Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 2 tháng 1, 2016

Phản tỉnh: Vũ khí cuối cùng của Putin

Không còn vũ khí dầu lửa, khó khăn trăm bề buộc lòng nước Nga, giới tinh hoa Nga và cả ông Putin phải thức tỉnh, phải quyết liệt hơn trong yêu cầu cải cách. Cái khó buộc người Nga phải nhìn ra những khuyết tật cố hữu của nền kinh tế  bị tổn thương trầm trọng sau chiến tranh lạnh.
Kỳ 1: Ai phải chịu trách nhiệm về khủng bố?
Kỳ 2: Chuyện Syria, nếu buông Nga sẽ trắng tay

Tuần Việt Nam xin giới thiệu kỳ cuối cuộc tọa đàm Nhìn lại thế giới năm 2015 với ông Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược, Bộ Công an và ông Vũ Đoàn Kết, giảng viên Chính trị quốc tế, Học viện ngoại giao.

Nhà báo Thu Hà:Tại tọa đàm cuối năm ngoái ông Lê Văn Cương dự đoán năm 2015 sẽ chứng kiến một số thay đổi trong quan hệ Nga-Mỹ. Vậy nhìn lại năm nay, quan hệ giữa hai nước này có gì đáng chú ý?
Ông Lê Văn Cương: Dự đoán của tôi cuối năm 2014 là đúng trên cơ sở quan hệ Nga-Mỹ xuống tới đáy. Năm 2015 này quan hệ của họ không thể xuống sâu hơn được nữa, họ tìm cách cải thiện, Nhưng vì giữa Nga và Mỹ có một vực thẳm thiếu lòng tin đối với nhau nên mối quan hệ của họ vẫn luẩn quẩn.
Nhưng vừa rồi Putin đã chơi một ván cờ khá cao tay. Hẳn mọi người còn nhớ hồi tháng 11/2014 khi các nước G20 họp ở Australia, Putin lúc đó rất lẫm lũi, cô đơn. Nhưng vừa mới đây, tại Antalya, Turkey ông ấy vui vẻ, trở thành trung tâm của mọi câu chuyện, ông ấy còn ngồi với Obama vui cười; Trước đó,  bên lề kỳ họp lần thứ 70 của Đại hội đồng LHQ, Tổng thống Obama dành ra 35 phút để gặp riêng Putin… Những động thái này đều xuất phát từ việc nước Nga tham chiến tại Syria. Putin nhân đó cũng thể hiện cho thế giới biết rằng, những vấn đề của Syria, những vấn đề của Trung Đông và những vấn đề khác như Iran nếu không có ông là không giải quyết được.
Ông Vũ Đoàn Kết: Tôi cũng đồng quan điểm với giáo sư Cương khi cho rằng quyết định của Tổng thống Putin can thiệp hồi tháng 9 vừa qua là một quyết định mang tầm chiến lược, ông ấy đã thể hiện tư chất của một nhà lãnh đạo một nước lớn có tư duy chiến lược.
Việc ông Putin cho quân tham chiến tại Syria  không chỉ nhằm bảo vệ đồng minh của mình là ông Assad, không chỉ nhằm tiêu diệt tận gốc những nhóm chiến binh IS có nguồn gốc từ Nga, cũng không chỉ nhắm vào việc cạnh tranh chiến lược với Mỹ ở Trung Đông….
Sau chuyện ở Crưm, sau chuyện ở Ukraine quan hệ Nga với Mỹ và các nước phương Tây đã dựng lên một bức tường ngăn cách. Chính vì thế, ông Putin đã hành xử rất cao tay ở chỗ đã tạo ra một câu chuyện mới và từ câu chuyện ấy ông ta đã buộc những người khác ngồi lại với ông, nói chuyện với ông, đối thoại với ông mà không cần phải nhắc tới những câu chuyện vướng mắc cũ.
Ngay sau thảm kịch xả súng ở Pari, Putin rất nhanh chóng chia sẻ những đau thương mất mát và tỏ lòng đồng tình với Pháp trong cuộc chiến chống khủng bố. Ông ấy rất tài tình chuyển hóa thảm kịch thành cơ hội, ông ra lệnh cho các lực lượng quân sự Nga đang hoạt động tại chiến trường Syria phải hợp tác với người Pháp như là đồng minh. Chưa nói người Pháp sẽ hành xử như thế nào, nhưng những hành động của Putin cho thấy ông ấy đã lấy được điểm trong mắt người Nga.
Syria, khủng bố, nước Nga, Putin, giá dầu, Thế giới năm 2015, Mỹ, Obama, Trung Quốc, Châu Âu, khủng hoảng
Các vị khách mời tại tọa đàm.
Mới đây nhất Bộ Nội vụ Nga tặng con chó Bécgiê cho lính đặc nhiệm Pháp. Hành động này hàm ý, người Nga không chỉ đứng bên cạnh nước Mỹ, đứng bên cạnh phương Tây trong cuộc chiến chống khủng bố mà còn đang cùng họ chia sẻ giá trị. Khác hẳn chuyện đã xảy ra tại hội nghị G7 diễn ra ở Đức năm 2015. Bà Merkel khi đó đã phải lấy làm tiếc vì Nga không được tham dự, vì G7 là một nhóm các quốc gia có cùng giá trị, không được tham dự, đồng nghĩa với việc Nga không có cùng giá trị.
Nhưng như những gì Putin đang làm, người ta thấy Nga đang đứng cùng một phía với Mỹ và Phương tây, người Nga sẵn sàng chia sẻ tất cả các giá trị, cả về mạng sống con người trong cuộc chiến chống IS. Tất cả những động thái này là cầu nối quan hệ giữa Nga với Mỹ và phương Tây, họ đã có thể nói chuyện với nhau mà không cần thiết phải đề cập đến câu chuyện Crưm và Ucraina.
Nhà báo Thu Hà: Cũng năm ngoái, vũ khí mạnh nhất của Nga là con bài dầu lữa đã bị vô hiệu hóa. Theo các vị, năm nay Putin đã tìm lại được sức mạnh của mình chưa?
Ông Lê Văn Cương: Con bài dầu lửa là một vết đau của Putin và người Nga. Tước mất vũ khí dầu lửa là một đòn cực kỳ nguy hiểm đánh vào sức mạnh của nước Nga, đánh vào uy tín của nước Nga. Đây là cú đòn nặng nề nhất Mỹ và Phương Tây giáng vào Nga kể từ sau năm 1991.
Trong khó khăn ngàn trăm bề buộc lòng nướcNga và giới tinh hoa Nga và cả ông Putin phải thức tỉnh, phải quyết liệt hơn trong yêu cầu thay đổi mô hình phát triển kinh tế. Cái khó buộc người Nga phải nhận ra rõ hơn những khuyết tật cố hữu của nền kinh vốn bị tổn thương trầm trọng sau 25 năm chiến tranh lạnh. Nếu không vượt qua được thì nước Nga sẽ thất bại; nếu không vượt qua được thì nước nga sẽ bị Mỹ và phương Tây không coi trọng.
Ông Vũ Đoàn Kết: Vũ khí dầu lửa này Nga có được là nhờ Mỹ. Thời điểm 2001 - 2003 khi giá dầu rất thấp thì việc Mỹ can thiệp vào Afghanistan sau đó là Irag đã đẩy giá dầu lửa lên. Có thời điểm như năm 2008 là 147 USD/ thùng, đã mang lại cho nước Nga khoản dự trữ rất dồi dào hơn 700 tỉ USD. Từ khoản dự trữ dồi dào đấy nước Nga đã cải thiện về chất lượng quân đội, vũ khí. Và khi đã “mạnh vì gạo, bạo vì tiền” thì ông Putin đã hành động quyết đoán ở Gruzia năm 2008, câu chuyện cũng lặp lại tương tự ở Ukraine năm 2014.
Nhưng điều xảy ra từ năm 2014 đến nay lại ngược với tính toán của ông Putin và giới lãnh đạo Nga ở chỗ, giá dầu lửa liên tục lao dốc và thậm chí những thông tin gần đây có thể lao dốc xuống dưới mức 30 USD/ thùng. Nếu giá dầu còn tiếp tục duy trì ở mức độ này thì gần như chắc chắn nước Nga sẽ lụi bại nếu họ không có sự chuyển đổi về kinh tế, không có chuyển đổi về mô hình, cầu trúc kinh tế. Đây là kịch bản không ai mong muốn,  nước Nga lại càng không muốn và thế giới cũng không muốn.
Bi kịch là Nga không thể nào đảo chiều giá dầu lửa được. Giá dầu sẽ còn lao dốc. Nga không còn có thể dựa vào vũ khí dầu lửa được nữa.
Điều rất thú vị là trong thông điệp liên bang cuối năm ngoái, ông Putin đưa ra kỳ vọng đến giữa năm 2015 giá dầu lửa sẽ ổn định và mọi tính toán của ông Putin đều hoạch định, suy tính theo giả định là như thế, dựa trên giá dầu lửa sẽ ổn định… Nhưng thực tế cho thấy tính toán đó đã không đúng.
Khác với năm ngoái, thông điệp liên bang năm nay của ông Putin hầu như không có các từ dầu lửa, giá dầu lửa. Và như vậy rõ ràng trong toan tính của mình, có lẽ người Nga sẽ không còn dựa nhiều vào vũ khí dầu lửa nữa.
Syria, khủng bố, nước Nga, Putin, giá dầu, Thế giới năm 2015, Mỹ, Obama, Trung Quốc, Châu Âu, khủng hoảng
Ông Vũ Đoàn Kết.
Ở đây có câu chuyện kinh tế rất thú vị. Đó là trong vòng 10 - 15 năm qua xuất khẩu dầu lửa là một mặt hàng đã mang lại rất nhiều lợi ích cho nước Nga, nhưng mặt khác nó cũng mang cho nước Nga một căn bệnh mà trong thuật ngữ kinh tế người ta gọi là “căn bệnh Hà Lan”. Trong suốt một thời gian dài, người Nga chỉ ngồi hưởng nguồn lợi từ xuất khẩu dầu lửa, nước Nga dường như không còn lo phòng thủ, không tìm cách chữa chạy căn bệnh. Và giờ đây họ đang phải hứng chịu kết quả của việc bỏ phí hơn 10 năm không lo cải cách nền kinh tế, không lo tái cấu trúc nền kinh tế.
Nước Nga là một đất nước vĩ đại, bên cạnh dầu lửa, họ còn rất nhiều tài nguyên khác, ví dụ tài nguyên trí tuệ. Những khó khăn hiện nay chắc buộc ông Putin sẽ phải chấn chỉnh lại.
Ông Lê Văn Cương: Nếu như nước Nga trong vòng mươi năm tới mà không thay đổi được cấu trúc nền kinh tế thì nước Nga không chỉ có suy sụp đâu. Trước áp lực như vậy, chắc chắn Putin và giới tinh hoa Nga sẽ bừng tỉnh, sau một giấc ngủ dài.
Ông Vũ Đoàn Kết: Trong nguy cơ hiện nay có cả cơ hội cho nước Nga thay đổi lại suy nghĩ, thay đổi lại mô hình phát triển.
Nhà báo Thu Hà:Thưa hai vị khách mời, sẽ là thiếu sót nếu như nhìn lại năm 2015 mà chúng ta  lại không dự cảm cho năm 2016. Từ những diễn biến của năm 2015, các vị có thể nói gì cho năm tới, năm Bính Thân?
Ông Vũ Đoàn Kết: Tôi nhìn nhận năm 2016 như một cơ hội để cho các cường quốc cùng bắt tay nhau giải quyết câu chuyện nhà nước Hồi giáo cực đoan ở Syria.
Trong không khí quan hệ giữa các nước lớn hiện nay, khả năng có một giải pháp cho Syria là rất có thể nhưng cũng có một điều cảnh giác đó là câu chuyện nhà nước Hồi giáo cực đoan sẽ không chỉ dừng lại ở Syria. Điều này đặt ra thách thức lớn hơn cho các cường quốc trong việc phải nhanh chóng tìm ra cách giải quyết câu chuyện ở Syria đã rồi đối phó tại các địa bàn khác.
Rất tiếc, tại tọa đàm lần này chúng ta chưa nói về châu Âu. Nơi đang chịu nhiều sức ép do dòng người di cư từ Trung Đông sang. Tôi thấy đây cũng là cơ hội cho liên minh châu Âu thúc đẩy hợp tác, đặc biệt trong chuyện người nhập cư; trong chuyện nội trị, tư pháp và người tị nạn. Tất cả những vấn đề này cho đến nay vẫn là thẩm quyền của các quốc gia thành viên chứ không phải thuộc thẩm quyền của liên minh.
Nếu năm 2015 kết thúc tốt đẹp với hy vọng về tương lai cho Trái đất đã được ký ở COP 21 tôi cũng kỳ vọng những căng thẳng sẽ không diễn ra ở khắp mọi nơi trên thế giới. Hy vọng câu chuyện ở Biển Đông sẽ có một cái tia sáng nào đó từ Tòa trọng tài thường trực The Hague. Chuyện nội bộ cộng với tình hình kinh tế Trung Quốc hiện nay không được tươi sáng khả quan cho lắm thì hành động của Trung Quốc sẽ kiềm chế hơn ở Biển Đông chăng? Nhưng chiều ngược lại cũng có thể họ sẽ trịnh thượng hơn, bất chấp hơn.
Syria, khủng bố, nước Nga, Putin, giá dầu, Thế giới năm 2015, Mỹ, Obama, Trung Quốc, Châu Âu, khủng hoảng
Ông Lê Văn Cương.
Tôi cũng cũng hy vọng ở nước Mỹ- như giáo sư Cương nói rất nhiều người, nhiều nơi ghét Mỹ, nhưng cũng rất nhiều người, nhiều nơi cần Mỹ. Và ở góc độ này nước Mỹ sẽ bầu ra một Tổng thống- người sẽ đảm nhận được đúng vai trò là cường quốc thế giới.. Năm 2016, sau những gì đã diễn ra ở năm 2015, châu Âu, nước Nga và cả Mỹ sẽ phải hết sức cảnh giác với IS và Al Qeada.
Ông Lê Văn Cương: Trong năm 2016 sẽ có mấy sự kiện lớn mà muốn dự đoán tiến trình thế giới thì chúng ta không thể bỏ qua. Đó là cuộc bầu cử ở Mỹ, tức là Tổng thống Obama và cộng sự trong nhà trắng của ông sẽ phải dành nhiều thời gian hơn cho vấn đề trong nước. Như vậy can dự của Mỹ vào các vấn đề khác được tính toán trên lợi ích quốc gia của Mỹ. Ở đây có dấu ấn cá nhân nữa. Ông Obama là Tổng thống đã thiết lập được quan hệ ngoại giao với Cuba sau một thời gian dài bị gián đoạn. Bên cạnh đó, những diễn biến quanh T5+1 với Iran cũng được xem là thành công về ngoại giao của ông Obama. Vấn đề ở đây không phải là chương trình hạt nhân, mong muốn của chính quyền Obama là tiến tới bình thường hóa với Iran.
Tôi hoàn toàn tin Syria sẽ có một giải pháp chính trị trong năm 2016. Tất nhiên điều này sẽ chưa được giải quyết toàn bộ nhưng cũng sẽ không căng thẳng, không quyết liệt như năm 2015.
Trong năm 2016, Trung Quốc cũng chuẩn bị Đại hội lần thứ 19. Và ông Tập Cận Bình cũng có rất nhiều việc phải làm cả đối nội, đối đối ngoại, bận cả việc chính trị lẫn kinh tế. Ông Tập sẽ dành nhiều thời gian hơn lo toan việc trong nước nhất là sau khi đồng nhân dân tệ được đưa vào giỏ trợ cứu đặc biêt.
28 nước châu Âu trong năm 2016 này vẫn tiếp tục gồng mình đối phó với dòng người nhập cư. Đây là tín hiệu cho thấy ông Putin sẽ tương đối yên ổn với cánh phía Tây. Và ông ấy sẽ có thể giành nhiều hơn để giải quyết vấn đề kinh tế trong nước.
Tôi cũng cho rằng, trong năm 2016 trên bình diện chính trị, an ninh toàn cầu, đặc biệt thể hiện trong quan hệ các cường quốc lớn sẽ không quá căng thẳng, họ sẽ ở thế thủ hòa hoãn với nhau nhiều hơn, ít có cọ sát không cần thiết. Nếu như có khó khăn, thì sẽ được đẩy lùi sang năm 2017- năm mở đầu một chu kì mới cho quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc và Nga.
Nhà báo Thu Hà:Thưa quý vị, tọa đàm nhìn lại thế giới năm 2015 của Tuần Việt Nam đến đây là kết thúc. Xin cám ơn các vị khách mời, xin cảm ơn quý vị độc giả.
Tuần Việt Nam
Nguồn:  http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/282073/phan-tinh-vu-khi-cuoi-cung-cua-putin.html

