Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013

Chủ Nhật, 01-12-2013 - TRUNG QUỐC SẼ TRỞ THÀNH SIÊU CƯỜNG VÀO NĂM 2023 ?

1CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- CLB bóng đá NO-U thi đấu giao hữu 30/11 (Thành). =>
- Trên sóng dữ Trường Sa (QĐND). – Lính hải quân đương đầu sóng dữ (TP).
- Người Trung Quốc lập xóm, lập phố và sẽ lập gì nữa? (DT/DĐXHDS).
- Trung Quốc cho tàu sân bay cập cảng đảo Hải Nam với ý đồ gì? (DT).  – Chiến hạm Trung Quốc “phun khói” ở Nam Thái Bình Dương (KT).
- Obama sẽ thăm châu Á: Washington tái khẳng định “xoay trục” (TBKTSG).
- Đặng Thị Dinh: Thư kêu cứu khẩn cấp của gia đình thầy giáo Đinh Đăng Định (DL).
- Đinh Nguyên Kha: Tỉnh Long An đình chỉ vụ án khủng bố (DCCT). – Đình chỉ vụ án “Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân” đối với Đinh Nguyên Kha (DLB).
- Chuyến đi xa – ngày 28/211/2011 (tiếp theo…) (Bùi Thị Minh Hằng).
- Tuyên Quang: CA tiếp tục bắt giam người H’Mông theo đạo Dương Văn Mình (DLB).
- Công an bắt người vô cớ và đánh đập người dân ngay sau khi trở thành thành viên của hội đồng nhân quyền LHQ (DLB). – Công an quận 8, TP. Hồ Chí Minh liên tục vi phạm nhân quyền (VLB).
- VN xây chùa Khmer ở HN vì tôn trọng tự do tín ngưỡng? (RFA).
- Phụ Nữ Nhân Quyền bảo vệ nữ quyền (DTD). – Video: Blogger Hoàng Vi và Thục Vy: Phụ Nữ Nhân Quyền VN (Chúa cứu thế).
- SEX chưa rõ nghĩa, các bạn cần FUCK… (Đoan Trang).
- Vi phạm các quy định pháp luật về lập hội sẽ bị xử lý nghiêm trước pháp luật (ANTĐ/DĐXHDS). – Ban Tuyên Giáo Trung Ương báo động về Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự (Diễn đàn CTM/DĐXHDS).
- ‘Cộng đồng không quan tâm mức phạt mới’ (BBC). Ông Phạm Chí Dũng: “Phải xem lại bởi vì những điều luật đó nếu không cẩn thận, rất dễ bị lạm dụng, và ít nhất khi bị lạm dụng thì người ta có thể phản biện, và mức phạt không nhỏ, tới 100 triệu là không nhỏ”.
- Nhà nước độc đảng Cộng sản ở Việt Nam củng cố quyền lực (DTD). – Thư giãn: Hiến Pháp, Quốc Hội và…. con chó (DL). – Lão Nông: Hiến pháp – Phí nhời! (DL). – Uyên Nguyên: Xóa hiến pháp không cần đợi quốc hội bấm nút.
- Audio phỏng vấn ông Dương Trung Quốc: Thảo luận hiến pháp ”vượt cương lĩnh Đảng’ (BBC).   – Nhà văn Võ Thị Hảo: ‘Ngày tang khốc cho dân tộc Việt Nam’.
- NHỚ LẠI Ý KIẾN HÔM GÓP Ý SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP Ở TỔ DÂN PHỐ DO PHƯỜNG TỔ CHỨC. (Nguyễn Tường Thụy).
- Gửi giáo sư Jonathan London: Xin lỗi ông, chúng tôi không tuyệt vọng! (DLB).
- Có phải là dân Việt? (DLB). – Bao giờ hoa Tự Do đơm nụ?.
- Đảng, nhà nước và nhân dân (DLB).
- TÔ VĂN TRƯỜNG: NGƯỜI VÀ ĐẤT (Bùi Văn Bồng).
- Vẫn lo đầu tư công (DĐDN).
- ĐẤM …KHÔNG RA THÉP (Nguyễn Quang Vinh). – Chúa Chổm chào thua (Trần Nhương).
