Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 15 tháng 8, 2014

Tin thứ Sáu, 15-08-2014 - Phản ứng của Bộ Ngoại giao VN về vụ người Khmer Krom đốt cờ: Trịch thượng

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
H1- Ký ức Hoàng Sa – Bài 4: Anh nuôi không “danh” (Tin Tức).=>
- Trung Quốc đối mặt Việt Nam: Cuộc xung đột lớn trên Biển Đông (ĐCV). - “Trung Quốc sẽ ép Việt Nam, Philippines tới chỗ Mỹ không thể giúp” (GDVN).
- Về phát biểu của ông Lê Minh Lương tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN, Myanmar vừa qua: Trần Kinh Nghị: Im lặng là vàng (BS). “Vẫn biết VN có lý của mình để theo đuổi cái gọi là “đường lối mềm dẻo khôn khéo” giữa các nước lớn trong vấn đề biển Đông, nhưng đâu nhất thiết phải nói ra những điều mà nếu không nói có khi còn khôn khéo hơn ấy chứ (!?)…  Nhưng quả là tình thế khó mà có thể tốt hơn lên khi có một người bạn đồng hành chốc chốc lại bỗng dưng dừng lại giữa đường vì lý do riêng tư hoặc thốt lên những lời khó hiểu“.
- Bài viết của ông James Zumwalt, Trung tá Thủy quân Lục chiến Mỹ, nói về đoạn video Trung Quốc đã ra tay tàn sát những người lính Hải quân Việt Nam ngày 14-03-1988 ở Gạc Ma: Vụ thảm sát ‘thế giới chưa từng biết đến’ (US Daily Review). “Chẳng có gì ngạc nhiên khi thủ phạm đã không nói gì về nó, nhưng đáng ngạc nhiên là cả nạn nhân cũng im lặng. Người ta đã chọn cách làm như vậy, có lẽ là để sau này thiếu bằng chứng cho thế giới thấy, nó đã xảy ra… Thông thường, quốc gia phạm phải hành động tàn bạo như vậy sẽ giữ im lặng về nó. Tuy nhiên, video này đã được chính thủ phạm công bố, điều này làm dấy lên câu hỏi: ‘Tại sao’?” – Mời xem lại: Vì sao không gọi là “hải chiến” khi viết về cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền Trường Sa năm 1988? (Hữu Nguyên).

