có ngấn nước nào. Hàng giả cũng có ngấn nước, nhưng ngấn nước này được làm bằng keo trong, khá mỏng, không có độ cứng, khi sờ vào có cảm giác dính.
  6. Những hoa văn trang trí trên gốm sứ được dùng từ nguyên liệu khoáng sản thiên nhiên, vẽ xong rồi nung, độ bám rất cao, khó bị tróc. Nhưng do sự ăn mòn của độ ẩm và chất phèn dưới lòng đất cùng với chất liệu gốm khác nhau mà màu sắc của gốm sứ cũng bị tróc ở những mức độ khác nhau, có thể dùng tay chà nhẹ làm bong lớp sơn bên ngoài của những sản phẩm gốm cổ. Ngược lại, loại hàng giả được làm với kỹ thuật tinh vi, lớp sơn bên ngoài rất bền. Vì vậy, việc giám định hàng giả, hàng thật không phải là chuyện một sớm một chiều, đòi hỏi phải có một kiến thức sâu rộng, phải tìm hiểu, nghiên cứu kỹ lưỡng.
  7. Do dùng phương pháp đun nóng ở nhiệt độ thấp, nên gốm giả có khả năng thấm nước cao hơn gốm cổ. Tuy nhiên, nếu bôi lên bên ngoài lớp gốm một ít a–xít, sẽ phân biệt được đâu là thật, đâu là giả: hàng giả sẽ không bốc khói, không sinh ra bọt; ngược lại, hàng thật có sinh khói, có bọt.
Tóm lại, gốm màu cổ ra đời cùng với những điều kiện của lịch sử đương đại, nắm bắt được những đặc điểm của lịch sử là mấu chốt của việc giám định.
Nguyên Sa lược dịch (http://baotangnhanhoc.org)
Nguồn: Ciqi.cn

Hòa thượng Cua và Tình Mẫu Tử

Hòa thượng Cua và Tình Mẫu Tử


Căn nhà lá xiêu vẹo mục nát bên bờ ao, ra vào chỉ có hai mẹ con. Mẹ buôn gánh bán bưng, tảo tần hôm sớm; đứa con trai còn nhỏ dại, đỡ đần mẹ những việc lặt vặt hàng ngày.

Một hôm mẹ bảo con:
- Sáng nay mẹ bắt được mấy con cua, còn để trong giỏ ở góc bếp. Trưa con hái rau đay nấu bát canh cua, mẹ đi bán về hai mẹ con ăn nhé.

Cậu bé vâng dạ, người mẹ quảy gánh hàng rong ra đi, cậu nhìn theo bóng mẹ, muốn nói, mẹ về mua cho con tấm bánh đúc, nhưng lại không dám. Tuổi thơ nhà nghèo đã sớm biết cảnh ngộ, cha mất từ khi cậu còn ẳm ngửa, mẹ bươn chải suốt ngày chỉ đủ cho hai mẹ con rau cháo đỡ lòng. Dám mơ gì đến áo quần quà bánh, càng không dám nghĩ đến chuyện học hành. Nhiều lần cậu bé đứng đàng xa nhìn về ngôi trường làng, thấy đám học trò đang gò lưng tập viết, hoặc đồng thanh đọc theo thầy “Nhân chi sơ tính bản thiện…” cậu thích mê, tuy chẳng hiểu một chữ nào nhưng cậu cảm thấy bao điều huyền diệu trong những âm thanh trầm bổng ấy.

Thích thì thật thích, nhưng tuyệt đối cậu không dám hé ra một lời với mẹ. Bởi vì cậu biết mẹ cậu đã khổ quá nhiều. Đôi lần cậu cảm nhận những giọt nước mắt thầm rơi trên tóc cậu, khi mẹ ôm cậu vào lòng. Nhưng khi cậu nhìn lên, mẹ lại vội mỉm cười, bảo là có hạt bụi rơi vào mắt. Sau đó mẹ ôm cậu chặt hơn, và hai mẹ con cùng ngồi yên lặng, tận hưởng những giây phút sum vầy hạnh phúc bên nhau. Hiển nhiên là cậu không thể sống thiếu mẹ và ngược lại, mẹ cũng không thể nào sống mà không có cậu.
Mãi nghĩ vẫn vơ, nhìn lại đã thấy trời gần đứng bóng, cậu bé nhớ lời mẹ dặn, ra sau nhà hái một đám rau đay, rửa sạch rồi để vào rổ cho khô. Rau đay nấu với nước cua giã, mùa hè nóng nực có bát canh nầy thì ăn đến đâu mát ruột đến đấy. Hôm nay mình phải nấu thật ngon, mẹ đi bán về mệt, ăn vào chắc chắn khỏe ra ngay. Mẹ sẽ khen con mẹ giỏi ghê, và mẹ sẽ thưởng cho mấy cái hôn vào má.

Chiếc giỏ tre nằm nơi xó bếp. Mấy con cua bò lổm ngổm. Cậu bé đến gần, định trút cua ra cối giã. Chợt thấy những đám bọt sùi trên thân cua, cậu ngẩn ra nhìn. Thì ra cua cũng biết khóc ư? Chúng sợ mình giết chúng đây mà. Tội thế thì thôi. Làm sao mình nỡ hại chúng được nhỉ? Cậu mang giỏ cua ra bờ ao, trút hết cua xuống đất. Lũ cua được hồi sinh, vội vã bò đi tản mát. Cậu bé nhìn theo, mỉm cười…

Buổi trưa nắng gắt. Người mẹ trẻ quẩy gánh hàng rong còn nặng trĩu trở về. Từng vệt mồ hôi trắng loang lổ trên lưng áo, chảy ròng ròng trên mặt. Nghèo nàn cơ cực và đau khổ đã tàn phá nhan sắc người thiếu phụ quá sớm. Mồ côi cha mẹ từ thuở nhỏ, ở nhờ nhà dì chú lại bị hành hạ đuổi xua, cô phải làm thuê ở mướn nuôi thân qua ngày. Tuy cô hiền hậu dễ thương, nhưng gia cảnh quá bần hàn nên không ai muốn kết thân. Mãi về sau, gặp được người tử tế, tưởng số phận đã mỉm cười, vợ chồng suốt đời nương tựa bên nhau. Nào ngờ chồng mắc cơn bạo bệnh, không tiền thuốc thang nên qua đời, để lại đứa con trai mới vài tháng tuổi. Cũng an ủi cho cô, đứa con càng lớn càng thông minh, lại rất ngoan, rất có hiếu. Mẹ đi bán về, bé biết rót nước mẹ uống, quạt mát cho mẹ; thấy mẹ buồn, bé biết rúc đầu vào lòng mẹ, thỏ thẻ với mẹ đôi câu. Nếu không có đứa con, chưa chắc cô có thể gắng sống đến bây giờ.

Nghĩ đến con, người mẹ thấy lòng dịu mát. Ở nhà chắc thằng bé đã nấu cơm xong. Sáng giờ chưa có gì vào bụng, người mẹ nghe đói cồn cào. Gắng sức về đến nhà, rửa mặt qua loa, cô mỉm cười nghe con vừa dọn cơm vừa tíu tít. Nhìn bát cà muối nằm chỏng chơ trên chiếc mâm tre, người mẹ ngạc nhiên hỏi:
- Con quên nấu canh cua chăng?
Thằng bé ngập ngừng:
- Con không quên đâu, mẹ ạ. Nhưng… lúc bắt cua định cho vào cối, con thấy chúng khóc tội quá nên… đã thả hết rồi.
Người mẹ tức nghẹn, trố mắt nhìn con, lát sau mới thốt lên:
- Cái gì? Mầy nói cái gì?
Nhìn đôi mắt long lên của mẹ, thằng bé co rúm người lại, líu ríu không ra tiếng:
- Dạ… con thả cua đi hết rồi.
Vừa mệt vừa đói lại vừa tủi cực, người mẹ òa lên khóc:
- Giời ơi là giời! Sao đời tôi khổ thế này? Người ta có con nhờ con có của nhờ của, tôi chỉ có một đứa con mà chẳng biết thương mẹ. Đồ bất hiếu, xéo ngay khỏi nhà nầy! Từ nay chẳng mẹ con gì sất!

Thuận tay, người mẹ cầm ngay đòn gánh phan vào chân con. Thằng bé trúng đòn vào chân đau điếng, vội chạy ù ra khỏi cửa. Người mẹ gục mặt vào cạnh bàn, đôi vai gầy guộc rung lên từng hồi trong cơn đau khổ xé lòng. Nỗi giận Trời già bất công, nỗi thương thân phận hẩm hiu chưa hề có một ngày vui trọn vẹn, chưa một giờ nào thật sự thảnh thơi. Bên cạnh, vẫn âm ỉ nỗi ân hận đã nặng tay nặng lời với đứa con thân yêu duy nhất. Từ trước đến nay, có bao giờ thằng bé bị bà la mắng, nói gì đến đánh đập đuổi xua? Chỉ tại hôm nay trời nóng quá, hàng họ ế ẩm, chủ nợ lại chận đường chửi bới đủ điều. Cực nhục quá đỗi, thân cò đơn chiếc làm sao giữ nổi bình tỉnh khi chút hy vọng cỏn con là một bữa ăn cải thiện mà cũng không thành hiện thực?

