Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013

VẬT THẾ CHẤP CHO CÁC CƯỜNG QUỐC & 3 lần Trung Quốc thừa cơ thôn tính Hoàng Sa - 65 năm qua chưa có ĐBQH nào trình sáng kiến pháp luật

Ts Trần Công Trục: 3 lần Trung Quốc thừa cơ thôn tính Hoàng Sa

2013/12/19 08:11
(GDVN) - Trung Quốc đã manh nha âm mưu thôn tính quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ đầu thế kỷ 20.
Sắp tới thời điểm 40 năm trận hải chiến Hoàng Sa, Trung Quốc (TQ) đánh chiếm trái phép các đảo phía Tây và kết thúc việc thôn tính toàn bộ quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam, Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ có loạt bài ôn lại lịch sử mở mang bờ cõi, thực thi chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của cha ông, trong đó có phần trình bày lại trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974 với những thông tin đầy đủ và chi tiết.
Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam xin trân trọng giới thiệu đến độc giả loạt bài “Hoàng Sa mãi mãi là lãnh thổ của Việt Nam” do Tiến sĩ Trần Công Trục gửi tới, vừa để ôn lại lịch sử mở mang bờ cõi, thực thi chủ quyền của cha ông ở Biển Đông, vừa nhằm  góp phần nhỏ vào công cuộc đấu tranh bảo vệ, gìn giữ và đòi lại chủ quyền hợp pháp của Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa hiện nay.
Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ.
Trung Quốc đã manh nha âm mưu thôn tính quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ đầu thế kỷ 20, tham vọng bành trướng lãnh thổ vẫn liên tục được TQ ấp ủ trong suốt thời gian dài và chờ những lúc bối cảnh lịch sử thuận lợi đã thừa cơ chiếm đoạt từng phần tiến tới thôn tính toàn bộ quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền hợp pháp của Việt Nam.
Những ngày này cách đây 40 năm đã xảy ra một cuộc hải chiến không cân sức trên Biển Đông, giữa những người con Đất Việt bảo vệ Hoàng Sa với quân TQ. Tuy nhiên, không phải tới năm 1974 TQ mới đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam mà âm mưu thôn tính quần đảo này đã được Bắc Kinh ấp ủ từ lâu.
TQ đã nhảy vào chiếm đoạt quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam ngay từ đầu năm 1909, mở đầu là sự kiện Đô đốc Lý Chuẩn chỉ huy 3 pháo thuyền ra khu vực quần đảo Hoàng Sa, đổ bộ chớp nhoáng lên đảo Phú Lâm, sau đó phải rút lui vì sự hiện diện của quân đội viễn chinh Pháp với tư cách là lực lượng được Chính quyền Pháp, đại diện  cho nhà nước Việt Nam về đối ngoại, giao nhiệm vụ bảo vệ, quản lý, thực thi chủ quyền tại quần đảo này.
Pháo thuyền Lý Chuẩn âm mưu thôn tính Hoàng Sa năm 1909. (Hình minh họa)
Lợi dụng việc giải giáp quân đội Nhật Bản thua trận trong Thế chiến 2 và Việt Nam vừa giành được độc lập và đang phải đối mặt với bộn bề khó  khăn, năm 1946 chính quyền Trung Hoa Dân quốc (Tưởng Giới Thạch) đưa lực lượng ra chiếm đóng trái phép nhóm đảo phía Đông quần đảo Hoàng Sa và yêu sách “chủ quyền”. Khi Trung Hoa Dân quốc bị đuổi khỏi Hoa lục chạy sang Đài Loan, họ phải rút luôn số quân đang chiếm đóng bất hợp pháp ở phía Đông quần đảo Hoàng Sa. 
Tham vọng bành trướng lãnh thổ của người TQ trên Biển Đông vẫn không dừng lại mà chỉ chực có cơ hội là thừa thế đánh chiếm. Năm 1956, lợi dụng tình hình quân đội Pháp phải rút khỏi Đông Dương theo quy định của Hiệp định Geneva và trong khi chính quyền miền Nam Việt Nam chưa kịp tiếp quản quần đảo Hoàng Sa theo như thỏa thuận của hiệp định này, TQ đã thừa cơ đưa quân ra chiếm đóng bất hợp pháp nhóm đảo phía Đông quần đảo Hoàng Sa.
Cách đây 40 năm, một trận hải chiến không cân sức đã xảy ra trên Biển Đông khi TQ lợi dụng tình thế cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc Việt Nam bước vào giai đoạn nước rút đã thỏa hiệp với Mỹ để Washington khoanh tay đứng nhìn Bắc Kinh đem quân đánh chiếm các đảo phía Tây quần đảo Hoàng Sa của dân tộc Việt Nam lúc đó đang do chính quyền Việt Nam Cộng hòa (VNCH) quản lý.
Tổng thống Mỹ Richard Nixon và Mao Trạch Đông năm 1972 trong chuyến đi lịch sử
Đầu những năm 1970, quan hệ quốc tế liên tục biến động và có nhiều thay đổi. Đặc biệt là chuyến đi lịch sử đến TQ của Tổng thống Mỹ Richard Nixon. Lợi ích của dân tộc Việt Nam đã bị các nước lớn đưa lên bàn đổi chác, trong đó Bắc Kinh đã yêu cầu Washington không can thiệp khi người TQ đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Năm 1974, chính ông Nguyễn Văn Thiệu, Tổng thống VNCH đã nhận định rằng TQ sẽ đánh Trường Sa, thôn tính bằng vũ lực giống như những gì họ đã làm ở Hoàng Sa có sự tiếp tay hoặc làm ngơ của Mỹ.
Vào đầu năm 1974 cuộc kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam đang bước vào giai đoạn đoạn cuối. Trước đó, do bị thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Mỹ đã buộc phải ký Hiệp định Pari về Việt Nam (27.1.1973), công nhận độc lập, chủ quyền vào toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam, rút hết quân Mỹ, quân các nước phụ thuộc Mỹ, khỏi miền Nam Việt Nam.
Theo đó, Hạm đội 7 của Mỹ rút khỏi Biển  Đông. Lợi dụng cơ hội đó TQ đã huy động lực lượng thủy, lục, không quân tiến hành đánh chiếm nhóm đảo phía Tây quần đảo Hoàng Sa lúc đó đang do Hải quân VNCH quản lý.   
Những ngày trước trận hải chiến Hoàng Sa 1974, TQ đã bộc lộ rõ tham vọng, dã tâm bành trướng lãnh thổ, thôn tính nốt nhóm đảo phía Tây quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ở Hoàng Sa, TQ đã bày binh bố trận, bầu không khí trên Biển Đông đã bắt đầu nồng mùi thuốc súng.
Ngày 11 tháng 1 năm 1974, theo nguồn tin của Thông tấn xã AFP, VNCH đã biết được tin Ngoại trưởng TQ tuyên bố “chủ quyền” đối với quần đảo Hoàng Sa và “tố cáo” VNCH chiếm cứ bất hợp pháp quần đảo này. 
Trước tình hình đó, ngày 16 tháng 1 năm 1974, Bộ trưởng Ngoại giao VNCH Vương Văn Bắc tổ chức họp báo tố cáo TQ huy động tàu chiến xâm phạm lãnh hải quanh các đảo Hữu Nhật, Quang Ảnh, Quang Hoà, Duy Mộng và đổ quân lên các đảo này.   
Hải đăng Việt Nam tại Hoàng Sa thời Pháp thuộc.
Phán đoán được âm mưu của TQ sẽ cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa, nên ngày 14 tháng 1 năm 1974, Bộ chỉ huy hành quân lưu động biển của VNCH ra chỉ thị, lệnh cho một chiến hạm đến quần đảo Hoàng Sa với nhiệm vụ đón viên Trưởng ty khí tượng bị bệnh nặng về Đà Nẵng và quan sát tình hình. Lực lượng cùng đi có 3 sỹ quan và 2 nhân viên thuộc BTL Quân đoàn 1- Quân khu 1 và một nhân viên Toà lãnh sự Mỹ tại Đà Nẵng tên là Cetald E.Kóh công tác trên đảo Hoàng Sa (Pattle) . 
6 giờ tối ngày 14 tháng 1, tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ16) được lệnh rời Đà Nẵng đi Hoàng Sa.
Sáng ngày 15.1.1974, HQ16 đến Hoàng Sa, phát hiện thấy trên đảo Hữu Nhật (Robert) có cắm cờ TQ và gần đó có 1 tàu đánh cá TQ mang tên Nam Ngư, số 402. Đây là loại tàu đánh cá có vũ trang, đài chỉ huy ở giữa, 2 bên gắn ăng-ten cần loại PRC 25, vỏ tàu bằng sắt, mũi hình chữ V, trọng tải 130 tấn, trên boong trước có 3 xuồng cấp cứu nhỏ và 1 xuồng bằng sắt, vũ trang đại bác 25 ly. 
Nhân viên đài khí tượng đảo Hoàng Sa (Pattle) cho biết tàu đánh cá nói trên của TQ đến từ 10.1.1974 và trước đó khoảng 1 tháng cũng có 1 chiếc như vậy, nhưng đã rời khỏi đảo. Tàu HQ16 dùng quang hiệu yêu cầu tàu TQ rời khỏi đảo Hoàng Sa (Pattle), nhưng tàu này không đáp ứng. Tuy nhiên đến buổi chiều tàu TQ nói trên đã tự động rời khỏi đảo. HQ16 trở lại neo đậu tại đông nam đảo Hoàng Sa (Pattle) khoảng 1 hải lý. 
Sáng ngày 16.1, HQ16 rời đảo Hoàng Sa (Pattle) đi quan sát các đảo khác và nhận thấy đảo Quang Hoà đã bị chiếm đóng công khai, trên đảo có chòi canh, vọng gác cao, gắn cờ TQ. Một chiếc tàu vũ trang di chuyển quanh đảo. Tàu này rời Quang Hoà theo hướng tây bắc vào giữa buổi sáng. 
Đảo Duy Mộng không có người nhưng có 2 tàu nhỏ nên HQ16 rời Quang Hoà và Duy Mộng đến đảo Quang Ảnh và nhận thấy trên đảo có cắm cờ TQ. 16 nhân viên tàu HQ16 đổ bộ thám sát, phát hiện trên đảo có 6 nấm mộ, 4 cũ và 2 còn mới, trước mỗi mấn mộ đều có gắn bia đá và chữ TQ. Ngoài  ra còn phát hiện thấy 1 vỏ lựu đạn TQ, 1 chai rượu Suntory còn ít rượu, 1 hầm trống làm bằng thùng đạn. Nhân viên tàu HQ16 đã gắn 2 là cờ VNCH trước khi rời đảo về tàu. 
HQ16 tiếp tục di chuyển về phía đảo Hữu Nhật  phát hiện thấy ở tây nam đảo khoảng 1,5 hải lý có 2 tàu đánh cá vũ trang TQ neo cách nhau khoảng 20m mang số 402 và 407. Từ chiếc 407, quân TQ đang dùng xuồng di chuyển khoảng 1 trung đội sang chiếc 402.
Trụ sở hành chính Việt Nam tại Hoàng Sa trước 1945.
Biết được thực trạng trên, chiều ngày 16, Tư lệnh Hải quân VNCH chỉ thị cho BTL Hải quân Vùng 1 Duyên hải tăng cường ra Hoàng Sa tàu HQ4 chở theo một trung đội biệt hải, đồng thời chỉ thị cho HQ16 sử dụng 1 tiểu đội chiếm đóng đảo Quang Ảnh.
Mặt khác, BTL Hải quân Vùng 1 Duyên hải đã báo cáo tình hình trên về BTL Hải quân và BTL Quân đoàn 1- Quân khu 1 VNCH. 
BTL Hải quân VNCH chỉ thị cho khối hành quân và Bộ chỉ huy hành quân lưu động biển báo cáo sự kiện trên lên Bộ Tổng Tham mưu quân đội VNCH, đồng thời chỉ thị cho Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải trình bày trực tiếp với Tổng thống VNCH nhân khi ông ta đến thăm BTL Hải quân Vùng 1 duyên hải, ngày 16.1.1974. 
Tổng thống VNCH chỉ thị cho Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải, Phó đô đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, chuẩn bị chiến đấu để bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ. Đồng thời, ông cũng chỉ thị cho Thủ tướng Chính phủ VNCH triệu tập Hội đồng Nội các họp bàn về việc TQ xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa. 
Bài 2: Phát hiện TQ chiếm Hoàng Sa, VNCH chuẩn bị chiến đấu đòi lại chủ quyền