- Tham nhũng vặt không vặt như ta nghĩ (Phước béo).
- Võ Văn Tạo: SỢ ‘TIỀN LỆ’ HAY LẤP LIẾM, BAO CHE ? (Bùi Văn Bồng). – Xin cô đừng gào lên trên biển Đài Loan như thế (DLB).
- Quảng Trị đề nghị Bộ Công thương giám định chất lượng thủy điện Đakrông 3 (ND).
- Ngẫm nghĩ cứu trợ (DLB). “mình góp tiền cứu trợ bão lụt miền Trung, nhưng nếu góp được 10 đồng, mà chỉ đến tay người bị nạn thiên tai 1 đồng, thì ai cũng chán nản, vì vậy mà các báo đài không kêu gọi đồng bào mình cứu trợ miền Trung Việt Nam bị bão lụt chăng?!”.
2 - 0001- Chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly”: Niềm tin bị đánh cắp khi “giả, thật” dùng dằng (LĐ/DĐXHDS).
- Hạt lúa củ khoai và “lợi ích nhóm” (ĐV).  – Hạt lúa giống cũng có… “nhóm lợi ích”! (LĐ).
<- Hải Dương lại bất an: Cát tặc đánh chết người, dân nhấn chìm tàu (VTC).
- nhà văn NHẬT TIẾN : HÀNH TRÌNH CHỮ NGHĨA (KỲ 32) (Nhật Tuấn).
- ẢNH HƯỞNG CỦA TRUNG QUỐC THỜI KỲ HẬU STALIN – Kỳ 2 (Bùi Văn Bồng). – Mao Trạch Đông: Dân Trung Quốc còn nhớ gì ? (RFI).
- Trung Quốc hứa hẹn cải cách – người khiếu kiện không tin (Kichbu).
- Bình Nhưỡng khởi động lại việc xây dựng tại địa điểm phóng hỏa tiễn (RFI). – Một công nhân Hàn Quốc chết bất thường tại khu công nghiệp Kaesong (NLĐ).
- Bình Nhưỡng xác nhận bắt giữ một công dân Mỹ (RFI). – Triều Tiên: Du khách Mỹ xin lỗi, thú tội (VOA).  – Triều Tiên tuyên bố lý do bắt cựu binh Mỹ (TT).

KINH TẾ
- Tái cơ cấu DNNN: Khó khăn khi thoái vốn (HQ).
2- “Một số chính sách thuế bổ trợ cho hụt thu ngân sách” (VnEco).
- Sẽ xử lý DN không cổ phần hóa theo lộ trình (CP).
- Bộ bất nhất, doanh nghiệp kêu trời (DV). =>
- Không có tài sản, DN không được bảo lãnh vay vốn (TBKTSG).
- Bất đồng quan điểm về giá vàng tuần tới (TBNH).  – Giá vàng tháng 11 rớt “thảm” nhất trong vòng 5 tháng qua (TTXVN). – Quy định mới về tuổi vàng (VnM).
- Giá gas tăng mạnh, DN xin giảm thuế nhập khẩu (TBKTSG).  – Giá gas vọt tăng cao nhất trong 20 năm (VnM).
- Khu vực đồng euro giảm thất nghiệp (BBC).
- Hoa Kỳ và TPP gặp nhiều thách thức tại châu Á (TCPT).

VĂN HÓA-THỂ THAO
- Báo cáo viên Đặc biệt của LHQ về các quyền văn hoá: Các kết luận và khuyến nghị sơ bộ về Việt Nam (ĐCV).
- Hoàng Ngọc Hiến nói về 10 điều ngộ nhận về văn hóa hiện nay (Trần Đình Sử). – Văn hóa, những điều trông thấy… (QĐND).  – Video: Nơi từng có nhiều nhà văn hóa (VTV).
- VĂN HỌC NGHỆ THUẬT THIẾU TÁC PHẨM HAY: Kiểm duyệt kìm hãm sáng tạo? (NLĐ).
- Vụ sách đồng dao cho trẻ mầm non: Tắc trách hám lợi, sai phạm trời ơi (PNTP).
