Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 16 tháng 10, 2012

Tin thứ Tư, 17-10-2012

Tin thứ Tư, 17-10-2012


Breaking News: Cuộc chiến Ba – Tư tạm ngưng, anh Ba hiện đang dẫn trước với tỉ số 1-0. Mời bà con tiếp tục xem trận so găng thứ hai trong tổng số 3 trận, giữa 2 đấu thủ Obama – Romey ở xứ cờ Hoa. Trận đấu này sẽ diễn ra vào lúc 9h-10h30’ tối, giờ địa phương, tức 8h-9h30’ sáng nay, giờ VN, tại trường ĐH Hofstra University, New York, được truyền hình trực tiếp tại đây. Trọng tài điều khiển trận đấu này là nữ phóng viên Candy Crowley của đài CNN. Đây là trận đấu khá gay go cho “võ sĩ” Obama, hiện Romney đang dẫn trước 1- 0.
———
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Góp sách ‘Vì học sinh Trường Sa thân yêu’ (TP).  - Tặng gần 100 bản đồ xác định chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa (TN).-  Đà Nẵng: Sẽ tiếp nhận 90 tấm bản đồ về Hoàng Sa, Trường Sa(QĐND). – Tin nóng hổi–Tư liệu “Hoàng Sa–Nổi đau mất mát” …phiên bản tiếng Nhật đã ra đời (Người Lót Gạch).  - Gần 11,5 tỉ đồng hỗ trợ ngư dân (NLĐ). – Hội thảo Biển Đông tại Paris : Giới chuyên gia cảnh báo về tình hình căng thẳng (RFI).
- Tổng cục Thuỷ sản cấp phép Cho tàu Trung Quốc vào Cam Ranh để vận chuyển cá (SGTT).
7 tàu chiến Trung Quốc đi qua vùng biển gần đảo của Nhật Bản (PLVN). - Tàu chiến Trung Quốc đi vào khu vực gần lãnh hải Nhật Bản (HNM).-  Lực lượng tuần duyên Nhật báo động (PLTP). - Trung Quốc tập trận chiếm đảo (TN). - Phát hiện chiến hạm TQ ở vùng biển Nhật (BBC). – Trung Quốc điều tàu chiến đến quần đảo Điếu Ngư/Senkaku (RFI). – Bảy tàu chiến TQ đi sát qua đảo Okinawa (PNTP). – Trung Quốc cảnh báo Nhật Bản quốc tế hóa vấn đề Điếu Ngư/ Senkaku (ND). – Trung Quốc đang đóng mới 36 tàu Hải giám (GDVN). – Trung Quốc lên kế hoạch đặt tên các đảo tranh chấp (DT). – Trung Quốc sẽ đặt tên các đảo tranh chấp (TQ). – Toyota ngừng sản xuất một nhà máy chính tại Trung Quốc (RFI). – Trung Quốc chỉ trích cuộc tập trận chung Mỹ và Nhật (TTXVN).
- Thế giới 24h: TQ bạo tay chi quốc phòng (VNN). – Trung Quốc dẫn đầu chạy đua vũ trang ở châu Á (NLĐ). – Chi phí quân sự tại châu Á tăng gấp đôi trong 10 năm qua (RFI).   - Mỹ đòi Trung Quốc minh bạch hoạt động hải quân (TTXVN). - Tàu sân bay USS Enterprise rời khu vực Trung Đông (ĐV).

Ấn Độ đối phó nguy cơ từ Trung Quốc (TN). - Ấn Độ kêu gọi tự do hàng hải ở biển Đông (PLTP).
Đụng độ trên biển, ngư dân Trung Quốc bị bắn chết (VnM).- Hàn Quốc bắn chết một ngư dân Trung Quốc (DT).  - Hàn Quốc bắt giữ 30 tàu cá, bắn chết 1 ngư dân Trung Quốc (GDVN).
- VÌ SAO BÀI BÁO VNEXPRESS “BỐC THƠM” TÀU SÂN BAY LIÊU NINH CỦA TRUNG QUỐC?? (Tâm sự Y giáo).
- Hồ Bạch Thảo: Trung Quốc đã từng sử dụng thợ mỏ trong việc xâm lăng nước ta (Hữu Nguyên).
<= Nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình. - Một nguồn tin đáng tin cậy cho hay, ngày 30/10/2012, Tòa án TPHCM sẽ mở phiên tòa xử Nhạc sĩ Việt Khang. Liệu sẽ lại diễn ra một phiên tòa tương tự xử 3 blogger mới đây, để có món quà kịp kính dâng lên Đại hội… 18 ĐCS “Thiên triều”, hay người ta sẽ phải trả tự do cho anh ngay tại tòa vì không thể có cớ gì để bỏ tù một nhạc sĩ vì đã sáng tác và trình diễn hai bài ca yêu nước?  – 30 tháng 10 xử hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình (Chuacuuthe).  – Tội phạm chân chính (Lê Nguyên Hồng).
- Thỉnh nguyện thư phản đối VN gia nhập Hội đồng nhân quyền LHQ (RFA).
- Nữ sinh viên bị công an TP/HCM bắt, biệt tích (RFA).
- Phỏng vấn TS Lê Đăng Doanh: Việt Nam: Trung ương đảng không theo Bộ Chính trị – một điều chưa có tiền lệ (RFI). “Nhưng người ta sẽ đặt câu hỏi là, tại sao Bộ chính trị lại không thuyết phục được Ban chấp hành Trung ương?” Mũi dùi công luận và dấu hỏi nghi ngờ đang chĩa thẳng vào BCHTW! – Bộ Chính trị ‘thất bại’ tại Hội nghị 6 (BBC). – Phỏng vấn GS Tương Lai: Hội nghị 6: Sự thất bại thảm hại của đảng (RFA).  – Đại hội 6: Kết quả tuyệt khủng (DLB).
- VOA: ‘Không thi hành kỷ luật một đồng chí trong Bộ Chính trị’ là vì muốn Tiết kiệm Thủ tướng (Phước béo). – Lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam thừa nhận thất bại chống tham nhũng nhưng không trực tiếp chỉ trích thủ tướng (AFP/ WP/ TCPT).   – VỞ CHÈO ‘NHẠT’ (DĐCN).
Blogger Osin bình luận trên FB: “Ngồi lướt qua FB và các trang mạng nói về Trung ương Sáu mới thấy Đảng cộng sản Việt Nam đã đánh mất một cơ hội rất lớn. Sự thất vọng tràn ngập chứng tỏ người dân đã từng vô cùng kỳ vọng. Thủ tướng đã được Trung ương tiếp tục trao cho quyền lực. Nhưng đó là thứ quyền lực có được bằng cách quay lưng lại với nhân dân. Không có nhà cầm quyền nào không thèm khát tính chính danh, nhưng Trung ương Sáu đã hy sinh nó chỉ vì Thủ tướng”.
- Hà Văn Thịnh: Bài học đắng cay (BVN). “Còn cá sấu Cà Mau, được nuôi nấng, chăm bẵm, ăn uống, tàn sát các loài cá nhỏ cá còi chán chê, chưa thỏa, phá chuồng để ra, để tung hoành hơn nữa. Người ta bắt nó lại, làm đau nó chút chút, rồi hình như nó đã… khóc vì hối hận (?). Nếu nhìn kỹ sẽ thấy rõ lấp lánh từ những giọt nước mắt âm u ấy là một ánh cười mỉa mai, tàn nhẫn vì nó lại được trở lại cái lồng kiên cố hơn, ăn và cướp bóc an toàn hơn…”
- Văn phòng Chính phủ ‘tự kiểm điểm’ (BBC). – Việt Nam : Sau Hội nghị trung ương, đấu đá trong nội bộ lãnh đạo Đảng có thể còn tiếp diễn (RFI).