Tướng Giáp đã đúng về cuộc chiến 1946

Tướng Giáp nói rằng ông đã được lệnh tấn công, và sự việc đã không thể khác được. Tôi lại nghĩ rằng đó là nguyên cớ chỉ ra rằng Tướng Giáp đã đúng.
LTS: Trong cuộc hội thảo thứ ba trong Chương trình Hòa bình cho Đông Á của Đại học Upsalla, tổ chức vào 18.10.2013 tại Học viện Ngoại giao, có một sự cố đặc biệt. Tại lần thứ ba này, các nhà tổ chức đã thất bại trong việc mời một nhà lãnh đạo của Đông Á tham dự và phát biểu.
Giáo sư sử học Stein Tonnesson, người sẽ tham dự hội thảo đã có sáng kiến là thay vào bài diễn văn của một lãnh đạo Đông Á, ông sẽ trình bày một bài diễn văn về cuộc đời và những chiến tích của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người vừa từ trần ở tuổi 102, và được đồng ý.
Giáo sư Stein Tonnesson đã viết cuốn sách "Việt Nam năm 1946: Chiến tranh đã bùng nổ như thế nào", bản tiếng Anh ra đời năm 2010" với giả định rằng lẽ ra cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất có thể ngăn được, và Việt Nam đã bị "bẫy".
Tuần Việt Nam có cuộc phỏng vấn GS Tonnesson về giả định này.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, lịch sử, chiến tranh, cuộc chiến 1946
GS Stein Tonnesson. Ảnh Huỳnh Phan
Cái bẫy chiến tranh
Tại sao Việt Nam và Pháp bỏ lỡ cơ hội ngăn cuộc bùng nổ chiến tranh cuối năm 1946, theo quan điểm của ông?
Việt Nam và Pháp đã ký Hiệp định sơ bộ vào 6.3.1946. Nhưng cuộc đàm phán để đi đến hiệp định này hoàn toàn không tự nguyện, bởi vì cuộc đàm phán này là do sức ép của Trung Quốc (chính quyền Tưởng Giới Thạch). Họ có quân chiếm đóng ở Việt Nam, và vẫn còn chiếm đóng miền Miền Bắc Trung Quốc.
Họ có thỏa thuận với người Pháp vào ngày 28.2.1946, khi họ rút quân ra khỏi Bắc Việt Nam, và cho phép người Pháp quay trở lại thế chân. Đổi lại, họ nhận được rất nhiều tiền từ người Pháp.
Nhưng quân Tưởng đã không biết rằng người Pháp đã chuẩn bị quay lại Việt Nam nhanh như thế, và muốn chiếm Việt Nam bằng vũ lực. Nhưng, với mong muốn như vậy, người Pháp cũng muốn thương lượng với chính phủ Hồ Chí Minh để được phép cập cảng ở Hải Phòng.
Chính quân Tưởng cũng đã yêu cầu Pháp phải thỏa thuận được với Chính phủ Hồ Chí Minh trước. Vì vậy, cả người Pháp lẫn người Việt đều bị Quốc Dân Đảng gây sức ép về việc ký hoà ước này.
Tướng Giáp đã trả lời ra sao khi ông đề cập về chuyện này?
Khi tôi hỏi tại sao hiệp định này lại không được thực thi đầy đủ, Tướng Giáp đã trả lời rằng nó được ký trong điều kiện với đầy sức ép như vậy, nhưng đã giúp Việt Nam có thêm thời gian củng cố thêm vị thế của mình.
Tức là Việt Nam được công nhận là quốc gia tự do, và họ chỉ cho phép Pháp ở lại tạm thời, sau đó sẽ đuổi quân Pháp ra.
Cuộc đàm phán tiếp theo ở Fontainebleau để tiếp tục những kết quả của hòa ước 6.3.1946, và làm tăng thêm tính độc lập của Việt Nam, đã không đạt được kết quả.
Thế nhưng, Hoà ước 6.3.1946 không bị dập tắt ngay, bởi Đảng Xã hội và Đảng Cộng sản Pháp ở Pháp lúc đó nắm quyền, và họ không muốn có chiến tranh ở Đông Dương. Chính phủ Hồ Chí Minh cũng muốn tránh cuộc chiến tranh này, và họ đã đạt được hòa ước với Bộ Trưởng Thuộc địa Pháp, thuộc Đảng Xã hội.
Tuy nhiên, hòa ước này đã bị phá hoại bởi Cao ủy Pháp tại Sài Gòn Georges Thierry d'Argenlieu, một người được Đại tướng Charles de Galle, chứ không phải Đảng Xã hội bổ nhiệm.
Nhưng đến tháng 12.1946, trong một thời gian ngắn, Pháp có một chính phủ do André Léon Blum đứng đầu, và ông ấy muốn giữ hòa bình tại Đông Dương.
Hồ Chí Minh muốn chính phủ Pháp rút d'Argenlieu, Cao ủy Pháp tại Đông Dương, về, và bổ nhiệm một người khác tốt hơn. Nhưng chuyện đó đã không diễn ra.
Có một cuộc khủng hoảng chính trị ở Pháp thời điểm đó, và Tổng Tư lệnh Quân đội Pháp ở Đông Dương được lệnh ném bom Hải Phòng, giết hàng ngàn người ở đó. Từ đó, ở Hà Nội nổi lên phong trào tiêu diệt quân Pháp, xây dựng công sự và chuẩn bị chiến tranh.
Khi Pháp vào Việt Nam từ tháng 3.1946, quân Tưởng cũng đã rút đi. Hồ Chí Minh muốn giữ chặt mối quan hệ với André Léon Blum, lúc đó là Thủ tướng Pháp, và gửi hàng loạt bức điện tín, nhưng những người Pháp ở Sài Gòn, con đường duy nhất để các bức điện có thể sang Pháp, đã tìm cách trì hoãn những bức điện đó lại.  Trong khi đó, ngoài Hà Nội, người Pháp tìm cách phá hoại Hiệp định, và khiêu khích với mong muốn là Việt Nam sẽ tấn công trước.
Tướng Giáp cho rằng đã quá sức chờ đợi của Việt Nam về mặt thời gian, trong khi Hồ Chí Minh lại quyết định chờ đợi thêm với Chính phủ Blum, song song với việc chuẩn bị những chứng cứ về việc quân Pháp giết người ở Hải Phòng. Hồ Chí Minh muốn có thêm thời gian chuẩn bị cho cuộc chiến tranh.
Và quyết định ngày 19.12.1946 ông đã gọi là "cái bẫy" của Pháp ở Đông Dương?
Đúng vậy. Và vào 19.12, Pháp đã tiến thêm một bước nữa, gửi điện tín cho phía Việt Nam, với hàm ý rằng Pháp sẽ tấn công. Và Tướng Giáp đã tin vào điều đó.
Nhưng Hồ Chí Minh cho đến phút chót vẫn nghĩ rằng ông có thể chờ đợi Blum, với quyết định không gây chiến?
Đúng vậy. Và Chính phủ Blum đã làm đúng như vậy. Có điều bức điện mà ông gửi chỉ đến Sài Gòn sau khi chiến tranh nổ ra. Bởi vì khi lên làm Thủ tướng, Blum đã gửi một phái đoàn hòa bình sang Việt Nam, và ngày 17.12.1946, trước cuộc chiến hai ngày là ngày ông ra quyết định.
Tôi nghĩ là có sự thiếu nhất trí trong việc tuyên bố chiến tranh trong nội bộ chính phủ Việt Nam, và có sự hiểu nhầm giữa chính phủ Pháp và Việt Nam, và cơ hội gìn giữ hòa bình đã bị bỏ lỡ.
Và ông đã hỏi lại Tướng Giáp chuyện này bao giờ?
Cuối năm 1991. Tướng Giáp nói rằng ông đã được lệnh tấn công, và sự việc đã không thể khác được.
Tôi lại nghĩ rằng đó là nguyên cớ chỉ ra rằng Tướng Giáp đã đúng. Tôi biết ở Việt Nam có những tài liệu nói về chuyện này, nhưng rất tiếc là những người nước ngoài như tôi không thể tiếp cận chúng.
Khi lần đầu tiên ông gặp Tướng Giáp, cảm giác của ông về vị tướng này thế nào?