Chìm vào tột cùng đau khổ, người mẹ cứ gục đầu, không biết thời gian trôi qua, không biết bên ngoài trời đã xế chiều. Khi chợt tỉnh, nhìn quanh thấy im vắng lạ thường, người mẹ nhớ lại chuyện lúc trưa. Hốt hoảng gọi con, không nghe tiếng thưa, cô vội nháo nhác đi tìm…

. . . Cuộc tìm kiếm kéo dài gần 40 năm.

image

Người mẹ trẻ ngày nào đã trở thành một bà cụ cô đơn, còm cõi, sống hiu quạnh nơi quán nước bên đường. Hai mắt đã mờ, hai tai đã lãng, nhưng nỗi nhớ thương ân hận vẫn còn tươi nguyên, vẫn còn da diết. Bao nhiêu năm trời lang thang tìm con khắp nẻo, không kể nắng mưa gió bụi, không kể lạnh lùng đói khổ, bà sống nhờ hạt cơm bố thí. Chỉ có một chút lửa hy vọng nhìn lại mặt con, ôm con trong vòng tay, nói lên lời xin lỗi, mới giữ được bà còn sống đến ngày nay. Chút hy vọng ấy như sợi dây tơ giữ bà liên hệ với cuộc đời. Những năm gần đây, sức đã mòn chân đã yếu, bà đành về làng cũ, dựng tạm quán nước bên đường làm nơi trú thân và để tiện việc hỏi han tin tức đứa con lưu lạc. Sáng nay, tự nhiên bà cụ thấy nôn nao lạ lùng. Từ sớm, bà đã lui cui dọn dẹp bàn ghế, quét sạch nhà cửa, quét luôn đám lá ngoài sân. Ly tách trên bàn đã sạch sẽ ngay ngắn, nhà cửa đã ngăn nắp gọn gàng mà bà vẫn luôn tay làm việc. Dường như có một luồng sinh khí tràn vào thân tâm khiến bà mạnh lên, trẻ lại, nhưng bà không hiểu nguyên do, không biết có chuyện gì sẽ xảy ra cho mình. Mãi làm, bà không biết có một người khách vừa đến. Khi nghe tiếng gọi, bà mới giật mình ngẩng lên chào hỏi. Khách là một vị tu sĩ, trạc tuổi 50, giọng nói từ hòa trầm ấm:
- Bà cụ mở quán nầy lâu chưa?
Bà bưng tách trà đặt ngay ngắn trước mặt nhà Sư, chấp tay cung kính:
- Bạch cụ, con mới mở vài năm nay thôi ạ. Trước đây con cũng ở làng nầy, nhưng tận sâu trong kia.
Nhìn theo ngón tay chỉ của bà cụ. Sư như nhận ra điều gì, vội hỏi tiếp:
- Thế… bà cụ ở đây cùng với con cháu chứ?
Bà cụ đưa tay áo lên lau giọt nước mắt vừa ứa ra, buồn bã trả lời:
- Bạch cụ, trước kia con có một đứa con trai. Năm nó 12 tuổi, chỉ vì một chút bất hòa, nó đành đoạn bỏ con đi biệt tích. Con tìm nó suốt 40 năm nay, sức mỏn hơi tàn nhưng cũng gắng sống chờ gặp lại nó, nói với nó một câu xin lỗi rồi mới yên tâm nhắm mắt. Nếu không thế thì con không có mặt mũi nào nhìn nhà con dưới suối vàng được ạ.

image

Rồi như mạch nước được khai thông, bà cụ run run ngồi xuống bên Sư, kể hết mọi sự tình. Bà kể về những tháng năm mẹ con đầm ấm bên nhau, đến chuyện một bát canh cua làm đoạn lìa tình mẫu tử. Bà kể về khoảng thời gian lang thang khắp nẻo, vừa xin ăn vừa lặn lội tìm con, cho đến tuổi già còn đau đáu ngóng vời đứa con biệt dạng. Bà không thấy rõ mặt Sư, vì giòng lệ nhiều năm đã làm mờ ánh sáng của đôi mắt trong, nhưng bà cảm nhận một sự thân thuộc và tin cậy không tả nổi với người khách lạ nầy. Cho nên, tâm sự chất chứa bao năm đầy ắp, giờ có dịp được trút cạn nỗi niềm.

Sư sửng sờ, ngồi lặng thinh. Trước mắt Ngài hiện rõ hình ảnh một đứa bé gầy guộc đen đủi, mặc chiếc quần cộc đen, ngồi nhìn đám cua đang khóc trong giỏ, rồi lui cui thả chúng xuống ao. Đứa bé ra cửa đón mẹ, hai mẹ con đang nói cười vui vẻ, bỗng đâu mẹ quắc mắt nhìn mâm cơm, và một chiếc đòn gánh phang đến. Vết đau nơi chân không sâu bằng vết đau trong tâm hồn non trẻ và sự hoảng sợ khi cậu bất chợt nhận ra một người khác nơi mẹ mình, một con người sân hận hung dữ mà cậu chưa hề gặp.

Cậu không biết mẹ đã biến đi đâu. Người mẹ hiền từ dịu dàng vẫn vuốt ve ôm ấp cậu. Cậu ôm đầu chạy trốn con người hung dữ kia, tai vẫn văng vẳng nghe tiếng gào thét của hắn. Cậu nhắm mắt chạy mãi, chạy mãi để trốn tránh những hình ảnh, những âm thanh ma quái ấy. Cho đến khi mệt đuối, cậu ngã xuống một bờ đê, bất tỉnh.

Bà cụ vẫn thủ thỉ kể chuyện đời mình bằng một giọng đều đều, nhỏ nhẻ. Sư vẫn ngồi đó yên lặng, tiềm thức tiếp tục trổi dậy những hình ảnh ngày xưa. Bốn mươi năm dài chỉ như một chớp mắt. Cậu bé được một vị sư già đưa về chùa săn sóc, dở tỉnh dở mê. Cơn chấn động tinh thần dữ dội, thêm sự nhọc mệt quá độ của thể xác làm mất hẳn trí nhớ. Cậu không biết mình con ai, ở đâu, tên gì, vì sao nằm gục trên đám ruộng xa lạ. Khi tỉnh dậy nhìn quanh, thấy mình đang ở trong chùa, bên cạnh là vị sư già đang nhìn cậu bằng đôi mắt bao dung, từ ái.

image

Kể từ hôm ấy, cậu như mới được sinh ra, sống nương cửa Phật, nhờ ơn giáo dưỡng của sư phụ trụ trì. Tu hành tinh tấn, giới hạnh trang nghiêm, cậu dần trưởng thành, trở nên một vị chân tu thạc đức, được sư phụ cho kế thừa trụ trì ngôi tu viện. Trong một đêm thiền định sâu xa, khi mọi vọng niệm bặt dứt, trở về với bản tâm thanh tịnh rỗng lặng sáng ngời, ngài đột nhiên nhớ lại chuyện xưa. Thời thơ ấu bên người mẹ hiền sớm hôn tần tảo vụt hiện ra, rõ ràng như chuyện xảy ra hôm qua.

Mẹ giờ chắc đã già yếu, quạnh quẽ cô đơn, từng ngày mong ngóng đứa con duy nhất. Người tu cát ái từ sở thân, nhưng không vì thế mà lãng quên công sinh thành dưỡng dục. Phải trở về quê cũ, tìm gặp mẹ hiền, nghĩ cách bù đắp cho Người những gì mình thiếu sót, báo đền ơn sâu của Người dù đã muộn màng.

Sáng sớm hôm sau, Ngài sắp xếp công việc trong tự viện, giao phó cho những đệ tử thân tín, bảo là ra đi có việc cần, khi nào xong việc sẽ trở về. Một mình Ngài tìm về làng xưa, nhận không ra quang cảnh cũ. Bốn mươi năm, bao nhiêu nước chảy qua cầu. Mái nhà tranh thân thương cạnh bờ ao rau muống, nay chỉ là mảnh đất cỏ dại. Đi quanh xóm, không còn một gương mặt thân quen. Mẹ già đã phiêu bạt nơi đâu, hay đã ra người thiên cổ?

Bốn mươi năm, hình ảnh mẹ bị phủ che bởi lớp bụi dày vô ký, con không hề biết trên đời nầy có mẹ, thảnh thơi sống trong thiền môn vui với câu kinh tiếng kệ. Chao ôi! Tu hành mà làm gì khi một chữ hiếu chưa trả xong, khi không biết mẹ hiền đang ở đâu để lo bề phụng dưỡng?

Nhiều năm trôi qua như thế. Ngài quảy gói làm du Tăng đi khắp hang cùng ngõ hẹp hỏi thăm tin tức về một người mẹ mất con. Trả lại câu hỏi của Ngài, mọi người đều lắc đầu không rõ. Rất thông cảm và rất thương cho vị tu sĩ có hiếu, nhưng không ai có thể giúp Ngài được gì. Nhiều người góp ý, có lẽ thời gian qua lâu thế, mẹ Ngài đã khuất bóng rồi chăng, biết bà cụ ở đâu mà tìm? Chỉ một mình Ngài vẫn giữ trọn lòng tin, Phật Trời không phụ người thành tâm, sẽ có ngày mẹ con đoàn tụ.

image

Và bây giờ, sự thật mà cứ ngỡ trong mơ! Mẹ đang ngồi trước mặt, đang kể về những năm tháng đau khổ trong đời. Mẹ kể chuyện cho người mới gặp lần đầu, sao có vẻ tin cậy đến thế? Phải chăng vì từ lâu không có ai lắng nghe bằng tất cả tấm lòng, hay vì sợi dây tình cảm thiêng liêng đã rung lên thành điệu nhạc vô thanh? Nhìn mẹ say sưa nói mà nội tâm Sư đang bị đấu tranh bởi hai tư tưởng trái ngược: Bên nầy là tình cảm thông thường, Sư muốn ôm chầm lấy mẹ, khát khao hít đầy lồng ngực mùi mồ hôi quen thuộc của mẹ. Bên kia là trí tuệ và lòng từ của một bậc chân tu, muốn độ mẹ hiền qua biển khổ sinh tử. Nếu hôm nay Sư nhận mẹ, đưa mẹ về chùa phụng dưỡng, thì tình cảm mẹ con sẽ khiến bà sinh tâm chiếm hữu, ỷ lại và khinh mạn đối với chư Tăng. Mẹ vẫn còn tâm chúng sinh với đủ tật tham, sân, si sao khỏi tổn phước; như thế thương mẹ mà vô tình làm hại mẹ. Còn nếu không nhận mẹ con, để mẹ cứ mãi cô đơn nơi quán nước hiu quạnh, thì chẳng hóa ra bạc bẽo tàn nhẫn lắm sao? Làm thế nào trọn vẹn cả đôi đường, Sư có thể gần gũi chăm sóc mẹ, hướng dẫn mẹ tu hành theo chánh pháp, mà mẹ không tổn phước khi sử dụng của tín thí đàn na.

image

Sư trầm tư suy tính. Chợt một ý nghĩ lóe lên. Ngài mỉm cười tự nhủ: “Phải, cần phải làm như thế”. Nắm bàn tay nhăn nheo gầy guộc của mẹ, Ngài dịu dàng hỏi:
- Này cụ, cụ có muốn theo tôi về nương cửa Phật chăng?
Bà cụ không tin vào tai mình:
- Bạch cụ, cụ dạy gì con không rõ?
Sư thương cảm nhắc lại từng tiếng:
- Bà cụ muốn theo tôi về chùa chăng?
Bà cụ mừng rỡ thốt lên:
- Được thế thì còn gì bằng? Nhưng… bạch cụ, con già yếu thế nầy, đâu thể làm công quả cho nhà chùa được ạ?
Sư vỗ nhẹ vào tay mẹ:
- Bà cụ đừng lo. Người khỏe có việc của người khỏe, người già yếu khắc có việc cho người già. Bà cụ ở chùa, sớm hôm niệm Phật, biết đâu nhờ Phật độ trì mà sớm tìm gặp con mình. Để tôi về chùa bạch cùng chúng Tăng, nếu được chấp thuận, tôi sẽ đến đây đón cụ.