- Cho vay bừa bãi, hãy hỏi Việt Nam! (BBC). “Tôi nghĩ điều quan trọng nhất là hành động hai phái của các ông Sang và Trọng đưa ra chống lại ông Dũng phản ảnh một thực tế hiện nay là chỉ có thay đổi nhân sự trong Ban Chấp hành Trung ương và các nhân vật được bổ nhiệm làm lãnh đạo những tập đoàn nhà nước thì Đảng mới có thể giành lại niềm tin của người dân”. – Voi phòng khách và sâu trong nồi canh (BBC).
- Hạ Đình Nguyển: “CÒN Y NÚI NGỰ, BÊN BỜ SÔNG HƯƠNG” ! (Huỳnh Ngọc Chênh). “Toàn thể Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam, với tinh thần đoàn kết rộng lượng, với lý tưởng cao cả, với ý chí đấu tranh quyết liệt, đã tha bổng cho cả chủ ngục lẫn tù nhân, và nhất trí bầu đồng chí Vũ Như Cẩn lên làm Tổng Bí Thư. Vẫn là Thị Dậu, anh Chí Phèo, và ông Lý trưởng ! Đêm đại hòa tấu đã kết thúc, đèn tắt và tấm màn nhung khép lại, khán giả chưng hửng ra về, mà lòng bâng khuâng…” – “Tào A Man cắt tóc thay đầu” (GNLT).
- Màn đã hạ, em xin thành thật khai báo (Nhát Sỹ Tai Hổ). “CHỈ KHI NÀO MỌI TÀN TÍCH CỦA HAI ANH TÂY MÁC VÀ LÊ BỊ CHÍNH NHỮNG NGƯỜI HIỆN NAY TỰ NHẬN MÌNH LÀ TÍN ĐỒ VÙI SÂU CHÔN CHẶT,LÚC BÁY GIỜ MỌI SỰ MỚI CÓ THỂ LÀM LẠI TỪ ĐẦU! Bằng không nói gì, làm gì cũng chỉ là chuyện… giả vờ, dối trá, bịp bợm, mất thời giờ! Thế thôi!” – TS Vũ Duy Phú, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu các Vấn đề Phát triển – VIDS/Vusta: KỶ LUẬT HAY KHÔNG CŨNG TA CẢ THÔI MÀ! (Bùi Văn Bồng).   – “LẶNG NÍ NUẬN LÊN NÚ NẨN-NÓI DZẬY HỔNG PHẢI DZẬY!” (Bùi Văn Bồng).
- “Nguyên lý mâm thịt chó” (Hồ Bất Khuất). “Nhìn nhận từ góc độ này, Hội nghị Trung ương 6 kết thúc như vậy là điều tất yếu, hợp logic. Những ai hi vọng vào những điều tốt đẹp hơn thì thật ngây thơ và rõ ràng là không hiểu ‘nguyên lý mâm thịt chó’.” Tóm tắt nguyên lý mâm thịt chó: Hất đổ thì mất ăn, mà tất cả mọi người đều muốn ăn. – Nguyễn Ngọc Già – Tên trộm chó và 175 thằng ăn cướp (Dân Luận).
- MA SÁT (Thùy Linh). “Hội nghị TW6 vừa qua đã bỏ lỡ mất một vận hội thu phục nhân tâm của đông đảo người dân khi họ nhất loạt ngưỡng vọng về sự thay đổi tốt đẹp. Không một thế lực thù địch nào có thể xúi người dân thả thuốc độc xuống dòng sông mà họ đang dùng. Chính quyền mong muốn ổn định chính trị bao nhiêu thì người dân cũng mong muốn ổn định đời sống bấy nhiêu, nhưng không thể là cách ‘ổn định’ bằng bạo lực và áp chế”. – Tiên sư bố tụi “Thế lực thù địch“! (Gocomay).  -  “Tào A Man cắt tóc thay đầu” (GNLT).
- Tổng bí thư: ‘TƯ 6 cơ bản đạt yêu cầu nhưng chưa phải là xong’ (VNN). Hai tháng chuẩn bị với tài liệu phục vụ lên đến 2.000 trang…” mà không chiếu cố cho đảng viên, dân chúng được diện kiến vài trang, không lẽ bí mật còn hơn cả thời kháng chiến? Thành thử dân lại tin là nó đã được phổ biến không chính thức trên… Quan làm báo, rất nguy!  - Tổng Bí thư chỉ đạo phê bình và tự phê bình: “Phải như rửa mặt hàng ngày” (ANTĐ). - Không phải chỉ phê bình, kiểm điểm là xong (TN). - “Khắc phục khuyết điểm để thành một Đảng văn minh” (DV).  - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Lấy phiếu tín nhiệm để cảnh tỉnh, răn đe (TT).  Thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 chưa đến bước cuối cùng (TP). – Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Không để xảy ra những vụ như Vinashin, Vinalines (PLTP).
- Việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình mới đạt được kết quả bước đầu (QĐND).   – Tiếp tục tự phê bình và phê bình (NLĐ). “Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử Đảng, Bộ Chính trị đã thống nhất 100% đề nghị Ban Chấp hành Trung ương cho được nhận một hình thức kỷ luật. Bộ Chính trị kiểm điểm rất nghiêm túc nhưng phải làm tiếp tục. Công tác này phải làm như rửa mặt hằng ngày nên mong người dân giám sát, góp ý kiến cho Đảng, QH thực hiện tốt hơn trách nhiệm của mình. Dân coi chừng cái mũ “phản động”, “thế lực thù địch”!  - Đừng buồn vì không phát hiện tham nhũng ở cấp cao, mà hãy chú ý tới những đối tượng nguy hiểm hơn: “Đến bà quét rác cũng có thể tham nhũng” (TN).
- Về bài đã điểm sáng qua: Thông báo Hội nghị Trung ương 6, có nhắc tới đoạn “xây dựng đội ngũ cán bộ đấu tranh phản bác những luận điệu sai trái trên mạng …”. Đến chiều đã thấy có một bài trên báo Nhân Dân, dường như bài này đã “quán triệt” tinh thần thông báo kia: Phản động nhân danh lòng yêu nước. Tuy nhiên, quá thất vọng về cái cách “quán triệt” của báo Nhân Dân, khi muốn“xây dựng đội ngũ cán bộ đấu tranh phản bác”, có lý luận sắc bén, bằng cách tranh luận… chụp cho đối phương một cái mũ “phản động” ngay từ cái tựa bài. Điều này nói lên sự đuối lý của người viết bài, bởi chỉ có những người không đủ lý lẽ tranh luận, mới tranh luận bằng cách đánh phủ đầu người đối diện bằng cái mũ “phản động” ngay từ khi bắt đầu cuộc chơi.
Thiết nghĩ, Ban Biên tập báo Nhân Dân chắc còn đủ khả năng kiếm được những người tranh luận sòng phẳng, sử dụng lý lẽ để phản bác lại dân, thay vì chụp mũ dân, cũng như không cần phải đặt hàng món “còng số 8″ này bên… Bộ Công an! Mời tác giả Anh Khôi và BBT báo Nhân Dân ghé qua đây đọc những lời phản hồi của các độc giả, để biết có bao nhiêu ý kiến ủng hộ, bao nhiêu ý kiến phản đối bài viết, để quyết định xem có nên tiếp tục viết thêm những bài tương tự như vậy hay không. Và cũng đáng buồn cho tờ báo nhân danh nhân dân này là cho tới 7h sáng nay, trên bài gốc của báo Nhân Dân vẫn chưa có một phản hồi nào của độc giả, còn trên trang Ba Sàm, sau 13 giờ đăng tải, đã có tới 77 phản hồi, không bị kiểm duyệt, tuyệt đối tỏ thái độ khinh bỉ với lối “tranh luận” của tác giả Anh Khôi. Nhân tiện xin nói thêm, hiện trang nhandan.com.vn đang được Alexa xếp thứ 1.464 tại VN, còn blog BS thứ 919.
