Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 5 tháng 6, 2014

Tin thứ Năm, ngày 05-06-2014 - Giàn khoan Trung Quốc Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam tháng 5, 2014 – Việt Nam làm gì bây giờ​?

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Tàu của Trung Quốc vẫn uy hiếp ngư dân Việt Nam (QĐND).  – Tàu cá Việt Nam lại bị tàu phía Trung Quốc tấn công (VnMedia). – Cận cảnh tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam (TT). – Tàu cá Trung Quốc hung hăng uy hiếp, tấn công ngư dân Việt Nam (DT). - Tàu Trung Quốc phun vòi rồng uy hiếp ngư dân Việt Nam (TN).  – Nóng từ Hoàng Sa ngày 4.6: Trung Quốc quyết liệt cản phá tàu cá của ngư dân Việt Nam (LĐ).  – Hàng chục tàu Trung Quốc uy hiếp tàu cá Việt Nam (MTG). – Trung Quốc tiếp tục dùng lực lượng lớn uy hiếp ngư dân Việt Nam (Soha).  – Bảo vệ chủ quyền bằng …ngư dân, tàu cá và lưới (Phi Vũ).
- Trang bị tàu tuần tra hiện đại cho lực lượng kiểm ngư (TN). – Chùm ảnh về con tàu kiểm ngư hiện đại nhất Việt Nam (LĐ).  - Thủ tướng thị sát tàu kiểm ngư lớn nhất Việt Nam (TT).  – Video: [Cận cảnh] Thử nghiệm vòi rồng trên tàu KN-781 của lực lượng kiểm ngư Việt Nam (answorm). – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Phải phát triển nhanh, chắc lực lượng cảnh sát biển và kiểm ngư“ (LĐ). – Nóng sáng 5/6: Không sợ Trung Quốc, chỉ lo hết tiền sửa tàu bám biển (VTC).
- 24h Biển Đông: Không thể ‘đem gươm đao’ đến nhà người (VNN).  – Trung Quốc mở rộng phạm vi bảo vệ giàn khoan ở Biển Đông (VOA). – Hành động của Trung Quốc sẽ gây chiến tranh tại Biển Đông? (NCBĐ). – Căng thẳng có nguy cơ trở thành khủng hoảng toàn cầu (QĐND).
- GS Tạ Văn Tài: Giàn khoan Trung Quốc Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam tháng 5, 2014 – Việt Nam làm gì bây giờ​? (BVN). – Đã đến lúc Việt Nam phải quyết định! (HSTS). – “Ông già ozone”: Nhân vụ giàn khoan, kể chuyện lá đơn bằng máu (Soha).
- NÓNG ! TRUNG QUỐC ĐƯA GIÀN KHOAN KHỔNG LỒ THỨ 2 HYSU- 982 VÀO THỀM LỤC ĐỊA VIỆT NAM ? (FB Trương Văn Khoa). “Vấn đề được đặt ra, trong lúc người Tàu đang chuẩn bị hân hoan đón chào con ‘quái thú’ HYSU- 982, Việt Nam sẽ có những động thái nào để ngăn chặn những bước đi thâm độc này ?” – Ảnh “nóng” về nơi hạ thủy giàn khoan Hải Dương 982 (KT).
- Trung Quốc lên kế hoạch bổ sung dàn khoan, nối dài tham vọng bành trướng Biển Đông (CP/ SM). “Tờ Hải Dương Trung Quốc cho hay, ngoài HYSY 981, Trung Quốc sẽ có thêm 3 dàn khoan nữa trong 2 năm tới“. Ngoài giàn khoan 982, còn có thêm hai cái giàn khoan nữa là Hải Dương 943944Trung Quốc đóng thêm giàn khoan, Việt Nam đóng thêm tàu! (Dân News). – Trung Quốc huy động toàn lực đóng nhiều giàn khoan nhắm đến biển Đông (Gafin).
- Không loại trừ việc khởi kiện Trung Quốc ra Tòa án luật biển quốc tế (ANTĐ). Nói hoài, khi nào thì kiện? – Lê Trung Tĩnh: VN nên kiện thay cho ‘kiên trì đàm phán’ (BBC). “Để đàm phán ‘’được’’ sự giảm bớt xâm lấn này, Việt Nam có thể phải đánh đổi bằng những nhượng bộ kinh tế, chính trị, tức là chấp nhận một sự xâm lấn và lệ thuộc nhiều mặt hơn trước đây“.
- Phải kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế (FB Bùi Việt Hà). “Thông cáo ngày hôm qua của tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc cũng cho biết, vào tháng trước, chính phủ Trung Quốc đã gửi thông báo nhắc lại rằng Bắc Kinh ‘không chấp nhận vụ kiện lên tòa án trọng tài do Philippines khởi xướng’, nhưng theo các thẩm phán của tòa án trọng tài, thì thông báo nói trên không liên quan gì đến việc Trung Quốc chấp nhận hoặc tham gia thủ tục kiện“.
- GS Tạ Văn Tài và TS Vũ Quang Việt: “Công ước Kế tục Quốc gia của Liên Hiệp Quốc không đòi hỏi thừa kế các hiệp định liên quan đến lãnh thổ” và bài phản biện của NNC Trương Nhân Tuấn (Diễn Đàn). “Sau khi hai miền hay hai quốc gia Việt Nam thống nhất xong, bất cứ một quyết định nào liên quan đến lãnh thổ chung, Quốc gia Việt Nam thống nhất với tư cách là Quốc gia kế tục các Quốc gia đã có mặt trước đó do việc nước Việt Nam bị chia cắt có quyền sử dụng Công ước Kế tục của LHQ, khi Công ước này có hiêu lực“.
- Vụ Philippines kiện TQ: Toà trọng tài yêu cầu Bắc Kinh trả lời vụ kiện (TT). – TQ nhắc lại không dự vụ kiện biển đảo (BBC). – Trung Quốc từ chối yêu cầu phản biện của tòa quốc tế (VNE). Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi: “Lập trường của Trung Quốc về việc không chấp nhận và không tham gia vào vụ phân xử của Philippines là không thay đổi“.  – Tòa quốc tế đòi Bắc Kinh đưa bằng chứng về đòi hỏi chủ quyền Biển Đông (RFI).
- Biển Nam Hải và các bãi san hô ngầm dưới triều đại nhà Minh và Thanh: Các trình độ hiểu biết địa dư và sự kiểm soát chính trị (II) (Gió-o/ TCPT).
H6
- TRUNG QUỐC ĐÃ LÝ GIẢI VỀ LAI LỊCH ĐƯỜNG LƯỠI BÒ (FB Đoàn Nam Sinh). “Chỉ từ tấm bản đồ do một cá nhân vẽ bởi bản năng sở hữu sơ khai như vậy, đến năm 1949 nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời lại cho in thành sách và dạy cho trẻ con, khiến cho từ đó ‘Đường lưỡi bò’ thấm vào các thế hệ người Trung Quốc, coi đó là lãnh thổ của người Trung Quốc và đang bị các nước khác gặm nhấm, cướp mất. Và rồi sau một thời gian dài không hề công bố với quốc tế, đến ngày 7/5/2009 chính phủ nước này mới chính thức yêu cầu Liên Hiệp quốc lưu truyền trong cộng đồng các nước thành viên, xem đây là vùng nước lịch sử của Trung Quốc, để yêu sách hơn 75% diện tích mặt nước của Biển Đông...”
- TỌA ĐÀM: LÀM SAO ĐỂ THOÁT TRUNG? (Tễu). “Vậy làm sao để thoát Trung? Làm sao để phát triển? Làm sao để tự giải phóng mình, hầu tự bảo vệ mình và kiến tạo một thời kỳ phát triển mới? Đâu là những trụ cột của một xã hội văn minh mà Việt Nam cần xây dựng? Mỗi cá nhân cần phải làm gì, các chính sách lớn cần phải điều chỉnh theo hướng nào trong bối cảnh mới này?” – TS. Phạm Gia Minh: THOÁT TRUNG – THOÁT NHƯ THẾ NÀO?
- HD – 981 ơi, mày cứ lởn vởn ngoài khơi đó đi (BĐX). “… ai vui với chiến thắng khi HD-981 rút khỏi biển Đông thì cứ vui, nhưng riêng tôi thì lại lo sợ.  Vì HD- 981rút về mà Việt Nam không khởi kiện Tầu Cộng ra tòa án quốc tế thì cái giống chó có đặc tính trung thành với chủ lại trở về với chủ“.
- Nên cám ơn Tàu ? (Diễn Đàn). “Đùng một cái, cái giàn khoan qua truyền thông chỉ thấy lộ mờ mờ giữa biển đã đánh chín chục triệu người thức dậy, ai ai cũng tận mắt thấy nó lù lù trước cổng nhà mình. Lòng yêu nước không phân biệt giới tính, tuổi tác, giàu nghèo bỗng ùn ùn nổi lên kéo người ta lại với nhau sát cánh, cổ vũ, hừng hực khí thế điểm mặt giặc phương Bắc – mà ngay cả trong sách giáo khoa và báo chí một thời cũng chẳng dám nêu tên“.
- Hãy Bình Tâm Vững Chí… Chống Nạng Vào Tương Lai (Đinh Tấn Lực). “Dân ta hẳn khác. Haiyang 981 đã lột truồng một đám trẻ trâu trước mắt nhân dân.  Dân ta phải khác. Haiyang 981 đã buộc bà con anh chị em ta Lại Gần Với Nhau hơn nữa.  Dân ta chắc gì chịu ngồi yên nếm nhục?
- Nam Dao: Nỗi nhục tháng 6, nỉ hảo a! (BVN). “Hoạ Bắc phuơng nay không chỉ là chuyện quân sự. So ra với anh láng giềng ‘tốt’, Việt Nam thua trên toàn cục: về tổ chức chính trị và xã hội thì rập khuôn, bắt chước ăn theo một nước mà điều kiện khác hẳn, trừ cái rêu rao ngoài miệng là Mác-Lênin và chủ nghĩa xã hội (giả mạo)! Về kinh tế thì lệ thuộc từ cái tăm xỉa răng cho đến cái cúc đơm áo, phải nhập và nhập siêu, mỗi năm 20 tỉ đô tuồn qua ‘nước bạn’…”
- Nhịn = Thua – Vấn đề là: Việt Nam sẽ nhịn đến bao giờ? (FB Nguyễn Hưng Quốc). “Đến giữa tháng 8 này, Trung Quốc rút giàn khoan về nước, họ sẽ tuyên bố thắng lợi, Việt Nam sẽ làm gì? Vài tháng sau đó, giả dụ Trung Quốc lại mang giàn khoan đến vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam để thăm dò tiếp, Việt Nam sẽ làm gì? Sau đó nữa, họ lại mang giàn khoan trở lại. Cứ thế, vài lần, không gặp sự kháng cự cụ thể nào từ Việt Nam, cả thế giới sẽ mặc nhiên xem Biển Đông là của Trung Quốc“.
- LỰA CHỌN NÀO CHO CHÚNG TA (FB Bình Lê  Thọa). “Chỉ còn lại 2 kịch bản chính (không nói đến những kịch bản phụ): hoặc là với Mỹ hoặc là lại quay trở lại với… Trung Quốc theo tinh thần ‘Môi hở, răng lạnh- Máu chảy, ruột mềm.”
- Một Thời Kỳ Bắc Thuộc Rất Nguy Hiểm Đã Bắt Đầu (TTTC).
- Các vua VN đều quan tâm khẳng định chủ quyền (VNN).
H7<- Hợp tác quốc phòng hai nước Việt-Mỹ đã có bước phát triển mới (TTXVN). – Ba nỗi sợ, sai lầm nhất của TQ đưa giàn khoan vào vùng biển VN (KT). “Asean can thiệp, Việt Nam xích gần Mỹ và ảnh hưởng mối quan hệ VN – TQ là ba nỗi sợ – sai lầm của Bắc Kinh khi hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981“. – Hoa Kỳ cần có vai trò tích cực hơn tại Đông Nam Á (RFA).
- Báo Nga khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa (VTV).  – Trần Quang Hùng: Hai mẫu ký ức về “anh bạn vàng” hàng xóm Nga – Trung(BĐX).
- Chia sẻ cùng hải quan ASEAN về vấn đề biển Đông (TT).   – Vai trò của Việt Nam trong chính sách Đông Nam Á của Nhật (RFI). – Úc phản đối các hành động đơn phương trên biển Đông (RFA). – Việt Nam có thể nhận tàu tuần duyên từ Nhật Bản vào năm sau (VOA).
- Trung Quốc mất dần bạn bè (NLĐ). TQ mất dần bạn bè nhưng vẫn làm bá chủ thiên hạ, không đáng ngại bằng VN ‘làm bạn bè khắp thế giới’ mà không bảo vệ được chủ quyền đất nước. Mất nước mới là điều đáng lo nhất.
- Căng thẳng Biển Đông gây bất lợi cho kinh doanh ở châu Á (RFA). – Mỹ: Trung Quốc làm căng thẳng môi trường kinh doanh ở châu Á (DV).  – Mỹ: Trung Quốc làm xấu môi trường kinh doanh châu Á (NLĐ).
- Kết hợp phát triển kinh tế với bảo vệ chủ quyền (QĐND).  - Bớt dần phụ thuộc kinh tế Trung Quốc: Cơ hội để tự chủ (NLĐ).
- Đôi điều cùng ông Hồ Ngọc Thắng – CHLB Đức (viet-studies). “Các vị và đồng bào có quyền lên tiếng biểu lộ lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm của mình với đất nước trước tình cảnh nước sôi lửa bỏng nầy. Ông nhân danh điều gì và có quyền gì lên giọng răn dạy đồng bào yêu nước và những bậc trưởng thượng phải thế nầy, phải thế khác thưa ông?!” – YÊU NƯỚC VÀ YÊU SỰ THẬT (FB Nguyễn Hưng Quốc).
- Việt Nam chuẩn bị gì nếu bị TQ tấn công vào ngày mai? (FB Nhành Lan Rừng). – Người Việt hải ngoại sẽ trở về khi VN có chiến tranh? (RFA). “Phần lớn người Việt ở nước ngoài mà đài RFA tiếp xúc cho rằng họ chắc chắn sẽ trở về chỉ khi nào những người đang nắm trong tay vận mệnh quốc gia ở Hà Nội phải thay đổi quan niệm tình hữu nghị “4 tốt-16 chữa vàng” với Bắc Kinh, Chính phủ VN phải tôn trọng quyền tự do dân chủ thực sự của người dân“.
- Lòng dân ở đâu? (FB Hoàng Ngọc Diêu). “Xét ra, cái gọi là ‘lòng dân’ chỉ là môt nhúm cực kỳ bé nhỏ trong số 85 triệu dân Việt Nam (đã trừ bớt 5 triệu cán bộ) trong nước và một số tương đối lớn hơn của người dân Việt Nam ở hải ngoại.   Xét ra, cái gọi là ‘tự hào dân tộc’ chỉ còn công khai nằm trên báo và những trò phô trương ‘ý đảng, lòng dân’ một cách khôi hài. Số còn lại bị nỗi sợ hãi và vô cảm bóp nghẹt.  Xét ra, số phận của đất nước Việt Nam quá ư mong manh“.
- Giữa Biển Đông dậy sóng và Mekong cạn dòng: Phải chăng TPP / Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương là một lối thoát cho Việt Nam? (BVN).
- Nhiên Tuệ – Vài ý kiến về bài “Hãy nắm tay nhau chung xây GIẤC MỘNG VIỆT NAM!” của Nguyễn Vũ Bình (Dân Luận).
- Bài học của di sản tư tưởng chính trị Hy Lạp cho người Việt Nam (ĐCV). – Nguyễn Ngọc Già – Cứu nước trong minh triết và văn hóa? (Dân Luận).
- Chủ nghĩa Dân Tộc và Phong trào Dân Chủ (DLB). – Ủy ban Đấu Tranh cho Công Lý (DLB).
- Công dân có thể được cấp thẻ căn cước từ khi chào đời (VNE). NGHI CÁI MẪU CĂN CƯỚC NÀY DO TÀU THIẾT KẾ (FB Nguyễn Hữu Quý).
- CẬP NHẬT THÔNG TIN VỀ TÌNH HÌNH CỦA PHƯƠNG ANH (Lê Anh Hùng). – HÃY LÊN TIẾNG CHO NHỮNG BÉ THƠ … MẤT MẸ (FB An Đổ Nguyễn).
- Video: Mật vụ cộng sản điên cuồng truy sát chị Trần Thị Nga (DLB).
- Bài 22 – NGHIỆP VỤ ĐEO BÁM CỦA AN NINH, CÔNG AN TT HUẾ (TNĐT).
H3- Video: Dân oan Đồng Ninh, Văn Giang, Dương Nội đang có mặt tai 46 Tràng Thi – HN ngày 04-06-2014 – Phần 1 (Long Hoàng). – Phần 2  – Ảnh: Dân oan Đồng Ninh – Văn Giang – Dương Nội đang có mặt tai 46 Tràng Thi -HN (FB Thúy Nguyễn).  – Trang phục ấn tượng cho một vở nhạc kịch về hiện trạng Việt Nam (FB Nguyễn Đình Bổn). =>
- Luật Biểu tình: Một cơ hội cho chính quyền Việt Nam (RFI). – Công dân cần có phương thức hòa bình để bày tỏ tình yêu Tổ Quốc (PLVN).
- HRW: BÁO CÁO NHÂN QUYỀN 2014 – VIỆT NAM (DTD).
- Có cái gì trong cái chế độ cộng sản ở VN là thật? (FB LS Lê Quốc Minh).
- “Cướp giật vé số” chắc chỉ có mỗi VN ta là có trò này (FB Kelk JR Nguyen). – Bài học lương tâm (FB Nhung Trần Văn).
- EM HỌ PHÓ THỦ TƯỚNG HOÀNG TRUNG HẢI, PETER HOÀNG BỊ BẮT TẠI ÚC VÌ TỘI RỬA TIỀN (FB Thuy Trang Nguyen).  – Gambler on bail seeks court permission to go on holiday (ABC News). – Refugee professional gambler won’t return if allowed to go overseas, court told (Herald Sun). – High-Rolling Vietnamese Gambler Pete Hoang Denied Passport (OnlineCasino).
- Việt Nam bác bỏ thông tin về việc Nhật tạm dừng ODA (RFI). – VN ‘hợp tác điều tra tối đa với Nhật’ (BBC). – Bộ Giao thông sẽ thanh tra các dự án ODA trong ngành (VNE).  – Tư liệu trực tuyến của Nhật Bản : “Thông báo cho chính phủ Việt Nam về việc ngừng cấp mới ODA” (2/6/2014, NHK) (Giao). Thời buổi internet, không còn chỗ để bưng bít thông tin hay nói dối nữa, các bác ơi.
- Nhật ‘chờ phản ứng chống tham ô của VN’ (BBC). Ông Hayashi Hiroyuki, Bí thư Thứ nhất Sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội: “Chỉ các dự án mới dùng vốn ODA sẽ bị tạm ngưng. Chính phủ Việt Nam sẽ điều tra liệu có hay không tham nhũng ở dự án liên quan JTC hoặc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam”. – Làm ăn kiểu vậy, bôi trơn là tất yếu (TVN).
- Người “bán” thông tin tham nhũng được bảo đảm an toàn (TT). Ông Nguyễn Xuân Tùng, trưởng ban Nội chính tỉnh ủy Lâm Đồng: “Trong nội bộ ban, chỉ có người tiếp nhận mới biết người đó đến làm gì, bán mua… ra sao. Ngay cả việc chi tiền, nếu họ yêu cầu, cũng sẽ có người ký thay. Mọi thông tin về người nhận tiền sẽ không được tiết lộ. Toàn bộ hồ sơ sẽ được bảo quản theo chế độ mật“. An toàn trong nhà đá? Chống tham nhũng là chống đảng, chống tham nhũng mà an toàn, chỉ khi nào… đảng chết! - Viện trưởng Viện KSNDTC Nguyễn Hòa Bình: Không nên đặt vấn đề mua tin chống tham nhũng (TP).
- Nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp Việt Nam, Singapore (QĐND).  – Singapore khẳng định các vụ gây rối không ảnh hưởng đến đầu tư tại VN (NĐH). - Yên tâm đầu tư (NLĐ). – Bình Dương cấp phép đầu tư cho 6 doanh nghiệp Trung Quốc (VNE).
- LS Trần Vũ Hải: “Bắt giữ bầu Kiên có ý nghĩa cứu nguy đến sự tồn vong của chế độ”? (Quê Choa). – LỜI CUỐI và TÁC HẠI NGƯỢC CỦA VIỆC KHAI TRƯỚC TÒA (FB Nam Nguyên).
Hủy án, xét xử lại vụ giám đốc đập đầu, cứa cổ nhà báo (TT).
- Đình chỉ ngay vi phạm gây đường lún, hằn vệt bánh xe (TT).
H8- Hầu hết các bài báo trong nước đưa tin về sự kiện Thiên An Môn ở Trung Quốc đều bị gỡ bỏ. Có lẽ Ban Tuyên Giáo, Bộ 4T sợ làm ảnh hưởng tới “tình hữu nghị” Việt – Trung? Hay là “bạn vàng” gọi qua, kêu mấy bác phải chỉ đạo báo chí gỡ bài? Đây là những bài báo đã không còn tìm thấy nội dung: 25 năm Thiên An Môn: Lịch sử mà Trung Quốc muốn bỏ lại (báo ĐT). -  25 năm bi kịch đẫm máu Thiên An Môn (NLĐ). – Sự kiện Thiên An Môn sau 25 năm nhìn lại (VNE). – Nhìn lại cuộc biểu tình Thiên An Môn 25 năm trước (VN Review). – 25 năm nhìn lại sự kiện Thiên An Môn chấn động (TP). - Số người tưởng niệm sự kiện Thiên An Môn ở Hồng Kông sẽ đạt mức kỷ lục? (TN). – Báo Việt Nam ‘rút bài Thiên An Môn’ (BBC).
- Sợ Tàu và tự do báo chí (FB Nguyễn Văn Tuấn). “Nhưng sợ cái gì? Sợ bị mắng? Tại sao chúng dám mắng mình? Sợ bị trừng phạt? Trừng phạt cái gì? Sợ bị tẩy chay? Tẩy chay gì và ai? Sợ bị mất quyền lợi? Quyền gì khi mình ở VN? Sợ thất hứa? Đã hứa gì với họ? Dù bản chất của nỗi sợ là gì đi nữa thì đó vẫn có thể xem là một động thái tương đối hèn… Ở VN có tình trạng trớ trêu: những gì đài báo đưa tin người dân không cần biết, nhưng những gì người dân cần biết thì đài báo không đưa tin“.
- Tưởng niệm Thiên An Môn và tiến trình dân chủ hóa Việt nam (RFA). “Nếu đặt trong sự so sánh tương quan giữa Việt nam và Trung quốc đều có cùng chế độ toàn trị và đàn áp giống nhau thì người Trung quốc dù sao cũng có một thế hệ sinh viên để tự hào”.  – Biểu tình bất ngờ ở Sài Gòn, nhân kỷ niệm 25 năm thảm sát Thiên An Môn (Dân News).
- Thiên An Môn và Việt Nam (RFA). “Là một nước cộng sản anh em với Trung Quốc, Việt Nam sẽ hành xử giống như đàn anh với chiêu bài an ninh trật tự, hay nói theo ngôn ngữ cộng sản thì đó là ổn định chính trị. Người cộng sản luôn chọn con đường bạo lực cách mạng để ổn định chính trị chừng nào mà quyền hành họ còn nắm giữ trong tay“.
- Tank Man có thể là nhân vật bí ẩn nhất lịch sử đương đại (FB Mạnh Kim). “Tank Man là ai thật ra không thật sự quan trọng, chết rồi hay còn sống cũng không thật sự quan trọng. Anh và sự ngoan cường của anh đã biến anh trở thành bất tử. Anh là sự phản chiếu đối nghịch của một chế độ phi nhân không ngần ngại trét máu lên tay để cầm cho chắc khẩu súng bắn vào đồng bào mình. Đặng Tiểu Bình, và tất cả những kẻ ở Trung Nam Hải can dự vào cuộc thảm sát Thiên An Môn, so với anh, chỉ là một bọn tiểu nhân hèn hạ!
- Tank Man, biểu tượng bất diệt của Thiên An Môn (RFI). Jeff Widener, tác giả của tấm ảnh: “Mỗi khi nghĩ tới Tank Man tôi lại tự hỏi điều gì đã đến với anh ta… Có thể chúng ta sẽ không bao giờ biết được danh tính của anh, như vậy cũng như một người lính vô danh. Anh nhắc luôn nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của tự do, dân chủ và quyền bảo vệ phẩm giá của mình“.
- Sao lại so sánh cái dã man, tàn bạo ở Thiên An Môn với 2 quả bom nguyên tử dội xuống Nhật trong thế chiến thứ 2? (FB Kinh Thư). “Ông Đặng giết dân của ông trong một cuộc biểu tình bất bạo động tay không. Trong khi Nhật và Đức thuộc phe trục xâm lăng thế giới ở mức độ tàn khốc, gây ra cái chết của cả triệu người“.
- Chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa: Điểm lật Minsky của Trung Quốc (RFA). “Vì chế độ không có tự do thông tin và lại giỏi gây ra ấn tượng cho thị trường, tức là tuyên truyền, cho nên chính lãnh đạo cũng chẳng biết được thực hư về kinh tế và có thể bị bất ngờ“.
- Ba Dạng Tham Nhũng Đang Gây Họa Loạn Cho Xã Hội Trung Quốc (ĐKN).
- EU lo ngại Bắc Hàn cho nổ thử nghiệm hạt nhân (RFA). – Người Nhật bị bắt cóc, món hàng trao đổi của Bắc Triều Tiên (RFI).

