Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

Ngày 01/4/2014 - Mỗi lần tăng giá điện, dân đều không hiểu vì Sao?!

TIN LÃNH THỔ


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ

TIN THẾ GIỚI

Mỗi lần tăng giá điện, dân đều không hiểu vì Sao?! 

=> VÌ ĐỘC QUYỀN CHỚ SAO NỮA! hay là vì  .... đọc bài sau bài này: Bộ Công thương: Dự án điện có bể bơi, sân tennis là cần thiết



Trong một thị trường điện thiếu minh bạch, thiếu cạnh tranh, theo Chủ tịch Hội đồng Khoa học Năng lượng Việt Nam Bùi Huy Phùng, dù Chính phủ cho phép mấy tháng điều chỉnh một lần nhưng người dân vẫn không hiểu vì sao phải tăng giá.

20 năm thực hiện mới có một thị trường điện cạnh tranh hoàn chỉnh

Đánh giá về phát triển thị trường điện cạnh tranh tại Hội thảo “Phát triển thị trường Năng lượng Việt Nam”, PGS.TS. Nguyễn Minh Duệ – Phó chủ tịch Hội đồng khoa học Năng lượng Việt Nam (VEA) cho rằng, lộ trình phải trải qua 3 cấp độ từ năm 2005 đến 2023 là quá dài, cứng nhắc, các cấp độ thực hiện không có sự đan xen lẫn nhau, phải xong cấp độ này mới chuyển sang cấp độ khác.
Như vậy, phải sau gần 20 năm thực hiện, đến năm 2023 Việt Nam mới có được thị trường điện cạnh tranh hoàn chỉnh.
Theo phân tích của ông Duệ, thực chất đây được xem là một dự án đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trong ngành điện nhằm chuyển đổi từ cơ chế hoạt động độc quyền lạc hậu kém hiệu quả sang cơ chế thị trường cạnh tranh hiện đại.
“Đành rằng, hình thành và phát triển thị trường điện cạnh tranh ở nước ta là phức tạp và mới mẻ, tuy nhiên nếu không có giải pháp khẩn trương, quyết liệt thì những hậu quả xấu của cơ chế độc quyền vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển, sẽ gây nên những tổn thất khôn lường cho ngành điện và nền kinh tế” – ông Duệ lo ngại.
Lãnh đạo VEA cũng kiến nghị Chính phủ, cần tập trung nghiên cứu và đề xuất các giải pháp hữu hiệu nhằm đẩy nhanh quá trình phát triển thị trường điện cạnh tranh ở Việt Nam như lời Thủ tướng Chính phủ đã nói: “Thị trường điện cạnh tranh phải rút nhanh hơn lộ trình đã công bố”.
Ông cũng “mổ xẻ” thêm rằng, việc quản lý hoạt động thị trường điện của Nhà nước mà chủ yếu là Bộ Công thương hãy còn hạn chế về việc xây dựng mô hình, tổ chức, cơ chế hoạt động và giao dịch giữa các đối tượng mua bán điện trên thị trường.
Theo đó, sau gần 10 năm nghiên cứu và thực hiện thị trường phát điện cạnh tranh vẫn chưa có mô hình đúng theo nguyên tắc thị trường cạnh tranh: hiệu quả, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, không phân biệt đối xử giữa các đối tượng tham gia thị trường điện lực.
Hiện tại, EVN là đơn vị chiếm phần chi phối lớn nhất trong khâu phát điện; công ty mua bán điện, đơn vị vận hành hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường đều thuộc EVN. Trong điều 19 của Luật Điện lực quy định phải có: đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực, chịu trách nhiệm điều hoà, phối hợp hoạt động giao dịch mua bán điện và dịch vụ phụ trợ trên thị trường điện lực. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có đơn vị này, còn giao cho EVN điều hành.

Không minh bạch, không thể có kinh tế thị trường!

Mỗi lần tăng giá điện, dân đều không hiểu vì sao?!
PGS.TS. Nguyễn Minh Duệ – Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học Năng lượng Việt Nam (VEA).

Chủ tịch VEA – PGS.TS. Bùi Huy Phùng thì góp ý thẳng thắn, giá điện hiện nay, cho dù Chính phủ cho phép mấy tháng điều chỉnh một lần nhưng người dân vẫn không hiểu vì sao phải tăng giá.
“Rõ ràng không hướng đến minh bạch, không có thị trường được” – TS khẳng định, “Kinh tế thị trường vắng bóng người tiêu dùng, vắng bóng cách xác định giá một cách minh bạch thì khó thành thị trường đúng nghĩa”.
PGS.TS. Bùi Huy Phùng
Cũng tại hội thảo này, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương Võ Trí Thành góp ý, riêng trong ngành điện, tuy là độc quyền tự nhiên nhưng vẫn phải cố gằng chia nhỏ trong lĩnh vực truyền tải, phân phối… mới có thể tạo ra được cạnh tranh ngành.
Trong khi đó, cấu trúc của thị trường năng lượng của Việt Nam cơ bản là của doanh nghiệp nhà nước, có truyền thống và lịch sử, nặng tư duy nhà nước, đây cũng là đặc thù rất Việt Nam, nên khi xử lý cũng rất phức tạp, ông Thành nhận xét.
Ngoài ra, theo ông, khi nhìn vào cầu thì Việt Nam đang lãng phí nhất nhì thế giới: Cứ 1% GDP thì mật độ năng lượng của Việt Nam gấp đôi Thái Lan, gấp ba Nhật Bản. Nếu tiết kiệm được 1% thôi cũng đã rất khác.
Trợ lý Chủ tịch nước, ông Nguyễn Văn Thạo thì cho rằng, phát triển thị trường năng lượng theo đúng cơ chế thị trường đang là vấn đề lớn, bức xúc và rất cấp bách hiện nay. Sau 30 năm đổi mới, chuyển sang cơ chế thị trường, tuy đạt nhiều thành tựu nhưng vẫn còn không ít những khó khăn, vướng mắc, mà nguyên nhân là do chuyển sang cơ chế thị trường không đầy đủ, triệt để.
“Hiện nay, dân kêu giá than, điện, xăng dầu tăng cao là không có căn cứ. Còn doanh nghiệp vẫn kêu làm đủ mọi thứ mà không được bán theo giá thành, kinh doanh lỗ. Ai kêu cũng có lý, nhưng không có chuẩn mực nào đầy đủ cho nên cuối cùng đất nước chịu thiệt, cản trở sự phát triển của đất nước” ông Thạo nhận xét.
Theo ông, trên thực tế, nguyên lý kinh tế thị trường không phải là vấn đề gì cao siêu lắm, để làm được điều đó phải chống độc quyền, tự do cạnh tranh bình đẳng, giá cả là hoàn toàn do thị trường định. Nếu có đặc thù đi chăng nữa thì có điều tiết của nhà nước.
Cũng theo Trợ lý Chủ tịch nước, công cuộc cổ phần hóa đã được tiến hành từ 20 năm nay nhưng 6.000 doanh nghiệp đã thực hiện đều là những doanh nghiệp nhỏ. Lúc này là giai đoạn để các “ông lớn” thực hiện cổ phần hóa, để cơ chế quản lý có thể chặt chẽ hơn. Đây cũng là bước đi tốt để Việt Nam chuyển sang cơ chế thị trường cho ngành năng lượng.
Theo Fica

Bộ Công thương: Dự án điện có bể bơi, sân tennis là cần thiết

evn-tang-gia-dien-baodatviet.vn

Theo Bộ, vận hành các nhà máy điện có yếu tố độc hại nên việc xây hạ tầng thể thao, giải trí kèm theo tại khu quản lý là điều cần thiết.

Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng vừa có văn bản trả lời chất vấn của Ủy ban thường vụ quốc hội về đầu tư, quản lý, khai thác các Khu quản lý vận hành tại các Dự án của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN).
Theo Bộ Công thương, đặc thù của các dự án nhiệt điện là do yêu cầu về môi trường và điều kiện vận chuyển, cung cấp các loại nhiên liệu (than, khí) cần phải có cảng lớn chuyên dùng, nên phần lớn các dự án đều được khảo sát, quyết định đầu tư tại các địa bàn khó khăn, xa khu dân cư, đô thị.
Vì vậy, để đảm cho việc quản lý vận hành, sửa chữa các nhà máy, kịp thời và hiệu quả, thì việc cần có khu nhà ở, sinh hoạt tập trung cho lực lượng cán bộ, kỹ sư, công nhân viên ở gần khu vực nhà máy là bắt buộc, nhất là trong trường hợp khi xảy ra sự cố cần ứng cứu kịp thời.
Ngoài ra, việc vận hành các nhà máy điện đều có yếu tố độc hại và căng thẳng nên việc xây dựng các hạ tầng thể thao, giải trí kèm theo tại khu quản lý vận hành nhằm thu hút được lực lượng lao động có trình độ cao tới làm việc và giúp người công nhân vận hành đảm bảo có đủ sức khỏe và tinh thần để yên tâm duy trì khả năng làm việc… cũng là điều cần thiết.
Hơn nữa, tại một số dự án, do trong giai đoạn xây dựng và đưa vào vận hành thời gian đầu, có nhiều chuyên gia nước ngoài tham gia, nên các công trình này đầu tiên là để phục vụ cho người nước ngoài, sau đó mới được chuyển giao cho Chủ đầu tư Việt Nam sử dụng.
Về nguyên tắc, việc các hạng mục công trình được phê duyệt trong tổng mức đầu tư của các dự án (trong nội dung Quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền) là nhằm đảm bảo yêu cầu xác định được đầy đủ các khoản mục chi phí đầu tư cần thiết để có thể hoàn thành việc xây dựng một dự án nguồn điện khi lập dự án đầu tư.
Giá trị tổng chi phí cho đầu tư cũng được đưa vào phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế tài chính đối với từng dự án để qua đó có thể chứng minh được đây là phương án có chi phí thấp và hợp lý so với phương án phải chi trả cho lực lượng lao động ở xa nhà máy và phải di chuyển để làm việc hàng ngày trong suốt đời dự án. Còn sau đó, khi chuyển sang giai đoạn thực hiện đầu tư và nhất là ở giai đoạn thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư hoàn thành, từng khoản chi phí sẽ được phê duyệt hạch toán theo đúng quy định về nguồn vốn và mục đích đầu tư.
Theo kiểm tra thực tế ban đầu tại một số dự án của Bộ Công Thương và theo báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, tình hình hạch toán vào giá thành sản xuất kinh doanh điện các chi phí liên quan đến khu nhà ở cán bộ công nhân quản lý vận hành và sửa chữa năm 2011 đối với các dự án Thanh tra Chính phủ nêu như sau:
- Đối với Dự án Nghi Sơn 1 (có hạng mục sân tennis, không có bể bơi), trong năm 2011 dự án chưa đưa vào vận hành nên chi phí liên quan đến khu nhà ở cán bộ công nhân quản lý vận hành và sửa chữa chưa có trong giá thành sản xuất kinh doanh điện.
- Đối với Dự án Phú Mỹ 1 (không có hạng mục bể bơi, sân tennis), chi phí liên quan đến khu nhà ở cán bộ công nhân viên đã đưa vào giá thành sản xuất kinh doanh điện từ năm 2006 (khoảng 1,3 – 3,7 tỷ đồng/năm) do nhu cầu thực tế của dự án cần có khu nhà ở cho cán bộ, công nhân quản lý vận hành và sửa chữa để đáp ứng việc xử lý sự cố kịp thời đảm bảo quá trình vận hành thường xuyên của nhà máy điện. Ngoài ra, tại thời điểm xây dựng, Dự án ở xa khu dân cư nên cần phải có khu nhà ở tại khu vực Dự án cho chuyên gia nước ngoài xây dựng nhà máy điện. Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận thực tế đối với dự án này.
- Đối với Dự án nhiệt điện Quảng Ninh 1 (không có hạng mục bể bơi, sân tennis, biệt thự), khu nhà ở cán bộ công nhân quản lý vận hành và sửa chữa chưa đưa vào sử dụng trong năm 2011 nên chi phí liên quan đến khu nhà ở cán bộ công nhân viên không đưa vào giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2011.
- Đối với Dự án nhiệt điện Hải Phòng 1 (không có hạng mục bể bơi, sân tennis, biệt thự), không có khoản chi phí liên quan đến khu nhà ở cán bộ công nhân viên trong giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2011.
- Đối với Dự án nhiệt điện Phú Mỹ 4 (không có hạng mục bể bơi, sân tennis), khu nhà ở cán bộ công nhân quản lý vận hành và sửa chữa chưa đưa vào sử dụng trong năm 2011 nên chi phí liên quan đến khu nhà ở cán bộ công nhân viên không đưa vào giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2011.
- Đối với Dự án nhiệt điện Ô Môn 1 (có bể bơi và sân tennis), khu nhà ở cán bộ công nhân quản lý vận hành và sửa chữa chưa đưa vào sử dụng trong năm 2011 nên chi phí liên quan đến khu nhà ở cán bộ công nhân viên không đưa vào giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2011.
Như vậy,trong 6 Dự án mà Thanh tra Chính phủ đã nêu, chỉ có 1 Dự án là Ô Môn 1 trong hạng mục khu nhà ở có xây dựng bể bơi, sân tennis, nhưng đây là Dự án do Chính phủ Nhật cho vay ưu đãi, có chuyên gia nước ngoài nên ở giai đoạn đầu, việc xây dựng cơ sở thể thao phục vụ cho người nước ngoài là cần thiết, nhất là trong điều kiện địa điểm Dự án ở xa nội thành thành phố Cần Thơ. Và trong 6 Dự án, đến nay mới duy nhất có Dự án Phú Mỹ 1 là đưa chi phí khu nhà ở vào giá thành sản xuất (nhưng cũng chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh thu, chỉ 1,3 – 3,7 tỷ đồng một năm).
Tại Công văn số 442/TB-VPCP, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng rà soát chi phí xây dựng khu nhà ở, quản lý vận hành của ngành điện (trong đó có 6 dự án nguồn điện nêu trên) cũng như đối với các Nhà máy, Khu công nghiệp khác; có hướng dẫn cụ thể và phù hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 2 năm 2014.
Ngày 08 tháng 01 năm 2014, Bộ Công Thương đã có văn bản số 153/BCT-ĐTĐL yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam nghiêm túc thực hiện các ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 442/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ. Ngày 24 tháng 01 năm 2014, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã có văn bản số 300/EVN-TCKT báo cáo Bộ Công Thương về vấn đề nêu trên.
Theo đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã nghiêm túc thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 442/TB-VPCP và kết luận của Thanh tra Chính phủ tại văn bản số 2181/KL-TTCP đồng thời chỉ đạo các đơn vị các đơn vị thành viên kiểm điểm rút kinh nghiệm các tồn tại, khuyết điểm để kịp thời có biện pháp khắc phục, chấn chỉnh.
Về chi phí “Khu nhà quản lý vận hành và sửa chữa”, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 442/TB-VPCP, Bộ Tài chính đã dự thảo văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về phương án xử lý khoản chi phí xây dựng khu nhà ở, nhà quản lý vận hành tại các dự án điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và có Văn bản số 2500/BTC-TCDN gửi Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng về việc tham gia ý kiến đối với nội dung tại dự thảo văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ của Bộ Tài chính. Ngày 19 tháng 3 năm 2014, Bộ Công Thương đã có Văn bản số 2105/BCT-ĐTĐL gửi Bộ Tài chính về việc tham gia ý kiến góp ý đối với nội dung trên. Hiện nay, Bộ Tài chính đang hoàn chỉnh dự thảo văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về vấn đề trên.
Theo CafeF

Ai thống trị Việt Nam ngày nay: Đảng Cộng sản hay là Hán Ngụy? - Tiếp viên buôn lậu là hệ quả tham nhũng khi tuyển dụng

Ai thống trị Việt Nam ngày nay: Đảng Cộng sản hay là Hán Ngụy?

DĐXHDS
Stephen B. Young
Có một tổ chức hiện nay cai trị Việt Nam từ Lạng Sơn đến Cà Mau như là vua chúa Phong kiến ở Tàu hay ở Âu châu thời Trung cổ . Một bộ máy võ trang tập trung các quyền hành lớn trong tay; không được dân bầu lên, và dân tuyệt đối không có quyền kiểm soát hay phê bình. Tổ chức này mang tên là “Đảng Cộng Sản Việt Nam”.
Nhưng, thực sự, tổ chức nầy có phải là một Đảng đúng nghĩa của một đảng hay không?


