Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 8 tháng 3, 2014

Chủ Nhật, 09-03-2014 - Chiến lược 6 ‘chữ R’ và ‘chữ R’ nào cho Việt Nam - KHỦNG HOẢNG UKRAINE: TỔNG THỐNG VLADIMIR PUTIN SẲN SÀNG ĐI XA TỚI ĐÂU?

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Ghi nhớ Chiến tranh Biên giới Việt-Trung 79′, Trường Sa 88′: vài tín hiệu tích cực (Chép sử Việt). “Sáng mai 9/3/2014, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam tổ chức tọa đàm “Bảo tồn và phát huy những giá trị lịch sử của các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới, hải đảo và chủ quyền quốc gia thời hiện đại”, tại trụ sở Liên hiệp các Hội khoa học & Kỹ thuật VN, 53 Nguyễn Du, Hà Nội. Có mời Ban Tuyên giáo trung ương, một số tổ chức, cơ quan và báo chí.”
1- Một chút tình cho quê hương (Gocomay).
- Hoàng Mai: Tại sao Trung Quốc lại chọn Vũng Áng? (Boxitvn).
- Chương trình giao lưu nghệ thuật Xuân Trường Sa năm 2014 (ND).
- Tàu cá cùng 8 ngư dân bị tàu “lạ” khống chế trên vùng biển Hoàng Sa (DT). =>
- Trung Quốc tuyên bố cứng rắn về lãnh thổ (TN).

- TS Trần Công Trục giải đáp về Luật Biển: Biển Đông đang tồn tại những tranh chấp gì? (Infonet).
- Philippines nâng cấp căn cứ hải quân gần Trường Sa (VOA).
- Bắc Kinh tuyên bố quyết không nhường một ‘tấc đất’ nào cho Nhật Bản (RFI).
Mỹ đòi TQ làm rõ bản đồ “lưỡi bò” ở Biển Đông (ĐS&PL). – Hoạt động tự do hàng hải của Mỹ năm 2013 nhắm vào TQ, Iran (VOA).
- Mười xu thế định hình châu Á trong năm 2014 (EAF/ TCPT).
- Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3: Đồng hành tuyệt thực cùng Bùi Thị Minh Hằng (DCCT). – DB Úc lên tiếng cho Bùi Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh (DTD). – TỪ CHỐI MƯỚN LUẬT SƯ – TẠI SAO KHÔNG? (Phương Bích).
- DB Loretta Sanchez: Bà Bùi Thị Minh Hằng cần sự quan tâm của chúng ta (RFA).
- Văn bút Quốc tế quan ngại sức khỏe tù nhân lương tâm VN (RFA). – Văn Bút Quốc Tế thúc giục VN trả tự do cho nhà giáo Đinh Đăng Định, linh mục Nguyễn Văn Lý và nhà thơ Nguyễn Hữu Cầu (DLB/ DL).
- Tại sao tôi lại bênh vực Ls Cù Huy Hà Vũ!? (DLB).
- Phụ nữ dân oan phía nam VN tuần hành nhân ngày 8 tháng 3 (RFA).

- Sự ra đời của Văn đoàn độc lập Việt Nam (RFA).
- Đặng Văn Sinh: “Nguyên khí” và thân phận kẻ sĩ mọi thời (Boxitvn).
- Cựu chiến binh Hoàng Đức Doanh – Gửi thư ngỏ (DLB).
- QUÂN ĐỘI BẢO VỆ DÂN, TRUNG THÀNH VỚI TỔ QUỐC HAY VỚI ĐẢNG (DĐXHDS). Xem lại: Không mơ hồ trước kiến nghị “quân đội chỉ bảo vệ Tổ quốc” (QĐND).
- Phan Châu Thành – Việt Nam: Định hướng Bắc Kinh, Nhân quyền và TPP? (Dân Luận).
- Phải không sáu mươi năm? (DLB).
- Đào Dục Tú: Tạp luận: Tìm người hiền tài ở đâu bây giờ ? (Bà Đầm Xòe).
Đất đai: Đụng đâu sai đó (NLĐ).
Cái cột mỡ, ra không phải chỉ dành cho dân (LĐ).
- Cán bộ huyện ăn bớt quà Tết của trẻ nghèo (DT).
Vụ dỡ đình cổ lấy gỗ sưa bán: Người bán xin lỗi, người mua không biết mình phạm pháp (LĐ).
- Đàn bà mới! (FB Nguyễn Đình Bổn). “Tìm kiếm trên internet về nữ quyền xưa kia cảm thấy giật mình. Cả 1 thế kỷ dài sắp trôi qua từ cái ngày tờ báo đầu tiên cho nữ giới Việt Nam là tờ ‘Nữ Giới chung (1918)’ ra mắt, ngày hôm nay, các tờ báo Phụ Nữ liệu có làm điều gì tốt hơn hay chỉ là chuyện nữ công gia chánh, giận hờn, ghen tức, thời trang, sao siếc…!  Đã bước sang thế kỷ 21. Ai đã quàng cái ách hy sinh, thầm lặng, cao cả, thiên chức… cho phụ nữ Việt Nam? Và ai, nếu không phải chính họ phải gỡ khỏi vai mình cái sức nặng này?“.  – PHỤ NỮ VÀ NGÀY XỬA NGÀY XƯA… (Alan Phan).
- Diễn trò với Ngày Phụ Nữ Quốc tế (DLB).  - Mừng ngày Phụ nữ Quốc tế và “ngưu quyền” (DLB). – Váy đụp tả tơi và nền kinh tế XHCN (DLB).
SAO LẠI CẤM DIỄM HƯƠNG BIỂU DIỄN? (Nguyễn Quang Vinh).
- Câu chuyện Văn hóa… Kiều Trinh (tập 2) (DLB).
2- Tạm ngưng xây dựng dự án cảng Kê Gà (RFA).
<- Campuchia: Cảnh sát ngăn chặn biểu tình ngày Quốc tế phụ nữ (RFA).
- Đức Đạt Lai Lạt Ma: Trung Quốc là 1 nước ‘vĩ đại’ với chính phủ ‘có hại’ (VOA).
- Chiến Dịch Trừng Phạt Các Nhà Khoa Học Tham Nhũng ở Trung Quốc (ĐKN).
- Trung Quốc không dung thứ chiến tranh tại Triều Tiên (RFI).
- Biểu tình ở Venezuela : Đa số các nước Mỹ Latinh ủng hộ chính quyền (RFI). – Dân chúng Venezuela tưởng niệm những người bị giết vì biểu tình chống chính phủ (VOA).

- MỸ-PHILIPPINES ĐỐI THOẠI SONG PHƯƠNG: Hai bên phản đối đơn phương thay đổi hiện trạng biển Đông  (PLTP).
- CÓ MỘT SỰ SO SÁNH NHẸ- 9 (Huỳnh Ngọc Chênh). – Spinoza bàn về tự do ngôn luận (Phan Van). “Chính phủ không nên tìm cách kiểm soát tư tưởng dân chúng. … Chính phủ có quyền trừng phạt hành vi của các công dân nhưng không có quyền trừng phạt tư tưởng của họ”. Triết gia Baruch Spinoza từ thế kỷ 17 đã viết cuốn “Chính trị luận” cho chính phủ Việt Nam?
- Bùi Bảo Trúc: Mặc cảm bị trị (Người Việt).
KINH TẾ
Chính phủ yêu cầu ổn định tỷ giá, tín dụng không dồn vốn vào cuối năm (CafeF).
“Chiến dịch mới” về đấu giá cổ phần (ĐTCK).
Ông lớn thoái vốn bất thành, SCIC phải mua lại (ĐV).
Sacombank trình cổ đông việc sáp nhập với SouthernBank cuối tháng 3 (LĐ).
Giá vàng trong nước giảm nhẹ theo đà giảm vàng thế giới (VTV).
Chứng khoán trước rủi ro điều chỉnh ngắn hạn (HQ).
Địa ốc 7 ngày: tranh chấp & tranh cãi (ĐTCK).
3“Cắt” chuyến bay Thanh Hóa, VNA “hành tội” hơn 2.000 khách hàng (NB&CL).
Đua giảm cước truyền hình cáp (NLĐ). - Người tiêu dùng vẫn “dưới cơ” (NLĐ).
ĐBSCL phấn đấu đạt 2,55 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu tôm (TTXVN). – Khi miếng bánh đã hết ngọt (RFA). =>
- Ngành dừa của Philippines còn đang hồi phục sau siêu bão Haiyan (VOA).
- Trung Quốc bất ngờ thâm hụt thương mại gần 23 tỉ đô la trong tháng Hai (RFI).
- Nền kinh tế Hoa Kỳ tăng thêm 175.000 việc làm trong tháng Hai (VOA).

VĂN HÓA-THỂ THAO
- Quản lý bất động sản & xây dựng ở Hà Nội xưa (Chép sử Việt).
Chuyện buồn với di tích ở Thủ đô (Tin tức).
Bảo tồn các giá trị di sản văn hóa trong kinh doanh du lịch (ND).
4<- Bến Như Nguyệt lại rộn mái chèo (TTVH).
Từ chối 10 tỉ đồng để giữ… 5 cây thị (LĐ).
- Nhân mồng 8 tháng 3 : Ngày đẹp trời (Nhật Tuấn).
- Tại sao ta cần phải sợ vợ? (Quê Choa). – Để những người đàn ông yêu bạn hơn (THĐP).
- Hoài Thanh và tâm hồn dân tộc qua thơ ca (PBVH). – Cố Hương của Lỗ Tấn – Một thoáng chim và người
- Đến hội sách mới “lên”? (PBVH).
NSND Lệ Thủy: “Mẹ là người tiếp sức mạnh cho tôi!” (NLĐ).
- Hát cải lương hay là chim bay kiếm mồi (RFA).
- Ái Vân với “Hãy cho tôi lên đường” – ca khúc đầy chất thép (RFI).
Áo dài duyên dáng vào hội (HQ).
Truy tìm 5 triệu cổ vật bị Hitler ăn cắp (VNN).
- 21 Loài Động Vật Kì Dị, Quái Đản, Xấu Xí và Đáng Sợ Nhất Trên Thế Giới (ĐKN).
Ban Đạo đức giải tán, VPF bình thản (NLĐ).

- Giàu – Nghèo (THĐP).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Giáo dục cần được tưới tắm (NLĐ).
5Đổi mới sách giáo khoa từ năm 2016 sẽ tiến hành thế nào? (PNT). - Nên rút ngắn thời gian viết sách giáo khoa! (NLĐ). - Nước nghèo mà thay đổi SGK liên tục sẽ lãng phí (VNN). =>
Cân nhắc khi chọn ngành “hot” (NLĐ).
Chuyện học ở xứ người (NLĐ).
- Liên Hiệp Quốc đề nghị dạy về tình dục cho học sinh từ 12 tuổi (RFI).
- Châm Cứu cho Trẻ Nhỏ – Phần 2 (ĐKN).
- Robot giúp người thành ‘siêu nhân’ (BBC).