- Hành vi mới của Trung Quốc đáng sợ hơn “Cửu Long khuấy biển“ (LĐ). “… hành động này dường như có sự tập trung phối hợp ở cấp cao nhất. Nếu đúng như vậy, điều đó cho thấy, chính sách không nhượng bộ của TQ về tranh chấp lãnh thổ ngày càng gay gắt hơn. Và do đó sẽ rất khó khăn để hy vọng về một sự thỏa hiệp, vốn đang hết sức cần thiết để tránh bùng phát xung đột nghiêm trọng trong khu vực“.
- CNOOC điên cuồng vay hàng tỷ USD đóng các giàn khoan! (BizLive). – THẾ NGHĨA LÀ GÌ? (Nguyễn Quang Vinh). “Thế nghĩa là, đừng bao giờ còn hy vọng viễn vông nối lại tình hữu nghị, đừng bao giờ chờ đợi trong vô vọng sự xuống nước, đừng bao giờ ảo tưởng ‘anh em đồng chí’ với Trung Quốc. Còn hy vọng, còn viễn vông, còn ảo tưởng thì sẽ chần chừ nước đôi trong quyết sách, phân tâm trong ý chí, phân tán trong quyết tâm tập thể và khi tỉnh người ra thì sẽ mất hết“.
- Bài của GS Zachary Abuza, chuyên gia về khoa học chính trị và đối ngoại khu vực Đông Á, Đại học Simmons (Mỹ): Thách thức và cơ hội cho Việt Nam (TN). - Giàn khoan Hải Dương 981: Sức ép và cơ hội cho Việt Nam  (TBKTSG).  - 10 điều Thắng của Việt Nam cũng là 10 điều Bại của Trung Quốc  (DT). – Luật sư Mỹ hiến kế đối phó Trung Quốc (Zing).  – Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Trung Quốc phớt lờ luật pháp quốc tế? (National Interest/ Infonet).
- Ưu tiên hóa giải công hàm Phạm Văn Đồng (RFA). GSTS Nguyễn Thế Hùng: “Lẽ ra mình phải làm ngay chuyện này trước, tức là hóa giải công hàm Phạm Văn Đồng. Thứ hai là phải thừa nhận Việt Nam Cộng Hòa để chúng ta có tuyên bố chủ quyền liên tục từ 1954 tới 1975 vì chủ quyền Hoàng Sa từ 1954 tới 1975 Việt Nam Dân Chủ Công Hòa ở phía Bắc không có tuyên bố chủ quyền.
- To be or not to be? “Kiện hay không Kiện?” (FB Mai Tú Ân). “Tại sao một việc nên làm, đáng làm và phải làm lại khiến cho chính phủ VN chúng ta loay hoay hoài chưa quyết định như vậy, cứ như chúng ta có lỗi khi kiện TQ vậy ? Một việc làm đương nhiên để đối phó với một hành động xâm lấn nghiêm trọng đến chủ quyền QG mà mà bất cứ chính phủ nào, của bất cứ một quốc gia dân chủ hay không dân chủ đều làm, và làm ngay không hề suy nghĩ...”. – Không Đánh, Không Đàm, Chỉ Kiện!
- Phạm Trần: 16 chữ “đần” và tinh thần 4 “dốt” (DLB). – Bên Tê bên Ni (Nguyễn Tường Thụy). “Thì ra, vốn chỗ “Người quen”!/ một bên Cờ Đỏ, một bên Sao Vàng/ cũng lò Liềm Búa “vẻ vang”/ cùng dòng Ý Hệ, cùng bang, cùng bầy“.
- Trung Quốc làm tổn hại môi trường kinh doanh tại châu Á (DT).  – Mỹ nói Trung Quốc làm xấu môi trường kinh doanh châu Á (VNE). Bộ trưởng Thương mại Mỹ Penny Pritzker: “Chúng tôi rất quan ngại về vấn đề này. Những hành động như vậy tạo ra bất ổn, điều không hề tốt chút nào cho môi trường kinh doanh“. - Môi trường đầu tư Việt Nam: Cơ hội trong thách thức (DĐDN).  – Chủ động chuyển hướng (ĐTTC). - 2-3 năm là có thể giảm phụ thuộc Trung Quốc về kinh tế (MTG).
- Đại biểu hỏi suy nghĩ của Bộ trưởng Y tế về việc từ chức (VnEconomy). BT Y tế có thể trả lời: “Chớ có mơ!”
- Thảm sát Thiên An Môn: Nhìn lại Trung Quốc và Việt Nam (Người Việt). “ ‘Hoàng Sa, Trường Sa là của ta,’ đài truyền hình Việt Nam mấy tuần nay vẫn chiếu khẩu hiệu này của chính quyền và đảng, bao giờ Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng có can đảm đem khẩu hiệu ‘yêu nước là không yêu mô hình Trung Quốc’?
- Giới trẻ Việt Nam biết gì về thảm sát Thiên An Môn? (RFA). “Ý kiến của mình là một chuyện như Thiên An Môn ở Việt Nam là hoàn toàn không có vì đại đa số sinh viên Việt Nam hiện nay không quan tâm gì đến chính trị của đất nước cả“.
- Mẹ Nấm: Máu đã đổ trên quảng trường & Lịch sử bị xóa bỏ (DLB). “Chúng ta nghĩ gì về sự kiện Thiên An Môn (1989) và hình ảnh những thanh niên Tây Tạng xả thân làm những bó đuốc sáng ngời? Từ Thiên An Môn năm xưa, có ai nghĩ về hiện tại Việt Nam hôm nay không?...”
- Bóng ma Lục Tứ (Kỳ cuối) (Phạm Vũ Lửa Hạ).
- Trung Quốc là ‘con sư tử dễ thương’? (VOA). “Tập Cận Bình nói con sư tử phương Ðông đã thức giấc; đây là con sư tử hòa bình, dễ thương và văn minh; nhưng rõ ràng câu nói đó chỉ nói cho người Trung Quốc nghe mà thôi, chứ người nước ngoài, thậm chí là những người Hoa đồng văn đồng chủng ở Đài Loan và Singapore, không ai tin câu nói đó cả”.
- Đông Hải và Đông Thổ (Dainamax). “Quy luật vật lý chính trị có dạy rằng ‘sức ép tạo ra sức bật’. Càng đàn áp nặng thì càng bị phản ứng. Quy luật địa lý chính trị nhắc thêm là Trung Quốc đòi tung hoành ngoài Đông Hải thì bị Đông Thổ vỗ vào lưng, với cả tấn thuốc nổ!
KINH TẾ
- Toàn cảnh kinh tế Việt Nam 4-6-2014 (VietFin).
- 258 triệu USD vốn FDI vào Bình Dương (TT).
- ADB: Thị trường trái phiếu Việt Nam tăng trưởng cao nhất khu vực (TTXVN).
- Tài sản ngân hàng cổ phần tiếp tục giảm (VNE).
- Lo ngại đối tác sẽ nhập tôm từ Indonesia và Ấn Độ (TBKTSG).
- Khó khăn trong xử lý hàng giả, hàng lậu (PLTP).
- Kiến nghị lùi thời điểm áp dụng Nghị định về cá tra (HQ).
- Pháp cố giúp ngân hàng BNP tránh bị Mỹ trừng phạt nặng nề (RFI).



VĂN HÓA-THỂ THAO
- CHUYỆN XƯA – NAY MỚI NÓI : Hội nghị lý luận phê bình VĂN HỌC – Kỳ 2 (Nhật Tuấn). – PHẠM THẮNG VŨ : Con sóng dữ – KỲ 13
- Sách và những người bạn  (THĐP). – Thôi lo lắng
- Có quá chông chênh để cần phải cân bằng? (THĐP).
- Tìm chuẩn mực phiên âm tên riêng trong sách giáo khoa (VNN).
- Bài hát “Biển Đông – Đầu sóng ngọn gió”: “Phải đập nhịp đập của đất nước!” (TT).
<- Hình ảnh “độc”: Cá heo “nhảy múa” ở Hoàng Sa (LĐ).
H9- Nối giữ hồn chiêng (SGGP).
- TÌNH NON NƯỚC (Ngày Đêm).
- Một thoáng Hàn Quốc 1: Phi trường và hải quan (FB Nguyễn Văn Tuấn).
- Tuyển Anh ‘luyện chưởng’ đá penalty (BBC).

- GIA LAI CÀ KÊ 15 (Văn Công Hùng).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Giáo dục đại học – cao đẳng Việt Nam: Khủng hoảng và đối phó (Havard/ Bautx).
- Chủ trương thành lập Trường Đại học Fulbright Việt Nam (CP). – Thủ tướng đồng ý chủ trương lập ĐH Fulbright Việt Nam (TT).
- Lại xuất hiện clip tiêu cực phòng thi (TT). – Thầy Đỗ Việt Khoa tung ảnh “quay bài” tập thể ở một trường THPT (DV).  – Yêu cầu xác minh clip nghi tiêu cực thi ở Hà Nội, Hưng Yên (Zing). - Hình ảnh nghi sai phạm thi tốt nghiệp THPT ở Hòa Bình chưa nói lên điều gì (VOV).  – Sở GD Hòa Bình giải trình về nghi án tiêu cực thi tốt nghiệp (Zing).  – Thầy Khoa tung ảnh quay cóp, Bộ Giáo dục nói gì? (PLVN). – Bộ Giáo dục lên tiếng về nghi án tiêu cực thi tốt nghiệp (Zing).  – Video: ‘Nếu các hội đồng thi vi phạm Bộ sẽ xử lý nghiêm’ (Sea Times).
- KẾT THÚC KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT: Đổi mới nhưng còn bất cập (NLĐ). -  Đề thi mở, chấm điểm ra sao (Tin Tức). – Kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT, Bộ GDĐT: Đường dây nóng… không nóng! (LĐ).
- Môn sinh: khó hơn năm trước (TT). – Đề thi và gợi ý đáp án môn Sinh học (Zing).
- VÌ SAO HỌC SINH KHÔNG CHỌN THI MÔN LỊCH SỬ ? (FB Sao Hồng).
- Bộ Giáo dục trần tình về đề thi Văn (TQ).
- Gia sư tình nguyện (SGGP).
- Chế độ ưu tiên cộng điểm trong THPT: Chính sách bao quát các tình huống phát sinh (TN).
- Kỹ sư Vương Xuân Điềm, người sáng chế máy lọc nước biển (VĐ Daily).
- Nếu bạn muốn thay đổi thế giới (Bill McRaven) (Thông Luận).
- Phát hiện ếch biết bay, cá giao phối bằng đầu tại Việt Nam (Zing).
15 triệu website dùng WordPress gặp nguy vì plugin (TT). – Hơn 22% smartphone Việt Nam nhiễm mã độc (SGGP).

- Phỏng vấn bác sĩ Judith Walsh, ĐH California San Francisco: Tại sao cần kiểm tra phát hiện sớm một số loại ung thư mà bỏ qua một số khác? (RFA).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- 138 điều dưỡng, hộ lý khóa đầu tiên sang Nhật Bản làm việc (Tin Tức).
- Ô nhiễm từ nội thành ra ngoại thành. Bài 1: Đoạn trường ai có… di dời mới hay! (SGGP).
- Sởn Gai Ốc ! Chuột Chết Biến Thành Chim Bồ Câu Nướng, Bạn Còn Dám Ăn Không? (ĐKN).
- Tiếng kêu đầy nước mắt của người đồng tính (PLVN).
- Ngày môi trường thế giới (TP).
- Ailen : 800 bộ xương trẻ em trong bể chứa phân của một tu viện cũ (RFI).
- Xe buýt Nga lao xuống hẻm núi, 10 người thiệt mạng (VNE).

