Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 16 tháng 8, 2011

Công cụ tìm kiếm thay thế trí nhớ con người


Internet đã chính thức trở thành một phần trí tuệ mở rộng của con người và chúng ta đang ngày càng phụ thuộc vào nó. Hầu hết mọi người chỉ cần gõ vài phím trên máy tính là có thể tìm kiếm câu trả lời về bất cứ lĩnh vực gì.
[title]

Các công cụ tìm kiếm đóng vai trò như một bộ nhớ ngoài não bộ con người. (iStockphoto)

Tiến sĩ Betsy Sparrow và đồng nghiệp thuộc Đại học Columbia đã công bố báo cáo nghiên cứu trên tạp chí ‘Science’ (Khoa học) số ra giữa tháng 7/2011, cho hay, ngày nay, có bằng chứng cho thấy trí não con người có xu hướng dựa vào nguồn internet khi muốn tìm câu trả lời cho một câu hỏi nào đó.
Các nhà nghiên cứu cũng cho biết con người nhớ nguồn tìm kiếm thông tin tốt hơn nhiều so với việc nhớ chính những thông tin này.
Một nhóm sinh viên Đại học Harvard đã tham gia nghiên cứu, Họ không được truy cập internet nhưng được đặt ra một loạt câu hỏi về nhiều vấn đề khác nhau mà họ chỉ có thể trả lời ‘có’ hoặc ‘không’. Câu hỏi khó trong số này có thể là ‘mắt đà điểu có to hơn não của nó hay không?’.
Sau đó, các nhà nghiên cứu sử dụng một mẹo được các nhà tâm lý học yêu thích có tên gọi là hiệu ứng Stroop.
Ngay sau những câu hỏi đa dạng, các sinh viên tham gia nghiên cứu được cho xem các từ được tô màu đỏ hoặc xanh và được yêu cầu nói tên màu của từ đó. Các nhà nghiên cứu đo quãng thời gian ngắn những sinh viên này cần để nhớ lại tên màu của mỗi từ.
Nếu người được hỏi mới nghĩ về từ được tô màu hoặc từ đó quan trọng với họ, nó sẽ tác động vào quy trình xác định màu sắc và khoảng thời gian cần thiết dài hơn một chút.
Các nhà nghiên cứu đưa cả những từ như 'Yahoo' và 'Google' trong bài thử nghiệm Stroop và phát hiện thấy việc xử lý những từ này chậm hơn các từ khác như nhãn hiệu hàng tiêu dùng, đặc biệt với những sinh viên được yêu cầu trả lời những câu hỏi về lĩnh vực khó.
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng ý nghĩ ‘tìm kiếm bằng google’ ăn sâu trong tâm trí của các sinh viên khi họ cố gắng trả lời những câu hỏi.
“Khi không biết câu trả lời, những người tham gia nghiên cứu tự động nghĩ rằng internet là nguồn tìm kiếm thông tin giải đáp cho các câu hỏi”, Tiến sĩ Sparrow nhận xét.

Không gợi nhớ hoàn toàn

Trong thí nghiệm thứ hai, những người tham gia nghiên cứu được đưa một danh sách 40 câu về nhiều lĩnh vực khác nhau và được yêu cầu gõ lên máy tính. Một nửa số người được thông báo các thông tin này sẽ được lưu lại trong khi số còn lại được biết thông tin sẽ bị xóa.
Sau khi hoàn thành việc đánh máy, tất cả những người tham gia được hướng dẫn viết lại những câu họ có thể nhớ được.
Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy những người được báo trước thông tin của họ bị xóa có thể nhớ được số lượng câu nhiều hơn đáng kể so với số người còn lại.
“Những người tham gia nghiên cứu rõ ràng không cố gắng ghi nhớ khi họ nghĩ sau đó họ có thể tìm lại những câu mà họ đã đọc”, các nhà nghiên cứu viết.
Tiến sĩ Sparrow cho rằng internet hiện đang được sử dụng như một dạng hệ thống trí nhớ nhóm - một kho lưu trữ thông tin bên ngoài não bộ mà con người có thể truy cập.
Trong một nghiên cứu độc lập khác, Tiến sĩ Sparrow cho biết con người nhớ các thư mục trên máy tính (nơi một mẩu tin được lưu trữ) rõ hơn bản thân thông tin đó.
“Đây là bằng chứng ban đầu cho thấy khi con người cho rằng thông tin vẫn tồn tại, giống như khi nghĩ rằng có thể truy cập internet , mọi người sẽ nhớ nguồn có thể tìm kiếm thông tin chứ không để ý đến các chi tiết thông tin”, bà Sparrow nhận xét.
Bà Sparrow cũng nhận thấy các bằng chứng tương tự với các hệ thống trí nhớ nhóm như sách, tệp dữ liệu và các tài liệu ghi nhớ khác của con người.
“Hôm trước, tôi hỏi chồng tôi (một cổ động viên bóng chày) ai là người cuối cùng đạt được 3000 cú phát bóng chày, và bây giờ tôi không thể nhớ được đó là ai bởi tôi luôn có thể hỏi lại ông ấy”, bà Sparrow đưa ra dẫn chứng.

19/07/2011 - 14:32 Clare Pain    

Lý do yêu nhau

Một buổi chiều trong công viên. Đôi tình nhân đang đi dạo bên nhau. Cô gái hỏi:
- Vì sao anh yêu em? Chàng trai nhìn vào mắt cô gái nói:
- Có cần thiết phải có lý do khi yêu nhau không? Cô gái vùng vằng trả lời :
- Tại sao không? Nói không cần là anh... không thật sự yêu em rồi! Anh nói đi!
Trầm ngâm một phút, chàng trai nói:
- À, anh yêu em vì khuôn mặt em xinh đẹp. Vì em luôn lạc quan và hay giúp đỡ người khác. Mọi chuyện dù phức tạp đến mấy mà vào tay em thì cuối cùng đều ổn cả. Và vì... "Em đi như vẽ trên đường nắng/Em nói như đàn trong miệng ai" đúng như hai câu thơ của một thi sĩ nào đó...

Hai tháng sau...

Một phụ nữ đẩy chiếc xe lăn trong sân bệnh viện. Trên xe là cô gái đó, hôm nay hai chân cô băng bột từ đầu gối xuống, trên má có một mảnh băng khá to. Cô vừa qua một tai nạn nghiêm trọng, bà mẹ hết lời an ủi nhưng cô gái luôn nức nở, bi quan than vãn... Lát sau người tình của cô đến. Chàng ta nói :
- Hôm trước anh nói yêu em vì khuôn mặt xinh đẹp của em, giờ khuôn mặt như thế anh làm sao yêu được nữa? Hôm trước anh nói anh yêu em vì em luôn lạc quan và hay giúp đỡ người khác, bây giờ em phải sống bằng sự giúp đỡ của mọi người. Cuộc sống trong tay em đang rối tung lên chứ đâu có ổn, anh làm sao yêu em được nữa? Em đâu còn như hai câu thơ của người thi sĩ ấy, anh yêu em sao được nữa...? Làm sao anh yêu em được khi bây giờ em không còn lạc quan như hai tháng trước...? Ngừng một phút, chàng trai tiếp:
- Vậy mà anh vẫn yêu em! Có cần thiết phải yêu vì có lý do không?
Cô gái nhìn người tình, mỉm cười nói:
- Em ngốc nghếch quá! Tha thứ cho em!