Lần đầu tiên tôi xin gặp ông là cuối những năm '80, nhưng mọi cố gắng đã không đạt kết quả. Trước khi tôi quay lại Việt Nam cuối năm1991, tôi lại xin, và tôi đã được gặp ông.
Có một chuyện hơi buồn cười là tôi đi đến nơi hẹn, Nhà khách Chính phủ, nhưng những người ở Học viện Ngoại giao bảo tôi phải gửi xe ở gần đó, và lên xe ô tô của họ để vào gặp ông. Họ giải thích rằng một vị khách của Tướng Giáp phải như vậy.
Khi tôi vào phòng, chúng tôi ngồi đối diện nhau. Những người của Học viện Ngoại giao ngồi một bên, còn bên kia, phía Tướng Giáp, là những người phụ tá của ông. Tổng cộng cả phòng có chừng 50 người.
Ông bảo tôi đặt câu hỏi bằng tiếng Anh, và Tướng Giáp trả lời, và người phiên dịch sẽ dịch Anh - Việt và Việt -Anh. Nhưng tôi đã hỏi ông bằng tiếng Pháp, và ông cũng trả lời bằng tiếng Pháp, và người phiên dịch không có việc gì phải làm, giống hệt như cuộc gặp của tôi với GS Phan Đình Diệu vào năm sau.
Ấn tượng đầu tiên của tôi là tiếng Pháp của ông rất tốt. Nhưng ấn tượng mạnh hơn là ánh mắt của ông, ánh mắt của một người có bản lĩnh lớn.
Hồi đó tôi đã đọc cuốn "Những năm tháng không thể nào quên" của Tướng Giáp, và tôi muốn nghe ông giải thích về một số điều ông viết trong đó, cũng như cách ông kết thúc cuốn sách.
Đối với câu hỏi của ông về khả năng cứu vãn hòa bình cuối năm 1946, Tướng Giáp đã trả lời thế nào?
Khi câu chuyện chuyển sang năm 1946, Tướng Giáp nói rằng ông biết rằng tôi sẽ hỏi câu hỏi đó, và ông nói rằng phía Việt Nam đã chủ động tuyên chiến vào ngày 19.12.1946.
Sau đó, Tướng Giáp viết hồi ký của mình, gồm 3 tập, nói rõ những việc mà trong "Những năm tháng không thể nào quên" còn chưa nói rõ. Và ở cuối cuốn thứ 3, ông đã tranh luận về việc cuộc chiến đã xảy ra như thế nào ở miền Bắc, với các luận điểm của một học giả Pháp và một học giả Na uy.
Học giả Na uy là ông?
Đúng thế.
Nhưng tôi không cảm thấy hài lòng với giải thích của ông. Bởi qua đó tôi không thấy rõ ràng nguyên nhân chính của Lời Kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh.
Tướng Giáp còn đọc rất kỹ những gì đồng tác giả người Pháp và tôi nói, và ông thể hiện rõ quan điểm của mình chống lại những gì chúng tôi giả định.
Ông giả định điều gì?
Một quan điểm khác của tôi là nếu Việt Nam tránh khỏi cuộc chiến cuối năm 1946, sẽ không có cuộc chiến nào ở Việt Nam, kể cả cuộc chiến Đông Dương lần 2 (Chiến tranh Việt Nam), và con đường phát triển của chính trị và xã hội Việt Nam sẽ hoàn toàn di theo hướng khác. Và Việt Nam sẽ không quá phụ thuộc vào Liên Xô và Trung Quốc như thực tế đã diễn ra, và Việt Nam sẽ thực sự độc lập hơn nhiều.
Thế nhưng, cho đến bây giờ, ngay cả luận điểm này tôi cũng không tin.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, lịch sử, chiến tranh, cuộc chiến 1946
Bìa cuốn sách của GS Stein Tonnesson
Việt Nam cùng lắm là hoãn chiến tranh được 10 tháng
Tức ông không tin vào điều mà ông đã giả định trong cuốn sách của mình?
Bởi nếu tránh được cuộc chiến cuối năm '46, Việt Nam vẫn sẽ vấp phải cuộc chiến, khoảng 10 tháng sau, vào năm 1947. Tôi đã suy nghĩ rất kỹ chuyện này, về phía Pháp, và đi đến kết luận rằng cuộc chiến chắc chắn sẽ xảy ra vào Mùa Thu 1947.
Bởi vì cuối năm 1946, người Cộng sản ở Pháp rất mạnh, có nhiều ảnh hưởng, thậm chí họ còn có các thành viên trong Chính phủ vào tháng 1 năm 1947. Và những đảng viên Đảng Xã hội cũng mạnh, và họ rất muốn giữ hòa bình.
Còn những người Dân chủ, tuy không ham thích chiến tranh lắm, nhưng họ phải chiến đấu vì những chiếc ghế trong Quốc hội, nên họ đã quyết định dừng lại tất cả những nhượng bộ với Việt Nam.
Và vào tháng 4 - tháng 5, năm 1947, những người Cộng sản bị mất ghế trong chính quyền, và cuộc chiến tranh lạnh thực sự đã diễn ra trên tầm quốc tế. Vì vậy, tôi kết luận rằng bên Pháp đã có phong trào chống lại Việt Nam, và chính phủ không còn nằm trong phe tả nữa. Như vậy, nếu Việt Nam tránh khỏi cuộc chiến cuối năm 1946, và tiếp tục đàm phán với Chính phủ Pháp, nhưng không có kết quả cho tới khi có cuộc thay đổi về chính trị ở Pháp mùa thu năm sau, với bất lợi lớn về phía Việt Nam.
Tức là cả trong hai trường hợp, Việt Nam không thể tránh được cuộc chiến tranh với Pháp, chẳng qua là nếu lùi lại được 10 tháng thì có thêm cơ hội chuẩn bị kỹ càng hơn cho cuộc chiến?
Đúng vậy. Và anh nói đúng, Việt Nam sẽ có thêm thời gian chuẩn bị cho cuộc chiến, và kể từ đó tới khi Cách mạng Trung Quốc thắng lợi, Việt Nam sẽ phải chờ đợi ít thời gian hơn để có thể nhận được sự giúp đỡ của họ.
Hơn nữa, thế giới cũng biết thêm về Việt Nam, về những điều người Pháp gây ra ở Việt Nam năm 1946, và bản thân Hồ Chí Minh cũng được thế giới biết tới nhiều hơn.
Và với tư cách là một sử gia, tôi phải nghiên cứu mọi khả năng có thể xảy ra.
Ông có nghĩ là trong trường hợp đó, Việt Nam sẽ ít phụ thuộc hơn vào Trung Quốc, để dẫn tới các hệ luỵ kèm theo, ví dụ như cải cách ruộng đất?
Vẫn như vậy thôi, bởi sự giúp đỡ của Trung Quốc với Việt Nam bắt đầu từ năm 1950, và Mao Trạch Đông công nhận nước VNDCCH (18.1.1950), rất nhanh trước khi Stalin làm việc này. Ông ta làm vì không muốn Pháp công nhận Đài Loan, và ông ta muốn gây xung đột với phương Tây, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Dương, và Trung Quốc sẽ được hưởng lợi từ đó.
Trong khi đó, Liên Xô không hề quan tâm tới Việt Nam.
Ý ông nói là Việt Nam từ lúc đó đã là con bài trong ván bài của Mao Trạch Đông?
Đúng. Bởi vì đối với Mao, cuộc chiến ở Đông Dương tốt hơn cuộc chiến ở bán đảo Triều Tiên, bởi Triều Tiên nằm gần vị trí trọng yếu của Trung Quốc. Trong khi đó, Stalin không muốn có một nước Trung Quốc mạnh, nên Stalin đã "gây ra" cuộc chiến ở bán đảo Triều Tiên", còn Mao thì phải trả giá với hàng triệu sinh mạng và vô số nguồn lực.
Nhưng nói gì thì nói, cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất là một yếu tố cấu thành của "chiến tranh lạnh"
Xin cảm ơn ông!
Huỳnh Phan (thực hiện)
 