Từ đó, bà cụ về ở am tranh nhỏ sau chùa. Không ai biết bà là mẹ của Hòa thượng trụ trì, ngay cả bà cũng không ngờ mình đang sống cạnh người con yêu quý. Sáng nào Sư cũng đến thăm bà, hỏi han sức khỏe, nhắc bà niệm Phật. Việc công quả hàng ngày, Sư phân công bà nhặt hoa lá rụng trước am, khỏe làm mệt nghỉ. Công việc bà thích nhất là nhặt hoa sứ. Cây sứ lâu năm trồng phía trước am tranh của bà, hoa nở trắng cây thơm ngát. Bà nâng niu từng đóa, chọn những hoa còn tươi rửa sạch, đặt vào hai bát sứ. Một bát bà dâng cúng Phật - bức tượng Đức Phật Di-Đà mà Sư đã đưa đến tặng bà. Bát hoa thứ hai, bà để trên bàn dành biếu Sư. Mỗi lần đến, Sư đều ngồi trên chiếc ghế trên bàn, nâng bát hoa sứ bằng hai tay, nhìn thật lâu vào những cánh hoa, sau đó mỉm cười cảm ơn bà cụ.
Không nói ra nhưng bà cũng biết Ngài trân trọng tấm lòng của bà đối với Ngài. Chỉ có thế cũng đủ làm bà cụ vui suốt ngày. Bà ôm ấp niềm vui ấy khi làm việc, khi ăn cơm, khi nghỉ ngơi và cả trong khi ngủ. Theo lời dặn của Sư, lúc nào bà cũng cầm trên tay chuỗi hạt bồ đề do Sư tặng, tay lần chuỗi miệng niệm thầm Lục tự Di-Đà. Khi làm việc, bà mang chuỗi vào cổ tay. Như thế, xâu chuỗi hạt theo bà như hình với bóng.

Đối với bà, đó là vật quý báu nhất đời vì tiếp xúc với nó, bà luôn luôn gần gũi với Đức Phật và với Hòa thượng trụ trì - người vừa có tình thầy trò vừa có một tình cảm nào đó thật lạ mà bà không dám phân tích. Bà chỉ muốn cố gắng làm vui lòng Hòa thượng bằng cách vâng theo thật đúng, thật siêng năng những lời chỉ bảo của Ngài. Mà Ngài có nói gì nhiều đâu, chỉ dặn dò luôn nhớ niệm Phật, ăn ngủ điều độ, chớ lo nghĩ buồn phiền. Cũng thật lạ, từ khi về nương dưới mái chùa, mỗi ngày được Sư đến thăm dù chỉ giây lát, bà tự nhiên thấy mình vô cùng hạnh phúc. Nỗi nhớ mong đứa con lưu lạc từ lâu nặng trĩu, bây giờ bỗng tiêu tan đâu mất.

image

Trước đây, mỗi khi trời chập choạng tối là bà cảm nhận sự cô đơn quạnh quẽ hơn bao giờ hết. Bây giờ cảm giác ấy không còn, thay vào đó là sự bình ổn của thân tâm. Đêm đến, bà rửa mặt sạch sẽ, đến bàn thờ Phật thắp một nén hương. Bà không biết khấn vái gì nhiều, chỉ dâng lên Đức Phật lời cảm tạ chân thành vì đã ban cho mình niềm vui được sống và tu dưới sự dẫn dắt của Hòa thượng. Bà cầu nguyện Đức Phật phò hộ độ trì cho Hòa thượng mạnh khỏe sống lâu để làm lợi ích cho nhiều người. Sau đó, bà ngồi xếp chân trên chiếc giường tre, lần chuỗi niệm danh hiệu Đức Phật A-Di-Đà. Khi đã mỏi, bà nằm xuống nhẹ nhàng thảnh thơi đi vào giấc ngủ.

Ngày tháng êm đềm trôi qua. Nhờ Hòa thượng cùng chư Tăng bổn tự, bà cụ đã được an vui trong tuổi xế chiều, được đầy đủ về vật chất trong giới hạn của người tu, được thấm nhuần Phật pháp và tu hành theo giáo lý nhà Phật. Bà cụ đã biết gạt bỏ phiền não, rửa sạch tập khí, tịnh tu ba nghiệp, một lòng niệm Phật cầu được vãng sanh. Có thể nói, đây là giai đoạn hạnh phúc sung mãn nhất trong đời bà.

Một buổi sáng, bà cụ bỗng lên cơn sốt, đầu nhức mắt hoa, tay chân rũ liệt. Sư đến thăm như thường lệ, thấy thế vội lấy nước bà uống, xoa bóp tay chân bà rồi tự mình xuống bếp, nấu cho bà bát cháo giải cảm. Bà cụ, tuy lòng áy náy vì sự chăm lo ấy của Sư, nhưng tận sâu xa của cõi lòng người mẹ vẫn thấy vô cùng sung sướng. Bà nhớ ngày xưa, có lần bà bị mệt, đứa con nhỏ thân yêu của bà cũng quấn quýt săn sóc bà như thế. Có cái gì nửa lạ nửa quen nơi vị Hòa thượng khả kính nầy, bà đã cảm nhận từ lâu nhưng không dám lộ ra. Vả lại, mọi người đều rất tốt đối với bà. Họ ân cần đối xử thăm nom bà như một bà cụ làm công quả, một bà cụ cô đơn được chùa cưu mang. Và bà thì có mong điều gì hơn thế, luôn tỏ lòng cung kính biết ơn đối với chư Tăng, đặc biệt sâu sắc biết ơn Hòa thượng trụ trì đã từ bi ban cho mình những ngày tháng cuối đời thật bình an đầy đủ.
Người già như ngọn đèn cạn dầu, chỉ cần một cơn gió nhẹ là lịm tắt. Bà cụ từ trẻ đến giờ, nhờ Trời tuy lam lũ nhưng ít đau ốm nặng. Lần này, chỉ một trận cảm xoàng nhưng sao bao nhiêu sức lực trong người hầu như cạn kiệt. Toàn thân bà ê ẩm, rét run từng cơn, môi khô miệng đắng. Mọi việc thuốc thang chăm sóc, Sư đều tự tay làm một cách chu đáo tận tình. Nhiều lần bà cụ vừa khóc vừa thưa cùng Sư:
- Bạch cụ, xin cụ hãy để mặc con, con khắc tự mình làm được. Cụ chăm con thế nầy, con e tổn phước lắm ạ.
Sư dịu dàng nói:
- Phụng sự chúng sinh là cúng dường chư Phật. Bà cụ chỉ có một mình, không con không cháu, tôi thay con bà lo cho bà cũng được, có sao đâu?

Đại chúng biết chuyện, vừa thương bà cụ vừa xót cho Sư, nên đưa một nữ Phật tử đến, bạch rằng:
- Kính bạch Thầy, vị nữ thí chủ nầy có hoàn cảnh rất tội nghiệp, chồng con đều mất, không nơi nương tựa, xin đến chùa ta làm công quả. Chúng con kính trình Thầy, xem có thể nhờ nữ thí chủ đây chăm sóc bệnh tình bà cụ được chăng?
Bằng đôi mắt u ẩn, Sư nhìn người đệ tử, nhìn sang người phụ nữ đang chấp tay cúi đầu. Ngài trầm ngâm giây lâu, sau mới bảo:
- Thôi được, cứ để nữ thí chủ đây ở chung với bà cụ, hôm sớm có nhau. Hai ngày nữa, Thầy có việc đi xa vài hôm. Bệnh tình bà cụ không biết sẽ như thế nào, tuổi già… thật khó lường trước được. Mọi việc ở nhà, Thầy nhờ các chú lo liệu cho. Có điều… nếu bà cụ qua đời, các chú hãy thay Thầy làm đủ lễ cho chu tất, nhưng đừng đậy nắp áo quan. Đợi Thầy về sẽ tính. Thầy sẽ cố thu xếp công việc sớm, xong lúc nào Thầy về ngay lúc ấy.
Trước khi ra đi, Sư đến am tranh ngồi với bà cụ rất lâu. Không biết Sư nói với bà những gì, trấn an bà thế nào, nhưng khi Ngài đứng lên từ giã, bà cụ đã để rơi những giọt nước mắt hạnh phúc tột cùng. Bà đã trải qua những giây phút an lạc. Đã được sống trong hào quang của chư Phật, đã trọn vẹn tin tưởng rằng khi trút hơi thở cuối cùng, bà sẽ được vãng sanh. Cái chết đối với bà giờ đây như chuyến đi xa hứa hẹn nhiều điều kỳ thú, và bà bình thản chờ đợi nó. Có điều, bà hơi băn khoan, không biết Hòa thượng có trở về kịp để tiễn đưa mình không. Thật là lạ trong những giờ phút sau cùng của cuộc đời, bà lại ít nhớ đến đứa con lưu lạc của mình, mà chỉ nghĩ về Hòa thượng như một nơi nương tựa vững chắc, một dây liên kết giữa mình và Tam Bảo.

Bà nhớ câu chuyện cổ tích kể về cô gái nghèo nhờ Bụt hóa phép trở thành người đẹp nhất và hạnh phúc nhất trần gian. Hòa thượng có thể là hiện thân của Bụt, Ngài thương xót hoàn cảnh nghèo khó neo đơn của bà nên đến với bà bằng tấm lòng từ bi - ban vui và cứu khổ.

Hòa thượng đi rồi, đại chúng phân công nhau hàng ngày trợ niệm cho bà cụ. Bà không mở mắt nổi, thở yếu dần nhưng tai vẫn nghe, ý vẫn duyên theo từng tiếng niệm Phật. Những hình ảnh dĩ vãng lần lượt hiện về, từ thuở nhỏ mồ côi đến khi lấy chồng sinh con, nhất là thời gian bốn mươi năm đằng đẳng lang thang tìm kiếm đứa con mất tích. Bà thấy rõ đời mình quá nhiều đau khổ mà chẳng có mấy niềm vui.