- VN, Nhật, Ấn Ðộ nên cải thiện quan hệ hợp tác để đối phó với TQ (VOA). – Ngoại trưởng Mỹ: Pháp luật là chìa khóa giải quyết tranh chấp Biển Đông (VOA). “Vấn đề này không chỉ giới hạn trong các yêu sách chủ quyền đối với các hòn đảo, các đảo san hô, các đảo đá và những quyền lợi kinh tế phát sinh từ những yêu sách đó. Nó liên hệ tới vấn đề là chúng ta có thể chỉ dựa vào sức mạnh hay không, hay là cần phải dựa vào những qui tắc, qui phạm toàn cầu và pháp trị và luật pháp quốc tế“.
- Trọng Đạt: Tổng thống Obama và học thuyết Nixon (BS). “Trước khi can thiệp các nhà chính khách đều đã cẩn thận thăm dò ý kiến người dân, Quốc hội. Được sự ủng hộ của người dân và Quốc hội, Hành pháp mới bắt đầu tham chiến, can thiệp nhưng người dân thay đổi ý kiến rất nhanh… Nếu cuộc chiến VN thập niên 60 và cuộc chiến Iraq 2003 là sai lầm thì người dân và Quốc hội phải chịu trách nhiệm trước tiên chứ không thể đổ lỗi cho Hành pháp vì chính họ đã khuyến khích ông Tổng thống can thiệp vào“. Mời xem lại bài cùng tác giả: Thuyết Domino Trong Chiến Tranh Việt Nam (Việt Báo).
Th? tu?ng Nguy?n T?n Dung ti?p Ð?i tu?ng Martin Dempsey, Ch? t?c<- Ngày trước, Mỹ cũng đã từng giúp VN chống lại họa xâm lăng của Cộng sản, nhưng chưa hoàn thành, để bây giờ Cộng sản Trung Quốc đe dọa chủ quyền VN, và rồi Mỹ trở lại tiếp tục công việc dang dở, nhưng lần này giúp người CS chống lại người CS: Mỹ muốn giúp VN giải quyết thách thức bảo vệ chủ quyền (VNN).  – “Hoa Kỳ sẽ tìm cách sớm bỏ cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam” (TTXVN). – Tiếp tục triển khai 5 nội dung hợp tác quốc phòng Việt Nam- Hoa Kỳ (Tin Tức).
- Vì sao Mỹ cần kế hoạch dỡ bỏ cấm bán vũ khí sát thương cho VN? (RFA). Ông Murray Hiebert, nghiên cứu chính trị Đông Nam Á của USCIS: “Tôi hoàn toàn nghĩ rằng đối với những vấn đề như quân sự, cấm bán thiết bị quân sự… sẽ được giải quyết bằng những đòi hỏi từ cả 2 phía, cần vạch ra cách thức giải quyết sự khác biệt về vấn đề nhân quyền. Tiến trình này cũng đòi hỏi phía Việt Nam cần dễ dãi hơn đối với những người nêu lên chính kiến của họ về vấn đề chính trị một cách bất bạo động“.
- GS. Mạc Văn Trang: “DĨ BẤT BIẾN ỨNG VẠN BIẾN” CỦA ĐẢNG LÀ GÌ? (Tễu). “Các đảng viên đã hết u mê hãy thúc giục Đảng hồi tỉnh lại đi! Hãy đặt Tổ quốc trên hết; Không có gì quý hơn độc lập của Tổ quốc, Tự do, Hạnh phúc của nhân dân. Hãy trở về với tên Đảng Lao động Việt Nam (đảng của những người lao động trí óc và chân tay tiến bộ), trở về với tên nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa và Hiến pháp 1946; trở về với “dân là gốc” và dứt khoát thoát khỏi nanh vuốt của Trung cộng để phát triển đất nước theo con đường dân chủ mà các quốc gia văn minh tiến bộ đang đi“.
- Bùi Tín: Phải làm gì nữa? (Blog VOA). “Không thể hài lòng dừng lại ở Thư Ngỏ 61 cũng như ở Tuyên bố về Hiến pháp 2013 có đến 14.785 chữ ký. Nhiều nhà bình luận cho rằng nếu dừng lại ở tuyên bố, kiến nghị, thư ngỏ như thế là rơi vào bẫy của thế lực cầm quyền ù lỳ, thối nát, giả câm giả điếc, là đấu tranh ấu trĩ, nửa vời, không có tác dụng, vô hiệu“.
- Nguyễn Trần Sâm: Sự mỉa mai của lịch sử (Quê Choa). “Ở Việt Nam ngày càng thấy rõ rằng chỉ có đi theo con đường mà các nước văn minh đã đi qua mới có cơ hội thoát khỏi tấn bi hài kịch của mấy chục năm qua“.
- Đại diện LĐQT Nhân quyền trả lời RFA về vụ kiện Ủy hội Châu Âu (RFA). Bà Gaelle Dusepulchre, đại diện Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền tại Liên Âu: “Chúng tôi nghĩ rằng một Hiệp ước Mậu dịch mà không chịu ấn định sự bảo vệ đầy đủ, nhằm ngăn chặn những vi phạm nhân quyền vốn không ngừng xẩy ra tại Việt Nam, và đâu đó, Liên Âu cũng phải mang trách nhiệm trực tiếp trong các cuộc vi phạm nhân quyền trong tương lai tại Việt Nam“.
- Ngoại trưởng Mỹ nhắc nhở Châu Á về sự thoái lùi của dân chủ và nhân quyền (RFI).
- Nguyễn Đình Ấm: TÔI LÀ ĐỐI TƯỢNG CHỐNG ĐẢNG ??? (BĐX). “Nếu tôi chống độc tài, tham nhũng, lộng hành, đặc quyền, đặc lợi, chống kẻ xâm lược nước tôi… là chống đảng, nhà nước thì chứng tỏ đảng, nhà nước ấy dung dưỡng bảo vệ những thứ đó và làm tay sai cho ngoại bang“.
Anh Đào Tiến Thi trong cuộc biểu tình chống Trung quốc tại HN
Anh Đào Tiến Thi trong cuộc biểu tình chống Trung quốc tại HN. Nguồn: FB Mai Dũng
- Về buổi làm việc giữa anh Đào Tiến Thi với an ninh sáng nay (FB Lã Việt Dũng). “Tôi đánh giá thái độ tốt của ba vị AN hôm nay. Nhưng tôi phản đối việc Đảng và Nhà nước đưa AN vào làm những việc như thế này, những việc thuộc về nhận thức, tư tưởng, tình cảm, chứ không phải an ninh quốc gia hay trật tự xã hội. Như thế là tạo dựng một xã hội công an trị, mang tính chất đe doạ, trấn áp, rất có hại cho chính Đảng và Nhà nước. Tôi sẽ viết nội dung này thành một lá thư gửi BCHTWĐ hoặc BCT“.
- Con trai bà Bùi Hằng sang Mỹ vận động cho Mẹ (RFA). Bùi Trung: “Nếu mình cảm nhận được công việc của thân nhân mình là hoàn toàn hợp lý, đúng không có gì sai cả thì mình cứ việc đấu tranh.Và phải đấu tranh đến cùng, tại vì công lý thì lúc nào cũng sẽ chiến thắng“. – Video: Con trai bà Bùi Hằng sang Mỹ vận động cho Mẹ (RFA).
- Nguyễn Trung Tôn: Những bài học chốn lao tù (kỳ 15) Có phải họ đã “gắp lửa bỏ tay người”? (Cựu TNLT).
- Sự cần thiết của Tổng Tuyển Cử Tự Do (ĐVD). “… tương lai gần Việt Nam cần một cuộc Tổng Tuyển Cử Tự Do, mà trong đó: Có tự do ứng cử (không phải qua một tổ chức sàng lọc nào);  Có tự do tranh cử (với sự tham gia của tất cả các tổ chức, đảng phái và cá nhân);  Người dân được tự do đi bầu cử (không bị cưỡng ép đi bầu); Có sự giám sát của báo chí, truyền thông độc lập trong và ngoài nước“.
- Trần Phong Vũ: Những bước đầu gian truân và sứ mạng lớn của hội Nhà Báo Độc Lập VN (VNTB).  – Báo Tây Ban Nha viết về Hội Nhà báo độc lập Việt Nam (VNTB).
- Nhân kỷ niệm 101 năm ngày sinh Nguyễn Hữu Đang (15/8/1913-15/8/2014) (BVN). “Rất nhiều người đã nhìn thấy thân phận người trí thức, thân phận con người qua thân phận Nguyễn Hữu Đang. Tuy nhiên điều chua chát là cho đến nay trí thức – chúng tôi muốn nói chủ yếu đến lớp trí thức trong khuôn – vẫn là đàn cừu dễ chăn, bị đánh thì cũng chỉ biết chạy, vẫy đuôi và kêu be be. Bằng chứng rõ ràng nhất là vụ án Nhã Thuyên – một phiên bản thu nhỏ của vụ Nhân văn Giai phẩm. Có hàng triệu người được coi là trí thức nhưng bao nhiêu người dám đứng ra bênh vực Nhã Thuyên?“.
- Đèn Cù giải thiêng cách mạng cộng sản Việt nam (RFA). “Trong những tư tưởng thân bên này thân bên nọ ấy đương nhiên quyền lợi dân tộc Việt nam bị quên đi, từ những năm cuối thập niên 50 những người cộng sản Việt nam đã tin rằng Trung quốc sẽ giữ giùm quần đảo Hoàng Sa!“.
Thanh niên Đăk Nông bị cướp đất rồi bị bắn chết
Thanh niên Đăk Nông bị cướp đất và bị bắn chết. Ảnh: blogger Cafe Đắng
- Về 4 người dân oan M’nông bị TAND tỉnh Đắk Nông kết an hôm 13/8: Vừa cưỡng đoạt nhà đất, vừa phạt tù nạn nhân (NV). “Sau một phiên xử ngắn, ông Điểu Bré bị phạt 4 năm 6 tháng tù giam, ông Điểu Byơ bị phạt 4 năm tù, ông Điểu Đong bị phạt 3 năm 6 tháng tù và ông Điểu Xrí bị phạt 2 năm tù“. Mời xem lại: Xét xử các bị cáo tuyên truyền chống phá Nhà nước (TN).  Bao giờ cao nguyên xanh trở lại? (DLB). Thêm một bằng chứng nữa cho thấy sự tự tung, tự tác của chính quyền: cướp đất, triệt tiêu nguồn sống của người dân, nhưng khi bị người dân phản đối thì giết chết, người còn sống thì bị bịt miệng bằng cách bắt bớ, đưa ra xét xử với nhóm tội “xâm phạm an ninh quốc gia”, bị lãnh án tù. Các blogger, facebooker ở Việt Nam cần giúp tìm thêm thông tin về những dân oan này, lên tiếng với cộng đồng quốc tế, để làm sáng tỏ cái chết của người thanh niên trẻ kia, đòi công bằng cho những người dân oan vừa bị đưa ra xét xử ở Đắk Nông, giúp loại trừ sự lạm quyền đang diễn ra.
- NHÓM HỖ TRỢ DÂN OAN: GỞI MỌI NGƯỜI (Huỳnh Ngọc Chênh).
- Nguyễn Hưng Quốc: ‘Tau chưởi’ (Blog VOA). “bây bứng cây sống trồng cây chết / vu oan giá hoạ / giết người không gươm không dao / đang sống bây giả đò chết / người chết bây dựng đứng cho sống / bây sâu độc thiểm phước / bây thủ đoạn gian manh / bây là rắn / rắn / toàn là rắn“. – Mời xem thêm bài của Trạch Gầm: CHO TAO CHỬI MÀY MỘT TIẾNG! (Tin Không Lề). “Chế độ mầy vài triệu tay cầm súng/ Cầm súng làm gì… chẳng lẽ hiếp dân?/ Tao không tin lính lại hèn đến thế?/ Lại rụng rời … trước tai ách ngoại xâm!
- MỘT CHỦ TRƯƠNG LƯƠNG BỔNG ĐANG HẠ THẤP UY TÍN CỦA ĐẢNG, CẦN BÃI BỎ (Ngô Minh). “Trong kháng chiến và xây dựng miền Bắc, có khẩu hiệu ‘Đảng viên đi trước / Làng nước theo sau’. Bây giờ thì ‘Đảng viên ăn trước !’. Phải chăng đó là sự thoái hóa tập thể, do tư tưởng ‘ăn trên ngồi trốc’?
- NÓI KHÔNG VỚI NẠN PHONG BÌ: Phong bì tùy… chức vụ (NLĐ). “Những người có chức vụ càng cao, lương bổng càng nhiều thì nhận phong bì càng lớn và chiếc phong bì dần biến tướng thành những khoản tiền chuyển khoản, những suất cho con đi du học…”. – Ăn hối lộ và bán nước… cái nào nhục hơn!? (DLB). Với người có liêm sĩ thì cả hai thứ đều nhục, nhưng với những người CS thì không cái nào nhục cả vì họ có thể làm được cả hai điều trên.
- ODA là Ôi Dễ Ăn (Blog RFA). – ODA Metro Bến Thành-Suối Tiên: Chưa thi công đã muốn ăn chặn (VNTB). – Hôn quân vô đạo trong ngôi nhà thế kỷ (DLB).  – Chánh án nhận hối lộ bị phạt sáu năm tù (PLTP).  – Trộm “chọn mặt, nhặt vàng”! (DT).
- Nơm nớp sống trong nỗi lo… bị lộ?! (DT). “Về ông Trần Văn Truyền, ngoài việc sau khi về hưu đã bộc lộ một khối tài sản khổng lồ thì trước khi về hưu 6 tháng, ông Truyền đã bổ nhiệm tới 60 cán bộ, trong đó chủ yếu là hàm vụ trưởng, vụ phó và cấp tương đương. Tuy ông Truyền có giải thích lý do nhưng nói gì thì nói, việc bổ nhiệm ồ ạt trước khi nghỉ hưu với ‘vận tốc’ 3 ngày/1 cán bộ cấp vụ thì dư luận không thể không có sự hoài nghi“.
- Nhân vụ nguyên Phó trưởng Công an tố cáo Trưởng Công an TP Thanh Hóa: LS. Trần Vũ Hải: CQ ĐIỀU TRA VÀ ĐIỀU TRA VIÊN CẦN HIỂU THẨM QUYỀN ĐIỀU TRA (Tễu).  – Đại tá vs Thượng tá: VIẾT ĐƠN TỐ CÁO CẤP TRÊN, NGUYÊN PHÓ GĐ CÔNG AN THANH HOÁ BỊ GIÁNG CHỨC VÀ DOẠ GIẾT (Lê Hiền Đức). –  Thượng tá Công an bị dọa giết tố cáo điều gì? (GDVN). Mời xem lại: Cán bộ làm đơn tố cáo bị dọa giết cả nhà (TN).  – Nguyên phó Trưởng Công an thành phố Thanh Hóa bị dọa giết (GDVN).  – Vụ Thượng tá công an bị dọa giết: Cấp trên bác bỏ cáo buộc (GDVN).
- Thanh Hóa: Phó chủ tịch xã đột tử tại nhà riêng (ĐSPL).
- Bộ TT&TT chỉ đạo xử nghiêm vụ viết bài ‘Gái miền Tây…3N’ (VNN). Bài viết mặc dù gây phẫn nộ trong dư luận, nhưng không nhất thiết cần đến thứ trưởng bộ 4T vào cuộc điều tra hay xử lý vụ việc. Ở những nước có tự do báo chí thật sự, chỉ tác giả bài báo và tờ báo đăng tải bài viết chịu trách nhiệm trước công chúng. Viết sai sự thật, kỳ thị giới tính, vùng miền như bài báo kia thì tác giả sẽ bị lên án, tờ báo sẽ bị độc giả tẩy chay, TBT từ chức… mà không hề có bất kỳ sự can thiệp nào của các cơ quan chính phủ, trừ khi có kiện tụng liên quan tới bài báo.
- Bình quân mỗi tỉnh 12 đô thị: Cấu trúc Việt Nam chạy về đâu? (VNTB). “Không thể nói khác hơn, quá trình đô thị hóa theo phong trào và bừa bãi từ năm 2000 đến nay đã góp phần cực kỳ trắc trở làm mất ‘tam nông’, chuyển từ người nông dân sang thị dân, từ làng xã nông nghiệp sang thành phố, làm gia tăng số lượng thành phố trong quốc gia, làm gia tăng dân số và diện tích ở một thành phố…, tạo ra một sự phát triển hết sức lệch lạc và phân hóa giữa thành thị và nông thôn, cũng như khiến gia tăng lực lượng thất nghiệp đáng kể chính nơi thành thị“.
- Phải có 16m2 nhà mới được nhập khẩu: Dân sẽ lách luật? (ĐSPL).
- Bá Tân: Kỉ luật Đảng nhìn từ vụ Đinh Đức Lập (Hữu Nguyên). “Trong quyết định xử lí kỉ luật ông Đinh Đức Lập, cơ quan chủ quản chỉ nêu ra 3 sai phạm vụn vặt, từ đó đi đến kỉ luật ở mức tương ứng là khiển trách. Xử lí kiểu đó là dùng mẹo thuật nhưng rất lộ bài, tưởng rằng cứu người nhưng thực chất là hại người“.
- Cho thôi việc phó phòng ở lại Mỹ (VNN). Ông phó phòng đã trốn ở lại Mỹ rồi thì làm sao mà làm việc được để phải “cho thôi việc” với không cho? – Cán bộ ngoại vụ tỉnh Cần Thơ dinh-tê sang Mỹ: “VÙ” LÀ THƯỢNG SÁCH ? (Lê Khả Sỹ). “Các đồng chí của anh – những ‘đầy tớ của dân’/ Đến hơi thở cuối cùng còn bám ghế/ Vì đất nước này, vì hậu thế/ Nguyện hiến thân làm cách mạng suốt đời/ Còn anh thì nửa chặng đã hụt hơi/ Chán cộng sản đi theo tư bản !
Ông Lê Văn Chư cầm trên tay những bức ảnh có những dấu vết con ông bị đánh. Ảnh: VIẾT LONG
Ông Lê Văn Chư cầm trên tay những bức ảnh có những dấu vết con ông bị đánh. Ảnh: VIẾT LONG
- Nghi trộm, một người bị công an đánh (PLTP). “Đến 18 giờ 30 cùng ngày, công an cho anh Cương về. ‘Trước khi về, họ dặn tôi không được kể với ai, ai hỏi thì bảo công an mời lên hỏi một số việc thôi‘ – Cương kể. Lúc bước vào sân nhà, Cương ngất lịm. Người thân đưa vào nhà và phát hiện mặt, đùi, cổ tay anh bị bầm tím, người sốt cao“. Anh Cương không cần phải kể với ai về chuyện bị công an đánh, chính những vết thương trên người anh đã kể lại với mọi người. Công an tưởng rằng có thể đánh dân xong rồi bịt miệng dễ dàng như thế sao? – Nói thật – Làm thật (TN). Báo Thanh Niên cần tổ chức cho mấy công an này, giao lưu với mấy tay công an đánh anh Cương và những tay an ninh bắt dân nói láo.
- Công an đánh chết nghi can trộm bò: 18 tháng tù (TT). Đánh chết nghi can chỉ bị 18 tháng tù, còn đánh chưa chết thì… chẳng bị tù ngày nào đâu, nên cứ thoải mái mà đánh dân!
- Ông Chấn bất bình với lời xin lỗi của vợ cán bộ gây oan sai (ĐSPL). “Vợ ông Vinh bảo tôi rằng chồng em (ông Vinh) cũng giống như anh Chấn đã phải ngồi tù rồi, sự nghiệp thì tiêu tan, gia đình li tán mong gia đình (ông Chấn) tha thứ”.  – Vụ ông Chấn: Hung thủ Lý Nguyễn Chung đối mặt mức án nào? (ĐSPL). – Video: Vì sao người Việt ngày càng tàn ác? (RFA).
- Tài xế Vinasun tố giác công an Quận 1 (DCCT). “Tại trụ sở công an Quận 1, đồng phạm của ông Trình lại tiếp tục đánh vào ngực, vào mạn sườn, và ông Trình đã gỡ chiếc dép đang mang đánh vào tay phải, vào mặt tôi và nói ‘Mày có chịu ói ra không?’, mặc dù tôi đã một mực khẳng định không biết và không lấy đồ của khách“. – Thông tư 28 liệu có “xoá sổ” được bức cung, dùng nhục hình? (ĐSPL).
- VN muốn thay đổi luật nghĩa vụ quân sự (BBC).  – Đề nghị tăng nghĩa vụ quân sự lên 2 năm (VNN).  – Nghĩa vụ quân sự không nhất thiết phải nhập ngũ (TN).  – Siết diện tạm hoãn nhập ngũ (NLĐ). – Từ năm 2015 sẽ tuyển nhiều cán bộ, viên chức đi nghĩa vụ quân sự (NLĐ). – Nhiều công chức, viên chức sẽ phải đi nghĩa vụ quân sự (PNTP). Công chức, viên chức nào khác thì đi, nhưng Bốn lãnh đạo Việt tuổi trẻ, tài cao lại đẹp trai như tài tử chắc chắn không được đi, cho dù có nằm trong độ tuổi phải đi nghĩa vụ quân sự.
- Hạn chế mua bán dâm hay công cụ để hạ nhục, hạ bệ và tiêu diệt nhau (GDVN).
- Người Việt công khai đánh bạc: Hoan hỉ và hệ lụy (VEF). – Cho cả lớp trẻ đánh bạc: Dấu hiệu ngân sách “phá đáy” (VNTB).
- Phải cắt bỏ thủ tục không cần thiết (NCT).
H1<- Người Khmer Krom vẫn biểu tình trước sứ quán Việt Nam ở Cam Bốt (RFI). – Chấm dứt biểu tình chống Việt Nam ở Phnom Penh (VOA). – Vụ đốt quốc kỳ của Việt Nam tại Campuchia phải xử nghiêm (ĐV). – Méc anh Lê Hải Bình: Bên Mỹ chúng cũng đốt cờ anh Bình ơi… (Tin Không Lề). Yêu cầu anh Bình gửi công hàm tới Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội, phản đối vụ đốt cờ này, đồng thời dẫn độ các “đối tượng” đốt cờ về nước, xử lý thật nghiêm!
- Nhà ly khai Cao Trí Thịnh bị ngược đãi trong tù (RFI). – Nhà đối kháng ‘suy sụp vì trại tù’ (BBC).
- Nguyễn Hoàng Đức: Tấm gương Chad: Có giúp VN đưa Trung Quốc ra tòa án quốc tế? (VNTB).
- Video: Trung Quốc: phục hổ, hàng long? (RFA). – TRUNG QUỐC “ĐẢ HỔ, DIỆT RUỒI”: PLA choáng váng (NLĐ).
- Trung Quốc: 1/3 quan chức “ngã ngựa” được tái bổ nhiệm (ĐSPL). – Trung Quốc điểm danh 34 thượng tướng tại vị, tham chiến dễ lên tướng (GDVN).
- Mao Trạch Đông qua sách báo Trung Quốc ngày nay Kỳ 42: Chủ tịch Hồ Chí Minh với Diệp Kiếm Anh và Chu Ân Lai (MTG).
- Giáo hoàng kêu gọi hòa giải và đối thoại liên Triều (RFI). – Đức Giáo Hoàng kêu gọi đối thoại hòa giải hai miền Triều Tiên (VOA). – Giáo hoàng Francis đến Hàn Quốc (BBC). – Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến Nam Hàn (RFA). “Việc phát triển giáo hội Hàn Quốc mạnh hơn của Việt Nam vì họ tự do hơn, có tự do tôn giáo nên phát triển rất mạnh. - Dân Nam Hàn nể phục sự giản dị của Ðức Giáo Hoàng (NV).

- Khám phá Bình Nhưỡng trong ba phút (BBC).