- SƯƠNG KHÓI MẶT NGƯỜI (Kì 2) (Trần Mỹ Giống). – HÀ NỘI TIẾU LÂM TRUYỀN KỲ (KÌ 171: CƯỜI, CƯỜI CÁI Đ… GÌ?). – TÔI LÀM BÀ NGOẠI (Tương Tri). – Mai Văn Phấn vượt thoát về phía trong veo (Da màu). – DỌC MIỀN TRUNG (18) (Nguyễn Trọng Tạo). – GÃ (TẶNG ĐÀ LINH).
- DÁNG THU (Tương Tri). – THÁNG MƯỜI MỘT. – CHIẾC GHẾ DÀI TRẮNG (Nguyễn Trọng Tạo).
2<- Ông Ngô Trọng Hiếu với đề án cải tiến hoạt động cải lương (RFA).
- Talk Việt Nam: Gặp gỡ Mark Harris, đạo diễn phim tài liệu 3 lần đoạt giải Oscar (VTV).
- Khai trương bảo tàng đầu tiên về văn hóa Đông Nam Á (TTXVN).
- Giấu buồn vào con chữ (ND).
- Khán giả – “Vai phản diện”của truyền hình thực tế? (SK&ĐS).
- Nghệ sĩ và những cuộc “lột xác” lạc lõng (PL&XH).
- Phim về Mandela không gây ấn tượng với giới phê bình (TT).

Ký ức (TN).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Quy chế dân chủ trong trường học: LÀM NHỮNG GÌ ĐỂ ĐẢM BẢO TÍNH THỰC CHẤT (GDĐT Ngọc Hồi/Hồ Như Hiển).
- Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục – đào tạo: Người thầy là nhân tố quyết định (ĐBND).
- Băn khoăn cử tuyển (GD&TĐ).
2- Bảng tương tác: Nhà nghèo đừng chơi sang (KT).
- Tiến sĩ được kéo dài thêm 5 năm giảng dạy (VnM).  – Rửa bát ở xứ người kiếm tiền học tiến sĩ (TN).
- Học giỏi, nuôi bà nhờ… mẻ ốc, con cua (QĐND). =>
- Sớm khắc phục sai phạm xây dựng tại các trường học ở Quảng Ngãi (ND).
- Kinh nghiệm du học Anh (NLĐ).
- Bằng thật mà giả – mua bán vô tư (PNTP).
- Vài mẩu chuyện giáo dục (Học thế nào).
- Trái tim giống như một bộ não nhỏ: cái nào mới thực sự điều khiển? (ĐKN).

Có hết lạm thu? (ANTĐ).
Những lỗ hổng (PLTP).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Đã xác định được nguyên nhân làm chìm tàu cá của Nghệ An (TTXVN).  – Thuyền viên sống sót trở về trong nước mắt (VNN).  – Sống sót kỳ diệu sau hơn 70 giờ vật lộn với sóng dữ (TN).  – Nghẹn ngào phút đoàn tụ của 2 thuyền viên sống sót sau vụ đắm tàu (DT).  – Ngư dân trong vòng tay người thân sau vụ mất tích trở về (TT).
- Một ngư dân bị dây tời cuốn đứt lìa bàn chân phải (TN).
- Phán bừa… chết dân (Nguyễn Duy Xuân).
2<- Chuyện đời cay đắng của người phụ nữ bị lừa bán sang Trung Quốc làm vợ (LĐ).
- Thực phẩm chức năng: Thổi phồng, biến tướng (NLĐ).
- Có nên nghỉ Tết trước 3 ngày? (NLĐ).
- TP.HCM lo ngại ngập với đỉnh triều đầu tháng (PLTP).
- Voi rừng phá nát 2 ngôi nhà, 7 chòi rẫy (NLĐ).
- Từ “địa ngục” thành “thiên đường” của bệnh nhân HIV/AIDS (TT).  – “Đông si đa” – tình nguyện viên “người nhà” của HIV/AIDS (LĐ).  – Xót xa hình ảnh cơ thể người khi chuyển sang giai đoạn AIDS (Kênh 14).
