Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 3 tháng 7, 2013

Tin ngày 04/7/2013 - những khó khăn trong trò chơi đánh đu của VN

  • Dân Hồng Kông không thân Bắc Kinh (RFI) - Trên mục tin quốc tế, một số báo Paris hôm nay (03/07/2013) đặc biệt quan tâm nhiều đến tình hình chính trị - xã hội tại Hồng Kông ...
  • Động đất ở Indonesia làm 24 người chết (RFI) - Lực lượng cứu hộ và dân chúng trên đảo Sumatra của Indonesia hôm nay 03/07/2013 bắt đầu đào bới trong các đống đổ nát, thường là bằng tay trần, để tìm kiếm những người sống sót
  • Sợ báo chí (VOA) - Theo bảng xếp hạng về tự do báo chí, trong số 179 quốc gia được tính, hầu như năm nào Việt Nam cũng bị xếp gần chót
  • Hong Kong - Dubai (VOA) - Hồng Kông tuy cách Manila không quá hai giờ bay nhưng vừa mới đáp xuống phi trường là đã thấy nó...khác.
  • VN học hỏi cách TQ làm kinh tế (BBC) - Ông Vương Đình Huệ dẫn đầu một phái đoàn của Đảng đi thăm Trung Quốc để tìm hiểu các kinh nghiệm quản lý kinh tế.
  • CPJ lên tiếng về Đinh Nhật Uy (BBC) - Tổ chức bảo vệ phóng viên quốc tế CPJ bày tỏ quan ngại 'sâu sắc' trước việc bắt giữ blogger Đinh Nhật Uy bị bắt giữ để điều tra.
  • Đưa nguyên liệu hạt nhân khỏi VN (BBC) - Hoa Kỳ và Nga chuyển 16kg uranium được làm giàu ở cấp độ cao ra khỏi Việt Nam, trong chiến dịch hạn chế nguyên liệu làm bom hạt nhân.
  • Philippines muốn liên minh với Mỹ, Nhật (BaoMoi) - Tổng thống Philippines Benigno Aquino khẳng định Philippines cần mọi sự giúp đỡ cần thiết từ các đồng minh để đối phó với Trung Quốc đang tăng cường sự hiện diện quân sự ở biển Đông
  • Ngoại trưởng TQ - Philipines 'khẩu chiến' (BaoMoi) - Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đi vào nơi tổ chức diễn đàn an ninh khu vực và nghe người đồng cấp Trung Quốc đưa ra cả một danh sách chỉ trích, phàn nàn chống lại Manila vì “khuấy động căng thẳng ở Biển Đông”.
  • Philippines, Trung Quốc khẩu chiến gay gắt tại hội nghị ASEAN (BaoMoi) - – Tại diễn đàn an ninh khu vực diễn ra tuần vừa rồi, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đã phải nghe người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị liệt kê một danh sách những cáo buộc về việc Philippines gây căng thẳng ở Biển Đông.
  • Trung Quốc chiếm và XD phi pháp trên Đá Châu Viên của VN (BaoMoi) - Đá Châu Viên là một rạn san hô thuộc cụm Trường Sa, quần đảo Trường Sa thuộc huyện đảo Trường Sa, Khánh Hòa, Việt Nam bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đoạt năm 1988. Sau khi chiếm đoạt, Trung Quốc đã phái quân đồn trú trái phép và xây dựng nhà nổi kiên cố tại đây. Theo tài liệu từ phía Trung Quốc, hiện tại Đá Châu Viên đã trải qua 3 thời kỳ xây dựng với 3 "thế hệ" nhà nổi. Để vạch trần âm mưu thâm độc và thủ đoạn nham hiểm của Bắc Kinh muốn chiếm trọn Biển Đông thành ao nhà và cũng để cung cấp tới độc giả thông tin đa chiều về các hoạt động phi pháp, dã tâm của quân Trung Quốc ở Trường Sa, xin trân trọng đăng tải những hình ảnh này.
  • Giám đốc công an xin lỗi mẹ nạn nhân bị hiếp dâm (BaoMoi) - Giám đốc cảnh sát thành phố Vĩnh Châu thuộc tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc) ngày 2/7 đã phải lên tiếng xin lỗi một phụ nữ là mẹ của một nạn nhân bị bắt cóc và hiếp dâm, sau khi đã bắt bà phải đi cải tạo lao động vì tội “gây rối trật tự.”
  • ASEAN - Trung Quốc: Viễn cảnh ảm đạm về tương lai COC (BaoMoi) - Dù những lời hứa hẹn giải quyết tranh chấp trên giấy đã được đưa ra, viễn cảnh ảm đạm về COC là điều có thể lường trước khi Trung Quốc vừa cố thủ trong đường lối đàm phán song phương vừa lấn lướt trong các phát ngôn ngoại giao. Trong khi đó, chỉ có Philippines là nước thể hiện rõ sự nóng ruột và bất bình một cách công khai nhất.
  • Mới nhất, “nóng” nhất làng giải trí ngày 3/7 (BaoMoi) - Tân Hoa hậu các dân tộc Việt Nam dính nghi án “đổi tình lấy vương miện”; Ngọc Trinh ra mắt thương hiệu thời trang riêng; Trung Quốc dính sự cố chiếu phim cấp ba "Kim Bình Mai" tại quảng trường lớn... là những tin tức đáng chú ý.
  • Phú Mỹ Hưng: Bàn đạp tiến về Biển Đông? (BaoMoi) - Phải nói là thời kỳ chúng tôi làm, lãnh đạo nói chung đều là những người thanh liêm và chính trực. Nhờ đó, người trí thức thực sự đã được dùng kiến thức làm cái gì đó có ích cho xã hội, chứ không thuần túy là những người làm công ăn lương.
  • Truyền thông Trung Quốc sôi sục với cáo buộc 'đe dọa hòa bình khu vực' (BaoMoi) - (Petrotimes) – Việc Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario lên án công khai, mạnh mẽ về mối đe dọa an ninh và hòa bình khu vực do các hoạt động tăng cường quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông gây ra tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN 46 hôm 30/6 như “chọc” vào tổ kiến lửa - truyền thông Bắc Kinh.
  • Trung Quốc đề nghị “giúp” Philippines tháo dỡ tàu mắc cạn ở bãi Cỏ Mây (BaoMoi) - (TNO) Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã đưa ra một đề nghị khiêu khích tại Diễn đàn Khu vực ASEAN về việc giúp Philippines tháo dỡ chiếc tàu mắc cạn hiện được dùng làm căn cứ tại bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, khiến Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario thốt không nên lời.
  • Nhật phản đối TQ thăm dò khí đốt gần vùng tranh chấp (BaoMoi) - Theo Kyodo, ngày 3/7, sau khi nhận được tin về các động thái của Trung Quốc, Nhật Bản đã bày tỏ phản đối Trung Quốc thăm dò mỏ khí đốt có thể trải dài đến khu vực đáy biển ở vùng biển tranh chấp trên Biển Hoa Đông.
  • Rosario phản pháo Vương Nghị ngay tại Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN (BaoMoi) - (GDVN) - Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đã giơ tay bác bỏ quan điểm của phía Trung Quốc đòi đàm phán tay đôi giải quyết tranh chấp Biển Đông khi nghe người đồng cấp Vương Nghị phát biểu trong cuộc họp mặc dù ông Rosario không được bố trí phát biểu.
  • Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF): "Nóng" vấn đề Triều Tiên, Biển Đông (BaoMoi) - PN - Ngày 2/7/2013, ngày cuối của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN tại Brunei, đã diễn ra Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) và cuộc họp các Bộ trưởng Ngoại giao của Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS). Tuy nhiên, phiên họp toàn thể của ARF đã bị hủy bỏ vì phiên họp hẹp trước đó kéo dài hơn dự định.
  • Trung Quốc 'cầu hòa' ASEAN để chặn ‘Trục châu Á’ của Mỹ? (BaoMoi) - Tại Diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) ở Brunei, Trung Quốc đã gây bất ngờ khi đưa ra những tuyên bố cho thấy một thái độ thân thiện hơn với các nước ASEAN. Theo nhiều chuyên gia, có thể đây là động thái nhằm ngăn chặn việc Mỹ thúc đẩy ảnh hưởng ở châu Á thông qua chiến lược ‘Trục châu Á’.
  • Philippines thúc giục Mỹ - ASEAN bảo vệ biển (BaoMoi) - Trước cáo buộc của Trung Quốc rằng, Manila đang tìm cách quốc tế hóa các tranh chấp lãnh thổ, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đã kêu gọi sự tham gia mạnh mẽ, rộng lớn hơn giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Mỹ trong việc đảm bảo an ninh hàng hải khu vực.
  • Trung Quốc đồng ý đàm phán COC trong sự hoài nghi (BaoMoi) - Bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ở Brunei (29/6 - 2/7), Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho biết, nước này chấp thuận khởi động đàm phán với ASEAN về Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).
  • COC: Philippines ‘nóng ruột’, Trung Quốc ‘dửng dưng’ (BaoMoi) - Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario ngày 2/7 đã nhắc lại quan điểm của chính quyền Manila về những tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ký kết Bộ quy tắc ứng xử COC “càng sớm càng tốt”.
  • Tăng cường đối thoại, xây dựng lòng tin (BaoMoi) - Ngày 2/7, tại thủ đô Bandar Seri Begawan của Brunei đã diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Diễn đàn Khu vực ASEAN lần thứ 20 (ARF 20) và Hội nghị cấp cao Bộ trưởng Ngoại giao Đông Á lần thứ 3 (EAS 3). Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự các hội nghị này.
  • ARF kêu gọi sớm xây dựng COC (BaoMoi) - TT - Tại Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) và Hội nghị ngoại trưởng Đông Á (EAS) ở Brunei hôm 2-7, các bộ trưởng đã khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì sự ổn định, an ninh và an toàn hàng hải trên biển Đông.
  • Việt Nam đề nghị xây dựng cơ chế ngăn ngừa sự cố trên biển (BaoMoi) - Trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 46 (AMM 46) tại Brunei, ngày 2/7, Diễn đàn khu vực ASEAN lần thứ 20 (ARF 20) và Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) chính thức khai mạc. Nhiều vấn đề nóng đã được bàn thảo tại các hội nghị này, trong đó đáng chú ý là Biển Đông, căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, tình hình Syria, vụ cựu nhân viên CIA Edward Snowden phát tán tài liệu mật của Mỹ…

TIN LÃNH THỔ


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

Lật tẩy trò lừa đảo của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng

metin-didoan

Như đã viết trong các kỳ trước, giới ngoại cảm không thể “gọi hồn”, “áp vong” hoặc “nói chuyện với người chết” để tìm mộ. Có thể thấy từ loạt bài viết về “nhà ngoại cảm” Vũ Thị Minh Nghĩa, tất cả các cuộc trò chuyện với thế giới bên kia chỉ là động tác giả mà giới ngoại cảm hoặc giới đồng cốt thực hiện nhằm tạo niềm tin đối với thân chủ.
Mọi thông tin để tìm hài cốt đều do chính quyền, đồng đội và gia đình cung cấp theo nhiều kênh khác nhau trước, trong và sau quá trình áp vong. Do gia đình bị lạc hướng trong màn “áp vong”, giới ngoại cảm hoặc đồng cốt chỉ việc ung dung tổng kết thông tin thu được về người chết và cung cấp trở lại cho thân nhân.
Do đó trong cuốn “Sự thật đầy đủ về đọc nguội”, Ian Rowling viết rằng “trong một màn gọi hồn thành công, cô đồng nói trong hầu hết thời gian, nhưng mọi thông tin đều do thân chủ cung cấp”. Tuy nhiên, do “chúng ta muốn tin” (bản chất sinh học của sự mê tín), nên chúng ta có xu hướng gán mọi thông tin đó cho “nhà ngoại cảm”.
Vậy trước khi nhờ tìm mộ, chúng ta có thể kiểm tra khả năng của một “nhà ngoại cảm” như thế nào? Trước khi trình bày một vài cách đơn giản mà hiệu quả để vạch mặt “giới ngoại cảm” hoặc đồng cốt, người viết muốn điểm qua kinh nghiệm của thế giới trong việc tìm hiểu bản chất của các hiện tượng ngoại cảm và tâm linh. Trên cơ sở đó có thể thấy rằng, việc kiểm tra thực ra rất đơn giản, nếu chúng ta thực sự muốn kiểm tra.

