Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 13 tháng 2, 2013

Tin thứ Năm, 14-02-2013

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
H2Xuân về trên Nhà giàn DK1/10 (VOH). - Xuân về lại nhớ Trường Sa (QĐND). - HS-TS trên Đường sách SG – MỘT CÁCH ĐƯA BIỂN ĐẢO VÀO LÒNG DÂN (Nguyễn Vĩnh). =>
ĐÈN LỒNG ĐỎ SAO VÀNG (Mai Thanh Hải). Tưởng hay ho nhưng xem ra lại chẳng hay hớm gì, một biểu hiện bế tắc về văn hóa. Xin mời độc giả bàn tiếp …
- Hoa Kỳ: ‘Hoàng Sa không có dầu khí’ (BBC). “… các bằng chứng cho thấy phần lớn tài nguyên tập trung ở bãi Cỏ Rong phía Đông Bắc quần đảo Trường Sa”.
- Manila thu hồi địa cầu có đường lưỡi bò (BBC).  - Philippines loại bỏ “địa cầu lưỡi bò” của Trung Quốc (TTXVN). - Philippines thu hồi địa cầu có “đường lưỡi bò” (DT). – Philippines ngưng bán địa cầu ‘lưỡi bò’ do Trung Quốc sản xuất (VOA). – Manila cảnh giác trước ngón đòn “quả địa cầu lưỡi bò” của Trung Quốc (RFI). – Singapore quay lưng lại với Manila? (BBC).
- Quân đội nhiều nước Châu Á rầm rập triển khai vũ khí (VnMedia). – Chiến tranh lạnh mới đang đe dọa châu Á (RFI). Bắc Kinh giờ đây đã cảm thấy đủ mạnh về kinh tế và quân sự để áp đặt tầm ảnh hưởng của mình trên toàn bộ khu vực vốn do Mỹ ngự trị kể từ sau khi kết thúc Thế chiến thứ 2”. - Indonesia mua bổ sung thêm 6 chiến đấu cơ Su-30MK2 (QĐND). - Giải mật con đường TQ làm chủ công nghệ tàu ngầm (kỳ 2) (KT). - Bài viết của GS Ngô Vĩnh Long: Láng giềng bất hạnhUnhappy Neighbors (Cairo Review).

Dấu ấn đối ngoại (TN). Không thấy nói tới các “dấu hỏi”, “dấu lặng”, …
- Thần chiến thắng (Lê Mai). “NGÀY MƯỜI BẢY THÁNG HAI này, ba mươi tư năm đã trôi qua – thời gian đúng bằng ba cuộc chiến tranh trước đó, nhưng dư âm cuộc chiến biên giới Việt – Trung, dù ngắn ngủi song hết sức ác liệt, vẫn còn day dứt mãi trong lòng người VN. Cho dù ai đó muốn lãng quên nó đi hòng xóa nhòa mọi dấu vết cuộc chiến, bởi ‘lãng quên đâu có màu’ nhưng lịch sử thì không quên, dân chúng VN càng không thể quên – ngay trong những ngày đầu xuân này”.
Tầm nhìn hướng biển của các vua đầu triều Nguyễn (Kỳ 2) (PT). - Bùi Hoàng Tám: Nước Nam anh hùng là có chủ! (DT).
- GS Lê Xuân Khoa: VIỆT NAM 1945-1995 – Chương 5: Bài Học Chín Năm (1945-1954) (Ba Sàm). “… VNDCCH không thể thắng nếu thiếu một trong hai yếu tố kia mà Trung Quốc đã nhận lấy phần công lao lớn nhất. Dù có duy trì được thanh danh về vai trò chủ động trong cuộc chiến, đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải mang một món nợ lớn đối với đảng Cộng sản Trung Quốc, do đó vô hình trung đã tự đặt mình và cả dân tộc vào quĩ đạo của Bắc Kinh. Món nợ đối với Trung Quốc còn to lớn hơn nữa trong cuộc chiến 1955-1975… Bắc Kinh cắt hết mọi viện trợ, rút chuyên viên về nước và ‘dạy một bài học’ cho Việt Nam bằng cuộc tấn công quân sự đầu năm 1979”.
H5- Mậu Thân 1: Đòn đánh nhá của Tướng Giáp    —   Mậu Thân 2: Độc thủ của Bác (DLB).  – Chuyên đề Mậu Thân – Bài 3 (DLB). Báo Chính Luận ngày 12-4-69: “Những hình ảnh thê thảm khi khai quật các hầm chôn tập thể ở Huế TẤT CẢ ĐỀU BỊ ĐẬP BỂ ĐẦU bằng cán cuốc rồi lấp vội dưới cát. MỘT PHẾ BINH CỤT HAI CHÂN CŨNG BỊ HẠ SÁT”. Phía trên bài báo Chính Luận là bài của bà Elizabeth Pond, báo Christian Science Monitor, viết về thảm sát Mậu Thân: Viet Cong pattern broken (United Nations). – LÊ PHONG LAN VÀ BỘ PHIM: “CHẠY TỘI CHO CSVN” (TNM).
- Bùi Tín: Tôi thưa Bác Hồ (VOA’s blog). “Thưa Bác, theo nghiên cứu kỹ lưỡng công bằng thì Bác đã sai lầm, dẫn dân tộc đi sai đường lạc lối rõ ràng về chính trị, con đường Cộng sản Mác – Lênin chuyên chính vô sản độc đảng đã bế tắc hoàn toàn. Nếu quả Bác có tinh thần tự phê bình, Bác đã dễ dàng nhận ra điều đáng tiếc ấy. Bác hãy phù hộ cho nhóm lãnh đạo CS hiện nay thành khẩn nhận ra sai lầm, cùng toàn dân chuyển sang Kỷ nguyên Dân chủ đa nguyên đa đảng trong trật tự và luật pháp, cùng toàn dân xây dựng Hiến pháp dân chủ 2013 , bước vào thời kỳ phát triển mới mà thành quả toàn dân sẽ được chung hưởng”.
- Vị tướng đánh giặc từ thuở lên 10 (VNN). “… 10 tuổi, Trung Thu đã tự chế mìn, lựu đạn, vũ khí đánh địch theo chiến thuật du kích”. Luật chiến tranh của thế giới văn minh không cho phép sử dụng trẻ em đi lính vì lý do vô nhân đạo. Phải chăng chính ta tự tố cáo ta đã man rợ như thế nào khi đưa lên mặt báo để nói với thế giới văn minh rằng ta đã bắt những đứa trẻ lên 10 cầm súng?
- Thêm phúc trình tố cáo Việt Nam gia tăng đàn áp blogger, công dân mạng (VOA).  – Thông cáo chung của Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam & Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền về bản Phúc trình “Những Bloggers và Công dân Mạng bị giam cầm sau chấn song nhà tù” (Defend the Defenders). - Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế tố cáo Việt Nam khống chế Internet (RFI). Việt nam có môi trường kinh tế phát triển thuận lợi, nhưng lại là ‘một trong những nước có chế độ trấn áp tự do ngôn luận mạnh mẽ nhất trên thế giới’’.” 
- Los Angeles Times: Hàng tá người bị giam cầm, bỏ tù trong cuộc đàn áp các blogger Việt Nam (DLB).  - Việt Nam giam giữ 33 người viết báo/ blog trong 4 năm: Vietnam detains 33 citizen journalists in 4 years: Report (Jakarta Post). – Việt Nam áp dụng mô hình Trung Quốc để đàn áp các blogger: Le Vietnam applique le modèle chinois pour réprimer blogueurs et internautes (Le Monde).
- Kêu gọi trả tự do cho các cây viết mạng (BBC).  – Ông Võ Văn Ái nói về báo cáo nhân quyền (BBC). – Xin ủng hộ chiến dịch “Tất cả chúng ta đều là bloggers người Việt!” (DLB).
- “Ðòi cho bằng được tự do, công bằng, quyền căn bản của con người không thể xem là một cái tội” (Phương Bích).
H1- Không phải là nhà nước văn minh khi bắt người thân chịu tội thay cho đương sự (FB Tuấn Khanh). “Ghi nhận rằng trong trường hợp ca sĩ Anh Thư, việc xét người thân phải chịu tội thay cho đương sự (chuyện thật sự có tội hay không chưa bàn đến), là một biểu hiện của các nền luật pháp đô hộ của thực dân Pháp hay chế độ phong kiến của quân xâm lược Trung Hoa từ hàng trăm năm trước, vốn nằm trong những tuyên ngôn đấu tranh cần tiêu diệt của Đảng Cộng Sản VN, nay là hiện thân Chính quyền Việt Nam”. Ca sĩ Anh Thư =>
- Đặng Huy Văn: Khai bút đầu xuân trước tượng đài Lý Thái Tổ (Nguyễn Tường Thụy). “Hỡi những kẻ đã ngộ xưng/ ‘Đầy tớ của nhân dân’!/ Các ngươi là đầy tớ của dân ư?/ Vậy đã làm được gì tốt cho dân?/ Sao ngày nào dân oan cũng đến đây/ Thắp hương trước tượng đài khấn khứa?/ Nhiều người xin Trẫm cho một gian nhà để ở /Vì đất nhà của tổ tiên đã bị đầy tớ cướp đi rồi!/ Đầy tớ thì ở nhà lầu, ngủ biệt thự, dạo xe hơi/ Còn ông bà chủ lại phải bán mặt cho đất/ Bán lưng cho trời trên đồng ruộng?
- Nguyễn Tấn Cứ: VÔ TUYẾN TRUYỀN HÌNH (Huỳnh Ngọc Chênh). “Hãy xem hãy mở mắt ra cấm kêu la/ Hãy quên đi những tiếng rên than/ của những cánh đồng Nông Dân đang kêu thét/ Hãy cùng với chúng tôi vui xuân và quên hết/ Nhưng âm mưu đang ngày đêm rình rập/ trên Biển Đông từng phút từng ngày…
- Chủ tịch Trương Tấn Sang công du huyện Bến Cát – Bình Dương (DLB). Chắc ông Chủ tịch ghé thăm gia đình dân oan Trần Thị Hài đang ở tù và chị Nguyễn Thị Thanh Tuyền, vợ anh Nguyễn Công Nhựt bị CA đánh chết? – Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm và làm việc tại tỉnh Ðồng Tháp (ND).
- Sáng qua chúng tôi có nêu thắc mắc sao Tết này chỉ thấy bác Chủ tịch nước xuất hiện, thì sáng nay QĐND đã có tin: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm và chúc Tết Quân khu 9. Còn bác Tổng thì đã rõ là đang… “kiểm tra sức khỏe” kế nơi bác Giáp đang nằm rồi. Mong bác sớm trở lại lãnh đạo cuộc “chỉnh đốn” đảng.
- Bài viết của “nghị khùng” Hoàng Hữu Phước: Dương Trung Quốc – Bốn Điều Sai Năm Cũ (Tứ Đại Ngu) (Emotino). “Nhấn nút phát biểu tiếp lần thứ hai để chống lại đại biểu Hoàng Hữu Phước, biến nghị trường quốc hội thành nơi đấu khẩu, chà đạp ‘tự do ngôn luận’, trong khi nhiều trăm đại biểu khác đang chờ đến lượt họ phát biểu, như vậy đã giành giật thời gian chính đáng chính danh chính thức chính đạo của – và gây thiệt thòi cho – 499 đại biểu quốc hội thuộc các tỉnh khác của Việt Nam”. Nhiều chuyện nêu trong bài xảy ra trong nghị trường, nhưng một ông nghị mang lên blog cá nhân để chửi một ông nghị khác như thế quả là có vấn đề về cả văn hóa lẫn chính trị.
Đọc thêm một số đoạn trong bài mới thấy cái đầu của Hoàng Hữu Phước có vấn đề khi xem mối quan hệ giữa thủ tướng với ĐBQH như vua – tôi, cha – mẹ, hay kẻ bề trên, nên đã dùng từ “hỗn” để phê phán ông Dương Trung Quốc, vì chỉ có con cái mới “hỗn” với cha mẹ, hay bề tôi tớ hỗn với chủ: “… cái đạo lý nào cho phép Dương Trung Quốc hỗn xược thách đố Thủ tướng có dám từ chức hay không, khi quản lý yếu kém để Vinashin và Vinaline gây thất thoát tiền của quốc gia? Đạo lý xưa nay của riêng dân Việt là đánh giá rất cao việc đoái công chuộc tội. Đạo lý xưa nay của riêng dân Việt là công bằng, công minh, công chính. Đạo lý xưa nay của riêng dân Việt là dung hòa nhuần nhuyễn giữa lý và tình nên luôn khoan hòa và thiếu tính cực đoan. Dương Trung Quốc loạn ngôn, dám đem việc Vinashin và Vinaline ra để hỗn láo với Thủ tướng, làm lơ các đại công của các Bộ khác, mà – như đã nói ở trên – đều thuộc dưới quyền Thủ tướng”.
- Phạm Trần: Muốn dân khôn, nước mạnh phải có Hiến pháp mới (DLB). – Huy Đường: TAI HỌA ĐẾN TỪ NHỮNG KẺ IM LẶNG (Phạm Viết Đào). “Khi đa số im lặng trước một vấn đề quan hệ tới vận mạng của dân tộc thì đa số đó có thể mang lại tai họa cho dân tộc ! Đặc biệt khi tình trạng này xuất hiên trong giới trí thức vốn có nghĩa vụ thức tỉnh dân tộc, thì tai họa họ đem lại càng lớn và càng đáng sợ !
- Trí thức không thể quẩn quanh trong tháp ngà khoa học (Đào Tuấn). “Sự xuất hiện của hai từ “phản biện” không chỉ trong lời lẽ thông thường mà cả trong các văn kiện chính trị cho thấy giới trí thức, ở những đại diện dũng cảm của mình, đã không cam chịu đánh mất vai trò như đã nói trên của mình. Họ lên tiếng tại nhiều diễn đàn công khai và chính thức, họ viết các kiến nghị, các tâm thư, các yêu cầu gửi các cấp chính quyền, họ viết báo viết mạng bày tỏ ý kiến chính kiến của mình, tất cả đều căn cứ vào một điều hiến định là “tự do tư tưởng, tự do ngôn luận”.”
Tai họa đến từ những người im lặng – Huy Đường (CVHP). - Tại sao hiến pháp năm 1946 lại dân chủ nhất? Nguyễn Đắc Kiên.  Vì khi đó ĐCSVN, kẻ cướp chính quyền, đang còn yếu.
- Tiếp tục trao đổi liên quan tới trang “Cùng viết Hiến pháp” (CVHP). Sáng qua, Dương Phi Anh, tác giả bài viết trên trang CVHP: Một dự thảo hiến pháp để tham khảo đã gửi một bức thư tới trang Ba Sàm, đồng gửi cho trang CVHP, để làm rõ vụ việc gây nghi ngờ mấy hôm nay. Chúng tôi đã cho đăng ngay tại đây: Giải trình để mong tránh sự hiểu lầm, đồng thời “nhắc nhẹ” trang CVHP với hy vọng họ tự hiểu là rất nên đăng. Tối qua, thông qua người bạn của một thành viên BBT trang CVHP, chúng tôi đã gửi tiếp lời khuyên này. Thế nhưng, cho tới rạng sáng nay, vẫn không thấy CVHP cho đăng. Vậy chúng tôi xin có đôi lời bình luận như sau:
Trước hết, khi cho đăng bản “Kiến nghị 72”, nhưng lại cố tình không đăng bản Dự thảo Hiến pháp 2013 là tài liệu tham khảo trong đó, BBT trang CVHP đã thể hiện một lối làm việc thiếu nghiêm túc và minh bạch. Chúng tôi đã có lời bình luận về việc này trong bản Tin thứ Hai, 11/2/2013. Kế đến, khi được nhắc nhở, họ vẫn cố tình lờ đi, mà không giải thích. Đó là một thái độ thiếu thiện chí, thiếu tôn trọng cả độc giả lẫn hàng chục trí thức đã công phu hàng tháng trời để có được bản “Kiến nghị 72” và nhóm chuyên gia soạn thảo bản Dự thảo Hiến pháp 2013 tham khảo đó, thiếu tôn trọng hàng ngàn người dân đã ký tên vào bản Kiến nghị.
Càng thiếu tôn trọng hơn, đến mức như báng bổ, và thậm chí còn có biểu hiện mờ ám khi nhiều ngày sau họ mới cho đăng riêng bản “Dự thảo Hiến pháp 2013” bên cạnh một bản được gọi là “dự thảo hiến pháp” rất nham nhở của Dương Phi Anh (DPA), nhưng cố tình cắt bỏ lời trần tình quan trọng của tác giả này. Sau “nhắc nhở” của chúng tôi qua bình luận ngày 11/2, họ mới bổ sung lời trần tình của DPA, nhưng cách giải thích của CVHP không thuyết phục chút nào.
Với thái độ có trách nhiệm và trân trọng độc giả, các trí thức có tên trên trang CVHP, tác giả DPA đã gửi bài viết làm rõ toàn bộ vụ lùm xùm trên. Thiết tưởng đó chính là cơ hội để BBT trang CVHP làm rõ những sai sót, tránh gây nghi ngại về mục đích, phương pháp làm việc của mình ngay từ khi trang này ra đời. Thế nhưng, có vẻ như họ đã không hiểu điều đó.
Chúng tôi vẫn tiếp tục chờ đợi CVHP sửa sai, làm rõ, trước khi phân tích sâu hơn, đi thẳng vào từng cá nhân thành viên BBT liên quan đến vấn đề này.
- Chính quyền kẻ cắp là gì? (Wise Geek/ Gốc sân).
- Sẽ có màn trình diễn “tấu hài” ngắn ngủi: Lãnh đạo TP Hồ Chí Minh cùng lắng nghe tiếng nói trẻ thơ (CAND). “Đây cũng là dịp để thiếu nhi thành phố mạnh dạn bày tỏ ý kiến, nguyện vọng và đề xuất những vấn đề thiếu nhi quan tâm trên nhiều lĩnh vực: học tập, vui chơi, mong muốn và mơ ước về thành phố trong tương lai, những lĩnh vực tác động đến trẻ em trong quá trình phát triển thành phố”. Gợi ý với các cháu nên hỏi bác bí thơ thành ủy dạy cho chiêu ảo thuật siêu hạng, nuốt trôi 160ha đất tái định cư bên Thủ Thiêm. – ĐẢNG VIÊN, DÂN CHÚNG QUYỀN GÌ? ĐÀNH BÓ TAY! (Bùi Văn Bồng).
- Đảng CSVN dự đại hội Đảng CS Pháp (BBC).  Đảng CS Pháp bỏ búa liềm trên thẻ Đảng chắc là “đảng ta” qua đó học theo để mang về nhà áp dụng?
Chủ tịch Hồ Chí Minh vi hành và bài học về công tác chống tham nhũng (GDVN).
- Tư bản Thân hữu/bè phái là gì? (Wise Geek/ Gốc sân).
- Video QH Mỹ chất vấn TNS John Kerry, có phụ đề tiếng Việt: John Kerry vẫn giữ quan điềm về cuộc chiến tại Việt Nam trước Quốc Hội Mỹ (ABC News/ Hung Nguyen).
- Kịch sĩ Obama? (Nguyễn Thông). BTV tui đã bình luận bên Facebook của bác Nguyễn Thông mấy tiếng trước khi tin này lên mạng: “Khác với VN, trẻ em Mỹ đã được luyện nói trước công chúng (public speaking) ở trong trường học ngay từ cấp 1 (Elementary school) rồi được luyện dài dài lên ĐH, cao học… qua các cuộc debate ở các lớp speech lẫn các lớp bình thường khác. Lớp nào cũng phải đứng trước lớp để nói, để giảng cho cho các sinh viên khác nghe về project của mình, trả lời những câu hỏi liên quan tới đề tài mình nói… Dĩ nhiên là có sử dụng note cards, là những tấm card ghi các ý chính (main points) vì sợ bị sót, nhưng không giúp nhiều nếu sinh viên đó không tự luyện kỹ năng nói. Cho nên, khi tốt nghiệp high school (PTTH) là đã ‘nói như vẹt’ rồi. Chuyện các quan chức chính phủ, từ thị trưởng TP, thống đốc tiểu bang, cho tới tổng thống nói chuyện trước công chúng không cần phải cầm giấy đọc là bình thường ở xứ người, nhưng khác thường ở xứ ta”.
- TT Obama sẽ trả lời người dân các câu hỏi trực tuyến lúc 13h50’ ngày 14-2, giờ địa phương, tức 1h50’ sáng ngày 15-2, giờ VN: President Obama Answers America’s Questions Live (White House/ Google+). – Adriano Sack: Tôi đã trở thành người Mỹ như thế nào (hết) (Phan Ba).
- Lần đầu tiên từ khi thông báo thoái nhiệm, Đức Giáo Hoàng xuất hiện trước tín đồ (RFI). – Đức Giáo Hoàng: Thoái vị vì ‘Lợi ích của Giáo hội’ (VOA). – Đức Giáo hoàng ‘làm thánh lễ cuối cùng’ (BBC). – Hai lần chớp tỏa sáng trên Vatican (BBC). – Phản ứng tại Âu Châu trước tin Đức giáo hoàng thoái nhiệm (RFA). – Giáo dân VN ở hải ngoại nghĩ gì trước tin Đức Giáo Hoàng thoái vị (RFA). - Giáo hoàng ra đi và cơn khủng hoảng của Vatican (PLTP).
- TQ cho công ty dầu Nga vay 30 tỷ USD (BBC). - Nước Nga quyết liệt chống tham nhũng (SGGP).
1<- 1 người Tây Tạng bị thương nặng sau khi tự thiêu ở Nepal (VOA).   - Vụ tự thiêu thứ 100 của người Tây Tạng kể từ năm 2009 (RFI).  - Hàng nghìn bưu thiếp từ CHND Trung Hoa: người Trung Quốc tôn trọng Pháp luân công (NTDTV/ Kichbu).
- Trung Quốc: Internet và triệu cánh san hô (BBC). Internet tạo ‘khả năng tổ chức mà không cần có tổ chức’ cũng như thay đổi cách nghĩ của tập thể và tạo khuôn khổ cho những hành động tập thể”. - Huỳnh Văn Úc: Bắc Kinh ho (Nguyễn Tường Thụy).
- Triều Tiên báo trước cho Mỹ về vụ thử hạt nhân (VnMedia).  – Mỹ hứa hành động «kiên quyết» sau khi Bình Nhưỡng thử hạt nhân (RFI). – Tổng thống Obama kêu gọi tăng cường hệ thống phòng thủ phi đạn (VOA). – Hàn Quốc triển khai tên lửa, có thể phá hủy Triều Tiên (VnMedia). – Nhật Bản và Hàn Quốc yêu cầu Liên Hợp đưa ra các biện pháp trừng phạt cứng rắn đối với Bắc Triều Tiên (TNNN). – Nhật, Hàn thống nhất biện pháp trừng phạt Bình Nhưỡng (DV). - Hàn Quốc triển khai tên lửa vươn tới ‘mọi ngóc ngách’ Triều Tiên (TP).
Nhật Bản và Mỹ coi Bắc Kinh và Bình Nhưỡng là kẻ thù (TP). - Nhật muốn đưa Triều Tiên vào danh sách khủng bố (TTXVN). - Việt Nam phản đối hành động “thử lửa” nguy hiểm của Triều Tiên (Sống mới). – Trung Quốc bị chế diễu vì phản ứng thiếu dứt khoát đối với Bắc Triều Tiên (RFI).  – Việt Nam lo ngại trước việc Bắc Triều Tiên thử hạt nhân (VOA).  – Anh triệu đại sứ Triều Tiên phản đối vụ thử hạt nhân (TTXVN).   – Cả thế giới lên án Bắc Hàn (RFA). –  Phỏng vấn nóng TS. Đinh Hoàng Thắng: Triều Tiên lại thử hạt nhân – Giương Đông kích Tây  (Tễu).
KINH TẾ
Nhìn lại điều hành kinh tế 2012 (VnEco). - Động lực mới cho sự thay đổi của nền kinh tế (VnEco).
- Mơ GDP đầu người Việt Nam 3.000 USD vào năm 2020? (DT).
- Ngân hàng: làm gì lúc đầu xuân khi những sự bất ổn gia tăng… (Sống mới). - ‘Lợi nhuận ngân hàng 2013 chưa thể khả quan’ (VNE). - Lý do các “ông lớn” ngân hàng “ngã ngựa”? (KT).
Hồi phục TTCK sẽ tháo gỡ khó khăn trong xử lý nợ xấu (GDVN). - Nhà đầu tư chuyển sang chứng khoán, giá vàng tiếp tục giảm mạnh (CafeF).
- Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Sẽ có nhà giá 3–5 triệu đồng (ND&CL). - Ông trùm nhà giá rẻ: ‘Cứu bất động sản biết bao tiền cho đủ?’ (VNE). - Năm 2013, đại gia thích ‘oai’ sẽ không lối thoát (VTC). 
Xuất khẩu lao động 2013: Cơ hội mới, thách thức lớn (TTXVN).
Cách nào để xuất khẩu năm nay “kiếm“ 126 tỷ USD? (PLVN).
Xu thế đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt (VnEco). - Những ông chủ doanh nghiệp “khủng” cầm tinh con rắn (P3) (DT).
- Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên, Đặng Lê Nguyên Vũ: Bình thản trong tâm bão (TN). - Vươn ra toàn cầu. - Dẫn đoàn đi buôn.
2
Sôi nổi thi đua sản xuất đầu năm: Công nhân vào ca, nông dân ra đồng (SGGP). Đọc cái tựa này thấy như có từ những năm 60′ thế kỷ trước. 
- Tuấn Ngọc Trai – Người đưa ngọc Việt ra thế giới (Alan Phan). =>
Lãnh đạo Viettel chia sẻ kinh nghiệm thắng thầu ở xứ người (GDVN).
- Siêu thị khuyến mãi đầu năm, chợ tăng giá (Sống mới).
- Việt Nam là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Lào (DT).
- Mỹ và EU đàm phán thỏa thuận mậu dịch (BBC).
VĂN HÓA-THỂ THAO
Tưng bừng mùa khai hội (SGGP). - Khai hội chùa Keo, Thái Bình (PT). - Lên đồng với ông quan đám (DT).
- Nguyễn Huỳnh Mai: Ngày Xuân chúc «Lộc» : tiền bạc dưới góc nhìn xã hội học (VHNA).
- Tục “cho chữ” giờ đã thành …bán chữ (Sống mới). – Nghề khấn thuê (Tin mới).
DU XUÂN: NGỦ BỌN Ở NHÀ CHỨA (Tễu). - CỔ TỤC BÓP VÚ TRONG MỘT SỐ LỄ HỘI XỨ KINH BẮC.
- Năm rắn nói chuyện rắn (Phi Vũ). – Đào Tam Tỉnh: Rắn trên cổ vật (VHNA).
- Nguyễn Hoàng Đức: Rắn – nhân vật đầu tiên của lịch sử (Nguyễn Tường Thụy).
- Dòng họ sử thi M’Nông (DT).
- Cao Tự Thanh: Cơ chế và đặc điểm của sự mất mát các di sản văn hóa phi vật thể ở VN (Xưa&Nay/ VSK).
3<- Những bí ẩn xung quanh thành nhà Hồ (VNE).
Chuyện lạ ở Tổ miếu Hùng Vương (ANTĐ).
Hà Tĩnh: Phôi Phối – Bãi Cọi là di tích cấp quốc gia (SGGP).
- Lạc vào xứ hoa xuân Mộc Châu (VNN).
Nhớ tiếng khèn trên đỉnh Suối Giàng (TP).
- Hàng trăm thanh niên trai tráng cướp một quả cù (DT).
Người Xứ Nghệ Kiev đón Xuân Quý Tỵ (Nguyễn Duy Xuân).
- Giới trẻ đua nhau lên Sa Pa nhân ngày lễ Tình yêu (DT). – Chương trình làm đẹp cho vợ các quân nhân trong Lễ Valentine (VOA).
Vĩnh biệt “Ngọn lửa Krông Jung” (SGGP).
- Brazil ngập tràn trong sắc màu rực rỡ của lễ hội Carnival 2013 (Sống mới).
- Học giả Nguyễn Nam sẽ nói chuyện tại Viện Harvard Yenching về Bức tranh Trúc lâm Đại sỹ xuất sơn đồ và Trần Nhân Tông (TNT Academy).
- Man U gặp Real ‘là trận chung kết sớm’ (BBC).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- “Kho báu” của cụ giáo làng tuổi 80 tuổi (DT).
- Khen thưởng 49 tân sinh viên tại đình làng (TN).
- Chàng sinh viên Kiến trúc với bảo tàng trong lòng núi đá (TN).
- Sinh viên miệt mài làm thêm kiếm tiền trong dịp Tết (TTXVN).
4
- Nguyễn Quang Thạch: Thư viện, văn hóa đọc và đẳng cấp quốc gia (VHNA).
- Ông tiến sĩ bỏ xe hơi, nhà lầu vì rau quả Việt (DT). TS. Vọng (giữa, hàng đầu) cùng các đồng nghiệp đưa VietGap vào sản xuất dưa lê tại Sóc Sơn, Hà Nội. =>
Trường chỉ có hơn 100 học sinh (VNE).
GS Nguyễn Lân Dũng: ‘Tôi nhớ tới lời của bạn tôi, thầy Văn Như Cương’ (GDVN).
Nghỉ Tết, nhiều học sinh không được… nghỉ (VnMedia).
- Giới thiệu sách mới “Tự sự của một người làm khoa học” (Nguyễn Văn Tuấn).
Tiến sĩ “nội” với thành tích khoa học “ngoại” (KP).
“Kho báu” của cụ giáo làng tuổi 80 tuổi (DT).
10 trường đại học đỉnh nhất thế giới 2012 – 2013 (IOne).
- Phỏng sinh học : Công nghệ mô phỏng tự nhiên vì phát triển bền vững (RFI).
- Phát hiện hành tinh tiềm năng sống đa dạng hơn địa cầu (Zing).
- Nasa trấn an : Thiên thạch bay “sát” trái đất nhưng không đáng lo (RFI).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- 5 ngày nghỉ Tết, 195 người chết vì tai nạn giao thông (LĐ). – Giao thông Thủ đô 2013: Tiếp tục “thăng hoa”? (VnMedia).
- Chùa chiền ngày Xuân trở thành nơi xả rác (Sống mới).
- Hai chị em mồ côi mơ bữa cơm có thịt ngày tết (DT). - Tết của những đứa trẻ nghèo (DV).
5<- Giám đốc… xe lăn (PT).
- Tết quê thời kháng chiến (TVN). - Lặng lẽ một cái tết nuôi tằm.
Nghĩa tình Hàng Dương (TP).
Nghị lực phi thường của hai cha con “một ngón” tài hoa (DV).
- Bến phà ùn tắc vì quy định phà chạy theo ngày “chẵn – lẻ” (Sống mới).
- “Rùng mình” với những chuyến đò chòng chành không phao ở chùa Hương (Sống mới).
- “Dzô” 100% coi chừng “dzô” bệnh viện (DT).
- Một phác thảo cho Đà Lạt tương lai (TVN).
- Ớn lạnh ở Bàu Sấu (DT).
Đi săn gà chín cựa (PT).
Mai mối cho voi nhà Đắk Lắk (TP).
- Gây sốc vì mang thịt rắn từ VN sang New Zeland (DT).
- Một đứa trẻ khác đã chết tại Campuchia do dịch cúm gia cầm (TNNN).
- Truyền hình Mỹ đưa tin về cuộc tấn công của thây ma (TNNN).
QUỐC TẾ
- Diễn văn toàn Liên bang của Barack Obama (BBC). – Nội dung thông điệp liên bang của Tổng thống Obama (RFA). Mục tiêu hàng đầu của ông cũng như trách nhiệm của những người của thế hệ này là phải xây dựng một nền kinh tế vững mạnh, để nước Mỹ có một tầng lớp trung lưu ngày một đông hơn và quốc gia luôn luôn phát triển thịnh vượng”. - Trong diễn văn trước Quốc hội, tổng thống Mỹ tỏ quyết tâm thúc đẩy cải tổ xã hội (RFI). – Obama hứa kích hoạt kinh tế Mỹ (BBC). – Tổng thống Obama tiếp tục vận động cho tăng trưởng kinh tế (VOA). – Ngân sách LB Mỹ thặng dư lần đầu trong 4 tháng (TTXVN). – Phản ứng của các nhà lập pháp Mỹ về Thông điệp Liên bang (VOA). - Thấy gì từ Thông điệp Liên bang của TT Obama? (PT). - Thông điệp liên bang của Tổng thống Mỹ – Ưu tiên phục hồi kinh tế (SGGP).
- Tổng thống Obama: 34.000 binh sĩ Mỹ ở Afghanistan sẽ về nước (VOA). – Afghanistan hoan nghênh kế hoạch rút quân của Tổng thống Obama (VOA). - Mỹ giảm quân tại Afghanistan là một phần kế hoạch của NATO (VOV).
- Nga xác nhận vẫn cung cấp vũ khí cho Syria (RFI). – Nga tiếp tục bán vũ khí cho Syria (VOA).  Nga bác bỏ việc cung cấp tên lửa Iskander cho Syria (VOV). - Chính phủ Syria muốn đối thoại trên lãnh thổ Syria.
8
- 19 phiến quân Hồi giáo bị hạ sát trong vụ tấn công ở miền Nam Thái Lan (RFI).  – 17 phần tử nổi dậy bị hạ sát tại Thái Lan (VOA). Nhân viên an ninh điều tra tại hiện trường một vụ tấn công nhắm vào doanh trại quân đội ở miền nam Thái Lan, ngày 13/2/2013. =>
- Kẻ phát động cuộc chiến với cảnh sát ở Los Angeles đã chết cháy (VOA).  – Cảnh sát Los Angeles: Chưa tìm thấy xác nghi can Dorner (Người Việt).
- Thanh sát viên LHQ trở lại Iran để bàn về vấn đề hạt nhân (VOA). - Iran tiếp tục lắp máy ly tâm làm giàu urani (VOV).
- Hai cách lấy lại lãnh thổ Trung Quốc đã bị Nga chiếm (Damanski Zhenbao/ Gốc sân).
- Thái Lan kêu gọi giới nghiêm sau vụ tấn công của quân nổi dậy (VOA).
- Quốc hội Pháp thông qua dự luật hôn nhân đồng tính (RFI).
- Ấn Độ sẽ không mua trực thăng Ý nếu phát hiện hợp đồng có tham nhũng (RFI).
* VTV1: + Chào buổi sáng – 13/02/2013; + Thể thao 24/7 – 13/02/2013; + Khoảnh khắc thường ngày – 13/02/2013; + Cuộc sống thường ngày – 13/02/2013; + Thời sự 12h – 13/02/2013; + Thời sự 19h – 13/02/2013.

