Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 26 tháng 3, 2012

THEO DÒNG SỰ KIỆN

Lời kêu gọi của Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo

Tác giả: Bhaskar Roy

Người dịch: Thủy Trúc -Ngày 21-3-2012
Phiên họp thứ 5 của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc khóa 11 Trung Quốc (NPC), tức là Quốc hội, có nhiều thứ để tiết lộ bên lề hơn là trên báo cáo chính thức. Phiên họp thường niên này (5-14/3) được tổ chức vào một thời điểm rất hệ trọng. Trong khoảng 6 tháng nữa, cuộc chuyển giao quyền lực cấp cao nhất của đất nước, 10 năm mới có 1 lần, sẽ diễn ra. Tại Đại hội Đảng lần thứ 18, theo kế hoạch là vào tháng 10, thế hệ lãnh đạo thứ 5 của Trung Quốc sẽ tiếp quản chính quyền. Trừ chức Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch và Thủ tướng, vẫn còn nhiều câu hỏi về 7 thành viên còn lại trong số 9 thành viên của Bộ Chính trị – thực thể chính trị quyền hành cao nhất nước. Tập Cận Bình làm Tổng Bí thư Đảng và Chủ tịch, còn Lý Khắc Cường làm Thủ tướng, điều ấy đã được khắc lên đá rồi. Một ứng cử viên chắc chắn để vào Bộ Chính trị là Bạc Hy Lai thì vừa rụng.

Đối với Thủ tướng Ôn Gia Bảo, kỳ họp này của Quốc hội là kỳ cuối cùng. Thế nên báo cáo công tác của chính phủ – một văn bản đồng thuận – do Ôn Gia Bảo trình bày, phải rất thận trọng. Tuy nhiên, rõ ràng là ban lãnh đạo đã nhận thức được sự bất mãn ngày càng dâng cao trong dân chúng, sự bất mãn ấy bắt đầu hiện rõ qua những dòng viết trên Internet của 460 triệu người sử dụng Internet trên đất Trung Quốc. Lực lượng lính Internet do chính phủ lập ra nhìn chung đã thất bại, không ngăn chặn được các blogger.
Việc cưỡng chế thu hồi đất của nông dân, dựa vào những mối quan hệ giữa quan chức và mafia đất đai, đã bắt đầu tạo ra một tình cảnh mang tính thách thức nghiêm trọng đối với chính quyền và với bản thân Đảng. Nông dân nổi dậy bị đánh đập, thậm chí trong vài trường hợp còn bị giết dưới tay các sĩ quan công an, vì đã không chịu giao nộp đất. Và trong một vụ xung đột điển hình hồi đầu năm nay, người dân Ô Khảm, một làng cá ở Quảng Đông, đã đánh lại công an cùng những kẻ cướp đất, và chiến thắng. Đáng chú ý nhất là Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông, Uông Dương đã phải đứng ra hòa giải, thay mặt cho những người dân làng. Phải chăng một vết nứt trong hàng ngũ chính trị cao nhất đã lộ rõ? Uông Dương là ứng viên hàng đầu cho một vị trí trong Bộ Chính trị.
Trước khoảng 300.000 cuộc biểu tình chống chính quyền mỗi năm, trong đó rất nhiều cuộc chuyển thành bạo lực, chính quyền rất lo ngại. Có ghi chép rằng trong hàng ngũ lãnh đạo địa phương, sự khác biệt về chính sách đang gia tăng. Trong khi một số địa phương sử dụng sức mạnh của công an để đàn áp biểu tình, thì ở một vài nơi khác, pháp trị lại được thực hiện. Các chính sách của năm 2012 mà Thủ tướng Ôn hứa hẹn hướng về con người nhiều hơn. Bản báo cáo ông đọc hứa sẽ xử lý khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn, đảm bảo an sinh xã hội cho người về hưu, y tế và giáo dục và nhiều thứ khác. Báo cáo của Quốc hội dường như không định kết tội ai nếu các vấn đề trên không được giải quyết thích đáng. Có quá nhiều mâu thuẫn chính trị và ý thức hệ, quá nhiều lợi ích được thụ hưởng, tham nhũng thì lan tràn từ những vị trí cao nhất.
Người ta đặc biệt chú ý đến ngân sách dành cho an ninh quốc nội: 111 tỷ USD, tăng so với mức xấp xỉ 96 tỷ USD trong năm 2011. Ngân sách năm ngoái được coi là sự chuẩn bị để đối phó lại những thách thức từ nhân dân trong nước. Nói chung, nhằm chống lại các hành động phá hoại Đảng Cộng sản – bất ổn xã hội, khủng bố từ những người Duy Ngô Nhĩ ly khai như Phong trào Độc lập Đông Turkistan (ETIM) ở Tân Cương, và yêu cầu độc lập ngày càng mạnh mẽ từ những người Tây Tạng, đòi được tự trị thật sự và đòi để đức Đạt Lai Lạt Ma trở về Tây Tạng. Mạng lưới chỉ điểm và các cơ quan tình báo trên khắp đất nước là một hệ thống khổng lồ; ở những thành phố như Bắc Kinh, khu nhà nào cũng có chỉ điểm. Điều đó cho thấy một chứng hoang tưởng, vốn chỉ có thể kích động những chính sách cứng rắn.
Dựa vào báo cáo công tác của chính phủ, các đại biểu cho tầng lớp lãnh đạo ở Tân Cương và Tây Tạng tập trung vào những vấn đề họ phải đối đầu, và họ hứa gia tăng trừng phạt, đàn áp. Trao đổi bên lề một phiên họp Quốc hội, Nur Bekri, Chủ tịch Khu Tự trị Tân Cương-Duy Ngô Nhĩ, tuyên bố rằng, các phần tử ly khai Duy Ngô Nhĩ có quan hệ với các nhóm khủng bố Pakistan. Lãnh đạo Tân Cương không giấu giếm sự thật là những phần tử ly khai Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ đã theo học tại các trại huấn luyện khủng bố ở Pakistan và Afghanistan. Trung Quốc không công khai chỉ trích chính quyền Pakistan, nhưng trước đây họ đã nói rõ với Pakistan rằng cơ quan tình báo quân đội Pakistan (ISI) ủng hộ các chiến binh Duy Ngô Nhĩ, ít nhất là gián tiếp.
Tương tự, vấn đề Tây Tạng lôi kéo cả chính quyền Trung Quốc một cách rất nghiêm trọng, nhất là khi các tăng ni sử dụng biện pháp tự thiêu để tiếng nói của mình được lắng nghe. Kể từ tháng 3 năm ngoái đến nay, đã có ít nhất 27 vụ tự thiêu.
Chính quyền Trung Quốc ở thế khó xử với các vấn đề Tây Tạng và Duy Ngô Nhĩ. Đối với các cuộc biểu tình ở Tây Tạng, họ đổ tội cho Đạt Lai Lạt Ma và chính quyền lưu vong Tây Tạng là đã kích động biểu tình trong nước. Nhưng họ nhìn thấy một âm mưu lớn hơn thế nhiều, do Mỹ cầm đầu, còn các nước phương Tây thì ủng hộ và xúi giục Đạt Lai Lạt Ma và người Tây Tạng. Nepal được họ nhận thức như là một nước quan trọng, nơi các thế lực phương Tây bắt tay với người tị nạn Tây Tạng và đại diện của Đạt Lai Lạt Ma để gây bất đồng ở Tây Tạng. Ấn Độ cũng bị cho là đã xúi bẩy Đạt Lai Lạt Ma và người Tây Tạng, thông qua một chính sách mơ hồ. Giải pháp mà Trung Quốc ưa dùng rất đáng buồn. Họ quyết định bóp nghẹt người Tây Tạng trong nước và biến họ thành một nhóm thiểu số thân Trung Hoa. Khó mà nói được là Trung Quốc sẽ đạt được mục tiêu này như thế nào, bằng các biện pháp cưỡng bức.
Các nhân tố ủng hộ độc lập cho người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương lại là một vấn đề khác. Nhiều nhóm đã sử dụng bạo lực. Họ có người ủng hộ từ bên ngoài, bao gồm cả tổ chức Al Qaida vẫn lên tiếng công khai ở Trung Đông. Bên kia biên giới, ngoài sự ủng hộ nhận được từ các trại đào tạo của Pakistan và Afghanistan (Taliban), họ còn được trợ lực bởi những người Duy Ngô Nhĩ ở Kazakhstan and Uzbekistan. Những diễn biến này, theo một cách nào đó, ảnh hưởng tới tham vọng xây dựng Con Đường Tơ Lụa châu Âu mới của Trung Quốc. Vấn đề người thiểu số ở Trung Quốc sẽ không kết thúc sớm, trừ phi họ nghiêm túc tiến hành cải cách chính trị và tạo không gian sống cho những cộng đồng thiểu số đó. Nhưng chính quyền địa phương có vẻ không phải là một phần trong chương trình nghị sự của hàng ngũ lãnh đạo cao nhất ở Trung Quốc. Lãnh đạo còn phải tính toán xem có thể giết bao nhiêu người, bỏ tù bao nhiêu, và đánh gục bao nhiêu hoặc bằng báng súng hoặc bằng gậy. Phiên họp của Quốc hội cho thấy tình trạng bại liệt toàn bộ về tinh thần ở một phần giới lãnh đạo khi bàn về các vấn đề dân tộc thiểu số.
Cú rớt của Bạc Hy Lai, Bí thư thành ủy Trùng Khánh, ủy viên Bộ Chính trị, Quốc hội khóa này, có thể chỉ là tình cờ. Bạc Hy Lai là con ông cháu cha (con của một cán bộ lãnh đạo cấp cao trong cách mạng), được đánh giá là rất mạnh. Ông dẫn đầu một chiến dịch tấn công tội phạm ở Trùng Khánh, nhưng trong quá trình đó, đã chọc giận rất nhiều nhân vật hùng mạnh khác. Nhưng một hành động chính trị của ông – phục hồi các giá trị Mao-ít, các bài ca và vở kịch trong Cách mạng Văn hóa – có lẽ đã thật sự làm hỏng ông. Trong khi Bạc được báo chí dành cho rất nhiều giấy mực, thì cũng cần chú ý rằng cả Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào lẫn Thủ tướng Ôn Gia Bảo đều không đi thăm Trùng Khánh suốt thời gian đó. Việc Bạc bị loại vào đúng lúc giới lãnh đạo đất nước đang họp ở Bắc Kinh có thể chính là một thông điệp.
Giới lãnh đạo Trung Quốc có vẻ bị kẹt trong trong một ma trận chính trị và ý thức hệ rất phức tạp. Tính chính đáng của đảng đang bị đặt vấn đề. Ít có khả năng các chính sách Mao-ít sẽ được phép quay trở lại, nhưng thách thức ở đây là làm thế nào để tiếp tục tiến lên.
Chính sách quốc phòng nêu trong báo cáo công tác hé lộ một số dữ kiện thú vị. Thủ tướng Ôn nhấn mạnh yêu cầu phải có quốc phòng mạnh, lực lượng vũ trang hùng hậu, vì an ninh quốc gia. Khái niệm “an ninh quốc gia” đã mở rộng đáng kể, từ các vấn đề chủ quyền cũ như chuyện sáp nhập Đài Loan, đến việc giữ những vùng đất vùng biển đã tuyên bố chủ quyền, đến khủng bố, chống cướp biển, bảo vệ lợi ích ở nước ngoài. Vai trò quan trọng nhất của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) là phải chiến thắng trong các cuộc chiến khu vực trong kỷ nguyên thông tin. Điều đó nhằm để đảo bảo rằng Đài Loan sẽ không xúc tiến đòi độc lập, ngăn chặn những nước có yêu sách chủ quyền đối với những quần đảo khác khỏi việc chiếm đảo, và tương tự, ngăn Nhật Bản mở rộng yêu sách chủ quyền trên quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư – ND) cũng như các đảo tranh chấp khác trên biển Hoa Đông.
Ngân sách quốc phòng năm 2012 tăng 11,2%, lên xấp xỉ 106 tỷ USD (con số thực được ước tính là vào khoảng 180 tỷ USD). Việc ưu tiên hiện đại hóa quốc phòng và mua sắm thiết bị mới cũng được đánh dấu bằng sự kiện Trung Quốc tiết lộ một tên lửa mới, tầm ngắm 4000 km, có thể ngắm tới các mục tiêu ở Ấn Độ và mục tiêu của Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Từ các tính toán, có thể thấy PLA đã nhận một vai trò lớn hơn trong lĩnh vực an ninh quốc gia của Trung Quốc, kể cả việc lập chính sách. Dần dần, nhiều thiết chế an ninh ở nước này sẽ hoạt động dưới quyền PLA. Gần đây, Cục Kế hoạch Chiến lược (SPD) được thành lập dưới trướng tổng hành dinh của PLA, tạo cho PLA cơ hội và vai trò trong việc hình thành các chính sách, kể cả chính sách đối với nước ngoài.
Việc Trung Quốc liên tục nhấn mạnh rằng Đảng có quyền lãnh đạo tuyệt đối quân đội cũng gây ra một số thắc mắc. Điều này không mới, nhưng quan trọng là ở chỗ quân đội đang xúc tiến tìm kiếm một phần lớn hơn trong chiếc bánh chính sách. Áp lực có thể không đến từ các thành viên của PLA trong Quân ủy Trung ương (CMC), nhưng thành viên của CMC lại chịu áp lực từ các cấp thấp hơn. Quan chức PLA có thể cũng nhận thấy một số ích lợi trong cách nói “quân đội bảo vệ đảng”, nghĩa là quân đội đóng một vai trò chủ chốt. PLA không có xu hướng xóa bỏ Đảng, nhưng chắc chắn có ý bòn rút Đảng.
Trên phương diện chính trị, sân khấu đã rung chuyển khi Thủ tướng Ôn Gia Bảo tổ chức cuộc họp báo ba tiếng đồng hồ ngày 14-3, sau buổi bế mạc kỳ họp của Quốc hội. Trong khi báo cáo chính thức của Quốc hội hầu như không nhắc gì tới cải cách chính trị, thì ông Ôn nói với báo chí quốc tế rằng nếu không có cải cách (về cơ cấu) chính trị, đặc biệt cải cách trong hệ thống lãnh đạo Đảng, cải cách kinh tế và thành tựu sẽ bị xóa sạch. Ông cảnh báo rằng  nếu các vấn đề mới nảy sinh không được giải quyết, thì một một thảm kịch kiểu như Cách mạng Văn hóa có thể tái diễn. Ông Ôn cũng nói rằng nhu cầu dân chủ của nhân dân Ả-rập cần phải được tôn trọng và đáp ứng một cách chân thành, và không thể dùng vũ lực để ngăn cản. Ông còn nói Trung Quốc tôn trọng nguyện vọng chính đáng của nhân dân Syria về chuyển đổi và theo đuổi lợi ích cá nhân.
Năm nay là năm cuối cùng Ôn Gia Bảo làm lãnh đạo, theo dự kiến ông sẽ rút khỏi tuyến đầu sau Đại hội Đảng lần thứ 18 vào tháng 10 tới. Một số nhân vật cổ súy tự do ở Trung Quốc nhìn nhận một cách hoài nghi việc ông công khai kêu gọi cải cách chính trị trong ba năm qua. Lúc đầu, báo chí chính thống có kiểm duyệt vài phần trong các diễn văn và bài phỏng vấn liên quan đến cải cách chính trị. Nhưng cuộc họp báo của ông Ôn được đăng tải rộng rãi và chi tiết trên báo chí chính thống Trung Quốc, cho thấy quan điểm của ông đang được chấp nhận ở những tầng lớp cao cấp. Đề cập đến “Cách mạng Văn hóa”, vốn dĩ là điều cấm kỵ, phải được xem là hành động rất có ý nghĩa. Quan điểm của ông Ôn về mùa xuân Ả-rập và phong trào chống đối ở Syria cũng mâu thuẫn với các chính sách đã được công bố của Trung Quốc. Ông Ôn còn đả phá Bạc Hy Lai, Bí thư Trùng Khánh, mất chức từ hôm đó, rằng ông Bạc đã quá ngạo mạn, khiến người ta chú ý tới các vấn đề về lãnh đạo trong một đội ngũ các nhà lãnh đạo cố gắng làm sống lại tư tưởng Mao-ít chỉ để phục vụ lợi ích cá nhân.
Kỳ họp thứ năm đầy thận trọng của Quốc hội khóa 11 có vẻ như là một nỗ lực giấu nhẹm những mâu thuẫn đang gia tăng trong nước. Một cái nhìn sâu hơn có thể cho thấy những luồng bất mãn mạnh mẽ và những quan điểm mới cuộn xoáy ở dưới mặt nước. Nền kinh tế lớn thứ hai và lực lượng quân đội mạnh thứ ba thế giới có lẽ đang ngủ không ngon. Kỳ họp của Quốc hội có tiến hành sửa đổi luật hình sự để có thể bắt giữ những kẻ tình nghi mà không phải thông báo cho gia đình họ. Không chỉ cơ quan an ninh, mà ngay cả chính quyền địa phương các cấp cũng đang điều số lượng lớn cán bộ về nông thôn để ngăn chặn bất kỳ cuộc biểu tình hoặc các vụ bất ổn xã hội nào, trong thời gian trước và trong Đại hội Đảng lần thứ 18, sắp diễn ra vào tháng 10 tới.
Công cuộc phát triển đang báo hiệu những căng thẳng nghiêm trọng trong đất nước. Với việc củng cố quân đội và cơ quan an ninh, sử dụng cán bộ để dập tắt biểu tình chống đối, tình hình không hề ổn định. Các láng giềng của Trung Quốc, đặc biệt những nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc, cần hiểu rõ những diễn biến này. Các dòng chảy trong nội bộ một nước luôn có xu hướng tràn ra ngoài.
-China’s Stability Gambit Project Syndicate -Given centuries of turmoil in China, today’s leaders will do everything in their power to preserve political, social, and economic stability. That is why they removed Bo Xilai, the powerful Party Secretary of Chongqing, just before a major conference that attacked the economic model that he personified
China Attacks Dalai Lama in Online Burst NYT -On Saturday, China’s state-run news media sought to equate the Dalai Lama, a recipient of the Nobel Peace Prize, with the Nazis and their genocidal war on European Jews.
Rối loạn tại Tây Tạng cho thấy dân không chấp nhận đường lối của TQ - (VOA).-Luật sư Tàu phản đối phải thề trung thành với Đảng: Chinese Lawyers Chafe at New Oath to Communist Party (NYT 22-3-12)
-Obama sang Việt Nam, đến viếng Tổng Cục 2? Obama thăm 'nơi đáng sợ nhất trái đất' (VnEx 25-3-12)

 

 Ôn Gia Bảo đề xuất “giải oan” cho Pháp Luân Công

http://media4.ntdtv.com/HourlyNews/201203/20120325/182284.mp4

[Chanhkien.org] Theo tin tức do nhân sĩ ở Bắc Kinh tiết lộ, trong các hội nghị cấp cao Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) mới đây, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo không chỉ nhiều lần đề xuất “sửa lại án sai” (tiếng Trung gọi là “bình phản”) cho Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương, mà còn đề xuất “giải oan cho Pháp Luân Công”. Tuy nhiên đề xuất này luôn gặp phải phản đối từ phía Chu Vĩnh Khang và phe nhóm Giang Trạch Dân.
Ôn Gia Bảo đề xuất “giải oan cho Pháp Luân Công”
Ngày 24 tháng 3 năm 2012, trong hội nghị cấp cao ĐCSTQ, ông Ôn Gia Bảo không chỉ nhiều lần đề xuất “bình phản Lục Tứ” (cuộc thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6/1989), mà còn đề xuất sửa lại án sai cho Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương, các cựu lãnh đạo ĐCSTQ. Ông còn động chạm tới khu vực cấm “nhạy cảm” nhất của ĐCSTQ, đề xuất “giải oan cho Pháp Luân Công”.
Theo tin tức, các đề nghị này của ông Ôn Gia Bảo đã bị phe bảo thủ trong ĐCSTQ ngăn cản. Người phản đối giải quyết oan sai cho Pháp Luân Công là Chu Vĩnh Khang, nhân vật đại biểu phe phái của Giang Trạch Dân. Hồ Cẩm Đào không biểu đạt ý kiến nào.
Nguồn tin nói những người phản đối bình phản Hồ Diệu Bang là khá ít, còn phản đối bình phản Triệu Tử Dương lại khá nhiều. Bình phản Triệu Tử Dương, tất nhiên cũng phải sửa lại án oan cho cuộc thảm sát Thiên An Môn. Bình phản Hồ Diệu Bang, sở dĩ số người phản đối khá ít, là vì những nguyên lão cấp cao ĐCSTQ phản đối Hồ Diệu Bang đều đã qua đời rồi. Tuy nhiên, rất nhiều đại nhân vật phản đối Triệu Tử Dương vẫn còn sống, ví dụ Lý Bằng và Giang Trạch Dân, v.v.
Chu Vĩnh Khang và hệ thống chính trị-luật pháp mổ lấy nội tạng kiếm tiền
Sự cố Vương Lập Quân nổ ra đã bóc trần tấm màn đen “mổ lấy nội tạng học viên Pháp Luân Công”, bởi vậy Ôn Gia Bảo mới không do dự đề xuất tống Bạc Hy Lai vào tù. Ông Ôn nói: “Sáu, bảy năm trước, thực ra còn sớm hơn, hậu quả đáng sợ mà đàn áp Pháp Luân Công gây ra cho Trung Quốc đã nhìn thấy được rồi. Thông qua điều tra, chúng ta phát hiện Giang Trạch Dân đã sử dụng một lượng tài lực quốc gia kinh hoàng để trấn áp một đoàn thể dân chúng tay không tấc sắt, thật cực kỳ hoang đường. Mãi cho tới hiện tại, vấn đề này Trung ương vẫn không dám đối diện, không dám giải quyết”.
Theo nguồn tin, trong hội nghị nội bộ tại Trung Nam Hải, ông Ôn Gia Bảo nói: “Không cần thuốc mê, mổ lấy nội tạng sống, còn đem bán lấy tiền, đây là việc làm của con người ư? Sự tình loại này xảy ra đã nhiều năm rồi, chúng ta sắp về hưu rồi, vẫn còn chưa giải quyết…” “Hiện tại lòi ra sự kiện Vương Lập Quân, cả thế giới đều biết hết rồi, cần xử lý sao đây…”
Vấn đề Pháp Luân Công vẫn luôn là tiêu điểm gây bất đồng giữa liên minh Hồ-Ôn và phe phái Giang Trạch Dân.
Khi cuộc đấu đá nội bộ trong ĐCSTQ đang kịch liệt chưa từng có, mạng tìm kiếm Baidu vốn bị phe nhóm Giang Trạch Dân khống chế nghiêm ngặt, gần đây đã một lần bỏ cấm các nội dung “Lửa giả“, “Đoàn Nghệ thuật Thần Vận“, “Chuyển Pháp Luân“, “Mổ lấy nội tạng học viên Pháp Luân Công“, v.v. đặc biệt tin tức ĐCSTQ mổ cướp nội tạng khiến người ta kinh hãi. Điều này thuyết minh kiếm của Hồ-Ôn đang nhắm vào tử huyệt của tập đoàn Giang Trạch Dân, bởi vì Vương Lập Quân, Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang đều thăng tiến đường quan lộ nhờ tiên phong theo Giang Trạch Dân bức hại Pháp Luân Công.
Bạc Hy Lai bị Ôn Gia Bảo đoạn đứt “hoạn lộ”
Mới đây, trang mạng WikiLeaks đã công bố một bức điện ngoại giao của Mỹ, trong đó nói thời Bạc Hy Lai còn đảm nhiệm chức Bộ trưởng Thương mại, ông ta vì “bức hại Pháp Luân Công” mà bị rất nhiều quốc gia nước ngoài khởi tố. Ngoài ra, do Ôn Gia Bảo cực lực phản đối ông ta nhăm nhe chức Phó Thủ tướng, Bạc Hy Lai đã bị giáng xuống chức Bí thư Thành ủy Trùng Khánh, khả năng là trạm dừng cuối cùng trong sự nghiệp chính trị của Bạc.
“Chuyển Pháp Luân” một lần được bỏ cấm
Khoảng 2 giờ sáng ngày 21 tháng 3 năm 2012 giờ Bắc Kinh, từ mạng Baidu, cư dân mạng Trung Quốc có thể tìm kiếm cuốn sách “Chuyển Pháp Luân“, trước tác của Pháp Luân Đại Pháp bị che đậy đã nhiều năm. Trang chủ của Baidu hiển thị các website nội dung liên quan đến Pháp Luân Công, bao gồm cả đồ hình Pháp Luân và Pháp tượng của Đại sư Lý Hồng Chí. Người ta cũng nhìn thấy nội dung toàn văn cuốn “Chuyển Pháp Luân”, tác phẩm nổi tiếng nhất của Pháp Luân Đại Pháp, cùng ảnh luyện công của các học viên Pháp Luân Công trong và ngoài Trung Quốc.
“Thu hoạch đẫm máu” một lần được bỏ cấm
Không chỉ có vậy, cũng trên mạng tìm kiếm Baidu lớn nhất Đại Lục, vào lúc 8 giờ tối ngày 23 tháng 3 giờ Bắc Kinh, người ta có thể tìm kiếm cuốn sách “Thu hoạch đẫm máu” (Bloody Harvest) và các tin tức liên quan phơi bày tội ác mổ lấy nội tạng học viên Pháp Luân Công của ĐCSTQ. Cuốn “Thu hoạch đẫm máu” mới do hai nhà vận động nhân quyền Canada là David Kilgour và David Matas công bố tại Đài Loan, là một báo cáo điều tra ĐCSTQ mổ lấy nội tạng học viên Pháp Luân Công.
Báo cáo dẫn chứng một lượng lớn điều tra thực tế, chứng minh ĐCSTQ mổ lấy nội tạng học viên Pháp Luân Công là có thật, mô tả đây là “tội ác chưa từng có trên trái đất này”.
Tối hôm đó, khi người dùng gõ “Vương Lập Quân mổ” vào Baidu, kết quả đầu tiên là “Vương Lập Quân tự mình trình báo nhiều tình tiết về Bạc Hy Lai”, còn kết quả cuối cùng là “Tận mắt chứng kiến mổ lấy nội tạng”. Tất cả đều phơi bày Vương Lập Quân và Bạc Hy Lai câu kết theo gót tập đoàn Giang Trạch Dân tàn khốc bức hại Pháp Luân Công, và kéo ra tấm màn đen tội ác mổ lấy nội tạng.
Phim “Lửa giả” vạch trần chân tướng tự thiêu một lần được bỏ cấm
Ngày 23 tháng 3, trên mạng Baidu, người ta có thể tìm thấy “Lửa giả” (http://www.falsefire.com), bộ phim tài liệu do Đài truyền hình Tân Đường Nhân chế tác vạch trần chân tướng đằng sau “vụ tự thiêu tại Thiên An Môn” xảy ra chiều ngày 23 tháng 1 năm 2001. Bộ phim đã đoạt giải Liên hoan phim Columbus lần thứ 51.
Bộ phim đã phân tích rất nhiều điểm đáng ngờ trong “vụ án tự thiêu” này: Chẳng hạn, chỉ trong một thời gian cực ngắn, Tân Hoa Xã của ĐCSTQ đã chạy tin “5 học viên Pháp Luân Công tự thiêu”. Qua phân tích băng quay chậm đoạn phim của CCTV, bộ phim “Lửa giả” đã chứng minh cô Lưu Xuân Linh, người phụ nữ 36 tuổi không có quan hệ gì với Pháp Luân Công, đã chết tại chỗ do một cú đánh từ một người vạm vỡ trên hiện trường. Bộ phim cũng giải thích tại sao nửa năm sau, đứa con gái 12 tuổi của cô Lưu lại chết bất thường, cũng như thật giả đằng sau nhân vật chính “Vương Tiến Đông”, v.v.
Ngày nay, trong khi cô gái trẻ đẹp bị bỏng đến mức không nhận ra – Trần Quả và mẹ cô vẫn còn đang bị giam lỏng, thì nhân vật được cho là người của công an – “Vương Tiến Đông” đã bốc hơi không biết hướng nào. Giới quan sát bên ngoài cho rằng, vụ án “tự thiêu tại Thiên An Môn” này chính là do La Cán, cựu Bí thư Ủy ban Chính trị và Luật pháp ĐCSTQ chế tác, và được xưng là “vụ lừa dối thế kỷ”.
“Chân tướng Pháp Luân Công” – tử huyệt của tập đoàn Giang Trạch Dân
Ông Thạch Tàng Sơn, chuyên gia vấn đề Trung Quốc tại Washington D.C cho rằng, trong cuộc đấu đá nội bộ kịch liệt hiện nay của ĐCSTQ, phe Hồ-Ôn muốn lấy danh nghĩa chống hủ bại, đấu tranh đường lối để đánh vỡ phe phái Giang Trạch Dân. Nhằm huy động lực lượng chính trị và đạo đức, họ đã đưa ra ánh sáng một loạt chân tướng đằng sau các tội ác như mổ cướp nội tạng,… để dân chúng Trung Quốc nhìn thấy Chu Vĩnh Khang, Giang Trạch Dân bao năm qua đã phạm phải tội ác khiến người dân phẫn nộ như thế nào. Ông cho rằng, dân chúng Trung Quốc nhất định sẽ yêu cầu trừng trị những kẻ ác trong hệ thống chính trị-tư pháp.
Ông Thạch Tàng Sơn nói, nếu như Hồ-Ôn có thể tiếp tục phơi bày tội ác của Giang Trạch Dân và Chu Vĩnh Khang, để dân chúng nhìn thấy chân tướng, lại thuận theo ý dân mà trừng trị kẻ xấu, thì họ sẽ có thể chiếm cứ điểm cao chính nghĩa và đạo đức trong cuộc nội đấu tại Trung Nam Hải. Ngoài ra, điều này sẽ đánh trúng chỗ hiểm trí tử của phe phái Giang Trạch Dân, giành được nhân tâm, cục diện Trung Quốc sẽ đi theo hướng bình ổn quá độ, đây chính là lối thoát tương lai của Trung Quốc.
Đúng như lời thề của ông Ôn Gia Bảo trong cuộc họp báo ngày 14 tháng 3, kết quả xử lý sự kiện Vương Lập Quân đã chứng tỏ “trải qua kiểm nghiệm của pháp luật và lịch sử”.
Hơn 50 quan chức cấp cao ĐCSTQ bị khởi tố tại 30 quốc gia trên toàn cầu
Pháp Luân Công là một công pháp tu luyện lấy “Chân-Thiện-Nhẫn” làm nguyên tắc chỉ đạo, từ đó đạt đến bình hòa và hoàn thiện về tự ngã. Pháp môn tu tâm dưỡng tính cổ xưa này được truyền ra từ năm 1992 tại thành phố Trường Xuân bởi ông Lý Hồng Chí, và tới năm 1999 đã phổ biến tới hơn 50 quốc gia trên thế giới, giúp hàng triệu người thu được lợi ích.
Tuy nhiên, do số người tập Pháp Luân Công ngày càng nhiều tại Trung Quốc, nên tháng 7 năm 1999, cựu Bí thư ĐCSTQ là Giang Trạch Dân cảm thấy khủng hoảng bất an, và đã phát động một cuộc vận động trấn áp tàn khốc Pháp Luân Công.
Hơn 10 năm qua, từ chứng cứ giả “1.400 cái chết”, đến vụ án giả “tự thiêu tại Thiên An Môn”, cho tới mổ lấy nội tạng học viên Pháp Luân Công, đây đều là các tội ác mà tập đoàn Giang Trạch Dân phạm phải. Tới nay, Giang Trạch Dân và những người đồng lõa, bao gồm Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, v.v. hơn 50 quan chức cấp cao ĐCSTQ, đã bị khởi tố tại 30 quốc gia trên thế giới với tội ác diệt chủng và chống lại loài người.
(Đại Kỷ Nguyên)


Bo Xilai bị quản chế tại gia, theo báo cáo truyền thông 

Các Nhân vật Chính trong cuộc Đấu tranh Bắc Kinh 

article thumbnail

Hồ Cẩm Đào
Đương kim Lãnh đạo tối cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Nổi tiếng về đàn áp ở Tây Tạng
Sắp được thay thế bởi Tập Cận Bình
Đảng Cộng sản Cuối cùng thừa nhận có khủng hoảng văn hóa
-
Phần lịch sử ĐCS TQ - Ai chưa đủ 10 thành công lực thì không nên xem. Khá kinh khủng và những ai chưa trải qua những ngày đen tối không nên xem vì sẽ không tin.... Lịch sử ĐCS TQ phải đọc dài dài thì mới chịu nổi vì quá dã man... chuyện Lưu Thiếu Kỳ đọc mãi mà vẫn rớt nước mắt ...
-----------
Falun Gong fights on 10 years after Chinese ban

Cuộc chiến Pháp Luân Công - 10 năm sau ngày bị cấm tại TQ
By Lucy Hornby Lucy Hornby – 51 mins ago
BEIJING (Reuters) – Từ New York tới Đài Loan, hình ảnh các thành viên Pháp Luân Công rải các tờ rơi về những hình ảnh tra tấn đang trở nên quen thuộc - 10 năm sau, thành viên Pháp Luân Công đã làm những nhà lãnh đạo TQ phải sửng sốt với một cuộc biểu tình tại Bắc Kinh…

----------

Đảng Cộng Sản Trung Quốc, một lịch sử đầy giết chóc


Lá cờ cộng sản được nhuộm bằng máu của “giai cấp thù địch”, của “phần tử phản động”, “phần tử cánh hữu”,… Thực chất, là máu của chính người dân Trung Quốc.


Cách mạng văn hoá (1966-1976), mười năm đen tối trong lịch sử của dân tộc Trung Hoa. Ngày nay, chỉ nhớ đến thôi, những ai đã từng trải qua năm tháng khủng khiếp ấy cũng phải rùng mình.

Lời dẫn

Lịch sử 55 năm của Đảng Cộng sản Trung Quốc —ĐCSTQ— được viết bằng máu và những lời dối trá. Các câu truyện đằng sau lịch sử đầy máu này vừa cực kỳ bi đát vừa ít được biết đến. Dưới chế độ thống trị của ĐCSTQ, 60 đến 80 triệu người dân Trung Quốc vô tội đã bị giết hại, để lại đằng sau những gia đình tan nát của họ. Nhiều người không hiểu tại sao ĐCSTQ lại giết người. Trong khi ĐCSTQ đang tiếp tục sự đàn áp tàn bạo của nó đối với các học viên Pháp Luân Công và gần đây áp bức các đám người biểu tình ở Hán Nguyên bằng súng đạn, mọi người tự hỏi liệu họ có thể sẽ thấy một ngày mà ĐCSTQ học cách nói bằng lời thay vì bằng súng đạn.


Mao Trạch Đông tóm tắt mục tiêu của Cách mạng Văn hóa, “…sau thời đại hỗn mang, thế giới sẽ có hòa bình, nhưng cứ khoảng 7 hoặc 8 năm, sự hỗn loạn lại cần phải xảy ra.” [1] Nói cách khác, nên có một cuộc cách mạng về chính trị 7 hoặc 8 năm một lần và một đám người cần bị giết chết khoảng 7 hoặc 8 năm một lần.


Có một ý thức hệ hỗ trợ và các yêu cầu thực tế nằm sau sự chém giết của ĐCSTQ.