Nhân đọc tùy bút này của Cao Thoại Châu,
tôi nhớ ca từ của một bản nhạc Pháp
mà người ta hay hát trong hôn lễ,
bài Oui devant Dieu:
Oui devant Dieu devant les hommes
....
Et je promets quoi qu'il advienne
....
Je t'aimerai toujours
Jusqu'à mon dernier jour
(Trước chúa, trước nhân gian, ta xin ưng cho thiên thu, lời thề nguyền dù gì có xảy ra.... )
Đó mới thực sự là tình yêu!

Bạn có muốn nghe Thanh Lan trình bày bài hát đó không?

http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=oZIffN5K-Ek

Thêm bằng chứng về tác hại của Tivi


Theo nghiên cứu mới, đăng trên tạp chí ‘British Journal of Sports Medicine, do Tiến sĩ Lennert Veerman và các đồng nghiệp thuộc Khoa Sức khỏe Dân số, Đại học Queensland tại Brisbane thực hiện, cứ mỗi giờ xem tivi, con người sẽ giảm 22 phút tuổi thọ.

[title]
Các nhà nghiên cứu cho biết xem tivi cũng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, giống như việc hút thuốc lá (iStockphoto: Anders Aagesen)

Tiến sĩ Lennert Veerman phát biểu: “Nếu những số liệu tính toán của chúng tôi chính xác, việc xem tivi có tác hại tương đương với thói quen hút thuốc lá và bệnh béo phì”.
Giáo sư David Dunstan và các cộng sự thuộc Viện nghiên cứu Bệnh Tiểu đường và Bệnh tim Baker IDI tại Melbourne cũng đã thực hiện một nghiên cứu khác vào năm 2010. Kết quả nghiên cứu cho thấy một giờ xem tivi dẫn tới 8% nguy cơ chết sớm, đặc biệt là do các bệnh tim mạch.
Nhóm nghiên cứu ước tính với mỗi giờ xem tivi sau độ tuổi 25, tuổi thọ sẽ giảm khoảng 22 phút.
“Giả sử người dân Úc xem tivi trung bình 2 giờ mỗi ngày, tuổi thọ nam giới sẽ giảm 1,8 năm và nữ giới là 1,5 năm”, ông Veerman giải thích.
Theo Tiến sĩ Veerman, những người xem tivi 6 giờ mỗi ngày (đây chỉ là một số nhỏ) sẽ giảm tuổi thọ khoảng 4,8 năm.

Tương đương với hút thuốc lá

Tiến sĩ Veerman cho biết theo số liệu tính toán dè dặt, mỗi điếu thuốc lấy đi 11 phút tuổi thọ. Một người nghiện thuốc lá trung bình giảm thọ 10 năm so với những người không hút thuốc lá.
“Ở góc độ cá nhân, một số việc còn tồi tệ hơn cả hút thuốc lá”, ông Veerman nhận định.
Tuy nhiên, mọi người đều nhận thấy rằng hiện ngày càng ít người hút thuốc lá nhưng hầu hết mọi người đều xem ti vi. Ở cấp độ dân số, việc xem tivi cũng là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng.
Ông Veerman cho rằng mặc dù số liệu từ nghiên cứu của ông có ý nghĩa thống kê, hiện có rất nhiều điểm chưa chắc chắn về số liệu này bởi 11000 người tham gia nghiên cứu vẫn là số lượng mẫu nghiên cứu quy mô nhỏ.
Ông cho biết thêm một số nghiên cứu khác, ví dụ nghiên cứu từ Anh hoặc Scotland, đều phát hiện thấy xem tivi làm giảm tuổi thọ.
Theo Tiến sĩ Veerman, một báo cáo phân tích gần đây về các nghiên cứu liên quan đến tác hại của việc xem tivi đăng trên tạp chí ‘Journal of the American Medical Association’ nhận định nguy cơ do xem tivi thấp hơn phát hiện nghiên cứu của ông.
Nếu áp dụng các kết quả nghiên cứu riêng biệt, với mỗi giờ xem tivi sau độ tuổi 25, người xem sẽ đánh mất trung bình 5 phút tuổi thọ.
Tiến sĩ Veerman cho rằng số liệu tính toán khác biệt có thể là do các nhóm tuổi được nghiên cứu khác nhau và cách hiểu về hoạt động xem tivi không đồng nhất.
Nghiên cứu của ông Veerman phân loại ‘xem tivi’ là khi người xem không đồng thời làm bất cứ việc gì khác.

Nghiên cứu chuyên sâu hơn

Tiến sĩ Veerman cũng cho rằng cần có thêm nhiều nghiên cứu tiếp theo với số lượng người tham gia cao hơn. Những người tham gia nghiên cứu có thể phải đeo máy đo gia tốc để kiểm tra mức độ di chuyển.
Trong thông tin liên quan, nghiên cứu trên tạp chí ‘The Lancet’ số ra ngày 16/8/2011 phát hiện thấy chỉ cần 15 phút hoạt động thể chất mỗi ngày có thể giảm nguy cơ tử vong 14% và tăng tuổi thọ 3 năm so với những người không ưa hoạt động.
Đây có thể là tin tức tốt lành với những người không thể làm theo chỉ dẫn tập thể dục tối thiểu 30 phút mỗi ngày.
Ông Veerman cảm thấy ngạc nhiên trước số liệu ước tính tăng tuổi thọ trong nghiên cứu. Tuy nhiên, ông nhận thấy nghiên cứu cho rằng mọi bài tập thể chất đều có lợi cho sức khỏe, dù ít hay nhiều.
“Tập thể dục càng nhiều càng có lợi và mỗi hoạt động thể chất đều có ích”, ông Veerman nhận xét.
Mặc dù vậy, điều này không có nghĩa mọi người có thể bù đắp nguy cơ do xem tivi quá nhiều bằng cách chạy quanh tòa nhà. Những quãng thời gian ngồi quá lâu vẫn là một nguy cơ.
Trong năm 2010, nhóm nghiên cứu của ông Dunstan phát hiện thấy những người tập thể dục vẫn có nguy cơ chết sớm cao nếu họ xem tivi quá nhiều.
17/08/2011 - 15:08 Anna Salleh    
Nguồn More evidence on TV's deadly impact

Hoa Mắt Với Chuyện Hoa-Mỹ


Nguyễn Xuân Nghĩa - Người Việt ngày 20 110815
"Hoa Kỳ Nhìn Từ Bên Ngoài"

Sức nặng tương đối – nhìn từ giác độ khác....



Có những ngày mà chúng ta bần thần tự hỏi là "chuyện gì đang xảy ra vậy?" Có lẽ thời sự tuần qua là trường hợp ấy. Khi bần thần như vậy, cách hay nhất là... lùi lại để khỏi bị cuốn vào cơn lốc. Lùi lại rồi mới hiểu vì sao lại bị hoa mắt! Đương thấy tối thì hãy nói chuyện tương đối, và tỉnh táo đặt mọi sự lên bàn cân....

Biết đâu sẽ chẳng sáng ra khi thấy Thiên triều Trung Quốc ra mặt hù họa!

