Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 26 tháng 3, 2014

Ngày 27/3/2014 - Có không dòng “đầu tư xâm thực”?

TIN LÃNH THỔ


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

Có không dòng “đầu tư xâm thực”?

Tính đến cuối năm qua dẫn đầu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam vẫn là Nhật với 33,4 tỉ đô la Mỹ, kế đó là Singapore (28,8 tỉ), Đài Loan (27,49 tỉ), Hàn Quốc (24,3 tỉ), tuyệt nhiên không có Trung Quốc trong tốp 10 nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam.
Thế nhưng có một điều rất đáng quan tâm.
Số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài cho thấy vốn đầu tư trực tiếp từ Trung Quốc vào nước ta đã tăng đột biến lên đến mức hơn 2,3 tỉ đô la trong năm 2013 so với năm trước đó chỉ mới 345 triệu đô la Mỹ. Nước thì tràn vào chỗ trũng, còn đồng tiền Trung Quốc thì đổ vào những vách ngăn mong manh, dễ thẩm thấu nhất. Nhìn vào dòng chảy đầu tư của Trung Quốc không ai không có ít nhiều băn khoăn. Nhiều nhất là dệt may, nơi mà sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước còn yếu. Kế đó là bất động sản mà việc quản lý xem ra tùy tiện và đang thời suy thoái. Chưa hết, khai khoáng là nơi khó chịu đựng nổi với sức công phá của đồng tiền và thế lực của các nhóm lợi ích. Còn sản xuất chế biến với nhược điểm cố hữu là không tạo được chuỗi giá trị gia tăng. Xây dựng và cơ sở hạ tầng là không gian thông thoáng cho các cuộc đấu thầu mang tiếng là nhiều khuất tất, nơi mà lâu nay đã vang vọng lời báo động các doanh nghiệp Trung Quốc trúng thầu hơn 90% các công trình trọng điểm quốc gia.
Nỗi lo “ xâm thực” đậm nét hơn khi thời gian gần đây xuất hiện nhiều thị tứ người Hoa ở một số nơi như Hà Tĩnh, Bình Dương, Dak Nông… Liệu rồi đây những thị tứ ấy có trở thành hạt nhân phát triển cho sự hình thành một không gian sống riêng biệt như Chợ Lớn thời xa xưa hay không?
Thông tin từ Công ty Dịch vụ bất động sản CBRE cho biết, các nhà đầu tư Trung Quốc nay đang tiếp cận các dự án nghỉ dưỡng kèm theo loại hình kinh doanh giải trí tại các tỉnh miền Trung. Đón đầu Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Việt Nam đang đàm phán tham gia, Trung Quốc đổ vốn vào lĩnh vực may mặc với hy vọng cung ứng “nguyên liệu phụ tùng trong nước” cho các doanh nghiệp Việt Nam theo điều kiện của TPP. Đành rằng đầu tư là đi tìm cơ hội, nhất là trong điều kiện cạnh tranh của kinh tế thị trường, nhưng những đợt sóng làm ăn như vậy làm tăng thêm nỗi lo về một hoạt động đầu tư ẩn chứa nhiều yếu tố “xâm thực”, nhất là đang lúc doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn về tài chính phải bán một phần vốn cho nước ngoài, công ty Trung Quốc đổ tiền mua để trở thành cổ đông chi phối. Cụ thể là vào cuối năm qua, Quỹ đầu tư Gaoling đã chi 40 triệu đô la Mỹ mua cổ phiếu để trở thành cổ đông lớn thứ hai của Vinacafe Biên Hòa.
Nỗi lo “xâm thực” đậm nét hơn khi thời gian gần đây xuất hiện nhiều thị tứ người Hoa ở Hà Tĩnh, Bình Dương, Dak Nông… đặt ra những thách thức về vấn đề quản lý xã hội mà dư luận cũng đã nhiều lần lên tiếng cảnh báo.Thực ra, lúc đầu các khu dân cư này hình thành cùng các công trình của doanh nghiệp Trung Quốc. Nhưng công trình xong rồi thì thị tứ vẫn ở lại. Và liệu rồi đây những thị tứ ấy có trở thành hạt nhân phát triển cho sự hình thành một không gian sống riêng biệt như Chợ Lớn thời xa xưa hay không?
Hơn 20 năm trước, Luật Đầu tư nước ngoài ra đời và sau nhiều lần bổ sung cũng vẫn nhắm vào các mục tiêu (1) thu hút vốn và công nghệ tiên tiến các nước, (2) học tập và nâng cao trình độ quản lý và (3) tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Định hướng đó vẫn được phát huy khi nhìn vào quá trình tham gia đầu tư của doanh nghiệp một số quốc gia và vùng lãnh thổ đang ở tốp đầu như Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Mỹ… Còn với các doanh nghiệp Trung Quốc, ngoài giá trị về đồng vốn, các mục tiêu khác thật mờ nhạt, ngay cả việc sử dụng lao động tại chỗ cũng không được tôn trọng. Có vẻ như hoạt động của các doanh nghiệp Trung Quốc trong chừng mực nào đó đã vượt qua một số quy định như sử dụng lao động nhập cư bất hợp pháp, trực tiếp mua nông sản của nông dân, tận dụng tệ nạn hối lộ. Phản ánh của người dân cho thấy nhiều công trường do công ty Trung Quốc xây dựng như một lãnh địa riêng không ai biết bên trong như thế nào. Đó chẳng phải là những nỗi lo hay sao?
Phải thừa nhận rằng hoạt động đầu tư của Trung Quốc tại nước ta đang có những lợi thế tích cực lẫn tiêu cực. Là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, tất nhiên Trung Quốc có ưu thế về đồng vốn, yếu tố tích cực ở đây nếu là đồng vốn sạch, có đường đi minh bạch. Khổ nỗi là doanh nhân Trung Quốc rất giỏi “lót đường” trong khi không ít quan chức của chúng ta rất dễ bị mua chuộc, đút lót thấy cái lợi trước mắt trong bối cảnh hạn hẹp của tư duy nhiệm kỳ. Trong tương quan kinh tế, chúng ta đã bị lệ thuộc Trung Quốc với tình trạng nhập siêu nặng nề, điều này dễ dàng dẫn đến những nhượng bộ, thậm chí thỏa mãn các đòi hỏi bất bình đẳng vượt khỏi quy luật của kinh tế thị trường, có hại cho đại cuộc.
Suy cho cùng thì trăm mối lo về “đầu tư xâm thực” cũng đổ về Nhà nước. Chúng ta có luật mà lại không thi hành nghiêm túc khiến cho tình hình quản lý hoạt động đầu tư trở nên bát nháo, người nước ngoài xem thường kỷ cương luật pháp nước ta mà không có biện pháp chế tài.
Nhà nước chưa thật lòng muốn phát triển mạnh kinh tế tư nhân, chưa có một chính sách đúng đắn cải tổ triệt để doanh nghiệp nhà nước để cả hai có thể làm đối trọng với doanh nghiệp nước ngoài.
Kinh tế thị trường có luật chơi khắc nghiệt của nó, nhưng không phải lúc nào cá lớn cũng nuốt cá bé, bởi đằng sau hoạt động kinh tế còn có một hành lang bảo vệ chủ quyền quốc gia, đó là quyết tâm chính trị hướng đất nước đi vào con đường nào trong kỷ nguyên hội nhập.
Theo SaiGonTimes

