Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 21 tháng 8, 2013

Tin thứ Năm, 22-08-2013 - LS Trần Vũ Hải gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội bản Dự thảo Ý kiến về Thành lập và Tham gia đảng phái

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
1- Hoan hô No-U FC Vinh chính thức ra mắt chiều ngày 18/08/2013 (Thành). =>
Treo An Nam đại quốc họa đồ khổ lớn trước dinh Thống Nhất (PNTP). “An Nam đại quốc họa đồ là bản đồ do giám mục người Pháp Louis Taberd vẽ và xuất bản năm 1838. Bản đồ quý hiếm này gọi quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là Bãi Cát Vàng, thuộc lãnh hải Việt Nam”.
Cứu hộ thành công một thuyền viên tại Trường Sa (TTXVN).  -  Cấp cứu ngư dân giữa trùng khơi (QĐND).
Việt Nam mua thêm chiến đấu cơ từ Nga (BBC).  - Nga bán thêm cho Việt Nam 12 chiến đấu cơ Sukhoi (VOA).

Chuyên gia Trung-Nhật bàn cách tránh đụng độ ở Senkaku (KT).
Ngoại trưởng Trung Quốc đến Cam Bốt, củng cố trục Bắc Kinh – Phnom Penh (RFI).
- GS Tương Lai: BIỂU TƯỢNG PHƯƠNG UYÊN. - Luật sư Đặng Dũng: Công lý lạ lẫm sẽ thành quen qua bản án ngày 16 tháng 8 năm 2013 (VOA). - Niềm vui Phương Uyên, hành trang cho chặng đường tranh đấu mới (Trần Trung Đạo). - Cào bằng – Suy nghĩ của tuổi trẻ (DLB).
Anh Nguyễn Văn Dũng (Dũng Aduku) bị CA bắt cóc mất tích (DLB). - Tin về tù nhân lương tâm Hồ Thị Bích Khương.

“GỠ BĂNG”- Trần Thị Nga trong công an Bà Rịa – Vũng Tàu ngày 20-8-2013 (Bùi Hằng). - THÔNG BÁO TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP XUNG QUANH NHÀ 106 Lê Hồng Phong – Vũng Tàu trong 3 ngày qua .
Việt Nam sắp quản lý các dịch vụ thông tin miễn phí trên internet (VOA). - Bản tuyên bố phản đối Nghị định 72 (RFA). - Ra tuyên bố phản đối Nghị định 72 (BBC). “Các nhân sỹ trí thức nhận định rằng Nghị định này ‘chỉ có tác dụng phá hoại lòng tin của người dân đối với sự trung thực và sáng suốt của chính quyền’ và ‘phá hoại uy tín của Nhà nước Việt Nam trên trường quốc tế’”.  Phỏng vấn blogger Huỳnh Ngọc Chênh: ‘Hồi nào viết thế nào, giờ vẫn viết như thế’ (BBC).   – Jonathan London: Blogger VN thách thức chế độ độc đảng.  - Trao đổi về Nghị Định 72 và Tự do Báo chí (Phạm Văn Điệp).  Xem:  1976. TUYÊN BỐ NGHỊ ĐỊNH SỐ 72/2013/NĐ-CP VI PHẠM HIẾN PHÁP, PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ CÁC CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ MÀ VIỆT NAM THAM GIA (Boxitvn/ BS).
Việt Nam muốn quản lý Viber. Lo ngại « kiểm duyệt » gia tăng (RFI).
Chính sách nhân quyền mâu thuẫn của Việt Nam (RFI).
- Võ Hưng Thanh: Vấn đề giai cấp và chủ nghĩa xã hội (ĐCV).  - Phan Vĩnh Hựu: Chủ nghĩa xã hội kiểu Lênin là như thế nào? (DL). - Trà Giang:  Quảng Ngãi – Lát cắt điển hình của chủ nghĩa xã hội Việt Nam. - “Triết học Mác-Lê”, “Tư tưởng Hồ Chí Minh”: Môn bắt buộc ở đại học? (RFI).
- Hà Sĩ Phu: Con đường “xã hội dân chủ” (Boxitvn).
4<- Phỏng vấn ông Lê Hiếu Đằng: ‘Luật VN không cấm lập đảng mới’ (BBC). “Trên nguyên tắc pháp lý cái gì nhà nước không cấm thì dân có quyền làm.” “Người dân có quyền thành lập các đảng, lực lượng chính trị độc lập, song song cùng tồn tại với đảng Cộng sản, chứ không bài bác đảng Cộng sản, và như vậy là phù hợp với luật pháp.”   - HẺM BUÔN CHUYỆN (KỲ 110): Trả lại tao búa với liềm ! (Nhật Tuấn).
Hoàng Lô Giang: Thành lập Đảng Dân chủ Xã hội là việc làm hợp lòng dân (Dân luận). - Khách Dân Luận – Việc công khai kêu gọi thành lập đảng ở Việt Nam của ông Lê Hiếu Đằng là một bước tiến về chính trị.
- Tựa hay! ĐẢNG CỦA NHỮNG NGƯỜI BỎ ĐẢNG (Huỳnh Ngọc Chênh). “Đảng bịnh nặng lắm rồi. Hai vị đứng đầu của đảng là bác Tư Sang và bác Trọng Lú đã công khai công nhận điều đó. Nhiều bịnh lắm nhưng bịnh có tính quyết định cho sự sống còn của đảng là bịnh tham nhũng. …” nhưng đảng vẫn muốn các đảng viên ráng ở lại, để cùng … kiếm chác?
Thư ngỏ kính gửi Ông Hồ Ngọc Nhuận và ông Lê Hiếu Đằng (Phạm Văn Điệp). “Để không bị ràng buộc là người của Đảng Cộng Sản Việt Nam, không được tuyên truyền những “điều đối lập” với Đảng Cộng Sản Việt Nam thì mong hai Ông nên rời khỏi Đảng Cộng Sản Việt Nam càng sớm, càng tốt trước khi thành lập Đảng Dân Chủ Xã Hội.”
- Hồ Quang Huy: KHÔNG THỂ LỪA NHÂN DÂN MÃI (Boxitvn).
- Đỗ Như Ly: THỜI NÀO, CHUẨN NÀO.
- Bất chấp độc giả trang BS kêu gọi Báo Quân Đội Nhân Dân hãy thôi cái trò định hướng dư luận đi!, thật trang trọng, tờ báo này đã chính thức mở chuyên mục “Dư luận phê phán tác giả Lê Hiếu Đằng”: Trọn niềm tin với Đảng, kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội (QĐND).
- J.B. Nguyễn Hữu Vinh: Qua hiện tượng Từ Ngọc Lương: Khốn thay cho nền giáo dục và cơ đồ đất nước (RFA’s blog). “Thiếu tướng Từ Ngọc Lương đã nói lên tất cả bản chất của ông, từ suy nghĩ, hành động và lời nói. Rằng ông đã tiếc cho ông Lê Hiếu Đằng rằng ‘đã đánh mất tất cả. Thật đáng tiếc!’  Song điều mà ông Từ Ngọc Lương không bao giờ hiểu được là có những người chấp nhận mất tất cả, không chỉ ‘sổ hưu’, mà cả tù tội, cả oan trái… thậm chí là mất mạng. Chỉ để một lần được nói lên tiếng nói chân thật, suy nghĩ chân thành tự trái tim, khối óc của một kiếp được gọi là CON NGƯỜI“.
- Trao đổi với kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa: Đảng Dân Chủ Xã Hội cho Việt Nam (RFA). “… tìm hiểu về nội dung và chủ trương kinh tế của một đảng “Dân Chủ Xã Hội” như đã thấy tại nhiều xứ khác. “
Bàn tiếp chủ đề “bỏ đảng”, “đa đảng”, phần 5 
Xin mở đầu phần bình luận này, mà sẽ đi sâu vào những tính xấu “tự trói mình” của người Việt, bằng nhận xét trong phần 1: “Tiếc thay, luồng gió văn minh dân chủ phương Tây đã bị khựng lại ở phía Bắc, pha tạp ở phía Nam từ sau 1954.”
Ở vào cái thời đó, dù là người “cộng sản” hay “quốc gia”, trong Nam, ngoài Bắc, theo đảng phái nào, thì cũng đều xuất thân từ môi trường văn hóa tiểu nông, nặng phong kiến hủ Nho cả ngàn năm. Văn minh phương Tây chưa ngấm vào họ được bao nhiêu thì đã liên tiếp loạn ly, chia cắt, chiến tranh, trong đó lối tuyên truyền một chiều, cực đoan, dối trá của các phe phái nhằm phục vụ cho các mục đích chính trị, giành quyền bính trong cuộc chiến, … đã gây những tác động rất xấu tới khả năng gắn kết, cảm thông, chia sẻ của người Việt sau này. Người ta không những mất đi nhiều cái hay đã học được ở xứ khác, mà còn mất cả những truyền thống tốt đẹp do cha ông để lại. Những kẻ bị “đánh mất” lại không phải là dân đen, mà chủ yếu nằm trong tầng lớp trên, được coi là ưu tú, hay “công thần” của xã hội.  
Lối tuyên truyền đề cập ở trên, với người cộng sản, ở miền Bắc thì khỏi phải nói, khi đã đem tới những hậu quả khủng khiếp quá rõ như ngày hôm nay, mặt trái của đỉnh cao góp phần đem tới chiến thắng 75’.
Còn, với người “quốc gia”, dù thua kém xa so với “đỉnh cao” kia của cộng sản, nhưng lại là câu chuyện rất đáng bàn trong chủ đề này.  
Trong cuộc chiến tranh tàn khốc, một phần do không triệt để dùng độc tài-dối trá để chống lại độc tài-dối trá, nên người “quốc gia” đã thua. Đó là “sai lầm” lần thứ nhất. (Nhìn những gương thành công trong vùng của Bak Jeong-hi - Hàn Quốc, Tưởng Giới ThạchĐài Loan cũng thời kỳ đó sẽ rõ thêm). Thế nhưng, họ lại còn mắc sai lầm lần thứ hai, khi bước vào thời kỳ hòa bình, hòa nhập vào xã hội văn minh nơi mình tìm đến. Thay vì hấp thụ cái văn minh để đem về mà chiến thắng dần mô hình xã hội cộng sản trại lính, thì lại tiếp tục “áp dụng” , hay nói đúng hơn là bị cuốn theo một cách bản năng, lối độc tài-dối trá nửa vời xưa cũ còn rơi rớt lại để hòng chống thứ độc tài-dối trá đỉnh cao cộng sản.
3Không khó để tìm ra nguyên nhân nói trên. Đó là: quá thất vọng trước thất bại, cho là bị “phản bội”, quá đau đớn từ những gì chế độ cộng sản mới đem lại, mối nghi ngờ quá lớn với bất cứ ai, cái gì có “mùi” cộng sản v.v.. , cộng với khả năng hòa nhập xã hội mới văn minh không dễ, trong khi ảnh hưởng của giới “công thần” của chế độ cũ vẫn còn rất mạnh, giữa một cộng đồng phân tán, pha tạp … Một nguyên nhân rất quan trọng khác, đó là nhu cầu vạch trần bản chất của CNCS là quá lớn, lấn át tất cả, dẫn tới một thái độ cực đoan khi áp dụng những chiêu thức tuyên truyền một chiều cũ kỹ, không khác mấy lối thực dụng tiểu nông của người cộng sản.
Người cộng sản đã thắng người quốc gia một phần cũng nhờ nhiều chiến thuật khôn ngoan, trong đó có “địch vận”. Thế nhưng, ngược lại, hễ có ai trong hàng ngũ cộng sản tỏ ra cấp tiến, hay muốn lên án, rời bỏ nó, thì lại rộ lên những tiếng nói chỉ trích, bới móc quá khứ, nghi kỵ vu vơ, … từ hàng ngũ những người chống cộng, không ưa cộng sản. Có người còn ngây thơ, cố chấp tới mức muốn vài vị từng theo cách mạng ở miền Nam nay lên tiếng đấu tranh kêu gọi đa đảng, trước hết phải ngỏ lời xin lỗi đồng bào miền Nam.
Điều ai cũng có thể nhận ra là mỗi người có một hoàn cảnh, khả năng khác nhau; trong bất cứ cuộc đấu tranh nào cũng có nhiều trận tuyến, nhiều vai trò cương vị khác nhau, nhiều phương cách khéo léo khôn ngoan. Thế nhưng dường như người ta dễ quên điều đó, luôn có một tâm lý đòi hỏi người khác phải biết hy sinh như mong muốn của mình, phải hành động quyết liệt, không được khi tiến khi thoái …
Thứ vũ khí mà người cộng sản rất lo sợ là “diễn biến hòa bình”, thế mà lại bị nhiều đối thủ “nội” của họ chối bỏ, còn đối thủ “ngoại” – phương Tây thì vẫn cần mẫn sử dụng suốt bao năm qua.
Trang BS, từ sau khi mở vài tháng cách đây 6 năm đã có mục điểm báo, ban đầu chỉ những báo nước ngoài. Sau đó, bắt đầu điểm báo trong nước. Nhưng, với nhiều độc giả không dễ chấp nhận ngay, coi đó như là cách tuyên truyền không công cho báo chí cộng sản. Kể cả việc đăng lại các bài chống “diễn biến hòa bình” trên báo Quân đội nhân dân cũng bị không ít độc giả phản đối. Có lẽ họ cũng không nhận ra rằng nếu không đăng lên, làm sao những bài viết đó nhận được hàng trăm phản hồi đánh giá của độc giả, thay cho trên báo QĐND không bao giờ dám có. Tương tự, là bài diễn thuyết của Đại tá quân đội Trần Đăng Thanh đã đạt kỷ lục hơn 1.000 phản hồi giận dữ, khinh bỉ của riêng độc giả trang BS. Đó là thứ vũ khí làm những kẻ manh tâm bán nước đó không thể ngẩng mặt lên nổi.
Thế rồi thực tế đã trả lời, rằng nhận thức đó chính là lối dùng “ngu dân” để chống lại chính sách ngu dân; tương tự, rất nhiều  trang mạng, chỉ có những bài vở tố cáo chế độ cộng sản, còn không mấy quan tâm tới những gì cần thiết cho việc mở mang dân trí trên tất cả mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Không dễ nhận ra việc cần thiết  khích lệ những tiếng nói tích cực trong hàng ngũ đảng, chính quyền, trong số các nhà báo, hay chí ít, cũng phải nắm được thông tin tối thiểu của đời sống, còn việc phải sàng lọc thông tin, quan điểm chính trị ra sao khi đọc những tin bài ở đó, lại là trách nhiệm của những người viết, người làm báo tự do.  
Thêm nữa, điều kiện tiếp cận thông tin đa chiều của người dân trong nước nói chung vẫn còn rất hạn chế, thông tin hàng ngày đến với họ lại được “định hướng” theo quan điểm của chính quyền, nên không dễ để họ tin hay dám đọc những trang mạng bị chính quyền trong nước nhìn nhận là phản động. Họ cần những món ăn tinh thần dễ tiêu hóa hơn; họ càng cần những kiến thức mọi mặt, về kinh tế, văn hóa, giáo dục, pháp luật … ở xứ dân chủ văn minh mà những người bà con bỏ nước ra đi lại rất có điều kiện học hỏi. Một khi những kiến thức này được lồng trong nội dung các trang mạng tự do, thì cơ quan quản lý trong nước cũng không dễ ngăn chặn, chỉ trích như với những trang chỉ “sặc mùi chống cộng”. 
Rất may là trong mấy năm gần đây, đã xuất hiện ngày càng nhiều các trang mạng, blog, bài viết, và cả những phản hồi công phu từ những độc giả “bình dân” xưa nay không từng viết báo, cho tới các nhà hoạt động văn hóa, báo chí, luật sư luật gia, nhà kinh tế, cựu quan chức, đảng viên cao cấp, … cung cấp thông tin đa chiều, đề cập tới nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống, góp phần mở mang dân trí, bớt dần đi thói quen dùng “ngu dân” để chống chính sách ngu dân (Còn tiếp). 

