Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 4 tháng 3, 2013

Tin thứ Ba, 05-03-2013

Tin thứ Ba, 05-03-2013

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- 14-3 sẽ có Giao lưu kỷ niệm trận chiến Gạc Ma (DV). - Thêm công cụ giữ tài nguyên biển (NLĐ). - Hải quân vượt hơn 100 hải lý cứu ngư dân (TN). - Hải quân Vùng 3 cứu tàu cá cùng 32 ngư dân gặp nạn ở Hoàng Sa (LĐ). - Tuyên dương công dân trẻ tiêu biểu công tác tại Trường Sa (TN). -Không cho đất nghỉ (TN).
2-  Sao cổng trường cắm cờ Trung Quốc? (TT). Trang 16 cuốn sách Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ dành cho các em nhỏ chuẩn bị vào lớp 1 của Nhà xuất bản Dân Trí đăng cờ của Trung Quốc =>
- Độc giả Khách méc, tấm ảnh có bản đồ lưỡi bò mà ông Nguyễn Ngọc Oai sử dụng, dùng để minh họa cho bài đăng trên báo Tiền Phong mà độc giả phát hiện hôm qua, đã được thay bằng tấm ảnh khác. Độc giả này còn chua thêm 2 câu thơ: “Lỗi kia là lỗi triều đình/ Hay là lỗi của một mình ông Oai?” – Rành rành là tư liệu chống đối “chính quyền nhân dân” nhá! (Phương Bích).
- Bùi Hoàng Tám: Không đưa cuộc chiến 1979 vào SGK là có tội với dân tộc! (Trần Nhương). - Tiền nhân, sử quan và trách nhiệm lịch sử (TVN).
- Chuyện lạ! Đuổi 28 lượt tàu cá nước ngoài xâm phạm chủ quyền biển Việt Nam (TP).
- Độc giả K. vừa gửi email lúc 7h20′ sáng nay với những tình tiết rất đáng quan tâm, để nghị độc giả có điều kiện tìm hiểu giúp và cơ quan chức năng điều tra thực hư: “Kính gửi các anh/chị BTV trang BA SÀM, Cuối tuần qua (ngày 1/3/2013) tôi có người bạn vừa đi du lịch qua cửa khẩu Hà Khẩu (Lào Cai) về cho biết: Tại điểm nhập cảnh của phía Trung Quốc ở cửa khẩu này, sau khi đã đi qua cửa xuất cảnh của phía Việt Nam, có tấm biển cỡ khoảng 1,5m x 0,8 m (biển cố định) phía trên là chữ Trung Quốc (không rõ nội dung vì các thành viên của đoàn du lịch không biết tiếng Trung Quốc), và phía dưới là hàng chữ việt nam ghi: NƠI NHẬP CẢNH DÀNH CHO CHÓ. Tất cả khách du lịch Việt nam đi qua cửa có đặt tấm biển này. Tại địa điểm này (sau khi đã đi qua đồn biên phòng bên này cầu của phía Việt Nam), người Việt không được phép sử dụng máy ảnh hay điện thoại di động nên không thể chụp lại chiếc biển có dòng chữ trên đây. 
Nghĩ rằng đây là thông tin thật nên tôi gửi các anh chị để điều tra thêm và đưa thông tin này lên mạng. Tấm biển cố định được đặt ở nơi nhập cảnh dành cho người Việt Nam vào Trung Quốc qua cửa  khẩu Hà Khẩu rõ ràng là một tấm biển của cơ quan công quyền phía Trung Quốc, đã xúc phạm rất nghiêm trọng đến người Việt Nam. Rất mong các anh chị tìm cách chụp lại tấm biển này để đưa lên mạng và đề nghị các cơ quan chức trách của Việt Nam có ý kiến với phía chính quyền Trung Quốc. Kính thư. Một bạn đọc”.
- Tướng TQ muốn xây gấp cầu tàu, sân bay ở Biển Đông (PN Today). - Trung Quốc tăng động thái phi pháp ở biển Đông (TN).  - Hải tuần, trực thăng Trung Quốc đã kéo ra Đá Xu Bi, Trường Sa (GDVN). – TQ tuần tra hỗn hợp hải-không ở Biển Đông (BBC).   – Trung Quốc đồng loạt tung hải – không quân uy hiếp Biển Đông (Sống mới). - Tàu Trung Quốc hù dọa triển khai trực thăng (PLTP).
- Trung Quốc hoãn công bố ngân sách quốc phòng (Sống mới).  – Bắc Kinh không công bố ngân sách quốc phòng trước khóa họp Quốc hội (RFI).
- Biển Hoa Đông nóng trước “đòn” khiêu khích mới của Trung Quốc (VnMedia). - Nga, Trung Quốc tập bắn đạn thật trên biển Nhật Bản (TP). - Nga, Trung Quốc tập trận chung trên biển Nhật Bản vào tháng 6 (Sống mới).
- Bộ trưởng Quốc phòng Nga thăm Việt Nam (VOA).
- Khi độc tài dẫn tới quân phiệt (RFA). Cựu Đại tá Phạm Xuân Phương: “Quân đội có nhiệm vụ nhất định là bảo vệ tổ quốc. Nhiệm vụ đó là nhiệm vụ số 1. Đến bây giờ hiện nay mà nói thì càng phải nhắc lại quân đội là của tổ quốc, quân đội là của nhân dân chứ quân đội không thể là của một đảng nào cả. Hiện nay trước sau gì chúng tôi, những cựu chiến binh đều nghĩ như vậy chứ không phải bây giờ mới nói như vậy”.
- Đức Giám mục Vincent Nguyễn Văn Long: Về bức thư của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam góp ý sửa đổi Hiến Pháp (NVCL). “Bức thư đã nói lên tiếng nói ngôn sứ của Giáo Hội, tức là nói lên sự thật, nói lên hiện trạng đích thực của đất nước, nói lên thay cho triệu con tim đang thao thức một xã hội dân chủ, văn minh và lành mạnh. Tôi cho rằng đây là một sự đồng hành can trường và bước đi có tính cách quyết định trong cuộc hành trình gian khổ của dân tộc tiến về một tương lai tươi sáng”.
-   Đoàn Xuân Lộc, Global Policy Institute, London: Vì sao Hội đồng Giám mục góp ý Hiến pháp? (BBC). “Góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này và với việc yêu cầu ‘xóa bỏ đặc quyền của bất kỳ đảng phái chính trị nào’ trong Hiến pháp, Giáo hội muốn có một Hiến pháp thực sự là ‘của dân, do dân và vì dân’, chứ không phải một Hiến pháp của, do hay vì bất cứ một đảng phái chính trị nào”.
- Bùi Minh Quốc: TÔI ĐÃ KÝ NHƯ LÀ TÔI THỞ (Bùi Văn Bồng). “Một số cơ quan, đơn vị đi soi xét, xem ai đã ký tên vào các Bản kiến nghị Sửa đổi Hiến pháp (như Kiến nghị 72), Lời kêu gọi Thực thi dân chủ, Tuyên bố của các công dân tự do, Phản đối Trung Quốc in đường lưỡi bò trên hộ chiếu, trên hàng hóa, trên đèn lồng…đều bị chính quyền và thủ trưởng cơ quan nhắc nhở, bắt làm bản kiểm điểm, bắt tường trình, có vị còn nói: ‘Đừng ăn phải bã phản động, nghỉ cho cái đầu nó khỏe, quan tâm những chuyện đó làm gì, phiền toái!’.” Những kẻ đi theo dõi, xem ai đã ký vào “Kiến nghị 72”, cũng như đã ký vào các kiến nghị và tuyên bố khác như nhiều người đưa tin, chính là những kẻ phản động đã chui vào tận hàng ngũ của đảng và nhà nước, chống lại nhân dân. Bà con hãy cảnh giác.
- GS Lê Xuân Khoa: Thư gửi bạn bè trong nước qua diễn đàn sci-edu (BoxitVN/ BS).
- Vùng cấm và những loại “bẫy người” (RFA). Bùi Thị Minh Hằng: Ông Nguyễn Phú Trọng gọi thành phần tiến bộ đó là “suy thoái về tư tưởng” thế nhưng thực sự thì chính những việc làm suy thoái của Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng như bộ máy lãnh đạo nhà cầm quyền Việt Nam sẽ thúc đẩy người dân Việt Nam tỉnh ngộ”.
- Góp ý sửa đổi hiến pháp 1992: Vẫn tư duy “đứng trên nhân dân”! (DV).  - Làm rõ cam kết pháp lý của Đảng trước dân (VNN).  Đảng ra đời đã 83 năm rồi mà chưa có luật về đảng, vậy từ trước tới giờ đảng xài luật gì? Đảng có chịu sự chế tài của luật pháp VN hay đảng đứng trên hiến pháp và pháp luật, như đảng luôn tuyên bố rằng “đảng lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối”? - Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Doan: Chú trọng góp ý về quyền con người trong dự thảo Hiến pháp (LĐ). - Về bảo vệ Tổ quốc Xã hội Chủ nghĩa trong Dự thảo Hiến pháp (VOV). - Đảm bảo tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân (SGGP). -  Không nên hiến định thu hồi đất vì mục đích kinh tế – xã hội (TN). - Không được “khoác áo” kinh tế – xã hội để thu hồi đất của dân (LĐ). - Không phân biệt các thành phần kinh tế (TP).
- Bạn đọc là cựu chiến binh: “Quân đội ta trung với Ðảng, hiếu với dân…” (ND). Giới thiệu liền 2 bài liền trên Nhân dân luôn để bà con biết tờ báo đảng này có nhiều cây viết từ bạn đọc đến thế nào, đâu đã phải xài tới đám “cây viết chính luận” và các “Dư luận viên”.  - Bạn đọc Trung Thành, hiện sống tại Mỹ: Không ai có thể phủ nhận vai trò của Ðảng Cộng sản Việt Nam ! (ND). “Sự thật trước sau vẫn là sự thật. Không ai có thể phủ nhận vai trò lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam! Quá khứ và hiện tại đã khẳng định chân lý đó. Việc làm của mấy người mượn danh ‘yêu nước’, tự coi mình ‘có trách nhiệm với dân tộc’ không đánh lừa được những người yêu nước chân chính và có trách nhiệm thật sự đối với dân tộc”. Sao ông Trung Thành không sống ở VN để được tận hưởng “vai trò lãnh đạo của ĐCSVN”? Như ông nói, Đảng CSVN có thể làm cho “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” sao ông không ở VN mà hưởng, lại chạy qua Mỹ sống? Cho dù ông có du học đi nữa, sao không ở lại VN học “dưới mái trường XHCN ưu việt” mà đi học ở nền giáo dục của bọn “giãy chết”?
Lực lượng vũ trang không phải trung thành với một đảng là phi chính trị? (Gocomay).
3<- Phỏng vấn ông David Brown: Đảng đang khủng hoảng? (RFA). “Tổng Bí Thư dường như đã hướng bình luận của mình đặc biệt vào các đảng viên, những người đang nuôi ý tưởng về việc giới hạn quyền lực độc tôn của Đảng, hoặc cho phép thành lập các Đảng đối lập, hoặc làm cho nhánh tư pháp được độc lập hơn, hoặc phi chính trị hóa quân đội. Dường như ông ta và Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đều đang cảnh giác vì nhiều người đã lên tiếng ủng hộ những ý tưởng cấp tiến như vậy. Họ đưa ra tín hiệu rằng sẽ không có thỏa hiệp đối với những ý kiến này”.
- NỖI BỨC XÚC CỦA MỘT DƯ LUẬN VIÊN KHI ĐỌC BÀI “KHÔNG THỂ ÁP ĐẶT” TRÊN BÁO QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN (TSYG).
- Nguyễn Văn Thạnh: TỔNG THỐNG LINCOLN VÀ TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (Huỳnh Ngọc Chênh). “Còn ông Nguyễn Phú Trọng không phải toàn dân bầu lên mà đảng của ông bầu, lẽ dĩ nhiên ông phải bảo vệ quyền lợi đảng phái hơn là đứng về quyền lợi và ý chí của toàn dân Việt Nam. Từ vấn đề nêu ra ở đây đưa đến một câu hỏi mang tính pháp lý thời đại là ‘dân không bầu chức Tổng bí thư, vậy ông Tổng bí thư lấy danh nghĩa gì để là người đứng đầu, lãnh đạo toàn dân’?
- HÓT LÁO & CẤM HÓT (Sơn Thi Thư). “Thì đấy, cậu Chim Cuốc từng cất tiếng kêu vang: ‘Không chống được chim nhũn, tôi sẽ từ chức ngay’, rồi thì mợ Chích Chòe cũng cao giọng: ‘Dân chủ loài chim gấp vạn lần loài bướm’, còn bác Vẹt thì tuyên bố: ‘Dân chủ là bản chất của xã hội loài chim’… Hót mà không đúng sự thật, chả gọi là hót láo thì là gì?
- Huỳnh Minh Tú: Ý kiến của một thanh niên quanh bài viết của nữ nhà văn Phạm Thị Hoài về thanh niên Nguyễn Đắc Kiên (Ba Sàm).
- Đã có 3.700 người ký tên vào Lời Tuyên Bố của các Công Dân Tự Do. Đây là DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI KÝ TÊN (đợt 4) (FB Mẹ Nấm). – HÃY LÀM NHỮNG GÌ CÓ THỂ ĐỂ GÓP THÊM NHỮNG CHỮ KÝ CHO TỰ DO DÂN CHỦ (Bùi Hằng).
- Đã có 43 người ký tên vào kiến nghị của sinh viên – cựu sinh viên Luật Việt Nam.
- Trương Tuần: Tôi ngu lâu hả cụ ? (Trần Nhương).
Bữa nay mới có thời gian và “chứng lý” để trở lại bình luận về một “công thức” được gọi là Sang + Dũng + (Bá Thanh) ><  Trọng + Hùng mà có độc giả đã ngạc nhiên gọi điện hỏi, nó nằm trong lời bình ngày 26/2/2013 liên quan sửa đổi Hiến pháp, đó là câu “khả năng chuyển từ thế cờ Sang + Trọng >< Hùng + Dũng, nay thành Sang + Dũng + (Bá Thanh) ><  Trọng + Hùng”. Cái “chứng lý” để đem ra bàn chuyện này chính là sự ra đi của ông tướng “phái viên” của thủ tướng. Tại sao lạ vậy? Xin được dài dòng một chút, mà thậm chí có khi phải lui về câu chuyện cách đây gần nửa … thiên niên kỷ, khi Chúa Nguyễn Hoàng (có lẽ phần nào) nghe theo lời khuyên Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm để lên đường Nam tiến.
Có cái gì đó hao hao mối quan hệ giữa người Mỹ với nước Anh hai, ba trăm năm trước, bằng nhiều lý do người phương Nam không những mang tâm tính, mà cả trong thái độ luôn có nhiều khác biệt với người Bắc. Họ phóng khoáng, mạnh bạo, thẳng thắn, đơn giản và ít chịu ảnh hưởng của Trung Hoa, sau này thì với cộng sản, hơn là người Bắc.
Khi đi theo chủ thuyết CS, dẫu có “cùng hội cùng thuyền” đi nữa, thì những người CS miền Nam cũng luôn luôn làm cho đám chóp bu ở Ba Đình nghi ngại và tìm mọi cách khắc chế.
Thế rồi từ sau 75’, một công thức được coi là “an toàn” đã luôn được áp dụng một thời gian dài khi sắp xếp những chiếc ghế cao nhất, là đảm bảo cân bằng 3 miền. Nhưng đến Đại hội 10 thì tình hình có khác, miền Trung đã ít đi, nhường chỗ cho miền Nam-Nam Bộ. Chắc chắn điều này không làm cho Trung Nam Hải và Ba Đình yên tâm.
Để hóa giải cho tình trạng “đáng ngại” trên, một kẻ gian hùng Bắc kỳ len lỏi ở giữa, bằng đủ mọi chiêu thức, khuyấy động không khí nghi kỵ, hầm hè, cả những màn đấm đá cung đình sẽ là thượng sách. Một thứ “mâu thuẫn để ổn định”. Khi mục đích đó lại đi liền với nhiều mối lợi chung, riêng quan trọng khác, nó đã tạo ra một nhân vật hiếm có trong lịch sử 83 năm của ĐCSVN: Tướng Hưởng.
Một câu chuyện cách đây không lâu được một “đại gia” kể lại, rằng trong một bữa cơm thân mật mời mấy chục “doanh nhân thành đạt”, khi bàn luận chuyện chính trường, giữa không khí nồng nặc rượu mạnh, ngài X đã văng ra một câu làm cả bàn tiệc sửng sốt: “Tao có mà sợ thằng Y cái con … kẹc nè nè!” Những người nghe lại chỉ bán tín bán nghi về độ chính xác của câu chữ, mà không ai đặt ra một dấu hỏi: có hay không chuyện đó, và có việc người ta cố tình dựng chuyện để chia rẽ thêm X-Y hay không, ai làm trò này? Dù sao thì nó cũng chỉ là một gợi mở và bổ sung thêm cho quá nhiều câu chuyện liên quan được lan truyền mấy năm nay, sẽ góp phần cho những người trong cuộc tỉnh trí lại.
Họ cần “tỉnh trí” bởi lúc này, đất nước như con tàu đang vào một khúc quanh, nhưng cũng là cơ hội vô cùng quan trọng, nếu trong số những người cầm lái, ít nhiều có tư tưởng tiến bộ, đỡ chịu ảnh hưởng của kẻ bành trướng Trung Hoa cùng giáo điều CS cũ rích, biết giảm bớt nghi kỵ, hằn thù, cùng lúc gạt ra được kẻ có thể thổi bùng thêm mâu thuẫn, để tìm đến với nhau qua những điểm tương đồng, thì quả còn gì bằng? 
- Nói về “ông cố vấn” của “đồng chí X”: HẺM BUÔN CHUYỆN (KỲ 68) : Tin đâu như sét đánh ngang… (Nhật Tuấn). “Mày nói gì ? Đồng chí Cố có quyết định hưu rồi hả ? Thiệt không ? Ra giêng mới công bố nhưng giờ thiên hạ đã biết hết cả rồi ? Mày nói sao ? Rút lại không biếu quà tết nữa hả ? Vậy chết tao rồi, tiền mày nộp tao mua 5 lạng cao hổ rồi. Trả lại cho mày cao hổ cũng được hả ? ĐM thằng bất nhơn. Đống chí Cố chưa nhận quyết định hưu mà đã giở mặt…”- Sự tàn bạo cuối cùng của Tướng Nguyễn Văn Hưởng (VLB). Mời xem lại: Kết cục của ‘Hot Boy’ và ‘Hot Girl’! (VLB). - Beo trách tướng Hưởng: Chưa phải là quân tử! (Han Times).
H1- Thông báo về trường hợp một nữ thanh niên đề nghị được ra khỏi Đảng (ĐHLV). Đó là em Nguyễn Ngọc Diễm Phượng, sinh năm1982, cho biết: “…thực tế hiện nay, qua các sự việc diễn ra ngoài xã hội làm tôi phải suy nghĩ và nhận thấy rằng ĐCSVN hiện nay không còn thể hiện đúng giá trị và bản chất của mình nữa. Đảng ngày mất đi sự tín nhiệm của nhân dân, Đảng chưa phát huy hết quyền làm chủ của nhân dân, quyền lợi chính đáng của nhân dân chưa được Đảng bảo về và tôn trọng”.  “Bỏ đảng” sẽ có “bảng đỏ”; bỏ “sao vàng” sẽ được “sang giàu”. =>
- An ninh tốt? (Phương Bích).
- Hoàng Đạo Sử: NẠN TÁCH NHẬP VÀ NẠN CON CHA CHÁU ÔNG TRONG ĐẢNG ? (Phạm Viết Đào).
- LHQ kêu gọi Việt Nam phóng thích 3 nhà hoạt động công đoàn trẻ (VOA). biện pháp sửa chữa thích hợp nhất đối với nhà cầm quyền Hà Nội là phóng thích ngay lập tức ba nhà hoạt động công đoàn này cũng như bồi thường những thiệt hại cho họ theo điều 9 của Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị”.
- Lê Trung Thành: Viết tiếp về dự án Bauxite Tây Nguyên (BoxitVN). Bài 4: ÔM MỘNG  TÁI CHẾ BÙN ĐỎ VINACOMIN “MƠ VỀ NƠI XA LẮM!” - Tư liệu liên quan đến bản Kiến nghị 2009 (16) – Hai bài viết của GS TS Nguyễn Thế Hùng.  - Bộ Công thương lạc quan về hiệu quả dự án bôxít (SGTT).  – Bộ Công thương: ‘Có rủi ro lớn với hai nhà máy bô xít’ (VNE).  – Nhà văn Nguyên Ngọc : “Phải dừng ngay dự án bauxite Tây Nguyên” (RFI). Chúng tôi muốn đề nghị dừng luôn dự án Nhân Cơ, hiện đang làm lở dở. Nếu làm tiếp Nhân Cơ thì cả Nhân Cơ và Tân Rai thì mỗi năm sẽ lỗ khoảng 600 ,700 triệu đôla. Dự án Tân rồi thì cũng nên dừng lại và trong dịp này rà lại toàn bộ dự án bauxite Tây Nguyên”.  -  Điều chỉnh lại quy hoạch bauxite (TN). - Dự án bôxít Tân Rai có rủi ro lớn (TT). - ‘Có rủi ro lớn với hai nhà máy bô xít’ (GDVN). - Rà soát hiệu quả kinh tế của dự án boxite Tân Rai (DV).
- Tự phê giữa răng và lưỡi (Trần Nhương).
- Xã hội cần lao động chất lượng cao, hay cần lãnh đạo tại vị lâu hơn? (Sống mới).
Đánh thuế thu nhập tiền gửi tiết kiệm: Thực ra cũng chỉ là học hỏi NHNN (Sống mới). – KIẾN NGHỊ “ĐÁNH THUẾ TIỀN GỬI TIẾT KIỆM”: Kiến nghị không được xâm phạm lợi ích chung (PLTP). - “Thưa đại gia, ông cứu… người giàu, ai cứu chúng tôi?” (GDVN). - Hội chứng soi túi tiền của dân (TVN).
- Dự án Đại lộ Đông- Tây: Nhà thầu khởi kiện chủ đầu tư (NLĐ).
- Chiếc cầu Định Mệnh (11) (Nguyễn Thế Thịnh).
- Quyền xem pháo hoa (Nguyễn Thông).
- Mở đường cho chính quyền đô thị (NLĐ).
- GỬI CÁC “NHÀ” LÀM LUẬT, CHẾ THÔNG TƯ (Nguyễn Duy Xuân).
Nghiên cứu tiếp việc đổi giờ học, giờ làm (PLTP).
Nên nâng tuổi làm việc cho nữ giới (TT).
Một cửa hàng ở Mũi Né từ chối khách Việt (TN).
Lâm tặc trốn thoát ngay trụ sở kiểm lâm (TN).
Gỡ rối pháp lý cho người chuyển giới: Giới y học nói gì ? (TN).
Thông báo khẩn: Tuyển sinh đào tạo cấp tốc chuyên gia chẩn đoán mũ bảo hiểm (Nguyễn Duy Xuân). - Bốn bộ thông qua việc phạt người đội mũ bảo hiểm “dỏm” (PLTP). - Từ ngày 15-4: Xử lý trường hợp đội nón bảo hiểm giả, kém chất lượng (SGGP). - Phạt người đội mũ bảo hiểm rởm: Ấu trĩ & không khả thi (DV).
- Vụ đại úy CSGT đi xe Camry biển giả ở Thái Nguyên: Khiển trách Đội phó CSGT đi xe Camry biển giả (GDVN).
Chủ khu du lịch Đại Nam khởi kiện ông Minh Diện (DV). - Nhà báo MINH DIỆN bị kiện do đâu? (Lê Thiếu Nhơn). - Dấn thân vào nghề hiểm nguy (Nguyễn Vĩnh).  - Tui mà là Huỳnh Uy Dũng đuổi hết đám lính không like ĐẠI NAM TÂM KINH (Trần Hùng). - Vì sao vợ ông chủ Đại Nam tố cáo cựu nhà báo Minh Diện? (DV).
Yêu cầu Báo Mới ngừng lấy tin bài của Petrotimes (PT).
VỤ ĐINH ĐỨC LẬP: ÔNG HUỲNH ĐẢM VI PHẠM LUẬT TỐ CÁO (Tễu).
- Minh Diện: ĐƯỜNG VÀO SÀI GÒN (Kỳ 2) (Bùi Văn Bồng). – Mời xem lại: ĐƯỜNG VÀO SÀI GÒN (Kỳ 1).
TÂM VÀ TẦM VŨ TRỌNG KHÁNH (Bùi Văn Bồng).
Thương lái Trung Quốc mua đủ thứ lạ đời (VEF).
- Một độc giả gửi email “Anh Ba, sáng nay em đọc bài báo xúc động quá trời. Lúc trước thì Thủ Tướng Nhật xin lỗi. Bữa nay thì Tổng Thống HQ”Tân tổng thống Hàn Quốc xin lỗi dân, “đã vậy, bên dưới VNexpress còn chạy thêm bài”Cách rèn con sống với lòng tự trọng.
- Năm ngày hấp hối của Stalin (1) (L’Express/ Thụy My).
H2- Thế giới 24h: Quan Trung Quốc thuê côn đồ đập xe dân (VTC). – Internet, công cụ chống tham nhũng tại Trung Quốc (RFI). Những người đấu tranh thuộc nhiều thành phần xã hội khác nhau, nhưng có một mục tiêu chung là chống tham nhũng. Lực lượng này đôi khi tự tiến hành mạo hiểm điều tra y như những phóng viên báo chí chuyên nghiệp”.
- Lãnh đạo Trung Quốc đối diện với lời kêu gọi cải cách (VOA).  – Quốc hội Trung Quốc sẽ hủy bỏ chế độ “lao giáo” ? (RFI). - Mỹ choáng với vũ khí mới của Trung Quốc (TVN). - Đụng độ vì cưỡng chế đất đai ở Quảng Đông (TN). - Trung Quốc ‘né’ tiết lộ chi tiêu quốc phòng (PT). - Trung Quốc chuẩn bị bầu lãnh đạo cấp cao (TP). - Trung Quốc đang hoàn tất chuyển giao quyền lực (LĐ).
- Tòa phúc thẩm Cam Bốt buộc tội một quan chức đã bắn vào người biểu tình (RFI). – Tòa Khmer Đỏ hoãn xử vì đình công (BBC). – Tòa án Khmer Đỏ : Nhân viên đình công vì ba tháng không có lương (RFI).
- Bình Nhưỡng chuẩn bị một cuộc tập trận quy mô (RFI). - Bình Nhưỡng chuẩn bị tập trận lớn (PLTP).
- Miến Điện cam kết minh bạch hóa chính sách đầu tư năng lượng (RFI).
Kỳ 1: Giáo hoàng được bầu chọn như thế nào? (TT).

Status của nhà báo Mạnh Quân trên FB: “He he, đã có ý kiến: Các báo khi đưa tin về phát ngôn của lãnh đạo phải có sự chọn lọc, lựa lời để không ‘tầm thường hóa’ lãnh đạo. Ở đây có vai trò, bản lĩnh rất lớn của Ban biên tập nhưng cũng là trách nhiệm, năng lực của phóng viên, biên tập viên“.

- Nguyễn Hưng Quốc: Hiến pháp và việc sửa đổi hiến pháp (VOA’s blog). “Những người đối lập hoặc độc lập vẫn có thể biến trò chơi tu từ vô ích ấy thành một thứ cơ hội tốt để đạt được hai mục tiêu chính: một, gây nên một phong trào tranh luận thực sự trong dân chúng về những vấn đề chính trị quan trọng trong nước để, qua đó, rèn luyện ý thức công dân và hướng đến việc hình thành một xã hội dân sự tại Việt Nam; và hai, qua hiến pháp, đặt vấn đề về bản chất của chế độ và nhu cầu dân chủ hoá chế độ”.
- Hiến pháp cần có một chương về Đảng (VOV).  – GS Chu Hảo: Hoãn được thì nên hoãn (ĐV). Thật bất ngờ khi báo Đất Việt đăng lại bài của GS Chu Hảo, vốn đã được trang Văn hóa Nghệ An đăng lên rồi hạ xuống, đi cùng lời đồn đoán mấy ngày qua rằng có một chỉ thị của Ban Tuyên giáo “cấm cửa” 72 vị khởi xướng bản Kiến nghị 72. Liệu có hay không những luồng quan điểm khác nhau ở giới hữu trách cấp cao xung quanh đợt sửa đổi hiến pháp này? Lại phải chờ và nghe ngóng.
Bài này, có lẽ cũng như trên VHNA, bị cắt bớt một số đoạn so với bài đăng trên blog Ba Sàm. Đây là những đoạn bị cắt: “ Dù có thế đi chăng nữa thì chúng ta vẫn cứ nên tích cực tham gia thực tập dần những cuộc thảo luận chính trị dân chủ như thế này trong một xã hội dân sự lành mạnh.”
“… thụt lùi so với Hiến pháp hiện hành và về bản chất thì chưa có gì thay đổi. Những vấn đề cốt lõi đang cản trở sự phát triển bền vững của đất nước vẫn còn đó như thách thức dư luận của toàn dân. Có thể tóm tắt những điểm chính cần phải được tiếp tục …”
Lẽ nào một nguyện vọng chân chính như vậy của toàn dân lại không được tôn trọng?
- GS TSKH Phan Xuân Sơn – Học viện Chính trị Quốc gia HCM: Vì sao không nên tam quyền phân lập? (VTV). Mời xem lại – TS Cù Huy Hà Vũ: Việt Nam không thể có tam quyền phân lập khi còn chế độ độc đảng (RFI/ TAVC).
- Phạm Lê Vương Các: Xã hội dân sự và bản Hiến pháp (BBC). “Nhà cầm quyền hiện nay cần phải tỉnh táo và đòi hỏi cả sự dũng cảm. Chấp nhận tự thay đổi và tự lột xác mình để được tồn tại và phát triển”.
- Bài thơ nhân sự kiện Nguyễn Đắc Kiên: Nói và làm (FB Thái Bá Tân/ BS). “Tôi không biết ông Thiệu,/ Yêu mến lại càng không,/ Nhưng buộc phải thừa nhận/ Một thực tế đau lòng,/ Rằng ông ấy nói đúng,/ Thời còn ở Miền Nam:/ ‘Đừng nghe cộng sản nói./ Hãy xem cộng sản làm’!
- Chờ mãi, vẫn không thấy (Thái Bá Tân). “Chờ mãi, vẫn không thấy/ Có quan nào xưa nay/ Trước bàn dân thiên hạ,/ Dám tuyên bố thế này:/ ‘Tôi, họ tên, chức vụ,/ Luôn vô tư, chí công,/ Xin thề, chưa tham nhũng,/ Dù chỉ một vài đồng’!”
- Bùi Tín: Coi dân là thù, họ sẽ sống với ai? (VOA’s blog). Điều mỉa mai khổng lồ nằm ở chỗ chính Bộ Chính trị và chính quyền các cấp mới suy thoái nặng nề, được ghi trong nghị quyết đảng hẳn hoi, nó nằm chình ình trong cơ quan lãnh đạo đảng chứ không còn ở đâu khác. Một chính quyền tham nhũng, thối nát đến mục rữa là tận cùng suy thoái”. - Ôi , “Độc lập – Tự do- Hạnh phúc” đâu rồi? (Phương Bích).
- Trần Quốc Vượng: Nỗi ám ảnh của quá khứ (FB Nguyễn Hồng Kiên/ HDTG). “Có ĐỘC LẬP rồi chăng, nhưng hoạ LỆ THUỘC vẫn luôn luôn mai phục, cả về mô hình chính trị và sự phát triển kinh tế…  Có THỐNG NHẤT rồi chăng, nhưng mầm CHIA RẼ mọc rễ sâu xa, nào Bắc / Nam, nào Cộng sản / không Cộng sản…  Điều chắc chắn, là NHÂN DÂN chưa có HẠNH PHÚC, TỰ DO thực sự”.
- Võ Trung Hiếu: Chả có gì mãi mãi (Quê Choa). “Trừ bánh vẽ ra/ Chẳng có thứ gì trên đời tên là ‘muôn năm’/ Chẳng có thứ gì trên đời tên là ‘mãi mãi’/ Những thứ tưởng chừng đỉnh cao vĩ đại/ Cũng sẽ qua mau như thì con gái/ Xuân sắc mỹ miều cũng một lần thôi”.
- ĐÔI MẮT ẤY (Hai Lúa). “Đồng bào tôi, dân tộc của tôi ơi/ Sự tử tế bao dung sao hiếm vậy/ Các vị đỉnh cao trong Đảng ơi, có thấy/ Những tấm thân gầy, nên nhân cách còn đâu?/ Tôi nhìn vào những đôi mắt sâu/ Nỗi lo toan hiện hình lên mặt họ/ Ôi những nụ cười sao mà trông méo mó…
- Công bố kết luận thanh tra đất đai tại Đà Nẵng (TT). “Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với các kiến nghị gồm: kiểm điểm chủ tịch, các phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, các tổ chức, cá nhân có liên quan (thời kỳ 2003-2011) đã vi phạm quy định về quản lý sử dụng đất đai liên quan đến việc xác định giá thu tiền sử dụng đất, giảm tiền sử dụng đất phải nộp, gây thất thu ngân sách hơn 3.434 tỉ đồng”.  – Chiều nay, chính thức công bố kết luận thanh tra đất đai tại Đà Nẵng (LĐ).
- Viết như kể chuyện (Nguyễn Thế Thịnh).
KINH TẾ
- NHNN chính thức được mua bán vàng miếng trên thị trường trong nước (VinaCorp/ Gafin). – Vàng đang bị neo giá? (NLĐ). - HSBC: Kỳ vọng Việt Nam tăng trưởng GDP đạt mức 5,5% (DV).
- Công ty chứng khoán: Mấu chốt rủi ro là… tuân thủ (VnEconomy).   – Chứng khoán lại đi xuống (HQ). – Nhiều khả năng tiếp tục giảm (ĐTCK).  – Chứng khoán giảm, USD tăng (NLĐ). - Con ông Trầm Bê không bán được 48 triệu cổ phiếu STB (VnEconomy). - Chứng khoán: “Thoát” hàng bảo toàn vốn (TP).
Thủ tướng Chính phủ quyết định về mua, bán vàng miếng (CP). – Nghị định 24: Gian nan mang vàng… ‘thử lửa’ (TP). - Có nên bán vàng dự trữ để bình ổn? (TN). - Nên cho nhiều đơn vị đấu thầu vàng (PLTP). - Ngân hàng Nhà nước được quyền định đoạt mua, bán vàng miếng (LĐ). - Tiền chênh lệch giá vàng: Vào Ngân hàng Nhà nước (TP).
4- BĐS ngoại: Rầm rập đến, ồ ạt bỏ đi (VEF). – Thị trường BĐS Hà Nội: Rầm rộ bán căn hộ sắp hoàn thiện (CafeF).  – Tiếp tục hạn chế cho vay đầu tư bất động sản và chứng khoán (VOV). - Sợ mất mặt, đại gia sớm tự hạ mình (VEF). =>
Việt Nam lập Hiệp hội Cá tra (VOA).
Tôm sú châu Phi có ưu thế vượt trội chỉ là tin đồn (TTXVN).
Xăng dầu được điều hành theo cách “ứng trước bù sau” (PLTP). - Xăng dầu tăng giá chỉ là vấn đề thời gian (DT). - Buôn lậu xăng dầu tăng do chênh lệch giá (TN). - Xuất lậu xăng dầu gia tăng (TP).
EVN nỗ lực đảm bảo cung ứng điện mùa khô (VOV).
Starbucks “rục rịch” mở cửa hàng thứ 2 tại Việt Nam (GDVN).
Hàng Trung Quốc bủa vây người tiêu dùng – Kỳ 3: Phải kiểm soát nhập khẩu hiệu quả (TN).
- Xuất siêu hai tháng liên tiếp (TQ).
- Căng thẳng điện hai miền Trung, Nam (TQ).
- Cảnh hoang tàn tại trung tâm mua sắm lớn nhất thế giới (VNN).

