Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014

"Ông Nguyễn Bá Thanh nên vào cuộc vụ tài sản ông Truyền" - Vì sao sự thật lịch sử cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam không được tôn trọng?

Vì sao sự thật lịch sử cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam không được tôn trọng?


Những tháng ngày nầy 35 năm trước, quân ta mở cuộc tổng phản công đánh chiến Phnom Penh – sào huyệt Khmer Đỏ, kết thúc cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và cũng là kỷ niệm 35 năm ngày Trung Quốc xua quân xâm lược các tỉnh biên giới phía Bắc. Với cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, năm nay cũng như mọi năm, báo chí chính thống và trên các diển đàn không nghe nhắc đến, như cuộc chiến tranh nầy không hề có vậy! Đầu tháng giêng vừa rồi, tôi viết bài “Không bao giờ quên tội ác diệt chủng bọn Khmer Đỏ trên biên giới quê hương ta” gởi đăng báo An Giang, hôm sau gặp Tân Văn Ngữ, Tổng biên tập ngồi cạnh tôi trong buổi tiệc liên hoan mừng Xuân nói với tôi:“Chú Tư ơi, bài của chú cháu không đăng được, chú để cháu làm vài năm nghỉ hưu chú ơi, xin lỗi chú đừng buồn tụi cháu!” – Tôi nói:“Đăng hay không là quyền của tổng biên tập chú đâu dám buồn!” – Ngữ nói và đưa mặt cho tôi: “Chú không buồn hôn cháu đi!”. Tôi hôn Ngữ, hai chú cháu cùng cười vui! – Chú nói chuyện nầy với sự cãm thông, chia sẻ Ngữ những khó khăn, vướng mắc trong trách nhiệm làm báo chính thống ở tỉnh nhà, chớ không có ý gì khác Ngữ nhé!
Tháng trước, tôi đọc bài “Cần “giải mật” cuộc chiến biên giới Tây Nam” trên báo Tuổi Trẻ, ghi cuộc trò chuyện báo Tuổi Trẻ với đạo diển Lê Phong Lan. Là người con quê hương An Giang, cuộc chiến tranh nầy để lại trong tôi ký ức đau buồn không thể nào quên, với những gì tôi chứng kiến trước, trong và sau cuộc chiến tranh, tôi muốn trao đổi với đạo diển Lê Phong Lan tham khảo, qua bài tôi viết cùng tên bài của báo Tuổi Trẻ, gởi đạo diển Lê Phong Lan nhờ báo Tuổi Trẻ chuyển.[*] Nhưng đến nay tôi không nhận được hồi âm của báo Tuổi Trẻ và đạo diển Lê Phong Lan. Biết nói sao đây, cách hành xử của một tờ báo lớn như Tuổi Trẻ và người đạo diển tên tuổi như bà Lê Phong Lan với một độc giả?!
Đọc báo An Giang số ra ngày 18/2, chuyên mục “Vấn đề hôm nay” có bài “Sự thật lịch sử phải được tôn trọng” của Ngô Hoàng, trích dẫn bài viết của giáo sư Vũ Minh Giang, Ngô Hoàng viết: “Đã lâu lắm rồi chúng ta mới được nghe một ý kiến chính thống về cuộc chiến diễn ra cách nay tròn 35 năm…”, Đoạn cuối Ngô Hoàng viết: “Giấu giếm lịch sử là một hành động có tội với dân tộc, có tội với các liệt sĩ, những người đã đổ xương máu bảo vệ đất nước…”. Cám ơn Ngô Hoàng nói thay tôi điều tôi muốn nói và hoan nghinh báo An Giang đăng bài viết nầy!
Kỷ niệm 35 năm Trung Quốc gây chiến tranh biên giới phía Bắc, một số tờ báo chính thống có những bài viết lay động lòng người, như loạt ba bài “Hoa đào biên viễn” của Đào Tuấn trên báo điện tử Một Thế Giới, hay bài trả lời phỏng vấn báo Lao Động điện tử của giáo sư Vũ Minh Giang, báo Tuổi Trẻ có một bài ngày 16/2 “Không thể bỏ qua một giai đoạn đau thương”, đăng trang nhất ảnh hai chị em cháu bé cỏng nhau cùng bà con thị xã Cao Bằng chạy giặc Trung Quốc sáng ngày 17-2-1979… nhưng dường như các bài trên báo điện tử bị gở bỏ; trong khi đó các trang mạng “lề trái” có nhiều bài đáng đọc đánh dấu ngày kỷ niệm đau buồn nầy!
Cuộc chiến tranh xâm lược biên giới Tây Nam do Khmer Đỏ gây ra thời gian không dài, nhưng tổn thất về người và của quân dân ta các tỉnh vùng biên giới Tây Nam, trong đó có An Giang vô cùng to lớn, gây mất mát đau thương hàng vạn gia đình, để lại những hậu quả nặng nề trong đời sống xã hội kéo dài nhiều năm, nhưng đến nay chưa được tổng kết nghiêm túc và báo chí gần như quên lãng! Vì sao sự thật lịch sử cuộc chiến tranh nầy không được tôn trọng, chẳng lẽ ta sợ bọn Pôn Pốt đội mồ sống lại trả thù, hay vì duyên cớ nào?! Dù bất cứ lý do gì cũng không thể chấp nhận, vì trái với đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Đảng thường khuyên bảo!? Nếu người chết có linh hồn, thì linh hồn các liệt sĩ ngã xuống để bảo vệ toàn vẹn từng tất đất biên cương của Tổ quốc, cho chúng ta có cuộc sống bình yên hôm nay sẽ hờn trách biết bao!! Cách hành xử vô tình bạc nghĩa như vậy, thử hỏi nếu một mai vùng biên cương của Tổ quốc tái diển thãm họa chiến tranh xâm lược của ngoại bang như 35 năm trước – điều đó có ai dám chắc không xảy ra, thì Đảng và Nhà nước ta nói gì để động viên toàn dân cầm súng hy sinh chiến đấu bảo vệ một lần nữa!
Long Xuyên, tháng Hai Buồn – 2014
Nguyễn Minh Đào
---------------------------------------
[*] Kính gởi: Đạo diển Lê Phong Lan – Nhờ Tòa soạn báo Tuổi Trẻ chuyển giao, cám ơm!
Tôi là Nguyễn Minh Đào, cán bộ hưu trí ở An Giang xin được làm quen với chị.Tôi có đọc bài ghi cuộc trò chuyện của Tuổi Trẻ với chị về cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam. Tôi rất vui khi biết chị quan tâm đến cuộc chiến này, rất hiếm có người như chị. Tôi cũng như chị rất day dứt về cuộc chiến vô nghĩa nầy, có biết bao người ngã xuống mà ngày nay gần như người ta quên lãng. Tôi có bài viết lấy tên bài báo cho tên bài viết của tôi, vì chắc rằng các báo chính thống không đăng, nên tôi gởi đăng trang viet-studies của Trần Hữu Dũng, xin chị mở trang này sẽ thấy, tôi cũng có gởi báo Tuổi Trẻ để tham khảo, chị đọc có ý kiến gì cần trao đổi, xin gởi đến tôi qua địa chỉ email: minhdaoag@gmail.com. Năm mới chúc chị mạnh khỏe, thành đạt và có nhiều niềm vui trong cuộc sống. Thân ái chào chị.
Tác giả gởi cho viet-studies ngày 19-2-14

Từ Ukraina, Việt Nam sẽ học hỏi và cải cách những gì?

000_TS-Par7803470-600.jpg
Bà Catherine Ashton, đại diện ngoại giao châu Âu đang chụp hình tại khu tưởng niệm tạm thời những người thiệt mạng do biểu tình chống chính phủ tại Quảng trường Độc lập, Kiev hôm 24/2/2014 - AFP photo
Khi giới cầm súng của Ukraina từ chối không tiếp tục bắn vào người dân theo lệnh của Tổng thống Viktor Yanukovych nữa thì cuộc cờ giữa dân chúng và chính phủ coi như kết thúc. Người luôn luôn chấp nhận những yêu cầu của Nga trước khi lắng nghe nguyện vọng của dân chúng đã phải rời bỏ dinh thự riêng cực kỳ xa hoa của mình để chạy trốn người dân. Viktor Yanukovych biết rõ nếu bị bắt sinh mạng của ông sẽ không ai bảo đảm, kể cả mẫu quốc Nga hay người bạn Putin.

Sự chọn lựa Nga, khước từ liên minh EU của Viktor Yanukovych đã dấy lên lòng căm phẫn của người dân Ukraina vốn luôn rất nhạy cảm với Nga, đất nước từng chôn vùi dân chúng Ukraina trong triểu đại Stalin qua cuộc tắm máu người dân nước này vào thập niên 30 đã làm cho dân chúng không còn sợ hãi họng súng của chính phủ.

Ba tháng kéo dài tranh đấu trong băng giá đã tôi luyện ý chí dân chúng cho thành quả hôm nay: độc tài phải ra đi nhường sân chơi lại cho những người yêu tự do dân chủ.

Những hứa hẹn về kinh tế của Nga không mê hoặc được dân chúng Ukraina vì họ biết rằng trong thế giới toàn cầu ngày nay đất nước này sẽ được vực dậy nếu có quyết tâm chuyển đổi nền kinh tế một cách khôn ngoan và Nga không phải là nước duy nhất có thể làm bạn với Ukraina khi bên cạnh nó một khối EU hùng mạnh sẵn sàng đưa tay nắm chặt người láng giềng đang tự cô lập mình bởi những món tiền mà tổng thống Viktor Yanukovych nhận được.

Tiến sĩ Hà Sĩ Phu nhận xét biến cố này qua so sánh Ukraina với Việt Nam, một đất nước theo ông đang từ chối cơ hội tốt hơn để nhận về phần quà cho một thiểu số cầm quyền:

Đúng là vấn đề Ukcraina với Việt Nam là khá giống nhau. Chính quyền đi thân với mẫu quốc chứ còn nhân dân thì người ta lại muốn tự do đi với phương tây thế cho nên hai bên mâu thuẫn, Việt Nam cũng đang y như thế. Tóm lại mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam mà đại diện là những tầng lớp dân chủ, trí thức, giới trẻ và giới tiến bộ trong nhân dân với đảng. Nhân dân ở đây phải được hiểu là giới tiên tiến chứ số đông thì chỉ là con số chưa có định hướng.

Người ta bảo nhân dân là một dãy số 0 nhưng khi nó đứng sau một con số có nghĩa thì những số 0 ấy trở thành có nghĩa. Rõ ràng có mâu thuẫn giữa nhân dân và đảng. Cái quyết tâm giữ cho kỳ được cái độc tài, đặc quyền đặc lợi của Việt Nam nó còn mạnh hơn cả Ukraina nữa.

Blogger Mẹ Nấm cùng quan điểm với TS Hà Sĩ Phu khi chị cho rằng Việt Nam không hề cô độc sao phải tự lừa dối mình bằng chính sách ổn định chính trị, chị nói:

Việt Nam có rất nhiều sự lựa chọn chứ không phải chỉ có một con đường là ngả về phía Trung Quốc vì thật sự ngả về phía Trung Quốc không còn là lợi ích nhà nước hay quốc gia nữa mà là lợi ích và sự tồn vong của đảng cộng sản. Với cái thế cân bằng hiện nay mà Mỹ và các nước khác đã mở ra cho Việt Nam thì không thể dùng lý luận là nước yếu hay nhỏ đề mà thần phục Trung Quốc. Phải có thái độ dứt khoát và rõ ràng các vấn đề trên Biển Đông, biên giới hay vấn đề tiểu ngạch hay mậu dịch. Đừng sử dụng tiểu xảo với thế giới, cứ làm đàng hoàng thì Việt Nam chắc chắn sẽ có cửa đề thấy sự thay đổi.

Yều tố Trung Quốc đã và đang chia cắt chính quyền với người dân, tuy nhiên đối với nông dân thì mối quan ngại của họ vẫn là đất đai và hy vọng đó đã tiêu tan khi bản hiến pháp mới vẫn không thay đổi những lề luật cơ bản khi viết rằng “đất đai là sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý”.

Ông Trần Văn Huỳnh, cha của người tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức cho rằng sai lầm quan trọng của nhà nước rất nhiều tuy nhiên làm yên dân trước tiên thì không gì tốt hơn là cải tổ luật đất đai, ông nói:

Rõ ràng là có những sai lầm trong vấn đề quản lý nhà nước và sửa đổi những sai lầm đó thì tôi thấy rằng đó là việc cần phải làm còn nếu không thì hậu quả thế nào thì không biết đò là quy luật. Hiện giờ trong nội bộ đảng cầm quyền ai cũng thấy điều đó. Tôi cho rằng nếu mà khắc phục những sai lầm đó thì sẽ tránh được tình trạng Ukraina. Phải thấy cái nào lớn hơn, cái nào liên quan đến lợi ích tối thượng của đất nước và dân tộc. Tôi cho rằng khi luật đất đai được thông qua thì sẽ có thể giảm tệ nạn tham nhũng mà chính tệ nạn đó là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ tất yếu không thể tránh khỏi.
Đừng xem thường tiếng nói người dân 
 
000_Par7803599-250.jpg
Người dân Ukraine mang một cây thánh giá lớn tưởng niệm cho các nạn nhân của cuộc xung đột gần đây giữa người biểu tình và cảnh sát tại Kiev. Ảnh chụp hôm 24/2/2014. AFP photo
Blogger Mẹ Nấm người từng được hãng tin CNN phỏng vấn vì các hoạt động dân chủ, nhân quyền thì cho rằng bên cạnh yếu tố Trung Quốc việc nhà nước cần làm hiện nay là lắng nghe tiếng nói của người dân thông qua các cá nhân bất đồng chính kiến. Lắng nghe sẽ tránh được bài học của Tổng thống Viktor Yanukovych khi xem thường tiếng nói của người dân:

Tôi nghĩ việc đầu tiên dễ nhất mà nhà nước có thể làm đó là tránh việc chụp mũ và bắt những người bất đồng chính kiến vì những lý do khác nhau. Có sửa đổi hay không thì nó phải bắt nguồn từ sự lắng nghe. Cách dễ nhất có thể học được tù Ukraina đó là lắng nghe nguyện vọng của người dân.