1611. Cơ hội nói thật và làm thật

Tiền phong

Cơ hội nói thật và làm thật

213:33 | 13/02/2013
TP – “Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, cơ hội rõ nhất là chúng ta nói thật và làm thật, vì mọi thứ bệnh tật đã lộ ra rồi. Đây là cơ sở để xây dựng nền tảng phát triển bền vững cho những năm tiếp theo…”.
PGS.TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam trả lời Tiền Phong, quanh vấn đề nhận định về kinh tế năm 2013.
Đừng để ngất quá lâu
Dưới góc nhìn chuyên gia, ông nhìn nhận kinh tế Việt Nam hiện đang ở mức độ nào?
Giờ là lúc có triển vọng nhất do tình hình kinh tế cũng đã xuống gần đến đáy rồi. Theo quy luật rồi cũng phải đi lên, miễn là chúng ta đừng để “ngất” quá lâu ở đáy. Chính phủ đang tập trung giải tỏa nhưng chưa biết thế nào. Tái cơ cấu là phải làm triệt để.

Về triển vọng kinh tế năm 2013, đừng đo theo cách thông thường là tăng trưởng. Phải có sự thay đổi, cách tăng trưởng, phân bổ nguồn lực mới là quan trọng.
Những yêu cầu thực tế này đặt ra rất rõ ràng và tương lai có lạc quan hay không phải nhìn vào những vấn đề trên. Tăng trưởng có xuống nữa có khi còn lạc quan hơn trong bối cảnh hiện nay, vì cái đó là việc ngắn hạn. Bớt tăng trưởng mà tạo được cơ sở cho tăng trưởng dài hạn còn tốt hơn.
Việt Nam là nước đi sau, nên đáng ra phải tránh được những bài học mà nước đi trước đã trả giá để tận dụng được các lợi thế tuyệt đối, nhưng chúng ta đã không làm được là điều đáng tiếc. Có chọn được những mô hình tốt thì mới có sự nhảy vọt được.
Đây là điều đã được tranh luận nhiều trong các năm qua. Năm 2011 tôi đã nói đấy là năm còn khó hơn năm 2008, thời điểm khủng hoảng tác động đến Việt Nam. Còn cụ thể hơn thì nó còn khó hơn cả so với năm 1986, thời điểm thực hiện Đổi Mới.
Nhiều người phản ứng làm gì đến mức so sánh dữ dội thế. Tôi bảo lạm phát giờ 20%, thấp hơn mức lạm phát tới 700% năm 1986 nhưng nay tình hình khó khăn rất khác so với trước đây.
Thứ nhất, lạm phát hiện nay là lạm phát thị trường trong bối cảnh mở cửa hội nhập. Có những biến số mà Việt Nam không thể kiểm soát được. Cái nữa là nay sướng quen rồi. Mô hình tăng trưởng dựa vào vốn quen rồi. Giờ bỏ vốn ra là chết.
Năm 2012, tôi cũng mang tiếng bi quan khi nói tình hình sẽ khó hơn cả năm 2011. Thực tế ai cũng thấy tình hình khó khăn thật, đến mức Chính phủ phải nhận khuyết điểm. Cái khó này cũng buộc người ta phải nhìn ra những vấn đề đang phải đối mặt.
Còn 2013, thì lại tiếp tục khó hơn nữa. Với tình hình vốn như thế này thì doanh nghiệp còn chết nhiều nữa. Kéo theo vấn đề thu nhập giảm sút, mất công ăn việc làm. Đó là chưa kể vấn đề lòng tin suy giảm.
Ông có thể lý giải vì sao lại như vậy?
Tôi cho rằng, điều này do tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam cơ bản đã “ăn” hết rồi. Cái nữa khi hội nhập vào WTO ta cứ tưởng “ăn to” nhưng thực tế lại liên tục đi xuống.
Trong khi Trung Quốc đã tận dụng được lợi thế hội nhập, bằng chứng là họ liên tục tăng trưởng từ năm 2000 đến nay, còn mình từ khi hội nhập năm 2007 đến nay liên tục đi xuống.
Điều này do ta không có chuẩn bị gì cho hội nhập cả. Con đường xưa nay chưa có đầu tư nước ngoài vào, mới chỉ 3-4 tỷ USD/năm, đã chật cứng rồi. Nay đưa vào 20 tỷ USD/năm mà vẫn con đường đó thì đương nhiên nó tịt, tắc nghẽn lại.
Nguồn nhân lực của ta nhìn lại có gì nào? Phải thừa nhận tất cả những năng lực hiện có chỉ đủ dùng theo kiểu ngày xưa chứ không phải cho bây giờ, kể cả năng lực điều hành phát triển.
Vì vậy, đồ thị năng lực cạnh tranh của Việt Nam cứ nhấp nhổm và cơ bản theo chiều hướng đi xuống. Hội nhập rồi mà đà tăng trưởng cứ đi lên nhưng năng lực cạnh tranh lại đi xuống, làm gì có chuyện ngược đời như vậy. Nhưng nó lại đang là thực tế.
Như ngân hàng, không lo củng cố chất lượng mà cứ làm tràn lan, dẫn tới sự rủi ro lớn. Ngay như việc chuẩn bị doanh nghiệp cũng không có. Do không có sự chuẩn bị cho năng lực hội nhập nên khi hội nhập thật, ông không thể hội nhập được.
Ngay cả việc trường đại học chúng ta có rất nhiều nhưng chất lượng nguồn nhân lực không cải thiện được. Lợi thế đi sau vì thế cũng không tận dụng được.
Điểm nữa là việc định vị chúng ta cũng chưa làm tốt. Như tầm nhìn chiến lược đến năm 2020 – 2030 thì ngành công nghiệp Việt Nam phải làm cái gì, đứng vị trí nào, giữ cái gì, cung cấp cho thế giới cái gì trên bản đồ công nghiệp thế giới.
Như Hàn Quốc họ có mục tiêu rất rõ ràng còn ta chưa có mục tiêu gì. Ngay như việc ta hô hào nông nghiệp là thế mạnh, nhưng hỏi đến 2030 nông nghiệp Việt Nam là cái gì thì không rõ. Đến giờ công nghiệp hỗ trợ cũng chưa rõ, còn công nghiệp theo hướng hiện đại lại càng chưa có.
Nên tầm nhìn không rõ, từ đó cũng chưa rõ cả chiến lược hành động. Vì vậy, khi làm chính sách mà bị lệ thuộc quá nhiều vào lợi ích nhóm cục bộ khác nhau là có sự xung đột.
Ngay cả việc kiểm điểm trước Quốc hội hiện nay cũng chỉ theo mục tiêu của 6 tháng – 1 năm, trong khi có những việc phải buộc kiểm điểm trong dài hạn thì mới ra chuyện.
Cơ hội nói thật, làm thật
3Như ông nói, trong khó khăn vẫn luôn có cơ hội, theo ông, chúng ta có những cơ hội và những thách thức gì trong 2013?
Cơ hội lớn nhất hiện nay là nói thật và làm thật, vì có muốn che giấu cũng không được. Tất cả bệnh tật đã lộ ra rồi. Vấn đề còn lại là xử lý từng căn bệnh ra sao, cái nào trước, cái nào sau. Tuy nhiên, đến nay chưa có con số nợ xấu chính xác của toàn quốc gia. Nợ xấu của ngân hàng theo báo cáo mới nhất là 400.000 tỷ đồng.
Nợ xấu trong bất động sản còn cao hơn rất nhiều. Khi tái cơ cấu là phải giải tỏa được những vấn đề trên và phải có tiền. Như với Vinashin, tại cuộc họp Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ mới đây, báo cáo nợ xấu tại tập đoàn này chỉ hơn 8.000 tỷ đồng, trong khi thực tế lớn hơn rất nhiều, vì nhiều khoản nợ không được đưa vào.
Trong khi nợ xấu quốc gia là phải tổng hợp tất cả các khoản. Tính riêng Vinashin, để cứu được phải cần tới 100.000 tỷ đồng và thực hiện trong vài năm.
Hiện chương trình tái cơ cấu của ta chưa phải là chương trình hành động và chưa rõ tính khả thi. Để làm được phải có chương trình cụ thể. Như với 12 tập đoàn nhà nước, phải đặt ra chương trình tái cơ cấu cụ thể với những hướng giải quyết chung cho tất cả chứ không phải mỗi ông tự đề xuất riêng việc tái cơ cấu cho mình.
Còn nói có cơ hội gì thì phải khẳng định toàn bộ cơ hội nằm trong khái niệm của Đại hội Đảng là “hành động thực sự” để tái cơ cấu và thay đổi mô hình tăng trưởng. Hiện nói rất nhiều, quyết tâm cao nhưng chương trình hành động thực sự thì còn nhiều điểm cần rõ ràng hơn.
Để tái cơ cấu bất động sản, ngân hàng, chúng ta có thể đi vay, còn tăng trưởng thì ta vẫn có nguồn lực để thực hiện. Nhưng cái chúng ta đang có không đảm bảo cho tăng trưởng như mức mong muốn, huống hồ phải thực hiện thêm tái cơ cấu. Việc tái cơ cấu phải rõ ràng, quyết liệt vì càng để lâu chi phí xử lý càng tăng cao. Điều đáng lưu ý hiện nay đó là Trung Quốc cũng đang thực hiện tái cơ cấu ở nhiều mặt và họ đẩy các công nghệ cũ đi cũng là vấn đề Việt Nam phải tính tới.
Tái cơ cấu phải có tiền, còn nhanh hay chậm tùy thuộc vào nguồn lực thực tế. Như tái cơ cấu Vinashin thì phải cần tới 100.000 tỷ đồng. Có số tiền như vậy thì mới trả lương, đóng bảo hiểm, trả các khoản nợ được. Còn nếu cấp nhỏ giọt thì không giải quyết được.
Muốn tái cơ cấu được thì phải bỏ tiền ra. Còn muốn tái cơ cấu nhanh thì phải bỏ thật nhiều tiền ra, đó là chưa kể đầu óc phải thật sự khỏe. Còn không có thì cứ bình tĩnh.
Xưa nay các nguồn lực đều dồn vào tăng trưởng trong khi hiện không thấy nguồn tiền để thực hiện tái cơ cấu. Riêng với ngành ngân hàng ở Việt Nam ước tính phải mất 5 tỷ USD để thực hiện tái cơ cấu.
Cảm ơn ông.
Bá Kiên – Phạm Tuyên
Nguồn: Tiền phong

Muốn dân khôn, nước mạnh phải có Hiến pháp mới

Cuộc lấy ý dân sửa Hiến pháp 1992 của đảng Cộng sản Việt Nam từ 02/01 đến 31/03/2013 chỉ kéo dài thêm tụt hậu, chậm tiến và làm cho dân trí xuống thấp hơn. Muốn cho dân khôn, nước mạnh để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ thì Việt Nam phải có một Hiến pháp mới thực sự của dân và do dân.
Các Hiến pháp của Việt Nam từ 1946 đến 1992 không có ý dân đóng góp nên đảng đã tự tung tự tác muốn làm gì thì làm khiến đất nước chưa vượt qua khỏi ngường cửa lệ thuộc kinh tế vào nước ngoài. Nhân dân không dám chống vì muốn bảo vệ cơm áo. Quốc hội, tuy là cơ quan quyền lực cao nhất của nước cũng không dám đi ngược lại quyền lợi của đảng.
Mọi thứ quyền của dân ghi trong Hiến pháp chỉ để đọc cho sướng mắt, vui lỗ tai, bày hàng cho đẹp với người nước ngoài. Đảng nắm hết trong tay tài sản của quốc gia nên dân chỉ còn lại manh áo che thân.
Những câu nói như: “Đảng ta không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của đất nước và dân tộc”, hay “nhà nước ta là nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân” không có bất cứ giá trị nào trong thực tế đời sống.
Nhân dân chỉ được hưởng những gì nhà nước ban cho và không có quyền đòi hỏi, dù dân là chủ của đất nước và là cha mẹ của đảng!
Dân chưa hề bầu đảng lãnh đạo mình nhưng vẫn bị đảng ép chế phải làm theo nên đảng đã phạm vô vàn lỗi lầm trong suốt 83 năm có mặt trên đất nước (03/02/1930 - 03/02/2013).
Sai lầm nghiêm trọng nhất là đảng CSVN đã nhận súng đạn và viện trợ của Trung Cộng và khối Cộng sản Liên Sô (trước 1991) để phát động cuộc chiến tranh xâm lăng phá hoại cuộc sống thanh bình của nhân dân Việt Nam Cộng Hòa từ năm 1960.
Hậu quả của chủ trương sai lầm này, do ông Hồ Chí Minh chủ xướng, đã làm cho đất nước tan hoang và hàng triệu người dân hai miền Nam-Bắc chết oan, dù cuối cùng người Cộng sản đã kiểm soát toàn lãnh thổ bằng súng đạn của Nga-Tầu từ ngày 30/04/1975.
Nhưng cái được gọi là “Đại thắng mùa Xuân 1975” đã để lại hậu quả chia rẽ dân tộc và sự hận thù sâu đậm giữa nhân dân hai miền Nam-Bắc Việt Nam chưa biết đến bao giờ mới hàn gắn được.
Hình ảnh những xác người miền Nam trôi giạt ở Biển Đông trên đường trốn Cộng sản tìm tự do và những Trại tù lao động cực hình ngụy trang “học tập cải tạo” đày đọa cả trăm ngàn quân-cán-chính Việt Nam Cộng Hòa sau ngày kết thúc chiến tranh 1975 sẽ không bao giờ tan theo thời gian trong lịch sử hãi hùng của dân tộc, chừng nào đảng CSVN chưa thật sự biết tôn trọng quyền con người như họ đã giả tạo phô trương trong 37 Điều viết trong “Chương II: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” của bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
Bằng chứng của hành động “nói không đi đôi với làm” của đảng CSVN đã đưa đến hậu quả là những sai lầm, khuyết tật của số đông cán bộ đã được chồng lên năm sau cao hơn năm trước. Một bộ phận không nhỏ nhân dân là nạn nhân của tệ nạn này đã nghèo càng nghèo thêm trong khi thiểu số kẻ có chức có quyền lại mỗi ngày một giàu thêm khiến cho hố ngăn cách giàu-nghèo trong xã hội càng rộng thêm ra.
Sở dĩ có tình trạng này vì không ai trong dân dám “xâm mình” xông ra kiểm soát đảng. Đến ngay tổ chức Mặt trận Tổ quốc của đảng và cả Quốc hội cũng không dám đụng tới các tệ nạn tham nhũng, chạy chức chạy quyền, mua quan bán tước của cán bộ, đảng viên dù đã được Hiến pháp cho phép và bảo vệ.
Nguyên do vì Hiến pháp và các Luật làm ra chỉ để cho đảng sử dụng phục vụ nhu cầu và quyền lợi của đảng chứ không giúp bảo vệ quyền lợi của dân nên dù có ba đầu sáu tay cũng không thay đổi được.
Đấy là lý do tại sao Tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng mới thừa nhận: “Xây dựng, chỉnh đốn Đảng là công việc rất khó khăn, rất phức tạp. Khó nhưng không thể không làm, vì nó liên quan đến sinh mệnh của Đảng và sự tồn vong của chế độ. Điều quan trọng có ý nghĩa quyết định là tất cả chúng ta, từ trên xuống dưới, đều phải có quyết tâm rất lớn, sự thống nhất rất cao, có biện pháp thực hiện quyết liệt, khả thi, chỉ đạo chặt chẽ với một phương pháp tư duy đúng đắn, bình tĩnh, tỉnh táo. Mỗi cá nhân tốt thì tổ chức sẽ tốt, mỗi tổ chức tốt thì Đảng ta sẽ mạnh, mà Đảng vững mạnh thì dân tộc ta sẽ mãi trường tồn”. (Phỏng vấn phóng viên Thông tấn xã Việt Nam ngày 20/01/2013 nhân dịp Xuân Quý Tỵ 2013)
Nhưng ông Trọng có làm đâu mà nói “không thể không làm”, hay “Đảng vững mạnh thì dân tộc ta sẽ mãi trường tồn”?
Chẳng lẽ ông Trọng lại không biết đảng CSVN đang trên đà mất hết “liên hệ máu thịt” với dân và cán bộ ở nhiều nơi, nhiều ngành đã bị nhân dân xa lánh từ khi có quyết định nhảm nhí của Hội nghị Trung ương 6, theo đó Ủy ban Chấp hành Trung ương đảng đã “quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị; và yêu cầu Bộ Chính trị có biện pháp tích cực khắc phục, sửa chữa khuyết điểm; không để các thế lực thù địch xuyên tạc, chống phá.” (phát biểu bế mạc ngày 16/10/2012 của TBT Nguyễn Phú Trọng)
Thử hỏi có “thế lực thù địch” nào lại dại dột chống đảng làm điều tốt cho dân để hứng lấy nguyền rủa của dân, hay dân đã và đang mỉa mai đảng từ Tổng Bí thư trở xuống vì người nào cũng chỉ biết “nhận lỗi” cho qua để nói đãi môi rằng: “Ban Chấp hành Trung ương cũng tự kiểm điểm và nhận phần trách nhiệm của mình trong việc để xảy ra và chưa ngăn chặn được những khuyết điểm, yếu kém trong thời gian qua. Ban Chấp hành Trung ương xin nghiêm túc tự phê bình và thành thật nhận lỗi trước toàn Đảng, toàn dân, và sẽ cố gắng làm hết sức mình để từng bước khắc phục.” (diễn văn bế mạc Hội nghị Trung ương 6 của TBT Nguyễn Phú Trọng)
Một điều rõ rệt là ai ở Việt Nam cũng thấy từ sau Hội nghị này, không khí của “phong trào” tự phê bình và phê bình trong đảng làm theo Nghị quyết Trung ương 4 về "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" ngày 31/12/2011 đã xẹp xuống như con tép khô. Không ít người dân và nhiều cán bộ đảng viên từng kỳ vọng vào đảng đã chán nản và không còn tin vào đảng nữa.
Nhưng ông Trọng lại tìm cách che giấu thất bại bằng lời phân bua: “Cần nhận thức rõ rằng: Nghị quyết này với yêu cầu trước mắt chủ yếu là để cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe, ngăn chặn, nếu ai không chịu nhận khuyết điểm, không chịu sửa thì mới kỷ luật, xử lý. Vả lại, việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 không phải chỉ có kiểm điểm tự phê bình và phê bình, mà còn một loạt biện pháp, giải pháp về cơ chế, chính sách, tổ chức, cán bộ, chế độ sinh hoạt, cơ chế giám sát, công tác giáo dục...”
Nhưng liệu đảng đã có báo cáo nào về số người “không chịu nhận khuyết điểm, không chịu sửa” sau hơn một năm thi hành Nghị quyết 4 chưa, hay những kẻ làm giàu bằng mồ hôi nước mắt và sức lao động của dân đã vây bè, kết cánh sâu rộng hơn trong các “nhóm lợi ích” để trục lợi và phá hoại đất nước mà ông Trọng cũng không làm gì nổi?
Điều này còn được Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang xác nhận: “Niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước đang bị xói mòn vì tham nhũng, lãng phí, thói vô trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, đảng viên... Những người cầm cân nảy mực như chúng tôi phải suy nghĩ rất nhiều. Đây là sự nhắc nhở rất lớn đến trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên. Chức càng cao, quyền càng to thì trách nhiệm càng lớn. Bên cạnh những quy định của Đảng, luật pháp của Nhà nước ngày càng phải nghiêm minh, lúc này đòi hỏi phải đề cao tính tự giác của mỗi người. Mỗi khi tiếp xúc với các thành phần nhân dân, nhiều bà con vẫn độ lượng động viên mình cố gắng, thấy chạnh lòng, xấu hổ lắm, vì chưa làm được nhiều cho dân, cho nước.” (phỏng vấn của Báo Sài Gòn Giải Phóng dịp Tết Quý Tỵ ngày 09/02/2013)
Cần Hiến pháp mới
Nhưng tại sao đảng cứ loay hoay mãi với những chuyện nổi cộm nội bộ này rừ nhiều năm qua?
Ngoài chuyện quyền của dân ghi trong Hiến pháp chỉ để tô son điểm phấn cho chế độ còn vô vàn luật lệ đã bị cán bộ, đảng viên và những kẻ có chức có quyền lạm dụng cho quyền lợi riêng tư, bè nhóm đã khiến cho dân trí bị suy đồi và đất nước chậm tiến, lạc hậu.
Các Hiến pháp trước bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã phản dân chủ, giờ đây người dân còn phải đối phó với những “thêm thắt, cắt xén” tệ hại và hạn chế nghiêm trọng quyền làm chủ đất nước của dân hơn bao giờ hết.
Đã có nhiều ý kiến trong và ngoài nước khuyên đảng nên đặt quyền lợi tối thượng của dân và của nước lên trên quyên lợi của thiểu số trên 3 triệu đảng viên để tự ý rút khỏi vị trí lãnh đạo độc tôn và độc quyền ghi trong Điều 4.
Nhưng bấy nhiêu chưa đủ vì toàn văn sửa đổi ghi trong 124 Điều vẫn có đầy dẫy những “cái bẫy” của văn từ để phủ nhận các quyền tự do của dân, trong đó quan trọng hàng đầu là các quyền tự do ra báo, tự do lập hội hay đảng chính trị, tự do tôn giáo và tự do biểu tình.
Những nhóm chữ như “theo pháp luật” hay theo “quy định của pháp luật” là những “hầm chông” hay “mãi mìn” còn đầy dẫy trong mỗi câu văn của những người soạn thảo.
Thế mà lạ thay, dự thảo này đã được Quốc hội “đồng tình” chấp thuận để đưa ra hỏi ý kiến dân thì có ai hiểu nổi trí tuệ của cái Quốc hội này thông minh đến đâu chăng?
Nhất là không thấy có bất cứ một Đại biểu Quốc hội nào trong số 500 người đã dám hé răng đòi sửa Điều 4 cho phép đảng tự nhận là “lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”.
Điều này thêm một lần nữa làm chứng cho nhân dân thấy rằng Quốc hội chỉ là cơ quan “bù nhìn” cho đảng sai khiến chứ không phải để bảo vệ và phục vụ quyền lợi của cử tri.
Khi nói về quyên tự cho mình lãnh đạo đất nước của đảng CSVN thì làm sao mà người dân trong nước có thể quên câu nói phản dân chủ của ông Đinh Thế Huynh ngày 10/01/2011, khi trả lời phóng viên AFP trong cương vị là Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam.
Ông Huynh nói: “Ở Việt Nam không có nhu cầu đa nguyên, đa đảng và dứt khoát không đa nguyên đa đảng. Bởi một lẽ đơn giản, chúng tôi đã từng thử nghiệm đa nguyên đa đảng thông qua cuộc tổng tuyển cử năm 46, với nhiều đảng tham gia Quốc hội. Nhưng đến khi thực dân Pháp quay lại xâm lược nước tôi thì chỉ có Đảng Cộng sản cùng với nhân dân Việt Nam chiến đấu chống lại và giành thắng lợi trước thực dân Pháp. Và nay, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn đang tiếp tục lãnh đạo nhân dân giành thắng lợi trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Thứ lý luận “con bọ xít” của ông Huynh, bây giờ là Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, không ai có thể ngửi được. Nó sặc mùi độc tài, độc đoán và băng đảng. Tại sao ông ta biết “Ở Việt Nam không có nhu cầu đa nguyên, đa đảng”?
Có nhu cầu hay không là quyền của dân, không phải là quyền của đảng và nhất là không thuộc quyến bất cứ cá nhân nào, kể cả Tổng Bí thư đảng, Chủ tịch Nước hay Chủ tịch Quốc hội, huống chi ông Huynh chỉ là một Cán bộ cấp cao trong đảng?
Có người còn vẽ ra hào quang lãnh đạo cho đảng để hù họa như thế này: “Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng, các thế lực thù địch luôn chĩa mũi nhọn chống phá Đảng ta. Vì vậy, sự thừa nhận vai trò lãnh đạo của Đảng như trong Điều 4 của Hiến pháp là cơ sở pháp lý để chống lại sự xuyên tạc vai trò lãnh đạo của Đảng, chia rẽ Đảng với nhân dân, kích động nhân dân chống lại Đảng hòng mưu toan lật đổ chính quyền cách mạng, thay đổi chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.” (Website đang CSVN ngày 28/01/013, Tác giả Đại tá Đào Văn Đệ, báo Quân đội Nhân dân)
Một cái đầu “đá ong” khác là Thượng tá, Tiến sĩ Nguyễn Văn Quang, Viện Khoa học Xã hội Nhân văn quân sự - Bộ Quốc phòng còn đưa ra 5 lý luận vớ vẩn: “1. Đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập không phải là chế độ chính trị của chế độ xã hội chủ nghĩa.”
Ông viết: “Bấy lâu nay các thế lực thù địch với Việt Nam vẫn rêu rao tư tưởng "đa nguyên chính trị", "đa đảng đối lập", hòng truyền bá và kích động tư tưởng dân chủ vô chính phủ, loại bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với sự nghiệp cách mạng nước ta...”
Sau đó ông trưng ra thêm: “2. Đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập không bảo đảm được dân chủ đích thực. 3. Lịch sử cách mạng Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân, đế quốc đã xuất hiện và phủ định đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập như một tất yếu tự nhiên. 4. Đảng Cộng sản Việt Nam - một chính đảng duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam đã và đang không ngừng xây dựng và phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân trên thực tế trong nền chính trị nhất nguyên. 5. Dư luận quốc tế, chính phủ và nhân dân các nước dân chủ, tiến bộ trên thế giới đánh giá cao, ủng hộ Đảng Cộng sản Việt Nam và chế độ nhất nguyên ở Việt Nam.”
Ông Quang kết luận với lời kêu gọi: “Còn nhiều lý do khác để khẳng định sự bác bỏ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập ở Việt Nam là có cơ sở lý luận và thực tiễn đúng đắn. Để củng cố quyết tâm chính trị này, cán bộ, chiến sĩ LLVT và nhân dân ta cần tiếp tục trau giồi đạo đức cách mạng, nâng cao ý thức chính trị, đề cao tinh thần cảnh giác và kiên quyết đấu tranh chống những quan điểm và tư tưởng thù địch sai trái, giữ vững ổn định chính trị ở nước ta.” (báo QĐND - ngày 26/08/2009)
Với ba lý luận “cối chày” của các ông Đinh Thế Huynh, Đào Văn Đệ, Nguyễn Văn Quang và bản Hiến pháp sửa đổi 1992 phản dân chủ đang lấy ý kiến toàn dân không ai tin nước Việt Nam có thể sớm hùng cường để được ngang tầm thời đại với thế giới và các dân tộc láng giềng.
Với một chủ trương lạc hậu như thế, Việt Nam không cần có đảng CSVN nhưng rất cần có một Hiến pháp dân chủ để đoàn kết toàn dân trong và ngoài nước mới mong có ngày vinh quang. Nếu không nhân dân sẽ tiếp tục suy thoái và đất nước sẽ nghèo thêm để làm mồi thôn tính cho ngoại bang đang lấp ló ngoài Biển Đông.
02/2013
Phạm Trần
(DLB)

Cuộc khủng hoảng kinh tế tại Việt Nam gây ra những thiệt hại nặng nề cho xã hội

(AFP) - HÀ NỘI – Ngày càng có nhiều người lâm cảnh trầm cảm và phá sản bởi thị trường chứng khoán, và nhiều trong số đó phải gánh chịu khó khăn giữa lúc cuộc khủng hoảng kinh tế đang diễn ra Việt Nam. Nhiều người đổ lỗi và cho rằng chế độ cộng sản đã gây ra những tai ương tại nước này.
Một người dân ngồi đếm tiền bên vỉa hè ở Hà Nội ngày 7 tháng Hai, 2013. Ảnh: AFP/Hoang Dinh Nam
Sau khi chuyển từ nền kinh tế kế hoạch tập trung theo kiểu Liên Xô sang thị trường tự do giữa thập niên 1980, Việt Nam đã trở thành một nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đầu tư nước ngoài tăng vọt và tầng lớp trung lưu phát triển mạnh nhất trong khu vực.

Một người dân ngồi đếm tiền bên vỉa hè ở Hà Nội ngày 7 tháng Hai, 2013. Ảnh: AFP/Hoang Dinh Nam
Một người dân ngồi đếm tiền bên vỉa hè ở Hà Nội ngày 7 tháng Hai, 2013. Ảnh: AFP/Hoang Dinh Nam
Tuy nhiên, trong tình trạng kinh tế ảm đạm như hiện nay, các chuyên gia cho rằng nguyên nhân chính là do cách điều hành yếu kém trong một thập kỷ qua nhưng nhiều người Việt Nam hiện nay nói rằng họ không chỉ không còn tiền mặt mà còn mất cả niềm tin vào chính phủ.
“Đây là thời điểm tồi tệ nhất đối với gia đình tôi … Tất cả tài sản của chúng tôi đã mất sạch”, cô Nguyen Thi Huong – nhân viên bất động sản 37 tuổi nói và cho biết thu nhập của cô đã bị sụt giảm mạnh kể từ khi thị trường bất động sản tại đây đóng băng.
Gia đình cô Huong buộc phải bán căn hộ cao cấp tại Hà Nội và dọn về sống tại một căn nhà nhỏ của người mẹ nghỉ hưu sau khi tất cả tiền tiết kiệm đầu tư vào bất động sản và thị trường chứng khoán thua lỗ.
Tương tự như nhiều người khác ở Việt Nam, cô Huong tin rằng “các lãnh đạo [Việt Nam] phải chịu trách nhiệm đối với tình trạng bi đát của thị trường bất động sản và cuộc khủng hoảng kinh tế tại đất nước này”.
Quốc gia độc tài này đã thông qua chính sách cải cách “Đổi mới” vào năm 1986, và đã giúp tạo ra một thời kỳ tăng trưởng mạnh mẽ và thịnh vượng, đạt lên điểm đỉnh vào năm 2005 với mức tăng trưởng kỷ lục 8,4%. Sau đó hai năm, Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
“Trong thời gian đó, tất cả mọi người đều như có vẻ phấn khởi hơi quá mức, mơ mộng rằng chỉ qua đêm thì Việt Nam sẽ giàu lên”, một phân tích gia người Việt Nam yêu cầu giấu tên nói.
“Nhưng chính phủ đã đưa ra các chính sách kinh tế vĩ mô sai lầm và các hậu quả thì bây giờ mới bắt đầu hiện ra. Nhưng hiện những hậu quả này đang gây khó khăn cho tất cả mọi người”, ông nói.
Một cuộc khủng hoảng tín dụng và các vụ phá sản đã tăng nhanh chóng, cũng như thị trường chứng khoán và bất động sản trì trệ, đã làm tổn thương đến tầng lớp trung lưu mới nổi, và không chỉ về mặt tài chính – truyền thông nhà nước đưa tin rằng ngày càng có nhiều người tìm kiếm bác sĩ để điều trị các triệu chứng căng thẳng và trầm cảm.
“Tôi chưa bao giờ thấy có bệnh nhân đến để điều trị chứng rối loạn tâm thần do kinh doanh thua lỗ nhiều như vậy trong năm 2012″, bác sĩ Lê Hiếu thuộc Bệnh viện Bệnh tâm thần tại thành phố Hồ Chí Minh nói với VietnamNet.
Đối với tình trạng của Trần Thanh Hùng – năm nay 46 tuổi, người sở hữu doanh nghiệp xuất khẩu đồ nội thất tại Hà Nội và đã phải sa thải một nửa số nhân viên, thì việc sức khoẻ tâm thần gia tăng cũng là điều dễ hiểu.
“Cả hai mặt tài chính và niềm tin của người dân hiện đang cạn kiệt”, ông nói với AFP.
Tốc độ tăng trưởng đã giảm xuống còn 5,03% hồi năm ngoái – mức thấp nhất trong vòng 13 năm qua, và đất nước 90 triệu dân này đang “trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất”, kinh tế gia Nguyễn Quang A nói.
Vấn đề từ các khoản nợ xấu làm tê liệt lĩnh vực ngân hàng cho đến đầu tư trực tiếp nước ngoài sụt giảm, cộng thêm các đối thủ trong khu vực như Indonesia và Miến Điện trở nên hấp dẫn hơn nên đã khiến “căn bệnh dai dẵng” tại nền kinh tế nước này dễ thấy hơn.
“Tình trạng này giống như một khối u bị thối và buộc Đảng Cộng sản phải giải quyết nó”, Quang A nói với AFP.
Các vấn đề hiện nay là vô số – nợ nần trong lĩnh vực doanh nghiệp nhà nước, thị trường chứng khoán đã bị giảm hơn một nửa giá trị từ điểm đỉnh hồi năm 2007, thị trường bất động sản trì trệ và một hệ thống ngân hàng sa lầy trong các khoản nợ độc hại.
Các chuyên gia cho rằng Đảng Cộng sản, đảng hiện đang điều hành nước này kể từ khi hai miền thống nhất vào năm 1975 và kiểm soát chặt chẽ tất cả các cuộc tranh luận chính trị, dường như không thể ngăn chặn tình trạng tê liệt đối với nền kinh tế tại đây.
Theo số liệu thống kê chính thức thì có hơn 55.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa ngừng hoạt động vào năm ngoái, dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp tăng mạnh.
Người dân đã phải chịu đựng nhiều khó khăn, đặc biệt vào dịp Tết Nguyên Đán, với nhiều công ty bãi bỏ hoặc giảm tiền thưởng hàng năm dành cho nhân viên.
Công nhân may mặc Tran Thi Hai tại Hà Nội được thưởng 70 đôi vớ thay vì thêm một tháng lương như những năm trước, truyền thông nhà nước cho biết.
“Tôi phải bán chúng trên đường phố để kiếm được một ít tiền mặt – có đôi chút còn hơn không có gì”, cô nói.
Tran Thi Minh Ha - AFP
Đỗ Đăng Khoa chuyển ngữ
© Bản tiếng Việt TC Phía trước 