Lại nói thêm, tác giả-tên “phản động” trẻ tuổi Phạm Lê Vương Các vừa mới tiết lộ thêm là hiện đang cư ngụ tại Sài Gòn, nên chúng tôi cũng xin bật mí chút, anh là một nhân vật khá độc đáo, rất nhiều độc giả trên trang này đã biết và thấy hình ảnh của anh nhưng chưa biết tên, tuy nhiên, vì sự an toàn của anh, xin chưa công bố chi tiết.
<- Đề cử Thống đốc Nguyễn Văn Bình là chiến sĩ thi đua toàn quốc (reading.vn). “Ban Thi đua khen thưởng Trung ương (Bộ Nội vụ) cho biết, ông Nguyễn Văn Bình, Thống đốc ngân hàng Nhà nước tuy được đề cử là chiến sĩ thi đua Toàn quốc, nhưng còn phải lấy ý kiến nhân dân và thông qua hội đồng thi đua khen thưởng Nhà nước. Chủ tịch Hội đồng này là Thủ tướng Chính phủ”. Lấy ý kiến nhân dân làm chi nữa? – Bà Đầm Xòe: Tôi muốn được thủ tướng khen thưởng (Nguyễn Tường Thụy).  - Sẽ công khai từng phần sai phạm ngân hàng (TP). “Vì có những kết luận thanh tra khi công khai ra sẽ làm sập đổ cả hệ thống. Đó là những vấn đề hết sức nhạy cảm, phải xem xét và làm thận trọng”. Câu này đã điểm trên một báo khác tối qua, giờ vẫn cần nhắc lại.
- Thêm một ngày, mọi thứ không có gì thay đổi (Tin khó tin). – Bùi Nguyên: Bao giờ họ sẽ cúi đầu ăn năn (Nguyễn Tường Thụy). Trong khi chờ đợi họ cúi đầu ăn năn, ta cần HỌC CÁCH SỐNG CHUNG VỚI SÂU (Sơn Thi Thư).
- Dân Tộc Ta Ngồi Đâu Bên Lề Đất Nước? (Đinh Tấn Lực).  – Lãng – Thể chế ngày một tồi đi, chỉ còn cường quyền, thủ đoạn, bạo lực và phe cánh (Dân Luận).  – Có thể nói nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước bi kịch lớn (DĐCN).  – Ngựa Hoang – Người dân muốn An Cư Lạc Nghiệp, hay muốn kiên định theo chủ nghĩa Mác – Lê Nin? (Dân Luận).
- Hoan hô Đảng (Trần Nhương).
- Cổ tích ngày nay (Quê Choa). Thiệt tình, cái ông bọ Lập này, mới nghỉ 3 ngày mà đã ngứa ngáy chân tay rồi, lần sau đề nghị bọ đi “cai” blog trước khi tuyên bố đóng blog. Lúc nãy có chị phóng viên bên Tây than với BTV rằng, bọ Lập tạm nghỉ chơi blog, blog Cầu Nhật Tân cũng tạm ngưng, các blogger khác mà kéo nhau đóng cửa thì cư dân mạng không còn gì để đọc. Chắc bọ Lập nghe được lời than thở đó nên quay trở lại ngay?
- Dân chúng nghĩ gì từ vụ án tử hình Trần Dụ Châu năm 1950 (BVN).  – Ước mơ nhỏ gửi tới Ba Đình (Đào Tuấn). “‘Người dân chỉ mong được Nhà nước giao đất lâu dài. Và chẳng may có bị thu hồi thì cũng được đền bù theo giá thỏa thuận ngoài thị trường’. Rất giản dị. Và cũng chẳng có gì sai luật khi việc ‘giao đất lâu dài’ thực ra đã được ghi trong Hiến pháp 1992”.  – Bạch hóa để chống tham nhũng (TBKTSG). “Các chuyên gia quốc tế cho rằng Việt Nam nên trao quyền cho người sử dụng đất chính đáng nếu muốn giảm thiểu cơ hội cho tham nhũng và tránh khiếu kiện đang gia tăng“. – Địa phương minh bạch, dân sẽ bớt hối lộ (VNN). – Vẽ đường cho hươu chạy (Petrotimes).
- ĐƠN KHIẾU NẠI VỀ CÁC VIỆC LÀM KHÔNG CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA ÔNG NGUYỄN MẠNH TRIỀU QUYỀN GIÁM ĐỐC EXIMBANK CHI NHÁNH BẠC LIÊU (ubank). – Tham nhũng 1 đồng, ăn quen thành tính cách, cái gì cũng đòi tiền nên mọi người sẽ có ấn tượng và thành kiến không tốt về những hạng người này (Thái Hiền).
Huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam: Thu hồi đất trái luật, dân kêu chưa thấu đến “Trời” (NCT). - Công ty Cổ phần Việt Hà (Hà Tĩnh): Ngang nhiên chiếm đất rừng khoán hộ, phá hủy tài sản công dân.  - Xã Diễn Đồng, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An: Chính quyền lừa dân.
63 tỉnh thành, đâu cũng phát triển theo… mốt (TVN).
- Vụ vỡ đập thủy điện Đakrông 3: Chủ đầu tư chối bay, chối biến! (NLĐ).  - Thuỷ điện Dăkrông 3 vỡ: chủ đầu tư trốn họp.  - Bắc Trà My (Quảng Nam): lại xảy ra động đất (SGTT). - Bắc Trà My: Động đất dữ dội như cuộn sóng, sân vận động náo loạn (DV). - VN có 7.500 nhà máy thủy điện, hồ chứa trên sông (TP).
- Sự trì trệ của nền kinh tế là rất đáng lo ngại (SGTT). - Nay phải dứt khoát trả nợ với dân (DT).-  Tiếp tục chính sách điều hành chặt chẽ (Stockbiz). - Khó khăn kinh tế còn kéo dài trong năm 2013 (PLTP). - GDP chỉ đạt 5,2% (TT).
-  Ủy ban Thường vụ QH: Không thể hoãn tăng lương! (NLĐ). – Tìm tiền tăng lương, Bộ trưởng than khó (VnEco).  - Ngân sách eo hẹp chưa thể tăng lương (ANTĐ). - Năm 2013, rất khó tăng lương (DV).  - Không tăng lương, 22 triệu người bị ảnh hưởng (TP).   - UBTVQH thảo luận tình hình kinh tế: Không có tiền lấy gì đi chợ ? (TN).
- Chấn động khi đại gia đất cố đô bị bắt (VNN).
- Sẽ dẹp bỏ nhiều trạm thu phí (TBKTSG).
- Từ cuộc “hỗn chiến” vì cổ vật tàu đắm: Sao chỉ trách dân tham? (SGTT).
Vụ sưa nghìn tỷ: Ông Hạt phó dọa giết cán bộ thanh tra (TP).
- Luôn sát cánh,động viên ” hiệp sĩ “ (NLĐ).
Xử lý hàng loạt lái xe ba bánh “đội lốt” thương binh (DT).
Điện lực từ chối trách nhiệm vụ 3 học sinh bị điện giật chết (TN).  - Cấp sổ đỏ cho cả trẻ em (TP).
- Trong xăng có nước do ống thông khí bị rò rỉ (NLĐ).
- Vũ Xuân Tửu “MA CHIẾN HỮU” XUYÊN TẠC, CHỐNG VIỆT NAM (Nguyễn Trọng Tạo).
- Phạm Xuân Hoàng: NẾU TIẾP TỤC NHẬN MÌNH LÀ “KIẾN THỨC”… (Nguyễn Trọng Tạo).
