Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 7 tháng 8, 2014

Tin thứ Năm, 07-08-2014 - Khi luật sư chỉ là cái bóng của công lý

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Tưởng Năng Tiến: Những Trận Chiến Bất Nhân (Blog RFA). “Và cái lọai ‘chiến tranh nhân dân’ (bất nhân) này vẫn đang tiếp diễn ở Việt Nam với những ngư dân làm cột mốc sống giữa biển khơi, thay cho những thanh niên xung phong (như cột tiêu sống) trên mọi nẻo đường đầy dẫy bom đạn – giữa thế kỷ trước… Cái thời mà qúi vị huyễn hoặc và lừa mị để đẩy dân Việt vào chỗ chết (rồi thản nhiên phủi tay) đã qua rồi. Không ai có thể lường gạt mọi người mãi mãi“.
H1Mặc dù lãnh đạo VN đẩy ngư dân ra biển khơi để đối phó với TQ, nhưng báo chí VN vẫn được lệnh tiếp tục ăn mày dĩ vãng bằng những câu chuyện ba phần thật, bảy phần ảo về “trận đánh tàu Maddox“. Những câu chuyện này chẳng những không đánh lừa được ai (bởi chẳng ai còn tin vào những câu chuyện này), mà còn để lộ cho mọi người thấy QĐNDVN, Hải quân VN đang bất lực trước hiện tại, không đủ khả năng đối phó với TQ.
- Trận đầu và mãi mãi – Kỳ 1: Vẫn nóng hổi thời sự (TP).  –  Trận đầu và mãi mãi – Kỳ 2: Cuộc chiến ‘kiến đấu voi’Tuy giặc Mỹ có máy bay tầm xa, tàu chiến hiện đại, nhưng không đánh thắng được ý chí gan góc kiên cường và chiến thuật, cách đánh sông biển độc đáo của Hải quân mình. Qui luật của chiến tranh là mạnh được yếu thua, nhưng phần thắng không phải lúc nào cũng thuộc về kẻ mạnh. Bộ đội Hải quân và nhân dân Việt Nam quyết đánh Mỹ và thắng Mỹ ngày ấy không phải chúng ta có vũ khí hiện đại hơn họ, mà chúng ta có tinh thần chiến đấu dũng cảm và không bao giờ bị khuất phục trước mưu đồ xâm lược của Mỹ“.
- TQ đăng ký di sản Con đường tơ lụa trên biển – Kỳ 3: Ngăn ‘lá bài’ mới của TQ, Việt Nam cần làm gì? (TVN).  Mời xem lại:  TQ đăng ký di sản Con đường tơ lụa trên biển – Kỳ 1:  TQ đòi bảo tồn cả di sản của… Việt Nam?  —   TQ đăng ký di sản Con đường tơ lụa trên biển – Kỳ 2: ‘Lá bài’ mới trong mưu đồ đường lưỡi bò (TVN). – Giới học thuật Trung Quốc đang làm gì? (TT).
- Trước thềm hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (VTV). – ASEAN quan tâm đảm bảo an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông (VOV).  – Mỹ – Nhật – Trung “dàn trận” trước ARF (TBKTSG).  – Ngoại trưởng Kerry sẽ nói chuyện phải quấy với TQ tại Myanmar (MTG).  – Họp báo của ông Dan Russel, Trơ lý Ngoại trưởng, đặc trách Đông Á- Thái Bình Dương, về chuyến đi Á châu của Bộ trưởng John Kerry từ ngày 9 đến 13 tháng 8, 2014: Press Conference Hosted by The Brookings Institution and the State Department Foreign Press Center (BNG Mỹ). – Người Mỹ đề ra 5 chiến lược đối phó sự hung hăng của TQ (MTG).
- Mỹ sẽ ép Trung Quốc tới cùng ở Biển Đông? (VnMedia). Sao lại gọi là “ép”? Nói thế chẳng khác nào những gì TQ đang làm mưa làm gió thời gian qua ở Biển Đông là hợp lẽ phải? “Ép tới cùng” nghe có vẻ như TQ đang làm những chuyện hợp pháp ở Biển Đông, bây giờ bị Mỹ bức hiếp, “ép buộc” làm những điều bất hợp lý, trong khi những gì Mỹ đang làm hoàn toàn ngược lại: buộc TQ dừng những hoạt động phi pháp ngoài Biển Đông, không được bức hiếp những nước nhỏ như Việt Nam, Philippines…
- GS Carl Thayer phân tích 2 quan điểm khác nhau của hai GS Zachary Abuza và Alexander Vuving về việc sự kiện giàn khoan 981 của TQ: Việt Nam, Trung Quốc và cuộc khủng hoảng giàn khoan dầu: Ai đã dao động? (Diplomat). “Được biết, Bộ Chính trị đã họp nhiều lần trong cuộc khủng hoảng giàn khoan dầu cả trước lẫn sau chuyến thăm của Dương Khiết Trì. Trong chuyến thăm Việt Nam vào cuối tháng 7, tác giả đã được nghe các nguồn tin ngoại giao và từ người Việt Nam rằng Bộ Chính trị đã bỏ phiếu với tỉ lệ 9-5 ‘chấp thuận đề xuất đi tới với việc đưa ra trọng tài quốc tế’Phe thiểu số gồm 5 uỷ viên như được biết gồm Nguyễn Phú Trọng, Tô Huy Rứa, Phạm Quang Nghị, Ngô Văn Dụ và Đinh Thế Huynh“.
- Trần Gia Phụng: HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA TRONG HỘI NGHỊ SAN FRANCISCO 1951 (BS).
- Võ Văn Tạo: TỐI QUA, CHÍNH THỨC CHIẾU PHIM VỀ HOÀNG SA TẠI SÀI GÒN (Tễu). – Đà Nẵng: Trường học sắp có sách giảng dạy về Hoàng Sa (PLTP).  – Đà Nẵng: Giảng dạy về Hoàng Sa từ năm học 2014 – 2015 (Infonet). Tin vui mà buồn. Vui là vì Hoàng Sa được đưa vào các trường ở Đà Nẵng để giảng dạy, nhưng buồn là vì sao một vùng lãnh thổ quan trọng thuộc Đà Nẵng, mà mấy chục năm qua đảng bộ và các cơ quan nhà nước, các ban, ngành giáo dục Đà Nẵng lại có thể quên được Hoàng Sa?
- “Lời thề”: Câu chuyện khẳng định chủ quyền biển đảo Tổ quốc (TTXVN).  – Nguyễn Á: “Cảm nhận rõ hơn tình yêu quê hương trong tim” (PNTP).
- Hà Nội kêu gọi Quốc hội Mỹ ủng hộ Việt Nam vào TPP (VOA). “Để TPP được thông qua, cần có sự phê chuẩn của Tổng thống và sự tán đồng của cả lưỡng viện trong Quốc hội Hoa Kỳ. Nếu không được đa số ủng hộ ở Hạ viện hoặc chỉ cần 1 thành viên trong Thượng viện chặn lại thì Việt Nam cũng không vào được TPP“.
- Thông điệp ẩn chứa trong những món quà ngoại giao (VOV). Có lẽ ông Phạm Quang Nghị và các cố vấn của ông cần đọc bài này. Mặc dù bài viết không đề cập tới món quà của ông Nghị tặng Thượng Nghị sĩ Mỹ John McCain, nhưng thông điệp của người viết bài muốn nhắn nhủ: mỗi món quà tặng không chỉ thể hiện văn hóa của người tặng quà, mà còn thể hiện cái tầm của những người lãnh đạo của một nước, chuyển tải thông điệp của đất nước mình đến một quốc gia khác.
- Nguyễn Hoàng Đức: NỀN NGOẠI GIAO LÀM NŨNG (FB VNTB). “Dân tộc của chúng ta nếu biết yêu tri thức và tiến bộ, với dân số ngót trăm triệu, chúng ta hoàn toàn có thể vào quốc gia tốp mười như Hàn Quốc. Nhưng chúng ta chỉ làm được điều đó với tư thế của ông chủ chứ không phải như những lính canh tự giác rồi sau đó làm nũng vì đã bị người ta ngã giá trên đầu?!
H3- Đã đến lúc giải mật Hội Nghị Thành Đô? (RFA). Thời báo Hoàn Cầu và Tân Hoa Xã: “Và Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc Kinh , như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây….  Phía Trung Quốc đồng ý và đồng ý chấp nhận đề nghị nói trên , và cho Việt Nam thời gian 30 năm (1990-2020) để Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc”.
- Bà Nguyễn Thị Bình, cựu Phó Chủ tịch nước: ‘Đừng để tiền, vũ lực khuất phục’ (VNN). “Đừng để ‘tiền’ cũng như vũ lực có thể khuất phục nhân dân ta. Kinh tế phải luôn luôn gắn với an ninh quốc phòng. Không được để tình trạng lơi lỏng hiện nay, chỉ thấy lợi trước mắt, không thấy cái hại lâu dài, chạy theo một số dự án bằng bất cứ giá nào“.
- Nhà báo Trần Quang Thành phỏng vấn nhà bình luận Nguyễn Hoàng Đức: Thông điệp đầu năm của ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã được thực hiện đến đâu? (Dân Quyền).
- Petrotimes: “Ngụy độc lập” hay không ngụy độc lập? (VNTB). “… Petrotimes cố tình không hiểu một điều là sự biểu đạt về mặt báo chí, trong đó sự tự do – độc lập trong tìm kiếm sự thật và trung thực ngòi bút còn quan trọng hơn những con số đầy ấn tượng sau 64 năm đó. Bởi những con số đó chỉ là một phần của sự phát triển báo chí, nó không phản ánh đầy đủ về quyền tự do – độc lập trong báo chí tại Việt Nam. Nếu bản thân nền báo chí chỉ có số lượng mà đánh mất tính tự do – độc lập cần có thì nó chỉ là công cụ tuyên truyền đơn thuần của một tổ chức, đảng phái đang muốn lũng đoạn thông tin mà thôi“. Phản bác lại bài viết đăng trên báo Petro Times: Ngụy độc lập
- JB Nguyễn Hữu Vinh: Báo cáo viên đặc biệt LHQ tại Hà Nội: Sự thật không dễ che đậy (Blog RFA). “Cái sự thật dù góc cạnh, xấu xí thì vẫn toát lên được vẻ đáng mến và người ta dễ chấp nhận hơn nhiều sự dối trá bóng bẩy. Điều mà ông Heiner Bielefeldt lấy làm ngạc nhiên là sự hoàn hảo, sự tự do gần như tuyệt đối ở Việt Nam về vấn đề tôn giáo qua các thông tin, các lời nói và văn bản mà ông được cung cấp khi gặp các quan chức và cơ quan nhà nước. Ông đã nhấn mạnh rằng ‘ông hỏi đi hỏi lại nhiều lần’ các cơ quan như Tòa án Tối cao, các cơ quan quản lý nhà nước về Tôn giáo rằng có vụ việc nào xâm phậm tự do tôn giáo hoặc lời khiếu nại, kêu ca về điều này ở Việt Nam hay không? Và câu trả lời ông nhận được là ‘Không, không hề có’.
- LM Phan Văn Lợi: Chúng ta hãy là chính trị công dân (VNTB). “Chính trị là làm việc cùng nhau để thay đổi xã hội và làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Chính trị không có gì là xấu mà ngược lại nó là sự cống hiến và hy sinh cao đẹp. Sỡ dĩ chính trị xấu là do những người tốt lẩn tránh nó và nhường lại nó cho những kẻ xấu…”
- Bảy nguyên tắc bảo vệ xã hội dân sự (Diễn Ngôn). “Nguyên tắc 1: quyền gia nhập vào xã hội dân sự. Nguyên tắc 2: Quyền hoạt động không bị can thiệp bởi nhà nước. Nguyên tắc 3: Quyền tự do biểu đạt. Nguyên tắc 4: Quyền hợp tác. Nguyên tắc 5: Quyền hội họp hòa bình. Nguyên tắc 6: Quyền được tìm kiếm và bảo đảm nguồn lực. Nguyên tắc 7: Trách nhiệm bảo vệ của nhà nước”.
H1<- Đã có bản cáo trạng và lịch xét xử bà Bùi Thị Minh Hằng anh Nguyễn Văn Minh và cô Nguyễn Thị Thúy Quỳnh (Dân Luận). – Tại sao cáo trạng vụ Bùi Hằng lại gửi đến Ban Nội Chính trung ương ĐCSVN? (NBG). “Một vụ án nhỏ mà từ BCT, BBT và BNC của Đảng dúng tay vào chỉ đạo như vậy, liệu các cơ quan tư pháp có xử khách quan theo luật hay theo chỉ đạo từ Đảng.  Nói thẳng ra sẽ là không khách quan. Bởi nếu khách quan thì ngay từ đầu bản cáo trạng này dù lên đến cấp tỉnh xử lý, cũng không thể gửi báo cáo đến cấp vụ hay đến tận Ban Nội Chính Trung Ương“.
- Bị khai trừ vì không muốn Đảng chỉ đạo? (BBC). “Tôi bị kỷ luật chỉ vì một lý do duy nhất là đã kiên quyết bảo vệ dân chủ và sự tự quản độc lập của Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh“. – Phỏng vấn LS Trần Vũ Hải: Vì sao luật sư Trừng bị khai trừ Đảng? (BBC).
- Tương lai nào cho luật sư Việt Nam? (BBC). “Đứng trước quy định bất cập của pháp luật, khi tháo gỡ cho khách hàng nhiều luật sư chỉ biết luồn lọt sao cho được việc mà không mấy ai quan tâm đấu tranh để loại bỏ quy định bất cập ấy.  Ngay với những vấn đề liên quan đến quyền lợi của giới mình, như có những luật chưa tạo điều kiện để giới luật sư hành nghề, nhưng giới luật sư cũng không có tiếng nói phản ánh“.
- Mõ thời @ (Baron Trịnh). “Đùng cái cách mạng tháng 8/1945 cóc nhái nhảy lên làm người, mẹ mình kể họ xông vào nhà ông nội mình vốn là một địa chủ, cướp hết sập ngụ, tủ chè nồi niêu bát đũa. Ruộng đất thì chia lại, họ xí chỗ đất màu mỡ, tiếc thay do ít học lại không biết tinh toán làm ăn nên sau đó của cải cướp đươc lại đôi nón ra đi, nghèo lại hoàn nghèo“.
- Thông thạo 29 thứ tiếng (Nguyễn Hoa Lư). “Này nhé, cứ mỗi dịp ra nước ngoài, trước khi lên máy bay, cụ Hồ bảo thư kí mua một cuốn từ điển thứ tiếng nước cụ sẽ đến. Xuống máy bay, cả cuốn từ điển cụ thuộc như cháo. Từ máy bay về khách sạn, cụ hỏi chuyện người lái xe và hôm sau vào phủ tổng thống cụ nói chuyện với chủ nhà bằng một thứ ngôn ngữ sở tại tuyệt luân! Những chuyện này cha tôi nghe từ mấy người bạn là cận vệ của cụ Hồ nói lại đấy!” – HỌC TẬP VÀ LÀM THEO (FB JB Nguyễn Hữu Vinh).
- Thử tìm Con người mới XHCN ! (Dân News). “Để xây dựng CNXH, ta cần phải có con người mới XHCN. Đó là điều mà tôi được nghe, rất khoa học, rất logich.  Nhưng tới 30/4/2015 là 40 năm xây dựng con người mới XHCN, đã có bao nhiêu con người như thế, họ là ai !?  Chủ nghĩa xã hội là chủ nghĩa chưa từng có, cho nên con người mới XHCN là cũng chưa ai thấy“.
- Ngoại trưởng Bắc Triều Tiên thăm Việt Nam (RFI). Ngoại trưởng Phạm Bình Minh nhớ hỏi Ngoại trưởng Bắc Triều Tiên Ri Su Yong, rằng khi nào thì các bác bên ấy đặt chân tới “thiên đường XHCN”, để người dân VN còn biết, ráng sống mà chờ tới ngày đó. Cũng cần học hỏi thêm kinh nghiệm, vì sao Bắc Triều Tiên không sợ Trung Quốc, họ đã dám bắt giữ tàu cá TQ khi họ xâm phạm lãnh hải Bắc Triều Tiên. Qua đó, nhờ người anh em Bắc Triều Tiên truyền cho lãnh đạo VN một chút dũng khí để đối phó với Trung Quốc.
- Xích Tử – Chủ nghĩa xã hội và thực phẩm chức năng (Dân Luận). “Không thể nào khác được, chủ nghĩa xã hội, nói một cách không có ý miệt thị gì, suy cho cùng, cũng là một mặt hàng quảng cáo quá nhiều. Mô hình chủ nghĩa xã hội, theo một cách trình bày tương đối có trí tuệ, thì hay, nhưng không làm được; không làm được nhưng vẫn tự cho là ưu việt, là duy nhất… Vậy thì có khác gì thực phẩm chức năng? Đó đơn thuần là quảng cáo và theo qui luật, cái gì quảng cáo nhiều thì hình thức bán của nó cũng theo hệ thống đa cấp“. – CSVN: Thùng rỗng hay kêu to… “nổ” mà không sợ “văng miểng”!? (DLB).
H6- VÔ SỈ BẤT THÀNH NHÂN DẠNG, HAY : RƯNG RƯNG KHI HÁT QUỐC CA (VNTB). “Có những người yêu nước nhưng mà chỉ qua tình yêu với những chức cao lộc hậu, quyền nhiều của lắm, tham nhũng vơ vét, với họ khi ca ngợi tình yêu đất nước thì chẳng khác gì con chuột sa chĩnh gạo ca ngợi chĩnh gạo đẹp lắm rồi, sao các người lắm chuyện cứ gào la?” Ảnh: Trung tướng nhà thơ, nhà văn, nhà kịch, nhà họa… Hữu Ước (ngoài cùng bên trái) rưng rưng hát quốc ca. =>
- Con ông cháu cha thời phong kiến VN (BBC). “Cấm quan không được lấy vợ trong trị hạt vì sợ gia đình nhà vợ nhũng nhiễu.  Cấm không cho tậu ruộng vườn nhà cửa trong trị hạt vì sợ quan hiếp bách kẻ trị hạ để mua rẻ.  Cấm không được tư giao với đàn bà con gái trị hạt để đừng treo gương xấu cho nhân dân.  Cấm quan lại hồi hưu không được lui tới cửa công để thỉnh thác cầu cạnh“.
- AMERI-CONG 1D: HÀ NỘI VINH DANH CÁC THÀNH VIÊN PHONG TRÀO HÒA BÌNH (TNM).
- Giá như đóng cửa với đời… (PT). – THÂU RẦU! SƯ THÍCH ĐÀM LAN (FB JB Nguyễn Hữu Vinh). “Thôi rồi sư Thích Đàm Lan, nguy rồi, hoặc là vòng lao lý hoặc là cái chết bất đắc kỳ tử, hoặc một kết quả không ai mong muốn. Điềm đã khá rõ khi anh Nguyễn Như Phong xông ra bênh vực sư thầy“.
H1- Ông là Triệu Tử Long và Ðông Ki Sốt? (PT). “Cho nên, nếu cứ để một mình ngành giao thông chiến đấu với các vi phạm này thì ông Ðinh La Thăng đúng là cũng thành ‘Ðinh Ki Sốt’!” Bà con đang lo lắng cho anh Thăng, vì người ta đồn rằng, hễ anh Phong khen ai thì người đó toàn gặp điềm gỡ… – Bộ trưởng Thăng đề xuất bỏ thu phí trước bạ xe máy điện (VTV).
- Ăn cướp, chụp giựt hay là phản kháng? (Blog RFA). “Và một khi những công ty thi công đại diện cho nhà nước đã hành xử vô trách nhiệm với người dân, cộng thêm những tay bồi bút sẵn sàng vì chén cơm manh áo, cái phong bì mà hạ nhục đồng loại, đồng tộc của mình như thế, thì câu chuyện phản kháng của người dân sẽ không dừng ở chỗ khống chế công ty để xúc nhựa đường đắp đường làng như vậy đâu“. Mời xem lại: Dân lấy vật tư thi công Quốc lộ 1A để làm đường dẫn vào nhà mình (VNE).  – Chê dân gian, tham nhũng thì sao? (ĐV). –  Sự thật đám đông đổ xô hôi nhựa đường ở Quảng Bình (Vitalk).
- Vụ kiểm lâm nhận hối lộ: Lãnh đạo Chi cục tiếc cho “cú đấm thép” (GDVN).
- Đại gia Dũng “lò vôi” kiến nghị phúc tra kết luận của Thanh tra Chính phủ (PT).
- Truy trách nhiệm vụ biệt thự mọc tràn lan trên đất nông nghiệp ở Đan Phượng (DT).
- “Ông chủ” mỏ vàng tố cáo hàng loạt tờ báo Việt Nam (MTG).
- Giá của 10 năm tù oan không thể tính bằng tiền (DT). “Nhưng điều quan trọng hơn không phải là nhà nước tốn 10 tỉ đồng hay bao nhiêu đồng, mà các cơ quan tố tụng liên quan đến vụ án này đã làm mất lòng tin của người dân vào công lý. Muốn lấy lại lòng tin, ngoài việc bồi thường danh dự, tinh thần và vật chất cho ông Nguyễn Thanh Chấn, cần phải xử thật nghiêm những cá nhân sai phạm. Đặc biệt, những cán bộ điều tra đã bức cung, nhục hình, có hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp trong vụ án Nguyễn Thanh Chấn“.
- Video: Công an định ăn bẩn thì gặp thanh niên hiểu luật (Hải Yến Nguyễn). – Bình Lê – Tặng vòng nguyệt quế hay chụp vòng kim cô cho “người thổi còi”? (Diễn Ngôn/ Dân Luận). “Nếu bạn không chọn là người thổi còi thì ít nhất bạn nên biết lắng nghe tiếng còi cảnh báo, và trân trọng sự dũng cảm của họ. Họ thổi còi để xã hội biết rằng chúng ta đang có vấn đề để giải quyết. Một xã hội biết dừng lại, biết suy nghĩ, biết thảo luận, biết tìm ra giải pháp mới là một xã hội có tương lai phát triển“.