Những “phép thử” trên thế giới

Các hiện tượng tâm linh xuất hiện trong mọi nền văn hóa từ buổi sơ khai của người hiện đại, tức từ khoảng 50.000 năm trước. Tuy nhiên chỉ đến khi Hội Nghiên cứu tâm linh được thành lập năm 1883 tại Anh (tổ chức nghiên cứu nghiêm túc đầu tiên trên thế giới), các hiện tượng như thần giao cách cảm (đọc ý nghĩ người khác), thấu thị (nhìn xuyên tường), tiên tri (biết trước các sự biến), ma nhập (như gọi hồn hoặc áp vong)… mới được tổ chức khảo sát một cách khoa học và bài bản.
Ban đầu, giới nghiên cứu tập hợp các báo cáo về ngoại cảm và tâm linh trên các phương tiện truyền thông rồi phân tích chúng thật cẩn thận. Và nghịch lý xuất hiện ngay lập tức: Càng xem xét cẩn thận, người ta càng nhận ra rằng, các chứng cứ đó không thể sử dụng như các cứ liệu khoa học.
Tại sao như vậy? Câu trả lời thực ra rất đơn giản: tri giác con người do kiến thức, kinh nghiệm, sở nguyện và kỳ vọng cá nhân chi phối, còn trí nhớ về các hiện tượng dị thường hoàn toàn không chính xác. Nếu cho rằng một hiện tượng nào đó là dị thường, chúng ta chỉ nhớ các chứng cứ khẳng định mà quên hết các chứng cứ phủ định tính dị thường đó.
Ngược lại, nếu không tin, chúng ta chỉ chăm chăm đi tìm các chứng cứ phủ định mà thôi. Và theo quy luật vàng của môn tâm lý học, tin là thấy (believing is seeing), nhất định chúng ta sẽ tìm ra các chứng cứ phù hợp với niềm tin của mình. Do đó, hơn bất cứ một lĩnh vực nào khác, trong bài toán ngoại cảm và tâm linh, những nhà nghiên cứu đủ kiến thức, nhiều kinh nghiệm và không thiên kiến là một yêu cầu bắt buộc và cần thiết.
Theo nhà nghiên cứu Ian Rowling, trong một cuộc áp vong thành công, cô đồng nói trong hầu hết thời gian, nhưng mọi thông tin đều do thân chủ cung cấp
Do đó đến đầu thế kỷ XX, giới nghiên cứu đưa việc nghiên cứu vào các phòng thí nghiệm được tổ chức chặt chẽ hơn. Ban đầu họ dùng các phương pháp khá đơn giản như đoán màu của các quân bài. Trong thử nghiệm này, một người lần lượt mở các quân của một bộ bài, và nhà ngoại cảm đối diện phải đoán màu của các quân bài (cơ, rô, chuồn hoặc bích). Xác suất ngẫu nhiên (tức đoán mò) của sự biến là 25%, nên bất cứ tỷ lệ nào vượt 25% đều được xem là bằng chứng của thần giao cách cảm, một trong bốn hiện tượng ngoại cảm (thần giao cách cảm, thấu thị, tiên tri và hậu tri).
Mặc dù nhiều nhà ngoại cảm có tỷ lệ thành công khá cao, nhưng giới nghiên cứu cũng nhanh chóng nhận ra rằng, đó là do hiệu ứng Hans thông minh, khi nhà ngoại cảm đọc nét mặt và ngôn ngữ cơ thể của người lật bài (ngựa Hans đầu thế kỷ XX tại Berlin có thể làm toán, đọc đúng tên tổng thống Mỹ… do đọc ngôn ngữ người đối diện). Đây chính là đặc trưng nổi bật của kỹ thuật đọc nguội mà giới ngoại cảm, đồng cốt hoặc bói toán thường xuyên sử dụng.
Cuối những năm 1950, thời điểm cao trào của cuộc chiến tranh lạnh, khi Liên Xô và Mỹ cùng đổ nhiều tâm sức và tiền bạc nghiên cứu để không bị tụt hậu trong cuộc “chiến tranh tâm linh”, phòng thí nghiệm nghiên cứu các dị thường công nghệ tại Đại học Princeton do giáo sư Robert Jahn lãnh đạo đã cố gắng dùng ý nghĩ tác động lên bộ phát số ngẫu nhiên với hy vọng thu được các con số cần thiết.
Bản tổng kết năm 1989 qua 800 cuộc thử nghiệm với hơn 60 nhà tâm linh và hàng triệu lượt thực nghiệm trong suốt 30 năm thông báo, có một độ lệch tuy nhỏ nhưng đáng tin cậy khỏi xác suất của phân bố ngẫu nhiên, cho thấy ý chí con người có thể tác động lên các hệ vật chất.
Tuy nghiên, giới nghiên cứu trung gian bác bỏ kết luận đó, vì họ không lặp lại được kết quả, cho dù dùng đúng quy trình và thiết bị khảo sát như nhóm của Jahn. Nghiêm túc và gây ấn tượng nhất là kỹ thuật Ganzfeld trong khảo sát thần giao cách cảm (đọc ý nghĩ người khác, thậm chí từ xa) trong những năm 1980.
Kỹ thuật này được nhà tâm lý Charles Honorton cải tiến và dùng nhiều để loại bỏ ảnh hưởng của môi trường lên quá trình đọc và truyền ý nghĩ đi xa. Trong kỹ thuật Ganzfeld, người gửi và người nhận ý nghĩ ngồi trong hai phòng cách ly, mắt và tai bịt kín. Người gửi được xem một bức tranh và cố gắng truyền ý nghĩ cho người nhận ở phòng bên cạnh. Người nhận cần nhận ra bức tranh đó trong số bốn bức tranh được lần lượt đưa ra. Khoảng 30 đợt thử nghiệm đã được thực hiện, với xác suất thành công 34%, cao hơn rõ rệt so với xác suất ngẫu nhiên 25%, cho thấy thần giao cách cảm nhiều khả năng có thật.
Tuy nhiên, cũng như trường hợp giáo sư Jahn, giới nghiên cứu trung gian bác bỏ kết quả đó, khi cho rằng thử nghiệm chưa được thiết kế chặt chẽ để loại trừ tất cả các ám hiệu ý thức và vô thức. Ngoài ra, thống kê cho thấy chúng ta có xu hướng chọn hình ảnh đầu và hình ảnh cuối, cũng như thường nghĩ tới nước và tình dục (bản chất sinh học), nên nếu không ngẫu nhiên hóa tốt trình tự xuất hiện bốn bức tranh, kết quả cuối cùng sẽ bị sai lạc.
Sau khi xét tới tất cả các yếu tố đó, tỷ lệ thành công của kỹ thuật rơi về con số xấp xỉ 25%, tức chỉ ngang với đoán mò. Sau 130 năm nghiên cứu nghiêm túc và toàn diện, giới nghiên cứu thế giới đi tới kết luận rằng, cho đến nay, chưa hề có bằng chứng xác đáng cho thấy các hiện tượng ngoại cảm và tâm linh có thật. Còn tại nước ta thì sao?

Tại Việt Nam

Cũng như các lĩnh vực khoa học và nhận thức khác, kinh nghiệm của giới nghiên cứu nước nhà về các hiện tượng lạ hầu như bằng không. Chúng ta cũng có một vài cơ sở tổ chức nghiên cứu và khảo nghiệm một số hiện tượng tâm linh, chẳng hạn Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người.
Trong kỹ thuật Ganzfeld, người gửi và người nhận ý nghĩ ngồi trong hai phòng cách ly, mắt và tai bịt kín để tập trung tâm trí
Tuy nhiên qua nhiều kênh thông tin và qua các sự kiện như công nhận khả năng áp vong của cô đồng Phương tại Thanh Hóa hoặc quảng bá lúa nhân điện (trồng lúa không cần phân bón, chỉ cần nhà ngoại cảm mỗi tuần đến nhìn khắp ruộng trong vài giây để truyền “năng lượng vũ trụ” mà lúa tốt bời bời!), người viết cho rằng, các nhà khoa học tại đó vẫn chưa thoát ra khỏi bản năng “chúng ta muốn tin” thông thường.
Tại một cơ sở nghiên cứu khác cũng vậy, việc gắn gương Huyền thông nhằm tôn vinh một số nhà ngoại cảm tìm mộ cho thấy, họ chưa nắm rõ vấn đề. Đó là một trong những lý do giúp giới ngoại cảm làm mưa làm gió trên nỗi đau của gia đình liệt sỹ và của toàn xã hội trong những năm qua. Đứng trước thực trạng đáng buồn đó, chúng ta có thể kiểm tra giới ngoại cảm trước khi nhờ họ tìm mộ như thế nào?

