Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 10 tháng 2, 2014

Ngày 11/2/2014 - Tuyển vào bằng tiền tệ, muốn "thải" cũng khó - Quan hệ thương mại Việt – Trung ngậm ngùi như thế nào?

  • Bỏ Đảng vì 'nhiều lý do khác nhau' (BBC) - Cựu lãnh sự Việt Nam ở Thụy Sỹ, ông Đặng Xương Hùng, nói có nhiều yếu tố khác nhau khiến ông rời bỏ Đảng Cộng sản và xin tị nạn.
  • HuffPost Canada có bài về Thủ tướng VN (BBC) - Phiên bản Canada của báo mạng có uy tín Huffington Post, trong mục Blog, có bài ca ngợi ông Nguyễn Tấn Dũng là "động lực" của cải cách ở Việt Nam.
  • Kim Jong Un : Từ hy vọng đến thất vọng (RFI) - Cách nay hai năm, khi lên thay người cha quá cố lãnh đạo Bắc Triều Tiên, Kim Jong Un đãít nhiều tạo ra hy vọng sẽ đưa chế độ khép kín này vào một con đường hòa giải với thế giới bên ngoài, hủy bỏ hạt nhân quân sự, canh tân đất nước.
    Tuy nhiên nhà lãnh tụ trẻ tuổi này, từng có cơ hội học hành tại Tây phương, lại gây thất vọng cho giới quan sát.
  • Thái Lan : Bắt giữ lãnh đạo số hai của phong trào biểu tình (RFI) - Hôm nay, 10/02/2014, chính quyền Thái Lan tuyên bố bắt giữ một trong các lãnh đạo phong trào biểu tình của đối lập, yêu cầu chính phủ từ chức từ ba tháng nay. Đây là vụ câu lưu đầu tiên nhắm vào lãnh đạo đối lập trong bối cảnh chính quyền đã đưa ra hàng chục lệnh bắt.
  • 10 đặc thù của UPR 2014 (RFA) - Thật ra, UPR chỉ là một cơ hội vận động trong cả một công cuộc đấu tranh. Thành công hay không là do chính người Việt Nam tạo sự thay đổi.
  • Cáo trạng lần 2 cho vụ án "Bầu Kiên" (RFA) - Viện kiểm sát nhân dân tối cao vừa ra cáo trạng lần 2 truy tố 9 bị can trong vụ án gây thiệt hại kinh tế tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) và một số đơn vị khác có liên quan.
  • Vì sao Obama trải thảm đỏ đón Hollande ? (RFI) - Ba chủ đề thời sự quan trọng thu hút sự chúý báo giới Pháp ra ngày đầu tuần hôm nay 10/02/2014 : Chuyến công du Hoa Kỳ cấp Nhà nước của Tổng thống Pháp, Thế vận hội Sotchi và lá phiếu của cử tri Thụy Sĩ không chấp nhận nhập cư ồ ạt trong cuộc trưng cầu dâný hôm qua. Về chuyến đi Mỹ của Tổng thống Pháp, các báo nhìn chung ghi nhận trước tiên sự«ân cần» của Tổng thống Obama đối với đồng nhiệm Hollande.
  • Đài Loan nêu vấn đề tự do báo chí trong cuộc gặp với Trung Quốc (RFI) - Trước cuộc đối thoại cấp chính phủ đầu tiên kể từ năm 1949 giữa Đài Loan và Trung Quốc, một số cơ quan truyền thông tại Đài Bắc bị từ chối cấp phép vào đưa tin sự kiện. Hôm nay, 10/2/2013, phía Đài Loan cho biết sẽ nêu vấn đề tự do báo chí với Hoa Lục trong cuộc gặp ngày mai.
  • Châu Á -TBD cần thêm gần 13 000 máy bay dân dụng trong 20 năm tới (RFI) - Nhà chế tạo may bay hàng đầu thế giới Boeing, hôm nay 10/02/2014, cho biết nhu cầu về máy bay dân dụng của khu vực ChâuÁ Thái Bình Dương sẽ trở nên rất lớn. Dự tính trong vòng 20 năm tới, khu vực này sẽ phải mua thêm 12.820 chiếc may bay với giá trị thương mại khoảng 1.900 tỷ đô la.
  • Vì sao Việt Nam chưa quan tâm đến tàu ngầm Trường Sa? (BaoMoi) - Việc một kỹ sư cơ khí chế tạo thành công (theo như báo chí đăng tải) động cơ AIP có thể làm cho nhiều tiến sỹ khoa học trong nước bối rối, suy nghĩ, nhưng với giới quân sự, AIP cùng với “tàu ngầm Trường Sa” có khả năng lặn, nổi… thành công thì vẫn chưa là vấn đề gì hết.
  • Campuchia: Dân oan gửi thư khiếu nại lên World Bank (RFA) - Đại diện của 17 nhóm người thiểu số tại tỉnh Ratanakiri, Campuchia, vừa gửi thư khiếu nại đến Tập đoàn Tài chính IFC thuộc Ngân hàng Thế giới về việc đất đai và rừng của họ bị tàn phá ...
  • Ông Masuzoe thắng cử thị trưởng Tokyo (BBC) - Ứng viên chủ trương sử dụng điện hạt nhân và được chính phủ Nhật Bản hậu thuẫn, Yoichi Masuzoe, thắng cử vào vị trí thị trưởng Tokyo.
  • UPR và Nguyễn Hữu Cầu, hai đường thẳng song song (RFA) - Hai mươi trang báo cáo trước Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc trong kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) dành cho Việt Nam tuy chưa chính thức được đọc tại Geneve nhưng cả thế giới đều biết nó giả dối và trơ trẽn như thế nào.
  • Người tù bị bỏ quên Lô Thanh Thảo (RFA) - Ngày 13/5/2013 Tòa án tại thành phố HCM đưa ra bản án chung cuộc cho cô Lô Thanh Thảo là 2 năm tù với tội danh tuyên truyền chống phá nhà nước. Vừa qua cô Thảo được trả tự do và dành cho Kính Hòa một cuộc nói chuyện về vụ án của cô.
  • Dân chúng Philippines ủng hộ việc đưa TQ ra tòa án quốc tế (RFA) - Một cuộc điều tra gần đây do chính phủ Philippines thực hiện cho thấy người dân Philippines ủng hộ mạnh mẽ quyết định của chính phủ nước này đưa vụ tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc trên biển Đông ra tòa trọng tài Quốc tế.
  • "Bắc cự Tào Tháo, Đông hòa Tôn Quyền" (BaoMoi) - (PetroTimes) - Trong tuần này, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ thăm Trung Quốc (14/2) nhân chuyến công du một số nước châu Á. Chuyến thăm Trung Quốc của ông John Kerry diễn ra trong bối cảnh Washington đang quan ngại về những diễn biến căng thẳng trong khu vực liên quan tới việc Bắc Kinh đơn phương thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông.
  • Ai Cập : Huynh Đệ Hồi Giáo bị cáo buộc có lực lượng vũ trang (RFI) - Hôm qua, 10/02/2014, Bộ Nội vụ Ai Cập thông báo đã phá vỡ một nhóm khủng bố của lực lượng vũ trang thuộc phong trào Huynh Đệ Hồi Giáo. Năm nghi phạm bị bắt giữ và chín người khác đang bị truy nã. Nhóm khủng bố nói trên bị cáo buộc tấn công vào một trạm cảnh sát hồi đầu tuần trước, khiến năm nhân viên an ninh thiệt mạng.
  • Nhật Bản: Hơn 10 người thiệt mạng do bão tuyết lớn (RFI) - Một trận bão tuyết lớn chưa từng có từ gần nửa thế kỷ qua đã đổ vào Nhật Bản, đặc biệt là tại thủ đô Tokyo, trong hai ngày cuối tuần qua. Theo thống kê sơ bộ của cơ quan y tế, đợt thiên tai đã làmít nhất 11 người chết và hơn 1200 người bị thương trong cả nước.
  • Trung Quốc mở căn cứ thứ tư tại Nam Cực (RFI) - Theo AFP hôm nay 10/02/2014, Trung Quốc chính thức khai trương cơ sở nghiên cứu khoa học thứ tư tại Nam Cực. Sự kiện mới này cho thấy Bắc Kinh đang nhanh chóng khẳng định chỗ đứng của mình trên« lục địa trắng».
  • Bình Nhưỡng hủy chuyến thăm của đặc sứ Mỹ (RFI) - Tình hình trên bán đảo Triều Tiên có dấu hiệu căng thẳng trở lại. Bình Nhưỡng hôm nay 10/2/2014 quyết định hủy chuyến đi của đặc phái viên Mỹ tới Bắc Triều Tiên nhằm thương lượng trả tự do cho một kiều dân Mỹ, cùng lúc đó, Seoul và Washington thông báo lịch tập trận chung.
  • Phong trào ‘Tết trồng cây’, việc làm hình thức? (RFA) - Suốt hơn nửa thế kỷ qua, sau mấy ngày đầu năm âm lịch, các cấp chính quyền Việt Nam từ trung ương đến địa phương nơi nào cũng tiến hành rầm rộ hoạt động gọi là ‘Tết Trồng cây’.
  • Hòa đàm Syria tái tục ở Geneva (VOA) - Các đại biểu của chính quyền Syria và phe đối lập chống đối Tổng Thống Bashar al-Assad đang có mặt tại Geneva để tham gia vòng đàm phán thứ hai
  • Người Mỹ nghĩ gìvề Sochi (VOA) - Cô Leslie Carol Escobar đã đóng cửa hàng ở thủ đô Washington và bay sang Sochi để trải nghiệm Thế Vận Hội
  • Quốc hội Nepal bầu tân Thủ Tướng (VOA) - Quốc hội Nepal đã bầu một thủ tướng mới, chấm dứt vụ bế tắc chính trị đã kéo dài từ sau một cuộc bầu cử cách đây 2 tháng
  • Mỹ triển khai B-52 nếu TQ đánh chiếm Senkaku/Điếu Ngư (BaoMoi) - Mỹ có thể triển khai máy bay ném bom chiến lược B-52 trong trường hợp Trung Quốc đánh chiếm quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông, Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc trích dẫn phương tiện truyền thông Nhật Bản cho biết.
  • Mỹ triển khai thêm nhiều vũ khí tới Nhật Bản nhằm răn đe Trung Quốc? (BaoMoi) - Mỹ có thể triển khai máy bay ném bom chiến lược B-52 tới quần đảo tranh chấp Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) ở biển Hoa Đông, nhằm hỗ trợ Nhật Bản nếu Trung Quốc có ý định xâm chiếm quần đảo này - Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc trích dẫn thông tin từ các phương tiện truyền thông Nhật Bản đưa tin.
  • Trung Quốc cáo buộc Mỹ ‘gây nguy hại’ trong khu vực (BaoMoi) - Hôm 10/2, Trung Quốc tiếp tục cáo buộc Mỹ gây nguy hại tới hòa bình và phát triển ở châu Á -Thái Bình Dương sau khi ông Danny Russel nói Washington ngày càng quan ngại thái độ của Trung Quốc đối với việc tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh tại Biển Đông.
  • Biển Đông: Bị thách thức, Trung Quốc “nhảy dựng” (BaoMoi) - Chỉ vài ngày sau khi một quan chức hàng đầu của Mỹ thách thức trực diện yêu sách đường 9 đoạn hay còn gọi là đường lưỡi bò phi lý ở Biển Đông, Trung Quốc đã nổi giận đáp trả, “tung” ra một loạt lời cáo buộc và chỉ trích.
  • Mỹ - Trung bất đồng về Biển Đông (BaoMoi) - Việc Mỹ yêu cầu Trung Quốc làm rõ hoặc điều chỉnh những đòi hỏi chủ quyền trên vùng Biển Đông, kêu gọi một giải pháp hòa bình cho một trong những điểm nóng ở châu Á được nhiều nước ủng hộ, song lại vấp phải sự phản đối của Bắc Kinh.
  • Mỹ sẽ can dự nhiều hơn các tranh chấp? (BaoMoi) - 2014 có thể sẽ là năm mà nước Mỹ sẽ nỗ lực hết sức để lấy lại hình ảnh siêu cường của họ bằng cách can dự nhiều hơn vào các tranh chấp biển đảo ở cả Hoa Đông và Biển Đông.