“Thùng rỗng” của những kẻ tiếm danh chống Nhà nước

Đôi lời: Thật nực cười và thảm hại cho những kẻ tồn tại chỉ dựa vào bạo quyền mà không có chính danh và chính nghĩa.
Họ đang đối mặt với những cái được họ gọi là “thùng rỗng“, những kẻ “tiếm danh“, và “mặc dù mang danh là ‘diễn đàn’ nhưng lại chỉ một admin vô hình nào đó post chọn và post bài theo định hướng nội dung của nhóm nhân sĩ trí thức kia“, … ? Vậy thì làm sao phải hoảng hốt diễn trò “Đem xe cán châu chấu” đến vậy? Hết báo này tới báo khác, những “cơ quan ngôn luận” quyền lực nhất của đảng đều vào cuộc. Thậm chí còn thêm cả “khủng long” truyền thông là Thông tấn xã Việt Nam cũng ra quân, cùng một nhân vật VIP trong hàng ngũ lý luận của đảng, mà một bài viết của độc giả mới hôm qua đã ví như hành động “xuất tướng”. 
Đến như thế mà vẫn tịnh chẳng có một độc giả nào hưởng ứng những màn la lối, lăng nhục của họ (không có lấy một phản hồi). Trong khi với thứ “thùng rỗng” này, mới 3 tháng ra đời, bị dựng tường lửa chặn tứ tung, mà vẫn được độc giả gửi phản hồi, gửi bài vở, tin tức trao đổi, hưởng ứng nhiệt liệt. 
Lại thêm một kiểu “Gậy ông đập lưng ông”!
BT
——
Công an nhân dân
09:58:00 18/12/2013
Đinh Hương

Kể từ khi có một kẻ tiếm danh phục hồi Đảng Dân chủ gây sự phẫn nộ từ chính những đảng viên từng sinh hoạt trong Đảng Dân chủ trước đây, đến nay ngày càng nảy sinh thêm nhiều người xem sự tiếm danh làm phương thức vận động, đấu tranh cho cái gọi là “Phong trào dân chủ Việt Nam”. Nhưng thực ra, đây chỉ là một nhóm cá nhân chưa đến chục người hùng hồn tuyên bố trên Internet, chứ chưa thể gọi là phong trào, lại càng không kích thích được đời sống dân chủ.
Nhóm 103 người ký tên phản đối Điều 258 BLHS cũng tiếm danh cộng đồng blogger Việt Nam đã khiến các blogger trên mạng nổi giận, lên án hành vi này là mạo nhận danh xưng cộng đồng nhằm chiêu dụ thành phần chống đối đất nước, lòe bịp các tổ chức quốc tế. Mang danh là “Mạng lưới blogger Việt Nam” nhưng họ không làm gì hết ngoài chửi bới và đòi hỏi, trong khi đa phần các blogger đó không quan tâm gì đến Điều 258. 103 blogger không thể đại diện cho cả một cộng đồng. Bởi vậy trên mạng lưới facebook giờ đây, người ta biết đến một nhóm blogger có tên gọi “Hội những người phản bác tuyên bố 258” luôn có bài viết vạch trần các chiêu trò, thủ đoạn gian manh của nhóm có danh xưng “Mạng lưới blogger Việt Nam” kia.
Gần đây nữa là sự xuất hiện cái gọi là “Diễn đàn xã hội dân sự” do nhóm người tự xưng là nhân sĩ trí thức điều hành. Nói là diễn đàn quy tụ các nhóm hội xây dựng xã hội dân sự, nhưng thực chất chỉ là “diễn đàn” cho một số kẻ chống Nhà nước, đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đòi thay đổi thể chế chính trị hiện hành là chính. Mặc dù mang danh là “diễn đàn” nhưng lại chỉ một admin vô hình nào đó post chọn và post bài theo định hướng nội dung của nhóm nhân sĩ trí thức kia.
Qua đó có thể thấy không những ở đây không phải diễn đàn mà cũng chẳng hề có tính “dân sự” như họ hùng hồn tuyên bố. Bởi vậy mà diễn đàn này, thêm một nhóm nữa, cũng tiếm danh các tổ chức, hội nhóm dân sự trong nước không ngoài mục đích thùng rỗng kêu to, khuyếch trương cho cái gọi là lực lượng chính trị đối lập “ảo” trên mạng Internet.
Lấy sự tiếm danh là phương thức vận động xã hội tất yếu dẫn đến sự “danh không chính, ngôn không thuận”, không chỉ gây ra phản ứng của dư luận bị tiếm danh, mạo nhận mà còn khiến cho chính nội bộ các hội nhóm này ngày một tự phân hóa, lèo tèo dần đi. Cũng vì thế mà các vở diễn dở khóc dở cười mà các diễn viên thủ vai chính lại là những kẻ khởi xướng đang trở thành trò cười, câu chuyện tiếu lâm trên mạng Internet cũng ngày một nhiều hơn.
Thời nào cũng vậy, dù chiếc áo khoác có mỹ miều, đẹp đẽ đến đâu, như “đấu tranh dân chủ, nhân quyền”, “xây dựng xã hội dân sự” của những kẻ tiếm danh, “vô danh tiểu tốt” cũng chẳng che đậy được bản chất vụ lợi, cơ hội bên trong là vì thế. Vì thế, họ sẽ chuốc lấy sự thất bại và bài xích của những người chân chính.
Đ.H