- Nuôi nợ… xấu ! (SGĐTTC/ĐTCK).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Trần Quốc Vượng: “ĐÔNG SƠN” KỶ NGUYÊN XÂY DỰNG NỀN TẢNG XÃ HỘI, LỐI SỐNG VÀ TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM (Việt sử ký).
Di tích quốc gia Cổ Loa bị xâm phạm nghiêm trọng (Sống mới).
- Nguyễn Xuân Dương: Xuất xứ câu thơ hay được thả lên Trời ngày Thơ Việt Nam thứ 11  (Trần Nhương).
- Nguyễn Hoàng Đức: XIN CÁM ƠN TÊN GIẢ HOÀNG NGỌC HẠNH LỜI NGỤY BIỆN CHẦY CỐI NÓI LẤY ĐƯỢC (Nguyễn Tường Thụy).
- Ma Văn Kháng: Nét riêng Hoàng Tiến (Trần Nhương).
- LƯƠNG VĨNH thảng thốt thơ (Lê Thiếu Nhơn).
- ‘Xã hội trơ lì’ trong Thành phố đi vắng (BBC).
- TỊNH LẶNG “StillnessSpeaks”: Chương Ba (Trần Sơn lược dịch) (NQ&TD).
- Nghệ nhân gần 80 năm hát xẩm qua đời (BBC). – Vĩnh biệt nghệ sỹ hát xẩm Hà Thị Cầu (BBC). – Năm canh vò võ những là thở than (Đào Tuấn).
<- VĨNH BIỆT NHẠC SĨ MAI SAO – Nhớ điệu nhạc múa sạp (Nguyễn Trọng Tạo).
5- Phật tử tức giận vì tượng Phật ‘ở VN’ (BBC).
- Vũ Duy Chu: Hà Nội tiếu lâm truyền kì (kì 104) (Trần Nhương).
- Bảo tàng sinh thái Tre ở Bình Dương (RFA).
- “Tiếng đàn piano nửa đêm” (Anh Vũ).
“Cụ” rùa là bảo vật quốc gia ? – Kỳ 2: Đừng đồng nhất huyền thoại với lịch sử (TN). - Danh hiệu (TN).
Cung văn chạy sô mùa lễ hội (DV).
Thăm “Tứ trấn Thăng Long” – dấu ấn tâm linh Việt (VOV).
Người đẹp màn bạc Việt một thời – Kỳ 2: Bắt đầu hết cô đơn (TN).
Cánh diều đang thiếu “gió”! (PT).
Buổi diễn đặc biệt của The Beatles (BBC).
Bóng nội lên sàn cá cược ngoại (PLTP).

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Chủ quan ban hành, vội vàng sửa đổi (HQ). - Nhiều quan điểm khác nhau trong xây dựng điểm sàn mới (GD&TĐ). – Điểm sàn phải là tổng điểm đa số thí sinh đạt (GD&TĐ). – Không nên dễ dãi “đầu vào” (GD&TĐ).
Phát triển trường ĐH, CĐ ngoài công lập: Chủ trương đúng, phát triển méo mó (PLTP).
6- PGS Văn Như Cương: “Dạy thì vô bổ, không dạy thì học sinh… oán” (VnMedia).
Đừng mất tiền oan khi học chương trình nước ngoài (TN). =>
- Chuyển đổi THPT bán công sang công lập tại Thanh Hóa: Nhiều giáo viên hợp đồng mất việc (TP).
Cô giáo thi viên chức: ‘Tôi hận Sở giáo dục Vĩnh Phúc đến vô cùng’ (GDVN).
- Việt Nam- Hungary kí thỏa thuận hợp tác giáo dục (GD&TĐ).
- Học sinh Việt Nam đoạt giải nhất ghita cổ điển Mỹ (Tin tức).
Lần đầu tiên chữa khỏi HIV ở trẻ (TN).
- Du lịch trên sao Hỏa (NLĐ).
- Bé gái sơ sinh được ‘chữa khỏi HIV’ (BBC). – Lần đầu tiên trên thế giới, một trẻ sơ sinh nhiễm HIV được chữa khỏi bệnh (RFI). – Mỹ: Một bé gái được chữa khỏi HIV (VOA).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Khám bệnh tại nhiều Bệnh viện ở TP.Hồ Chí Minh: Đổ thêm bệnh vì chen chúc chờ khám! (LĐ). - “Hãy yêu nhau đi bên đời nguy khốn” (TT).
- Ngăn chặn lễ kỷ niệm 10 năm khu vườn “kỳ lạ” (NLĐ).
- Kỳ bí những bộ hài cốt ‘độc’ và ‘dị’ nhất Việt Nam (NĐT).
- Chưa yên tâm với hạt hướng dương (NLĐ).
Nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm ở ĐBSCL- Do thiếu vắc xin? (SGGP).
Lo ngại hạt hướng dương tẩm bột talc công nghiệp (TN).
Hà Nội chính thức ‘khai tử’ khu nhà gỗ hơn 50 tuổi (PT).
- Xóa sổ mũ bảo hiểm dỏm (NLĐ).
Chuyện khôi hài ở làng văn hóa ‘có thánh hiện’ (NĐT).
- Thú chơi đốt phổi tốn tiền của giới trẻ (ANTĐ/ VEF). - Tin vòng đeo cổ, coi chừng sái cổ (VEF/ PLTP).
- ‘Không thể ngờ con tôi ngồi trong nhà vẫn bị cướp iPad’ (VNE). - Giả cảnh sát đi đòi tiền thua bài (NLĐ). Cảnh sát thường đi đòi tiền thua bài hay sao mà có kẻ giả danh cảnh sát để làm chuyện này?
- Lâm tặc đào tẩu trước mắt … kiểm lâm (NLĐ).
- Video: TP.HCM: Bắt vụ buôn lậu máy phá sóng điện thoại (VTV).
- Miếng cơm trong bữa cơm (Đào Tuấn). “1-Có những học sinh buổi trưa nhịn ăn vì không có gì mang theo đến lớp. Có những bé mầm non đến bữa thì cô giáo phải “véo” từ các nắm cơm của các em khác dồn lại để cho cháu ăn. 2- Có những học sinh không ăn cơm, mà ăn bí, ăn củ. 3- Học sinh có đủ cơm ăn, nhưng thức ăn là măng, muối riềng, muối ớt 4- Học sinh ăn cơm có chút thức ăn mang từ nhà là chút cá khô hay thi thoảng (rất hiếm) có miếng thịt“.
- Vụ người Việt bị đánh chết: Khoản tiền bồi thường kỷ lục (Vietinfo).
- Cháy tàu cá ở Nam Phi, thủy thủ Việt tử vong (NLĐ).
H3<- Những dòng kênh sắp ‘chết’ ở Sài Gòn (Infonet/ Zing) vì đó là cái thành phố của bọn “Mỹ – Ngụy”, còn nay Hồ Chí Minh không thể nhơ nhớp như thế?!
- Hà Nội: Nhảy Kangnam Style vì môi trường (VnMedia).
- “Cơn khát vàng trắng” ở Trung Quốc (Alobacsi).
- Cảm động câu chuyện bố tử vong vì che chắn cho con khỏi giá rét (DT).
- Công dân nhập tịch Đài Loan hầu hết là các cô dâu Việt Nam (VOA).
- Những con đường lậu sang Anh (BBC). Thứ trưởng Công an Việt Nam nhấn mạnh: ‘Chúng tôi đề nghị với Anh và các nước châu Âu tạo điều kiện tốt cho di cư hợp pháp, thì sẽ giảm bớt vấn đề di cư bất hợp pháp’.” Nước Anh cho vào hết thì đâu có chuyện phải nói. Ai biểu cấm làm chi?
- Việc thực thi công ước CITES của Việt Nam (RFA).
- Ngà voi : Trung Quốc lộ diện là căn nguyên khiến voi Phi châu bị tàn sát (RFI). “… đặc biệt là tại Trung Quốc, nơi tập trung khoảng 70% nhu cầu trên toàn cầu, điểm đến chủ yếu của các luồng buôn lậu ngà voi trên hành tinh”.
LHQ: Tăng sức mạnh cho phụ nữ sẽ giảm được nạn đói (VOA). - LHQ: Chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ là vấn đề sống còn (VOV).

QUỐC TẾ
- Ông Assad vẫn thách thức, phe nổi dậy tiếp tục đạt thắng lợi (VOA). - Quân nổi dậy Syria chiếm được phần lớn thành phố Raqa (VOA). - Nghi án âm mưu ám sát ông al-Assad (TN).
- Mỹ cung cấp hàng triệu đôla viện trợ cho Ai Cập (VOA).
- Tổng thống Obama đề cử trưởng ban ngân sách mới (VOA). – Bế tắc ngân sách Mỹ : Chiến thuật nhiều rủi ro của Dân Chủ lẫn Cộng Hòa (RFI). – Lính Mỹ vụ Wikileaks nhận một số tội (BBC). - Các kinh tế gia Mỹ: Cắt giảm ngân sách tự động là một sai lầm (VOA). - Ông Kerry đi châu Âu: Một công đôi việc (TP).
- Israel: Chương trình hạt nhân Iran là ‘thách thức lớn nhất thế giới’ (VOA). - Ngoại trưởng Kerry: Thời gian dành cho đàm phán với Iran rất hạn chế (VOA).  - IAEA yêu cầu được tiếp cận địa điểm quân sự chủ yếu của Iran (VOA). - Báo cáo của LHQ chỉ trích chính sách định cư của Israel (VOV).
- Bầu cử ở Kenya đang được nhiều người theo dõi (VOA).
- Shell dọa đóng đường ống dẫn dầu ở Nigeria (VOA).
- Một thủ lãnh hàng đầu của al-Qaida có thể đã bị giết ở Mali (VOA).
- Nổ bom ở Pakistan, 45 người chết (BBC). – Karachi an táng các nạn nhân vụ nổ bom (VOA).
- 21 người thiệt mạng trong vụ đụng độ giữa Malaysia và quân hồi giáo Philippines (Sống mới).
7- Tranh chấp chủ quyền tại đảo Borneo, hàng chục người Malaysia di tản (RFI).
- Cử tri Kenya đi bầu tổng thống  (VOA). =>
- Nổ bên ngoài khách sạn của Tổng Thống Ấn Độ ở Dhaka (VOA).
- Ðảng đối lập thắng cuộc đua vào chức Thị trưởng Bangkok (VOA).
Tranh chấp Malaysia, Philippines tại Borneo (VOA).
- 259 ứng viên cho giải Nobel Hòa bình 2013 (RFI).
- Ai sẽ là giáo hoàng thứ 266? (NLĐ).
- Nữ hoàng Anh ra viện (BBC).
Vận động tranh cử tại Úc bắt đầu tại vùng Tây Sydney (VOA).
- “Gái giải sầu” : Hàn Quốc kiện một ban nhạc rock Nhật Bản (RFI).
Nga: Tổng thống Putin vẫn được đánh giá cao sau 1 năm đắc cử (VOV).
- Đức ‘cấm Bulgaria, Romania vào Schengen’ (BBC).
Các nước chạy đua xuất khẩu vũ khí (DV).

* VTV1: + Chào buổi sáng – 04/03/2013; + Tài chính kinh doanh sáng – 04/03/2013; + Tài chính kinh doanh trưa – 04/03/2013; + Tài chính tiêu dùng – 04/03/2013; + Điểm hẹn văn hóa – 04/03/2013; + Nhịp đập 360 độ thể thao – 04/03/2013; + 360 độ Thể thao – 04/03/2013; + Thể thao 24/7 – 04/03/2013; + Cảnh báo các cuộc gọi nhỡ lừa đảo; + Về quê – 04/03/2013; + Khoảnh khắc thường ngày – 04/03/2013; + 7 ngày công nghệ – 04/03/2013; + Cuộc sống thường ngày – 04/03/2013; + Làng quê ô nhiễm môi trường vì xác lợn tai xanh – 01/03/2013; + Thời tiết du lịch – 04/03/2013; + Trình diễn ánh sáng trên cầu SanFrancisco; + Thời sự 12h – 04/03/2013; Thời sự 19h – 04/03/2013.

1662. Về bài viết của Nhà văn Phạm Thị Hoài với Nguyễn Đắc Kiên

Đôi khi muốn đốt nương rẫy cũ để làm mùa màng mới, mà khi thấy ngọn lửa lạ lùng không phải tay mình châm đốt, vội dập tắt nó đi thì hãy lê chân tìm những hòn đá lửa khác, nếu may mắn có thể thỉnh thoảng tìm thấy dưới thung lũng xa xôi.” Huỳnh Minh Tú.

Ý kiến của một thanh niên quanh bài viết của nữ nhà văn Phạm Thị Hoài về thanh niên Nguyễn Đắc Kiên

Ngày 28.02.2013
Đôi lời thưa cùng cô, với một suy nghĩ của lớp thanh niên cũng cùng thế hệ bạn Kiên.
Có những người tạm gọi là “vô danh“  nhưng biết  đâu chừng sẽ làm được nên chuyện lớn. Mà những “cây đa cây đề“ mãi đến 38 năm qua đã thu được kết quả gì cho nền dân chủ dân tộc Việt chưa, thưa cô ?
Cháu thiết nghĩ: “con người có ai vẹn toàn, món đồ vật còn có khi méo mó“. Bạn Kiên nếu không bắt đầu từ những tin “xe cán chó“ như thế làm sao leo lên được phó phòng ? Nhưng trong quá trình từ ngây thơ đến nhận thức được, ai mà đã không trả giá cho những ngu muội của mình? Vấn đề quan trọng là sớm hay muộn, là dám nói lên cái sai của mình hay không !!!
Cháu thiết nghĩ: như với những dẫn chứng của cô về những tin tức “cướp – hiếp – giết“ của tờ báo  Gia đình & Xã hội mà bạn Kiên đã làm phó phòng gì đó ở phần đầu và tiêu đề “TÔI KHÔNG CHÚC BẠN THUẬN BUỒM XUÔI GIÓ”, rồi “Tuy nhiên, điều làm tôi bối rối là: một nhà báo với bản lĩnh, ý thức xã hội, nhận thức và năng lực như anh thì làm gì tại một tờ báo như Gia đình & Xã hội, thậm chí ở một cương vị không phải là vô can với những nội dung thảm hại vừa nêu trên? ” của cô, thì nói thật, đến đó cháu nghĩ là cô nghi ngờ bạn ấy… Như ngay cả cháu cũng từng đã nghi ngờ (Toàn là những thằng hèn !).
Rồi cô nói “Trong họa có phúc. Nếu có một mệnh lệnh nghề nghiệp thì nhìn từ khía cạnh đó, tôi thấy việc Nguyễn Đắc Kiên phải chia tay với tờ Gia đình & Xã hội là điều đáng mừng. Sự nghiệp và cuộc sống của anh trong tương lai dĩ nhiên là đầy khó khăn, song tôi tin rằng những thử thách đó xứng đáng với con người anh hơn việc yên vị ở chức phó phòng phụ trách một trang điện tử sống bằng tin nhặt nhạnh xoàng xĩnh và quảng cáo thuốc ho.“ …
Rồi cô đưa ông Nguyễn Huy Thiệp vào … Xin lỗi cô, tuổi trẻ chúng cháu chẳng biết nhiều về những con người văn chương vĩ đại ấy. Tuy thú nhận rằng riêng bản thân cháu cũng trộm đọc vài bài viết của cô, cũng nghe đến tên chú Nguyễn Huy Thiệp, và cả cô Dương Thu Hương. Nhưng cô đưa những người nổi tiếng ấy vào để làm gì ? Khi thế hệ chúng cháu hầu như không biết họ đã làm gì được cho nền dân chủ mà chúng cháu mong ước thay vì những  ngờ vực trên ?
Nói vậy, cháu cũng chịu nhận là  ”nói leo”,  ”con nít hỉ mũi chưa sạch“  hay “hậu sinh… khả ố”. Nhưng cháu lại thiết nghĩ, không có những thế hệ thanh niên bồng bột thiếu suy nghĩ, nhưng đầy dũng khí ấy, thì ai dù giỏi, cũng không thể lấy chổi chà mà quét được giặc trong giặc ngoài đâu thưa cô. Chính thế hệ thanh niên chúng con biết bao đời là những chiến binh cầm vũ khí trực diện với kẻ thù, chớ không phải những ông những bà quyền cao chức trọng, hay tăm tiếng lẫy lừng dám cầm súng thí mạng với quân thù.
Nói vậy, cháu cũng tự  nhận là mình ngu. Vì không có một cái đầu lạnh thông minh, một trái tim ấp đầy lòng yêu nước của một vị tướng thì cũng là thí chốt mà thôi.
Nhưng. Đôi khi muốn đốt nương rẫy cũ để làm mùa màng mới, mà khi thấy ngọn lửa lạ lùng không phải tay mình châm đốt, vội dập tắt nó đi thì hãy lê chân tìm những hòn đá lửa khác, nếu may mắn có thể thỉnh thoảng tìm thấy dưới thung lũng xa xôi.
Kính
Huỳnh Minh Tú
P.S:  Và cháu mong rằng cháu hoàn toàn hiểu sai ý của cô ( 28.02.2013 )
04.03: Và nhờ ngọn lửa Nguyễn Đắc Kiên mà trong “ Lời Tuyên Bố của các Công Dân Tự Do” , đã có gần 4000 người kí tên. Cháu hi vọng cô cũng là một trong những số người ấy để thúc đẩy nhanh tiến trình dân chủ tự do mà cô cháu ta hằng mong đợi.
Bài của nhà văn Phạm Thị Hoài: Tôi không chúc bạn thuận buồm xuôi gió.

1663. Cơ hội và thời điểm thích hợp nhất cho trí thức thi hành sứ mệnh lịch sử

Những khuyến cáo, kiến nghị hay thư ngỏ cần thiết lúc ban đầu nay cẩn được chuyển sang hành động.”
Bauxite Việt Nam

Thư gửi bạn bè trong nước qua diễn đàn sci-edu

1
Lê Xuân Khoa *
Thưa các anh chị,
Gần đây, tôi được đọc trên diễn đàn sci-edu hai bài viết rất tâm huyết của anh Nguyễn Trung trong hai tuần liên tiếp. Bài thứ nhất là “Thư ngỏ gửi lãnh đạo Việt Nam” về vấn đề sửa đổi Hiến pháp, nhấn mạnh vào sự cần thiết phải “cải cách chính trị triệt để và toàn diện” và khẳng định đây là “cơ hội cuối cùng” để xây dựng một nhà nước pháp quyền dân chủ. Bài thứ nhì, “Câu chuyện Myanmar”, kể lại cuộc chuyển đổi của Myanmar từ độc tài sang dân chủ trong hoà bình, ổn định, để cuối cùng nêu lên câu hỏi: Myanmar làm được, tại sao Việt Nam ta không làm được?
Thật ra, cựu đại sứ Nguyễn Trung không phải là người duy nhất lên tiếng báo động và kêu gọi giới lãnh đạo kịp thời thức tỉnh để có thể bảo vệ chủ quyền và phát triển đất nước. Nhiều nhân sĩ, trí thức khác, cả trong lẫn ngoài nước, cũng đã thẳng thắn cảnh báo vả đóng góp ý kiến tâm huyết qua những kiến nghị hay thư ngỏ. Anh Nguyễn Trung đã có hơn một lần tham gia vào những nỗ lực chung đó, gần đây nhất là ký tên trong số 72 người đầu tiên đề nghị một hiến pháp dân chủ thay thế bản hiến pháp 1992.
Ở đây, tôi đặc biệt nhắc đến hai bài viết mới của anh Trung là vì trong bài đầu, anh đã đúc kết rành mạch những ý kiến chung về nhu cầu cấp bách phải thay đổi Hiến pháp và thiết lập một thể chế dân chủ pháp trị, và trong bài thứ hai, anh đã nêu ra trường hợp Myanmar như một mô hình chuyển hoá về chính trị và phát triển có thể áp dụng cho Việt Nam.
Chúng ta không cần phải phân tích thêm những chính sách sai lầm tai hại của nhà cầm quyền về đối nội và đối ngoại để chứng minh cho sự cần thiết phải cải cách chính trị triệt để và toàn diện. Hiển nhiên là từ hội nghị Thành Đô năm 1991 đến nay, Bắc Kinh càng ngày càng có điều kiện thuận lợi để từng bước lấn chiếm lãnh thổ và lãnh hải, lũng đoạn nền kinh tế và thực hiện mưu toan Hán hoá dân tộc Việt Nam. Trong khi đó, tình trạng suy thoái xã hội về mọi mặt và nạn tham nhũng trong toàn bộ hệ thống cai trị ở Việt Nam đã trở nên trầm trọng vô phương cứu chữa. Lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã không còn che dấu được chủ trương dựa vào Trung Quốc đề duy trì quyền lực và lợi ích cùa cá nhân, gia đình và bè phái. Mọi lời tuyên bố bảo vệ độc lập và chủ quyền, mọi hành động tăng cường phòng thủ, đều cho thấy đó chỉ là những màn hỏa mù, những thủ đoạn lừa dối nhân dân và dư luận thế giới, trái ngược với thực tế là nhượng bộ Trung Quốc và đàn áp những biểu hiện yêu nước của nhân dân.
Vì chủ quan tin ở khả năng khuất phục được nhân dân như đã có kinh nghiệm đối với những ý kiến đóng góp cho các Đại hội 10 và 11 cũng như mọi kiến nghị khác của nhân sĩ, trí thức, lần này lãnh đạo Đảng lại đưa ra bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp và kêu gọi nhân dân góp ý để cuối cùng bản Hiến pháp chính thức vẫn sẽ là bản dự thảo của Đảng. Lãnh đạo Đảng chủ quan đến độ chính thức khẳng định mục đích sửa đổi Hiến pháp 1992 là muốn cho nhân dân “phát huy quyền làm chủ” và “thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân, thậm chí “nhân dân có thể góp ý về tất cả các nội dung trong Dự thảo Hiến pháp, kể cả ‘Điều 4’, không có gì là cấm kỵ.”
Không ngờ tình hình đã hoàn toàn đổi khác. Bản Kiến nghị của 72 người đến hôm nay đã có gần 7.000 người tham gia. Nhiều nhóm công dân khác cũng lên tiếng, đặc biệt là nhóm “Công dân Tự do”, bắt đầu với 1.000 chữ ký của những người thuộc những lớp tuổi khác nhau, đòi hỏi không chỉ môt hiến pháp dân chủ mà còn phải thật sự thi hành những quyền tự do dân chủ của mỗi người dân. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, đại diện cho tiếng nói của hàng triệu giáo dân, cũng vừa công bố thư gửi Uỷ ban Dự thảo Hiến pháp, nêu rõ mâu thuẫn căn bản giữa sự độc tôn của đảng cầm quyền và chủ nghĩa Mác-Lê trong bản Dự thảo với quyền con người trong bản Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân Quyền mà Việt Nam đã ký kết. Lá thư của HĐGM cũng nhấn mạnh là cần phải thực thi những quyền tự do căn bản của người dân, như tự do ngôn luận và tự do tôn giáo. Rõ ràng là phong trào dân chủ đang lan rộng để trở thành một khối áp lực của nhân dân mà chế độ độc tài sẽ chỉ có hai lựa chọn: hoặc nhượng bộ để thay đổi thể chế trong hoà bình, hoặc chống lại bằng võ lực để một mất một còn.
Trước những phản ứng bất ngờ của nhân dân, lãnh đạo Đảng CSVN đã hoảng hốt và vội vã tìm cách ngăn chặn sự lan rộng của phong trào dân chủ. Cả Tổng Bí thư và Chủ tịch Quốc hội đều quên đi những khẳng định về quyền làm chủ và tự do góp ý của nhân dân để kết tội những góp ý này là “suy thoái tư tưởng, đạo đức”, là “chống lại đảng, chống lại chính quyền… phải kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn”. Một cuộc đối đầu giữa chính quyền và nhân dân sẽ không thể tránh được trừ khi có những bộ óc tỉnh táo trong bộ máy lãnh đạo thuyết phục được đa số chấp thuận đối thoại với các đại diện của nhân dân để giải quyết thoả đáng vấn đề sửa đổi hiến pháp và cải tổ chính trị.
Việt Nam và mô hình Myanmar
Từ ngày lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi được khỏi bị giam giữ tại nhà ngày 13.11.2010 và sau khi cựu Tướng Thein Sein chính thức nhậm chức Tổng thống ngày 30.03.2011, quốc gia Myanmar đã có một loạt cải cách êm đẹp từ độc tài sang dân chủ. Kết quả quan trọng nhất là:
  1. Hoà giải dân tộc bằng việc phóng thích tù nhân chính trị qua nhiều đợt liên tiếp. Tổng thống Thein Sein kêu gọi mọi người bất đồng chính kiến ở trong và ngoài nước cùng chung tay xây dựng đất nước.
  2. Nhìn nhận và hợp tác với “Liên minh Quốc gia vì Dân chủ” (NLD), đảng đối lập của bà Aun Sang Suu Kyi.
  3. Tổ chức bầu cử bổ sung dân biểu với 35 đảng tham gia trong đó đảng NLD chiếm 42 trên 46 ghế và bà Suu Kyi trở thành một lãnh tụ đối lập có uy tín được Tổng thống Thein Sein tiếp đón và đánh giá bà có thể trở thành tổng thống.
  4. Bãi bỏ cơ quan kiểm duyệt và ban hành quyền tự do thông tin báo chí.
  5. Đặt lợi ích quốc gia lên trên hết bằng quyết định hủy bỏ hợp đồng thủy điện Myitsone 3,6 tỷ USD đã ký với Trung Quốc để bảo vệ môi trường sinh thái của nhân dân.
  6. Mời trí thức chuyên gia mọi ngành làm tư vấn cho chính phủ, lắng nghe và thực hiện những đề nghị cải cách và phát triển của họ.
  7. Phát triển kinh tế bằng cách bớt nhờ cậy vào Trung Quốc và tạo điều kiện cho các quốc gia phát triển đầu tư. Trong khi Hoa Kỳ vá Âu châu đang chuẩn bị, Nhật đã tiên phong giúp Myanmar thanh toán nợ nần và đổ tiền vào các dự án đầu tư mới ở xứ này.
Câu hỏi của anh Nguyễn Trung, “Myanmar làm được, tại sao Việt Nam ta không làm được?” cũng là niềm trăn trở của nhiều người đang tìm một giải pháp thích hợp cho Việt Nam. Tất nhiên hoàn cảnh mỗi nước một khác, nhưng mục tiêu bảo vệ lợi ích quốc gia và xây dựng dân chủ thì không thể nào khác được. Lãnh đạo Việt Nam cũng thường nói đến những mục tiêu ấy nhưng không làm hay cứ lúng túng không biết làm thế nào cho khỏi thành… tự sát. Họ quên mất rằng nếu nhất định không làm thì sớm muộn gì cũng sẽ là tự sát mà thôi. Như vậy, vấn đề là giải quyết cách nào cho thích hợp, hoà bình và khả thi trong trường hợp Việt Nam.
Trước hết, hãy xem xét những điểm khác nhau giữa Việt Nam và Myanmar. Mặc dù cùng có bản chất là độc tài toàn trị, chế độ quân phiệt của Myanmar không phát xuất từ một đảng chính trị có tổ chức, có cơ sở lý thuyết, kỷ luật chặt chẽ, kinh nghiệm đấu tranh và gốc rễ quốc tế lâu đời như Đảng Cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên, đảng cộng sản Việt Nam ngày nay đã không còn có khả năng tuyên truyền và ảnh hưởng của một đảng cách mạng dưới ngọn cờ giải phóng đất nước và đem lại tự do, hạnh phúc cho toàn dân. Ngày nay, trước mắt nhân dân và những đảng viên thật lòng yêu nước, đảng cách mạng đã suy thoái, biến chất thành một đảng cầm quyền độc tài, tham nhũng, đối xử tàn ác với nhân dân, phục tùng Trung Quốc để bảo vệ sự tồn tại và lợi ích của bè phái. Khác với Việt Nam, lãnh đạo Myanmar không lệ thuộc Bắc Kinh và hiểm họa Trung Quốc không phải là nguy cơ trước mắt.
Ngoài ra, về biểu hiện cụ thể, có ít nhất ba điểm khác biệt rất hiển nhiên giữa hai chế độ:
  1. Việt Nam không có nhiều đảng chính trị như Myanmar, nhất là những đảng đối lập như  National League for Democracy (NLD) hay Democratic Voice of Burma (DVB).
  2. Việt Nam không có lãnh tụ đối lập như Aun Sang Suu Kyi.
  3. Việt Nam không có lãnh đạo cầm quyền sáng suốt và dũng cảm như Thein Sein.
Dù sao, sau hơn nửa thế kỷ bị lừa dối và bóc lột, sự bất mãn của nhân dân ngày càng chồng chất đã gần chạm tới mức “báo động đỏ” cho chế độ. Thái độ hốt hoảng và những lời răn đe của lãnh đạo trái với những lời hứa hẹn ban đầu chỉ làm gia tăng cường độ chống đối. Người dân đã không còn sợ hãi. Trong đa số thầm lặng đã có thêm những tiếng nói dũng cảm của những khuôn mặt mới có hiệu ứng dây chuyền. Tuy nhiên, trong một đất nước không có đảng đối lập và lãnh tụ đối lập có uy tín, một cuộc đối đầu gay go giữa dân chúng và nhà cầm quyền sẽ khó lòng tránh khỏi hỗn loạn và đổ máu. Vài ngày trước đây, Tiến sĩ Nguyễn Quang A đã tuyên bố cần phải có đảng đối lập. Nhưng dưới một chế độ mà không một tổ chức độc lập nào được phép hoạt động, dù chỉ làm từ thiện hay nghiên cứu khoa học, việc thành lập đảng chính trị không thể thành tựu nếu không có quyết tâm và những bước chuẩn bị thực tế và khả thi.
Hãy bắt đầu bằng một nhóm nhỏ không chính thức, gồm những công dân yêu nước và cấp tiến, đại diện cho những thành phần cách mạng lão thành, nhân sĩ, trí thức, tôn giáo, văn nghệ sĩ, nhà báo, thanh niên, sinh viên, nông dân, công nhân, quân đội nhân dân… Đây là bước đầu của sự hình thành một mạng lưới công dân cùng chung một mục đích mặc dù vẩn có thể có những suy nghĩ và cách tiếp cận khác nhau, mầm mống của một xã hội dân chủ đa nguyên, đa đảng. Nhóm đại diện này sẽ khởi xướng phong trào dân chủ của toàn dân. huy động và phối hợp các tiềm lực trong đa số thầm lặng để có một tư thế mạnh đối thoại với nhà cầm quyền về lộ trình dân chủ hoá. Những trí thức chủ động “Kiến nghị 72” cần đảm nhận trách nhiệm thành lập nhóm đại diện các thành phần kể trên. Nhóm đại diện này có thể sẽ bầu ra những chức vụ điều hành. Sinh hoạt theo lề lối dân chủ phải tuyệt đối tôn trọng. Đây chỉ là những gợi ý sơ khởi cần được những người chủ động xem xét và hoạch định sát với thực tế.
Đây là cơ hội và thời điểm thích hợp nhất cho trí thức thi hành sứ mệnh lịch sử. Những khuyến cáo, kiến nghị hay thư ngỏ cần thiết lúc ban đầu nay cẩn được chuyển sang hành động. Cho đến nay, đa số chuyên gia và trí thức hàn lâm vẫn chỉ có những cuộc hội thảo thiên về nghiên cứu những vấn đề của đất nước, hay chỉ nói cho nhau nghe những lời phê phán, công kích những sai lầm của chế độ. Nhưng trước những chính sách độc đoán, bất chính và bất nhân của chế độ, trước tư cách bất xứng của những người lãnh đạo cao nhất nước, lòng bất mãn và tức giận của trí thức, ngay cả những người hiền lành nhất, đã tăng lên rất cao. Đã đến lúc trí thức sẽ đứng lên tham gia vào phong trào dân chủ của toàn dân, đòi hỏi nhà cầm quyền phải thực thi quyền con người, hoà giải với những công dân yêu nước, cải cách chính trị triệt để và toàn diện để có thể huy động được sức mạnh của dân tộc trong sứ mệnh bảo vệ chủ quyền và phát triển đất nước.
Kết quả mong đợi nhất là chính quyền bỗng thức tỉnh, chấp thuận đối thoại với nhóm đại diện của nhân dân và sẽ mời họ tham gia vào việc thiết lập một lộ trình dân chủ hoá trong hoà bình, ổn định. Nếu chẳng may, lãnh đạo Đảng nhất định quay lưng lại nhân dân thì hãy tưởng tượng cuộc chiến giữa một số lãnh tụ độc tài, tham nhũng và 90 triệu nhân dân yêu nước, yêu tự do sẽ đem lại kết quả thế nào.
*
Là một người đang có cuộc sống tự do và hạnh phúc ở nước ngoài, tôi cảm thấy không đủ tư cách nhận định về vai trò của nhân sĩ, trí thức ở trong nước, nhất là lại có những lời lẽ khích động. Nhưng vì đã có nhiều dịp trao đổi thân tình, trực tiếp hay gián tiếp, với nhiều thân hữu thuộc mọi lớp tuổi, còn ở Việt Nam hay đã ra nước ngoài, tôi không thể không viết ra những cảm nghĩ của mình trước hiện tình đất nước, nhất là sau những góp ý xây dựng của nhân dân và phản ứng thiếu tỉnh táo của mấy nhà lãnh đạo.
Xin quý anh chị vui lòng thông cảm. Tôi tạm dừng bút nhưng không quên xác nhận một quan điểm đã được đa số bạn bè chia sẻ là việc thay đổi tình hình chính trị ở Việt Nam là việc làm của người trong nước, còn người ở bên ngoài chỉ có thể đóng vai trò hỗ trợ.
Thân kính,
L.X.K.
Nguồn: Bauxite Việt Nam

