Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2013

Chủ Nhật, 13-10-2013

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
1<- Đại tướng Võ Nguyên Giáp với tầm nhìn về Trường Sa, biển đảo Tổ quốc (TN).  – Quân và dân Trường Sa viếng Đại tướng (ĐS&PL).  – Biển đảo hòa nỗi đau cùng đất liền trong Lễ tang Đại tướng (ND). – Trường Sa nhớ Anh Văn, càng chắc thêm tay súng.  – “Tôi tin vong linh Đại tướng vẫn ở bên cạnh chúng tôi” (GĐ).
- Trung Quốc chỉ trích Mỹ ủng hộ ngầm Philippines về Biển Đông (VOA).  – Nhật viện trợ khẩn cấp 2 triệu USD, sớm giao 10 tàu cho Philippines (GDVN). - Đọ sức Ấn – Trung về Biển Đông tại Thượng đỉnh Đông Á (RFI).
Làm sâu sắc hơn mối quan hệ hợp tác đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc (QĐND/DĐXHDS).Nhân dân Việt Nam nồng nhiệt chào mừng Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Khắc Cường tới thăm đất nước Việt Nam, tin tưởng chắc chắn rằng chuyến thăm sẽ thành công tốt đẹp, thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam- Trung Quốc, góp phần vào công cuộc bảo đảm ổn định, hòa bình trong khu vực và trên thế giới.” - Trần Kinh Nghị – Việt Nam được mất gì từ quan hệ với Trung Quốc? (Trần Kinh Nghị).

Giải Thưởng Nhân Quyền 2013 (RFA). - Những khuất tất trong vụ án luật sư Lê Quốc Quân (VOA).
- Văn Bút Quốc Tế kêu gọi trả tự do cho Luật sư Lê Quốc Quân: VIET NAM: Prominent blogger and human rights lawyer sentenced to 30 months in prison (Pen International).
- Trò chuyện với Blogger Nguyễn Hoàng Vi: Cướp gì? (FB Cùi Các).
- Ý kiến của ông Đào Tiến Thi về vụ tố cáo của Lê Anh Hùng – Lê Thị Phương Anh (Lê Anh Hùng). –  Thư gửi Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc (Boxitvn).
Nhà văn Nguyên Ngọc : « Tướng Giáp đã là nguồn cổ vũ cho giới nhân sĩ trí thức » (RFI). - Những góc nhìn trái chiều về Đại tướng (RFA). - Phạm Quế Dương – Sóng gió của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Dân Luận). – Cao Huy Thuần: Huyền thoại (viet-studies). – Viếng Đại tướng ở TRƯỜNG SA (Bùi Văn Bồng). – Thơ Kính viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Phan Duy Kha). - Vĩnh biệt đại tướng, người hùng và bi kịch (RFA Blog).  - Vết chém phía sau lưng (Quê choa). – Hà Sĩ Phu: Tấm hình kỷ niệm (Boxitvn). - Những chứng từ có ý nghĩa của người Pháp trên báo Mediapart về Tướng Giáp. – Cao Huy Thuần: Huyền thoại (Boxitvn).
Quá nhiều bài viết, nhiều cách nhìn, quan điểm, thông tin khác nhau đã được đưa ra. Không biết đã có ai đặt ra một dấu hỏi, rằng nếu như không có “Bên thắng cuộc” của Huy Đức, thì có được bao nhiêu phần trăm khung cảnh xúc động này, có hay không tới hai quyết định đặc biệt, lần đầu tiên trong lịch sử CSVN (Quốc tang, nhưng an táng lại không ở Mai Dịch)? 
Không thể không đoán, rằng đã có hàng trăm vị tướng tá lần đầu tiên đọc ngấu nghiến những thông tin động trời trong bộ sách đó, để rồi lòng căm hờn uất hận được nén vào tim, chỉ chực chờ khi có dịp sẽ nổ bùng. Dịp đó cũng có thể là khi những yêu cầu phải tổ chức quốc tang từ họ không được thỏa mãn, v.v.. 
Cũng không thể không đoán, rằng trong dòng người ngàn vạn lặng lẽ kia, hàng ngàn người tới để chia sẻ những nỗi oan khuất ngút trời của mình, mà trước khi đọc “Bên thắng cuộc”, họ vẫn tưởng chỉ có dân đen như họ mới phải chịu đựng.
Và còn nhiều nữa những điều muốn đoán … nhưng xin giành cho độc giả và các cây viết, và cũng để người ra đi thanh thản nơi đảo xa, vì đã quá nhiều cách “ăn theo”, cả mục đích tử tế lẫn toan tính đê hèn,  trên tiếng tăm của người đã chết ở xứ này mấy chục năm qua rồi. 
Lãnh đạo Việt Nam đến viếng Tướng Giáp (RFA).  - Video: Người dân đến viếng Tướng Giáp ở Hà Nội (BBC).  Trực tiếp: Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp.  – Audio: Không khí lễ tang từ quê tướng Giáp.  - Võ Nguyên Giáp – người con của nhân dân.  - Hàng vạn người thương tiếc Đại tướng Võ Nguyên Giáp (VOA). - PTL: Võ Nguyên Giáp – Đại tướng của nhân dân (VTV).  – Ký ức Việt Nam: Đại tướng giữa đời thường.  – Đại tướng huyền thoại còn là một nhà lập pháp (ĐBND).  – ‘Anh Giáp không bao giờ kiêu ngạo’ (VNN).   – Xếp hàng xuyên đêm viếng Đại tướng (VNN). – Quốc tang Đại tướng: Kết thúc viếng lúc 24 giờ (NLĐ). – 23h50, người cuối cùng vào viếng Đại tướng (Zing).  – Lãnh đạo Đảng và Nhà nước ghi gì trong sổ tang Đại tướng?  – Giữ vẹn nếp nhà Đại tướng.
- Vi phạm pháp luật trong công tác tổ chức lễ Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Cầu Nhật Tân). - Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh nói gì về vụ “chống lệnh Quốc tang” (Soha).  – MC của HTV bị “ném đá” vì “chúc quốc tang nhiều niềm vui” (NLĐ).
3 - Vụ nổ pháo hoa: đã có 98 người thương vong (TT). Coi chừng lại ém nhẹm thông tin quan trọng, hoặc đưa ra số tử vong ít hơn thực tế. Một vụ việc quá nghiêm trọng, đúng ngay ngày, giờ Quốc tang, trước ngày Thủ tướng Trung Quốc sang thăm. Và có phải vì rơi vào thời điểm này nên đã thiếu sự quan tâm, từ các biện pháp cấp cứu cho tới thông tin tuyên truyền? VTV là một ví dụ, khi trưa qua đưa tin ngay sau tin Quốc tang, nhưng tới tin tối thì bị đưa xuống  sau nhiều tin khác, từ phút thứ 40.  Liệu có được khởi tố điều tra nguyên nhân, công khai cho dư luận, hay lại sẽ rơi vào im lặng, hơn cả vụ nổ pháo ở Mỹ Đình?  Lại nhớ tới vụ sập đường dẫn Cầu Cần Thơ nhiều năm trước, chết tới 50 người, nhưng rồi rất “êm”, kể cả việc không có một hình thức tương xứng để tưởng nhớ những người dân đen đã chết thảm. Mời xem lại: 47:Quốc tang-Luật và Lệ (Diễn đàn).
- Nổ kinh hoàng: 20 người chết (NLĐ). – Cảnh tan hoang sau vụ nổ lớn tại nhà máy Z121.  – Hình ảnh thiệt hại vụ nổ kho thuốc pháo ở Phú Thọ (TTXVN).  – Nhân chứng kể lại vụ nổ pháo hoa 19 người chết (VNN).  – Nổ thảm khốc ở Z121: “Bất lực nhìn… đồng nghiệp bỏng, chết” (KT).  – Vụ nổ tại nhà máy pháo hoa: Nhiều bệnh nhân qua giai đoạn nguy kịch (TN).  – Vụ nổ tại nhà máy pháo hoa: Đến 17 giờ vẫn có tiếng nổ phát ra.  – Vụ cháy nổ pháo hoa tại Nhà máy Z121 đang được khẩn trương khắc phục hậu quả (QĐND).  – Bộ Y tế ra công văn khẩn cứu người bị thương trong vụ nổ kho thuốc pháo hoa ở Phú Thọ (GĐ). - Lý do nổ pháo hoa… thảm họa “khủng” ở nhà máy Z121? (KT). – ‘Chúng tôi đã dốc toàn lực để cấp cứu cả trăm nạn nhân’ (VNE).
Quả nổ do nhà máy quốc phòng sản xuất dùng đàn áp, cướp đất Văn giang (Xuân VN).
Chuyện đương thời : Đằng sau nỗi sợ thủ tục hành chính (VTV).
- Bảo vệ dân phố ở TP.HCM: Tai tiếng vì thiếu tiền? (PNTP).
- Phạm An Biên – Người đứng đầu không bao giờ sai! (Dân Luận). - Nguyễn Văn Thạnh – Chủ nghĩa Mác – Lênin: Bộ máy hoàn hảo cho chiến tranh.
- Trong điện có bikini (Đào Tuấn).
- CÁI CHẾT THỂ XÁC CỦA LENIN (FB Nguyễn Hoàng Linh).
- Phần 2, Chương 3, sách “Chúng tôi không hỏi họ từ đâu đến”: Con đường không vui (phần 2) (Phan Ba).
- Nhà Hoạt Động Trung Quốc Bị Liệt Do Tra Tấn Đã Được Phóng Thích (ĐKN). – Báo cáo xác nhận cuộc đàn áp tại Trung Quốc tiếp tục, mặc dù trại cưỡng bức lao động đóng cửa.
- Thái Lan, Trung Quốc thắt chặt quan hệ (VOA). - Ông Hồ Cẩm Đào bị kiện tại Tây Ban Nha (VOA). “Đơn kiện do Ủy ban Ủng hộ Tây Tạng nạp, gợi ý rằng ông Hồ Cẩm Đào phải chịu trách nhiệm về các chiến dịch áp bức khi ông lãnh đạo Tây Tạng từ 1988 đến 1992″.
- Triều Tiên đòi Mỹ bỏ trừng phạt (PNTP).
Xây dựng dân chủ Việt Nam qua kinh nghiệm Hoa Kỳ (ĐCV).
Bắc Triều Tiên đe dọa một cuộc « chiến tranh tổng lực » (RFI). - Kim Jong Un thị sát các chiến hạm mới.
Hungary : Luật cưỡng chế người vô gia cư gây nhiều tranh cãi (RFI).