- Lương tối thiểu vùng 2015: Chốt đề xuất tăng tối đa 15,1% (DT).  – Tăng 15,1% lương tối thiểu: Công nhân vui ít, doanh nghiệp lo nhiều (VOV).  – Tăng sao cho tổng chi lương của xã hội không thay đổi (DT).  – Nếu không đồng thuận, Chủ tịch Hội đồng tiền lương QG sẽ quyết định (DT).
- TKO: Định nghĩa lại giấc mơ Mỹ – Redefining the American Dream (Hiệu Minh).
- 8 Năm Cực Khổ Của Luật Sư Cao Trí Thịnh Nên Kết Thúc Tại Đây ! (ĐKN).
- Râu quai nón và khăn choàng Hồi giáo bị cấm trên xe buýt Tân Cương (RFI).

- HD-981: Việt Nam không hề thúc thủ trước Trung Quốc (RFI). Nói về bài này: Việt Nam, Trung Quốc và cuộc khủng hoảng giàn khoan dầu: Ai đã dao động? (Diplomat).
- VINH DANH HỘI NGHỊ THÀNH ĐÔ (Huỳnh Ngọc Chênh). “Với tư cách một công dân, tôi cho rằng hội nghị Thành Đô là một trong những hội nghị lịch sử quyết định đến vận mệnh của đất nước và toàn thể dân tộc Việt Nam, trong đó có cá nhân tôi. Do vậy tôi yêu cầu đảng CSVN và nhà nước CHXHCN VN phải công khai mọi nội dung về hội nghị Thành đô, nếu đảng CSVN và nhà nước vẫn còn tự nhận mình là đảng từ nhân dân mà ra và là nhà nước của dân, do dân, vì dân“.
- Góp phần giải mã thư ngỏ “61” (BVN). “Có ý kiến cho rằng, những đảng viên đòi dân chủ, đa nguyên chính trị… là phản bội Đảng CSVN. Trả lời sao trôi nếu họ nói lại: Tôi là đảng viên của Đảng khác, bị tổ chức úp bộ chớ có Cộng sản đâu?! Nếu nói chúng tôi phản bội “giai cấp”là giai cấp nào? Chúng tôi chỉ thấy rằng Đảng CSVN phản bội sự nghiệp Cách mạng Dân tộc Dân chủ mà cả dân tộc phải đổi lấy nó bằng mồ hôi, nước mắt và máu trong những cuộc kháng chiến. Phản bội kẻ phản bội thường là những người tốt, can đảm mới dám làm việc ấy“.
- RƯNG RƯNG hát quốc ca (Nguyễn Tường Thụy).
- Quân đội Mỹ có tướng gốc Việt đầu tiên (ĐSPL).  – Người gốc Việt đầu tiên được Mỹ phong tướng (VnEconomy).  – Lương Xuân Việt, từ cậu bé tị nạn thành tướng quân đội Mỹ (NV).  – Nếu bị kẹt ở Việt Nam sau năm 1975, số phận ông Lương Xuân Việt sẽ ra sao? (Tin Không Lề). “Báo chí trong nước không muốn nhắc đến cái gốc “ngụy quân, ngụy quyền” của ông: cha ông là Thiếu tá Sư đoàn Thủy quân Lục chiến Quân lực VNCH. Thiết nghĩ, với cấp bậc đó, sau ngày 30-4-1975 nếu gia đình ông Việt không thoát sang Mỹ, có lẽ cha ông đã bị bắt đi ‘học tập cải tạo’ không dưới 10 năm. Những người còn lại trong gia đình như mẹ và anh chị em của ông có thể bị đưa đi vùng kinh tế mới. Ông Việt và anh chị em ông đã không được tiếp tục học hành vì lý lịch quá xấu, có cha là ‘ngụy quân, ngụy quyền’.”
KINH TẾ
- Toàn cảnh kinh tế Việt Nam 6-8-2014 (VietFin).
- Vào chợ mỗi ngày TTCK 6-8-2014 (VietFin). – VN-Index vẫn gặp khó tại 610 điểm (TBKTSG).  – S&P 500 đi ngang sau đợt bán tháo (Gafin).
- Tổng quan chuyển động Tài chính – Ngân hàng 6-8-2014 (VietFin).
Tỷ lệ cấp tín dụng nội địa trên GDP Việt Nam 1992 – 2012 (VietFin).
- Hiệu quả dự án ODA giảm do giải ngân chậm (TBKTSG).
- Vì sao thị trường bất động sản không sụp đổ? (TBKTSG).
- Da giầy Việt Nam: Có đủ sức “tự chủ”? (DĐDN). – Doanh nghiệp dệt may hưởng lợi gì? (ANTĐ).
- Metro Việt Nam bị thâu tóm: 19 trung tâm Metro sắp về tay tỷ phú Thái Lan (DV).
- Vietfish 2014: Doanh nghiệp dịch vụ chiếm ưu thế (TBKTSG).
- Bò Úc tràn ngập thị trường Việt (ANTĐ).
- Trung Quốc cấm biên gạo Việt Nam? (TBKTSG).
- Samsung trừng phạt đối tác Trung Quốc vì lạm dụng trẻ em (GenK).
- 10 nhân vật lịch sử giàu có nhất mọi thời đại (Zing).

- Toàn cảnh kinh tế Việt Nam 7-8-2014 (VietFin). – GDP trong kế hoạch 5 năm phải đạt 6,5 – 7% (VnEconomy). Nếu lạm phát trung bình mỗi năm 7% thì chắc chắn sẽ đạt được kế hoạch đề ra :-)
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Nhà văn ĐỖ QUYÊN : Chuyện cái mũi khoan và bom dị bào (Nhật Tuấn).
- Những kẻ sợ… xìu! (Nguyễn Đình Bổn).
- Minh họa cho chứng trầm uất ♦ buổi trưa. cực xâm xoàng (Da Màu).  – Và rồi
- Phê bình văn học! (Nguyễn Đình Bổn).  – Cuộc đời ngoài cửa- một hiện thực chưa tới bến! (*)
- Nếu ngoài cửa xấu, trong nhà có yên? (Người ĐT/ Quê Choa). – TRÍ THỨC…? – TÔI KHÔNG DÁM… (FB Ngô Thị Kim Cúc). “Những người cha người mẹ ấy thức khuya dậy sớm, không có thì giờ đọc sách báo, xem ti vi, chưa từng biết đến mạng internet, không hề biết hiện trạng đất nước trên bàn cờ chính trị, vẫn yên tâm rằng có những trí thức đang làm thay họ những thứ mà họ không thể biết đến, không thể quyết định…
- KHOẢNH KHẮC FACEBOOK… (FB Ngô Thị Kim Cúc).
- SHOW KHÁNH LY TẠI ĐÀ NẴNG, NGHE TIẾNG THAN TỪ BAN TỔ CHỨC (Huỳnh Ngọc Chênh).
- Thái Thanh: 80 tuổi vẫn còn sung (PNTP).
- CÀ PHÊ VỚI ẨN (Văn Công Hùng).
- Lê Thuận Nghĩa: 10 cấp độ thưởng trà (Thập lộ trà) (Baron Trịnh).
- Những lễ hội đặc sắc đáng để tham dự một lần trong đời (P1) (DT).