VẬT THẾ CHẤP CHO CÁC CƯỜNG QUỐC

Bài đọc liên quan:
+ Phép thử chính trị
+ Ao làng biển Đông

Hôm nay ngồi xem lại clip Thông tấn xã trung ương Bắc Hàn - KCNA: KOREAN CENTRAL NEWS AGENCY of DPRK(Democratic People's Republic of Korea) - đăng tải hồi tháng 7/2012 - khi mà ông cựu TT Lee Myung Bak còn tại nhiệm - về câu chuyện ông Ro Su Hui sau khi vượt biên giới vĩ tuyến 38 để tham gia ngày giỗ 100 ngày sau khi Kim Jong Il qua đời. Ông Ro Su Hui là Phó chủ tịch Ủy ban Thống nhất Nam Bắc Hàn của chính quyền Nam Hàn. Ông Ro đã được ông chủ tịch cửa khẩu Pomminryon bên phía Bắc Hàn là Choe Jin Su đưa tiễn về lại Nam Hàn sau giỗ 100 ngày của Kim Chính Nhật. 
Khi sang bên phía Nam Hàn ở cửa khẩu Pomminryon, ông Ro Su Hui hô khẩu hiệu rằng: "Đả đảo nhóm những kẻ phản bội Lee Myung Bak". Khi ông sang lại Nam Hàn thì ông bị an ninh Nam Hàn bắt đi. Dân Bắc Hàn đứng bên kia cửa khẩu Pomminryon vẫy cờ thống nhất Liên Triều và hô khẩu hiệu: "Hãy để Ông Ro Su Hui về nhà!" và "Chính quyền bảo thủ của Mỹ và Nam Hàn phải ngưng hành động vi phạm nhân quyền một lần nữa khi bắt Phó Chủ tịch Ro Su Hui!"
Qua đó ta thấy có 3 điều cần suy nghĩ:
1. Cả ở Nam và Bắc Hàn điều có những người mong muốn thống nhất Liên Triều. 
2. Mặc dù sống ở một chế độ tự do dân chủ của Nam Hàn, nhưng vẫn có những công dân có chức tước kính trọng ông cố chủ tịch Kim Jong Il, đặc biệt với ông Ro Su Hui là phó chủ tịch Ủy ban Thống nhất Liên Triều là người am hiểu rất rõ tiến trình đàm phán để thống nhất Liên Triều, thể hiện sự kính trọng và mong muốn thống nhất Nam Bắc Hàn. Chẳng những thế, ông Ro Su Hui còn tỏ thái độ gọi tổng thống Hàn Quốc lúc bấy giờ là thành phần phản động. Nó chứng tỏ, không phải chỉ Kim Chính Nhật có lỗi trong việc thống nhất Nam Bắc Hàn, mà chính phủ diều hâu Lere Myung Bak cũng góp phần vào việc Nam Bắc Hàn không thống nhất được.
3. Vấn đề Liên Triều thống nhất không phải chỉ 2 chính quyền của Bắc và Nam Hàn quyết định, mà có thể Trung Hoa, Mỹ và Nga là những cường quốc quan trọng quyết định. Cũng giống việc miền Bắc Việt Nam nuốt Nam Việt Nam cũng do Mỹ Nga và Trung Hoa quyết định trên bàn cờ chính trị thế giới.
Câu chuyện Nam Bắc Hàn thông qua chỉ một clip 2'21", nhưng nó nhắc chúng ta một nguyên tắc cơ bản của các quốc gia nhỏ bé rằng không bao giờ có độc lập tự chủ thực sự, khi có chung đường biên giới với 1 cường quốc bẩn thỉu. Ngay cả Nam Hàn hiện nay là đồng minh Hoa Kỳ, có nền kinh tế hùng cường đứng thứ 12 toàn cầu với chỉ dân số và diện tích chỉ bằng 1/2 so với Việt Nam, nhưng cũng không quyết định được sự thống nhất quốc gia anh em bị chia cắt.
Clip của Thông tấn Trung Ương Bắc Hàn quay lại cảnh ông Ro Su Hui - phó chủ tịch Ủy ban Thống nhất Liên Triều - phản đối chính quyền Nam Hàn tại cửa khẩu Pomminryon và bị bắt khi về bên nay Nam Hàn
Ngày ấy, lịch sử phân tranh Nam Bắc Việt cũng có những cuộc đi đêm giữa chính quyền Hồ Chí Minh ở Bắc Việt với chính quyền Ngô Đình Diện ở Nam Việt, thông qua những cuộc gặp gỡ giữa ông Ngô Đình Nhu và ông Phạm Hùng ở khu rừng Tánh Linh thuộc tỉnh Bình Tuy - bây giờ là huyện Tánh Linh tỉnh Bình Thuận. Cả hai phía Nam Bắc Việt Nam đều muốn hòa bình thống nhất. Nhưng lý do vì đâu mà không thành. Cuối cùng, lịch sử đã ghi dấu dòng họ Ngô bị Hoa Kỳ giật dây để tướng Minh lớn thủ tiêu và lật đổ.
Khi chính quyền đệ nhị Cộng Hòa sụp đổ vào ngày 30/4/1975. Những ai nhức nhối với lịch sử nước Việt trong nội chiến đều hiểu rõ: Hoa Kỳ, Nga và Trung Hoa đóng vai trò quyết định việc Bắc Việt "thắng" Nam Việt thông qua cuộc mua bán giữa Mao Trạch Đông và Nixon trong Thông Cáo Thượng Hải 1972. Và sau đó là, ký kết Hiệp định Paris 1973 với nội dung Hoa Kỳ rút quân về nước, hai miền Nam Bắc phân chia ranh giới, ngưng chiến để dân chúng làm ăn. Nhưng Bắc Việt đã vi phạm Hiệp Định Paris, và Hoa Kỳ làm lơ để Trung Hoa chiếm lấy Hoàng Sa vào năm 1974. Sau đó là 30/4/1975 lịch sử làm dấu mốc nhân dân Việt Nam thoát nội chiến, nhưng toàn Đông Dương lại mắc vào một cổ 3 tròng: chính quyền Hà Nội, Liên Xô cũ và Trung Hoa, sau khi đã nồi da xáo thịt hơn 5 triệu sinh linh nước Việt. Quả là đau lòng!
Nam Bắc Hàn rồi sẽ thống nhất dưới triều đại Kim đệ Tam - Kim Chính Ân. Nhưng để đi đến thống nhất sẽ là sự mặt cả giữa tam quốc phân tranh: Nga, Hoa Kỳ và Trung Hoa là điều chắc chắn. Song vấn đề là, khi bỏ Nam Việt Nam để lấy Trung Hoa chống lại Liên Xô, và 18 năm sau Liên Xô Đông Âu sụp đổ, thì bây giờ, để đổi lấy thống nhất Liên Triều, Hoa Kỳ phải đổi lại cái gì cho Trung Hoa? Liệu có phải là Biển Đông và Đông Dương một lần nữa được đưa vào làm vật thế chấp, khi mà biển Đông chỉ là cái ao làng, và Việt Nam chỉ là con cờ không giá trị đối với Hoa Kỳ trong lúc này?

Chính vì thế mà, chúng ta không lấy làm lạ gần đây Việt Nam và Trung Hoa rất thân thiện trong cả việc nhất định không sửa đổi hiến pháp 2013, và nhiều chuyến viếng thăm con thoi giữa 2 bên, những lời hứa Việt Nam trung thành với Trung Hoa, và kể cả việc Việt Nam từ chối gia nhập TPP. Và một điều đáng lưu ý là người Nga bỏ của chạy lấy người ở cảng Cam Ranh tháng 6/2001, thì 12 năm sau họ quay lại cảng Cam Ranh, trong khi đó, từ thời TT Bush vào tháng 12/2007, ông Đô Đốc tư lệnh Thái Bình Dương - Robert Lucius - đã khẳng định: Hoa Kỳ dứt khoát là không quan tâm đến cảng Cam Ranh.