Xét theo hệ thống lý luận, thì ĐCSTQ tin vào “chuyên chính vô sản” và “liên tục cách mạng dưới chế độ chuyên chính vô sản”. Do đó sau khi ĐCSTQ lên nắm quyền tại Trung Quốc, nó đã giết chết những người sở hữu đất đai để giải quyết các vấn đề với các mối quan hệ sản xuất ở các khu vực nông thôn. Nó đã giết hại các nhà tư bản để đạt mục đích cải cách công thương và giải quyết các mối quan hệ sản xuất ở các khu vực thành thị. Sau khi hai giai cấp này bị tiêu diệt, các vấn đề liên quan đến nền tảng kinh tế về mặt cơ bản đã được giải quyết. Tương tự, giải quyết các vấn đề liên quan đến kiến trúc thượng tầng [2] cũng cần đến giết chóc. Việc đàn áp Nhóm chống Đảng Hồ Phong [3] và Phong trào chống cánh hữu đã tiêu diệt các trí thức. Việc giết hại những tín đồ đạo Cơ đốc, những người tu Đạo, những người theo Đạo Phật và các nhóm dân tộc phổ biến đã giải quyết vấn đề tôn giáo. Các cuộc tàn sát trên diện rộng trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa đã thiết lập nên quyền lãnh đạo tuyệt đối của ĐCSTQ về chính trị và văn hóa. Vụ thảm sát trên Quảng trường Thiên An Môn 1989 được dùng để ngăn chặn khủng hoảng chính trị và đè bẹp các đòi hỏi dân chủ. Chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công nhằm để giải quyết các vấn đề về tín ngưỡng vào tu luyện và cách chữa bệnh truyền thống. Tất cả những hành động này đều nhằm để củng cố quyền lực của ĐCSTQ và duy trì sự thống trị của nó khi liên tục phải đối mặt với các khủng hoảng tài chính (giá cả các mặt hàng tiêu dùng tăng vọt sau khi ĐCSTQ lên nắm quyền và nền kinh tế Trung Quốc gần như đã sụp đổ sau Cách mạng Văn hóa), khủng hoảng chính trị (một số người không nghe theo lệnh của Đảng hoặc một số người muốn chia sẻ quyền lực chính trị với Đảng) hoặc khủng hoảng về lòng tin (sự tan rã của Liên-Xô cũ, các biến động chính trị ở Đông Âu, và vấn đề Pháp Luân Công). Trừ vấn đề Pháp Luân Công, gần như tất cả các phong trào chính trị trước đó đều được dùng để làm sống lại bóng ma của ĐCSTQ và kích động tham vọng cách mạng của nó. ĐCSTQ cũng đã sử dụng những phong trào chính trị này để thử các đảng viên ĐCSTQ, tiêu diệt những người không đạt yêu cầu của Đảng.


Việc giết chóc cũng được viện đến vì những lý do thiết thực. Đảng Cộng sản được thành lập bởi những tên vô lại giết người để giành quyền lực. Một khi tiền lệ này đã được đặt ra thì không có đường lui. Khủng bố liên miên đã được dùng để dọa nạt nhân dân và bắt buộc họ vì sợ hãi mà chấp nhận quyền thống trị tuyệt đối của ĐCSTQ.


Trên bề mặt, tưởng như là ĐCSTQ “bắt buộc phải giết chóc” và rằng nhiều sự kiện xảy ra là để kích động bóng ma ĐCSTQ và tình cờ châm ngòi cho cỗ máy giết người của ĐCSTQ. Thực tế là, những sự kiện này được dùng để ngụy trang nhu cầu giết chóc của Đảng, và ĐCSTQ cần phải giết chóc định kỳ. Nếu không có những bài học đau đớn này, mọi người có thể bắt đầu nghĩ rằng ĐCSTQ đang tiến bộ và bắt đầu đòi hỏi dân chủ như những sinh viên với những ý nghĩ quá lý tưởng hóa trong phong trào dân chủ năm 1989 đã làm. Việc giết chóc 7 hay 8 năm một lần là để gợi lại sự khủng bố trong tâm trí nhân dân và có thể cảnh cáo thế hệ trẻ: bất kể ai chống lại ĐCSTQ, muốn thách thức quyền lãnh đạo tuyệt đối của ĐCSTQ, hoặc cố nói ra sự thực về lịch sử Trung Quốc, sẽ phải nếm mùi “nắm đấm sắt của chế độ chuyên chính vô sản”.


Giết chóc đã trở thành một trong những cách cần thiết nhất để ĐCSTQ duy trì quyền lực. Với sự leo thang của nợ máu của nó, thì việc hạ lưỡi dao đồ tể của nó xuống sẽ khuyến khích nhân dân báo thù cho những tội ác của ĐCSTQ. Do đó, ĐCSTQ không chỉ giết hại nhiều người mà còn giết hại một cách tàn ác nhất để đe dọa nhân dân một cách hiệu lực đặc biệt là vào thời kỳ đầu khi ĐCSTQ đang thiết lập sự thống trị của nó.


Bởi vì mục đích của giết chóc là để tạo ra khủng bố tối đa, ĐCSTQ đã lựa chọn các mục tiêu để hủy diệt một cách tùy tiện và bừa bãi. Trong phong trào cách mạng nào cũng vậy, ĐCSTQ đều sử dụng chiến lược diệt chủng. Hãy lấy “đàn áp các phần tử phản động” làm ví dụ. ĐCSTQ đã không thực sự đàn áp “những hành động” phản động mà “những người” mà họ gọi là phản động. Nếu ai đã đầu quân và phục vụ vài ngày trong quân đội của Quốc Dân Đảng nhưng tuyệt đối không làm gì liên quan đến chính trị sau khi ĐCSTQ giành được quyền lực, người này vẫn sẽ bị giết chết vì “lịch sử phản động” của mình. Trong quá trình cải cách ruộng đất, để gỡ bỏ “gốc rễ của vấn đề”, ĐCSTQ thường giết cả gia đình của người chủ sở hữu đất.


Từ năm 1949 khi giành chính quyền đến nay, ĐCSTQ đã đàn áp hơn một nửa nhân dân Trung Quốc. Ước tính khoảng 60 đến 80 triệu người đã chết vì các nguyên nhân không tự nhiên. Con số này vượt trên cả tổng số người chết trong cả hai cuộc chiến tranh thế giới cộng lại.


Như ở những đất nước cộng sản khác, việc giết chóc tùy tiện của ĐCSTQ cũng bao gồm việc giết hại tàn bạo những đảng viên của chính nó để tiêu diệt những người bất đồng chính kiến coi trọng ý thức về nhân tính hơn đảng tính. Chế độ thống trị khủng bố của ĐCSTQ rơi đều vào nhân dân và các đảng viên của nó để duy trì một “pháo đài bất khả chiến bại”.


Trong một xã hội bình thường, mọi người bày tỏ sự quan tâm và tình cảm với nhau, sống trong sự tôn kính và biết ơn Chúa. Ở phương Đông, mọi người nói, “Đừng bao giờ gây ra cho người khác điều gì mà chính bản thân mình không muốn nhận nó [4].” Ở phương Tây, mọi người nói, “Hãy yêu quý hàng xóm láng giềng như yêu chính bản thân mình” [5]. Ngược lại, ĐCSTQ có quan điểm rằng “Lịch sử của tất cả các xã hội hiện thời cho đến ngày nay là lịch sử của các cuộc đấu tranh giai cấp” [6]. Để giữ cho “các cuộc đấu tranh” luôn sống trong xã hội thì phải sinh ra sự thù hận. ĐCSTQ không chỉ giết người mà nó còn khuyến khích nhân dân giết hại lẫn nhau. Nó cố làm cho mọi người trở nên thờ ơ lãnh đạm với nỗi đau khổ của người khác bằng cách bao vây người ta trong giết chóc liên miên. Nó muốn mọi người trở nên tê liệt do thường xuyên phải đối mặt với những sự tàn ác vô nhân đạo, và hình thành một tâm lý rằng “điều tốt nhất ta có thể hy vọng là không bị đàn áp”. Tất cả những bài học về sự đàn áp dã man này cho phép ĐCSTQ duy trì được quyền thống trị của nó.


Cùng với việc hủy diệt vô số nhân mạng, ĐCSTQ cũng hủy hoại tâm hồn của người dân Trung Quốc. Có rất nhiều người do quá sợ hãi trước những đe dọa của ĐCSTQ nên đã không dám có phản ứng gì ngoài việc hoàn toàn từ bỏ những lý lẽ về nguyên tắc của bản thân mình. Về một khía cạnh nào đó, lương tri của những người này đã chết: một điều còn đáng sợ hơn cả cái chết của thể xác.


******************

I. Những cuộc thảm sát khủng khiếp

Trước khi ĐCSTQ lên nắm quyền, Mao Trạch Đông viết, “Chúng ta tuyệt đối không áp dụng chính sách nhân từ đối với các phần tử phản động và đối với các hoạt động phản động của các giai cấp phản động [7].” Nói cách khác, thậm chí trước khi ĐCSTQ chiếm được Bắc Kinh, nó đã quyết định trong đầu là sẽ hành động hung tàn dưới cách nói tránh của “chế độ chuyên chế dân chủ nhân”. Sau đây là một vài ví dụ.



Đàn áp những phần tử phản động và cải cách ruộng đất

Vào tháng 3/1950, ĐCSTQ công bố “Lệnh đàn áp nghiêm khắc các phần tử phản động”, được biết đến trong lịch sử như một phong trào “đàn áp các phần tử phản động”.

Không như các hoàng đế ân xá cho toàn bộ đất nước sau khi họ lên ngôi, ĐCSTQ bắt đầu giết chóc chỉ một phút sau khi nó lên nắm quyền. Mao Trạch Đông nói trong một tài liệu, “Còn có rất nhiều nơi mà nhân dân bị đe dọa và không dám giết các phần tử phản động một cách công khai trên diện rộng [8].” Vào tháng 2/1951, trung ương đảng ĐCSTQ nói rằng ngoại trừ tỉnh Triết Giang và phía nam tỉnh An Huy, “các khu vực khác nơi mà vẫn chưa giết đủ, đặc biệt là ở các thành phố lớn và vừa, nên tiếp tục bắt và giết một số lượng lớn và không nên dừng sớm quá.” Mao thậm chí khuyến nghị rằng “ở các khu vực nông thôn, để giết các phần tử phản động, nên giết hơn 1/1000 tổng số dân… ở các thành phố, nên giết ít hơn 1/1000. [9]” Dân số Trung Quốc vào thời gian đó là khoảng 600 triệu người; “lệnh hoàng gia” này của Mao sẽ giết chết ít nhất 600 nghìn người. Không một ai biết tỉ lệ 1/1000 này là ở đâu ra. Có thể là Mao chợt nảy ra quyết định rằng 600 nghìn nhân mạng là đủ để đặt một nền tảng để tạo ra nỗi sợ hãi trong nhân dân, nên đã ra lệnh thực hiện như thế.


ĐCSTQ không quan tâm đến việc liệu những người bị giết có thực sự đáng phải chết hay không. “Quy định của Nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa về việc trừng phạt các phần tử phản động” công bố năm 1951 thậm chí nói rằng những người “phao tin đồn” có thể bị “tử hình ngay lập tức”.


Trong khi việc đàn áp các phần tử phản động đang được thực hiện kịch liệt, thì cải cách ruộng đất cũng đang diễn ra trên diện rộng. Trên thực tế, ĐCSTQ đã bắt đầu cải cách ruộng đất trong các khu vực do nó chiếm đóng vào cuối những năm 1920. Trên bề mặt, cải cách ruộng đất, trông có vẻ như ủng hộ một lý tưởng tương tựa như ở Thái Bình Thiên Quốc [10], gọi là, tất cả mọi người đều sẽ có đất để trồng trọt nhưng thực ra nó chỉ là một cái cớ để giết chóc. Đào Chú, đứng thứ tư trong hàng ngũ ĐCSTQ, sau đó có một khẩu hiệu cho cải cách ruộng đất là: “Làng nào cũng đổ máu, nhà nào cũng đánh nhau,” cho thấy rằng làng nào cũng có những người sở hữu đất đai phải chết.


Cải cách ruộng đất đã có thể được thực hiện mà không cần phải giết chóc. Nó đã có thể được thực hiện đúng theo cách mà chính phủ Đài Loan thực hiện chính sách cải cách ruộng đất của mình bằng cách mua lại đất từ các chủ sở hữu đất. Tuy nhiên, bởi vì ĐCSTQ bắt nguồn từ một nhóm những kẻ lưu manh côn đồ vô sản, nó chỉ biết cướp bóc. Sợ rằng nó có thể bị trả thù do cướp bóc, ĐCSTQ đã giết các nạn nhân, để loại trừ nguồn gốc của các rắc rối có thể có sau này.


Cách giết người phổ biến nhất trong thời kỳ cải cách ruộng đất được biết đến là “đấu tố”. ĐCSTQ làm giả tội phạm và quy tội cho các chủ sở hữu đất hoặc những nông dân giàu có. Cộng đồng sau đó được hỏi xem họ nên bị trừng phạt như thế nào. Một số đảng viên hoặc những người hoạt động cho ĐCSTQ đã được gài trong những đám đông để hô “Chúng ta nên giết họ!” và các chủ sở hữu đất hoặc những nông dân giàu có sau đó bị xử tử ngay tại chỗ. Vào thời gian đó, bất kỳ ai sở hữu đất trong làng đều bị coi là “cường hào”. Những người thường lợi dụng nông dân bị gọi là “cường hào bủn xỉn”; những người thường giúp sửa chữa những tiện nghi công cộng và tặng tiền cho các trường học và để giảm nhẹ thiên tai được gọi là “cường hào tốt bụng”; những người không làm gì cả được gọi là “cường hào im lặng”. Việc phân loại như thế này không có ý nghĩa gì cả, bởi vì tất cả các “cường hào” cuối cùng đều bị xử tử ngay lập tức bất kể là họ thuộc vào loại “cường hào” nào.


Vào khoảng cuối năm 1952, số phần tử phản động bị xử tử do ĐCSTQ công bố là vào khoảng 2.4 triệu người. Thực ra, tổng số người chết bao gồm các quan chức chính phủ Quốc Dân Đảng cũ dưới cấp huyện và các chủ sở hữu đất ít nhất là 5 triệu người.


Việc đàn áp các phần tử phản động và cải cách ruộng đất có ba kết quả trực tiếp. Thứ nhất là, các cựu quan chức địa phương mà đã được lựa chọn thông qua sự tự trị dựa trên cơ sở thị tộc đã bị tiêu diệt. Thông qua việc đàn áp các phần tử phản động và cải cách ruộng đất, ĐCSTQ đã giết hại tất cả những nhân vật quản lý trong chế độ trước và thực hiện được quyền kiểm soát toàn bộ đối với các khu vực nông thôn bằng cách thiết lập các chi nhánh của đảng trong từng làng xã. Thứ hai là, chiếm được một lượng khổng lồ của cải bằng con đường trộm cướp trong việc đàn áp các phần tử phản động và cải cách ruộng đất. Thứ ba là, dân thường bị khủng bố bởi sự đàn áp dã man các chủ sở hữu đất và nông dân giàu có.



“Chiến dịch Ba chống” và “Chiến dịch Năm chống”


Việc đàn áp các phần tử phản động và cải cách ruộng đất chủ yếu nhằm vào các khu vực nông thôn, còn “Chiến dịch Ba chống” và “Chiến dịch Năm chống” sau đó có thể được coi là sự diệt chủng tương ứng ở thành thị.


“Chiến dịch Ba chống” bắt đầu vào tháng 12/1951 và nhằm vào nạn tham nhũng, lãng phí và quan liêu trong số những cán bộ của ĐCSTQ. Một số quan chức hủ bại của ĐCSTQ đã bị tử hình. Không lâu sau đó, ĐCSTQ quy việc hủ bại của các quan chức chính quyền của nó là do sự cám dỗ của các nhà tư bản. Một cách tương ứng, “Chiến dịch Năm chống” nhằm vào hối lộ, trốn thuế, trộm cắp tài sản nhà nước, sự xây dựng vội vàng và cẩu thả bằng vật liệu xấu, và làm gián điệp thu thập các thông tin kinh tế của nhà nước được bắt đầu tháng 1/1952.


“Chiến dịch Năm chống” về cơ bản là ăn cắp tài sản của các nhà tư bản hay đúng hơn là giết hại các nhà tư bản để lấy tiền của họ. Trần Nghị, thị trưởng Thượng Hải lúc bấy giờ, được báo cáo vắn tắt tình hình trên ghế sô-fa với một cốc trà trong tay mỗi đêm. Ông ta hỏi một cách nhàn nhã, “Có bao nhiêu lính dù hôm nay?” có nghĩa là “Có bao nhiêu thương gia nhảy lầu tự tử hôm nay?” Không một nhà tư bản nào có thể trốn thoát “Chiến dịch Năm chống”. Họ bị yêu cầu đóng thuế “đã trốn” sớm như thời Quang Tự (1875-1908) trong Triều đại nhà Thanh (1644-1911) khi thị trường thương mại Thượng Hải bắt đầu được thành lập. Các nhà tư bản đã không thể có cách nào để trả “những thứ thuế” đó thậm chí với tất cả tài sản của họ. Họ không có cách nào khác ngoài việc tự kết liễu cuộc đời của mình, nhưng họ không dám nhảy xuống sông Hoàng Phố. Nếu xác của họ không được tìm thấy, ĐCSTQ sẽ buộc tội họ là chạy sang Hồng Công, và người nhà của họ sẽ vẫn phải chịu trách nhiệm trả những khoản thuế đó. Các nhà tư bản đành phải nhảy lầu và để lại xác cho ĐCSTQ thấy bằng chứng của cái chết của họ. Người ta nói rằng mọi người không dám đi bộ bên cạnh các tòa nhà cao tầng ở Thượng Hải thời bấy giờ vì sợ bị những người nhảy từ trên xuống rơi vào mình.


Theo Sự thực của các chiến dịch chính trị sau khi thành lập Nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa đồng biên soạn bởi bốn cơ quan chính phủ bao gồm cả Trung tâm Nghiên cứu Lịch sử ĐCSTQ năm 1996, trong thời kỳ “Chiến dịch Ba chống” và “Chiến dịch Năm chống”, hơn 323.100 người đã bị bắt và hơn 280 người đã tự tử hay mất tích. Trong “Chiến dịch chống Hồ Phong” năm 1955, hơn 5.000 đã bị buộc tội, hơn 500 người đã bị bắt, hơn 60 người đã tự tử, và 12 người đã chết vì các nguyên nhân không tự nhiên. Trong cuộc đàn áp các phần tử phản động sau đó, hơn 21300 người đã bị tử hình, và hơn 4.300 người đã tự tử hoặc mất tích [11].


Nạn đói khủng khiếp


Số người chết cao nhất được ghi lại trong Nạn đói khủng khiếp của Trung Quốc ngay sau chiến dịch Đại nhảy vọt. [12] Bài “Nạn đói khủng khiếp” trong quyển sách Những ghi chép lịch sử của Nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa tuyên bố rằng “Số lượng người chết do những nguyên nhân không tự nhiên và số lượng người mới sinh bị giảm đi từ năm 1959 đến năm 1961 được ước tính là khoảng 40 triệu… sự giảm 40 triệu người của Trung Quốc nhiều khả năng là nạn đói khủng khiếp nhất trên thế giới trong thế kỷ này.” [13]


Nạn đói khủng khiếp bị ĐCSTQ dán một cái mác sai lệnh là “Thiên tai 3 năm”. Trên thực tế, 3 năm đó có điều kiện thời tiết tốt mà không có bất kể một thiên tai lớn nào như lũ lụt, hạn hán, bão, sóng thần, động đất, sương giá, mưa đá, hay dịch chấu chấu. “Tai họa” đó hoàn toàn là do con người gây nên. Chiến dịch Đại nhảy vọt yêu cầu mọi người ở Trung Quốc phải tham gia vào luyện thép, buộc nông dân phải bỏ hoa màu thối rữa ở ngoài đồng. Bất chấp điều này, các quan chức ở các khu vực lại còn tăng thu hoa lợi của sản lượng. Hạ Diệc Nhiên, Bí thư thứ nhất của Đảng bộ quận Liễu châu tự bịa đặt sản lượng sửng sốt “65.000 cân thóc trên một mẫu [14]” ở huyện Hoàn Giang. Đây là ngay sau Hội nghị toàn thể Lộc sơn khi phong trào chống cánh hữu của ĐCSTQ lan ra toàn quốc. Để cho thấy rằng ĐCSTQ luôn luôn đúng, hoa màu bị chính quyền sung công như một hình thức đánh thuế theo sản lượng được thổi phồng lên này. Hậu quả là, khẩu phần ngũ cốc, giống và lương thực chủ yếu của nông dân tất cả đều bị sung công. Khi yêu cầu vẫn chưa được đáp ứng, nông dân bị buộc tội là đã giấu hoa màu của mình.


Hạ Diệc Nhiên đã từng nói rằng họ phải phấn đấu giành giải nhất trong cuộc thi sản lượng cao nhất bất kể là bao nhiêu người ở Liễu Châu sẽ phải chết. Một số nông dân đã bị cướp đi tất cả, chỉ còn lại một chút gạo được giấu ở trong chậu nước tiểu. Đảng bộ quận Thuần Lạc, huyện Hoàn Giang thậm chí còn ra lệnh cấm nấu cơm, để ngăn nông dân không được ăn hoa màu. Việc tuần tra được thực hiện bởi dân quân vào ban đêm. Nếu họ thấy ánh lửa họ sẽ tiến hành lục soát và vây bắt. Nhiều nông dân thậm chí không dám nấu thảo mộc hoặc vỏ cây dại ăn được, và chết đói.


Trong lịch sử, vào những lúc có nạn đói, vua quan sẽ cấp cháo, phân phát hoa màu và cho phép các nạn nhân di tản khỏi những khu vực có nạn đói. Còn ĐCSTQ coi việc chạy khỏi nơi có nạn đói là một điều ô nhục cho uy tín của đảng, và ra lệnh cho dân quân chặn đường không cho các nạn nhân thoát khỏi nạn đói. Khi các nông dân bị đói quá phải cướp ngũ cốc ở các kho lương thực, ĐCSTQ ra lệnh bắn vào đám đông để đàn áp việc cướp bóc và dán cái mác cho những người bị chết là các phần tử phản cách mạng. Một số lượng lớn nông dân bị chết đói ở nhiều tỉnh bao gồm Cam Túc, Sơn Đông, Hà Nam, An Huy, Hồ Bắc, Hồ Nam, Tứ Xuyên, và Quảng Tây. Nông dân bị đói nhưng vẫn bị bắt tham gia làm các việc tưới nước, xây đập và luyện thép. Nhiều người bị ngã xuống đất trong khi làm việc và không bao giờ đứng lên được nữa. Cuối cùng thì những người sống xót không có sức để chôn những người bị chết. Nhiều làng bị chết toàn bộ khi mọi người lần lượt bị chết đói.


Trong các nạn đói nghiêm trọng nhất trong lịch sử Trung Quốc trước thời ĐCSTQ, có những trường hợp các gia đình phải trao đổi con cho nhau để ăn thịt nhưng không ai từng ăn thịt chính con mình. Tuy nhiên dưới thời ĐCSTQ, mọi người buộc phải ăn thịt những người bị chết, ăn những người chạy trốn đến từ những khu vực khác, và thậm chí phải giết chết và ăn thịt con của chính mình. Nhà văn Sa Thanh đã mô tả cảnh này trong quyển sách của ông Y Hy Đại Địa Loan (Một eo đất thưa thớt): Trong một gia đình nông dân, người cha chỉ còn lại một người con trai và một người con gái trong Nạn đói khủng khiếp. Một hôm, người cha đuổi người con gái ra khỏi nhà. Khi cô trở về, cô không thể tìm thấy người em trai mà chỉ nhìn thấy mỡ trắng nổi ở trong chảo và một đống xương ở cạnh bếp. Vài ngày sau, người cha thêm nước vào chảo, và gọi người con gái đến gần. Cô gái sợ quá, và xin cha cô từ ngoài cửa, “Bố, đừng ăn thịt con. Con có thể nhặt củi và nấu cơm cho bố. Nếu bố ăn thịt con, thì sẽ không còn ai làm việc này cho bố nữa.”


Cấp độ cuối cùng và số lượng thảm kịch như thế này thì không được biết đến. Thế nhưng ĐCSTQ vẫn xuyên tạc nó như là một vinh dự cao quý và tự nhận rằng ĐCSTQ đã lãnh đạo nhân dân một cách dũng cảm chống lại “thiên tai” và tiếp tục tự khen mình là “vĩ đại, vinh quang và đúng đắn”.


Sau Hội nghị toàn thể Lộc Sơn năm 1959, tướng Bành Đức Hoài [15] bị tước quyền vì lên tiếng bênh vực nhân dân. Một nhóm quan chức và cán bộ chính quyền dám nói sự thực đã bị bãi chức, bị giam hoặc bị điều tra. Sau đó, không ai còn dám nói lên sự thực nữa. Vào thời gian của Nạn đói khủng khiếp, thay vì báo cáo sự thực, mọi người che đậy thực tế về số lượng người chết đói để bảo vệ chức vụ của họ. Tỉnh Cam Túc thậm chí còn từ chối viện trợ lương thực của tỉnh Sơn Tây, nói rằng Cam Túc đã có một số dư lương thực rất lớn.


Nạn đói khủng khiếp này cũng là một cuộc thi loại cho các cán bộ của ĐCSTQ. Theo tiêu chuẩn của ĐCSTQ, những cán bộ mà chống lại việc nói lên sự thực bất chấp việc hàng chục triệu người chết đói chắc chắn là “đạt tiêu chuẩn”. Với cuộc trắc nghiệm này, ĐCSTQ sau đó sẽ tin rằng không có gì như tình người hay đạo trời có thể trở thành một gánh nặng tâm lý ngăn cản những cán bộ này đi theo đảng. Sau Nạn đói khủng khiếp, các quan chức cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đơn thuần tham gia vào thủ tục tự phê bình. Lý Tỉnh Tuyền, Bí thư tỉnh ủy Tứ xuyên nơi mà hàng triệu người bị chết đói được thăng chức lên làm Bí thư thứ nhất Văn phòng khu vực tây nam của ĐCSTQ.


Từ Cách mạng văn hóa và Vụ thảm sát trên quảng trường Thiên An Môn cho đến chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công


Cách mạng văn hóa chính thức bắt đầu ngày 16/05/1966 và kéo dài cho đến tận năm 1976. Thậm chí chính bản thân ĐCSTQ cũng gọi thời kỳ này là “Thảm họa 10 năm”. Sau này trong một cuộc phỏng vấn với một phóng viên Nam-tư, Hồ Diệu Bang nguyên tổng bí thư ĐCSTQ nói, “Vào thời gian đó, gần 100 triệu người bị liên can, tức là một phần mười dân số Trung Quốc.”


Sự thực của các chiến dịch chính trị sau khi thành lập Nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa báo cáo rằng, “Vào tháng 5/1984, sau 31 tháng tập trung điều tra, thẩm tra và tính toán lại bởi Ủy ban trung ương của ĐCSTQ, các con số liên quan đến Cách mạng Văn hóa là: hơn 4.2 triệu người bị giam giữ và điều tra; hơn 1.728.000 người chết vì những nguyên nhân không tự nhiên; hơn 135.000 người bị dán mác phản cách mạng và bị tử hình; hơn 237.000 người bị giết và hơn 7.03 triệu người bị tàn phế trong các cuộc tấn công vũ trang; và 71.200 gia đình bị tiêu diệt.” Thống kê tổng hợp từ các ghi chép lịch sử của các huyện cho thấy rằng 7.73 triệu người chết vì những nguyên nhân không tự nhiên trong Cách mạng Văn hóa.


Bên cạnh việc đánh đập người ta đến chết, sự bắt đầu của Cách mạng Văn hóa cũng gây ra một làn sóng tự tử. Nhiều trí thức nổi tiếng, bao gồm Lão Xả, Phó Lôi, Tiễn Bá Tán, Wu Han và Trữ An Bình tất cả đều tự chấm dứt cuộc đời của mình vào thời kỳ đầu của Cách mạng Văn hóa.


Cách mạng Văn hóa là thời kỳ cực tả điên cuồng nhất ở Trung Quốc. Giết chóc đã trở thành một cách cạnh tranh để bày tỏ vị trí cách mạng của cá nhân, nên việc tàn sát “các kẻ thù giai cấp” là cực kỳ tàn bạo và độc ác.


Chính sách “cải cách và mở cửa” đã làm tăng đáng kể sự trao đổi thông tin, cho phép nhiều phóng viên nước ngoài chứng kiến Vụ thảm sát trên quảng trường Thiên An Môn năm 1989 và phát các chương trình truyền hình cho thấy xe tăng săn đuổi và đè chết các sinh viên.


Mười năm sau, vào ngày 20/07/1999, Giang Trạch Dân bắt đầu chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công của hắn. Vào khoảng cuối năm 2002, thông tin nội bộ từ các nguồn tin chính phủ ở Trung Quốc Đại lục xác nhận việc che dấu sự thật của hơn 7.000 người bị chết trong các trại giam, các trại lao động cưỡng bức, các nhà tù và các bệnh viện thần kinh, trung bình khoảng 7 người bị giết mỗi ngày.


Ngày nay ĐCSTQ có xu hướng giết ít hơn nhiều so với trong quá khứ khi mà hàng triệu hay hàng chục triệu người sẽ bị giết hại. Có hai lý do quan trọng ở đây. Một mặt, ĐCSTQ đã làm biến dị đầu óc tư tưởng của nhân dân Trung Quốc bằng văn hóa đảng để họ giờ đây dễ phục tùng hơn. Mặt khác, do các quan chức ĐCSTQ cực kỳ hủ bại và tham nhũng, nền kinh tế Trung Quốc đã trở thành một “nền kinh tế kiểu truyền máu” và về căn bản phụ thuộc vào vốn của nước ngoài để duy trì tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội. ĐCSTQ nhớ như in sự trừng phạt kinh tế sau Vụ thảm sát trên quảng trường Thiên An Môn và biết rằng việc giết chóc công khai sẽ gây ra việc vốn của nước ngoài sẽ bị rút ra khỏi Trung Quốc và sẽ gây nguy hiểm cho chế độ độc tài của nó.


Tuy nhiên, ĐCSTQ chưa bao giờ từ bỏ việc giết chóc ở đằng sau hậu trường nhưng ĐCSTQ ngày nay không từ một nỗ lực nào để che giấu các bằng chứng dính đầy máu.


******************

II. Các cách giết người cực kỳ tàn bạo

Tất cả mọi việc mà ĐCSTQ làm chỉ nhằm một mục đích: chiếm đoạt và duy trì quyền lực. Giết chóc là một phương cách rất quan trọng để ĐCSTQ duy trì quyền lực của nó. Càng có nhiều người bị giết và việc giết chóc càng tàn bạo thì khả năng gây khủng bố trong nhân dân càng lớn. Việc khủng bố đó được bắt đầu ngay trước khi xảy ra chiến tranh Trung-Nhật.


Thảm sát ở miền Bắc Trung Quốc trong chiến tranh Trung-Nhật


Khi giới thiệu cuốn sách Thù trong của tác giả Father Raymond J. De Jaegher [16], cựu tổng thống Mỹ Hoover bình luận rằng cuốn sách đã vạch trần bản chất khủng bố của các phong trào cộng sản. Ông giới thiệu nó cho bất kỳ ai muốn hiểu rõ lực lượng tà ác đó trên thế giới này.


Trong quyển sách này, De Jaegher kể lại các câu chuyện về việc ĐCSTQ sử dụng bạo lực để khủng bố và khuất phục nhân dân như thế nào. Ví dụ như, một hôm ĐCSTQ yêu cầu tất cả mọi người đi ra một khu đất trống trong làng. Các giáo viên dẫn các em nhỏ đi từ trường ra khu đất trống. Mục đích của việc tập trung là để chứng kiến việc giết chết 13 thanh niên yêu nước. Sau khi thông báo các tội danh được bịa đặt để chống lại các nạn nhân, ĐCSTQ ra lệnh cho một giáo viên đang khiếp sợ bắt nhịp cho các em nhỏ hát các bài hát yêu nước. Ở trên khán đài cùng với các bài hát không phải là các vũ công mà là một tên đao phủ đang cầm lăm lăm chếc mã tẫu bén sắc trong tay. Đao phủ là một tên lính cộng sản trẻ khỏe mạnh và hung tợn với đôi tay chắc khỏe. Tên lính đi đến đằng sau nạn nhân đầu tiên, nhanh chóng giơ cao thanh mã tấu sắc ngọt và chém xuống và cái đầu thứ nhất rơi xuống đất. Máu phun ra như một cái vòi phun nước trong khi cái đầu lăn trên mặt đất. Các em nhỏ đang hát một cách kích động gào khóc hoảng loạn. Người giáo viên vẫn giữ nhịp và cố giữ cho các em tiếp tục hát; cái chuông của cô vẫn tiếp tục rung lên trong hoảng loạn.


Tên đao phủ chém 13 lần và 13 cái đầu rơi xuống đất. Sau đó, nhiều tên lính cộng sản đi đến, mổ tung lồng ngực của các nạn nhân và moi tim họ ra để làm một bữa tiệc. Tất cả những cảnh dã man đó diễn ra trước mặt của các em nhỏ. Các em bị khủng bố tái xanh cả mặt và một số bắt đầu nôn. Cô giáo chửi rủa các tên lính và bảo các em xếp thành hàng trở về trường.


Sau đó, Cha De Jaegher thường thấy các em nhỏ bị bắt buộc phải xem cảnh chém giết. Các em trở nên quen với các cảnh đổ máu và lãnh cảm; một số thậm chí còn bắt đầu cảm thấy thích thú.


Khi ĐCSTQ cảm thấy rằng giết chóc đơn thuần là chưa đủ rùng rợn và kích động, chúng phát minh ra các kiểu tra tấn tàn bạo. Ví dụ như, bắt ai đó nuốt một lượng muối lớn mà không cho người đó uống một chút nước nào: nạn nhân sẽ phải chịu đựng cho đến khi bị chết vì khát; hoặc lột trần truồng ai đó và bắt người đó phải lăn trên thủy tinh vỡ; hoặc là đào một lỗ trên mặt sông đóng băng trong mùa đông, và sau đó ném nạn nhân vào trong lỗ: nạn nhân sẽ hoặc là chết cóng hoặc là chết đuối.


De Jaegher viết rằng một đảng viên ĐCSTQ ở tỉnh Sơn Tây phát minh ra một kiểu tra tấn khủng khiếp. Một hôm, khi hắn đang đi lang thang trong thành phố, hắn dừng lại trước cửa một nhà hàng và nhìn chằm chằm vào một thùng nước sôi lớn. Sau đó, hắn mua nhiều thùng lớn, và ngay lập tức bắt một số người chống lại đảng cộng sản. Trong khi xét xử vội vã, các thùng được đổ đầy nước và đun sôi. Ba nạn nhân bị lột trần truồng và quẳng vào các thùng và bị đun sôi cho đến chết sau buổi xét xử. Ở Bình Sơn, De Jaegher đã chứng kiến một ông bố bị lột da khi vẫn còn sống. Các đảng viên ĐCSTQ bắt người con trai của nạn nhân xem và tham gia vào cảnh tra tấn vô nhân đạo đó, xem bố mình chết chết trong đau đớn tột cùng và nghe những tiếng gào thét của bố mình. Các đang viên ĐCSTQ đổ giấm và a-xít lên thân thể người bố và sau đó toàn bộ da trên thân thể nạn nhân bị nhanh chóng lột ra. Chúng bắt đầu từ lưng rồi lên hai vai và chẳng mấy chốc da trên toàn thân thể của ông bị lột ra, chỉ còn lại da đầu là còn nguyên vẹn. Người bố đã chết chỉ trong vài phút.


Khủng bố Đỏ trong “Tháng Tám Đỏ” và ăn thịt người ở Quảng Tây


Sau khi chiếm được quyền kiểm soát tuyệt đối trên toàn bộ đất nước, ĐCSTQ vẫn không chấm dứt bạo lực. Trong Cách mạng Văn hóa, bạo lực trở nên tồi tệ hơn.