QUỐC TẾ
- Tổng thống Mỹ khẳng định sự ủng hộ khi gặp đồng nhiệm Ukraina (RFI). – Tổng thống Obama: Mỹ ủng hộ những người mưu tìm tự do (VOA). “Không được để các quốc gia lớn uy hiếp các nước bé, hay áp đặt ý muốn của họ bằng vũ lực của họng súng, hay đưa các phần tử vũ trang mang mặt nạ tới chiếm các tòa nhà. Một chữ ký không bao giờ có thể hợp thức hóa hành động cướp đất của một nước láng giềng, thế cho nên chúng tôi sẽ không chấp nhận hành động của Nga chiếm đóng Crimea, hay vi phạm chủ quyền của Ukraine“.
Ông Obama gặp tân tổng thống Ukraine, cam kết hỗ trợ lâu dài (TN). – Dân Ukraine không muốn bị nước ngoài can thiệp (VOA). – Thượng viện Ukraina đăng ký dự thảo nghị quyết để điều tra vụ không kích ở Lugansk (LĐ).   - Khủng hoảng Ukraine: phe ly khai mất 300 người trong một ngày (TN).
- Nga lại bắt đối lập 2 năm sau biểu tình chống Putin (RFI). – Nga loại trừ khả năng quay lại G8 (VNE).
- Obama : “Mỹ không bỏ rơi người của mình” (RFI). “Hoa Kỳ luôn có một nguyên tắc thiêng liêng: chúng ta không bỏ lại bất kỳ quân nhân nào, dù đó là phụ nữ hay đàn ông. Nếu như có một công dân Mỹ bị bắt cóc, chúng ta phải đem họ trở về. Chấm. Chấm hết”. – Taliban công bố video trả tù binh Mỹ (VOA).
- Những nét chính của cấu trúc xã hội Hoa kỳ (hay là: nơi mà ở đấy người ta thấy an toàn nhất trước Bush) (Dân Luận).
- Việt Nam ủng hộ chính phủ quân sự Thái Lan (RFA).
- Mỹ tuyên bố sẵn sàng bắt tay với tân Tổng thống Ai Cập (RFI).
- Kỷ niệm 70 năm ngày đồng minh đổ bộ D-Day (VOA).
- Lãnh đạo Đảng MQM của Pakistan bị bắt ở London (LĐ).
Tàu hộ tống Pháp ‘do thám Hạm đội Biển Đen Nga’ (TN).

* RFA: + Sáng 04-06-2014; + Tối 04-06-2014
* RFI: 04-06-2014

2301. Giàn khoan Trung Quốc Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam tháng 5, 2014 – Việt Nam làm gì bây giờ​?