- Phỏng vấn ông Đào Hồng Tuyển: ‘Lãnh đạo VN nên nhìn thẳng sự thật’ (BBC). “…tôi muốn nói là các nhà lãnh đạo Việt Nam phải khai tử hàng loạt tất cả những tập đoàn của nhà nước làm ăn không hiệu quả, mang tất cả những tài sản đó bán, khoán, cho thuê, tạo động lực mới, chấp nhận một sự mất mát cần thiết để tạo động lực mới cho xã hội, cho đất nước.”
Lòng dân yên xã hội mới phát triển (VNN).
Phó Thủ tướng Việt Nam thăm Mỹ (BBC).  - Phó Thủ tướng Việt Nam thăm Hoa Kỳ (VOA).
Tăng thuế để chống “chảy máu” tài nguyên (NLĐ).  - Nhiều tranh cãi quanh thuế tài nguyên (TBKTSG).  - Đề nghị giữ nguyên thuế suất bô xít (VNN).
Không thể cho người dân khởi kiện cơ quan ra “văn bản trên trời” (DV). vì “các nước khác không làm như vậy”.
Nhiều nội dung chưa sáng tỏ vụ cán bộ nhà đất Hà Nội “thi hộ sếp” (PL&XH).
2<- Từ mẫu và dì ghẻ  (Đào Tuấn). “Tháng 10.2008, Bộ trưởng Y tế Chile, cũng là một phụ nữ, đã tuyên bố từ chức sau vụ bê bối “quên” không thông báo kết quả dương tính HIV cho 25 bệnh nhân tại một bệnh viện địa phương ở Iquique.”
LÀ THẾ NÀY, O TIẾN Ạ (Cu Vinh). “Và tôi sẽ còn viết nữa, kiên nhẫn như bác sĩ điều trị vật lý trị liệu, để xem o có thay đổi được gì không.” LỜI CỦA MỘT NHÂN DÂN. “Những năm qua nước mắt nhân dân rơi nhiều nơi/ Rơi trên ruộng lúa nương khoai/ Rơi chốn công đường/ Rơi trên nền nhà, mồ mả/ Nhân dân không oán thán/ Nhưng buồn …”
Người tố cáo vụ nhân bản xét nghiệm bối rối vì bị khởi tố (TT).  - Bị can vụ ‘nhân bản xét nghiệm’ kêu cứu Bí thư HN (VNN).  - Chị Oanh Hoài Đức viết ‘tâm thư’ kêu cứu đến Thành ủy Hà Nội (Zing).
SOI LẠI LỜI TỪ NHIỆM CỦA THỦ TƯỚNG PHAN VĂN KHẢI (Bùi Văn Bồng).
MÊ CUNG… (Sao Hồng). “(liên tưởng sau khi nghe/xem phiên điều trần tại quốc hội)”.
Vụ xẻ vườn quốc gia làm thủy điện: Cơ quan chức năng đã đồng ý (?) (NLĐ).  - Bác thông tin thủy điện Bá Thước 2 bị sạt lở (VNN).
Nếu ghi hình ‘CSGT nhận tiền mãi lộ’, phải xin phép ai? (VNN).  - Nỗi sợ bấm máy (RFA). - Hiện tượng tham nhũng văn bản cần phải truy tố (Đỗ Quốc Minh).
Mánh khóe của nhóm lợi ích Ngân hàng trong dự thảo Thông tư nhận giữ hộ vàng miếng SJC (Đỗ Quốc Minh).
Tây Ninh kỷ luật đảng viên sai phạm trong xây dựng (TTXVN).
Bắt tạm giam giám đốc cảng Vũng Rô (TT).
Công bố những sai sót chết người trong kỳ án vườn mít (PLVN).
Chủ tịch huyện bị kiện ra tòa vì… cục đá (VNN).  - Gia Lai: Xét xử vụ “tịch thu hòn đá” (PNTP).  - “Vụ kiện hòn đá”: Cành cây, que củi cũng phải bị thu hồi?! (DT).
Tổng thống Hàn Quốc đến Việt Nam vào thượng tuần tháng 9 (RFI).
Vận chuyển ma túy, hai người nước ngoài bị kết án tử hình (RFI).
Nguyễn Trọng Nghĩa: Cuộc cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam 1953-1956 đã diễn biến như thế nào? (DL).
1- Nhật: Một lò phản ứng nguyên tử đột ngột ngừng hoạt động (RFI).  - Thất thoát nước nhiễm xạ Fukushima: Báo động «nghiêm trọng». Các bể chứa nước nhiễm xạ tại Tập đoàn điện lực Tokyo. Ảnh do Kyodo cung cấp ngày 20/08 =>
Hoa Kỳ và Trung Quốc tập trận chung (BBC).
Cuộc tranh luận chính trị ở Trung Quốc gia tăng cường độ (VOA).
Trung Quốc xét xử vụ Bạc Hy Lai (TQ). - Tòa Tế Nam trước phiên xử Bạc Hy Lai (BBC).  - Ba mối quan tâm của dư luận về vụ án Bạc Hi Lai (TT).  - Người ủng hộ ông Bạc Hy Lai biểu tình đêm trước phiên xử (VOA).  - Người ủng hộ Bạc Hy Lai biểu tình trước ngày ông ra tòa (PNTP).  - Con ông Bạc Hy Lai kêu gọi cho cha ông được xét xử công bằng (VOA). - Phiên tòa Bạc Hy Lai: “Minh bạch” trong bí mật? (RFI). - Tập Cận Bình có lẽ đã sẵn sàng tóm một con hổ lớn. Cựu trùm an ninh quốc nội Chu Vĩnh Khang có vẻ như lâm nguy (ĐKN).  - Cựu Trùm An Ninh Đảng Trung Cộng Được Cho Rằng Đang Bị Điều Tra.  - Thư ngỏ Tố cáo Doanh nhân Tỉ phú ở Trung Quốc Tham Nhũng.
Con trai một Nguyên soái xin lỗi về thời kỳ Cách mạng văn hóa (RFI).
Điều trần về nhân quyền tại Bắc Hàn (BBC). - Bị cải tạo 9 năm vì biết bí mật của con trai lãnh tụ (RFI).
Câu chuyện nước Mỹ: U80 đề nghị thay đổi luật dùng súng (Hiệu Minh).

- Dự thảo Nghị định quản lý kinh doanh casino và cá cược thể thao: Không “đóng” nhưng “mở” đến đâu? (PT). – Mở casino cho người Việt: Đừng “ngăn sông cấm chợ” (KT).
- Cầu Nhật Tân chậm tiến độ: Không xong mặt bằng, Chủ tịch quận chịu trách nhiệm (TP).
KINH TẾ 
Vì sao kinh tế Việt Nam chững lại? (BBC).
XÓA CẤM VẬN, WTO VÀ TPP NHỮNG CƠ HỘI CHO VIỆT NAM TỪ HOA KỲ (Hồ Hải).
Chủ động tìm cơ hội từ TPP (NLĐ).  - Doanh nghiệp tìm tham vấn để tận dụng cơ hội từ TPP (TBKTSG).
Lại đề xuất đánh thuế tiền gửi ngân hàng (NLĐ).  - Ngân hàng sẽ chi thêm tiền cho quản trị rủi ro (TBKTSG).
Cấp giấy chứng nhận nhà đất sẽ thoáng hơn (TBKTSG). - Dân bán đảo Thanh Đa được xóa “treo” (NLĐ).
Kinh doanh xăng dầu: lãi nhiều hay ít? (VnM).  - Lãi lớn, và nỗi buồn lớn hơn (ĐBND).
Tăng giá điện để tính thuế nước cho sản xuất thủy điện (VOV).
Dự án sân bay quốc tế Long Thành: Đề xuất tổ chức hội thảo phản biện (TN).
2<- Ì ạch dự án hàng chục tỉ đồng (NLĐ).
Thê thảm thủ phủ cà phê miền Trung (NLĐ).
Ngành chăn nuôi phá sản: cứu chữa cách nào (RFA).
Lấy chữ tín làm đầu (NLĐ).
Hai sếp Hoàng Anh Gia Lai xin từ nhiệm (VnEco).
Doanh nghiệp gặp khó vì thép nhập khẩu chứa nguyên tố Bo (ĐBND).
Doanh nghiệp Mỹ vẫn muốn tiếp tục đầu tư tại ASEAN (VOA).

VĂN HÓA-THỂ THAO
ĐỌC ĐỂ BIẾT THẾ GIỚI INTERNET RẤT ĐA DẠNG! (FB Nguyễn Quang Thạch).
3- “ĐỎ ĐEN” SAU BỨC MÀN NHUNG: Trở thành “con nghiện” (NLĐ).
Thuê nhà thầu… phá di tích (LĐ). =>
NSND Trà Giang: “Ngay cả khi dự cảm được ngày ra đi, chị Diệp vẫn không ngừng nói về điện ảnh” (VH).
Vụ cán bộ, nghệ sĩ xiếc bị hành hung khi biểu diễn tại Hải Phòng: “Còn ai dám đi biểu diễn nữa?” (VH). 

HUẾ (Cu Vinh).  - MẸ (Văn Công Hùng).
- Trần Đăng Khoa (Quê choa).
-  VŨ VĂN LẪU: CLB Yêu Thơ – 10 (Bùi Văn Bồng).
Lửa Phật: Thiếu thuyết phục! (PNTP).
Soạn giả Huỳnh Minh Nhị qua đời (PNTP).
Truyện ngắn của Grace Paley: NGƯỜI MẸ (FB Nguyễn Hoàng Linh).
Kỷ lục… ly kỳ (Nguyễn Vĩnh).
Bóng đá Việt Nam như cái chợ! (NLĐ).   - Đùa với công chúng (NLĐ).

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
G.S Ngô Bảo Châu trò chuyện về Khoa học – Nghệ thuật (VOV).
Lớp học sở hữu nhiều kỉ lục “khủng” nhất (VnM).
Cảnh giác với “thư chúc mừng, mời nhập học” (PLVN).
Bố mẹ chật vật đóng phí đầu năm học cho con (VNE).
4<- Ép học sinh nông thôn may đồng phục giá cả tạ thóc là không thể chấp nhận (TN).
Giáo dục di sản trong nhà trường: Còn yếu khâu liên kết (TQ).
Công an Hà Nội điều tra vụ vỡ nợ hàng trăm tỷ đồng của một hiệu phó (DV).
Bưu điện không tiếp nhận hồ sơ thí sinh vì … không liên kết! (NLĐ).
Yêu cầu lãnh đạo trường CĐ Văn hóa nghệ thuật – du lịch Sài Gòn giải trình (TT).
SV Trường Trung cấp Y dược Văn Hiến đã có bằng tốt nghiệp (PNTP).
Những“nhân chứng”nói gì về “sai phạm” tại trường Việt – Anh ? (PLVN).
Nhà trường vô can vụ nữ sinh đi làm ‘gái massage’? (VNN).
Nga đau đầu chuyện gian lận thi cử (NLĐ).

- GS Trần Thanh Vân: Tương lai thuộc về nhà khoa học trẻ (TP).
- Bít lỗ hổng (PLTP).
- Thanh tra Đề án Kiên cố hóa trường học: Đề nghị xử lý hàng trăm tập thể, cá nhân (TP).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Siết chuyển tuyến để giảm tải bệnh viện (NLĐ).  - Vụ bệnh viện dùng thuốc quá đát cho BN: Kỷ luật 7 BS, điều dưỡng (PNTP).  – Đào Tuấn: Con “dại” cái có “mang”? (LĐ).
Canô bị chìm tại Cần Giờ không được phép chạy trên biển (TT).
Vu Lan và tuổi trẻ (RFA).
5Họ không phải “người rừng” (PNTP). - “Người rừng” trở về nhờ… giấc mơ thần kỳ (1) (LĐ).
Điều tra lại vụ ‘cô gái bị xăm rết trên mặt’ (TN). =>
- Đại tá Lê Tấn Bửu, Phó Giám đốc Sở Cảnh sát PCCC TP.HCM: Công tác PCCC tại Công ty Pou Yuen ‘có vấn đề’ (TN).  – Video: Cháy lớn tại công ty TNHH Pou Yuen, TP.HCM (VTV).
Nghi nhân viên cây xăng gian lận, khách hàng bị chửi: ăn cắp? (PLVN).
Đắk Nông: Dân đi phát rẫy phát hiện bom Mỹ 300kg (TTXVN).
- Quảng Ninh: Xuất hiện nhiều hố “tử thần” khủng, hai gian nhà bị sập (TT).
Việt Nam tuyên án tử hình 2 người nước ngoài buôn lậu ma túy (VOA).  - Một phụ nữ Thái lãnh án tử hình ở VN (BBC).
Lụt tại Manila : Hàng trăm ngàn người phải tản cư (RFI).

QUỐC TẾ
Đối lập Syria tố cáo Damas sử dụng vũ khí hóa học (RFI). - Cáo buộc ‘vũ khí hóa học’ tại Syria (BBC).  - Các nhà hoạt động Syria tố cáo quân đội tấn công bằng vũ khí hóa học (VOA). - Phe đối lập Syria yêu cầu LHQ họp về “vụ thảm sát” (TTXVN).  - Gấp rút công tác cứu trợ cho người tị nạn Syria chạy sang Iraq (VOA).
6- Nguyễn Văn Huy: Tương lai nào cho Ai Cập sau những cuộc bạo loạn ? (Thông luận). - Đoàn Xuân Lộc: Qua rồi ‘Mùa xuân Ả Rập’? (BBC).  - Liên hiệp quốc vận động cho sự hòa giải ở Ai Cập (VOA). - Tòa án Ai Cập ra lệnh trả tự do cho ông Mubarak (RFI). - Cánh tay Mỹ không với tới Ai Cập (ĐBND).   - Chính phủ Mỹ duyệt xét vấn đề viện trợ cho Ai Cập (VOA).  -Thổ Nhĩ Kỳ tố Israel “giúp” phế truất ông Morsi (NLĐ).  - Tòa Ai Cập ra lệnh thả Mubarak (BBC).  - Cựu Tổng thống Ai Cập Mubarak đã được trả tự do (TTXVN).
Iraq: Hàng chục người chết và bị thương do đánh bom (VOV).
Một binh sỹ Pakistan thiệt mạng trong vụ nã pháo của Ấn Độ (VOV).
Thủ tướng Ấn Độ thăm Hoa Kỳ vào tháng 9 (RFI).
Mỹ, Nhật thảo luận về vấn đề tái bố trí lực lượng (TTXVN).
Kẻ tiết lộ tin cho WikiLeaks bị kết án 35 năm tù (PNTP).  - Manning bị 35 năm tù vì Wikileaks (BBC). - WikiLeaks: B.Manning bị kết án 35 năm tù (RFI). - Tình báo Mỹ theo dõi 75% lưu lượng thông tin trên mạng trong nước.
Anh và Pháp thắt chặt nhập cư (RFI).

* RFA: + Sáng 21-8-2013; + Tối 21-8-2013

* RFI: 21-8-2013

* VTV:  + Chào buổi sáng – 21/08/2013;  + Cuộc sống thường ngày – 21/08/2013;  + Tài chính kinh doanh sáng – 21/08/2013;  + Tài chính kinh doanh trưa – 21/08/2013;  + Tài chính tiêu dùng – 21/08/2013;  + Phỏng vấn chuyên gia kinh tế TS Vũ Đình Ánh – 21/08/2013;  + Thế giới góc nhìn – 20/08/2013;  + Điểm hẹn văn hóa – 21/08/2013;  + 360 độ thể thao – 21/08/2013; + Tiêu điểm: Giải phóng mặt bằng – Bài toán khó của các địa phương;  + Thời sự 12h – 21/08/2013;  + Thời sự 19h – 21/08/2013.

1978. Báo Quân Đội Nhân Dân hãy thôi cái trò định hướng dư luận đi!

Posted by basamnews on August 21st, 2013
Trung Nghĩa
Hôm nay, lại một lần nữa tôi phải phì cười về cái phương pháp làm báo cũng như những lý luận của vài nhân vật được báo Quân đội nhân dân lấy ý kiến, được đăng tải trong bài “Kiến nghị lỗi thời, nhận thức sai lệch” ra ngày 20/08/2013 [1].
Thực lòng, tôi cũng không nhiều thời gian để đọc báo, nhất là đọc báo QĐND. Tôi không phải nhà báo, không thường xuyên phản biện những vấn đề về kinh tế xã hội. Thế nhưng khi đọc bài báo trên, nó gợi cho tôi một chút băn khoăn về chuyên môn làm báo của ít nhất là 3 phóng viên  (Hoàng Thành, Song An và Yến Long) và của tổng biên tập tờ báo này.