***

Chính trường hóa dại làm thị trường hoảng loạn

Số là kinh tế Hoa Kỳ bị suy trầm từ Tháng 12 2007 đến Tháng Bảy 2009.

Vài đề nghị về cách dùng chữ: "Suy trầm" (recession) là khi đà tăng trưởng sản xuất sút giảm liền trong hai tam cá nguyệt (quý). Nặng hơn thì gọi là "suy thoái" (depression); nặng hơn nữa và kéo dài lan rộng thì gọi là "khủng hoảng" (crisis). Nhớ lại thì đà tăng trưởng quy ra toàn năm của Quý II 2007 là 3,6%, Quý III là 3,0%, đến Quý IV chỉ còn 1,7%. Vì vậy mới gọi là suy trầm, theo định nghĩa của cơ quan nghiên cứu tư nhân có thẩm quyền đo đếm về suy trầm (NBER).

Thời ấy, mọi người đều nói theo các chính khách, rằng Mỹ bị khủng hoảng chưa từng thấy, kể từ vụ Tổng khủng hoảng 1929-1933. Chỉ vì năm 2008 đó có bầu cử nên các chính trị gia được mùa dọa nạt để kiếm phiếu.

Lùi lại mà nhìn thì qua bốn năm bảy tháng của trận Tổng khủng hoảng 29-33, sản lượng Mỹ bị sụt 26,7% với thất nghiệp 24,9% vào năm 1933. Trong vụ "Tổng suy trầm 2008-2009", sản lượng bị sụt 5,1%, với thất nghiệp cao nhất là 10,1% vào Tháng 10 2009.

Nói về tương đối thì vụ suy trầm này chưa bằng hai tai họa kinh tế năm 1937, năm 1945. Và chỉ mấp mé các đợt suy trầm năm 1972-1975, năm 1980, hoặc 1981-1982, khi lạm phát vượt 10%, lãi suất gia cư (mortgage) lên quá 20% và thất nghiệp có lúc lên tới 10,8%. Thành ra, dù có là nạn nhân của suy trầm ta cũng không quên rằng các thế hệ đi trước còn khốn đốn gấp bội.

Nhưng, nhồi trong một chu kỳ suy trầm nhẹ là vụ khủng hoảng tài chánh tháng Chín năm 2008. Và nhồi trong vụ khủng hoảng tài chánh đó là cuộc bầu cử năm 2008.

Từ đó, chính trường Mỹ hóa dại và gây nhiều tai họa kinh tế khác cho đến cao điểm là sự hoảng loạn tuần qua.

Cái "nhân" có thể là nỗi lo kinh tế lại bị suy trầm sau hai năm phục hồi uể oải, trong khi khủng hoảng Âu Châu chưa tan mà còn lan rộng. Cái "duyên" có thể là vụ công trái Mỹ bị Standard & Poor's hạ từ hạng "thượng đẳng" AAA xuống hạng "có giá trị" là AA+ vào mùng năm Tháng Tám. Lý do bị hạ điểm chính là tình trạng hóa dại của chính trường với trận đánh về ngân sách kéo dài sáu tháng, bất chấp lời cảnh báo mà S&P nêu ra hôm 18 Tháng Tư, khi hạ điểm trái phiếu của Mỹ xuống hạng AAA "tiêu cực".

Từ Thứ Hai mùng tám, thị trường qua một tuần hoảng loạn đến Thứ Sáu 11 mới nguôi. Trong ba ngày đầu tuần, chỉ số Kỹ nghệ Dow Jones (DJIA) tăng hay giảm 400 điểm nội trong ngày, là điều chưa từng thấy. Cả thế giới đã chứng kiến và bị ảnh hưởng bởi tình trạng hoảng loạn đó, khiến Bắc Kinh thừa cơ lên lớp thiên hạ. Và tắt đèn dẹp loạn ở nhà.

Đấy là lúc chúng ta nhìn sang chuyện thứ hai, nếu đừng bị cuốn trong cơn bão tâm lý.


***


Trái táo và thùng dầu

Từ sau Thế chiến II, Hoa Kỳ bị nhiều trận suy trầm nghiêm trọng mà rồi vẫn đứng dậy. Dân Mỹ vốn ưa hốt hoảng nhưng vẫn lạc quan và tự tin vùng lên. Vụ thị trường phát cuồng khiến ta có thể không chú ý một biến cố có ý nghĩa về khả năng vùng dậy.

Tuần qua, lần đầu tiên, tài sản của công ty Apple Inc. vượt qua tổ hợp Exxon Mobile thành doanh nghiệp lớn nhất Hoa Kỳ và thế giới. Hiện nay, hai doanh nghiệp đang ngang ngửa trong cuộc đua với khoảng 350 tỷ Mỹ kim tài sản: ta nhân trị giá cổ phiếu trong ngày với số cổ phiếu  thì ra trị giá tài sản theo mệnh giá của thị trường (xin tạm gọi là "kết giá thị trường" để dịch chữ market capitalization).

Nhìn lại thì Thứ Năm 11 vừa qua, chẳng có biến cố gì làm tài sản của Apple bỗng lên giá 36 tỷ và đoạt ngôi vô địch của Exxon Mobile! Nhưng nếu lùi lại một chút thì ta có thể nhìn ra một chuyển động lớn của Hoa Kỳ, và thế giới sau này.

Sau khi xoá chữ "Computer" trong thương hiệu Apple Computer Inc. Apple đã mở rộng lãnh vực kinh doanh và chuyên trị về một loạt những sản phẩm xin gọi là "trí tuệ trong mảnh nhựa". Exxon hay các tổ hợp dầu khí hoạt động với rất nhiều thiết bị tốn kém trải rộng khắp nơi, mà sản phẩm chủ yếu là dầu thô và khí đốt. Đây là loại sản phẩm bị hủy diệt sau khi được tiêu thụ. Sản phẩm của Apple chủ yếu là trí tuệ, là sáng kiến. Với đặc tính là sau khi được sử dụng và tiêu thụ thì vẫn tồn tại - mà lại còn có giá trị hơn!

Từ hai chục năm trước, ta nghe nói đến nền "kinh tế tri thức". Apple và hàng loạt công ty mới xuất hiện sau này như Yahoo, Google, Facebook, v.v... đã minh chứng hình thái kinh tế ấy. Và làm thay đổi lề lối sinh hoạt, từ học hỏi, suy nghĩ, giải trí đến sản xuất của nhân loại....

Nói đến chuyện đứng dậy, nếu theo dõi thì ta biết những hoạn nạn của Apple sau khi xuất hiện tại Cupertino ở miền Bắc California vào năm 1976, khi nước Mỹ... vừa bại trận tại Việt Nam.

Mà khu vực này không chỉ có "phép lạ" Apple. Nhìn lại thì nhiều thành tựu kinh doanh từ Thung lũng Silicon này còn là đóng góp của di dân, đến từ Âu Châu, Á Châu hoặc Trung Đông. Nhân vật kỳ tài của Apple, Steve Jobs, là người gốc Syria được một gia đình Mỹ nhận làm con nuôi... Lập ra công ty rồi bị đuổi rồi quay về cứu lấy trái táo. Được đối thủ là Microsoft cho vay 150 triệu, Apple thoát xác và mở ra chân trời khác.