Tạ Văn Tài, luật sư tại Mỹ và nguyên giảng viên và đương kim nhân viên nghiên cứu Harvard Law School.
04-06-2014
Trước khi đi vào chi tiết các biện pháp Việt Nam có thể sử dụng như đối sách, mà chúng tôi liệt kê dưới đề mục hai câu hỏi sau, thì cần ôn lại những lợi ích hay quyền lợi gì mà Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (United Nations Convention on the Law of the Sea UNCLOS) dành cho các quốc gia hôị viên, như Việt Nam.
Có hai loại lợi ích hay quyền lợi quốc gia của Việt Nam tại Biển Đông:
(a) chủ quyền đất đai (territorial sovereignty) trên nhiều đảo và đá tại hai vùng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mà Việt Nam đã tuyên bố và thực thi với sự chiếm hữu và quản lý trong quá khứ, theo đúng luật quốc tế truyền thống đã có mấy trăm năm, cho đến khi một số địa điểm bị Trung Quốc chiếm đóng bằng bạo lực; và
(b) lợi ích hay quyền đối với những vùng nước và đáy biển dưới mặt nước tại Biển Đông, chiếu theo Công Ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (United Nations Convention on the Law of the Sea, UNCLOS) năm 1982, gồm có quyền chủ tể (sovereign rights) khai thác tài nguyên sinh vật như cá biển và phi sinh vật như quặng mỏ, kim loại hay dầu khí ở đáy biển, trong một vùng dưới mặt nước gọi là Vùng Đặc quyền Kinh tế (Exclusive Economic Zone, EEZ) rộng 200 hải lý tính từ mực nước thuỷ triều thấp nhất (gọi là đường cơ sở) chạy ra ngoài biển tới 200 hải lý (điều 56 và 57 UNCLOS), và trong Vùng Thềm Lục Địa (Continenal Shelf) tức mặt đáy biển và đất dưới đáy biển đi ra tới bờ của lục địa (continental margin) hay tới khoảng cách 200 hải lý tính từ đường cơ sở, khi bờ lục địa không xa tới mức đó (điều 76 và 77 UNCLOS); hơn nữa, cần nhấn mạnh là theo UNCLOS, các quyền chủ tể trên trong vùng EEZ và Thềm Lục địa của Việt Nam là dành riêng hay chuyên độc (exclusive) của quốc gia cận duyên, cho nên Việt Nam trong vùng EEZ, có chủ quyền xây các kiến trúc nhân tạo trên các đá thành những đảo nhân tạo, nghiên cứu biển, quy định bảo vệ môi sinh, miễn là tôn trọng quyền các quốc gia khác về tự do lưu thông hàng hải, và đặt dây cáp và ống dẫn dầu khí của các nước khác (điều 56,58), và trong Thềm Lục Địa, Việt Nam cũng đương nhiên có quyền chuyên độc khai thác tài nguyên thiên nhiên mà không cần tuyên bố hay chiếm hữu, và các quốc gia khác không thể có các hoạt động khai thác tài nguyên mà không có sự minh thị đồng ý của Việt Nam (điều 77). Khi bàn luận về tranh chấp với Trung Quốc, ta nên nhớ luật quốc tế đã nói chắc chắn về các quyền của Việt Nam như đinh đóng cột.
Khi đem giàn khoan dến vị trí giữa hai lô dầu 142 và 143 của Việt Nam trong vùng Đặc quyền Kinh tế Việt Nam (EEZViệt Nam), như ghi trong bản đồ trên, thì trái với sự bàn luận cuộc một số người, Trung Quốc không dùng cái Đường Lượi Bò hay Chín Đoạn (Nine-dotted Line), vốn không có thể biện hộ được và bị tất cả các nước và học giả chất vấn, làm căn bản cho sự xâm lấn. Họ nói đến hai yếu tố làm cơ sở pháp lý cho quyết định của họ:
(a) Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã nham hiểm mà tránh viện dẫn cái dường Lưỡi Bò vô duyên đó, mà dùng đến căn bản vùng EEZ của Trung Quốc, để nói là giàn khoan “đặt hoàn toàn trong vùng nước của các đảo Paracels của Trung Quốc” (placed completely within the waters of China’s Paracels”), ám chỉ trong vòng 200 hải lý của EEZ và thềm lục địa của Paracels, do Trung Quốc quản lý (nhưng Việt Nam vẫn liên tục đòi), vùng EEZ và thềm lục địa đó, UNCLOS sẽ công nhận cho Paracels nếu hội đủ diền kiện. Điều kiện mà Trung Quốc giả định đã có rồi, là có đảo nào đó trong Paracels, như Tri Tôn cách giàn khoan 17 miles, hay đảo Phú Lâm (Woody hay Yongxing), đã có điều kiện quy định trong UNCLOS cho tính cách một hòn dảo (island) là con người sinh sống với nền kinh tế tự túc (nước ngọt và thực phẩm trồng tại chỗ) khi mỏm dất hay đá đó còn trong trạng thái thiên nhiên (còn nếu không có mỏm đất hay dá nào trong Paracels đủ điền kiện là đảo, thì chúng chỉ là đá (reef) theo UNCLOS và chúng chỉ có 12 hải lý của lãnh hải/territorial sea). Việc của Phi kiện Tàu trước Toà Án Luật Biển, sau khi chịu đựng thương lưọng với Tàu 17 năm, về việc Tàu chiếm đá ngầm rất xa Trung Quốc trong vùng Kinh tế đặc quyền / EEZ của Phi, thì dễ hơn vụ cuả Việt Nam, khó hơn, vì Việt Nam phải làm việc kiện Tàu đã vô trong vùng EEZ Việt Nam, mà vùng này trùng lắp với vùng EEZ của quần đảo Paracels, mà nay Tàu nói đang thuộc quyền quản lý của họ.
(b) Trung Quốc cũng ám chỉ là giàn khoan cách đảo Hải Nam 180 hải lý về phiá Nam (cách dảo Lý Sơn của Viêt Nam chừng 120 hải lý về phiá Đông). Tức là có vùng chồng lấn giữa EEZ của Việt Nam tính từ đảo Lý Sơn của Việt Nam và EEZ của TQ tính từ đảo Hải Nam.
Những nhận định và đề nghị nêu ra sau đây hầu hết là dựa trên căn bản luật pháp, tức là khí giới của kẻ yếu, nhưng là “lạt mềm buộc chặt”, chứ còn võ lực chống Tàu thì nó có cớ đánh lớn, tàn phá Việt Nam và chiếm thêm hải đảo hay đất (trừ cách làm du kích, quấy rầy việc tiếp liệu giàn khoan, hay phá hoại gián tiếp khác, làm cho nó khó tiến hành được, có thể làm đến đâu, thì bàn sau).
1) Câu hỏi đầu tiên được nêu ra là Việt Nam có thể kiện trước toà án quốc tế nào không?
A) Luận cứ (a) của Trung Quốc, dùng Paracels mà đòi quyền khai thác cho giàn khoan phải được bác khước bằng hai vụ kiện trong đó Việt Nam phải trình hồ sơ về hai điểm: (i) Paracels không phải thuộc chủ quyền đất đai (territorial sovereignty) của Trung Quốc mà của Việt Nam: (ii) Paracels không có mỏm đá nào, kể cả Woody/Yongxing, xứng dáng gọi là đảo/island, tức có người sống trong nền kinh tế tự túc được trong trạng thái nguyên thuỷ sơ khai, mà toàn là đá/reef.
Vụ kiện thứ nhất về chủ quyền đất đai trên Paracels là thuộc luật quốc tế cổ truyền (traditional international law), theo đó Việt Nam phải minh chứng theo nguyên tắc luật quốc tế là một chính quyền muốn xác nhận chủ quyền phải có sự liên tục hành xử chủ quyền trong hoà bình, nói rõ ý định làm chủ, và nếu bị cưỡng chiếm thì phải phản đối chính quyền mới cướp bằng võ lực đất của mình để ngăn cản chính quyền mới này thủ đắc chủ quyền bằng sự hành xử chủ quyền liên tục.
Xét các bằng chứng lịch sử về chủ quyền của Việt Nam theo luật quốc tế này, thì Việt Nam, trong chiều dài lịch sử từ nhiều thế kỷ, đã xác nhận và hành xử chủ quyền trên Hoàng Sa và Trường Sa (tuy phạm vi hành xử ở Trường Sa thì chưa xác định tới bao nhiêu đảo); và khi Trung Quốc chiếm Hoàng Sa bằng võ lực năm 1974 và Việt Nam Cộng hoà phản đối, sau đó Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam) – kế quyền của Việt Nam Cộng hoà theo nguyên tắc thừa kế quốc gia (succession of state)cũng phản đối vụ Trung Quốc dùng võ lực chiếm Hoàng Sa và rồi phản đối nhiều lần việc Trung Quốc dùng võ lực chiếm một số đảo ở Trường Sa năm 1988 (gây thương vong cho nhiều lính hải quân Việt Nam) và các năm sau đó, thì chủ quyền Việt Nam trên Hoàng Sa và Trường Sa không thể bị coi là đã xói mòn vì thiếu sự tuyên bố và hành xử chủ quyền.
Chúng tôi không đủ trang giấy trong bài ngắn này để trình bày hết các bằng chứng lịch sử Việt Nam xác lập chủ quyền đất đai trên các đảo Paracels và Spratleys ở đây. Khi cần trình bày chi tiết về bằng chứng lịch sử, sẽ có một bài khác, làm phụ lục kèm theo.
Nhưng ngay tại đây, cần bác khước một vấn đề Trung Quốc nêu ra: Trong một video trên Internet và báo không chính thức như Hoàn Cầu của Trung Quốc, phổ biến vào tháng 5, 2014, để biện minh cho vị trí giàn khoan, và trong những lời tuyên bố trước đây nữa, nguời Tàu cũng viện đến Công hàm hay công thư của Thủ Tướng Phạm Văn Đồng năm 1958 mà họ cho là đã nhường Paracels và Spratleys cho Trung Quốc. Chúng tôi có đủ luận cứ quốc tế công pháp bác khước điểm này, ghi trong phần phụ lục ở cuối bài. Phải dùng luận cứ này trong dư luận quốc tế và trong vụ kiện về chủ quyền đất đai (territorial sovereignty) trên Paracels tại toà án có thẩm quyến về việc này là Toà Án Công Lý Quốc Tế (International Court of Justice, ICJ).
Rất tiếc là trong hiện trạng luật quốc tế, không thể lôi Trung Quốc ra toà ICJ được (việc kiện đó chắc phải đợi sự đồng ý của một chế độ mới ở Trung Quốc) như một số kiến nghị xin kiện ở Toà ICJ của các nhà trí thức và hoạt động ở Việt Nam yêu cầu chính phủ, cũng như có sự trả lời là “đang suy nghĩ” của luật sư của Bộ Ngoại giao hay Học viện Ngoại giao, vì chắc chắn là Tàu sẽ không đồng ý ra toà, theo nguyên tắc optional clause là một quốc gia có đồng ý ra toà mới phải ra toà.
B) Trong vụ kiện thứ hai, chúng tôi nghĩ là trước Toà án Trọng Tài Luât Biển,Việt Nam có thể bác khước căn bản pháp lý của việc Trung Quốc đặt vị trí giàn khoan, bác khước cả hai luận cứ: luận cứ (b) về khoảng cách đảo Hải Nam tới giàn khoan chỉ có 180 miles, cùng với luận cứ (a) về tư cách đảo /island của Paracels. Toà án Trọng tài Luật Biển là toà mà Việt Nam có thể lôi Trung Quốc ra, theo thủ tục bó buộc trong UNCLOS, Mục 2, như sau.
Mục 2
CÁC THỦ TỤC BẮT BUỘC
DẪN TỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH BẮT BUỘC
ĐIỀU 286. Phạm vi áp dụng mục này
Với điều kiện tuân thủ Mục 3, mọi tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước khi không được giải quyết bằng cách áp dụng Mục 1, theo yêu cầu của một bên tranh chấp, đều được đưa ra trước toà án có thẩm quyền theo mục này.
ĐIỀU 288. Thẩm quyền
1. Một toà án đã nêu ở Điều 287 có thẩm quyền xét xử bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước đã được đưa ra cho mình theo đúng phần này.
2. Một toà án nói ở Điều 287 cũng có thẩm quyền xét xử bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến việc giải thích hay áp dụng một điều ước quốc tế có liên quan đến các mục đích của Công ước và đã được đưa ra cho mình theo đúng điều ước này.
Chúng tôi nghĩ rằng Việt Nam có thể lôi Trung Quốc ra Toà án Trọng tài luật Biển, mà Trung Quốc không thể dùng sự bảo lưu (reservation) khi ký Công Ước, là không nhận thủ tực bó buộc cho các tranh luận việc trùng lắp của các vùng EEZ giữa Việt Nam và Trung Quốc, như nói ở điểm (b), giàn khoan ở chỗ trùng đè của hai EEZ tính từ bờ biển Việt Nam và từ Hải Nam, vì rằng Việt Nam cũng có thể xin Toà Trọng tài xử về biên giới biển/sea boundary, mặc dầu Tàu có bảo lưu/reservation khi gia nhập Công Ước về vấn dề biên giới biển/sea boundary hay vịnh lịch sử/historical bays; quyền kiện đó của Việt Nam là chiếu theo điều 298 đoạn 4, Công Ước UNCLOS dành quyền cho quốc gia duyên hải/coastal state, quyền có thể đối kháng: “4. Nếu một quốc gia thành viên đã ra một tuyên bố theo khoản 1, điểm a, thì bất kỳ quốc gia thành viên nào khác cũng có thể đưa ra mọi tranh chấp giữa quốc gia đó với quốc gia đã ra tuyên bố và nằm trong một loại tranh chấp đã bị loại trừ, ra giải quyết theo thủ tục được định rõ trong tuyên bố này.”
Bây giờ nói về điểm (b), vị trí giàn khoan ở nơi trùng lắp giữa EEZ Việt Nam và EEZ Trung Quốc tính từ Hải Nam: cả hai phía bờ biển Việt Nam và Trung Quốc đều có thể phát sinh hai EEZ và hai Thềm Lục Địa, của cả hai nước Việt Nam và Trung Quốc. Nói cho Việt Nam, chúng tôi có thể biện luận theo luật là: vị trí giàn khoan ở trong Thềm Lục Địa nới rộng của Việt Nam, và hơn nữa, ở hẳn sang phía Việt Nam nếu cần phải thương lượng theo Công Ước để tìm ra một đường trung tuyến (median line) giữa hai Thềm Lục Địa – như vẽ trong hình trên. Có thể thương lượng không xong, thì biện minh cho Việt Nam như vậy khi xin Toà Trọng tài gỉải thích Công ước.
Trước Toà Trọng tài, mục đích quan trọng nhất là xin một bản án giải thích (declaratory judgement) giải thích và áp dụng Công Ước về vấn đề không có mỏm đá, đất nào trong Paracels, kể cả Woody/Yongxing, xứng đáng là đảo (island) mà người ở dược trong một nền kinh tế tự túc, trong trạng thái thiên nhiên trước khi Trung Quốc xây các toà nhà ở được, phi trường, cảng, để tiếp tế, và nhà máy lọc nước ngọt.
Cũng còn một căn bản khác để kiện là xin Toà giải thích việc Trung Quốc, một quốc gia duyên hải /coastal state, đã đơn phương ngăn chặn tự do lưu thông, với vòng vây rộng lớn các tàu chiến và hải giám quanh giàn khoan, chiếu điều 297 đoạn 1a:
1. Các vụ tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước về việc thi hành các quyền thuộc chủ quyền hay quyền tài phán của quốc gia ven biển như đã được trù định trong Công ước, phải được xét theo các thủ tục giải quyết đã được trù định ở Mục 2 trong các trường hợp sau đây:
a) Khi thấy rằng quốc gia ven biển đã không tuân theo Công ước liên quan đến tự do và quyền hàng hải, hàng không hoặc tự do và quyền đặt các dây cáp và ống dẫn ngầm, cũng như đến việc sử dụng biển vào các mục đích khác mà quốc tế thừa nhận là chính đã nêu ở Điều 58;
Lại còn vi phạm khác nữa của Trung Quốc, đó là trong khi chờ đợi các cơ quan tài phán giải quyết, Việt Nam chỉ giới hạn hoạt động vào các lô 118 và 119, thì Trung Quốc – đáng lẽ phải theo đoạn 3 các điều 74 và 83, về các bước đi thương lượng giải quyết bất đồng với Việt Nam về EEZ và thềm lục địa, để mà tự chế trong tinh thần hiểu biết và cộng tác (understanding and cooperation) kèm theo những biện pháp tạm thời (provisional measures), ngõ hầu không hại đến thoả ước sau cùng – thì Trung Quốc lấn lướt, hung hăng. Hành động Trung Quốc cũng là vi phạm Tuyên Bố Ứng xử của ASEAN.
Trong việc kiện Trung Quốc, Việt Nam có thể theo gương Phi luật Tân, nhờ các văn phòng luật sư quốc tế giỏi, như Cotvington & Burling, khi xưa đã giúp Việt Nam thời Thủ tướng Võ Văn Kiệt, cũng trong vấn đề Biển Đông (chúng tôi có thể liên lạc qua một luật sư của họ là LS Thomas Johnson có đi dự Hội nghị 2012 về dầu khí ở Houston và chủ toạ phiên họp về boundary dispute – GS Nguyễn Hồng Thao, đại diện Việt Nam, có trả lời một câu ông hỏi về joint development.)
2) Nếu tình thế tiếp tục căng thẳng thì Việt Nam phải dùng thêm các biện pháp chính trị, ngoại giao và quân sự nào? Vai trò cộng đồng quốc tế.
Công ước luôn đòi hỏi các bên thương nghị và cả hoà giải nữa trước khi đem ra các thủ tục bó buộc. Vì thế các cuộc thương nghị ngoại giao song phương, đa phương phải luôn có. Nếu thương nghị song phương mà bá quyền lấn áp, thì phải dùng thương nghị đa phương qua ASEAN và, nhất là nếu các nước nhỏ quá ngại nghênh Trung Quốc, phải dùng cả sự can thiệp của các nước lớn có quyền lợi ở Biển Đông như Nhật, Úc, Nga, Ấn và nhất là Mỹ.
Một nền ngoại giao đa phương đã có thể làm chùn bớt hành vi hung hăng của Trung Quốc, ngay từ khi trong chuyến du hành của Thủ tướng Việt Nam qua Mỹ năm 2008: lúc đó, Tổng thống Bush đã cam kết bảo đảm cho sự toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam. Thông cáo chung Mỹ Việt “nhắc lại sự ủng hộ của chính phủ Hoa Kỳ đối với Việt Nam về chủ quyền quốc gia, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ” và nói đến nhu cầu “củng cố đối thoại cấp cao” và ủng hộ “thành lập các cuộc họp hoạch định chính sách về chính trị, quốc phòng để có các trao đổi thường xuyên và sâu hơn về các vấn đề chiến lược và an ninh”. Nhưng rồi Việt Nam vẫn chậm chạp trong việc xích lại gần Tây Phương. Năm 2010 mới có một sự đột biến quan trọng. Hồi hạ tuần tháng 7 năm 2010, Ngoại trưởng Clinton tuyên bố tại Hà Nội rằng Hoa Kỳ xem Việt Nam “không những thật sự là một quốc gia quan trọng mà còn là một bộ phận của chiến lược nhắm tăng cường cam kết của người Mỹ trong khu vực Á châu Thái bình dương, đặc biệt là trong vùng Đông Nam Á.” Khi phát biểu tại hội nghị của Diễn đàn Khu vực ASEAN ở Hà Nội, bà Clinton còn nói rằng Hoa Kỳ xem việc giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền ở biển Nam Trung Hoa (Việt Nam gọi là Biển Đông) bằng đường lối đa phương, theo luật quốc tế, mà không đe doạ hay dùng võ lực, là một “quyền lợi quốc gia” của Mỹ. Những phát biểu này đã khiến cho giới lãnh đạo Trung Quốc phật lòng. Báo cáo Chính trị cho Đại Hội Đảng Việt Nam 2011 cho ghi rõ mục tiêu tăng cường hợp tác với các nước chung quanh Biển Đông và Thái Bình Dương: “giải quyết các vấn đề còn tồn tại về biên giới, lãnh thổ, việc xác định ranh giới biển và thềm lục địa với các nước liên quan trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và nguyên tắc ứng xử của khu vực; làm tốt công tác quản lý biên giới, xây dựng đường biên giới hoà bình, hữu nghị, hợp tác và cùng phát triển. Củng cố, phát triển quan hệ hợp tác, hữu nghị truyền thống với các nước láng giềng có chung biên giới. Chủ động, tích cực và có trách nhiệm cùng các nước xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh, tăng cường quan hệ với các đối tác, tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong các khuôn khổ hợp tác ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Theo giáo sư Úc Carl Thayer chuyên nghiên cứu về Việt Nam, thì lãnh đạo Việt Nam có hai khuynh hướng: một muốn mở rộng quan hệ quốc tế, liên hệ với nhiều quốc gia; một muốn nể nang, liên hệ chặt chẽ với Trung Quốc hơn nước khác (gọi là nhất biên đảo), nhưng cũng theo GS Thayer, trước khuynh hướng chống Trung Quốc của nhân dân, nhóm thân Trung Quốc này hình như cũng phải đồng ý phải tìm con đuờng quốc phòng khác dựa vào quan hệ đa phương, không thể chỉ dựa hay tin vào Trung Quốc.
Cơ chế các tổ chức quốc tế hoàn vũ (global international organizations) là diễn đàn nêu sự bắt nạt củaTrung Quốc trước dư luận quốc tế và có thể đi đến những nghị quyết hãm bớt sự hung hăng của Trung Quốc. Sự hung hăng đe doạ hoà bình trong video trên Internet nói về Công hàm Phạm Văn Đồng đã lộ rõ trong câu nói là: chỉ cần một vài giờ là đánh tan hải quân Việt Nam; và có tin mấy hôm này, tháng 5,ngày 20, là Trung Quốc dồn quân đến biên giới Việt Trung (điều này không chắc có hay không). Nên đưa vấn đế ra Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc/United Nations General Assembly hay ngay cả Hội Đồng Bảo An/Security Council (SC). Một nghị quyết của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc là áp lực công luận quốc tế, có thể làm chùn bước Trung Quốc. Tuy ở Hội Đồng Bảo An, khi lấy quyết định có thể vấp vào phiếu phủ quyết của Trung Quốc, nhưng Việt Nam vần cần đưa ra hay nhờ cường quốc đưa ra, vì đó là thủ tục có thế làm bất cứ khi nào có đe doạ hoà bình và an ninh quốc tế/threat to international peace and security, như Tàu đem chiến hạm đe doạ và dùng nhiều đòn võ lực với hải giám và dân chài Việt Nam, như vậy để tạo dư luận quốc tế có lợi cho Việt Nam.