Tôi xin lý giải cho băn khoăn của mình.
Thứ nhất:
Ngay từ trên cùng của bài phóng sự, trước cả đầu đề của bài viết  “Kiến nghị lỗi thời, nhận thức sai lệch”là dòng chữ “Dư luận phê phán tác giả Lê Hiếu Đằng ”.
Cũng giống như thế, cách đây 3 ngày, 18/08/2013, cách đưa tin như của tác giả Trọng Đức đã viết một tiêu đề định hướng trước cả bài viết “Làm thất bại chiến lược diễn biến hoà bình” dưới đó là tên bài viết “Đôi lời với tác giả Viết bên giường bịnh” [2]. Chẳng lẽ tờ báo QĐND lại có hẳn một chuyên mục “làm thất bại chiến lược diễn biến hoà bình” và cả chuyên mục “Dư luận phê phán tác giả Lê Hiếu Đằng” hay sao?
Việc buông ra một lời nhận xét không được thiện cảm cho lắm thật không nên có, dư luận có phê phán hay không, độc giả sẽ tự cảm nhận sau khi đọc xong thông tin.
Dù có dễ dãi tới đâu đi nữa, những độc giả như tôi cũng hiểu rằng đây là một kiểu định hướng dư luận quá thô thiển. Có lẽ trang báo QĐND đã xem thường độc giả về trình độ nhận thức, khi họ có một thái độ khiếm nhã, không lịch sự của cơ quan báo chí truyền thông.
Điều đáng nói hơn là, trong bài ra ngày 18/08/2013, dù tác giả Trọng Đức đề cập tới bài viết “Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh”, Trọng Đức trích dẫn rất nhiều câu nói, những đánh giá ý kiến của ông Lê Hiếu Đằng nhưng lại không hề đưa nguồn gốc bài báo đó ở đâu, do trang nào đưa tin.
Chẳng lẽ một đường link để dẫn nguồn gốc của bài “Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh” được đăng trên trang Bauxit Việt Nam [3] mà tác giả lẫn tổng biên tập đều “quên” hay sao? Nó chẳng những thể hiện chuyên môn non kém mà còn vi phạm luật báo chí về cách thức trích dẫn.
Thứ hai:
Khởi nguồn cho cả hai báo bài trên là bài viết của luật gia Lê Hiếu Đằng, đăng trên trang Bauxit Việt Nam, là một trang mạng xã hội do ba nhà trí thức tâm huyết mở ra, không có sự điều hành chi phối và rót kinh phí từ chính quyền Việt Nam.
Tờ QĐND hình như từ trước tới nay hay có động thái là, viết một bài gây tranh cãi nào đó, quẳng lên mạng rồi im lặng một cách khó hiểu khi có rất nhiều những ý kiến/bài viết phản hồi. Bài viết hôm 18/08/2013 cũng không là ngoại lệ.
Sau đó, cả ba phóng viên (Hoàng Thành, Song An và Yến Long) đi khảo sát lấy ý kiến của “dư luận”, họ lại quên khuấy cần lấy ý kiến của ông Lê Hiếu Đằng để làm đối chứng. Cách thức làm báo non kém khi chỉ đưa thông tin một chiều, họ “khoanh vùng” dư luận rồi ghi lại ý kiến. Theo các phóng viên thì, “dư luận” gồm những ai? Tại sao họ không phỏng vấn những người đồng tình với ông Đằng hay những tên tuổi công khai ủng hộ ông Đằng cũng như những tác giả viết bài chỉ trích bài viết của họ đăng ngày 18/08/2013?
Hãy nhìn cách thức trang báo mạng chuyên nghiệp BBC làm việc mà làm theo họ. Khi muốn biết dư luận quan tâm ra sao tới vấn đề đa nguyên đa đảng, họ đã phỏng vấn ông Lê Hiếu Đằng, ông Hồ Ngọc Nhuận, ông Gs Vũ Minh Giang…. trong đó cổ súy cũng có, phản đối không đồng tình cũng có; từ đó những cá nhân được phỏng vấn nói lên quan điểm của họ và xã hội sẽ đánh giá những lý luận họ đưa ra. Một cách thức để thuyết phục người đọc nữa là, họ phải ghi âm lại lời nói hoặc chí ít cũng chụp ảnh của người trả lời phỏng vấn,… để chứng tỏ rằng phóng viên không bịa đặt ra cuộc điều tra đó. Hãy nhìn toàn bộ bài viết mang một thông điệp “Dư luận phản đối tác giả Lê Hiếu Đằng” mà xem, không một đoạn ghi âm, không một hình ảnh nào, thậm chí có những cái tên hết sức mơ hồ, không kèm theo cả địa chỉ.
Giả sử toàn bộ bài phóng sự trên là sự thật, tôi xin phân tích từng ý kiến phát biểu để thấy rằng phóng viên không hề “vô tư” trong việc thu thập và lựa chọn “mẫu khảo sát”.
Đối với quan điểm của ông Thiếu tướng, TS Từ Ngọc Lương, Hiệu trưởng Trường Đại học Nguyễn Huệ.
Ông Lương bảo rằng ông Đằng “biết một mà chẳng biết hai, thấy cây mà không thấy rừng” khi ông Đằng cho rằng xu thế đa nguyên đa đảng tất yếu sẽ xảy ra.
Lý luận của ông Lương như sau: “Cũng đúng dịp này 68 năm về trước, cả dân tộc Việt Nam ai cũng khắc ghi, chính Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo, tập hợp, dẫn dắt nhân dân ta vùng lên Tổng khởi nghĩa giành chính quyền, lập ra Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nhà nước dân chủ công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á”.
Tôi cảm thấy xót xa đến chua chát khi tầm nhận thức của một ông tướng có học vị tiến sĩ mà lại phát biểu ngô nghê đến thế. Bất kỳ một đảng phái, một thể chế chính trị nào đó nó chỉ có vai trò trong một giai đoạn lịch sử nhất định, chỉ có tổ quốc, giang sơn mới là trường tồn vĩnh cửu mà thôi. Tổ quốc này, dân tộc  này đã trải qua 4 nghìn năm lịch sử, trước khi đảng cộng sản Việt Nam được thành lập, dân tộc ta đã có hàng trăm triều đại phong kiến, lãnh đạo và dẫn dắt dân tộc ta bảo vệ lãnh thổ, phát triển nông nghiệp, giáo dục, giữ gìn bản sắc văn hóa ngàn đời của cha ông ta. Thử hỏi, nếu kể về công lao kháng chiến chống giặc thù thì Đảng CSVN đã có công bằng triều đình Ngô Quyền chống quân Nam Hán, đời nhà Lý chống quân Tống, đời nhà Trần ba lần chống quân Nguyên, đời nhà hậu Lê trường kỳ kháng chiến chống quân Minh hay gần đây nhất đời nhà Nguyễn, trải  qua 143 năm trị vì có 13 đời vua đã mở rộng bờ cõi gần gấp đôi diện tích?
Ông Lương tiếp tục lập luận “Tiếp đó, trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ chống xâm lược để giành độc lập, tự do trọn vẹn, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo duy nhất đồng cam cộng khổ với toàn dân, cùng “nếm mật nằm gai”, “vào sống ra chết” với nhân dân để giành được độc lập, tự do và cuộc sống yên bình cho nhân dân”.
Xin hỏi rằng nhân dân có thực sự độc lập, tự do; cuộc sống có thực sự bình yên từ khi đảng cộng sản lãnh đạo? Trong quãng thời gian 1954-1975 đảng có công hay có tội, lịch sử sẽ phán xét. Nhưng việc hàng trăm nghìn người bị hành quyết, bị giết hại vì khẩu hiệu “Trí phú điạ hào đào tận gốc trốc tận rễ”, hàng trăm nghìn người bỏ lại tất cả để chạy trốn Đảng, tạo nên một làn sóng tị nạn lớn nhất vào nửa cuối thế kỷ hai mươi của nhân loại, hàng nghìn người bỏ mạng ngoài biển khơi thì thưa ông Lương, ông có biết không?
Một kẻ giỏi cầm quân chưa chắc đã giỏi làm kinh tế. Con người đâu phải là thánh mà nhận cái gì mình cũng tài. Xin ông Lương hãy về tìm đọc lại thân thế lịch sử của ngài Thủ Tướng Churchill người Anh [4], được coi là một trong những nhà lãnh đạo quan trọng nhất trong lịch sử Anhlịch sử thế giới, thế nhưng khi phát triển kinh tế, ông tự nguyện lui gót về viết sách và sau này ông giành được giải thưởng Nobel văn học cao quý, vì biết rằng “ông chỉ giỏi chỉ huy quân đội, đánh trận chứ không phải là một thủ tướng tốt để vực dậy nền kinh tế của nước Anh”.
Nó buồn cười hơn nữa khi ông tướng Lương tuyên bố “Trong thời kỳ đổi mới hiện nay, Đảng vẫn vững vàng chèo lái con thuyền cách mạng, cùng nhân dân vượt qua bao khó khăn để ổn định và phát triển đất nước vững chắc, từng bước bảo đảm tốt hơn, đầy đủ hơn nhu cầu vật chất, tinh thần ngày một cao của nhân dân”.
Hiện trạng hôm nay, đất nước tan nát, rừng đầu nguồn bị xẻ thịt, khai thác bô xít gây ô nhiễm nghiêm trọng, tài nguyên như dầu khí cạn kiệt, cuộc sống dân tình nghèo khổ lầm than, giáo dục xuống cấp, tệ nạn xã hội, trộm cắp giết người cướp của tăng cao, … và ngay chính nội bộ ĐCSVN tham nhũng chưa từng có không còn che đậy nổi, không còn tự “phòng chống” nổi, … bao nhiêu đó vẫn còn chưa đủ đau khổ, lạc hậu, nghèo đói  hay sao thưa ngài thiếu tướng tiến sĩ hiệu trưởng Từ Ngọc Lương?
Có lẽ, ông Lương này đang ở trên mây, lương một vị tướng chắc cũng nhấp nhỉnh một nghìn đô la/tháng, với bao nhiêu bổng lộc từ học vị tiến sĩ và chức vụ hiệu trưởng mà có, nên ông tưởng rằng nhân dân chúng tôi đều có cuộc sống như ông, có phải thế không?
Đối với ý kiến của ông Đào Văn Luật, nguyên Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam phường 12 (quận 3, TP Hồ Chí Minh)
Tất cả ý kiến dài dòng của ông chỉ muốn bảo vệ quan điểm “Đâu phải cứ nhiều đảng là có dân chủ”.
Thưa ông Luật, theo ông hiểu thì dân chủ là gì? Tôi xin phép được nhắc lại .
“Dân chủ là một hình thức tổ chức thiết chế chính trị của xã hội, trong đó thừa nhận nhân dân là nguồn gốc của quyền lực, thông qua một hệ thống bầu cử tự do”[5]. Khi gọi là bầu cử tự do thì ít nhất phải có từ hai đối tượng/đảng phái trở lên cho người dân được lựa chọn. Ông thích đảng cộng sản, ông cứ bầu cho họ, còn tôi, tôi không thích đảng cộng sản thì tôi chọn đảng khác, thậm chí tôi có quyền đứng ra thành lập một đảng phái nào đó ngoài tất cả những đảng đã tồn tại. Đằng này, ngay chính trong cái đảng của ông, bầu cử cũng chỉ là hình thức, vì lúc nào cũng “một mình một ngựa”; bao nhiêu đảng viên kỳ cựu cố đấu tranh để có “tranh cử” trong đảng, bao nhiêu năm qua mà có lay chuyển được đâu. 
Ví dụ như người Nhật vừa qua đã tổ chức thành lập đảng Xanh [6], đảng này chủ yếu hoật động nhằm kiểm soát các hoạt động liên quan tới môi trường, tới sức khoẻ người dân nhất là họ không lùi bước trong việc đấu tranh yêu cầu chính phủ ngừng hoạt động các nhà máy điện hạt nhân trên đất nước họ.
Đã độc đảng thì không thể nào có dân chủ hay nói một cách khác dân chủ thì phải đa đảng.
Câu trả lời trên cũng là phản hồi cho ông thạc sĩ Thạc sĩ Phạm Văn Thiết (TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh).
Đối với ý kiến của cô Đỗ Thị Kiều Phương, giảng viên Học viện Tài chính.
Cái vấn đề cô Phương đưa ra nhấn mạnh ở điểm “Không thể có tự do tuyệt đối”. Nếu chỉ dừng lại ở đó thì đây là một phát biểu đúng. Thế nhưng tôi cảm thấy xem thường và một chút tiếc nuối cho một vị là giảng viên đại học lại có một kiểu suy diễn hồ đồ, thậm chí yếu kém về mặt pháp luật ở mức phổ quát như thế.
Cả một bài phát biểu của cô Phương không hề nhắc tới việc cô ta phản biện cho ai, về vấn đề gì. Có lẽ cô Phuơng này chưa hề đọc bài của ông Đằng, giờ cô được phóng viên báo QĐND nhét chữ vào mồm. Bây giờ hãy tạm xem như cô Phương đang phản biện cho ông Đằng.
Hãy xem cô ta lý luận đây: “Không ai có thể biện minh cho quyền tự do của mình khi dùng quyền ấy để ảnh hưởng tới quyền tự do của người khác. Nói cách khác, đòi hỏi quyền tự do tuyệt đối, nghĩa là sẽ có sự xâm phạm tới quyền tự do của người khác. Nếu ai cũng đòi quyền tự do ngôn luận theo kiểu thích nói gì thì nói, dẫn tới được “tự do” xúc phạm nhân phẩm người khác, “tự do” phao tin đồn nhảm, làm mất ổn định kinh tế, xã hội, thì hậu quả khôn lường.”
Lạ chưa? Con người chỉ thực sự có tính chất “người” khi họ sống trọong xã hội/cộng đồng, nếu không sống trong xã hội, họ hoàn toàn có bản năng như một con vật. Vì thế tất cả mọi người đều phải sống và làm việc theo luật pháp và chịu chịu sự kiểm soát của luật pháp. Ông Đằng và những ai ủng hộ ông chỉ đòi những cái quyền theo luật pháp của VN, của liên hiệp quốc mà Việt Nam là một thành viên, không có ai đòi cái “tự do tuyệt đối” như cô ta đề cập. Việc chúng ta có tự do nhưng phải đảm bảo không ảnh hưởng tới tự do của người khác, nó cũng giống như việc, chúng ta có quyền ăn nhưng chỉ là thức ăn thuộc sở hữu của chúng ta, còn ăn thức ăn của người khác phải được sự cho phép. Việc xâm phạm tới quyền hạn và lợi ích của người khác sẽ bị truy tố, xét xử tùy mức độ phạm tội.
Một người đi làm thầy thiên hạ mà lại lẫn lộn giữa quyền tự do cá nhân với việc “tự do xúc phạm nhân phẩm người khác” và gọi đó là tự do tuyệt đối, nó chỉ có ở hành xử ở loài vật, (cũng đồng nghĩa với những người không sống trong cộng đồng xã hội hoặc là những kẻ bất thường) có lẽ chỉ có luật rừng mới có kiểu tự do trên.
Đối với ý kiến của một người tự xưng là đảng viên trẻ Trần Ngọc Tiến, sinh viên Trường Đại học KHXH và NV TP Hồ Chí Minh.
Nếu thông tin trên là sự thật, cô/cậu sinh viên này chưa đáng tuổi con của ông Đằng và cũng có chừng 2-3 năm là đảng viên mà thôi. So về tuổi đời, tuổi đảng, sinh viên Trần Ngọc Tiến làm sao hiểu đảng cộng sản hơn một đảng viên kỳ cựu, liệt vào hàng “vị quốc công thần” khi chính ông Đằng là những người có công lót những viên gạch đầu tiên cho thể chế chính trị này!
Dân tộc ta có câu, “kính lão đắc thọ” và còn có câu rất hay nữa, nó được dùng làm bằng chứng trong những vụ án thời phong kiến khi hướng điều tra bị bế tắc đó là “người sắp chết thường nói thật”.
Hãy bình tĩnh, tìm hiểu thật kỹ trên tinh thần công tâm, khách quan, hãy uốn lưỡi nhiều lần trước khi nhận xét ông Đằng là phát ngôn của ông “Phát ngôn mang tính kích động” Ngọc Tiến nhé. Đời của cô/cậu còn dài, còn nhiều cơ hội trải nghiệm.
Chỉ cần hiểu một điều đơn giản rằng, nếu đảng thật sự tốt đẹp thì đâu sợ bị cạnh tranh, cứ để cho dân lựa chọn xem sao, vì “đảng là đạo đức là văn minh”, “của dân do dân vì dân” cơ mà! Sao lại cứ phải cuống cà kê lên thế nhỉ? Hay là  quên câu ngạn ngữ răn dạy: “Có gan ăn cắp, có gan chịu đòn”
T.N.
Tài liệu tham khảo
[1] http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/5/5/5/258249/Default.aspx
[2] http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/5/5/5/257875/Default.aspx
[3] http://www.boxitvn.net/bai/18591
[4] http://en.wikipedia.org/wiki/Winston_Churchill
[5] http://vi.wikipedia.org/wiki/Dân_chủ
[6] https://sites.google.com/site/networksavevietnamsnature/5-bai-vo-lien-he/5-1-nang-luong-hat-nhan/b201207_tubieutinhdendangxanh

1979. BIỂU TƯỢNG PHƯƠNG UYÊN

  Tương Lai
Đôi mắt sáng ngời sau cặp kính cận, nét mặt thùy mị nhưng kiêu hãnh nhìn thẳng vào chủ tọa phiên tòa, hình ảnh cô nữ sinh viên mặc áo trắng có phù hiệu nhà trường đứng trước vành móng ngựa xuất hiện trên các trang báo mạng, báo viết trong và ngoài nước có sức lay động mạnh mẽ xúc cảm và lương tri của nhiều người.
Liệu đã đến thời điểm để có thể viết : lay động xúc cảm và lương tri của người Việt Nam, của công luận quốc tế ? Công luận quốc tế thì có thể! Nhưng “lương tri của người Việt Nam” thì không biết phải  diễn đạt sao đây cho “phải đạo”, cho dù chỉ nói về lương tri của người cầm bút!