Khóc cho chính mình  (pro&contra).
KINH TẾ
 <- Quyết định khó khăn (ĐBND). “Có lẽ ai cũng biết nguyên nhân của tình trạng bất ổn định kéo dài từ năm 2008 cho tới nay. Chi tiêu ngân sách quá đà, cùng với việc sử dụng chính sách đẩy mạnh tín dụng cho tập đoàn quốc doanh không hiệu quả và các nhóm lợi ích bám quanh đã dẫn tới hậu quả: đầu tư và phát triển thiếu chất lượng, nợ nước ngoài tăng, lạm phát cao, nợ xấu tăng, nhiều doanh nghiệp mất khả năng trả nợ và nhiều ngân hàng trên bờ phá sản, còn tốc độ tăng GDP thì lại trên đà suy giảm”.
02-quyet-dinh-28513-450- Mừng lạm phát thấp, lo mất cân đối tài chính (VnEco).
- Doanh nhân ở nghị trường: Sự dịch chuyển lặng lẽ (VnEco).  – Doanh nghiệp với trách nhiệm xã hội (NLĐ).
- UBTVQH cho ý kiến về việc xử lý khoản lãi dầu, khí (TTXVN).
- Chưa thể quyết tăng thuế tài nguyên đối với vàng (VnEco).  – Vàng giảm giá 5 tuần liên tục.
- Thị trường cà phê: Đi đâu mà vội (TBKTSG).
- Video: Xây dựng nông thôn mới: Thiệt hại cao su miền Trung sau bão- nhìn nhận chính sách phát triển cao su ở Việt Nam (VTV).
- Nước nhập khẩu dầu hỏa số một thế giới: Trung Quốc (VOA).  – Kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng vượt mức 7,5% (TTXVN).
- “Đường đắng” ở Campuchia (PLTP).
- 1,2 tỉ người trên thế giới sống trong cảnh cùng cực (VOA).

- Ngày doanh nhân Việt Nam 13-10: Mong chính sách “thực tế” hơn (TT).
VĂN HÓA-THỂ THAO
doncataitu- Đờn ca tài tử nâng cao đời sống văn hoá cộng đồng (Tin tức). =>
- BÁC BA PHI ĐI THĂM MỸ (KỲ 70) (Nhật Tuấn).
- Câu chuyện xếp hàng (Phi Vũ).
- VĂN HOÁ LÂM NGUY – Kỳ 3 (Bùi Văn Bồng).
GIỚI THIỆU SÁCH “HỒN THIỀN TRONG THƠ LÍ TRẦN” của Vũ Bình Lục (VNNB).
Quán nhỏ bên sông (Văn Công Mỹ).
Ghi chép – 5 (Nguyễn Vạn Phú).
Giới thiệu triển lãm tranh giấy của Trần Trung Tín tại Bảo tàng Mỹ thuật, Hà Nội 18 tháng 10 – 30/10/2013 (Boxitvn).  - Hội Nhà văn Hà Nội trao giải thưởng năm 2013.
- Gõ cửa ngày mới: Gặp gỡ nhạc sỹ Doãn Nho (VTV).
- NSƯT Hồng Vân: học chữ “hạnh” từ mẹ chồng (PNTP).
- Quỳnh Scarlett: Viết văn “hiền” thì không sợ bị ghét (PLTP).
- Nhập vai quá mức (PNTP).
- Ẩm thực đường phố Việt lên phim (KP).
Chuyện nghệ sĩ sân khấu trùng tên (RFA).
Paris chuẩn bị triển lãm « Một thế kỷ Pháp tại Đông Dương » (RFI).

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
a4-37392 <- Phụ huynh tố nhà trường có nhiều khuất tất gây bức xúc ở Đà Nẵng: Ngành chức năng sẽ thanh kiểm tra trường Tiểu học Trần Cao Vân (DT).
- Đừng tập trẻ nói dối (NLĐ).
- Biết yêu gia đình… (TT).
- Đề văn và việc rèn luyện năng lực viết sáng tạo (VH Nhà trường).
- Du học vừa học vừa làm (NLĐ).
- Hai nhà lý thuyết về hạt Higgs (NLĐ).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Tỉ lệ tử vong bệnh không truyền nhiễm tăng cao ở Việt Nam (VOA).  - Lãng phí lớn vì tùy tiện truyền Albumin (PNTP).
- Vửa [vữa] trần phòng bệnh rơi, cha mẹ ôm con bỏ chạy (TT).
- NGƯỜI BỎ SÀNG MA SÁO (FB Thùy Linh).
- Gửi con ở nhà trẻ, bị bắt cóc đem đi bán (NLĐ).
- Đà Nẵng: Kinh hoàng tàu hỏa đâm ô tô, 3 người thương vong (LĐ).
- Thủy điện Trị An tăng xả tràn, hạ lưu có thể ngập lụt (TTXVN).
ray_cua_dan_lang_dip_ngay_cang_xam_lan_rung_phong_ho_o_sa_thay_kon_tum_2- Phá rừng, xâm canh vì cái đói (HQ). =>
- Một người Trung Quốc tự cắt chân vì không đủ tiền trả viện phí (VOA).
- Tàu của di dân Phi châu lại đắm, hơn 30 người chết (VOA).  – Vùng biển “nghĩa trang” của người di cư (NLĐ).
- Bão Nari đang tiến nhanh hướng bờ biển Việt Nam (TTXVN).  – 56.300 tàu thuyền được thông báo tránh bão số 11 (VOV).  – 400.000 người sơ tán vì bão lớn ở Ấn Độ (BBC).
- Những tranh luận “nóng” quanh chiếc sừng tê giác (ND).
Sau thảm kịch Lampedusa, lại thêm một vụ đắm tàu mới ở Địa Trung Hải (RFI).

QUỐC TẾ 
- OPCW nhận giải Nobel Hòa bình: Người Syria nói gì? (DV).
- Israel bó tay trước chương trình hạt nhân của Iran (KT).
- Chỉ huy Taliban ở Pakistan bị Mỹ bắt (BBC).  – Quân đội Pakistan ủng hộ mở đàm phán với Taliban (TTXVN). - Pakistan : Mỹ bắt sống một thủ lĩnh Taliban (RFI).
5F1F1B65-BEAD-46E1-AA64-39825FFAC90C_w640_r1_s <- Tổng thống Obama đón tiếp nhà tranh đấu trẻ Malala Yousafzai (VOA).  – Gia đình Tổng thống Mỹ gặp cô bé bị bắn vào đầu (NLĐ).
G20 kêu gọi Mỹ khẩn cấp giải quyết khủng hoảng ngân sách (RFI). - G20 kêu gọi Mỹ nhanh chóng giải quyết ngân sách, trần nợ (VOA).  – Các công ty Mỹ quan tâm về tình trạng chính phủ đóng cửa kéo dài.  – Ông Obama bác đề xuất trần nợ của đảng Cộng hòa (TTXVN).  – Chờ đột phá trong hy vọng (NLĐ).
- Tòa án Mỹ cho phép chính phủ theo dõi điện đàm (Tin tức).  – ‘Người thổi còi’ náo loạn nước Mỹ được vinh danh ‘tình báo chính trực’ (SM).
Trung Quốc bắt giữ hai công dân Mỹ tại tỉnh Chiết Giang (RFI).
- Một tội phạm Đức Quốc Xã khét tiếng chết ở Ý (VOA).
- Vatican thu hồi huy chương sai chính tả (VOA).

Mỹ cắt viện trợ Ai Cập (Người Việt).
* RFA: Audio:  + Sáng 12-10-2013Video: +  Lễ trao giải Nhân Quyền Việt Nam 2013; + Bản tin video sáng 12-10-2013
* RFI
* VTV: + Chào buổi sáng – 12/10/2013;  + Cuộc sống thường ngày – 12/10/2013;  + Khoảnh khắc cuối tuần – 12/10/2013;  + Tạp chí kinh tế cuối tuần – 12/10/2013;  + Tài chính tiêu dùng – 12/10/2013;  + Sự kiện và bình luận – 12/10/2013;  + Thời sự 12h – 12/10/2013;  + Thời sự 19h – 12/10/2013.