PHẢN ỨNG CỦA MỘT DƯ LUẬN VIÊN VỀ BÀI “NIỀM TIN” CỦA ÔNG HÀ ĐĂNG

 Tamsuygiao

 Đúng ngày Mùng 1 Tết, tình cờ tôi được đọc bài Niềm tin của ông Hà Đăng trên Tuần Việt Nam. Trong bài, thấy ông Hà Đăng “khoe” rằng ông đã 65 năm tuổi Đảng, đã từng dự Hội nghị Paris 1973. Có lẽ tác giả Hà Đăng chính là ông Hà Đăng – nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Trưởng ban Văn hóa tư tưởng Trung ương ?
Nhưng, cho dù ông Hà Đăng từng giữ chức vụ to như thế, trong một lĩnh vực rất thiêng liêng là mặt trận tư tưởng văn hóa, thì với tư cách là một dư luận viên, tôi vẫn buộc lòng phải đặt một dấu hỏi cực to về bài viết của ông: Ông viết bài này với mục đích gì?
Tiêu đề bài viết là Niềm tin. Trong bài viết, ông đã chia sẻ với độc giả về niềm tin của ông trong cuộc đời, nếu tôi không nhầm, là niềm tin vào Đảng. Ông khẳng định trong bài viết của mình: “tôi vẫn nghiệm ra rằng chỉ có giữ trọn niềm tin vào Đảng, hành động theo Đảng thì tự mình mới đứng vững được”.
Và để chứng minh cho luận điểm này, ông đã dẫn ra những câu thơ của Tố Hữu, những lời dặn dò của đồng chí Tô (Phạm Văn Đồng) khi ông được kết nạp Đảng năm 1947, câu Kiều mà anh Sáu Lê Đức Thọ đọc trong thời gian Hội nghị Paris 1973…
Ông tin vào Đảng? Ô kê, dư luận viên là tôi rất nhiệt liệt hoan nghênh ông. Tuổi Đảng của tôi chỉ mới được 4 năm, chưa bằng số lẻ của 65 năm tuổi Đảng của ông. Nhưng có lẽ ông không hiểu được rằng tôi đang có một niềm tin vào Đảng mãnh liệt như thế nào đâu. Nói không phải khoe: Trong giới trẻ bây giờ chẳng mấy ai được như tôi đâu ông ạ.
Và cũng chính vì điều ấy, chính vì niềm tin và tình cảm  vô cùng thiêng liêng ấy của tôi, tôi buộc lòng phải thưa với ông rằng trong bài viết của ông có hai chỗ cực kỳ nhạy cảm, nếu không muốn nói rằng đó là những tử huyệt vô cùng nguy hiểm. Cứ đọc đến hai chỗ này là bầu máu nóng trong con người tôi lại dâng lên ngùn ngụt. Bực quá, giận quá, căm thù quá !
Thôi thì để tôi lấy hơi thở, bình tĩnh trở lại để thưa với ông, hai chỗ ấy là hai chỗ như sau:
Thứ nhất, trong bài viết, không biết vô tình hay cố ý, ông đã tiết lộ một sự kiện vô cùng nhạy cảm: “Ngày 27-11-1972, sau những phiên họp mật kéo dài một tuần với Kissinger mà chưa ngã ngũ, nhân ngày nghỉ, cố vấn Lê Đức Thọ và Bộ trưởng Xuân Thủy sao thăm Đoàn miền Nam tại Verie lơ Buy xông”.
Vào thời điểm đó, hiệp định Paris chưa được ký kết. Chính quyền Sài gòn vẫn là kẻ thù của ta. Phái đoàn miền Nam ở đây là phái đoàn nào, Cộng hòa miền Nam Việt Nam hay là Việt Nam Cộng hòa? Sao ông không nói thẳng, viết thẳng cho nó rõ ràng ra, lại viết ỡm ờ hết sức nguy hiểm là “Đoàn miền Nam”?
Nhưng cái điều thứ nhất này cũng mới chỉ là tép riu, không bằng một phần trăm của cái điều thứ hai dưới đây.
Thứ hai, Ông mở đầu một cách rất hấp dẫn, lôi cuốn và cũng rất chi là gây hồi hộp. Ông cũng đã rất công phu trong phần mở đầu, đến nỗi nếu toàn bộ là 7 phần, trọng tâm  là 3 phần thì mở đầu cũng chiếm tới 3 phần, chỉ 1 phần là dành cho kết luận.
Bài viết của ông có thể khẳng định là viết về niềm tin của ông đối với Đảng. Nhưng thật oái oăm, ông lại lai dắt, lại ví dụ để mở đầu bằng “niềm tin của một tên trộm”.
Để tôi dẫn ra những câu ông viết để chứng minh cho ông nhá: “Mỗi khi anh ta (tức là tên trộm) trở về, Hasan đều hỏi: Có trộm được gì không?”, và anh ta đáp: “Hôm nay thì chưa, nhưng ngày mai tôi sẽ cố, có thế lắm chứ” Hasan chưa bao giờ thấy tên trộm ấy trong tình trạng tuyệt vọng, anh ta luôn hạnh phúc. Nhiều năm sau, có lúc Hasan rơi vào tình trạng tuyệt vọng, nghĩ rằng phải chấm dứt tất cả những điều vô nghĩa của cuộc sống. Nhưng sau đó, ông chợt nhớ đến tên trộm, kẻ hằng đêm vẫn quả quyết “Ngày mai tôi sẽ làm được, có thể lắm chứ”. Thông điệp Hasan nhận được từ tên trộm, nói đúng hơn, từ cuộc sống, mà ông rút ra thành triết lý sống là không được đánh mất niềm tin và đừng bao giờ tuyệt vọng”.
Ông viết như thế là có dụng ý, ẩn ý, hàm ý gì ? Ông định ám chỉ ai, ám chỉ điều gì, thưa ông Hà Đăng ? Thật tình tôi cho rằng chỉ có ông Trời mới biết ông có ý định ngầm ví von, so sánh điều gì đó hay không khi dùng niềm tin của một tên trộm để mở đầu cho bài viết vể chủ đề cực kỳ nghiêm túc và vô cùng thiêng liêng là niềm tin về Đảng ?
“Tên trộm luôn hạnh phúc” ư ? Nói thế chẳng khác nào chỉ cho lớp trẻ chúng tôi rằng muốn có hạnh phúc thì cứ việc đi … ăn trộm ?
Niềm tin của tên trộm ở đây là “ngày mai tôi sẽ làm được”, tức là sẽ tiếp tục ăn trộm của thiên hạ một cách thành công. Vậy mà ông dám gọi đó là “thông điệp từ cuộc sống”, rồi lại tôn nó thành “triết lý sống” ư ?
Ông đã mở đầu bài viết về niểm tin vào Đảng bằng niềm tin của một tên trộm . Đây chính là tử huyệt mà các thế lực thù địch rất dễ dàng sử dụng đề chống phá niềm tin chúng ta, ngay cả khi chúng ta chẳng có niềm tin vào bất cứ điều gì. Thật là vô cùng nguy hiểm, cực kỳ nguy hiểm !
Đã từng là Trưởng ban tư tưởng văn hóa trung ương, ông thừa hiều sức mạnh của ngôn ngữ có khi bằng cả đạo quân triệu người chứ? Và hẳn là ông có biết tới bài học nhãn tiền vừa giáng xuống đôi vai gầy và cái đầu xxx của Đại tá Phó Giáo sư Tiến sĩ Nhà giáo ưu tú Trưởng khoa Học viện Quân sự Trần Đăng Thanh ?
Với tinh thần trách nhiệm vô cùng cao cả, ý thức cảnh giác cách mạng hết sức cao độ, với tư cách là một dư luận viên gương mẫu, nhiệt tình, tôi yêu cầu ông Hà Đăng khẩn cấp hạ bài báo này xuống, đưa về làm kỷ niệm.
Và tôi cũng chân thành đề nghị ông hãy nghiêm túc soi lại bản thân mình với tinh thần phê và tự phê một cách thực sự cầu thị, xem đây là một bài học quí giá, cho dù người dạy cho ông bài học này chỉ là một dư luận viên trẻ tuổi chưa ai biết như tôi.
Mong ông bình tĩnh, bình thản, bình ổn và bình tâm ! Dư luận viên VO VĂN VE
Được đăng bởi
_______________________________________________________________________________
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/tuanvietnam/108446/niem-tin.html

Niềm tin

Vào những lúc đó, dẫu có chút phân tâm, tôi vẫn nghiệm ra rằng chỉ có giữ trọn niềm tin vào Đảng, hành động theo Đảng thì mới tự mình đứng vững được.
Tình cờ  trên một tờ báo quen thuộc, ở gần những trang cuối, đăng lại câu chuyện về nhà hiền triết Hasan của Hồi giáo Ai là thầy của ngài? Câu chuyện cũng xưa rồi. Khi nhà hiền triết Hasan sắp qua đời, có người hỏi ông: “Thưa Hasan, ai là thầy của ngài?”. Nhà hiền triết bảo “Những người thầy của ta nhiều vô kể. Nếu điểm lại tên tuổi của các vị ấy, hẳn sẽ mất hàng tháng, hàng năm, và như thế lại quá trễ vì thời gian của ta còn rất ít. Nhưng ta có thể kể về ba người thầy sau của ta…”. Ba người thầy ấy, lần lượt theo lời thầy kể, là một tên trộm, một con chó,  cuối cùng là một đứa bé. Mỗi người thầy này đều cho nhà hiền triết một bài học quý.
Tôi chọn vị thầy thứ nhất “một tên trộm” để giới thiệu, bởi câu chuyện có liên quan đến “niềm tin”.
Tóm tắt câu chuyện thế này: Một lần, Hasan đi lạc trong sa mạc, khi ông tìm đến một khu làng thì trời đã rất khuya, mọi nhà đều đi ngủ cả, chỉ một người còn thức, đang khoét vách một căn nhà trong làng. Hasan hỏi người đó xem có thể tá túc ở đâu, “Khuya khoắt thế này thật khó tìm chỗ nghỉ chân, ông có thể đến ở chỗ tôi nếu ông không ngại ở chung với một tên trộm”, người kia bảo. Hasan nán lại đó hẳn một tháng! Cứ mỗi đêm tên trộm bảo: “Tôi đi làm đây. Ông ở nhà và cầu nguyện cho tôi nhé!”. Mỗi khi anh ta trở về, Hasan  đều hỏi: “Có trộm được gì không?”, và anh ta đáp: “Hôm nay thì chưa, nhưng ngày mai tôi sẽ cố, có thể lắm chứ”. Hasan chưa bao giờ thấy tên trộm ấy trong tình trạng tuyệt vọng, anh ta luôn hạnh phúc. Nhiều năm sau, có lúc Hasan rơi vào tình trạng tuyệt vọng, nghĩ rằng phải chấm dứt tất cả những điều vô nghĩa của cuộc sống. Nhưng ngay sau đó, ông chợt nhớ đến tên trộm, kẻ hằng đêm vẫn quả quyết “Ngày mai tôi sẽ làm được, có thể lắm chứ”. Thông điệp Hasan nhận được từ tên trộm, nói đúng hơn, từ cuộc sống, mà ông rút ra thành triết lý sống là không được đánh mất niềm tin và đừng bao giờ tuyệt vọng.
Từ những ngày đầu Cách mạng Tháng Tám, những câu thơ của Tố Hữu, do anh tôi - anh Đặng Minh Phương - chép tay từ một chiến sĩ cách mạng tù Buôn Ma Thuột về và cho tôi đọc, đã gieo cho tôi một niềm tin mãnh liệt.
Đời cách mạng từ khi tôi đã hiểu
Dấn thân vô là  phải chịu tù đày
Là gươm kề tận cổ súng kề tai
Là thân sống chỉ  coi còn một nửa
Năm 1947, tôi được kết nạp vào  Đảng. Trong thư gửi các đảng viên mới “lớp Tháng Tám”. Đồng chí Tô (Phạm Văn Đồng) dặn dò: Vào Đảng là để suốt đời phấn đấu hy sinh cho cách mạng, cho Tổ quốc. Niềm tin vào Đảng, vào cách mạng đã dẫn dắt cuộc đời tôi từ bấy đến nay. 65 tuổi Đảng rồi mà vẫn nhớ như in cái ngày tôi giơ nắm tay trái lên thề trước bàn thờ Tổ quốc: Suốt đời phấn đấu hy sinh!
Tôi đã được sống những ngày hào hùng, xen lẫn ưu tư, của các thời kỳ cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức ở  ta, chống chủ nghĩa xét lại, chủ nghĩa giáo  điều và sự chia rẽ trong phong trào cộng sản và công nhân thế giới, kể cả khi chế  độ xã hội chủ nghĩa bị phản bội và  sụp đổ ở Đông Âu và Liên Xô. Vào những lúc đó, dẫu có chút phân tâm, tôi vẫn nghiệm ra rằng chỉ có giữ trọn niềm tin vào Đảng, hành động theo Đảng thì mới tự mình đứng vững được.
Nhớ lại những ngày đối mặt với kẻ thù tại Hội nghị Pa-ri về Việt Nam. Biết là Hội nghị sẽ kéo dài nhưng ai ngờ nó lại kéo dài tới hơn bốn năm. Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam đã được thỏa thuận từ 20-10-1972. Thế mà ngay sau đó, Mỹ lại lật lọng. Ngày 27-11-1972, sau những phiên họp mật kéo dài một tuần với Kissinger, mà chưa ngã ngũ, nhân ngày nghỉ, cố vấn Lê Đức Thọ và Bộ trưởng Xuân Thủy sang thăm Đoàn miền Nam tại Verie lơ Buyxông. Báo chí Pa-ri được dịp đưa tin rằng đó là cuộc “hội kiến” giữa hai đoàn Việt Nam để thống nhất kế hoạch đấu tranh cho một Hiệp định cuối cùng. Thật ra, chỉ là chuyện trò, thông báo tình hình các cuộc họp mật. Và anh Sáu Lê Đức Thọ đã kết thúc cuộc “hội kiến” không phải bằng một kết luận chính trị hay ngoại giao mà là một câu Kiều hàm ý nhắc nhủ:
Dằn lòng chờ đợi ít lâu
Chầy ra thì cũng năm sau vội gì?
Hai tháng sau, Hiệp định chính thức  được ký kết. Phải chăng đó cũng là niềm tin?
Tết năm nay, Tết Quý Tỵ. Tôi nghĩ  năm Nhâm Thìn vừa qua là một năm sôi động. Vì cả nước gồng mình lên chống chọi với những khó khăn về kinh tế – xã hội. Vì Đảng ta dồn tâm sức cho việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, mong muốn ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức và lối sống.
Những lời dặn của Bác Hồ luôn là  điểm tựa để ta đi lên: “Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ  đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”.
Tết Quý Tỵ
Theo Hà Đăng/ Thời nay số xuân Quý Tỵ

-Làm sao cho người Việt tin nhau?

Ngô Nhân Dụng  – Nguoiviet

Trên báo Tia Sáng, ông Giáp Văn Dương mới viết một bài rất đáng đọc, ông đặt câu hỏi: Tại sao ở nước ta mọi người không tin nhau. Ông kể chuyện có lúc đã sống ở một nước ngoài 12 năm, thấy người ta bao giờ cũng tin nhau.
Ông kể, “Tôi và một người bạn đi mua bảo hiểm xe. (Hợp đồng bảo hiểm viết rằng), nếu mất xe thì sẽ được đền xe mới. Bạn tôi hỏi: “Nếu chúng tôi bán xe rồi báo bị mất thì sao?” Nhân viên bảo hiểm ngạc nhiên, một lúc lâu mới nghĩ ra được câu trả lời: “Tôi tin các anh không làm thế.” Giáp Văn Dương kết luận: Nước họ giàu mạnh vì họ tin ở con người.
Ngược lại, khi trở về sống ở Việt Nam, ông thấy người ta luôn luôn nghi ngờ nhau trước, không ai tin ai cả. Lãnh hành lý ở phi trường bị hỏi giấy tờ, “Tên tôi đây. Ðịa chỉ tôi đây. Hộ chiếu của tôi đây. Vậy sao mà rắc rối đến vậy? Sao phải xác nhận? Sao phải chứng minh? Sao phải công chứng bản gốc?”
Vào siêu thị thì lúc ra trả tiền phải đi qua hai chặng, trả tiền rồi, đi hai thước lại có nhân viên kiểm soát hóa đơn, thấy con dấu đỏ “đã thanh toán” mới được đi qua. Ông Dương hỏi: “Vì sao người Việt không tin nhau?”
Mình không cần nhắc đến tên Việt Nam trong câu hỏi này. Ở nhiều nước khác người ta cũng không ai tin ai cả. Nên đặt câu hỏi là: “Trong những xã hội như thế nào thì người ta dễ tin nhau? Còn những xã hội người ta không tin nhau thì nó sống thế nào?”
Mình không nên nghĩ oan cho giống dân Việt. Có lần tôi kể chuyện những thành phố người ta bỏ xe đạp ngoài đường qua đêm, không khóa; như ở Dubuque, Iowa; hay ở Helsinki, Phần Lan (trước khi di dân Ðông Âu qua). Họ không lo mất xe, vì tin là mọi người chung quanh đều lương thiện. Nhiều độc giả đã viết thư nhắc nhở rằng xưa kia ở nước ta cũng vậy. Một vị cho biết hồi 1950 ở Sài Gòn ông đã sống như thế. Ðêm không khóa cửa nhà, xe đạp dựng trước nhà cũng không khóa. Một vị độc giả khác kể chuyện năm 1959 ông dựng cái xe đạp ngoài bờ sông Sài Gòn đứng hóng mát; sau đó có một người rủ lên xe hơi đi uống bia. Ông đi tới 11 giờ khuya, trở lại Bến Bạch Ðằng thấy cái xe không khóa vẫn dựng đó không mất. Bác Sĩ Nguyễn Tư Mô kể hồi 1955 ông đi trong một phái đoàn y tế xuống Châu Ðốc chẩn bệnh phát thuốc; lúc vào chợ ăn trưa thì một người trong đoàn bỏ quên cặp kính mát. Tới buổi chiều, một nhân viên xã mang cặp kính mát đến hỏi có ai đánh rớt không? Có người lượm được, đem đến trả phái đoàn, vì biết chỉ dân ở Sài Gòn mới mua được kính mát loại sang như vậy.
Người Việt Nam vốn đã tin nhau chứ chẳng phải không. Vì ông bà chúng ta vẫn dạy dỗ con cháu sống theo đạo lý, và chính họ sống làm gương. Trong xã hội nào mọi người cũng sống với những hợp đồng ngầm hiểu, dài hạn, hết đời này sang đời khác. Các xã hội Á Ðông theo truyền thống Nho Giáo đều có những “hợp đồng hiểu ngầm” như vậy. Ra đường gặp ai là có thể tin đến 99% rằng người đó cũng được cha mẹ dạy các quy tắc Lễ Nghĩa Liêm Sỉ giống như mình. Ngay cả sau khi nước ta bị Pháp đô hộ, bản Hợp Ðồng Tín Nghĩa vẫn được giữ gìn. Cách sống của Phan Châu Trinh cũng không khác lối cư xử của Nguyễn Ðình Chiểu hay Hoàng Diệu. Tư cách đó vẫn truyền qua đến Trần Trọng Kim, Khái Hưng, Nguyễn An Ninh, hay Phan Văn Hùm. Nền tảng đạo lý đó chỉ bị phá vỡ từ khi có một chính quyền chủ tâm xóa bỏ hết nền văn hóa cũ, thay thế bằng “văn hóa vô sản.”
Tại sao các nước Á Ðông khác, ngoài Việt Nam và Trung Quốc, vẫn giữ được những bản hợp đồng Tín Nghĩa suốt đời này sang đời khác trong hai ngàn năm?
Phân tích theo lối kinh tế học, thì lý do chính là: Tín Nghĩa là một cách sống có lợi về lâu về dài. Không ai muốn làm sai bản hợp đồng tín nghĩa vì nếu nó bị xóa bỏ, chính mình sẽ bị thiệt thòi. Nói rõ hơn: Cuộc sống của mỗi người sẽ “tốn kém” hơn! Mức tốn kém tăng lên từ một khoản chi tiêu mà các nhà kinh tế gọi là “phí tổn giao dịch” (transaction costs). Hãy lấy những thí dụ mà ông Giáp Văn Dương nêu ra. Một người vào siêu thị mua hàng, trả tiền, được mang thức ăn về nhà. Trong “giao dịch” kinh tế này, siêu thị cũng phải trả tiền khi mua hàng, khi thuê mướn cửa hàng, thuê nhân viên, vân vân. Người mua trả một số tiền lớn bằng số chi phí của siêu thị, cộng với tiền lời mà nếu không có thì không ai mở siêu thị.
Nhưng trong một xã hội mà người ta không tin nhau thì siêu thị phải lo đặt hệ thống báo động, phải thuê thêm người canh gác, thêm người kiểm soát lần thứ hai bên ngoài quầy trả tiền. Tất cả những chi phí mới đó, tất nhiên, chủ nhân họ tính ngay trong giá bán. Ðó là một thứ phí tổn giao dịch phụ trội; mà nếu trong xã hội mọi người tin nhau thì không cần. Nhìn rộng ra, trong một xã hội mà người ta không tin nhau thì phí tổn giao dịch sẽ tăng vọt trên khắp mọi mặt. Cả xã hội phải chịu. Thử nhìn vào số lượng công an, cảnh sát ở nước ta. Tại sao một nước cần nhiều công an như vậy? Vì người ta nghi ngờ nhau. Chính quyền nghi ngờ dân. Nếu mọi người tin nhau thì mấy trăm ngàn công an cảnh sát có thể giải ngũ. Những người đó có thể đi làm những việc hữu ích hơn về kinh tế, như làm kỹ sư, đi kinh doanh, làm ca sĩ, hay trồng cây ăn trái bán. Bởi vì trong nước vẫn cần rất nhiều kỹ sư, nhiều nhà kinh doanh, nhiều nhà nông có tài. Lực lượng công an thu hút mất bao nhiêu người ưu tú, đó là một thiệt hại lớn cho cả nền kinh tế quốc dân.
Làm cách nào để xã hội cùng theo những quy tắc sống có Tín Nghĩa? Làm cách nào để mọi người nhìn thấy nhau là hãy tin cậy trước khi nghi ngờ, nghe ai nói gì thì trước hết hãy tin đó là lời nói thật? Có thể thiết lập lại bản hợp đồng xã hội lấy Tín Nghĩa làm tiêu chuẩn hay không?
Có lẽ chúng ta sẽ tránh không lên giọng hô hào phục hồi môn đạo đức trong trường học, dù đó là một việc chắc chắn phải làm. Nên tìm ra những giải pháp thực tế. Mà khi nói đến chuyện thực tế thì có thể tính toán theo lối kinh tế học. Theo lối nhìn kinh tế học thì muốn người khác tin mình tốt nhất là làm sao cho người ta biết nếu mình không làm đúng lời hứa hẹn, thì chính mình sẽ bị thiệt hại rất lớn. Mình có hai đường: Giữ lời hứa có thể bị thiệt, nhưng cũng có thể không bị thiệt; ngược lại, nếu sai lời thì sẽ bị thiệt hại rất nhiều, với xác suất 100%!
Nếu mọi người trong một xã hội đều biết như vậy thì hầu hết sẽ cố giữ Tín Nghĩa, xã hội sẽ thay đổi. Quy tắc này vẫn được sử dụng trong đời sống kinh tế: Khi chúng ta đi vay nợ, ngân hàng yêu cầu phải có vật cầm thế “làm tin,” ghi rõ trong hợp đồng. Nếu mình không trả nợ, sẽ mất mát hơn gấp bội!
Khả năng có thể ký hợp đồng mà bản hợp đồng có hiệu lực thi hành, đó là một nền tảng tạo ra lòng tin tưởng lẫn nhau. Trong các xã hội hoang dã, việc thi hành hợp đồng là do mỗi người tự làm lấy. Họ dùng vũ lực để thi hành các bản hợp đồng. Theo lối mafia, ai không làm đúng hợp đồng thì cho một lưỡi đao, hay một phát súng; vì Mafia không thể ký những hợp đồng hứa hẹn cùng đi ăn cướp hoặc giết người, ai làm sai sẽ bị kiện!
Còn trong xã hội văn minh thì niềm tin giữa mọi người dựa trên hệ thống pháp luật. Muốn người ta tin thì cứ làm sao để người ta thấy là họ có thể kiện mình ra tòa, nếu mình làm sai. Như Thomas Schelling diễn giải: Một người dễ được tin tưởng khi hắn có thể bị thưa kiện! Một người có thể bị kiện ra tòa (nếu làm sai lời) thì dễ được người khác tin tưởng hơn. Nếu tất cả đều sống theo quy tắc đó thì chúng ta có thể tạo nên niềm tin cho cả nước.
Giữ cho guồng máy nhà nước trong sạch là bước đầu tiên để tái tạo niềm tin. Những người đi hối lộ và ăn hối lộ đều “xé bản hợp đồng” mà mọi người đã thỏa thuận với nhau. Không những họ làm người dân đút lót mất tiền, mà họ còn phá nát đạo lý xã hội. Cũng giống như khi có người lái xe ngoài đường mà bất chấp luật lệ vậy. Nếu nhiều người cứ ngang nhiên lái xe như thế mãi, thì cả thành phố hay cả nước sẽ không còn luật lái xe. Bản hợp đồng bị xé rồi, mạnh ai nấy sống. Nạn tham nhũng là thứ làm tiêu hao đạo lý cả xã hội, chưa kể nó làm cho kinh tế không tiến được đúng tiềm năng.
Trước khi xé bản hợp đồng với xã hội để ăn hối lộ mà biết trước mình có thể bị thiệt hại rất nặng nếu bị bắt, thì thế nào người ta cũng ngần ngại không đòi đút lót nữa. Xác suất bị bắt càng cao thì càng bớt tham nhũng. Án trừng phạt càng nặng, thì càng bớt. Nếu một hệ thống chính trị cứ để cho xác suất bị bắt thấp, mà việc trừng phạt cũng nhẹ, thì sẽ nuôi đầy tham nhũng, hối lộ.
Phải làm sao cho xác suất tội tham nhũng bị tố giác càng cao càng tốt, đó là một cách giảm bớt tham nhũng và tạo niềm tin trong xã hội. Muốn vậy thì ngoài guồng máy tư pháp công minh chính trực cần phải có nhiều “bộ máy tư nhân” tình nguyện tham dự việc tố giác tội tham nhũng. Số hội đoàn, trong xã hội công dân càng phát triển thì càng nhiều người tự nguyện làm công việc đó. Nhiều người còn sẵn sàng làm công việc đó, vì có lợi cho họ. Ðó là các nhà báo, khi họ được tự do. Nhà báo nào điều tra ra những vụ tham nhũng và loan tin sẽ được nhiều người đọc, nhiều người kính trọng. Chính họ sẽ tự nguyện đi tìm ra những tin tức đó. Còn nếu nhà báo đi điều tra rồi lại bị tù thì hết nói!
Khi bản hợp đồng đạo lý của xã hội bị xé rồi, rất khó tái lập. Phá nó dễ, xây dựng lại rất khó. Nhưng không phải vì khó mà chúng ta không bắt đầu ngay. Phải thiết lập một chế độ tự do dân chủ, quyền tư pháp độc lập, xã hội công dân phát triển, mọi người có quyền tự do hội họp, tự do phát biểu. Cứ như thế, trong một vài thế hệ, sẽ không ai cần đặt câu hỏi: Tại sao người Việt không tin nhau?

Chế độ lý lịch, tình yêu và hôn nhân trong ‘Bên Thắng Cuộc’