Tuyển vào bằng tiền tệ, muốn "thải" cũng khó

-Trong dư luận xã hội đã đề cập đến cách tuyển dụng theo tổng kết dân gian là căn cứ vào “phả hệ, tiền tệ, quan hệ, đồ đệ, trí tuệ”.... Tinh giản liệu có thành công?
Bộ Nội vụ vừa công bố dự thảo Nghị định về chính sách tinh giản biên chế công chức của Chính phủ, đồng thời gửi công văn đến các bộ ngành và địa phương đề nghị góp ý cho dự thảo này.
Nguy cơ vỡ trận tài chính
Theo quy định tại Điều 4 Luật Cán bộ, có định nghĩa: “Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.”
Vậy thì sẽ có một số  người bị loại khỏi khu vực công chức? Họ được xếp ở đâu? Như vậy nếu quân đôi là công chức thì nằm trong labor force. Nhưng tại sao định nghĩa công chức lại loại trừ quân nhân chuyên nghiệp? 
tinh giản biên chế, nhà nước

Những vấn đề như thế này cần làm rõ, còn nếu không thì chúng ta sẽ loay hoay, ngụy biện không biết trong số những người nhận lương từ ngân sách nhà nước thì bao nhiêu là công chức đích thực? Theo nguyên tắc của tài khoản quốc gia, quân đội tạo ra dịch vụ bảo vệ an ninh quốc gia.
Thực tế hiện nay, thuế của người dân đang “phải cõng” số người hưởng lương và phụ cấp có tính chất “bao cấp” là hơn 10 triệu người. Nền kinh tế chúng ta đang phải chịu những khoản chi không nhỏ để nuôi dưỡng bộ máy của các tổ chức chính trị song trùng, với cơ cấu hành chính  từ cấp phường trở lên. Đây là vấn đề rất “tế nhị”, nói ra dễ đụng chạm nhưng nếu không nhìn thẳng vào sự thật (vì con số biết nói) thì hậu quả nguy cơ “vỡ trận tài chính ” không chỉ  còn là cảnh báo!
Chỉ như “gãi ngứa”!
Theo  Quyết định số 2285/QĐ-TTg ngày 26/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ, thì số lượng biên chế công chức, không bao gồm công an, quân đội và công chức xã  là 281.714 người.
Tổng biên chế (không kể dự phòng) là 275.107 người.
Nhưng con số thống kê chung ở tất cả các khu vực còn cao hơn thế. Làm phép tính nhẩm sẽ thấy:                       
- Cán bộ hành chính thuộc bộ. Con số này tương đương với 275 ngàn trong biên chế không gồm cán bộ xã mà  quyết định nói trên của Thủ tướng đã đưa ra.
- Các tổ chức chính trị, đoàn thể (cũng ăn lương biên chế): Con số thực sự là bao nhiêu?
- Các thành phần khác như quân đội, công an?
- Cán bộ cấp xã?  Việt Nam có 11.148 xã, phường. Theo một số báo chí, biên chế xã, phường có khoảng 257.000 (theo thống kê của Một thế giới, ngày 07/02).
Từ những con số thống kê nói trên sẽ cho thấy rất rõ, liệu có thể thực sự tinh giản được hết không? Và tinh giản bao nhiêu cho đủ?
Bộ Nội vụ cần mạnh dạn đi sâu phân tích tìm ra nguyên nhân nào dẫn đến biên chế ngày càng phình ra như “u bướu ung thư”, để chữa cái đang xảy ra, đồng thời chữa cái nguyên nhân tạo ra u bướu thì mới thực hiện nổi ý định ban đầu là giảm 100.000 biên chế (mặc dù nếu đi sâu phân tích thống kê thì con số này chỉ như muối bỏ biển).
Trước hết là bắt nguồn từ các tiêu cực trong công tác tuyển dụng. Văn kiện Đại hội Đảng đã phải đề cập đến tình trạng mua quan, bán chức. Trong dư luận xã hội đã đề cập đến cách tuyển dụng theo tổng kết dân gian là căn cứ vào “phả hệ, tiền tệ, quan hệ, đồ đệ, trí tuệ”. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn năng lực, phẩm chất đội ngũ công chức trong bộ máy quản lý không đáp ứng được yêu cẩu.
Một biểu hiện cụ thể của thực trạng đó là tuy có thể cập nhật kết quả hoạt động kinh tế hàng tháng, hàng quý, hàng năm  nhưng Bộ Tài chính chỉ có thể trình Quốc hội để thông qua quyết toán ngân sách chậm hàng năm. Đó là chưa kể tình hình các thông tin, số liệu thu thập không chuẩn xác dẫn đến tình hình không đánh giá được đúng thực trạng của nền kinh tế để có giải pháp đúng đắn. Do đó, định hướng tinh giản biên chế phải hướng vào việc tinh giản những người không có đủ năng lực và phẩm chất  nhưng vẫn được tuyển dụng theo kiểu "5c".
Cái gốc của vấn nạn "phình động mạch" hay càng giảm càng phình to bộ máy hành chính nằm ở quan điểm Nhà nước muốn kiêm cả kinh tế, chính trị.
Nếu áp dụng đúng mô hình Nhà nước pháp quyền + Thị trường đích thực+ Xã hội công dân thì chẳng cần bộ máy cồng kềnh của các tổ chức khác, mọi việc vẫn chạy ro ro?
(Còn nữa)
Xem bài cùng tác giả
Người Việt hạnh phúc do... biết thân, biết phận
Một trong những lý do khiến đôi khi Việt Nam  được xếp hạng cao ở một vài bảng xếp hạng “cảm nhận hạnh phúc”, có lẽ do người Việt cũng “biết thân, biết phận” nên không đòi hỏi, kỳ vọng nhiều.

Quan hệ thương mại Việt – Trung ngậm ngùi như thế nào?

Bài ca “thăng thiên” hay “vượt xà”?
Có lẽ trong quan hệ thương mại toàn cầu, chưa có nền thương mại nào lại “thăng thiên” như buôn bán của Việt Nam với Trung Quốc. Mức “xà” cam kết kim ngạch hai chiều luôn được nâng lên gấp đôi, gấp ba và đều vượt thời gian, càng ngày càng lệch đến nay đã “quá tam ba bận”.
Khi khởi động lại quan hệ sau những năm chiến tranh biên giới, hai bên đặt mốc 2 tỉ USD vào năm 2000, nhưng ngay năm ấy mậu dịch song phương đạt 2,5 tỉ USD. Từ đó lạc quan rằng đã “tạo tiền đề tốt đẹp đưa quan hệ thương mại hai nước bước vào thế kỉ XXI”. Đây là lần thứ nhất “vượt xà”.
Trước tình thế mới lại đặt mục tiêu 5 tỉ USD vào năm 2005, nhưng ngay 2004 đã đạt 7,2 tỉ USD. Đây là lần thứ hai vượt cam kết. Cũng từ năm này, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam – chiếm 14,8% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Mức xà được nâng lên 20 tỉ USD vào năm 2010, nhưng năm 2008 đã đạt 20,18 tỉ USD. Đây là lần vượt thứ ba.
Có lẽ vậy, nên hai bên đều đĩnh đạc tuyên bố: “Quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam – Trung Quốc đã có những bước phát triển nổi bật cả về chiều rộng lẫn chiều sâu”. Trước thần tốc đó, lại cam kết tới năm 2015 nâng lên 60 tỉ USD. Vừa “nhất hô đã bách ứng” rằng “mục tiêu đó là rất khả thi và có thể đạt cao hơn”. Với “Tình hữu nghị mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững” tiên đoán đó chỉ “từ… đúng trở lên”.
Bên này “cười nụ”, bên kia “khóc thầm”
Đáng ra phải hãnh diện vì ta có đối tác thương mại lớn nhất là nền kinh tế đứng thứ hai thế giới lại cùng chí hướng, tương lai rực sáng, bận tâm gì đến tụt hậu, chỗ dựa vững chãi lo gì đến tồn vong? Nhưng nếu bới cái “bọc” hai chiều đó, tường tận xuất khẩu (XK), nhập khẩu (NK), mới tá hoả một bên “cười nụ”, bên kia “khóc thầm”…
Lẽ thường, chỉ ngợi ca “kim ngạch hai chiều” khi hai nền kinh tế tương đồng, bên này được phát huy lợi thế, bên kia cũng trổ hết tiềm năng. Nhưng điều đó là không thể khi Việt Nam giao thương với Trung Quốc. Cái giá phải trả cho “hai chiều” là kim ngạch càng tăng, thặng dư càng đắp cao cho phía bên kia, thâm hụt càng lún sâu ở phía ta và tài nguyên khoáng sản càng chóng cạn kiệt.
Trung Quốc thực sự là “lò” NK số 1 và cũng là “ổ” nhập siêu (NS) mạn tính lớn nhất của Việt Nam. Còn phần XK của Việt Nam sang Trung Quốc đứng thứ tư sau Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản. Năm 2013, XK của Việt Nam sang Trung Quốc chỉ bằng 55% XK của Việt Nam vào Hoa Kỳ. Cũng năm 2013, XK của Việt Nam sang Trung Quốc chỉ chiếm 9,9% tổng kim ngạch XK của Việt Nam, còn Việt Nam NK từ đại lục chiếm tới 28% tổng kim ngạch NK của cả nước.
Đồ chơi trẻ em xuất xứ từ Trung Quốc được bày bán nhan nhản trên phố Lương Văn Can (Hà Nội).
Đồ chơi trẻ em xuất xứ từ Trung Quốc được bày bán nhan nhản trên phố Lương Văn Can (Hà Nội).
Nhập siêu “phi mã”, chỉ xuất hàng thô
NK của Việt Nam lớn nhất từ Trung Quốc, lớn hơn từ cả Châu Á và từ tất cả các thị trường (*) ít ai biết, còn tốc độ phi mã của NS từ Trung Quốc càng ít người biết. Năm 2001, nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc là 200 triệu USD, năm 2013 lên 23,6 tỉ USD, gấp 118 lần. 4 năm (2010 – 2013) Việt Nam chỉ XK sang Trung Quốc được 44,8 tỉ USD; nhưng phải NK từ Trung Quốc  110,6 tỉ USD, NS là 65,8 tỉ USD, tỉ lệ NS là 146%. Vậy là trong cái “thương mại hai chiều” thì tương quan Việt Nam/ Trung Quốc là 1/2,5
“Phi mã” còn không hiểu vì sao Trung Quốc trúng thầu hầu hết các dự án nhiệt điện, “hội chứng thủy điện”, công trình thế kỉ, hạng mục chính của cơ quan cơ mật quốc gia. Đúng như thời cao trào ta tha lôi “nhà máy đường, xi-măng lò đứng”, họ vồ lấy để đổ máy móc kĩ nghệ thấp, đến hạn thanh lí vào và “bán kèm” phu hồ, thợ bốc vác lẩn vào danh sách “chuyên gia hảo hạng”. Kết cục là các công trình chậm tiến độ, máy móc công suất thấp, thiết bị chóng hỏng, chưa kể các nghi ngại lâu dài… Còn la liệt các dự án đầu tư lắp ráp ô-tô, xe máy, chế biến thức ăn gia súc, đóng giày…, thực ra chỉ là nhờ đất ta làm bãi gia công, đổ chất thải, hưởng lãi suất thấp khi XK. Khi nước họ đang hạn chế xe máy thì lại đùn lắp ráp xe máy vào Việt Nam, thứ xe rẻ, rất mau rệu rã.
“Phi mã” vì nhiều ngành sản xuất hàng chủ lực của ta, nhất là làm hàng XK đều phụ thuộc vào nguyên, phụ liệu từ Trung Quốc khoảng 60% trở lên, đồng nghĩa với việc họ khống chế giá, phẩm cấp, chủng loại, điều tiết nhịp độ sản xuất.
“Phi mã” vì ra ngõ gặp hàng Tàu, cần bao nhiêu cũng chiều, thượng vàng hạ cám có tuốt.
Hàng Tàu hiên ngang gắn nhãn chữ Hán đã đành, lại có loại không cần mác như chất tăng trọng siêu tăng, gia vị siêu tốc, chất bảo quản siêu thời hạn, rồi thủ thuật hô biến hàng Tàu thành hàng ta như khoai tây Tàu bôi đổi màu vỏ thành khoai tây Đà Lạt, trứng gà bên kia, tẩy trắng vỏ thành trứng gà ta. Nhiều thiết bị điện tử, mĩ phẩm, hàng tiêu dùng khác có nguồn gốc Trung Quốc được Việt hóa. Khi họ cần đổ hàng sang thì giả danh hàng Việt, nhưng loại hàng nào ta XK danh tiếng, họ nẫng tay trên thương hiệu, theo kiện “được vạ thì má sưng” như cà – phê, Vinamit…
Góp vào “phi mã” còn có cả thóc giống. Tự hào là một quốc gia có nền văn minh lúa nước, trong Nam, ngoài Bắc viện nghiên cứu bày đặt đủ đầy, giải mã thành công 36 giống lúa bản địa Việt Nam, XK gạo vào TOP đầu thế giới, cử chuyên gia đi khắp đó đây, nhưng hằng năm phải nhập hơn một nghìn tấn lúa lai lổn nhổn. Nghe ta thán rằng, lúa lai nhập từ Tàu, chỉ sai hạt một vụ, vụ sau tụt hẳn. Năm nào cũng phải nhập là vậy. Nhà nông còn quen xài thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, máy bơm, dụng cụ làm đất của… Tàu.
Cùng góp vào “phi mã” còn có cả việc lợi dụng chính sách định mức hàng mua tại chợ biên giới được miễn thuế, bà con ta cứ như kiến tha về đầy tổ. Chợ biên giới Móng Cái, Quảng Ninh hằng ngày đông nghẹt thương lái Trung Quốc sang không phải là để bán hàng Việt Nam.
Đến nay có tới hơn 40 nhóm hàng được NK từ Trung Quốc với kim ngạch đáng kể. Trong đó có 5 nhóm hàng từ 1 tỉ USD trở lên gồm máy móc, dụng cụ và linh kiện; điện thoại và linh kiện; máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; vải, sắt thép. Phần lớn hàng hóa NK từ Trung Quốc đều đạt kim ngạch từ vài chục đến vài trăm triệu USD/nhóm hàng. (Còn tiếp)
(*) NK, NS của Việt Nam lớn nhất từ Trung Quốc, lớn hơn tất cả các thị trường cộng lại
Nguyễn Duy Nghĩa

Nghĩa trang liệt sĩ nơi biên giới - Bỏ Đảng vì 'nhiều lý do khác nhau' - Dân một đằng, chính quyền một nẻo

Bỏ Đảng vì 'nhiều lý do khác nhau'

Ông Đặng Xương Hùng nói ông đã theo Đảng Cộng sản 30 năm
Cựu lãnh sự Việt Nam ở Thụy Sỹ, ông Đặng Xương Hùng, nói với BBC có nhiều yếu tố khác nhau khiến ông rời bỏ Đảng Cộng sản và xin tị nạn chính trị ở Thụy Sỹ.