- Vì đâu nên nỗi… ế (Dân Quyền).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Việc gì phải bỏ tiền trăm tỷ, nghìn tỷ để thi quốc gia tốt nghiệp THPT (DT). – Đổi mới thi tốt nghiệp THPT phải giải quyết được “bệnh” của giáo dục (VOV).
- Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM: Xét tuyển cử nhân quốc tế bằng kết quả THPT  (TN).
- Đại học Mỹ: Vai trò của giảng viên – Vũ Hà Văn, Quý Hiên (ghi) (HTN).
- Giảng viên Sinh học: “Hoàng Bách trả lời hoàn toàn đúng và đủ” (DT).
- Tư vấn: Đã đến lúc thực hiện giấc mơ vào đại học quốc tế (DT).
- UBND TP.HCM đề nghị không quản lý nhà nước với các đại học trên địa bàn (DV).
- Vụ Đại học Hoa Sen: Các góc nhìn khác nhau (TBKTSG).   – Nghị quyết ĐHCĐ Đại học Hoa Sen có trái luật? (ĐTCK). – ĐH Hoa Sen giữ vững triết lý giáo dục “phi lợi nhuận” (PT).  – Dừng tuyển sinh chương trình liên kết Vatel của ĐH Hoa Sen (TT). – Bộ Giáo dục đình chỉ chương trình liên kết của ĐH Hoa Sen (VNE).
- Mở lớp mầm non cho con các sếp (TT).
- Cánh cửa của con, hãy để con tự mở! (TT).
- Giận mẹ, trường đuổi học con: Giáo dục bằng tâm hay tiền? (GDVN).
- Phi thuyền Rosetta sắp đáp xuống Sao chổi 67P (VOA).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Sáu năm nữa người dân TPHCM mới được đi metro (TBKTSG).
- Làm sao để “vạch mặt” cây xăng gian lận? (DT).
- “Các cơ sở hành nghề y tế tư nhân: Tái diễn sai phạm liên tục! (DT).
- Tranh giành chỗ đậu xe, tài xế taxi đâm chết xe ôm giữa Sài Gòn (DT).
- Lấy áo phao, sợ phạt tiền một hành khách trốn mất? (TT).
- Biệt thự trăm tỉ, nội thất “khủng” dát vàng của đại gia Hà Nội (DT).
- Bắt lô ngà voi Châu phi nhập lậu gần 3 tỷ đồng (TT).
- Bảo đảm an toàn các đập thủy điện (ND).  – Vụ vỡ đập thủy điện Ia Krel 2: Nhanh chóng đền bù thiệt hại, không để người dân đói khổ (QĐND). – Người dân sẽ còn khổ dài vì vỡ đập thủy điện (TBKTSG).
- Người Hà Nội tiếc nuối hàng cây cổ thụ sắp biến mất (DT).
- Sinh con hộ : Giao dịch thương mại vô nhân đạo ? (RFI).
- Thanh Võ: Canada có thật sự là “thiên đường y tế”? (Hiệu Minh).
- Philippines mở chiến dịch lùng diệt chuột (RFA).
Cánh tay bị hoại tử của một bệnh nhân Ebola.
Cánh tay bị hoại tử của một bệnh nhân Ebola.
- Bộ Y tế: Không thể lơ là với dịch bệnh do virus Ebola (TBKTSG). – Bác sĩ Anh mô tả sự khủng khiếp ở tâm dịch Ebola (GDVN). – Nỗ lực kiềm chế Ebola mang lại một số kết quả (VOA).
- Số tử vong trong trận động đất ở TQ tăng tới 589 người (VOA).  – Động đất ở Vân Nam: số người thiệt mạng đã lên đến 600 (RFA).  – Động đất ở Vân Nam : Thiệt hại về người thêm nạng nề (RFI).

QUỐC TẾ
- Tình hình nhân đạo xuống dốc, lần đầu tiên Donetsk bị không kích (RFI).  – LHQ: Nga làm tình hình nhân đạo ở Ukraine trầm trọng thêm (VOA). – NATO cảnh báo Nga tăng cường lực lượng ở biên giới Ukraine (RFA).  – Nga trả đũa cấm vận phương Tây bằng vùng cấm bay ? (RFI).
- Cairo tổ chức đàm phán về Gaza (BBC). – Một Quốc vụ khanh Anh từ chức để phản đối lập trường của Thủ tướng về Gaza (RFI).
- Khủng bố giả cảnh sát bắn chết 7 cảnh sát Afghanistan (RFA).  – Washington xác nhận : Một tướng Mỹ tử trận tại Afghanistan (RFI).   – Hoa Kỳ tăng cường an ninh cho các đại sứ quán (RFA).
- Sarajevo : 100 năm sau vụ ám sát Thái tử Áo-Hung (RFI).
- Indonesia : Ứng viên thất cử trong bầu cử tổng thống phản công (RFI).
- Quân đội Thái Lan bị tố tra tấn thành viên Áo Đỏ (RFI).
- Nhân quyền tại Miến Điện được mổ xẻ trong hội nghị ASEAN (RFI). – ASEAN ở Miến Điện sẽ bàn về Nhân quyền và Dân quyền (RFA).
- Thượng đỉnh Hoa Kỳ – Châu Phi : Obama loan báo 33 tỷ đô la đầu tư (RFI).
- Samsung và Apple chấm dứt cuộc chiến bằng sáng chế, ngoại trừ ở Mỹ (RFI).

* RFA: + Sáng 06-08-2014; + Tối 06-08-2014
* RFI: 06-08-2014
* Video RFA: +Bản tin video sáng 06-08-2014; + Bản tin video tối 06-08-2014

2839. Thông điệp ẩn chứa trong những món quà ngoại giao

VOV
Đôi lời: Có lẽ ông Phạm Quang Nghị và các cố vấn của ông cần đọc bài này. Mặc dù bài viết không đề cập tới món quà của ông Nghị tặng Thượng Nghị sĩ Mỹ John McCain, nhưng thông điệp của người viết bài muốn nhắn nhủ: mỗi món quà tặng không chỉ thể hiện văn hóa của người tặng quà, mà còn thể hiện cái tầm của những người lãnh đạo của một nước, chuyển tải thông điệp của đất nước mình đến một quốc gia khác.
Trà Xanh
06-08-2014
VOV.VN -Văn hoá tặng quà của các vị lãnh đạo thế giới chú trọng nhiều đến ý nghĩa quốc thể hoăc truyền tải một thông điệp nào đó…
1. Khi bạn muốn tặng ai đó một món quà, tất nhiên bạn sẽ phải suy nghĩ, tìm hiểu sở thích của người đó để chọn một món quà ý nghĩa, nói lên được chủ định của mình với người được tặng.
Với người thường còn vậy, với những vị lãnh đạo cao cấp hay nguyên thủ quốc gia thì món quà được trao tặng trong các chuyến thăm cấp Nhà nước, được truyền thông hai nước và thế giới “săm soi” thì càng không thể là một món quà tầm thường.
Trong các loại quà tặng thì động vật hay được lựa chọn. Trung Quốc nổi tiếng với “ngoại giao gấu trúc” bởi các nhà lãnh đạo nước này thường chọn gấu trúc làm quà tặng ngoại giao trong hơn 1.000 năm qua. Năm 1972,Tổng thống Mỹ Richard Nixon được tặng 2 con gấu trúc khi thăm Trung Quốc.
Một con cá sấu đã được tướng Pháp Marquise de Lafayette tặng cho Tổng thống Mỹ John Quincy Adams. Con cá sấu này được ông Adams nuôi nhốt trong phòng tắm của Nhà Trắng. Không biết có phải nhờ thế mà Tổng thống Mỹ Obama đã được tặng một món quà thú vị là khoản bảo hiểm cá sấu trong chuyến thăm Australia vào cuối năm 2011. Số tiền 50.682 USD sẽ được trả cho vợ ông, bà Michelle, nếu ông Obama bị cá sấu tấn công.
Những món quà ẩn chứa những ý nghĩa biểu trưng sâu sắc cũng là ưu tiên của các nhà lãnh đạo cao cấp. Ngoại trưởng Hillary Clinton từng tặng người đồng cấp Nga Sergei Lavrov một “công tắc” màu đỏ nhằm biểu tượng cho sự cải thiện mối quan hệ giữa hai nước.
H1Ngoại trưởng Hillary Clinton tặng người đồng cấp Nga Sergei Lavrov một “công tắc” màu đỏ nhằm biểu tượng cho sự cải thiện mối quan hệ giữa hai nước. (ảnh: EPA)
2. Khi tìm hiểu tư liệu để xây dựng loạt bài Chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa từ tư liệu lịch sử cho VOV.VN, tôi đã tìm thấy một hiện vật vô cùng đặc biệt: Một tấm bản đồ cổ minh chứng chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Việt Nam. Đặc biệt bởi đây là món quà do Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte tặng Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng nhân chuyến thăm chính thức tới Hà Lan từ 27/9 – 1/10/2011. Bản đồ vùng duyên hải Quảng Nam, Đàng Ngoài, Đàng Trong và đảo Hải Nam (Map of the coastline of Quinam, Tonquin, Cochin-China and Aynam) do một nhà địa lý người Hà Lan vẽ năm 1695. Bản đồ này trước đó được lưu trữ bảo quản rất tốt tại Cơ quan lưu trữ quốc gia Hà Lan tại The Hague.
H2Bản đồ vùng duyên hải Quảng Nam, Đàng Ngoài, Đàng Trong và đảo Hải Nam (Map of the coastline of Quinam, Tonquin, Cochin-China and Aynam) do Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte tặng Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.
Từ hơn 5 thế kỷ trước, Hoàng Sa, Trường Sa đã được các nhà bản đồ học, các nhà hàng hải, các nhà phát kiến địa lý và các thương gia phương Tây và Đông Nam Á… đề cập và vẽ trong những tấm bản đồ về Việt Nam. Điều này cũng được nhiều văn tự, sách cổ thế giới đề cập khi viết về Việt Nam. Và đây cũng chính là cách Thế giới từ lâu đương nhiên thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam.
Trong khi đó, bản đồ cổ về Trung Quốc do phương Tây xuất bản cũng như do chính Trung Quốc xuất bản đều chỉ dừng lại ở cực Nam của đảo Hải Nam. Trái ngược hẳn với những tuyên bố vô lý của Trung Quốc về Hoàng Sa, Trường Sa cũng như đường lưỡi bò “liếm” gần trọn Biển Đông đang gây phản ứng của dư luận thế giới.
Điều này cũng tương đồng với tấm bản đồ cổ có tên Trung Quốc đích thực (China Proper) mà Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tặng cho Chủ tịch Tập Cận Bình vào tối 28/3 nhân chuyến thăm châu Âu của lãnh đạo Trung Quốc. Đây là tấm bản đồ vẽ lãnh thổ Trung Quốc thời Càn Long (1736 – 1795) do nhà bản đồ học người Pháp là Jean-Baptiste Bourguignon d’Anville vẽ, được 1 nhà xuất bản ở Đức xuất bản năm 1735. Tấm bản đồ cổ Trung Quốc này cũng không có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Điểm cực Nam cũng chỉ tới đảo Hải Nam.
Món quà tặng đã gây xôn xao cư dân mạng ở Trung Quốc và báo chí thế giới. Tờ Roreign Policy bình luận rằng Thủ tướng Đức đã gửi một thông điệp về chính sách lãnh thổ của chính quyền Trung Quốc hiện nay. 
H3 
Thủ tướng Đức và Chủ tịch Trung Quốc xem bản đồ Trung Quốc cổ thế kỷ 18 do Jean-Baptiste Bourguignon d’Anville (Pháp) vẽ, tại Phủ Thủ tướng Đức ở Berlin tối 28.3 – Ảnh: Cơ quan báo chí chính phủ Đức (BPA)
3. “Ngoại giao chụp ảnh” – tặng ảnh gắn với những kỷ niệm cá nhân cũng được một số lãnh đạo lựa chọn. Phó thủ tướng – Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh từng tặng Ngoại trưởng Mỹ John Kerry một bức ảnh chụp chung 20 năm trước, lúc ông đang theo học thạc sĩ tại Trường Fletcher về luật và ngoại giao ở Mỹ, còn ông John Kerry – khi đó đã là thượng nghị sĩ bang Massachusetts. Ngoại trưởng John Kerry đã thật sự thích thú khi bắt gặp hình ảnh mình hai mươi năm về trước.
H4 
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tặng Phó thủ tướng – Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh bức ảnh chụp hình hai người trong một buổi họp song phương tại Mỹ ở nhà khách chính phủ – Ảnh: Việt Dũng/Tuổi trẻ
Đúng lúc hai nhà ngoại giao Mỹ và Việt Nam đang vừa xem ảnh, vừa trò chuyện vui vẻ thì một phóng viên của Hãng AP đã chụp lại. Tấm ảnh này của AP đã được ông Kerry thân mật tặng ông Phạm Bình Minh trước khi hai bên ngồi vào bàn hội đàm nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam cuối năm ngoái mà kết quả là hai bên thống nhất sẽ thành lập Trường đại học Fulbright tại Việt Nam, Mỹ tài trợ 5 tàu tuần tra…
Có thể thấy, là một thông lệ ngoại giao, nhưng văn hoá tặng quà của các vị lãnh đạo thế giới chú trọng nhiều đến ý nghĩa quốc thể hoăc truyền tải một thông điệp nào đó chứ không chỉ là giá trị vật chất đơn thuần. Cũng bởi vậy, cảm xúc mà món quà ấy mang lại cho người được tặng (thích, thú vị, ngạc nhiên, xúc động… hay không thích, khó chịu…) thường đã nằm trong dự liệu của người quyết định tặng món quà đó./.

2840. Việt Nam, Trung Quốc và cuộc khủng hoảng giàn khoan dầu: Ai đã dao động?

The Diplomat
Tác giả: GS Carl Thayer
Người dịch: Huỳnh Phan
04-08-2014
H5
Việt Nam bị quật ngã dưới sức ép của Trung Quốc hoặc Trung Quốc đã dao động?
Thông báo ngoài dự kiến của Trung Quốc vào ngày 15/7 rằng họ đã rút giàn khoan dầu khủng của mình khỏi vùng biển Việt Nam sớm hơn dự kiến, đã dẫn đến một cuộc tranh luận giữa các chuyên gia học thuật về lý do của việc này.
Zachary Abuza, giáo sư Đại học Simmons ở Boston, cho rằng Việt Nam đã bị quật ngã dưới sức ép của Trung Quốc, trong khi Alexander Vuving (Vũ Hồng Lâm), giáo sư tại Trung tâm châu Á-Thái Bình Dương về Nghiên cứu An ninh tại Hawaii, cho rằng Việt Nam vẫn đứng vững, còn Trung Quốc thì dao động.