Riêng luật sư Lê Thị Công Nhân qua kinh nghiệm đấu tranh của mình cho rằng báo chí tư nhân xuất hiện trong lúc này sẽ phần nào rút bớt những bức xúc trong dư luận quần chúng, LS cho biết:

Cộng sản Việt Nam hiện nay chắc chắn không thể cùng một lúc giải quyết được nhiều việc đúng như anh nói tại vì đảng quá bừa bộn và trên mọi lĩnh vực chúng ta đều thấy. Theo tôi nghĩ thì trước mắt phải thả bớt áp lực tinh thần người dân đã bị dồn nén suốt nhiều năm qua bằng cách thực hiện việc tự do ngôn luận mà cụ thể là cho Việt Nam có được nền báo chí tư nhân. Tuy chỉ là tinh thần thôi nhưng các diễn biến trong đời sống của đất nước nó sẽ bộc lộ hết bản chất thật.

Bên cạnh tự do ngôn luận thì kinh tế Việt Nam cũng phải được nhìn lại một cách khách quan đúng theo quy luật phát triển của một nền kinh tế lành mạnh. Theo LS Lê Thị Công Nhân muốn thế thì Việt Nam phải can đảm triệt bỏ các doanh nghiệp quốc doanh vốn đang giết chết dần nền kinh tế Việt Nam qua sự bòn rút, thâm lạm và đặt lợi ích nhóm cao hơn lợi ích quốc gia của các tống công ty, tập đoàn nhà nước

Khía cạnh thứ hai đó là buông tất cả những doanh nghiệp nhà nước dưới mọi hình thức dù là tổng công ty, hay là tập đoàn như là cái đài truyền hình Việt Nam chằng hạn. Buông tất cả những cái đó để cho giới tư nhân người ta làm mà ở Việt Nam người ta gọi là cổ phần hóa chính là tư nhân hóa tất cả lĩnh vực kinh tế mà hiện nay nhà nước sống chết nắm lấy một cách hết sức mù quáng.

Doanh nghiệp nhà nước đã bóp chết nền kinh tế bởi vì đã giao cho doanh nghiệp nhà nước quá nhiều đặc quyền, đặc lợi trong khi hiệu quả kinh tế gần như là thấp kém thậm chí là âm trong rất nhiều doanh nghiệp nhà nước.

Sau khi Liên sô sụp đổ, Việt Nam đổi mới để tồn tại. Với cuộc cách mạng Mùa xuân Ả Rập Việt Nam siết chặt mạng lưới Internet, bắt giam blogger, nhà báo, dân oan, những người đấu tranh đòi dân chủ và nhân quyền.

Ukraina là lần thứ ba và người dân Việt Nam lại rất tin câu nói của ông bà để lại “nhất quá tam ba bận”.

Liệu bận thứ ba Việt Nam sẽ có quyết định như thế nào và người dân Việt Nam có xứng đáng để được lãnh đạo lắng nghe thực sự?
Mặc Lâm, biên tập viên RFA 
2014-02-24
 

"Ông Nguyễn Bá Thanh nên vào cuộc vụ tài sản ông Truyền"

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước cho rằng: Trưởng Ban nội chính trung ương, ông Nguyễn Bá Thanh nên vào cuộc vụ báo chí nêu về tài sản ông Trần Văn Truyền...
 
 
Tướng Thước cho rằng đã kê khai tài sản thì phải công bố tài sản ra công chúng (Biệt thự trong ảnh được một số tờ báo cho là của ông Trần Văn Truyền - nguyên Tổng thanh tra Chính phủ)

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước (nguyên Tư lệnh Quân khu IV, ĐBQH các khóa VIII, IX) đặt câu hỏi khi chia sẻ với phóng viên báo điện tử Infonet, nhân sự việc báo chí phản ánh về số tài sản “khủng” của nguyên Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền.

Gặp tướng Thước tại ngôi nhà riêng rộng rãi khang trang, ông hỏi vui: “Nhà báo có biết căn nhà này trị giá bao nhiêu tỷ không?” Rồi ông giải thích, căn nhà rộng 400 m2, trong đó 120 mét được cấp theo chế độ, còn 280 mét ông mua từ năm 1997, theo chính sách bằng tiền lương mấy chục năm tích cóp được.

“Sống trong ngôi nhà rộng rãi như vậy, nhưng với mức lương 10 triệu đồng mỗi tháng, cũng chỉ đủ để trang trải sinh hoạt thường ngày thôi” – tướng Thước nói.

Mấy ngày qua báo chí và dư luận đang đề cập đến số tài sản “khủng” của nguyên Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền. Cũng qua báo chí, ông Truyền đã lên tiếng thanh minh về số tài sản này. Cá nhân ông nhìn nhận đánh giá thế nào về vấn đề này? 

Ngày tôi còn làm ĐBQH có khi ông Truyền còn làm ở huyện, hay ở đâu đó. Nói vậy để thấy tôi không quen, không biết ông Truyền. Nhưng qua tài liệu và các diễn đàn ông trả lời, tôi thấy ông Truyền cũng là người đáng tin tưởng.

Tuy nhiên trước phản ánh của báo chí, cá nhân tôi cũng thấy phân vân. Khi một cán bộ cao cấp của Đảng mà có vấn đề (hoặc có phản ánh như vậy) thì hết sức nghiêm trọng. Nếu đúng như vậy thì cần phải làm cho đến nơi đến chốn, điều tra một cách thận trọng xem thông tin báo chí nêu như thế có chính xác không.

Điều này cũng giống như câu chuyện về số tài sản “khủng” của con trai, con rể Bí Thư tỉnh ủy Hải Dương trước đây. Nhưng sau khi thẩm tra xong thì hóa ra lại không phải như vậy.

Những sự việc phản ánh về quan chức như vậy cần phải tiến hành kiểm tra sớm, nếu đúng thì xử lý trách nhiệm, còn nếu sai cũng phải minh oan cho người ta.

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước trò chuyện với phóng viên báo điện tử Infonet về việc thực hiện kê khai tài sản. Ảnh Nguyễn Dũng

Vậy để làm rõ thực chất vấn đề, theo ông việc kiểm tra phải được tiến hành như thế nào? Cơ quan nào sẽ kiểm tra và chịu trách nhiệm về việc này?

Theo tôi cần làm rõ một số vấn đề: Đầu tiên phải làm rõ số tài sản đó có đúng của ông Trần Văn Truyền không? Nếu đúng thì có hợp pháp không? Có đúng số tài sản đó “khủng” như báo chí nêu không?...  Tôi đã vào Phú Mỹ Hưng, người ta bảo nhà ở đó thấp nhất cũng từ 1 – 2 triệu đô, thậm chí còn có căn lên tới 4 – 5 triệu đô.

Nếu có thật và chứng minh được lúc còn làm Uỷ viên trung ương Đảng, mà có tài sản đó hợp pháp thì không sao. Nhưng nếu không giải trình được thì rõ ràng có vấn đề. Bởi chỉ trong vài ba năm, từ khi ông Truyền nghỉ hưu, thôi giữ chức vụ Tổng thanh tra Chính phủ, dù tài giỏi đến mấy cũng không thể có được số tài sản như vậy. Nghĩa là tài sản đó phải có từ khi còn đương chức.

Trong việc này, Nhà nước và cơ quan Thanh tra Chính phủ phải làm, mà Thanh tra Chính phủ phải là người chịu trách nhiệm. Bên cạnh đó Ủy ban kiểm tra trung ương Đảng,  và Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng – Trưởng Ban nội chính trung ương, ông Nguyễn Bá Thanh cũng phải vào cuộc.

Thanh tra Chính phủ là trung tâm của công tác phòng chống tham nhũng, mà Tổng Thanh tra lại càng gây chú ý hơn. Vì thế cần phải làm chặt chẽ, công tâm.

Nhiều người cho rằng việc kê khai tài sản của cán bộ Đảng viên lâu nay vẫn còn mang tính hình thức. Ông quan niệm thế nào về việc này?

Nói hình thức vẫn còn nhẹ. Tôi cho rằng, đây là việc buộc phải làm nhưng trong bụng thì không muốn, hay nói cách khác chúng ta không muốn làm, nhưng vì áp lực mà phải làm.

Riêng kê khai tài sản đã hình thức, không thực chất nhưng kê khai xong mà lại giấu kín trong tủ, không công bố cho ai biết gì về tải sản đó cả thì càng vô nghĩa. Từ lâu nay chúng ta đã thấy công khai tài sản của ai chưa? Chưa hề có! Đến anh em trong cơ quan còn chẳng ai biết, thử hỏi dân làm sao biết được?

Mục đích, ý nghĩa của việc kê khai tài sản là hoàn toàn chính đáng. Để cấp ủy Đảng giám sát là đúng, nhưng đã là Đảng viên thì phải để cho Đảng viên giám sát, dân giám sát. Chúng ta giấu ai chứ không thể giấu được con mắt của hàng triệu người. Anh không kê khai tôi cũng biết anh có bao nhiêu căn nhà rồi.

Vậy theo ông việc thực hiện kê khai tài sản cần phải triển khai thế nào cho thực sự hiệu quả, minh bạch?

Kê khai tài sản xong, anh cứ cho công khai toàn bộ. Quan trọng nhất là vấn đề công khai. Đã kê khai thì phải công khai. Nhưng việc công khai không phải chỉ dừng lại ở nội bộ cơ quan nơi cán bộ Đảng viên công tác, mà cần công bố rộng rãi cho người dân biết.

Khi tôi đang làm ĐBQH, trong mấy nhiệm kỳ đều kê khai tài sản rồi. Tôi đã nói kê khai thì phải tiến hành công khai. Nếu kê khai mà không công khai thì chẳng ý nghĩa gì cả. Muốn việc kê khai chính xác không thì phải công khai để có sự giám sát của người dân.

Nếu không công khai người dân càng nghi ngờ, đặt câu hỏi phải chăng ông có vấn đề gì đó nên mới không dám công khai tài sản? Còn nếu công khai rành mạch thì chẳng ai nghi ngờ gì cả. Làm như vậy sẽ lấy lại niềm tin trong nhân dân.

Theo ông nếu làm vậy, việc công khai tài sản nên bắt đầu từ đâu?

Nên bắt đầu từ cấp trung ương, rồi sau đó mới xuống cấp tỉnh, cấp huyện. Chúng ta phải làm từ trên xuống chứ không nên làm từ dưới lên. Nếu chức năng phạm vi của ông trên phạm vi toàn quốc thì công khai rõ tài sản ra trên toàn quốc. Nếu ông ở phạm vi tỉnh thì công khai trong toàn tỉnh. Với cấp huyện, xã cũng tương tự.

Ngược lại nếu không công khai tài sản ra, ông chỉ có một trăm triệu nhưng người ta sẽ nghĩ ông có…một nghìn triệu. Vì thế công khai cũng là để giữ uy tín cho Đảng, cho những người trong sạch thật.

Chúng ta phải làm cho ra một vài vụ để làm bài học răn đe, cảnh tỉnh. Nhưng đáng tiếc việc này chúng ta lại chưa làm được.

Ông có cho rằng nếu làm tốt chủ trương này sẽ góp phần đẩy lùi được nạn tham nhũng vốn đang trở nên nhức nhối hiện nay?

Kê khai tài sản chỉ là một phần, muốn ngăn ngừa tham nhũng cần phải có hàng loạt các biện pháp. Con người đã có lòng tham thì không dễ quản lý được. Nhưng chúng ta cần hạn chế đến mức thấp nhất có thể, để đưa bộ máy ngày càng trong sạch hơn. Đừng để tham nhũng trở thành hệ thống, thành bộ máy tước đoạt của dân. Vì có muôn vàn cách để người ta tham nhũng.

Tôi lấy ví dụ câu chuyện tặng quà, biếu xén cấp trên xưa kia xuất phát từ tình cảm và rất thiêng liêng. Nhưng bây giờ chuyện biếu xén đã trở nên rất bình thường, thậm chí đã biến tướng thành xin cho, hối lộ, tham nhũng.

Người ta đã quan niệm, cho nhiều là tình cảm nhiều, cho ít tình cảm ít, mà không cho thì chẳng có tình cảm gì.

Xin cảm ơn ông!