Thì đấy! Tất cả các báo “lề phải”, tức là “báo chính thống”, “báo nhà nước”, “báo quốc doanh” chỉ đăng vỏn vẹn mấy dòng với chỉ dẫn “theo TTXVN” về tội trạng của “đối tượng tuyên truyền chống nhà nước”! Không một báo nào dám đưa hình ảnh cô gái tuyệt vời ấy, trong khi báo mạng “lề trái” và các tờ báo lớn của quốc tế [báo giấy, báo mạng, báo hình] thì cơ man là tin, là hình ảnh, là bình luận. Họ dư sức, rỗi việc à? Không.Tuyệt đối không! Mà vì họ tỉnh táo chứ không “hôn mê”, “để vuột khỏi tay họ điều được gọi là lương tâm nghề nghiệp” như cách nói của nhà báo Phạm Chí Dũng về các báo chí “nhà nước” tội nghiệp và đáng xấu hổ.
Thực ra, nói “lương tâm nghề nghiệp” của những nhà báo đang phải hành nghề báo chí nhà nước thì cũng tội cho họ quá! Nhất là sẽ oan cho khá nhiều người mà vì miếng cơm manh áo, cần phải nhẫn nhục để sống, phải tuân theo cái gậy chỉ huy từ một siêu “tổng biên tập” của hơn 700 tờ báo trong cả nước! Tuy biết rằng lương tâm không có răng nhưng nó cắn rứt, cũng phải đành ráng chịu, “đã mang lấy nghiệp vào thân…”!
Đặc biệt là các hãng thông tấn lớn có hàng triệu độc giả trên toàn thế giới thì suốt thời gian qua, từ khi tòa án Long An xử sơ thẩm và rồi phúc thẩm vụ án Phương Uyên, Nguyên Kha, đã liên tục đưa tin và bình luận. Từ tối 16.8.2014 sau khi tòa Long An tuyên ba năm tù án treo, trả ngay tự do tại phiên tòa cho Phương Uyên, thì hình ảnh cô nữ sinh viên áo trắng trước vành móng ngựa và rồi Phương Uyên trong vòng tay của mẹ, của gia đình và bè bạn tràn ngập trên các trang báo mạng, báo hình, báo nói.
Cùng với ánh mắt ngời sáng, nét cười rạng rỡ, sức âm vang của giọng nói Phương Uyên trả lời phỏng vấn của phóng viên các đài quôc tế có sức thu hút rất mãnh liệt : chững chạc, khúc chiết, vững vàng bằng sự trong sáng, hồn nhiên và không kém phần mạnh mẽ của tuổi trẻ tin vào chân l‎ý, biết rõ chính nghĩa thuộc về mình, với sự dịu dàng nữ tính của cô sinh viên mới 21 tuổi đời thiết tha với cuộc đời đã dám đương đầu với cả một bộ áy đàn áp có đủ âm mưu, thủ đoạn, phương tiện và bề dày kinh nghiệm của sự tráo trở và vô luân. Để rồi có được chiến thắng hôm nay.
Sức âm vang ấy vừa hiền hòa, vừa dữ dội!
Hiền hòa vì đây là giọng nói giàu âm sắc nữ tính của cô gái trẻ xinh đẹp, dịu dàng. Dữ dội vì sau tia chớp là sấm sét và dông bão. Sấm sét của sự phẫn nộ.  Dông bão của cuộc chiến đấu chống cường quyền, bảo vệ đất nước, giành dân chủ, tự do. Một khi lòng yêu nước chống giặc ngoại xâm gắn làm một với cuộc đấu tranh giành dân chủ và tự do nhằm thực hiện quyền con người, quyền làm người trên một đất nước mà độc lập đã phải đổi bằng núi xương, sông máu của nhiều thế hệ Việt Nam, thì sức mạnh của nó sẽ là triều dâng thác đổ.
Không một thế lực tàn bạo nào có thể ngăn chặn được cho dù có cố mượn y phục người của người xưa để sắm vai diễn trên sân khấu mới của lịch sử. Và sẽ chỉ càng thảm hại hơn khi cố sơn trét cho tấm biển han rỉ “cùng chung ý thức hệ” để khom lưng, quỳ gối trước những thủ đoạn tráo trở, lừa mị và trắng trợn trong chiến lược bành trướng Đại Hán chỉ cốt đổ bê tông cho cái ghế quyền lực đang lung lay.
Thật thê thảm khi để đạt được ý đồ đen tối đó, người ta đã dại dột tự phơi mặt ra trước công luận bằng bản cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Long An : Uyên đã sử dụng hai mảnh vải trắng, lấy máu pha loãng với nước, rồi dùng ngón tay chấm viết, một mảnh có nội dung phỉ báng Đảng Cộng sản Việt Nam, mảnh còn lại nội dung không hay về Trung Quốc”.
Thật nhục nhã, khi biển đảo bị xâm chiếm, ngư dân bị xua đuổi, đánh đâp, bắt bớ đòi tiền chuộc, thì người ta lặng thinh hoặc ấp úng lên tiếng chiếu lệ. Nhưng khi tuồi trẻ bày tỏ lòng yêu nước chống xâm lược thì bắt bớ, đàn áp và bỏ tù. Hèn hạ và trơ tráo đến cỡ ấy, sáu năm tù cho cô gái đã nói câu “ nội dung không hay về Trung Quốc” thì chẳng còn gì để mà rao giảng về tư tưởng, đạo đức! Tòa án Việt Nam bỏ tù công dân của mình vì câu “Tàu Khựa Cút Khỏi Biển Đông” biểu lộ một độc đáo không tiền khoáng hậu của nền tư pháp Việt Nam đương đại. Có lẽ ông Tập Cận Bình phải gắn huân chương cho chánh tòa Long An và cấp trên của y đã mẫn cán thực thi bốn chữ “vận mệnh tương quan” trong 16 chữ * đang là kinh nhật tụng của ai đó.
Nghĩ đến cô sinh viên của thế kỷ XXI này đột nhiên trong tai vang vang câu nói nằm lòng trong bài học lịch sử thời tóc còn để chỏm : “Ta chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cà kình ở Biển Đông, lấy lãi giang san, cởi ách nô lệ chứ đâu chịu khom lưng làm tì thiếp cho người“. Tính từ năm 248 với vuộc khởi nghĩa Bà Triệu, lịch sử trải qua biết bao cơn dâu bể, và lịch sử đang được viết tiếp. Khi Phương Uyên xuất hiện ở cổng trại tạm giam, không ai giấu được niềm xúc động trào dâng của mình. Mọi người ào tới. Và rồi cô gái kiên cường ấy đã nằm trong vòng tay của mẹ, của gia đình, của đồng đội từng sát cánh với mình trong cuộc chiến đấu không cân sức. Chao ôi, chắc là bà Mẹ Đất Nước cũng thở phào nhẹ nhõm trong niềm an ủi : thôi thì đứa con gái trẻ trung, mỏng manh và hồn nhiên cứ hãy thoát khỏi chốn hang hùm nọc rắn đã, làm sao đoan chắc được những điều tồi tệ gì sẽ xảy ra cho con! Cuộc chiến đấu sẽ còn dài, đoạn đường phía trước còn lăm nỗi truân chuyên.Thế nhưng đâu còn là chuyện đánh lên một que diêm và có thể gió sẽ thổi tắt còn hơn là ngồi im trong bóng tối, mà là một ngọn lửa đang bùng lên.
Ánh lửa sẻ chia là một ánh lửa có sức lan tỏa. Ở đây là sức lan tỏa của tình thương và lẽ phải. Thế nhưng, trước khi sẻ chia, thì phải có một ánh lửa tự cháy sáng đã chứ? Ánh lửa Phương Uyên đã tự cháy và vẫy gọi. Sự vẫy gọi của cô nữ sinh viên này thật da diết và mãnh liệt! Điều này thì trong thư đòi trả tự do cho Phương Uyên gửi ngày 30.10.2012 với 144 chữ k‎‎‎ý của nhân sĩ, trí thức trong và ngoài nước đã từng nói đến :

                                Nếu tôi không cháy lên
                                Nếu anh không cháy lên
                                Nếu chúng ta không cháy lên
                                Thì làm sao
                                Bóng tối
                                Có thể trở thành
                                Ánh sáng **

Để đến hôm nay, với Phương Uyên, ánh sáng tự do đã bước đầu đẩy lùi bóng tối tù ngục của chế độ toàn trị đang đè nặng lên đời sống của cả dân tộc, trong đó có tuổi trẻ của cô, của Nguyên Kha và của biết bao sức trẻ khác.
Nói như vậy bởi vì xã hội với thể chế “toàn trị [tiếng Pháp là totalitarisme, tiếng Anh là totalitarian] trong đó con người bị cưỡng bức toàn diện, triệt để nhiều khi tàn nhẫn đến vô nhân đạo, phi nhân văn, biến con người bị trị thành nô lệ của một tập đoàn thống trị ít người và duy ý chí tuy nhân danh cách mạng mà hành động, nhưng hiệu quả khách quan của hành động lại phản tiến hóa. Đây là lời giải thích của Nguyễn Hữu Đang, một công thần của chế độ, Ủy viên Ủy ban Dân tộc Giải phóng Trung ương (Chính phủ Lâm thời khởi nghĩa CMT8), Trưởng ban Tổ chức , người dựng lễ đài Độc Lập để từ đó bản Tuyên Ngôn Độc Lập 2.9, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được tuyên đọc trước quốc dân đồng bào và trước thế giới, lại là nạn nhân khủng khiếp của chế độ.
Ông bị bắt vì đã đấu tranh đòi dân chủ và tự do qua bài xã luận viết trên tờ Nhân Văn số 6 in năm 1958! Người ta đã muốn biến phiên toà xử tự do báo chí thành phiên toà xử gián điệp, nhưng rồi đã thay đổi cáo trạng là một vụ phá hoại bằng những xuất bản phẩm nhằm thực hiện một vụ phá hoại chính trị. Không có cáo trạng, không xét xử, nhưng người ta ra sức tuyên truyền cho mọi người tin rằng có những hoạt động gián điệp trong vụ án này để dư luận tin rằng bị cáo là một tên phản quốc : “Ngay khi chúng tôi đến nhà tù, người ta đã tuyên bố: Các anh phải nhớ rằng một khi vào đây là các anh sẽ không có ngày trở lại, các anh sẽ ở đây cho đến lúc chết. Người ta đã tuyên bố thế – tổng giám thị nhà tù tuyên bố chính thức, công khai trước tất cả các tù nhân chính trị. Đã vào đây là không có ngày trở lại, không bao giờ ra khỏi nơi này. Cho dù án của anh là 5 năm, 10 năm, 15 năm, 20 năm – các anh cũng sẽ ở đây đến lúc chết… Vì sao? Vì các anh, lũ phản động, phản bội tổ quốc, phản bội cách mạng – các anh đáng chết. …Không một mối liên hệ với bên ngoài, không thư từ, không thăm nom, không tiền hay quà hay lương thực gửi tới – không, anh không nhận được chút gì của bạn bè hay gia đình.
…Thế giới của anh, nhân loại đối với anh là 200 người tù – không có những người đồng tổ quốc, đồng công dân; với anh, không có gì hết, chỉ có 200 người đồng ngục cùng một số phận…”***
Phương Uyên được ra khỏi trại giam một ngày sau kỷ niệm 100 năm ngày sinh của người tù  quá cỡ Nguyễn Hữu Đang [15.8. 2013]. Có lẽ cháu chưa thể biết được những gì mà những người sớm nhận thức được sứ mệnh cao cả sau khi giành được độc lập thì phải đấu tranh giành dân chủ và tự do như cụ Nguyễn Hữu Đang, một lão thành cách mạng phải gánh chịu bởi chế độ toàn trị. Nhưng thiết tha yêu nước, căm thù bọn xâm lược, khát khao tự do dân chủ của Phương Uyên là kết tinh nguyện vọng và phẩm chất cao đẹp của tuổi trẻ. Cô gái mảnh mai và hiền dịu ấy đã vượt lên chính mình để đối diện với cường quyền với đủ các thủ đoạn lừa mị, dụ dỗ, đàn áp. Và vì thế, cô đã trở thành biểu tượng của tinh thần yêu nước, khát vọng tự do và sự dấn thân vì đại nghĩa.
Frank Roosevelt đã thật sâu sắc khi chỉ ra rằng “Nỗi sợ hãi lớn nhất của con người chính là sự sợ hãi, đấy là điều nhất thiết phải vượt qua”. Bà Aung San Suu Kyi đã nhắc lại điều đó trong diễn văn nhận giải Freedom of Glasgow : “ không phải quyền lực mà là sự sợ hãi làm cho người ta thối nát. Sợ mất quyền thế làm cho những kẻ đương quyền trở nên đồi bại, và sợ bị những kẻ quyền thế trừng phạt làm cho những người bị trị sai lạc“****
Người phụ nữ đang là biểu tượng của cuộc đấu tranh vì tự do và dân chủ ở Miến Điện, ngọn đuốc hy vọng chung cho các phong trào đấu tranh dân chủ và nhân quyền trên toàn thế giới, đã khẳng định : “nhân quyền căn bản mà tôi xem trọng là thoát khỏi sợ hãi“, và rằng “sợ hãi là kẻ thù đầu tiên mà chúng ta phải vượt qua khi chúng ta đề ra cuộc đấu tranh cho tự do và thường sợ hãi còn lại cho đến chung cuộc“.
Phải chăng cô nữ sinh viên Phương Uyên đã vượt qua được sự sợ hãi để dám đối diện với bạo lực cường quyền, trở thành một biểu tượng của thế hệ trẻ không chịu khuất phục và không dễ bị lừa mị đem lại một nội dung đích thực cho nền độc lập của đât nước đổi bằng máu của cha ông bằng cuộc đấu tranh cho dân chủ và tự do mà nếu không có nội dung ấy, thì độc lập là vô nghĩa.
Quả đúng là “thường sợ hãi còn lại cho đến chung cuộc“, nhưng nhìn vào ánh mắt, nghe giọng nói thanh thản và kiên nghị của cháu, đặt tay trên đôi vai mảnh mai và rắn rỏi khi ngồi cạnh cháu trong buổi cháu đến thăm vào ngày 17.8.2013, ngay sau ngày ra khỏi trại giam, người viết bài này tin rằng rồi cháu sẽ tiếp tục vượt qua được mọi thử thách.
Vì, bên cạnh cháu, đằng sau cháu, là sức mạnh của cả một lực lượng đông đảo sẵn sàng tiếp sức cho cháu như đã từng làm trong những ngày cháu ở trong tù. Đây cũng là cảm nhận của Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Công Giàu, và nhiều người khác đã ký tên đòi trả tự do cho Phương Uyên , những người từng vào tù ra khám ở Sài Gòn, Côn Đảo trước 1975, những người từng giữ trọng trách trong nhiều lĩnh vực của thành phố sau 1975, đã gặp gỡ chuyện trò với cháu trong bữa cơm thân mật vào ngày 18.8. 2013 khi Huỳnh Kim Báu, người đã nằm chắn ngang trước mũi xe trong cuộc biểu tình trước tòa án Long An, bất ngờ đưa Phương Uyên đến cám ơn .
Xin được gợi lại những lời trong kiến nghị đòi tự do cho Phương Uyên đã nhắc ở trên : “vì lòng yêu nước, ghét kẻ thù xâm lược, không chịu “hiền lành, ngoan ngoãn”như bản tính vốn có của cháu, mà dám dấn thân vào chuyện “mạo hiểm”, thì những người làm cha chú như chúng ta cần phải ứng xử như thế nào với cháu?… Chẳng lẽ bao nhiêu xương máu của nhiều thế hệ Việt Nam đổ ra để rồi đất nước sẽ lại phải chứng kiến những sự kiện Quách Thị Trang, Trần Văn Ơn mới, với những hành vi trấn áp bạo tàn mới, theo kiểu phát xít hóa đời sống xã hội?
Thực tế của mười tháng qua từ ngày Phương Uyên bị bắt, “những hành vi trấn áp bạo tàn mới theo kiểu phát xít hóa đời sống xã hội” đã không đe dọa được ai, ngược lại, lòng dân thêm phẫn nộ, diện mạo phản dân chủ, chà đạp nhân quyền đáng xấu hổ đang phơi bày trước thế giới và đang bị lên án. Và ai cũng hiểu được rằng, dưới áp lực nào mà một tòa án chỉ quen tuyên những bản án “bỏ túi”, nơi mà những luật lệ về “an ninh quốc gia” được dùng để tội phạm hoá bất kỳ hành xử nào về những quyền dân sự hay quyền chính trị thì bỗng nhiên phải tuyên một bản án chưa có tiền lệ : án treo 3 năm cho cô sinh viên kiên cường không chịu cúi đầu!
Oái oăm thay cái cảm giác mừng cho Phương Uyên và nhục cho Tòa án chỉ chuyên tuyên những “bản án bỏ túi” mà luật pháp chỉ là trò hề! Cả buổi sáng tại tòa, quan tòa gầm ghè, đe nẹt cốt uy hiếp tinh thần nhằm làm nhụt ý chí cô gái mảnh mai đơn độc theo kiểu “trần trụi giữa bầy sói” để mềm lòng thốt ra một câu nhận tội nào đó để tòa vớ lấy mà gỡ thể diện. Nhưng rồi vở diễn đã phải hạ màn mà cả diễn viên và đạo diễn phải tuân theo một kịch bản mới. Kịch bản mới ấy người đạo diễn cũng không được biết, nói chi đến diễn viên.
Cũng phải thôi. Người ta quên mất rằng, thế giới đã biến đổi quá nhiều đến mức mà những công thức để thành công trước đây, thậm chí chỉ trong tháng trước, tuần trước, ngày hôm trước… có thể sẽ lạc hậu và đưa tới thất bại thảm hại trong hôm nay, trong ngày mai! Sẽ là không thừa với việc nhắc lại đây một ý tưởngđược trình bày trong “Tư duy lại cho tương lai” được xuất bản mười năm trước : “những ai chần chừ tin rằng tương lai sẽ là sự tiếp tục của quá khứ, sẽ sớm thấy mình bị hụt hẫng trước sự thay đổi. Họ sẽ bị buộc phải suy nghĩ lại : sẽ đi đến đâu và bằng cách nào đi đến đó, khi mà có lẽ đã quá muộn để tránh được điều không thể tránh khỏi“.
Xu hướng dân chủ là sự phát triển logic của thế giới loài người. Vấn đề chỉ là thời gian. Sớm hay muộn là tùy thuộc vào sự vận động tự thân của mỗi xã hội, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia với những đặc điểm văn hóa, tập quán, truyền thống trong sự phát triển kinh tế và trình độ tiếp thu, vận dụng khoa học công nghệ mà thời đại đang mang lại. Và rồi, ở đâu mà bạo lực và cường quyền được đẩy tới một cách vô hạn độ thì sự khốn quẫn, sự sa đọa và sự phẫn nộ cũng lớn ngang như thế ở mặt kia. Khi nước đã tràn bờ thì mọi sự gia cố, che chắn ở từng công đoạn, từng mảng vỡ đều vô nghĩa và không thể cứu vãn. Vấn đề là biết chủ động chọn cho được phương án tối ưu, mà có khi cái đỡ xấu nhất trong những cái xấu lại có thể là cái tối ưu đó!
Cô sinh viên mảnh mai và mạnh mẽ vừa đứng trước vành móng ngựa kia có thể lại là đốm lửa cháy sáng vẫy gọi một thế hệ tuổi trẻ đấu tranh đưa ra trước vành móng ngựa những thế lực cản trở bước đi của lịch sử. Điều này chẵng có gì mới mẻ và ghê gớm lắm đâu. Cách nay 200 năm, Ph.Angghen nói về một thể chế “sẽ được quyết định khi một thế hệ mới sẽ lớn lên…Khi những con người như thế xuất hiện, họ sẽ vứt bỏ tất cả những điều mà theo quan niệm hiện nay họ phải làm : họ sẽ tự biết cần phải làm như thế nào”.*****
Khi nói về “Biểu tượng Phương Uyên“, người viết bài này suy ngẫm về điều ấy.
 T.L.
___________________________

