Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 1 tháng 8, 2011

Tường thuật trực tiếp không khí ngoài phiên tòa phúc thẩm xử TS Cù Huy Hà Vũ

Tường thuật trực tiếp không khí ngoài phiên tòa phúc thẩm xử TS Cù Huy Hà Vũ (sẽ được bắt đầu từ 7h30′).
Bây giờ là 5h40′ sáng, trời Hà Nội vẫn tiếp tục những đợt mưa rào nhẹ, không biết Công an HN có kịp trang bị cho các nhân viên công lực áo mưa?
Từ bình luận của nhiều độc giả mấy bữa nay và của Nhà văn Phạm Viết Đào đêm qua (Tôi tin: Ngày mai Cù Huy Hà Vũ sẽ được thả tại tòa), BSxin tưởng tượng một, hai kịch bản lý tưởng.
Do phản ứng quá khủng khiếp của dư luận trong, ngoài nước, nằm ngoài dự liệu, do cần có bộ mặt mới cho ê kíp mới (kể cả những toan tính khác nhau trong nội bộ), do những sơ xảy trong các khâu tố tụng rất khó gỡ, thêm nữa, việc vận động những nhân vật tiếng tăm ký kiến nghị trả tự do cho TS CHHV “tự nguyện” rút tên mình đã không đem lại kết quả như mong đợi, rồi hệ quả là như “phong thánh” cho TS CHHV, giúp ổng trở thành “lãnh tụ tương lai” trong tâm thức dân chúng, vì chưa từng có một nhân vật bất đồng chính kiến lại được sự ủng hộ của nhiều thành phần xã hội rất khác nhau như vậy, kể cả tương lai một Giải Nobel Hòa bình vô cùng tai hại và khó cưỡng lại (cho chính quyền), v.v.. nhưng cũng cần giữ “thể diện” cho “cơ quan chức năng”, CHHV sẽ được xử mức án tối thiểu cho tội danh bị cáo buộc, hoặc tòa tuyên hủy bản án sơ thẩm …
6h30’: Tất cả các ngã tư tới tòa án tối cao đều đang được chuẩn bị giăng dây và lực lượng công an rất đông, đông gấp nhiều lần các cuộc biểu tình chống Trung Quốc vừa qua. Có cả xe cứu hỏa túc trực ngay trên đường Lý Thường Kiệt trước chợ Âm Phủ cũ. Không khí này có vẻ không báo hiệu một kết quả xét xử như đã bình luận ở trên.
7h5′ – LS Trần Quốc Thuận, trước sửa KS Sài Gòn, chuẩn bị lên đường  …
Vừa đi, BS vừa tranh thủ phỏng vấn ông …
….
Lòng yêu nước có thể bùng cháy”tự phát”, nên rất cần xe cứu hỏa để … “định hướng” …
Chuản bị vô Tòa
Lúc này là 7h30′ – Phiên phúc thẩm bắt đầu …
Hà Nội Tower-Thợ Nhuộm
Xe bus sẵn sàng xxxx những người muốn dự phiên tòa
Cổng tòa – lực lượng công an quá hùng hậu
GS Huệ Chi, Nhà phê bình Paul Nguyễn Hoàng Đức, Nhà văn Võ Thị Hảo, …
TS Nguyễn Quang A, GS Huệ Chi
“Bạn bè quốc tế”
(cám ơn các CTV H.H., D.M. đã cung cấp hình ảnh rất kịp thời)
LS Dương Hà, cô Cù Thị Xuân Bích (vợ và em gái TS Cù Huy Hà Vũ), BS Phạm Hồng Sơn (đi sau) – ảnh do blogger Người Buôn Gió vừa gửi tới
Họ bị chặn lại
8h – Cộng tác viên DM vừa cho biết, Người Buôn Gió vào quán cà phê số 7 Dã Tượng, ngay gần Tòa, thì thấy blooger Xuân Diện, Nhà báo tự do Xuân Bình, … Hóa ra anh chàng được 2 người “lạ” mời đi “uống cà phê” (hic!), biểu là “lâu lắm tao không gặp mày”
Đây rồi! Lái Gió sắp bị cớm chìm trán hói “câu lưu”
Lúc này là 8h20′, có 1.275 bà con đang ghé thăm (online), chắc mọi người đang hồi hộp theo dõi phiên tòa. Quý độc giả ấn phím F5 hoặc bấm vào dấu refresh để theo dõi tin tức mới nhất được cập nhật liên tục …
8h45′ – CTV H.H cho biết GS Huệ Chi bị đẩy ngã, tiếc là không ghi lại được hình ảnh
8h55′ – CTV cho biết hiện công an đã lùa một số những người đi bộ tiếp cận Tòa án ra phía đường Quang Trung, Quán Sứ, trong đó có cả chị Cù Thị Xuân Bích (em gái TS Cù Huy Hà Vũ), TS Nguyễn Quang A, GS Huệ Chi …
9h10′ – Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo gọi điện, giọng nghe âm u … Hay là bị vô HL rồi? Không phải, ổng đang sốt, trùm chăn nằm nhà, sốt ruột …
9h30 – Đi Chùa? Không phải. Đi Tòa, nhưng không được vào. Cô Cù Thị Xuân Bích (cầm biểu ngữ), Nhạc công-”biểu tình viên chuyên nghiệp” Trí Hải từ Sài Gòn ra
Không vô được, đành bám cửa sau hy vọng …
9h50′ – Có 1.668 độc giả đang cùng truy cập … BS ghé qua khu vực Sứ quán Trung Quốc, không có hiện tượng gì khác thường.
10h – Ba Sàm cùng các CTV D.M, H.H. ghé Văn phòng Luật sư Cù Huy Hà Vũ, gửi một lẵng hoa, với lời chúc ông bình an … liền gặp bác Lê Mai Đẩu, cựu cán bộ Bộ Giao thông-Vận tải đang ngồi trước cửa. Bác cho biết cũng đi dự phiên tòa mà không vô được, đành về đây
10h20′ – Một CTV nhắn tin cho biết: chị Minh Hằng, chị Hồng, bác Trí Hải bị bắt vào công an Hoàn Kiếm, bị đánh …
Children of the cannabis trade
An investigation into how Vietnamese children trafficked to work in the UK's cannabis trade are prosecuted as criminals.