Ngày 18/8/1966, Mao Trạch Đông gặp các đại diện “hồng vệ binh” trên tháp của Quảng trường Thiên An Môn. Tống Bân Bân, con gái của lãnh đạo cộng sản Tống Nhiệm Cùng, cài cho Mao một huy hiệu “hồng vệ binh” lên tay áo. Khi Mao biết tên của Tống Bân Bân, cái tên có nghĩa là tao nhã lịch sự, Mao nói, “Chúng ta cần nhiều bạo lực hơn nữa.” Do đó Tống đổi tên cô ta thành Song Yếu Vũ (có nghĩa là “muốn bạo lực”.)


Các cuộc tấn công có vũ trang một cách bạo lực không lâu sau đó đã nhanh chóng lan ra toàn bộ đất nước. Thế hệ trẻ bị sự giáo dục theo tư tưởng vô thần của chủ nghĩa cộng sản không còn nể sợ điều gì. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ĐCSTQ và hướng dẫn của các chỉ thị của Mao, “hồng vệ binh” cuồng loạn và ngạo mạn tự đặt mình lên trên cả luật pháp, bắt đầu đánh đập nhân dân và lục soát nhà cửa trên toàn quốc. Ở nhiều khu vực, tất cả “năm giai cấp đen” (chủ sở hữu đất, nông dân giàu có, các phần tử phản động, các phần tử xấu, và những người hữu khuynh) và các thành viên gia đình của họ bị tiêu diệt theo chính sách diệt chủng. Một ví dụ điển hình là Huyện Đại Hưng gần Bắc Kinh, nơi mà từ 27/8 đến 1/9 năm 1966, tổng số có 325 người bị giết trong 48 nhóm của 13 xã. Người nhiều tuổi nhất bị giết là 80 tuổi, và người ít tuổi nhất bị giết chỉ mới 38 ngày tuổi. Hai mươi hai gia đình bị giết không còn ai sống sót.


“Đánh đập một người đến chết là một cảnh thường thấy. Trên đường phố Sa Than, một nhóm đàn ông thuộc lực lượng “hồng vệ binh” tra tấn một bà già bằng xích sắt và thắt lưng da cho đến khi bà không thể cử động được nữa, nhưng một nữ “hồng vệ binh” vẫn nhảy lên người bà và dẫm đạp lên bụng bà. Bà già chết ngay tại chỗ… Gần Sùng Vân Môn, khi “hồng vệ binh” lục soát nhà của một “vợ địa chủ” (một góa phụ sống một mình), chúng bắt buộc mỗi nhà hàng xóm phải mang đến một nồi nước sôi và chúng đổ nước sôi lên người bà từ cổ trở xuống cho đến khi người bà bị nấu chín. Vài ngày sau, người ta tìm thấy bà bị chết ở trong phòng, người bà bị giòi bâu kín… Có nhiều cách giết chóc khác nhau, bao gồm dùng gậy đánh đến chết, dùng liềm cắt và dùng dây thừng thắt cổ đến chết… Cách giết trẻ em là tàn bạo nhất: kẻ giết người giẫm lên một chân đứa trẻ và giật chân kia, xé thân thể ra làm hai nửa”. (Điều tra về Thảm sát Đại Hưng của Ngộ La Văn) [17]


Ăn thịt người ở Quảng Tây thậm chí còn vô nhân đạo hơn cả Vụ thảm sát ở Đại Hưng. Nhà văn Trịnh Nghĩa, tác giả của cuốn sách Kỷ niệm đỏ mô tả việc ăn thịt người diễn ra trong ba giai đoạn [18].


Giai đoạn mởi đầu: đầu tiên là giai đoạn mở màn khi khủng bố vẫn còn diễn ra bí mật trong bóng tối. Biên niên sử của huyện ghi lại một cảnh điển hình: vào lúc nửa đêm, những tên giết người rón rén đi tìm nạn nhân của chúng và mổ bụng moi tim và gan. Bởi vì chúng chưa có kinh nghiệm và vẫn còn sợ, chúng cắt nhầm phải phổi, sau đó chúng phải quay lại. Sau khi chúng nấu chín tim và gan, một số mang rượu từ nhà đến, một số đi mua gia vị, và sau đó tất cả bọn giết người cùng ăn các cơ quan nội tạng của người lặng lẽ trong ánh lửa từ trong lò hắt ra.


Giai đoạn cao trào: giai đoạn hai là đỉnh điểm, khi khủng bố trở nên công khai. Trong giai đoạn này, những tên giết người lâu năm đã có kinh nghiệm moi tim gan khi nạn nhân vẫn còn sống, và chúng dạy lại cho những người khác, và hoàn thiện kỹ năng của chúng. Ví dụ, khi mổ bụng một người còn đang sống, bọn giết người chỉ cần cắt chéo trên bụng nạn nhân, dẫm lên người (nếu nạn nhân bị trói vào cây, bọn giết người sẽ lên gối vào bụng dưới nạn nhân) và tim và các cơ quan nội tạng khác sẽ tự động rơi ra. Tên trùm giết người sẽ được lấy tim, gan và các cơ quan sinh dục và những tên còn lại sẽ lấy những thứ khác. Những cảnh tượng khủng khiếp này được trang hoàng bởi cờ và khẩu hiệu.


Giai đoạn quần chúng: giai đoạn thứ 3 rất điên loạn, ăn thịt người đã trở thành một phong trào diễn ra tràn lan trên quy mô lớn. Ở huyện Vũ Tuyên, như những con chó hoang ăn thịt những xác chết trong một bệnh dịch, mọi người điên loạn ăn thịt người khác. Đầu tiên, các nạn nhân thường bị “phê bình công khai”, theo sau đó luôn luôn là giết chóc và rồi bị ăn thịt. Ngay khi nạn nhân ngã xuống đất, bất kể là còn sống hay đã chết, mọi người lấy ra những con dao họ đã chuẩn bị trước và vây quanh nạn nhân, cắt bất kể bộ phận thân thể nào mà họ có thể túm lấy được. Ở giai đoạn này, những công dân bình thường đều tham gia vào việc ăn thịt người. Cơn bão của “đấu tranh giai cấp” đã thổi đi khỏi đầu óc con người tất cả những ý thức về tội lỗi và nhân tính. Ăn thịt người lan ra như một bệnh dịch và mọi người thích thú các buổi tiệc ăn thịt người. Bất kể một bộ phận thân thể người nào cũng có thể ăn được, bao gồm cả tim, thịt, gan, thận, khuỷu tay, bàn chân, và gân. Cơ thể người bị nấu chín bằng các cách khác nhau, bao gồm luộc, hấp, xào, nướng, rán, và nướng trên lửa… Mọi người uống rượu và chơi các trò chơi trong khi ăn thịt người. Trong đỉnh cao của phong trào này, thậm chí nhà ăn của cơ quan chính quyền cấp cao nhất, Ủy ban Cách mạng Huyện Vũ Tuyên cũng bán các món ăn làm từ thịt người.


Đọc giả không nên nhầm lẫn mà nghĩ rằng những buổi lễ hội ăn thịt người đó chỉ đơn thuần là hành động không có tổ chức của mọi người. ĐCSTQ là một tổ chức độc tài kiểm soát mọi tế bào của xã hội. Nếu không có sự khuyến khích và vận động của ĐCSTQ thì phong trào ăn thịt người đã hoàn toàn không thể xảy ra.


Một bài hát ca ngợi ĐCSTQ do chính bản thân ĐCSTQ sáng tác có đoạn, “Xã hội cũ [19] biến người thành ma, xã hội mới biến ma thành người.” Tuy nhiên, những vụ giết người và các buổi tiệc ăn thịt người này cho chúng ta thấy rằng ĐCSTQ có thể biến người thành quỷ hoặc quái vật, bởi vì bản thân ĐCSTQ là tàn bạo hơn bất kỳ con quỷ hay quái vật nào.

Chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công

Khi nhân dân Trung Quốc bước vào kỷ nguyên của máy tính và du hành vũ trụ, và có thể nói chuyện kín với nhau về nhân quyền, tự do và dân chủ, nhiều người nghĩ rằng những sự tàn bạo khủng khiếp và đáng ghê tởm đều đã trở thành quá khứ. ĐCSTQ đã khoác lên mình một bộ vét-tông dân sự và sẵn sàng kết giao với thế giới.


Nhưng điều đó là quá xa với sự thật. Khi ĐCSTQ phát hiện ra rằng có một nhóm người không sợ những hành động tra tấn và giết người tàn bạo của nó, thì những phương tiện mà chúng sử dụng trở nên điên loạn hơn nữa. Nhóm người đã và đang bị đàn áp theo cách này là những học viên Pháp Luân Công.


Những hành động bạo lực của “hồng vệ binh” và phong trào ăn thịt người ở Tỉnh Quảng Tây là nhằm tiêu hủy cơ thể của những nạn nhân, giết người trong vài phút hoặc vài giờ. Việc đàn áp các học viên Pháp Luân Công là để bắt buộc họ từ bỏ tín ngưỡng của mình vào “Chân Thiện và Nhẫn”. Các hình thức tra tấn tàn bạo thường kéo dài nhiều ngày, nhiều tháng hay thậm chí nhiều năm. Ước tính khoảng hơn 10.000 học viên Pháp Luân Công đã chết vì bị tra tấn.


Những học viên Pháp Luân Công đã phải chịu tất cả các kiểu tra tấn và sau đó đã trốn thoát khỏi lưỡi hái của tử thần đã ghi lại hơn 100 thủ đoạn tra tấn tàn bạo; sau đây chỉ là vài ví dụ.


Đánh đập tàn nhẫn là thủ đoạn tra tấn hay được sử dụng nhất để làm hại các học viên Pháp Luân Công. Cảnh sát và các đầu gấu trong tù trực tiếp đánh đập các học viên và cũng xúi giục các tù nhân khác đánh đập các học viên. Nhiều học viên đã bị điếc do bị đánh đập, tai của họ bị rời ra, nhãn cầu của họ bị vỡ, răng cũng bị gãy, và xương sọ, xương sống, xương sườn, xương quai sanh, xương chậu, tay và chân của họ bị gẫy và vỡ; chân và tay họ đã bị cắt bỏ do bị đánh đập. Một số kẻ tra tấn đã tàn nhẫn bóp nát tinh hoàn của các học viên nam và đá vào khu vực cơ quan sinh dục của các học viên nữ. Nếu các học viên không chịu khuất phục, những kẻ tra tấn sẽ tiếp tục đánh đập cho đến khi các học viên bị rách da hở thịt. Cơ thể của các học viên đã bị hoàn toàn dị dạng do bị tra tấn và dính be bét máu, vậy mà bọn cai ngục vẫn còn đổ nước muối lên người họ và tiếp tục dùng dùi cui điện để tra tấn họ. Mùi máu và thịt cháy trộn lẫn vào nhau và tiếng gào thét đau đớn nghe rất thương tâm. Trong khi đó, những kẻ tra tấn cũng dùng túi ni-lông để trùm lên đầu của các học viên để làm cho họ khuất phục vì sợ bị ngạt thở.


Giật điện là một thủ đoạn khác thường được dùng ở các trại lao động cưỡng bức ở Trung Quốc để tra tấn các học viên Pháp Luân Công. Cảnh sát dùng dùi cui điện để cho điện giật các vùng nhạy cảm trên thân thể, bao gồm miệng, đỉnh đầu, ngực, cơ quan sinh dục, mông, đùi, gan bàn chân, ngực của các học viên nữ, và dương vật của các học viên nam. Một số cảnh sát còn dùng nhiều dùi cui điện cùng một lúc để cho điện giật các học viên cho đến khi có thể ngửi thấy mùi thịt cháy và các vùng bị thương bị thâm tím. Nhiều khi, đầu và hậu môn cùng bị giật một lúc. Cảnh sát thường dùng 10 hoặc thậm chí hơn dùi cui điện cùng một lúc để tra tấn các học viên trong thời gian dài. Thông thường mỗi dùi cui điện có điện áp khoảng hàng chục nghìn vôn. Khi nó phóng điện, nó phát ra ánh sáng xanh và tiếng kêu như tĩnh điện. Khi dòng điện đi qua cơ thể người, cảm giác như là bị bỏng hoặc bị rắn cắn. Mỗi lần giật rất là đau như bị rắn cắn. Da nạn nhân trở nên đỏ, nứt ra và bị cháy và vết thương bị rữa ra. Thậm chí còn có những dùi cui điện mạnh hơn có điện áp cao hơn làm cho nạn nhân cảm thấy như đầu bị búa bổ vào.


Cảnh sát cũng dùng thuốc lá đang cháy để đốt tay, mặt, gan bàn chân, ngực, lưng, núm vú của các học viên v.v… Chúng dùng bật lửa để đốt tay và cơ quan sinh dục của các học viên. Các thanh sắt được chế tạo đặc biệt được nung nóng trong lò điện cho đến khi chúng trở nên nóng đỏ. Sau đó chúng được dùng để đốt cháy chân của các học viên. Cảnh sát cũng dùng than nóng đỏ để đốt cháy mặt của các học viên. Cảnh sát đã đốt cháy đến chết một học viên sau khi học viên này đã phải chịu đựng các thủ đoạn tra tấn tàn khốc và vẫn còn thoi thóp thở và tim vẫn còn đập yếu ớt. Cảnh sát sau đó nói rằng cái chết của anh ta là do “tự thiêu”.


Cảnh sát đánh các học viên nữ vào ngực và khu vực cơ quan sinh dục. Chúng đã hãm hiếp và hãm hiếp tập thể các học viên nữ. Hơn nữa, cảnh sát còn lột trần truồng các học viên nữ và quẳng họ vào các xà-lim đầy các nam tù nhân để chúng sau đó hãm hiếp họ. Chúng dùng dùi cui điện để cho điện giật ngực và cơ quan sinh dục của họ. Chúng dùng bật lửa để đốt cháy núm vú của họ, và chọc dùi cui điện vào âm đạo của các học viên để cho điện giật họ. Chúng còn buộc 4 cái bàn chải đánh răng lại và sau đó chọc vào âm đạo của các học viên nữ và chà xát và ngoáy các bàn chải. Chúng dùng các móc sắt để móc các vùng kín của các học viên nữ. Tay của các học viên nữ bị còng ở đằng sau lưng, và núm vú của họ bị móc vào dây điện và cho dòng điện chạy qua.


Chúng bắt các học viên Pháp Luân Công mặc “áo vét thẳng [20]”, và sau đó trói chéo hai tay họ ra đằng sau lưng. Chúng giật cánh tay của họ lên qua vai đến trước ngực, trói hai chân họ lại và treo họ ra ngoài cửa sổ. Cùng lúc đó, chúng nhét rẻ vào miệng các học viên, cho tai nghe vào tai họ và liên tục bật các đoạn băng phỉ báng Pháp Luân Công. Theo mô tả của các nhân chứng, những người bị tra tấn theo cách này nhanh chóng bị gãy cánh tay, dây chằng, vai, cổ và khuỷu tay. Những ai bị tra tấn lâu theo cách này đã bị gẫy xương sống hoàn toàn và chết trong đau đớn tột cùng.


Chúng cũng quẳng các học viên vào các hầm chứa đầy nước thải. Chúng dùng búa đóng que tre vào dưới móng tay của các học viên và bắt họ ở trong các phòng ẩm thấp đầy mốc meo đỏ, xanh, vàng, trắng… trên trần, sàn và tường làm cho các vết thương của họ bị thối rữa. Chúng cũng cho chó, rắn và bò cạp cắn các học viên và tiêm các học và tiêm thuốc hủy hại thần kinh vào người các học viên. Trên đây chỉ là một vài trong số rất nhiều thủ đoạn tra tấn mà các học viên phải chịu trong các trại lao động cưỡng bức.


******************

III. Đấu đá tàn bạo trong nội bộ Đảng

Vì ĐCSTQ hợp nhât các đảng viên của nó dựa trên cơ sở của tính đảng thay vì dựa trên đạo đức và công lý, nên sự trung thành của các đảng viên của nó, đặc biệt là các quan chức cao cấp, đối với người lãnh đạo cao nhất là một vấn đề trọng tâm. Đảng cần tạo ra một bầu không khí khủng bố bằng cách giết chết các đảng viên của chính nó. Những người sống xót sau đó thấy rằng khi kẻ độc tài cấp cao nhất muốn ai phải chết thì người đó sẽ chết một cách bi thảm.


Việc đấu đá trong nội bộ các đảng cộng sản là điều mà ai cũng biết. Tất cả các ủy viên của Bộ chính trị Đảng Cộng sản Nga trong hai nhiệm kỳ đầu, ngoại trừ Lê-nin đã chết và bản thân Xta-lin, đều đã bị tử hình hoặc tự tử. Ba trong số năm nguyên soái đã bị tử hình, ba trong số năm Tổng tư lệnh đã bị tử hình, tất cả 10 Phó Tổng tư lệnh quân đội đã bị tử hình, 57 trong số 85 tư lệnh quân đoàn đã bị tử hình, và 110 trong số 195 tư lệnh sư đoàn đã bị tử hình.


ĐCSTQ luôn luôn có chủ trương “đấu tranh tàn bạo và tấn công tàn nhẫn”. Những chiến thuật đó không chỉ nhằm vào những người ngoài đảng. Ngay từ thời kỳ cách mạng ở tỉnh Giang Tây, ĐCSTQ đã giết nhiều người chống Bôn-sê-vích (AB đoàn) [21] đến mức chỉ còn lại một số rất ít người sống xót để chiến đấu trong cuộc chiến tranh. Ở thành phố Diên An, Đảng đã tiến hành một chiến dịch “Chỉnh đốn”. Sau này khi đã trở nên vững chắc về mặt chính trị, nó đã tiêu diệt Cao Cương, Nhiêu Thấu Thạch [22], Hồ Phong, và Bành Đức Hoài. Vào thời kỳ Cách mạng Văn hóa, gần như tất cả các đảng viên cao cấp của Đảng đã bị tiêu diệt. Chưa một cựu Tổng bí thư nào của ĐCSTQ gặp kết thúc có hậu.


Lưu Thiếu Kỳ, một cựu chủ tịch nước của Trung Quốc, người đã từng là nhân vật số 2 của đất nước đã chết bi thảm. Vào ngày sinh nhật lần thứ 70 của ông ta, Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai [23] rành mạch nói với Uông Đông Hưng (vệ sỹ trưởng của Mao) đem cho Lưu Thiếu Kỳ một món quà sinh nhật, một chiếc đài, để cho ông ta nghe bản báo cáo chính thức của Phiên họp toàn thể lần thứ 8 của Ủy ban Trung ương khóa 12 nói rằng, “Vĩnh viễn khai trừ tên phản bội, gián điệp và nổi loạn Lưu Thiếu Kỳ ra khỏi Đảng và tiếp tục vạch trần và chỉ trích Lưu Thiếu Kỳ và các kẻ tòng phạm của hắn về các tội phản bội và làm phản.”


Lưu Thiếu Kỳ bị suy sụp về mặt tinh thần và các bệnh của ông ta tồi tệ đi một cách nhanh chóng. Bởi vì ông ta đã phải nằm liệt giường trong một thời gian dài và không thể cử động, nên cổ, lưng, mông, và gót chân của ông ta bị rữa ra đau đớn do tiếp xúc lâu ngày với giường. Khi ông ta cảm thấy đau quá, ông ta phải nắm lấy chăn đệm, đồ vật hoặc tay người khác, mà không chịu buông ra, nên mọi người phải để các chai nhựa cứng vào tay ông ta. Khi ông ta chết, hai chai nhựa cứng đã trở nên thành hình các đồng hồ cát do ông ta nắm tay lại mà thành.


Khoảng tháng 10/1969, thân thể của Lưu Thiếu Kỳ đã bắt đầu thối rữa toàn bộ và mủ nhiễm trùng có mùi rất mạnh. Ông ta gầy như một cái que và ở bên bờ cái chết. Nhưng một thanh tra đặc biệt của Ủy ban Trung ương Đảng không cho ông ta tắm hay lật người để thay quần áo. Thay vào đó, chúng lột bỏ tất cả quần áo của ông ta, bọc ông ta trong một cái chăn, và đưa ông ta bằng máy bay từ Bắc Kinh đi thành phố Khai Phong, và khóa trái ông ta trong một tầng hầm của một lô-cốt kiên cố. Khi ông ta bị sốt cao, chúng không chỉ không cho ông ta uống thuốc mà còn bắt các nhân viên y tế phải đi chỗ khác. Khi Lưu Thiếu Kỳ chết, thân thể ông ta đã hoàn toàn bị hoại và mái tóc bạc của ông ta xõa ra dài 60 phân. Hai ngày sau, vào lúc nửa đêm, ông ta bị hỏa thiêu như một người bị bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Bộ giường đệm, gối và các thứ còn lại khác của ông ta đều bị đốt hết. Bia mộ của ông ta ghi Tên: Lưu Vệ Hoàng; nghề nhiệp: thất nghiệp; lý do bị chết: bị bệnh. ĐCSTQ đã tra tấn một vị chủ tịch nước đến chết như vậy mà thậm chí không đưa ra một lý do rõ ràng.


****************************

IV. Xuất khẩu Cách mạng, Giết người ở các nước khác

Cùng với việc cực kỳ thích thú giết người ở trong Trung Quốc và trong nội bộ Đảng bằng nhiều cách, ĐCSTQ cũng tham gia vào việc giết người ở các nước khác bao gồm cả các Hoa kiều bằng cách xuất khẩu “cách mạng”. Khơ-me Đỏ là một ví dụ điển hình.


Khơ-me Đỏ do Pôn-Pốt cầm đầu chỉ tồn tại trong 4 năm ở Cam-pu-chia. Tuy vậy, từ 1975 đến 1978, hơn hai triệu người bao gồm cả hơn 200.000 người Hoa, đã bị giết hại ở đất nước nhỏ bé với tổng số chỉ vẻn vẹn có 8 triệu dân này.


Các tội ác của Khơ-me Đỏ là không thể đếm được, nhưng chúng tôi không bàn luận về vấn đề đó ở đây. Tuy nhiên chúng tôi phải nói về quan hệ của nó với ĐCSTQ.


Pôn-Pốt tôn thờ Mao Trạch Đông. Đầu năm 1965, hắn đến thăm Trung Quốc 4 lần để đích thân nghe Mao Trạch Đông thuyết giảng. Ngay từ tháng 11/1965, Pôn-Pốt đã ở Trung Quốc 3 tháng. Trần Bá Đạt và Trương Xuân Kiều đã đàm luận với hắn về các lý thuyết như “quyền lực chính trị lớn lên từ nòng súng”, “đấu tranh giai cấp”, “chuyên chính vô sản” v.v… Sau đó, những điều này đã trở thành cơ sở cho cách thức hắn thống trị Cam-pu-chia sau này. Sau khi quay trở về Cam-pu-chia, Pôn-Pốt đổi tên đảng của hắn thành Đảng Cộng sản Cam-pu-chia và dựng lên các cơ sở cách mạng theo mô hình vây tròn các thành phố từ các vùng nông thôn của ĐCSTQ.


Năm 1968, Đảng Cộng sản Cam-pu-chia chính thức thành lập một quân đội. Vào cuối năm 1969, nó có khoảng hơn 3.000 người một chút. Nhưng năm 1975, trước khi tấn công và chiếm đóng thành phố Phnôm-Pênh, nó đã trở nên một lực lượng được trang bị tốt và sẵn sàng chiến đấu với 80.000 lính. Đây hoàn toàn là nhờ vào sự ủng hộ và hỗ trợ của ĐCSTQ. Cuốn sách Tài liệu về việc hỗ trợ Việt nam và chiến đấu với Mỹ của Vương Hiền Căn [24] nói rằng trong năm 1970 Trung Quốc cho Pôn-Pốt các thiết bị vũ trang cho 30 nghìn lính. Tháng 4/1975, Pôn-Pốt chiếm được thủ đô của Cam-pu-chia, và 2 tháng sau, hắn đến Bắc Kinh để thăm ĐCSTQ và nghe chỉ thị. Rõ ràng rằng, nếu tội ác diệt chủng của Khơ-me Đỏ mà không dựa vào các lý thuyết và hỗ trợ vật chất của ĐCSTQ, thì nó đã không thể được thực hiện.


Ví dụ, sau khi hai người con trai của Thái tử Sihanouk bị Đảng Cộng sản Cam-pu-chia giết chết, Đảng Cộng sản Cam-pu-chia đã ngoan ngoãn đưa Sihanouk đến Bắc Kinh theo lệnh của Chu Ân Lai. Ai cũng biết rằng, khi Đảng Cộng sản Cam-pu-chia giết hại nhân dân, chúng sẽ “thậm chí giết cả bào thai” để ngăn chặn những rắc rối có thể xảy ra trong tương lai. Nhưng theo yêu cầu của Chu Ân Lai, Pôn-Pốt đã tuân lệnh mà không hề phản đối.


Chu Ân Lai có thể cứu Sihanouk chỉ bằng một lời nói, nhưng ĐCSTQ đã không phản đối việc hơn 200 nghìn người Hoa bị Đảng Cộng sản Cam-pu-chia giết hại. Vào lúc đó, những người Cam-pu-chia gốc Hoa đã đến Sứ quán Trung Quốc để cầu cứu nhưng Sứ quán đã phớt lờ những tiếng cầu cứu của họ.


Tháng 5/1998, khi việc giết hại và cướp bóc, hãm hiếp người Hoa thiểu số diễn ra trên diện rộng ở In-đô-nê-xi-a ĐCSTQ đã không nói một lời nào. Nó đã không giúp đỡ bất kể điều gì, và thậm chí còn bưng bít thông tin ở Trung Quốc. Dường như chính phủ Trung Quốc không thể quan tâm ít hơn nữa về số phận của những người Hoa ở nước ngoài; nó thậm chí đã không giúp đỡ một chút gì về phương diện nhân đạo.


******************

V. Phá hủy gia đình

Chúng tôi không có cách nào để đếm xem bao nhiêu người đã bị giết hại trong các chiến dịch chính trị của ĐCSTQ. Trong nhân dân, không có cách nào để làm một cuộc điều tra thống kê do những trở ngại và rào cản thông tin giữa các khu vực, các dân tộc và các thổ ngữ địa phương khác nhau. Chính quyền của ĐCSTQ sẽ không bao giờ thực hiện các cuộc điều tra kiểu như thế này bởi vì nó sẽ như là đào mồ chôn chính nó. ĐCSTQ thích bỏ quên những chi tiết này khi viết lại lịch sử của chính nó.


Số lượng các gia đình bị ĐCSTQ hủy hoại thậm chí còn khó biết hơn. Trong một số trường hợp, một người chết và gia đình của người đó bị tan vỡ. Trong các trường hợp khác, cả gia đình bị chết. Thậm chí ngay cả khi không có ai bị chết, thì nhiều người cũng bị buộc phải ly dị. Bố và con, mẹ và con bị buộc phải từ bỏ các mối quan hệ của họ. Một số người đã bị tàn phế, một số phát điên, và một số đã chết trẻ do bị bệnh nặng gây ra bởi tra tấn. Hồ sơ của tất cả các bi kịch gia đình này là rất không đầy đủ.


Tin tức Yomiuri của Nhật bản đã từng đưa tin rằng hơn một nửa dân số Trung Quốc đã bị ĐCSTQ đàn áp. Nếu đó là sự thật, thì số lượng các gia đình bị ĐCSTQ phá hủy ước tính khoảng hơn 100 triệu.


Trương Chí Tân [25] đã trở thành một cái tên quen thuộc do khối lượng tin tức được đưa về câu chuyện của cô. Nhiều người biết rằng cô bị tra tấn về mặt thể xác, bị hãm hiếp tập thể, và tra tấn về mặt tinh thần. Cuối cùng, cô bị phát điên và bị bắn chết sau khi cổ của cô bị rạch ra. Nhưng nhiều người có thể không biết rằng có một câu chuyện thảm khốc nữa đằng sau bi kịch này: thậm chí người nhà cô đã phải tham dự một “buổi học cho các gia đình của những người tử tù”.


Lâm Lâm, con gái của Trương Chí Tân nhớ lại rằng vào đầu xuân 1975:


“Một người ở Tòa án Thẩm Dương nói lớn rằng, “Mẹ cháu là một tên phản cách mạng thực sự ngoan cố. Cô ta từ chối không chấp nhận cải tạo, và rất ngang bướng không dễ bị lung lạc. Cô ta chống lại Mao Chủ tịch, vị lãnh tụ vĩ đại của chúng ta, chống lại Tư tưởng bất khả chiến bại của Mao Trạch Đông, và chống lại đường lối cách mạng vô sản của Mao Chủ tịch. Với tội chồng chất tội, chính quyền của chúng ta đang cân nhắc việc tăng hình phạt. Nếu cô ta bị tử hình, quan điểm của cháu là gì?” Tôi bị ngạc nhiên và không biết trả lời như thế nào. Trái tim tôi tan vỡ. Nhưng tôi làm ra vẻ bình tĩnh, cố giữ cho khỏi bị rơi nước mắt. Bố tôi đã nói với tôi rằng chúng tôi không thể khóc trước mặt người khác, nếu không chúng tôi sẽ không có cách nào để từ bỏ mối quan hệ của chúng tôi với mẹ tôi. Bố đã trả lời thay cho tôi, “Nếu đây là sự thật, chính quyền cứ việc làm những gì mà chính quyền thấy cần thiết”.


“Người đó lại hỏi, “Cháu sẽ nhận xác cô ta nếu như cô ta bị tử hình chứ? Cháu sẽ nhận tư trang của cô ta trong tù chứ?” Tôi cúi đầu và không nói gì cả. Bố lại trả lời thay cho tôi, “Chúng tôi không cần gì cả”… Bố nắm lấy tay tôi và em tôi rồi chúng tôi bước ra khỏi nhà nghỉ của huyện. Cùng bị choáng váng, chúng tôi đi bộ trở về nhà trong cơn bão tuyết đang gào thét. Chúng tôi không nấu cơm; bố bẻ đôi chiếc bánh ngô tồi tàn duy nhất còn lại trong nhà và đưa cho em tôi và tôi. Ông nói, “Ăn đi rồi đi ngủ sớm.” Tôi nằm im trên chiếc giường đất. Bố ngồi trên chiếc ghế đẩu và nhìn chằm chằm vào ánh lửa một cách thẫn thờ. Sau một lúc, ông nhìn vào giường và tưởng rằng chúng tôi đã ngủ. Ông đứng lên, nhẹ nhàng mở chiếc va-li chúng tôi mang từ nhà cũ ở Thẩm Dương, và lấy ra một bức ảnh của mẹ. Ông nhìn nó và không thể cầm được nước mắt.


“Tôi ngồi dậy, dựa đầu vào cánh tay bố và bắt đầu khóc to lên. Bố vỗ về tôi và nói, “Đừng làm thế, chúng ta không thể để hàng xóm nghe thấy được.” Em tôi tỉnh dậy sau khi nghe thấy tôi khóc. Bố ôm chặt em tôi và tôi trong vòng tay. Đêm nay, chúng tôi không biết chúng tôi sẽ rơi bao nhiêu nước mắt, nhưng chúng tôi không thể khóc thoải mái.” [26]


Một giảng viên đại học có một gia đình hạnh phúc, nhưng gia đình ông đã phải đối mặt với một tai họa trong quá trình bồi thường cho những người hữu khuynh. Vào thời gian của phong trào chống cánh hữu, vợ ông yêu một người bị cho là thuộc cánh hữu. Người yêu của bà sau đó bị đưa đến một vùng xa xôi và đã phải chịu đựng rất thống khổ. Bởi vì bà, là một cô gái trẻ, không thể đi cùng, nên đành phải bỏ người yêu và lấy người giảng viên. Khi người yêu cũ của bà cuối cùng đã quay trở lại quê hương họ, bà, giờ đã là mẹ của mấy đứa con, đã không có cách nào khác chuộc lại sự phản bội của mình trước kia. Bà kiên quyết ly dị chồng để chuộc lại lương tâm cắn rứt của mình. Vào lúc này, người giảng viên đã hơn 50 tuổi; ông không thể chấp nhận sự thay đổi bất ngờ và bị điên. Ông cởi hết quần áo và chạy khắp nơi để tìm một chỗ bắt đầu một cuộc sống mới. Cuối cùng, vợ ông đã bỏ ông và các con của họ. Sự ngăn cách đau khổ do Đảng ra lệnh là một vấn đề không thể giải quyết và là một căn bệnh không thể chữa được của xã hội, mà chỉ có thể thay sự chia tay này bằng sự chia tay khác.


Gia đình là tế bào của xã hội Trung Quốc. Nó cũng là hàng rào phòng thủ cuối cùng của văn hóa truyền thống chống lại văn hóa Đảng. Đó là lý do tại sao phá hoại gia đình là sự phá hoại tàn bạo nhất trong lịch sử giết chóc của ĐCSTQ.


Bởi vì ĐCSTQ độc quyền kiểm soát mọi nguồn lực của xã hội, khi một người bị coi là đứng ở bên phản đối sự độc tài của Đảng, người đó sẽ phải đối mặt ngay lập tức với khủng hoảng trong cuộc đời, và bị tất cả mọi người trong xã hội buộc tội, và bị tước đi phẩm giá con người. Bởi vì họ bị đối xử không công bằng, gia đình là nơi ẩn náu an toàn duy nhất để an ủi những con người vô tội này. Nhưng chính sách liên lụy của ĐCSTQ không cho phép các thành viên của gia đình an ủi lẫn nhau; nếu không họ cũng sẽ phải chịu rủi ro bị dán cái nhãn là chống đối lại sự độc tài của Đảng. Ví dụ như Trương Chí Tân bị bắt buộc phải ly dị. Đối với nhiều người, sự phản bội của thân nhân —tố cáo, đấu tranh, công khai phê bình, hay lên án— là cú đánh cuối cùng kết liễu tinh thần của họ. Nhiều người vì thế mà đã phải tự tử.


******************

VI. Các mô hình giết chóc và hậu quả của nó
Lý tưởng giết chóc của ĐCSTQ

ĐCSTQ luôn luôn tự khen mình là tài tình và sáng tạo trong việc phát triển chủ nghĩa Mác-xít Lê-nin-nít, đúng ra trên thực tế ĐCSTQ đã phát triển một cách sáng tạo ra một tà ác chưa từng có trong lịch sử và trên khắp thế giới. Nó sử dụng lý tưởng cộng sản về đoàn kết xã hội để lừa đảo công chúng và những người trí thức. Nó lợi dụng niềm tin của mọi người vào khoa học công nghệ để quảng bá tư tưởng vô thần. Nó sử dụng chủ nghĩa cộng sản để cấm tư hữu cá nhân, và sử dụng lý luận và thực tế bạo lực cách mạng của Lê-nin để thống trị đất nước. Đồng thời, nó kết hợp và củng cố hơn nữa phần tệ nạn nhất của văn hóa Trung Quốc mà đã lệch khỏi các truyền thống chủ đạo của dân tộc Trung Hoa.


ĐCSTQ đã sáng tạo ra một bộ các lý luận và khuôn khổ hoàn chỉnh về “cách mạng” và “liên tục cách mạng” dưới chế độ chuyên chính vô sản; nó đã sử dụng hệ thống này để thay đổi xã hội và đảm bảo sự độc tài của đảng. Lý luận của nó có hai phần: cơ sở hạ tầng kinh tế và thượng tầng kiến trúc dưới chế độ chuyên chính vô sản, trong đó cơ sở hạ tầng kinh tế quyết định thượng tầng kiến trúc, trong khi thượng tầng kiến trúc đến lượt mình lại hoạt động trên cơ sở hạ tầng kinh tế. Để củng cố thượng tầng kiến trúc, đặc biệt là quyền lực của Đảng, đầu tiên nó phải bắt đầu cuộc cách mạng từ cơ sở hạ tầng kinh tế, bao gồm:


(1) Giết hại những người sở hữu đất đai để giải quyết các quan hệ sản xuất [27] ở nông thôn,


và (2) Giết chết các nhà tư bản để giải quyết các quan hệ sản xuất ở thành thị.