- Lại quăng tượng bác vô đống rác (FB Hồng Đăng Bùi/ SHSM). Có lẽ các “cơ quan chức năng” cũng cần mạnh dạn bàn tới phương án “thanh lý” các sản phẩm văn hóa-chính trị” này một cách nghiêm túc. Bởi vì trong hàng chục năm qua, dễ cũng phải có tới hàng triệu cái, nếu không có cách thanh lý một cách trang trọng, rất dễ xảy ra những hình ảnh tương tự, “các thế lực thù địch” lại lợi dụng bôi bác bác. Gợi ý: tổ chức … “hỏa táng” hàng loạt, cũng sẽ là một bước tiến tới thực hiện lời di chúc.  - Không có tiêu đề (DĐCN).
- Bất ngờ giải Nobel Hòa bình (NLĐ). – Nobel 2012: Nhìn lại và suy ngẫm (VNN). – Sau giải Hòa bình dứt tình đồng đội (ANTG). – Chocolate, xương, và giải Nobel (Nguyễn Văn Tuấn).
- Những nguyên nhân Hoa Kỳ tấn công Việt Nam (Kichbu). – Liên Xô giành được sự tôn trọng của Hoa Kỳ, nhưng mất Khrushev (Kichbu).
- Loạt bài về Cách mạng Văn hóa của Mao: Cuộc chiến của những đứa trẻ con (phần 4) (Geo Epoche/ Phan Ba).
- Trung Quốc tăng tầm ảnh hưởng (BBC). – Trung Quốc kỷ luật hơn nửa triệu đảng viên, quan chức (VTC).  - Vạch mặt các quan “giàu đột xuất” (TT).
- Campuchia tiếc thương cựu hoàng (BBC). – Ngày mai Cam Bốt bắt đầu tuần lễ quốc tang cựu hoàng Sihanouk (RFI). – Sihanouk – vị nguyên thủ ‘tình cờ’ (BBC).
- 50 năm cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba (BBC). – Cuba nới lỏng giới hạn quyền tự do đi lại (RFI). – Cuba bỏ giấy phép xuất cảnh (BBC).  - Cuba bỏ giấy phép xuất cảnh cho công dân (TT).
Thủ tướng D.Medvedev: “Chúng ta không nên sợ dân chủ…” (LĐ).
Con trai Tổng thống Hàn Quốc bị cấm rời đất nước (LĐ).  - Hàn Quốc sẽ phóng thử tên lửa vũ trụ lần chót? (GD). – Hàn Quốc “tầm sư” học thống nhất đất nước (NLĐ). – Mỹ – Hàn siết chặt liên minh chiến lược (VnMedia).
- Tổng thống Miến Điện tái đắc cử chủ tịch đảng cầm quyền (RFI).
Thi hài cựu hoàng Campuchia hôm nay về nước (VnE).
KINH TẾ
- Ngân hàng Mỹ tổ chức hội nghị về thương mại và tài chính ở Việt Nam (VOA). – Ngân hàng và doanh nghiệp: Chia sẻ khó khăn và lợi ích (Tin tức). – Xây dựng đề án công khai minh bạch thông tin ngân hàng” (Petro Times).
- Ngân hàng trả giá vì nợ xấu (VnEco). – Giải quyết nợ xấu và hàng tồn kho: Mở “nút thắt” của nền kinh tế (Công lý).
- NHNN ban hành Thông tư giám sát tiêu hủy tiền hỏng (vinacorp). Hủy cụ?=>
- SGTT: Dư nợ bất động sản: 1 triệu tỷ đồng?, chiếm một nửa dư nợ ngân hàng. Tối qua đã điểm 3 bài cùng chủ đề, giờ không thể không điểm tiếp bài này.Chủ tịch Quốc hội không giấu sự sốt ruột khi nhận định nơi “chôn tiền lớn nhất là bất động sản” nhưng chưa được Chính phủ nhìn nhận, phân tích kỹ, cùng với phương án để giải quyết nợ xấu ở lĩnh vực này.” Vì Chính phủ còn phải lo “thoát hiểm” chỉnh đốn, còn đầu óc đâu mà “nhìn nhận, phân tích”!
Quản lý vàng – Lạc điệu! (SGGP). Thế mới giúp nhiều kẻ kiếm tiền triệu (đô la).  -  Giá vàng tuột dốc không phanh (NLĐ). – Nguyên nhân khiến giá vàng bấp bênh (Tin tức). - SJC xin thêm hạn mức gia công vàng móp méo (TT).
- Doanh nghiệp gỗ than phiền “giấy phép con” (TBKTSG).
Thị trường đường: Mua khổ, bán khó (DNSG). - Trồng cà chua bi – lãi gấp 4 lần lúa (DV). - Xuất khẩu gạo năm 2012 có thể đạt 7,5 triệu tấn (HNM).
- Lừa đảo, trốn thuế qua internet – Bài 2: Cần quản lý chặt chẽ hơn (SGGP).
Nhiều chiêu bán khống chứng khoán (TT).
Thương hiệu Việt tan vỡ: Bibica ngay ngáy lo bị thôn tính (VEF).
Ký quỹ tạm nhập tái xuất: Gây khó cho DN (DNSG).
Nhiều Giám đốc được đề cử Anh hùng lao động (VietQ).
Nhập siêu từ Trung Quốc hơn 11 tỷ USD (DNSG).
Tại sao kinh tế Hàn Quốc phát triển mạnh mẽ? (TS).
- Sếp Citigroup đột ngột từ chức (VnEco).
- IMF chỉ trích chính sách khắc khổ của khối euro (RFI).
Phố Wall tăng điểm trong ngỡ ngàng (24h).
- Yahoo trả lương CEO mới 58 triệu USD (BBC).
Giá vàng hồi phục, dầu thô vững giá (NĐH).
VĂN HÓA-THỂ THAO
-177. ĐI TÌM VÓC DÁNG NGOẠI HÌNH VUA QUANG TRUNG (VSk).
Bế mạc ngày hội văn hóa, thể thao dân tộc Chăm (VOV).
- Tiếng kêu thống thiết từ ngôi đình “kỳ dị” nhất Việt Nam  (VCV).
- PHU NHÂN NHÀ VĂN ĐƯỢC ĐI DỰ ĐẠI HỘI CÙNG CHỒNG (Ngô Minh).
- Hội thảo khoa học về văn hóa nghệ thuật: Nỗi buồn “trà đá vỉa hè” (SK&ĐS).
Nhà văn trinh thám Italy tự hào có sách dịch ở Việt Nam (VnE).
- Tìm bệ phóng cho nhạc dân gian đương đại (SK&ĐS).
- Xử tội con mèo (Nguyễn Xuân Hưng).
- Trần Hữu Dũng: Cơn hôn mê (Tiền vệ).
- Người “cứu” những cuốn sách khỏi tuyệt bản (NĐT).
Du lịch chữa bệnh đang bị ‘bỏ ngỏ’ (TQ). - Run rẩy xuống sông ngầm và động nuốt người ở Phú Thọ (VTC). - Thêm một buồng chuối “khủng” hơn 200 nải ở Nghệ An (DT).
- Nhà văn Pêru đạt giải thưởng Văn học quốc tế (Tin tức).
Kiệt tác hội họa bị trộm tại Hà Lan (TN).  - Bức tranh của nghệ sĩ còn sống có giá kỷ lục (TT).
Việt Nam không phải là… Tây Ban Nha! (II) (TVN). - U-21 Việt Nam – U-21 Thái Lan: Dắt nhau vào bán kết (PLTP).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Mơ hồ trường “chất lượng cao” (NLĐ).
- Bất ổn trong tuyển sinh – Bài 2: Thay đổi cách nào? (SGGP).  - 20 thủ khoa nhận học bổng toàn phần (PLTP).