- Phạm Thành: ĐỔ TIỀN XUỐNG BIỂN (FB VNTB). “Họ biết muốn có nhiều tiền bây giờ phải đi câu trên biển vì đảng và chính phủ đã có chủ trương chuyển hướng đầu tư cho công dân bám biển, làm ăn trên biển… Vay được nhiều tiền, điều này chỉ có được dễ dàng khi các đại gia làm dự án, lên phương án làm ăn trên biển. Đó là lý do để tiền của của đất nước bước vào thời kỳ đổ xuống sông xuống biển“.
- Tại sao Trung Quốc rút giàn khoan? (VOA). GS Carl Thayer: “Mối quan tâm lớn nhất của Trung Quốc là né tránh tình trạng bị cô lập… Họ bị sức ép từ ASEAN, từ các tiếp cận pháp lý của Mỹ và đó là mối lo lắng nói chung của Trung Quốc. Do đó Trung Quốc dời giàn khoan đi để chuyển sự đối đầu vật chất trên biển thành sự đối đầu ngoại giao”.
- Người tốt, kẻ xấu và tên vô lại The Good, the Bad and the Ugly (Hiệu Minh). “Hình như sau vụ giàn khoan của Trung Quốc ở biển Đông, ai đó hiểu ra, những người này không phải The Bad như đã dựng lên. Kẻ khác còn kinh khủng hơn nhiều, cùng ý thức hệ, tay bắt mặt mừng, 16 chữ vàng, 4 tốt… Xem những gì trải qua trong nhà tù, tại phiên tòa, rồi điều tra, thành án, có thể thấy có dấu vết chỉ đạo từ rất xa. Nhất định Việt Nam không có đường hướng sang phương Tây. Mọi thứ đều do diễn biến hòa bình, một con ngáo ộp“.
- GỞI THƯ CHO TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM (Huỳnh Ngọc Chênh).
- LƯƠNG ĐẢNG (Nguyễn Trọng Tạo).
- Báo điện tử Tri Thức Trẻ bị đình bản vì bài viết ‘Gái miền Tây và 3 chữ ‘N’ nổi danh thiên hạ’ (TN). “Ngày 15.8, Bộ Thông tin Truyền thông ra quyết định số 1171/QĐ-BTTTT đình bản 3 tháng đối với báo điện tử Tri Thức Trẻ, liên quan đến một bài viết có tiêu đề Gái miền Tây và 3 chữ “N” nổi danh thiên hạ. Chánh Thanh tra Bộ Thông tin Truyền thông cũng ra quyết định phạt báo điện tử Tri Thức Trẻ 207 triệu đồng“.
- SAO KHÔNG VÔ ĐỊCH THẾ GIỚI MÔN CHẠY? (Hà Văn Khoái). “Ra khỏi bụng mẹ ít năm, CHẠY để vào được nhà mẫu giáo “điểm” – “Tốt nghiệp mẫu giáo”: CHẠY vào trường “siêu tốt, siêu đắt” (học phí 10 triệu/tháng) – Tốt nghiệp ĐẠI HỌC: chạy cho được việc làm “ngon”. – Ốm đau: CHẠY bệnh viện, CHẠY bác sĩ… – Nhắm mắt xuôi tay: CHẠY để được vào nghĩa trang này, nghĩa trang nọ“.
KINH TẾ
- VN tính GDP thế nào để tránh sai lệch? (BBC). Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Tỉnh nào tôi đi làm việc đều từ 9 đến 14%, trong khi cả nước chỉ 5,8%“.
- Kinh tế chia sẻ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ở Việt Nam (TCPT).
H1- Lãi 948 tỷ đồng, Techcombank đạt 80% kế hoạch năm 2014 (GDVN).
- Ngã ngửa Metro: 900 triệu đô sau 12 năm lỗ nặng (VEF).
- Tổng quan chuyển động BĐS ngày 14-8-2014 (VietFin).
- Mất hàng tỷ đồng kéo điện, thanh long vẫn “chết khát” vì thiếu điện (CafeF).
- Trung Quốc cấm gạo tiểu ngạch: Việt Nam phải làm như Philippines! (ĐV).
- Công ty Mỹ gốc Việt được giải Thành Tựu Xuất Khẩu Toàn Cầu (RFA).
- Giảm thâm thủng ngân sách: Pháp xin Châu Âu nương tay (RFI).
- Giá cổ phiếu tập đoàn của Warren Buffett lần đầu tiên vượt cột mốc quan trọng (Gafin).

- Từ Metro đến Vinamilk, tỷ phú người Thái gốc Hoa là ai? (ĐV). “Charoen Sirivadhanabhakdi có một tuổi thơ khá vất vả. Là con thứ 6 trong một gia đình bán hàng rong với tổng cộng 11 anh chị em, ông phải bỏ học từ năm 9 tuổi để tìm kế sinh nhai. Tuy nhiên, trên con đường lập nghiệp của mình, ông đã được nhiều đại học, học viện trao tặng bằng tiến sĩ danh dự“. Cụ Tổng nhà mình cũng đã từng được Thái Lan trao bằng tiến sĩ danh dự: Tổng Bí thư nhận bằng Tiến sĩ danh dự của Thái Lan (VOV).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- CHUYỆN XƯA – NAY MỚI NÓI – KỲ 55 – “Phép biện chứng“ của ông Thứ trưởng !!! (Nhật Tuấn).
- PHẠM THẮNG VŨ : Con sóng dữ – KỲ 24 (Nhật Tuấn).
- Thích Phước An: Những điều ghi được từ mùa Thu (I) (Nguyễn Hoa Lư).
- Núi Đoạn Sông Lìa – phần chót (Da Màu).
- Bài thơ KHÓC BẰNG PHI có phải của Vua Tự Đức ? (Lê Thiếu Nhơn).
- Đỗ Uyên: Thơ Tân hình thức Việt: Kể sao hết được… (GNLT).
- Ra ngõ gặp “nhà thơ” (Kim Dung).
- THƯƠNG KIỀU, LẠI NHỚ TỐ NHƯ (Nguyễn Trọng Tạo). – Quý Phi WICHITA (Hoàng Hải Thủy).
- Cho và nhận (FB Nguyễn Đức Hiệp).
- Những dịch bệnh ngôn ngữ (FB Dinh Ba Anh). “Tất cả những thứ ngôn ngữ ngọng nghịu xuất hiện tràn lan trên internet hiện nay là một dịch bệnh. Chúng không truyền tải bất kì tư tưởng hay tình cảm gì phức tạp, mới lạ hay sâu sắc, mà chỉ toàn những thứ nông cạn, hời hợt, ngớ ngẩn, tầm phào – những thứ đặc trưng ở đám trẻ vị thành niên“.
- ‘Gia đình Trịnh Công Sơn ủng hộ VCPMC’ (BBC).  – Về chuyện bản quyền: Không thể vì đắt quá mà xài chùa (VNN).
- Gia đình nhà văn Tô Hoài bất bình vì “Dế Mèn phiêu lưu ký” bị in lậu tràn lan (DT).
Quy Nhon, Cham Thap Banh It (Silver Tower) 4/24/08<- Lịch sử nền văn minh Champa theo khoa khảo cổ học (Kết) (DCVOnline). Mời xem lại: Lịch sử nền văn minh Champa theo khoa khảo cổ học (I)   —   Lịch sử nền văn minh Champa theo khoa khảo cổ học (II) (DCVOnline). – Người nặng lòng với di tích Chăm (CAĐN).
- Độc đáo ngôi Miếu nổi giữa sông tại Sài Gòn (DT).
- Phát hiện nghĩa địa 2.000 năm tuổi bên bờ sông Nile (Zing).  – Tiết lộ bất ngờ về vải bọc xác ướp cổ nhất TG (KT).  – Thêm nhiều phát hiện mới về xác ướp Ai Cập (VOV). – Khai quật ngôi mộ cổ thời Alexander Đại đế mới được phát hiện ở Hy Lạp (LĐ).
- Trung Quốc phục dựng phim câm về một phụ nữ bán dâm Thượng Hải (RFI).

- 12 năm ngày mất của nữ sĩ Ngân Giang (17/8/2002-17/8/2014): TÀI TÌNH CHI LẮM CHO TRỜI ĐẤT GHEN (FB Bình Lê Thọ).
- JRAI MUỐI KIẾN (Văn Công Hùng).
- Có phải là… (Hà Hiển).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Vì sao du học sinh không quay về phục vụ đất nước? (RFA). “Lý do khiến đa số muốn ở lại Mỹ là về Việt Nam chính quyền không biết trọng dụng nhân tài. Giống như anh có tiền nhiều anh sẽ được chức cao hoặc công việc tốt; Còn nếu anh không có tiền cho dù có tài cũng không có được“.
H1- Trường Đại học Kinh tế Quốc dân: Ông Trần Thọ Đạt bị tố nhiều lần đi nước ngoài không phép (NCT). “Theo các tài liệu phóng viên thu thập được, trong 3 năm từ năm 2011 đến hết năm 2013, ông Trần Thọ Đạt thực hiện tổng số gần 30 chuyến bay ra nước ngoài, trong đó năm 2011 và 2013 mỗi năm đi 8 chuyến, riêng năm 2012 tổng số là 13 chuyến“. Tiền ở đâu mà ông Đạt đi nước ngoài nhiều thế? Chắc chắn không phải tiền túi của ông bỏ ra, cũng không phải tiền của nhà nước. Hay là tiền lạm thu của sinh viên? GS. TS Trần Thọ Đạt. Ảnh: ĐHKTQD =>
- Nộp tiền chống trượt cao học: Chung chi vẫn trượt-nuốt thì không trôi (GDVN).
- 0 điểm vì ‘dám’ tưởng tượng ngôi trường sập sau 10 năm (ĐV). – Bài văn tả bạn gái ‘ngon, điện nước đầy đủ’ chấn động mạng (Zing).
- Ai sở hữu tạp chí khoa học? (Nguyễn Văn Tuấn). “Thật ra, không có thông lệ về sở hữu chủ tạp chí khoa học, nhưng thực tế cho thấy phần lớn (con số có lẽ trên 90%) các tạp chí khoa học là do các hiệp hội chuyên môn khoa học làm chủ, nói theo cách nói VN hiện nay là “chủ quản”. Các hiệp hội này vừa làm chủ, vừa quản lí tạp chí khoa học“.
- Dương Trọng Tấn: Google đã nuốt chửng chúng ta như thế nào? (Đa Diện).

- Thái độ ứng xử của trí thức (LĐ). “Trong thư ngày 3.5.2014 gửi tạp chí APJCEN, GS Nguyễn Đăng Hưng nói đến hiệu trưởng Trường Tôn Đức Thắng: ‘Ông không xứng đáng là hiệu trưởng của một trường đại học như Đại học Tôn Đức Thắng. Quả thật, điều này đã hạ thấp vai trò học thuật của ông‘.” – NXB Springer: ĐH Tôn Đức Thắng không liên quan đến APJCEN (TBKTSG).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Hai GĐ kiêm trùm xã hội đen đã thao túng thế nào? (VNN).  – Trùm buôn gỗ Minh Sâm khét tiếng Bắc Ninh vừa bị bắt là ai? (PLTP). – Trùm Minh Sâm: Doanh nhân hai mặt (NLĐ). – Chân dung những ông “trùm” bị bắt tại Bắc Ninh (PLTP). – Vụ bắt “đại gia” Minh Sâm: Bắt khẩn cấp trưởng thôn đi xe Bentley (ĐSPL).
- Ngay tại nội thành của cái thành phố mang tên bác: Chuyện ghê sợ: 20 năm dùng nước “nghĩa địa” (TT). “Hằng ngày, bà con ở đây phải đi cõng nước về nấu ăn và sử dụng nước từ giếng khoan dưới lòng đất – nơi trước đây là nghĩa địa – để vệ sinh, tắm rửa...”
H1<- Gần hai tấn mực khô nghi trộn cao su non bị bắt giữ tại ga Giáp Bát (TTXVN). “Mặc dù được đóng gói dưới hình thức mực khô xé sợi nhưng trong 69% thành phần của sản phẩm này lại là những chất chưa xác định được nguồn gốc, trong đó nghi ngờ có chứa cả cao su non“. – Hà Nội: Rùng mình phát hiện gần 2 tấn mực khô giả (DT).
- Dân ngạt thở vì lò giết mổ tập trung Bắc Sông Hương gây ô nhiễm (ĐSPL).
- Xót xa bé 18 tháng tuổi đã đi bán bột chiên với bà (MTG).
- Rúng động Đà Nẵng: Phu vàng trúng vàng ròng 16kg (VNN).
- Lao động từ Lybia về nước: Vì sao mức hỗ trợ thấp hơn năm 2011? (DT). Vì… hết tiền!
- Korean Airlines đình chỉ các chuyến bay tới Châu Phi vì dịch Ebola (VOA). – Các dịch bệnh mới nổi : Dân cư đông đúc và môi trường bị hủy hoại (RFI).
- Virus H5N6 chết người ở Trung Quốc đến Việt Nam (NV).
- Bệnh viện Mỹ bị lũ tràn vào hoạt động trở lại (VOA).

- Dân Phước Minh chờ đến bao giờ? (TN). “Hàng trăm hộ dân xã Phước Minh, H.Thuận Nam (Ninh Thuận) sinh sống trong cảnh âu lo vì nhà cửa xuống cấp, đất sản xuất bị nhiễm mặn từ Dự án khu kinh tế muối công nghiệp và xuất khẩu Quán Thẻ“.
QUỐC TẾ
- Kiev chấp nhận có điều kiện đoàn xe cứu trợ nhân đạo của Nga (RFI). – « Đoàn xe nhân đạo » cho Ukraina : Cuộc chiến tuyên truyền của Putin (RFI). – Pháo kích xảy ra ở miền đông Ukraine (VOA).
- Mỹ không muốn sơ tán người thiểu số Yezidi, phía bắc Irak (RFI). – Mỹ có thể không cần thực hiện chiến dịch giải cứu người tị nạn Iraq (VOA). – LHQ báo động tình trạng khẩn cấp ở Iraq (BBC).
- Gaza : Lệnh ngừng bắn kéo dài thêm 5 ngày (RFI). – Giao tranh Israel-Palestine tiếp diễn dù có triển hạn ngưng bắn (VOA).
- EU có ớn lạnh khi mùa Đông đang đến? (ĐV).  – Iran tuyên bố sẵn sàng cung cấp khí đốt cho châu Âu (TTXVN).
- Ứng cử viên Tổng thống Brazil tử nạn máy bay (RFI).  – Brazil cử hành quốc tang 3 ngày cho ứng viên tổng thống (VOA).
- Dân Okinawa biểu tình phản đối việc xây căn cứ quân sự Mỹ (RFI).
- Căng thẳng tăng cao giữa cảnh sát, cư dân St. Louis (VOA).
- Ấn Độ: Khách hàng mua vũ khí lớn nhất của Mỹ (VOA).
- Đối lập biểu tình đòi Thủ tướng Pakistan từ chức (RFI).

