Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 28 tháng 1, 2013

Tin ngày 29/1/2013

  • Chạy đua vũ trang ở Đông Nam Á (RFI) - Trong bối cảnh kinh tế thế giới khủng hoảng, vùng Đông Nam Á trở nên thu hút giới đầu tư vì có tiềm năng kinh tế to lớn.
  • Iran đưa khỉ vào không gian (VOA) - Tin này không cho biết chi tiết về ngày giờ và địa điểm của vụ phóng. Năm 2011, Iran đã thất bại một lần khi đưa khỉ vào không gian vì những lý do không được tiết lộ
  • Xây dựng Hiến pháp mới (VOA) - Việc nhân dân góp ý để xây dựng Hiến pháp 2013 đang được thực hiện. Ý định của lãnh đạo đảng và nhà nước là lấy ý kiến nhân dân
  • TQ thử tên lửa, Nhật tăng quân (BBC) - Trung Quốc tuyên bố thử thành công tên lửa đánh chặn trong lúc Nhật muốn tăng quân số đông nhất trong hai thập niên qua.
  • Trung Quốc không muốn thêm va chạm với Philippines (BaoMoi) - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay cho rằng tình hình ở bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham "đang ổn định", đồng thời hy vọng không có thêm va chạm nào với Philippines về vấn đề tranh chấp tại đây.
  • Nhật Bản đưa máy bay tuần tra Senkaku (BaoMoi) - Nhật Bản hôm 28-1 đã huy động 17 máy bay cảnh báo sớm giám sát quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, đồng thời tính toán tăng cường binh lính để bảo đảm an ninh lãnh thổ.
  • Trung Quốc liên tiếp quấy rối tàu cá Philippines (BaoMoi) - PN -Ngày 26/1/2013, Tổng thống Philippines Aquino (ảnh) đã tuyên bố: không kiện Trung Quốc, sau Scarborough sẽ đến Bãi Cỏ Rong khi giải thích lý do nước này kiện “đường lưỡi bò” của Trung Quốc ra Hội đồng trọng tài Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Theo ông Aquino, nếu không kiện, Trung Quốc sẽ tiếp tục lấn lướt.
  • "Nhật đánh giá sai Trung Quốc trong tranh chấp biển đảo" (BaoMoi) - (Dân trí) – Phát biểu trước báo giới ngày 28/1, cựu đại sứ Nhật tại Trung Quốc Uichiro Niwa cho rằng Tokyo đã đánh giá sai phản ứng của Trung Quốc khi tiến hành quốc hữu hóa một phần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
  • Căng với TQ, Nhật Bản tăng quân số (BaoMoi) - TPO - Nhật Bản dự kiến tăng quân số từ 225.000 lên 287.000 quân trong bối cảnh mâu thuẫn với Trung Quốc xung quanh chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ngày càng gia tăng.
  • “Sói đội lốt cừu” ở Biển Đông (BaoMoi) - Theo Enegy Tribune, Trung Quốc đang áp dụng chiến thuật rất thâm hiểm nhằm từng bước độc chiếm nguồn tài nguyên dầu khí ở Biển Đông và Hoa Đông.
  • Giật mình (BaoMoi) - Ngay sau khi Philippines kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, tất cả các báo lớn tại Việt Nam tràn ngập thông tin. Riêng một bài xã luận ngắn trên Dân Trí đăng vào 7 giờ sáng ngày 28/1 đã thu hút hơn 100 ý kiến bình luận quan tâm đến vụ kiện. Cũng trong sáng nay, Thanh Niên có bài xã luận thảng thốt phản ánh tình trạng hổng kiến thức lịch sử về Hoàng Sa khi những sự kiện mới cách đây chưa đến 40 năm mà đã bị phai nhòa trong nhận thức của độc giả.
  • Nhật tăng quân đối phó Trung Quốc (BaoMoi) - (NLĐO) - Bộ Quốc phòng Nhật sẽ tăng quân số để “tăng cường kiểm soát phía tây nam” giữa lúc căng thẳng với Trung Quốc quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư chưa hạ nhiệt.
  • Ủng hộ Philippines kiện Trung Quốc (BaoMoi) - SGTT.VN - Là hai nước “tuyến đầu”, Việt Nam ủng hộ Philippines và đương nhiên chuẩn bị đối phó với nhiều tình huống bất ngờ khác.
  • Trung Quốc phát hành bộ sách trắng (BaoMoi) - TPO – Trung Quốc hôm nay (28–1) đã phát hành bộ sách trắng do chính phủ nước này biên soạn hối năm ngoái 2012 bằng hai thứ tiếng Trung và Anh, Tân Hoa Xã đưa tin.
    "Sách trắng Điếu Ngư" được Trung Quốc phát hành tháng 9 năm ngoái.
  • Nhật quyết tăng cường tối đa sức mạnh quân sự (BaoMoi) - Nhật Bản đang có kế hoạch tăng số lượng quân nhân lớn nhất từ trước đến nay trong bối cảnh chính phủ mới của nước này đang phải đối phó với cuộc tranh chấp lãnh thổ căng thẳng và quyết liệt với Trung Quốc xung quanh một quần đảo ở biển Hoa Đông. Thông tin này vừa được Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản - ông Itsunori onodera tiết lộ ngày hôm qua (27/1).
  • Thời tiết hôm nay (BaoMoi) - Tin không khí lạnh tăng cường: Không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng đến thời tiết các tỉnh Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ. Do ảnh hưởng của không khí lạnh, khu vực từ Nghệ An đến Thừa Thiên - Huế có mưa rải rác; gió Đông Bắc trong đất liền cấp 2 - 3, vùng ven biển cấp 4; ở vịnh Bắc Bộ có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7, biển động; khu vực phía Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa) có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8, biển động. Các tỉnh miền Bắc trời rét.
  • Nhật Bản tăng quân số cho lực lượng phòng vệ (BaoMoi) - Hôm qua, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera cho biết biết nước này sẽ thúc đẩy quân số trong bối cảnh chính phủ mới của Nhật đang giải quyết cuộc tranh chấp với Trung Quốc về chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.
  • Đòn đích đáng vào “đường lưỡi bò” (BaoMoi) - (Dân trí) - Không chỉ các nước trong khu vực mà cả thế giới quan tâm đến sự kiện Philippines kiện Trung Quốc ra Tòa án trọng tài Liên hiệp quốc. Các cáo buộc mà Philippines đưa ra sắc như một lưỡi dao xuyên qua “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc lăm le trên biển Đông.
  • Nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nói về Philippines kiện TQ, Biển Đông (BaoMoi) - (GDVN) - “Việc kiện của Philippines là quyền của họ. Nhưng đối với Việt Nam, theo tôi, chúng ta có nhiều phương pháp để mình bảo vệ chủ quyền của mình. Và để giữ vững tình cảm bạn bè giữa hai nước, chúng ta có nhiều biện pháp khác chứ không chỉ có biện pháp kiện...”, Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh nói.
  • Để không giật mình (BaoMoi) - Sau một bài viết về Hoàng Sa mới đăng tải trên Thanh Niên gần đây, chúng tôi đã một phen giật mình khi trong các phản hồi gửi về tòa soạn, không ít độc giả thổ lộ rằng bây giờ họ mới biết Hoàng Sa đã bị Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm từ gần 40 năm trước. Có bạn sinh viên cho biết mãi đến khi vào đại học thì mới biết được điều này.
  • Tăng công khai, giảm nhạy cảm (BaoMoi) - Philippines đã đưa Trung Quốc ra Tòa án Trọng tài quốc tế về luật Biển để xử lý tranh chấp ở biển Đông.
Bản tin tiếng Anh


  • Toy makers feel pinch of decrease in exports (Washington Post) - Traditional toy makers in China say they are being hit hard on two fronts: a dramatic fall in exports and a huge rise in the popularity of electronic toys.
  • Online offers easiest option (Washington Post) - Shopping orders are surging on Chinese e-commerce websites as Spring Festival, which falls on February 10, approaches.
  • Chemical residue in NZ milk raises concerns (Washington Post) - Tests are being urged on dairy products imported from New Zealand to see whether they have traces of a toxic chemical, despite reassurances from the country that such products are safe.
  • Nation to maintain cap on energy consumption (Washington Post) - China will continue to cap its energy consumption, increase the use of non-fossil fuels and keep oil imports within 61 percent of total demand during the 12th Five-Year Plan (2011-15), said the State Council on Wednesday.
  • Luxury brands snake their way into China (Washington Post) - The growing importance of the Chinese market is prompting international luxury brands to incorporate Chinese elements into their designs.
  • 7-star nursing home opens in Haikou (Washington Post) - Offering tailored services for seniors, Gongheyuan is the most expensive nursing home in the province, charging 7,980 ($1,283 dollars) to 15,200 ($2,444 dollars) yuan per month.
  • Tibet calling as 232m go mobile (Washington Post) - A man makes a mobile phone call in Lhasa, Tibet autonomous region on Jan 23, 2013. As the development of communication speeds up in Tibet, the number of mobile phones has increased, accounting for 85 percent of telephone use according to the data from local communication administration bureau. Statistic shows the number of mobile phone users reached 232.5 million in November 2012.
  • Train tickets in short supply (Washington Post) - Transport authorities have taken contingency measures to ensure the smooth movement of people during the world's largest annual migration that started on Saturday, but train tickets are still hard to get because of the gap between supply and demand.
  • Chief's self-styled approach pays off (Washington Post) - Ji Wenhong started his career as an exporter in Shenzhen in 1992, but now his new role is an importer, as CEO of China's global online fashion reseller Xiu.com Inc.
  • Some things old, some things new (Washington Post) - While the traditional family structure and values have changed in recent decades, but some things never change.
  • Davos divided on tackling the scourge of obesity (Washington Post) - Obesity, a major factor in diabetes and heart disease, imposes costs on both public and private sectors and is a drag on economic growth, but business leaders meeting in Davos can't agree on what they can or should do to address it.
  • China to prioritize strategic ties with Russia (Washington Post) - The new Chinese leadership will prioritize the development of the comprehensive strategic partnership between Russia and China, a senior Chinese leader said on Monday.
  • China's Xi meets Japanese ruling party leader (Washington Post) - Xi Jinping, general secretary of the Communist Party of China Central Committee, met with Natsuo Yamaguchi, leader of the New Komeito party Friday morning in Beijing.
  • Taiwan, Japan ships confront near Diaoyu Islands (Washington Post) - The fishing vessel of a group of activists from Taiwan was obstructed on Thursday by Japanese coast guard ships in the waters surrounding the Diaoyu Islands, but failed to make a landing.
  • Teacher says 'left-behind' children need respect (Washington Post) - Children of migrant workers who have been left at home in rural areas need more respect and encouragement, said a village school teacher at a charity summit in Shenzhen on Wednesday.

 

Quốc tế xóa 6 tỷ đô la nợ cho Miến Điện

Đăng bởi Hai Hoang Van vào Thứ ba, ngày 29 tháng một năm 2013

Công trường xây dựng khu thể thao chuẩn bị cho Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2013, tại Nay Pyi Taw, 19/01/2013
Công trường xây dựng khu thể thao chuẩn bị cho Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2013, tại Nay Pyi Taw, 19/01/2013 (REUTERS)

RFI
Một dấu hiệu cho thấy sự tin tưởng của cộng đồng quốc tế đối với chính sách cải tổ của Miến Điện: Hôm nay, 28/01/2013, chính quyền Nayipydaw thông báo đã đạt được một thỏa thuận với các chủ nợ trong Câu lạc bộ Luân Đôn vào ngày 25/01 vừa qua, theo đó, một nửa tổng số nợ của nước này, tương đương 6 tỷ đô la, đã được xóa bỏ.

Hai nước xóa nợ nhiều nhất là Nhật Bản 3 tỷ đô la, Na Uy 534 triệu đô la. Số nợ còn lại được kéo dài thời hạn thanh toán trong vòng 15 năm.

Đồng thời, Nhật Bản còn cung cấp cho Miến Điện một khoản vay mới để thanh toán số nợ quá hạn đối với Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển châu Á. Nhờ vậy, hai định chế ngân hàng này có thể tái cấp tín dụng cho Miến Điện.

Từ Rangoon, thông tín viên RFI Rémy Favre cho biết:

Sáu tỷ đô la nợ được xóa bỏ, tương đương với một nửa tổng số nợ của Miến Điện. Hai chủ nợ của Miến Điện là Nhật Bản và Na Uy đã đồng ý giảm nhẹ gánh nặng tài chính cho nền kinh tế Miến Điện. Tân chính phủ phải kế thừa gánh nặng này do tình trạng quản lý tồi tệ của chế độ xã hội chủ nghĩa và quân phiệt trước đây.


Cách nay 25 năm, Miến Điện đã ngừng thanh toán nợ cho Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển châu Á. Từ lâu này, hai định chế ngân hàng này không cấp tín dụng cho Miến Điện nữa. Trong hai năm qua, kể từ khi Miến Điện mở cửa, hai ngân hàng nói trên chỉ hỗ trợ về kỹ thuật, tư vấn, ví dụ như giúp xóa bỏ sự chênh lệch về tỷ giá hối đoái. Giờ đây, một phần nợ của Miến Điện đã được xóa bỏ. Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển châu Á thông báo sẽ cung cấp các khoản tín dụng mới, nhằm hiện đại hóa bộ máy quản lý thuế khóa và phát triển các cơ sở hạ tầng.


Điều này sẽ giúp cho Miến Điện trở nên hấp dẫn hơn đối với giới đầu tư ngoại quốc. Cho đến lúc này, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn có thái độ lưỡng lự, bởi vì Miến Điện chưa phát triển về hệ thống giao thông, mạng lưới liên lạc, internet và thiếu điện.

 Phú Yên xử 'Hội đồng công án Bia Sơn'

Tòa án hình sự Phú Yên bắt đầu phiên sơ thẩm với ông Phan Văn Thu và nhóm 21 người mà công an Việt Nam cho là đã tổ chức ra 'Hội đồng công luật công án Bia Sơn' nhằm 'lật đổ chính quyền'.

Theo báo chí nhà nước ở Việt Nam, phiên tòa bắt đầu sáng thứ Hai 28/1 sẽ diễn ra trong năm ngày liền.

Điều 79 Bộ Luật Hình sự của Việt Nam được tòa đem ra áp dụng với ông Phan Văn Thu và những bị cáo còn lại.

Theo Công an Nhân dân, ông Phan Văn Thu năm nay 65 tuổi, quê ở tỉnh Phú Yên nhưng sống tại An Nhơn, Bình Định.

Ông được cho là người lập ra "Ân đàn đại đạo" và sau 1975 đã lập căn cứ "Hồng Trúc Lâm" nhằm chống phá chính quyền cộng sản, theo nguồn của các báo Việt Nam mà BBC không có điều kiện kiểm chứng.

Được biết ông từng bị đưa đi "cải tạo lao động" và bị bắt lần thứ hai do "hoạt động phản cách mạng", theo cách gọi của báo Công an Nhân dân trên mạng ngày 28/1/2013.
Vụ án từ lâu

Hồi cuối năm ngoái, báo điện tử Phú Yên Online, thuộc đảng bộ tỉnh Phú Yên đưa tin rằng hôm 06/10/2012 Viện Kiểm sát Nhân dân của tỉnh này đã ký cáo trạng truy tố ông Phan Văn Thu cùng 21 bị can khác.
Báo chí nhà nước nói khu vực núi Đá Bia là nơi tổ chức của ông Phan Văn Thu hoạt động
Báo An Ninh Thủ Đô ngày 7/10 cũng nói 22 người trong vụ án đã bị truy tố vì đã hoạt động "nhằm lật đổ" bắt đầu từ năm 2003 đến tháng 2/2012.

Theo cáo trạng được tờ báo này trích thuật, trong thời gian trên, hoạt động của ông Phan Văn Thu và cộng sự diễn ra tại Khu du lịch sinh thái Đá Bia, thuộc xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên.

"Tổ chức này núp bóng doanh nghiệp hoạt động du lịch sinh thái để xây dựng khu du lịch sinh thái Đá Bia thành căn cứ địa làm trung tâm chỉ huy hoạt động của tổ chức," tờ An Ninh Thủ đô khi đó viết.

Còn theo Phú Yên Online thì mô tả rằng hôm 5/2/2012, công an Phú Yên đã "bất ngờ đột nhập vào sào huyệt của “Hội đồng công luật công án Bia Sơn” ở Khu du lịch sinh thái Đá Bia và bắt những người trong tổ chức của ông Phan Văn Thu.

Các thông tin về vụ án này đều do các báo chí nhà nước trích nguồn từ cơ quan công an Việt Nam đưa ra.

Theo hãng tin AP từ Việt Nam hôm nay 28/1, “báo chí do nhà nước kiểm soát trích cáo trạng nói nhóm này bị cáo buộc thông qua các tài liệu xuyên tạc chính sách của Đảng Cộng Sản nhằm tạo ra sự mất niềm tin”.

Vẫn theo AP, chính quyền Việt Nam “hiện có vẻ như đang tăng cường chiến dịch nhằm vào các nhân vật bất đồng chính kiến bất chấp chỉ trích từ các chính phủ Phương Tây”.

Hồi đầu tháng, 14 nhà hoạt động bị xử tù tới 13 năm tù giam một người ở Nghệ An, theo AP.
(BBC)

Việt Nam : Xử 22 người bị buộc tội « hoạt động nhằm lật đổ chính quyền »

Núi đá bia - Phú Yên
Núi đá bia - Phú Yên (@wikipedia)

Hôm nay 28/01/2013, tại tỉnh Phú Yên, miền Trung Việt Nam, bắt đầu phiên sơ thẩm xét xử 22 thành viên một giáo phái mang tên « Hội đồng Công luật công án Bia Sơn », bị buộc tội « hoạt động nhằm lật đổ chính quyền ». Các nhà bảo vệ nhân quyền lo ngại, việc bắt bớ và truy tố các bị cáo với tội danh kể trên là một nỗ lực của chính quyền nhằm gia tăng đàn áp những người bất đồng chính kiến và ngăn cản quyền tự do hội họp của người dân.

Phiên tòa xét xử người đứng đầu của tổ chức « Hội đồng Công luật công án Bia Sơn », cùng với 21 thành viên của nhóm, dự kiến sẽ diễn ra trong 5 ngày. Các bị cáo bị cáo buộc có các « hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân » thông qua một chiến lược « bất bạo động ». Tư pháp Việt Nam cũng cáo buộc tổ chức kể trên « vu khống, nói xấu chế độ hiện tại, ca ngợi chủ thuyết công bản để tuyên truyền mê hoặc một bộ phận quần chúng nhân dân (…) làm phai nhạt niềm tin của quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước… ».

Cách đây gần một năm, đầu tháng 2/2012, công an tỉnh Phú Yên đã bất ngờ bắt giữ 18 thành viên của nhóm « Hội đồng Công luật công án Bia Sơn » tại Khu du lịch sinh thái Đá Bia, xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên. Sau vụ bắt bớ này, tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Right Watch, trong khuyến nghị « Đối thoại Úc – Việt Nam về nhân quyền », đã kêu gọi chính quyền Việt Nam « ngay lập tức cho phép tất cả các thành viên của nhóm được tiếp xúc các nguồn hỗ trợ pháp lý và cho phép thân nhân của họ được thăm gặp ». Theo truyền thông chính thức trong nước, phiên tòa vừa khai mạc không hề nhắc đến sự tham gia của luật sư.

Cũng theo báo chí trong nước, « Hội đồng Công luật công án Bia Sơn » hoạt động từ năm 2003 đến 2012 dưới sự lãnh đạo của ông Phan Văn Thu (tên thật là Trần Công), 65 tuổi. Ông Trần Công là người sáng lập giáo phái « Ân đàn đại đạo » trước năm 1975 và từng bị tù cải tạo nhiều năm sau ngày Việt Nam Thống nhất. Tổ chức « Hội đồng Công luật công án Bia Sơn » có khoảng 300 thành viên, cư trú tại nhiều tỉnh và thành phố miền Trung và miền Nam Việt Nam, và sinh hoạt theo nhiều nhóm nhỏ. Giáo thuyết chủ yếu của nhóm này được phổ biến công khai trên mạng.

Vụ án xét xử nhóm « Hội đồng Công luật công án Bia Sơn » lại là một dịp khiến giới bảo vệ nhân quyền lo ngại chính quyền Việt Nam gia tăng đàn áp những người bất đồng chính kiến. Trong năm vừa qua, hàng chục nhà ly khai và bất đồng chính kiến đã bị chính quyền kết án tù. Chỉ riêng đầu tháng 1/2013, 14 người Thiên chúa giáo, đại đa số là thanh niên, đã phải nhận những án tù rất nặng, vì bị buộc tội tham dự các khóa học về « đấu tranh bất bạo động » do đảng Việt Tân tổ chức.
Trọng Thành (RFI)

Hiệp định Paris: Thất bại của Lê Duẩn

Lê Duẩn
Ông Lê Duẩn là Bí thư Thứ nhất Trung ương Đảng Lao động Việt Nam từ 1960 đến 1976

Từ đầu Cuộc chiến Việt Nam mùa xuân 1965, các lãnh đạo của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa cương quyết đánh Mỹ và đồng minh “ngụy” ở Sài Gòn cho đến “chiến thắng cuối cùng”. Với Hà Nội, “chiến thắng cuối cùng” nghĩa là quân Mỹ rút lui vô điều kiện, lật đổ chế độ “phản động” ở Sài Gòn và thống nhất đất nước dưới sự cai trị của Đảng Lao Động.

Quyết tâm chiến thắng “mọi thứ”, Hà Nội thậm chí không chịu nghĩ đến khả năng có giải pháp thương lượng. Kỷ niệm cay đắng về Hội nghị Geneva 1954, cùng sự giáo điều của các lãnh đạo chủ chốt cùng Bí thư Thứ nhất Lê Duẩn khuyến khích cách nghĩ này ở Hà Nội. Theo nhiều cách, chiến lược của Hà Nội trong cuộc chiến phản ánh con người Lê Duẩn: quân sự, cứng nhắc và chống mọi đàm phán.

Chính quyền hôm nay ở Việt Nam tìm cách phổ biến quan niệm rằng trong phần lớn thời gian (1930 – ngày nay), cách mạng Việt Nam đi theo con đường của “tư tưởng Hồ Chí Minh”. Mặc dù điều này có thể đúng ở đôi lúc nào đó, trong phần lớn thập niên sau 1965, Hà Nội trung thành đi theo cái mà tôi gọi là “tư tưởng Lê Duẩn”. Không chấp nhận đối kháng và bất tuân, Lê Duẩn, cùng với Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Đức Thọ, vào năm 1967-68 đã thanh trừng khoảng 300 người “xét lại”, những người đã kêu gọi thương lượng với Washington và/hoặc Sài Gòn, hoặc đi ngược đường lối cứng rắn của Đảng trong “cuộc chiến chống Mỹ”.

Từ 1965 đến giữa 1972, chiến lược của Hà Nội về căn bản không thay đổi. Lê Duẩn và các lãnh đạo còn lại tập trung nỗ lực tìm chiến thắng bằng quân sự, và để làm điều này, họ vận động càng nhiều trợ giúp vật chất từ các đồng minh và khơi dậy cảm thông từ phần còn lại của thế giới. Cuộc “đấu tranh ngoại giao” này nhằm vận động dư luận chống Mỹ can thiệp ở Đông Dương, cô lập giới hoạch định chính sách Mỹ cả trong và ngoài nước. Cả sau khi đồng ý hòa đàm ở Paris với chính quyền Lyndon Johnson năm 1968 và rồi bí mật đàm phán với Richard Nixon một năm sau, Hà Nội vẫn từ chối đàm phán nghiêm túc, và chỉ dùng cuộc họp để thăm dò dự tính của Mỹ và thúc đẩy đấu tranh ngoại giao.

Kết cục của chiến dịch xuân hè 1972 thay đổi tất cả cho Hà Nội. Giống như Mậu Thân 1968, chiến dịch 1972 nhằm giành “chiến thắng quyết định” trong năm bầu cử ở Mỹ. Nhưng cũng giống như 1968, Hà Nội không đạt được các mục tiêu quân sự. Họ không chỉ gặp các thất bại đau đớn ở miền Nam mà còn phải hứng chịu các đợt bỏ bom trở lại xuống miền Bắc. Tệ hơn nữa, Moscow và Bắc Kinh chỉ lên án nhẹ nhàng các vụ bỏ bom và tiếp tục ve vãn Washington. Vào tháng Năm, Moscow tiếp đãi Nixon như thể chẳng có gì xảy ra ở Việt Nam.

Trước các thách thức này, tháng Sáu 1972, Hà Nội có thay đổi đáng kể đầu tiên trong chiến lược: như các văn kiện chính thức nói, Hà Nội bắt đầu “đàm phán nghiêm túc” với Washington để chuyển từ “chiến lược chiến tranh sang chiến lược hòa bình”. Đến cuối tháng 10, lãnh đạo miền Bắc đạt được thỏa thuận ban đầu với Mỹ. Nhưng Tổng thống miền Nam Nguyễn Văn Thiệu phản đối và đòi sửa chữa lớn trước khi thông qua.

Rất muốn có một “hòa bình trong danh dự” mà với ông có nghĩa là hòa bình hậu thuẫn bởi đồng minh Việt Nam của ông, Nixon đã chấp nhận chịu đựng Thiệu – người mà rõ ràng không phải là một “con rối” – và kêu gọi Hà Nội ngồi vào bàn đàm phán để chỉnh sửa thỏa thuận.

Hà Nội chấp nhận yêu cầu của Nixon, nhưng lại từ chối thừa nhận hai vấn đề quan trọng: ngôn từ dùng để định nghĩa khu vực phi quân sự (DMZ) giữa hai miền Việt Nam sau lệnh ngừng bắn, và lời tựa cho thỏa thuận.

Hà Nội đồng ý kết thúc đàm phán không lâu sau đợt ném bom của Mỹ

Sau nhiều lần đàm phán thiếu hiệu quả vào đầu tháng 12, các lãnh đạo của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định hoãn đàm phán, kết luận phe họ có lợi thế thời gian, và rằng họ có ít cái để mất hơn bằng cách trì hoãn, hơn là phải làm rõ hai điều trên.