Phân tích của Abuza xuất hiện trong phần “Phát biểu tự do” của Asia Times ngày 29/7. Phân tích của ông độc đáo, có tính khiêu khích và nhiều suy đoán.
Abuza cho rằng việc đặt giàn khoan dầu của Trung Quốc “đã bày ra mối đe dọa chia rẽ nhất trong nhiều năm trong ban lãnh đạo Đảng Cộng sản ở Hà Nội”. Không những các uỷ viên Bộ Chính trị chia rẽ sâu sắc mà phe đa số còn chọn cách xuống thang cuộc khủng hoảng bằng việc chiều theo sức ép của Trung Quốc. Abuza viết “Quyết định lùi bước của Hà Nội hàm chứa nhiều điều nghiêm trọng. Việt Nam đã ve vuốt TQ có hiệu quả, điều đó có rất nhiều khả năng sẽ dẫn đến bị gây hấn nhiều hơn”. Abuza kết luận rằng, một chính sách ve vuốt “sẽ gây nguy hiểm cho bản thân chính chế độ … [và] cho tính chính đáng của chế độ”.
Để hậu thuẫn cho lập luận của mình, Abuza đưa ra một số thông tin rất chi tiết về quá trình ra quyết định thường thiếu minh bạch của lãnh đạo Việt Nam. Lập luận của Abuza có thể được tóm tắt trong bốn điểm:
Thứ nhất, phản ứng với sự quyết đoán của Trung Quốc qua việc đặt giàn khoan HYSY 981 trong vùng biển Việt Nam vào đầu tháng 5, Abuza quả quyết rằng ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (BCHTW) đã họp vào tháng 6 và “nhất trí lên án sự gây hấn và xâm lấn của Trung Quốc”.
Thứ hai, chuyến đi Hà Nội của Ủy viên Quốc vụ viện TQ Dương Khiết Trì (DKT) vào ngày 18/6 đã cho thấy là then chốt. Trước chuyến đi này lãnh đạo Việt Nam hy vọng rằng DKT sẽ có những nhượng bộ ngoại giao. Theo Abuza, điều ngược lại đã xảy ra. DKT “làm bất cứ thứ gì ngoại trừ hòa giải,” ông “mắng mỏ chủ nhà vì ‘thổi phồng’ tình hình” và cảnh báo “thẳng thừng rằng TQ sẽ ‘sử dụng mọi biện pháp cần thiết’ để bảo vệ giàn khoan”.
Thứ ba, do kết quả của chuyến thăm của Ủy viên DKT đa số uỷ viên của Bộ Chính trị 16 người đã đảo ngược nghị quyết tháng 6 của BCHTW. Theo Abuza, phe thiểu số gồm 6 uỷ viên nghiêng về “một chiến lược nhiều mặt” đối đầu với Trung Quốc, trong khi phe đa số gồm 10 uỷ viên ủng hộ việc xuống thang cuộc khủng hoảng để chiều theo Trung Quốc.
Khía cạnh có tính suy đoán nhất trong phân tích của Abuza là việc ông phân loại từng uỷ viên Bộ Chính trị vào hai nhóm này. Theo Abuza, phe thiểu số bao gồm 6 uỷ viên: Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Bí thư Thành uỷ Hồ Chí Minh đồng thời là “nhà ủng hộ cải cách” Lê Thanh Hải, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, và Phó tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Tòng Thị Phóng.
Phe đa số 10 uỷ viên gồm: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, uỷ viên Ban Bí Thư Tô Huy Rứa và Lê Hồng Anh, trưởng ban Kiểm tra Trung ương Ngô Văn Dụ, trưởng ban Tuyên giáo Đinh Thế Huynh, bí thư thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Nguyễn Thiện Nhân, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh, “có thể là” Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang, và “rất có thể là” Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
Thứ tư, do việc đảo ngược chính sách này, Bộ Chính trị gác lại quyết định trước đó về tiến hành hành động pháp lý chống lại Trung Quốc, hạ giọng trong việc đòi hỏi về Bộ Quy tắc ứng xử có tính ràng buộc ở biển Đông, và hủy “chuyến đi đã công bố rõ lịch trình tới Washington” của Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh.
Bộ Chính trị quyết định dò hỏi Washington về “mức độ cam kết trong việc giữ một vai trò trong cuộc xung đột tiềm năng với Trung Quốc ở biển Đông” bằng cách phái bí thư thành uỷ Hà Nội và là uỷ viên Bộ Chính trị Phạm Quang Nghị thay chỗ của Phạm Bình Minh sang Mỹ.
Abuza kết luận rằng phe đa số trong Bộ Chính trị “không sẵn sàng đối đầu với TQ” và rằng “có một niềm hy vọng ở một số rằng qua việc nhượng bộ về quần đảo Hoàng Sa thì Trung Quốc sẽ đáp trả trong quần đảo Trường Sa”.
Alexander Vuving đưa ra một cái nhìn ngược lại trong một bài bình luận có tiêu đề “Có phải Trung Quốc đã dao động ở biển Đông”, công bố trên báo The National Interest. Vuving viết rằng cuộc khủng hoảng giàn khoan dầu là “một cuộc đấu trí … Bên nào có quyết tâm hơn thì có thể giành chiến thắng ngay cả khi đó là bên yếu hơn. Với chủ quyền của mình bị đe dọa, hai nước đọ quyết tâm với nhau để xem ai sẽ dao động trước”.
Ngay sau khi Trung Quốc đặt giàn khoan dầu ở vùng biển Việt Nam, các nhà lãnh đạo Hà Nội tìm cách thương lượng với Bắc Kinh. TQ đã đáp trả với bốn điều kiện tiên quyết: Việt Nam phải chấm dứt sách nhiễu giàn khoan dầu; Việt Nam phải từ bỏ tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa; Việt Nam không được theo đuổi hành động pháp lý chống Trung Quốc; và Việt Nam không được dính dáng với các bên thứ ba, chẳng hạn như Hoa Kỳ.
Theo Vuving, tập thể lãnh đạo của Việt Nam đáp ứng bằng cách bỏ kế hoạch tiến hành hành động pháp lý chống Trung Quốc và dời chuyến thăm Washington của Ngoại trưởng Minh lại. Điều này tạo tiền đề cho Trung Quốc thực hiện “hành động xuống thang đáp trả”.
Ngày 15/7 TQ thông báo rằng họ đã rút giàn khoan Hải Dương 981 khỏi vùng biển Việt Nam và, trong một tuyên bố riêng biệt, thả 13 ngư dân Việt Nam mà họ đã bắt giữ trước đó. Vuving kết luận rằng “hành động của Bắc Kinh có thể trông giống như việc mặc cả ngầm, nhưng bản chất thực sự của nó là một cái gì khác hơn”. Vuving lưu ý tính chất đối xứng và sự mong manh trong việc nhượng bộ nhau của cả TQ lẫn Việt Nam. Nói cách khác mỗi bên có thể đảo ngược hành động của mình bất cứ lúc nào.
 Trái với Abuza, Vuving xem xét động lực của cả TQ lẫn Việt Nam trong phân tích của mình. Vuving kết luận rằng sự hạ mình của Hà Nội đối với Bắc Kinh chỉ là “một phần nhỏ của toa thuốc, nếu có phần nào đó”.
Vuving lập luận rằng cho đến cuộc khủng hoảng giàn khoan dầu nổ ra, Trung Quốc đã theo đuổi chiến thuật “tầm ăn dâu” (salami-slicing) qua đó Bắc Kinh theo đuổi “cách cân bằng tinh tế giữa quyết đoán và kiềm chế để các hành động [của họ] là vừa đủ để thay đổi sự kiện trên hiện trường nhưng chưa đủ để tạo ra một lý do mạnh cho các nước khác quay ra chống lại” họ.
Trái với Abuza vốn khẳng định rằng các nhà lãnh đạo của Việt Nam chịu thua Trung Quốc và “Hoa Kỳ … đã không can dự vào một cách có ý nghĩa”, Vuving kết luận ngược lại. Theo Vuving, việc TQ bắt nạt đã dẫn đến một sự thay đổi chưa từng có trong nhận thức của Việt Nam về Bắc Kinh và “cùng với mối đe dọa về một liên minh trên thực tế với Hoa Kỳ, chúng cho thấy một sự thay đổi rất lớn trong cách Hà Nội tiếp cận Bắc Kinh”.
 Hơn nữa, Vuving lưu ý “xu hướng chung … đã thêm vào nhiều động lực hơn cho nhiều nước, bao gồm Nhật Bản, Philippines, Australia, Ấn Độ và Việt Nam trong việc điều chỉnh tư thế quân sự của mình và việc phối hợp chính sách đối ngoại với nhau để chống lại hiệu quả hơn sự hung hăng của Trung Quốc”.
Trong kết luận của mình, Vuving lập luận rằng trong quá khứ, rất nhiều quốc gia, kể cả Việt Nam và Hoa Kỳ, đã tạo ra một “trần thuỷ tinh” (rào cản không nhìn thấy) và “áp dụng chính sách kềm chế vì sợ khiêu khích con rồng khổng lồ đó”. TQ “khéo léo khai thác nỗi lo sợ này với chiến thuật tầm ăn dâu”. Do cuộc khủng hoảng giàn khoan dầu, trần thủy tinh đã bị vỡ và TQ đã lộ ra cho thấy là “không có nhiều khác biệt so với các diễn viên khác” trong nỗi lo sợ leo thang. Nói cách khác, Trung Quốc đã bị dao động.
Điều Abuza nêu về việc ra quyết định của VN có thể bị thách thức trên cơ sở tính hợp lý và tính chính xác thực tế.
Thứ nhất, không có ghi nhận công khai nào về việc BCHTW đã họp vào tháng 6. Như một nhà quan sát tại Hà Nội lưu ý trong trao đổi cá nhân, “chưa nghe lời thì thầm nào tại Hà Nội về một cuộc họp như vậy … cũng khó có thể che giấu một cái gì đó lớn như một cuộc họp BCHTW”. Một quan chức cấp cao chính phủ xác nhận vào cuối tháng 7 rằng không có cuộc họp nào của BCHTW được tổ chức kể từ Hội nghị toàn thể lần thứ chín (8-14/5).
Hơn nữa, như một nhà ngoại giao tại Hà Nội ghi nhận riêng với The Diplomat, “nếu thực sự cuộc họp BCHTW tháng 6 ‘nhất trí lên án TQ xâm lược và xâm lấn, tại sao Đảng không đưa ra bất kỳ nghị quyết nào về điều này sau cuộc họp. Điều này không phục vụ một mục đích trấn an công chúng trong nước về việc Đảng xử lý tình hình hay sao”.
Thứ hai, thông tin về chuyến đi Hà Nội của DKT ngày 18/6 tập trung quá hẹp vào tư thế công khai của ông ta. Cho đến khi DKT viếng VN, TQ đã từ chối khoảng ba mươi lần khi VN tiếp xúc để mở các cuộc đàm phán về cuộc khủng hoảng giàn khoan dầu, còn DKT chỉ đến dự cuộc họp thường niên đã lên lịch từ lâu của Ban chỉ đạo chung về hợp tác song phương. Đây là một chỉ dấu quan trọng của việc TQ sẵn sàng tham gia với Việt Nam.
Đọc kỹ lưỡng các báo cáo chính thức của Bộ Ngoại giao Việt Nam, sẽ thấy rằng khi DKT gặp TBT Trọng thì đã có một thỏa thuận chung để “tiếp tục thảo luận về các cách để giảm bớt căng thẳng và giải quyết các vấn đề trên biển“. Sau chuyến thăm của DKT, các phương tiện truyền thông Trung Quốc miêu tả kết quả với những từ ngữ tích cực hơn rất nhiều so với các phương tiện truyền thông phương Tây mà Abuza trích dẫn. Theo ghi nhận của Vuving, chuyến thăm của DKT chuẩn bị cho một mặc cả ngầm để xuống thang cuộc khủng hoảng.
Thứ ba, Abuza không cung cấp nguồn cho khẳng định của ông rằng Bộ Chính trị đã họp sau chuyến thăm của DKT và lật ngược một nghị quyết của BCHTW lên án TQ xâm lược. BCHTW là cơ quan quyền lực cao nhất của đảng giữa hai kỳ đại hội Đảng toàn quốc. Như đã chứng kiến chính trị trong nước vào năm 2013, BCHTW đã nhiều lần đảo ngược quyết định của Bộ Chính trị.
Được biết, Bộ Chính trị đã họp nhiều lần trong cuộc khủng hoảng giàn khoan dầu cả trước lẫn sau chuyến thăm của DKT. Trong chuyến thăm Việt Nam vào cuối tháng 7, tác giả đã được nghe các nguồn tin ngoại giao và từ người Việt Nam rằng Bộ Chính trị đã bỏ phiếu với tỉ lệ 9-5 “chấp thuận đề xuất đi tới với việc đưa ra trọng tài quốc tế”.
Các nhà ngoại giao tại Hà Nội theo dõi chặt chẽ các sự kiện này cho rằng phiên họp quyết định của Bộ Chính trị diễn ra vào đầu tháng 7. Tức là trước khi Trung Quốc tuyên bố rút giàn khoan Hải Dương 981.
Không thể biết chắc chắn cá nhân các uỷ viên Bộ Chính trị tại cuộc họp đầu tháng 7 biểu quyết phân chia như thế nào. Việc dò la trong giới quan sát viên Việt Nam và nước ngoài thạo tin tại Hà Nội gợi ra như sau:
Phe đa số như được biết gồm: Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Sinh Hùng, Lê Thanh Hải, Lê Hồng Anh, Tòng Thị Phóng, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thiện Nhân và có khả năng là Phùng Quang Thanh.
Phe thiểu số gồm 5 uỷ viên như được biết gồm Nguyễn Phú Trọng, Tô Huy Rứa, Phạm Quang Nghị, Ngô Văn Dụ và Đinh Thế Huynh.
Các tin tức cho rằng có hai uỷ viên Bộ Chính trị bỏ phiếu trắng là không chính xác. Đầu tháng 7 hai uỷ viên Bộ Chính trị đã đi nước ngoài và không thể tham dự cuộc họp. Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang thăm Đức từ ngày 3-4/7, trong khi Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thăm Argentina và Chile từ 30 /6 – 5/7.
Thứ tư, Abuza quả quyết rằng chuyến đi của Ngoại trưởng Minh sang Mỹ đã bị hủy bỏ và uỷ viên Bộ Chính trị Phạm Quang Nghị đã được cử thay vào. Chuyến đi của ông Minh đã bị dời lại tới tháng 9. Hiện nay, Đại sứ quán Việt Nam tại Washington và Bộ Ngoại giao đang thảo luận về thời gian của chuyến đi của ông Minh.
 Chuyến đi của Phạm Quang Nghị theo báo cáo là để đánh bóng khả năng đối ngoại của ông và cung cấp một thăm dò về hiện trạng mối quan hệ với Mỹ trước chuyến thăm của bộ trưởng Minh.
Có vẻ như không chắc rằng Bộ Chính trị gác lại quyết định phải có hành động pháp lý chống lại TQ hay Việt Nam hạ giọng trong đòi hỏi Bộ Quy tắc ứng xử có tính ràng buộc ở biển Đông. Ngày 26/7 trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức một hội nghị quốc tế các chuyên gia cấp cao về “Những vấn đề pháp lý liên quan đến việc Trung Quốc đặt giàn khoan dầu Hải dương thạch du 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam”. Những người tham dự phía Việt Nam lưu ý riêng rằng các khuyến nghị của hội nghị này sẽ được chuyển tới các nhà lãnh đạo cấp cao trước cuộc họp của BCHTW dự kiến một thời gian nào đó trong tháng 8.
Việt Nam vẫn toàn tâm với Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và ủng hộ cho một Bộ Quy tắc ứng xử (COC) có tính ràng buộc ở biển Đông. Năm ngoái, TQ đã quay một góc 180° và đồng ý gặp với các quan chức ASEAN để thảo luận về COC trong khuôn khổ các cuộc thảo luận về việc thực thi Tuyên bố ứng xử của các bên ở biển Đông. Không chắc là Việt Nam giảm bớt sự ủng hộ cho COC để cầu cạnh TQ. Hai bên đều dốc lòng với tiến trình ngoại giao. Việt Nam có thực sự tin hay không tin rằng COC sẽ được đàm phán là vấn đề khác. Theo một quan chức cấp cao Việt Nam nói với The Diplomat, “chuyến đi quan trọng hơn đích đến”.
Các cuộc họp hàng năm sắp diễn ra của các Bộ trưởng ngoại giao ASEAN, Diễn đàn khu vực ASEAN và các cuộc họp liên quan giữa ASEAN và các đối tác đối thoại của nó đều sẽ thảo luận về cuộc khủng hoảng giàn khoan dầu và từ chỗ đó sẽ đi tới đâu. Rõ ràng là TQ sẽ phải chịu sức ép ngoại giao cao để kềm lại hành vi khiêu khích của mình ở biển Đông.
Cuộc khủng hoảng giàn khoan dầu đã chứng minh rằng Việt Nam có khả năng đứng lên chống lại TQ và thể hiện quyết tâm. Khó có khả năng VN tự trói tay với bất kỳ lựa chọn nào kể cả hành động pháp lý chống lại Trung Quốc. Chính vì lợi ích của Việt Nam để giữ lựa chọn này làm dự phòng.
Khả năng các nhà lãnh đạo thận trọng của Việt Nam bị quật ngã dưới sức ép của TQ cũng hiếm như việc họ chao đảo bước vào một liên kết với Hoa Kỳ. Việt Nam và TQ có nhiều công việc ngoại giao phải làm để sửa chữa quan hệ song phương bị hư hại và khôi phục lòng tin chiến lược của họ. Việt Nam cũng có khả năng dấn sâu hơn vào quan hệ đối tác toàn diện với Hoa Kỳ.
Có nhiều khả năng chính sách đối ngoại Việt Nam sẽ liên tục hơn là thay đổi. Việt Nam sẽ tiếp tục vận dụng Nghị quyết 8 BCHTW để đấu tranh và hợp tác với các cường quốc nhằm đẩy mạnh lợi ích quốc gia của mình và theo đuổi cách tiếp cận đa phương trong quan hệ đối ngoại của mình.