*      Sơn thủy tương liên, Lý tưởng tương thông,Văn hóa tương đồng,Vận mệnh tương quan.
**    Về cách hiểu một ý thơ của Nazim Híkmet. Cao Xuân Hạo. “Tiếng Việt. Văn Việt. Người Việt”. NXB Trẻ, 2001, tr.261
***        Cuộc trao đổi giữa Nguyễn Hữu Đang và Heinz Schütte, tác giả công trình “nghiên cứu về phong trào Nhân văn – Giai phẩm
****       It is not power that corrupts but fear. Fear of losing power corrupts those who wield it and fear of the scourge of power corrupts those who are subject to it .
Aung San Suu Kyi . Bảo vệ tự do . Tạp chí Phía trước
*****    C.Mác & Ph.Angghen Toàn Tập , Tập XXI. NXBCTQG . Hà Nội, 1995,  tr.128

1980. THỜI NÀO, CHUẨN NÀO

Đỗ Như Ly
Đọc bài số 1975 “Kiến nghị lỗi thời,nhận thức sai lệch“ của báo Quân đội nhân dân trên bs ngày 21/8/2013, mấy ngón tay tôi muốn gõ trên bàn phím ngay, nên phải vào cuộc . Tại sao thế?
 Trước tiên, đây là bài của các phóng viên  ghi chép lại ý kiến của năm người mà theo tôi đều có thể cho là có quan hệ với mình.

Thứ nhất là vị Thiếu tướng, mà thời nay, nếu không ghi đủ chức vụ là: “Hiệu trưởng trường Đại học Nguyễn Huệ” thì chưa chắc ai đã biết đến, do bây giờ thiếu tướng nhiều quá không như 53 năm trước ở Quân khu Tây bắc chỉ duy nhất có một Thiếu tướng Bằng Giang của chúng tôi mà lúc đó tôi kính trọng vì tôi là một “chiến sĩ không mang quân hàm”. Thứ hai là một “bạn hưu trí, cùng thành phố cư ngụ”. Thứ ba là một Thạc sĩ “đồng hương” với quê cha đất Tổ của tôi xứ Kinh Bắc. Thứ tư là một người “cùng họ Đỗ” và thứ năm là một đảng viên trẻ có những suy nghĩ như tôi cách đây 40,50 năm về trước. Với “quan hệ phúc tạp” giằng chéo, ngổn ngang như vậy, tôi phải cố gắng để “cái tình” ra một góc. Và bây giờ xin có ý kiến với 5 vị (mà chắc Báo Quân Đội Nhân Dân hẳn cho các ý kiến đó là là đại diện cho “mọi tầng lớp,đa số nhân dân trên cảnước “).
Điều thứ nhất tôi thấy tiếc cho các ý kiến của 5 vị, là hình như các vị không theo dõi tình hình chính trị diễn biến như thế nào trong nước, trên thế giới 15, 20 năm qua và đọc được nhiều hơn những gì quý vị đã đọc, đã học, đã dạy mà gần nhất là bài số 1971 : “Suy nghĩ của người ngoài Đảng về đa nguyên đa đảng ở Việt Nam ” của Lê Phú Khải trên  “bs” này.
Tôi cứ nghĩ, nếu đã đọc bài của Lê Phú Khải thôi, chứ chưa cần đọc nhiều hơn như những ý kiến của Luật sư Nguyễn Mạnh Tường hồi 1955-1956 và cuộc đời của Nguyễn Hữu Đang, Kim Ngọc và sau này là Hoàng Minh Chính, Đặng Kim Giang, Trung tướng Trần Độ, Đặng Quốc Bảo, Phan Đình Diệu, Hà sĩ Phu và còn quá nhiều những người khác mà tôi không thể kể ra hết được thì 5 vị chưa chắc đã phát biểu 100% như thế. Xin các vị hãy đọc bài đó, đọc những ý kiến của những người dám phát hiện ra những lỗi của Đảng, Nhà nước ta mà cách đây mấy năm ông Nguyễn Văn An (nguyên Ủy viên Bộ Chính trị ) đã chỉ ra như thế nào chắc các vị cũng đã biết, rồi xem có cần bổ xung, sửa chữa về điểm nào phóng viên ghi chép không.
Điều thứ hai: tôi hoàn toàn nhất trí với một ý kiến của Thiếu tướng – người có cùng hàm với Thiếu tường Bằng Giang kính yêu của tôi, nhưng sự kính yêu thì còn phải xem xét đã, là  ”68 năm về trước cả dân tộc Việt Nam ai cũng khắc ghi chính Đảng CSVN đã lãnh đạo, tập hợp dẫn dắt nhân dân ta vùng lên Tổng khởi nghĩa giành chính quyền lập ra nước VNDCCH”.
Nhưng thưa Thiếu Tướng (TT), tôi dám cá với ông là trong số “nhân dân vùng lên” thì 99% không hề biết Cộng Sản là gì. Họ “vùng lên” vì Đảng CSVN (lúc đó còn khoác áo Đảng Lao Động VN), biết lợi dụng tinh thần yêu nước của nhân dân vào mục tiêu của mình, ĐCSVN đã nắm được khát khao cháy bỏng của nhân dân, đi đầu là tầng lớp trí thức về Độc lập, Tự do của đất nước. Nhân dân quá ngột ngạt, chịu không nổi với sự thống trị của thực dân Pháp và sự quy phục đớn hèn của  vua quan nhà Nguyễn. Họ ‘vùng lên vì yêu nước, vì dân tộc hơn là Cộng sản. Đấy là điều chắc chắn! “Dân tộc khắc ghi chính Đảng CSVN lãnh đạo tập hợp“; nhưng Nhân dân cũng muốn Đảng CSVN phải cảm ơn Nhân dân đã ủng hộ, đi theo mình bằng cả một quá trình lâu dài tiếp theo.
Tôi cũng “OK” với quý vị “cùng hưu trí cùng thành phố cư ngụ” với tôi, đó là:”Kiến nghị đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập đối với thể chế chính trị của nước ta không phải Ông (LHĐ) là người đầu tiên”. Manh nha kiến nghị này có lẽ từ 1960 khi đại hội Đảng CS Liên Xô lần thứ 20 và ở VN Ông Hoàng Minh Chính cùng vài người đề xuất đầu tiên, chứ không phải ông LHĐ nay mới đề xuất. Hoàn toàn tôi đồng ý với ông! Nhưng có điều những tư tưởng đó và nhất là những người dám nói ra đã “được” Đảng CSVN đối xử ra sao chắc hẳn 5 vị đều biết chứ? Thế thì nay ông LHĐ chưa bị khai trừ Đảng, hay “được” mời đi làm việc là điều khá tiến bộ sau 60 năm, làm ông không thỏa mãn chăng?
Tôi cũng hoàn toàn đồng ý với ông: “..không phải là bắt chước, sao chép mô hình nước khác” OK! Đúng quá! Đảng CSVN “là đỉnh cao trí tuệ” lẽ nào lại “bắt chước” như con vẹt, con đười ươi ông nhỉ ? Chỉ có điều là hiện nay ra sao?Ông có thấy  nước mình học mọi thứ ở các nước “giãy chết”, nào từ Luật lệ làm ăn, buôn bán, kinh doanh… cho đến cả những chương trình vui chơi thậm chí cả cách ái ân giữa vợ chồng không? Đấy là rất, rất nhiều “đồng chí” của ông, bằng nhiều cách đua nhau cho con cháu du học ở các nước mà các vị gọi là tư bản? Tại sao thế nhỉ? Sao không cho đi du học ở Cộng hòa Nhân dân Triều Tiên, hay Cộng hòa nhân dân Lào là những nước đỏ chót CS? Đúng quá! ai lại đi ” sao chép mô hình nước khác” mà “Đảng ta” phải tiên phong trong cuộc “mò mẫm” về chủ nghĩa xã hội để xứng đáng là  nước đi đầu trên quả đất này chứ nhỉ ? Ôi ! nhưng mà “mò mẫm” đến khi nào đây, khi cứ đi tìm cái mà không thể có ông ơi ?! Đấy, những điều OK được cùng các vị, chắc chỉ có thế, còn toàn bộ là thắc mắc và không cùng ý nghĩ như các vị. Đấy là điều thứ ba sẽ viết ra dưới đây.
Ông TT lấy dẫn chứng là số người dân tham gia góp ý cho sửa đổi Hiến Pháp 1992 để chứng minh cho “đông đảo nhân dân hiểu rằng sự lãnh đạo duy nhất của Đảng CSVN là lựa chon đúng đắn, là ước vọng của đại bộ phận nhân dân”, ‘các ý kiến tán thành về điều 4 của Dự thảo về vai trò lãnh đạo của ĐCSVN là bằng chứng sinh động khẳng định nhân dân VN không cần đa nguyên đa đảng”. Thưa TT, tôi đã viết bài Tôi tham gia Góp ý sủa đổi HP, trong đó nói rõ: tờ Góp ý họ in sẵn là “đồng ý“, tôi đã phải ghi đậm chữ KHÔNG trước 2 từ đó và nếu TT gần dân hơn, ông sẽ nghe thấy người ta bảo nhau “thôi, ký cho xong đi, đỡ bị rầy rà sau này”, thì liệu con số hai mươi mấy triệu đồng ý có đáng tin cậy không  thưa TT? Khi tin vào một điều không chắc chắn do trinh sát báo cáo, liệu TT có dám quyết mở trận đánh không nhỉ, thưa TT? Tại sao Đảng không cho Kiến nghi 72 công khai và tranh luận nữa hả TT?
Nào là “Đảng đang hoàn thiện nền dân chủ Xã hội chủ nghĩa“,  tôi không hiểu thời hạn “hoàn thiện” bao lâu, dân tôi sống gần hết thế hệ rồi! Và giải thích cho dân chúng tôi “nền dân chủ XHCN” là thế nào? Lẽ nào đó là dân kêu oan, khiếu nại, tố cáo, kiện rầm trời đã diễn ra, lẽ nào “xử công khai” như các vụ xử những người có ý kiến khác đảng, nhà nước đã diễn ra; lẽ nào bịt miệng bị cáo ở giữa tòa; lẽ nào như nghị định 97 và 72/2013 của Chính phủ; lẽ nào hiện tượng bắt người hiện nay tùy ý của ngành Công an, lẽ nào, lẽ nào… là nền dân chủ XHCN chăng thưa “ông bạn cùng hưu và cư ngụ cùng thành phố” ?????.
Còn anh bạn “đồng hương Kinh Bắc” hãy giải thích cho dân vỉa hè chúng tôi “Tuy nhiênthực tế cho thấy chỉ có các đảng lớn, có thế lực mới có khả năng chiến thắng”. Vậy Đảng CSVN hiện nay “có lớn”, “có thế lực” không? Chắc chắn  là có rồi, có thì tại sao ĐCSVN không cho các đảng khác thành lập công khai và hoạt động? Có ,theo lập luận trên thì chắc chắn là “chiến thắng”, thế thì vì sao cứ phải ngăn, cấm việc thành lập các đảng không Cộng sản? Trong khi lập đảng là để thể hiện ý nguyện của dân, là cơ hội để những  người không yêu, không thích Cộng sản có tiếng nói của họ, là phép thử lòng dân với ĐCS hiện nay. Điều đó chẳng nói lên là ĐCSVN chỉ muốn”một mình một chợ”, sợ bị cạnh tranh sòng phẳng  không, thưa quý vị ?
Lại còn “ở một số nước, các đảng tranh giành quyền lực, dẫn đến tình hình đất nước rối ren, mất ổn định, không thể tập trung phát triển kinh tế, đời sống người dân khổ cực”. Đây là sự sợ hãi vào hàng đầu của ĐCSVN, của những người như “ông bạn hưu, cùng t/p cư ngụ” Ông không thấy các nước Đông Âu (ngoại trừ Rumani) họ chuyển thể chế chính trị ra sao à? Ngay ở cái nước “tổ của Phát xít” họ có cần cho sĩ quan của Đông Đức đi “học tập cải tạo” không? Ông có biết bà Thủ tướng nước Đức hiện nay thời thanh niên sống ở đâu, có tham gia đoàn thể nào không? Tất cả các nước đó hiện nay kinh tế có phát triển không, lòng dân có yên bình không? Ông bạn”cùng hưu..” tìm hiểu thêm nhé!
Các vị lại sợ như tình hình áo đỏ áo vàng ở Thái Lan chứ gì? Nhưng nay đất nước họ ra sao? Dân họ đi biểu tình để thể hiện nguyện vọng có được đáp ứng không, thưa ông? Nhất là đến nay đất nước Thái thì thế nào nhỉ? Việc diễn ra êm đẹp như các nước Đông Âu ngay cả Nga hay rối rắm như ở bắc Phi là do “người cầm trịch”. Đảng CSVN hiện nay, có toàn quyền trong tay mà không điều khiển được sự biến chuyển một cách êm dẹp thì thử hỏi bản lĩnh, mưu lược, dũng cảm, tuệ ở chỗ nào hả quý vị??? 
Đến đây lại phải thưa với ông TT là tình hình ĐCSVN hiện nay khác rất, rất nhiều với Đảng Lao Động hồi 1945 rồi, lẽ nào TT cũng không nhận ra? Đơn giản là nếu không khác thì tại sao phải có Nghị quyết Trung Ương 4 nhỉ, thưa TT? Và rồi, hãy nhìn lên phía tây bắc VN xem My-an-ma họ xử lý ra sao, lẽ nào đây không phải là tấm gương lớn cho ĐCSVN? Lẽ nào ĐCSVN chỉ học “các nước cùng hệ tư tưởng” để chứng minh là tuyệt đối trung thành, “vững vàng tư tưởng, lập trường kiên định” hả các vị ?? Mà kiên định cái gì? Nếu là cái XHCN, hãy xem cái thuyết “mèo trắng, mèo đen” ở nước “bạn 16 chữ vàng” thì sẽ rõ, kẻo không lại bảo chúng tôi “thoái hóa”!
Còn cô “cùng họ”, khổ lắm nói mãi, cô nhai mãi như nhai bã trầu: “không thể có tự do tuyệt đối”. Điều này xưa như trái đất với phó thường dân chúng tôi rồi. Mặt khác ông LHĐ có đòi “tự do tuyệt đối” đâu mà cô “cùng họ” lại vu oan cho ông già chắc đáng tuổi cha chú cô. Buồn cho họ Đỗ có người vu oan cho người khác như vậy!
Cuối cùng anh bạn “đảng viên sinh viên”, tôi sẽ cố gắng sống, chờ đến ngày anh khẳng định là “mình vào Đảng là lựa chọn đúng đắn”, có điều bạn nên tìm hiểu câu nói của một người CS gạo cội ở Nga hay Đông Âu: “Khi  20 tuổi không là đảng viên ĐCS thì không có trái tim, nhưng 40 còn là đảng viên ĐCS thì không có cái đầu” khi tầm soát lại cuộc đời đi theo đảng CS của mình. Đấy là trong hoàn cảnh của ông ta, còn nay thế kỷ thông tin không làm bạn hiểu biết nhiều hơn những gì học trong nhà trường ư? Quá dài rồi! Và Điều cuối cùng:
Vậy thì sự “lỗi thời, sai lệch” là thời nào, là căn cứ vào chuẩn nào đây, thưa quý vị, thưa các người đặt đề bài ???
Quý vị đừng công thần nữa,”ăn mày dĩ vãng” là quá nghèo nàn về mọi mặt. Hãy tìm hiểu, “mở mắt” như ông LHĐ ước muốn, đừng như con bò, con vẹt mãi chán lắm rồi, quá mệt mỏi rồi ! Tất cả vì “con người” (như LHĐ viết -tức là vì nhân dân, dân tộc), nếu chỉ “còn Đảng, còn mình” thì đấy mới là tự sát.!!
Đỗ Như Ly
Quận 10-t/p Hồ Chí Minh 8-2013

