Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2013

Tin thứ Sáu, 21-06-2013

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Văn Công Hùng: Ði Trường Sa làm báo… (SK&ĐS).   – Tấm lưới nghĩa tình đến với ngư dân (NLĐ).  – “Trường Sa, nguồn cảm hứng sáng tạo” (QĐND).  – Những ‘kỳ quan sống’ trong lòng biển Trường Sa (NĐT).
Vietnamese President Truong and Chinese President Xi toast during a signing ceremony at the Great Hall of the People in Beijing<= Photo: Tiananmen’s Tremendous Achievements. – Chủ tịch nước hội kiến với các vị lãnh đạo Trung Quốc (TTXVN).  – Nội dung bàn thảo giữa Chủ tịch nước Việt Nam và Chủ tịch nước TQ (RFA). - Việt Nam-Trung Quốc thỏa thuận thúc đẩy hợp tác cùng có lợi (VOV). – Chủ tịch TQ: Trung-Việt kiên định hợp tác hữu nghị (KT).  – Việt- Trung: Tăng cường sự tin cậy chính trị! (NLĐ).  – Chủ tịch Sang tái khẳng định mối quan hệ “16 chữ vàng, 4 tốt với “nước lạ” ? (DLB).  Cần xem lại có phải đúng là “tái khẳng định” như vậy không, hay là đã có những lời lẽ khác, bớt số “tốt” và “vàng” đi, như “láng giềng tốt, hợp tác toàn diện“. - Video: Chủ tịch nước hội kiến Thủ tướng Lý Khắc Cường (VTV). – Phỏng vấn ông Hoàng Việt, Đại học Luật TPHCM: TQ chia để trị khi xích lại với VN? (BBC).
- Việt-Trung mở đường dây nóng để giải quyết va chạm Biển Ðông (VOA). – Việt-Trung lập đường dây nóng về hoạt động ngư nghiệp tại Biển Đông (RFI). “Với việc thiết lập đường dây điện thoại nóng về hoạt động ngư nghiệp, mỗi bên có thể thông báo cho bên kia trong vòng 48 tiếng đồng hồ các vấn đề liên quan đến ngư dân và tàu cá”.
- Ông Nguyễn Phú Trọng thăm Thái Lan (BBC). “Ông sẽ nhận bằng tiến sĩ danh dự của Đại học Thammasat”. – Giáo sư Lú sắp được phong… lưỡng quốc trạng nguyên (DLB).
- Mỹ- Philippines tập trận trên Biển Đông (RFI). – Mỹ-Philippines tập trận ở Biển Đông (BBC). “Cuộc tập trận sẽ diễn ra từ 27/6 đến 2/7 và hai đồng minh sẽ triển khai hoạt động ở cách bãi cạn Scarborough chừng 108km”.
- Ngày càng nhiều rủi ro cho tàu thuyền qua lại Biển Đông (TT).  – Nhà phân tích Lưu Tường Quang, từ Sydney: Mỹ định vị toàn diện tại Châu Á Thái Bình Dương (RFI). – ASEAN-Trung Quốc thống nhất nhiều điểm cứu hộ trên Biển Đông (VOV).
- Học giả quốc tế quan ngại về tình trạng của ông Cù Huy Hà Vũ (RFI). - Một bức thư nói sai sự thật (QĐND). “Sự thật về tinh thần và sức khỏe của Cù Huy Hà Vũ chả có gì phải giấu giếm. Vậy mà không hiểu vì động cơ gì, bức thư của 33 chuyên gia, học giả kể trên lại đưa thông tin sai sự thật như vậy! Mà theo như BBC thì, trong số họ, ‘nhiều người đang giảng dạy hoặc nghiên cứu ở các trường đại học tại nhiều nước như Harvard, Yale, Đại học California, Berkeley…’.”  
Động cơ gì à? Các học giả nước ngoài không tin truyền thông trong nước. Vì sao? Hãy xem video clip phân tích sự bất hợp lý trong các đoạn phóng sự mà các nhà đài “lề phải” đã phát về vụ tuyệt thực của Cù Huy Hà Vũ. “Đoạn 1: ông CHHV mặc một chiếc áo trắng. Đoạn 2: ông CHHV cởi trần.  Điều này cho thấy, bản dựng video và bản dựng âm thanh là hai bản khác nhau. Bản dựng âm thanh được ghép vào bản video dẫn đến xảy ra điều mâu thuẫn trên”.
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=hZcnWM7IGFk
View on YouTube