- Vụ học sinh chết đuối khi đang học bơi tại trường: Học sinh không biết bơi, thầy bảo biết ! (TN). – Lỗi tại ai?  (SGGP).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Cứu hai ngư dân trôi dạt trên biển (ND).
- Chủng vi rút cúm gia cầm mới tại Đồng Nai (RFA).
- Nghệ An: Voi rừng lại kéo xuống phá nát hoa màu của người dân (CAND).
- Viết về phụ nữ Việt Nam (RFA). – Phụ nữ lương cao hơn chồng : Một cái tội ? (RFI).
Vì sao người Việt Nam uống nhiều bia rượu? (VTV).
Cải tạo, xây dựng lại toàn bộ Khu tập thể Quỳnh Mai (VnM).
Hà Nội cần xử lý dứt điểm 44 điểm thu mua cát trái phép (VOV).
Thanh Hóa: Liên tiếp 2 vụ tai nạn giao thông, 3 người chết (VOV).
6<- Thân nhân nạn nhân vụ máy bay Malaysia bị nạn chờ tin dữ (VOV). - Chưa phát hiện tung tích máy bay Malaysia gặp nạn (VOV). - Bộ Giao thông chỉ đạo tăng cường an ninh hàng không (TTXVN). - Tàu Việt Nam sẽ tìm kiếm suốt đêm (TT). - Điều bất thường của chuyến bay MH 370 (PT). - “1 hành khách trên máy bay mất tích dùng hộ chiếu ăn cắp” (TTXVN). - Vị khách hủy chuyến bay vào phút chót (VNN). - Nguyên nhân máy bay Malaysia chở 239 người gặp nạn? (KT). - Malaysia mở rộng khu vực tìm kiếm chiếc máy bay mất tích (TTXVN). - Cộng đồng quốc tế nỗ lực kiếm máy bay Malaysia nghi mất tích (VOV). - Công dân Áo có tên trên máy bay bị mất tích vẫn an toàn (TTXVN). - Quốc tế quan tâm vụ Việt Nam phát hiện vết dầu nghi của máy bay mất tích (MTG).
Máy bay Malaysia mất tích: Không loại trừ nguyên nhân khủng bố (Soha). - Vụ máy bay mất tích: Trung Quốc hối thúc Malaysia (DV). - Vụ máy bay Malaysia mất tích: Nhiều giả thiết đặt ra (ĐS&PL). - Tàu cứu hộ Việt Nam tới vùng nghi máy bay Malaysia gặp nạn (VOV). - Ông Tập Cận Bình chỉ đạo tìm kiếm máy bay Malaysia rơi (KT). - Cơ trưởng chuyến bay mất tích là người Penang, Malaysia (VOV). - Đã khoanh vùng được khu vực máy bay bị mất tích (DV/VOV). - Đêm nay sẽ tiếp cận vùng dầu loang nghi máy bay rơi (Tin tức). - VN, Malaysia và Singapore đều nói máy bay có thể rơi vùng biển gần Cà Mau (MTG). - Malaysia Airlines lãnh đòn chí mạng vì vụ mất tích máy bay (TTVH). - Hải quân Mỹ cử lực lượng tới tìm kiếm máy bay Malaysia (VOV). - Vì sao máy bay công nghệ cao vẫn bị mất tích bí ẩn, kỳ dị? (DV).
- Đời sống Văn hóa Mỹ và Chúc Thư của một nhà khoa học Anh (VOA).

QUỐC TẾ
7- Ai Cập hoan nghênh Ả Rập Xê Út coi Huynh đệ Hồi giáo là tổ chức khủng bố (RFI). – Ả Rập Saudi xác định Huynh đệ Hồi giáo là tổ chức khủng bố (VOA). =>
Tự giết mình? (NLĐ).
- Nổ bom ở Afghanistan giết chết 1 viên quận trưởng (VOA).
- Ngoại trưởng Mỹ tới Jordan dự hòa đàm Trung Đông (VOA).
- Tổng thống, nội các Kenya đồng loạt giảm lương (VOA).
- Thiếu nữ tranh đấu Malala hối thúc phụ nữ ‘lên tiếng’ (VOA).
- Người tị nạn ở Nam Sudan đối mặt với khủng hoảng thực phẩm và y tế (VOA).
- Thêm một tai nạn chết người trên một chiến hạm đang đóng tại Mumbai (RFI).
John McCain là thượng nghị sĩ bị ghét nhiều nhất (NLĐ).
- Ảnh ‘kích động tôn giáo’ ở Malaysia (BBC).

VTV: + Chào buổi sáng – 08/03/2014; + Điểm báo – 08/03/2014; + Tạp chí Kinh tế cuối tuần – 08/03/2014; + Thời sự 12h – 08/03/2014; + Tin quốc tế 17h – 08/03/2014; + Tài chính tiêu dùng – 08/03/2014; + Thời sự 19h – 08/03/2014; + Thế giới trong ngày – 08/03/2014.

2070. Chính phủ cần theo gương Cục biểu diễn nghệ thuật

Trần Vũ Hải
Sau khi cấm Hoa hậu Diễm Hương  12 tháng hành nghề vào dịp 8/3, cần tạm đình chỉ công tác 60 quan chức cao cấp (chủ yếu là đàn ông) của Thanh tra Chính phủ để đảm bảo bình đẳng giới.
Nhân dịp sắp đến ngày Quốc tế Phụ nữ, chiều ngày 07/03/2014 Cục Nghệ thuật Biểu diễn có công văn hỏa tốc gửi tới Sở Văn hóa Thể thao Du lịch của các tỉnh và thành phố đề nghị Sở Văn hóa Thể thao Du lịch trên toàn quốc tạm dừng cấp phép cho Hoa hậu Diễm Hương biểu diễn nghệ thuật, thời trang, thi người đẹp, người mẫu. Đồng thời, Cục cũng có văn bản thông báo đến các đơn vị, các nhà tổ chức, yêu cầu không cho phép Diễm Hương tham gia trình diễn do có hành vi thiếu trung thực khi kê khai thông tin dự thi Hoa hậu Hoàn vũ năm 2012 (là chưa kết hôn, trong khi đã kết hôn trước năm 2012), vi phạm đạo đức nghề nghiệp.

Cũng dịp này, dư luận xôn xao việc nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền trước khi thôi chức (vào ngày 03/8/2011) đã bổ nhiệm khoảng 60 cán bộ cấp vụ (và tương đương).  Riêng trong 02 ngày 01/8/2011 và 03/8/2011 ông đã ký bổ nhiệm 48 vị. Dư luận cho rằng đây có thể là những bằng chứng của việc chạy chức, mua bán chức vụ, Chính phủ cần phải vào cuộc để chấn chỉnh uy tín và đội ngũ Thanh tra Chính phủ.
Cục Nghệ thuật Biểu diễn sau khi có thông tin trên báo chí về Hoa hậu Diễm Hương đang ly hôn (tức đã kết hôn), nhanh chóng vào cuộc và đã đưa ra một quyết định đầy tính nhân văn, quyết liệt  vào dịp ngày Quốc tế Phụ nữ. 
Cục Nghệ thuật Biểu diễn đã nêu gương cho các cơ quan chức năng khác, trong đó có Chính phủ trong việc xử lý những hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
60 quan chức Thanh tra Chính phủ đang bị dư luận ỳ xèo, đạo đức nghề nghiệp của họ bị đánh dấu hỏi, đương nhiên ảnh hưởng đến hoạt động nghề nghiệp Thanh tra của họ, đòi hỏi phải là những người liêm khiết, trong sạch (không biết chạy chọt, mánh mung). Trong tình hình hiện nay, bất cứ quan chức nào của Thanh tra Chính phủ khi tiếp xúc với công dân, tổ chức đều bị người dân nghi ngờ họ thuộc 60 quan chức này và nếu không trả lời cho công dân rằng họ không thuộc 60 quan chức này, người dân sẽ không có niềm tin vào họ vì nghĩ rằng vị Bao Công này thiếu minh bạch, không thể khách quan vô tư giải quyết vụ việc của họ.
Để đảm bảo quyền bình đẳng (điều 16 Hiến pháp 2013), bình đẳng giới (điều 26 Hiến pháp), tránh dư luận nghi ngại Chính phủ ưu ái xử lý đàn bà, dân thường so với đàn ông, quan chức, theo chúng tôi lãnh đạo Chính phủ cần gợi ý 60 vị quan chức Thanh tra Chính phủ này (chủ yếu là đàn ông) tạm đình chỉ công tác để các cơ quan chức năng xem xét vụ việc. Nếu các vị này không tự nguyện, Chính phủ cần theo gương Cục Nghệ thuật Biểu diễn nhanh chóng ra quyết định tạm đình chỉ công tác các vị này.

2071. KHỦNG HOẢNG UKRAINE: TỔNG THỐNG VLADIMIR PUTIN SẲN SÀNG ĐI XA TỚI ĐÂU?

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ tư , ngày 05/03/2014
Thượng viện Nga thông qua việc đưa quân đến Krym trong khi Kiev cáo buộc Moskva đưa nhiều nghìn quân đến bán đảo này. Phản ứng trước tình hình đó, NATO quyết định triệu tập phiên họp khẩn cấp Đại sứ của 28 nước thành viên.

