Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2013

Tin thứ Bảy, 27-07-2013

Các thế hệ trẻ thắp hương lên phần mộ tri ân các liệt sĩCHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Cả nước tri ân các thương binh, liệt sĩ (DT). – KỶ NIỆM NGÀY THƯƠNG BINH – LIỆT SĨ 27-7: Bi tráng hang Co Phương (NLĐ). – Nghĩ về ngày Thương binh liệt sĩ 27/7, ôn lại cuộc chiến biên giới Viêt -Trung 1979 (GNLT/ NLĐ). - Khắc khoải Vị Xuyên: Không thể lãng quên (NLĐ).  – “Liệt sĩ trở về” được trao chứng nhận thương binh Hạng 1 (VOV). – ANH ẤY LÀ THƯƠNG BINH (Bùi Văn Bồng).
- SAO BIÊN GIỚI (Mai Thanh Hải).   - THƠ TÌNH CỦA NGƯỜI LÍNH (Nguyễn Trọng Tạo). – NGÀN ĐỜI KHẮC GHI: thơ TRẦN HÙNG THẮNG (Trần Mỹ Giống). – Video: Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn và những ca khúc về thương binh liệt sĩ (VTV). - Nhớ mãi bóng hình em – những cô gái mở đường  (DT). – CHUYỆN KỂ NHÂN NGÀY 27/7: O NẬY (Nguyễn Quang Vinh).
- Video: Trao đổi với ông Nguyễn Duy Kiên – Phó Cục trưởng Cục người có công, Bộ LĐTB&XH (VTV).  – Minh Diện: CHÍNH SÁCH …ÂM PHỦ ! (Bùi Văn Bồng). Vụ cộng 2 điểm thi đại học cho Bà mẹ VNAH và người tham gia hoạt động cách mạng trước CMT8: “Trong vụ này, họ ngồi trên mây mà vẽ chính sách tận…âm phủ!“  – Hà Tĩnh: Lập bàn thờ Liệt Sỹ trên khuôn viên trường học (ĐH Hà Tĩnh).
- Ngân hàng Nhà nước tặng quân, dân Trường Sa 50 tỷ đồng (Infonet).  – Hỗ trợ vợ con chủ tịch UBND huyện Trường Sa chữa bệnh (NLĐ).
- Trao lá cờ từng cắm trên quần đảo Trường Sa cho thế hệ trẻ (DT).
H1<- Thông điệp của một tấm hình (FB Người Buôn Gió). “Tình yêu đất nước không đến bởi bài giảng lê thê, hoành tráng, lắm từ đao to búa lớn đầy học thuật của một giáo sư, phó giáo sư hay tướng, tá, quan lại nào… Chẳng có thế lực thù địch thâm độc nào xúi dục, chẳng có hứa hẹn tiền trăm , bạc triệu nào trao cho người đi biểu tình… Thế giới đã chứng kiến người dân hai nước Việt – Phi sát cánh bên nhau, không cần sự đồng ý hay chỉ đạo nào của chính phủ trong mối họa Trung Cộng đang ngày ngày lộng hành“.
- Đại sứ Philippines nói về vụ kiện TQ (BBC). “Ông Jose L. Cuisia, Jr. cho biết, ‘Trung Quốc không tham gia vụ kiện này nên quá trình xử sẽ được rút ngắn lại, nhưng nó có thể mất khoảng hai đến ba năm’.”
- Chíến lược ’gặm nhấm’ biển Đông của Trung Quốc như thế nào? (TTVN).   – ’Hỏa lực mồm’ Trung Quốc dụ Đài Loan cùng chiếm biển Đông (PN Today).
- Mỹ kêu gọi giảm căng thẳng trên biển (VNE). – Phó TT Mỹ kêu gọi làm dịu căng thẳng giữa Trung Quốc với các láng giềng  (RFI). “Hoa Kỳ kêu gọi toàn bộ các bên không được có hành động cưỡng ép, hù dọa và không đe dọa sử dụng vũ lực”.  - Mỹ báo động về tàu ngầm Trung Quốc (Tấn Hà).
- Tàu chiến Trung Quốc lượn quanh nước Nhật (TN). – Trung Quốc đưa tàu tuần duyên xâm nhập hải phận Senkaku (RFI).  – Quân đội Nhật tìm cách đối phó với Trung Quốc (VNN). – Bộ quốc phòng Nhật Bản kêu gọi tăng cường quân sự (VOA). - Hoa Kỳ, Nhật Bản đồng ý củng cố liên minh Mỹ- Nhật (VOA). – Nhật ‘cần phát triển mạnh’ quân đội (BBC). “Hiện chúng tôi cần xem xét có nên coi việc tấn công phủ đầu các bệ phóng tên lửa của đối phương là một trong những sự lựa chọn hay không”.
- Biển Đông trong chuyến đi của ông Sang (BBC).  - Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang bác bỏ yêu sách « đường 9 đoạn » của Trung Quốc tại Biển Đông  (RFI).

- Chuyến đi Mỹ của Chủ tịch Sang (BBC).  – Hình ảnh Chủ tịch nước ở Washington DC (VNN).  – Ông Sang khẳng định “muốn hợp tác toàn diện với Mỹ” (Người Việt). - Xác lập quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ (DT). – Rớt mất ‘đối tác toàn diện; vì dịch? (BBC). “Trong lịch sử ngoại giao không thiếu những chuyện ‘dịch là diệt’ hoặc ‘dịch sai ý lãnh đạo’ gây hậu quả hoặc nghiêm trọng, hoặc đơn giản là gây cười“. – Obama và lãnh đạo VN cam kết các mối quan hệ sâu hơn:  Obama and Vietnam’s Leader Pledge Deeper Ties (NYT).

- Hoa Kỳ, Việt Nam thảo luận về thương mại, nhân quyền (VOA). Ông Trương Tấn Sang: “Chúng tôi cũng đã đề cập đến vấn đề di sản chiến tranh, kể cả vấn đề nhân quyền, mà chúng tôi vẫn còn chưa giải quyết, chúng tôi vẫn có những dị biệt về các vấn đề này”. – TT OBAMA nói với ông Sang: Chúng ta phải tôn trọng tự do tôn giáo, tự do ngôn luận và tự do hội họp (Chúa cứu thế). – Vì sao vấn đề nhân quyền quan trọng trong chuyến đi Mỹ của Chủ tịch Trương Tấn Sang? (VOA). – Obama và lãnh đạo VN đồng ý về thương mại nhưng bất đồng về nhân quyền: Obama, Vietnam leader agree on trade but clash on human rights (Reuters).

- Kết quả cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ – Việt (RFA).  – Gặp gỡ Obama-Trương Tấn Sang: hai bên cùng thắng (RFA). Ông Trương Tấn Sang: “Hai nước chúng ta tiếp tục duy trì các cuộc đối thoại về các vấn đề cùng quan tâm, trong đó có vấn đề quyền con người thông qua các cuộc đối thoại chúng ta hiểu nhau hơn, nhất là về cách tiếp cận cũng như những đặc thù về văn hóa, lịch sử của mỗi bên”.  – Thỏa thuận Mỹ-Việt mới ‘hơn cả mong đợi’ (BBC). – QUAN HỆ VIỆT – MỸ: Tăng cường hiểu biết, thu hẹp khác biệt (NLĐ).

- Andrew Lam: McDonald’s sẽ không làm người Việt thoả cơn đói nhân quyền (Lê Anh Hùng). “Thật khó mà được coi là quan ngại sâu sắc về vấn đề nhân quyền khi bạn vẫn đang ăn ngủ cùng Bộ Chính trị và bán những McDonald’s hay Starbuck”, một người Mỹ gốc Việt sống ở Hà Nội nhận xét”. – Joshua Kurlantzick- ‘Con voi trong phòng’ trong chuyến viếng thăm của Chủ tịch Sang (CFR/ Dân Luận).


- CHỌN NHẦM HƯỚNG XUẤT HÀNH CHĂNG ? (FB Sao Hồng). “Có lẽ, sau chuyến đi Trung Quốc, ông Tư Sang nên đi Myanmar để học tập họ về tiến trình dân chủ hóa chính quyền quân sự và cách xây dựng thủ đô mới ‘đàng oàng hơn to đẹp hơn’.  Còn ông Nguyễn Sinh Hùng, nên đi Hoa Kỳ để ‘thực tập’ cách điều hành một quốc hội lưỡng viện; học thêm cơ chế tam quyền phân lập của nước Mỹ“.

Chủ tịch Trương Tấn Sang muốn người Mỹ gốc Việt làm ‘cầu nối’ (VOA). “… ông Sang cũng ngỏ lời cảm tạ chính phủ Hoa Kỳ về ‘sự chăm sóc hết sức chu đáo’ đối với người Mỹ gốc Việt hàng chục năm qua.  Trong khi hai nhà lãnh đạo phát biểu, bên ngoài Tòa Bạch Ốc, hàng trăm người gốc Việt hô to các khẩu hiệu phản đối tình trạng vi phạm nhân quyền ở trong nước — một vấn đề ông Sang thừa nhận rằng Hà Nội và Washington vẫn còn nhiều điểm khác biệt“. – Biểu tình chống chủ tịch Sang trước Nhà Trắng (ĐCV). – Ảnh: BIỂU TÌNH CHỐNG TRƯƠNG TẤN SANG Ở WASHINGTON.DC (Người Việt). – Video: Vì sao người Việt hải ngoại biểu tình chống lãnh đạo VN (RFA).
H4
- Bao nhiêu doanh nhân rởm tháp tùng Chủ tịch nước thăm chính thức Hoa Kỳ? (Cầu Nhật Tân). “Người phát hiện ra doanh nhân rởm không phải là mạng lưới an ninh dày đặc tài tình của Việt Nam mà là mấy bà bán rau thịt cá ở chợ Cống Trắng (Thái Bình) thường ngày vẫn bán hàng cho ‘doanh nhân’ kia… Cũng lạ là vụ việc tày trời như vậy nhưng đức lang quân của ‘doanh nhân’ vẫn được phong tướng, bổ sung vào đội ngũ ngày càng sinh sôi nảy nở hùng hậu các tướng Công an…”. Chắc là CTN mang theo doanh nhân dỏm để “phân hóa nội bộ” của chúng? – KHÔNG ĐỀ 4 (Huỳnh Ngọc Chênh). =>

- Điểm nhấn trong chuyến thăm của Tổng thống Clinton đến Việt Nam vẫn còn nóng hổi sau 13 năm (Cầu Nhật Tân). “Hơn 10 năm sau, những nội dung mà Clinton nhắc nhở đối với VN còn nguyên giá trị đến ngày nay tại nước ta. Hãy suy ngẫm mà xem: Vấn đề hiến pháp dân chủ. Các quyền tự do cơ bản được tôn trọng thế nào? Xây dựng nhà nước pháp quyền ra sao? Trách nhiệm của nhà nước đối với nhân dân, vấn đề chống tham nhũng, tư pháp độc lập, vai trò của báo chí tự do, sự phát triển kinh tế tư nhân … Hơn chục năm sau, những người nông dân mất sinh kế, mất ruộng đồng và những công nhân mất nhà máy, mất việc làm giật mình tự hỏi họ đang đi về đâu với cái đuôi XHCN này?

- Dựa vào “Cựu Thù” để chống lại “Đại Sư Huynh” đồng môn ý thức hệ (DLB).

- Tại sao CT Trương Tấn Sang không được đón tiếp như quốc khách ở Mỹ? (Chúa cứu thế). – Đi Mỹ về… tay không (ĐCV).