Nếu như vật thế chấp của các chính trị gia ở các nước nhược tiểu là nhân dân, hoặc con cái của vua quan triều đình của quốc gia này, thì vật thế chấp chính trị toàn cầu cho các cường quốc lại là chính các quốc gia nhược tiểu. Đó là nỗi đau của các dân tộc có quốc gia cùng đường biên giới với các cường quốc gian hiểm và bẩn thỉu như Trung Hoa, Nga và Hoa Kỳ.

65 năm qua chưa có ĐBQH nào trình sáng kiến pháp luật

TTO - Đó là nhận định của TS. Võ Trí Hảo - ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh khi báo cáo kết quả nghiên cứu chuyên đề hoàn thiện cơ sở pháp lý về cơ chế thực hiện quyền trình sáng kiến pháp luật của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tại Hội thảo Báo cáo kết quả nghiên cứu chuyên đề do Viện Nghiên cứu Lập pháp tổ chức ngày 18-12 tại TP.HCM.

Ông Hảo cho hay trong suốt 65 năm tồn tại của quốc hội chưa có ĐBQH nào chính thức trình sáng kiến pháp luật.
Giải thích nguyên nhân của hiện tượng này, ông Hảo cho rằng ĐBQH Việt Nam có nhu cầu trình sáng kiến pháp luật nhưng nhu cầu chưa nhiều, chưa có động lực, áp lực bởi có sáng kiến hay không có sáng kiến pháp luật đại biểu vẫn được tái cử.
Mặt khác, VN ảnh hưởng bởi văn hóa nho giáo, trọng ý kiến tập thể không trọng ý kiến cá nhân. Nếu một cá nhân ĐBQH trình sáng kiến pháp luật của riêng mình thì bị coi là chơi trội.
H.ĐIỆP – B.HÀ

Bitcoin: Đồng tiền tương lai hay bong bóng tài sản?

Chủ Nhật, 15/12/2013, 18:17 RSS Gửi email In tin
Các nhà quản lý vẫn đang tìm cách quản lý đồng tiền này sao cho hiệu quả nhất, nhưng trong khi cơn sốt bitcoin lên đến đỉnh điểm, những lời cảnh báo được đưa ra ngày càng nhiều.

Từng là nơi cất trữ tài sản của những kẻ nghiện công nghệ hoặc buôn lậu ma túy, giờ đây đồng tiền ảo bitcoin không chỉ được sử dụng để mua hàng hóa trực tuyến mà còn có thể dùng để đóng học phí tại đại học Nicosia.

Có giá trị gần như bằng 0 cho tới tháng 4/2011, giờ đây bitcoin đã được giao dịch ở mức 1.000 USD/bitcoin. Các nhà quản lý vẫn đang tìm cách quản lý đồng tiền này sao cho hiệu quả nhất, nhưng trong khi cơn sốt bitcoin lên đến đỉnh điểm, những lời cảnh báo được đưa ra ngày càng nhiều.

NHTW Pháp chỉ trích bitcoin, cho rằng đồng tiền này mang tính đầu cơ quá cao. Trong khi đó, Trung Quốc cấm các công ty tài chính thực hiện giao dịch bằng bitcoin.

Cơ quan giám sát ngân hàng của Liên minh châu Âu cũng phát đi lời cảnh báo đến những người sử dụng bitcoin, cho rằng họ nên nhận thức và hiểu hết được các đặc tính của đồng tiền này.

Mặc dù Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ Ben Bernanke cho rằng tiền ảo có thể có một tương lai đầy hứa hẹn, người tiền nhiệm của ông là Alan Greenspan lại gọi bitcoin là một bong bóng.

Năm 2009, bitcoin được một người (hoặc một nhóm người) có biệt danh Satoshi Nakamoto tạo ra thông qua những thuật toán siêu phức tạp. Không giống như các đồng tiền pháp định khác, bitcoin không được hỗ trợ bởi hoạt động kinh tế của một nước cũng như không được phát hành bởi bất kỳ nhà nước nào.

Trang web chính thức của bitcoin nói rằng “tất cả những điều cần thiết để một dạng tiền tệ giữ được giá trị là lòng tin và sự thích nghi”. Trong trường hợp của bitcoin, hai tiêu chuẩn này có thể được đo lường bằng việc ngày càng có nhiều người sử dụng bitcoin. Giống như tất cả các loại tiền tệ, giá trị của bitcoin được tạo ra trực tiếp từ những người sẵn sàng chấp nhận nó như một phương tiện thanh toán.

Với khoảng 12 triệu bitcoin đang lưu hành, giá trị vốn hóa của đồng tiền này vào khoảng 10,57 tỷ USD. Tối đa sẽ có 21 triệu bitcoin được tạo ra.

Mới đây, Đức đã quyết định hợp pháp hóa, coi đây là một loại tiền tệ. Đồng nghĩa với việc này là người ta có thể đánh thuế lên bitcoin. Trong khi đó, Bank of America gọi đây là một công cụ quan trọng trong thương mại điện tử.

Đồng tiền ảo có thể dễ dàng được chuyển trực tiếp giữa các điện thoại thông minh và giữa các máy tính. Tuy nhiên, chính điều này tạo nên lo ngại về hoạt động tội phạm hoặc khủng bố.

Hồi tháng 9 vừa qua, bitcoin gây xôn xao khi chính phủ Mỹ quyết định đóng cửa Silk Road – nơi có thể buôn lậu ma túy và các hàng hóa bất hợp pháp khác bằng bitcoin. Số bitcoin trị giá 3,6 triệu USD đã bị thu giữ - lớn nhất kể từ trước tới nay.

Tuy nhiên, chính sự kiện này lại khiến bitcoin giành được nhiều chú ý từ thế giới thực.
Các nhà đầu tư cá nhân hào hứng với bitcoin, được tiếp thêm cảm hứng từ những ví dụ điển hình như chàng trai người Na Uy chứng kiến 24 USD biến thành 690.000 USD sau 4 năm.

NHTW Pháp nêu ra những rủi ro tương tự, cho rằng vì đây là đồng tiền đầu cơ, người sử dụng đứng trước những rủi ro nhất định về mặt tài chính. “Kể cả khi biến động quá mạnh là cơ hội để nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ hay tổ chức chuyên nghiệp kiếm lời, họ nên nhận thức được những rủi ro”, NHTW Pháp viết trong thông báo. Thêm vào đó, khả năng chuyển đổi của bitcoin không được đảm bảo và rất có thể nhà đầu tư sẽ mất trắng khoản tiền đã đầu tư.

Trung Quốc đã trở thành thị trường lớn nhất thế giới giành cho bitcoin. Đứng trước cơn sốt này, chính NHTW Trung Quốc đã phải ra lệnh cấm. “Bitcoin là một hàng hóa ảo, về mặt pháp lý không được coi là một loại tiền tệ và do đó không nên và không thể được sử dụng trên thị trường”.

Dẫu vậy, người đứng đầu BTCChina – sàn giao dịch bitcoin lớn nhất ở Trung Quốc – vẫn cho rằng tiền điện tử là một lựa chọn đầu tư mới cho người dân Trung Quốc (vốn là đất nước của những người tiết kiệm). Bobby Lee cho rằng bitcoin là một tài sản toàn cầu ngang hàng với các tài sản đầu tư khác như vàng, cổ phiếu và bất động sản.