Theo tạp chí “Đại Tây Dương”, Thượng viện Nga khiến tất cả bất ngờ khi ngày 1/3 thông qua việc triển khai quân đội tại bán đảo Krym của Ukraine theo đề nghị của Tổng thống Vladimir Putin. Đa số các nghị sĩ Nga đã bỏ phiếu thông qua quyết định sử dụng “quân đội của Liên bang Nga trên lãnh thổ Ukraine cho đến khi tình hình chính trị-xã hội ở nước này bình thường trở lại”. Phản ứng lại, ngày 2/3 NATO quyết định triệu tập phiên họp khẩn cấp Đại sứ 28 nước thành viên, ngay sau cuộc họp của ủy ban NATO- Ưkraine vào buổi chiều cùng ngày, như Tổng thư ký tổ chức này, Anders Fogh Rasmussen, cho biết. Trước cuộc họp khẩn cấp Ngoại trưởng các nước châu Âu tại Bruxelles, Ngoại trưởng Hy Lạp, nước hiện đang giữ chức chủ tịch luân phiên Liên minh châu Âu, cùng Ngoại trưởng Anh, William Hague, ngày 2/3 đến Kiev và gặp gỡ các nhà lãnh đạo Ukraine.
Quyết định của Thượng viện Nga được đưa ra sau cuộc họp báo của Barack Obama khi ông cảnh báo Moskva về “cái giá” phải trả cho mọi cuộc can thiệp quân sự vào Ukraine. Nhiều phản ứng liên tiếp được đưa ra sau cuộc bỏ phiếu nói trên. Tổng thống Pháp, Franẹois Hollande, cho rằng “phải làm tất cả để tránh một cuộc can thiệp từ bên ngoài”. Ông nói thêm rằng việc Nga sử dụng vũ lực có thể sẽ tạo ra “các mối đe dọa thực sự đối với sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền” của Ukraine. Tổng thư ký Liên hợp quốc, Ban Ki-moon, cũng như các nhà lãnh đạo châu Âu khác, bày tỏ mối “quan hệ sâu sắc” và kêu gọi “bình tĩnh và đối thoại”.
Theo ông Franeois Heisbourg, chuyên gia thuộc Quỹ nghiên cứu chiến lược Pháp (FRS), tất cả mọi người “đều bị bất ngờ” và đều “đang sáng tạo”. Đối với chuyên gia Andy Kuch́ns, “vấn đề là để thực hiện được mục đích của mình, Moskva có thể hành động nhanh hơn nhiều so với Washington hay châu Âu”. Trong khi đó, “vấn đề đối với phương Tây là không biết được Tổng thống Putin muốn đi tới đâu”. Ông cho rằng: “mục tiêu mà phương Tây cần phải suy tính thật nhanh là ngăn chặn một kịch bản tương tự ở các khu vực khác”, về phần mình, ông Guillaume Lagane cho rằng:”mất Ukraine là một thất bại địa chính trị lớn có thể đánh mạnh vào Chính phủ Nga, và chính vì vậy mà người ta sợ phản ứng của nước này. Tổng thống Nga quả thực đă chiến đấu chống lại các cuộc cách mạng sắc màu trong khu vực để tránh việc các nước thuộc khối Xô Viết trước đây xích lại gần với châu Âu. Với Yanukovych cầm quyền ở Ukraine đã le lói việc Ukraine gia nhập Liên minh Á-Âu mà Putin muốn thành lập, một khu vực trao đổi thương mại bao gồm các nước thuộc Liên Xô trước đây, trong đó Kazakhstan và Belarus đã đồng ý tham gia”.
Năm 2008, trong thời kỳ Thế vận hội, Nga từng tiến hành một cuộc chiến tranh chớp nhoáng 5 ngày tại Gruzia. Kết cục là sự ra đời của hai Nhà nước chư hầu thân Nga là Nam Ossetia và Abkhazia với hàng nghìn quân Nga đóng tại đó. Trả lời câu hỏi liệu một kịch bản tương tự có xảy ra vào lúc này không, ông Guillaume Lagane cho rằng “khích lệ chủ nghĩa ly khai ở miền Đông và miền Nam có thể sẽ cho phép phá vỡ Ukraine và gây ra một cuộc xung đột ngầm mới. Điều này Nga đã làm được ở Moldova (với Transnistrie) hay Gruzia”. Cái được của các cuộc xung đột ngầm này là làm suy yếu các Nhà nước nằm trong vùng lợi ích ưu tiên của Moskva và không cho các nước này xích lại gần Liên minh châu Âu. Quả thực là EU buộc các nước muốn gia nhập phải giải quyết các vấn đề có thể biến thành xung đột.
Ngày 28/2, một số nguồn tin ngoại giao châu Âu muốn trấn an người khác khi cho rằng Tổng thống Putin không được lợi ích khi đẩy căng thẳng lên quá cao trong khi chỉ còn ba tháng nữa là đến hội nghị thượng đỉnh G-8 mà ông sẽ phải tổ chức tại Sochi. Chuyên gia Frangois Heisbourg giải thích rằng ý định hiện nay của phương Tây là làm sao để Tổng thống Putin có cái để nghi ngờ là không ai được lợi nếu tình hình trong khu vực xấu đi. Hơn nữa, Tổng thống Putin có thể chỉ đang chơi đ̣òn cân não đối với phương Tây… Ngay sau khi Thượng viện Nga bỏ phiếu, Điện Kremlin thông báo rằng tổng thống Nga vẫn “chưa đưa ra quyết định nào” và quân đội có thể sẽ không can thiệp ngay lập tức.
Tình hình căng thẳng hơn khi Kiev thông báo động viên quân dự bị và đóng cửa không phận, đồng thời cáo buộc Nga “tuyên chiến”. Tình hình này khiến người ta nhớ lại lúc diễn ra cuộc chiến chớp nhoáng ở Gruzia năm 2008. Viễn cảnh bán đảo Krym bị xâm lược liệu có diễn ra không? Đối với ông Laurent Vinatier, nhà nghiên cứu thuộc Viện Thomas More, thực sự đang diễn ra kịch bản Gruzia, Ajerbaijan, Moldova với Transnitrie… Đó là chiến lược của Nga nhằm chinh phạt một không gian mà nước này cho là của mình. Nhưng đó không phải là một cuộc chinh phạt bằng quân sự: tại Ukraine hiện nay, ở Gruzia, Moldova, Nga không chi phối bằng biện pháp quân sự, mà có những đ̣òn bẩy, những chiếc gai cho phép giữ được quyền kiểm soát và tác động đến các nước này. Do đã “mất” Ukraine – vì xử lý vấn đề với Yanukovych thì dễ hơn nên Nga sẽ phải làm giống như ở Gruzia từ đầu những năm 1990, như ở Azerbaijan, ở Moldova sau khi Liên Xô sụp đổ: chia cắt các nước này để duy trì một mối liên hệ đối với các nước đó nhằm có thể thâu tóm được nếu muốn gây áp lực.
Tổng thống Putin chưa bao giờ giấu giếm việc ông vẫn không quên Liên Xô. Phải chăng điều đó giải thích tại sao diễn ra tình hình như hiện nay, hay đó là phản ứng mang tính tình cảm sau khi bị mất mặt khi Yanukovych phải ra đi? Chuyên gia Laurent Vinatier nói ông không tin hoài niệm về Liên Xô cũ chi phối các quyết định hiện nay của Tổng thống Putin. Trái lại, điều rất quan trọng trong chính sách đối ngoại là không được để bị mất mặt và điều quá rõ ràng là sau khi Yanukovych ra đi, cả Nga lẫn Tổng thống Putin đều bị mất mặt. Chắc chắn là như vậy, cộng với chiến lược hậu đế chế của Nga nhằm duy trì kiểm soát đối với các Nhà nước mà Nga cho là của mình.
Cũng có thể giải thích tình hình cực kỳ căng thẳng ở Ukraine là do Nga muốn nói chuyện ngang hàng với Mỹ. Các quyết định hiện nay trong chính sách của Nga đều trực tiếp được nhắn gửi tới Mỹ. Việc Tổng thống Barack Obama nói rằng mọi cuộc can thiệp quân sự của Nga sẽ phải “trả giá” đã “đầu độc” sự việc theo cách nhìn nhận vấn đề của Putin. Sự việc nếu có đi quá xa, và nếu Thượng viện Nga cho phép tổng thống nước mình có thể sử dụng vũ lực, là do Nga đang đọ sức với Mỹ. Lúc này đang diễn ra trò chọi gà: con nào sẽ ngừng đá đầu tiên.
Tổng thống Putin có thể đẩy quân cờ của mình đến đâu? Liệu có nguy cơ ông gây ra xung đột với Ukraine – quân đội của nước này không phải là quân đội Gruzia…, thậm chí với Mỹ, không? Chuyên gia Laurent Vinatier, cũng là nhà tư vấn cho Emerging Actors Consulting, nói rằng mọi cái đều có thể xảy ra vì ngay từ đầu, tình hình ở Ukraine mang lại toàn những bất ngờ. ông nói không biết Putin và Obama có thể đi đến đâu, nhưng việc hai tổng thống ngày 1/3 nói chuyện với nhau trong 90 phút cho thấy sự việc sẽ dừng lại trong chừng mực có thể. Đó là dấu hiệu tốt để tránh trò chọi gà.
Trả lời câu hỏi Tổng thống Putin liệu có phải con người hoàn toàn vô lý không, ông Laurent Vinatier khẳng định là “không”, mà hoàn toàn ngược lại. Chính sách của ông thường thiên về phản ứng, phản ứng mạnh hơn người ta dự kiến, nhưng dẫu sao cùng là hành động có tính toán. Hơn nữa, Nga cũng là đất nước của trò đánh cờ.
Khi gây ra xung đột ngầm, dù ở Moldova với Transnitrie, tại Gruzia hay ở Ukraine, Tổng thống Putin liệu có sử dụng chiến lược gây hỗn loạn để làm suy yếu các nước láng giềng, cho dù điều đó rốt cuộc không mang lại cái gì lớn cho Nga không? Chuyên gia Laurent Vinatier không nghĩ đó là chiến lược gây hỗn loạn, mà đúng hơn là một thứ quyền lực mềm kiểu khác. Lúc này không còn là các mạng lưới về ngôn ngữ hay giáo dục nữa, mà đúng hơn là một thứ quyền lực mềm với hai chân, một trong một ngoài. Tình hình không hoàn toàn là bất ổn vì Gruzia, Mondovia sau đó cũng ổn định trở lại. Các nước này lại giàu lên và tiến lên… Đó đúng ra là chiến lược giúp Nga không hoàn toàn bị loại trừ. Nga phải tự vệ để không bị mất nhiều quá. Đó không phải là vấn đề thắng thua, mà đúng hơn là đề phòng bị mất mát, theo quan điểm của Nga.