Lật tẩy trò bịp bợm tìm mộ của “nhà ngoại cảm” Phan Thị Bích Hằng

Người viết khẳng định rằng, có rất nhiều cách khảo nghiệm hiệu quả, từ đơn giản tới phức tạp, tùy hoàn cảnh và khả năng của người hoặc tổ chức đứng ra thực hiện. Với một cơ sở nghiên cứu hoặc một tổ chức có nguồn nhân vật lực thỏa đáng, có thể tiến hành nhiều cách khảo nghiệm một cách bài bản và công phu.
Chẳng hạn bí mật cho bộ hài cốt đã xác định được danh tính bằng thử nghiệm gien vào một trong mười quan tài bên ngoài giống nhau và đề nghị Phan Thị Bích Hằng hoặc bất cứ một “nhà ngoại cảm” nào khác dùng cách “gọi hồn”, “áp vong” hoặc “nói chuyện với liệt sỹ” để tìm ra quan tài có cốt.
Có thể làm phức tạp vấn đề bằng cách dùng mười bộ hài cốt đã có tên cho vào mười quan tài và đề nghị “nhà ngoại cảm” xác định xem ai nằm trong quan tài nào. Vẫn tuyên bố gọi được hồn liệt sỹ từ xa ngàn dặm và “mỗi tối tôi trò chuyện với 4 – 5 vong hồn”, hẳn Phan Thị Bích Hằng sẽ vượt qua khảo nghiệm này dễ như trở bàn tay (?).
Xin lưu ý một điểm quan trọng: Để tránh hiệu ứng Hans thông minh, người đặt cốt vào quan tài không được có mặt khi tiến hành khảo nghiệm (để loại trừ khả năng đọc ngôn ngữ cơ thể, tuy người viết không tin Phan Thị Bích Hằng lại cao tay đến vậy).
Vậy với các gia đình liệt sỹ không có điều kiện tiến hành một thử nghiệm công phu như vậy thì sao? Có hai cách khảo nghiệm đơn giản hơn nhiều mà hiệu quả không hề thua kém. Cách thứ nhất là ngụy tạo một nhân thân liệt sỹ không có thật và nhờ “nhà ngoại cảm” đi tìm mộ. Cách thứ hai là đề nghị “nhà ngoại cảm” tìm một ngôi mộ gia đình tại nghĩa trang địa phương.
Ngụy tạo một nhân thân liệt sỹ là cách rất đơn giản và hiệu quả để hiểu rõ chân tướng giới ngoại cảm hoặc đồng cốt. Một phóng viên báo Công an TP. Hồ Chí Minh đã nhận ra sự lừa gạt của cô đồng Phương tại Thanh Hóa nhờ chính phương pháp này. Năm 2007, phóng viên chuyên trang Viet Times thuộc Vietnamnet cũng tạo một nhân thân người chết giả. Và sau 6 ngày vất vả, một ngôi mộ đã được tìm ra (?)!
Nếu không quen hoặc không thích ngụy tạo, bạn có thể yêu cầu “nhà ngoại cảm” tìm ngôi mộ của một thành viên đã khuất trong gia đình tại nghĩa trang địa phương, nếu ngôi mộ đó và nhiều ngôi mộ khác không có bia (các “nhà ngoại cảm” có thể đọc tên trên bia mộ!). Cần lưu ý không nhờ người biết vị trí ngôi mộ dẫn đường để tránh hiệu ứng Hans thông minh.
Nếu các ngôi mộ trong nghĩa trang đều có tên thì yêu cầu “nhà ngoại cảm” vẽ sơ đồ ngôi mộ khi đang ngồi tại chính nhà người chết. Vẫn tuyên bố vẽ được vị trí và đặc điểm mộ tại một nghĩa trang cách xa hàng ngàn cây số, “nhà ngoại cảm” phải vẽ đúng ngôi mộ trong nghĩa trang làng.
Điều gì sẽ xảy ra nếu Phan Thị Bích Hằng nhận được yêu cầu như vậy? Chắn chắn “nhà ngoại cảm” nổi tiếng (và tai tiếng) này sẽ từ chối, với lý do gia đình không tin. Mà đã không tin thì “vong thăng”, làm sao mà áp vong được! Đó chính là lối thoát đơn giản nhưng hiệu quả mà giới đồng cốt hoặc ngoại cảm vẫn sử dụng mỗi khi lâm vào thế khó.
Điều đáng nói là một số nhà nghiên cứu cũng đồng ý với cách giải thích này, khi cho rằng phải tin thì giới ngoại cảm mới có thể thành công, không tin thì họ thất bại. Đó là một quan điểm sai lầm trên khía cạnh nhận thức. Nếu một sự kiện mà chúng ta tin thì mới có, không tin thì không có, đó không phải là sự kiện khách quan, mà chỉ là hình ảnh chủ quan trong tâm thức của những người tin tưởng.
Bạn đang nửa tin nửa ngờ khả năng của một “nhà ngoại cảm”? Hãy tạo ra một nhân thân giả hoặc yêu cầu nhà ngoại cảm vẽ sơ đồ một ngôi mộ trong nghĩa trang tại nơi bạn đang sinh sống. Và bạn sẽ nhanh chóng nhận ra sự thật.
Để kết thúc loạt bài viết này, người viết nhấn mạnh lại quan điểm cá nhân: Ngoại cảm tìm mộ chính là một loại thuốc phiện cho nỗi đau vốn chưa thể hóa giải của các gia đình liệt sỹ và của toàn dân tộc. Nó có thể tạo ra sự giảm đau tạm thời, nhưng sẽ để lại di hại ghê gớm một cách lâu dài.
Theo Tiến sĩ, Đại tá quân đội Đỗ Kiên Cường

Một kiểu “lưu danh” kém văn hóa?

truongtansang-bode


Có một thứ rác khác: CÂY LÃNH TỤ!


Bác Hồ là người khởi xướng ra “Tết trồng cây”.Năm 1961 , Bác trồng cây đa đầu tiên ở công viên Thống Nhất (Hà Nội), Hơn nửa thế kỷ rồi, cây đa ấy giờ vẫn xanh tươi và toả bóng mát.Tôi cũng được vài lần theo Bác đi trồng cây khi mỗi độ tết về.Bác lên đồi, ra đảo, về quê trồng cây, chưa bao giờ Bác trồng cây ở sân đình, sân chùa, hoặc ở những khu danh thắng, di sản, đền đài, di tích lịch sử thờ cúng các danh nhân, anh hùng đất nước.Bác trồng cây để động viên,thúc đẩy công cuộc trồng rừng ,làm xanh hoá đồi trọc,cải thiện đời sống, bảo vệ môi trường cho quê hương, đất nước.
Bây giờ ta vẫn theo lời Bác phát động “Tết trồng cây” mỗi khi xuân về, nhưng hình như ngày càng đi vào hình thức, và kém hiệu quả.Song điều lạ lùng là các “quan” kể cả ở trung ương và địa phương bây giờ đi trồng cây lại không theo mùa, và chắc chắn việc trồng cây này không để động viên nhân dân ươm giống gây rừng mà là để “Lưu danh muôn thưở”!
Tất cả các “quan” đến trồng cây , thật lạ, lại cứ đè đền đài, danh thắng, khu di tích lịch sử để trồng cây.
Biết bao nhiêu các đền thiêng thờ các anh hùng, danh nhân cao quí,như nguyễn Trãi, Quang Trung,Chu văn An,rồi cả những nơi thờ phật, thờ thánh ,thờ vua như đền Hùng, chùa Phật Bái Đính, thờ mẹ Âu cơ,đền Trần, di tích Yên Tử ,.khu lưu niệm Bác Hồ ,v,,v..thấy chỗ nào cũng có các vị chức sắc ở tỉnh, ở Trung ương đến trồng cây vào buổi khánh thành.Mỗi cây trồng của họ cũng lại là cây đa như Bác trồng, rồi ghi tên ông Nguyễn văn A, Phạm văn B, bà Trần thi D, Cù thanh H, kèm theo chức vụ viết to đậm trên tấm bảng gỗ treo lên cành cây .
Đua nhau với phong trào trồng cây lưu niệm ấy, lại có cả các vị giám đốc, doanh nhân, thương lái, v..v.. có chut tiền trao tặng địa phương góp vào việc xây dựng công trình, hoặc đền chùa thế là được lãnh đạo xã, huyện mời trồng cây “Lưu niệm”.
Thật sự khi đi vào những nơi trang nghiêm tôn kính chúng ta thấy những cái cây “lưu danh muôn thưở” của các “quan” A, “quan” B đứng sừng sững trước các đền đài, thờ cúng tiên tổ sao mà khó chịu và thấy mất văn hóa vô cùng.
Đó có phải là một kiểu vẽ bẩn lên di tích được “hợp pháp hóa”? Ở các đền đài, danh thắng, di tích là nơi qui tụ của “hồn thiêng” sông núi, từ lâu thiên nhiên và nhân dân địa phương tạo lâp nên , họ đã có ý thức bảo vệ các cây cối tự nhiên và trồng hoa, trồng cây hợp lý ,những khóm cây vô danh ấy cứ ngày càng tô điểm xanh tươi cho di tích, bóng mát là của chung, chứ không phải ngồi dưới bóng mát của “quan” nào cả.
Càng ngày ta càng thấy việc trồng cây của Bác Hồ là một hành vi văn hóa cao, Bác trồng cây cho mọi người chứ không phải trồng cây để “lưu danh”.
Chúng ta phát động học tấm gương Bác Hồ, mà chúng ta không hiểu hết tư tưởng cao sang của Bác,chỉ một hành vi kém văn hóa trên đây cũng đủ thấy “Quan trí” của chúng ta còn HÌNH THỨC lắm.thay!
Theo Trannhuong.com

Những khó khăn trong trò chơi ‘ĐÁNH ĐU’ của Việt Nam

truongtansang-trungquoc

Tại kỳ họp Shangri-La TT Nguyễn Tấn Dũng (NTD) nhìn nhận rằng: “Đâu đó đã có những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền.” Sau đó ta thấy Việt Nam tiếp tục bắt giữ những người vận động cho dân chủ, nhân quyền.
Nay ông Trương Tấn Sang (TTS) viếng thăm Trung Quốc và Indonesia trong khi ông Nguyễn Phú Trọng (NPT) thăm viếng Thái Lan, Tổng Tham Mưu Trưởng quân đội, tướng Tỵ, thăm Hoa Kỳ.
Rõ ràng VN đang đánh đu về đối ngoại – xây dựng nhiều “đối tác chiến lược” qua các chuyến viếng thăm. Chuyến thăm TQ có thể là một “tụt hậu“ so với Shangri La? Sau vụ họp ASEAN tại Brunei và vụ họp của 26 Ngoại trưởng (ARF) Châu Á – Thái Bình Dương và Liên Hiệp Châu Âu thì hậu quả của chính sách “Hợp tác chiến lược“ và “đánh đu“ của VN sẽ ra sao?

Diễn đàn quốc phòng Shangri La

Tại Singapore khi TT Nguyễn Tấn Dũng nhìn nhận rằng: “Đâu đó đã có những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành độngtrái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền” thì ta có thể coi như VN có một chính sách đối ngoại mới đối với TQ (1) và ông NTD nói đến việc “Cùng nhau xây dựng và củng cố lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác, thịnh vượng là lợi ích chung của tất cả chúng ta.”
Phía TQ vẫn cho là Biển Đông thuộc về chủ quyền của họ qua lời phát biểu của Tướng Thích Kiến Quốc: “Các tàu chiến TQ sẽ tiếp tục tuần tra tại các vùng biển mà TQ tuyên bố thuộc chủ quyền của họ (2) và các cuộc tuần tra như thế là ‘hợp pháp’ và rằng chủ quyền của nước ông đối với những vùng biển này là ‘không thể tranh cãi’.
Bộ Trưởng QP Hagel (3) của Mỹ trình bày chính sách tái cân bằng của chính quyền Obama đối với khu vực và “chủ yếu là một chiến lược kinh tế và văn hóa, ngoại giao” và ông khôn khéo trấn an các nước Á châu, nhất là các đồng minh của họ.