Chỉ từ lúc gặp Hòa thượng, được nương nhờ cửa Phật, bà mới biết thế nào là hạnh phúc. Nhờ Hòa thượng chỉ dạy, bà hiểu rằng do bao đời trước bà đã tạo nhân xấu, nên kiếp nầy bà phải nhận quả khổ. Bà không còn oán trách người, một lòng niệm Lục tự Di-Đà nguyện khi chết được vãng sinh về Tây phương Cực-Lạc, nơi có Đức Phật A-Di-Đà và Bồ-tát Quán Thế Âm. Làng xưa của bà có một ngôi chùa nhỏ, trước sân chùa là bức tượng Mẹ hiền Quán Thế Âm cầm tịnh bình và nhành dương liễu. Gương mặt mẹ thật dịu hiền, đôi mắt từ ái nhìn bà mỗi khi bà đến chấp tay cung kính lễ. Chỉ cần nhìn gương mặt ấy, đôi mắt ấy, bà đã thấy trong lòng ấm áp, bao nhiêu buồn đau hận tủi tự nhiên vơi nhẹ đi nhiều.

image

Nghĩ đến Mẹ hiền Quán Thế Âm, đến Đức Phật A-Di-Đà, tâm bà cụ chợt lắng xuống, chỉ còn hiển hiện sáu chữ Nam mô A-Di-Đà Phật tràn đầy khắp không gian, lồng lộng đất trời. Bà đột nhiên thấy mình rơi vào một đường hầm sâu hun hút, và cuối đường hầm ấy là một vùng ánh sáng chan hòa rực rỡ. Và kìa! Đức Phật A-Di-Đà và chư Thánh chúng hiện ra rõ ràng trước mắt bà, lung linh trong vòng hào quang chói lọi. Vị Bồ-tát đứng bên phải Đức Phật cầm một hoa sen hé nở, tỏa hương thơm ngát. Bồ-tát Quán Thế Âm đứng bên trái, hình dáng quen thuộc với tịnh bình và nhành dương liễu. Ngài mỉm cười với bà, phẩy nhẹ cành dương về phía bà. Lập tức, bà cảm nhận những giọt nước mát thấm đượm vào từng lỗ chân lông, người thấy nhẹ nhàng thanh thản lạ lùng. Bao nhiêu đau đớn của thể xác tự nhiên biến mất, bà như ngợp đi, như hòa tan vào trong vùng ánh sáng huyền diệu của chư Phật Bồ-tát.

Một mùi hương nhẹ nhàng ở đâu tỏa ra khắp phòng. Mọi người nhìn nhau thầm hỏi. Bà cụ vẫn nằm đó, gương mặt rạng rỡ bình an như đang trong giấc ngủ say không mộng mị. Một âm thanh nào trên cao khi gần khi xa, thoạt có thoạt không, thánh thoát du dương chưa từng có trong đời. Bà cụ ra đi an lành thanh thản quá đỗi, như đã rũ sạch mọi trần lao phiền não, mọi gánh phiền não của suốt mấy mươi năm trả nợ trần gian.

Những việc hậu sự cho bà cụ được chư Tăng và Phật tử bổn tự thực hiện chu đáo, theo lời dặn của Hòa thượng trước đây. Bà cụ được tẩm liệm, được đặt vào chiếc áo quan chưa đậy nắp, luôn có người bên cạnh hương khói tụng niệm suốt ngày đêm. Tất cả mọi người, kể cả bà cụ trong quan, đều như mong ngóng Hòa thượng trở về.

Và Ngài đã về, hai ngày sau khi bà cụ mất. Vừa đến chùa, chưa kịp rửa mặt, Sư đã vội đi qua am tranh. Từng bước chân chánh niệm theo công phu từ lâu hành trì, nay gấp gáp hơn. Biết tâm hơi xao động, Sư vội hít vào sâu thở ra dài vài lần. Trở về với tâm an nhiên, Ngài bước vào ngưỡng cửa. Mẹ Ngài như trong giấc ngủ, gương mặt vẫn tươi, nụ cười như đang phảng phất trên môi. Tưởng chừng chỉ cần Sư lên tiếng gọi, bà sẽ mở mắt ra, cười với Ngài một nụ cười móm mém và hồn nhiên như trẻ nhỏ.

Thắp nén hương trầm cắm vào bát hương còn nghi ngút khói, Sư chậm rãi từng bước đi quanh quan tài bà cụ ba vòng. Đại chúng đang tụ tập trước am, ngạc nhiên từng cử chỉ lạ lùng của Hòa thượng. Chẳng ai hiểu vì sao một vị Hòa thượng đạo cao đức trọng mà lại có thái độ thành kính khác thường đối với bà cụ không họ hàng thân thích. Từ khi bà cụ về đây, Ngài không chỉ ban cho bà sự thông cảm, bao dung, mà còn có cái gì ân cần, quan tâm đặc biệt. Cho đến hôm nay, thấy Ngài đi nhiễu quanh bà cụ ba vòng bằng những bước chân tuy nhẹ nhàng nhưng có vẻ trầm tư, câu hỏi “Phải chăng có mối liên hệ nào giữa Hòa thượng và bà cụ?” từ lâu âm ỉ chợt dấy lên trong tâm đại chúng.
Có lý nào…

image

Tiếng Sư vang lên làm mọi người giật mình lắng nghe:
- Đức Phật từng dạy: “Một người tu đắc đạo, cửu huyền thất tổ sinh thiên”. Nếu quả thật lời nầy không hư dối, xin Tam Bảo chứng minh cho lời nguyền của đệ tử: Chiếc quan tài nầy sẽ bay lên hư không!

Hòa thượng vừa dứt tiếng, chiếc quan tài bỗng như có một lực đẩy, từ từ nâng lên cao, sát mái am tranh, lơ lửng. Mọi người đồng loạt quỳ xuống, chắp tay, ngẩng mặt nhìn lên trong một niềm kính ngưỡng tột cùng. Mắt Hòa thượng sáng ngời, an trú trong giây phút hiện tại tuyệt vời, một giây mà đằng đẵng thiên thu.

Tâm hiếu của người con hòa lẫn trong tâm từ của một bậc chân tu đắc đạo, nở tung như đóa sen tỏa hương tinh khiết, tuy vô hình mà bất diệt, tuy vô thanh mà tràn ngập âm hưởng diệu kỳ, tuy vô tướng mà chan hòa khắp cùng cõi giới.

Khi chiếc áo quan nhẹ nhàng trở về chỗ cũ, người ta thấy gương mặt bà cụ - bây giờ đã rõ là thân mẫu của Hòa thượng trụ trì - tươi nhuận rạng rỡ. Mùi hương lạ lại tỏa ra phảng phất quanh nhà. Mọi người đứng bất động, đắm mình trong niềm phúc lạc ngàn năm chưa dễ có.

Nơi quán nước ngày xưa của mẹ, Sư lập một ngôi chùa đặt tên là Mại trà lai Tự. Am tranh mẹ từng ở có tên là Dưỡng mẫu Đường, sớm chiều khói hương nghi ngút.
Hòa thượng để lại cho đời một tấm gương đại hiếu sáng ngời muôn thuở.

Ngài là Thiền sư Tông Diễn, hiệu Chơn Dung (1640-1711), đời vua Lê Hy Tông, thuộc tông Tào Động, quê ở thôn Phú Quân, huyện Cẩm Giang. Chính Ngài, bằng phương tiện thiện xảo, đã giúp nhà vua cải ác tùng thiện, quay về với Phật pháp. Đối với triều đình và môn đồ, Ngài là Thiền sư Tông Diễn; nhưng đối với dân chúng, Ngài là Hòa Thượng Cua - cái tên dân dã mộc mạc nhưng thật gần gũi thân thương.

Hình ảnh Ngài trong lòng mọi người, đẹp đẽ chói ngời muôn thuở, không phải là hình ảnh của vị Thiền sư, càng không phải của một tu sĩ được vua ban chức Ngự Tiền Chi Quân và áo gấm. Đó là hình ảnh của một bậc chân tu tốt đời sáng đạo, vừa tu hành có kết quả vừa lo tròn chữ hiếu đối với mẹ già một cách vượt thường đầy trí tuệ.

image

Chúng ta ôn chuyện người xưa để tự nhắc mình một tấm gương đại hiếu sáng ngời.
Không chỉ Ấn Độ mới có chuyện Đức Mục-Kiền-Liên, Xá-Lợi-Phất; không chỉ Trung Hoa mới có chuyện 24 người con hiếu thảo, mà ở Việt Nam ta cũng có những câu chuyện thật đã làm cảm động lòng Trời. Hòa thượng Cua đã lo cho mẹ những ngày cuối đời hạnh phúc, lại độ mẹ được vãng sanh về cõi lành. Còn chúng ta, đã báo hiếu cho cha mẹ những gì khi các Người còn sinh tiền và khi đã khuất bóng? - Đó là câu hỏi mà mỗi người chúng ta, không phân biệt tôn giáo, tuổi tác, không kể xuất gia hay tại gia, đều tự mình suy gẫm và tìm cách trả lời.


(Không biết tác giả)

Một đánh giá mới về Nhân Văn – Giai Phẩm


Trang bìa báo Nhân Văn số 1 và Giai Phẩm Mùa XuânTrang bìa báo Nhân Văn số 1 và Giai Phẩm Mùa Xuân
 
 
 
 
 
 
Nhân Văn – Giai Phẩm thường được xem là phong trào đòi tự do dân chủ mạnh mẽ và có ảnh hưởng lớn nhất trong giới trí thức sống dưới sự cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Bị dập tắt vào cuối thập niên 1950, phong trào này đến hôm nay vẫn tiếp tục được nghiên cứu và nhiều nhân vật có vai trò lớn trong giai đoạn đó vẫn để lại cảm hứng và ảnh hưởng cho văn nghệ sĩ người Việt trong ngoài nước.
Tuy vậy, một nghiên cứu công bố gần đây của chuyên gia nổi tiếng về lịch sử Việt Nam, Peter Zinoman, cho rằng danh tiếng của Nhân Văn – Giai Phẩm (NVGP) như một lực lượng đối kháng mạnh mẽ đã bị “thổi phồng”.