Ông nói ông đã có 30 năm theo Đảng Cộng sản và đã phải quyết định "đi nốt con đường còn lại hoặc tỏ thái độ".

Một trong những lý do khiến ông rời bỏ Đảng là những thay đổi mà ông và nhiều người mong đợi đã không đến trong lần sửa đổi Hiến Pháp vừa qua.

"Cái thay đổi đó nó phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, nó phù hợp với yêu cầu của cả dân tộc, nó phù hợp với xu thế chung của cả thế giới hiện nay, ông Hùng nói.

"Ta đã sang đến thế kỷ 21 rồi mà vẫn còn Chủ nghĩa Mác Lê-nin, vẫn còn tương tự như Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Cuba thì ra nước ngoài thật ngượng."

Khi được hỏi về lý do chính khiến ông có quyết định "tỏ thái độ" khi đã ngoài 50 và có nhiều năm làm việc trong ngành ngoại giao và liên quan những đồn đoán về những lý do cá nhân như vợ và con ông đã đang ở Thụy Sỹ, ông nói:

Cựu lãnh sự giải thích lý do xin tị nạn
"Thật ra tôi không loại bỏ bất cứ yếu tố nào cả.

"Bởi vì từ bỏ những yếu tổ đó là từ bỏ những sự thúc đẩy của quyết định của mình bởi vì quyết định của mình là sự giằng xé rất nhiều những yếu tố khác nhau, từ yếu tố quan điểm chính trị của mình cho đến yếu tố giàn xếp vấn đề gia đình, cho đến những yếu tố giằng xé quan hệ bạn bè rồi những yếu tố về đồng nghiệp, sự quan hệ với nhau bởi vì sự ra đi của mình có thể làm cho một số người rất khó xử.

"Tôi có thuận lợi hơn là tôi có vợ con ở bên này và cái đó là yếu tố thuận lợi hơn so với người khác để mình dễ vượt qua, dễ tỏ thái độ của mình."

Ông Hùng nói vợ ông và hai con sống và học tập ở Thụy Sỹ từ năm 2000 khi ông tới làm việc ở Bỉ lúc con trai ông mới chín tuổi và con gái ba tuổi.

Cựu lãnh sự nói thêm người thân của ông ở Việt Nam rất lo lắng và khuyên ông không nên nói thêm nữa trong khi "nhiều bạn bè im lặng và không có trao đổi tiếp tục nữa."

Ngoại giao 'kênh' với công an

Đề cập tới phiên điều trần nhân quyền hôm 5/2 của Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc, ông Hùng đánh giá Hà Nội đã có tiến bộ khi cả Thứ trưởng Hà Kim Ngọc và Đại sứ Nguyễn Trung Thành đều khẳng định phiên kiểm điểm nhân quyền vừa qua là trao đổi "hai chiều" và Việt Nam cũng cần "lắng nghe" ý kiến của các nước khác.

Nhưng ông nói ở Việt Nam có sự "kênh nhau giữa các bộ ngành" trong cách ứng xử về nhân quyền.

"Bộ Ngoại giao trong chừng mực nhất định họ cũng rất quan tâm đến nhân quyền cho người dân và người ta cũng rất quan tâm đến lo ngại của cộng đồng quốc tế đối với tình hình nhân quyền trong nước," ông Hùng nói.




Bộ Ngoại giao trong chừng mực nhất định họ cũng rất quan tâm đến nhân quyền cho người dân và người ta cũng rất quan tâm đến lo ngại của cộng đồng quốc tế đối với tình hình nhân quyền trong nước. Tuy nhiên sự mong muốn đó của Bộ Ngoại giao không hẳn gặp phải sự đồng tình của các bộ khác, thí dụ Bộ Công an, Quốc phòng ... đều có những mục tiêu khác."

Cựu lãnh sự Đặng Xương Hùng
"Tuy nhiên sự mong muốn đó của Bộ Ngoại giao không hẳn gặp phải sự đồng tình của các bộ khác, thí dụ Bộ Công an, Quốc phòng ... đều có những mục tiêu khác."

Cựu lãnh sự nói đối với một số chính trị gia Việt Nam "sự tồn vong" của Đảng được ưu tiên hơn "hòa nhập quốc tế" và ưu tiên này được đẩy lên cao trong thời gian gần đây.

Theo ông, Bộ Ngoại giao đã có những can thiệp để không xảy ra những vi phạm nhân quyền, những vụ bắt bớ mỗi khi Việt Nam cần có quan hệ tốt với các nước, nhất là Hoa Kỳ nhưng Bộ Công an có thể không nghe theo vì những lý do của riêng họ.

"Các bộ không bị ảnh hưởng về lợi ích mà chỉ có nhân dân là người được đưa ra làm vật bố thí cho căng thẳng giữa bộ này với bộ kia," ông Hùng nói.

Khi được hỏi về sự chi phối của Bộ Công an với những người công tác ở nước ngoài như trong thời gian ông làm lãnh sự ở Thụy Sỹ từ năm 2008-2012, ông Hùng nói tầm ảnh hưởng của công an Việt Nam không lớn bên ngoài lãnh thổ Việt Nam.

Ông nói vai trò của công an ở các cơ quan ngoại giao chủ yếu là quản lý xuất nhập cảnh các đối tượng mà Việt Nam "không thích".

Ông dẫn ra trường hợp một linh mục 85 tuổi từng phục vụ trong chế độ cũ muốn từ Thụy Sỹ về Việt Nam sinh sống nhưng không thể nhập cảnh dù đã được cấp visa.

Tuy nhiên ông cũng nói ông đã can thiệp để tên của linh mục được đưa ra khỏi danh sách cấm nhập cảnh do hoàn cảnh đã thay đổi.

Ông Hùng nói với BBC ông hy vọng Thụy Sỹ sẽ chấp nhận đơn xin tị nạn của ông trên tinh thần tôn trọng nhân quyền.
Theo BBC

-’Dân một đằng, chính quyền một nẻo’

BBC


Trong lịch sử Việt Nam, dân chở thuyền nhưng cũng có thể lật thuyền
Bất cứ một chính thể nào nếu bị dân quay mặt đi và không ủng hộ sẽ không có cơ hội tồn tại, theo ý kiến của một nhà xã hội học từ Việt Nam.
Lịch sử cho thấy các chính thể cộng sản ở Liên Xô cũ và khối Đông Âu trước đây, và các nước độc tài ở Bắc Phi và Trung Đông trong Mùa Xuân Ả-rập gần đây sụp đổ vì “xa rời” nhân dân, ông Nguyễn Đức Truyến nói.
Theo ông, từng có nhiều triều đại hùng hậu ban đầu trong lịch sử Việt Nam, nhưng đã không tránh khỏi suy vong khi đánh mất sự ủng hộ của nhân dân, những người như lời Nguyễn Trãi nói là có thể “chở thuyền và cũng có thể lật thuyền”.
Trao đổi với BBC hôm 09/2/2014 từ Hà Nội, ông Nguyễn Đức Truyến, nguyên Trưởng phòng Xã hội học Văn hóa, Viện Xã hội học Việt Nam cho rằng không có một chính thể, thể chế, đảng phái chính trị nào có thể thoát khỏi một quy luật khách quan.
Họ sẽ bị đào thải nếu đặt quyền lợi tối thượng của mình lên trên quyền lợi, lợi ích của nhân dân, dân tộc và đất nước, ông nói.
“Những thiết chế đã sụp đổ thực sự là những thiết chế đã xa dân…”

Dân tộc Việt Nam nói như là tử vi ‘tôi sinh vào giờ ấy thì chẳng làm được gì nên hồn cả’, thì tôi nghĩ không đúng
Tức là thiết chế đó chỉ hướng vào phục vụ bản thân chính thể của nó thôi, còn nó không chú ý gì đến đời sống của người dân, những nguyện vọng của người dân, cho nên dần dần người ta quay lưng lại, người ta không ủng hộ nó nữa,”
“Khi người dân đã quay lại bất hợp tác với hệ thống chính trị đó, thì hệ thống chính trị đó, cho dù thế nào, cũng không thể nào giữ được, không thể ổn định được và bản thân nó tự sinh ra lủng cũng, sinh ra mâu thuẫn và đi đến tự sụp đổ.”

Ưa ổn định hơn đột biến?

Gần đây, một nhà Việt Nam học từ Sài Gòn, giáo sư Bấm Trần Ngọc Thêm nêu quan điểm cho rằng Việt Nam có xu hướng ưa một sự chuyển đổi xã hội và thể chế “từ từ, không xáo trộn” hơn là “đột biến”, có thể gây “đổ vỡ lớn” như ở phương Tây.
Hôm 31/01/2014, giáo sư Thêm, hiện là Giám đốc Trung tâm Văn hóa học Lý luận và Ứng dụng, Đại học Quốc gia TPHCM, nói với BBC:
“Đặc biệt với Việt Nam, nó là nền văn hóa âm tính, và cách biến đổi của nó là từ từ, không xáo trộn, không gây những đổ vỡ lớn. Trừ những giai đoạn xung đột bên trong bên ngoài, ví dụ như chống giặc ngoại xâm, thì nó lại là chuyện khác, còn khi nội bộ với nhau thì nó là sự biến đổi từ từ.”
Bình luận về quan điểm này, ông Nguyễn Đức Truyến nói:
“Tôi không đồng ý, vì vấn đề chứng minh cái đó thì không có gì chứng minh điều đó cả. Nhưng tôi lại nghĩ rằng người Việt Nam rất hay có đột biến, Cách mạng Tháng Tám là đột biến…
“Chúng ta không nói đến những nguyên nhân, không nói đến những yếu tố này, yếu tố kia, nhưng tại sao các nước khác vẫn còn đang trong vòng nô lệ, thì Việt Nam đã là nước đầu tiên thoát ra khỏi vòng nô lệ ngay sau thời kỳ Thế chiến thứ Hai, còn trước cả Trung Quốc?”
Tiến sỹ Truyến cho rằng dân tộc Việt Nam không phải là một ‘dân tộc cam chịu’ mà trái lại là một dân tộc ‘bất khuất’ qua suốt quá trình lịch sử quốc gia, dân tộc tới nay.
“Dân tộc Việt Nam nói như là tử vi ‘tôi sinh vào giờ ấy thì chẳng làm được gì nên hồn cả’, thì tôi nghĩ không đúng.”
Đầu năm Giáp Ngọ, tiến sỹ kinh tế Phạm Chí Dũng, một cây bút đấu tranh dân chủ từ Sài Gòn cho rằng một kịch bản “chuyển đổi êm dịu” mà ít nhiều tương tự cách nhìn của giáo sư Thêm đặt ra là rất khó thực hiện được khi chính quyền không giải quyết tận gốc các bất công xã hội.
Ông Dũng giải thích với BBC hôm 02/2/2014 rằng mô hình giải quyết điểm nóng của chính quyền từ nhiều năm về trước, hiện đã không còn phát huy tác dụng nữa.
Ông bày tỏ quan ngại rằng nhiều vụ xung đột với số đông người dân, dân oan tham gia có thể trở thành các thách đố thực sự với chế độ từ nay trở đi.

Thiếu kịch bản

Ông Dũng nói: “Tôi có cảm giác rằng chưa có một kịch bản hoàn hảo nào từ phía chính quyền được đặt ra để giải quyết những điểm nóng như vậy,
“Mặc dù lý thuyết về điểm nóng, giải quyết xung đột về điểm nóng đã đặt ra từ năm 2000, đặc biệt để giải quyết những phong trào đất đai, về dân oan đất đai, nhưng thực tế đã chứng nghiệm rằng lý thuyết giải quyết điểm nóng của các cơ quan chính quyền Việt Nam là không thành công.”