Nguyễn Dũng 
 
(Infonet)

Ngày 25/2/2014 - Cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về vụ án Trương Duy Nhất - Vừa hợp tác vừa đấu tranh

  • Blogger Trương Duy Nhất ra tòa ngày 4/3 (BBC) - Luật sư của nhà báo-blogger Trương Duy Nhất nói phiên tòa xử ông tội Lợi dụng quyền tự do dân chủ sẽ diễn ra sáng ngày 4/3 tại Đà Nẵng.
  • Hoa Kỳ và Nam Hàn tập trận chung (BBC) - Nam Hàn và Hoa Kỳ bắt đầu tập trận chung trong khi diễn ra đợt đoàn tụ hiếm hoi của các gia đình hai miền bị chia cách từ sau cuộc chiến Triều Tiên.
  • Chính phủ và sự tín nhiệm (BBC) - Việc dừng lấy phiếu tín nhiệm cho thấy Quốc hội Việt Nam chỉ là cơ quan thừa hành của Bộ Chính trị?
  • Có hay không “quyền lực của nhân dân”? (RFA) - Nếu nước Nga của Putin là nguyên nhân chính làm cho nhân dân Ukraine nổi dậy chống Tổng thống Viktor Yanukovych thì Trung Quốc cũng là nguyên nhân không thể chối cãi khiến nhân dân Việt Nam rồi cũng sẽ nổi lên chống lại Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • Thủ tướng Trung Quốc tiết lộ kế hoạch chống tham nhũng (RFI) - « Tản quyền» và« không khoan nhượng» trước các hành vi tham nhũng. Báo chí Bắc Kinh vào hôm qua (23/02/2014) trích dẫn những tuyên bố được thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường phát biểu nhân cuộc họp cấp nhà nước hôm 11/02/2014.
  • Vương quốc Thái Lan bên bờ vực thẳm (RFA) - Tại Thái Lan, Tư Lệnh Quân Đội Thái cảnh báo là vương quốc này có thể đứng trên bờ vực thẳm nếu không tìm được giải pháp để chấm dứt căng thẳng chính trị kéo dài đã 4 tháng qua.
  • Từ Ukraina, Việt Nam sẽ học hỏi và cải cách những gì? (RFA) - Cuối cùng thì dân tộc Ukraina cũng thành công khi tranh đấu đòi hỏi nguyện vọng của mình. Với Việt Nam, biến cố này sẽ được nhà cầm quyền nhìn dưới khía cạnh nào để có thể rút ra bài học nhằm thay đổi kịp lúc tránh một cuộc cách mạng như tại Ukraina?
  • Ông Yanukovych 'sai lầm khi bắn dân' (BBC) - Dù ra lệnh bắn vào dân chỉ là 'nắn gân' hay ''phép thử', đây là sai lầm chết người của chính quyền Yanukovych, theo nhà nghiên cứu.
  • Nga đưa quân qua biên giới Ukraine? (RFA) - Tổng Thống Lâm Thời Oleksander Turchinov đã chỉ thị phải tìm hiểu cặn kẽ tin nói rằng Liên Bang Nga đã gửi quân đến vùng biên giới với Ukraina.
  • Ông Putin đối mặt với những lựa chọn khó khăn trong hồ sơ Ukraina (RFI) - Các thay đổi chính trị tại Ukraina, nơi phe thân ChâuÂu vừa lên nắm quyền, đã đặt Tổng thống Nga Vladimir Putin trước những lựa chọn cực kỳ khó khăn. Đối với Matxcơva, chạy đua với Liên Hiệp ChâuÂu để giữ Ukraina trong vòng cương tỏa của mình có nhiều rủi ro.
  • Nhật Bản điều chỉnh luật để xuất khẩu vũ khí (RFI) - Ngày 23/02/2014 một nguồn tin thông thạo cho biết chính quyền Tokyo đang chuẩn bị ban hành chỉ thị mới, mở đường cho việc tăng cường xuất khẩu vũ khí. Quyết định nói trên sẽ càng gây thêm căng thẳng trong quan hệ giữa Nhật Bản với Hàn Quốc và Trung Quốc.
  • Nhiều công ty Nhật muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam (RFA) - Một khảo sát mới đây của Tổ chức thúc đẩy Ngoại thương Nhật bản (Jetro) cho thấy có đến 70% số doanh nghiệp Nhật bản đầu tư vào Việt Nam có kế hoạch mở rộng kinh doanh và coi đây là một trọng điểm đầu tư.
  • "Tư thế quân sự" nào của Mỹ khiến Trung Quốc lo sợ? (BaoMoi) - (Bình luận quân sự) - Khi mà tư duy về chiến lược của Mỹ đã thay đổi, Mỹ xác định khu vực châu Á-TBD là trọng tâm, là tương lai phát triển của thế giới nên đã “xoay trục” sang châu Á-TBD thì thay đổi ‘tư thế quân sự” là không thể tránh khỏi, nó luôn đồng hành cùng với sự phát triển thành bại của chiến lược. Vấn đề là mục tiêu, đối tượng mà “tư thế” đó hướng tới như nào mới đáng quan tâm.
  • Trung Quốc 'bắn vòi rồng vào tàu cá Philippines' (BaoMoi) - Tổng tham mưu trưởng quân đội Philippines ngày 24.2 đã cáo buộc lực lượng tuần duyên Trung Quốc bắn vòi rồng vào ngư dân Philippines nhằm đuổi họ khỏi bãi cạn Scarborough tranh chấp giữa 2 nước trên biển Đông.
  • Nhật Bản hồi hương dân cư gần Fukushima (RFI) - Ngày 24/02/2014 chính phủ Nhật thông báo bắt đầu cho phép dân cư gần nhà máy điện hạt nhân Fukushima trở về nguyên quán. Kể từ đầu tháng 4/2014 khoảng 300 dân làng Tamura– cách Fukushima khoảng 20 km - được trở về sau hơn 3 năm di tản.
  • Thách thức Sotchi thời hậu Olympic (RFI) - Thế vận hội mùa đông lần thứ 22 tại Sotchi (Nga) đã kết thúc ngày 23/02/2014. Nhìn chung, Nga đã thành công rực rỡ trên hai phương diện : công tác tổ chức và xếp đầu bảng về việc giành được nhiều huy chương. Thế nhưng, vấn đề được báo giới quan tâm nhất hiện nay là tương lai của các cơ sở hạ tầng tại Sotchi thời hậu Olympic. Các tờ nhật báo Les Echos,La Croix, L’Humanité và Le Figaro đều có bài bàn về chủ đề này.
  • Hoa Kỳ, nước tiên phong trong ngành ngoại giao kỹ thuật số (RFI) - Các hoạt động ngoại giao quốc tế không chỉ được thực hiện trong các hành lang của Liên Hiệp Quốc hoặc các ban, bộ hay phòng hội nghị, mà được tiến hành ngày càng nhiều trên mạng Internet. Hoa Kỳ hiện được xem là quốc gia đi đầu trong lãnh vực có thể gọi là"ngoại giao kỹ thuật số".
  • Damas sẵn sàng mở đường cho cứu trợ nhân đạo, nếu chủ quyền Syria được tôn trọng (RFI) - Ngày 22/02/2014, Hội Đồng Bảo An, với một sự đồng thuận hiếm thấy, đã bỏ phiếu thông qua một nghị quyết không mang tính chế tài kêu gọi các bên tham chiến ở Syria mở đường cho cứu trợ nhân đạo. Hôm qua 23/02, chính quyền Damas tuyên bố sẵn sàng hợp tác để thực thi nghị quyết của Liên Hiệp Quốc, với điều kiện chủ quyền được tôn trọng.
  • Chính phủ Ai Cập từ nhiệm trước bầu cử Tổng thống (RFI) - Hôm nay, 24/02/2014, theo AFP, Thủ tướng Ai Cập Hazem el-Benlaoui chính thức đệ đơn xin từ chức cùng với toàn bộ chính phủ, nhưng không đưa ra một lý do nào cụ thể. Tuyên bố từ nhiệm của chính phủ Ai Cập được đưa ra trong bối cảnh cuộc bầu cử Tổng thống sẽ diễn vào vào giữa tháng 4.
  • Thế vận hội mùa đông Sotchi kết thúc tốt đẹp (RFI) - Chủ tịch Ủy ban Thế vận quốc tế cảm ơn thành phố Sotchi và nước Nga đã đưa ra một« bộ mặt mới, thân thiện và cởi mở» nhân Thế vận hội mùa đông lần thứ 22 vừa bế mạc hôm qua (23/02/2014). Ngay sau khi ngọn lửa Olympic vừa tắt, Tư pháp Nga kếtán từ 2 đến 4 năm tù 7 nhà hoạt động chống Putin.
  • Tập trận Mỹ - Hàn khởi sự không có tầu sân bay và oanh tạc cơ chiến lược (RFI) - Hôm nay 24/02/2014, cuộc tập trận thường niên quy mô lớn của Hàn Quốc và đồng minh Hoa Kỳ khai mạc, bất chấp các phản đối của Bắc Triều Tiên. Một dấu hiệu giảm bớt căng thẳng là việc Hàn Quốc và Hoa Kỳ tuyên bố cuộc tập trận này không có sự tham gia của hàng không mẫu hạm và máy bay ném bom chiến lược. Cuộc tập trận diễn ra trong bối cảnh Bình Nhưỡng vừa chấp nhận để hàng trăm người Triều Tiên ly tán trong cuộc chiến cách đây hơn 60 năm được gặp lại người thân.
  • Hội An bảo vệ môi trường như thế nào? (RFA) - Thành phố Hội An hồi trong tuần cho biết bắt đầu từ ngày thứ ba 25 tháng 3 tới đây tất cả công chức của thành phố này khi đi làm việc đều phải sử dụng xe đạp, trừ những trường hợp đặc biệt.
  • Sập cầu treo khiến ít nhất 7 người chết (RFA) - Có ít nhất 7 người thiệt mạng và 37 người khác bị thương khi những người này đi đưa tang qua một cây cầu treo ở huyện Tam đường, tỉnh Lai Châu vào hôm nay. Chiếc cầu bị sập do quá tải khi đoàn người đi qua.
  • Việt Nam - Campuchia tăng cường hợp tác đầu tư (RFA) - Việt Nam và Campuchia hôm nay ký cam kết tăng cường hợp tác đầu tư giữa hai nước. Đây là kết quả của chuyến thăm và làm việc của đoàn Bộ Kế hoạch Đầu tư Việt Nam tới Campuchia từ ngày 23 đến 26 tháng 2.
  • Hoa Kỳ - Nam Hàn tập trận chung (RFA) - Cuộc thao diễn quân sự hàng năm giữa quân đội Hoa Kỳ và Nam Hàn đã bắt đầu hồi sáng sớm hôm nay, với sự tham dự của hơn 30,000 binh sĩ.
  • Ukraine kêu gọi quốc tế cấp viện (RFA) - Quyền Bộ Trưởng Tài Chánh Yuri Kolobov cho hay sẽ thảo luận với EU, Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác về khoản tiền 35 tỉ đô la viện trợ. Ông Kolobov còn đề nghị lập một hội nghị quốc tế cấp viện cho Ukraina, trong đó có sự tham dự của EU, Hoa Kỳ và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế.
  • Nội các Ai Cập từ chức (VOA) - Thủ Tướng lâm thời Ai Cập el-Beblawi loan báo tin này trong một bài diễn văn đọc trên truyền hình hôm nay, nhưng không nêu rõ lý do đưa đến quyết định này
  • Philippines tố Trung Quốc bắn súng vòi rồng vào ngư dân (BaoMoi) - Tổng Tham mưu trưởng quân đội Philippines hôm nay, (24/2) đã lần đầu tiên lên tiếng tố cáo Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Trung Quốc bắn súng vòi rồng vào các ngư dân Philippines để xua đuổi họ ra khỏi một khu vực bãi cạn tranh chấp.
  • Philippines tố Trung Quốc dùng vòi rồng đuổi ngư dân (BaoMoi) - (SGGPO).- Hãng AFP ngày 24-2 đưa tin, trong Diễn đàn hiệp hội các nhà báo quốc tế tổ chức tại Manila, Philippines, Tổng tham mưu trưởng Các lực lượng vũ trang Philippines, tướng Emmanuel Bautista, cáo buộc lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc đã phun vòi rồng vào ngư dân Philippines gần bãi đá ngầm Scarborough (Trung Quốc gọi là Hoàng Nham) ở biển Đông.
  • 3 tàu Trung Quốc đi vào quần đảo Senkaku (BaoMoi) - PN -Tuần duyên Nhật Bản cho biết, có ba tàu cảnh sát biển Trung Quốc đi vào vùng lãnh hải của Nhật quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông (Kyodo News).
  • Tàu Trung Quốc "dùng vòi rồng đuổi ngư dân Philippines" (BaoMoi) - (NLĐO) - Tổng Tham mưu trưởng quân đội Philippines, tướng Emmanuel Bautista hôm 24-2 cho biết tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc đã sử dụng vòi rồng để xua đuổi thuyền đánh cá của ngư dân Philippines tại bãi cạn Scarborough, khu vực đang tranh chấp ngoài khơi bờ biển tỉnh Zambales.
  • Philippines: Trung Quốc dùng vòi rồng xua đuổi ngư dân (BaoMoi) - AFP đưa tin, ngày 24/2, Tổng tham mưu trưởng Các lực lượng vũ trang Philippines, Tướng Emmanuel Bautista cáo buộc lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc đã phun vòi rồng vào ngư dân Philippines gần Bãi đá ngầm Scarborough (Bắc Kinh gọi là Hoàng Nham) ở Biển Đông.
  • Mỹ 'dịu giọng' với Trung Quốc (BaoMoi) - Mỹ lạc quan về giao lưu quân sự với Trung Quốc và mong muốn làm sâu sắc mới quan hệ này, nhằm giúp giảm thiểu những tính toán sai lầm là tuyên bố của Phó tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Ray Odierno trong chuyến thăm Trung Quốc vừa qua.
  • Tàu Trung Quốc đã quay lại Bãi Cỏ Mây (BaoMoi) - (Petrotimes) – Bốn tàu Trung Quốc đã quay trở lại Bãi Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hiện đang bị Philippines chiếm đóng trái phép và Trung Quốc cũng đòi chủ quyền phi lý – PV) sau nhiều tháng không xuất hiện.
  • Nhật Bản bắt giữ tàu cá của Trung Quốc (BaoMoi) - Hôm qua (23/2), ba tàu tuần duyên của Trung Quốc lại đi qua vùng biển tranh chấp với Nhật Bản gần quần đảo Điếu Ngư/ Senkaku, theo News Asia. Giới chức Nhật Bản cho biết, vào lúc 9 giờ sáng 23/2, tàu tuần duyên của Trung Quốc đã đi vào khu vực trong vòng 12 hải lý cách bờ biển của đảo Điếu Ngư/ Senkaku. Tuy nhiên, các tàu tuần duyên của Trung Quốc đã rời khỏi vùng biển này sau 2 giờ. Đây là lần thứ 5 tàu của Trung Quốc đi vào vùng biển tranh chấp này và là lần đầu tiên kể từ đầu năm đến nay.
  • Cứu sáu ngư dân đắm tàu (BaoMoi) - (PL)- Đồn biên phòng Cửa Đại (Bình Đại, Bến Tre) và Bộ đội biên phòng tỉnh vừa cứu sáu ngư dân bị đắm tàu trên biển Đông.\