Vi phạm quyền lao động quốc tế, Việt Nam khó vào TPP - Từ ăn mày đến ăn mày dĩ vãng

Vi phạm quyền lao động quốc tế, Việt Nam khó vào TPP

Hiệp định Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership – TPP) do Hoa Kỳ lãnh đạo hiện đang có hơn một chục quốc gia tham gia đàm phán trong đó bao gồm cả Việt Nam. Hiệp định này yêu cầu các thành viên tham gia phải thông qua và duy trì các quy định về lao động, trong đó có tự do lập hội, trợ cấp đối với các trường hợp thương lượng tập thể và tuyệt đối không khoan nhượng đối với lao động trẻ em và lao động cưỡng bách. Nếu cuộc đàm phán giữ vững các yêu cầu này thì Việt Nam chắc chắn sẽ bị “cấm cửa” gia nhập hiệp định TPP.

Tính chính danh của chế độ độc đảng tại Việt Nam hiện nay có thể nói phần lớn dựa vào các chính sách xóa đói giảm nghèo và hiệu quả kinh tế cao. Do đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đặt ưu tiên rất cao đối với việc gia nhập hiệp định TPP. Vì Trung Quốc bị loại ra khỏi hiệp định này nên Việt Nam có khả năng trở thành quốc gia duy nhất để cung cấp lao động giá rẻ. HSBC ước tính nếu Việt Nam tham gia TPP thì tổng sản phẩm trong nước sẽ tăng khoảng 10% vào năm 2020. Tuy nhiên, vòng đàm phán mới nhất được tổ chức tại Singapore hồi đầu đầu tháng Ba đã không mang lại nhiều thành công.

Những tập đoàn thương mại có nhiều quyền lực ở Hoa Kỳ, bao gồm cả American Federation of Labor and Congress of Industrial Organizations, Communications Workers of America, International Brotherhood of TeamstersInternational Brotherhood of Electrical Workers đã phản đối mạnh mẽ việc Việt Nam gia nhập hiệp định TPP. Các tổ chức của Hoa Kỳ tham gia cuộc đấu tranh chống lại việc này bao gồm Citizens Trade Campaign, United HereUnited Students Against Sweatshops.

Những khiếu nại của họ về tiêu chuẩn lao động hạn chế của Việt Nam hiển nhiên có căn cứ. Từ năm 2008 đến nay, chính phủ Hoa Kỳ vẫn chưa chấp nhận để Việt Nam gia nhập vào Hệ thống Ưu đãi Phổ cập (GSP), một hệ thống ưu đãi thuế quan, chủ yếu vì Hà Nội vi phạm các quyền lao động một cách có hệ thống. Hoa Kỳ cũng duy trì lệnh cấm vận Việt Nam mua bán vũ khí sát thương vì “thành tích” nhân quyền quá tồi hệ cộng thêm các vụ đàn áp bất đồng chính kiến.

Sự bảo vệ về mặt pháp lý của Việt Nam liên quan đến các quyền tự do dân sự hiển nhiên có rất sự mâu thuẫn. Điều 25 trong Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam bảo đảm các quyền tự do ngôn luận, ý kiến, báo chí và thông tin. Trên các văn bản pháp luật, các quyền hội họp, lập hội và biểu tình cũng được tôn trọng.

Tuy nhiên, trong rên thực tế thì công dân Việt Nam không có được sự tự do như vậy. Việt Nam chưa phê chuẩn Công ước của Liên Hợp Quốc năm 1948 liên quan đến tự do lập hội và bảo vệ quyền tổ chức, có hiệu lực vào ngày 4 tháng 7 năm 1950. Ở Việt Nam hiện nay mọi sự tụ tập từ năm người trở lên buộc phải xin phép chính quyền địa phương. Một nghị định được thông qua hồi năm 2005 cấm bất kỳ cuộc tụ tập nào trước các cơ quan nhà nước, địa điểm hội nghị quốc tế, và cả Quốc hội.

Việt Nam có nhiều tổ chức do chính phủ điều phối (GSOs) nhưng không có các tổ chức phi chính phủ độc lập. Tất cả các GSOs, bao gồm cả tổ chức tôn giáo, phải nằm dưới sự kiểm soát của chính phủ hoặc được liên kết với nhà nước. Có một vài tổ chức liên tục bị cơ quan an ninh quấy rối chỉ vì họ không nằm trong nhóm các tổ chức do chỉnh phủ kiểm soát.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (VGCL) là tổ chức công đoàn quốc gia duy nhất trong cả nước. Tất cả các tổ chức công đoàn tại Việt Nam buộc phải liên kết với VGCL, và đây là một trong những phong trào quần chúng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trực thuộc nhà nước.

Lãnh đạo Tổng Liên đoàn ở cả cấp quốc gia và địa phương được đều phải là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Những người chỉ trích nói rằng các lãnh đạo này đang được trả lương cao để phục vụ các giới chủ đầu tư và bảo vệ lợi ích của đảng cầm quyền thay vì bảo vệ người lao động. Tiến sĩ Đỗ Quỳnh Chi, một chuyên gia về lao động và là người sáng lập kiêm giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quan hệ Lao động, đã viết trong một bài nghiên cứu hồi năm 2008 rằng không phải là điều bất thường khi các nhà quản lý trở thành lãnh đạo công đoàn và sử dụng công cụ này để thao túng các cuộc bầu cử công đoàn.