Bên cạnh đó, Quốc hội mới của Hoa Kỳ đã lên kế hoạch triệu tập vào tháng Một và có nhiều khả năng sẽ ép Nixon chấm dứt cuộc chiến bằng cách từ chối chu cấp, điều sẽ khiến Nhà Trắng phải rút hết quân khỏi Việt Nam vô điều kiện.

Về nguy cơ Nixon leo thang chiến tranh, Hà Nội cũng đã cho là khá nghiêm trọng, nhưng không đủ nghiêm trọng để khiến họ phải trở nên mềm mỏng hơn trên bàn đám phán.

Như xảy ra nhiều lần trong Chiến tranh Việt Nam, Hà Nội đánh giá thấp quyết tâm bảo vệ lợi ích của Tòa Bạch Ốc ở Việt Nam. Đợt đánh bom Giáng sinh ở Hà Nội và Hải Phòng gây chấn động tâm lý‎ cho Hà Nội, chưa kể thiệt hại vật chất. Vài ngày sau khi Hà Nội cam kết trở lại bàn thương lượng và Nixon tạm dừng đánh bom, hội đàm mở lại ở Paris.

Sự thực tế của Hà Nội, việc họ muốn kết thúc đàm phán, chấm dứt chạm súng, thể hiện rõ qua sự sẵn lòng có những nhượng bộ mới, nhất là ngôn ngữ về tình trạng khu phi quân sự sau khi ngừng bắn. Nếu Hà Nội đã có những nhượng bộ này ngay từ đầu tháng 12, cuộc đánh bom Giáng sinh đã tránh được.

Ngày 27/1/1973, Washington, Sài Gòn, Hà Nội và Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam ký Hiệp định Paris. Thỏa thuận chấm dứt “cuộc chiến chống Mỹ” nhưng không quyết định tương lai Việt Nam.

Đánh giá Hiệp định Paris

Hà Nội công khai ca ngợi Hiệp định Paris là một “chiến thắng vĩ đại.” Nếu chúng ta bàn về vấn đề người thắng, kẻ thua, rõ ràng hiệp định này là một chiến thắng cho Washington hơn là Hà Nội.

Nếu nhìn nhận tình hình Việt Nam vào năm 1972-73, các điều khoản Hiệp định lẽ ra phải có lợi hơn cho Hà Nội.

Thế nhưng cuối cùng, các điều khoản của Hiệp định Paris lại có lợi cho Washington hơn nhiều so với Hà Nội.

Phải thừa nhận hiệp định này đã bắt Hoa Kỳ phải rút hết quân ra khỏi miền Nam Việt Nam, thế nhưng quân Mỹ cũng đã bắt đầu rút trước đó; Nixon đã tiến hành rút quân từ năm 1969!

Bên cạnh việc mở đường cho tù nhân Mỹ được quay về, Hiệp định lại cho phép Mỹ được tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Sài Gòn - nơi chính quyền ông Thiệu vẫn ngự trị, cùng với một số lượng các sỹ quan cố vấn.

Quan trọng hơn hết, Hiệp định đã áp đặt hàng loạt hạn chế lên phía Hà Nội và kết thúc bằng sự chấm dứt viện trợ quân sự của Sô Viết và Trung Quốc cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Nhìn lại, thật đáng kinh ngạc khi Nixon đạt được thỏa thuận ngoại giao vào năm 1973, khi gần như không còn quân Mỹ ở Nam Việt Nam (23.500), dù là một sự thỏa hiệp ngoại giao không hoàn hảo. Đây là điều mà cả ông và Johnson không đạt được khi hơn nửa triệu quân Mỹ còn ở Việt Nam.

Chỉ cần nhìn vào thực tế như vậy cũng thấy quyết định của Hà Nội ký vào Hiệp định Paris chứng minh sự mệt mỏi trước chiến tranh và sự thất bại của ý ‎ thức hệ Lê Duẩn vốn định hình chiến lược của phe Cộng sản trong chiến tranh.

Tại sao một bên đã từng từ chối đàm phán nghiêm túc và ký thỏa thuận với Washington, giờ lại bất ngờ đổi ý vào năm 1973 nếu như không phải đã kiệt sức, thậm chí cảm thấy, dù trong một khoảnh khắc, đang thua?

Hòa bình cay đắng

Hà Nội chiến thắng cuộc chiến Việt Nam, đó là điều chắc chắn, tuy nhiên họ cũng không thắng dựa trên các điều khoản của mình, là thắng một cách vô điều kiện.

Hà Nội chiến thắng năm 1975 nhưng trả giá đắt

Chiến thắng của Hà Nội là một chiến thắng trả bằng cái giá đắt, không phải là một chiến thắng vẹn toàn mà những lãnh đạo của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đặc biệt là Lê Duẩn, đã mường tượng khi cuộc chiến bắt đầu.

Để đạt được sự “giải phóng” hoàn toàn miền Nam và thống nhất đất nước dưới một quốc kỳ, Hà Nội đã phải vi phạm Hiệp định Paris – thỏa thuận đã giúp cho cả Lê Đức Thọ và Kissinger, hai đại diện của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Hoa Kỳ, nhận giải Nobel Hòa bình.

Việc vi phạm Hiệp định Paris, điều mà phía Mỹ ít nhất đã cố gắng tôn trọng ở mức độ không đưa quân trở lại miền Nam, đã phá vỡ hình ảnh nạn nhân của chiến tranh chỉ muốn độc lập và hòa bình mà phe Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã dựng lên hơn một thập kỷ qua.

Điều đó, cùng với những tình huống khác, đã làm giảm sự đáng tin của Hà Nội trong mắt thế giới, và một phần nào đó giải thích tại sao nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam lại bị quốc tế bỏ rơi hồi năm 1980.

Hiệp định Paris không phải là một “thắng lợi vĩ đại” của Hà Nội; nó là một sự hòa bình cay đắng và cần thiết để tạo những điều kiện dẫn đến chiến thắng nhanh chóng nhưng đầy rắc rối năm 1975.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, phó giáo sư lịch sử ở Đại học Hawaii Pacific, Honolulu. Ông là tác giả cuốn A Bitter Peace: Washington, Hanoi, and the Making of the Paris Agreement (North Carolina, 2002). Tác phẩm thứ hai của ông, Hanoi’s Road to the Vietnam War, 1954-1965, sắp được nhà xuất bản Đại học California ấn hành.

Pierre Asselin
Gửi cho BBCVietnamese.com từ Honolulu

TQ 'bắn tin' về bãi cạn ở Trường Sa


Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc nói tình hình ở Hoàng Nham đã ổn định trong lúc vẫn khẳng định chủ quyền tuyệt đối của Trung Quốc tại đây

Trung Quốc bày tỏ hy vọng tình hình quanh bãi cạn Hoàng Nham ở Trường Sa “sẽ ổn định và không có thêm xung đột”, theo Bộ Ngoại giao từ Bắc Kinh được Tân Hoa Xã trích thuật hôm 28/1/2013.

Đây là phản ứng mới nhất từ Bắc Kinh kể từ sau khi Bộ Ngoại giao Trung Quốc qua lời phát ngôn viên Hồng Lỗi “bác bỏ” chuyện Philippines đưa tranh chấp biển đảo ra trọng tài quốc tế.

Nay cũng chính ông Hồng Lỗi nói "tình hình ở đảo Hoàng Nham đã ổn định và Trung Quốc hy vọng không có thêm xung đột về vấn đề này".

Hoàng Nham là tên của Trung Quốc gọi bãi cạn Scarborough ở Trường Sa, địa điểm từng có căng thẳng lên cao hai bên trong năm qua.

Phát biểu của ông Hồng Lỗi được nêu ra sau khi có tin Tổng thống Philippines, Benigno S. Aquino III nói ông không thể cho phép phía Trung Quốc "đòi chủ quyền thực tiễn" tại Hoàng Nham.

Ngăn Trung Quốc lấn tiếp?

Lãnh đạo Philippines nói rằng làm như thế sẽ khiến Trung Quốc lấn sang khu vực bãi Cỏ Rong, tức Reed Bank.

Cùng lúc, ông Hồng Lỗi tái khẳng định cả Hoàng Nham và Nam Sa (Trường Sa), thuộc chủ quyền của Trung Quốc.

Hôm 22/1/2013, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario công bố ở Manila rằng nước ông quyết định mang tranh chấp quanh Bãi cạn Scarborough và Đường lưỡi bò của Trung Quốc ra trọng tài quốc tế.
Bãi Hoàng Nham là nơi chứng kiến nhiều va chạm giữa hải giám Trung Quốc với tàu bè của Phillipines năm ngoái

Theo giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về an ninh khu vực từ Canberra, Úc đánh giá hôm 23/1 thì ý nghĩa to lớn đầu tiên của quyết định khiếu kiện nói trên là phản kháng lại chủ trương tuyệt đối không quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông của Trung Quốc.

"Trung Quốc có 30 ngày để phản hồi," - ông Thayer giải thích.

"Ngay cả khi Trung Quốc không có phản hồi gì, thì tòa án trọng tài vẫn có thể được thiết lập theo quy tắc của UNCLOS."

Tất nhiên, tòa án này sẽ phải cân nhắc tất cả các yêu cầu, như khiếu nại của Philippines có cơ sở pháp lý hay không, UNCLOS có thẩm quyền pháp lý với các khiếu nại đó không...

"Thế nhưng một khi các yêu cầu trên được thỏa mãn, thì tòa có thể tiến hành mà không cần phải có sự tham gia của Trung Quốc," theo Giáo sư Thayer.

Quyết định của Philippines được cho là buộc Trung Quốc phải lên tiếng, và theo luật quốc tế, Trung Quốc không được dùng vũ lực chừng nào tranh chấp bằng con đường khiến kiện chưa được giải quyết hết.
(BBC)
 

Cách mạng ở Việt nam đã chín muồi tới mức độ nào?

Tháng 01-2013. Bạn tôi vừa về thăm nhà trong một tháng. Anh ta về Việt Nam rất thường xuyên. Việt kiều tốt, nhiều lần được tuyên dương, hộ chiếu năm năm. Lần này  gặp tôi anh nói một cách sôi nổi: "Việt Nam đã chín muồi cho một cuộc thay đổi chế độ rồi". Kế tiếp là một tường thuật chi tiết và chính xác về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội. Anh là một chuyên gia cao cấp và cũng có kiến thức cao về chính trị. Anh rất quả quyết, một trong những lý do là: "Trong suốt một tháng tao không thấy ai không chửi Nguyễn Tấn Dũng". Nhưng khi tôi hỏi: "Liệu có chín muồi đến độ dân chủ có thể thắng mà không cần một tổ chức dân chủ mạnh không?" thì anh như bị mất hứng, vì câu hỏi gợi lại nhiều cuộc thảo luận giữa chúng tôi trước đây.
Sự kiện quan trọng nhất trong năm 2012 là Đảng Cộng Sản Việt Nam đã chết (1). Chết thực sự dù chưa khai tử. Đó đã là năm mà những cố gắng phi thường đã được đổ ra để chấn chỉnh và cứu đảng, với kết quả là một con số không. Hội nghị trung ương 6, và kỳ họp quốc hội ngay sau đó, đã chứng tỏ một cách hùng hồn rằng căn bệnh của ĐCSVN không có thuốc chữa.
Đối với đời sống dân chúng sự kiện quan trọng nhất là kinh tế sa sút. Sa sút rất nặng dù chính quyền vẫn còn biện luận lúng túng đàng sau những con số thống kê giả tạo. Đà suy sụp là chắc chắn và không thể đảo ngược được vì chế độ CSVN đã bị các nước dân chủ và các nhà đầu tư nhìn như một chế độ côn đồ trong khi kinh tế Việt Nam quá phụ thuộc ngoại thương. Năm 2013 rất có thể sẽ là năm mà kinh tế phá sản, kéo theo những thảm kịch tương tự như trong thập niên 1980. Khác ở chỗ quần chúng Việt Nam ngày nay có sức mạnh hơn, hiểu biết hơn và ít sợ hơn. Bạo loạn có thể bùng nổ.
Đối với những người dân chủ năm 2012 đã là năm gia tăng đàn áp. Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải) làm gì mà bị xử 12 năm tù sau khi đã ở tù ba năm? Điếu Cày viết rất ít và những gì anh viết ra cũng không thách đố chính quyền. Điếu Cày và Tạ Phong Tần bị trừng phạt nặng vì họ bị coi là đầu tàu của một tổ chức đang thái nghén: Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do, trong khi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố là nhất định không để "nhen nhúm" những tổ chức đối lập. Một tội nặng khác của Điếu Cày và Tạ Phong Tần là họ đã xuất hiện như những người dẫn đầu các cuộc biểu tình chống Trung Quốc. Năm 2012 cũng đã là năm mà chính quyền CSVN khẳng định đứng hẳn về phía Trung Quốc. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, một trong vài người nhiều quyền lực nhất hiện nay, tuyên bố thẳng thừng: "Việt Nam không còn bất cứ băn khoăn gì khi hợp tác với Trung Quốc trên mọi lĩnh vực ". Không còn bất cứ băn khoăn nào dù Trung Quốc cắt dây cáp tầu thăm dò địa chấn của Việt Nam ngay trong hải phận Việt Nam, tiếp tục khủng bố ngư dân Việt Nam và cho in hình Hoàng sa, Trường Sa và cái lưỡi bò lên hộ chiếu. Không còn băn khoăn vì một lý do giản dị là không được quyền băn khoăn nữa, họ đã chấp nhận phục tùng Trung Quốc vô điều kiện. Chọn lựa ô nhục và tai hại này dĩ nhiên là nhân dân Việt Nam không thể chấp nhận và có hậu quả là đổ thêm dầu vào lửa phẫn nộ của nhân dân.
Tóm lại nhân dân phẫn nộ và không còn sợ như trước nữa trong khi chính quyền đã quyết định đàn áp thẳng tay. Xung đột chính quyền – nhân dân đã đi vào logic leo thang trong khi chính quyền cộng sản đã rạn nứt dưới trọng lượng của những xung đột nội bộ. Bạn tôi quả là có lý do để nghĩ rằng Việt Nam đã chín muồi cho cuộc cách mạng dân chủ.
Câu hỏi của tôi làm anh khựng lại bởi vì chúng tôi đã từng là chí hữu. Cách đây ba mươi năm chúng tôi đã cùng tham gia thành lập một nhóm chính trị sau này mang tên Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên. Trừ hai chuyên gia mà anh bạn là một, tất cả đều là những cựu viên chức cao cấp của chế độ Việt Nam Công Hòa đã suy nghĩ rất nhiều trong tù sau ngày 30-4-1975. Đồng thuận đầu tiên của chúng tôi là nhất định phải thay đổi chế độ thì đất nước mới có thể tồn tại và vươn lên, nhưng cũng không thể có vấn đề phục hồi chế độ VNCH; đấu tranh chính trị từ nay chỉ có ý nghĩa và hy vọng nếu là cuộc đấu tranh vì dân chủ bằng phương thức bất bạo động qui tụ một cách bình đẳng những người dân chủ thuộc mọi quá khứ chính trị. Sau đó chúng tôi dành trọn hai năm để nghiên cứu và thảo luận trong tinh thần gạt bỏ mọi trói buộc và thành kiến để khảo sát thực trạng Việt Nam và tất cả những thay đổi chế độ đã diễn ra trên thế giới. Đó đã là hai năm của một cuộc thám hiểm trí tuệ sôi sục và đầy đam mê. Kết luận của chúng tôi là cuộc cách mạng dân chủ sẽ rất dài và khó khăn. Cả hai chuyên gia đều đã rời nhóm sau đó trong tình bạn; họ hoàn toàn đồng ý với những suy nghĩ chung nhưng họ tự thấy không đủ kiên nhẫn. Anh bạn chọn con đường hợp tác để thay đổi chế độ từ bên trong. Anh nói if you can't beat them, join them (nếu không đánh bại được họ thì hãy hợp tác với họ). Anh là một người thực tiễn.  
Trước hết chúng tôi coi chấm dứt độc tài và thiết lập dân chủ là một cuộc cách mạng rất lớn và nghiên cứu những điều kiện để một cuộc cách mạng thành công. Chúng tôi tìm ra bốn điều kiện vừa cần vừa đủ:
1/người dân trong nước đồng thuận rằng chế độ hiện có là tệ hại và phải thay đổi;
2/ đảng hoặc nhóm cầm quyền mất lý tưởng, trở thành đạo tặc, chia rẽ nội bộ và không còn sức sống và khả năng tự vệ của một tập thể;
3/người dân trong nước đồng thuận về một chế độ mới phải có; và
4/có một tổ chức đủ mạnh để làm tụ điểm cho nguyện vọng đổi mới.
Vào thời điểm 1984, khi chúng tôi nhận ra những điều kiện này, tình hình Việt Nam đúng là chưa chín muồi. Người dân trong Nam cũng như ngoài Bắc quả là rất thất vọng với chính quyền cộng sản nhưng đảng cộng sản dù rất bối rối cũng còn khá gắn bó. Mặt khác chưa có đồng thuận dân tộc về một chế độ mới; đa số đảng viên cộng sản vì nhiều lý do khác nhau còn gắn bó với đảng trong khi đa số những người đấu tranh tại hải ngoại chỉ muốn lập lại chế độ Việt Nam Cộng Hòa.
Trong bốn điều kiện này điều kiện thứ tư, nghĩa là tổ chức, là điều kiện quan trọng nhất và cũng là điều kiện hoàn toàn thiếu vắng, thậm chí còn có những trở ngại. Vì thế chúng tôi đã nghiên cứu và thảo luận nhiều nhất về tiến trình thành lập và hành động của một đảng cách mạng. Và kết luận đã rất đặc sắc. Nó trái ngược hẳn với thành kiến chung không biết từ đâu mà có của trí thức Việt Nam về đấu tranh chính trị. Chúng tôi đã nhận diện năm giai đoạn đấu tranh cách mạng:
1/ xây dựng một tư tưởng chính trị;
2/ xây dựng một đội ngũ nòng cốt
3/ xây dựng và kiểm điểm phương tiện
4/ xây dựng cơ sở quần chúng
5/ vận động quần chúng đứng dậy và tiến công giành chính quyền.
Kinh nghiệm các cuộc cách mạng lớn cho thấy trong năm giai đoạn này hai giai đoạn đầu khó khăn và dài nhất. Phải vài thập niên mới xây dựng được một tư tưởng chính trị đúng nghĩa và một đội ngũ nòng cốt đúng nghĩa, nhưng một khi đã có hai yếu tố này rồi thì tổ chức có thể vận dụng một cơ hội để giành thắng lợi trong vàì năm, thậm chí vài tháng.
Đối chiếu với tình hình Việt Nam chúng tôi nhận định rằng thời gian để xậy dựng tổ chức có thể còn lâu hơn do di sản văn hóa Việt Nam. Người Việt Nam, nhất là trí thức, không những không có tổ chức mà còn dị ứng với tổ chức, hay nếu có nhìn thấy sự cần thiết của tổ chức thì cũng không hiểu sự khó khăn của nó, và thường nhảy xổ vào giai đoạn vận động quần chúng nổi dậy, nghĩa là giai đoạn cuối cùng của tiến trình đấu tranh. Không khác gì chỉ muốn hái quả mà không chịu trồng cây. Những manh động như vậy chỉ có thể thất bại và gây thất vọng.  Chúng tôi kết luận: dù phải kiên trì trong nhiều thập niên, nghĩa là dài hơn vốn thời gian hoạt động của hầu hết anh em chúng tôi, cũng phải xây dựng tổ chức vì không có chọn lựa nào khác. Chính kết luận này, mà tất cả chúng tôi đều hoàn toàn nhất trí, đã khiến hai anh bạn chuyên gia rời tổ chức. Bình thường người ta chia tay vì không đồng ý, ở đây chúng tôi chia tay vì đồng ý. Chúng tôi vẫn là bạn.
Ngay cả giai đoạn vận động quần chúng mà nhiều người và tổ chức cho là công việc duy nhất của cuộc đấu tranh vì dân chủ cũng không như họ tưởng. Đã có vô số kinh nghiệm và nghiên cứu về chủ đề này và tất cả đều có cùng một kết luận là một khối quần chúng dù đông đảo và bị ức hiếp đến đâu cũng không nổi dậy đánh đổ tập đoàn thống trị. Họ chỉ nổi dậy khi đã hội đủ hai điều kiện :
          - Một là họ ý thức một cách rõ rệt rằng họ là một khối người liên đới với nhau trong một số phận chung đang bị một nhóm người khác ức hiếp. Nói cách khác, một mặt, phải có một giải pháp chung cho tất cả chứ mỗi người không thể luồn lách để tự giải quyết những vấn đề cá nhân bằng những giải pháp cá nhân; và, mặt khác, phải có sự hiện hữu được nhận diện một cách rõ rệt của hai tập thể : một tập thể ta và một tập thể địch.
- Hai là quần chúng chỉ đứng dậy tranh đấu nếucó mộttổ chức để động viên và lãnh đạo họ và tổ chức này phải đủ mạnh để đem lại cho họ niềm tin vào thắng lợi. Quần chúng không lãng mạn.
Chưa xây dựng được một tổ chức mạnh thì không động viên được quần chúng, cùng lắm chỉ động viên được một số nhỏ, rồi thất bại và gây thất vọng, như kinh nghiệm của hơn ba mươi năm qua đã chứng tỏ.
Chuyển động xã hội đưa đến cuộc cách mạng thay đổi chế độ diễn ra như thế nào? Điều kiện thứ hai trong bốn điều kiện cần và đủ để một cuộc cách mạng thành công là đảng cầm quyền mất lý tưởng và phân hóa để chỉ còn là một hư cấu, chế độ chuyển từ độc tài đảng trị sang độc tài cá nhân. Từ đó, bất mãn và phẫn nộ tập trung vào một khuôn mặt cụ thể và dễ bộc lộ hơn trong khi đàn áp cũng gia tăng một cách tự nhiên vì quyết định nằm trong tay một người và người đó lại chính là đối tượng bị chống đối. Vòng xoắn leo thang phẫn nộ - chống đối – đàn áp - chống đối này sẽ đưa nhiều thành phần xã hội nhập cuộc đấu tranh cho dân chủ. Kinh nghiệm cho thấy trong hầu như mọi trường hợp chuyển hóa về dân chủ các thành phần này thường nhập cuộc theo cùng một thứ tự đã được nhiều nghiên cứu xác định, đặc biệt là một công trình nghiên cứu rất công phu của Trung Tâm Woodrow Wilson Center, cho đến nay chưa bị phản bác, qui tụ một số lượng đông đảo những nhà nghiên cứu có uy tín trong hơn hai năm từ 1979 đến 1981.
-Đầu tiên là giới văn nghệ sĩ, những người cần tự do nhất để có thể sáng tạo đồng thời cũng là những người có bản chất phóng khoáng và chính quyền cũng không lo ngại. Lớp người này tuy ít và hiểu biết chính trị sơ sài nhưng lại có một khả năng động viên lớn do sức thu hút quần chúng của họ.
-Kế tiếp là thành phần cởi mở trong đảng cầm quyền và bộ máy nhà nước. Cần nhấn mạnh rằng mục đích ban đầu của thành phần này không phải là thay đổi chế độ mà là bảo vệ chế độ. Một phần vì cảm thấy không được đãi ngộ xứng đáng, một phần vì sáng suốt, họ tin rằng chế độ không thể tồn tại như hiện trạng và họ vận động cải tiến nó để giúp nó tiếp tục tồn tại. Chỉ sau khi những cố gắng này chứng tỏ rõ ràng là tuyệt vọng họ mới đứng về phe dân chủ.
-Sau đó là các tập hợp ngành nghề, như các đoàn thể nhà báo, luật gia, y sĩ, kiến trúc sư, nhà giáo, nhà nông v.v. Tất cả đều bực bội vì ngành nghề của họ bị bế tắc do chính quyền. Đặc tính chung của những chế độ độc tài tham nhũng là tất cả mọi ngành nghề đều bị chèn ép, quyền lợi tập trung trong tay một vài băng đảng tay chân của chính quyền, vì thế mỗi tập thể đều là một trái bom nổ chậm và khi một ngành đứng dậy phản đối thì một cách nhanh chóng các ngành nghề khác cũng hưởng ứng theo.
-Sau cùng là tuổi trẻ, thanh niên và sinh viên. Khi tuổi trẻ đã nhập cuộc một cách đông đảo thì sự sụp đổ của chính quyền là điều chắc chắn.
Những nghiên cứu này có thể giúp giải thích biến cố Thiên An Môn năm 1989 trong đó sinh viên Trung Quốc đã nổi dậy và bị tàn sát nhưng sau đó chính quyền cộng sản Trung Quốc vẫn đứng vững. Đó là vì tuổi trẻ Trung Quốc đã nổi dậy bồng bột và đơn độc trong một xã hội chưa sẵn sàng. Con số 10.000 sinh viên trong một nước với 1.300 triệu người cũng là một tỷ lệ quá nhỏ. Chúng cũng giải thích tại sao tình hình Việt Nam đã không chuyển động cho tới nay, đồng thời cho phép đánh giá mức độ chín muồi của tiến trình dân chủ hóa tại nước ta.
Giới văn nghệ sĩ Việt Nam đã bất động; họ không cần tự do vì không có nhu cầu sáng tạo. Văn học và nghệ thuật Việt Nam không sáng tạo và do đó không làm nảy sinh nhu cầu đòi tự do. Điều này chúng ta có thể thấy rõ, văn nghệ sĩ Việt Nam hải ngoại không bị kềm kẹp nhưng cũng không có sáng tạo nào dù những thảm kịch của giai đoạn lịch sử vừa qua đã có thể là chủ đề cho những tác phẩm rất lớn, các ca sĩ hát đi hát lại những bản nhạc đã quá cũ về cả nhạc lẫn lời và ý. Chỉ mới gần đây mới có những hiện tượng Việt Khang, Kim Chi v.v. Hy vọng đó là những con én báo mùa xuân.
Các tập thể nghề nghiệp cũng không nhiều tâm sự. Kể cả hai tập thể đông đảo đáng lẽ phải rất đau nhức là giới nhà báo và giới luật gia. Họ bị bắt buộc phải hàng ngày phản bội nghề nghiệp và danh dự của mình, nhà báo phải xuyên tạc, thẩm phán phải xử ngược với luật pháp và lương tâm, luật sư không được bào chữa tận tình. Thậm chí cơ quan lập pháp cao nhất, quốc hội, cũng là cơ quan quyền lực cao nhất trên danh nghĩa, cũng không hề phiền lòng khi luật pháp và hiến pháp bị vi phạm thô bạo. Chắc chắn tuyệt đại đa số "đại biểu" tin chắc rằng vai trò của quốc hội chỉ là để làm công cụ cho chính phủ và không cần thắc mắc.
Vậy phải chăng chỉ còn trông đợi ở những "thành phần sáng suốt" trong đảng và nhà nước cộng sản? Không ít người tin như vậy, nghĩa là Việt Nam chỉ có thể thay đổi nhờ một "Gorbachev Việt Nam" hay là nhờ đảng cộng sản tự vỡ, tự tách. Nếu như thế thì còn phải chờ đợi rất lâu vì các "thành phần sáng suốt" này hoặc chỉ muốn chấn chỉnh đảng để có thể chống lại dân chủ, hoặc chỉ lên tiếng kêu gọi dân chủ một cách rụt rè sau khi đã trở thành những vị "nguyên là". Các xung khắc trong nội bộ đảng và nhà nước cộng sản có và ngày càng nhiều nhưng vẫn chưa đủ mạnh để đẩy một cấp lãnh đạo thất vọng nào vào hàng ngũ dân chủ.
Một số người, chủ yếu ở hải ngoại, hy vọng khối dân oan sẽ là chủ lực của cuộc tiến công giành dân chủ. Nhưng khối dân oan là một khối cần được giúp đỡ hơn là một lực lượng. Họ không phải là một tập thể liên đới. Họ đi cùng nhau nhưng không có đòi hỏi chung. Họ chỉ có thể hưởng ứng và tăng cường cuộc nổi dậy đòi dân chủ chứ không thể là chủ lực.
Nhưng tại sao các thành phần đáng lẽ phải đi đầu trong đấu tranh dân chủ hóa lại bất động như thế? Đó là vì mọi thành phần xã hội đều phải do trí thức lãnh đạo, nhất là trong kỷ nguyên tri thức này, trong khi trí thức Việt Nam nhất định không chịu đảm nhiệm vai trò của mình. Thay đổi từ độc tài sang dân chủ là một cuộc cách mạng lớn, rất lớn, nhưng trí thức Việt Nam, hậu duệ của giai cấp sĩ ngày xưa, chỉ có văn hoá làm quan chứ không có văn hóa cách mạng, họ được đào tạo và tự đào tạo để làm công cụ cho một chế độ chứ không phải để thay đổi chế độ. Cái kẹt của chúng ta là thế. Quần chúng Việt Nam đã chín muồi cho một cuộc chuyển động về dân chủ nhưng trí thức thì không. Chúng ta giống như một đoàn tàu mà các toa tầu đều đã sẵn sàng nhưng động cơ chưa chạy. Tình trạng này không mới, nó chỉ là sự tiếp nối của một di sản lịch sử và văn hóa. Do ảnh hưởng tồi tệ của Khổng Giáo, một hằng số trong lịch sử Việt Nam và Trung Hoa là những thay đổi chế độ đều hoàn toàn không do kẻ sĩ mà do những vương tôn, những võ tướng hay những anh hùng áo vải xuất phát từ quần chúng.
Trí thức Việt Nam thừa hưởng của giai cấp sĩ ít nhất hai tật nguyền nặng nề.
Một là họ hoàn toàn không có văn hóa chính trị. Những sĩ tử đậu những khoá thi thơ phú vớ vẩn được cử làm quan trị dân để lại cho lớp hậu duệ thành kiến tệ hại là làm chính trị không cần phải học. Trí thức Việt Nam không có kiến thức chính trị không phải vì không học nổi mà vì không thấy cần phải học.
Tật nguyền thứ hai, còn nghiêm trọng hơn, là họ không yêu nước. Tổ quốc trước hết là đồng bào, yêu nước trước hết là quí trọng đồng bào của mình nhưng mộng đời của kẻ sĩ trong hàng ngàn năm đã chỉ là được làm quan để "giúp vua trị nước", nghĩa là làm tay sai cho một bạo quyền để thống trị và bóc lột quần chúng. Trong mỗi trí thức Việt Nam đều mai phục một tên phản quốc. Đó là lý do khiến trí thức Việt Nam không phẫn nộ trước một chính quyền kéo đất nước vào thảm họa một cách hung bạo, hay không đủ phẫn nộ để thấy phải có phản ứng.
Trí thức Việt Nam vẫn chứng tỏ chưa khắc phục được hai tật nguyền truyền kiếp này.
Nói như thế không có nghĩa là đất nước không có lối thoát. Trí thức Việt Nam về kiến thức và kỹ năng không thua kém trí thức nhiều nước dân chủ phát triển.  Họ thiếu ý chí, nhưng ngay về điểm này họ cũng đã thay đổi khá nhiều. Tâng bốc chế độ cộng sản là điều không một trí thức nào còn đủ trơ trẽn để làm nữa. Anh bạn tôi kể chuyện một trí thức khá nổi tiếng từng đóng góp nhiều cho thắng lợi của đảng cộng sản. Vị này nói rằng: "Có lẽ chúng tôi lại sắp phải hy sinh một lần nữa". "Chúng tôi" là những vị "nguyên là" đã từng có danh phận trong chế độ. Hơi muộn, nhưng cũng còn hơn không.
Nhưng hy vọng không phải ở đó. Hy vọng vì một lý do khác. Lớp trí thức cũ có thức tỉnh và nhập cuộc thì càng tốt nhưng họ không còn là thành phần không có không được nữa. Một lớp trí thức mới đã xuất hiện và ngày càng đông đảo. Họ không phải chỉ là những sinh viên. Các sinh viên chỉ là một thiểu số. Trong đại đa số họ là những người ở lứa tuổi 25 – 45, đã tốt nghiệp và đã tự lập. Họ gặp nhau, kết bạn và trao đổi với nhau trên mạng qua các Blog, Twitter, Facebook. Họ đã thất vọng với thế hệ cha anh và có lý. Thế hệ F. Họ ngày càng đông đảo và những trao đổi của họ càng ngày càng có chất lượng. Thực tế cơ bản của Việt Nam hiện nay là đang có hai không gian chính trị, một không gian thực trong đó người ta bắt buộc phải nói dối và một không gian ảo trong đó người ta nói thực. Chính quyền cộng sản khống chế không gian thực nhưng đã bị đánh bật khỏi không gian ảo mặc dù những phương tiện khổng lồ và một đội ngũ công an mạng hùng hậu bởi vì không có gì để nói. Dùi cui và chó nghiệp vụ không thể sử dụng trên mạng. Trong thế giới ngày nay không gian mạng quan trọng hơn hẳn không gian thực và ngày càng áp đảo hơn nữa. Đã thất bại trên không gian mạng thì chắc chắn sẽ thất bại trên thế giới thực. Một sản phẩm của không gian mạng là lớp người mà Việt Nam mong đợi nhưng chưa có: lớp trí thức chính trị. Thắng lợi của dân chủ sẽ tới khi lớp trí thức này đủ mạnh và gắn bó để dắt tay nhau từ không gian mạng bước ra đời thực. Quần chúng đã chín muồi và đang chờ đợi họ.
Bao giờ? Không ai có thể quả quyết, chỉ biết chắc một điều là đặc tính của không gian mạng là sự nhanh chóng.
Chúng ta cũng có thể đóng góp để tiến trình này nhanh chóng hơn. Lớp người lớn tuổi bằng thái độ khuyến khích và hợp tác khiêm tốn. Lớp trẻ bằng cách dứt khoát đoạn tuyệt với văn hóa nhân sĩ của tầng lớp cha anh và quả quyết sống như những con người tự do, quả quyết sống khác với cách cha anh mình đã sống. Họ sẽ hiểu, họ đang hiểu, rằng tự do và dân chủ không bao giờ miễn phí mà luôn luôn đòi hỏi phấn đấu và hy sinh để có. Và một khi đã quyết định đấu tranh tranh thực sự họ sẽ hiểu rằng chỉ có thể giành thắng lợi cho dân chủ nếu xây dựng được một tổ chức dân chủ có tầm vóc. Họ cũng sẽ hiểu phải làm gì và như thế nào trong mỗi chặng đường.
(tháng 01/2013)
Nguyễn Gia Kiểng