Vũ Ánh – Nguoiviet

Những ai đã từng có cơ hội đọc bản dịch tiếng Anh tác phẩm “Mein Keimf” (My Struggle hay My Battle) từ nguyên tác tiếng Ðức của Adolf Hitler nhà độc tài khét tiếng của Ðức Quốc Xã hồi Ðệ Nhị Thế Chiến hẳn sẽ thấy ở Chương 11 khi nói về “Quốc Gia và Chủng Tộc,” nhà độc tài này đã có những suy nghĩ vừa hoang tưởng, vừa điên loạn về một giống người Ðức da trắng tóc vàng, có bộ não siêu việt, chỉ số IQ lớn hơn bất cứ một giống dân nào khác trên thế giới mà những nhà khoa học Ðức Quốc Xã gọi đó là người da trắng thuần chủng nhất: người Aryan!
Nhưng các dân tộc ở Âu Châu đều hiểu rằng quan điểm mà người ta cho là hoang tưởng của ông ta thực ra bắt nguồn từ lòng thù hận một chủ ngân hàng người Do Thái ở Berlin. Adolf Hitler đã dùng quan điểm chủng tộc này để gọi người Do Thái là một sắc dân “bủn xỉn, keo bẩn, sống ở xã hội nào thì tìm cách lũng đoạn xã hội ấy” và ông ta cho rằng “người Do Thái không đáng sống trên cõi đời này.” Kết quả khi Hitler chiếm gần hết Âu Châu, 6 triệu người Do Thái bị loại ra khỏi thế giới trong những phòng hơi ngạt và lò thiêu và người Ðức bị cấm kết hôn với các chủng tộc khác vì Hitler sợ họ bị lai giống. Sau khi Ðức Quốc Xã tan rã nước Ðức đã mất nhiều công của để sửa chữa lại những trang sử chủng tộc do Hitler tưởng tượng ra, tuy nhiên công việc này ngày nay vẫn chưa hoàn tất được.
Giữa lúc chuyện kỳ thị chủng tộc chỉ còn là một đống tro tàn thì khoảng thập niên 50, một loại kỳ thị khác lại xuất hiện ở Việt Nam: kỳ thị của người cộng sản đối với người Việt không cộng sản. Tác phẩm “Ly Thân” của Trần Mạnh Hảo xuất hiện đã trở thành một trái bom dư luận ngay trong văn đàn được gọi là “văn học cách mạng” tại Việt Nam thời đảng Cộng sản Việt Nam đang “đổi mới tư duy.” Trần Mạnh Hảo đã trình bày trong truyện của ông những bi kịch khi Ðảng buộc đảng viên phải bỏ vợ hay bỏ chồng để lấy người do đảng chọn cho. Những bi kịch ấy là những điều mà đảng viên đảng CSVN và người dân Miền Bắc đều biết, nhưng không ai dám viết ra cho đến khi cuốn “Ly Thân” ra đời. Tiếp theo đó, là câu chuyện đầy nước mắt do Thế Giang viết về cuộc đời của ông Ðặng Ðình Hưng, bố của nhạc sĩ dương cầm Ðặng Thái Sơn. Bà vợ ông cũng là một dương cầm thủ đã bị đảng ngầm áp lực phải ly thân với ông Hưng chỉ vì chồng bà dính dấp vào vụ án Nhân Văn và Giai Phẩm.
Cái oái oăm nhất của lịch sử chính là chiến thắng năm 1975 của Cộng sản miền Bắc mang đến cơ hội tốt cho chủ nghĩa lý lịch lại bùng lên, lan tràn hơn trong một giai đoạn khá dài. Người bạn tù vong niên của tôi ở trại Hàm Tân Z-30C là một bác sĩ quân y mà tôi không tiện nêu tên đã có một cô con gái lớn khi ông phải đi cải tạo sau 30 tháng 4, 1975 vì cấp bậc của ông lúc bấy giờ đã là thiếu tá. Sau đó, con gái ông gặp và yêu một bác sĩ từ Hà Nội chuyển vào làm việc cho một bệnh viện lớn ở Saigon, nơi cô đang công tác. Họ kết hôn và trong chuyến thăm nuôi trước khi ông bị chuyển trại, vợ ông báo có cả con rể đi theo. Nghe đến con rể là ông nhất định không ra thăm gặp. Bạn bè trong tù khuyên ông bề nào thì tình yêu cũng không có biên giới mà con tim bao giờ mà chẳng mù lòa. Vả lại các con ông có đời sống và suy nghĩ riêng của chúng về tình yêu, về hạnh phúc, có nghĩa là “các con ta không phải là ta, nhưng vẫn là con ta.” Mười bốn năm sau khi được thả về, tình cờ gặp lại ông tại một bệnh viện đa khoa ở Chợ Lớn, nơi ông đang phục vụ sau khi được tha vào năm 1982, tôi có gợi lại chuyện cũ thì ông nói, “Ổn thỏa rồi. Các cậu nói đúng, con ta đếch phải là ta. Chúng nó có hai con rồi và tôi cũng yên phận ở đây để hành nghề cũ.” Bạn tù của tôi không đi Mỹ theo diện H.O, ông chọn ở lại vì nghĩ rằng ở đâu thì cũng phục vụ bệnh nhân. Khi chuyển sang các trại khác trong suốt những năm lưu đày, tôi cũng đã biết thêm nhiều bi kịch của chủ nghĩa lý lịch trong tình yêu và hôn nhân, nhưng tôi thấy cuối cùng thì mọi chuyện cũng “ổn thỏa” cả nếu những người trong cuộc kiên quyết bảo vệ tình yêu và hạnh phúc của mình.
Tuy nhiên, khi còn bị tù trong trại lao cải Hàm Tân Z-30C, bi kịch đau lòng nhất lại không phải là tình duyên ngang trái của con cái chúng tôi vì chế độ lý lịch mà là chuyện liên quan đến nghĩa vụ với nước non của chúng khi trưởng thành trong khi chúng tôi vẫn ngồi tù. Ðầu tháng 8 năm 1978, một bạn tù khác của tôi, Ðại úy NTÐ một hôm được gọi ra thăm nuôi đặc biệt. Một giờ đồng hồ sau, anh bước vào phòng giam sau giờ cơm trưa, quăng giỏ quà xuống nằm vật ra khóc như một đứa trẻ. Anh em an ủi thì Ð. đưa ra một tờ giấy cho chúng tôi xem: đó là giấy vinh danh liệt sĩ cấp cho gia đình anh vì cậu con trai cả là Thanh Niên Xung Phong (TNXP) đã hy sinh trên chiến trường Campuchia. Ðại úy Ð. lúc đó đã là bố liệt sĩ tiếp tục cải tạo cho đến 1982 mới được thả về. Một năm sau, anh cùng đứa con trai thứ hai vượt biển, nhưng cho đến trước năm tôi đi định cư tại Hoa Kỳ 1992 gia đình anh vẫn không nhận được tin tức gì về hai bố con anh. Có lẽ họ đã mất tích trên biển Ðông!
Phản ứng của những bạn tù của tôi nhất định không phải sự kỳ thị, bởi họ đều ở trong phe bại trận, hiểu được cái thân phận mong manh và bất trắc của mình trong tình thế vào lúc đó. Chẳng qua đó chỉ là phản giận dữ và cay đắng nhất thời của những người vừa mới đầu hàng tưởng như mọi hy vọng bản thân và gia đình mình đều đã tắt ngấm. Nhưng ngược lại sự kỳ thị của những người vừa thắng trận không phải chỉ là một phản ứng tự nhiên. Nó được đóng khung bởi một chính sách hẳn hòi. Nếu đối với những cựu sĩ quan và cựu công chức cao cấp, chính quyền Cộng sản muốn giam giữ họ bằng án tập trung vô hạn định để qua những năm tháng tù đày với chính sách hà khắc, phản ứng chống đối của họ sẽ nhạt đi và có khi họ còn không bảo toàn được nhân phẩm. Họ được thả ra với một ý thức rõ rệt là mình sống mà như đã chết. Những cựu sĩ quan trẻ hơn, về sớm hơn đều bị đẩy lên vùng kinh tế mới cũng nằm trong ý đồ rất tinh vi của nhà cầm quyền Cộng sản.
Những chuyện như thế, tôi nghĩ xảy ra nhiều trong những năm sau ngày 30 tháng 4, 1975 về phía bên thua cuộc, nhưng nó đã không được viết ra trên giấy vì nhiều lý do mà lý do chính là không ý thức được rằng đến một ngày nào đó sẽ có những người phải nói ra và những người ấy có khi không ở phe mình mà lại ở phe chiến thắng, điều mà nhiều người Việt Nam ở hải ngoại vẫn cho rằng đã là Việt Cộng thì khi viết về những điều nhạy cảm cũng chỉ là ca ngợi Việt Cộng, là nhận lệnh, là bào chữa cho độc tài hay những sai lầm của chế độ. Từ trước đến nay chúng ta, những người thua cuộc chạy được sang đây vẫn dùng một hình ảnh rất bóng bẩy để mô tả Việt Nam là một nhà tù vĩ đại, nhưng ít chi tiết ở bên trong, hay có thì cũng chỉ là vài tảng mầu đen đúa dành cho số phận của những người bên thua trận. Còn những người bên thắng trận, họ giữ những vai trò gì trong những việc tưởng như có thể thay đổi được con người, làm cho con người sống tốt đẹp hơn cái xã hội mà họ nghĩ là xấu xa, thì kể từ thời “đổi mới tư duy” của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, nó mới được hé mở cho thấy một góc hậu trường chính trị của những người Cộng sản mà thôi.
Kịp cho đến khi Huy Ðức một nhà báo, một blogger xuất thân từ xã hội Cộng sản, từng sống thời niên thiếu, lớn lên và vào đời trong cái xã hội nghèo đói và nhốn nháo quyền lực, chúng ta có thêm những chi tiết trong bức tranh toàn cảnh của một bi kịch mà đất nước Việt Nam đã và đang trải qua. Cách riêng, trong tuần này, tôi viết ra những suy nghĩ của tôi về điều mà tác giả “Bên Thắng Cuộc” gọi là “cánh cửa” Thanh Niên Xung Phong khi ông Võ Văn Kiệt giao cho thành đoàn tổ chức nhắm đoàn ngũ hóa một lực lượng thanh niên để đi khai khẩn đất hoang. Thực ra thì trong bài diễn văn ngày 28 tháng 3, 1976, tại sân vận động Thống Nhất (sân vận động Cộng Hòa thời VNCH) dù ông Võ Văn Kiệt có nói những điều gì tốt đẹp khi phát động phong trào này đi nữa, người ta vẫn có thể nhìn ra một điều: nhà cầm quyền quân quản vẫn thấy mối nguy hiểm tiềm ẩn trong giới thanh niên đô thị thời bấy giờ. Rút kinh nghiệm khi Cộng sản tiếp thu miền Bắc, nhà cầm quyền Cộng sản miền Nam nghĩ ngay đến nguồn gốc của chống đối và họ ngăn chặn bằng cách đoàn ngũ hóa khối thanh niên này gồm đủ thành phần như Huy Ðức mô tả: con em các gia đình “có công với cách mạng,” thành phần lính VNCH (lúc đó thường bị gọi là lính “Ngụy”), có cả thành phần xì ke, ma túy, mãi dâm. (tác giả dùng ngoặc kép trong những từ ngữ như Ngụy, đĩ điếm và đã giải thích lý do tại sao anh sử dụng cách này để tránh ngộ nhận trên Facebook). Khối người này không phải nhỏ mà có đến hơn 60,000 người bị đẩy một cách khéo léo ra khỏi các thành phố để về những vùng rừng núi hay các vùng kinh rạch ở biên giới và giao cho vài trò khẩn hoang.
Chúng ta không nên vội vã phê phán khối thanh niên ở Saigon vào những tháng sau 30 tháng 4, 1975 là dễ bị lôi kéo hay bị bịt mắt. Ðây không phải là lần đầu tiên, người dân miền Nam chứng kiến và trải qua những kế hoạch đoàn ngũ hóa thanh niên, sinh viên học sinh của các chính quyền VNCH trước 30 tháng 4, 1975. Tất cả, từ công tác thành lập Tổng Ðoàn Thanh Niên Cộng Hòa thời Tổng Thống Ngô Ðình Diệm cho đến việc thành lập Tổng Ðoàn Thanh Niên Trừ Gian thời nội các chiến tranh, việc đoàn ngũ hóa thanh niên các thành phố thành Lực Lượng Nhân Dân Tự Vệ sau cuộc Tổng công kích Tết Mậu Thân 1968 của cộng sản, đều thất bại. Lực lượng đoàn ngũ hóa thanh niên dưới hình thức những Ðoàn 59 người của Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn là có những thành công đáng kể trong công tác bình định và xây dựng. Ðây là lực lượng đoàn ngũ hóa thanh niên được huấn luyện kỹ nhất về tư tưởng qua tín niệm: “Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn, đi dân nhớ, ở dân thương” tại Trung Tâm Huấn Luyện Quốc Gia Vũng Tầu thời Ðại Tá Nguyễn Bé. Quả thật qua những dự án dân sinh và sống sát sườn vối dân chúng nông thôn, những người cán bộ áo đen này đã được dân nhớ khi đi và dân thương khi ở! Chỉ tiếc một điều những nhà lãnh đạo VNCH không được trang bị khả năng nhìn xa và quá tin vào quyền năng của cây súng cho nên đã để cho một lực lượng dầy dạn kinh nghiệm chính trị mai một và dẫn tới hậu quả là họ đã vào tù hết, tù rất nặng sau khi miền Nam Việt Nam rơi vào tay cộng sản.
Hoàn cảnh của khối thanh niên tại Saigon cũng như tại những đô thị lớn ở miền Nam sau 30 tháng 4, 1975 là một hoàn cảnh rất đặc biệt. Họ là những thanh niên mới lớn, phần lớn là con cháu của những người lính VNCH, những thành phần “cách mạng 30-4,” thành phần du thủ du thực và mãi dâm như Huy Ðức mô tả. Trong đó, tất cũng có một số thuộc thành phần gia đình có công với cách mạng nhưng xã hội mới không đủ công ăn việc làm cho họ. Sau khi khoảng một trăm ngàn sĩ quan quân đội và viên chức chính phủ VNCH bị đẩy lên những xe bít bùng rời Saigon vào ban đêm để đến hàng trăm trại cải tạo ở miền Nam cũng như miền Bắc, khối thanh niên nói trên trở nên rất hoang mang. Họ có cảm tưởng như mình là những cây còn non, bị nhổ khỏi đất không biết người ta sẽ đem trồng ở đâu. Từ tình trạng lêu bêu, không công ăn việc làm, không thể tự nguyện lên sống ở những vùng kinh tế mới, con đường đi đến cổng nhà tù hay bị gạt ra khỏi guồng máy chỉ còn là một con đường ngắn. Giữa lúc như thế, kế hoạch của ông Võ Văn Kiệt giao cho thành đoàn tổ chức lực lượng Thanh Niên Xung Phong trở thành một kế hoạch “cứu tinh” đối với khối thanh niên này. Nhân chứng Trần Ngọc Châu một giáo sư Anh Văn tại Saigon vào thời đó cho biết nhiều thanh niên gia nhập lực lượng TNXP cũng chỉ vì hy vọng rằng họ sẽ tránh được đòn kỳ thị. Ông nói:
“Nhiều người chỉ vì thấy ông bí thư cộng sản gọi họ là em mà đi (TNXP).”
Sau một thời gian đi vận động người khác, chính ông Châu cũng nhận ra con đường tốt để trụ lại trong chế độ mới là “chọn cánh của TNXP.” Theo Huy Ðức, giữa rừng U Minh, giữa chiến khu Dương Minh Châu… mùa mưa thì nước ngập mênh mang, mùa khô thì phải chia nhau từng giọt nước ngọt, ăn không đủ no, rồi thì đỉa, vắt và đủ thứ bệnh tật, nhưng chỉ có một thứ thuốc lá cây duy nhất để chữa là “xuyên tâm liên,” thế mà họ sống với nhau không câu nệ quá khứ. Tuy nhiên, những nhân chứng như Trần Ngọc Châu hay Nguyễn Nhật Ánh lại phải trải qua những điều lo sợ khác. Những lời lẽ tốt đẹp của ông Kiệt trong lễ xuất phát TNXP năm 1976 dường như khác với thực tế của đêm 26 tháng 3, 1978, tức là đêm thành đoàn tổ chức lễ gia nhập Ðoàn cho thanh niên xung phong, trong đó Trần Ngọc Châu (lý lịch trắng) thì được gia nhập nhưng Nguyễn Nhật Ánh thì bị từ chối. Nhân chứng Trần Ngọc Châu mô tả:
“Ông Võ Văn Kiệt đến, mặc bộ đồ thanh niên xung phong, đầu đội nón tai bèo đứng lên đánh trống. Hình ảnh ông Kiệt sừng sững…”
Nhân chứng Trần Ngọc Châu còn nói rằng vào Ðoàn khi ấy là thiêng thiêng lắm. Nhưng tác giả “Bên Thắng Cuộc” lại nhận định với một cái nhìn khác:
“Vào đoàn là thiêng liêng lắm, nhưng ‘ánh đuốc’ đêm ấy không thể roi sáng đến tất cả mọi người. Cũng như Trần Ngọc Châu, Nguyễn Nhật Ánh đã dùng cuốc chim cuốc đá ong đào kênh cho đến khi tay tóe máu vẫn không được vào đoàn chỉ vì có cha là ‘Ngụy.’ (Ngôn ngữ mà những người bên thắng cuộc dùng để gọi các sĩ quan, viên chức chính phủ VNCH. Viết chữ hoa, dùng đóng, mở ngoặc kép là một cách phủ nhận việc gán ghép này. Thân sinh của Nguyễn Nhật Ánh vốn là trưởng ty Chiêu Hồi tỉnh Quảng Trị). Cánh cửa thanh niên xung phong mà ông Kiệt thiết lập không đủ rộng cho các thanh niên miền Nam bước vào chế độ mới.”
Nhưng theo Huy Ðức, trên đây không phải là hình thức kỳ thị duy nhất chỉ về phương diện gia nhập đoàn, đảng. Những hình thức kỳ thị khác còn được thể hiện trong cả tình yêu và hôn nhân, một kiểu kỳ thị môn đăng hộ đối thời phong kiến. Tác giả “Bên Thắng Cuộc” đưa ra một loạt những nhân chứng điển hình trong hàng ngũ Thanh Niên Xung Phong từng trải qua tình yêu và hôn nhân phải “xin, cho”: Nguyễn Nhật Ánh và Trần Thị Tiếng Thu, Nguyễn Thế Dũng con trai một Ðại tá Việt Cộng Nguyễn Thế Truyện Sư Ðoàn 9 và Lê Bích Thúy con trai Trung tá Quân đội VNCH Lê Văn Ðương đang bị cải tạo, cô Võ Thị Bạch Tuyết giám đốc Nông Trường Ðỗ Hòa và Ðại úy Quân Y/VNCH, Bác Sĩ Thiều Huỳnh Chí sau khi ông đi tù cải tạo về năm 1978. Kết quả cuối cùng họ đều trở thành vợ chồng nhờ vào tinh thần tranh đấu kiên quyết của và “sự can thiệp của ông Sáu Dân (bí danh của ông Kiệt)” theo lời kể của nhân chứng Võ Viết Thanh.
Năm 1978, Việt Nam đưa quân sang Cambodia để tiêu diệt chế độ Pol Pot. Lực lượng thanh niên xung phong được đẩy sang phục vụ chiến trường này, được gọi là chiến trường K. Ngoài nhân chứng Võ Viết Thanh, không phải nhà lãnh đạo nào của lực lượng thanh niên xung phong cũng có “một ngày sống với anh em” để biết sự tàn bạo của quân Pol Pot. Ông Trần Ngọc Châu cho biết thêm:
“Công việc làm đường, tải thương và tiếp tế đạn đôi khi còn nguy hiểm hơn cả những người tác chiến. Trung đội tôi quân số 50 thanh niên xung phong, có đến 30 người chết.”
Ðó là chưa kể đến những trung đội khác. Nhiều nữ thanh niên xung phong bị tử thương, bị thương, bị bắt và bị hãm hiếp trước khi bị giết. Nhân chứng Võ Viết Thanh còn nhấn mạnh thêm một yếu tố khá quan trọng: nếu không có sự kiên quyết của ông Võ Văn Kiệt, các đơn thanh niên xung phong còn không được cấp vũ khí. Họ vẫn sợ giao súng cho TNXP và ông Võ Viết Thanh tỏ ra không hiểu vì sao lại như vậy, nhưng nếu có ai đọc lại lịch sử của những đơn vị tác chiến trên bộ hay trên không của người Mỹ Da Ðen thời Ðệ Nhị Thế Chiến thường được gọi bằng từ ngữ Turkegee (tên của một thành phố da đen ở Alabama) bị giới hạn phục vụ Quốc Gia Hoa Kỳ bởi bị ảnh hưởng những đạo luật phân biệt chủng tộc Jim Crow Laws thì sẽ có thể hiểu được lý do tại sao những chàng thanh niên, thanh nữ Việt miền Nam trang phục quần áo xanh lá cây, nón tai bèo lại “mờ mắt” đến như vậy. Tôi cho rằng không nên vội vã kết luận mà nên tìm hiểu để tạm so sánh tại sao những chàng phi công da đen của Mỹ được gọi là Turkegee Airmen tranh đấu cho bằng được “quyền quyết tử” để bay ra chiến trường chống lại Không Quân Ðức Quốc Xã. Họ đã làm nên lịch sử cho người Mỹ gốc Phi Châu, cho Hiệp Chúng Quốc và đồng thời là một phương pháp chống lại sự kỳ thị vô lý của những đạo luật vô lý trói chân họ trong việc phục vụ đất nước Hoa Kỳ.
Cho nên, theo tôi, có thể có nhiều cách nhìn khác nhau về lượng thanh niên xung phong dưới chế độ Cộng sản và với những quan điểm chính trị khác nhau. Nhưng phải hiểu rằng họ là những thanh niên chưa gắn bó nhiều với cuộc chiến ý thức hệ, có cách nhìn và chọn đường đi của mình sao cho họ không bị gạt ra ngoài xã hội miền Nam Việt Nam như những người thua cuộc. Số phận của chế độ cũ đã an bài trong khi số phận của họ tùy thuộc vào tương lai chế độ chính trị mới ở miền Nam. Vì thế cho nên, năm 1982, khi tờ “Tuyến Ðầu” của lực lượng Thanh Niên Xung Phong bị giải tán, Nguyễn Nhật Ánh, Ðỗ Trung Quân, Trần Ngọc Châu, Nguyễn Ðông Thức trở về. Theo Huy Ðức, bộ đồng phục xanh lá cây đã làm họ thay đổi rất nhiều sau khi thấm mồ hôi và cả máu. Huy Ðức nhấn mạnh về lý do tại sao những thanh niên xung phong lại chịu nhận những điều kiện khắt khe ấy:
“Thanh niên xung phong là tấm giấy thông hành đem lại ít nhiều kiêu hãnh cho những người có nó. Chế độ mới đã coi những tấm giấy ấy như một chứng chỉ hoàn thành cuộc sát hạch vinh quang. Hơn sáu vạn (60,000) giáo sư, bác sĩ, sinh viên thanh niên lẽ ra có thể dành những năm đẹp nhất của cuộc đời mình để cống hiến cho xã hội những gì họ thành thạo nhất. Vậy mà, để được chế độ thừa nhận, họ đã phải xuống biển, lên rừng, bàn tay chai sần đi và kiến thức chuyên môn thì mai một.”
Liệu đây có phải là lời cáo buộc thầm kín nhưng rất thấm thay cho những lời lên án cuồng nộ đối với chế độ hiện nay tại Việt Nam trong những thập niên gần đây và sau này không? (VA)

Chính trị – Xã hội

Hôm nay là Mồng 5 Tết- Kỷ niệm chiến thắng Đống Đa….Vua Quang Trung Đại Phá quân Thanh-Thế mà đến trưa rồi,mấy tờ báo chính lớn không một tờ nào có tin tức hay cái gì gì gì….về ngày này???-Sợ gì mà sợ dữ thế!!!!!!!!!!!!!!
Tham vọng biển của Trung Quốc là nguy cơ khu vực (TTXVN)    —-Trung Quốc đang chơi trò chiến tranh nguy hiểm - Songmoi.vn
Philippines loại bỏ “địa cầu lưỡi bò” của Trung Quốc(TTXVN)    —–Philippines thu hồi địa cầu có “đường lưỡi bò” - Dân Trí   —-Philippines thu hồi khẩn cấp quả địa cầu “lưỡi bò” của Trung Quốc - Songmoi.vn    —Philippines ngưng bán địa cầu ‘lưỡi bò’ do Trung Quốc sản xuất (VOA)
Châu Á nóng ran vì triển khai vũ khí  -VnMedia   —Cả thế giới lên án Bắc Hàn (RFA)   —Việt Nam lo ngại trước việc Triều Tiên thử hạt nhân(TTXVN)   —Việt Nam lo ngại trước việc Bắc Triều Tiên thử hạt nhân (VOA)
Đánh dấu 40 năm tù binh Mỹ được thả khỏi các nhà tù Việt Nam (VOA)  —- Lưu giữ truyền thống lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa(TTXVN)
Tân Ngoại trưởng Mỹ và vấn đề nhân quyền Việt Nam (RFA)
Kêu gọi trả tự do cho các cây viết mạng (BBC) – Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam đưa ra danh sách 32 công dân mạng bị tạm giữ hay tù đày và kêu gọi thả họ vô điều kiện.  – Blogger Điếu Cày là một trong những người được nhắc tới trong báo cáo 42 trang>>>Kêu gọi Quốc hội hủy bỏ Điều 88
‘VN không tôn trọng cam kết nhân quyền’  (BBC/nghe PV Ông Võ văn Ái) -Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam vừa đưa ra danh sách 32 công dân mạng bị tạm giữ hay tù đày và kêu gọi thả họ vô điều kiện.
Việt Nam cam kết nâng mức đóng góp cho IFAD9  (TTXVN) - Hưởng ứng lời kêu gọi của IFAD, Việt Nam quyết định nâng cam kết đóng góp cho IFAD9 lên 600.000 USD so với 500.000 USD cho IFAD8.
Việt Nam là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Lào(TTXVN)  —Giáo dân VN ở hải ngoại nghĩ gì trước tin Đức Giáo Hoàng thoái vị (RFA)   —Phản ứng tại Âu Châu trước tin Đức giáo hoàng thoái nhiệm (RFA)

Giáo hoàng ‘làm thánh lễ cuối cùng’ (BBC)—Anh trai Giáo hoàng nói về vụ từ chức (BBC)   —Tia chớp Vatican (BBC)
Giáo Hoàng Benedict XVI từ chức‘Giáo hoàng Benedict XVI khiêm tốn’  (BBC) -Phải chăng việc Giáo hoàng từ chức là một thông điệp cho những ai ‘tham quyền cố vị’?
Chớp sáng Vatican khi Giáo hoàng từ chức (BBC/nghe xem) – Chỉ vài giờ sau khi Đức Giáo hoàng Benedict bất ngờ tuyên bố sẽ từ chức, một tia chớp đã lóe lên trên đỉnh mái vòm thánh đường St Peter.

Tôi thưa Bác Hồ  (Bùi Tín -VOA) -Cuốn sách đồ sộ của nhà báo Huy Đức dài hàng nghìn trang Bên Thắng Cuộc đang được bàn luận sôi nổi. Người khen cũng nhiều, người chê cũng lắm. Điều bổ ích là nó giúp cho xã hội nhìn lại cuộc chiến. Có thiếu sót là tác giả không đề cập đến nhân vật Hồ Chí Minh, một nhân vật trung tâm của cuộc chiến.
Ngày Tết nói chuyện tuổi già  (Trần vinh Dự -VOA)Ai đã từng đón Tết ở Việt Nam, đặc biệt là ở đồng bằng Bắc bộ, thì đều biết tập quán chúc Tết ====>>>
Vị tướng đánh giặc từ thuở lên 10 (VNN) -Suốt đời binh nghiệp, người anh hùng từng bắn rơi không biết bao máy bay, tiêu diệt địch nhưng chỉ tự nhận có 4 trận đánh lớn nhất đời, khi mới chỉ là chú bé 14-15 tuổi.     –Tết quê thời kháng chiến (TVN)
“Siêu thị tết” có thay được “chợ tết”?(TNO) Ngày đầu năm mới, Thanh Niên Online đã gặp gỡ, “đi chợ” cùng Giáo sư - tiến sĩ Vũ Gia Hiền, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Văn hóa - Du lịch với câu hỏi: Liệu có đến một ngày nào đó, người ta sẽ thay đi “chợ tết” thành đi “siêu thị tết”?
Đi chăn bò ngày tết, 2 cháu bé chết lạnh dưới suối (NLĐ)
Tết “đất liền” của người làng phong  (NLĐO) – Sau 44 năm sống tách biệt bởi căn bệnh phong quái ác, người làng Vân (còn gọi là làng phong, Hòa Hiệp Bắc, Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) đã về cư ngụ trong nội đô Đà Nẵng được 5 tháng qua.

Kinh tế

VietQ -Rau tăng giá, nhiều hàng hóa chưa “hạ nhiệt”    —-Nhà đầu tư chuyển sang chứng khoán, giá vàng tiếp tục giảm mạnh - CafeF   —Ông trùm nhà giá rẻ: ‘Cứu bất động sản biết bao tiền cho đủ?’   (CafeF)
Đại gia Diệu Hiền chỉ mong hai chữ bình yên  (CafeF)  —CTCK không dám tuyên bố phá sản có thể là do… sĩ diện  (CafeF)   —Thị trường BĐS 2013 qua lăng kính của các công ty tư vấn quốc tế  -(CafeF)
Chủ tịch UBCK: Xử lý nợ xấu ngân hàng và tồn kho BĐS không thể thiếu TTCK(CafeF)   —Những ai đang sở hữu Ngân hàng Đông Á?(CafeF)
BĐS: “Ngành đại gia” nên nghỉ tết dài (BĐS)   — Dẫn đoàn đi buôn (TN Xuân)

Thế giới

Anh triệu đại sứ Triều Tiên phản đối vụ thử hạt nhân(TTXVN)    —Người dân Triều Tiên ‘hân hoan’ vì vụ thử hạt nhân(TTXVN)   —Nhật muốn đưa Triều Tiên vào danh sách khủng bố(TTXVN)   —Nam Hàn và Nhật Bản tăng cường hệ thống an ninh quốc phòng  (RFA)  —Hoa Kỳ kêu gọi hành động mạnh về Bắc Triều Tiên(VOA)
Tổng thống Obama tiếp tục vận động cho tăng trưởng kinh tế(VOA)    —Nội dung thông điệp liên bang của Tổng thống Obama (RFA)   —Diễn văn Liên bang của Tổng thống Obama (BBC/nghe xem)  —-Obama thề bảo vệ Nhật Bản chống tấn công hạt nhân (TN)
Ngoại trưởng Mỹ: Tổng thống Syria vẫn chưa biết mình phải ra đi (VOA)  —Mỹ khởi tố ba công dân Trung Quốc tội buôn lậu sừng tê giác(VOA)  —Kẻ phát động cuộc chiến với cảnh sát ở Los Angeles đã chết cháy(VOA)
Thái Lan kêu gọi giới nghiêm sau vụ tấn công của quân nổi dậy(VOA)   –Dân quân Hồi Giáo tấn công căn cứ quân sự Thái (RFA)
EU hoan nghênh kế hoạch của Mỹ muốn ký hiệp định tự do thương mại(VOA)
Vạch trần “bí kíp” làm chủ công nghệ tàu ngầm của TQ (2) - Kienthuc.net.vn   —Thêm một thanh niên Tây Tạng tự thiêu tai Kathmandu (RFA)
TQ cho công ty dầu Nga vay 30 tỷ USD (BBC)    —Trung Quốc và triệu cánh san hô (BBC) -Vô vàn cuộc phản kháng ‘bình dân’ ở Trung Quốc được Internet kết nối thành ‘triệu cánh san hô’.
Nga tiếp tục bán vũ khí cho Syria (VOA)   —Nga tiếp tục cung cấp vũ khí cho Syria (RFA)
Thêm 1 bé gái tử vong vì cúm gia cầm tại Campuchia (RFA)
Máy bay bốc cháy ở Ukraine, 5 CĐV thiệt mạng  (NLĐO) – Ít nhất 5 CĐV bóng đá thiệt mạng và 12 người khác bị thương khi một chiếc máy bay bốc cháy sau khi tìm cách hạ cánh khẩn cấp hôm 13 – 2 ở thành phố Donetsk, phía đông Ukraine.

Văn hóa – Giáo dục – Khoa học

Khôi phục lễ hội Kỳ Phúc làng Quỳnh Đôi, Nghệ An(TTXVN)   —Chợ tết mang tính lãng mạn của đời sống văn hóa Việt Nam (TN)
GS Nguyễn Lân Dũng: ‘Tôi nhớ tới lời của bạn tôi, thầy Văn Như Cương’ - (GDVN) – “Trừ các nhà Toán học ra còn thì trong xã hội chả có ai dùng đến đạo hàm, tích phân. Vậy bắt học sinh học để làm gì?”…
Lao Động Giáo sư-Tiến sĩ toán học Vũ Hà Văn: Hãy hỏi “Tại sao”, đừng hỏi “Thế nào”    —Thanh Niên  Chính phủ hỗ trợ học sinh vùng đặc biệt khó khăn

Những shoot hình gây sốc của Minh Triệu.
Minh Triệu khỏa thân, lấy hoa che ‘tam giác vàng’ chào Valentine  -Xahoi.com.vn
Những shoot hình gây sốc của Minh Triệu.=====>>>>
Khoảng 60.000 du khách đổ về Vũng Tàu tắm biển(TTXVN)   —5 ngày Tết có 195 người chết vì tai nạn giao thông (TTXVN)   —-Lao Động  Bờ biển bị băm nát bởi chưa có Luật Quản lí đới bờ
Quấy rối tình dục phụ nữ ở đường hoa - (Dân trí) – Vào lúc 17 giờ ngày 13/2, bộ phận bảo vệ túc trực đường hoa Bạch Đằng nhận được phản ánh của người dân đi tham quan đường hoa xuất hiện 1 đối…
dinhduong365  -80% cái nhìn đầu tiên của đàn ông tập trung vào “vòng 1” của phụ nữ
Những tập tục phòng the quái dị nhất thế giới  (VNN)
“Đi” phà, xe lao xuống kênh (TN)

Bí Mật Ngũ Giác Đài – Quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ - Kỳ 1

Hình minh họa
 
QUAN HỆ GIỮA VIỆT NAM VÀ HOA KỲ
1945 – 1967
IV-A-4
DIỄN BIẾN CỦA CHIẾN TRANH
HOA KỲ HUẤN LUYỆN QUÂN ĐỘI VIỆT NAM CÔNG HÒA
1954 – 1959
 
Lời người dịch:
Ghi chú:
1) chữ Việt Nam trong bài đều có nghĩa là Nam Việt Nam hay Việt Nam Cộng Hòa khác với miền Bác được ghi rõ là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa hay viết tắt là VNDCCH
(2) các phần chữ nghiêng nằm trong dấu móc vuông là tác giả ghi thêm cho rõ nghĩa
Nguyễn Quốc Vĩ
Paris, tháng 12/2012
 
Quân Đội Nhân Dân thai nghén từ đội Tuyên Truyền Giải Phóng Quân 34 người năm 1944, nhưng đã lớn lên được nuôi dưỡng, trang bị và huấn luyện bởi Trung Cộng thành một quân đội hùng mạnh ước tính hơn 250 ngàn người vào năm 1954 – Mười lời thề đầu tiên của QDNDVN trong đó lời thề thứ nhất là “Hy sinh tất cả vì tổ quốc Việt Nam, chiến đấu đến giọt máu cuối cùng để tiêu diệt bọn phát xít Nhật-Pháp và bọn Việt gian phản quốc, làm cho nước Việt Nam trở nên một nước độc lập và dân chủ ngang hàng với các nước dân chủ trên thế giới.” (1) Họ đã đánh bại Thực Dân Pháp và điểm mốc là trận Điện Biên Phủ. Hiệp Định Đình Chiến Genève năm 1954 chấm dứt chiến tranh nhưng Đất Nước bị chia hai ngang vĩ tuyến 17, một giải pháp do sáng kiến của Liên Xô (để tránh tham gia thế chiến tiềm năng), ủng hộ bởi Trung Cộng (muốn tạo vùng đệm ở phía Nam nước họ), thỏa thuận bởi Pháp (để mau mau rút lui) và áp đặt lên Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa không ký kết Hiệp Định Đình Chiến Genève.
Lực lượng người Việt trong quân đội Liên Hiệp Pháp thành lập năm 1948 với tên gọi là quân đội Việt Nam mà thực chất là dưới quyền xử dụng của Thực dân Pháp hầu mong kéo dài sự chiếm đóng và bóc lột Việt Nam cho đến ngày Thực Dân Pháp bị Việt Minh đánh bại ở Điện Biên Phủ năm 1954. Đất nước bị chia hai, Pháp rút về miền Nam vẫn còn ý đồ thực dân. Độc Lập mà Pháp gọi là đã trao cho Việt Nam qua Hiệp Ước Elysée hay Hiệp Ước Pau thực chất chỉ là một cái gọi là Độc Lập [Pháp vẫn giữ quyền kiểm soát tài chính, thương mại và chính sách đối ngoại và quân sự của Việt Nam(2)]. Mãi đến 6 tuần trước khi Điện Biên Phủ thất thủ tháng 5-1954, Pháp ký trao toàn vẹn Độc Lập cho Việt Nam với Bảo Đại. Cuối cùng người Mỹ đã giúp ông Diệm hất Pháp ra khỏi Việt Nam, giúp đào tạo và xây dựng lại quân đội miền Nam thành Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa để cùng Nam Việt Nam và các nước Tự Do khác ngăn chận xâm lăng của Cộng Sản … Khẩu hiệu của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa là “Tổ quốc, Danh dự và Trách Nhiệm”.
Chính nghĩa thuộc về bên nào? Câu hỏi hàm chứa sự đối nghịch tự nó sẽ không thể có kết luận. Cả hai quân đội Nam và Bắc đều lấy Tổ Quốc làm trọng, sẳn sàng vì Tổ Quốc mà chiến đấu, sẳn sàng quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh. Tiếc, một nghĩa trang Arlington chưa được xây dựng ở Việt Nam, vì sự hình thành một nghĩa trang như thế cũng đồng nghĩa với tiếng mõ, tiếng trống làng mà Dân Tộc khua vang khởi sự gọi nhau đi hội nghị Diên Hồng mà nước lạ, bọn người Chiêu Thống từ lâu không muốn.
Câu hỏi kế tiếp là cái thế cố vấn Tàu và Quân Đội Nhân Dân, Mỹ và Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa có gì khác? Cái rập khuôn và chỉ tiêu 5% trong cuộc Cải Cách Ruộng Đất kinh hoàng ở miền Bắc, chiến thuật biển người ở Điện Biên Phủ “cố vấn” bởi Tàu mà tôi được biết nó trăm lần tai hại cho Dân Tộc hơn anh cố vấn Mỹ suốt ngày than là Diệm không nghe lời … và nhất là anh cố vấn Mỹ không có ý đồ thực dân hay đầu óc chủ nghĩa Đại Hán.
Hơn nữa thế kỷ trôi qua, nhiều sự kiện và thông tin và đặc biệt qua tập tài liệu này cho cho phép mỗi người chúng ta có cái nhìn có lẽ là khách quan hơn.
(2) The Vietnam War, Seeds of Conflict, 1945 - 1960, Accessed August 25, 2007

Chữ viết tắt:
CNO
Center for National Operations – Trung Tâm Hành Động Quốc Gia
MAAG
Military Assistance Advisory Group
CINCPAC
Commander in Chief, Pacific Command
FEC
French Epedition Corps – Quân Viễn Chinh Pháp
MDAP
Mutual Defence Assistance Program trong đó Mỹ cho các Đồng Minh “mượn” trang thiết bị vũ khí chiến tranh
VNA
Viet Nam Army – Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa
NSC
National Security Council – Hội Đồng An Ninh Quốc Gia
ISA
International Security Affairs
STEM
Temporary Equipment Recovery Mission
DRV
Democratic Republic Viet Nam – Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
Quai d'Orsay
Trụ sở Bộ Ngoại Giao Pháp ở Paris
USARPAC
USA Rim Pacific Command – Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương Mỹ
OSD
Office of Secretary Defense – Văn Phòng Bộ Trưởng Quốc Phòng
DEPTAR
Department of Army – Bộ Quân Đội
ASD
Administrative Services Department(?)
OCMH
Office Chief of Military History
OPLAN
Operational/Operations Plan
USOM
United States Operations Mission
CG
Commanding General
SDC
Strategic Defense Command