Trong thượng tầng kiến trúc, việc giết chóc cũng được thực hiện theo định kỳ để duy trì quyền kiểm soát tuyệt đối của Đảng trong ý thức hệ. Điều này bao gồm:


(1) Giải quyết vấn đề về thái độ chính trị đối với Đảng của các nhà trí thức

Qua một giai đoạn thời gian dài, ĐCSTQ đã khởi xướng nhiều chiến dịch nhằm cải tạo tư tưởng của các nhà trí thức. ĐCSTQ buộc tội các nhà trí thức là theo chủ nghĩa cá nhân tư sản, có hệ tư tưởng tư sản, có quan điểm thờ ơ với chính trị, có tư tưởng không giai cấp, theo chủ nghĩa tự do hóa, v.v… ĐCSTQ tước đi nhân phẩm của các nhà trí thức thông qua việc tẩy não và hủy diệt lương tâm của họ. ĐCSTQ đã gần như hủy diệt hoàn toàn những tư tưởng độc lập và nhiều phẩm chất tốt khác của các nhà trí thức, bao gồm truyền thống bênh vực công lý và cống hiến cả cuộc đời để bảo vệ công lý. Truyền thống đó dạy rằng: “Không được sống buông thả khi giàu có và vinh quang hay mất phương hướng khi nghèo khó, và không được cúi đầu trước cường quyền [28]”; “Phải là người đầu tiên lo cho đất nước và là người cuối cùng đòi hỏi hạnh phúc cho cá nhân mình. [29]”; “Mỗi người dân bình thường đều phải có trách nhiệm đối với sự thành bại của đất nước. [30]”; và “Khi vô danh đấng trượng phu tự hoàn thiện mình, còn khi thành danh thì đấng trượng phu làm hoàn thiện cả đất nước.” [31]

(2) Bắt đầu cuộc cách mạng văn hóa và giết hại nhân dân để giành quyền lãnh đạo tuyệt đối về văn hóa và chính trị cho ĐCSTQ

ĐCSTQ vận động các chiến dịch trên quy mô lớn ở trong và ngoài Đảng, bắt đầu giết chóc trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, sân khấu, lịch sử và giáo dục. ĐCSTQ nhằm những cuộc tấn công đầu tiên vào những người nổi tiếng như: “Làng ba người” [32], Lưu Thiếu Kỳ, Wu Han, Lão Xả, và Tiễn Bá Tán. Sau đó, số người bị giết hại đã tăng lên đến “một nhóm nhỏ trong Đảng” và “một nhóm nhỏ trong quân đội”, và cuối cùng thì sự tàn sát đã leo thang từ trong số những người trong Đảng và quân đội cho đến tất cả mọi người trên toàn bộ đất nước. Đấu tranh vũ trang đã hủy diệt thân thể con người; còn các cuộc tấn công về phương diện văn hóa đã giết chết tinh thần của nhân dân. Đó là một giai đoạn cực kỳ loạn lạc và bạo lực dưới chế độ của ĐCSTQ. Mặt ác của nhân tính đã được khuếch đại lên đến hết cỡ bởi nhu cầu của Đảng cần phục hồi quyền lực trong cơn khủng hoảng. Ai cũng có thể tùy tiện giết người khác nhân danh “cách mạng” và “bảo vệ đường cách mạng của Mao Chủ tịch”. Đó là một cuộc hủy diệt nhân tính diễn ra trên toàn quốc chưa từng có trong lịch sử.

(3) ĐCSTQ bắn vào những sinh viên trên Quảng trường Thiên An Môn ngày 4/6/1989 để đáp lại những đòi hỏi dân chủ sau Cách mạng Văn hóa

Đây là lần đầu tiên quân đội của ĐCSTQ công khai giết hại thường dân để đàn áp sự phản đối của nhân dân đối với các tệ nạn biển thủ, tham nhũng và thông đồng giữa các quan chức chính quyền và các nhà doanh nghiệp, và đòi hỏi của họ đối với các quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận và tự do hội họp. Trong vụ thảm sát Thiên An Môn, để gây thù hận giữa quân đội và dân thường, ĐCSTQ thậm chí còn dàn dựng các cảnh thường dân đốt xe của quân đội và giết quân nhân, đạo diễn thảm kịch Quân đội Nhân dân thảm sát nhân dân của chính nước mình.

(4) Giết hại những người có tín ngưỡng khác mình

Lĩnh vực tín ngưỡng là vấn đề sống còn của ĐCSTQ. Để cho các tư tưởng dị giáo của nó có thể lừa đảo mọi người vào thời kỳ đó, ĐCSTQ bắt đầu tiêu diệt tất cả các tôn giáo và hệ thống tín ngưỡng khi bắt đầu thời kỳ thống trị của nó. Khi đối mặt với một tín ngưỡng tinh thần trong thời đại mới —Pháp Luân Công— ĐCSTQ đã lại một lần nữa rút lưỡi dao đồ tể của nó ra. Chiến lược của ĐCSTQ là lợi dụng những nguyên tắc “Chân, Thiện và Nhẫn” của Pháp Luân Công và thực tế là các học viên Pháp Luân Công không nói dối, không sử dụng bạo lực, và sẽ không làm gì gây ra bất ổn định xã hội. Sau khi có kinh nghiệm trong việc đàn áp Pháp Luân Công, ĐCSTQ có khả năng tiêu diệt hiệu quả hơn những người có tín ngưỡng khác. Lần này, chính bản thân Giang Trạch Dân và ĐCSTQ đã đi ra trước sân khấu để giết người thay vì sử dụng những người hay nhóm người khác.

(5) Giết người diệt khẩu

Quyền được biết của nhân dân là một điểm yếu nữa của ĐCSTQ. ĐCSTQ cũng giết người để phong tỏa thông tin. Trong quá khứ, “nghe đài địch” là một trọng tội bị bỏ tù. Bây giờ, để đáp lại những lần đột nhập vào hệ thống truyền hình của nhà nước để giải thích sự thật về cuộc đàn áp Pháp Luân Công, Giang Trạch Dân đã bí mật ra lệnh “giết ngay không thương tiếc”. Lưu Thành Quân, người đã thực hiện một cuộc đột nhập như vậy, đã bị tra tấn đến chết. ĐCSTQ đã huy động ‘Phòng 610’ (một tổ chức tương tự như Gestapo của Đức Quốc Xã được lập ra chuyên để đàn áp Pháp Luân Công), cảnh sát, các công tố viên, hệ thống tòa án, và một hệ thống cảnh sát trên mạng Internet khổng lồ để theo dõi mọi hoạt động của nhân dân.

(6) Cướp đi của nhân dân quyền được sống chỉ vì quyền lợi của chính mình

Lý thuyết của ĐCSTQ về liên tục cách mạng có nghĩa là, trên thực tế, nó sẽ không bao giờ từ bỏ quyền lực của mình. Hiện nay, nạn biển thủ và tham nhũng trong nội bộ ĐCSTQ đã phát triển thành các mâu thuẫn giữa một bên là quyền lãnh đạo tuyệt đối của Đảng và một bên là quyền được sống của nhân dân. Khi nhân dân tổ chức nhau lại để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, thì ĐCSTQ dùng bạo lực, vung lưỡi dao đồ tể của nó lên về phía những người mà nó gọi là “kẻ cầm đầu” của những phong trào này. ĐCSTQ đã chuẩn bị sẵn hơn một triệu cảnh sát có vũ trang cho mục đích này. Ngày nay, ĐCSTQ được chuẩn bị sẵn sàng để chém giết hơn rất nhiều so với hồi xảy ra vụ thảm sát trên Quảng trường Thiên An Môn năm 1989, khi nó phải tạm thời huy động quân đội để đàn áp. Tuy nhiên, trong khi bắt buộc nhân dân đi đến hủy diệt, ĐCSTQ cũng đã buộc mình đi vào chỗ không có lối thoát. ĐCSTQ đã đi đến một giai đoạn cực kỳ nguy hiểm đến nỗi nó thậm chí “coi cả cây cỏ như kẻ thù khi gió thổi”, như một câu nói của người Trung Quốc.

Trên đây chúng ta có thể thấy rằng ĐCSTQ có bản chất là một bóng ma tà ác. Không quan trọng là nó biến hóa như thế nào vào những thời gian và địa điểm nhất định để duy trì quyền kiểm soát tuyệt đối, ĐCSTQ sẽ không thay đổi lịch sử giết chóc của nó: nó đã giết hại nhân dân trước đây, nó hiện đang giết hại nhân dân, và nó sẽ tiếp tục giết chóc trong tương lai.

Các kiểu giết người khác nhau trong các hoàn cảnh khác nhau

A. Bắt đầu bằng chiến tranh tâm lý

ĐCSTQ đã sử dụng nhiều cách khác nhau để giết hại nhân dân tùy theo thời kỳ. Trong phần lớn các trường hợp, ĐCSTQ sử dụng chiến tranh tâm lý trước khi bắt đầu chém giết. ĐCSTQ thường nói “chỉ có chém giết mới có thể giải khuây sự phẫn nộ của nhân dân”, cứ như thể là nhân dân đã đề nghị ĐCSTQ chém giết họ. Trên thực tế, “sự phẫn nộ của nhân dân” này là do chính ĐCSTQ kích động mà thành.

Lấy ví dụ, vở kịch “Cô gái tóc bạc” [33], một sự bóp méo toàn bộ đối với một truyền thuyết dân gian, và các câu chuyện bịa đặt gồm các cóp nhặt chắp vá và các hầm nước được kể trong vở kịch “Lưu Văn Thải” đều được sử dụng như các công cụ “giáo dục” nhân dân để họ thù ghét những người chủ sở hữu đất đai. ĐCSTQ thường vu khống bịa đặt về những người mà nó cho là kẻ thù, như trong trường hợp của cựu chủ tịch nước Trung Quốc Lưu Thiếu Kỳ. Cụ thể là, ĐCSTQ đã dàn dựng cảnh tự thiêu trên Quảng trường Thiên An Môn vào thang 01/2001 để làm cho nhân dân thù ghét Pháp Luân Công, và sau đó tăng cường chiến dịch diệt chủng khổng lồ của chúng chống lại Pháp Luân Công. ĐCSTQ không những đã không thay đổi các phương cách mà nó dùng để giết hại nhân dân mà còn hoàn thiện chúng qua việc sử dụng các công nghệ thông tin mới. Trong quá khứ ĐCSTQ chỉ có thể lừa dối nhân dân Trung Quốc, nhưng bây giờ nó cũng lừa đảo nhân dân toàn thế giới.


B. Vận động quần chúng giết người

ĐCSTQ không chỉ giết hại nhân dân thông qua bộ máy chính quyền độc tài của nó mà còn tích cực vận động nhân dân chém giết lẫn nhau. Thậm chí nếu ĐCSTQ có tuân thủ một số luật pháp và quy định khi mới bắt đầu các cuộc vận động này, nhưng vào lúc nó đã kích động nhân dân tham gia thì không gì có thể dừng sự tàn sát lại. Ví dụ, khi ĐCSTQ đang thực hiện chính sách cải cách ruộng đất của nó, thì Ủy ban Cải cách ruộng đất có thể quyết định sự sống chết của các chủ sở hữu đất đai.

C. Giết chết người ta về mặt tinh thần trước khi giết chết thể xác của họ

Một cách giết người khác là giết chết người ta về mặt tinh thần trước khi giết chết thể xác của họ. Trong lịch sử Trung Quốc, thậm chí Triều đại nhà Tần hung tàn nhất (221 – 207 BC) cũng không giết chết tinh thần của nhân dân. ĐCSTQ chưa bao giờ cho nhân dân cơ hội được chết như một kẻ tử vì đạo. Chúng ban hành các chính sách như “khoan dung những người nhận tội và trừng phạt nặng nề những kẻ chống đối”, và “cúi đầu nhận tội là lối thoát duy nhất”. ĐCSTQ bắt buộc nhân dân phải từ bỏ những suy nghĩ và tín tâm của riêng mình, làm cho họ chết nhục nhã như những con chó; bởi vì một cái chết vinh quang sẽ có tác dụng cổ vũ những người khác. Chỉ khi mọi người chết trong nhục nhã thì ĐCSTQ mới có thể đạt được mục đích của nó là “giáo dục” những người ngưỡng mộ nạn nhân đó. Lý do mà ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công một cách cực kỳ tàn bạo là do các học viên Pháp Luân Công coi trọng tín ngưỡng của họ hơn cả mạng sống của chính mình. Khi ĐCSTQ không thể hủy hoại phẩm giá của họ, nó đã làm tất cả những gì nó có thể làm để tra tấn thể xác của họ.

D. Giết hại nhân dân bằng cách chia rẽ và gây bè phái

Khi giết hại nhân dân, ĐCSTQ sử dụng cả hai thủ đoạn dụ dỗ và đe dọa, làm ra vẻ tử tế với một số người và xa lánh những người khác. ĐCSTQ luôn luôn cố tấn công một “phần nhỏ” của toàn bộ dân số, với tỷ lệ là 5%. “Phần đa số” của toàn bộ dân số là luôn luôn tốt, luôn luôn là đối tượng cần phải “giáo dục”. Sự giáo dục đó bao gồm cả khủng bố và chăm sóc. Cách giáo dục bằng khủng bố sử dụng tâm lý sợ hãi để cho nhân dân thấy là những người chống đối ĐCSTQ sẽ không có kết cục tốt đẹp, làm cho họ tránh xa những ai đã từng bị Đảng tấn công trước kia. Cách giáo dục bằng “chăm sóc” cho nhân dân thấy rằng nếu họ có thể có được sự tin cậy của ĐCSTQ và đứng về phía ĐCSTQ, họ sẽ không chỉ được an toàn mà còn có cơ hội tốt được thăng chức hoặc có được các lợi ích khác. Lâm Bưu [33] đã từng nói, “Một bộ phận nhỏ [bị đàn áp] hôm nay và một phần nhỏ ngày mai, tổng cộng sẽ sớm trở thành một phần lớn.” Những ai vui vì sống sót qua phong trào này thường là trở thành những nạn nhân của phong trào tiếp theo.

E. Tiêu diệt những hiểm họa tiềm tàng từ trong trứng nước và bí mật giết người một cách bất hợp pháp

Gần đây ĐCSTQ đã phát triển một kiểu giết người mới là diệt trừ các vấn đề từ trong trứng nước và bí mật giết người một cách bất hợp pháp. Ví dụ như, khi những cuộc đình công của công nhân hoặc biểu tình phản đối của nông dân trở nên phổ biến hơn ở nhiều nơi, ĐCSTQ tiêu diệt các phong trào trước khi các phong trào có thể phát triển bằng cách bắt giữ những người được gọi là “kẻ cầm đầu” và kết tội họ rất nặng. Trong một ví dụ khác, khi tự do và nhân quyền càng ngày càng trở nên một xu thế được chấp nhận rộng rãi trên toàn thế giới, ĐCSTQ không kết án bất kỳ một học viên Pháp Luân Công nào vào tội chết, nhưng dưới sự chỉ đạo của Giang Trạch Dân là “sẽ không ai phải chịu trách nhiệm về việc giết chết các học viên Pháp Luân Công”, thì các học viên Pháp Luân Công thường bị tra tấn đến chết rất thảm thương ở khắp nơi trên toàn bộ Trung Quốc. Mặc dù Hiến pháp Trung Quốc qui định rằng các công dân có quyền được thỉnh nguyện nếu phải chịu đựng bất công. Tuy nhiên, ĐCSTQ sử dụng cảnh sát mặc thường phục hoặc thuê các kẻ côn đồ ở địa phương để ngăn chặn, bắt giữ, và đưa những người dân đi thỉnh nguyện về nhà, và thậm chí nhốt họ lại ở trong những trại lao động cưỡng bức.

F. Giết người để cảnh cáo những người khác

Việc bức hại Trương Chí Tân, Ngộ La Khắc và Lâm Chiêu [35] là những ví dụ cụ thể thuộc loại này.


G. Lấp liếm che đậy những bằng chứng của việc chém giết

Những người nổi tiếng có ảnh hưởng trên trường quốc tế thường hay bị ĐCSTQ bịt miệng nhưng không bị giết chết. Mục đích là để che dấu việc giết hại những người mà cái chết của họ không gây sự chú ý của xã hội. Ví dụ, trong chiến dịch đàn áp các phần tử phản động, ĐCSTQ đã không giết các tướng lĩnh cao cấp của Quốc Dân Đảng như Long Vân, Phó Tác Nghĩa và Đỗ Duật Minh, mà thay vào đó là giết chết các quan chức cấp thấp và các binh sĩ của Quốc Dân Đảng.

Việc giết người của ĐCSTQ qua một thời gian dài đã làm méo mó tâm hồn của nhân dân Trung Quốc. Hiện nay ở Trung Quốc, nhiều người có khuynh hướng giết người. Khi bọn khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 11/09/2001, nhiều người Trung Quốc ăn mừng vụ khủng bố trên các diễn đàn trên Internet ở Trung Quốc Đại lục. Những người kêu gọi “chiến tranh tổng lực” lên tiếng ở khắp nơi làm cho mọi người run lên vì sợ.


******************

Kết luận

Do sự phong tỏa thông tin của ĐCSTQ, chúng tôi không có cách nào để biết chính xác bao nhiêu người đã chết trong những chiến dịch đàn áp đã xảy ra trong thời kỳ ĐCSTQ cầm quyền. Ít nhất 60 triệu người đã chết trong các phong trào mà chúng tôi đã đề cập đến trên đây. ĐCSTQ cũng đã giết hại các dân tộc thiểu số ở Tân Cương, Tây Tạng, Khu nội Mông Cổ, Vân Nam và các nơi khác; rất khó tìm được thông tin về những vụ việc này. Tờ Bưu điện Washington (Washington Post) đã từng ước tính rằng số người đã bị ĐCSTQ đàn áp đến chết lên tới 80 triệu [36]


Bên cạnh số người chết, chúng tôi không có cách nào để biết được bao nhiêu người đã bị tàn phế, bị rối loạn tâm thần, phát điên, trầm uất, hay sợ chết khiếp sau khi họ bị đàn áp. Mỗi một cái chết là một bi kịch cay đắng để lại những đau đớn khôn nguôi cho thân nhân của các nạn nhân.


Như hãng thông tấn Yomiuri News của Nhật đã từng đưa tin [37], chính quyền Trung ương Trung Quốc đã mở một cuộc điều tra về thương vong trong Cách mạng Văn hóa ở 29 tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương. Kết quả cho thấy rằng gần 600 triệu người đã bị đàn áp hay đổ tội trong Cách mạng Văn hóa hay là khoảng một nửa tổng số dân Trung Quốc.


Xta-lin đã từng nói rằng “Cái chết của một người là một bi kịch, nhưng cái chết của một triệu người thì chỉ đơn thuần là một con số thống kê”. Khi được thông báo rằng nhiều người dân đã bị chết đói ở tỉnh Tứ Xuyên, Lý Tỉnh Tuyền, nguyên Bí thư Đảng ủy tỉnh Tứ Xuyên nhận xét, “Triều đại nào mà không có người chết?” Mao Trạch Đông nói, “Thương vong là không thể tránh khỏi trong bất kỳ cuộc đấu tranh nào. Chết chóc thường xảy ra.” Đây là quan điểm của những người cộng sản vô thần về mạng người. Đấy là lý do tại sao 20 triệu người đã chết do bị đàn áp trong thời gian Xta-lin nắm quyền, chiếm 10% tổng số dân của Liên Xô cũ. ĐCSTQ đã giết hại ít nhất 80 triệu người hay cũng vào khoảng 10% tổng số dân Trung Quốc [tính cho đến lúc kết thúc Cách mạng Văn hóa]. Khơ-me Đỏ đã giết chết 2 triệu người, hay 1 phần tư của tổng số dân Cam-pu-chia lúc bấy giờ. Ở Bắc Triều Tiên, số người bị chết vì đói ước tính khoảng hơn 1 triệu. Đây là những món nợ máu của các đảng cộng sản.


Các tà giáo hiến tế con người và dùng máu của họ để cúng các tà ma. Ngay từ đầu cho đến tận bây giờ, Đảng Cộng sản đó đã liên tục giết hại nhân dân, khi nó không thể giết những người ngoài đảng, nó thậm chí sẽ giết cả những người ở trong đảng, tất cả để kỷ niệm “các cuộc đấu tranh giai cấp”, “các cuộc đấu tranh giữa các đảng phái” của nó và các ảo tưởng khác. Nó thậm chí đặt các tổng bí thư đảng, các tướng lĩnh, các bộ trưởng, và những đảng viên khác của chính nó lên bàn hiến tế của tà giáo này.


Nhiều người nghĩ rằng nên để cho ĐCSTQ có thời gian để tự biến mình trở nên tốt hơn, nói rằng hiện giờ nó đã rất kiềm chế trong việc giết chóc rồi. Trước hết, giết một người cũng là giết người. Hơn nữa, bởi vì giết chóc là một trong những cách mà ĐCSTQ dùng để thống trị thể chế khủng bố của nó, ĐCSTQ sẽ tăng giảm việc giết chóc tùy theo nhu cầu của nó. Việc giết người của ĐCSTQ nói chung rất khó đoán trước. Khi nhân dân không đủ sợ hãi, ĐCSTQ có thể giết nhiều hơn để tăng cảm giác hoảng sợ của họ lên; khi mọi người đã sợ rồi, thì giết một vài người cũng đủ để duy trì cảm giác hoảng sợ, khi mọi người đã quá sợ rồi thì chỉ cần tuyên bố ý định giết người chứ chưa cần giết thật cũng đủ để ĐCSTQ duy trì tình trạng khủng bố. Sau khi trải qua vô số các chiến dịch chính trị và giết người, nhân dân đã hình thành một phản xạ có điều kiện đối với sự khủng bố của ĐCSTQ. Do đó, ĐCSTQ thậm chí không cần phải nhắc đến việc giết chóc, chỉ cần bộ máy tuyên truyền chiến tranh tâm lý lên giọng phê bình trên diện rộng cũng đủ để gợi lại cho mọi người nhớ lại việc khủng bố.


ĐCSTQ sẽ điều chỉnh cường độ giết chóc của nó một khi cảm giác sợ hãi của nhân dân thay đổi. Bản thân cường độ của việc giết chóc không phải là mục đích của ĐCSTQ; điều cốt lõi là sự giết chóc thường xuyên của nó là để duy trì quyền lực. ĐCSTQ không bao giờ trở nên nhân hậu. Nó cũng sẽ không bao giờ hạ lưỡi dao đồ tể của nó xuống. Ngược lại, nhân dân đã trở nên phục tùng hơn. Một khi nhân dân đứng lên yêu cầu điều gì vượt quá sức chịu đựng của ĐCSTQ, thì ĐCSTQ sẽ không ngần ngại chém giết.


Xuất phát từ nhu cầu duy trì bầu không khí khủng bố, việc giết chóc tùy tiện đem lại hiệu quả tối đa để đạt được mục đích này. Trong những chiến dịch giết chóc trên diện rộng diễn ra trước đây, ĐCSTQ có chủ ý mập mờ về nhân dạng, tội danh và tiêu chuẩn buộc tội đối với các mục tiêu của nó. Để tránh bị trở thành mục tiêu tàn sát, mọi người thường tự giới hạn mình trong một “khu vực an toàn” dựa trên sự đánh giá của chính họ. Một “khu vực an toàn” như vậy nhiều khi thậm chí hẹp hơn cả giới hạn mà ĐCSTQ định đặt ra. Đó là lý do tại sao trong mỗi một phong trào, mọi người có xu hướng hành động như “một người tả khuynh hơn là hữu khuynh”. Kết quả là, một phong trào thường được “mở rộng” hơn so với phạm vi chủ định ban đầu, bởi vì nhân dân ở các cấp tự nguyện đặt ra những giới hạn cho mình để đảm bảo cho sự an toàn của họ. Cấp càng thấp, thì phong trào càng trở nên tàn bạo. Sự tăng cường khủng bố tự nguyện trong toàn xã hội như vậy là xuất phát từ việc giết chóc tùy tiện của ĐCSTQ.


Trong lịch sử chém giết lâu dài của nó, ĐCSTQ đã tự biến mình thành một kẻ giết người hàng loạt vô nhân đạo. Thông qua việc chém giết, nó đã thỏa mãn cảm giác bại hoại của mình là có quyền lực tuyệt đối trong việc quyết định sự sống chết của nhân dân. Thông qua việc chém giết, nó làm nguôi đi sự sợ hãi sâu thẳm trong thâm tâm của nó. Thông qua việc chém giết, nó trấn áp sự bất ổn định xã hội và bất mãn do những giết chóc trước kia của nó gây ra. Ngày nay, những món nợ máu chồng chất của ĐCSTQ đã làm cho việc hòa giải là không thể được nữa. Nó chỉ có thể dựa trên áp lực lớn và chế độ độc tài để duy trì sự tồn tại của nó cho đến thời khắc cuối cùng của nó. Bất chấp việc nó thỉnh thoảng tự cải trang cho mình bằng cách bồi thường cho các nạn nhân do chính nó giết hại, bản chất khát máu của ĐCSTQ vẫn chưa bao giờ thay đổi. Thậm chí lại càng có ít khả năng hơn nữa là nó sẽ thay đổi trong tương lai.



Chú thích:

[1] Thư của Mao Trạch Đông gửi cho vợ là Giang Thanh (1966).

[2] Thượng tầng kiến trúc trong ngữ cảnh của học thuyết về xã hội của chủ nghĩa Mác-xít dùng để nói đến cách thức tương tác giữa chủ thể là con người và của cải vật chất của xã hội.


[3] Hồ Phong, một học giải và là một nhà phê bình văn học phản đối chính sách văn học giáo điều của ĐCSTQ. Ông bị khai trừ ra khỏi Đảng năm 1955 và bị kết án 14 năm tù.


[4] Luận Ngữ của Khổng tử.


[5] Leviticus 19:18. (quyển giáo sĩ thứ 3 của Kinh Cựu Ước/chú thích của người dịch sang tiếng Việt)


[6] Marx, Bản tuyên ngôn Cộng sản (1848).


[7] Mao Trạch Đông, Chế độ chuyên chính Dân chủ Nhân dân (1949).


[8] Mao Trạch Đông, “Chúng ta phải xúc tiến đầy đủ [việc trấn áp các phần tử phản động] để mọi gia đình đều biết.” (30/03/1951).


[9] Mao Trạch Đông, “Chúng ta phải đánh những phần tử phản động một cách mạnh mẽ và chính xác.” (1951)


[10] Thái Bình Thiên Quốc (1851-1864), còn gọi là Cuộc nổi dậy Thái Bình, là một trong những cuộc xung đột đẫm máu nhất trong lịch sử Trung Quốc. Nó là cuộc chạm trán giữa các lực lượng của Hoàng đế Trung Quốc và những người do Hồng Tú Toàn, một người thần bí tự xưng của nhóm văn hóa Hakka, lãnh đạo. Hồng Tú Toàn cũng là một người đã chuyển sang theo đạo Cơ Đốc. Người ta tin rằng ít nhất đã có 30 triệu người đã chết trong cuộc xung đột này.


[11] Những dữ liệu lấy từ phần trích của cuốn sách do tạp chí Chengming ở Hồng Kông xuất bản (www.chengmingmag.com), số ra tháng 10, 1996.


[12] Đại nhảy vọt (1958 – 1960) là một chiến dịch của ĐCSTQ nhằm khởi động các ngành công nghiệp của Trung Quốc, đặc biệt là ngành công nghiệp luyện thép. Dư luận rộng rãi coi đó là một thảm họa kinh tế nghiêm trọng.


[13] Xuất bản tháng 2/1994 bởi Nhà xuất bản Cờ Đỏ. Đoạn trích dẫn là do người dịch dịch.


[14] Đơn vị đo lường đất đai của Trung Quốc. 1 mẫu Trung Quốc = 0.165 mẫu Anh.


[15] Bành Đức Hoài (1898-1974): Một tướng lĩnh và là một người lãnh đạo chính trị của Trung cộng. Bành là chỉ huy trưởng trong chiến tranh Triều Tiên, phó thủ tướng của Hội đồng Nhà nước, Ủy viên Bộ chính trị, và Bộ trưởng Quốc phòng từ năm 1954-1959. Ông ta bị bãi nhiệm khỏi các chức vụ sau khi bất đồng quan điểm với các cách tiếp cận kiểu tả khuynh của Mao tại Phiên họp toàn thể Lộc Sơn của ĐCSTQ năm 1959.


[16] De Jaegher, Raymond J., Thù trong. Guild Books, Catholic Polls, Incorporated (1968).


[17] Thảm sát Đại Hưng xảy ra vào tháng 8/1966 trong khi thay đổi nhân sự cho vị trí Bí thư Thành ủy Bắc Kinh. Vào thời gian đó, Bộ trưởng Bộ Công an Xie Fuzhi có một bài phát biểu trong một cuộc họp với Nha Công an Bắc Kinh về việc không can thiệp vào các hoạt động của “hồng vệ binh” chống lại “năm giai cấp đen”. Bài phát biểu đó sớm được chuyển đến cuộc họp của Ban thường trực của Phòng Công an huyện Đại Hưng. Sau buổi họp, Phòng Công an huyện Đại Hưng ngay lập tức hành động và lập một kế hoạch kích động quần chúng nhân dân ở huyện Đại Hưng giết chết những người thuộc “năm giai cấp đen”.


[18] Trịnh Nghĩa, Kỷ niệm Đỏ (Đài Bắc: Nhà xuất bản Truyền hình Trung Quốc, 1993). Cuốn sách này cũng đã được xuất bản bằng tiếng Anh: Kỷ niệm Đỏ: Các câu chuyện ăn thịt người ở Trung Quốc hiện đại, của tác giả Yi Zheng, dịch và biên soạn bởi T. P. Sym (Boulder, Colorado: Westview Press, 1998.)


[19] “Xã hội cũ” theo cách nói của ĐCSTQ, dùng để chỉ thời kỳ trước năm 1949 và “xã hội mới” dùng để chỉ thời kỳ sau năm 1949 khi ĐCSTQ lên nắm quyền ở Trung Quốc.


[20] Áo bó là một dụng cụ tra tấn hình chiếc áo bó chặt. Hai tay của nạn nhân bị vặn chéo vào nhau và bị trói lại bằng dây thừng ở đằng sau lưng rồi sau đó bị giật qua đầu ra phía đằng trước; thủ đoạn tra tấn này có thể ngay lập tức làm què hai tay nạn nhân. Sau đó, nạn nhân bị đặt vào trong áo bó và bị treo hai tay lên. Hậu quả trực tiếp nhất của thủ đoạn tra tấn tàn bạo này là nạn nhân bị gẫy xương vai, xương khuỷu tay, xương cổ tay và lưng, làm cho nạn nhân bị chết trong đau đớn tột cùng. Rất nhiều học viên Pháp Luân Công đã chết vì bị tra tấn như thế này. Hãy đến các địa chỉ trên Internet sau đây để biết thêm thông tin:


Tiếng Hán:


http://minghui.org/mh/articles/2004/9/30/85430.html


Tiếng Anh:


http://clearwisdom.net/emh/articles/2004/9/10/52274.html


[21] Năm 1930, Mao ra lệnh cho Đảng giết hàng nghìn đảng viên, lính Hồng Quân, và thường dân vô tội ở tỉnh Giang Tây nhằm để củng cố quyền lực của mình ở những khu vực do ĐCSTQ kiểm soát. Hãy đến các địa chỉ trên Internet sau đây để biết thêm thông tin:


Tiếng Hán:


http://kanzhongguo.com/news/articles/4/4/27/64064.html


[22] Cao Cương và Nhiêu Thấu Thạch cùng là ủy viên Ban chấp hành Trung ương của ĐCSTQ. Sau khi thành công trong nỗ lực đấu đá tranh giành quyền lực, năm 1954, cả hai cùng bị buộc tội có âm mưu chi rẽ Đảng và sau đó bị khai trừ ra khỏi Đảng.


[23] Chu Ân Lai (1898-1976) là nhân vật đứng thứ hai sau Mao trong lịch sử ĐCSTQ. Ông ta là một trong những người đứng đầu của ĐCSTQ và là Thủ tướng của Nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa từ năm 1949 cho đến chết.


[24] Vương Hiền Căn, Tài liệu về ủng hộ Việt nam và Đánh Mỹ. (Bắc Kinh: Công ty Xuất bản Văn hóa Quốc tế, 1990)


[25] Trương Chí Tân là một nhà trí thức bị ĐCSTQ tra tấn đến chết trong Đại Cách mạng Văn hóa vì phê bình sự thất bại của Mao trong Đại nhảy vọt và do đã thẳng thắn nói lên sự thực. Bọn cai ngục đã nhiều lần lột hết quần áo của cô, còng hai tay cô ra đằng sau lưng và quẳng cô vào xà-lim giam những tội nhân nam để chúng hãm hiếp tập thể cho đến khi cô bị điên. Nhà tù sợ rằng cô sẽ hô khẩu hiệu phản đối khi cô bị tử hình nên chúng cắt cổ họng của cô cho hở ra trước khi tử hình cô.


[26] Từ Báo cáo ngày 12/10/2004 của Viện nghiên cứu Laogai:


http://www.laogai.org/news2/newsdetail.php?id=391 (tiếng Hán).


[27] Một trong ba công cụ (phương tiện sản xuất, phương thức sản xuất và quan hệ sản xuất) do Mác dùng để phân tích giai cấp xã hội. Quan hệ sản xuất dùng để chỉ mối quan hệ giữa những người sở hữu công cụ sản xuất và những người không sở hữu công cụ sản xuất, ví dụ, mối quan hệ giữa những người chủ sở hữu đất đai và dân cày hoặc mối quan hệ giữa nhà tư bản và công nhân.


[28] Từ Mạnh Tử, Quyển 3. Bộ Kinh điển Penguin, do D.C. Lau biên dịch.


[29] Tác giả Fan Zhongyan (989-1052), một nhà giáo dục, nhà văn và là một vị quan xuất chúng của Trung Quốc dưới Triều đại Bắc Tống. Đoạn trích này được lấy từ bài văn nổi tiếng của ông với nhan đề “Trèo lên tháp Nhạc Dương.”


[30] Tác giả Gu Yanwu (1613-1682), một học giả xuất sắc vào đầu Triều đại Thanh.


[31] Từ Mạnh Tử, Quyển 7. Bộ Kinh điển Penguin, do D.C. Lau biên dịch.


[32] Làng Ba Người là bút danh của ba nhà văn trong những năm 1960 là Deng Kuo, Wu Han và Liao Mosha. Wu là tác giả của vở kịch, “Hai Rui từ chức” mà Mao coi là một sự châm biếm chính trị về mối quan hệ của ông ta với tướng Bành Đức Hoài.


[33] Bạch Mao Nữ: Một huyền thoại dân gian Trung Quốc, Cô gái tóc bạc là một câu chuyện về một tiên nữ sống trong một hang động có các khả năng siêu thường có thể thưởng cho những người làm việc tốt và phạt những kẻ làm điều ác, ủng hộ chính nghĩa và trấn áp tà ác. Tuy nhiên, trong các vở kịch, opera và ba-lê ở Trung Quốc hiện đại cô bị mô tả như một cô gái buộc phải chạy trốn đến một cái hang sau khi bố cô bị đánh đến chết vì từ chối không gả cô cho một người địa chủ già. Cô bị bạc tóc vì thiếu dinh dưỡng. Dưới ngòi bút của các nhà văn theo ĐCSTQ, huyền thoại này đã bị biến thành một trong những vở kịch “hiện đại” nổi tiếng nhất ở Trung Quốc nhằm để kích động lòng hận thù giai cấp đối với những người chủ sở hữu đất đai.