---------------
(1) Đảng Cộng Sản Việt Nam đã chết!
 
(Thông luận)

TS. Đặng Minh Tuấn - Những vấn đề còn để ngỏ trong Dự thảo Hiến pháp

Đâu là những điểm mới của Dự thảo Hiến pháp? Những sửa đổi trong Dự thảo là những sửa đổi lớn hay không cơ bản?
Bước vào giai đoạn xây dựng nền kinh tế thị trường, xây dựng nhà nước pháp quyền, hội nhập và toàn cầu hóa, nhiều thể chế pháp luật ở Việt Nam đã không còn phù hợp, thậm chí quá lạc hậu, không những không đóng vai trò hiệu quả trong việc ổn định và phát triển xã hội, mà còn gây ra nhiều hệ lụy trong xã hội như tình trạng tham nhũng, vi phạm các quyền dân chủ và bất nhất trong việc thực thi pháp luật ở nhiều mức độ khác nhau. Xây dựng nền kinh tế thị trường phải dựa trên nền tảng pháp quyền nhằm chống lại tình trạng lạm dụng, tha hóa quyền lực, cửa quyền, lợi ích nhóm trong các cơ quan nhà nước và bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân.
Pháp quyền là giới hạn và kiểm soát quyền lực nhà nước trong khuôn khổ pháp luật. Hơn nữa, toàn cầu hóa và hội nhập buộc chúng ta phải thay đổi để phù hợp với các chuẩn mực phổ quát chung của thế giới trên cả phương diện kinh tế lẫn chính trị.
Việc sửa đổi Hiến pháp được đặt trong bối cảnh như vậy, và do vậy nhân dân và toàn xã hội mong đợi đây sẽ là lần sửa đổi to lớn, góp phần giải quyết các vấn đề chính trị, kinh tế và xã hội đang đặt ra. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng cũng đã nêu rõ chủ trương "Khẩn trương nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 phù hợp với tình hình mới".
Tuy nhiên, trong quá trình sửa đổi Hiến pháp, Đảng đã xác định rõ chủ trương chỉ tập trung sửa đổi các quy định Hiến pháp cho phù hợp hơn với tình hình mới: Tiếp tục khẳng định những nguyên tắc nền tảng, có chỉnh lý lại một số nội dung, kỹ thuật lập hiến cho phù hợp hơn với tình hình mới[1]. Cùng với đó, những kết quả tổng kết thi hành Hiến pháp cũng chỉ ra nhiều bất cập của Hiến pháp hiện hành, theo đó đề xuất không ít các giải pháp lớn, có ý nghĩa nhằm sửa đổi, bổ sunng Hiến pháp của chúng ta.
Vậy đâu là những điểm mới của Dự thảo Hiến pháp? Những sửa đổi trong Dự thảo là những sửa đổi lớn hay không cơ bản?
Trước tiên, cần phải khẳng định Dự thảo Hiến pháp đã có những tiến bộ khá lớn trong việc bổ sung, hoàn thiện các quyền con người, quyền công dân theo xu hướng tiến bộ chung của Hiến pháp các nước cũng như pháp luật quốc tế. Sự bổ sung khái niệm "quyền con người" vào tên chương cùng những thay đổi của các quy định cụ thể theo hướng bổ sung, hoàn thiện các quyền con người là những thay đổi rất quan trọng trong Dự thảo Hiến pháp.
Tuy nhiên, những bất cập vẫn còn. Mặc dù đã bị lược bỏ nhiều, cách quy định đặt các quyền hiến định "...theo quy định của pháp luật" vẫn còn trong Dự thảo: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, được thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật (Điều 26 (sửa đổi, bổ sung Điều 69); Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật (K2. Điều 31 (sửa đổi, bổ sung Điều 74).
Cách quy định như vậy dễ dẫn đến sự tùy tiện của các cơ quan Nhà nước trong việc giới hạn, thu hẹp các quyền hiến định của người dân. Ngoài một số ít quyền đặc thù chỉ giành cho công dân như quyền bầu cử, ứng cử, các quyền con người là những quyền của tất "mọi người"[2], không phân biệt quốc tịch. Vậy có phải chỉ có "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, được thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình..."  theo Điều 26 (Sửa đổi, bổ sung Điều 69)?
Ngoài ra, người dân khó có thể thực hiện quyền dân chủ trực tiếp khi Dự thảo Hiến pháp vẫn trao cho Quốc hội quyết định việc trưng cầu dân ý (Điều 30; K15, Điều 75). Trên thực tế, người dân Việt Nam chưa từng bao giờ tham gia quyết định trực tiếp trong bất kỳ cuộc trưng cầu dân ý nào.
Mặc dù nhiều người đề nghị dự thảo Hiến pháp phải được thông qua phúc quyết toàn dân nhằm đảm bảo chủ quyền cũng như sự đồng thuận của nhân dân với bản Hiến pháp, nhưng Dự thảo vẫn không có quy định này.
Việc quy định các quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp đặt ra nghĩa vụ của Nhà nước trong việc tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy các quyền đó. Do vậy, Hiến pháp một mặt phải ghi nhận đầy đủ các quyền cơ bản, mặt khác phải thiết lập các cơ chế để Nhà nước thực hiện các nghĩa vụ bảo đảm các quyền đó. Thiếu các cơ chế hiệu quả và trách nhiệm, các quyền hiến định chỉ có giá trị hình thức. Tuy nhiên, cũng như Hiến pháp hiện hành, Dự thảo Hiến pháp ít tạo ra các cơ chế hiệu quả bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
Dự thảo Hiến pháp không thành lập mới các thiết chế hiến định độc lập (Tòa án hiến pháp, hội đồng/ủy ban bảo vệ quyền con người; Hội đồng/Ủy ban chống tham nhũng độc lập...) có vai trò bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người, quyền công dân.
Dự thảo cũng chưa thực sự có những điều chỉnh cơ bản để thúc đẩy các thiết chế hiện có trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân như thúc đẩy nguyên tắc phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước, nâng cao hiệu quả giám sát của Quốc hội và đảm bảo tính độc lập của tòa án.
Điểm mới tiếp theo của Dự thảo là những cố gắng trong việc điều chỉnh tổ chức và hoạt động của của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phù hơn với tình hình mới.
Bằng việc quy định "các tòa án khác" thay vì "các tòa án địa phương", Dự thảo mở đường cho việc thiết lập mô hình tòa án theo cấp xét xử thay cho mô hình tòa án theo đơn vị hành chính lãnh thổ nhằm góp phần đảm bảo nguyên tắc độc lập của tòa án với các cơ quan Đảng, Nhà nước ở địa phương.
Tương tự, quy định mở về "Việc thành lập Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ở các đơn vị hành chính lãnh thổ do luật định phù hợp với đặc điểm của từng đơn vị hành chính lãnh thổ và phân cấp quản lý" (K2, Điều 115) sẽ tạo điều kiện cho việc thiết kế tổ chức không có Hội đồng nhân dân ở một số cấp trong thời gian tới phù hợp với tình hình cụ thể ở từng địa phương. Dự thảo lần đầu tiên quy định các thiết chế hiến định mới, bao gồm Hội đồng Hiến pháp, Hội đồng bầu cử quốc gia và kiểm toán nhà nước (Chương X).
Tuy vậy, việc cải cách bộ máy Nhà nước theo định hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền (Điều 2) vẫn khá mờ nhạt trong các quy định cụ thể của Dự thảo.
Sau nhiều nỗ lực và thảo luận ở nhiều cấp, một cơ quan có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp đã ra đời: Hội đồng Hiến pháp. Theo quy định này của Dự thảo, Hội đồng Hiến pháp không phải là một cơ quan tài phán hiến pháp độc lập, mà hoàn toàn là một cơ quan chính trị: Hội đồng Hiến pháp không độc lập do Quốc hội thành lập, giúp Quốc hội thực hiện chức năng bảo hiến; Hội đồng Hiến pháp không có quyền tài phán, mà chỉ có quyền kiến nghị Quốc hội và các cơ quan Nhà nước xem xét khi phát hiện các vi phạm Hiến pháp. Tuy vậy, với tính cách là cơ quan chính trị, Hội đồng Hiến pháp sẽ rất khó đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ Hiến pháp.
Việc thành lập một Tòa án Hiến pháp độc lập, có thẩm quyền rộng rãi và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được quyền khởi kiện trực tiếp là những điều kiện tiên quyết tạo ra sự thành công của thiết chế bảo hiến. Nếu chưa thành lập được Tòa án Hiến pháp, thì Hội đồng Hiến pháp theo Dự thảo cũng cần phải được cải cách theo hướng nâng cao hơn tính độc lập và thẩm quyền của cơ quan này. Tương tự, Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán nhà nước cũng là những cơ quan do Quốc hội thành lập, có tính phụ thuộc vào Quốc hội.
Phân công và kiểm soát quyền lực là nội dung cốt lõi của tất cả các Hiến pháp dân chủ và tiến bộ. Tuy nhiên, nguyên tắc hiến định "Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp" (Điều 2) chưa được cụ thể hóa trong các quy định của Dự thảo về tổ chức và hoạt động của các cơ quan Nhà nước.
Các quy phạm Hiến pháp vẫn đảm bảo về hình thức quyền lực tối cao và tập trung của Quốc hội. Tuy nhiên, thực tiễn chính trị lại cho thấy tính hình thức trong thực thi quyền lực của Quốc hội và sự chuyển dịch quyền lực khó kiểm soát vào hành pháp và chính quyền địa phương. Hệ thống tòa án thì thiếu tính độc lập cần có trong tổ chức và hoạt động xét xử.
Xét một tổng thể, Dự thảo Hiến pháp phản ánh quan điểm sửa đổi Hiến pháp "chậm chắc"..Xét những yêu cầu đặt ra của việc sửa đổi Hiến pháp, Dự thảo Hiến pháp còn bỏ ngỏ khá nhiều vấn đề lớn cần tiếp tục được thảo luận để từ đó có những sửa đổi, bổ sung thích hợp nhằm đáp ứng các mong muốn, nguyện vọng chính đáng của nhân dân.
TS. Đặng Minh Tuấn, Khoa Luật-Đại học Quốc gia Hà Nội
-----------------------
[1] Tờ trình Quốc hội của Ủy ban thường vụ Quốc hội số 11/TTr-UBTVQH13, ngày 02/08/2011 về việc triển khai thực hiện chủ trương nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992.
[2] Điều 17, Điều 21, Điều 22, Điều 23, Điều 25, Điều 31, Điều 32, Điều 33, Điều 34, Điều 37, Điều 39, Điều 43, Điều 44, Điều 46, Điều 50.
(Tuần VN)

Dự thảo sửa đổi Hiến pháp dựa trên nền tảng nguyên lý nào?

2013-01-28
Gần đây, dư luận đặc biệt quan tâm đến bản dự thảo Hiến Pháp đề nghị của đông đảo trí thức mà báo giới nước ngoài xem như một hình thức "cách mạng mềm" trong chính trường Việt Nam.

(AFP PHOTO) Một bức tranh cổ động kêu gọi người dân Phát huy quyền làm chủ, ảnh chụp hôm 19 tháng 05 năm 2011 tại Hà Nội.

Phản ánh nguyện vọng nhân dân?

Bản dự thảo Hiến Pháp do giới trí thức đề nghị xuất hiện ngay sau khi ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc Hội Việt Nam tuyên bố "không có vùng cấm" nào đối với việc góp ý của toàn dân về việc tu chính Hiến pháp năm 1992.

Nói chung, bản dự thảo Hiến pháp của giới trí thức đề nghị bỏ lời nói đầu của bản Hiến pháp VN 1992 vì nó mang "tính chất vi hiến" là bị áp đặt dưới sự chỉ đạo của chủ nghĩa Mác-Lê và tư tưởng Hồ Chí Minh, chứ không thực sự phản ánh nguyện vọng nhân dân; đề nghị bỏ tên nước hiện hành "CHXHCN Việt Nam "; đổi thể chế Chủ tịch sang Tổng thống chế; cho các đảng phái đối lập đúng nghĩa tham chính; bảo vệ quyền làm người; tôn trọng sở hữu tư nhân về đất đai; "rạch ròi" tam quyền phân lập; lực lượng võ trang phải bảo vệ đất nước, nhân dân, chứ không phải trung thành với đảng CS; cho trưng cầu dân ý về Hiến pháp... Còn về Điều 4 Hiến Pháp, ông Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng Thư ký Hội Trí thức yêu nước TP HCM, người ký tên trong bản kiến nghị dự thảo hiến pháp vừa nói, cho biết:

Tôi thấy rằng họ có thể ghi những điều mà dự thảo yêu cầu, nhưng nếu Điều 4 còn thì nó sẽ phủ định hết tất cả.
Ô. Huỳnh Kim Báu
“Tôi thấy rằng họ có thể ghi những điều mà dự thảo yêu cầu, nhưng nếu Điều 4 còn thì nó sẽ phủ định hết tất cả. Vì họ độc quyền lãnh đạo mà nếu họ ghi những điều đó đồng thời với Điều 4 thì Điều 4 sẽ phủ định hết tất cả những gì thay đổi.”

Qua bài "Hành trình Hiến pháp Việt Nam dưới góc nhìn khoa học", tác giả Trần Xuân Hoài nhận xét rằng tính cho tới giờ, không kể thời Trung cổ, đã có 3 bản tuyên ngôn xã hội phổ biến nhất mà các xã hội loài người dựa vào đó làm nền tảng Hiến pháp, đó là Tuyên ngôn Độc lập Mỹ 1776, Tuyên ngôn Dân quyền và Nhân quyền Pháp 1791 và Tuyên ngôn CS 1848.

Liên quan vấn đề hiến pháp VN, theo GS Trần Xuân Hoài, thì bản Tuyên ngôn độc lập mà ông Hồ Chí Minh tuyên bố ở Quảng trường Ba Đình ngày 2 tháng 9 năm 1945 là bản tuyên ngôn xã hội chính thức duy nhất của VN cho đến nay, qua đó đưa những tiên đề xã hội của Tuyên ngôn độc lập Mỹ lên ngay dòng đầu của bản Tuyên ngôn độc lập Việt Nam:

“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc", và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyên Pháp: "Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”. Tuyên ngôn độc lập Việt Nam đã khẳng định: Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.”

HP19929999-200.jpg
Bìa sách Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam 1992. Photo courtesy of chinhphu.vn

GS Trần Xuân Hoài nhận xét rằng trong gần 70 năm "hành trình" của Hiến pháp XHCN Việt Nam với các tiêu đề xã hội như bản Tuyên ngôn độc 1945 đã khẳng định thì " các quyền hiển nhiên như Độc lập, Tự do, Bình đẳng, Dân chủ là những điều khắc sâu trong lòng Việt Nam tất phải thể hiện thành lời trong Hiến pháp Việt Nam vì Hiến pháp là văn bản pháp lý tối cao, với kỳ vọng là được bắt nguồn từ những lẽ phải không ai chối cãi được". Nhưng "riêng 'Dân chủ' trong hành trình hiến pháp Việt Nam có sự biến đổi bất thường nhất. Trong các phiên bản ban đầu, 1946, 1960, phạm trù này được nhấn mạnh nhiều, sau đó thì giảm mạnh". Vấn đề là, theo GS Trần Xuân Hoài, cơ sở xây dựng hiến pháp phải vì quyền lợi của toàn dân, hiến pháp phải thực sự của toàn dân, phải được toàn dân chấp nhận; "Khi Hiến pháp được xây dựng trên cơ sở những lẽ phải không thể chối cãi được, thì việc chấp thuận của toàn dân là một lẽ tự nhiên. Còn khi cơ sở là những lý lẽ dễ bị chối cãi, dù cho Hiến pháp đó bằng cách này hay cách khác tuyên bố được nhân dân chấp thuận, thì đó chỉ là sự áp đặt khiên cưỡng. Một Hiến pháp như vậy chỉ là hình thức, chỉ để tuyên truyền và tất nhiên không thể thực thi làm nền tảng cho sự phát triển hài hòa, bền vững và thịnh vượng cho quốc gia, dân tộc".

Nghệ thuật phù phép ngôn từ

TS Hà Sĩ Phu nhận thấy "những gợi ý nhẹ nhàng và khách quan" của tác giả Trần Xuân Hoài "khiến ta dễ dàng đạt tới những nhận thức vô cùng thú vị", đó là:

1/ Tần suất những chữ "Độc lập”, “Tự do”, “Bình đẳng” thì tương đối ổn định. Riêng từ “DÂN CHỦ” được nhấn mạnh trong Hiến pháp 1946, nhưng sau đó thì liên tục “giảm mạnh” ! Đúng là Nhân quyền bị “teo dần trong Hiến pháp”.

2/ Theo thời gian, sự giảm dần của yếu tố Dân chủ lại tương ứng với sự tăng dần của yếu tố Cộng sản và Chuyên chính...

Nếu ngay cả Hiến pháp cũng chỉ là bàn để cho vui thì không có cái gì trên đời này có thể được coi trọng.
GS Hà Văn Thịnh
3/ Sự định danh lại vào Hiến pháp 1980 từ nhà nước dân chủ sang nhà nước CHUYÊN CHÍNH, là một bước ngoặt lớn, hiếm có quốc gia nào có được sự tự định danh chính thức là nhà nước CHUYÊN CHÍNH như Hiến pháp 1980 của nước ta. Từ một Hiến pháp năm 1946 dựa trên những tiên đề “không ai có thể bác bỏ” đã du nhập thêm những tiên đề rất dễ bị bác bỏ, nhiều người muốn bác bỏ. Càng củng cố được quyền lực, sự Chuyên chính càng bộc lộ một cách trực diện, ngang nhiên và được pháp chế hóa thẳng thừng.

4/ Chuyên chính tăng lên thì Dân chủ giảm đi là dễ hiểu, nhưng lạ một điều càng Chuyên chính thì Hiến pháp càng tô rõ thêm hai chữ Nhân dân...