IV-A-4
HOA KỲ HUẤN LUYỆN QUÂN ĐỘI VIỆT NAM CÔNG HÒA
1954 – 1959
Lời Tựa
Chuyên khảo này lượt qua các quy định của Mỹ đối với nền an ninh của Việt Nam trong giai đoạn ngay sau Hội nghị Giơ-ne-vơ.
Sau đây là các mục:
Tóm tắt thông tin
Diễn tiến theo thời gian
Bảng mục lục và đề cương
Chú thích
Tham khảo thư loại 
                    
Diễn tiến theo thứ tự thời gian
1948
Quân Đội Quốc Gia Việt Nam được Pháp thành lập. (FALL-Raskin P 82.)
08-01-1949
Các Điều Khoản của Hiệp Định Elysée thừa nhận về nguyên tắc việc thành lập quân đội Việt Nam.
10-01-1949
Bảo Đại hy vọng được Mỹ viện trợ vũ khí
02-06-1949
Bảo Đại tuyên bố làm Hoàng Đế Việt Nam - Mỹ ủng hộ chế độ Bảo Đại
17-10-1949
JCS trình kế hoạch xử dụng quỹ MDA phần 303 dành cho những vùng trừ Trung Quốc, cụ thể là khu vực Đông Nam Á
16-01-1950
Bắc Kinh công nhận Công Hòa Dân Chủ Việt Nam đứng đầu là Hồ Chí Minh, Moscow công nhận tiếp theo ngày 31-01-1950. / J. B.
02-02-1950
Những báo cáo đầu tiên về trang thiết bị Trung Quốc đã được gửi đến cho Việt Minh. Họ bắt đầu cuộc tổng tấn công. / J. B
07-02-1950
Mỹ và Anh công nhận Việt Nam, Lào và Campuchea là các quốc gia liên kết nằm trong Liên hiệp Pháp sau khi Pháp duyệt Hiệp Định 1949
16-02-1950
Pháp yêu cầu Mỹ viện trợ quân sự và kinh tế cho chiến tranh Đông Dương.
19-02-1950
Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Sài Gòn được nâng lên hàng Sứ Quán, và một Đại Sứ được bổ nhiệm cho Việt Nam, Campuchia và Lào. / J.B.
06-03-1950
Rusk yêu cầu bổ nhiệm Tùy Viên Quân Sự cho Sứ Quán Mỹ tại Saigon. /1ST 288.
25-03-1950
Bộ trưởng Quốc phòng Phan Huy Quát vạch ra một kế hoạch trang bị cho quân đội Việt Nam mà không có Pháp tham gia. (Thông điệp 204 Guillion gửi cho Acheson)
05-04-1950
JCS đề xuất cho Bộ Trưởng Quốc Phòng trực tiếp cung cấp viện trợ cho Pháp ở Đông Dương. Cơ sở là dựa trên lý thuyết Domino liên quan đến sự sụp đổ của các nước Đông Nam Á.
24-04-1950
Mỹ hỏi Pháp họ hy vọng đạt được gì với viện trợ quân sự của Mỹ. Mười hai tiểu đoàn người bản xứ sẵn sàng phục vụ quân đội năm 1951.
08-05-1950
Tại Hội Nghị các Bộ Trưởng Ngoại Giao tại Paris, Bộ Trưởng Ngoại Giao Schuman tuyên bố rằng một quân đội Quốc Gia Việt Nam sẽ được thành lập, và Bộ Trưởng Ngoại Giao Acheson tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ gửi viện trợ kinh tế và quân sự cho các nước Đông Dương và Pháp.
25-05-1950
Mỹ chính thức công bố ý định thành lập một phái bộ viện trợ kinh tế cho các nước Đông Dương. R. Blum là Trưởng Phái Bộ.
30-05-1950
Phái Bộ Viện Trợ Kinh tế Mỹ trở lại Sài Gòn. / J. B.
06-06-1950
Chính phủ Việt Nam cố gắng bù trừ cho thất bại của họ trong việc giành chiến thắng trên các phe quốc gia bằng cách triệt hạ quân du kích và tăng cường sự hình thành của quân đội Việt Nam. Bảo Đại bị chỉ trích vì không đảm nhận tích cực vai trò chỉ huy quân sự của quân đội Việt Nam.
29-06-1950
Trung Tướng Erskine được chỉ định làm Trưởng Quân Sự của Phái bộ MDAP đến Việt Nam
Tháng Bảy-Tháng Tám 1950
Chiến tranh Triều Tiên và nỗi sợ hãi trong những hậu quả của một chiến thắng của Việt Minh ở Đông Nam Á đã dẫn đến việc Washington sẳn sàng tăng cường viện trợ cho Pháp ở Đông Dương. Tuy nhiên, viện trợ Mỹ vẫn không làm thay đổi chính sách Pháp tại Việt Nam. Các quan chức Mỹ ở Sài Gòn nào bất đồng với chính sách Pháp ở Đông Dương đều bị đổi đi nơi khác do sự khăng khăng đòi hỏi của Pháp. / J.B.
15-07-1950
Đứng đầu Phái Bộ là Trung Tướng Erskine đến Việt Nam mở đường cho MAAG. Phái Bộ phải hoàn tất bản đồ quy hoạch và trao đổi với Pháp. Không một binh sĩ Mỹ nào được gửi vào Đông Dương, chỉ có trang thiết bị quân sự sẽ được gửi đến giúp Pháp.
31-07-1950
Các nhân viên đầu tiên của MAAG đến Đông Dương.
02-08-1950
Mười quan chức, thành viên thường trực trong phái bộ Cố Vấn Quân Sự vào Sài Gòn ngay sau một thỏa thuận đã đạt được với Pháp về hoạt động của Phái Bộ Mỹ
05-08-1950
Báo cáo của Trung Tướng Erskine đã được nộp (NSC 64). Trong đó ông đã nói về tình trạng bế tắc của FEC, liên quan đến vấn đề chính trị Pháp-Việt, tình trạng thiếu an ninh nội bộ, yêu cầu viện trợ quân sự Mỹ ngày càng gia tăng, mối đe doạ Trung Quốc, cộng với việc Pháp không có khả năng đối phó với đe dọa từ Việt Minh.
08-08-1950
$100 triệu USD thiết bị quân sự Mỹ cho đến 09 tháng 8 đã được sử dụng để trang bị cho quân đội Quốc Gia Việt Nam mới thành lập. Pháp hy vọng rằng quân đội quốc gia này sẽ đảm nhận một phần chính trong việc chiến đấu chống Việt Minh. Quân Việt Nam tại thời điểm đó là vô tổ chức.
10-08-1950
Lô hàng quân sự đầu tiên đến Đông Dương từ Mỹ
14-08-1950
Chính phủ Pháp đã quyết định giảm 9000 quân Viễn chinh. Việc giảm quân là đi ngược lại lời khuyên của giới quân sự, do việc Quốc Hội từ chối cho phép xử dụng các tân binh ở các nước Đông Dương.
15-08-1950
Hiệp định song phương giữa Hoa Kỳ - Pháp cho MDA Đông Dương được ký kết ở Djakarta. / 217155.
24-08-1950
Quân đội Việt Nam được báo cáo là đang từ từ thế chân quân đội Pháp
28-08-1950
Sinh nhật lần thứ 2 của quân đội Việt Nam được quan sát thấy ở An Nam [miền Trung]. Việc thiếu sĩ quan và [chỉ có sĩ quan] không tác chiến, sự hiện diện các phe phái và chi phí cao làm cản trở sự phát triển của quân đội Việt Nam.
14-09-1950
Cuộc họp ba bên lần thứ 4 tiết lộ là có 77000 quân thuộc các nước Đông Dương, 44000 quân trong lực lượng Viễn Chinh Pháp.
24-09-1950
Pháp hứa với [Thủ Tướng] Trần Văn Hữu là sẽ viện trợ để gia tăng quân đội Việt Nam
Tháng 10, 1950
Báo cáo hàng tháng của MDAP từ Saigòn cho thấy quan hệ nghèo nàn giữa Pháp và MAAG. (Gullion gửi Bộ Trưởng Ngoại Giao)
04-10-1950
Thiếu Tướng Brink trở thành người đứng đầu của Phái bộ Viện trợ Quân sự của Mỹ tại Việt Nam.
10-10-1950
Mỹ thành lập một Phái Bộ Quân Sự ở Sài Gòn.
13-10-1950
Pháp lên kế hoạch mở rộng quân đội Việt Nam. Tướng De La Tour Du Moulin được bổ nhiệm làm cố vấn quân sự cho họ.
4-10-1950
Khó khăn trong việc xây dựng quân đội Việt Nam về tuyển dụng, tổ chức cán bộ, chế độ cưỡng bách tòng quân, tài cháinh. /Saigon MSG 1ST ghi chú
05-10-1950
Trường Võ Bị Liên Quân được khai trương ở Đà Lạt / Lancaster.
07-11-1950
Lãnh đạo Pháp và Việt Nam nhất trí về việc tập hợp nhanh chóng quân đội Việt Nam.
08-11-1950
Việt Nam đã dự kiến ​​sẽ chi tiêu 35 - 40 phần trăm ngân sách của năm 1951 để xây dựng một quân đội với 3 sư đoàn.
22-11-1950
Bộ Trưởng Letourneau nói với Quốc Hội Pháp rằng cả lực lượng Pháp và các quốc gia Đông Dương đều phải được tăng cường
Tháng 12-1950
Với việc tạo ra Bộ Các Nước Đông Dương, chín Bộ riêng biệt liên quan trực tiếp với và chịu trách nhiệm cho một số lãnh vực hoạt động của Pháp ở Đông Dương được thành lập. / Navarre.
04-12-1950
Tin công bố Tướng De Lattre de Tassigny sẽ thay thế thay thế Tướng Carpentier và Cao Ủy Pignon như Chỉ huy Tối Cao quân sự và dân sự. Ông nhậm chức hai ngày sau đó.
08-12-1950 đến 23-12-1950
Thỏa thuận bổ túc cho Hiệp định Elysée 1949 đưa đến sự hình thành của bốn sư đoàn vào cuối năm 1951. / Lancaster.
08-12-1950
Bảo Đại ký Sắc Lệnh chính thức thành lập Quân đội Quốc Gia Việt Nam
15-12-1950
Tướng Erskine hoàn thành sứ mệnh của mình.
23-12-1950
Hoa Kỳ ký hổ trợ phòng thủ chung năm nước với Pháp, Việt Nam, Campuchia và Lào cung cấp không trực tiếp viện trợ quân Mỹ cho  lực lượng Liên Hiệp Pháp ở Đông Dương. Hiệp định về quốc phòng, giúp đỡ lẫn nhau đặt ra những điều kiện mà Viện trợ Mỹ sẽ được phân bổ và trên  nguyên tắc là tất cả các vật liệu cung cấp sẽ được bàn giao cho Bộ Tư Lệnh Pháp, trong khi quan hệ trực tiếp giữa các quốc gia liên quan và MAAG rõ ràng là bị Pháp cản trở không cho. / Lancaster.
23-12-1950
MAAG ở Đông Dương được thành lập. / 217155. Army
Năm 1951
Quân của Hồ Chí Minh được cho rằng có khoảng 70.000 người với trang bị nhẹ. Trong đó có 2 % là Cộng sản và phần còn lại là những người quốc gia chủ nghĩa. / NYT
Năm 1951
Lực lượng vũ trang về phía Pháp = 150.000. Khoảng một nửa là người bản xứ với long trung thành và hiệu quả là không chắc chắn. FLEM-CWO.
Tháng 01 đến Tháng 03, 1951
Tướng De Lattre đã thành công trong việc ngăn chặn tấn công của cộng sản. Việt Minh đã buộc phải quay trở lại chiến thuật du kích. Quân đội dưới quyền xử dụng của người Pháp là 391.000.
Tháng 01, 1951
Pháp và Việt Minh cả hai đều tổ chức lại lực lượng của mình thành Sư đoàn khi mà chiến tranh đã leo thang từ chiến tranh du kích.
08-01-1951
MAAG Đông Dương chính thức thành lập với một nhân lực là 128 người. /217154-5.
10-01-1951
Dưới lãnh đạo của Tướng De Lattre tinh thần chiến đấu của cả Pháp và lực lượng Việt Nam ngày càng gia tăng.
Tháng 03-1951
De Lattre về Paris xin tiếp viện thêm sĩ quan, hạ sĩ quan và kỹ thuật viên mà nghiệp vụ của họ được yêu cầu để đào tạo quân đội quốc gia
15-04-1951
Pháp kiểm tra khả năng của cảnh sát Việt Nam về việc duy trì trật tự và kiểm soát sự xâm nhập của Việt Minh trong vùng Vĩnh Bảo phía Nam Hải Phòng.
Tháng 05-1951
Mùa gió mùa đến đã cho De Lattre cơ hội cống hiến nhiều hơn về thời gian và sự chú ý của mình đến sự hình thành của quân đội quốc gia và trách nhiệm Cao ủy [Đông Dương] của mình.
01-05-1951
Quân đội Việt Nam có 38.500 người.
26-05-1951
Tướng Collins xác nhận là đã có $54 triệu tiền vật tư đã được vận tải đến từ tháng 6 năm 1949.
14-06-1951
Chỉ Huy trưởng quân giáo phái Cao Đài, Đại Tá Trịnh Minh Tây đào thoát khỏi lược lượng Pháp-Việt và dẫn 2,500 quân sang Campuchia.
15-07-1951
Bảo Đại ra lệnh Tổng Động Viên để đáp ứng một mối đe dọa có thể có từ Trung Quốc nếu thỏa thuận ngừng bắn ở Korea đã đạt được.
Tháng 08-1951
Cao Ủy Pháp cho miền Nam Việt Nam, tướng Chanson, bị ám sát. / Lancaster.
07-08-1951
Tiến bộ trong sự hình thành quân đội Quốc Gia Việt Nam đã được báo cáo. Các đơn vị Việt Nam đã thực hiện đầy đủ cam kết. Việc thiếu lãnh đạo, việc cãi vã Pháp-Việt, việc thiếu trang thiết bị và việc quần chúng thờ ơ đã làm cản trở các nỗ lực. / Báo cáo NIE 35.
Tháng 09-1951
De Lattre đến Washington để làm dịu nghi ngờ của Mỹ liên quan đến ý đồ của Pháp ở Đông Dương và yêu cầu tăng vật tư quân sự cho quân đội quốc gia. Ông trở lại Saigon ngày 19 tháng 10. /Lancaster.
02-09-1951
Thiếu Tướng Brink báo cáo rằng các lực lượng Pháp-Việt đang thắng.
07-09-1951
Mỹ ký kết và thỏa thuận viện trợ kinh tế trực tiếp cho Việt Nam. / J.B.
20-09-1951
Delattre tới Washington để yêu cầu thêm viện trợ Mỹ, đặc biệt là các máy bay mới và những thiết bị hiện đại khác. Những thứ bắt đầu đến Việt Nam nhiều hơn và nhiều hơn nữa.
23-09-1951
Mỹ hứa sẽ đẩy nhanh viện trợ quân sự và kinh tế cho Đông Dương.
Tháng 10-1951
Đại Tá Cao Đài Trịnh Minh Tây xây dựng một Chính phủ ly khai. Ông lên án cả Pháp và Việt Minh.
01-10-1951
Một lô súng đủ cho 4 sư đoàn từ Mỹ đến Việt Nam
01-10-1951
60.000 trưng binh trình diện để được huấn luyện quân sự như là một phần của lệnh Tổng Động Viên mà Bảo Đại ra lệnh
06-11-1951
Báo cáo tiến độ NSC 5612/1 (OCB) cho biết rằng sức mạnh nhân sự của ngành công an dân sự đã giảm 20 phần trăm nhờ các thiết bị, các phương tiện truyên thông và vận chuyển được hiện đại hóa. / 159-1.
Tháng 12-1951
Bài phát biểu của phó chủ tịch đảng Xã Hội Cấp Tiến Daladier đã cho biết việc dân Pháp chống chiến tranh Đông Dương càng ngày càng lớn mạnh. Daladier yêu cầu Pháp tìm kiếm hòa bình thông qua Liên hiệp quốc.
18-12-1951
Mỹ đề xuất một thỏa thuận được thực hiện giữa Pháp và Mỹ để đảm bảo sự liên tục trong tư cách hợp pháp của Nhà Nước Việt Nam để được hưởng các chương trình viện trợ quân sự và kinh tế hiện nay đang được mở rộng.
Một thỏa thuận đã được phê chuẩn vào ngày 03 tháng 1 năm 1952.
Năm 1951
Lợi dụng những thay đổi về tính chất của cuộc chiến, De Lattre trong chức chức Tổng Đốc ngắn ngủi của mình đã tạo ra động lực quyết định đến sự hình thành trễ quân đội Việt Nam, đầu tiên bằng cách thuyết phục phía Việt Nam chấp nhận các nguyên tắc một chế độ cưỡng bách tòng quân quốc gia, và thứ hai bằng cách đàm phán thành công với Washington viện trợ quân sự để trang bị cho các sư đoàn Việt Nam mà họ bây giờ đề xuất gây dựng và đào tạo. / Lancaster.
Đầu năm 1951
Một trường đào tạo cho nhân lực Không Quân được mở tại Nha Trang
07-01-1952
Tướng De Lattre bị ốm, Tướng Salan chỉ huy lực lượng Pháp trong lúc De Lattre vắng mặt.
11-01-1952
De Lattre chết. Những người cộng sản bắt đầu một cuộc tấn công mới. Với thiết bị Trung Quốc, kể cả pháo binh, họ bây giờ có thể làm tiêu hao các phần thắng của De Lattre và loại bỏ nhiều vị trí [đồn bót] nhỏ hơn giữa các thành phố mà Pháp đã tổ chức.
11-01-1952
Sức mạnh của quân đội Việt Nam là 65.000.
11-01-1952
Nguyên thủ ba quốc gia [Mỹ, Pháp, Việt] hội thảo tại Washington
28-01-1952
Bảo Đại cam kết thành lập một quân đội Việt Nam 120.000 người.
04-02-1952
Bộ Trưởng Letourneau thảo luận với Bảo Đại và Hoa Kỳ về việc xây dựng với quân đội Việt Nam.
Việc thiếu sĩ quan làm chậm lại hiệp định huấn luyện. Đạt được một thỏa thuận về việc bổ nhiệm một Tham mưu trưởng và một Bộ trưởng Quốc Phòng toàn thời gian [để phân biệt với việc kiêm nhiệm].
11-02-1952
Lính nhảy dù Việt Nam được sử dụng trong một cuộc tấn công ở đồng bằng Bắc Bộ.
22-02-1952
Lực lượng Cao Đài ly khai đụng độ với Pháp. Lãnh đạo của họ, Đại Tá Trinh Minh Tây bị tố cáo là một kẻ phản bội.
23-02-1952
Pháp yêu cầu viện trợ Mỹ nhiều hơn để vũ trang các sư đoàn tân lập
24-02-1952
Tướng Salan sơ tán quân đội Pháp và Việt Nam ra khỏi Hòa Bình và trên con đường từ cuối phía Tây của Hoà Bình đi Hà Nội để cung cấp thêm quân cho các chiến dịch ở đồng bằng sông Hồng.
08-03-1952
Bảo Đại bổ nhiệm Tướng Nguyễn Văn Hinh làm Tham Mưu Trưởng.
18-03-1952
Acheson nói với một Ủy Ban Thượng viện rằng tình hình Đông Dương là rất nghiêm trọng. Ông nhấn mạnh sự cần thiết là phải có một lực lượng bản xứ lớn hơn và hiệu quả hơn. Letourneau cảm thấy báo động của Acheson là phi lý.
Từ tháng 04 đến cuối 1952
Lực lượng người Việt ngày càng được sử dụng trong chiến đấu.
01-04-1952
Bộ Trưởng Letourneau được bổ nhiệm làm Cao ủy, và vẫn nằm  trong nội các Pháp như Bộ Trưởng các nước Đông Dương. Tướng Salan vẫn làm chỉ huy quân sự..
10-04-1952
Letourneau nói rằng Pháp sẽ duy trì quân đội [Pháp] của họ ở nước này cho đến khi quân đội bản xứ đã sẵn sàng.

16-04-1952
Các sĩ quan người bản xứ theo Tướng Nguyễn Văn Hinh về nắm các chức vị trong Bộ Tổng Tham Mưu

19-04-1952
Tướng Salan ca ngợi quân đội người bản xứ đã xóa các ổ địch ở đồng bằng sông Hồng

27-04-1952
Quân đội Việt Nam thành lập nhóm chiến đấu cấp Trung đoàn như đã được vạch ra bởi Tham Mưu Trưởng của họ

Tháng 05-1952
Bộ Tổng Tham Mưu ra đời.
18-05-1952
Việc phát triển lực lượng người bản xứ đã đưa lực lượng Pháp và Đông Dương lên tổng số là 400,000 người. 50.000 quân chính quy đã được thêm vào kể từ 19 tháng Sáu
24-05-1952
Việt Nam định gọi lứa tuổi 20-28 có bằng Trung Học để phục vụ như Sĩ quan trong quân đội. Lệnh Tổng Động Viên bị hủy bỏ.
28-05-1952
Tại các cuộc họp ba bên ở PARIS, họ nhấn mạnh nhiều hổ trợ tài chánh từ MỸ là cần thiết để đưa quân đội các quốc gia Đông Dương lên con số 200,000 người
Tháng 06, 1952
Bốn quân khu của Việt Nam được thành lập.

Tháng 06, 1952
Letourneau tới Washington để thảo luận về việc tăng Viện Trợ Mỹ. Những cuộc thảo luận dẫn đến một thỏa thuận tăng viện trợ quân sự và tài chính của Mỹ để trang trải 40% chi phí chiến tranh của Pháp ở Đông Dương. Một thông cáo cuối cùng được ban hành ngày 18 tháng 6 tuyên bố rằng cuộc đấu tranh trong đó lực lượng của Liên Hiệp Pháp và có sự tham gia của các nước Đông Dương, chống lại lực lượng của Cộng sản xâm lược ở Đông Dương, là một phần trong nổ lực của các quốc gia Tự Do trên thế giới chống lại những nỗ lực chinh phục và lật đổ của Cộng Sản. / Bộ Ngoại Giao

03-06-1952
Dưới quyền của Cao ủy Letourneau, Pháp đã làm kích động phe dân tộc chủ nghĩa ôn hòa qua việc bổ nhiệm Nguyễn Văn Tâm làm Thủ Tướng Chính Phủ Trung Ương. Nguyễn Văn Tâm là cha của Tướng Nguyễn Văn Hinh, người sau đó đã trở Tư Lệnh quân đội Việt Nam, bị căm ghét vì ông ta đã đàn áp tàn bạo các phong trào kháng chiến Việt Nam.
07-06-1952
Biệt kích Pháp-Việt đột kích vùng biển Trung Phần Việt Nam
09-06-1952
Pháp hy vọng sẽ chuyển gánh nặng chiến tranh cho các lực lượng Việt Nam.
15-06-1952
Heath, Bộ Trưởng của Mỹ và Letourneau, Bộ Trưởng của Pháp trao đổi ở Washington. Letourneau thúc hối tăng viện trợ để mở rộng lực lượng bản xứ và kêu gọi một chính sách chung Mỹ - Anh - Pháp để đảm bảo hổ trợ của phương Tây cho Việt Nam.
24-06-1952
Trong một cuộc tranh luận về NSC 124, việc đào tạo một quân đội bản xứ là một giải pháp thay thế, đưa ra bởi Bộ Trưởng Kimball đã thành công xem xét Liên Sô ở tầm chiến tranh địa phương.
25-06-1952
Nguyễn Văn Tâm nhậm chức Thủ Tướng, được bổ nhiệm bởi Bảo Đại, và nhà vua không ở trong nước
Tháng 07-1952
Sứ quán Mỹ ở Sài Gòn được nâng lên qui chế Đại sứ quán. Đại sứ Hoa Kỳ đã trình Ủy Nhiệm Thư lên Bảo Đại. Đại sứ quán Việt Nam được thành lập ở Washington DC / JB
12-07-1952
Letourneau tiết lộ rằng quân đội Quốc Gia Việt Nam đã đạt mức 68.000 người.
30-07-1952
Pháp cảnh báo rằng họ có thể phải từ bỏ cuộc chiến nếu Mỹ không tăng kinh phí cho các hợp đồng quốc phòng Pháp. Viện trợ cho Đông Dương năm 1953 đã được thiết lập ở con số $350-triệu. Pháp gợi ý cần các lực lượng tiếp ứng của Mỹ.
01-08-1952
Thủ Tướng Việt Nam hứa sẽ có thêm hai sư đoàn người Việt vào cuối năm. Dự kiến một loại thuế mới để gây quỹ cho quân đội.
21-09-1952
Việt Minh tổ chức một cuộc tấn công gần Sài Gòn.
12-10-1952
Chuyến Tàu chở viện trợ quân sự của Mỹ lần thứ 200 đến Sài Gòn. /J.B.
Năm 1952
Một trường đào tạo hải quân được thành lập tại Nha Trang.
20-01-1952
Tướng 0'Daniel đi Việt Nam để đánh giá kế hoạch hành động của Letourneau.
Tháng 02-1953
Một Ủy ban Đặc Biệt cho trợ lý Bộ Trưởng Ngoại Giao đặc trách về ISA đề xuất chống lại việc Mỹ tham gia trực tiếp vào chương trình đào tạo cho quân đội Việt Nam trong tương lai gần. /JCS Hist.
04-02-1953
Bộ Trưởng Letourneau báo cáo về một kế hoạch mới để tăng tốc độ đào tạo quân Việt Nam
16-02-1953
Cựu Thủ Tướng Reynaud cảm thấy việc tăng quân đội Việt Nam là giải pháp duy nhất để thoát tình trạng bế tắc về quân sự. Thống Tướng Juin đồng tình.
22-02-1953
Bộ Tư Lệnh Tối Cao Pháp-Việt xem xét việc tăng gấp đôi quân đội Việt Nam. Chuyện xảy ra là Pháp chấp nhận kế hoạch của Tướng Nguyễn Văn Hinh, chỉ huy trưởng quân đội của Bảo Đại nhằm gia tăng quân chính quy. Khó khăn tài chính đã được dự đoán.
(còn tiếp)
Nguyễn Quốc Vĩ dịch
  • Quốc hội Pháp thông qua dự luật hôn nhân đồng tính (RFI) - Hôm qua 12/2/2013, với 329 phiếu thuận và 229 phiếu chống, Quốc hội Pháp đã thông qua dự luật công nhận hôn nhân và nhận con nuôi cho người đồng tính. Mặc dù đã qua được bước thảo luận đầu tiên, cuộc bỏ phiếu cho dự luật mang tính lịch sử ở Pháp này diễn ra trong không khí căng thẳng.
  • Chiến tranh lạnh mới đang đe dọa châu Á (RFI) - "Một cuộc chiến tranh lạnh mới đang đe dọa châu Á" là tựa đề bài viết trên báo Les Echos số ra hôm nay. Sự cố tàu hải giám Trung Quốc chiếu ra-đa dẫn tên lửa vào tàu tuần tra Nhật Bản hôm 30/01/2013 cho thấy căng thẳng gia tăng trong khu vực Bắc Á. Theo tờ báo, chính các hành động khiêu khích của Bắc Kinh đã đẩy khu vực Bắc Á và Đông Nam Á vào một cuộc chiến tranh lạnh mới, đe dọa an ninh toàn bộ khu vực.
  • Trung Quốc bị chế diễu vì phản ứng thiếu dứt khoát đối với Bắc Triều Tiên (RFI) - Một ngày sau vụ Bình Nhưỡng cứ cho thử nghiệm hạt nhân bất chấp cảnh cáo của Bắc Kinh, cư dân mạng Trung Quốc vào hôm nay 13/02/2013 đã ào ạt chế nhạo giới lãnh đạo Bắc Kinh về phản ứng quá nhẹ nhàng và thận trọng đối với đồng minh. Một số người đã không ngần ngại so sánh Bắc Triều Tiên với một con « chó điên » đã nhục mạ Trung Quốc.
  • Manila cảnh giác trước ngón đòn "quả địa cầu lưỡi bò" của Trung Quốc (RFI) - Trung Quốc đã ngầm ngầm tuồn vào Philippines, cũng như nhiều nước khác, các quả địa cầu bên trên có in bản đồ Biển Đông với đường 9 đoạn xác định chủ quyền của Trung Quốc. Sự việc này đã xẩy ra từ lâu, nhưng mãi đến hôm qua, 12/02/2013, Manila mới xác nhận điều này và lên tiếng cảnh báo về thủ đoạn của Bắc Kinh nhằm áp đặt chủ quyền Trung Quốc tại những vùng mà Philippines cho là lãnh thổ của mình.
  • Nga xác nhận vẫn cung cấp vũ khí cho Syria (RFI) - Hôm nay 13/02/2012, Matxcơva không ngần ngại cho biết là họ vẫn đang cung cấp vũ khí cho chế độ Bashar al-Assad tại Syria, và sẽ tiếp tục công việc này bất chấp cuộc nội chiến hoành hành tại quốc gia đó. Giám đốc tập đoàn xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronexport, ông Anatoli Issaikine đã xác nhận như trên, cho rằng việc cung cấp vũ khí này hoàn toàn không vi phạm luật quốc tế.
  • Ấn Độ sẽ không mua trực thăng Ý nếu phát hiện hợp đồng có tham nhũng (RFI) - Hôm nay, 13/02/2013, trong một cuộc họp báo tại New Dehli, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A.K Antony đã lên tiếng đe dọa hủy bỏ hợp đồng mua 12 trực thăng của tập đoàn Ý Finmeccanica nếu các mối nghi ngờ tham nhũng đối với tập đoàn hàng không này được xác nhận. Ấn Độ cũng sẽ đặt nhà cung cấp này vào trong danh sách đen.
  • Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế tố cáo Việt Nam khống chế Internet (RFI) - Hôm nay, 13/02/2013, Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế (FIDH) phối hợp với Ủy ban bảo vệ quyền làm người Việt Nam đã ra báo cáo lên án chính quyền Hà Nội gia tăng trấn áp các Blogger dưới cái cớ « xâm phạm an ninh quốc gia », đồng thời kêu gọi chính phủ Việt Nam tôn trọng quyền tự do ngôn luận, trả tự do cho những người viết blog, nhà báo tự do đang bị cầm tù vì đã bày tỏ chính kiến cá nhân.
  • Mỹ hứa hành động «kiên quyết» sau khi Bình Nhưỡng thử hạt nhân (RFI) - Vụ thử hạt nhân lần thứ 3 của Bắc Triều Tiên đã gây phản ứng gay gắt trong cộng đồng quốc tế. Vài giờ sau đó, tối qua, 12/2/2013, Tổng thống Mỹ Obama tuyên bố sẽ có « hành động kiên quyết » trước những « khiêu khích » của Bình Nhưỡng. Trong khi đó Seoul thông báo thúc đẩy chương trình chế tạo tên lửa tầm xa có khả năng vươn tới miền Bắc.
  • Nasa trấn an : Thiên thạch bay "sát" trái đất nhưng không đáng lo (RFI) - Theo cơ quan không gian Hoa Kỳ, vào ngày thứ sáu 15/02/2013, một thiên thạch nặng 135 ngàn tấn sẽ bay “gần” trái đất nhưng không va chạm. Nasa cho biết là đã thực hiện nhiều tiến bộ quan trọng trong việc phát hiện và đo lường quỹ đạo các vật thể trong không gian có khả năng gây thiệt hại lớn nếu chạm vào trái đất.
  • Vụ tự thiêu thứ 100 của người Tây Tạng kể từ năm 2009 (RFI) - AFP dẫn nguồn tin của cảnh sát Nepal cho hay, hôm nay 13/02/2013, có thêm một người Tây Tạng tự thiêu tại Kathmandu. Đây là vụ tự thiêu thứ 100 của người Tây Tạng kể từ năm 2009, khi phong trào phản kháng chính quyền Bắc Kinh bằng hình thức tuẫn tiết bùng phát. Văn phòng của lãnh tụ tinh thần Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma, cũng đã xác nhận thông tin trên.
  • Người Việt Houston mừng năm mới Quí Tỵ (VOA) - Sáng 30 Tết, tại trụ sở Hội Việt Mỹ vùng Tây Bắc Houston có hội Tết cho các hội viên và hội cao niên vùng Tây Bắc với cây nêu và đốt pháo tưng bừng
  • Tôi thưa Bác Hồ (VOA) - Cuốn sách Bên Thắng Cuộc của nhà báo Huy Đức đang được bàn luận sôi nổi
  • Nga tiếp tục bán vũ khí cho Syria (VOA) - Người đứng đầu cơ quan xuất khẩu vũ khí của nhà nước Nga nói rằng Moscow tiếp tục cung cấp vũ khí cho chính phủ Syria
  • Obama hứa kích hoạt kinh tế Mỹ (BBC) - Trong diễn văn State of the Union, Tổng thống Obama kêu gọi Quốc hội ủng hộ kế hoạch hành động nhằm tái khởi động nền kinh tế èo uột của Mỹ.
  • 'Đừng khoanh tay nhìn Đảng tan rã' (BBC) - Cựu tổng biên tập tờ Nhân Dân kêu gọi chống suy thoái để tránh tình trạng 'đảng viên thụ động khoanh tay nhìn mất Đảng' như ở Liên Xô cũ.
  • Vatican sáng lòa tia chớp (BBC) - Vài giờ sau khi Giáo hoàng Benedict bất ngờ tuyên bố từ chức, một tia chớp đã lóe sáng trên đỉnh Thánh đường St Peter ở Rome.
  • Chuyện thịt lừa châu Âu (BBC) - Khủng hoảng ‘thịt ngựa giả bò’ tiếp tục lan rộng ở châu Âu với tin 'thịt lừa' cũng được bán vào mạng phân phối.
  • Man U gặp Real 'là trận chung kết sớm' (BBC) - Sir Alex Ferguson nói rằng "qua được lượt đi" của Champions League khi so giầy với Real Madrid kể như tìm được chìa khóa đoạt cúp vô địch họ từng giành được trong năm 2008.
  • Biển Đông có trữ lượng dầu khí khổng lồ (BaoMoi) - (NLĐO) - Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết tiềm năng dầu khí ở biển Đông vượt xa so với các dự báo trước đây và có thể còn nhiều hơn nguồn tài nguyên của cả châu Âu gộp lại.
  • Miền Bắc mưa xuân nhiều, Trung bộ khô hạn (BaoMoi) - Vụ xuân 2013, lượng mưa ở các tỉnh phía Bắc sẽ cao hơn trung bình nhiều năm. Trong khi đó, tại các tỉnh Trung bộ và Tây Nguyên, tình hình khô hạn được dự báo là sẽ xảy ra khá nghiêm trọng.
  • Trung Quốc đang chơi trò chiến tranh nguy hiểm (BaoMoi) - So với vụ thử hạt nhân của Triều Tiên, các động thái của Trung Quốc ít ồn ào hơn trên phương diện quốc tế nhưng lại nguy hiểm hơn đối với các quốc gia đang có tranh chấp chủ quyền.
  • Tầm nhìn hướng biển của các chúa Nguyễn (Kỳ 1) (BaoMoi) - Không chỉ kế tục xuất sắc hai hướng hành động của Chúa cha, Chúa Nguyễn Phúc Nguyên còn vượt lên bằng tầm nhìn hướng biển mang tính chiến lược - Đó là vươn ra biển xác lập chủ quyền của mình ở những hòn đảo ven bờ và quan trọng hơn là vươn xa làm chủ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ngoài biển Đông.
  • Biển Đông 2012: Âm mưu và hành động (BaoMoi) - 2012 là năm chứng kiến Trung Quốc có những cuộc đối đầu “tóe lửa” với các nước láng giềng vì tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Với tư cách nước lớn, Trung Quốc liên tục hoành hành và khuấy đảo vùng biển nóng bỏng này với mục đích cao nhất là giành cho bằng được “chủ quyền” đối với những vùng lãnh thổ, lãnh hải đang nằm trong tranh chấp.
Bản tin tiếng Anh


  • China to promote green buildings (Washington Post) - China will demand new buildings in cities achieve mandatory energy-saving standards and renovate existing buildings.
  • Shoppers scooping up gifts for New Year (Washington Post) - Chinese earn more income and have more opportunities to travel - and more ways to stay in touch with the family back home without making a journey.
  • Food contaminants indicator to hit China market (Washington Post) - A food testing indicator paper is expected to hit the Chinese market soon, to help consumers identify food products contaminated with pathogenic bacteria and excessive drug residues.
  • China's new yuan loans hit 3-year high (Washington Post) - China's new yuan-denominated lending in January surged to a three-year high as a stronger economy boosted demand for bank credit.
  • Traditional treat (Washington Post) - Surely few staple foods are as versatile as nian'gao, or rice cake, a must-have during Spring Festival in East China.
  • When West marries East (Washington Post) - Never mind the cultural differences, He Na reveals the secret to successful transnational marriages.
  • Five missing after Yangtze ferry sinking (Washington Post) - Five people are missing after a ferry boat collided with a cargo ship and sunk Tuesday in the Yangtze River section in Yueyang city, Hunan province.
  • Tibetans observe 'Year of Water Snake' (Washington Post) - Trashi Dondrup got up at 4 am on Monday for his shift as a security guard at the entrance way of Pargor, Lhasa's major commercial street which encircles Jokhang Temple.
  • Temple fair in Ditan Park (Washington Post) - A girl performs an acrobatic show during the temple fair in Ditan Park, also known as the Temple of Earth, in Beijing Feb 9, 2013.
  • Spring Festival fun (Washington Post) - A child enjoys a ride on an ice trolley in the Winter Palace in Beijing February 11, 2013, the second day of the Chinese Lunar New Year of 2013. China is celebrating a week-long holiday of the Lunar New Year, or Spring Festival, which started from Saturday.
  • Fireworks mark start of Year of the Snake (Washington Post) - The Chinese Lunar New Year, or the Spring Festival, begins on Feb 10 this year and marks the start of the Year of the Snake, according to the Chinese zodiac.
  • Pray for good fortune in Year of the Snake (Washington Post) - People pray for good fortune as they hold burning incense on the first day of the Chinese Lunar New Year at Yonghegong Lama Temple in Beijing Feb 10, 2013.
  • Premier spends New Year eve with disaster survivors (Washington Post) - Premier Wen Jiabao spent the Chinese Lunar New Year eve with locals who survived a 2008 deadly earthquake and a 2010 devastated mudslide in northwest China's Shaanxi and Gansu provinces.