Có học giả Mỹ nhận xét là Việt Nam có vẻ sẵn sàng dùng biện pháp mạnh để ngăn cản giàn khoan hoạt động. Tiến sĩ Bower thuộc Center for Strategic and International Studies ở Hoa Thịnh Đốn có viết là Việt Nam có vẻ cương quyết ngăn cản việc hoạt động của giàn khoan và có đủ khả năng quân sự hơn Phi luật Tân để làm việc đó, như tàu ngầm Kilo, và có hạm đội và không đoàn lớn, tuy cũ; và tuy hành động đâm vào tàu Việt Nam có nguy cơ làm leo thang hơn mức hiện nay, phía Trung Quốc có vẻ bớt hung hăng và cẩn trọng hơn, chỉ dùng các tàu bảo vệ duyên hải (coast guard) để ngăn tàu Việt Nam tiến gần giàn khoan, dù họ có tàu chiến hải quân quanh giàn khoan; hơn nữa, lãnh đạo hai nước không lạ gì nhau và có các đường dây liên lạc, kể cả đường điện thoại nóng. Việt Nam cũng cho lệnh các tàu hải giám chỉ tiến gần đến giàn khoan, hô hoán các khẩu hiệu về chủ quyền của Việt Nam, nhưng nếu tàu Trung Quốc ép quá thì rút lui, chứ không dùng bạo lực khí giới, có thể làm leo thang đến chiến tranh – có lẽ đó là đối sách tối ưu vào lúc này. Những yếu tố đó có thể giúp tránh một cuộc xung đột lớn. Tuy nhiên, sự đương đầu giữa hai nước Việt Trung cũng vẫn cần sự can thiệp của cường quốc khác và các nước láng giềng để làm hai bên giảm căng thẳng và giúp tránh chiến tranh. Việt Nam đã có sự hỗ trợ của nhiều nước về mặt chính trị ngoại giao, và rồi có thể cả về mặt quân sự, như việc phát biểu sự ủng hộ Việt Nam trong việc kiện ra Toà Án quốc tế (Tổng thống Phi, Ngoại trưởng Mỹ) và trong việc có thể nâng cấp quan hệ đối tác toàn diện hiện có của Mỹ với Việt Nam lên cấp đối tác chiến lược, tức là gồm cả hợp tác an ninh và quốc phòng, giống như Mỹ đã có với một số nước đồng minh, việc nâng cấp này áp dụng cho Việt Nam và các nước khác, việc nâng cấp này do Tư lệnh Lực Lượng Mỹ ở Thái Bình Dương Locklear đề cập tới ngày 23 tháng 5,2014, sau khi ông cảnh báo là mọi tính toán sai của Việt Nam và Trung Quốc có thể làm xung đột lan rộng.
Chính phủ Việt Nam chắc cũng biết là giàn khoan cần tiếp tế thường xuyên, đào giếng dẫu cần nhiếu công ty quốc tế cộng tác trong các vấn đế kỹ thuật, mà Trung Quốc không có đủ kỹ thuật cao (thí dụ ngay trong việc thử nghiệm bùn hút lên thì phải đem về các phòng thí nghiệm cao cấp xem có dầu tốt và đủ để bõ khai thác được, hay không), cho nên có thể Trung Quốc hung hăng muốn dùng giàn khoan để giành chủ quyền, nhưng rồi thấy tốn kém vô ích trong một vùng biển ít có khả năng có dầu hơn là vùng phía Nam Biển Đông, phải rút đi, nhứt là nếu Trung Quốc có lý do không mất thể diện là không tìm thầy dầu hay mùa bão biển đã tới. Về phía Trung Quốc, họ cũng biết là có thể có nguy cơ bị phá hoại bởi các phần tử quốc tế không ưa Trung Quốc, những người này chỉ cần có người nhái, hay hành vi cảm tử/ kamikaze khác, với khí giới có thể thuộc đủ loại, phá đổ một trong bốn chân của giàn khoan, thì giàn khoan chìm, và Trung Quốc mất cả tỷ Mỹ kim. Chúng tôi là luật sư, cái nghề khiến có khuynh hướng chủ trương dùng luật là chính, vả lại tất cả những ai ở Mỹ thì phải theo luật Neutrality Act, luật không cho phép người Mỹ dùng biện pháp quân sự nào đối với một quốc gia có bang giao bình thường với Mỹ, như Trung Quốc, nhưng chúng tôi, với tư cách học giả ước tính tình hình khách quan, phải nói lên nguy cơ có thể có kẻ nghĩ là họ có thể phá hoại giàn khoan dễ dàng vì họ biết cấu trúc giàn khoan, như kẻ khủng bố biết rõ cấu trúc World Trade Center nên phá dễ dàng hơn mọi người nghĩ.
PHỤ LỤC
Luận cứ của Trung Quốc khi họ viện dẫn Công hàm năm 1958 của ông Phạm Văn Đồng là để nói rằng ông Đồng đã ra Công hàm ủng hộ tuyên bố của Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai, do đó công nhận “1. lời tuyên bố chủ quyền Trung Quốc trên các lãnh hải, kể cả lãnh hải tính từ các đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Ðài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Bành Hồ, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc.
2-Phần biển 12 hải lý tính ra từ các đường căn bản là hải phận của Trung Quốc
3-Nếu không có sự cho phép của Chính Phủ Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, tất cả máy bay nước ngoài và tàu bè quân sự không được xâm nhập hải phận Trung Quốc và vùng trời bao trên hải phận này. Bất cứ tàu bè nước ngoài nào di chuyển trong hải phận Trung Quốc đều phải tuân thủ các luật lệ liên hệ của Chính Phủ Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa.”
Ông Phạm Văn Đồng gửi bức Công hàm cho Ông Chu Ân Lai nguyên văn như sau:
“Thưa đồng chí Tổng lý,
Chúng tôi xin trân trọng báo tin để đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc. ”
Nên ghi chú ngay rằng ông Đồng chỉ nói đến hải phận 12 hải lý mà không nói về đảo, đất. Nhưng chúng tôi xin đi vào chi tiết hai luận cứ pháp lý để bác luận cứ của Trung Quốc về Công hàm Phạm Văn Đồng như sau:
(a) Thứ nhất, và quan trọng nhất, Hiệp Định Genève trao quyền quản lý hành chánh Hoàng Sa và Trường Sa, đều ở phía Nam vĩ tuyến 17, cho chính phủ Miền Nam Việt Nam, tức Việt Nam Cộng hoà (VNCH), ở phía Nam vĩ tuyến đó, cho nên các hành vi xác lập và hành xử chủ quyền về Hoàng Sa và Trường Sa phải thuộc thẩm quyền Việt Nam Cộng hoà, và chính phủ này cũng như hải quân của họ đã mạnh mẽ xác nhận chủ quyền Việt Nam ở các hải đảo trong và sau biến cố hải chiến 1974, còn ông Đồng, đại diện miền Bắc Việt Nam, tức Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (VNDCCH) lúc đó, không có thẩm quyền hay không có ý định tuyên bố gì về chủ quyền đất đai về Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Việt Nam Cộng hoà vào thời điểm đó, mà chỉ dưa ra lời tuyên bố công nhận hải phận 12 hải lý của Trung Quốc.
Tuy nguyện vọng “dân tộc Việt Nam là một, nước Việt Nam là một” là chính đáng, nhưng tình trạng hiện hữu của một quốc gia là một vấn đề sự kiện thực tại (question of fact) trong luật quốc tế, cho nên thực tại có hai nước Việt Nam, VNDCCH và VNCH, trong thời gian 1954-1975, là đúng với luật quốc tế và có lợi về mặt chính trị và pháp luật trong việc bảo vệ chủ quyền đất đai trên HS/TS bởi VNCH trong thời gian đó, mà ngày nay, sau khi thống nhất dất nước năm 1976, thì VNDCCH rồi Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia kế quyền (successor state) trong sự bảo vệ chủ quyền đất đai đó. Sự kế quyền trong việc bảo vệ chủ quyền đất đai này đã được chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói tới.
Vào ngày 25 tháng 11/2011 tại Quốc hội, Ông Dũng đã có những phát biểu về Hoàng Sa và Trường Sa: Việt Nam chúng ta khẳng định có đủ căn cứ về pháp lý và lịch sử khẳng định rằng quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta đã làm chủ thực sự ít nhất là từ Thế kỷ XVII. Chúng ta làm chủ hai quần đảo này chưa thuộc bất kỳ một quốc gia nào và chúng ta đã làm chủ trên thực tế và liên tục hoà bình. Nhưng đối với Hoàng Sa, năm 1956 Trung Quốc đưa quân chiếm đóng các đảo phía Đông của quần đảo Trường Sa. Đến năm 1974 cũng Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lý hiện tại của chính quyền Sài Gòn, tức là chính quyền Việt Nam Cộng hoà. Chính quyền Sài Gòn, chính quyền Việt Nam Cộng hoà đã lên tiếng phản đối, lên án việc làm này và đề nghị Liên Hợp Quốc can thiệp. Lập trường nhất quán của chúng ta là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, chúng ta có đủ căn cứ lịch sử và pháp lý để khẳng định điều này. Năm 1975 giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc thì Hải Quân chúng ta đã tiếp quản 5 hòn đảo tại quần đảo Trường Sa, đó là đảo Trường Sa, đảo Song Tử Tây, đảo Sinh Tồn, đảo Nam Yết và đảo Sơn Ca, năm đảo này do quân đội của chính quyền Sài Gòn, chính quyền Việt Nam Cộng hoà đang quản lý chúng ta tiếp quản. Sau đó với chủ quyền của chúng ta, chúng ta tiếp tục mở rộng thêm lên 21 đảo, với 33 điểm đóng quân. Ngoài ra chúng ta còn xây dựng thêm, 15 nhà giàn ở khu vực bãi Tư Chính để khẳng định chủ quyền của chúng ta ở vùng biển này, vùng biển trong phạm vi mà 200 hải lý thuộc thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của chúng ta. Trong khi đó ở quần đảo Trường Sa, Trung Quốc cũng đã chiếm 7 bãi đá ngầm, Đài Loan chiếm 1 đảo nổi, Philippines chiếm 9 đảo, Malaixia chiếm 5 đảo, còn Brunei có đòi hỏi chủ quyền trên vùng biển nhưng không có chiếm giữ đảo nào.
Khi một quốc gia đã hội đủ 4 điều kiện sau đây của Hiệp Ước Montevideo 1933 (nó xác lập truyền thống luật quốc tế mấy thế kỷ về tình trạng quốc gia/statehood), thì phải được coi là một quốc gia (state) thành viên trong cộng đồng quốc tế: (a) một dân số ổn định vĩnh cửu (a permanent population); (b) một lãnh thổ rõ rệt (a defined territory); (c) một chính quyền (a government); và (d) có khả năng giao dịch với quốc gia khác (capacity to enter relations with other states). VNCH là một thực thể có đủ 4 điều kiện này. Còn vấn đề các nước khác nhìn nhận một state có đủ 4 điều kiện trên để lập bang giao thì là một vấn đề chính trị và tiêu chuẩn chính trị thêm vào 4 tiêu chuẩn luật, và chính phủ nào ghét một nước nào mà không nhìn nhận thì cũng không thể xoá bỏ tư cách state của nước đó – đó là trường hợp Cuba bị Mỹ ghét, không nhìn nhận, mà Mỹ đâu có xoá tư cách state của Cuba được. Toà án Mỹ vào các năm 1920’s công nhận chính phủ Bolshevik của Liên Xô có đặc miễn như chủ thể quốc tế khi có các vụ kiện đòi các tiền ký thác khi xưa trong ngân hàng ở Nga bị Bolsheviks quốc hữu hoá, mặc dù chinh phủ Mỹ hồi đó chưa nhìn nhận nước Liên Xô. Nước VNCH 1954-75 đã được mấy chục nước nhìn nhận ngoại giao, có lúc Liên Xô đã đề nghị cả hai nước Việt Nam vaò Liên Hiệp Quốc. Việc có vô Liên Hợp Quốc hay không vô được (thí dụ bị một trong 5 quốc gia thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An phủ quyết), thì là chuyện chính trị, không phải là tiêu chuẩn về sự khai sinh một nước/state.
Những ai, cứ viện dẫn Hiệp Định Genève nói sẽ có một nước Việt Nam sẽ được thành lập với tuyển cử thống nhất hai phần đất tạm thời chia cắt, mà coi nước VNCH như không có trong trời đất, là không hiểu luật quốc tế mấy trăm năm về statehood và lẫn lộn tiêu chuẩn pháp lý về statehood trong luật quốc tế với những sự sắp xếp chính trị của các cường quốc trong một Hiệp Định giữa vài nước mà thôi, đã cố tình quên cái thực tại chính trị là đã có mấy chục nước nhìn nhận sự khai sinh của VNCH, và cũng quên mất luật quốc tế theo nghĩa là một số ít nước ký Hiệp Định Genève không thể truất cái quyền chuyên độc (sovereign) của mấy chục nước kia đã nhìn nhận VNCH.
Bây giờ ông Thủ Tướng Dũng nói, và trước đây giả thử tiền nhiệm của ông là ông Đồng nói một cách minh thị hơn nữa, nói đến hai nước Việt Nam trong giai đoạn 1954-1975, thì cũng không giảm giá trị của sự nghiệp thống nhất đất nước làm vào năm 1975-76, vì trong lịch sử thế giới, đã có nhiều quốc gia chia ra nhiều mảnh rồi lại thống nhất, và cũng có quốc gia chia ra hai, thí dụ Pakistan chia thành hai, nửa kia thành Bengladesh, Sudan trước là một thì nay là hai quốc gia, mà các quốc gia đó vẫn có vị trí được nhìn nhận trong cộng đồng các quốc gia; và các lãnh tụ chính trị đưa hai quốc gia của một dân tộc đến thống nhất, mà biết tôn trọng quyền lợi của cả dân tộc sau khi thống nhất, thì cũng được lịch sử khen ngợi – như Lincoln, sau Chiến tranh Nam Bắc Mỹ, đã nói “Cùng nhau, chúng ta sẽ săn sóc cho cô nhi, quả phụ của cả hai bên”.
Vậy xin nhắc lại là ông Đồng, đại diện miền Bắc Việt Nam, tức Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (VNDCH) lúc đó, phải được giải thích là không có thẩm quyền hay không có ý định tuyên bố gì về chủ quyền đất đai về Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Việt Nam Cộng hoà, một quốc gia khác, vào thời điểm đó, mà chỉ đưa ra lời tuyên bố công nhận hải phận 12 hải lý của Trung Quốc. Có giải thích như vậy mới không bị Trung Quốc bắt bí, và cứ quy cho Việt Nam cái thế “há miệng mắc quai” vì lối giải thích Công hàm Phạm Văn Đồng của Trung Quốc.
(b) Thứ hai, một bản tuyên bố đơn phương (unilateral declaration) như Công hàm Phạm Văn Đồng không có hiệu lực pháp lý về mặt quốc tế. Trong luật quốc tế, không thể cố áp dụng lý thuyết estoppel, tức là lý thuyết trong luật pháp quốc nội của một số quốc gia có quy định là “Đã nói ra thì không nói ngược lại được”, vì lý thuyết này không áp dụng trong luật quốc tế theo cùng các điều kiện như trong luật quốc nội, vì có những điều kiện ngặt nghèo, và do đó không thể coi lời nói đơn phương có hiệu lực ràng buộc đương nhiên trong luật quốc tế. Toà án quốc tế trong một vụ xử giữa Đức và Đan Mạch/Hà Lan về thềm lục địa đã nói như vậy. Ngoài ra, theo một án lệ khác, khi xét ý nghĩa của lời tuyên bố đơn phương, toà án quốc tế phải xét một cách chặt chẽ ý định (intention) của người tuyên bố.
Theo án lệ NUCLEAR TESTS CASE AUSTRALIA& NEW ZEALAND v. FRANCE 1974 I. C. J. 253, thì “dĩ nhiên là không phải hành vi đơn phương nào cũng tạo ra nghĩa vụ; nhưng một quốc gia có thể chọn theo một lập trường về một vấn đề nào đó với ý định sẽ tự ràng buộc – miễn là ý định này phải xét kỹ bằng sự giải thích hành vi đó. Khi các quốc gia đưa ra lời tuyên bố hạn chế tự do hành động của mình, thì phải giải thích hạn hẹp.” Toà án cũng nói là: “chỉ cần xét một vấn đề quan trọng là xem lời văn trong lời tuyên bố có biểu lộ một ý định rõ rệt không… Toà án phải tự có quan điểm riêng về ý nghĩa và phạm vi mà tác giả lời tuyên bố đơn phương nào có thể tạo ra một nghĩa vụ pháp lý, và toà không thể bị ảnh hưởng gì bởi quan điểm của một quốc gia khác vốn không thể là một bên đương sự trong lời tuyên bố đó.” (Of course, not all unilateral acts imply obligation; but a State may choose to take up a certain position in relation to a particular matter with the intention of being bound–the intention is to be ascertained by interpretation of the act. When States make statements by which their freedom of action is to be limited, a restrictive interpretation is called for… The Court further stated in the same case: “… the sole relevant is whether the language employed in any given declaration does reveal a clear intention… ” (Ibid., p. 32). Court must however form its own view of the meaning and scope intended by the author of a unilateral declarationwhich may create a legal obligation, and cannot in this respect be bound by the view expressed by another State which is in no way a party to the text.).
Ý định của Thủ tướng Đồng trong cái câu ông nói ở Công hàm 1958 (Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc. Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc”) phải được xét trong khuôn khổ quyền hạn thủ tướng chiếu Hiến Pháp 1946, theo đó Chính phủ gồm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch và nội các (điều 44), trong nội các đó, có Thủ tướng (điều 44), và Chủ tịch nước mới là người thay mặt cho nước (điều 49 đoạn a) mà ký hiệp ước với nước khác (điều 49 đoạn h) ràng buộc Việt Nam về việc quan trọng, thí dụ chủ quyến đất đai như việc nhượng đất, kèm theo quyết định chuẩn y hiệp ước bởi nghị viện là cơ quan quyền lực cao nhất, thì mới có quyền về nhượng đất (điều 22 và 23). Còn thủ tướng không thể vượt quá quyền, theo học lý luật pháp ultra vires, và Công hàm của ông, trong ngôn ngữ dùng, chỉ có ý định ủng hộ ngoại giao cho Trung Quốc về một điểm là 12 hải lý hải phận mà Trung Quốc đang lo lắng tuyên bố để chống sự đe doạ lúc đó của Mỹ từ hai đảo Kim Môn và Mã Tổ quân đội Đài Loan trấn giữ với sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ và đe doạ lớn hơn của Mỹ từ eo biển Đài Loan với Hạm đội 7. Hơn nữa, ý định của ông Đồng không thể được giải thích là liên quan đến nhượng đất, vì Trung Quốc yêu sách về tất cả các đảo ở Hoàng Sa và Trường Sa, trong đó nhiều đảo thuộc quyền chiếm hữu của một số quốc gia Đông Nam Á, mà ông Đồng không là đại diện để nói về chuyện nhượng đất; lời ông Đồng nói, Trung Quốc không thể đem đối kháng với các quốc gia Đông Nam Á đó được – kể cả VNCH. Theo án lệ Nuclear Tests case nói trên, Toà án quốc tế không cần nghe giải thích chủ quan, thủ lợi theo ý mình, của Trung Quốc.
NGOÀI RA, CÓ THỂ CÓ NHỮNG BIỆN LUẬN CÃI CỐ CỦA TRUNG QUỐC, THÌ TA TRẢ LỜI NHƯ SAU.
Trong việc Trung Quốc cố biện luận là Việt Nam đã có những lời tuyên bố nhìn nhận chủ quyền của họ trên Hoàng Sa, Trường Sa, thì ngoài Công hàm Phạm Văn Đồng, họ còn có thể viện dẫn báo Nhân Dân ngày 6 tháng 8 năm 1958 khi đăng tuyên bố của Chu Ân Lai có in cả đoạn nói về Tây Sa và Nam Sa và bài báo Nhân Dân ngày 9 tháng 5 năm 1965 khi phản đối Mỹ cũng nói là Mỹ đã vi phạm lãnh hải của Trung Quốc ở Tây Sa và Nam Sa. Họ cũng có thể viện ra lời của Thứ trưởng Ngoại giao Ung văn Khiêm. Họ cũng có thể nói thêm Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã im lặng nhiều năm, không phản đối chuyện mất Hoàng Sa về tay họ năm 1956 (khu vục Amphitrite với đảo Woody, phía Đông Hoàng Sa) và 1974 (khu vực Crescent có đảo Pattle/Hoàng Sa phía Tây Hoàng Sa). Sau hết, Việt Nam có in bản đồ ghi Tây Sa, Nam Sa (Trung Quốc).
NHƯNG Việt Nam có thể bác khước là ngay cả lời tuyên bố đơn phương/unilateral declaration của ông Thủ tướng Đồng cũng không có giá trị về chuyển nhượng lãnh thổ, nữa là mấy bài báo Nhân dân của mấy ký giả Việt Nam hay lời nói thoáng qua của Bộ trưởng Ngoại giao Khiêm chỉ nhắc lại nguyên văn bản tuyên bố của Trung Quốc hay chỉ nịnh Trung Quốc bằng những lời không có nội dung chuyển nhượng lãnh thổ hay bằng những lời của những ai không có tư cách như Chủ tịch nước phát ngôn chuyển nhượng lãnh thổ.
Còn việc Trung Quốc biện luận là Việt Nam Dân chủ Cộng hoà im lặng khi mất Hoàng Sa trong những năm trước 1975 thì có thể trả lời là lúc đó, việc phản đối thuộc thẩm quyến chính phủ có quyền quản lý là quốc gia VNCH và VNCH đã mạnh mẽ phản đối, kể cả chống cự bằng võ lực. Sau khi thống nhất, hay khi sắp sửa thống nhất, thì hải quân VNDCCH cũng đã vội chiếm trong tay quân đội VNCH các đảo ở Trường Sa vào năm 1975 và từ 1976 trở di, chính phủ của nước Việt Nam thống nhất liên tục lên tiếng phản đối để bảo lưu chủ quyền Việt Nam.
Sau hết, việc in bản đồ ghi Tây Sa, Nam Sa (Trung Quốc) là Việt Nam chỉ nói để làm được lòng Trung Quốc, đồng minh của VNDCCH đang viện trợ lúc đó, muốn yêu sách như vậy, cũng như Trung Quốc bây giờ in khung Đường Lưỡi Bò vào trong sổ hộ chiếu họ dùng, nhận vơ hầu như tất cả Biển Đông trong khung Đường Lưỡi Bò đó; cả hai việc đó không có giá trị của một lời hay một hiệp ước nhượng đất của các cơ quan hiến định Việt Nam có quyền nhượng đất, là Chủ tịch nước và nghị viện hay quốc hội.
T. V. T.
Tác giả gửi BVN.