Sinh viên “đói” vốn vay ưu đãi (ANTĐ).
- Hà Nội: Lạm thu ở các trường tiểu học (PN).
- Nỗi buồn ‘sa lầy cùng lý tưởng’ của nhà giáo trẻ (VNN).
Không còn phải “quá giang đi học” (TT).-  Đu dây tìm con chữ (NLĐ). =>
- Con giỏi hay dốt do cha mẹ, không phải nhà trường (VNE). – ‘Yêu’ sách từ nhỏ giúp phát triển trí não (Tin tức).
- MỤC TIÊU LÀ NGÔI SAO DẪN ĐƯỜNG (Tâm Sáng).
- Lỗ hổng “canh gà” (PN).
Bàng hoàng nữ sinh tự tử vì mất quỹ lớp (KP).-  Học sinh ‘lách luật’, nhuộm tóc đủ màu (Zing).
Tránh tình trạng giáo viên chủ nhiệm “nhầm chỗ” (GD&TĐ).-  Thầy cô thực tập và các trò tinh quái của học sinh (Zing).
- Học thiên hạ: Tự chủ như thế nào? (TS).
Ông Kim Jong Un đề cao dạy Kinh tế học (TP).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Khi thuốc ho biến hình thành ma túy tổng hợp (Infonet).
- Tạm dừng vận chuyển gia cầm sống từ Bắc vào Nam (TN).
- Quảng Trị: ‘Sinh vật lạ’ trong thịt lợn chỉ là…con dòi (Tin tức).
Nhà quản lý vẫn lạc quan về an toàn thực phẩm (SGTT).
- Thương lũ trẻ quê bác (Nguyễn Thông).
- Hàng chục người bị bắt lao động như khổ sai (NLĐ).
<- Số cô dâu Việt Nam tại Hàn Quốc vượt qua Trung Quốc (VOA). (có đớn đau giống như thời xưa phải hiến dâng mỹ nữ cho Thiên triều không????????)
Nhà nghiên cứu văn hóa nổi tiếng bàn về lòng tham của người Việt (GDVN).
Tuyển lao động đem… bán, đòi tiền chuộc (TT).
- “Hai ngón” trên xe buýt: Đường dây khép kín (NLĐ).
- Tiết lộ của người ‘nuôi hổ như nuôi lợn’ (VNN).
- Sạt lở làm 4 căn nhà rơi xuống sông (VOV).  - Dân loay hoay vì biển lại nuốt nhà (TP).
- Mưa lớn + triều cường, nhiều khu vực TP.HCM thành “sông” (TT). – TP.HCM: Khổ ải trước đỉnh triều cường lịch sử (VNN). – TP HCM chống ngập trên diện rộng (Petrotimes). – Sài Gòn ‘rối loạn’ vì triều cường đạt đỉnh (VNE). – Cần Thơ: Nhiều tuyến đường tại Cần Thơ ngập sâu (VNN).  - Triều cường sẽ vượt mức lịch sử (TN).
Năm 2012: Sẽ chấm dứt vận chuyển clinker trên vịnh Hạ Long (LĐ).
- Phạt 200 triệu doanh nghiệp vi phạm môi trường tại Đà Nẵng (Infonet).
- Tổ chức Lương nông Liên Hiệp Quốc kêu gọi trợ giúp tiểu nông (RFI).
- Đất trồng lương thực bị thu hẹp, 870 triệu người thiếu đói (RFI).
QUỐC TẾ
- Syria pháo kích thành phố do quân nổi dậy chiếm giữ(VOA).   - Phiến quân Syria thành lập ban lãnh đạo thống nhất (TTXVN).
Giới lãnh đạo ở Iran lo ngại bất ổn trong dân chúng (TTXVN). - Iran chỉ trích các biện pháp cấm vận mới của EU (VOA).
- Obama và Romney sắp tranh luận (BBC). – Bầu cử Mỹ : Obama và Romney đối mặt lần thứ 2 trên truyền hình (RFI). – Ông Obama, Romney chuẩn bị đối mặt trong cuộc tranh luận lần hai (VOA). – Tranh luận Tổng thống Mỹ vòng 2: Gánh nặng đè lên vai Tổng thống Obama (DT). – Bầu cử Mỹ: Obama và Romney giằng co từng điểm (VOV). – Obama – Romney trước trận “quyết đấu” tại New York (NLĐ).  - Xả thân cứu chúa (TN). - Chặng cuối của chiến dịch bầu cử Tổng thống Mỹ 2012: Bang đỏ, bang xanh (Petrotimes). - “Hiệp hai” Obama – Romney (TT). - NT Clinton nhận trách nhiệm vụ tòa lãnh sự bị tấn công (NV).
- Ngoại trưởng Clinton nhận trách nhiệm về an ninh ngoại giao (VOA). – Ngoại trưởng Mỹ ‘chữa cháy’ cho ông Obama (TP).
- Cựu thủ lĩnh quân sự Bosnia chối tội (BBC). – Bị quy tội diệt chủng, cựu lãnh đạo Serbia đòi được ”ân thưởng” (RFI). – Ông Karadzic nói nên được tưởng thưởng vì đã ngăn chiến tranh (VOA). =>
Ảnh: Quân đội Nga diễn tập quy mô lớn (VTC). - Quân đội UAE quan tâm đến nhiều vũ khí của Nga (TTXVN).
- Cần Yingluck hay Thaksin? (NLĐ). – Thái Lan không thu hồi hộ chiếu của cựu Thủ tướng Thaksin (VOV).
- Ngoại trưởng Mỹ ‘chữa cháy’ cho ông Obama (TP).
- Thiếu nữ Pakistan bị Taliban bắn sẽ ‘hồi phục tốt’ (VOA).
Tiết lộ bí mật khủng hoảng tên lửa 1962 (TN).
* VTV1: + Chào buổi sáng – 16/10/2012; + Tài chính kinh doanh sáng – 16/10/2012; + Tài chính kinh doanh trưa – 16/10/2012; + + Khám phá bếp của Vua đầu bếp Mỹ 2012; + Trò chuyện với Vua đầu bếp Christine Hà; + Hội nghị ABU tại Hàn Quốc – 16/10/2012; + Cuộc sống thường ngày – 16/10/2012.

1309. Phản động nhân danh lòng yêu nước

Nhân dân
Cập nhật lúc 01:51, Thứ ba, 16/10/2012 (GMT+7)
 
Thời gian gần đây, các thế lực thù địch sử dụng nhiều luận điệu khác nhau để kích động chống Ðảng, chống Nhà nước ta, kêu gọi lật đổ chính quyền. Dù nấp dưới danh nghĩa nào, vẫn có thể nhận ra các luận điệu nhằm mục đích chống phá của chúng. Mới đây, một số website và blog truyền bá bài viết của Phạm Lê Vương Các * – người tự giới thiệu là “sinh viên đại học năm thứ ba”(!?), cũng nằm trong  các thủ đoạn mà các thế lực thù địch đang triển khai.