Thư viện, văn hóa đọc và đẳng cấp quốc gia

Đẳng cấp của một quốc gia được đo bằng các sản phẩm khoa học, sức mạnh kinh tế và quân sự được thừa nhận.  Chẳng hạn, thế kỷ 19, khi Jame Watt chế tạo ra máy hơi nước, mở đường cho công nghiệp nặng và chinh phục đại dương, nước Anh trở thành cường quốc hàng hải và xâm chiếm thuộc địa. Năm 1905, khi Nhật Bản đánh cho hải quân Nga bạt vía, đẳng cấp hải quân nước Nhật được khẳng định. Khi người Mỹ đặt chân lên mặt trăng thì một bước dài của nhân loại trong chinh phục vũ trụ được thành tựu, đương nhiên vị thế của người Mỹ đã cao lại càng lên cao trên trường quốc tế.
Đẳng cấp quốc gia không thể có trong ngày một ngày hai mà nó được hình thành trên nền tảng tinh thần dân tộc, công cuộc khai trí và các chính sách phát triển vĩ mô đúng quy luật và sáng tạo trong mỗi bước đi. Một trong những yếu tố chính quan đó là phát triển hệ thống thư viện, khuyến khích người dân đọc sách nhằm kiến tạo văn hóa đọc trên bình diện xã hội.

Thư viện Miterand [Paris - Pháp]
 Vai trò của thư viện
Khi viết về tống thống thứ 3 của Hoa Kỳ, ông Nguyễn Cảnh Bình-giám đốc nhà sách Alpha đã nêu lên Và Jeffferson đã làm gì? Ông đã cho xây dựng Trường Đại học Virginia, cải cách hệ thống giáo dục, nỗ lực phát triển hệ thống thư viện rộng khắp. Ông đã tặng toàn bộ thư viện 6000 cuốn sách hay nhất, hữu ích nhất của mình cho thư viện Quốc hội Mỹ và lan tỏa ý tưởng phát triển một hệ thống thư viện khắp cả nước.”. Một thời gian ngắn sau khi lập quốc, người Mỹ đã xem giáo dục là quốc sách hàng đầu để phát triển đất nước và hệ thống thư viện rộng khắp được thiết lập nhằm tạo nên xã hội khai phá tri thức, đặt nền tảng cho một xã hội sáng tạo, cường thịnh và bền vững.
Cũng bị ảnh hưởng bởi tư tưởng Khổng giáo như Việt Nam, nhưng người Nhật đã phi Hán hóa và thoát Á vô cùng ngoạn mục tạo nên nước Nhật văn minh và cường thịnh bậc nhất thế giới. Bởi lẽ, cách đây vài thế kỷ, người Nhật đã phát triển hệ thống trường công và tư trên cả nước để thúc đẩy giáo dục, thậm chí các vương, tướng của Nhật Bản còn lồng ghép việc đọc sách vào tinh thần võ sĩ đạo.  Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Xanh viết:
“Vì sao có những con số khủng về giáo dục và văn hoá đọc của một dân tộc vốn là võ sĩ?

Năm 1615 tướng quân Tokugawa Ieyasu, sau khi bình định gần ba trăm bang (han), đã truyền lệnh cho tất cả các đại danh đứng đầu các bang (daimyō), và cho các võ sĩ rằng (Điều 1): “Bun bên tay trái, Bu bên tay phải”. Bun là văn, còn bu là võ, từ đó bushi là võ sĩ, bushido là võ sĩ đạo. Tức “quyển sách bên tay trái, thanh gươm bên tay phải”. Và văn đi trước võ để có sự trị nước lâu bền. Võ sĩ là giai cấp cầm quyền ở Nhật Bản, trở thành giai cấp có học, và rất thấm nhuần văn hoá khổng giáo
Giữa thế kỷ 19, Nhật hoàng Minh Trị thực hiện cải cách đất nước, và các bậc đại trí của đất nước này như ông Fukuzawa Yukichi-tác giả của cuốn Khuyến học đã đi đầu trong việc dịch thuật và truyền bá tư tưởng phương Tây vào Nhật Bản, đương nhiên họ đã xây dựng nên kênh truyền bá tri thức đến nhiều tầng lớp. Một số bạn Nhật Bản đã chia sẻ “vào đầu thế kỷ 20, trường học của họ đã có hệ thống thư viện khá tốt và việc khuyến đọc như là một phần quan trọng của xã hội. Hiện nay, trẻ em Nhật Bản luôn khuyến khích đi học sớm hơn giờ học để dành 30 phút đến 1 giờ đồng hồ đọc sách”.
Singapore là một quốc gia non trẻ về thời gian nhưng họ đã đi quá xa và vượt xa những quốc gia khác về mọi mặt. Ngay khi mới lập quốc, những nhà hoạch định chính sách đã xem giáo dục là lĩnh vực được ưu tiên trước nhất. Thời đó với hơn 2 triệu dân và hiện nay là 5 triệu, Singapoe đã thiết lập ra hệ thống thư viện gồm Thư viện quốc gia, thư viện vùng, thư viện cộng đồng, thư viện cộng đồng dành cho trẻ em, thư viện hàn lâm và các thư viện chuyên ngành khác.
Nước Anh là cha đẻ của nhiều chủ thuyết. Sự đọc của dân tộc Anh gắn liền với thư viện gia đình, hàng ngày mọi người quây quần bên nhau và một thành viên trong gia đình đọc sách cho cả  nhà cùng nghe. Sự lũy kế tri thức trên bình diện lớn đã hình thành cho người Anh có được  sự nhanh nhạy và trực cảm khoa học hàng đầu thế giới. Sự đọc của người Anh đã giúp họ sử dụng chủ nghĩa kinh nghiệm hiệu quả và cũng thoát khỏi chủ nghĩa kinh nghiệm bằng những phát minh trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Họ tiên phong tạo nên cuộc cách mạng công nghiệp, chinh phục đại dương, lập thuyết và ứng dụng các mô hình kinh tế...
Tham chiếu  sự phát triển của các quốc gia chúng ta thấy rằng quốc gia nào có hệ thống thư viện phát triển, quốc gia đó cường thịnh. Bởi thế, thư viện là xương sống thúc đẩy sự phát triển của một quốc gia. Nó là hạ tầng cứng tối thiểu để kiến tạo hạ tầng mềm cho sự sáng tạo, các phát kiến và giá trị nhân văn trong tâm hồn dân chúng. Thư viện là công cụ hình thành văn hóa đọc cho một quốc gia. 
Văn hóa đọc
Trong năm 2012, tôi đã dành khá nhiều thời gian quan sát  một số bà mẹ đưa những đứa con 3-5 tuổi đến thư viện Đông Tây đọc sách cho con của họ nghe. Điển hình, thính giả Hương Anh 3 tuổi đã tự vào kệ sách của thư viện lấy sách đưa cho mẹ đọc và ngồi nghe chăm chú. Mẹ Hương Anh là giáo viên dạy toán rất ham đọc sách, cô Hương chia sẻ: “từ hồi học lớp 2, em đã mê mẫn với những cuốn sách truyện. Từ đó đến nay, ngày nào em cũng dành thời gian vài giờ đồng hồ để đọc sách”.
Thói quen đọc của mỗi con người được hình thành và bền vững nếu từ nhỏ chúng ta có cơ hội tiếp cận sách và được khuyến khích đọc sách. Như trường hợp bé Hương Anh và cô giáo Hương, việc đọc của mẹ đã tạo thói quen được nghe đọc rồi sẽ tự đọc của con, hệ quả này không thuộc tính di truyền mà là thói quen được tạo bởi sự giáo dục và khuyến đọc của người mẹ. 
Cũng giống như các loại hình văn hóa khác, văn hóa đọc là biểu thị hành vi và thói quen đọc của số đông dân chúng. Tuy nhiên, văn hóa đọc của một quốc gia, phải được xét trên bình diện quốc gia, khi  phần đông dân chúng có thói quen đọc sách thì quốc gia đó mới có văn hóa đọc.
Xin trích dẫn ý kiến của nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Xanh trong một bài viết về người Nhật "Biết được văn hoá đọc và giáo dục của Nhật Bản phát triển từ 300 năm trước, chúng ta chắc không còn quá ngỡ ngàng trước sự trỗi dậy mạnh mẽ và đột ngột của Nhật Bản, nhưng vẫn phải cực kỳ ngạc nhiên và ngã mũ nhiều lần trước dân tộc văn hoá này. Darwin nói ở đâu đó, rằng Nhật Bản là một kỳ quan thế giới. Đối với người Nhật, đọc sách là để khai minh, vươn lên bằng thiên hạ. Đọc sách là thuộc tính của một dân tộc văn hoá có ý thức để không ngừng phát triển và hoàn thiện mình".
Văn hóa đọc của một quốc gia được tạo bởi thói quen đọc sách của số đông dân chúng, được dân chúng xem như là nhu cầu hàng ngày của mình. Văn hóa đọc gắn liền với thư viện và cơ hội tiếp cận sách ở khắp mọi nơi của người dân. Hiển nhiên rằng, văn hóa đọc là biểu thị dân trí của một quốc gia. Khi dân trí cao thì người dân đọc sách khắp mọi nơi như người Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Singapore. 
Đẳng cấp quốc gia - Đẳng cấp của nhiều cá nhân?
 Đẳng cấp hay giá trị của một cá nhân được khẳng định thông qua sản phẩm mà cá nhân đó tạo nên và cống hiến cho đất nước, cho nhân loại. Không có một phát minh hay một sản phẩm có giá trị nào lại không dựa  trên nền  tảng thu nhận tri thức từ  sách.
 Trong truyện cổ của Do Thái có ý “Con người hơn con vật ở chỗ biết đọc”.  Người ta nói vậy là hàm ý khuyến khích con người đọc, đọc để lĩnh hội tri thức, để khai phóng, để hình thành tự do cá nhân, đặc biệt sự đọc giúp chúng ta thoát khỏi định kiến đám đông để sáng tạo cống hiến cho đồng loại của mình. Người Do Thái đến bất cứ quốc gia nào thì quốc gia đó có phát kiến, họ đã ẵm nhiều giải Nobel hơn những nhóm người khác. “Con người hơn con vật ở chỗ biết đọc” như là tuyên ngôn của người dân Do Thái cổ xưa, nó đã đi vào “gen” của họ, làm nên những bộ não Do Thái xuất chúng ở trong mọi thời đại.
 Aristotle, Plato, Socrates và thuyết luận của họ giúp nhận loại biết đến Hy Lạp cổ xưa; kịch gia Shakespeare, nhà vật lý Newton, nhà phát minh Jame Watt, kinh tế gia Keynes, người đàn bà thép Thatcher...đã làm cho chúng ta ngưỡng mộ người Anh;  nhà phát minh tài ba Thomas Edisom, tỷ phú Bill Gate...làm cho nước Mỹ được tôn trọng.
Như vậy, đẳng cấp của một quốc gia được tạo nên bởi đẳng cấp của những cá nhân trong quốc gia đó.
Đẳng cấp của quốc gia?
Trong cuốn Tầng bậc tinh thần “The Spirit Level” của Richard Wilkinson và Kate Pickett, người ta phân loại các quốc gia và tầng bậc tinh thần quốc gia dựa vào các yếu tố như an sinh xã hội, tỷ lệ tội phạm, mức độ bạo lực, tự do ngôn luận, mức độ tham nhũng, bình đẳng giới, khoảng cách giàu nghèo...Chung quy lại, công bằng xã hội và phát triển bền vững, là điều quan trọng khẳng định tầng bậc tinh thần của một quốc gia.
Cuốn sách đã chỉ rõ rằng quốc gia nào có nền giáo dục phát triển, song hành với nó là hệ thống thư viện rộng khắp và người dân đọc sách khắp mọi nơi thì quốc gia đó có chế độ chính trị dân chủ, có nền giáo dục khai phóng con người, có tự do ngôn luận, có an sinh xã hội công bằng... Đương nhiên đẳng cấp quốc gia đó được khẳng định.
 Việt Nam cần làm gì để khẳng định đẳng cấp của mình?
Người Việt muốn được tôn trong và được coi là có đẳng cấp quốc gia và tầng bậc tinh thần sau 20-50 năm thì ngay từ bây giờ việc đọc sách của người dân cần được ưu tiên trước nhất, song song với cải cách giáo dục theo hướng Châu Âu và Mỹ. Việc đọc sách phải tuyên truyền đến từng người dân với tần suất cao để người dân tự ý thức được vai trò và tầm quan trọng của sách và lĩnh hội tri thức từ sách phục vụ đời sống của chính họ. Ở cấp trường học, thư viện của trường phải mở rộng đến các lớp học để học sinh tự quản và tự phục vụ. Ở cấp cộng đồng, nhà nước cần xây dựng hệ thống thư viện đến cấp thôn xóm. Ủng hộ khu vực dân sự như dòng họ, xứ đạo, nhà chùa xây dựng các tủ sách. Đặc biệt, hệ thống chính trị cần xem việc đọc sách của người dân như là một hệ giá trị trong quá trình xây dựng đất nước. Khi việc đọc sách và sáng tạo được khuyến khích ở khắp mọi nơi thì xã hội sẽ tự hình thành ra những tầng bậc tinh thần để những công dân tiệm cận các giá trị tinh thần đó.
Bất cứ quốc gia nào xây dựng được hệ thống Thư viện rộng khắp đến từng tay người dân kiến tạo thói quen đọc sách cho phần đông dân chúng để hình thành văn hóa đọc, song song với phát triển giáo dục chính thống trên nguyên tắc khai phóng tư tưởng công dân, thúc đẩy tự do cá nhân và sáng tạo, quốc gia đó sẽ tạo được đẳng cấp cho mình sau 20-50 năm.  Nhật Bản và Singapore là những ví dụ điển hình.
Nguyễn Quang Thạch
 
-------------------
 Tài liệu tham khảo:
  1. The Spirit Level
  2. Trí tuệ dân tộc Anh
  3. Nhật Bản: mặt trời mọc từ những trang sách
  4. Tại sao người Nhật mê đọc sách ?
(VH Nghệ An).

Philippines thu hồi khẩn cấp quả địa cầu “lưỡi bò” của Trung Quốc

13/02/2013 – 09:51
Chính quyền Manila vừa tiến hành thu hồi khẩn cấp tất cả các quả địa cầu “lưỡi bò” do Trung Quốc sản xuất và đang bán tại Philippines vì những thông tin sai lệch nghiêm trọng, thể hiện tham vọng độc chiếm Biển Đông của Bắc Kinh.
Quả địa cầu “lưỡi bò” phi pháp của Trung Quốc được bày bán rộng rãi ở Philippines.
Tờ South China Morning Post hôm 13/2 đưa tin, tất cả các hiệu sách trên toàn lãnh thổ Philippines đã đồng ý ngưng bán và thu hồi những quả địa cầu “made in China” nguy hiểm này.
 
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez cho biết, Manila đã xác nhận với các chủ hiệu sách ở nước này rằng quả địa cầu giáo dục được Trung Quốc sản xuất và bán cho các trường học, học sinh, sinh viên Philippines đã bị Bắc Kinh ngấm ngầm đưa những thông tin sai lệch về tuyên bố chủ quyền quần đảo tranh chấp.
Hiện các cơ quan quản lý của Philippines chuẩn bị tổ chức các cuộc hội thảo với Bộ Ngoại giao nước này để họp bàn về các biện pháp khắc phục hậu quả đối quả địa cầu vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế này của Trung Quốc.
Vụ “địa cầu lưỡi bò” được một nhóm người dân phát hiện ra và loan báo trên mạng xã  hội đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý đặc biệt của dư luận.
Kỹ sư viễn thông David Valencia cho biết, anh và bạn bè đã cảm thấy vô cùng tức giận khi nhìn thấy hình ảnh của hai quả địa cầu được đăng tải trên Facebook: một quả được mua cách đây 3 năm tại Manila có các dấu gạch ngang rất “kín đáo”, một quả khác mới được mua tại các chuỗi cửa hàng sách quốc gia ngang nhiên đưa ra những dòng chữ “rất thô tục” về cái gọi là “đường lưỡi bò” trên Biển Đông của Trung Quốc.
Những quả địa cầu “rởm” này đã trở thành công cụ giảng dạy tại các trường học cho những thế hệ trẻ về địa lý ở Philippines và xuất hiện khá phổ biến trong các văn phòng và nhà người dân một phần cũng bởi giá của nó rất “bèo”. Trong khi quả địa cầu “xịn” không có “đường lưỡi bò” do Mỹ sản xuất được bán với giá 2.000 peso (50 USD) thì quả địa cầu mà Trung Quốc ngấm ngầm in cả đường lưỡi bò thì loại to nhất cũng chỉ có giá 198 peso (5 USD).
Sau vụ “hộ chiếu lưỡi bò” thì “địa cầu lưỡi bò” là một chiêu thức “mị dân” mới của Trung Quốc trong tiến trình hiện thực hóa tham vọng biến Biển Đông thành “của riêng”.
Thu Trang

Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế tố cáo Việt Nam khống chế Internet

Các ông Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long và Lê Công Định, trong phiên xử hôm 20/01/2010 (Reuters /VNA)
Các ông Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long và Lê Công Định, trong phiên xử hôm 20/01/2010 (Reuters /VNA)

Hôm nay, 13/02/2013, Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế (FIDH) phối hợp với Ủy ban bảo vệ quyền làm người Việt Nam đã ra báo cáo lên án chính quyền Hà Nội gia tăng trấn áp các Blogger dưới cái cớ « xâm phạm an ninh quốc gia », đồng thời kêu gọi chính phủ Việt Nam tôn trọng quyền tự do ngôn luận, trả tự do cho những người viết blog, nhà báo tự do đang bị cầm tù vì đã bày tỏ chính kiến cá nhân.

Với đề tựa « Blogger và những nhà ly khai trên mạng đằng sau song sắt nhà tù : Sự khống chế của Nhà nước với internet », bản báo cáo 42 trang nêu lên thực tế từ năm 2010 chính quyền Việt Nam đã gia tăng trấn áp các blogger và những nhà ly khai đấu tranh trên mạng internet.

Báo cáo của FIDH và Ủy ban bảo vệ quyền làm người Việt Nam nêu con số 32 blogger hiện đang phải thi hành những bản án nặng nề vì lý đã đưa lên mạng internet những bài viết, những ý kiến bị chính quyền đánh giá là có nội dung nhằm mục đích « lật đổ » chế độ. Chính những bài viết trên blog chuyển tải chính kiến ôn hòa về những vấn đề chính trị xã hội của đất nước đã khiến không ít các blogger ở Việt nam phải chịu án tù từ 2 đến 16 năm.

Trong vòng một năm qua, theo bản báo cáo, tại Việt Nam có 22 người viết blog và ly khai mạng đã bị kết án tống cộng 133 năm tù và 65 năm quản chế vì hình thức đấu tranh bất bạo động trên internet này. Điển hình là ngày 09/01/2013, tòa án tỉnh Nghệ An đã kết án 14 người gần 100 năm tù cộng lại, cũng chỉ vì họ đã bày tỏ chính kiến của một cách tự do.

Ngoài ra, báo cáo cũng nêu lên 18 trường hợp các nhà đấu tranh ôn hòa đang còn ở trong tù bị kết án theo điều 88 của Bộ Luật Hình sự, một điều luật áp cho tội danh mơ hồ « tuyên truyền chống Nhà nước », nhưng lại là một công cụ trấn áp đối lập thường xuyên được chính quyền sử dụng.

Theo báo cáo, hiện tại chính quyền Việt Nam đang chuẩn bị ra một sắc lệnh mới quản lý internet với nhiều điều khoản được biết đến là không phù hợp với chuẩn mực quốc tế về bảo vệ nhân quyền.

Chủ tịch Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế, ông Souhayr Belhassen nhận định, Việt nam có môi trường kinh tế phát triển thuận lợi, nhưng lại là « một trong những nước có chế độ trấn áp tự do ngôn luận mạnh mẽ nhất trên thế giới ». Còn tổ chức Phóng viên không biên giới (Reporters sans frontières - RSF) so sánh Việt Nam như là « nhà tù lớn thứ 2 trên thế giới của các công dân mạng, sau Trung Quốc ».

Anh Vũ (RFI)

Trung Quốc bị chế diễu vì phản ứng thiếu dứt khoát đối với Bắc Triều Tiên

Một người Trung Quốc đến phản đối trước lãnh sự quán Bắc Triều Tiên tại Liêu Ninh 12/02/2013 (REUTERS)
Một người Trung Quốc đến phản đối trước lãnh sự quán Bắc Triều Tiên tại Liêu Ninh 12/02/2013 (REUTERS)

Một ngày sau vụ Bình Nhưỡng cứ cho thử nghiệm hạt nhân bất chấp cảnh cáo của Bắc Kinh, cư dân mạng Trung Quốc vào hôm nay 13/02/2013 đã ào ạt chế nhạo giới lãnh đạo Bắc Kinh về phản ứng quá nhẹ nhàng và thận trọng đối với đồng minh. Một số người đã không ngần ngại so sánh Bắc Triều Tiên với một con « chó điên » đã nhục mạ Trung Quốc.

Vào lúc hầu như tất cả các nước có máu mặt trên thế giới đều phản ứng dữ dội sau hành động khiêu khích của Bắc Triều Tiên vào hôm qua 12/02/2013, Trung Quốc, đồng minh có trọng lượng của Bình Nhưỡng lại có thái độ chừng mực.
Dù ra tuyên bố công khai về việc « kiên quyết phản đối » vụ thử nghiệm hạt nhân lần thứ 3 của Bắc Triều Tiên, nhưng Bắc Kinh đã không lên án Bình Nhưỡng một cách rõ ràng như những cường quốc khác.

Đối với một số cư dân mạng Trung Quốc, sự kiện Bắc Triều Tiên cho nổ thử bom nguyên tử ngay trong dịp Tết Nguyên Đán đã làm cho cái tát mà Bình Nhưỡng giáng vào mặt Bắc Kinh thêm đau đớn, nhất là khi Trung Quốc trước đó đã từng yêu cầu đàn em đừng thử nghiệm hạt nhân.

Một người thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc bình luận : « Nếu cứ đi theo một chính sách ngoại giao không đúng đắn trong dài hạn, thì người ta sẽ đến đặt bom thối trước cửa nhà ta và cho nổ trong lúc ta đi nghỉ (lễ). Trong một thông điệp tung ra trên mạng tiểu blog của cổng Internet Sina của Trung Quốc, nhân vật này còn cho rằng Bắc Kinh đã bị làm nhực khi « tự đưa gậy cho người khác đánh mình ».

Trong một thông cáo vào hôm nay, bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết là Ngoại trưởng Dương Khiết Trì đã nói chuyện qua điện thoại với cả đồng nhiệm Hàn Quốc, Kim Sung-Hwan về tình hình bán đảo Triều Tiên, lẫn tân Ngoại trưởng Mỹ John Kerry. Vài giờ sau vụ thử nghiệm nguyên tử, Bắc Kinh cũng đã triệu mời đại sứ Bắc Triều Tiên ở Trung Quốc lên để « phản đối » và tỏ thái độ « bất bình sâu sắc ».

Tuy nhiên, Trung Quốc không hề gợi lên khả năng trừng phạt Bắc Triều Tiên. Thậm chí, trong một bài bình luận vào hôm qua, hãng tin chính thức của Trung Quốc là Tân Hoa Xã còn ghi nhận « trường hợp giảm khinh » trong việc Bắc Triều Tiên thử nghiệm hạt nhân khi cho rằng Bình Nhưỡng bị dồn vào thế phải chống chọi với hiểm nguy do Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc tạo nên.

Đối với với nhiều cư dân mạng Trung Quốc – và ho không ngần ngại nói thẳng suy nghĩ của mình – chính quyền Bắc Kinh quả là đã dại dột khi vẫn còn nhẹ tay với Bình Nhưỡng. Một người đã đả kích lập luận theo đó việc Bắc Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự cũng sẽ giúp bảo đảm an ninh cho Trung Quốc. Theo người này thì điều đó chẳng khác gì « mang một con chó điên đến giữ cửa nhà mình ».

Một cư dân mạng khác thì phê phán thẳng thừng : « Chỉ có duy nhất Trung Quốc là nhấn mạnh đến cái gọi là tình hữu nghị Trung Quốc - Bắc Triều Tiên. Đó là một sự ngu xuẩn tuyệt đối ».
Trọng Nghĩa (RFI)
 

'Đức Giáo hoàng Benedict XVI khiêm tốn'

Tuyên bố thoái vị của Đức Giáo hoàng Benedict XVI tại Công nghị hồng y đoàn ở Vatican sáng thứ Hai (11/02) đã làm thế giới nói chung và người Công giáo nói riêng ngỡ ngàng.

Bất ngờ và sửng sốt vì đây là lần đầu tiên sau gần 600 năm kể từ khi Đức Giáo hoàng Gregory XII từ chức vào năm 1415, một vị giáo hoàng đương chức từ nhiệm.

Kinh ngạc và nếu không muốn nói là sốc vì không một ai – kể cả những người thân cận và cộng sự của Ngài tại Vatican – có thể đoán hay biết trước được quyết định hệ trọng này.

Trong lời đáp từ của mình sau khi Đức Giáo hoàng Benedict XVI đọc tuyên bố từ nhiệm, Đức Hồng y Angelo Sodano, niên trưởng Hồng y đoàn, nói cả giáo triều Roma sửng sốt trước quyết định ấy. Nó đã “vang lên trong Hội trường này như một tiếng sấm giữa trời thanh quang. Chúng con ngỡ ngàng khi nghe sứ điệp ấy, như thể không tin được”.

Vậy đâu là lý do Đức Thánh Cha Benedict XVI lấy một quyết ‘rất quan trọng’ không chỉ đối với cá nhân Ngài mà cả ‘đối với đời sống Giáo Hội’ như vậy?

‘Tuổi cao, không còn thích hợp’

"Sau nhiều lần xét mình trước mặt Thiên Chúa, tôi đã đi tới sự xác tín rằng sức lực của tôi, vì tuổi cao, không còn thích hợp để thi hành sứ vụ Giáo hoàng một cách thích đáng nữa."

Trong bản tuyên bố thoái vị của mình, Đức Thánh cha nói rằng “sau nhiều lần xét mình trước mặt Thiên Chúa, tôi đã đi tới sự xác tín rằng sức lực của tôi, vì tuổi cao, không còn thích hợp để thi hành sứ vụ Giáo hoàng một cách thích đáng nữa”.

Vì theo Ngài để chu toàn sứ vụ đó, đặc biệt trong một thế giới đầy chuyển biến và luôn bị dao động trước những vấn đề có ảnh hưởng lớn đối với đời sống đức tin, “cần có nghị lực cả thể xác lẫn tinh thần”.

Nhưng “nghị lực của tôi trong vài tháng qua đã xấu đi, đến mức mà tôi phải thừa nhận mình không có khả năng thi hành tốt sứ vụ được giao phó”.

Với một quyết định rõ ràng, khiêm tốn và được chính Ngài cầu nguyện, suy nghĩ nhiều như vậy, dù bất ngờ và ngạc nhiên, phản ứng chung của dư luận – trong đó có nhiều lãnh đạo thế giới và các tôn khác cũng như mọi thành phần khác nhau trong Giáo hội – đều tích cực. Xem ra ai cũng trân trọng đón nhận quyết định ấy và coi đó là một cử chỉ đầy can đảm.

Đúng vậy, có thể nói không có chức vụ nào đòi hỏi nhiều thời gian, sức lực, tâm trí như chức vị Giáo hoàng.

Trong thế giới nhiều biến động

Là người kế vị Thánh Phêrô, ngoài công việc quản trị Giáo hội, Đức Giáo hoàng có sứ vụ dẫn dắt, chăm lo đời sống tinh thần, thiêng liêng cho toàn Giáo hội. Đó không phải là một việc dễ dàng vì Giáo hội có đến hơn một tỷ người, lại thuộc nhiều nền văn hóa, đời sống chính trị, xã hội, kinh tế khác nhau.

Những thách đố mà người Công giáo Việt Nam đang phải đương đầu khác hẳn với những vấn nạn của những người tín hữu đang sống tại các nước châu Âu hay Nam Mỹ hoặc Phi châu.

Dù là một ‘quốc gia’ nhỏ, Vatican có quan hệ chính thức hay không chính thức với hầu hết các quốc gia, tổ chức quốc tế trên thế giới.

Việc đón tiếp, đối thoại với những nhà lãnh đạo khác nhau – từ tổng thống của một cường quốc dân chủ như Mỹ đến tổng bí thư của một đảng cộng sản như Việt Nam – đòi hỏi không chỉ thời gian, sức khỏe mà cần có sự am hiểu tình hình cụ thể của mỗi nước, mỗi hoàn cảnh.

Là lãnh đạo một tôn giáo lớn, vấn đề đối thoại với các tôn giáo khác cũng là một công việc quan trọng và đòi hỏi nhiều thiện chí và phải biết cân nhắc từng lời nói, cử chỉ nếu không sẽ tạo hiểu lầm, gây tranh cãi.
"Biết đâu quyết định hôm nay của Ngài sẽ tạo tiên đề để người kế nhiệm Ngài có những thay đổi hệ trọng giúp Giáo hội làm chứng và loan báo Tin Mừng một cách thích hợp hơn?"
Đoàn Xuân Lộc

Vì nhu cầu mục vụ, vì muốn đến gặp gỡ, nâng đỡ con cái mình ở khắp năm châu và cũng vì được mời gọi dấn thân, cộng tác với các quốc gia, tổ chức khác nhau trong việc kiến tạo một thế giới hòa bình, nhân ái hơn, người đứng đầu Giáo hội cũng phải có những chuyến công du xa, dài ngày. Với một người ở tuổi 85 đó không phải là một chuyện dễ dàng.