1981. LS Trần Vũ Hải gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội bản Dự thảo Ý kiến về Thành lập và Tham gia đảng phái

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–*****—–

ĐỀ NGHỊ  CHO Ý KIẾN VỀ VẤN ĐỀ

THÀNH LẬP VÀ THAM GIA MỘT ĐẢNG NGOÀI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM DƯỚI GÓC ĐỘ PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Kính gửi:  Ủy ban thường vụ Quốc hội (Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng)
Tôi là Trần Vũ Hải, hành nghề luật sư tại 81 phố Chùa Láng, quận Đống Đa, Hà Nội và 66 Huỳnh Khương Ninh, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh, xin gửi lời chào trân trọng đến Quý Vị và xin được trình bày như sau:
Gần đây, một số người kêu gọi thành lập một đảng mới lấy tên là Đảng Dân chủ Xã hội và cho rằng pháp luật Việt Nam không cấm công dân thành lập đảng. Một số người cho rằng không đủ căn cứ pháp lý để thành lập một đảng khác ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhiều công dân Việt Nam quan tâm đến vấn đề này đã hỏi chúng tôi về phương diện pháp lý.
Chúng tôi đã nghiên cứu các văn bản pháp luật hiện hành và đã dự thảo Bản ý kiến gửi Quý Vị để tham khảo và cho ý kiến về vấn đề này.
Theo chúng tôi, vấn đề thành lập và tham gia một đảng ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam đang được dư luận trong nước và quốc tế quan tâm, đã có nhiều người đề xuất, các cơ quan chức năng và các nhà luật học hàng đầu của Việt Nam cần có những quan điểm rõ ràng căn cứ vào pháp luật Việt Nam để khẳng định luật pháp Việt Nam có cấm công dân Việt Nam tham gia và thành lập đảng khác ĐCSVN, nếu không cấm việc thành lập sẽ diễn ra như thế nào để phù hợp pháp luật Việt Nam.
Chúng tôi tin tưởng rằng, Quý Vị sẽ có ý kiến chính thức về vấn đề quan trọng này và những ý kiến này cần được công bố trên các phương tiện truyền thông.
Trân trọng.
  
Công dân Trần Vũ Hải
 ——————–

BẢN Ý KIẾN

VỀ THÀNH LẬP VÀ THAM GIA ĐẢNG PHÁI DƯỚI GÓC ĐỘ PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH

(Dự thảo)
 Hà Nội, ngày 22/8/2013
Từ sau 1975 đến 1988, tại Việt Nam có 03 chính đảng hoạt động hợp pháp là Đảng Cộng sản Việt Nam (trước đó là Đảng Lao động Việt Nam và tên gọi tại miền Nam là Đảng Nhân dân Cách mạng), Đảng Dân chủ Việt Nam và Đảng Xã Hội Việt Nam hoạt động. Đến năm 1988, Đảng Dân chủ và Đảng Xã hội tự giải tán. Từ đó đến nay, ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), chưa có đảng nào được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Gần đây, một số người kêu gọi thành lập một đảng mới lấy tên là Đảng Dân chủ Xã hội và cho rằng pháp luật Việt Nam không cấm công dân thành lập đảng. Một số người cho rằng không đủ căn cứ pháp lý để thành lập một đảng khác ngoài ĐCSVN.
Nhiều công dân Việt Nam quan tâm đến vấn đề này đã hỏi chúng tôi về phương diện pháp lý. Chúng tôi đã nghiên cứu các văn bản pháp luật hiện hành, trong đó có những văn bản sau:
1.     Hiến pháp Việt Nam  năm 1992 (được sửa đổi 2001);
2.     Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005;
3.     Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999 và các luật sửa đổi, bổ sung bộ luật này;
4.     Công ước về các quyền dân sự và chính trị 1966 (Việt Nam gia nhập năm 1984);
5.     Luật về quyền lập hội 1957;
6.     Một số luật khác như: Luật Mặt trận Tổ quốc; Luật Công đoàn 2012; Luật Thanh niên; Pháp lệnh về Cựu chiến binh….;
7.     Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 45/2010/NĐ-CP; các thông tư hướng dẫn các Nghị định này.
Trên cơ sở nghiên cứu những văn bản này, chúng tôi có những ý kiến như sau:
1.     Không có điều khoản nào trong Hiến pháp và các luật của Việt Nam cấm công dân Việt Nam thành lập và tham gia một chính đảng khác ngoài ĐCSVN.
2.   Tuy nhiên, Điều 79 Bộ luật Hình sự có quy định trừng phạt người nào hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Như vậy, việc thành lập hoặc tham gia vào một đảng không nhằm lật đổ chính quyền nhân dân sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều luật này. Nói cách khác, hoạt động thành lập và tham gia vào một đảng không nhằm lật đổ chính quyền sẽ không được coi là bất hợp pháp.
3.   Về nguyên tắc đảng là một loại hội chính trị. Thành lập và tham gia một chính đảng là thực hiện quyền về lập hội, hội họp. Điều 69 Hiến pháp ghi nhận: Công dân có quyền ….hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, Điều 22 Công ước về các Quyền Dân sự và Chính trị năm 1966 quy định: Mọi người có quyền tự do lập hội với những người khác, kể cả quyền lập và gia nhập các công đoàn để bảo vệ lợi ích của mình.  
4.   Pháp luật nhiều nước phân biệt giữa đảng phái chính trị và hội. Bộ luật Dân sự Việt Nam (Điều 100) quy định có các loại pháp nhân như: (i) tổ chức chính trị; tổ chức chính trị – xã hội; (ii) tổ chức chính trị  xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; (iii) tổ chức khác. Không có quy định rõ trong Bộ luật Dân sự hội thuộc loại pháp nhân nào trong 03 loại pháp nhân trên.      
5.    Chúng tôi cho rằng một đảng phái hoặc  một liên minh chính trị là tổ chức chính trị theo cách hiểu của Bộ luật Dân sự. Tuy nhiên, không có điều khoản nào của Hiến pháp, các Luật, Điều lệ ĐCSVN khẳng định ĐCSVN là một tổ chức chính trị. Điều 9 Hiến pháp quy định Mặt trận Tổ quốc là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu… Luật Mặt trận Tổ quốc cũng có quy định tương tự, nhưng không khẳng định Mặt trận tổ quốc là tổ chức chính trị (theo cách hiểu của Bộ luật Dân sự). Các tổ chức chính trị – xã hội ở Việt Nam gồm: Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và các công đoàn (theo Luật Công đoàn), Đoàn Thanh niên cộng sản Việt Nam (theo Luật Thanh niên), Hội Cựu chiến binh Việt Nam (theo Pháp lệnh Cựu chiến binh),Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (theo Điều lệ của hội này), Hội Nông dân Việt Nam (theo Điều lệ của hội này).
6.     Có vẻ như tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội không được coi là hội theo pháp luật hiện hành của Việt Nam. Luật về Quyền  lập hội 1957 hiện đang còn hiệu lực (mặc dù một số điều khoản trong Luật này thực tế đã  không còn hiệu lực do không phù hợp với một số luật khác ban hành sau đó hoặc không phù hợp với thực tế hiện nay, nhưng Nghị định 45/2010/NĐ-CP vẫn căn cứ vào Luật này, tức Chính phủ vẫn coi Luật này còn hiệu lực). Điều 9 Luật về quyền lập hội quy định: Các đoàn thể dân chủ và các đoàn thể nhân dân đã tham gia Mặt trận dân tộc thống nhất trong thời kỳ kháng chiến, được Quốc hội và Chính phủ công nhận, không thuộc phạm vi quy định của luật này. Nghị định 45/2010/NĐ-CP (được sửa đổi bổ sung bằng Nghị định 33/2012/NĐ-CP) quy định không áp dụng đối với các tổ chức chính trị – xã hội (nêu ở mục 5 trên), các tổ chức giáo hội. Không thấy Nghị định này quy định rõ loại trừ ĐCSVN và tổ chức chính trị ra khỏi đối tượng áp dụng. Nhưng Điều 2 định nghĩa hội như sau: Hội được quy định trong Nghị định này được hiểu là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên, của cộng đồng; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, được tổ chức và hoạt động theo Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Hiểu theo quy định này, đảng phái (tổ chức chính trị) không được coi là Hội. Như vậy, có thể cho rằng Luật về quyền lập hội, Nghị định 45/2010/NĐ-CP (được sửa đổi bổ sung bằng Nghị định 33/2012/NĐ-CP) không áp dụng cho các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội.
7.     Trong khi Công đoàn, Mặt trận có luật riêng, chưa thấy có luật nào về đảng, kể cả luật về ĐCSVN. Tuy nhiên, như phân tích ở trên, đảng là một tổ chức chính trị, một loại pháp nhân được quy định trong Bộ luật Dân sự. Do đó, những quy định về pháp nhân, tổ chức chính trị trong Bộ luật Dân sự sẽ được áp dụng nếu xem xét về thành lập, tham gia một đảng chính trị.
8. Pháp nhân theo Điều 84 Bộ luật Dân sự được quy định như sau:
Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Được thành lập hợp pháp;
2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
3. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;
4. Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Thế nào là thành lập hợp pháp không được định nghĩa rõ trong Bộ luật Dân sự, tuy nhiên Điều 85 Bộ luật Dân sự quy định như sau: Pháp nhân được thành lập theo sáng kiến của cá nhân, tổ chức hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Như vậy có 02 loại pháp nhân được thành lập: (i) theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; (ii) không có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhưng theo sáng kiến của cá nhân, tổ chức.
9.     Tổ chức chính trị theo Bộ luật Dân sự thuộc đối tượng nào trong 02 loại pháp nhân được thành lập nêu trên? (Đảng có phải xin phép thành lập từ Nhà nước hay không?)
Điều 88 khoản 1 Bộ luật Dân sự quy định : Trong trường hợp pháp luật quy định pháp nhân phải có điều lệ thì điều lệ của pháp nhân phải được các sáng lập viên hoặc đại hội thành viên thông qua; điều lệ của pháp nhân phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận trong trường hợp pháp luật có quy định.
Như phân tích ở trên, không có luật nào quy định về thành lập, tham gia tổ chức chính trị ngoài Bộ luật Dân sự. Do đó, đảng (tổ chức chính trị) có cần điều lệ hay không và điều lệ này phải được một cơ quan Nhà nước công nhận hay không sẽ căn cứ chính những điều khoản trong Bộ luật Dân sự.
Trong khi loại pháp nhân (ii) nêu trong mục 4 trên được quy định tại Điều 104 Bộ luật Dân sự (pháp nhân là tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp), theo đó pháp nhân loại này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập, công nhận điều lệ, thì điều 102 Bộ luật Dân sự quy định về loại pháp nhân là tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội chỉ quy định phải có điều lệ, nhưng không quy định cơ quan nhà nước công nhận điều lệ và  cho phép thành lập đối với loại pháp nhân này. Như vậy, tổ chức chính trị (và tổ chức chính trị – xã hội) phải có điều lệ nhưng không cần cơ quan nhà nước nào công nhận điều lệ, cho phép thành lập. Thực tế, ĐCSVN đã hoạt động như vậy, điều lệ của Đảng này sửa đổi nhiều lần nhưng không cần cơ quan nhà nước nào công nhận việc sửa đổi vì không có điều khoản của văn bản pháp luật nào (kể cả Bộ luật Dân sự) quy định phải có thủ tục công nhận từ Nhà nước. Nói cách khác pháp luật Việt Nam (cụ thể là Bộ luật Dân sự) quy định: đảng phái (tổ chức chính trị) là loại pháp nhân được thành lập theo sáng kiến của tổ chức cá nhân (không thuộc loại thành lập theo quyết định của cơ quan Nhà nước), không phải xin phép thành lập, điều lệ không cần Nhà nước công nhận nhưng phải được các sáng lập viên hoặc đại hội thành viên thông qua.
10.  Tóm lại, theo chúng tôi đảng phái (tổ chức chính trị) được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, và cần lưu ý những điểm chính sau:
a.     Có sáng kiến của những cá nhân (công dân Việt Nam) đề nghị thành lập đảng.
b.     Mục tiêu của đảng dự kiến thành lập không được nhằm lật đổ chính quyền nhân dân
c.     Các sáng lập viên (những người sáng kiến) thông qua điều lệ đảng hoặc đại hội thành lập thông qua điều lệ đảng. Đảng phải có cơ quan điều hành (Ban chấp hành), người đại diện (người đứng đầu) và trụ sở (các điều 88,89, 90, 91 Bộ luật Dân sự).
d.     Việc thành lập đảng và điều lệ đảng không cần sự cho phép, công nhận từ Nhà nước.
11.   Tuy nhiên những ý kiến trên là những ý kiến cá nhân của chúng tôi, dựa trên nghiên cứu pháp luật Việt Nam hiện hành. Theo Điều 91 Hiến pháp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có nhiệm vụ giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh. Do đó, chúng tôi đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghiên cứu bản ý kiến này của chúng tôi. Trong trường hợp Ủy ban Thường vụ Quốc hội không đồng ý với bản ý kiến này và có cách giải thích khác về Hiến pháp, Bộ luật Dân sự và những luật liên quan khác về vấn đề này, chúng tôi đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội công bố sớm ý kiến của mình.
Văn bản này cũng được gửi đến một số cơ quan liên quan và một số giáo sư, nhà khoa học luật hàng đầu Việt Nam (có danh sách kèm theo dưới đây) để  tham khảo, xin ý kiến.
Chúng tôi hi vọng rằng sẽ nhận được ý kiến của các cơ quan hữu quan, các nhà luật học. Sau 30 ngày kể từ ngày công bố bản ý kiến (dự thảo) này,  những ý kiến (nếu có) của các cơ quan hữu quan và các nhà luật học sẽ được chúng tôi công bố và tham khảo để đưa ra văn bản ý kiến cuối cùng của chúng tôi về vấn đề này.
Trân trọng.                               
                                                                      Ký tên


                                                                  Trần Vũ Hải
                          (Hành nghề luật sư tại 81 chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội)
Dự thảo Bản ý kiến này được gửi đến:
1. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
2. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng)
3. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chung Lưu
4. Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao (Ông Trương Hòa Bình)
5. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao (Ông Nguyễn Hòa Bình)
6. Bộ Công an (Ông Trần Đại Quang)
7. Bộ Tư pháp (Ông Hà Hùng Cường)
8. Bộ Nội vụ (Ông Nguyễn Thái Bình)
9. Ủy ban Pháp luật của Quốc hội (Ông Phan Trung Lý)
10. Ủy ban Tư pháp của Quốc hội (Ông Nguyễn Văn Hiện)
11. Ông Nguyễn Như Phát – Viện trưởng ViệnNhà nước và Pháp luật, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
12. Ông Nguyễn Đăng Dung – Giáo sư Luật Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội
13. Ông Đào Trí Úc – Giáo sư Luật, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội.
14. Bà Mai Hồng Quỳ – Giáo sư Luật – Hiệu trưởng trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
15. Ông Lê Hồng Hạnh – Giáo sư Luật, Hội luật gia Việt Nam
—————
* Mời xem thêm: – Đảng Xã hội Việt Nam;  - Đảng Dân chủ Việt Nam.