- HẺM BUÔN CHUYỆN (KỲ 103) : Mỹ cho những … 20 chữ lận !!! (Nhật Tuấn).
.
Vậy là tấm màn nhung đã khép lại cho một màn, chưa phải là cuối, của vở kịch tay ba Mỹ-Trung-Việt. Bình luận, thắc mắc cũng đã nhiều, nên chỉ xin ghi lại vài dấu hiệu đã góp phần làm nhạt nhòa đi vở diễn mà có vẻ như diễn viên nào cũng thấy mình được chút gì đó.
.
Trước hết, không biết có phải do khéo chọn từ phía VN cho thời điểm diễn ra chuyến viếng thăm Hoa Kỳ, mà hôm nay, 27/7 – Ngày Thương binh liệt sĩ (với nhiều phóng sự báo đài, các hoạt động kỷ niệm, từ nhiều ngày qua, luôn đậm nét “chống Mỹ cứu nước”) cũng là ngày tạm hạ màn vở kịch. Tối qua, trên VTV1, sau bản tin có hình ảnh 2 ông CTN Trương Tấn Sang và TT Obama chỉ khoảng nửa giờ đồng hồ, là cuốn phim tài liệu kiểu “tố cáo tội ác Mỹ-Ngụy” rất ấn tượng ở Nhà tù Côn Đảo, kéo dài hơn nửa giờ. Và có lẽ vẫn chưa đủ say xỉn cho cuộc tiệc tùng tưng bừng quá khứ vẻ vang, sáng nay, cũng sau phần thời sự chừng nửa tiếng, cuốn phim “Biệt động Sài Gòn” được dâng lên bàn tiệc. 
.
Cũng ngay trong chiều qua, hai bản tin liên tiếp về những cuộc thăm viếng qua lại “hữu hảo Việt-Trung”, đều rất ý nghĩa. Một là của đích thân người nắm trong tay tư tưởng, phát ngôn của hơn 80 triệu dân Việt đang khắc khoải mối lo đại họa Hán tặc, từ biển đảo cho tới kinh tế, một là của một viên tướng công an – biên phòng Trung Quốc, báo hiệu sẽ có những “hợp tác” tích cực hơn cùng phía VN để đối phó với những người biểu tình yêu nước, khi le lói khả năng họ noi gương và đoàn kết với nhân dân Philippines, hoặc sẽ là sự “hợp tác” sao cho ngư dân Việt biết điều mà đánh bắt cá ngoài khu vực … “lưỡi bò”, còn nếu có bị bắt thì cũng biết điều mà câm như hến.
.
Rõ ràng kẻ được hưởng lợi nhiều nhất trong vở kịch nhiều màn này là phía Trung Quốc. Kể cả trong màn cuối Việt-Mỹ này, người TQ cũng vẫn thấy mát lòng mát dạ. Một cuộc viếng thăm tạm gọi là “cấp nhà nước” như vậy mà khó có thể được tổ chức “khiếm tốn”, thậm chí luộm thuộm hơn. Một cái “luộm thuộm” tưởng như nho nhỏ trong đó cũng khá là … “kịch” khi người phiên dịch cho TT Obama tỏ ra quá kém, đến độ không khỏi đặt dấu hỏi nghi ngờ đó là sự sắp đặt cố ý.
.
Những người đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền của VN, từ Quốc hội, các tổ chức nhân quyền ở Mỹ, cho tới nhiều người VN, cũng được an ủi chút ít. Đó là, có thể họ sẽ không diễn giải không khí nhạt nhòa ở Hoa Thịnh Đốn theo cách nhìn của người TQ, rằng không phải chỉ VN, mà cả Mỹ cũng phải nể sợ sức mạnh của đại Hán Bắc Kinh, để có một cuộc thăm viếng, tiếp đãi bị hạ thấp cấp đến như vậy. Họ sẽ tự thỏa mãn cho những thành quả tranh đấu của mình, với lý giải rằng Obama đã biết tiếp bước 2 người tiền nhiệm, Clinton và Bush, biết quan tâm nhiều tới nhân quyền cho VN, chứ không như những nghi ngại lâu nay.
.
Còn ở VN, lực lượng bảo thủ trong ĐCS, chính quyền, và cả trong những lớp cựu binh, cựu quan chức còn vấn vương với cuộc chiến tranh VN trước 75’ cũng thấy sung sướng vì những gì đã được nói tới ở trên. Nhưng, “đối trọng” với lực lượng này, những nhân vật bao năm nay vẫn âm thầm cố gắng, mong mỏi cải thiện quan hệ với Mỹ, hạn chế ảnh hưởng nguy hiểm của TQ, thì vẫn có một “giải an ủi”.
.
Cái “giải an ủi” cho họ, cho tất cả những ai, những bên, từ VN cho tới ASEAN, … suốt bao năm cứ nín thở chờ một nhà lãnh đạo nào đó của VN dám noi gương Ngoại trưởng, Tổng thống Philippines mà lên tiếng về chủ quyền biển đảo trên diễn đàn quốc tế, nay đã được bổ sung lần cuối với cú xuất thần quá hiếm của ông Chủ tịch nước VN, bằng tuyên bốChúng tôi không thấy có nền tảng pháp lý hay cơ sở khoa học nào cho tuyên bố [chủ quyền của Trung Quốc] và do vậy chính sách nhất quán của Việt Nam là phản đối kế hoạch đường chín đoạn của Trung Quốc“.
.
Thế nhưng, ngay cả cái sự kiện khá hy hữu, quý giá trên, dường như cũng được thể hiện có tính toán sao cho làm vừa lòng những ai không thích nó, trong đó rất quan trọng là những cặp mắt cú vọ từ tòa Đại sứ TQ tại Hà Nội, khi trên VTV-Thời sự sáng sớm nay, câu nói trên của ông CTN đã không hề được nhắc tới trong bản tin dài tóm lược và trích dẫn bài phát biểu của ông tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và các vấn đề Quốc tế (CSIS). 
.
Để kết thúc, xin nhắc lại ý đầu tiên trong 5 gợi ý mà chúng tôi đã nêu ra trong phần bình luận 3 ngày trước, đó là với Obama-người Mỹ, lợi ích riêng, nhất là kinh tế, vẫn phải được đặt lên hàng đầu trong màn kịch này.
Điếu Cày tuyệt thực sang đến ngày thứ 34, người của trại giam nói gì? (DLB). – Video: Cán bộ trại 6 nói gì về việc tuyệt thực của blogger Điếu Cày? (DLB). Liệu có thể tin được những điều ông Lộc nói? Nếu đúng như ông ấy nói, thì tại sao họ luôn né tránh chuyện gia đình anh Điếu Cày vào thăm? Các tổ chức quốc tế đã lên tiếng về trường hợp tuyệt thực cũng như tình hình sức khỏe của anh Điếu Cày. Nếu không đúng như những gì các tổ chức này lo ngại, liệu lãnh đạo trại giam có dám cho các tổ chức nhân quyền vào trong trại giam, xem có đúng như những gì ông Lộc nói? – Video: Chị Dương Thị Tân kể chuyện bị công an hành (Nguyễn Tường Thụy).
H3Chị Dương Thị Tân kêu cứu ở Bộ công an (Nguyễn Tường Thụy). - Thân nhân và bằng hữu đến Tổng cục 8 tranh đấu cho Điếu Cày (DLB).  – Phỏng vấn bà Dương Thị Tân: Công an hứa giải quyết vụ Điếu Cày (BBC). “Sau khi bà Tân nói ‘không thể đợi được một tuần, sinh mạng chúng tôi chỉ tính bằng giờ, bằng phút’ thì ông Dư đáp lại là ‘tuần sau chị qua đây, nếu mọi người không trả lời cho chị thì chị gọi cho tôi, tôi sẽ giải quyết’.” – Công an hứa giải quyết vụ Điếu Cày (BBC).
- Tin khẩn cấp: CA trại giam số 6 trả thù nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa vì báo tin Điếu Cày tuyệt thực (DLB). “Qua cách đối xử tàn độc của cán bộ trại giam số 6 đối với blogger Điếu Cày, có thể thấy rằng tình trạng hiện nay của nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa cũng đang hết sức nguy hiểm“.
- Nhân sĩ trí thức đòi chính quyền giải quyết vụ tuyệt thực của blogger Điếu Cày (RFI). “Các nhân sĩ trí thức kêu gọi người Việt Nam trong và ngoài nước từ đây đến cuối ngày Chủ nhật 28/07 ký tên vào bản yêu cầu này để cứu blogger Điếu Cày, mà tính mạng đang trong tình trạng cực kỳ nguy cấp sau 34 ngày tuyệt thực, tính đến hôm nay”. – GS Tương Lai : Cần đánh thức công luận để bảo vệ những tù nhân lương tâm như Điếu Cày (RFI).
- LỊCH ĐIẾU CÀY (Nguyễn Tường Thụy). – Những người thắp nến (FB Pham Van Hai/DLB). – Phạm Đoan Trang: Emblem of Bloggers Imprisoned, Dream of Freedom Broken (DLB). – Thục Quyên – Xương khô mới có giá. Người sống thì không! (Dân Luận).
- Cộng đồng Việt sẽ hình thành ở Papua New Guinea? (RFA). – Nguyễn Quang Duy: Nhân quyền tốt hơn sẽ giảm thuyền nhân (BBC).
- Phỏng vấn TS Nguyễn Sĩ Dũng: BT Tiến đã bỏ cơ hội trở thành chính khách? (KP). “…một số bộ trưởng của chúng ta chỉ là những nhà chuyên môn hơn là chính khách. Chính vì thế, họ có thể rất nhiệt tâm với công việc, nhưng lại không có được sự nhạy cảm của một chính khách. Trong hệ thống của chúng ta cũng không có được sự phân biệt tương đối rạch ròi đâu là chính khách, đâu là công chức. Cho nên, những kỹ năng làm chính khách không được phát triển cho lắm”.  – Đâu trách mình Bộ trưởng Tiến! (Infonet).  – Đình chỉ công tác người tiêm vắcxin gây tử vong 3 trẻ (TTXVN).
Lời yêu cầu bộ trưởng y tế Nguyễn Thị Kim Tiến từ chức của nhóm Blogger, Facebooker Việt Nam (DLB). Độc giả có thể tham gia ký tên yêu cầu Bộ trưởng Bộ Y tế từ chức tại đây. - BẬY TRƯỞNG ? (Sơn Thi Thư).
Về bài đã điểm hôm qua: ‘Sao bác sỹ lại muốn em chết’? (TP). Lại nhớ tới bài: Cảm động với cảnh nai mẹ cứu con thoát dòng nước “tử thần (KT). Chẳng lẽ chúng ta tệ hơn những con vật?
- Vài chuyện ghi ở nghĩa trang MAI DỊCH (Phair Zios). Mời xem lại: Về vụ tử nạn máy bay của Trung tướng Tổng tham mưu trưởng Đào Trọng Lịch (Cầu Nhật Tân).  – Vũng lầy (FB Võ Trung Hiếu). “Triệu người xôn xao về cái chết/ Những cái chết không hề định trước/ Những cái chết không rõ nguyên nhân/ Những cái chết đến giờ này vẫn chưa tài nào lần ra kẻ nào mang trách nhiệm…”
- Nên thi tuyển cấp trưởng (VNN).
- CAVE KÉP (FB Lê Quốc Châu).
- Vụ cụ bà tự thiêu ở sảnh tòa án: Kỷ luật Chi cục trưởng Thi hành án (NLĐ).
- Diễn biến vụ tố cáo nguyên GĐ Công an Thái Bình – Trần Văn Vệ (GDVN).
- Có sai sót khi xét xử vụ Vinashin (NLĐ).  – Khó tìm tài sản thi hành án trong vụ Vinashin (VNE).  – Vụ Vinashin: Thu hồi được rất ít tài sản (KP).  – “Vướng bận” nào còn lại sau khi Vinashinlines chết? (QLB).
- Lập 7 đoàn công tác về phòng, chống tham nhũng (DT). – RỦ NHAU QUỴT NỢ ? (Bùi Văn Bồng).
- Chống lãng phí ở VN: ‘trò chơi’ mà dân luôn thua (Người Việt).
- Kiểm điểm chi cục trưởng Chi cục Thi hành án vì chơi game (TT) (hài thật!).
- Hà Nội: Chủ tịch Hoàng Mai điều chỉnh lý lịch: Ban Tổ chức Thành ủy chưa có “đáp án” thỏa đáng (DT). – Mời xem lại: ĐẢNG ĐẺ? (Nguyễn Tường Thụy).
- Xe Cảnh sát 113 tông 2 sinh viên nhập viện (NLĐ).
- Về chuyện xóa comment: Xin bác Phước đừng phản đối (Nguyễn Tường Thụy). “Bác thử mang nội dung trên gửi cho báo Văn nghệ xem người ta có đăng không. Nếu họ không đăng, bác lại phản đối ông tổng biên tập báo. Sự phản đối này xem ra còn có lý hơn là phản đối tôi đấy bác Phước ạ“.
- “Đại gia”… ra đường (Đào Tuấn). “Câu chuyện truy thu thuế các đại gia đang làm nảy lên trong dư luận một câu hỏi: Vì sao lại chỉ là truy thu nếu đó là hành vi có dấu hiệu trốn thuế, trây ì, gian lận thuế? Hay vì đó là đại gia?
Báo CÔNG AN TPHCM chỉnh huấn Luận văn Thạc sĩ về Nhóm MỞ MIỆNG (Lê Thiếu Nhơn). – Đã phi chính trị thì nguy hiểm chỗ nào? (Chu Mộng Long). “Trích không chú dẫn nguồn lời của Lenin: ‘Đứng ngoài văn hóa tức là đứng ngoài chính trị’, ông Vũ Hạnh cho Luận văn của Nhã Thuyên là một luận văn phi văn hóa, phi chính trị. Thế là bao nhiêu người vác gậy đuổi đánh cho bằng được đối tượng vì cái tội ‘đứng ngoài văn hóa’, ‘ngoài chính trị’ ấy!  Hết Chu Giang, Vũ Hạnh, rồi đến Văn Chinh, Phạm Tuấn Kiệt, chưa kể những nặc danh, bí danh khác nhau nhưng đồng thanh một giọng...”
- Còn đây là tiếng nói chính thức đầu tiên từ phía “người nhà” của người bị tấn công, tuy mới chỉ là một bài trên blog thay vì một bài đăng chính thức trên báo chí. Dù muộn, nhưng có còn hơn không: Cuộc phê phán luận văn của Đỗ Thị Thoan hay là sự xung đột về khung tri thức và thế hệ (Trần Đình Sử). Về vấn đề lý thuyết trung tâm ngoại vi nói chung, xin mời đọc lại bài đã điểm, một bài viết công phu và có chất lượng của Lê Nguyên Long: Trung tâm và Ngoại biên: Từ hệ hình cấu trúc luận đến hệ hình hậu cấu trúc luận (PBVH). Những vị phán quan văn nghệ nào muốn tâng công với các quan thầy của mình thì cũng nên chịu khó học cho tử tế và đọc các bài như thế này, thay vì đánh đấm bằng ba thứ võ lăng nhăng.
Đất nước này thừa tính thỏa hiệp và giỏi luồn lách (Nguyễn Hoàng Huy). “Đất nước này thiếu tính cực đoan. Đất nước này thừa tính thỏa hiệp và giỏi luồn lách. Đất nước này ăn tạp đủ thứ tư tưởng tới văn hóa ngoại nhập, nhưng nó thì vốn dĩ chả có gì hết. Chả có gì hết. Tồn tại những người Việt Nam rất kinh khủng (tôi bội phục). Nhưng bản thân Việt Nam là một sinh thể quá đáng buồn. Tôi có thể nói gì về một thứ như thế? Một thứ mà tôi không có. Trong khi tôi lại có cái khác?
- Minxin Pei – Nền chính trị của một Trung Quốc suy giảm (Pacific Chronicle/ Dân Luận).
1- Miến Điện: Cố vấn pháp lý giúp nạn nhân bị cướp đất được bồi thường (VOA). Nhà tranh đấu cho dân chủ kỳ cựu, luật sư Aung Htoo (phải) huấn luyện cho các đồng nghiệp và các nhà hoạt động giúp người dân tranh đấu đòi bồi thường =>
- Kỷ niệm 60 năm cuộc chiến Triều Tiên (BBC).
- Bầu cử Cam Bốt : Hun Sen chắc thắng, bất kể sự phấn khích của đối lập (RFI).
- Không nhận tội, hai thành viên Pussy Riot vẫn ở tù (RFI).