Được bầu lên ngôi Giáo hoàng ở tuổi 78 và trong hơn bảy năm vừa qua, Giáo hội phải đương đầu với nhiều thách thức và trước một thế giới nhiều biến động, phức tạp, có thể hơn ai hết Ngài nhận ra rằng ở tuổi 85, Ngài không còn đủ nghị lực để chu toàn sứ vụ được trao phó cho mình.

Hơn nữa, Ngài cũng là một người rất khiêm nhường, nhạy cảm và thực tế. Do đó, Ngài hiểu ra và dám thừa nhận những giới hạn do tuổi tác gây nên.

Một yếu tố khác ít hay nhiều tác động đến chọn lựa của Ngài là Ngài rất gần gũi với Đức Giáo hoàng Jean Paul II – người đã phải đối diện với nhiều khó khăn trong công việc mục vụ trong những năm cuối đời vì bệnh tật và tuổi tác. Và có thể vì không muốn mình và cả Giáo hội rơi vào trường hợp tương tự, Ngài đã quyết định từ nhiệm.

Một số người coi Ngài là một người bảo thủ. Nhưng việc Ngài quyết định thoái vị, chấm dứt một truyền thống đã có hàng trăm năm cho thấy Ngài không phải là một nhà lãnh đạo tôn giáo bảo thủ. Trái lại, Ngài là con người có đầu óc cải cách.

Biết đâu quyết định hôm nay của Ngài sẽ tạo tiên đề để người kế nhiệm Ngài có những thay đổi hệ trọng giúp Giáo hội làm chứng và loan báo Tin Mừng một cách thích hợp hơn?

Đã có chỉ dấu từ nhiệm?

Dù ngạc nhiên và không thể đoán trước được quyết định ngày hôm nay của Đức Giáo hoàng Benedict XVI. Nhưng nếu nhớ lại một số cử chỉ, hoạt động của Ngài trong thời gian qua, ít hay nhiều có thể thấy rằng quyết định ấy không phải hoàn toàn đến một cách bất ngờ.

Có không ít dấu chỉ cho thấy Ngài đã nghĩ tới cũng như chuẩn bị cho quyết định này từ trước.

Một bài viết của Dominique Greiner trên La Croix – một trong những tờ nhật báo lớn của Pháp – hôm 11/02 bình luận rằng, trong những tháng vừa qua Ngài đã cố gắng giải quyết dứt khoát những hồ sơ phức tạp – như vấn đề lạm dụng tính dục nơi một số linh mục – để giúp người kế nhiệm mình không còn phải bận tâm nhiều về những vấn đề đó.

Cũng theo bài viết này năm 2012, Ngài đã hai lần tấn phong hồng y và đây có thể là một dấu chỉ cho thấy Ngài đang chuẩn bị cho một mật nghị hồng y hay mật viện bầu Giáo hoàng.

"Người ta có thể từ chức trong một lúc thanh thản, hoặc khi không thể tiếp tục được nữa, chứ không thể tháo lui trong lúc nguy hiểm và nói ‘để cho người khác lo'"
Đức Giáo hoàng Benedict XVI

Trong cuộc phỏng vấn dành cho ký giả Peter Seewald người Đức năm 2010, khi được hỏi có bao giờ Đức Thánh Cha nghĩ đến việc từ chức hay không, Ngài đã trả lời rằng “khi có nguy hiểm thì không thể bỏ chạy, vì thế đây không phải là lúc từ chức [Ngài ám chỉ đến vấn đề lạm dụng tính dục và một hồ sơ phức tạp khác Giáo hội phải đương đầu lúc đó]. Chính trong lúc như thế cần phải đối diện và vượt thắng những khó khăn ấy”.

Vì theo Ngài, “người ta có thể từ chức trong một lúc thanh thản, hoặc khi không thể tiếp tục được nữa, chứ không thể tháo lui trong lúc nguy hiểm và nói ‘để cho người khác lo’”.

Điều đó cho thấy chuyện Ngài từ nhiệm là hoàn toàn có thể xảy ra, đặc biệt khi Ngài thấy không thể tiếp tục hay khi đã giải quyết xong những khó khăn Ngài phải đối diện.

Trong bài viết của mình Dominique Greiner cho rằng Ngài là một người tôi trung (serviteur fidèle) và luôn đón nhận sứ vụ của mình với một niềm tin tưởng phó thác tuyệt đối. Và cũng với niềm tin, phó thác ấy Ngài đã cảm nhận được rằng sứ vụ của mình nay đã hoàn tất và đây là lúc để Ngài thoái lui.

Một chi tiết đáng lưu ý khác là vào tháng Tư năm 2009, khi đến thăm L’Aquila sau trận động đất, Ngài đã đến cầu nguyện trước hài cốt của Thánh Celestine V – người được bầu làm Giáo hoàng vào năm 1294 khi ở tuổi 84 nhưng xin từ chức năm tháng sau đó vì cảm thấy mình không hợp với chức vụ ấy và sau đó sống cuộc sống ẩn dật, chiêm niệm, cầu nguyện.

Một cử chỉ gây chú ý lúc đó là việc ĐGH Benedict XVI đặt dây pallium mà Ngài mang trong ngày Ngài được tấn phong Giáo hoàng lên hòm chứa đựng di thể của Thánh Celestine V.

Vào tháng 7 năm 2010, nhân dịp kỷ niệm ngày sinh nhật của Thánh Celestine V, Ngài cũng đã đến thăm Sulmona, quê hương của thánh nhân.

Trong bài giảng hôm đó Ngài mời gọi giáo dân noi gương đời sống đơn sơ, khổ hạnh của Thánh Celestine V.

Những cử chỉ cho thấy Ngài rất mến mộ đời sống khiêm nhường, thánh thiện của Thánh Celestine V và cũng là dấu chỉ cho thấy Ngài muốn lấy một quyết định tương tự như người tiền nhiệm của mình đã làm cách đây hơn 600 năm.

Quan tâm tới Việt Nam

Cũng giống như Đức Giáo hoàng Jean Paul II, được biết Đức Giáo hoàng Benedict XVI cũng đã từng mong ước được đến thăm Việt Nam.

Và có thể nói trong thời Ngài làm Giáo hoàng, quan hệ giữa Vatican và nhà nước Việt Nam được cải thiện hơn.


Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa có chuyến viếng thăm Vatican và tiếp kiến Đức Giáo hoàng Benedict XVI trong tháng 1/2013

Ngài là vị giáo hoàng đầu tiên gặp một lãnh đạo cao cấp của chính quyền Cộng sản Việt Nam khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới thăm Vatican vào năm 2007.
Hai năm sau đó, Ngài tiếp Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ở Vatican và mới đây Ngài cũng đón tiếp Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Như vậy, trong hơn bảy năm tại vị, Ngài đã đón tiếp đến ba nhân vật chóp bu của chính quyền Việt Nam. Có thể nói hiếm có một quốc gia nào mà Ngài tiếp đón nhiều lãnh đạo cao cấp như vậy trong thời gian qua.

Dưới thời Ngài, Tòa Thánh cũng cố gắng – nếu không muốn nói là có chút nhân nhượng – để cải thiện quan hệ với chính quyền Việt Nam, tiến tới việc thiết lập quan hệ ngoại giao.

Nhưng với quyết định từ chức này, không chỉ Ngài không thể đến Việt Nam như mong ước mà những cố gắng, thiện chí nhằm nối quan hệ ngoại giao của Vatican trong những năm vừa qua cũng không trở thành hiện thực dưới triều đại của Ngài.

Có thể nói Vatican chưa đạt được những gì mong muốn trong những cố gắng cải thiện quan hệ với nhà nước Việt Nam.

Nhưng đối với chính quyền Việt Nam, chắc họ rất hài lòng về quan hệ với Vatican trong những năm vừa qua.

Không biết họ có hiểu trọn câu nói “một giáo dân tốt là một công dân tốt” – một lời nhắn nhủ đó của Đức Giáo hoàng Benedict XVI đối với giáo dân Việt Nam – nhưng xem ra câu nói ấy luôn được quan chức Việt Nam nhắc đến khi đề cập đến giáo dân Việt Nam hay quan hệ giữa Nhà nước và Giáo hội.

Được biết Đức Giáo hoàng Benedict XVI cũng đã có một cuộc gặp riêng với ông Nguyễn Phú Trọng khi phái đoàn của ông tới thăm Vatican.

Chưa biết Đức Giáo hoàng nói gì với ông trong lúc đó, nhưng là người đã trực tiếp trao đổi với Đức Giáo hoàng ít hay nhiều chắc ông cũng suy nghĩ về quyết định thoái vị của Ngài.

Qua việc Ngài khiêm tốn thừa nhận những giới hạn của mình và chấp nhận rút lui, bất chấp một thông lệ tồn tại đến 600 năm, vì cảm thấy mình không còn thích ứng cho sứ vụ được giao phải chăng Ngài cũng muốn gửi một thông điệp đến những ai ham quyền cố vị hãy biết suy nghĩ, nên xem lại vai trò của mình và từ chức khi nhận ra rằng mình không còn khả năng, không còn thích hợp để lãnh đạo (đất nước hay tổ chức của mình).

Bài viết thể hiện quan điểm và văn phong của tác giả, một trí thức Công giáo hiện làm nghiên cứu tại Viện Global Policy, London. 

Đoàn Xuân Lộc
Gửi cho BBC từ Global Policy Institute, London
(BBC)

Trung Quốc: Internet và triệu cánh san hô

Trang microblog trên Weibo của Wu Youngzheng, bố của Wu Ying, nữ doanh gia bị kết án gây quỹ lừa đảo
Mạng Internet đã trở thành công cụ để người Trung Quốc bày tỏ sự phản kháng


Một tác giả và phó giáo sư Đại học Bắc Kinh vừa có bài viết về tầm quan trọng của internet đối với việc huy động người dân Trung Quốc tham gia đòi những quyền căn bản của con người.

Phó Giáo sư Hồ Vĩnh (Hu Yong), tác giả cuốn Tạp âm trỗi dậy: Biểu đạt cá nhân và Công luận trong Thời đại Internet, đã có bài viết 'Internet và Vận động Xã hội ở Trung Quốc' trong cuốn sách vừa ra mắt năm nay.

Ông Hồ Vĩnh nói mạng toàn cầu có vai trò kết nối cũng như thúc đẩy các hành động tập thể trong môi trường tự do biểu đạt, lập hội và tụ họp bị hạn chế.

Tác giả dẫn lời nghệ sỹ Ngải Vị Vị nói rằng công dân mạng Trung Quốc đã tạo ra một "tổ chức phi chính phủ lớn nhất thế giới".

Ông Hồ Vĩnh viết: "Ngày hôm nay ở Trung Quốc chúng ta có thể nói rằng bất cứ ai có đường truyền Internet đều có tiếng nói trên mạng toàn cầu.
"Có tiếng nói tức là có khả năng xuất bản.

"Xuất bản trên Internet đồng nghĩa với kết nối với những người khác."

Trăm triệu blog

Các số liệu được dẫn ra trong bài viết cho thấy số người dùng mạng xã hội để chuyển tải thông điệp ở Trung Quốc, còn gọi là microblog, lên tới gần 250 triệu tính tới tháng 12/2011.

Tỷ lệ người sử dụng microblog là gần 50% người dùng internet và gần 40% người dùng điện thoại di động.

Vẫn số liệu tính tới tháng 12/2011 cho thấy số người có kết nối mạng toàn cầu ở Trung Quốc đã vượt quá con số 510 triệu và số người dùng di động lên tới 900 triệu, trong đó gần 360 di động nối mạng internet.

Ông Bấm Hồ Vĩnh nói chính quyền Trung Quốc ngày càng tăng cường kiểm soát internet nhưng tự do hội họp dù không trọn vẹn và văn hóa kháng nghị được internet hỗ trợ sẽ tiếp tục phát triển và ảnh hưởng tới nhiều mặt của xã hội.

Tác giả nói internet giúp những người phản kháng chia sẻ thông tin, huy động số đông tham gia và tăng sức ép mà các nhóm hành động có thể tạo ra đối với xã hội.

Giảm thiểu rủi ro

Về mặt chính thức, Quy định Khiếu nại của Trung Quốc có hiệu lực từ giữa năm 2005, buộc những người có khiếu nại chung phải cử đại diện gặp chính quyền và số đại diện không được vượt quá năm.

Chính quyền được cho là sợ sự hiện diện của số đông tạo ra tính khẩn trương và là điều mạo hiểm đối với chính quyền.

Trang microblog Weibo trên điện thoại di động
Người Trung Quốc xem Internet là môi trường ít rủi ro hơn để phản kháng

Đối với người dân, họ mong muốn điều ngược lại để khiếu nại của họ nhận được sự chú ý và có nhiều cơ hội để được giải quyết.

Nhưng một chiến dịch huy động xã hội thực sự sẽ tốn kém và rủi ro. Đây là lý do khiến nhiều người chọn internet làm kênh để gây sự chú ý.

Một ví dụ được đưa ra là vụ tự thiêu của ba người trong gia đình họ Trung ở Di Hoàng thuộc tỉnh Giang Tây hôm 10/9/2010 khi nhà của họ bị chính quyền phá bỏ.

Ảnh từ hiện trường ngay lập tức lan nhanh trong mạng xã hội.

Hôm 16 tháng Chín, hai phụ nữ trong gia đình họ Trung đi tới Bắc Kinh để cầu cứu nhưng bị chặn trên đường.

Họ phải trốn trong nhà vệ sinh ở sân bay Nam Xương và liên hệ với nhà báo Lưu Thường.

Nửa tiếng sau nhà báo này đưa tin nhắn lên mạng xã hội để công luận chú ý và một nhà báo khác, Đặng Phi, lập microblog với tên "tường thuật trực tiếp trận chiến tại toa-let nữ ở sân bay".

Microblog của Đặng Phi đã biến vụ phá hủy nhà và tự thiêu thành sự kiện công khai được nhiều người theo dõi.

'Toilet gate'

Một ngày sau khi hai nhà báo đưa tin trên mạng xã hội, con gái út của gia đình họ Trung, cô Trung Như Cửu, đang học trung học, tự lập ra microblog trên cả hai mạng Sina và Tencent để cập nhật trực tiếp tin tức.

Nhà báo Lưu Thường được ông Hồ Vĩnh dẫn lời nói:
"@zhongrujiu đã làm nên lịch sử. Vụ 'toilet gate' làm cho cô nhận ra sức mạnh to lớn của internet.
"Ngay cả khi truyền thông im lặng, Zhong Rujiu và gia đình đã tìm thấy cách để cung cấp thông tin ra thế giới."

"Giờ cô đã chọn internet thay vì khiếu nại trong làng.
"Hành động như thế này thay đổi hiện trang của nhiều nhà bảo vệ quyền [con người] ở Trung Quốc.

"Nhìn lại các vụ trong quá khứ chúng ta thấy rằng nhiều nạn nhân bị bỏ rơi khi các nhà báo [ban đầu] hào hứng dần dần bỏ đi.

"Nhưng lần này mọi chuyện đổi khác. Ngay cả khi truyền thông im lặng, Trung Như Cửu và gia đình đã tìm thấy cách để cung cấp thông tin ra thế giới.

"Nếu điều này tiếp diễn, có nhiều khả năng những oán thán của họ sẽ được giải quyết."

'Triệu cánh san hô'

Phó Giáo sư Hồ Vĩnh nói hầu hết các trường hợp phản kháng ở Trung Quốc là "phản kháng bình dân", hành động của những người dân đòi quyền lợi sát sườn.
Nó khác với "phản khác bất đồng" của những người có quan điểm khác với chế độ mà thường là sự phản kháng mang tính ý thức hệ và có tổ chức hơn.

Ông Hồ nhận xét nhiều người phản kháng ở Trung Quốc ý thức được quyền công dân của họ và cũng có chiến thuật khi đối phó với chính quyền.

Chẳng hạn trong cuộc phản kháng với hàng ngàn người tham gia ở Quảng Châu, người dân đã tuyên bố "tôi chỉ đại diện cho tôi" và "tôi không muốn ai đại diện cho tôi" khi chính quyền dùng loa yêu cầu người biểu tình cử đại diện đàm phán.
"Nhưng ta không thể xem thường các hành động phản kháng của những người nông dân khiêm nhường. Một số lượng lớn các hành động không đáng kể, giống như triệu cánh san hô, khi tích tụ cùng thời gian, sẽ tạo ra rặng san hô đủ lớn để làm mắc cạn hay thậm chí làm đắm con tàu nhà nước."

Tác giả nói Internet tạo "khả năng tổ chức mà không cần có tổ chức" cũng như thay đổi cách nghĩ của tập thể và tạo khuôn khổ cho những hành động tập thể.
Ông cũng nói mỗi một cuộc "phản kháng bình thường" không đáng kể nhưng tập hợp lại chúng đang dần tái lập các quyền con người từ lâu đã bị mất ở Trung Quốc.

Vị Phó Giáo sư cũng dẫn lời tác giả Quách Dư Hoa viết:

"Các cuộc phản kháng bắt nguồn từ các vấn đề thường nhật không cần tới tổ chức chính thức, lãnh đạo chính thức, không cần kiểm chứng, không có giới hạn về thời gian, không cần phương tiện và không cần biển bảng.

"Nhưng ta không thể xem thường các hành động phản kháng của những người nông dân khiêm nhường.

"Một số lượng lớn các hành động không đáng kể, giống như triệu cánh san hô, khi tích tụ cùng thời gian, sẽ tạo ra rặng san hô đủ lớn để làm mắc cạn hay thậm chí làm đắm con tàu nhà nước."

Tên tiếng Anh của cuốn 'Tạp âm trỗi dậy: Biểu đạt cá nhân và Công luận trong Thời đại Internet' là 'The Rising Cacophony: Personal Expression and Public Discussion in the Internet Age' và bài viết 'Internet và Vận động Xã hội ở Trung Quốc' có tên 'The Internet and Social Mobilization in China' nằm trong cuốn 'Frontiers in New Media Research'. Bài viết do Nguyễn Hùng tổng hợp.
(BBC)

Hoa Kỳ: 'Hoàng Sa không có dầu khí'

(cho nên thằng bạn vàng không thể thỏa mãn và phải xơi bằng được cả Biển Đông - cho sói gửi chân, hậu quả nhãn tiền)


Bản đồ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam

Khu vực biển quần đảo Hoàng Sa “chưa cho thấy có khám phá dầu mỏ, khí và cũng chưa thấy có dấu hiệu tài nguyên dự trữ nào”, theo báo cáo đầu năm 2013 của Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA).

Báo cáo cũng viết, “các bằng chứng cho thấy phần lớn tài nguyên tập trung ở bãi Cỏ Rong phía Đông Bắc quần đảo Trường Sa”, khu vực mà cả Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam cùng tuyên bố chủ quyền.

Chứng cứ địa chất cho thấy khu vực quần đảo Hoàng Sa “cũng không có tiềm năng rõ ràng nào về khí hydrocarbon”.

Theo đánh giá của EIA, tài nguyên ở khu vực quanh quần đảo Trường Sa hiện đang có gần 11 tỷ thùng dầu, 580 nghìn tỷ mét khối khí tự nhiên, và chưa khám phá thấy có dự trữ dầu mỏ.

“Tuy nhiên, quần đảo Trường Sa có thể chứa lượng lớn khí hydrocarbon chưa được khai thác.”

Báo cáo cũng có đoạn phân tích cụ thể về nhu cầu và tình hình khai thác dầu hiện nay của Việt Nam và Trung Quốc ở biển Đông và các vùng chồng lấn chủ quyền.

“Nhu cầu nhập khẩu dầu của Trung Quốc tăng nhanh kỷ lục trong mấy năm gần đây. Tính đến tháng 05/2012, Trung Quốc nhập 6 triệu thùng dầu mỗi ngày.”

EIA dự đoán, trong năm 2013, nhu cầu nhập khẩu dầu của Việt Nam sẽ tăng lên mức 400.000 thùng dầu mỗi ngày.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang nỗ lực cân bằng cung-cầu bằng cách đẩy mạnh giao hợp đồng khai thác cho các hãng nước ngoài kết hợp với công ty PetroVietnam của nhà nước.


Bản đồ các lô dầu khí vùng phía Nam Trường Sa

Tranh chấp tài nguyên

Báo cáo của EIA nhận xét, “các công ty khai thác dầu và khí của quốc gia này thì lại bị từ chối, phản đối bởi quốc gia kia do trong khu vực tranh chấp”.

Hiện nay Trung Quốc bắt đầu đẩy mạnh khai thác tài nguyên ở khu vực biển nước sâu, và ba công ty quốc gia phụ trách khai thác dầu khí ở biển Đông là CNOOC, Sinopec và CNPC.

Năm 2010, CNOOC mời thầu 13 lô khai thác dầu, năm 2011 lại mời 19 lô và gần đây nhất, năm 2012 mời thầu 9 lô dầu khí, và bị Việt Nam nhiều lần phản đối do nhiều lô thuộc khu vực thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Hai khu vực Việt Nam khai thác dầu khí chủ yếu là ở bồn Cửu Long, Bạch Hổ và Nam Côn Sơn thuộc biển Đông và Vịnh Thái Lan.

Tuy nhiên, các khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam hiện chưa được khám phá và khai thác hết, và cẫn có tiềm năng cho các công ty tới khám phá mỏ khai thác khí, dầu; Việt Nam đứng thứ ba ở châu Á Thái Bình Dương về trữ lượng dầu, chỉ sau Trung Quốc đầu bảng và Ấn Độ ở vị trí thứ hai.

Nếu báo cáo của EIA là chính xác, Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan đang tranh chấp một khu đảo chưa phát hiện ra tài nguyên.

Năm 1974, quần đảo Hoàng Sa (còn gọi là Tây Sa trong tiếng Trung) bị Trung Quốc đánh chiếm từ Việt Nam Cộng Hòa và đến cuối năm 2011 thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam hiện nay tuyên bố sẽ thương thuyết để đòi hỏi chủ quyền quần đảo này.

(BBC)

TQ cho công ty dầu Nga vay 30 tỷ USD


Rosneft là tập đoàn dầu khí do Kremlin kiểm soát

Tập đoàn dầu khí Rosneft của Nga sẽ vay 30 tỷ đô la từ Trung Quốc để đổi lấy quyền cung ứng dầu cho Bắc Kinh trong một hợp đồng khổng lồ.

Dự án này, theo Reuters hôm 13/2/2013, sẽ biến Trung Quốc thành “khách hàng mua dầu lớn nhất của Nga” và chuyển hướng cung ứng từ Nga sang châu Á, thay cho châu Âu như hiện nay.

Được biết Rosneft đã đối thoại với công ty CNPC của nhà nước Trung Quốc về khoản vay.

Một thập niên trước, Rosneft và công ty đường ống Transneft của Nga đã vay 25 tỷ đôla cũng từ CNPC để giúp họ mua lại tài sản của tập đoàn Yukos.

Lần này, Rosneft muốn vay tiền để đủ ngân khoản cần thiết là 55 tỷ đôla nhằm mua đứt lại tập đoàn TNK-BP để chiếm vị trí nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới trong số các công ty lên sàn chứng khoán.

Rosneft, do Điện Kremlin kiểm soát sẽ xem xét việc tăng lên gấp đôi lượng cung ứng cho Trung Quốc.

Theo Reuters, cả Rosneft và CNPC đều từ chối không bình luận.

Vươn ra toàn cầu

Không chỉ có những khoản tiền lớn để cho vay, tập đoàn dầu khí nhà nước Trung Quốc (CNPC) còn liên tục bành trướng ra nước ngoài.


CNCP đã tung ra nhiều khoản đầu tư mua tài sản ở nước ngoài

Trang Caixin ở Trung Quốc cho hay trong một bài hồi tháng 1/2013 rằng CNPC vừa công bố hai dự án mua cổ phần lớn để tăng độ lan tỏa đầu tư toàn cầu.

Cuối tháng 12/2012, CNPC nói họ sẽ mua 10,2% cổ phần của một dự án khí tại Úc, với giá 1,63 tỷ USD từ công ty BHP Billiton.

Sau đó không lâu, CNPC nói họ đã liên kết với nhà sản xuất khí Encana Corp. của Canada.

Phía Trung Quốc trả gần 2,2 tỷ USD cho 49,9% cổ phần trong dự án chung với Encana ở vùng British Columbia.

Theo Caixin, hai hợp đồng này giúp đưa các khoản mua của CNPC trong năm 2012 ở nước ngoài lên 34 tỷ USD.

CNPC không phải là công ty dầu khí duy nhất của Trung Quốc vươn ra nước ngoài mạnh mẽ.

Tập đoàn dầu khí nhà nước khác của Trung Quốc, CNOOC hôm cuối năm 2012 đã giành được giấy phép từ chính phủ Canada để mua lại công ty Nexen, trong thương vụ trị giá 15,1 tỉ USD.

(BBC)
 

Kêu gọi trả tự do cho các cây viết mạng

Blogger Điếu Cày
Blogger Điếu Cày là một trong những người được nhắc tới trong báo cáo 42 trang

Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam vừa đưa ra danh sách 32 công dân mạng bị tạm giữ hay tù đày và kêu gọi thả họ vô điều kiện.

Ủy ban này, vốn là thành viên của Hiệp hội Quyền con Người Quốc tế, nói án tù cho những người dùng mạng internet để bảy tỏ chính kiến ở mức từ hai tới 16 năm tù giam.

Họ nói chỉ riêng từ tháng 1/2012 tới tháng 1/2013, 22 blogger và công dân mạng đã bị kết án tổng cộng 133 năm tù và 65 năm quản chế.

Đặc biệt trong phiên tòa hôm 9/1/2013, 13 người đã bị kết án cả thảy hơn 100 năm "chỉ vì thực hiện [quyền] tự do biểu đạt một cách hòa bình".

Chủ tịch Ủy ban, ông Võ Văn Ái, nói với BBC rằng báo cáo được đưa ra vào lúc sự trấn áp các công dân mạng lên cao và trước khi có phiên họp về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc ở Geneva tới đây.

Trong báo cáo hơn 40 trang mang tên 'Blogger và công dân mạng bị giam giữ: Hạn chế tự do Internet ở Việt Nam', Ủy ban nói Việt Nam đã không tôn trọng cam kết họ đưa ra với cộng đồng quốc tế về đảm bảo tự do ngôn luận cho công dân của chính mình.

Mặc dù Hà Nội luôn nói rằng họ chỉ bắt những người vi phạm luật pháp, Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam dẫn tuyên bố của Nhóm Làm việc Liên Hiệp Quốc về Giam giữ Võ đoán hồi tháng Tám năm 2012 nói 'ngay cả khi việc giam giữ phù hợp với luật lệ quốc gia, Nhóm Làm việc phải đảm bảo rằng nó cũng phù hợp với các điều khoản có liên quan của luật quốc tế".

'Án tù nghiệt ngã'

Ủy ban nhắc lại rằng hồi năm 2009 Việt Nam đã chấp nhận khuyến cáo của Liên Hiệp Quốc về chuyện các thành viên cần "hoàn toàn đảm bảo quyền nhận, tìm kiếm và phát tán thông tin và ý tưởng phù hợp với điều 19 của Công ước Quốc tế về Quyền Chính trị và Dân sự."

Mặc dù vậy báo cáo vừa ra dẫn lời Cao ủy trưởng phụ trách nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, Navi Pillay nói hôm 25/9/2012 theo sau bản án tổng cộng 26 năm tù và 13 năm quản chế cho các blogger Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải và Điếu Cày:

"[C]ác án tù nghiệt ngã đối với các blogger minh chứng cho sự hạn chế tự do nghiêm trọng ở Việt Nam."

"[C]ác án tù nghiệt ngã đối với các blogger minh chứng cho sự hạn chế tự do nghiêm trọng ở Việt Nam."
Cao ủy trưởng phụ trách nhân quyền của Liên Hiệp Quốc Navi Pillay

Blogger Điếu Cày, người bị mức án 12 năm tù giam và năm năm quản chế, cũng từng được Tổng thống Barack Obama nhắc tới khi nói về tự do ngôn luận.

Trong danh sách 32 blogger và công dân mạng mà Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam đưa ra có một số tên tuổi ít được nhắc tới như Lô Thanh Thảo, người bị bắt ở Sài Gòn khi phỏng vấn nông dân biểu tình qua Skype hồi năm 2012 hay Kỹ sư Nguyễn Trung Lĩnh, tác giả của một số bài báo kêu gọi đa đảng bị bắt ở Hà Nội hồi năm 2011.

Ủy ban cũng kêu gọi các quốc gia và tổ chức quốc tế tăng sức ép đối với Việt Nam và coi cải thiện nhân quyền là điều kiện để có quan hệ gần gũi hơn.

Theo báo cáo, số người dùng internet ở Việt Nam đã tăng đột biến từ hai triệu hồi năm 2000 tới 31 triệu ở mức hiện nay.

Mặc dù Việt Nam khuyến khích sử dụng internet để phát triển kinh tế nhưng chính quyền cũng tăng cường trấn áp các nhà bất đồng chính kiến sử dụng mạng toàn cầu để nói lên tiếng nói của họ, Ủy ban nói.