Năm 2016 sẽ mang lại những gì cho châu Á?

Liệu Trung Quốc có đạt được tiến bộ trong cuộc cải tạo nền kinh tế của họ hay không? Hoa Kỳ và Trung Quốc có đương đầu nhau trên Biển Đông hay không? Ấn Độ và Pakistan có nhích lại gần nhau hay không? Hướng đi của châu Á cho 2016
Đảo nhân tạo của Trung Quốc trên bãi đá Gạc Ma
Đảo nhân tạo của Trung Quốc trên bãi đá Gạc Ma

Ngày 8 tháng Hai sẽ bắt đầu năm Thân ở Trung Quốc. Theo truyền thống, khỉ được xem là tinh ranh, có chủ định và thích mạo hiểm. Tập Cận Bình, được nhiều người xem như là chủ tịch nước có nhiều quyền lực nhất kể từ Đặng Tiểu Bình, sẽ cần tất cả những đặc tính đó để giải quyết các vấn đề cấp bách nhất của đất nước ông.
Đó là cuộc cải tạo hệ thống kinh tế Trung Quốc, hệ thống kinh tế mà đã gây bất an trên toàn thế giới vì những số liệu kinh tế yếu kém của nó. Mỗi một thay đổi trong đất nước then chốt của nền kinh tế thế giới đều được ghi nhận tỉ mỉ ở châu Phi, châu Âu và châu Mỹ. Các cải cách kinh tế do chính phủ Tập đưa ra năm 2013 hướng tới nhiều kinh tế thị trường hơn nữa, nhưng cho tới nay chỉ được thực hiện có giới hạn. Điều này có thể nhìn thấy qua những lần nhà nước can thiệp vào thị trường chứng khoán hay việc tư hữu hóa các doanh nghiệp nhà nước mà cho tới nay hầu như đã không được thực hiện. Thế nhưng nếu không có các cải cách đó thì Trung Quốc không thể tiếp tục câu chuyện thành công của họ được nữa, vì các khả năng của mô hình hiện nay hầu như đã được tận dụng hết.
Trật tự thế giới mới
Một thách thức khác của Trung Quốc nằm trong tham vọng của họ, muốn được công nhận không chỉ là một cường quốc khu vực mà là một cường quốc trên toàn cầu.
Về mặt chính trị, đóng vai trò trung tâm trong đó là Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng cơ sở châu Á (AIIB) mới được thiết lập, do Trung Quốc thành lập như là một sự lựa chọn khác cho Ngân hàng Thế giới, và sáng kiến Con đường Tơ lụa, cái có nhiệm vụ gắn kết Trung Quốc với châu Á, châu Phi và châu Âu qua những biện pháp hạ tầng cơ sở mới. Cả hai việc này sẽ tạo ra kích thích kinh tế mới cho 2016.
Cuộc bầu cử sắp tới đây trong tháng Giêng ở Đài Loan, mà theo dự đoán là Đảng Dân chủ Tiến bộ sẽ thắng cử, có thể sẽ gây nhiễu cho các yêu cầu của Trung Quốc, nhưng không thể đe dọa ở mức độ nghiệm trọng. Nhiều cử tri lên án đảng KMT đang cầm quyền rằng họ liên kết quá chặt chẽ với Bắc Kinh và bán đứng các lợi ích của Đài Loan.
Chiến trường chính về mặt địa chính trị của Trung Quốc trước sau vẫn là Biển Đông. Ở đó, Trung Quốc đang thách thức trật tự quốc tế do Hoa Kỳ thống trị. Việc xây dựng đảo nhân tạo, tăng cường vũ trang cho hải quân và các phản ứng của Hoa Kỳ, cho máy bay B-52 bay qua các lãnh thổ được Trung Quốc tuyên bố chủ quyền mà không hề có ấn tượng trước những yêu của nước này, đều xoay quanh câu hỏi, rằng tự do hàng hải và luật pháp quốc tế tiếp tục có hiệu lực cho tới đâu. Cả trong năm 2016, Trung Quốc và Hoa kỳ cũng sẽ luôn phô diễn lập trường khác nhau của họ.
Nhiều vũ khí hơn ở Đông Á
Trong mối liên quan này, Nhật Bản đóng một vai trò ngày càng có thể cảm nhận được rõ ràng hơn. Việc diễn giải mới hiến pháp hòa bình sau Đệ nhị thế chiến và tăng cao ngân sách vũ trang là một dấu hiệu cho thấy rõ rằng Nhật Bản sẽ không đơn giản chấp nhận lẩn trỗi dậy của nước láng giềng. Đồng thời, cùng với việc nước Nhật bồi thường cho những người phụ nữ Hàn Quốc bị cưỡng ép bán dâm, viên đá đầu tiên cho lẩn nhích lại gần nhau của hai đất nước này cũng đã được đặt xuống, những nước có truyền thống là đồng minh của Hoa Kỳ.
Đảo nhân tạo của Trung Quốc trên bãi đá Vành Khăn
Đảo nhân tạo của Trung Quốc trên bãi đá Vành Khăn
Triều Tiên, cũng như những năm trước đây, vẫn là một kẻ gây phiền nhiễu có bom nguyên tử mà khó có thể dự tính trước được. Mặc cho cho những lời kêu gọi liên tục ví dụ như từ Liên Hiệp Quốc, tình hình nhân quyền đáng hổ thẹn ở đó sẽ không thay đổi gì, vì đơn giản là không thể làm gì chống lại Triều Tiên được – ngoại trừ chiến tranh.
Trong trọng trường của những người khổng lồ
Mười quốc gia Đông Nam Á cố gắng tránh né cành nhiều càng tốt cuộc xung đột nước lớn đang hiện ra ngày càng rõ rệt hơn ở Thái Bình Dương. Nhưng việc này chỉ có thể ở mức độ.
Philippines dựa vào luật quốc tế, bằng cách dùng Công ước Quốc tế về luật biển để kiện ra Tòa Trọng tài Thường trực ở Den Haag. Người ta dự đoán là năm 2016, trong vụ kiện về Biển Đông sẽ có một phán xét có thể làm yếu đáng kể quan điểm của Trung Quốc. Ở Việt Nam, việc bổ nhiệm mới cho ba chức vụ quan trọng nhất – tổng bí thư đảng, chủ tịch nước và thủ tướng – sắp được tiến hành, điều sẽ quyết định việc đất nước này đi theo đường lối nào trong vòng năm năm tới đây: có thể là tiếp tục nhích lại gần Hoa Kỳ và qua đó là cách xa Trung Quốc thêm.
Các nước khác trong vùng trước hết là đang tự bận rộn với chính mình. Ở Thái Lan, quân đội sẽ tiếp tục cầnm quyền qua hết năm 2016, trở lại với dân chủ là một việc vẫn còn không chắc chắn. Ở Myanmar, Aung San Suu Kyi và đảng của bà sẽ đứng trước thánh thức lớn, biến lần thắng cử vượt bậc của năm 2015 thành những tiến bộ cụ thể cho người dân. Indonesia, Malaysia và Singapore đã đưa ra nhiệm vụ chính cho họ là chống khủng bố và chống những mối nguy hiểm do những người trở về từ Nhà nước Hồi giáo gây ra.
Khủng bố và nghi ngờ
Khủng bố và những người Hồi giáo cực đoan cũng là một mối đe dọa không ngưng ở Bangladesh, Pakistan và Afghanistan. Ở Bangladesh, cả trong năm 2016, các blogger và nhà báo cũng phải chịu nguy hiểm tới tính mạng để mà có thể ủng hộ cho quyền tự do ngôn luận, cái tất nhiên là bao gồm cả việc phê phán Hồi giáo.
Các cuộc đàm phán hòa bình được tái bắt đầu và đã nhiều lần thất bại của chính phủ Afghanistan với lực lượng Taliban có thể góp phần làm ổn định đất nước này, nhưng cũng cả cho láng giềng Pakistan. Nếu như năm 2016 người ta thành công trong việc đã thất bại trong năm 2015 thì đó là tin tốt đầu tiên kể từ khi lực lượng Taliban mạnh lên trong Afghanistan, việc đã khiến cho NATO buộc phải rút lui ra khỏi cuộc rút quân năm 2015.
Ở một mặt trận khác, có nhiều thay đổi lớn đang bắt đầu ở Pakistan. Cố gắng nhích lại gần kẻ thù không đội trời chung Ấn Độ, việc đã được bắt đầu trong tháng Mười Hai 2015, nếu như thành công thì cũng có thể góp phần làm ổn định đất nước này. Tức là năm 2016 có thể trở thành năm mà Pakistan bỏ lại ở phía sau mình thêm một đoạn nữa cái thể chế lâu năm của một nhà nước thất bại hay ít nhất là một nhà nước yếu kém.
Ấn Độ bành trướng
Vượt qua sự nghi ngờ kéo dài hàng thập niên giữa hai láng giềng Nam Á sẽ là một thành công quan trọng cho thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, người mà ngay từ trước khi nhậm chức đã nói rằng quan hệ tốt với các quốc gia láng giềng là ưu tiên cao nhất trong chính sách đối ngoại của ông.
Nếu như thành công trong việc nhích lại gần Pakistan thì điều này sẽ tạo thêm khả năng cho Ấn Độ để đối  phó với những hoạt động tích cực của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương, như ở Sri Lanka hay Maldives. Đồng thời, trong năm 2016, chính phủ Modi cũng sẽ tiếp tục chính sách “Look East” của họ, cái đã dẫn họ đến gần với với Đông Nam Á hơn, và tiếp tục sự hợp tác của họ với các đảo ở Thái Bình Dương

Ăn sẵn

Phạm Duy Hiển


NGỌC VIỆT

(GDVN) - Khi “gặm hết” giá trị của những di sản của người tiền nhiệm để lại thì sẽ đến lúc bộc lộ những yếu kém của người thừa hưởng và dẫn đến khủng hoảng.

Chính trường Brazil trong suốt tháng 12 vừa qua luôn luôn sôi động, hết biểu tình của dân chúng rồi lại đến cuộc chiến pháp lý của phe đối lập, nhằm lật đổ chính phủ của nữ Tổng thống Dilma Rousseff. Nguyên nhân của các sự việc là do chính phủ và cá nhân Tổng thống Rousseff bị cáo buộc yếu kém và tham nhũng.

Tình hình nghiêm trọng tại Brazil không chỉ đưa nước này đến khủng hoảng mà còn ảnh hưởng tới cả khu vực Mỹ La-tinh vì Brazil là nền kinh tế lớn nhất và là quốc gia có ảnh hưởng nhất tại khu vực này. Bà Rousseff lên năm quyền sau khi cựu Tổng thống Lula Da Silva mãn nhiệm vào năm 2010 và bà tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai vào năm 2014.