Những ‘siêu trộm’ chỉ thích lấy tiền của quan chức (VNN).(h chỉ quan còn có tiền chứ dân lấy đâu ra mà trộm???)
KINH TẾ
3<- Thủ tướng Chính phủ: Tăng trưởng cần gắn với tái cơ cấu (DT). – Kinh tế Việt Nam chưa tương xứng với quy mô dân số (DT).
- NHNN lý giải sự thiếu nhất quán về số liệu nợ xấu (TBKTSG).  – VAMC: Xử lý 70.000 tỷ đồng nợ xấu trong năm 2013 (TTXVN).  – Cơ bản kiểm soát được nợ xấu vào năm 2015 (HQ).
- Việt Nam đang tụt hậu trong thu hút nguồn vốn FDI (TTXVN).
- Các ngân hàng được cơ cấu đều hoạt động ổn định (TTXVN).
- Tuyệt vời  Gói 30.000 tỉ đồng: Đã giải ngân được… 11 tỉ cho người mua nhà (HQ).  – Gói 30.000 tỷ đồng: Vướng thủ tục hành chính (VOV). – Vật vã săn nhà giá mềm (ĐT).  – Usilk City và cuộc giải cứu chưa có tiền lệ (VnEco).
- Phiên đấu thầu 47: Một tấn vàng hết veo (HQ).
- Quí 2-2013: hơn 50 công ty niêm yết báo lỗ (TBKTSG).
- Buôn lậu qua cửa khẩu tăng mạnh (TBKTSG).  – Chật vật chống buôn lậu (NLĐ).
- Tồn kho 426.000 tấn đường (HQ).
- Thanh Hóa: cá lồng chết trắng, hàng chục hộ dân hoang mang (ĐT).
- EU “bật đèn xanh” giải ngân 4 tỷ euro cho Hy Lạp (VOV).

VĂN HÓA-THỂ THAO
- Trần Doãn Nho: Tự lực Văn đoàn và chuyện văn phong (Da màu).
Người thời xưa, thơ nay mới thấy (Người Việt).
- TRĂM NĂM HỒNG LỆ (Hoàng Hải Thủy).
- Nguyễn Hoàng Đức: THI THƠ GIÀNH CHO BAN GIÁM KHẢO HAY THÍ SINH ? (Nguyễn Tường Thụy).
- Nguyễn Hoàng Đức: ANH HÙNG ĐÂU TRONG TIM KẺ HẦU PHÒNG XUẤT CHÚNG ĐÂU TRONG MẮT GIÁM KHẢO TEM PHIẾU ? (Nguyễn Tường Thụy).
- Chùm thơ Thiếu nhi, chủ đề mùa Thu của VŨ XUÂN QUẢN (Trần Mỹ Giống).
- NHẠC SĨ NGUYỄN TRỌNG TẠO NHƯ “NHÁ” PHẢI NHỮNG HẠT SẠN (Nguyễn Trọng Tạo).
- Cà phê sáng: Thành phố, quê nhà, vợ và mẹ (Đọc báo).
- Cửu Đỉnh – nét hấp dẫn, độc đáo của Hoàng thành Huế (DV).  – Cửu Đỉnh Hoàng thành Huế – kiệt tác nghệ thuật đúc và chạm nổi đồ đồng

H5- Bảo tồn cổ vật: Sao vẫn “mất bò mới lo làm chuồng”? (TTXVN). – Video: Câu chuyện về những cổ vật dưới lòng sông Hương (VTV).
- Kỳ thú hang Tiên Ông ở Hạ Long (Dulich). =>
- Nhà văn Lê Minh Khuê: Chiến tranh ám ảnh từng trang viết (VOV).
- Tiếp tục đẩy mạnh quảng bá Đờn ca tài tử (VH).
- “Mười tám +” bị vi phạm bản quyền: Sẽ khởi kiện (VH).  – Huy Tuấn: ‘Tôi không chiến đấu một mình’ (TN).
- Hay ho gì “rap bẩn”! (NLĐ).
- Đình chỉ buổi diễn của “Bà Tưng” ở Hà Nội (NLĐ). “Theo ông Động [Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hà Nội], Hà Nội không thiếu các nghệ sĩ, ca sĩ tài năng mà phải mời “Bà Tưng”, một nhân vật phản cảm bị dư luận “ném đá” biểu diễn trên địa bàn thủ đô”.(vui ơi là vui =)))
Phim Việt, rằng hay thì thật là hay… (PL&XH).

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Nguyễn Thị Thu Hương: Học và thực học bắt đầu từ đâu? (VHNA).
- Trường công chất lượng cao: Giải pháp tình thế (NLĐ).
- Khi hai đơn vị tâm huyết với giáo dục bắt tay (GD&TĐ).
- Góp ý cho Bộ tiêu chí đánh giá xây dựng Xã hội học tập (GD&TĐ).
- Bộ GD&ĐT quản lý chặt chẽ công, viên chức ra nước ngoài (GD&TĐ).
4- Biến động điểm chuẩn (GD&TĐ).  – Xuất hiện thủ khoa khối C 27 điểm ở trường Nhân văn (Zing).  – Hai thủ khoa ĐH Thái Nguyên trùng ngày tháng năm sinh (TN).
<- Thành Vinh hạ nhiệt tuyển sinh lớp 1 (GD&TĐ).
- Trường chuyên biệt: Ở đâu cũng thiếu (GD&TĐ).
- Phụ huynh ngậm quả đắng vì… ‘gia sư quán’ (NĐT).
- Dạy học sinh bơi trên… giấy đến bao giờ (ND).
- Bản báo cáo dễ thương của cậu bé lớp 1 (Zing).
- Rưng rưng đón Thầy về “quê hương thứ hai” (GD&TĐ).
- Giáo dục Singapore: “Dạy ít để học được nhiều” (CP).  – ‘Đại ca nhí’ trong trường học ở Anh ngày càng tăng (Zing).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Tranh cãi việc công bố bún nhiễm độc (Công Thương).
- Phát hiện 265 bánh heroin trên ô tô 7 chỗ (TN).
- Bộ Công an khám nghiệm hiện trường vụ cháy tiệm vàng (TT).  – Vợ chồng chủ tiệm vàng ôm con gái nhảy từ tầng 3 (VNE).  – Tang thương ập xuống một gia đình (NLĐ).
- Đà Nẵng: Cây xăng bỗng dưng phát nổ (NLĐ).
- Tàu cánh ngầm tông phao tiêu, trăm khách hoảng loạn (VNE).
- Bia rượu: Vấn nạn quốc gia! (RFA). “Đây là một vấn nạn lớn của xã hội Việt Nam, nếu không ngăn chặn kịp thời mà cứ để như bây giờ thì nó sẽ không phải là hại trước mắt mà hại lâu dài, không phải chỉ ảnh hưởng đến thế hệ ngày hôm nay mà còn ảnh hưởng đến thế hệ mai sau”.
5- Rước trộm về nhà (NLĐ).
- Cuộc gặp của mẹ con tử tù 9X trước ngày tiêm thuốc độc (Tin mới). =>
Nhiều đường dây “giải vây” hàng lậu tại Cảng Hải Phòng (PL&XH).
- Người giàu Quận Cam: Có hơn $5,000,000 mới là giàu (Người Việt).
- Chống lũ ven sông Sài Gòn: Tiền đâu? (TBKTSG).
- Video: Công nghệ – Đời sống: Nông nghiệp công nghệ cao (VTV).
- ‘VN dẫn đầu vùng về sức tăng Internet’ (BBC). “Trong một báo cáo khác, do công ty Nielsen nêu ra tháng 7/2013 và được báo Việt Nam trích thuật lại thì ‘58% người Việt Nam hiện dùng Internet’.”
- Video: KPTG: Thảm hoạ tràn dầu: cuộc chạy đua với thời gian (VTV).
- TQ xây nhà ‘cao nhất thế giới’ ở Hồ Nam (BBC).