1664. ANH: TẠM BIỆT CHÂU ÂU

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ hai, ngày 4/3/2013

ANH: TẠM BIỆT CHÂU ÂU

(Tạp chí The Economist)
Anh có thể rời bỏ Liên minh châu Âu như thế nào, và điều đó sẽ cỏ ý nghĩa gì
Anh chưa từng quá nhiệt tình gắn bó với châu Âu. Nước này đã đứng ngoài trong những năm 1950 khi Đức, Pháp, Italia và các nước Benelux (Bỉ, Hà Lan, Lúcxămbua) thành lập một thị trường than và thép duy nhất, thứ đã trở thành một thị trường chung rộng lớn hơn. Nước này cuối cùng đã gia nhập vào năm 1973 phần lớn vì châu Âu dường như là nơi có tiền. Người Anh vẫn nghĩ về mối quan hệ của họ với châu Âu như một sự giao dịch. Nhưng cảm giác của họ về những phí tổn và lợi ích của tư cách thành viên đã thay đổi hoàn toàn.
Châu Âu không còn là câu lạc bộ kinh tế thịnh vượng mà Anh đã gia nhập 40 năm trước. Cuộc khủng hoảng Khu Vực đồng euro đã phơi bày sự thiếu năng động ở phần lớn châu Âu (dù bản thân Anh cũng không phát triển nhanh) và người Anh cũng cảm thấy bị gạt ra bên lề, khi các nước sử dụng đồng tiền chung sát cánh với nhau một cách chặt chẽ hơn. Người Anh đã đi tới chỗ liên tưởng EU với sự nhập cư không kiểm soát của người Ba Lan và người dân các nước Đông Âu khác, dường như đến mọi ngôi làng. Mặc dù nhiều nhà lãnh đạo chính trị quyết tâm ngăn không để điều đó xảy ra, việc Anh rời bỏ châu Âu dường như có khả năng xảy ra hơn bao giờ hết.
Nếu Anh rời bỏ EU, nước này có thể nhận thấy mình hoàn toàn nằm ngoài thị trường chung. Nước này có thể tìm cách ở lại Khu Vực Kinh tế châu Âu (EEA), một câu lạc bộ thương mại tự do gồm cả Aixơlen và Na Uy. Hoặc nước này có thể rời bỏ cả EU và thị trường chung, nhưng cố gắng tạo dựng lại một mối quan hệ thương mại tự do thông qua các thỏa thuận song phương. Bài viết này sẽ giải thích mỗi lựa chọn sẽ có ý nghĩa gì đối với hoạt động kinh doanh và nền kinh tế Anh. Nhưng trước tiên, một sự ra đi có thể xảy ra như thế nào?
Gần như tình cờ
Ngòi nổ có khả năng nhất là một cuộc trưng cầu dân ý. Thủ tướng Anh David Cameron đang chịu sức ép nặng nề yêu cầu tổ chức một cuộc trung cầu dân ý từ đảng Bảo thủ của chính ông, đảng chi phối chính phủ liên minh của Anh. Vào năm 2011, 81 nghị sĩ đảng Bảo thủ đã bỏ phiếu ủng hộ một cuộc trưng cầu dân ý về tư cách thành viên EU của Anh. John Redwood, một người kỳ cựu trong chỉ trích EU, nói: “Mọi thứ đã vận động rất nhanh. Người ta trước đây thường gọi tôi là một người theo chủ nghĩa hoài nghi châu Âu cực đoan. Giờ tôi là một người ôn hòa”.
Những người theo chủ nghĩa hoài nghi châu Âu thực sự hăng hái tìm kiếm một cuộc trưng cầu dân ý vì họ muốn rời bỏ EU. Các nghị sĩ đảng Bảo thủ khác muốn có một cuộc trưng cầu dân ý để phá hỏng kế hoạch của Đảng Độc lập Anh (UKIP), đảng vận động cho một cuộc ra đi. UKIP, từng là một đảng nhỏ đứng thứ hai sau Công Đảng trong hai cuộc bầu cử phụ bổ sung vào ngày 29/11/2012, nhận được phiếu bầu từ tất cả các đảng nhưng khiến các nghị sĩ đảng Bảo thủ khiếp sợ nhất. Nếu đảng này đạt kết quả tốt trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu tới, dự định vào năm 2014, sức ép lên ông Cameron sẽ gia tăng.
Ông đang chịu khuất phục. Vào tháng 9/2012 thủ tướng đã nói bóng gió rằng người Anh có thể có một cơ hội bày tỏ sự “đồng thuận mới mẻ” với vị trí của đất nước họ trong một liên minh lỏng lẻo hơn – một gợi ý tương đối mờ nhạt không có khả năng làm giảm bớt những lời kêu gọi về một câu hỏi thẳng thắn hơn. Một số bộ trưởng nội các thuộc Đảng Bảo thủ hiện nay mong đợi đảng này đưa vào một lời hứa hẹn tổ chức trưng cầu dân ý “Đi hay ở” về châu Âu trong cương lĩnh tổng tuyển cử năm 2015 của mình.
Điều đó có thể thuyết phục Công Đảng theo bước họ – đó là kịch bản trưng cầu dân ý thứ hai. Mặc dù đảng này nói chung ủng hộ châu Âu, một số nhà chiến lược Công Đảng đã thúc giục Ed Miliband, lãnh đạo đảng này, hứa hẹn một cuộc trưng cầu dân ý vào cùng thời điếm đó, chủ yếu để chồng chất áp lực lên ông Cameron nhưng cũng để đúng về phe đúng trong dư luận. Một nhân vật cấp cao của Công Đảng nói: “Bất kể lập trường của chúng tôi về châu Âu là gì, chúng tôi không thể bị nhìn nhận là một đảng chống trưng cầu dân ý”.
Kịch bản thứ ba đang diễn ra, nhờ Đạo luật Liên minh châu Âu 2011. Được liên minh thông qua, đạo luật này quy định rằng một cuộc trưng cầu dân ý phải được tổ chức về bất kỳ hiệp ước EU mới nào mà chuyển giao quyền lực từ Westminster sang Brúcxen. EU nhận thức sâu sắc được trở ngại này, do đó tại điểm mà sự thay đổi về hiệp ước được dự kiến, EU đang tìm cách tập trung một cách hạn hẹp nhất có thể vào Khu vực đồng euro trừ Anh không phải là một thành viên. Nhưng đòi hỏi dần dần của EU về các quyền tối cao của các nước thành viên khối này cho thấy rằng “chiếc khóa trưng cầu dân ý” này có thể được kích hoạt. Sự thay đổi hiệp ước tiếp theo, điều có thể diễn ra vào năm 2015 hoặc 2016, sẽ là thời điểm cho ông Cameron (nếu ông tái đắc cử) cố gắng mang về nước một số quyền lực từ Brúcxen trong “thỏa thuận mới” mà ông tìm kiếm với châu Âu. Nếu người Anh bỏ phiếu bác bỏ hiệp ước chỉnh sửa thì sẽ có sức ép lớn hơn đòi một cuộc trưng cầu dân ý thứ hai, về tư cách thành viên của họ trong câu lạc bộ châu Âu.
Có một kịch bản thứ tư: đơn giản là tính toán sai lầm về ngoại giao. Vào năm 2011, tại một hội nghị thượng đỉnh mà họ đồng ý về một thỏa thuận tài khóa, gần như tất cả các nhà lãnh đạo EU khác đều tập họp lại để tránh né sự phủ quyết của Anh. Nếu điều đó lại xảy ra với một vấn đề mà người Anh quan tâm sâu sắc hơn nhiều, ông Cameron có thể phải đối mặt với sức ép không thể kháng cự đòi có một cuộc trưng cầu dân ý sớm.
Những dấu hiệu ban đầu cho thấy rằng người Anh sẽ chọn cách ra đi. Cuộc thăm dò mới nhất của YouGov về Vấn đề này cho thấy rằng 49% sẽ bỏ phiếu ủng hộ ra đi, trong khi chỉ 32% sẽ chọn ở lại (số còn lại không chắc chắn). Một nghị sĩ cấp cao thuộc đảng Bảo thủ, người muốn Anh ở lại, nói thẳng thắn rằng sẽ không thể giành chiến thắng trong một cuộc trưng cầu dân ý vào thời điểm này.
Các nhà lãnh đạo của cả3 đảng chính, được các doanh nghiệp và công đoàn ủng hộ, có thể tìm cách thuyết phục người Anh hướng về châu Âu. Nhưng họ sẽ gặp nhiều phản đối, và không chỉ từ các nghị sĩ khác. Khi Anh bỏ phiếu lần gần đây nhất về châu Âu, năm 1975, mọi tờ báo quốc gia ngoại trừ Morning Star vận động cho một phiếu “ở lại”. Điều đó sẽ không được lặp lại. Hai tờ nhật báo bán chạy nhất của Anh, Daily Mail và the Sun – có tổng số phát hành 4,5 triệu bản – là theo chủ nghĩa hoài nghi châu Âu sâu sắc.
Điều sẽ khiến cuộc bỏ phiếu không thể đoán trước được là người Anh không thể có được điều họ thực sự muốn. Cũng theo cuộc thăm dò này của YouGov, nếu được đề nghị một “mối quan hệ tách biệt không hơn gì một thỏa thuận thương mại tự do”, chỉ 26% sẽ lựa chọn ra đi. Nhóm trả lời lớn nhất, 46%, sẽ chấp nhận các điều kiện lỏng lẻo hơn đó. Nhưng các nhà lãnh đạo ở lục địa không sẵn sàng đồng ý cho Anh quyền tiếp cận đầy đủ thị trường chung mà không phải trả giá cao. Thủ tướng Đức Angela Merkel nói bà rất muốn giừ Anh ở lại EU – nhưng “với tư cách là một đối tác tốt”. Ngay trước cuộc trưng cầu dân ý đã được hứa hẹn, ông Cameron có thể chỉ có được sự nhượng bộ không đáng kể. Điều đó có thể thuyết phục một số người Anh rằng cuộc sống ngoài EU sẽ khó khăn; nhưng điều đó cũng có thể khích động quan điểm hoài nghi châu Âu và khiến một phiếu “ra đi” có khả năng xảy ra hơn.
Tốt thôi, một mình
Nếu Anh ra đi hẳn – kịch bản cực đoan nhất – nước này sẽ nhanh chóng nhận thấy một số lợi ích. Nước này sẽ không còn phải chuyển tiền tài trợ cho EU để trợ cấp thu nhập nông trại hay các khu vực nghèo hơn. Các số liệu của Bộ Tài chính cho thấy nước này sẽ thu được nhiều hơn trước 8 tỷ bảng (13 tỷ USD) mỗi năm. Thực phẩm có thể trở nên rẻ hơn. Theo các quy tắc của WTO, các nước có thể đơn phương giảm bớt các hàng rào nhập khẩu miễn là họ không thiên vị một số nước này hơn các nước khác. Anh có thể thực hiện điều này với sản phẩm nông nghiệp. Nước này có thể giành lại quyền kiếm soát các quyền đánh bắt cá xung quanh bờ biển eủa mình.
Một số quy định khó chịu cũng có thể bị gạt bỏ. Điều đầu tiên bị loại bỏ (nếu các nghị sĩ đảng Bảo thủ nắm quyền khi nước Anh ra đi) sẽ là chỉ thị về giờ làm việc. Chỉ thị này giới hạn người dân có thể làm việc bao lâu mà không có một kỳ nghỉ ngắn hay một ngày nghỉ và hạn chế tuần làm việc ở mức 48 giờ. Việc loại bỏ chỉ thị cơ quan-người lao động của EU, vốn cho các nhân viên tạm thời hưởng những quyền lợi tương tự như người lao động thông thưòng, cũng sẽ được giới kinh doanh khuyến khích. Anh sẽ được tự do đặt cho mình một mục tiêu ít đòi hỏi cao hơn cho thế hệ năng lượng thân thiện với môi trường so với khi nước này bị ràng buộc theo chỉ thị năng lượng có thể tái tạo được của EU, Điều đó có thể có nghĩa là năng lượng rẻ hơn.
Khu vực tài chính của Luân Đôn sẽ nhìn vào những vinh quang trong quá khứ. Nó đã phát triển mạnh với tư cách là một trung tâm nhận tiền gửi và cho vay bằng đồng USD ở nước ngoải từ lâu trước khi Anh gia nhập EU. Nằm ngoài câu lạc bộ này, nó sẽ tự do hơn trong việc tiếp thị bản thân là một trung tâm không bị bất cứ hạn chế nào cho hoạt động tài chính của các thị trường mới nổi – một kiểu Xinhgapo với chất xteroit. Thoát khỏi nghĩa vụ phải tuân theo các nguyên tắc luôn thay đổi của EU về đầu tư thay thế, các quỹ. phòng ngừa rủi ro đã rời bỏ Luân Đôn có thể bị cám dỗ trở lại. Gánh nặng của các quy định Đảm bảo khả năng Thanh toán 2 của châu Âu sắp tới đối với ngành bảo hiểm sẽ trở nên ít nặng nề hơn.
Tuy nhiên một đốm lửa các quy định sẽ cháy âm ỉ thay vì bùng cháy. Chẳng hạn, các cam kết trong nước và toàn cầu về hiệu ứng nhà kính kiềm chế chính sách năng lượng của Anh. Và các quy định của EU không ảnh hưởng nhiều như người ta thường nghĩ. Anh đã có một trong những thị trường lao động linh hoạt nhất trong thế giới các nước giàu có (người lao động có thể không chọn tuần làm việc 48 giờ). Điều này giúp giải thích tại sao tỷ lệ thất nghiệp của Anh thấp như ở Mỹ hay Canada, bất chấp một nền kinh tế chậm chạp hơn.
Các quy định về sản phẩm sẽ khó loại bỏ hơn các luật lao động. Các nhà cung cấp của Anh cho Airbus, nhà sản xuất máy bay Pháp-Đức, phải tuân theo những tiêu chuẩn đòi hỏi cao. Nhưng những điều này tồn tại không phải vì sự can thiệp của Brúcxen, mà là đểđảm bảo máy bay an toàn. Tương tự, một tiêu chuẩn tối thiểu về an toàn thực phẩm chấm dứt một “cuộc đua tới đáy” (cuộc đua trong đó các công ty cạnh tranh với nhau bằng cách cắt giảm lương của công nhân và chuyển sản xuất sang những nơi tốn ít chi phí nhất) của các công ty cạnh tranh nhau. Các công ty Anh sẽ vẫn phải tôn trọng những quy định về sản phẩm của châu Âu để xuất khẩu sang đó. Một bộ quy tắc riêng rẽ được thiết kế thích hợp với thị trường trong nước sẽ chỉ làm tăng thêm thói quan liêu.
Điều đó cũng áp dụng với The City (Trung tâm tài chính Luân Đôn). Tài chính toàn cầu ủng hộ các tiêu chuẩn chung, như hiệp ước Basel về vốn ngân hàng. Và, khác xa “cuộc đua tới đáy”, các nước với khu vực tài chính lớn hiện nay có khả năng tạo ra những quy tắc thậm chí còn cứng rắn hơn. Ngân hàng Anh đã nói bóng gió rằng Basel không đủ mạnh.
Và một số lợi ích trước mắt sẽ biến mất khi các nhóm lợi ích đặc biệt tái định hướng sự chú ý của họ từ Brúcxen sang Westminster, Nông dân Anh sẽ mất 2,7 tỷ USD trợ cấp của EU một khi Anh ra đi. Họ là một nhóm vận động hành lang ồn ào, và không có khả năng chính phủ sẽ giữ chặt lấy tất cả số tiền đó. Nhóm vận động hành lang nông nghiệp cũng sẽ tìm cách cản trở việc hạ thuế quan đánh vào thực phẩm nhập khẩu từ ngoài châu Âu, có khả năng lấy đi của chính phủ một lá bài thương lượng trong các cuộc đàm phán thương mại với những thị trường mới nổi lớn như Braxin và Ấn Độ.
Nếu những lợi ích của việc rời bỏ thị trường chung được nói rõ, phí tổn của nó là gì? Cái giá của sự ra đi nhỏ hơn nhiều so với khi Anh gia nhập năm 1973. Những hàng rào thuế quan trên khắp thế giới đã dần được hạ xuống trong các thỏa thuận thương mại do Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) và tổ chức tiếp nối của nó, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) làm trung gian. Nếu thuế quan nhập khẩu được tính theo kim ngạch buôn bán trong mỗi sản phẩm, mức thuế trung bình mà các nhà xuất khẩu ngoài EU phải đối mặt khi bước vào thị trường chung đã hạ xuống khoảng 3%. Các nhà xuất khẩu thường phải gặp những sự gia tăng chi phí quy mô này do giá dầu tăng mạnh hay tỷ giá hối đoái nhảy vọt.
Ngay cả như vậy, tác động lên các ngành công nghiệp như thực phẩm và dệt may, các ngành có thuế quan cao hơn nhiều mức trung bình, sẽ rất lớn. Các mặt hàng xuất khẩu bơ sữa của Anh sẽ phải chịu thuế nhập khẩu 55% để vươn tới thị trường EU, với mức thuế quan hơn 200% đánh vào một số mặt hàng. Pho mát cheddar sẽ phải đối mặt với mức thuế quan 167 euro trên mỗi 100kg; nâng lên 141 euro đối với pho mát Stilton. Thuế quan trung bình đánh vào quần áo sẽ khiến giá của chúng ở các thị trường châu Âu tăng lên 12%.
Nhiều bộ phận của ngành công nghiệp xe hơi Anh sẽ chuyển đi. Các nhà sản xuất đặt trụ sở tại Anh sẽ phải đối mặt với mức thuế quan 4% đánh vào doanh thu thiết bị xe hơi bán cho EU, và sẽ có sức ép yêu cầu áp đặt thuế quan đối với các linh kiện nhập khẩu từ EU. Các nhà máy do những nhà sản xuất xe hơi sở hữu với thiết bị và chuỗi cung ứng ở các nơi khác của EU sẽ gặp nhiều rủi ro nhất. Các linh kiện xe hơi thiết yếu có thể bị hải quan chặn lại khi chúng rời khỏi lục địa. Chẳng hạn, một đồng bảng giá thấp và một lực lượng lao động linh hoạt có thể không đủ để giữ GM ở lại Anh mặc dù công ty này bán được rất nhiều xe hơi tại đó.
Tính toán sẽ có chút khác biệt đối với các nhà sản xuất xe hơi khác. Chỉ một phần nhỏ trong số 300.000 chiếc Jaguar Land Rover sản xuất tại Anh được dành cho thị trường EU. Rất nhiều chiếc Mini, được BMW sản xuất tại Anh, cũng được bán bên ngoài EU, nơi dù sao chúng cũng bị đánh thuế nhập khẩu. Phần lớn điều phân biệt giữa một chiếc Jaguar với một chiếc Mercedes là nó được thiết kế và sản xuất tại Anh (cũng như rất nhiều linh kiện). Sẽ có ít lợi nhuận, nhưng lại mất chi phí khổng lồ cho thương hiệu này, trong việc chuyển hoạt động sản xuất sang nơi khác. Các nhà sản xuất xe hơi Nhật Bản sẽ phải chịu tác động: theo John Leech thuộc KPMG, một công ty tư vấn, phần lớn sản lượng ở Anh của những công ty Nhật Bản này được bán ở EU. Nhưng họ không thể dễ dàng chuyển đổi sản xuất sang các nhà máy ở lục địa, và nhiều nguồn cung cấp của họ đến từ Nhật Bản. Họ sẽ vẫn ở lại lâu hơi nhiều người nghĩ.
Tuy nhiên, theo thời gian khuynh hướng đầu tư kinh doanh chung sẽ là tách khỏi Anh và hướng về phía lục địa. Điều đó cũng diễn ra với hoạt động tài chính. Nếu Luân Đôn muốn là một trung tâm khu vực về trao đổi tiền tệ của Trung Quốc, thành phố này sẽ cần phải duy trì vị trí của mình là trung tâm chính về dàn xếp giao dịch tiền mặt và những sản phẩm phát sinh bằng đồng euro. Một số người ở châu Âu phẫn nộ với điều này: thống đốc ngân hàng trung ương của Pháp gần đây đã than phiền rằng các giao dịch bằng đồng euro nên được thực hiện ở Khu vực đồng euro. Nếu không được các quy định của thị trường chung bảo vệ, Luân Đôn có thể gặp bất lợi trước các trung tâm cạnh tranh ở EU.

Nhưng nhà tài chính từ các cường quốc kinh tế đang lên hiện nay, ở châu Á hay Mỹ Latinh, hăng hái thích tiếp cận một thị trường châu Âu với 500 triệu dân hơn là quy định nhẹ nhàng thu hút các ngân hàng Mỹ tới Luân Đôn vào những năm 1950 và 1960.TheCityUK, một nhóm vận động hành lang, đã nghiên cứu 147 quyết định lựa chọn địa điểm từ năm 2006 đến 2012. Nhóm này đã nhận thấy rằng hơn 2/5 số công ty tài chính cho rằng quyền tiếp cận các thị trường châu Âu là một lý do cốt lõi của việc lựa chọn Luân Đôn. Mặc dù thị trường chung trong các dịch vụ tài chính vẫn đang được xây dựng, “các quyền đảm bảo” cho phép các công ty đầu tư, ngân hàng và các công ty bảo hiểm có trụ sở tại Anh thành lập chi nhánh hoặc cung cấp dịch vụ trên khắp EEA.
Hàng không vũ trụ là một ngành công nghiệp khác dựa vào thương mại không xung đột với phần còn lại của lục địa. Ngành công nghiệp này của Anh lớn nhất thế giới ngoài Mỹ, nhưng nước này sẽ mất vị trí này vào tay Pháp. Những ngành sản xuất công nghệ cao, như sản xuất xà dọc cánh máy bay bằng sợi cácbon, không thể nhanh chóng bị sao chép ở nơi khác. Nhưng các nhà cung cấp những bộ phận cơ bản, như rầm kim loại, sẽ dễ bị tổn thương. Các công ty chế tạo lớn như Airbus ira thích duy trì các chuỗi cung ứng đơn giản. Họ có thể tài trợ để các nhà cung cấp mới vào EU nhằm tránh hàng rào thuế quan.
Những sự tái phân phối vốn cố định này sẽ mất nhiều năm hoặc nhiều thập kỷ. Ngược lại, Anh và các đối tác EU trước kia sẽ phải nhanh chóng quyết định người dân ở phía bên kia của các hàng rào mới được dựng lên ngăn sự dịch chuyển tự do lao động nên được đối xử như thế nào. Khoảng 2,3 triệu người đến từ các nước EU đang sống ở Anh trong năm 2011, tăng lên từ 1,1 triệu năm 2004; khoảng 1,7 triệu người Anh đang sống tại các nước EU. Quyền cư trú cho những người di cư như vậy sẽ không còn mang tính tự động nữa. Sự hồi hương bắt buộc sẽ gây thiệt hại cho tất cả các nước.
Giải pháp đơn giản nhất sẽ là cấp quyền công dân cho tất cả những cư dân đó ở Anh vào một thời cụ thể, đổi lại cho việc cấp quyền công dân tương tự đối với người Anh đang sống ở các vùng khác của châu Âu. Việc lường trước một cuộc ân xá như vậy sẽ kích động tình trạng đổ xô đến và đi khỏi Anh ngay trước khi nước này rời khỏi EU. Khi cây cầu kéo cuối cùng nâng lên, các doanh nghiệp sẽ phải chịu thiệt hại. Khu vực công nghệ đang phát triển của Luân Đôn, cũng như The City, dựa nhiều vào dòng người lao động trẻ tuổi tự do từ các nơi khác của châu Âu.
Một sự đô vỡ khổng lồ nữa sẽ là thương mại vượt ra ngoài châu Âu. Anh sẽ phải nhanh chóng đàm phán các thỏa thuận song phương với hàng tá nước. Kinh nghiệm củaAixơlen, Lichtenxtên, Na Uy và Thụy Sĩ, các nước hợp thành Liên hiệp thương mại tự do châu Âu(EFTA), một câu,lạc bộ các nước từ chối châu Âu có liên hệ lỏng lẻo với EU, cho rằng tổ chức này luôn có thể đạt được những điều khoản tương tự như những gì các nhà đàm phán EU giành được. Các nước EFTA có xu hướng đổ xô vào sau EU, dù trong một số trường hợp – chẳng hạn như Hàn Quốc – họ đi đầu. Nhưng câu lạc bộ lớn hơn có thể đạt được những điều khoản tốt hơn đôi chút. Didier Chambovey thuộc ban thư ký nhà nước phụ trách các vấn đề đối ngoại Thụy Sĩ nói: “EU hùng mạnh hơn chúng tôi”. Một thỏa thuận với Anh sẽ là ưu tiên hàng đầu của không nhiều nước.
Anh cũng sẽ có ít sức mạnh ngoại giao và quân sự hơn. Đối với người Mỹ, một nước Anh tách rời phần còn lại của châu Âu sẽ là một đồng minh ít hữu ích và ít ảnh hưởng hơn nhiều. Đối với NATO, một nước Anh tách rời nửa vời khỏi châu Âu sẽ làm suy yếu mối quan hệ ràng buộc lục địa này và khả năng phòng thủ của nó với Mỹ vào thời điểm khi những mối quan hệ đó gặp căng thẳng vì ngân sách quốc phòng bị cắt giảm và sự “tái cân bằng” chiến lược của Mỹ hướng về châu Á. Một tổn thất có khả năng xảy ra khác sẽ là hiệp ước phòng thủ Anh-Pháp mới được khởi động, được cả hai nước nhìn nhận là một cách để tự giúp mình tiếp tục vượt lên.
Tinh thần Viking, hay quy tắc Thụy Sĩ?
Mặc dù một sự rời bỏ hoàn toàn châu Âu chắc chắn có thể xảy ra, không nhiều người Anh theo chủ nghĩa hoài nghi châu Âu mongmuốn điều đó. Họ coi thị trường chung là một viên ngọc bị bao phủ bởi lớp khảm tăm tối của hệ thống hành chính quan liêu và quy định của châu Âu. Điều họ thực sự muốn làm là lùi lại cho đến khi mối quan hệ của Anh với châu Âu trờ thành một mối quan hệ dựa trên thương mại tự do, với quy ‘định cần thiết tối thiểu. Trên thực tế, họ muốn tạo ra một kiểu châu Âu mà những người Bảo thủ Anh đã chiến đấu để gia nhập vào những năm 1970. Một khi đã trở nên rõ ràng ràng Anh đang rời bỏ EU, họ có thể níu lấy hai lựa chọn nửa vời: một của Na Uy và một của Thụy Sĩ.
Cùng với Aixơlen và Lichtenxtên, Na Uy giàu dầu mỏ gần gũi với EU như nước này có thể mà không thực sự trở thành một thành viên. Nước này đơn thuần thuộc về EEA. EU nhìn chung vui vẻ với dàn xếp này, một phần vì Na Uy trả tiền vào két của khối này (quả thực, nước này trả nhiều hơn Anh một chút tính trên đầu người). Một dàn xếp tương tự có thể đạt được.