Về mặt pháp lý, bất kỳ cuộc đình công nào cũng phải có được sự chấp thuận của VGCL. Tuy nhiên, từ xưa đến nay thì VGCL chưa bao giờ lãnh đạo, tổ chức, hoặc hỗ trợ bất kỳ vụ đình công nào. Tất cả các cuộc đình công ở Việt Nam xưa nay mang tính tự phát và về mặt lý thuyết thì đều bất hợp pháp. Chính phủ Việt Nam vừa ban hành một nghị định mới đòi hỏi người lao động tham gia các cuộc đình công bất hợp pháp phải bồi thường cho các chủ sở hữu công ty nếu như việc đình công gây ra nhiều tổn thất.

Vượt qua các ranh giới pháp lý, một số tình trạng khắc nghiệt nhất đối với lực lượng lao động phổ biến ở Việt Nam bao gồm các trường hợp lao động cưỡng bức và lao động trẻ em. Những vụ việc này tiếp tục diễn ra bất chấp việc Việt Nam đã phê chuẩn hai công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế về lao động trẻ em và trả lương lao động tối thiểu hồi năm 2000 và 2003.

Các tù nhân thường xuyên bị buộc phải lao động vất vả với mức lương rất thấp hoặc thậm chí không có lương. Phần lớn các thực phẩm và hàng hóa mà họ sản xuất có thể được tìm thấy trong các thị trường địa phương. Việc chế biến hạt điều trong điều kiện nhà tù khắc nghiệt trở nên nổi tiếng cho thông lệ lạm dụng lao động.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) báo cáo rằng lao động cưỡng bức đã trở nên quen thuộc trong các trung tâm cai nghiện ma túy tại Việt Nam, nơi mà các tù nhân buộc phải bóc và tách vỏ hạt điều vỏ sáu đến bảy giờ mỗi ngày với mức lương rẻ mạt khoảng 3 USD/tháng. Các tù nhân trong nhiều trại giam khác, bao gồm cả tù nhân lương tâm, cũng bị ép vào công việc chế biến hạt điều. Kim ngạch xuất khẩu hạt điều giúp nước này kiếm được khoảng 1,5 tỷ USD mỗi năm.

Hiệp hội Communication Workers of America (CWA) đã chỉ trích Việt Nam về việc sử dụng lao động trẻ em từ nhiều năm nay. Trong tài liệu liên quan đến TPP, CWA viết “buôn bán trẻ em từ các cộng đồng nông thôn đến các khu vực đô thị vẫn còn là một vấn đề quan trọng. Theo các thống kê truyền thông, chủ sở hữu nhà máy sản xuất hàng may mặc trả cha mẹ các em số tiền khoảng 50 – 100 USD để gửi con cái của họ lên thành phố làm việc. Chính phủ Hoa Kỳ đã chứng thực kết quả này khi ra phán quyết cuối cùng về việc Việt Nam sử dụng lao động trẻ em cưỡng bức trong quá trình sản xuất may mặc”.

Pháp luật Việt Nam quy định độ tuổi lao động tối thiểu là 18 tuổi. Tuy nhiên, trẻ em trong độ tuổi từ 15 đến18 có thể làm việc nếu được phép của cha mẹ và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Tuy vậy, nguồn lực để thực thi luật của bộ này vẫn còn rất hạn chế, và từ đó mở đường cho việc lạm dụng lao động trẻ em ngày càng phổ biến. Trong khi giáo dục là điều bắt buộc và miễn phí xuyên suốt đến độ tuổi 14, các quan chức chính phủ cũng hiếm khi thực thi yêu cầu bắt buộc đó.

Tương tự như Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 cũng bảo đảm tất cả các quyền cơ bản cho công dân Việt Nam, trong đó bao gồm cả phát triển tiêu chuẩn quốc để bảo vệ người lao động. Nhưng trong thực tế thì hầu hết các công nhân Việt Nam bị lạm dụng và đối mặt với nhiều thiệt thòi từ mức tiền lương thấp, ngày làm việc dài, không trả tiền làm thêm giờ, điều kiện làm việc không lành mạnh, thiếu bảo hiểm và lương hưu. Đây là những lý do dẫn đến tình trạng bất ổn lao động ngày càng tăng cao tại Việt Nam.

Làn sóng đình công xuất hiện đầu tiên ở Việt Nam vào năm 2005. Người lao động đã đình công 400 lần trong năm 2006, 600 lần trong năm 2007, và 762 lần vào năm 2008. Tần số và cường độ của các cuộc đình công dự kiến ​​sẽ tiếp tục gia tăng do lạm phát tăng cao bắt đầu từ năm 2009. Đến năm 2011, số vụ đình công đã tăng lên 978 vụ, buộc các công ty – bao gồm cả các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dệt may – phải trả lương cho công nhân cao hơn. Tuy nhiên, công nhân nhà máy Việt Nam trung bình phải làm việc ít nhất 10 giờ mỗi ngày và sáu ngày một tuần nhưng chỉ kiếm được trung bình khoảng 70 USD mỗi tháng.

Việt Nam dự kiến ​​sẽ đạt được nhiều lợi ích từ hiệp định TPP nhờ vào cấu trúc tiền lương thấp và lực lượng lao động trẻ cũng như được đào tạo tốt. Con số này hiện nay lên đến gần 53 triệu người, chiếm khoảng 60% tổng dân số. TPP sẽ mang nhiều vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và giúp nước này đa dạng hóa nền kinh tế bằng cách di chuyển từ xuất khẩu nguyên liệu và sản xuất sang các sản phẩm giá trị gia tăng cao cấp hơn.

Các biện pháp bảo hộ lao động khác nhau của TPP khiến hiệp định trở thành một mô hình kiểu mẫu cho các hiệp định thương mại tự do trong tương lai trên toàn thế giới. Cho đến khi Việt Nam thực hiện những cải cách quan trọng về luật lao động và tự do dân sự thì nước này không nên được cấp đặc quyền để trở thành thành viên TPP.

Thùy Dương chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Khải Nguyễn, Asia Times Online

Khải Nguyễn là cựu chuyên gia nghiên cứu phân tích cao cấp của Ngân hàng Thế giới, cựu giảng viên tại Trường Nghiên cứu Quốc tế thuộc Đại học Johns Hopkins và cựu tư vấn viên cho Đài Á Châu Tự do.
(Copyright 2014 Khai Nguyen)
© 2014 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC

Từ ăn mày đến ăn mày dĩ vãng

Viettusaigon -RFA

Ăn mày và ăn mày dĩ vãng, hai khái niệm này tuy hai mà một. Nếu như ăn mày là hành động (mang tính chuyên nghiệp) thời hiện tại, dùng mọi khả năng có được để xin ăn, để nhận lòng thương từ đồng loại thì ăn mày dĩ vãng nghe ra đáng sợ hơn.
Bởi đối tượng, chủ thể của ăn mày dĩ vãng hoàn toàn khác với ăn mày đơn thuần, ăn mày dĩ vãng bao hàm cả loại người/hạng người không hề đói kém hay khó khăn giống như ăn mày nhưng lại có hành tung và mục tiêu đậm chất ăn mày.
Ở một đất nước mà hai chữ ăn mày được xem như bình thường, như một nhóm nghề và đến một lúc nào đó, hai chữ này bị lạm dụng, đẩy lên mức ăn mày dĩ vãng và cũng xem đó là chuyện rất đỗi bình thường thì e rằng khó mà nói được đất nước đó “văn minh” cỡ nào.