Children of the cannabis trade investigates how Vietnamese children forced to work underground in the booming cannabis trade, held hostage by debt and poverty, are often prosecuted as criminals rather than victims of trafficking when discovered.

With the Vietnamese government now announcing a nationwide push for export labour, and the increasing demand for home-grown cannabis in the UK, the exploitation of Vietnamese children for criminal profit in the drugs industry is a disturbing trend that shows no signs of abating.

Here Mei-Ling McNamara, the producer of this episode of People & Power, writes about the making of Children of the cannabis trade.
For almost a decade, police in Britain have been struggling to cope with an explosion of criminality connected to the country's flourishing but illegal cannabis trade. This has grown rapidly in recent years because of a huge rise in the number of secret indoor cannabis farms - hidden away in suburban dwellings and disused premises across the country. As the authorities shut down more of these operations every year, so more spring up in their place - many of them tied into an expanding network of organised crime, corruption and violence.
Back in 2004, the police made an especially sinister discovery about the trade - that Vietnamese children and teenagers were being trafficked across the world for use as slave labour in the farms. Remarkably, Vietnamese crime gangs run many of the illegal cannabis operations in the UK and often use children - exploitable because their families are in debt bondage to moneylenders in their native country - to work on a production process that exists to meet spiralling demand for the drug on the streets of Britain.
The cannabis farms can be extraordinarily profitable, but little if any money is lavished on the premises or on the conditions under which the children toil. Set up in private residences or industrial sites, often gutted for the purposes, the operations can involve thousands of indoor cannabis plants.

Boys and girls - some as young as 13, many not older than 16, are forced to work as 'gardeners', trapped inside the buildings, 24 hours a day, tending and watering the plants behind blacked-out windows with no ventilation. Eating, sleeping and working under heat lamps and exposed daily to toxic chemicals, they run a constant risk of electrocution and fire. And all the time they face the violence, intimidation and extortion of gang members who are determined to wring everything out of them until their debts are paid off - if that day ever comes.
But when the police identify and raid the premises - and such raids are increasingly common - the plight of these young people is far from over. More often than not they are treated as offenders in the narcotics business, rather than as potential victims of trafficking.

Moreover, as many of them are psychologically disturbed by the emotional and physical trauma they have experienced, they are often terrified of revealing their stories to the police - not least because of fears that if they talk, their family members back in Vietnam will be punished for their failure to pay off outstanding debts owed to moneylenders connected to the gangs.

A vicious cycle
Vietnamese children now make up the largest group of children being trafficked into the UK, primarily for exploitation in the cultivation of cannabis. According to the UK government's CEOP organisation (Child Exploitation and Online Protection Centre), nearly 300 children per year are trafficked into the country - and nearly a quarter can end up on cannabis farms.

If they are recovered by authorities they are under extreme pressure to abscond from care, with traffickers often making threats. Once bailed or released from custody, nearly two-thirds of Vietnamese children go missing from local authority care soon after.

According to anecdotal reports from care advisers, some are re-trafficked and return to a new cannabis farm, while others go back to their traffickers to pay off debts and avoid deportation. The threat of violence against a child or their family members is used as a powerful tool to ensure cooperation.
Many Vietnamese minors have been charged, prosecuted and sentenced for the production and supply of cannabis, but only 58 children last year were deemed trafficked when found in these environments. And to date, there have been no known convictions of Vietnamese criminals who have trafficked children into the UK for the purpose of cannabis cultivation.

Networks may specifically recruit children, as they are less likely to be detained or accommodated in secure premises then adults and are able to re-enter exploitation with relative ease.
UK's cannabis explosion
Ten years ago, only 11 per cent of the marijuana used in the UK was grown domestically. Now that figure has grown to nearly 90 per cent. The cannabis trade is so lucrative, authorities say, that they fear the mass surplus is even being exported to EU countries.