Sau khi viện dẫn “triết gia Socrate bị kết án tử hình vì tội đầu độc tư tưởng cho giới trẻ và chống lại nhà nước dân chủ chủ nô”, Bruno “phải lên máy chém vì ủng hộ thuyết “nhật tâm”, Phạm Lê Vương Các nhắc tới một số nhân vật lịch sử như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học… và gọi họ là “những người tiên phong trong việc chống nhà nước phong kiến nửa thuộc địa đương thời để xóa bỏ sự nô dịch, lạc hậu, và bất công”. Từ những cứ liệu đó, tác giả này kết luận “không thể xem chống nhà nước là hành vi hoàn toàn tiêu cực được”. Khi làm công việc này, Phạm Lê Vương Các đã bỏ qua một nội dung có tính chất nền tảng là bối cảnh lịch sử của mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn lịch sử, và tính tất yếu của quá trình nhận thức cùng hành vi của con người trong bối cảnh lịch sử ấy. Phải chăng, tác giả do thiếu hiểu biết hay cố tình bỏ qua nội dung nền tảng này, đánh đồng nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến nửa thuộc địa với nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân hiện nay? Trên thực tế, bản chất các loại hình nhà nước mà những nhân vật lịch sử do Phạm Lê Vương Các viện dẫn đã từng sống lại hoàn toàn khác nhau, mục đích đấu tranh của mỗi người cũng rất khác nhau. Từ sự mập mờ này, Phạm Lê Vương Các nhận định “tuy cùng một  hành vi chống nhà nước, nhưng đã làm cho Việt Nam sản sinh ra những con người “phản động” theo tinh thần lý luận đấu tranh giai cấp nhưng lại mang bản chất “yêu nước” theo tinh thần ý thức trách nhiệm của một công dân đấu tranh cho dân chủ tiến bộ, tùy theo cách hiểu khác nhau của mỗi người”. Sao lại đánh đồng “phản động” với “yêu nước”? Nếu là người hiểu biết, không thể nhầm lẫn giữa hai phạm trù đối nghịch nhau như thế. Phản động hay yêu nước đều phải dựa trên các tiêu chí xét đoán rõ ràng, được cả cộng đồng thừa nhận, không phải muốn là có thể nói vống lên. Trong cuộc sống, suy nghĩ và hành vi của con người có ý thức đều hướng tới mục tiêu cụ thể, mà tựu trung trước hết là vì nhu cầu của bản thân mình và vì nhu cầu của cộng đồng mà mình là thành viên. Thử hỏi ba blogger mà Phạm Lê Vương Các đứng ra bao biện cho họ đã đóng góp gì cho đất nước, cho cộng đồng nơi họ sống, mà có thể gán cho tên gọi “người yêu nước”? Việc họ viết năm, bảy cái entry chứa đựng thông tin mơ hồ, thật – giả và tốt – xấu lẫn lộn… để vu cáo chính quyền lẽ nào lại là biểu hiện của lòng “yêu nước”? Và không biết vì ấu trĩ không hiểu mối quan hệ giữa hiến pháp và pháp luật với nhà nước hay tôn thờ chủ nghĩa vô chính phủ mà Phạm Lê Vương Các còn viết một cách rất tùy tiện rằng: “Không thể lấy hiến pháp và pháp luật để bảo vệ Nhà nước”! Thử hỏi, nếu Nhà nước không có hiến pháp và pháp luật sẽ ra sao, ai sẽ bảo vệ quyền lợi của người dân?! Xã hội sẽ ra sao nếu mỗi công dân lại tự đề ra một luật riêng cho bản thân để muốn làm gì thì làm?
Nguy hiểm hơn, theo Phạm Lê Vương Các: “Một khi nhà nước không còn là của dân, do dân, và vì dân trên thực tế thì chống lại nhà nước đó là hành vi tất yếu”. Cần vạch rõ sự dối trá này vì nó chỉ đúng khi “dân” ở đây là đại đa số nhân dân, chứ không phải là một vài cá nhân chưa làm được bất cứ điều gì cho dân nhưng vẫn xưng xưng tự nhận là “đại diện của nhân dân”. Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhà nước thuộc địa nửa phong kiến  ở Việt Nam chỉ phục vụ bộ máy cai trị thực dân, thẳng tay đàn áp bóc lột nhân dân. Còn Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam được Hiến pháp khẳng định là Nhà nước “của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”. Chúng ta xây dựng Nhà nước pháp quyền chính là xây dựng một nhà nước dân chủ ngày càng hoàn thiện, nơi nhân dân đứng ra tự tổ chức, tự quản lý, tự điều hành xã hội của mình. Tính thống nhất bao trùm lên mọi hoạt động tổ chức và thực hiện quyền lực của nhân dân, chứ không phải mâu thuẫn hay đối kháng. Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam do nhân dân lập ra thông qua bầu cử, ý chí của đại đa số nhân dân thể hiện qua hoạt động của Nhà nước một cách công khai, minh bạch, và hành động của Nhà nước thể hiện ý chí, tư tưởng, nguyện vọng của nhân dân. Nhân dân lập ra Nhà nước để bảo vệ cho các quyền và lợi ích của chính mình, nếu Nhà nước không có Hiến pháp và pháp luật bảo vệ thì sẽ không bảo vệ được nhân dân. Ðiều 6 Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (năm 1992) quy định “Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân”; Ðiều 53 khẳng định công dân “có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương”. Trong trường hợp công dân không đồng tình với Nhà nước, hoặc muốn đưa ra ý kiến riêng thì có thể “kiến nghị với cơ quan Nhà nước”, Ðiều 74 nêu cụ thể “Công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào”. Quy định của pháp luật nước ta cũng nêu rõ, công dân có quyền phản đối cơ quan Nhà nước, công dân có thể kiện cơ quan Nhà nước ra tòa án. Ðó là quyền của công dân, bởi không phải lúc nào các cơ quan nhà nước cũng đúng, và ở nước ta đã có một số trường hợp công dân thắng kiện cơ quan nhà nước.
Bên cạnh đó, Phạm Lê Vương Các còn cho rằng, có sự khác nhau trong quan niệm “chống nhà nước” giữa “các nước dân chủ” với các nước XHCN. Xét từ chính trị học, tất cả các mô hình nhà nước đều có những mặt tốt và mặt hạn chế, con người luôn cố gắng tiệm cận với một mô hình nhà nước hoàn hảo như tiệm cận với chân lý. Nhà nước còn có tính lịch sử, văn hóa sâu sắc, không thể đem mô hình nhà nước của quốc gia này áp dụng cho quốc gia khác mà hy vọng sẽ có kết quả. Tuy nhiên, Phạm Lê Vương Các lại đưa ra quan niệm lệch lạc: “chống lại nhà nước XHCN ở đây luôn được nhà cầm quyền xem là mối đe dọa lực lượng thống trị, an ninh quốc gia, phá vỡ khối đại đoàn kết thống nhất, và lý tưởng của toàn dân”.  Xét từ nguồn gốc và bản chất của nhà nước, điều này thật ngây thơ, người viết hoàn toàn không hiểu biết. Ðể bảo vệ nhà nước, mọi quốc gia đều phải áp dụng các biện pháp bảo đảm an ninh, một số quốc gia phương Tây còn theo dõi tường tận đến từng cá nhân, thậm chí phát động tấn công các quốc gia khác với lý do… để bảo đảm an ninh! Ở nước ta, quyền lực nhà nước là thống nhất, dù là hành pháp, lập pháp hay tư pháp đều phải làm đúng, làm hết trách nhiệm của mình. Nhà nước khuyến khích hoạt động phản biện xã hội thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể. Khi công dân có vấn đề cần giải quyết, họ đều có quyền yêu cầu các tổ chức đoàn thể, hệ thống thông tin đại chúng… giúp đỡ. Song không vì thế, công dân lại làm dư luận hoang mang, gây mất ổn định xã hội bằng đưa tin bịa đặt trên internet, nói xấu lãnh đạo, nói xấu người khác mà không đưa ra bằng chứng, rồi kích động bạo loạn, kêu gọi lật đổ chính quyền… Các Ðiều 87, Ðiều 88, Ðiều 92 của Bộ luật Hình sự quy định rõ các tội danh liên quan đến hành vi chống chính quyền nhân dân, chỉ có ai cố tình không hiểu mới phát ngôn tùy tiện như vậy. Xét trên mọi phương diện, hành vi “làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu có nội dung chống nhà nước” đều rất nguy hiểm đối với xã hội và không thể gọi đó là hành vi yêu nước. Vì thế, các nước phương Tây đã đối xử rất cứng rắn với Julian Assange khi trang mạng Wikileaks tải lên những thông tin “nhạy cảm”.