2064. NHẬT BẢN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC QUỐC GIA LÁNG GIỀNG

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Tư, ngày 09/10/2013
TTXVN (New York 7/10)
Trong bối cảnh khu vực Đông Bc Á vừa là đim sáng về phát trin kinh tế, thương mại, vừa đang tiềm n nhiều nguy cơ mất an ninh, tờ “Nghiên cứu châu Á” đã đăng bài phân tích khá chi tiết mi quan hệ giữa Nhật Bản với các quốc gia láng giềng tại khu vực này. Dưới đây là nội dung bài viết:
Nhật Bản với Trung Quốc
Thất bại của Nhật Bản vào năm 1945 và sự chiếm đóng lãnh thổ Nhật Bản của các cường quốc chiến thắng cho đến năm 1952 đã dẫn đến việc biến đổi Nhật Bản thành một nền dân chủ, thậm chí một “Nhà nước hòa bình”. Từ đó, Nhật Bản được bảo trợ bằng một liên minh không đối xứng, không tương hỗ với Mỹ. Làm việc này, Mỹ đã được lợi từ cuộc Chiến tranh Lạnh mà không cảm thấy mình thực sự liên quan đến những thách thức này cho đến khi Liên Xô sụp đổ và Trung Quốc nổi lên như một cường quốc đang lên của thế kỷ 21. Trong bối cảnh một thế giới, đang ngày càng phức tạp hơn và sự nổi lên của chủ nghĩa khủng bố như là thảm họa của các mối quan hệ quốc tế mới, trong khi vẫn phải giải quyết những hậu quả gián tiếp của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Nhật Bản vẫn phải đối mặt với sự nổi lên của Trung Quốc trên cả trên bình diện khu vực và thế giới. Hơn 60 năm sau khi kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ Hai, trong khi châu Âu đã vĩnh viễn lật sang trang mới những mối oán hận giữa các kẻ thù cũ, thì ở Đông Bắc Á vẫn còn những sự ngờ vực và hận thù bất chấp đã có mối quan hệ thương mại, kinh tế khá sôi động. Người ta tố cáo lẫn nhau dựa vào bộ máy tuyên truyền chống Trung Quốc ở Nhật Bản và chống Nhật Bản ở Trung Quốc. Người ta chứng kiến những sự tranh chấp chủ quyền để tìm kiếm năng lượng ở biển của Nhật Bản, những mối hận thù thừa hưởng từ các cuộc xung đột và các cuộc tàn sát trong chiến tranh, nhất là bị kích động bởi chuyến thăm đền Yasukuni của các chính quyền kế tiếp nhau ở Nhật Bản. Những lý do phản đối dường như có nguồn gốc chính là hai cuộc chiến tranh Trung-Nhật liên tiếp. Cuộc chiến tranh lần thứ nhất kéo dài từ năm 1894 đến 1895, dẫn đến thất bại của Trung Quốc, buộc nước này phải nhường Đài Loan cũng như các vùng lãnh thổ khác cho Nhật Bản. Giờ đây Nhật Bản vẫn lưu ý đến bản chất của mối quan hệ mà nước này duy trì với Đài Loan cho dù Nhật Bản vẫn cam kết chỉ công nhận một nước Trung Quốc và không ủng hộ Đài Loan độc lập. Lý do khác khiến mối quan hệ giữa hai nước căng thẳng là Nhật Bản không công nhận những tội ác mà họ đã gây ra trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Tình hình này kéo dài từ khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời (1949); chế độ cộng sản đã xây dựng tính hợp pháp của mình phần lớn dựa vào lịch sử của cuộc chiến tranh giải phóng vĩ đại chống Nhật Bản, bất chấp những lời xin lỗi chính thức của Nhật Bản vào năm 1995. Ngoài ra, Trung Quốc đã bày tỏ sự phản đối gay gắt trước việc Nhật Bản xuất bản một cuốn sách giáo khoa trong đó những tội ác của Nhật Bản được giảm nhẹ trong thời kỳ chiếm đóng Trung Quốc từ năm 1931 đến 1945. Đối với nhà cầm quyền Trung Quốc, cuộc khủng hoảng này là quan trọng nhất kể từ năm 1972, thời điểm tái lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Cuối cùng là liên minh hiện nay giữa Nhật Bản và Mỹ, nước đang muốn can thiệp vào việc giải quyết vấn đề Đài Loan vốn bị Nhật Bản cướp từ Trung Quốc hồi năm 1895. Hơn nữa, năm 1997, Trung Quốc đã phản đối việc xem xét lại Hiệp ước liên minh Mỹ-Nhật, nguyên tắc chỉ đạo của nền an ninh Nhật Bản, liên quan đến cả Đài Loan. Theo quan điểm của Trung Quốc, những lời xin lỗi chính thức của Nhật Bản đưa ra hồi năm 1995 là chưa đủ, họ còn đòi Nhật Bản phải công nhận chính thức những tội ác chống lại nhân dân Trung Quốc và coi đây là điều kiện tiên quyết cho việc bình thường hóa triệt để mối quan hệ giữa hai nước. Tình hình căng thẳng này, kết quả của lịch sử bão táp giữa hai nước, còn lâu mới hòa dịu bất chấp mối quan hệ kinh tế giữa hai nước, và cũng còn lâu mới giải tỏa được những thách thức về vai trò lãnh đạo khu vực của hai quốc gia này. Trung Quốc và Nhật Bản đã cùng phát triển quan hệ kinh tế khá thuận lợi trong những năm qua. Kim ngạch thương mại hai chiều vượt 185 tỷ USD, đã đưa Trung Quốc lên vị trí đối tác thương mại hàng đầu của Nhật Bản (tức là hơn 20% tổng thương mại) và Nhật Bản trở thành nhà cung cấp hàng đầu của Trung Quốc (chiếm 15% nhập khẩu của Trung Quốc). Hai nước đang dần trở nên phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế với các thị trường bổ sung: xuất khẩu các thiết bị công nghiệp và các thành phần điện tử đối với Nhật Bản, và xuất khẩu hàng tiêu dùng của Trung Quốc tới Nhật Bản. Về vốn đầu tư, hiện nay Nhật Bản là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Trung Quốc, chiếm 14,4% vốn đầu tư trực tiếp của Nhật Bản và 10% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mà Trung Quốc nhận được. Như vậy, sự phụ thuộc giữa hai nước là rất lớn và những trao đổi gia tăng tới mức người ta không chỉ nói đến thương mại nữa mà là “sự hòa nhập về công nghiệp”.
Ngoài tranh chấp gay gắt về pháp lý, những điểm gây bất đồng khác giữa Trung Quốc và Nhật Bản vẫn còn khá nhiều, như sự cạnh tranh địa chính trị về vai trò lãnh đạo khu vực, bất đồng về cải tổ Liên hợp quốc, cuộc chạy đua vũ trang và cạnh tranh về các nguồn năng lượng. Tình hình căng thẳng này dường như xuất phát từ những nguyên nhân sâu xa về bản chất địa chiến lược, chính trị, thậm chí là văn hóa. Những sự xáo trộn chiến lược mà khu vực đã trải qua, nhất là việc Trung Quốc trở nên hùng mạnh đã buộc người ta phải xem xét lại những sự cân bằng trước đó, khi Trung Quốc vắng bóng về ngoại giao, và khi nước Mỹ tự cho mình có vai trò là trọng tài và bảo đảm an ninh khu vực, với sự ủng hộ của Nhật Bản và Hàn Quốc. Bất đồng cũng đụng chạm đến những vấn đề khác quan trọng hơn, mà những hậu quả cả về kinh tế và địa chính trị, có thể gây ra những cuộc đụng độ giữa hai nước. Trong số đó có tranh chấp chủ quyền của quần đảo Senkaku/Điếu Ngư giàu khí đốt và dầu lửa. Mặt khác, tuyên bố chung của Mỹ và Nhật Bản coi an ninh ở eo biển Đài Loan là “một mục tiêu chiến lược chung” không được Trung Quốc chấp nhận. Ngoài ra, yêu sách của Nhật Bản có được một ghế thường trực tại Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đã không được Trung Quốc ủng hộ, vì cho đến lúc này Trung Quốc vẫn muốn mình là cường quốc châu Á duy nhất nằm trong nhóm 5 nước lớn có quyền phủ quyết tại cơ quan quyền lực cao nhất này của Liên hợp quốc. Tất nhiên, Nhật Bản không bỏ cuộc, họ đang rất nỗ lực để nâng quy chế quốc tế của mình lên và dần thoát khỏi bóng ma của thất bại năm 1945. Điều này giải thích cho việc Nhật Bản muốn mang lại một vai trò lớn hơn cho các lực lượng phòng vệ của mình và vươn tới hàng ngũ thành viên thường trực Hội đồng bảo an Liên họp quốc. Sự tiến triển gần như là không thể đảo ngược được này càng khiến Trung Quốc có những phản ứng thù địch. Bắc Kinh vẫn tiếp tục khẳng định rằng Tokyo đã phạm những tội ác không thể tha thứ được nên không thể giữ một vai trò chính trị ngày càng tăng trên diễn đàn thế giới. Lập trường không thay đổi này của Trung Quốc, tìm cách làm thất bại từng toan tính của Nhật Bản nhằm tự khẳng định mình trên trường quốc tế, không phải là không gây ra hậu quả về mặt tâm lý đối với giới bảo thủ Nhật Bản, những người thường không do dự giương ngọn cờ dân tộc chủ nghĩa để chống Trung Quốc.