QUỐC TẾ
- Cựu TT Ai Cập Morsi bị câu lưu về tội âm mưu với Hamas (VOA). – Tư pháp Ai Cập ra lệnh tạm giam Tổng thống bị lật đổ Morsi (RFI).  - Tòa án Ai Cập đã ra lệnh bắt cựu Tổng thống Morsi (TTXVN).  – Quân đội Ai Cập ra tối hậu thư đàn áp biểu tình (NLĐ).  – Quân đội Ai Cập cần tôn trọng luật nhân quyền quốc tế (VOV).  – Ai Cập: Lại xảy ra đụng độ giữa hai phe tại Cairo (TTXVN).
- Lãnh tụ đối lập Tunisia bị ám sát, biểu tình bùng phát (VOA). – Tunisia tổng đình công sau vụ ám sát một dân biểu (RFI).
6<- Pakistan: Đánh bom kép, hơn 50 người thương vong (TTXVN).
- Tìm được ‘hộp đen’ của xe lửa bị nạn ở Tây Ban Nha (VOA). – Tây Ban Nha : Bắt giữ tài xế gây tai nạn xe lửa  (RFI).
- Điện Kremlin: Nga sẽ không trao Snowden cho Mỹ (TTXVN).  – Nga sẽ không dẫn độ Snowden về Mỹ (NLĐ). – Các cơ quan an ninh Mỹ, Nga thảo luận về Snowden (VOA).
- The Democratic Malaise Tình trạng bất ổn tại các nước dân chủ (Góc của tôi).
- Mẻ lưới lớn chống xã hội đen tại Ý (RFI).
- Du khách Châu Á tại Paris : Mồi ngon của giới trộm cắp (RFI).
- Công ty Halliburton nhận lỗi trong vụ dầu tràn ở vùng Vịnh (VOA).
- Hoàng nhi: Tại sao George Alexander Louis? (BBC).

* RFA: + Sáng 26-07-2013; + Tối 26-07-2013
* RFI: 26-07-2013
* VTV: + Tài chính kinh doanh sáng – 26/07/2013; + Tài chính kinh doanh trưa – 26/07/2013; + Tài chính tiêu dùng – 26/07/2013; + Điểm hẹn văn hóa – 26/07/2013; + Nhịp đập 360 độ Thể thao – 26/07/2013; + 360 độ Thể thao – 26/07/2013; + Thể thao 24/7 – 26/07/2013; + 7 ngày công nghệ – 26/07/2013; + Cuộc sống thường ngày – 26/07/2013; + Khoảnh khắc thường ngày – 26/07/2013; + Danh ngôn và Cuộc sống – 26/07/2013; + Thời tiết du lịch – 26/07/2013; + Thời sự 12h – 26/07/2013; + Thời sự 19h – 26/07/2013.
Chủ tịch Trương Tấn Sang muốn người Mỹ gốc Việt làm ‘cầu nối’

Về vụ tử nạn máy bay của Trung tướng Tổng tham mưu trưởng Đào Trọng Lịch

Ngày 25/5/1998 một tai nạn máy bay thảm khốc đã xảy ra ở Lào đã làm cho Đoàn tướng lĩnh cấp cao của quân đội nhân dân Việt Nam có 20 sĩ quan trung, cao cấp hy sinh, trong đó có 5 vị tướng và 5 vị đại tá, một người là con trai duy nhất của Đại tướng Chu Huy Mân (nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị):
1-Trung tướng Đào Trọng Lịch-Tổng tham mưu trưởng
2- Trung tướng Trần Tất Thanh-Tư lệnh Quân khu 2
3- Thiếu tướng Trần Minh Thiết
4- Thiếu tướng Vũ Xuân Thuỷ
5- Thiếu tướng Phạm Minh Thanh
6- Đại tá Hoàng Bình Quân
7- Đại tá Lai Thế Cường
8- Đại tá Cao Tiến Lãm
9- Đại tá Ngô Quang Vinh
10- Đại tá Lê Văn Hân

Điều xót xa là: những người bị tử nạn trong đó nhiều sĩ quan từng là sĩ quan chỉ huy chống bành trướng Trung Quốc ngoan cường tại mặt trận Vị Xuyên, Hà Giang: Tham mưu trưởng Đào Trọng Lịch, ông đang chuẩn bị vào vị trí Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Tướng Đào Trọng Lịch nguyên là Sư đoàn trưởng Sư 316; Tướng Trần Tất Thanh, Nguyên Sư đoàn trưởng Sư 31?  Có một người là con trai duy nhất của Đại tướng Chu Huy Mân, anh là Trung tá Chu Thế Sơn, cán bộ Cục Tác chiến, Bộ Tổng tham mưu.
Một cán bộ khác tên là Đoàn đã quyết định không đi cùng chuyến bay vào giờ chót nên đã sống sót. Tuy nhiên, như một định mệnh, cán bộ này đã tử nạn trong vụ tai nạn máy bay trực thăng 5 năm sau tại Hòn Mê (Thanh Hóa) ngày 26/1/2003 trong vụ đó Tư lệnh quân khu 4, Tham mưu trưởng QK4 đã tử nạn.
Về vụ tai nạn máy bay này, đã có một vài thông tin đề nghị tìm hiểu xem có liên quan gì tới Hoa Nam tình báo của Trung Quốc không? Để có thêm thông tin, chủ blog đã tìm gặp Tướng Lê Duy Mật, ông nguyên là Tư lệnh Mặt trận Hà Giang trong giai đoạn 1984-1988, là cấp trên của Tướng Đào Trọng Lịch và Trần Tất Thanh; Thời điểm chiến tranh hai vị này mang quân hàm Đại tá…Sau đây lời kể của Tướng Lê Duy Mật về vụ tai nạn máy bay này
Theo Blog Phạm Viết Đào
 http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=H6FPmcym1uk

Vài chuyện ghi ở nghĩa trang MAI DỊCH


Hàng năm, cứ đến đêm 26/7, như thường lệ lũ đầu xanh chúng tôi tới nghĩa trang Mai Dịch (Hà Nội) thắp hương và nến tưởng niệm những anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống vì Tổ quốc.


1. Trời đổ mưa to. Sấm vang chói tai. Chớp giật xé tan màn trời. Buổi lễ gián đoạn một lúc và trở lại khi trời ngớt mưa. Trong khi mọi người tìm chỗ trú mưa thì mấy anh bộ đội vẫn đứng nghiêm. Đúng là tinh thần bộ đội.

2. Tới lễ thắp hương, dâng hoa, chúng tôi bảo nhau tìm những mộ phần xa xa để thắp. Vì ở những khu gần mọi người đều thắp rất nhiều hương, hoa cả rồi. Những mộ phần của các vị lãnh đạo cấp cao trang nghiêm, mộ vị nào cũng bề thế, bia mộ vị nào cũng ghi những dòng tiểu sử dầy dặn và đáng tự hào. Chỉ có điều kẻ hậu sinh này thắc mắc, khi xuống dưới đó rồi, các cụ còn là đồng chí của nhau không?

3. Sau khi các vị chức sắc ra về, chúng tôi tới dâng hương tại đài tưởng niệm. Không khi trang trọng, im ắng bỗng dưng bị phá tan bởi tiếng khóc của một phụ nữ đã đứng tuổi.
Vừa lập cập thắp hương, miệng bà vừa lẩm bẩm than "Ôi anh Lịch ơi, anh ra đi thê thảm quá"....
Tôi sững người lại. Bởi không ngờ ở nơi gọi là Nghĩa trang của các lãnh đạo cao cấp lại có người khóc than và buông những lời oán thán, hờn trách như vậy. 
Vừa đi khỏi lễ đài, tôi vừa tìm trong trí nhớ xem có vị lãnh đạo nào tên Lịch không. Nhưng tịnh không thể nhớ ra. Thú thật lúc đó tôi chỉ loáng nhớ tên ông Ngô Xuân Lịch! Quỷ thui cái mồm chứ, vị thượng tướng sinh năm 1954 này vẫn còn rất khỏe mạnh. Vậy thì ông Lịch mà người đàn bà nhắc tới đó là ai?
Câu hỏi đó gợi cho tôi sự tò mò ghê ghớm.
Tôi nghĩ, chi bằng cứ hỏi thẳng bà ấy thì hơn.

Rồi người phụ nữ đi xuống, tôi lại gần hỏi nói với bà rằng “Ai cũng một lần sống và một lần chết, mong bà đừng buồn”.
“Nhưng ông Lịch, ông ấy chết thảm lắm”.
“Là ông Lịch nào thưa bà?”
“Ông Đào Trọng Lịch, cháu không biết à?”
“Vậy bà là thế nào với ông Lịch?”
“Ông nhà tôi là anh em kết nghĩa với ông Lịch, các ông ấy mất đã hơn 10 năm rồi”…
“Mong bà đừng buồn, ai đến cõi đời này cũng phải ra đi bà ạ”
“Cám ơn cậu”.

Rồi người đàn bà đi khuất sau cổng nghĩa trang. Chỉ có câu hỏi ông Đào Trọng Lịch là ai vẫn còn ở lại.

Và google đã chỉ cho tôi biết có một ông Đào Trọng Lịch vốn là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Theo Wikipedia, ngày 25 tháng 5 năm 1998, trong một chuyến công tác tại Lào, chiếc máy bay trực thăng của Lào chở ông và đoàn công tác, gồm 20 sĩ quan và tướng lĩnh cao cấp của Việt Nam và Lào, bay từ Vientiane về Xiêng Khoảng do sương mù đã đã bị rơi tại địa phận Xiêng Khoảng làm tử nạn toàn bộ những người đi trên máy bay. Sau khi ông tử nạn, nhà nước Việt Nam đã truy tặng ông Huân chương Quân công hạng ba.

Cụ thể hơn Ngày 25/5/1998 một tai nạn máy bay thảm khốc đã xảy ra ở Lào đã làm cho Đoàn tướng lĩnh cấp cao của quân đội nhân dân Việt Nam có 20 sĩ quan trung, cao cấp hy sinh, trong đó có 5 vị tướng và 5 vị đại tá, một người là con trai duy nhất của Đại tướng Chu Huy Mân (nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị):
1-Trung tướng Đào Trọng Lịch-Tổng tham mưu trưởng
2- Trung tướng Trần Tất Thanh-Tư lệnh Quân khu 2 
3- Thiếu tướng Trần Minh Thiết 
4- Thiếu tướng Vũ Xuân Thuỷ 
5- Thiếu tướng Phạm Minh Thanh 
6- Đại tá Hoàng Bình Quân 
7- Đại tá Lai Thế Cường 
8- Đại tá Cao Tiến Lãm 
9- Đại tá Ngô Quang Vinh 
10- Đại tá Lê Văn Hân


Thông tin chính thống thì kết luận ông tử nạn do sương mù.
Tuy nhiên, cũng có người như ông Phạm Viết Đào đặt vấn về vụ tai nạn máy bay này, đã có một vài thông tin đề nghị tìm hiểu xem có liên quan gì tới Hoa Nam tình báo của Trung Quốc không?

Ông Đào cho rằng những người bị tử nạn trong đó nhiều sĩ quan từng là sĩ quan chỉ huy chống bành trướng Trung Quốc ngoan cường tại mặt trận Vị Xuyên, Hà Giang: Tham mưu trưởng Đào Trọng Lịch, ông đang chuẩn bị vào vị trí Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Tướng Đào Trọng Lịch nguyên là Sư đoàn trưởng Sư 316; Tướng Trần Tất Thanh, Nguyên Sư đoàn trưởng Sư 31?  Có một người là con trai duy nhất của Đại tướng Chu Huy Mân, anh là Trung tá Chu Thế Sơn, cán bộ Cục Tác chiến, Bộ Tổng tham mưu.
Đáng chú ý, một cán bộ khác tên là Đoàn đã quyết định không đi cùng chuyến bay vào giờ chót nên đã sống sót. Tuy nhiên, như một định mệnh, cán bộ này đã tử nạn trong vụ tai nạn máy bay trực thăng 5 năm sau tại Hòn Mê (Thanh Hóa) ngày 26/1/2003 trong vụ đó Tư lệnh quân khu 4, Tham mưu trưởng QK4 đã tử nạn.