Đáng lẽ ra một Đảng chánh trị phải có một chánh nghĩa, một sức mạnh do một lý tưởng, một nền tảng triết lý hay lý thuyết, một khuynh hướng thể hiện nguyện vọng của đảng viên để hành động nhằm phục vụ đất nước và dân tộc  của mình.
Vì vậy, nếu cái gọi là Đảng Cộng Sản mà không phải là một Đảng đúng nghĩa, thì bộ máy đó là cái gi?
Một tập thể những người có chung một chí hướng tôn thờ người ngoài, một công ty làm ăn, một tổ chức mafia khai thác thị trường đất nước của họ chăng?
Như vậy chúng ta có vài tiêu chuẩn để đánh giá cái gọi là Đảng Cộng Sản bây giờ, đó là một đảng phái hay chỉ là một bọn làm ăn thiếu lương thiện?
Tôi đồng ý đã có thời gian cái goi là đảng Cộng Sản ngày nay có những hoạt động như là đảng phái đúng nghĩa. Nhưng những hoạt động ấy tốt xấu, hay dở, có lợi hay có hại cho đất nước Việt nam là chuyện khác .Tôi nói đó là một “thứ đảng phái” vì lúc ấy đảng Cộng Sản theo ý thức hệ Mác-Lê, vận dụng chủ thuyết mác-lê làm cách mạng võ trang cướp chánh quyền thực dân. Tiếp theo, đảng cộng sản phát động cuộc cách mạng xã hội, tiến hành giai cấp đấu tranh, đấu tố địa điền chủ, ám sát công chức, trí thức, lãnh đạo tôn giáo, tịch thâu tài sản của người giàu có để sau cùng đưa giới lao động, những tên du thủ du thực, lên cầm quyền và khi vào Bộ chánh trị, lại lãnh đạo đất nước, dân tộc. Hành động của đảng cộng sản lúc đó có mục đích thi hành “chính nghĩa xã hội chủ nghĩa ” theo ý hệ
Mác-Lê.
Nhưng từ lâu lắm rồi, cái gọi là đảng Cộng Sản không còn giống như trước đó nữa. Nó đã hoàn toàn biến chất để trở thành một cái gì khác hẳn. Tức nó không phải cộng sản, không mang nội dung mác-lê, không chủ trương giai cấp đấu tranh để tiến lên xã hội công bằng, người không bốc lột người, như kinh điển mác-lê dạy người cộng sản.
Cách đây vài năm, ông Đặng Quốc Bảo, Khoa giáo trung ương, trong một báo cáo phổ biến hạn chế cho đảng viên cao cấp, nói rằng “hiện tại đảng Cộng Sản không còn chính nghĩa chút nào vì thuyết Mác-Lê lỗi thời và cũng không đúng, không khoa học”. Theo ông Bảo, thì đảng cộng sản không nên áp dụng thuyết ấy nữa. Hai ông Mác và Lê đã nghĩ sai về vũ trụ, về trời đất, về đời sống nhân loại. Vậy người thông minh phải vứt bỏ chủ thuyết Mác-Lê.
Nếu ông Bảo đánh giá lý thuyết Mác-Lê đúng, thì đảng Cộng Sản không có một chính nghĩa nào để vẫn khẳng định tiếp tục đưa Việt nam đi theo con đường của mác-lê.
Vậy đảng cộng sản là cái gì? Chỉ là một tập hợp những người đầy tham vọng và quyền lực. Họ không khác gì một thứ giặc cướp đối với nhân dân.
Ông Bảo nói thêm rằng “ tổ chức anh chị em cán bộ phải giử quyền cai trị Việt nam vài năm nữa, vì nếu không có một lực lượng mạnh giử ổn định chính trị xã hội, thì nước sẽ loạn và dân sẽ khổ ”.
Lấy sự ổn định làm chính nghĩa của mình không có ý nghĩa tốt đẹp vì hoàn toàn thiếu thuyết phục. Chính nghĩa ổn định, nhiều người bình thường có thể nói và thi hành. Cần gì phải có cái gọi là đảng Cộng Sản với 3 triệu đảng viên, với vai trò lãnh đạo toàn diện đất nước và xã hội ? Quân Đội làm được. Phật Giáo làm được. Việt Quốc làm được. Ai cũng hy vọng làm được. Cái gọi là đảng Cộng Sản không thể tự cho là chỉ có họ mới làm được.
Theo tuyên truyền của đảng cộng sản, trong quá khứ, họ có công đức lớn để đứng trên và trước mọi người khác. Tức họ cho rằng họ có vai trò lịch sử Có đúng như vậy không?
Để trả lời, giờ đây, Bộ Chính Trị hãy tổ chức gọi hồn các đồng chí của họ đã chết, chết vì hi sinh hay chết oan vì đảng cũng được, để hỏi công việc đảng làm. Rồi, có lẽ họ nên gọi hồn để hỏi cái gọi là đảng cộng sản thật sự có công đức với dân tộc Việt Nam hay không? Rồi, họ có thể gọi hồn để hỏi đảng cộng sản tại sao ngày nay vẫn nói đi theo mác-lê, mà trên thực tế không thấy xã hội việt nam chuyển biến theo mô hình” chính nghĩa Mác-Lê.” một chút nào nữa. Vậy thì cái đảng này nên tự giải tán, và có mang tội với đất nưóc, với dân tộc không?
Chúng tôi cũng có thể gọi hồn như Bộ Chính Trị. Chúng tôi có thể gọi hồn các vị cũng nằm xuống, vì nhiều lý do khác nhau, hỏi họ về công đức của cái gọi là đảng Cộng Sản.
Thí dụ, hỏi Đức Huỳnh Giáo Chủ của Phật Giáo Hòa Hảo, hỏi ông Trương Tử Anh, Đảng trưởng Đại Việt Quốc Dân Đảng , ông Lý Đông A, Thư ký trưởng Đảng Duy Dân, các nhân sĩ yêu nước Ngô Đình Khôi, Nguyễn văn Bông, Tạ Thu Thâu, Nguyễn An Ninh, Hồ văn Ngà, Phan văn Hùm, Nguyễn văn Sâm, … và những người dân Huế chết hồi Tết Mậu Thân, vân, vân, … cho đến 1 ,2 triệu người Việt nam bình thường khác, chết trên biển cả, trong rừng sâu, trong các trại tù rải rác khắp cả nước.
Gọi hồn tất cả những người này về và lắng tai nghe họ nói số phận của dân tộc Việt Nam từ khi Đảng Cộng Sản vận dụng “chính nghĩa Mác-Lê” để cướp lấy quyền lãnh đạo đất nước và giử độc tôn cho đảng .
Xin trả lời: Công đức ở đâu?
Bằng chứng thứ hai cho thấy cái gọi là đảng Cộng Sản là một đảngthì đảng ấy có hành động cụ thể như thế nào?
Ngoài sự hiểu biết, sự suy nghĩ, sự tính toán của con người, các hành động của người đó phải cho chúng ta thấy rõ, một cách minh bạch, để kết luận người đó tốt hay xấu, giỏi hay dở, đạo đức hay gian ác, cần tồn tại hay nên vứt
đi thôi ?
Cái gọi là đảng Cộng Sản đó, cách đây 8 năm, đã tự động hiến dâng đất đai của tổ tiên để lại cho Bắc Triều mới . Và cả biển nữa! Tại sao?
Để đáp ứng sự đòi hỏi của Bắc Triều mới? Phải.
Ở điểm này, chúng ta hảy nhìn rõ. Cái gọi là đảng Cộng Sản đó vì nhu cầu tồn tại đã dâng đất, dâng biển cho Bắc kinh. Đây là nhu cầu sanh tử. Đảng cộng sản phải làm một việc tội lỗi như vậy chỉ vì đảng lo sợ nhân dân Việt nam hỏi tội của họ đối với tổ quốc và nhân dân từ trước đến giờ. Mà nhân dân hỏi tội có nghĩa là đảng sẽ bị mất quyền cai trị. Hoặc một vụ Thiên An Môn Việt Nam sẽ xảy ra . Trước nỗi ám ảnh mất quyền lực, đảng cộng sản cần sự ủng hộ, sự tiếp tay của Bắc Triều mới, mặc dầu có tổn hại đến quyền lợi tối thượng của Quốc gia.
Như vậy đảng cộng sản ở Hà nội không thể tự cho là một đảng có chính nghĩa yêu nước được, mà phải bị kết án là một đảng bán nước mới đúng.
Nếu đảng Cộng Sản Hà nội chuyên tâm phục vụ cho đòi hỏi, tham vọng của Bắc Triều mới, thì Việt nam tất nhiên phải lâm nguy làm thân nô lệ cho Hán Tộc. Nếu chỉ có riêng cái đảng cộng sản làm nô lệ hán tộc thì chúng ta hà tất phải tốn lời.
Thực tế ở Việt nam cho ta thấy công an, tình báo của Việt Nam đều do công an, tình báo Trung Quốc đào tạo và cố vấn. Nhờ đó mà công an, tình báo Hà nội mới có đủ bản lãnh đàn áp những người dân chủ ở Việt nam, đàn áp dân oan nạn nhân của những vụ đất đai bị đảng cộng sản tước đoạt, đàn áp những vụ biểu tìng chống Trung quốc xăm chiếm đất đai bằng vũ lực và thô bạo.
Nhìn lại lịch sử Việt nam thì từ thời Ngô Quyền đến nay, chỉ có vài nhà vua Việt nam theo Bắc Triều một cách xấu hổ như vậy. Có Nhà Mạc phải xin sự ủng hộ của Hoàng đế phương Bắc để đối phó với Nhà Lê. Có vua Lê Chiêu Thống xin Trung Quôc gởi binh qua Hà nội để đánh anh em Nhà Tây Sơn. Có vua Gia Long và Minh Mạng lấy y thức hệ Tống Nho của Nhà Thanh bên Tàu để làm nền tảng đạo lý xây dựng uy quyền cho Nhà Nguyễn . Nhưng các ông vua này không làm mất đất, mất biển vào tay ngoại bang chỉ vì quyền lợi riêng tư như đảng cộng sản ngày nay.
Cầu viện thường hay lệ thuộc tư tưởng của kẻ khác, khó tránh khỏi bị dẩn đến mất chánh nghĩa quốc gia. Phải chăng vì thế mà Nhà Mạc đã không thắng Nhà Lê, vua Lê Chiêu Thống thua Quang Trung Nguyẽn Huệ. Riêng Nhà Nguyễn vì chọn lựa sai lầm học thuyết lỗi thời mà cứ khăng khăng ôm giữ nên thua người Pháp. Tức một thứ lệ thuộc tư tưởng.  Khi có được chỗ dựa mạnh là Bắc kinh, cái gọi là đảng Cộng Sản sẽ đánh bại được toàn dân Việt nam chăng? Tức đảng cộng sản vỉnh viễn đàn áp, bốc lột nhân dân chăng?
Mới đây khi nghe tin Bắc Kinh tổ chức Hoàng Sa và Trường Sa trở thành môt đơn vị hành chánh mới trực thuôc Tỉnh Hải nam, lập tức xảy ra nhiều cuộc biểu tình của dân chúng thanh niên, sinh viên ở TP Hồ Chí Minh, ở Hà nội, chống chánh sách xăm lược của Trung Quốc. Cái gọi là Đảng Cộng Sản không dám lên tiếng phản đối kẻ cướp đất, trái lại thô bạo đàn áp dân chúng công khai bày tỏ lòng yêu nước. Khí thế của nhân dân Việt nam bây giờ làm cho đảng cộng sản Hà nội bắt đầu lo sợ.  Nếu đảng cộng sản khôn ngoan thì hảy thấy ở đây, tức ở nhân dân, mới là chổ dựa vửng chắc hơn thế của Trung Quốc.
Nhưng cái gọi là Đảng Cộng Sản nghe theo ai?
Buồn mà nói. Vì nói cho đúng thì phải nói lớn và nói rỏ phe nhóm cai trị Việt Nam hiện nay là một bọn Hán Ngụy.
Tiếc vì chúng tôi biết chắc chắn có nhiều đảng viên của cái gọi là Đảng Cộng Sản không muốn như vậy. Họ thương dân, yêu nước thật lòng. Nhưng họ lo sợ, có thể vì bất lực, cho sự an nguy của bản thân và gia đình trước những
thủ đoạn khéo léo, gian ác, đê hèn của lực lượng Công An, Tình Báo đang có mặt khắp nơi rình rặp.
Bọn Hán Ngụy thật sự không có nhiều người, nhưng họ có thế mạnh và nhiều tiền bạc. Họ quyết tâm giữ quyền lực cai trị đất nước mãi mãi. Họ sẽ làm cái gì phải làm để không mất địa vị cầm quyền, tức quyền làm ăn, làm giàu của họ.
Lệ thuộc Bắc Kinh, đối với họ, là một giá phải trả, họ chấp nhận trả, để có phương tiện ổn định xã hội chính trị Việt nam, tức duy trì chế độ độc tài toàn trị. Ổn định là cho quyền lợi của họ. Đất nước đối với họ chỉ là phương tiện trao đổi.