Last year, UK law enforcement uncovered 1.3 million cannabis plants worth an estimated $410m. One house can produce cannabis worth up to $500,000 or more a year and during 2010, the police found nearly 7,000 factories during raids - the number has increased by 900 per cent in the past six years.
The UK authorities estimate that 75 per cent of the criminal gangs involved in this trade are ethnically Vietnamese, although local British and Eastern European gangs are beginning to muscle in. However, research has found that even in these circumstances, Vietnamese 'gardeners' are still used to cultivate the cannabis plants because they are sold on to or taken over by the incoming gang.
Trafficking victims have been found in all regions of England and Wales - most frequently in West Yorkshire, the West Midlands and Greater London. Now some are being discovered in Scotland, and cannabis factories have also been identified in Northern Ireland.

Although an increasing number of police forces are identifying Vietnamese cannabis farms locally, the ability and ease with which networks can relocate at a national level (including the relocation of trafficked children) and thereby evade the police, ensures that the number of children trafficked and exploited in cannabis farms is likely to remain at a high level.
Coercion, recruitment and debt bondage
Vietnam is one of the poorest countries in south-east Asia, and the country is heavily reliant on an estimated $2bn worth of remittances paid by Vietnamese workers overseas. Last year, nearly 100,000 migrants went abroad for work.

In these circumstances the door is wide open for exploitation, both by illegal labour agencies and traffickers posing as potential recruiters for overseas employers. It is not uncommon for Vietnamese labour export companies, most of which are state-affiliated, to charge workers well in excess of the fees allowed by law, sometimes demanding as much as $20,000 up front for the opportunity to work abroad.

Paying such sums back is extraordinarily difficult and Vietnamese expatriate workers and economic migrants are consequently highly vulnerable to debt bondage and forced labour. On arrival in destination countries, many workers find themselves compelled to work in dangerous or substandard conditions for little or no pay with no credible avenues of legal recourse. When the work itself is illegal, as is often the case, then the authorities are the last people to whom the workers can turn for help.
Debt bondage is common, with the trafficking and criminal networks determining the amount of money the bonded worker will have to pay off through unpaid labour. The debt notionally covers travel arrangements, accommodation, food and trafficker fees, but the sums are often inflated and can take several years to work off. In the UK, debt bondage sums have been found to range from between $25,000 and $60,000.
In Vietnam, traffickers, often posing as 'middlemen' for the export labour market, will target isolated children or vulnerable families living in relative poverty. They may make false promises about a better life for the child in the UK, with the opportunity of education or work for the child so that they can support themselves or their relatives back home. A debt will often be placed on the child or their family that cannot afford the travel costs, often secured against a relative's land.

Some of the victims are sent to Russia with fake ID cards and then travel to the Czech Republic, Germany and France, entering the UK by clandestine methods via a seaport. Upon arrival, they are ripe for exploitation by the gangs who bring them straight to cannabis factories. They usually know their families back home and are aware of the debt that must be paid off.
The criminal networks involved in the recruitment, transportation and exploitation of the children are well organised, flexible and generate large sums mainly from the cultivation and wholesale distribution of cannabis.

Agents often provide travel documents but then take these documents off the children once they have been used, recycling them for use with other children. Agents trafficking Vietnamese victims often take back or instruct the child to destroy documentation before entering the UK. Without documentation, it is difficult to question the true identity, age and origin of a child, preventing or delaying removal and protecting the traffickers, thus keeping their trade underground.

  
People & Power airs each week at the following times GMT: Wednesday: 2230; Thursday: 0930; Friday: 0330; Saturday: 1630; Sunday: 2230; Monday: 0930.
Click here for more on People & Power

Tin thứ Hai, 01-08-2011

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
* ĐẶC BIỆT VỀ BIỂN ĐÔNG:
- 31-7 Hội Ngộ Lòng Yêu Nước  —  (Người buôn gió). – Video Dậy mà đi – Anh hào hội quán Cafe 36B Điện Biên Phủ, chiều 31-07-2011. Video 2: “Máu anh hùng” tại Anh Hào Hội Quán (Bocubi/ Youtube).
- TƯ LIỆU: HOÀNG SA, TRƯỜNG SA TRONG BẢN ĐỒ CỔ NƯỚC NGOÀI – Bài 2: Chủ quyền qua bản đồ cổ Tây phương (PLTP). – Chủ quyền Trường Sa- Hoàng Sa sau thế chiến thứ II (VnMedia).