[34] Lâm Bưu (1907-1971), một trong những lãnh đạo cao cấp của ĐCSTQ dưới thời Mao Trạch Đông đã từng là một ủy viên Bộ chính trị, Phó chủ tịch (1958) và Bộ trưởng quốc phòng (1959). Lin được coi là kiến trúc sư của Đại Cách mạng Văn hóa của Trung Quốc. Lin được chỉ định làm người kế nhiệm Mao năm 1966 nhưng sau đó lại bị thất sủng năm 1970. Cảm nhận được sụp đổ của mình, có báo cáo cho rằng Lin đã dính líu vào một cuộc đảo chính bất thành và đã cố chạy trốn sang Liên Xô sau khi âm mưu được viện ra bị bại lộ. Máy bay của ông ta bị rơi ở Mông Cổ trên chuyến bay hòng trốn khỏi bị truy tố và ông ta đã chết.


[35] Ngộ La Khắc là một nhà tư tưởng và đấu tranh vì nhân quyền bị ĐCSTQ giết chết trong Cách mạng Văn hóa. Bài tiểu luận bất hủ của ông “Về lịch sử gia đình” viết ngày 18/01/1967 được lưu truyền rộng rãi nhất và có ảnh hưởng lâu dài nhất trong tất cả các bài tiểu luận phản ánh các tư tưởng không tuân theo đường lối của ĐCSTQ trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa. Lâm Chiêu, một sinh viên khoa báo chí trường Đại học Tổng hợp Bắc Kinh bị coi là một người hữu khuynh năm 1957 vì cô đã có những tư tưởng độc lập và phê phán thẳng thắn đối với phong trào cộng sản đó. Cô bị buộc tội là có âm mưu lật đổ chế độ chuyên chính dân chủ nhân dân và bị bắt năm 1960. Năm 1962, cô bị kết án 20 năm tù. Cô bị ĐCSTQ giết hại ngày 29/04/1968 với tội danh là phản cách mạng.


[36] Dữ liệu dựa trên http://www.laojiao.org/64/article0211.html (tiếng Hán).


[37] Từ “Một bức thư ngỏ của Song Meiling gửi Liao Chengzhi” (17/08/1982).



-
Học viên Pháp Luân Công kể chuyện
-
-

-
Mở bằng chương trình nghe nhìn khác
Cuộc tọa thiền tập thể của nhóm học viên Pháp Luân Công trước cửa lãnh sự quán TQ ở TP HCM nhân vụ xử hai học viên ở Hà Nội sáng thứ Năm 6/10 đã nhanh chóng bị giải tán.

Một người tham gia cuộc tọa thiền, ông Nguyễn Văn Nghĩa, nói với BBC rằng nhóm học viên khoảng 30 người, gồm "đủ loại thành phần và lứa tuổi".

Học viên Pháp Luân Công ngồi thiền trước LSQ TQ tại TP HCM sáng 6/10


Ông Nghĩa nói từ TP Hồ Chí Minh: "Cuộc tọa thiền bắt đầu vào khoảng 7:30 sáng trước tòa lãnh sự ở Quận 1, chừng một tiếng sau thì công an tới hốt cả nhóm đi".

"Chúng tôi tham gia ngồi thiền trước lãnh sự quán Trung Quốc với hai đòi hỏi: Trung Quốc phải chấm dứt việc đàn áp Pháp Luân Công ở trong nước họ; và chính phủ Việt Nam cần trả tự do cho hai người bị bắt vì phát thanh thông tin về Pháp Luân Công."

Phiên xử học viên Pháp Luân Công Vũ Đức Trung và anh rể ông, ông Lê Văn Thành, tội 'Đưa trái phép thông tin trên mạng viễn thông' đáng ra phải diễn ra vào buổi sáng 6/10, nhưng bị hoãn vào phút chót.

Cho tới 8 giờ tối giờ Việt Nam, phần lớn nhóm học viên Pháp Luân Công ngồi thiền trước lãnh sự quán Trung Quốc đã được cho về nhà.

Ông Nguyễn Văn Nghĩa đã nói chuyện với BBC.

-Học viên Pháp Luân Công kể chuyện
 
rtmp://63.150.131.108/ondemand?_fcs_vhost=cp48502.edgefcs.net&undefined/48502/vietnamese/flash/2011/10/nguyenvannghia_111006_phapluancong_inv_au_nb
----------

-
Pháp Luân Công 'thiền tập thể' tại TP HCM
Học viên Pháp Luân Công ngồi thiền trước LSQ TQ tại TP HCM sáng 6/10
-Cuộc tọa thiền ôn hòa trước LSQ Trung Quốc đã bị giải tán-
Cuộc tọa thiền tập thể của nhóm học viên Pháp Luân Công trước cửa lãnh sự quán TQ ở TP HCM nhân vụ xử hai học viên ở Hà Nội sáng thứ Năm 6/10 đã nhanh chóng bị giải tán.
-Một người tham gia cuộc tọa thiền, ông Nguyễn Văn Nghĩa, nói với BBC rằng nhóm học viên khoảng 30 người, gồm "đủ loại thành phần và lứa tuổi".-

Ông Nghĩa nói từ TP Hồ Chí Minh: "Cuộc tọa thiền bắt đầu vào khoảng 7:30 sáng trước tòa lãnh sự ở Quận 1, chừng một tiếng sau thì công an tới hốt cả nhóm đi".


"Chúng tôi tham gia ngồi thiền trước lãnh sự quán Trung Quốc với hai đòi hỏi: Trung Quốc phải chấm dứt việc đàn áp Pháp Luân Công ở trong nước họ; và chính phủ Việt Nam cần trả tự do cho hai người bị bắt vì phát thanh thông tin về Pháp Luân Công."


Phiên xử học viên Pháp Luân Công Vũ Đức Trung và anh rể ông, ông Lê Văn Thành, tội 'Đưa trái phép thông tin trên mạng viễn thông' đáng ra phải diễn ra vào buổi sáng 6/10, nhưng bị hoãn vào phút chót.


Cho tới 8 giờ tối giờ Việt Nam, phần lớn nhóm học viên Pháp Luân Công ngồi thiền trước lãnh sự quán Trung Quốc đã được cho về nhà.


Ông Nguyễn Văn Nghĩa nói với BBC rằng công an khi giải tán đám đông không sử dụng bạo lực, nhưng "có lôi kéo mọi người rất dữ".


Ông cũng nói có người mặc áo vàng in dòng chữ của môn phái Pháp Luân Công "đã bị lột áo".


"Họ giải thích việc tụ tập không có phép như vậy là gây mất trật tự trị an. Họ cũng lập biên bản và nói sẽ xử phạt hành chính những người tham gia."

Chúng tôi tham gia ngồi thiền trước lãnh sự quán Trung Quốc với hai đòi hỏi: Trung Quốc phải chấm dứt việc đàn áp Pháp Luân Công ở trong nước họ; và chính phủ Việt Nam cần trả tự do cho hai người bị bắt vì phát thanh thông tin về Pháp Luân Công.
"-
Học viên Pháp Luân Công Nguyễn Văn Nghĩa


Việt Nam, tuy chưa bao giờ chính thức cấm Pháp Luân Công, luôn bác bỏ rằng môn phái này tồn tại ở trong nước, và nói chỉ có người tập luyện dưỡng sinh vì sức khỏe.

Một số nhân chứng khác cho hay buổi tập công buổi sáng thứ Năm tại công viên Lê Văn Tám cũng đã bị công an giải tán "bằng cách phun nước".

Các học viên Pháp Luân Công đã tập họp tại công viên này để tập công vào khoảng 5:30 sáng, sau đó một nhóm rút đi để tham gia hoạt động ngồi thiền.
Hoãn phiên tòa
Trong khi đó bà Lê Thị Thu Hoà, vợ bị cáo Vũ Đức Trung trong phiên xử ở Hà Nội, cho hay bà nhận được tin hoãn xử từ tòa án khi vừa đặt chân tới cổng tòa án.

Ông Trung, nguyên giám đốc Công ty Phần mềm Nhân Hòa, và Lê Văn Thành, anh rể của ông Trung, bị bắt từ tháng 6/2010.

Luật sư Trần Đình Triển, người tham gia phiên tòa xử với tư cách là luật sư biện hộ cho ông Vũ Đức Trung cũng nhận được thông báo này vào hôm thứ Năm 6/10.
Việc trì hoãn phiên tòa lần này là do Cục tần số Vô tuyến điện Bộ Thông tin và Truyền thông làm văn bản yêu cầu.
Cục này tham gia phiên xử với tư cách cơ quan giám định, ông Triển cho biết.
“Thường là một vụ án hình sự thì kể cả luật sư vắng mặt và nếu giám định viên có trong hồ sơ vụ án, để đảm bảo cách xét xử một cách nhanh chóng thì người ta vẫn tiến hành bình thường.”
Ông nói thêm: “Trong trường hợp này, cho dù Cục tần số Vô tuyến điện đóng vai trò như cơ quan giám định, hay một nhân chứng và cơ quan có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan thì cũng không có lý do gì để trì hoãn phiên tòa.”

Trong bản cáo trạng, Cục này đã tiến hành thanh tra và đưa ra kết luận rằng những thiết bị của công ty phần mềm Nhân Hòa chưa có giấy phép sử dụng.
Luật sư Triển nói ông “rất cần Cục tần số tham gia tố tụng cho vụ án này” nhằm làm rõ mức độ vi phạm của ông Vũ Đức Trung.
Dựa vào Luật Bưu chính viễn thông, mức sóng mà thiết bị này phát tán ra chưa đủ lớn để bị truy tố hình sự, ông Triển nói thêm.
Ông nói vẫn chưa nhận được thông tin gì về phiên tòa xét xử tiếp theo tuy nhiên, dự tính sẽ diễn ra vào cuối tháng 10/2011.
Hai ông Trung và Thành đã bị bắt khẩn cấp ngày 10/06/2010 vì cáo buộc vi phạm điều 226 ‘đưa lên mạng những thông tin trái pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng’.
Cục Tần số Vô tuyến điện Bộ Thông tin và Truyền thông đã thu giữ ba hệ thống máy phát sóng và các phương tiện kỹ thuật "phục vụ việc phát sóng trái phép" đặt tại hai địa chỉ ở ngoại thành Hà Nội.
Cáo trạng của Viện Kiểm sát nói qua quá trình điều tra, cơ quan chức năng đã xác định rằng vào khoảng giữa năm 2007, ông Trung "trở thành hội viên một môn phái bị cấm tại nước ngoài".
Theo Viện Kiểm sát, việc phát sóng đã được thực hiện từ tháng 4/2009 cho đến khi bị phát hiện là tháng 6/2010 với thời lượng từ 5h đến 23h hàng ngày.
Luật sư Triển cũng cho biết hiện nay Nhà nước Việt Nam vẫn chưa có văn bản nào cấm môn phái này, vốn bị chính phủ Trung Quốc cho là 'tà đạo' và cấm hoạt động ở trong nước.
 

Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Khó chỉ ra chạy chức, quyền (không làm được thì xin... nghỉ....?!)

-Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Khó chỉ ra chạy chức, quyềnTiền Phong Online
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình trả lời chất vấn.
TPO – Trả lời chất vấn trước Ủy ban thường vụ Quốc hội chiều 26 – 3, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thanh Bình cho biết, có dư luận về việc chạy chức, chạy quyền nhưng chỉ ra cụ thể rất khó.
Cầm tay chỉ việc, công chức cũng lắc đầu 
Chiều nay, 26 – 3, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thanh Bình trả lời chất vấn trước Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình cho biết, về quy chế tuyển dụng công chức, đã phân cấp cho đơn vị sự nghiệp, theo hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển, áp dụng thống nhất trong từng bộ, tỉnh, trên cơ sở đề cao năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ, căn cứ vào kết quả học tập, phỏng vấn trực tiếp…, bước đầu tạo sự cạnh tranh trong đào tạo cán bộ, đáp ứng yêu cầu.
Tuy nhiên, không ít đại biểu lại cho rằng, còn quá nhiều điều đáng bàn trong việc tuyển dụng công chức, viên chức.
Ông Lê Như Tín – Phó chủ tịch Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội nêu thực tế, gần đây, cơ quan điều tra ở các tỉnh phía Nam phát hiện hơn 200 cán bộ ở cơ sở thuê người học, thi hộ. Nhiều tỉnh thành khác cũng có hiện tượng tương tự. Như vậy, bằng thật, chất lượng giả được bổ sung vào hồ sơ tuyển dụng và hồ sơ đề bạt, bổ nhiệm.
Nhiều thứ trưởng do nhiều việc
Nhiều đại biểu cho biết, thực hiện Nghị quyết về việc cải cách bộ máy hành chính, trong khi tổ chức bộ máy đầu mối của cơ quan giảm đi thì tổng biên chế không giảm, mà còn tăng thêm.
Cũng có đại biểu cho rằng, nhiều bộ hiện nay có quá nhiều thứ trưởng, trong khi quy định chỉ là bốn.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Bình cho rằng, không có quy định cứng về số thứ trưởng. Công việc quá nhiều khiến thứ trưởng cũng phải tăng thêm.
“Một đại biểu nhiệm kỳ quốc hội khóa 12 đã nhận định, khoảng 30% cán bộ làm được việc, 30% cán bộ công chức phải cầm tay chỉ việc, và hơn 30% còn lại cầm tay chỉ việc cũng không biết việc mà làm. Vậy, có phải khâu tuyển dụng của ta có vấn đề.
Đó là chủ yếu nghiên cứu hồ sơ, dựa vào bằng cấp là chính mà chưa coi trọng năng lực thực sự. Áp lực bằng cấp vô hình chung đã làm cán bộ chạy điểm, mua bằng, thuê học, thuê thi” – Ông Tín nói.
Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thanh Bình cho rằng, trong quá trình tuyển dụng kết hợp giữa Bộ Nội vụ và Bộ Giáo dục Đào tạo, thực tế có diễn ra sự việc như đã nói. “Chúng tôi sẽ tính toán, hạn chế tình trạng học giả bằng thật” – Ông Bình nói.
Chưa hết, nhiều đại biểu cũng thắc mắc việc một số tỉnh, thành phân biệt đối xử khi tuyển công chức đối với người học công lập, dân lập. Theo Bộ trưởng Bình, trong lúc chưa có các quy định mới, Bộ Nội vụ chủ trì phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục và Đào tạo, tuyển dụng cán bộ, công chức theo Luật Cán bộ Công chức, Viên chức, không phân biệt loại hình đào tạo.
“Chỉ khi nào Bộ Giáo dục phân biệt loại hình đào tạo, chúng ta mới phân chia” – Ông Bình nói.
Bộ trưởng Bình cũng cho biết, trước đây, thường thi chung sau đó mới xét, nhưng bây giờ tuyển dụng theo chính chuyên ngành của từng nơi tuyển dụng. Trong đó, ngoài những kiến thức chung, còn một nội dung thi phù hợp với vị trí làm việc.
Bức xúc trước việc có người xin việc làm phải tốn có khi lên tới hàng trăm triệu đồng, đại biểu Bùi Thị An chất vấn: Khi tuyển dụng, nhiều dư luận trong xã hội cho rằng, một số vị trí phải tốn rất nhiều tiền, từ hàng trăm triệu trở lên. "Đồng chí, với tư cách bộ trưởng, có biết việc đó không? Có việc đó không và có thì đồng chí có giải pháp gì để triệt tiêu nó?"

Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình trả lời, đây cũng là một nội dung mà khi ông về Bộ Nội vụ, có những dư luận như thế. "Đây là một nội dung mang tính chất bức xúc nhưng trong thực tế, chỉ ra thì báo cáo với đại biểu là thật khó".


"Báo cáo với các đại biểu, chúng tôi tiếp thu ý kiến này để có nghiên cứu có cơ chế để đảm bảo công tác tuyển dụng, sử dụng cán bộ theo nguyên tắc công khai, minh bạch, công tâm, khách quan góp phần khắc phục, hạn chế những khiếm khuyết, những mặt mà dư luận xã hội đang quan tâm" - Bộ trưởng Bình nói.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, sẽ trình lên chính phủ, trao quyền cho UBND tỉnh, tránh việc rườm rà khi quyết định chuyển đổi vị trí công tác của công chức, viên chức.
Sẽ tăng lương, đảm bảo quyền lợi cho cán bộ
Một vấn đề cũng được nhiều đại biểu quan tâm là tiền lương, chính sách cho cán bộ, viên chức. Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình cho hay, đang xây dựng đề án nâng mức lương tối thiểu theo nhu cầu tối thiểu.
“Tính đến thời điểm này, ban chỉ đạo cải cách tổng thể tiền lương giai đoạn 2011/2012 đến 2020 cơ bản đã có lộ trình, có bước đi để đạt mức tối thiểu. Những cái này còn phải thông qua chính phủ, Bộ chính trị…".
Ông Bình cũng cho biết, tổng số cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, tính đến cuối 2011, là 2.832.000 người, người chiếm 3,26% dân số. Nếu tính lực lượng hưởng lương trợ cấp từ ngân sách nhà nước là 7.500 ngàn người.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ cũng cho biết, trong cải cách chính sách tiền lương phấn đấu đạt mức tối thiểu theo nhu cầu tối thiểu thì mới tính đến việc cải cách ngạch, bậc lương.
Bên cạnh đó, Bộ Nội vụ sẽ mời lãnh đạo các địa phương, vùng miền để soạn thảo đề án sửa đổi nghị định để cải cách tiền lương, chăm lo chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức của các cấp xã, phường, cơ sở…
“Trước mắt, có thể sửa đổi bổ sung một số điều về phụ cấp cho cán bộ không chuyên trách ở phường, thôn, bản phù hợp với tình hình thực tế” – Ông Bình nói.
Nhiều đại biểu cũng đề nghị bộ trưởng trả lời trước việc tạo dựng chính sách thu hút nhân tài, việc tiếp tục triển khai chủ trương thí điểm không xây dựng hội đồng nhân dân huyện, quận, phường trên 10 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Bộ trưởng Bộ nội vụ cho biết, tiếp thu, ghi nhận ý kiến đồng thời sớm tham mưu cho chính phủ để sớm có hướng chỉ đạo.
Trường Phong

-Bộ trưởng Nội vụ: “Có nghe tin chạy việc tốn nhiều tiền”
Dân Trí

(Dân trí) – “Dư luận về việc “chạy việc” tốn nhiều tiền của, bản thân tôi có nghe. Nội dung phản ánh mang tính bức xúc nhưng trong thực tế chỉ ra được thật khó” – Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình trả lời một câu hỏi khó trong phiên chất vấn chiều 26/3 ...

Lo chuyện "học giả, bằng thật"Thanh Niên


Bộ trưởng Nội vụ nêu giải pháp nâng cao chất lượng công chứcBáo điện tử Chính phủ
Mấy điều tâm huyết với Đại hội
- Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên ủy viên Ban chấp hành Trung ương, đóng góp ý kiến về quy trình và việc lựa chọn nhân sự tại Đại hội Đảng XI, diễn ra tuần tới.
LTS: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã cận kề. Trên 3 triệu đảng viên và trên 80 triệu người con dân Việt đang đặc biệt quan tâm theo dõi, đặt niềm tin vào các đại biểu.
VietNamNet trân trọng giới thiệu bài viết của Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, ủy viên Ban chấp hành Trung ương khóa VI. Góc nhìn của tác giả có thể có nhiều chỗ cần tranh luận thêm, song  ông cũng mạnh dạn nêu lên với tinh thần "việc của Đảng cũng là việc của quốc gia", bằng tâm huyết của một đảng viên 64 năm tuổi Đảng và niềm tin tưởng Đại hội sẽ thực sự trở thành ngày hội lớn của dân tộc.


1. Về chọn người vào cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng
Về tiêu chuẩn vào Ban chấp hành Trung ương (BCH TƯ), đã có quy định, nhưng vẫn có tính chất chung chung. Tôi đề nghị ủy viên BCH TƯ phải là những người ưu tú nhất về mọi mặt trong số trên 3 triệu đảng viên, có bản lĩnh, ý chí, đủ sức đương đầu với mỗi cơn bão táp, dám hy sinh lợi ích cá nhân, có tinh thần xả thân của người lãnh đạo cầm cờ xung trận bảo vệ lợi ích của dân, của Tổ quốc, có tinh thần chiến đấu kiên cường, có trí tuệ tầm cao, vì lợi ích của dân, của Đảng, được thể hiện ở đạo đức phẩm chất và năng lực điều hành, tập hợp lực lượng trong thực tế, trong cương vị, nhiệm kỳ, được nhân dân, đảng viên tin cậy.
Đại biểu dự ĐH đảng bộ Gia Lâm, Hà Nội năm 2010. Ảnh: LAD
Kiên quyết không bầu những người cơ hội, cá nhân, không đặt lợi ích của dân, của Tổ quốc lên trên, xu nịnh, chạy chọt, chạy chức, chạy quyền, lý lịch không rõ ràng, gia đình có vấn đề mờ ám, nhiều tài sản mà không chứng minh được tính hợp pháp, nguồn gốc; bằng thật nhưng học giả; trong công tác, trong cuộc sống không thể hiện được chính kiến rõ ràng.
Tóm lại, những người công chẳng có gì nhưng lại đầy tham vọng cá nhân, những vấn đề mờ ám mà nhân dân, những người xung quanh đặt nhiều câu hỏi không được làm rõ. Xin nhấn mạnh lại, ủy viên BCH TƯ phải là những ngọn cờ tiêu biểu nhất của dân, của Đảng. Hết sức cảnh giác những kẻ mị dân, mị Đảng để chui sâu, leo cao để phản dân, phản Đảng.
Riêng các đồng chí chủ chốt trong Bộ Chính trị, đề nghị BCH TƯ khóa XI phải chọn những người tiêu biểu nhất, tinh túy nhất, phẩm chất nhất, năng lực nhất, uy tín nhất trong dân, trong Đảng. Phải là ngọn cờ tập hợp lực lượng trong số ủy viên Ban chấp hành Trung ương vừa được bầu.
Đặc biệt, vị trí Tổng bí thư và thường trực Ban Bí thư, các chức danh mà dự kiến Bộ Chính trị sẽ trình ra Quốc hội để Quốc hội quyết định như: Thủ tướng, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội (Xin nhắc lại ủy viên Trung ương không có quyền áp đặt cho Quốc hội ai sẽ là Thủ tướng, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội).
Những đồng chí mà phiếu trúng cử BCH TƯ ở mức trung bình hoặc thấp (tuy đã quá bán) nếu được đưa vào Bộ Chính trị thì Bộ Chính trị sẽ mất uy tín ngay trước Đảng, trước dân. Muốn giới thiệu (giới thiệu chứ chưa phải đã bầu) vào Bộ Chính trị, ít nhất số phiếu trúng Ban chấp hành Trung ương phải 80% trở lên.
2. Về quy trình giới thiệu và bầu
Bầu BCH TƯ phải có số dư ít nhất là 20% để Đại hội rộng đường lựa chọn. Riêng danh sách BCH TƯ giới thiệu cũng không đóng khung trong số dự kiến số lượng BCH TƯ XI phải có số dư và các đại biểu có quyền giới thiệu thêm những người mà đại biểu tín nhiệm.
Về điểm này, phải có quy trình để những người được giới thiệu không bị gạt ra với lý do không kịp thẩm tra để buộc Đại hội phải bầu trong số BCH TƯ X giới thiệu, như vậy thì chẳng có dân chủ. Người giới thiệu phải chịu trách nhiệm trước Đại hội là đủ (không kiêm nhiệm các kỳ đại hội mà tôi dự lấy lý do như trên nên một số người tốt, người có chất lượng, uy tín, nhưng với kiểu làm như vậy nên đã bị gạt ra).
Khi lập danh sách để bầu thì phải gộp thành một danh sách thống nhất theo thứ tự A, B, C…, không được lập danh sách BCH TƯ 10 giới thiệu riêng, danh sách các đại biểu tự giới thiệu riêng, như vậy là không dân chủ, không bình đẳng về quyền của đại biểu (những kỳ đại hội tôi dự đều làm kiểu như trên, vô hình trung là gợi ý cho đại biểu số giới thiệu cứng và số có thể là quân xanh).
Một người đã được giới thiệu, trừ trường hợp quá trình có vấn đề thì không được loại, không được rút để tôn trọng ý kiến của người giới thiệu.
Tóm lại, bầu phải có số dư tối thiểu 20%, phải dành nhiều thời gian để đại biểu tìm hiểu cặn kẽ, chọn người đúng tiêu chuẩn.
Phải đả phá chủ nghĩa cơ cấu, chủ nghĩa vùng miền, địa phương, ban, bộ... Phải có một căn cứ chung nhất là tiêu chuẩn. Ví dụ, có ngành nào không có ủy viên thì đã có vài chuyên gia giỏi, nếu cứ tư tưởng vùng, miền, ban, ngành thì BCH TƯ, Bộ Chính trị không phải là một tổ chức tinh túy mà chỉ mang tính chất chia phần. Phải quán triệt tư tưởng cơ bản của Bác Hồ: Nước Việt Nam ta là một, dân tộc Việt Nam ta là một. Nếu ai có tư tưởng chia phần thì những người đó phải gạt ra.
Về việc bầu Tổng bí thư và các ủy viên Bộ Chính trị (mà sau này sẽ là những người mà BCH TƯ sẽ lựa chọn để giới thiệu ra Quốc hội quyết định bầu Chủ tịch, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội), trước khi bầu phải có số dư.
Bầu Tổng bí thư nhất thiết phải chọn 2 đến 3 người trong số những người có tín nhiệm nhất để BCH TƯ XI bầu. Người được giới thiệu nhất thiết không được rút, đề phòng thủ thuật dẫn đến việc bầu mang tính chất hình thức.
Với các chức danh dự kiến sẽ được Trung ương giới thiệu để Quốc hội bầu, cũng cần thăm dò trong BCH TƯ để dân chủ lựa chọn, như lựa chọn Tổng bí thư phải là sự giới thiệu của BCH TƯ.
Những người được Trung ương giới thiệu để bầu, nhất thiết không được rút.
Trên đây là những điều tâm huyết mong sao Đảng ta thực sự là ngọn cờ tiêu biểu, ngọn cờ hành động mạnh, thống nhất, đoàn kết, được toàn Đảng, toàn dân tín nhiệm để tiếp tục đưa đất nước ta tiếp tục thực sự đi theo con đường mà Bác Hồ đã vạch cho Đảng, cho dân tộc.
Nguyễn Quốc Thước

Mục sư Nguyễn Công Chính bị tuyên án 11 năm tù giam

-Mục sư Nguyễn Công Chính bị tuyên án 11 năm tù giam
2012-03-26
Tòa án tỉnh Gia Lai hôm nay đưa mục sư Nguyễn Công Chính ra xét xử và tuyên án ông 11 năm tù giam với các tội danh theo điều 87 Bộ Luật hình sự Việt Nam.
Photo Bee.net
Vào lúc 7 giờ sáng ngày 28/04/2011, Mục sư Nguyễn Công Chính đã bị cơ quan Công An tỉnh Gia Lai khởi tố và bắt giam
Các tội danh mà phía công tố Việt Nam buộc cho mục sư Nguyễn Công Chính gồm gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, tuyên truyền gây thù hằn chia rẽ giữa dân tộc, xâm phạm chủ quyền của các dân tộc, gây chia rẽ giữa người có tôn giáo với người không tôn giáo, giữa tín đồ tôn giáo với chính quyền, và phá hoại chính sách quốc tế đoàn kết quốc tế của Việt Nam.

Phiên tòa không luật sư bào chữa


Ngay sau phiên xử bà Trần Thị Hồng, vợ của mục sư Nguyễn Công Chính, cho biết một số thông tin về phiên xử chồng bà hôm nay mà bà quyết đến tham dự dù không được chính thức thông báo:

“Phiên tòa đã kết thúc với bản án 11 năm tù. Họ không cho một luật sư nào bào chữa. Sau khi tuyên án họ nói bị cáo có quyền kháng án trong vòng 15 ngày. Họ đưa ra những điều mà ông mục sư Chính vi phạm, trong đó có vấn đề thương phế binh. Ông Ms Chính bào chữa đó là những người khó khăn, và là một chức sắc tôn giáo nên phải giúp đỡ; nhưng họ nói ông vi phạm gây xào xáo trong gia đình những thương phế binh. Họ nói ông MS Chính có những cuộc phỏng vấn bên ngoài nói xấu chính quyền, đảng và nhà nước. Có những bài viết đưa lên, xuyên tạc là vi phạm. Ông Ms Chính cũng bình tĩnh trả lời những điều họ buộc. 
Phiên tòa đã kết thúc với bản án 11 năm tù. Họ không cho một luật sư nào bào chữa. Sau khi tuyên án họ nói bị cáo có quyền kháng án trong vòng 15 ngày. Họ đưa ra những điều mà ông mục sư Chính vi phạm, trong đó có vấn đề thương phế binh.
bà Trần Thị Hồng

Họ yêu cầu ông thành khẩn nhận tội. Ông nói rằng ông chỉ có tội với Chúa, chứ không hề có tội gì với Nhà Nước. Gia đình ông bị mất đất đai, ủi sập, mất quyền tự do đi lại nên ông phải đấu tranh; chứ không có gì vi phạm với chính thể, Nhà nước này.”


Xin được nhắc lại ông Nguyễn Công Chính từng là mục sư theo giáo phái Mennonite, nay chuyển sang giáo hội Liên hữu Lutheran Việt Nam và giữ chức hội trưởng giáo hội Liên hữu Lutheran Hoa Kỳ- Việt Nam.


Ông bị bắt hồi tháng tư năm ngoái. Từ khi bị bắt đến khi ra tòa, gia đình ông không hề được gặp mặt.


Cơ quan điều tra công an Việt Nam cho rằng từ năm 2004 đến khi bị bắt ông Nguyễn Công Chính soạn thảo nhiều tài liệu và gửi ra cho người khác mà chính quyền Việt Nam cho là phản động. Cơ quan này cũng nói ông đã trả lời phỏng vấn các cơ quan truyền thông nước ngoài mà qua đó xuyên tạc tình hình trong nước cũng như vu khống chính quyền và các lực lượng vũ trang.
-Truy tố Nguyễn Công Chính về tội phá hoại chính sách đoàn kếtCăn cứ vào kết quả điều tra, các chứng cứ, hồ sơ, tài liệu thu thập theo quy định pháp luật, Viện KSND tỉnh Gia Lai đã ra cáo trạng, quyết định truy tố bị can Nguyễn Công Chính (tên gọi khác là Nguyễn Thành Long, 43 tuổi, thường trú tại tổ 10, phường Hoa Lư, TP Pleiku) về tội phá hoại chính sách đoàn kết, theo Điều 87 BLHS nước CHXHCN Việt Nam.
Theo cáo trạng, Nguyễn Công Chính là đối tượng có những hoạt động chống lại Nhà nước và nhân dân có hệ thống. Mặc dù đã được chính quyền nhắc nhở, giáo dục, xử phạt hành chính và đưa ra kiểm điểm nhiều lần trước nhân dân, nhưng Nguyễn Công Chính vẫn không sửa chữa, mà ngày càng hoạt động phức tạp, manh động và bất chấp pháp luật. Ngày 28/4/2011, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Gia Lai đã bắt giữ Nguyễn Công Chính cùng với nhiều tài liệu và công cụ, phương tiện liên quan đến hành vi hoạt động phạm tội của bị can. Theo kết quả giám định đã kết luận 19 tài liệu của Nguyễn Công Chính có nội dung tuyên truyền chống phá Nhà nước Việt Nam.
Bắt đầu từ tháng 10/2004, sau khi chuyển gia đình từ Kon Tum về TP Pleiku, Gia Lai sinh sống, Nguyễn Công Chính tự xưng mình là “Mục sư phụ trách vùng cao nguyên của Tin lành Mennonite” và dùng nhiều chiêu thức quái đản để lôi kéo người dân tộc thiểu số theo y hành động sai trái.
Cụ thể tại làng Prông Goay, xã Ia Pết, huyện Đak Đoa, Gia Lai, Nguyễn Công Chính đã tập hợp hàng trăm người la hét, nhảy múa, đốt sách vở của con em họ và đập phá bàn ghế… suốt 3 ngày đêm, mà theo họ là để “thông công gặp Chúa và đuổi tà ma” dẫn đến việc nhiều người phải nhập viện trong tình trạng hoảng loạn về tâm thần và kiệt sức. Việc làm sai trái đó của Nguyễn Công Chính đã bị nhân dân và tín đồ các tôn giáo chân chính kịch liệt lên án. Từ năm 2004 đến 2011, Nguyễn Công Chính còn soạn thảo nhiều văn bản có nội dung tuyên truyền chia rẽ giữa chính quyền với nhân dân, xuyên tạc tình hình trong nước, vu cáo chính quyền với nhiều nội dung sai sự thật rồi đem tán phát trên mạng Internet và gửi cho các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, báo, đài nước ngoài, nhằm gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa nhân dân với chính quyền, lực lượng vũ trang và ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội.
Cơ quan Công an còn chứng minh, Nguyễn Công Chính đã liên hệ, câu kết với các đối tượng cơ hội chính trị trong và ngoài nước lập ra nhiều tổ chức, hội nhóm tôn giáo bất hợp pháp, nhận sự tài trợ của các tổ chức phản động lưu vong và tham gia tích cực vào các tổ chức phản động nhằm chống phá Nhà nước, phá hoại chính sách đoàn kết. Năm 2008, Nguyễn Công Chính liên kết với Y Hin Niê, đối tượng FULRO lưu vong ở Mỹ lập ra cái gọi là “Hội thánh liên hữu Tin lành Đấng Christ Việt Nam” do Y Hin Niê làm Tổng liên hội, Chính làm phó và phân công cho một số đối tượng khác trong nước làm tay chân.
Thực chất tổ chức bất hợp pháp này chỉ là bình phong để Nguyễn Công Chính kiếm tiền tài trợ từ bên ngoài và che giấu hoạt động phản động của mình. Không chỉ vu cáo gây chia rẽ giữa nhân dân với chính quyền, lực lượng vũ trang, mà Nguyễn Công Chính còn có nhiều hoạt động phản động hết sức thâm độc nhằm gây thù hằn, kỳ thị, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Những thông tin vu khống bịa đặt của Chính còn gây ra sự hiểu lầm và ngộ nhận của một số quốc gia trên thế giới về tình hình nhân quyền và chính sách tôn giáo ở Việt Nam. Vì vậy, hành vi phạm tội của Nguyễn Công Chính là đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, xâm hại đến khối đại đoàn kết dân tộc, gây mất lòng tin của nhân dân đối với Nhà nước, gây bất ổn tình hình an ninh chính trị tại địa phương, gây chia rẽ giữa những người cùng hoạt động tôn giáo, giữa các tầng lớp nhân dân với chính quyền, với lực lượng vũ trang, gây chia rẽ kỳ thị giữa các dân tộc, phá hoại chính sách đoàn kết quốc tế.
Hành vi ấy của Nguyễn Công Chính là vi phạm nghiêm trọng pháp luật, được quy định trong Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, nên cần phải xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, để giữ vững kỷ cương phép nước.
Vụ việc về cái chết của Thạch Thanh Nô người dân tộc Khmer ở ấp Tha La, xã Ngọc Biên, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh là một ví dụ. Thạch Thanh Nô là một phật tử, ngày 4/4/2009, sau khi tham gia huấn luyện dân quân tự vệ ở địa phương, Nô uống rượu say và bị tai nạn giao thông chết trên đường về. Thế nhưng, khi nghe tin này Nguyễn Công Chính đã chỉ đạo đồng bọn tung tin, gửi thông báo cho một số cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, các tổ chức tôn giáo vu cáo Công an, du kích đánh chết Thạch Thanh Nô vì sinh hoạt tôn giáo.
Nguyễn Công Chính còn liên tiếp vu cáo, xuyên tạc trên một số phương tiện thông tin đại chúng ở nước ngoài và trên mạng Internet về tình hình và chính sách tôn giáo ở Việt Nam. Hành vi của Nguyễn Công Chính không những vi phạm pháp luật mà còn trái với tôn chỉ, mục đích của các tôn giáo, gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với các tổ chức xã hội hợp pháp.
- Vì sao Nguyễn Công Chính bị khởi tố, bắt tạm giam? – Bài 1: Chống chính quyền, chia rẽ đoàn kết dân tộc (SGGP). Cơ quan An ninh Điều tra - Công an tỉnh Gia Lai vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Công Chính (SN 1969, ngụ tổ 10 phường Hoa Lư TP Pleiku tỉnh Gia Lai) về tội “Phá hoại chính sách đoàn kết” theo Điều 87 Bộ luật Hình sự. Tại cơ quan điều tra, bước đầu Nguyễn Công Chính đã thừa nhận hành vi phạm tội của mình. Báo SGGP xin được thông tin đến bạn đọc những sai phạm mang tính hệ thống, kéo dài của Nguyễn Công Chính chống chính quyền nhân dân, chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam.