Các cuộc xuống đường ở Campuchia thu hút hàng nghìn người
Theo tiến sỹ Dũng, trong năm qua có những phong trào đấu tranh của người dân, như tại một huyện ven biển tỉnh Quảng Ngãi, đã buộc ban lãnh đạo tỉnh phải trực tiếp xuống địa phương đối thoại với dân.
Ông đặt vấn đề, nếu không có phương thức giải quyết thỏa đáng, những con số “một ngàn” như vậy có thể mở rộng thành “hàng chục ngàn” như ở Campuchia, và thậm chí tăng triển thành “cả triệu người” như ở Thái Lan, thì vấn đề sẽ thực sự trở nên rất khó giải quyết hơn cho chính quyền.

Vẫn còn hai mặt?

Đầu năm 2014, trong các thông điệp chính trị đưa ra dịp Tết, Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước và Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đều bày tỏ quyết tâm đẩy mạnh dân chủ, chống tham nhũng và khắc phục lòng tin của người dân với Đảng Cộng sản.
Các phát biểu được đưa ra trong bối cảnh Việt Nam chuẩn bị kiểm điểm về thành tích nhân quyền tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc (UPR) 2014 ở Genava, và muốn ký kết Hiệp định Đối tác Hợp tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Tuy nhiên, theo dõi tình hình nhân quyền ở trong nước mấy năm trở lại đây, một số nhà quan sát cho rằng chính phủ dường như vẫn còn có khoảng cách giữa nói, hứa và làm, giữa có luật và thực hiện nghiêm túc luật trên thực tế.
Hôm 6/2, nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội, luật sư Trần Quốc Thuận nói với BBC:
“Pháp luật, chỉ vô hình thức, thì nhìn đâu cũng thấy có, nhưng mà rõ ràng khi áp dụng thì tùy tiện, pháp luật mù mờ và chưa có một điều luật bảo vệ quyền, nhân quyền của người công dân một cách thực sự.”
Theo luật sư Thuận, nhiều quyền cơ bản của người dân vẫn còn bị hạn chế, nhất là về các quyền tự do bầu cử, tự do báo chí, quyền phản biện với các chính sách luật pháp hiện hành chứ không chỉ là những dự thảo, dự án chính sách, luật pháp.
Ông nói:
“Luật pháp Việt Nam, cái mà người ta đang nói nhiều là quyền mang tính phổ quát nhất là được quyền ứng cử và bầu cử, mà bầu cử trên báo chí công khai, nhiều người cũng nói công khai rồi là ‘Đảng cử, dân bầu’, chứ không có một cuộc ứng cử thực sự ở Việt Nam.”

Đặng Huy Văn - Nghĩa trang liệt sĩ nơi biên giới


Đặng Huy Văn: Chỉ còn đúng một tuần lễ nữa là tới dịp kỷ niệm tròn 36 năm ngày bọn bành trướng Bắc Kinh dùng hơn 50 vạn quân tràn sang xâm lược 6 tỉnh Biên Giới phía Bắc của nước ta gồm Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lao Cai, Lai Châu. Khoảng 5 giờ sáng ngày 17/2/1979, hàng chục vạn quân Trung Quốc đã bất ngờ tràn qua Biên Giới giết chết hơn 10 ngàn dân thường trong đó chủ yếu là ông bà già, phụ nữ và trẻ con. Đặc biêt, vì giặc Tàu tấn công đột ngột vào lúc sáng sớm nên nhiều đơn vị biên phòng và tự vệ của ta đang ngủ đã bị giặc Tàu sát hại một cách dã man. Nhiều người nay vẫn chưa tìm thấy xác do bị thất lạc, hoặc do đường biên giới bị giặc Tàu lấn vào đất ta nên nhiều xác còn kẹt lại trên phần đất đang bị Trung Quốc chiếm đóng.

Sau năm 1979, các tỉnh biên giới đã xây các Nghĩa Trang Liệt Sĩ cho bộ đội ta hi sinh trong cuộc Chiến Tranh Biên Giới Việt Trung để qui tập gần 10 ngàn liệt sĩ. Nhưng thật kỳ lạ là từ sau Hội Nghị Thành Đô 1990(1), đảng ta đã cấm không cho nhân dân vào thắp hương và viếng mộ các liệt sĩ, kể cả vào ngày thương binh liệt sĩ 27/7 và ngày 17/2 hàng năm vì sợ mất lòng “các đồng chí” lãnh đạo đảng cộng sản Trung Quốc “anh em”. Ngay tại đài tưởng niệm Liệt Sĩ Ba Đình Hà Nội, ngày 17/2/2013 năm ngoái, các cảnh vệ cũng đã nhận được mật lệnh ngăn không cho đồng bào ta mang vòng hoa vào thắp hương kính viếng các hương hồn Liệt Sĩ chống Tàu tại đó.

Trong khi các Nghĩa Trang Liệt Sĩ nơi Biên Giới phía Bắc giờ đây đã hoang tàn không được tu bổ đang ngày càng xuống cấp nghiêm trọng thì đồng chí Chiêu Thống họ Nguyễn vừa giao cho PTT Hoàng Trung Hải 25 tỷ đồng để xây dựng lại một nghĩa trang lính Tàu tại thị xã Mường Lay có 52 mồ giặc. Thật đau thương và oan khuất cho 10 ngàn Liệt Sĩ Việt Nam đã ngã xuống trong cuộc chiến tranh bảo vệ Biên Giới Phía Bắc của Tổ Quốc trước giặc cộng sản Trung Quốc xâm lược!


NGHĨA TRANG LIỆT SĨ NƠI BIÊN GIỚI
(Kính viến hương hồn các Liệt Sĩ chống Tàu)

Nghĩa Trang Liệt Sĩ nơi Biên Giới
Xuân về buồn lắm các anh ơi!
Bên mộ chỉ nhành hoa sim tím
Lưu luyến đời trai trẻ một thời!

Nằm giữa cõi thiêng nơi vắng vẻ
Còn chăng xác lạc ở ven đồi?
Heo hút mồ hoang chờ tiếng mẹ
Ôm nắm đất cằn khóc “con ơi!”

Các anh nằm lại từ năm đó(2)
Ba sáu mùa xuân đã qua rồi
Hỏi cấp tỉnh huyện nào dòm ngó
Ai người hương khói cắm hoa tươi?

Từ ngài Chiêu Thống mang họ Đỗ
Nguyên cai giết mổ lợn một thời
Sợ hãi thiên triều sang xiết nợ
Không còn tiền cắc để mua xôi!

Đến đời Chiêu Thống thời Lê khả
Biển đảo đất liền ký nhượng không
Dâng biển, trao đất nhằm khẳng định
Đảng trên Tổ Quốc - đảng là ông!

Đến đời Chiêu Thống Nông mới lạ
Đón giặc Tàu sang bán đất rừng
Bô xít Tây Nguyên Nông nhượng cả
Để Tàu ban tước sắc phong vương!

Đến Chiêu Thống Nguyễn nay kiên quyết
Cấm dân Biên Giới viếng nghĩa trang
Bởi các anh xua “tình đồng chí”
Đuổi “tình hữu nghị hở môi răng”!(3)

Cho nên năm ngoái người viếng mộ
Đã bị Nguyễn sai cả công an
Không cho đồng bào lên biên giới
Nơi sau 79 dựng Nghĩa Trang

Mà nay lại cấp hàng chục tỷ
Xây lại nghĩa trang của lính Tàu(4)
Xưa sang “giúp đảng” rồi bỏ xác(5)
Bởi nể “cha già” quý thân Mao!

Còn xác lính ta thôi đành chịu
Quạ tha, chó gặm cả đầu lâu
Ai bảo bắn Tàu năm 79
Làm buồn lòng “bác”, đảng mình đau…

Đứng trước Nghĩa Trang tôi bật khóc
Dù chẳng anh em chẳng họ hàng
Mà tim ứa máu lòng quặn thắt!
Bởi ai đời mẹ trắng khăn tang?

Hà Nội, 10/2/2014
Ts. Đặng Huy Văn


(1). ĐỌC LẠI HỒ SƠ BÁN NƯỚC: HỘI NGHỊ THÀNH ĐÔ 1990
(2). Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979 – Wikipedia tiếng Việt
(3). “Bác” Hồ từng nói: “Tinh hữu nghị Việt Trung như môi với răng, môi hở thì răng lạnh”.
(4). Phó thủ tướng gốc Tàu Hoàng Trung Hải đổ tiền tỷ xây nghĩa trang ...
(5). Trong thập niên 1960, “bác” Hồ đã mời 32 vạn bộ đội Trung Quốc sang đóng quân trên Miền Bắc Việt Nam để giúp ta đánh Mỹ dưới danh nghĩa “sang giúp làm đường”.

Muốn Làm Văn Hóa, Tất Phải Có Văn Hóa !

Từ thời hồng hoang, hầu như dân tộc nào cũng có các nghi lễ Hiến Sinh, tức "Hiến Tế Bằng Vật Sống".

"Vật Sống" ấy ban đầu chính là con người. Thông thường, người bị / được "hiến sinh" là những tù binh, nô lệ, những kẻ có thân phận, địa vị thấp kém ... ; nhưng đôi khi, trong những dịp đặc biệt, lại là những con người được yêu quý, trân trọng trong gia đình, thị tộc, bộ lạc, nhà nước ... cử hành nghi lễ ấy, như đồng nam, đồng nữ, hoàng hậu, hoàng tử, công chúa ... vv ...

Trong kinh Cựu Ước có chép việc Abraham đã dùng chính người con một yêu dấu Yzac của mình để hiến tế đức Chúa Trời, nhưng sau đó Chúa Trời đã hiện ra ngăn chận, và thay thế lễ vật hiến tế bằng một con cừu. Điều đó được xem như là một cột mốc trên con đường phát triển văn minh của xã hội loài người ...

Các vua chúa, quý tộc phương Đông ngày xưa khi chết đi cũng thường được "tùng táng", "tùy táng" theo bằng những người sống, vật sống, vật thật ..., nhưng dần dần theo đà phát triển văn minh, đã được thay thế bằng những hình nhân, đồ tùy táng bằng gốm mang ý nghĩa biểu tượng, và cho đến ngày nay là hàng mã được sử dụng trong khắp dân gian ...

Những lễ hội "đâm trâu", "chém lợn" còn tồn tại ở Việt Nam cần bị xem là dấu vết của tình trạng kém văn minh ...

GS.TS Ngô Đức Thịnh – Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia cho rằng :

Chỉ có những người không hiểu gì về lễ hội, hay về những ý nghĩa của nó mới cho rằng đó là những lễ hội "man rợ".

Nhưng dường như ông đã lầm lẫn giữa "Lễ Hội Ăn Trâu" và "Lễ Hội Đâm Trâu" của xã hội Tây Nguyên. Người Tây Nguyên có nhiều lễ hội lớn nhỏ, từ "Ăn Gà" là lễ hội nhỏ, "Ăn Heo" là lễ hội vừa, đến "Ăn Trâu" là lễ hội lớn, trong đó, gà, heo, trâu bị giết thịt theo cách thức thông thường ... Các lễ hội này diễn ra thường xuyên theo vòng đời con người : sinh ra, trưởng thành, chết đi ... ; hay theo chu kỳ thiên nhiên : mùa màng, mưa nắng ... Còn "Lễ Hội Đâm Trâu", trong đó con trâu bị đâm chém dã man cho đến chết, một cái chết đến từ từ trong đau đớn, thì không theo một chu kỳ nào cả, mà chỉ được tổ chức nhân những dịp thật đặc biệt, như "thắng trận" chẳng hạn ... Mà ngày nay, xung đột giữa các buôn làng đã chấm dứt, nên "Lễ Hội Đâm Trâu" hầu như không còn lý do để tồn tại. Những cái đầu làm văn hóa dốt nát và quan liêu đã buộc người Tây Nguyên phải làm "Lễ Hội Đâm Trâu" trong những dịp liên hoan, "festival", cho bọn chúng, trong đó có ông, hách dịch và chễm chệ ngồi xem, chính là một hình thức cưỡng bức văn hóa ...