Vấn đề Đài Loan là trung tâm của mối quan hệ căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc khiến người ta nhớ lại câu nói của lãnh tụ Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông: “Thách thức nhỏ là Đài Loan, thách thức lớn là thế giới”. Cũng nên nhớ rằng vấn đề Đài Loan vẫn là một cuộc tranh luận thực sự trong chính sách đối ngoại của Mỹ trong mối quan hệ với Trung Quốc. Lần lượt các Tổng thống Mỹ là Franklin D. Roosevelt và Harry s. Truman đã từng cam kết trả lại Đài Loan cho Trung Quốc đại lục của Tưởng Giới Thạch sau lễ ký kết chính thức một hiệp ước hòa bình giữa các đồng minh và Nhật Bản, nước thua trận trong chiến tranh thế giới thứ hai. Trải qua nhiều biến động, sau này, trong tuyên bố chung Nhật-Trung năm 1972, Nhật Bản đã khẳng định có 3 nguyên tắc để nối lại quan hệ ngoại giao giữa hai nước: Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là chính phủ hợp pháp duy nhất đại diện cho Trung Quốc; Đài Loan là một bộ phận không thể tước bỏ của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; và các hiệp ước được ký giữa Nhật Bản và Quốc Dân đảng là không hợp pháp và sẽ được hủy bỏ. Trong tuyên bố chung Nhật-Trung ký năm 1998, Nhật Bản lại cam kết giữ đúng nguyên tắc “một Trung Quốc duy nhất” và chỉ duy trì các cuộc tiếp xúc không chính thức với Đài Loan. Nhìn chung, cho đến nay, Chính phủ Nhật Bản đã ký nhiều cam kết tương tự với Trung Quốc về vấn đề Đài Loan. Năm 2001, Ngoại trưởng Nhật Bản khi đó là Makiko Tanaka đã tuyên bố ràng Nhật Bản tán thành chính sách một nước Trung Quốc duy nhất và sẽ không dính líu đến các hoạt động nhằm tạo nên “hai nước Trung Quốc” hoặc “một Trung Quốc, một Đài Loan” và không ủng hộ “nền độc lập của Đài Loan”. Mặc dù vậy, Trung Quốc thấy rằng Nhật Bản luôn không tôn trọng các cam kết về vấn đề Đài Loan. Năm 2003, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của Trung Quốc, cựu Thủ tướng Nhật Bản Yoshiro Mori đã thăm Đài Loan. Cuối năm đó, mặc dù Trung Quốc đã phản đối, nhưng Nhật Bản đã cấp thị thực cho Lee Teng-huy, một đại diện cấp tiến của các lực lượng vì “nền độc lập của Đài Loan”. Tháng 2/2005, Mỹ và Nhật Bản đã ra một tuyên bố xếp vấn đề Đài Loan nằm trong số các vấn đề chiến lược chung trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Các hành động này đã gây tổn thương đến tình cảm của người dân Trung Quốc và có hậu quả tiêu cực đối với sự phát triển mối quan hệ giữa hai nước khi mà Trung Quốc cho rằng Nhật Bản đã không giữ lời hứa. Hiện nay Nhật Bản đang dành ưu tiên cho việc bảo vệ các tuyến đường giao thông đường biển nhằm mục tiêu nếu không ngăn chặn thì chí ít cũng cản trở sự nổi lên của một Trung Quốc hùng mạnh, rồi đến lúc nào đó sẽ hất cẳng cường quốc Nhật Bản bất chấp nước này có liên minh chiến lược với Mỹ. Hơn ai hết, Nhật Bản hiểu rõ rằng để cản trở được cường quốc Trung Quốc, không có sự lựa chọn nào khác là phải liên minh chặt chẽ hơn với Mỹ.
Vi Triêu Tiên
Triều Tiên đã từng bị Nhật Bản chiếm đóng từ năm 1905 đến 1945. Được giải phóng vào năm 1946, sau đó bị rung chuyển bởi cuộc chiến tranh Triều Tiên từ năm 1950 đến 1953, Triều Tiên được Liên Xô trước đây ủng hộ trong công cuộc tái thiết. Triều Tiên vẫn oán hận Nhật Bản về nhiều vấn đề, trong đó có việc phụ nữ Triều Tiên phải làm nô lệ tình dục dưới thời chiếm đóng của Nhật Bản. Kết cục cuộc chiến tranh năm 1945 đã chấm dứt sự kiểm soát của Nhật Bản đối với Triều Tiên, và lãnh thổ Triều Tiên bị chia làm hai vùng ngăn cách bởi vĩ tuyến 38. Phía Bắc, dưới sự chiếm đóng của Liên Xô, trở thành nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên vào năm 1948. Dưới sự lãnh đạo độc đoán của Kim Nhật Thành, cầm quyền trong gần nửa thế kỷ, Triều Tiên thông qua và gìn giữ một mô hình phát triển xã hội chủ nghĩa. Bị ảnh hưởng sâu sắc bởi cuộc chiến tranh chia cắt bán đảo Triều Tiên từ năm 1950 đến 1953, Triều Tiên luôn có một nền kinh tế chao đảo mà năng suất không đủ thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu của người dân nước này. Về phía mình, Nhật Bản thoát khỏi cuộc Chiến tranh Thế giới thứ Hai vào tháng 9/1945 trong sự mất mát lớn, và toàn bộ hiến pháp mới đã hạn chế nước này rất nhiều về mặt quân sự (cũng như tất cả những nước thất trận trong cuộc chiến tranh này): cấm nước này có các cơ sở quân sự tấn công, thay vào đó chỉ là quân sự thuần túy phòng thủ. Không có tàu sân bay, không có tên lửa tầm xa v.v… Trái lại, Mỹ, có mặt rất đông tại đất nước “Mặt trời mọc” sau chiến tranh, đã bán thiết bị quân sự cho Nhật Bản và sau này trở thành cái ô an ninh của Nhật Bản. Nhật Bản cũng phụ thuộc vào Mỹ để được báo động trong trường hợp có mối đe dọa. Từ đó người ta đã chứng kiến một sự trở lại nào đó chính sách các khối: Nga đứng sau Triều Tiên, Mỹ đứng sau Nhật Bản. Hiệp ước Nhật-Hàn ngày 22/6/1965 đã bình thường hóa mối quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, và cho phép Nhật Bản trở thành một trong những đối tác kinh tế ưu tiên của Hàn Quốc. Triều Tiên đã phản ứng gay gắt trước hiệp ước này, coi đó là hướng đến việc chống lại nền an ninh dân tộc của Triều Tiên. Bị cô lập bởi sự xích lại gần nhau giữa Hàn Quốc và Nhật Bản, Chủ tịch Triều Tiên Kim Nhật Thành đã yêu cầu bãi bỏ hiệp ước ngày 22/6/1965 làm điều kiện tiên quyết cho mọi cuộc thảo luận song phương với Nhật Bản. Mối quan hệ giữa hai nước trong những năm 1970 và 1980 luôn rất căng thẳng, Nhật Bản tố cáo Triều Tiên bắt cóc các kiều dân Nhật Bản. Cuối cùng Triều Tiên đã phải công nhận một phần sự thật, nhưng những khoảng tối vẫn còn đầy rẫy trong quan hệ giữa hai nước. Mối bất hòa này còn kéo dài cho đến tận ngày nay, và nó là nguyên nhân chính khiến hai nước không có mối quan hệ ngoại giao và trì hoãn mọi khả năng nối lại mối quan hệ giữa hai nước. Mối quan hệ giữa Nhật Bản và Triều Tiên trở thành một thách thức chủ yếu ở Nhật Bản trong những thập niên vừa qua và càng ngày nó càng chứng tỏ tính phức tạp. Chính sách đối ngoại với Nhật Bản không thể dự kiến được dưới thời Kim Nhật Thành, sau đó là thời con trai ông, Kim Jong II, đã giải thích một phần sự nghi ngờ lẫn nhau này, vốn là đặc tính của mối quan hệ giữa hai nước trong ba thập niên liên tiếp sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Thêm vào nhân tố được xác định bởi lịch sử xáo động giữa hai nước này là quan điểm của Hàn Quốc và Mỹ, hai chủ thể chính trong các cuộc thương lượng với Triều Tiên. Tuy nhiên, không nên hạ thấp vai trò đang gia tăng của công luận Nhật Bản đã ảnh hưởng ngày càng nhiều đến lĩnh vực chính trị của Nhật Bản. Tại Nhật Bản, mối quan hệ với Triều Tiên đã được chính trị hóa cao mặc dù phần lớn các nước đã có những cuộc tiếp xúc với Triều Tiên. Thất bại của Nhật Bản hồi năm 1945 và sự chiếm đóng Nhật Bản của các cường quốc chiến thắng cho đến năm 1952 đã biến Nhật Bản thời hậu Chiến tranh Thế giới thứ Hai thành một nhà nước dân chủ, thậm chí hòa bình vì nó được bảo trợ bởi một liên minh không đối xứng và không tương hỗ với Mỹ. Được lợi từ cuộc Chiến tranh Lạnh, Nhật Bản chưa bao giờ thực sự cảm thấy mình bị liên quan đến những thách thức của nó, cho đến khi Liên Xô sụp đổ. Khi đó Nhật Bản đã thực hiện một “chính sách hòa bình mọi mặt” và thụ động mặc dù vẫn đi theo Mỹ một cách dè dặt trong chính sách đối ngoại. Chiến tranh Lạnh đã cản trở việc giải quyết một loạt vấn đề để lại từ khi chấm dứt Chiến tranh Thế giới thứ Hai – như việc bình thường hóa hoàn toàn quan hệ với Nga – và, với việc chấm dứt thế giới hai cực, quá khứ thực dân của Nhật Bản trở lại ám ảnh vào lúc liên minh giữa Nhật Bản với Mỹ bị xem xét lại và trong khi Nhật Bản trở thành một cường quốc công nghiệp và công nghệ cao. Cuộc Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 và những lời kêu gọi của Mỹ và NATO muốn Nhật Bản tham gia nhiều hơn các công việc của thế giới đã buộc nền ngoại giao Nhật Bản phải tái xác định những mục tiêu của mình thời hậu Chiến tranh Lạnh. Từ năm 1995 đến 2001, Nhật Bản đã trải qua những sự biến đổi sâu sắc về chính trị và trong vòng chưa đầy 10 năm, Nhật Bản hầu như đã có sự thay đổi hẳn và phá vỡ một truyền thống ngoại giao và an ninh có từ 40 năm trước đó, đấy là làm xói mòn những nguyên tắc của học thuyết Yoshida và “lách” một cách khéo léo những từ ngữ của một bản hiến pháp thường được coi là nguyên nhân của thái độ chính trị rụt rè của Nhật Bản trên diễn đàn quốc tế. Thời kỳ này cũng chứng kiến Nhật Bản trải qua một cuộc khủng hoảng làm lung lay những nền tảng mô hình kinh tế của mình trong khi phải dàn xếp những hậu quả trực tiếp từ cuộc khủng hoảng tài chính cũng như với sự phát triển không ai có thể ngáng đường của Trung Quốc. Nhật Bản, mù quáng trong cuộc Chiến tranh Lạnh với “mối đe dọa” Liên Xô, giờ đây nhận thấy sự hùng mạnh của Trung Quốc với tâm trạng lo ngại, đang tìm cách xích lại gần với Đài Loan và bắt đầu tỏ ra sốt ruột đối với Trung Quốc và một đất nước Triều Tiên thù địch công khai. Không gian khu vực Đông Á đang biến đổi sâu sắc và Nhật Bản bị chia rẽ bới sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ giữa Trung Quốc và Mỹ vì Mỹ bảo đảm an ninh quân sự cho Nhật Bản, trong khi Trung Quốc có thể là mấu chốt của an ninh kinh tế Nhật Bản trong những thập niên tới. Vì vậy, Nhật Bản phải tìm cách duy trì mối quan hệ thân tình với cả hai cường quốc này, cho dù thừa biết chính họ đang quyết kìm hãm những khát vọng về vai trò lãnh đạo khu vực của Nhật Bản. Mặc dù thường từ chối đảm nhận vai trò đồng minh, Nhật Bản vẫn trở thành một trong những nước hiếm hoi có tầm quan trọng đặc biệt trong việc ủng hộ công khai cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố từ năm 2001 của Mỹ, và nhất là từ năm 2003 Nhật Bản đã thông qua một lập trường liên quan tới vấn đề này, hoàn toàn trái ngược với thái độ mà nước này đã thể hiện 10 năm trước đó. Sở dĩ có sự thay đổi mang tính lịch sử này trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản là do mối quan hệ luôn căng thẳng với nước láng giềng Triều Tiên, nước đang đe dọa nền an ninh quốc gia của Nhật Bản, và còn do cả vấn đề những người Nhật Bản bị mất tích vẫn chưa được giải quyết với Triều Tiên.