Những năm đầu thập niên 1980, tôi còn nhớ nhiều người xách bị xách gậy xuôi vào miền Nam làm ăn mày. Thời gian này, mùa màng thất bát, kinh tế tập thể dựa trên mô thức làm chấm công điểm, dù người nông dân cố gắng cỡ nào đi nữa mà ông đội trưởng đội sản xuất không bắt mắt, không để ý thì một ngày vã mồ hôi cũng chỉ được vài điểm, tương đương với vài lạng lúa. Người nông dân bế tắc, hoặc là thành ăn mày, hoặc là u u minh minh trong cái mớ bòng bong tập thể. Ăn mày thời đó giống như một hành động cách mạng.
Sau này, nhờ vào thói quen ăn mày của nhiều đời nhiều kiếp khó khăn, cộng thêm nội lực ăn mày thời bao cấp xã hội chủ nghĩa, kinh tế tập thể, người dân dần trở nên quen thuộc và bén mòi với việc đi ăn mày. Ngoại trừ một số người gặp hoàn cảnh khó khăn, bế tắc, không còn đường sống phải ra đường ăn mày, số đông những ăn mày thời kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa xem đó là một cái nghề hái ra tiền và có không ít người trong họ khá giả, dùng phương tiện cao cấp, một bữa ăn của họ bằng cả tuần ăn của nhà nông. Thế nhưng họ vẫn không đi làm mà chọn kiếp ăn mày!
Đó là mới nói về nghề ăn mày thời nay. Nghề ăn mày còn giới hạn trong một nhóm người, nhưng máu ăn mày thì lại kinh khủng hơn nhiều. Không hiểu sao, một đất nước mà từ người dân cho đến quan chức trung ương đều bị máu ăn mày chi phối?! Từ việc đa phần người dân chịu ngồi thụ động chờ nhà nước trong mọi lĩnh vực mà chưa bao giờ chịu suy nghĩ để nỗ lực, đấu tranh cho những quyền lợi chính đáng của mình vì sợ bị chiếu tướng cho đến những cán bộ từ cấp địa phương đến cấp trung ương đều một mặt thì ngửa tay cầm bất kì đồng bạc nào của người dân nhét vào tay hoặc chờ cấp trên rót kinh phí cứu trợ theo nhiều kiểu. Nói chung là bằng cách này hay cách khác cũng phơi bày cái khổ (diễn) của mình ra để được chiếu cố.
Và đến nước này, người ta cũng không còn đủ tỉnh táo hay đầu óc để suy nghĩ về lòng tự trọng mà vấn đề là cái mình kiếm được nhiều bao nhiêu. Chuyện này không những phát triển ngoài xã hội, ngoài đời thường, ngay cả trong tôn giáo, cũng không thiếu những kẻ ăn mày như thế. Và đương nhiên, tất cả các nhóm đối tượng chứa máu ăn mày này đều có chung một mẫu số: Đã được nhà nước hóa!
Nếu có một ông sư làm bẩn hình ảnh nhà tu, làm ô uế cửa Phật, ông sư đó phải là sư quốc doanh, chắc chắn là thế, vì từ trước tới nay, hầu như 98% những ông sư, bà ni mang tiếng làm ô uế của Phật đều là những sư quốc doanh, dường như tiền lệ này chưa được phá! Và nếu có một ông thầy giáo nào đó làm hỏng học trò, đương nhiên ông thầy giáo đó đã biên chế nhà nước, điều này cũng chưa bao giờ rớt ra ngoài thông lệ, đương nhiên là những ông cán bộ phải là của nhà nước rồi, chuyện bôi bẩn của họ thì miễn bàn. Nhưng, giới văn nghệ sĩ, trí thức, giới mà ít ai dám nghĩ rằng họ sẽ bị nhiễm máu ăn mày. Thế nhưng (xin lỗi chư vị văn nghệ sĩ trí thức có lòng tự trọng trước!) không hiếm những văn nô, những nghệ sĩ mà ở họ, máu ăn mày còn tàn khốc và trơ trẽn hơn cả người không hiểu biết.
Từ những hội viên hội nhà văn cố gắng mua chuộc cái ghế để được hưởng lộc nhà nước, sẵn sàng cúi gập người trước quan chức (mà xét về tư cách, lẽ ra kẻ quan chức kia phải cúi gập người trước nhà văn mới đúng) để nhận tấm bằng khen, nhận miếng ăn cho đến những nghệ sĩ suốt đời chỉ nghĩ được một chuyện duy nhất là làm sao để thâu tóm tiền bạc và sự nổi tiếng về tay mình, bất chấp danh dự, bất chấp đạo đức… Và kinh tởm nhất là có nghệ sĩ mà tuổi đời đã vào diện “lục tuần tri thiên mệnh” rồi vẫn còn chưa trưởng thành, vẫn bị thói quen ăn mày dẫn đường.