Trung Quốc có một triết lý bình định thiên hạ từ đời Tần Thủy
Hoàng. Ông ấy lấy ý kiến của phái Pháp Gia gồm lý thuyết âm dương, ngũ hành để kiến tạo thái hòa. Làm chính trị như vậy không theo sự giảng dạy của Khổng Mạnh, trái lại, đưa ra chính sách đại đoàn kết, giữ phép nước dưới sự lãnh đạo đọc tôn theo một vị hoàng đế. Đó là thuyết của Mặc Địch.
 
 
Cái đạo chính trị này – “ hoàng đế chính thuyết ”– là lý thuyết xây dựng xã hội không cần nghe ý dân. Đi từ trên xuống, không phải từ dân lên. Ngày nay là tập trung dân chủ, tức dân chủ xã hội chủ nghĩa và tư tưởng Hồ chí minh. Hoàng Đế nghe trời, ra lịnh và thiên hạ phải tuân theo. Dân không nghe theo thì sẽ bị phạt, nặng nhẹ tùy theo mức độ của sự phản bội, bất hiếu đối với chế độ.Một ông Hoàng Đế không cần đức, không cần uy tín mà vẫn giữ được ổn định xã hội. Hiếu nghĩa thay thế nhân nghĩa. Cấp trên nói cái gì thì cấp dưới vâng dạ theo răm rắp. Nói vô phép, mất dạy, thì bị phạt, không được phần thưởng. Đạo làm hoàng đế có mục đích lấy ý trời và qua cơ cấu hành chánh, ép thiên hạ vâng lịnh làm theo ý đó, mặc cho họ muốn hay không.

Trong lịch sử Việtnam, các Nhà Lý, Trần và Lê không lấy đạo Hoàng Đế của Bắc Triều để trị dân. Nhà Lý và Nhà Trần theo đạo Phật. Nhà Lê cho đến Vua Lê Thánh Tôn theo quan điểm nhân nghĩa do Nguyễn Trãi viết ra.
Vua Lê Thánh Tôn bắt đầu theo chủ nghĩa Bắc Triều , tức lấy Tống Nho bênh vực ngôi vị Hoàng Đế một cách mù quáng với đạo hiếu nghĩa cha mẹ, vua chúa. Đến Nhà Mạc, Chúa Trịnh, thì ảnh hưởng Tống Nho ở cấp quan văn và các đại gia đình quan chức mở rộng. Nhà Nguyễn áp dụng Tống Nho và quan điểm hoàng đế, đưa triều đình Huế đi theo gương Nhà Thanh bên Tàu.
Trước đây, cái gọi là đảng Cộng Sản chụp mũ những người Việt nam không Cộng Sản mà hợp tác với Mỹ Quốc để giữ độc lập cho miền Nam Việt Nam là “Mỹ Ngụy” .
Bây giờ, nhìn về quá khứ thì chúng ta có thể đánh giá ai có công lớn hơn cho Dân Tộc Việt nam: Mỹ Ngụy hồi đó hay Hán Ngụy bây giờ?
Người Mỹ khi họ giúp các Chính Phủ Việt nam Cộng Hòa, khi họ làm cố vấn cho Chính phủ và quân đội quốc gia, họ thật sự muốn gì? Họ khuyến khích người Quốc Gia làm gì? Họ đòi hỏi Chính Phủ Sài gòn có chính sách nào?
Nói chung, người Mỹ từ Tổng Thống Eisenhower cho đến Tổng Thống Nixon, từ Đại Sứ Elbridge Durbrow cho đến Đại Sứ Ellsworth Bunker, tất cả đều yêu cầu Chính Phủ Sài gòn lo cho dân, áp dụng chế độ hiến trị, tổ chức các cuộc bầu cử từ xã ấp đến trung ương, trong sạch, dân chủ, cải cách ruộng đất, phát triển kinh tế, mở rộng giáo dục theo tôn chỉ “nhân bản, khoa học, khai phóng ” …
Đối với Mỹ thì ý dân là hơn ý trời. Mỹ không bao giờ theo “ hoàng đế chính thuyết ”.
Như vậy làm Mỹ Ngụy là chọn phương pháp lo cho dân, cho quê hương Việt nam, cho văn hóa, đạo đức dân tộc. Người Mỹ đến Việt nam, không ở lại Việt nam. Và “dân ngụy.” không hiến dâng đất dai, biển cả cho ngoại bang. Hơn nữa, trong lịch sử, người Mỹ không làm thuộc địa, không làm Thái thú, chỉ làm bạn đồng minh giai đoạn.
Còn người Việt nào bây giờ làm Hán Ngụy thì phục vụ ai? Họ có lo sợ số phận Tổ quốc của họ không? Hay chỉ có chung một thứ Tập hợp những người cùng chí hướng tôn thờ quyền lợi bản thân mà thôi?
Stephen B. YOUNG
Stephen B. Young, Global Executive Director of the Caux Round Table, is a lawyer and writer. He has served as Dean of the Hamline University School of Law and as an Assistant Dean at Harvard Law School

Một liên minh vừa chớm nở: Việt Nam Và Philippines đối đầu với Trung Quốc (I)

Năm ngoái, Philippines đã đệ đơn khiếu kiện chống lại các hành động hung hăng của Trung Quốc ở vùng Biển Tây Philippines (tức Biển Đông) lên Tòa án Trọng tài của Liên Hiệp Quốc. Trung Quốc “thực sự không chuẩn bị cho điều đó và đã thực sự xấu hổ”, một trong những chuyên gia ngoại giao hàng đầu về Trung Quốc của Việt Nam nói với tôi trong chuyến thăm gần đây đến Hà Nội.

Đó là một đòn mạnh tay của chính phủ Philippines. Một chuyên gia phân tích của Việt Nam cho rằng đơn khiếu kiện đã đặt Trung Quốc vào thế phòng thủ và là một trong những yếu tố thúc đẩy Bắc Kinh đồng ý thảo luận với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) về quy tắc ứng xử ở vùng biển tranh chấp – được biết đến với các tên Biển Tây Philippines ở Philippines, Biển Đông tại Việt Nam, và Biển Nam Trung Hoa ở Trung Quốc.
Vietnam-Phil
Sự hợp tác vừa chớm nở giữa Việt Nam và Philippines là sự phát triển mới nhất xuất phát từ yêu sách lãnh thổ hiếu chiến của Trung Quốc trong khu vực. Trong năm 2009, Trung Quốc đưa ra cái gọi là bản đồ “đường chín đoạn” trong đó tuyên bố chủ quyền toàn bộ khu vực Biển Đông, chỉ để lại vỏn vẹn 12 dặm vùng biển chiến lược đối với bốn nước có cùng tranh chấp trong khu vực. Trong việc theo đuổi các mục tiêu của Bắc Kinh, tàu hải giám của Trung Quốc đã đánh đuổi ngư dân Philippines ở Bải đá ngầm Scarborough nằm trong phạm vi 200 dặm Khu Kinh tế Đặc quyền của Philippines (EEZ). Trong sự kiện gần đây nhất, Trung Quốc đã cố gắng xua đuổi các tàu đánh cá Philippines bằng vòi phun nước. Tàu của Trung Quốc cũng đã đuổi tàu thuyền Philippines ra khỏi một đơn vị đồn trú trên Bãi đá ngầm Ayungin nằm trong quần đảo Trường Sa.

Một nhược điểm trong lợi thế pháp lý của Manila là nó làm cho Philippines trở thành mục tiêu hàng đầu của Bắc Kinh, thay thế đối thủ chính của Trung Quốc trước đây là Việt Nam. “Họ đang cô lập bạn, trong khi mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc đang trở lại bình thường”, một chuyên gia về Trung Quốc tại Học viện Ngoại giao Việt Nam chia sẻ”. Mặc dù các nhà lãnh đạo của hai nước vẫn trao đổi qua lại, tuy nhiên, “chúng vẫn cảm thấy khó chịu. Trong các nước ASEAN mà Trung Quốc ít ưa chuộng nhất, chúng tôi đứng hạng số chín và bạn ở số 10. Tuy nhiên, về lâu dài thì Việt Nam sẽ trở thành vấn đề chiến lược chính của Bắc Kinh”.