Được hỏi làm suy yếu các nước láng giềng phải chăng là một cách để che giấu những sai lầm của Nga (không có một đòn bẩy tăng trưởng nào khác ngoài dầu mỏ, nạn tham nhũng…), ông Laurent Vinatier, đồng thời là chuyên gia về Nga và Liên Xô trước đây cho rằng có thể thừa nhận vấn đề đó theo hai cấp độ. Thứ nhất là làm sao để cơ sở ảnh hưởng của mình không bị thu hẹp quá. Chính vì vậy, Nga phải giữ một chân trong cái được gọi là “vùng ảnh hưởng ưu tiên” của mình. Và khi các nước này quá thiên về phía Tây, Nga chia cắt các nước đó và nói với các nước này rằng các anh có thể phát triển, nhưng sẽ bị lấy mất một phần lãnh thổ. Thứ hai, vốn là cấp độ thực thụ đối với một Putin thực tiễn – vấn đề không phải là tái tạo Liên Xô, mà biến Nga thành một cường quốc thế giới – là từ cơ sở xây dựng trước đó, Nga có thể nói chuyện ngang hàng với các nước được tính tới trên thế giới: Mỹ, Trung Quốc, Liên minh châu Âu. cấp độ thứ nhất là bàn đạp để đóng vai trò trong cấp độ thứ hai.
Theo tạp chí “The Economist” ngày 2/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đă không để tốn nhiều thời gian để thể hiện lập trường của ông đối với cảnh báo của Tổng thống Mỹ Barack Obama rằng sẽ có “những hậu quả” đối với sự can thiệp quân sự kéo dài của Nga ở Ukraine. Chỉ trong vòng vài giờ đồng hồ, ông Putin đã kêu gọi và nhanh chóng nhận được sự nhất trí của Thượng viện Nga trong việc cho phép triển khai quân đội cho một cuộc xâm lăng không chỉ vào Cộng hòa tự trị Krym thuộc Ukraine – nơi có đa số người dân nói tiếng Nga và nơi đang có một căn cứ hải quân của Nga – mà đáng sợ hơn, vào toàn bộ lãnh thổ Ukraine.
Trựớc những diễn biến trên, ông Obama và ông Putin đã có cuộc điện đàm kéo dài tới 90 phút. Mặc dù nội dung của cuộc điện đàm này không được tiết lộ, có vẻ như ông Obama đă cố gắng kêu gọi ông Putin hành động thông qua một quá trình trung gian quốc tế, với sự tham gia của các nhà quan sát trên thực địa, để đảm bảo rằng các quyền của người nói tiếng Nga ở Ukraine không bị vi phạm và để có được các cuộc đàm phán xây dựng lòng tin với Chính phủ Ukraine về quy chế đặc biệt của Krym. Tất cả những thứ này nghe có vẻ hoàn toàn hợp lý, nhưng nó khác xa so với những kế hoạch mà ông Putin dường như đã vạch ra.
Thực tế ông Putin nhìn nhận việc giữ Ukraina trong vòng ảnh hưởng của Nga như một lợi ích quốc gia sống còn, khiến ông sẵn sàng chấp nhận rủi ro khá lớn để bảo đảm để duy trì mục tiêu này. Hơn thế, có nhiều khả năng ông đã xem thường sự răn đe từ phía Obama. Tất cả những gì xảy ra tại Ukraine cho đến nay gần như là một bản sao của các chiến thuật được ông sử dụng để chiếm đóng và sáp nhập hiệu quả Nam Ossetia và Abkhazia hồi năm 2008: thao túng, kích động, xúi giục một cảm giác khủng hoảng nhằm tạo dựng một lời kêu gọi trợ giúp để từ đó điều lực lượng “gìn giữ hòa bình” của Nga tới quốc gia này.
Với tình hình kinh tế trì trệ ở trong nước hiện nay, nhất là trong bối cảnh Nga là một bên ký thỏa thuận 1994 về việc bảo đảm toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, ông Putin chắc chắn sẽ phải cân nhắc kỹ về gánh nặng do cuộc chiếm đóng gây ra. Đối với phương Tây, quy mô và tầm quan trọng của Ukraine cũng làm cho cuộc khủng hoảng hiện nay trở thành một vấn đề an ninh quan trọng hơn nhiều so với cuộc can thiệp của Nga vào Gruzia cách đây 6 năm.
Một phản ứng quân sự đối với cuộc xâm lăng của Nga hoặc tạo ra một mối đe dọa đối với Nga thông qua việc nhanh chóng cấp tư cách thành viên NATO cho Ukraine là vấn đề không thể chấp nhận được. Vì vậy, phương Tây sẽ trở lại với các biện pháp ngoại giao nhẹ nhàng hơn, nhằm cố gắng cô lập Nga trong cộng đồng quốc tế. Đầu tiên, tất cả 7 thành viên khác trong nhóm G8 có thể sẽ tuyên bố rằng họ sẽ không tới Sochi trừ khi ông Putin lùi bước. Thứ hai, Quốc hội Mỹ có thể sẽ mở rộng đáng kể việc áp dụng cái gọi là Luật Magnitsky để bao gồm cả ông Putin và những nhân vật thân cận của ông ở Điện Kremlin. Thứ ba, các biện pháp trừng phạt thương mại cũng có thể sẽ được áp dụng, trong đó có cả việc đóng băng các ngân hàng Nga trong hệ thống thanh toán tài chính quốc tế. Thứ tư, một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có thể sẽ được soạn thảo để lên án Nga xâm lược một quốc gia độc lập, có thể thu hút sự hậu thuẫn của Trung Quốc (là nước luôn luôn đứng ở tuyến đầu trong việc lên án các hoạt động can thiệp vào công việc của một nhà nước có chủ quyền), mặc dù Nga chắc chắn sẽ phủ quyết nghị quyết này. Cuối cùng, phương Tây cần phải thể hiện cho người dân Ukraine thấy rằng họ sẽ ủng hộ chính phủ mới chứ không phải Nga, có thể tạo lập một con đường dẫn đến thịnh vượng.
Nga hiện nay không phải là Liên Xô trước đây, quốc gia thường hay bỏ ngoài tai những cảnh báo về trừng phạt ngoại giao và kinh tế. Ông Putin biết rằng nước Nga có thể phải trả giá đắt cho những gì họ đang làm ở Ukraine. Tuy nhiên, ông đang tin rằng những rủi ro này là đáng chấp nhận, bởi Ukraine, đặc biệt là phần phía Nam và phía Đông của nước này, thực sự là một phần thế giới của Nga, và bởi ông xem phương Tây như một thế lực nhu nhược, chỉ lo duy trì luồng dầu khí xuất khẩu của Nga hơn là đứng lên đấu tranh cho ý tưởng về một châu Âu tự do và thống nhất. Giờ đây là lúc đến lượt ông Obama phải thể hiện lập trường của mình.
(Đài RFI 3/3)
Thượng viện Nga vừa bật đèn xanh cho việc huy động lực lượng Nga trên lãnh thổ Krym theo một đề nghị của ông Putin. Phải chăng Tổng thống Nga thực sự chủ trương can thiệp quân sự vào Ukraine, hay là ông chỉ muốn hù dọa? Đây là câu hỏi mà giới phân tích đang thử tìm lời giải đáp. Về vấn đề này, ông Pascal Boniface, Giám đốc Viện Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược Pháp (IRIS), cho rằng Tổng thống Putin thừa hiểu cái giá mà Nga phải trả nếu thôn tính vùng Krym sẽ rất nặng nề. Trả lời câu hỏi của RFI về khả năng Nga có can thiệp quân sự vào Ukraine không, ông phân tích:
+ Không! Tôi nghĩ rằng chính ông Putin muốn tránh bị buộc phải can thiệp quân sự, vì điều đó không có lợi cho ông ấy. Theo tôi, ông Putin muốn đảo ngược tương quan lực lượng sao cho có lợi cho mình và động thái huy động lực lượng là một cách dùng lãnh thổ để bắt bí, để cho thấy là ông nắm được vùng Krym và nếu chính quyền ở Kiev tiếp tục không có quan hệ thân thiện với Nga, thì vùng Krym sẽ trở thành độc lập đối với Ukraine. Không có nguy cơ Nga thôn tính Krym, vì cái giá trên bình diện chính trị cũng như chiến lược sẽ rất nặng nề. Chúng ta nên nhớ lại kịch bản Gruzia, khi mà Tbilissi chống đối Moskva, có hai vùng của Gruzia đã ly khai khỏi nước này, với sự giúp đỡ của người Nga tại chỗ, cũng như của quân đội Nga.
- Tình hình Gruzia lúc đó phải chăng cũng không khác gì hoàn cảnh Krym hiện nay, với cư dân nói tiếng Nga và thân Nga ủng hộ một hành động can thiệp quân sự của Putin?
+ Đương nhiên, hay chính xác hơn là đối với 60% người dân Krym nói tiếng Nga. Còn 12% người gốc Tartar thì chưa biết. Có lẽ họ muốn dựa vào Kiev hơn là phụ thuộc vào Moskva. Nhưng nếu có một cuộc trưng cầu dân ý về quyền tự trị, điều đã được dự kiến, có lẽ sẽ được đa số dân chúng tán đồng.
- Người ta đã nghe Tổng thống Mỹ Barack Obama yêu cầu ông Putin tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Yêu cầu này của Mỹ cũng như của cộng đồng quốc tế sẽ được lắng nghe hay không, sẽ có ảnh hưởng đối với ông Putin, trong chính sách của ông hay không?
+ Không, hoàn toàn không có tác dụng gì cả, bởi vì ông Putin chỉ tin vào việc đọ sức và ông biết rằng về mặt quân sự, các nước phương Tây sẽ không làm gì. Do không muốn có rủi ro là phải đối mặt với những leo thang quân sự, ông Putin cho triển khai lực lượng, bằng cách củng cố các lực lượng quân sự đã có mặt trong khu vực Krym. ông muốn xem phản ứng của Obama. Việc Tổng thống Mỹ đe dọa không tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G8, theo tôi, ít có tác dụng đối với ông Putin.
- Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã họp bàn về Ukraine, liệu sẽ có quyết định gì hay không?
+ Cuộc họp của Hội đồng Bảo an ngày 1/3, chỉ là một cuộc thương lượng, không đi đến quyết định gì. Một quyết định không thuận lợi cho Moskva dứt khoát bị Nga phủ quyết và không chỉ Nga, mà còn có Trung Quốc. Tuy không có quyết định cụ thể nào, nhưng cuộc họp cho phép đối thoại trực tiếp giữa Nga với Mỹ, Anh và Pháp. Họ có thể thảo luận với nhau và đó là điều tốt nhất có thể làm lúc này.