2302. “Công ước Kế tục Quốc gia của Liên Hiệp Quốc” và bài phản biện của NNC Trương Nhân Tuấn

Diễn Đàn
Tạ Văn TàiVũ Quang Việt
2-6-2014
Trong vấn đề kế tục quốc gia, một công ước quan trọng của Liên Hiệp Quốc về việc kế tục quốc gia gần như đã bị các nhà nghiên cứu người Việt Nam và người nước ngoài bỏ qua hay chưa nhắc tới. Công ước Kế tục Quốc gia đối với Hiệp ước 1978 (Vienna Convention on Succession of States in respect of Treaties 1978). [1] Công ước này được soạn xong ngày 23 tháng 8 năm 1978 và có hiệu lực từ ngày 6 tháng 11 năm 1996. Việc kế tục quốc gia (State) khác hẳn với việc kế tục chính quyền dù là việc thay đổi chính quyền mang tính chất thay đổi thể chế, chứ không chỉ có nghĩa là thay đổi người lãnh đạo. Ở đây thay đổi quốc gia là sự thay đổi cơ bản về căn cước pháp lý quốc tế của một quốc gia (state), có thể gồm cả mặt thể chế, chính quyền, công dân và đặc biệt quan trọng là thay đổi lãnh thổ – qua việc phân chia lãnh thổ, hay sáp nhập lãnh thổ của quốc gia trước nó. Bài này sẽ làm sáng tỏ nội dung của Công ước này liên quan đến lãnh thổ và thử áp dụng vào trường hợp Việt Nam, khi ta giả dụ cho cuộc bàn luận này là có một hiệp ước về lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc trước đó.
1. Một số ý niệm cơ bản
Trước tiên cũng cần làm rõ các từ và ý niệm được sử dụng trong Công ước.
1.1 Quốc gia (State)
Quốc gia là một pháp nhân, theo sự mô tả của công pháp quốc tế truyền thống (traditional/customary international law), đã được đúc kết trong Công ước Montevideo,[2] nó sẽ được hình thành khi đạt những tiêu chuẩn sau: a) một khối dân cư thường xuyên, b) một vùng lãnh thổ được xác định, c) một chính quyền, và d) khả năng thiết lập quan hệ với các Quốc gia khác. Theo định nghĩa trên, Đài Loan hiện nay, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH), Việt Nam Cộng hòa (VNCH), Cộng hòa Miền Nam Việt Nam (CHMNVN) cũng là Quốc gia theo định nghĩa của Luật quốc tế trên tuy rằng CHMNVN được chính phủ CMLT dùng để chỉ cùng một thực tế Quốc gia ở miền Nam vĩ tuyến 17 là nơi có hai chính phủ tranh chấp nhau (xem giải thích về ý nghĩa chữ Quốc gia trong tiếng Việt trong phần Phụ lục). Người Đức, người Đại Hàn và nhất là người Việt Nam trước đây trong cả hai phần đất nước chia đôi của họ, theo như quan niệm lý tưởng của họ, đều coi mình là một dân tộc thuộc về một đất nước, nhưng trên thực tế, và cả trên phương diện luật quốc tế, hai phần của một đất nước đã được đối xử như các quốc gia riêng lẻ, có lãnh thổ, dân và chính phủ riêng và có thiết lập ngoại giao với nhiều Quốc gia khác trên thế giới.
Hiệp định Ngừng chiến ở Việt Nam 20-7-1954 (gọi gọn là Hiệp định Geneve)[3] thỏa thuận phân chia tạm thời Việt Nam thành hai khu vực: quân đội Nhân dân Việt Nam (tức của VNDCCH) ở phía bắc vĩ tuyến 17, quân đội Liên Hiệp Pháp ở phía nam và sẽ thống nhất qua cuộc tổng tuyển cử 2 năm sau đó. Cùng với Hiệp định này là Tuyên bố cuối cùng Hội nghị Geneva: về phục hồi hòa bình ở Đông Dương 21-7-1954,[4] ở đó, “Hội nghị tuyên bố rằng, liên quan đến Việt Nam, việc giải quyết các vấn đề chính trị, thực hiện trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, sẽ cho phép nhân dân Việt Nam hưởng các quyền tự do cơ bản, được bảo đảm bởi các thể chế dân chủ, thiết lập như là kết quả của các cuộc tuyển cử tự do bằng phiếu kín.”[5] Các cường quốc như Pháp, Liên Xô, Trung Quốc, và Anh ký kết, tuy nhiên Mỹ và Quốc gia Việt Nam (nằm trong Liên Hiệp Pháp và lãnh đạo bởi Bảo Đại) không chịu ký kết và sau đó không chịu thi hành cuộc tuyển cử nhằm thống nhất đất nước. Nước Việt Nam (theo nghĩa nation) là một, nhưng tình hình chính trị thế giới và sức ép về chính trị và quân sự của hai cường quốc như thực dân Pháp và Mỹ ủng hộ thực dân Pháp đã tạo ra hai Quốc gia có chủ quyền riêng biệt theo đúng định nghĩa của Công ước Montevedio.
Cho nên, trước khi hai quốc gia đó thống nhất vào năm 1976, bất cứ một quyết định nào liên quan đến lãnh thổ của một trong hai Quốc gia trên, mà không do quyết định của chính quốc gia ấy, là vi phạm đến quyền dân tộc tự quyết được ghi trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Sau khi hai miền hay hai quốc gia Việt Nam thống nhất xong, bất cứ một quyết định nào liên quan đến lãnh thổ chung, Quốc gia Việt Nam thống nhất với tư cách là Quốc gia kế tục các Quốc gia đã có mặt trước đó do việc nước Việt Nam bị chia cắt có quyền sử dụng Công ước Kế tục của LHQ, khi Công ước này có hiêu lực.
Vậy Công ước này đã quy định gì về vấn đề kế tục quốc gia?
1.2 Kế tục (succession)
Một pháp nhân quốc gia này khi kế tục một hay nhiều pháp nhân quốc gia khác trước đó, không nhất thiết phải kế thừa tất cả những hiệp định của pháp nhân quốc gia mà nó kế tục, vì đó là hệ luận hợp lý của nguyên tắc chủ quyền của một quốc gia (state sovereignty) trong hệ thống chính trị thế giới hiện nay, trong đó một quốc gia bình đẳng với các quốc gia khác, cho nên không ai có thể áp đặt cho một quốc gia sự chấp nhận những gì quốc gia đó không muốn, như chính sách nội bộ (domestic jurisdiction) chẳng hạn, ngoại trừ những nguyên tắc có giá trị phổ quát của luật quốc tế.
Những hiệp ước ký kết giữa vài nước với nhau chỉ có gía trị giữa các nước ký kết, không có giá trị phổ quát như luật quốc tế áp dụng toàn cầu, chẳng hạn Hiến Chương Liên Hiệp Quốc. Vi thế, trong sự kế thừa hiệp ước, khi một quốc gia kế thừa lãnh thổ, dân chúng và chính quyền của một quôc gia mà nó thôn tính hay sát nhập, có trường hợp quốc gia mới phải kế thừa những hiệp định hoặc thỏa thuận của quốc gia cũ, nhưng cũng có trường hợp quốc gia mới lập coi như bắt đầu từ trang giấy trắng, không cần kế thừa hoặc có thể tự chọn những gì cần kế thừa nếu các quốc gia đối tác đồng ý. Các hiệp ước thỏa thuận về vấn đề gì đó giữa các quốc gia, mà không liên quan hay va chạm đến những nguyên tắc luật quốc tế căn bản phổ quát của cộng đồng quốc tế (fundamental, universal principles of law of civilized nations), thì chỉ có hiệu lực khi các bên đối tác có sự đồng ý (vì thế có danh từ “treaties and international agreements”), theo nguyên lý tự do kết ước (freedom of contract); và chính vì thế mà một bên kết ước hay kế thừa hiệp ước có thể tuyên bố chấm dứt hay bãi bỏ hiệp ước đã ký (resiliation hay repudiation/abrogation) khi tình trạng mới không còn hợp cho các sự ràng buộc của hiệp ước nữa, tức là không còn nguyên trạng cũ vốn đã từng làm nền tảng cho hiệp ước nữa (nguyên tắc rebus sic stantibus trong luật quốc tế truyền thống).
Một lý do quan trọng để quốc gia kết ước hay kế thừa hiệp ước có thể viện dẫn để đình hoãn, chấm dứt hay bãi bỏ hiệp ước đã ký cũng đã được nêu ra ở điều 13 trong Công ước 1978; nó nói rằng nguyên tắc luật quốc tế về chủ quyền vĩnh viễn của mọi dân tộc và mọi quốc gia đối với tài nguyên trong lãnh thổ của mình khiến cho không có điều gì trong Công ước này có thể xâm hại đến các nguyên tắc về chủ quyền vĩnh viễn về tài nguyên đó.
Article 13. Nothing in the present Convention shall affect the principles of international law affirming the permanent sovereignty of every people and every State over its natural wealth and resources.
Như vậy, chủ quyền về tài nguyên trong lãnh thổ đã được Công ước dành lại hoàn toàn cho ý muốn hành xử của quốc gia kết ước hay thừa kế hiệp ước.
Chính vì nhằm tạo ổn định trong quan hệ quốc tế, đồng thời nhằm hướng dẫn việc giải quyết vấn đề kế tục mà Công ước được soạn thảo. Hai lý do chính mà Công ước đưa ra để biện minh cho sự tồn tại của nó là: thứ nhất, “có sự chuyển biến sâu sắc do tiến trình giải thực (decolonization) mang đến”; thứ hai, “có các yếu tố khác có thể dẫn đến các trường hợp kế tục trong tương lai.” Chính vì thế mà “cần có sự điển chế (codification) và từng bước phát triển các nguyên tắc liên quan đến việc kế tục quốc gia đối với hiệp định nhằm bảo đảm sự ổn định pháp lý trong quan hệ quốc tế.”[6]
Như thế Công ước về kế tục không chỉ nhằm giải quyết vấn đề nảy sinh từ việc các quốc gia mới ra đời sau khi chủ nghĩa thực dân bị xóa bỏ mà còn nhằm đối phó với tình hình các nước ra đời sau khi khối xã hội chủ nghĩa tan rã, cũng như vì các lý do khác. Đây là lý do một số nước thoát khỏi chủ nghĩa thực dân như Angola, Niger, Tunisia, v.v. hay các nước như Ukraine, Serbia, Montenegro, Croatia, Czech Republic, Poland sau khi các nước chủ nghĩa xã hội này tan rã, đã phê chuẩn Công ước. Cho đến đầu năm 2014, chỉ mới có 37 nước, hầu hết là các nước có vấn đề biên giới, hoặc mới tách lập, mới phê chuẩn. Những nước vắng mặt là Trung Quốc và Việt Nam.[7] Trong khi đó Công ước LHQ về Luật biển đã có 166 nước ký, chỉ còn thiếu 7 nước có biển là không chịu phê chuẩn, trong đó có Mỹ, Eritria, Israel, Peru, Syria, Turkey, Venezuela.[8]
2. Nội dung: Công ước không đòi hỏi thừa kế hiệp định liên quan đến lãnh thổ
Công ước cho thấy rõ là không có sự thừa kế hiệp định liên quan đến lãnh thổ mà Quốc gia trước đó đã ký, dù Quốc gia trước đó và Quốc gia kế tục đồng ý kế thừa bằng thỏa thuận (Điều 8.1) hay qua tuyên bố đơn phương của Quốc gia trước đó về kế thừa (Điều 9.1). Đây là các điều quan trọng nhất trong Công ước vì nó muốn giải phóng các nước bị áp chế trước đây khỏi mọi ràng buộc có thể rất bất hợp lý mà họ phải chịu đựng khi hình thành Quốc gia mới.
Điều 8.1 của Công ước cho rằng: “Trách nhiệm và quyền của Quốc gia trước đó (predecessor) liên quan đến lãnh thổ ghi trong hiệp định đã có hiệu lực vào lúc việc kế tục xảy ra không trở thành trách nhiệm và quyền của Quốc gia kế tục đối với các Quốc gia khác bị ràng buộc bởi hiệp định chỉ vì lý do là Quốc gia trước đó và Quốc gia kế tục đã thỏa thuận đấy là trách nhiệm và quyền ủy thác cho Quốc gia kế tục.”
Article 8.1 The obligations or rights of a predecessor State under treaties in force in respect of a territory at the date of a succession of States do not become the obligations or rights of the successor State towards other States parties to those treaties by reason only of the fact that the predecessor State and the successor Sate have concluded an agreement providing that such obligations or rights shall devolve upon the successor State.
Điều 9.1 nhấn mạnh nguyên tắc không thừa kế trong trường hợp Quốc gia trước đó (predecessor) đã tuyên bố đơn phương kế thừa. Cơ bản sự khác biệt giữa điều 9.1 và điều 8.1 là ở chỗ đoạn cuối của Điều 8.1 “Quốc gia trước đó và Quốc gia kế tục đã thỏa thuận” được thay bằng “Quốc gia kế tục đã tuyên bố đơn phương” ở đoạn cuối của Điều 9.1.
Article 9.1 Obligations or rights of a predecessor state under treaties in force in respect of a territory at the date of a succession of States do not become the obligations or rights of the successor State or of other Sates parties to those treaties by reason only of the fact that the predecessor Sate has made a unilateral declaration providing for the continuation in force of the treaties in respect of its territories.
Điều 13 của Công ước nói tới ở trên, về chủ quyền vĩnh viễn của quốc gia trên các tài nguyên trong lãnh thổ mà Công ước không thể xâm hại tới, cũng phù hợp với tinh thần các điều 8.1 và 9.1 này.
3. Ứng dụng trong trường hợp Việt Nam sau 1975
Công ước cho thấy rõ nguyên tắc không phải thừa kế hiệp ước về lãnh thổ đối với Quốc gia mới ra đời (dù được tách từ một Quốc gia hay là kết quả nhập từ nhiều Quốc gia trước đó).
Trong trường hợp Việt Nam, Cộng hòa Miền Nam Việt Nam (CHMNVN) là kế tục của Việt Nam Cộng hòa (VNCH) vào năm 1975. CHMNVN thay thế VNCH trong vai trò quan sát viên tại Liên Hiệp Quốc. Sau đó vào năm 1976 khi Việt Nam thống nhất, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Quốc gia kế tục của hai Quốc gia trước đó: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) và Cộng hòa Miền Nam Việt Nam (CHMNVN). Điều 9.1 cho thấy dù Quốc gia trước đó là VNDCCH tuyên bố điều gì về lãnh thổ thì tuyên bố đó vô hiệu, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam không phải kế thừa, đó là do áp dụng tinh thần của Công ước Kế thừa Quốc gia nhằm mục tiêu giải thực hoặc tương tự. Trong trường hợp Quốc gia kế tục không phải kế thừa về hiệp định liên quan đến lãnh thổ thì các tuyên bố đơn phương lại càng không phải kế thừa.
Tuy vậy, một câu hỏi cần được thảo luận là: Công ước ra đời năm 1978 nhưng có hiệu lực vào 6 tháng 11 năm 1996, vậy Công ước có được áp dụng một cách hồi tố với trường hợp CHXHCNVN ra đời trước đó vào năm 1976 không? Câu trả lời là Công ước được áp dụng mềm dẻo, dĩ nhiên áp dụng cho các tình huống có sau Công ước, nhưng cũng có thể áp dụng cho cả các tình huống có trước Công ước, tuỳ theo vấn đề và thỏa thuận của các quốc gia.
Không được hồi tố là nguyên tắc chấp nhận rộng rãi trong luật. Nguyên tắc hồi tố có hiệu lực nếu Quốc gia kế tục đã đồng ý thừa kế các hiệp ước sau khi nó ra đời và trước khi công ước có hiệu lực nhằm tránh việc lợi dụng công ước để xóa bỏ các hiệp ước đã đồng ý thừa kế. Công ước cũng sẽ chỉ không áp dụng cho các sự việc xảy ra trước ngày ban hành luật (không được có ex post facto law).
Tuy nhiên trong trường hợp chưa có sự đồng ý nào về việc thừa kế, thậm chí Quốc gia kế tục đã tuyên bố bác bỏ những hiệp ước hoặc tuyên bố đơn phương đã có trước khi Công ước ra đời thì Công ước phải được áp dụng bởi vì bản chất của Công ước là bảo vệ chủ quyền về lãnh thổ của các Quốc gia bị trị hoặc bị đặt vào thế không thể làm quyết định phản ánh đúng ý chí của Quốc gia đó.
Chính vì thế, dù Điều 7.1 của Công ước Vienna qui định áp dụng đối với các Quốc gia ra đời sau khi Công ước có hiệu lực vào ngày 6 tháng 11 năm 1996, thì Điều 7.3 lại cho phép linh hoạt, bởi vì nó cho phép các Quốc gia dù ra đời trước khi Công ước có hiệu lực vẫn có thể giải quyết trên cơ sở của nó, miễn là bên đối tác ra tuyên bố chấp nhận.
Điều 7.1 “…Công ước chỉ áp dụng đối với việc kế tục quốc gia xảy ra sau khi Công ước này ra có hiệu lực trừ trường hợp được đồng ý.”
Article 7.1 “…the Convention applies only in respect of a succession of States which has occurred after the entry into force of the Convention of a succession of States which has occurred after the entry into force of the Convention except as may be otherwise agreed.”
Điều 7.3 “Quốc gia kế tục khi phê chuẩn hay bày tỏ sự đồng ý bị tiết chế bởi Công ước qua một tuyên bố là sẽ áp dụng tạm thời các điều khoản trong Công ước liên quan đến việc kế tục Quốc gia của chính nó khi việc này đã xảy ra trước khi Công ước có hiệu lực; đây là liên quan đến bất cứ Quốc gia nào khác đã phê chuẩn hay giao ước phê chuẩn mà chính các Quốc gia này cũng đã ra tuyên bố chấp nhận tuyên bố của Quốc gia kế tục.”
Article 7.3 “A successor State may at the time of signing or of expressing its consent to be bound by the present Convention make a declaration that it will apply the provision of the Convention provisionally in respect of its own succession of States which has occurred before the entry into force of the Convention in relation to any other signatory or contracting State which makes a declaration accepting the declaration of the successor States;...”
Điều kiện bên đối tác ra tuyên bố chấp nhận, có thể là nhằm giải quyết các hiệp ước không liên quan đến lãnh thổ bởi vì nó đòi hỏi bên đối tác có trách nhiệm. Bài này chỉ nhằm lý giải việc kế thừa Lãnh thổ, trong khi đó Công ước bao trùm cả vấn đề không liên quan đến lãnh thổ như tài sản, nợ, v.v.
Công ước cho thấy rõ ràng rằng quốc gia kế tục không phải thừa kế các hiệp ước liên quan đến chủ quyền lãnh thổ mà quốc gia trước đó đã ký nếu nó không muốn. Kết luận này cho thấy lập luận của Trung Quốc[9] cho rằng công hàm củaThủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Chu Ân Lai ngày 14 tháng 9 năm 1958[10] là chấp nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa và Trường Sa là không có giá trị vì ba lý do:
a) Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc chủ quyền của Quốc gia VNCH và thời gian đó thực sự do VNCH hành xử chủ quyền, chứ không thuộc Quốc gia VNDCCH mà ông Phạm Văn Đồng làm Thủ tướng; do đó Quốc gia VNDCCH không thể có quyền gì đối với vùng đất mà họ không có chủ quyền và không thực sự hành xử chủ quyền;
b) Sau 1975, CHMNVN thay thế VNCH, và từ 1976 Quốc gia kế tục VNDCCH và CHMNVN là CHXHCNVN hoàn toàn có quyền trên tinh thần của Công ước Kế tục Quốc gia đối với Hiệp ước 1978 không kế thừa tuyên bố đơn phương của ông Phạm Văn Đồng, và dù nó là hiệp ước đi nữa thì vẫn có quyền không kế thừa.
c) Khi một đất nước bị phân chia thành nhiều Quốc gia, thì chỉ có quyết định của chính quyền và dân chúng của Quốc gia thống nhất sau đó (trong trường hợp Việt Nam là CHXHCNVN) mới có thể phản ánh quyền dân tộc tự quyết đã được ghi thành nguyên tắc quan trọng trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc (điều 1.2). Quốc gia kế tục do đó có thể bác bỏ các hiệp ước về lãnh thổ bất bình đẳng hoặc do sức ép mà các Quốc gia trước đó đã phải chịu nhận.
Một điều cũng không thể bỏ qua là việc Trung Quốc dùng võ lực chiếm Hoàng Sa từ tay Quốc gia VNCH vào năm 1974 là vi phạm Hiến chương Liên Hiệp Quốc[11] đòi hỏi “[m]ọi thành viên phải giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình nhằm không làm nguy hại hòa bình, an ninh quốc tế, và công lý.
Phụ lục về ý nghĩa từ Quốc gia trong tiếng Việt
Trong tiếng Anh, hai từ Nation và State không hoàn toàn đồng nghĩa với nhau. Nation nói lên một tập hợp lớn dân có cùng nguồn gốc, lịch sử, văn hóa và sống trong một State hay một vùng địa lý nào đó lớn hơn một State. State là một khái niệm pháp lý quốc tế như đã nói trong bài là gồm một chính phủ, một tập hợp dân, một lãnh thổ và có khả năng thiết lập bang giao với nước khác. Tại Âu châu, vì có những states nhỏ hơn một nation trong lịch sử, như city-state tại Hy Lạp thời Thượng Cổ, cho nên về sau này có loại quốc gia tập hợp trong một vùng đất đai một dân tộc với văn hóa riêng, người ta đã dùng danh từ nation-state, và chữ nationalism để chỉ chủ nghĩa quốc gia của dân tộc quy tụ trong nation-state.
Trong tiếng Việt, không có sự phân biệt trên, cho nên người Việt có thể dị ứng với việc gọi VNDCCH và VNCH là hai Quốc gia, bởi vì mọi người Việt đều cho rằng dân tộc Việt Nam là một và nước Việt Nam là một. Theo nghĩa này, Nước có thể dùng cùng nghĩa như NationQuốc gia được dùng cùng nghĩa như State.
Sự đồng nghĩa trong tiếng Việt và tình cảm đối với từ Quốc gia theo nghĩa Nước xuất hiện chỉ vì trong văn tự lịch sử, vì không có chữ viết riêng, người Việt đã phải dùng chữ Hán, nên phải viết là Quốc 國. Chỉ khi có chữ Nôm thì chữ Nước mới ra đời và được viết 匿 đọc theo Hán Việt, là “nặc” và đọc trại đi là “nước”. Có người lại viết Nước là 渃 (theo Từ điển Thiều Chửu, âm Hán Việt là nhược, chỉ con sông Nhược ở Tứ Xuyên), nhưng Từ điển tiếng Hán không thấy có chữ này, nên cũng có thể coi là kết hợp chữ có âm Hán Việt là “trước”, và bộ thủy bên cạnh để đọc là “nước.”[12] Nhưng dù sao chữ Nôm vẫn gần như chưa bao giờ được chuẩn hóa và được coi là văn tự chính thức của người Việt. Cho đến hôm nay, vì thói quen, đối với người Việt, từ Quốc gia đồng nghĩa với từ Nước.
Trong thời kỳ Việt Nam phân tranh đặc biệt là thời Trịnh Nguyễn, giới quan lại đã gọi và coi nhau như trong Hoàng Lê Nhất Thống chí, là dân hai nước khác nhau, qua việc dùng chữ Quốc. Trong văn tự chính thống sau này và trong ngôn ngữ đời thường, người ta đã phải dùng chữ Xứ 處 (nghĩa tiếng Hán là nơi cư trú) thay vì chữ Quốc gia để diễn tả ý niệm của chữ State như Xứ Đàng Trong, Xứ Đàng Ngoài, Xứ Miên, Xứ Lào để, cũng bởi vì người Việt nào cũng coi mình có cùng dòng giống, có cùng một đất nước.
Tạ Văn Tài và Vũ Quang Việt
——-
Chú thích:
4 The Final Declaration of The Geneva Conference: On Restoring Peace in Indochina, July 21, 1954
8 Mặc dù phê chuẩn chung nhưng cũng có phần trong Công ước có nước không đồng ý. http://www.un.org/Depts/los/reference_files/chronological_lists_of_ratifications.htm.
9 Bejing Review, China’s Indisputable Sovereignty Xisha and Nansha Islands, số 7, tháng 2 năm 1980, trang 21. http://www.marxists.org/subject/china/peking-review/1980/PR1980-07.pdf. Lập luận của Bắc Kinh đã được các học giả của họ nhắc đi nhắc lại ở nhiều nơi, thí dụ như: Ji Guoxing (Shanghai Insitute for Foreign Studies), The Spratley Islands, China’s Dispute with Vietnam, Indochina Report, July-September 1990.
10 Nguyên văn công hàm Phạm Văn Đồng như sau:
“Thưa đồng chí Tổng lý
      Chúng tôi xin trân trọng báo tin để đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của Chính phủ nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.
      Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa trên mặt bể.
      Chúng tôi xin gửi đồng chí Tổng lý lời chào trân trọng”. Lưu Văn Lợi, Cuộc tranh chấp Việt-Trung về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 1995, tr. 105.
11 Article 2, paragraph 3: All Members shall settle their international disputes by peaceful means in such a manner that international peace and security, and justice, are not endangered. https://www.un.org/en/documents/charter/chapter1.shtml
12 LM Trần Văn Kiệm, Giúp đọc Nôm và Hán Việt, 1998, tự xuất bản.
——-