Tác giả, một người rất quen thuộc với giới nghiên cứu ở Việt Nam, nhận định thời gian qua đã có thêm nhiều nghiên cứu mới “thành công khi thể hiện một hình ảnh đáng tin về NVGP như một phong trào mạnh của sự bất đồng quan điểm chính trị chống lại đảng-nhà nước”.
Nhưng ông cho rằng các học giả đã không phân tích sâu sắc nội dung các bài viết đã đăng của NVGP, mà chỉ có xu hướng tập trung vào những tuyên bố chống đối kịch tính nhất.
Lấy ví dụ, sử gia Peter Zinoman, đang là Phó Giáo sư khoa Lịch sử của ĐH Berkeley, Hoa Kỳ, đề cập bài viết Bài học Ba lan và Hung-ga-ri của nhà thơ Lê Đạt, in ở Nhân văn số 5, ngay sau khi xảy ra các biến cố rung chuyển hai nước Đông Âu.
Theo đúng những gì người ta trông đợi từ một phong trào đối kháng, bài này bị chính quyền ở Hà Nội phê phán là “bào chữa cho bọn phản cách mạng”.
Nhưng tiến sĩ Zinoman lưu ý người đọc rằng trong phần kết luận, Lê Đạt cho rằng phong trào đối lập ở hai nước Đông Âu bị “bọn đế quốc” kích động và lại còn tán thành với việc dùng bạo lực dập tắt sự nổi dậy ở Hungary.
Ví dụ này phải chăng cho thấy sự hạn chế trong nghị trình của NVGP. Ngoài ra, phong trào khi ấy không thể liên kết với công nhân, sinh viên và cộng đồng tôn giáo, và dường như người dân cũng không bày tỏ ủng hộ giới văn nghệ sĩ.
Tòa án Nhân dân Hà Nội xét xử vụ "Nhân văn - Giai phẩm" ngày 19-1-1960 (ảnh từ Talawas)
Tòa án Nhân dân Hà Nội xét xử vụ “Nhân văn – Giai phẩm” ngày 19-1-1960 (ảnh từ Talawas)
Bài nghiên cứu của tiến sĩ người Mỹ này muốn bác lại việc xem NVGP là phong trào “bất đồng chính kiến”. Theo ông, khi so sánh với sự trỗi dậy của các phong trào cải cách trong thế giới cộng sản thập niên 1950, thì NVGP là “nỗ lực tương đối hạn chế nhằm ‘cứu’ chủ nghĩa Cộng sản Việt Nam bằng cách chuyển hóa nó từ bên trong”.
Thách thức mức nào?
Tiến sĩ Peter Zinoman nói “mặc dù NVGP nhắc đến nhiều sự lạm dụng độc đoán của giới chức bậc trung, nó hiếm khi thách thức ban lãnh đạo đảng hay sự chính danh của hệ thống Cộng sản”.
“Thông thường NVGP tìm cách giảm nhẹ cường độ công kích bằng việc đi kèm các tuyên bố trung thành với chính thể và ý thức hệ cai trị.”
Giọng điệu trung dung của NVGP “thật tương tự với dòng chảy chính trị Cộng sản cải cách hoặc xét lại tăng tốc trong thế giới Cộng sản sau cái chết của Stalin, lên đến đỉnh điểm đúng vào khi NVGP bắt đầu năm 1956″.
Lập trường của các phong trào này, như Andras B. Hegedus đã nói về tình hình ở Hungary, là họ tin rằng “có thể cải thiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa Marx có thể được tái sinh”.
Tiến sĩ Peter Zinoman nhận thấy ở NVGP có sự trung thành chính trị với Đảng Cộng sản, khẳng định đi theo chủ nghĩa Marx, ngưỡng mộ Khrushchev, Lenin và tôn sùng nhà thơ Mayakovskii như biểu tượng chống sự sùng bái cá nhân.
Trong một khảo sát về bảy vấn đề lớn chi phối phong trào cải cách ở Hungary, Ba Lan, Đông Đức và Tiệp Khắc giữa thập niên 1950, Vladimir Kusin ghi nhận có sự gần gũi về quan điểm giữa các phong trào.
Bốn trong số bảy vấn đề này cũng xuất hiện nhiều trong các bài viết của NVGP: (1) dân chủ hóa đảng; (2) cải tổ hệ thống chính trị và pháp luật; (3) bảo vệ tự do trí thức; (4) nhân văn hóa chủ nghĩa Marx.
Có hai vấn đề không được nhóm quan tâm là giảm bớt kiểm soát của Liên Xô với các nước vệ tinh, và thực thi cải cách kinh tế.
Về vấn đề thứ bảy – thúc đẩy chung sống hòa bình với phương Tây – NVGP không tỏ ra có một lập trường mạnh mẽ hay thống nhất.
Sự quan tâm của NVGP đối với dân chủ trong đảng, cải cách hệ thống chính trị – pháp luật, và tự do trí thức đặt phong trào vào dòng chính của xu hướng cải tổ chủ nghĩa cộng sản trên thế giới cùng thời điểm.
Người dân biểu tình ở Budapest, Hungary năm 1956
Nhân Văn – Giai Phẩm vừa giống vừa khác các phong trào cải cách ở Đông Âu
Nhưng hai điểm khác của NVGP giúp giải thích vì sao phong trào không nhận được sự ủng hộ hay biết tới của dân chúng.
Thứ nhất là cải tổ kinh tế (kế hoạch hóa tập trung, tập thể hóa, giá lương tiền). Ngay cả các bài viết của NVGP về cải cách ruộng đất chỉ xem đây là vấn đề chính trị chứ không phải là một chính sách kinh tế thất bại.
Như chuyên gia Tường Vũ từng phân tích, chính các đơn thưa của người lao động liên quan lạm phát, điều kiện lao động…là chủ đề của phong trào lao động rộng lớn trong những năm đầu cai trị của Đảng Cộng sản ở miền Bắc.
Vấn đề thứ hai là NVGP hầu như không đề cập vấn đề tự chủ và bình đẳng trước Liên Xô, khác với giới đòi cải cách ở Đông Âu.
Dĩ nhiên, điều này có thể được giải thích vì khi ấy Liên Xô không có mặt nhiều ở miền Bắc, và Đảng Cộng sản, vừa chiến thắng quân Pháp, không bị công kích về tinh thần dân tộc.
Nhưng, theo tiến sĩ Peter Zinoman, việc thiếu vắng hai chủ đề này cũng đã làm giảm sức mạnh chính trị của phong trào khi so với ở Đông Âu.
Kết lại, tác giả xem NVGP là “sự biểu lộ tương đối nhẹ của một hiện tượng toàn cầu”.
Theo ông, danh tiếng “bị thổi phồng” của NVGP một phần là nhờ sự kịch tính trong sự trỗi dậy và sụp đổ của phong trào. Những diễn giải sau này, nhấn mạnh sự táo bạo của NVGP, là phản ứng chống lại sự chỉ trích độc địa của báo chí nhà nước thời bấy giờ.
Truyền thống đối kháng nội bộ bên trong Việt Nam tương đối yếu ớt cũng giúp làm tăng sự quan trọng và sức mạnh của NVGP, phong trào chỉ trích đảng duy nhất trước 1986.
Tiến sĩ Peter Zinoman còn cho rằng một thế hệ văn nghệ sĩ, trí thức mới đối lập trong ngoài nước cũng đã phóng đại nội dung phê phán của NVGP nhằm thiết lập “mối dây phả hệ giữa nỗ lực của chính họ và một truyền thống phê phán Cộng sản trước đó”.
Tiểu luận dài 40 trang của tác giả, đăng trên Bấm Journal of Cold War Studies số Mùa đông 2011, là nghiên cứu mới nhất bằng tiếng Anh về NVGP.
Sự diễn giải mà tác giả gọi là “xét lại” với NVGP hẳn sẽ nhận phản hồi khác nhau của giới trí thức người Việt trong ngoài nước, trong bối cảnh vấn đề trí thức và dân chủ đang được bàn đến nhiều thời gian gần đây.
Tiến sĩ Peter Zinoman nói nghiên cứu của ông không nhằm “phủ nhận sự dũng cảm của các lãnh đạo phong trào hay bị kịch của họ dưới bàn tay tàn nhẫn của đảng – nhà nước”. Ông muốn bài viết tìm hiểu lại mục tiêu của NVGP và đánh giá điềm tĩnh hơn về tiềm năng cũng như hạn chế của phong trào trong vai trò lực lượng chính trị.

330. Hải chiến Trường Sa sau 23 năm

Hải chiến Trường Sa sau 23 năm



BỘ NGOẠI GIAO TA YÊU CẦU PHÍA TRUNG QUỐC TRAO TRẢ SỚM CÁC THUỶ THỦ VIỆT NAM BỊ NẠN TRONG SỰ KIỆN NGÀY 14-3-1988 TẠI QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA

Ngày 1-4-1988, Vụ trưởng Vụ Trung Quốc, Bộ Ngoại giao Nguyễn Phượng Vũ đã tiếp và trao cho Đại Sứ Trung Quốc tại Việt Nam Lý Thế Thuần “Bản ghi nhớ”, nội dung như sau:
1- Đài Bắc Kinh trong buổi phát thanh tiếng Trung Quốc sáng 1-4-1988 cho biết, phía Trung Quốc nói là đã cứu những thuỷ thủ Việt Nam của 3 tàu vận tải Việt Nam bị bắn cháy trong sự việc 14-3-1988 do Trung Quốc gây ra.
Phía Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc cung cấp danh sách và tin tức về những thuỷ thủ nói trên, săn sóc thuốc men nếu có người ốm đau, bị thương và sớm cho họ trở về đoàn tụ gia đình. Đây là vấn đề nhân đạo cần được quan tâm giải quyết. Đề nghị phía Trung Quốc đáp ứng và trả lời sớm.
2- Ngày 16-3-1988, trong cuộc gặp giữa Vụ trưởng Vụ Trung Quốc Bộ Ngoại giao với Đại sứ, phía Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc không ngăn cản Việt Nam tiến hành công việc cứu hộ thuỷ thủ và tàu của Việt Nam. Ngày 17-3-1988, trong cuộc gặp giữa Đại sứ và Thứ trưởng thứ nhất Đinh Nho Liêm, Đại sứ đã chuyển ý kiến chính thức của phía Trung Quốc trả lời đồng ý với ý kiến của Việt Nam. Nhưng trong những ngày vừa qua, tàu chiến Trung Quốc vẫn ngăn cản tàu cứu hộ Việt Nam đến nơi tàu bị cháy ở khu vực Gạc – ma để tiến hành việc cứu hộ tàu và thuỷ thủ. Phía Việt Nam sẽ đưa tàu cứu hộ Đại Lãnh ra khu vực này, sáng 2-4-1988 sẽ tới nơi, Phía Việt Nam nhắc lại yêu cầu phía Trung Quốc cần thực hiện lời hứa về việc không ngăn cản công việc cứu hộ thuỷ thủ và tàu của Việt Nam và không ngăn cản việc tàu vận tải Việt Nam tiếp tế cho quần đảo Trường Sa.
Nhân dịp này đồng chí Nguyễn Phượng Vũ nhắc lại ý kiến trước đây của phía Việt Nam đã mấy lần nêu với phía Trung Quốc sớm để phi công Trần Tôn trở về đoàn tụ với gia đình. Phía Trung Quốc cần trả lời sớm.
———–
Nhịp Cầu Thế Giới Online