- Miền Tây ký sự (Võ Nhật Thủ).
- Quán trà thinh lặng (DCCT).
- NGƯỜI VIỆT NAM TẠI NGA (Sơn Trung).
- Philippines phải mất 5 năm để tái thiết sau siêu bão Haiyan (TTXVN). – Haiyan: 5 năm và 2 tỷ đô la để tái thiết Philippines (RFI).
- Quốc hội Pháp thảo luận về dự luật chống bóc lột tình dục (RFI). – Pháp : Khách mại dâm có thể bị phạt 1500 euro.

QUỐC TẾ 
35 công ty tư nhân đồng ý xử lý kho vũ khí hóa học của Syria (QĐND). - Mỹ hủy vũ khí hóa học Syria trên biển (RFI). – Video: Mỹ đề nghị tiêu hủy vũ khí hóa học Syria ngoài biển (VTV).  – Đối lập Syria tuột dốc không phanh (PT).
- Iran không tháo dỡ cơ sở hạt nhân (RFI).
2- Cảnh sát Israel giết chết 1 người Palestine trong một vụ lục soát (VOA).
- Thủ tướng Pakistan đến Kabul thúc đẩy cho nỗ lực hòa bình (VOA).  – Video: Pakistan trung gian hòa giải cho Afghanistan (VTV).
- Cảnh sát Ai Cập sử dụng hơi cay giải tán người biểu tình (VOV). =>
- 10 đặc quyền của tổng thống Mỹ (KT). – Obama bất ngờ đi thăm nhóm dân nhập cư trái phép (RFI).
- ‘Ngày thứ sáu đen tối’ kinh khủng ở Mỹ (TN). – Black Friday (Phi Vũ).
- Nga: tổng viện công tố báo cáo về chống tham nhũng trong Bộ Nội vụ (Kicbu).
- EU chỉ trích Nga ép Ukraina từ bỏ hiệp định thương mại (VOA).  – Ukraina nói việc gia nhập EU tùy thuộc vào viện trợ.  – Phe đối lập Ukraine đòi bầu cử tổng thống và quốc hội sớm (TTXVN).
- Máy bay Mozambique rơi, toàn bộ người trên khoang thiệt mạng (VOA).  – Tìm thấy xác máy bay Mozambique Airlines, không ai sống sót (TT).  – Scotland: Trực thăng rơi xuống quán rượu, ít nhất 1 người chết, 32 người bị thương (TN).
- Châu Âu thất bại trong chủ trương hướng đông (RFI).
- Biểu tình tại Thái Lan, hai người bị trúng đạn (RFI). – Thái Lan: Người biểu tình tuyên bố sẽ lật đổ chính phủ ngày 01/12 (RFA).
- Biểu tình chống chính phủ tiếp tục làm rúng động thủ đô Thái Lan (VOA).  – Tường thuật của PV Thanh Niên từ Thái Lan: Người biểu tình chiếm giữ trung tâm hành chính (TN).  – Người biểu tình Thái leo vào tòa nhà chính phủ để lật bà Yingluck (TTXVN).  – Người biểu tình Thái cắt điện, khóa cửa cơ quan chính phủ.  – Tư lệnh Lục quân Thái Lan khẳng định quân đội đứng trung lập (QĐND).  – Người biểu tình bị bắn chết, Thái Lan triển khai binh sỹ củng cố an ninh (DT).  – Thái Lan tăng cấp độ bảo vệ Thủ tướng lên mức cao nhất  (VOV).

* Video: + Phản ứng về Hiến Pháp đã được sửa đổi của Việt Nam; + Người biểu tình Thái Lan xông vào Bộ tư lệnh Quân đội; + Khu phòng không TQ – Hệ quả đối với tranh chấp Biển Đông.

* VTV: + Chào buổi sáng – 30/11/2013;  + Cuộc sống thường ngày – 30/11/2013;  + 360 độ Thể thao – 30/11/2013;  + Nông thôn mới – 30/11/2013;  + Tài chính tiêu dùng – 30/11/2013;  + Thế giới trong ngày – 30/11/2013;  + Tạp chí kinh tế cuối tuần – 30/11/2013; + Sự kiện và bình luận – 30/11/2013; + Thời sự 12h – 30/11/2013;  + Thời sự 19h ngày 30/11/2013.