Tổng thống Brazil Dilma Rousseff – người bị cho là chỉ biết thừa hưởng di sản của cựu Tổng thống Lula Da Silva. Ảnh: The Telegraph.

Cho đến lúc này, Tổng thống Dilma Rousseff mới đi được một phần tư chặng đường của nhiệm kỳ thứ hai, vậy mà sao tình hình đất nước Brazil và sự nghiệp của bà lại tuột dốc nhanh như vậy?

Chỉ biết ăn sẵn


Khi ông Luiz Inacio Lula da Silva lên nắm quyền thay cựu Tổng thống Fernando Henrique Cardoso mãn nhiệm, ông đã điều hành và quản lý đất nước Brazil một cách hiệu quả. Đất nước, chính quyền và người dân Brazil đã gặt hái được rất nhiều thành quả trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là về kinh tế, dười thời lãnh đạo của vị Tổng thống bình dân được người dân Brazil yêu mến gọi bằng cái tên thân mật Lula.

“Sau 8 năm lãnh đạo Brazil, Tổng thống Lula đã giúp 28 triệu người thoát nghèo – giảm 43% tỷ lệ nghèo đói, giúp tăng thu nhập cho 40 triệu người, làm cho tỷ lệ người trung lưu chiếm gần một nửa dân số Brazil”, theo BBC, 28/10/2010.

Người viết cho rằng, việc bà Rousseff được đề cử và thắng cử trong cuộc bầu cử Tổng thống tại Brazil là nhờ rất nhiều vào cựu Tổng thống Lula da Silva, cả về uy tín và những thành tựu trong hai nhiệm kỳ Tổng thống của ông. Những thành quả đạt được của cựu Tổng thống Lula đã làm cho người dân Brazil trân trọng bản thân ông và tôn trọng những ý kiến của ông.

Khi bước vào nhiệm kỳ Tổng thống đâu tiên, bà Rousseff đã rất nhẹ nhàng trong việc thực hiện vai trò và trọng trách của mình vì những điều tốt đẹp mà ông Lula mang lại cho nhân dân, cho đất nước Brazil vẫn đang được phát huy tác dụng.

Hoạt động của Tổng thống Rousseff lúc đó gần như chỉ là khai thác tối đa những lợi ích của những thành quả ấy để làm nền sức mạnh cho chính quyền của bà và uy tín chính bản thân bà. Vì bà Rousseff là nữ Tổng thống đầu tiên tại đất nước của vũ điệu flamengo nên bà còn phải đón nhận nhiều sự nghi ngại của người dân Brazil.

Chính những trái ngọt của di sản từ thời cựu Tổng thống Lula đã giúp cho bà Rousseff dần nâng tầm của mình lên trong đời sống chính trị tại Brazil. Đây mà một lợi thế mà không người tiền nhiệm nào của bà Rousseff có được, thậm chí trên cả thế giới cũng ít chính trị gia nào có được những điều kiện thuận lợi như vậy khi bắt đầu nắm quyền lực.

Biểu tình phản đối chính phủ ở Sao Paulo, Brazil. Ảnh: Reuters
Tuy nhiên, thay vì tận dụng những lợi thế ấy để làm cơ sở cho việc xây dựng một chính phủ vững mạnh, hợp lòng dân, thì bà Rousseff và chính phủ của bà lại hầu như chỉ biết thừa hưởng những di sản ấy mà không đưa ra được những sản phẩm mới cho mình là những chính sách và kế hoạch hợp thời, giúp thúc đẩy phát triển đất nước.

Và cũng chính từ việc có xuất phát điểm khá tốt nên sức bật của chính quyền Brazil dưới thời bà Rousseff nắm quyền lúc này trở nên yếu kém. Khi giá trị của những di sản được thừa hưởng đã bị khai thác hết mà không có sự thay thế và bổ sung kịp thời, đã làm cho nền kinh tế của Brazil rơi vào suy thoái, cuộc sống của người dân đi xuống, xã hội mâu thuẫn và bất ổn.

Lịch sử đã chứng minh, để tạo nên thành quả của một đất nước, thì yếu tố truyền thống và khả năng thực tế của người lãnh đạo được xem như sự kết nối “ba vuông cộng với bảy tròn” – trong đó “ba vuông” là di sản, là truyền thống, và “bảy tròn” là khả năng, là thực tài của người lãnh đạo.

Như vậy, những gì của người đi trước để lại, dù có vĩ đại như thế nào đi chăng nữa cũng chỉ đóng góp ba phần cho sự nghiệp của người thừa kế, bảy phần còn lại phải là sự khẳng định của người đương quyền. Tuy nhiên, đến lúc này có thể thấy rằng “bảy tròn” của Tổng thống Dilma Rousseff gần như chỉ là bảy số không tròn trĩnh.

Chính sách vẫn mơ hồ

Trong lúc đất nước suy thoái, xã hội bất ổn, lòng dân hoang mang rất cần đến tài năng và sự vững vàng của Tổng thống Rousseff. Song người ta chưa nhìn thấy những quyết sách nào khả dĩ được bà và chính phủ đưa ra, ngoài việc đề nghị tăng thuế - một biện pháp đánh vào cuộc sống khốn khó của người dân lao động. Và đương nhiên là sẽ có hậu quả.

“Chính phủ của Tổng thống Rousseff đã đề xuất tăng thuế để kéo đất nước ra khỏi cuộc khủng hoảng, một động thái đã khiến cho người dân Brazil khởi động một chiến dịch phản đối các kế hoạch đó”, theo The Straits Times ngày 15/12.

Người dân Brazil biểu tình chống chính phủ của Tổng thống Rousseff tại Rio de Janeiro. Ảnh: Reuters.
Bà Rousseff hô hào, kêu gọi người dân Brazil hãy tập trung vào xây dựng đất nước, thay vì tìm cách lật đổ bà bằng những cuộc biểu tình gây hỗn loạn và những chứng cứ pháp lý không đủ mạnh. Nhưng tập trung vào cái gì, xây dựng như thế nào thì không ai biết được, không ai hiểu được. Chính sự mơ hồ và thiếu thực tế đã làm cho người dân thất vọng và phản ứng gay gắt hơn.

“Cuộc biểu tình hôm Chủ Nhật (13/12) là lần thứ tư trong năm nay yêu cầu loại bỏ nữ Tổng thống đầu tiên của nước này…Nhiều người Brazil rất khó chịu về cuộc suy thoái tồi tệ nhất tại đất nước này trong 25 năm qua”, vẫn theo The Straits Times.

Tuy nhiên, thay vì trực tiếp nhìn nhận trách nhiệm và tìm kế sách để giúp đất nước vượt qua khủng hoảng, thì bà Rousseff lại đổ lỗi cho những chính phủ tiền nhiệm, trong đó có chính phủ của cựu Tổng thống Lula – người đã để lại di sản cho bà thừa hưởng và không quá nếu nói rằng, nhờ đó mà chính phủ của bà mới tồn tại đến ngày hôm nay.

”Bà Rousseff đứng trước cáo buộc đã đưa ra dự thảo bất hợp lý về ngân sách, nhưng bà cho rằng chính phủ của mình phải chấp nhận thực tế này đã tồn tại từ các chính phủ trước”, The Straits Times đưa tin.

Việc đổ lỗi cho những người đi trước đã đưa sự nghiệp của bà Rousseff đến chỗ nguy hiểm hơn. "Thời gian đã chỉ ra rằng bà Dilma không thể nắm quyền. Bà ấy đã ném cả đất nước xuống một cái giếng sâu", The Straits Times dẫn bình luận của Adriano de Queiroz, 36 tuổi – một trong người những người tham gia cuộc biểu tình tại thủ đô Brasilia, vào ngày Chủ nhật, 13/12.

Cũng nên lưu ý rằng, ngoài việc yếu kém trong quản lý và điều hành đất nước, chính phủ và cá nhân bà Rousseff còn bị cáo buộc tham những liên quan đến công ty dầu quốc doanh Petrobras. Tuy bà Rousseff phản đối, nhưng “có nhiều câu hỏi mà bà không thể trả lời được liên quan đến tham nhũng tại Petrobras mà bà là Chủ tịch của công ty trong thời gian 2003-2010”.

Có thể thấy rằng, việc điều tra tham nhũng chỉ là cái cớ cho phe đối lập củng cố đủ chứng cứ pháp lý để luận tội bà tại Tòa Án tối cao nước này và nếu họ thu thập đủ 2/3 số phiếu ủng hộ luận tội bà tại Thượng viện, thì coi như sự nghiệp chính trị của bà chấm dứt. Và Tổng thống Dilma Rousseff đã lên án hành động của phe đối lập như một "cuộc đảo chính" đối với chính quyền của bà.

Bế tắc

Mặc dù ngày 22/12 Tổng thống Dilma Rousseff khẳng định các đối thủ thiếu cơ sở pháp lý để buộc tội Tổng thống sau khi Tòa án tối cao có quyết định phần nào có lợi cho bà, nhưng cho dù “một phán quyết của Tòa án tối cao Brazil tuần qua có cải thiện cơ hội sống sót cho sinh mạng chính trị của bà Rousseff, thì quá trình luận tội đã tạo ra bất ổn chính trị và đào sâu hơn suy thoái kinh tế”, Reuters, ngày 22/12 bình luận.

Bà Rousseff mệt mỏi và bế tắc. Ảnh: Reuters.
Như vậy suy thoái kinh tế gây nên bất ổ xã hội mới là nguy cơ đe dọa sự nghiệp của Tổng thống Rousseff và việc tìm giải pháp giúp cho nền kinh tế khởi sắc, dần thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng mới là điều mà bà và chính phủ của bà cần phải làm và nhanh chóng làm lúc này.

Tuy nhiên, những gì mà dư luận và người dân nhân thấy từ chính phủ của bà vẫn là những hô hào hết sức chung chung. “Bà Rousseff cho biết, một nguyên thủ quốc gia không thể nghỉ mát để chờ luận tội, mà phải biết tập trung vào việc khôi phục tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm cho người dân”, The Straits Times ngày 22/12 đưa tin.

Trong khi đó tội phạm và thiên tai đã làm cho đất nước Brazil thêm chìm sâu vào bất ổn. Một chuyến bay từ Madrid đến Sao Paulo điều hành bởi hãng hàng không TAM của Brazil đã buộc phải quay trở lại Tây Ban Nha do đe dọa bị cài bom, theo AFP.

Còn tại miền Nam, sự ảnh hưởng bởi nạn lũ lụt tồi tệ do El Nino tại những nước láng giềng như Argentina, Uruguay càng làm cho Brazil thêm khó khăn.

Có thể thấy rằng, đây là lúc Tổng thống Dilma Rousseff và chính phủ của bà phải chứng tỏ năng lực và sự quyết tâm. Nhưng có lẽ không có nhiều người tin vào khả năng của bà Rousseff biết nhìn vào lợi ích toàn cục của Brazil để có những chính sách phù hợp, mà việc gây ra cuộc chiến ngoại giao không đáng có với Israel trong việc tiếp nhận Đại sứ là một minh chứng.

"Nhà nước Israel sẽ hạ cấp độ trong quan hệ ngoại giao với Brazil nếu việc bổ nhiệm Đại sứ Dani Dayan không được xác nhận. Bộ Ngoại giao Israel sẽ sử dụng tất cả các công cụ theo ý của mình để gấy áp lực trong ngoại giao và công luận đối với Brazil”, The Telegraph ngày 28/12 dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao của Israel Tzipi Hotoveli cho biết.

Rõ ràng, việc bế tắc trong chính sách của chính phủ Brazil nhằm đưa đất nước ra khỏi cuộc đại suy thoái hiện nay đã cho thấy rằng bà Rousseff và chính quyền của bà chỉ biết "ăn sẵn", thừa hưởng những thành quả của chính phủ tiền nhiệm để lại, mà không biết làm mới nó, làm tăng giá trị cho nó.

Vì vậy, khi “gặm hết” giá trị của những di sản của người tiền nhiệm để lại thì sẽ đến lúc bộc lộ những yếu kém của người thừa hưởng và dẫn đến khủng hoảng.

Tình thế của Tổng thống Brazil Dilma Rousseff cũng là hệ quả của các chính phủ và những nhà lãnh đạo của nhiều quốc gia trên thế giới. Khi chỉ biết sử dụng những gì có sẵn mà quên mất rằng giá trị sử dụng có thời hạn, thì sẽ đến lúc người cầm quyền đưa quốc gia dân tộc vào bế tắc và bắt buộc người dân phải đánh đổi cuộc sống và sự nghiệp của họ cho những sai lầm và yếu kém của những cá nhân.

Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/An-san-post164620.gd

Công thành thân thoái thì hơn

Phạm Duy Hiển


NGỌC VIỆT

(GDVN) - Một lãnh đạo đã rời xa chính trường gần 4 nhiệm kỳ mà vẫn để lại sự nuối tiếc của người dân thì có hạnh phúc nào bằng. Tiếc là ông Putin không làm như vậy.

Ngày 31/12/1999 là một ngày đặc biệt, khi cả nhân loại háo hức chờ đón Thiên niên kỷ thứ 3 – Khoảnh khắc ngàn năm có một. Hầu hết các nguyên thủ quốc gia đều có thông điệp chào năm mới, chào thế kỷ mới, chào thiên niên kỷ mới nêu lên khát vọng và gửi gắm niềm tin cho nhân dân các quốc gia trên toàn thế giới.