Vấn đề giai cấp và chủ nghĩa xã hội

congnhan panoTrừ những người mang tính chất cơ hội, thời cơ hay chỉ vì quyền lợi riêng tư, những người gọi là cộng sản có lý tưởng và mục đích thật sự từ xưa đến nay không ngoài việc kiên định và đeo đuổi luôn luôn ý nghĩa về giai cấp và về chủ nghĩa xã hội. Nên đó đã trở thành vấn đề mấu chốt mà ngày nay cần phải thảo luận nghiêm túc, đầy đủ, sâu sắc, để nhằm làm sáng tỏ hết mọi mặt khách quan và thực tế của nó, hầu đi đến những kết thúc giải quyết tốt đẹp, về mặt nhận thức, lý luận, cũng như về mặt thực tiễn đời sống và xã hội nói chung trong hiện thực.
Hai ý niệm này thật ra đã được Mác đưa ra từ cuối thế kỷ 19 ở phương Tây mà ngày nay mọi người đều biết. Giai cấp chủ yếu ở đây là giai cấp công nhân, chủ nghĩa xã hội ở đây là thời kỳ đầu để bước lên cộng sản chủ nghĩa như là giai đoạn tột cùng trên toàn thế giới. Nguyên nhân và kết thúc đó theo Mác chỉ do bản chất đấu tranh giai cấp trong lịch sử của xã hội và cuối cùng bằng sự kết thúc của đấu tranh giai cấp trong xã hội không còn giai cấp.
Mác tin vào tính tất yếu phải diễn ra của lịch sử xã hội loài người như một điều tiên định (determinism) bởi vì ông dựa trên niềm tin đối với biện chứng luận (dialectics) của Hegel coi như một chân lý khách quan tuyệt đối, và ông cho đó là cơ sở khoa học đúng đắn, xác thực trong nội dung đấu tranh giai cấp của lịch sử xã hội. Chỉ có điều quan điểm biện chứng luận của Hegel có nền tảng duy tâm, trong khi Mác chuyển nó sang nền tảng thuần túy duy vật, đó chính là lỗ hổng đầu tiên trong hệ thống lý luận của Mác.
Thật ra chúng ta có thể thấy được trong đời sống xã hội con người không thể không có hai giai cấp nông dân và công nhân. Đó là nền tảng khai thác tài nguyên nông nghiệp và tài nguyên công nghiệp để đáp ứng nhu cầu cho toàn xã hội. Tất nhiên ngay cả hai giai cấp đó cũng không thể loại đi một, hay cũng không thể không có các giai cấp khác mà tự hai giai cấp này lại có thể tồn tại hay hoạt động hữu hiệu và kết quả được. Cơ chế xã hội nói chung lại là cơ chế phân công lao động toàn diện. Sự phân công này phụ thuộc vào vô số các nhân tố rất đặc thù, sinh động, kể cả ngẫu nhiên, không thể chỉ theo kiểu lô-gích hoàn toàn chủ quan, chủ động hoặc hoàn toàn máy móc được.
Nói cách khác, mọi sự vật trên thế gian không có sự vật nào lại không có cấu trúc. Từ hạt nhân nguyên tử đến thiên hà vũ trụ, hay ngay cả trong óc não, và tư duy, ngôn ngữ của con người cũng vậy. Như vậy quan niệm một xã hội không còn giai cấp, tất cả đều hòa chung vào một thật sự là hoàn toàn ảo tưởng, phi lý, sai thực tế thậm chí hoàn toàn tệ hại. Cái ảo giác về đấu tranh giai cấp của Mác, ngoài sự mê tín vào biện chứng luận của Hegel, thì thật sự kết quả cuối cùng của nó là như vậy.
Nói cụ thể ra, giai cấp công nhân sở dĩ tồn tại là vì có nhà máy, có phát triển công kỹ nghệ, có đầu tư của giới kinh doanh trong guồng máy kinh tế, và kể cả cuối cùng có thị trường tiêu thụ hàng hóa sản phẩm làm ra. Mác cho rằng tất cả điều đó là phi lý, cho nên ông quan niệm phải dẹp thị trường, dẹp hàng hóa, dẹp tiền tệ, dẹp tư hữu, để cuối cùng công nhân chỉ hợp tác với nhau hoàn toàn bình đẳng, tự nguyện, sản phẩm làm ra theo kế hoạch, và được phân phối cùng nhau theo kế hoạch. Xã hội chủ nghĩa là giai đoạn đầu khi sản phẩm chưa có nhiều, phải làm theo năng lực, hưởng theo lao động. Sản phẩm giai đoạn sau đã quá dư thừa, phong phú, nên sẽ làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu. Đó là giai đoạn cộng sản cao nhất và cuối cùng.
Rõ ràng ngày nay nhìn lại điều ấy mọi người đều thấy phi lý, ảo tưởng. Bởi vì Mác vô tình quên đi quán tính tâm lý tự nhiên hay mang tính chai lỳ của con người, quyên đi tính ích kỷ như là bản năng bẩm sinh, quyên đi chất trí tuệ của khoa học kỹ thuật, quyên đi nguyên tắc phân công xã hội luôn đổi mới và luôn phức tạp, quên đi yếu tố tài nguyên thiên nhiên trong kinh tế, đánh giá sai lầm các quy luật và sản phẩm hay định chế lịch sử xã hội đã có mà trong tiến hóa nhiều ngàn năm thế giới loài người mới có được.
Đấy ý nghĩa giai cấp và ý nghĩa chủ nghĩa xã hội mà có thể rất nhiều người cộng sản thành tâm kiên định thực chất nó là như thế. Người ta chỉ nhìn vào hiện tượng bên ngoài mà không nhìn vào bản chất chiều sâu của nhiều vấn đề con người và xã hội. Chẳng hạn tiền tệ, hàng hóa, thị trường đều là những tiện ích hết sức cơ bản, hiệu lực và tối cần thiết mà chính lịch sử loài người từng phát kiến ra được. Nó giải phóng cho con người và cho xã hội về rất nhiều mặt. Ngay cả tư hữu cũng chỉ là một định chế tiện ích khách quan, như một quy tắc tự nhiên của mọi loài sinh vật không thể nào phủ nhận. Vậy mà Mác đòi dẹp bỏ đi toàn thể những cái đó, thật sự là nông cạn, nông nổi cũng như phi lý. Lấy cái đấu tranh phi thực để thay thế cho các sự kiện xảy ra thực tế, đó chính là một lầm lỗi hết sức lớn lao và đáng trách của Mác.
Đúng ra Mác không phải là một nhà kinh tế học đúng nghĩa, không phải là một nhà xã hội học sâu sắc, cũng không phải là một nhà khoa học toàn diện. Ông ta chỉ là một nhà ý thức hệ theo kiểu viễn mơ, tùy tiện và ngẫu hứng, nên ông không rõ về các quy định khách quan của kinh tế, như quy luật thị trường, quy luật sản xuất, quy luật tái phân phối lợi nhuận, quy luật phân công khách quan của xã hội v.v… và v.v… Nên cái được ông tự nhận là khoa học chỉ là niềm tin vô điều kiện vào biện chứng luận của Hegel, hay vận dụng các thành quả khoa học đương thời nhưng hoàn toàn phiến diện, chưa bao quát, chưa sâu xa hoặc đầy đủ. Nhưng chính cái ông tự nhận là khoa học về học thuyết của mình lại đã hấp dẫn ghê gớm mọi người, tạo nên niềm tin đó như một chân lý khách quan tất yếu, một đỉnh cao của trí tuệ toàn thể loài người.
Nhưng sự sùng bái quá đáng về Mác, sự khuôn đúc mọi điều Mác nói, như thế trong thực tế đã đi ngược lại nơi mọi kết quả của cuộc sống. Chứng tỏ rõ ràng Lênin đã bao lần cứu vãn bằng biện pháp tân kinh tế, nhưng cuối cùng Liên Xô cũng phải tan rã và sụp đổ. Ngày nay thực tế trên thế giới chỉ còn lại duy bốn quốc gia cộng sản, còn duy trì quan niệm và tư tưởng của Mác, nhưng chỉ trên ngôn ngữ hay trong tư tưởng, còn thực sự đều đã chuyển về kinh tế thị trường khách quan và hội nhập toàn cầu theo điều kiện thực tế nhất định.
Như vậy thực tế học thuyết Mác đã huyễn hoặc về giai cấp lẫn huyễn hoặc về cả khái niệm chủ nghĩa xã hội. Giai cấp chỉ là sự phạm trù hóa theo nhận thức, sự đồng nhất hóa tự nhiên về một tập hợp người đang đảm nhận một mặt sản xuất kinh tế nhất định trong xã hội nào mà không phải cái gì thần bí hay tiên quyết cả. Giai cấp hình thành nên do từ hoàn cảnh mỗi lúc của mọi cá nhân, chẳng có gì cứng nhắc, máy móc hay hoàn toàn bó buộc cả. Ý nghĩa khái niệm xã hội cũng vậy, chỉ là phúc lợi chung mọi mặt cho toàn thể mọi người, không ai được đi ngược lại, nhưng không phải những công thức tổ chức hình thức hay máy móc giả tạo nào đó về xã hội mới được cho là chủ nghĩa xã hội. Đó chỉ là cái vỏ mà không phải cái ruột. Chỉ theo vỏ mà bỏ ruột đó chính là điều hết sức nghịch lý và vô cùng phi lý mà chính học thuyết Mác ngay từ đầu đã từng mang lại.
Nên nói tóm lại, ý nghĩa của xã hội không ngoài ý nghĩa của tổ chức nhà nước và ý nghĩa sinh hoạt thực tế đời sống của tất cả mọi người. Chủ nghĩa xã hội vốn đã có ngay từ quá khứ lịch sử, được củng cố ngay trong hiện tại và nâng cao lên hơn trong tương lai mà không phải chỉ có tương lai mới có. Đây chính là điều mà nhiều nước Bắc Âu hay nhiều nước tiên tiến ngày nay đã và đang dần dần tiếp tục thực hiện. Có nghĩa chủ nghĩa xã hội là phải nhằm hướng đến cá nhân hạnh phúc, cộng đồng hạnh phúc, xã hội hạnh phúc một cách tự nhiên, khách quan tùy theo điều kiện cho phép trong thực tế mà không là gì khác. Đó mới chính là cái ruột, cái giá trị thật, xác đáng, mà không phải cái vỏ, cái khẩu hiệu giả tạo hay kêu vang bên ngoài nào cả. Kết cục như thế nó chỉ mãi mãi là bảo thủ, giả dối, làm cho con người và xã hội đều trở thành vong thân, tức đánh mất bản thân toàn diện do phải sống mãi trong nỗi sợ hãi, bởi vì nền chuyên chính toàn trị, khiến cho không an toàn, không hạnh phúc, mà chính Mác ngay từ lúc đầu đã từng quan tâm và phát biểu một cách quả rất chí tình.
Như thế ý nghĩa, vai trò và giá trị của nhà nước chính là một guồng máy chuyên nghiệp, có năng lực điều hòa phúc lợi chung cho xã hội một cách hiệu quả, tích cực nhất, tức điều hòa quyền lợi các giai cấp sao cho khoa học, hữu lý, hiệu lực, kết quả nhất mà không là gì khác. Một nhà nước chỉ kêu réo, huênh hoang về giai cấp mà thật sự đi ngược lại chính quyền lợi của các đối tượng đó mới thật sự là giả dối và đáng trách nhất. Nên nói chung lại, bài toán ngày nay của toàn xã hội chính là bài toán về dân chủ tự do đúng nghĩa, bài toán về khoa học kỹ thuật trên mọi khía cạnh, khu vực, một cách hoàn toàn hữu hiệu, thực tế, mà không thể chỉ là kiểu ý thức hệ viễn mơ thậm chí điên loạn như Mác trước đây non hai thế kỷ đã từng thêu dệt một cách phi thực tế, có phần nào tệ hại và thậm chí chỉ là vô ích.
© Võ Hưng Thanh
© Đàn Chim Việt

Phan Vĩnh Hựu - Chủ nghĩa xã hội kiểu Lênin là như thế nào?