Sự ra đi của tướng Lịch cùng các thuộc cấp đã lùi lại gần 15 năm nay. Chiến tranh cũng đã lùi xa 38 năm. Nhưng trên đất nước này, vẫn còn những cái chết vô cùng oan khuất. Không chỉ của những vị đức cao vọng trọng nằm trong nhiều vòng kiêm tỏa, những toan tính của cuôc đời, của lòng người, của lợi ích mà của cả những dân thường vô danh.  Từ những đứa bé còn đỏ hỏn đi tiêm vacxin rồi tử vong, tới những thanh thiếu niên không đội mũ bảo hiểm bị công an rượt bắt, hay những thanh niên xung phong vùi mình dưới đất mà miếng bánh mì còn gặm dở tại công trường cống Hiệp Hòa (Thanh Chương, Nghệ An năm 1978)...

Tuy nhiên cũng phải nói, trong lịch sử đương đại cũng như cổ đại Việt Nam có nhiều vị tướng tử nạn một cách rất khó hiểu và bất ngờ. Như tướng Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Văn Thái, Đinh Đức Thiện, Nguyễn Bình...  Chính vì vậy đã có rất nhiều lời đồn đoán, thêu dệt và các trang dã sử xung quanh các sự kiện này.

Học và thực học bắt đầu từ đâu?

  •   Nguyễn Thị Thu Hương
Fukuzawa Yukichi - Nhà tư tưởng - giáo dục vĩ đại của Nhật Bản
Fukuzawa Yukichi - Nhà tư tưởng - giáo dục vĩ đại của Nhật Bản =>
 
Học với mục đích và khát vọng gì?
Câu hỏi này có lẽ chưa bao giờ lớp người đi học tìm câu trả lời sát sao để mà có được câu trả lời thỏa đáng. Bởi sự trọng quan và trọng bằng cấp vẫn là mục đích cao nhất của phần đa người học, và nguyên do sâu xa nhất của sự trọng đó cũng chỉ là mong có được một chỗ ấm thân bằng mọi giá, chứ không phải đúng nghĩa của từ trọng.
Xưa, thời học từ chương khoa cử thì chỗ ấm thân là một chức quan nho nhỏ trong triều. Nay, với số đông vẫn là chức quan nho nhỏ “trong triều”, một suất biên chế lương ít bổng lộc nhiều hay một cái nghề đang “hot”. Trong khi đó, sự học đích thực là nuôi dưỡng sáng tạo lẫn khát vọng dân tộc, và xa hơn nữa là đóng góp cho văn minh nhân loại.
Tuy nhiên, những chỉ dấu tích cực đang có chiều hướng tăng khi số người dám dấn thân theo đuổi đam mê khoa học, hay dấn thân vào chốn thương trường. Nhưng ngay cả trong số này, mục đích của việc học cũng chỉ dừng lại ở cái mức có một mảnh bằng đỏ như một sự đảm bảo, một tờ giấy thông hành, có được mấy chân tài có thái độ học với khát vọng cống hiến khi họ bắt đầu việc học, học bằng tư duy và học với trách nhiệm làm người? Nói đến đây, chợt nhớ cái slogan của IPL (chương trình Hạt giống Lãnh đạo Doanh Nghiệp) “Nhân tài - Thực học – Sánh vai”, một ngôi trường không cấp bằng như một tuyên ngôn học không vì bằng cấp mà vì đẳng cấp. Vậy đẳng cấp mà dân IPL nói đến là gì? Liệu họ đã chạm tới khát vọng của việc học? Tôi tin là có, trong cách họ truyền lửa về những con đại bàng với khát vọng đưa doanh nghiệp Việt Nam ra biển lớn. Tất nhiên ở đây chúng ta chỉ bàn tới khát vọng, còn khả thi hay khả năng là chủ đề của những cuộc trao đổi khác.
Xuyên suốt cuốn “Khuyến học” nhà tư tưởng vĩ đại của Nhật Bản, ông Fukuzawa Yukichi đã truyền khát vọng học tập cho thanh niên, cho lớp người cả đời họ và muôn đời trước đã coi thân phận thấp hèn của mình như là sự mặc định tự nhiên. Học trước tiên để làm người độc lập, tự do. Học để hiểu mỗi cá nhân là một mắt xích trong xã hội, sự tự do độc lập ấy tức là biết vị trí của mình trong xã hội, quyền được làm người, làm một quốc dân có tinh thần dân tộc. Đó là thực học.
Tinh thần thực học đã từng được du nhập vào Việt Nam bởi phong trào Duy Tân. Vào thời kỳ này, một số trường tư thục được mở ra với mục đích khơi gợi và nuôi dưỡng việc học tập để có nghề, có nghiệp trên cơ sở thúc đẩy tự do cá nhân, khát vọng dân tộc. Nhà nghiên cứu Bùi Trân Phượng đánh giá phong trào Duy Tân “Thiết lập nền học mới vì một tương lai dân tộc Việt thoát khỏi thân phận nhược tiểu bị khinh khi, ức hiếp không phải chỉ là tâm huyết của những người mở trường và đội ngũ sư phạm, còn là sự đồng tâm của xã hội”. Dù chỉ tồn tại trong vòng 9 tháng nhưng ảnh hưởng của phong trào Duy Tân đã lan rộng đến nhiều nơi trên đất nước, như những con sóng liên tiếp nối nhau, những dư âm và hồn cốt của phong trào còn lưu lại đến ngày nay.
Học cái gì? 
Ngay từ trang đầu của “Khuyến học”, Fukuzawa Yukichi đã đưa ra câu trả lời cho việc học cái gì? Rất cụ thể, ông gọi Nho học là cách học “dẫn đến tán gia bại sản”, ông thẳng thắn và cụ thể đưa ra các môn học hữu dụng cho đời sống từ kinh tế đến đạo đức. Vậy những nội dung học mà ông đưa ra cách đây 150 năm cho xã hội Nhật Bản có còn hữu dụng ở thế giới hiện tại và xã hội Việt Nam hiện tại?
Đã ở thế kỷ 21, khi nhiều quốc gia đã bước qua giai đoạn thành công mỹ mãn của thời kì cách mạng công nghiệp, cách mạng công nghệ và tương ứng với nó là các mô hình đào tạo thực dụng, theo nghĩa chỉ đào tạo các ngành nghề mà xã hội tại thời điểm đó đang thiếu và cần.  Ngay cả với  Mỹ đã được cảnh báo về xu hướng đào tạo này (từ trước cuộc khủng hoảng kinh tế), nay trăn trở với sự phát triển bền vững trong giáo dục, quay trở lại đặt câu hỏi: liệu các môn học thuộc khoa học cơ bản, khoa học xã hội đã được quan tâm đúng mức? Nghĩa thực dụng của giáo dục khai phóng là giáo dục hướng tới mục tiêu con người tự do, con người trưởng thành có tư duy và trách nhiệm và do đó sẽ có khả năng phát triển mọi ngành nghề mà họ đam mê, chứ không chỉ dừng lại ở mục đích cung cấp các kỹ năng thực dụng cho một nghề đang thiếu tại thời điểm ngay lúc đó của nền kinh tế thị trường, như một cách gián tiếp biến con người thành nô lệ của vật chất mà không khơi gợi được đam mê của một con người tự do. Vậy với Việt nam, mặc dù chưa chạm tới sự thành công của nền công nghiệp hay công nghệ, chúng ta có nên phớt lờ các cảnh báo này? Chúng ta nên cổ súy cho nền giáo dục theo hướng thực dụng của kinh tế tiêu dùng hay thực dụng của nền giáo dục khai phóng?
Tôi ủng hộ quan điểm giáo dục khai phóng đào tạo con người tự do, có trách nhiệm. Có tự do mới khơi gợi đam mê, có đam mê mới có thành công và đóng góp, không biến mình thành nô lệ vật chất hay bất cứ hệ tư tưởng nào. Khi đã đủ trưởng thành và tự do, đủ đam mê và trách nhiệm thì một hay vài năm đủ để trang bị các kỹ năng cơ bản cho các ngành nghề và chuyên môn hẹp.
Vừa qua sự kiện Nick Vujicic đến Việt Nam đã phần nào cho thấy sự thiếu hụt niềm tin và mục đích sống của thanh niên khi những cơ thể khỏe mạnh thông qua Nick để được an ủi, được thắp lửa. Đó là hệ quả tất yếu của sự thiếu hụt mục đích học tập, khát vọng học tập. Vậy do đâu mà họ thiếu? Câu trả lời do một nền giáo dục bừa bộn đã quá rõ ràng.
Vậy thì liệu một cuộc cách mạng giáo dục có khả năng cứu vãn niềm tin và thắp sáng khát vọng này không? Và học cái gì để đạt được mục đích đó?
Theo Hannah Arendt, học là để hiểu thế giới khách quan, bao gồm cả thế giới vật chất và con người. Tôi mạn phép bổ sung, học còn là để khám phá thế giới chủ quan, khám phá cái nội tâm của mỗi con người trong chúng ta để trả lời cho câu hỏi: chúng ta là ai trong thế giới này và khát vọng sống của mỗi chúng ta là gì? Tôi dùng chữ khát vọng không chỉ gồm những khát vọng to lớn thay đổi đất nước hay trở thành một nhà tư tưởng, một nhà khoa học, khát vọng để hiểu rõ cái nội tâm, cái mục đích làm người tự do của mỗi cá nhân cũng không kém phần quan trọng, dù đó là một người làm vườn hay một chính khách.
Vậy chúng ta có đi xa quá đến thành hư vô khi bàn tới đây cả mục đích làm người hay việc thấu hiểu nội tâm? Và phạm trù này có nằm ngoài việc học gì, cụ thể là học gì trong trường phổ thông và đại học hiện nay?
Rõ ràng không cần bàn cãi rằng việc có mặt các môn học từ khoa học cơ bản, đến các môn xã hội, các môn nghệ thuật, các môn chuyên ngành hẹp là các môn thực dụng của một nền giáo dục khai phóng trong nhà trường là tất yếu và cần thiết. Nhưng chúng ta học gì ở các môn này? Việc lựa chọn giảng dạy các môn học thực dụng nhưng theo lối Nho học, một lối đọc  - ghi, hay cao hơn là truyền đạt – ghi nhớ, như một sự nhồi nhét kiến thức và hoàn toàn vắng bóng phản biện hay đối thoại ở đây (tôi muốn nói ở đây là ngay từ lớp vỡ lòng) có ích gì chăng? Tôi cho là không nhiều nếu không nói là vô ích, nhất là trong thời đại mà một chiếc điện thoại bé xíu có khả năng ghi nhớ bằng hàng trăm nghìn lần khả năng ghi nhớ kiến thức cả đời đi học của một học sinh, sinh viên trung bình. Nếu tiếp tục giảng dạy theo lối này không khác gì bình mới rượu cũ, với lối thi cử trả bài như một cách cổ súy cho cung cách học tầm chương trích cú, không tư duy, thiếu tự do.
Học và dạy như thế nào?
Từ cách đây nửa thế kỷ đã tồn tại các lý thuyết về giáo dục như: Tư tưởng giáo dục dân chủ của John Dewey, trẻ em học trong lúc chúng tự thực hành và trong lúc chúng được tự mình sống cuộc sống thực và cuộc sống diễn ra ngay hôm nay; Tâm lý giáo dục lứa tuổi của Jean Piget (Piaget’s Gennetic Epistemology) và công nghệ giáo dục của Hồ Ngọc Đại, đưa ra một cách tiếp cận giáo dục hiện đại với bậc phổ thông. Và trước đó, hồi đầu thế TK XX, bất chấp lối thi cử và sách giáo khoa lúc đó, phong trào Duy Tân ở nước ta đã chú trọng đến vai trò chủ động của người học bên cạnh người thầy vẫn là nhân tố quyết định có khả năng định hướng cho người học tại các trường tư thục. Gần đây, ở nước ta, nhóm Cánh Buồm đã tiếp thu và vận dụng các lý thuyết và kinh nghiệm này thông qua cách học “learning by doing/ học tự nghiệm”, học thông qua hệ thống các việc làm cụ thể mà giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh trong từng giờ học để học sinh được tự làm, từ đó tự học, tự giáo dục. Người thầy chỉ làm nhiệm vụ định hướng chuỗi việc làm, học sinh tự trải nghiệm, hoàn toàn phủ nhận lối giảng dạy đọc - ghi, hay truyền đạt - ghi nhớ.
Giáo dục đại học lại càng cần đến tinh thần tự chủ và tự do của thầy và trò. Nếu chúng ta tham khảo các trường học Torah của người Do Thái sẽ thấy các hội trường chật như nêm và ở đó sinh viên hào hứng say mê đối thoại, tranh luận với nhau và với thầy. Không có cách học nào hiệu quả và khai phóng như cách biến mỗi sinh viên thành một người thầy, một nhà diễn thuyết, ngay cả với những môn tưởng như không liên quan gì tới nghệ thuật tranh biện như khoa học cơ bản.
Cần mặc nhận rằng chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ, giáo dục thế giới không còn loay hoay với phương pháp dạy hay bộ sách giáo khoa nữa. Giáo dục trong thế giới phẳng đã giúp người học ngụp lặn kiếm tìm trong thế giới công nghệ, nguồn học liệu đã không biên giới, không giới hạn. Khi mà ở bất cứ đâu bạn cũng có thể tham gia một giờ học như sinh viên Harvard, khi mà một ý tưởng của bạn có thể được hàng triệu người chia sẻ, một đóng góp nhỏ của bạn cũng có thể cho hàng triệu triệu người hưởng lợi. Chẳng hạn, một thanh niên Ấn Độ khởi sự một mình với Khanacademy nay đã là một nguồn học liệu mở và phong phú cho khắp thế giới. Vậy, nếu chúng ta biết cách dạy trẻ con một cách học chủ động, biết nâng niu cái động cơ hướng thiện, hướng thượng của việc học trong mỗi đứa trẻ thì với thời đại mà chúng sống, với môi trường mà chúng đang có, chúng hoàn toàn sẽ sớm biết sử dụng và tận dụng kho báu quý giá này, và như một sự đương nhiên một đứa trẻ biết học chủ động sẽ không thể là một thanh niên thiếu mục đích sống, thiếu khát vọng sống.
Từ những cứ liệu trên, kỳ vọng rằng một cú hích cho cả thầy và trò, để bắt đầu cho một cách học chủ động, học với tư duy và trách nhiệm làm người, học với sự trung thực cao độ. Chúng ta khuyến khích học sinh đem sách vở, tài liệu vào phòng thi, thậm chí có thể kết nối internet, như một nguồn tham khảo để giảm bớt việc cần phải thuộc lòng ghi nhớ.
Fukuzawa Yukichi đã từng khuyên các bạn sinh viên cách đây 150 năm nên đọc các sách của phương Tây, và nếu đọc được bằng văn bản gốc thì càng tốt. Chắc chắn rằng, lời khuyên vẫn luôn hữu dụng cho sinh viên Việt Nam hiện tại bởi tiếp cận giá trị phương Tây đồng nghĩa với sự tiếp cận tri thức khai phóng và sáng tạo, đặc biệt, việc tiếp cận nguồn tri thức bằng ngôn ngữ của các quốc gia kiến tạo ra nó sẽ giúp sự hiểu biết sâu và rộng hơn.
Học suốt đời
Một thực trạng đã và đang diễn ra trong xã hội chúng ta là sự tự mãn của số đông khi họ đã sở hữu tấm bằng trong tay. Họ tự đóng cửa giam mình lại trong cái mớ kiến thức nghèo nàn đến bần cùng trong quá trình học thụ động, thiếu tư duy, không khát vọng, chỉ để dành được tờ giấy thông hành; và rồi khi đã bước qua cánh cửa để có một chỗ ấm thân, họ rung đùi với sự “thành công” tột bậc ấy, bao nhiêu năng lượng có được chỉ nhằm để bày mưu tính kế leo cao, cao mãi. Không mấy ai trong số họ trăn trở và rèn rũa năng lực người, phẩm cách người.
Xét ngay khu vực giáo dục công, nơi được kì vọng và mặc định cao nhất về việc học tập suốt đời. Có vị giáo sư đã đưa ra con số thống kê: chưa đến 10% giáo viên, giảng viên biên chế tiếp tục đọc sách, học tập và nâng cao trình độ chuyên môn. Đó mới chỉ là nói đến chuyên môn, một thứ tất yếu phải nâng cao, mà chưa tính đến việc học tập vô vàn các lĩnh vực khác của cuộc sống để nâng mình lên. Liệu con số trung thực về việc các giảng viên, giáo viên đọc sách ngoài chuyên môn là bao nhiêu cuốn/năm?
Khi người thầy không đọc, không học đương nhiên không kích thích được tinh thần tự học, học suốt đời của học sinh. Có hai câu chuyện nhỏ mà nỗi buồn lớn: câu chuyện thứ nhất về việc không quản được thì cấm của Bộ giáo dục (về việc in và phát hành sách tham khảo), họ có luật cấm giáo viên giới thiệu tài liệu tham khảo tới học sinh dưới bất cứ hình thức nào? Có gì khôi hài hơn luật này không?!
Câu chuyện thứ hai, với cương vị là người thầy, tôi đưa sách đến học sinh để khuyến khích thói quen đọc và đọc rộng của các em thì gặp phải lời từ chối của hơn một học sinh giỏi rằng “bố mẹ em không cho đọc gì ngoài sách giáo khoa, sách tham khảo để học các môn trên lớp”, không biết các ông bố bà mẹ đó có hiểu được sách tham khảo để học tốt, để làm người tốt không phải chỉ là những cuốn sách có gắn mác “sách tham khảo”?
Liệu có giải pháp nào để hình thành thói quen và nhu cầu học suốt đời? Chưa bao giờ việc tự học và học suốt đời lại thuận tiện như bây giờ khi mà nguồn học liệu miễn phí trở nên vô tận và phong phú đến thế. Một xã hội bình đẳng, coi trọng dân chủ, tri thức và tri thức được đánh giá đúng đắn, được trả công xứng đáng sẽ tự nó là một xã hội học tập suốt đời. Sẽ không thể có sự manh nha của xã hội học tập nếu giá trị vật chất được đặt lên tối thượng, nếu mục đích sống cao nhất của mọi thanh niên là có xe Lexus, của mọi cô gái là có túi Louis Vuitton! Vậy giải pháp duy nhất cho xã hội học tập lại quay trở về vấn đề quả trứng và con gà, chỉ khi các hệ giá trị được tạo dựng đúng đắn chúng ta mới dần tạo ra mội xã hội học tập suốt đời, và ngược lại chỉ khi xã hội học tập suốt đời chúng ta mới tạo dựng lại được hệ giá trị đúng đắn cho mọi tấng lớp trong xã hội.r
.................................................................................
Tài liệu tham khảo:
1. Khuyến học, Fukuzawa
2. Trí Tuệ Do Thái, Eran Katz.
3.http://bantingiaoduc.hoasen.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=192:tinh-thn-thc-hc-s-thc-tnh-ca-tng-lp-tri-thc-vit-nam-u-th-k-20&catid=35:chuyen-&Itemid=27
4.http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=113&CategoryID=6&News=6199
5.shttp://huynhmai.org/2013/04/28/day-ky-nang-hay-truyen-kien-thuc/
6.http://tuanvietnam.net/thong-tin-da-chieu/2013-05-27-su-kien-nick-vujicic-gioi-tre-vn-thieu-nhung-cu-hich-