Nhiều doanh nghiệp sẽ hầu như không nhận ra sự khác biệt. Nhưng một số sẽ phải chịu một chút khó chịu. Mặc dù các nước EEA là một phần của thị trường chung, nhưng các doanh nghiệp phải hoàn thiện đơn đăng ký hải quan và thuế giá trị gia tăng khi hàng hóa được vận chuyển vào và ra khỏi EU. Đối với nhũng công ty lớn phục vụ các khách hàng lớn, đây không phải là vấn đề. Đối với những công ty nhỏ, đó là một mối phiền toái.
Moods of Norway, một công ty thời trang Na Uy điển hình (biểu tượng của hãng này là một chiếc máy kéo), đã giải quyết vấn đề này bằng cách thành lập một chi nhánh nhỏ ở Thụy Điển, một thành viên của EU. Chi nhánh này xử lý giấy phép hải quan cho những cửa hàng thời trang châu Âu bán quần áo của Moods of Norway . Các doanh nghiệp nhỏ, hướng tới xuất khẩu của Anh cuối cùng cũng sẽ làm tương tự.
Tuy nhiên, nếu Anh nhập hội với Na Uy, nướcnày vẫn bị ràng buộc bởi toàn bộ các quy định EU, gồm cả chỉ thị về giờ làm việc và gần như mọi thứ được tưởng tượng ra ở Brúcxen trong tương lai. Một khi không nằm trong EU, nước này sẽ có ít tiếng nói trong các quy định và luật pháp mà sẽ tiếp tục ràng buộc ngành công nghiệp của mình. Nước này sẽ được Ủy ban châu Âu tư vấn nhưng sẽ không có tiếng nói trong Nghị viện châu Âu ngày càng hùng mạnh, và không được bỏ phiếu. Trong thuật ngữ chuyên môn châu Âu, nước này sẽ là một nhà định hình quyết định, không phải là một nhà ra quyết định.
Các quan chức và các nhà vận động hành lang sẽ thường xuyên không được biết về các cuộc thảo luận pháp lý có thể tác động đến ngành công nghiệp Anh, ngoại trừ được biết gián tiếp, thông qua các quan chức tại một quốc gia thân thiện. Petter Brubakk thuộc NHO, nhà vận động hành lang kinh doanh chính của Na Uy, giải thích: “Chúng tôi đưa các đồng nghiệp người Xcăngđinavi của mình đi ăn trưa và hỏi họ điều gì đã xảy ra”. Nước này sẽ phụ thuộc vào các nước khác để bảo vệ lập trường của mình, khi Na Uỵ hiện nay dựa vào Anh để chống lại luật đã được đề xuất của EU về khoan dầu ngoài khơi. Cứ như thể Anh duy trì một chiếc máy fax vàng kết nối tới Brúcxen, tiêu tốn hàng tỷ bảng một năm để vận hành và từ đó các quy định được ban hành không ngừng. Nước náy có thể phớt lờ nhũng bản fax về nông nghiệp và đánh bắt cá: các thành viên của EEA được cho phép vận hành chính sách nông nghiệp của riêng mình. Nhưng nước này sẽ phải tuân thủ các chính sách khác.
Lựa chọn Na Uy rất có thể thất bại vì những lý do trong nước. Ngay khi các nghị sĩ Anh biết rằng Na Uy phải chịu gần như mọi quy định từ Brúcxen, bất chấp việc hầu như không có quyền lực để định hình chúng, họ sẽ dao động. Khi họ cũng biết rằng Na Uy phải trả giá cho đặc quyền đó, họ có thể bác bỏ nó ngay lập tức.
Tuy nhiên, Anh có thể tìm kiếm một mối quan hệ xa hơn. Nước này có thể tránh xa EEA nhưng gia nhập EFTA, tổ chức mà nước này đã giúp thành lập vào năm 1960. Một cách lạc quan, nước này có thể sẽ tương đối giống Thụy Sĩ.
Thụy Sĩ có quan hệ kinh doanh với các nước EU thông qua các giao dịch song phương, và bằng cách đều đặn điều chỉnh các quy định của mình theo những quy định của Brúcxen. Trong một mức độ nào đó, nước này có thể chọn lựa. Ở một vị thế tương tự, Anh có thể loại bỏ một số điều luật lao động khó chịu. Nước này cũng có thể hành động để hợp tác nhiều hơn, và buôn bán tự do hơn, ở một số lĩnh vực so với các lĩnh vực khác. Thụy Sĩ có một thỏa thuận song phương toàn diện với EU bao gồm trao đổi hàng hóa, nhưng không có thỏa thuận tương tự về dịch vụ tài chính.
Thụy Sĩ đôi khi vướng vào tranh chấp thương mại với EU, chẳng hạn về pho mát Gruyere, Tuy nhiên, cho tới nay hầu như nước này đã tiếp cận tốt với thị trường châu Âu, Các công ty của nước này có chi nhánh ở các nước EU, thông qua đó họ có thể buôn bán tự do. Và việc không phải là thành viên của EEA có nghĩa là Thụy Sĩ vẫn phần nào tách biệt với những quy định tài chính xuất phát từ Brúcxen. Nhưng người Thụy Sĩ có những quy định của riêng mình, thường là những quy định tài chính vô cùng nghiêm ngặt, một phần vì lo sợ mất quyền tiếp cận các khách hàng EU.
Và nước này không nằm ngoài tầm với của Brúcxen. Người Thụy Sĩ hiện tại lo ngại về một số chỉ thị của châu Âu, gồm cả nhũng chỉ thị về tài chính, nhà máy hóa chất và sự địch chuyển Lao động. Thụy Sĩ bị cản trở bởi việc không có một hiệp ước với EU về dịch vụ tài chính và không có đại diện ở Brúcxen. Trong cuộc đấu lớn hơn chống lại chủ nghĩa bảo hộ và quy định quá mức về tài chính ở châu Âu, nước này phục thuộc vào một liên minh phi chính thức với một nước khác cũng có ngành dịch vụ tài chính lớn, cũng như một ghế đầy giá trị trên bàn đám phán: Anh.
Trong bất kỳ trường hợp nào, không có khả năng Anh có thể có được sự đối đãi tương tự. EU đang tìm cách đẩy Thụy Sĩ ra khỏi vị trí đặc biệt của nước này và đưa vào một sự dàn xếp giống của Na Uy hơn, nơi luật pháp EU sẽ nhanh chóng được nước này áp dụng. Các mối quan hệ đã trở nên dày đặc hơn kể từ khi EU mở rộng sang phía Đông. EU đã từng là một câu lạc bộ các quốc gia phía Tây chia sẻ một nền văn hóa rộng lớn với Thụy Sĩ (nhiều nước cũng có chung đường, biên giới với nước này) và chấp nhận những đặc quyền riêng của nước này. Câu lạc bộ này hiện nay lớn hơn và quan liêu hơn, và gồm cả các nước Đông Âu vốn bị buộc phải chịu những điều không thể chấp nhận được như là cái giá của việc gia nhập câu lạc bộ. Không có nhiều cơ hội cho Anh, một nước lớn hơn nhiều với một lịch sử khó khăn, sẽ được cho phép chen vào cạnh Thụy Sĩ.
Và đừng trỏ lại
Không nước nào đã từng rời Liên minh châu Âu (mặc dù Greenland, một vùng phụ thuộc tự trị của Đan Mạch, đã bỏ phiếu ra đi năm 1982). Những lựa chọn nửa vời cửa Na Uy và Thụy Sĩ được đưa ra phần lớn với những hy vọng một ngày nào đó lôi cuốn cả hai trở thành thành viên đầy đủ. Anh sẽ đi theo hướng ngược lại, mà không có một tấm bản đồ. Trong vấn đề này, giống như rất nhiều cách khác, việc rời bỏ EU sẽ là một ván bài lớn.
Người Anh chắc chắn sẽ tìm cách đàm phán một thỏa thuận đặc biệt với các đối tác trước đây, sử dụng lập luận rằng thương mại có lợi cho cả hai bên và bản thân Anh là một thị trường lớn đối với nhiều nước. Nhưng quá trình này có thể mất nhiều năm (Thụy Sĩ nhỏ bé hơn nhiều đã phải mất một thập kỷ). Châu Âu có thể giống một pháo đài hơn với Anh phải đứng ngoài. Và ngay cả những người bạn thân thiết nhất của nước này, những người muốn giữ Anh ở lại nhằm thúc đẩy những tiếng nói tự do bên trong EU, sẽ không thể hào phóng với một đất nước đã lựa chọn ra đi.
Kết cục có khả năng xảy ra nhất sẽ là Anh nhận thấy mình là một kẻ ngoài cuộc khó chịu với quyền tiếp cận có phần hạn chế đối với thị trường chung, hầu như không có tầm ảnh hưởng và rất ít bạn bè. Và có một điều chắc chắn: bước chân đi cấm kỳ trở lại.
***
Việc nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu có vẻ ngày càng có khả năng xảy ra. Đó sẽ là một canh bạc liều lĩnh.
“Nước Anh không mơ tưởng về một sự tồn tại dễ chịu và cách biệt ở bên rìa Cộng đồng châu Âu”, bà Margaret Thatcher đã khẳng định như vậy vào năm 1988. Hiện nay, nước này càng như vậy. Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy hầu hết người Anh ủng hộ việc rời bỏ Liên minh châu Âu. Đảng Bảo thủ của Nữ nam tước Thatcher, đảng đã đưa nước Anh vào châu Âu cách đây 4 thập kỷ, bị chia rẽ giữa những người muốn có mối quan hệ lâu đời nhưng không mấy mặn mà và những người muốn ra khỏi khối này. Phe thứ hai đang chiếm ưu thế.
Thậm chí những người chỉ trích EU quyết liệt nhất của Anh cũng lấy làm ngạc nhiên trước tốc độ mà mọi việc đang diễn ra. Những cuộc chống đối trong Quốc hội xung quanh vấn đề châu Âu cũng trở nên ngày một dễ dàng hơn. Chủ nghĩa hoài nghi châu Âu đang trở nên vững chắc trong Đảng Bảo thủ, cũng giống như cách chủ nghĩa bảo thủ xã hội đã chuyển từ việc chỉ là một xu hướng đầy sức mạnh trong đảng Cộng hòa của Mỹ thành một thứ chính thống cố chấp. Đảng Độc lập của Vương quốc Anh (UKIP), đảng muốn rời bỏ EU, đã bất ngờ chuyển từ vị thế bên lề chính trị sang xu hướng chủ đạo. Một cuộc trưng cầu dân ý về tư cách thành viên EU của Anh hiện dường như chỉ còn là Vấn đề thời gian.
“Những người châu Âu lục địa cũng ngạc nhiên – và cảm thấy khó chịu. Họ bối rối trước việc người Anh có thể nói về việc rời bỏ một câu lạc bộ mà nhiều người tin rằng đã dứt khoát chuyển sang hướng buôn bán tự do theo kiểu Ănglô – Xắcxông trong hai thập kỷ qua. Họ cũng phẫn nộ trước cách mà Anh dường như sử dụng việc đe dọa ra khỏi EU như một công cụ để thương lượng, nhất là vào lúc đồng euro đang lâm vào khủng hoảng. Như họ chứng kiến, Anh muốn giành một vị trí đặc quyền đặc lợi cho riêng mình trong câu lạc bộ châu Âu, nơi nước này có thể được hưởng việc buôn bán tự do mà không cần tuân thủ bất kỳ một luật lệ nào khác của việc là thành viên EU. Tại Béclin và Rôma, các nhà lãnh đạo chính tri lập luận rằng Anh cần dứt khoát đi đến quyết định: liệu nước này muốn ở trong hay ở ngoài EU?

Thật đáng tiếc!
Đối với một tờ báo về tự do kinh tế vốn hoài nghi nhiều việc mà Brúcxen từng làm, việc Anh ra khỏi EU sẽ một bi kịch kép. Người Anh sẽ phải chịu đựng nhiều hơn nhiều những gì mà họ hiện nhận thấy. Châu Âu cũng sẽ bị thiệt hại. Anh đã ủng hộ việc buôn bán tự do và sự điều chỉnh ở mức thấp, vì vậy, không có nước này, liên minh châu Âu sẽ trở nên hôn mê hơn và bị tụt hậu hơn bao giờ hết so với Mỹ và thế giới các nước đang nổi lên.
Cách nhanh nhất để Anh ra khỏi EU sẽ là việc một thủ tướng Anh, người sợ hãi trước tình cảm chống châu Âu ngày càng tăng trong Quốc hội cũng như trong nước này, kêu gọi tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý “đi hay ở”. Ông David Cameron, Thủ tướng Anh, đã tìm cách chống lại việc này và thay vào đó ám chỉ rằng người Anh sẽ được lựa chọn giữa việc giữ nguyên trạng và một mối quan hệ độc lập hơn. Nhưng rất ít người hài lòng trước việc đó. Các nghị sĩ Bảo thủ trông chừng UKIP và kêu gọi cần có một sự lựa chọn rõ ràng hơn.
Một con đường khác để ra khỏi EU liên quan đến một sự sơ suất về ngoại giao. Những người theo chủ nghĩa hoài nghi châu Âu khôn ngoan hơn, bao gồm cả ông Cameron, không muốn Anh ra khỏi EU; họ chỉ muốn giành lại đôi chút quyền lực từ Brúcxen. Nhưng những nỗ lực để làm như vậy của họ càng làm cho mọi việc thêm tồi tệ. Năm 2011, hầu hết các nước thành viên EU khác đã lập thành hàng ngũ để chống lại ông Cameron, người đã tìm cách chặn một thỏa thuận tài chính giúp giải quyết cuộc khủng hoảng đồng euro. Người Anh hiện hy vọng rằng thắt chặt việc hợp nhất Khu vực đồng euro sẽ tạo cơ hội cho ông Cameron dàn xếp những mối quan hệ lòng lẻo hơn. Họ có thể sai lầm. Các nước khác đang cảm thấy mệt mỏi trước những đòi hỏi của Anh. Nhiều nước, bao gồm cả Đức, có thể muốn tránh việc Anh ra đi, nhưng họ cũng không liều lĩnh để giữ ông Cameron đến mức họ sằn sàng nhường lại phần nhiều trong cách thức điều chỉnh xã hội và thị trường lao động. Và một số nước, chẳng hạn như Pháp, có thể tích cực hoan nghênh việc ra đi của một thành viên rắc rối nhất trong câu lạc bộ. Các cuộc thương lượng dễ nổi giận sẽ làm tăng khả năng bỏ phiếu “đi” trong một cuộc trưng cầu dân ýcủa Anh.
Ít chủ quyền, chi phí lớn
Và điều gì sẽ xảy ra nếu Anh ra đi? Nước này có thể nhanh chóng chớp lấy một vài lợi ích. Anh sẽ tiết kiệm được khoảng 8 tỉ bảng (13 tỉ USD)/năm trong những đóng góp vào ngân sách thực tế. Không bị ràng buộc bởi chính sách nông nghiệp chung, thực phẩm của nước này có thế trở nên rẻ hơn. Nếu Anh rút ra khỏi thị trường chung duy nhất, nước này có thể
thoát khỏi những chỉ thị về lao động gây khó chịu. The City, (Trung tâm thương nghiệp và tài chính thành phố Luân Đôn) sẽ không phải lo ngại quá nhiều về thuế giao dịch tài chính và những luật lệ tài chính khủng khiếp của châu Âu.
Tuy nhiên, những lợi ích này không thấm vào đâu so với phí tổn của việc Anh ra đi, vốn sẽ gây tổn hại cho buôn bán với một thị trường chiếm tới một nửa hàng xuất khẩu của Anh. Các hãng sản xuất xe hơi sử dụng Anh như cơ sở hoạt động ở châu Âu của họ có thể dần dần biến mất, cùng với phần lớn ngành công nghiệp dịch vụ tài chính. Anh sẽ phải đàm phán lại hàng tá thỏa thuận thương mại song phương từ một vị thế yếu hơn nhiều so với vị thế mà nước này đã được hưởng với tư cách là thành viên EU. Nước này sẽ chỉ còn một hình ảnh bị thu nhỏ nhiều trên sân khấu thế giới. Nước này sẽ có được chủ quyền nhất định, nhưng với một giá đắt dành cho Anh – và các đối tác của mình.
Trong số những người muốn Anh ra khỏi EU, có cuộc thao luận về việc tìm ra một thỏa thuận theo đó Anh sẽ rút khói EU nhưng vẫn buôn bán tự do với khổi này (giống như việc ăn trong nhà hàng nhưng không phải trả phí dịch vụ). Một số người theo chủ nghĩa hoài nghi châu Âu cho rằng Anh có thể cùng tham gia với Na Uy trong Khu vực Kinh tế châu Âu. Điều đó có thể khiến nước này bị bao vây bởi những quy chế của EU mà nước này có thể gần như không có quyền hạn gì trong việc định hình – một tình cảnh mà nhiều người Anh, đặc biệt là những người theo chủ nghĩa hoài nghi châu Âu – sẽ cảm thấy không thể chịu đựng nổi. Những người khác hy vọng Anh có thể có được thỏa thuận giống, như Thụy Sĩ, nước đã bị đẩy xa hơn đôi chút nhưng có quyền tiếp cận có lợi với thị trường chung duy nhất. Sẽ không thể xảy ra như vậy: EU đã hối tiếc vì trao cho Thụy Sĩ quyền lựa chọn của nước này, vì vậy, dường như chắc chắn EU sẽ không cho một nước Anh lớn hơn và hay gây rắc rối hơn một thỏa thuận tương tự như vậy. Một lần nữa, sự thất vọng và một cuộc trưng cầu dân ý lại vẫy gọi Anh.
Liệu có thể làm bất kỳ điều gì để ngăn chặn thảm họa với tiến triển chậm này? Hoàn toàn có thể làm được. Thật kỳ cục, ông Cameron nên ra sức cạnh tranh với Nữ nam tước Thatcher. Ngày nay, bà được nhớ đến như một người ghê gớm yêu cầu Brúcxen phải lùi bước, nhưng bà cũng biết đoàn kết với các nhà lãnh đạo châu Âu khác để theo đuổi một mục đích chung. Thật không may, chất lượng quan hệ ngoại giao Anh – EU đã trở nên xấu đi trong những năm gần đây. Bị ám ảnh bởi việc giành lại quyền lực và tỏ ra cứng rắn trước người dân trong nước của mình, các nhà lãnh đạo Anh hiện dường như quên mất nghệ thuật thỏa thuận, Ông Cameron có cơ hội tốt để thực hiện thương lượng, đặc biệt khi ông lập luận về việc mở rộng thị trường chung duy nhất để thúc đẩy tăng trưởng. Ông cũng có những người ủng hộ ở châu Âu, trong đó có cả bà Angela Merkel của Đức, nhưng họ ít khi trở thành những đồng minh hữu ích vì Anh được coi như một nhân vật quá khích luôn hăm dọa để tống tiền.
Ưu tiên khác sẽ là dạy cho người Anh biết về chính xác những gì mà việc ra đi của Anh sẽ thực sự kéo theo. Công việc kinh doanh lớn và The City, vốn có những lợi ích nằm chắc chắn ở bên trong khối EU, cần có một chỗ đứng. Công đảng Anh, hiện tham gia một trò chơi đầy nguy hiểm và bất cần đạo lý, cũng cần thay đổi đường lối của mình. Tháng 10/2012, các nghị sĩ Công đảng Anh đã bỏ phiếu cùng với các đảng viên đảng Bảo thủ chống châu Âu về vấn đề ngân sách EU, khiến cho chính phủ gặp thất bại lớn đầu tiên của mình. Bằng cách củng cố những người muốn rời bỏ châu Âu, Công đảng dường như đang khiến chính phủ của đảng Bảo thủ sẽ phải hứa hẹn tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý “đi hay ở” có khả năng xảy ra hơn. Nếu làm như vậy, Công đảng có thể bị dồn ép hứa hẹn điều tương tự.
Hầu hết công việc khó khăn này, ở trong nước cũng như ở Brúcxen, sẽ phải được ông Cameron và vị Bộ trưởng Tài chính của ông, George Osbome, thực hiện. Họ cần nhắc nhở người Anh về những thắng lợi đã giành được bên trong EU và những nguy cơ của việc rút khỏi khối này. Và trên hết, họ cần thấy rõ những tác động của tình trạng lộn xộn và để ngỏ những sự lựa chọn. Cuộc trưng cầu dân ý là một ví dụ tốt. Việc vội vã tổ chức một cuộc bỏ phiếu đơn giản là “đi hay ở” nghe có vẻ rõ ràng và kiên quyết. Nhưng trì hoãn để có thêm thời gian tỏ ra khôn ngoan hơn. Chính phủ cần chống lại những đòi hỏi bỏ phiếu ít nhất cho đến khi nó trở nên rõ ràng về việc kiểu châu Âu nào mà Anh sẽ bỏ phiếu để ở lại hay rời bỏ. Đường hướng chờ và xem kiểu này có thể là không thỏa mãn, nhưng đó là những gì giữ Anh tránh xa đồng euro.
Vị thế của Anh ở châu Âu có thể không đứng vững được, nếu giải pháp cho cuộc khủng hoảng kinh tế gắn kết chặt chẽ hơn bao giờ hết các nước trong khu vực đồng euro, và tất cả các nước EU khác cùng tham gia. Nhưng đó không phải là điều chắc chắn và việc Anh dần dần dạt ra ngoài lề cũng tương tự như vậy. Khó khăn và thường là bẽ bàng như vậy, con đường tốt nhất là gắn chặt với châu Âu và cố hướng nó về phía Anh./.

Vùng cấm và những loại “bẫy người”

Thanh Quang, phóng viên RFA -2013-03-04
Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
000_Hkg4475415-305.jpg
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong một cuộc họp báo trước đây. – AFP =>

Khi đề cập tới “chủ trương lớn” của giới lãnh đạo Việt Nam liên quan vấn đề kêu gọi toàn dân góp ý cho việc sửa đổi Hiến pháp mà không có “vùng cấm” nào, blogger JB Nguyễn Hữu Vinh không quên mô tả cái bẫy – mà bình thường chúng ta thường liên tưởng đến loại bãy thú, chim chuột. Nhưng blogger Nguyễn Hữu Vinh báo động rằng trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay “không thiếu gì các loại bẫy dùng để bẫy người!” – một loại bẫy “tinh vi hơn, đa dạng hơn và tác hại hơn nhiều những thứ bẫy thông thường kia”.

Cái bẫy và tác dụng ngược

Qua bài “Góp ý sửa đổi Hiến pháp: Cái bẫy và tác dụng ngược”, blogger Nguyễn Hữu Vinh đã liệt kê các loại bẫy người ấy, từ “hai bao cao su đã qua sử dụng” để bẫy TS Cù Huy Hà Vũ vào tù 7 năm cho tới những cái bẫy lớn hơn nhiều, thậm chí là “một chính sách, một chủ trương lớn”, như “Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ, chịu sự giám sát của nhân dân”…; như khẩu hiệu “Vì nhân dân phục vụ” nhưng lại “Còn đảng, còn mình”; hoặc “Quân đội nhân dân, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu” nhưng lại “Trung với đảng”…
Trong thời gian gần đây, trước khi toàn dân góp ý sửa đổi hiến pháp, nhất là trước khi có “Kiến Nghị 72” của giới nhân sĩ trí thức, TBT Nguyễn Phú Trọng giăng bẫy “Chỉ thị 22”, khẳng định:
Thì ra, cái trò Góp ý đó không phải là để góp ý, mà là để “Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không?                    JB Nguyễn Hữu Vinh
“Việc góp ý sửa đổi Hiến pháp là nhằm phát huy quyền làm chủ, trí tuệ, tâm huyết của các tầng lớp nhân dân, của các cấp các ngành, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân và cơ quan, tổ chức đối với việc sửa đổi Hiến pháp, thi hành pháp luật, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân.
Rồi Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng cũng giăng bẫy “Nghị quyết 38”:
“Việc góp ý sửa đổi Hiến phápnhằm huy động trí tuệ, tâm huyết của nhân dân, tạo sự đồng thuận của nhân dân, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân.”
Và ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội kiêm Trưởng Ban Biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cũng giăng bẫynhân dân có thể góp ý về tất cả các nội dung trong Dự thảo Hiến pháp, kể cả “Điều 4”, không có gì là cấm kỵ…
Nhưng, nói theo lời blogger Nguyễn Hữu Vinh, khi thấy nhân dân hưởng ứng “rầm rầm” việc góp ý, và tai hại hơn nữa, “miếng mồi đảng đưa ra rất ngon đó đã được nhiều nhiều người bu vào rỉa gần hết mà bẫy (do đảng giăng) vẫn chưa thể sập” dù “trơ ra lưỡi câu”, khiến TBT Nguyễn Phú Trọng phải hốt hoảng:
Vừa rồi đã có các luồng ý kiến cũng có thể quy vào được là suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức… Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không? Người ta đang có những quan điểm như thế, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa! … Tham gia khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể … thì đó là cái gì?
jb-nhv-250.jpg
Blogger JB Nguyễn Hữu Vinh, ảnh chụp trước đây tại Hà Nội. Courtesy FB Nguyễn Hữu Vinh. =>

Đến đây, theo nhận định của blogger Nguyễn Hữu Vinh, “cái cửa bẫy đã phải sập xuống. Đảng sợ lỗ miếng mồi chăng?”
Và JB Nguyễn Hữu Vinh mới vỡ lẽ ra rằng:
Thì ra, cái trò Góp ý đó không phải là để góp ý, mà là đểXem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không?Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa!…”. Cái ông Tổng Bí T này quả là thâm hậu, thế mà dân gian cứ tặng cho ông xú danh là Lú thì quả không hẳn đúng.
Việc TBT Nguyễn Phú Trọng cáo giác ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp của người dân là “suy thoái chứ còn gì nữa” khiến những nhà có tâm huyết với vận nước không khỏi phẫn nộ. Chẳng hạn như, nhà báo tự do Nguyễn Khắc Toàn từ Hà Nội phản ứng:
“Qua phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng thì người dân trong nước cũng như nhân sĩ trí thức có lương tâm thì đều thấy rằng không ai khác mà chính Đảng CSVN hiện nay là lực lượng suy thoái…”
Hay từ Bà Rịa-Vũng Tàu, Bùi Thị Minh Hằng, nhà đấu tranh cho dân chủ và nhiều lần bày tỏ lòng yêu nước nhiệt thành chống quân xâm lược phương Bắc, cho biết:
“Ông Nguyễn Phú Trọng gọi thành phần tiến bộ đó là “suy thoái về tư tưởng” thế nhưng thực sự thì chính những việc làm suy thoái của Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng như bộ máy lãnh đạo nhà cầm quyền Việt Nam sẽ thúc đẩy người dân Việt Nam tỉnh ngộ. Và nếu như ông ấy kết luận đấy là những thành phần suy thoái thì ông sẽ thấy một điều là dân tộc Việt Nam này sẽ buộc lòng suy thoái để mà thay đổi.”
GS Nguyễn Thanh Giang lên tiếng tại Hà Nội rằng:
“Đây không chỉ là dọa nạt, mà đây là một sự đàn áp về tư tưởng, mạt sát mọi người, mạt sát cả những người cha chú, những người tiền bối của Nguyễn Phú Trọng.”

Đạo đức đích thực?

Đặc biệt là, nhà báo Nguyễn Đắc Kiên của tờ Gia Đình & Xã Hội dũng cảm phản biện trên FB của mình “Vài lời với TBT ĐCS Nguyễn Phú Trọng”. Nhà báo giải thích về hành động của mình:
ndk-250.jpg
Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên, ảnh chụp trước đây. Courtesy NguyenDacKien’s facebook. =>

“Tôi tin là nhận thức của tôi về quyền công dân đã được hình thành trong quá trình lâu dài, chứ không phải ngày hôm qua hay hôm kia mới có. Còn động lực trực tiếp đầu tiên thì khi tôi nghe bài phát biểu của ông TBT Nguyễn Phú Trọng trên đài VTV, đấy là động lực trực tiếp để tôi viết bài đó.”
Bài đó, tựa đề “Vài lời với TBT ĐCS Nguyễn Phú Trọng”, đầu tiên nêu lên câu hỏi rằng ông Nguyễn Phú Trọng đang nói với ai? Nếu nói với toàn dân thì nhà báo Nguyễn Đắc Kiên khẳng định ông Trọng không có đủ tư cách, vì, với tư cách lãnh đạo một đảng – đảng CSVN, ông chỉ có thể nói “suy thoái” như vậy với các đảng viên của ông mà thôi; nếu ông cùng các đồng chí của ông muốn giữ Điều 4 Hiến pháp, giữ vai trò lãnh đạo của đảng, muốn chính trị hoá quân đội, không muốn đa nguyên, đa đảng, không muốn tam quyền phân lập, thì, theo nhà báo Nguyễn Đắc Kiên, đó là ý muốn của ông và của đảng, chứ không phải ý nguyện của nhân dân. Tác giả nêu lên câu hỏi tiếp rằng khi đề cập tới suy thoái về đạo đức, ông Nguyễn Phú Trọng muốn nói đạo đức nào? Đạo làm người, đạo công dân hay đạo đức của dân tộc? Nếu ông Trọng muốn nói đến đạo đức người CS, thì, nhà báo Nguyễn Đức Kiên thắc mắc, “các ông cho rằng chỉ có đạo đức cộng sản của các ông là đạo đức đích thực? Thế ra, cha ông tổ tiên chúng ta, khi chưa có chủ nghĩa cộng sản, đều vô đạo đức hết à? Thế ra, những người không theo đảng cộng sản trên thế giới là vô đạo đức hết à?.
Rồi vấn đề ông Trọng cho là suy thoái chính trị, tư tưởng, thì đó là “chính trị, tư tưởng nào?”. Nếu ý kiến đóng góp nhiệt thành của người dân thể hiện một sự suy thoái chính trị, tư tưởng, nhà báo Nguyễn Đắc Kiên hỏi tiếp, “Vậy ra chỉ có đảng CS của các ông là duy nhất đúng à.” Nhà báo nhân tiện lưu ý ông Trọng rằng trong Cương lĩnh chính trị và Điều lệ đảng CSVN, “Không có điều nào nói xóa bỏ Điều 4 là suy thoái, muốn đa nguyên về chính trị là suy thoái, muốn phi chính trị hóa quân đội là suy thoái, chỉ có tham ô, tham nhũng… đi ngược lại lợi ích của nhân dân là suy thoái”. Và, qua bái viết gởi ông Nguyễn Phú Trọng, nhà báo Nguyễn Đắc Kiên “trân trọng tuyên bố”:
Tôi hy vọng rằng những con người trên đất nước này, từ những người dân cho tới những người lãnh đạo, họ sẽ có những nhận thức cởi mở hơn.                                       Nguyễn Đắc Kiên
1- Tôi không chỉ muốn bỏ Điều 4 trong Hiến pháp hiện hành, mà tôi muốn tổ chức một Hội nghị lập hiến, lập một Hiến pháp mới để Hiến pháp đó thực sự thể hiện ý chí của toàn dân Việt Nam
2- Tôi ủng hộ đa nguyên, đa đảng, ủng hộ các đảng cạnh tranh lành mạnh vì tự do, dân chủ, vì hòa bình, tiến bộ của dân tộc Việt Nam
3- Tôi không chỉ ủng hộ xây dựng một chính thể tam quyền phân lập…(mà còn muốn )xóa bỏ các tập đoàn quốc gia, các đoàn thể quốc gia tiêu tốn ngân sách, tham nhũng của cải của nhân dân, phá hoại niềm tin, ý chí và tinh thần đoàn kết dân tộc.
4- Tôi ủng hộ phi chính trị hóa quân đội. Quân đội là để bảo vệ nhân dân, bảo vệ tổ quốc, bảo vệ cương vực, lãnh thổ chứ không phải bảo vệ bất cứ một đảng phái nào.
Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên khẳng định mình có quyền tuyên bố như trên cũng như tất cả những người Việt Nam khác, trong khuôn khổ quyền cơ bản của con người mà mỗi người sinh ra đều được hưởng, chứ không phải do đảng cộng sản ban cho. Vẫn theo tác giả, những người nào chống lại các quyền trên là “phản động, là đi ngược lại với lợi ích của nhân dân, dân tộc, đi ngược lại xu hướng tiến bộ của nhân loại”.
Qua bài “Sự độc đáo mang tên Nguyễn Đắc Kiên”, blogger Nguyễn Ngọc Già nhận xét rằng “cái trụ” Nguyễn Phú Trọng vừa bị nhà báo Nguyễn Đắc Kiên “đốn gọn” bằng bài viết “Vài lời với TBT ĐCS Nguyễn Phú Trọng” khiến “ngôi đền thiêng ĐCSVN đang sụm dần…”
Hành động được công luận ca ngợi là dũng cảm ấy của nhà báo Nguyễn Đắc Kiên khiến anh bị trù dập khi báo Gia đình & Xã hội buộc anh thôi việc vì điều gọi là “vi phạm Quy chế hoạt động của báo và hợp đồng lao động”. Trước tình cảnh này, nhà báo Nguyễn Đắc Kiên cho biết:
“Về phần tôi thì tôi sẵn sàng đón nhận tất cả mọi thứ. Nhưng tôi hy vọng rằng những con người trên đất nước này, từ những người dân cho tới những người lãnh đạo, họ sẽ có những nhận thức cởi mở hơn để tiếp nhận những ý kiến khác biệt với suy nghĩ của họ, khác biệt những cái lệnh của giới lãnh đạo. Đó là điều hy vọng của tôi. Còn tôi thì tôi không băn khoăn, suy nghĩ gì cả; nhưng điều tôi lo nhất chỉ cho gia đình tôi thôi – cho vợ con, bố mẹ tôi. Còn riêng bản thân tôi thì tôi hiểu con đường tôi đã chọn.”
Cảm động trước sự hiên ngang cùng tình cảnh ấy của nhà báo Nguyễn Đắc Kiên, blogger Nguyễn Tường Thuỵ có “Mấy lời với Nguyễn Đắc Kiên”:
“Thôi thì về, rau cháo nuôi nhau
Sống thanh thản dẫu thêm phần cơ cực
Từ nay khỏi loay hoay ngòi bút
Giả thờ ơ trước số phận con người.