Xuyên tạc, kích động tư tưởng chống đối

Những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn thực hiện chính sách, chủ trương tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân; thể hiện rõ nét qua việc tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tôn giáo. Thế nhưng, với động cơ chính trị, từ năm 2003 đến nay, Nguyễn Công Chính thường xuyên trả lời phỏng vấn các báo, đài nước ngoài và phát tán trên các trang web của các tổ chức phản động ở nước ngoài nhiều bài viết có nội dung xuyên tạc tình hình tự do tôn giáo; vu khống Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước CHXHCN Việt Nam, chính quyền các địa phương đàn áp tôn giáo, đàn áp dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, vi phạm nhân quyền.
Chẳng hạn, ngày 18-7-2004, Nguyễn Công Chính đăng tải bài “Giáo hội Tin lành Mennonite Việt Nam thắp nến cầu nguyện”… vu cáo chính quyền bách hại Hội thánh Tin lành Mennonite Tây Nguyên tại Kon Tum và Hội thánh Tin lành Mennonite chi hội Vĩnh Cửu - Đồng Nai. Hay trong bài viết “Nếu muối mà nhạt…” đăng trên VietCatholic News vào ngày 22-9-2008, Nguyễn Công Chính bịa chuyện: “Trước đây, và tới tận bây giờ, trong đất nước tôi có sự phân biệt đối xử với người có đạo”.

Nguyễn Công Chính (phải) khi bị bắt tạm giam. Ảnh: A. N.

Vào tháng 5-2008, cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra hành chính nhà của Nguyễn Công Chính và thu được nhiều tài liệu chứa đựng những thông tin không đúng sự thật như chính quyền, công an đàn áp 1.300 người dân khiếu kiện vào tháng 7-2007 tại Văn phòng 2 Quốc hội tại TPHCM; Đảng, Nhà nước là hệ thống tham nhũng, cai trị độc tài, hung hãn; người dân Việt Nam sống khổ dưới chế độ độc tài cai trị của Đảng CSVN; Nhà nước Việt Nam là nhà nước vi phạm nhân quyền, tự do nhất thế giới…
Ngoài ra, trong quá trình lôi kéo người dân tộc thiểu số tham gia vào tổ chức tôn giáo được thành lập trái phép “Hiệp hội thông công Tin lành các dân tộc Việt Nam” (viết tắt là VPEF, chúng tôi sẽ đề cập ở bài sau), Chính có lời lẽ mang tính chia rẽ khối đoàn kết dân tộc: “Dân tộc Chăm HROI phải có quyền độc lập tự chủ, và tự lãnh đạo lẫn nhau, không để người Kinh o ép”.
Trước những bằng chứng không thể chối cãi, Nguyễn Công Chính thừa nhận mọi việc làm của mình chỉ nhằm mục đích gây nên sự nghi kỵ giữa người dân với chính quyền và lực lượng công an, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền, gây sự hằn thù và kỳ thị giữa các dân tộc.

Không dừng lại ở việc xuyên tạc tình hình trong nước, Nguyễn Công Chính còn nhiều lần đe dọa kích động một bộ phận người dân chống đối chính quyền. Cụ thể nhất là vào đầu tháng 10-2004, khi không được đồng ý cho vào thăm nuôi ông Nguyễn Hồng Quang (lúc đó đang bị Công an TPHCM bắt giam vì có những hành vi vi phạm pháp luật), Chính dọa rằng sẽ kêu gọi khoảng 30.000 người kéo từ Tây Nguyên xuống “thăm hỏi”.
Trước đó, Chính cũng trao đổi với ông Quang rằng nếu chính quyền không đáp ứng một số đòi hỏi, sẽ huy động khoảng 700 người đi biểu tình. Tuy đó chỉ là những lời đe dọa suông nhưng cũng cho thấy Chính luôn có mưu đồ chống chính quyền nhân dân.
  • Dựng chuyện để vu cáo
Viết bài vu khống với những lời lẽ hàm hồ mãi nhưng chẳng ai tin, Nguyễn Công Chính nghĩ ra cách dựng nên câu chuyện giáo dân bị đàn áp để làm dẫn chứng người thật việc thật. Lợi dụng việc anh Thạch Thanh Nô (ngụ ấp Tha La, xã Ngọc Biên, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh) bị tai nạn giao thông dẫn đến tử vong, tháng 4-2009, Chính chỉ đạo Thạch Thị Phay ở tỉnh Trà Vinh dựng hiện trường giả, chụp ảnh ghi hình theo nội dung anh là thành viên Ban Chấp sự Tin lành; trên đường đi sinh hoạt Tin lành về bị lực lượng công an và du kích chặn đường đánh gãy hai xương đùi và bể bọng đái.
Từ đó Nguyễn Công Chính liên tục đưa nhiều bài viết lên trang http://www.ykien.net và các trang web khác, lu loa lên rằng chính quyền huyện Trà Cú đàn áp tôn giáo, đánh chết tín đồ Tin lành, kêu gọi dư luận quốc tế can thiệp. Tuy nhiên, hành vi dối gạt của Chính nhanh chóng bị lật tẩy.
Làm việc với cơ quan chức năng và chính quyền địa phương, ông Thạch Phương (cha anh Thạch Thanh Nô) khẳng định cái chết của con ông là do chạy xe tự đâm vào cây; các thành viên trong gia đình không có ai theo đạo Tin lành mà theo đạo Phật. Sự việc bị bại lộ, Thạch Thị Phay bỏ trốn sang Campuchia, riêng Chính bị cơ quan chức năng mời lên giáo dục, nhắc nhở.

Những tưởng sau lần ấy, Nguyễn Công Chính sẽ nhận thức được sai lầm, không làm trò tạo ra nhân chứng giả hiệu phục vụ cho việc vu cáo chính quyền. Nhưng với bản chất ngoan cố, Chính vẫn tiếp tục cố tình sai phạm.
Rơ Chăm Mrek (ngụ xã Ia Khươl, huyện Chư Păk, tỉnh Gia Lai) vốn là đối tượng hoạt động Fulro bị bắt, đang thi hành án 9 năm tù tại Nam Hà, do bị tai biến nên được trại giam tạo điều kiện cho về gia đình điều trị. Vậy nhưng tháng 5-2009, Chính vẫn dự định đưa Rơ Chăm Mrek vào TPHCM, gặp đoàn Ủy ban tự do tôn giáo quốc tế Mỹ làm nhân chứng tố cáo chính quyền Việt Nam đàn áp tôn giáo, vi phạm nhân quyền. Tuy nhiên, mưu đồ của Chính đã nhanh chóng bị phát hiện và bị phía Mỹ từ chối không tiếp.
Trong số những tài liệu thu được qua kiểm tra hành chính nhà của Nguyễn Công Chính vào tháng 5-2008, có những tài liệu chứng minh Chính tham gia các tổ chức phản động như: “Khối 8406” (tổ chức đấu tranh cho dân chủ nhân quyền cho Việt Nam), “Khối 1706” (tổ chức yểm trợ cho tự do dân chủ cho Việt Nam), “Khối 1906” (tổ chức yểm trợ cho tự do – dân chủ - nhân quyền cho Việt Nam), “Hội ái hữu tù nhân chính trị và tôn giáo”, “Hội dân oan”…
Trong một tài liệu gửi Nguyễn Chính Kết, một đối tượng cơ hội chính trị đã trốn ra nước ngoài, Nguyễn Công Chính thể hiện mưu đồ hoạt động chống phá nhà nước khi viết: “…Vì đây là một chiến lược của 8406, hãy cẩn thận và bảo mật để chiến lược được phát triển theo lộ trình đến mục tiêu, giúp 54 dân tộc Việt Nam thoát khỏi ách xiềng xích của bão quyền CSVN…”.

Cuối năm 2009, sau khi được “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam” (một tổ chức phản động người Việt lưu vong) kích động, chỉ đạo, tài trợ và trao cho cái gọi là “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam - 2009” kèm theo 3.000USD, Nguyễn Công Chính càng hoạt động chống phá chính quyền nhân dân công khai, quyết liệt và trắng trợn hơn trước.

>> Bài 2: Lợi dụng tôn giáo để trục lợi
NHÓM PVCT
- Thông tin liên quan:


Chính trị: Bộ mặt thật của Nguyễn Công Chính - Kẻ tự phong là mục sư (CAND 3-5-11) -- "Ông Nguyễn Thành Long (tức mục sư Nguyễn Công Chính) lợi dụng danh nghĩa là người thầy truyền đạo, lừa một thiếu nữ 26 tuổi dân tộc Jrai quan hệ tình dục nhiều lần".  Các cơ quan chức năng Việt Nam rất lưu ý đến đời sống tình dục của các nhà đối kháng ("hai bao cao su đã qua sử dụng", "quan hệ nhiều lần"...). Đệ tử của Freud, hãy giải thích!

Mục sư Nguyễn Hồng Quang (người đã từng viết giấy tay giới thiệu Nguyễn Công Chính) có bản tường trình gởi các tổ chức có liên quan đến Giáo hội Mennonite tố cáo: Ông Nguyễn Thành Long (tức mục sư Nguyễn Công Chính) lợi dụng danh nghĩa là người thầy truyền đạo, lừa một thiếu nữ 26 tuổi dân tộc Jrai quan hệ tình dục nhiều lần.
Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Gia Lai vừa thi hành lệnh bắt tạm giam và khám xét nơi ở của đối tượng phản động Nguyễn Công Chính (42 tuổi), tên khai sinh là Nguyễn Thành Long, quê ở huyện Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, hiện đang tạm trú tại tổ 10, phường Hoa Lư, TP.Pleiku về tội "Phá hoại chính sách đoàn kết". Để hiểu rõ thêm về bản chất của kẻ tự phong mục sư Nguyễn Công Chính, Báo CAND xin cung cấp đến bạn đọc bài viết sau.

Thực hiện lệnh bắt, khám xét chỗ ở đối với Nguyễn Công Chính(X).

Năm 1991, sau khi đào ngũ khỏi đơn vị Bộ đội Biên phòng Kon Tum, sống lang thang ở các bãi vàng trên đất Quảng Nam đến năm 1993 Nguyễn Công Chính trở về Sa Bình, Sa Thầy, Kon Tum tham gia tổ chức phản động núp dưới danh nghĩa hoạt động tôn giáo nhằm chống phá chính quyền. Để thực hiện âm mưu đen tối của kẻ phản động, Nguyễn Công Chính đã lôi kéo một số tín đồ Tin lành tách ra để thành lập cái gọi là "Hội thánh phúc âm đời đời" của Chính và tham gia vào tổ chức "Tin lành Liên hữu Cơ đốc" với mục đích trục lợi cá nhân.
Khi phát hiện ra ý đồ xấu xa, các tín đồ chân chính đã tẩy chay Nguyễn Công Chính thì y nghĩ ra cách nhờ vào Nguyễn Hồng Quang (ở TP Hồ Chí Minh) và tự phong cho mình là Mục sư Nguyễn Công Chính để tiếp tục thực hiện hành vi phản động, lừa bịp những người nhẹ dạ cả tin. Từ đó, Nguyễn Công Chính tổ chức lôi kéo một số người nhẹ dạ tham gia cái gọi là "Hiệp hội thông công Tin lành các dân tộc Việt Nam" và tự xưng y là "Chủ tịch". Đây chính là một tổ chức chính trị phản động đội lốt tôn giáo hoạt động trái phép nhằm chống phá chính quyền, phá hoại cuộc sống yên bình của nhân dân. Thật nhẫn tâm khi Nguyễn Công Chính về nhà yêu cầu ông Nguyễn Lang (bố đẻ của mình) dỡ bỏ bàn thờ tổ tiên để Chính tụ tập nhiều người đến hành đạo trái phép. Khi bị ông Lang phản đối kịch liệt việc làm trái đạo lý trên thì Chính lại đánh cả cha đẻ của mình. 
Sau khi phát hiện những sai phạm, chính quyền tỉnh Kon Tum nhắc nhở nhiều lần nhưng Nguyễn Công Chính vẫn cố tình không chấp hành pháp luật, xây dựng nhà trái phép, nên đã bị cưỡng chế. Sau khi chuyển về sống ở địa bàn Gia Lai, Nguyễn Công Chính tiếp tục có nhiều hành động hết sức quái đản.
Tháng 5/2006, tại làng Brông Goay, xã Ia Pết, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai, Nguyễn Công Chính đã tập hợp một số người dân mê muội la hét, nhảy múa, đốt sách vở học sinh, đập phá tại nhà các gia đình trong làng suốt 6 ngày đêm. Theo Nguyễn Công Chính, hành động trên là để "thông công gặp Chúa, đuổi tà ma". Hậu quả của việc làm trên đã khiến nhiều người phải nhập viện trong tình trạng hoảng loạn, kiệt sức. Chính quyền địa phương đã lập biên bản vi phạm về hành vi tuyên truyền "tà đạo" của Nguyễn Công Chính. Giữa năm 2008, Nguyễn Công Chính lại bị ông Nguyễn Hồng Quang tố cáo Chính lợi dụng hoạt động để trục lợi cá nhân, gian dối chiếm đoạt 270 triệu đồng và lợi dụng truyền đạo để cưỡng dâm nhiều nữ tín đồ người dân tộc thiểu số.
Sau đó Nguyễn Công Chính lại liên lạc với Y Hin Niê (đối tượng cầm đầu FULRO lưu vong) để thành lập tổ chức phản động núp bóng tôn giáo. Tiếp đó, Nguyễn Công Chính chuyển sang câu kết với Nguyễn Thanh Vân, cầm đầu tổ chức phản động chống Cộng tại Mỹ để thành lập cái gọi là "Giáo hội Liên hữu Lutheran Việt Nam- Hoa Kỳ" và tự phong làm Hội trưởng.
Ngoài ra, để tạo "tiếng vang", thu hút kêu gọi các tổ chức phản động bên ngoài gửi tiền tài trợ cho hoạt động chống phá đất nước, Chính sốt sắng ghi tên, tích cực tham gia hoạt động cho một vài tổ chức phản động. Cuối năm 2009, khi được bọn phản động người Việt lưu vong tung hô, trao cho cái gọi là "Giải nhân quyền Việt Nam 2009", Chính càng tỏ ra manh động, chống phá chính quyền nhân dân một cách công khai, trắng trợn.
Quá trình điều tra, Cơ quan An ninh điều tra đã xác định, từ năm 2003 đến nay, Nguyễn Công Chính đã trực tiếp thu thập, biên soạn làm ra nhiều tài liệu phản động phát tán lên mạng Internet. Ngày 24/11/2010 và ngày 24/1/2011, Giám định viên tư pháp và Viện Khoa học Hình sự Bộ Công an đã có các kết luận giám định 22 tài liệu do y soạn thảo, phát tán và khẳng định: Nguyễn Công Chính làm ra các tài liệu có nội dung tuyên truyền gây chia rẽ giữa chính quyền, lực lượng Công an với quần chúng nhân dân; chia rẽ đoàn kết giữa các dân tộc Việt Nam với các nước trên thế giới nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân, chống nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ngày 13/9/2006, tại quán Internet ở số 4, đường Nguyễn Viết Xuân, phường Hội Phú, TP Pleiku, cơ quan Công an đã bắt quả tang Chính đang tán phát các tài liệu phản động lên mạng. Ngày 28/5/2008, tiến hành kiểm tra hành chính nơi ở của Chính, cơ quan Công an thu được một số tài liệu phản động và trong máy tính của y còn có nhiều phim ảnh đồi trụy và các tài liệu chứng minh Nguyễn Công Chính tham gia các tổ chức phản động như: "Khối 8406", "1706", "1906"… và các dự án mà y đã và đang làm để lừa các tổ chức, cá nhân bên ngoài lấy tiền tiêu xài. Chính quyền địa phương nhiều lần nhắc nhở, thuyết phục vận động và đưa ra giáo dục kiểm điểm Nguyễn Công Chính trước dân và xử phạt hành chính nhưng Chính vẫn không chấp hành.
Ngoài việc báng bổ tổ tiên gia đình, lợi dụng tôn giáo để hoạt động phản động chống phá chính quyền, Nguyễn Công Chính còn lợi dụng danh nghĩa mục sư tự phong có những hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản và vu khống người khác. Ông Tân Tạo và vợ là Nguyễn Thị Đào ở quận 10, TP Hồ Chí Minh tố cáo Nguyễn Công Chính đã lừa của họ số tiền 27 triệu đồng; Nguyễn Thanh Sơn tố cáo anh ruột là Nguyễn Công Chính tự động bán nhà rồi chiếm đoạt luôn tài sản.
Ông Đinh Thanh Trường ở thôn Đông, xã Trà Sơn, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi, tố cáo ngày 5/10/2008: "Việc nhận tiền quà cứu trợ của tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất giúp đồng bào bị lũ lụt năm 2007, tôi hoàn toàn không biết gì cả. Nhưng Nguyễn Công Chính đã giả mạo chữ ký của tôi và cho rằng tôi đã nhận số tiền 270 triệu đồng. Nay tôi làm đơn này xin tố cáo hành vi giả mạo chữ ký của Nguyễn Công Chính. Đề nghị các cấp có thẩm quyền điều tra làm rõ hành vi trên và xử lý Chính theo đúng quy định của pháp luật"...
Ngày 28/5/2008, qua kiểm tra hành chính, cơ quan chức năng phát hiện trong máy tính xách tay của Nguyễn Công Chính chứa rất nhiều phim ảnh có nội dung đồi trụy. Ngày 7/9/2008, Mục sư Nguyễn Hồng Quang (người đã từng viết giấy tay giới thiệu Nguyễn Công Chính) có bản tường trình gởi các tổ chức có liên quan đến Giáo hội Mennonite với nội dung: Năm 2006, cô H. sinh năm 1980, dân tộc Jrai, ở Pleiku đã bị ông Nguyễn Thành Long (tức mục sư Nguyễn Công Chính) lợi dụng danh nghĩa là người thầy truyền đạo nói dối lừa cô để quan hệ tình dục nhiều lần. Và ông Chính cũng lén lút lợi dụng danh nghĩa truyền đạo để quan hệ với nhiều cô gái khác. Họ đã có đơn tố giác. Ngoài ra, trong bản tường trình, Nguyễn Hồng Quang còn cho rằng Nguyễn Công Chính là kẻ chia rẽ giáo hội, chia rẽ các sắc tộc, vu cáo người khác.
Trước những hành vi sai phạm nghiêm trọng nói trên, nhân dân các dân tộc ở Tây Nguyên, các tổ chức tôn giáo chân chính, các cơ quan đoàn thể ở địa phương đã nhiều lần đề nghị cơ quan chức năng tỉnh Gia Lai phải xử lý đối tượng phản động Nguyễn Công Chính thật nghiêm minh theo pháp luật

Ngọc Như
 - Mục sư Nguyễn Công Chính bị bắt vì tội danh « gây chia rẽ giữa chính quyền và dân »(RFI)- Mục sư Nguyễn Công Chính, 45 tuổi, Giáo hội trưởng Giáo hội Tin lành Lutheran tại Việt Nam đã bị công an khởi tố và bắt giam vào sáng hôm qua 28/04/2011. Thông tấn xã Việt Nam và nhiều tờ báo chính thức đồng loạt đưa tin này vào ngày hôm nay và quy cho ông tội « phá hoại chính sách đại đoàn kết, chia rẽ nhân dân với lực lượng vũ trang ».
-Bắt giam đối tượng phản động Nguyễn Công Chính cand.com
Chiều 28/4, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Gia Lai chính thức thông báo trước các cơ quan báo chí về việc bắt tạm giam đối tượng phản động Nguyễn Công Chính về tội "Phá hoại chính sách đoàn kết" theo điều 87 Bộ luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam. ...
Bắt tạm giam Nguyễn Công Chính vì hành vi Phá hoại chính sách đoàn kết
Tiền Phong Online
Bắt đối tượng phá hoại chính sách đoàn kết
VietNamNet
Bắt Nguyễn Công Chính về tội "phá hoại chính sách đại đoàn kết"
Tuổi Trẻ
Thanh Niên
 -VTC -Báo Đất Việt
tất cả 16 bài viết »
-Việt Nam bắt một mục sư Tin Lành (VOA)-Giới hữu trách Việt Nam đã bắt giữ một mục sư Tin Lành vì cáo buộc gây chia rẽ giữa chính quyền với người dân.
Bản tin hôm thứ 6 của hãng thông tấn AP trích thuật tin tức báo chí Việt Nam nói rằng Mục sư Nguyễn Công Chính, 42 tuổi, đã bị bắt hôm thứ 5 ở tỉnh Gia Lai, và nếu bị tòa kết án ông phải đối mặt với án tù 15 năm.Theo báo chí do nhà nước kiểm soát, những cáo buộc về tội gọi là “phá hoại chính sách đoàn kết” đối với Mục sư Chính phát xuất từ những phát biểu có tính chất thù địch của ông trong các bài viết đăng tải trên internet và những cuộc phỏng vấn dành cho các cơ quan truyền thông nước ngoài.Họ tố cáo Mục sư Chính phổ biến thông tin sai lạc và xúi giục dân chúng biểu tình.-Hoa Kỳ đưa hơn 10 nước vào danh sách các quốc gia vi phạm tự do tôn giáo Hoa Kỳ đã đưa 14 quốc gia vào danh sách các nước vi phạm tự do tôn giáo. Lần đầu tiên trong danh sách này có Ai Cập. Trong số các quốc gia khác, trong danh sách có tên Iran, Iraq và Trung Quốc.


-
Bắt, tạm giam Nguyễn Công Chính về tội "phá hoại chính sách đại đoàn kết"
Ngày 28-4, Công an tỉnh Gia Lai đã thi hành lệnh bắt và tạm giam Nguyễn Công Chính về tội "phá hoại chính sách đại đoàn kết", tiến hành khám xét nơi ở và thu giữ được nhiều tài liệu có nội dung tuyên truyền chống chính quyền nhân dân, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
Trước đó, ngày 8-4, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Gia Lai đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Công Chính về tội "phá hoại chính sách đại đoàn kết" theo điều 87 Bộ luật hình sự. Bước đầu, Nguyễn Công Chính đã thú nhận hành vi phạm tội của mình. Nguyễn Công Chính có tên gọi khác là Nguyễn Thành Long, sinh năm 1969, hiện sinh sống tại tổ 10, phường Hoa Lư, thành phố Plei-cu, tỉnh Gia Lai. Từ năm 2003 đến nay, Nguyễn Công Chính thường xuyên tham gia trả lời phỏng vấn các báo, đài nước ngoài, thu thập và phát tán trên mạng internet nhiều tài liệu có nội dung chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân với lực lượng vũ trang, với chính quyền nhân dân, gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ giữa các dân tộc, chia rẽ các tín đồ tôn giáo.
Nguyễn Công Chính đã cấu kết với các đối tượng như Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Trần Khải Thanh Thủy... để hoạt động chống chính quyền nhân dân, tuyên truyền sai sự thật và kích động, tham gia tổ chức khiếu kiện đông người, vượt cấp ở nhiều nơi...
Những tài liệu thu được trong quá trình hoạt động của Nguyễn Công Chính, Cơ quan An ninh điều tra-Công an tỉnh Gia Lai đã trưng cầu giám định của Tư pháp tỉnh Gia Lai, Viện Khoa học Hình sự-Bộ Công an, khẳng định: Nguyễn Công Chính làm ra các tài liệu có nội dung tuyên truyền gây chia rẽ giữa chính quyền, lực lượng công an với quần chúng nhân dân; chia rẽ giữa quốc gia dân tộc Việt Nam với các nước trên thế giới nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân, chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Phát hiện việc làm của Nguyễn Công Chính là vi phạm pháp luật, chính quyền địa phương đã nhiều lần vận động, thuyết phục, giáo dục nhắc nhở và đưa ra kiểm điểm trước dân. Song trên thực tế, Nguyễn Công Chính với bản chất ngoan cố, phản động không chấp hành pháp luật mà vẫn cố tình gia tăng hoạt động nhằm chống lại chính quyền nhân dân cả về phạm vi, quy mô lẫn mức độ.
Theo TTXVN
 
 

Xã hội quay cuồng theo tiền, ai kiếm được là anh hùng!

-Xã hội quay cuồng theo tiền, ai kiếm được là anh hùng! VƯƠNG-TRÍ-NHÀN 

(Đời sống) - Ở đây tôi thấy một vấn đề nữa là không phải chỉ lỗi của người đó mà lỗi của cả những người giúp cho họ giàu có được. Tôi không tin những người trong xã hội ta có thể giàu thế nếu không có sự tiếp tay của một bộ phận công quyền... - Nhà Nghiên cứu văn hóa (NCVH) Vương Trí Nhàn chia sẻ với Phunutoday.
Con người chỉ lo đi kiếm tiền mà không lo mình làm người như thế nào
PV: - Thưa ông, dường như càng ngày chúng ta càng chứng kiến nhiều hành vi khiến chúng ta đau lòng như: vì mảnh đất mà con gái, con rể đẩy mẹ già ra đường ăn bờ, ngủ bụi; muốn có tiền trả nợ vợ đang tâm giết người chồng đầu gối tay kề hòng chiếm đoạt tài sản; rồi vì không muốn mất danh dự mà có kẻ không dám nhận tình thân, máu mủ nghèo… Lối ứng xử như vậy có trái ngược với đạo lý làm người của dân tộc ta, một dân tộc tự hào với lịch sử ngàn năm văn hiến? Ông có thể lý giải nguyên nhân của hiện tượng này?

NNCVH Vương Trí Nhàn: - Theo tôi, con người Việt Nam trong xã hội ở thời điểm này đang bước vào giai đoạn phát triển chưa từng có trong lịch sử - giai đoạn mà ông cha ta chưa bao giờ gặp phải, chưa bao giờ có cách sống, cách nghĩ bị ảnh hưởng như thế.

Tôi nghĩ, giá kể một người già nào đấy quay trở lại nhìn chúng ta thì họ sẽ không hiểu là tại sao chúng ta lại sống như thế? Cái đó không chỉ trên phương diện từ chuyện làm ăn, sản xuất đến quan hệ với thiên nhiên mà quan hệ giữa người với người nó cũng nằm trong cái mạch đó.

Ví dụ, người ta làm ăn thấy một nhà bên cạnh bán cái giàn máy này đắt thì lập tức người bây giờ là cũng học theo, mua tranh bán cướp rồi có khi lấy rẻ hơn để bán cho mọi người. Điều đó ở ngày xưa không bao giờ con người được phép làm như thế cả. Không ai làm trò ăn cướp của nhau giữa đường sá như thế.

Tức là, chúng ta có một sự phát triển của thế kỷ 20 này, từ sau năm 45, sau chiến tranh, do đời sống kinh tế thị trường có những cái bài vào, nói chung là do hoàn cảnh chúng ta sống làm cho con người bây giờ mà tôi cảm tưởng như trâu bị nứt mũi.

Tức là họ muốn làm gì thì làm, không còn một ràng buộc gì nữa, không biết sợ thần, sợ thánh. Nói dối tràn lan không biết sợ gì cả.

Ngày xưa chúng tôi đi học cũng có copy, nhưng bần cùng mới phải copy, bí quá và xấu hổ lắm. Còn bây giờ chuẩn bị từ ở nhà để copy mà không phải riêng mình mà hàng loạt những người khác cũng làm một cách trâng tráo, không biết xấu hổ, ra khỏi phòng thi là vứt ngay giấy ra mà không cần sợ hãi gì cả.

Chúng ta có một xã hội con người phát triển hết sức hư hỏng, tùy tiện muốn làm gì thì làm, trâng tráo và liều lĩnh khinh thường không những pháp luật, quan hệ giữa người với người, mà khinh thường ngay cả thần thánh.

Tôi đặt vấn đề quan hệ giữa người với người nó nằm trong bối cảnh đó. Nó từ các gia đình vỡ ra do chiến tranh.

PV: - Cụ thể là như thế nào thưa ông?

NNCVH Vương Trí Nhàn: - Tôi có cảm giác rằng, ngày trước tôi còn nhỏ, tôi sống trong gia đình nhiều lắm, mọi người sống với nhau gắn bó lắm. Nó cũng có một cái lạ là mọi người sống rất yên lặng, không nói nhiều như bây giờ.

Còn nay, thử hỏi một người sống trong gia đình mình bao nhiêu phút? Thực ra là suốt ngày đi lang thang ngoài đường sá. Không ở trong nhà thì ra quán, hoặc đi học hay làm một cái gì đấy. Còn nếu không ở ngay trong nhà mình nhưng cũng không ở, tức là xem ti vi.

Rất ít đứa con nào hỏi bố mẹ ngày xưa sống ra làm sao? Ngày trước ông bà mình như thế nào? Tại sao nhà mình lại đến đây? Tại sao nhà mình làm nghề đó? Tức là con người bây giờ kỳ lạ lắm, không có sự gắn bó với nguồn gốc gia đình của mình.

Gia đình tôi sống ở Hà nội trước năm 1954 và chúng tôi cũng không phải là gia đình giàu có gì nhưng ít nhất chúng tôi có một cuộc sống là hằng ngày đi làm.

Trong bữa cơm chúng tôi được bố mẹ dạy bảo là ăn uống như thế này, ăn trông nồi, ngồi trông hướng thế nọ, bát canh rau không được để cho tí mỡ bám vào. Cái cuộc sống nó tinh khiết chứ không pha tạp như bây giờ.

Ngày trước, không bao giờ một cửa hàng vừa bán bún rồi lại bán phở, bán thì phở gà ra phở gà, phở bò ra phở bò, không ai dùng chung nước dùng cho hai loại đó cả. Nhưng bây giờ con người tạp nham lắm, và những mối quan hệ trong gia đình cũng thế.

Tôi nghĩ bây giờ ít người nhắc đến những câu mà hồi nhỏ chúng tôi hay nói là: Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Tôi đoán rằng bảo đọc một câu mà em thuộc trong ca dao thì không bao giờ nhắc được câu ấy cả.

Tức là sự giáo dục trong gia đình như thế và người ta sống không nghĩ đến cội nguồn, chỉ nghĩ đến hưởng thụ. Trong cuộc sống hàng ngày lo đi kiếm tiền thôi mà không nghĩ rằng mình sống như thế nào đã, mình làm người thế nào đã, sau đó mình kiếm tiền mới là chuyện sau.

Và lúc nào cũng chỉ nghĩ sống cho bằng người, sống như bên Tây rồi phát cuồng theo họ; còn không nghĩ rằng mình sống với quá khứ, sống với ngày hôm nay của mình, trong phạm vi này được phép như thế nào?

Con người bị lôi ra khỏi gia đình, ra khỏi môi trường, và tất cả các chuẩn mực thấp, họ thả lỏng cho cái bản năng chi phối. Mà bản năng là gì, muốn cái gì được cái đó, không khuyến khích sự suy nghĩ, không có sự chín chắn, từ tốn, biết điều.

Thấy người nào làm bậy thì mình mặc kệ người ta, cái mà người ta gọi là sự vô cảm ấy bắt nguồn từ sự hạ thấp các chuẩn mực. Và không cảm thấy rằng người khác hư hỏng rồi sẽ ảnh hưởng đến nhà mình, rồi sẽ ảnh hưởng đến con cái mình.

Tôi cũng thấy làm lạ là chưa có bao giờ người ta chiều trẻ con như bây giờ. Ví dụ như chuyện mừng tuổi, người ta nói rằng dịp Tết mừng tuổi trẻ con là yêu quý trẻ con, thực chất đấy là một cách vô nguyên tắc để chứng tỏ quyền với con cái, như một cách hối lộ với người đối tác là bố mẹ nó để muốn làm ăn với nó, muốn thế nọ, thế kia.

Còn tối thiểu ra thì chứng tỏ bố mẹ giàu lắm đây mà không nghĩ rằng đó là trao con dao sắc cho trẻ con, biến nó thành một đứa dùng tiền mà không ai dạy nó dùng tiền cả.

Như vậy, trong xã hội cũ con người ta học làm người trong nếp gia đình, vấn đề đó hiện nay không được đặt ra.

Còn tại sao lại có chuyện giết người thì tôi thấy thế này, gần đây trong các chương trình văn, người ta chỉ chú ý đến văn ở cấp II, cấp III, chứ thực ra cấp I rất quan trọng. Và những bài văn ấy tôi thấy rất ít bài nói về tình nghĩa trong gia đình, tình thiên nhiên.

Chúng ta có rất nhiều bạo lực trong cách sống, không chỉ chồng vợ đánh nhau, mà giữa người với người cũng vậy. Đối với thiên nhiên chúng ta cũng bạo lực, đánh cá bằng điện, và không có nước nào giết nhiều cá con như nước mình cả. Tất cả những cách sống bạo lực ấy nó chi phối chúng ta, nó ẩn sâu, nằm trong máu lớp trẻ rồi. Và bây giờ nó dễ sinh ra những thứ đó.

Ở mình không có cái lối suy nghĩ trước khi làm, mà thích cái gì làm cái đó, giữa đám bạn bè với nhau thằng nào làm liều thằng ấy được. Với tất cả những thứ đó tôi cho rằng xã hội chúng ta là một xã hội không chú ý đến đạo đức, không chú ý đến giáo dục, không chú ý đến những mối quan hệ bình thường.

Những khuôn khổ đạo đức được lặp đi lặp lại thì nó có hai kiểu: một là đơn giản quá. Nói lấy được, nói đi nói lại trong đó không đi vào thực tế cụ thể.

Thêm vào đó, chúng ta không có một nền đạo đức, nó được lưu truyền lâu dài trong lịch sử và cái đó phần lớn đều ở điểm áng áng, nói trong văn học dân gian. Nên tôi không đồng ý với nhiều người nói rằng là chúng ta đánh mất đạo lý của dân tộc. Không phải đâu. Chính là một phần cũ của chúng ta mỏng. Đến thời điểm hiện nay có quá nhiều cái mới vào và cái mỏng đó mất rất nhanh.

Nếu tôi nói đó là sợi trâu nứt mũi thì sợi dây kia nó cũng rất là mỏng manh nên nó vỡ, tan ra rất nhanh. Chính cái đó, nó khiến cho con người bây giờ trở nên hung hãn, càn rỡ, vô thiên, vô pháp hơn bao giờ hết. Tôi thấy đó là những cái nó quy định cho tất cả những việc mà chúng ta thấy.