Mà cái gì khiến những di dân ấy thành nhân tài của Hoa Kỳ? Điều kiện gì giúp họ phát huy trí tuệ và cống hiến những sản phẩm hay dịch vụ mà trước đó thị trường và giới tiêu thụ chưa nghĩ ra? Nếu còn ở lại cố quốc, họ có cơ hội như vậy không?

Những câu hỏi ấy mới đáng nêu ra trong cơn hốt hoảng. 

Thành thử, giữa những bất cập của chính trường làm thị trường hoảng loạn, xã hội Mỹ vẫn tiếp tục vận hành và tạo ra phép lạ. Sau này, nếu có nhớ lại trận khủng hoảng vừa qua thì ta thấy... hào hứng như khi Tổng thống Richard Nixon bị đàn hặc và từ chức vì vụ Watergate!

Nhìn cho gần trong từng gia đình, phép lạ ấy là khi trẻ em Mỹ đang sống trong một thế giới khác, hoàn toàn thoải mái với đồ chơi và học cụ điện tử. Chúng vận dụng tri thức theo những quy luật mà nhiều khi ta chỉ mường tượng ra đã chóng mặt. Từ đó, các thế hệ tiếp nối còn làm ra nhiều điều kỳ diệu hơn. Một hình thái sinh hoạt khác đã xuất hiện.

Mà trong thế giới đó của Mỹ, không có chuyện... kiểm soát Internet, đầu cơ kiến thức! Hoặc đàn áp đối lập. Ta trở lại với chủ nợ số một của Hoa Kỳ. Trung Quốc!


***



Chuôi dao nằm đâu?

Chỉ vì trong khi nước Mỹ hoảng loạn chuyện nợ nần thì Bắc Kinh – và cả thế giới – cứ nói đến việc Hoa Kỳ bị nhập siêu khi buôn bán với Trung Quốc. Nhờ vậy mà các đấng con trời tích lũy được khối dự trữ ngoại tệ trị giá tương đương với 3.200 tỷ đô la và là chủ nợ số một của Mỹ.

Với kho bạc ấy, tính đến Tháng Bảy, Bắc Kinh cho Hoa Kỳ vay 1.160 tỷ bằng cách mua Công khố phiếu Mỹ. Nếu kể thêm các công ty bình phong khác, số tiền cho vay có thể lên tới 1.200 tỷ. Ngoài ra còn nhiều ngả đầu tư khác. Vì thế Bắc Kinh có thể làm chủ một lượng tài sản Mỹ trị giá tổng cộng là 2.000 tỷ. Một số nguồn tin khác nói đến tỷ lệ 70% của số dự trữ 3.200 tỷ này (2.240 tỷ). Trong khi ấy, người dân Trung Quốc vẫn nghèo mạt.

Nhìn từ bên ngoài, ta nên xoay ngược bài toán tích/tiêu hay tá/thải của trương mục kế toán này.

Dân Mỹ nổi tiếng là ưa tiêu thụ và mang tiếng là ưa mua sản phẩm "chế tạo tại Trung Quốc" thật ra lại chuộng hàng... nội hóa! Năm 2010, nhập cảng chỉ chiếm 16% Tổng sản lượng Nội địa GDP: 84% còn lại là sản phẩm "Made in USA".

Trong năm qua, số tiêu thụ của tư nhân Mỹ dành cho hàng nội hóa lên tới 88,5%. Chỉ có 11,5% là hàng nhập. Mà hàng hóa hay dịch vụ "Made in China" chỉ bằng 1/4 tổng số nhập cảng đó - là 2,7% mà thôi.

Về kế toán mà nói, khi bút ghi là mua 11,5% hàng ngoại, người ta kể luôn mọi loại chi phí như vận chuyển, quảng cáo, phân phối và bán lẻ, tính chung lên tới 4,2%, thật ra do doanh nghiệp Mỹ thực hiện. Phí tổn nhập cảng thật chỉ lên tới 7,3%: khi mua hàng ngoại, giới tiêu thụ Mỹ chi cho doanh nghiệp Mỹ 36% của ngạch số 11,5% nói trên.

Với hàng "Made in China" thì còn ly kỳ hơn, vì Thiên triều ngửi hoa giả.

Trong số 2,7% gọi là "mua của Trung Quốc", có 55% là trả cho doanh nghiệp và công nhân Mỹ đã chở hàng về và quảng cáo rồi phân khối khắp nơi: khi mua một đô la hàng Trung Quốc, có 55 xu là vào túi doanh nghiệp Mỹ nhận hàng bên Mỹ. Thiên triều chỉ xuất cảng được 1,2% số hàng tiêu dùng của dân Mỹ. Mà việc sản xuất ra lượng hàng ấy ở tại gốc thì còn có sự tham gia của... nhà đầu tư Mỹ tại Hoa lục. Con số là bao nhiêu thì ta chưa rõ, có nhiều nơi nói đến tỷ lệ 60%....

Dù có kể thêm các loại bán chế phẩm mà Hoa Kỳ phải nhập từ Trung Quốc để sản xuất ra hàng "Made in USA" thì sức bán tổng cộng của Thiên triều chỉ lên tới 1,9% (1,2% + 0,7%). Nôm na là Bắc Kinh khó làm mưa làm gió trên một thị trường mà thị phần của mình chỉ có chưa đầy 2%.... Vậy mà nước Mỹ cứ rên như sắp bán hết gia sản cho Trung Quốc vì bị nhập siêu nặng!

Hay là "đại bá" gặp "đại điếm"?

Sang chuyện nợ nần....

Bộ Ngân khố Mỹ cho biết là tính đến hôm 11 vừa qua, Hoa Kỳ mắc nợ 14,588 tỷ đô la, trong đó 4.667 tỷ là công quyền nợ nhau. Phần nợ công chúng trong và ngoài nước là 9.921 tỷ. Nếu Thiên triều có nắm 1.200 tỷ trong số nợ ấy thì cũng chỉ là 12,1%. Chủ nợ lớn nhất thật đấy, nhưng chỉ cỡ một phần tư số nợ của công chúng Mỹ (46%)!

Mà khách nợ càng luống cuống thì Mỹ kim càng mất giá làm chủ nợ càng lỗ.

Ngân hàng Trung ương Mỹ thông báo hôm Thứ Ba mùng chín là sẽ giữ lãi suất gần số không hiện nay cho tới năm 2013 (sau bầu cử!) và thị trường nói đến một đợt gia tăng mức lưu hoạt có định lượng (quantitative easing) thứ ba. Cổ phiếu Mỹ bèn tăng vọt, Mỹ kim mất giá và Thiên triều mất ngủ! Vậy mà hôm sau Bắc Kinh còn thả cái phà Thi Lang để uy hiếp lân bang! Rõ khỉ.

Nếu lùi lại nhìn trên toàn cảnh, có lẽ, ta đang chứng kiến một vụ lịch sử sang trang - trong tiếng thở dài ồn ào về sự suy tàn của nước Mỹ! Đúng là chuyện Hoa-Mỹ làm ta hoa mắt....