2136. TRUNG QUỐC SẼ TRỞ THÀNH SIÊU CƯỜNG VÀO NĂM 2023?

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Hai, ngày 25/11/2013
TTXVN (Bắc Kinh 22/11)
Ngày 12/11, “Tuần san Kinh tế Trung Quốc ”, phụ san của Nhân dân Nhật báo đăng bài phỏng vấn Diêm Học Thông, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quan hệ quốc tế đương đại, trường Đại học Thanh Hoa, Tổng Thư ký Diễn đàn Hoà bình thế giới về khả năng Trung Quốc có thể trở thành siêu cường trong 10 năm tới hay không? Cục diện xung quanh Trung Quốc sẽ đi theo hướng nào? Sách lược ngoại giao của Trung Quốc đang có những điều chỉnh gì? Tiếp tục kiên trì nguyên tắc không liên minh liệu có thể giúp Trung Quốc trỗi dậy? Một số nội dung chính đáng chủ ý như sau:

Tác giả cho rằng thế giới hai cực là không thể tránh khỏi, Trung Quốc chắc chắn sẽ chiếm một cực trong đó. Trong 10 năm tới, tỷ giá hối đoái giữa đồng nhân dân tệ và đồng USD sẽ tăng lên 1:5; Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ sẽ đạt 19.000 tỷ USD, khi đó GDP của Trung Quốc cũng sẽ đạt 17.000 tỷ USD tính theo tỷ giá chuyển đổi hiện nay và nếu tính theo tỷ giá hối đoái khi đó sẽ vượt qua Mỹ; năm 2023, sức ảnh hưởng của đồng nhân dân tệ đối với các đồng tiền khác sẽ đạt tới mức 50% sức ảnh hưởng của đồng USD, thậm chí cao hơn; đồng nhân dân tệ, đồng USD và đồng euro sẽ hình thành thế chân vạc trên thế giới; đến năm 2023, Trung Quốc sẽ có trạm không gian, có ít nhất 3 tàu sân bay được đưa vào hoạt động (thậm chí có thể đạt 5 chiếc), có từ 4-5 chiếc tàu ngầm hạt nhân chiến lược mang theo tên lửa đạn đạo với tầm bắn 8.000 km triển khai các loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm (J-20 và máy bay chiến đầu tàng hình J-31).
Tác giả nhận định trong vòng 10 năm tới, ngoài Trung Quốc, không tìm thấy bất cứ quốc gia nào có sức mạnh quốc gia tổng hợp và sức ảnh hưởng có thể tiếp cận gần Mỹ. Nếu điều này xẩy ra, thế giới sẽ không tránh khỏi xu thế hình thành hai cực, mà một cực trong đó chính là Trung Quốc.
Trước câu hỏi nội bộ xã hội Trung Quốc tích tụ nhiều mâu thuẫn nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển tương lai của Trung Quốc, tác giả cho rằng các nước lớn trỗi dậy thành công trong lịch sử đều mang theo nhiều vấn đề nội bộ nghiêm trọng. Mỹ là một ví dụ điển hình. Thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Mỹ có xung đột bạo lực sắc tộc hết sức nghiêm trọng; sau thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Mỹ trở thành siêu cường duy nhất trên thế giới, nhưng vấn đề nội bộ cũng rất nghiêm trọng. Năm nay Chính quyền Obama bị đóng cửa trong 17 ngày, nếu mâu thuẫn nội bộ không nghiêm trọng, liệu có xẩy ra hiện tượng này không?
Vấn đề trong nước chắc chắn có ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình trỗi dậy trở thành siêu cường của Trung Quốc, những ảnh hưởng tiêu cực này hoàn toàn không có nghĩa Trung Quốc không thể trỗi dậy trở thành siêu cường. Trong vòng 10 năm tới, khoảng cách chênh lệch sức mạnh quốc gia tổng hợp Trung-Mỹ vẫn sẽ không ngừng thu hẹp, trong đó vấn đề trong nước của Mỹ sẽ không ít hơn Trung Quốc, thậm chí có khả năng còn nghiêm trọng hơn Trung Quốc.