Góp ý với BBT trang Bô Xít và các tác giả LS Tạ Văn Tài và TS Vũ Quang Việt

Trương Nhân Tuấn
04-06-2014
Trang Bô Xít có đăng bài của hai tác giả LS Tạ Văn Tài và TS Vũ Quang Việt mang tựa đề : « Công ước Kế tục Quốc gia của Liên Hiệp Quốc không đòi hỏi thừa kế các hiệp định liên quan đến lãnh thổ »
Công ước ở đây là công ước « Vienna Convention on Succession of States in respect of Treaties 1978 ».
Phần 2 bài viết các tác giả cho rằng : Công ước không đòi hỏi thừa kế hiệp định liên quan đến lãnh thổ
Các tác giả đã dựa vào các điều 8.1, 9.1 và điều 13 để kết luận như vậy.
Tôi cho rằng các tác giả đã sai.
Điều 11 của Công ước ghi :
Article 11
Boundary regimes
A succession of States does not as such affect:
(a) a boundary established by a treaty; or
(b) obligations and rights established by a treaty and relating to the regime of a boundary.
Tạm dịch :
Điều 11
Các chế độ về biên giới :
Việc kế thừa quốc gia không được vi phạm đến :
a) đường biên giới đã được thiết lập bằng một hiệp ước hoặc
b) quyền và nghĩa vụ được xác định bằng một hiệp ước liên quan đến chế độ của đường biên giới.
Tức là, việc kế thừa giữa hai quốc gia không được làm thay đổi đường biên giới được thiết lập trước đó bằng một hiệp ước, cũng như vi phạm đến bất kỳ nội dung điều ước nào có liên quan đến quyền và nghĩa vụ (của quốc gia tiền nhiệm) đã ký kết về chế độ của biên giới.
Trang Bô Xít có viết lời giới thiệu :
hai tác giả Tạ Văn Tài và Vũ Quang Việt đưa ra một văn kiện quan trọng: Công ước Kế tục Quốc gia đối với Hiệp ước 1978, theo đó / Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam với tư cách là quốc gia kế tục có thể bác bỏ các hiệp ước về lãnh thổ bất bình đẳng hoặc do sức ép mà Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã phải chịu nhận
Lại càng sai.
Công ước Vienne về kế thừa quốc gia (trên phương diện tài sản hay các kết ước) vốn đã hiện hữu trước đó năm 1969 (Vienna Convention on Succession of States in respect of Treaties 1969). Hai điều khoản về « Các chế độ về đường biên giới » của hai công ước (1969 và 1978) không khác một chữ, một hàng. Các công ước này tôi đã nghiên cứu từ năm 2000 khi viết tập sách « Biên giới Việt-Trung 1885-2000 : Lịch sử thành hình và những tranh chấp ».
Ta thấy đường biên giới giữa hai nước Việt Nam và TQ do Pháp và nhà Thanh thiết lập từ năm 1885, đã làm cho VN thiệt hại rất nhiều lãnh thổ, các vùng có tầm kinh tế quan trọng và có tầm chiến lược cao (vùng Móng Cái, biên giới đáng lẽ phải mở ra tới Phòng Thành), vùng Tụ Long, thuộc Hà Giang (có nhiều mỏ đồng, khoảng 700km²), vùng Hải Ninh (khoảng 1.500km²), vùng Đèo Lương, thuộc Cao Bằng (khoảng 300km²)…
Pháp đã nhượng đất đai của VN cho TQ để được lợi nhuận về kinh tế.
Đây là đường biên giới được thiết lập bằng một kết ước « bất bình đẳng ». Đây cũng là một đường biên giới « bội ước », chứ không phải « qui ước », vì Pháp đã phản bội Hiệp ước Patenôtre 1884 (cam kết bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của VN).
Nhưng nó vẫn có hiệu lực, làm căn bản cho hiệp ước 1999 phân định về biên giới sau này.
Ta cũng thấy TQ, đã phải nhượng cho Nga hàng triệu Km² do hệ quả của các hiệp ước bất bình đẳng ký vào thế kỷ 18, 19. Đường biên giới này vẫn có hiệu lực, đã làm căn bản cho hai bên phân định lại biên giới sau này.
Ta cũng có thể đưa ra vài chục thí dụ tương tự ở Châu Phi. Đường biên giới ở đây được các cường quốc (Anh, Pháp…) hoạch định trong văn phòng, lấy đường kinh tuyến, vĩ tuyến để phân chia. Việc này làm cho nhiều dân tộc phải chia làm hai, làm ba… sống trên nhiều nước khác nhau. Cũng có khi gom hai ba bộ lạc thù nghịch nhau cho sống chung trong một nước (trường hợp các sắc dân Hutu và Tutsi ở Rwanda), hoặc một dân tộc lớn (như dân Kurde, dân Palestine…) lại không có quốc gia v.v…
Các đường biên giới này vẫn còn hiệu lực.
Vì thế, các tác giả, cũng như BBT Bô Xít, đã sai lầm khi cho rằng « quốc gia kế tục có thể bác bỏ các hiệp ước bất bình đẳng về lãnh thổ… »

2303. TRUNG QUỐC ĐÃ LÝ GIẢI VỀ LAI LỊCH ĐƯỜNG LƯỠI BÒ

FB Đoàn Nam Sinh
PGS TS Ngô Văn Minh
Từ sự thôi thúc bởi bản năng sở hữu sơ khai của một cá nhân
Nhiều ý kiến cho rằng, thời điểm ra đời của tấm bản đồ đường lưỡi bò do Trung Quốc tự vẽ ra là do một người có tên Lâm Tuân của chính quyền Tưởng Giới Thạch chỉ huy chiến hạm mang tên Thái Bình đi tuần sát ở vùng biển phía nam của Trung Quốc để xem có còn tàn quân Nhật ở trên các đảo hay không, khi trở về căn cứ đã cùng thuộc hạ là mấy chuyên viên quan trắc, hoạ đồ xúm lại vẽ ra một tấm bản đồ gọi là Nam Hải chư đảo vị trí đồ (Bản đồ vị trí các đảo Nam Hải) rồi chuyển cho Ti Phương vực Bộ Nội Chính của Trung Hoa Dân quốc đem in xuất bản vào tháng 10-1947.
Tuy nhiên, theo một khảo cứu có tên là Tùng vãn Thanh đáo Dân quốc đích địa đồ khang Nam hải quy thuộc (Quá trình quy thuộc Nam hải qua một số bản đồ từ cuối đời nhà Thanh đến thời kỳ Trung Hoa dân quốc) của một tác giả người Trung Quốc có tên và bút danh là Ni Bá Long Căn – Oa Đằng thì vào năm 1940 bản đồ Trung Hoa Dân quốc phân tỉnh minh tế đồ đã thể hiện đường phân giới nhiều chấm liền nhau vẽ chiếu theo đường bờ biển của các quốc gia ở Biển Đông với hình dáng giống như hiện nay. 
Tác giả Peter Kien-Hong Yu, Giáo sư đại học Ming Chuan, trường Sau Đại học về Ngoại giao ở Đài Loan trong bài viết Đường chữ U (đứt khúc) trên biển Nam Trung Hoa lại cho rằng căn nguyên của đường chữ U, được Hu Jinjie, một người chuyên vẽ bản đồ người Trung Quốc, vẽ lần đầu tiên vào tháng 12 năm 1914, sau khi nước Cộng hòa Dân Quốc giành lại nhóm đảo Dongsha (hay Pratas) từ đế quốc Nhật vào tháng 10 năm 1909 (theo lịch âm Trung Quốc). Các bản đồ của Trung Quốc xuất bản từ giai đoạn những năm 1920 và 1930 sau đó đều dựa trên bản vẽ của Hu về vùng biển này.
Đến tháng 12/1947 thì đường chữ U trên biển Nam Trung Hoa này được chính thức vẽ bởi Bai Meichu, một viên chức thuộc nhà nước Cộng hòa Dân Quốc vào tháng 12 năm 1947. Các vùng phía bên trong đường này được coi là các vùng nước lịch sử (historic waters). Peter Kien-Hong Yu cũng nói là không rõ khi vẽ nên các vạch như vậy liệu Bai Meichu có đủ kiến thức về luật hàng hải quốc tế trong thời điểm ông vẽ hay không, nhưng chắc “có nhiều khả năng là ông này chủ yếu bị thôi thúc bởi bản năng sở hữu sơ khai (nghĩa là như người ta thường nói quan điểm là 9 phần 10 của luật pháp)”.
Đến lối hành xử bá quyền, bành trướng của Nhà nước Trung Quốc
Chỉ từ tấm bản đồ do một cá nhân vẽ bởi bản năng sở hữu sơ khai như vậy, đến năm 1949 nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời lại cho in thành sách và dạy cho trẻ con, khiến cho từ đó “Đường lưỡi bò” thấm vào các thế hệ người Trung Quốc, coi đó là lãnh thổ của người Trung Quốc và đang bị các nước khác gặm nhấm, cướp mất. Và rồi sau một thời gian dài không hề công bố với quốc tế, đến ngày 7/5/2009 chính phủ nước này mới chính thức yêu cầu Liên Hiệp quốc lưu truyền trong cộng đồng các nước thành viên, xem đây là vùng nước lịch sử của Trung Quốc, để yêu sách hơn 75% diện tích mặt nước của Biển Đông, chỉ còn lại khoảng 25% cho tất cả các nước Philippines, Malaysia, Indonesia và Việt Nam, tức mỗi nước chỉ được trung bình 5%. 
Trong 1 tháng qua Trung Quốc đang tìm cách hiện thực hóa nó bằng bước đi đầu tiên là hạ đặt giàn khoan nước sâu HD-981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Việc làm đó khiến không chỉ Việt Nam mà cả cộng đồng quốc tế kịch liệt phản ứng, bởi nó được vẽ ra không căn cứ một cơ sở pháp lý nào; không có tọa độ rõ ràng; cả một thời gian dài không tuyên bố cho thế giới biết, không duy trì trên cái gọi là “vùng nước lịch sử” đó sự tồn tại của một quyền lực đủ để khiến cho các quyền mà Trung Quốc đã giành được tôn trọng; lại bất nhất lúc đầu thì 11 vạch, về sau còn 9 vạch, nay lại thêm 1 vạch nữa, thành 10 vạch, mà không hề giải thích vì sao có sự thêm bớt như vậy!
Cái lối tư duy, hành xử đầy tính bá quyền, bành trướng của Chính phủ Trung Quốc như vậy khiến cho không chỉ quốc tế phản ứng mà ngay cả các học giả Trung Quốc có lương tri cũng phải lên tiếng. Giáo sư Hà Quang Hộ giảng dạy tại Học viện Triết học thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc phê phán: “Là con người phải biết giữ nhân tình. Chúng ta đều là người, không phải là dã thú sống trong rừng rậm. Trong quan hệ giữa người với người, không chỉ biết yêu bản thân mà nhất định phải tính cả đến lợi ích của người khác… Nếu ý nghĩa của cái gọi là đường chín đoạn là đường biên giới quốc gia được vẽ sát vào bờ biển Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei như thế, tôi không tin những quốc gia đó có thể chấp nhận. Nếu Nam Hải (tức Biển Đông) được vẽ thành “biển nhà” của Trung Quốc như vậy, các nước khác có nhu cầu vận tải trên biển cũng không thể chấp nhận, và như thế sẽ trở thành tranh chấp mãi mãi. Chúng ta đang sống trong một thế giới mà mọi người dựa vào nhau để tồn tại. Chúng ta muốn sống thì cũng phải để người khác sống chứ”!
Thế giới lên tiếng và Trung Quốc đã trả lời!
Ngay cả Mỹ, mặc dù tuyên bố không đứng về bên nào trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông, nhưng thời gian gần đây, chỉ trong 3 tháng của năm 2014, Washington đã 2 lần yêu cầu chính phủ Đài Loan làm rõ ý nghĩa của đường 11 đoạn, mà họ vẽ ra năm 1947 và đang được Trung Quốc sử dụng với tên gọi “đường lưỡi bò 9 đoạn” để khẳng định yêu sách chủ quyền gần như toàn bộ diện tích ở Biển Đông. Tại buổi điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Hạ viện ngày 5/2/2014 Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương Danny Russel nói rõ: “Việc Trung Quốc sử dụng ‘đường chín đoạn’ nhằm đòi hỏi các quyền lãnh hải mà không dựa trên các cấu trúc trên đất liền được tuyên bố sẽ không phù hợp với luật pháp quốc tế. Cộng đồng quốc tế sẽ hoan nghênh Trung Quốc làm rõ hoặc điều chỉnh đòi hỏi về ‘đường chín đoạn’ của mình nhằm làm cho nó phù hợp với luật biển quốc tế”.
Thật ra thì Trung Quốc đã lý giải rất rõ ràng về lai lịch của đường lưỡi bò trước đây 2 năm rồi. Ấy là vào lúc 0g46’ ngày 23/3/2012 trên chuyên mục Luận đàm, Thời báo Hoàn Cầu (tên trên phiên bản tiếng Anh là Global Times, được quản lý bởi Nhân dân nhật báo là cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc) đã nói lên sự thật:
Năm 1930, chính vào 10 năm hoàng kim của Chính phủ quốc dân, một nhóm chuyên gia bắt đầu sử dụng thủ thuật tự vẽ “đường lãnh hải như một vòng tròn lớn hoa lệ ở biển Đông” để mở rộng lợi ích dân tộc. Một nhóm các chuyên gia du học từ nước ngoài trở về, trong tay cầm các bản đồ hàng hải của các nước Anh, Pháp, Mỹ. Rồi sau đó họ tìm kiếm các đảo khắp trên bản đồ, chỉ cần có lợi cho Trung Quốc là khoanh vào đấy một đường tròn. Còn một nhóm người trong nước, tuy không đi du học nhưng cũng có cách làm của mình. Họ lật giở hàng đống sách sử để tìm tài liệu. Tìm từ triều Thanh đến triều Minh, triều Minh rồi lại triều Nguyên, rồi lại chuyển sang tận đời Tống, Đường, tìm trong chính sử rồi lại tìm trong dã sử, lần theo con đường hàng hải thái giám Tam bảo” để rồi chỉ cần thấy “lão tổ tông (cha ông) đã đi qua nơi này, thấy rõ bãi cát nầy, nên đã vẽ lên trong sách nét bút nầy”. Thế rồi, Bắc Kinh đã “rất thẳng thắn kế thừa truyền thống của dân quốc, cũng ngay lập tức vẽ đường biên giới đến tận cửa nhà người khác, cho rằng “dải đất này đều là của chúng ta”.
Đường lưỡi bò đại bành trướng của Trung Quốc trên biển Đông ra đời như vậy đó. Thế nên các nhà nghiên cứu mới gọi đấy là “lãnh hải chủ trương”, nghĩa là lãnh hải tôi chủ trương nó của tôi thì tất nó phải là của tôi! Chính vì vậy nên tại một hội thảo diễn ra ở Washington (Mỹ) do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế của Hoa Kỳ (CSIS) tổ chức với sự tham dự của hơn 150 học giả, nhà nghiên cứu, nhà báo đến từ nhiều nước, một học giả Trung Quốc tự đặt câu hỏi rồi tự trả lời rằng: “Nếu bây giờ mà Chính phủ Trung Quốc bỏ đàm phán song phương, chấp nhận đàm phán đa phương về vấn đề chủ quyền biển Đông thì rất khó bởi lẽ chủ quyền tính theo “đường lưỡi bò” đã ăn sâu vào tiềm thức người Trung Quốc. Bây giờ biết làm thế nào?”./.

Để "thoát Trung" có thể thành hiện thực?


“Thoát Trung”: vẫn chỉ là giấc mơ
Tôi chia sẻ với khá nhiều luận điểm trong thuyết trình của TS Giáp Văn Dương. Nhất là pe-rơ-đam “3 tiên đề và 7 trụ cột”, mặc dù có thể anh Dương cũng chưa hẳn đã có ý định để xây dựng lên 1 pe-rơ-đam cho tiến trình tuy ai cũng nhận thấy là cấp bách, nhưng chắc chắn con đường phía trước của chúng ta còn lâu dài và không ít chông gai.