Tin thứ Tư, 17-08-2011

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Lê Phú Khải: Thơ viết tặng một nhà văn (NBG). “Có những con người mang nỗi nhục áo cơm/ Có những con người mang hồn thiêng sông núi/ Đất nước nào chẳng thế phải không em?”  – Khi Nguyên Ngọc đi biểu tình (Blog Nguyễn Hữu Quý). “Nguyên Ngọc đi biểu tình/ Là đất nước đứng lên!/ Sau giấc dài ngủ yên/ 65 năm có lẻ”.  – XÀ NU XUỐNG PHỐ (Thùy Linh). “ ‘Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hy sinh để bảo vệ con người’ (Cây tre Việt Nam – Thép Mới). Giờ xà nu ‘thế hệ mới’ của Già làng Nguyên Ngọc có kém cạnh gì tre chứ?
- Ai căm ghét người biểu tình yêu nước? (Dân Làm Báo). “Minh Hằng nhiều lần kể lại câu chuyện trên xe buýt ngày 17/7, vì rằng bị kẻ nào đó đánh trong lúc bị tống lên xe buýt nên khi lên xe rồi, Minh Hằng mới điên tiết túm lấy ngực áo một gã đeo băng đỏ, chưa kịp chu chéo méo dừa thì bất chợt nhìn thấy đôi mắt mọng nước của một chú cảnh sát cơ động trên xe đang đứng nhìn những thanh niên bị đám an ninh hung hãn đeo băng đỏ bóp cổ, bẻ tay lôi lên xe, thấy phụ nữ lẫn trẻ em bị xô đẩy thô bạo đang gào lên phẫn nộ, thấy con gái Lê Dũng kêu khóc khi bố bị đánh…”
- LẠI BÀN VỀ NGUYÊN TẮC VÀ SỰ THẬT (Blog Mẹ Nấm). “Hồ Chí Minh là một con người, không phải là một hình nộm – đó là sự thật cần phải thừa nhận. Mà đã là người thì ai cũng có điểm đúng đắn và sai lầm. Điều đáng nói ở đây là một thể chế chính trị đã sử dụng con người này như một ‘tấm chắn lý tưởng’ cho toàn xã hội, và hiện tại, toàn bộ công dân từ trẻ đến già sống trong xã hội ấy không thoát ra khỏi tấm lưới tuyên truyền này. Thế hệ chúng ta vốn đã bị nhồi nhét bởi cái sự thật ‘trớ trêu’ đó”.
- Cụ thể lòng yêu nước — (RFA). – Ẩn số im lặng của Sài Gòn — (RFA). “Mỗi buổi sáng chủ nhật, giới an ninh mật vụ vẫn kiên trì giăng bẫy, vẫn hậm hực rà soát quanh Nhà thờ Đức Bà, công viên 23-9.., nhưng gần như không có kết quả gì từ nhiều tuần. Người Sài Gòn đã mệt mỏi với lòng yêu nước bị chà đạp hay sự im lặng đó là một ẩn số đáng chờ đợi?
Thông báo về việc tấn công, quy kết và lập lờ trang Dân Làm Báo (Dân Làm Báo). “Bắt đầu vào lúc 12 giờ trưa 02.08.2011, ngày xử phúc thẩm Ts Cù Huy Hà Vũ, công an mạng (CAM) đã tấn công trang danlambao.blogspot.com. Cuộc tấn công này kéo dài cho đến ngày hôm nay và vẫn tiếp diễn.
- Cách mạng Tháng Tám: Khi trí thức dấn thân (Blog Đoan Trang). “Cho đến nay, nhiều tài liệu lịch sử đã khẳng định liên minh công – nông – trí là nền tảng sức mạnh của cách mạng Việt Nam. Nhưng nói như vậy có lẽ chưa đủ để xác nhận vai trò to lớn của lực lượng trí thức Việt Nam, đại diện cho trí tuệ và tinh thần dân tộc của nhân dân trong các cuộc đấu tranh giành độc lập”.
- GIỌT NƯỚC TRÀN LY (Blog Nguyentrongtao). “Con giun xéo mãi cũng oằn. Giọt nước cuối cùng đã tràn ly. Dân Việt đã thẳng thắn lên tiếng đòi hỏi được sống một cuộc đời bình thường, trong một xã hội (cũng) bình thường – như đa phần nhân loại. Cái kiểu sống theo mô hình cái thang chổng ngược, từ đây, sẽ bị khước từ (vĩnh viễn) ở Việt Nam.”
- Nền hòa bình tồi còn hơn một cuộc chiến tranh tốt (VEF). Hỏng hiểu cái khái niệm “cuộc chiến tranh tốt” là cái gì? Có phải là cuộc chiến tranh cần thiết?
- Tàu sân bay Mỹ thăm Thái Lan và Việt Nam nhằm kiềm chế Trung Quốc (PLXH). – Mổ xẻ khả năng diệt tàu sân bay (TN). – Giải mã cuộc ‘đọ sức’ giữa tàu sân bay Trung Quốc và tên lửa Đài Loan (ĐV). - Hệ thống vũ khí trên tàu sân bay Trung Quốc (VNE). Trung Quốc nói về tàu sân bay của Hải quân Thái Lan, Nga (P5)   (GDVN). – Tàu sân bay lớn nhưng tiềm lực nhỏ ở biển Đông: Big boat, little punch in South China Sea (Asia Times). Nhân dân Nhật báo – Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc phục vụ ở biển Đông: China’s first aircraft carrier to serve in South China Sea (People’s Daily). – China to deploy first aircraft carrier in South China Sea (MSN News). “The vessel will operate under direct command of the country”s Central Military Commission, headed by President Hu Jintao”. Video tàu sân bay Trung Quốc, gồm 6 phần (Youku).
- Trung Quốc chơi bóng chày trên mặt trận ngoại giao (TVN). Dịch từ bài này: Troubled Waters: Why China’s Navy Makes Asia Nervous  (Time).
 Tổng thống Philippines nêu vấn đề Biển Đông khi đến thăm Trung Quốc (DT).  – Tổng thống Philippines thăm Trung Quốc và có thể sẽ bàn về Biển Đông (RFI). – Aquino sets China visit (Manila Standard Today). “You don’t go to China to ask them to define what the Philippine rights are as the West Philippine Sea is concerned. You have to go to a body where everybody is practically a signatory to, and that is the UN, in particular the UN International Tribunal on the Law of the Sea,” the President said.” Tổng thống Aquino nói: “Chúng ta đi đến Trung Quốc không phải để yêu cầu họ xác nhận quyền của Philippines, liên quan đến biển Tây Philippines. Chúng ta phải đi vào nơi mà tất cả mọi người là một bên tham gia ký kết trên thực tế, và đó là Liên Hợp Quốc, đặc biệt là Tòa án Quốc tế Liên Hợp Quốc về Luật Biển”.
- Phi – Trung nâng cấp thỏa thuận thương mại song phương: Philippines, China upgrade bilateral trading agreement (Minda News). – Oil-deals backdrop to Aquino-Hu summit (Asia Times).
- Đại sứ VN đi thăm 122 ngư dân ở Philippines (TN).
<- Xem đặc công miền Đông luyện tập (VTC).
- Phó Tổng thanh tra Chính phủ: ‘Có dấu hiệu chưa minh bạch liên quan vụ in tiền polymer’ (VNE). – Bắt tạm giam nguyên giám đốc ngân hàng VDB, chi nhánh Ninh Thuận (SGTT).
- PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện: Khi đại biểu Quốc hội (bị) giằng xé giữa các lợi ích (SGTT). Thiếu chữ “bị” làm cái tựa nghe hơi ghê, mà dễ bị hiểu sai.
- Kiểm tra việc bổ nhiệm Phó TBT Báo Bình Phước (DV). Chợt nhớ vụ bổ nhiệm cũng Phó TBT tờ Lao động, cả mấy cơ quan quản lý yêu cầu kiểm điểm, xử lý, mà giờ nghe im quá. Hay là “chìm xuồng” rồi?
- Xung đột vì tranh chấp đất đai tại Bắc Giang(RFA).
Lối ra từ các dự án chậm tiến độ từ nhà thầu Trung Quốc(Cu làng cát).    – Chuyện lạ: Nhà thầu Trung Quốc phải trả 6 triệu USD (TT). –  Phạt nhà thầu Trung Quốc ba lỗi chính (PLTP). - Băn khoăn lao động Trung Quốc ở Việt Nam (PLTP). “Bộ không nắm, địa phương không hay nên sắp tới sẽ đi kiểm tra. Lao động Trung Quốc đang làm việc tại Việt Nam chủ yếu làm các công việc đơn giản, mức thu nhập như lao động Việt Nam.” – Truy trách nhiệm về lao động TQ (BBC).
- Quản lý chặt lao động nước ngoài tại dự án trồng rừng biên giới (PLTP). - Sơ hở quản lý lao động nước ngoài – Bài 3: Cần giải pháp đồng bộ (SGGP). =>
- Mười Hương, trưởng ban an ninh T4 lừng danh (Bee).