Được mời ra Hà Nội để trao đổi một loạt các bài giảng về chính sách đối ngoại và các vấn đề kinh tế theo lời đề nghị của bà Nguyễn Thị Bình – người đứng đại diện Chính phủ Cách mạng Lâm thời dẫn đầu đoàn đại biểu của miền Nam Việt Nam đến Paris đàm phán kết thúc chiến tranh Việt Nam – tôi đã tận dụng cơ hội để gợi ra những quan điểm của Việt Nam về các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.

Tìm ra Động cơ của Bắc Kinh

Việt Nam có vị trí rất tốt để phân tích các vấn đề của chính phủ Trung Quốc. Họ không chỉ chiến đấu với Trung Quốc trong hơn một ngàn năm qua mà họ còn có cách giải thích các vấn đề chính trị rất tương tự như Trung Quốc. Điều này có thể thấy rõ vì trong thực tế cả hai nước đều do đảng cộng sản cai trị theo chủ thuyết Lênin. Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa hai nước có thể chỉ là xung đột lợi ích quốc gia.

Nhưng Việt Nam diễn giải bản đồ “đường chín đoạn” của Trung Quốc như thế nào? Điều thú vị là có một số cách giải thích khác nhau. Diễn giải đầu tiên cho rằng đường chín đoạn chỉ là phân định biên giới hàng hải của Trung Quốc và Trung Quốc không nhất thiết phải sở hữu những hòn đảo bên trong khu vực này. Diễn giải thứ hai cho rằng các hòn đảo và bãi đá ngầm khác trong khu vực thuộc về Trung Quốc nhưng tình trạng của các vùng biển xung quanh vẫn còn rất mơ hồ. Một ý kiến ​​thứ ba cho rằng bản đồ đường chín đoạn khẳng định cả hai quần đảo và vùng biển xung quanh đều thuộc chủ quyền Trung Quốc.

Có một quan điểm thứ tư và mặc dù nó chỉ có một số ít các chuyên gia đồng ý nhưng cũng đáng lưu tâm. Quan điểm này cho rằng đường chín đoạn là một cách để Trung Quốc sử dụng trong các cuộc đàm phán. Theo một nhà ngoại giao và chuyên gia có kinh nghiệm đàm phán với Trung Quốc, ông cho biết rằng phong cách giải quyết vấn đề lãnh thổ của Bắc Kinh có các bước sau: “Đầu tiên, hai đảng [cộng sản] đồng ý trên nguyên tắc về các cuộc đàm phán. Thứ hai, cả hai bên lập bản đồ riêng phản ánh yêu sách lãnh thổ của mình, và Trung Quốc luôn đẩy tuyên bố chủ quyền của mình càng xa càng tốt. Thứ ba, họ so sánh hai bản đồ để xác định khu vực chồng lấn hoặc có tranh chấp. Thứ tư, hai bên đàm phán để giải quyết các khu vực tranh chấp. Thứ năm, nếu hai bên thỏa thuận và đồng ý thì sẽ lập bản đồ mới. Cuối cùng, họ đến Liên Hiệp Quốc để hợp thức hoá bản đồ mới”.

Mặc dù khác quan điểm về ý định của Trung Quốc, nhưng phía Việt Nam tập trung một trong hai điểm chính: 1) đường chín đoạn là bất hợp pháp, và 2) do số lượng các nước và sự chồng lấn liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông nên chỉ có đàm phán đa phương mới có thể thiết lập cơ sở cho một giải pháp toàn diện mang tính lâu dài.

Ngoài ra, bất cứ động cơ nào của Trung Quốc trong việc thúc đẩy chủ quyền của họ thì rõ ràng các quan chức và chuyên gia Việt Nam đều đồng thuận rằng mục tiêu chiến lược của Trung Quốc là để khẳng định cũng như kiểm soát đầy đủ khu vực Biển Đông. Nói cách khác, mục tiêu của Bắc Kinh là để chuyển đổi pháp lý ở khu vực này thành đường thủy nội địa chi phối bởi luật pháp của Trung Quốc. Một số hành vi của Bắc Kinh hiện nay đã rõ ràng, chẳng hạn như việc thành lập thành phố Tam Sa nhằm quản lý toàn bộ khu vực Biển Đông và gần đây nhất là thông qua luật đánh cá đòi hỏi tàu thuyền phải xin phép trước khi vào khu vực này đánh bắt cá.

Một số vấn đề khác Bắc Kinh cũng không thể hiện rõ ràng, chẳng hạn như quan điểm của Bắc Kinh về vấn đề tự do hàng hải trong khu vực tranh chấp. Việc mơ hồ này là nhằm để phục vụ mục đích của họ tại thời điểm mà họ chưa có khả năng xứng tầm với sức mạnh cũng như tham vọng của họ. Một chuyên gia Việt Nam cho rằng, “điều không còn nghi ngờ là khi họ đạt được điều đó [sứ mạnh] thì họ sẽ áp dụng pháp luật nội địa lên toàn khu vực”.

Việt Nam ủng hộ Philippines sử dụng pháp lý chống lại Bắc Kinh

Chính phủ Việt Nam được cho là hỗ trợ đầy đủ việc Philippines sử dụng pháp luật chống lại Trung Quốc ở góc độ không chính thức chứ không phải là “hoàn toàn công khai hỗ trợ việc này”, một chuyên gia cho biết. Điều này đã phán ảnh rõ ràng trong câu trả lời được chuẩn bị khá cẩn thận về quan điểm của Việt Nam khi Philippines đệ đơn kiện Trung Quốc. Nguyễn Duy Chiến, Phó Giám đốc Ủy ban Biên giới Quốc gia thuộc Bộ Ngoại giao trả lời rằng: “Quan điểm của Việt Nam là tất cả các vấn đề liên quan đến Biển Đông nên được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước 1982 của Liên Hợp Quốc về Luật Biển”. Ông tiếp tục: “Theo quan điểm của Việt Nam, tất cả các quốc gia có toàn quyền lựa chọn cách giải quyết các tranh chấp một cách ôn hòa phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước năm 1982 của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển”.

Trong chuyến thăm Washington vào tháng Bảy năm ngoái, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tấn công đường chín đoạn của Trung Quốc là “không có căn cứ pháp lý”. Tuy nhiên, ông Sang vẫn im lặng về việc liệu Việt Nam có tham gia cùng Philippines để hợp nộp hồ sơ lên Liên Hiệp Quốc chống lại Trung Quốc hay không, mặc dù ông đã nhanh chóng thêm rằng là một thành viên của Liên Hiệp Quốc, Philippines “có tất cả các quyền pháp lý để thực hiện bất kỳ thủ tục tố tụng nào mà họ muốn”.

Một phần lý do trong việc thiếu sự ủng trợ là vì việc tranh chấp chủ quyền cũng có một số tác động không hay cho lắm đối với Hà Nội vì các tuyên bố chủ quyền chồng chéo giữa các nước. Nhưng trên hết là Việt Nam không muốn làm phía Trung Quốc giận dữ, đặc biệt là vào thời điểm mà hai bên đang tái lập các mối quan hệ cũng như trao đổi cấp cao.

Mặc dù Việt Nam vẫn còn do dự trong việc công khai ủng hộ Philippines đệ đơn kiện Trung Quốc nhưng nỗ lực này đã khơi gợi sự ngưỡng mộ rộng rãi trong giới chính thức tại Hà Nội. Một đại sứ nghỉ hưu gọi đây là hành động là “anh hùng”. Lý do mà đơn kiện gây nhiều sự chú ý là nó làm cho Bắc Kinh bối rối và buộc họ phải tính toán cẩn thận. Theo một chuyên gia ngoại giao về Trung Quốc, “lý do họ khó chịu là bởi vì họ đã có năm chiến trường rồi – chính trị, ngoại giao, truyền thông, an ninh, quân sự và bây giờ bạn thêm chiến trường thứ sáu: Chiến trường pháp lý”. Ông tiếp tục, “người Trung Quốc có một câu nói rằng ‘khi cờ đang trong tay của bạn thì bạn không trao lại cho người khác’”. Nói cách khác, Bắc Kinh cảm thấy rất đơn độc về mặt luật pháp, nơi các chuyên gia về luật quốc tế sẽ đưa ra các quyết định cuối cùng.

Còn tiếp…
Đỗ Đăng Khoa chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Walden Bello, IPS
© 2014 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC

Tiếp viên buôn lậu là hệ quả tham nhũng khi tuyển dụng

Ông Lại Xuân Thanh, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, thú nhận “không loại trừ khả năng” nhận hối lộ khi tuyển dụng - một trong những nguyên nhân chính khiến phi công, tiếp viên liên tục phạm pháp.
Rất nhiều tai tiếng về tiếp viên và phi công của hãng hàng không quốc doanh Vietnam Airlines từ buôn lậu, chuyển hàng ăn cắp đến rửa tiền. (Hình: Người Lao Động)

Scandal mới nhất liên quan tới hãng hàng không quốc doanh Vietnam Airlines hiện chưa lắng xuống. Cảnh sát Nhật vừa công bố thống kê về tình trạng phạm tội của các sắc dân ngoại quốc đến Nhật làm việc và học hành. So với 2012, số vụ phạm tội của người ngoại quốc tại Nhật trong năm 2013 tăng 8%. Dẫn đầu về số vụ phạm tội tại Nhật là người Trung Quốc, kế đó là người Việt và xếp thứ ba là người Đại Hàn. Tuy nhiên, cũng theo thống kê này thì người Việt dẫn đầu về trộm cắp tại các cửa hàng, siêu thị.