TS Hà Sĩ Phu viện dẫn một bài báo trong tờ Quân đội nhân dân tựa đề " Đừng nhầm lẫn từ 'nhân dân' trong Hiến pháp" để hiểu ngay rằng chỉ có những người đi theo đảng CS làm cách mạng mới được giới cầm quyền cho là "nhân dân", "nhân dân phải mang tính giai cấp". Nghĩa là, theo TS Hà Sĩ Phu, các khái niệm "dân chủ" và "nhân dân " đã bị đánh tráo, và hai chữ "độc tài" nghiễm nhiên hiện diện trong Hiến pháp qua hai chữ "chuyên chính" của Trung Quốc, do "nghệ thuật phù phép ngôn từ", trong khi việc nhập nhằng giữa khái niệm "nhà nước" với "chính quyền"; "quyền con người" với "quyền công dân"; "quyền độc lập của một dân tộc" với "quyền độc lập của mỗi cá nhân"...cũng là một "thủ thuật pháp lý láu cá". Và TS Hà Sĩ Phu khẳng định "chừng nào việc soạn thảo và quyết định Hiến pháp còn do một tập thể mà tuyệt đại đa số (trong tập thể ấy) là người của một phe, một đảng thì… xin đừng tranh biện làm gì cho hoài công!

000_Hkg4448557-250.jpg
Lễ khai mạc Đại hội lần thứ 11 của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hà Nội ngày 12 tháng 1 năm 2011. AFP PHOTO / HOANG DINH Nam.

Nhân chuyện sửa đổi Hiến pháp Việt Nam, GS Hà Văn Thịnh đề cập "Vài nét về Hiến pháp Mỹ", lưu ý tới bậc tổ tiên của nhà nước Mỹ "đoan quyết rằng phải thành lập một mô hình nhà nước hoàn toàn mới, không giống với bất kỳ ai; và, quan trọng nhất, nó phải là nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân. Sáu chữ đó là sáu chữ vàng bởi nó trở thành nền tảng, cội nguồn, nguyên tắc bao trùm mọi nguyên tắc trong suốt quá trình soạn thảo Hiến pháp (của Hoa Kỳ)". Nhìn chung, theo GS Hà Văn Thịnh, Hiến pháp Mỹ hình thành trên cơ sở "định hướng tìm tới sự hoàn hảo cụ thể; được cụ thể hóa thành nhiều nguyên tắc lập pháp, chẳng hạn như:

-Tạo dựng nền tảng Hiến pháp trường tồn bằng cách khẳng định rõ những điều không bao giờ thay đổi như "quyền tư hữu là thiêng liêng bất khả xâm phạm; quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc; quyền người dân ủy nhiệm cho chính quyền, nhân dân có quyền bầu và bãi nhiệm chính quyền đó...".  Còn những điều có thể thay đổi thì Hiến pháp dự trù các khoản bổ sung gọi là "Tu chính án".

-Nhân dân Mỹ chọn mô hình nhà nước tam quyền phân lập giữa hành pháp, lập pháp và tư pháp. Tòa án hoàn toàn độc lập, không bị bất kỳ áp lực nào. Nhưng cũng có thiết chế cho người dân được quyền giám sát, quyết định về phán quyết của tòa, chẳng hạn dưới hình thức Bồi thẩm đoàn.

-Thiết lập cơ chế ngăn chận mọi ý đồ thao túng và sửa đổi Hiến pháp với "mưu đồ lạm quyền" của thiểu số cầm quyền. Theo nguyên tắc này, quyền tham gia của mọi công dân là tối hậu.

-Mỗi đảng phái, trước Hiến pháp, chỉ là một tổ chức công dân, chịu sự điều chỉnh của luật pháp.v.v...

Nói chung, theo nhận xét của GS Hà Văn Thịnh, mô hình nhà nước Mỹ - nhà nước hiện đại đầu tiên trong lịch sử loài người - "chưa thể tìm thấy sự đối sánh nào khả dĩ hiệu quả hơn, đó là mô hình nhà nước chưa hề có tiền lệ, với bản Hiến pháp, cho đến nay, là độc nhất vô nhị, trường tồn, bất chấp sự thay đổi về thời gian và không gian". Thế còn VN thì sao? GS Hà Văn Thịnh mong mỏi rằng:

“Việc lấy ý kiến đó không phải là chuyện hình thức, bởi một sự thật giản dị: Nếu ngay cả Hiến pháp cũng chỉ là bàn để cho vui thì không có cái gì trên đời này có thể được coi trọng! Một bản Hiến pháp khoa học, nhân văn, phù hợp ý nguyện của toàn dân, xu thế của mọi thời đại, chắc chắn là nguyên tắc, điều kiện đầu tiên cho sự phát triển vững bền...”

Qua bài "Hiến pháp là nền tảng, còn nền tảng hiến pháp (thì sao) ?", TS Nguyễn Sỹ Phương lưu ý tới hiến pháp của các quốc gia Hồi giáo đều dựa trên nền tảng kinh Koran, với 3 chủ thể: Vai trò lãnh đạo tinh thần thuộc giáo chủ; nhà nước quyết định mọi hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa...; người dân có bổn phận phải chấp hành, được củng cố bằng tín điều Hồi Giáo trong kinh Koran.

Trong khi nền tảng Hiến pháp Hoa Kỳ thì chính người dân chứ không phải ai hết là chủ nhân thực sự của đất nước, có toàn quyền định đoạt Hiến pháp.

Và TS Nguyễn Sỹ Phương nêu lên câu hỏi " Vậy Dự thảo sửa đổi Hiến pháp ta hiện nay dựa trên nền tảng nguyên lý nào? Nguyên lý đó đã thực sự xuất phát từ ý chí, nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân không ?"

Thanh Quang xin cảm ơn và kính chào tạm biệt quý vị.
Thanh Quang, phóng viên RFA

Bùi Tín - Xây dựng Hiến pháp mới

28.01.2013
Việc nhân dân góp ý để xây dựng Hiến pháp 2013 đang được thực hiện. Ý định của lãnh đạo đảng và nhà nước là lấy ý kiến nhân dân trong ba tháng (từ đầu tháng 1 đến cuối tháng 3) dựa vào bản dự thảo đã được công bố. Bản tổng hợp ý kiến đóng góp của nhân dân sẽ được trình bày tại phiên họp Quốc hội vào giữa năm nay, sau đó bản dự thảo được sửa đổi bổ sung cuối cùng sẽ được Quốc hội xem xét và biểu quyết tại phiên họp trong tháng 10.

Nhưng công việc không đơn giản như thế.

Ngay sau khi bản dự thảo đầu tiên được công bố, đã có ý kiến khá gay go về quá trình xây dựng bản dự thảo cũng như nội dung của bản dự thảo này.

Trước hết đã có ý kiến của hàng ngàn trí thức tiêu biểu yêu cầu kéo dài thêm thời gian lấy ý kiến của nhân dân, vì 3 tháng xem ra không thể đủ. Lý lẽ của ý kiến này là Hiến pháp cực kỳ hệ trọng, nhất là khi toàn dân mong muốn xây dựng một nhà nước pháp quyền thật sự, việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật trở nên nền tảng của cuộc sống toàn dân. Do đó, không thể làm hình thức, qua loa được.

Một bộ phận không nhỏ trong nhân dân không hài lòng với bản dự thảo vừa công bố, vì tuy đề ra hàng trăm điều sửa đổi, nhưng lại hoàn toàn bỏ qua những thay đổi cơ bản cần thiết và cấp bách nhất. Trong những ý kiến này, có 2 đề nghị cực kỳ quan trọng rất khó lòng bác bỏ, đó là đổi tên gọi từ Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) thành Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) như trước đây; đồng thời có ý kiến yêu cầu đảng Cộng sản Việt Nam nên chọn cho mình một tên gọi khác thích hợp với thực tế và khoa học hơn.

Hiện nay VN gần như là nước duy nhất còn mang danh xã hội chủ nghĩa (XHCN). Trung Quốc vẫn là nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Cuba nay là nước Cộng hòa Cuba. Libya đã từ bỏ danh xưng XHCN. Miến Điện cũng không còn tự gọi là một nước XHCN nữa.

Hơn nữa hiện nay chưa ai chỉ ra được hình  thù chủ nghĩa xã hội (CNXH) và chủ nghĩa Cộng sản (CNCS) ở nước ta nó ra sao, mang những đặc điểm cụ thể gì, bao lâu nữa sẽ hình thành, qua mấy kế hoạch 5 năm, qua mấy chiến lược 10 năm. Trong Hiến pháp không thể ghi những khái niệm chung chung, mơ hồ, xa vời. Hơn nữa CNCS kiểu Mác-Lênin trong thực tế đã bị phá sản triệt để ở Liên Xô cũ và Đông Âu; vài nước còn theo chủ nghĩa này đang lâm vào  tình trạng khủng hoảng cả trên lý luận lẫn thực tiễn. CNCS đã bị lên án là một sai lầm khủng khiếp của lịch sử, là tội ác chống nhân loại, với hơn một trăm triệu nạn nhân được ghi rõ trên một tượng đài kỷ niệm ở thủ đô Washington của Hoa Kỳ. Trên khắp châu Âu, CNCS kiểu Mác-Lênin cũng bị cấm truyền bá và bị coi là tội ác lớn hơn cả tội ác của chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Vậy thì đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN)có nên giữ tên gọi như cũ, vẫn khẳng định trung thành với học thuyết Mác-Lênin, vẫn kiên định CNXH kiểu Mác-Lênin hay không? Lẽ phải, khoa học, uy tín của đảng, danh dự dân tộc, thể diện quốc gia đều yêu cầu phải sửa đổi.

Có ý kiến nên tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý gọn, nhanh về vấn đề trên vì đã chin trong lý lẽ, trong dư luận rồi.

Nếu đổi tên nước thành Nước VNDCCH thì sẽ có sự thay đổi tận gốc rễ từ chế độ độc đảng sang chế độ đa đảng, sẽ cần một đạo luật để sự chuyển đổi diễn ra trong luật pháp, trật tự, từ đó sẽ phải sửa rất  nhiều điều khoản cho đồng bộ. Hiến pháp hiện hành, nếu được sửa đổi một cách cơ bản, hoặc tốt hơn nữa là được thay đổi bằng một văn kiện hoàn toàn mới theo đúng mệnh lệnh của đất nước, ý nguyện của toàn dân, và yêu cầu của thời đại, sẽ mang lại một diện mạo mới mẻ cho đất nước. Sự chuyển đổi này có giá trị như một cuộc cách mạng dân chủ sâu sắc.

Ngoài ra có mấy vấn đề hệ trọng khác cần được trao đổi, đối thoại rộng rãi trong dư luận. Đó là vấn đề sở hữu nhiều thành phần về ruộng đất như tại hầu hết các nước khác, từ đó khôi phục quyền sở hữu tư nhân về ruộng đất vốn có từ xưa;  vấn đề tách rời ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp để có kiểm soát và cân bằng quyền lực;  vấn đề không coi sở hữu quốc doanh là chủ đạo trong nền kinh tế chung …

Mới có vài tuần lễ bản dự thảo được đưa ra công luận, đã có phản ứng và hồi âm ngay. Đã có yêu cầu
mạnh mẽ, dứt khoát chuyển thật sự sang một chế độ dân chủ đa nguyên. Trong số người đông đảo đã ghi tên đóng góp ý kiến, người ta thấy có những nhân vật rất nổi tiếng, mới cũng như cũ, thuộc cả hai giới nam nữ, từ mọi miền Bắc, Trung, Nam, thuộc mọi lứa tuổi, có cả người ngoài đảng CS và trong đảng. Lý lẽ của họ rất rõ ràng, lập luận công phu, Ban Lý luận Trung ương,  và 900 “lý lẽ viên” của Thành ủy Hà Nội khó lòng bác bỏ nổi.

Lúc này chính là lúc Bộ Chính trị cần lắng nghe ý kiến và nguyện vọng của nhân dân hơn lúc nào hết. Bộ Chính trị đã bỏ qua quá nhiều thời cơ và lãng phí quá nhiều thời gian của đất nước. Hãy lắng nghe tiếng nói của nông dân bị mất ruộng đất, của các nhà kinh doanh nhỏ và vừa bị chèn ép, của tuổi trẻ nhiều ước mơ bị vùi dập. Trong khi đó, nạn tham nhũng  đang ngang nhiên hoành hành, xã hội băng hoại vì kỷ cương buông lỏng từ trên cao, y tế xuống cấp, giáo dục lạc hậu, đều liên quan đến tệ quan liêu, độc đoán, thiếu vắng dân chủ.

Trong công cuộc sửa đổi Hiến pháp, tạo ra Hiến Pháp Dân chủ năm 2013, có thể nói trên thực tế đã hình thành 2 nhóm lãnh đạo đối lập nhau. Một bên là lãnh đạo của đảng CS mà đại diện chính là Bộ Chính trị hiện nay, có vẻ như không mặn mà với việc sửa đổi Hiến pháp, hài lòng với bản dự thảo hiện tại, gồm có hàng trăm thay đổi vụn vặt, thứ yếu, tránh né những thay đổi cơ bản cần thiết đã hoàn toàn chin muồi.
Một bên là một số trí thức khá đông đảo, chất lượng cao, không ít người là cán bộ cao cấp của đảng và nhà nước, một số từng là cán bộ lãnh đạo, cùng thanh niên, phụ nữ, lao động, nông dân, nhà kinh doanh… có trình độ và tâm huyết, mong muốn một cuộc thay đổi đúng mức, theo hướng dân chủ đa nguyên, hòa nhập với thế giới dân chủ hiện đại, có lợi cho sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước.

Đây là một cuộc đấu tranh ôn hòa, bằng lý lẽ, qua lập luận, tranh luận, thuyết phục nhau, qua hội họp, bài nói và bài viết trên các phương tiện thông tin đại chúng ngày càng mở rộng, lấy nhân dân cử tri cả nước làm trọng tài. Đây là dịp để nhân dân ta tập dượt thực thi quyền dân chủ của cử tri trong xã hội, với thái độ ôn hòa, xây dựng, bình đẳng tương kính trong một xã hội văn minh, có hàng ngàn năm văn hiến.

Do có thể có những bất đồng gay gắt, cần đề phòng trước những thái độ nóng nảy, thành kiến, chụp mũ nhau, không lắng nghe rõ ý kiến của nhau, và nên luôn luôn lấy quyền lợi tối cao của nhân dân của đất nước làm trọng.

Đất nước quê hương ta đã qua một thời kỳ chến tranh bi thảm, nay là một dịp quý hiếm để chung sức chung lòng tạo nên một đạo Luật Cơ bản làm nền tảng vững vàng cho một chế độ dân chủ đa nguyên mà nhiều nước đã thực hiện từ thế kỷ XVIII như Hoa Kỳ và Pháp, những gương sáng từng được ghi đậm nét trong bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 của nước  VNDCCH.

Đảng CSVN đang lãnh đạo đất nước có đóng góp nhưng cũng có nhiều sai lầm trong trách nhiệm của mình, nay có phần trách nhiệm chủ yếu trong việc điều hành xây dựng bản hiến pháp mới năm nay. Quần chúng nhân dân đang thức tỉnh về nền dân chủ đa nguyên ưu việt đặt niềm tin trên vai tập thể trí thức dân tộc đã có sáng kiến đề ra những tuyên bố, kiến nghị, lời kêu gọi vừa qua.

Lịch sử sẽ ghi nhận thái độ đúng đắn, trọng lẽ phải, vì nhân dân, thức thời tự nguyện rời bỏ vai trò độc quyền độc tôn lãnh đạo đất nước của Đảng CSVN, chủ động sát cánh cùng toàn dân xây dựng nền dân chủ đa nguyên ưu việt, một bước tiến mạnh mẽ lên phía trước của nền văn minh nhân loại.

* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Nguyễn Bá Thanh: Có cứu được Đảng không?

20130114180651_nguyenbathanh 
Năm 1956 khi uy tín của đảng Cộng sản Việt Nam xuống tận đất đen sau cuộc cải cách ruộng đất theo công thức Trung quốc giết oan hằng chục ngàn nông dân vô tội, Đảng đã mang tướng Võ Nguyên Gíap lúc đó uy tín đang lên với chiến thắng Điện Biên Phủ ra đọc báo cáo của Trung ương Đảng công nhận sai lầm, ban hành chính sách sửa sai và xin lỗi quốc dân để cứu đảng. Hôm nay, bản cũ soạn lại, uy tín của đảng đang xuống thấp do thất bại kinh tế, tham nhũng tràn lan, nội bộ đánh đấm nhau rách nát, đảng lôi ông Nguyễn Bá Thanh, Thành ủy thành phố Đà Nẵng ra Hà Nội giữ chức vụ Trưởng ban Nội chính Trung ương với quyền hành Bao Công hòng cứu vớt uy tín của đảng.
Theo một bài báo đăng trên tuần báo The Economist số ngày 26/1/2013 ( Is Thanh the man? ) đảng Cộng sảnViệt Nam vừa làm một hành động tệ hại ra tay đàn áp thành phần đối lập để bịt miệng quần chúng trước nạn tham nhũng không phương cứu chữa.
Bài báo viết: Đầu tháng 1/2013 (1) tòa án của đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra những bản án nặng xử 14 thanh thiếu niên hoạt động dân chủ và bloggers về tội âm mưu lật đổ chính quyền (2). Ngay cả đối với một đảng nổi tiếng đàn áp, loạt án này là một hành động đàn áp vô nhân đạo ngoài sức tưởng tượng.
Đảng Cộng sản Việt Nam có thể cho các bản án là một biểu hiện sức mạnh chính trị của Đảng và là một đòn cảnh cáo thanh thiếu niên. Nhưng nhân dân Việt Nam xem các bản án như là một hành động vô vọng của một đảng đang sống với hoang tưởng. Mặc dù sau ¼ thế kỷ “đổi mới” kinh tế có phát triển, đời sống xã hội có cởi mở hơn, nhưng những hành động – như những bản án vừa qua – có thể làm cho đảng Cộng sản Việt Nam không còn “đạo đức luân lý” để lãnh đạo.
Hành động của đảng Cộng sản Việt Nam nhắm vào các người chơi blog vì báo viết thì nhà nước đã đóng chặt mõm rồi. Theo ước lượng trong nước có chừng 2 triệu blog, đa số trao đổi linh tinh vô thưởng vô phạt, nhưng càng ngày càng có nhiều blog đụng chạm đến chính trị, kinh tế, tham nhũng, bất công làm cho Đảng thấy lo. Trong hai năm vừa qua đất nước càng có “vấn đề” Đảng càng ra tay đàn áp. Trong lĩnh vực internet, Việt Nam được xếp hạng gần chót chỉ trên Trung quốc và Iran. So với Miến Điện đang trên đà cởi mở, Việt Nam giống như một quái vật chính trị càng lúc càng tụt dốc.
Lý do chính thái độ hung hãn của Đảng là sự thất bại kinh tế do sự điều hành cẩu thả và thiếu trách nhiệm. Cách đây 5 năm Việt Nam được thế giới xem như một con cọp Á châu (sau 5 con rồng châu Á) nhờ kinh tế tăng trưởng vượt bậc. Nhưng các con bệnh của cơ chế kinh tế “xã hội chủ nghĩa” âm ỉ không thuốc thang bây giờ bộc phát gây ra nạn lạm phát, đồng tiền mất giá, ngân hàng lỗ lã và độ tăng trưởng GDP tụt xuống 5% trong năm 2012. Mọi người – kể cả các nhà lãnh đạo Cộng sản Việt Nam – đều công nhận lý do của tình trạng kinh tế bi thảm đó là do lĩnh vực quốc doanh. Đảng Cộng sản Việt Nam dùng quốc doanh để duy trì hình thức kinh tế xã hội chủ nghĩa, qua đó duy trì quyền lợi của các đảng viên và quyền hành của đảng. Lĩnh vực quốc doanh chiếm 40% sản xuất quốc gia, nhưng là khu vực được quản lý kém cỏi nhất, phí phạm nhất và năng xuất thấp nhất. Trong năm 2011, công ty ddóng tàu quốc doanh Vinashin nợ 4.5 tỉ mỹ kim và hoàn toàn sụp đổ .
Khu vực quốc doanh cũng là nơi để nhân sự lãnh đạo tự do tham nhũng. Nhân sự lãnh đạo đều là người do Đảng bổ nhiệm, và các cơ sở quốc doanh hình như chỉ lo làm lợi cho đảng viên, đã giàu càng giàu thêm. Năm 2011 uy tín của quốc doanh và của Đảng không còn gì khi nhiều tay quản lý chủ chốt các công ty quốc doanh mang của cải chạy trốn ra nước ngoài, một số bị bắt.
Tham nhũng đang trở thành một định chế tại Việt Nam! Một bản báo cáo của Phòng Thương Mãi và Kỹ nghệ Việt Nam năm 2011 viết rằng 50% các nhà kinh doanh Việt Nam thú nhận họ phải hối lộ mới ký được giao kèo làm ăn. Những người am tường tình hình hơn cho biết trên thực tế tỉ số chạy tiền để có giao kèo cao hơn 50% nhiều.
Đảng Cộng sản Việt Nam đã nói nhiều về cải tổ lĩnh vực quốc doanh, về chống tham nhũng nhưng cho đến nay chỉ là chuyện “nước chảy qua cầu”. Mới đây đảng Cộng sản Việt Nam có một nỗ lực là bổ nhiệm ông Nguyễn Bá Thanh, Thành uỷ Đà nẵng, thành phố lớn thứ ba của Việt Nam ra Hà Nội giữ chức vụ Trưởng ban Nội chính Trung ương toàn quyền ban hành phương thuốc chống tham nhũng. Ông Nguyễn Bá Thanh nổi tiếng là nhà cải tổ thành công nhất tại Đà Nẵng. Ông đã mang lại cho thành phố Đà Nẵng một chính quyền được dân tin cậy. Ít nhất cũng có một đồng thuận (ở chóp bu đảng) đem kinh nghiệm địa phương của ông Thanh ra áp dụng ở mức độ quốc gia.
Nhưng công việc của ông Nguyễn Bá Thanh không phải dễ. Ông nhảy vào giữa một cuộc tranh chấp quyền hành gay cấn nhất giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, chưa nói đến vai trò của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong cuộc đấm đá này.
Uy tín của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang mai một bởi vụ Vinashin. Ông Dũng là người đỡ đầu cho nhiều viên chức cao cấp của Visashin, và là người thân cận của ông Nguyễn Đức Kiên, chủ tịch một hệ thống ngân hàng. Ông Kiên bị bắt tháng Tám năm 2012 về tội “vi phạm nguyên tắc kinh tế”. Chức vụ thủ tướng của ông Nguyễn Tấn Dũng như đang chuông treo chỉ mành đầu gió, và công tác điều tra của ông Thanh có thể làm cho chiếc ghế của ông Dũng lung lay hơn. Không ngồi yên chịu trận, ông Nguyễn Tấn Dũng ra tay đánh trước. Một bán báo cáo của chính phủ vừa được tung ra tố cáo chính quyền Đà Nẵng phạm nhiều sai suất và tham nhũng dưới sự lãnh đạo của ông Nguyễn Bá Thanh!
Sự việc các quan Cộng sản ở cấp cao công khai tố nhau như vậy càng làm cho hệ thống chính trị Việt Nam rạn nứt thêm. Trong khi đó sự bất mãn của quần chúng đối với Đảng trở nên sôi sục dù chưa đến mức đẩy dân xuống đường đối diện với súng đạn để làm cách mạng. Tuy nhiên, những cuộc phản đối của dân chúng đối với sự trưng dụng đất đai của nông dân một cách bất công có thể trở thành bạo động.
Nhiệm vụ mới của ông Nguyễn Bá Thanh có thể cho phép ông đưa ra đôi ba phương thuốc tạm thời. Nhưng muốn cải tổ thật sự thì còn phải chờ. Không khéo nó sẽ diễn ra ngoài ý muốn của đảng.
Jan 28, 2013
© Trần Bình Nam
© Đàn Chim Việt
———————————-
Chú thích:
(1)Trong 2 ngày 8 và 9/1/2013 tại thành phố Vinh
(2) Danh sách 14 thanh thiếu niên: Hồ Đức Hòa, Nông Hùng Anh, Lê Văn Sơn, Đặng Ngọc Minh, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc, Đặng Xuân Diệu, Nguyễn Văn Oai, Nguyễn Văn Duyệt, Hồ Văn Oanh, Thái Văn Dung, Nguyễn Đình Cương, Nguyễn Xuân Anh, Trần Minh Nhật tuổi từ 18 đến 22.
Các thanh thiếu niên trên bị quy tội liên lạc và gia nhập đảng Việt Tân, và bị kết án từ 3 năm đến 13 năm tù giam và từ 2 đến 5 năm quản chế. Chỉ có một án treo.