Bản tin truyền hình về TS Cù Hà Huy Vũ, đâu là sự thật? (RFA). “Cả 2 cái video này hoàn toàn do cơ quan an ninh Việt Nam dàn dựng, lấy những video vừa mới quay trộn với những video quay trộm về anh Cù Huy Hà Vũ từ trước (cái này an ninh VN thường xuyên sử dụng), cho người có ngoại hình phía sau hơi giống Cù Huy Hà Vũ để đóng giả pha trộn với hình ảnh thật của anh nhằm đánh lừa thị giác người xem. Các đồ vật không có tri giác không nói dối, nó sẽ tố cáo tội ác của những kẻ hèn hạ!
- Ai đã tuồn ảnh cho Website mang danh lãnh đạo? (Trần Hùng).
Cách đây hơn 1 năm, sau khi chúng tôi phát hiện và đặt dấu hỏi về hàng loạt trang web/ blog mang tên các vị lãnh đạo nhà nước, ĐCSVN. Sau đó, báo Quân đội nhân dân đã có bài ám chỉ các trang này là giả mạo. Từ đó, chúng tôi không đề cập cũng như điểm bài vở trên các trang này nữa. 
.
Thế nhưng, thật lạ là các trang web/ blog đó vẫn hoạt động rất mạnh, tin bài đồng loạt được đưa lên rất chuyên nghiệp, chứng tỏ phải có một đội ngũ nhân viên, kỹ thuật viên hùng hậu, chi phí cao mới duy trì được hệ thống này. Chúng lại còn không hề bị cơ quan chức năng trong nước, thông qua các nhà mạng, dựng tường lửa.
.
Đặc biệt, gần đây một số trong các trang đó liên tục có bài, với giọng điệu hết sức hằn học, vô văn hóa, thậm chí là du côn, bôi nhọ, đe dọa nhiều cá nhân, blogger từng có bài viết đấu tranh cho chủ quyền biển đảo, cho sự thật và quyền tự do dân chủ của người dân. Bữa nay, blog Trần Hùng còn phát hiện các trang đó có cả ảnh “độc” có vẻ như do nhà báo của nhà nước (VOV) cung cấp.
.
Tìm hiểu thêm trên trang web của VOV News thì được biết “Quang Trung” – tác giả bức ảnh “độc” này, theo blog Trần Hùng – cũng có rất nhiều ảnh được đăng tải trên nhiều tin bài. Thế nhưng, thật lạ là trong hai bài mới đây đăng trên VOV, thì hoàn toàn là những bài lấy từ VNExpres, VTV, không có một bài nào của riêng VOV, và ảnh của “Quang Trung”. (Chúng tôi sẽ xác minh ngay chi tiết này và sớm bổ sung tại đây) ... Và đây rồi! Chúng tôi đã có được thông tin cho biết phóng viên ảnh Quang Trung không được cử đi Trại 5, nhưng phóng viên này đã cho phóng viên Hoàng Hà, VNExpres mượn máy ảnh của mình. Đó chính là lý do các thông tin về bức ảnh thể hiện là của “Quang Trung/ VOV). Như vậy, có thể biết thêm tình tiết mới: phóng viên Hoàng Hà của VNExpress có mối quan hệ với các trang web/ blog “mạo danh” kia.
.
Từ những hiện tượng trên, người ta chỉ có thể nghĩ rằng chính cơ quan quyền lực nào đó ở trong nước đứng đằng sau các web/ blog này.
1
.
Vậy họ là AI, trong khi trước đó báo Quân đội nhân dân lại đã từng chỉ mặt những sản phẩm của họ là thứ mạo danh? Báo QĐND không biết, hay chỉ đơn giản là lực lượng an ninh, tình báo bên quân đội không chấp nhận hoạt động của các web/ blog đó, bởi vì chúng không đại diện cho quyền lợi chung của nhà nước VN, mà chỉ cho một “nhóm lợi ích” nấp sau cơ quan nhà nước? 
.
Dù cho “ai” đứng đằng sau các trang “mạo danh” trên, thì các vị lãnh đạo nhà nước, ĐCSVN cũng đã bị xâm phạm lợi ích, bị lợi dụng danh tiếng của mình, ảnh hưởng đến cả uy tín của nhà nước. Vậy các cơ quan quản lý sẽ nói sao đây trước hiện tượng có một không hai trên thế giới này?
.
Bổ sung: trên blog Trần Hùng, từ tháng 9/2012, đã có bài Túm lại cái đuôi Những webblog mang tên Lãnh đạo, chờ hồi sau sẽ rõ…, trong đó đăng lại bình luận rất chi tiết của BS ngày 25/4/2012, có đoạn: QĐND 14/09/2012: Cục A67 cho biết, đứng đằng sau những trang web mạo danh này, không ai khác, vẫn chính là tổ chức “Đảng Dân chủ” do Nguyễn Sĩ Bình cầm đầu
Báo quân đội đã sửa là: Cơ quan chức năng cho biết, đứng đằng sau những trang web mạo danh này, không ai khác, vẫn là phản động lưu vong. (Link lưu)”.
.
Nếu chúng là của “phản động lưu vong” sao không thấy các cơ quan chức năng có giải pháp gì rõ ràng, từ việc điều tra xử lý, thông báo trên báo chí, ngăn chặn bằng dựng  tường lửa? Trong khi đó, họ lại rất tích cực dựng tường lửa khắp các trang web, blog khác, thậm chí cả hệ thống Facebook, Blogspot. Lại nữa, không lẽ phóng viên Hoàng Hà có liên quan, hoặc hợp tác với đám “phản động lưu vong” đó, mà cơ quan công an không được biết?
- Đồng hành cùng TS Cù Huy Hà Vũ: Chị Phạm Thanh Nghiên tiếp tục tuyệt thực lần 2 (DLB). – Tuyệt thực ở Việt Nam thử thách sự đe doạ của chính quyền (AP/ Defend the Defenders). – ĐỢT 2 : LỜI KÊU GỌI – ĐỒNG HÀNH CÙNG CÙ HUY HÀ VŨ VÀ CÁC TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM (TNM). – Mời xem lại: Vũ Thư Hiên – Một chút hoài niệm về đời tù cộng sản (DCVOnline).
Sáng nay, từ Trại 5, Thanh Hóa, LS Dương Hà sẽ bước vào buổi làm việc thứ ba, cùng người đại diện của Trại và ông Cù Huy Hà Vũ, để đi tới quyết định ông Vũ có tiếp tục tuyệt thực nữa hay không. Đã có những tín hiệu vui từ cuối chiều qua, tuy nhiên, chúng tôi xin phép chưa công bố, để tránh ảnh hưởng tới cuộc thương thuyết sáng nay. Một khẳng định chắc chắn qua 2 buổi làm việc, là TS CHHV đã rất kiên quyết tuyệt thực hoàn toàn trong suốt hơn 3 tuần qua. 
Chúng tôi sẽ cập nhật kịp thời thông tin ngay khi nhận được.
LS Lê Quốc Quân ‘bị đối xử khắc nghiệt’ (BBC). “Anh Quân bị giam chung với 40 người trong phòng giam, anh cũng thường xuyên bị chỉ định nằm ở nơi gần nhà vệ sinh”. - J.B. Nguyễn Hữu Vinh: Lê Quốc Quân và cuộc truy đuổi vòng quanh (RFA’s blog). “Hầu hết, những kết tội của cơ quan điều tra là căn cứ vào lời khai, bỏ qua tất cả những giấy tờ, hợp đồng, hóa đơn có giá trị pháp lý hẳn hoi nhằm kết tội Lê Quốc Quân là giám đốc Công ty? Trong khi đó, chính nạn nhân là Lê Quốc Quân đã không hề được có ý kiến gì nêu ra tại đây? Vậy đây là pháp luật hay đòn thù khi mà Bộ luật Tố tụng hình sự đã ghi rõ: ‘Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để kết tội‘.” – Chỉ tiêu (pro&contra).
- TUYÊN CÁO CỦA TUỔI TRẺ YÊU NƯỚC (TNM). – THÁNG SAU LÀ NGÀY CƯỚI CỦA UY RỒI (TNM).
- HRW: ‘Việt Nam gia tăng đàn áp blogger’ (BBC). – HRW: Cần phản ứng mạnh trước sự đàn áp leo thang tại Việt Nam (VOA). “Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch nói các nhà tài trợ và đối tác thương mại của Việt Nam cần công khai yêu cầu Hà Nội ngưng dùng luật hình sự chống lại các nhà hoạt động ôn hòa. Đồng thời, … cũng kêu gọi Việt Nam phóng thích vô điều kiện các blogger mới bị bắt cũng như chấm dứt các vụ hành hung nhắm vào những tiếng nói phê phán chính phủ”. – HRW chỉ trích Việt Nam gia tăng đàn áp blogger (RFI). “Chính sách đàn áp mọi tiếng nói phê phán, dù lớn hay nhỏ, của Việt Nam sẽ chỉ đưa đất nước này lún sâu hơn vào khủng hoảng . Những vụ bắt giữ và tấn công các blogger mới đây cho thấy chính quyền sợ thảo luận công khai về dân chủ và nhân quyền đến mức nào”.
- Phát biểu của hai dân biểu Anthony Byrne và Luke Simpkins trong phiên thảo luận về nhân quyền Việt Nam tại Quốc hội Úc ngày 17.6.2012 (Defend the Defenders).
- Báo cáo của Article 19 gửi tới chương trình theo dõi nhân quyền định kỳ của LHQ, về việc chính phủ VN kiểm soát truyền thông bằng cách tấn công các trang mạng, đàn áp tiếng nói của các blogger: Vietnam: ARTICLE 19′s submission to the UN Universal Periodic Review: State controlled media and lack of press freedom – Internet surveillance and cyber attacks on civil society (Artical 19).  – Bản tóm lược: Thủ thuật tấn công mạng ở Việt Nam (BBC). “Các tổ chức xã hội dân sự và các nhà hoạt động tại Việt Nam đã bị cướp tài khoản. Điều này thường được thực hiện thông qua việc sử dụng phần mềm độc để truy cập thông tin tài khoản cá nhân của họ”.
- Âm thanh: ‘Cơ hội và thách thức’ cho báo chính thống (BBC). – ‘Cơ hội, thách thức’ cho báo chính thống (BBC). Ông Mai Phan Lợi: “Tôi lấy ví dụ như có nhiều sự kiện mà mạng xã hội và blogger đã đưa rất sớm. Báo chí chính thống thì đưa chậm cả tuần và khi đưa tin thì tin cũng trùng lặp và độ chính xác giống hệt với thông tin mà mạng xã hội và các blogger đã đưa. Những sự kiện nhỏ lẻ như thế chúng tôi gọi là thách thức với báo chí chính thống…