- US finds unwilling partner in China to avert potential crisis in region (Sydney Morning Herald). “‘We have tried to make clear to China how important it is to put in place the institutions and policies to manage any incidents,’ said Kurt Campbell, the US State Department’s senior official responsible for policy in Asia.” Ông Kurt Campell, viên chức cao cấp của Bộ Ngoại giao Mỹ chịu trách nhiệm về chính sách châu Á, đã nói: ‘Chúng tôi cố gắng nói rõ với Trung Quốc, đưa ra cách chính sách và thể chế thích hợp để kềm chế các sự cố thì quan trọng như thế nào.
- China losing Asian popularity contest (Asia Times). “Though China purses a ‘good neighbor policy’ in Asia, it faces increasing criticism from regional officials, media and populations. It seems the time is ripe for Beijing to review and improve its Asia strategy.” Tạm dịch: Mặc dù Trung Quốc theo đuổi ‘chính sách láng giềng tốt’ ở châu Á, nhưng họ đối mặt với những lời chỉ trích ngày càng tăng từ các quan chức khu vực, phương tiện truyền thông và dân chúng. Có vẻ như bây giờ là thời điểm chín muồi để Bắc Kinh xem xét và cải thiện chiến lược châu Á của mình.
<- Gia đình luật sư Cao Trí Thịnh thông báo tìm tung tích ông trên internet(RFI). “Vào ngày hôm nay 16/8/2011, theo Reuters, ông Cao Trí Di, anh trai của luật sư Cao Trí Thịnh, đã cho phát thông báo tìm kiếm em trai của mình trên mạng Internet, đồng thời khẳng định rằng luật sư Cao Trí Thịnh đang bị chính quyền Bắc Kinh giam giữ trái phép.”
- China Begins Security Crackdown in Western Region (NYT). “China announced a two-month ‘strike hard’ security campaign on Tuesday in the troubled western region of Xinjiang, with 24-hour police patrols of crowded areas, identity checks, street searches, increased criminal investigations and accelerated trials.”
- Độc giả méc: Phim tài liệu – Cuộc cách mạng đẫm máu của Mao Trạch Đông: Mao’s Bloody Revolution (SLJames/ Youtube). Một độc giả bên youtube bình: “Communism under Stalin and Mao is responsible for the murder of well over 50 million people, not including north and south Vietnam and cuba. To bad that there was not someone to kill them early in their careers.” Tạm dịch: Chủ nghĩa Cộng sản của Stalin và Mao chịu trách nhiệm cho cái chết của hơn 50 triệu người, chưa kể những người ở Việt Nam và Cuba. Rất tiếc là không có ai giết họ (Mao và Staline) sớm hơn trong cuộc đời hoạt động của họ.
- Một ngôi chùa Tây Tạng bị phong tỏa sau vụ một nhà sư tự thiêu(RFI). “Một nhà sư từ trong ngôi chùa này đã cho AFP biết qua điện thoại rằng nhà chùa bị cắt tất cả các nguồn cung cấp điện, nước, lương thực. Có ít nhất 1000 binh sĩ quân đội và công an đã được triển khai xung quanh khu vực ngôi chùa mà bên trong hiện có khoảng 100 nhà sư”.
- Protest Over Chemical Plant Shows Growing Pressure on China From Citizens (NYT). “By official estimates, 12,000 demonstrators marched in Dalian — by other estimates, many more — to demand the removal of the expensive new Fujia chemical factory, whose Pacific coast sea wall had been breached a week earlier in a typhoon. The plant makes paraxylene, a toxic chemical used to make polyester products. It can cause illness and, if concentrated, death.”
- Xe buýt của Tổng thống Mỹ đến Iowa (VOA). “Tòa Bạch Ốc nhấn mạnh tour xe buýt này không phải là một cuộc vận động tranh cử, mà là dịp để Tổng thống lắng nghe quan tâm của nhân dân Mỹ về kinh tế – XE BUÝT BẠC TRIỆU CỦA TỔNG THỐNG MỸ – Trong những chuyến đi trước, Sở Mật Vụ phải thuê xe buýt, trang bị lại và phục hồi như cũ, trước khi trả lại cho chủ xe.  – Cửa kính và bánh xe đạn bắn không thủng, kính sẽ nhuộm thật đậm cho hạp với màu đen bóng của xe. – Sở Mật Vụ nói chi phí của cả hai xe là 2,2 triệu đôla, có thể sử dụng khoảng 10 năm”.
KINH TẾ
- Nợ nước ngoài của Việt Nam cao nhất kể từ năm 2006(RFA).
- Vận chuyển bauxite ‘còn lắm vấn đề (BBC).
- Bạc Liêu: muối tăng giá, diêm dân chưa chịu bán (SGTT). = >
Sự khó hiểu về số liệu giá xăng dầu của Petrolimex (NĐT)
- Trung Quốc nhập khẩu 300.000 tấn gạo từ VN (PLTP).
- Sức mua giảm, kinh doanh gặp khó (SGGP).
- Siêu xe giá 50 tỷ về VN bằng cách nào? (VTC).
“Chủ đầu tư Làng Việt kiều châu Âu không dễ thu tiền của chúng tôi” (GDVN)
- Năm 2015, sẽ xóa bỏ hạn chế thương mại trong ASEAN (PLTP).
<=- Pháp-Đức hội đàm : thị trường chứng khoán không kỳ vọng (RFI). “Thượng đỉnh Sarkozy – Merkel diễn ra vào chiều nay 16/08/2011 tại Paris trong sức ép của thị trường thế giới e ngại vùng euro tan vỡ”.
- Hoa Mắt Với Chuyện Hoa-Mỹ (Dainamax Magazine). “Bộ Ngân khố Mỹ cho biết là tính đến hôm 11 vừa qua, Hoa Kỳ mắc nợ 14,588 tỷ đô la, trong đó 4.667 tỷ là công quyền nợ nhau. Phần nợ công chúng trong và ngoài nước là 9.921 tỷ. Nếu Thiên triều có nắm 1.200 tỷ trong số nợ ấy thì cũng chỉ là 12,1%. Chủ nợ lớn nhất thật đấy, nhưng chỉ cỡ một phần tư số nợ của công chúng Mỹ (46%)!
-TT Obama quảng bá chính sách kinh tế trong chuyến du hành xe buýt (VOA).
- WB cảnh báo tăng giá lương thực (BBC).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Đi đi Sơn, đừng buồn nữa! (Que Choa). “Sáng nay tại nhà tang lễ Phùng Hưng (Hà Nội) đã diễn ra Đám tang đẫm nước mắt của Hồng Sơn.
- “CHO NHIÊU CŨNG ĐƯỢC” (Blog Mai Thanh Hải). “ ‘Cho nhiêu cũng được!’ – Câu này ai ở Sài Gòn chắc là biết. Chắc thỉnh thoảng có nghe, nhất là khi đi taxi, xe ôm, xích lô… Nếu là khách đi quen rồi hoặc quãng đường gần, khó trả giá thì bác tài sẽ nói vậy: ‘Chú (cô) cho nhiêu cũng được!’”
- Nghệ sĩ ưu tú Chí Trung: “Tôi muốn đi để soi lại mình!” (TTVH). =>
- Phim truyền hình: nghiệp dư toàn tập (SGTT).
- Kho tàng phỏng vấn các nhà văn của BBC (BBC).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Ố giời! Hà Nội: Trẻ mầm non phải đại tiện vào…túi nylon (DV). Nhưng … có một bí ẩn, không thấy bài viết nói tới. Đó là các cô giáo sẽ ị vô đâu? Ha ha!  – Đây nữa, cũng “mầm non”:  Lội bùn vào lớp học.  Hay là ngành giáo dục và các địa phương cho là các “mầm non” thì phải được chăm sóc bằng “phân” và “bùn” thì nó mới phát triển tốt?
- Cậu bé bán báo dạo đậu 3 trường đại học (NĐT).
- Triển khai “Chương trình kỹ năng sống” cấp tiểu học (GDTĐ).
- “Nóng” chuyện xây trường, thiếu giáo viên (SGGP).
- Mỗi giờ xem TV mất 22 phút tuổi thọ nhưng xem … tin tức BS đưa qua máy tính thì tăng tuổi thọ. Hề hề!  (Bee)
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Nạn buôn người ở VN: In Vietnamese Village, Stitching the Wounds of Human Trafficking (NYT).
- Chồng cũ của bà nghị Đặng Thị Hoàng Yến: Tran Jimmy: “Nếu Bộ Công an gọi, tôi sẵn sàng về hợp tác làm rõ” (Người Cao Tuổi). “Tôi sẽ về, chắc chắn về nhưng với điều kiện tôi phải được pháp luật bảo vệ. Tôi sẽ ra Tòa lãnh sự (Mỹ) bắt buộc họ viết cho tôi một cái giấy là không ai được đụng chạm đến tôi. Nếu Bộ Công an gọi thì tôi sẽ sẵn sàng về hợp tác làm rõ việc vu khống.”
- Bê bối khiến Cathay Pacific hoãn quảng cáo (BBC).
- Phóng xạ từ nhà máy Fukushima 1 đã lan tới Mỹ (TTXVN).