Nghi vấn sau cái chết của ông Phạm Quý Ngọ


Cái chết của ông Phạm Quý Ngọ tối 18/2/2014, chỉ một ngày sau khi công bố quyết định về tạm đình chỉ nhiệm vụ thứ trưởng Bộ Công an do liên quan đến vụ án ‘’làm lộ bí mật nhà nước’’, đã gây ra không ít băn khoăn, nghi ngờ.
Trên mạng Đàn Chim Việt có ngay bài viết đầy nghi vấn mỉa mai của nhà báo Mạc Việt Hồng vớ i cái tít chua chát: "Chết Đẹp". Trên mạng Dân Làm Báo có ngay một loạt bài châm biếm ‘’Chết theo đúng quy trình‘’.
Một sự khác thường được các blog tự do nêu bật, là trên báo PetroTimes nhà báo nguyên ở báo Công an nhân dân Như Phong - một nhà báo có hạnh kiểm viết và lách đáng ngờ - đã loan tin trên mạng lúc 19g58 phút tối 18/2 rằng ông Ngọ đã chết lúc 21g20 phút cùng ngày. Như vậy là ông Như Phong được biết trước rằng ông Ngọ sẽ ra đi vào giờ phút nào, trước khi nó xảy ra, trước ít nhất là 1 giờ 22 phút. Cụm từ ‘’đã chết’’ trong trường hợp này phải viết là ‘’sẽ chết ‘’ thì mới đúng. Một cái chết được ‘’chương trình hóa’’, ‘’kế hoạch hóa trước’’ đến từng phút từng giây quả là điều cực kỳ bí ẩn đáng ngờ, có điều gì đó rất không bình thường.
Một cái chết lạ lùng!
Nhiều bài báo tỏ ra hoài nghi thêm vì hơn 1 tháng trước, ngày 7/1 /2014, khi trả lời báo Công an ông Ngọ còn có tiếng nói mạnh mẽ, và trước đó vài tuần trong đám cưới hoành tráng đặc biệt của cậu quý tử, ông Ngọ còn tỏ ra rất tươi tỉnh khỏe mạnh, gia đình ông khoe rằng bệnh gan của ông đã được chữa trị, cuộc ghép gan thành công, người cho ông 1 thùy gan được ông nhận làm con nuôi quý. Sao ông lại ra đi đột ngột vậy? Phải chăng đã có âm mưu mờ ám làm một bệnh nhân chết sớm để bịt đầu mối.
Sự hoài nghi lên đến tột độ khi không ít người cho rằng ông Ngọ đã phải chết, và chết đúng lúc, ngay trước khi ông bị điều tra, thẩm vấn, đối chất về những gì ông Dương Chí Dũng đã khai trước tòa là ông đã mấy lần nhận tiền hối lộ lên đến hơn 1 triệu rưởi đôla. Các báo Dân làm báo, Chuyển Hóa, Chân Trời Mới… mấy hôm nay (19 và 20/2/2014) đều cho rằng nếu quả thật như thế số tiền lớn này chắc chắn ông Ngọ không ăn một mình, ắt phải chia chác san sẻ vì ‘’buôn có bạn, bán có phường‘’, tham nhũng có phe, có nhóm, có đường giây, có hoa hồng, có chia phần, tỷ lệ, có thể lệ ngầm. Có thể có nhiều người lo rằng trước nguy cơ án tử hình, ông Ngọ sẽ buộc phải phun ra một danh sách chia chác ở cấp trên, để giúp việc phá án, lập công giảm tội như luật định, cố giữ cho cái đầu khỏi rơi. Điều này chính Dương Chí Dũng đã làm, đã dự tính từ trước khi bị tuyên án, nên mới có nụ cười bí hiểm khi nghe bị tử hình.
Nhiều mạng blogger cho xuất hiện trở lại băng ghi âm toàn bộ lời khai động trời của Dương Chí Dũng khi làm chứng trước tòa trong vụ xử Dương Tự Trọng ‘’tổ chức cho người vượt biên ‘’. Nay ông Phạm Quý Ngọ không còn, tòa sẽ không xét tội ông nữa, vụ án liên quan đến ông bị đình chỉ, chấm dứt theo luật định. Nhưng còn một số người liên quan đến vụ án còn sống thì sao? Các báo nói trên tập trung bàn đến mối liên quan với một nhân vật khác, quan trọng hơn ông Ngọ, cấp trên trực tiếp của ông Ngọ, được Dương Chí Dũng nhắc đến ít nhât là 4 lần trong lời khai trước tòa. Đó là Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Công an, ủy viên Bộ Chính trị.
Ông Dương Chí Dũng khai rằng: ‘’Tôi nói những điều như trước khi tôi nói tôi đã gần như tuyên thệ rồi. Tôi không thể nói những điều oan cho ai cả. Việc tôi đưa cho anh Ngọ 20 tỷ (đồng VN) là tiền của chị Lan (Trương Mỹ Lan, công ty Vạn Thịnh Phát) không phải của tôi. Khi chị Lan điện thoại cho tôi, chị Lan bảo là sẽ có người chuyển cho anh , gặp người này thì anh đừng trao đổi về số tiền này dùng để đưa cho ai, để làm gì ’’.
Ông Dương Chí Dũng còn khai tiếp : « Anh Tiệp có nói là: anh yên tâm đi, tôi đã gặp và báo cáo với anh Trần Đại Quang, Bộ trưởng Công an, và anh Quang đã có ý kiến với anh Ngọ. Và anh Quang sẽ điện cho anh để anh Ngọ không can thiệp gây khó cho doanh nghiệp nữa….’’ «Sau đó một thời gian, tôi có đến thăm gia đình anh Quang. Khi ngồi trong phòng khách có 2 anh em, anh Quang rất tình cờ tự nói ra điều đó. Chính anh Quang bộ trưởng nói ra và tôi cũng đã báo cáo với anh Quang là … anh Ngọ … công ty… như thế... em hiện nay thì … ‘’. Cả đoạn cuối này đang kể về mối quan hệ giữa Dương Chí Dũng với đại tướng Trần Đại Quang thì bị Chủ tọa Hội đồng xét xử vội cắt : ‘’Thôi, anh Dũng, nói đủ rồi, không nói thêm nữa’’ .
Hiện nay trên Thanh Niên online còn giữ lại video clip lời khai trước tòa nói trên.
Dư luận trong và ngoài nước đang chờ kết luận của Bộ Chính trị về vụ đại án ‘’lộ bí mật nhà nước‘’, về trách nhiệm hình sự của ông Phạm Quý Ngọ kết luận ra sao, sẽ tổ chức tang lễ ở mức nào. Và đặc biệt là những lời khai của Dương Chí Dũng liên quan đến Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang ra sao ? Sẽ coi như kết thúc hoàn toàn vụ đại án này hay còn tiếp tục cuộc điều tra theo tinh thần triệt để chống tham nhũng, còn nước còn tát, không chừa một ai, và ‘’mọi quyết định của nhà nước sẽ hoàn toàn minh bạch ‘’ như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định trong Thông điệp đầu năm 2014.
Dư luận đang trông chờ ý kiến chính thức của Ban Nội chính Trung ương đảng, cơ quan thường trực của Ban lãnh đạo phòng chống tham nhũng về vụ đại án dở dang này.
Một xã hội dân sự VN đang lớn dần yêu cầu lãnh đạo làm đúng theo những lời đã hứa, sớm giải quyết công khai 10 vụ đại án đã khởi tố, thật sự bắt tay vào việc phòng chống tham nhũng, giải tỏa những nghi vấn tồn đọng, ngay trước mắt là những nghi vấn về vụ án ‘’lộ bí mật nhà nước’’ và về cái chết có vẻ vội vã không bình thường của ông Phạm Quý Ngọ.
Bùi Tín
24.02.2014
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ
(VOA)

Cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về vụ án Trương Duy Nhất


Thư của Phạm Xuân Nguyên: Xin gửi các anh đăng bản cáo trạng về TDN. Khi đăng xin kèm theo dòng này:
Bản cáo trạng này được gia đình ông Trương Duy Nhất gửi tới, và đề nghị công bố theo yêu cầu của ông. Phiên tòa xử ông Trương Duy Nhất sẽ diễn ra vào 8h ngày 4/3/2014 tại Tòa án Nhân dân Đà Nẵng (374 Núi Thành, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng).

 

(Quê choa)