- Hải quân Trung Quốc phát triển táo bạo hơn: Chinese navy grows bolder (Richmond Times Dispatch). “Chinese leaders have always criticized American aircraft carriers as imperialist symbols. Now they claim that as a great nation, China needs carriers as a symbol of its status — and for the multimission benefits of carrier task groups.” Tạm dich: Lãnh đạo Trung Quốc luôn chỉ trích các tàu sân bay Mỹ là biểu tượng chủ nghĩa đế quốc. Giờ thì họ cho rằng, là một nước vĩ đại, Trung Quốc cần có tàu sân bay như một biểu tượng – và vì lợi ích đa nhiệm của các nhóm nhóm thực thi nhiệm vụ tàu sân bay.
- Đại biểu Ngô Văn Minh, thành viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội: Không để “một mâm cơm, nhiều bộ quản” (NLĐ).
- Độc giả méc: Các trang web cá nhân của lãnh đạo đảng và nhà nước ta: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; TBT Nguyễn Phú Trọng; Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng; Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng; Thủ tướng Chính phủ. Ngoài ra mỗi vị còn sở hữu thêm rất nhiều địa chỉ ở các trang mạng xã hội khác như: WordPress, Blogspot, Multiply, Facebook, Twitter, Youtube…
Liệu đây có phải là một kênh thông tin để lãnh đạo ta liên lạc trực tiếp với dân, phục vụ người dân hữu hiệu hơn như lãnh đạo các nước khác đã làm? Hay là người dân lại phải trả thêm tiền thuế để nuôi thêm những ban bệ quản trị các trang này? Mời độc giả bấm thử vào các trang web chính sẽ rõ, ngoại trừ mục phản hồi dưới mỗi bài viết (không rõ có phải khai báo gì không, nhưng hiện vẫn chưa thấy ai phản hồi), không thấy nơi nào có thể gửi thông tin liên lạc trực tiếp tới các vị lãnh đạo về những vấn đề không liên quan đến các bài viết ở trang đó, như các lãnh đạo, dân cử, nghị sĩ nước ngoài chẳng hạn, muốn gửi email, liên lạc, thậm chí có thể lên lịch hẹn gặp bà Thượng Nghị sĩ bang California thì có thể bấm vào đây.
Hic! Một độc giả nhờ điểm bài này để “mở hàng” cho Tổng Bí Thư: Tổng thống Philippines tuyên bố sẵn sàng dùng sức mạnh bảo vệ lãnh hải (Nguyenphutrong.net). Không rõ Tổng Bí thư có đọc bài này trên trang web của mình không? Nếu có, không biết TBT ta nghĩ gì về lập trường của người đứng đầu Philippines?
- Trao thực quyền cho bộ trưởng (VNN).
- Cơ cấu Chính phủ: “Chưa đặt vấn đề thêm, bớt bộ nào” (VnEconomy).
<=- VIẾT TRƯỚC NGÀY TIẾN SĨ CÙ HUY HÀ VŨ RA TÒA PHÚC THẨM (Nguyễn Tường Thụy). – Sự may rủi, xấu hay tốt, sẽ mãi mãi ở với chúng ta… (Gocomay) “Thấy ông anh than phiền, có ông chi ủy viên nói với anh rằng tôi viết bài đăng trên mạng bênh vực một tên phản động chống phá cách mạng. Tôi hỏi, thế anh đã xem bài đó chưa? Anh nói chưa xem. Nhưng thấy tay chi ủy viên đó nói tôi đã có cảm tình với tên Nguyễn Trường Vũ như vậy là không nên. Nghe cái tên Nguyễn Trường Vũ lạ hoắc tôi gặng hỏi thì anh nói, hôm đi nhận huy hiệu 40 năm tuổi đảng về thì tay chi ủy nói cũng nghe người ta nói lại thế chứ tay chi ủy này cũng có biết tay Trường Vũ phản động kia mặt mũi ra làm sao đâu…”.
- Xử phúc thẩm Cù Huy Hà Vũ, gắng một chút thức thời hay tiếp tục ngu xuẩn?  —  (Boxitvn). – Hà Đình Sơn: Phiên tòa xét xử TS Cù Huy Hà Vũ – lòng dân chờ ý Đảng ngày 2/8/2011 (Nguyễn Hữu Quý). –  Giáo xứ Hàm Long, Hà Nội cầu nguyện cho cha Lý, và tiến sĩ Vũ (Paulus Lê Sơn). – Nguyễn Ngọc Già – Những bằng chứng ma cô nhất từ vụ án Cù Huy Hà Vũ! (CHHV.TK).
- Việt Nam Tuần Qua  —  (RFA).
- Song Chi: Việt Nam 5 năm tới: Sẽ không có gì mới!  —  (NV).
- Ông Nguyễn Cao Kỳ vẫn gây tranh cãi sau khi ra đi  —  (VOA). – Về đ/c Nguyễn Cao Kỳ  —  (Phan Thế Hải) “Có lần trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài, đ/c Kỳ nói đại ý, con người chỉ nhất thời, chế độ nào cũng chỉ nhất thời rồi sẽ bị mai một nhưng đất nước ngàn thu vẫn còn đó”.