-  Gần 26.000 tỉ đồng ứng phó biến đổi khí hậu (PLTP).
- Lũ ĐBSCL về sớm và cao hơn bình thường (TN).
<=- Cá heo trên sông Mê Kông sắp tuyệt chủng (TP).
- TP.HCM: Kinh phí quá lớn để ứng phó biến đổi khí hậu (SGTT).
QUỐC TẾ
- Liên Xô 20 năm sau ngày tan rã (BBC).
- Bình Nhưỡng gia tăng kiểm soát chặn người vượt biên sang Trung Quốc (RFI).
- Bình Nhưỡng lại đe dọa “chiến tranh toàn diện”(RFI).
- Ông Mubarack sẽ được xử kín trong phiên tòa tới(RFI).
- Phó tổng thống Mỹ và lãnh đạo Trung Quốc sẽ bàn về kinh tế (VOA). - Phó Tổng thống Mỹ thăm Trung Quốc (BBC). – Economy, Taiwan on Agenda as Biden Heads to China (VOA). – Biden visit a welcome change (China Daily).  – Phó Tổng thống Mỹ thăm Trung Quốc để dò ý lãnh đạo tương lai tại Bắc Kinh(RFI).  - Trung Quốc bác tin “lấy mẫu máy bay Mỹ”  (DT).
- Đức Đạt Lai Lạt Ma thuyết giảng thành công tại Pháp (RFI). =>
- Đại hội thanh niên Công Giáo khai mạc tại thủ đô Madrid (RFI).
- Cảnh sát châu Âu báo động về nạn ăn cắp sừng tê giác (RFI).
- Số người Trung Quốc di trú sang Australia vượt số người Anh (VOA).
- Phe nổi dậy đe dọa cô lập thủ đô Tripoli (VOA).
- Thủ Tướng Hun Sen quyết định cấp đất cho dân cư ở hồ Boeung Kak — (RFA).
- Phiên xử Khmer Đỏ: vụ án 004 còn thiếu sót? — (RFA).
* VTV1: + Chào buổi sáng – 16/08/2011; + Tài chính kinh doanh sáng – 16/08/2011; + Cuộc sống thường ngày – 16/08/2011; + Thời sự 19h – 16/08/2011.
* RFA: + Sáng 16-08-2011
Tối 16-08-2011
* RFI: 16-08-2011