H1- Anh Nguyễn Bắc Son bảo: “Báo chí phải xây dựng lòng tin” (VNN). Nhưng anh không thể xây dựng lòng tin bằng cách cho báo chí đăng những bài nói láo như thế này: Tự do internet của Việt Nam là sự thật không thể bác bỏ (QĐND). Hay VOV với bài: Tự do Internet ở Việt Nam- không phải nước nào cũng có, hoặc báo Nhân Dân: Một sự vu khống, xuyên tạc trắng trợn tình hình báo chí ở Việt Nam. Lòng tin không thể xây dựng trên sự dối trá, nói láo mãi mà không biết ngượng. Hoặc là Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son từ trên trời rớt xuống, hoặc là ông quá coi thường trình độ hiểu biết của người dân VN và thế giới, nên cứ tiếp tục nói láo mãi. – Lê Diễn Đức: Nhục nhã thay nền báo chí cách mạng (RFA’s blog).
- Dương Đình Giao: NHÂN “NGÀY BÁO CHÍ VIỆT NAM” (Ba Sàm). - Vùng nhạy cảm an toàn cho các nhà báo CHXHCNCC (DLB). “Thời Miền Nam chưa được ‘giải phóng’ khỏi sự ‘kìm kẹp ác ôn của Mỹ Ngụy’, nhà báo Chu Tử tuy vậy còn được hưởng chút ‘không gì quý hơn độc lập tự do’ trong mục ‘Nói Với Đầu Gối’ để mặc sức ‘xả xú bắp’. Thời Kách mạng hiện đại không có chuyện đó: đầu gối cũng là ‘đối tượng’; chúng là phản động, là CIA cài cắm lại không chừng. Kách mạng cấm hai đầu gối, nhưng Kách mạng chừa cho vùng ‘nhạy cảm’ giữa hai đầu gối. Đó là vùng trời tự do của nhà báo chính thống...” – Nhà báo mến yêu ơi (Trần Nhương).
- Ra sách… mừng ngày Báo chí! (FB Huynh Văn Hoa). “1- Nghĩa vụ đầu tiên của báo chí là tôn trọng sự thật  2- Lòng trung thành đầu tiên của báo chí là trung thành với công dân  3- Bản chất của báo chí là rèn luyện sự kiểm chứng  4- Người làm báo phải duy trì sự độc lập với những người mà mình đưa tin bài.  5- Báo chí phải là người giám sát độc lập đối với quyền lực.  6- Báo chí phải cung cấp diễn đàn cho sự phê phán và thỏa hiệp của công chúng.  7- Báo chí phải phấn đấu trở nên có ý nghĩa, thích đáng và thú vị.  8- Báo chí phải giữ cho tin tức được toàn diện và cân xứng.  9- Người làm báo phải được phép thi triển lương tâm cá nhân của mình“. Nhưng mà báo chí VN nằm dưới sự quản lý của BTGTW và bộ 4T thì làm sao thực hiện được 9 nhiệm vụ nói trên? Mời xem lại: Tự do báo chí kiểu Việt Nam (kỳ 1) (Đoan Trang).
- Nhà báo, nhà văn, nhà thơ, họa sỹ Trần Nhương: Giới trẻ phải có bản lĩnh trước những thông tin trái chiều (NBCL/ Trần Nhương).  – Nói láo ngọt bùi, hay nói thật đắng cay ? (Lê Thiếu Nhơn). - Lê Duy Phương  tặng các nhà báo: Nhà báo (Trần Nhương). – Đừng lẫn “công” với “tư” (Phước Béo).
- Những màn Kịch cuối cùng (Minh Văn). “Ở đây họ bàn bạc những vấn đề đại sự quốc gia, có đến hàng ngàn con người từ khắp nơi tụ họp. Căn phòng được trang hoàng lộng lẫy tựa một sân khấu kịch với đủ màu sắc đỏ vàng chói mắt. Các diễn viên chính thì ngồi những hàng ghế phía trên, bên dưới là các diễn viên phụ với đủ giọng 3 miền. Đôi khi họ tranh cãi nhau chí chóe theo kịch bản để đánh lừa người dân về tính dân chủ“. – “Đề nghị thông qua Hiến pháp trước” (DV).
- Bùi Tín: Cuộc bỏ phiếu chẳng giống ai (VOA’s blog). “Ở một nước dân chủ, các cuộc thăm dò tín nhiệm hay bỏ phiếu tín nhiệm bao giờ cũng có 2 chiều, chiều tín nhiệm và chiều không tín nhiệm. Không có nơi nào lại chỉ có một chiều chia ra 3 nấc như trong cuộc bỏ phiếu ở Quốc hội Việt Nam vừa qua; 3 nấc đó là: tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp. Nghĩa là mọi đối tượng thăm dò đều chắc chắn được 100 % tín nhiệm, chỉ khác ở mức độ”.
- Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi: Nên thông qua sau Hiến pháp (DV).  – Hoãn thông qua Luật Đất đai sửa đổi (VnEco).  – Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi: “Cần tiếp tục lấy ý kiến nhân dân…” (DV). – Hà Nội khảo sát, xây dựng bảng giá đất năm 2014 (TTXVN). – Quốc hội thông qua dự luật 1 trang (TBKTSG).
- Video: Lực lượng cảnh sát cơ động đổ bộ vào khu đất Trịnh Nguyễn chiều ngày 18-6-2013 (FB Trương Văn Dũng). Bà con sợ bị công an đàn áp nên phải đồng thanh la lên nhắc nhở: “Công an bảo vệ dân! Bộ đội bảo vệ dân!“. Một bà cụ bức bách: Thà rằng cho dân 1 quả bom cho chết mẹ hết đi!
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=LvTC_JnBBTI
View on YouTube
- Bất công với nông dân và chuyện dài tạm trữ (RFA). “Cần nhất là Bộ trưởng Nông nghiệp ông Cao Đức Phát phải có cái tầm nhìn sâu về nông dân, phải hiểu cho nỗi khổ của nông dân từ đó lo cho nông dân, chứ ông đứng trên đài cao ông nói mà ông không làm”.
- Việt Nam vẫn ở Bậc 2 về tình trạng buôn người (VOA). “Các công ty xuất khẩu lao động của Việt Nam mà đa phần có liên hệ với các cơ sở nhà nước và các trung gian môi giới thường buộc những người muốn đi lao động nước ngoài phải trả các chi phí quá mức, khiến lao động Việt khi ra nước ngoài thường bị lâm vào cảnh nợ nần và dễ trở thành nạn nhân của nạn cưỡng bức lao động”.  - ‘Nhiều công nhân xuất khẩu Việt Nam chịu cảnh lao động khổ sai’ (VOA).
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN (ND). “Kiên định con đường đi lên CNXH với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, cần liên tục đổi mới tư duy kinh tế và tư duy phát triển, không ngừng phân tích, đánh giá và rút ra bài học thành công và thất bại trên con đường ‘dò đá qua sông’, thực hiện một mô hình kinh tế mới chưa từng có tiền lệ“. Phải “kiên định con đường đi lên CNXH” để thực hiện mục tiêu dân nghèo, nước mạt, xã hội tan tành, dân chửi: lưu manh!
- TẠI SAO CHÚNG TA LẠI CHỌN CON ĐƯỜNG NHƯ VẬY? (Đặng Ngữ/ Thùy Linh). “Câu hỏi đặt ra là: tại sao chúng ta có thể tồn tại mà không thể văn minh, hùng cường được? Ở vào những khúc quanh lịch sử, dân tộc ta luôn có những lựa chọn không thể hiểu nổi, hết lần này đến lần khác“.
- KHI ĐÃ ĐƯỢC “LÊN MÂY” (Bùi Văn Bồng). “Dự án trên mây, đời như lên mây, chỉ cần một nhiệm kỳ là dư sức cất cánh bay. Hừ, anh nào có sức thì cứ phê, thừa hơi thì cứ chê. Khi ra kiểm điểm trước tổ chức, cùng lắm một tiếng xin lỗi là xong chứ gì!
- Kiểm điểm trách nhiệm trong quản lý ngân sách (VnM). – GIẬT MÌNH…. Ai giật mình? Xin thưa, các vị ĐBQH Khánh Hòa! (FB Sao Hồng).
- Huyện Nhà Bè, TP.HCM: 13 năm xin… một con đường (PNTP).
- Yêu cầu bốn tỉnh, thành báo cáo thực trạng mại dâm (TN).  – Phòng chống mại dâm… chỉ nghe báo cáo: có nên làm? (KT).  – Cơ quan chức năng ‘bất lực’ ở ‘phố đèn đỏ Sài Thành’ (PT).  – Điều khó nói…! (PL&XH).
- NHỮNG CÂU HỎI KHÔNG ĐƯỢC TRẢ LỜI QUANH CHUYỆN ĂN …“NHÀ VỆ SINH” (TNM).
- Nguyễn Quang Thân: Đôi song sinh nghịch tử (PNTP). “Tiền vàng tham nhũng bẩn thật, nhưng dù sao vẫn nằm trong ngân hàng hay túi bọn tham nhũng, xã hội còn hy vọng có dịp thu về. Nhưng lãng phí dù để lấy cớ tham nhũng hay không, là đưa mồ hôi nước mắt của dân đổ sông đổ biển, lại còn để lại di chứng khó chữa”.
- Tạm trú 2 năm mới được nhập khẩu vào 5 thành phố lớn (DT).
- CỨ LÀM NGƯỢC LẠI XEM… (Nguyễn Quang Vinh).
Vấn đề người Việt ở Campuchia lại nóng (RFA).
- Ngày quân lực Việt Nam Cộng Hòa (Phi Vũ).   - So Sánh Bắc Hàn, Nam Hàn và Nghĩ lại cuộc chiến Việt Nam (DLB).
- Dirk C. Fleck: Quyền lực thứ tư: Tôi chỉ không đau đớn khi tôi viết (hết) (Phan Ba).
- Hàn Quốc: ‘Triều Tiên có 3.000 hacker chuyên nghiệp’ (TP).  – Cơ hội lớn để nối lại đàm phán hạt nhân Triều Tiên (VOV).  – Anonymous: Sẽ công bố công nghệ tên lửa tuyệt mật của Triều Tiên (TT).
- Giàu mạnh hay Tự do trước? Con gà và quả trứng của Trung Quốc (Time/ DCVOnline). – Không, Trung Quốc không trở thành một siêu cường toàn năng (Gốc sân).
- Trung Quốc đẩy mạnh quân cờ sang Trung Á (RFI). “Để thỏa mãn nhu cầu dầu lửa và khí đốt, Trung Quốc ngược theo con đường tơ lụa và đặc biệt quan tâm tới Kazakhstan, đất nước có diện tích lớn thứ 9 trên thế giới, với 17 triệu dân, mà trong lòng đất chứa đầy nguồn tài nguyên tự nhiên”.
H9- Bà Rebiya Kadeer lãnh tụ người Duy Ngô Nhĩ nói, TQ sử dụng quân đội ở Tân Cương: China used military in Xinjiang, says Uighur leader (AFP/Tokyo/ Gulf Times). – Bắc Kinh bị tố cáo dùng vũ lực ở Tân Cương (RFI).
Công nhân TQ dùng hành động tập thể để thương lượng khiếu kiện (VOA). “Trong 2 năm vừa qua, hành động tập thể của các tổ chức do chính công nhân thành lập đã trở thành loại hình chính mạch của phong trào lao động ở Trung Quốc”.
- Mỹ tố cáo Trung Quốc và Nga không nỗ lực chống nạn buôn người (RFI). “Bản báo cáo nêu rõ tệ nạn ‘buôn người nghiêm trọng trong cộng đồng dân di cư nội địa Trung Quốc’, cũng như tình trạng ‘lao động cưỡng bức trong các lò gạch, mỏ than và nhà máy’.” – Trung Quốc, Nga chỉ trích phúc trình của Mỹ về nạn buôn người (VOA).
- Bê bối băng sex TQ: cựu quan chức ra tòa (BBC).
- Horn Gyula : Người dỡ bỏ bức màn sắt Đông Âu từ trần (RFI).