- Phỏng vấn ông Đinh Hài, Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Quảng Nam Bổ sung 330 tỉ đồng xây tượng đài vì trượt giá (PLTP). =>
- Độc giả email méc, phóng sự của đài truyền hình Al Jazeera, về trẻ vị thành niên Việt Nam bị bán sang nước ngoài trồng cần sa và khi bị cảnh sát phát hiện, các em bị xử như những tội phạm, không phải là nạn nhân của các vụ buôn người.
- Hình ảnh vệ tinh mới của Việt Nam do Bỉ chế tạo: A new EO satellite will be built for Vietnam (Sat News).
- Bài viết phân tích những vấn đề trong khu vực mà ASEAN đang đối mặt và cần phải giải quyết: Is Asean now at sea? (The Star Online).
- Tự thỏa mãn thì nguy hiểm trong trò chơi quyền lực ở châu Á: Complacency is the danger in Asia’s power games (The Australian).
- Trung Quốc cho ra mắt thêm tàu lưỡng cư thứ hai: Chinese Launch Second Amphibious Landing Dock Ship (Ottawa Citizen).
- Sự ghen tị của các nước láng giềng? Không hẳn vậy: Neighbours’ Envy? Not really (The Times of India). “While India has worried about China’s close relations with its South Asian neighbours for many decades, China now has more concerns about India’s intention in East Asia, including New Delhi’s involvement in South China Sea, military cooperation with Vietnam, strategic dialogue with Japan and growing proximity with Mongolia.” Tạm dịch: Trong khi Ấn Độ lo lắng về mối quan hệ chặt chẽ của Trung Quốc với các nước láng giềng Nam Á trong nhiều thập kỷ, Trung Quốc hiện có nhiều quan ngại hơn về ý định của Ấn Độ ở Đông Á, gồm sự tham gia của New Delhi ở Biển Đông, hợp tác quân sự với Việt Nam, đối thoại chiến lược với Nhật Bản và gia tăng sự gần gũi với Mông Cổ.
- Các luật sư Trung Quốc bị yêu cầu không được giúp các nạn nhân trong vụ tai nạn đường sắt: China lawyers told not to take train crash cases (News Day). “A legal expert said Chinese authorities often act to stop cases surrounding major accidents coming to court to avoid the public focusing on them and to maintain social stability.” Tạm dịch: Một chuyên gia pháp lý nói rằng các nhà chức trách Trung Quốc thường hành động để ngăn chặn việc đưa các vụ kiện liên quan đến các tai nạn nghiêm trọng ra tòa, để tránh sự tập trung của công chúng và để duy trì ổn định xã hội.
<=- Trung Quốc thẳng tay kiểmduyệt thông tin về tai nạn tàu cao tốc  —  (RFI).  – Tai nạn tàu cao tốc Ôn Châu: luật sư của các nạn nhân bị khống chế  —  (RFI).
- Trung Quốc sẽ sụp đổ nếu không thay đổi cách lãnh đạo độc tài: China will implode if it doesn’t change its authoritarian ways (The Observer).
- Công an TQ giết 4 nghi can sau vụ tấn công chết người ở Tân Cương   —  (VOA).
- Vụ trung úy CSCĐ tấn công CSGT: Có dấu hiệu phạm hai tội (PLTP).
- Hôm qua báo PLTP đưa tin Chín ngư dân Phú Yên bị tòa án Brunei tuyên phạt 19.000 đô (PLTP). “Chín ngư dân trên tàu bị phạt với số tiền 9.000 đô và phạt tàu là 10.000 đô Brunei”. Hôm nay thì đài RFA đưa tin, mỗi ngư dân bị phạt 9.000 đô, không phải 9 người bị phạt 9.000 đô: 9 ngư dân Phú Yên bị phạt 9000 đô mỗi người   —  (RFA). Không rõ thông tin nào đúng?

- Phạm Xuân Nguyên: DÁN VÀ BÓC (Quê choa) “Tiếc thay, người ta đã không có phản hồi chính thức, đã coi là bài đăng trên mạng thì không “chính thống” nên không trả lời. Nhưng không phản hồi chính thức mà vẫn đưa ra những lời chống chế và ngụy biện. Và rốt cục người ta đã phải bóc ra cái đã dán vào. Hành động bóc đó chứng thực là họ không thể coi thường dư luận của mạng cá nhân, tuy ngoài miệng họ nói khác”.
- Phỏng vấn ông Chu Tiến Vĩnh: Ngư dân sẽ được đầu tư tàu lớn (TP).
- Tổ chức Theo dõi Nhân quyền: Cần đảm bảo xét xử công bằng đối với Tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ (DLB).   – Phá án cho Cù Huy Hà Vũ  —  (NVCL).  – Niềm Tin còn một chút này mà thôi  —   (Người buôn gió) Xử Cù Huy Hà Vũ, cũng là một phiên tòa xử niềm tin của nhân dân. Mà niềm tin giờ cũng chỉ còn một chút này mà thôi.
KINH TẾ
- Đường vận chuyển bauxite: Không thể có ngoại lệ! (PLTP).
- Nghịch lý hàng không (NLĐ).
- Hai đảng Mỹ mong đạt được thỏa thuận nợ  —  (BBC). =>
- Philippines cải thiện đất nước, gia tăng cơ hội đầu tư thay thế Trung Quốc
Philippines improves chances of being China alternative (Inquirer Business).
- Vì sao Trung Quốc nhập tài nguyên “mang cất”? (Bee).  – Nước mắt mặn chát nơi cửa khẩu do thương lái TQ ép giá (GDVN).
- Nói và làm: Chủ quan ngay khi ‘nước sôi lửa bỏng’ (VEF).
- Hậu quy hoạch Hà Nội: Lấy đâu 90 tỷ USD? (VEF).  – Dự án nào bị khai tử sau quy hoạch HN? (VNN).
- Lực nào kéo chứng khoán khỏi ‘vũng lầy’? (VEF).
- Cuộc chiến “nâng trần nợ công” ở Mỹ đã hạ nhiệt (TQ).