- Tin độc quyền Telegraph: Xe quân sự Nga vượt biên giới Ukraine (PLTP). – Tổng Thống Ukraine Kịp Thời Ngăn Chặn Mối Đe Dọa Xâm Lược của Nga (ĐKN).  – GIAN DỐI CÓ THỂ GIẾT VẠN DÂN LÀNH (FB Phu Nguyen). “Đứng trước số phận nửa triệu nạn nhân chiến tranh, lẽ ra người ta phải mau chóng đi đến thỏa thuận để cứu dân trước đã. Nhưng đã 4 ngày nay, đoàn xe mà Nga bảo là để cứu trợ nhân đạo vẫn còn nằm ở biên giới. Bản tính gian dối cố hữu của phía Nga từ gần 100 năm nay đã khiến không còn ai tin họ, một lần thất tín, vạn sự chẳng tin“.  – Ukraine không tin khi Tổng thống Nga nói về hòa bình (VOA).
* RFA: + Sáng 14-08-2014; + Tối 14-08-2014
* RFI: 14-08-2014
* Video RFA: + Bản tin video sáng 14-08-2014; + Bản tin video tối 14-08-2014

2862. Tổng thống Obama và học thuyết Nixon

Trọng Đạt
14-08-2014
Sự hình thành biệt lập thuyết  
Những năm đầu thập niên 60, người dân Mỹ tin vào thuyết Domino và ủng hộ cuộc chiến tranh Việt Nam, sách báo về giai đoạn này nói thăm dò ý kiến năm 1964 cho thấy có tới 78% hoặc 85% người dân ủng hộ cuộc chiến (1), đại đa số Quốc hội ủng hộ Hành pháp. Năm 1965 tình hình quân sự miền nam tồi tệ, giữa năm 1965 VNCH có nguy cơ sụp đổ, trung bình mỗi tuần mất một tiểu đoàn và một quận (2)
Do sự thúc ép của tình thế và đề nghị của các cố vấn, Tướng lãnh.. Tổng thống Johnson phải đưa quân vào miền nam VN tính trung bình mỗi năm 100,000 người, cho tới năm 1968 tổng cộng có 530,100 quân Mỹ tại VN.

Mấy năm đầu người dân và Quốc hội ủng hộ cuộc chiến nhưng dần dần họ chống đối mạnh nhất là sau trận Mậu Thân 1968.

Năm 1969, Nixon đắc cử Tổng thống, phong trào phản chiến lên rất mạnh, biểu tình bạo động, sinh viên, giới trẻ đốt xe, sô sát đổ máu với cảnh sát. Nixon theo lời đề nghị của Bộ trưởng quốc phòng Laird cho rút quân và thực hiện Việt Nam hóa chiến tranh.  
Ngày 8-6-1969, Tổng thống Nixon mở cuộc họp với Tổng thống Thiệu, các vị phụ tá, cố vấn tại Midway để bàn về kế hoạch Việt Nam hóa chiến tranh, Mỹ rút quân và quân đội VNCH sẽ tự đảm nhiệm cuộc chiến chống CS. Người chống đối mạnh là Kissinger, ông này lý luận nếu rút quân sẽ khiến Mỹ mất uy tín trên thế giới, vả lại ông cũng sợ mất thế mạnh tại bàn Hội nghị, CSBV chỉ chờ có thế, ông ta viết :
“Mỹ càng rút nhiều, Hà nội càng phấn khởi” (3)
Ngoài ra TT Thiệu, Tướng Abrams (cựu Tư lệnh) cũng khinh bỉ kế hoạch này, đó chỉ là sự tháo chạy trá hình. TT Nixon ban lệnh mỗi lần rút phải theo ba tiêu chuẩn: Hoạt động địch giảm, tiến bộ đàm phán, quân đội VNCH vững mạnh hơn nhưng theo tác giả Walter Isaacson (Kissinger a Biography) ba tiêu chuẩn trên chẳng bao lâu bị xóa bỏ, việc rút quân theo như máy móc. Cũng theo tác giả này, mặc cho Kissinger ngăn cản, Nixon vẫn rút đúng như đã tuyên bố dù tin tức mặt trận và cuộc hòa đàm như thế nào.
Kế hoạch rút quân kể trên phát sinh ra học thuyết Nixon, The Nixon doctrine tháng bẩy năm 1969 chủ trương biệt lập, không can thiệp (4). Sau hơn hai mươi năm chính sách Mỹ gánh vác trọng trách bảo đảm tự do trên thế giới dù tốn kém tới đâu. Nay thời kỳ này chấm dứt (1969), sự tổn thất do cuộc chiến VN khiến nay người ta không còn tha thiết việc can thiệp tại ngoại quốc, chống CS bành trướng.
Thời kỳ can thiệp (interventionism) chấm dứt 22 năm sau kể từ ngày 24-2-1947 khi Tổng thống Truman quyết định bảo vệ Hy Lạp, Thổ nhĩ Kỳ khỏi sự đe dọa của Cộng Sản (5) cho tới ngày 25-7-1969 khi Trung đoàn I thuộc Sư đoàn 9 Bộ binh Mỹ rút trở về nước từ Quân khu IV của VNCH.
Hoa Kỳ 1969 nằm giữa hai chính sách, một chủ trương quá khích và một chủ trương biệt lập (isolationism), ngưòi ta có khuynh hướng chống lại vấn đề VN và nghiêng về khuynh hướng biệt lập có nghĩa là không can thiệp.
Để thực hiện chính sách này, Kissinger tạo mô hình cho trật tự thế giới đó là thế chân vạc với Nga, Trung Cộng. Mỹ sẽ trao cho đồng minh ở trong vùng để họ gánh vác việc bảo vệ nước lân cận chống lại CS, đó gọi là thuyết Nixon. Ông Tổng thống này không muốn xem kế hoạch rút quân chỉ là một hành động tuyệt vọng của tình thế nhưng ông muốn lấy ý nghĩa Việt nam hóa chiến tranh là một triết thuyết có mục đích.
Ngoài ra nó còn đoan chắc sẽ không có vấn đề VN nữa (No more Vietnams) nếu một nước trong vùng có biến loạn, Nixon và Kissinger muốn có một chính sách trong vùng bảo đảm Mỹ sẽ không gánh vác can thiệp đổ quân vào
Kissinger và Nixon bàn thảo về luận đề này, trong tương lai sẽ có ba sự đe dọa đối với đồng minh bé nhỏ Á châu: Nội chiến, bị nước láng giềng tấn công hay bị tấn công từ Nga, Trung Cộng, nhưng hai nhà lãnh đạo này không chính thức công bố học thuyết mới.
Để khoác cho Việt nam hóa chiến tranh và rút quân về nước một vẻ đẹp hơn là bỏ chạy một cách khéo léo, lịch sự. Thuyết Nixon ít ra đã tạo cho kế hoạch rút quân một vẻ trang trọng nhưng trên thực tế thuyết này không tiến xa mấy
Tóm lại năm 1947 học thuyết Truman chủ trương nước Mỹ sẵn sàng can thiệp để giúp các nước yếu chống CS xâm lăng và 22 năm sau, năm 1969 thuyết Nixon chủ trương biệt lập, đứng riêng, không can thiệp.
Chính sách cô lập của Obama
Rút kinh nghiệm ở cuộc chiến can thiệp tại VN mà người Mỹ cho là đắt giá, họ theo đuổi chính sách biệt lập từ 1969 cho tới mấy chục năm sau. Nhưng không can thiệp, đứng ngoài cũng vẫn bị ăn đòn nặng, cuộc tấn công táo bạo khôc liệt ngày 11-9-2001 của bọn khủng bố Al Qaeda đánh sập hai tòa nhà chọc trời tại Nữu Ước đã cho thấy không phải sống biệt lập đã là yên thân. Ngay sau đó Hoa Kỳ lại tiếp tục can thiệp qua hai cuộc chiến Afghanistan năm 2001 và Iraq năm 2003 để tận diệt khủng bố và bảo vệ an ninh cho nước Mỹ
Tổng thống Obama ngay từ khi lên nhậm chức năm 2009 đã tỏ ra người ôn hòa với chính sách ngoại giao mềm, trái ngược với chính sách cứng rắn, hiếu chiến của người tiền nhiệm TT Bush con.
Nay thế giới bước vào giai đoạn thiên hạ đại loạn, các cuộc nội chiến tại Syria, Libya, Ukraine, cuộc chiến tranh Do Thái Hamas…. nối tiếp nhau. Đúng như lời McNamara đã nói năm 1995 trong hồi ký của ông (6) thế giới trong tương lai không bao giờ hết chiến tranh, nội chiến, chiến tranh với nước khác. Xung đột chủng tộc, tôn giáo vẫn còn mãi.
Điểm qua tình hình chính sự và chiến sự trên thế giới những năm tháng gần đây ta thấy cuộc nội chiến Syria từ mấy năm qua ngày càng tàn khốc đã khiến hơn 200,000 người thiệt mạng (7), biến cố Ukraine tháng 2-2014 khi Tổng thống thân Nga Viktor bị lật đổ, sự kiện đã kéo theo nhiều khủng hoảng liên tiếp. Tổng thống Nga Putin ngang ngược sáp nhập bán đảo Crimée, Sevastopol vào Liên bang Nga và giúp nhóm phiến quân thân Nga gây chiến tranh tại biên giới Ukraine-Nga. Cuộc chiến tranh giữa Do thái và chiến binh Hamas bùng nổ tàn khốc nhiều ngàn người thiệt mạng, nội chiến Libya không kém phần khốc liệt. Nay trên thề giới có quá nhiều biến cố quân sự chính trị khiến tòa Bạch ốc phải nghiên cứu chính sách xử lý.
Người dân và nhất là đảng đối lập chỉ trích Obama hiện án binh bất động trước những biến cố chính trị đang làm lu mờ vai trò siêu cường của Hoa Kỳ. Người ta chỉ trích Obama vì tại phía tây, Tổng thống Nga Putin biểu lộ chính sách xâm lăng và đang muốn trở lại thời Nga hoàng, tại phía đông Trung Cộng đang gây rối Thái bình Dương, chiến tranh Iraq, Syria, giải Gaza đến hồi căng thẳng… thế mà ông cứ bình chân như vại. Những lời chỉ trích và biểu hiện của các chính khách, của đám đông cũng đúng thôi, họ cho rằng Tổng thống Mỹ cần có trách nhiệm gìn giữ hòa bình thế giới và Obama đã không làm đúng vai trò của mình.
Ở đây tôi không bàn nhiều về quyết định, hành động của TT Obama mà chú ý đề cập những nguyên do khiến ông lựa chọn chính sách biệt lập của thuyết Nixon để đứng ngoài mọi cuộc tranh chấp, khủng hoảng hiện nay. Các Tổng thống Mỹ đều nghe theo lời bàn của các cố vấn, phụ tá thí dụ cuối tháng 4 năm 1954, Tổng thống Eisenhower không oanh tạc đơn phương (không cần Quốc hội) để cứu Điện Biên Phủ vì các Tham mưu liên quân ngăn cản, tháng 10-1963 TT Kennedy nghe theo ý kiến McNamara cho rút quân dần từ cuối 1963…Ông Obama cũng nghe theo các cố vấn.
Sở dĩ nay TT Obama hành động theo thuyết Nixon, đứng ngoài mọi tranh chấp quốc tế chắc hẳn không phải vì sợ không thắng được đối phương trên chiến trường vì Hoa Kỳ vẫn đứng đầu thế giới về quân sự. Ngân sách quốc phòng Mỹ nay là 650 tỷ, Trung Cộng 188 tỷ, Nga 87 tỷ, Saudi Arabia 67 tỷ, Pháp 61 tỷ.. (8). Và như thế chẳng có nước nào đáng coi là đối thủ của Mỹ về sức mạnh. Ngoài ra Hoa Kỳ có một lực lượng Không quân và Hải quân hùng hậu với 12 Hàng không mẫu hạm tối tân trên 100.000 tấn, các nước khác chỉ có một vài chiếc loại xưa cũ khoảng 60.000 tấn trở xuống.
Thế nhưng các nhà chính khách, các ông Tổng thống Mỹ lại sợ thua ở một mặt trận khác, mặt trận đáng kinh hãi nhất là Cuộc chiến tại đất nhà, The war at home. Qua kinh nghiệm xương máu các cuộc chiến đã qua trong quá khứ nhất là chiến tranh VN thập niên 60, đa số Tổng thống Mỹ, các nhà cố vấn đều đã thấm thía bài học này. Trước khi can thiệp các nhà chính khách đều đã cẩn thận thăm dò ý kiến người dân, Quốc hội. Được sự ủng hộ của người dân và Quốc hội, Hành pháp mới bắt đầu tham chiến, can thiệp nhưng người dân thay đổi ý kiến rất nhanh.
Điển hình là tháng 8 năm 1964, Nghị quyết Vịnh Bắc Việt của TT Johnson được Quốc hội ủng hộ gần như hoàn toàn: Hạ viện 100%, Thượng viện tỷ lệ 88-2, thăm dò người dân thì thấy 78% và 80% ủng hộ như đã nói trên, năm 1965 trên 60% người dân ủng hộ cuộc chiến VN (9) vì họ quá sợ hãi sự bành trướng của CS. Nhưng số người ủng hộ giảm dần, tới trận Tết Mậu thân 1968 họ chống đối cuộc chiến quyết liệt và sau này nhóm phản chiến còn lên án TT Johnson dựng lên vụ tầu Maddox, đánh lừa dân và Quốc hội để có cớ đem quân vào VN. Johnson không muốn can thiệp vào VN 1965 vì sợ nó sẽ làm hỏng chương trình xã hội Great Society của chính phủ. Thế nhưng tình thế và chính người dân đã trực tiếp, gián tiếp lôi kéo ông can thiệp vào cuộc chiến và rồi họ đã lật mặt như bàn tay, phủ nhận sự ủng hộ của mình trước đây, đổ hết mọi tội lỗi cho ông Tổng thống.
Năm 2003 Quốc hội Mỹ ủng hộ TT Bush con trong cuộc chiến tranh Iraq với tỷ lệ cao, Hạ viện có 297 phiếu thuận tỷ lệ 74%, Thượng viện 77 phiếu thuận khoảng 76% (10). Thăm dò được biết từ 47-60% người dân ủng hộ, thậm chí theo thăm dò của Gallup cho biết 79% người Mỹ ủng hộ chiến tranh Iraq dù có chứng cớ hay không về vũ khí bí mật (11) vì họ quá sợ hãi Saddam Hussein. Thề rồi mấy năm sau 2007 họ chống đối cuộc chiến Iraq và nói cần phải rút bỏ và sau đó cuộc chiến Iraq đã bị kết án là sai lầm, nay bị coi là cuộc chiến ngu xuẩn nhất.
Nếu cuộc chiến VN thập niên 60 và cuộc chiến Iraq 2003 là sai lầm thì người dân và Quốc hội phải chịu trách nhiệm trước tiên chứ không thể đổ lỗi cho Hành pháp vì chính họ đã khuyến khích ông Tổng thống can thiệp vào. Chính phủ luôn có cái nhìn xa, người dân nhìn rất gần, họ thiển cận chỉ biết quyền lợi trước mắt. Họ nói chiến tranh Việt Nam là sai lầm nhưng họ quên rằng nhờ xương máu của 58,000 quân Mỹ, hơn 200,000 lính VNCH mà Nixon, Kissinger mới bắt tay được Trung Cộng thay đổi cả một kỷ nguyên. Họ quên rằng nhờ đó mà họ đã được sống yên ổn từ nửa thế kỷ qua, thừa hưởng thái bình trên hoang tàn đổ nát của cả một dân tộc thế mà họ vẫn chưa vừa lòng. Họ không biết rằng nhờ đó mà họ đã thừa hưởng một thị trường rộng lớn bao la, tha hồ mà bóc lột khối nhân công rẻ mạt.
Ngoài ra các Tổng thống Mỹ thường đắn đo trước mọi quyết định, chính sách nhất là sự e ngại mất phiếu cho đảng của mình. Sáu mươi năm trước đây, cuối tháng 4-1954, sau nhiều ngày suy tính bàn luận, TT Eisenhower đã quyết định không can thiệp oanh tạc ĐBP để cứu Pháp vì sợ có thể mất phiếu trong kỳ bầu cử bán phần Quốc hội năm đó. Và bây giờ ông Obama cũng lo ngại có thể sẽ mất phiếu đảng Dân Chủ của mình trong kỳ bầu cử bán phần Quốc hội sắp tới cũng như bầu cử Tổng thống năm 2016. Đó là điều khó khăn nhất của Hành pháp khi xử lý những vấn đề đối ngoại.
Năm 1985, Nixon nói ông lập ra thuyết Nixon Doctrine chủ trương tiếp tục can thiệp vào các nước Thế giới Thứ ba nhưng theo đường lối Sô viết (12) chỉ gửi viện trợ vũ khí mà không đem quân sang, bất đắc dĩ lắm mới phải dùng vũ lực. Hoa kỳ sẽ viện trợ kinh tế quân sự cho nước bị tấn công ngang với viện trợ của Sô viết cho bọn phản loạn.
Nhưng TT Obama đi xa hơn Nixon trong chính học thuyết này, ông ta không can thiệp bằng gửi quân cũng như viện trợ cho nước đồng minh. Gần đây, ngày 7-8 Obama cho máy bay oanh kích phiến quân Hồi giáo cực đoan ISIS để bảo vệ người Mỹ hiện có mặt tại Iraq và cũng để xoa dịu bớt dư luận chống đối. Là người mị dân tối đa như Obama cũng không tránh khỏi chỉ trích lên án, nay người ta đánh giá Obama là tổng thống tồi tệ nhất nhưng ông vẫn bình chân như vại. Thực ra Obama cũng thừa biết không đủ khả năng giải quyết bằng can thiệp trước tình hình khủng hoảng chính trị, quân sự hiện nay, chẳng thà chịu nhục và nhượng bộ thái độ hung hăng của Putin còn hơn là dấn thấn vào chỗ có thể sa lầy.
Tuy nhiên không hẳn can thiệp đã là tai hại và ngược lại biệt lập đứng ngoài là thượng sách. Năm 1949 vì TT Truman không can thiệp chiến trường Trung Hoa cứu Tưởng giới Thạch để Trung Cộng đại thắng rồi trở thành cường quốc hiếu chiến mà Hoa Kỳ đã phải can thiệp vào Triều tiên năm 1950 và Đông dương suốt mấy chục năm dài. Tháng 4-1954 TT Eisenhower tránh can thiệp oanh tạc cứu nguy ĐBP để mười năm sau phải đương đầu một cuộc chiến đắt giá tại miền nam VN.(13)
Phải chăng chính sách Obama quá mềm yếu, nhu nhược không giữ được hòa bình cho cộng đồng thế giới, hoặc ông thiếu khả năng xử lý những vấn đề có tầm vóc quốc tế? hoặc ông ta cố tình tránh né y theo tinh thần cô lập của học thuyết Nixon năm 1969?
Trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2008 người dân, nhất là giới trẻ đã đưa Obama lên mây xanh. Họ đặt hết tin tưởng vào người ứng cử viên cấp tiến sáng giá nhất của mọi thời đại. Họ kỳ vọng ông sẽ lãnh đạo nước Mỹ tuyệt vời và tin là ông có khả năng thay đổi cả một dòng lịch sử …
Thế mà bây giờ người ta kết án ông ta là Tổng thống tồi tệ nhất nước Mỹ kể từ sau thế chiến thứ hai.
Thật khôi hài hết chỗ nói.
Trọng Đạt  
———
Chú thích
(1) Stanley Karnow, Vietnam a History trang 390
Answer.com Domino theory
(2) Ngô Quang Trưởng, Trận Chiến Trong Mùa Lễ Phục Sinh 1972, trang 16, 17; Stanley Karnow: Vietnam A History trang 440,441
(3) Walter Isaacson, Kissinger a Biography trang 235, 236, 238.
“The more troups are withdrawn, the more Hanoi will be encouraged”
(4) Sách kể trên trang 239-241
(5) www. Classbrain.com. Truman Doctrine 1947. Ngày 12-3- 1947 TT Truman đưa ra Quốc hội đề nghị cấp ngân khoản 400 triệu để giúp Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ đang bị CS đe dọa. Thông điệp gửi Quốc hội được coi là thuyết Truman. Người ta sợ nếu hai nước này mất, CS có thể lan qua Iran, Ấn Độ
(6) Robert McNamara, Hồi Tưởng, Bi Kịch và Bài Học Của Việt Nam, In Retrospect, The Tragedy and Lessons of Vietnam, chương 11 Những Bài Học Của Việt Nam, The Lessons of Vietnam, trang 324
(7) Wikipedia, Syrian Civil War
(8) Wikipedia, List of countries by military expenditures
(9) Wikipedia: Opposition to the US involvement in the Vietnam war.
(10) Wikipedia: Iraq Resolution
(11) Wikipedia, Popular opinion in the United States on the invasion of Iraq. A Gallup poll made on behalf of CNN and USA Today concluded that 79% of Americans thought the Iraq War was justified, with or without conclusive evidence of illegal weapons. 19% thought weapons were needed to justify the war.
(12) No More Vietnams trang 217
(13) Bernard B. Fall, Hell In A Very Small Place, The Siege of Dien Bien Phu trang 462