Tàu ngầm Việt Nam – Nguy cơ mới cho quân xâm lược

Lê Ngọc Thống – Cựu sỹ quan Hải quân VN Lịch sử các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta luôn luôn chịu một bất lợi, đó là địch lúc nào cũng chiếm ưu thế về số lượng. Tổ tiên, ông cha có lẽ vì thế nên phải sáng tạo ra một lối đánh thích hợp: Lấy ít địch nhiều. Trải qua ngàn đời, đời cha truyền lại cho đời con lối đánh đó được nâng lên thành nghệ thuật. Đặc biệt trong hai cuộc chiến tranh với Pháp và Mỹ, Việt Nam không những bất lợi về số lượng mà còn bất lợi rất lớn về chất lượng vũ khí trang bị. Chính qua hai cuộc chiến tranh này, nghệ thuật lấy ít địch nhiều được nâng lên tầm cao mới: Nghệ thuật chiến tranh nhân dân trong bảo vệ Tổ quốc.
Một điều thú vị là nếu như từ quy luật chiến tranh ông cha ta đã nắm bắt để tạo nên nghệ thuật chiến tranh phù hợp thì nghệ thuật chiến tranh mà ông cha ta sáng tạo ra đó có lẽ cũng bắt đầu từ quy luật thiên nhiên: Bão tố. Khi bão từ biển Đông tràn vào bờ thì rất khủng khiếp, nhưng sức khủng khiếp sẽ giảm hẳn và tan khi vào sâu trong đất liền. Chống giặc ngoại xâm cũng thế, không dưới 8 lần giặc phương Bắc tràn xuống. Ông cha ta chưa một lần chặn đứng được chúng từ biên giới (biết thế nên ông cha ta chỉ đánh ghìm chân chiến thuật chúng thôi), và khi chúng vào sâu trong lãnh thổ thì… như thế nào chúng ta đã biết.
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân trong bảo vệ Tổ quốc là nghệ thuật siêu đẳng, không một kẻ xâm lược nào có thể hóa giải (tất nhiên nó phải lấy dân làm gốc, còn dân không theo thì vô nghĩa). Tính đặc biệt của Nghệ thuật chiến tranh nhân dân Bảo vệ Tổ quốc thì nhiều, ở đây ta chỉ quan tâm một vấn đề thôi, đó là: Tạo nên những lối đánh độc đáo và do đó có cách sử dụng vũ khí sáng tạo.
Tàu ngầm Việt Nam – Coi chừng không giống ai!
Trung Quốc có 12 chiếc Kilo, Ấn Độ, Indonesia…. đều có, Việt Nam cứ tạm coi có 6 chiếc. Tính năng kỹ chiến thuật của Kilo giống nhau, nhưng khi sử dụng thì do tính chất cuộc chiến của hai bên tham chiến khác nhau nên họ sẽ khai thác, sử dụng và phát huy tính năng kỹ chiến thuật của tàu ngầm Kilo khác nhau. Nếu anh đi xâm lược thì tàu ngầm Kilo thực hiện chức năng chủ yếu là tìm, vận động tiếp cận mục tiêu (mà không để đối phương phát hiện) để tiêu diệt. Vì thế bài toán về “tìm” như thế nào; “vận động tiếp cận” mục tiêu ra sao để đối phương không phát hiện bắt buộc phải đặt ra. (Có lẽ vì thế nên Kilo trở nên nguy hiểm vì tiếng ồn mà nó gây ra khi “săn” là nhỏ nhất so với các loại tàu ngầm khác).
Tàu ngầm chỉ thực sự nguy hiểm khi nó giữ được yếu tố bí mật, còn khi mà đi đâu đối phương biết đấy thì đó là mục tiêu dễ tiêu diệt nhất. Bản thân tàu ngầm là bí mật, nếu sử dụng tàu ngầm trong hình thái tác chiến bí mật như phục kích, phòng ngự thì nó sẽ trở thành một phương tiện, vũ khí rất cực kỳ nguy hiểm.
Tất cả từ chiến lược cho đến vũ khí trang bị của Việt Nam đều phục vụ cho mục đích phòng thủ đất nước nên khi lãnh hải bị xâm phạm thì phạm vi và không gian xảy ra tác chiến thường trong vùng biển của ta. Vì thế tàu ngầm Kilo của Việt Nam chủ yếu nằm đợi giặc đến. Di chuyển ngầm dưới nước hay nổi, di chuyển độc lập hay bên cạnh tầu nổi… trong vùng biển của ta thì ta tùy chọn. Nằm đợi giặc ở đâu, phục kích vị trí nào, dưới, sau dãy đá ngầm san hô hay cạnh một hòn đảo nào đó vv…vv mấy ông ở Bộ Tham mưu Hải quân Việt Nam thừa sức biết. Và với những cách sử dụng đó, đối phương phát hiện ra Kilo của Việt Nam chỉ khi đã phải ôm phao cứu sinh.
Ưu điểm vượt trội của Kilo là ít tiếng ồn nhưng trong tay Việt Nam thì tiếng ồn của Kilo sẽ được hạn chế ở mức thấp nhất hơn nữa có khi bằng 0. (Dân Việt sẽ “kéo” nó đến chỗ cần thiết thì tiếng ồn chẳng phải là 0. Chuyện không tưởng? Điện Biên Phủ, pháo binh Việt Nam có trên núi cao, chuyện không tưởng. Cuối cùng ông chỉ huy trưởng pháo binh Tập đoàn cứ điểm Pháp – Trung tá Pirot phải tự sát bằng lựu đạn vì chuyện không tưởng này. Trong cuộc chiến từ 1965 – 1975 cũng có rất nhiều chuyện không tưởng. Nghệ thuật chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc luôn là tác giả độc quyền của những chuyện không tưởng).
Như vậy trong tay Việt Nam tàu ngầm hoạt động rất ít giống với quy ước, nó được sử dụng, biến đổi thành rất nhiều chiêu thức nguy hiểm. Nhà sản xuất cũng không nghĩ ra là có lúc nó sẽ như thế. Cũng là giống Hổ, Hổ ở châu Phi có cách săn mồi với những pha rượt đuổi đầy ngoạn mục nhưng Hổ ở Việt Nam không săn mồi như thế vì không có đồng cỏ rộng để rượt đuổi, không có hàng trăm con mồi mà tha hồ lựa chọn. Hổ Việt Nam chỉ rình mồi ở những vị trí mà con mồi hay đi qua và bắt buộc phải đi qua. Và khi con mồi đã trong “tầm vồ” thì … mới gọi là Chúa sơn lâm.
Hiện nay việc bố trí, kết hợp các loại vũ khí hiện đại trong phòng thủ biển với nhau là rất quan trọng. Nếu bố trí hợp lý, khoa học các loại vũ khí hiện đại với nhau thì chúng sẽ triệt tiêu các điểm yếu hệ thống mà bất kỳ loại vũ khí nào dù tinh xảo đến đâu cũng mắc phải nhưng đồng thời nó phát huy tối đa uy lực từng loại. Với tàu ngầm chỉ cần 3 chiếc Kilo trong tình trạng luôn luôn sẵn sàng tác chiến (kết hợp với các loại vũ khí khác) là quá đủ đáng gờm để làm nguội đi không ít những cái đầu nóng hiếu chiến. Khả năng bảo vệ vững chắc vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc là hiện thực. Tuy nhiên bảo vệ lãnh thổ phải là ưu tiên hàng đầu. Không nên để bọn chúng hút về hướng biển rồi bất ngờ lật cánh vào trên bộ. Trên bộ là nguy cơ nhất. Mất lãnh thổ thì không còn gì hết. Nếu có xảy ra chiến tranh thì trên bộ là trọng điểm của quân xâm lược. Xung đột trên biển có xảy ra trước đi nữa cũng chỉ là mũi nghi binh.
Quốc phòng là toàn dân. Bài viết này với mục đích chỉ trình bày ý tưởng của người dân trong bảo vệ Tổ quốc. Biết đâu có một trong hàng ngàn ý tưởng đánh giặc của dân được quan tâm nó trở thành cơ sở khoa học thực tiễn. Bài viết này không phải là để phản ứng với một số “cư dân mạng” Trung Quốc bình luận về tàu ngầm Việt Nam…vì họ không phải là đối tượng của tác giả bài viết quan tâm.
Bài tác giả gửi cho viet-studies ngày 15-8-11
Nguồn: viet-studies
Xem thêm:
- Các bài viết cùng một tác giả + Lúc nào thì Trung Quốc khiến Mỹ bất an? + Liệu Trung Quốc có tấn công xâm lược Việt Nam lần thứ hai không? + Thôn tính Việt Nam chỉ là vấn đề thời gian, nếu… + Hãy còn đó Hoàng Sa! (viet-studies).
- ‘Tàu ngầm VN đe dọa Trung Quốc’ (BBC).