Chuyến viếng thăm Ngũ Giác Đài

Từ 17 đến 22/06/2013 một phái đoàn quân sự cao cấp Việt Nam do thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, thứ trưởng bộ quốc phòng kiêm tổng tham mưu trưởng đã thăm chính thức Hoa Kỳ. (4). Theo ông chuyến đi này “là dịp để tăng cường quan hệ hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng lên một bước mới….giữa Việt Nam và Hoa Kỳ”.
Phái đoàn quân sự VN gồm có các tướng lĩnh như trung tướng Phương Minh Hòa, tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân, trung tướng Phạm Ngọc Hùng, phó tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo Bộ Quốc phòng, chuẩn đô đốc Nguyễn Văn Ninh, phó tư lệnh Quân chủng Hải quân, thiếu tướng Phạm Hữu Mạnh, chánh văn phòng Bộ Tổng Tham mưu và thiếu tướng Vũ Chiến Thắng, cục trưởng Cục Đối ngoại.
Họ đã thăm Bộ quốc phòng Hoa Kỳ (Ngũ Giác đài), Đại học Quốc phòng, Bộ tư lệnh Hạm đội 3, Cảnh sát biển thành phố San Diego, Đơn vị tìm kiếm cứu nạn, Bộ tư lệnh Quân đoàn 1, Căn cứ liên quân Lewis-McChord.
Ngoài việc triển khai quan hệ quốc phòng, TT Đỗ Bá Tỵ đề nghị Hoa Kỳ tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực khắc phục hậu quả chiến tranh (rà phá bom mìn, vật liệu nổ còn lại sau chiến tranh, tìm kiếm các quân nhân còn mất tin, mất tích trong chiến tranh và tẩy rửa chất độc dioxine v.v…) và VN sẽ làm hết sức mình để thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác ASEAN-Hoa Kỳ vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực.
Tướng Dempsey đồng ý với ý kiến phía VN và việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình và đề nghị các bên tranh chấp tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), đồng thời cũng mong muốn ASEAN và TQ sớm xây dựng được Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (Code of Conduct-COC). Phái đoàn có thăm TNS John Mc Cain, tại Quốc hội (xem hình).

Phái đoàn thăm viếng Thượng viện Mỹ

Việt Nam đã nhiều lần tuyên bố không liên minh quân sự với nước nào. Hiện nay hai bên chỉ có thể cùng tham gia huấn luyện gìn giữ hòa bình và quân y.

Chuyến viếng thăm Trung Quốc của Trương Tấn Sang

Ngày 19/06/13 chủ tịch Trương Tấn Sang của VN thăm chính thức TQ và được đón tiếp linh đình tại Bắc Kinh, thể hiện chủ trương Đối Thoại Song Phương Trung-Việt (trong khi ASEAN và Hoa kỳ luôn luôn chủ trương Đối Thoại Đa Phương.)
Hai bên đã ký kết 10 văn kiện hợp tác song phương. Đáng chú ý như: “Hai nước mở rộng, kéo dài đến năm 2016 về việc hợp tác thăm dò dầu khí ngoài khơi vịnh Bắc Việt”. Các văn kiện hợp tác, gồm có:
 Chương trình hành động giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ Trung Quốc về việc triển khai quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện.
 Thoả thuận hợp tác biên phòng giữa hai Bộ Quốc phòng.
 Thoả thuận giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Bộ Nông nghiệp Trung Quốc về việc thiết lập đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển.
 Hiệp định khung giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ Trung Quốc về việc Trung Quốc cung cấp cho Việt Nam khoản tín dụng ưu đãi (cho Dự án hệ thống thông tin đường sắt) trị giá 320 triệu Nhân dân tệ.
 Bản Ghi nhớ giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ Trung Quốc về việc thành lập Trung tâm văn hoá tại hai nước.
 Điều lệ công tác của Ủy ban hợp tác quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc.
 Thoả thuận giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Tổng cục giám sát chất lượng, kiểm nghiệm, kiểm dịch Trung Quốc về hợp tác trong lĩnh vực kiểm nghiệm, kiểm dịch động thực vật xuất nhập khẩu.
 Kế hoạch hợp tác giữa Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Hội hữu nghị đối ngoại nhân dân Trung Quốc giai đoạn 2013-2017.
 Hiệp định vay cụ thể tín dụng người mua ưu đãi cho Dự án Nhà máy Đạm than Ninh Bình trị giá 45 triệu đôla Mỹ.
 Thoả thuận sửa đổi lần thứ 4 giữa Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam và Tổng công ty dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc liên quan tới Thoả thuận thăm dò chung trong khu vực thoả thuận ngoài khơi trong Vịnh Bắc Bộ.
Đáng chú nhất là mở rộng diện tích thỏa thuận trên Vịnh Bắc Bộ về thăm dò tìm kiếm các mỏ dầu khí. Theo báo chí VN thì thỏa thuận nhằm mở rộng khu vực xác định từ 1,541km2 lên thành 4,076km2, bao gồm hai phần tương đương nhau từ mỗi bên; và tiếp tục gia hạn hiệu lực của Thỏa thuận thăm dò chung đến hết năm 2016. Theo ông Đỗ Văn Hậu TGĐ Tập đoàn Petro Việt Nam thì thỏa thuận này không ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia mỗi nước trên Vịnh Bắc Bộ, vì chỉ là hợp tác thuần túy về kinh tế, cùng nhau thăm dò, khai thác nếu phát hiện ra dầu khí và đây là sự hợp tác giữa hai Tổng công ty Dầu khí của hai quốc gia Việt-Trung.
Hai bên còn ký: “Chương trình hành động giữa hai chính phủ về triển khai quan hệ đối tác, hợp tác chiến lược toàn diện”. Từ trước tới giờ hai bên chỉ làm việc “bí mật” qua đảng hai đảng CS nhưng đây là lần đầu tiên có sự ký kết công khai hợp tác chiến lược toàn diện song phương giữa hai chính phủ.
Trong tuyên bố hai bên kết thúc bằng lời cam kết: “Trước khi tranh chấp trên biển được giải quyết dứt điểm, hai bên nhất trí giữ bình tĩnh và kiềm chế, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, đồng thời sử dụng đường dây nóng quản lý, kiểm soát khủng hoảng trên biển giữa bộ Ngoại giao hai nước, xử lý thỏa đáng các vấn đề nảy sinh với thái độ xây dựng, không để các vấn đề này ảnh hưởng đến đại cục quan hệ Việt – Trung cũng như hòa bình, ổn định tại Biển Đông”.

Chuyến viếng thăm Indonesia của Trương Tấn Sang

Nhân chuyến viếng thăm hai ngày 27-28/6 tại Indonesia (5) ông TTS khẳng định chính sách của VN coi trọng tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện với Indonesia, đối tác truyền thống và quan trọng của Việt Nam trong ASEAN” và việc này cho thấy VN đang theo đuổi chiến lược tăng cường “lòng tin chiến lược” thông qua thỏa thuận thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Indonesia.
Indonesia và Việt Nam đã ký trên 30 hiệp định và thỏa thuận hợp tác trong nhiều lĩnh vực kể cả việc tăng cường hợp tác công nghệ quốc phòng với Indonesia.

Chuyến viếng thăm Thái Lan của ông Nguyễn Phú Trọng

Thái Lan trở thành đối tác chiến lược mới nhất của Việt Nam
Chuyến viếng thăm Thái Lan của TBT Nguyễn Phú Trọng đã giúp hai bên thiết lập quan hệ chiến lược Việt Nam-Thái Lan với 5 nội dung chính (6) gồm: quan hệ chính trị, hợp tác quốc phòng và an ninh, hợp tác kinh tế, hợp tác xã hội văn hóa, hợp tác khu vực và quốc tế.
Hai bên cam kết xây dựng chương trình hành động và lộ trình thực hiện cụ thể và đẩy mạnh hợp tác kinh tế lên 20% để đạt mục tiêu 15 tỷ USD vào năm 2020.
Hai bên cũng trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực, trong đó có vấn đề của khối ASEAN và an ninh khu vực, đặc biệt về an ninh và xử lý tranh chấp trên Biển Đông, “…. giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế, kể cả Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982, Tuyên bố Ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), Tuyên bố 6 điểm của ASEAN; nhất trí sớm xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử ở biển Đông (COC).” Thái Lan trở thành một trong các đối tác chiến lược mới nhất của Việt Nam.

Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF)

Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) ngày 02/07/2013 tại Bandar Seri Begawan, Brunei, có 26 Ngoại trưởng Châu Á – Thái Bình Dương và Liên Hiệp Châu Âu. Hai hồ sơ chính của diễn đàn là Biển Đông và Triều Tiên. Tại cuộc họp ASEAN trước một ngày, Philippines đã tố TQ tăng cường lực lượng quân sự tại BĐ là một mối đe dọa đến hòa bình.
NT Philippines Albert Del Rosario cho biết là tại Diễn đàn khu vực ASEAN toàn bộ các Ngoại trưởng đều nhấn mạnh đến sự cần thiết của đàm phán tránh để xảy ra xung đột trên Biển Đông.