Ngay trong ngày cực kỳ trọng đại này của nhân loại thì tại nước Nga, Tổng thống Boris Elsin lên truyền hình tuyên bố từ chức, chỉ định vị Thủ tướng trẻ Vladimir Putin – người còn khá xa lạ với cả nước Nga và thế giới lúc đó - là người thay thế. Ông Elsin làm cho cả thế giới ngỡ ngàng về hành động của mình.


Tổng thống Nga Vladimir Putin, ảnh: Romaniatv.net.
Từ đó đến nay, lịch sử nước Nga và lịch sử thế giới đã ghi lại nhiều dấu ấn của con người ấy. Thậm chí ông còn đang đi vào danh sách những con người huyền thoại của lịch sử chính trị thế giới.

Mặc dù hiện nay ông Putin vẫn đang là Tổng thống của nước Nga, nhưng theo người viết thì đã có thể tổng kết, đánh giá về thành công và thất bại của ông Putin. Có nghĩa là ông Putin sẽ không có được thành công nào hơn những gì đã đạt được, và cũng sẽ không có thất bại nào nặng nề hơn những gì ông đã phải chấp nhận.

Do vậy trả lời cho câu hỏi: Điều tiếp theo với Tổng thống Putin là gì, mà nhà báo chuyên về các vấn đề ngoại giao Bridget Kendall đã nêu lên trên BBC ngày 31/12/2015 khi vừa tròn 15 năm ông Putin nhận lãnh trách nhiệm là người lãnh đạo cao nhất của nước Nga, là không có gì quan trọng cả. Nói vậy có chủ quan quá chăng?

Không thể tốt hơn


Nước Nga mà Putin nhận bàn giao từ ông Elsin chỉ là một quốc gia rộng về diện tích, nhiều về dân số, nhiều đầu đạt hạt nhân và mạnh về vũ khí liên lục địa. Song lúc đó người dân Nga chỉ biết kêu trời vì khó khăn và bế tắc bởi thất nghiệp và giá cả leo thang, theo The Telegraph.

Ông Putin nhận chức Tổng thống Nga từ ông Elsin khi nước Nga chỉ là quốc gia của chia rẽ, phe cánh, của tội phạm có tổ chức và được chính quyền dung túng. Lúc đó, chỉ lo giải quyết việc của nước Nga cũng chưa xuể, chính quyền Nga đâu còn khả năng để lo việc thiên hạ.

Tiếp quản vị trí người đứng đầu đất nước từ ông Elsin khi Nga chỉ còn là một quốc gia ngập trong thiếu thốn, nợ nước ngoài ngập đầu ngập cổ, nguy cơ nội chiến đe dọa sự thống nhất của nhà nước liên bang. Lúc đó, chỉ lo trả nợ, ổn định xã hội cũng đã quá sức của một chính quyền.

Vậy mà ông Putin đã đưa nước Nga trở lại vị thế siêu cường của Liên Xô chỉ trong vòng chưa đầy một thập kỷ, ông Putin đã xây dựng một nước Nga siêu cường từ một xuất phát điểm yếu kém và gần như hỗn loạn mà người tiền nhiệm đã để lại cho ông, theo BBC.

Hiện nay, kinh tế của nước Nga dù còn rất nhỏ bé so với Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản thậm chí đứng sau cả Brazil, nhưng Nga vẫn có quyền tham gia quyết định những vấn đề của thế giới mà không liên quan tới sức mạnh của vũ lực.

Nghĩa là nước Nga đã đóng một vai trò lớn hơn trong quan hệ quốc tế mà không phải chỉ dựa trên vị thế của một siêu cường quân sự. Đây là lần đầu tiên một lãnh đạo của nước Nga làm được điều này, thậm chí kể cả Liên Xô trước kia.

Cho dù có rất nhiều ý kiến cho rằng việc đưa nước Nga ra khỏi khủng hoảng thì nước Nga không là gì cả nếu so với Nhật Bản và Israel – những bài học về sự phi thường trong xây dựng và phát triển đất nước. Hoặc thấp hơn một chút là Đức và Singapore.

Tổng thống Putin – người đã mang lại sức mạnh của sự đoàn kết trong xã hội Nga. Ảnh BBC.

Vì xuất phát điểm của những quốc gia ấy gần như là rất nhiều con số không, thậm chí là con số âm, nhưng sau khoảng thời gian 15 năm – đúng bằng thời gian mà ông Putin lãnh đạo nước Nga – thì họ đã làm được những điều có thể gọi là thần kỳ mà cả nhân loại phải ngưỡng mộ.

Tuy nhiên, nếu ai biết rằng Tổng thống Putin đã phải trao nghị định Tổng thống nhà nước Nga cho người tiền nhiệm về việc không truy tố ông, gia đình ông ra tòa vì những gì đã mắc phải trong thời gian nắm quyền thì mới thấy lúc đó nước Nga rối ren và phức tạp như thế nào, theo AP 3/5/2008.

Nếu ai đã từng biết về tình hình nội chiến tại Chechnya xảy ra gần chục năm, thách thức và đe dọa chính quyền mà người nổi tiếng cứng rắn như Tổng thống Elsin phải bó tay thì mới thấy giá trị của việc Tổng thống Putin chấm dứt nội chiến tại nước cộng hòa tự trị này có ý nghĩa lớn lao như thế nào.

Thủ lĩnh Dudayev của Chechnya thách thức cả nước Nga và có ý định đưa tình hình vượt ra khỏi biên giới nước Nga. Nhưng ngay khi nắm quyền, ông Putin đã tập trung giải quyết vấn đề Chechnya một cách dứt khoát, chấm dứt đổ máu, đảm bảo ổn định cho Chechnya, theo BBC Timeline.

Tuy nhiên, điều cực kỳ quan trọng là đảm bảo được tính thống nhất của Cộng hòa Liên bang Nga. Sau sự kiện Chechnya, không có bất cứ một chủ thể nào nằm trong nước Nga có ý định phá vỡ sự thống nhất của nhà nước Nga.

Và đây là điều kiện quan trọng nhất giúp cho người Nga tập trung phát triển đất nước và thể hiện sức mạnh trong quan hệ đối ngoại. Vì nếu xã hội không ổn định, chủ quyền quốc gia bị đe dọa thì không có thể làm tốt được gì và không giữ được những gì đã làm một cách trọn vẹn.

Có nhiều người cho rằng nước Nga của ông Putin thừa hưởng thành quả một Liên Xô hùng mạnh nên việc lấy lại sức mạnh cho nước Nga cũng chỉ đơn giản như là việc lấy lại cho dân tộc Nga những gì đã mất.

Tuy nhiên, dư luận không thể nào quên nước Nga thời của ông Elsin đã nhiều lần xóa bỏ những di sản của lãnh tụ Cách mạng Tháng Mười Nga Lenin, và trước đó với làn gió của cải tổ và công khai, người ta đã lên án tất cả những gì thuộc về lịch sử tồn tại của Liên Xô, theo BBC 26/1/2011.

Điều đó chứng tỏ giá trị của lịch sử dân tộc đã bị người ta xóa nhòa đi trước khi ông Putin được giao nắm giữ vận mệnh quốc gia. Song ngày nay ai cũng biết, giá trị của những gì vĩ đại trong lịch sử nước Nga đã được ông Puitn đưa vào di sản văn hóa dân tộc Nga, để đảm bảo sẽ tồn tại vĩnh hằng.

Có thể ông Putin còn làm việc lâu hơn nữa, còn làm được nhiều điều hơn nữa cho nước Nga, người dân Nga và tổ quốc Nga của ông. Nhưng không ai tin ông sẽ làm được những gì lớn lao hơn những gì mà ông đã làm được – ông Putin không thể thành công hơn được nữa.

Không thể xấu hơn

Cho đến bây giờ Ông Putin vẫn “phải” ngồi ghế Tổng thống của nước Nga và hàng năm ở những sự kiện lớn, người ta vẫn thường hỏi là không biết ông Putin còn “phải” ngồi ghế Tổng thống Nga bao lâu nữa.

Tổng thống Nga vẫn hàng ngày phải tìm cách đưa nước Nga ra khỏi bế tắc. Ảnh: BBC.
Nhiều người cho rằng đây là vinh hạnh của ông Putin vì sự tín nhiệm của người dân Nga, là niềm tự hào của nước Nga khi có một Tổng thống tài năng xuất chúng. Nhưng với cá nhân người viết thì đây là một biểu hiện của việc mất lòng tin của Tổng thống Putin.

Cũng nên nhớ lại rằng, khi Tổng thống Putin nắm quyền thì cũng là lúc Tổng thống Mỹ Bill Clinton sắp mãn nhiệm. "Những năm cầm quyền của Clinton là giai đoạn phát triển kinh tế lâu dài nhất trong lịch sử hiện đại của Mỹ”, theo The White House, 29/10/2008.

Và ông Clinton rời nhiệm sở trong sự nuối tiếc của người dân Mỹ, thậm chí cả người dân thế giới và lúc đó ông Clinton mới ngoài 50 tuổi. Sau 15 năm rời khỏi cương vị Tổng thống Mỹ, cứ mỗi sự kiện gì mà người dân Mỹ thất vọng thì người ta lại nghĩ tới ông Clinton trong một sự nuối tiếc.

Một lãnh đạo đã rời xa chính trường gần 4 nhiệm kỳ mà vẫn để lại sự nuối tiếc của người dân thì có hạnh phúc nào bằng. Tiếc là ông Putin không làm như vậy, có thể vì ông chưa yên tâm khi giao vận mệnh quốc gia cho những người mà ông chưa có lòng tin.

Việc mất lòng tin của ông Putin làm cho những cộng sự của ông dần mất niềm tin ở ông. Những người có tham vọng và khát vọng thể hiện tài năng của mình để cống hiến cho tổ quốc Nga không biết khi nào mới có cơ hội khi thời gian ông ngồi ghế Tổng thống không xác định được.

Có người chấp nhận cộng tác cùng ông, tận tụy làm việc dưới quyền ông, nhưng cũng có người thất vọng rời bỏ ông và nước Nga mất đi những người tài năng có thể mang lại nhiều lợi ích cho người dân, đất nước.

Nước Nga chỉ là siêu cường về sức mạnh quân sự, chưa thể là một cường quốc. Ảnh: BBC

Gần đây nhiều hãng tin lớn trên thế giới đặt câu hỏi là ai gánh vác con thuyền nước Nga cùng với Tổng thống Putin, đó là một vấn đề thể hiện sự mất lòng tin và mất niếm tin trong chính quyền của Tổng thống Nga.

Người ta cho rằng, thành công lớn nhất trong sự nghiệp chính trị của ông Elsin là tìm ra được ông Putin để gởi gắm niềm tin và trao lại quyền lực. Và ông Elsin hoàn toàn thanh thản khi rời khỏi đời sống chính trị. Về mặt này thì có thể khẳng định rằng ông Putin đã thất bại.

Trên các phương tiên truyền thông, ai cũng thấy Tổng thông Putin gần như hàng ngày phải ra quyết định về việc giải quyết hầu hết những vấn đề xảy ra trên đất nước mình thì rõ ràng bộ phận tham mưu bị thiếu thẩm quyền, mà điều này xuất phát từ cơ chế hoạt động của bộ máy nhà nước Nga.

Có thể thấy rằng, cho đến lúc này thể chế chính trị tại nước Nga vẫn chưa hoàn thiện, mà thể hiện ra là những hoạt động của nhánh hành pháp vẫn lấn át quyền lực của lập pháp và tư pháp. Người ta có cảm tưởng rằng, ở nước Nga điều gì cũng phải cần tới Tổng thống thì mới giải quyết được.

Đây là một sự hạn chế của hệ thống pháp luật và việc này sẽ gây nên những hậu quả trong quá trình vận hành của toàn bộ hệ thống chính trị.

Mà không nói đâu xa, việc sát nhập Crimea là một ví dụ. Khi người dân Crimea đã thực hiện một cuộc trưng cầu dân ý và kết quả là đồng ý về với nước Nga, thì tại nước Nga cũng phải có một cuộc trưng cầu dân ý tương tự để xem ý nguyện của người dân Nga như thế nào.

Sau đó là bước tiếp theo của Quốc hội thông qua kết quả và cuối cùng là Tổng thống tuyên bố, khẳng định chủ quyền với bán đảo này. Nếu diễn tiến đúng như vậy thì chắc chắn nước Nga sẽ không phải nhận sự trừng phạt nặng nề của phương Tây vì đó là ý nguyện của cả dân tộc Nga.

Tuy nhiên, do thể chế chưa hoàn thiện nên Tổng thống Putin đã hành động chỉ dựa trên sự ủy quyền của Quốc hội Nga – trong khi đây không phải là trường hợp khẩn cấp – nên phương Tây đã áp lệnh trừng phạt mà ai cũng biết là nhắm vào Tổng thống Putin và những trợ thủ đắc lực của ông.

Tổng thống Nga đã tiến hành sửa đổi Hiến pháp để có thể nắm quyền trong thời gian lâu hơn, để hoàn thành những ý định còn dang dở, nhưng tiếc thay ông lại không hoàn thiện cái thể chế để đảm bảo an toàn cho nước Nga và cho bản thân ông.

Dù ông Putin làm việc gì, đưa ra quyết định nào cũng đều thông qua tập thể nhưng khổ nỗi lại không ai tin đó là ý nguyện của tập thể. Nguyên nhân là do thể chế chưa hoàn thiện nên người ta cứ nghĩ Tổng thống là cao nhất, đứng trên cả Hiến pháp.

Do vậy, ông Putin đưa nước Nga lên vị thế của một cường quốc, nhưng chỉ là vị thế thôi chứ Nga chưa phải là một cường quốc, vì cường quốc là phải mạnh về nhiều mặt mà trong đó có hệ thống luật pháp vững mạnh, củng cố lòng tin của người dân vào sức mạnh và sự công bằng của pháp luật.