Một nghệ sĩ tuyên bố “sẵn sàng quì xuồng lạy ông đại gia” vì ông ta bỏ ra cho mình một số tiền lớn! Chuyện này nên hiểu như thế nào? Trước tiên, thử phân tích về cuộc đời của anh nghệ sĩ này. Anh là ai? Là một nghệ sĩ thành đạt, nổi danh nhờ thực hiện trọn vẹn vai diễn về một sĩ quan quân đội hai mang, ông sĩ quan này đã bán đứng cái chế độ đã nuôi nấng, đào tạo mình thành người tài để rồi đi một chân bên này, một chân bên kia. Chẳng có gì cao thượng cả, có chăng là nhờ vào kịch bản phim luôn tạo ra những tình huống căng thẳng, kịch tính và giải quyết tình huống bằng thắng lợi của anh sĩ quan này, chính sự thông minh và léo hánh của anh sĩ quan hai mang này làm cho nhân vật trở nên sinh động, và anh diễn viên trở thành nổi tiếng với vẻ điển trai, vào vai rất ăn nhập của mình.
Và, sau phim là hàng loạt chế độ đãi ngộ của nhà cầm quyền dành cho anh diễn viên này, đẩy anh ta lên vị trí “siêu sao”, nghệ sĩ ưu tú cùng nhiều chế độ bảo hộ cho sự nổi tiếng của anh ta. Anh ta được nuôi ôm trong vòng tay chế độ. Trong lúc xã hội vẫn còn nhiều người ngủ gầm cầu, không thấy ngày mai, vẫn còn nhiều cô giáo miền núi phải đi bắt nhái về cải thiện bữa ăn, nhiều học sinh chắt chiu từng hột muối, từng lạng gạo để tồn tại qua ngày mà kiếm con chữ. Thậm chí, ngay trong giới văn nghệ sĩ, không thiếu người đói, chết không có đất chôn, bệnh không có tiền chữa…
Thế nhưng, vốn dĩ được sống trong chăn êm nệm ấm, sống trong vòng tay che chở và lăng xê của nhà cầm quyền, anh nghệ sĩ này chỉ biết hưởng thụ và phô bày vẻ đẹp của mình như một thứ tài sản có thể bán cho cộng đồng, và không chừng anh còn nghĩ rằng vẻ đẹp, sự nổi tiếng của mình là tải sản quốc gia!
Chính vì một mặt bị mất hoàn toàn khả năng tự đứng trên đôi chân của mình, trông dựa vào sự nổi tiếng cũng như những thứ ảo giác hào quang để mà sống, mặt khác, anh ảo tưởng về đẳng cấp, đặt mình vào vị trí cao hơn thiên hạ, không cần quan tâm đến nhân tình thế thái, miễn sao là mình ăn sung mặt sướng… Nói chung là mất hoàn toàn khả năng tự đứng trên đôi chân của mình và rơi vào ảo giác!
Kết cục, đến lúc hữu sự, anh ta sẵn sàng kêu gọi, van xin lòng thương của thiên hạ. Điều này thật là ốt dột cho cuộc đời một nghệ sĩ, lòng tự trọng, danh dự, và ngay cả tấm lòng lân mẫn cùng đồng loại hoàn toàn bị đánh mất. Giữa lúc đồng loại, đồng nghiệp không có cái mà ăn, với anh, vài trăm triệu đồng chỉ đủ để cứu đói! Giá như lúc này, giữa nợ nần, anh vui vẻ mang xách ra đi, bàn giao căn nhà và nhận tờ giấy xác nhận đã trả xong nợ, sau đó xé bỏ nó đi và sống một kiếp nghệ sĩ, đàn hát, cống hiến nghệ thuật cho cuộc đời, bất cần thứ gì cả.
Đẹp biết bao nếu anh mang cây đàn và giọng hát của mình ra Trường Sa hát tặng những chiến sĩ, lên núi hát tặng những người nghèo và về thành phố tổ chức những đêm nhạc để quyên góp, giúp đỡ các đồng nghiệp không may, giúp đỡ đồng loại đói khổ. Và, chắc chắn là cuộc đời của anh sẽ thêm một lần ý nghĩa, tài năng của anh lại tỏa sáng trong một chân trời mới, điềm đạm, nhẹ nhàng và giàu suy tư! Không chừng anh lại trở thành thần tượng của nhiều người nghèo để họ đứng lên, là thần tượng của nhiều doanh nhân để họ noi gương!
Đương nhiên, chủ nghĩa thần tượng là một thứ bóng ma không nên tồn tại. Tuy nhiên, nếu chọn làm một thần tượng, nên xem lại tấm lòng và suy tư của mình về đồng loại trước khi bước lên đài vinh quang. Bởi những thứ vinh quang phù phiếm và ngoảnh mặt với đồng loại đói khổ bao giờ cũng là một cái bẫy cho những ai vận nó vào người! Nhất là thứ vinh quang dưới thời Cộng sản, hãy hết sức cẩn thận và suy nghĩ thật chín! Vì đó là vinh quang của kẻ ăn mày.