Chưa kể là trong thời đại hiện nay, chúng ta đi tiếp nhận những thứ nước ngoài vào. Và nước mình tôi thấy cái hay người ta không học, cái dở là học ngay. Toàn học những cái hình thức thôi.

Con người hiện nay đang được thả lỏng bản năng!

PV: - Không thể không nhận thấy đời sống kinh tế có khá giả lên trông thấy nhưng đồng thời cũng không thể phủ nhận con người vô tình, vô cảm với đồng loại hơn trước nhiều. Thậm chí có những giá trị bị đảo ngược hoặc thay đổi hoàn toàn như từ chỗ trọng tình trọng nghĩa, nhân ái khoan hòa sang phía trọng tiền tài địa vị, thậm chí chỉ biết mình mà không cần biết đến người bên cạnh, lấy đồng tiền làm thước đo cho một phạm trù khác biệt với nó là tinh thần. Thậm chí, trong dân còn lan truyền những câu như “Tiền là tiên là phật, là sức bật của thanh niên….”. Là một nhà nghiên cứu, ông kiến giải điều này như thế nào?

NNCVH Vương Trí Nhàn: - Đúng vậy. Hay người ta còn có câu con là nợ, vợ là thù, ngủ là thần tiên, tiền là trên hết. Vừa rồi chúng ta có truyện Sát thủ đầu mưng mủ, theo tôi nó chứng tỏ một lớp người bây giờ cơ sở đạo đức bị phá hoại, sống vô nguyên tắc, không có biết sợ thần thánh là gì cả.

Tất cả những thứ đó, tất cả những việc mà chúng ta thấy ngày hôm nay là kết quả của một quá trình lâu dài mấy chục năm nay chứ không chỉ riêng ngày hôm nay nữa. Và việc sửa chữa không thể nào đơn giản được. Tôi thấy vụ Lê Văn Luyện vừa rồi là rõ ràng và sau đó là nhiều vụ khác nữa.

PV: - Ông bà ta thường nói “giấy rách phải giữ lấy lề”, “đói cho sạch, rách cho thơm”, “lời chào cao hơn mâm cỗ”…nhưng với xã hội hôm nay thì đó là những thứ xa xỉ và xa lạ, thay vào đó có lẽ phải nói “đồng tiền cao hơn nhân cách”, vì đồng tiền mà người ta bất chấp mọi thứ, miễn là có được nó còn chuyện có bằng cách nào thì không cần biết như những ví dụ vừa nói đến ở trên.

Giả sử, vì mạng sống hoặc đẩy vào bước đường cùng nên trong hoàn cảnh hiểm nghèo ấy, bản năng sống chi phối, lấn át hoặc làm mờ lý trí, nhận thức thì có thể hiểu được phần nào nhưng đây lại là chuyện bình thường xảy ra hàng ngày, nghĩa là nó trở nên phổ biến cứ như một quy tắc sống hiện đại. Xin ông cho biết, tại sao con người lại có khả năng tự hạ thấp mình đến như thế? 

NNCVH Vương Trí Nhàn: - Theo tôi, điều đơn giản rằng người ta không có giáo dục. Có đâu mà mất, có được giáo dục đạo đức gì đâu. Thử nghĩ lại xem từ lúc mình đi học có được giáo dục gì đâu, có được bố mẹ dạy gì đâu, có bao giờ ngồi nghe một cách tỉ mỉ mà toàn ngồi xem ti vi chứ có được nghe ông bà sống thế nào?

Tôi cho một trong những điều mà các bạn trẻ bây giờ nhiều khi hành động hư hỏng là họ không biết rằng con người ngày xưa đã tốt như thế nào? Tôi có một đám bạn chơi với nhau hay kể cho nhau nghe ngày xưa các cụ sống tử tế lắm.

Có một ông bạn kể với tôi thế này: ông của ông ấy có một lần đi ăn giỗ từ Đông Anh lên Hà Nội, ở nhà thấy cụ đi mà mãi cụ không về, thế là đi tìm. Đi xe đạp lên quãng Gia Lâm thì mới thấy cụ đứng lại ở đường. Hỏi sao cụ không về? Cụ bảo có người đánh rơi tiền.

Cái thứ nhất là cụ không nhặt. Người nhà mới bảo kệ người ta nhưng cụ nói: Thế thì không được, để đây nhỡ người khác lấy thì sao? Nghĩa là cụ không lấy tiền nhưng cũng không để cho ai lấy được đồng này mà phải đứng ở đấy, chờ ở đấy để người ta quay lại trả cho người ta. Bây giờ thì chẳng ai nghĩ như thế cả. Đốt đuốc đi tìm soi 7 ngày cũng không tìm ra. May lắm là ông mặc kệ thôi.

Trong cuốn sách Quốc văn giáo khoa thư hồi nhỏ tôi có được học một câu chuyện: Trời nhá nhem trạng vạng tối rồi có câu chuyện ông già ngồi vần cái tảng đá. Hỏi sao thì ông bảo tôi vừa đi đến đây bị vấp, tôi phải vần nó vào để người sau đi khỏi vấp.

Một người già người ta còn nghĩ như thế, còn bây giờ chính các cụ gì còn tham lam, hư hỏng hơn bao giờ hết, chưa bao giờ các cụ già tham sống như bây giờ. Chứ ngày trước người ta sống rất nhẹ nhàng. Tôi cũng thấy các cụ già chưa bao giờ tham lam như bây giờ.

Theo tôi trong một thời gian dài xã hội ta buông lỏng đạo đức, chúng ta là một xã hội sống không có nghiên cứu. Làm kinh tế bây giờ cũng chẳng nghiên cứu gì cả. Bây giờ cứ than thổ phỉ mà đào, đào vội đào vàng bán lấy tiền được là chia nhau, phát triển phải làm đường thế nào rồi mới làm khu dân cư nhưng cũng mặc kệ.

Con người là một thực thể vô cùng phức tạp và anh đã có một quan niệm quá đơn giản về con người, cứ dễ dãi và cứ luôn luôn nịnh nọt con người, không giúp con người làm chủ bản thân. Con người hiện nay đang được thả lỏng bản năng. Ngày trước người ta coi việc diệt dục là quan trọng, lấy sự kiềm chế là quan trọng. Ở chiếc xe thì cái phanh là quan trọng thì bây giờ động cơ bên trong là quan trọng.

Và bây giờ chúng ta không để lớp trẻ học làm người mà nó sống thực dụng sớm và với quan niệm lấy hiệu quả làm chính, kiếm đồng tiền nuôi được, thế là xong rồi. Một đứa trẻ được thả lỏng như thế thì cuối cùng sẽ làm ra rất nhiều chuyện hư hỏng mà không thể nào không có được.

Cả xã hội quay cuồng theo đồng tiền, ai kiếm được là anh hùng

PV: - Thưa ông, thời gian gần đây, chúng ta lại thấy những biểu hiện quái lạ không kém: những kẻ lắm tiền, nhiều của tặng nhà trăm tỷ làm quà cho con, chi triệu đô để tổ chức đám cưới siêu khủng, mượn máy bay để rước dâu hoành tráng vì họ thương miền quê nghèo khổ, nơi họ sinh ra và lớn lên, quanh năm không biết đến một sự hưởng thụ nào! Rất nhiều trí thức đã lên án, coi đây là biểu hiện trọc phú, hợm tiền…. Bản thân đồng tiền không có tội nhưng thông qua cách kiếm tiền, cách sử dụng đồng tiền thì sẽ bộc lộ nhân cách con người. Ông nghĩ gì về điểu này trong tình trạng xã hội hiện nay?


NNCVH Vương Trí Nhàn: - Thực ra những người này chỉ biểu hiện xu thế của xã hội ta, cả xã hội ta hiện nay là trọng đồng tiền. Tôi thấy có những người chả có nghề nghiệp gì cả chỉ thấy kiếm tiền không ít và người ta đánh giá nhau giờ đây cũng chỉ lấy đồng tiền là chính.

Những người kia chẳng qua là đỉnh cao của nền chung trong xã hội hiện nay. Cả xã hội quay cuồng theo đồng tiền và coi ai kiếm được đồng tiền thì người đó là anh hùng. Cho nên trông vào những người đấy, chúng ta thấy được sự suy đồi chung của xã hội, và chúng ta vẫn thấy được cái mầm vẫn có trong tôi, trong anh, trong rất nhiều người khác, nếu nó chưa nảy ra cũng là vì nó chưa có điều kiện thôi, chứ thật ra không phải riêng người đó có lỗi.

Điều đó chứng tỏ chúng ta sống trong một cái xã hội nó tùy tiện, ba lăng nhăng, chả ai biết ai là thế nào và nó như là bóng tối.

Đợt vừa qua chỉ có bà Tổng giám đốc Vinamilk là người được tôn vinh thôi. Rất nhiều người khác giàu hơn bà ấy nhiều nhưng vì người ta có rất nhiều cái mờ ám. Bà ấy vượt qua được những chuyện ấy thì bà mới được như thế.

Như vậy, chứng tỏ trong xã hội chúng ta cái bóng tối nó nhiều quá, nó đầy quá. Những dạng nảy lên, trồi lên như thế báo động tình hình chung của xã hội ta.

Còn một điểm nữa, những người giàu như thế bao giờ cũng chứng tỏ một điều: người giàu là tinh hoa của xã hội, người ta phải giỏi thì mới làm giàu được.

Tôi không phải người giàu nhưng tôi nghĩ rằng thực ra những người giàu đều là người giỏi cả. Nhưng tôi thấy những người giỏi của xã hội cũ người ta rất tử tế, hiểu biết, còn nhiều người giàu ở xã hội ta hiện nay là làm ăn uẩn khúc, và chọn những con đường nếu được minh bạch ra thì tôi nghĩ có lẽ là làm ăn phi pháp.

Ở đây tôi thấy một vấn đề nữa là không phải chỉ lỗi của người đó mà lỗi của cả những người giúp cho họ giàu có được. Tôi không tin những người trong xã hội ta có thể giàu thế nếu không có sự tiếp tay của một bộ phần công quyền.

Khi ông giúp những người kia thì ông lại được ăn lại bao nhiêu? Sự thực ra cả một xã hội chỉ mới biết lo kiếm tiền chứ chưa biết sống có văn hóa.

PV: - Cá nhân ông tiêu tiền và sử dụng đồng tiền như thế nào?

NNCVH Vương Trí Nhàn: - Tôi quan niệm cái xã hội tôi kiếm được đồng tiền theo đúng những cái lao động của tôi. Tất nhiên xã hội hiện nay lao động rất lung tung, có nhiều việc vớ vẩn, lương lại rất cao và ngược lại.

Tôi có nói với con mình rằng không được chộp giật, không được làm một cú rồi chộp. Điều đó sẽ làm hỏng con người đi mà hãy làm thế nào nay một ít, mai một ít. Tôi có đọc tài liệu của Trung Quốc, người ta có triết lý rất ghê. Tức là người ta làm việc gì người ta mang sức lao động, mang trí tuệ của người ta vào nên người ta mới khá giả lên nhưng bằng những con đường rất chân chính.

Và tôi nghĩ rằng chỉ có đồng tiền kiếm bằng chính sức lao động của mình mới lâu dài được. Các cụ có nói: của làm ra để trên gác, của cờ bạc để ngoài sân, của phù vân để ngoài ngõ.

Ba ông Phúc, Lộc, Thọ bao giờ người ta cũng thờ ông Phúc trước tiên trong đó người ta cầu phúc và tôi cũng mong cái cầu phúc. Tôi tin rằng trong một xã hội hiện nay nếu anh có trình độ tay nghề cao, anh chuyên nghiệp hóa về nghề nghiệp, anh thông minh thì không thể nào không sống được. Cuộc sống đừng có yêu cầu cao quá.

Có lần tôi đọc cuốn từ điển của Trung Quốc và Việt Nam giải nghĩa chữ buôn bán là gì? Việt Nam giải nghĩa chữ buôn là buôn vào, bán ra, có lợi như thế là buôn bán. Trung Quốc thì người ta hỏi thương nghiệp là gì, tức là phát hiện ra một nhu cầu thì mới thỏa mãn nhu cầu đó, tổ chức sản xuất, lưu thông để thỏa mãn nhu cầu đó.

Như vậy nghĩa là, việc họ làm là có lợi cho cả xã hội, anh phải mua của tôi và cám ơn tôi chứ không như ở Việt Nam buôn bán là bắt chẹt nhau, bán giá thật cao, rồi hối lộ mấy ông bên chính sách Nhà nước và thế là giá nào cũng bán. Tôi thấy những người làm ăn phi pháp như thế đang đánh vào cái xấu, cái kém của mọi người. Không bao giờ tôi khuyên con tôi làm những thứ ấy cả.

Đồng tiền nó chỉ chứng tỏ sự thông minh, cái suy nghĩ của mình, sức lao động của mình chứ không phải là tôi đi ăn cướp và tôi bắt chẹt người khác. Và với đồng tiền như thế, tôi nghĩ rằng đó là dấu hiệu của phúc đức và sự tử tế mà cái đó sẽ duy trì cho dòng họ nhà mình, con cái nhà mình.

PV: - Cảm giác của ông thế nào khi những điều ông quan niệm, cách ông dạy con cháu đi ngược lại với những gì trong xã hội chúng ta diễn ra hiện nay?

NNCVH Vương Trí Nhàn: - Rất lạc lõng. Bây giờ nhìn lại tôi mới thấy của đáng tội chả ai người ta làm như tôi cả. Lúc tôi vẫn đang làm ở cơ quan thì mới đầu người ta bảo tôi làm Trưởng phòng, khi được hỏi tại sao tôi bảo tôi không làm được vì tôi không hơn những người nhân viên của tôi, tôi không làm.

Sau đó, họ bảo tôi làm Phó giám đốc, tôi cũng bảo tôi không làm được, bởi nếu tôi làm Phó giám đốc thì tôi phải làm được rất nhiều cho cơ quan và với đồng lương như thế nào, thảo nào tôi cũng phải ăn cắp thôi. Thứ hai là tôi đuổi hết. Các cán bộ mình có học hành gì đâu, đánh máy không biết đánh cho nên tôi thấy thế này tôi không làm được.

Cách sống cũng thế, tôi cũng có cảm thấy lạc lõng và tôi cũng công nhận được một điều là tôi may trong sự tính toán của tôi. Tôi nghĩ rằng có nhiều người ở trong hoàn cảnh cực khổ quá rồi cuối cùng làm bậy, làm bậy một lần rồi sau đó không giữ được nữa.

Tôi có cái may là không bị những thói quen, thói xấu chi phối. Và với những giá trị chân chính mà mình có được và mình lo thực của gia đình nhà cửa. Mình cố gắng chữ lương thiện, cái đó cảm tưởng rằng mình đang cố theo, mình không theo được hay không là chuyện khác nhưng mình có cái đó.

Và trong sự phấn đấu làm người của mình, tôi có được may mắn là tôi làm về văn học, nhất là văn học tiền chiến nói rất nhiều những đau khổ, sự cam chịu của con người và vượt lên những đau khổ ấy.

Ví dụ, Chí Phèo chẳng hạn, hắn còn tử tế chán. Chí Phèo còn hỏi ai cho tao lương thiện, bây giờ có ông nào dám nghĩ như thế không? Làm bao nhiêu chuyện làm bậy làm bạ rồi nói rằng đây là hoàn cảnh đẩy mình tới, mình phải thế thôi, chứ có nghĩ rằng bây giờ mình không làm chủ được mình nữa không?

Cái may mắn của tôi là ở chỗ đó. Tôi được biết đến một xã hội dân sự trước đó, nó có cuộc sống riêng đông đủ, phong phú và phức tạp. Con người ngày trước họ có niềm tin vào người ta. Còn bây giờ mọi người thấy mình giống đám đông chỗ nào mà mình cứ giống đám đông là yên tâm lắm rồi.

Và tôi nghĩ rằng có một cái nghề làm văn học là rất tốt đẹp nhưng nền văn học của mình rất vớ vẩn. Bây giờ các nhà văn thi nhau đi viết về sex. Tôi nghĩ rằng, đó cũng là cái bất hạnh của lớp trẻ hiện nay, nó yếu đuối, nó mỏng manh lắm. Các bạn trẻ bây giờ già hơn, hỏng hơn xưa quá.

Tôi nghĩ bản thân tôi năm nay 70 tuổi nhưng tôi vẫn nghĩ còn những việc tôi muốn làm, và tôi vẫn nghĩ là tôi có thể làm tốt hơn những gì tôi đã làm.
Huyền Biển (Thực hiện)

-Văn minh, không thể để dân thích tiền như thế được (Trái hay phải)- Giữa lúc Bí thư Thành ủy Đà Nẵng được dư luận hoan nghênh rầm rầm vì tuyên bố sẽ cho về vườn những cảnh sát giao thông tiêu cực, thì Phó Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam lại vò đầu bứt tóc…

Dĩ nhiên, đi kèm với tuyên bố khiến dư luận phải chú ý nói trên, ông Bí thư Nguyễn Bá Thanh cũng khiến các chiến sỹ cảnh sát giao thông được ấm lòng, với lời hứa sẽ hỗ trợ thêm 5 triệu đồng một tháng mỗi chiến sỹ làm nhiệm vụ, cùng 100.000 đồng một ca trực đêm.
Khác với nhiều chủ trương bị người dân la ó ngay từ trong trứng nước, câu chuyện này của Đà Nẵng được nhiều người ủng hộ mặc dù mới chỉ là ý định. Tuy vậy, có lẽ ông Bí thư không nên vội mừng, nhiều người độc địa rất có thể sẽ khẳng định câu chuyện này sẽ chẳng nói lên điều gì, nó chỉ chứng tỏ một tật xấu của người dân Việt Nam.
Rất có thể họ sẽ lần ngược lại lịch sự những quyết định từng làm nên thương hiệu Nguyễn Bá Thanh, và sẽ thấy ngay những quyết định này không ít thì nhiều hình như đều dính dáng tới những món tiền thưởng: phát hiện đổ rác bậy, thưởng; phát hiện người ăn xin, thưởng; phát hiện người tiêm chích ma túy ngoài đường, thưởng; chồng dừng đánh vợ, cũng thưởng…
Và oái oăm thay, chúng lại phát huy hiệu quả mới chết, đến nỗi có người trong cơn cao hứng đã tung hô rằng Đà Nẵng là thành phố đáng sống nhất Việt Nam.
Thế nhưng, cứ giả sử rằng thích tiền là một đức tính xấu đi chăng nữa, thì người dân nơi khác có lẽ cũng sẵn sàng được chia sẻ với những người dân Đà Nẵng tội nghiệp. Nói có sách, mách có chứng, báo Tuổi Trẻ đã phải đặt một dấu hỏi to tướng, cũng là một sự thương cảm khó mà tả nổi: Đà Nẵng đã vậy, còn nơi khác thì sao? Đừng vội nói người dân nơi khác ghen tỵ, chẳng qua vì họ chưa biết đến bao giờ mới được đồng cảm với dân Đà Nẵng đấy thôi.
Hơn thế, phải khẳng định rằng khốn khổ nhất trong vụ này là những vị cảnh sát giao thông Đà Nẵng. Sung sướng gì đâu việc nhận thêm mỗi tháng 5 triệu đồng, nếu như lúc nào cũng canh cánh trong lòng với bản án “cho về vườn” nếu “chung chi”. Vả lại, chưa tính đến cái nhìn đầy soi mói đáng ghét của camera theo dõi như lời nẹt của ông Bí thư, thì các vị cũng mệt mỏi lắm rồi.
Còn nhớ, một vị lãnh đạo Bộ Công an khi còn đương chức đã từng thở than thương cảm cho các chiến sĩ của mình rằng không hiểu ngoài đường ngoài bụi bặm, ồn ào còn có cái gì mà ai cũng xung phong ra đứng.
Chưa kể, theo lời một vị Phó giám đốc Công an thành phố Hồ Chí Minh, thì cảnh sát giao thông còn phải đối mặt với tác động tiêu cực của lái xe sẵn sàng dùng tiền mua chuộc. Đúng là thậm khổ!
Cùng ngày, báo Công an nhân dân cho biết ông Hoàng Ngọc Thanh, Phó Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam lại buồn rầu bởi ông “không thể hiểu và chấp nhận được việc vi phạm luật lệ giao thông một cách ngang nhiên và táo tợn ở một nước văn minh như Việt Nam”.
Ông Phó Chủ tịch đau đáu với câu hỏi trên là phải, bởi tại xứ mình, cho đến giờ hình như mới chỉ có một mình Đà Nẵng là làm những việc “chẳng giống ai” như đã nói ở trên, nên nỗi người dân thành phố này phải chịu mang tiếng xấu “thích tiền”, thậm chí là đi ngược lại đạo lý truyền thống của người Việt, ai lại hơi tí cũng đi méc để nhận tiền thưởng như thế.
Còn lại các nơi khác đều là “văn minh” cả: Chẳng may có vi phạm, ví như vi phạm luật giao thông, thì cũng nên gửi các anh tí chút gọi là bồi dưỡng, làm to chuyện làm gì để đôi bên đều thiệt.
Một thông tin khác trong ngày cũng có thể khiến ông Phó Chủ tịch không thể hiểu nổi: Hai vận động viên đầy triển vọng của đội đua thuyền đua thuyền rowing Việt Nam đã bỏ trốn tại Australia sau chuyến tập huấn. Theo VNE, năm 2008, hai thành viên đội tuyển vật đã trốn ở lại Hàn Quốc để làm lao động tự do. Trước đó, một số môn khác cũng gặp phải sự cố này.
Và ông Phó Chủ tịch có thể sẽ thấy khó hiểu hơn nữa, khi biết được ngay cả những người dân Việt Nam đường hoàng xuất khẩu lao động ra nước ngoài cũng phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt như thế nào để có chút tiền gửi về gia đình.
Cứ nhìn 42 lao động nữ Việt Nam đang bị kẹt tại Malaysia được báo chí đề cập mấy ngày qua, dù thông tin về họ đã được đính chính là “không bị đối xử tệ”, người ta cũng sẽ biết được phần nào.
Sao ở xứ người khổ thế, ở nước mình văn minh thế mà người ta lại bỏ trốn nhỉ? Bóp trán suy nghĩ mãi, vẫn thấy không thể chấp nhận được câu hỏi vừa nghi vấn vừa khẳng định của tờ Dân Việt về vụ việc này: Trăm sự tại nghèo?
Thì đấy,  giữa một xã hội văn minh như Việt Nam, có nơi nào làm theo Đà Nẵng, đem tiền ra mà an dân đâu?
  • Tam Thái
-Theo:Ông Thanh đang làm gì ở Đà Nẵng? Văn minh, không thể để dân thích tiền như thế được (PN Today 21-3-12)TP Đà Nẵng mua mũ bảo hiểm chất lượng bán cho dân (NLĐ).Văn hóa giao thông – xây khó, phá nhanh (SGGP).
Cạnh tranh để làm lãnh đạo, sao không?
 (VNN 21-3-12)
Bộ trưởng Thăng gửi thư khen tinh thần cứu nạn (Bee.net 20-3-12) -- Dưới ánh đèn dầu leo lét?
Ông Nguyễn Sinh Hùng lại dí dỏm
Thu thuế linh hoạt như 'đèn xanh đi - đèn đỏ dừng' (VTC 20-3-12) 
'Cấm công chức uống rượu, bia giờ nghỉ trưa' (VnEx 21-3-12) -- Nếu muốn uống thì uống ngay giờ làm việc? Hơn 600.000 ô tô sẽ phải nộp thêm phí (PLTP). - Rắc rối vì biện pháp khẩn cấp tạm thời (PLTP).- Kiến nghị sửa quy định tạm nhập tái xuất (TT). - Nhanh chóng khắc phục kẽ hở luật pháp (SGGP).Án tuyên một đằng, phát hành một nẻo (báo Khánh Hòa). - Tòa đính chính bản án (TN). - TAND tỉnh Khánh Hòa đính chính bản án sai sót (TT). - Tòa Khánh Hòa vô tư đính chính vụ “bốc hơi” 2 năm tù (NLĐ). Khánh Hòa: Trần tình của Thẩm phán ra nhầm bản án (GDVN).  - TAND tỉnh Khánh Hòa đính chính bản án sai sót(TT).  - Tòa Khánh Hòa vô tư đính chính vụ “bốc hơi” 2 năm tù (NLĐ).  – Cái chết bất thường của một thanh niên tại trụ sở Công an (GDVN).  – Hà Tĩnh: Nghi phạm treo cổ chết trong phòng tạm giữ? (Công lý).- Lại một người ‘treo cổ chết’ tại công an Hà Tĩnh   –   (ĐCV).-  Các nhà ngoại giao Việt Nam – Một thế hệ mớiA new breed of diplomat for Vietnam (ATO).- Vietnam Envoy Invokes Immunity On Clam Charge (Orlando Sentinel).  Thông tin sai về ‘biệt thự Thủ tướng’   –   (BBC).  “Hành vi của Phó chi cục hải quan Hà Tây là vô liêm sỉ” (GDVN).- Khởi tố nguyên đại úy công an nhận hối lộ (TN). - Khởi tố điều tra viên vòi tiền kiểm lâm (TP).
Bất bình đẳng là kẻ thù của dân chủ: Inequality Undermines Democracy (NYT 20-3-12)
-
Người Việt 'sang Singapore đòi nợ thuê'-bbc---Tinh thần dân tộc hay sự hoang tưởng? -Thấy gì qua chuyện ông Ngọc bị “ném đá?” vietsuky--  – Mua vui cho đại gia (NLĐ).  – Chiêu ‘mê hoặc’ mẹ vợ của lão đại gia (ĐV).--Xe Lexus đang chạy bỗng cháy (NLĐ).  - Thêm hai ôtô bốc cháy (TT).-- Tìm nguyên nhân cháy xe: Thất vọng (ĐĐK).- Vỉa hè Hà Nội lộn xộn vì phạt… quá cao! (VnMedia). - Ba điều ước ở xóm chài Trung Nghĩa (VNN).-- Một phụ nữ tố chồng bạo hành phải nhập viện (DV).-
  • Xây dựng nếp sống văn minh đô thị - Chuyện của hàng chục thế hệ (SGGP 22-3-12)  -- Mỗi thế hệ là khoảng 30 năm, hàng chục thế hệ tức là hơn 3 thế kỷ nữa?   Liệu lúc ấy nhân loại có còn tồn tại?
  • Mua vui cho đại gia (NLĐ 21-3-12)
     

    'Giải pháp vá vết nứt đập thủy điện Sông Tranh 2 quá thô sơ'

    Zing News
    “Cần rà soát lại toàn bộ các dự án thủy điện đang xây dựng tại Việt Nam!”, Chủ tịch Hiệp hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam (VNcold), ông Phạm Hồng Giang thẳng thắn. Đã có nhiều phương án được đưa ra để khắc phục sự cố nứt đập thủy điện Sông ...
    Vụ Thủy điện Sông Tranh 2 bị thấm nước: Chắc chắn có lỗi hệ thống
    An ninh thủ đô
    Vụ thủy điện sông Tranh 2 gặp sự cố: Nhiều công trình liên quan ...
    Thanh Niên
    Vụ rò rỉ nước đập thủy điện Sông Tranh 2 - Nước vẫn chảy xối xả
    Sài gòn Giải Phóng
    Người Lao Động
     -Tiền Phong Online -24 giờ
    Đập thủy điện Sông Tranh 2: Nước vẫn tuôn chảy (TP).  - - VỤ THỦY ĐIỆN SÔNG TRANH 2: “Chưa xử lý xong thì không cho tích nước” (NLĐ). - Sau một tuần vẫn chưa khắc phục sự cố (TN). - Từ một vụ nứt đập thủy điện - (NV). - Lo lũ về sớm gây thảm họa (NLĐ).  - KS Lê Quốc Trinh: Vỡ đập thuỷ điện Sông Tranh 2: nguy cơ rình rập?  (boxitvn).  - SỰ CỐ ĐẬP THỦY ĐIỆN SÔNG TRANH 2 – QUẢNG NAM: Phải quy rõ trách nhiệm (NLĐ). – Bình thường và bất bình thường (NB&CL). - - Kỳ lạ, hiện tượng nứt đập thủy điện sông Tranh 2 (VNN). - Vụ rò rỉ nước đập thủy điện Sông Tranh 2 – Nước vẫn chảy xối xả (SGGP). - Vụ thủy điện sông Tranh 2 gặp sự cố: Nhiều công trình liên quan cũng kém chất lượng (TN).  -  
    -EVN: Đập Sông Tranh chưa bị nứt trong bê tôngEVN lý giải lỗi thuỷ điện Sông Tranh (VnMedia).  Nước vẫn tuôn xối xả giữa lòng đập Thủy điện Sông Tranh 2 (CAND 25-3-12)Bình luận kèm hình ảnh bên trong đuờng hầm đập thủy điện sông Tranh 2: Bình Luận của TS Tô Văn Trường   —  (Người lót gạch).  - Hiện tượng thấm ở đập thủy điện Sông Tranh xuất hiện từ tháng 2 (DT).  - EVN nhận lỗi về sự cố thủy điện Sông Tranh 2 (TP).
     - Lập phương án cứu hộ, cứu nạn thủy điện Sông Tranh 2 (TP).  - Sự cố rò rỉ nước tại thủy điện Sông Tranh 2: EVN cam kết xử lý xong trước mùa lũ 2012 (TN).  - EVN vẫn khẳng định thủy điện Sông Tranh 2 “an toàn” (SGTT).  - EVN khẳng định thấm nước ở Sông Tranh 2 giảm (TTXVN).  - Đập thuỷ điện Sông Tranh 2: Lại lo “suối” trong thân đập (LĐ).  - Rò rỉ từ đập thuỷ điện Sông Tranh 2: Chính quyền phân vân, dân sống trong sợ hãi (SGTT). - Tiến sĩ Tô Văn Trường: Đừng phán chung chung để trấn an dân (TT).
     - Khoan, trám vết rò có thể tăng nguy hiểm cho đập (TP).  -Nước tuôn như suối trong lòng đập Tuổi Trẻ
    Chiều 23-3, trao đổi với Tuổi Trẻ sau cuộc họp của Hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng với Bộ Công thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), TS Bùi Trung Dung - phó cục trưởng Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng 
    ...Vỡ đập thì sao?Tiền Phong Online Xử lý sự cố đập Sông Tranh 2 trước mùa lũNgười Lao Động  - ‘Chưa xử lý xong rò đập thủy điện thì không cho tích nước’ (VNE). Thủy điện Sông Tranh 2 rò nước không phải do động đất (PLVN).  - -Chủ đầu tư đập thủy điện Sông Tranh 2 phải chịu trách nhiệm tp- TP - TS. Bùi Trung Dung - Phó Cục trưởng Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) cho rằng chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm trước xã hội về sự cố rò rỉ đập sông Tranh. (Ai vậy ?? EVN)
     
     
     

    Vụ nhà báo Hoàng Hùng: Sự im lặng đáng sợ!

    Nhà báo Hoàng Hùng và bà Liễu trong những ngày hạnh phúc. Ảnh do gia đình cung cấp
    -Vụ nhà báo Hoàng Hùng: Sự im lặng đáng sợ! (NLĐO/ bao moi(bài này kg hiểu sao nld lại rút xuống/ đã có 9 còm của bạn đọc)– Trong khi dư luận đang sôi sục với điệp khúc “không có đồng phạm” của CQĐT Công an Long An thì những người có trách nhiệm ở cấp trung ương, cụ thể là Bộ Công an vẫn im hơi lặng tiếng. Điều này làm nhiều người bức bối.
    Vụ án nhà báo Hoàng Hùng bị sát hại không đơn giản là một vụ án tình, bà Trần Thúy Liễu không thể vì mối quan hệ bất chính kéo dài 2 năm trước đó mà ra tay giết chồng; bà Liễu không đủ khả năng một mình lên kế hoạch và ra tay; có ai đứng đằng sau bà Liễu, có phải là ông Nguyễn Văn Tâm, nguyên đội trưởng Đội QLTT số 5, Chi cục QLTT tỉnh Long An, người tình của bà Liễu? Những vấn đề trên đã được Báo Người Lao Động lật đi lật lại rất nhiều lần với những lập luận, chứng cứ xác đáng. 


    Thế nhưng, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Long An hình như không biết, không nghe, không thấy, cố tình né tránh, không muốn làm rõ sự thật tận cùng của vụ án. 

    Điều này làm nhiều bạn đọc nghi ngờ, không chỉ là năng lực mà còn là cái tâm của những người giữ trách nhiệm thiết lập công bằng xã hội. 

    Bạn Trần Quang Phương bức xúc: “Thật không thể hiểu, hàng loạt các bài viết về vụ án, hàng ngàn comment của bạn đọc trên báo Người Lao Động Online, tất cả đều không đồng tình với kết luận điều tra vụ án. Thế nhưng, CQĐT tỉnh Long An, VKSND tỉnh Long An và TAND tỉnh Long An đều phớt lờ, họ không biết hay cố tình không biết?”.


    Ông lão 71 tuổi người Đan Mạch đến viếng đám tang nhà báo Hoàng Hùng. 
    Ông từng được anh giúp đỡ thủ tục khởi kiện khi bị lừa tiền tại Việt Nam 

    Động thái điều tra lẩn tránh này của CQĐT Long An làm bạn đọc nghi ngờ, bà Liễu, thậm chí cả ông Tâm (người tình bà Liễu) chỉ là con tốt thí. Những kẻ thực sự gây nên vụ án này là một thế lực rất to lớn”. 

    Và thế lực đó phải “đứng trên Cơ quan CSĐT, TAND, Viện KSND Long An. Thậm chí thế lực này còn có thể khống chế cả Viện KSND tối cao. Kẻ đó là ai ? Có liên quan tới "vụ án ly hôn kỳ lạ"?, bạn Tư Café đặt câu hỏi.

    Để vụ án nhanh chóng sáng tỏ, từ tháng 11-2011, bà Nguyễn Thị Kim Nga, mẹ cố nhà báo Hoàng Hùng và Báo Người Lao Động đã có đơn gửi Chủ tịch nước Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng VKSND Tối cao, Bộ trưởng Bộ Công an đề nghị xem xét, chỉ đạo điều tra lại vụ án.

    Sau đó, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chuyển văn bản của Báo Người Lao Động đến Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng VKSND Tối cao để xem xét, chỉ đạo xử lý vụ án theo thẩm quyền. Chỉ có vậy! Và từ đó đến nay, hồi âm cho những lá đơn, những xấp tài liệu mà mẹ nhà báo Hoàng Hùng và Báo Người Lao Động gởi đi chỉ là sự im lặng.

    Điều này làm nhiều bạn đọc sốt ruột, bạn Lê Kim Nga thắc mắc: “Thời đại thông tin, cả nước đều đang theo dõi vụ án này, không hiểu tại sao Bộ Công an lại không có ý kiến gì? 

    Bạn Lê Trần hoài nghi: “Hơn 1 năm rồi, các vị có chức năng, ăn lương của dân... đâu hết cả rồi? Với năng lực điều tra như thế này thì ai tin vào khả năng giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội của ngành công an?”.

    Cho nên, “để công lý, nền tư pháp nước nhà không bị mang nỗi đau “thích xử vụ án, kẻ tội phạm như thế nào là tùy vụ việc”, rất mong cơ quan có trách nhiệm cao nhất ngành bảo vệ pháp luật đừng phớt lờ ý kiến bức xúc của công luận về vụ án này”, bạn Thích Công Tâm tha thiết.

    Còn rất nhiều ý kiến phân tích xác đáng vụ án cũng như năng lực điều tra của Công an Long An; những động viên chia sẻ của bạn đọc dành cho Báo Người Lao Động , mời quý bạn đọc đón theo dõi trên báo in số ra ngày mai, 27-3.