Tôi đến đây hôm nay, nhất là sau khi được nghe anh Dương thuyết trình, với một cảm giác lẫn lộn và trái ngược. Một mặt, tôi đánh giá cao sáng kiến của GS Chu Hảo, của TS GVD về buổi tọa đàm này, vì tôi nghĩ rằng, thời điểm hiện nay và một thời gian dài dài trước mắt, có lẽ tất cả chúng ta vẫn sẽ còn ăn với BĐ, ngủ với BĐ và thức dậy với BĐ (Theo tin chiều qua, TQ sẽ hạ đặt tiếp giàn khoan khủng HD-982); cho nên những người còn tâm huyết với đất nước này, với quốc gia-dân tộc này có thể cùng đồng ý với tôi, rằng GS Chu Hảo không thể chọn một thời điểm đúng lúc hơn, cho một đề tài “hợp tình, hợp cảnh” hơn như hôm nay và tại chính nơi này. Mặt khác, tôi cũng băn khoăn, phải nói là hết sức băn khoăn, rằng tất cả chúng ta, những người có thể đồng ý hay chưa đồng ý hoàn toàn với các đề xuất của TS GVD, rằng chúng ta đang thay bà Nữ Oa, bàn câu chuyện “đối đá vá trời”! Mà cũng chỉ mới lạm bàn thôi. Còn để dấn thân trên con đường trường chinh này, còn cần biết bao dũng khí, biết bao hy sinh, thua thiệt nữa. Những người dám tư duy để thoát Trung, dám hành động để thoát Trung tại một xứ sở như Việt Nam, chắc chắn không phải là những người muốn tìm cho mình sự vinh quang trên con đường vạn dặm ấy!
Hôm nay đúng 1 tháng 3 ngày từ khi con chốt giàn khoan cắm ở khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Theo một số nguồn tin, TQ đã bắt đầu dịch chuyển và khả năng đi bước thứ ba đến quần đảo Trường Sa. Trên bình diện quốc tế, các bước đi chiến thuật của Mỹ và các đồng minh Châu Á đang chuẩn bị đi bước thứ hai. Mỹ đang thành lập Khối Đồng Minh Đông Á để triển khai chiến lược “xoay trục” của mình, và như một nguồn tin từ chính phủ Philippin cho biết, gồm có Mỹ, Nhật Bản, Philippin và Việt Nam.
Những ngày này, chúng ta không biết sự chuyển động ở đâu khẩn trương hơn: ở Nhà Trắng, giữa Nhà trắng với Tokyo, Canberra và các thủ đô ĐNÁ khác hay trong chính nội bộ Việt Nam. Bởi vì có quá nhiều tin tức ngược nhau và khó thẩm định. Tin về NTVN hoãn sang Mỹ, tin về kiện hay không kiện TQ, đánh giá khác nhau về bài của bTQP…
Những chúng ta hãy gác tất cả những thông tin ấy lại để nhìn thẳng vào hai mảng vấn đề mà tôi cho là tiên quyết (a Dương nêu 3 tiên để như là những đk tiên quyết: lợi ích quốc gia, phát triển bền vững và phát triển để ổn định), đó là vấn đề DÂN CHỦ HÓA VN và TAM QUYỀN PHÂN LẬP Ở VN. Nếu không bắt tay giải quyết đc 2 vấn đề này thì tôi e rằng THOÁT TRUNG MÃI MÃI CHỈ LÀ GIẤC MƠ VN. 
BỞI VÌ HAI VẤN ĐỀ NÀY ĐỘNG CHẠM ĐẾN TOÀN BỘ CÁC NGUYÊN LÝ CĂN BẢN CỦA KINH TẾ, NHÀ NƯỚC VÀ XÃ HỘI VN.
HAI VẤN ĐỀ NÀY CŨNG THUỘC VỀ BẢN CHẤT THÂM CĂN CỐ ĐẾ NHƯ LÀ CÁC NGUYÊN LÝ CĂN BẢN TRONG NHÀ NƯỚC TOÀN TRỊ CỦA TRUNG HOA (cnxh mang màu sắc TQ)
Chừng nào chúng ta chưa trả lời được một cách rành rẽ như các bạn Singapore, các bạn Đài Loan: “Không, chúng tôi không phải là TQ, chúng tôi là người Sing”; “chúng tôi là người Đâì Loan”.
Từ nay chắc “16 chữ và 4” tốt sẽ tạm lắng một thời gian, nhưng chừng nào chúng ta chưa hóa giải được 4 mệnh đề như 4 nghiệp chướng: “sơn thủy tương liên, lý tưởng tương thông, văn hóa tương đồng, vận mệnh tương quan” thì thoát Trung mãi mãi chỉ là GMVN.
Tôi đã nói rất sơ lược vì sao tôi đến đây với những dự cảm lẫn lộn. Để có một chương trình ĐM2, một tiến trình kiến tạo thể chế mới, phải đầu tư khá công phu để nghiên cứu các lý thuyết xã hội, đặc biệt là các bước chuyển đổi từ xã hội này sang xã hội khác.
Hiện nay, ý tưởng thoát Trung chắc chắn sẽ được một số nhóm lợi ích trong xã hội hoan nghênh, dầu họ vốn là những người xa lạ với lý tưởng dân chủ. Nhưng thật sự để có thoát Trung, ý chí khởi động, tổ chức để chuyển đổi phải từ giới cầm quyền, giới có quyền lực. Nhưng giới này hiện lại đang lo sợ mất thế độc tôn về quyền lực nên họ đang hành động nhiều khi rất mâu thuẫn, thậm chí trái chiều. Thậm chí, vì quyền lực độc tôn họ sẵn sàng thỏa hiệp với TQ, nếu TQ vẫn dành cho họ một cơ hội cuối cùng. Lúc đó HS sẽ đc đàm phán tay đôi, truyền thông báo chí sẽ được tái định hướng một lẫn nữa. “16 chữ, 4 tốt”, thậm chí một phiên bản của “bóng ma” Thành Đô-2 có thể ló dạng đường chân trời. Tính chất phiên bản của một chính thể phụ thuộc sẽ càng nặng nề hơn cho đến khi thảm họa dân tộc bùng phát. Đó là kịch bản không một ai đón đợi, trừ những người đang rắp tâm hiện thực hóa “giấc mộng Trung Hoa”, độc chiếm BĐ, gạt Mỹ và thế giới dân chủ ra khỏi biển TBD. Tương lai ấy, nghĩ đến cũng đủ rùng mình, sởn tóc gáy.
Liệu xu hướng thoát Trung có phải là một tất yếu khách quan của xã hội VN trong thời gian tới đây hay nó chỉ bùng phát một thời gian rồi lại rơi vào tĩnh lặng? Tôi rất mong đc nghe những ý kiến đánh giá về tình trạng còn có nhiều hoài nghi này…
Để “thoát Trung”có thể thành hiện thực
Riêng về phần mình, từ đầu năm 2014 này, chúng tôi đã nêu lên một số vấn đề tại diễn đàn kỷ niệm 40 năm mất HS theo xu hướng “thoát Trung” và cho đến nay thì phản ứng của xã hội cũng như của nhà nước khá tích cực: vấn đề hòa giải (không có hòa giải thì sẽ không có dân chủ-pháp quyền, thiếu cái này không thể có phát triển, thịnh vượng), tái khởi động lại bình thường hóa bang giao Việt-Trung (Kha Tiểu Trại: quan hệ không bình thường, phải bỏ các giá trị ảo…), lấy chủ quyền quốc gia và ĐLDT làm hệ quy chiếu. Phải gắn những vấn đề này với người dân nói chung, đặc biệt là ngư dân, với khu vực/quốc tế.  
Sau đây xin bổ sung thêm 3 ý kiến ngắn để trả lời cho câu hỏi lạc quan tại sao “thoát Trung” từ nay trở thành vấn đề cấp bách, không cưỡng lại được và chúng ta cần phải thúc đẩy tiếp tiến trình đã được khởi động này như thế nào?
1) Cấp bách vì qua vụ hạ đặt HD-981 càng thấy “mô hình lệ thuộc” vào Trung Quốc nguy khốn như thế nào. HD-981 là nước cờ hiểm nhưng cũng là cơ hội trời cho!
2) Nếu không cài đặt lại (không tái bình thường hóa) bang giao Việt-Trung chúng ta sẽ không có tương lai.
3) Mô hình quan hệ Việt-Trung cũ quyết không phải là một định mệnh
• Về ý thứ nhất, để thấy tính cấp bách của việc hóa giải mô hình cũ, chúng ta cần nhìn nhận vụ giàn khoan vừa như một tiến trình, để thấy họa phúc phải đâu một buổi mà có. Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận cả cái thời điểm bùng phát khủng hoảng, để thấy đâu là căn nguyên sâu xa nhất trong hành vi của nhà cầm quyền Bắc Kinh.
Sự chồng lấn của các cuộc chiến: Để thấy tính phức tạp và hiểm ác của hành động vi phạm của TQ ta cần nhìn HD-981 trong nhiều lớp: cuộc đấu tranh trên thực địa, cuộc đấu tranh về ngoại giao, các lập luận về pháp lý, cuộc chiến về tâm lý, những cuộc nghi binh trên biên giới hai nước. 
Thử đặt giả định, vừa qua, VN phản ứng lại vụ giàn khoan theo phương cách cũ thì hiểm họa sẽ phát sinh như thế nào? Có lẽ là vô lường! các đối tác, các bạn bè quốc tế rất hiểu quyết tâm của VN trong vấn đề bảo vệ chủ quyền và ĐLDT, họ cũng hiểu là chúng ta có những sự chuẩn bị nhất định, cho nên họ đánh giá cao kiềm chế của VN, của việc VN không rơi vào bẫy khiêu khích của TQ.
Ngay bây giờ các nhà hoạch định chính sách hai nước chắc đang làm balance sheet về vụ hạ đặt giàn khoan. Sẽ có ý kiến cho rằng TQ đã ghi điểm: đặt được giàn khoan, có thể còn duy trì, kéo dài/còn có thể lặp lại. Nhưng nếu ta nhìn vào động cơ thực chất, động cơ sâu xa của việc hạ đặt giàn khoan thì tôi cho rằng thành công của TQ không cao (không đạt đc mục tiêu, không nói là thua đậm/phơi áo).
Năm 1979, TQ đánh ta không phải vì vấn đề Khơ Me Đỏ mà là vì Hiệp ước Hữu nghị Việt-Xô. đảo Damanski trên sông Ussuri
Lần này, TQ đặt giàn khoan không chỉ vì tình hình quốc tế hậu-Crưm, không phải chỉ vì pivot…TQ nhận thấy có những chuyển động mới trong quan hệ giữa VN với khu vực/thế giới bên ngoài. VN có biểu hiện thoát khỏi Thành Đô, đặc biệt là thoát khỏi một số thỏa thuận song phương... Quý vị tham khảo 3 tin công khai mà báo lề phải của ta đã đăng: 1) Trả lời phỏng vấn của Phùng đại tướng trên Tuổi trẻ khi được hỏi về cảng CAM RANH; 2) Tin mới hồi tháng 4/2014 về đặc khu PHÚ QUỐC và 3) Tin chuẩn bị đào Kênh Kra nối TBD với ÂĐD (liên quan đến khủng hoảng ở TL mấy lâu nay). Chúng ta tiếp tục chờ nhiều pha ngoạn mục khác trong quan hệ Việt-Mỹ, Việt-Nhật, bộ tam Mỹ-Nhật-Úc với Việt Nam và ASEAN… Liệu TQ hạ đặt giàn khoan, tiến trình quan hệ này có bị đảo ngược? Chắc là không, nếu như không nói là sẽ được thúc đẩy nhanh hơn.
Nhìn thế để thấy, VN chỉ mới “chớm” thoát Trung thôi mà BĐ đã nổi ba đào. VN chỉ mới “chớm” thôi mà các chuyển động đã diễn ra khá nhanh.
• Về ý thứ hai, không tái bình thường hóa để thoát Trung, cứ để quan hệ u u minh minh (illiterate, ignorant) như vừa qua thì VN sẽ không có tương lai. Ở đây tôi tán thành nhấn mạnh của diễn giả: thoát Trung chứ không phải là bài Trung và càng không phải chống Trung Quốc. Biển đảo chỉ là một trong nhiều vấn nạn trong bang giao Việt-Trung từ Thành Đô đến nay, đặc biệt là những năm 2010, 2011 đến nay. 
Tôi không đi vào các vấn đề mà ở đây các quý vị đã biết. Các vấn đề ấy đều có liên đới với nhau (liên đới một cách nguy hiểm). Vì vậy, nếu bàn để “thoát Trung” mà không phân tích sâu nguyên nhân, hệ quả, đặc biệt là các tác động (lợi/hại…) của từng vấn nạn một trong toàn bộ “hệ các vấn nạn” thì khó khả thi. Trong “hệ các vấn nạn” thì có những thỏa thuận song phương rất tai hại. Chúng ta đừng trách cố Thủ tướng PVĐ về bức Công thư/Công hàm 1958. Ngay năm 2011, chúng ta có Thỏa thuận giải quyết tranh chấp trên biển trên cơ sở song phương (!)
Hơn nữa, 7 trụ cột diễn giả nêu là đúng, nhất là thế chân vạc mà mọi quốc gia, từ lớn đến nhỏ, đều đang đặt ra như là nền tảng căn bản nhất để thăng tiến: kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền, xã hội công dân, nhưng với VN, với bang giao Việt-Trung trong giai đoạn trước mắt, ưu tiên của mọi ưu tiên phải là cái gì. Cái gì sẽ là “cú hích” để thoát Trung mà Nhà nước sẽ thấy có cùng lợi ích với xã hội dân sự, các cơ quan “dịnh hướng dư luận” cũng khó bác bỏ, khó ngăn cản?
Tôi thấy vấn đề kiện TQ ra các diễn đàn và các cơ quan tố tụng quốc tế là một trong những điều cần làm ngay hiện nay. Tôi hơi ngạc nhiên một cách thú vị là bài trả lời của anh Hoàng NGọc Giao được website Nguyễn tấn Dũng đăn lại gần như toàn văn, trong đấy loeen án gay gắt những người chủ trương thỏa hiệp với TQ trong vấn đề đưa việc đâm chìm tàu cá, đưa vụ giàn khoan, vụ HS ra TAQT.
• Về ý thứ ba, để thoát Trung được mau lẹ, hiệu quả (vì di sản quá nặng nề, quá lâu, 20 năm), phải đặt xu hướng thoát Trung trong bối cảnh địa-chiến lược mới. Tương quan địa-chiến lược mới:
Nhìn lại một chút về các mốc lớn trong lịch sử cận đại Việt Nam. Những biến cố lớn ở VN từ sau 1930, bao giờ cũng có “cú hích” khá mạnh từ bên ngoài (cách mạng tháng Tám, Hiệp định Geneve, HĐ Paris, năm 1975…). Thoát Trung lần này được đặt ra không phải do ý muốn chủ quan (nếu không có chuyện giàn khoan thì lại có chuyện khác, như đã nói ở điểm 2, nhiều vấn nạm trong bang giao, như lốp xe hỏng, không xì chỗ này, xì chỗ khác). Đây là một tất yếu khách quan. Nhìn như vậy chúng ta mới có quả cảm để mà tư duy, có quả cảm để hành động theo những hướng tích cực. Tích cực cho VN, tích cực cho quan hệ Việt-Trung, tích cực cho cả khu vực/thế giới. 
Sự vật mới ra đời bao giờ cũng gặp không ít trở lực. Càng mới, càng mang tính đột phá thì sức cản càng mạnh. Giống như cách đây 1 năm, chúng tôi đề xuất mô hình P&DOWN (mô hình Bí Đao), chúng tôi biết trước sẽ có chống đối mạnh đối với hai vế: đối tác chiến lược và dân chủ hóa. Những chống gì thì chống, khách quan tất yếu nó sẽ tiến triển theo hướng như đã dự báo. Vì chúng tôi đặt trên căn bản những chuyển về đia-chiến lược trong khu vực/thế giới. Chúng tôi nghĩ không bàn tay nào có thể che nổi mặt trời.
Địa-chiến lược ở đây là gì? BĐ ngày càng trở thành “sân chung”, “trái tim cùng nhịp đập…” (Obama). Anh nào đụng vào đây, cả xóm sẽ vác gậy ra nó đuổi. Chỗ này, chúng ta có thể thể tất cho bài diễn văn của Phùng đại tướng ở Shangri-La.
Đặt vào khung cảnh địa-chiến lược mới, chúng ta có giá, nhưng không rời vào ảo tưởng địa-chiến lược mới. Bao giờ cũng đặt lợi ích quốc gia-dân tộc là tối thượng!!! Đừng bao giờ quá mặc cảm nhưng cũng đừng bao giờ quá ảo tưởng (vào chính quyền, vào quốc tế, vào các đối tác, đối tượng…). Ở đây, vai trò của trí thức nói chung, của NXB Tri thức nói riêng.
Để kết thúc, tôi xin nhắc lại một mong muốn cháy bỏng: thoát Trung để làm gì??? Để mảnh đất hình chữ S này của chúng ta phát triển đã đành, nhưng điều cốt tử hơn nữa là làm sao trong thế kỷ này, VN đừng trở thành bãi chiến trường giữa các thế lực, cho dù đó là pivot hay “giấc mộng trung hoa”. Muốn thế rất cần một CSĐN linh hoạt và nhậy bén. Nhưng rất đáng tiếc, điều này lại không phụ thuộc vào chúng ta, những người có mặt hôm nay./.
Đinh Hoàng Thắng
(Chương trình Minh triết Bảo vệ Biển Đông)

(Blog Tễu)

Đặng Kiên Trung - Đôi điều cùng ông Hồ Ngọc Thắng (CHLB Đức)

Trung Quốc ngang nhiên cắm giàn khoan HD 981 cùng hạm đội tàu các loại vào vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam, không thể nói gì khác hơn là hành động bành trướng, xâm lược làm dậy sóng biển Đông và dậy sóng lòng người dân Việt trong và ngoài nước hơn một tháng nay. Đọc bài “Vì lợi ích, danh dự của nhân dân, đất nước” của ông đăng trên báo Nhân Dân, tôi đánh giá cao lòng yêu nước và ý thức trách nhiệm của ông với đất nước trước hành động ngang ngược của Trung Quốc. Nhưng, có đôi điều trao đổi cùng ông:

Tôi muốn nói dù ông “… từng là chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam” – anh “Bộ đội Cụ Hồ” vượt qua mọi gian khổ trên đường Hồ Chí Minh, không chùn bước trên các chiến trường ác liệt?”. Công lao, thành tích của ông năm xưa Tổ quốc ghi nhận, nhưng đó chỉ là “hạt cát trên sa mạc” kể lể làm gì thưa ông? Nay sống xa Tổ quốc ông nói ông “đã và sẽ tiếp tục thể hiện lòng yêu nước theo cách của mình”. Ấy vậy mà sao ông buông lời trịch thượng chỉ trích những người ký tên Thơ ngỏ về tình hình khẩn cấp của đất nước, hay người dân trong nước biểu tình ôn hoà chống Trung Quốc bành trướng ngang ngược, họ cũng thể hiện lòng yêu nước theo cách của họ như ông? Số người ký tên Thơ ngỏ đến ngày 2/6 là 735 người còn đang tăng lên, trong đó không ít vị nhân sĩ, trí thức tên tuổi và các bậc lão thành có công với nước, chắc chắn bề dày công lao với nước và tuổi đời, tuổi Đảng của ông, kể cả các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước đương nhiệm, không thể sánh được! Các vị ấy đang sống giữa lòng đồng bào ruột thịt trong nước, không phải ở trời Tây như ông. Ông có biết gì về họ, biết gì hiện tình đất nước, mà buông lời sĩ vã sau khi tìm đọc văn bản Thơ ngỏ rằng: “… gặp lại một số tên tuổi quen thuộc mấy năm nay vẫn ký tên đủ loại “tuyên bố, thơ ngỏ” đưa lên internet…”.
Sau khi ca ngợi sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước không “buông lơi trách nhiệm của mình với nước, với dân”, đối sách với Trung Quốc thì “… có bản lĩnh mềm dẻo nhưng kiên quyết trong khi bảo vệ chủ quyền? ông nói, nếu không vậy “Làm sao cán bộ chiến sĩ cảnh sát biển, kiểm ngư có phương tiện cần thiết, hiện đại để hoàn thành nhiệm vụ?” và rằng: “… lực lượng nồng cốt trong đội ngũ những người Việt Nam đang xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở những nơi khó khăn nhất hiện nay là các đảng viên cộng sản”. Ôi! Chỉ chừng ấy mà ông “bốc thơm” quá thể, tôi đọc mà thấy ngượng cho ông! Sau cùng ông mạt sát và lên giọng dạy bảo những người ký tên Thơ ngỏ rằng: “Ở đó người ta không cần tới cái “lòng yêu nước” như của các vị vẫn trưng bày trên internet, trình diễn trong mấy cuộc biểu tình. Nếu thật sự là người yêu nước, là trí thức, các vị nên đi cùng nhân dân, đóng góp trí tuệ và thống nhất thành một khối với nhân dân. Đó mới thực sự là người yêu nước chân chính”.
Thưa ông, tôi buộc phải nói đôi chút về tôi, nếu không ông cho thằng cha “cà chớn” nào đó dám nói chuyện với ông: Tôi theo Đảng Cộng sản Việt Nam thuở còn tắm truồng, sống qua các thể chế chính trị - xã hội của đất nước và đã đi qua các cuộc chiến khốc liệt lớn nhỏ, trọn đời gắn bó máu thịt với đất nước và Đảng Cộng sản Việt Nam, trải nghiệm cuộc sống trong đời, hiểu rõ Đảng của mình, dân của mình, từ ngày xưa đến hôm nay qua những bước thăng trầm ông không thể bì được. Nay dù đến tuổi gần đất xa trời tôi vẫn tỉnh táo và đủ tư cách khuyên ông: Không biết ông ở trời Tây bao lâu, chắc chắn ông không thể biết, hay không muốn biết đầy đủ mọi ngóc ngách hiện tình đất nước đang đắm chìm trong cơn khủng hoảng kinh tế - xã hội, đáng sợ nhất là khủng hoảng niềm tin tương lai đất nước, niềm tin sự lèo lái, lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam nơi sinh ra ông! Vì đâu nên nỗi và trách nhiệm này thuộc về ai ông có biết? Và, ông có biết vì sao đông đảo các vị nhân sĩ, trí thức và các bậc cao niên có công với nước, cùng các giới đồng bào trong và ngoài nước ký tên các bảng kiến nghị, thơ ngỏ… về những vấn đề hệ trọng của đất nước? Các vị và đồng bào không phải không biết tiếng nói tâm huyết của mình đối với Ban lãnh đạo cấp cao đất nước khác nào “gió lùa nhà trống”, như kiến nghị đình chỉ dự án khai thác Bau xit, hay sửa đổi Hiến Pháp năm 2013 chẳng hạn, đâu được lắng nghe, mà còn bị qui chụp đủ điều chết người…! Nhưng dù vậy, lần nầy trước hành động ăn cướp của Trung Quốc trên vùng biển Tổ quốc, các vị và đồng bào không thể chấp nhận thái độ ứng phó nhu nhược không thể hiện đúng ý chí, lòng dân trước hoạ xâm lăng, bành trướng của Trung Quốc của những người cầm quyền cấp cao đất nước, mà đây đâu phải lần đầu tiên thưa ông! Các vị và đồng bào có quyền lên tiếng biểu lộ lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm của mình với đất nước trước tình cảnh nước sôi lửa bỏng nầy. Ông nhân danh điều gì và có quyền gì lên giọng răn dạy đồng bào yêu nước và những bậc trưởng thượng phải thế nầy, phải thế khác thưa ông?! Thôi thì ở trời Tây ông không có điều kiện đóng góp được gì thiết thực cho đất nước không ai trách móc ông đâu, xin đừng “xỉa tiền bể” vào chuyện đất nước khi ông không hiểu biết hết ngọn nguồn./-
Mùa Hè 2014 Biển Đông dậy sóng
Đặng Kiên Trung
4-6-14
(Viet-studies)