Trần Đăng Khoa - Nói thêm về lão Nguyễn Bá Thanh

Cảnh "gầm giường chiếu đất" và Bệnh viện cho Dân
Mới đây, vào những ngày cuối tháng 1, năm 2013 này, tại Trung tâm Triển lãm Nghệ thuật 45 Tràng Tiền Hà Nội, đã có cuộc triển lãm ảnh đặc biệt, không phải ảnh nghệ thuật, mà ảnh phóng sự báo chí, ảnh đời thường, nhưng lại có sức thu hút công chúng rất mãnh liệt. Đó là triển lãm cảnh “ngủ gầm giường, ngủ hành lang bệnh viện” với hơn một trăm bức ảnh. Mỗi bức ảnh là một hoàn cảnh, một nỗi đời, một cảnh ngộ. Tác giả của những bức ảnh này, không chỉ là những phóng viên, những ký giả, cộng tác viên của Trung tâm Sức khỏe và Dân số, mà còn là những người bình thường. Họ là bệnh nhân hoặc người nhà đi theo chăm sóc bệnh nhân. Họ ghi lại những khoảnh khắc mình đã thấy hoặc đã trải, không phải có ý thức làm nghệ thuật, mà chỉ đơn giản giữ lại những kỷ niệm theo kiểu “thấy gì ghi nấy”. Chính vì thế mà nó rất chân thật và sinh động. Không phê phán ngành y tế, chỉ phơi ra một thực trạng mang tính sẻ chia. Chính thế lại đắng đót, lại có sức lay động lương tri những người tử tế. Chỉ những trái tim và tâm hồn lạnh giá mới có thể dửng dưng.
Cuộc triển lãm đặc biệt này cũng đã lên mạng nhiều trang baó điện tử chính thống. Tôi không biết các vị lãnh đạo, các nhà quản lý nghĩ gì khi nhìn những cảnh đời nơi “gầm giường chiếu đất” này? Còn tôi, bao trùm lên mọi cảm giác là nỗi đắng đót đến se thắt cả gan ruột. Lại nhớ đến buổi “vi hành” của bà Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến xuống các bệnh viện cơ sở. Bò từ gầm giường ra chào bà là các bệnh nhân nhí bị ung thư. Rồi những bệnh nhân hiểm nghèo chờ xạ trị ba người ghép một giường. Nhiều khi bệnh nhân phải nằm chen chúc dưới gầm giường, nằm tràn cả ra hành lang bệnh viện trong thời tiết mưa ẩm và giá lạnh. Sống lay lắt như thế, ngay cả một người khỏe mạnh cũng có thể gục đổ, chứ không còn nói đến những con người bất hạnh, lại mang trong mình trọng bệnh mà sự sống mong manh chỉ tính bằng những khoảnh khắc.
Ta hiểu nỗi khổ tâm của bà Bộ trưởng Bộ Y tế có tâm đức. Nhưng chẳng lẽ lại cứ để tình trạng quá tải ở các bệnh viện diễn ra mãi như thế này sao? Hiện nay, Hà Nội đã mở rộng đến hết cả tỉnh Hà Tây cũ, còn nới thêm một phần của tỉnh Hòa Bình, chẳng lẽ vẫn không có đất để xây bệnh viện sao? Đành rằng kinh tế suy thoái trong phạm vi toàn cầu, nợ công ở nước ta cũng lên đến ngưỡng đáng phải quan ngại, Tết năm nay, nhiều cơ quan không có tiền thưởng cho nhân viên, có doanh nghiệp còn nợ cả tiền lương, dẫn đến cảnh tao loạn: Công nhân vác ghế phang giám đốc rồi sẵn sàng vào tù, nhưng cũng không phải vì thế mà không xây được bệnh viện cho dân. Không kể những vụ thất thoát khổng lồ đến hàng ngàn tỷ đồng như vụ Vinashin rồi tiếp đến là Vinalins, chúng ta vẫn còn chi hàng ngàn tỷ đồng để xây Trụ sở làm việc, Bảo tàng Quốc gia, rồi hàng trăm rạp hát, Nhà văn hóa. Đành rằng xây Trụ sở, xây Bảo tàng hay Rạp hát cũng rất quan trọng, rất cần thiết, nhưng đem những công trình ấy, so với những công trình cấp bách, cần phải làm ngay, như bệnh viện cứu chữa điều trị cho dân, hay những lớp học cho trẻ em nghèo vùng sâu vùng xa thì cái gì cần ưu tiên trước nhất? Tất nhiên là bệnh viện và lớp học rồi. Tôi hoàn toàn đồng ý với Vân Thiêng, ông bạn đồng nghiệp của tôi ở VOV: Xây thêm nhà hát, rạp chiếu phim cũng là cần thiết, bởi đấy là những thiết chế văn hóa đặc biệt gắn với trình độ và nhu cầu thưởng thức văn hóa, nghệ thuật của nhân dân. Tuy nhiên, có một thực tế là hiện nay, nhiều nhà hát mà số buổi sáng đèn mỗi năm chỉ đếm được trên mấy đầu ngón tay, nhiều nhà hát, rạp chiếu phim đã làm "dịch vụ cho thuê đám cưới". Ngân sách là tiền thuế của dân. Vì vậy, đầu tư cái gì, đầu tư lúc nào là điều phải tính toán để đồng tiền ấy phát huy hiệu quả cao nhất. Việc xây dựng trụ sở cơ quan khang trang hiện đại và các công trình văn hóa là cần thiết trong quá trình phát triển đất nước. Tuy nhiên, chưa thấy có chuyện vì thiếu rạp mà hai, ba người phải ngồi một ghế để xem biểu diễn nghệ thuật, cũng chưa có ai chui dưới gầm ghế người khác để xem phim. Trong khi, cảnh hai, ba bệnh nhân phải nằm chung một giường, thậm chí có bệnh nhân phải chịu cảnh “gầm giường chiếu đất” thì đã thấy nhỡn tiền và sẽ còn hiển hiện ở rất nhiều bệnh viện lớn khác nữa.
Có thể giải quyết dứt điểm nạn quá tải ở các bệnh viện ấy được không? Hoàn toàn có thể giải quyết được, nếu chúng ta thực sự vì dân, lo cho muôn dân. Chỉ cần chúng ta tiết kiệm trong chi tiêu, loại bỏ những chi phí chạy theo bề nổi, hoàn toàn mang tính hình thức, rất tốn kém mà không có hiệu quả thiết thực, như các lễ hội rầm rĩ ở rất nhiều tỉnh thành, hay kiểm tra, giám sát chặt chẽ các công trình, tránh được những thất thoát để tiền dân trôi hết ra sông ra bể, như Vinashin hay Vinalins là có thể xây được hàng ngàn bệnh viện, trường học rồi.
Chỉ cần tiết kiệm, bớt hoang phí trong những khoản chi tiêu vô bổ, chúng ta đã cứu được bao nhiêu kiếp người bất hạnh. Điều này là hoàn toàn có thể làm được. Bởi đã có địa phương làm được rồi. Một ví dụ điển hình là Đà Nẵng. Vâng, tôi vẫn lại phải nhắc đến Đà Nẵng. So với Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, hay các địa phương khác, Đà Nẵng không thuận lợi ở vị trí địa lý, cũng không tiện về giao thông, lại bị chiến tranh tàn phá khốc liệt nhất, số người hy sinh cũng lớn nhất, đã thế khí hậu lại khắc nghiệt, bão gió, lũ lụt liên miên. Một tỉnh rất nghèo. Vậy mà ông Nguyễn Bá Thanh và các cộng sự của ông vẫn vực mảnh đất nghèo ấy thành một đô thị hiện đại, một thành phố nề nếp, sạch sẽ (theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng) và quy củ nhất nước. Trước khi rời Đà Nẵng, ngay mới đây thôi, ông Nguyễn Bá Thanh còn kịp trao cho dân một bệnh viện nhằm xóa bỏ nạn “gầm giường chiếu đất”. Đó là bệnh viện ung bướu có quy mô 500 giường với 27 khoa và phòng, trước mắt đã đưa vào sử dụng 200 giường bệnh với đội ngũ hơn 70 bác sĩ, cùng các chuyên gia, y tá, điều dưỡng có trình độ chuyên môn cao, trang thiết bị y tế bệnh viện được đầu tư hiện đại, chất lượng, với các hệ thống máy xạ trị, y học hạt nhân, gia tốc tuyến tính. Đặc biệt, đây là bệnh viện dành cho những người nghèo có hộ khẩu Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung. Sau khi trừ phần Bảo hiểm y tế thanh toán, các bệnh nhân nghèo sẽ được miễn phí toàn bộ tiền chi trả. Người nhà đi theo chăm sóc bệnh nhân cũng sẽ được hưởng chính sách ăn, ở miễn phí tại bệnh viện với bếp ăn từ thiện. Điều trị miễn phí hoàn toàn cho bệnh nhân nghèo là chính sách nhân văn đặc biệt chỉ có ở Đà Nẵng. Có địa phương nào làm được như thế không?
Bây giờ thì ta hiểu được vì sao người dân Đà Nẵng lại yêu mến Nguyễn Bá Thanh đến như thế. Và không phải chỉ có dân Đà Nẵng, nhân dân ở rất nhiều địa phương khác cũng rất quý yêu Nguyễn Bá Thanh, như quý yêu Bí thư Tỉnh ủy Kim Ngọc thuở nào. Và chúng ta tin, rất tin rằng, trong công cuộc đổi mới của Đảng, của Đất nước, vì miếng cơm manh áo của dân, ông sẽ không bị đứt gánh giữa đường như Bí thư tỉnh ủy Kim Ngọc. Và chúng ta cũng hy vọng Đà Nẵng sẽ là một mô hình tốt đẹp có thể nhân rộng ra trên phạm vi toàn quốc. Viết đến đây, tôi lại chợt giật mình nhớ đến câu ca dao:
Thương dân, dân lập đền thờ
Hại dân, dân đái sập mồ lụn xương
Và như thế, làm điều ác, đặc biệt là ác với dân, đâu phải cứ hạ cánh được an toàn là đã an toàn. Bây giờ, làm một cán bộ mà được dân tin, dân yêu như Nguyễn Bá Thanh, đâu có phải là dễ...
Trần Đăng Khoa
(Blog Trần Đăng Khoa)