Tôi hiểu Kiên, sống không thể buông xuôi
Vẫn biết trước tai ương rồi sẽ tới
Vẫn biết trước sẽ gặp nhiều rắc rối
Sẽ còn nhiều gian khó lẫn nguy nan.
Kiên sẵn sàng đối mặt, hiên ngang
Không chịu cúi, sống cuộc đời an phận
Trước cái xấu không cam lòng chấp nhận
Có hạnh phúc nào không trả giá đâu Kiên.
Có điều gì từ Tổ quốc rất thiêng liêng
Nghe như thể đất trời rung chuyển
Tôi đã thấy tương lai đang gần đến
Dân tộc này phải được sống, Kiên ơi.”

Cảm ơn quý vị vừa theo dõi tạp chí hôm nay, Thanh Quang xin hẹn chương trình kỳ tới.

Chữ NGU cũng có lắm đường…..

Hai Lúa blog

March 4, 2013,

Sẽ là rất buồn cười nếu Lúa phát biểu như vầy “cái nhà ông tỉ phú Bill Gates ấy quá khôn”. Chuyện hiển nhiên như một với một bằng hai vì không khôn thì làm sao ông ta từ một con người rất bình thường lại trở thành người giàu có nhất thế giới và ngồi ở vị trí này bao nhiêu năm liền. Tiền của ông ta ư? Đủ để mua hàng dãy máy bay, đủ xây một dinh thự dát vàng, đủ cho ông ta dùng nó nấu nướng các bữa ăn của mình đến lúc hết đời. Ấy vậy mà, ông ta không dùng nó để mua những thứ mà với người khác, chỉ cần vừa sở hữu họ đã nhảy lên mạng khoe rùm beng mà lại hiến đến hơn 95% tài sản của mình cho hoạt động từ thiện.

Chắc là, chỉ riêng cái khoản dùng tiền cho hoạt động từ thiện này là ông ta “ngu” thôi, còn lại thì tuyền là khôn….Lạ là, trong cái danh sách “ngu” này có cả những Warren Buffett, Gordon Moore, Carlos Slim, Michael Bloomberg,…ngay cả ông chủ của trang Facbook đầy quyền lực Mark Zuckerberg cũng tuyên bố rằng sẽ dùng phần lớn tài sản của mình để làm từ thiện sau khi chết, kéo dài thêm danh sách những kẻ “ngu” kiểu này. Họ sở hữu cái đầu “khổng lồ” về tri thức công nghệ và quản lý sao lại “ngu” đến thế, không để lại tài sản mà đắp vào người cho nó sướng?

Nhưng mà….thực ra là họ khôn lắm đấy các bác ạ.

Người Việt mình có câu “người chết để danh”, chết là hết, thế nhưng những đóng góp của họ như việc thành lập hiệp hội từ thiện mang tên hai vợ chồng ông Bill-Melinda Gates kia thì sẽ sống…bất tử. Họ quả là khôn ngoan trong việc kéo dài…”thanh danh” của mình cho hậu thế mãi mãi, khi mà tiền tài, vật chất chỉ là những giá trị phù du, có thể mất mát, hao tổn vì bất cứ lý do gì đó. Ở VN, việc bầu Đức “tự nhiên” mất hơn 7000 tỉ đồng trong vài tháng….dễ như không. Nếu các bác có trong tay 1 tỉ đồng, các bác liệt vào hàng “giàu” rồi, vì cứ tính thu nhập là 10 triệu/tháng, sau khi ăn tiêu đi rồi, liệu để dành tới bao giờ các bác mới có một tỉ đồng trong tay? Thậm chí một thiên tai, hoả hoạn nào đó, một người có thể trở nên trắng tay cũng không chừng. Vì vậy, chính những người ở trên, họ biết dùng cái phù du để “mua” lấy cái vĩnh cửu, dùng cái có thể thay đổi, mất mát để đổi lấy những cái bền lâu…..

Chính họ mới là những người “khôn” nhất, những người luôn biết cho đi tài sản, sự quan tâm, lòng trắc ẩn của mình chỉ để lấy hai chữ “thanh danh” thơm tho, cho ngàn đời sau.

Những người này, chính họ hiểu được câu thành ngữ rõ nhất, chân thật nhất “người chết để danh” của Việt Nam (everything is pointing to dust except for reputation) và quan trọng là họ sở hữu một quả tim vàng.

Nói là thế nhưng làm được như họ thì có được mấy người?

 Và các bác có tin không, ở VN chúng ta, có những kẻ đổi cái “danh” để đi mua lấy cái chữ “tiền”, sẵn sàng mặt trơ mày đá, bị nhân dân lên án, nguyền rủa nhưng vẫn cố đấm ăn xôi, vẫn tỉnh bơ để đục khoét, đưa con đưa cháu đào hang đào ổ cái “kho thóc chung” của cả dân tộc- cái kho thóc được dành dụm từ những con người nghèo khó bần hàn- về làm tài sản, ăn uống thừa mứa rồi hưởng thụ xa hoa rồi, chúng còn dùng để xây mồ xây mả cho cha ông của chúng nó, mà có biết đâu đó là cái nơi để cho người đời nguyền rủa.

Hóa ra chữ “ngu” cũng có lắm đường ngu.

Danlambao 4/3/2013

Việt Nam: Quá khứ là sự khởi đầu
Robert Helvey (Danlambao) – Hơn một ngàn năm qua, người Việt Nam đã chiến đấu với những kẻ xâm lược ngoại bang muốn biến họ thành nô lệ và vơ vét tài nguyên thiên nhiên mà họ sở hữu. Trong tất cả các cuộc đấu tranh đó, người Việt Nam đã chịu đựng, phản kháng và phá vỡ những xiềng xích trói buộc họ. Trung Quốc, Pháp, Nhật, tất cả đã không thể phá vỡ ý chí của một dân tộc muốn tồn tại với tư cách một quốc gia.
Kỳ tích có một không hai của sự phản kháng bền bỉ đối với sự nô lệ hóa này giờ đây không thể phải chịu thua sự bạo ngược được áp đặt bởi một đảng chính trị thực hiện chiến tranh chống lại công dân của mình. Có chứng cứ rõ ràng rằng người Việt Nam đã hết kiên nhẫn với đảng cộng sản. Với thái độ không thừa nhận và sửa chữa sự lạm dụng quyền lực, đảng này đã phạm tội phản quốc bởi mưu đồ nô lệ hóa người dân của mình. Đảng có vẻ đã quên bài học của cuộc đấu tranh ngàn năm ấy: Người Việt Nam không chấp nhận làm nô lệ – Họ là những người phản kháng không hề nao núng. 
Tuyên Bố của các Công Dân Tự doTiếng nói của Người dân nêu lên rõ ràng rằng sự độc tài sẽ không trụ lại ở Việt Nam được nữa. Đã đủ rồi!

Vietnam: Past is Prologue

Robert Helvey (Danlambao) – For over a thousand years the Vietnamese people fought foreign invaders seeking to enslave them and to confiscate the natural resources belonging to them. In all of these struggles, the Vietnamese people endured, opposed and broke the chains used against them. China, France, Japan, all have failed to break the will of the people to survive as a nation.
This unique and miraculous feat of sustained resistance to enslavement must not now succumb to the tyranny imposed by a political party that has waged war against its own citizens. And there is clear evidence that the Vietnamese people have exhausted their patience with the Vietnamese Communist Party. By refusing to acknowledge and correct its abuse of authority, this party has committed treason by attempting to enslave its own people. The Party seems to have forgotten the lesson of the thousand-year struggle: The Vietnamese people do not adjust to being enslaved—they are relentless rebels!
The Declaration of Free Citizens is the Voice of the People saying clearly that dictatorships will not stand in Vietnam anymore. Enough is enough!

Lời Tuyên Bố của các Công Dân Tự Do

3500 chữ ký. Cập nhật 14h50, 04.03.2013
Chúng tôi, những người khởi đầu ký tên sau đây, kêu gọi những công dân khác cùng với chúng tôi đồng tuyên bố:
Bản tiếng Anh:  Declaration of Free Citizens
Bản tiếng Pháp và tiếng Đức :  Déclaration des Citoyens libres * Erklärung der freien Bürger

Sự thật hay là chết

Trần Văn Huỳnh (Danlambao) - Người ta thường nghe những gì mình thích hơn là sự thật. Tưởng tâm lý này chỉ phổ biến với người ít trách nhiệm nhưng giờ lại thấy nó là cáibệnh của những người đỉnh cao trí tuệ đang có ảnh hưởng đến vận mệnh dân tộc. Đến lúc này rồi mà họ vẫn phung phí chút niềm tin còn lại rất ít trong dân và đảng viên.

Bàn về biệt danh “lú” của Tổng Trọng

Nguyễn Nghĩa650 (Danlambao) – Không biết ai là người đầu tiên tặng biệt danh “Trọng lú” cho Nguyễn Phú Trọng.
Nhân dân Hà Nội, hay những người đồng chí đảng viên cùng sinh hoạt chi bộ với Phú Trọng. Chắc hẳn vị tiến sĩ khoa học Mác-Lênin vì mải mê, say sưa học thuyết này, nên cứ lú lẫn liên tục các khái niệm triết học, chữ tác thì đánh ra chữ tộ nên bị gọi là lú.

Cục kiểm ngư VN sử dụng bản đồ ‘lưỡi bò’?

 
CTV Danlambao Một bức ảnh được đăng trên báo Tiền Phong Online cho thấy người đứng đầu cục Kiểm ngư VN đang sử dụng bản đồ ‘lưỡi bò’.
Phát hiện này được nêu ra trên facebook Nguyễn Hồng Kiên, trong đó hình bản đồ các vùng biển Việt Nam và lân cận có xuất hiện các đường gạch đứt khúc. Khi nhìn kỹ, những đường gạch này trùng với bản đồ ‘lưỡi bò’, hay còn gọi là đường 9 đoạn mà bọn bá quyền TQ đã dựng lên nhằm thực hiện giã tâm chiếm trọn Biển Đông.

Giải thưởng Công dân mạng – Netizen 2013, vượt qua sợ hãi

Mẹ Nấm – Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) cùng phối hợp với tập đoàn Google lập ra giải thưởng Netizen – Giải thưởng Công dân mạng, được trao tặng hàng năm vào ngày 12/03/2013 nhằm biểu dương những cá nhân có đóng góp tích cực trong việc vượt vòng kiểm duyệt, thúc đẩy sự tự do ngôn luận trên Internet.

Tại sao nên bỏ điều 4 trong Hiến pháp?

Việt Hoàng (Danlambao)Mỗi đảng viên cộng sản Việt Nam phải thấy xấu hổ trước những câu hỏi như: Tại sao một đảng cầm quyền với 3 triệu đảng viên và 68 năm cầm quyền lại không dám cạnh tranh với các đảng chính trị khác? Tại sao đảng cộng sản có hàng vạn tiến sĩ, thạc sĩ chính trị mà không dám đối thoại công khai với các nhà bất đồng chính kiến? Tại sao đảng cầm quyền lại phải dùng đến những thành phần xã hội đen để chống lại nhân dân, chống lại các tôn giáo…

Lời thanh minh của ông chủ 

Hoa Xương Rồng (Danlambao) – Thưa bà con cô bác trong xóm ngoài làng!
Tôi xin tự giới thiệu: Tôi tên là Nhân Dân, tôi chính là ông chủ của tên Trọng (Trọng đảng trưởng). Vừa rồi thằng đầy tớ của tôi nó trót dại lỡ mồm lỡ miệng nói mấy câu xúc phạm đến bà con cô bác. Bà con cố bác đánh nó là đúng lắm. Tôi không oán thán gì ai cả. Chỉ có điều bà con cũng hơi quá tay, ai lại đánh nó te tua, đánh bầm đánh giập như vậy cơ chứ. Nghĩ đến nó cứ vừa giận lại vừa thương hại, tôi bèn quyết định gửi đến bà con cô bác đôi lời thanh minh cho nó, nhờ Danlambao chuyển giùm đến bà con. Tôi với các ông, các bà là chỗ xóm giềng, tắt lửa tối đèn có nhau. Mong bà con nể cái mặt tôi mà nhẹ tay với nó một tý. Cũng hơi muối mặt với mọi người, nhưng mà thôi, người ta bảo “con dại cái mang” mà.

Nhóm Đặc trách về Giam giữ Tùy tiện yêu cầu trả tự do cho 3 nhà hoạt động

Tường An (RFA)Quan điểm của nhóm Đặc trách của Liên Hiệp Quốc về Giam giữ Tùy tiện nói thẳng thừng như thế này: Họ nói trong trường hợp của anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đỗ Thị Minh Hạnh và Đoàn Huy Chương chính quyền CSVN đã vi phạm môt cách trắng trợn điều 9, 10, 20, 21 của Tuyên ngôn Nhân quyền, và điều 9, 10, 14, 20, 25 của hiệp ước về quyền dân sự và quyền chính trị mà Việt Nam đã ký…

Những con cá “phản động”

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao)Không biết có phải vì đồng bào và nhân sĩ trí thức góp ý “sửa đổi Hiến Pháp” rất “nhiệt” tình làm cho nhiệt độ mùa hè trong “Nước” năm nay đột biến tăng lên hay sao mà chưa đến “tháng tư” mới vào tháng 3 nhưng “cá lớn cá bé” của “đảng ta” nóng ruột như sợ “chết luộc” trong Nước vội vàng nhảy đại lên bờ ngáp ngắn, ngáp dài, “ói” ra đủ thứ luận điệu của “cá tháng tư” rất hài hước, lếu láo, như ngôn từ của những bệnh nhân “tâm thần” nặng, mà bất cứ ai (đồng bào nhân dân và anh em trong quân đội, LL vũ trang) nếu còn tấm lòng thao thức, trăn trở, ưu tư, với tương lai tiền đồ, nhân cách phẩm giá của dân tộc đều phải lắc đầu “ngao ngán” trước những tư duy kiến thức phơi bày ra không hơn phường “giá áo túi cơm” của các cá nhân trong cơ cấu gọi là “lãnh đạo quốc gia”.

Tổng thống Lincoln và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nguyễn Văn Thạnh (Danlambao) - “Tôi viết bài phân tích này để độc giả thấy rõ hiện tình của đất nước, thấy được “thế cờ” và tình cảnh mà đất nước mắc phải, tuy nhiên tôi không hy vọng là ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ đi vào lịch sử đất nước như một vĩ nhân như tổng thống Lincoln của nước Mỹ. Vì sao vậy? Sự khác biết căn bản ở đây là tổng thống Lincoln được toàn dân Mỹ bầu lên, do vậy dù là người da trắng, ông cũng phải đứng về quyền lợi và ý chí toàn dân Mỹ hơn là đứng về quyền lợi của những chủ nô da trắng giống ông. Còn ông Nguyễn Phú Trọng không phải toàn dân bầu lên mà đảng của ông bầu, lẽ dĩ nhiên ông phải bảo vệ quyền lợi đảng phái hơn là đứng về quyền lợi và ý chí của toàn dân Việt Nam. Từ vấn đề nêu ra ở đây đưa đến một câu hỏi mang tính pháp lý thời đại là “dân không bầu chức Tổng bí thư, vậy ông Tổng bí thư lấy danh nghĩa gì để là người đứng đầu, lãnh đạo toàn dân?””

Quân đội của Dân hay của đảng?

Lê Dủ Chân (Danlambao) - Bài viết này để trả lời cho các ông Nguyễn Phú Trọng TBT đảng csVN, Nguyễn Sinh Hùng CT/QH nước CHXHCNVN, Nguyễn Văn Quang đại tá GS/tiến sĩ báo QDND qua những lời tuyên bố của họ về LỰC LƯỢNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN trên báo đài trong thời gian gần đây

Doanh Chính cũng phải ghen tị

Minh Văn (Danlambao) - Doanh Chính tức Tần Thủy Hoàng – vua của nước Tần – đồng thời là hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc thống nhất. Tự gọi mình là Thủy Hoàng Đế, sau khi tiêu diệt các chư hầu khác và thống nhất đất nước (221 trước Công nguyên), Tần Thủy Hoàng đã trở thành một nhân vật quan trọng trong lịch sử Trung Quốc. Để đảm bảo cho sự ổn định của đế chế nhà Tần, ông ta đã đặt ngoài vòng pháp luật các học thuyết chính trị khác, đốt bỏ sách vở và chôn sống một số học giả yên bác. Chính sách Tàn bạo đó khiến lòng dân oán hận, dẫn đến sự sụp đổ của triều đại nhà Tần chỉ sau 15 năm tồn tại.

“Ngày D” của Tổ quốc Việt Nam đã điểm?

Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam (Danlambao) – Khi nhắc đến “Ngày D” (D-Day) mọi người trên thế giới đều liên tưởng đến ngày đổ bộ vào vùng bờ biển Normandy Pháp của lực lượng đồng minh Hoa Kỳ, Anh, Úc và một số quốc gia, trước giải phóng nước Pháp sau các nước Âu Châu, cuối cùng tiêu diệt phát xít Đức và kết thúc cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai.

NẠN TÁCH NHẬP VÀ NẠN CON CHA CHÁU ÔNG TRONG ĐẢNG ?

Phamvietdao

Hoàng Đạo Sử.
Cán bộ, đảng viên có tuổi (nghĩa là đang già) đã một thời chứng kiến “tách ra rồi lại nhập vào như chơi !” các đơn vị hành chính tỉnh, thành phố, huyện…để “làm ăn lớn !!!” và một thời “xây dựng nhữngpháo đài cấp huyện” cũng là để tăng cường sức mạnh của nền hành chính quốc gia, dưới sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng ta.
Sau khi thống nhất đất nước, trước hết “Đảng Lao động Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng miền Nam” tự động thống nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam sau Đại hội 4. Từ đó, thực hiện “thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước” rồi thống nhất toàn diện cho đến ngày nay. Đã 38 năm, tức là một nửa đời người, nước nhà đã thống nhất không chỉ về mặt Nhà nước mà trên cơ sở thống nhất về “một Đảng lãnh đạo”, một Nhà nước, một thể chế, một tổ chức hành chính và quản lý hành chính.
Lẽ ra, sau bao nhiêu năm đổ xương đổ máu mới giành lại được sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ (đất liền), Việt Nam ta phải mạnh lên gấp bội, nếu chưa đạt là “Con Rồng Châu Á” thì ít ra cùng không thua kém bạn Hàn Quốc, Sin-ga-po mới phải. Các ông, bà, các anh chị Việt Nam có hai cái được lớn nhất lịch sử: tiếp tục đẻ khoẻ (mặc dù có kế hoạch hoá gia đình) và ăn chơi vô độ, nghèo nhưng sài sang, rất sang, nhiều khi thế giới phải trố mắt ngạc nhiên trước việc mua sắm sài sang của cán bộ (tất nhiên không phải tất cả), biệt thự, nội thất, phương tiện đi lại, kẻ ăn người ở…rất là “quý tộc và hơn cả quý tộc” thời Các Mác và Ăng-ghen.
Để Việt Nam có thể làm ăn lớn và nhanh chóng tiến lên chủ nghĩa xã hội, người ta cho sát nhập các tỉnh nhỏ thành tỉnh lớn, có khi sáp nhập cả tỉnh lớn thành tỉnh lớn nữa. Xin được làm mất thì giờ bạn đọc một chút. Hồi đó, cả trong nam, ngoài bắc, người ta thi nhau sáp nhập các địa phương với nhau. Bỗng nhiên quan đầu tỉnh, quan đầu huyện (mới) từ “quản” một tỉnh, một huyện nhỏ, nay được “quản” một tỉnh lớn, không những lương cao hơn, tiêu chuẩn nhà cửa, xe cộ khá hơn, nhiều hơn và sang hơn. Tất nhiên, về đường “con cái, tử tức” cũng “thênh thang” hơn, có tương lai hơn, làm cha làm mẹ như các ông bà đỡ lo hơn, tổ chức, cơ quan, rộng ra là đất nước đỡ tốn công, tốn tiền đào tạo hơn, mà lại được bảo đảm về măt Lý Lịch” truyền thống cách mạng” hơn.
Ví dụ, quê hương tôi (ấy là nói đến quê hương tỉnh) sáp nhập đủ 28 năm với “anh bạn hàng xóm”, nhưng anh bạn ấy lại rộng hơn, đông dân hơn, nhiều ngân sách hơn, vị thế hơn…nên có quyền “thao túng” mọi mặt của tỉnh lớn, còn cái anh “em út” như tỉnh tôi thì cán bộ chủ chốt ngành và địa phương chỉ được…làm “phó”. Ngậm bồ hòn làm ngọt vậy chứ biết làm thế nào được ? Sáp nhập tỉnh rồi, phấn đấu một phần ba thế kỷ mà không ổn định được tổ chức, vẫn “mất đoàn kết”, đến nỗi một bà Phó trưởng Ban Tổ chức trung ương về dự hội nghị lãnh đạo, mong “dẹp loan” nhưng không dẹp được, đành tức tưởi khóc và …lên xe về Hà Nội.
Nhận thấy để tỉnh, huyện lớn “khó làm ăn, chủ yếu là mất đoàn kết, không thành sức mạnh”, ngay cả việc “xây dựng huyện thành pháo đài” cũng khó nên đành phải cho “tách tỉnh”, phần lớn là về với địa giới cũ hình thành từ hồi còn Tây cai trị. Thế mới biết, mấy “ông Tây” cai trị có tầm nhìn xuyên suốt hàng trăm năm. Tuyệt đại đa số các địa phương nhập vào rồi lại tách ra là về “địa giới hành chính cũ” đã có từ hàng trămnăm nay, mà vẫn không lạc hậu. Khi sáp nhập ba huyện gần nhau thành một huyện lớn để “làm ăn lớn” có việc “cắt 4 xã” của một huyện cũ “cho” huyện khác. Nhưng năm 1999, tách huyện, người ta vẫn phải “trả” bốn xã này về địa giới hành chính huyện cũ. Tôi hơi lan man về chuyện “nhập vàotách ra” tốn kém tiền của, gây tác nhân mất đoàn kết, tranh ghế tranh bàn dai dẳng. Từ cái chuyện “về địa giới hành chính cũ” nơi thì thừa cán bộ, nơi thì thiếu cán bộ một cách nghiệm trọng. Nhưng việc tách ra ấy, trước hết là “cờ rong trống mở” về “làm việc tỉnh, huyện cũ”, hai là có cơ hội bố trí sắp xếp lại các cơ quan ban ngành và chỉ thấy “phình to ra” chứ không thấy biên chế được giảm đi như các chỉ thị nghị quyết của cấp trên hô hào “giảm biên chế” nhất là biên chế hành chính sự nghiệp, để đến nỗi như nhận định gần đây của Chính phủ, có đến 30% cán bộ công chức các cơ quan Nhà nước không có việc làm, hoặc không được giao việc, tháng tháng lĩnh lương rồi “ngồi chơi xơi nước”.
Mười lăm, mười sáu năm tách tỉnh tách huyện đủ thời gian để các vị lãnh đạo từ chủ chốt đến “râu ria” tham gia đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực bổ sung cho biên chế đang được phình ra của các cơ quan tỉnh, huyện, thậm chí cả cơ quan cấp xã, phường, thị trấn. Thành ra, với cái đà này, nhân dân còn phải nai lưng đóng thuế để có đủ tiền trả lương công chức, viên chức, kể cả 30% “ngồi chơi xới nước” và “đục nước béo cò”, tức là nhân dân đang phải đội một cái “nấm vĩ đại” đội ngũ những người đang “quản lý đất nước” từ cấp thôn xã trở lên, nhất là ở cấp huyện, cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Có những cán bộ đứng đầu cơ quan quản lý hành chính, quản lý nghiệp vụ ở huyện, ở tỉnh đã “sáng suốt” dấm ký cán bộ từ khi con cháu các cụ mới học cấp tiểu học, để đào tạo, bố trí vào làm việc các cơ quan, ban ngành do các vị và “người thân” các vị phụ trách. Ở một địa phương không lớn, cũng không giầu, tách tỉnh năm 1997, sờ đến cơ quan nào, cấp nào cung thiếu người làm việc, phải lấy thêm hoặc đào tạo thêm mà một trong những cách đào tạo thêm là việc “đào tạo” chính con em các vị “bổ sung dần cho” đội ngũ lãnh đạo và làm chuyên môn, tất nhiên là những cái ghế béo mẫm, ai lại đi cho con em vào nơi có nhiều “xương xẩu”.
Một vị Phó Bí thư Tỉnh uỷ hồi tách tỉnh, cả mấy đứa con còn là “vị thành niên” trong đó chúng ỷ lại “bố làm to” không chịu học hành đến nơi đến chốn, thiếu bằng theo quy định thì “học tại chức”, học “thường xuyên”, hoặc nộp đơn xin học nhưng “không phảỉ học vẫn có bằng” và đủ tiêu chuẩn thi công chức và nghiễm nhiên, qua ít năm “đào tạo” trở thành cán bộ chủ chốt của địa phương, của ngành, bàn ghế đã để sẵn, chỉ việc ngồi vào mà “phán” thôi ! Một ông Trưởng phòng Tổ chức cán bộ một phân viện Đại học nhận cô “con nuôi” mới học trung cấp kế toán công tác ở miền núi biên giới về làm tài vụ kế toán của trường, chỉ sau một thời gian, sau khi đã “thấm nhuần” mánh khoé “làm tiền từ mấy nghìn sinh viên tuyển mối năm” để có số vốn khổng lồ chia cho các vị “tai to mặt lớn” trong lãnh đạo nhà trường, bảo đảm cho 3 đứa cháu gọi bằng cô ruột được học đại học và ra trường. Trong số ấy chỉ có hai đứa là được có chỗ làm việc, công chức, ăn lương, còn một đứa, cũng tốt nghiệp đại học, nhưng “rẽ ngang” làm thương mại, mở cửa hàng buôn bán tại quê.
Một ông làm thủ trưởng một cơ quan tuyên truyền, cho con theo học đúng ngành và nhận về làm “cơ quan cũ” của Bố nay nhấp nhổm thay thủ trưởng đương nhiệm vì ông này đã đến tuổi “hạ cánh an toàn” Tỉnh nhỏ tách ra, nhưng biên chế lại không nhỏ tý nào. Từ cấp lãnh đạo tỉnh, đến các ban ngành đoàn thể cấp tỉnh, gần như không một cán bộ nào không có con, em, con gái, con dâu, con rể, thậm chí cháu gọi băng chú, bằng bác, bằng ông, tuy bằng cấp đều “đi tắt đón đầu” phần lớn là bằng mua, bằng thật nhưng không phải thi, chỉ mất một khoản tiền nhất định, là thi công chức và đỗ loại ưu, bàn ghế đã sắp sẵn chỉ việc ngồi vào và lĩnh lương. Một số “con ông cháu cha” tiến bộ rất nhanh, có đứa đã kế tục đứng đầu cơ quan đảng và cơ quan hành chính, là “nguồn” đào tạo cho địa phương, nghĩa là cho đất nước đấy. Phần lớn, nếu không nói là tất cả, các ghế dành cho con em các vị “tiền bối đi trước” đều bọc nhungvà “lớp trẻ này” còn “ma ranh” hơn thế hệ trước rất nhiều !
Một ông Bí thư huyện uỷ hồi còn trẻ không thi được vào học cấp ba chính quy, đành phải học “trường vừa học vừa làm” nghĩa là vừa đi cày vừa đi học, vậymà ông ấy vẫn có đủ “đại học” để ứng cử vào Ban chấp hành huyện đảng bộ, và dĩ nhiên là trúng Bí thư huyện uỷ, đứng đầu đảng bộ huyện. Vì vậy, dưới trướng ông ta, cán bộ xã trong huyện đều đạt chuẩn cả. Có ông cựu chủ tịch xã khoe rằng ông ấy có “ba bằng đại học” nhưng thực chất ông ấy chỉ học dở dang cấp 2 cũ mà thôi, còn khi ông ấy đang làm chủ tịch xã, thì giờ đâu mà đi học đại học để có bằng ?
Tất cả các quy trình tuyển chọn công chức, đề bạt cán bộ, lựa chon đại biểu cơ quan dân cử, đảng cử đều có thừa văn bản quy định tiêu chuẩn từng loại cán bộ, trong đó có tiêu chuẩn rất chặt chẽ về bằng cấp và trình độ học vấn. Nhưng thực tế, thì hầu hết cán bộ được tuyển vào sau thời gian tách tỉnh là con em các vị lớp trước, nay giữ những cương vị công tác rất quan trọng. Tại huyện quê tôi, không một cán bộ huyện uỷ, UBND, UBMTTQ nào không có một đống các loại con được đưa vào các cơ quan đảng, chính quyền, đoàn thể và các ban ngành “bở ăn” những cái ghế bọc nhung thơm tho. Các vị này chưa học tập và phát huy được bao nhiêu “truyền thống cách mạng, tận tuỵ và hết lòng phục vụ nhân dân” mà đã học được hoặc du nhập được thói quan liêu, hống hách, xa dân, ức hiếp, mạt sát dân và cấp dưới (nếu được cất nhắc), nhất là thói tham ô, bớt xén, vơ vét của công, nhận hối lộ, tham nhũng cả tư tưởng, tổ chức…để tạo cái vỏ bọc rất hào nhoáng của mình và nhất là được “ông bố bà mẹ” đang hưởng hưu trí khen là “con hơn cha là nhà có phúc !”
Thế đấy, có hơn 1001 chuyện về tuyển công chức, chuyện “đào tạo” và bố trí con cái vào các cơ quan từ cấp xã trở lên. Công chức xã bây giờ cũng được trả lương chưa nhiều nhưng không còn cái cảnh “vác tù và hàng tổng nữa”. Do đó, một vị cựu bí thư đảng uỷ của xã tôi, khi con
dâu vào đảng và giữ cái chân “đảng uỷ viên” phụ trách văn phòng UBND xã (có rất nhiều béo bở như vơ vét tiêu chuẩn, đất cát giầu nhất nhì trong làng), đã hai khoá 10 năm liền, ông bố chồng gợi ý khoá tới nên nghỉ để ông ấy vận động bố trí cho “chống mày” vào Đảng uỷ, tiêp tục
tham gia lãnh đạo xã, và có cơ hội làm giầu hơn nữa. Con dâu ông nghe theo và đúng như bài bản ông đã thực thi. Cháu ruột gọi ông chủ tịch xã bằng bác ruột, lúc bé đi học vừa dốt vừa nghịch như quỷ sứ, lớn lên, nhờ có ông bác làm to trên xã, một thời hét ra lửa, nó được vào
Đảng và phụ trách Đoàn thanh niên. Kỳ đại hôi đảng bộ vừa qua, nó còn được chấm vào danh sách bầu Đảng uỷ và nếu không ở cuối danh sách ngoài số lượng quy định thì nó đã trúng vào đảng uỷ rồi. Khi đó nó vừa mới là đảng viên chính thức một ngày !
Con cha, cháu ông và những cái ghế định sẵn ở đâu bây giờ cũng có trong khi rất nhiều sinh viên đại học học hành tử tế, tốt nghiệp ra trường phải mất nhiều năm, bỏ ra nhiều công sức để “gõ cửa” các nơi nhưng vẫn phải đứng ngoài “dòm” vào cơ quan, ban ngành mà thôi, vì lý do duy nhất không phải là “con ông, cháu cha” chưa qua bố mẹ (là cán bộ lãnh đạo”) đào tạo bồi dưỡng và cho kế thừa !
Do đó, tôi rất đồng tinh việc nhất thiết phải ” luật hóa” trò lãnh đạo của Đảng trong Hiến pháp nước nhà, vì nếu không thì nạn kéo bè kéo cánh, con cha cháu ông sẽ đẩy đất nước, nhân dân trở thành đối kháng với Đảng và đẩy đất nước, dân tộc rơi vào những thảm họa khó lường ?
H.Đ.S.
Được đăng bởi

ĐẢNG CS VIỆT NAM ĐANG ĐỨNG TRƯỚC NGUY CƠ TỰ ĐÁNH MẤT, TỰ HỦY DIỆT MÌNH NHƯ CÁC ĐCS Ở CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU ?