Theo Thu Hương
 Trí Thức Trẻ/Business Insider

Ngày 19/12/2013 - Vấn đề người lao động Việt Nam bỏ trốn tại nước ngoài

TIN LÃNH THỔ


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

Trung Quốc NỔI ĐÓA vì phát ngôn của Ngoại trưởng Mỹ ở Việt Nam


Hôm 17/12, hãng thông tấn Tân Hoa Xã đã đăng tải một bài xã luận cho rằng, trong những tháng vừa qua Trung Quốc đã nỗ lực giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam và rằng các nước Đông Nam Á nên tránh một trò chơi có tổng bằng không trong các mối quan hệ với Trung Quốc.
Vì vậy, theo Tân Hoa Xã, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry không cần thiết phải chỉ trích các chính sách hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông khi đến Hà Nội hôm 16/12.
Trong cuộc họp báo chung với Phó Thủ tướng – Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh hôm 16/12, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuyên bố: “Hòa bình và ổn định tại Biển Đông là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi và của các nước trong khu vực.
Chúng tôi rất quan ngại và phản đối mạnh mẽ các âm mưu gây hấn và cưỡng ép nhằm thúc đẩy các đòi hỏi chủ quyền. Các bên liên quan phải có trách nhiệm làm rõ các lời tuyên bố về chủ quyền và điều chỉnh các lời tuyên bố đó cho khớp với luật pháp quốc tế, đồng thời theo đuổi các tuyên bố đó với các định chế hòa bình quốc tế…
Khi thảo luận về các tranh chấp chủ quyền, tôi cũng đã nêu các quan ngại sâu sắc về tuyên bố của Trung Quốc về vùng nhận dạng phòng không (ADIZ). Hành động này rõ ràng làm tăng nguy cơ của những tính toán sai lầm rất nguy hiểm hay các sự cố, và nó làm gia tăng hơn nữa căng thẳng.
Tôi đã nói với ngài Phó Thủ tướng (Phạm Bình Minh) rằng Hoa Kỳ không công nhận vùng nhận dạng phòng không đó và không chấp nhận nó.
Tuyên bố của Trung Quốc không làm thay đổi việc Hoa Kỳ thực hiện các hoạt động quân sự trong khu vực. Đây là quan ngại mà chúng tôi đã nêu rất thẳng thắn và trực tiếp với Trung Quốc.
Vùng nhận dạng đó không nên được lập ra và Trung Quốc không nên có những hành động đơn phương tương tự ở những nơi khác trong khu vực, đặc biệt tại Biển Đông”.
Tân Hoa Xã cho rằng, Ngoại trưởng John Kerry chắc chắn sẽ thúc đẩy một thỏa thuận tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Philippines nhằm thể hiện sự ủng hộ đối với các nước Đông Nam Á về những tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.
Nhiều người Trung Quốc lo ngại rằng Mỹ có thể sẽ truyền đạt những tín hiệu sai, khiến một số nước trong khu vực đưa ra những chính sách thiếu thận trong về những tranh chấp hàng hải với Trung Quốc.
Trong vài năm qua, Biển Đông đã trở thành một chủ đề mới trong chiến lược của Washington ở châu Á. Tân Hoa Xã cáo buộc rằng ‘giới diều hâu’ Mỹ đã biến Bắc Kinh thành một mối đe dọa để một số nước Đông Nam Á tin vào một kịch bản trò chơi có tổng bằng không trong các mối quan hệ với Trung Quốc.
Tân Hoa Xã bình luận rằng, tuy nhiên, như thường thấy trong lịch sử, những nước có mối quan hệ với Trung Quốc đều thu được nhiều lợi ích. Tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc trong 3 thập kỉ qua đều đem lại những lợi ích lớn lao cho các nước láng giềng. Thương mại nở rộ, đầu tư tăng vọt nhờ những chính sách cải cách và mở cửa của Trung Quốc.
Tân Hoa Xã cho rằng, nền kinh tế Trung Quốc có mối liên hệ rất chặt chẽ với phần còn lại của thế giới bằng một con đường phát triển hòa bình. Khi Trung Quốc phát triển hơn thì mọi người càng có lợi. Một khu vực Đông Á thịnh vượng sẽ đem lại lợi ích cho tất cả các nước có quyền lợi trong khu vực, trong đó có Mỹ.
Theo Tân Hoa Xã, theo kế hoạch tăng cường các mối quan hệ với các nước Đông Nam Á, Trung Quốc cũng đã cung cấp nhiều hàng hóa, dịch vụ hơn cho những nước này, bao gồm việc thiết lập ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng và tăng cường hợp tác an ninh hàng hải, nhằm thúc đẩy hòa bình và phát triển trong khu vực.
Những dự án hợp tác đầy sáng tạo này rất phù hợp với mục tiêu chiến lược của Mỹ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Để đảm bảo hòa bình, môi trường hợp tác trong khu vực, Mỹ cần phải có một phải có một thái độ tích cực để thực hiện một trò chơi có tổng bằng một số dương.
Tân Hoa Xã còn cảnh bảo rằng Washington đã thiếu thận trọng khi tiếp tục thúc đẩy sự hiện diện quân sự tại khu vực, làm mất cân bằng cán cân quyền lực và khiến một số nước trong khu vực lựa chọn đối đầu thay vì tham gia và các cuộc đàm phán hiệu quả.
Hãng thông tấn này còn cho rằng, Mỹ, siêu cường quốc duy nhất trên thế giới, nên tìm cách để làm tiêu tan sự ngờ vực, thúc đẩy hợp tác trên Biển Đông, nơi mà tất cả mọi người đều có thể là người chiến thắng.
Theo Infonet