Theo tác giả, việc Chính quyền liên bang Mỹ đóng cửa 17 ngày khiến nhiều người tin rằng nước Mỹ đang suy yếu tương đối. Hiện nay, Mỹ đang ra sức ngăn cản tiến trình Trung Quốc thu hẹp khoảng cách về thực lực với Mỹ, nhưng nỗ lực này chỉ có thể ảnh hưởng đến tốc độ thu hẹp khoảng cách thực lực giữa hai nước, chứ không thể ngăn chặn xu thế lớn trên. Trong 10 năm tới, mấu chốt quyết định quan hệ Trung-Mỹ là cạnh tranh, nhưng cốt lõi của nội dung cạnh tranh sẽ không giống với cạnh tranh giữa Mỹ và Liên Xô trước đây. Điều này cũng, cho thấy vì sao Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đề xuất hai nước Trung-Mỹ xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới. Quan hệ nước lớn kiểu mới này mặc dù không giống với quan hệ Mỹ-Xô, nhưng cũng không phải là quan hệ hữu nghị, tác giả gọi kiểu quan hệ này là “quan hệ giả bạn bè”. Nói một cách cụ thể, cặp quan hệ nước lớn kiểu mới như trên tốt hơn quan hệ Trung- Nhật hiện tại, nhưng không thể bằng quan hệ Trung-Nga, cũng không bằng quan hệ Trung-EU.
Tác giả căn cứ vào mức độ hữu nghị để phân cấp các cặp quan hệ giữa Trung Quốc với các nước lớn khác: 1. Quan hệ hữu nghị là quan hệ Trung-Nga; 2. Quan hệ phổ thông là quan hệ Trung-Đức, Trung-Pháp, Trung-Ấn, Trung-Anh; 3. Quan hệ nước lớn kiểu mới là quan hệ Trung- Mỹ; 4. Quan hệ đối kháng là quan hệ Trung-Nhật.
Mỹ-Nhật là đồng minh, hai nước bắt tay đối phó với Trung Quốc là bình thường, nhưng Mỹ sẽ kiểm soát Nhật Bản, không cho phép Nhật Bản dùng phương thức phát động chiến tranh đối kháng với Trung Quốc.
Về chính sách ngoại giao, tác giả cho rằng cùng với việc thực lực của Trung Quốc không ngừng được tăng cường, tầm quan trọng của ngoại giao xung quanh ngày càng trở nên nổi bật. Làm thế nào để xây dựng một mạng lưới ngoại giao xung quanh ổn định hơn, trở thành vấn đề quan trọng mà ngoại giao Trung Quốc phải đối diện. Từ đầu năm đến nay, ban lãnh đạo khóa mới của Trung Quốc ra sức thúc đẩy ngoại giao xung quanh, tiến hành một loạt chuyến thăm đến Đông Nam Á: từ ngày 2-8/10, Chủ tịch Tập Cận Bình thăm chính thức Indonesia, Malaysia, đồng thời tham dự Hội nghị không chính thức các nhà lãnh đạo Tổ chức Hợp tác Kinh tế châu Á- Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 21 tại Bali. Từ 9-15/10, Thủ tướng Lý Khắc Cường tham dự Hội nghị Trung Quốc-ASEAN (10+1) lần thứ 16, Hội nghị các nhà lãnh đạo ASEAN-Trung, Nhật, Hàn (10+3) lần thứ 16 và Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 8 tổ chức tại Brunei, đồng thời thăm chính thức 3 nước là Brunei, Thái Lan và Việt Nam.
Trong buổi tọa đàm về công tác ngoại giao xung quanh được tổ chức ngày 24-25/10, Tập Cận Bình nhấn mạnh phải đẩy mạnh hơn nữa ngoại giao xung quanh, nhằm tạo môi trường xung quanh tốt đẹp cho sự phát triển của Trung Quốc, làm cho sự phát triển của Trung Quốc đem lại nhiều lợi ích hơn cho các nước xung quanh, thực hiện cùng phát triển.