 Phamvietdao

 Hoàng Đạo Sử.
Đọc xong loạt bài từ các nguồn của báo mạng nói về “những lời giáo huấn của ông TBT Nguyễn Phú Trọng tại Vĩnh Phúc”, tôi dừng lại khá lâu để nghiền ngẫm những bài báo đó trong đó có bài của Giáo sư Tương Lai ”Thư ngỏ.gửi TBT Nguyễn Phú Trọng..”
Trước khi “lý giải” chủ đề nêu trên, tôi nhớ lại, ngày 20 tháng 8 năm 1945, nghĩa là sau Tổng khởi nghĩa toàn quốc một ngày, chi bộ Đảng Cộng sản gồm ba người, hai nam, một nữ đầu tiên của quê hương tôi được Xứ uỷ Bắc Kỳ cử phái viên về tận cơ sở tuyên bố thành lập. Chi bộ “ba người đó” hoạt động kéo dài hai năm sau mới thêm một số đảng viên mới. Thời kỳ ấy, mới giành chính quyền từ tay thực dân, phong kiến xong, mọi công việc của chính quyền nhân dân do đảng lãnh đạo rất bỡ ngỡ, non nớt và bộn bề. Nhưng xung quanh chi bộ có tổ chức Mặt trận Việt Minh của xã đông đến hơn 30 người, trong đó có đến gần 10 vị là “nhà giầu” và nhân sĩ, trí thức có vị thế ở địa phương. Mọi khó khăn, kể cả những khó khăn về chính trị do các thế lực phản động và những người không ủng hộ Việt Minh chống phá, cộng với lực lượng quân sự khá hùng hậu của Pháp và tay sai từ Hà Nội hành quân về địa phương chúng tôi chiếm đóng. Việt Minh mà nòng cốt là chi bộ đảng có 3 đảng viên đã lãnh đạo nhân dân toàn xã: thực hiện tiêu thổ kháng chiến, rào làng, phá hoại cắt đứt quốc lộ 5, hướng dẫn nhân dân (chủ yếu là người già và trẻ em) đi tản cư tạm thời về các vùng “tương đối an toàn, xa quốc lộ”…
Nêu lại một sự kiện lịch sử này, để thấy, sự lãnh đạo của Đảng đối với nhân dân ta không chỉ bằng số lượng đảng viên đông hay không đông, mà cái chính là do đường lối cách mạng đúng, phù hợp thời đại, nắm chắc thời cơ và cốt yếu là đảng lăn xả vào phong trào quần chúng, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân. Ba đồng chí đảng viên đầu tiên của xã tôi không có đồng chí nào gia đình thừa ăn, cũng áo nâu, quần xắn móng lợn, cũng chai chân chai tay làm lụng kiếm ăn hằng ngày. Các đồng chí đó vào đảng để phục vụ nhân dân, để thực hiện chủ trương chính sách của Đảng ở cơ sở, ngoài ra chưa có chế độ nào đãi ngộ cả. Vậy mà, nhân dân cứ theo răm rắp, cùng với chi bộ và Việt Minh xã san bằng mọi khó khăn, kiên trì bám đất bám dân lãnh đạo nhân dân một xã bị địch tạm chiếm liên tục suốt 9 năm kháng chiến chống Pháp, tham gia kháng chiến và lập nhiều thành tích để được Đảng và Nhà nước tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Hoà bình năm 1954 được lập lại, đảng bộ xã có mấy chục đảng viên lãnh đạo khôi phục kinh tế hàn gắn vết thương chiến tranh, cùng với nhân dân miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhìn chung Đảng bảo thế nghe thế chứ ngay cả cán bộ đảng viên cũng chưa hiểu thế nào là chủ nghĩa xã hội; và dĩ nhiên cũng không hiểu thế nào là chủ nghĩa tư bản. Được một năm, vào giữa năm 1955 và kéo sang năm 1956, có một đoàn người không đông, phần lớn nói tiếng trọ trẹ khu 4, về và phát động giảm tô, CCRĐ. Đó là thời gian mà xã tôi “lo sợ” nhất, sợ hơn cả khi địch đóng bốt ngay rìa làng.Một đảng viên “địa chủ phản động” bị bắn chết và một bí thư chi bộ tự tử vì không chịu nổi sự truy bức của Đội và một số người khác “sợ mất mật” cũng đã tìm đến cái chết.
Năm 1957, sửa sai. 1958 nhân dân tương đối hoàn hồn thì bị vận động vào làm ăn tâm thể HTX nông nghiệp cả làng với những “ưu viêt” mà người ta ra rả nói ngày này sang ngày khác. Cuối cùng thì: “Mỗi người làm việc bằng hai/Để cho chủ nhiệm mua đài mua xe. Mỗi người làm việc bằng ba/ Để cho chủ nhiệm xây nhà xây sân” Chế độ làm ăn tập thể, công hữu hoá toàn bộ tài sản đất đai của nông dân, nhưng không ra nhiều của cải vật chất, nông dân làm ra thóc gạo nuôi sống xã hội mà hàng năm, nhất là những năm hạn hán, lụt lội, bị đe doạ chết đói. Tình hình này, kéo dài gần ba mươi năm (1958 – 1986), nếu không có Nghị quyết đại hội 6 nghe nói đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh là một trong những người khởi thảo nghị quyết của Đại hội 6, rồi sau đại hội, đồng chí Nguyễn Văn Linh, nguyên Bí thư Trung ương Cục của Đảng ở miền Nam làm Tổng Bí thư đấu tranh gắt gao để thực hiện Nghị quyết Đại hội 6 vì thế mới có ”công cuộc đổi mới” tạo nên bước ngoặt mới “đổi mới và hội nhập” cho đất nước và nhân dân, như chúng ta đã thấy. Giá như chúng ta “đổi mới” triệt để hơn, có chính sách về dân chủ, tự do toàn diện và cơ bản hơn thì chắc chắn công cuộc đổi mới đạt được nhiều thành tựu vĩ đại hơn, đất nước ta thực sự là “một con rồng châu Á” không đến nỗi “xập xệ” như bây giờ, để rồi hầu như lại bắt lại từ đầu…
Nhân dân ta thông minh và độ lượng. Mặc dù CCRĐ, Nhân văn giai phẩm, cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, quản lý hộ khẩu thành phố v.v…gây ra không biét bao nhiêu tai hoạ mà người dân là người có công nhất trong quá trình cách mạng kháng chiến cả hai miền, phải gánh chịu. Nay đổi mới, nhân dân còn phải tiếp tục gánh chịu bao nhiêu hậu qủa của suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên, kể cả đảng viên nắm giữ chức quyền cấp cao. Đấy là hệ quả tất yếu, dẫn đến nguy cơ mất nước.
Nói toạc ra, thời điểm của vài thập niên trở lại đây, sự suy thoái của “một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên, kể cả cán bộ cấp cao” hô thật to “học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” nhưng thực chất, không một khía cạnh đạo đức nào của Bác được thấm nhuần vào đảng viên cán bộ. Nếu có một loại máy móc nào để thăm dò, thì tôi tin chắc rằng không chờ đến Đảng phát động, mà nhân dân ta đã noi theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh từ lâu rồi, thành hành động thực tế từ lâu rồi. Bằng chứng là nhân dân đã cử hàng triệu lượt người vào bộ đội, thanh niên xung phong, dân công hoả tuyến, đi B, đi C, đi K (tất nhiên không phải đi du lịch như con em các vị bây giờ)…Họ đã chịu hi sinh rất to lớn trong kháng chiến chống xâm lược của hai đế quốc to là Pháp và Mỹ và bành trướng Trung Quốc; ấy là chưa nói bao nhiêu người hi sinh thầm lặng trên các mặt trận khác, mới có được đất nước như ngày nay. Rốt cuộc, chính nhân dân vĩ đại ấy lại bị Đảng đang suy thoái tham nhũng, vơ vét, coi thường, ức hiếp, thậm chí đối lập, đối kháng, không chỉ là vô ơn bất nghĩa đối với dân mà còn gây ra không biết bao nhiêu bức xúc trong dân, nên không được dân tin như ngày đầu thành lập hay trong thời kỳ kháng chiến nữa.
Chính bản thân sự suy thoái biến chất của Đảng và bộ máy chính quyền do Đảng lãnh đạo phạm quá nhiều sai lầm về rèn luyện đạo đức, về học tập làm theo đạo đức Hồ Chí Minh, về quan điểm quần chúng của Đảng, về xây dựng và thực hiện các chính sách phát triển kinh tế xã hội, chăm lo đời sống nhân dân. Nếu có thì chỉ là “lý thuyết nhiều hơn thực hành”, hiếm thấy những tấm gương “công bộc” của dân. Cho nên uy tín của Đảng teo lại và mất nhiều, ấy là chưa nói đến đổ vỡ uy tín ấy. Khi dân và ngay cả đảng viên của các ông không còn tin vào các ông vào đảng của các ông do thực tế diễn biến sinh ra, thì chắc chắn các ông “Đảng sẽ mất” giống như “thành trì thế giới” và phe “xã hội chủ nghĩa Đông Âu” mà thôi.
Bây giờ các ông đang tìm mọi cách chèo chống con thuyền Đảng khỏi bị lật trước sóng to, gió lớn, do chính các ông sinh ra, tự các ông làm ”mất” mình, không thể đổ cho dân, càng không thể hoàn toàn đổ cho “các thế lực thù địch” làm các ông mất dần vai trò lịch sử. Thời đại ngày nay, nhiều cái đúng ngày trước, đúng cách đây vài ba thập kỷ, thì nay nếu duy trì nó bắt mọi người phải theo thì trở thành lực cản và nhân dân sẽ là người phá bỏ những lực cản ấy đi. Lịch sử Việt Nam hàng nghìn năm có nhiều sự kiện “long trời lở đất” đã khẳng định vai trò và sức mạnh của dân, có lẽ nhiều học vấn như các ông đã biết rõ. Từ một cá nhân cũng vậy, mất uy tín có thể còn làm lại được uy tín và lấy lại uy tín. Đảng cũng vậy thôi, ngày nay chưa thể gọi là muộn, Đảng hãy chống thành công tham nhũng, suy thoái một cách cụ thể, công khai trước dân, thực thi nền dân chủ thực chất, trả lại thực sự quyền làm chủ của dân và dân phải được tôn trọng, phải được sống trong hoà bình, độc lập, tự do dân chủ thật sự chứ không sống bằng lý thuyết suông, không sống bằng một nền dân chủ “giả vờ”, bằng dối trá, lừa lọc, và dân trong hoàn cảnh nào cúng không để ai đè đầu cưỡi cổ mãi nữa. Đơn giản thế thôi, Đảng ạ.
Ví dụ, người ta cãi nhau rất nhiều về “phi chính trị hoặc chính trị hoá” quân đội nói riêng và các lực lượng vũ trang nói chung. Cũng đơn giản thôi, hồi trẻ tôi đã đi bộ đội cầm súng đánh trận, tôi chỉ biết đi bộ đội là để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đất nước và nhân dân tôi. Trong quân đội có đảng bộ quân đội là do Đảng tổ chức ra để lãnh đạo quân đội, chứ quân đội không phải là đội quân chiến đấu cho Đảng. Hồi Bác Hồ còn sống, chúng ta từng có ba tổ chức Đảng (Đảng Lao động, Đảng Xã hội, và Đảng dân chủ) cơ mà. Nếu nói quân đội “trung với Đảng” thì là trung với đảng nào? Bây giờ ta cho giải tán hai cái đảng “mặt trận” còn duy nhất một đảng lãnh đạo. Vậy thì Đảng cứ làm nhiẹm vụ lãnh đạo của mình đi. Lãnh đạo đúng, mang lại quyền lợi cho dân thì dân nghe theo bằng không thì trước hết đảng tự làm mất uy tín của mình. Lý luận dài dòng làm gì cho mất thì giờ. Ngay khi còn sống Cụ Hồ đã dạy “quân đội ta trung với nước hiếu với dân” chứ có dạy là “trung với Đảng hiếu với dân” đâu mà bây giờ các ông biến tướng đi như thế ?
Ông “Đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng nói gì ở Vĩnh Phúc hôm vừa rồi, mặc dù các báo của Đảng và Nhà nước không đưa tin, không tường thuật toàn diện, nhưng dư luận thì dân đã biết rồi. Thời đại thông tin điện tử này, muốn bịt thông tin cũng khó lắm và có thể nói họ “bất lực…com” mà thôi.
Quan nhất thời, dân vạn đại và chính các quan Đảng cũng nhất thời thôi. Nhiều tấm gương tày liếp trên thế giới còn sờ sờ ra đó./.
H.Đ.S.
Được đăng bởi

Doãn Trác: TQ phải xây gấp cầu tàu, sân bay ở Biển Đông

(GDVN) – Nói gần nói xa, cuối cùng Doãn Trác cũng bộc lộ ý đồ thực sự của cái gọi là xây dựng cầu cảng, sân bay “cứu hộ” trên Biển Đông.

Doãn Trác
Tờ China News ngày 4/3 đưa tin, bên lề kỳ họp Chính hiệp Trung Quốc tại Bắc Kinh, Doãn Trác, Thiếu tướng – Chủ nhiệm Ủy ban chuyên gia thông tin hải quân Trung Quốc kiến nghị giới chức nước này cần phải nhanh chóng tăng cường “sự hiện diện hợp pháp” trên Biển Đông, xây gấp cầu cảng, sân bay “làm cơ sở hạ tầng cho công tác cứu hộ”.
Viên tướng này cho rằng, Biển Đông có diện tích khoảng 3,5 triệu km vuông trong khi Trung Quốc chỉ khống chế một số lượng đảo rất ít (thực tế là Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đoạt và chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa, một số bãi đá ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam – PV), còn lại “rất nhiều đảo bị nước ngoài chiếm đóng trái phép” – Doãn Trác nhấn mạnh.
Theo Doãn Trác, Biển Đông là tuyến giao thông hàng hải quan trọng và tấp nập, tàu thuyền qua lại rất đông, khoảng 40% tổng mậu dịch thế giới đều phải thông qua vùng biển này trong khi “năng lực cứu hộ” của Trung Quốc ở Biển Đông hiện nay còn quá yếu, không có cầu cảng, sân bay và những cơ sở hạ tầng kỹ thuật “phục vụ cứu hộ”.
Hiện nay, nếu triển khai cứu hộ bằng máy bay cất cánh từ đảo Phú Lâm, Hoàng Sa (Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép – PV) thì sẽ mất nhiều thời gian và gặp nhiều khó khăn, trong khi “cứu hộ cứu nạn” được Bắc Kinh xem như “trách nhiệm không thể chối bỏ”.
Nói gần nói xa, cuối cùng Doãn Trác cũng bộc lộ ý đồ thực sự của cái gọi là xây dựng cầu cảng, sân bay “cứu hộ” trên Biển Đông. Viên tướng cho rẳng, hiện nay lực lượng cứu hộ trên biển trực thuộc Bộ Giao thông Trung Quốc rất mỏng và yếu, không có khả năng cứu hộ xa bờ mà hầu hết phải dựa vào Hải quân nước này.
“Xuất phát từ trách nhiệm gánh vác công tác cứu hộ cứu nạn trên Biển Đông, nên việc duy trì sự hiện diện quân sự nhát định là hoàn toàn hợp lý, hợp pháp”, Doãn Trác kết luận.
Ngoài việc tìm cớ để tăng cường hiện diện quân sự trên Biển Đông, âm mưu sâu xa của viên tướng này khi đưa ra đề xuất xây dựng sân bay, cầu cảng và nhấn mạnh “trách nhiệm cứu hộ” còn nhằm hợp pháp hóa đường “lưỡi bò” 9 đoạn phi pháp mà Bắc Kinh vẽ ra nhằm nuốt gần như toàn bộ diện tích Biển Đông.
Cái Doãn Trác gọi là trách nhiệm cứu hộ được viên tướng này lồng ngay vào “phạm vi bên trong đường 9 đoạn”, Hải quân Trung Quốc, theo Doãn Trác cũng có trách nhiệm và nghĩa vụ “bắt giữ các tàu thuyền vi phạm” trên Biển Đông.
Tuy nhiên, xây gấp, xây mới sân bay cầu cảng (trái phép) ở khu vực nào trên Biển Đông không được Doãn Trác đề cập cụ thể.

Trung Quốc đồng loạt tung hải – không quân uy hiếp Biển Đông

ttxcc: Có gì đâu,cùng anh em XHCN,tình đồng chí,môi răng,16-4….thì Trung công tuần tra là để bảo vệ cái tổ quốc XHCN ,cái sổ hưu…là cái lòng tốt của đ/c ấy mà ,chớ không bọn Đế quốc thực dân…nó cướp bây giờ- Mấy ông Tiến sĩ quân đi dạy trên Nhân dân Báo và QĐND Báo hổng thấy sao: kẻ thù của CHXHCNVN là Đế quốc Mỹ,còn Trung cộng là anh em mà- đừng làm ủm tỏi nó mất cái hòa khĩ 16-4….coi chừng bị ông đảng Trưởng và Chủ hụi chưởi vô Đạo đức….phản động nữa bây giờ- Hổng có gì đâu.

Còn ông Tướng đứng đầu Lính CHXHCNVN thì bảo phải “nhớ ơn nhừơng cơm xẻ áo của Trung quốc” chớ- Không khéo đ/c ấy “dạy cho VN một bài học” nữa bây giờ- Nhớ chưa?

Songmoi

04/03/2013 – 16:47
Trong khi Nhật Bản vừa lên tiếng cảnh báo về tình trạng trực thăng Trung Quốc đang là mối đe dọa chủ quyền, thì tại Biển Đông, Trung Quốc đã tuyên bố sẽ kết hợp cả không quân và hải quân để “tuần tra” trong bối cảnh tình hình “hàng hải phức tạp”.
Động thái này diễn ra ngay trước thềm kỳ họp Quốc hội Trung Quốc và thời điểm ông Tập Cận Bình chuẩn bị lên nắm chức Chủ tịch nước kiêm Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Như vậy, ngoài các đội Hải giám hiện đang ngang nhiên tuần tra tại Biển Đông, Cục quản lý An toàn Hàng hải Quảng Đông cũng góp thêm máy bay trực thăng với nhiệm vụ “giám sát các tàu cá đánh bắt trái phép.” Bên cạnh đó, Hạm đội Bắc Hải, vốn phụ trách khu vực Bột Hải, Hoàng Hải cũng được điều động tập trận tại Biển Đông với 3 tàu khu trục Thanh Đảo, Yên Đài và Diêm Thành. Hình ảnh trên Tân Hoa xã cho thấy hoạt động diễn tập ráo riết của máy bay trực thăng hạ – cất cánh trong điều kiện sương mù.
Cuối năm 2012, Trung Quốc đã tiến hành tập trận kết hợp giữa lực lượng dân sự và quân sự. Hoạt động liên kết này đang tạo nên mối đe dọa trực diện cho ngư dân các nước đang hoạt động tại Hoàng Sa và tuyến phòng thủ Trường Sa của Việt Nam. Theo nhận định của tờ Washington Times, chỉ nhìn vào sự phình ra nhanh chóng của đội tàu và máy bay thuộc lực lượng Hải giám và Ngư chính Trung Quốc trong vòng 20 năm trở lại đây là đủ thấy sự đáng sợ của nước này. Trước năm 2000, Cục Hải dương Nhà nước Trung Quốc không hề có bất kỳ chiếc tàu tuần tra nào đủ mạnh để khiến các nước khác phải chú ý, nhưng đến nay, Cục này đã có 13 tàu Hải giám (tải trọng từ 1.000 tấn đến 4.000 tấn) và tiến tới số lượng sẽ là 36 chiếc có vũ trang hiện đại, nguy hiểm hơn. Không chỉ thế, đội Hải giám còn có 11 chiếc tàu khu trục tên lửa Nam Kinh và Nam Ninh đội lốt dân sự kèm theo các loại máy bay trực thăg Mi-8 của Nga, máy bay tuần tiễu Y-12.
Hải giám là một tổ chức có nhiệm vụ quấy nhiễu, gặm nhấm chủ quyền biển của nước khác, Tướng James Fanell – Phó Tham mưu trưởng chuyên phụ trách các chiến dịch thông tin và tình báo của Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ nhận định.
Ngay đối với một nước có lực lượng phòng vệ bờ biển mạnh như Nhật Bản cũng phải lên tiếng e ngại về sự táo tợn, ma mãnh của các lực lượng liên minh dân – quân sự mà phía Trung Quốc đang sử dụng. Tham vọng chiếm biển này ngày càng lớn và càng cho thấy thực chất của những lời tuyên bố về một sự trỗi dậy “hòa bình” mà lãnh đạo nước này đang tô vẽ trước cộng đồng quốc tế.
Trả lời trên báo Tiền phong, ông Nguyên Ngọc Oai, Cục trưởng Cục Kiểm ngư cho biết hiện tại Việt Nam sẽ có 4 Kiểm ngư vùng, nhưng trước mắt chỉ có một Chi cục Kiểm ngư Vùng vịnh Bắc bộ đóng tại Hải Phòng còn các Kiểm ngư vùng khác sau này mới hình thành.
Sơn Minh
Những bước di chuyển đe dọa của quân đội Trung Quốc 

Nguyễn Minh Cần – Một cuộc biểu tình độc đáo

Nguyễn Minh Cần
“là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống” (Tranh Mana Neyestani)
Hiện đang diễn ra một cuộc biểu tình lớn của Dân tộc Việt Nam! Một cuộc biểu tình rất độc đáo, có hàng nghìn người mà không cờ xí, không băng rôn, không hò hét ầm ĩ. Một cuộc biểu tình của đồng bào trong nước và ngoài nước cùng đứng chung trong một đội ngũ hùng hậu dưới những khẩu hiệu chung, bề ngoài có vẻ bình thường nhưng thực chất có tính cách mạng. Chúng tôi muốn nói đến cuộc vận động lấy chữ ký dưới Kiến nghị 72 và dưới Lời tuyên bố của các Công dân Tự do đến nay đã thu được trên 8000 chữ ký. Về hình thức đây chỉ là những đề nghị sửa đổi hiến pháp (HP) nhưng về thực chất là những yêu sách cấp thiết của người dân, những khẩu hiệu thật sự đòi thay đổi HP, thay đổi chế độ.
Thật thế! Khi các Công dân Tự do với ý thức trách nhiệm công dân cao tuyên bố: “Chúng tôi không chỉ muốn bỏ Điều 4 trong Hiến pháp hiện hành, mà chúng tôi muốn tổ chức một Hội nghị lập hiến, lập một HP mới thực sự là ý chí của toàn dân Việt Nam, không phải là ý chí của ĐCS như HP hiện hành”, thì chính họ đang hô khẩu hiệu: “Kiên quyết đòi ĐCS phải trả lại quyền làm chủ cho người dân!”, “Kiên quyết chống lại việc ĐCS tiếm quyền của toàn dân trong 68 năm qua!”. Khi tuyên bố: “Chúng tôi ủng hộ đa nguyên, đa đảng, ủng hộ các đảng cạnh tranh lành mạnh vì tự do, dân chủ, vì hòa bình, tiến bộ của dân tộc Việt Nam, không một đảng nào, lấy bất cứ tư cách gì để thao túng, toàn trị đất nước”, thì chính họ hô: “Kiên quyết đòi xóa bỏ độc quyền thống trị của ĐCS!”. Khi tuyên bố: “Chúng tôi không chỉ ủng hộ xây dựng một chính thể tam quyền phân lập mà còn muốn một chính thể phân quyền theo chiều dọc, tức là tăng tính tự trị cho các địa phương, xây dựng chính quyền địa phương mạnh, xóa bỏ các tập đoàn quốc gia, các đoàn thể quốc gia”, thì chính họ hô: “Kiên quyết phản đối ĐCS nắm trong tay cả ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp!”. Khi tuyên bố: “Chúng tôi ủng hộ phi chính trị hóa quân đội. Quân đội là để bảo vệ nhân dân, bảo vệ tổ quốc, bảo vệ cương vực, lãnh thổ không phải bảo vệ bất cứ một đảng phái nào.”, thì chính họ hô: “Phản đối ĐCS coi quân đội là của riêng ĐCS, để ĐCS tự ý sai khiến”. Khi Kiến nghị 72 ghi rõ trong dự thảo HP 2013 về “các quyền con người, được ghi nhận trong Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế (1948) và các điều ước quốc tế khác về quyền con người mà Việt Nam là thành viên, được tôn trọng và bảo vệ”, về “mọi người đều có quyền tự do lập hội”, “thành lập hoặc gia nhập các nghiệp đoàn”, “mọi người đều có quyền sở hữu tài sản tư nhân hoặc sở hữu chung với người khác”, “đất đai có thể thuộc sở hữu tư nhân, sở hữu tập thể, sở hữu cộng đồng hoặc sở hữu nhà nước”, thực chất là phản đối ĐCS vi phạm trầm trọng các quyền con người, là phản đối và đòi xóa bỏ cái gọi là “sở hữu toàn dân” (thực ra là sở hữu của ĐCS) về đất đai, là mở đường cho một xã hội dân sự, đa nguyên, đa đảng… Tóm lại, đây là cuộc biểu tình với những khẩu hiệu đòi dứt khoát vứt bỏ HP cũ, lạc hậu, lỗi thời mà băng đảng cầm quyền đã đưa ra và mưu toan áp đặt nó cho nhân dân, để thay bằng một HP mới tiến bộ hơn nhằm xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, nhân bản cho Tổ quốc Việt Nam.
Ngay cả các bậc tu hành các tôn giáo cũng cùng đứng chung trong cuộc biểu tình này của đại chúng. Nổi bật là hôm 01.03 vừa rồi, Hội đồng Giám mục Việt Nam, cũng đã ra một bản “Nhận định và góp ý dự thảo sửa đổi HP” với lời lẽ thật nhẹ nhàng mà dứt khoát và rất sâu sắc về quyền con người, về quyền làm chủ của nhân dân, về thi hành quyền bính chính trị. Chẳng hạn, Hội đồng Giám mục nêu ra những nghi vấn về điều khẳng định trong dự thảo HP rằng đảng cầm quyền là “lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng”, và các đức Giám mục vạch rõ rằng: “Trong thực tế, sự trói buộc tư tưởng vào một hệ ý thức duy nhất đã kìm hãm tư duy sáng tạo của người dân Việt Nam. Đây là một trong những lý do lớn, dẫn đến tình trạng trì trệ và chậm tiến của Việt Nam về nhiều mặt: giáo dục, khoa học và công nghệ, văn hóa và nghệ thuật.”. Các ngài cũng đã xác quyết: “Để tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, trong HP không nên và không thể khẳng định một cách tiên thiên sự lãnh đạo của bất kỳ đảng phái chính trị nào, vì chủ thể của quyền bính chính trị là chính nhân dân, và nhân dân trao quyền bính cho những người họ tín nhiệm qua việc bầu chọn”, v.v… Thật là rõ ràng và dứt khoát! Trên thực tế, Hội đồng Giám mục phủ định sự độc quyền thống trị của ĐCS và, nói chung, phủ định cái dự thảo HP của đảng cầm quyền!
Vô hình chung, không ai bảo ai mà tự nhiên trong cuộc biểu tình độc đáo này đang hình thành một cái gì đó giống như một mặt trận đối lập vô định hình để chống lại các lực lượng bảo thủ nhất trong băng đảng cầm quyền. Vì thế, băng đảng này đang lâm vào thế bị động, họ chỉ muốn chóng hết thời hạn “góp ý sửa đổi HP”, hy vọng cuộc biểu tình này sớm chấm dứt. Vừa rồi, các quan chức ở Hà Nội đã quyết định kết thúc sớm cuộc “góp ý sửa đổi HP” vào ngày 07.03, coi như họ đã “hoàn thành kế hoạch trước thời hạn”! Thậm chí, giữa lúc nhân dân đang sốt sắng tham gia “góp ý” theo lời kêu gọi của “Đảng ta”, thì Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã vội vàng quy chụp đồng loạt tất cả những ai mạnh dạn “góp ý” là “là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”, còn riêng các quan lớn của ĐCS tham nhũng, cướp bóc dân đen, luồn cúi ngoại bang, bán nước cầu vinh thì không “suy thoái” chút nào! Hơn nữa, Tổng bí thư còn đe dọa “xử lý”! Còn Chủ tịch “quốc hội” Nguyễn Sinh Hùng thì ngụy biện tuyên bố trắng trợn: “Bản lấy ý kiến là bản của ủy ban dự thảo Hiến pháp công bố, trên cơ sở tiếp thu thảo luận của Quốc hội. Đó là bản duy nhất. Còn anh tự tổ chức lấy ý kiến khác của anh, là không được”, và cảnh cáo “lợi dụng việc lấy ý kiến về Hiến pháp để tuyên truyền vận động nhân dân chống lại Đảng, nhà nước”… là “ngược chiều, phải kiên quyết đấu tranh và ngăn chặn”. Những lời nói của các ông đầu nậu tự tay họ đã lột mặt nạ giả dối, bịp bợm của họ. Người dân thấy rõ: hóa ra họ bày trò “góp ý sửa đổi HP” chỉ để dân ta tán thành cái bản dự thảo “duy nhất” mà họ đã công bố! Không được! Không ai cho phép các người lếu láo, trắng trợn đến thế được!
Nhưng đó là việc là của bọn cầm quyền, còn việc của dân ta thì nên coi việc vận động lấy chữ ký ủng hộ Kiến nghị 72 và Lời Tuyên bố của các Công dân Tự do là một cuộc vận động nâng cao dân trí và cố kết đồng bào Việt Nam thành một khối, làm cho cuộc biểu tình độc đáo của chúng ta ngày càng tăng thêm số lượng và chất lượng để có đủ sức đối chọi lại chế độ độc tài toàn trị của băng đảng mafia đang cố bám quyền lực. Phải làm sao cho việc ký tên ủng hộ Kiến nghị 72 và Lời Tuyên bố của các Công dân Tự do không có tính hình thức, mà có thực chất dựa trên ý thức giác ngộ của đại chúng, muốn thế, các bạn trẻ có hiểu biết, có nhiệt tình nên mạnh dạn đến với quần chúng, giải thích cho họ hiểu rõ thực chất của vấn đề, giúp đỡ họ ký tên ủng hộ Kiến nghị 72 và Lời Tuyên bố của các Công dân Tự do. Nên nhớ rằng, việc này đối với đại chúng không dễ dàng đâu, không có sự giúp đỡ của người hiểu biết thì họ không tự mình làm được. Hãy đến với công nhân, lao động, với nông dân, dân oan, hãy đến với học sinh, sinh viên, tùy theo trình độ và quyền lợi của mỗi lớp người mà giải thích. Chẳng hạn, với nông dân và dân oan thì nên nhấn mạnh đến quyền tư hữu ruộng đất và tài sản, đòi xóa bỏ “sở hữu toàn dân” về đất đai; với công nhân, lao động thì nên nói rõ quyền thành lập nghiệp đoàn để bảo vệ quyền lợi cho mình, v.v…
Có một điều này chúng tôi cũng mong anh chị em chuyên viên về ngành truyền thông chú ý đưa Kiến nghị 72 với bản Dự thảo HP 2013 và Lời Tuyên bố của các Công dân Tự do, bản “Nhận định và góp ý dự thảo sửa đổi HP” Hội đồng Giám mục Việt Nam, cũng như mọi tài liệu, mọi hồ sơ về cuộc đấu tranh cho một HP mới dân chủ, tiến bộ vào hồ sơ của Googol.vn vì hiện nay trên đó những trang mạng của các tổ chức tay chân của đảng cầm quyền đang cố chiếm ưu thế. Đây cũng là mặt trận truyền thông cần được coi trọng.
Có vài bạn đặt vấn đề: họ e ngại, không muốn ký tên dưới kiến nghị hay tuyên bố của một tổ chức chính trị. Theo chúng tôi biết, hiện nay hai nhóm khởi xướng Kiến nghị 72 và Lời Tuyên bố của các Công dân Tự do chưa phải là những tổ chức chính trị, đó là nhóm người tập hợp với nhau vì cùng quan điểm, còn sau này thì ai mà biết được. Nếu bạn không muốn ký tên dưới những văn bản này, thì bạn vẫn có thể ra lời tuyên bố riêng của bạn hay của một nhóm thân hữu bạn để tỏ thái độ dứt khoát về bản dự thảo sửa đổi HP của đảng cầm quyền và đưa ra những đề nghị của mình. Điều đó là quyền tự do của bạn. Các đảng phái, các tổ chức khác cũng thế, việc ra lời tuyên bố riêng của họ là điều rất dễ hiểu. Tuy nhiên, trong việc này, các đảng phái, các tổ chức, các cá nhân cũng nên có tinh thần rộng rãi, biết nhìn đến cái chung, cái đại cuộc để có thể cùng đứng chung trong cuộc biểu tình lớn này làm cho nó chóng trở thành một cuộc biểu tình khổng lồ bao gồm mọi tầng lớp, mọi xu hướng chính trị, không phân biệt sắc tộc, giới tính và tôn giáo. Có thể mình không đồng ý một vài vấn đề không lớn lắm trong dự thảo HP 2013 mà nhóm Kiến nghị 72 đưa ra, nhưng về đại thể mình tán thành thì cũng cứ nên ký. Về sau ta sẽ giải quyết những vấn đề mắc míu nhỏ, nhưng trước mắt thì chúng ta nên kịp thời tạo ra cái lực đối lập mạnh để chống lại cái dự thảo HP lạc hậu, phản dân chủ của băng đảng cầm quyền. Chẳng hạn, cá nhân tôi không tán thành quốc hiệu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mà tôi cho Cộng hòa Việt Nam là đúng hơn, vì theo tôi, cái tên VNDCCH đã bị vấy nhiều xương máu và nước mắt của đồng bào, nó gợi lại cho dân ta, cả miền Bắc lẫn miền Nam, biết bao đau thương, biết bao tội ác mà ĐCS đã gây ra dưới cái quốc hiệu đó. Nhưng về cơ bản tôi cho rằng dự thảo HP 2013 đưa ra trong Kiến nghị 72 là cấp tiến và dân chủ thì tôi vẫn ký.
Thời gian không còn nhiều nữa, chúng ta nên cố làm sao vận động cho được ít nhất trên trăm nghìn chữ ký từ nay đến cuối tháng 03.2013, còn sau đó sẽ tùy tình hình. Băng đảng cầm quyền đang điên đầu trước cuộc biểu dương lực lượng của đại chúng, thế nào nó cũng sẽ tìm mọi cách phá rối, thậm chí đàn áp, khủng bố tàn bạo để ngoan cố thông qua cho bằng được cái HP “mới như cũ”, phản dân chủ và quá lạc hậu kia. Nếu thế thì họ khó tránh được cơn bùng nổ của lòng uất hận của đại chúng, và chắc chắn băng đảng này chẳng được yên thân! Thời gian sẽ trả lời.
03.03.2013
Nguyễn Minh Cần