Còn nguồn gốc của "lễ hội chém lợn" thờ Thành Hoàng làng tại Ném Thượng : Một là câu chuyện dã sử liên quan tới danh tướng Đoàn Thượng cuối thời Lý : Khi Trần Thủ Độ soán ngôi Lý Huệ Tông, tướng Đoàn Thượng đã hưng binh chống lại Trần Thủ Độ và bị thua chạy lên tận làng Niệm Thượng. Thời ấy, rừng núi hoang vu, lợn rừng nhiều vô kể mà lương thảo lại thiếu thốn. Quân tướng Đoàn Thượng đã phải chém lợn nuôi quân. Hai là câu chuyện xưa kia có một tên trộm, bị dân làng truy đuổi phải trốn lên rừng, bị nhốt lâu ngày không có lương thực mà phải giết lợn rừng sống qua ngày, rồi trải qua thời gian, không hiểu vì lý do gì mà trở thành Thành Hoàng, được thờ trong đình làng. Với những nguồn gốc như thế, thì việc hiến tế hoàn toàn có thể được chuyển sang hình thức biểu tượng, như làm một con lợn giấy thật to, trang trí thật sặc sỡ bằng hoa lá bánh trái để người dự hội có thể "thụ lộc" mang về ..., hay làm những con lợn bằng xôi, bằng bánh, bằng tranh dân gian Đông Hồ ... để phân phát "lộc" cho người dự hội ..., tránh cảnh giết chóc máu me man rợ, cổ súy bạo lực trong những ngày đầu năm, nhằm xây dựng một nền văn hóa hiếu hòa, thích hợp với thời kỳ hòa bình và phát triển của đất nước, dân tộc ...

Từ "vô thần" cực đoan, đả phá vô tội vạ mọi tín ngưỡng, rồi lại chuyển qua "hữu thần" cực đoan, cổ súy vô tội vạ mọi tín ngưỡng, cho thấy một xã hội chao đảo ... Chao đảo mãi, tất cuối cùng sẽ quỵ ngã ...

Cổ súy những lễ hội máu me, bạo lực, có lẽ cũng nằm trong ý chí của một nhà nước hiếu chiến chăng !? Khi mà cứ mỗi độ Tết đến Xuân về, lại rêu rao các "chiến công" núi xương sông máu "tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân" - "Một dải khăn tang cho Huế và đồng bào Miền Nam", "mùa xuân đại thắng 1975" - "Có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn" ... !? ...

Xin nhớ cho : Muốn Làm Văn Hóa, Tất Phải Có Văn Hóa !!!
Canh Lê
(fb. Canh Le) 

Hạ đình Nguyên - Thằng Bờm thời nay

Tôi cố gắng đọc cho hết thư chúc Tết của Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang, rồi đến Lời chúc Tết của TBT Nguyễn Phú Trọng. Đọc xong, không biết làm gì hơn, tôi lấy cuốc ra góc vườn làm cỏ, trong trí cứ hiện lên câu chuyện: “ Thằng bờm có cái quạt mo”.

Thằng Bờm là câu chuyện được truyền tụng trong dân gian, rất lâu đời và phổ biến mà không người dân nào không biết. Câu chuyện thì ngắn gọn, gồm những câu thơ lục bát, sự kiện diễn ra đơn giản, lời lẽ lại mộc mạc, nhưng triết lý của nó lại thâm hiểm, độc đáo tạo nên nhiều cách hiểu khác nhau, tùy cái tâm của người thưởng thức. Vì thế, nó là nguồn cảm hứng cho sự sáng tạo trong dân gian về những “thằng bờm” khác nhau tùy theo hoàn cảnh. Như cái tưởng tượng gây cười bể bụng của nhà văn Trần Văn Thủy, về đoạn phim cha con thằng Bờm trong loạt phim “Hà Nội trong mắt ai”

Ở vào thời đại xã hội chủ nghĩa, tất nhiên cũng có những “thằng Bờm xhcn”, mà tính chất trào lộng, bi hài, chua chát gấp bội lần nguyên bản của một thời đại văn minh lúa nước, vừa thấy thương mà tội nghiệp, như nhóm “thằng Bờm cưa đá” ở vườn hoa Lý Thái Tổ Hà Nội ( để phá lễ kỷ niệm 40 năm mất Hoàng Sa), nhóm ‘thằng Bờm ném mắm tôm”( để phá việc phát tờ rơi về tuyên ngôn nhân quyền), nhóm “thằng Bờm cướp dải băng” trên vòng hoa tang ông LHĐ ở TP HCM ( vì ông LHĐ là người “khác” chính kiến), hay nhóm thằng Bờm “diễn” Tết trồng cây cổ thụ, lại tưới bằng vòi sen dùng cho tưới hoa hoặc rau cải của những lãnh đạo cười toe và nhóm tùy tùng cười nịnh (!!!). Những cái bi hài của các thằng Bờm xhcn nầy lại mang tính thời đại và có tổ chức hoành tráng. Cái ngốc trong “cha con thằng Bờm” là khiêng cây tre đi xà ngang, gặp cái gì vướn thì đốn bỏ, để đưa được cây tre vào nhà. Lợi có một, hại thì gấp trăm lần cho chính mình. Cái ngốc của những bờm cưa đá, bờm mắm tôm, bờm giựt dải băng, bờm Tết trông cây… có mục đích tổng thể và cao cả là để… bảo vệ Nhà nước XHCN ! Cười ra nước mắt chưa ? Người chứng kiến, hoặc chỉ nghe qua, cũng phải bi phẩn, lại vừa xót xa cho nhân vật, và cho cả hoàn cảnh đẻ ra nhân vật. Thế giới được một phen thưởng thức tài sản phi vật thể về hình tượng thằng Bờm xhcn Việt Nam độc đáo, chưa từng có ở đâu.

Đọc thư chúc Tết của các vị Nguyên thủ Quốc gia Việt Nam mà nhớ tới những ngày tháng ăn bo bo của những năm trước, quá ớn, dù cố gắng mà nuốt vẫn không trôi. Bo bo không phải là thực phẩm chính của con người, ít nhất thì người Việt cũng không quen dùng. Nhưng đó là hoàn cảnh Việt nam vừa ra khỏi chiến tranh, nhưng nay thì đã khác. Các vị có hiểu gì về người dân không ? Họ đang mong muốn gì, chờ đợi gì, đòi hỏi gì ? Những lời lẽ giáo điều, công thức, khuông sáo, vô hồn mà cực kỳ nghèo khổ đã không phải là thức ăn cần thiết của tình thế hôm nay. Vì thế, trong dân chúng không một ai nhắc lấy một lời về các lời chúc Tết của các Ngài. Còn ai hy vọng gì về một sự đổi mới.! Thử đọc các thông điệp đầu năm của các nguyên thủ quốc gia trên thế giới có giống vậy không ? Dĩ nhiên không. Nó nêu lên minh bạch những vấn đề căn bản, trọng tâm của tình hình quốc gia mà người dân trông đợi ở lời nói chính thức của kẻ cầm quyền vào dịp đâu năm. Nó không vơ vào mình thành tích của cả “nửa thế kỷ trước” để kể công, trộn lẫn với những mong muốn mông lung, cùng với những hô hào vô căn cứ, rồi thì chúc tụng và chào hỏi thân ái khơi khơi…

Thằng Bờm đã không phe phẩy mãi chiếc quạt mo của mình, nó đã cười vui vì một giá trị tương đương đã được thỏa thuận, cái quạt mo có giá trị tương đương một nắm xôi. Nó biết người biết ta, hài lòng, thực tiển, và không tham lam, không mơ hồ về một giá trị ảo..

Phú Ông, không sinh ra vào thời kỳ cải cách ruộng đất, nên hiện diện như một bậc hiền triết, độ lượng mà vui tính, đùa chơi với thằng bé, kín đáo nêu lên một thứ triết lý đạo đức về giá trị tương đương. Giá như thằng Bờm là đứa trẻ tham lam, cứ mang trong lòng một ảo tưởng phi thường, thì “đến cuối thế kỷ nầy” liệu sẽ đổi được gì với cái quạt mo ấy ?! Dân gian cũng thích vui đùa nên khai thác khía cạnh “ngốc” của Bờm để tạo niềm vui, cũng để tự trào về mình, không gây hại ai. Song, những thằng Bờm xã hội chủ nghĩa, ngày càng đông, đang gây hại vô cùng cho Chủ nghĩa xã hội, mà không biết “Chủ nghĩa xã hội” có biết không ! Rồi đây, liệu cái ghế trong Hội đồng nhân quyền, hay một chân trong cái hiệp định TPP có ổn không, do bởi cái hệ thống Bờm nầy gây ra ?

Trong ngày xuân cuốc cỏ, tôi mãi nghĩ chuyện “thằng bờm có cái quạt mo” mà thấy lòng cũng được nguôi ngoai, càng thán phục văn hóa dân gian ta tươi roi rói như ngày xuân../.

Hạ Đình Nguyên
Blog Quê Choa

-’Khi chính quyền bị dân quay mặt đi’ - Đôi điều với TS Nguyễn Nhã về Hoàng Sa - Trung Quốc vơ vét tài nguyên Châu Phi như những tên thực dân

Đôi điều với TS Nguyễn Nhã về Hoàng Sa

Nguyễn Quang Duy

Hôm 21/12 năm 2013, tôi có dự buổi nói chuyện về Chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa do Tiến sỹ Nguyễn Nhã chủ tọa mà sau đó được nhắc đến trên diễn đàn BBC trong bài “Bấm Nhớ về ngày Hoàng Sa 19/1”.
Hôm đó, ngay sau phần thuyết trình, một người đã xin phép được gọi Tiến Sỹ Nguyễn Nhã bằng anh cho thân thiện và đã được Tiến sỹ vui vẻ nhận lời.
Nhưng tôi lại vẫn còn khách sáo và giữ kẽ nên hôm đó luôn dùng từ “Tiến sỹ”. Hôm nay xin phép được gọi bằng anh, một người đi sau có đôi điều tâm sự cùng người đi trước.
Người cử tọa thứ nhất nhờ anh xác nhận có phải anh đã phát biểu:
“Ngày trước Đài loan chiếm đảo Thái Bình, thuộc quần đảo Tường Sa, đảo này chính tôi đã đổi tên là Ba Bình. Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa lúc đó cũng hoan hô lắm, vì cho rằng Đài Loan là đồng minh chiếm giữ hộ.”
Lời phát biểu này đã được đưa lên diễn đàn Bấm Đàn Chim Việt. Anh cho biết anh đã không nói như thế, nhưng anh nghĩ như vậy và ở Việt Nam có nhiều người nghĩ như vậy.

Tiến lại gần sự thật

Theo chính sử, năm 1946 Trung Hoa lợi dụng việc giải giới quân đội Nhật đã chiếm đảo Ba Bình và đóng giữ đến nay.
Gần đây có dư luận cho rằng năm 1946 họ rút khỏi đảo Ba Bình nhưng đến năm 1956 họ quay lại. Theo tôi nếu có thật báo chí miền Nam đã rầm rộ đưa tin và dư luận đã không thể để yên cho chính phủ. Là một nhà nghiên cứu về Biển Đông thấy dư luận như thế anh cần tìm ra sự thật thay vì suy nghĩ theo người khác, suy nghĩ theo đám đông.
Tôi là người thứ hai phát biểu. Sau khi chia sẻ suy nghĩ về ngày 19/1/1974, về cảm tình dành cho anh và về Tập San Sử Địa số 29 mà tôi đã được đọc trước 30/4/1975. Tôi đã góp ý anh “viết sử cần hết sức khách quan, không nên nghĩ theo, dù rằng có nhiều người nghĩ như vậy”.
Anh có trả lời nhưng dường như chưa hiểu ý tôi. Bài viết trên diễn đàn BBC anh lại cho rằng vì tinh thần dân tộc, vì tinh thần yêu nước nên anh đã thiếu khách quan.
Người thứ ba khi nghe anh trả lời tôi đã nhận xét “để có giá trị lâu dài cho hậu thế người viết sử phải trung thực không thể vì cảm tính cá nhân”.
Trong sinh họat tại Úc, khi một người thuyết trình, người tham dự thường rất thẳng thắn đóng góp xây dựng. Vì thế tôi không đồng ý khi anh mượn lời:
“…một nữ du học sinh ở Úc cũng lên phát biểu nhận xét về không khí vừa sôi nổi vừa quá khích gay gắt của một số cử tọa”.
Theo tôi hôm ấy mọi người tham dự đều rất quan tâm đến Hòang Sa, đều rất thông cảm hòan cảnh và rất tôn trọng anh.