“Bên thắng cuộc” lột trần hậu trường chính trị VN

Phải nói cho rõ là “hậu trường chính trị của chế độ Việt Nam theo chủ nghĩa xã hội, hay cộng sản”. Đã có nhiều người viết bài điểm sách, tôi không có gì để viết thêm. Tôi chỉ muốn rút ra vài điểm chính sau khi đã đọc xong bộ sách. Theo tôi nghĩ những câu chuyện Huy Đức thuật lại trong sách có thể giải thích tại sao nước ta nghèo hèn như hiện nay. Tôi cũng nghĩ các lãnh đạo thuộc phe XHCN của miền Bắc phải chịu trách nhiệm lớn trước lịch sử về những sai lầm của họ.
Một nhà văn hoá Âu châu từng nói rằng lịch sử chỉ là một chuỗi câu chuyện về gia đình và thế giới. Bởi thế, kể chuyện là một phương tiện có hiệu lực cao để giải thích những gì đã và đang xảy ra. Có thể khẳng định ngay rằng bộ sách Bên thắng cuộc của Huy Đức không phải là sách lịch sử. Huy Đức cũng nói rằng anh không viết sử. Tôi xem Bên thắng cuộc là một chuỗi câu chuyện hậu trường chính trị Việt Nam. Tất cả chúng ta cần phải biết những câu chuyện mà Huy Đức kể lại, bởi vì những câu chuyện đó sẽ thấp lên một que diêm trong cái lịch sử mờ ảo của Việt Nam vào những năm giữa thế kỷ 20 cho đến ngày hôm nay.
Đọc phần I của tập sách tôi như xem một cuốn phim quay chậm. Những kẻ một sớm chiều biến thành “Cách mạng 30/4”. Đốt sách. Cạo râu, cắt ống quần. Cải tạo. Kinh tế mới. Đánh “tư sản mại bản”. Đổi tiền. Vượt biên. Tất cả những biến cố đó là sự thật. Là người ở lại trong khi các đồng nghiệp tìm được vượt biên tôi có thể nói rằng tất cả những gì Huy Đức ghi chép đều đúng. Huy Đức không phải là người đầu tiên ghi lại những biến cố đau thương sau 1975. Trước Huy Đức đã có cụ Nguyễn Hiến Lê viết lại cẩn thận những sự kiện và biến cố làm cho miền Nam suy sụp sau ngày “giải phóng” trong tập Hồi Ký nổi tiếng nhưng bị nhà xuất bản cắt xén khá nhiều. Chúng ta thử đọc vài trích đoạn trong Hồi Ký của cụ Nguyễn Hiến Lê trước khi đọc sách của Huy Đức.
Kẻ “thắng trận” muốn biến miền Nam nghèo như miền Bắc:
“S tht bi hin nhiên ca chế độ là s suy sp ca kinh tế như tôi đã trình bày sơ lược trên. Hu qu là Vit nam trước thế chiến t hào là tin rng bc bể”, có nhng đồng lúa, đồn đin cao su mênh mông min Nam, nhng m than, m pht phát phong phú ở miền Bắc mà bây giờ thành một trong vài nước nghèo nhất thế giới.
Nhưng một người Balan trong Ủy ban kiểm soát quốc tế năm 1975 bảo chỉ trong 5 năm, miền Nam sẽ “đuổi kịp miền Bắc”, nghĩa là nghèo như miền Bắc. Lời đó đúng, rất sáng suốt. Nếu không nhờ mấy trăm ngàn kiều bào ở ngoại quốc gởi tiền, thuốc men, thực phẩm, quầ áo… về giúp bà con ở đây thì chúng ta hiện nay cũng điêu đứng như anh em miền Bắc rồi”. 
Trong cùng lúc ra tay hành hạ dân miền Nam:
“Khổ nhất là bọn đi kinh tế mới, thất bại, tiêu tan hết vốn liếng, về Sài gòn, sống cảnh màn trời chiếu đất, ăn xin, moi các đống rác hôi thối, lượm một miếng giấy vụn, một túi ni lông, một miếng sắt rỉ, một quai dép mủ… để bán cho “ve chai”. Trông thấy đống túi ni lông được rửa qua loa trong nước dơ rồi phơi ở lề đường để bán cho tiểu thương đựng hàng, tôi ghê tởm quá”. 
Trong khi đó bản thân những kẻ “thắng cuộc” thì ăn hối lộ và tham nhũng:
“Ở tnh nào cũng có mt s cán b tham nhũng cấu kết với nhau thành một tổ chức ăn đút ăn lót một cách trắng trợn, không cần phải lén lút. Có giá biểu đàng hoàng: xin vô hộ khẩu một thành phố lớn thì bao nhiêu tiền, một thị xã nhỏ thì bao nhiêu, một ấp thì bao nhiêu. Muốn mua một vé máy bay, vé xe lửa thì bao nhiêu. Muốn được một chân công nhân viên, phải nộp bao nhiêu… Cái tệ đó còn lớn hơn thời trước”.
Họ tạo nên một xã hội trong đó con người mất nhân phẩm:
“Một cán bộ tài chánh xã mà không biết chia 72 cho 24. Trong một buổi hội họp của Hội trí thức thành phố Hồ Chí Minh, một kĩ sư già bực mình vì tình trạng cán bộ đa số dốt nát, bảo: “Tôi chấp nhận vô sản chuyên chính, mà không chấp nhận vô học chuyên chính”. Ngay chiều hôm đó ông ta bị bắt giam; sau cũng được thả ra”.
“Sống dưới chế độ cộng sản, con người hóa ra có hai mặt như Sakharov đã nói: chỉ giữa người thân mới để lộ mặt thật, còn thì phải đeo mặt nạ; luôn luôn phải đề phòng bạn bè, láng giềng, có khi cả người trong nhà nữa. Người ta tính cứ 5 người thì có 1 người kiểm soát từng ngôn ngữ, hành vi của 4 người kia. Ngay một phó viện trưởng cũng làm việc điểm chỉ đó mà bạn trong viện không hay. Dĩ nhiên kẻ kiểm soát đó lại bị người khác kiểm soát lại. Ở Nga thời Staline như vậy, ở Bắc những năm 1954-1960 cũng gần như vậy; ở Nam đỡ hơn vì đa số người trong này không chịu làm thứ mật thám chìm đó”.
Tình trạng phân chia Nam Bắc càng nặng:
Tht bi ln nht, theo tôi, là không đoàn kết được quốc dân. Tháng 5-1975, có ít nhất là 90% người miền Nam hướng về miền Bắc, mang ơn miền Bắc đã đuổi được Mĩ đi, lập lại hòa bình, và ai cũng có thiện chí tận lực làm việc để xây dựng lại quốc gia. Nhưng chỉ sáu bảy tháng sau, cuối 1975 đã có đa số người Nam chán chế độ ngoài Bắc, chán đồng bào Bắc. Tôi nhớ như ở phần trên tôi đã nói năm 1976, trong một cuộc hội nghị ở Sài gòn, bàn về vấn đề thống nhất quốc gia, một học giả lão thành miền Bắc, ông Ðào Duy Anh (đã có hồi sống ở Nam nhiều năm, có nhiều bạn thân ở Nam) khi được mời phát biểu ý kiến, chỉ nói mỗi một câu đại ý là thống nhất cái gì cũng dễ; quan trọng nhất là phải thống nhất nhân tâm đã. Cả hội trường sửng sốt và làm thinh.
Ông Anh đã nhận xét đúng và dám nói. Quả thực là lúc đó có sự chia rẽ nặng giữa người Nam và người Bắc, Nam đã không muốn thống nhất với Bắc rồi. Từ đó, tinh thần chia rẽ cứ mỗi ngày mỗi tăng, năm nay (1980) có thể nói 90% người miền Nam hay hơn nữa, muốn tách khỏi miền Bắc”.
bởi vì một trong những nguyên nhân là:
Người Bắc coi người Nam là ngụy, đối xử với người Nam như thực dân da trắng đối với dân “bản xứ”, tự cao tự đại, tự cho rằng về điểm nào cũng giỏi hơn người Nam, đã thắng được Mĩ thì cái gì cũng làm được. Chỉ cho họ chỗ sai lầm trong công việc thì họ bịt miệng người ta bằng câu: “Tôi là kháng chiến, anh là ngụy thì tôi mới có lí, anh đừng nói nữa.
Chẳng bao lâu người Nam thấy đa số những kẻ tự xưng là kháng chiến, cách mạng đó, được Hồ chủ tịch dạy dỗ trong mấy chục năm đó, chẳng những dốt về văn hóa, kĩ thuật -điều này không có gì đáng chê, vì chiến tranh, họ không được học- thèm khát hưởng lạc, ăn cắp, hối lộ, nói xấu lẫn nhau, chài bẫy nhau… Từ đó người Nam chẳng những có tâm trạng khinh kháng chiến mà còn tự hào mình là ngụy nữa, vì ngụy có tư cách hơn kháng chiến. Và người ta đâm ra thất vọng khi thấy chân diện mục của một số anh em cách mạng đó, thấy vài nét của xã hội miền Bắc: bạn bè, hàng xóm tố cáo lẫn nhau, con cái không dám nhận cha mẹ, học trò cấp II đêm tới đón đường cô giáo để bóp vú…”.
Nhưng cụ Nguyễn Hiến Lê ghi chép thời cuộc, tình hình chung, còn Huy Đức thì cung cấp cho chúng ta những câu chuyện hậu trường, những suy nghĩ cá nhân của những người nặn ra những chính sách ác ôn dẫn đến tình hình mà cụ Nguyễn Hiến Lê nhận xét. Có thể nói rằng cuốn sách của Huy Đức là một bổ sung quý báu cho hồi ký của cụ Nguyễn Hiến Lê.
Bây giờ chúng ta thử đọc xem Huy Đức đã cho chúng ta chứng từ để giải thích cho những nhận xét của cụ Nguyễn Hiến Lê. Đọc xong bộ sách tôi thấy những thông điệp sau đây lắng đọng trong tôi:
1.- Đó là một chế độ độc tài và toàn trị. Người cộng sản nói rằng chế độ do họ dựng lên là dân chủ tập trung. Nhưng trong thực tế chúng ta thấy rằng chẳng có gì là dân chủ trong chế độ cộng sản. Tất cả các chính sách đều do một nhóm người trong Bộ chính trị quyết định. Nhưng qua Bên thắng cuộc, chúng ta còn biết rằng rất nhiều chính sách có ảnh hưởng đến hàng triệu người chỉ do một người quyết định, bất chấp những lời khuyên của người khác. Điển hình cho tính độc tài là quyết định mở cuộc tổng tấn công vào Tết Mậu Thân. Rõ ràng, đó là một chế độ độc tài, sao gọi là dân chủ tập trung được.
Điều mỉa mai nhất là họ cáo buộc rằng chế độ VNCH là do Mỹ dựng lên và tay sai của Mỹ, nhưng chính người lãnh đạo cao cấp nhất trong chế độ CS là Lê Duẩn khẳng định rằng họ đánh miền Nam là đánh cho Liên Xô, cho Trung Cộng. Hình như chưa một lãnh đạo miền Nam chưa ai trơ tráo nói rằng họ là tay sai của Mỹ. Nói cách khác, chế độ CS ngoài Bắc thời đó là một chế độ toàn trị tay sai của ngoại bang.
Tính toàn trị còn thể hiện qua việc Bộ chính trị kiểm soát cả hành vi xã giao của các đồng chí họ. Đọc đoạn Huy Đức tả cái bắt tay hờ hững của cựu thủ tướng Phan Văn Khải với ông Bill Clinton mà buồn cười về sự trẻ con và thiếu văn hoá của lãnh đạo CS. Ông Khải không mở miệng cười với Bill Clinton. Khi được hỏi tại sao lại có hành vi kém xã giao như vậy, ông Khải thú nhận: “Không được đâu mày ơi, Bộ chính trị đã thống nhất là không được cười”.  Đoạn viết về một ông tướng công an “làm việc” với ban giám hiệu Đại học Quốc gia Hà Nội để chỉ đạo lúc nào nên cười, lúc nào nên vỗ tay, thậm chí những hành vi xem thường ông Bill Clinton như để cho sinh viên đọc báo trong lúc ông nói. Tất cả những hành động và sự giật dây đó là những minh chứng hùng hồn cho thấy chế độ toàn trị kiểm soát tất cả hành vi sống của người dân.
2.- Nội bộ thiếu đoàn kết.  Thoạt đầu, ấn tượng của tôi về các vị lãnh đạo phe CSVN là họ rất đoàn kết với nhau. Nhưng đọc qua Bên thắng cuộc và kinh nghiệm cá nhân, tôi mới thấy ấn tượng đó rất sai lầm. Người CSVN, đặc biệt là trong giới lãnh đạo thượng tần, rất ganh ghét và đố kỵ lẫn nhau. Huy Đức qua những câu chuyện cá nhân phác hoạ một bức tranh rất xấu về Lê Đức Thọ và Lê Duẩn, hai người không ưa tướng Võ Nguyên Giáp. Từ một tướng vang danh thế giới bị hạ xuống người đi đặt vòng ngừa thai cho phụ nữ! Những ganh ghét và đố kỵ rất con người cũng giống như các lãnh đạo thuộc phe VNCH. Nhưng có cái khác biệt căn bản là các lãnh đạo VNCH hành xử có văn hoá hơn và có phần tế nhị hơn so với các lãnh đạo phe CS.
Họ sẵn sàng dựng nên những câu chuyện để bôi xấu lẫn nhau. Vụ án “Năm Châu – Sáu Sứ” được Huy Đức mô tả khá rõ và cho thấy các đồng chí thượng tầng CS có thể lập mưu mô để hạ bệ những ai họ không ưa thích. Họ còn dám dùng cả những thủ đoạn thấp như photoshop để nguỵ tạo hình ảnh trai gái để tố cáo ông Lê Khả Phiêu lúc đó là tổng bí thư đảng.
3.- Tàn nhẫn. Sự hành xử của một số lãnh đạo CS cấp cao có thể nói là tàn nhẫn. Sự tàn nhẫn thể hiện ngay giữa các đồng chí. Chúng ta thử đọc qua đoạn mô tả Võ Chí Công, Đoàn Khuê và Nguyễn Đức Tâm trả thù Võ Viết Thanh sau khi tướng Thanh bắt Năm Châu và Sáu Sứ:
“Tôi tới phòng làm việc của Đoàn Chủ tịch Đại hội, thấy Võ Chí Công, Nguyễn Đức Tâm, Đoàn Khuê, Nguyễn Quyết, Nguyễn Thanh Bình đang chờ. Mặt Đoàn Khuê hằm hằm, Võ Chí Công và Nguyễn Đức Tâm nói ngắn gọn: ‘Chúng tôi thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, báo đồng chí hai nội dung. Trước hết, xin chuyển tới đồng chí nhận xét của Bộ Chính trị: Đồng chí là một cán bộ cao cấp còn trẻ, công tác tốt, rất có triển vọng, nhưng rất tiếc, chúng tôi vừa nhận được một số báo cáo tố cáo đồng chí hai việc: Một, ngay sau giải phóng, đồng chí có cho bắt hai cán bộ tình báo của Bộ Quốc phòng và từ đó hai cán bộ này mất tích; hai, cái chết của cha mẹ đồng chí là bị ta trừ gian, chứ không phải do địch giết. Vì vậy, chúng tôi đành phải rút đồng chí ra khỏi danh sách tái cử vào Trung ương khóa VII’.”
Ông Võ Viết Thanh phản ứng như ssau:
“Tôi hết sức bất ngờ. Khi nghe xúc phạm đến ba má tôi thì tôi không còn kiềm chế được. Trong cặp tôi lúc đó có một khẩu súng ngắn, tôi đã định kéo khóa, rút súng ra bắn chết cả ba ông rồi tự sát. Nhưng, tình hình lúc đó, nếu tôi làm thế là tan Đại hội. Tôi cố nuốt cơn tức giận.”
4.- Lừa gạt và dối trá. Người dân đã bị bộ máy tuyên truyền của chế độ định hướng suy nghĩ và cảm nhận. Những trẻ em mới lớn lên đã bị bộ máy tuyên truyền nhồi nhét rằng các vị lãnh đạo đáng kính suốt đời hy sinh hạnh phúc cá nhân để đấu tranh cho bình đẳng xã hội. Họ còn bị nhồi nhét rằng chế độ VNCH là chế độ ác ôn, với những con người ăn trên ngồi trốc, trong khi phần lớn người lao động phải sống khổ cực. Nhưng Bên thắng cuộc lột trần “huyền thoại” cao cả của các lãnh đạo CS. Sự thật nói lên rằng họ chính là những người ăn trên ngồi trốc. Trong khi người dân không đủ cơm ăn thì họ phè phỡn với bơ sữa từ Đông Âu. Họ có những vườn rau riêng. Họ có một đội quân bác sĩ chăm sóc sức khoẻ dưới danh xưng “Ban bảo vệ sức khoẻ trung ương”. Người dân không có thuốc điều trị nhưng lãnh đạo CS thì có thừa. Nếu lấy cái nền lãnh đạo VNCH có đặc quyền đặc lợi là 1 thì những người lãnh đạo CS có đặc quyền đặc lợi phải lên đến 100. Do đó, tất cả những gì người CS phỉ báng giới lãnh đạo VNCH thì cũng chính là những gì họ phỉ báng chính họ với cường độ cao hơn 100 lần. Một cách ngửa mặt lên trời phun nước bọt.
5.- Đạo đức giả. Báo chí miền Bắc thường ra rả tuyên truyền rằng lãnh đạo VNCH là những kẻ ăn chơi, đa thê đa thiếp, chỉ biết suốt ngày nhảy đầm chứ chẳng có kiến thức chính trị gì cả. Họ còn viết hẳn một cuốn sách về các tướng lãnh VNCH. Đọc cuốn này cũng là một phương thức giải trí tốt vì các tác giả có khả năng tưởng tượng khá tốt. Nhưng còn các lãnh đạo CS thì sao? Họ là những kẻ nhiều vợ. Lê Duẩn. Nguyễn Văn Linh. Lê Đức Thọ. Võ Văn Kiệt. Có thể cả ông Hồ. Tất cả đều có hơn 1 vợ. Tất cả đều sẵn sàng bỏ vợ lại sau lưng để “theo đuổi sự nghiệp cách mạng”. Nhưng cũng có thể họ xem phụ nữ như là những người để họ giải quyết vấn đề tình cảm sinh lý. Không phải ai trong giới lãnh đạo CS đều sống vô đạo đức, nhưng nhìn qua những nhân vật cao cấp chúng ta thấy nói rằng thói đạo đức giả rất phổ biến trong giới thượng tầng của chế độ.
6.- Dốt nát. Chúng ta biết rằng những người cộng sản thế hệ thứ nhất như Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp (không tính đến những người như Trần Phú, Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ) là những người có trình độ học vấn khá và có bản lãnh. Nhưng Bên thắng cuộc tiết lộ rằng những người thuộc thế hệ đàn em của những người tiền phong toàn là một nhóm người ít học. Những lãnh đạo như ông Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Nguyễn Văn Linh … đều xuất thân từ thành phần không có cơ hội học hành đến nơi đến chốn. Sự dốt của lãnh tụ có khi đến mức hài hước. Trong phần viết về sức khoẻ lãnh đạo, chúng ta được biết ông Đỗ Mười nói về bệnh trạng của tướng Đoàn Khuê, qua lời thuật của ông Nguyễn Văn An, như sau: “Đoàn Khuê nói với tao, uống tam thất nó tan hết rồi mà. Đoàn Khuê còn vạch bụng cho tao xem. Tôi bảo: thưa anh, theo chuyên môn thì đấy là khối u nó chạy chứ không phải tan đâu ạ”. Thật kinh hoàng khi những con người như thể được đặt ở vị trí chót vót lãnh đạo một đất nước 90 triệu dân!
Qua Bên thắng cuộc chúng ta biết rằng các lãnh đạo CS có tầm nhìn rất hạn hẹp. Có thể do bị nhào nặn bởi tuyên truyền cộng với kém học thức nên các lãnh đạo CS có kiến thức rất nghèo nàn về thế giới ngoài các nước XHCN và Trung Cộng. Từ đó dẫn đến những nhận định sai lầm và những lựa chọn bất lợi cho đất nước. Điển hình là câu chuyện đằng sau việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ. Câu chuyện cho thấy giới lãnh đạo CS thiển cận và làng xã trong những nhận xét của họ về một đối thủ rất quan trọng.
Chúng ta thử đọc một đoạn “Cứu chủ nghĩa xã hội” để thấy ông Nguyễn Văn Linh có tầm nhìn và hành xử đầy kịch tính ra sao. Đọc cũng để thấy Gorbachev chẳng những mỉa mai mà còn khinh Nguyễn Văn Linh như thế nào:
Ông Nguyễn Văn Linh cho rằng Gorbachev là kẻ cơ hội nhất hành tinh:
Tháng 10-1989, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh tới Berlin dự lễ kỷ niệm bốn mươi năm ngày thành lập Nước Cộng hòa Dân chủ Đức. Theo ông Lê Đăng Doanh: “Quyết địng đi dự 40 năm Quốc Khánh CHDC Đức là quyết định trực tiếp của cá nhân anh Linh. Anh Linh đã bàn với Bộ Chính trị về việc phải triệu tập một Hội nghị các Đảng Cộng Sản và Công nhân quốc tế để cứu phong trào cộng sản, chống chủ nghĩa cơ hội. Anh sang Berlin là để gặp các đồng chí để bàn về việc ấy và gặp Gorbachev. Trong một cuộc họp, anh Linh nhận xét: Gorbachev là kẻ cơ hội nhất hành tinh này”.
Bị đối xử như thương gia tầm thường:
Ngày 4-10-1989, từ Hà Nội, hãng Interflug của Cộng hòa Dân chủ Đức dành cho ông Linh một ghế hạng thương gia, các thành viên cao cấp khác – Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh, Trợ lý Tổng Bí thư Lê Xuân Tùng, Phó Ban Đối ngoại Trịnh Ngọc Thái, Đại sứ Tạ Hữu Canh và thư ký Lê Đăng Doanh – chỉ ngồi khoang hành khách thường.
Bị xem thường:
Một lễ đón đơn giản được tổ chức tại sân bay Berlin-Schronefeld rồi sau đó đoàn về khách sạn. …. Trong suốt chuyến thăm chính thức ấy, phía CHDC Đức không thu xếp cho ông Linh một buổi gặp chính thức nào với Honecker hay một nhà lãnh đạo khác. Thế nhưng, điều đó đã không làm ông Nguyễn Văn Linh từ bỏ ý đồ đóng vai trò trung tâm cứu nguy chủ nghĩa xã hội.
Đến nơi ở của các nhà lãnh đạo khác mới thấy cách đối xử của Erich Honecker với ông Nguyễn Văn Linh. … Trong khi ông Linh chỉ được xếp một phòng đôi lớn hơn phòng các thành viên khác trong đoàn một chút thì chỗ ở của Ceausesscu là một khu vực gồm nhiều phòng. Ông Linh và tùy tùng phải đi qua một sảnh lớn nơi có một đội cận vệ 12 người bồng tiểu liên AK báng gập đứng chào. Ceaucesscu đã để ông Linh phải ngồi chờ rất lâu. Ông Linh nói: “Mày liên hệ thế nào mà giờ không thấy nó”. Tôi bảo: “Tính thằng này nó hình thức thế”. Một lúc sau thì Ceausesscu ra, chính ông ta lại là người tỏ ra hăng hái ủng hộ sáng kiến của ông Nguyễn Văn Linh nhất. Ceausesscu thậm chí còn đòi để Rumani đăng cai. Tuy nhiên, cả Ceausesscu và các nhà lãnh đạo cộng sản khác đều nói với ông Linh: “Vấn đề là ông kia, nếu ông ấy không đồng ý thì rất khó”. “Ông kia” đề cập ở đây là Gorbachev.
Dù ông Linh rất nhiệt tình cứu XHCN nhưng người ta làm ngơ:
Trong ngày 6-10-1989, giữa Berlin rét mướt, ông Nguyễn Văn Linh đã tìm gặp các nhà lãnh đạo cộng sản đến dự lễ quốc khánh để thảo luận về một sáng kiến mà ông đưa ra: triệu tập hội nghị các đảng cộng sản và phong trào công nhân quốc tế. Ông Linh nói: “Phe ta đang diễn biến phức tạp. Hơn bao giờ hết, đòi hỏi quốc tế vô sản phải siết chặt hàng ngũ. Đảng Cộng sản Việt Nam thấy nên có một hội nghị để thống nhất tư tưởng và hành động, tăng cường tình đoàn kết”.
Đa số các đảng cộng sản làm ngơ đề nghị của ông Linh, chỉ có Batmunkho Tổng Bí thư Mông Cổ, Phó Thủ Tướng Hernandez của Cuba, Tổng Bí thư Ceaucescu của Rumania, Tổng Bí thư Đảng vừa thất cử của Ba Lan Jaruzelski, Chủ tịch Đảng Cộng Sản Tây Đức (DKP) Herbert Mies là chấp nhận gặp. Chỉ có Helbert Mies, lãnh tụ của một đảng không cầm quyền và Phó thủ tướng Cuba Hernandez là tự tới nơi ông Linh ở. Theo ông Lê Đăng Doanh, những người khác chỉ tiếp ông Nguyễn Văn Linh tại phòng riêng của họ.
Sau nhiều cuộc trì hoản thì ông Linh cũng được Gorbachev cho một cuộc gặp mặt. Nhưng đó là một cuộc gặp mặt để Gorbachev khinh miệt ông Linh. Chúng ta hãy đọc tiếp:
Từ 19 đến 21 giờ tối 6-10-1989, sau phần đọc diễn văn, cuộc mit-tin được chuyển từ trong một lâu đài ra một lễ đài ngoài trời duyệt quần chúng, thanh niên rước đuốc. Ông Lê Đăng Doanh kể: Đám thanh niên tuần hành sôi lên sùng sục kêu tên Gorbachev, “Gorby! Gorby!”. Anh Linh chỉ mặc bộ complet, tối nhiệt độ xuống khoảng 8 C, cận vệ quên mang áo lạnh, ông Nguyễn Văn Linh đứng run bần bật, kêu tôi: “Tao lạnh quá”. Tôi phải nói với một viên tướng Đức đứng cạnh đấy: “Tổng Bí thư của tôi quên mang áo ấm”. Viên tướng cho mượn tạm tấm áo choàng của ông ta.
Sáng hôm sau, 7-10-1989, theo lịch trình, mười giờ sẽ có duyệt binh, nhưng tám giờ, ông Nguyễn Văn Linh triệu tập họp Chi bộ Đảng thông báo tình hình sức khỏe: “Mình thấy có gì đó không bình thường, không nhắm được mắt, miệng cứng, không ăn được”. Về sau bác sỹ xác định đó là triệu chứng liệt dây thần kinh số 7. Mọi người đề nghị ông Linh không ra lễ đài, ông Nguyễn Khánh thay ông Linh dự duyệt binh rồi báo với “bạn”. Phía CHDC Đức mời ông Linh ở lại khám chữa bệnh và khuyên ông không nên về trong lúc này. Tuy bệnh tình càng ngày càng nặng, nước mắt chảy ra nhiều, miệng có biểu hiện bị méo và nói bắt đầu khó khăn, ông Nguyễn Văn Linh vẫn hy vọng rất nhiều vào cuộc gặp với Gorbachev.
Cuộc gặp Gorbachev dự kiến diễn ra lúc 10:30 sáng 8-10-1989, nhưng chờ đến mười một giờ cũng không thấy văn phòng ông ta gọi lại. Ông Linh rất sốt ruột. Theo ông Lê Đăng Doanh: Trong khi đó, sáng ngủ dậy, bệnh ông Linh càng nặng thêm. Khi ăn cơm, ông kêu tôi ra ngoài vì không muốn tôi chứng kiến cảnh ông ăn rất chật vật. Hàm bên trái của ông Linh cứng lại. Ông phải nhai ở phía bên phải sau đó dùng hai ngón tay đẩy thức ăn vào họng, chiêu một ngụm nước mới nuốt được.
Cuộc gặp Gorbachev được lùi lại 2:30 rồi 5:30 chiều cùng ngày. Gorbachev, khi ấy vẫn là nhà lãnh đạo của cả phe xã hội chủ nghĩa, được bố trí ở trong một tòa lâu đài. Nhưng, cuộc tiếp tổng bí thư Việt Nam đã không diễn ra trong phòng khách riêng mà ở ngay một phòng rộng mênh mông vừa dùng cho một tiệc chiêu đãi lớn, thức ăn thừa còn bề bộn trên các bàn. Nhân viên dọn một góc, kê bàn để Gorbachev tiếp ông Nguyễn Văn Linh. Gorbachev ra đón ông Linh ở sảnh và khi cửa xe mở, ông cúi đầu nói: “Kẻ cơ hội nhất hành tinh kính chào đồng chí Nguyễn Văn Linh”.
Dù đang bệnh, ông Nguyễn Văn Linh vẫn trình bày rất nhiệt tình, nhưng theo ông Lê Đăng Doanh: Sáng kiến nào của ông Linh cũng được Gorbachev khen là “rất tốt” nhưng chỉ là những lời khen xã giao. Ông Linh nói: “Tôi đã gặp một số đảng cộng sản anh em. Trong tình hình này, Đảng Cộng sản Việt Nam muốn đồng chí đứng ra triệu tập hội nghị các đảng cộng sản và phong trào công nhân quốc tế”. Gorbachev liền giơ hai tay lên tươi cười: “Ý này hay nhỉ. Để xem! Để xem! Rất tiếc là giờ tôi đang nhiều việc quá!”. Ông Linh trân trọng mời Gorbachev đến thăm Việt Nam. Gorbachev lại kêu lên: “Hay quá nhỉ! Cám ơn! Cám ơn! Nhưng, tôi đang có nhiều lời mời quá mà chưa biết thu xếp cái nào trước”.
Cuối cùng, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đề cập đến truyền thống viện trợ của Liên xô và khi ông đề nghị Liên Xô tiếp tục giúp đỡ cho Kế Hoạch 5 năm 1990-1995 của Việt Nam thì Gorbachev xua tay. Không còn xã giao, lịch sự như phần trên nữa, Gorbachev nói: “Khó khăn lắm, khó khăn lắm, các đồng chí Việt Nam tự lo thôi”. Theo ông Lê Đăng Doanh: Thế nhưng, ngày hôm sau, báo Nhân Dân và Pravda đều đưa tin về cuộc gặp diễn ra trong “tình hữu nghị thắm thiết”.
Đọc những đoạn trích dẫn rất sống động này tôi phải nói là rất nhục. Là lãnh tụ một đất nước 90 triệu dân mà không nắm được tình hình thế giới để bị các lãnh đạo của chính thế giới XHCN xem thường như thế. Ông Nguyễn Mạnh Cầm có lẽ là người ngoại giao nên còn biết được tình hình thế giới. Ông đưa ra nhận xét rằng “Nhận thức của một số đồng chí trong Bộ chính trị lúc bấy giờ không theo kịp những thay đổi của tình hình thế giới”. Không theo kịp tình hình thế giới có nghĩa là sống trong cái ao làng. Chẳng biết ông Linh có hiểu những câu nói của Gorbachev hay không. Thật là nhục nhã. Tất cả cũng vì cái dốt.
Cái dốt của lãnh đạo CS còn thể hiện qua lần tiếp kiến giữa ông Lê Khả Phiêu và Bill Clinton. Trong buổi tiếp kiến, trong khi Bill Clinton nói về tương lai hợp tác, ông Lê Khả Phiêu lại tận dụng chuyện Bill Clinton “trốn lính” làm cho ông Bill Clinton rất giận và chắc chắc cũng rất khinh thường người đối diện mình:
Bill Clinton nhớ lại: “Lê Khả Phiêu cố gắng sử dụng hành động phản đối chiến tranh Việt Nam của tôi để cáo buộc những gì Mỹ đã làm là hành vi đế quốc. Tôi đã rất giận dữ nhất là khi ông ta nói vậy trước sự có mặt của Đại sứ Pete Peterson, một người đã từng là tù binh chiến tranh. Tôi nói với nhà lãnh đạo Việt Nam rằng khi tôi không tán thành các chính sách đối với Việt Nam, những người theo đuổi nó cũng không phải là đế quốc hay thực dân, mà là những người tốt chiến đấu chống cộng sản. Tôi chỉ Pete và nói, ông đại sứ không ngồi sáu năm rưỡi trong nhà tù ‘Hà Nội Hilton’ vì muốn thực dân hóa Việt Nam”.
Ông Phan Văn Khải nhớ lại: “Ông Phiêu nói như thời chiến tranh làm cho họ rất khó chịu. Ông ấy muốn tỏ rõ thái độ của một chính quyền cộng sản. Nhưng, ông Phiêu không hiểu tình hình thế giới giờ đây đã khác. Phe xã hội chủ nghĩa đã tan rã. Vấn đề là mối quan hệ giữa hai quốc gia, chúng ta cần Mỹ. Nếu người Mỹ không vào thì những công ty lớn trên thế giới không có ai vào cả”. … 
Clinton nhận xét, dường như những người mà ông gặp ở Việt Nam, chức vụ càng cao hơn thì ngôn ngữ càng “sặc mùi” cộng sản theo kiểu cũ hơn”.
Sự dốt nát chính là một nguyên nhân chính dẫn đến những cuộc bỏ lỡ cơ hội để phát triển đất nước.  Câu chuyện xung quanh ký hiệp định thương mại song phương BTA cho thấy giới lãnh đạo thượng tầng CS rất sợ Trung Cộng. Ông Nguyễn Mạnh Cầm nói “Tôi tiếc đứt ruột. Năm 1999, Bill Clinton muốn ký trước mặt các nhà lãnh đạo đủ cả phương Tây lẫn phương Đông. Khi ấy các tập đoàn sản xuất hàng xuất khẩu sang Mỹ chỉ chờ có hiệp định là nhảy vào Việt Nam. Mình quyết định không ký, mất biết bao nhiêu cơ hội”. Không chỉ BTA, ngay cả những chần chừ để trở thành thành viên của ASEAN cũng phản ảnh sự kém hiểu biết của những người lãnh đạo CS chóp bu.
Sự dốt nát và kém hiểu biết của người CS không phải chỉ biểu hiện trong giới lãnh đạo mà còn ở những người trong giới học thuật và chuyên môn. Sau 1975 tôi đã có nhiều “tiếp cận” với những đồng nghiệp y khoa từ Bắc vào. Tôi có thể nói một cách không ngần ngại rằng trình độ của họ quá kém. Có lần một anh bác sĩ nghe nói là cấp cao ngoài đó mà viết tên thuốc trụ sinh còn sai. Không phải sai một lần mà nhiều lần. Chỉ nhìn nét chữ cũng có thể biết được anh chàng này thuộc thành phần bác sĩ gì. Ngay cả những người được “chi viện” để tiếp thu trường y Sài Gòn cũng là những người rất kém cỏi về kiến thức và kỹ năng lâm sàng. Họ bị các thầy trong Nam khinh ra mặt. Do đó tôi không hề ngạc nhiên khi đọc những dòng chữ viết về phản ứng của giới trí thức trong Nam trước những chính sách quái đản được áp dụng sau 1975. Họ vận hành theo tư duy rặt mùi cộng sản. Cứ đến ngày kỷ niệm nào đó họ hỏi có thành tích khoa học gì để chào mừng và nhận được câu trả lời của thầy Phạm Biểu Tâm: “Không có thứ khoa học nào gọi là khoa học chào mừng cả”. Sau này trong một lần họp bàn về cách giải quyết hệ thống nước bị đục, giáo sư Phạm Biểu Tâm không phát biểu gì cả. Đến khi bị ông Võ Văn Kiệt gặn hỏi, giáo sư Tâm vốn rất quý ông Kiệt, chỉ nói đơn giản “Từ ngày mấy anh về, cái đầu trí thức khoẻ, vì cái gì cũng đã có các anh nghĩ hết. Nước là chuyện mấy anh đâu phải chuyện tụi tui”. Đối với giới trí thức miền Nam ngày ra mắt đầu tiên của chính quyền không hề thuyết phục được họ. Cho đến bây giờ tình hình vẫn thế.
Bên thắng cuộc đã trở thành một tác phẩm bán chạy. Nếu được công bố ở trong nước tôi nghĩ chắc chắn bộ sách sẽ qua mặt bất cứ cuốn sách nào đang có trên thị trường. Đọc xong bộ sách tôi hiểu được tại sao nó nổi tiếng. Theo tôi, Bên thắng cuộc được nhiều người quan tâm vì trong đó có rất nhiều những câu chuyện hậu trường chính trị. Đặc biệt hơn là tất cả những câu chuyện hậu trường đều nói lên những hình ảnh tiêu cực của giới lãnh đạo CSVN. Khó tìm một câu chuyện nào mang tính tích cực trong sách. Trong đó có những con người ít học nhưng ngạo mạn. Đó là những con người đạo đức giả. Đó là những con người sẵn sàng chấp nhận đớn hèn để sống trong môi trường tàn ác. Đó là những con người tàn nhẫn và xảo trá. Những cá tính lãnh đạo như thế là tác giả của những quyết sách đi từ sai lầm này đến sai lầm khác. Họ dẫn đất nước bỏ mất cơ hội hết năm này sang năm khác. Những câu chuyện như thế giúp cho chúng ta nhìn thấy rõ hơn cái tâm kém và cái trí thấp của một số đông lãnh đạo chóp bu và giải thích tại sao đất nước và dân tộc chúng ta đã quá bất hạnh trong suốt 70 năm qua. Họ là nguyên nhân gần và tác nhân trực tiếp đã đưa đất nước nghèo hèn như hiện nay.  Họ phải chịu trách nhiệm trước lịch sử. 
BS. Ngọc
(Blog BS. Ngọc)

Chưa trọng nhân tài, mới dụng vây cánh

Dù đồng tình hay phản đối việc đưa "trọng dụng nhân tài" vào Hiến pháp, nhiều độc giả nhân đề xuất của ĐBQH Lê Thanh Vân để phàn nàn tình trạng cơ quan chưa trọng dụng hậu đãi nhân tài mà chỉ trọng dụng vây cánh.
"Phải có hành lang pháp lý"
Độc giả ở địa chỉ hyvong9947@... chia sẻ, ông vốn là một nhà khoa học được nhà nước gửi đi đào tạo ở nước ngoài ngay trong chiến tranh chống Mỹ, rồi sau đó còn được bồi dưỡng nhiều năm ở nhiều trường ĐH danh tiếng.
Nhưng trong suốt thời gian công tác sau đó ông chỉ được làm việc như một nhân viên bình thường, do vậy, chỉ có thể phát huy được một phần năng lực rất nhỏ.
"Nhiều sáng kiến khoa học không được lắng nghe, không được tạo điều kiện để thử nghiệm. Đề tài nghiên cứu chỉ dành cho những người biết quan hệ, có "cửa" và biết đi đêm mà thôi. Một người làm khoa học chân chính với lòng tự trong cao không thể đi cửa sau", bạn đọc hyvong9947@... cho hay.
Tự nhận "nhìn thấy hình ảnh chính mình trong phân tích của ĐBQH Lê Thanh Vân", bạn đọc leecaichun@...  kể, ở cơ quan, các sếp đều công nhận bạn là một chuyên viên tham mưu giỏi, có nhiều ý tưởng. Song, ngồi ở ghế chuyên viên đến 20 năm nay rồi mà chưa bao giờ bạn có tên trong danh sách quy hoạch các chức danh lãnh đạo.

Thi tuyển công khai, minh bạch sẽ tìm được người tài. Ảnh minh họa: Thí sinh thi tuyển vào Bộ Nội vụ ngày 6/1 vừa qua. Ảnh: Lê Anh Dũng
"Những người đi sau thì lên vù vù, thậm chí ngay cả khi họ không hiểu được vấn đề tham mưu là như thế nào, cứ đợi lãnh đạo chỉ đạo ra sao thì làm theo chứ không hề có chính kiến", độc giả này viết.
Theo bạn, rất cần phải có luật Trọng dụng nhân tài (chí ít là áp dụng cho cơ quan nhà nước). Tuy nhiên, nên cân nhắc kỹ câu chuyện ai sẽ đề cử nhân tài bởi sẽ không có vị lãnh đạo nào lại công nhận cấp dưới tài giỏi hơn mình.
Bạn Phạm Đức Nghĩa (nghiacntp@...) bi quan, người tài luôn được dùng để xử lý những việc gai góc. Còn thành phần thuộc vây cánh họ hàng được ngồi những chỗ ngon ăn, đó là xu thế bây giờ.
Rất nhiều độc giả tán thành đề xuất phải đưa vào Hiến pháp khái niệm trọng dụng nhân tài để tạo nền tảng xây dựng một dự án luật.
Bạn Quang Hà (ha1979@...) mong luật Trọng dụng nhân tài nên sớm được các cơ quan như Ban Tổ chức TƯ, Bộ Nội vụ xúc tiến làm ngay. "Nếu cứ hô hào trải thảm đỏ, hô hào chiêu hiền đãi sĩ mà kẻ sĩ về làm việc thì bị o bế, kèn cựa, thì thử hỏi người tài nào có sân chơi mà thi thố. Người đứng đầu có thể không cần giỏi, nhưng phải biết dùng người giỏi", bạn Quang Hà viết.
Độc giả Trần Nguyên Việt (trannguyenviet55@...) góp ý, từ xưa hiền tài đã được khẳng định là nguyên khí quốc gia, ai phát hiện, tiến cử người tài đều được thưởng hậu.
"Riêng ở nước ta, người tài giỏi hầu hết được nước ngoài sử dụng. Còn ta chỉ hô hào suông, thậm chí "nguyên khí" đó bị các nhóm lợi ích "cuốc ra" khỏi chỗ mà họ xứng đáng hơn ai hết được làm việc và phát huy tài năng của mình. Tôi hoan nghênh việc đề xuất đưa vấn đề này vào Hiến pháp", bạn Việt nói.
"Để trọng dụng người tài thì lãnh đạo không những phải giỏi về chuyên môn ở một mức nhất định so với cương vị , mà còn phải có uy tín. Bằng không, họ sẽ vô hiệu hóa mọi sáng kiến của người tài. Hiến pháp nhất định phải có hành lang pháp lý đủ tầm thì mới tạo cơ chế trọng dụng nhân tài. Do vậy, các chức danh lãnh đạo cần phải qua thi tuyển, công khai minh bạch tất yếu sẽ tìm được người tài tương xứng", theo ý kiến của bạn Công Hưng.
Đưa lên diễn đàn
Song song với những quan điểm tán thành việc đưa khái niệm "trọng dụng nhân tài" vào Hiến pháp, một số độc giả khác lại cho rằng chỉ cần thay đổi nhận thức.
Nói như độc giả Hoàng Lân Vũ (lankbnn@...), " nếu cái gì cũng đưa vào Hiến pháp thì Hiến pháp sẽ biến thành cái gì? Trọng dụng nhân tài là thái độ của con người đối với tài năng. Nhận xét một người có tài năng hay không phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của người đánh giá. Việc này không nên đưa vào Hiến pháp".
Bạn Hoa Thu Ca (vpttcp@...) phân tích rõ hơn, chỉ cần đưa cơ chế ứng tuyển minh bạch, lương bổng rõ ràng, yêu cầu bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho chức năng nhiệm vụ được tuyển là được.
Đồng quan điểm này, bạn NTK (ntkykien@...) viết, chỉ cần minh bạch tất cả thì tự nó sẽ giải quyết được nhiều vấn đề, không cần đưa nhiều vào làm Hiến pháp rối rắm vì các từ khẩu hiệu và hô hào suông.
Ở góc độ bi quan hơn, bạn Linh Chi (linhchi@...) cho rằng, không có Hiến pháp, quy định hay quy chế nào có thể thay đổi được cách dùng người tài khi mà cơ quan công quyền, cơ quan nhà nước vẫn coi pháp luật là của mình do mình làm ra.
Theo nhiều độc giả, vấn đề không chỉ nằm ở khung pháp lý, ở luật lệ mà nằm ở văn hóa và hệ thống giám sát. Nói như bạn Võ Văn Châu (chautckhbienhoa@...), đề xuất của ĐBQH Lê Thanh Vân rất đúng. Nhưng sẽ chưa thể giải quyết vấn đề được ngay bởi liên quan tất cả các lĩnh vực.
"Nên rất cần đưa vấn đề này lên diễn đàn toàn xã hội để nhiều người góp ý về sử dụng sao cho hiệu quả "nguyên khí quốc gia ", độc giả Võ Văn Châu đề xuất.