Internet giúp người dân « bớt sợ hãi »

Giải thường Netizen - Công dân mạng 2013 của RSF và Google
Giải thường Netizen – Công dân mạng 2013 của RSF và Google =>
Ông Huỳnh Ngọc Chênh, chủ nhân một blog được nhiều cư dân mạng Việt Nam theo dõi, vừa mới được đề cử làm ứng viên giải thưởng Công dân mạng – Netizen 2013. Mong muốn đưa những thông tin trung thực, cùng những suy nghĩ cá nhân về một xã hội, mà nhiều quyền tự do căn bản của công dân không được tôn trọng, đã khiến blogger Huỳnh Ngọc Chênh phải chịu một số áp lực, tuy nhiên ông vẫn tha thiết theo đuổi con đường đã chọn.
Netizen là giải thưởng do tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF), có trụ sở tại Pháp, phối hợp với tập đoàn Google trao tặng hàng năm vào ngày 12/03/2013 để biểu dương những người có công trong việc vượt qua kiểm duyệt, thúc đẩy tự do ngôn luận trên mạng internet.
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh, vốn là một nhà báo kỳ cựu của tờ Thanh Niên. Ít lâu trước khi về hưu, ông đã dành nhiều tâm huyết cho trang blog cá nhân. « Huỳnh Ngọc Chênh. Đôi lời tâm sự lúc buồn vui » – tên và hàng tựa của blog – là trang mạng theo sát các biến chuyển xã hội – chính trị tại Việt Nam trong những năm gần đây.
Mong muốn đưa những thông tin trung thực, cùng những suy nghĩ cá nhân về một xã hội, mà nhiều quyền tự do căn bản của công dân không được tôn trọng, đã khiến blogger Huỳnh Ngọc Chênh phải chịu một số áp lực. Cuối năm 2011, ông từng chấp nhận chia tay với trang blog, qua bài « Lời cuối chân thành », nhưng chỉ ít tuần sau ông lại trở về với thế giới mạng, vì biết không thể sống thiếu blog. Một trong những điều tâm đắc của blogger về sức mạnh của thế giới mạng là : « suy nghĩ của người dân càng ngày càng cởi mở hơn, mọi người càng ngày càng bớt sợ hãi hơn. (…) các luồng thông tin từ giới blog (…) giúp cho người dân bớt sợ hãi, biết giành được cái quyền mà bản thân mình có, để nói lên tiếng nói tự do của mình (…) ».
RFI xin chuyển đến quý vị phần phỏng vấn nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh (Sài Gòn), nhân sự kiện này.
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh
03/03/2013
RFI : Xin ông cho biết cảm tưởng của ông sau khi biết tin có mặt trong danh sách đề cử giải Công dân mạng.
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh : Được đề cử trong 9 người, ban đầu tôi cũng hơi bất ngờ, nhưng rồi cũng thấy vinh dự vì được mọi người tin tưởng, đồng tình để giới thiệu như vậy, nhưng rồi thấy cũng phần nào lo lắng. Lo là mình thấy mình cũng chưa xứng đáng với nhiều người cũng hoạt động trên lĩnh vực blog ở Việt Nam. Nhiều người cũng làm đã lâu, cũng có tiếng tăm. Cũng lo lắng là liệu mình có xứng đáng về lâu, về dài, trong tương lai mình có xứng đáng để giữ được lòng tin của mọi người dành cho mình hay không.
Và cũng phần nào lo lo là sau đó mình lại khó khăn trong việc viết lách. Dĩ nhiên mình viết là để thể hiện những suy nghĩ của mình. Nhưng những suy nghĩ của mình cũng khác với các đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước hiện nay. Cho nên, về lâu dài, sợ sẽ khó hơn.
RFI : Trước mắt là, từ khi có tin này cho đến giờ, trong nước đã có phản ứng như thế nào, và ông cảm thấy có gì bị phiền hà không ?
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh : Trước hết là được phản ứng từ giới bạn bè, thân hữu, lạ cũng như quen, qua mạng, qua facebook, qua điện thoại, chúc mừng ; gửi gắm, chúc mừng, hoan nghênh. Còn phản ứng tiêu cực thì chưa thấy. Về phía chính quyền thì cũng mới quá, mới thứ bảy, chủ nhật đây, thì chắc cũng chưa có động tĩnh gì. Và cũng hy vọng là cũng chẳng có phản ứng tiêu cực gì với mình.
RFI : Ông nhận xét như thế nào về tình trạng kiểm duyệt mạng và kiểm duyệt nói chung ở Việt Nam hiện nay ?
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh : Về tự do ngôn luận, thì ở Việt Nam đang bị kiểm soát, vì tất cả hệ thống truyền thông, các công ty truyền thông thì đang trực thuộc vào Nhà nước, được đảng viên nắm giữ, làm theo mệnh lệnh, chỉ thị của tổ chức đảng, cho nên những tiếng nói mà nó khác với ý kiến của Đảng, có lẽ không được đưa lên trên mặt báo, trên công luận. Cho nên có giới blogger, với lại có mạng xã hội, để người ta đưa tiếng nói của người ta lên, thì người dân cũng có những suy nghĩ cũng khác, chứ không thể một chiều, một hướng theo đường lối của Đảng. Và nhờ cái hệ thống đó, mà các ý kiến khác càng ngày càng được đưa lên nhiều. Và một phần nào đó, cái tự do ngôn luận cũng đã được thực hiện. Dần dần người ta đòi được quyền tự do đó, và kèm theo tự do ngôn luận mà các tự do khác được đi theo, nhờ hệ thống blog, hệ thống mạng.
Đến bây giờ cũng có những ngăn chặn bằng tường lửa, bằng chặn đường truyền, bằng nhiều cách này cách khác để giảm thiểu của các blog, của các mạng xã hội. Tức là làm hạn chế quyền tự do ngôn luận của người dân thông qua mạng internet. Nhưng ngược lại, người dân cũng có nỗ lực chống lại chuyện đó. Bằng cách vượt tường lửa, bằng cách truyền cho nhau những kinh nghiệm, bằng cách share cho nhau những bài vở hay, những ý kiến hay, như vừa rồi ý kiến của anh Kiên phát biểu, trao đổi lại với tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đấy, được lan rộng với tốc độ rất nhanh, đi vào hầu hết giới cộng đồng mạng. Ai cũng có thể đọc, ai cũng có thể biết. Và người ta đã lập ra một cái nhóm ủng hộ ý kiến đó, thông qua cái Tuyên bố Công dân. Thì thấy rằng tác dụng của mạng internet rất tốt cho việc truyền bá tự do ngôn luận.
RFI : Động lực nào khiến ông dấn thân vào một lĩnh vực có nhiều trở ngại này, như ông từng chia sẻ ?
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh : Từ sau 1975, tôi đã tham gia vào hệ thống của Nhà nước, qua công việc dạy học. Dạy học cũng là công chức. Trong hệ thống tôi bắt đầu tôi thấy ra những cái nghịch lý, những cái sai trái, mà có thể làm chậm phát triển đất nước. Từ năm 88, tôi đã có những bài viết « Việt Nam xứ sở của nghịch lý » hay là « Việt Nam thời phung phí » chẳng hạn, để phản biện lại cái đường lối, chính sách kinh tế bao cấp sai trái của Nhà nước.
Và từ đó đến giờ, tôi tiếp tục quan sát và nghĩ rằng, phải có cách phát triển kinh tế khác, và thông qua một cái thể chế chính trị khác. Chứ đi theo cái đường lối này, thì càng ngày sẽ càng sai. Trong thời gian làm báo, tôi có điều kiện để tiếp cận hiểu hơn cái thực tiễn của Việt Nam, mà đi theo con đường « chủ nghĩa xã hội », càng ngày nó càng sai. Mặc dầu có đổi mới về kinh tế, nhưng đổi mới vẫn chưa hết, chưa tới nơi. Kinh tế trong cái áo chính trị cũ, thì cũng không thích hợp. Do đó, cần phải có một thể chế dân chủ để tạo điều kiện cho người dân tham gia đóng góp hết sức mình cho sự phát triển của đất nước, để giúp đất nước phát triển tiến lên. Cái mục tiêu đó thì hình như nằm lòng trong mọi người dân Việt Nam, ai cũng muốn như vậy. Ai cũng muốn đất nước mình càng ngày càng phát triển nhanh, theo kịp các nước xung quanh. Thì đó là cái động lực thôi thúc tôi nghĩ đến cái chuyện viết lách, rồi cổ súy cho một định chế dân chủ ở Việt Nam và một đường lối kinh tế tương đối phù hợp với sự phát triển chung của thời đại.
RFI : Ông từng là nhà báo trong hệ thống truyền thông chính thức, mà như nhiều người nghĩ đây là hệ thống buộc người ta phải nói theo, và né tránh những vấn đề của thực tại. Bây giờ, khi mà ông trở thành một « nhà báo tự do », tự do phát biểu và bày tỏ ý kiến của mình, ông có phải vượt qua những trở lực trong quan niệm của chính mình hay không ?
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh : Nếu như từ năm 88, mà tôi làm báo, thì có lẽ tôi cũng không viết được bài « Việt Nam xứ sở của nghịch lý ». Khi tôi làm báo, vào trong hệ thống báo chí này, thì dĩ nhiên, tôi hơi bị những ràng buộc. Những ràng buộc nó làm cho mình « tự định hướng » bản thân trong khi viết lách, không thể viết được những bài như « Việt Nam xứ sở của nghịch lý ».
Trong những năm đấy, tôi làm giáo viên chứ không làm báo, cho nên cái suy nghĩ của tôi được tự do, mà tôi suy nghĩ thế nào, tôi viết thế đó.
Còn trong thời gian tôi làm cho báo Thanh niên, thì tôi có những suy nghĩ, những bài vở, những này khác, nhưng dần dần mình cũng bị định vào cái hướng chung, vì những gì mình suy nghĩ khác, thì không được đăng. Rồi nằm trong bộ máy đó, thì mặc dầu những suy nghĩ này khác, mình có những nhận định không theo một hướng chung, nhung những cái đó mình chỉ nghĩ trong đầu, trong nhật ký, trong sổ ghi chép phóng viên, chứ không đưa lên mặt báo được. Chính những tích lũy đó càng lúc càng nhiều, sau đó có blog để mà tâm sự, để mà giãi bày, thì những suy nghĩ tôi đã ghi chép từ lâu rồi bắt đầu bộc lộ ra, thông qua những cái đó mà bộc lộ ra được, như những bài sau này. Dĩ nhiên, bây giờ không còn làm báo nữa, nhưng mà viết tự do trên blog của mình dễ hơn. Mình nghĩ thế nào, viết thế đó. Vấn đề thử thách, đó chính là kiến thức của mình, Mình phải biết vượt qua mình, vượt qua các trở ngại, mà mình lại không đủ điều kiện để tiếp xúc, như hồi làm báo nữa. Cái khó khăn nhất bây giờ là điều đó.
RFI : Trong thời gian tới, trang blog của ông sẽ tập trung vào những điểm gì ?
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh : Thật ra thì, cái blog của tôi, như tiêu đề của nó là « tâm trạng lúc buồn vui », là tôi phát triển từ những cái ghi chép khi tôi làm báo. Tôi phát triển nó ra như là một cái tâm sự, chứ cũng không nghĩ nó là một cái gì ghê gớm. Cái tâm sự này được cái là, nhờ qua internet mà chia sẻ được với bạn bè, và cũng đón nhận được những ý kiến, chia sẻ của bạn bè khắp nơi gửi về, và tạo cho mình những cảm hứng mới hơn, và cũng giúp cho mình có được những thông tin.
Từ hồi ấy đến giờ, khi viết tôi cũng chăm vào cổ súy cho nhân quyền, cho những quyền tự do của con người, mà pháp luật đã khẳng định. Và Việt Nam đi vào tham gia các tổ chức thế giới cũng cam kết bảo vệ những quyền đó, nhưng thực tế ở Việt Nam những quyền đó lại không được công nhận. Mục tiêu của tôi vẫn là đấu tranh cho nhân quyền, các quyền tự do căn bản của con người, cho những định chế dân chủ để giúp đất nước phát triển tốt hơn. Dĩ nhiên là cũng có những bình luận về vài sự kiện xảy ra, để nói ý mình về những sự kiện đó. Và xuyên suốt cũng vẫn là vấn đề nhân quyền và vấn đề dân chủ.
RFI : Trước khi chia tay với thính giả, ông có chia sẻ gì thêm ?
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh : Tôi thấy có một chút lạc quan, suy nghĩ của người dân càng ngày càng được cởi mở hơn, rồi mọi người càng ngày càng bớt sợ hãi hơn. Cái đó cũng do tác động của những luồng thông tin, từ giới blog, những báo đài, từ bên nước ngoài, giống như RFI chẳng hạn. Rồi các ý kiến của các nhân sĩ, trí thức… Những cái đó cũng tác động và làm cho người dân càng lúc càng bớt sợ hãi và biết giành được những quyền mà bản thân mình có, nói lên tiếng nói của tự do của mình, không còn ngần ngại nữa.
Thì tất cả những cái đó đang dần dần càng ngày, tôi thấy rằng, phát triển tương đối tốt đẹp. Mong rằng : Mọi người cũng nên hiểu và nắm được những quyền đó của mình. Đừng ngần ngại ! Mình đòi những quyền tự do mình có. Mình đòi trong khuôn khổ pháp luật, thì Nhà nước không làm gì được mình. Thế nên, không phải sợ hãi !
RFI xin cảm ơn nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh

Lãnh đạo Trung Quốc đối diện với lời kêu gọi cải cách

Chủ tịch Trung Quốc sắp nhậm chức Tập Cận Bình (trái) nói chuyện với Phó Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường trong phiên họp Quốc hội, 4/3/13 
Chủ tịch Trung Quốc sắp nhậm chức Tập Cận Bình (trái) nói chuyện với Phó Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường trong phiên họp Quốc hội, 4/3/13
Shannon Van Sant
04.03.2013 – VOA
BẮC KINH —
Bà Ngải Hiểu Minh nói Trung Quốc không thể tin vào thay đổi sắp tới từ phía các nhà lãnh đạo chính trị, hiện đang sống bên ngoài những vấn đề mà nhiều người phải chịu đựng trong nước. Những người này uống nước được cung cấp riêng cho họ, gia đình họ thậm chí không sống ở Trung Quốc nữa, và khi các nhà lãnh đạo này tề tựu thì họ bỏ lại tất cả các vần đề và những lời chỉ trích ở ngoài cửa phòng họp.
Trong tuần này, Trung Quốc sẽ khai mạc khóa họp Quốc Hội thường niên để đánh đầu việc kết thúc cuộc chuyển quyền lãnh đạo. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã gợi ý về sự cần thiết phải cải cách chính trị, và hồi tháng 1, nhiều viện sĩ hàng đầu trong nước đã kêu gọi thay đổi dân chủ. Nhưng có rất ít dấu hiệu về các cải cách quan trọng 1 ngày trước khi Quốc Hội khai mạc khóa họp.
Trước cuộc chuyển quyền 10 năm mới có một lần của Trung Quốc, ngày càng có nhiều lời kêu gọi cải cách chính trị từ phía các học giả và những người hoạt động nổi tiếng.
Khi được hỏi về khả năng của những thay đổi như thế dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình, một nữ phát ngôn viên của Quôc Hội Trung Quốc lại nói về thành quả của mô hình phát triển Trung Quốc.
Bà Phó Anh nói rằng phong cách cải tổ chính trị của Trung Quốc không phải là cải tổ chính trị nếu không theo gót các nước khác là không chính xác và bất công. Bà nói bà đã đi thăm nhiều nước phát triển và những thách thức mà họ phải đối phó không nhỏ hơn những thách thức của Trung Quốc.
Theo bà, thực ra các vần đề mà họ phải đối mặt trong nhiều trường hợp còn khó khăn hơn, vậy mà không ai yêu cầu họ phải thay đổi hệ thống chính trị của họ cả.
Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã nêu ra đề tài cải cách chính trị tại cuộc họp của Quốc Hội hồi năm ngoái, khi ông cảnh báo rằng những thảm kịch giống như cuộc Cách mạng Văn hóa có thể tái diễn trừ phi có thay đổi có ý nghĩa.
Hồi tháng 1, 100 trong số các học giả hàng đầu, các ký giả và những người hoạt động ở Trung Quốc, đã ký tên vào một thỉnh nguyện thư kêu gọi thực thi hiến pháp, mà họ nói rằng sẽ có nghĩa là một ngành tư pháp độc lập, và sự bãi bỏ các biện pháp kiểm soát Internet, các tổ chức độc lập và các cơ quan truyền thông tin tức.
Chỉ một tháng trước đó, Chủ tịch Tập Cận Bình sắp nhậm chức đã gợi ý rằng đảng có thể mất quyền nếu không thực thi được các thay đổi chính trị. Chuyến đi của ông vào tháng đó đến Thẩm Quyến, một trong các thành phố Trung Quốc áp dụng chủ nghĩa tư bản, được coi là một dấu hiệu của việc khai phóng kinh tế nhiều hơn.
Nhà làm phim tài liệu Ngải Hiểu Minh nói kỳ vọng rất cao đặt vào sự thay đổi dưới ban lãnh đạo mới của Trung Quốc.
Bà Ngải nói có lời kêu gọi rất khẩn thiết đòi thay đổi ở Trung Quốc. Bà nói dân chúng có khuynh hướng đặt nhiều hy vọng khi các nhà lãnh đạo mới lên nắm quyền, cho dù người lãnh đạo là ai, và có hy vọng là các nhà lãnh đạo mới sẽ tách ra khỏi các gánh nặng của những người tiền nhiệm.
Các dấu hiệu thay đổi có thể xảy ra trong vòng 10 ngày sắp tới, khi những người ủng hộ cải cách có thể được bổ nhiệm vào một vài chức vụ lãnh đạo cấp cao nhất của Trung Quốc.
Tuy nhiên, giới hoài nghi nói rằng sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc đã tạo ra những nhóm quyền lợi thâm căn, gắn liền với các doanh nghiệp nhà nước, sẽ ngăn chặn cải cách đáng kể.
Bà Ngải Hiểu Minh nói Trung Quốc không thể tin vào thay đổi sắp tới từ phía các nhà lãnh đạo chính trị, hiện đang sống bên ngoài những vấn đề mà nhiều người phải chịu đựng trong nước.
Bà nói những người này uống nước được cung cấp riêng cho họ, gia đình họ thậm chí không sống ở Trung Quốc nữa, và khi các  nhà lãnh đạo này tề tựu thì họ bỏ lại tất cả các vần đề và những lời chỉ trích ở ngoài cửa phòng họp.
Nhiều người nêu ra thành quả của các cải cách kinh tế dựa vào thị trường của Trung Quốc trong những năm vừa qua một phần là nguyên do của những lời kêu gọi thay đổi chính trị ngày càng nhiều.
Với tình trạng bất ổn về chiếm dụng đất và các vấn đề môi trường ở nhiều nơi trong nước, giới phản kháng nói thay đổi chính trị là cần thiết để giải quyết các bất công do phát triển kinh tế nhanh chóng tạo ra.

Vũ Lịch Nguyên – Sẽ bỏ hay viết lại điều 4?

Tác giả gửi tới Dân Luận

“Sắt máu và vênh váo” giảm dần, “nhũn nhặn” tăng dần

Dự thảo sửa đổi Hiến Pháp 2013 vẫn giữ điều 4, nhưng có bổ sung. So sánh Điều 4 ở ba bản hiến pháp cách nhau 12 và 21 năm (1980, 1992 và 2013) ta thấy thời thế đổi thay khiến đảng CSVN phải thay đổi thái độ, thể hiện ở cách viết nội dung điều 4. Vắn tắt, từ chỗ rất “sắt máu”, nay đảng đã “nhũn” hơn nhiều. Chiều hướng sửa đổi này phù hợp với vị thế ngày càng chênh vênh của đảng. Vậy, sao không sửa đổi triệt để (tận gốc) một lần này cho xong?

Hãy thử so sánh:

Điều 4, Hiến Pháp 1990 Điều 4, Hiến Pháp 1992 Điều 4, Dự thảo HP 2013
(viết liền một mạch) (viết liền một mạch) (tách thành 3 khoản)
Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong và bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân Việt Nam, được vũ trang bằng học thuyết Mác – Lênin, là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội; là nhân tố chủ yếu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.Đảng tồn tại và phấn đấu vì lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam. Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. 1. Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.2. Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình.
Các tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. 3. Các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

Năm 1980, khẩu khí ngạo nghễ chẳng cần giấu giếm.

- Ngay câu đầu của Điều 4 (1980), đã có các từ rất máu: “chiến đấu”, “vũ trang” và và rất sắt: “duy nhất”. Xin chú ý: Câu này rất dài, nhưng chỉ có một mẩu ngắn là mang tính chất “luật” (Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội). Các câu chữ còn lại, được đệm vào (dài gấp 4 lần), đều mang tính “vênh váo”, “ưỡn ngực” – triệu chứng điển hình của “bệnh kiêu ngạo CS”. Ví dụ, không thèm nói gì về dân tộc; hoặc đoạn cuối của câu đầu: (là nhân tố chủ yếu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam) thì cóc phải văn phong luật, mà là loại văn… vơ vào (đảng là tác giả của mọi thành công). Thế, còn vô số thất bại? Hẳn là cũng do đảng chứ?
- Câu thứ 2, cắt nghĩa lý do đảng “tốn tại”. Và đảng định tồn tại cho đến khi giai cấp công nhân sẽ đạt tới… mọi lợi ích (xin hãy đọc: Đảng tồn tại và phấn đấu vì lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam). Nói khác, đảng sẽ ngồi ở vị trí chóp bu cho tới khi… thế giới đại đồng, biên giới Việt Nam và TQ được xóa; 100 triệu dân Việt sẽ “hòa nhập vào 1500 triệu dân TQ.
- Câu cuối: mang tính chất luật, nhưng khá mơ hồ: “đảng hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp” nhưng mà… hiến pháp chứa toàn những điều pro-đảng. Câu này bắt đầu bằng chữ “các” nhưng sau 12 năm phải đổi thành “mọi”.

Sau đó 12 năm (1992) đã có sự hạ giọng đáng kể

- Câu chính vẫn là Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội, nhưng phần đệm đã mất các từ “máu” và “sắt”; đồng thời đã nhắc đến “dân tộc”. Mác-Lê không còn độc tôn, mà thêm cả “tư tưởng Hồ Chí Minh”.
- Câu 2 (năm 1980) đã bỏ hẳn, tức là đảng không nghênh ngang vỗ ngực “tao đây tồn tại muôn năm” nữa…
- Câu 3 cũng nhũn nhặn hơn một chút: Nếu đảng chì bị hiến pháp chi phối thì thực chất chẳng có gì ràng buộc; nhưng nay đảng tự nhận là còn bị cả pháp luật chi phối nữa cơ. Vấn đề là… kiếp nào mới ban hành “pháp luật về đảng”?

Năm nay (2013) còn nhún nhường hơn nữa

Điều 4 không còn nói “một hơi, một lèo” nữa, mà đã chia thành 3 khoản rõ ràng.
- Khoản 1. Nội dung chính vẫn thế (Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội), nhưng phần đêm rất dài dòng để nhắc đến “nhân dân lao động”, “dân tộc”… Không dùng “theo chủ nghĩa Mác-Lê” mà thay bằng “lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng tư tưởng”. Nói khác, đảng không tự trói quá chặt, mà đã tự “nới” khỏi cái chủ nghĩa cũ. Câu hỏi: Nếu nước Nga đưa thi hài Lê nin ra khỏi lăng, đem chôn, xóa đi một hình tượng mà chính đảng CS Nga cũng không cứu nổi… thì đảng ta sẽ viết lại điều 4 thế nào? Đây là câu hỏi mà bài này đặt ra.
- Khoản 2. Đọc lên, thấy đảng bắt đầu sợ dân rồi. Đảng ngày càng suy thoái, không chống nổi tham nhũng, nhấp nhổm trên cái ghế “lãnh đạo”… còn dân ngày càng giác ngộ, giảm nỗi sợ đảng…
- Khoản 3: như cũ, nhưng ngoài các tổ chức đảng, thì từng cá nhân đảng viên cũng bị đặt trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật.

Vài dòng cắt nghĩa

Các tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp. (Tranh Mana Neyestani)
Sau cuộc xâm lược năm 1979 để “dạy cho Việt Nam một bài học”, đảng và chính quyền Trung Quốc bị “đảng ta” coi là kẻ thù, gồm cả về tư tưởng và ý thức hệ. Một nước XHCN đánh một nước XHCN khác thì một (hoặc cả hai) đảng CS ở mỗi nước bị coi là “cách mạng giả hiệu”, “đội lốt Mác-Lê” – dù vẫn tự xưng là CS.
Ai sống vào thời đó đều chứng kiến một hiện tượng bất thường, nhưng phổ biến: Các đảng CS tranh nhau tỏ ra mình là “chân chính” và trung thành với chủ nghĩa Mác-Lê, tức là không hữu khuynh, không thỏa hiệp với kẻ thù (Trung Quốc bắt tay Mỹ); trung thành với đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô sản…
Thời đó, không những CS Liên Xô và CS Trung Quốc kết án nhau là “xét lại” hoặc “giáo điều”, mà ngay trong một nước Ấn Độ vẫn có hai đảng CS đều tự nhận mình là duy nhất chân chính.
Tình trạng trên cắt nghĩa 2 điều bất thường (dưới đây) trong Hiến Pháp 1980.
1. Ngay ở Lời Nói Đầu (dài bằng một bài báo) đã nêu: bọn bá quyền Trung Quốc là kẻ thù của Việt Nam. Trích: Vừa trải qua ba mươi năm chiến tranh giải phóng, đồng bào ta thiết tha mong muốn có hoà bình để xây dựng Tổ quốc, nhưng lại phải đương đầu với bọn bá quyền Trung Quốc xâm lược cùng bè lũ tay sai của chúng ở Cam-pu-chia.
2. Lời nói đầu và nhiều điều khoản trong hiến pháp này đã kể lể để chứng minh đảng CSVN là đảng Mác-Lê chân chính. Ví dụ: đưa vào hiến pháp các từ ngữ: làm chủ tập thể, chuyên chính vô sản (2 lần), giai cấp (7 lần), Mác – Lênin (6 lần), xã hội chủ nghĩa (82 lần)…
Riêng điều 4 lại càng phải đặc tả cho thật nổi bật tính chất cộng sản chân chính – đồng nghĩa với “máu” và “sắt” của đảng: Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong và bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân Việt Nam, được vũ trang bằng học thuyết Mác – Lênin, là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội; là nhân tố chủ yếu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đảng tồn tại và phấn đấu vì lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam. Các tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp.
Nhiều điều khác trong hiến pháp 1980 cũng phụ họa để chứng minh. Ví dụ, điều 38: Chủ nghĩa Mác – Lênin là hệ tư tưởng chỉ đạo sự phát triển của xã hội Việt Nam. Nhà nước tuyên truyền, giáo dục sâu rộng chủ nghĩa Mác – Lênin…
Điều 44: Văn học, nghệ thuật Việt Nam được xây dựng trên lập trường, quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và theo đường lối văn nghệ của Đảng cộng sản Việt Nam.
Điều trớ trêu là luật sư Nguyễn Hữu Thọ – với tư cách chủ tịch quốc hội – tuy chán ngấy CS – vẫn phải ký vào cái bản hiến pháp sặc mùi CS này.

Vài lời góp ý với đảng

- Thứ nhứt, trên đây tôi toàn nói sự thật; dưới đây tôi góp ý thành tâm. Chỉ bọn phản động và các thế lực thù địch của dân VN mới dám coi tôi là suy thoái tư tưởng và đạo đức. Đảng chớ coi tôi như vậy.
- Thứ hai, đảng đã dần dần biết mình đang xa dân, đang bị dân chống lại. Đảng thấy cần gần gũi với dân tộc, vì dân tộc (chủ nghĩa Mác-Lê “chân chính” không bao giờ coi trọng dân tộc). Đảng cũng biết: phải khép minh vào luật. Thế thì xin đảng hãy can đảm và thức thời mà quyết định:
+ Mức cao nhất: Từ bỏ chủ nghĩa Mác-Lê (tưởng là nguy hiểm cho sinh mệnh, nhưng thật ra là cuộc lột xác an toàn và vinh quang), dưới sự giữ gìn trật tự và an ninh của quân đội và công an.
+ Mức thấp hơn: Viết lại điều 4 (nguy hiểm, vì chắc chắn sẽ nhích dần đến chỗ chết)
Mức dứt khoát, mang tính cách mạng. Thông báo rộng rãi trong nước và quốc tế: Từ bỏ chủ nghĩa Mác-Lê, quay về lập trường dân tộc, đổi tên là Đảng Việt Nam. Đảng viên nào còn quyến luyến Mác-Lê có thể lập đảng riêng, được tranh cử bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh. Công bố Điều Lệ mới. Đảng viên nào tự thấy không muốn đứng trong đảng mới nữa, có thể ra đảng hoặc lập đảng khác.
Bầu cử quốc hội lập hiến, viết lại hiến pháp.
Quân đội và công an được trưng dụng tối đa, đảm bảo an ninh và thuận lới cho quá trình cải cách triệt để.
Mức lừng chừng, mang tính cải lương. Vẫn phải thay từ Cộng Sản (dịch sai, gây phản cảm – như đã có một bàì phát hiện gần đây).
Trong Điều 4 Hiến Pháp bỏ hẳn những đoạn kể lể dài dòng “chúng tỏ mình là CS chân chính”. Càng “chân chính” lại càng “sắt-máu”. Mặt khác, phong trào CS đã xẹp tối đa, cần gì phải tranh giành “chân chính” với ai nữa mà phải giương cái chủ nghĩa Mác-Lê lên?
Hiến pháp hy vọng tồn tại lâu dài, nếu trong hiến pháp, đáng cứ tự trói với chủ nghĩa Mác-Lê, thì sau này rất khó gỡ dây trói – nhất là hình tượng Lê nin đang mờ dần ở ngay nước Nga..
Vũ Lịch Nguyên

Sự vận động của ngôn ngữ qua đời sống hàng ngày

Vietstudies

(phiếm đàm)
Nguyễn Trung 

Quan sát sự vận động của các từ ngữ có tính là dạng khái niệm có thể cung cấp cho chúng ta một cái nhìn khái quát bất ngờ. Để đơn giản hóa câu chuyện cho chủ đề này, xin tạm phân chia các giá trị trong đời sống thành 2 nhóm thiện ác.