Hiện nay, dù không phải chịu mưa bom bão đạn, nhưng nước Nga đang phải hứng chịu những hậu quả hết sức nặng nề do sự trừng phạt của các nước phương Tây, và nếu kéo dài lâu hơn nữa thì có thể sẽ đưa nước Nga trở về với những khó khăn của hàng chục năm trước.

Vì những quyết định không sáng suốt – thậm chí có phần sai lầm – Tổng thống Putin có thể sẽ tước bỏ đi những thành quả mà ông cùng cả nước Nga đã gây dựng được trong bao năm qua, và đền giờ này mà ông vẫn phải dò dẫm tìm lối thoát cho nước Nga và cho chính bản thân ông thì thử hỏi còn thất bại nào hơn thế nữa.

http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Cong-thanh-than-thoai-thi-hon-post164669.gd

Việt Nam gửi công hàm về Biển Đông lên Liên Hợp Quốc

Zing
Linh Phong
1-1-2016
Một phiên họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Ảnh: Reuters
Một phiên họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Ảnh: Reuters
Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc đã gửi công hàm để phản đối tuyên bố chủ quyền sai trái và những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông.
Trong công hàm số 344/HC-2015 đề ngày 29/12/2015, Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc nêu rõ rằng Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo Công ước Liên Hợp Quốc và luật Biển 1982.
Công hàm nhắc lại rằng Việt Nam cương quyết bác bỏ những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo ở Biển Đông, cũng như lập luận của Trung Quốc rằng chủ quyền và những quyền liên quan của Trung Quốc ở Biển Đông đã hình thành từ rất lâu trong lịch sử. Việt Nam phản đối những hoạt động tôn tạo, xây dựng mà Bắc Kinh đang thực hiện đối với các đảo trong Biển Đông.

“Những lời tuyên bố và khẳng định của Trung Quốc không hề có cơ sở pháp lý, lịch sử và thực tế”, công hàm nhấn mạnh.
Nội dung công hàm cũng khẳng định rằng Việt Nam, với tư cách là một quốc gia ven biển và tham gia Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, bảo lưu mọi quyền và lợi ích hợp pháp ở Biển Đông theo luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.
Công hàm của Việt Nam được gửi lên Liên Hợp Quốc là để đáp trả công hàm trước đó của Trung Quốc về tình hình biển Đông số CML/79/2015 gửi ngày 11/12/2015.
Bộ Ngoại giao Việt Nam từng nhiều lần phản đối những hành động ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông. Hôm 8/5/2015, ông Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, nói: “Những hoạt động tôn tạo, mở rộng đảo, đá mà Trung Quốc đang tiến hành đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông, gây lo ngại sâu sắc trong cộng đồng quốc tế, bao gồm ASEAN”.
Sau khi Trung Quốc thông báo họ sắp hoàn tất quá trình bồi lấp các đảo, bãi đá ở Biển Đông, ngày 25/6/2015, ông Lê Hải Bình nêu rõ: “Những hoạt động xây dựng, mở rộng đảo, đá quy mô lớn của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa là bất hợp pháp; không thay đổi được thực tế là Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Trường Sa.
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hoạt động này, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa; nghiêm túc tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 cũng như Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), không có những hành động làm phức tạp tình hình, thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông.”
Năm 2014, Trung Quốc bắt đầu thực hiện chiến dịch bồi đắp quy mô lớn ở ba bãi đá, bãi cát chính thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam – gồm Chữ Thập, Vành Khăn và Xu Bi. Bắc Kinh cho cải tạo một khu vực có diện tích 8 km2 – tương đương 90 sân bóng – trong chưa đầy hai năm.
Hồi tháng 9/2015, trong chuyến thăm Mỹ, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố Bắc Kinh sẽ không quân sự hóa các đảo ở Biển Đông. Song nhiều ảnh từ vệ tinh cho thấy họ đang xây ba đường băng có khả năng phục vụ cả phi cơ ném bom trên những đảo nhân tạo bồi lấp trái phép. Quy mô và tốc độ bồi đắp đảo của Trung Quốc ở Trường Sa khiến những nước có lợi ích ở Biển Đông lo lắng.
Bắc Kinh từng thông báo hồi tháng 6/2015 rằng quá trình tạo đảo (bằng cách đưa trầm tích từ đáy biển lên bãi đá) sẽ sớm kết thúc. Từ đó tới nay, Trung Quốc tập trung vào xây dựng các công trình. Họ đã xây cảng, các tòa nhà quân sự, sân bay trên vài đảo. Một số ảnh gần đây cho thấy Bắc Kinh đang xây thêm hai đường băng, New York Times nhận định.
Dù các đảo nhân tạo không đủ lớn để các đơn vị quân đội lớn có thể đồn trú, chúng sẽ vẫn cho phép Trung Quốc tuần tra trên biển và trên không ở Biển Đông. Giới chức Mỹ từng thông báo họ phát hiện Trung Quốc đưa các cỗ pháo cơ động tới những đảo này. Nhóm đảo nhân tạo cũng cho phép Trung Quốc tăng mức độ kiểm soát đối với hoạt động khai thác hải sản ở Biển Đông.
Các phương tiện của Trung Quốc phá nhiều bãi đá để làm nền cho những đảo mới. Quá trình phá các bãi đá gây thiệt hại lớn đối với hệ sinh thái biển quanh nhóm đảo. Frank Muller-Karger, giáo sư bộ môn Sinh học hải dương của Đại học South Florida ở Mỹ, giải thích rằng trầm tích có thể lắng trở lại đáy biển, tạo nên những cột bụi có khả năng gây nên tác động xấu đối với sinh vật biển. Trầm tích cũng có thể mang theo kim loại nặng, dầu và các loại hóa chất khác từ các tàu và những công trình mà Bắc Kinh xây trên đảo. Những cột trầm tích dưới biển đe dọa những bãi đá có mức độ đa dạng sinh học cao thuộc quần đảo Trường Sa.

“Món quà” đầu năm của TQ: Tàu cá Quảng Ngãi bị đâm chìm trên biển

Đôi lời: Trước đó 4 ngày, ông Đặng Minh Khôi, Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, đã nói rằng “Quan hệ Việt – Trung sẽ có những bước phát triển mới, tích cực“, thì ngay hôm nay, ngày đầu năm mới, Trung Quốc đã cho người “đồng chí”, “anh em” thấy rõ những bước “phát triển mới” này “tích cực” như thế nào.
_____
Tiền Phong
1-1-2016
TPO – Thông qua hệ thống điện tử của máy định dạng, định vị trên tàu thông báo, chiếc tàu đâm chìm tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi mang số 00098880, đặc điểm giống tàu đánh lưới của Trung Quốc.
Vào lúc 12 giờ 15 phút trưa ngày 1/1/2016, tại vùng biển cách đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) khoảng 70 hải lý, một tàu nước ngoài đã tấn công trực diện nhiều lần vào tàu cá của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi. Hiện, bà con ngư dân đang tự tổ chức cứu nạn và kêu gọi các lực lượng chức năng ra khơi ứng cứu.
Tàu bị nạn mang số QNg 98459, ở huyện Đức Phổ tỉnh Quảng Ngãi, do ông Huỳnh Thạch làm thuyền trưởng. Đến thời điểm hiện nay, có 6 tàu cá của ngư dân đang tập trung cứu tàu bị nạn và 10 ngư dân.

Các ngư dân từ ngoài biển điện vào bờ thuật lại, bị một tàu vỏ thép đâm trực diện nhiều lần. Thông qua hệ thống điện tử của máy định dạng, định vị trên tàu thông báo, tàu đâm mang số 00098880, đặc điểm giống tàu đánh lưới của Trung Quốc.
Tàu bị đâm chìm làm nghề lưới, công suất 718 mã lực, trên tàu có 350 tấm lưới. Tổng trị giá của toàn con tàu là 3,5 tỷ đồng. Đây là tàu nhiều năm hành nghề ở vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa.
H1Chủ tịch UBND xã Phổ Quang đang động viên ngư dân trên biển.
Có mặt tại đài canh của xã Phổ Quang, ông Võ Văn Sinh, Chủ tịch UBND xã điện trực tiếp ra biển thăm hỏi bà con ngư dân, đồng thời chỉ đạo các ban ngành tập trung liên hệ với các lực lượng để giúp ứng cứu ngư dân bị nạn.
Được biết, tàu CSB 2013 thuộc Bộ tư lệnh Vùng 2 Cảnh sát biển (Quảng Nam) đang ra ứng cứu.           
____
Bài này đăng trên báo Nhân Dân, hiện không còn truy cập được:
Nhân Dân

Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Đặng Minh Khôi: Quan hệ Việt – Trung sẽ có những bước phát triển mới, tích cực