Ghi chép của Trung Bảo: VÒNG TRÒN BẤT TỬ

04.09.2011
(NCTG) Hơn 23 năm sau, vừa gặp lại, cựu chiến binh Lê Minh Thoa rủ đồng đội Trần Thiện Phụng chơi vật tay và thua mất 300 ngàn đồng.
Lê Minh Thoa và Trần Thiện Phụng là những cựu binh đã chiến đấu trên con tàu HQ604 trong chiến dịch CQ88 tại Trường Sa năm 1988. Họ là 2 trong số 9 người lính sống sót và bị phía Trung Quốc giam giữ cho đến khi trao trả năm 1991.
Giờ đây, mỗi người một cuộc sống, ở khắp mọi nơi của đất nước, 9 người họ đã gặp lại nhau lần đầu tiên sau 23 năm qua chương trình “Vòng tròn bất tử” do Trung tâm Dữ liệu Hoàng Sa tổ chức tại khu du lịch Suối Lương (Đà Nẵng) hôm 3-9.
“Khi tàu bị tấn công, lính và sĩ quan mình trúng đạn ngã la liệt. Tui chỉ kịp xé áo người này quấn cho người kia để cầm máu”, cựu binh Dương Văn Dũng kể. “Tui nhớ đang băng vết thương cho anh Trừ (Thuyền trưởng Vũ Phi Trừ – HQ604) thì nghe ‘ầm’ rồi tàu chìm.”
Không phải từ các cơ quan chính sách, Vũ Xuân Khoa tìm được những thông tin đầu tiên về cha mình từ diễn đàn Hoangsa.org
Vũ Xuân Khoa, con trai của thuyền trưởng Vũ Phi Trừ, nghe đến đó, mắt rơm rớm.
“Bọn này ôm phao trôi nổi trên biển gần 12 tiếng đồng hồ mới được bọn nó vớt”, Lê Minh Thoa thuật lại bằng giọng Bình Định, “vậy mà 3 ngày sau là hết bọn tui bị lột da từ đầu đến chân”.
“Lột da sống lại kiếp khác đó” – cựu binh Dương Văn Dũng, hiện sống tại Đà Nẵng đùa. Năm 1987, tân binh Dương Văn Dũng gia nhập Hải Quân và chưa đầy 1 năm sau anh được điều đi Trường Sa tham gia chiến dịch CQ88.
“Cho đến gần đây vợ tui mới tin tui từng chiến đấu ở Trường Sa rồi bị Trung Quốc bỏ tù”, cựu binh Trương Văn Hiền kể, “trước nay nó cứ tưởng tui bị đi tù rồi bịa chuyện để nói với con”. Đứa con gái thứ hai của anh Hiền, năm nay 6 tuổi, thuộc lòng tên các hòn đảo ở Trường Sa, nơi cha mình từng chiến đấu. “Nó cứ đòi coi cái đĩa quay cảnh chiến đấu ở Trường Sa của tui”, anh Hiền nói.
Mỗi người trong bọn họ giờ đây có cuộc sống riêng, có người tìm được cuộc sống thoải mái, có người vẫn còn cơ cực.
Họ giống nhau ở chỗ, tất cả cùng bật khóc khi được xem lại đoạn phim những vòng người ngã xuống dưới làn đạn của Hải Quân Trung Quốc trên những bãi đá Cô-lin, Gạc-ma hay Len-đao…
Hiện nay làm việc cho một công ty liên doanh nước ngoài, Vũ Xuân Khoa không có nhiều ký ức về cha mình, ngoài những lời kể của mẹ. Liệt sĩ Vũ Phi Trừ rời gia đình tham gia chiến dịch khi Khoa chỉ hơn 1 tuổi. Anh Trừ đã không thể thực hiện lời hứa cuối cùng với vợ mình: “Để lần này xong rồi anh xin ra quân về ở nhà chăm sóc mẹ con em.”
Giờ đây, chàng trai 24 tuổi vẫn tiếp tục đi tìm kiếm những mẩu chuyện về cuộc đời chiến đấu của cha mình và các đồng đội bởi vì “mỗi lần em hỏi đến cha thì mẹ chỉ nói vài câu rồi lại khóc nên em không dám hỏi nhiều, lo mẹ buồn”.
Di ảnh và di thư của Anh hùng Liệt sĩ Trần Văn Phương gửi về cho vợ trước khi hy sinh ở Trường Sa – Ảnh: Ngọc Lan (“VietNamNet”)
Trên chuyến tàu HQ604 năm đó, có một thiếu úy không thuộc biên chế của thủy thủ đoàn nhưng đã hy sinh khi chiến đấu. Thiếu úy Trần Văn Phương, năm đó là Phó chỉ huy trưởng đảo Gạc-ma, đang đi theo tàu để trở lại nhiệm sở thì bị Hải quân Trung Quốc tấn công. Anh đã chiến đấu và hy sinh khi giữ vững lá cờ tổ quốc trên đảo.
Cựu binh Trương Minh Hiền còn nhớ anh Phương đã hô vang: “Hãy để máu chúng ta nhuộm đỏ biển Đông chứ cương quyết không để mất đảo” trước khi từng loạt đạn đại liên Trung Quốc xé nát thân thể của anh.
Anh Phương đang trên đường trở về sau khi nghỉ phép gần 1 tháng để cưới vợ. Chị Mai Thị Hoa, không kìm được, bật khóc thành tiếng khi trên màn hình chiếu di ảnh của anh Phương. “Hồi tụi tôi đám cưới, anh Phương cũng trẻ như thế”, chị Hoa nghẹn ngào.
Khi anh Phương ra đi, tự dưng anh lại căn dặn người vợ mới cưới của mình “nếu nhận thư anh thì không cần hồi âm lại vì anh sẽ sớm về với em”. Lá thư cuối cùng chị nhận được từ anh Phương, đến sau tin anh hy sinh 17 ngày. Lúc đó chị Hoa đang mang thai. Con gái anh Phương nay cũng thuộc biên chế Lữ đoàn 146 Hải Quân, đơn vị cũ của cha mình.

Lúc tôi nhận được lá thư cuối cùng của anh Phương thì tôi đã biết tin anh ấy hy sinh từ 17 ngày trước”, chị Mai Thị Hoa nhớ lại. Liệt sĩ Thiếu úy Trần Văn Phương hy sinh khi trên đường trở lại nhiệm sở tại đảo Gạc-ma
Cuộc họp mặt không chỉ có những người đã chiến đấu tại Trường Sa mà còn có cả những người năm xưa đã từng làm việc tại Hoàng Sa. Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Quảng Ngãi cũng lặn lội ra Đà Nẵng từ 4 giờ sáng để đợi tham gia và trao giấy khen cho đại diện Trung tâm Dữ liệu Hoàng Sa.
Chỉ vắng mặt ông Đặng Công Ngữ, Chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa, ở ngay tại Đà Nẵng, người đã nhận lời tham gia chương trình từ rất sớm và rồi không xuất hiện mà không cần một lời giải thích.
“Hồi bị tụi nó bắt, ở trong tù suốt ngày nó bắt nghe đài tiếng Tàu, đau đầu lắm. Tui lượm được cái thiệp có cái loa nhỏ rồi tuốt dây đồng câu vào loa nó, tối tối hễ nó tắt đài là tụi tui dò đài Việt Nam nghe” – anh Thoa cười khoái trá nhớ lại thời đi tù Trung Quốc.
“Vậy mà nó cũng bắt được, hỏi ai làm, tui anh hùng nhận luôn” – Dương Văn Dũng hào hứng. “Cuối cùng thằng Thoa làm mà tui phải đi biệt giam mấy tuần”.

Từ trái sang: các cựu binh Trương Văn Hiền, Lê Minh Thoa và Dương Văn Dũng. “Mỗi lần coi lại đoạn băng đó là ruột tui đứt từng khúc”, cựu binh Lê Minh Thoa nghẹn ngào
Trước ngày có phái đoàn Liên Hiệp Quốc đến thăm trại tù, mỗi tù nhân Việt Nam được phát 15 Nhân dân tệ để mua sắm. Cứ mỗi người đi ra tiệm tạp hóa cạnh trại giam là có 1 lính Trung Quốc “tháp tùng”.
Đồ do Trung Quốc sản xuất thì rẻ còn đồ dùng của Mỹ đắt gấp 3-4 lần. Thấy tù binh Việt Nam cứ lựa đồ Mỹ mà mua, lính Trung Quốc hỏi, thì nhận được câu trả lời: “Bọn tao xài đồ Mỹ quen rồi”.
Nhắc đến kỷ niệm này, các cựu binh cười váng lên. Lúc đó, họ lại là những người lính trẻ trung trên HQ 604 đang tiến ra khơi để bảo vệ Trường Sa. Dùng chính máu thịt của mình để bảo vệ máu thịt tổ quốc.
Vậy là chương trình đã diễn ra tốt đẹp sau nhiều trở ngại, có lúc chỉ lo các bạn trẻ ở Trung tâm Dữ liệu Hoàng Sa bỏ cuộc. Có thể, vẫn còn những thiếu sót này khác nhưng sự nhiệt tình và tấm lòng của các bạn đối với đất nước mình đã thuyết phục được nhiều người. Được sống và làm việc bên các bạn trong 3 ngày là một may mắn cho tôi.
Chương trình đầu tiên được diễn ra ở Suối Lương là một vinh dự cho Ban giám đốc và các nhân viên vì chúng tôi đã góp được chút sức nhỏ bé cùng các bạn. Có thể sang năm, chương trình sẽ được tổ chức ở một nơi khác, đàng hoàng hơn, đông quan khách hơn và các quan chức cũng sẽ bớt lo sợ để mà tham gia cùng các bạn, nhưng lần tổ chức này là một kỷ niệm không thể quên được với Suối Lương. Vòng tròn đó sẽ mãi mãi bất tử.
Bài và ảnh: Trung Bảo (Giám đốc khu du lịch Suối Lương), từ Ðà Nẵng
—————-
Nhịp Cầu Thế Giới Online

“HÃY ÐỂ MÁU CHÚNG TA NHUỘM ÐỎ BIỂN ÐÔNG!”