    Xét xử vụ nhà báo Hoàng Hùng: Bà Liễu sẽ khai gì? (NLĐ).Xét xử vụ nhà báo Hoàng Hùng: Tòa triệu tập 8 người (NLĐ). Con gái bà Liễu xin giảm án cho mẹ (VNN).- Con gái nhà báo Hoàng Hùng xin giảm án cho mẹ (TP).-Ông Tâm, bà Liễu sẽ gặp nhau tại tòa (NLĐ)- - Thông tin mới nhất từ luật sư vụ nhà báo bị vợ đốt (GDVN)


     -Vụ nhà báo Hoàng Hùng: Ẩn số cần làm rõ? Có phải bà Liễu là người mua sợi dây dù tạo hiện trường giả trong đêm nhà báo Hoàng Hùng bị sát hại? Ai là người tạo ra điểm xuất phát lửa thứ hai giết Hoàng Hùng và bí ẩn về người ra giá căn nhà là những điểm nghi vấn cần được làm rõ trong phiên xét xử tới đây.

    Dự kiến, phiên tòa xét xử vụ án nhà báo Hoàng Hùng bị sát hại sẽ diễn ra vào lúc 8 giờ ngày 29/3 tới đây. Trước phiên tòa này diễn ra, còn nhiều điểm “mờ” trong vụ án gây chấn động dư luận này chưa được làm rõ.

    Theo nguồn tin của báo Người lao động, ông Nguyễn Văn Đức, luật sư bảo vệ quyền lợi hợp pháp miễn phí cho bà Nguyễn Thị Kim Nga, mẹ nhà báo Hoàng Hùng, cho biết, hiện tại, lời sinh cung của nhà báo Hoàng Hùng trước khi chết đã được đưa vào hồ sơ.

    Biên bản mở máy ghi âm lời khai của anh Lê Hoàng Hùng (Ảnh: Dân trí)

    Trước đó, ngày 25/1/2011, khi đang điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy, nhà báo Hoàng Hùng đã được CQĐT lấy lời khai về vụ án và được ghi âm lại. Nhưng sau đó, những lời khai này không đưa vào hồ sơ vụ án vì “không liên quan gì đến vụ án”. Tuy nhiên, sau  khi kiến nghị cơ quan điều tra, những lời sinh cung này đã có trong hồ sơ vụ án.

    Lời sinh cung này được ghi âm dài 46 phút 23 giây với những tình tiết mới không có trong kết luận điều tra và cáo trạng. Băng ghi âm có đoạn: “Cách nay khoảng 3 tháng, vợ tôi thường cự cãi với tôi than phiền về việc thiếu nợ, không có tiền xài và hỏi tôi có người mua nhà 1,5 tỉ đồng có bán không? Tôi nói giá đó rẻ, không bán”.

    Ngoài ra, ông Hùng cũng cho biết, có người hỏi mua căn nhà của nhà báo Hoàng Hùng với giá 1,5 tỉ đồng; anh từng nghi ngờ và sợ bị trả thù khi tiếp cận vụ án ly hôn phân chia tài sản lớn liên quan đến người nước ngoài…

    Theo báo Sài Gòn Giải Phóng ngày 22/2/2011, sau khi ra tự thú, bà Trần Thúy Liễu cũng đã có lời khai, sở dĩ tối 19/1/2011, bà ra tay sát hại nhà báo Hoàng Hùng là do trước đó 1 - 2 ngày, hai người đã có xung đột dữ dội về vấn đề tiền bạc. Cũng theo lời bà Liễu, có người đặt vấn đề trực tiếp với bà: Căn nhà sẽ được mua hơn 1 tỉ đồng và bà Liễu sẽ được cho vài trăm triệu đồng để trả nợ với điều kiện… thủ tiêu nhà báo Hoàng Hùng! Vậy, ai là người ra giá căn nhà này? Câu hỏi đến nay vẫn là một ẩn số.

    Trước đó, ông Nguyễn Văn Đức cũng đã từng chỉ ra nhiều mâu thuẫn chưa được làm rõ trong vụ án này. Cụ thể là trong kết luận điều tra ghi bà Liễu mua 12 m dây dù với giá 48.000 đồng tại tiệm tạp hóa của bà Đặng Thị Nguyệt Sương ở phường 2, TP Tân An, Long An. Bà Liễu mang về nhà cột thành nhiều gút, tạo hiện trường giả nhằm đánh lạc hướng cơ quan điều tra. Tuy nhiên, tang vật bị chính cơ quan điều tra tạm giữ lại là sợi dây dù dài 5,25m được gấp làm đôi.

    Ngoài ra, theo kết luận điều tra, trong đêm xảy ra vụ án bà Liễu đã xé tờ báo để trên bàn, lấy quẹt ga để sẵn ở cầu thang, mở tủ lấy bịt xăng, bật lửa đốt cháy tờ báo, quăng bịch xăng cùng tờ báo đang cháy vào nơi Hùng ngủ rồi nhanh chóng trở về phòng. Chi tiết này cho thấy chỉ có một điểm xuất phát lửa.

    Tuy nhiên, trong kết quả khám nghiệm hiện trường sau vụ cháy, Phòng Kỹ thuật hình sự (PC21) Công an tỉnh Long An ghi rõ, có hai hướng cháy là từ trên xuống và từ dưới lên. PC21 cũng xác định hai điểm có tro than ở cuối giường và giữa giường nơi nhà báo Hoàng Hùng nằm ngủ. Vậy, điểm xuất phát lửa thứ hai là do ai tạo nên? Điều này cũng chưa được làm rõ.

    Lê Lan
     (Tổng hợp
    Ông Tâm, bà Liễu sẽ gặp nhau tại tòa
    --Ông Tâm - bà Liễu liên lạc cấp tập (NLĐ) Trước và sau thời điểm nhà báo Hoàng Hùng bị sát hại, liên lạc điện thoại giữa ông Nguyễn Văn Tâm (nguyên đội trưởng Đội QLTT số 5, Chi cục QLTT tỉnh Long An) và bà Trần Thúy Liễu (vợ cố nhà báo Hoàng Hùng) xuất hiện với mật độ dày đặc-VỤ NHÀ BÁO HOÀNG HÙNG: 750 cuộc gọi và tin nhắn, ông Tâm – bà Liễu nói gì? (NLĐO) - Thời điểm diễn ra vụ nhà báo Hoàng Hùng bị cố sát bằng chất đốt, liên lạc điện thoại di động qua lại giữa ông Nguyễn Văn Tâm (nguyên cán bộ QLTT Long An) và bà Trần Thúy Liễu (vợ cố nhà báo Hoàng Hùng, phóng viên Báo Người Lao Động) dày đặc bất thường.


    Ông Tâm nhắn tin liên tục cho bà Liễu trong thời điểm xảy ra vụ đốt cháy nhà báo Hoàng Hùng
             
    Tổng số cuộc gọi và tin nhắn qua lại giữa hai người này chỉ trong khoảng thời gian 1 tháng đã lên đến gần 750 lượt. Đặc biệt, ngay hôm trước khi có vụ phóng hỏa đốt nhà báo Hoàng Hùng vào rạng sáng 19-1, từ trưa đến tối 18-1-2011, ông Tâm và bà Liễu đã có 26 lần gọi điện, nhắn tin cho nhau.

    Thực hiện lệnh thu giữ thư tín, điện tín của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Long An ngày 4-1-2012, Trung tâm Tính cước và thanh khoản (Công ty Thông tin di động) đã cung cấp 26 trang thông tin số thuê bao 0932799599 của ông Nguyễn Văn Tâm. Trong khi đó, Viễn thông Long An cũng liệt kê 16 trang từ số điện thoại 0946899939 của bà Trần Thúy Liễu. Nhìn vào bảng danh sách dễ dàng nhận thấy “giao dịch” điện thoại giữa ông Tâm-bà Liễu là hoàn toàn không bình thường.
                                                                             
    Ngày 15-1-2011, bà Liễu 5 lần gọi cho ông Tâm; ngày 16: 3 lần. Ngày 17: 9 lần. Ngày 18: 8 cuộc. Từ 0 đến gần 23 giờ ngày 19-1, bà Liễu đã thực hiện tổng cộng 154 cuộc gọi và tin nhắn đi (trung bình mỗi giờ thực hiện 11 cuộc), trong đó có 32 cuộc đến số máy của ông Tâm. Ngoài 3 cuộc gọi vào sáng sớm (từ 7:06 đến 7:14), hầu hết các cuộc gọi còn lại nằm trong khoảng thời gian từ 13:30 đến 17 giờ. (Ngày 20-1: 27 cuộc; ngày 21-1: 25 cuộc, ngày 22-1: 14 cuộc. ngày 23-1: 6 cuộc. ngày 24-1: 18 cuộc).

    Từ 25 đến 28-1, bà Liễu không gọi ông Tâm từ thuê bao nói trên.

    Đến 29-1, số máy bà Liễu gọi ông Tâm lúc 10:13:18, nói chuyện 70 giây. Những ngày sau đó thì ngưng bặt.
                                                      
    Từ số máy ông Tâm, danh sách thống kê cho thấy có rất nhiều cuộc gọi đến máy bà Liễu trong thời gian từ cuối tháng 12-2010 đến đầu tháng 1-2011.  Cụ thể: ngày 22-12: 9 cuộc; ngày 23-12: 4 cuộc; ngày 24-12: 10 cuộc; ngày 27-12: 9 cuộc; ngày 28-12: 6 cuộc; ngày 29-12: 4 cuộc; ngày 30-12: 5 cuộc; ngày 31-12: 7 cuộc.
                     
    Những cuộc gọi trong thời điểm nhạy cảm

    Tuy nhiên, sang đến tháng 1-2011 thì số lần gọi tăng lên nhanh chóng. Từ ngày 1 đến ngày 18-1, ông Tâm gọi 83 cuộc cho bà Liễu. Ngày 19-1, hôm nhà báo Hoàng Hùng bị đốt, ông Tâm gọi 6 cuộc cho bà Liễu; hôm sau, ngày 20-1, cũng 6 cuộc.

    Đáng chú ý, chỉ trong khoảng thời gian 1 tháng trước khi nhà báo Hoàng Hùng bị đốt (từ ngày 19-12-2010 đến 20-1-2011), ông Tâm đã gửi vào số máy di động của bà Liễu một lượng tin nhắn khổng lồ: 488 tin. Trong ngày 18-1-2011, nhắn 13 tin; ngày 19-1 nhắn 24 tin; ngày 20-1 nhắn 20 tin. Những ngày này, ông Tâm thực hiện rất nhiều tin nhắn và hầu như chỉ gửi cho bà Liễu. Mật độ tin nhắn từ ông Tâm đến bà Liễu đặc biệt rất dày trong những ngày sắp xảy ra vụ án, cụ thể: ngày 17-1 có 17 tin; ngày 15-1 có 26 tin; ngày 14-1 có 22 tin.
    Nội dung các cuộc gọi vẫn trong vòng bí ẩn

    Sau khi đốt chồng, ngoài gọi điện liên lạc với ông Tâm, bà Liễu còn liên lạc với những ai? Ông Tâm và bà Liễu khai gì với cơ quan điều tra về những cuộc điện thoại không bình thường này? Báo Người Lao Động sẽ đăng chi tiết trên báo giấy số ra ngày mai, 19-3.
    Quý Lâm-Mẹ nhà báo Hoàng Hùng mong chờ công lý(VnEx)Lời sinh cung của Nhà báo Hoàng Hùng
    (NLĐO)- Lời sinh cung của Nhà báo Hoàng Hùng đầu tiên được công bố cho thấy có nhiều tình tiết quan trọng ít nhiều liên quan đến việc anh bị đốt.
    Khi đang nằm điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy, nhà báo Hoàng Hùng đã được CQĐT lấy lời khai về vụ án. Ngày 25-1-2011, Phòng CSĐTTP về TTXH Công an Long An mở đĩa ghi âm ghi lại trong “Biên bản mở máy ghi âm lời khai Lê Hoàng Hùng’’ nhưng sau đó không đưa vào hồ sơ vụ án vì “không liên quan gì đến vụ án”. Mãi cho đến khi TAND tỉnh Long An trả hồ sơ điều tra bổ sung lần 2, biên bản và đĩa ghi âm lời sinh cung của anh mới được đưa vào.
    Ông Mã Diệu Cương, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo VN, Chủ tịch Hội Nhà báo TPHCM (giữa)
    và ông Đỗ Danh Phương, Tổng Biên tập báo Người Lao Động (bìa trái),
    thăm nhà báo Hoàng Hùng tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Ảnh: QUÝ LÂM

      
    Dù biên bản chỉ mới là phần tóm tắt lời khai từ đĩa băng ghi âm dài 46 phút 23 giây nhưng  nổi lên từ những lời khai này có những tình tiết mới không có trong kết luận điều tra và cáo trạng. Đó là việc có người hỏi mua căn nhà của nhà báo Hoàng Hùng với giá 1,5 tỉ đồng; anh từng nghi ngờ và sợ bị trả thù khi tiếp cận vụ án ly hôn phân chia tài sản lớn liên quan đến người nước ngoài…
      
    “Cách nay khoảng 3 tháng, vợ tôi thường cự cãi với tôi than phiền về việc thiếu nợ, không có tiền xài và hỏi tôi có người mua nhà 1,5 tỉ đồng có bán không? Tôi nói giá đó rẻ, không bán”. “Lúc tôi đang ngủ nằm quay mặt vào trong tường, cánh tay trái và bên trái quay lên trên, thì tôi nghe có cảm giác bị nước tạt vào người, tôi giật mình mở mắt thì thấy lửa cháy, tôi bật ngồi dậy quay ra phía ngoài lối đi, không nhìn thấy ai, tôi bỏ chạy ra cửa trước ngay balcon lầu 1 rồi chạy trở vào trong khu vực trước nhà vệ sinh trước cửa phòng của vợ và con…”. “Tôi không có xem thầy bói và không có nói vợ là ngủ ở phòng ngoài xui xẻo”. “Tôi không có mâu thuẫn với ai. Gần đây tôi đang tiếp cận vụ ông Lắm (TAND tỉnh Long An) xét xử vụ ly hôn phân chia tài sản lớn liên quan đến người nước ngoài. Việc xét xử có dấu hiệu vi phạm nên tôi sợ bị trả thù về việc này. Ngoài ra, tôi không có nghi ngờ và không biết ai đốt tôi”…
      
    Vậy Nhà báo Hoàng Hùng đã khai với CQĐT những gì về trước, trong và sau khi vụ án xảy ra? Những lời khai ấy có liên quan gì đến vụ án?
      
    Chúng tôi sẽ đăng lại lời khai của anh trên số báo NLĐ ngày 17-3. Mời bạn đọc đón xem.
    H.Hiếu

    -Ngày 29/3 sẽ xét xử vụ án nhà báo Hoàng Hùng (VOV). - Bà Liễu bật khóc khi biết tin ông Tâm kiện (NLĐ).2 tình tiết mới trong vụ “nhà báo Hoàng Hùng” (TT).  - Nhà báo Hoàng Hùng từng lo sợ bị trả thù (NLĐ). - Vụ ông Tâm kiện đòi nợ bà Liễu: Chiêu trò hay thói đời? (NLĐ).Nhà báo Hoàng Hùng từng lo sợ bị trả thù (NLĐ).

    -Nhà báo Hoàng Hùng từng nghi ngờ bị trả thù vì công việc(NLĐO) 
     
     

    Trung Quốc không có bạn

    -Biển Đông - Dầu Hoả - Mỹ - Trung Quốc: The South China Sea: Oil, Maritime Claims, and US-China Strategic Rivalry (Washington Quarterly Spring 2012)  The Loneliest Superpower (FP 20-3-12) -- Bài Minxin Pei
    – 
    Cường quốc đơn độc – Vì sao chỉ còn lại những nước xảo trá là bạn thật sự của Trung Quốc? (Foreign Policy)
     
    Tác giả: Minxin Pei - Người dịch: Nguyễn Tâm- 20-03-2012
    Suốt thời kỳ Cách mạng Văn hóa, những vị khách hiếm hoi từng đặt chân đến Trung Quốc thường nhìn thấy tấm áp phích khổng lồ đặt tại sân bay, với những dòng chữ khoe khoang đến nực cười, “Chúng tôi có bạn bè khắp nơi trên thế giới”. Thực sự, nước Trung Hoa theo chủ nghĩa Mao – một nhà nước xảo trá chuyên xuất khẩu cách mạng và đấu tranh vũ trang đi khắp thế giới, một kẻ thù không đội trời chung của phương Tây và khối Xô-viết cũ – từng bị cô lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Trong quá khứ, Trung Quốc chỉ có mối giao hảo với một vài nước như Rumani của Ceausescu, Campuchia của Pol Pot; duy nhất chỉ có quốc gia bé nhỏ Albania, từng là đồng minh thật sự của Trung Quốc, nhưng chỉ trong những năm tháng ngắn ngủi và ảm đạm.
    Bốn mươi năm sau, một Bắc Kinh quả quyết và hùng mạnh có thêm nhiều bạn. Sự hiện diện kinh tế của Trung Quốc được nhiều chính phủ châu Phi chào đón nồng nhiệt (không nhất thiết dân địa phương có hoan nghênh hay không); các nước châu Âu thì xem Trung Quốc như một “đối tác chiến lược”, và Trung Quốc đẩy mạnh quan hệ với các nền kinh tế đang nổi lên hàng đầu như Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil và Nam Phi. Tuy có Pakistan, nước phụ thuộc vào trợ giúp của Trung Quốc về kinh tế và quân sự, được Trung Quốc yểm trợ với mục đích chủ yếu nhằm tạo thế đối trọng chống Ấn Độ, Bắc Kinh thiếu hẳn những đồng minh thật sự đến mức khó tin.
    Quan hệ hữu nghị hay đồng minh chiến lược thật sự không phải là thứ hàng hóa có thể mua hoặc đổi chác theo cách thông thường.  Nó đặt trên nền tảng cùng chia sẻ những mối quan tâm về an ninh, được củng cố bằng những giá trị tư tưởng giống nhau và sự tin cậy lâu dài. Trung Quốc nổi tiếng về “thủ đoạn ngoại giao con buôn” – đi khắp thế giới giở trò mua chuộc một cách dễ dàng bằng tập chi phiếu dày cộm, ủng hộ những chế độ (thường là thối nát, bị cô lập, là nước nghèo) như Angola, Sudan để đổi lại những điều khoản có lợi về khai thác tài nguyên thiên nhiên, hoặc biểu quyết chống lại những nghị quyết do phương Tây bảo trợ, có nội dung chỉ trích thành tích nhân quyền của Trung Quốc. Và nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này vẫn thiếu hẳn những đồng minh chiến lược đáng tin cậy, nguyên nhân từ ba yếu tố có quan hệ với nhau: địa lý, ý thức hệ và chính sách.
    Trước hết, Trung Quốc nằm ở vị trí địa chính trị là một trong những nước láng giềng khó chịu nhất thế giới. Trung Quốc có cùng biên giới với Nhật, Ấn Độ và Nga; cả ba cường quốc chủ chốt này từng trực tiếp xung đột quân sự với Trung Quốc trong thế kỷ 20. Trung Quốc vẫn còn tồn tại những tranh chấp lãnh thổ với Nhật, Ấn Độ, và người Nga đang lo sợ những dòng người Trung Quốc di cư, đến sinh sống tràn ngập khu vực Viễn Đông thưa thớt dân cư. Là những đối thủ địa chính trị tự nhiên như vậy, những quốc gia này không dễ dàng trở thành đồng minh với Trung Quốc. Vùng Đông Nam Á có Việt Nam, một nước không dễ khuất phục, không những từng trải qua nhiều cuộc chiến với Trung Quốc, nước này có vẻ đang tăng cường nỗ lực đấu tranh vì chủ quyền đối với vùng biển đang tranh chấp, thuộc khu vực biển Đông. Và ngang qua biển Hoàng Hải là Hàn Quốc, trong lịch sử từng bị Đế quốc Trung Hoa đô hộ, nhưng nay trở thành một đồng minh vững chắc của Mỹ.
    Còn lại các nước như Myanmar, Campuchia, Lào và Nepal, những nước yếu kém này là những “cục nợ chiến lược” thật sự của Trung Quốc: duy trì rất tốn kém nhưng mang lại lợi ích rất nhỏ. Thập niên vừa qua, Trung Quốc ra sức tranh thủ thuyết phục các quốc gia có vai trò quan trọng hơn ở Đông Nam Á gia nhập quỹ đạo của mình với chiêu bài tự do thương mại và những hứa hẹn ngoại giao. Trong lúc chiến dịch này chỉ tạo ra thời kỳ trăng mật ngắn ngủi giữa Trung Quốc và các nước trong khu vực, nó đã nhanh chóng tuột dốc khi Trung Quốc tăng cường khẳng định chủ quyền trong tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải trên biển Đông, điều này khiến các quốc gia Đông Nam Á nhận ra rằng, sự lựa chọn an ninh tốt nhất của họ vẫn là Mỹ. Tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á vừa qua ở Bali, tháng 11 năm 2011, hầu hết các nước thuộc khối ASEAN đều lên tiếng ủng hộ lập trường của Washington về vấn đề biển Đông.
    Trung Quốc có thể là nước bảo trợ của Bắc Triều Tiên, nhưng hai quốc gia này lại không ưa gì nhau. Nỗi lo ngại về một Triều Tiên tái thống nhất khiến Trung Quốc phải tiếp tục bơm viện trợ ồ ạt cho Bình Nhưỡng. Mặc dù có được Trung Quốc như cái máy rút tiền và trạm tiếp nhiên liệu, nhưng Bình Nhưỡng vẫn không tỏ ra biết ơn đối với Bắc Kinh, cũng như rất hiếm khi chịu để những mối quan tâm an ninh của mình song hành với Trung Quốc: cứ xem tham vọng theo đuổi vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên, rõ ràng đã làm tồi tệ hơn môi trường an ninh của Trung Quốc. Thậm chí còn tồi tệ thế này, Bình Nhưỡng từng nhiều lần tiến hành các cuộc đàm phán trực tiếp với Washington sau lưng Bắc Kinh trong suốt quá trình đàm phán sáu bên do Trung Quốc bảo trợ, cho thấy Bắc Triều Tiên luôn sẵn sàng bán đi “người bạn” và láng giềng của mình cho kẻ ra giá cao nhất. Tuy Trung Quốc có ít sự lựa chọn, nhưng nước này nên cư xử đẹp, không nên hằn học dù mối quan hệ giữa họ và nước Triều Tiên thống nhất có thể xấu đi: Nếu Hàn Quốc dân chủ thâu tóm được Bắc Triều Tiên, quốc gia mới tất nhiên sẽ tiếp tục tăng cường quan hệ an ninh với Mỹ, thay vì gần gũi hơn với Trung Quốc.
    Trong tất cả các nước láng giềng, duy chỉ có Pakistan tạo ra được lợi ích an ninh thật sự cho Trung Quốc. Nhưng do tình hình bất ổn trong nước làm suy yếu chính phủ Pakistan, lợi ích sau cùng của mối quan hệ này đang suy giảm. Việc Trung Quốc mở rộng quan hệ an ninh, thương mại với các chế độ chuyên quyền Trung Á gặp phải sự cạnh tranh từ Nga (nước bảo hộ truyền thống của họ) và Mỹ; những chính phủ này có thể cần Trung Quốc để cân bằng trong quan hệ với các cường quốc khác, vốn đang thèm muốn nguồn tài nguyên và vị trí chiến lược của họ, nhưng các nước Trung Á cũng rất lo sợ trước viễn cảnh bị rơi vào quỹ đạo Trung Quốc, dẫn đến việc thiết lập liên minh thật sự với quốc gia này.
    Nếu phương diện địa lý góp phần làm cho Bắc Kinh mất đi những đồng minh an ninh lâu bền, hệ thống độc đảng của Trung Quốc cũng làm hạn chế nghiêm trọng một loạt các ứng viên có thể đưa vào quỹ đạo của Bắc Kinh. Các nền dân chủ tự do – hầu hết là những nước giàu mạnh và có ảnh hưởng – đều ngoài tầm với của Trung Quốc, do những ảnh hưởng bất lợi trong nước và quốc tế khi họ thành lập liên minh với một chế độ độc tài. EU và Trung Quốc sẽ  không có chuyện xúc tiến một liên minh an ninh; việc nâng cấp mối quan hệ lên tầm “đối tác chiến lược” chỉ là lối nói hoa mỹ, ngay lập tức trở nên rỗng tuếch bởi lệnh cấm vận vũ khí EU đang áp đặt lên Trung Quốc và những tranh chấp thương mại triền miên.
    Các chế độ dân chủ thông qua bầu cử chiếm đến khoảng 60% tổng số các nước trên thế giới, làm cho số lượng các nước đồng minh chính trị tiềm năng của Trung Quốc trở nên nhỏ hơn rất nhiều so với thập niên 1960 và 1970. Những thể chế dân chủ tự do mới sau này như Mông Cổ, nước láng giềng của Trung Quốc, tỏ ra miễn cưỡng khi bang giao với một gã khổng lồ độc tài, đặc biệt trong quan hệ láng giềng. Thay vào đó, Mông Cổ theo đuổi liên minh với phương Tây vì mục đích an ninh (và người ta cho rằng Bắc Kinh không hài lòng về cuộc tập trận quân sự chung được tổ chức gần đây giữa Mỹ và Mông Cổ). Ngày nay, mối quan hệ được thổi phồng từ thời chiến tranh lạnh giữa Trung Quốc và Romania, Albania đã sụp đổ. Mặc dù nền dân chủ của họ còn nhiều khiếm khuyết, nhưng lãnh đạo hai nước này có vẻ hiểu rằng, nếu ràng buộc vận mệnh đất nước mình vào Trung Quốc sẽ làm hỏng cơ hội trở thành một phần của phương Tây. Kinh doanh, giao dịch buôn bán với Trung Quốc là một chuyện – có lẽ đó là điều không tránh được trong nền kinh tế hiện đại và toàn cầu hóa, nhưng đồng hành với nhau trong chính sách đối ngoại lại là vấn đề hoàn toàn khác.
    Trong ba thập niên qua, chiến lược chính sách đối ngoại của Bắc Kinh không tập trung vào việc xây dựng khối đồng minh chiến lược. Thay vào đó, Trung Quốc nhấn mạnh vào việc duy trì quan hệ ổn định với Mỹ, tận dụng môi trường hòa bình ở bên ngoài để thúc đẩy phát triển kinh tế trong nước. Chính sách ngoại giao Trung Quốc thời hậu Mao Trạch Đông ở trạng thái tăng tốc làm việc hết sức chỉ đúng có hai lần: khi Trung Quốc gây sức ép lên Đài Loan vào thời điểm chính phủ ủng hộ độc lập lên nắm quyền tại đảo quốc này (giai đoạn 1995-2008), và khi Trung Quốc tập hợp các nước đang phát triển nhằm làm thất bại chiến dịch nhân quyền của phương Tây chống lại Trung Quốc. Đó là những lần Bắc Kinh phải dựa vào mối quan hệ ngoại giao (đi kèm theo sự đe dọa ngấm ngầm) để đạt được mục đích của mình, chẳng hạn Trung Quốc từng thuyết phục các nước như Algeria, Sri Lanka tẩy chay lễ trao giải Nobel Hòa bình vào tháng 12 năm 2010 nhằm vinh danh nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc Lưu Hiểu Ba. Nhưng mặt khác, giới lãnh đạo Trung Quốc có niềm tin chắc chắn rằng phương cách đáng tin cậy nhất để một cường quốc có thể bảo đảm những lợi ích và an ninh của mình vẫn là tập trung phát triển mọi tiềm năng của đất nước, trong khi đó lại không quan tâm đến phần còn lại của thế giới.
    Như các cường quốc khác, Trung Quốc cũng có những quốc gia chư hầu, chẳng hạn như Bắc Triều Tiên và Myanmar. Nếu Bắc Triều Tiên thể hiện một nước chư hầu có thể trở thành kẻ phá rối nguy hiểm đến dường nào, thì Myanmar lại là một ví dụ cho thấy, vì sao một nước bảo trợ không nên cho rằng vai trò “thượng quốc” của mình mãi là điều hiển nhiên. Cho đến khi xảy ra những biến chuyển chính trị mạnh mẽ gần đây tại Myanmar, Trung Quốc vẫn nghĩ rằng chính quyền quân sự của quốc gia cô lập này vẫn ngoan ngoãn nằm trong túi của mình. Thế nhưng, giới tướng lĩnh cầm quyền Myanmar dường như đã có kế hoạch khác, họ đã hủy một hợp đồng với Trung Quốc liên quan đến việc xây một con đập gây tranh cãi. Trước khi Bắc Kinh tỏ thái độ tức giận, Myanmar đã thả tù chính trị, và mời Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đến Yangon trong chuyến thăm lịch sử. Hiện nay, Myanmar hình như đang rời khỏi quỹ đạo ảnh hưởng của Trung Quốc.
    Ngoài ra, Trung Quốc có thể có một vài nước thật sự đúng nghĩa bạn bè, như Venezuela của Hugo Chávez, Zimbabwe của Robert Mugabe, Cuba của anh em nhà Castros. Nhưng nhìn chung, đây là những nhà nước nằm dưới sự lãnh đạo của các chính trị gia thường bị thế giới xa lánh, chuyên trục lợi khi quan hệ với các cường quốc. Bên cạnh việc tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhận được sự ủng hộ tại Liên Hiệp quốc, mức độ quan trọng chỉ có thế, việc quan hệ tốt với những quốc gia đó chỉ đem lại cho Bắc Kinh lợi ích nhỏ nhoi. Vả lại, hầu hết lãnh tụ của những nước này đều già yếu. Một khi thế hệ chính trị gia mới, giỏi giang hơn, theo đường lối dân chủ lên nắm quyền, quan hệ giữa những nước này với Trung Quốc có thể không còn nồng ấm.
    Nga, một nước gần gũi nhất, gần như là một cường quốc đồng minh với Trung Quốc. Họ cùng chia sẻ nỗi lo ngại và căm ghét phương Tây, đặc biệt là Mỹ, đã đem Moscow và Bắc Kinh đến gần nhau hơn bao giờ hết. Tuy vậy, lợi ích kinh tế chung của hai nước lại đang đi xuống: Nga đã làm Trung Quốc thất vọng khi từ chối cung cấp năng lượng và không bán cho Trung Quốc những vũ khí tiến tiến, trong khi Trung Quốc lại không bày tỏ đủ sự hậu thuẫn đối với Nga trong cuộc tranh cãi của nước này với Mỹ liên quan đến hệ thống phòng thủ tên lửa, cũng như trong vấn đề Gruzia. Nhưng xét về khía cạnh hoàn toàn chiến thuật, Trung Quốc và Nga đã trở thành đối tác lợi dụng lẫn nhau, cùng hợp tác tại Hội đồng Bảo an LHQ nhằm tránh sự cô lập, bảo vệ lợi ích sống còn của mình. Về vấn đề Iran, Nga và Trung Quốc điều phối nhau một cách chặt chẽ để giảm nhẹ áp lực của phương Tây lên Tehran. Đối với Syria, họ từng hai lần phủ quyềt các nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ để bảo vệ chế độ Assad. Tuy nhiên, bất kỳ người Nga hay người Trung Quốc chân thật nào cũng sẽ nói thẳng với mọi người rằng họ không phải là đồng minh; việc thiếu sự tin cậy chiến lược giữa hai nước đã khiến việc hình thành liên minh thật sự trở thành điều không thể.
    Sự gia tăng sức mạnh của Trung Quốc đã tạo nên nỗi lo ngại “tiến thoái lưỡng nan về an ninh”: Thay vì làm cho Trung Quốc an ninh hơn, sức mạnh đang lên của Trung Quốc đã tạo ra nỗi bất an đối với các nước láng giềng, nghiêm trọng hơn, nó đã gây ra sự phản ứng chiến lược từ Mỹ, nước đang tập trung chuyển trọng tâm an ninh hướng về châu Á. Cuộc đối đầu chiến lược đang nổi lên này sẽ thử thách gay gắt kỹ năng ngoại giao của Bắc Kinh. Những lựa chọn chiến lược hiện có đối với Trung Quốc về phương diện tăng cường cấu trúc đồng minh là không nhiều. Hầu hết các nước châu Á đều muốn Mỹ duy trì vai trò cân bằng chủ chốt trong khu vực; những người bạn mà Trung Quốc có được ở những vùng khác trên thế giới không đem lại lợi ích gì cho cuộc đối đầu này. Tuy nhiên, có hai con đường, tuy khó khăn nhưng đầy hứa hẹn, Trung Quốc có thể tiến bước. Một là, Trung Quốc phải giải quyết những tranh chấp lãnh thổ còn tồn tại với các nước láng giềng, và ủng hộ cơ chế an ninh tập thể trong khu vực, một khi thực hiện, có thể làm vơi đi nỗi lo của các quốc gia láng giềng, giảm bớt căng thẳng đối đầu Mỹ – Trung, làm triệt tiêu nhu cầu cần có đồng minh của Trung Quốc. Hai là, Trung Quốc cần dân chủ hóa hệ thống chính trị của mình, bước đi này sẽ loại bỏ triệt để những nguy cơ của một cuộc xung đột chính thức Mỹ-Trung, giúp Trung Quốc có được “bạn bè khắp nơi trên thế giới”. Bước đầu tiên có thể trong khả năng của Trung Quốc, dù quá ít và quá trễ – và phải kiên trì, đừng nôn nóng với bước đi thứ hai.
    Tác giả: Ông Minxin Pei là giáo sư môn chính phủ học tại trường Claremont McKenna College.
    Nguồn: Foreign Policy

    .A new breed of diplomat for Vietnam (Asia Times 22-3-12)-VN 'trấn an Nhật về dự án hạt nhân' bbc -
    Ai đứng sau vụ cấm báo Thanh Niên tổ chức tri ân chiến sĩ? (RFA 20-3-12) ◄Việt Nam ngày nayMột cuộc gặp mặt phải qua 3 quán cà phê (Blog Nguyễn Xuân Diện 19-3-12) -- Chiều chiều ra đứng ngõ sau  / Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều. 
    Hậu Bạc Hy LaiBeijing Tightens Grip After Purge (WSJ 21-3-12) Hậu Bạc Hy Lai: Bo Xilai is Gone. Now Can Beijing Keep its Balance? (WSJ 20-3-12) China’s Falling Star (NYRB 19-3-12) -- This is surprisingly good! (Có một chi tiết đặc biệt thú vị xung quanh vụ Vương Lập Quân xin tị nạn ở lãnh sự Mỹ: Vương hi vọng rằng nếu bị bắt thì sẽ là công an Trung ương bắt, chứ không phải công an Trùng Khánh bắt.)--“Trái đắng kinh tế” mang tên Trung Quốc ngày một chín? (VnEconomy).--
    Ngày tàn của đế quốc Mỹ? The Decline of the West: Why America Must Prepare for the End of Dominance (Atlantic 20-3-12) -- Kupchan phê bình Kagan
    -Trung Cộng, Việt Nam và Thế Giới -Quốc Việt & Nguyễn Xuân Nghĩa - SBS Radio Ngày 120321

    Vấn đề Trung Quốc của Thế giới nằm tại Bắc Kinh,

    Vấn đề Trung Quốc của Việt Nam nằm tại Hà Nội...

    Beijing, China (@morguefile.com)
    Bình luận gia Nguyễn Xuân Nghĩa nhậnx ét về cuộc tranh giành quyền lực trong nội bộ đảng CS Trung quốc và thế đứng Việt Nam phải chọn để thoát áp lực càng lúc càng gia tăng từ Bắc kinh.