KINH TẾ
- Vì sao DNNN khó minh bạch thông tin? (TBKTSG).
- Một tập đoàn Mỹ muốn đầu tư vào sân bay Cam Ranh (VnEco).
- Nhiều người mua vàng khi giá lao dốc (TBKTSG).  – Giá vàng trong nước thấp nhất gần 2 năm qua (TT).  – Giá vàng khó “nóng” trở lại (NLĐ).  – Lại bán sạch vàng đấu thầu (VnEco).  – Vì sao ngân hàng ráo riết mua vàng? (GD&TĐ).  – Hứng “cú đấm” từ FED, giá vàng quốc tế giảm chóng mặt (VnEco).
- Thảm cảnh ATM bong tróc, hư hỏng ở Hà Nội (KT).
H8- Nhóm lợi ích trong nông nghiệp ở đâu? (SGTT). – Dự báo giá lúa gạo vẫn tiếp tục thấp (TBKTSG).  – Từ nỗi lo “trúng mùa – mất giá” nghĩ về “cánh đồng mẫu lớn” (ND). ĐBSCL đang tiến tới cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp. =>
- Điêu đứng vì bắp lai (NLĐ).
- Nhiều nhà máy dược chỉ hoạt động 30-40% công suất (TBKTSG).  – Đấu thầu loạn, giá thuốc như ‘trực thăng không chỗ đỗ’ (VNN).  – Siết nhập khẩu, cần luật đấu thầu về y tế (NLĐ).
- Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy (VnEco).
- Thị trường chứng khoán thế giới tuột dốc (VOA).

- Doanh nghiệp “chết” không “chôn” -Bài 2: Phá sản không xong, DN thành ‘ma’ lừa đảo (TP).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- YÊU THỜI ĐỒ ĐỂU (KỲ 67) (Nhật Tuấn).
- Trần Vũ Long Hồng Thanh Quang: “Một mình ta đã quá chật ta rồi”  (Trần Nhương).
- VIẾT VĂN HÓA-VĂN NGHỆ NƯỚC NGOÀI: KHÓ HAY DỄ! (FB Mạnh Kim).
- Nhà văn Hoàng Quốc Hải: Những cảm nhận văn hóa thú vị (Trần Nhương).
- CON ĐÂY: CHÙM THƠ VŨ MẠNH QUANG (Trần Mỹ Giống).
- Cái ác (Nhị Linh).
- HÀ NỘI TIẾU LÂM TRUYỀN KỲ (KÌ 131: BÈO HOA DÂU) (Trần Mỹ Giống).
- Phạm Tùng Cương: Đào thoát, nhưng không theo cách của T. S. Eliot (Diễn Đàn).
H6<- Hà Nội đã hoàn tất quy hoạch làng cổ Đường Lâm (TTXVN).
- Vớ vẩn thôi mà, tiếng ve kêu… (Trần Nhương).
- Ts. Quang Can: Chương trình tiếng Cham tại Việt Nam và hạn chế cần khắc phục (Gulpataom).
- Chênh lệch hưởng thụ văn hóa vẫn rất lớn (TQ).
- Sân khấu du lịch : Vẫn loay hoay tự bơi (PNTP).
- Thiếu “duyên nghề” khó thành sao (NLĐ).
- Truyện ngắn của Lưu Tuấn Hùng: CÂY CẢNH VÀ LÒNG NGƯỜI CHƠI CẢNH (Trần Mỹ Giống).
- Nguyễn Xuân Hoàng: Andrea Bocelli (và Nguyễn Đức Đạt): Tiếng hát vỡ nát lồng ngực (VOA’s blog).
- RFI tăng cường phát thanh bằng tiếng Khmer tại Cam Bốt (RFI). “Chương trình phát thanh mới, bắt đầu từ 7 giờ đến 21 giờ, giờ địa phương bao gồm 3 bản tin thời sự chính, mỗi bản tin 60 phút, vào lúc 7 giờ, 13 giờ và 19 giờ, xen kẽ các bản tin ngắn vào đầu mỗi giờ. Phần còn lại trong ngày là các mục âm nhạc, tạp chí, bình luận … bằng tiếng Khmer”.
- Ngôi sao balê Nga gần như mù do bị tạt axit (VNE).
- ‘Bố già’ phim ‘The Sopranos’ James Gandolfini qua đời (VOA).