Phan Vĩnh Hựu
Chủ nghĩa xã hội là một phong trào xã hội xuất hiện từ cuối thế kỷ 19, có mục tiêu mong muốn là xây dựng một xã hội công bằng hơn chủ nghĩa tư bản, nhưng trong phong trào đó có nhiều điểm rất khác nhau về quan điểm, về cách thức cải tạo chủ nghĩa tư bản, mô hình nhà nước, vai trò nhà nước đối với nền kinh tế, mô hình quản lý sản xuất. Tên gọi “nước xã hội chủ nghĩa“ cũng đang còn nhiều tranh cãi trên thế giới vì một số quốc gia XHCN có Đảng cộng sản độc quyền lãnh đạo và cầm quyền với mục tiêu chủ nghĩa cộng sản còn ở một số quốc gia khác thì không như vậy.
Hiện nay trên thế giới có 2 trường phái Chủ nghĩa xã hội cơ bản là chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội dân chủ. Từ sau năm 1975, ĐCSVN tuyên bố Việt Nam là quốc gia xã hội chủ nghĩa theo chủ nghĩa Mácxít-Lêninít, vậy thì Chủ nghĩa xã hội kiểu Lênin là như thế nào.
Lần đầu tiên, thuật ngữ “Chủ nghĩa xã hội“ được Lênin nêu ra, coi đó là giai đoạn chuyển tiếp từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản. Chủ nghĩa cộng sản cổ điển (phân biệt với chủ nghĩa cộng sản Eurocommunisme) được ra đời từ thế kỷ 19, theo thuyết của Marx , chỉ có thể đạt được thông qua 1 cuộc cách mạng vô sản, để thiết lập 1 xã hội không có giai cấp, không có nhà nước, không có áp bức. Việc sản xuất và phân phối của cải tuân theo nguyên tắc “Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu“ (cả Marx vả Lênin đều không phải là các nhà kinh tế. Bất cứ ai đã làm chủ doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường đều thừa hiểu đó chỉ là một ảo tưởng vĩ đại của chủ nghĩa lãng mạn). Còn trong giai đoạn chủ nghĩa xã hội, nguyên tắc phân phối của cải là “Làm theo năng lực, hưởng theo lao động“ (nguyên tắc này đang được các nước tư bản phát triển thực hiện rất công bằng).
Marx chưa bao giờ mô tả chi tiết chủ nghĩa cộng sản sẽ thực hành như thế nào trong vai trò 1 hệ thống kinh tế, nhưng trong phần II của Tuyên ngôn đảng cộng sản, Marx và Engels có viết: ”Mục đích trước mắt của những người cộng sản là lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản và giai cấp vô sản giành lấy chính quyền, xoá bỏ chế độ tư hữu. Giai cấp vô sản biến thành giai cấp thống trị, dùng sự thống trị đó để từng bước tước đoạt toàn bộ tư bản trong tay giai cấp tư sản, tập trung các công cụ sản xuất trong tay nhà nước, tập trung tín dụng vào tay nhà nước, tước đoạt sở hữu ruộng đất, nộp tô vào quỹ của nhà nước“. Từ đó người ta hiểu rằng nền kinh tế cộng sản chủ nghĩa sẽ bao gồm sự sở hữu toàn dân đối với các tư liệu sản xuất.
Trong hệ tư tưởng chính thống Mácxít- Lêninít thì sự triệt tiêu hầu như toàn bộ chủ nghĩa tư bản tư nhân là một tiêu chuẩn chủ yếu của chủ nghĩa xã hội. Chỉ có sở hữu nhà nước và sở hữu hợp tác xã mới được coi là sở hữu xã hội chủ nghĩa.
Khác với Mác, Lênin hầu như tập trung lý luận vào việc đưa chủ nghĩa cộng sản từ lý thuyết vào thực tiễn cuộc sống xã hội. Ông là người đã lãnh đạo thành công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng 10 Nga, lập ra nhà nước xây dựng chủ nghĩa xã hội đầu tiên ở nước Nga vào năm 1917 và tên Lênin đã gắn liền với giai đoạn đầu tiên hình thành lý thuyết và hiện thực phát sinh của nhà nước này.
Lênin đã hiệu chỉnh và làm chủ nghĩa Mác biến dạng rất nhiều và người ta gọi chủ nghĩa cộng sản là chủ nghĩa Mácxít-Lêninít.
Các bài phát biểu ý tưởng của Lênin về cách mạng xã hội chủ nghĩa và về nhà nước xây dựng CNXH một thời được coi là khuôn vàng thước ngọc không thể phê phán trong phong trào cộng sản quốc tế. Ai có ý kiến trái ngược với Lênin đều bị coi là theo chủ nghĩa xét lại và có thể bị khai trừ khỏi phong trào cộng sản quốc tế (ví dụ đã khai trừ Tito và Liên đoàn những người cộng sản Nam Tư). Cũng như Mác, Lênin cho rằng mâu thuẫn giai cấp là tối cao, mâu thuẫn quốc gia- dân tộc là thứ yếu (nhưng đã có rất nhiều dẫn chứng thực tiễn là không phải như vậy ). Ai có ý kiến trái lại đều bị gán là theo chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi. Lênin còn đưa ra khẩu hiệu “Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng“, đã gây ra bất đồng lớn trong Quốc tế II về chủ nghĩa yêu nước chống ngoại xâm. Khác với Mác, Lênin đã đưa ra một ý tưởng mới so với Mác là “cùng tồn tại hoà bình“ (giữa các quốc gia tư bản chủ nghĩa và các quốc gia XHCN) và ông khẳng định chủ nghĩa xã hội sẽ thắng chủ nghĩa tư bản thông qua “thi đua hoà bình“ xây dựng chủ nghĩa cộng sản (nhưng đã bị thực tiễn phủ định).
Lênin còn đưa ra 1 lý luận mới là “lý luận về tính Đảng và tính giai cấp trong mọi hiện tượng đời sống xã hội“, kèm theo 1 công thức xác định chân lý là: ” miễn là có lợi cho sự nghiệp đấu tranh của giai cấp vô sản thì đều là chính nghĩa, có hại cho cuộc đấu tranh đó đều là phi nghĩa“. Sự diễn giải chân lý mang tính vị lợi vô nguyên tắc này về sau đã được Stalin áp dụng triệt để và đưa ra khái niệm “kẻ thù của nhân dân“ để thanh trừng tất cả những người bất đồng ý kiến với ông ta. Công thức này của Lênin cũng đã được áp dụng trong cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam 1953-1956, đem lại những cái chết oan uổng cho hàng chục ngàn người vô tội.
Tuy nhiên khái niệm quan trọng nhất mà Lênin đã sáng tạo ra cho chủ nghĩa cộng sản hiện thực là khái niệm “Chuyên chính vô sản“. Theo Lênin,chuyên chính vô sản là chức năng của nhà nước vô sản trong thời kỳ quá độ tiến lên CNXH. Điểm đặc trưng của chuyên chính vô sản là nó không bị phụ thuộc vào bất kỳ quy tắc pháp luật hay giới hạn đạo đức hay tôn giáo nào.
Tại trường Đại học Sveclov ngày 11/7/1919, Lênin đã giảng như sau: ”Chúng ta vứt bỏ quan niệm cho rằng nhà nước là chính quyền của toàn dân. Chúng ta cũng vứt bỏ quan niệm cho rằng nhà nước là sự bình đẳng cho mọi người“. Trong phần 7, bài “Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xô Viết“, Lênin viết: ”Trong tất cả mọi bước chuyển từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH thì chuyên chính là tất yếu, phài có nhà nước, phải có cưỡng bức, phải có bàn tay sắt. Giữa nền dân chủ xã hội chủ nghĩa tức nền dân chủ xô viết và việc dùng đến độc tài cá nhân tuyệt đối không có một sự mâu thuẫn nào về nguyên tắc. Người thực hiện chuyên chính vô sản cũng thông qua những cá nhân, để ý chí của hàng ngàn người phải phục tùng ý chí của 1 người, của nhà độc tài, nhà lãnh đạo xô viết “.
Stalin đã áp dụng triệt để bài giảng này của Lênin và ông ta đã trở thành một lãnh tụ cộng sản độc tài khét tiếng cho đến tận lúc ông ta mất vào đầu thập kỷ 60 của thế kỷ 20.
Nguồn tư liệu: Lênin toàn tập và một số tài liệu của Bách khoa toàn thư.
Phan Vĩnh Hựu

Con đường “xã hội dân chủ”

Hà Sĩ Phu

 Bài 4

Hai phép Cộng-Trừ dễ mà khó!
Nhân có ý kiến của các ông Lê Hiếu Đằng và Hồ Ngọc Nhuận về “đảng Dân chủ- Xã hội” chúng tôi đã giới thiệu lại những ý kiến từ năm 2005 cũng về chủ đề này. Tám năm đã trôi qua, đòi hỏi về dân chủ ở trong nước đã ngày càng mạnh hơn, nguy cơ Hán hóa ngày càng rõ rệt, và các nước theo con đường Dân chủ-Xã hội cũng có những điều chỉnh để thích nghi với cuộc khủng hoảng toàn cầu, nên những bài viết cũ không tránh khỏi có một số nét cần được cập nhật cho kịp tình hình, song về cơ bản, chúng tôi nghĩ các bài viết ấy không chỉ thích hợp cho những cuộc thảo luận ngày hôm nay mà có thể còn hữu ích lâu dài trước nhu cầu xây dựng một xã hội đa nguyên đa đảng…
Trong bài số 2 các tác giả Lê Bảo Sơn và Phan Trọng Hùng cho thấy đã có sự gặp nhau rất ngẫu nhiên, không hẹn mà gặp, của 5 nhà trí thức từ những chỗ đứng rất khác nhau và hoàn cảnh hoàn toàn khác nhau, cùng nhận ra con đường “Dân chủ-Xã hội” không chỉ là lối thoát tốt đẹp cho các nước Cộng sản mà còn là giải pháp tối ưu cho nhiều nước Tư bản, khiến họ trở nên dẫn đầu thế giới một cách vững chắc và toàn diện về tự do và hạnh phúc của con người.
Nhưng từ nhận thức khách quan và khoa học ấy, đến việc hình thành được một đảng “Dân chủ-Xã hội” chân chính, đúng nghĩa ở Việt Nam hiện nay vẫn còn một khoảng cách đầy thử thách, phụ thuộc vào trình độ chung của dân trí và nghệ thuật chính trị của những người chủ trương, cho nên tôi rất mong khả năng tốt đẹp ấy thành hiện thực song không khỏi lường trước những khó khăn và ảo tưởng có thể có.
Con đường Dân chủ – Xã hội, và từ đó hình thành một đảng Dân chủ – Xã hội, như đã trình bày, có nội hàm riêng, mang tính quốc tế, không phải là việc đặt tên một cách tùy tiện cho hay, cũng không đơn giản là ghép tên hai đảng Dân chủ và Xã hội của Việt Nam trước đây.
Mặc dù ngày nay không cần có những “lãnh tụ thiên tài” gì hết, quần chúng tự phát (theo nghĩa tốt) vẫn có thể làm nên một cuộc biểu tình rất hiệu quả và cảm động như vừa thấy ở Long An, nhưng muốn đi xa hơn, không thể không nghĩ đến việc hình thành những tổ chức dân sự, các hội đoàn, đảng phái… tương tác với nhau để tạo nên sức mạnh đủ gây biến chuyển. Trào lưu Cộng sản sở dĩ từ tay trắng mà thành công phần lớn nhờ thấm nhuần cẩm nang “tổ chức, tổ chức, và tổ chức”! Những người CS như Lê Hiếu Đằng hẳn nắm vững cẩm nang ấy từ lâu, nhưng phải kìm nén, vì các “đồng chí” của ông đều là những bậc thầy của tổ chức và chống tổ chức, hé lộ ý đồ sớm thì vô ích và nguy hiểm. Nay đến đoạn sau cùng của cuộc đời, nếu không nói ra e lúc ra đi không nhắm được mắt?
Nhưng tội nghiệp thay cho những người Cộng sản thức tỉnh, dù ở những mức độ khác nhau, nhưng cứ lên tiếng một điều gì dũng cảm, ích nước lợi dân là lập tức bị cả “ba phía” xúm vào lăng mạ, cánh thủ cựu thì bảo đó là sự bất mãn, cơ hội, thoái hóa biến chất, cánh “chống cộng cực đoan” thì lập tức gọi họ là “dân chủ cuội” hoặc cò mồi, hỏi sao trước đây không nói bây giờ mới nói, nếu phản tỉnh thật thì thử chửi nhân vật này nhân vật kia xem nào?! Còn các “dư luận viên CS” thì dùng cả hai chiêu thức, trà trộn vào cả hai cánh nói trên. Cho nên mới có ý kiến chua chát khuyên rằng: Các vị đảng viên CS ơi, chớ có dại dột bỏ đảng, bỏ đảng là tam tứ phía xúm vào ném đá, chẳng phía nào đón nhận, thế là toi đời!
Nhưng vấn đề không bi quan đến thế vì trong dân tộc này vẫn còn nhiều người hiểu biết, biết phân biệt người thật với kẻ giả, giang tay đón nhận.
Muốn nâng cao dân trí trước hết phải vượt qua được những “chướng ngại của dân trí” , thoát khỏi sự “kìm kẹp” của một dân trí yếu kém, để không bị cái dân trí yếu kém đè bẹp.
Dân trí của một đất nước cao hay thấp thể hiện trước hết ở năng lực ĐOÀN KẾT và SÀNG LỌC. Xác định một lý tưởng đúng, vì dân vì nước, là điều hệ trọng trước tiên, nhưng muốn cho cái Thiện thắng được cái Ác phải tổ chức được lực lượng, muốn có lực lượng phải tiến hành đồng thời hai việc ngược nhau là đoàn kết và sàng lọc, sàng lọc không tốt, nhập cái Ác vào trong lòng thì đoàn kết vỡ. Đoàn kết là chính, là phép tính cộng, sàng lọc là phép tính trừ, phối hợp thế nào để có lực lượng áp đảo cái Ác phải chăng là bí quyết của thành công?
Khi bàn về mặt yếu kém của dân trí “An Nam ta” không thể quên hai tật xấu về đoàn kết và sàng lọc. Lịch sử cho thấy có lúc cứ đoàn kết một chiều, cả tin ào ào như “lên đồng tập thể”, lúc ấy bỏ quên nhu cầu sàng lọc hoặc không đủ tầm để sàng lọc, cứ đặt con tim lên trên cái đầu để sau này nhận ra thì đã muộn. Ngược lại đến thời lòng dân ly tán, bị hai bên xé vụn, thì lại “sàng lọc” quá đáng, mù quáng, cực đoan, chủ quan, bản vị, quy chụp, gán ghép tùm lum… đến mức không thể liên kết được với nhau, coi nhau như kẻ thù, không biết khai thác sự giống nhau, cứ nhè sự khác nhau mà khai thác, cứ thế vô tình trở thành quân cờ của phía đối phương lúc nào không biết. Đất nước không tiến lên được phải chăng cũng vì thế? Người Nhật làm nên sự nghiệp lớn bởi họ không bị cái tâm lý tự thị tủn mủn này.
Đã có nhận xét rằng Việt Nam thiếu một giới trí thức chính trị, có lẽ đúng. Khi có chủ nghĩa CS thì trí thức bị chính trị dắt mũi, cứ dựa trên những tiền đề có sẵn mà tán dương. Đảng viên vào ĐCS là vào một đảng làm chính trị mà cứ chối bai bải “tôi không làm chính trị, tôi không làm chính trị”, chối bỏ trách nhiệm chính trị đương nhiên của cá nhân mình. Người việt Nam coi thường chính trị, thậm chí coi khinh, không biết rằng chỉ có tư duy chính trị đúng và nghệ thuật chính trị đúng mới phá bỏ được cái gông chính trị sai lầm trên đầu trên cổ mình.
Phong trào Cộng sản, để chạy theo một phép “Cộng” sai đã kéo theo bao nhiêu phép “Trừ” tai hại. Đã đoạn tuyệt, trừ khử mất bao nhiêu nền nếp truyền thống tốt đẹp trong các dân tộc và trong lòng người, diệt biết bao trí thức ưu tú, trừ khử oan uổng khoảng 100 triệu sinh mạng…! Dù có ý thức hay không, hai phép Cộng-Trừ cũng vẫn quấn chặt lấy nhau không rời. Văn minh cũng từ đấy mà man rợ cũng từ đấy.
Để dân chủ hóa, lành mạnh hóa xã hội và giữ gìn đất nước, hiện nay đã có nhiều sáng kiến: nhóm 72 và tân 72, nhóm công dân tự do, nhóm kiến nghị 258, nhóm Blogger trẻ, nhóm Minh triết, nhóm NoU, nhóm Họp mặt dân chủ, Đáp lời sông núi, sáng kiến Dân chủ-Xã hội… vân vân… (xin lỗi, chưa thể kể hết), toàn với ý đồ tốt cả. Nhưng tất cả đều mới  là những mũi chọc dò, thử nghiệm. Sáng kiến nào thành công cũng là thành công chung. Có điều cần thông cảm: Việc xuất hiện một đảng ở một nước dân chủ là chuyện bình thường, nhưng việc “mọc” ra một đảng dân chủ ở một nước độc tài đảng trị thì tự nhiên mang tính đột phá, tiên phong, liều thân cứu quốc. Trong phép cộng lớn cũng cần có những phép trừ, đó là phát hiện những yếu kém, những sai lầm, những hớ hênh mất cảnh giác cần phải loại trừ. Cộng trừ đúng thì thành công, cộng trừ nhầm thì thất bại, thách đố nằm ở đó.
Bởi thấm nhuần tính nghệ thuật của chính trị, nhiều bạn bè đã góp ý cho sáng kiến của hai ông Lê Hiếu Đằng và Hồ Ngọc Nhuận. Trước khi tuyên bố công khai có cần  một giai đoạn chuẩn bị trong hậu trường về nhân sự nòng cốt và dự thảo cương lĩnh hay cứ công khai mọi việc từ đầu để tập hợp ý kiến? Không nên kêu gọi bỏ đảng để lập đảng đối lập mới vì cả hai động tác này đều rất căng, chi bằng những đảng viên cấp tiến “rủ nhau” tách ra thành một “đảng anh em” là đảng DCXH, tách đảng thành hai như kiểu “xưa nhích chân đi, giờ nhích lại” ngược với đại hội Tours thì êm hơn, dễ thuyết phục nhau hơn? Hay là, khoan thành lập đảng, hãy thành lập một hội, một câu lạc bộ, một phong trào… lấy tên Dân chủ-Xã hội hay Phan Châu Trinh, Phan Tây Hồ gì đó (vì Phan Châu trinh chính là nhà Dân chủ Xã hội của Việt Nam)? Làm cách nào tập hợp được đông đảo, không thể đàn áp và không bị “dị nhân” len vào phá thối? Quanh quẩn lại vẫn là hai phép tính Cộng và Trừ của nghệ thuật xã hội. Cộng cái gì và trừ cái gì?
Nếu ngôn ngữ nhị nguyên “zéro và 1” đã làm nên kỷ nguyên tin học thì hai phép âm dương Cộng-Trừ, vừa đoàn kết vừa sàng lọc cũng là bí quyết làm nên sức mạnh một dân tộc, một nhân quần biết gạn đục khơi trong để đạt đến Tự do và Hạnh phúc.
Con đường Dân chủ-Xã hội sở dĩ đưa các xã hội Bắc Âu và Tây Âu đạt những chỉ số cao nhất về Nhân văn chính là bởi nó không hận thù, nó biết tiếp nhận những điểm nhân văn và hợp lý của cả hai hệ thống. Nó biết làm tính Cộng nhưng cũng kiên quyết làm những phép tính trừ một cách… nhân ái và trí tuệ!
Đà lạt ngày 21/8/2013
H.S.P.