Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 3 tháng 9, 2011

Lượm lặt tin






- Nguyễn Quang Lập: Cái khó ló cái… hâm! (Bee).

Tin Chủ Nhật, 04-09-2011

Tường thuật … không biểu tình từ Hà Nội, 6h45′ – Sáng nay một trận mưa rào làm trời mát mẻ. BS dạo quanh một vòng từ Tòa đại sứ Trung Quốc tới khu vực quanh Hồ Hoàn Kiếm để làm rõ hơn cái không khí “bình yên bền vững của Thủ đô yêu dấu” từ một bài viết trên báo Hà Nội Mới miêu tả mấy ngày trước, được Nhà văn Nguyên Ngọc nhắc tới.
Khu vực Sứ quán TQ không có lực lượng công an. Khu vực Hồ Gươm  có một vài đám “tụ tập tự phát” … thể dục. Cũng không thấy lực lượng công an. Nhưng lại có hai sân khấu, một tại Tượng đài Cảm tử, một tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục. Phương án “phản biểu tình”nữa?

Tin Chủ Nhật, 04-09-2011

Tin đang được cập nhật đến 8h30 sáng…
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Đảng và dân phải ‘đồng thuận anh em’ về ‘lợi ích cốt lõi – (boxit). “Hiện nay, câu trả lời làm sao để có ‘đồng thuận anh em’ là trách nhiệm của đảng và nhà nước vì người dân nói chung đã trả lời bằng những bản án tù, bài viết, kiến nghị, góp ý, biểu tình chống Trung Quốc xâm lược và bị đàn áp… từ nhiều năm nay rồi“.
- Đại sứ mới: Củng cố tình hữu nghị Việt – Trung (NLĐ). “Đại sứ Khổng Huyền Hựu cho biết với phương châm 16 chữ ‘Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai’, trong những năm gần đây, quan hệ Việt – Trung đã phát triển một cách toàn diện và sâu rộng…”
Tăng cường mối quan hệ thanh niên Việt – Trung (TN). Hic ! Mải lo giao hoan … í quên … giao lưu nên chỉ đưa đươc vài dòng, không có tấm hình nào. Tội quá!
Wikileaks: Quan hệ Việt – Trung và biểu tình 2007 - (BBC). “Sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh lại cho hay Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã triệu đại sứ Việt Nam ở Bắc Kinh đến để khiển trách quanh hoạt động khảo sát của Việt Nam ở Biển Đông… Đáng chú ý, việc triệu tập đại sứ Việt Nam xảy ra ngay vào lúc Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Phú Trọng còn đang ở thăm Bắc Kinh. Giám đốc Vụ châu Á của Trung Quốc gọi điện cho Đại sứ Việt Nam chỉ trước một giờ đồng hồ, dọa rằng nếu ông này không đến, chuyến thăm của ông Trọng sẽ bị ảnh hưởng.”
- Video tàu chiến Trung Quốc đối đầu với tàu hải quân Ấn Độ: Chinese Warship Confronts Indian Navy Vessel: Report (IndiaTV/ Youtube).  – Ấn, Trung, Mỹ: tranh luận ở Ấn Độ: India, China, and the US: The Debate in India (Foreign Policy).
- Ấn Độ có thể bỏ qua các dấu hiệu về sự quyết đoán của Trung Quốc? Can India ignore signs of Chinese assertiveness? (Observer India). “Now with the growing sign of assertiveness the Chinese have begun to view the Yellow Sea, East China Sea, and South China Sea – the so-called “near seas” – as core regions of strategic interest along with Taiwan and Tibet — in which the Chinese seeks to become the predominant military power.” Hiện có các dấu hiệu quyết đoán ngày càng gia tăng của Trung Quốc, bắt đầu xem vùng biển Hoàng Hải, biển Hoa Đông và biển Đông – cái gọi là ‘vùng biển gần’ – là khu vực cốt lõi về lợi ích chiến lược, cùng với Đài Loan và Tây Tạng, Trung Quốc tìm cách trở thành cường quốc quân sự chiếm ưu thế.
- Philippines hy vọng, tranh chấp trên biển với Trung Quốc sẽ bớt căng thẳng sau chuyến thăm của TT Aquino: Philippines hopes sea dispute with China should ease‎ (AFP).  Một bước tiến: A step forward‎ (Asian Journal). – Trung Quốc sẽ để mắt tới quy tắc ứng xử ràng buộc: China eyes more binding Code of Conduct‎ (Peninsula).