2841. HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA TRONG HỘI NGHỊ SAN FRANCISCO 1951

Trần Gia Phụng
06-08-2014
Thế chiến thứ hai chấm dứt năm 1945, nhưng cho đến năm 1951 Hội nghị tại San Francisco (Hoa Kỳ) giữa Nhật Bản và các nước Đồng minh mới diễn ra để Nhật Bản xác định lập trường hòa bình, từ bỏ chủ quyền trên các vùng đất Nhật Bản chiếm đóng trong thế chiến, bàn chuyện Nhật Bản bồi thường cho các nạn nhân và tù binh chiến tranh, cũng như quyết định chấm dứt quân đội nước ngoài chiếm đóng Nhật Bản và trao trả chủ quyền lại cho Nhật Bản.
1.- NHẬT BẢN THẤT TRẬN
Nhật Bản xâm lăng Mãn Châu năm 1931, lập ra Mãn Châu Quốc năm 1932, đưa vị vua cuối cùng của nhà Thanh là Phổ Nghi (Pu Yi, trị vì Trung Hoa 1908-1912) lên làm giám quốc vì nhà Thanh gốc người Mãn Châu. Nhật chiếm Nam Kinh (Trung Hoa) ngày 13-12-1937, gây ra cuộc thảm sát kinh hoàng trong 6 tuần lễ, giết hại khoảng 300,000 dân Trung Hoa.

Ngày 25-11-1936, Nhật ký với Đức hiệp ước chống Đệ tam Quốc tế (Anti Cominter Pact) nhắm vào Liên Xô. Năm sau, Ý gia nhập tổ chức nầy ngày 6-11-1937. Ba nước còn ký Hiệp ước Liên minh tay ba tại Berlin ngày 27-9-1940, thường được gọi là Trục Bá Linh–La Mã–Đông Kinh (Berlin–Roma–Tokyo Axis). Từ đó, trong khi Đức Ý tung hoành ở Âu Châu, thì Nhật bành trướng ở Á Châu.
Nhật đưa quân đến Đông Dương năm 1940, nhưng vẫn để Pháp cai trị Đông Dương. Ngày 7-12-1941, Nhật bất ngờ tấn công Pearl Harbor (Hawaii), tàn phá hạm đội Hoà Kỳ ở Thái Bình Dương, giết hại 2,400 người Hoa Kỳ. Hôm sau (8-12-1941), Hoa Kỳ và Anh tuyên chiến với Nhật Bản. Quân đội Nhật ào ạt đổ bộ lên miền nam Thái Lan (8-12-1941), bắc Mã Lai (8-12), tấn công Manila (8-12), đến quần đảo Luzon (10-12-1941), chiếm Bataan (9-4-1942), và toàn bộ Phi Luật Tân (5-1942).
Trong khi chiến tranh diễn ra càng ngày càng ác liệt tại Đông Á giữa lực lượng Đồng minh (gồm quân đội Hoa Kỳ, Anh và Trung Hoa Quốc Dân Đảng) với quân đội Nhật Bản, thì Liên Xô vẫn tiếp tục bang giao với Nhật Bản vì Liên Xô ký hòa ước bất tương xâm với Nhật Bản từ ngày 13-4-1941. Ngày 6-8-1945, Hoa Kỳ thả quả bom nguyên tử đầu tiên xuống Hiroshima (Nhật Bản). Liên Xô biết chắc chắn Nhật Bản sẽ đầu hàng, liền mời đại sứ Nhật tại Moscow đến bộ Ngoại giao Liên Xô lúc 5 giờ chiều ngày 8-8-1945 và ngoại trưởng Liên Xô Mikailovich Molotov thông báo cho đại sứ Nhật Bản biết rằng Liên Xô quyết định tuyên chiến với Nhật. (Basil Collier, The Second World War: a Military History, Gloucester, Mass: Pater Smith, 1978, tt. 529-530.)
Sáng sớm hôm sau (9-8-1945), Liên Xô tràn quân qua chiếm Mãn Châu và vùng đông bắc Trung Hoa, chỉ vài giờ trước khi Hoa Kỳ dội thêm quả bom nguyên tử thứ hai xuống thành phố Nagasaki. Liên Xô tiến quân chiếm luôn cả miền bắc bán đảo Triều Tiên. Cuối cùng, Nhật hoàng quyết định đầu hàng ngày 14-8-1945. Hiệp ước đầu hàng được ký kết trên chiến hạm Missouri, thả neo trong vịnh Đông Kinh, do đại tướng Mac Arthur chủ trì.
Như thế, Liên Xô dựa vào thời cơ để nhập cuộc trong chiến tranh chống Nhật Bản năm 1945, thiệt hại không đáng kể mà hưởng lợi tối đa ở miền đông bắc châu Á.
2.- HỘI NGHỊ SAN FRANCISCO
Sau chiến tranh, đất nước Nhật Bản kiệt quệ, kinh tế suy thoái. Nhật Bản thay đổi chính sách, từ bỏ chế độ quân phiệt, từ bỏ tham vọng đế quốc, ban hành hiến pháp hòa bình ngày 3-11-1946, có hiệu lực từ 3-5-1947. Theo hiến pháp mới, Nhật Bản theo đại nghị chế, Nhật hoàng chỉ còn giữ địa vị tượng trưng. Đặc biệt điều 9 chương II hiến pháp quy định Nhật Bản không có có Hải, Lục, Không quân và chính phủ Nhật Bản từ nay không được quyền tuyên chiến.
Hoa Kỳ là nước có quân chiếm đóng Nhật Bản đồng thời viện trợ cho Nhật Bản tái thiết đất nước. Cuộc thương thuyết giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ đưa đến hai hội nghị hòa bình San Francisco từ ngày 4 đến ngày 8-9-1945. Hội nghị thứ nhất gồm có 51 quốc gia tham dự trong đó có cả Nhật Bản, đưa đến Hiệp ước Hòa bình với Nhật Bản (Treaty of Peace with Japan). Hội nghị thứ hai giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản đưa đến Hiệp ước An ninh giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản (Security Treaty between United States and Japan). Chuyện giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản không nằm trong bài viết nầy.
Hội nghị 51 nước tham dự theo thứ tự ABC là: Argentina, Australia, Belgium, Bolivia, Brazil, Cambodia, Canada, Ceylon, Chile, Colombia, Costa Rica, Cuba, Czechoslovakia, Dominican Republic, Ecuador, Egypt, El Salvador, Ethiopia, France, Greece, Guatemala, Haiti, Honduras, Indonesia, Iran, Iraq, Japan, Laos, Lebanon, Liberia, Grand Duchy of Luxembourg, Mexico, Netherlands, New Zealand, Nicaragua, Norway, Pakistan, Panama, Peru, Republic of the Philippines, Poland, Saudi Arabia, Soviet Union, Syria, Turkey, Union of South Africa, United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland, United States of America, Uruguay, Venezuela, Viet Nam.
3.- THÁI ĐỘ CỦA CÁC NƯỚC CỘNG SẢN
Trong 51 nước trên đây, có ba nước lúc đó theo chế độ cộng sản là Czechoslovakia (Tiệp Khắc, chưa chia hai), Poland (Ba Lan) và Soviet Union (Liên Bang Xô Viết hay Liên Xô). Cả Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) lẫn Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (Trung Cộng) đều không được mời tham dự, vì hội nghị không biết mời ai là đại diện cho Trung Hoa tại hội nghị.
Trong dự thảo hiệp ước, Nhật Bản quyết định từ bỏ quyền hành ở các hải đảo dọc bờ biển Trung Hoa và Việt Nam, nhưng không ghi là giao lại cho ai, vì hải đảo của nước nào thì nước đó đương nhiên nhận lại. Dự thảo nầy được gởi đến các nước để tham khảo và tu chính trước ngày diễn ra hội nghị.
Trung Cộng không được mời tham dự hội nghị nên ngoại trưởng Trung Cộng lúc bấy giờ là Chu Ân Lai lên tiếng phủ đầu ngày 15-8-1951: “Chính phủ Nhân dân Trung ương nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa một lần nữa tuyên bố: Nếu không có sự tham dự của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa trong việc chuẩn bị, soạn thảo và ký một hòa ước với Nhật Bản thì dù nội dung và kết quả của một hiệp ước như vậy có như thế nào, chính phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa cũng coi hòa ước ấy hoàn toàn bất hợp pháp và vì vậy vô hiệu.” (People’s China, tập IV, số 5 ngày 1-9-1951, do Quốc Tuấn trích dẫn trong bài “Nhận xét về các luận cứ của Trung Hoa liên quan tới vấn đề chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường sa”, tập san Sử Địa số 29, Sài Gòn: tháng 1-3/1975, tr. 221.)
Lập trường của Trung Cộng là đòi hỏi chủ quyền của Trung Cộng trên các quần đảo duyên hải Trung Hoa và duyên hải Việt Nam. Trung Cộng không tham dự hội nghị, nhưng đòi hỏi của Trung Cộng được đại diện Liên Xô trình bày trong phiên họp ngày 5-9-1951. Andrei Gromyko, đại diện Liên Xô, phản đối bản dự thảo hòa ước vì cho rằng đây là bản dự thảo do Hoa Kỳ và Anh soạn thảo, chưa đáp ứng được những yêu cầu cần thiết cho một nền hòa bình với Nhật Bản. Lời phản đối của Gromyko bị các thành viên khác trong hội nghị la ó. (Xin xem tài liệu đính kèm số 1.)
Lý do đại diện Liên Xô bị hội nghị la ó có thể vì bản dự thảo đã được gởi trước để các nước tham khảo, nhưng Liên Xô không trả lời, mà mãi đến khi hội nghị bắt đầu, mới lên tiếng làm mất thời giờ hội nghị và đại diện các nước không chuẩn bị trước với chính phủ của họ. Cũng có thể các nước Đồng minh biết rằng trong chiến tranh chống Nhật Bản, Liên Xô chờ đợi đến phút chót, Nhật Bản bị sụp đổ, Liên Xô mới tham chiến để chia phần nên các đại biểu không cảm phục.
Sau khi chủ tịch hội nghị can thiệp, kêu gọi tái lập trật tự hội trường, thì Gromyko mới tiếp tục phát biểu, đưa ra trước sau 13 điểm tu chính (sửa đổi 5 điểm cũ và đưa thêm 8 điểm mới), trong đó có một tu chính là sửa đổi khoản (b) và khoản (f), điều 2 chương II, liên quan đến các hải đảo dọc duyên hải Trung Hoa và duyên hải Việt Nam. Andrei Gromyko cho rằng các đảo Paracels (Hoàng Sa) và các đảo khác về phía Nam, được xem là lãnh thổ của Trung Cộng, và yêu cầu bổ sung vào hiệp định là các hải đảo đó thuộc chủ quyền của Trung Cộng. (Xin xem tài liệu đính kèm số 1.) Tuy nhiên, Gromyko không đưa ra bằng chứng cụ thể nào về chủ quyền của Trung Cộng đối với các đảo trên.
Trong cuộc biểu quyết ngày 7-9-1951, tất cả những tu chính của Liên Xô do Gromyko đưa ra, trong đó có cả tu chính khoản (b) và khoản (f) điều 2 chương II, tất cả đều bị hội nghị bác bỏ. Kết quả biểu quyết cụ thể là 46 phiếu chống, 3 phiếu thuận của ba nước cộng sản (Tiệp Khắc, Ba Lan và Liên Xô), 1 phiếu trắng và Nhật Bản không bỏ phiếu. Tỷ lệ bác bỏ là 46/51.
4.- Ý KIẾN CỦA VIỆT NAM
Đại diện Việt Nam tại hội nghị San Francisco là thủ tướng chính phủ Quốc Gia Việt Nam (QGVN) Trần Văn Hữu. Chính phủ QGVN do cựu hoàng Bảo Đại làm quốc trưởng. Theo hiệp định Élysée ngày 8-3-1949 Pháp giải kết hòa ước bảo hộ 1884 và trao trả độc lập lại cho Việt Nam. Chính thể QGVN chính thức được thành lập ngày 14-6-1949. Đạo dụ ngày 1-7-1949 chia Việt Nam làm ba phần: Bắc, Trung và Nam Phần. Hai ngày sau, quốc trưởng Bảo Đại bổ nhiệm ba vị thủ hiến phụ trách ba phần, trong đó thủ hiến Trung Phần là dược sĩ Phan Văn Giáo.
Ngày 14-10-1950, khi Pháp quyết định giao lại quần đảo Hoàng Sa cho chính phủ QGVN, thủ hiến Phan Văn Giáo, đại diện chính phủ, đến tận quần đảo Hoàng Sa để nhận bàn giao chủ quyền quần đảo nầy. (Chính Đạo, Việt Nam niên biểu 1939-1975, tập B: 1947-1954, Houston: Nxb. Văn Hóa, 1997, tr. 196.)
H1
Nguyên dưới thời vua Bảo Đại (trị vì 1926-1945), Pháp thiết lập tòa Đại lý Hành chánh quần đảo Hoàng Sa ngày 15-6-1932. Vua Bảo Đại ban dụ số 10 ngày 30-3-1938 sáp nhập quần đảo Hoàng Sa vào địa hạt tỉnh Thừa Thiên, nên năm 1950, thủ hiến Trung Phần Phan Văn Giáo, đại diện chính phủ tiếp nhận việc bàn giao của Pháp.
Ngoài thủ tướng Trần Văn Hữu, phái đoàn chính phủ QGVN còn có các ông: Nguyễn Trung Vinh (tổng trưởng bộ Tài chánh), Nguyễn Duy Thanh (tổng trưởng bộ Kế hoạch và Tái kiến thiết), và Bửu Kính.
Vì sắp theo thứ tự ABC, phái đoàn Việt Nam đứng áp chót, chỉ trước phái đoàn Nhật Bản là nước trong cuộc. Vì vậy phái đoàn Việt Nam được mời phát biểu gần như sau cùng ngày 8-9-1951. Vào cuối phần phát biểu của mình, thủ tướng Trần Văn Hữu nhấn mạnh: “And as we must frankly profit from all opportunities offered to us to stifle the germs of discord, we affirm our right to the Spratly and Paracel Islands, which have always belonged to Vietnam.” Tạm dịch: “Và chúng tôi phải thẳng thắn lợi dụng tất cả các cơ hội dành cho chúng tôi để chận đứng những mầm mống bất đồng, chúng tôi xác định chủ quyền của chúng tôi trên các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa vốn luôn luôn thuộc Việt Nam.”) (Xin xem tài liệu đính kèm số 2, 3 và số 4.) Lời phát biểu của thủ tướng Trần Văn Hữu không bị đại diện phái đoàn nào trong hội nghị phản đối và được ghi vào biên bản, chứng tỏ hội nghị đồng ý với quan điểm của chính phủ QGVN.
Cuối cùng, hội nghị đi đến việc ký kết bản Treaty of Peace with Japan (Hiệp ước Hòa bình với Nhật Bản) cũng trong ngày 8-9-1951 với 48 phiếu thuận, trừ ba nước cộng sản, đồng minh của Trung Cộng, không chịu ký. Bản hiệp ước có hiệu lực ngày 28-4-1952.
Bản hiệp ước San Francisco gồm 7 chương, 27 điều, trong đó khoản (f), điều 2, chương II, liên hệ đến Việt Nam nguyên văn như sau: “Japan renounces all right, title and claim to the Spratly Islands and to the Paracels Islands.” (United Nations Treaty Series 1952 (reg. no. 1832), vol. 136, pp. 45 – 164.) (Nhật Bản từ bỏ mọi quyền hành, danh nghĩa và đòi hỏi đối với quần đảo Spratly [Trường Sa] và quần đảo Paracels [Hoàng Sa].) (Xin xem tài liệu đính kèm số 5.) Nhật Bản từ bỏ mọi quyền hành, danh nghĩa và đòi hỏi đối với quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa, nghĩa là Nhật Bản trả hai quần đảo nầy trở về với chủ cũ, mà thủ tướng Trần Văn Hữu đã minh định trước hội nghị và không một ai phản đối.
5,- KẾT LUẬN
Hội nghị hòa bình giữa Nhật Bản và 50 nước trên thế giới tại San Francisco, riêng về vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa, liên hệ đến Việt Nam, có thể rút ra hai kết luận:
Kết luận thứ nhứt là từ năm 1951, các nước trên thế giới, trừ các nước cộng sản đồng minh với Trung Cộng, đều phủ nhận đòi hỏi của Trung Cộng là các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Trung Cộng qua phần phát biểu của đại diện Liên Xô tại hội nghị. Đồng thời các nước tham dự hội nghị không phản đối, nghĩa là chấp nhận và cho ghi vào biên bản lời thủ tướng Trần Văn Hữu xác định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hồ sơ toàn thể hội nghị cùng lời phát biểu của thủ tướng Trần Văn Hữu được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ấn hành ngay sau hội nghị, gởi cho tất cả các nước, cũng không bị nước nào phản đối, trừ Trung Cộng.
Kết luận thứ hai là lời phát biểu của thủ tướng Trần Văn Hữu chứng tỏ chính phủ Quốc Gia Việt Nam luôn luôn tận dụng mọi cơ hội có thể có được, để tranh đấu bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, chống lại âm mưu xâm lược của nước ngoài và trong trường hợp nầy là Trung Cộng. Trong khi đó, Việt Minh cộng sản luôn luôn tuyên truyền rằng chính phủ Quốc Gia Việt Nam là “Việt gian bán nước”. Việt Minh cộng sản nhồi sọ học sinh bằng những câu thơ như:
Văn Xuân, Văn Hữu cũng tay bợm già,
Cũng phường cỏng rắn cắn gà,
Rước voi giày mả ông bà tổ tông,
Cha đời lũ bán nước rong!”
(Thơ cộng sản dạy cho trẻ em trước năm 1954)
Văn Xuân, Văn Hữu” là hai thủ tướng Nguyễn Văn Xuân và Trần Văn Hữu của chính phủ Quốc Gia Việt Nam. Thử so sánh lời phát biểu của Trần Văn Hữu với công hàm Phạm Văn Đồng ngày 14-9-1958 về vấn đề Hoàng Sa, xin quý vị độc giả hãy tự kết luận ai là “lũ bán nước rong”?
TRẦN GIA PHỤNG
(Toronto, 4-8-2014)
TÀI LIỆU ĐÍNH KÈM trích từ:
Conference for the Conclusion and Signature of the Treaty of Peace
With Japan, San Francisco, California – September 4-8-1951, Record of Proceedings
Do Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ấn hành. Nhận được qua giáo sư THB (California)
Tài liệu 1: Phát biểu của đại diện Liên Xô
H1
Tài liệu 2: Phát biểu của thủ tướng Trần Văn Hữu
H2
Tài liệu 3: Phát biểu của thủ tướng Trần Văn Hữu (tiếp)
H3