Thứ hai, 28/12/2015 – 11:26 AM (GMT+7)
NDĐT- Ngày 27-12, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước ta vừa kết thúc tốt đẹp chuyến thăm hữu nghị chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Đặng Minh Khôi đã trả lời phỏng vấn nhóm phóng viên tháp tùng chung quanh những kết quả quan trọng qua chuyến thăm lần này.
“Mốc” năm 2015: Đẩy mạnh hợp tác Phóng viên: Chủ tịch Quốc hội (QH) Nguyễn Sinh Hùng và Đoàn đại biểu cấp cao QH nước ta vừa kết thúc chuyến thăm hữu nghị chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa theo lời mời của Chủ tịch Nhân đại toàn quốc (Chủ tịch QH) Trung Quốc. Đại sứ có thể cho biết kết quả của chuyến thăm?
Đại sứ Đặng Minh Khôi: Chuyến thăm hữu nghị chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng và Đoàn đại biểu cấp cao QH nước ta đã kết thúc tốt đẹp. Qua tham dự tất cả các cuộc gặp, hội kiến của Chủ tịch QH với lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc gồm Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình; Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Du Chính Thanh; Chủ tịch Nhân đại toàn quốc Trương Đức Giang; cũng như các chuyến thăm các tỉnh Hồ Nam và Quảng Đông, chúng tôi thấy rằng, phía Trung Quốc đã hết sức coi trọng chuyến thăm của Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng và Đoàn đại biểu cấp cao QH Việt Nam. Trung Quốc đã dành cho chuyến thăm của Đoàn nghi thức đặc biệt.
Chuyến thăm được đặt trong bối cảnh năm 2015 là năm Việt Nam – Trung Quốc kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, và hai bên đều quyết tâm lấy năm nay làm mốc để tăng cường quan hệ hợp tác, đối tác toàn diện, đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới.
Có thể nói, năm nay là năm mà lãnh đạo cấp cao hai nước thăm nhau nhiều nhất trong 65 năm qua. Tháng 4, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có chuyến thăm Trung Quốc hết sức thành công. Tháng 9, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng đã sang Trung Quốc tham dự Lễ kỷ niệm 70 năm nhân dân thế giới chiến thắng chủ nghĩa phát-xít.
Tháng 11 vừa qua, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã sang thăm Việt Nam. Và lần này là chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng. Đây cũng là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của Chủ tịch QH nước ta sau tám năm.
Chân thành, thẳng thắn
Nét nổi bật khác cho thấy, các cuộc trao đổi giữa lãnh đạo cấp cao hai nước đã diễn ra trong bầu không khí chân thành và thẳng thắn. Lãnh đạo cấp cao hai nước đã trao đổi các vấn đề quan trọng trên nhiều lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế, văn hóa, giao lưu nhân dân. Hai bên đã đề cập, thảo luận cả những vấn đề tồn tại, vướng mắc trong quan hệ hai nước hiện nay.
Kết quả rõ rệt nhất của chuyến thăm lần này là lãnh đạo cấp cao hai nước đã đạt được nhận thức chung về bốn điểm như sau:
Thứ nhất, hai bên nhất trí coi trọng tình hữu nghị truyền thống mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông và nhiều thế hệ lãnh đạo tiền bối khác của hai nước đã dày công vun đắp. Tình hữu nghị truyền thống này đã vượt qua thách thức của thời gian, trở thành tài sản quý báu của hai Đảng, hai nước.
Trong thời điểm hiện nay, nhất là trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến hết sức phức tạp, Việt Nam – Trung Quốc cùng bước sang giai đoạn phát triển quan trọng của mình, gặp nhiều thuận lợi và cả những thách thức, thì càng hơn bao giờ hết, hai bên cần nỗ lực để cùng nhau duy trì kế thừa và tăng cường tình hữu nghị truyền thống này.
Thứ hai, hai bên đều nhất trí cho rằng, bên cạnh quan hệ chính trị tốt đẹp thì hợp tác kinh tế – thương mại cần được nâng lên tầm cao mới. Như Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã nhiều lần nhấn mạnh tại các cuộc tiếp xúc có trong khuôn khổ chuyến thăm, theo đó hai nước cần nâng cao chất lượng của hợp tác kinh tế – thương mại, để mối quan hệ hợp tác này cân bằng và thực sự mang lại lợi ích cho hai bên. Để người dân hai nước đều cảm nhận được thành quả của hợp tác kinh tế trong lĩnh vực này. Tôi tin rằng, trong thời gian tới, hợp tác kinh tế – thương mại giữa hai bên sẽ có bước phát triển mới.
Thứ ba, hai bên nhất trí cần tăng cường hơn nữa giao lưu, không chỉ là duy trì các cuộc tiếp xúc cấp cao thường xuyên – điều này hết sức quan trọng, mà cần phải tăng cường giao lưu, hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước. Bởi vì nhân dân hai nước là những người ủng hộ quan hệ hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc. Điều này càng quan trọng hơn làm sao giáo dục thế hệ thanh niên hai bên kế thừa và phát huy quan hệ truyền thống giữa hai nước.
Tất cả những điều này đã được Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh trong các cuộc gặp với lãnh đạo cấp cao Trung Quốc.
Biển Đông – vấn đề hệ trọng
Một trong những nội dung quan trọng nữa là Chủ tịch QH nước ta và các lãnh đạo cấp cao của nước bạn đã trao đổi hết sức thẳng thắn về những tồn tại hiện nay, trong đó có cả vấn đề Biển Đông.
Trong các cuộc hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Du Chính Thanh và Chủ tịch Nhân đại toàn quốc Trương Đức Giang, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đều nhấn mạnh vấn đề Biển Đông là vấn đề hệ trọng.
Đảng, Nhà nước, QH Việt Nam hết sức quan tâm đến vấn đề này và đề nghị hai nước cùng nhau với sự chân thành, đàm phán để giải quyết. Về vấn đề này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và hai nhà lãnh đạo cấp cao khác khẳng định, lãnh đạo Đảng, Nhà nước của Trung Quốc hết sức mong muốn, từ tầm cao của chiến lược quan hệ hai nước, từ đại cục của quan hệ hữu nghị Việt – Trung, hai bên cùng nhau duy trì sự kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không để xảy ra vấn đề gì phức tạp, làm ảnh hưởng quan hệ giữa hai Đảng, hai nước, ảnh hưởng đến môi trường bên ngoài và hòa bình khu vực.
Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình còn cho rằng, với quan hệ chính trị tốt đẹp và trao đổi chân thành, tin tưởng hai bên có thể tìm ra biện pháp giải quyết tốt vấn đề này. Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng nhắc lại lập trường nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là đề nghị hai bên thông qua đàm phán và trên cơ sở luật pháp quốc tế, tìm ra giải pháp cơ bản và lâu dài để giải quyết ổn thỏa vấn đề trên biển.
Đồng thời, trong quá trình tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài, hai bên cùng nhau kiểm soát bất đồng, không có bất cứ hành động nào làm phức tạp thêm tình hình. Có như vậy, nhân dân hai nước mới ủng hộ quan hệ tốt đẹp giữa hai nước.
Hợp tác Quốc hội: Lĩnh vực rộng lớn
Phóng viên: Ngoài những kết quả hợp tác hữu nghị về chính trị, kinh tế – thương mại, giao lưu nhân dân, xin Đại sứ đánh giá về kết quả hợp tác giữa QH Việt Nam và QH Trung Quốc qua chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng và Đoàn đại biểu cấp cao QH nước ta?
Đại sứ Đặng Minh Khôi: Chuyến thăm lần này có thể nói là bước nâng tầm hơn nữa hợp tác giữa QH hai nước. Lâu nay, QH Việt Nam – Trung Quốc đã trao đổi nhiều đoàn qua lại với nhau. Tuy nhiên, trong bối cảnh QH nước ta ngày càng khẳng định vai trò, vị trí là cơ quan quyền lực cao nhất của Việt Nam, là cơ quan đại diện quyền lực cao nhất của nhân dân Việt Nam, việc giao lưu đối ngoại của QH ngày càng có vị trí quan trọng.
Cùng với đối ngoại của Đảng, đối ngoại Nhà nước, đối ngoại nhân dân, đối ngoại của QH góp phần thực hiện đúng đường lối đối ngoại của Đảng, nhà nước ta là đa dạng hóa, đa phương hóa, hòa bình, tự chủ, chủ động tích cực hội nhập quốc tế.
Nhìn lại chuyến thăm Việt Nam tháng 11 vừa qua, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chọn QH Việt Nam là diễn đàn để phát biểu. Trong bài phát biểu ấy, Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh rất vinh dự được phát biểu tại diễn đàn hết sức quan trọng này, trước những người đại diện của nhân dân Việt Nam.
Như vậy, kể cả Trung Quốc cũng như nhiều nước khác đều hết sức coi trọng QH nước ta, muốn chuyển tải thông điệp đến nhân dân Việt Nam, thông qua QH Việt Nam.
Chuyến thăm Trung Quốc lần này của Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng cũng là đại diện cho nhân dân Việt Nam để nói lên đường lối, chủ trương nhất quán của Đảng, nhà nước Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc.
Về hợp tác QH, lĩnh vực rất rộng lớn, lãnh đạo hai bên cho rằng có thể trao đổi kinh nghiệm lập pháp. Hiện nay, Việt Nam và Trung Quốc đều đang trong quá trình cải cách và mở cửa. Vì vậy, trong quá trình làm luật, hai bên có thể trao đổi kinh nghiệm và hợp tác với nhau. Ngoài ra, QH của hai nước đều có vai trò hết sức quan trọng là giám sát hoạt động của các cơ quan chính quyền và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.
Trong lĩnh vực này, hai bên có nhiều điểm tương đồng, vì chúng ta đều theo chế độ XHCN và lập pháp của hai nước đều có những đặc thù, vì vậy, việc tăng cường hợp tác giữa hai QH là hết sức có lợi cho cả hai bên.
Niềm tin chính trị
Phóng viên: Với kết quả tốt đẹp của chuyến thăm hữu nghị chính thức Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng và Đoàn đại biểu cấp cao QH nước ta, ông có nhận định như thế nào về triển vọng phát triển quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong thời gian tới?
Đại sứ Đặng Minh Khôi: Cùng với các chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và nhiều cuộc tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao của hai Đảng, hai nước kể từ đầu năm đến nay, chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng sẽ góp phần củng cố quan hệ hợp tác đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc.
Quan trọng nhất, chuyến thăm còn giúp tăng cường sự tin cậy chính trị giữa hai bên, đặc biệt trong bối cảnh quan hệ hai nước thời gian qua gặp khó khăn. Việc hai nước tăng cường trao đổi, tiếp xúc ở cấp cao nhất có tác dụng định hướng cho các bộ, ngành của hai nước quán triệt và đều phải thực hiện để tăng cường đối thoại giữa hai bên. Điều này đòi hỏi sự nỗ lực từ cả hai phía. Với sự nỗ lực và quyết tâm của hai bên, tôi hy vọng, trong thời gian tới, quan hệ Việt – Trung sẽ có những bước phát triển.
Chuyến thăm vừa qua không chỉ dừng lại ở việc thảo luận hợp tác giữa hai cơ quan lập pháp mà diễn ra hết sức toàn diện trên rất nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế – thương mại, văn hóa…
Điều đó có tác dụng quan trọng, tăng cường đẩy mạnh hợp tác giữa hai bên. QH hai nước có thẩm quyền quyết định các vấn đề quan trọng, mà hợp tác kinh tế – thương mại có rất nhiều dự án lớn và quan trọng hơn nữa. Nếu các dự án hợp tác được hai QH đồng lòng, đồng tâm nhất trí thúc đẩy thì các hợp tác trong lĩnh vực kinh tế – thương mại giữa hai nước sẽ phát triển thuận lợi hơn nữa.
Xin trân trọng cảm ơn Đại sứ.
VĂN NGHIỆP CHÚC và THU TRÀ (thực hiện)

Tín Hiệu Mỵ Dân

Ngàn Lau
Vũ Hoàng Anh
1-1-2015
Trên trang mạng của RFA ngày 26 tháng 11 năm 2015 có một bài viết với tựa đề “Đảng CSVN liệu sẽ chấp nhận sự đa nguyên” mà trong bài viết đó, ba nhân vật gồm có Tiến Sĩ (TS)Nguyễn Quang A, Luật Sư (LS) Vũ Đức Khanh (Phó Tổng Thư Ký đảng Dân Chủ Việt Nam) và ông Lý Thái Hùng (Tổng Bí Thư đảng Việt Tân) đã đóng góp ý kiến về buổi hội thảo của Mặt Trận Tổ Quốc VN, báo Nhân Dân, Ban Tuyên Giáo Trung Ương, Học Viện Chính Trị Quốc Gia Hồ Chí Minh nói về vai trò của người Việt hải ngoại mà trong buổi hội thảo đó — có đưa ra vấn đề tham gia bầu cử và ứng cử của người Việt hải ngoại.
Cũng trong khoảng thời gian của buổi hội thảo, LS Vũ Đức Khanh sống tại Canada thừa nhận là ông đã nhận được điện thoại từ một lãnh đạo cao cấp trong đãng (cố ý viết dấu ngã) csvn hỏi ý kiến LS Khanh về tiến trình dân chủ của Miến Điện qua cuộc bầu cử trên và vị lãnh đạo đó hy vọng rằng một ngày không xa LS Khanh có thể tranh cử ở VN.
Một sự trùng hợp ngẫu nhiên (cố ý thì đúng hơn) giữa buổi hội thảo nói về vai trò của người Việt hải ngoại và cú điện thoại với lời nhắn nhủ mong LS Khanh ra tranh cử ở VN trong tương lai. LS Khanh cho biết ý kiến cá nhân là thời điểm hôm nay khác thời điểm của 70 năm về trước, thành ra không cần phải sợ để đối mặt với đãng csvn hiện giờ. “Đảng csvn không còn là ma quỹ giống như thời trước kia nữa” thành ra chúng ta (cộng sản và quốc gia) cần chấp nhận sự khác biệt để tiếp xúc với người từ đãng csvn hầu giải quyết những khó khăn của VN. LS Khanh cho rằng qua cuộc trao đổi điện thoại, ông thấy sự thành tâm của vị lãnh đạo cao cấp của đãng csvn. Tuy nhiên trong chính trị, LS Khanh cho rằng chẳng biết phải đo như thế nào chỉ với lòng thành tâm mà thôi. Dĩ nhiên thành tâm là điểm khởi đầu đáng hoan nghênh theo nhận định của LS Khanh.
Nhà bất đồng chính kiến với nhà cầm quyền Hà Nội là TS Nguyễn Văn A cho rằng đây là một dấu hiệu cởi mở của nhà cầm quyền nhưng thực hiện ra sao thì hãy chờ xem. TS A cho rằng những người Việt vẫn còn giữ quốc tịch VN — thì việc tham gia tranh cử là việc đương nhiên. Riêng cá nhân TS A nghi ngờ về chuyện cởi mở này — bởi trong buổi hội thảo chỉ là ý kiến cá nhân chứ không phải là chính sách hay quy định pháp lý. TS A cũng cho biết rằng cuộc cách mạng ở Đông Âu, đãng cs bên Đông Âu cũng có sự liên hệ với thành phần đối lập.
Riêng ông Lý Thái Hùng, Tổng Bí Thư đảng Việt Tân, thì cho rằng chuyện này nếu có thật thì điều bốn của bản Hiến Pháp của VN cần phải loại bỏ. Nếu không thì sự về tranh cử của ai đó ngoài hải ngoại chỉ là hình thức tuyên truyền cho đãng csvn để giải quyết tạm bợ những khó khăn tạm thời của đãng csvn. Theo ông Hùng thì ông chưa biết là đã có hay không có những cuộc tiếp xúc của đãng csvn với thành phần đối lập ở hải ngoại hay không (cho dù có đi nữa, đảng đối lập tại hải ngoại không hề dám công bố, trong đó gồm có cả đảng Việt Tân). Và ông Hùng đánh giá là nếu có thì chứng tỏ đãng csvn lâm vào khủng hoảng, phải thay đổi.
Vấn đề được đặt ra là phải chăng đây là một tín hiệu mỵ dân của đãng csvn và liệu sự mỵ dân này sẽ thành công ở đầu thế kỷ 21 hiện nay?
Có thể nói rằng những tín hiệu kêu gọi hoà hợp — hoà giải, kêu gọi sự đóng góp của khối người Việt hải ngoại, đãng csvn vẫn thường đánh trống khua chiêng để cổ võ những chiêu bài mà người Việt tự do đã thấy nhàm chán. Nhàm chán bởi trong quá khứ đãng csvn sử dụng chiêu bài này nhằm mục đích đem lợi cho chính họ và tiêu diệt thành phần khác khi chiêu bài đã được thực thi đúng chiều hướng đãng csvn mong muốn. Nhàm chán bởi miệng nói hoà hợp — hoà giải nhưng tay cầm cây dao đâm chết những ai tin vào hoà hợp — hoà giải. Nhàm chán bởi cái đãng csvn trong quá khứ lẫn hiện tại — chưa làm một điều gì để mọi người có thể tin. Nói thẳng ra đãng csvn không còn đủ uy tín để cộng tác với thành phần khác trong xã hội (ngoài đám côn đồ mà công an đang hợp tác chặt chẽ). Phải chăng ông Nguyễn Tấn Dũng đã nhiều lần nói đến dân chủ nhưng chính phủ của ông thực hiện những điều phản dân chủ qua cơ quan công an và an ninh của họ đối với người dân, đối với thành phần bất đồng chính kiến với nhà cầm quyền Hà Nội và ngay cả những vị luật sư tại VN bênh vực cho công lý, cho dân oan – cái đãng cầm quyền này vẫn không tha mà dàn cảnh bụi Chương Mỹ để đánh luật sư bênh vực cho công lý? Gần đây nhất LS Đài đi dự buổi hội thảo về nhân quyền tại Nghệ An và trên đường về bị công an theo dõi và đánh đập tàn nhẫn. Vài ngày sau đó LS Đài bị bắt dưới tội trạng chống phá nhà nước (điều 88) của bộ luật vi hiến mà không vị thẩm phán nào trong ngành Tư Pháp Việt Nam lên tiếng chống lại sự vi hiến đó.
Tuy nhiên đãng csvn là người đang nắm toàn quyền sát sinh của xã hội VN. Họ có cơ hội để thực hiện đổi mới mà không tạo ra sự trống vắng quyền lực. Sự trống vắng quyền lực là điều không nên xảy ra cho VN hiện giờ. Sự trống vắng quyền lực khi toàn dân vùng dậy để thay đổi cơ chế hiện giờ sẽ tạo ra nhiều nguy hiểm, tạo cơ hội cho Trung Quốc đưa quân vào VN. Họ có cơ hội tạo ra sự đổi mới để chính đãng của họ có cơ hội cạnh tranh với các đảng phái khác nhằm mục đích phục vụ đất nước thay vì là phục vụ đãng mà họ đang làm từ 70 năm qua. Và đây là lúc cơ hội đó đang đưa đến cho đãng csvn. Trong quá khứ họ đã bỏ lỡ nhiều cơ hội để tiến đến tự do dân chủ cho đất nước. Thời điểm của hôm nay, thời điểm mà họ không còn là lực lượng duy nhất nắm giữ thông tin thì đây là dịp cuối cùng, cơ hội cuối cùng để họ mở ra cho mọi người, trong đó gồm cả chính những đãng viên của họ — để cùng nhau đoàn kết xây dựng lại một Việt Nam Tự Do Dân Chủ phú cường của tương lai. Việt Nam có thể theo gương của Miến Điện. Nhưng để làm được việc này đòi hỏi sự thành tâm từ mọi thành phần trong xã hội — mà sự thành tâm của đãng csvn rất quan trọng trong tiến trình dân chủ này.
Nói như LS Khanh thì sự thành tâm là điểm khởi đầu. Sự thành tâm để cùng nhau tìm một giải pháp cho đất nước mà chính những người trong đãng csvn thấy rằng cơ chế của họ là một cơ chế quá cổ điển, làm hư hại sức sống của cả một dân tộc. Sự thành tâm này đang xuất hiện hay chỉ là chiêu bài thì chúng ta hãy cùng nhau kiên nhẫn để chờ đợi. Nhưng làm thế nào để biết sự thành tâm là thật chứ không phải là chiêu bài?
Hãy nhìn vấn đề ở một khía cạnh hướng thiện (hay lạc quan), cho rằng đây là sự thành tâm của cuộc hội thảo do Mặt Trận Tổ Quốc và các đoàn thể của đãng tổ chức nhằm đánh giá vị trí của người Việt hải ngoại trong cơ chế dân chủ sắp đến. Hãy đánh giá là cuộc điện đàm của vị lãnh đạo cao cấp trong đãng csvn với LS Khanh là có sự thành tâm đúng như nhận định của LS Khanh. Đặt giả sử đãng csvn cũng đã liên lạc với các đảng phái khác tại hải ngoại để bày tỏ sự thành tâm của mình.
Hãy đặt giả sử là phần đông các thành phần tại hải ngoại cùng nhìn nhận sự thành tâm của đãng csvn và sẵn sàng hợp tác để giải quyết những khó khăn hiện giờ của đất nước. Vậy thì bước kế tiếp đãng csvn sẽ làm gì để chứng minh sự thành tâm từ lời nói chuyển sang hành động?
Liệu đãng csvn loại bỏ điều bốn của bản hiến pháp hiện giờ (vị trí của đãng csvn trong lãnh đạo và điều hành đất nước đã ghi rõ trong điều này)? Liệu đãng csvn thả hết các tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm, những người bất đồng chính kiến với nhà cầm quyền Hà Nội? Liệu người dân có quyền biểu tình để phản ảnh ý kiến của mình mà không bị lực lượng công an đàn áp, sách nhiễu người biểu tình? Đãng csvn giải quyết những vụ kiện tụng của dân oan ra sao? Những công an, quan chức nhà nước vi phạm luật, đàn áp người dân và lạm dụng quyền hành chịu trách nhiệm trước pháp luật ra sao? Những vụ hối lộ, xem dân như rác của công an được quay qua điện thoại và đưa lên mạng sẽ giải quyết ra sao? Thái độ của đãng csvn đối với Trung Quốc ra sao hay vẫn tiếp tục đi dây như hiện giờ?
Tất cả những vấn đề trên cần phải có những hành động chứ không thể nào tiếp tục giữ điều bốn; tiếp tục bắt người bất đồng chính kiến; tiếp tục bao che tham nhũng; tiếp tục hèn với giặc nhưng ác với dân; tiếp tục đưa ra những bộ luật đi ngược lại hiến pháp để đàn áp người trong nước nhưng lại kêu gọi sự đóng góp của khối người Việt hải ngoại — thì đây là sự mỵ dân trắng trợn, xem thường sự hiểu biết của người Việt hải ngoại. Với những người bất đồng chính kiến trong nước — đãng csvn không làm việc được — thì sự kêu gọi người Việt hải ngoại về tham chính chỉ là chiêu bài mỵ dân, dân chủ giả hiệu.
Sự tồn tại của dân tộc Việt Nam trên bản đồ thế giới phần lớn nằm trong bàn tay của đãng csvn để VN có một sự thay đổi cơ chế trong ổn định mà trong sự thay đổi đó, bất cứ ai, bất cứ cá nhân người Việt quốc tịch Việt đều có quyền tham gia công việc lãnh đạo đất nước — mà không cần biết họ thuộc đảng nào, quá khứ ra sao. Nếu đãng csvn không làm và bỏ lỡ cơ hội của hôm nay, đại khối dân tộc bắt buộc phải hành động. Nếu chúng ta tiếp tục thụ động, vô cảm — thì khi hiệp ước Thành Đô ở vào giai đoạn cuối cùng, đất nước Việt với hơn 4 ngàn năm văn hiến sẽ bị xoá sổ trên bản đồ của thế giới để trở thành một phần lãnh thổ của Trung Quốc.
Hãy thức tỉnh dân tộc Việt hôm nay và hãy bắt lấy cơ hội thay đổi cơ chế trong ổn định từ những người trong đãng cầm quyền hiện giờ. Thời gian không còn và thời gian không chờ đợi chúng ta. Hãy cùng nhau thực hiện dân chủ như dân tộc Miến Điện. Chúng ta có thể làm điều đó nếu tất cả mọi thành phần trên đất nước Việt cùng nhau thành tâm thực hiện một cơ chế pháp quyền, kiểm soát lẫn nhau để bảo đảm quyền sống của mọi người.