Người Buôn Gió - Vừa hợp tác vừa đấu tranh

Có lẽ ít người biết đến cụm từ này cụ thể là hành động thế nào. Tôi thấy một số người vẫn thắc mắc tại sao đối tượng A, nhóm B cũng đấu tranh mà lại đi đánh phá người khác.
Hợp tác có nghĩa là làm cho an ninh một số việc, đồng thời được an ninh cho phép làm nhà "đấu tranh" trong mức độ có lợi cho an ninh. Tất nhiên trong vế này, an ninh bao giờ cũng hời hơn. Vì họ được cả một cuộc chiến. Còn những kẻ kia về cá nhân họ cũng được hời. Ở giá cả trao đổi như vậy hai bên đều cảm thấy hài lòng.
Có những người vì thiếu hiểu biết, đố kỵ, ghen tức nhau mà vô tình để những lời an ninh nói nhập vào đầu mình. Dẫn đến tự nguyện làm một người vừa đấu tranh mà vừa hợp tác trong khi chính họ không biết.
Nhưng có người thì nhận thức được điều đó, và họ bằng lòng với việc này. Bởi họ hy vọng sẽ mượn tay an ninh triệt phá các nhóm đấu tranh cạnh tranh với họ, hòng dành được nguồn tiền trợ lực từ hải ngoại cho nhóm của mình. Sâu xa hơn là họ hy vọng vào sự thay đổi xã hội, họ sẽ là lực lượng được ĐCS chọn làm đối thoại trong buổi giao thời. Bởi thế họ luôn tạo cho mình vẻ ngoài là ôn hòa, là chừng mực, là vì một chuyển biến tốt đẹp cho dân tộc mà cả hai bên đều thấy ổn thỏa, hài hòa.
Hợp tác là năng chịu khó cà fe với an ninh, kể những chuyện mình nghe, mình biết về người nào đó đang làm gì, đang định thế nào. Qua câu chuyện cà fe này, an ninh có thông tin về thằng kia đang yêu một con bé dưới tuổi thành niên, thằng này đang khó khăn trong việc thuê nhà, kiếm việc làm, con nọ là vợ hai của lão này, con kia dây dưa với bọn Việt Tân, Dân Chủ, 8406...
Cái việc gặp gỡ kể chuyện tưởng như đối thoại tầm phào như hai người bạn trao đổi quan điểm đó, thực chất là một cuộc cung cấp thông tin về nhóm khác, người khác đang hoạt động hay tình trạng thế nào cho anh ninh nắm bắt. Đổi lại họ nhận thêm từ phía an ninh những thông tin về người đấu tranh này đã có những gì không xứng đáng là nhà đấu tranh, ví dụ như nhận tiền để đấu tranh, theo đảng nọ kia...
Sau đó hai bên ra về, khai thác sử dụng thông tin theo cách của mình. An ninh thì gia tăng việc ngăn cản thuê nhà, xin việc hay triển khai bắt người (như trường hợp Dũng Aduku).
Còn kẻ "đấu tranh" thì từ nguồn tin an ninh về sẽ rỉ tai rằng người này, người kia có vấn đề.
Những kẻ "đấu tranh" này rất chịu khó làm quen với các trang truyền thông lớn quốc tế hoặc những trang báo ngoài lề. Để khi cần thiết có thể lái dư luận hoặc cô lập thông tin về vấn đề nào đó. Chúng cũng hay chịu khó ghi danh vào bất cứ nhóm nào để chiếm vị trí trong nhóm, khi cần đưa ra những ý kiến làm phân tán sức mạnh của nhóm. Được cái bề ngoài nhiều người lầm tưởng kẻ "đấu tranh" này đang nỗ lực hoạt động vì tham gia nhiều nhóm. Nhưng nhìn thực chất thì chúng không làm gì hiệu quả thực sự. Thậm chí chúng còn lái các hoạt động đấu tranh đi sang hướng khác, chúng nhanh chân chiếm vị trí để nắm thông tin hoạt động của nhóm. Khi nhóm có việc gặp các cơ quan ngoại giao, chúng sẽ chiếm một phần tiếng nói trong đó. Đôi khi nội dung phát biểu của chúng với cơ quan ngoại giao chỉ nhằm mục đích lấy đi thời gian của người khác mà nội dung cần thiết hơn.
Chúng tập trung một số thanh niên trẻ quanh mình, lợi dụng sự khác biệt giữa lớp già với lớp trẻ để khoét sâu mâu thuẫn, gia tăng sự hiềm khích. Khiến cho các hoạt động của nhóm lớn tuổi và nhóm trẻ trở thành riêng rẽ. Đồng thời chúng cũng thâm nhập vào các nhóm để làm phân hóa, tan rã các nhóm bằng cách kích động tự ái của một số người, xúi dục họ tách ra lập nhóm này nhóm kia. Sau khi lập nhóm mới xong, chúng cho hoạt động vài ba trò rồi để nhóm tự tan rã. Bởi mục đích của chúng chỉ là phân hóa nhóm ban đầu.
Điều này giải thích vì sao nhiều nhóm đầu voi đuôi chuột. Lúc đầu rất hăng hái bên nhau, sau cứ mâu thuẫn dần, các hoạt động nhạt dần rồi tan rã.
Điều độc ác hơn là khi những người đấu tranh nào đó bị bắt, chúng phân tán dư luận bằng những luận điệu như với Tạ Phong Tần chúng bảo là an ninh trá hình, với Nguyễn Phương Uyên, Đỗ Thị Minh Hạnh chúng bảo đó là do nghe theo thế lực chính trị bên ngoài. Với Huỳnh Thục Vy chúng gây sự, với Lê Thị Công Nhân chúng moi móc thông tin cá nhân để dèm pha.
Nhiều người e ngại không dám nói, vì có thể trước đó có chút giao du, hoặc có thể để an phận mình, hoặc có thể chúng đánh nhóm khác mà mình cũng không ưa. Hoặc họ nghĩ nhầm đây là mâu thuẫn giữa những người đấu tranh, không tham gia làm gì.
Xin thưa, đây là cả một chiến dịch có âm mưu kết hợp bài bản của cơ quan bảo vệ chính trị nội bộ. Nếu đọc được sách hướng dẫn "đấu tranh chống diễn biến hòa bình ". Bạn sẽ thấy hoạt động này nằm hẳn trong một chương về "phân hóa". Và đã gọi là "phân hóa" diễn biến bên trong thì tất nhiên kẻ tham gia phải nằm trong hàng ngũ những người đấu tranh.
Một số bạn trẻ vẫn nghĩ rằng, con người này vẫn đấu tranh, mình làm việc với họ thấy thế mà. Ở đây cũng nằm trong sách lược, vì cơ quan an ninh tính rằng ngăn chặn từ đầu hơn là bắt bớ. Nên họ ngầm để bạn theo những kẻ này, hoạt động trong vòng kiểm soát, ở những mức độ họ có thể thấy chấp nhận. Ví dụ như phong trào xuống đường biểu tình lên cao, họ sợ bạn tham gia, họ để bạn theo kẻ kia để biểu tình trong nhà. Họ sợ bạn tham gia Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự, nên họ để các bạn tham gia các nhóm nhỏ này nọ để thỏa mãn sự đấu tranh trong bạn. Vì họ biết không thể dập tắt thì họ chọn một lối đi cho bạn cũng là đấu tranh khác. Cũng như nguồn nước sẽ xuôi theo về với sông lớn. Họ cho bạn chảy riêng theo một dòng khơi, bạn không hòa vào con sông lớn, bạn có bản sắc của riêng mình, thỏa mãn cái tôi của bạn, cái tiếng đấu tranh của bạn. Mục đích của những người bảo vệ chính trị nội bộ là không để cho một con sông lớn được hình thành. Những dòng suối nhỏ chảy mãi rồi cũng thấm dần vào đất và mất tích êm đềm, đúng như các nhóm nhỏ đã sinh ra và mất đi như thực tế.
Sẽ có người hỏi, tại sao chúng hợp tác với an ninh mà thỉnh thoảng vẫn bị làm khó dễ?
Nhìn thực chất thì những khó dễ đó không nhiều, nó chỉ mang tính nhất thời trong một vụ việc nào đó. Mà do các cơ quan an ninh không kịp phối hợp trao đổi cho nhau. Hoặc vì ngăn chặn cả một đám đông thì chúng lọt vào đó nếu đẩy ra cũng khó. Nhưng cũng phải thẳng thắn công nhận là có lúc để cần thể hiện mình là nhà "đấu tranh" chúng đi quá những gì mà an ninh mong muốn.
Tôi là kẻ chưa học hết phổ thông, từng đâm chém thuê, tàng trữ vũ khí, buôn ma túy, trấn lột tài sản, tổ chức cá độ cờ bạc...một kẻ từng làm những điều như thế để kiếm lợi thì khó có gì bảo đảm lời nói của mình là trong sáng, khách quan. Tôi thực sự thú nhận không hề có danh dự gì để bảo đảm lời mình nói là đúng. Cũng có thể tôi nói lời này vì không kiềm chế được cơn giận khi Bùi Thị Minh Hằng đương trong lao tù mà bị bên ngoài đánh phá.
Đọc một bài viết, phụ thuộc vào cảm nhận của chính các bạn đọc.
Nhưng nếu các bạn được tiếp cận hồ sơ những vụ án của tôi nói, sẽ thấy một điều là vụ nào lời khai của tôi cũng chỉ có một mình tôi phạm tội.
Một kẻ đã từng dám làm những điều như vậy, thì không thể viết một bài viết dài mà không có tên tuổi ai, khiến thiên hạ đoán mò.
Người mà tôi nói trên là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức Mẹ Nấm Gấu. Người đứng đằng sau trong các vụ đánh phá Huỳnh Thục Vy, Lê Thị Công Nhân, Đỗ Thị Minh Hạnh, Tạ Phong Tần và Bùi Thị Minh Hằng lần này.
Còn có những người đứng đằng sau MNG ở Hải ngoại và một số chân rết ở trong nước. Nhưng thiết nghĩ động cơ của họ chỉ vì muốn đấu tranh dân chủ mà có những hướng đi nhất thời chưa khớp với thực tế. Nên không nhắc tên họ ở đây sẽ ảnh hưởng đến việc đấu tranh của họ sau này.
Bức tranh toàn cảnh đấu tranh Việt Nam rất đa dạng, mỗi con người là một nét vẽ, mỗi nét vẽ có những xuất xứ, động cơ khác nhau. Chính thế khi nhìn vào bức tranh đó, người ta khó trông cậy được một điều gì hoàn chỉnh, tổng thể.
Người Buôn Gió
(Dân luận)

Blogger Mẹ Nấm - Thế nào là "Hợp tác", và thế nào là "Đấu tranh"?

Bài viết này, tôi gửi cho Người Buôn Gió - một người đã block nick tôi từ rất lâu nhưng vừa viết bài vu khống rằng tôi hợp tác với an ninh.

Cá nhân tôi không lạ gì với tin đồn cho rằng blogger Mẹ Nấm hay với bất kỳ ai đang tranh đấu cho tự do, dân chủ là người của an ninh, hoặc có hợp tác với an ninh để phá hoại phong trào dân chủ hay chỉ điểm. Tôi cũng biết chuyện có người cho rằng sự đối xử của an ninh với cá nhân tôi khác biệt với nhiều người khác và từ đó đã tạo ra những nghi ngờ dành cho tôi. 
 
 Có một số người đặt câu hỏi, tại sao tôi không bị khó dễ, không bị đánh đập, không bị gây sức ép trong khi đa phần nhiều người khác đều bị như vậy.

Tôi không thể trả lời vì sao, bởi người có thể thoả mãn mọi thắc mắc đó chỉ có thể là an ninh.

Sự “ưu ái” của an ninh tạo ra khoảng cách giữa tôi và những người khác, có thể đó là chủ đích.
http://4.bp.blogspot.com/-6kuCeqII0OQ/UgBy2oaUccI/AAAAAAAAHXw/Fr0R5d9XaO0/s1600/0B7BDB7E-231F-4978-884B-C437EFAA454C_mw1024_n_s.jpg

Và hơn nữa, tôi chấp nhận những mất mát đã xảy ra mà không cần phải chia sẻ, lu loa trên mạng bởi càng an nhiên đón nhận nó thì tôi càng đứng vững hơn với những lựa chọn của mình.

Tôi không thông báo cho mọi người biết chuyện tôi và con trai tôi cũng bị hành hung cùng với blogger Nguyễn Hoàng Vi tại nhà của bạn ấy vào ngày Quốc Tế Nhân Quyền vì tôi không muốn Mẹ và con gái tôi phải lo lắng mỗi khi tôi vào Sài Gòn sinh hoạt với các thành viên trong Mạng Lưới Blogger Việt Nam.

Tôi khác nhiều người khác, tôi không chọn cách đối đầu với an ninh trong mọi tình huống vì tôi còn gia đình. Không thể đẩy người thân mình vào thế căng thẳng đối đầu không cần thiết, và hôm nay tôi dấn thân để mong đạt được giá trị tự do đích thực chứ không nhân danh tự do của mình để làm ảnh hưởng đến sự tự do tối thiểu của những người xung quanh.

Nhưng quan trọng hơn hết tôi chọn lối đấu tranh có chiến lược, có tính toán để làm bằng mọi cách gia tăng phạm vi hoạt động của mình và giảm thiểu những tổn thất.

Đối với lực lượng an ninh, nhất là những người theo dõi, sách nhiễu tôi, tôi đã vạch ra một lằn ranh rõ ràng: họ là những người thừa hành mệnh lệnh, tận trong thâm tâm họ không có thù hằn cá nhân gì với tôi. Do đó tôi không có nhu cầu chồng thêm vào động cơ nghiệp vụ của họ với động cơ thù ghét cá nhân. Điều đó nếu xảy ra chỉ làm gia tăng gấp nhiều lần những khó khăn cho tôi.

Tôi xác định rất rõ ràng rằng, sức mạnh của đám đông đến từ nhận thức, và nhận thức ấy phải đến từ khả năng tiếp cận thông tin thật sự mà không bị cắt xén hay nhào nặn nhằm phục vụ mục đích cá nhân nào. Trong đám đông ấy, mỗi người cần thay đổi mà bản thân mình muốn trước khi thay đổi xã hội chung quanh. Điều đó có thể bắt đầu từ việc nhỏ nhặt nhất là phải sòng phẳng và thành thật với bản thân, cũng như với những người xung quanh mình nếu muốn đi cùng nhau.

Năm 2009, sau khi bị tạm giữ 10 ngày, tôi có nhiều thời gian hơn để tìm hiểu, để nghiên cứu các mối quan hệ xung quanh mình và lý do vì sao dẫn tới việc mình bị bắt giữ.

Đến giờ phút này, tôi chưa kết tội một ai, nhưng không thể phủ nhận rằng việc tôi bị bắt giữ ở thời điểm đó là do bị tình nghi có liên quan đến đảng Việt Tân.

Nhắc lại chuyện này, hẳn Người Buôn Gió còn nhớ Lê Ánh – thành viên Việt Tân ở Sydney, người mà Người Buôn Gió giới thiệu cho tôi quen biết với cái tên là Cường. Lúc ấy tôi không biết ông Cường này là thành viên của Việt Tân. Cũng chính người này thông qua NBG đã nhờ tôi in áo và tôi nhận lời vì nghĩ đây là việc tốt. Và cũng chính NBG đã để lộ số áo in ở nhà và bị bắt trước tôi vài ngày.

Tôi đã không trách móc gì ai việc này, bởi ở thời điểm đó, tôi không hiểu bản chất sự việc, lại càng không biết được rằng đảng Việt Tân có kế hoạch tiếp cận với những blogger quan tâm đến chính trị xã hội như một chiến dịch tìm người.

Tôi cất giữ những chuyện này, như một bài học kinh nghiệm xương máu cho mình để khôn ngoan và cẩn thận hơn khi tiếp xúc bên ngoài.

Hôm nay, tôi nghĩ mình cần nói rõ ràng suy nghĩ của mình về những gì người ta đồn thổi sau lưng mình, nói một lần rồi thôi cho những ai chưa biết cần biết.

Bất cứ cá nhân nào cho rằng, tôi đánh phá những người đấu tranh như Tạ Phong Tần, Lê Thị Công Nhân, Đỗ Thị Minh Hạnh, Huỳnh Thục Vy, Nguyễn Phương Uyên, Bùi Thị Minh Hằng... thì xin mời đưa ra bằng chứng.

Tôi sẵn sàng mở một buổi đối thoại online (hoặc offline) để làm rõ vấn đề này.

Tính tôi rất rõ ràng, nếu tôi sai tôi sẽ nhận, những gút mắc cá nhân tôi đều tìm trực tiếp người có liên quan để nói chuyện, chưa bao giờ tôi phải qua bất kỳ một ai để nhờ họ nói thay và nói giùm.

Chuyện cá nhân giữa chị Hồ Lan Hương và chị Tạ Phong Tần là câu chuyện của hai người đó. Đừng ai bắt tôi phải chịu trách nhiệm vì phát ngôn của một người trưởng thành bởi họ là bạn tôi.

Liên quan đến việc chị Bùi Thị Minh Hằng bị công an huyện Lấp Vò bắt giữ mới đây tôi đã nói rất rõ:
“Mỗi người có một cách phản ứng, một thái độ ứng xử tuỳ theo tính cách.
Có người khinh ghét thì phải chửi cho hả dạ, cũng có người nói thẳng với thái độ kiềm chế rồi bỏ đi, cũng có người im lặng không phản ứng.
Điều quan trọng là ở những nơi mà quyền con người được tôn trọng, không có tình trạng chính quyền tìm cách lừa bẫy những người bất đồng chính kiến bằng cách sử dụng lực lượng côn đồ để khích tướng, vu vạ hay ném đồ dơ bẩn vào nhà họ hòng tạo ra xô xát.
Tôi nghĩ, tất cả những trò đã diễn với những người như chị Bùi Thị Minh Hằng sẽ không làm người khác sợ, mà sẽ làm chị ấy có thêm những người ủng hộ cùng chọn phương pháp như chị ấy mà thôi.
Không thể yêu cầu những người như Bùi Hằng phải "có lời lẽ văn minh" khi các trò bẩn luôn diễn ra xung quanh họ.
Và việc bắt giam những người bị đánh đập ở Lấp Vò, Đồng Tháp thêm một lần nữa chỉ ra sự lạm quyền của lực lượng công an mà thôi.”
Thế nào là "hợp tác"?