2863. Vụ thảm sát ‘thế giới chưa từng biết đến’

US Daily Review
Bài viết của ông James Zumwalt, Trung tá Thủy quân Lục chiến Mỹ, nói về đoạn video Trung Quốc đã ra tay tàn sát những người lính Hải quân Việt Nam ngày 14-03-1988 ở đảo Gạc Ma.
Tác giả: James Zumwalt
Người dịch: Nguyễn Văn Phước
14-08-2014
Đây là một trong những tội ác trắng trợn nhất thời hiện đại.
Chẳng có gì ngạc nhiên khi thủ phạm đã không nói gì về nó, nhưng đáng ngạc nhiên là cả nạn nhân cũng im lặng. Người ta đã chọn cách làm như vậy, có lẽ là để sau này thiếu bằng chứng cho thế giới thấy, nó đã xảy ra.
Tháng 6 năm 2012, một đoạn video về vụ thảm sát đã được công bố. Thông thường, quốc gia phạm phải hành động tàn bạo như vậy sẽ giữ im lặng về nó. Tuy nhiên, video này đã được chính thủ phạm công bố, điều này làm dấy lên câu hỏi: “Tại sao?”

Vụ việc xảy ra vào tháng 3 năm 1988, giữa hai nước Trung Quốc và Việt Nam. Nó xảy ra ở vùng biển Nam Trung Hoa (Việt Nam gọi là Biển Đông – ND), nơi có tranh chấp giữa hai quốc gia về chủ quyền quần đảo Trường Sa, tranh chấp sau đó tiếp tục và hiện vẫn còn tồn tại.
Như kết quả sự im lặng của Việt Nam thời điểm đó, người dân Việt Nam không có cách nào để biết về vụ việc đã xảy ra cho đến khi Trung Quốc công bố đoạn video – sự giận dữ đã nổi lên vì vụ thảm sát và vì sự im lặng của chính phủ.
Quần đảo Trường Sa là một quần đảo gồm khoảng 750 đảo, đảo nhỏ, rạn san hô và đảo san hô.
Vụ việc liên quan đến ba rạn/đảo san hô rất gần nhau. Mỗi đảo san hô thấp đến mức nước biển đôi khi nhấn chìm một phần củachúng.
Dự đoán là phía Trung Quốc sẽ cố gắng chiếm các rạn san hô, hai tàu vận tải của Việt Nam, HQ-604 và HQ-605, chở 73 binh sĩ, đã được lệnh cho công binh đổ bộ để khởi công xây công sự.
Các quân nhân Việt Nam đã đổ bộ lên rạn san hô Gạc Ma, bản đồ phương Tây gọi là Johnson South Reef, vào tối ngày 13 tháng 3 năm 1988.
Hai tàu vận tải của Việt Nam được mô tả chỉ là có thể chống lại những đe dọa quân sự nhỏ. Chúng là những tàu thương mại được vũ trang để vận chuyển binh lính và vật liệu xây dựng, và như vậy, chúng là những tàu quân sự được trang bị rất nhẹ. Những tàu này phải tiếp cận mục tiêu trong phạm vi 500 m thì những khẩu súng của nó mới có hiệu lực.
Vụ việc đã diễn ra ở Gạc Ma.
Với lực lượng Việt Nam đã để lại đó, hai tàu vận tải đi về phía hai đảo san hô khác.
Sáng 14 tháng 3 năm 1988, tàu chiến Trung Quốc tiếp cận các rạn san hô. Họ không chỉ có lực lượng đổ bộ trên các tàu vận tải, họ còn có tàu khu trục đi kèm với hỏa lực mạnh để hỗ trợ lực lượng đổ bộ.
Rõ ràng, nếu cuộc đối đầu giữa các lực lượng hải quân Trung Quốc và Việt Nam xảy ra, lợi thế sẽ thuộc về phía Trung Quốc vì tầm bắn lớn hơn nhiều của các khẩu pháo.
Cờ Việt Nam đã được dựng lên trên đảo san hô Gạc Ma, và cùng lúc đó, trên một đảo san hô khác, Cô Lin.
Tại Gạc Ma, những người lính công binh, đội quân được trang bị nhẹ – có thể so sánh với một Seabee – một đơn vị thuộc Tiểu đoàn Xây dựng của Hải quân Hoa Kỳ – nằm dưới sự chỉ huy của phó chỉ huy trưởng, trung úy Trần Văn Phương. Mặc cho sự hiện diện của đội tàu Trung Quốc rình rập gần đó, những ngườilính Việt Nam vẫn tập trung vào các công trình xây dựng của mình.
Khoảng 6 giờ sáng, một số xuồng tấn công chở thủy quân lục chiến có vũ khí, đã xuất phát từ vận tải Trung Quốc và hướng đến Gạc Ma.
Phía Việt Nam ngay lập tức hình thành một vành đai phòng thủ 360 độ với cờ của họ ở trung tâm – họ tạo nên hình thể một”vòng tròn bất tử” – biểu thị quyết tâm bảo vệ rạn san hô bằng mọi giá.
Với số ít binh lính trên đảo san hô, những người lính công binhViệt Nam đã được lệnh cản trở để giữ vững đường vành đai. Các tàu tấn công đã đổ bộ, và trong trận chiến chủ yếu là cận chiến do phạm vi hạn hẹp, người Trung Quốc đã thất bại khi cố gắng xâm nhập vào vành đai.
Khi Trung úy Phương chụp lấy lá cờ Việt Nam, giành giật nó với kẻ thù, ông đã bị bắn vào đầu. Ngay lập tức lá cờ được giương lên bởi Nguyễn Văn Lanh – người ghì giữ nó cho đến khi ông liên tiếp bị đâm và bắn. Thật kỳ diệu, Lanh sống sót, và khi phía Trung Quốc rút lui, Lanh đã chứng kiến ông và những người sống sót khác phải chịu một cuộc oanh tạc dữ dội và hủy diệt bằng súng máy từ tàu Trung Quốc.
Cùng lúc đó, một cuộc oanh tạc khác nhắm vào tàu vận tải HQ-604 của Việt Nam – con tàu như dự kiến, đã cho thấy nó không có khả năng tấn công đáp trả tàu Trung Quốc nằm ngoài tầm bắn của mình. Bị nước xâm nhập, HQ-604 được khôn khéo làm mắc cạn trên Gạc Ma nhưng phát bắn trực tiếp vào phòng động cơ khiến nó nhanh chóng chìm xuống khi nhiều người vẫn còn trên tàu.
Tiếp đến phía Trung Quốc tấn công HQ-605. Nó nhanh chóng bốc cháy, buộc chỉ huy của nó phải ra lệnh bỏ tàu.
Điều đáng lo ngại nhất về video này là những gì đã xảy ra sau đó. Tại thời điểm đó, những người lính Việt Nam còn sống sót trên các rạn san hô hoàn toàn không phải là mối đe dọa cho quân Trung Quốc. Tuy nhiên, đoạn video cho thấy súng của hải quân Trung Quốc đang tập trung vào Gạc Ma nơi những người sống sót phía Việt Nam không có một chỗ trú ẩn. Những tiếng súng liên thanh cào rạn san hô khi đối phương không có vũ khí tự vệ, nhẫn nhịn đứng chịu trận, chờ đợi cuộc tấn công dữ dội cuối cùng – số phận của họ đã được định đoạt khi từng người một, họ ngã xuống để bảo vệ đất nước. Đối với những kẻ tấn công Trung Quốc, thách thức với họ chỉ là câu cách ngôn “bắt cá trong chậu”.
Video còn để lại một hoài nghi. Người Việt Nam dễ bị tấn công. Người ta chỉ có thể cảm nhận sự bất lực, họ cảm thấy điều đó khi người Trung Quốc bắt đầu nổ súng tàn sát không thương tiếc. Chín người Việt Nam sống sót sau đó bị giam giữ trong ba năm.
Hiện nay, Trung Quốc đang chiếm bãi đá ngầm, trên đó họ đã có căn cứ và đang xây dựng một sân bay. Việt Nam đã mất 64 chiến sĩ dũng cảm ngày hôm đó. Trong số những người sống sót, Lanh bị thương nặng.
Nhưng tại sao Trung Quốc, sau 24 năm im lặng, lại công bố video?
Câu trả lời nằm ở Haiyang Shiyou 981 của Trung Quốc, một giàn khoan nửa nổi nửa chìm được triển khai vào ngày 2 tháng 5 năm 2012 tại Biển Đông gần quần đảo Hoàng Sa, nơi quyền sở hữu vẫn đang là tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam. Động thái này của Trung Quốc gây ra một số cuộc đối đầu trên biển.
Một tháng sau đó, Trung Quốc không hề nao núng đã phát hành video như là lời đe dọa ngấm ngầm rằng những gì đã xảy ra vào năm 1988 có thể xảy ra một lần nữa.
Rõ ràng Trung Quốc dự định sử dụng các mối đe dọa quân sự có thể – không bị thách thức bởi bất kỳ nước láng giềng nào trong khu vực,  hơn là ngoại giao để “đàm phán” giải quyết vấn đề chủ quyền.
Trong khi hành động tàn bạo năm 1988 của Trung Quốc tại Gạc Ma là vụ thảm sát “thế giới chưa từng biết đến”, thì việc Bắc Kinh công bố một cách trắng trợn video ghi lại vụ việc cung cấp cơ hội nữa để chắc chắn rằng lần này nó lại như vậy.
—-
Tác giả: Ông Zumwalt là Trung tá Thủy quân Lục chiến về hưu, đã từng phục vụ trong chiến tranh Việt Nam, cuộc đổ bộ vào kênh đào Panama và cuộc chiến Vùng Vịnh lần thứ nhất. Ông thường viết bài phê bình về những vấn đề chính sách đối ngoại và quốc phòng cho nhiều tờ báo. Ông cũng là tác giả của 3 cuốn sách: “Bare Feet, Iron Will—Stories from the Other Side of Vietnam’s Battlefields,” “Living the Juche Lie: North Korea’s Kim Dynasty” and “Doomsday: Iran—The Clock is Ticking” .