Con đường tơ lụa: con đường bá đạo

Ngàn Lau
TLC
1-1-2016
Khi Tập Cận Bình (TCB) chạy đôn đáo khắp nơi để kiếm mối làm ăn kinh tế thì giấc mơ về “con đường tơ lụa” càng rõ. TCB biết TC đang bị vây trong thế trận kinh tế toàn cầu. Tại sao vây? Chỉ vì đảng CS.
Tham vọng của TC vẫn là thống trị thế giới bằng mọi thủ đoạn: kinh tế hay quân sự. Một mặt bành trướng, lấn hiếp các lân bang: Nhật, Phi, Đài Loan, VN , Thái , Miến điện, Mã Lai … Một mặt hòa hoãn: mở ngân hàng AIIB, viện trợ các nước Phi Châu, hợp tác kinh tế với các công ty Âu Mỹ… Con đường tơ lụa là một chiêu dụ các nước Trung Á và Trung Đông về dĩ vãng xa xưa.
Khi vận động với IMF (quỹ tiền tệ quốc tế) để đồng Yuan (hay Remibi) của TC được công nhận là giá trị quốc tế. IMF chấp nhận tình trạng lâm thời (xét trong vòng 5 năm, nếu TC thực sự tôn trọng luật kinh tế, tài chánh thế giới). Mới có thế mà vài ngày sau, TC đã đòi bác bỏ đồng Mỹ kim đang là tiêu chuẩn hàng đầu của IMF?
Thế giới họp về khí hậu tại Paris, TCB hứa tuốt luốt, tiêu chuẩn nào TC cũng sẽ hoàn tất đúng thời hạn. Trong khi tại Bắc Kinh, nhà nước phải cấm dân ra đường, cấm xí nghiệp hoạt động vì khói ô nhiễm đến độ không còn nhìn thấy đường xá. Tổ chức IPE do tư nhân đứng ra theo dõi về ô nhiễm tại Trung Hoa vì không tin tưởng nhà nước, tại một làng nọ đã có những bà già nghèo nàn, rách rưới, ra đứng giữa đường để chận vị đại diện của IPE và đưa ra những lọ thủy tinh chứa nước ô nhiễm tại làng của họ và than phiền là không có nước sạch để dùng. Trong khi tại Thượng Hải và một số thành phố đông khách du lịch, các nhà hàng Trung Hoa đã bị truy tố vì bỏ ma túy vào thức ăn, nói là để tăng gia vị nhưng thực chất là khiến khách hàng ăn vào phát ghiền phải trở lại ăn nữa.
Tại các nước Phi Châu, Mã Lai, VN, Lào, Cam Bốt. TC đã hối lộ nhà cầm quyền địa phương để các công ty TC được phép làm ăn, rồi đưa dân Tàu sang (di dân) như thực dân đã làm trong thế kỷ thứ 19. Tại sao xứ Tân Cương, người Uighur theo đạo Hồi có văn hóa và ngôn ngữ khác người Trung Hoa, TC chiếm rồi gọi là xứ tự trị những thực tế là TC kiểm soát mọi chuyện. Tây Tạng cũng vậy. Hai xứ đất rộng, người thưa, TC khai thác chưa đủ hay sao mà còn xua dân đi xứ khác, giành đảo, biển với lân bang?
Khi Na-uy đưa sang Trung Hoa chiếc du thuyền đẹp nhất (Cruise: tàu lớn chở du khách đi thăm các cảnh đẹp, cung cấp ăn uống, ca nhạc, giải trí …) để câu khách Trung Hoa. Một tháng sau TC tuyên bố sẽ làm một du thuyền lớn gấp 3 chiếc Titanic (du thuyền nổi tiếng không bao giờ chìm nhưng đã chìm ngay chuyến du hành đầu tiên). Điều này cho thấy TC thấy ai làm ai ngon lành đều muốn chụp giựt về mình. Cũng như máy bay, TC làm máy bay chở hành khách, khoe có 400 chiếc được đặt làm nhưng không thấy nói khả năng về an toàn: Khả năng của phi công, chuyên viên bảo trì, khả năng tiếp cứu khi có tai nạn. Và sau đó, TC đã đánh thuế các máy bay của hãng ngoại quốc bán tại Trung Hoa nhằm mục đích tạo thị trường cho máy bay của TC. Mỹ đã kiện TC ra trước WTO về hành động này.
Chuyện kết quả cuộc điều tra về chuyến bay Asia của Nam Dương rớt xuống biển vì phi công thấy nút báo động đuôi lái (rudder) khó điều khiển bèn tháo nút (disconnect). Điều này làm hệ thống lái tự động (auto-pilot) tê liệt. Khi máy bay kẹt lái và tiếp tục lên cao độ tới khi động cơ chịu không nổi và chết đứng (stall). Thay vì nhào xuống với độ dốc để lấy hơi gió ép động cơ nổ lại thì phi công lại giảm tốc độ, phi công phụ kéo cần lái lên, phi công chính kéo cần lái xuống khiến máy báy mất thăng bằng và rớt xuống biển, chết hết. Cái ngu của phi công Nam Dương là vậy. Liệu phi công Tàu có khá hơn không? (Nam Dương không có khả năng trục kéo xác máy bay dưới độ sâu nên bỏ luôn). Nếu TC sản xuất xe gắn máy (phỏng theo kiểu xe gắn máy Honda của Nhật) bán cho VN, xe chạy 3 ngày là banh máy thì máy bay TC sẽ bay bao lâu?
Con đường tơ lụa của TC là con đường xâm lăng kinh tế để bảo vệ ngôi vị của đảng CS và TCB, vì dân Tàu không còn khả năng làm tiền cho đảng nữa. Những ai làm giàu được đều tìm đường ra nước ngoài. Số còn lại toàn là tham nhũng, ăn chơi, báo hại nhiều hơn là xây dựng đảng.
Mới đây TCB đã nói xa, nói gần về chuyện dẹp bỏ đảng CS chỉ vì tàn dư của chế độ cũ (Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào…) quá đông sau 20 năm tham nhũng, tuy TCB đã bắt 125 ngàn viên chức tham nhũng nhưng vẫn không chặn nổi. Có lẽ vì làm ăn trong nước chỉ để nuôi tham nhũng nên TCB mới chuyển ra ngoại quốc, hùn hạp với thế giới thì những con sâu tham nhũng không thể vươn tay ra nuớc ngoài để hút máu.
Nhưng khi làm ăn, hay đưa người ra nước ngoài làm ăn, TCB đã không giáo dục người dân, cán bộ khi ra nước ngoài phải đối xử tử tế với dân địa phương, mà cứ nghĩ là kẻ có tiền thì làm gì cũng được, coi chủ nhà không ra gì hết. Khi đặt đồng tiền lên trên luật lệ (sự công bằng) thì TC đã chọn con đường bá đạo để làm ăn và như vậy thì không lâu bền. Nền kinh tế “tư bản”của TC không thể vững mạnh khi nhà nước liên tục bóp cổ thị trường chứng khoán để có con số làm vui lòng các nhà đầu tư thế giới nhưng thế đã rõ bộ mặt của TC nên đi chỗ khác chơi. TC tiếp tục gây hấn với Nhật-Mỹ trong lúc vẫn cần những kỹ thuật cao cấp của các công ty Mỹ-Nhật. Và Mỹ-Nhật trả lời qua TPP.
Phi là nước kiện TC ra trước tòa án quốc tế. Nếu TC coi tòa án quốc tế không ra gì thì mai mốt có tranh tụng với nước khác, chẳng lẽ lại dùng biện pháp quân sự?
Tân Tây Lan (TTL) là nước đã từ chối sự đầu tư của TC, khi các hãng sữa của TC muốn mua các trang trại nuôi bò sữa của Tân Tây Lan, chính phủ TTL đã ra lệnh cấm bán vì không tin tưởng các công ty TC. Tại Úc các nhà thuốc (Pharmacy) bán sữa đã phải hạn chế vì bày ra bao nhiêu cũng bị du khách Tàu mua hết (gửi về TC bán có giá hơn).
TCB muốn TC đạt địa vị cường quốc như Mỹ nhưng người dân Trung Hoa đã … mất dạy. Đảng CS lại càng mất dạy hơn nữa thì “thiện ý” của TCB sẽ đi về đâu?
Lich sử của Trung Hoa là sử dụng bạo lực để thống nhất một vùng đất rộng lớn. Dùng sức mạnh quân sự để đe dọa các nước nhỏ lân bang và bắt triều cống (mày có cái gì hay, đẹp nhất thì phải đem dâng cho tao, nếu không tao sẽ đánh bỏ mẹ mày). Truyền thống này có từ thời Tần Thủy Hoàng, vị vua đầu tiên của Trung Hoa. Từ đó trở đi, Trung Hoa chỉ muốn ngồi không để hưởng của ngon, vật lạ của tứ xứ gửi tới và sẵn sàng sử dụng các thủ đoạn tàn ác, hung bạo, gian trá nhất để đạt mục đích. Con đường tơ lụa cũng chỉ nhằm mục đích tìm của ngon vật lạ, tiếc thay nó không làm cho Trung Hoa tiến bộ mà chỉ khiến Trung Hoa chìm trong giấc mộng đế vương. Khi Tây Phương xâm chiếm Trung Hoa thì Trung Hoa mới thức tỉnh nhưng quá muộn. Ngày nay TCB muốn đem Trung Hoa trở lại thế đứng trong cộng đồng thế giới nhưng đảng CS là trở ngại. TCB dùng lòng ái quốc để dẹp tham nhũng (cũng là từ đảng CS mà ra) nhưng đó lại là sai lầm khác vì con người Trung Hoa đã suy thoái vì CS phá nát văn hóa, đạo đức. Dân Trung Hoa ngày nay chỉ biết lợi ích cá nhân bất kể nhân tính, nhân đạo, nhân bản.
1.3 tỷ con … thú đội lốt người (chưa kể Bắc Hàn, VN..) tràn khắp thế giới để làm ăn, kiếm sống qua con đường Tơ Lụa. Ai chặn cho nổi?
Đó chỉ là lối thoát của TC đối với TPP của Mỹ. Bị chặn bởi Thái Bình Dương, TC mở đường Tây tiến qua Pakistan, Trung Đông, Âu Châu. Nhưng đó chỉ là hư chiêu của Mỹ để ép TC tiêu xài hết số vốn kiếm được kể từ khi đổi mới. Mỹ gián tiếp ép TC đi vào con đường dân chủ để tự giải thể không phải qua chiến tranh hay ít nhất một cuộc chiến mà Mỹ không muốn tham dự.
Có thể TC đã tiên đoán bất lợi của các hòn đảo nhân tạo trong khu vực Trường Sa. Một khi Phi thắng kiện tại tòa án quốc tế thì TC sẽ làm gì với những hòn đảo này? KHÔNG lẽ biến thành sân chơi miễn phí cho cộng đồng Đông Nam Á? Bỏ không được, nuốt không trôi. Đó là lý do TC quay về con đường “Tơ Lụa”.
Cuộc khủng khoảng nhiên liệu (dầu khí) thặng dư không chỉ là đòn đánh vào khối OPEC (sản xuất dầu-khí đốt) mà còn nhắm vào Nga- TC. TC cố gắng chuyển sang năng lượng mặt trời, gió… nhưng các công ty Trung Hoa chưa đủ khả năng chạy theo vì cả nước chờ nhà cầm quyền chỉ đạo. Ngày 16-12-2015, Mỹ tăng lãi xuất đồng Mỹ kim 0.25. Điều này có nghĩa đồng mỹ kim sẽ khó kiếm hơn, có giá trị hơn. Tuy có thể gây trở ngại cho việc xuất cảng hàng hóa ra nước ngoài nhưng thực sự kinh tế Mỹ dựa vào 50% tiểu bang (nội địa) nhiều hơn là xuất cảng. Điều này cũng là một sự đe dọa cho đồng Yuan của TC vì khi kinh tế thế giới gặp khủng khoảng, các nước nhỏ sẽ tìm loại tiền tệ có giá trị để bảo vệ nền kinh tế èo uột của họ. Liệu đồng Yuan có thể cạnh tranh với đồng Mỹ kim chăng?
Cuối năm 2015, số lượng hàng xuất khẩu của TC xuống, các hãng đóng cửa, nhân công thất nghiệp. Hãng tư đã không trả tiền trợ cấp cho nhân công mà ngay cả công ty quốc doanh của nhà nước cũng không trả tiền thất nghiệp cho thợ. Khi con số thất nghiệp lên cao và không có trợ cấp xã hội thì dân sẽ đói và sẽ nỗi loạn.
Các nhà tài chánh, đầu tư thế giới đang bàn tán về nhà nước TC trong tương lai có thể can thiệp, phá giá đồng Yuan để đẩy mạnh xuất cảng, bất chấp hậu quả về kinh tế. TC ẩu như vậy sẽ khiến các công ty quốc tế e ngại khi đầu tư vào TC và TC lại càng lún sâu trong vũng bùn “kinh tế thị trường” không chịu sống chung với chính trị độc tài.
Liệu sẽ có một nước Trung Hoa dân chủ hay sẽ có 10 nước Trung Hoa nhỏ…dân chủ. TC sẽ không thể trở thành Liên Bang dân chủ như Mỹ vì bản chất Trung Hoa không phải là hợp chủng và dân tộc tính Trung Hoa chỉ thích làm chủ người khác chứ không biết tự làm chủ bản thân.
Khi Mỹ đã phá nát khối Hồi Giáo vì ôm “mộng bá chủ thế giới” qua tôn giáo thì cũng có thể Mỹ sẽ phá TC cũng vì mộng “bá chủ thế giới” vì cá tính Ngu mà bựa. Ai biết?