Nhiều người thường khuyên rằng hợp tác vì cái chung. Cần phải đặt câu hỏi cụ thể rằng cái chung là cái chung nào ở đây? Tôi không hy sinh sự tự do của mình cho những toan tính chính trị không rõ ràng.

Và không thể có một cái chung khi người ta chưa biết rõ từng mối riêng quy tụ về cái chung ấy.

Thế nào là “cái chung” khi người ta phải hy sinh tự do của mình cho những toan tính sai lầm mà họ không được biết đến?

Thế nào là "đấu tranh"?

Tôi không đấu tranh cho một sự độc tài kiểu mới mà ở đó người ta sẵn sàng miệt thị, mạt sát người khác vì họ nói khác mình.

Tôi không đấu tranh cho một thứ quyền lực tự phong bằng cách nghi ngờ chụp mũ những người nghĩ khác mình là an ninh hay dư luận viên.

Tôi không đấu tranh để hướng những người đang khao khát thông tin và sự thật vào một mớ hỗn loạn rối ren mới đầy ảo tưởng.

Gửi Người Buôn Gió,

Trên đây là những điều tôi cần nói công khai về những gì đồn thổi sau lưng tôi, riêng với cá nhân anh, tôi sẽ chỉ nói một câu thế này: cám ơn anh đã kết nạp thêm cho lực lượng an ninh một nhân sự nhưng rất tiếc, sự mai mối này không có kết thúc mong đợi như anh đã từng giới thiệu tôi với thành viên của đảng Việt Tân.

Lâu nay tôi thường chọn cách đứng ngoài thị phi và im lặng vì tôi nghĩ rằng mỗi người có một con đường, một sự lựa chọn, và không cần thiết phải gây thêm chia rẻ vì những mất mát cá nhân so với thực trạng rối ren hiện nay. Lần này vì anh có những cáo buộc đích danh tôi, nên tôi phải lên tiếng để trắng đen cho rõ.

Chúng ta có gì để đấu tranh với Cộng sản? - Chỉ có sự thật.

Đúng - sai hãy để người đọc tự suy xét.

Tôi nhắc để anh nhớ rằng, với Cộng sản, thì những trò lưu manh đểu cáng sẽ không thắng được họ đâu. Đừng kết nạp thêm người cho lực lượng an ninh chỉ vì tôi khác anh từ suy nghĩ đến cách hành động.
  Blogger Mẹ Nấm
  (Dân luân)

Chính phủ và sự tín nhiệm - Nhà vận động UPR bị câu lưu khi về nước

Chính phủ và sự tín nhiệm

Sáng ngày 21/2/2014 Ủy ban thường vụ Quốc hội họp theo định kỳ, có thông tin đưa ra là Quốc hội sẽ dừng việc lấy phiếu tín nhiệm trong kỳ họp sắp tới.

Một số ý kiến thắc mắc là việc lấy phiếu tín nhiệm thực hiện từ một nghị quyết của Quốc hội thì dừng hay không phải do quốc hội quyết định, chứ khi quốc hội chưa họp và chưa quyết thì làm sao đã nói là dừng?

Thắc mắc đó là đúng và nó cho thấy rõ một điều: Quốc hội Việt Nam chỉ là cơ quan thừa hành của Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản.

Liên quan đến việc hình thành, triển khai và giờ là hoãn dừng thực hiện Nghị quyết số 35/2012/QH13 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm, đây là một sự việc cụ thể, nhưng nhìn rộng ra đó là ví dụ điển hình cho thấy tình trạng chính sách kém chất lượng, gây tổn hại vô cùng cho đất nước.

'Tín nhiệm thấp'

Nghị quyết 35 có điểm vô lý là ở hoạt động lấy phiếu tín nhiệm có tới 3 mức đánh giá là tín nhiệm thấp, tín nhiệm và tín nhiệm cao.

Trong khi đánh giá tín nhiệm là đánh giá về hoạt động, chủ thể bị lấy phiếu tín nhiệm là những người thực thi công vụ, khi đó hoặc là anh có làm việc và làm tốt, hoặc là anh không làm việc hay làm việc nhưng không đạt kết quả tốt. Từ đó mà chỉ có hai mức đánh giá là tín nhiệm và không tín nhiệm.

Đánh giá tín nhiệm là một loại hình phán xét về hành vi, giống như phán quyết của tòa án về hành vi của bị cáo, khi đó chỉ có thể quyết định là có tội hoặc không có tội, chỉ một trong hai loại thôi chứ không được nửa vời.

Việc "lấy phiếu tín nhiệm" theo Nghị quyết 35 của Quốc hội được thực hiện trong năm 2013
Như thế rõ ràng là bất hợp lý khi để ba mức đánh giá như hiện tại.

Ngoài ra Nghị quyết 35 còn có điểm bất hợp lý là có tới hai hoạt động đánh giá tín nhiệm là “lấy phiếu tín nhiệm” và “bỏ phiếu tín nhiệm”.

Theo đó, để loại bỏ được một cán bộ yếu kém năng lực thì phải qua hai bước đánh giá với điều kiện, tiêu chuẩn và thủ tục khác nhau.

Sau lấy phiếu tín nhiệm rồi lại phải bỏ phiếu tín nhiệm. Điều này gây mất thời gian và làm lợi cho người được đánh giá bởi vì họ sẽ có thời gian và cơ hội để “chạy chữa”. Điều đó sẽ không thể xảy ra khi việc đánh giá được thực hiện bằng chỉ một thủ tục ngắn gọn rõ ràng và minh bạch.

Học hỏi không đến nơi đến chốn

Hoạt động đánh giá tín nhiệm đối với thành viên chính phủ bộc lộ mối tương quan trách nhiệm giữa hai cơ quan quốc hội và chính phủ.

Đây là việc làm đúng đắn để dân kiểm soát chính quyền mà các nước dân chủ tiến bộ đã thực hiện từ lâu. Với bề dày kinh nghiệm các nước đã cho ra đời cách thức đánh giá tín nhiệm mà chúng ta tuy chưa tận mắt chứng kiến nhưng cũng có thể tin là khoa học và hiệu quả.

Vậy tại sao Việt Nam đi sau học hỏi và áp dụng mà sao lại kém thế, để đến nỗi chính sách ban hành sau duy nhất một lần thực hiện đã phải dừng lại thay đổi? Tuổi thọ của chính sách kém thế sao? Chất lượng của chính sách yếu kém thế sao?

Hay phải chăng có những lực cản ngay từ trong khâu ban hành chính sách khiến cho chính sách có chất lượng thấp và khi thực thi không đem lại hiệu quả?

Ở nhiều nước, hoạt động đánh giá tín nhiệm chỉ áp dụng đối với thành viên chính phủ do quốc hội bầu; cán bộ chính phủ không được đồng thời là đại biểu quốc hội và khi đánh giá họ không được quyền biểu quyết.

Ở Việt Nam, cán bộ chính phủ chiếm số lượng lớn ở cả Quốc hội, Bộ Chính trị và Ban chấp hành Trung ương.

Vì chiếm nhiều vị trí nên đương nhiên những người này có ảnh hưởng chi phối tới các quyết sách của cả bên Đảng lẫn Quốc hội.

Mặc dù không rõ thực tế thế nào nhưng có thể hình dung là trong cuộc họp bàn cho ra đời chính sách về lấy phiếu tín nhiệm, thành viên bên chính phủ đã không đồng ý, quan điểm của họ sẽ là cứ giữ nguyên như lâu nay không đánh giá gì hết.




Ở nhiều nước, hoạt động đánh giá tín nhiệm chỉ áp dụng đối với thành viên chính phủ do quốc hội bầu; cán bộ chính phủ không được đồng thời là đại biểu quốc hội và khi đánh giá họ không được quyền biểu quyết."

Luật sư Ngô Ngọc Trai
Hoặc nếu bị ép quá về việc phải có chính sách về đánh giá tín nhiệm thì họ sẽ gây áp lực để việc đánh giá thì đánh giá “cả làng”, không chỉ thành viên chính phủ mà đánh giá cả cán bộ thuộc quốc hội và cán bộ tư pháp, tất cả đều đánh giá về chính mình và về người thuộc khối cơ quan mình.

Cũng không loại trừ các thành viên chính phủ đã tác động ảnh hưởng khiến cho chính sách ra đời nhưng quy định chẳng đâu vào đâu, để tới ba mức đánh giá và qua hai khâu đánh giá mới cho ra kết quả.

Đó là tác hại của việc để cho những người của cơ quan hành pháp chịu sự đánh giá được tham gia vào việc quyết định xem có đánh giá hay không và đánh giá như thế nào?

Đó cũng chính là câu trả lời cho tình trạng chất lượng kém của các chính sách và là nguyên nhân khiến đất nước chậm phát triển.

Quyền chi tiêu ngân sách?

Một điều thực tế ở Việt Nam xuất phát từ tình trạng kiêm nhiệm nên Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương và Quốc hội đều trao quyền quá lớn cho Chính phủ.

Các cơ quan lãnh đạo chỉ giao những mục tiêu nhiệm vụ chung chung trong những nghị quyết, Chính phủ được trao quyền rộng rãi khi thực hiện.

Điều đó dẫn đến kết quả là Chính phủ vừa ban hành chính sách vừa thực thi chính sách, Chính phủ được quyết định phân bổ và sử dụng nguồn lực đất nước.

Tại sao Chính phủ lại được quyền quyết định dành tiền chi tiêu cho việc này mà không phải việc khác? Chính phủ lấy tư cách nào để đánh giá tính chính đáng và cấp thiết trong việc giải quyết những vấn đề của các nhóm cộng đồng dân cư?

Căn cứ vào đâu Chính phủ cho rằng việc dành nguồn lực tài chính để cứu trợ thị trường bất động sản, thu mua nợ xấu ngân hàng là cấp thiết hơn việc đầu tư cung cấp nước sạch cho hàng chục triệu dân nông thôn hay cải thiện nơi ăn chỗ ở cho hàng chục triệu công nhân công nghiệp?

Ở các nước khác họ làm thế nào?

Xuất phát từ yêu cầu về sự công bằng, ở nhiều quốc gia họ quy định chỉ Quốc hội là cơ quan đại diện cho mọi tầng lớp dân chúng mới có tính chính đáng khi xác quyết thứ tự các vấn đề cần ưu tiên cần giải quyết và theo đó là phân bổ nguồn lực đất nước.

Hiến pháp mọi nước đều quy định tinh thần chung là quốc hội mới là cơ quan quyết định về ngân sách quốc gia chứ không phải chính phủ.

Hiến pháp Nhật Bản theo đó đã sử dụng câu chữ khiến cho việc hiểu không thể nào lệch lạc đi được khi viết rằng: Không một khoản tiền nào được chi cho dù chính phủ có yêu cầu trừ khi được quốc hội cho phép.




Thực tế hiện tại cả Ngân hàng Nhà nước và Kho bạc Nhà nước đều nằm dưới sự quản lý điều hành của Chính phủ."
Nước Mỹ năm vừa rồi có sự kiện là Chính phủ Mỹ đã đóng cửa dừng hoạt động mà nguyên nhân chính là Quốc hội Mỹ đã không đồng ý cấp khoản chi ngân sách cho một đề án theo yêu cầu của chính phủ.

Chính phủ Mỹ đã không được tự ý chi tiêu ngân sách. Để thuyết phục Quốc hội đồng ý cho đề án của mình, Chính phủ Mỹ đã phải thuyết phục bằng hàng loạt lý do chính đáng và trong nỗ lực cuối cùng đã phải làm một việc kinh khủng là đóng cửa dừng hoạt động để gây áp lực đòi hỏi Quốc hội phải thông qua.

Kỷ luật ngân sách là yếu tố then chốt để có được những quyết định chi tiêu đúng đắn. Trong khi đó ở Việt Nam không có gì ngăn trở Chính phủ chi tiêu ngân sách. Thực tế hiện tại cả Ngân hàng Nhà nước và Kho bạc Nhà nước đều nằm dưới sự quản lý điều hành của Chính phủ.

Kiểm soát Chính phủ

Nếu như đề xuất chi tiêu của Chính phủ là chính đáng hợp lý thì tại sao lại không thể đưa ra Quốc hội bàn luận để việc thực thi đạt hiệu quả cao nhất? Ví dụ như gói cứu trợ bất động sản 30 nghìn tỷ mà có thông tin tới đây có gói 100 nghìn tỷ?

Quốc hội bận gì mà không bàn luận những vấn đề đó? Chính phủ vội gì khi Quốc hội một năm hai lần họp vào giữa và cuối năm?

Tại sao một chính sách lớn như thế mà Chính phủ thì vội vàng, Quốc hội thì thờ ơ để đến nỗi gói cứu trợ bất động sản thực hiện èo uột mà như nhiều người đánh giá là đã thất bại?

Trong khi đó Chính phủ vẫn chỉ đạo triển khai và mỗi lúc lại nới rộng thêm những tiêu chí mới để có thể giải ngân?

Nếu hiệu quả của chính sách là mục tiêu tối cao thì tại sao lúc đầu không đưa ra được các tiêu chí này, tầm nhìn hạn chế quá chăng?