Ngọc Lê
(VNN)

Trung quốc: "Khi tăng trưởng cần hơn cuộc sống"

Tình trạng ô nhiễm không khí tại Bắc Kinh đã lên tới mức nguy hiểm, nhưng việc làm sạch không phải dễ, bởi nó còn phụ thuộc vào mức độ ưu tiên giữa chất lượng cuộc sống với việc tăng trưởng kinh tế.
Mỗi sáng khi thức dậy, tôi dừng lại một chút trước tấm rèm và biết rằng những gì mình nhìn thấy qua cửa sổ sẽ là những gì mình có trong cả ngày hôm đó.
Tôi không xem thời tiết mà muốn biết chính xác tình trạng ô nhiễm trong ngày sẽ tệ đến mức nào. Vào một số buổi sáng, mọi thứ trông thật kinh khủng. Tựa như cả thành phố là một khu vực dành riêng cho người hút thuốc lá, với mảng màu vàng ám chất nicotine trên bầu trời.
Tháng này, tình trạng ô nhiễm ở Bắc Kinh đã đi từ mức độ tệ tới… nguy hiểm.
Độ ô nhiễm không khí đã vượt qua mức mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá là nguy hiểm. Nhưng phải nói ngay, là tôi thực ra đang có mặt trên hòn đảo Hải Nam chan hòa nắng, hít thở khí biển trong lành trong lúc bầu khói bụi tấn công thủ đô.
Ở Bắc Kinh, các bệnh viện đầy người, cả già lẫn trẻ. Họ đến vì bị các vấn đề hô hấp. Người dân được cảnh báo là nên ở trong nhà. Các đường phố của thủ đô yên ắng một cách bất thường.
Doanh số bán máy lọc khí gia đình và khẩu trang tăng vọt, một số nơi còn cháy hàng. Thậm chí với một thành phố vốn đã quen với tình trạng ô nhiễm thì đây vẫn là vấn đề khẩn cấp.
Sau khi tôi trở lại thủ đô, quý vị vẫn có thể ngửi thấy mùi ô nhiễm, nhìn thấy sự ô nhiễm. Và do đó, giới chức không còn có thể chối cãi được nữa.
"Vẫn có hàng trăm triệu người Trung Quốc muốn sở hữu chiếc xe hơi đầu tiên, chiếc máy lạnh đầu tiên, thậm chí chiếc tủ lạnh đầu tiên của đời mình. Ai sẽ là người chịu từ chối chúng, giấc mơ của họ?"
Trong nhiều năm, họ đã tìm cách che giấu. Chính phủ thường làm giảm nhẹ độ nghiêm trọng của tình trạng ô nhiễm tại thủ đô, nói đó chỉ là sương muối bất chấp những bằng chứng hiển nhiên cho thấy điều ngược lại.
Quan điểm đó không thể giữ mãi được, và sau áp lực từ dân chúng, giới chức đã áp dụng các máy đo ô nhiễm mới hồi đầu năm nay.
Việc sử dụng máy đo bị tác động từ việc Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Bắc Kinh công bố chỉ số đo chất lượng không khí hàng giờ, điều mà trước đây giới chức lên án là “sự can thiệp của nước ngoài”.
Và do đó, khi khói bụi tấn công, truyền thông nhà nước – lần đầu tiên trong vấn đề này - đã tiến hành đo đạc.
Câu chuyện về ô nhiễm dẫn đầu trong bản tin thời sự buổi tối quan trọng trên truyền hình Trung Quốc. Ngay cả Nhân dân Nhật báo – cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản – cũng chạy dòng tin với câu hỏi “Bầu không khí của chúng ta đang bị trục trặc sao vậy?”
Câu trả lời trực tiếp là: rất nhiều. Các vấn đề xuất phát từ sự phát triển nhanh chóng, với quy mô chưa từng có trong lịch sử Trung Quốc.
Việc tăng trưởng được thực hiện bằng mọi giá, dẫn tới tình trạng xuống cấp môi trường rộng khắp.
Các nhà máy nhiệt điện cung cấp điện cho các nhà máy trên cả nước, cung cấp nhiệt cho hàng trăm triệu gia đình, nhưng cũng xả khí độc vào không khí.
Chỉ riêng tại Bắc Kinh, năm triệu xe hơi chạy trên đường phố - một hình ảnh minh chứng cho sự thịnh vượng ngày càng tăng của đất nước. Nhưng những xe cộ này cũng là một dấu hiệu cho thấy Trung Quốc không ứng phó được với các vấn đề về môi trường.
Lượng xe cộ dày đặc cũng góp phần làm ô nhiễm bầu không khí Bắc Kinh

Không chỉ chất lượng không khí. Cả các sông hồ, các nguồn nước ngầm của Trung Quốc cũng bị ô nhiễm nặng nề bởi ngành công nghiệp vốn chỉ bị kiểm soát lơi lỏng. Hầu như chả có ai ở Bắc Kinh tin vào chất lượng nước lấy ra từ vòi chảy.
Như vậy, có lẽ là, chỉ có lẽ thôi, Màn khói Khổng lồ ở Bắc Kinh trong những ngày gần đây sẽ đánh dấu một bước chuyển biến. Một thời điểm mà người Trung Quốc nói: “Quý vị biết đấy, quá đủ rồi. Chúng ta cần đặt chất lượng cuộc sống lên trên việc tăng trưởng kinh tế.”
Trong những tháng gần đây, đã có các cuộc biểu tình ở quy mô lớn phản đối việc xây dựng một số nhà máy ở các thành phố. Dần dần, đang có một đám đông phản-đối-việc-hành-động-sau-lưng đang nổi lên tại Trung Quốc.
Nhưng sự thay đổi cực kỳ to lớn thì khó có thể xảy ra, ít nhất là vào lúc này. Tăng trưởng kinh tế vẫn là ưu tiên hàng đầu của chính phủ. Không có nó, giới chức sẽ lo lắng về sự bất ổn với việc nhiều người bị thất nghiệp.
Vẫn có hàng trăm triệu người Trung Quốc muốn sở hữu chiếc xe hơi đầu tiên, chiếc máy lạnh đầu tiên, thậm chí chiếc tủ lạnh đầu tiên của đời mình. Ai sẽ là người chịu từ chối chúng, niềm mơ ước của họ?
Vì lý do đó, không khí sạch nhiều khả năng vẫn là thứ hiếm có ở Bắc Kinh trong những năm tới. Một số nhà giàu Trung Quốc đang đưa con cái sang sống ở Canada hoặc Úc.
Nhưng với hầu hết mọi người, đó không phải là điều họ có thể lựa chọn.
Còn với tôi, sau hai năm rưỡi sống ở đây, tôi đã đặt mua chiếc máy lọc khí đầu tiên. Và nay tôi cũng đeo khẩu trang khi ra đường, đạp xe đi làm. Mỗi buổi sáng, trước khi vén rèm cửa, tôi lại dừng một chút và hy vọng là làn gió sẽ thổi bạt thứ không khí ô nhiễm đi.

Martin Patience
BBC News, Bắc Kinh

Hiến pháp dân chủ sẽ đẩy lùi tham nhũng tại Myanmar

Chùa Vàng ở Myanmar.

Xuất hiện tại sự kiện hòa bình Đông - Tây diễn ra ở Honolulu (Hawaii. Mỹ), lãnh tụ Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) Aung San Suu Kyi đã bày tỏ hy vọng về những cải cách trong hiến pháp của Myanmar với sự ủng hộ từ phía quân đội nước này.
Trả lời tờ Mizzima của Myanmar, bà Suu Kyi hy vọng sẽ có cuộc thương thuyết với quan chức quân đội trong nước để có những thay đổi trong Hiến pháp năm 2008, qua đó tạo cơ hội cho bà lên lãnh đạo đất nước trong tương lai.
Bởi theo hiến pháp hiện hành, tổng thống Myanmar không thể là người có vợ hoặc chồng, con cái mang quốc tịch nước ngoài. Trong khi đó, Suu đã kết hôn với một người Anh và có hai con mang quốc tịch Anh. Vì thế, bà Suu Kyi cho rằng: Đây là biểu hiện không dân chủ trong hiến pháp khi nó không dành cho tất cả công dân Miến Điện (Burma - tên cũ được Suu sử dụng có chủ đích) với những điều khoản ràng buộc cho mục đích thiếu xác đáng. Không chỉ có vậy, bà còn kỳ vọng hiến pháp sẽ công nhận những nguyện vọng của nhóm người dân tộc thiểu số - một trong những nhân tố tạo nên xung đột giữa họ với quân đội chính phủ.
Trong quan hệ đối ngoại với Bắc Kinh và Washington, trả lời phỏng vấn tờ South China Morning Post, bà Suu Kyi thể hiện quan điểm cởi mở và nhấn mạnh: Cả hai cường quốc đều đóng “vai chính” tại Miến Điện với những đặc thù khác nhau như tình cảm láng giềng (Trung Quốc) và quan hệ hỗ trợ dân chủ (Mỹ).
Nhấn mạnh về những cải cách tại Myanmar, bà Suu Kyi khẳng định: Tự do tư tưởng - ngôn luận cũng quan trọng như thực phẩm, đường xá, bệnh viện. Đây có thể là khởi đầu cho cuộc chiến chống tham nhũng của chính quyền Tổng thống Thein Sein. Bởi chỉ khi người dân có được tự do tư tưởng mới “học” được cách chất vấn chính phủ để từ đó truy nguyên ra gốc rễ vấn đề. Các biện pháp sa thải quan chức tham nhũng không phải là mục đích cuối cùng của chống tham nhũng. Với Myanmar, nếu chỉ trừng phạt, thì sẽ chẳng còn mấy cán bộ công chức trong hệ thống. Quan trọng nhất là tìm ra nguồn gốc và khắc phục được nó.
Hiện nay, Hiến pháp 2008 của Miến Điện vẫn quy định một số đặc quyền cho quân đội khi dành 25% số ghế tại Thượng và Hạ viện cho các tướng lĩnh. Quốc hội không có quyền biểu quyết ngân sách quốc gia và bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ. Để đảm bảo hòa hiếu chính trị, trong tháng 5/2012, Đảng đối lập NLD của bà Suu Kyi đã chấp nhận tuyên thệ bảo vệ hiến pháp cho dù rất muốn sửa đổi để hạn chế những đặc quyền của quân đội.
(Sống mới)

Người Buôn Gió - Chuyện phiếm cuối năm

Cuối năm thiên hạ nháo nhác đổ xô đi kiếm tiền, đầu phố cứ cả dãy xe ôm nối đuôi nhau chờ khách. Mấy hàng bán hoa, đồ trang trí Tết vỉa hè rét và mưa thế cũng ngồi. Công an phường thì đi khoanh vỉa hè phân chỗ cho bà con bán hàng  được trật tự ( chắc phân chỗ vô tư ???).
Mình chưa có việc gì làm, mọi năm làm ở công ty in quảng cáo, tầm này tất bật. Nhưng giờ thì ngồi hàng nước uống chè chén, hút thuốc lào ngóng giờ đón con. Nhàn cư thì lắm chuyện, có ông hàng xóm hỏi.
- Này, dạo này lắm bọn tham gia đảng phái bị bắt tù nhỉ, thế là mất bao nhiêu cái Tết, mày giỏi thế mà không có cách gì cho chúng nó khỏi đi tù sao.?
Mình giật nảy người, ừ nhỉ. Phải có cách nào chứ, chả lẽ cứ để hết lớp thanh niên này đến lớp thanh niên khác vào tù vì tham gia đảng nọ, đảng kia thành tội lật đổ. Chưa làm cái đéo gì mới vào đảng, tuyên thệ, chào cờ đã thành âm mưu lật đổ thì oan quá. Mình bảo ông kia.
- Đúng, anh nói đúng, cái này đúng ra phải nhìn nhận từ lâu. Nay đang có phong trào sửa đổi hiến pháp. Phải đề nghị sửa hiến pháp thì may ra nhiều thanh niên mới không bị đi tù.
Ông hàng xóm.
- Chắc mày lại đòi bỏ điều 4 chứ gì, tù đấy em ạ.
- Không, em không đòi bỏ, mà em bảo sửa trên tinh thần xây dựng có lợi chung cho dân tộc chứ không phải đòi phế truất ĐCS, như thế bọn nó bắt tù ngay. Cái này bọn nó không bảo là quyền tự do ngôn luận nữa, mà nó bảo là âm mưu lật đổ, em chả dại.
Ông hàng xóm hỏi.
- Thế mày đòi sửa thế nào.?
- Em thấy thế này, thực ra nhu cầu tham gia đảng phái chính trị của dân ta rất cao, nhất là thanh niên. Nhưng mà nước mình chỉ có một đảng được hoạt động  và vì đảng ấy cầm quyền nên đặt ra cái luật ấy. Mà không phải thanh niên nào cũng được vào đảng ấy, vì nhiều lý do khác nhau.  Mâu thuân là thế này.  Đảng CS thì lo người ta lập Đảng tranh mất quyền lãnh đạo của họ. Còn nhiều thanh niên thì không muốn vào Đảng cộng sản vì họ cũng chả muốn lãnh đạo, nhiều khi họ muốn có đảng, tổ chức nào đó để họ hoạt động xã hội như giáo dục dân trí, đạo đức, tri thức.Nhưng bên ĐCS thì họ chắc lép không nghĩ vậy. Hai bên cứ thế giằng co nhau, bên thì cứ tham gia đảng khác, bên thì cứ bắt. Tóm lại thế này là công bằng. Giờ kiến nghị sửa điều 4 hiến pháp vẫn là ĐCSVN duy nhất là đảng lãnh đạo đất nước. Còn các đảng khác được hoạt động nhưng cấm âm mưu lãnh đạo đất nước, mà chỉ được chấn hưng dân trí, nâng cao đạo đức nhân dân, làm từ thiện....Như thế giải quyết được vấn đề lớn bây lâu nay thế giới vẫn nói ta là độc đảng. Và vấn đề nhân bản hơn nữa là nhiều thanh niên mong muốn hoạt động xã hội nhưng không theo ĐCS có tổ chức khác để họ tham gia, khỏi phải bị bắt bớ tù tội.
Ông hàng xóm gật gù.
- Ừ giá như thế cũng tốt, nhưng mình nói chuyện phiếm ở đây thôi. Chứ kiến nghị thì thế nào bọn bồi bút, bọn dư luận viên nó cũng xuyên tạc ý tốt của mình. Nó nâng quan điểm là mình diễn biến, mình thâm độc núp bóng đóng góp để mục đích là tiến tới này nọ...ai chứ người như mày lạ gì cái trò đó. Chúng nó đánh bằng tung ra luận điệu, rồi cho mấy lão đảng viên, nhân dân tiến bộ bức xúc đứng đóng vai đại đa số nhân dân, ra hứng lời lên báo chí đả phá mình. Tiếp đó công an có căn cứ vào cuộc là dư luận lên tiếng đòi hỏi xử lý. Trò này có từ thời Nhân Văn Giai Phẩm rồi mày ạ, mày trẻ không biết đó thôi.
Mình nghĩ một lúc rồi thì thào.
- Em cũng nói ở đây, cho nhẹ lòng thôi. Chứ đưa đơn kiến nghị thế, nó tiếp nhận đơn xong rồi mấy hôm sau mình bị bắt vì tội tâm thần, tội gây rối trât tự, tội chia rẽ dân tộc....sau đó chúng nó bảo. Ở nước tôi không ai bị bắt vì tội đóng góp ý kiến , mà chỉ có những người bị bắt vì tâm thần, gây rối, chỉ trích nhà nước, chia rẽ dân tộc. Anh không lạ thì em cũng chả lạ gì đâu.
Ông hàng xóm đứng dậy khi thấy một người dân tiến bộ vào quán.
- Thôi Tết nhất loàng xoàng cũng được rồi, giờ đâu cũng khó khăn mà.
Ông ấy đi, còn đá mắt nháy cái về phía người dân tiến bộ của đảng và chính quyền.
Người Buôn Gió
(Blog Người Buôn Gió)

Thư ngỏ của Đại tá Phạm Xuân Phương gửi Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà nội

Phamvietdao.net: Đại tá Phạm Xuân Phương, tác giả tập kiến nghị "Không thể cùng lúc đi trên hai con đường"…gửi riêng cho một số cơ quan chức năng của Đảng về bài phát biểu của TBT Nguyễn Phú Trọng tại Cuba; Sau khi tập kiến nghị này được gửi đi, ngày 10/07/2012 Ban Tuyên giáo TW đã mời đại tá Phạm Xuân Phương gặp để trao đổi về các đề xuất, kiến nghị của ông…Tại buổi làm việc này, có sự tham dự của Tuyên giáo thành ủy Hà Nội.

Kết thúc buổi làm việc, Ban Tuyên giáo TW và đại tá Phạm Xuân Phương đã thỏa thuận: không thông tin rộng rãi về nội dung buổi làm việc riêng này…

Đáng tiếc, thỏa thuận đó đã bị Trưởng Ban Tuyên giáo thành ủy Hà Nội không tôn trọng; Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy mới đây, trong Hội nghị Tuyên giáo TW có sự tham dự của báo chí; trong bài phát biểu của mình đã đơn phương công khai thông tin về cuộc đối thoại giữa ông với Ban Tuyên giáo TW.

Các phương tiện thông tin đại chúng căn cứ vào ý kiến của Trưởng Ban tuyên giáo thành ủy đã thông tin không trung thực, chính xác nội dung của buổi làm việc giữa Đại tá Phạm Xuân Phương và Ban Tuyên giáo TW…

Bức xúc trước việc này, Đại tá Phạm Xuân Phương đã nhờ blog Phamvietdao.net gửi thư ngỏ này của ông tới ông Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội và các cơ quan chức năng…
                                                                                            Hà Nội, ngày 28 tháng 01 năm 2013
Tại Hội nghị Tuyên giáo Trung ương, trong bài phát biểu của mình, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội có đoạn nói: "Thành phố cũng đã tổ chức  đối thoại thuyết phục với tác giả cuốn "Không thể cùng lúc đi trên hai con đường" qua đó tác giả đã nhận ra sai lầm…".
Chuyện này đến tai tôi, đúng lúc sức khỏe không tốt, huyết áp cao bất thường, bác sĩ khuyên phải bình tĩnh tránh suy nghĩ nhiều nên đến hôm nay mới có điều kiện viết mấy dòng trả lời này.
1. Sự thật không phải là Thành ủy đã tổ chức đối thoại với tôi. Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy cùng một số đại biểu các cơ quan khác có được tham dự buổi Ban Tuyên giáo Trung ương mời tôi làm việc trao đổi ngày 10/07/2012 về lá thư tôi đã gửi trước đó 2 tháng lên các cơ quan Trung ương Đảng. Rất tiếc là chính Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy đã tự mình phá vỡ trước, không tôn trọng quy ước buổi làm việc đó: "Không được đưa thông tin làm việc này ra bên ngoài".
2. Tại buổi làm việc với Ban Tuyên giáo TW, hoàn toàn không hề có việc "Tác giả đã nhận ra sai lầm…" Không biết Trưởng Ban đã tưởng tượng ra câu này từ đâu?? Ngay trên 4 trang Biên bản buổi làm việc đó, trên giấy trắng mực đen chỉ có một câu nguyên văn như sau: Phó ban Tuyên giáo Trung ương Phạm Văn Linh nói rằng: "Tôi rất vui mừng vì sau trình bầy của đ/c Phạm Xuân Phương đã hiểu rõ và đánh giá đúng hơn đ/c Phạm Xuân Phương".
3. Câu chuyện xoay quanh lá thư của tôi góp ý với lãnh đạo Trung ương Đảng và đ/c Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về bài nói chuyện của Tổng Bí thư tại Trường Đảng Nikôlôpết Cu Ba;Trong buổi làm việc hôm đó tôi đã giải thích, chứng minh những ý kiến thiện chí, xây dựng để không bị hiểu lầm.Trước sau tôi đều khẳng định: "Phải chân thành và quyết liệt trở lại với Hồ Chí Minh, chỉ cần lấy tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng của Đảng, giành cho tư tưởng Hồ Chí Minh vị trí độc tôn là quá rõ ràng, quà đầy đủ, quá chính xác. Không cần nhắc lại việc kiên định chủ nghĩa Mác -Lênin". Tôi hoàn toàn tự hào đã đứng hẳn về phía Hồ Chí Minh. Tôi cũng tự hào thuộc loại đảng viên có tuổi sớm nhất đã chấp hành nghiêm chỉnh Nghị quyết Trung ương 4, góp phần xây dựng Đảng mà trực tiếp là đ/c Tổng Bí thư với một động cơ hoàn toàn trong sáng, vô tư. Tôi cũng lại rất tự hào đã gửi một cách nghiêm chỉnh từ chi bộ cơ sở gửi lên không hề qua một mạng Internet bất kỳ nào, trong tinh thần "Tôi với Đảng là một - Đảng là máu thịt của tôi, của gia đình tôi".
4. Tại buổi làm việc, tôi có nhận là cá nhân tôi cũng cần phải rút kinh nghiệm: Do nôn nóng muốn ý kiến của mình được tiếp nhận, ủng hộ nên tôi đã gửi Kiến nghị cho nhiều nơi: cho một số ủy viên TW và một số cơ quan chức năng của Đảng; Tôi không hề phát tán ra đơn của tôi ra ngoài… Việc cần rút kinh nghiệm của cá nhân tôi về cách gửi và trình bày kiến nghi không có nghĩa, không được phép suy diễn là tôi đã tự nhận mình có sai lầm khi trình bày các ý kiến trong đơn "Không thể cùng lúc đi trên hai con đường" …
Qua đây, tôi xin thông báo lại là: Lá thư của tôi đã được phúc đáp một cách công khai, minh bạch.
Phải thành thực nói rằng, tôi rất tiếc và rất phiền lòng vì phải viết mấy dòng trả lời như trên. Tôi không muốn dùng đến các từ ngữ nặng nề làm căng thẳng thêm một cách không cần thiết, làm tổn thương tới mối quan hệ giữa lớp đảng viên già và lớp đảng viên trẻ ...
Đại tá Phạm Xuân Phương.
P. Nghĩa Tân, Hà Nội.
Tác giả bài: "Không thể cùng một lúc đi trên hai con đường"
 

J.B Nguyễn Hữu Vinh - Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992: Người công giáo tốt cũng là công dân tốt

Hiện tình đất nước
Đất nước Việt Nam trải qua hàng ngàn năm lịch sử với nhiều giai đoạn thăng trầm, song có thể nói là chưa có giai đoạn nào, lúc nào đất nước lâ vào tình trạng không lối thoát như hôm nay.
Về mặt kinh tế, cả đất nước đang lâm vào một cơn khủng hoảng trầm trọng và khó có đường ra. Mọi tài nguyên, khoáng sản của đất nước đã bị khai thác đến kiệt quệ, nguồn lợi tự nhiên đã bốc hơi nhanh chóng, rừng không còn, biển đang rơi vào tay quân xâm lược phương Bắc. Nợ nước ngoài tăng lên con số khổng lồ, một nền kinh tế chỉ quen tiêu thụ hàng nhập khẩu độc hại, cả nước trở thành bãi rác khổng lồ cho nền công nghiệp độc hại Trung Quốc. Đời sống nhân dân cơ cực, nạn thất nghiệp tăng nhanh chóng mặt, người dân bị cướp hết các tư liệu sản xuất mà quan trọng nhất là đất đai. Quyền sở hữu của công dân không được tôn trọng, nạn cướp đất xảy ra khắp mọi miền đất nước, lượng dân oan khiếu kiện tăng vùn vụt và ngày càng đối mặt với sự trấn áp khốc liệt của nhà cầm quyền.
Về chính trị, đất nước lâm vào cảnh bị cô lập triền miên với thế giới bên ngoài bằng nhiều phương thức khác nhau. Liên tục các quốc gia, các tổ chức quốc tế có những cảnh báo về quyền con người bị vi phạm tại Việt Nam, về việc trấn áp các tiếng nói đối lập bằng các bản án bất minh, bằng nhà tù và nhiều hình thức cưỡng bức trái lương tâm và đạo đức được quy định trong các công ước, định chế quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Các nhà lãnh đạo đất nước không dám đối mặt với chính người Việt Nam mỗi khi công du đến các quốc gia có người Việt định cư. Báo chí, quan chức mỗi khi đề cập những vấn đề bị quốc tế chỉ trích đều bằng một phương thức bịt tai bịt mắt nói lấy được chỉ có tác dụng gây cười cho những người có lương tâm và tỉnh táo.
Về mặt xã hội, đất nước đang chứng kiến sự suy đồi đến cùng cực, mỗi cá nhân thể hiện sự vô cảm đối với xã hội và cộng đồng, thói cơ hội, nhũng lạm và chạy theo lối sống thực dụng, hèn nhát đang chiếm số đông trong các suy nghĩ của công dân. Xã hội đang bị suy đồi nặng nề về lối sống, đạo đức. Hai mặt được coi là quốc sách là y tế, giáo dục ngày càng xuống cấp đến mức khó tưởng tượng và không tìm được lối ra.