Nghi án đạo thơ cuộc thi thơ ĐBSCL:
- BỨC THƯ DÀI 4 TRANG CỦA TÁC GIẢ “VỀ ĐỒNG MÙA NƯỚC NỔI” CAO PHÚ CƯỜNG (AN GIANG) LÊN TIẾNG PHỦ NHẬN MÌNH ĐẠO THƠ  .- PHÁT HIỆN THÊM MỘT BÀI THƠ CỦA CAO PHÚ CƯỜNG CÓ DẤÚ HIỆU ĐẠO THƠ TÁC GIẢ VƯƠNG THẢO  .- CUỘC THI THƠ ĐBSCL LẦN THỨ V – 2012: KHÔNG HIỂU VÌ LÝ DO GÌ CHẬM CÔNG BỐ TÁC PHẨM LỌT VÒNG CHUNG KHẢO (Văn chương +). Kết quả được công bố, nhiều ý kiến xì xầm, người khen kẻ chê. Không lâu sau, dư luận tại tiếp tục tranh luận về bài viết “Vài ý kiến về 11 bài thơ vào chung khảo Cuộc thi Thơ ĐBSCL (lần V-2012)” của nhà giáo Lê Xuân ở Cần Thơ. Có người khen bài này nhận định đúng, có người chê rằng ông Lê Xuân nói tầm phào”.
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Đề xuất giáo dục đại học 2.0 (VNE).
- Giáo sư Đinh Quang Báo nói về: Khâu then chốt của chất lượng giáo dục (GD&TĐ).
- Nông dân được gì và cần gì từ giáo dục? (TQ).
- Xu hướng tuyển sinh 2013: “Thí sinh không còn chạy theo trào lưu” (HHT).  – Dân mạng vào cuộc tiếp sức mùa thi (TT).
- Con ghẻ (DV). “Lâu nay, ngay cả ngành giáo dục cũng coi hệ bổ túc là “con ghẻ”, là nơi để những học sinh cá biệt, học sinh không đỗ nổi vào trường trung học bình thường kiếm lấy cái bằng tốt nghiệp để vào đời. Thậm chí có nơi, như TP.HCM từng có thực tế, học sinh hệ bình thường mà học quá kém cũng cho sang hệ bổ túc thi cho dễ đỗ”.
- Thi tuyển chức danh Hiệu trưởng Đại học Hải Phòng (TTXVN). “Theo đó, tiêu chuẩn quy định bắt buộc của chức danh Hiệu trưởng Trường Đại học Hải Phòng phải là đảng viên, không trong thời gian thi hành kỷ luật, trong độ tuổi bổ nhiệm, có trình độ tiến sỹ, cao cấp lý luận chính trị trở lên, ngoại ngữ trình độ C, sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành, giảng dạy...”
H5- Có trường mầm non chất lượng cao? (NLĐ). =>
- Học năng khiếu: Không nên ép buộc (GD&TĐ).
- Cao đẳng Asean bị phạt 190 triệu đồng, cấm tuyển sinh (TP).
- Video: Phát hiện và điều trị gan nhiễm mỡ (VTV).
- Tái bản cuốn “Từ nghiên cứu đến công bố” (Nguyễn Văn Tuấn).
- Giải ‘Nobel Nông nghiệp’ về tay 3 khoa học gia ngành biến đổi gien (VOA). “Chúng tôi đã có thể tạo ra những gien mới, giúp cho nông dân được dễ dàng hơn trong việc khống chế cỏ dại và khống chế côn trùng, mang lại cho nhà nông những công cụ mới”.
- TQ mở ‘lớp học không gian’ (BBC). – Phi hành gia Trung Quốc giảng bài từ vũ trụ (VOA).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Giải oan cho Quinvaxem! (NLĐ). - Video: Sẽ cho sử dụng lại Vaccine Quinvaxem (VTV).  – Đưa vắc-xin Quinvaxem sử dụng trở lại liệu có mạo hiểm? (PNTP).  – “Khi dùng lại vắc xin, tai biến có thể sẽ tái diễn” (VNN).  – Sử dụng lại Quinvaxem: Phải lường trước sẽ có tiếp tai biến sau tiêm (LĐ).  – Mong có văcxin an toàn (TT).
- Xác định khí độc gây tử vong cho 4 thợ lặn trong khoang tàu (DT).
- 2.000 người bị bọ xít hút máu được theo dõi sức khỏe (TN).
- VPĐD Tổng cục Du lịch Thái Lan phản hồi vụ du khách Việt bị “bỏ rơi” (PNTP).  – Travel Life hứa bồi thường cho 700 khách Việt bị bỏ rơi (VNE). – Video: Lỗ hổng trong kiểm soát du lịch (VTV).
- Xe tải đấu đầu xe khách, 11 người trọng thương (DT).  – Nụ cười lạ lùng của bác sĩ gây tai nạn chết người (TN).  – Cụ ông lượm ve chai bị xe cán nhiều lần đến biến dạng (TT).
Bắt 5 người VN trốn trong cốp xe vào Ba Lan (ĐCV).
- Vùng biển Cà Mau xuất hiện sinh vật lạ (QĐND).  – Nghi vấn cá biển chết do sinh vật lạ (TN).
- Hành trình tới Sơn Lập đi tìm mặt trời – P2 (Bát Trảm Đao).
- Phá rừng và trồng rừng (Đào Hiếu).


H4<- Đập thủy điện sẽ làm cá tra sông Mekong tuyệt chủng (VNN).  – Đập Xayaburi bị ‘tố’ gây tuyệt chủng cá tra dầu sông Mekong (ĐV).
- Hổ lai sư tử trong vườn thú (BBC).
- Mưa lũ ở Ấn Độ: 1.000 người có thể thiệt mạng (PNTP). – Ấn Độ huy động quân đội cứu trợ nạn nhân lũ lụt (RFI).
- Pháp : thánh địa Lộ Đức bị ngập nước (RFI).
- Singapore bị ô nhiễm khói bụi (BBC). “Các đám khói bị cho là tới từ đốt trộm rừng ở đảo Sumatra của Indonesia”. – Khói bụi nghiêm trọng ở Singapore (BBC). – Khói bụi đầy trời Singapore và Malaysia (BBC). – Khói mù lên tới mức nguy hiểm ở Singapore (VOA).  – Khói mù : Jakarta trách Singapore phản ứng như “trẻ con” (RFI). – Indonesia nhả khói khiến Singapore bất bình (PT).
- Tổng Thống Obama tập trung vào vấn đề biến đổi khí hậu (VOA).

QUỐC TẾ
- Nga sẽ hoàn thành hợp đồng S-300 với Syria (TN).  – Chiến đấu cơ Syria oanh tạc dữ dội phe nổi dậy (VnM).  – Giới ngoại giao và quân sự Mỹ cãi nhau về Syria (NLĐ). – Vụ khủng hoảng người tị nạn ở Phi Châu bị lu mờ vì tình hình Syria (VOA).
- Brazil hủy tăng phí giao thông, biểu tình vẫn tiếp diễn (VOA). – Biểu tình bạo lực tiếp diễn ở Brazil (BBC). “Khoảng 250 nghìn người đã xuống đường tại hơn một chục thành phố ở Brazil những ngày qua”. – Chính giới Brazil trước áp lực đường phố (RFI). “Toàn bộ các chính đảng, kể cả đảng cấp tiến nhất, đều bị bất ngờ, vì đây là một phong trào nằm ngoài các khuôn khổ truyền thống. Đó là một phong trào của các cá nhân đi từ mạng xã hội Facebook ra đường phố”.
H3- Thổ Nhĩ Kỳ: Tình yêu bóng đá và chuyện biểu tình (BBC). “Phía trên một đoạn rào chắn có treo một lá cờ mới, kết hợp màu sắc của cả ba đội bóng, gồm màu trắng đen của Besiktas, vàng đỏ của Galatasaray và vàng xanh của Fenerbahce, với dòng chữ ‘Istanbul United’.”
- Mỹ tìm cách cứu vãn kế hoạch đàm phán với Taliban (VOA). – Mỹ tạm ngừng ý định đàm phán với Taliban (RFI). “Sự cố ngoại giao này là một bằng chứng mới cho thấy Afghanistan và Hoa Kỳ không tin tưởng lẫn nhau và Washington ‘sẵn sàng thu vén để cuốn gói khỏi Afghanistan’.”
- Iran quyết định xây dựng một lò phản ứng hạt nhân mới (VOV). – ‘Tấn công quân sự nhắm vào Iran là lựa chọn xấu nhất’ (VOA).
- Thủ tướng mới của Palestine đệ đơn xin từ chức (VOV).
- Cử tri Iraq đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử bị trì hoãn (VOA).
- Truyền thông Nhà nước Hy Lạp vẫn bế tắc (RFI).
- 150 bác sĩ kêu gọi tuyệt thực để gây áp lực với Tổng thống Obama (VOA).
NASA giới thiệu các ứng viên phi hành gia mới (VOA).

* RFA: + Sáng 20-06-2013; + Tối 20-06-2013
* RFI: 20-06-2013
* VTV: + Chào buổi sáng – 20/06/2013; + Tài chính kinh doanh sáng – 20/06/2013; + Tài chính kinh doanh trưa – 20/06/2013; + Tài chính tiêu dùng – 20/06/2013; + Điểm hẹn văn hóa – 20/06/2013; + Nhịp đập 360 độ Thể thao – 20/06/2013; + 360 độ Thể thao – 20/06/2013; + Thể thao 24/7 – 20/06/2013; + Khoảnh khắc thường ngày – 20/06/2013; + Cuộc sống thường ngày – 20/06/2013; + Danh ngôn và Cuộc sống – 20/06/2013; + Thời tiết du lịch – 20/06/2013; + Thời sự 12h – 20/06/2013; + Thời sự 19h – 20/06/2013.

1852. HÒA ĐÀM GENÈVE NĂM 1954 – NỖI KHÓ XỬ CỦA TRUNG QUỐC (2)

Mạng Trung Quốc 360doc.com
10-11-2010
Người dịch:  Quốc Thanh
Bài này trích từ “Nghiên cứu về lịch sử thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa -2” 《中华人民共和国建国史研究2》 Tác giả:  Dương Khuê Tùng   Nơi xuất bản: Nhà xuất bản nhân dân Giang Tây  Năm xuất bản: 9.2009. (Xin xem: book.douban.com/subject/3923370/).
Thúc đẩy ngừng bắn ở Đông Dương
Khi lãnh đạo 3 nước Trung Quốc, Việt Nam, Liên Xô bàn về phương châm đàm phán của Hội nghị Genève tại Moskva, Chiến dịch Điện Biên Phủ vừa mới bắt đầu không lâu,tình thế cuộc chiến tuy có lợi rõ cho Đảng Việt Nam, song theo sự nhìn nhận của đa số các nhà lãnh đạo hai đảng Trung-Xô, điều này không có nghĩa là người Việt Nam có thể nhanh chóng đuổi được người Pháp ra khỏi Đông Dương. Đó không chỉ bởi vì quân Pháp vẫn chiếm cứ vùng ven biển và các thành phố lớn, kiểm soát quá nửa dân số Việt Nam, mà đặc biệt là do người Mỹ đang nóng lòng muốn can thiệp. Khi chiến tranh Triều Tiên vừa mới kết thúc, các nhà lãnh đạo Đảng cộng sản Trung Quốc như Chu Ân Lai…rõ ràng là không muốn tái hiện lại màn chiến tranh Triều Tiên ở Đông Dương. Vì thế, sau khi phương châm cơ bản tham gia Hội nghị Genève đã được xác định, Chu Ân Lai nhanh chóng gủi điện cho Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng lao động Việt Nam đề nghị Đảng  Việt Nam lập tức tiến hành các công tác chuẩn bị, tổ chức đoàn đại biểu đi dự Hội nghị Genève, đồng thời định ra các phương án đàm phán. Chu Ân Lai nhiều lần chủ trương cần chuẩn bị hoạch định một đường ngừng bắn, để cho mình bảo đảm có thể có được một khu vực tương đối hoàn chỉnh, từ đó thực hiện tổng tuyển cử, hoàn tất việc thống nhất. (Chu Ân Lai niên phổ, tr. 358).