Đàm phán TPP: Vấn đề người lao động Việt Nam bỏ trốn tại nước ngoài 

Điều khoản quy định tiền phạt nặng nề của chính quyền Việt Nam đối với những người lao động của họ tại nước ngoài bỏ trốn là một nan đề sẽ được đưa ra xem xét tại đàm phán TPP.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trong chuyến dừng chân hiện tại ở Viễn Đông chắc chắn sẽ đặt sự quan tâm về vấn đề nhân quyền đối với nước chủ nhà Việt Nam, vốn đang có những hoạt động rất sôi nổi tích cực nhằm được gia nhập và hưởng lợi từ việc gia nhập Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Xuyên Thái Bình Dương.
Tuy vậy, vẫn có một số điều nghi ngại ở đây, đó là nghị định số No. 95/2013/ND-CP được ban hành bởi chính phủ Việt Nam sẽ được đặt vấn đề trong chương trình nghị sự của ông Kerry. Nghị định này có hiệu lực từ tháng 10 và được thi hành sau khoảng thời gian 3 tháng nới lỏng, những điều khoản bắt buộc những lao động Việt Nam tại nước ngoài phải đối mặt với khoản phạt từ 80 tới 100 triệu VNĐ (tương đương 3,800 tới 4,700 USD) nếu họ từ bỏ hợp đồng lao động, và một số lượng lớn lao động bỏ trốn khỏi sự bóc lột của môi giới lao động khi hợp đồng lao động của họ tới hạn.
Theo Uỷ ban chuyên trách những vấn đề liên quan tới lao động của Đài Loan, số lượng những người lao động Việt Nam bỏ trốn, cư trú trái phép chưa bị bắt giữ lên tới 19,878 vào cuối tháng 10, phản ánh một tỷ lệ gia tăng rất nhanh là 31.2% hàng năm, dường như là để trốn khỏi án phạt tiền quá lớn.
Chỉ cần thực hiện một phép toán đơn giản để nhìn nhận vấn đề về nhân quyền ở đây, liên quan tới nghị định No.95: vì mức thu nhập trung bình của người Việt Nam là vào quãng 3,2 triệu đồng (tương đương 150$) hàng tháng nên rất nhiều người đang làm việc ở trong nước sẽ phải vật lộn rất vất vả với những công việc cực nhọc, thiếu thốn trong hơn 2 năm để trả nợ.
“Vì xuất khẩu lao động đóng một vai trò rất quan trọng trong chiến lược và chính sách phát triển kinh tế của Việt Nam, hình phạt nặng nề áp dụng đối với những người công nhân bỏ trốn dường như là chịu tác động và áp lực từ nước ngoài” Zheng Y, một nhà khoa học chính trị tại Đại học Connecticut quan tâm tới Việt Nam bày tỏ với Asia Sentinel.
Vào tháng 8 năm 2012, Hàn Quốc tạm dừng những thỏa thuận song phương về vấn đề tuyển dụng lao động nhập cư Việt Nam vì một số lượng lớn người bỏ trốn và cư trú quá hạn bất hợp pháp. Mặc dù sự đình chỉ này gần đây đã được nới bỏ, nhưng nó cũng làm cắt giảm tới công việc của 10,000 lao động từ Việt Nam, là một sự thiệt hại lớn đối với mảng xuất khẩu lao động
Theo số liệu chính thức từ Việt Nam, hơn 500 ngàn lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài, tại hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Mỗi năm, có tới 80 ngàn công nhân lao động Việt Nam được gửi ra nước ngoài và những điểm đến chính là Đài Loan, Mã Lai, Hàn Quốc và Nhật Bàn. Tại Đài Loan, nơi những tổ chức phi chính phủ vào giữa tháng 12 đã tổ chức một cuộc biểu tình phản đối nghị đình 95 trước cửa văn phòng ngoại giao của nhà nước Việt Nam tại Đài Loan, hiện tại có tới 122 ngàn lao động Việt Nam trên tổng số 480 ngàn lao động nước ngoài ở hòn đảo này, với hơn 20 % trong số họ đang làm việc trong những xưởng sản xuất kim loại và giúp việc gia đình (đi ở) hay chăm lo ăn uống, vệ sinh cho người già.
Các tổ chức phi chính phủ này không quá ngạc nhiên rằng có tới 20,000 lao động Việt Nam đang bỏ trốn. “Luật do nhà nước Việt Nam hiện nay ban hành áp đặt một khoản phí môi giới tối đa là 4500 USD và người lao động phải kí hợp đồng với môi giới trước sự chứng kiến của cảnh sát Việt Nam”, linh mục Peter Nguyễn Văn Hùng, giám đốc Văn phòng trợ giúp cô dâu và lao động nhập cư Việt Nam tại Đài Loan cho biết. “Tuy nhiên, gần tới ngày khởi hành đi lao động, môi giới thường bắt người lao động phải kí một bản thỏa thuận khác đã được sửa đổi với tổng số tiền phí lên tới 6500 hay 7500 USD” Những người lao động hầu như không có sự lựa chọn rút bỏ hợp đồng, cha Nguyễn Văn Hùng cho biết, bởi vì thông thường từ trước đó họ đã phải cầm cố giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu đất đai, nhà cửa, ruộng vườn để nhận được những khoản vay từ ngân hàng rồi đem nộp cho môi giới, hộ chiếu, vé máy bay, khám sức khỏe và nhiều khoản khác nữa.
“Họ gần như không có sự lựa chọn bởi vì nếu không họ sẽ mất hết tất cả tiền” cha Hùng cho biết. Theo cha Hùng, những gì tiếp sau đó thật tồi tệ. Sau khi người lao động tới xứ bạn (Đài Loan), chủ thuê bản xứ có thể sẽ không sẵn lòng trả lương theo như môi giới đã hứa hẹn, và có rất nhiều trường hợp lao động bị chủ thuê bóc lột sức lao động. Theo đó, có một thị trường khác, đen và mờ ám cho những người lao động bỏ trốn được dẫn dắt bởi nhu cầu lớn trong ngành xây dựng, nông trại và chế tạo, và hợp đồng miệng nhấn mạnh với những người lao động đang ở vào tình cảnh tuyệt vọng cho một con đường khả thi duy nhất.
Cách duy nhất để đối phó với tình trạng này là bỏ trốn. Quyết định này thường sẽ khiến những người lao động trở thành chủ thể cho việc lạm dụng lao động thêm một lần nữa. Cha Hùng nói. Cha ước tình rằng số lượng người lao động Việt Nam bỏ trốn sẽ bắt đầu giảm chút ít liên quan tới nghị định 95 nhưng sau đó sẽ quay ngược trở lại tăng nhanh hơn bởi vì vấn đề cốt lõi ở đây chỉ được giải quyết trên bề nổi. Theo cha hùng, có nhiều ý kiến chỉ ra rằng nếu điều đó xảy ra, công an Việt Nam sẵn sàng bắt giữ họ hàng của những người bỏ trốn ở Việt Nam và giữ họ ở cửa khẩu cho tới khi tiền phạt được đóng.
Cha Hùng đồng ý rằng động cơ chính của Hà Nội là tạo dựng ấn tượng tốt đối với các đối tác quốc tế và chính quyền các nước bạn, trong hoàn cảnh hiện tại Đài Loan đang phải tiến tới việc giỡ bỏ việc hạn chế nhập khẩu người giúp việc từ Việt Nam sau một thập kỷ.
Nhưng nếu chính quyền Việt Nam biết rằng nghị định 95 sẽ không giúp được gì nhiều cả, mà nó còn đồng lõa với việc bọc lột con người và ép buộc sự quy phục một cách không tự nguyện. Án phạt nặng nề này cũng sẽ khiến cho những người không tự nguyện, quay sang gây ra những vấn đề đối với xã hội Đài Loan. Cha Hùng nhận định.
Cha Hùng và nhiều người quan tâm khác nhận định rằng phía Đài Loan đã tiến một bước dài trong vài năm gần đây. Thông thường, cách lựa chọn tiếp cận theo truyền thống vẫn là truy tìm người, như một vụ án vào mùa thu năm 2004 khi cảnh sát Đài Loan hợp tác với chính những người làm môi giới, là nguyên nhân chính dẫn tới cảnh đời cực khổ của những người lao động, tập hợp lại vào quãng 500 mỗi tháng. Thêm 100 nhân viên môi giới khác rỗi việc từ Việt Nam bay qua, chỉ làm một nhiệm vụ là truy tìm đường dây chuyển kiều hối từ những người bỏ trốn và đe dọa gây áp lực với họ hàng của họ ở Việt Nam để họ khai ra thông tin của những người bỏ trốn đâu đó quanh Đài Loan.
Trả lời câu hỏi của Asia Sentinel, Ủy ban hữu trách những vấn đề liên quan tới lao động của Đài Loan cho biết rằng chính quyền Việt Nam vẫn chưa thông báo cho Đài Loan về nghị định 95. Cơ quan này ngay lập tức còn phủ nhận nghi vấn rằng Đài Loan, với vị thế là thị trường cho lao động nhập cư nước ngoài đã gây áp lực lên Hà Nội để áp đặt khoản phạt nặng nề này, và cho biết rằng thay vào đó họ từ lâu còn khuyến nghị nên cắt giảm phí môi giới một lần quá cao như vậy.
Cơ quan này còn cho biết thêm rằng họ vẫn đang chủ động hỗ trợ những người bỏ trốn, những người tự nguyện tham gia vào chương trình gia hạn 3 tháng, và hơn thế nữa còn chỉ ra rằng họ đang xây dựng một hệ thống và cơ sở hoàn chỉnh để bảo vệ cho lao động nước ngoài và sẽ được áp dụng từ trước khi đến và sau khi rời khỏi hòn đảo. Và mục tiêu là hướng những người làm công việc môi giới và những thứ không cần thiết khác tập trung lại cùng nhau và tham gia vào một “Trung tâm liên danh dịch vụ thuê mướn trực tiếp” sẽ được thành lập là một trong những phương án.
Vấn đề người lao động nhập cư nước ngoài cực kì phức tạp mà ngay cả những người cảnh sát đã được huấn luyện nghiệp vụ rất kĩ cũng dễ dàng trở nên không hữu dụng, không đương đầu hết nổi. Tuy nhiên cha Hùng cho biết rằng, giải pháp tốt hơn là những người chủ thuê nước ngoài nên trả cho môi giới lao động tiền để họ giúp thuê mướn những người lao động phù hợp.
Nhưng nỗ lực để hạn chế hoạt động của đường dây môi giới lại tạo ra một tình huống khá dè dặt: “Tôi nghe nói rằng những người môi giới hiện nay đã trả cho chủ thuê số tiền mà họ đã giữ của người lao động.” Cha Hùng cho biết.
Trong lúc đó, Hàn Quốc chỉ mở cửa lại thị trường nhập khẩu lao động Việt Nam sau một chương trình đảm bảo thí điểm rằng rằng một khoản tiền đặt cọc bắt buộc vào quãng 4800 USD phải được trả lại cho người lao động bởi chính quyền Hà Nội. Không cần phải nói, cùng với nghị định No. 95, chương trình thí điểm này sẽ khiến cho tổn thất lớn nhất về tài chính thực sự là đối với những người bỏ trốn.
Tốt nhất, Hà Nội cần đảm bảo với Kerry trong chuyến viếng thăm của ông rằng chính phủ sẽ đạt được sự cam kết về vấn đề người lao động trong những điều khoản của TPP, đó luôn là một trong những vấn đề cốt lỗi trong đàm phán kí kết hiệp định thương mại song phương với Hòa Kỳ.
Theo giáo sư Zheng, Việt Nam có thể sẽ đàm phán một khoảng thời gian để dần dần cải thiện luật lao động của họ và chứng tỏ sự tôn trọng của họ đối với quyền lợi của người lao động, đặt biệt là đối với những ngành công nghiệp phục vụ xuất khẩu.
Vấn đề ở đây là án phạt nặng nề đối với những người lao động bỏ trốn sẽ là một bước đường dẫn tới việc cải thiện quyền lợi cơ bản của người lao động khi họ đặt một tiêu chuẩn cao hơn cho người lao động đi xuất khẩu. Ông Zheng nói. “Nhưng mặt khác nó sẽ làm gia tăng những mối quan ngại về vấn đề vi phạm nhân quyền đối với người lao động phi pháp” Đó là một nan đề đối với nhà nước Việt Nam”
Jens Kastner/Asian Sentinel