Nhà nước của chúng ta đang có bước chuyển quan trọng để tự hoàn thiện, từ đó tiếp tục tổ chức, lãnh đạo sự nghiệp phát triển đất nước, củng cố niềm tin của mọi tầng lớp nhân dân. Và khi trong bộ máy Nhà nước còn những “con sâu làm rầu nồi canh”, chúng ta cần đấu tranh làm trong sạch theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI). Hệ thống pháp luật của nước ta được xây dựng nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, nhưng một số cán bộ, công chức chưa thực hiện đúng nhiệm vụ, chức trách được giao, vẫn còn tình trạng cơ hội, trục lợi cá nhân, gây bất bình trong nhân dân. Những cán bộ trong bộ máy nhà nước, doanh nghiệp vi phạm pháp luật bị khởi tố trong thời gian qua là minh chứng cho quyết tâm lập lại kỷ cương xã hội của Nhà nước. Do đó, mỗi công dân cần có cái nhìn toàn diện hơn về vai trò của Nhà nước, cũng như cần đóng góp thiết thực để xây dựng Nhà nước. Từ lâu, những ý kiến đóng góp tâm huyết của người yêu nước chân chính luôn luôn được ghi nhận, nghiên cứu, xem xét một cách nghiêm túc.
ANH KHÔI
.
Nguồn: Nhân dân

177. ĐI TÌM VÓC DÁNG NGOẠI HÌNH VUA QUANG TRUNG

NHÌN LẠI LỊCH SỬ *
KS. PHAN DUY KHA

Quang Trung Nguyễn Huệ là vị anh hùng lập nên những chiến công hiển hách trong lịch sử dân tộc: đánh tan 5 vạn quân xâm lược Xiêm trong trận Rạch Gầm – Xoài Mút (1785); đánh đổ hai tập đoàn phong kiến Trịnh – Nguyễn chia cắt đất nước ta suốt hơn hai thế kỷ, đưa non sông quy về một mối (1785 – 1786); tiêu diệt 29 vạn quân xâm lược Mãn Thanh, giải phóng đất nước thoát khỏi nạn ngoại xâm (1789). Chỉ mấy năm ngắn ngủi, chiến công nối tiếp chiến công, đã đưa ông lên hàng những thiên tài quân sự tầm cỡ thế giới. Hình ảnh của ông mãi mãi tượng trưng cho tinh thần bất khuất, ý chí quật cường của dân tộc ta. Việc tìm hiểu ngoại hình cũng như chân dung của ông góp phần làm thỏa mãn tấm lòng ngưỡng vọng của chúng ta đối với người anh hùng dân tộc.
Hình ảnh Quang Trung qua ghi chép

Sử sách xưa ghi chép về ngoại hình của nhân vật lịch sử rất sơ sài. Theo Hoàng Lê nhất thống chí thì vẻ mặt của Quang Trung rực rỡ, nghiêm nghị: “Vua Lê sai các quan lần lượt đến yết kiến. Thấy thần sắc của Bắc Bình Vương rực rỡ, nghiêm nghị, ai cũng run sợ, hãi hùng”. Rực rỡ, đó là vẻ rạng rỡ của người chiến thắng. Nghiêm nghị, đó là cái uy vũ của Quang Trung, khiến cho kẻ thì run sợ, hãi hùng. Sử gia nhà Nguyên mô tả: “Huệ tiếng nói như chuông, mắt lập lòe như ánh điện, là người thông minh, giảo hoạt, giỏi chiến đấu, người người đều kinh sợ” (Đại Nam chích biên liệt truyện). Cũng một sử gia nhà Nguyễn khác mô tả cụ thể hơn: “Huệ ban đêm ngồi không có ánh đèn, ánh sáng từ đôi mắt soi sang cả chiếu, lúc lâm trận thì anh hùng lẫm liệt, cho nên mới bình định được phương Nam, tiến đến đâu thì không ai hơn được” (Tây Sơn thuật lược). Có lẽ tác giả của cuốn sách trên thấy Nguyễn Huệ ban đêm làm việc không đèn mà nói quá lên như thế chăng? Nhưng dù sao thì qua hai cách mô tả trên, có thể thấy Nguyễn Huệ có một đôi mắt rất sang, đó là cặp mắt thông minh, sắc sảo (mà sử giả nhà Nguyễn do ác cảm nên dung từ “giảo hoạt”). Cặp mắt đó soi thấu tận tim gan người đối thoại, khiến cho kẻ dưới quyền không dám dối trá, còn kẻ thù thì run sợ.
Tác giả Minh đô sử lại cho chúng ta hình ảnh một Nguyễn Huệ rất đĩnh đạc với nhung phục chỉnh tề, dung mạo hùng vĩ, trong một cảnh tượng rất đẹp. Đây là cảnh Nguyễn Huệ trong lần tiến quân ra Bắc diệt Trịnh (1786): “Văn Huệ tiến quân đến bến Tây Long, ngồi đĩnh đạc trên tấm ván cao đặt trong thuyền, dung mạo hùng vĩ, nhung phục chỉnh tề, các tướng ĩ đứng vòng hai bên tả hữu, trông thấy, ai cũng nói: “Bắc Bình Vương là vị thần sống vậy”. Rồi cùng nhau tấm tắc khen ngợi mãi không thôi”. Trong trận tổng tấn công mùa xuân năm Kỷ Dậu, ta cũng thấy hình ảnh một Quang Trung rất đẹp, qua cách mô tả của một người nước ngoài: “… Ông liền bỏ voi, dùng ngựa. Theo lời đông, ông đeo hai thanh kiểm, chạy ngang dọc, đã chém rơi đầu nhiều tướng rá và binh lính Trung Hoa, ông luôn miệng hô xung phong và lúc nào cũng có mặt ở tuyến đầu của trận chiến” (Nhật ký của Hội truyền giáo Bắc kỳ).
Nhưng có lẽ không có hình anhe nào đẹp bằng hình ảnh Quang Trung cưỡi voi tiến vào thành Thăng Long giữa mùng 5-1 Kỷ Dậu với “chiếc áo bào màu đỏ đã bị nhuốm đen vì khói thuốc sung”, trong cảnh:
Ba quân đội mũ chỉnh tề tiến
Trăm họ chật đường vui tiếp nghênh
Mây tạnh mù quang trời lại sáng
Đầy thành già trẻ mặt như hoa
Chen vai sát cánh cùng nhau nói
Cố đo vẫn thuộc núi sông ra.
(Ngô Ngọc Du – Long Thành quang phục kỷ thực).
Một hình ảnh đẹp đẽ, oai hùng, đầy chất lãng mạn mà mấy trăm năm sau, khi tưởng tượng đến cảnh này chúng ta vẫn không khỏi xúc động, tự hào.
Chân dung Quang Trung
Các họa sĩ nhà Thanh đã để lại một bức họa về Quang Trung rất đẹp. Trong bức họa này, Quang Trung cưỡi trên mình ngựa, đầu đội mũ trụ, mình khoác nhung phục, trong tư thế của một võ tướng oai phong. Như chúng ta đã biết, năm 1790, vua Càn Long nhà Thanh tổ chức mừng thọ “ bát tuần vạn thọ” (sinh nhật 80 tuổi), có yêu cầy đích than quốc vương An Nam đến Yên Kinh triều kiến để tăng thêm phần trọng thể. Tất nhiên, Quang Trung không thể thỏa mãn đòi hỏi đó, bởi vì:
Một là, nước ta vừa trải qua một cuộc chiến tranh tàn khốc ở phía Bắc. Trong Nam, Nguyễn Ánh mấy lần lăm le trở lại đứng chân ở Gia Định. Người đứng đầu nhà nước có bao nhiêu công việc cần kíp phải giải quyết, làm sao có thì giờ để đi sang Trung Hoa, mà nhanh nhất cũng phải mất 7 – 8 tháng (trong thực tế, đoàn của quốc vương giả xuất phát từ phú xuân ngày 29-3, đến Yên Kinh, khi trở về tới biên giới Việt – Trung đã là 29-11, tức là đúng 8 tháng).