04.09.2011
(NCTG) “Đã 23 năm nhưng chúng ta không hiểu tại sao đến giờ họ mới được gặp mặt. Chuyện đâu phải đáng để giấu, kẻ thù vẫn hằng ngày nói về ngày đó như là chiến thắng vinh quang của họ, còn làm phim để giáo dục con cháu họ kia mà?”
Loạt đạn đầu tiên từ súng 37 ly bắn thẳng vào những chiến sĩ Hải quân công binh dầm mình trong nước tay không giữ đảo
Trận Hải chiến Trường Sa – Gạc Ma xảy ra ngày 14-3-1988 có chín người sống sót sau cuộc thảm sát giữa một bên tay không giữ đảo và một bên là súng máy phòng không 37 ly cùng pháo 105 ly bắn thẳng vào vòng người tay không giữ đảo. Chín người bị bắt, cùng sống, cùng chiến đấu để thể hiện phẩm chất người lính Hải quân Việt Nam suốt 4 năm trại giam quân thù, nhưng sau ngày được trao trả vào năm 1992, đến nay họ mới lại gặp mặt. Thực ra là chỉ tám vì một người đã mất vì ung thư.
Cảm giác tức ngực như thế nào khi đạn 37 ly cắm xuống nước; Dương Văn Dũng và Phạm Văn Nhân vừa bơi vừa cố giữ thăng bằng hai đầu ván cho Trương Minh Hiền bị thương ở ngực, gãy xương sườn, gãy cánh tay trái nằm giữa, không bị lật xuống nước suốt một ngày như thế; những câu chuyện trong nhà tù đấu tranh giằng co với giặc ngay trong từng câu nói, từng thái độ, cương quyết không hút thuốc lá “không đọc được chữ”… đến giờ họ vẫn nhớ như in, tranh nhau kể và cả, ôm nhau khóc!
Trương Văn Hiền hiện ở TP Buôn Ma Thuộc Đắc Lắc; Dương Văn Dũng hiện ở Hòa Xuân, Cẩm Lệ, Đà Nẵng và Lê Minh Thoa hiện là chủ tiệm phở số 5 Tăng Bạt Hổ TP Quy Nhơn
Nhưng không hiểu sao đến sáng ngày khai mạc chỉ còn lại ba người, năm người đã lặng lẽ bỏ về trong đêm, ngay cả tư trang để trong nhà nghỉ Suối Lương cũng không buồn vào lấy. Không ai biết lý do tại sao họ lại bỏ đi. Qua điện thoại, họ chỉ a lô rồi nghe như tiếng khóc.
Có người đoán, hình như họ không chịu được những cảm giác như sang chấn tâm lý mạnh ngày ấy sống trở lại. Lại có người đoán hình như họ cảm thấy “sợ” vì Ban tổ chức không phải là một cơ quan nhà nước chính thống, và cũng không có ai đại diện đơn vị cũ đến cùng họ. Ngày khai mạc, thành phố Đà Nẵng không có đại biểu và ngay cả Chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa cũng xin vắng.
Phút mặc niệm 64 anh hùng liệt sĩ đã hy sinh ở đảo Gạc Ma ngày 14-3-1988
Mặc dù vậy, buổi lễ gặp mặt cuộc hội lần thứ nhất của những cựu chiến sĩ Hải quân và thân nhân các liệt sĩ từng tham gia trận Hải chiến Trường Sa, đã diễn ra thật cảm động và sâu lắng. Sau những nghi thức chào hỏi (đại diện chính thức duy nhất của chính quyền là Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi) là chiếu phim “Hải chiến Trường Sa 1988”, trong đó có một đoạn phim tư liệu do Trung Quốc thực hiện mô tả rõ hình ảnh súng 37 ly bắn thẳng vào vòng người tay không giữ đảo ấy.
Có lẽ, cả hội trường, ai cũng đã xem đoạn phim này không dưới chục lần, nhưng đến đoạn những tiếng hô “Tả lơ! Tả lơ!” vang lên và đạn dựng lên những cột nước thì không ai chịu nổi. Đến đoạn thiếu úy Trần Văn Phương, người giữ cờ hô lớn trước khi hy sinh “Thà hy sinh chứ không để mất đảo! Hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ tổ quốc” thì chị vợ anh, chị Mai Thị Hoa bật khóc thành tiếng.
Chị Mai Thị Hoa, vợ liệt sĩ thiếu úy Trần Văn Phương bật khóc khi xem đoạn phim kể chuyện chồng mình hô to khẩu hiệu “Thà hy sinh chứ không để mất đảo. Hãy để máu chúng ta nhuộm đỏ biển Đông chứ cương quyết không để mất đảo”
Câu khẩu hiệu của thiếu úy Trần Văn Phương được Trương Minh Hiền nhớ lại một cách khác, anh bảo lúc đó anh đứng gần chiếc xuồng, cũng là gần chỗ Trần Văn Phương cầm cờ, hình như đó là “Hãy để máu chúng ta nhuộm đỏ biển Đông chứ cương quyết không để mất đảo!”
Đến lúc giao lưu, khi cựu binh Dương Văn Dũng kể chuyện anh từ mũi tàu, nhảy bổ vào buồng lái thì thấy thuyền trưởng Vũ Phi Trừ người nhuộm đỏ máu nhưng vẫn gượng đứng bảo mọi người nhảy ra khỏi tàu thì con trai anh, chàng trai 25 tuổi Vũ Xuân Khoa bật khóc.
Vũ Xuân Khoa bật khóc khi nghe kể về giây phút cuối của cha mình, thuyền trưởng Vũ Phi Trừ
Anh nghe mẹ và nhiều người khác nữa nói nhiều về cha nhưng đây là lần đầu tiên anh được nghe kể về hình ảnh cuối cùng của cha mình từ chính người đã nhìn thấy cha anh lần cuối, đã tận tay xé áo băng cho cha anh trước khi tàu chìm hẳn.
Đã 23 năm nhưng chúng ta không hiểu tại sao đến giờ họ mới được gặp mặt. Chuyện đâu phải đáng để giấu, kẻ thù vẫn hằng ngày nói về ngày đó như là chiến thắng vinh quang của họ, còn làm phim để giáo dục con cháu họ kia mà?
Trương Minh Hiền kể anh đứng gần chiếc xuồng này…
và chính anh cũng bật khóc khi xem lại cảnh đồng đội mình bị tàn sát, nhớ lại lúc viên đạn xuyên qua cánh tay làm vỡ nát xương cánh tay và vỡ toác một mảng ngực giờ còn sẹo
Vâng, chúng ta thường phong anh hùng cho những người đã diệt được nhiều quân thù, nhưng trong trường hợp này, cả 9 anh, chỉ riêng việc tồn tại thôi họ đã xứng đáng với danh hiệu anh hùng rồi. Chỉ với sự tồn tại thôi, những người thợ mỏ Chile đã được cả thế giới xem như những anh hùng. Sao vậy? Lẽ ra những người giải cứu mới xứng đáng được vinh danh hơn chứ?
Cuộc sống nhiều khi chỉ cần tồn tại thôi, vượt qua sự thử thách khắc nghiệt nào đó cũng đủ cho người sống chúng ta tôn vinh họ với ý nghĩa đầy đủ nhất của danh hiệu anh hùng. Huống hồ, sự hiện diện, sự có mặt của họ đến hôm nay không chỉ là minh chứng cho sự vô nhân bất tín nhất mà còn là sự sống thay cho 64 đồng đội đã hy sinh mất xác ở lòng biển Trường Sa. Thế nhưng, vì nhiều lý do, các anh như muốn được quên đi, không ai được nhắc tới.
Các bạn trẻ thuộc Trung tâm Dữ liệu Hoàng Sa chụp ảnh với các nhân chứng Gạc Ma 1988
Xin nói thêm về Ban tổ chức cuộc gặp mặt lần thứ nhất này, đó là các bạn rất trẻ, tất cả đều trên dưới 20 tuổi tập hợp tự nguyện tại Trung tâm Dữ liệu Hoàng Sa sau rất nhiều năm tìm kiếm, liên lạc với 64 gia đình liệt sĩ, với chín người sống sót, đã kêu gọi đóng và tổ chức cho cuộc gặp mặt này nhưng vẫn thiếu trước hụt sau, thậm chí chút phần quà kèm giấy khen mà Sở Văn hóa Thế thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi tặng các bạn cũng bỏ vào chi phí cũng vẫn cứ không đủ.
Trong phát biểu với những cựu binh Trường Sa, các bạn trẻ đã nói rõ rằng thực tế có những chuyện mà vì nhiều lý do nhà nước làm không được, người lớn cũng không làm được thì chúng cháu xin được làm. Mong các chú các bác ủng hộ…
Bài và ảnh: Hồ Trung Tú
Nguồn: Nhịp Cầu Thế Giới

Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ sập như thế nào?

by Dự đoán kinh tế Việt Nam on Sunday, September 4, 2011 at 10:14am
Nhân sự kiện công ty Dược Viễn Đông, tên mã CK là DVD tiến hành thủ tục phá sản từ 10/5/2011 mà đến ngày 25/08/2011 Sở giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HoSE) công bố thông tin DVD mở thủ tục phá sản làm thiệt hại cho rất nhiều nhà đầu tư không biết thông tin này (CafeF, 1/9/2011), chúng tôi sẽ điểm qua một số vấn đề của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Các vấn đề về thị trường chứng khoán Việt Nam chúng tôi cũng có nói đến trong số những bài viết trước (Dự đoán kinh tế, 18/04/2011) Tựu trung lại là chúng tôi dự đoán thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ sụp đổ do thiếu minh bạch trong báo cáo tài chính của các công ty tham gia và cách quản lý thị trường yếu kém của UBCKNN.

Lợi ích của sàn chứng khoán, thì không cần phải bàn cãi. Các sàn chứng khoán bị sập, dẹp, thì quả là kinh tế Việt Nam bị thụt lùi 20 năm.
 TTCK lẽ ra là nơi trao đổi tốt đẹp, lành mạnh, các cty có thể mượn nợ, các xếp lớn không cần phải nhận lương cao (mà chỉ nhận stock options – quyền chọn mua cổ phiếu).
 Nhưng do quá nhiều tham nhũng, TTCK VN sắp bị sập, rất uổng.

Thiếu minh bạch
Công ty Dược Viễn Đông sập, kéo theo bao nhà đầu tư mất trắng. Còn nhiều vụ khác nữa, sẽ mau thôi.
 Chẳng có xứ nào mà Kế toán trưởng lại lương cao như tại VN, có nhiều cổ phiếu, và GIÀU như tại VN.