Triều Tiên là một nhà nước với chế độ cộng sản, chiếm nửa phía Bắc bán đảo Triều Tiên thuộc Đông Bắc Á. Triều Tiên có đường biên giới chung với Trung Quốc (1416 km), với nước Nga ở phía Bắc (19 km) và với Hàn Quốc ở phía Nam (238 km). Đường biên giới phía Nam này được tạo thành bởi khu phi quân sự (DMZ) nhưng trên thực tế lại rất được quân sự hóa vì thường xuyên bị giám sát bởi gần một triệu binh lính của hai bên. Tuy không có biên giới trên bộ, nhưng Nhật Bản lại là nước láng giềng gần gũi của Triều Tiên do hai bên chỉ cách nhau một vùng biển. Gần đây, tình hình căng thẳng giữa hai nước đã tăng lên đáng kể, khiến cho mối quan hệ đang xấu đi nghiêm trọng. Trong một chính sách đâm lao phải theo lao, Triều Tiên đã từng phóng một tên lửa đạn đạo đi qua vùng biên rất gần Nhật Bản. Tình hình đã nhanh chóng trở nên phức tạp ở cấp độ quan hệ chính trị thế giới, cần phải nghiên cứu mối quan hệ căng thẳng giữa Nhật Bản và Triều Tiên để thấy rõ nhu cầu sở hữu vũ khí hạt nhân đã trở thành con chủ bài dẫn dắt chính sách khu vực và quốc tế của Triều Tiên như thế nào và để thấy rõ mối quan hệ căng thẳng giữa hai nước này là một thách thức đối với toàn bộ khu vực Đông Bắc Á ra sao. Cũng cần nghiên cứu vai trò của Trung Quốc là nước sử dụng Triều Tiên làm đòn bẩy bằng cách gây ảnh hưởng với Triều Tiên nhằm mục đích hất cẳng Mỹ trong vai trò cường quốc chi phối Đông Á. Hồi năm 2006, việc Triều Tiên tuyên bố sở hữu vũ khí hạt nhân và đã tiến hành một vụ thử (9/10/2006) đã lập tức bị coi là một mối đe dọa đối với Nhật Bản. Ngày 5/4/2009, sau khi đã thông báo công khai và bất chấp sức ép của quốc tế, Triều Tiên đã tiến hành phóng một “vệ tinh” lên quỹ đạo, song theo Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc đây là vụ bắn thử nghiệm một tên lửa tầm xa. Trước mối đe dọa được coi là thực tế này, Nhật Bản đã phải tăng cường tiềm lực phòng thủ vì tự coi mình là bên dễ bị tổn thương. Tổng thống Mỹ Obama đã lập tức coi Mỹ là người anh bảo trợ, và coi Nhật Bản là “nền tảng” trong chính sách của Mỹ ở châu Á. Từ nhiều năm nay, Triều Tiên đã tiến hành các cuộc thương lượng ì ạch trong khuôn khổ đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên (với Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga và Trung Quốc) nhằm buộc nước này từ bỏ việc nghiên cứu hạt nhân đồi lấy một sự ủng hộ kinh tế và những biện pháp bảo hộ. Ngày 25/5/2009, Triều Tiên đã tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ hai, và tiếp theo, nước này cũng đã tiến hành vụ bắn 6 tên lửa tầm ngắn chỉ trong 3 ngày. Ông Taro Aso, Thủ tướng Nhật Bản khi đó, đã nhiều lần kêu gọi Hội đồng bảo an Liên hợp quốc họp khẩn cấp để lên án vụ bắn tên lửa này. Trong một bài trả lời phỏng vấn sau đó, Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Takeo Kawamura nói thêm ràng Chính phủ Nhật Bản tất nhiên sẽ tìm cách thông qua một nghị quyết mới ở Liên hợp quốc, trừng phạt Triều Tiên. Nhật Bản chờ đợi những sự trừng phạt mạnh hơn chống Triều Tiên và dự định sẽ sử dụng những biện pháp cứng rắn của riêng mình. Mỹ và Nhật Bản đã không ngừng gặp gỡ nhau để thảo luận biện pháp đối phó với Triều Tiên. Nhật Bản ngay lập tức đã hoan nghênh tất cả các cường quốc đã cùng với Nhật Bản ngăn chặn Bắc Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân. Và Nhật Bản thậm chí đã yêu cầu Liên hợp quốc đưa Triều Tiên vào danh sách các nước ủng hộ chủ nghĩa khủng bố. Trung Quốc không tán thành việc Triều Tiên lại tiến hành các vụ thử hạt nhân mặc dù theo truyền thống Triều Tiên là đồng minh của Trung Quốc. Liên hợp quốc đã thực hiện các biện pháp bổ sung chống Triều Tiên (cấm các nước mua vũ khí của Triều Tiên…), trong khi Nhật Bản tuyên bố một lệnh cấm vận hoàn toàn chống nước này. Về phía mình, Triều Tiên, trong một chính sách đâm lao phải theo lao, ngày càng tỏ thái độ cứng rắn về ngoại giao, nhất là với Hàn Quốc. Bình Nhưỡng cho biết rằng dù sức ép có như thế nào thì nước này cũng không thay đổi chính sách đang theo đuổi.
Ngoài ra, giữa Nhật Bản và Triều Tiên còn có vấn đề về người Nhật Bản bị mất tích chưa được giải quyết. Năm 2005, một nghị quyết về tình hình nhân quyền tại Triều Tiên đã được thông qua lần đầu tiên tại kỳ họp toàn thể Đại hội đồng Liên hợp quốc. Báo cáo hàng năm năm 2005 của Chính phủ Mỹ về chủ nghĩa khủng bố có nhắc tới vấn đề người mất tích Nhật Bản và coi Triều Tiên là nhà nước ủng hộ chủ nghĩa khủng bố. Các vụ bắt cóc là một vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến đời sống và an ninh của người Nhật Bản và nếu các vấn đề này chưa được giải quyết thì sẽ không thể có sự bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Triều Tiên, và cũng như các chính phủ tiền nhiệm, đây đang là lập trường chính thức của Chính phủ Nhật Bản hiện nay của Thủ tướng Shinzo Abe.
Và với Hàn Quốc
Hiện nay, những sự cân bằng về địa chính trị ở châu Á đã thay đổi. Mỹ không còn là cường quốc bá quyền trong khu vực đang phát triển kinh tế này nữa. Trung Quốc, chủ nợ chính của cường quốc hàng đầu thế giới, với 800 tỷ USD trái phiếu của Mỹ, đã hất cẳng Mỹ trong vai trò đối tác kinh tế hàng đầu của các đồng minh châu Á lịch sử, nhất là Nhật Bản và Hàn Quốc. Rõ ràng, các nước châu Á vẫn coi Mỹ là một chủ thể lớn trên diễn đàn khu vực, nhưng nhất là thấy ở Mỹ một sự đối trọng với sự bá quyền có thể có của Trung Quốc trong tương lai. Đây đang là một thực tế, Mỹ không còn có quyền tuyệt đối trong phần này của thế giới nữa. Lên cầm quyền vào tháng 9/2009, Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama muốn tái xác định chính sách đối ngoại của Nhật Bản để nước này bớt phụ thuộc vào Mỹ hơn. Ồng đã đề nghị các nước láng giềng lập ra một Cộng đồng Đông Á theo mô hình Liên minh châu Âu. Đề nghị này phản ánh sự cần thiết của Nhật Bản tăng cường mối quan hệ với các nước láng giềng, cần nhắc lại rằng đối tác thương mại chính của Nhật Bản hiện nay là các nước châu Á, trước hết là Trung Quốc và Hàn Quốc. Do đó, Nhật Bản ra sức gây ảnh hưởng trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cộng 3 (Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc), mà một trong những mục đích là thiết lập một tình đoàn kết để đối phó với cơn bão kinh tế-tài chính hiện nay. Vì vậy, Nhật Bản đã quyết định đóng góp 32% – bằng Trung Quốc – so với 20% của các nước ASEAN và 16% của Hàn Quốc, vào quỹ dự trữ chung 120 tỷ USD. Quỹ này đã được lập ra trong khuôn khổ hợp tác tiền tệ khu vực ở châu Á và để tăng cường khả năng của khu vực đối phó với các nguy cơ ngày càng tăng và những khó khăn từ quá trình toàn cầu hóa của nền kinh tế. Thỏa thuận thành lập quỹ này đã được ký ngày 28/9/2009 trong cuộc họp các Bộ trưởng Tài chính các nước ASEAN cộng 3. Ngay từ tháng 3/2010, quỹ này đã cho phép các nước thành viên được cứu trợ tài chính có thể nhận được số tiền gấp đôi sự đóng góp của mình. Người ta đã nhận thấy nhu cầu lập quỹ này sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, từng làm rung chuyển khu vực châu Á, và giờ đây nó đang phát huy tác dụng và có tầm quan trọng đặc biệt. Trên thực tế, cuộc khủng hoảng năm 1997 đã dẫn đến sự khu vực hóa Đông Á. Các nước tại khu vực này, bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi cuộc khủng hoảng, đã bị thúc đẩy phải nhóm họp lại bởi bất ngờ nhận thấy sự phụ thuộc lẫn nhau và bởi những sức ép từ bên ngoài, nhất là từ Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và từ Mỹ.