Tại sao không đưa ra quốc hội bàn luận để tổng hợp trí tuệ tập thể?

Cũng phải hỏi lại là Quốc hội có đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân không? Nếu có thì Quốc hội chịu trách nhiệm thế nào về sự thành công hay thất bại của gói cứu trợ bất động sản?

Biết bao nhiêu vấn đề đời sống dân sinh cần được giải quyết, Quốc hội có phản ánh ý chí nguyện vọng của đông đảo các tầng lớp nhân dân lao động khác không?

Nếu có thì ai đại diện cho những nữ công nhân công nghiệp làm việc đầu tắt mặt tối mà cân nặng chưa tới 45kg? Ai đại diện cho những cặp vợ chồng công nhân có con nhỏ chỉ vài tháng tuổi đã phải gửi đi nhà trẻ để bố mẹ đi làm? Tại sao họ vốn tính chăm chỉ mà mãi sống cuộc đời nhọc nhằn trong những khu xóm trọ tồi tàn như vậy?

Đại biểu nào đại diện cho các bậc phụ huynh và các em học sinh vùng núi khi mỗi lần đến trường là sự đánh đổi nguy hiểm đến tính mạng vì sông lũ?




Các cơ quan lãnh đạo như Bộ Chính trị, Trung ương Đảng và Quốc hội cần xem xét lại tính hợp lý trong tổ chức và hoạt động của mình."
Đại biểu nào đại diện cho các công chức viên chức với mức lương không đủ cho sinh hoạt để rồi phải đánh đổi nhân phẩm bằng những việc làm trái lương tâm? Ai đẩy họ đến nông nỗi ấy? Tại sao họ lại không thể có được một mức lương đủ sống để không phải mất đi nhân phẩm?

Tất cả là do các chính sách phát triển kinh tế xã hội và vấn đề về chất lượng của nó, đằng sau đó là vấn đề về sự bố trí hợp lý các thiết chế và sự vận hành khoa học của hệ thống. Các đại biểu có nhận ra điều đó không và làm gì để thúc đẩy điều đó?

Tinh hoa nhân loại đã đúc kết ra hệ thống tam quyền phân lập, tách bạch nhân sự giữa cơ quan làm chính sách và cơ quan thực thi chính sách, tách bạch nhân sự giữa quốc hội và chính phủ.

Ở Việt Nam lâu nay duy trì tình trạng kiêm nhiệm bất hợp lý, khi bộ máy vận hành không khoa học thì sản phẩm ra đời của nó là các chính sách sẽ bị lỗi.

Các cơ quan lãnh đạo như Bộ Chính trị, Trung ương Đảng và Quốc hội cần xem xét lại tính hợp lý trong tổ chức và hoạt động của mình.

Nếu không thay đổi rập khuôn ngay mô hình nước ngoài thì cũng phải thay đổi sao cho tiệm cận với các thiết chế dân chủ để tạo động lực cho đất nước phát triển. Như thế mới là vì nước vì dân.

Trước mắt có thể làm ngay là giảm mạnh tình trạng kiêm nhiệm do Luật tổ chức Quốc hội đang được xem xét sửa đổi và kiểm soát việc chi tiêu ngân sách của Chính phủ do Luật đầu tư công đang được trình Quốc hội thông qua (tại sao một hoạt động như đầu tư công được thực hiện từ mấy chục năm nay, bây giờ mới cho ra đời luật về nó?).

Tăng cường đòi hỏi Chính phủ giải trình về các quyết sách, tăng cường hoạt động đánh giá tín nhiệm tạo áp lực loại bỏ chính là cách đốc thúc Chính phủ làm tốt công việc của mình. Khiến cho Chính phủ không dễ dàng trong hoạt động chính là cách khiến cho Chính phủ hoạt động tốt hơn.

Có như thế mới có hy vọng đất nước phát triển lên được.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của tác giả, từ Nam Định.
Luật sư Ngô Ngọc Trai
(BBC) 

Kỳ 2: Ông Yanukovych biến 140ha đất công thành tài sản cá nhân

...cc : Bọn độc tài cai trị ở đâu cũng vậy, chuyên ăn cướp tài sản Quốc gia, hút mồ hôi xương máu của người dân để vinh thân phì da nên tên nào cũng như con heo mập- Tài nguyên Quốc gia cũng bán đổ bán tháo cho hết , dân có nhăn răng cũng mặc kệ. Đây cũng là một trong những lý do qui phục ngoại bang khi bị ảnh hưởng.

Kỳ 1: Dinh thự 100 triệu USD của tổng thống Ukraine khiến người dân “lên máu“

 Motthegioi
Kỳ 2: Ông Yanukovych biến 140ha đất công thành tài sản cá nhân
Khi tổng thống bị lật đổ Viktor Yanukovych vội vã rời thủ đô Kiev 22.2, ông để lại rất nhiều vật quý giá trong khu dinh thự rộng lớn Mezhyhirya. Trong số này có nhiều tài liệu hé lộ cách “hô biến” khu đất công gần 140ha thành của riêng để phục vụ gia đình Yanukovych.
Hiện tại, Mezhyhirya do nhà nước kiểm soát và rộng mở với công chúng. Những nhà báo điều tra của Ukraine đến đây vào cuối tuần qua phát hiện vô số tài liệu trôi nổi trên sông gần đó. Rất nhiều trong số này hé lộ cách ông Yanukovych chiếm đoạt mảnh đất công Yanukovych thông qua hàng loạt công ty vỏ bọc như thế nào.
Khi Yanukovych nắm quyền lực vào năm 2010, ông tuyên bố việc chuẩn bị cho giải Euro 2010 là một trong những hành động ưu tiên. Và nguồn quỹ chính để tổ chức giải đấu này chính là ngân sách.
Công trình đầu tiên do một công ty xây dựng nhà nước thực hiện là một xa lộ ở ngoại ô Kiev. Tại một đất nước mà đường xá gồ ghề và không đẹp như Ukraine thì sự xuất hiện một con đường bằng phẳng, sạch sẽ như vậy là sự kiện thu hút. Các quan chức lý giải rằng việc xây đường này là để phục vụ Euro 2012. 
Tuy nhiên, điều lấn cấn duy nhất là con đường này không thuộc về bất kỳ mạng lưới giao thông nào liên kết Ukraine với châu Âu. Thay vào đó, con đường này nối trung tâm thủ đô Kiev với dinh thự riêng của ông Yanukovych, tòa nhà Mezhyhirya – nơi được xem là biểu tượng tham nhũng của Ukraine.

Nội thất sang trọng bên trong khu dinh thự của cựu Tổng thống Yanukovych – Ảnh: Reuters 


 
Những thủ thuật lắt léo
Khu Mezhyhirya được xây nên vào thời Xô Viết tại địa điểm từng là một tu viện từ thế kỷ 14, cho đến khi tu viện này bị những người cộng sản phá hủy. Trong quá khứ, các quan chức cấp cao ở Ukraine luôn được hưởng nhiều ưu đãi, trong đó gồm một ngôi nhà và Mezhyhirya cũng nằm trong danh mục được cấp cho lãnh đạo.
Sau khi Ukraine độc lập, tòa nhà này được sử dụng làm nơi tiếp đón phái đoàn nước ngoài. Nhưng vào năm 2002, khi ông Viktor Yanukovych được bổ nhiệm thủ tướng và chuyển nơi làm việc từ Donetsk về Kiev thì ông quyết định dọn đến sống ở Mezhyhirya. Ban đầu, ông thuê tòa nhà thông qua một quỹ do chính ông Yanukovych thành lập ở Donetsk là Vidrodzhennya Ukrajiny.
Theo trang Ukrayinska Pravda, giá thuê tính cho ông Yanukovych thấp hơn nhiều so với giá thị trường khi đó. Nhưng sau khi nổ ra Cách mạng Cam thì cuộc sống của ông bị hạn chế đáng kể – một điều kinh hoàng đối với các lãnh đạo thời hậu Xô Viết. Chính phủ mới do Tổng thống Yushchenko và Thủ tướng Tymoshenko đứng đầu đã đuổi ông Yanukovych ra khỏi cơ ngơi Mezhyhirya.
Tuy nhiên, một năm sau – thời điểm mà giấc mơ Cam sụp đổ, Yanukovych quay trở về vị trí thủ tướng và đương nhiên có quyền trở về Mezhyhirya – lúc này vẫn là tài sản chính phủ. Một năm sau đó (2007), khi ông thôi chức thủ tướng thì nó đã là của riêng ông!
Trong những tuần cuối cùng giữ chức thủ tướng của Yanukovych, chính phủ đã cho tư hữu hóa trái phép Mezhyhirya. Việc mua lại ngôi nhà không tốn đồng xu nào, thay vào đó rất nhiều ngôi nhà vô chủ được trao quyền kiểm soát cho nhà nước.
Việc mua lại Mezhyhirya không thông qua bất kỳ cuộc đấu thầu cạnh tranh nào. Bên mua Mezhyhirya là một công ty ở Dotnesk tên “MedInvest Traid”. Công ty này sau đó nhanh chóng bán lại Mezhyhirya cho công ty Tantalit, cũng đăng ký thành lập tại Dotnesk và nộp đơn xin phá sản.
Năm 2009, sau nỗ lực bất thành trong việc liên minh chính trị với ông Yanukovych, bà Tymoshenko cố gắng đưa Mezhyhirya về quyền kiểm soát nhà nước nhưng thất bại. Các nghị sĩ từ đảng của ông Yanukovych đã hủy bỏ mọi giấy tờ liên quan đến vụ tư hữu hóa này.
Một vài tháng sau, khi ông Yanukovych trở thành tổng thống thì mọi lo âu đã không còn nữa. Cụ thể là từ khi ông đăng ký những giấy tờ quyền sở hữu khu dinh thự dưới tên một số công ty ở châu Âu.
Người dân tham quan khu dinh thự 100 triệu USD của ông Yanukovych – Ảnh: GM 
Người biểu tình chơi golf trên sân riêng bên trong cơ ngơi của ông Yanukovych – Ảnh: AP 
Thủ thuật núp bóng
Về mặt chính thức, Mezhyhirya thuộc về Tantalit. Giám đốc công ty này là một người hoàn toàn vô danh, Pavel Litovchenko – người từng là nhân viên của con trai lớn ông Yanukovych. Sau này  Litvichenko trở thành luật sư của gia đình ông Yanukovych.
Tantalit được thành lập với 99,97% thuộc sở hữu một công ty Áo, Euro East Beteilung GmbH. Công ty ở Áo này lại 100% thuộc sở hữu bởi một công ty Anh là Blythe (Europe) Ltd, với địa chỉ đăng ký tại Formation House, 29 phố Harley, London. Tại đây, chỉ với một khoản tiền nhỏ thì ai cũng có thể thành lập một công ty bình phong. Một số quan chức Nga nói rằng các đầu sỏ chính trị thời hậu Xô Viết xem nước Anh là thiên đường để che giấu những khoản tiền bất chính của mình.
Không dừng lại ở đó, công cuộc truy lùng vết tích của dinh cơ Mezhyhirya dẫn đến công quốc Lichtenstein. Tất cả cổ phần của Blythe (Europe) Ltd thuộc về công ty P&A Corporate Trust tại công quốc này.
Vùng săn bắn riêng gần 300 km2 của ông Yanukovych gần khu dinh thự cũng là một thành quả của chiến lược biến của công thành của riêng thông qua một quá trình chuyển giao tương tự như Mezhygirya vào năm 2007, trong nhiệm kỳ thủ tướng thứ 2 của ông Yanukovych.
Ông Yanukovych cho vây kín xung quanh bằng hào chống tăng và vệ sĩ canh gác nghiêm ngặt, tạo thành khu săn bắn lợn rừng và nai, để thỏa mãn sở thích của mình. Không một người dân thường nào có thể đi sâu hơn vào khu rừng này.
Khu rừng ban đầu do Cơ quan quản lý rừng quốc gia trông coi, sau đó được bàn giao cho một công ty tư nhân là Lisnyka. Công ty này được sáng lập bởi các đồng minh thân cận của ông Yanukovych là Bộ trưởng Năng lượng Yuriy Boyko và hai tỉnh trưởng Serhiy Tulub, Volodymyr Demishkan. Tuy nhiên, họ vẫn không phải là những chủ đất duy nhất.
Công ty Astute Partners Ltd., công ty mẹ của Dim Lisnika, cũng được đăng ký tại London với cùng địa chỉ của Blythe (Europa) Ltd. và chỉ có duy nhất một nhân viên là Reinhard Proksch – nhân vật được các ông chủ thực sự thuê để làm người đại diện.
Tạm chốt lại bằng phép so sánh nhỏ: diện tích của công quốc Monaco là 195ha, nhiều hơn so với diện tích vùng đất Mezhyhirya gần 140ha. Tuy nhiên, nếu như dân số của Monaco đến hơn 30.000 người thì tại Mezhyhirya chỉ có một số ít công dân sinh sống và đó là gia đình của “ông vua” Yanukovych.
Minh Anh (Theo Open Democracy, Kyiv Post)
Ảnh bìa: Khu dinh thự ở Mezhyhirya của tổng thống bị lật đổ Yanukovych được mở rộng cửa cho người dân tham quan – Ảnh: AP

Nhà vận động UPR bị câu lưu khi về nước.