CHÍNH SÁCH ...ÂM PHỦ !

              
* MINH DIỆN
             Ngày 4-7 vừa qua, Bộ Giáo dục - Đào tạo ra Thông tư số 24/2013 TT-BGDĐT . Tóm gọn nội dung như sau: Để đền ơn đáp nghĩa người có công với nước, đồng thời để tạo điều kiện cho  đối tượng này học tập nâng cao trình độ văn hóa, Bộ giáo dục đào tạo quyết định  sẽ cộng thêm 2 điểm vào  các môn thi  đại học và cao đẳng cho thí  sinh là  Bà mẹ Việt Nam anh hùng và người tham gia hoạt động cách mạng trước ngày 01- 01-1945, và từ ngày 01- 01-1945 đến ngày Cách mạng tháng Tám thành công.
Cái thông tư ấy đã làm xôn xao dư luận.
            Cách mạng tháng 8 - 1945, đến nay đã tròn  68 năm. Nếu những  người tham gia cách mạng từ ngày 01- 01-1945, khi mới 12 tuổi, thì nay đã  80 tuổi. Những người tham gia trước cách mạng tháng 8, còn cao tuổi hơn. Không biết đối tượng này còn bao nhiêu người sống để thi vào cao đẳng, đại học?
                Theo thống kê, cả nước có gần 50.000 Bà mẹ Việt Nam anh hùng . Hiện giờ chỉ còn vài chục mẹ còn sống, tuổi đều đã ngoài 80, và hầu hết các mẹ  đầu bạc răng long, đi không vững.  Không  biết có mẹ nào  còn tham vọng học hành, và  còn  đủ sức để thi vào đại học, cao đẳng ?
                Gia đình tôi có 3 Bà mẹ Việt Nam anh hùng:  Ngoại tôi, Mẹ tôi và Cô ruột tôi. Tất cả đều đã chết cách đây hàng chục năm rồi. Nghe thông  tư của Bộ giáo dục đào tạo, tôi thắp nhang lên bàn thờ khấn: “Dương sao âm vậy! Ở dưới âm phủ, Ngoại, Mẹ và Cô cố gắng phấn đấu thi vào cao đẳng, đại học  để hưởng chính sách ưu đãi , được cộng thêm 2 điểm của  Bộ giáo dục đào tạo ưu ái dành cho ạ!” Vừa khấn xong, tôi nghe ù ù bên tai như có tiếng reo, và tiếng từ âm phủ vọng lên:  “Con mời cái ông nào ở Bộ giáo dục đào tạo  xuống đây  để  các mẹ Việt Nam  anh hùng cảm ơn nghe con!”
                 Người chết còn xúc động như vậy, huống gì người sống!
                 Ông Bùi Văn Ga, thứ trưởng Bộ giáo dục đào tạo khẳng định,  rằng  Thông tư 24/2013 TT-BGDĐT mang đầy đủ tính thực tiễn  và tính  nhân văn,  thể  hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của đảng và  nhân dân ta.  Đồng cảm với ông Ga của ngành giáo dục, ông Tạ Văn Thiều  phó cục trưởng Cục người có công Bộ lao động , thương binh và xã hội,  cũng cho rằng cái thông tư ấy không xa rời thực tế. Ông Thiều nói : “ Với Nghị định và Pháp lệnh ưu đãi  người  có công hiện tại thì mẹ Việt Nam anh hùng có thể ở độ tuổi khoảng 30. Vì vậy quy định cộng thêm 2 điểm cho Mẹ Việt Nam Anh Hùng  thi vào đại học, cao đẳng  không phải là thiếu thực tế!” (Nguồn Dân Tri 12-07-2013)
              Cứ theo logic này mà suy , thì tương lai sẽ có “ Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” phạm luật hôn nhân gia đình. Bởi vỉ, phải lấy chồng, hoặc quan hệ nam nữ từ năm 12-13 tuổi, để sinh con,thì khoảng ba mươi tuổi mới có đứa con mười bảy, mười tám tuổi  hy sinh vì nước, để trở thành Bà mẹ Việt Nam Anh Hùng!
             Nghe nói ngày 16-7 Bộ giáo dục đào tạo đã ra thông tư mới, bãi bỏ cái thông tư 24/2013 TT-BGDĐT rồi. Cũng như Bộ giao thông vận tải đã ra thông tư bãi bỏ việc xử phạt đi xe không chính chủ và đội mũ bảo hiểm không đúng chất lượng.
              Lạy Trời Phật, lạy Văn Thù bồ tát chứng minh cho lòng từ bi và sáng suốt của các quan chức nước tôi ngồi trên mây làm chính sách như thế. Trong vụ này, họ ngồi trên mây mà vẽ chính sách tận…âm phủ!
M.D