Phiếm đàm hôm nay chỉ xin điểm một vài cụm từ hay khái niệm của nhóm “ác”.
Lâu rồi, thời bao cấp, cụm từ “móc-ngoặc” lúc đầu chỉ là một cách nói dân dã, vui cợt, tinh quái.., diễn đạt sự trao đổi rất tự nhiên với nhau trong phạm vi có thể (tem phiếu, chỉ tiêu…) những thứ như thực phẩm, lương thực, các vật dụng khác… rất khan hiếm của nền kinh tế kế hoạch. Đương nhiên, đây là sự trao đổi thường tình, lúc đầu là vô thưởng vô phạt, thậm chí có ích và đáng khuyến khích. Nhưng rồi qui mô ngày càng lớn của “móc-ngoặc” và cách thực hiện, nó dần dần lấn vào vòng phi pháp. Dần dần “móc-ngoặc” trở thành một khái niệm, được đưa vào các văn bản chính thức của Đảng và Nhà nước để phê phán. Sự việc lên ngôi như thế của khái niệm “móc-ngoặc” đánh dấu sự leo thang của một dạng tha hóa và tham nhũng thời đó…

Thời bung ra, cái phong bì lúc đầu chỉ là một sự đơn giản hóa cho thuận tiện và đỡ phải làm bao nhiêu việc phiền toái. Ví dụ: Thay vì sau một cuộc họp phải bồi dưỡng cho cán bộ một bát phở hay một bữa cơm trưa cho đỡ đói thì đưa một cái phong bì 5 – 10 nghìn đồng gì đó. Trong đám cưới cũng thế, ai ai cũng mừng cô dâu chú rể phích nước, soong nồi, bộ ấm chén… – vì thị trường chẳng có cái gì khác. Cho nên sau đám cưới, cô dâu chú rể phải đem bán đỡ đi, mệt lắm, vừa mất giá nữa.., nếu không thì phải đem cho bớt… Thế là cái phong bì được thay thế. Quá tiện và quá hợp lý…
Nhưng một khi cái phong bì lên ngôi thành văn hóa phong bì, đất nước bắt đầu nguy khốn mọi mặt, mở đường một quá trình sa đọa mới. Không phải chỉ sự nặng/nhẹ được tính theo giá trị tiền trong phong bì mới là vấn đề. Ngày càng nhiều  trường hợp cái phong bì bằng giấy trở nên quá mong manh, không mang nổi cái phải chứa trong nó, người tặng gói thành gói tiền, nhiều khi gói bằng đô-la cho gọn nhẹ, cần thì bó luôn cả một cục tiền, thậm chí có khi đưa luôn cả một bao tải tiền, hay thay thế bằng các “cây” cho thuận tiện… Việc phong bì lên ngôi thành văn hóa phong bì đánh dấu thời kỳ tham nhũng trở thành quốc nạn, đúng với nghĩa đen của câu chữ: Nén bạc đâm toạc công lý, giết chết mọi đạo đức…

Như một tính quy luật, văn hóa phong bì dần dà cũng phải trở thành lạc hậu, cuối cùng chỉ còn thích ứng cho những “chuyện vặt”. Văn hóa phong bì buộc phải đẻ ra kẻ nối dõi đúng với nghĩa hậu sinh khả úy. Sự đổi chác trong tham nhũng dần dà không được tính bằng phong bì nữa, mà phải đo bằng “quan hệ”.
Thoạt đầu, “quan hệ” cũng được đo bằng các đơn vị tiền tỷ, song chưa đủ. Trong trao đổi với nhau, thường thường xẩy ra tại các bữa ăn trưa giữa giờ ngoài cơ quan, các chầu “nhậu” có phụ lục “từ A đến Z”, các buổi “tươi mát” ở nước ngoài.., đã hình thành cách đo lường mới, ví dụ: phi vụ này (affair) là bao nhiêu “quan hệ”?…
Nhưng “quan hệ” ngày càng mang trong nó hầu như bất kể cái gì trí tuệ của tham nhũng có thể nghĩ ra được, do đó ngôn ngữ nhanh chóng trở nên chật hẹp hơn cuộc sống.
Phạm trù “quan hệ” của tham nhũng ngày nay có thể hàm nghĩa là một hay nhiều sổ đỏ, là khối lượng cổ phiếu trong một ngân hàng hay một đơn vị kinh tế có máu mặt nào đó, là con số “phần trăm” của sự chia chác, là một cặp hay đôi ba cặp “chân dài”.., một cái “ghế”, một tấm bằng thật (chứ không phải in nhái), một vụ xóa tội, một ân huệ mưa móc các kiểu được ban phát như vua chúa thường làm ngày xưa cho việc tính kế lâu dài, một sự ăn miếng trả miếng, một quy hoạch, một cuộc “ông ăn chả bà ăn nem”.., một cuộc yểm bùa hay yểm long mạch do một lý do nào đấy, một cuộc lễ bái mang tính mê tính dị đoan để cầu mong chạy tội hay để tiến thủ.., thậm chí có thể là một quyết định, một chính sách, một hội nghị, một cuộc vận động, một phong trào.., một sự trao đổi lẫn nhau giữa tất cả những gì đã được sơ sơ liệt kê ra ở đây, thậm chí có khi chỉ là một thứ đã qua sử dụng đằng sau cái lá nho… Vân vân và vân vân… Lần đầu tiên ngôn ngữ bị phá tung, vì bất lực không làm sao mô tả hết được nội hàm của khái niệm “quan hệ”. Bởi vì trí tuệ của tham nhũng luôn sinh sôi nẩy nở và diễn biến tùy hoàn cảnh, do đó nội hàm của khái niệm “quan hệ” cũng thường xuyên sinh sôi nẩy nở và diễn biến theo hoàn cảnh.
Hiện tượng ngôn ngữ bị phá tung như vậy là cái bóng cho thấy hiện tượng kỷ cương, luật pháp và các giá trị văn hóa – đạo đức của xã hội, của thể chế chính trị quốc gia đang bị phá tung như thế nào.
Quan hệ” như thế sinh sôi nảy nở trên mảnh đất vốn có được tạo ra từ tình trạng mất tự do dân chủ và sự thiếu vắng công khai minh bạch trong đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước. Song trong khoảng mươi năm nay, được sự kích thích của các hiện tượng phản văn hóa khác – trong đó có văn hóa mê tín dị đoan, văn hóa phong bì như đã nêu trên, “quan hệ” thực sự đã trở thành một hiện tượng phản văn hóa mới đầy nguy hiểm. Đúng là đến mức thách thức sự tồn vong của Đảng, của chế độ chính trị như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thừa nhận.
Mới gần đây thôi, kể từ sau Đại hội XI, trong ngôn ngữ cuộc sống hàng ngày xuất hiện khái niệm “dư luận viên”. Câu chuyện độc quyền chân lý, độc quyền yêu nước… vốn dĩ không mới và là bản chất của chế độ toàn trị. Song một khi “dư luận viên” được tôn vinh là một đội ngũ hùng hậu, và nó xuất hiện như một binh chủng, hiển nhiên cho thấy tham nhũng – tiêu cực không chỉ thống soái phần xác, mà đang tìm cách thôn tính nốt phần hồn của cuộc sống đất nước.
Phải ngả mũ bái phục trí tuệ của tham nhũng – tiêu cực đã thiết lập được binh chủng này, nhưng còn phải bái phục hơn việc nghĩ ra được cái tên gọi độc nhất vô nhị như thế mà tư duy bình thường của những con người bình thường không thể nghĩ ra được. Đem hồng vệ binh trong cách mạng văn hóa của Trung Quốc ra mà nói, dư luận viên và binh chủng này không phải là đối tượng để so sánh về phương diện quy mô cũng như về phương diện bạo lực, nhưng khó mà nói được mèo nào cắn mỉu nào nếu so sánh về mặt công dụng và tác dụng.
Chặng đường các cột mốc đi từ khái niệm “móc ngoặc” đến “dư luận viên” kéo dài mấy thập kỷ. Mỗi một cột mốc là một bước leo thang mới của tha hóa, tiêu cực và tham nhũng. Điều cảnh báo phải nói lên ở đây là cột mốc “dư luận viên” đang nhằm vào thôn tính nốt phần hồn của đất nước. Người dân cả nước, dù là ai, đảng viên ĐCSVN hay không phải đảng viên, phải cảnh giác và phải có tiếng nói của mình để ngăn chặn./.
Hà Nội, ngày 03-03-2013
Tác giả gửi cho viet-studies ngày 3-3-13

Mạc Ngôn: “Mình đã làm gì tổn thương đến người khác?”

Tác giả:

Nhà văn Trung Quốc Mạc Ngôn. Nguồn: internet“Hầu hết chúng ta vẫn tự coi mình là nạn nhân. Ít ai tự hỏi: Mình đã làm gì tổn thương đến người khác?”. Đó là điều mà nhà văn Trung Quốc Mạc Ngôn đã nói về thông điệp từ tiểu thuyết mới nhất của ông, Ếch, trong lần trả lời phỏng vấn đầu tiên sau khi đoạt giải Nobel 2012.

Nhận giải Nobel Văn học đầy tranh cãi của năm 2012, Mạc Ngôn ít phát biểu về giải thưởng. Nhà văn quen thuộc với Việt Nam nhưng còn xa lạ với nhiều nước phương Tây này còn từ chối nhiều cuộc phỏng vấn riêng với báo chí.
Tuy nhiên vừa qua, phóng viên báo Spiegel của Đức đã bất ngờ được Mạc Ngôn đồng ý trả lời phỏng vấn, nhân dịp cuốn tiểu thuyết Ếch (tên tiếng Anh Frog) của ông được dịch và phát hành ở Đức hồi đầu tuần này.
- Bút danh của ông, Mạc Ngôn, có nghĩa là “không nói”. Ông dường như đã sống theo bút danh đó và cũng ngại phát biểu trước đám đông, đặc biệt là trước báo chí. Tại sao vậy?
- Vì tôi không thích đưa ra các tuyên ngôn chính trị. Tôi là một người viết nhanh. Nhưng tôi nghĩ kỹ. Khi tôi phát biểu công khai, tôi thường tự hỏi là mình đã nói đủ rõ ràng hay chưa. Quan điểm chính trị của tôi cũng rõ ràng. Để hiểu người ta chỉ cần đọc sách của tôi là đủ.
“Tôi viết nhanh nhưng nghĩ kỹ. Để hiểu tôi, chỉ cần đọc tôi” – Mạc Ngôn giải thích việc ông không hay phát biểu về chính trị
- Tác phẩm đầu tiên của ông được dịch ra tiếng Đức là Ếch (sách này cũng đã có bản tiếng Việt), nói về chính sách một con ở Trung Quốc. Ông nghĩ sao về chính sách này?
- Là một người cha, tôi nghĩ rằng ai cũng nên có quyền sinh bao nhiêu con tùy ý. Nhưng là một công chức, tôi tuân thủ quy định dành cho mỗi cán bộ: một con, không hơn. Vấn đề dân số của Trung Quốc không dễ giải quyết chút nào. Tôi chỉ chắc chắn về một điều: không nên dùng bạo lực để ngăn cản người ta sinh con.
- Đó là điều đã diễn ra trong cuốn Ếch. Cảm hứng nào giúp ông viết nên cuốn sách?
- Đó là một câu chuyện đời có thật từ người cô của tôi, bà làm bác sĩ phụ khoa mấy chục năm trời ở bệnh viện Cao Mật và đã chứng kiến những điều không thể nói. Tôi thấy sự thôi thúc bên trong khi viết cuốn sách này.
- Bác sĩ Wan, nhân vật chính trong tiểu thuyết của ông, là người rất phức tạp, thậm chí còn bị ám ảnh một cách quái đản vì những hành động của chính bà ta. Cô của ông đã đọc cuốn sách này chưa?
- Cô tôi chưa đọc. Chính tôi đã nói bà không nên đọc vì bà sẽ giận tôi. Tất nhiên, không phải tất cả những gì xảy ra trong Ếch đều dựa trên câu chuyện của cô tôi. Thực tế, bà có đến 4 người con. Tôi đã thêm vào sách câu chuyện của những bác sĩ khác và cả những chuyện tôi từng chứng kiến.
- Trong tiểu thuyết của ông luôn có những chuyện không thể nói ra. Trong Cây tỏi nổi giận chẳng hạn, một phụ nữ đang mang bầu đã treo cổ tự tử. Nhưng Ếch vẫn là cuốn sách “nghiêm nghị” nhất của ông. Đó có phải là lý do thời gian sáng tác lâu đến thế?
- Ý tưởng viết Ếch đã được tôi ấp ủ trong một thời gian dài, nhưng khi viết thì lại tương đối nhanh. Anh nói đúng, tôi thấy nặng nề khi viết cuốn sách này. Tôi thấy công việc đó như là tự phê bình vậy.
- Theo nghĩa nào cơ? Ông đâu phải chịu trách nhiệm cá nhân về bạo lực hay những vụ phá thai bắt buộc mà ông mô tả trong sách.
- Trung Quốc đã trải qua nhiều thay đổi lớn trong những thập kỷ qua nhưng hầu hết mọi người vẫn tự coi mình là nạn nhân. Ít ai trong số họ tự hỏi “Mình đã làm gì tổn thương đến người khác?”. Tiểu thuyết Ếch đối mặt với câu hỏi đó, với khả năng đó. Tôi là một ví dụ. Khi học tiểu học, tôi mới 11 tuổi, nhưng đã công khai phê bình các thầy giáo của mình. Tôi ghen ghét với thành tích và tài năng của người khác, cả sự may mắn của họ nữa. Về sau, tôi thậm chí còn yêu cầu vợ phá thai để phục vụ cho tương lai của tôi. Tôi là kẻ có tội.
- Các tác phẩm của ông vẽ ra một bức tranh ảm đạm về Trung Quốc đương đại. Dường như không có gì tiến triển?
- Về phương diện này, tôi đã không sáng tác theo phong cách Trung Quốc. Hầu hết các tác phẩm Trung Quốc có cái kết tốt đẹp, còn phần lớn tiểu thuyết của tôi kết thúc trong bi kịch. Nhưng vẫn có hy vọng, phẩm giá và sức mạnh động lại.
- Nhiều cuốn sách của ông đọc thấy rất giống phim. Ông tránh đi sâu vào tâm lý nhân vật. Tại sao, những người như bà bác sĩ trong Ếch lại tuân thủ các quy định xã hội một cách nghiêm túc đến thế, dù bà hiểu rõ sự bất cập của chúng?
- Đó là một phần kinh nghiệm tinh thần của thế hệ tôi. Nhiều người đã từng nhận ra Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc là một sai lầm, nhưng họ cũng nhận ra chính quyền đã sửa chữa sai lầm.
- Tại sao ông viết rất mạnh dạn nhưng lại cẩn trọng trong những phát biểu cá nhân?
- Anh nghĩ tôi cẩn trọng trong những phát biểu cá nhân ư? Nếu thế thì tôi đã không đồng ý trả lời bài phỏng vấn này. Tôi là nhà văn, không phải diễn viên. Và khi tôi viết ra những điều mạnh dạn, tôi không nghĩ đến việc phá vỡ cấm kỵ.
Hạ Huyền (lược dịch)

Chính trị – Xã hội

Trung Quốc tăng động thái phi pháp ở biển Đông - Thanh Niên  —‘Trung Quốc thử độ kiên nhẫn của Nhật Bản và Mỹ’ - Tiền Phong
Trung Quốc ngang nhiên đưa trực thăng ra Trường Sa -VnMedia - Hãng thông tấn chính thức của Trung Quốc – Tân Hoa xã dẫn lời Cục An toàn Hàng hải Quảng Đông đưa tin, nước này hôm qua (5/3) đã lần đầu tiên thực hiện một…
TQ tuần tra hỗn hợp hải-không ở Biển Đông (BBC/nghe xem PV.) – Ba tàu tuần tiễu hải quân là tàu Hải tuần 21, 31 và 166 cùng một trực thăng rời đảo Vĩnh Hưng vào hôm thứ Sáu để tiến hành một cuộc tuần tra trên biển và trên không.
Ông Ngô Kiến Sinh từ Cục Quản lý An toàn Hàng hải Trung Quốc nói “Trong bối cảnh vùng biển có diễn biến phức tạp, chúng tôi cần một chiếc trực thăng tham gia tuần tra”.
Ðài Loan in bản đồ chống chủ quyền Việt Nam (NV)  —-Tướng TQ muốn xây gấp cầu tàu, sân bay ở Biển Đông - (Phunutoday)   —-Trung Quốc đồng loạt tung hải – không quân uy hiếp Biển Đông - Songmoi.vn    —-Hải quân vượt hơn 100 hải lý cứu ngư dân -Báo Phụ Nữ Online
LHQ kêu gọi Việt Nam phóng thích 3 nhà hoạt động công đoàn trẻ (VOA)
Đảng đang khủng hoảng?  (RFA)   —-Đảng yếu nên sợ hãi đa nguyên đa đảng? (RFA)
Vùng cấm và những loại “bẫy người” (RFA) – Blogger Nguyễn Hữu Vinh: hiện nay “không thiếu gì các loại bẫy dùng để bẫy người!” – một loại bẫy “tinh vi hơn, đa dạng hơn và tác hại hơn nhiều những thứ bẫy thông thường”.
Khi độc tài dẫn tới quân phiệt (RFA) -Tranh cãi có nên để cụm từ “Lực lượng Vũ trang phải trung thành với Đảng Cộng sản” trong lần sửa đổi hiến pháp này ngày càng gay gắt khi báo Đảng đăng những bài nghị luận tôn vinh vai trò của Đảng trước lịch sử và cho rằng phủ nhận vai trò này là vô ơn và phản động.
Thơ Nguyễn Đắc Kiên (RFA) -Nguyễn Đắc Kiên là một cái tên mà mới đây đã làm vỡ ra nhiều bài viết sôi nổi bàn luận về anh trên mạng. Báo chí ngoại quốc liên tục đưa tin về hiện tượng này như một vấn đề thời sự nóng bỏng trong đất nước mà tự do phát biểu được liệt vào vị trí thấp nhất thế giới.
Nhóm Đặc trách về Giam giữ Tùy tiện yêu cầu trả tự do cho 3 nhà hoạt động (RFA) – Ba người trẻ hoạt động cho công nhân là Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đỗ Thị Minh Hạnh và Đoàn Huy Chương đã bị bắt giam đầu năm 2010 vì đã giúp cho công nhân công ty giầy Mỹ Phong đòi quyền lợi, chống bóc lột lao động.
Internet giúp người dân « bớt sợ hãi »  (RFI)
Sự kiện Nguyễn Phú Trọng – Nguyễn Đắc Kiên trong tiến trình dân chủ hóa đất nước (RCTM)
Nhận định của ông Lý Thái Hùng về việc đảng CSVN trả thù ông Nguyễn Đắc Kiên. (RCTM)
Hơn 3,300 ‘công dân tự do’ đòi tuyển cử lập hiến ở Việt Nam (NV)
Nhà văn Nguyên Ngọc : “Phải dừng ngay dự án bauxite Tây Nguyên” (RFI)   —‘Có rủi ro lớn với hai nhà máy bô xít’ (VnEx)
Bộ trưởng Quốc phòng Nga thăm Việt Nam(VOA)  —-Công dân nhập tịch Đài Loan hầu hết là các cô dâu Việt Nam(VOA)     —Tìm đường sang Anh (BBC) -Tổ chức đám cưới giả là một cách được người Việt sử dụng.  —-Bảo tàng sinh thái Tre ở Bình Dương (RFA)
Việc thực thi công ước CITES của Việt Nam (RFA) – Việt Nam là thành viên chính thức của công ước CITES – Công Ước Quốc Tế Về Hoạt Động Buôn Bán Động Thực Vật Hoang Dã Nguy Cấp.
Du khách đến Việt Nam giảm nhiều so với 2012 (RFA)  —50% trẻ em Việt Nam thiếu vitamins (RFA)   —  50% trẻ em Việt Nam thiếu nghiêm trọng các vitamin cần thiết (ĐV) —Phật tử tức giận vì tượng Phật ‘ở VN’ (BBC)
Bộ trưởng lý giải việc “ngâm” cấp sổ đỏ (ĐV)   —-Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên – Huế bị tố gian dối  (Dantri)

Trần Việt Hoàng – Bão nổi lên rồi (Danluan)

Michael Lüders – Những Ngày Thịnh Nộ(Danluan)

Michael Lüders – Những Ngày Thịnh Nộ: Chương 1(Danluan)

LS Hà Huy Sơn kiến nghị Quốc hội làm Luật Chính trị(Danluan)

Vũ Lịch Nguyên – Sẽ bỏ hay viết lại điều 4?(Danluan)

Phạm Vũ Lửa Hạ – Chuyện sửa đổi hiến pháp ở Trại súc vật(Danluan)

Vương Văn Quang – Nói với mình và các bạn: Lừa ở xứ Lừa(Danluan)

Bia Mộ – Chương Ba -Trưng Vương -(DCVOnline) – ….giật tóc, cắt tai, dùng kẹp trúc đâm xuyên qua lòng bàn tay, dùng gỗ tùng kẹp răng, điểm thiên đăng, nhét tro vào miệng, đốt đầu vú phụ nữ, nhổ lông ở bộ phận sinh dục, chôn sống… hơn 10 loại cực hình tàn bạo….
Đảng đối lập lớn nhất ở Myanmar tổ chức đại hội đảng -DCVOnlineTin AP – Thêm một dấu hiệu nữa cho thấy sự hòa giải và cải cách chính trị ở Myanmar, đảng đối lập lớn nhất nước sẽ tổ chức cuộc đại hội đảng lần đầu tiên trong tuần tới ở thủ đô.
Nga trở lại Việt Nam  -Ngy chuyển ngữ, CTV Phía Trước  -Olivia Kroth, Pravda  -Ngày 4 tháng 03,  2013
Cộng sản đấu cộng sản tại Đông Nam Á -Ngô Bắc dịch và phụ chú -Trích từ Gió-O – Phiatruoc

Tô Văn Trường gửi Vũ Đức Đam (Buivanbong)

NỖI BỨC XÚC CỦA MỘT DƯ LUẬN VIÊN KHI ĐỌC BÀI “KHÔNG THỂ ÁP ĐẶT” TRÊN BÁO QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN (TSYG)

ĐỂ DÂN PHÚC QUYẾT Ư? THÌ ĐÂY, ĐẢNG ĐANG ĐỂ DÂN GÓP Ý -(TSYG)
TỔNG THỐNG NGA PUTIN ĐẠO VĂN KHI LÀM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NĂM 1996 -(TSYG)

XIN CÁM ƠN TÊN GIẢ HOÀNG NGỌC HẠNH LỜI NGỤY BIỆN CHẦY CỐI NÓI LẤY ĐƯỢC -Nguyễn Hoàng Đức-(Nguyentuongthuy)

Khampha.vn -Từ 1/7, không cho đo độ cồn: Phạt 5 triệu
Con làm sếp, bố trốn nhà đi…ăn xin - XZone -  Hành vi này của tuổi 80 trở lên là “rối loạn tuổi già” thôi có gì đâu,nhưng đúng là rất phiền cho con cháu và có thể gây hệ lụy rất găng, mọi người nên hiểu vsf tìm cách hạn chế – Y học và Khoa học cũng chứa  có cách nào “ngăn chận”. Nhưng cái đề bài đặt giật gân.
Báo Giáo dục Việt Nam -Cô giáo thi viên chức: ‘Tôi hận Sở giáo dục Vĩnh Phúc đến vô cùng’   —-Hội chứng soi túi tiền của dân - VietnamNet
Điều chỉnh lại quy hoạch bauxite (TN)   — Lạc quan bôxít! (CafeF) -  “Nếu áp dụng cơ chế chính sách hợp lý thì có cơ sở tin cậy để tin dự án Tân Rai và Nhân Cơ sẽ có lợi ích kinh tế” – Đại diện BCT nói tại buổi họp báo thường kỳ ngày hôm 4/3. Vụ trưởng Vụ CNN Nguyễn Mạnh Quân cho biết… -Vẫn dẻo mồm- Tên này chắc gián điệp Tàu,xúi phá hoại đây-Bao nhiêu người đã cành cáo mấy năm nay sao không cãi lại xem,nếu anh đúng sợ gì???

Tư liệu liên quan đến bản Kiến nghị 2009 (16) – Hai bài viết của GS TS Nguyễn Thế Hùng -LỜI NÓI DỐI VÔ LIÊM SỈ VỀ SỰ AN TOÀN CỦA HỒ CHỨA BÙN ĐỎ Ở TÂY NGUYÊN- Boxitvn

Viết tiếp về dự án Bauxite Tây Nguyên -Lê Trung Thành -Bài 4: ÔM MỘNG TÁI CHẾ BÙN ĐỎ VINACOMIN “MƠ VỀ NƠI XA LẮM!” -Boxitvn

Làm rõ cam kết pháp lý của Đảng trước dân (VNN) -Đảng không có quyền lực và lợi ích nào khác ngoài quyền lực và lợi ích của nhân dân – TS Hồ Bá Thâm góp ý cho điều 4 dự thảo Hiến pháp sửa đổi.  —Vật vã đòi bồi thường sau 23 năm bị oan sai (VNN)
Tiền nhân, sử quan và trách nhiệm lịch sử (TVN)
Sợ mất mặt, đại gia sớm tự hạ mình  (VEF.VN) – Đã có thời các đại gia nổ tới trời, đặt mục tiêu cao ngất, lên kế hoạch hoành tráng nhưng rồi lại chuốc lấy bẽ bàng khi đạt lợi nhuận thấp, thua lỗ… phải điều chỉnh kế hoạch.
Ăn uống trêu ngươi thần chết: Thói quen hay cố tật? (VNN) - – “Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ. Đừng vì thèm muốn mà rước họa vào thân. Ông bà xưa có câu: “Bệnh từ miệng vào, họa từ lời ra. Hãy cẩn trọng”, bạn đọc Đoàn Công Tâm nhắc nhở. —Dân Việt khó khăn càng uồng bia nhiều (VEF)
Nhờ người âm… lãnh đạo doanh nghiệp (VEF)   —Ông Phạm Nhật Vượng giàu thứ 974 thế giới (TN)  —Một cửa hàng ở Mũi Né từ chối khách Việt (TN)

Kinh tế

Việt Nam lập Hiệp hội Cá tra(VOA)    —-Lạm phát năm 2013 và các vấn đề liên quan (RFA)
Thủ tướng Chính phủ quyết định về mua, bán vàng miếng- (Chinhphu.vn)   –VnEconomy -Con ông Trầm Bê không bán được 48 triệu cổ phiếu STB
Sự thật xuất siêu trở lại? (ĐV) – ….Nhưng nguyên nhân căn bản của việc xuất siêu vẫn là do sản xuất trong nước trì trệ, nhu cầu mua sắm tiêu dùng các mặt hàng đắt tiền cũng giảm mạnh (như với mặt hàng ôtô) khiến nhu cầu nhập khẩu giảm mạnh….
Đánh thuế tiền tiết kiệm: BĐS sẽ càng khốn đốn (Infonet) –  Không thể cứu thị trường bất động sản đang trên bờ vực phá sản bằng cách đưa ra khuyến nghị đánh thuế tiền gửi tiết kiệm của dân
Có nên bán vàng dự trữ để bình ổn ? - Vietstock   –Thị trường ngoại tệ có dấu hiệu căng thẳng (CafeF)
HSBC: Lạm phát sẽ quay trở lại nếu Chính phủ nới lỏng chính sách tiền tệ  (CafeF)  —-Giao dịch bằng đồng nhân dân tệ tăng mạnh tại Thái Lan(CafeF)
Dự án Đại lộ Đông- Tây: Nhà thầu khởi kiện chủ đầu tư(CafeF) -Nhà thầu Obayashi đã khởi kiện chủ đầu tư tại Tòa án Quốc tế về thương mại (ICC). UBND TPHCM cho …
Tiêu thụ mạnh, tồn kho vẫn ở mức cao  (CafeF)  —Tham như đại gia BĐS (VEF)  —Bán tín bán nghi nợ xấu về 6% (VNN)
Buôn lậu xăng dầu tăng do chênh lệch giá (TN)   —Không nhập khẩu vàng để đấu thầu (NLĐ)

Thế giới

259 ứng viên cho giải Nobel Hòa bình 2013 (RFI)
Bầu cử ở Kenya đang được nhiều người theo dõi(VOA)
Ngoại trưởng Kerry: Thời gian dành cho đàm phán với Iran rất hạn chế(VOA)   —Bế tắc ngân sách Mỹ : Chiến thuật nhiều rủi ro của Dân Chủ lẫn Cộng Hòa (RFI)
IAEA yêu cầu được tiếp cận địa điểm quân sự chủ yếu của Iran(VOA)
Lãnh đạo Trung Quốc đối diện với lời kêu gọi cải cách(VOA)   —-Bắc Kinh không công bố ngân sách quốc phòng trước khóa họp Quốc hội (RFI)    —-Quốc hội Trung Quốc sẽ hủy bỏ chế độ “lao giáo” ?(RFI)   —Ngà voi : Trung Quốc lộ diện là căn nguyên khiến voi Phi châu bị tàn sát(RFI)  —Internet, công cụ chống tham nhũng tại Trung Quốc(RFI)
Thế giới 24h: Quan Trung Quốc thuê côn đồ đập xe dân - VTC—  Ông Tập Cận Bình và những thử thách mới - CafeF
Một thủ lảnh hàng đầu của al-Qaida có thể đã bị giết ở Mali (VOA)
Tòa Campuchia xét xử cựu Thị trưởng thành phố Bavet (RFA)   —-Tòa phúc thẩm Cam Bốt buộc tội một quan chức đã bắn vào người biểu tình(RFI)   —-Tòa án Khmer Đỏ : Nhân viên đình công vì ba tháng không có lương(RFI)
Bình Nhưỡng chuẩn bị một cuộc tập trận quy mô (RFI)  —  ‘Bình Nhưỡng sở hữu khoảng 1.000 tên lửa các loại’  -VTC - Ngày 4/3, chuyên gia tên lửa giấu tên tại một cơ quan nghiên cứu quốc phòng của Hàn Quốc nói rằng Triều Tiên được cho là đang sở hữu khoảng 1.000 tên lửa các loại,…
Miến Điện cam kết minh bạch hóa chính sách đầu tư năng lượng(RFI)   —“Gái giải sầu” : Hàn Quốc kiện một ban nhạc rock Nhật Bản (RFI)  —–Tranh chấp chủ quyền tại đảo Borneo, hàng chục người Malaysia di tản(RFI)
Triều Tiên đã kéo pháo, dàn quân toàn tuyến biên giới (ĐV)
Đức ‘cấm Bulgaria, Romania vào Schengen’ (BBC) – Đức tuyên bố sẽ không cho phép Bulgaria và Romania gia nhập khối visa Schengen, khu vực để ngỏ kiểm soát biên giới giữa 26 nước thành viên.
6 cảnh sát viên, 7 phiến quân thiệt mạng trong giao tranh ở Malaysia (NV)  —-Nổ xe bom ở Pakistan, 37 chết, 141 bị thương (NV)
Tìm thấy lục địa bị mất dấu dưới đáy Ấn Ðộ Dương (NV)  –  Phụ nữ Iran biểu tình ngực trần chống mạng che mặt - Zing

Văn hóa – Giáo dục – Khoa học

Báo Tin tức -Học sinh Việt Nam đoạt giải nhất ghita cổ điển Mỹ   —-Người Việt đầu tiên nhận giải thưởng khoa học Đức - Vietnam Plus
Hôm nay, Bộ GD quyết định ‘sự sống’ của trường tư (VNN)   —‘Cái chết’ được báo trước của trường ngoài công lập (VNN)

Cảnh hoang tàn tại trung tâm mua sắm lớn nhất thế giới  (VNN) -Trung cộng  —Thương lái Trung Quốc mua đủ thứ lạ đời  (VNN)
Những dòng kênh sắp ‘chết’ ở Sài Gòn – Zing   —Khởi tố bị can vụ nổ tại nhà chờ xe khách Phương trang  - Dân Trí —-Người Lao Động -Lâm tặc đào tẩu trước mắt … kiểm lâm
Xô xát với chủ nhà nghỉ, khách tử vong (Dantri)   —Bị phát hiện, tên trộm 15 tuổi đâm gục chủ nhà  (VNN)  –Giây phút giám đốc BV Thanh Nhàn bị truy sát  (VNN)
Lâm tặc trốn thoát ngay trụ sở kiểm lâm  (TN)  —-Gần 100 người xôn xao vì bể hụi tiền tỉ (TN)   —Tông chết một phụ nữ, xe khách bỏ chạy (NLĐ)