Phân tích – Các khó khăn trong chính sách đánh đu

Tại diễn đàn quốc phòng Shangri La – Singapore 30/5/2013 phía VN lần đầu tiên công kích TQ “cường quyền” vào lúc phía Mỹ trấn an các đồng minh, trong khi TQ cho là họ có quyền tại BĐ.
Ngày 27/6 ông Vương Nghị, Ngoại trưởng TQ nhân dịp Diễn đàn thế giới tổ chức tại Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh (7) tuyên bố “một số quốc gia đã đưa tàu chiến và xây dựng bất hợp pháp trên các bãi cạn trong chủ quyền lãnh thổ của TQ và đưa các tranh chấp song phương ra hội đồng trọng tài của Liên Hiệp Quốc, làm phức tạp thêm tình hình.”
1) Về chuyến viếng thăm TQ (19/6/2013) vấn đề tranh chấp BĐ là then chốt nhưng VN không nói gì đến việc “quốc tế hóa“ như TT NTD tại Shangri La mà ngược lại thu hẹp vấn đề trong phạm vi hai nước “nhất trí giữ bình tĩnh và kiềm chế, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, đồng thời sử dụng tốt đường dây nóng quản lý, kiểm soát khủng hoảng trên biển giữa Bộ NG hai nước, xử lý thỏa đáng các vấn đề nảy sinh với thái độ xây dựng, không để các vấn đề này ảnh hưởng đến đại cục quan hệ Việt-Trung cũng như hòa bình, ổn định tại Biển Đông.”
Ông TT Sang được coi là người chống chính sách bá quyền của TQ và mới đây có thăm đảo Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi khuyến khích ngư dân “yên tâm bám biển, đoàn kết tương trợ nhau để tránh thiên tai, địch hoạ.”
Trong chuyến viếng thăm TQ của TTS, một giả thuyết cho là TQ muốn chia rẽ lãnh đạo VN, muốn ngăn chặn NTD chuyển hướng đối ngoại sang phía Mỹ. Dù không ưa TQ, TT Sang vẫn cần phải dựa vào TQ để bảo vệ Đảng và giảm căng thẳng. Kết quả là nội dung tuyên bố Việt-Trung vẫn theo khẩu hiệu “16 chữ vàng và 4 tốt,“ nhu nhược trước TQ để tranh thủ thời gian, để sống còn.
Nhưng bản tuyên bố chung này (8) cũng cho thấy là ĐCSVN vẫn tiếp tục cho phép TQ tham gia vào sinh hoạt chính trị và kinh tế của VN trong khi không có chuyện ngược lại.
Một giả thuyết khác là các ông TTS, NTD, và NPT chia vai trò, mỗi người làm việc trong quy trình chuyển hướng đối ngoại sang phía Mỹ. Giả thuyết này cho là “dù muốn giữ đảng“ nhưng các lãnh đạo CSVN cũng chưa hẳn là hoàn toàn tuân phục TQ.
Về “quan hệ đối tác chiến lược (QHĐTCL),“các chuyên gia quốc tế cảm thấy là VN có phần “lạm phát về QHĐTCL.” Trong thập niên 80 và 90, Thái Lan từng đi cầu cứu TQ khi bị VN đe dọa (quân VN chiếm Campuchia và tiến sát biên giới Thái). Mặc dù Thái Lan có hiệp ước với Mỹ nhưng ai cũng nói là Thái Lan luôn luôn có chính sách đánh đu – thời cơ chủ nghĩa đổi cờ khi cần cho nên khó tin. Indonesia thì có phần khác vì có quá khứ “diệt CS thân TQ“ vào thập niên 80, và nay có vùng biển bị ảnh hưởng vì chiêu bài “lưỡi bò.“ Tiếng nói của Indonesia có trọng lượng nhưng người Java/Indonesia thì tính khí có phần ôn hòa.
Theo người viết bài này thì đây là một cố gắng trong chính sách “đánh đu/QHĐTCL“ của VN, muốn làm thân các nước ASEAN để củng cố một khối ASEAN trước nguy cơ TQ. VN đang làm nhưng không giám nói ra như lời tuyên bố của BT quốc phòng Philippines V. Gazmin: “Lúc này, chúng ta không thể đơn độc được. Chúng ta phải có đồng minh. Nếu không chúng ta sẽ là nạn nhân bởi những hăm dọa của nước lớn. Đó chính là điều đang diễn ra hiện nay khi Trung Quốc đang ngồi trên lãnh thổ của chúng ta“. Ông đặt câu hỏi: «Vậy chúng ta phải làm gì? Ngồi chờ cho đến khi họ vào đến tận gara nhà mình sao?». Tại Brunei, từ ngày 27/06 đến 02/07/2013, khối ASEAN (9) sẽ tiến hành nhiều cuộc họp ở cấp bộ trưởng như Hội nghị các Ngoại trưởng (AMM), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Thượng đỉnh các Ngoại trưởng Đông Á lần thứ 3 (EAS FMM). Sau đó ta sẽ có thể thấy được hậu quả của “Hợp tác chiến lược“ sẽ ra sao? Dù sao đi nữa, trên bàn cờ Trung – Mỹ thì VN đang tìm một lối ra qua việc “đánh đu“ giữa Mỹ và TQ và cố gắng “liên hoàn“ với ASEAN. Tại cuộc họp tại Brunei, khác hẳn với cuộc họp tại Campuchia, các nước ASEAN đã đồng ý thúc TQ đàm phán về quy tắc ứng sử (COC) cho BĐ, quốc tế hóa vấn đề BĐ và đây cũng là thắng lợi phần nào của VN và Philippines với sự hỗ trợ ngầm của Mỹ, Nhật, Anh, và Âu châu, vv. Việc này cũng cho thấy là có sự phân chia trách nhiệm giữa TT Sang, NTD và NPT.
2) Về chuyến viếng thăm Hoa kỳ của quân đội VN thì cần biết: trước khi thăm Hoa kỳ, tướng Đỗ Bá Tỵ đã đi thăm TQ vào tháng 4/2016. Tại đây tướng Đỗ Bá Tỵ khẳng định “Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng núi liền núi, sông liền sông… Quan hệ hữu nghị Việt-Trung có ý nghĩa chiến lược quan trọng đối với cả hai nước, cũng như đối với hòa bình, ổn định và phát triển chung của khu vực…” Sau tướng Đỗ Bá Tỵ, theo truyền thông VN thì ngày 26/6, Tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng sẽ đến thăm Hoa Kỳ. Nên nhớ là tướng Nguyễn chí Vịnh vừa mới có mặt ở Bắc Kinh hôm 6/6, cầm đầu phái đoàn CSVN dự cuộc đối thoại chiến lược quốc phòng Việt Nam-Trung Quốc lần thứ tư.
Việc này cho thấy có “bắt đầu đối thoại” giữa VN và Hoa Kỳ ở bình diện quân sự. VN dần dần đi nói chuyện với Mỹ. Các hoạt động ngoại giao và quốc phòng dồn dập trong tháng 6/2013 cho thấy VN tiếp tục chính sách “đa phương hóa, đa dạng hóa” với các đối tác chiến lược, cố gắng thoát khỏi 16 chữ vàng và 4 tốt.
Chính sách “đánh đu” kiểu VN cho thấy nhiều nghịch lý. Tại Shangri La thì NTD muốn quốc tế hóa BĐ dựa trên luật pháp quốc tế, như Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS 1982, v.v. thì ngay sau đó, trong Thông cáo Trung-Việt thì TTSang không nhắc tới bộ luật về ứng xử COC và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS 1982. Hơn nữa bản tuyên ngôn chung cho TQ nhiều lợi thế và chính sách “Bắt cá hai tay” khiến không ai hiểu VN muốn gì. Có thể hậu quả của trò bắt cá hai tay này là sẽ không có ai tới giúp Việt Nam khi nước này bị TQ đánh.
Trong ngắn hạn khó mà nước nào có thể giúp được VN vì chính sách đánh đu (ít nhất nếu dựa vào bên ngoài). Nhưng ai cũng biết “CSVN nói một đằng làm một nẻo” cho nên có thể hiểu VN cần bớt căng thẳng với TQ để mua thời gian hầu “đa dạng hóa” quan hệ quốc tế, tiến dần về Hoa Kỳ để dùng làm đối trọng với TQ.
Tại cuộc họp ASEAN tại Bandar Seri Begawan, Brunei, Philippines thẳng tay chỉ trích TQ là mối đe doại tại BĐ. Vào ngày 30/06/2013 TQ đã hứa sẽ bàn về Quy tắc ứng sử (COC) và đây là bước đầu tiên từ khi ký DOC từ 2002, một văn bản mà TQ không áp dụng tại BĐ, nhất là khi có các tranh chấp. Việc này có thể có vì Mỹ đang tái cân bằng lực lượng (NT Kerry ủng hộ COC và giải quyết theo luật quốc tế vì nước Mỹ có “lợi ích quốc gia“ trong việc giữ hòa bình, ổn định, tự do hàng hải theo luật quốc tế). Trong khi NT Kerry tuyên bố điều này thì hạm đội 7 của Hoa kỳ tập trận với Philippines, Thailan và Nhật và cũng tái bố trí thêm máy bay, tàu chiến tới Okinawa, Guam và Subic Bay. TQ cũng thấy chưa phải lúc (hay chưa đủ sức) để có thể gây khó khăn tại BĐ.

Kết luận

Theo Ian Storey của Viện ISAS của Singapore thì COC chỉ là biện pháp giảm căng thẳng chứ không giải quyết các tranh chấp chủ quyền và các tranh chấp chủ quyền còn kéo dài.
Việc thành công của ASEAN và ARF kỳ này cho thấy là có sự phân chia trách nhiệm phần nào giữa TT Sang, NTD và NPT về vấn đề biển Đông. Nó đã giúp tạo ra sự đồng ý – nhất trí của các nước ASEAN đối với sức ép của TQ. Ngược lại với tình trạng năm trước tại Campuchia, nay các nước ASEAN đã đồng ý thúc TQ đàm phán về quy tắc ứng sử (COC), quốc tế hóa vấn đề BĐ. Đó là thắng lợi của Philippines và phần nào của VN với sự hỗ trợ của Mỹ, Nhật, và Âu châu.
Hơn nữa hậu quả của các cuộc bạo động, nổi dậy đẫm máu ở Tân Cương (10) giữa dân Duy Ngô Nhĩ với người Hán đã buộc Bắc Kinh phải gởi ủy viên thường trực Bộ Chính trị Du Chính Thanh (Yu Zhengsheng) đến Tân Cương. TQ cũng bị tố là đang cố phá hủy văn hóa Tây Tạng.
Các khó khăn về kinh tế, ngân hàng, hay việc giảm đà tăng trưởng kinh tế hay các tranh chấp nội bộ khác về đất đai, về tham nhũng có lẽ đã khiến TQ hạ giọng tại Brunei. Mặc dù những lời lẽ rất ngoại giao, Mỹ vẫn tiếp tục tái bố trí quân sự, thủy quân lục chiến tại Okinawa, tập trận với Philippines, Nam Hàn, Ấn Độ, các tàu chiến và tàu ngầm tiếp tục ghé trở lại Subic Bay, vv. Và vì vậy có lẽ TQ sẽ tạm hoãn các đòi hỏi quá đáng trong thời gian tới.
Trong bàn cờ Trung-Mỹ, Nhật sẽ là con “xe” trong khi Nam Hàn có thể là “con ngựa hay con pháo” và các nước Á châu khác như Phi, Úc, vv. là những con tốt đang tiến sang sông.
Hậu quả của chính sách đánh đu kiểu VN là các con cờ khác tại TBD vẫn chưa có “lòng tin chiến lược“ đối với VN. Cho đến khi nào có các thay đổi trong nội bộ VN như về dân chủ hay nhân quyền thì VN mới có cơ may tạo nên cái gọi là “lòng tin chiến lược” đối với nhân dân mình và bạn bè quốc tế.
Theo Diễn Đàn Thế Kỷ