Việt Nam suýt 'bị lừa' để ôm khoản nợ gần $56 tỷ

Vụ nhận hối lộ 80 triệu Yen vừa đổ bể khiến người ta liên tưởng đến nỗ lực vận động thực hiện “Dự án đường sắt cao tốc Bắc ố Nam,” trị giá gần 56 tỷ USD, bị bác hồi 2010.
Vừa qua, do có một số dấu hiệu cho thấy công ty Tư Vấn Giao Thông Nhật Bản (Japan Transport Consultants - JTC) đã đưa hối lộ để được chọn làm nhà thầu, tư vấn cho các dự án thực hiện bằng viện trợ của Nhật ở Việt Nam, Indonesia, Uzbekistan, vi phạm luật chống cạnh tranh không lành mạnh của Nhật, các cơ quan bảo vệ pháp luật của Nhật đã mở một cuộc điều tra. Cuối cùng, ông Tamio Kakinuma, chủ tịch kiêm tổng giám đốc JTC, thú nhận đã đưa hối lộ ở cả ba quốc gia.




Một ga xe lửa ở Việt Nam. Scandal JTC khiến Việt Nam phải xem lại gần như toàn bộ các dự án phát triển đường sắt. (Hình: KN/Người Việt)
Riêng tại Việt Nam, JTC đã hối lộ 80 triệu Yen (khoảng 800 ngàn USD, tương đương 16 tỷ đồng Việt Nam,) để được chọn làm nhà thầu đảm trách vai trò tư vấn thực hiện một dự án phát triển đường sắt ở miền Bắc Việt Nam, trị giá 4,2 tỷ Yen.
Hồi tháng 6 năm 2010, sau khi dân chúng, báo giới và các chuyên gia phản đối quyết liệt kế hoạch thực hiện “Dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam” vì bất hợp lý, lãng phí quá lớn, chỉ tạo thêm khoản nợ khổng lồ cho quốc gia, dân tộc, Quốc Hội Việt Nam đã bác bỏ việc thực hiện dự án này, dù dự án cũng được xác định là chủ trương lớn của đảng, nhà nước.
Lúc đó, “Dự án đường sắt cao tốc Hà Nội-Sài Gòn” được xác định là “Dự án chiến lược của đường sắt Việt Nam,” nằm trong quy hoạch phát triển tổng thể đến năm 2020. Theo đó, sẽ xây dựng mới tuyến đường sắt cao tốc Bắc-Nam dài 1.570 km, với 27 ga, ngốn hết 55 tỷ 850 triệu USD. Vào lúc trình dự án, các viên chức ngành giao thông-vận tải đã thuê các doanh nghiệp Nhật và Nam Hàn khảo sát, nghiên cứu lập báo cáo đầu tư.
Mới đây, khi trò chuyện với VTC News, ông Lê Như Tiến - một viên chức Quốc Hội Việt Nam, tâm sự, sự hăng hái, nhiệt tình của một số cá nhân hồi 2010 đối với “Dự án đường sắt cao tốc Hà Nội-Sài Gòn” đã từng khiến ông ta thấy nghi ngờ. Ông Tiến tiết lộ thêm rằng, lúc đó các viên chức ngành giao thông- vận tải từng tổ chức đưa một số cá nhân ra nước ngoài tham quan “đường sắt cao tốc” để tìm sự ủng hộ.
Từ khi “Dự án đường sắt cao tốc Hà Nội- Sài Gòn” bị bác, các viên chức ngành giao thông-vận tải Việt Nam đã “chẻ nhỏ” dự án này để quy mô đầu tư có thể chỉ cần thủ tướng Việt Nam phê duyệt, chứ không cần thông qua Quốc Hội.
Tin mới nhất về những bê bối liên quan đến lĩnh vực phát triển đường sắt tại Việt Nam cho biết, trên thực tế, JTC-công ty Nhật đưa hối lộ để được chọn làm nhà thầu đảm trách công việc tư vấn cho một dự án phát triển đường sắt tại miền Bắc Việt Nam -ã vốn đã được chọn làm nhà thầu chào 14 dự án phát triển giao thông! Riêng trong lĩnh vực đường sắt, JTC được chọn làm nhà thầu của 5 dự án.
Vụ nhận hối lộ từ JTC đổ bể do điều tra của Nhật. Người ta chưa rõ nếu Nam Hàn cũng thực hiện cuộc điều tra tương tự thì có phát giác nhà thầu Nam Hàn được chọn để “khảo sát, nghiên cứu lập báo cáo đầu tư” cho “Dự án đường sắt cao tốc Hà Nội-Sài Gòn,” có phải đưa hối lộ như JTC hay không (?)
Sau khi những thông tin liên quan đến vụ đưa hối lộ của JTC được tờ Yomiuri Shimbun loan tải, chính quyền Việt Nam đã “tạm đình chỉ công tác” của ông Nguyễn Văn Hiếu, người đang là giám đốc ban quản lý các dự án đường sắt Việt Nam của tổng công ty đường sắt để “làm tường trình.”
Kế đó, họ tiếp tục “tạm đình chỉ công tác để làm tường trình” đối với các ông: Trần Văn Lục, giám đốc ban quản lý các dự án đường sắt Việt Nam của Cục Ðường Sắt thuộc Bộ Giao Thông-Vận Tải và Trần Quốc Ðông, Ngô Anh Tảo hiện đang cùng là phó tổng giám đốc của tổng công ty đường sắt Việt Nam.
Việt Nam cũng đã cử một viên thứ trưởng Giao Thông-Vận Tải sang Nhật để tìm thêm thông tin về vụ đưa - nhận hối lộ mà theo báo giới Nhật, đã được ông Tamio Kakinuma, chủ tịch kiêm tổng giám đốc JTC, khai báo chi tiết, song các cơ quan bảo vệ pháp luật của Nhật chưa công bố...
Chiều 24 tháng 3, một viên tướng là tổng cục phó Tổng Cục Cảnh Sát Phòng, Chống Tội Phạm, của Bộ Công An Việt Nam cho biết, công an Việt Nam đã yêu cầu thuộc cấp phối hợp với thanh tra của Bộ Giao Thông-Vận Tải, xem xét lại toàn bộ các dự án xây dựng đường sắt đô thị ở Hà Nội, xem có sai sót, vi phạm gì không.
Viên tướng này nói thêm rằng, công an Việt Nam sẽ thực hiện việc xác minh tin báo, tố giác về tội phạm cũng như thực hiện các yêu cầu tương trợ tư pháp theo quy định của pháp luật nếu Nhật có yêu cầu.
Cùng thời điểm này, Bộ Giao Thông -Vận Tải Việt Nam đã quyết định thanh tra đột xuất hàng loạt dự án dự án đường sắt do tổng công ty đường sắt làm chủ đầu tư và những dự án có JTC tham gia: Dự án xây dựng đường sắt nội đô Hà Nội (tuyến Ngọc Hồi- Yên Viên), dự án xây dựng đường sắt đoạn Hạ Long-Cái Lân, Lim-Phả Lại, Phả Lại- Hạ Long. Các tiểu dự án do Cục Ðường Sắt thuộc bộ này làm chủ đầu tư cũng sẽ bị thanh tra.
Sự tích cực của Việt Nam sau scandal JTC được xem là vì Nhật luôn dẫn đầu trong việc cấp ODA cho Việt Nam và hồi 2010, Nhật từng cắt viện trợ do Việt Nam không quyết tâm điều tra vụ nhận hối lộ của PCI - một doanh nghiệp khác của Nhật - để chọn doanh nghiệp này làm nhà thầu đảm trách vai trò tư vấn cho dự án đại lộ Ðông-Tây ở Sài Gòn.
(Người Việt)

Ngô Nhân Dụng - Kinh tế Nga đang xuống dốc

Hình: internet
Lúc đầu chỉ có năm “cường quốc kinh tế” G-5 họp với nhau: Anh, Pháp, Tây Ðức, Hoa Kỳ và Nhật. Các nước Âu châu muốn mời Ý tham dự, Hoa Kỳ đòi phải thêm Canada, nước bạn Bắc Mỹ, cho nên thành Nhóm Bảy Nước G-7. Công chuyện họ thường bàn nhau là làm sao điều hợp chính sách tiền tệ và ngoại thương để không làm thiệt hại lẫn nhau. Năm 1998, họ mời thêm nước Nga, không phải vì kinh tế Nga lớn, mà vì Nga có bom nguyên tử, lại đang cần được khích lệ trên đường tư bản hóa. Từ đó Nhóm Tám Nước G-8 bàn thêm chuyện an ninh thế giới. Năm nay, bảy nước G-7 họp khẩn cấp do tổng thống Mỹ yêu cầu, và họ đồng thanh tuyên bố sẽ không tham dự kỳ họp G-8 sắp tới ở Sochi, nước Nga, nơi mới diễn ra Thế Vận Hội Mùa Ðông. Thay vào đó, họ sẽ họp lại nhóm G-7 tại Bruxelles cũng vào Tháng Năm, và không mời Nga dự. Họ còn tuyên bố sẽ không bao giờ mời Nga họp, cho tới khi Nga “xuống thang” trong cuộc khủng hoảng Crimea và Ukraine.