Trong thập niên vừa qua, số vụ phạm pháp của những người Việt trên đất Nhật tăng 60%. Nếu năm 2004 chỉ có 713 người bị bắt thì năm ngoái, con số này là 1,118 người. Đáng chú ý là những vụ trộm cắp hàng hóa trong các cửa hàng, siêu thị tại Nhật do người Việt thực hiện và bị phát giác đều dính líu đến Vietnam Airlines.

Tuần trước, cảnh sát Nhật lục soát Văn phòng của Vietnam Airlines tại Tokyo rồi bắt giữ một nữ tiếp viên 25 tuổi. Cô này bị cáo buộc đã tiêu thụ hàng gian, bằng cách giúp vận chuyển số hàng hóa trộm cắp trị giá 125,000 yen từ Nhật về Việt Nam hồi tháng 9 năm ngoái.

Cảnh sát Nhật bảo rằng họ có bằng chứng cho thấy còn đến 20 nhân viên khác của Vietnam Airlines tham gia tiêu thụ hàng gian và đã phát lệnh triệu tập năm nhân viên của Vietnam Airlines, gồm cả phi công của Vietnam Airlines.

Cục trưởng Hàng không Việt Nam thừa nhận, chuỗi scandal vừa kể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả uy tín của các hãng hàng không Việt Nam lẫn thể diện của người Việt. Buôn lậu của nhân viên Vietnam Airlines không chỉ là phạm pháp mà còn “uy hiếp an toàn hàng không” vì họ có thể nhận tiền để vận chuyển cả những vật nguy hiểm.

Đây là lần đầu tiên một viên chức chịu trách nhiệm về an toàn hàng không ở tầm quốc gia thú nhận, buôn lậu của nhân viên hàng không đe doa an toàn hàng không. Trong khi trên thực tế, phi công và tiếp viên của Vietnam Airlines đã buôn lậu đủ thứ và từ khắp nơi, gây tai tiếng khắp thế giới. Trong hàng chục năm qua, phi công từ chính đến phụ, tiếp viên từ nam đến nữ của Vietnam Airlines liên tục gây ra scandal ở cả Nhật, lẫn Đại Hàn, Úc,… vì tổ chức trộm cắp - tiêu thụ đồ gian, nhân viên của Vietnam Airlines còn buôn lậu, chuyển ngân lậu, dính líu đến các tổ chức buôn bán ma túy.

Cuối 2007, Vietnam Airlines từng tuyên bố sẽ chấn chỉnh tình trạng thành viên phi hành đoàn của hãng này lợi dụng ưu đãi để phạm pháp ở ngoại quốc nhưng liền sau đó, vẫn có hàng loạt scandal chưa từng thấy đối với giới phi công và tiếp viên của các hãng hàng không khác. Chẳng hạn vụ hai tiếp viên của Vietnam Airlines là Nguyễn Quý Hiển và Nguyễn Hoàng Hương Xuân bị Hải quan Nam Hàn tạm giữ vì vận chuyển trái phép khoảng 300,000 USD vào Nam Hàn hồi tháng 2 năm 2008.

Rồi vụ ông Lại Quốc Việt, 58 tuổi, phi công chính của Vietnam Airline bị Ủy ban Chống tội phạm của Úc bắt tại phi trường Sydney, khi máy bay do ông ta lái vừa đáp xuống phi trường này, hồi tháng 3 năm 2008, vì chuyện giúp một tổ chức buôn lậu ma túy rửa tiền, bằng cách chuyển bất hợp pháp 3.7 triệu USD ra khỏi Úc. Đến tháng 4 năm 2008, tới vụ Hải quan Nam Hàn tạm giữ thêm một tiếp viên khác vì  vận chuyển trái phép 30 ngàn USD vào Nam Hàn...

Kế đó, tháng 4 năm 2009, Nhật đã trục xuất ông Đặng Xuân Hợp – một phi công của Vietnam Airlines - giao lại cho chính quyền Việt Nam sau khi đưa ra xử và phạt 30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 4 năm, phạt tiền 500,000 yen, vì là thành viên trong một tổ chức chuyên trộm cắp tại Nhật rồi vận chuyển số hàng hóa đã trộm cắp được về bán ở Việt Nam.

Mới đây, phóng viên tờ Người Lao Động lập lại nội dung mà dư luận râm ran từ lâu, đó là để được tuyển làm phi công phải hối lộ 50,000 mỹ kim, tiếp viên phải hối lộ  25,000 Mỹ kim,… nên những nhân viên Vietnam Airlines phải “làm thêm” để gỡ vốn, khi trò chuyện với ông Lại Xuân Thành, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam và hỏi ông ta nghĩ sao về dư luận này (?).

Viên Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam không phủ nhận, đồng thời thú nhận không dễ ngăn ngừa vì tuyển dụng là chuyện của doanh nghiệp. Trước nay, Vietnam Airlines – một tập đoàn nhà nước – vẫn được xem là nơi tập trung con ông, cháu cha và những cá nhân phải hối lộ những khoản khổng lồ để được tuyển dụng.

Đây cũng được xem là lý do dẫn tới việc phi công Đặng Xuân Hợp, người bị Nhật kết án vì tiêu thụ hàng gian, buôn lậu vẫn được Vietnam Airlines sử dụng làm phi công để lái phi cơ của Vietnam Airlines đến những nơi khác trên thế giới.

Viên Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam bảo rằng, dẫu Bộ Giao thông Vận tải đã có một thông tư, theo đó, sẽ “tước giấy phép hành nghề vĩnh viễn” đối với những phi công, tiếp viên tiêu thụ đồ gian, buôn lậu nhưng có cấm những phi công, tiếp viên liên quan tới scandal mới nhất hay không thì là chuyện mà Vietnam Airlines quyết định, bởi đây là thông tư mới, không hồi tố.
(Người Việt) 

"Crimea sáp nhập vào Nga là dấu chấm hết cho Putin"

(Soha.vn) - "Putin có Crimea nhưng mất Ukraine mãi mãi. Như cựu cố vấn an ninh Mỹ Zbigniew Brzezinski nói, nếu không có Ukraine, "Nga sẽ không còn là một đế chế nữa".

Trong bài phân tích đăng tải trên tờ The Spectator (Anh), ông Owen Matthews nhận định rằng, việc Nga sáp nhập Crimea sẽ mang lại một tương lai tốt đẹp hơn cho Ukraine, song lại đẩy Nga và Tổng thống Vladimir Putin rơi vào tình thế vô cùng khó khăn.

Ông Matthews đã có nhiều năm là trưởng văn phòng của tờ Newsweek ở Moscow và là tác giả cuốn sách "Stalin’s Children and Glorious Misadventures".


Dưới đây là bài phân tích của ông Owen Matthews:

Thủ tướng Anh David Cameron đã nói rằng việc Crimea sáp nhập vào Nga "sẽ không được công nhận". Còn Thủ tướng lâm thời Ukraine Arseniy Yatsnyuk thì thề rằng "chúng tôi sẽ lấy lại lãnh thổ của mình". Nhưng họ đều đã sai rồi. Hãy cứ để Crimea về với Nga: Việc này sẽ khiến Ukraine trỗi dậy và là dấu chấm hết cho Vladimir Putin. Không có Crimea tức là sẽ không bao giờ còn có một chính phủ ủng hộ Nga ở Kiev nữa. Ukraine sẽ có cơ hội trở thành một quốc gia tự quyết - một quốc gia ủng hộ châu Âu với số dân Nga chỉ chiếm thiểu số, khoảng 15%. Putin có Crimea nhưng lại mất Ukraine mãi mãi. Như câu nói nổi tiếng của cựu cố vấn an ninh Mỹ Zbigniew Brzezinski, nếu không có Ukraine, "Nga sẽ không còn là một đế chế nữa".

Crimea là một cánh tay đã bị hoại tử trên cơ thể chính trị của Ukraine. Nó sẽ không bao giờ chịu sự quản lý của Kiev nữa. Điều mà Ukraine cần bây giờ, sau 2 thập kỉ trộm cắp và yếu kém trong quản lý, là một chính phủ liều lĩnh, dám tiến hành các cải cách sẽ không được nhiều người ủng hộ, bao gồm cả việc loại bỏ Crimea.

Tin tốt là, nhờ hành động xâm lược của Putin mà sẽ không còn thiếu các nhà hảo tâm giàu có phương Tây, những người sẵn lòng chăm sóc cho người tàn tật khoẻ mạnh trở lại nữa. Liên minh châu Âu đã từng đề xuất với Tổng thống Viktor Yanukovych một Thoả thuận Liên kết, có thể đe doạ phá huỷ nền kinh tế đang trên bờ vực phá sản nhưng để cứu nó. Chẳng có gì ngạc nhiên khi Yanukovych lại chuyển hướng sang Moscow vì một đề nghị hấp dẫn hơn. Song sức mạnh của nhân dân đã lật đổ Yanukovych, còn các nhà lãnh đạo mới ở Ukraine thì quá coi trọng chuyện thắt lưng buộc bụng tới mức họ chỉ dám mua vé hạng phổ thông để tới dự các cuộc họp ở Washington, và bất kể là chính phủ nào sẽ lên nắm quyền sau cuộc bầu cử tháng Năm tới, thì cũng sẽ hầu như chẳng có nhân vật nào trong chính phủ đó ủng hộ Nga. Không còn Crimea tức là sẽ không còn bất cứ sự giằng co nào giữa phía đông và phía tây Ukraine nữa: cán cân quyền lực lệch về phía tây và không thể thay đổi được nữa.