Nỗi bất an của lịch sử

(theo Hà Văn Thùy - Tạp chí Văn hóa Nghệ An)
Những ai quan tâm tới lịch sử dân tộc Việt đều biết rằng, khi nhà Tần diệt nước Thục, giết vua và thái tử Thục ở núi Bách Lộc năm 316 TCN, Thục Chế cùng di duệ nhà Thục chạy xuống tá túc trên đất của vua Hùng. Nhiều lần Chế tấn công Hùng Duệ Vương nhưng không thành, tới đời con ông là Thục Phán đã diệt vua Hùng, lập nước Âu Lạc. Năm 257 TCN, Triệu Đà vua nước Nam Việt diệt An Dương Vương, sáp nhập Âu Lạc vào Nam Việt. Quốc sử của ta, từ đời Nguyễn về trước, đều ghi nhận Âu Lạc và Nam Việt là nhà nước chính thống của người Việt. An Dương Vương và Triệu Vũ Đế đều được ghi công lớn. Không những thế, Triệu Đà còn được suy tôn là vị vua mở đầu của lịch sử đất nước. Tuy nhiên, đến thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, vào thập niên 1960, giới sử gia miền Bắc, dựa theo quan điểm duy vật lịch sử, phán quyết rằng Triệu Đà là ngoại xâm nên bỏ Kỷ nhà Triệu khỏi chính sử. Từ đó tới nay, trong dư luận xã hội cũng như học giới có nhiều ý kiến không đồng tình với việc làm trên, đưa ra nhiều bằng chứng cùng luận cứ cho thấy nhà Triệu là nhà nước của người Việt. Bản thân người viết cũng hơn một lần lên tiếng về việc này. Nay xin trình bày những di hại của việc trục xuất nhà Triệu khỏi chính sử.
Cương vực nước Nam Việt trước khi sáp nhập thêm Âu Lạc.
Truyền thuyết cũng như chính sử Việt Nam ghi rằng, Xích Quỷ là nhà nước đầu tiên tiên của người Việt được thành lập năm 2879. TCN. Sau này, nhà nước Văn Lang của các Vua Hùng hình thành trên cương vực của nước Xích Quỷ. Vào thời Chiến Quốc, nhà nước Văn Lang tan rã, một số thủ lĩnh khu vực thành lập những nhà nước của người Việt như Ngô, Việt, Sở… Tần Thủy Hoàng diệt nước Sở, sáp nhập đất đai cùng dân cư nước Văn Lang cũ vào đế chế Tần. Khi nhà Tần sụp đổ, Triệu Đà, một viên huyện lệnh người Việt đã lãnh đạo dân Việt phía nam Dương Tử lập nước Nam Việt. Việc Nam Việt diệt An Dương Vương, sáp nhập Âu Lạc vào mình, về bản chất lịch sử không khác gì việc Quang Trung diệt nhà Lê Trịnh để lập Đại Việt thống nhất bao gồm cả vùng đất phía Nam. Dù gì đi nữa, cũng không thể bác bỏ sự thật là, trong một thế kỷ tồn tại, Nam Việt là cái cầu, là sợi dây nhau cuối cùng kết nối Việt Nam với quá khứ của đại tộc Việt.
Vì vậy, việc trục xuất nhà Triệu khỏi sử Việt đưa tới những hệ lụy nghiêm trọng sau :
- Tước bỏ tư cách thừa kế của người Việt Nam với quá khứ của đại tộc Việt. Từ những phát hiện của di truyền học đầu thế kỷ XXI cho thấy, người Việt không chỉ sinh sống lâu đời ở Nam Dương Tử mà hàng vạn năm trước là chủ nhân của đất Trung Hoa. Trên đất này, đại tộc Việt đã làm nên những nền văn hóa rực rỡ.
- Tước bỏ vai trò chủ nhân Việt đối với ngôn ngữ gốc mà người Trung Hoa đang sử dụng hiện nay. Trong tám phương ngữ được xác định trên đất Trung Hoa thì tiếng Việt Quảng Đông được coi là ngôn ngữ gốc. Trong khi đó, nguồn cội của ngôn ngữ Quảng Đông chính là ngôn ngữ vùng Nghệ An, Hà Tĩnh, trung tâm của người Việt khoảng 15.000 năm trước.
- Tước bỏ vai trò sáng tạo chữ Giáp cốt của người Việt. Chữ Giáp cốt được phát hiện đầu tiên vào thời nhà Ân ở Hà Nam. Nhưng khảo cổ học xác định rằng tại văn hóa Giả Hồ 9000 năm trước đã có ký tự hình vẽ trên yếm rùa. Cuối năm 2011, tại di chỉ Cảm Tang tỉnh Quảng Tây phát hiện ký tự tượng hình khắc trên xẻng đá có tuổi 4000 tới 6000 năm trước. Những ký tự kiểu Giáp cốt này xuất hiện trước khi người Hoa Hạ ra đời. Do vậy nó hoàn toàn là sản phẩm sáng tạo của người Việt.
- Tước bỏ mối liên hệ huyết thống và văn hóa với những bộ tộc người Việt đang sống trên đất Trung Hoa. Những khám phá lịch sử cho thấy, trước cuộc xâm lăng của Tần Thủy Hoàng thì phần lớn đất Trung Hoa do người Việt làm chủ : Thục và Ba phía Tây Nam ; Ngô, Sở, Việt ở trung tâm và phía Đông ; Văn Lang phía Nam. Do cuộc xâm lăng của Tần Thủy Hoàng, phần lớn đất đai và dân cư Việt bị sáp nhập vào đế chế Tần. Trong phần đất bị chiếm, đại bộ phận người Việt bị Hán hóa. Tuy nhiên, có không ít nhóm Việt không chịu đồng hóa, đã lui sâu vào cư trú trong vùng rừng núi. Lâu dần, từ người Lạc Việt – tộc đa số trong dân cư – họ bị thiểu số hóa. Những nhóm người như tộc Thủy, Bố Y ở Quý Châu vẫn giữ nhiều nét văn hóa Việt cổ, có thể nói đó là nền văn hóa Việt hóa thạch. Nếu nghiên cứu văn hóa của những tộc người bà con này, chắc chắn sẽ khám phá lại nhiều điều quý giá của văn hóa Việt cổ. Đặc biệt tộc Thủy với 340 ngàn người vẫn giữ được sách Thủy (Thủy thư – 水书) viết bằng chữ Thủy (Thủy tự), loại chữ tượng hình gần gũi Giáp cốt văn nhưng hành văn theo cách nói xuôi của người Việt, một loại văn tự hóa thạch sống, được Trung Quốc coi là bảo vật.
- Tước bỏ quyền thừa kế với truyền thống và văn hóa Nam Việt.
Sáp nhập đất đai và dân cư Âu Lạc, Nam Việt thành quốc gia lớn trong khu vực. Trái với quan niệm phổ biến cho đến nay là Triệu Đà dùng kế sách “nội đế ngoại vương” (bên trong xưng đế nhưng đối với nhà Hán thì xưng vương), suốt đời mình, Triệu Đà xưng danh hiệu Triệu Vũ Đế và cháu ông cũng xưng đế mà bằng chứng là chiếc ấn bằng vàng, kich thước 310 x 310 mm (lớn hơn mọi con ấn của vua Hán) khắc bốn chữ Văn Đế hành tỉ (文帝行璽) tìm thấy trong lăng mộ. Sau khi phát hiện lăng mộ Triệu Văn Đế, người Trung Hoa đã lập khu trưng bày di tích này với khoảng 2500 hiện vật đặc sắc, trong đó đại đa số là thuộc văn hóa Việt. Do coi đây là của người Trung Hoa nên giới sử học Việt chưa hề có nghiên cứu nào về di chỉ quan trọng này.
Để mất những mối liên hệ trên, không chỉ là nỗi đau của người Việt Nam, dòng cuối cùng của Bách Việt còn độc lập và giữ được cương thổ. Nguy hại hơn, nó cắt đứt mối liên hệ với quá khứ, khiến cội nguồn, lịch sử và văn hóa Việt trở nên chông chênh trên không chằng, dưới không rễ !
Từng có cuộc tranh biện giữa học giả hai nước Trung Việt về trống đồng Vạn Gia Bá và Đông Sơn, cái nào có trước ? Do từ chối Nam Việt nên học giả Việt Nam bỏ mặt trận, thúc thủ lui về biên giới Việt Nam hiện tại, để rồi cố sức một cách vô vọng cho rằng trống Đông Sơn có trước ! Nếu không tự từ bỏ Nam Việt, học giả Việt Nam có thể dõng dạc tuyên bố : “Với công nghệ định tuổi đồ đồng hiện nay cùng tình trạng cổ vật khi thu hồi, không thể định tuổi chính xác hai loại trống đồng trên. Tuy nhiên điều này không thật có ý nghĩa vì trống Đông Sơn cũng như Vạn Gia Bá đều là sản phẩm sáng tạo của người Lạc Việt, tổ tiên chúng tôi trên đất đai mênh mông của người Lạc Việt từ nam Dương Tử tới miền Trung Việt Nam, ở thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên !”.
Tuy là chuyện của quá khứ nhưng lịch sự luôn gắn bó mật thiết với cuộc sống hiện tại. Những nhận thức và quyết định không thỏa đáng về lịch sử đưa tới những di họa khó lường. Bởi vậy, thiết nghĩ, chúng ta cần có những nghiên cứu nghiêm túc và kĩ càng về vấn đề này và các vấn đề khác của lịch sử dân tộc.
Mùa giỗ Tổ năm Quý Tỵ
Triệu Vũ Đế (趙武帝, húy Triệu Đà ; 257.trCN/239.trCN – 137.trCN) – là vị hoàng đế mở đầu cho lịch sử nước Nam Việt, cũng là người đầu tiên xưng đế ngang hàng với vua chúa Trung Hoa. Sử sách Trung Hoa kể rằng, ông thường tỏ ra ngạo mạn và ngồi xổm tiếp sứ thần nhà Hán.
Tranh vẽ Triệu Đà.
Tượng Triệu Đà cưỡi ngựa.
Tượng Triệu Đà cưỡi ngựa.
Tượng Triệu Đà tại khu lưu niệm ở Quảng Châu.
Tượng Triệu Đà và hoàng hậu người Việt tại đền thờ ở huyện Kiến Xương (Thái Bình).
Triệu Văn Vương (趙文王, húy Triệu Mạt, Triệu Muội, Triệu Hồ ; 175.trCN – 124.trCN) – là con trai của Triệu Trọng Thủy, do Trọng Thủy mất sớm nên được Vũ Đế chọn nối ngôi.
Triệu Minh Vương (趙明王, húy Triệu Anh Tề ; ? – 115.trCN) – là hoàng đế thứ ba của nhà Triệu và cũng là vị hoàng đế Nam Việt duy nhất lập hoàng hậu người Hán (Cù Thị).
Triệu Dương Vương (趙陽王, húy Triệu Kiến Đức ; ? – 111.trCN) – là hoàng đế cuối cùng của nhà Triệu, do Thừa tướng Lữ Gia đưa lên ngai vàng, nhưng do binh lực của nhà Tây Hán quá mạnh nên Nam Việt phải chịu khuất phục.
Thái hậu Cù Thị – nguyên nhân trực tiếp gây ra sự rối ren của nước Nam Việt. Bà là người Hàm Đan (nước Triệu), thành thân với thái tử Anh Tề trong thời gian ông làm con tin ở Trường An. Sau khi Anh Tề lên ngôi (hiệu Triệu Minh Vương) thì được tấn phong hoàng hậu. Cù hậu là mẹ của thái tử Triệu Hưng (lên ngôi với tước hiệu Triệu Ai Vương), bà tư thông với An Quốc quân Thiếu Quý (sứ thần nhà Hán) và muốn quy phục nhà Hán. Việc này bị Thừa tướng Lữ Gia phát hiện và phản đối, năm 112.trCN, Lữ Gia cầm quân đánh vào nội cung, giết Cù thái hậu, Triệu Ai Vương và Thiếu Quý, đưa hoàng tử Triệu Kiến Đức lên ngôi.
Long hổ – biểu tượng quyền lực của nhà Triệu.
Bảo tàng cung đình nhà Triệu tại Quảng Châu.