Báo chí thế giới loan tin: Nga bị đuổi khỏi G-8. Nhưng trong thực tế, G-8 không phải là một tổ chức, cũng chẳng có điều lệ về tư cách thành viên. Năm ngoái, Nhóm G-7 cũng từng họp riêng với nhau vào Tháng Năm ở Aylesbury bên nước Anh, mà chẳng mời Nga dự. Bảy nước G-7 hiện nay bao gồm 63% tài sản kinh tế thế giới, tổng cộng 241,000 tỷ mỹ kim; chắc chắn những quyết định chính sách chung của họ sẽ ảnh hưởng trên kinh tế toàn cầu. Ðược tham dự, tức là được góp ý kiến trên các quyết định đó, và còn tăng thêm cho uy tín quốc gia. Tính trên tổng sản lượng thì kinh tế Trung Quốc lớn hơn Nga, lâu nay vẫn muốn góp mặt để thành một Nhóm G-9. Nhưng bây giờ sau khi Nga “bị đuổi” thì Trung Quốc khó có hy vọng được mời trong nhiều năm tới.

Quyết định của G-7 hoàn toàn vì chính trị. Họ lên án Nga đã không tôn trọng những “giá trị và nguyên lý” về bang giao quốc tế khi đem Crimea trở lại lãnh thổ Nga. Các nước Pháp, Ðức, Anh, Ý đã phong tỏa tài sản một số người thân cận với ông Vladimir Putin, Mỹ phong tỏa thêm một số công ty và ngân hàng. Nay bày nước dọa sẽ có các biện pháp trừng phạt kinh tế khác nếu Nga leo thang đe dọa thế quân bình vùng chung quanh Nga và Ukraine.

Nga đang đe dọa thật. Ông Putin có thể sách động dân gốc Nga ở mấy tỉnh miền Ðông Ukraine nổi lên, đòi theo gót Crimea. Và ngay sát bên còn một vùng đất tình trạng rất giống Crimea; là Transnistria, một dải đất dài nằm theo biên giới giữa Ukraine và Moldova. Transnistria đã ly khai khỏi Moldova vào năm 1992, sau khi xứ này tuyên bố độc lập lúc Liên Bang Xô Viết tan rã. Hiện có 1,200 quân Nga đóng ở đây, sau khi đã tới đóng vai “bảo vệ hòa bình” vì cuộc xung đột giữa Moldova và Transnistria; và đến nay vẫn không chịu rút về dù đã ký kết với Moldova, và được Liên Hiệp Quốc thúc giục! Trong số dân Transnistria gần 600,000 người có 90% mang hai hoặc ba quốc tịch; 300 ngàn nhận quốc tịch Moldova; 150 ngàn quốc tịch Nga và 100 ngàn quốc tịch Ukraine. Trong khi cả thế giới chưa nước nào công nhận Transnistria là một quốc gia cả, người gốc Nga ở đây cũng đang đòi trở về với “Nước Mẹ!”

Chính phủ Nga tỏ ra cứng rắn, coi được tham dự vào G-8 hay không chẳng có gì quan trọng. Ngoại trưởng SergeLavrov nói, “Ðể coi, một năm hay năm rưỡi sau, chúng tôi sẽ ra sao khi không còn tham dự nữa.” Ông biết rằng chỉ có Mỹ sẵn sàng tạo thêm áp lực phong tỏa kinh tế, còn các nước Âu Châu rất khó. Ðồng minh thân nhất của Mỹ là Anh quốc. Nhưng London hiện nay là nơi các đại gia giàu nhất nước Nga gửi tiền, mua nhà, và đầu tư. Trị giá 28 công ty Nga ghi danh ở thị trường chứng khoán London lên tới gần 400 tỷ Mỹ kim. Mỗi năm các công ty Nga trả cho các ngân hàng cố vấn London 300 triệu. Các luật sư cố vấn London đòi các công ty Nga trả mỗi giờ 1,500 bảng Anh (2,500 Mỹ kim). Ðức nhập cảng hơi đốt của Nga cho 40% nhu cầu, và cung cấp máy móc, xe đắt tiền cho Nga. Bà Thủ Tướng Angela Merkel nói rằng muốn phong tỏa kinh tế Nga cần phải tham khảo ý kiến của 28 nước trong Liên Hiệp Châu Âu (EU). Cho nên trong thời gian tới, các nước G-7 sẽ chỉ làm áp lực từng bước nhỏ, tấn công trên từng phần trong các ngành nhiên liệu, dịch vụ tài chánh, ngân hàng, và xuất cảng vũ khí.

Nhưng trong thực tế, khối G-7 không cần làm nhiều, vì trước khi ra khỏi G-8, kinh tế Nga đã đang trên đà xuống dốc rồi.

Trong mười năm từ khi ông Vladimir Putin lên cầm quyền, năm 2000, kinh tế Nga mạnh nhờ giá dầu lửa trên thế giới lên cao; trung bình mỗi năm lợi tức quốc gia (GDP) tăng 7%. Năm ngoái, GDP chỉ tăng được 1.3%, và ông Andrei Klepach, thứ trưởng kinh tế mới nói với báo chí rằng trong quý đầu năm 2014 chắc tỷ lệ tăng trưởng sẽ xuống số không. Tình trạng kinh tế ngưng trệ diễn ra trong khi giá dầu thô trên thế giới vẫn giữ mức khoảng 110 đô la một thùng, là mức cao nhất xưa nay. Ðiều đó cho thấy kinh tế Nga gặp khó khăn vì những nguyên do lớn trong cơ cấu kinh tế.

Vladimir Putin không tin tưởng ở sức mạnh của thị trường; ông tập trung quyết định kinh tế quốc gia vào trong tay, trao cho một số cận thần, nhiều người là cựu sĩ quan công an KGB như ông. Ông cũng theo thói quen như các nhà lãnh đạo Trung Quốc, chú trọng đến đầu tư, nhưng đem tiền cho những xí nghiệp vay dùng vào dự án không có hiệu quả. Mặc dù tiền đầu tư chiếm 26% của GDP, nhưng khả năng sản xuất của các xí nghiệp giảm dần, đường sá và đường xe lửa đang hư hỏng. Chính phủ Nga khuyến khích các đại gia, các đại công ty, phần lớn là doanh nghiệp nhà nước. Các nhà kinh doanh và ngân hàng nhỏ khó cạnh tranh với guồng máy quốc doanh. Nạn tham nhũng lan tràn từ trên xuống dưới khiến kinh tế càng khó phát triển.