Dựa vào “Cựu Thù” để chống lại “Đại Sư Huynh” đồng môn ý thức hệ

David Thiên Ngọc (Danlambao) - Đường lối ngoại giao và các sách lược của Hoa Kỳ đối với thế giới từ trước giờ luôn tôn trọng sự trung thực, thẳng thắn và bạch hóa. Tuy nhiên có những vấn đề, những khía cạnh trong một sách lược, chủ trương chung cần phải giữ kín trong một thời gian nhất định. Tất nhiên nó cũng sẽ được bạch hóa nhưng ở một thời điểm nào có thể. Sở dĩ phải như thế vì sự an nguy (có thể có) cho đơn phương hoặc đa phương và nhiều khi những vấn đề nhạy cảm đó nếu công khai ngay thời điểm lập nên, xảy ra... thì có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cục diện chung, đến sự diễn biến của sách, chiến lược được đặt ra trong đó có những điều còn đang chưa hé lộ.
Trong chuyến Mỹ du diện kiến Tổng Thống Obama lần này của chủ tịch Trương Tấn Sang ngoài những việc đã công khai trên truyền thông đại chúng ra thì còn có những điều mà TT Obama có đặt ra cho Chủ tịch Sang và những gì mà TT Obama hứa hẹn theo sự thỉnh cầu của CT Trương Tấn Sang chưa được công bố vì những lẽ tôi đã nêu trên.
Các điểm đó theo tôi là trọng tâm ở hai vấn đề.
1- Nhân Quyền: 

Tuy TT Obama có nêu lên nhưng ở mức quan tâm chung chung như cần tôn trọng tự do bày tỏ, tự do tôn giáo, hội họp... chứ không cụ thể, nhất là các tù nhân lương tâm hay những chi tiết “yêu cầu” và “thực hiện” như thế nào. Tôi nghĩ đôi khi phải có “hư chiêu” như thế nhưng trong nôi dung sâu xa thì khác. Vấn đề này sau khi CT Sang về nước sẽ hạ hồi phân giải và sẽ có câu trả lời xác đáng hơn.
Vấn đề Nhân Quyền là lập trường trong đối ngoại của lưỡng viện và chính phủ Hoa Kỳ nhất là để giải quyết nhiều lĩnh vực mà CSVN muốn có quan hệ gần hơn, cao hơn với Hoa Kỳ để có những bước đi tự tin và mạnh mẽ trong phương diện toàn vẹn lãnh thổ, trên Biển Đông và phát triển kinh tế. Nơi đây tôi cũng nhắc thêm là với cái bản chất ngạo mạn của tập đoàn CS Hà Nội, kể cả trong những giờ phút cực kỳ nguy hại đến sự sống còn của chúng mà một số trong hàng ngũ chóp bu có đầu óc thủ cựu vẫn còn xét nét từng câu chữ... trong đó phản đối sử dụng cụm từ “đối tác chiến lược” trong quan hệ với Hoa Kỳ đồng thời “định hướng” báo chí tuyệt đối không cho rằng trong quan hệ Việt-Mỹ đã được “nâng cấp” mà phải nói là hai bên “xác lập quan hệ đối tác toàn diện”. Thế nhưng từ trước đến nay cái khoảng cách giữa Washington-Hà Nội còn quá xa bởi rào cản Nhân Quyền. Mặc dầu các đòi hỏi cần phải có để cho một VN mạnh hơn, thăng hoa trên bước đường tương lai thì CSVN luôn khát khao. Tuy nhiên về mặt ý thức hệ thì CSVN không thoát ra khỏi cái bóng đen của kẻ thù truyền kiếp mấy ngàn năm... mà hiện nay với vai trò là kẻ bề trên của CSVN.
Đặc biệt nơi đây, để giải quyết mọi vấn đề mà CSVN cần và ước ao là CSVN phải vượt qua bên kia đầu dốc Nhân Quyền. Việc này chúng ta ai cũng thấy rõ trong nhiều năm qua VN luôn theo đuổi hiệp định TPP, một tổ chức thương mại do Mỹ đứng đầu và chiếm lĩnh hết 40% KT toàn cầu trong đó không có sự hiện diện của TQ. Nếu được chấp thuận là thành viên của tổ chức này là VN có được một ân huệ to lớn và một bước mạnh mẽ đi lên trên con đường thăng tiến trong KTTM. Tuy nhiên cũng vì cái rào cản trên mà VN đến hôm nay vẫn còn ngồi bên lề của sân chơi.
Ngoài ra còn một lĩnh vực mà CSVN cầu vọng nữa mà bị từ chối là “vũ khí sát thương”. Một phương tiện mà VN cần phải có trong lúc này và xa hơn trong tương lai hầu bảo vệ non sông đang treo trên sợi chỉ mành trước luồng gió của Bắc Phương đang ồ ạt ập vào xóa đi nguồn cội của dân tộc VN. Nhưng cũng với hai chữ Nhân Quyền mà cả lập pháp lẫn hành pháp Hoa Kỳ vẫn nói “không” với VN. Giờ đây cái ước ao đó vẫn còn là ao ước.
2- Biển Đông:

Vấn đề Biển Đông là chiến lược toàn cầu của Nhà Trắng. Sách lược chuyển trục về Châu Á-Thái Bình Dương là một sách lược mà cả lưỡng viện và Chính Phủ Hoa Kỳ quan tâm và những bước đi của chương trình này không thể có một bước nào gọi là sai lầm hay lạc lối. Do đó những động tác và phát biểu luôn dè dặt và cân nhắc không thể có sự buông thả... nhất là trong chuyến Mỹ du lần này của CT Trương tấn Sang mà thế giới đang theo dõi. Nơi phòng bầu dục Nhà Trắng vấn đề “Việt Nam-Biển Đông” luôn là điểm tế nhị và nhạy cảm. Việc này theo tôi trong một góc khuất TT Obama đã có gợi mở cho CT Sang một bài “Khẩu quyết” trong “Chiêu thức” đối phó ở Biển Đông.
Cũng chính sự “hồ hỡi” này mà CT Sang đã có một chút vội vàng bộc ra trong buổi tọa đàm ở trung tâm CSIS hôm chiều thứ Năm 25/7/ 2013. Ông Sang nói “Chúng tôi không thấy có nền tảng pháp lý hay cơ sở khoa học nào cho tuyên bố (chủ quyền của TQ) và do vậy chính sách nhất quán của VN là phản đối kế hoạch đường 9 đoạn của Trung Quốc”. Điều này rõ ràng là có một bức tường vững chắc để dựa sau lưng nên CT Sang mới dám bạo mồm mà khẳng định như thế trước diễn đàn thế giới? Một điều mà từ trước đến nay chưa có từ một đảng viên CSVN nào cho đến người đứng đầu chế độ dám hé môi như thế. Trong lúc Trương tấn Sang còn trên đất nước xứ Cờ Hoa. Cũng vẫn ý thức này, tinh thần biểu lộ tình yêu nước, phản đối TQ xâm lược mà có không biết bao nhiêu nhà yêu nước VN bị đàn áp, đánh đập và bắt nhốt dã man... hiện vẫn còn đang chết dở sống dở nơi ngục tù CS nguyên do cũng từ áp lực của Bắc Kinh mà ra.
Trước đây (31/5/2013) ở hội nghị Shangri-La, Singapore Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng cũng khí khái lắm, chắc có lẽ đã “uống thuốc liều” mà cũng chỉ dám nói gần xa... về hành động bá quyền của Trung cộng bằng lời nói ám chỉ vu vơ, hiểu ngầm... “Đâu đó đã có những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền”. Chỉ nói gần xa “đâu đó”... thôi chứ không dám nói thẳng là Trung Quốc như Trương tấn Sang lần này. Trong bài Chuyến đi Mỹ của Trương tấn Sang: “Trên đe dưới búa” tôi đã nói rằng CSVN sẽ chấp nhận sự phẩn nộ của Bắc Kinh vì sự có mặt của Trương tấn Sang ở Nhà Trắng mà diện kiến TT Obama ngỏ hầu tìm ra phương cách chống lại hay kềm hãm sự manh động của Bắc Kinh trên Biển Đông. Do đó sau khi hai bên hội đàm ở tòa Bạch Ốc đã đưa ra tuyên bố chung trong đó có đoạn “Chủ Tịch Trương Tấn Sang và Tổng Thống Obama đồng thời tái khẳng định ủng hộ nguyên tắc không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp trên biển và tranh chấp lãnh thổ”. Cộng thêm một động thái không kém phần quan trọng là hai bên đã mở ngõ cho vấn đề khai thác dầu khí trên Biển Đông của các tập đoàn dầu khí Hoa Kỳ như Exxon Mobil, Murphy... để đối lại hành động ngang ngược phi lý của TQ khi cho mời thầu quốc tế 9 lô dầu khí ở ngay trên lãnh hải của VN vào năm ngoái 2012. Rõ ràng ở đây ai cũng hiểu rằng câu tuyên bố trên chỉ thẳng vào Trung Quốc và là một lời cảnh báo cho “Ai đó” đừng có tự tung tự tác vẫy vùng trên Đông Hải. Vì một lẽ rõ ràng là giữa VN-HK đâu có một sự tranh chấp nào trên lãnh hải và lãnh thổ trong lịch sử xưa nay. Trong lúc hai nước cách xa nhau nửa vòng trái đất?
Để kết thúc cho bài viết nhận định tình hình trên tôi xin nói rằng
Sau gần 40 năm chấm dứt can qua... bác và đảng đã lãnh đạo cuộc chiến tranh thần thánh, đánh tan một Đế Quốc sừng sỏ bậc nhất hành tinh, một tên sen đầm quốc tế, một siêu cường đứng đầu thế giới. Nhưng kể từ sau đại thắng mùa xuân, càng về sau thì càng ngày CSVN lại càng mong chờ, trông cậy vào kẻ cựu thù với mục đích vớ lấy một chiếc phao để chấn hưng kinh tế cứu nguy cho cả dân tộc đang chới với trong cơn lũ đói nghèo, lạc hậu và giờ đây CSVN thêm một ước vọng nữa là được kẻ cựu thù chống lưng, bảo đảm chiến lược, trang bị vũ khí tối tân, sát thương hiện đại để chống lại mối họa xâm lăng... mà mỉa mai thay kẻ đó lại là “Đại Sư Huynh” đồng môn trong một lò ý thức hệ.
Ngày 26/7/2013