Người dân chủ động biểu tình nhắc đến Hải chiến Hoàng Sa 1974
Hôm đó anh Nguyễn Hưng Quốc, người đồng chủ tọa, trong phần phát biểu đã cho biết đây là lần đầu tiên anh ấy nhận nói về một đề tài có liên quan đến chính trị.
Toàn buổi thuyết trình, ngọai trừ một bạn trẻ du học đề cập đến tình trạng ngư dân bị nhà cầm quyền Trung Quốc cấm đánh cá, các cử tọa khác biết anh phải về lại Việt Nam nên chỉ trao đổi những điều gì anh đã nói.
Tôi có may mắn được tiếp xúc với nhiều sử gia Úc. Họ không chỉ được đào tạo và thực hành các phương pháp sử học. Họ có căn bản vững vàng về kinh tế, xã hội, văn hóa, và nhất là về chính trị.
Sử học là môn khoa học xã hội học, học về con người. Nếu người viết sử không hiểu về chính trị, cố tránh vấn đề chính trị, hay “phi chính trị” vấn đề, thì làm sao họ có thể hiểu được các biến cố chính trị do chính con người tạo ra.
Là người, kẻ ít người nhiều đều có tính chủ quan. Nhất là khi đã tự chọn một đề tài và đeo đuổi nghiên cứu nó. Môi trường sinh họat tự do sẽ giúp cho học thuật trở nên khách quan hơn, trung thực hơn, đến gần với sự thật hơn.
Năm 1990, trong một buổi hội thảo tại Viện Đại Học Quốc Gia Úc, sau nhiều trao đổi với giáo sư sử học David Marr tôi đưa ra nhận xét ông ấy thiếu khách quan khi viết sử Việt. Ông David Marr trả lời ông ấy viết, người khác viết, ông ấy viết lại, người khác viết lại, viết cho đến khi đến gần sự thật. Ông ấy ngầm trả lời không nên xem những điều ông ấy viết ra là chân lý.
Ngày nay tôi đã đọc được nhiều công trình nghiên cứu về sử Việt khá lý thú và gần sự thực hơn.
Vì thời gian có hạn nên hôm anh Nguyễn Nhã đến Melbourne tôi chỉ đưa ra một số vấn đề nhưng chưa nói được ý.
Khi anh nhắc đến Hải Đội Hoàng Sa, tôi muốn trao đổi với anh, Hoàng Sa và Trường Sa nằm chính giữa biển Đông. Với vị thế chiến lược này nước nào kiểm soát được hai quần đảo là kiểm soát được tuyến đường hàng hải quốc tế càng ngày càng trở nên quan trọng.
Mặc dầu hai quần đảo không có cư dân, các Vua triều Nguyễn vẫn lập ra các hải đội ra vào canh phòng kiểm sóat. Việc trao tòan quyền cho những người địa phương, về chiến thuật là để họ bảo vệ quyền sống của ngư dân địa phương.
Còn về chiến lược các Vua đã nhìn xa, đã thấy trước sự quan trọng của Hòang Sa và Trường Sa, thành lập Hải Đội là để giữ gìn hai quần đảo cho hậu thế chúng ta.
Khi anh nhắc đến tiếp thu Trường Sa, 30/4/1975, anh cho biết chỉ hai ngày sau tàu quân sự Trung Quốc đã xuất hiện trong vùng.
Về đề tài này, trên báo Tuổi Trẻ, có bài báo nhắc đến ký ức của người chỉ huy ông Mai Năng: “Một binh sĩ Sài Gòn nói với tôi rằng sau khi đã nhận biết đối phương qua giọng nói thì họ bình tĩnh hơn, vì lực lượng giải phóng đảo là quân đội miền Bắc, đều là đất nước Việt Nam cả”.
Vì thế khi nghe anh nói tôi đã nêu ra ý kiến nếu quân Trung Cộng tấn công Trường Sa tôi tin rằng các binh sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã nổ súng để tuyên bố chủ quyền.

Tầm nhìn chiến lược

Tầm nhìn của ông Thiệu là tầm nhìn của người lãnh đạo quốc gia, nhìn xa, cho chúng ta ngày hôm nay có cơ hội để đấu tranh giành lại Hoàng Sa
Việt Nam Cộng Hòa là một nước nhỏ nên chiến lược của chúng ta phụ thuộc chiến lược của nước lớn Hoa Kỳ. Năm 1971, Hoa Kỳ thay đổi chiến lược bắt tay với Trung Quốc cộng sản. Năm 1973, họ ký Hiệp định Paris, rút quân khỏi miền Nam, cắt giảm viện trợ và gián tiếp bàn giao miền Nam cho Khối cộng sản.
Trong thế nước nhỏ, lực yếu và đang chiến tranh, ngày 19/1/1974, khi quân Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh nổ súng theo tôi chỉ nhằm một mục đích duy nhất là xác định chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa.
Tầm nhìn của ông Thiệu là tầm nhìn của người lãnh đạo quốc gia, nhìn xa, nhìn chiến lược, nhìn cho chúng ta ngày hôm nay có cơ hội để đấu tranh giành lại Hoàng Sa.
Khi trận Hải chiến Hoàng Sa còn đang diễn ra, ngày 19/1/1974, Bộ Ngoại giao đã ra Tuyên cáo với nhận định:
“Việc Trung Cộng ngày nay xâm phạm lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa không những chỉ đe dọa chủ quyền và an ninh của Việt Nam Cộng Hòa, mà còn là một hiểm họa đối với nền hòa bình và ổn cố của Đông Nam Á và toàn thế giới.” Nhận định này là một nhận định chiến lược ngày nay đã trở thành sự thực.
Cứ mỗi khi nghĩ đến Hoàng Sa, tôi đều nghĩ đến việc phải giành lại quần đảo này. Muốn giành bằng phương cách hòa bình hay bằng chiến tranh chúng ta đều cần nghiên cứu tình hình, tính khả thi và chủ động thích ứng với chiến thuật và chiến lược của các đại cường.

Công an Việt Nam dẹp biể̀u tình vì biển đảo
Biết lòng anh luôn nghĩ đến hòa giải hòa hợp dân tộc, cũng xin nhắc lại với anh bức hình được chụp ngày 19/1/2014 tại khu vực tượng đài Lý Thái Tổ Hà Nội, bức hình theo tôi đã nói được hai mặt của vấn đề.
Mặt chính một người lính trong quân phục Bắc Việt, ôm nón cối, tay cầm một bông hoa, đến để thương tiếc những chiến sỹ Miền Nam đã hy sinh bảo vệ Hòang Sa. Người mất người còn đã thực sự hòa giải hòa hợp trong tinh thần Tổ Quốc Bên Trên.
Cũng trên bức hình là công an những người đại diện cho chế độ tay cầm loa tìm mọi cách để giải tán, để phá tan sự nghiêm trang của buổi lễ tưởng niệm. Mặt trái của bức hình đã nói lên sự thực của cái gọi là “hòa hợp hòa giải” giữa người dân và nhà cầm quyền cộng sản.
Khi anh nói về giáo dục, tôi đề nghị anh nói với các bạn trẻ về ba căn bản triết lý giáo dục của miền Nam: dân tộc, khai phóng và nhân bản. Thiết nghĩ làm gì cũng vậy nếu thiếu đi căn bản trước sau cũng dẫn đến khủng hoảng. Từ triết lý giáo dục miền Nam vì tinh thần dân tộc chúng ta cùng quan tâm đến Hoàng Sa, vì nhân bản chúng ta mới đề cao những phương cách hòa bình để giành lại Hoàng Sa và vì tinh thần khai phóng chúng ta mới thẳng thắn trao đổi học hỏi lẫn nhau.
Cuối cùng xin cám ơn anh, nhờ bài viết “Nhớ về ngày Hoàng Sa 19/1” chúng ta mới có thể hiểu nhau hơn và tôn trọng nhau hơn và nhân dịp năm mới mong chúc anh, bạn đọc xa gần và gia đình một năm mới nhiều sức khỏe và nhiệt tâm để đi tiếp con đường giành lại những gì mình đã mất.
Bài viết phản ánh quan điểm riêng và lối hành văn của tác giả, nguyên chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Canberra và phó chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Úc Châu.

-Dân tộc được gì qua vận động UPR 2014?

Trinity Hồng Thuận

UPR 2014 tại Geneva
Nhiều tổ chức NGO và nhà hoạt động độc lập về nhân quyền cho VN có mặt ở UPR 2014.
Cuộc vận động nhân quyền nhân dịp sự kiện Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về Nhân quyền (UPR) 2014 của Liên Hợp Quốc diễn ra vừa qua ở Geneva đã tạo sự quan tâm rất lớn về tình trạng chà đạp nhân quyền quá tồi tệ mà dân tộc Việt Nam đang phải gánh chịu.
Biết trước là không thể chối cãi hay khỏa lấp các chứng cớ quá hiển nhiên, Hà Nội chỉ còn cách đánh lạc hướng công luận.
Ông Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng Chính phủ Cộng sản Việt Nam kiêm Bộ trưởng Ngoại giao, trước kỳ kiểm điểm, đã đổ tội cho “những thế lực xấu” cố tình xuyên tạc nỗ lực thực thi nhân quyền “quá hay” của nhà nước.
Nói tiếp giùm ông Phạm Bình Minh, lại có người khai triển luận điểm đó để cố bảo rằng: vì có đảng phái chính trị tham gia vào cuộc vận động UPR nên Đảng CSVN đã thắng khi ‘cuộc tranh đấu cho nhân quyền “không còn chính nghĩa” nữa.

‘Kết quả khách quan’

Tính sổ tại điểm này theo kiểu thắng thua có lẽ là cách nhìn quá hạn hẹp và không đủ nghiêm túc. Hiển nhiên các nhân chứng từ trong nước và bà con ở hải ngoại tham gia vào các sinh hoạt vận động UPR không ngây thơ đến nỗi nghĩ rằng một kỳ chất vấn này mà đủ để thay đổi tình trạng nhân quyền tệ hại tại Việt Nam
Trước hết, hãy để cho các bằng chứng tự nói lên thực tế của UPR 2014. So với UPR 2009, có 60 phái đoàn các quốc gia tham dự và sau đó đưa ra 146 khuyến nghị đòi hỏi Hà Nội phải phúc đáp.
Đến UPR 2014, có đến 106 phái đoàn các quốc gia tham dự để chất vấn phái đoàn Việt Nam, và sau đó đưa ra 227 khuyến nghị.
Chỉ nội các con số đó đã cho thấy tình trạng nhân quyền tại Việt Nam không được cải thiện mà đang tồi tệ hơn 4 năm trước tới mức nào.
Các chất vấn và khuyến nghị cũng không chung chung nhưng đi rất sâu vào nhiều lãnh vực cụ thể như bãi bỏ án tử hình; tăng sự độc lập của truyền thông, bao gồm việc cho phép truyền thông tư nhân; cải thiện quyền tự do Internet; chấm dứt những hạn chế đối với quyền tự do phát biểu và tụ họp ôn hòa; xây dựng chính sách đối thoại giữa chính phủ và các tổ chức xã hội dân sự độc lập; sửa đổi bộ luật Hình sự và luật Tố tụng, đặc biệt xóa bỏ những quy định không rõ ràng về an ninh quốc gia như các điều 79, 88, 258 dùng để kết tội cho những tiếng nói bất đồng với chính phủ hay chính sách nhà nước…
Nhà nước Việt Nam sẽ phải phúc đáp những khuyến nghị này, chậm nhất vào kỳ họp thứ 26 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào tháng 6 năm 2014.

Như vậy thắng hay thua?

UPR 2014 ở Geneva
Tác giả cho rằng góc nhìn ‘thắng thua thua thắng’ với vận động và đấu tranh cho nhân quyền ở VN là ‘hạn hẹp’.
Tính sổ tại điểm này theo kiểu thắng thua có lẽ là cách nhìn quá hạn hẹp và không đủ nghiêm túc. Hiển nhiên các nhân chứng từ trong nước và bà con ở hải ngoại tham gia vào các sinh hoạt vận động UPR không ngây thơ đến nỗi nghĩ rằng một kỳ chất vấn này mà đủ để thay đổi tình trạng nhân quyền tệ hại tại Việt Nam. Ai cũng biết chính người Việt Nam phải tranh đấu trường kỳ và tạo áp lực từ mọi phía thì mới mong giành lại được các quyền của mình. UPR chỉ là MỘT cơ hội tốt để (1) góp phần nhắc cả thế giới về sự thật nhân quyền tại Việt Nam và nhắc họ nhớ phải nhìn xuyên qua những tuyên truyền dối trá của Hà Nội để tiếp tục gia tăng áp lực; (2) góp phần thuyết phục đại khối bà con chúng ta rằng các quyền con người là quyền đương nhiên của chúng ta, không ai có thể ngăn cấm, ban phát, hay cướp đoạt.
Với quan niệm như vậy, thì không thể nhìn UPR như một biến cố mang tính kết thúc để rồi gọi đó là thành hay bại. Còn nếu nhìn UPR 2014 như là một bước trong tiến trình đấu tranh của cả dân tộc thì hầu như mọi mục tiêu của lực lượng dân chủ qua sự việc này đều đã đạt được rất tốt đẹp, từ sự liên kết giữa nhiều thành phần đấu tranh quốc tế cũng như Việt Nam, đến sự tiếp tay rất tích cực của nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế với chúng ta, đến các lời khuyến cáo thẳng thắn của các phái bộ đối với nhà nước Việt Nam tại buổi chất vấn. Đặc biệt là sự bình thường hóa của một quá trình dân sự với sự tham gia của nhiều thành phần quan tâm, trong đó có các anh chị em đến từ Việt Nam.
Lại cũng có luận điểm khá kỳ lạ, từ góc nhìn “thắng thua thua thắng” đó, rằng: người Việt hải ngoại đã đánh mất cơ hội tạo điều kiện cho phái đoàn nhà nước Việt Nam lắng nghe nguyện vọng của những người đang đấu tranh nhân quyền có mặt tại UPR. Ai có thể quên được thực tế suốt hơn nửa thế kỷ qua lãnh đạo Đảng CSVN có bao giờ muốn lắng nghe nguyện vọng của gần 90 triệu người Việt không, đặc biệt là những nguyện vọng về nhân quyền? Không những vậy họ đã và đang làm gì với những người dân can đảm dám lên tiếng về nhân quyền tại Việt Nam?