Dù mạnh thế nào chăng nữa thì Hàn Quốc vẫn bị buộc phải nhờ đến IMF để thoát khỏi tình hình xấu, giờ đây dường như quan tâm đến đề nghị của Nhật Bản thành lập Cộng đồng Đông Á này. Tuy nhiên, những bất đồng lịch sử liên quan đến sự chiếm đóng của Nhật Bản vẫn hiến hiện trong mối quan hệ giữa hai nước: việc xem xét lại các sách giáo khoa của Nhật Bản; việc các nhà lãnh đạo Nhật Bản đến thăm đền Yasukuni là nơi thờ các tội phạm chiến tranh; yêu sách của cả hai nước về chủ quyền các hòn đảo Dokdo (Takeshima theo cách gọi của người Nhật Bản); quy chế về người nhập cư Triều Tiên ở Nhật Bản v.v… Rõ ràng, sự nổi lên thường xuyên những bất đồng mang tính lịch sử này không thể không gây ra những hậu quả đối với mối quan hệ giữa hai nước và nó cũng cản trở khả năng thành lập một cộng đồng Đông Á.
Trong mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản, quá khứ thực dân chiếm một vị trí trung tâm. Điều hiển nhiên là tình cảm chống Nhật rất phổ biến ở Hàn Quốc. Sau sự thôn tính bằng vũ lực Triều Tiên vào tháng 8/1910, Triều Tiên đã được dùng làm cái kho của Nhật Bản về nguyên liệu, thực phẩm, nông phẩm, nhân công giá rẻ, v.v. Sau này, trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai, các thanh niên Triều Tiên bị buộc phải phục vụ trong quân đội Nhật Bản, rồi nhiều phụ nữ Triều Tiên đã bị bắt làm nô lệ tình dục cho các binh sĩ Nhật Bản. Ngay sau khi thôn tính Triều Tiên, Chính phủ Nhật Bản đã tiến hành thăm dò bản chất và tình trạng của đất đai, dân cư, v.v để tạo ra một nền kinh tế thực dân phục vụ cho nền kinh tế Nhật Bản. Những nơi đất tốt thích hợp cho việc phát triển kinh tế của Nhật Bản đã được phát canh thu tô và giao cho những người dân định cư Nhật Bản. Nhiều người Triều Tiên bị trục xuất khỏi quê hương của họ để nhường chỗ cho người nhập cư Nhật Bản. Các biện pháp này đã gây ra sự thù địch của người Triều Tiên đối với người Nhật Bản. Sau thất bại của Nhật Bản vào năm 1945, Triều Tiên đã bị chia cắt làm hai do sự chiếm đóng của Nhật Bản. Chính vì thế, mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước mãi 20 năm sau mới được bình thường hóa và dưới sức ép của Mỹ, nước không chấp nhận có sự đối kháng giữa hai nước cùng nằm dưới sự bảo trợ của Mỹ. Hơn nữa, do sự cần thiết về kinh tế, chủ yểu là để tài trợ cho kế hoạch đầu tiên phát triến kinh tế vào năm 1962, Chính phủ Hàn Quốc lúc bấy giờ cũng muốn hòa dịu mối quan hệ ngoại giao với Nhật Bản, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của người dân Hàn Quốc trước việc mở ra các cuộc thương lượng, nhất là trong phe đối lập Quốc hội và giới sinh viên. Theo hiệp ước ký kết ngày 22/5/1965, Nhật Bản đã công nhận Hàn Quốc là nhà nước duy nhất đại diện cho toàn bộ bán đảo Triều Tiên. Ngoài ra hiệp ước cũng xác định viện trợ của Nhật Bản cho sự phát triển của Hàn Quốc lên tới 300 triệu USD, thêm vào đó khoản cho vay ngân hàng trị giá 500 triệu USD. Tranh chấp về việc vạch ranh giới các vùng lãnh hải đã được giải quyết từng phần bằng việc lập ra một vùng đánh cá chung, nhưng vấn đề về chủ quyền của các hòn đảo Dokdo/Takeshima, mà cả Nhật Bản và Hàn Quốc đều nhận chủ quyền, vẫn còn đó. Việc bình thường hóa mối quan hệ ngoại giao giữa Hàn Quốc và Nhật Bản đã khiến các cuộc biểu tình của phe đối lập tại hai nước nổ ra mạnh mễ. Những người đối lập Hàn Quốc đã coi hiệp ước trên là sự sỉ nhục bởi vì điều đó có nghĩa là không công nhận Nhật Bản đã thực hiện công cuộc thực dân hóa. Sau khi hiệp ước trên được ký kết, Nhật Bản trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Hàn Quốc kể từ năm 1969. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa hai nước vẫn được đánh dấu bằng những bất đồng lịch sử do sự chiếm đóng trong quá khứ của Nhật Bản tại bán đảo này gây ra. Tình hình căng thẳng giữa Nhật Bản và Hàn Quốc đặc biệt gay gắt dưới thời chính phủ của Junichiro Koizumi. Và hiện nay, Thủ tướng Nhật Bản, Shinzo Abe, vẫn tiếp tục chính sách của Junichiro Koizumi trong quan hệ với Hàn Quốc, gây ra những sự chỉ trích gay gắt và các cuộc biểu tình phản đối, nhất là từ cộng đồng người Triều Tiên tại Nhật Bản. Ông Abe đã bác bỏ mọi trách nhiệm của Nhật Bản và quân đội nước này trong vụ khoảng 200.000 phụ nữ đa số là người Triều Tiên bị bắt cóc từ Triều Tiên và Trung Quốc và bị buộc làm nô lệ tình dục cho các binh sĩ Nhật Bản trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Lập trường của Chính phủ Nhật Bản về lịch sử dân tộc còn rất mập mờ, thường là họ phủ nhận một số hành động bị cộng đồng quốc tế coi là những tội ác chiến tranh. Tuy nhiên, đôi khi họ cũng công nhận những lời tố cáo trước những bằng chứng không thể chối cãi hoặc những cuộc tranh luận có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Hồi năm 1986, Bộ trưởng Giáo dục của Chính quyền Nakasone, Fujio Masayuki, đã phải từ chức trước một cuộc tranh cãi gay gắt từ Trung Quốc và Hàn Quốc sau khi đã giảm nhẹ những tội ác Nhật Bản phạm phải ở Nam Kinh.
Chủ quyền đảo Dokdo/Takeshima, ở biển Nhật Bản là một vấn đề đặc biệt nhạy cảm giữa Hàn Quốc và Nhật Bản, nơi có tiềm năng về hải sản, các nguồn tài nguyên thiên nhiên và có một vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng đối với bất cứ quốc gia nào sở hữu nó. Các hòn đảo này của Triều Tiên đã bị Nhật Bản thôn tính vào năm 1905, đất nước này khi đó là người bảo trợ của Triều Tiên sau thắng lợi trong cuộc chiến tranh chống Nga hoàng. Sau thất bại của Nhật Bản vào năm 1945, Mỹ đã vạch lại các đường biên giới giữa Triều Tiên và quần đảo Nhật Bản. Hòn đảo mà hai nước láng giềng tranh chấp này đã bị loại khỏi quyền hành chính của Nhật Bản. Hiệp ước hòa bình năm 1952 giữa Mỹ và Nhật Bản không nói rõ đến số phận của đảo Dokdo/Takeshima. Sau khi Tổng thống Hàn Quốc công bố hồi tháng 1/1952 về tuyến đường hòa bình xác định đường biên giới trên biển, hòn đảo này trên thực tế đã bị người Hàn Quốc chiếm đóng bất chấp sự phản đối của Chính phủ Nhật Bản. Theo đà đó, chúng trở thành một tranh chấp giữa Hàn Quốc và Nhật Bản, để rồi các vụ rắc rối đã diễn ra nhiều lần trong những năm 1950, nhưng tình hình yên tĩnh đã trở lại sau khi bình thường hóa quan hệ giữa hai nước vào năm 1965. Nhưng vào tháng 2/1996, Thủ tướng Nhật Bản, Hashimoto Ryutaro, đã chính thức xác nhận chủ quyền của Nhật Bản đối với hòn đảo này và khiến Hàn Quốc tức giận. Từ đó đến nay, tình hình căng thẳng vẫn bao trùm quan hệ hai nước.
Tuy nhiên, hiện tại người ta có thể nhận thấy những nỗ lực đầu tiên ở cả hai bên để hướng tới một sự hòa giải – điều kiện tiên quyết cho mọi sự hợp tác. Nhận thức được sự phụ thuộc lẫn nhau, hai nước đã nỗ lực cải thiện quan hệ bằng cách tiến hành những cuộc trao đổi văn hóa từ cuối những năm 1990. Hàn Quốc và Nhật Bản đã từng đồng đăng cai Giải Bóng đá Thế giới. Chính phủ Nhật Bản cũng tính đến việc cải thiện quy chế về người nhập cư Triều Tiên, vốn vẫn bị đối xử như công dân hạng hai và dự luật dành cho các kiều dân nước ngoài quyền được đi bầu cử cấp địa phương. Năm 2010, Hàn Quốc là đối tác kinh tế có trọng lượng với Nhật Bản. Hàn Quốc phụ thuộc vào đất nước “Mặt trời mọc” – đối tác thương mại thứ hai sau Trung Quốc – về các thiết bị lắp ráp và nhiều sản phẩm công nghệ cao khác. Nhật Bản cần Hàn Quốc, đối tác thương mại thứ ba sau Trung Quốc và Mỹ, để lấy lại được sự năng động trong sự phát triển, cũng như để đối phó với vấn đề hạt nhân của Triều Tiên. Mặc dù vẫn còn những vấn đề chưa được giải quyết, song xu hướng chung giữa hai nước vẫn là hòa dịu và thỏa hiệp.
* * *
TTXVN (Hồng Công 8/10)
Theo báo mạng “Thời báo châu Á Trực tuyến”, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã nhất trí tăng cường toàn diện quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước trong cuộc gặp song phương hồi tháng 7/2013 ở Manila. Trong khi hai phía có nhiều lý do kinh tế để tăng cường quan hệ chặt chẽ hơn nữa, một sự khát khao từ cả hai nước về việc tìm kiếm đối trọng với Trung Quốc đã mở rộng phạm vi các mối quan hệ giữa Manila và Tokyo.