2864. TÔI LÀ ĐỐI TƯỢNG CHỐNG ĐẢNG ???

Nguyễn Đình Ấm
14-08-2014
H1
Đầu năm, chú Trần Thanh Dung cùng tổ dân phố khuyên tôi:
– Những điều cháu viết là đúng sự thật nhưng họ ghép cháu vào thành phần chống đảng,nhà nước, thôi cháu nên lựa viết thế nào không đi tù thì khổ…
Chú là đại tá quân đội, cán bộ tiền khởi nghĩa đã hơn 80 tuổi nhưng vẫn thông thái, hàng ngày đọc thông tin trên báo Quân đội, Nhân dân và cả báo “lề trái” trên mạng internet, chú cô sống với bà con lối ngõ rất tình cảm, đàng hoàng nên ai cũng quý trọng.
Dạo đó tôi không tin mình được xếp vào danh sách “chống đảng” như chú nói do trước đó vợ, con tôi đã nhờ chú khuyên bảo để tôi không viết lách gì trái ý “cấp trên” sợ tôi phải đi tù nên chắc chú tự nói vậy thôi.

Thế nhưng, cách đây ít lâu hai phóng viên tạp chí HKVN – nơi tôi công tác trước kia-hớt hả đến báo tin: “Anh bị xếp vào danh sách chống đảng rồi.Thôi, tạm nghỉ đi không nguy hiểm lắm đấy. Hôm nay cô L kế toán nói ông X (chồng cô L là tổ trưởng tổ dân phố hay bí thư gì đó ở một tổ dân phố trong quận) đi họp về nói anh bị là thành phần chống đảng rồi, an ninh thông báo để theo dõi…”.
Thảo nào, những ngày gần đây đã mấy lần công an phường đến nhà tôi “thăm sức khỏe”. Trước hôm thằng bộ trưởng ngoại giao TQ Dương Khiết Trì sang HN cậu công an địa bàn vào chơi hỏi lý lịch rồi lan man có vẻ thăm dò xem ngày mai tôi có đi biểu tình không. Cỡ tuần sau cậu ta lại đến hỏi lại các thông tin về lai lịch, quê quán…Đặc biệt nhấn mạnh đến hai đứa con tôi làm gì, ở đâu…( Dù họ có hồ sơ đầy đủ từ lâu) như muốn gửi một thông điệp “ Ông có về quê thì vẫn không thoát và các con của ông cũng liệu hồn đấy!”. Trước đó, nhiều người kể cả bạn bè cũng khuyên bảo tôi, đại khái có ba loại nội dung:
– Cả đời vất vả, bây giờ về hưu rồi, được lúc an nhàn nên tận hưởng, xía vào chuyện chính trị làm gì cho đau đầu…
– Ông chống tham nhũng làm gì, chỉ tổ đảng CS kéo dài sự sống, hãy để nó tha hồ lộng hành tham nhũng thì sẽ chóng mục nát và sụp đổ để dân nhờ.
– Nay đảng nắm toàn bộ quân đội, công an, nhà tù…các ông không làm gì được họ, ngược lại sẽ bị tù đày, ám sát, gia đình tan nát khuynh gia bại sản…
Tôi công nhận những lời khuyên của họ đều là chân thành nhưng có lẽ không thể đồng ý với họ khoản nào.
Đúng, sau 7 năm tôi chôn vùi tuổi thanh xuân ở chiến trường ác liệt rồi về làm báo, học đại học ra trường công tác trong thời bao cấp vô cùng gian khó…nay cuộc sống không đến nỗi nào nhưng tôi không thể an lòng khi đất đai, biển đảo nước tôi cứ bị TQ lấn dần, chúng thâu tóm, khống chế nền kinh tế, tuồn tiền giả, áp dụng mọi biện pháp phá hoại kinh tế, dùng hóa chất tẩm vào mọi thứ đầu độc nòi giống dân tộc tôi. Vừa rồi lại thấy báo TQ đăng tại Thành Đô năm 1990 lãnh đạo VN đã tình nguyện làm khu tự trị của TQ mà không thấy nhà cầm quyền phản ứng gì(?)..Tôi không thể ăn ngon, ngủ yên khi bộ máy cầm quyền tham nhũng “nhìn đâu cúng thấy, sờ đâu cũng có…Họ ăn của dân không từ cái gì…”, tham nhũng kiểu “giết mạng người chỉ lấy chiếc mũ lá” không còn tính người, bọn đại gia lưu manh câu kết với bộ máy quyền hành cướp đoạt đất đai, rừng, khoáng sản…làm giàu bất chính sống phè phưỡn trên sự đau khổ của nhân dân tôi…Chỉ có loại người ích kỷ, vô tích sự với dân, với nước mới có thể làm ngơ trước tình cảnh đó, như chính Các Mác cũng nói: “ Chỉ có những con vật mới không nhìn thấy nỗi đau của đồng loại mà quay lưng liếm láp bộ lông của mình…”.
Tôi cũng không thể yên tâm để đảng CS “sa đà thối nát chóng đi đến sụp đổ” để dân ta cũng phải trả giá trong thời gian dài, đặc biệt, để vụ mua bán(nếu có) giang sơn của tổ tiên trở thành sự đã rồi.
Riêng lời khuyên thứ 3 là rất “thiết thực”. Đúng, ai nói trái ý nhà cầm quyền đều được liệt vào phẩn tử phản động, chống đảng, bị theo dõi, khủng bố, ám sát, bắt tù, gia đình con cái bị quấy nhiễu, ám hại…khuynh gia, bại sản…Đó là lý do duy nhất để khoảng 80% người dân VN bên ngoài thì phải cúi đầu trước cường quyền, nhưng trong lòng họ phẫn nộ âm ỷ. Nhà cầm quyền hãy cử người cải trang về các thôn xóm, phường xã, các đám ma chay, cưới hỏi, tiệc tùng, quán sá…gợi đến đảng, chính quyền từ TƯ đến địa phương xem họ nói gì, họ gọi các vị lãnh đạo từ phường, xã đến trung ương là ông, bà…hay ngược?
Nên nhớ sự sợ hãi của con người là có giới hạn.
Riêng tôi(và nhiều người nữa) không thể vì gông cùm, nhà tù, “khuynh gia, bại sản…” mà lại làm ngơ trước cảnh giang sơn mất dần, dân tộc tôi (và cả lãnh đạo đảng CS) bị sỉ nhục để đến lúc sự phẫn nộ của nhân dân trở thành hành động không thể kiếm soát, đất nước tan hoang đắm chìm trong máu và nước mắt rồi làm nô lệ cho ngoại bang…
Chính vì vậy, tôi đã viết bài phản đối vụ cướp đầm của anh em nhà Vươn khi bọn vô lại biết khu đất sắp thành sân bay sẽ được bồi thường số tiền lớn; viết bài phản đối, phanh phui tội ác các đại gia câu kết bộ máy quyền hành cướp nguồn sống duy nhất của dân Văn Giang để làm giàu trên sự đau khổ của người dân…;Tôi vạch trần việc dối trá đưa sân bay Tân Sơn Nhất về Long Thành để hợp lý hóa vụ tham nhũng đất đai khổng lồ ở sân bay Tân Sơn Nhất; phản đối chế độ độc tài vô pháp luật, phản đối nhà cầm quyền bỏ mất dần đất đai hương hỏa tổ tiên, đàn áp những người yêu nước, thương nòi… Tôi không chống đảng, nhà nước chung mà phê phán những cái sai của nhà cầm quyền.
Các cụ ta nói: “Nhân vô thập toàn”, với một đảng độc tài tồn tại gần trăm năm qua không có ai tranh giành, kiểm soát, lãnh đạo không được ai bàu ra…việc nó ngạo mạn, liên tục tích lũy sai lầm, tham nhũng, tội ác thậm chí bán nước (nếu có)… cũng là hợp quy luật và những người có lương tri phải mổ xẻ, phê phán cái sai của nó, làm cho nó thay đổi để dân được làm chủ, đất nước được hùng cường toàn vẹn giang sơn.
Nếu tôi chống độc tài, tham nhũng, lộng hành, đặc quyền, đặc lợi, chống kẻ xâm lược nước tôi…là chống đảng, nhà nước thì chứng tỏ đảng, nhà nước ấy dung dưỡng bảo vệ những thứ đó và làm tay sai cho ngoại bang.
Nếu có tội với một nhà cầm quyền như vậy thì việc gì phải bận tâm?
NĐA
Nguồn: Bà Đầm Xòe

2865. Trần Kinh Nghị: Im lặng là vàng

Trần Kinh Nghị
14-08-2014
Không chỉ người Việt Nam mà cả thế giới đã đúc kết về thế nào là cách ứng xử hợp lý trước những tình huống khó xử, đó là giữ im lặng không nói điều gì: “Im lặng là vàng”. Tuy nhiên, biết vậy mà không hiểu sao một số chính khách VN hay vi phạm điều này, có khi do vô tình có khi cố ý và ngay cả trong những tình huống rất nhạy cảm liên quan đến lợi ích quốc gia.
Mới đây có chuyện ông Lê Lương Minh được hãng Reuters trích dẫn đã phát biểu với tư cách Tổng Thư ký ASEAN tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN, Naypyidaw, Myanmar ngày 9/8/2014 rằng “Đề xuất của Hoa Kỳ (“đóng băng” các hoạt động xây dựng của các bên tại biển Đông) đã không được các Bộ trưởng ASEAN thảo luận vì ASEAN đã có nghị quyết ngăn chặn không được xây dựng trên các đảo san hô và cải tạo đất trong khu vực tranh chấp. Ông Minh còn lưu ý rằng “Đây không phải là vấn đề của ASEAN vì tổ chức này đã có những cam kết cùng với Trung Quốc tự kềm chế trong các hoạt động vào năm 2002“…và rằng “Các tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông chỉ có thể được giải quyết giữa các bên có liên quan“.