Hai là, năm trước (1789) Quang Trung vừa tiêu diệt hơn 20 vạn quân Thanh, Ai có thể lường trước được những mưu mô xảo quyệt, những hiểm họa bất ngờ từ phía vua nhà Thanh hay thân nhân của những tướng sĩ vừa chết trận một khi Quang Trung lưu lại lâu trên đất Trung Hoa? Chính vì cậy mà Quang Trung nhất quyết không đi; còn Càn Long thì đòi cho bằng được. Việc đó đặt các viên quan lại thừa hành vào một tình thế rất nan giải. Để giải quyết bế tắc, Phúc Khang An, tổng đốc Lưỡng Quảng (mới được thay Tôn Sĩ Nghị) bèn gợi ý với ta cần phải có một Quang Trung giả. Đây là một giải pháp tinh tế, không kém phần mạo hiểm nhưng không còn cách nào khác. Bởi vì chỉ cần một sơ suất nhỏ làm công việc bị bại lộ thì sẽ ảnh hưởng khôn lường đến quan hệ bang giao giữa hai nước, đến tính mạng của cả đoàn sứ bộ của ta, cũng như ngay chính mạng sống của Phúc Khang An. Chính vì vậy mà đoàn sứ bộ phải được chuẩn bị rất kĩ lưỡng, các thành viên trong đoàn sẽ phải là những tay đóng kịch giỏi. Những vai kịch đó không phải chỉ diễn mấy giờ trên sân khấu mà là cả mấy tháng trời trên đất Trung Hoa, mà vai kịch khó khăn nhất sẽ là Quang Trung giả, bởi vì tất cả mọi sự chú ý đều hướng vào ông. Ngoài việc đóng kịch giỏi thì ông còn phải là người thông minh, nhạy bén, ứng đối nhanh và nhất là phải có ngoại hình giống Quang Trung, không giống được 100% thì cũng phải đến 80-90% rồi hóa trang thêm. Bởi vì, Quang Trung là một người nổi tiếng, sẽ có rất nhiều người biết ông. Đây lại là một sự kiện ngoại giao quan trọng nên rất nhiều người chú ý đến, trong đó có không ít sự tò mò, thóc mách (không ngoại trừ có cả điệp viên dò la tình hình trong vai những người phục dịch). Thế nhưng, sứ đoàn của ta đã hoàn thành xuất sắc chuyến đi, vở kịch được đóng khéo đến mức cả triều đình nhà Thanh và Càn Long không mảy may nghi ngờ. Trước khi đoàn ta ra về, Càn Long đã cho mời họa sĩ đến để vẽ chân dung cho Quang Trung. Bức vẽ đó đã được lưu giữ trong kho tang cổ họa Trung Hoa, sau đó được in trong sách Mãn Châu cổ họa, các sách báo của ta đã in lại từ sách này. Đây là chân dung Quang Trung giả, nhưng như chúng tôi đã phân tích ở trên, ít nhất thì cũng có đến 80-90% giống Quang Trung thật. Nó là một bức họa quý giúp chúng ta hình dung được diện mạo của Quang Trung.
Tượng Quang Trung
Pho tượng này được thờ trong chùa Bộc (Đống Đa, Hà Nội) mà chúng tôi đã có dịp mô tả trong bài Thử giải nghĩa đôi vế đối ở chùa Bộc. Chùa Bộc nằm cách gò Đống Đa khoảng 300m. Mùa đông năm Mậu Thân (1788), khi quân Thanh sang xâm lược nước ta, chùa Bộc nằm trong phạm vi đóng quân của tướng giặc Sầm Nghi Đống. Khi đô đốc Long đem quân tiêu diệt cứ điểm này, chùa bị cháy trụi vì trận “rồng lửa” của quân ta. Sau khi giải phóng Thăng Long, Quang Trung đã cho xây dựng lại chùa Bộc. Ở đây còn nhiều di tích của triều đại Tây Sơn như tấm bia đá tạc năm Quang Trung thứ 4 (1792) và quả chuông đồng đúc thời Cảnh Thịnh (1797). Nhân dân khu vực Khương Thượng nói chung và các vị sư sãi chùa Bộc nói riêng chịu ơn của Quang Trung và triều đại Tây Sơn. Năm 1802, khi triều đại này sụp đổ, một số quân tướng của Tây Sơn để tránh sự trả thù của triều Nguyễn đã vào gửi thân tại chùa này và được các vị sư sãi chùa Bộc bao bọc che chở. Một trong số đó có ông Nguyễn Kiên, trước là chỉ huy một đội tượng binh của Tây Sơn (Sau đại thắng mùa xuân Kỷ Dậu 1789, chùa Bộc là địa điểm tập kết tượng binh của Quang Trung. Hiện nay ở đây còn di tích hồ Tắm Tượng. Có thể Nguyễn Kiên đã quen biết các vị sư  sãi chùa Bộc trong thời gian này). Nguyễn Kiên vào ẩn trong chùa, tu hành, sau này trở thành vị sư trụ trì chùa. Năm 1846, khi sự trả thù của nhà Nguyễn đối với nhà Tây Sơn không còn gắt gao như trước, ông đã cho tạc bức tượng Quang Trung (dưới dạng tượng Đức ông) để thờ. Nguyễn Kiên là tướng của Tây Sơn, vì vậy trong tâm khảm của ông, hình ảnh Quang Trung không bao giờ phai mờ. Các nghệ nhân đã tạc pho tượng Quang Trung còn hai pho tượng hai vị đại thần, một văn quan một võ tướng (nhiều người cho rằng đó là Ngô Thì Nhậm và Ngô Văn Sở), tuy nhiên hai pho tượng này được tạc sơ sài, không có cá tính. Tất cả sự chú ý, công phu, tài khéo léo của nghệ nhân đều tập trung việc khắc họa nhân vật chủ chốt là Quang Trung. Vì vậy, ta có thể coi pho tượng này là hình ảnh thật của Quang Trung. Tuy nhiên, để tránh sự xoi mói của quan quân nhà Nguyễn, các nghệ nhân xưa đã không thể tạc hoàn toàn chính xác theo hình ảnh thật của Quang Trung, mà phải khôn khéo che mắt kẻ thù. Sự che mắt đó thể hiện ở đôi tai và bộ rây của pho tượng được tạc theo khuôn mẫu ước lệ, truyền thống. Nếu chúng ta bỏ qua hai chi tiết ước lệ này thì giữa chân dung vua Quan Trung do họa sĩ nhà Thanh vẽ và pho tượng Quang Trung ở chùa Bộc sẽ có sự tương đồng.
Tìm lại vóc dáng ngoại hình cũng như chân dung của vua Quan Trung là thể hiện long ngưỡng mộ của chúng ta đối với vị hoàng đế anh hùng. Mặt khác, việc đó sẽ giúp tích cho các nhà điêu khắc, các nhà điện ảnh, sân khấu thể hiện hình tượng Quang Trung trong tác phẩm của mình được chân thực hơn, chính xác hơn.
* Nguồn: NHÌN LẠI LỊCH SỬ, nhà xuất bản Văn hóa-Thông tin, Hà Nội 2003, Tác giả: KS. PHAN DUY KHA – TS. LÃ DUY LAN – TS. ĐINH CÔNG VĨ.