Tài liệu 4: Phần cuối lời phát biểu của thủ tướng Trần Văn Hữu:
H4
Tài liệu 5: Chương II, điều 2, khoản (f) Hiệp ước Hòa bình với Nhật Bản:
H5

2842. Tại sao rời đảng không dễ?

GS Nguyễn Văn Tuấn
07-08-2014
Vụ ông Nguyễn Đăng Trừng bị khai trừ khỏi đảng đã làm báo chí lề phải và lề trái bàn nhiều. Ông Trừng cũng đấu tranh để không bị khai trừ. Thoạt đầu, tôi không hiểu tại sao lại đòi không bị khai trừ khỏi đảng? Ra khỏi đảng là tự do, phải xem là một tin vui chứ. Tôi không hiểu tại sao người ta có vẻ quan tâm đến mấy chuyện như khai trừ đảng, rời đảng. Tôi cũng không hiểu tại sao rời đảng là một chuyện quá khó khăn. Ở bên này, tôi thấy họ vào ra đảng, thậm chí bỏ đảng này sang đảng khác, khá thoải mái. Nhưng bây giờ thì tôi hiểu sơ sơ ở VN thì khác …

Hoá ra, ở VN bị khai trừ khỏi đảng là một vết nhơ. Giống như tội hình sự. Sự nghiệp của đương sự có thể bị ảnh hưởng nặng nề, sẽ không mong gì được đề bạt. Đi chỗ khác cũng khó thành công. Chẳng những cá nhân, mà gia đình cũng bị ảnh hưởng. Người thân đang làm việc cũng bị ảnh hưởng. Trong bài viết có vẻ thật này (1) tác giả cho biết nếu ông bỏ đảng thì “Cha mẹ tôi sẽ bị chê trách vì có một thằng con vô tổ chức, vô kỉ luật, các anh chị em tôi sẽ trách tôi làm ảnh hưởng đến tiền đồ của họ.” Kinh thật! Sao lại ảnh hưởng đến người thân? Thời đại văn minh chứ có phải Trung cổ đâu, ai làm nấy chịu chứ. Sự viêc cho thấy vào đảng thì tương đối dễ, nhưng ra đảng thì cực kì khó và nguy hiểm. Nghe qua có vẻ giống với những hội kín.
Nhìn từ ngoài và như là người ngoại cuộc, tôi có cảm giác rằng vào đảng là mất tự do. Mất tự do vì phải suy nghĩ theo đảng, làm theo đảng, và nói theo đảng. Làm hay nói khác đảng là bị kỉ luật. Như vậy đảng viên bị giam cầm trong một hệ tư tưởng, và không được tin vào hệ tư tưởng khác. Nếu con người mất tự do như thế thì chắc đời sống tinh thần sẽ buồn chán lắm. Nếu có người có đầu óc tự do, họ có thể tìm hiểu hệ tư tưởng khác, nhưng vẫn phải nói theo đảng, thì người đó coi như sống hai mặt. Có lẽ chính vì thế mà xã hội VN hiện nay có nhiều người sống 2 mặt: nói vậy mà không phải vậy. Có quá đáng không nếu nói rằng thói quen sống 2 mặt này bắt nguồn từ đảng?
—–
(1) http://www.danluan.org/tin-tuc/20140801/tran-chan-dang-gia-doi-nhung-bo-dang-toi-se-lam-gi
Nguồn: FB Nguyen Tuan

2843. “Vạch lá tìm sâu”

GS Nguyễn Văn Tuấn
07-08-2014
Dĩ nhiên, đối với người Việt chúng ta, “vạch lá tìm sâu” là hàm ý xấu. Nhưng sống trong thế giới khoa học phương Tây tôi lại thấy họ tập cho mình thói quen vạch lá tìm sâu. Còn ở VN, vạch lá tìm sâu có một ý nghĩa rất khác và tiêu cực, nhất là trong khoa học.
Khoa học luyện tính cẩn thận và phải chú ý vào chi tiết. Làm xong một thí nghiệm, dù là thí nghiệm trong phòng thí nghiệm hay trong môi trường lâm sàng, vẫn chưa đủ, mà phải lặp lại thí nghiệm để chắc ăn. Ngay cả khi có kết quả khá chắc chắn, vẫn phải suy nghĩ đến cách diễn giải khác. Có phải do ngẫu nhiên? Có phải do yếu tố khác chứ chẳng dính dáng gì đến can thiệp mình đang áp dụng? Có phải phương pháp đo lường chưa đạt? Hay tại phân tích sai? Tất cả những yếu tố đó phải được xem xét một cách nghiêm túc trước khi kết quả được “trình làng”. 