VĂN HÓA-THỂ THAO
- Lễ Khai ấn đền Trần : Linh thiêng hay lừa lọc ?  —  (RFI).
- Cuộc đời ngoại hạng của nghệ sĩ Phùng Há  —  (RFI).
- Lê Quang Liêm bảo vệ thành công vị trí á quân (TT).
- Thành Nhà Hồ và nỗi lo “nước chảy đá mòn” (TQ).
- Bia cổ sắp đổ xuống sông (TT).

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Học trò nói về môn sử (TT).
<=- Giáo viên có sống được bằng lương? (HNM).
- Không thu các khoản ngoài quy định (NLĐ).
- Nhà sử học Dương Trung Quốc: Hệ thống giá trị hiện nay khó khuyến khích việc học sử (SGGP).
- Môn sử và cái nhìn về lợi ích.
- GS Nguyễn Minh Thuyết nói về “thảm họa” điểm thi môn lịch sử (GDVN).
- Hy hữu: Học sinh giỏi vẫn bị thôi học? (giaitri.com)
- “Thủ khoa” cũng trượt Đại học (DV).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Việt Nam: Bão Nock-Ten khiến 3 người thiệt mạng  —  (RFI).
Phỏng vấn ông Len Aldis, Chủ tịch Hội Hữu nghị Anh-Việt NHÂN 50 NĂM SỰ KIỆN DA CAM (10-8-1961 – 10-8-2011): Cuộc chiến đòi công lý còn kéo dài (PLTP).
- Hệ quả của lối sống buông thả: Kỳ 1: Tự biến mình thành “con mồi” (ANTĐ).
- Thiếu tiền đền bù, không nơi tái định cư (NLĐ).=>
- Cạo trọc rừng già đầu nguồn (PLTP).
- Thủy điện xả lũ, người dân tháo chạy (NLĐ).
- Đổ xô đi xem con bướm khổng lồ (VNN).
- “Du lịch mật gấu”: Cần chế tài mạnh (NLĐ).
- Đến nơi đón mặt trời sớm nhất Việt Nam  —  (NV).
- Vận chuyển trái phép 102 con rùa biển (TN).

- Đơn “đề nghị khẩn thiết” của bà Ba Sương (Tầm nhìn) ““Khẩn cầu xin được đánh giá hành vi của tôi một cách khách quan, công bằng, đúng mức, phù hợp về mặt pháp luật và đạo lý”.
QUỐC TẾ

- Na Uy rút khỏi chiến dịch quân sự tại Libya  —  (RFI).
- Lực lượng Syria bố ráp thành phố Hama, 45 người thiệt mạng  —  (VOA).
- Afghanistan : Khủng bố tự sát làm 13 người chết  —  (RFI).
<=- Serbia cảnh cáo Kosovo không nên dùng vũ lực và kêu gọi đối thoại  —  (RFI).
- 13 người và 5 binh sỹ NATO thiệt mạng tại Afghanistan  —  (VOA).
- Tổng thống Mỹ, Tổng thư ký LHQ lên án vụ tấn công vào Hama  —  (VOA).
- Lực lượng Syria bố ráp thành phố Hama, 80 người thiệt mạng  —  (VOA).

* VTV1: + Chào buổi sáng – 31/07/2011; + Toàn cảnh thế giới – 31/07/2011.
 Quân Đội Nhân Dân

“Báo chí lề trái” hay là “rác rưởi” trên internet?