David Thiên Ngọc

Đi Mỹ về… tay không

Ảnh BBC
Ảnh BBC

Thế là xong! Ông Trương Tấn Sang xin… và cũng được Tổng-thống Obama cho gặp hôm thứ Năm 25/7/2013 ở Tòa Bạch Ốc. Nhưng tính-cách lụp chụp của chuyến đi này đã làm cho mọi sự vỡ lở.
Theo kịch-bản cũ đã được dự-tính từ lâu thì ông Sang nhắm sang Mỹ tháng 9 để ký tắt Hiệp-định Đối-tác Xuyên Thái-bình-dương, rồi Hiệp-định sẽ thành hình (nghĩa là được Quốc-hội Mỹ phê-chuẩn vào tháng 10 nếu mọi sự xảy ra tốt đẹp), và Tổng-thống Obama sẽ sang VN vào tháng 11–đánh dấu một đỉnh thành công trong sự-nghiệp hòa-giải của cá-nhân ông cũng như của Hoa-kỳ đối với Việt-nam (Cộng-sản).
Khổ nỗi, ông Sang đi sang Trung-quốc gặp ông Tập, bị nó thuốc cho câu “16 chữ vàng, 4 chữ tốt” (như ông thầy xoa đầu con trẻ… rồi cho ăn cứt gà), mang về 10 hiệp-định mà cựu-Đại-tá Bùi Tín gọi là các “văn kiện đầu hàng” hay cựu-Đại-sứ Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh gọi là “hoàn toàn lợi cho Trung quốc.” Còn Khối 8406 thì than: “60 chữ ‘hợp tác,’ 29 chữ ‘nhất trí’ và 7 chữ ‘toàn diện’” trong một bản Tuyên-bố chung mấy trang thì không thể khá được!
Về nước bị mắng nhiếc quá nên Tư Sang mới vội vã xin sang hội-kiến với ông Mỹ, mong để đối-trọng với ông Tàu. Nhưng vì cập rập nên đã không có đoàn tiền-trạm (“advance party”) đi sang nghiên cứu trước đủ các khía cạnh của chuyến viếng thăm, không có tiếp đón rềnh rang (không thảm đỏ, không duyệt binh, không đại-bác, không viên-chức nào cao-cấp từ phía Mỹ ra nghênh đón ngoại-trừ ông đại-sứ Mỹ ở Hà-nội, không ở nhà khách quốc gia, không có khoản-đãi bằng một bữa tiệc linh đình (“state dinner”), không trưng cờ hai nước trên đường, phải ở khách-sạn thuê gần sứ-quán Trung-Cộng, v.v. trong khi chỉ cần so với sự tiếp đón long trọng dành cho bà Aung San Suu Kyi cách đây ít tháng là thấy hết cả sự bẽ bàng của chuyến đi. Dù như là một lãnh-tụ đối-lập ở trong tù ra chưa được bao lâu, bà Suu Kyi đã được mời đến nói chuyện cả với lưỡng viện Quốc-hội (ngày 8/9/2012), không khác gì Tổng-thống Ngô Đình Diệm của miền Nam năm xưa sau khi Tổng-thống Eisenhower ra tận phi-trường đón.
Một cuộc bài binh bố trận tuyệt vời
Dù được tin khá muộn (2 tuần trước), cộng-đồng VN vùng DC-Maryland-Virginia (tức vùng thủ-đô Hoa-kỳ) đã cấp-kỳ liên-lạc với cộng-đồng khắp nước để tổ-chức biểu tình nói lên tiếng nói của người Mỹ gốc Việt.
Cùng lúc, tổ-chức Boat People S.O.S. (Ủy-ban Cứu Người Vượt Biển) của Tiến-sĩ Nguyễn Đình Thắng đã lập-tức làm việc với cựu-Dân-biểu Liên-bang Cao Quang Ánh để phối-hợp một trận-tuyến chung với các nhà lập pháp Hoa-kỳ. Chưa bao giờ trong đời hoạt-động ở Mỹ của tôi, tôi được chứng-kiến một sự làm việc chặt chẽ như vừa rồi giữa cộng-đồng người Mỹ gốc Việt và các dân-biểu nghị-sĩ ủng-hộ cho tiếng nói của chúng ta:
Thứ Hai, 22/7, Tiến-sĩ Nguyễn Đình Thắng hướng-dẫn một phái-đoàn các tôn-giáo VN vào gặp Ủy-hội Hoa-kỳ về Tự do Tông-giáo Quốc-tế rồi sang Bộ Ngoại-giao gặp Trợ-lý Thứ-trưởng Daniel Baer (lo Văn-phòng Dân-chủ, Nhân-quyền và Lao-động).
Thứ Ba, 23/7, Dân-biểu Loretta Sanchez gọi họp báo trước tiền-đình Quốc-hội cùng với bốn dân-biểu khác (Ed Royce, Chris Smith, Al Lowenthal, Susan Davis) và đại diện của các NGO (tổ-chức phi-chính-phủ Freedom House, Reporters sans Frontières…) và các tổ-chức nhân-quyền hay đoàn-thể lớn của VN (như phần tôi lên đọc Tuyên-bố của 12 tổ-chức quần-chúng VN).
Cùng ngày, 23/7, bà Dân-biểu Zoe Lofgren đã cùng với 3 dân-biểu khác (Al Lowenthal, Susan Davis, Peter Scott) lấy được lời cam-kết của chính TT Obama là ông sẽ đặt vấn-đề nhân-quyền ra ngày hôm sau với Chủ-tịch nước Trương Tấn Sang.
Thứ Tư, 24/7, Dân-biểu Chris Smith, một nhà vô địch về nhân-quyền VN trong Hạ-viện Hoa-kỳ, đã tổ-chức một cuộc họp báo ngay trong Tòa nhà chính của Quốc-hội, Phòng 309 của Capitol Building (một chuyện rất hãn-hữu), để đưa ra những bằng-chứng tệ-hại về vi-phạm nhân-quyền của Hà-nội. Tham-dự cuộc họp báo này (do cựu-DB Cao Quang Ánh phối-hợp) có các dân-biểu: Ileana Ros-Lehtinen, Bill Cassidy, Ed Royce, Frank Wolf, và đứng đằng sau các dân-biểu là một dàn các đại diện cộng-đồng và tôn-giáo về để nói lên tình-trạng bị bức-bách của các tôn-giáo VN.
Cùng ngày, năm Thượng-nghị-sĩ (John Cornyn của Texas, Richard J. Durbin của Illinois, John Boozman của Arkansas, Barbara Boxer của California, Marc Rubio của Florida) cũng đã có thư cho TT Obama khuyến cáo phải đặt nặng vấn-đề nhân-quyền khi gặp ông Trương Tấn Sang để đảo ngược tình-hình nhân-quyền ngày càng tồi tệ.
Thứ Năm, 25/7, khoảng 1000 đồng-bào, đến từ khắp các tiểu-bang trên đất Mỹ và đến từ cả Canada (Toronto, Montreal, Vancouver…), thậm chí cả Pháp, có mặt ở Lafayette Park ngay trước Tòa Bạch Ốc để trương cờ vàng ba sọc đỏ và biểu-ngữ, hô những khẩu-hiệu đả đảo ông Trương Tấn Sang và phái-đoàn, cùng đòi hỏi phải thả ngay những tù-nhân lương-tâm nổi tiếng ở trong nước (Điếu Cày, Lê Quốc Quân, Nguyễn Văn Lý, Việt Khang, Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha, Tạ Phong Tần, Đỗ Thị Minh Hạnh v.v.).
Khác với kỳ Nguyễn Minh Triết sang năm 2007 phải đi vào bằng cửa hông, kỳ này Mỹ cho phái-đoàn ông Sang đi vòng trước mặt đoàn biểu tình có lẽ với dụng-ý để cho ông Sang và tùy tùng của ông thấy sức mạnh chính-trị của cộng-đồng người Mỹ gốc Việt. Độc-nhất chỉ có một mình xe chở ông Sang là được lái vào đến tận thềm tòa nhà bên trong của dinh Tổng-thống Mỹ còn phái-đoàn tùy tùng thì phải xuống xe ở ngoài cổng chính để đi bộ vào. Đi bộ vào như vậy phải mất 4-5 phút là ít và trong thời-gian này, phái-đoàn phải nghe đầy tai nhức óc những tiếng đả đảo, lên án của đoàn biểu tình. (Về sau, chúng tôi được biết là ngay vào bên trong Tòa Bạch Ốc, các tiếng hô vang của đồng-bào ở ngoài nghe cũng vẫn rất rõ.)
Cuộc gặp kéo dài hơn dự-tính
Cuộc gặp giữa TT Obama và ông Sang diễn ra dài hơn thời-gian dự-định dù như ngay sau đó, TT Obama đã phải lên đường đi Florida diễn-thuyết. Những điều trao đổi có được ghi lại khá đầy đủ trong 3 trang chữ nhỏ của bản “Tuyên-bố chung” giữa hai ông do Tòa Bạch Ốc đưa ra sau đó. Bản Tuyên-bố này cũng được tờ Nhân Dân in lại đầy đủ trong bản dịch tiếng Việt ngày hôm nay, tuy-nhiên đến đoạn này thì cũng phải cho phép tôi ngờ vực một chút: “Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh việc thiết lập cơ chế đối thoại thường kỳ giữa hai Bộ trưởng Ngoại giao, và khuyến khích các cuộc đối thoại và trao đổi giữa các cơ quan đảng của hai nước.” (NNB gạch dưới) Hai đảng nào? Phía VN thì ta biết tờ báo định nói đảng nào rồi nhưng phía Mỹ? Hay tờ Nhân Dân tính cho Đảng Dân-chủ của ông Obama cũng cùng một ruộc với đảng CS của Hà-nội?
Ở đây không phải là chỗ để đi vào chi-tiết bản Tuyên-bố chung của hai bên Mỹ-Việt. Chuyện này thì tôi cho sẽ có nhiều bình-luận-gia làm dài dài trong những ngày tới. Tôi chỉ muốn nêu ra một hai điểm.
Trước hết là sự đánh giá của một tiếng nói ở trong nước. Nguyên Anh trên Danlambao viết:
“Chuyến công du Mỹ của người đứng đầu nhà nước CSVN Trương Tấn Sang đã hoàn toàn thất bại! Ngoài nhận được một lời hứa từ nguyên thủ cường quốc Hoa Kỳ sẽ xem xét cho VN gia nhập TPP vào cuối năm nay Trương chủ tịch không còn cái gì đem về VN khi Mỹ đã nắm hết thóp tình hình chính trị VN hiện nay.
“Về quân sự Mỹ không bán khí tài và các quân cụ.
“Về kinh tế chỉ là một hứa hẹn.
“Về quốc phòng Mỹ không ký kết bất cứ văn kiện nào cam kết sẽ hỗ trợ VN khi anh Tư mong muốn họ sẽ đảm bảo an ninh khu vực bao gồm Biển Đông & Hoa Đông.
“Cuối cùng anh Tư sẽ về với hai bàn tay trắng!”
Và Nguyên Anh cho là ông Tư Sang đã lỡ một cơ-hội ngàn đời để gỡ bí cho Việt-nam. Đó cũng là kết-luận của tôi khi tôi được thông-tấn-xã của Dòng Chúa Cứu Thế phỏng vấn tôi từ trong nước. So với chuyến đi sang Tàu ông Sang đem 10 hiệp-định bất-bình-đẳng về, kỳ này ông Sang không đem được bất cứ cái gì cụ-thể về chỉ trừ những lời chia xẻ rất thẳng thắn của ông Obama về vấn-đề nhân-quyền:
“Chúng tôi đã thảo luận những thách thức mà tất cả chúng ta đối mặt trong các vấn đề nhân quyền. Chúng tôi nhấn mạnh Hoa Kỳ tiếp tục tin rằng tất cả chúng ta phải tôn trọng các vấn đề như tự do bày tỏ, tự do tôn giáo, tự do hội họp. Và chúng tôi đã có đối thoại rất thẳng thắn cả về tiến bộ mà Việt Nam đang đạt được và những thách thức còn tồn tại.” (NNB gạch dưới)
Vì VN(CS) không có những nhượng-bộ về mặt này nên ông Sang đã phải về… tay không.
Đạo đức giả của ông Sang còn có thể thấy ngay được cả trong hai lần ông cám ơn TT Obama đã giúp cho người Mỹ gốc Việt ổn định cuộc sống, thành đạt và đóng góp vào xứ này, kể cả về mặt “hoạt động chính trị” (“political activities”) mà người thông-dịch của ông quên dịch. Chứ không thì khá buồn cười! Khi nghĩ lại là ông Sang qua câu đó, cám ơn các biểu-tình-viên đang la ó phái-đoàn của ông ngay ở ngoài cổng Tòa Bạch Ốc!
© Nguyễn Ngọc Bích
© Đàn Chim Việt