Đến khi trình làng thì còn phải qua một giai đoạn bị săm soi chi tiết, hay nói đúng ra là “vạch lá tìm sâu”. Bất cứ điểm nào trong hình, bất cứ dữ liệu nào trong biểu đồ hay bảng số liệu đều có thể có người vặn hỏi và yêu cầu giải thích. Có người bắt bẽ về phương pháp, có người quan tâm đến kết quả, có người nhất quyết bảo vệ quan điểm của họ, v.v. Nhưng dù vạch lá tìm sâu, nhưng tất cả đều diễn ra trong bầu không khí vui vẻ, rất rất hiếm có chuyện tấn công cá nhân, và cũng rất rất ít ai cố ý phá hoại nghiên cứu; họ góp ý một cách xây dựng và họ có thẩm quyền.
Ở VN, tôi thấy người ta bắt bẽ trong hội nghị hay trong các dịp duyệt đơn xin tài trợ thật là kinh khủng. Sau khi đương sự trình bày xong là đến lượt ý kiến hay “góp ý”. Nhưng trong thực tế thì tôi chẳng thấy góp ý hay cho ý kiến, mà thường là những cuộc đua tài của người hỏi. Cũng có khi đó là những cuộc đấu tố (dù nó chẳng mang màu sắc khoa học) và nạn nhân thường không được cơ hội trả lời. Dự qua nhiều hội nghị tôi có thể phân loại những câu hỏi của cửa toạ như sau:
Phê bình chính đáng. Đó là những ý kiến nghiêm túc, có suy nghĩ về đề tài nghiên cứu, có khi chỉ ra những sai sót trong phương pháp hay dữ liệu. Cũng có người rất lịch sự khuyến khích người trình bày bằng những lời khen. Tuy nhiên, những người phê bình đúng nghĩa như thế này rất hiếm ở VN.
Phê bình để khoe kiến thức. Đáng lẽ người hỏi chỉ có nhiệm vụ đặt câu hỏi, nhưng trong thực tế nhiều người không làm vậy, mà họ đứng lên làm một bài giảng để … khoe kiến thức. Trong tình trạng đó, đương sự chỉ biết chịu trận đứng nghe và không biết phải nói gì. Phần lớn những người ở dạng này là loại “cây đa cây đề”, họ ở trong ngành lâu năm, đã nghỉ hưu, không có dịp nói, nên khi có dịp hỏi họ nói cho thoả thích. Có người say sưa nói đến 10 phút dù thời gian vấn đáp đáng lẽ chỉ 5 phút. Vậy mà ban chủ toạ không dám nói gì!
Phê bình điểm không liên quan. Rất nhiều lần tôi chứng kiến những câu hỏi chẳng liên quan gì đến đề tài đang trình bày. Những người đặt câu hỏi có lẽ nghe không rõ khi người ta trình bày, nên khi đặt câu hỏi thì … trớt quớt. Trong một bài nói chuyện về tình hình bệnh nhân loãng xương không được điều trị, một vị trong cử toạ đứng lên phê bình về chính sách của … Bộ Y tế.
Phê bình cái mình không biết. Đây là vấn đề khá phổ biến ở VN, có nhiều người thích phê bình về một đề tài chuyên môn nhưng hình như họ không am hiểu. Có một lần tôi chứng kiến một chuyên gia được xem là hàng đầu đứng lên phê bình rằng có đến 1718 gene liên quan đến loãng xương, làm sao biết gene nào mà nghiên cứu. Thật ra con số 1718 là hoàn toàn bịa đặt! Tôi không ngờ có người dám bịa đặt như thế, nhưng nghĩ có lẽ vì ông ấy không phải là người trong ngành nên nói bậy. Một lần khác, có người nói về mô hình thống kê spline, nhưng chỉ cần 2 câu đầu thì tôi biết ngay người này chẳng hiểu gì về thống kê, ấy thế mà cũng “làm mưa làm gió” trong hội thảo!
Chỉ trích cá nhân. Cũng có vài trường hợp người đặt câu hỏi mang tính chỉ trích cá nhân, có lẽ vì có mâu thuẫn trước đây. Cũng có trường hợp do khác “trường phái” nên khi trò trình bày thì người của trường phái kia được dịp lên chỉ trích trò nhưng kì thật là nhắm vào thầy của trò. Đó là một trò chơi có thể nói là hèn. Hèn, nhưng nó xảy ra trong các hội nghị ở VN. Rất dễ nhận ra loại phê phán này vì người phê phán thường rất hậm hực, tức tối, và hay mất bình tĩnh trong cách nói.
Hăng hái cãi về chính tả. Trong vài hội nghị tôi chú ý người ta rất bận rộn cãi nhau về chính tả. Cách dùng dấu hỏi, dấu ngã, ch và tr, v.v. được dùng làm đề tài thảo luận làm mất thì giờ của hội thảo. Có người còn đóng vai trò thầy giáo dạy viết văn, nhưng bản thân “thầy giáo” thì tôi biết chắc chưa viết được một bài luận văn cho ra hồn.
Trong nhiều trường hợp, người trình bày chỉ biết chịu trận và “nín thở qua sông”. Tôi hỏi tại sao không phản đối thì họ nói sợ bị rắc rối về sau, nên cứ im lặng cho xong. Có người thì do hèn, nên không dám phản bác. Đối với nghiên cứu sinh, tôi thường khuyên các em rằng chú ý người nào cố ý đả phá, em vào thư viện tìm luận án của họ, photocopy và đọc cho kĩ (và sẽ thấy có hàng trăm, hàng ngàn lỗi và sai sót trong đó). Ghi nhận những lỗi đó, nắm lấy chứng cứ, nhưng chẳng làm gì cả. Tuy nhiên, nếu đối tượng tiếp tục cố tình gây khó khăn vô lí, thì hãy cứ đem luận án của chính họ ra hỏi lại họ ngay điểm là họ hỏi mình . Cách này rất đơn giản nhưng rất hiệu lực.
Tôi nghĩ những vấn đề tôi nêu có thể đặt dưới tiêu đề “văn hoá khoa học”. Có lẽ vì chưa quen với văn hoá khoa học, nên người ta dùng cách hành xử và những giá trị văn hoá nông nghiệp trong giao tiếp với đồng nghiệp. Cho đến nay, văn hoá khoa học ở VN đã nhen nhúm hình thành, và hi vọng trong tương lai người ta sẽ đối xử với nhau tử tế hơn.
Nguồn: FB Nguyen Tuan

2844. Khi luật sư chỉ là cái bóng của công lý

Dân Trí
Lê Chân Nhân
07-08-2014
H1
(Dân trí) – Trong tất cả các tội ác mà con người có thể gây ra, thì bức cung nhục hình để ép bị can nhận tội là tội ác ghê tởm nhiều khi còn hơn cả giết người.
Bởi vì, có những trường hợp giết người vì không làm chủ được bản thân, vì tự vệ, vì bộc phát nhất thời. Còn dùng nhục hình để ép án là hành vi có chủ đích, kéo dài ngày này qua tháng khác, hành hạ người vô tội. Người dùng nhục hình và bức cung là cán bộ điều tra, hiểu biết pháp luật, có quyền sinh sát đối với số phận người khác. Chính vì họ được đào tạo, được nhà nước giao trách nhiệm điều tra tội phạm, nhưng họ dùng quyền và sức mạnh được giao để nhục hình một công dân nên mới đáng ghê tởm.
Xâm phạm hoạt động tư pháp để đẩy người khác vào tù tội, phải chịu án chung thân, tử hình thì những điều tra viên đó không còn nhân tính. Thậm chí, có trường hợp dùng nhục hình đến nỗi can phạm bị tử vong ngay trong trại tạm giam.

Vụ án Nguyễn Thanh Chấn với những lời tố cáo nhục hình chưa làm rõ. Vụ án Hàn Đức Long cũng ở Bắc Giang cũng tương tự. Hàn Đức Long bị ghép tội hiếp dâm, giết người nhưng một mực kêu oan. Cán bộ điều tra bức cung bằng cách dùng bút bi kẹp vào các kẽ ngón tay, đốt bằng bật lửa gas…
Vụ án ở Phú Yên còn tệ hơn, nghi can bị 5 công an đánh chết tại trại tạm giam.
Không lên tiếng cảnh tỉnh thì sẽ còn bức cung nhục hình nhiều và theo đó là án oan sai chồng chất. Chính vì vậy nên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang – Trưởng ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương đã yêu cầu khắc phục tình trạng này. Bộ Công an cũng ban hành Thông tư, trong đó quy định nghiêm cấm điều tra viên, cán bộ điều tra bức cung, mớm cung hoặc dùng nhục hình dưới bất kỳ hình thức nào.
Các quy định bằng văn bản quy phạm pháp luật là cần thiết, nhưng chưa đủ để ngăn chặn hành vi bức cung, nhục hình, mà phải thực hiện những cải cách cụ thể hơn. Ví dụ, đã có nhiều ý kiến đề xuất lắp đặt camera trong phòng hỏi cung. Tuy nhiên, nếu cơ quan điều tra vừa điều tra vừa giam giữ thì khó có thể minh bạch trong chuyện lấy thông tin từ camera. Nếu như điều tra viên không dùng nhục hình trong phòng lấy cung mà ở nơi khác thì sao?
Cho nên, đề xuất tách cơ quan quản lý giam giữ độc lập với cơ quan điều tra là một biện pháp phù hợp.
Ngoài ra, một quy định vô cùng khoa học và có khả năng ngăn chặn nhục hình rất thực tế, đó là sự có mặt của luật sư trong các cuộc hỏi cung. Thiếu vai trò của luật sư, khó có thể nói đến sự minh bạch của các bản cung. Nhìn vào thực tế, luật sư còn chưa được tạo điều kiện để thực hiện công việc vô cùng quan trọng, đó là tiếp cận với thân chủ trong các cuộc hỏi cung. Thiếu vai trò này, luật sư chỉ là cái bóng của công lý mà thôi.
Hãy như quốc gia văn minh, trước khi thẩm vấn, cảnh sát sẽ nói với nghi phạm bằng “Lời cảnh báo Miranda”: “Anh có quyền giữ im lặng và từ chối trả lời câu hỏi. Bất cứ điều gì anh nói cũng sẽ được dùng để chống lại anh trước tòa. Anh có quyền có luật sư trước khi khai báo với cảnh sát và luật sư sẽ hiện diện khi cảnh sát thẩm vấn anh. Nếu anh không thể tìm luật sư, anh sẽ được cung cấp một luật sư trước khi trả lời các câu hỏi. Anh có thể trả lời câu hỏi khi không có luật sư, nhưng anh vẫn có quyền ngưng trả lời bất cứ lúc nào để chờ đợi sự có mặt của luật sư”.
Có lẽ “Lời cảnh báo Miranda” nên được áp dụng khắp nơi trên địa cầu này, đặc biệt là những nơi còn bóng tối.

Chính trị – Xã hội

Trung Quốc có lo ngại các áp lực tại diễn đàn ASEAN?  -(RFA)   —  HD-981: Việt Nam không hề thúc thủ trước Trung Quốc   -(RFI)   —  3 nước ASEAN ủng hộ đề nghị ngưng xây cất ở Biển Đông  -(VOA)  >>>  TQ bác đề xuất ngưng mọi hành động gây căng thẳng ở Biển Đông
Mỹ sẽ ép Trung Quốc tới cùng ở Biển Đông?  -(VnM)  *** Nói “Mỹ ép TQ” không khác nào nói “Việt nam ép TQ”, vì Trung cộng quyết chiếm cho được BĐ và Đảo của VN , nó đã quậy đục nước rồi, còn hăm he mắng chưởi dạy VN kiểu cha chú , Mỹ chỉ thấy trái mắt (chính báo chí ta cũng nói “cả thế giới”) nên mới làm “can thiệp Mỹ”- TC nó làm thế này thì gọi là ép nó àTQ đăng ký di sản Con đường tơ lụa trên biển – Kỳ 1:  TQ đòi bảo tồn cả di sản của… Việt Nam? -(TVN)  —  TQ đăng ký di sản Con đường tơ lụa trên biển – Kỳ 2: ‘Lá bài’ mới trong mưu đồ đường lưỡi bò   -(TVN)  – Rồi Bà Bình nói thế này cũng “ép Trung cộng” chắc  (chạy theo dự án…) :  ‘Đừng để tiền, vũ lực khuất phục’  -(VNN) -Phải dứt khoát tư tưởng rằng việc gì nhân dân ta có thể làm được, chúng ta sẽ làm, từ cái ít khó đến cái khó nhất mà người khác có thể làm.  Đừng để “tiền” cũng như vũ lực có thể khuất phục nhân dân ta. Kinh tế phải luôn luôn gắn với an ninh quốc phòng. Không được để tình trạng lơi lỏng hiện nay, chỉ thấy lợi trước mắt, không thấy cái hại lâu dài, chạy theo một số dự án bằng bất cứ giá nào.
Như cái dzụ này là như thế nào về “giáo dục tinh thần yêu nước và bảo vệ Tổ quốc” trong suốt thời gian dài dằng dặc đã qua, cho nên lớp Trẻ có học chẳng biết Hoàng sa ở đâu và hiện nay nằm trong tay ai mà chúng đã thú thật trên báo , cũng như có những thứ sắp xuống lỗ còn nói “Hoàng sa là bãi chim ỉa giành cái gì…”- Ha ! ha! “sắp” có, tức là hồi giờ đâu có phải không, cám ơn cái gìan khoan Trung cọng nam du và cảm ơn Bành trướng Bình Tập. : Đà Nẵng: Giảng dạy về Hoàng Sa từ năm học 2014 – 2015  -(Infonet)  —   Đà Nẵng: Trường học sắp có sách giảng dạy về Hoàng Sa  -(PLTP)
“Lời thề”: Câu chuyện khẳng định chủ quyền biển đảo Tổ quốc   -(TTXVN)
Trước thềm hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN   -(VTV)   — Người Mỹ đề ra 5 chiến lược đối phó sự hung hăng của TQ   -(MTG)
Hà Nội kêu gọi Quốc hội Mỹ ủng hộ Việt Nam vào TPP  - (VOA) -“Để TPP được thông qua, cần có sự phê chuẩn của Tổng thống và sự tán đồng của cả lưỡng viện trong Quốc hội Hoa Kỳ. Nếu không được đa số ủng hộ ở Hạ viện hoặc chỉ cần 1 thành viên trong Thượng viện chặn lại thì Việt Nam cũng không vào được TPP”
Những cây cọ Việt trên đồi Montmartre  -(RFA)
Đại sứ Hoa Kỳ David Shear chia tay Việt Nam  -(NNVN)
**************************************************************************
Võ Văn Tạo: TỐI QUA, CHÍNH THỨC CHIẾU PHIM VỀ HOÀNG SA TẠI SÀI GÒN  – (Tễu)
Thông thạo 29 thứ tiếng   -(Nguyễn Hoa Lư)
Tại sao cáo trạng vụ Bùi Hằng lại gửi đến Ban Nội Chính trung ương ĐCSVN?   – (Nguoibuongio) – “Một vụ án nhỏ mà từ BCT, BBT và BNC của Đảng dúng tay vào chỉ đạo như vậy, liệu các cơ quan tư pháp có xử khách quan theo luật hay theo chỉ đạo từ Đảng.  Nói thẳng ra sẽ là không khách quan. Bởi nếu khách quan thì ngay từ đầu bản cáo trạng này dù lên đến cấp tỉnh xử lý, cũng không thể gửi báo cáo đến cấp vụ hay đến tận Ban Nội Chính Trung Ương“.
Mõ thời @   -(Baron Trịnh)
Thử tìm Con người mới XHCN !   -(Dân News)   >>>   Thì ra lâu nay các vị dạy cho con tôi những điều dối trá!
THÂU RẦU! SƯ THÍCH ĐÀM LAN  -(JB Nguyễn hữu Vinh FB)  -Thôi rồi sư Thích Đàm Lan, nguy rồi, hoặc là vòng lao lý hoặc là cái chết bất đắc kỳ tử, hoặc một kết quả không ai mong muốn. Điềm đã khá rõ khi anh Nguyễn Như Phong xông ra bênh vực sư thầy…..Nhắc Nguyễn Như Phong một điều, mới hôm qua thôi, anh còn lôi nhà tu hành lên chửi, chỉ vì họ tham gia Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam. Bởi anh không thích họ vạch mặt cái gọi là “nghề báo” nhưng thực chất là bán miệng nuôi trôn của anh bị vạch trần.
“CÁI SỢ NÓ LÀM MÌNH HÈN”  -(Nguyễn hưng Quốc FB)   >>>   NHÀM
Tại sao cái nón cối?  -(LS Lê đức Minh FB)   >>>   Coi chừng cái lổ hổng!
Công an định ăn bẩn thì gặp thanh niên hiểu luật  -(Hai yen Nguyen /Youtube)
 Báo cáo viên đặc biệt LHQ tại Hà Nội: Sự thật không dễ che đậy  -(JB Nguyễn hữu Vinh -RFA) -Phần II: Đường đi hay tối, nói dối hay cùng   >>>   Tuyên bố của Báo cáo viên đặc biệt LHQ tại Hà Nội: Sự thật không dễ che đậy