Bản tin tiếng Anh


  • Worried parents drive imported milk sales (Washington Post) - According to the China Dairy Industry Association, in the first four months of this year, China imported dairy products amounting to 596,200 tons, up 24.6 percent year-on-year.
  • Recovery on horizon for rare earth sector (Washington Post) - Rare earth demand and prices are expected to grow slowly, after hitting two-year lows, according to an official at China's industry association.
  • New High-speed railway starts operation (Washington Post) - The Nanjing-Hangzhou-Ningbo high-speed railway that stretches across East China's Yangtze River Delta began officially put into operation on July 1.
  • Taking the reins of great change (Washington Post) - About 20 kilometers from the Sino-Mongolian border, yurts are scattered around the vast greenness of one of the best-known pasturelands in the region.
  • Further reforms on track to sustain growth (Washington Post) - China is unlikely to become the next breaking point and deepen the global financial crisis, scholars and experts agreed at the Third Global Think Tank Summit on Saturday. They are confident that details of reforms to be released in the second half of the year will create more space for the economy to maintain stable growth.
  • Life by a thousand cuts (Washington Post) - Born with brittle bone disease, Zhang Yonghong is only half a meter tall and must use a wheelchair.
  • The art of the sleuth (Washington Post) - Former FBI investigator Robert King Wittman has written a book about his career tracking down the world's top art thieves.
  • Unraveling the secrets of the Silk Road (Washington Post) - Traditional Chinese medical practitioners have often promoted the Chinese belief that foods have intrinsic "hot" and "cold" properties, but readers might be surprised to learn that the idea actually originated in Greece with the physician Hippocrates (460 BC).
  • Li Na edges Zakopalova to reach last 16 (Washington Post) - China's Li Na fought back from one set down to beat Czech 32nd seed Klara Zakopalova on Saturday to reach the fourth round of the Wimbledon Championships.
  • Yao, Noah give basketball lesson to school kids (Washington Post) - Former NBA star Yao Ming watches a student as he helps him improve his basketball skills during his visit to Huilei School in Beijing’s Changping district, on June 30, 2013.
  • China urges Abe to face up to history (Washington Post) - China on Wednesday pressed Japan's politicians to face up to the country's aggression past to avoid souring relations with other Asian countries.
  • Anti-terror drill staged in Xinjiang (Washington Post) - Hami city held an anti-terrorism drill with police, armed police and military after a deadly terrorist attack left 24 dead in Shanshan county of Turpan prefecture last week.
  • No China-US rivalry in booming Africa (Washington Post) - China and the US have already worked on joint efforts in Africa. The claimed competition between China and the United States is more of a result of political bias.
  • ROK president visits Terracotta Warriors (Washington Post) - The President of the Republic of Korea, Park Geun-hye, tours the famous excavation site of the Terracotta Warriors in Xi'an, Northwest China's Shaanxi province, on June 30, 2013.

Giá lúa thấp hơn giá ốc bươu vàng: SỰ THẬT ĐẮNG LÒNG



Xin giới thiệu các bạn một bài tôi viết trong [nói theo kiểu thời thượng] bức xúc. Đó là vấn đề giá lúa và tầm ảnh hưởng của nó đến cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Câu chuyện giá lúa tôi biết được khi về thăm nhà vào cuối tháng 6 vừa qua. Nghe bà con trong làng nói chuyện giá lúa không bằng giá ốc bươu vàng tôi cứ tưởng họ nói chơi cho vui, chứ có ai ngờ đó là sự thật. Một sự thật đắng lòng.
Tôi hứa với bà con là sẽ viết một bài để cho cả nước biết về tình trạng này. Hứa xong rồi loanh quanh với công việc nên … quên. Mãi đến khi đọc bản tin ông bộ trưởng thương mại Thái Lan bị cách chức, tôi mới nhớ lại và viết ngay. Tôi gửi cho mấy bác trong sgtt.vn vì họ đang có một loạt bài về nông dân và nông thôn. Hình như bài sẽ đăng trong số báo ra ngày hôm nay, nên bây giờ tôi có thể chia sẻ cùng các bạn cái sự thật đắng lòng đó. Viết bài này mà tay tôi cứ run run vì giận.
Bài đã đăng trên sgtt.vn: http://sgtt.vn/Goc-nhin/181132/Gia-lua-thap-hon-gia-oc-buou-vang-su-that-dang-long.html
Bộ trưởng thương mại Thái Lan, Boonsong Teriyapirom, bị Thủ tướng Yingluck Shinawatra cách chức, vì ông là tác giả của một chương trình nông nghiệp dẫn đến giá gạo Thái cao hơn giá gạo Ấn Độ và Việt Nam, và làm giảm lượng xuất khẩu của gạo Thái. Đọc bản tin này tôi không thể không nghĩ đến và ngậm ngùi cho thân phận của bà con nông dân ở quê tôi, nơi mà giá lúa đang bị hạ thấp đến độ vô lí, nhưng không ai chịu trách nhiệm.
Quê tôi ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Đó là vùng đất được ví von là vựa lúa của Việt Nam, và có thể là một vựa lúa lớn trong vùng Đông Nam Á. Để có cái danh hiệu đó, người dân quê tôi phải bán mặt cho đất bán lưng cho trời trên những cánh đồng. Suốt năm này sang năm khác, người nông dân ở đây phải đương đầu với rất nhiều thiên tai, thảm họa, và vì thế cuộc sống của họ càng ngày càng chật vật hơn.
Vài năm trước, vùng ĐBSCL kinh qua một thảm nạn có tên là “ốc bươu vàng”. Đó là loại ốc do ai đó vì lí do nào đó đã “du nhập” từ China hoặc Đài Loan về Việt Nam. Những con ốc sinh sôi nảy nở với tốc độ chóng mặt. Nhưng chúng cũng tàn phá ruộng lúa theo tốc độ cấp số nhân. Những cây lúa chưa kịp lớn đã bị chúng “cắt” ngang. Trong một thời gian dài, Nông dân quê tôi khốn đốn với chúng, nhìn lúa bị huỷ hoại mà không làm gì được. Có năm, như 2010, có hàng chục ngàn ha bị chúng phá sạch. Chẳng ai chịu trách nhiệm. Trong khi đó thì người dân phải tìm cách đối phó. Đến vài năm sau người ta mới tìm thấy “tác dụng” của ốc bươu vàng: làm thức ăn cho vịt. Thế là bà con nông dân, kể cả trẻ con, đi ruộng bắt ốc bươu vàng bán cho các trại nuôi vịt. Nhưng ốc bươu vàng được xem là thứ “rác rưởi”, như cây cỏ, nên giá bán cũng rất thấp.
Nhưng điều trớ trêu ngày nay là ốc bươu vàng có giá trị hơn … lúa. Lần đầu tiên trong lịch sử, giá lúa rẻ hơn giá ốc bươu vàng! Khi nghe bà con chòm xóm bàn tán và so sánh một cách hài hước, tôi nghĩ họ chỉ nói đùa cho vui. Nhưng không, lúa ở quê tôi (và vùng ĐBSCL nói chung) có giá trị thấp hơn ốc bươu vàng. Đó là một thực tế. Một kílô ốc bưu vàng giá 15000 đồng. Ba kí lô lúa chỉ khoảng 10000-12000 đồng. Ba kílô lúa không bằng 1 kílô ốc bươu vàng. Tôi không biết có nơi nào mà người ta có thể ăn ốc bươu vàng thay cho gạo. Tôi cũng không biết có nơi nào trên thế giới mà giá lúa thấp hơn giá ốc bươu vàng vốn được xem là một loại rác sinh học.
Người nông dân quê tôi vốn nghèo nay càng nghèo hơn. Trước khi sạ lúa, bà con đã phải vay tiền (từ ngân hàng hay bạn bè, thân nhân) để mua phân bón, thuốc trừ sâu. Giá phân bón và thuốc trừ sâu lúc nào cũng gia tăng theo thời gian. Thành ra, bây giờ khi thu hoạch lúa xong, với cái giá bèo đó thì họ hoặc là lỗ hoặc là huề vốn. Có người sau một mùa vụ thì trắng tay vẫn hoàn trắng tay. Tình trạng này rất nhất quán với con số của Tổng cục Thống kê, rằng trong số những người nghèo nhất nước, 83% là nông dân. Đó là con số đáng báo động.
Chính phủ có Nghị quyết “Về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia” và “đảm bảo người sản xuất lúa gạo có lãi trên 30% so với giá thành sản xuất.” Con số lời 30% có lẽ ru ngủ nhiều người và đẹp trên trang giấy, nhưng trong thực tế thì giá lúa tính chung giảm 30% từ năm 2011 đến 2012. Sở dĩ có tình trạng này là người nông dân bị ép giá khi mới thu hoạch. Nhưng vì phải thanh toán nợ nần nên họ đành phải bán lúa dưới giá sàn. Hậu quả là những con thương hưởng lợi. Thống kê cho thấy trong hai năm 2008-2009, Việt Nam xuất khẩu gần 11 triệu tấn gạo trị giá 5.5 tỉ USD, và tính trung bình giá xuất khẩu là 10,360 đồng một kílô. Trong khi đó giá mua thì chỉ 7000 đồng / kílô gạo. Như vậy, giá xuất khẩu và giá mua chênh lệch đến 3360 đồng mỗi kílô lúa!
Ai là người hưởng lợi? Để trả lời câu hỏi này, có thể nhìn qua qui trình buôn bán lúa và xuất khẩu gạo. Xong mùa vụ, nông dân bán lúa cho các thương lái nhỏ (thường đi bằng ghe trên sông). Các thương lái nhỏ này bán cho thương lái lớn. Trong quá trình đó lúa có thể bị pha trộn và giảm chất lượng. Thêm vào đó là chính sách tạm trữ lúa gạo của Nhà nước vô hình chung tạo cơ hội cho các doanh nghiệp mua lúa và tạm trữ. Các doanh nghiệp này, dù đã được hưởng lợi từ Nhà nước, chọn thời điểm để ép giá lúa, và hệ quả là người nông dân lãnh đủ. Đã có người đề cập đến “nhóm lợi ích nông nghiệp”, và đã đến lúc phải xác minh và nhận dạng nhóm này để thực thi Nghị quyết của Chính phủ.
Với tình trạng như thế thì chẳng ai ngạc nhiên khi thấy cha mẹ “quyết không để con làm ruộng”. Thu nhập của nông dân nếu tính ra còn thấp hơn thu nhập của công nhân trong các hãng xưởng. Do đó, không ai ngạc nhiên khi phụ nữ xếp hàng đi lấy chồng Tàu, Hàn (một số thì bị chết thảm), và vấn nạn này là một quốc nhục. Trong khi đó, nam thanh niên thì đi lang bạt làm thuê ở các khu kĩ nghệ khắp nước. Có nơi (như Thới Bình, Cà Mau) chỉ trong vòng 6 tháng có hàng ngàn thanh niên bỏ huyện đi làm ở các tỉnh khác. Ngày nay, đến mùa gặt lúa nông thôn rất khó tìm nhân công. Thêm vào đó là sự tăng trưởng dân số cộng với sự thiếu qui hoạch đã gây nên sức ép môi trường ghê gớm. Hệ quả là môi trường sống và môi trường canh tác càng ngày càng xấu đi một cách nghiêm trọng. Ở quê tôi, không ai dám tắm sông. Có thể nói không ngoa rằng nền tảng nông thôn vùng ĐBSCL đã và đang lung lay.
Những người dân thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã đưa Việt Nam thành một trong những nước xuất khẩu gạo và nông sản hàng đầu thế giới. Họ đã đóng góp và đem về cho ngân sách hàng tỉ USD mỗi năm. Ấy thế mà người dân vùng ĐBSCL bị thiệt thòi nhất nước. Đánh giá qua bất cứ chỉ tiêu nào (giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng, đường xá, nhà ở, v.v.) ĐBSCL đứng hạng chót hay áp chót. Đối với người dân ở đây, câu nói ĐBSCL là “vùng đất trù phú” chỉ là huyền thoại và là một sỉ nhục.
Một quan chức cao cấp thuộc vùng ĐBSCL từng giải thích sự sa sút của vùng đất lúa gạo này: “ĐBSCL ở xa trung ương quá, lâu lâu Bộ mới vào một lần. Trung ương mà không sớm thay đổi chánh sách, bỏ rơi thì miền Tây không thoát nghèo được”. Có lẽ chính vì “xa mặt trời” nên tình trạng lúa có giá trị thấp hơn ốc bươu vàng ở vùng ĐBSCL chẳng ai chú ý và chịu trách nhiệm. Người nông dân Thái được ông Bộ trưởng thương mại Boonsong Teriyapirom hỗ trợ về giá cả, và ông bị cách chức. Tôi nghĩ nông dân Đồng bằng sông Cửu Long đang cần một Boonsong Teriyapirom.
Theo Nguyễn Văn Tuấn

BÀI ĐĂNG NGUYÊN VĂN TỪ LAMVIETBLOG!