“Những thế lực xấu”

Không phải bây giờ mà từ nhiều năm qua, nhà cầm quyền Hà Nội luôn đổ tội những khó khăn, những thất bại kinh tế, chính trị, xã hội, nhân quyền, văn hóa… là do các thế lực xấu, thù địch, phản động gây ra.
Không phải bây giờ mà từ nhiều năm qua, nhà cầm quyền Hà Nội luôn đổ tội những khó khăn, những thất bại kinh tế, chính trị, xã hội, nhân quyền, văn hóa… là do các thế lực xấu, thù địch, phản động gây ra.
Cách đổ tội này không chỉ nhằm né tránh trách nhiệm của giới lãnh đạo Hà Nội trước những lụn bại mà còn là cách để răn đe hàng ngũ nội bộ đảng và dân chúng.
Đây là cách thức tinh vi để khoanh vùng, cô lập sự liên lạc và phối hợp giữa các lực lượng, cá nhân yêu chuộng tự do, công lý với khối quần chúng đang bị tước quyền trong xã hội.
Thực tế dưới chế độ độc tài hiện nay, mọi tập hợp, sinh hoạt không được nhà nước cho phép đều bị dán nhãn là những “thế lực xấu” bất kể đó là cá nhân hay tập hợp; bất kể mục tiêu là sinh hoạt tôn giáo hay vận động cải đổi chính trị.
Trước kỳ kiểm điểm UPR, ông Phạm Bình Minh dùng nhãn “những thế lực xấu” cũng không ngoài các mục tiêu nêu trên, vừa tự phủi trách nhiệm về tình trạng nhân quyền quá tồi tệ tại Việt Nam vừa để răn đe sự hưởng ứng của các nhân chứng từ Việt Nam cho kỳ UPR này cũng như các tố giác vi phạm nhân quyền từ quần chúng Việt Nam nói chung.

Đảng phái chính trị?

UPR 2014
Đại diện chính quyền Việt Nam khẳng định VN luôn tôn trọng các quyền con người và quyền công dân.
Việc cho rằng tập thể các nhà vận động nhân quyền tại UPR 2014 bao gồm các anh chị em trong nước, các đồng bào hải ngoại, và các tổ chức nhân quyền quốc tế đã đánh mất chính nghĩa và bị lợi dụng thành “công cụ chính trị” chỉ vì có sự tham gia của các đảng phái chính trị là một lập luận vừa lạc hậu trong thế kỷ 21 vừa hàm chứa nhiều ý đồ xấu.
Chúng ta lại phải trở lại với câu hỏi khá cơ bản về “chính trị” hay “làm chính trị”. Tham gia giải quyết mọi vấn đề đang đối diện với đất nước đều là “làm chính trị”. Vận động để đổi thay thể chế đang cướp đoạt nhân quyền của dân tộc chắc chắn là “làm chính trị”. Thúc đẩy hình thành một xã hội có nhiều khuynh hướng để vừa giữ cho đất nước phát triển quân bình, lành mạnh, vừa để cho người dân chọn phương án nào hữu hiệu nhất cho đất nước hiển nhiên phải là “làm chính trị”, v.v… Có thể nói một cách rốt ráo: người yêu nước mà không “làm chính trị” thì làm gì?! Và nếu đã “làm chính trị vì đất nước” thì không thể làm một mình mà mơ có kết quả lớn.
Chắc chắn người yêu nước phải kết lại với nhau thành những tập hợp, tổ chức chính trị cùng mục tiêu. Và các tập hợp, tổ chức đó đương nhiên phải cố gắng khai dụng mọi diễn đàn quốc tế như một trong số những vũ khí để giành lại các quyền con người của dân tộc.
Đây là nỗ lực đầy gian khổ của dân tộc Việt Nam để sống lại với đầy đủ giá trị của những con người. Con đường tự giải phóng để canh tân đất nước này cần và đòi hỏi sự có mặt của tất cả những người yêu nước
Đến thời đại Internet này thì chắc chỉ còn rất ít người còn bị nhà cầm quyền Hà Nội tạo chia rẽ với thủ thuật đánh đồng mọi loại “làm chính trị” như nhau và khích tướng với thủ thuật lo âu giùm người khác “đừng để bị lợi dụng”. Cả 2 ngụy biện này chỉ thể hiện sự khinh rẻ trí khôn đối với người dân và các nhà hoạt động.

‘Sự có mặt của tất cả’

Xem ra con đường đến đích tự do, dân chủ, nhân quyền vẫn còn khá dài trước mặt dân tộc chúng ta mà UPR 2014 chỉ mới là một thành quả đáng kể, đặc biệt với sự nối liền của người Việt trong và ngoài nước, cũng như người Việt với cộng đồng quốc tế tranh đấu cho nhân quyền.
Chúng ta có lẽ vẫn chưa có thể vui mừng tại điểm này vì tình trạng nhân quyền tại Việt Nam vẫn đang đi xuống. Lại càng không thể xem đây là chuyện “thắng thua thua thắng” như những trò chơi, những canh bạc, hay những cuộc chạy đua giành ghế giữa một vài đảng phái như trong xã hội phương Tây.
Đây là nỗ lực đầy gian khổ của dân tộc Việt Nam để sống lại với đầy đủ giá trị của những con người.
Con đường tự giải phóng để canh tân đất nước này cần và đòi hỏi sự có mặt của TẤT CẢ những người yêu nước.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng và lối hành văn của tác giả, một nhà hoạt động nhân quyền trẻ tuổi tại California, Hoa Kỳ, thành viên của Đảng Việt Tân, đã tham dự vào cuộc vận động nhân quyền UPR tại Geneva vừa qua.

-’Khi chính quyền bị dân quay mặt đi’

BBC

TS Nguyễn Đức Truyến
TS Nguyễn Đức Truyến cho rằng người Việt Nam ‘ưa đột biến’ chứ không phải là ‘âm tính’ hay thụ động an phận.
Khi một chính quyền, một triều đại bị người dân ‘quay mặt đi’, thì đó là khi mà chính quyền hay ‘triều đại ấy’ đã bị ‘hạ bệ rồi’, đó là nhận định của một nhà lý thuyết xã hội học từ Hà Nội khi bình luận về những bài học lịch sử và quy luật khách quan chi phối các thể chế chính trị cầm quyền ở một quốc gia như Việt Nam hiện nay.
Hôm 09/2/2014, Tiến sỹ Nguyễn Đức Truyến, nguyên Trưởng phòng Xã hội học Văn hóa, Viện Xã hội học, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, nói với BBC rằng điều này được hiểu như một ‘quy luật’ chứ không phải là một cái gì ‘ngẫu nhiên’.
Theo nhà nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến một số thể chế quyền lực đã bị sụp đổ trong lịch sử đương đại gần đây, như ở Liên Xô, khối Đông Âu Xã hội Chủ nghĩa (cũ), hoặc một số chế độ độc tài trong mùa Xuân Ả-rập mới đây, là do đã ‘xa rời’ nhân dân, quần chúng.
Ông nói: “Những thiết chế đã sụp đổ thực sự là những thiết chế đã xa dân… Tức là thiết chế đó chỉ hướng vào phục vụ bản thân chính thể của nó thôi, còn nó không chú ý gì đến đời sống của người dân, những nguyện vọng của người dân, cho nên dần dần người ta quay lưng lại, người ta không ủng hộ nó nữa…
“Khi người dân đã quay lại bất hợp tác với hệ thống chính trị đó, thì hệ thống chính trị đó, cho dù thế nào, cũng không thể nào giữ được, không thể ổn định được và bản thân nó tự sinh ra lủng cũng, sinh ra mâu thuẫn và đi đến tự sụp đổ.”

‘Bất đồng quan điểm’

Tôi không đồng ý, vì vấn đề chứng minh cái đó thì không có gì chứng minh điều đó cả. Nhưng tôi lại nghĩ rằng người Việt Nam rất hay có đột biến, Cách mạng Tháng Tám là đột biến…
TS. Nguyễn Đức Truyến
Gần đây trong dịp Tết Nguyên Đán, Giáo sư Bấm Trần Ngọc Thêm, một nhà nghiên cứu về văn hóa học từ Sài Gòn nói với BBC ông tin rằng Việt Nam có khuynh hướng ưa chuyển đổi xã hội ‘từ từ, chầm chậm’ hơn là theo lối ‘đột biến’ như ở phương Tây với lý do về mặt truyền thống văn hóa, xã hội, Việt Nam mang đặc tính “âm tính” kiểu phương Đông.
Bình luận về điều này, Tiến sỹ Nguyễn Đức Truyến, người từng nghiên cứu Việt Nam trên các bình diện văn hóa học, xã hội học và khoa học lịch sử bày tỏ ông bất đồng với quan điểm này.
Nhà xã hội học nói: “Tôi không đồng ý, vì vấn đề chứng minh cái đó thì không có gì chứng minh điều đó cả. Nhưng tôi lại nghĩ rằng người Việt Nam rất hay có đột biến, Cách mạng Tháng Tám là đột biến…
“Chúng ta không nói đến những nguyên nhân, không nói đến những yếu tố này, yếu tố kia, nhưng tại sao các nước khác vẫn còn đang trong vòng nô lệ, thì Việt Nam đã là nước đầu tiên thoát ra khỏi vòng nô lệ ngay sau thời kỳ Thế chiến thứ Hai, còn trước cả Trung Quốc?”
Theo nhà phân tích này, dân tộc Việt Nam không phải là một ‘dân tộc cam chịu’ mà trái lại là một dân tộc ‘bất khuất’ qua suốt quá trình lịch sử quốc gia, dân tộc tới nay.
“Dân tộc Việt Nam nói như là tử vi ‘tôi sinh vào giờ ấy thì chẳng làm được gì nên hồn cả’, thì tôi nghĩ không đúng.”
Mở đầu cuộc trao đổi, Tiến sỹ Truyến phân tích những nhân tố chính yếu quyết định sự chuyển biến xã hội, cũng như trả lời câu hỏi liệu một hệ thống đảng phái chính trị bất kỳ trong xã hội ngày nay có thể đứng ngoài quy luật “hữu sinh năng hữu tử” như một quy luật trong xã hội, văn hóa và tôn giáo vẫn được đề cập xưa nay hay là không.

Trung Quốc vơ vét tài nguyên Châu Phi như những tên thực dân

Bà Jane Goodall, năm nay 80 tuổi, là người tranh đấu bảo vệ môi trường và có các công trình nghiên cứu nổi tiếng về loài tinh tinh ở Tanzania.
Bà Jane Goodall, năm nay 80 tuổi, là người tranh đấu bảo vệ môi trường và có các công trình nghiên cứu nổi tiếng về loài tinh tinh ở Tanzania. -DR

Đức Tâm -RFI

Trung Quốc đã khai thác các tài nguyên của Châu Phi như những tên thực dân Châu Âu đã làm thời trước, gây ra những hậu quả thảm khốc đối với môi trường và những khu rừng thiên nhiên.Trên đây là lời tố cáo của chuyên gia nghiên cứu loài linh chưởng, Jane Goodall, bên lề một hội nghị được tổ chức tại đại học Witz de Johannesburg, Nam Phi.
Bà Jane Goodall, năm nay 80 tuổi, là người tranh đấu bảo vệ môi trường và có các công trình nghiên cứu nổi tiếng về loài tinh tinh ở Tanzania. Nhằm đánh động công luận về những mối nguy hiểm đe dọa hành tinh, trong cuộc trả lời phỏng vấn AFP, bà Goodall nhận xét : « Tại Châu Phi, Trung Quốc đã làm đúng như những gì mà các cường quốc thực dân đã làm. Chúng muốn có nguyên liệu để phục vụ cho tăng trưởng kinh tế, vơ vét tài nguyên thiên nhiên và để cho dân cư ngày càng nghèo khổ hơn ». Theo chuyên gia này, « thế nhưng người Trung Quốc đông hơn và các công nghệ đã tiến bộ. Đó là một thảm họa ».
Trung Quốc có mặt khắp nơi tại Châu Phi để khai thác các tài nguyên mỏ, đồng thời cũng được coi là một thị trường quan trọng tiêu thụ sừng tê giác, ngà voi. Trong những năm vừa qua, số vụ săn bắn trộm hai loại động vật này tăng mạnh. Tuy vậy, bà Goodall tỏ ý hy vọng : « Tôi nghĩ là Trung Quốc đang thay đổi ». Bà cho biết : « Cách nay 10 năm, ngay cả khi chịu sức ép của cộng đồng quốc tế, Trung Quốc có thể vẫn không đốt kho ngà voi tịch thu được. Bây giờ, họ đã làm. Cách nay 10 năm, người Trung Quốc có thể không từ bỏ việc ăn súp vây cá mập trong các chiêu đãi chính thức. Bây giờ, họ đã làm. Đằng sau những hành động này, có thể có một chút gì đó mang tính phô diễn, nhưng tôi hy vọng đó là dấu hiệu của sự thay đổi suy nghĩ và là bước khởi đầu của một sự hiểu biết ».
Tổ chức « Rễ và mầm – Roots and Shoots », do bà Goodall thành lập năm 1991 cũng có mặt tại Trung Quốc. Tổ chức này có nhiều vụ phối hợp các sáng kiến về môi trường của các nhóm thanh thiếu niên trên toàn thế giới. Bà cho biết : « Chúng tôi làm việc với hàng trăm trẻ em Trung Quốc. Các em không khác gì những đứa trẻ khác. Các em yêu thích thiên nhiên, động vật và các em muốn tham gia đóng góp ».
Chính với niềm tin mãnh liệt là có thể thay đổi nhãn quan thế giới về môi trường mà bà Jane Goodall đã đi nhiều nơi trên thế giới và bà luôn tâm niệm : « Chúng ta còn một chút xíu thời gian để thay đổi mọi việc».