Những Trận Chiến Bất Nhân  -(Tưởng năng Tiến -RFA)  -….Sau “cuộc chiến tranh nhân dân” kể trên – nếu sống sót – những cành lan trong rừng cháy, những đoá hoa nhầu nát, hay những quả chanh khô (theo như cách nói của đời thường) sẽ trở thành những con số không tròn trĩnh: không chồng, không con, không nhà, và không chế độ! …
Một mái nhà ở “xóm không chồng.” Nguồn ảnh:Báo Mới===>>>
….Tôi không rõ những vị lãnh đạo đất nước Việt Nam hiện nay như qúi ông Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang, ông Trung Tướng Thứ Trưởng Bộ Công An Tô Lâm, hay ông Đại Tá  Nguyễn Trọng Huyền có bị vấn đề về não bộ hoặc trí nhớ hay không nhưng tôi biết chắc (chắn) điều này: cái thời mà qúi vị huyễn hoặc và lừa mị để đẩy dân Việt vào chỗ chết (rồi thản nhiên phủi tay) đã qua rồi. Không ai có thể lường gạt mọi người mãi mãi.
Thực trạng Việt Nam: Vấn đề và Giải pháp  -(Lê anh Hùng -VOA)
Xích Tử – Chủ nghĩa xã hội và thực phẩm chức năng  -(DL)
Đã có bản cáo trạng và lịch xét xử bà Bùi Thị Minh Hằng anh Nguyễn Văn Minh và cô Nguyễn Thị Thúy Quỳnh -Danluan Tổng hợp :Phiên toà xét xử bà Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Văn Minh và cô Nguyễn Thị Thuý Quỳnh sẽ tiến hành vào lúc 7h30 sáng ngày 26/8/2014 tại Tòa án tỉnh Đồng Tháp số 01 Lê Quý Đôn, Phường 1, Tp.Cao Lãnh.
Câu chuyện nhỏ về chữ Nguyên  –  L. Trân Ký (Danlambao)
Kinh tế thị trường XHCN: Cuộc đánh tư sản lần cuối, để vô sản hóa người dân!   –  Dân Việt (Danlambao) – Chủ nghĩa “Cộng sản”: hai chữ CS đã xác định rõ chủ trương chính của chủ thuyết này, là không ai có tài sản riêng, mà tất cả là tài sản chung của cộng đồng xã hội. Tuy nhiên chưa từng thấy một nước CS nào trên thế giới, cho đến ngày tàn, lại thực hiện được một xã hội có tài sản chung để mọi người dân cùng được hưởng, kiểu như khẩu hiệu giả trá họ đưa ra: “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”, mà chỉ thấy toàn xã hội nghèo nàn, toàn dân đói rách!
Hoàng Sa và Trường Sa trong hội nghị San Francisco 1951  –  Trần Gia Phụng (Danlambao)
Cần Thơ: CA khủng bố buổi lễ cầu an cho mẹ cô Đỗ Thị Minh Hạnh  -(DLB)
Hỗ trợ tài chánh, tinh thần và việc đấu tranh cho người tù tránh việc phân biệt đối xử  -(DLB)  -Phát biểu của Dân oan Lê Thị Kim Thu trong buổi sinh hoạt hàng tháng của các hội đoàn XHDS
Các tổ chức XHDS: “Chúng ta nên làm gì để bảo vệ chủ quyền biển đảo VN”  -(DLB)
Sấm động Nam bang  -(Diễn đàn)  – Chuyện ông Nghị “đi sứ”
Hoàng Sa và Trường Sa : các căn bản vững chắc cho việc xác lập chủ quyền Việt Nam (Tạ Văn Tài)  -Thongluan
Từ cuộc chiến với Hồi Giáo thành cuộc chiến Nga – Mỹ (Lữ Giang) -Thongluan
Xem phim “Hoàng Sa – nỗi đau mất mát”, nhắc lại chuyện cũ và mấy câu hỏi  - (Boxitvn)
TÔI ĐƯỢC XEM PHIM “HOÀNG SA VIỆT NAM: NỖI ĐAU MẤT MÁT” ĐƯỢC CHIẾU CHÍNH THỨC TẠI CUNG VĂN HOÁ VIỆT PHÁP, SÀI GÒN- (Boxitvn)
Góp phần giải mã thư ngỏ “61”- (Boxitvn)   —   Luật sư Nguyễn Đăng Trừng không thể bị Đảng khai trừ!- (Boxitvn)
Xem phim “Hoàng Sa – nỗi đau mất mát”, nhắc lại chuyện cũ và mấy câu hỏi  -(Boxitvn)
__________________________________________________________________
Trung Quốc sắp xây dựng trái phép 5 ngọn hải đăng ở Hoàng Sa  -(GDVN)
TQ ngang nhiên khảo sát xây hải đăng ở Hoàng Sa  -(TT)   —  Trung Quốc kêu gọi Hàn Quốc không cấp vũ khí cho Philippines -(TN)
Trung Quốc điều tàu khảo sát dầu khí nước sâu mới tới Biển Đông
Tàu chiến Ấn Độ diễn tập cứu hộ với VN ở Hải Phòng  -(MTG)   —  Tàu chiến Ấn Độ đến Hải Phòng, báo Trung Quốc nhân cơ hội chọc phá  -(GDVN)
Người tài ra đi và đề thi lộ cho cháu Cục phó  -(ĐV)  -Con cái vị nào, được sắp xếp vào đâu, đường đi nước bước thế nào để tiếp tục tiến cao, tiến xa, dân tình biết cả đấy. Vả chăng, các cán bộ này “tuổi trẻ tài cao” đến thế, có muốn giấu cũng chẳng được. Dân thì chẳng bao giờ dám “kỳ thị lý lịch” với con cái của cán bộ, nhưng cái ước ao rất chính đáng, đó là được đối xử minh bạch, công bằng trong tuyển dụng thì biết đến bao giờ mới được thỏa nguyện?
*** Chuyện bổ nhiệm, chỉ định ra làm quan thì mấy xứ XHCN nó ưu việt vô cùng , cái chế độ quân chủ chuyên chế phong kiến còn thua xa , cho nên mấy xứ này mau tiến lên thiên đường Dzô Sản lắm  để làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu là đám đầy tớ XHCN, chớ còn cái đám Chủ thì tiến nhanh lên Vô sản thứ thiệt.Thực tiễn ró nhất chứng minh là Cải cách ruộng đất và Đánh tư sản và kết quả có đám Dzô sản hôm nay tiền bạc của cải vô cùng thừa mứa huốt cả “làm theo năng lực hưởng theo nhu cấu”
Nhắc lại cái lý lịch : Ba đời là Vô sản thứ thiệt , nghĩa là ở trong mấy thứ này – Ở đợ ( nay gọi cho nó văn minh là Osin)chăn trâu mướn , chăn vịt mướn , mót lúa…, nay thì có lẽ là cư ngụ bãi rác, vé số, xe ôm…ngủ vỉa hè, trẻ em đường phố…
Cần hủy kết quả thi công chức tại Bộ Công Thương   -(DT)
‘Phải giữ bằng được uy tín của Đảng’  -(VNN) – Chỉ có dân chủ mới tạo được đồng thuận, chỉ có đồng thuận mới có được hình ảnh của khối đại đoàn kết toàn dân. Trong điều kiện hiện nay, phải giữ bằng được uy tín của Đảng – ông Phạm Thế Duyệt nói.
‘Đừng để tiền, vũ lực khuất phục’  -(VNN) – Đâu có, chỉ đô la , vàng ,kim cương và cái “ghế” nó không khuất phục thì thôi chớ tiền cùng mấy thứ khác nhằm nhò gì.
Sửa sai vụ bắt người tâm thần, da cam nộp tiền làm đường   -(MTG)   —   Mẹo Hay Phân Biệt Hoa Quả Trung Quốc Trà Trộn Trong Hoa Quả Sạch  -(ĐKN)
Chủ tịch nước mời Tổng thống Mỹ thăm Việt Nam   -(VnEx)   — Hội PNNQVN viếng thăm các làng người H’ mông Tuyên Quang  -(PNNQ)

Kinh tế

Việt Nam biệt đãi FDI để có…tăng trưởng âm?   -(ĐV)Trung Quốc làm giàu từ cây điều nhờ bắt chước Việt Nam?
Sốc: Hơn nửa triệu đồng không mua nổi 1kg… đỉa -(VEF)
Thịt heo tồn dư kháng sinh vượt ngưỡng  -(NLĐ) -Hơn 43% mẫu thịt heo được kiểm nghiệm tại TP HCM có hàm lượng kháng sinh sulfadimidin vượt giới hạn cho phép  >>>   Xuất khẩu cá tra sang EU gặp khó   >>>   “Không nên cho người nước ngoài mua nhà đơn lẻ”
Nhật Bản, Hàn Quốc sẽ tiếp tục đổ tiền vào BĐS Việt Nam  -(MTG)
“Ông chủ” mỏ vàng tố cáo hàng loạt tờ báo VN   -(MTG) -Sau khi Cục thuế tỉnh Quảng Nam có lệnh cưỡng chế đối với hai công ty vàng Phước Sơn và Bồng Miêu thuộc Tập đoàn Besra vì nợ thuế lên đến 252 tỷ đồng, Besra đã đóng cửa hai nhà máy và tố cáo báo chí Việt Nam viết sai sự thật!

Thế giới

Gần 5 triệu người ký tên đòi thay đổi Hiến Pháp Myanmar  -(NV)
Hồ sơ Vương Kỳ Sơn – người đứng sau chiến dịch chống tham nhũng ở TQ   -(TBKTSG)   —  Tại Sao ĐCSTQ Né Tránh Tội Ác Lớn Nhất của Chu Vĩnh Khang ? (video)   -(ĐKN)   —  8 Năm Cực Khổ Của Luật Sư Cao Trí Thịnh Nên Kết Thúc Tại Đây !  - (ĐKN)   —  Một thành phố ở Trung Quốc cấm người râu rậm đi xe buýt  -(VOA)   —  Số người chết do động đất ở Trung Quốc đã gần 600 -(RFA)
Canada công bố lệnh trừng phạt kinh tế Nga  -(RFA)   —   LHQ: Nga làm tình hình nhân đạo ở Ukraine trầm trọng thêm  -(VOA)
Sarajevo : 100 năm sau vụ ám sát Thái tử Áo-Hung   -(RFI)   —  Tòa bắt đầu tuyên án hai thủ lĩnh Khmer Đỏ -(RFA)
Nhật Bản kỷ niệm 69 năm ngày nổ bom nguyên tử ở Hiroshima -(VOA)  —  Lệnh ngưng bắn mong manh ở Gaza bước sang ngày thứ hai  -(VOA)
Nhiều nước châu Phi suy sụp vì dịch bệnh Ebola -(RFA)   —   Dân Liberia cầu nguyện và chay tịnh để ứng phó với dịch Ebola  -(VOA)   —   Ít nhất 932 người chết vì virus Ebola ở Phi Châu   -(NV)
Một thủ lĩnh Hồi giáo vẫn còn sống sau khi được cho là đã chết -(RFA)   —  Đài Loan: Một công ty hóa chất bị tịch thu tài sản -(RFA)
__________________________________________________
Gió đổi chiều bất lợi cho Putin  -(TVN)   —   ‘Ăn miếng trả miếng’, Putin dữ dội và lạnh lùng  -(VNN)   —   Nga tăng quân ở biên giới, cấm nhập thực phẩm Mỹ, EU  -(NLĐO)
Báo Malaysia: Chuyên gia Mỹ khẳng định MH17 bị máy bay bắn rơi  -(TNO)
Tập Cận Bình tuyên bố “không màng sống chết” để diệt tham nhũng  -(Soha)
Kỳ 36: Từ vụ án Cao Cương đến dự trữ ngoại tệ ‘bốn số không’  -(MTG)   >>>   Cục phó Hải quan Trung Quốc tự sát hay bị thủ tiêu ?   >>>   Sinh viên Trung Quốc bị bắt vì làm gián điệp cho nước ngoài
Chu Vĩnh Khang Có Thể Lãnh Án Tử Hình (video)  -(ĐKN)   >>>   Dư Chấn Liên Tiếp ở Lỗ Điền – Lực Lượng Cứu Hộ Chậm Chạp (video)
Vì sao chính quyền của ông Kim Jong un muốn tăng quan hệ với ASEAN?  -(GDVN)
Tổng thống Mỹ gặp các nguyên thủ Châu Phi tại Washington  -(VOA)   —   Israel gia hạn thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza-(VOA)
Tổng thống Nga cấm nhập khẩu mặt hàng từ những nước trừng phạt-(VOA)
Thủ tướng Erdogan thống trị cuộc đua đến chức tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ-(VOA)
Thêm bốn người đào thoát khỏi Bắc Triều Tiên đến Mỹ vào tháng Bảy-(VOA)

Văn hóa – Giáo dục – Khoa học

Phi thuyền Rosetta sắp đáp xuống Sao chổi 67P  -(VOA) -Một phi thuyền đã bay qua Thái dương hệ trong mười năm nay để đuổi theo một sao chổi giờ đây đang chuẩn bị để thực hiện vụ gặp gỡ có tính chất lịch sử
Tốt nghiệp xong mới đăng ký vào đại học  -(VNN)
Đường lên đỉnh Olympia hay đường ‘cắm chốt’… Australia?    -(TVN)  >>>   Học ở Tây, không được sống ‘kiểu Tây’
“Đậu cái bằng và đặng cái bầu”  -(TT)  – Cách đây đã lâu, cô giáo chủ nhiệm lớp 12 trình bày với hiệu trưởng rằng lớp cô chủ nhiệm có một nữ sinh có thai đã hơn năm tháng.
Mở lớp mầm non cho con các sếp   -(TT) -Nhu cầu trẻ đến trường quá cao trong khi chỉ tiêu có hạn, nhiều trường mầm non ở TP Vinh (Nghệ An) đã “sáng tạo” ra những kiểu tuyển sinh lạ.
***mới mở mắt chào đời đã có GIAI CẤP  !!!
TP.HCM đề xuất không quản lý nhà nước trường ĐH   -(TT)   —   Việc gì phải bỏ tiền trăm tỷ, nghìn tỷ để thi quốc gia tốt nghiệp THPT  -(DT)

42 người ngộ độc do ăn thịt lợn  -(NNVN)   —Bảo mẫu chùa Bồ Đề: Trụ trì chỉ đạo chỉ cho trẻ ăn 1.000 đồng/bữa  -(Soha)
Náo nhiệt mại dâm: Tặng dâm, biếu dâm…thì không xử được!   -(ĐV)Đại gia mua tàu cũ ra Biển Đông: Dự án viển vông!
Tài xế đóng cửa, không cho kiểm tra xe quá tải  -(TT)   >>>   Trộm chó lãnh một năm tù   >>>   Nạn nhân bị cắt cổ hành nghề chạy xe ôm
Hi hữu chuyện công ty di động kiện người chết   -(TNO)   —  Cận cảnh nhan sắc của ba người đẹp bán dâm giá trăm triệu  -(PLTP)   —  Phanh phui “vàng tặc”, phóng viên bị phó chủ tịch xã đòi cắt chân  -(PLTP)   —   Phó chủ tịch xã đòi hành hung phóng viên ngay trong trụ sở  -(GDVN)
Hà Nội:Hàng ngàn mét vuông xây dựng không phép, ai đang “bảo kê”?  -(GDVN)   >>> Vụ án “dâm ô trẻ em” ở Quảng Ngãi: Thêm một vụ án oan?