Cũng nhờ quyết định chiếm đóng Crimea một cách bất ngờ của Putin, không chỉ EU, mà cả các thành viên hùng mạnh nhất của khối này - đáng chú ý có Đức, Anh, Pháp và Ba Lan - đã nhận ra rằng việc ủng hộ Ukraine sẽ không còn là sự bố thí nữa, nó đã trở thành nguyên tắc cần tuân thủ. Các quốc gia gồng mình đấu tranh vì giá trị của châu Âu - và phải chịu tổn hại vì nó - nên được đền đáp và bảo vệ. Angela Merkel, nhà lãnh đạo châu Âu, người biết rõ Putin nhất và cũng thường đóng vai trò hoà giải với Nga, đã phát biểu trước Budestag (Quốc hội Đức) tuần trước rằng ông ta "đang ở một hành tinh khác". Brussels đã nhanh chóng đưa ra Hiệp định Liên kết sửa đổi, còn Mỹ ủng hộ gói cứu trợ hào phóng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế.

Xét về tự nhiên, rất dễ để cắt bỏ Crimea: Vùng đất này chỉ được nối với Ukraine bởi một dải đất nhỏ hẹp ở phía bắc và nối với Nga bởi một chuyến phà chậm (mặc dù theo Moscow, nó sẽ được thay thế nhanh chóng bằng một chiếc cầu trị giá 3 tỉ USD). Urkraine cung cấp 80% tổng lượng điện và nước cho bán đảo này. Năm vừa qua, khoảng 300 triệu USD trong số 540 triệu USD ngân sách của Crimea tới từ Kiev. Hai ngành công nghiệp chính ở đây là du lịch - đa phần từ Ukraine - và các căn cứ quân sự của Nga và Ukraine ở Sevastopol.

Truyền thông Nga đã miêu tả Crimea như cách mà người ta nói về một đống đổ nát mới được thu nhận nhưng tới một ngày nào đó, có thể trở thành nơi nghỉ dưỡng lý tưởng dành cho gia đình: Kênh truyền hình Channel 1 (Nga) dự đoán nơi đây sẽ là một điểm du lịch hút khách thay thế Ai cập, và trữ lượng dầu mỏ, khí đốt ngoài khơi của nó sẽ giúp Nga củng cố vị thế nhà sản xuất năng lượng hàng đầu thế giới của mình. Sergey Aksyonov, nhà lãnh đạo thân Nga ở Crimea, đã nhận được khoản hỗ trợ về tài chính trị giá 15 tỉ rúp (410 triệu USD) từ chính phủ Moscow sau khi ông này thông qua đạo luật sáp nhập hồi tuần trước. Trước khi cuộc khủng hoảng xảy ra, Aksyonov chỉ đứng đầu một đảng chưa chiếm tới 12% số ghế trong chính phủ địa phương và có biệt danh là Goblin vì dính líu tới băng đảng mafia Salem. Các tài khoản ngân hàng ở lãnh thổ này vẫn bị đóng băng, người dân địa phương thì đổ xô mua cho bằng hết số USD trong khả năng của mình, còn du lịch thì chững lại.

Không nghi ngờ gì, Putin sẽ đổ tiền vào thứ mà ông ta thu được, như đã làm ở Chechnya, nam Ossetia và Abkhazia. Song việc đưa Crimea trở thành một khu vực thuộc Liên Bang Nga, có khả năng tự đứng vững sẽ tốn kém và mang lại thiệt hại nghiêm trọng. "Hôm nay, Crimea của chúng ta có vẻ chẳng khá khẩm gì hơn Palestine" - Không phải những người Maidan ủng hộ EU ở Kiev, mà chính là Bộ trưởng phát triển vùng của Nga, Igor Slyunayev, đã nói như vậy với nhật báo kinh tế Nga Kommersant ngay trước động thái liên quan tới việc sáp nhập Crimea của Putin.

Không chỉ vậy, bằng việc lấy Crimea, Putin đã tự biến mình trở thành con tin của Kiev. Putin có ảnh hưởng lớn về kinh tế là bởi ông ta đang kiểm soát đường ống dẫn khí đốt của Ukraine: nhưng giờ đây Kiev đang nắm quyền chủ động về điện, nước, đường bộ và đường sắt ở Crimea. Và không giống như những cuộc chiến khí đốt mà điện Kremlin đã khơi mào nhằm chống lại Ukraine năm 2005 và 2009, khi các khách hàng châu Âu của Moscow bị mất nguồn cung, giờ đây người dân Crimea sẽ là đối tượng duy nhất phải gánh hậu quả nếu Ukraine phong tỏa khu vực này.

Donetsk, hay còn được gọi là tỉnh Stalino (vào trước năm 1961), vẫn là một vấn đề cản trở chính quyền cách mạng ở Kiev. Những người biểu tình được Nga hậu thuẫn và những kẻ mang giọng điệu khiêu khích rất to mồm và bạo lực. Nhưng chúng chỉ là thiểu số. Theo một cuộc điều tra dân số mới đây nhất vào năm 2001, số người Ukraine chiếm tới 57%, trong khi đó, người Nga chỉ chiếm 38%.

Nhưng vấn đề lớn nhất của Putin không nằm ở sự tốn kém ngân quỹ mà việc sáp nhập Crimea gây ra - nếu có tốn kém thì sẽ là với giới tinh hoa Nga. Ở bề nổi, lệnh trừng phạt của Mỹ và EU chỉ là chuyện nhỏ. Nhưng cái giá giới doanh nghiệp Nga phải trả sẽ rất đắt và không dễ gì nhận ra - phí vay cao hơn, thị trường chứng khoán tụt dốc, đồng rúp suy yếu, xếp hạng tín dụng xấu... Khi mà giá năng lượng cũng giảm, còn châu Âu nhất quyết đẩy mạnh việc tìm kiếm một sự thay thế cho Tập đoàn năng lượng Nga Gazprom, thì Putin lại đang kìm hãm con gà đẻ trứng vàng để theo đuổi ảo mộng đế quốc mờ mịt. Giới lắm tiền nhiều của ở Nga rồi sẽ không tha thứ cho ông ta.

Lần đầu tiên trong nhiều năm, Nga hoàn toàn bị cô lập tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, bị chính đồng minh cũ của mình là Trung Quốc bỏ rơi. Và các quốc gia Xô Viết cũ, với số dân Nga đông đúc - Kazakhstan, Uzbekistan, Belarus, Latvia - đều bất chợt lo lắng hơn. Các nền tảng của Liên minh thuế quan hậu Xô Viết đã bị lung lay.

Putin nói rằng Crimea luôn là một phần của Nga. Ông ta nói đúng - cũng giống như Warsaw và Vilnius, nó đã được sáp nhập vào Đế quốc Nga dưới thời Catherine Đại đế. Nhưng giờ đây, Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan đã tuyên bố rằng nước này sẽ tái khởi động kế hoạch thiết lập một lữ đoàn quân sự chung giữa Ba Lan, Ukraine và Lithuania - bước đầu tiên để tiến tới việc trở thành thành viên của NATO. Còn tại Crimea, Putin đã giành được chiến thắng chung cuộc, nhưng đầy cay đắng.

Bắc Giang: Công bộc đánh giấy bảo dân đấu tố nhau

Cụ thể là không xác minh lý lịch kết nạp Đảng, gửi công văn yêu cầu nhà máy, xí nghiệp, cơ quan cho cấp dưới nghỉ việc để “vận động” gia đình nhận tiền đền bù.

Đó là những “thủ đoạn” mà chính quyền huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) đã và đang dùng để gây sức ép lên người dân nhận tiền đền bù, bồi thường thu hồi ruộng đất.

Không giao đất thì… nghỉ việc

Muốn thuyết phục người dân thuận theo một chủ trương nào đó thì phải đến tận nhà trò chuyện, khuyên nhủ, giải thích… đó là cách mà người ta hay gọi là vận động. Thế nhưng, chính quyền huyện Hiệp Hòa lại nghĩ ra một cách để người dân nhận tiền bồi thường do thu hồi đất một cách rất… khác người, in đậm “cái tôi của người có quyền”.
Công văn ép cô giáo dạy tiểu học phải nghỉ việc ở nhà đề "vận động" chồng nhận tiền đền bù, giao đất cho dự án.

Để thu hồi đất nông nghiệp của gần 200 hộ dân, Ủy ban Nhân dân huyện Hiệp Hòa đã ban hành Quyết định số 651/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ do thu hồi đất nông nghiệp phục vụ cho công tác xây dựng khu dân cư số 3. Theo đó, mức giá bồi thường do thu hồi đất là 277 nghìn đồng/m2. Với giá đề bù như vậy, mỗi một sào ruộng (tương đương 360 m2) người dân được nhận 100 triệu đồng.

Với giá đền bù cho người dân chỉ vài trăm nghìn đồng/m2, nhà đầu tư chỉ san ủi làm mặt bằng và sau đó bán lại ngay với giá cắt cổ: 4-5 triệu/m2. Người dân vừa mới bị thu hồi đất muốn mua lại thửa ruộng của mình cũng phải trả một cái giá không hề rẻ.