- Nhưng người ta đã hiểu là Putin đang thị uy. Thế ông Putin chờ đợi gì ở nền ngoại giao quốc tế khi cho dàn binh ở vùng biên giới? ông ấy muốn đạt được điều gì với những trò ngoại giao, quân sự hiện nay?
+ Điều ông Putin muốn là quyền lợi Nga trong vùng này được tôn trọng. Ông vẫn còn nhớ mối nhục thảm bại ở vùng Balkans với cuộc chiến tranh Kosovo và cũng còn nhớ chiến thắng của Nga năm 2008, trong cuộc chiến Gruzia kết thúc với kết quả không phân thắng bại và việc Abkhazia và Ossetia tách khỏi Gruzia trên thực tế. Putin muốn khẳng định quyền lợi của mình, ông đánh giá là tiếng nói phản đối của Nga không được cả phương Tây lẫn người Ukraine ở Kiev lắng nghe, trong giai đoạn xảy ra các biến cố gần đây. Lần này ông muốn người ta nghe rõ hơn tiếng nói của ông, với một tương quan lực lượng thuận lợi hơn cho ông.
- Ông nói là được lắng nghe hơn, có nghĩa là sẽ có thỏa thuận của cộng đồng quốc tế cho Krym được ly khai, có phải như vậy không?
+ Không phải là ly khai. Điều mà Nga muốn là một hình thức theo đó phương Tây và Nga cùng quản lý hồ sơ Ukraine. Theo Nga, Ukraine là một nước đang phá sản, không còn phương tiện để tự túc. Một số người Nga còn nêu ví dụ Hy Lạp, được Liên minh châu Âu quản lý từ bên ngoài và Nga cho rằng trên bình diện ngân sách, Ukraine cần được châu Âu và Nga cùng quản lý, vì một mình châu Âu không gánh nổi Ukraine và một mình Nga cũng không làm được vì cũng không đủ sức. Nga muốn quyền đồng quản lý của họ được châu Âu và Mỹ công nhận.
- Riêng về châu Âu thì sao? Người Ukraine xuống đường vì muốn được đến với châu Âu và dẫn tới kết cục hôm nay. Hiện nay, có thể nói đây là thắng lợi của ảnh hưởng châu Âu?
+ Người ta có thể nói thỏa thuận chính trị dẫn đến việc Yanukovych phải ra đi và thành lập chính phủ mới ở Ukraine là một thành công của ngoại giao châu Âu. Châu Âu ghi được một điểm tốt. Nhưng bây giờ chúng ta ở trong một cục diện mới. Và có một thực tế, châu Âu không có khả năng đáp ứng nhu cầu tài chính của Ukraine. Cho nên, chỉ có một giải pháp tập thể, và để chuẩn bị cho giải pháp tập thể có lợi cho mình, Nga đã phô trương sức mạnh như vậy.
- Có nghĩa là theo ông thì Nga sẽ giảm dần giọng điệu hung hăng và sẽ ôn hòa hơn?
+ Nếu Nga đánh giá là được Mỹ và Liên minh châu Âu lắng nghe. Tuy nhiên, tình hình hiện nay không được như thế, châu Âu và Mỹ trước mắt muốn giảm ảnh hưởng của Nga ở Ukraine. Nga đã thấy rõ điều đó nên đã phản ứng như chúng ta thấy và nó cũng hạn chế hành động của phương Tây.
* * *
Theo mạng tin “Quan hệ Quốc tế và An ninh “, cựu cố vấn của Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông Andrei Illarionov, mới đây từng tuyên bố rằng Điện Kremlin đã xây dựng một số kịch bản đối với tình hình của Ukraine, từ việc “kiểm soát toàn bộ Ukraine” cho tới “kiểm soát một số tỉnh” của nước này. Nếu điều này là có thực và nếu phương án này được Tổng thống Putin lựa chọn, sẽ có hai kịch bản có thể xảy ra: một cuộc can thiệp quy mô lớn vào hầu hết hoặc nhiều vùng lãnh thổ của Ukraine hoặc một cuộc can thiệp hạn chế vào một hoặc hai tỉnh của nước này.
Tuy nhiên, sẽ nảy sinh một số câu hỏi: (1) Liệu Nga có đủ các nguồn lực quân sự để thực hiện các hoạt động đó hay không? (2) Liệu họ có thành công hay không? (3) Họ có tính đến ý nghĩa về mặt chiến lược từ hành động này hay không? (4) Họ có thể chịu nổi những hậu quả từ bên ngoài và bên trong nội bộ hay không? Các nhà phân tích cho rằng trả lời cho các câu hỏi (1) và (2) có thể là “Có”, nhưng trả lời cho các câu hỏi (3) và (4) hẳn sẽ là “Không”. Ông Putin hiện đang phải đứng trước những lựa chọn phức tạp trong vấn đề Ukraine.
Quân đội Nga hiện có khoảng 800.000 quân, lớn hơn nhiều lần so với quân đội Ukraine. Với ngân sách lớn gấp bội, vũ khí hiện đại hơn và được đào tạo tốt hơn, rõ ràng là Nga sẽ dễ dàng đè bẹp Ukraine. Ngoài ra, Nga cũng có thể dựa vào lực lượng “tình nguyện viên” tại Ukraine để thực hiện một phần “kế hoạch” của họ.
Đối với câu hỏi thứ hai, khả năng thành công của Nga không phải là chắc chắn. Trong số khoảng 150.000 binh sĩ được đào tạo kém của Ukraine, một số sẽ chống lại Nga, một số sẽ không chống lại. Trong khi các lực lượng tại Lviv có thể cầm súng thì các lực lượng tại Luhansk lại có thể buông súng, thậm chí chào đón quân Nga. Nga có thể thắng lợi trong một cuộc can thiệp quy mô nhỏ, nhưng nếu chiến sự lan rộng và kéo dài, quân đội nga có thể sẽ sa lầy vào một cuộc chiến dai dẳng với các lực lượng du kích của Ukraine. Rõ ràng là một cuộc can thiệp toàn diện sẽ đứng trước những rủi ro rất lớn đối với Kremlin.
Liệu một cuộc can thiệp quy mô lớn hoặc hạn chế hạn chế sẽ có ý nghĩa chiến lược đối với Moskva? Liệu nó có thúc đẩy những lợi ích địa chính trị của Nga? Giả sử một cuộc can thiệp quy mô lớn sẽ thành công, Nga sẽ có thể kiểm soát các hải cảng, mạng lưới năng lượng và các nguồn lực kinh tế. Nền kinh tế của Ukraine hiện nay là một mớ hỗn độn, với trữ lượng than đá chẳng thấm tháp gì so với của Nga, mặc dù tiềm năng về khí đá phiến có thể là lớn. Hệ thống hải cảng của Ukraine đang cần được hiện đại hóa, và người ta vẫn chưa hiểu là việc sở hữu các nguồn lực này sẽ hữu ích như thế nào đối với các lợi ích của Nga. Việc sở hữu hệ thống đường ống dẫn khí cũ kỹ của Ukraine được xem là sẽ rất có lợi, cho dù việc nâng cấp đòi hỏi phải chi phí hàng tỷ USD. Tuy nhiên, Nga không hoàn toàn phải làm việc này, vì họ đã chi, hoặc đang có kế hoạch chi hàng tỷ USD cho việc xây dựng các đường ống dẫn trong hệ thống Dòng chảy phương Bắc và phương Nam mà không đi qua Ukraine.
Một mối quan ngại lớn hơn liên quan đến những khó khăn nội bộ của Nga với chủ nghĩa khủng bố ở Bắc Caucasus, một khu vực mà Moskva không còn khả năng kiểm soát. Một cuộc phiêu lưu như vậy tại Ukraine liệu có kích động phong trào kháng chiến Hồi giáo đẩy mạnh các chiến dịch của họ trong lòng Liên bang Nga? Liệu Nga có thực sự mong muốn một cuộc chiến tranh với hai mặt trận? Rõ ràng là rủi ro sẽ giảm đáng kể với một sự can thiệp có giới hạn vào một vài tỉnh của Ukraine.
Cuối cùng, hậu quả quốc tế sẽ ra sao nếu Nga tiến hành một cuộc can thiệp quy mô lớn? Hãy nhớ rằng một hành động như vậy có nghĩa là một sự vi phạm nghiêm trọng các tiêu chuẩn quốc tế. Ukraine không gây ra mối đe dọa nào đối với Nga. Quốc gia này không có vũ khí hủy diệt hàng loạt và không có lực lượng khủng bố nào chống lại Nga. Khả năng của Nga trong việc đóng vai trò nước lớn, như một trung gian hòa giải quốc tế, sẽ bị thui chột. Quan hệ của Nga với các nước lớn sẽ đi vào băng giá. Một cuộc chiến tranh lạnh có khả năng sẽ hình thành.
Một cuộc can thiệp hạn chế vào một vài tỉnh của Ukraine sẽ không gây nhiều hậu quả tiêu cực, và có nhiều khả năng sẽ xảy ra. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu ông Putin lựa chọn một cuộc can thiệp hạn chế? Những tỉnh nào ông sẽ thôn tính? Dĩ nhiên, trước tiên sẽ là Krym, nơi có nhiều người Nga sinh sống, và Sevastopol, hai Hạm đội Biển Đen của Nga đang đóng căn cứ. Luhansk và Donetsk, hai tỉnh có nhiều người Nga sinh sống và đang bị các lực lượng phát xít Ukraine đe dọa, cũng được xem là những mục tiêu.
Theo các nhà phân tích, một cuộc can thiệp của Kremlin, dù ở quy mô nhỏ, cũng sẽ gây phản ứng gay gắt từ phía quốc tế. Ngoài ra, nó cũng có thể gây khó khăn cho các kế hoạch của Kremlin nhằm tập hợp các nước thuộc Liên Xô trước đây. Kazakhstan của Tổng thống Nazarbayev sẽ nói gì nếu ông Putin thôn tính các vùng lãnh thổ có nhiều người Nga sinh sống của Ukraine? Tổng thống Lukashenko của Belarus sẽ phản ứng như thế nào? Khu vực phía Bắc Kazakhstan là nơi sinh sống của người Nga và những người nói tiếng Nga. Người Nga và những người nói tiếng Nga cũng sinh sống trên hầu khắp Belarus. Một điều chắc chắn là trong những điều kiện như vậy, những kế hoạch của ông Putin – như Liên minh Hải quan, Liên minh Âu-Á và các dự án quy mô quốc tế của Nga – cũng sẽ sụp đổ.
Nói tóm lại, cái giá phải trả cho một cuộc can thiệp của Nga sẽ là rất lớn mà lợi ích chiến lược lại vẫn chưa thấy rõ. Nếu ông Putin là một chính khách khôn ngoan, ông sẽ không can thiệp, cho dù chỉ ở quy mô nhỏ. Sẽ có lợi hơn nhiều nếu những diễn biến ở Ukraine dẫn đến một giải pháp giúp ổn định tình hình tại quốc gia ở phía Tây Nam của nước Nga./.