Về chuyện này, Bộ chính trị Trung ương Đảng lao động Việt Nam đã nhiều lần họp hành nghiên cứu, song quan điểm của họ ít nhiều có khác với Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc. Bởi Việt Nam độc lập đồng minh lúc này đã giành được nhiều căn cứ địa ở  miền Bắc, miền Trung và miền Nam Việt Nam, kẻ địch tuy vẫn chiếm cứ các thành phố lớn và vừa, hải cảng, đường giao thông chính và hầu hết các vùng kinh tế quan trọng, nhưng đã có thể thừa hành chính quyền tại gần ¾ khu vực của Việt Nam. Nếu vạch ranh giới đình chiến, thì Việt Nam độc lập đồng minh buộc phải bỏ mất miền Nam, thậm chí là cả nhiều căn cứ địa ở các khu vực miền Trung, một số lượng lớn quân dân và cán bộ của Đảng đều sẽ rút về miền Bắc, đều này đối với nhiều cán bộ lãnh đạo tới từ những khu vực phải rút khỏi trong Đảng là khó lòng chấp nhận. Vì thế, mặc dù cuộc họp của 3 đảng Trung Quốc, Việt Nam và Liên Xô đã xác định được phương châm đàm phán, Trung ương Đảng Việt Nam đã quyết định cử Phó thủ tướng Phạm Văn Đồng thay mặt Bộ trưởng ngoại giao đi dự Hội nghị Genève, về nguyên tắc cũng đã chấp thuận lời đề nghị thực hiện ngừng bắn, nhưng các ý kiến trong nội bộ Trung ương cũng chưa hoàn toàn thống nhất.
Ngày 7.5, quân đội nhân dân Việt Nam đã dùng hỏa pháo cực lớn và thuốc nổ hầm ngầm phá hủy hoàn toàn trận địa cốt lõi phòng thủ Điện Biên Phủ của quân Pháp, buộc quân Pháp phải đầu hàng, nhờ đó mà giành được đại thắng Điện Biên Phủ. Chiến dịch này đã tiêu diệt 160 000 quân Pháp, bắt làm tù binh 10 000, bắt sống Tư lệnh quân phòng thủ Pháp là chuẩn tướng De Casteries. Sau đại thắng Điện Biên Phủ, Phạm Văn Đồng đại diện đoàn đàm phán Việt Nam, vốn giữ thái độ hoài nghi trước chủ trương vạch ranh giới ngừng bắn, tin tương rằng tình thế chiến trường đã có sự thay đổi căn bản, cho rằng cần thay đổi phương án đường chia Đông Tây phân giới Nam Bắc vốn có, nên yêu cầu ngừng bắn tại chỗ thì hơn, điều chỉnh đôi chút, đợi đến tổng tuyển cử để thống nhất Việt Nam luôn một thể. Trong khi đó, trong thời gian diễn ra Hội nghị Moskva, việc giữ nguyên ý tưởng giải quyết luôn một thể cả 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia đã bàn bạc căn cứ theo tình hình báo cáo từ phía Việt Nam, để thành lập Liên bang Đông Dương cách mạng cũng trở thành trở ngại đối với hòa bình khó lòng khắc phục. Phạm Văn Đồng giữ nguyên ý 3 nước Đông Dương là “một chỉnh thể thống nhất”, cần có một biện pháp giải quyết hoàn chỉnh. (Quách Minh, tr. 49). Còn Chu Ân Lai thì lại phát hiện được là 3 nước trong Liên bang Đông Dương  của thực dân Pháp trong lịch sử thực ra là 3 quốc gia khác nhau từ kết quả của các cuộc tiếp xúc ngoại giao với đại diện 2 nước Pháp, Anh cùng đại diện Vương quốc Lào, Vương quốc Campuchia trong thời gian Hội nghị Genève. Sau chiến tranh 3 nước thực sự đều đã độc lập riêng rẽ, Vương quốc Lào và Vương quốc Campuchia dã được chính phủ của hơn 30 quốc gia trên thế giới công nhận, trong tình hình này mà muốn phủ nhận chính phủ của 2 quốc gia ấy, chỉ thừa nhận chính phủ chống Pháp của Liêu Quốc và Cao Miên do Việt Nam hỗ trợ, không chấp nhận đề nghị phải tách giải quyết riêng vấn đề 3 nước Đông Dương do Pháp, Anh đưa ra là điều hết sức khó khăn. Thực ra ngay chính cả bản thân Phạm Văn Đồng cũng rõ là tình hình của 3 nước rất khác nhau, Việt Nam có thể vạch được ranh giới, Campuchia hoàn toàn không có khả năng vạch ranh giới, đòi hỏi vạch ranh giới ở Lào cũng không đủ nguồn vốn. Nhất là Campuchia và Lào, đóng vai trò chủ lực trong lực lượng chống Pháp đều là quân dân Việt Nam. Song nếu chấp nhận tách giải quyết riêng, thì quân đội nhân dân Việt Nam cũng liền trở thành quân đội ngoại quốc, buộc phải rút khỏi. Kết quả tạo nên từ đó không chỉ phải bỏ rơi Nam Việt tạm thời, mà cả 2 nước Lào và Campuchia cũng chưa chắc đã rơi vào vòng kiểm soát của các chính phủ vương quốc. Điều này có một khảng cách quá xa với dự kiến ban đầu của Đảng Việt Nam và lực lượng chống Pháp ở Liêu Quốc, Cao Miên.
Xoay quanh những vấn đề này, đã xảy ra sự tranh cãi gay gắt giữa các bên trong thời gian Hội nghị Genève. Lưu ý tới phương án của Đảng Việt Nam sẽ không có khả năng được đối phương chấp nhận, đại diện Mỹ đã cố sức tận dụng sự tranh chấp này để khiến cho Hội nghị không thể đi đến kết quả hòa bình. Chu Ân Lai sau khi trao đổi với các đoàn đại biểu 2 nước Liên Xô, Việt Nam, vào ngày 27.5 đã đề xuất rõ rằng vấn đề ngừng bắn có thể xử lý lần lượt tùy theo tình hình khác nhau giữa 3 nước. Đề nghị này đã thúc đẩy Hội nghị đi đến thỏa thuận ngừng bắn hoàn toàn đồng thời cả 3 nước vào ngày 29, đây là thỏa thuận mang tính thực chất đầu tiên kể từ khi đàm phán tới đó. Ngày 30, Chu Ân Lai gửi điện cho Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc nhấn mạnh về tính tất yếu trong việc đưa ra sự nhượng bộ này. Trong bức điện ông nói: “Ranh giới giữa dân tộc với quốc gia ở 3 nước thành viên Đông Dương là rất rõ ràng và chặt chẽ. Ranh giới này đã tồn tại từ trước  khi Pháp thiết lập nền thống trị thực dân ở Đông Dương, hơn nữa, người dân 3 nước cũng nhìn nhận như vậy”. “Chính phủ Vương quốc 2 nước Campuchia và Lào với đại đa số người dân vẫn là chính phủ hợp pháp, hơn nữa, lại là chính phủ đã được hơn 30 nước trên thế giới công nhận”. Vì thế, đối với Việt Nam, Lào và Campuchia, “phải ứng xử với 3 nước một cách nghiêm túc”. Ông nhắc Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc cần xem xét cẩn thận điểm này. (Kim Xung Cập, tr. 1126).
Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc nhanh chóng nhất trí với quan điểm của Chu Ân Lai, đồng thời giành được sự chấp thuận của Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam. Lúc này, chính phủ Lanière (BS ktra hộ cái tên này) chủ chiến của Pháp đã bị hạ bệ, cuộc dàm phán Genève bị ảnh hưởng rất rõ. Do sự xúi giục của đại diện Mỹ, các nước Phương Tây đã bỏ dở giữa chừng cuộc hội nghị về vấn đề Triều Tiên. Còn trong cuộc đàm phán về vấn đề Lào, Campuchia, do 3 bên Trung Quốc, Liên Xô, Việt Nam vẫn khăng khăng không thừa nhận quân đội Việt Minh đã tiến vào 2 nước này, nên đàm phán cũng rơi vào trạng thái bế tắc, ngày thứ hai cũng đối mặt với tình hình nặng nề là các nước Phương Tây đã chấm dứt Hội nghị về vấn đề Đông Dương. Vì thế, đại diện 3 bên Trung Quốc, Liên Xô, Việt Nam đã có cuộc trao đổi nội bộ khẩn cấp vào tối ngày 15. Chu Ân Lai nêu thẳng thừng ngay tại trận: Mấu chốt của việc đàm phán hiện nay là phía ta có thừa nhận quân Việt ở Liêu Quốc và Cao Miên hay không. Nếu như tôi kiên quyết không thừa nhận, thì vấn đề Cao Miên, Liêu Quốc sẽ không thể bàn được tiếp, vấn đề Việt Nam cũng sẽ bị kéo theo mà không bàn tiếp được. Cho nên, cần thừa nhận trước đây đã có quân tình nguyện Việt Nam tác chiến ở Cao Miên, Liêu Quốc, song có một số đã rút về, nếu như có còn thì cần xử lý dựa theo biện pháp rút hết quân đội nước ngoài. Trong khí đó, vấn đề 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia cần được giải quyết lần lượt, cần xem xét để đưa ra nhượng bộ về vấn đề Lào và Campuchia. Bởi vì, lực lượng của ta tại Lào và Campuchia quá mỏng, dựa vào lực lượng Việt Nam để đánh tiếp ở Lào và Campuchia thì chỉ tổ khiến cho các chính phủ Vương quốc hiện tại nghiêng hẳn sang phía Mỹ, thậm chí còn thúc cho Anh, Mỹ làm Hiệp ước Đông Nam Á, đưa Anh, Mỹ… vào trong một rọ, chẳng thà cứ để họ trở thành các nước trung lập kiểu Đông Nam Á còn hơn. (Khúc Tinh, tr. 257, 264, 266). Ngày hôm sau, theo ý kiến đã đi đến thống nhất trong Hội nghị, Chu Ân Lai thông qua cuộc gặp Đại thần ngoại giao Anh Eden là đồng chủ tịch Hội nghị và phần phát biểu có hạn chế trong Hội nghị để bày tỏ rõ ý muốn có sự nhượng bộ về điều này. Cử chỉ này đã đánh bại được đại diện Mỹ đang chuẩn bị có ý đồ bỏ dở giữa chừng cuộc thảo luận về vấn đề Đông Dương. Cuộc thảo luận về vấn đề Đông Dương tại Hội nghị Genève đã xuất hiện khả năng chuyển biến tốt. (Lý Liên Khánh, tr. 277-281; Kim Xung Cập, tr. 1128).
Sau khi đã giải quyết xong vấn đề xử lý riêng rẽ 3 nước Đông Dương, việc thực hiện vấn đề ngừng bắn ra sao đã nhanh chóng được đưa vào chương trình nghị sự. Để thống nhất được tư tưởng và phương châm đàm phán, đại diện 3 bên Trung Quốc, Liên Xô, Việt Nam đã mở hội nghị riêng ngày 17.6 để thảo luận về phương án phân khu do Trung ương Đảng lao động Việt Nam gửi điện đề xuất vào ngày 13. Song Phạm Văn Đồng khó lòng chấp thuận được đề nghị của Chu Ân Lai lấy Việt Nam làm trọng điểm tranh giành, còn Cao Miên, Liêu Quốc thì tùy tình hình mà nhượng bộ, Cao Miên không phân khu, Liêu Quốc chỉ phân biên khu. Sau đó, Chu Ân Lai gửi điện cho Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ giải thích rằng kiến nghị của ông ta là dựa trên tình trạng thực tế đối sánh lực lượng giữa 3 nước. “Lực lượng mọi phương diện của Việt Nam tương đối mạnh, không những có thể trụ vững được, mà còn có thể từng bước củng cố và mở rộng ảnh hưởng”. Nếu như chúng ta có sự nhượng bộ về vấn đề Cao Miên và Liêu Quốc, thì có thể đòi cho Việt Nam được nhiều hơn một chút, yêu cầu được bồi thường. Vấn đề là sự lường tình thế của Phạm Văn Đồng, thậm chí cả Trung ương Đảng lao động Việt Nam, đều đã quá lạc quan, phải trả giá quá đắt. Nhất là khi nội các Pierre Mendès-France ở Pháp lên nắm quyền, ngày 17.6 đã hứa công khai là chỉ trong vòng 1 tháng sẽ giải quyết vấn đề Đông Dương một cách hòa bình, nếu không tự động từ chức, thì điều này càng khiến cho Đảng Việt Nam cảm thấy có khả năng kiên trì đến cùng buộc chính phủ Pháp phải nhượng bộ. Theo họ, sốt ruột phải là người Pháp, chứ không phải là họ. Theo đó, Chu Ân Lai đã gửi điện cho Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc, đề nghị lãnh đạo hai đảng Trung-Việt tổ chức hội đàm, để nói rõ cho các nhà lãnh đạo Việt Nam về vấn đề then chốt này, nhằm đi đến nhất trí. (Như trên; Điện Chu Ân Lai gửi Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ đồng Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc, ngày 19.6.1954). Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc nhanh chóng bày tỏ sự đồng ý, đồng thời đã có chỉ thị thêm.
Ngày 2.7, Chu Ân Lai sau khi đi thăm Ấn Độ và Miến Điện đã tới Liễu Châu, Quảng Tây, để tham gia cuộc hội đàm hai đảng Trung-Việt như đã định. Hội đàm bắt đầu vào ngày mùng 3, ngày mùng 5 kết thức, trong 3 ngày tổng cộng có 8 cuộc họp. Theo báo cáo của Võ Nguyên Giáp, sau Chiến dịch Điện Biên Phủ, tình thế hết sức có lợi cho Việt Nam. Địch tuy vẫn còn hơn 470 000 quân, nhưng chỉ có 190 000 quân viễn chinh trong toàn bộ quân Pháp, 240 000 là ngụy quân Việt Nam, quân Lào chỉ có khoảng 20 000, quân Cao Miên chỉ khoảng 15 000. Lực lượng chống Pháp ở Đông Dương đã lên tới hơn 300 000 quân. Lực lượng quân địch chủ yếu ở Việt Nam, có khoảng 400 000, ở Việt Bắc 180 000, ở  Liên Khu Năm 80 000, Nam Bộ 120 000 đều là ngụy quân, còn quân đội nhân dân Việt Nam có 280 000, chủ yếu tập trung ở Liên Khu Năm và Bắc Trung Bộ, so sánh lực lượng thực tế mạnh hơn quân địch.