Bởi vì, chức này rất khó, vì phải làm giả các con số, lừa gạt cty audit, chạy vay tiền ngân hàng và xã hội đen, đút lót cho bên Thuế vụ, Hải quan để giảm thuế, lừa gạt cổ đông nhẹ dạ, thuê “đội lái” đánh LÊN giá CK cty họ để lừa gạt người mua vào, v.v… (Tuổi trẻ, 3/12/2010)
 Các báo cáo tài chánh VN có trung thực đâu, cho dù có Big 4 Auditors (KPMG, PwC, Ernst & Young, Deloitte Touche Tohmatsu), họ cũng làm giả cả.
 Giả từ các biên nhận, các Auditors này đâu có trách nhiệm verify các biên nhận đó.
 Các món tiền “chung, chi ngoài sổ sách” này, Kế toán trưởng phải phù phép cho trở thành chi tiêu có sổ sách, danh chính ngôn thuận. Là điều không hề dễ dàng.
 Ví dụ chung cho Hải quan 10 tỉ đồng để tránh thuế 30 tỉ đồng, thì phải vào sổ sách chỗ nào?
 Các con số tài chánh của VN thì 100% là giả dối, gian dối.
 Họ nói lời nhiều, thì đó là lời ít hoặc huề vốn. Họ nói lời ít, thì đó là huề vốn hoặc lỗ nhẹ. Họ nói huề vốn, thì đó là lỗ ít hoặc nặng.
 Họ nói lỗ ít, thì đó là lỗ nặng và RẤT nặng.
 Họ nói lỗ “khá nặng”, thì đó là khi họ bị phá sản rồi.
 Quản lý yếu kém
Rồi bên VN có thể tung CK ra thêm VÔ HẠN ĐỊNH, làm loãng giá các CK tung ra trước đó. Tại Mỹ phải được SEC chấp thuận, và cơ quan này rất công bằng, đừng hòng mua chuộc họ. (SEC)
 Tại VN thì muốn tung thêm CK ra rất dễ thôi, lo lót vài tỉ là xong hết.
 Hàng loạt cty được cho “tăng vốn”, trong khi THẬT RA do thua lỗ sạt nghiệp, tung thêm CK ra làm loãng giá, thiệt hại cho những ai ĐANG giữ CK họ, chứ số tiền thu vào chẳng phát triển sản xuất chút nào, mà chỉ để ban giám đốc chia nhau, để trả nợ ngân hàng đến kỳ đáo hạn. (Stockbiz, 15/08/2011)
 Có “luật” đấy, nhưng các con số là giả, ai cũng biết, nhưng UBCK làm ngơ, vì họ ăn tiền nghẹt cổ họng hết cả.
Rồi có việc “giao dịch thỏa thuận” rất kỳ lạ, mua bán ngoài sàn, giá CAO HƠN giá giao dịch trong sàn, thử hỏi ai dại khờ gì mua giá cao hơn giá bán trong sàn, nếu không phải đây là hình thức chích steroids cho các Indices?
 Rồi nhiều vụ giao dịch khác, cho dù trong sàn, nhưng ai tinh ý sẽ thấy ngay đó là các hình thức chích steroids cho 1 số CK, mà UBCK làm ngơ, vì chính họ được lệnh từ “cấp cao” phải làm ngơ, miễn là các việc này làm tăng các chỉ số.
 Nhưng có biết đâu, 1 loại CK nào đó bị nâng giá cao, thì sẽ gây thiệt hại cho chính cty, tập đoàn đó, và cho mọi người trong sàn CK.
 Giá cao thì sẽ gây P/E (price/ earning) cao, expectation càng cao thì khi earning thấp, giá sẽ bị sụt xuống theo, do đó sức ép giả mạo Earning càng to lớn kinh khủng, đã dối trá thì chỉ có 2 cách giải quyết, (1) thú nhận dối trá, (2) đặt ra các sự dối trá khác để che lấp.
 ————————————
 Và thế là các báo cáo tài chánh ngày càng PHẢI bị làm giả, vì không lẽ thú nhận, các báo cáo tài chánh trong 10 năm qua đều dối trá cả?
 Ponzi scheme tràn lan trên TTCK VN. Ai giờ này còn tin vào TTCK VN, thì quả thật phải là (1) thật khờ dại VÀ (2) có vốn thật nhiều (do yếu vốn đã bị phá sản từ lâu).
 Có tiền đi đánh bạc casinos, có khi còn huề hoặc thắng, chứ bỏ tiền vào TTCK VN thi chỉ có con đường thua đậm mà thôi – trừ các fund managers, họ luôn có tiền management fees cho dù giá trị funds xuống còn 10%.
 Sân chơi lẽ ra lành mạnh, khắp nơi trên thế giới đều như vậy, CP VN chỉ cần bắt chước đem vào, thế mà làm cũng không xong, để cho muôn vàn sự sai trái xảy ra, tham nhũng tận gốc rễ, UBCK là nơi nhận tiền hối lộ cực kỳ lớn, và kết quả là TTCK VN sắp sập tiệm.
 Bao nhiêu tiền mồ hôi nước mắt, của cải ông bà để lại, của biết bao nhiêu trăm ngàn dân chúng khờ dại, nhẹ dạ, cả tin, bị mất sạch trong TTCK VN.
Số thua lỗ tại đây, theo tôi, không dưới 50 tỉ USD.
——————————–
Chỉ lấy sàn SG, hồi 3 năm trước có lúc lên trên 1000 điểm, nay chỉ còn 43%. Lạm phát trên 50% cho dù tính giá chính thức. Thế là thua lỗ, chỉ còn 22%.
 Trong đó, rất nhiều người bán vàng, USD, mượn tiền ngân hàng; hoặc lẽ ra đã có thể dùng tiền này đầu tư vào các nơi đó.
 Cho dù bỏ tiền vào ngân hàng VN, thì trong 3 năm qua cũng lời khoảng 12%/ năm, tức là 40% trong 3 năm.
Nói khác đi, ai có 1 triệu 3 năm trước, bỏ ngân hàng còn đem ra 1,4 triệu, chứ bỏ vào TTCK chỉ còn 430 ngàn, tức chỉ còn 30%.
 Sàn SG nay trị giá khoảng 26,5 tỉ USD, vậy là khoảng 80 tỉ USD đã bị tiêu tan thành mây khói. (HoSE, số liệu cập nhật ngày 31/08/2011)
Ngoài ra, còn biết bao thời gian bỏ vào, biết bao buổi ăn nhậu, uống cafe, tiền bạc đút lót để lên sàn, để được cho phép tung thêm cổ phiếu đang khi cty, tập đoàn thua lỗ hết sạch đồng xu cuối cùng.
 Tan nát hết, đổ bể hết.
 Canh bạc cuối cùng
Câu hỏi đặt ra là bao giờ TTCK Việt Nam sẽ sập? Trước hết chúng ta thấy hiện tượng là tin tức vĩ mô chả có gì tốt mà TTCK Việt Nam cứ lên ầm ầm.
 Thực sự mà nói, TTCK VN là thị trường gồm các “củ khoai nóng”. Không ai cầm trong tay lâu cả, mà chỉ là mua xong, sang tay ngay, không kịp thì phỏng tay. Người ta mua, hy vọng sang tay có lời. Nhưng số “lời” này không thể kéo dài mãi.
 Khi củ khoai ngày càng nóng (giá càng cao), càng phải sang tay mau, chỉ cần sang không kịp vài ngày, bị xuống giá, thì xuống 1 đồng, con buôn lỗ 10 đồng, do đó sức bán chạy thu hồi vốn, cắt lỗ, lại càng mãnh liệt HƠN khi đánh lên.
“TTCK VN sập” là khi xuống giá quá mau, CP VN phải ra tay cứu, ví dụ như giảm biên độ còn 1-2% như đã từng làm hồi 2008, hoặc các nhà đầu tư ngoại quốc bỏ chạy, cần bán mấy tỉ USD CK nhưng không ai mua.
 Theo tôi, viễn cảnh quỹ đóng ngoại quốc bị cổ đông buộc phải bán ra hết, thu lại bao nhiêu hay bấy nhiêu, là rất có thể xảy ra, hơn bao giờ hết, trong vài tháng tới. Khi đó họ cần bán ra mấy tỉ USD CK, chắc chắn phải bán hạ giá 1/2 hoặc hơn, đẩy giá trị TTCK VN xuống hố, VN-Index còn dưói 250, sàn HN dưới 50.
 Khi đó hàng loạt nhà đầu tư, ngân hàng, tổ chức tín dụng sẽ lỗ không còn tiền mua xăng chạy về nhà. Phá sản hàng loạt (triệu người) sẽ xảy ra, nếu đủ mạnh có thể làm sập cả Hệ thống Ngân hàng do các ngân hàng quỵt nợ lẫn nhau và quỵt tiền dân chúng bỏ vào.
————————————-
 Hiện cả 2 sàn đều mất giá hơn 1/2 trong vài năm qua, nhưng còn hoạt động vì xuống chậm, ví dụ ai mua CK hồi VN-Index 1100 thì khi còn 900-800 họ đã thua sặc gạch bỏ chạy, nhảy cầu, phá sản đi làm cu-li rồi.
 Nhưng đừng ai đánh giá thấp sự ngu xuẩn của nhiều dân chúng VN, vì họ luôn làm ta ngạc nhiên với sự ngu dốt của họ. Hàng ngày vẫn có người tung tiền vào TTCK, có nguời vào lúc VN-Index 900-800, khi sụt còn 700-600 thì họ theo lớp trước phá sản, đại gia đi làm công nhân khiêng gạch.
 Rồi lại cũng có người mới vào khi Index còn 700-600, thua thê thảm, nhưng đến nay lèo tèo 430 VẪN có người vào, vẫn có người làm ăn chỗ khác đút tiền vào đây nuôi CK.
 Do kéo dài vài năm, số hết tiền chạy ra, số ngu dốt chạy vào, nên bề ngoài khá “yên ổn”. Nhưng nếu giá sụt 50% trong vài tuần, thì TẤT CẢ các nhà đầu tư hiện nay đều sập tiệm đồng loạt, khi đó sẽ rúng động và gây hoảng loạn trong mọi tầng lớp xã hội.
 TTCK VN, và toàn bộ nền KT VN nói chung, một khi sập sẽ sập rất mau, chỉ trong vài ngày, do đó giá CK VN lên chỉ là build-up cho cú đổ vỡ cuối cùng mà thôi.
——————————————————————————–
Tuổi trẻ, Bắt Phó TGĐ Dược Viễn Đông, Tuổi trẻ, 3/12/2010 http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Phap-luat/414063/Bat-Pho-TGD-Duoc-Vien-Dong.html
 SEC, The Investor’s Advocate: How the SEC Protects Investors, Maintains Market Integrity, and Facilitates Capital Formation,  http://www.sec.gov/about/whatwedo.shtml
 CafeF, DVD phá sản và trách nhiệm của HoSE, 1/9/2011, http://cafef.vn/20110901071746601CA31/dvd-pha-san-va-trach-nhiem-cua-hose.chn

Stockbiz, PVA: Câu hỏi lớn về phương án tăng vốn, 15/08/2011,  http://www.stockbiz.vn/News/2011/8/15/232161/pva-cau-hoi-lon-ve-phuong-an-tang-von.aspx
 Dự đoán kinh tế, TTCK VN: con Domino đầu tiên ngã quỵ trước QUY LUẬT THỊ TRƯỜNG, 18/04/2011, http://dudoankinhte.wordpress.com/2011/04/18/ttck-vn-con-domino-d%E1%BA%A7u-tien-nga-qu%E1%BB%B5-tr%C6%B0%E1%BB%9Bc-quy-lu%E1%BA%ADt-th%E1%BB%8B-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng/
 HoSE, Số liệu Market cap, 31/08/2011, http://www.hsx.vn/hsx/Modules/webinfo/MarketCap.aspx
 Liên hệ Ban biên tập Dự đoán kinh tế tại dudoankinhte@yahoo.com.