- Trí thức Trung Quốc cảnh báo sự sụp đổ của Đảng Cộng sản:Chinese intellectuals warn of Party’s collapse (Phayul). “A gathering of dozen elite Chinese political, economic and legal scholars – including top government advisers warned that the Communist Party of China faces a legitimacy crisis due to long overdue political reforms and its obsession with stability.” Hàng chục người Trung Quốc đã tụ họp, những người này thuộc thành phần ưu tú, là, các học giả về chính trị, kinh tế và pháp lý, gồm các cố vấn cao cấp hàng đầu của Chính phủ, cảnh báo rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng về tính hợp pháp do cải cách chính trị quá chậm và nỗi ám ảnh về sự ổn định.
Đến thượng đế cũng phải cười (Nguyễn Thông). “Báo chí nhận được lệnh án binh bất động nên cứ nín khe, im hơi lặng tiếng. Ấy thế mà lại hay, đỡ phải nghe chửi. Vậy mà đánh đùng một cái, nhận lệnh chỉ đạo của cấp trên, nghe nói từ cục Báo chí-xuất bản, bộ 4T, mấy báo thủ đô lĩnh ấn tiên phong, đánh cho bọn biểu tình yêu nước nhiều trận tơi bời hoa lá. Ngoài mấy anh chị nhà báo có tên tuổi nhưng chắc sợ người ta chửi nên giấu tên, chỉ dám ký cóc ổi xoài, còn có cả phó giáo sư, tiến sĩ, nhà văn múa bút rất hung hăng”.
- Cũng liên quan đến việc thi hành chỉ thị từ cục Báo chí – xuất bản của bộ 4T: Bức xúc với cách trả lời của Đài PT – TH Hà Nội – (RFA).
Di sản Hồ Chí Minh được thực hiện ra sao? – (BBC). Nhà phê bình Vương Trí Nhàn: “Theo tôi hiểu, những khái niệm về độc lập lúc bấy giờ nó không giống như bây giờ. Trong quá trình ấy, tôi thấy là Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng có những biến chuyển. Theo tôi là có những Hồ Chí Minh và Hồ Chí Minh năm 1945-46 không giống với Hồ Chí Minh năm 1969 khi Người qua đời.”
- Bài của ông Nguyễn Huy Canh, nguyên cán bộ giảng dạy tại một trường Đảng địa phương: VỀ ĐIỀU 4 HIẾN PHÁP 1992 – (Phạm Viết Đào).
TẠI SAO LẠI THẾ? (Thùy Linh blog). “Xuống đến sân bay họ bị chủ tịch thu hộ chiếu và…nhập cảnh vào xưởng may đó. Chủ hứa lương mỗi tháng 400 USD. Nhưng có người làm đến 2 năm cũng chưa hề nhận được một đồng lương nào. Chỉ duy nhất một người sang 4 năm, được tay chủ đó trả 1000 USD để gửi về nhà”.
MỘT NGÀY (Văn Công Hùng). “buổi tối lại tivi/ những cuộc biểu tình bị cấm/ ngư dân ngư trường ngư chính ngư lôi/ bộ phim lê thê như nghe giảng hội trường/ có một tuyên bố nghe như băng rè”.
PN&HĐ: Bản năng tham, chính trường và chuyện cục 42 (VNN). “Thắng ngoại xâm mà … thua “nội xâm”?” Tức là thắng người mà thua chính mình. Tiếc rằng đó thường là bản chất của những kẻ du thủ du thực.
Một số cán bộ thuộc trung ương thôi làm quản lý (ĐV). Chỉ một số thôi, còn nhiều số khác vẫn tiếp tục làm!
Ân xá Quốc tế chỉ trích Cuba gia tăng bắt giữ tùy tiện và đe dọa người bất đồng chính kiến – (BBC).
KINH TẾ
Chưa thấm bài học xi măng lò đứng (TBKTSG). “…nhưng điều không bình thường ở đây là các loại thiết bị và công nghệ ấy lại được ồ ạt nhập khẩu vào Việt Nam trong 5-6 năm qua”. Trong bài có hỏi: Vai trò của Nhà nước ở đâu? Thì ở đây: “cho những thiết bị và công nghệ bỏ đi của Trung Quốc ồ ạt nhập vào Việt Nam”.
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Phục dựng “Lễ hội gội đầu” của người Thái trắng có cả tắm, nên sẽ hấp dẫn (TTXVN).
MIỀN TRUNG – GÁNH NẶNG THƠ CA (Nguyentrongtao.org).
PHIM NGỤ NGÔN HIỆN ĐẠI PHÁP (Nguyentrongtao.org).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Đề nghị cải cách chức danh giáo sư (Nguyễn Văn Tuấn). “Thứ nhất là nên phân ngạch giáo sư. Thứ hai là nên hủy bỏ cách xét duyệt chức danh theo ‘mô hình hai bước’ như hiện nay. Thứ ba là nên bỏ những tiêu chuẩn mang tính cân đo đong đếm”. Hoàn toàn đồng ý với ý kiến này! Giáo sư mà không trực tiếp giảng dạy, không có công trình nghiên cứu nào có ích cho xã hội, thì cái chức giáo sư chỉ mang tiếng cho những giáo sư khác, những người thực sự cống hiến cho XH. Chức danh giáo sư không phải để cho…oai!
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
<- Truyền hình Nhật bị phản đối vì chiếu quá nhiều phim Hàn – (RFI). Không rõ Nhật chiếu phim Hàn có nhiều bằng ta chiếu phim Trung Quốc không?
QUỐC TẾ
* RFA: + Sáng 03-09-2011
* RFI: 03-09-2011