Khi Đảng CS Trung Hoa Bóp Cổ Hoa Hậu

Ngàn Lau
TCL
1-1-2016
Cô Anastasia Lin. Nguồn: Getty
Cô Anastasia Lin. Nguồn: Getty
Cô Anastasia Lin, Hoa Hậu Thế Giới Canada 2015 đã bị nhà cầm quyền Trung Cộng (TC) từ chối cấp giấy thông hành (visa) đến Sanya, Trung Hoa để dự cuộc thi Hoa Hậu Thế Giới. Lý do là cô Lin là một nhà hoạt động nhân quyền, cô sinh trưởng tại Hồ Nam, Trung Hoa, di cư sang Canada với mẹ lúc 13 tuổi, tốt nghiêp đại học Toronto, chơi dương cầm từ nhỏ và đã trình diễn một bản nhạc do thành viên Pháp Luân Công sáng tác (kẻ thù đáng sợ nhất của TC). Tuy TC đã cố dìm điểm của cô trong kỳ thi Hoa Hậu 2015 qua hai giám khảo gốc Hoa, cô vẫn thắng.
Tháng 7-2015 cô đã ra trước Quốc Hội Mỹ để nói về những vi phạm nhân quyền của TC. Cô cũng cho biết nhà cầm quyền TC đã đe dọa cha cô vẫn còn sống ở Trung Hoa để làm áp lực đối với những hoạt động của cô. Cô nói cô đã thức tỉnh khi đến Canada và hy vọng khi trở lại Trung Hoa cô sẽ thức tỉnh người dân. Cô cũng kêu gọi tổ chức Hoa Hậu Thế Giới và Thế Vận Hội nên lên tiếng bênh vực cho những người bị TC sách nhiễu thì tình trạng này sẽ không còn tiếp diễn nữa.
Bình luận:
Khi Tập Cận Bình cố gắng đưa bộ mặt TC lên hàng quốc tế, từ đồng quan (yuan) đến viện trợ Liên Hiệp Quốc, viện trợ nhân đạo, mở ngân hàng với thế giới , tổ chức Thế Vận Hội và bây giờ: Hoa Hậu Thế Giới.
Có lẽ TC thấy nếu Ấn độ đã có Hoa Hậu Thế Giới thì TC cũng phải có. Muốn có thì phải tổ chức mới dễ ăn gian. Tiếc rằng cô Lin đã không trở về Trung Hoa để đại diện đất mẹ. Cô Lin không những đại diện cho Canada, cô lại còn biểu đồng tình với thành viên Pháp Luân Công là thành phần nhà nước TC cố gắng đàn áp bao năm qua. Theo cô thì người dân Trung Hoa ủng hộ nhà nước chỉ vì thấy đời sống cải thiện khá hơn trước nhưng họ vẫn chưa hiểu về nhân quyền của họ còn bị hạn chế rất nhiều và họ chưa được hưởng và hiểu chế độ dân chủ. Chỉ khi nào họ có thời gian sống ở nước ngoài như cô mới thấy và hiểu.
Xem ra đảng CS Trung Hoa với 3 triệu binh hùng tướng mạnh, tàu chiến, máy bay tàng hình, hỏa tiễn tầm xa…. Coi đế quốc Mỹ không ra gì, lại đi sợ một cô gái chân yếu tay mềm như cô Lin. Sợ đến độ không dám cho vào Trung Hoa để…thi Hoa Hậu.
Hay nhà cầm quyền TC sợ gà nhà không thắng nổi cô Lin?
Hay sợ cô Lin, nếu qua cuộc phỏng vấn, thường được hỏi: Nếu cô là Hoa Hậu Thế Giới thì cô sẽ làm gì để xây dựng thế giới tốt đẹp hơn? Sẽ trả lời: “nhân quyền cho 1.3 tỷ người Trung Hoa” hay “Pháp Luân Công là môn thể dục rất tốt cho mọi người, được thế giới ưa chuộng, tại sao lại bị cấm ở Trung Hoa?”. Ban tổ chức TC chỉ có nước cắn lưỡi.
Bởi vậy, cấm cô Lin là phải.
Nhưng liệu ban tổ chức TC có ngăn chặn được các Hoa Hậu nước khác đến Trung Hoa và bất ngờ, đến lúc chót, phát biểu trước hàng trăm đài truyền hình khắp nơi trên thế giới, và nói lên những gì cô Lin muốn nói???
Sợ cô Lin hay sợ Pháp Luân Công? Môn phái này vừa phổ biến một bản tin “Luận Ngữ” nói về đạo đức, và sự kỳ diệu chỉ xảy ra khi con người sống có đạo đức. Phải chăng đạo đức là yếu điểm của TC: Đảng CS Trung Hoa không đem lại đạo đức cho con người, xã hội Trung Hoa và như vậy không sớm thì muộn chế độ CS sẽ sụp đổ? Chân-Thiện-Mỹ là khẩu hiệu của Pháp Luân Công. Cái Đẹp lôi cuốn con người, cái Thiện giúp con người đi tới sự Thật (Chân). Nếu Hoa Hậu (cái đẹp) không nói lên cái tốt (thiện) thì sẽ không thấy sự Thật (Chân).
Nếu lỡ một trong những Hoa Hậu đến TC dự thi đến phút chót, khi được phỏng vấn, cả thế giới theo dõi, mở miệng sẽ ủng hộ nhân quyền, tôn giáo thì TC làm gì? Cúp điện, xóa sóng truyền hình hay cắt đoạn phim để thay bằng một đoạn phim tuyên truyền nào đó.
Chẳng lẽ kêu công an bắt hết Hoa Hậu các nước đuổi cổ ra khỏi TC ???
Nếu vậy thì TC quả thật quá ngu, tốn tiền tổ chức để rước họa vào thân.
Ngày 20-12-2015, Hoa Hậu Thế Giới về tay … Phi Luật Tân. Rõ ràng Mỹ chơi đểu: Hoa Hậu Phi sẽ đi khắp nơi làm việc từ thiện, giúp đỡ trẻ em, phụ nữ … và khi thế giới đón tiếp, cô sẽ nói TC đang ăn hiếp đất nước thân yêu của cô, dân Phi nghèo không có cá mà ăn vì TC lấn hiếp ngư dân. Vậy thì TC làm sao ăn nói gì nữa.
TC luôn luôn hả họng ra nói rằng nhà nước tôn trọng luật (rule of laws) nhưng phải hiểu luật là luật của TC (đảng làm ra và quốc hội bù nhìn phê chuẩn) mà thôi. Thí dụ như luật đòi hỏi các nhà sư Tây Tạng, khi chết, muốn đầu thai nơi đâu phải xin phép nhà nước (đảng CS). Có ai biết luật đó viết ra sao không?
Các nhà lãnh đạo TC có tin thuyết đầu thai, tái sinh của Phật Giáo hay không? Nếu tin nhân quả thì mới tin đầu thai. Mà tin Nhân quả thì phải tin Thiện-Ác. TC làm toàn chuyện ác tức là không tin Nhân quả.
TC đâu có tuyên bố là kiểm soát được thế giới của người chết hay không mà biết người chết đi đầu thai về đâu? Công an TC có dám chết theo người chết để theo dõi mày có đi đầu thai đúng như nhà nuớc dặn hay lại trốn đi đầu thai chỗ khác. Rồi làm sao công an ở cõi chết báo cáo với chủ tịch ở cõi sống? Xử bắn nó (kẻ chết) thì nó cũng đã chết rồi. Bỏ tù thì tù dưới âm phủ đâu có thuộc nhà nước TC? Nếu thằng phản động đi đầu thai ở Mỹ thì nhà nước TC làm gì được ? Nếu kẻ thù của TC tuyên bố “tao sẽ đầu thai làm con cán bộ gộc” (hay chủ tịch đảng) thì chẳng lẽ lôi tất cả con cán bộ đảng ra … giết hết hay sao. Hay chủ tịch đảng ra lệnh cho tất cả vợ cán bộ đảng: Cấm đẻ !!!
Ngu hay điên?