Ai cũng biết, vấn đề biển Đông có liên quan đến nhiều nước ASEAN và thế giới, nhưng đã bị TQ tìm mọi cách ngăn cản không cho “quốc tế hóa”, coi đó là “vấn đề song phương” giữa TQ với từng nước ASEAN để dễ bề bẻ từng chiếc đũa. Cậy thế nước lớn có nhiều tiềm lực TQ không chỉ tung ra hàng vạn tàu thuyền tràn ngập biển Đông mà còn hối hả xây dựng trái phép tại nhiều điểm trong đó có bãi Gạc Ma chiếm của VN năm 1988. Những hành động ngang ngược tham lam của TQ đã đẩy vấn đề lên mức mâu thuẫn lợi ích với các nước ngoài khu vực, trong đó có Mỹ. Điều này có nghĩa là TQ đã tự gây ra vấn đề với Mỹ thì họ phải tự xử lý lấy với Mỹ mới đúng! Hà cớ gì các nước “nạn nhân” lại không ủng hộ đề nghị của Mỹ với tư cách là một bên đối tác của ASEAN cũng như TQ (?) Đã có một vài trường hợp do cầu lợi mà nhắm mắt làm theo yêu cầu của TQ  như Campuchia khi làm Chủ tịch Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 20 và đã bị Phipipin, VN và nhiều nước ASEAN chê bai rồi còn gì.
Còn nhớ, trong dịp Hội nghị Shangri-La tại Singapore cuối tháng 5 đầu tháng 6/2014, giữa lúc TQ cho hạ đặt giàn khoan khủng Haiyang 981 với sự hộ tống của hàng trăm tàu thuyền, máy bay, kể cả tàu chiến tại vùng biển phía Tây Nam quần đảo Hoàng Sa tranh chấp và sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của VN khiến dư luận thế giới tập trung ủng hộ VN mạnh hơn mức chưa tùng thấy trước đó thì Đại tướng Phùng Quang Thanh với tư cách Trưởng Đoàn VN tham dự Hội nghị đã nói “xanh rờn” rằng chuyện giàn khoan chỉ là chuyện “xích mích giữa láng giềng, bạn bè”. Ít ai hiểu được hàng xóm bạn bè kiểu gì mà lại dàn binh bố trận hùng hùng hổ hổ trấn cướp nhà của nhau như thế (!?) 
Thiết nghĩ không cần nhắc lại, chắc mọi người đều biết dư luận bên trong VN và quốc tế đã phản ứng như thế nào trước các phát biểu như thế của các vị quan chức cao cấp VN, và cảm nhận chung nhất là không khác nào những gáo nước lạnh dội lên đầu những ai có thiện chí ủng hộ VN (trong cuộc đấu tranh với TQ). 
Vẫn biết VN có lý của mình để theo đuổi cái gọi là “đường lối mềm dẻo khôn khéo” giữa các nước lớn trong vấn đề biển Đông, nhưng đâu nhất thiết phải nói ra những điều mà nếu không nói có khi còn khôn khéo hơn ấy chứ (!?)   Điều tất nhiên và lẽ đương nhiên, việc ai người nấy làm, nước nào cũng có lợi ích của họ, VN có lợi ích của VN, Nhật Bản có lợi ích của Nhật Bản, Hoa Ký có lợi ích của Hoa Kỳ, TQ có lợi ích của TQ, v.v… Và không phải vì những lời nói của một vài quan chức nước nọ nước kia mà có thể xoay chuyển tình thế. Nhưng quả là tình thế khó mà có thể tốt hơn lên khi có một người bạn đồng hành chốc chốc lại bỗng dưng dừng lại giữa đường vì lý do riêng tư hoặc thốt lên những lời khó hiểu. 
Chắc chắn các vị quan chức càng cao thì càng hiểu biết về nguyên lý ứng xử “im lặng là vàng”. Nhưng có lẽ vì họ có bổn phận phải nói theo đường lối đã được chỉ đạo từ cấp cao. Đó cũng là lẽ đương nhiên. Chỉ tiếc là, sự chỉ đạo đó bắt nguồn từ một nếp tư duy quá cũ kỹ, xơ cứng không còn sức co giãn, đàn hồi để thích ứng với dòng chảy của thời đại. Nếu người viết bài này không nhầm, thì rất nhiều, nếu không nói là đa số người VN, đều cảm thấy bất bình trước những phát biểu mà họ nhận thấy không cần thiết hoặc không đúng lúc của các vị quan chức trong những tình hướng cụ thể nói trên. Giá như họ giữ im lặng, đừng nói gì trong những tình huống đó có phải tốt hơn không (?)    

2866. Người tốt, kẻ xấu và tên vô lại – The Good, the Bad and the Ugly

Hiệu Minh
Xem những gì trải qua trong nhà tù, tại phiên tòa, rồi điều tra, thành án, có thể thấy có dấu vết chỉ đạo từ rất xa. Nhất định Việt Nam không có đường hướng sang phương Tây. Mọi thứ đều do diễn biến hòa bình, một con ngáo ộp… Đang là người tốt bỗng mang tiếng xấu chỉ có thể do kẻ vô lại dựng chuyện. Người ta nể trọng người tốt, không sợ kẻ ác nếu biết cách chống, nhưng ghê tởm và rất sợ kẻ vô lại.  Không thể lấy lòng tốt để đối đãi kẻ vừa Bad vừa Ugly, bởi đó là tự sát.
14-08-2014
H1
Tôi không phải là fan của nghệ thuật thứ 7. Cứ vào rạp là ngủ. Ngồi trên sofa xem tivi với bọn trẻ, phim rùng rợn, đầu rơi máu chảy, nổ đoàng đoàng, nhưng chỉ một lúc là ngáy khò khò. Đến nỗi cu Bin phải thốt lên, he does not like movie – lão khốt không thích phim.
Thế nhưng phim “The Good, the Bad and the Ugly – Người tốt, kẻ xấu và tên vô lại ” của diễn viên kiêm đạo diễn Clint Eastwood, tôi xem không biết bao nhiêu lần mà không chán. Cao bồi giơ súng bắn phát nào trúng phát đó, nhằm vào mũ trúng mũ, vào dây thắt cổ, đứt luôn, trong khi mặt lạnh tanh.
Tay diễn viên ria mép đểu quả là ác, giết người như ngóe. Thằng cu Ugly thì đúng là bẩn tính, bắt người ta đi bộ trên sa mạc, không cho uống nước, trong khi y đổ nước đi, hành hạ kẻ bị bắt.
Đoạn phim 90 phút nhưng nói lên cả một xã hội. Từ xa xưa đến nay và 1000 năm nữa, lúc nào chả có Thiện Ác Tà. Trong chùa Việt Nam cũng có mấy ông tượng này, đủ nói lên ở đâu cũng có.
Mấy hôm nay xem bài trên Quê Choa và cả BBC nữa tôi chợt thấy hình ảnh của “The Good, the Bad and the Uglybỗng hiện lên.
The Good
Nhớ 7-8 năm về trước, người đọc báo mạng thi nhau chia sẻ những bài viết của Nguyễn Tiến Trung, Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, the Change We Need, rồi Điếu Cày Nguyễn Văn Hải.
Lúc đó thạc sỹ IT trẻ Nguyễn Tiến Trung mới 26-27 tuổi gì đó, đang học bên Pháp, thế mà viết những bài thách thức vai trò của đảng CS Việt Nam. Đọc xong thấy tuổi trẻ nước mình thật giỏi cả về trình độ, tầm tư duy nhìn xa trông rộng.
Tiếp đến Ls. Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức với những tranh luận sôi nổi trên BBC và blog riêng về tương lai Việt Nam. Cù Huy Hà Vũ nổi danh vì dám kiện Thủ tướng Dũng.
Anh Điếu Cày Nguyễn Văn Hải nhìn ra Trung Quốc là kẻ thù nguy hiểm. Cùng với câu lạc bộ Nhà báo tự do, các anh đưa lên những tranh luận về chủ quyền, về biển đảo, kể cả ra đường biểu tình chống ngọn đuốc Olympic Bắc Kinh rước qua Sài Gòn.
Trong mắt độc giả của tin lề trái, hầu hết đều cho rằng, họ có thiện tâm – The Good. Bởi họ muốn đất nước có những điều tốt đẹp của thế giới văn minh.
The Bad
Thời đó nhiều bạn đọc rởn tóc gáy, sợ hơn cả người viết, lầm bầm, thế này thì bị sẽ bắt thôi. Đối với an ninh Việt Nam, thách thức chính quyền và đảng, kiểu gì cũng vào rọ.
Cũng chẳng phải đợi lâu. Điếu Cày với tội trốn thuế nhưng bị xử vì tội chống đảng và nhà nước. Nguyễn Tiến Trung vào quân đội, bắt đi biệt phái, nhưng cuối cùng bị đuổi ra quân và bị bắt tại nhà. Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức cùng bị rơi vào một mẻ lưới.
Tội danh như thế, người bị 5 năm tù, người 7 năm, có người 16 năm như Trần Huỳnh Duy Thức. Điếu Cày bị tội trốn thuế 2 năm, xử lại sau đó, bị tội phản động ở thêm nhiều năm nữa, chưa biết ngày nào ra.
Cù Hà Huy Vũ bị bắt vì hai bao cao su đã qua sử dụng, rồi bị kết tội tuyên truyền chống nhà nước.
Video nhận tội, rồi báo chí, tivi đưa những chi tiết hoạt động chống phá nhà nước, có liên kết với hải ngoại, nhằm lật đổ chính quyền. Họ hiện lên như những kẻ The Bad – có tội đối với tổ quốc, với nhân dân.
The Ugly
Nếu theo dư luận báo chí tô vẽ và an ninh điều tra buộc tội tại tòa, họ được xếp vào hàng tù nhân nguy hiểm cho chế độ.
Tuy nhiên, bị giam vài năm, một số lại được tha, làm người ta nghĩ đến những lời buộc tội đầy Ugly. Bởi nguy hiểm thì phải giam đến cuối đời.
Đầu tiên là Lê Thăng Long, Lê Công Định, tiếp theo Cù Huy Hà Vũ, rồi Nguyễn Tiến Trung. Không hiểu còn ai tiếp sau nữa.
Danh sách còn khá dài. Anh Basam, Trương Duy Nhất, Điếu Cày, Phạm Viết Đào… và mấy chục bloggers đang ngồi đếm kiến chỉ vì họ có ý kiến trái chiều.
Hình như sau vụ giàn khoan của Trung Quốc ở biển Đông, ai đó hiểu ra, những người này không phải The Bad như đã dựng lên. Kẻ khác còn kinh khủng hơn nhiều, cùng ý thức hệ, tay bắt mặt mừng, 16 chữ vàng, 4 tốt.
Ra tù một thời gian, những cựu tù nhân này bắt đầu lên tiếng trên blog, facebook, kể cả viết bài trên BBC VN.
Xem những gì trải qua trong nhà tù, tại phiên tòa, rồi điều tra, thành án, có thể thấy có dấu vết chỉ đạo từ rất xa. Nhất định Việt Nam không có đường hướng sang phương Tây. Mọi thứ đều do diễn biến hòa bình, một con ngáo ộp.
Vừa Bad vừa Ugly hiện ra.
Vĩ thanh
Đang là người tốt bỗng mang tiếng xấu chỉ có thể do kẻ vô lại dựng chuyện. Người ta nể trọng người tốt, không sợ kẻ ác nếu biết cách chống, nhưng ghê tởm và rất sợ kẻ vô lại.
Không thể lấy lòng tốt để đối đãi kẻ vừa Bad vừa Ugly, bởi đó là tự sát.
HM. 14-8-2014

2867. Phản ứng của Bộ Ngoại giao VN về vụ người Khmer Krom đốt cờ: Trịch thượng

GS Nguyễn Văn Tuấn
15-08-2014
Vụ người Khmer Krom đốt cờ VN trước toà đại sứ VN tại Phnom Penh làm giới ngoại giao VN nóng mặt. Điều này dễ hiểu, ai mà không tức giận khi thấy quốc kì nước mình bị phá hoại. Nhưng tôi nghĩ phản ứng của viên phát ngôn ngoại giao VN (1) là trịch thượng và hai mặt. Thái độ trịch thượng đó không giúp ích gì cho VN trong bối cảnh hiện nay và tương lai.
Viên phát ngôn ngoại giao của VN yêu cầu chính quyền Kampuchea phải xử nghiêm những người đốt cờ VN (1). Nhưng nước nào có luật pháp nước đó, tại sao chõ miệng vào chuyện của người ta. Nước Kampuchea đa đảng, người dân Kampuchea có quyền biểu tình, và có thể luật pháp nước họ không cấm người biểu tình bày tỏ chính kiến, kể cả đốt cờ. Nếu vậy thì chính quyền Kampuchea không thể phạt người biểu tình, chứ chưa nói đến “xử nghiêm”. Yêu cầu người ta xử nghiêm là một cách nói trịch thượng.