Thủ tướng Abe đã công bố những sáng kiến lớn sau cuộc gặp Tổng thống Aquino, sự kiện củng cố liên minh của Tokyo với Manila, trong đó có các kế hoạch thúc đẩy hợp tác hàng hải, tăng cường hợp tác kinh tế song phương, mở rộng một khoản tín dụng dự phòng của Nhật Bản dành cho Philippines để ứng phó với các thảm họa và hỗ trợ tiến trình hòa bình trên đảo Mindanao ở miền Nam Philippines, cùng nhiều lĩnh vực khác.
Trong khi những tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc nằm trong số những thách thức an ninh khu vực đã được thảo luận, mối đe dọa Trung Quốc không chỉ là trụ cột duy nhất trong các mối quan hệ đang “đâm chồi nảy lộc” giữa Nhật Bản và Philippines. Được thiết lập lần đầu tiên vào năm 2011, mối quan hệ đối tác chiến lược Nhật Bản-Philippines ra đời với mục đích ban đầu là nhằm tạo thuận lợi việc tiến hành giao dịch thương mại, hàng hóa, dịch vụ, nhân lực và đầu tư thông qua cho việc thực hiện Thỏa thuận Đối tác Kinh tế Nhật Bản-Philippines (JPEPA).
Tuy nhiên, kể từ khi ông Abe bắt đầu nhiệm kỳ thủ tướng thứ hai vào cuối năm 2012 (trước đó ông Abe đã làm Thủ tướng Nhật Bản lừ năm 2006-2007), hợp tác an ninh hàng hải đã trở thành một yếu tố chi phối mối quan hệ bắt đầu phát triển mạnh giữa hai nước. Thủ tướng Abe đã tái khẳng định lập trường của Nhật Bản về việc hỗ trợ Manila tăng cường sức mạnh của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Philippines bằng cách cung cấp cho lực lượng này 10 tàu tuần tra thông qua một thỏa thuận cho vay. Sự hỗ trợ này sẽ giúp Philippines tăng cường những tuyên bố chủ quyền lãnh hải của nước này trong tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc ở Biển Đông.
Quan hệ hợp tác hàng hải chặt chẽ hơn với Nhật Bản là một phần không thể thiếu được trong chiến lược mở rộng của Philippines nhằm tăng cường hợp tác với các đồng minh để bù đắp cho khả năng quân sự hạn chế và tình trạng mất an ninh hàng hải đang ngày càng gia tăng của nước này. Nó cũng làm nổi bật quyết tâm của Manila trong việc quốc tế hóa vấn đề tranh chấp Biển Đông và chống lại việc Trung Quốc ngoan cố đòi giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán song phưởng thay vì các cơ chế đa phương.
Tổng thống Aquino gần đây đã tuyên bố rằng Mỹ và Nhật Bản sẽ được phép sử dụng Căn cứ Hải quân Subie, một cơ sở quân sự cũ của Mỹ nhìn ra Biển Đông. Do đó Philippines sẽ đóng một vai trò chủ chốt trong chiến lược quốc phòng mới của Nhật Bản về việc triển khai lính thủy đánh bộ và các máy bay do thám không người lái để bảo vệ các hòn đảo ở những vùng biển xa, đồng thời cũng đóng vai trò quan trọng trong chiến lược chính sách đối ngoại mở rộng của Nhật Bản nhằm tái can dự với Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gồm 10 quốc gia thành viên.
Những sáng kiến song phương giữa hai nước muốn tạo ra hình ảnh về một mối quan hệ bùng nổ hơn và ngăn chặn những hành động hung hăng của Trung Quốc ở biển Hoa Đông và Biển Đông, bao gồm một cuộc xung đột căng thẳng với Philippines năm 2012 xung quanh vụ tranh chấp bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham, Philippines gọi là Panatag). Tuy nhiên, Philippines sẽ phạm phải sai lầm nếu coi Nhật Bản là một đối trọng hiệu quả với hoạt động tăng cường sức mạnh quân sự của Trung Quốc, trong đó có những khoản chi phí đáng kể cho việc tăng cường sức mạnh của lực lượng hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA).
Lô tàu tuần tra mới mà Nhật Bản cung cấp cho Philippines cũng như việc Manila cho phép Nhật Bản sử dụng căn cứ hải quân Subie sẽ không thay đổi được cán cân sức mạnh hải quân ở Biển Đông. Việc cho phép Mỹ sử dụng căn cứ hải quân Subie rõ ràng có một tác động lớn hơn. Tuy nhiên, những sáng kiến này sẽ tăng cường nhận thức về chủ quyền lãnh hải của Philippines và giúp Nhật Bản giám sát các hoạt động hàng hải cũng như hoạt động tăng cường lực lượng hải quân của Trung Quốc.
Chắc chắn, mối quan hệ đối tác chiến lược quan trọng giữa Nhật Bản và Philippines cũng sẽ chịu ảnh hưởng của các vấn đề hợp tác kinh tế song phương. Thủ tướng Abe và Tổng thống Aquino cũng đã cam kết tăng cường hợp tác kinh tế song phương vào một thời điểm mà cả hai nước đang tiến hành chấn hưng kinh tế trong nước. Cả Nhật Bản và Philippines đã giành được sự tin tưởng của các nhà đầu tư quốc tế thông qua những chính sách kinh tế phối hợp kích thích tài chính với các cuộc cải cách cơ cấu kinh tế.
Sự phục hồi kinh tế Nhật Bản sẽ phụ thuộc một phần vào việc phất triển các mối liên kết mới với các nền kinh tế sôi động của ASEAN. Là nền kinh tế đang có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực, Philippines muốn thu hút nhiều nhà đầu tư Nhật Bản hơn thông qua những chính sách khuyến khích tương đối cạnh tranh và một môi trường kinh doanh thân thiện.
Cả hai mối quan hệ nêu trên rõ ràng thuận lợi hơn so với tình trạng thường xuyên gián đoạn các hoạt động kinh doanh của Nhật Bản ở Trung Quốc vì nhiều nguyên nhân, bao gồm cả do tình cảm dân tộc chủ nghĩa và các cuộc biểu tình chống Nhật Bản. Theo Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản, Philippines hiện được coi là trung tâm đem lại lợi nhuận hàng đầu cho các doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động trong khu vực.
Trong khi đó, Tổng thống Aquino đã nói rằng Nhật Bản có thể là một động lực lớn cho tương lai tăng trưởng kinh tế của Philippines. Chính quyền của Tổng thống Aquino đang tăng cường chuyển hướng sang thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để đẩy mạnh việc mở rộng lĩnh vực sản xuất của Philippines và đạt được mục tiêu chính sách công của ông Aquino về tăng trưởng kinh tế toàn diện hơn.
Năm 2012, Nhật Bản là đối tác thương mại hàng đầu của Philippines với kim ngạch thương mại song phương đạt khoảng 16 tỷ USD. Năm ngoái, Tokyo cũng là nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) hàng đầu cho Philippines và là nguồn vốn đầu tư nước ngoài lớn thứ hai của quốc gia Đông Nam Á này.
Các nhà đầu tư Nhật Bản giờ đây đang được mời chào một cách tích cực – kể cả trong chuyến thăm Manila của Thủ tướng Abe hồi tháng 7/2013 – về việc tham gia những kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng đầy tham vọng của Tổng thống Aquino. Tokyo đã rót nguồn vốn hỗ trợ đáng kể vào khu vực Mindanao giàu tài nguyên nhưng kém phát triển của Philippines, nơi chính phủ của Tổng thống Aquino đang tiến hành thương lượng về một thỏa thuận hòa bình với nhóm phiến quân Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Moro.
Trong khi Tổng thống Aquino rõ ràng coi một thỏa thuận hòa bình cuối cùng, dự kiến sẽ hoàn tất trong năm nay, là yếu tố chủ chốt đối với di sản chính trị của nhà lãnh đạo này, thì Nhật Bản đã có những đóng góp đáng kể vào tiến trình này thông qua những dự án phát triển của họ theo chương trình có tên gọi Sáng kiến Nhật Bản-Bangsamoro về Tái thiết và Phát triển (J-BIRD).
Hai nước Nhật Bản và Philippines đã phát triển quan hệ gần gũi hơn trong thời gian qua bất chấp lịch sử cay đắng của họ. Nhiều phụ nữ người Philippines sống sót sau khi phải chịu cảnh làm nô lệ tình dục cho quân đội Nhật Bản trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai đã kêu gọi Tổng thống Aquino nêu ra những yêu cầu của họ về một lời xin lỗi chính thức từ Thủ tướng Abe. Tuy nhiên, ông Aquino đã không nêu ra vấn đề này trong cuộc gặp song phương với Thủ tướng Abe, và thậm chí còn nói bóng gió rằng Philippines đã tiến lên từ lịch sử xung đột với Nhật Bản. Chính phủ của ông Aquino trước đó đã tuyên bố rằng họ sẽ chắc chắn ủng hộ một Nhật Bản tái vũ trang bằng cách sửa đổi Hiến pháp Hòa bình để giúp làm đối trọng với Trung Quốc ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Sự hội tụ các lợi ích địa-chiến lược và kinh tế đã giúp cả Nhật Bản lẫn Philippines vượt qua những ký ức cay đắng trong quá khứ và xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược mới đầy sôi động. Kể từ khi kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ Hai, hai nước đã trở nên gần gũi với nhau hơn nhờ các mối quan hệ kinh tế mạnh mẽ và gần đây hơn quan hệ giữa hai nước đã phát triển giống như quan hệ của những người anh em vai kề vai chống lại mối đe dọa Trung Quốc nhàm vào an ninh và các lợi ích của họ./.