2072. VAI TRÒ CỦA MỸ TRONG CÁC CUỘC KHỦNG HOẢNG Ở SYRIA, UKRAINE VÀ VENEZUELA

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ tư , ngày 05/03/2014
Trang mạng Voltaire ngày 23/2 đăng bài phân tích của chuyên gia nghiên cứu Thierry Meyssan, chủ tịch sáng lập mạng phân tích Voltaire, về vai trò can thiệp của Mỹ trong cuộc khủng hoảng hiện nay ở ba nước Syria, Ukraine và Venezuela, nội dung như sau:

Sức mạnh của một nhà nước được đo đếm bằng năng lực tự phòng thủ và năng lực tấn công trên một hay nhiều mặt trận. Trên quan điểm này, lần đầu tiên Washington tìm cách chứng tỏ họ có thể lật đổ đồng thời ba chính phủ ở Syria, Ukraine và Venezuela. Nếu đúng như vậy, không ai có thể kháng cự lại nước Mỹ.
Năm 2011, Washington từng thất bại trong việc cùng lúc ném bom Libya và Syria, thì nay đang tìm cách thể hiện mới, chứng minh sức mạnh của họ: tổ chức thay đổi chế độ đồng thời ở ba nhà nước, tại các khu vực khác nhau trên thế giới: Syria (thuộc phạm vi tác chiến của Bộ chỉ huy trung tâm Mỹ-CentCom), Ukraine (thuộc phạm vi tác chiến của Bộ chỉ huy châu Âu-EuCom) và Venezuela (thuộc phạm vi tác chiến của Bộ chỉ huy phương Nam-SouthCom). Để làm điều này, Tổng thống Mỹ Obama đã huy động hầu như mọi êkíp làm việc trong Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ.
Trước tiên là nữ cố vấn an ninh quốc gia Susan Rice và Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Samatha Power. Hai người phụ nữ này là những nhà vô địch chuyên nói về “dân chủ”. Từ nhiều năm nay, họ ưu tiên can thiệp vào công việc nội bộ của các nhà nước khác với cớ phòng ngừa tội ác diệt chủng. Tuy nhiên, đằng sau những bài diễn văn hoa mỹ này, họ tỏ ra vô cảm với tính mạng của những thường dân trong cuộc tấn công sử dụng vũ khí hóa học tại Ghouta (gần Damascus, Syria) năm 2013. Nữ đại sứ Samatha Power, vốn biết rỏ sự vô tội của Chính phủ Syria, thời điểm đó cùng chồng tham gia liên hoan phim về Charlie Chaplin ở châu Âu, trong khi Chính phủ Mỹ tố cáo vụ việc đó như một tội ác chống nhân loại, với trách nhiệm của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Sau đó là vai trò của ba nhà lãnh đạo khu vực: Philip Gordon (trợ lý đặc biệt kiêm điều phối viên của Tổng thống Mỹ về Trung Đông, Bắc Phi), Karen Donfried (chuyên gia về châu Âu và quan hệ Á-Âu) và Ricardo Zuniga (chuyên gia về Mỹ Latinh).
Philip Gordon từng đóng vai trò tổ chức phá hoại Hội nghị hòa bình Geneva 2, dù rằng hồ sơ Palestine không thể được giải quyết theo phương án của Mỹ. Trong suốt phiên họp thứ hai của hội nghị, trong khi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói về hòa bình, thì Gordon đã họp với lãnh đạo các cơ quan mật vụ của Jordan, Qatar, Saudi Arabia và Thổ Nhĩ Kỳ ở Washington để chuẩn bị cho một cuộc tấn công mới. Các nhân vật chủ mưu đã tập hợp một đội quân 13000 người, trong đó chỉ khoảng 1000 người đã qua một khóa huấn luyện quân sự ngắn, để dẫn đường cho xe thiết giáp và tấn công chiếm Damascus. vấn đề là đội quân này có nguy cơ bị quân đội chính phủ Syria tiêu diệt trước khi tiến vào thủ đô. Tuy nhiên, các nhân vật chủ mưu không đạt được đồng thuận trong việc tìm cách bảo vệ thủ đô nếu lực lượng đối lập không được phân phát vũ khí phòng không, có thể sau đó được dùng để chống lại Israel.
Karen Donfried là cựu nữ sĩ quan tình báo quốc gia ở châu Âu. Từ lâu, bà đã lãnh đạo Quỹ German Marshall (Đức). Hiện bà sử dụng vai trò ảnh hưởng với Liên minh châu Âu (EU) để che đậy chủ nghĩa can thiệp của Mỹ ở Ukraine. Dù có vụ rò rỉ nội dung cuộc trao đổi điện thoại của Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Victoria Nuland, bà Karen Donfried vẫn đã khiến người châu Âu tin rằng phe đối lập ở Kiev muốn hội nhập châu Âu và đấu tranh vì nền dân chủ. Tuy vậy, hơn một nửa số người nổi dậy ở Quảng trường Độc lập (Ukraine) là thành viên của các đảng theo xu hướng phát xít mới và giương cao chân dung của thủ lĩnh theo đường lối dân tộc chủ nghĩa trong lịch sử, Stepan Bandera.
Sau cùng, Ricardo Zuniga là con trai của Chủ tịch Đảng dân tộc Honduras, người từng tổ chức cuộc chính biến năm 1963 và 1972 ủng hộ tướng Lopez Arellano. Ông này đă lãnh đạo tốt hoạt động của CIA ở La Habana (Cuba), nơi ông đã tuyển mộ điệp viên và cung cấp tài chính cho họ nhằm hình thành lực lượng chống đối Fidel Castro. Ông đã huy động phe cực tả theo đường lối trosky ở Venezuela nhằm lật đổ Tổng thống nước này Nicolas Maduro, bị tố cáo là nhân vật theo phong cách của Stalin.
Toàn bộ các hoạt động can thiệp được chỉ đạo về truyền thông với vai trò của Dan Rhodes. Chuyên gia về tuyên truyền này đã soạn bài phát biểu chính thức về sự kiện 11/9, đồng thời viết báo cáo cho ủy ban điều tra của Tổng thống Mỹ.
Trong cả ba trường hợp, sự dẫn dắt, can thiệp của Mỹ đều dựa vào những nguyên tắc: lên án các chính phủ đã giết hại thường dân của họ; đề cao vai trò của lực lượng chống đối, biểu tình với áo khoác “dân chủ”; tiến hành các biện pháp trừng phạt nhằm vào “các quan chức chính quyền bị cho là ra lệnh sát hại người biểu tình” và sau cùng là tiến hành đảo chính, lật đổ chính quyền.
Mỗi khi như vậy, kịch bản của các phong trào thường bắt đầu bằng các cuộc biểu tình, mà thường những người biểu tình, phản đối hòa bình bị sát hại, và cả hai phe đều lên án việc sử dụng bạo lực. Trên thực tế, các lực lượng đặc biệt của Mỹ hay NATO, thường nấp trên các mái nhà bắn đồng thời vào đám đông biểu tình và cảnh sát. Đó là trường hợp đã diễn ra ở Deraa (Syria) năm 2011, ở Kiev (Ukraine) và ở Caracas (Venezuela) trong thời gian vừa qua. Các cuộc khám nghiệm tử thi ở Venezuela cho thấy hai nạn nhân, một người biểu tình chống đối và một người thân chính phủ đã bị bắn chết bởi cùng một loại vũ khí. Đề cao vai trò của lực lượng chống đối, biểu tình với áo khoác “dân chủ” là một cuộc chơi thuần túy. Tại Syria, đó là lực lượng nổi dậy takfiris được sự ủng hộ của chế độ Saudi Arabia. Ở Ukraine, lực lượng biểu tình thân châu Âu được các phần tử phát xít mới vây quanh. Ở Venezuela, các thanh niên theo đường lối trotsky sinh ra trong các gia đình giáo dục tốt được các phe nhóm thuộc giới chủ quyền ủng hộ. Trong số những chính khách Mỹ ủng hộ phong trào dân chủ, thì John McCain thường có sự ủng hộ cho các nhóm biểu tình chống đối chính quyền cả thực chất lẫn giả tạo. Sự ủng hộ dành cho lực lượng đối lập còn thuộc phạm vi nhiệm vụ của Quỹ quốc gia hỗ trợ dân chủ Mỹ (NED). Cơ quan thuộc Chính phủ Mỹ này núp bóng, hoạt động dưới hình thức của một tổ chức phi chính phủ (NGO) được Quốc hội Mỹ rót ngân sách. Tổ chức này đã được thành lập dưới thời Tổng thống Mỹ Ronald Reagan, liên kết với Canada, Anh và Australia. Nó được lãnh đạo bởi nhân vật bảo thủ mới Carl Gershman và con gái của tướng Alexander Haig (cựu Tổng tư lệnh, sau đó là Tổng thư ký NATO), Barbara Haig. Chính NED (thực tế là Bộ Ngoại giao Mỹ) đã sử dụng vai trò của Thượng nghị sĩ “ủng hộ các nhóm đối lập” John McCain.
về điểm này, cũng cần tính đến vai trò của Viện Albert Einstein, một NGO do NATO rót ngân sách. Được Gene Sharp thành lập, tổ chức này đã đào tạo các chuyên gia kích động bạo lực mang tính chuyên nghiệp từ hai cơ sở, Canvas (Serbia) và Viện trao đổi (Qatar).
Trong mọi trường hợp, Susan Rice và Samantha Power sử dụng con bài chỉ trích, phê phán chính phủ cầm quyền trước khi quyết định các biện pháp trừng phạt – một vai trò có lẽ sắp được EU thay thế, trong khi họ chính là những chủ thể kích động bạo lực ở nước sở tại.
Mỹ đang tìm cách chứng tỏ cho thế giới biết rằng họ luôn là ông chủ. Để chứng tỏ hơn nữa vai trò này, Mỹ đã phát động các hoạt động chống phá, gây rối ở Ukraine và Venezuela trong suốt thời gian diễn ra Olympics Sochi. Một điều chắc chắn là ở thời điểm đó, Nga rất ngại nhìn thấy Olympics bị ảnh hưởng bởi các vụ tấn công của Hồi giáo cực đoan. Tuy nhiên, Olympics Sochi đã kết thúc thành công. Và giờ đây, cuộc chơi đang trở lại với Moskva.
* * *
Theo “Trang tin Toàn cầu”ngày 25/2, lãnh đạo phe đối lập cấp tiến Leopoldo Lopez đã quyết định ra đầu thú Chính phủ Venezuela. Điều gì khiến Lopez làm như vậy? Sau khi nhận được các thông tin về việc bắt giữ, Lopez đã lập tức lẩn trốn và sau đó tìm cách ra nước ngoài. Tuy nhiên, Lopez đã thay đổi ý định sau khi Cơ quan tình báo quốc gia Venezuela (SEBIN) công bố băng ghi âm một cuộc điện thoại về việc hai người đàn ông định cư tại bang Miami (Mỹ) bàn kế hoạch thủ tiêu Lopez nhưng lại đổ lỗi cho Chính quyền của Tổng thống Nicolas Maduro.
Một nhóm khủng bố đã được cử đến Venezuela, đây là những kẻ từng nằm trong nhóm của Lopez. Trung tâm của Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) tại thủ đô Caracas biết rất rỏ về kế hoạch hoạt động của bọn khủng bố, nhưng không có động thái nào bảo vệ cho Lopez vì việc tiêu diệt Lopez nhằm phục vụ cho lợi ích của Mỹ. Kế hoạch này hi vọng “sự hy sinh của Lopze” sẽ tạo ng̣òi nổ cho một quá trình bất ổn tại Venezula khi mọi người xuống đường biểu tình chống chính phủ. Vụ ám sát cũng sẽ củng cố vị trí quyền lực cho Enrique Capriles, đối thủ của Lopez trong hàng ngũ phe đối lập.
Căng thẳng đang diễn ra tại Venezuela khi Lopez đang tạo ra nhiều vấn đề cho chính quyền đương nhiệm. Chủ tịch Quốc hội Diosdado Cabello Rondo đã gọi điện cho gia đình Lopez để cảnh báo về các mối đe dọa sắp xảy ra. Trong cuộc trả lời phỏng vấn Kênh truyền hình CNN, vợ của Lopez cho rằng bà không nghi ngờ về tính chính xác của đoạn băng ghi âm đã được công bố. Gia đình Lopez biết rất rõ những người trong đoạn băng ghi âm đó. Lopez đã được đảm bảo rằng cuộc điều tra về sự kiện ngày 12/2 sẽ được tiến hành một cách khách quan, vô tư. Sự kiện ngày 12/2 là một phần trong kế hoạch của phe đối lập nhằm gây ra những thiệt hại về người và phá hủy các cơ sở hạ tầng tại Venezuela. Vì vậy, không nghi ngờ gì khi Lopez cũng có lỗi trong “hành động kiên quyết” này. Hiện nay Lopez đang được giam giữ nghiêm ngặt và cuộc điều tra về những vấn đề liên quan đến nhân vật này đang được tiến hành.
Nói chuyện với nhân viên Tập đoàn dầu khí quốc gia (PDVSA), Tổng thống Nicolas Maduro cho biết các lực lượng phản động người Venezuela đã nhận tiền tài trợ của CIA và lên kế hoạch ám sát chính trị gia đối lập Lopez nhằm châm ng̣òi cho một cuộc nội chiến tại Venezuela. Tổng thống Nicolas Maduro cũng tiết lộ kế hoạch của những kẻ phản động về việc lập một quỹ tài chính trị giá hàng triệu USD để cung cấp cho những kẻ cực đoan, phần tử vũ trang và những tên giết người. Ông Nicolas Maduro cho biết Lopez đang được bảo vệ an toàn. Ngoài ra, Tổng thống Nicolas Maduro cũng tuyên bố việc trục xuất một số nhà ngoại giao Mỹ, cáo buộc số này đã sử dụng các quyền ưu đãi miễn trừ để thâm nhập các trường đại học và kích động tình trạng bất ổn trong sinh viên. Ngoại trưởng Venezuela Elias cho biết ba quan chức ngoại giao của Mỹ bị trục xuất là Bí thư thứ hai Breeann Marie McCusker, Phó lãnh sự Jeffrey Gordon Elsen và Phó lãnh sự Kristofer Lee Clark.
Việc trục xuất này không gây ra bất kỳ vấn đề nghiêm trọng nào cho các nhân viên đặc biệt của Mỹ hoạt động dưới vỏ bọc nhân viên ngoại giao hiện có hơn 200 nhân viên mật vụ của Mỹ đang hoạt động tại Venezuela. Tuy nhiên, về mặt kỹ thuật, động thái này đủ cứng rắn để cảnh báo mọi hoạt động của nhân viên cơ quan đặc biệt Mỹ đang nằm dưới sự giám sát của SEBIN. Điều này cũng đồng nghĩa với việc Venezuela sẽ không loại trừ áp dụng các biện pháp mạnh nhằm giới hạn các nhà ngoại giao hoạt động phá hoại an ninh của nước này. Biện pháp trục xuất sẽ làm giảm các hoạt động leo thang của CIA và các thế lực thù địch trong nước.
Nhiều học giả tại Venezuela thống nhất rằng Cơ quan đại diện ngoại giao của Mỹ tại thủ đô Caracas là trung tâm điều phối chính các hoạt động chống chính quyền trong thời gian vừa qua. Mục tiêu chính của Washington là thiết lập quyền kiếm soát đối với đất nước giàu tài nguyên Venezuela thông qua việc thực hiện kế hoạch nhằm lật đổ chế độ và bôi nhọ danh dự của nhà lãnh đạo đất nước, trước hết là Tổng thống đương nhiệm Nicolas Maduro, người kế tục sự nghiệp của cố Tổng thống Hugo Chavez. vấn đề này ngày càng trở nên rõ ràng khi Nhà Trắng đang theo đuổi mục tiêu làm dấy lên một cuộc nội chiến đẫm máu tại Venezuela, từ đó tạo ra cớ để can thiệp quân sự trực tiếp. Các lực lượng vũ trang thuộc bộ chỉ huy miền Nam của Mỹ đang được triển khai ở Columbia, sát dọc biên giới với Venezuela. Hạm đội 4 đã tăng cường hoạt động để có thể triển khai phong tỏa bờ biển Venezueia khi cần thiết và ngăn chặn sự giúp đỡ của lực lượng vũ trang thuộc Liên minh Bolivar vì châu Mỹ (ALBA) đối với Venezuela.
Chiến tranh kinh tế đã được phát động khi Tổng thống Chavez lên nắm quyền, nay lại được triển khai mạnh mẽ dưới thời kỳ của Tổng thống Maduro. Các phương tiện truyền thông Venezuela cho biết một lượng lớn hàng giả, đặc biệt là lương thực và xăng dầu đã bị tịch thu tại các khu vực biên giới với Columbia, Guyana, Brazil. Nhiều doanh nghiệp đã không hài lòng với việc chính phủ ngăn chặn hành động này vì vậy họ đã cất giấu rất nhiều hàng hóa thiết yếu. Theo tin tức tình báo, rất nhiều đường, bột ngọt, sữa bột đã bị đầu cơ và số hàng hóa này ngay lập tức đă bị tịch thu, phân phối ra thị trường thông qua hệ thống Mercal, một mạng lưới thương mại của nhà nước. Điều này đã dẫn đến làn sóng bạo lực gia tăng, các phần tử quá khích đã đốt phá các cửa hàng thương mại bán các sản phẩm với mức giá thấp.
Chính phủ Venezuela đang bị Liên đoàn các Phòng và Hiệp hội thương mại và sản xuất nước này phản đối quyết liệt, tổ chức này bao gồm đại diện cho 12 lĩnh vực cơ bản trong nền kinh tế như : ngân hàng, nông nghiệp, thương mại, xây dựng, năng lượng, sản xuất, truyền thông, khai thác khoáng sản, chăn nuôi, bảo hiểm, giao thông vận tải và du lịch. Tổ chức này có hệ thống phương tiện thông tin đại chúng riêng. Có tới 80% số lượng phương tiện truyền thông tại Venezuela thuộc về phe phản đối chính phủ. Không có kết quả nào đạt được trong sự thỏa hiệp giữa Chavez và Maduro với giới chủ sở hữu kinh tế nên các chiến dịch vu khống chính phủ không bao giờ dừng lại. Thời gian qua đi và một lần nữa ảnh hưởng của phương tiện truyền thông theo đường hướng của CIA lại phát huy vai trò trong việc công kích Chính phủ Venezuela. Tổng thống Maduro và Chủ tịch Quốc hội Diosdado Cabello luôn phải hứng chịu các lời đe dọa, thậm chí cả hành vi tấn công bạo lực trực tiếp. Họ còn bị dự đoán sẽ có số phận giống Saddam Hussein và Gaddafi. Những lời đe đọa đối với lãnh đạo Venezuela đang mang màu sắc của các tư tưởng phát xít.
Các chiến dịch tuyên truyền chống các chính trị gia Vennezuel đang diễn ra rất quyết liệt. Có một câu hỏi bằng tiếng Tây Ban Nha thường xuất hiện trên mạng Internet: Quốc gia nào sẽ là nơi trú ẩn cho Maduro nếu như ông ta bị nhân dân lật đổ? Câu hỏi này rất giống với câu hỏi hiện đang dành cho Tổng thống Ukraine Yanukovych.
Các cơ quan chức năng của Venezuela đã làm hết sức để ngăn chặn nỗ lực tạo ra những phản ứng dây chuyền của lực lượng đối lập khi sử dụng “Công nghệ Maidan” và “Kinh nghiệm liên quan đến Ukraine” trong việc lật đổ chính quyền hợp pháp, Nhiều nhóm thanh niên được đào tạo tại Miami, Costa Rica, Panama và các nước khác đã xuất hiện tại Venezuela và kết quả là các xe buýt đã bị đốt cháy, các chướng ngại vật trên đường phố được dựng lên và báo cáo của cảnh sát đã cho thấy tình trạng bạo lực gia tăng đã kích động sự bất mãn của dân chúng vì chính phủ không ngăn chặn được nạn tội phạm đang bùng phát. Trước đây, chiến thuật này đã được Mexico và các băng đảng buôn ma túy của nước này áp dụng, nay lại được CIA mài dũa thêm. Cuối cùng thì sự hợp tác trong hành động lật đổ chính quyền ở Venezuela, Ukraine và các đồng minh của Nga cũng có thể được lý giải là một hành động trả thù cho sự thất bại tại Syria./.