Sau khi nghe báo cáo của Võ Nguyên Giáp, vấn đề đầu tiên mà Chu Ân Lai nêu ra chính là: Nếu như Mỹ không can thiệp, tình trạng Pháp vẫn cứ tăng thêm binh lực đánh tiếp, thì tới bao lâu nữa chúng ta mới có thể giành được toàn bộ Đông Dương? Võ Nguyên Giáp nói, nếu đánh tốt thì chỉ vài ba năm là có thể nắm được. Hồ Chí Minh thì nói “thời gian ít nhất là dăm ba năm”. Ông ta thừa nhận: “Ba nước có tình trạng khác nhau. Cơ sở của Việt Nam tốt hơn, cơ sở của Lào và Campuchia kém hơn, cán bộ ở Lào và Campuchia thực ra là người Việt Nam. Ngoài ra, ngay cả khi ở Việt Nam, cũng có  nghĩa là Việt Bắc, có khá hơn, nếu xếp thứ tự Trung-Việt, thì lực lượng của Việt Nam cũng kém hơn. Đồng thời, Võ Nguyên Giáp cùng cố vấn Trung Quốc Vi Quốc Thanh, La Quý Ba… cũng đều nhấn mạnh giao thông là vấn đề lớn, nếu như muốn đánh lớn thì còn phải bỏ thời gian trước tiên vào việc sửa chữa các đường quốc lộ, nếu không sẽ rất khó đánh.
Theo đó, Chu Ân Lai đã làm tăng thêm lòng tin để thuyết phục được Đảng Việt Nam. Ông nêu rõ: Cần phải nhìn thấy rằng, vấn đề Đông Dương không chỉ là vấn đề giữa 3 nước Đông Dương với Pháp, mà nó đã được quốc tế hóa, đây là đặc điểm mang tính then chốt. Sự quốc tế hóa này thậm chí đã vượt ra khỏi phạm vi và mức độ quốc tế hóa vấn đề Triều Tiên. Đông Dương không chỉ ảnh hưởng đến toàn bộ vùng Đông Nam Á và Nam Á, mà còn ảnh hưởng tới cả các nước vùng Thái Bình Dương như Úc, Tân Tây Lan[i]…, vì thế Mao Trạch Đông nói: “Chỉ cần sơ xuất một chút là sẽ ảnh hưởng đến gần 600 triệu người ở 10 quốc gia”. Hơn nữa, vấn đề Đông Dương còn ảnh hưởng trực tiếp đến nước Pháp, do đó cũng sẽ ảnh hưởng tới tình hình của Châu Âu. Hội nghị Genève khiến cho Pháp phải cải tổ nội các, chính phủ của Thủ tướng Joseph Laniel bị hạ bệ, chính phủ Pierre Mendès-France chủ hòa lên nắm quyền, cho thấy nếu hòa với Pháp, thì không chỉ sẽ đánh bại được âm mưu của Mỹ, mà còn có thể đoàn kết được với nhiều quốc gia hơn.
Ông đồng thời giải thích, chúng ta đều biết rằng, ngay cả Mỹ có không can thiệp, thì giải phóng toàn bộ Việt Nam cũng phải mất tới 3 năm. Huống hồ về phương diện can thiệp,  Mỹ đã huy động được nửa năm. Hiện tại Ngô Đình Diệm cầm quyền lại càng đáng lưu ý hơn. Bởi vì lời lẽ của ông ta cho thấy là hoàn toàn thân Mỹ, thực tế là Mỹ đang chỉ đạo tất cả., vì thế, khả năng Mỹ giúp chính quyền ngụy Nam Việt là rất lớn. Nếu phương án chúng ta đề xuất mà yêu cầu quá cao, không thể đi đến hòa bình, thì đã chắc gì Mỹ sẽ can thiệp. Mấu chốt của vấn đề Triều Tiên nằm ở sự tăng viện của Mỹ, tốc độ tăng viện của Mỹ mà nhanh, sẽ có sự bất ngờ. Trung Quốc mà có thêm vào thì cũng chỉ chơi được trận hòa, chứ không thể thắng được. Hiện tại ở Đông Dương lại là tình trạng như vậy. Một khi Mỹ bị cuốn vào, chúng ta sẽ không thể nắm được Việt Nam dựa vào thủ pháp quân sự, mọi điều kiện sẽ chỉ càng thêm khó khăn, thậm chí ngay cả như tình hình hiện có cũng không thể giữ nổi. Cân nhắc về những tình hình này, chắc vẫn nên dùng phương pháp hòa bình để giành được toàn Việt Nam thì sẽ tốt hơn. Bởi vì xem ra các nước Ấn Độ, Miến Điện, Indonesia… cũng sẽ không phản đối việc sau này sẽ do Việt Nam dân chủ cộng hòa thống nhất Việt Nam. Cho nên, khả năng có thể tổ chức bầu cử tại Việt Nam vẫn nhiều hơn so với Triều Tiên. Hơn nữa, chiến tranh lại còn sẽ khiến cho Lào và Campuchia ngả về phía Mỹ, khiến cho phái cứng rắn của Pháp lại lên nắm quyền, đồng thời đẩy Anh Mỹ lại làm một, thành lập nên Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á.
Chu Ân Lai nói từ chiều, tối mùng 3 một mạch đến sáng mùng 4. Chiều mùng 4, sau khi bài nói của Chu Ân Lai kết thúc, Hồ Chí Minh tỏ thái độ ngay tức thì. Ông nói: Hiện Việt Nam đang đứng giữa ngã ba đường, có thể hòa, mà cũng có thể chiến, phương diện chủ yếu là tranh thủ hòa, chuẩn bị chiến. Chúng ta phải giúp Pierre Mendès-France, không để ông ta bị rới đài, điều này sẽ có lợi cho chúng ta. Vào trước tháng 11, phải làm tốt mối quan hệ với Pháp, tranh thủ được hòa bình, bởi vì trước tháng 11 Mỹ phải bầu cử, sẽ có sự cân nhắc về chuyện can thiệp.
Lời của Hồ Chí Minh chẳng khác gì lời kết luận, tỏ ý tán thành nhất trí với những người dự họp. Tối đó, những người có liên quan của hai bên Trung-Việt đã thức suốt đêm để chuẩn bị văn kiện, tới ngày hôm sau mọi người cùng thảo luận chỉnh sửa theo từng mục, nhanh chóng thông qua bản văn kiện hội nghị “Về phương án của Hội nghị Genève và vấn đề đàm phán”. Ngày kế tiếp, Trung ương Đảng Việt Nam lập tức thông báo lại cho Phạm Văn Đồng đang còn ở Genève về phương châm đàm phán và phương án phân khu đã được hội nghị xác định. Thông báo nói rõ, tư tưởng chỉ đạo đàm phán hiện nay là áp dụng phương châm thúc đẩy tích cực, không nên ngồi đợi một cách tiêu cực. Phương án cụ thể là:  Tại Việt Nam vẫn tranh thủ đình chiến ở vĩ tuyến 16 , cân nhắc đến Đường số 9 ở phía bắc vĩ tuyến 16 sẽ là nơi Lào tất phải đi qua để ra biển, đối phương có thể sẽ không nhượng bộ, cho nên sẽ có sự điều chỉnh trên cơ sở vĩ tuyến 16;  còn tại Lào thì tranh thủ cắt 2 tỉnh Sầm Nưa và Phong Sa Lỳ ở gần Trung Quốc và Việt Nam làm khu tập kết của lực lượng kháng chiến; tại Campuchia thì chỉ có thể tranh thủ giải quyết về mặt chính trị.
Song, Phạm Văn Đồng tỏ ra nghi ngờ không biết có cần thiết phải nhượng bộ như vậy hay không, nên chẳng có biện pháp gì để thúc đẩy đàm phán cả. Xem ra chỉ còn có mấy tháng nữa là đến thời hạn cuối cùng Pierre Mendès-France phải đưa ra lời hứa thực hiện hòa bình, Chu Ân Lai vừa quay lại Genève vào ngày 12 thì  buổi tối Phạm Văn Đồng đã có một cuộc đàm thoại dài. Chu Ân Lai lấy bài học bỏ qua mối nguy cơ can thiệp của Mỹ trong Chiến tranh Triều Tiên và kinh nghiệm sau kháng chiến Đảng cộng sản Trung Quốc dùng dĩ thoái vi tiến mà đạt được thành công làm ví dụ để thuyết phục mãi, cuối cùng đã khiến cho Phạm Văn Đồng thay đổi thái độ. Ngày hôm sau, Chu Ân Lai và Phạm Văn Đồng đã lần lượt đề xuất với đại diện Pháp lấy bắc vĩ tuyến 16 làm phương án mới về đường phân giới tạm thời. Qua cò kè mặc cả, hai bên lại nhượng bộ, Pháp bỏ yêu cầu đường phân giới vĩ tuyến 18, Việt Nam bỏ yêu cầu đường phân giới vĩ tuyến 16, nhất trí lấy 12,1-2 dặm Anh ở nam vĩ tuyến 17, bắc Đường 9 làm đường phân giới quân sự, đạt được sự thỏa hiệp cuối cùng.
Ngày 21.7, bản Hiệp định hòa bình Việt Nam, Lào và Campuchia thực hiện chấm dứt các hành động thù địch đã được ký chính thức. Mấy điểm thỏa thuận này ngoài việc quy định đường phân giới ra, còn có những quy định tương ứng về các vấn đề như sự giám sát quốc tế, quân Pháp rút về Nam và quân dội nhân dân Việt Nam rút về Bắc, 2 năm sau sẽ tiến hành tổng tuyển cử trong phạm vi toàn Việt Nam, bộ đội kháng chiến Lào sẽ tập kết tại 2 tỉnh Sầm Nưa và Phong Sa Lỳ, bộ đội kháng chiến Campuchia phục viên giải ngũ, Lào và Campuchia 1 năm sau tiến hành tổng tuyển cử… (Sưu tập các văn kiện Hội nghị Genève, trang 260-269; Tân Hoa nguyệt báo, số 8 năm 1954). Nỗ lực giành lại hòa bình cho Đông Dương của chính phủ Trung Quốc mới tại Hội nghị Genève đến đây coi như đã đạt được thành công theo dự định.
Những vấn đề có thể bàn thảo
Từ tích cực viện trợ cho Đông Dương vũ tranh chống Pháp, cho đến toàn lực thúc đẩy cho bản Hiệp định hòa bình Genève đi tới thành công, Trung Quốc mới đã có những thay đổi quan trọng về chính sách đối với Đông Dương. Ý nghĩa của sự biến động chính sách này ra sao, từ thời gian Hiệp định Genève cho đến ngày nay  đều luôn là một vấn đề gây tranh luận. Mấu chốt của vấn đề này là lường được tình thế chiến tranh khi ấy ra sao, tức nếu như lực lượng chống Pháp của Việt Nam vẫn cứ đánh tiếp, thì liệu Mỹ có nhất thiết phải can thiệp vũ trang như nhà lãnh đạo Chu Ân Lai đã ước đoán hay không? Sau mấy chục năm đã qua, khi nghiên cứu các tư liệu hồ sơ mà Mỹ đã bạch hóa, khi khảo sát lại lịch sử Mỹ can thiệp vào Chiến tranh Đông Dương, dường như vẫn không thể phủ nhận được sự tồn tại của khả năng này vào lúc đó. Nói cách khác, nếu cự tuyệt hòa bình và thỏa hiệp thì vẫn mang một sự mạo hiểm nào đó. Ngay cả khi Đảng Việt Nam có không cần tới thời gian dăm ba năm là có thể thực hiện được thống nhất, thì nguy cơ có thể đem lại do tấn công quân sự vẫn từ nhiều phương diện. Đúng như Chu Ân Lai đã lo ngại, kiểu tấn công quân sự này có thể sẽ khiến cho Lào, Campuchia đầu hàng Mỹ, sẽ khiến cho cả Đông Nam Á chuyển hướng sang chống Cộng, sẽ khiến cho Pháp và Anh vốn có mâu thuẫn với Mỹ bị buộc phải tán thành chủ trương của Mỹ về vấn đề Châu Á, sẽ khiến cho âm mưu ngăn trở hòa bình của Mỹ thành công, và vân vân… Kết quả xuất hiện những tình huống này có thể vẫn là giống nhau:  Hoặc là một chính phủ Pháp và chính phủ Nam Việt chủ chiến, hoặc là các chính phủ Lào và Campuchia  cầu sự giúp đỡ từ Mỹ, rồi cuối cùng Mỹ cũng vẫn nhân cơ hội này mà tiến hành can thiệp quân sự. Một khi đã xuất hiện kết quả như thế, thì kẻ thù mà Việt Minh chắc là sẽ nhiều hơn.
Những tranh luận về khả năng can thiệp của Mỹ và liệu Đảng Việt Nam có nhanh chóng thực hiện thống nhất được hay không rất dễ khiến cho người ta nghĩ đến cuộc Chiến tranh Triều Tiên. Sở dĩ Chu Ân Lai đặc biệt lấy cuộc Chiến tranh Triều Tiên làm ví dụ để nhấn mạnh cần có sự lường tính thật đầy đủ về sự can thiệp của Mỹ, chính là vì vào năm ấy cũng đã từng xuất hiện tình huống tương tự. Do mới đầu quá lạc quan về tiến trình chiến tranh, không dự liệu trước được Mỹ sẽ tiến hành can thiệp một cách nhanh chóng như vậy, nên kết quả là đã dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về mặt quân sự. Cho dù về sau Trung Quốc đã xuất quân giữ được Bắc Triều Tiên, thì cũng chỉ có thể chơi một trận hòa với Mỹ. Hơn nữa, Triều Tiên lại còn đã phải chịu những tổn thất to lớn vì thế, Trung Quốc cũng do vậy mà đã phải hi sinh đáng kể. Đảng Việt Nam lúc này, nói một cách nghiêm túc, vẫn còn không chắc chắn được bằng Đảng Triều Tiên vào năm đó. Chiến tranh Triều Tiên khi ấy tính bằng tuần, còn thời gian biểu thống nhất quân sự của Đảng Việt Nam lúc này lại phải tính bằng năm, những diễn biến trong cả một khoảng thời gian dài như thế lại càng khó dự đoán. Nói Mỹ dứt khoát sẽ không can thiệp, bất luận ra sao thì cũng đều thiếu căn cứ.