(BBC)

Phương Bích - "Ðòi cho bằng được tự do, công bằng, quyền căn bản của con người không thể xem là một cái tội"

Phương Bích
Gần như cả đời, tôi chỉ được đọc sách báo “cách mạng” phát hành. Có lần, ông trưởng phòng cũ của tôi trích dẫn lời một tổng thống Mỹ nói: “Chủ nghĩa cộng sản là một quái thai của thế kỷ 20”, tôi đã bĩu môi bĩu mỏ, bảo: không nghe cái luận điệu hằn học của “bọn tư bản”!
Bây giờ phần nào hiểu, mình u mê một cách khủng khiếp và ...lâu đến thế. Nói ra thật xấu hổ, cuối năm 2011, tôi mới biết đến facebook. Ở đó, người ta dẫn cho mình biết rất nhiều thông tin, thứ không bao giờ có thể tìm thấy trên phương tiện truyền thông nhà nước. Sự thật về “Cách mạng văn hóa” ở Trung Quốc, và phiên bản của nó là “Cải cách ruộng đất” ở Việt Nam thì nhiều người nghe và đọc. Nhưng biết đến đâu lại là chuyện khác.
Sau “Chuyện làng Cuội” đến “Đêm giữa ban ngày”, gần đây, tôi mới đọc thông tin về cuộc nổi dậy của nông dân ở Quỳnh Lưu – Nghệ An năm 1956. Hỏi một số người lớn tuổi, hầu như chả ai biết tý gì về sự kiện này. Còn lớp trẻ xứ Nghệ nói, “dân Nghệ An ngày nay không thấy nhắc đến biến cố này. Không ngờ thời đó, dân Quỳnh Lưu quật cường thế”. Người khác lại bảo: “Chưa có nhiều người biết về giai đoạn lịch sử bi hùng này của dân miền Trung nói chung, Nghệ An nói riêng”.
Kinh thật! Ngần ấy năm, sự kiện bi thương cùng số phận của biết bao nhiêu người Việt Nam, qua bao nhiêu thế hệ gần như đã bị quên lãng ngay trên mảnh đất đó, nói gì đến con người ở những miền đất khác? Và đó chỉ là một trong vô vàn sự thật khác không được mấy người biết tới.
Trong suy nghĩ của tôi không còn là sự nghi ngờ nữa. Cái mà giờ đây tôi không tin, chính là những thứ đã nhồi nhét vào đầu tôi suốt mấy chục năm qua. Giống như một khối ung thư, cái gì cố giấu diếm thì một ngày nào đó cũng sẽ vỡ toác ra thôi.
Nhưng từ việc không tin, đến việc nói ra để phản đối là hai chuyện có khoảng cách khá xa nhau. Trước đây, khái niệm tù luôn đi với tội. Khi đã biết nhiều người bị kết án tù chỉ vì họ lên tiếng phản đối chế độ, thì tôi mới hiểu câu nói: "Ðòi cho bằng được tự do, công bằng, quyền căn bản của con người không thể xem là một cái tội"
Tôi không được vinh dự biết đến những con người mà dưới mắt chính quyền họ là những tội đồ, nhưng trong con mắt của nhiều người khác (trong đó có tôi) thì họ là những con người cấp tiến. Họ đã không chịu khom lưng quỳ gối, sẵn sàng đánh đổi tự do của mình cho một tương lai tươi đẹp hơn cho nhiều người. Trong số họ, có người vẫn trong ngục tù, có người đã mãn hạn, và tôi luôn dành cho họ một sự cảm phục, mến thương.
Trong ngày đầu xuân năm nay, khi được rủ đi thăm một người tù có cái tên khá quen thuộc trên mạng – Phạm Văn Trội, tôi bỏ qua được sự e ngại không phải từ phía chính quyền để đến với họ, mà vì họ là một trong những người tù khá nổi tiếng, vì đã dám lên tiếng đấu tranh từ cách đây nhiều năm.
Thật may mắn là chúng tôi được gặp cả vợ chồng luật sư Nguyễn Văn Đài, người cũng đã mãn hạn tù gần hai năm trước. Trong khi những người đàn ông nói chuyện với nhau, tôi xúc động nhìn những người vợ trẻ của họ, cảm nhận được sự kiên cường của họ trong lúc chuyện trò. Cho dù họ rất cứng cỏi, nhưng tôi cứ mườn tượng về những ngày tháng vất vả, cô quạnh của họ trong suốt thời gian chồng họ bị bắt giam. Một người ví họ như người đàn bà trong chinh phụ ngâm, vò võ chờ chồng nơi chiến địa. Tuy sự so sánh này không hoàn toàn chính xác, và không chỉ là vò võ chờ chồng mà họ còn phải chịu bao nhiêu cực khổ khác không sao đong đếm được.
Thời gian trôi nhanh trong buổi chiều mùa đông. Câu chuyện của những người cựu tù dù không mới nhưng vẫn gây một cảm giác buồn, nặng nề và phẫn uất. Bà mẹ của Trội đi chúc tết hàng xóm về, cũng ngồi xuống chiếu nói chuyện với chúng tôi. Nghe bà kể chuyện, tôi thích lắm. Có vẻ như với những người tù chính trị như Phạm Văn Trội, Nguyễn Văn Đài luôn được sự đồng thuận từ những người mẹ, người vợ. Đơn giản vì những gì họ làm là lẽ phải mà thôi.
Thêm một điều thú vị là chúng tôi gặp cả thày giào Đỗ Việt Khoa cũng đến chơi nhà Phạm Văn Trội. Tôi thực sự không muốn dùng từ "Người đương thời" để chỉ thày, nhưng cũng cảm phục thày không kém vì những gì thày đã dũng cảm lên tiếng, tố cáo những sai phạm trong ngành giáo dục. Chỉ tiếc rằng những người như thày Khoa còn quá ít, và cuộc đấu tranh của các thày quá đơn độc.
Rời nhà Phạm Văn Trội khi trời đã tối. Mấy tiếng đồng hồ mà dường như chưa nói với nhau được bao nhiêu. Lưu luyến chia tay với lời hẹn gặp lại, chúng tôi tiếp tục đến điểm tiếp theo là gia đình Lê Thị Công Nhân.
Tương tự như mẹ của Phạm Văn Trội, mẹ của Lê Thị Công Nhân rất ủng hộ con. Bà cũng kiên cường không kém gì cô con gái. Bà say sưa kể về những ngày tháng bị chính quyền o ép, theo dõi, gây khó dễ đủ bề trong thời gian Nhân bị giam giữ. Dù những người tù có bị đày đọa về thể xác và tinh thần trong tù ghê gớm đến đâu, nhưng có lẽ, người tôi thương và cảm phục nhất chính là những người vợ, người mẹ. Mượn lời của một facebooker “Hậu phương có vững chắc thì tiền tuyến mới chiến thắng được”
***
Chiều 30 tết, ngồi ăn cùng bố, phát hiện ra bố "giác ngộ" hơn tôi tưởng. Chính bố mào đầu câu chuyện, về việc bố nghe tay đại tá nào đó nói trên đài về vai trò lãnh đạo cần thiết của đảng. Bố bảo đúng là kiểu nói cùn, nói lấy được. Một mình nó một diễn đàn, ai nghe hay không "mặc mẹ" mày. Chứ cứ thử đăng đàn đối thoại xem, nó chả chết liền tại trận. Kiểu này đúng là nó nói một mình nó nghe, ngứa tai không chịu được.
Bố còn nói một tay phó thủ tướng Trung Quốc, từng nói về sự tồn tại của mặt trận tổ quốc. Bảo rằng đó là một nơi để dùng để trang trí cho dân chủ, toàn những kẻ hết hơi, bảo sao nghe vậy, không được tích sự gì mà chỉ tốn tiền nuôi báo cô. Đấy! Cỡ phó thủ tướng Trung Quốc mà nó còn nói thế...
Nhân thể, tôi hỏi, vậy các nhân sĩ trí thức đang kiến nghị sửa đổi Hiến pháp đấy, bố có đồng ý ký không? Bố bảo đồng ý 3 điểm:
1/   Sửa đổi điều 4, bác bỏ vai trò lãnh đạo đất nước của đảng (ủng hộ có 3 đảng cạnh tranh và kiểm soát lẫn nhau như đảng Xã hôi, đảng Dân chủ, chứ không thể độc đảng Cộng sản như hiện nay được)
2/   Quân đội phải trung thành với Tổ quốc và Nhân dân (không phải trung thành với đảng)
3/   Sở hữu đất đai phải là đa thành phần, trong đó có tư nhân.
Thoạt đầu bố còn băn khoăn về điểm thứ 3- luật đất đai. Tôi giải thích, nếu không có sở hữu tư nhân, người ta sẽ lợi dụng danh nghĩa nhà nước để thu hồi đất của người này giao cho người khác, thế thì khác gì ăn cướp? Chính vì thế mà bao nhiêu năm nay, các công ty này nọ núp bóng chính quyền để phá nhà, cướp đất của người dân, khiến cho họ đi khiếu kiện hết năm này qua năm khác như thế đấy. Bố gật gù bảo, vậy con đăng ký cho bố.
Sáng mồng một tết, tôi gửi emai đăng ký cho bố ký tên vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp rồi thông báo cho bố, bố có vẻ phấn khởi lắm. Bố bảo bố sẵn sàng tranh luận với bất cứ ai muốn đến “thuyết phục” bố.
Vâng! Cứ thử xem.
Phương Bích
(Blog Phương Bích)
 

Chiến tranh lạnh mới đang đe dọa châu Á

"Một cuộc chiến tranh lạnh mới đang đe dọa châu Á" là tựa đề bài viết trên báo Les Echos số ra hôm nay. Sự cố tàu hải giám Trung Quốc chiếu ra-đa dẫn tên lửa vào tàu tuần tra Nhật Bản hôm 30/01/2013 cho thấy căng thẳng gia tăng trong khu vực Bắc Á. Theo tờ báo, chính các hành động khiêu khích của Bắc Kinh đã đẩy khu vực Bắc Á và Đông Nam Á vào một cuộc chiến tranh lạnh mới, đe dọa an ninh toàn bộ khu vực.
Đầu tiên hết, bài viết nhắc lại sự cố xảy ra vào lúc 10 giờ sáng ngày 30/01/2013 vừa qua. Hôm đó, đội tàu hải giám của Trung Quốc đã đi vào gần khu vực quần đảo đang tranh chấp Điếu Ngư/ Senkaku và đã chiếu ra-đa dẫn tên lửa vào chiếc tàu tuần tra Nhật Bản. Sau nhiều phút trôi qua, cuối cùng thì quân đội Trung Quốc đã tắt thiết bị định vị và từ bỏ ý định bắn tên lửa. Les Echos nhận định đây quả là một hành động nguy hiểm, có thể đẩy thế giới đến một vụ xung đột mới.
Ngay sau khi vụ việc xảy ra, Tokyo đã lên án hành động trên là « một sự khiêu khích » với « các hậu quả khôn lường ». Về phần mình, Bắc Kinh « trơ trẽn » phủ nhận hoàn toàn trước khi đổ tội Tokyo là muốn bôi nhọ hình ảnh Trung Quốc. Washington, một mặt, xác nhận có đụng độ giữa đôi bên. Mặt khác, kêu gọi cả hai quốc gia nên giữ bình tĩnh.

Tàu tuần duyên Nhật và tàu hải giám 51 của Trung Quốc trong vùng biển Senkaku/Điếu Ngư (Reuters)
Tàu tuần duyên Nhật và tàu hải giám 51 của Trung Quốc trong vùng biển Senkaku/Điếu Ngư (Reuters)
Theo nhận định của Les Echos, kể từ khi cả hai cường quốc châu Á thay đổi ban lãnh đạo đất nước, mối quan hệ song phương có vẻ như đã lắng dịu trở lại trong tháng giêng vừa qua. Thế nhưng, sự cố mới xảy ra lần này chứng tỏ là gia tăng căng thẳng tại châu Á không hề suy suyển. Và đây cũng là nơi có thể phát động cuộc chiến tranh lạnh giữa ba cường quốc kinh tế hàng đầu trên thế giới.
Les Echos viết rằng từ lâu các vụ tranh chấp biển đảo giống như ngọn núi lửa đang ngủ yên. Thế mà, chính cái thói « yêng hùng » của Trung Quốc đã đánh thức nó dậy. Bắc Kinh giờ đây đã cảm thấy đủ mạnh về kinh tế và quân sự để áp đặt tầm ảnh hưởng của mình trên toàn bộ khu vực vốn do Mỹ ngự trị kể từ sau khi kết thúc Thế chiến thứ 2.
Lo ngại cho tình hình trong khu vực xuống cấp trầm trọng, ngoài các đồng minh quân sự như thường lệ là Nhật Bản và Philippines, Hoa Kỳ đã mở rộng thêm đối tác với Việt Nam. Ngoài mặt, Washington vẫn lên tiếng phủ nhận « chiến lược bao vây » Bắc Kinh. Trên thực tế, Nhà Trắng cho tái triển khai hạm đội quan trọng trong khu vực. Đồng thời, Mỹ liên tục gia tăng các quan hệ đối tác với tất cả các nước nào trong khu vực cảm thấy bị Trung Quốc đe dọa.
Về phần Nhật Bản, kể từ khi trở lại nắm quyền vào tháng 12 năm rồi, thủ tướng Shinzo Abe, đại diện của phe tả theo đường lối cứng rắn đã tỏ ra quyết không nhún nhường trước các hành động gây hấn của Trung Quốc. Đối với Hàn Quốc, ông thực hiện chính sách hòa dịu trong một vụ tranh chấp lãnh thổ khác. Song song đó, thủ tướng Nhật tuyên bố tăng cường khả năng tự vệ của quần đảo và tìm cách liên kết với các nước trong khu vực Đông Nam Á nhằm tạo ra một mạng lưới đoàn kết chống Trung Quốc.
Theo nhận định của bài viết, rõ ràng sự lo sợ không chỉ tồn tại ở khu vực Bắc Á. Nhiều nước khác trong khu vực bắt đầu thấy khó chịu trước các hành vi khiêu khích liên tục của cường quốc kinh tế hàng đầu châu Á. Nhất là kiểu sách lược « sự đã rồi » của Trung Quốc tại vùng Biển Đông.
Như nhận thức được mối đe dọa từ Bắc Kinh, lần lượt các nước trong khu vực như Philippines, Việt Nam, Malaysia và Bru-nây đã tái vũ trang quân đội. Đồng thời, ý định hình thành một mặt trận chung tại Đông Nam Á cũng ngày càng rõ nét, để đối phó với kẻ luôn tự hào với học thuyết « trỗi dậy hòa bình », nhưng trên thực tế là một sự ương ngạnh đáng lo ngại.
Thế thì, trong bối cảnh đó, « hành động leo thang này sẽ còn đi đến đâu ? », tờ báo tự hỏi. Theo đánh giá của đa số các chuyên gia, là không một quốc gia nào sẽ trục được lợi nếu bùng nổ xung đột vũ trang trong khu vực, nơi diễn ra một nửa các hoạt động giao dịch thương mại của thế giới. Tuy nhiên, họ cũng nhìn nhận rằng căng thẳng có thể đang được khơi sâu thêm.
Trung Quốc vẫn tiếp tục củng cố sức mạnh của mình trong khu vực, khi cá cược rằng sự suy yếu của quân đội Mỹ là điều tất yếu. Do đó, Trung Quốc vẫn cứ ngang nhiên đi theo sứ mệnh cường quốc khu vực. Chính vì ý niệm đó, Bắc Kinh có nguy cơ khiến cho giới quân sự, những kẻ hiếu chiến nhất có những hành động nguy hiểm bất đắc dĩ. Và như vậy, một phát tên lửa bắn ra không phải lúc vào một chiến hạm Nhật Bản, Việt Nam hay Philippines là điều không thể nào tránh khỏi được.
Bình Nhưỡng thách thức thế giới với vụ thử hạt nhân thứ ba
Cũng tại khu vực Bắc Á, sự kiện Bắc Triều Tiên thực hiện thành công vụ thử hạt nhân thứ ba chiếm hầu hết các trang báo Pháp số ra hôm nay. Các báo đều có chung nhận định là ngoài việc cộng đồng quốc tế có phản ứng gay gắt, hành động trên của Bắc Triều Tiên chủ yếu muốn gởi đến thông điệp thách thức Hoa Kỳ và các đồng minh. Riêng về thái độ của Bắc Kinh, đồng minh lâu đời của Bình Nhưỡng, có lẽ vụ thử trên đang đặt Trung Quốc vào một thế khó xử.
Hầu hết tất cả các báo Pháp đều có bài viết nhận định về việc Bắc Triều Tiên đã thực hiện thành công vụ thử thứ ba. Les Echos cho là « do được Bắc Kinh bảo vệ, Bắc Triều Tiên chơi với bom nguyên tử ». Nhật báo cộng sản l’Humanité lên tiếng cảnh báo « Tình trạng báo động sau vụ thử hạt nhân của Bắc Triều Tiên ».
Đối với tờ báo, sau vụ thử này, lần đầu tiên Bắc Kinh buộc phải làm việc với Hoa Kỳ để trừng phạt Bình Nhưỡng. Còn nhật báo La Croix với bài viết nhận định « Bắc Triều Tiên khiêu khích thế giới với bom hạt nhân », nhận định rằng sự kiện trên chỉ nhằm mục đích khẳng định vai trò cường quốc hạt nhân, đồng thời nhằm xác quyết quyền uy và tính hợp pháp của nhà lãnh đạo trẻ ở trong nước.
Về điểm này, báo Le Figaro có cùng chung quan điểm với nhật báo La Croix. Trong bài viết đề tựa « Kim Jong-un thách thức Hoa Kỳ bằng bom nguyên tử », tờ báo cho rằng hành động chọc tức trên chỉ nhằm mục tiêu duy nhất là buộc Mỹ phải tiến hành các đàm phán cấp cao, đi đến việc đảm bảo an ninh cho quốc gia này .
Theo phân tích của một vị giáo sư thuộc trường Đại học Yonsei tại Seoul, thì Bình Nhưỡng muốn được thế giới công nhận như là một cường quốc hạt nhân. Đối với họ, không có chuyện đàm phán về giải trừ hạt nhân. Họ chỉ muốn đàm phán ngang hàng với các cường quốc nguyên tử khác về kiểm soát vũ khí hạt nhân.
Theo Le Figaro thì rõ ràng « chiến lược kiên nhẫn” của tổng thống Mỹ Obama đã thất bại. Còn đối với Hàn Quốc, đây là một lời đe dọa gởi đến nữ tổng thống tân cử Park Geun-Hye, sẽ tuyên thệ nhậm chức vào ngày 25/2 sắp đến. Nếu nhìn theo góc độ nội bộ, vụ thử trên đi theo một trình tự lô-gích hợp lý, đó là nhà lãnh đạo trẻ đang củng cố quyền lực sau một năm lên nắm quyền.
Bình Nhưỡng làm chủ công nghệ hạt nhân ?
Đối với báo Le Monde, ngoài việc cả thế giới « đồng loạt lên án sau vụ thử hạt nhân mới của Bình Nhưỡng », tờ báo đặt nghi vấn về công nghệ mà Bắc Triều Tiên đã sử dụng cho lần thử này. Theo bài viết, cho đến giờ điểm tối duy nhất mà cả thế giới vẫn chưa thể nào xác định được là nguồn gốc của nguyên liệu được sử dụng. Có hai khả năng được giới tình báo phương Tây đặt ra. Thứ nhất, nếu đầu đạn mang chất plutonium, với vụ thử lần này, có lẽ Bắc Triều Tiên đã vét cạn nguồn dự trữ (được ước tính trong khoảng từ 24 đến 40 kilo tấn).
Khả năng thứ hai nếu là chất uranium, điều đó tiết lộ cho thấy ngoài khả năng đã làm chủ được công nghệ lamg giàu chất uranium, Bình Nhưỡng đang phổ biến công nghệ hạt nhân của mình, mở rộng cánh cửa cho thị trường phổ biến vũ khí hạt nhân.
Tờ báo nhắc lại rằng vào tháng 11 năm 2010, ông Siegfried Hacker, một chuyên gia Mỹ về hạt nhân thuộc Đại học Standford Hoa Kỹ đã phải « hãi hùng » thốt lên về tính chất « cực kỳ hiện đại của các lò hạt nhân » khi ông này được mời tham quan khu phức hợp nguyên tử Yongbyon. Cũng theo vị chuyên gia này, ngoài khu phức hợp đó, ông còn nghi ngờ rằng tại Bắc Triều Tiên còn có nhiều cơ sở làm giàu chất uranium khác mà các vệ tinh khó có thể phát hiện ra được. Một số chuyên gia Mỹ còn nhận định rằng thế giới đã đánh giá quá thấp khả năng làm chủ công nghệ hạt nhân của quốc gia khép kín nhất thế giới.
Bên cạnh đó, báo Le Monde còn nhận định rằng, « bị dồn vào chân tường », các nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên dường như nghĩ rằng việc phô bày khả năng công nghệ hạt nhân sẽ đặt họ vào một vị thế tốt hơn trên bàn đàm phán.
Như vậy, để có được sự đe dọa đó, Bắc Triều Tiên phải làm chủ được công nghệ tiểu hóa đầu đạn để có thể đặt trên tên lửa. Hoa Kỳ đã từng bất ngờ với vụ phóng hỏa tiễn vào tháng 12/2011, có công nghệ tương tự như là một tên lửa đạn đạo, nhưng lại không hề nghĩ đến khả năng tiểu hóa các đầu đạn.
« Bố già » Trung Quốc khó xử
Dĩ nhiên là Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc sẽ phải đưa ra các biện pháp trừng phạt mới. Thế nhưng, theo lập luận của các báo Pháp, thì sự trừng phạt mới chỉ có hiệu quả khi có sự tham gia tích cực của Bắc Kinh, một điều mà cả thế giới đánh giá là khó có thể đạt được.
Libération trong bài viết đề tựa « Bắc Triều Tiên thử hạt nhân : cả thế giới bị thổi bay », cho rằng ít có khả năng Trung Quốc thay đổi lập trường chính trị. Trong thực tế, Bắc Kinh vẫn muốn duy trì hiện trạng đang có trên bán đảo Triều Tiên. Người anh cả cộng sản e sợ rằng sự sụp đổ của triều đại họ Kim có thể sẽ dẫn đến sự hợp nhất hai miền Bắc – Nam và như vậy, sẽ tạo cơ hội cho Mỹ triển khai quân ngay sát biên giới Trung – Triều. Thế nhưng, chính quyền bắc Kinh cũng không muốn rằng các hành động khiêu khích của Bắc Triều Tiên châm ngòi cho một cuộc xung đột, khiến Trung Quốc phải nhúng mũi vào là điều mà họ không hề mong muốn.
Một quan điểm cũng tờ Le Figaro đồng chia sẻ. Tờ báo hóm hỉnh cho rằng « ‘Bố già’ Trung Quốc nổi giận với Bình Nhưỡng ». Theo Le Figaro, giờ phải xem ông Tập Cận Bình sẽ còn chịu đựng người hàng xóm « hiếu động » này được bao lâu nữa. Lẽ dĩ nhiên là Bắc Kinh không thể nào bỏ rơi đồng minh lâu đời của mình được. Trung Quốc cũng không thể nào « cắt đứt quan hệ » hay « giảm tài trợ » cho Bắc Hàn như đã tuyên bố. Bởi vì, điều đó có nguy cơ dẫn đến sự sụp đổ chế độ, gây ra bất ổn mà hậu quả đầu tiên Trung Quốc phải gánh chịu đó chính là làn sóng di cư. Tiếp đến là việc tăng cường sự hiện diện của binh lính Mỹ trên bán đảo.
Le Figaro nhận định rằng đã từ lâu, từ thời Kim Jong-il còn tại vị, Trung Quốc đã phải vất vả trong mối quan hệ song phương với đồng minh « khó bảo ». Những tưởng sự ra đi của Kim Jong-il có thể tạo cơ hội cho Bắc Kinh làm xẹp xuống các căng thẳng trước đó. Vậy mà, một năm sau đó, việc « uốn nắn » người kế nhiệm dường như không mấy thành công.
Giữa Bắc Kinh và Kim Jong-un « cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt ». Bởi vì, cho đến giờ, sau một năm lên cầm quyền, nhà lãnh đạo trẻ đó chẳng buồn đến thăm « bố già » của mình. Trong khi đó, Trung Quốc đã tỏ ra ủng hộ và hoan nghênh hết mình Kim Jong-un lên cầm quyền. Kim Jong-un không những bạc bẽo, mà luôn gây khó chịu cho Bắc Kinh. Le Figaro mỉa mai kết luận : có lẽ trong di chúc, ông Kim Jong-il đã dạy con trai mình phải « đề phòng Trung Quốc ». Dường như lời dạy đó đã được lắng nghe.

Minh Anh - (RFI) 

Huy Đường - Tai họa đến từ những kẻ im lặng

Dư luận phổ biến trong nhân dân hiện nay cho rằng việc góp ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 chỉ là chuyện dã tràng xe cát. Ý kiến đã ít nhưng các ý kiến ngược chiều thì bị bỏ qua, không báo nào đăng. Việc Quốc hội bố trí lấy ý kiến (về Hiến pháp) vào 3 tháng trước sau Tết đã để lộ ý đồ muốn nhanh chóng kết thúc một chuyện đã rồi ?!
Năm xưa Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh từng nhiều lần nói về « sự im lặng đáng sợ » khi ông thấy phía chính quyền không có phản hồi về các ý kiến phàn nàn của công luận. Bây giờ lại là lúc nên nói về « sự im lặng đáng sợ » của phía ngược lại — tức của công luận, nhất là của giới trí thức vốn có nghĩa vụ cao quý làm người phản biện xã hội.
Nhìn lại đợt Quốc hội tổ chức lấy ý kiến của nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, có thể thấy một nửa thời gian đã trôi qua nhưng hầu như dư luận chưa đóng góp được bao nhiêu. 9 ngày nghỉ Tết Quý Tỵ cùng với nỗi lo toan về cái Tết đã lấy đi mất sự quan tâm tới công việc hệ trọng này trong ngót 2 tháng trời trước và sau Tết. Hàng ngày lướt qua các báo điện tử, mục « Đọc nhiều nhất » thấy hầu hết mọi người chỉ quan tâm đến những chuyện sinh hoạt ăn chơi, tình dục, chuyện riêng của các « sao » làng giải trí, chẳng thấy mấy báo đăng tin về sửa đổi Hiến pháp.
Không phải các báo không nhận được ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp — phần lớn đó là những ý kiến ngược chiều — nhưng tòa soạn chỉ chọn đăng các ý kiến thuận chiều. Duy nhất có tờ Người Lao động mạnh dạn đưa tin về việc một nhóm nhân sĩ tới gặp chính quyền trao Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp, còn các báo khác đều « im lặng đáng sợ » trước tin tức này, dù cả nước ai cũng đã biết.
Gần đây nhất, Tiền phong online đăng bài  « Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực » của GS.TS Lê Hồng Hạnh, Viện trưởng Viện Khoa học Pháp lý, phê phán tình trạng nhiều đại biểu Quốc hội và chính khách chưa hiểu bản chất của Hiến pháp, chưa hiểu rằng nhân dân có quyền hiển nhiên được phúc quyết Hiến pháp. Ông Hạnh đã động chạm tới một vấn đề căn bản của quyền dân chủ : Dân mới là người trao quyền cho Nhà nước (gồm Quốc hội và Chính phủ), chứ không phải Nhà nước được trao cho nhân dân quyền này quyền nọ.
Điều 75 Hiến pháp sửa đổi sai ngay ở chỗ quy định Quốc hội có nhiệm vụ và quyền hạn làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp. Thực ra chỉ nhân dân mới có quyền làm Hiến pháp, cụ thể Ban Soạn thảo Hiến pháp phải do dân chọn ra từ đại biểu các tầng lớp nhân dân, các nhân sĩ trí thức có tài đức, các nhà pháp luật, nhà ngôn ngữ học. Quốc hội ta với cách đề cử và bầu cử hiện nay không thực sự đại diện cho số đông nhân dân, lại càng không thể có quyền làm Hiến pháp.
Quyền dân chủ nằm trong tay nhân dân. Nó không phải là thứ Nhà nước « lưu kho » rồi ban phát dần cho dân tùy theo tình hình dân chúng và tùy thuộc vào sự hảo tâm của mình. Thực hiện thực sự « dân chủ rộng rãi » theo Di chúc của Bác Hồ thật là việc vô cùng khó khăn. Lâu nay « dân chủ » đã trở thành một từ nhạy cảm.
Dù sao những ý kiến phát biểu như trên còn quá ít. Dư luận phổ biến trong nhân dân hiện nay cho rằng việc góp ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 chỉ là chuyện dã tràng xe cát. Ý kiến đã ít nhưng các ý kiến ngược chiều thì bị bỏ qua, không báo nào đăng. Việc Quốc hội bố trí lấy ý kiến (về Hiến pháp) vào 3 tháng trước sau Tết đã để lộ ý đồ muốn nhanh chóng kết thúc một chuyện đã rồi.
Ngay cả những người được gọi là  trí thức cũng cho rằng chẳng nên góp ý về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, vì mọi chuyện đã được « trên » thu xếp xong từ lâu. Thậm chí có người « cá » : Nhất định là Dự thảo sửa đổi Hiến pháp sẽ được « thông qua » với chút ít sửa đổi nho nhỏ mà thôi, đừng hy vọng có thay đổi gì cơ bản. Có người tâm sự : Mình cũng muốn viết bài góp ý đấy, nhưng thấy vợ bảo : « Không ai chống được Trời đâu nhé ! Tôi không mang cơm tù cho ông được đâu ! », thế là lại thôi.
Nhà báo lão thành Hữu Thọ rất thích trích dẫn câu nói ông cho là của Albert Einstein : « Tai họa không đến từ kẻ xấu mà đến từ những người im lặng ». Còn có một câu nói khác : « Im lặng là đồng ý ». Vì thế sự im lặng ấy tuy chỉ là yên phận thủ thường nhưng dù sao vẫn là một tai họa. Giáo sư Ngô Bảo Châu từng nói: “Không có phản biện, xã hội đã chết lâm sàng”. Phải chăng xã hội ta đã chết lâm sàng trong vấn đề sửa đổi Hiến pháp ?
Khi đa số im lặng trước một vấn đề quan hệ tới vận mạng của dân tộc thì đa số đó có thể mang lại tai họa cho dân tộc ! Đặc biệt khi tình trạng này xuất hiên trong giới trí thức vốn có nghĩa vụ thức tỉnh dân tộc, thì tai họa họ đem lại càng lớn và càng đáng sợ !                                                                                    
Tất niên Nhâm Thìn
Huy Đường
(Blog Phạm Viết Đào)
 

Nói chuyện với anh Lê Thăng Long, thành viên phong trào Con Đường Việt Nam

Trước thềm năm mới, quỹ TNLT trao đổi và hỗ trợ cựu tù nhân lương tâm Lê Thăng Long, anh là một trong những sáng lập viên của phong trào "Con Đường Việt Nam". Anh không nhận sự hỗ trợ trực tiếp đến cá nhân anh nhưng mong muốn trao món quà mừng xuân này đến giải thi viết "Quyền Con Người và Tôi". 
 
Lê Thăng Long, hình do anh cung cấp
“Con Đường Việt Nam” là tên cuốn sách đang viết còn dang dở của Trần Huỳnh Duy Thức. Một doanh nhân thành đạt về ngành viễn thông ở Việt Nam, Trần Huỳnh Duy Thức đã bị bắt và bị kết án 16 năm tù về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Cùng bị xét xử trong vụ án này còn có luật sư Lê Công Định, thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung và doanh nhân Lê Thăng Long với mức án từ 3 năm rưỡi tới 7 năm tù giam. Cuộc thi mang tên “Quyền con người và Tôi” đã có kết quả được công bố tại đường dẫn này.
Được biết, ban giám khảo bao gồm 7 người:
- Luật sư Lê Quốc Quân
- Nhà văn Phạm Đình Trọng
- Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang
- Luật sư Trịnh Hội
- Luật sư Nguyễn Văn Đài
- Luật sư Lê Thị Công Nhân
- Blogger Nguyễn Chí Đức (Đông Hải Long Vương)
Kính mời quý vị lắng nghe cuộc nói chuyện này:
http://www.fileden.com/files/2008/2/17/1765423/LethangLong.mp3

Quỹ Tù Nhân Lương Tâm

Công an TP.HCM trả thù gia đình ca sĩ Anh Thư vì tham gia DVD Asia 71

Đăng bởi Hai Hoang Van vào Thứ năm, ngày 14 tháng hai năm 2013

Ca sĩ Anh Thư


Ca sĩ Anh Thư đến Mỹ năm 2011, đoạt giải nhất giọng ca vàng của trung tâm Asia trong cùng năm. Cô nhanh chóng trở thành một trong những giọng ca trẻ được yêu thích của trung tâm này.
Trong bộ DVD 71 của trung tâm Asia 71 (2013), Anh Thư tham gia bài hát hợp ca mở màn Saigon đẹp lắm của nhạc sĩ Y Vân, cùng nhiều ca sĩ khác.
Trong chiến dịch trừng phạt các nghệ sĩ tham gia DVD 71 (vì Thành Uỷ Tp.HCM đánh giá rằng trong đó có một số ca khúc chống Nhà nước Việt Nam), nhiều nghệ sĩ bị rút giấy phép biểu diễn trong nước như Gia Huy, Thanh Tuyền, Quang Minh, Hồng Đào... Trong đó Anh Thư thì cầm chắc sẽ không được diễn ở VN khi quay về, gia đình cũng bị công an địa phương Gò Vấp và công an thành phố đến làm việc nhiều lần.
Ba của Anh Thư, nhạc sĩ Nguyễn An, là một người hiền lành, vốn dĩ sợ hãi công quyền đã bị triệu tập để nghe phán quyết về "tội lỗi" của con mình nhiều lần, khiến ông hoảng sợ, suy sụp và khiến cho cả ca sĩ Anh Thư cũng lo lắng về sức khoẻ của ba mẹ mình.
Sự việc xảy ra trước Tết Quý Tỵ, và các công an viên nói rằng gia đình tạm thời cứ ở yên đó để chờ giấy phạt tiền hành chính gửi đến. Giấy phạt này, ông Nguyễn An sẽ phải đóng cho con mình.
Trước đây, năm 2008, do trình bày các bài hát của em rể mình là Lê Hựu Hà trong một chương trình của TT Asia, ca sĩ Bảo Yến cũng từng bị sở VH-TT-TT của TP.HCM ra mức phạt hành chính với mức 20 triệu đồng VN. Mức phạt này, cho đến nay vẫn chưa có văn bản nào gửi đến cho nạn nhân, giải thích rõ dựa trên điều luật, bộ luật nào, và số tiền phạt rất cao và cụ thể đó là dựa vào khung, lý lẽ nào.

http://www.youtube.com/watch?v=IaMouf5-RLQ&feature=player_embedded

Có lẽ ca sĩ Anh Thư cũng bị phạt với mức tương đương hoặc hơn, cho dù các bài hát của ca sĩ Bảo Yến và Anh Thư trình bày đều đã được Nhà nước VN cho phép tái lưu hành trong nước, sau 1975.
Ghi nhận rằng trong trường hợp ca sĩ Anh Thư, việc xét người thân phải chịu tội thay cho đương sự (chuyện thật sự có tội hay không chưa bàn đến), là một biểu hiện của các nền luật pháp đô hộ của thực dân Pháp hay chế độ phong kiến của quân xâm lược Trung Hoa từ hàng trăm năm trước, vốn nằm trong những tuyên ngôn đấu tranh cần tiêu diệt của Đảng Cộng Sản VN, nay là hiện thân Chính quyền Việt Nam.

(Facebook NS. Tuấn Khanh)   

Thua Chó bắt Mèo gỡ

 Nhạc sĩ Tuấn Khanh FB


Ca sĩ Anh Thư đến Mỹ năm 2011, đoạt giải nhất giọng ca vàng của trung tâm Asia trong cùng năm. Cô nhanh chóng trở thành một trong những giọng ca trẻ được yêu thích của trung tâm này.
Trong bộ DVD 71 của trung tâm Asia 71 (2013), Anh Thư tham gia bài hát hợp ca mở màn Saigon đẹp lắm của nhạc sĩ Y Vân, cùng nhiều ca sĩ khác.
Trong chiến dịch trừng phạt các nghệ sĩ tham gia DVD 71 (vì Thành Uỷ Tp.HCM đánh giá rằng trong đó có một số ca khúc chống Nhà nước Việt Nam), nhiều nghệ sĩ bị rút giấy phép biểu diễn trong nước như Gia Huy, Thanh Tuyền, Quang Minh, Hồng Đào… Trong đó Anh Thư thì cầm chắc sẽ không được diễn ở VN khi quay về, gia đình cũng bị công an địa phương Gò Vấp và công an thành phố đến làm việc nhiều lần.
Ba của Anh Thư, nhạc sĩ Nguyễn An, là một người hiền lành, vốn dĩ sợ hãi công quyền đã bị triệu tập để nghe phán quyết về “tội lỗi” của con mình nhiều lần, khiến ông hoảng sợ, suy sụp và khiến cho cả ca sĩ Anh Thư cũng lo lắng về sức khoẻ của ba mẹ mình.
Sự việc xảy ra trước Tết Quý Tỵ, và các công an viên nói rằng gia đình tạm thời cứ ở yên đó để chờ giấy phạt tiền hành chính gửi đến. Giấy phạt này, ông Nguyễn An sẽ phải đóng cho con mình.
Trước đây, năm 2008, do trình bày các bài hát của em rể mình là Lê Hựu Hà trong một chương trình của TT Asia, ca sĩ Bảo Yến cũng từng bị sở VH-TT-TT của TP.HCM ra mức phạt hành chính với mức 20 triệu đồng VN. Mức phạt này, cho đến nay vẫn chưa có văn bản nào gửi đến cho nạn nhân, giải thích rõ dựa trên điều luật, bộ luật nào, và số tiền phạt rất cao và cụ thể đó là dựa vào khung, lý lẽ nào.
Có lẽ ca sĩ Anh Thư cũng bị phạt với mức tương đương hoặc hơn, cho dù các bài hát của ca sĩ Bảo Yến và Anh Thư trình bày đều đã được Nhà nước VN cho phép tái lưu hành trong nước, sau 1975.
Ghi nhận rằng trong trường hợp ca sĩ Anh Thư, việc xét người thân phải chịu tội thay cho đương sự (chuyện thật sự có tội hay không chưa bàn đến), là một biểu hiện của các nền luật pháp đô hộ của thực dân Pháp hay chế độ phong kiến của quân xâm lược Trung Hoa từ hàng trăm năm trước, vốn nằm trong những tuyên ngôn đấu tranh cần tiêu diệt của Đảng Cộng Sản VN, nay là hiện thân Chính quyền Việt Nam.