PHỤ NỮ VÀ NGÀY XỬA NGÀY XƯA…

Alan Phan
women day
8/3/2014
Chúng ta có một thói quen là thích vinh danh những gì ta không có hay đang chà đạp. Cứ nhìn những khẩu hiệu tượng trưng cho hạnh phúc của các quốc gia trên thế giới thì suy ngẫm ra ngay lý do chúng được khai sinh. Freud gọi đây là hiệu chứng “tự sướng”.
Tôi không biết có một ngày gọi là ngày “Phụ Nữ 8/3” cho đến khi tôi tới Việt Nam. Ở Mỹ, các mụ đàn bà được tôn thờ quá đáng, một ngày vinh danh “đàn ông” hay “chó” chắc hợp lý hơn. Còn Việt Nam, những người đàn bà cặm cụi với gia đình chồng con lại bị bạc đãi nhiều nhất. Những ngày còn lại trong năm, thì ngày nào cũng là ngày đàn ông, ngày rượu chè, ngày trai gái, ngày chém gió….
Trong một buổi thảo luận giữa vài người bạn tháng trước, khi phân tích về sự thành công hiếm hoi của vài doanh nghiệp nhà nước trên thương trường, chúng tôi bỏ sót một yếu tố khá quan trọng.
Một nhân viên kỳ cựu của Vinamilk quan sát,” Nếu người lãnh đạo Vinamilk là một ‘người đàn ông” thay vì chị Mai Kiều Liên, kết quả sau mười mấy năm qua chắc chắn sẽ nhiều khác biệt.” Anh giải thích thêm,” Văn hoá trong một công ty do quý ông lãnh đạo thường chú trọng về mặt phong cách đàn ông, nghĩa là mọi quản lý viên đều rất chịu chơi, biết tiêu tiền thoải mái cho giao tiếp, sĩ diện, thành tích, quan hệ với sếp, với gái, với đồng nghiệp…biết rõ về ‘rượu’ nhiều hơn ‘sữa’.” Một bạn khác từng làm cho Dược Hậu Giang cũng tán thành,” Không phải là chị Nga mà là một ông quan…thì làm gì có công ty như DHG ngày nay?”
Nhân ngày Phụ Nữ Quốc Tế, bình chọn của Forbes về các quý bà doanh nhân giỏi nhất Việt Nam là chị Liên (Vinamilk), chị Thanh (REE) và chị Nga (Sea Bank) hoàn toàn chính xác. Tôi không ngạc nhiên vì tôi vẫn tin rằng người phụ nữ có thể làm bất cứ gì mà người đàn ông vẫn thường đảm trách theo mô hình xã hội truyền thống. Tuy nhiên, trong nhiều cuộc phỏng vấn, các chị doanh nhân “siêu việt” này lại tỏ ra rất “đàn bà’. Họ khoe rằng sau giờ làm việc, vẫn về nhà lo việc bếp núc, dậy con, chơi với cháu hay trang trí chăm sóc nhà cửa.
Dĩ nhiên, đây vẫn là những người phụ nữ của thế hệ trước. Hiện nay, tôi chắc con cái họ, nếu có chút thành công nào trong sự nghiệp và bận rộn trong công việc suốt ngày, chắc không thể quán xuyến thêm gia đình; theo như kinh nghiệm của các phụ nữ ở những quốc gia đã phát triển. Ngay cả những người phụ nữ Nhật, một huyền thoại khắp thế giới về việc chăm sóc chồng con và cam phận làm một chiếc bóng trên đường công danh của chồng, đã thay đổi rất nhiều qua năm tháng. Thêm một thế hệ nữa, những người vợ mà mọi đàn ông thế giới ao ước và ngưỡng mộ chỉ còn hiện diện trong phim ảnh và chuyện cổ tích.
Con người tôi rất phóng khoáng trong tầm nhìn về mọi lối sống đương đại; nhưng vẫn có một nghịch lý về quan sinh hoài cổ của mình. Tôi vẫn nghĩ về những bà mẹ đã âm thầm hy sinh đời mình cho đám con cái, không phải tổ quốc hay lý tưởng cao siêu. Nhìn những tháp Chàm trơ xương cùng tuế nguyệt, tôi vẫn ngậm ngùi về thời vàng son của đế chế Đồ Bàn. Dưới chân Kim Tự Tháp, tôi vẫn mường tượng hồn xác của Cleopatra quằn quại giữa những con rắn độc đang rủa thầm hoàng đế Augustus của La Mã. Đi qua Machu Picchu chợt thương xót cho những con người sáng tạo văn minh Inca đã bị thiên nhiên chôn vùi trong rừng thẳm.…
Biết đâu vài chục năm nữa, hồn tôi sẽ bay ngang qua Ba Đình và có lẽ sẽ nhỏ vài giọt nước mắt cho một thời đại vừa “nằm xuống”? Nhất là khi nghe lại vài câu hát về “Ngày Đại Thắng”?
Alan Phan