Phạm Lê Vương Các

Một nhà hoạt động tham gia vân động nhân quyền cho Việt Nam tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về nhân quyền (UPR) vừa qua , anh Bùi Tuấn Lâm đang bị câu lưu tại sân bay Tân Sơn Nhất khi vừa trở về nước vào sáng nay.
Theo sự loan tin từ bạn bè của anh Lâm trên Facebook, họ cho biết chuyến bay của anh Lâm đã hạ cánh vào lúc 8h30′, nhưng đã hơn 6 tiếng trôi qua bạn bè đi đón vẫn chưa thấy anh Lâm đâu.
Bùi Tuấn Lâm là một thành viên của No-U Sài gòn, cùng với các bạn trẻ khác như Trịnh Hữu Long, Nguyễn Anh Tuấn, Đặng Văn Ngoãn, Trương Thị Mỹ Ngân…đến từ nhiều hội đoàn dân sự khác nhau đi từ trong nước sang Geneva tham dự “Ngày Việt Nam” để vận động bên lề phiên UPR.
Tại đây anh Lâm đã đã đọc tham luận trình bày về tình hình “quyền tự do lập hội và hội họp”, cũng như cùng với những người bạn đồng hành của mình đã gặp gỡ và tiếp xúc với nhiều phái bộ quốc tế nhằm vận động thúc đẩy nhân quyền cho Việt Nam.
Bùi Tuấn Lâm (bên phải) đọc tham luận vận động bên lề UPR
Vi phạm cơ chế UPR
Việt Nam đã tham gia phiên UPR theo cơ chế bảo vệ nhân quyền Liên Hiệp Quốc lần thứ hai vào ngày 5/2 vừa qua.
Mục tiêu cuối cùng của UPR là nhằm cải thiện tình hình nhân quyền và giải quyết vi phạm nhân quyền ở các quốc gia.
Theo cơ chế này, các tài liệu làm cơ sở cho việc kiểm điểm nhân quyền là thông tin từ nhà nước, thông tin từ các cơ quan của Liên Hiệp Quốc, và thông tin từ các bên liên quan khác bao gồm tổ chức xã hội dân sự.
Việc an ninh sân bay câu lưu thẩm vấn anh Bùi Tuấn Lâm, cùng với việc ngăn cấm Tiến sĩ Phạm Chí Dũng xuất cảnh trước đó, cho thấy nhà nước Việt Nam đã vi phạm cơ chế của UPR là đảm bảo sự tham gia của các tiếng nói độc lập từ cá nhân và các tổ chức xã hội dân sự.
Việc thiếu tôn trọng các tiếng nói độc lập từ trong nước cho thấy nhà nước Việt Nam đã thiếu hợp tác với UPR trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình.
Điều đó cho thấy các cam kết của Việt Nam trước cộng đồng quốc tế sẽ được công bố vào tháng 6 tới, cũng sẽ rất khó để thực thi hiệu quả.
Khi nhà nước đã phủ nhận vai trò của các tổ chức xã hội dân sự tức là đã từ chối sự giám sát và sự tham gia của các tổ chức này trong việc thúc đẩy nhà nước thực thi nghiêm chỉnh các cam kết của mình trước các khuyến nghị cải thiện nhân quyền ở UPR.
Đầu năm 2014 Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên tình hình nhân quyền ở Việt Nam được đánh giá là tồi tệ đi rất nhiều.
Trong vòng hơn 2 tháng đầu năm, đã ghi nhận nhiều trường hợp côn đồ ngang nhiên hành hung các nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền . Nhiều trường hợp bị tấn công  đã phải nhập viện điều trị dài ngày như nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn, kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh, luật sư Nguyễn Bắc Truyển… 
Các đợt tấn công có chủ ý này vẫn chưa dấm dứt mà đang đến hồi báo động.
Bên cạnh đó, chính quyền Việt nam còn sử dụng đến điều luật với một quy trình thủ tục “tố tụng tập trung” vào đảng cầm quyền để “hình sự hóa” các hoạt động của các nhà tranh đấu như Luật sư Lê Quốc Quân, Bùi Thị Minh Hằng…
Không sợ hãi”
Trước khi về nước anh Bùi Tuấn Lâm đã cho blog Cuicac biết lý do anh trở về vào thời điểm khó khăn này là để “chia sẽ nỗi đau từ bạo lực và nhà tù đang dồn ép lên thể xác và tinh thần của các nhà hoạt động trong nước”.
 
Anh Lâm đã tự ghi hình một đoạn video ngắn nói về việc mình có thể bị bắt giữ, “khi các bạn xem video này là lúc tôi đang bị an ninh của Bộ Công an tại sân bay Tân Sơn Nhất câu lưu”.
Thông điệp này được tung lên mạng Youtube đúng vào thời điểm anh bị câu lưu, cho thấy anh đã đoán trước việc này sẽ xảy ra với mình.
Và anh đã nói rằng: “Tôi không biết khi nào người ta sẽ thả tôi ra…Nhưng tôi không bao giờ sợ hãi và tôi muốn các bạn cũng như vậy.”
Những giây cuối cùng trong đoạn video có độ dài hơn một phút, anh đã nhắn gửi đến các bậc sinh thành, “xin ba mẹ hãy vui vẻ, dù con có thế nào đi nữa… ”.
Hoạt động sôi nổi
Đây là lần thứ hai anh Bùi Tuấn Lâm bị an ninh Việt Nam câu lưu tại sân bay, sau lần đầu tiên vào ngày 6/10/2013, khi anh trở về từ khóa học Xã hội dân sự do Asian Bridge Philipines tổ chức.
Bùi Tuấn Lâm còn được biết đến với tên gọi Peter Lâm Bùi. Anh sanh năm 1984 tại Đà Nẵng, là một người hoạt động sôi nổi, nhiệt tình lăn xả trong nhiều sự kiện chính trị xã hội tại Việt Nam.
Anh đã nhiều lần xuống đường biểu tình trong các phong trào chống Trung quốc, cũng như tham gia vào các hoạt động vận động cho dân chủ và nhân quyền, bất chấp việc đã từng bị bắt bớ, đe dọa và đánh đập.
Ngoài ra, anh Lâm còn được biết đến là nhà hoạt động xã hội gây quỹ cho nạn nhân của cơn bão Haiyan ở Philipines, và chương trình ủng hộ Tết cho ngư dân nghèo ở Quãng Ngãi-Việt Nam.
Bùi Tuấn Lâm (áo đen, giữ) biểu tình chống Trung quốc vào ngày 5/6/2011 ở Sài gòn
Đừng trước trước tòa án Long An đấu tranh đòi trả tự do cho Phương Uyên, Nguyên Kha
Tham gia hoạt động cứu trợ cho nạn nhân bão Haiyan ở Philipines
Cùng với người Phi kỷ niệm 35 năm cuộc chiến biên giới 1979 trước cổng Đại sứ quán Trung quốc tại Philipines

Mỹ cứng rắn hơn về Biển Đông : Cơ hội tốt cho Việt Nam

http://www.viet.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_43_large/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/111%20VIETNAM%20THAO%20BIEN%20DONG_0.jpg
Việt Nam là nước bị đường lưỡi bò Trung Quốc trên Biển Đông gây hại nhiều nhất

Trọng Nghĩa  -RFI

Từ cuối năm 2013, các tuyên bố chính thức cũng như không chính thức của giới lãnh đạo ngoại giao và quân sự Mỹ về Biển Đông đã cứng rắn hẳn lên đối với Trung Quốc, vào lúc Bắc Kinh càng lúc càng có thêm các hành động bị coi là khiêu khích để áp đặt bằng sức mạnh các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông. Đối với giới quan sát, sự kiện lập trường của Washington được tái khẳng định một cách mạnh mẽ là một cơ hội tốt mà các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, cần phải tranh thủ để kháng lại áp lực từ phía Trung Quốc.
Từ cuối năm 2013, ý đồ thâu tóm Biển Đông của Trung Quốc  đã bộc lộ rõ nét qua hai sự kiện liên quan đến cả vùng biển lẫn vùng không phận của khu vực.

Đầu tiên hết là việc Bắc Kinh cho áp dụng kể từ ngày 01/01/2014, lệnh buộc tàu cá ngoại quốc phải xin phép trước nếu muốn vào hoạt động trong vùng biển mà Trung Quốc tự nhận chủ quyền – tức là đa phần diện tích của Biển Đông. Quyết định này, theo nhiều nhà phân tích, chủ yếu nhắm vào ngư dân Việt Nam vốn thường xuyên đến đánh bắt tại khu vực ngư trường truyền thống của mình là quần đảo Hoàng Sa – bị Trung Quốc đánh chiếm từ năm 1974, và đang bị Bắc Kinh dùng làm bản doanh để khống chế vùng Biển Đông.

Bắc Kinh với ý đồ chiếm lĩnh cả bầu trời Biển Đông

Bên cạnh quyết định liên quan đến vùng biển kể trên, Trung Quốc cũng không che giấu ý định thiết lập một vùng nhận dạng phòng không bên trên Biển Đông, tương tự như những gì họ đã làm trên Biển Hoa Đông. Sau khi kế hoạch này bị báo chí Nhật Bản vạch trần (Asahi Simbun ngày 31/01/2014), Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lập tức chính thức lên tiếng cải chính.

Thế nhưng theo các nhà phân tích, việc Bắc Kinh thiết lập một vùng phòng không trên Biển Đông là một khả năng hoàn toàn hiện thực, căn cứ vào tuyên bố tháng 11/2013 của một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc, theo đó họ sẽ thiết lập các vùng nhận dạng phòng không khác theo kiểu khu vực trên Biển Hoa Đông « vào một thời điểm thích hợp sau khi hoàn tất các công việc chuẩn bị ».

Hai yếu tố kể trên đã khiến các nước trong khu vực hết sức lo ngại, và từ cuối năm ngoái, các quan chức ngoại giao và quốc phòng Mỹ đã cùng với các đồng minh trong khu vực liên tiếp lên tiếng cảnh báo Trung Quốc về tác hại của các quyết định kể trên đối với tình hình ổn định và an ninh trong vùng.

Mặt trận mới của Mỹ : Tấn công đường lưỡi bò và ủng hộ vụ kiện của Philippines

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hầu như đã tranh thủ mọi cuộc gặp với các tác nhân tại châu Á, từ Philippines, Nhật Bản, cho đến Indonesia, ASEAN, và cả với Trung Quốc để nhắc lại quan điểm kiên quyết chống đối của Washington đối với một vùng phòng không mà Bắc Kinh muốn đơn phương tuyên bố tại Biển Đông.

Quan điểm cứng rắn của người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ đã được một loạt các tướng lãnh trong quân đội Hoa Kỳ phụ họa, từ tướng Herbert ‘Hawk’ Carlisle, Tư lệnh Không quân Mỹ tại vùng Thái Bình Dương, trong một bài phỏng vấn dành cho hãng tin Mỹ Bloomberg hôm mồng 09/02/2014 tại Singapore, cho đến phát biểu của Đô đốc Admiral Jonathan Greenert Tư lệnh Hành quân của Hải Quân Hoa Kỳ tại Philippines ngày 13/02/2014 vừa qua.

Theo giới quan sát, ngoài thái độ kiên quyết chống một vùng phòng không mới của Trung Quốc trên Biển Đông, Hoa Kỳ lần này đã thẳng thừng đả kích tấm bản đồ đường lưỡi bò mà Bắc Kinh đang sử dụng để áp đặt yêu sách của họ trên Biển Đông, đồng thời công khai tuyên bố ủng hộ việc Philippines kiện các đòi hỏi chủ quyền quá đáng của Trung Quốc trên Biển Đông.

Tất cả các yếu tố kể trên đều đã được ông Daniel Russel, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách châu Á Thái Bình Dương nêu bật trước Hạ Viện Mỹ ngày 05/02 vừa qua, khi ông cảnh cáo Trung Quốc rằng không nên tìm cách thiết lập một vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông.

Việt Nam cần ủng hộ Philippines và làm rõ quy chế các đảo trên Biển Đông

Theo Giáo sư Ngô Vĩnh Long, chuyên gia quen thuộc về Biển Đông tại trường Đại học Maine (Hoa Kỳ), thái độ cứng rắn trở lại của Hoa Kỳ trên hồ sơ Biển Đông, là một cơ hội tốt cho Việt Nam để thúc đẩy các hồ sơ chủ quyền của mình, vì sự dấn thân mạnh mẽ trở lại của Mỹ sẽ có sức lôi kéo đối với các nước ASEAN đang còn e ngại Trung Quốc.

Tuy nhiên để tranh thủ cơ hội tốt này, theo Giáo sư Long, Việt Nam phải mạnh dạn tiến thêm hai bước, một là tích cực hơn trong việc hưởng ứng vụ Philippines kiện Trung Quốc ra trước Tòa án Liên Hiệp Quốc trong tư cách « nước làm chứng », và hai là xác định rõ và công bố quan điểm của Việt Nam về các thực thể địa lý trên Biển Đông, theo đó không một hòn đảo hay bãi đá, rạn san hô nào có hải phận 12 hải lý.

Theo Giáo sư Long, chỉ bằng cách nhấn mạnh đến sự khác biệt của mình trước các đòi hỏi tham lam và quá lố của Trung Quốc, đồng thời nhấn mạnh đến mối đe dọa đối với an ninh khu vực của việc Trung Quốc khống chế vùng Hoàng Sa thì Việt Nam mới thúc đẩy được hồ sơ Biển Đông theo chiều hướng có lợi cho mình.

Trả lời phỏng vấn của RFI, Giáo sư Ngô Vĩnh Long trước hết nêu bật ba nguyên do thúc đẩy Mỹ tỏ thái độ cứng rắn trở lại trên vấn đề Biển Đông trong thời gian gần đây.

Giáo sư Ngô Vĩnh Long – Đại học Maine (Hoa Kỳ)
24/02/2014
by Trọng Nghĩa