Không có vùng cấm trong góp ý. Ngăn chặn lợi dụng dân chủ trong góp ý
Những câu hỏi phải trả lời
Nhiều câu hỏi đã được đặt ra mà chưa có câu trả lời: Vì sao?
Vì sao một đất nước được ca ngợi từ bao đời nay là chưa bao giờ nguội tắt ngọn lửa đấu tranh giữ chủ quyền đất nước, đã đổ biết bao máu xương nhằm giữ gìn non sông gấm vóc, nay bỗng nhiên thúc thủ trước sự xâm lược của bọn bành trướng bá quyền Trung Quốc?
Vì sao một đất nước từng được chính ông Hồ Chí Minh ca ngợi là “Rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu” bỗng dưng trở thành đất nước đói nghèo và là con nợ của thế giới? Vì sao người Việt Nam được ca ngợi là “cần cù, thông minh” nay trở thành những kẻ bán sức lao động, làm tôi đòi cho ngoại quốc không chỉ ở đất nước họ mà ngay ở chính trên mảnh đất quê hương, đất nước mình để bị bóc lột đến tận xương tủy?
Vì sao một dân tộc nổi tiếng về sự đoàn kết, yêu thương với truyền thống ngàn năm văn hiến, biết “thương người như thể thương thân” giờ đây trở thành vô cảm trước mọi nỗi đau của đồng loại và của ngay chính thân nhân mình, nhân dân và đất nước mình?
Vì sao một dân tộc, một đất nước đã tự nhận là anh hùng, là kiêu dũng trước kẻ thù nay bỗng nhiên trở thành những kẻ tự ti, khiếp nhược? Hầu hết sự tự hào, tự tin biến mất, may ra chỉ còn lớn tiếng mỗi khi tự sướng về một cuộc chiến đã lùi xa hàng mấy chục năm trước để lấy đó làm cơ sở giải thích và đổ lỗi cho sự đói nghèo và tụt hậu.
Hiến pháp và hệ thống chính trị
Nhiều câu hỏi khác đã đặt ra chưa có lời giải đáp một cách thỏa đáng. Nhưng dần dần, khi con người được tiếp xúc với thế giới văn minh, người ta đã nhận ra rằng, ở chúng ta có những điều bất bình thường đã trở thành bình thường và chính đó là tai ương, là đại họa của đất nước, của dân tộc. Ở đất nước chúng ta, tồn tại một hệ thống chính trị đã bị loại bỏ trên thế giới. Những đất nước đã từng trải qua thời kỳ mang hệ thống chính trị này đã thấy dân tộc mình, đất nước mình thoát cơn đại nạn và vĩnh viễn chia tay với nó.
Ở những đất nước có hệ thống chính trị đó, bản Hiến pháp hoặc vô tình, hoặc cố ý đưa đất nước đặt dưới tay một chế độ độc tài cai trị duy ý chí và phản khoa học.
Hiến pháp là đạo luật cơ bản nhất của một nhà nước, nó thể hiện ý chí và nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân dân. Thế nhưng, đã bao năm qua, bản Hiến pháp của Việt Nam có thật sự phản ánh nguyện vọng của tuyệt đại đa số nguyện vọng của nhân dân hay không? Người ta đã từng mị dân bằng những con số, những hình thức lừa đảo, hào nhoáng mỗi khi áp đặt một tư duy, một mệnh lệnh hoặc một ý thức độc đoán của mình bằng nhóm ngôn từ “tuyệt đại đa số nhân dân ủng hộ”. Ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên đã quy định việc sửa đổi Hiến pháp phải được trưng cầu dân ý để toàn dân phúc quyết. Thế nhưng điều đẹp đẽ đó đã không được thực hiện và quyền người dân đã bị tước đoạt ở những bản gọi là Hiến pháp sau này.
Lấy ý kiến nhân dân, vùng cấm và “lợi dụng dân chủ”
Để một đất nước có thể phát triển, việc có một bản Hiến pháp tiến bộ, kịp thời phản ánh nguyện vọng nhân dân, thể hiện sự chọn lựa của nhân dân là điều hết sức cần thiết.
Thời gian qua, đảng và Quốc hội đặt ra vấn đề “Lấy ý kiến nhân dân” cho bản dự thảo Hiến pháp 1992. Chỉ riêng việc đặt tên cho việc này là “lấy ý kiến nhân dân” đã thể hiện một tư tưởng coi thường nhân dân vốn luôn được xưng tụng là “người chủ thật sự”. Trong khi người dân hoặccác cơ quan “Xin ý kiến Quốc Hội, xin ý kiến lãnh đạo đảng và nhà nước”… thì đối với nhân dân chỉ việc “Lấy ý kiến”. Trong khi đó, tất cả hệ thống quan chức, công quyền, từ quốc hội đến các cơ quan đều tự nhận là cơ quan, công bộc của nhân dân(!)
Đây là sự ngược đời chăng? Thưa phải, nó vẫn ngược đời như hàng loạt khái niệm bị đánh tráo xưa nay.
Đã không có ít lý do để người dân ngại ngùng như đã bao lần ăn những quả đắng khi được “mời góp ý” hoặc “lấy ý kiến’. Đã nhiều lần Bộ Chính trị, đảng hoặc nhà nước xin góp ý kiến, song những ai ngây thơ, góp ý kiến xong thì được phong tặng danh hiệu “thế lực thù địch” hoặc “chống phá” ngay lập tức. Và cơ quan làm việc với họ không phải là Đảng hoặc Quốc hội đã xin góp ý mà là công an. Do vậy việc nhiều người dân lo ngại là điều đương nhiên.
Chừng như để người khác nhìn vào thấy việc “lấy ý kiến” lần này là thật, Chủ nhiệm UB Pháp luật QH Phan Trung Lý đã khẳng định với báo giới rằng sẽ không có vùng cấm khi góp ý sửa đổi Hiến pháp, kể cả khi bàn đến điều 4 – môt điều mà đảng đã cố luật hóa nhằm mục đích duy trì sự tồn tại và thâu tóm quyền hành cho mình. Theo ông Lý thì “Mục đích là phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết của nhân dân, tạo sự đồng thuận của nhân dân, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân trong việc sửa đổi Hiến pháp”.
Thế nhưng, hình như không tự tin lắm về sự chính danh hoặc sợ rằng nhân dân nói thật ý nghĩ của họ thì đảng đi về đâu? Do vậy chỉ mấy ngày sau, Ủy viên Bộ Chính trị – Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh đã phải chỉ đạo: “… đấu tranh phòng, chống, ngăn chặn mọi hành vi lợi dụng dân chủ trong việc lấy ý kiến nhân dân để chống phá, tuyên truyền xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước”. Ở đây ông Lê Hồng Anh đã lo lắng hão huyền, vì muốn lợi dụng dân chủ, trước hết phải có dân chủ mới có thể lợi dụng, nếu cứ tình hình chưa mở mồm đã chặn họng, thì lấy đâu ra dân chủ để có thể lợi dụng? Thực chất, đó chỉ là lời hăm he đe dọa ngay từ đầu theo kiểu tao bảo vậy, nhưng mày làm vậy thì… coi chừng.
Nhớ lại cũng trên báo đảng (nhưng mang tên Nhân Dân) cách đây mấy tháng, ngay khi đảng mới khua chiêng gõ mõ vụ chỉnh đốn đảng theo Nghị quyết 4, lập tức đã có bài viết tung hô “Đây là sự dũng cảm của Đảng ta, mà Ban Chấp hành Trung ương đại diện cho sự dũng cảm đó”. Vì ngay từ đầu đảng chủ trương “Nói thẳng, nói hết, không có vùng cấm, vùng tránh”. Thế nhưng, sau đó không lâu, Tổng bí thư vẫn chỉ là “không kỷ luật một đồng chí ủy viên BCT” còn Chủ tịch nước thì chỉ dám gọi là “đồng chí X”. Sự dũng cảm biến mất tự khi nào. Hài hước còn hơn cả Moliere.
Dù vậy, thì cuộc góp ý cho bản Dự thảo Hiến pháp mới vẫn được nhân dân hưởng ứng. Đặc biệt khối trí thức, các nhà khoa học, văn nghệ sĩ, các chức sắc tôn giáo và nhân dân tâm huyết với đất nuớc. Một bản Kiến nghị 7 điểm về sửa đổi Hiến pháp 1992 đã ra đời. Những nhân sĩ, trí thức còn ý thức dân tộc, còn lo lắng cho sự tiến bộ của đất nước đã không ngần ngại đưa lên ý kiến, quan điểm của mình qua bản Kiến nghị 7 điểm này. Bản kiến nghị đã nêu lên cơ sở rõ ràng cho những ý kiến của mình góp ý xây dựng bản Hiến pháp, mong muốn đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, đồng thời vì sự phát triển và sự trường tồn của đất nước muốn theo kịp thế giới.

Sinh viên Công giáo ký tên vào bản Kiến nghị
Người giáo dân tốt cũng là công dân tốt
Ngay sau khi ra đời, bản Kiến nghị 7 điểm của các nhân sĩ, trí thức Việt Nam được đưa lên mạng, hàng ngàn chữ ký đã được gửi đến hưởng ứng bản kiến nghị này.
Trong một xã hội mà sự vô cảm đã ngấm sâu vào từng tế bào xã hội, sự thực dụng đã là phương cách sống, sự sợ hãi đã ngăn chặn những tiếng nói của lương tri, của sự thật, thì việc hàng ngàn người đã nhanh chóng hưởng ứng một bản kiến nghị được đưa lên mạng Internet trong một thời gian ngắn là điều không bình thường. Điều đó chứng tỏ rằng bản Kiến nghị đã đáp ứng được tiếng nói của lương tâm họ, của những công dân Việt Nam đang lo lắng cho tiền đồ dân tộc, cho tương lai đất nước. Và họ đã vượt qua sự sợ hãi truyền kiếp để nói lên ý nguyện chân chính của mình.
Trong số đó, không ít người là giáo dân, giáo sĩ và chức sắc Công giáo. Đến hôm nay, 28/1/2013, theo trang Boxitvn.net, trong số 1405 người trong danh sách thì đã có 2 Giám mục và 33 linh mục cùng hàng trăm giáo dân ký vào Bản Kiến nghị sửa đổi Hiến Pháp 1992.
Điều đáng nói ở đây là sự hưởng ứng nhanh chóng của các Giám mục, linh mục, tu sĩ, giáo dân với bản Kiến nghị này chứng tỏ bản kiến nghị đã đáp ứng được nguyện vọng của đông đảo giáo dân nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung trước hiện tình đất nước.
Với tỷ lệ này, người công giáo đã và đang thực hiện lời Đức Giáo Hoàng đã nhắc nhở và gần đây, lãnh đạo đảng và nhà nước luôn nói theo, đó là: “Người công giáo tốt cũng là người công dân tốt”. Thông thường, khi các lãnh đạo Đảng và Nhà nước nhắc đến câu này thì khái niệm của họ về “công dân tốt” là công dân biết cúi đầu vâng lệnh và chấp hành mọi sự phán xét của đảng và nhà nước. Ở đó, công dân chỉ biết giao phó cho đảng và nhà nước từ tư tưởng, suy nghĩ và mọi tư duy, mặc cho đảng và nhà nước có thể làm bất cứ điều gì, có thể sai lầm bất cứ lúc nào cũng phải ngậm miệng mà ca tụng mà không được đưa ra ý kiến của mình, còn ngược lại thì là “thế lực thù địch”.
Song, đã đến lúc, người dân biết rằng mình có quyền được tư duy, được tự do suy nghĩ và phát biểu như chính bản Hiến pháp mà nhà nước này đã đặt ra. Và họ đã lên tiếng.
Trong số đó, hai vị là Đức Giám mục Phó Chủ tịch HĐGMVN Giuse Nguyễn Chí Linh và Đức Giám mục Chủ tịch UB Công lý và Hòa Bình Phaolo Nguyễn Thái Hợp, đây là một chuyển biến lớn trong Giáo hội Công giáo. Sự hưởng ứng nhanh chóng và mạnh mẽ rộng khắp của giáo hội Công giáo nói trên, cũng chính là thực hiện theo Sứ điệp của Đại hội Liên Hội đồng Giám mục Á Châu mới đây tại Việt Nam: “Trở nên ngôn sứ là trong ánh sáng của Chúa Thánh Thần, nhận diện những nghịch lý tại châu Á và tố cáo bất cứ những gì làm suy yếu, hạ thấp giá trị và tước bỏ phẩm giá của con cái Thiên Chúa. Những sứ giả mới của Tin Mừng phải bảo vệ phẩm giá làm người của tất cả mọi người, nhất là của phụ nữ, trẻ em và những người không có đủ điều kiện sống cho ra con người trong xã hội châu Á chúng ta…(Mt 23, 23).
Và Giáo hội Công giáo đang thực hiện những điều đó một cách thật sự theo lời giáo huấn của Đức Giáo hoàng Benedict XVI: “Người giáo dân tốt cũng là công dân tốt”.
Hà Nội, ngày 28/1/2013
J.B Nguyễn Hữu Vinh
(Blog J.B Nguyễn Hữu Vinh) 

Trần Vinh Dự - Làn sóng vượt biên lần thứ hai

Hình minh họa
Tôi có hai người bạn thành đạt. H là tổng giám đốc trong một quỹ đầu tư lớn ở thành phố Hồ Chí Minh. Anh từng đi du học và lập gia đình ở nước ngoài. Cách đây 8 năm, anh bỏ việc ở nước ngoài để về nước với niềm phấn khích cao độ. Giờ đây, anh đang tính nộp hồ sơ xin di trú cho gia đình sang Bắc Mỹ. Anh chưa tính sẽ sang Bắc Mỹ sống ngay, nhưng với anh, đó là một cách bảo hiểm.
T là chủ một doanh nghiệp cổ phần cũng ở thành phố Hồ Chí Minh. Anh từng bán một công ty trước đây do anh gây dựng và thu về một khoản tiền lớn. Giờ đây anh vẫn còn hai công ty nữa ở Việt Nam. Tuy nhiên hiếm khi anh ở Việt Nam. Anh dành phần lớn thời gian ở Mỹ với gia đình, nơi anh mới mua một căn biệt thự giá hơn 3 triệu USD hồi đầu năm 2012.
Trở thành thường trú nhân, hay còn gọi là người có “thẻ xanh”, hoặc trở thành người song tịch, tức là vừa có quốc tịch Việt Nam, vừa có quốc tịch một nước khác, đang trở thành một xu thế thời thượng. Có nhiều hãng tư vấn di trú đang hoạt động tích cực ở Việt Nam như IMG, Kornova, USIS, Harvey Law Group (HLG), Immigration (IMM), US Investment (USI), ImmiCa… để phục vụ những khách hàng tiềm năng như H và T. Một số đang trong tình trạng chạy hết công suất vì khách hàng quá đông.
Hợp pháp và hợp lý
Việc làm thủ tục xin định cư ở nước ngoài là việc hoàn toàn hợp pháp ở Việt Nam. Thậm chí, ở một khía cạnh nào đó nó còn được khuyến khích. Kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2009, Luật Quốc tịch mới của Việt Nam có hiệu lực và luật này quy định công dân Việt Nam có quyền có hai quốc tịch. Theo Bộ Tư pháp, kể từ ngày đó, người Việt Nam ra định cư, nhập quốc tịch ở nước ngoài đương nhiên mang quốc tịch Việt Nam mà không phải đăng ký. Điều đó có nghĩa là người Việt Nam có thể xin quốc tịch nước khác như Mỹ hay Canada mà không cần phải sợ mất quốc tịch Việt Nam.
Với nhiều người, việc có quốc tịch thứ hai cũng không quá quan trọng. Điều họ cần là quyền được định cư lâu dài ở nước mà họ lựa trọn ngoài Việt Nam. Và như vậy, chỉ cần là thường trú nhân (có thẻ xanh) là đủ. Điều đó có nghĩa là việc có hay không có quyền có hai quốc tịch theo luật Việt Nam không phải là yếu tố thúc đẩy họ xin định cư nước ngoài.
Xét về mặt cá nhân, việc thu xếp để có thêm một lựa chọn về nơi ở là chuyện bình thường và hợp lý. Cả H và T đều muốn con cái khi lớn lên được sống trong một môi trường an toàn và được hưởng thụ một nền giáo dục tốt. Ngay cả nếu không định cư dài hạn ở một nước khác, thì có được tự do trong việc đi lại và thay đổi môi trường sống theo sở thích cũng là một quyền lợi thú vị, mặc dù tốn kém. Đó là chưa kể việc một số người trở nên giàu có như T muốn đa dạng hoá tài sản của mình, vì thế, giữ một số tài sản bất động sản ở nước ngoài cũng là một lựa chọn thông minh.
Xã hội Việt Nam đang giàu lên. Cùng với sự phát triển chung của xã hội, Việt Nam ngày càng có nhiều người giàu. Đi kèm với nó là ngày càng nhiều những người có nhu cầu làm thường trú nhân ở các nước phát triển như H và T. Điều này xem ra có vẻ rất bình thường.
Không có số liệu chính thức về số hồ sơ xin định cư mà các hãng tư vấn định cư hoạt động ở Việt Nam đang giải quyết. Vì nhiều lý do tế nhị, cũng ít có người công khai tự nhận mình đang xin quyền định cư ở nước khác. Thế nhưng có nhiều bằng chứng gián tiếp cho thấy phong trào này hiện nay đang phát triển mạnh. Ngày càng có nhiều hãng tư vấn di trú quốc tế tham gia vào thị trường Việt Nam, ngày càng có nhiều đại lý độc lập mọc lên phục vụ khách hàng trên thị trường này. Một số hãng lớn trong năm 2012 thậm chí đã bị quá tải và phải outsource ra bên ngoài để có đủ nhân lực xử lý hồ sơ.
Thậm chí đã xuất hiện một số doanh nghiệp Việt Nam ngấp nghé đầu tư vào Bắc Mỹ hoặc Úc trong các ngành liên quan đến nông - lâm nghiệp với mục đích tạo càng nhiều công ăn việc làm ở các nước này càng tốt. Lý do là số lượng công ăn việc làm tạo ra càng nhiều thì các chủ dự án này càng xin được nhiều xuất thẻ xanh. Các xuất thẻ xanh này sau đó có thể bán lại cho các “nhà đầu tư”- thực chất là những người bỏ tiền ra mua thẻ xanh vào các nước phát triển.
Nhiều câu chuyện có vẻ hợp lý về mặt cá nhân nhưng khi gộp với nhau lại là tín hiệu cho thấy nhiều sự bất bình thường về mặt xã hội. Và câu truyện xin di trú ồ ạt này cũng vậy.
Bất bình thường về xã hội
Thông thường những đợt di cư ồ ạt ra nước ngoài thường là chỉ dấu cho thấy những vấn đề về mặt xã hội. Lý do thông thường nhất là sự khó khăn về kinh tế, hiểm hoạ chiến tranh, bất ổn chính trị, phân biệt chủng tộc…Làn sóng vượt biên ở Việt Nam trong những năm cuối thập kỷ 70 và đầu thập kỷ 80 trước đây là một thí dụ. Nền kinh tế Việt Nam trước đổi mới đã rơi vào tình trạng kiệt quệ và điều này đã làm cho nhiều người Việt tìm cách vượt biên với hi vọng tìm được miền đất hứa.
Thế nhưng trào lưu di cư lần này của người Việt khác xa với trào lưu vượt biên trước đây, mặc dù có nhiều người gọi vui là phong trào vượt biên lần thứ hai. Khác biệt cơ bản nhất là phong trào hiện nay là phong trào di cư của những người giàu, những người thực sự có tiền để trở thành các nhà đầu tư và lấy thẻ xanh qua hình thức đầu tư. Nếu trước đây các thuyền nhân vượt biên nghèo đói chen chúc trên những thuyền cá nhỏ bé, thì những người di cư lần này đi máy bay trên ghế hạng C (hạng sang) và trong tài khoản đầy tiền.
Lý do thông thường khiến những người giàu muốn định cư ở nước phát triển là tìm đến một môi trường xã hội tốt hơn cho gia đình khi họ trở thành những người có khả năng chi trả cho một cuộc sống tốt hơn. Thế nhưng đây không phải là lý do tạo ra các đợt di cư đột biến.
Lý do thường được nghe đến nhiều nhất trong số các chủ doanh nghiệp muốn di cư ra nước ngoài ở Việt Nam là sự bế tắc về cơ hội kinh doanh hiện nay cũng như sự bi quan về triển vọng trong tương lai. Các doanh nhân luôn muốn tìm kiếm môi trường kinh doanh nơi họ có thể kiếm tiền nhiều nhất. Khi thấy Việt Nam không phải là nơi họ có thể kiếm nhiều nhất nữa, họ đương nhiên muốn kiếm tìm một chân trời mới.
Cũng từ sự bi quan về hiện trạng và tương lai của nền kinh tế khiến nhiều chủ doanh nghiệp lo lắng về các bất ổn xã hội có thể xảy ra trong tương lai. Điều này dẫn họ tới chuyện lo xa cho gia đình. Từ những mối lo sợ có thật như môi trường xã hội ngày càng kém an toàn, đặc biệt là ở thành phố Hồ Chí Minh, tới những mối lo xa xôi như bất ổn và rối loạn xã hội hoặc chiến tranh. Trong khi còn có điều kiện về tài chính, việc thu xếp để gia đình có quyền thường chú ở nước khác xem ra là một dạng mua bảo hiểm khôn ngoan.
Ẩn sau câu chuyện đó, còn có những lý do tế nhị hơn. Việt Nam trong một giai đoạn dài phát triển rất mạnh. Do hệ thống luật pháp và chính sách không hoàn thiện và phải thay đổi thường xuyên, các lỗ hổng pháp lý rất nhiều và dẫn đến một thực tế là có nhiều người làm giàu dựa vào sự lỏng lẻo của quản lý hoặc các bất cập trong hệ thống pháp luật. Kết quả là các rủi ro pháp lý luôn luôn tồn tại, mặc dù không dưới các hình thái cụ thể. Ý thức về rủi ro pháp lý đối với các chủ doanh nghiệp Việt Nam thường không được rõ ràng lúc “thái bình” nhưng lại được làm sâu sắc hơn mỗi khi có các vụ bắt giữ hoặc điều tra quy mô lớn liên quan đến các chủ doanh nghiệp. Năm 2012 vừa qua là một năm như vậy.
Ra đi không tay trắng
Cuộc di cư của những người giàu thường là tai hại cho nền kinh tế nếu nó diễn ra trên diện rộng. Đầu tiên là sự thất thoát về chất xám. Không phải ai giàu có cũng giỏi, nhưng nhiều trong số những người này là những người có kinh nghiệm, có khả năng kinh doanh, hiểu biết, và thông minh. Sự ra đi của những cá nhân này là một thiệt thòi lớn cho nền kinh tế xét về mặt chất xám trong kinh doanh.
Thứ hai là sự thất thoát về của cải. Những người ra đi không phải với hai bàn tay trắng như phần lớn những người vượt biên bằng tàu cá hồi 30 năm trước. Những người ra đi lần này mang theo những khối tài sản lớn, thường là hàng triệu USD, ra nước ngoài. Rất nhiều, nếu không muốn nói là phần lớn, chủ doanh nghiệp lớn ở Việt Nam đều đã có bất động sản và số dư tài khoản tiền mặt lớn ở nước ngoài.
Thứ ba, đó là các phong trào này tạo ra hiệu ứng tâm lý, làm tăng sự dao động, làm sâu sắc thêm tâm lý lo ngại, cũng như làm giảm nhiệt huyết của những người còn ở lại. Nó cũng đồng thời làm nản lòng những người muốn tới Việt Nam đầu tư và làm ăn. Đây cũng là một bất lợi nghiêm trọng mà các phong trào di cư của người giàu gây ra cho thị trường.
Dù có những tác động bất lợi như vậy, việc lựa chọn di cư là một quyền hợp pháp của người dân. Vì thế không thể ngăn chặn xu hướng này bằng các mệnh lệnh hành chính. Cũng không thể ngăn chặn nó bằng những lời kêu gọi suông.
Giữ chân người tài bằng cách tạo niềm tin
Để chống lại xu hướng “vượt biên lần thứ hai” này cần phải giải quyết tận gốc nguyên nhân khiến nhiều người có tiền đang muốn dứt áo ra đi. Đó là niềm tin vào sự phục hồi của nền kinh tế Việt Nam và niềm tin vào sự an toàn của bản thân họ và gia đình ở Việt Nam. Việc này không dễ dàng. Để khôi phục lại lòng tin vào tương lai phát triển của đất nước, điều quan trọng là nhà nước phải chứng minh được cho thị trường và công chúng thấy khả năng dẫn dắt, lộ trình và giải pháp cụ thể, và uy tín chính trị của lãnh đạo.
Liên quan đến lộ trình và giải pháp cụ thể, đưa Việt Nam ra khỏi vũng lầy hiện nay không phải là một nhiệm vụ bất khả thi. Ngược lại, tất cả các vấn đề này đều có giải pháp. Khủng hoảng kinh tế không phải là một câu chuyện xa lạ mà nó đã xảy ra ở khắp nơi trên thế giới, trong mọi hình thái kinh tế mà loài người đã trải qua. Việt Nam không phải là ngoại lệ. Thực tế là các lời giải này đã được bàn đến nhiều, trong giới chuyên gia, trong các cơ quan tư vấn, từ các tổ chức hỗ trợ quốc tế, tới cả các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước Việt Nam.
Vì thế, vấn đề còn lại nằm ở việc chứng tỏ năng lực cũng như uy tín chính trị của người lãnh đạo.
Uy tín này phải được khôi phục và nó chỉ được khôi phục khi người dân nhìn thấy các động thái quyết đoán của Đảng và nhà nước liên quan đến tư cách, trình độ, đạo đức, phẩm chất, tính chuyên nghiệp, tinh thần phụng sự đất nước, và cái nhìn viễn kiến của bộ máy lãnh đạo.
Phải từ việc khôi phục uy tín này, lãnh đạo quốc gia mới có thể vực dậy lòng tin của người dân về tính khả thi của sự đổi thay tích cực. Đi kèm với lòng tin này, các quyết sách thực tế của nhà nước nhằm thẳng vào các vấn đề giai góc nhất đang tồn tại mới có thể giúp Việt Nam vượt qua khó khăn hiện tại.
Chỉ khi làm được như vậy, lòng tin của thị trường cũng như của giới doanh nhân vào tương lai ở Việt Nam mới được khôi phục. Và chỉ có thế, câu chuyện “vượt biên lần thứ 2” của những người có tiền và những người có tài mới giảm bớt và dần dần đảo ngược giống như thời kỳ các doanh nhân Việt kiều lũ lượt về nước làm ăn hồi 10 năm trước.

(VOA)