31/07/2011, 21:12 (GMT+7)

QĐND – Báo Quân đội nhân dân số ra ngày 18-7-2011 đăng bài “Vô tình phát tán luồng gió độc”, phản ánh việc một số blogger để blog của mình thành nơi gây hại cho xã hội. Sau khi báo đăng, xuất hiện một số phản hồi chẳng những không phản biện được vấn đề tác giả nêu mà còn xuyên tạc, bao biện bằng cách tự “tấn phong” các blog đó là “báo chí lề trái”. Vậy thực chất cái gọi là “báo chí lề trái” mà họ thường rêu rao gần đây là gì?
Bằng một sự “phân chia” nguy hiểm, họ đã tự xếp các trang web, blog phản động cũng là một lực lượng báo chí. Bằng hình ảnh ẩn dụ “lề trái và lề phải”, họ cho rằng, lực lượng này đối lập hoàn toàn với hệ thống báo chí Việt Nam và đang tiến hành một “cuộc chiến tranh thông tin” theo kiểu “du kích”. Bằng giọng điệu đầy thù hận, họ đòi phải viết lại lịch sử báo chí Việt Nam đầu thế kỷ 21 để ghi công trạng của những trang “lề trái” này. Bằng lập luận giả dối để đánh lừa dư luận, họ coi báo chí chính thống không còn đáng tin cậy, báo “lề trái” như những “chiến sĩ xung kích”, là “tiếng sét giữa trời quang”, là “kênh thông tin trung lập, trung thực nhất, chuẩn xác nhất”…
Với sự phát triển của công nghệ thông tin, mặc dù nhiều blog hiện nay tích hợp nhiều chức năng, trình bày không khác một tờ báo điện tử, nhưng “cái áo không làm nên ông thầy tu”. Luật Báo chí nước ta nêu rõ: “Báo chí ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội; là diễn đàn của nhân dân”. Luật pháp Việt Nam hiện chưa cho phép báo chí tư nhân. Các trang web, blog nói trên cũng không phải là cơ quan ngôn luận của một đoàn thể, lực lượng xã hội nào ở Việt Nam, không được pháp luật thừa nhận thì không thể coi là hoạt động báo chí ở Việt Nam.
Gần đây, một số trang web cá nhân, blog do vi phạm pháp luật đã bị xử lý. Hầu hết các thông tin họ thu thập và đưa lên blog của mình đều gắn với tư tưởng bất mãn, giọng điệu hằn học. Không ít thông tin nhằm mục đích tuyên truyền chống phá Nhà nước. Khi bị xử lý theo pháp luật, họ bù lu, bù loa kêu rằng Việt Nam ”bóp nghẹt tự do báo chí”, “tự do ngôn luận”. Họ kêu toáng lên như vậy mặc dù họ thừa biết rằng, ở Việt Nam không ai bị hạn chế trong việc lập blog và thông tin cho báo chí. Bất kỳ ai có nhu cầu sử dụng blog cũng như đưa tin cho báo chí đều có thể thực hiện hết sức dễ dàng. Còn với các cơ quan báo chí, hiện các tờ báo in và điện tử, cũng như các báo nói, báo hình hằng ngày, hằng giờ đều tiếp nhận thông tin của người dân, cộng tác viên qua rất nhiều kênh: Thư từ, điện thoại, email, fax, gặp gỡ trực tiếp… “Kẻ tung, người hứng”, một số tổ chức quốc tế lại lên tiếng bảo vệ những blogger vi phạm pháp luật, lên án Việt Nam ứng xử thô bạo với blogger…
Ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới này, không ai có thể nhân danh tự do ngôn luận mà đưa thông tin xấu độc, gây hại cho xã hội và cộng đồng. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, người luôn kêu gọi tự do internet trên thế giới, cũng từng nói: “Hiện nay chúng tôi nhận ra rằng việc mở rộng internet có những thách thức. Việc này cần đến những luật chơi căn bản nhất để chống lại những việc làm sai trái và có hại. Những lời lẽ thù hận và phỉ báng có thể làm căng thẳng, gây chia rẽ và đưa đến xung đột. Trên mạng, sức mạnh này lại được nhân lên gấp bội. Chiếu theo luật lệ quốc gia và những cam kết quốc tế, Hoa Kỳ có đặt ra một số giới hạn trong vấn đề phát biểu”. Hoa Kỳ là nước phát triển với trình độ tổ chức xã hội cao còn có quan điểm như vậy thì với một nước đang phát triển như Việt Nam, không thể không áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích cộng đồng, lợi ích quốc gia. Luật Báo chí ở Việt Nam không hạn chế quyền tự do thông tin của người dân, nhưng những thông tin gây hại cho cộng đồng thì sẽ bị hạn chế như: Không được kích động chống Nhà nước, phá hoại khối đoàn kết toàn dân; không được kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, không được kích động dâm ô, đồi trụy, tội ác; không được tiết lộ bí mật Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác do pháp luật quy định; không được đưa tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống….
Các chính sách quản lý internet của Nhà nước Việt Nam cũng nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia-dân tộc, lợi ích cộng đồng, hạn chế thấp nhất những tác động tiêu cực của internet. Các chính sách này đã được thảo luận cả trên diễn đàn Quốc hội và Chính phủ và được sự quan tâm của toàn xã hội. Vì vậy, ở đây chúng tôi thấy cần phải trao đổi thêm với một số comment (phản hồi) sau bài báo “Vô tình phát tán luồng gió độc”, rằng không thể viện dẫn các chính sách quản lý internet để “nhai lại” ý kiến “Việt Nam là một trong 10 nước bị liệt vào danh sách “kẻ thù của internet” như tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) đưa ra. Theo thống kê của ITU, cơ quan thuộc Liên hợp quốc thì vào năm 2000, Việt Nam chỉ có khoảng 200.000 người sử dụng internet, chiếm 0,3% dân số thì đến cuối tháng 11-2010 là 27,3 triệu người, chiếm khoảng 31,7% dân số và lọt vào danh sách 20 quốc gia có số người sử dụng internet nhiều nhất thế giới. Hiện ở Việt Nam, có 6 trang mạng xã hội phát triển nhất gồm: ZingMe với 4,6 triệu thành viên, Facebook với 3,5 triệu thành viên và Yahoo có 3,1 triệu người dùng. Các trang còn lại như: Yume với 2,6 triệu người, GoOnline có 1,6 triệu, Tamtay có 1 triệu người dùng… Tổ chức RSF, trên thực tế cũng không đủ uy tín khi đưa ra báo cáo hồ đồ về tình hình sử dụng internet ở Việt Nam. Tổ chức này từng thừa nhận nhận tài trợ của NED, cơ quan bị cáo buộc chuyên sử dụng tiền thuế của người dân Mỹ vào hoạt động đe dọa các nền dân chủ ở nước ngoài và đã bị UNESCO từ chối bảo trợ vì thiếu khách quan khi công bố những tài liệu liên quan đến một số quốc gia thành viên UNESCO.
Nhìn lại ba loại thông tin của các trang web, blog mà họ tự xưng là “báo chí lề trái” thời gian qua, cũng đủ thấy ngay ý đồ của chủ nhân các trang này. Một là, trước các kỳ đại hội Đảng, kỳ họp Quốc hội, họ dồn dập đưa các thông tin bịa đặt, xuyên tạc về lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Hai là, họ nhặt nhạnh thông tin từ đủ mọi nguồn, kể cả nguồn “thông tin vỉa hè” rồi phát tán các thông tin “ngược dòng lịch sử” để bôi nhọ lãnh tụ, bôi đen lịch sử dân tộc theo kiểu “rước voi về giày mồ ông vải”. Ba là, họ tỏ ra thạo tin, nhanh nhảu đưa những thông tin “hậu trường” về các vụ án, vụ việc kinh tế, xã hội, văn hóa, những tiêu cực xã hội rồi quy kết cho sự yếu kém của chính quyền và kích động lật đổ Nhà nước, lật đổ chế độ… Giọng điệu chửi bới, ngôn ngữ thô tục, “chợ búa”, thiếu văn hóa…, đó không phải là thứ văn phong báo chí, chỉ là thứ thông tin “ba xu” không hơn không kém. Nhiều blogger cũng đã  lên tiếng phản đối việc này.
Đến đây, có thể khẳng định, cái gọi là “báo chí lề trái” thực chất chỉ là một thứ “rác rưởi” trên xa lộ thông tin toàn cầu internet. Tuy có thể ban đầu thu hút sự tò mò, hiếu kỳ của người đọc bởi những thông tin lạ nhưng bạn đọc chân chính sẽ sớm nhận ra chân tướng và không rỗi hơi mất thời gian với loại web, blog lá cải, đi ngược dòng chảy chung này. Không phải ngẫu nhiên mà gần đây, một bạn sinh viên đã có bài viết trên blog nêu ra những “dấu hiệu nhận biết phản động trên facebook, blog, website”. Không ít bạn trẻ đã phản đối những trang này và yêu cầu xử lý chúng để làm trong sạch môi trường internet, giúp người dân được tiếp cận thông tin trung thực, bổ ích.