Nhờ có nhiều dầu khí để bán, Nga không phát triển những ngành công nghiệp nhẹ nhắm vào xuất cảng như ở Trung Quốc. Vì vậy, sản xuất công nghiệp ở Nga không tiến lên theo đúng nhu cầu của một nước đang phát triển. Tại những nước đang hưng thịnh, như Nam Hàn, Cộng Hòa Tiệp, sản xuất công nghiệp đóng góp vào 20% tổng sản lượng nội địa. Công nghiệp Nga hiện nay chỉ chiếm 15% GDP, giảm xuống từ tỷ lệ 18% vào năm 2005.

Trong cuộc họp báo vào Thứ Hai, 24 Tháng Ba, 2014, Thứ Trưởng Kinh Tế Andrei Klepach nói rằng các hành động phong tỏa của Mỹ và Tây Âu không ảnh hưởng đến kinh tế Nga bao nhiêu, nhưng ông công nhận nhiều người Nga đã chuyển tiền ra nước ngoài. Trong mấy năm qua, mỗi năm số vốn chạy khỏi nước Nga trị giá khoảng 60 tỷ đô la; nhưng nay đến lượt các nhà đầu tư ngoại quốc cũng rút tiền đem về. Riêng trong ba tháng đầu năm 2014, ông Klepach cho biết số tiền vốn “vượt biên” khoảng từ 65 đến 70 tỷ, cao hơn tổng số của cả năm ngoái. Mà một nửa số tiền đó mới được chuyển đi trong Tháng Ba này.

Tiền rút khỏi nước Nga sẽ được đổi lấy ngoại tệ, nhất là mua đô la Mỹ. Từ năm 2011 đến nay, đồng rúp của Nga đã mất giá 22% so với đồng đô la; và hối suất xuống mạnh nhất trong tháng qua, từ khi vụ khủng hoảng Ukraine và Crimea bùng nổ. Ngân hàng trung ương Nga đã bỏ đô la dự trữ ra mua đồng rúp, và tăng lãi suất để giữ giá. Nhưng trong tình trạng kinh tế đang xuống việc tăng lãi suất sẽ chỉ khiến việc tiêu thụ và đầu tư giảm sút.

Ông Klepach cho biết ngân hàng trung ương Nga sẽ hạ thấp lãi suất, và trong Tháng Ba giá sinh hoạt sẽ chỉ tăng từ 0.9 đến 1%; ước đoán này cho thấy tỷ lệ lạm phát trong năm 2014 sẽ lên tới gần 7% cao hơn tỷ lệ lạm phát trung bình 3.8% của các nước đang phát triển cùng trình độ với Nga.

Với tình trạng kinh tế suy yếu như vậy, ông Vladimir Putin sẽ chịu hai thứ áp lực kinh tế từ Mỹ và các nước Châu Âu. Thứ nhất, phong tỏa tài sản các cận thần của ông Putin; thứ hai, chính phủ Mỹ đổi chính sách, sống xa hoa xuất cảng dầu lửa và khí đốt.

Ông Alexey Navalnymarch là người đã ra tranh cử thị trưởng thủ đô Matskva vào Tháng Chín năm ngoái, ông được một phần ba phiếu bầu mặc dù không được các báo đài nhắc tới. Ông mới bị quản thúc tại gia sau khi tham dự các cuộc biểu tình phản đối ông Putin. Trong một bài gửi ra nước ngoài vào tuần trước, ông đã nêu đích danh những nhân vật mà các nước Tây phương nên phong tỏa tài sản, vì họ đã kiếm được tiền nhờ tham nhũng, lạm quyền. Nhóm cận thần này không những cung cấp tiền cho đảng của ông Putin mà còn điều khiển cả bộ máy tuyên truyền gồm báo, đài chuyên đi xuyên tạc các đảng chính trị đối lập.

Những cận thần của ông Putin đều có tài sản lớn nằm ở các nước Tây phương, kể cả ở Mỹ. Nếu bị phong tỏa, cuộc sống xa hoa của họ sẽ chịu ảnh hưởng và họ sẽ lo lắng về tương lai. Áp lực đó sẽ khiến chính đám này khuyên ông Putin phải dè dặt.

Ðòn kinh tế thứ hai nước Mỹ có thể thi hành, là thay đổi chính sách năng lượng, khuyến khích việc xuất cảng dầu, khí; vì Mỹ đang trở thành nước sản xuất nhiều nhất thế giới, nhờ áp dụng những phát minh trong kỹ thuật khai thác mới. Mục này đã trình bày vấn đề đó trong một bài trước. Cả nước Nga đang sống khá giả nhờ xuất cảng dầu khí. Mỗi năm Nga thu về 220 tỷ đô la nhờ xuất cảng dầu khí, 160 tỷ bán cho các nước Âu Châu. Ngoài món đó ra, số khiếm hụt trong cán cân thương mại về các món hàng khác sẽ lên tới 10% tổng sản lượng nội địa. Cho tới nay, ông Putin không bao giờ muốn Iran với Mỹ hòa hoãn; vì nếu không bị cấm vận, Iran sẽ là nước xuất cảng dầu lửa và khí đốt đứng hàng thứ tư trên thế giới. Chỉ cần Mỹ tuyên bố xuất cảng dầu khí, giá thị trường thế giới sẽ xuống, ngân sách chính phủ Nga lập tức bị ảnh hưởng.

Chắc hẳn ông Vladimir Putin cũng biết nhược điểm kinh tế của mình, cho nên đã thấy dấu hiệu ông bắt đầu nhường nhịn. Cho đến nay, chính phủ Nga nhất định không coi chính phủ mới ở Ukraine là hợp pháp; vẫn chỉ công nhận Cựu Tổng Thống Yanukovych, tay chân của họ. Nhưng trong ngày Thứ Hai vừa qua, trong khi các nước G-7 họp ở Den Haag, Hòa Lan công khai phản đối Nga, ngoại trưởng Sergei Lavrov đã chịu gặp gỡ ngoại trưởng của chính phủ Ukraine mới, cũng tại thành phố này. Trước đó, ông Lavrov đã nhiều lần từ chối không gặp ở những nơi khác, dù hai người ở cùng một khách sạn!
  Ngô Nhân Dụng
  (Người Việt)