Nếu tôi là phát ngôn viên của Kampuchea tôi sẽ trả lời: đề nghị các anh VN không nên tỏ thái độ trịch thượng với Kampuchea. Nước chúng tôi nhỏ, nhưng chúng tôi có luật pháp. Chúng tôi sẽ xem xét từng trường hợp mà xét xử theo luật pháp của Kampuchea. Đề nghị các anh VN có thái độ với Mĩ khi công dân của họ biểu tình chống các anh và họ cũng đốt cờ các anh.
Đúng vậy, mấy năm trước cũng có mấy người Việt bên Mĩ biểu tình và đốt cờ VN. Thật ra, nhiều nhóm trên thế giới vẫn biểu tình và đốt, chà đạp lên, và xé cờ VN. Mấy chuyện này khá thường xuyên. Nhưng ngoại giao VN thường im lặng chứ không có phản đối hung hãn và trịch thượng như đối với Kampuchea.
Thật ra, ở vài nước phương Tây và Mĩ, đốt cờ không phải là tội phạm! Ở Úc, có lần một “biểu tình viên” người Hồi giáo chà đạp lên quốc kì Úc, dân Úc rất phẫn nộ, nhưng không làm gì được người này vì không có luật cấm anh ta làm chuyện đó. Việc anh ta chà đạp lá cờ nơi anh ta đang sống là một vi phạm đạo đức xã hội, nhưng không phạm pháp. Tôi được biết ở Mĩ (ở Úc cũng vậy) công dân có thể đốt quốc kì mà không bị phạt vì luật không cấm. Toà án phán rằng đốt cờ hay chà đạp cờ là một hình thức phát biểu.
Nhưng VN có lẽ chưa quen với cách lí giải lí trí như thế, nên khi thấy người ta đốt của mình và cảm thấy tức giận. Đó là điều hoàn toàn có thể hiểu được. Tuy nhiên, VN cũng nên quen với tự do ngôn luận và chấp nhận việc đốt cờ như là một phát biểu của kẻ … vô giáo dục.
Do đó, có thể nói rằng phản ứng hung hăn của VN trong trường hợp người biểu tình Khmer đốt cờ chẳng những mang tính trịch thượng mà còn hai mặt. Thái độ lưỡng chuẩn còn thể hiện qua vụ giàn khoan 981 kì vừa qua. Chúng ta còn nhớ lúc đó tàu đánh cá của VN bị lính Tàu bắt, chúng chặt cột cờ, xé cờ VN quăng xuống biển. Trước những sự kiện đó, chẳng thấy viên phát ngôn ngoại giao VN nói gì. Có lẽ không dám hó hé với Tàu cộng. Hèn với kẻ mạnh, phách với kẻ yếu không phải là người quân tử.
Trong bối cảnh hiện nay, tôi nghĩ VN cần bạn hơn cần thù. Nhưng thái độ của phía VN là thái độ tạo thêm kẻ thù. Có thể Kampuchea lịch sự và nhẫn nhục để chịu đựng những lời nói trịch thượng của VN, nhưng họ và con cháu họ sẽ không quên câu nói 1000 năm trả thù cũng không muộn. Đừng hành xử theo kiểu hống hách hôm nay để con cháu Việt Nam phải hứng chịu đòn thù của người láng giềng.
—-
(1) http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/vu-dot-quoc-ky-cua-viet-nam-tai-campuchia-phai-xu-nghiem-3052262.
Nguồn: FB Nguyen Tuan

MỘT CHỦ TRƯƠNG LƯƠNG BỔNG ĐANG HẠ THẤP UY TÍN CỦA ĐẢNG, CẦN BÃI BỎ.

Trong một cuộc gặp gỡ của các trí thức ở Huế như giáo sư Thân Trong Ninh , ông Vĩnh Mẫn, cựu trưởng Ban tuyên giáo của Đoàn tàu không số, anh Phan Tân Hội, con cụ Phan Anh, nhà văn Nguyễn Khắc Phê, nhà văn Dương Phước Thu…, tôi nghe mọi người bàn tán đến một chủ trương lương bổng trong Đảng CS làm dân tình bức xúc . Đó là việc lương của các cơ quan Đảng từ Trung ương đến địa phương hiện nay cao hơn lương của cơ quan hành chính sự nghiệp gần gấp đôi (đến 65%). Và việc “hưởng lương cao ngoài chế độ lương” ấy đã diễn ra ba năm rồi.
Tôi nghe mà bàng hoàng, kinh sợ và vô cùng xấu hổ. Tôi dự tính sẽ đi tìm bằng chứng để nói cho toàn dân biết cái chủ trương “ăn trên ngồi trốc” này của cơ quan Đảng. Tôi chưa kịp tìm thì đọc trên báo Văn Nghệ ( Hội Nhà văn Việt Nam) số 31 (2-8-2014) chuyên mục “tiếng nói nhà văn” ở trang nhất, bài “ Đã thực sự cùng nhau vui cười ?…” của nhà văn Trần Cao Sơn.
Xin trích :
“…Trong suốt cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc ròng rã suốt hơn 30 năm của thế kỷ trước, và tiếp theo là những năm tháng khó khăn nghèo thiếu trăm bề của đấy nước do hậu quả của chiến tranh, nhưng chúng ta vẫn giữ được sự công bằng nhất định trong xã hội, ít nhất là ở việc hưởng thụ vật chất của đội ngũ cán bộ Nhà nước và nhân dân. Mỗi cán bộ đều có chế độ, thang lương và được hưởng sự đãi ngộ theo thang lương như nhau… Khó khăn thiếu thốn, nhưng chính sự công bằng đó lại là cơ sở làm nên sự ổn định trong đời sống xã hội.
Nhưng bây giờ thì đã khác quấ rồi. Sự khó hiểu bắt đầu từ việc phân chia ra các loại hình cán bộ hành chính Nhà nước và viên chức sự nghiệp. Có thể phân tích cụ thể như sau :
Sự phân biệt giữa các loại hình cán bộ cùng hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Ở loại hình này có thể chia ra làm ba loại như sau :
1.  Cán bộ công tác ở các cơ quan Đảng, được hưởng phụ cấp công tác Đảng, khoảng trên 50 % lương chính thức cùng với những chế độ khác.
2.  Cán bộ cở các cơ quan hành chánh Nhà nước được hưởng khoảng 30% phụ cấp so với mức lương cơ quan, cùng với các chế độ khác;
3.  Cán bộ nhà nước ở các cơ quan hành chính sự nghiệp, trong đó gồm những người làm việc tại các trường đại học, các viện nghiên cứu khoa học hàng đầu của đất nước với nhiều tri thức, nhiều nhà khoa học tiêu biểu…lại được xếp vào loại viên chức sự nghiệp, và không có một chút phụ cấp nào ngoài lương .
Cùng một hệ số như nhau. Tại các cơ quan Đảng và cơ quan hành chính nhà nước thì được nhận số tiền từ bảng lương gấp rưỡi, hoặc gấp đôi những nhà khoa học, trí thức , văn nghệ sĩ tại cơ quan sự nghiệp. Câu hỏi đặt ra là tại sao lại có chuyện như vậy ?
Phụ cấp nghề nghiệp là loại phụ cấp dành cho loại hình lao động đặc thù. Công tác Đảng gắn với việc đưa ra chủ trương đường lối, nghị quyết, hay quản lý nhà nước, công tác quản lý lãnh đạo là thứ lao động phổ thông, thời nào chẳng phải thế, tại sao lại có quyền được hưởng phụ cấp cao hơn, trong khi đó các nhà khoa học trí thức, văn nghệ sĩ với lao động nghiên cứu sáng tạo lại không được hưởng chính sách này ?”
Từ bài viết của nhà văn Trần Cao Sơn, từ chính sách hưởng lương gấp rưỡi, gấp đôi của cán bộ các cơ quan đảng, trong lúc cuộc sống cán bộ sự nghiệp, hưu trí lương không đủ sống, trong lúc hàng vạn người dân đói kém, năm nào Chính phủ cũng chi ra hàng ngàng tấn gạo để cứu đói …là một bất công lớn, tạo nên mâu thuẫn trong nội bộ cán bộ , đảng viên, tạo nển sự ghét bỏ của nhân dân.
Người ta đã tìm ra nhiều cách giải thích chủ trương lạ lùng này :
- Một là. Phải chăng Đảng công sản là đảng độc quyền, lại độc đảng, nên có quyền làm bất cứ việc gì có lợi cho mình, bất chấp đạo lý, bất chấp dân tộc, nhân dân ?
– Hai là. Phải chăng cán bộ cơ quan hành chính sự nghiệp là “phận tôi đòi” nên có lương là may rồi
- Ba là. Công chức Đảng nhà nước đều đã có thang bảng lương theo hệ số được hưởng. Tăng lương là tăng lương chung . Anh có quyền gì hưởng cao hơn người khác gấp rưỡi, gấp đôi các nhà khoa học đầu ngành, trí thức văn nghệ sĩ ? Phải chăng đây là hình thức tham nhũng tập thể có bảo kê ? . Ở các nước khác, Đảng muốn hoạt động phải có ngân sách riêng, đảng không được lấy nhân sách quốc gia ( tức tiền đóng thuế của dân) để tiêu xài như của riêng mình.
Từ khi Đảng do chủ tịch Hồ Chí Minh thành lập đến nay đã 84 năm, không có thời kỳ nào cán bộ cơ quan Đảng lại được hưởng lương cao gấp đôi cán bộ sự nghiệp như nhiệm kỳ này. Trong kháng chiến và xây dựng miền Bắc, có khẩu hiệu “Đảng viên đi trước / Làng nước theo sau”. Bây giờ thì “Đảng viên ăn trước !”. Phải chăng đó là sự thoái hóa tập thể, do tư tưởng “ăn trên ngồi trốc” ? Người Việt Nam có thành ngữ rất hay để chị bọn tham ăn :” Miếng thịt là miếng nhục” ( nhục cũng có nghĩa là thịt). Chính sách này làm giảm thêm uy tín của Đảng vốn đã không còn cao trong nhân dân.
Thông tin những điều oái oăm này, tôi đề nghị các đảng viên công sản ở các cơ quan sự nghiệp, đảng viên cộng sản hưu trí hãy lên tiếng đấu trang đòi quyền lợi của mình. Bạn đọc bốn phương hãy phân tích lẽ phải để loại bỏ chủ trương này ra khởi đời sống Việt Nam.
Trong bài thơ Tự vấn, nhà thơ Phùng Quán đã viết : Tôi có quyền gì được no hơn nhân dân tôi một miếng ăn ?Tôi có quyền gì được hơn nhân dân tôi một mét vuống nhà ở ? Tôi có quyền gì ? Tôi có quyền gì ? ”. Đảng phải luôn luôn tự vấn như Phùng Quán mới tạo nên uy tín của mình.
TÁC GIẢ NGÔ MINH

Nơm nớp sống trong nỗi lo… bị lộ?!

Hi vọng từ đây, thời “hạ cánh” đã không còn “an toàn” cho những ai cố tình làm sai trái, tham ô, tham nhũng, tiêu cực… Họ sẽ không còn yên ổn hưởng tuổi già mà suốt đời nơm nớp sống trong nỗi lo… bị lộ.
“Hạ cánh an toàn” xuất phát từ một tư tưởng tốt. Đó là thời đội ngũ cán bộ còn cực kỳ liêm khiết, hình ảnh người công chức tuyệt đối trong sáng và cao đẹp trong mắt nhân dân. Những cán bộ sau những năm tháng hi sinh, cống hiến, gần đến tuổi về hưu luôn tự răn mình phải giữ gìn thật cẩn trọng, không để xảy ra những sai phạm ngoài ý muốn, làm hoen ố hình ảnh, thanh danh bao nhiêu năm xây đắp, giữ gìn.
Được “hạ cánh an toàn” không chỉ là tâm tư, nguyện vọng mà còn là một mục tiêu sống một thời.
Những năm sau này, do đặc tính giàu tình cảm của dân tộc Việt Nam ta, một số ít cán bộ không may mắc khuyết điểm cũng được “xuê xoa”, thậm chí xí xóa, bỏ qua…
Song thời gian gần đây xuất hiện hiện tượng có những cán bộ đã lợi dụng, thậm chí lạm dụng tình cảm cao quý này để nhằm mục đích vụ lợi cá nhân.
Gần đây, việc bổ nhiệm “tùm lum” thuộc cấp của ông nguyên Giám đốc sở Văn hóa – Thể thao & Du lịch TP. HCM Nguyễn Thành Rum và nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền ở “phút 89” đã gây bức xúc trong dư luận.
Trước khi nghỉ hưu 2 tháng (1-2/2014), ông Nguyễn Thành Rum đã ký quyết định bổ nhiệm cho 21 cán bộ lãnh đạo cấp phòng ban và tương đương thuộc Sở không đúng các quy trình, quy định. Điều đáng nói là ngay sau đó, ngày 1/3, ông Rum có quyết định nghỉ hưu.
Về ông Trần Văn Truyền, ngoài việc sau khi về hưu đã bộc lộ một khối tài sản khổng lồ thì trước khi về hưu 6 tháng, ông Truyền đã bổ nhiệm tới 60 cán bộ, trong đó chủ yếu là hàm vụ trưởng, vụ phó và cấp tương đương.
Tuy ông Truyền có giải thích lý do nhưng nói gì thì nói, việc bổ nhiệm ồ ạt trước khi nghỉ hưu với “vận tốc” 3 ngày/1 cán bộ cấp vụ thì dư luận không thể không có sự hoài nghi.
Song, thời “hạ cánh an toàn” hình như đã qua.
Ngày 7/8 vừa qua, tân Giám đốc sở VH-TT&DL TP Hồ Chí Minh Phan Nguyễn Như Khuê đã làm một việc có lẽ chưa từng có tiền lệ: Quyết định thu hồi và hủy bỏ 21 quyết định bổ nhiệm cán bộ trước đó của người tiền nhiệm.
Đây là hành động dũng cảm, đúng pháp luật, hợp lòng dân và được dư luận ủng hộ.
Với trường hợp nguyên Tổng Thanh tra Trần Văn Truyền, trên báo Pháp luật TP HCM, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương Vũ Quốc Hùng cho biết: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo UBKT Trung ương vào cuộc xem xét những dấu hiệu vi phạm của ông Truyền trong thời gian làm Tổng Thanh tra Chính phủ. Nếu mức sai của ông Truyền đến mức phải kỷ luật thì vẫn bị xem xét xử lý, kỷ luật theo quy định”.
Không dừng ở đó, ông Hùng còn cho biết tất cả các cán bộ nếu để xảy ra sai phạm, khuyết điểm trong quá trình công tác mà khi về hưu mới được phát hiện thì tổ chức đảng nơi quản lý đảng viên có trách nhiệm kiểm tra xử lý, kỷ luật. Nếu cán bộ về hưu có vi phạm pháp luật thì tổ chức, cấp ủy đảng vẫn phải chuyển cho cơ quan điều tra xem xét điều tra. Nếu đủ chứng cứ, cơ quan điều tra cứ theo quy định mà khởi tố cán bộ vi phạm, dù người đó là ai. Hiến pháp, pháp luật là để mọi người thực thi một cách thượng tôn.
Hi vọng từ đây, thời “hạ cánh” đã không còn “an toàn” cho những ai cố tình làm sai trái, tham ô, tham nhũng, tiêu cực.
Họ sẽ không còn yên ổn hưởng tuổi già mà suốt đời nơm nớp sống trong nỗi lo… bị lộ.
THEO DÂN TRÍ