Bên cạnh đó, nông dân Hiệp Hòa không được hướng nghiệp, tạo công ăn việc làm sau khi thu hồi đất. Chính những bất cập này khiến người dân không đồng tình với dự án. Để dự án được triển khai êm thấm, thay vì thương lượng, tìm phương án giải quyết sao cho hợp tình, hợp lý thì các cán bộ huyện Hiệp Hòa lại không từ bất cứ thủ đoạn nào để ép người dân phải nhận tiền, giao đất.

Gia đình ông Nguyễn Văn Hợi có hơn 5 sào ruộng nằm trong diện bị thu hồi để phục vụ dự án khu dân cư số 3. Tháng 6/2013, bất ngờ ông nhận được giấy mời lên trụ sở Ủy ban Nhân dân xã Đức Thắng (huyện Hiệp Hòa) để nhận tiền bồi thường do bị thu hồi ruộng. Đến lúc này, gia đình người nông dân này mới hay về dự án và việc mình bị thu hồi đất ruộng.

Không chấp thuận mức giá đến bù quá thấp, gia đình ông Hợi quyết không chấp thuận nhận tiền bồi thường. Bị ông cự tuyệt tiền bồi thường, chính quyền nơi đây tìm đủ mọi cách để ép ông phải nhận. Một mặt chính quyền cho người vận động, mặt khác cho đơn vị san lấp xới tung những thửa ruộng của nhà ông.

“Thấy tôi nhất quyết không nhận tiền đền bù, chính quyền nơi đây tìm cách ép tôi bằng mọi cách. Tôi có một người con trai tên là Nguyễn Trọng Nghĩa, đang công tác tại Nhà máy phân đạm Bắc Giang. Vừa qua, trên huyện có gửi công văn đến nơi con trai tôi làm việc yêu cầu cơ quan cho nó nghỉ làm một thời gian để về nhà vận động gia đình nhận bồi thường thu hồi đất” - ông Hợi nói.

Cũng rơi vào hoàn cảnh éo le, nhiều tháng qua, anh Nguyễn Văn Quỳnh phải sống trong lo âu, dằn vặt giữa công việc của vợ mình và những thửa ruộng nuôi sống gia đình bao năm qua. Theo lời kể của anh Quỳnh, vợ anh là chị Nguyễn Thị Hương hiện đang làm giáo viên tại Trường Tiểu học Hùng Sơn. Gia đình anh bị thu hồi 3 sào ruộng, do mức giá quá thấp nên anh quyết không nhận. Không thuyết phục được anh nhận tiền, chính quyền nơi đây quay sang ép vợ anh.

Ngày 12/3, cô giáo Nguyễn Thị Hương nhận được một công văn của Trưởng phòng Giáo dục huyện gửi cho lãnh đạo nhà trường với nội dung yêu cầu cô thuyết phục gia đình mình nhận tiền đền bù thu hồi ruộng. Đồng thời công văn này cũng yêu cầu hiệu trưởng cho nghỉ việc, bố trí người khác thay thế cô để cô "tập trung thực hiện nhiệm vụ thuyết phục vận động gia đình nhận tiền đền bù giải phóng mặt bằng".

Trước đó, cô đã nhiều lần bị Trưởng phòng Giáo dục huyện mời lên phòng để... "uống nước". Sau đó đích thân Phó Chủ tịch huyện Nguyễn Văn Chính cùng với ông Nguyễn Anh Dũng - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hùng Sơn làm việc trực tiếp với cô.

Điều đáng nói thêm, cô Hương không phải là nhân vật chính trong việc nhận tiền đền bù giải phóng mặt bằng mà là chồng cô. Thuyết phục không được anh Quỳnh, chính quyền huyện gây áp lực lên cô.

“Họ làm đủ cách để gây áp lực lên vợ tôi. Nếu cô ấy không đồng ý thì trường sẽ bị cắt thi đua. Họ còn bắn tiếng sẽ chuyển công tác vợ tôi đi xa. Bây giờ tinh thần cô ấy rất mệt mỏi” - anh Quỳnh nói.

Không chỉ những trường hợp trên phải nhận tiền đền bù theo kiểu “đè đầu cưỡi cổ”. Con trai và con dâu của ông Nguyễn Văn Châu đang công tác tại Điện lực Bắc Giang cũng bị huyện Hiệp Hòa gửi công văn lên cơ quan đề nghị cho nghỉ việc ở nhà vận động bố nhận tiền bồi thường.

“Biết tôi không đồng ý nhận bồi thường nên họ cũng chẳng vận động tôi chấp thuận. Nhiều khi thấy hai vợ chồng chúng nó về thăm bố mẹ mà mặt nặng mày nhẹ. Làm cha, làm mẹ ai không thương con, nhưng nhận số tiền đó rồi mất ruộng vĩnh viễn, không nghề nghiệp lấy gì để tồn tại” - ông Châu nói.

Không chỉ dùng phương pháp ép từ nơi con cái của những người nông dân đang công tác, làm việc, theo phản ánh của người dân, chính quyền nơi đây còn có những động thái không được minh bạch cho lắm, coi thường nông dân.

Để thông báo mức giá đền bù và phương án đền bù, chính quyền Hiệp Hòa in bằng một tờ giấy bé bằng bao thuốc lá. Là dự án xây dựng khu dân cư với vốn đầu tư hàng nghìn tỉ đồng, thế mà gần 200 hộ dân bị thu hồi đất lại nhận được thông báo phương án bồi thường giải phóng mặt bằng bé tẹo. Tờ giấy ghi 2 phương án bồi thường để người dân lựa chọn, ngoài ra không có bất kì thông tin gì về cơ quan phát hành thông báo, chữ ký của người có thẩm quyền…
Thông báo coi thường người dân của chính quyền huyện Hiệp Hòa.

Công khai “dùng vợ ép chồng, dùng con ép cha”

Để làm rõ các vấn đề trên, chiều ngày 19/3/2014, nhóm phóng viên có mặt tại trụ sở UBND huyện Hiệp Hòa để làm việc với bà Nguyễn Thị Hoa - Chủ tịch, ông Nguyễn Văn Chính - Phó Chủ tịch và một số lãnh đạo và các phòng ban chuyên môn huyện Hiệp Hòa.

Một cô giáo tiểu học, một công nhân nhà máy phân đạm chẳng liên quan gì đến dự án, vậy mà họ cũng bị chính quyền huyện Hiệp Hòa lôi vào cuộc. Để rồi nảy sinh bi kịch phải lựa chọn giữa công việc và tình thân máu mủ.
Rất nhiều công văn "gây sức ép" được gửi đến nơi công tác của những người dân không nhận tiền đền bù.

Để yên ổn làm việc, họ phải ép buộc người thân trong gia đình nhận tiền bồi thường, nhiều người đã rớt nước mắt cầm tiền vì con cái. Nhiều người quyết giữ đất, họ phải đối mặt với chuyện “tình máu mủ bị sứt mẻ”, bố con cãi nhau, vợ chồng cãi chửi… Ấy vậy mà các “ông” trên huyện vẫn bảo “đó là chủ trương chính sách”. Như lời ông Phó Chủ tịch huyện Nguyễn Văn Chính quả quyết: “Chúng tôi vận động theo đúng pháp luật chứ có phạm pháp gì để phải tù tội đâu mà sợ”.

Về những “quái chiêu” này, Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Chính thừa nhận đã có những công văn gửi đến các cơ quan của người dân để các cơ quan này có trách nhiệm yêu cầu những người này thực hiện chủ trương của chính quyền. Tuy nhiên, ông cho biết: “Đây là vấn đề đạo lý để vận động người nhà mình phải có trách nhiệm với chủ trương, nhất là các Đảng viên. Gửi công văn là một trong những biện pháp mà chính quyền huyện dùng để tác động cho người dân chấp nhận tiền bồi thường”.

Lý giải về việc, những người bị gửi công văn không liên quan trực tiếp đến mảnh đất giải tỏa, ông Nguyễn Văn Chính cho biết, tuy những người này không phải là chủ thể trực tiếp, nhưng họ phải có trách nhiệm thuyết phục người nhà thực hiện chủ trương của chính quyền. Những người này dứt khoát phải có trách nhiệm. “Nếu không gửi công văn cho nghỉ việc để ở nhà vận động gia đình nhận tiền đền bù thì chúng tôi biết làm thế nào”.
Khu đất 12 hecta của dự án
Liên quan đến công văn đề nghị cho cô giáo Hương nghỉ dạy để vận động chồng nhận đền bù, ông Phạm Văn Nghị - Trưởng Phòng Giáo dục đào tạo Hiệp Hòa khẳng định: “Đây là chủ trương, chính sách của huyện nên phòng phải chấp hành. Sau khi nhận được công văn của UBND huyện về việc tạo điều kiện cho cô giáo Hương nghỉ dạy để có thời gian vận động chồng nhận đền bù, tôi đã mời cô Hương lên phòng nói chuyện 3 lần. Chính tôi là người yêu cầu Hiệu trưởng Trường tiểu học Hùng Sơn cho cô hương nghỉ dạy một thời gian”.
Như vậy, qua buổi làm việc với phóng viên, chính quyền Hiệp Hòa đã công khai việc họ ép dân. Để người dân chấp thuận bán ruộng với giá rẻ mạt 277 ngàn đồng/m2, các cán bộ nơi đây đã không từ một thủ đoạn nào…
(GDVN)