Công ty Trung Quốc đốt nhà, dồn dân Campuchia để lấy đất

Motthegioi.vn

Lấy tán cây làm “phòng khách”, thuyền đánh cá làm nhà, cuộc sống của gia đình ông Teng Khorn và những người khác thuộc huyện Botum Sakor, tỉnh Koh Kong, Campuchia hiện đang gặp rất nhiều khó khăn. 
Ngôi nhà mà họ chắt chiu, dành dụm, đánh đổi bằng máu và nước mắt từ những chuyến đi biển giờ đã biến thành tro bụi dưới ngọn lửa của một công ty Trung Quốc.
Nhà của ông Khorn cùng nhiều người dân quanh đó đã bị tập đoàn Liên minh phát triển đốt trụi khi họ không chịu di dời đến khu tái định cư mới. Việc chọn nơi ở cũng là cách ông Khorn thể hiện sự thách thức đối với công ty Trung Quốc.
Gia đình của ông Teng Khorn cùng với hơn 1000 gia đình khác bị buộc phải di dời “một cách lặng lẽ” đến khu tái định cư mới, nằm cách xa bờ biển, do Tập đoàn Liên minh phát triển xây dựng.
Mọi chuyện có lẽ sẽ êm xuôi, nếu Tập đoàn chú ý đến tập quán sinh hoạt của người dân bản địa và xây đủ số lượng nhà tái định cư.
Ông Khorn không được cấp bất kì một ngôi nhà hay nền nhà nào trong khu tái định cư.
Và nhà ông đã bị đốt!
“Tôi không sợ chuyện công ty Trung Quốc đốt nhà của mình”, ông Khorn nói, “Chúng tôi không còn nhà, nhưng có thuyền và có rừng làm nơi ẩn náu. Nếu người Trung Quốc phát hiện, chúng tôi sẽ đẩy thuyền ra biển”.
10 thành viên trong gia đình ông Khorn hiện đang phải chen chúc sống trên con thuyền bé xíu. Nhiều người trong số đó là trẻ em.
“Khi nấu ăn, chúng tôi sẽ trốn vào trong rừng. Nếu người Trung Quốc đến, chúng tôi sẽ chạy ra biển, cùng với lũ trẻ.”, ông Khorn nói.
Nếu người Trung Quốc vẫn tiếp tục đuổi theo, ông Khorn đe dọa sẽ có ai đó phải chết.
“Đó sẽ là cuộc sống và cái chết”, ông đe dọa.
Neang Nak, vợ của ông Khorn cho biết thêm về khu tái định cư mà Tập đoàn ép họ đến. Đó là một khu đồi trọc cằn cỗi, xa biển và gần như không có cây cối.
“Chúng tôi sống nhờ biển, bắt chúng tôi xa biển chẳng khác nào đưa chúng tôi vào con đường chết”, Neang Nak cho biết.
Phen Tha, 36 tuổi, ôm đứa con gái 3 tuổi vào lòng và kể lại cho phóng viên nghe sự việc ngày hôm ấy. Túp lều nơi cô Tha và phóng viên ngồi được dựng lại trên chính căn nhà đã bị thiêu rụi trước đó.
Theo cô Tha, người của công ty Trung Quốc đã được lực lượng cảnh sát hỗ trợ.
“Họ xốc tay tôi lên, giữ nó trên cao và chĩa súng vào người tôi. Ngay cả khi đứa con nhỏ của tôi đang trốn trong rừng khóc thét vì sợ hãi, họ cũng mặc. Họ chỉ quan tâm vào việc đốt ngôi nhà của tôi”, cô Tha kể lại.
“Các con tôi có thể dựa dẫm gì ở mẹ của chúng khi người đàn bà này quá nghèo?”, Tha nghẹn ngào.
Trường hợp của ông Khorn và cô Tha chỉ là 2 trong số 45 gia đình bị thiêu trụi hoàn toàn nhà cửa do chống lại “lệnh trục xuất” của công ty Trung Quốc.
Phần đất mà tập đoàn Liên minh phát triển cưỡng chế, nằm trong khu phức hợp resort – du lịch rộng 45 nghìn héc – ta trong tương lai. Việc xây dựng được triển khai theo một thỏa thuận đã kí trước đó vào năm 2008.
Trong một diễn biến khác, những người chĩa súng ngày hôm đó vào cô Tha không phải là cảnh sát. Họ là lực lượng an ninh tư nhân và được công ty Trung Quốc trả tiền để làm việc đó.
Bảo Duy (Theo The Phnom Penh Post)
Ảnh bìa: Một người dân dựng lều trên nền nhà đã bị phá hủy để phản đối hành động của công ty Trung Quốc.

Ông Nguyễn Bắc Truyển được thả

BBC


Ông Nguyễn Bắc Truyển ra tòa năm 2007
Cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển vừa được thả tối ngày 10/2, một ngày sau khi ông bị bắt tại Đồng Tháp.
Bà Bùi Thị Kim Phượng, vợ sắp cưới của ông Truyển, xác nhận với BBC tin này.
Trước đó, lá thư của bà đưa lên mạng nói ông đã bị công an bắt đi khỏi nhà tại ấp Hưng Nhơn, xã Long Hưng, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, vào chiều Chủ nhật 9/2.
Lúc đó bà Phượng và chị gái cũng có mặt. Bản thân bà cũng bị “ép tới đồn công an tỉnh Đồng Tháp và hỏi cung 5 tiếng đồng hồ” nhưng sau đã được trả tự do.
Được biết hai ông bà Nguyễn Bắc Truyển và Bùi Thị Kim Phượng dự tính sẽ tổ chức lễ thành hôn vào ngày 18/2 tới.
Theo nội dung thư kêu cứu mà bà Phượng đăng tải trên một số trang mạng, công an huy động một số đông nhân viên tới “phá hoại nhà cửa của chúng tôi, đập bể hết những cửa sổ, bàn ghế, và tịch thu tất cả những đồ dùng của anh Nguyễn Bắc Truyển như: laptop, cell phone, máy chụp hình và nhiều thứ khác”.
Hiện chưa rõ lý do tại sao công an lại có hành động như cáo buộc.

Đấu tranh dân chủ

Ông Nguyễn Bắc Truyển là thành viên đảng Dân chủ Nhân dân có trụ sở tại hải ngoại vào thời điểm bị bắt năm 2006.
Ông bị mang ra xử tội Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN Việt Nam, theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự, vào năm 2007. Lần đó ông lãnh án 4 năm tù giam.
Tháng 5/2010 ông được ra tù và chịu lệnh quản chế thêm một thời gian.
Ông Nguyễn Bắc Truyển đã có một số bài viết kêu gọi đa nguyên đa đảng, mở rộng dân chủ trước khi bị bắt.
Sau khi được trả tự do, ông tiếp tục tham gia hoạt động đấu tranh dân chủ, gần đây ông điều hành Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo.
Ông Nguyễn Bắc Truyển đã ký hợp đồng trợ giúp pháp lý với Văn phòng Luật sư Tín Việt và cộng sự, đại diện là luật sư Trần Thu Nam. Hợp đồng này còn hiệu lực tới tháng 5/2014.
Bà Bùi Thị Kim Phượng, vợ sắp cưới của ông, là tín đồ Phật giáo Hòa hảo.

HuffPost Canada có bài về Thủ tướng VN

BBC

Phiên bản Canada của báo mạng có uy tín Huffington Post, trong mục Blog, vừa có bài ca ngợi ông Nguyễn Tấn Dũng là “động lực” của cải cách ở Việt Nam.
Bài viết tựa đề ‘Nguyễn Tấn Dũng: Động lực đằng sau sự chuyển mình của Việt Nam’ (Nguyen Tan Dung: Bấm The Driving Force Behind Vietnam’s Transformation) của tác giả Daniel D. Veniez được đăng hôm 8/2/2014.
Ông Veniez được giới thiệu là một doanh nhân (entrepreneur).
Bài viết mở đầu bằng nhận định: “Con đường tới cải cách luôn đầy rẫy các chướng ngại vật và bãi mìn” (?). Veniez cho rằng các chỉ trích gia ở phương Tây, những người luôn công kích chính phủ Việt Nam về thay đổi chậm chạp trong hệ thống và khung luật pháp, không có viễn cảnh lịch sử.
Ông khẳng định: “Việt Nam của ngày hôm nay đang vững bước trên con đường trong một giai đoạn chuyển mình lớn lao nhất trong lịch sử”.
“Việt Nam đang thực hiện một cuộc cải cách sâu sắc về cả hệ thống, luật pháp, kinh tế và văn hóa.”

Vai trò đầu tàu

Theo doanh nhân Veniez, “trách nhiệm dẫn dắt đất nước trên con đường vô cùng phức tạp này đặt lên vai Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng”.
“Lịch sử sẽ là vị trọng tài cuối cùng về mức độ thành công của ông.”
Ông Dũng trong bài viết được cho là đang chèo lái một nghị trình cải cách đầy tham vọng trong bối cảnh quốc gia độc đảng đầy mâu thuẫn.
Tác giả còn đi xa hơn khi so sánh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với cố lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình, cho rằng giống như ông Đặng, ông thủ tướng Việt Nam đặt trọng tâm vào việc tạo dựng một nước Việt Nam hiện đại, tự tin và thịnh vượng.
Veniez điểm qua các mốc mà ông cho là thành tựu của ông Nguyễn Tấn Dũng kể từ khi ông bắt đầu nhậm chức thủ tướng năm 2006, như Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập bình quân đầu người…
Việt Nam sẽ ở đâu ngày hôm nay nếu không có sự tinh thế khôn ngoan, lòng quyết tâm bền bỉ và sự cương quyết kiên định vì một tương lai hòa bình của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Doanh nhân Daniel D. Veniez
Bài viết ngắn kết thúc với lập luận: “Các chỉ trích gia của Hà Nội nói tới tiến độ cải cách chậm chạp, tình trạng kiểm duyệt và hệ thống tham nhũng…Nhưng chúng ta cần nghĩ xem Việt Nam sẽ ở đâu ngày hôm nay nếu không có sự tinh tế khôn ngoan, lòng quyết tâm bền bỉ và sự cương quyết kiên định vì một tương lai hòa bình của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng”.
Bài blog trên Huffington Post Canada là một trong những bài báo mới xuất hiện ca ngợi tài năng và thành tựu của ông thủ tướng Việt Nam.
Hôm 2/2, báo Korea Herald của Hàn Quốc cũng có bài nói ông Dũng đã trở thành “biểu tượng lãnh đạo” ở Châu Á, người đã “đưa nền kinh tế Việt Nam thoát ra khỏi khủng hoảng và thực hiện hàng loạt cải cách”.
Tuy nhiên khác với bài trên Korean Herald được một số báo Việt Nam nhanh chóng đăng lại, bài của Daniel Veniez cho tới nay chưa thấy ai nhắc đến, ngay cả trang mạng nguyentandung.org chuyên đăng bài ca ngợi thủ tướng.
Bài viết cũng chưa có phản hồi nào, tính tới trưa thứ Hai 10/2 giờ Hà Nội, và mới có 83 ‘like’ trên Facebook, con số tương đối nhỏ so với các bài đăng trên trang web nổi tiếng này.
Doanh nhân Veniez, chủ tịch công ty DDV Enterprises Ltd., chuyên đầu tư và dịch vụ quản lý, hồi tháng Ba 2013 đã có chuyến thăm Việt Nam, sau đó có bài nói Việt Nam đang trở thành một “con hổ Á châu”.
Cùng ngày 8/2, tập đoàn IDG Ventures của con rể Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông Nguyễn Bảo Hoàng, đã khai trương tiệm đồ ăn nhanh McDonald’s đầu tiên ở TP Hồ Chí Minh.