Chiến lược 6 ‘chữ R’ và ‘chữ R’ nào cho Việt Nam

Năm 2001, trong một báo cáo viết cho Tổ chức lao động quốc tế ILO, TS. Lindsay Lowell đã tổng kết chiến lược 6 chữ R mà các nhà ban hành chính sách đã áp dụng trong quá khứ nhằm giữ chân, đào tạo, bồi dưỡng và thu hút nhân tài.
>> Hiểu về nhân tài
Trong kỳ 2 của loạt bài về chủ đề ‘nhân tài’, chúng ta cùng điểm qua 6 chữ R nói trên, đồng thời xem xét liệu Việt Nam có thể áp dụng được chữ R nào trong việc thực hành chính sách với nhân tài:
Chữ R thứ nhất: Restriction – hạn chế
Chính sách ngăn cấm hoặc hạn chế xuất cảnh nhằm giữ nhân tài ở lại được áp dụng chủ yếu thời kỳ chiến tranh lạnh những năm 1950, 1960. Ngày nay, gần như không quốc gia nào còn áp dụng chính sách này nữa vì nó vi phạm quyền tự do đi lại do của con người theo Hiến chương của Liên hợp quốc.
Chữ R thứ hai: Reparation – đền bù
Các nước thu hút ‘nhân tài’ (hoặc chính bản thân ‘nhân tài’) phải trả tiền thuế đền bù cho sự mất mát nhân lực của nước bị thu hút. Đây là ý tưởng được giáo sư kinh tế người Mỹ gốc Ấn Jagdish Bhagwati lần đầu tiên trong bài báo xuất bản năm 1976.
Tuy vậy, cho đến nay chính sách này mới chỉ dừng ở mức độ bàn thảo, và chưa có nước nào trên thế giới áp dụng.
Chữ R thứ ba: Recruitment – tuyển dụng
Tuyển dụng nhân lực trình độ cao từ nước ngoài sang làm việc là chính sách đã được Mỹ áp dụng ngay từ sau khi Chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc năm 1917. Với hàng triệu nhân tài từ Châu Âu và Châu Á đổ xô đến Mỹ trong mấy thập kỷ tiếp theo, nước Mỹ đã vươn lên chiếm vị trí siêu cường số 1 thế giới trong mọi lĩnh vực từ kinh tế, khoa học hay quân sự và duy trì cho đến tận ngày hôm nay.
Khoảng 20 năm trở lại đây, Singapore nổi lên như một quốc gia áp dụng thành công chính sách này ở Châu Á. Với môi trường làm việc thoải mái, cởi mở, chế độ đãi ngộ tốt, Singapore đã thu hút thành công nhiều nhân tài từ các nước láng giếng đến làm việc.
Thậm chí, nước này còn thu hút nhân tài từ các nước khác ngay từ trình độ đại học: hàng năm, với sự hỗ trợ của chính phủ, 2 đại học lớn nhất của Singapore là NUS và NTU cử nhiều đoàn công tác đến khắp các nước trong khu vực tuyển sinh những sinh viên xuất sắc nhất, đồng thời cấp nhiều học bổng hoặc tín dụng ưu đãi với điều kiện sau khi tốt nghiệp, sinh viên phải ở lại làm việc cho Singapore trong một khoảng thời gian nhất định.
"Chữ R" nào phù hợp cho Việt Nam 
Chữ R thứ tư: Return – trở về
Thu hút trí thức và nhân lực trình độ cao từ các nước phát triển phương Tây trở về làm việc là chiến lược hiệu quả mà nhiều nước như Hàn Quốc, Đài Loan đã áp dụng thành công trong những năm 1990, và gần đây là trường hợp của Trung Quốc.
Phần lớn các tài năng được các nước nói trên thu hút trở về là những người có nhiều năm làm việc, nghiên cứu và kinh doanh ở Mỹ và các nước phát triển phương Tây khác.
Tuy vậy, trong quá trình thực hiện chiến lược này, các nhà banh hành chính sách cần tính đến mâu thuẫn tiềm ẩn giữa những nhà khoa học trong nước với những nhà khoa học được thu hút trở về từ nước ngoài, tránh gây đến những mâu thuẫn không đáng có như Hàn Quốc đã vấp phải trước kia.
Chữ R thứ năm: Retention – giữ chân
Giữ chân (retention) nhân tài có thể thực hiện theo 2 cách thông qua phát triển giáo dục và phát triển kinh tế. Nếu như vế thứ nhất của chính sách này giúp các đang phát triển khỏi bị chảy máu những sinh viên xuất sắc nhất sang các nước phát triển thì vế thứ 2 giúp các nước này giữ chân các nhân tài này ở lại trong nước làm việc sau khi tốt nghiệp.
Bên cạnh đó, ‘chữ R’ thứ 5 này, nếu triển khai thành công còn hỗ trợ cho các việc triển khai các ‘chữ R’ khác (Return, Recruitment hay Resourcing).
Hàn Quốc và Đài Loan là 2 nước theo đuổi chính sách chữ R này ngay từ những năm 1970, 1980. Kết quả là, cho đến ngày nay với nền giáo dục đại học phát triển và nền kinh tế ổn định, ngày càng nhiều người Hàn Quốc và Đài Loan chọn ở lại đất nước học tập và làm việc thay vì ở nước ngoài như thế hệ cha anh của họ đã làm.  
Chữ R thứ sáu: Resourcing expatriates – dựa vào nguồn lực ngoại kiều
Dựa vào nguồn lực ngoại kiều là chiến lược mới, thực sự phát huy hiệu quả trong thời đại công nghệ thông tin và toàn cầu hoá ngày nay.
Với cách làm này, các nước đang phát triển có thể tranh thủ được sự đóng góp của đội ngũ nhân lực chất lượng cao ở nước ngoài mà họ chỉ cần làm việc thông qua internet hoặc các chuyến trở về ngắn hạn mà không cần nhất thiết phải về hẳn quê hương làm việc thường xuyên.
Chiến lược này cũng giúp ‘hoá giải’ bài toán ‘tổng không đổi’ (zero-sum game) khi mà cả 3 bên: thu hút, bên bị thu hút và chính bản thân nhân tài là bên ‘thắng’ (win-win-win solution).
‘Chữ R’ nào cho Việt Nam?
Chảy máu nhân tài, chảy máu chất xám đang là một trong những rào cản lớn nhất đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở nước ta.
Mặc dù ý thức được vấn đề này, dường như chúng ta vẫn chưa có một chương trình, chiến lược nào thực sự hiệu quả. Đây quả là một nghịch lý nếu xét đến con số hàng trăm nghìn nhân lực trình độ cao người Việt và gốc Việt đang làm việc ở nhiều lĩnh vực trên khắp thế giới.
Một câu hỏi được đặt ra là chúng ta sẽ lựa chọn chữ R nào trong 6 chữ R nói trên để hoá giải nghịch lý kể trên?
Rõ ràng, chữ R thứ nhất (restriction) đã trở thành câu chuyện của quá khứ, không còn phù hợp với thời đại văn minh hiện nay. Chữ R thứ hai (reparation) có lẽ vẫn chỉ là một đề xuất trên sách vở. Với chữ R thứ ba (recruitment) cũng khó khả thi nếu xét trong thực tế điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội ở nước ta vẫn chưa đủ sức hấp dẫn nhân lực trình độ cao ở nước ngoài.
Với chữ R thứ tư (return), thì từ năm 2007, chúng ta đã có kế hoạch thu hút 1.000 trí thức Việt Kiều trở về. Cho đến nay, sau 7 năm từ khi kế hoạch được khởi xướng, con số trở về và ở lại làm việc lâu dài có vẻ như không được khả quan so với dự định.
Chữ R thứ năm (retention) là giải pháp mang tính bền vững nhất nhưng cũng không thể mong có hiệu quả tức thời bởi việc đổi mới và phát triển cả hệ thống giáo dục cũng như nền kinh tế không thể là một việc có thể làm trong một sớm một chiều.
Trong bối cảnh đó, chữ R thứ sáu (resourcing expatriate) có vẻ như là một giải pháp phù hợp nhất với Việt Nam trong giai đoạn trước mắt. Có thể cụ thể hoá chiến lược này, chúng ta có thể tham khảo kinh nghiệm của Trung Quốc và Ấn Độ, hai quốc gia đặc biệt thành công với chính sách này trong những năm gần đây.
Ví dụ như về mặt khoa học, chúng ta cần sớm tổ chức những network trên mạng kết nối giữa các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước hỗ trợ nhau trong nghiên cứu khoa học; tổ chức các chương trình trao đổi ngắn hạn để mời các nhà khoa học người Việt ở nước ngoài về làm việc. Về mặt kinh tế, chúng ta cần ban hành những ưu đãi về đầu tư, kiều hối, cư trú…
Phạm Hiệp

 Mặc cảm bị trị

Bùi Bảo Trúc
Mới đây, tại buổi sinh hoạt của hội cựu nữ sinh một trường trung học nọ, tôi được xếp cho ngồi cạnh hai cựu giáo sư của trường. Ðang sung sướng và hân hạnh được gặp hai nhà giáo khả kính, ôn lại một số chuyện cũ của thời đi học, thì niềm vui của tôi bị cắt đứt ngang. Một phụ nữ mà tôi nghĩ là một cựu nữ sinh của trường đến tận nơi, yêu cầu hai vị giáo sư này chuyển xuống ngồi ở một hàng ghế dưới để dành các ghế hàng đầu cho những người khách khác chưa tới. Tuy không biết những người khách chưa tới là ai nhưng tôi chắc không phải là ông bà Obama. Dẫu thế, tôi vẫn thấy rất khó chịu. Hai vị cựu giáo sư này không tự ý chiếm lấy hai chỗ của hàng ghế đầu. Cả hai được một cựu nữ sinh khác dẫn đến tận nơi mời ngồi xuống ghế, để rồi mấy phút sau, hai cụ bị bà cựu nữ sinh yêu cầu đổi xuống hàng ghế dưới, nhường chỗ cho người khác. Tôi bị cản ngay lúc ấy nên đã không nói được vài ba lời phải quấy với người đàn bà ấy. Mãi sau buổi lễ, tại một tiệm ăn, khi ngồi ăn với một số bạn bè, tôi mới nói lên được (thẳng vào mặt của bà ta) việc làm sai quấy của bà ta, việc làm mà tôi chắc chắn bất cứ ai nghe qua cũng thấy rất khó chịu.
Trước hết, hai vị cựu giáo sư đã không tự ý ngồi xuống ở hàng ghế đầu, mà hai cụ đều đã được ban tổ chức đưa tới tận nơi. Nếu có lầm lẫn trong việc xếp chỗ (đưa hai cụ lên ngồi hàng ghế đầu) thì việc yêu cầu hai cụ đổi chỗ cũng đã là việc rất không nên. Ðằng này, hai cụ rất xứng đáng được mời ngồi ở hàng ghế đầu. Hai cụ đều là những người có tuổi. Ðã chắc gì những người khách chưa tới đó đáng được nể trọng hơn hai cụ về tuổi tác?

Hai cụ không thể bị đối xử như vậy. Hai cụ phải được dành cho những cách đối xử trân trọng hơn những người khách chưa tới. Giản dị là vì hai cụ đều là những người từng dậy ở cái trường có tổ chức cựu nữ sinh ấy.

Sau ít phút thì những người khách mời được dành cho hàng ghế đầu cũng lục đục kéo tới. Buổi lễ bắt đầu sau đó, và những người khách đó liền cười nói trò chuyện với nhau thoải mái bất kể nỗ lực thông dịch sang tiếng Anh của ban tổ chức. Tôi nhìn sang thì thấy mấy khuôn mặt đã gặp vài ba lần ở mấy buổi sinh hoạt khác. Họ là những đại diện của mấy khu vực thuộc địa phương, chứ chưa phải là cỡ tiểu bang, và lại càng không phải là cấp liên bang. Những người ấy, có người tuổi tác có thể chưa bằng con cái của hai vị cựu giáo sư. Những đóng góp của họ cho ngôi trường trung học cũ ở Việt Nam phải nói ngay là không có gì. Vậy mà họ được dành cho cách đối xử trịnh trọng hơn là cách đối xử mà người cựu nữ sinh kia dành cho hai cựu giáo sư. Bậy hết chỗ nói.

Kế đến, những người này được mời lên nói dăm ba câu và tặng cho hội cựu nữ sinh mấy tấm bằng khen (tiền chế) mà bất cứ một tổ chức nào mời họ đến, họ đều in ra để tặng cho có lệ. Có một tấm tưởng lục tặng cho hội thì in sai cả tên trường, thành trường TRUONG VUONG. Làm việc như thế thì họ coi ngôi trường của hội có ra cái gì đâu, mà họ lại vẫn được trọng vọng hơn là hai cụ giáo cũ của trường? Một phụ nữ dân cử khác thì trọ trẹ vài câu tiếng Việt đánh dấu sai bét, đọc sai lên sai xuống rồi quay ra cười ngặt nghẽo mãi. Hai người phụ nữ được mời lên sân khấu thì phục sức như vừa đi chợ về. Ðôi ba câu hát biểu không sửa soạn trước cùng với lối ăn mặc như vừa kể có phải là thái độ trân trọng đối với ngày hội của trường và cần được đối xử tử tế hơn là cách đối xử dành cho hai cựu giáo sư của trường không?

Tất cả, sau khi xuất hiện cho có lệ thì bỏ về ngay, trong khi đó, hai cô giáo cũ của trường thì ngồi lại đến tận phút chót và lại còn có quà bằng hiện kim không nhỏ cho quĩ hoạt động của trường. Trong khi đó, quà của những ông bà dân cử cho hội chỉ là mấy tờ tưởng lục gọi là ghi nhận việc làm của hội. Rồi liền tất tả biến ngay.

Như vậy, ai là người nên được đối xử tử tế hơn trong dịp này?

Nên nhớ những người đại diện đó cần chúng ta hơn là chúng ta cần họ. Họ cần phiếu của chúng ta. Nếu chúng ta không đi bầu, không bỏ phiếu cho họ thì họ không thể ngồi vào được những chiếc ghế dân cử đó. Bởi thế, không cần dành cho họ những đối xử đặc biệt nào, nhất là không được coi họ cao hơn là những cựu giáo sư của trường.

Thỉnh thoảng đi ngoài đường tôi nhìn thấy những chiếc bumper sticker dán trên cản của những chiếc xe chạy trên đường. Người hút thuốc, chống lại những luật chống hút thuốc thì khẳng định: I SMOKE AND I VOTE. Người chống phá thai thì I AM PRO LIFE AND I VOTE, người ủng hộ quyền sở hữu súng thì I HAVE GUNS AND I VOTE...

Tất cả những cái bumper sticker đó, tuy nghe thì hài hước, nhưng lại chính là những lời hăm dọa nhắm vào các ứng cử viên: chúng tôi có lá phiếu nên các ông các bà phải biết điều với chúng tôi...

Như vậy thì ai cần ai?

Họ mới là người cần và đến với chúng ta là vì họ cần lá phiếu của chúng ta. Nhưng chúng ta thì đã có thời, thời tuổi trẻ đi học của chúng ta, chúng ta đã rất cần các thầy cô của chúng ta. Vậy thì có cần phải quá nịnh bợ những người ấy một cách không cần thiết và quay sang vô lễ với các cựu giáo sư có tuổi của mình như cô cựu nữ sinh kia không?

Tôi nghĩ là không.

Nếu cần phải yêu cầu dời chỗ thì chính tôi mới là người mà bà cựu nữ sinh kia phải chiếu cố. Chứ đuổi hai cô giáo cũ của trường đi ngồi chỗ khác thì vừa bậy vừa hỗn. Không thể tha được.