2065. Chính sách đối ngoại đu dây của Việt Nam

East Asian Forum
Tác giả: Dennis C McCornac - Đại học Loyola Maryland
Người dịch: Huỳnh Phan
12-10-2013
Cách tiếp cận chính sách đối ngoại mới của Việt Nam, mà một số nhà phân tích đã gán cho là ‘thêm bạn, bớt thù’, phản ánh vị trí bấp bênh như một con chim trên dây giăng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. 
Trong vài tháng qua, các quan chức Việt Nam đã tổ chức một số cuộc họp cấp cao với các nhà lãnh đạo của cả hai nước này. Vào cuối tháng 7, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến Washington để thảo luận về quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với Tổng thống Barack Obama, làm nổi rõ mối quan hệ đã được cải thiện giữa hai cựu thù theo chiến lược ngày càng chú trọng tới châu Á của Mỹ. Hơn một tháng sau đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và nhắc lại chính sách lâu dài và nhất quán về củng cố và tăng cường quan hệ láng giềng và hợp tác với Trung Quốc của Đảng và Nhà nước Việt Nam. 
Cơn lốc ngoại giao này là bằng chứng cho thấy Việt Nam mong muốn duy trì mối quan hệ kinh tế và quân sự ổn định và bình thường với cả Trung Quốc và Mỹ, một cái gì đó đặc biệt quan trọng trong điều kiện trước đây Việt Nam đã từng có xung đột với mỗi nước này trong lịch sử, và cũng cho thấy tầm quan trọng của hai nước này đối với mục tiêu của Việt Nam muốn hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Việt Nam lo lắng về sự trỗi dậy của Bắc Kinh, và chính sách đối ngoại mới của họ là hướng tới việc chống lại ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc trong khu vực. Nhưng về mặt ý thức hệ, Việt Nam thấy thoải mái với Trung Quốc hơn với Mỹ. Còn về mặt kinh tế, Trung Quốc là một thị trường lớn, một nguồn giúp đỡ tài chính và một mô hình phát triển. Điều này đã đặt Việt Nam ở một vị trí không dễ chịu. Một quan chức chính phủ Việt Nam đã mô tả Việt Nam như đang đánh đu trên một sợi dây, do Trung Quốc giữ một đầu và Mỹ giữ đầu kia. 
Một vấn đề về chính sách đối ngoại tiếp tục gây tai họa cho mối quan hệ Việt – Trung liên quan đến việc cả hai nước đều tuyên bố chủ quyền đối với hai quần đảo: Hoàng Sa và Trường Sa. Vấn đề quan trọng nhất đang đe dọa là nước nào có quyền thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên trong và dưới các vùng biển xung quanh hai quần đảo này. Mặc dù trữ lượng đã qua kiểm chứng chưa xác định rõ, dự báo lạc quan nhất từ Trung Quốc cho thấy nguồn tài nguyên dầu tiềm năng của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và có thể lên đến 213 tỉ thùng dầu và khu vực này cũng rất giàu khí đốt tự nhiên. Cả hai quốc gia đã dự tính tới khả năng thực hiện hành động quân sự. Nhưng bây giờ, họ đã cam kết đàm phán một cách hòa bình tìm giải pháp bất chấp sức ép của những thành phần dân tộcchủ nghĩa ở cả hai bên vẫn kiên định về các vấn đề chủ quyền
Căng thẳng kinh tế giữa hai nước cũng có thể phá hỏng mối quan hệ. Một mặt, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, đặc biệt là do nhu cầu vô độ của Trung Quốc về hàng hóa và các nguồn tài nguyên. Duy trì tăng trưởng kinh tế cho một quốc gia gần 1,4 tỉ công dân đòi hỏi một lượng tài nguyên thiên nhiên khổng lồ, phần lớn trong số đó là phải nhập khẩu. Và vì Trung Quốc lùng sục khắp thế giới xây dựng các mối quan hệ kinh tế để bảo đảm nguồn cung cấp liên tục các mặt hàng như than đá, dầu thô, quặng sắt, nên việc họ tìm chỗ giúp đỡ ngay người láng giền gần gũi cũng là việc đương nhiên. 
Mặt khác, các cách biệt giữa hai nước, đặc biệt là về tầm cỡ kinh tế và quyền lực chính trị, có nghĩa là việc mở cửa thị trường không phải là một tình thế win- win đúng nghĩa. Lưu lượng hàng hóa Trung Quốc, cả buôn lậu qua biên giới lẫn nhập khẩu hợp pháp vào thị trường Việt Nam, đã tác động tiêu cực đến sản xuất trong nước đối với một số mặt hàng của Việt Nam, đặc biệt là hàng tiêu dùng. Mối quan ngại đặc biệt ở Việt Nam là phần lớn các hàng hoá này đều có chất lượng thấp, nguồn gốc không rõ ràng và có thể chứa các chất độc và các chất có hại khác cho sức khỏe con người. Một số sản phẩm có thể làm ra được tại Việt Nam, nhưng vẫn còn nhập khẩu vì có lợi về giá thành. Sự phụ thuộc vào nhập khẩu Trung Quốc này đã đẩy nhiều doanh nghiệp Việt Nam tới mức báo động và việc Việt Nam nương tựa quá nhiều vào thương mại với Trung Quốc dự kiến là chỉ có tăng lên theo thời gian. 
Tuy nhiên, ngoài những va chạm về kinh tế và tranh chấp lãnh thổ, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam gần đây đã được cải thiện, và tính chất hòa giải các cuộc họp mới đây giữa Bắc Kinh và Hà Nội đã mở ra một giai đoạn tương đối yên tĩnh. Cả hai nước đều có vẻ mong muốn tiếp tục thúc đẩy quan hệ song phương tốt hơn, và việc cải thiện trong quan hệ Trung- Việt có vẻ không có khả năng gây tổn hại mối quan hệ của Việt Nam với Hoa Kỳ. 
Tuy nhiên, bất cứ khi nào Trung Quốc hoặc Mỹ rung sợi dây mạnh bạo hơn, Việt Nam cảm thấy mình đang ở một vị trí bấp bênh hơn, không biết đầu dây nào là điểm tựa an toàn nhất. Nếu chính phủ Việt Nam muốn tiếp tục đứng thẳng thì phải tránh liên kết quá chặt với nước này mà buông lơi mối quan hệ với nước kia. 
Việt Nam hiện đang ở một thời điểm tương đối độc đáo trong lịch sử của mình. Đất nước thống nhất, và có đủ tiền đề kinh tế và chính trị để giữ một vai trò quan trọng trong khu vực. Nhưng sự trỗi dậy của tình cảm dân tộc dù ở Trung Quốc hay ở Việt Nam đều có thể báo trước nhiều thời kỳ rắc rối hơn trước mặt. Và như tuyên bố của một nhà ngoại giao Việt Nam, ‘Không ai nói ra một cách công khai, nhưng cái lôi kéo mỗi cuộc họp ở Đông Nam Á bây giờ là nỗi sợ hãi về việc khu vực sẽ như thế nào với sự khống chế của Trung Quốc’.
Dennis C McCornac là Giám đốc về các vấn đề toàn cầu tại Đại học Loyola Maryland. Ông chuyên về kinh tế và có hơn 20 năm kinh nghiệm sống ở Nhật Bản và Việt Nam.
Nguồn: East Asian Forum

47:Quốc tang-Luật và Lệ

Quốc tang: Luật và Lệ

Nguyễn Hữu Vinh

Đúng vào cái ngày mà mọi người Việt trong cũng như ngoài nước vui đón Tết thì tin dữ đến từ một miền quê nghèo miền Trung ─ hơn 40 người tử nạn và mất tích vì chìm đò đúng sáng 30 Tết (xem tin BBC). Các báo in đã nghỉ từ hai ba hôm trước, báo mạng không có mấy người xem trong những ngày rộn rã tất bật này, truyền hình chắc phải bận nhiều chương trình vui Xuân… Quả thật nếu vụ việc rơi vào một ngày bình thường trong năm, chí ít cũng sẽ có nhiều chia sẻ, từ tin tức báo đài, các đợt quyên góp, kể cả tìm kiếm hai nạn nhân mất tích. Nhưng rồi cũng có một điều an ủi khá bất ngờ : tỉnh Quảng Bình quyết định không bắn pháo hoa theo như kế hoạch. Còn có thể làm được gì nữa không, cho người đã khuất và những người còn ở lại trong đau đớn giữa niềm vui của cả nước ?
Nghĩa tử nghĩa tận, cha ông ta vẫn dạy thế. Ấy vậy nhưng nhiều lúc, không biết có phải vì cái khốn khó, hoặc ngược lại, cái đam mê giàu sang cũng làm cho người ta quên bớt việc nghĩa này. Thậm chí, nói dại, có thể chuyện chết chóc xảy ra quá nhiều, từ chiến tranh triền miên, tản cư, di tản, vượt biên vượt biển bỏ mình, cho tới đủ loại tai, tệ nạn, để rồi coi cái chết nhẹ như lông hồng, tâm hồn con người thêm chai đá.
Ở nhiều nước, không phải chỉ có sự ra đi của các nhân vật lãnh đạo cao cấp nhất, các nghệ sĩ, trí thức… rất danh tiếng là được tổ chức quốc tang, mà những vụ tai nạn, thiên tai mang đến cái chết của nhiều người cũng có nghi thức này. Như vụ nổ mỏ than ở Ba Lan 2006 làm chết 23 người (xem bản tin BBC), vụ nổ súng giết hại hơn 10 người ở Phần Lan năm 2008 (xem Tuổi Trẻ)… đều được để tang trên toàn quốc.
Còn ở nước ta, ngoài quốc tang cho các vị lãnh đạo, cựu lãnh đạo cao cấp nhất của nhà nước, có quốc tang cho hàng chục nạn nhân trong các vụ tai nạn, thiên tai như vụ chìm đò 30 Tết này không ? Cố lục lọi trí nhớ và lần tìm trên mạng qua các vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ năm kia làm chết hơn 50 người, vụ chìm đò năm 2003 trên sông Thu Bồn, Quảng Nam làm chết 28 em học sinh… không thấy ta tổ chức quốc tang.
Có người bảo “ phải có Luật ”. Đúng vậy. Vội vàng vào trang vietlaw.gov.vn của Văn phòng Quốc hội, tìm từ “ quốc tang ” thì được thấy duy nhất một văn bản sau đây : Thông Tư, của Bộ Tài chính, số 40/2002/TT-BTC ngày 2-5-2002 hướng dẫn các khoản chi phí, cấp phát và quyết toán ngân sách phục vụ lễ quốc tang, lễ tang cấp nhà nước, lễ tang cấp cao.
Vậy là rõ. Không phải chỉ có quốc tang, mà còn có lễ tang cấp nhà nước và cấp cao (tức là hai loại lễ tang thấp hơn lễ quốc tang). Nhưng… cả ba loại lễ tang này đều dành cho cán bộ, công chức, viên chức nhà nước từ trần, căn cứ vào Nghị định số 62/2001/NĐ-CP ngày 12-9-2001 của Chính phủ.
Như vậy không phải chỉ với dân thường, mà cả với các bậc chí sĩ nổi tiếng tới đâu, nếu không phải là người của nhà nước, thì chắc chắn không thể được hưởng nghi thức tang lễ tầm cỡ quốc gia ?
Chưa yên tâm, tiếp tục tìm kiếm với từ khóa “ tang lễ ” thì có được duy nhất Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 34/2002/QĐ-TTG ngày 20-2-2002 về việc sử dụng và quản lý Nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Quyết định này chỉ căn cứ vào Luật Tổ chức Chính phủ, ý kiến của Bộ Chính trị, Nghị định số 62 (nêu trên). Theo đó, nhà tang lễ này dành để tổ chức tang lễ theo nghi thức Quốc tang, lễ tang theo nghi thức lễ tang Nhà nước, và lễ tang đối với các đối tượng nêu trong một phụ lục mà trong đó, ngoài các đối tượng là cán bộ, sĩ quan quân đội, công an… thì có các nhà hoạt động xã hội, văn hoá, khoa học tiêu biểu được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng nhất trở lên.
Nỗi đau mất con của một người cha ở Quảng Hải – Ảnh: Lưu Trang
Tới đây, không biết có phải tìm kiếm thêm, bàn thêm về chuyện buồn này nhân dịp đầu năm mới, hoặc phải trách cứ Nhà nước không những không sớm ra một bộ luật liên quan tới nghĩa tử, mà còn không có cả những cái lệ, tạm thời khi chưa ra được luật, hay chí ít là trong từng địa phương, cho hợp với đạo lý ông cha xưa, để quan tâm tới cả người dân nữa chứ không chỉ với các công bộc của dân thôi ? Xin được nhường lời cho bạn đọc.
Hà Nội, sáng mùng Một Tết Kỷ Sửu 2009
Nguồn: Diễn đàn