Tác giả nhận định chính sách ngoại giao của Trung Quốc đang có thay đổi căn bản mang tính phương hướng, trong đó chuyển biến từ sách lược giấu mình chờ thời sang hăng hái hoạt động được coi là một thay đổi quan trọng trong chính sách ngoại giao hiện nay của Trung Quốc, thậm chí có thể nói là một sự thay đổi về chất.
Trước đây thái độ của Trung Quốc trong hầu hết các vấn đề quốc tế là không can dự, chỉ tiến hành hợp tác kinh tế với các quốc gia khác, không nói đến vấn đề ngoại giao, nhưng hiện nay Trung Quốc đồng thời tiếp cận cả vấn đề kinh tế và an ninh, thậm chí vấn đề an ninh còn được ưu tiên hơn. Sách lược ngoại giao mà Trung Quốc áp dụng trước đây là lấy quan hệ với Mỹ làm trọng, quan hệ với các quốc gia xung quanh phải nhường chỗ cho quan hệ Trung-Mỹ. Nhưng hiện nay quan hệ với các quốc gia xung quanh đã trở thành trọng điểm trong quan hệ ngoại giao nhà nước của Trung Quốc, quan hệ Trung-Mỹ phải phục tùng quan hệ ngoại giao xung quanh. Do đó, sự thay đổi về sách lược ngoại giao này không đơn giản là sự thay đổi về tính bị động thành chủ động, nó là sự thay đổi mang tính chất căn bản trong chính sách ngoại giao Trung Quốc hiện nay.
Về cục diện xung quanh Trung Quốc sẽ đi theo hướng nào, tác giả cho rằng hiện nay quan hệ giữa Trung Quốc với Nga, Pakistan, Ấn Độ, Bangladesh và các nước khác thuộc khu vực Trung Á, Nam Á, Đông Nam Á đang được cải thiện. Tuy nhiên, sự thực môi trường xung quanh Trung Quốc hiện nay là Philippines và Nhật Bản theo đuổi quan hệ đối kháng với Trung Quốc, mà sự đối kháng này tương đối nghiêm trọng, trong thời gian ngắn không thể giải quyết. Xét về phạm vi đại cục xu thế môi trường xung quanh Trung Quốc hiện nay, cải thiện quan hệ là dòng chẩy chính, nhưng xét về góc độ đối kháng, vấn đề Nhật Bản và Philippines hết sức nghiêm trọng.
Về nguyên tắc không liên minh liệu có thế giúp Trung Quốc trỗi dậy, tác giả cho rằng nếu Trung Quốc, không từ bỏ chính sách không liên minh đã được thực hiện từ năm 1982 đến nay, Trung Quốc sẽ càng tự làm khó mình trong các vấn đề an ninh quốc tế.
Chính sách không liên minh đã làm cho Trung Quốc không có lấy một đồng minh mang ý nghĩa thực sự. Thiếu đồng minh đã trở thành vấn đề khó khăn chủ yếu nhất của Trung Quốc trong việc cải thiện môi trường quốc tế.
Để ngăn chặn sự cô lập của cộng đồng quốc tế, Trung Quốc cần phải điều chỉnh chính sách không liên minh, sách lược liên minh có thể giúp Trung Quốc tăng số lượng đối tác chiến lược đúng nghĩa. Đến năm 2023, Trung Quốc có thể có khoảng 20 nước đồng minh hoặc quan hệ đối tác chiến lược không chịu hạn chế bởi mọi điều kiện. Mặc dù vẫn ít hơn nhiều so với Mỹ, nhưng bước đầu đã hình thành hệ thống đồng minh chiến lược ổn định có quy mô nhất định.
Hiện nay, các nước xung quanh có tiềm năng trở thảnh đồng minh của Trung Quốc là Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Uzbekistan, Pakistan, Myanmar, Sri Lanka, Bangladesh, Lào, Campuchia. Những nước này đều đang chịu sức ép chiến lược từ Mỹ, vì vậy có nhu cầu cần sự giúp đỡ từ Trung Quốc để tăng cường bảo đảm an ninh quốc gia./.