Nguyễn Văn Minh


Đôi lời: Không biết vô tình hay hữu ý nhằm mừng đúng 1 tháng Ba Sàm trở lại mái nhà xưa, mà tờ QĐND đêm qua đăng bài này. Không mừng sao được khi mà BS đã liên tục quảng bá cho họ bằng cách điểm, đăng lại bài vở dù cho chất lượng của chúng thì … hề hề! khỏi cần nói. Chỉ cần ngó vô bảng xếp hạng, họ đứng thứ 1.319 tại VN (tụt 100 bậc), còn BS thì 662, vọt hơn 400 bậc trong có 2 tuần qua. Bây nhiêu không biết liệu đã đủ để khoác cho chính họ cái biệt danh mà trong bài dưới đây người viết lại dành cho “báo chí lề trái”?
Bài viết này xin để dành lời bình cho độc giả. BS chỉ lưu ý một tình tiết trong đó có nhắc tới “một số phản hồi” cho bài “Vô tình phát tán luồng gió độc” trước đó trên QĐND, thì chắc chắn chủ yếu là hơn 200 ý kiến trên trang BS lần đầu tiên đăng lại nó, vì QĐND, cũng như đại đa số báo quốc doanh, đâu có (dám) đăng phản hồi của độc giả, mà chỉ để cái mục đó ra cho vui thôi (hic! Dân chủ quá, há?)