Chỉ cần tồn tại khả năng Mỹ can thiệp, thì đối với Việt Nam độc lập đồng minh chưa được quốc tế thừa nhận, việc ký kết Hiệp định hòa bình Genève sẽ mang một ý nghĩa quan trọng. Đó là bởi vì, bản hiệp định đạt được qua sự đàm phán kéo dài tới hơn 3 tháng này sẽ khiến cho Đảng Việt Nam hoàn toàn kiểm soát được 12 triệu dân và đất đai Việt Nam ở phía bắc vĩ tuyến 17, nước “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” từ đây cũng trở thành một quốc gia danh chính ngôn thuận được quốc tế công nhận. Mỹ không chỉ không tìm được lý do để có thể trực tiếp tấn công quân sự quy mô lớn đối với Việt Minh, mà còn ngay cả khi Mỹ trực tiếp đưa quân tới Nam Việt vào thời kỳ cuối thập kỷ 60, cho đến khi tiến hành ném bom dã man nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, cũng không thể không xem xét đến sự thực được quốc tế công nhận, vì thế mà luôn giữ một mức hạn chế nhất định cho hành động quân sự của mình, tức không cho quân đội Mỹ vượt quá vĩ tuyến 17.. Điều này ở một mức độ tương đối lớn đã bảo vệ và củng cố được thành quả thắng lợi mà Đảng Việt Nam đã có. Dĩ nhiên, Hiệp định Genève không hề thúc đẩy sự đi đến tổng tuyển cử và thống nhất như Chu Ân Lai và những người khác đã lường tính, song Mỹ và đặc biệt là chính quyền Nam Việt thối nát đã ngăn trở tổng tuyển cử và thống nhất, lại cung cấp lí do đủ để nhận được sự đồng tình của đa số người dân trên thế giới cho Cộng sản triển khai lại cuộc đấu tranh vũ trang ở Miền Nam mấy năm sau. Rồi do việc củng cố và xây dựng Miền Bắc, cuộc Chiến tranh Đông Dương sau này bất kể là gian khổ ra sao, thì sự tồn tại của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng tất sẽ khiến cho nó có được nền tảng tiến lên và hậu phương đáng tin cậy khác với trước đây. Chỉ cần làm một phép so sánh giữa Triều Tiên bị chia cắt với một Việt Nam cuối cùng đã giành được thống nhất là sẽ thấy được kiên trì tấn công chưa chắc đã là điều có lợi. Thỏa hiệp và hòa bình tạm thời, kết quả trái lại sẽ có lợi cho cả tấn công và thống nhất về sau.
Dĩ nhiên, với Trung Quốc mới, nó vẫn tồn tại một vài vấn đề đáng phải bàn trong việc chuyển biến chính sách đối với Đông Dương. Điều đặc biệt cần phải bàn ở đây chính là vấn đề về mối quan hệ giữa hình thái ý thức với chính sách ngoại giao. Với tư cách là một bối cảnh văn hóa chính trị, bất cứ một chính quyền nào trong quá trình soạn thảo các chính sách cũng đều khó tránh khỏi bị lẫn nhân tố hình thái ý thức của chính đảng mình vào trong đó, từ đó mà khiến cho chính sách của họ mang thiên hướng chính trị nào đó. Song, giữa hình thái ý thức với tư cách là một mục tiêu văn hóa chính trị, và chính sách hiện thực với tư cách là một phương thức và thủ đoạn truy cầu lợi ích thiết thực, suy cho cùng là có sự khác biệt rõ ràng. Trộn lẫn hai thứ với nhau, hoặc đưa quá nhiều nhân tố hình thái ý thức vào trong quá trình cân nhắc chính sách, thì nhất định sẽ tạo nên sự rối loạn chức năng chính sách. Nếu như nói, một chính phủ mạnh trong quá trình cân nhắc chính sách mà xem xét đưa hình thái ý thức vào nhiều hơn, thì thường phải một thời gian khá lâu sau mới cảm nhận thấy tác dụng phụ của nó, hơn nữa, nếu tác dụng phụ này cũng thường được thể hiện nhiều hơn ở tầng cấp chính sách, vậy một nước yếu mà xem xét đưa hình thái ý thức vào nhiều hơn trong quá trình cân nhắc chính sách, thì tác dụng phụ mà nó đem lại sẽ hiển lộ rất nhanh, hơn nữa còn khó tránh khỏi sẽ dẫn đến vấn đề ở tầng cấp đạo đức. Đó là bởi vì thứ mà chính sách trong nước phải đối mặt chỉ là những quan hệ lợi ích khác nhau trong một chỉnh thể lợi ích thống nhất, còn thứ mà chính sách đối ngoại phải đối mặt lại là quốc gia có chủ quyền khác hẳn với lợi ích. Chính sách trong nước chỉ cần chính phủ ở vào thế mạnh, thì sự hòa trộn mục tiêu với thủ pháp có thể sẽ làm thay đổi các quan hệ lợi ích thiết thực rất lớn, song lại ảnh hưởng khá chậm đến bản thân thẻ thống nhất, sự làm thay đổi các mối quan hệ lợi ích khác nhau này có thể vấn đề đạo đức do nó đem lại cũng rất dễ bị chìm trong bối cảnh chính trị của nền văn hóa mạnh. Chính sách đối ngoại lại hoàn toàn khác. Do trong thực tế không tồn tại một thể thống nhất, nên nếu quá cường điệu một hình thái ý thức nào đó trong mối tương hỗ các chủ thể lợi ích khác nhau tới mức độ không thỏa đáng, thì nhất định sẽ đem lại vấn đề ở tầng cấp đạo đức, tức khi xuất hiện các nhu cầu lợi ích khác nhau, nếu xem xét những lợi ích tạm thời của mình thì liệu có phù hợp với yêu cầu của hình thái ý thức hay không?
Có thể thấy rất rõ, khi Chu Ân Lai và những người khác đưa ra chủ trương hòa bình vạch ranh giới đình chiến, trước tiên đã phải đối mặt với nỗi phiền toái đạo đức này. Trong Hội nghị Liễu Châu, Chu Ân Lai đặc biệt chú trọng nêu ra vấn đề như vậy, tức liệu có mâu thuẫn hay không giữa việc tìm kiếm hòa bình cho Đông Dương với nhiệm vụ quốc tế của phong trào cộng sản quốc tế? Sở dĩ phải nêu ra vấn đề này, chính là vì đã nảy sinh mâu thuẫn giữa lối tư duy ưu tiên hình thái ý thức với việc cân nhắc chính sách lấy lợi ích thiết thực làm trung tâm. Nhiệm vụ quốc tế của phong trào cộng sản quốc tế là giải phóng Đông Dương, mà tìm kiếm hòa bình thì sẽ khiến cho cuộc chiến tranh giải phóng này bị đứt quãng giữa chừng, đồng thời sẽ khiến cho nhiệm vụ quốc tế ấy bị giảm giá nhiều. Rất rõ ràng là, trực tiếp chịu ảnh hưởng trước tiên từ sự thay đổi chính sách hòa bình ở Đông Dương là lợi ích của Đảng Việt Nam, Đảng Trung Quốc với tư cách là một bên thừa hành nghĩa vụ quốc tế, vô hình trung phải gánh chịu cả nghi vấn lịch sử là liệu chính sách này có trái với mục tiêu của hình thái ý thức hay không. Mặc dù Stalin đã giải thích nhiều lần là không hề có sự mâu thuẫn giữa hai cái, đã nhấn mạnh tới so sánh lực lượng trong thực tế, hãy tin tiền đồ tốt nhất cho hai nước Lào và Campuchia là giữ trung lập, ở Việt Nam nếu thực hiện thống nhất bằng tổng tuyển cử thì sẽ hiện thực hơn là thực hiện thống nhất bằng chiến tranh, v.v. và v.v…, song chỉ cần Đảng Việt Nam bị làm giảm giá mục tiêu giải phóng đã định, chỉ cần sự thực chứng minh sự thống nhất của Việt Nam vẫn phải dựa vào chiến tranh để giải quyết, thì sự thay đổi chính sách này của Trung Quốc sẽ khó lòng tránh khỏi trở thành một vấn đề được người ta đưa ta bàn thảo thêm ở tầng cấp đạo đức.
Thực ra, việc tồn tại nghi vấn như vậy là hết sức tự nhiên. Một ví dụ gần chúng ta nhất, đó là vụ việc Stalin yêu cầu Mao Trạch Đông tới Trùng Khánh để tiến hành hòa đàm với Tưởng Giới Thạch khi sắp kết thúc kháng chiến vào 8.1945. So với biện pháp giải quyết vấn đề 3 nước Đông Dương trong Hội nghị Genève, có thể Stalin khi ấy hi vọng hơn vào việc Trung Quốc sẽ dùng phương thức Lào để giải quyết được vấn đề. Quan điểm cơ bản của ông ta cũng là với so sánh lực lượng của hai đảng Quốc Cộng và hoàn cảnh quốc tế yêu cầu hòa bình vào thời hậu chiến, Đảng cộng sản không thể dùng chiến tranh để hoàn thành nhiệm vụ giải phóng đất nước, thậm chí còn chưa đạt được tới mức có thể giảng hòa phân giới được với Quốc dân đảng,vì thế mà phải chuyển đổi áp dụng phương thức đấu tranh dân chủ hòa bình. Việc này khiến Mao Trạch Đông hết sức tức giận. Sự thật về sau đã chứng minh, dân chủ hòa bình theo suy nghĩ của Stalin bị bế tắc, Đảng cộng sản vẫn yêu cầu thông qua chiến tranh để giải quyết vấn đề. Vì thế, Mao Trạch Đông cả đời để bụng sự can thiệp này của Stalin, đồng thời đã chỉ trích gay gắt từ tầng cấp đạo đức, gọi cử chỉ này của Stalin là “không cho phép làm cách mạng”. Nói cho đúng thì cả hai sự việc trên đều rất giống nhau. Nếu liên hệ cách làm của Chu Ân Lai trong Hội nghị Genève với cách làm của Stalin năm ấy, chúng ta sẽ phát hiện thấy, những người cộng sản thường khó khăn hơn trong việc phân biệt một cách nghiêm túc giữa mục tiêu của hình thái ý thức với cân nhắc chính sách về các lợi ích thiết thực.
Sự thành công của Hội nghị Genève năm 1954, cùng việc đề xuất Năm nguyên tắc chung sống hòa bình, là một trong những tiêu chí tương đối quan trọng cho thấy chính sách ngoại giao của Trung Quốc mới đã từ chỗ “nghiêng hẳn” về nhấn mạnh nổi bật hình thái ý thức bắt đầu chuyển sang cân nhắc nhiều hơn về lợi ích thiết thực của quốc gia. Sau khi đã quen với lối tư duy của chủ nghĩa quốc tế, đột nhiên đặt lợi ích của quốc gia mình lên vị trí hàng đầu trong cân nhắc chính sách, thậm chí còn lấy đó để chuyển đổi làm mờ nhạt bớt màu sắc hình thái ý thức, nên có nhất thời xuất hiện những sự khó chịu và mâu thuẫn này khác cũng là điều dễ hiểu. Điều đáng tiếc là, xu hướng thay đổi chính sách do Chu Ân Lai đề xướng ấy đã không thể phát triển được thuận lợi. Mấy năm sau, sau khi Mao Trạch Đông phát hiện thấy Liên Xô “không cách mạng”, sự xem xét hình thái ý thức trong chính sách đối ngoại lại dần dần chiếm vị trí chủ đạo. Tuy rút cuộc là cân nhắc hình thái ý thức nhiều hơn một chút, hay cân nhắc lợi ích thiết thực nhiều hơn một chút, trong các thời kỳ khác nhau cũng có những biểu hiện khác nhau, song chính sách đối ngoại của Trung Quốc chịu ảnh hưởng từ tư tưởng “phản đế” “phản xét lại” của Mao Trạch Đông ngày càng biểu hiện khuynh hướng ngoại giao cách mạng là điều không thể chối cãi. Chính trong tình hình ấy, Mao Trạch Đông thậm chí đã tán đồng một cách rõ ràng việc phủ nhận những nỗ lực hòa bình mà Chu Ân Lai đã làm tại Genève, thậm chí đã không chỉ một lần xin lỗi đảng anh em về việc mình cũng đã đồng ý giải quyết vấn đề Đông Dương bằng hòa bình vào năm đó. (Ghi chép bài nói chuyện Mao Trạch Đông gặp Đoàn đại biểu Đảng Chính phủ Việt Nam, 4.6.1963).
Tại Trung Quốc, chính sách đối ngoại lại quay về đường lối do Chu Ân Lai đề xướng vào năm 1954, tức mưu cầu ở một hạn độ lớn việc gắn kết chính sách đối ngoại với những mục tiêu thiết thực về an ninh quốc gia và lợi ích quốc gia, chứ không phải là gắn kết với mục tiêu về hình thái ý thức đã được nhất trí quá bán, là sự tình sau thập kỷ 70.
(Dịch ngày 5-6-2013)
Bản tiếng Việt © BS2013

[i]   Tức New Zealand. Tôi để theo cách gọi của người VN trước đây –ND.
Đây là tấm ảnh rõ nhất so với Những tấm ảnh truyền thông đã công bố về ông Cù Huy Hà Vũ trong Trại giam:

Các website mang tên Lãnh đạo cho là do VOV cung cấp. - Xem ở Đây

Vài thông tin kỷ thuật về tấm ảnh:
 
 

Trích bài từ QĐND - Ngăn ngừa hiểm họa từ những trang web giả mạo
Trước sự xuất hiện nhan nhản những trang web, blog mạo danh các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Quân đội, Công an…, chúng ta càng thấy rõ tâm địa của những thế lực thù địch, phản động là không bao giờ từ bỏ âm mưu chống phá cách mạng Việt Nam bằng bất cứ hình thức, phương thức, thủ đoạn nào.

Cục A67 cho biết, đứng đằng sau những trang web mạo danh này, không ai khác, vẫn chính là tổ chức “Đảng Dân chủ” do Nguyễn Sĩ Bình cầm đầu. (Link)


Thợ Kạo