Sau nhiều năm theo dõi hành tung của nhóm 72, hay còn gọi là nhóm “nhân sĩ – trí thức” thì Lamvietblog bị vướn mắc ở điểm này: Vì sao trước phiên họp trung ương đảng 6 thì nhóm 72 này công khai đứng về phe Sang + Trọng tấn công Nguyễn Tấn Dũng, để rồi sau đó khi Nguyễn Tấn Dũng không bị bãi chức thì họ lại quay sang tấn công Phú Trọng.?
Câu trả lời là đây: Họ chỉ tấn công Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Phú Trọng, mà không hề tấn công Trương Tấn Sang.! (đồng bào có thể kiểm chứng thông tin).
Nhìn lại tổng thể thì Lamvietblog thấy rằng:
Do nhóm Trương Tấn Sang không có quyền lực nhiều, và không nắm được quân đội như Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Phú Trọng, nên lập một liên minh với cái gọi là nhân sĩ – trí thức, và nhân sĩ – trí thức thì sách động nhân dân.
=> Không có quyền lực quân đội nhưng đổi lại có quyền lực nhân dân.!
Như quý vị, đồng bào cũng thấy rất rõ, từ năm 2008 trở về trước xã hội Việt Nam vẫn có tranh đấu dân chủ và nội bộ đảng cộng sản có chút yên ổn hơn hiện tại. Kể từ sau khi khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 và bước qua năm 2009 khi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ban hành hạn chế phản biện đã khiến cho một nhóm cố vấn từng cố vấn cho 2 đời thủ tướng và chính phủ bị mất quyền lực. Mà cũng có thể do họ kém tài hơn các con ruột và con rể của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nên họ bị hạn chế vai trò cố vấn cũng nên (đây là quan điểm riêng của Lamvietblog).!
Vậy hỏi, vì sao nhóm viện IDS này từ năm 2008 trở về trước không sách động nhân dân biểu tình chống Trung Quốc, không phát động “phong trào dân chủ” mà phải đợi đến khi bị hạn chế phản biện bị cho về vườn đuổi gà thì mới thi hành.??
Ấy, tại sao thời điểm họ còn là cố vấn cho các vị thủ tướng trước và chính phủ trước không kêu gọi cải tổ và đổi quốc hiệu VNDCCH và Tam Quyền Phân Lập, mà phải đợi đến những năm 2013 này mới tiến hành.???
Câu trả lời: Đó là níu kéo quyền lực.!
Khi còn tại chức thì chỉ nghĩ đến lợi ích của đảng ban cho, khi bị cho về vườn đuổi gà thì lại níu kéo quyền lực cá nhân, tạo dựng lên cái gọi là “TRÍ THỨC ĐI ĐẦU”.
.
Cũng cần nhắc lại cái thời bùng nổ tranh luận thế nào là phản biện xã hội, lúc trước khi nhận giải thưởng Fields thì Ngô Bảo Châu có vẽ chơi rất thân với bọ Lập (Quế Choa) và nhóm “nhân sĩ” này, sau thời điểm Ngô Bảo Châu nhận được giải thưởng Fields và đứng về phía thủ tướng Tấn Dũng thì Ngô Bảo Châu bị nhóm “nhân sĩ – trí thức” này đập cho te tua tơi tả.!
Hà cớ gì Ngô Bảo Châu bị “đánh hội đồng” như thế.??? Và sau này họ vẫn “đánh hội đồng” Ngô Bảo Châu thông qua Cùng Viết Hiến Pháp.
(Tất cả những thông tin trên đồng bào chúng ta có thể kiểm chứng.!)
.
2 bức tranh trên cho đồng bào thấy được điều gì.???
Câu trả lời: Đó là vì tư thù cá nhân của nhóm 72 mà đứng đầu sách động là nguyên viện IDS do Nguyễn Quang A “cầm đầu”.! Vì đã bị thủ tướng ban hành hạn chế phản biện, bị mất quyền lực “về vườn đuổi gà.”
Thế nên, khi lập ra blog quanlambao, nhóm liên minh 72 + tư Sang đã thể hiện rất rõ ý đồ trả đũa Nguyễn Tấn Dũng, là cũng phải cho Nguyễn Tấn Dũng “về vườn đuổi gà” (như họ).
Như vậy có thể xác định nguyên nhân mất ổn định chính trị và mất đoàn kết nội bộ đảng xuất phát điểm từ việc IDS bị thủ tướng khai trừ mà ra.!!!
.
Có thể thấy sơ bộ một mô hình tổ chức như sau:
- IDS sau khi bị khai trừ, đã liên kết với một số cựu quan chức quen biết trong đó có cả Nguyễn Hữu Vinh (cựu nhân viên an ninh) dưới sự bảo trợ của tư Sang sách động nhân dân lật đổ Nguyễn Tấn Dũng thông qua hình thức bãi nhiệm.!
- Nhưng do còn bị hạn chế về quyền lực, nên liên minh này đã vận động TBT Trọng (người đứng đầu đảng cs) tham gia vào việc bãi nhiệm Nguyễn Tấn Dũng (là một đảng viên cs). Và cũng thông qua quyền lực của TBT Trọng, nhóm này đã vận động rút bớt quyền lực của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mà trao qua cho chủ tịch nước thông qua kỳ họp trung ương 6.
- Sau khi không thể bãi chức Nguyễn Tấn Dũng, họ quay sang “đảo chính” Nguyễn Phú Trọng.
.
Trích ý kiến của Nguyễn Đình Lộc về vấn đề tăng quyền lực cho chủ tịch nước, báo Sài Gòn Tiếp Thị: “Mở rộng quyền chủ tịch nước nhằm tăng cường kiểm soát quyền lực trong bộ máy.”
“Còn với quy định Chủ tịch nước được bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Chính phủ thì tôi nghĩ thế này: theo Hiến pháp hiện hành, vai trò của Chủ tịch nước mang tính nghi thức, xã giao nhiều quá. Nên mong muốn chung, và tâm lý của tôi rất chờ đợi là sửa nhiều về chương Chủ tịch nước theo hướng tăng quyền. Trước đây Hiến pháp của ta đã có, nên nay quy định lại việc Chủ tịch nước tỏ thái độ với văn bản của Chính phủ là rất kịp thời. Hiến pháp năm 1992 quy định Chủ tịch nước là hành pháp nhưng rất ít thực thi quyền lực mà chủ yếu là Chính phủ. Do đó tôi mong muốn những chức danh cao cấp trong bộ máy nhà nước phải thực quyền, vì thế tăng quyền cho Chủ tịch nước như dự thảo sửa Hiến pháp lần này là rất hợp lý. Như thế sẽ tăng cơ chế kiểm soát giữa các cơ quan quyền lực cao cấp. Thẩm quyền của Chính phủ đi vào nhiều vấn đề thì cũng dễ có sai sót nên cần có thiết chế theo sát hoạt động Chính phủ, kịp thời phát hiện quy định thiếu sót và xử lý nó.”
Hoặc bài viết “Tăng Quyền Chủ Tịch nước để có thiết chế luôn giám sát Chinh Phủ” trên báo Dân Trí.
Nguyễn Đình Lộc trong vai trò nguyên bộ trưởng tư pháp “làm cái loa” tuyên vận cho tư Sang và nhóm 72, thế nên ông ta được bầu làm “trưởng phái đoàn đại biểu” của đồng bào vào ngày 4-2-2013.
.
Nhưng có một thực tế cho thấy, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nắm cán cân tài chính ngân hàng được sự hổ trợ đắc lực của cả con gái Thanh Phượng và con rể Nguyễn Bảo Hoàng (giám đốc quỹ tài chính IDG Venture Việt Nam, chi nhánh của IDG Venture Mỹ). Quý vị hãy nhìn vào một thị trường kinh tế của Việt Nam thì thấy rõ, hầu như tất cả các công ty công nghệ thông tin lớn của Việt Nam đều có sự góp vốn của IDG Venture. Nếu giật sập Nguyễn Tấn Dũng sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy cho chính những Cty mà các phe phái khác cũng có quyền lợi trong đó. Mặt khác, còn liên quan đến vụ việc đảng cộng sản vay $600 triệu USD cho Vinashin từ trước và chỉ có thể nhờ Nguyễn Tấn Dũng ngoại giao với bà Hillary Clinton và ông Tony Blair để cứu vãn tình thế.!
Khi không đủ sức gây áp lực lên Nguyễn Tấn Dũng họ quay sang tấn công Nguyễn Đức Kiên (được ví như cái két sắt của Nguyễn Tấn Dũng), và cùng thời điểm bà nghị Hoàng Yến bị kiểm điểm và cách chức đại biểu Quốc Hội, nhóm lợi ích liên minh này thấy bà nghị không còn giá trị sử dụng – hoặc cũng có thể bà nghị này muốn rút ra khỏi liên minh này, nên họ đã dựng nên một kịch bản Hack quanlambao để đá (trừng trị) bà nghị Hoàng Yến ra khỏi liên minh. (Đồng thời cảnh cáo bà nghị này đừng có dại dột tiết lộ thông tin mật chăng.??)
Sau khi hội nghị trung ương 6 diễn ra và Nguyễn Phú Trọng không bãi chức đồng chí X, Trương Tấn Sang sau đó có những buổi tiếp xúc cử tri đã rất tức giận vì điều này, đồng thời đồng loạt các trang blog anhbasam, TTXVA, quanlambao chửi rủa Nguyễn Phú Trọng không tiếc lời, bắt đầu một chiến dịch tiếp theo là hạ uy tín của Nguyễn Phú Trọng. Sách động các blogger khác cùng nhau lên án Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Phú Trọng, điều mà các blogger khác không hề hay biết và vô tình trở thành “cái loa” cho nhóm 72 này.
Như vậy có thể thấy rõ một tiến trình được chuẩn bị:
- IDS bị thủ tướng cho về vườn – sách động nhân dân bãi nhiệm Nguyễn Tấn Dũng – mượn tay Nguyễn Phú Trọng để cắt bớt quyền lực của Nguyễn Tấn Dũng – dùng việc Tấn Dũng không bị bãi chức để tấn công Nguyễn Phú Trọng.
Nhân thêm vụ Nguyễn Phú Trọng phát biểu về đảng viên thoái hóa tư tưởng, đã bị nhóm liên minh này ra sức khai thác để đánh gục uy tín của Nguyễn Phú Trọng. Họ lôi ra hình mẫu Hồ Chí Minh để quay về VNDCCH, họ lôi ra các phát biểu của Hồ Chí Minh để hạ thấp giá trị của Nguyễn Phú Trọng, đánh tan tát Nguyễn Phú Trọng.
Trước đây để lấy lòng dân chống cộng, nhóm lợi ích này đã lên án việc tôn thờ thoái hóa Hồ Chí Minh của đảng cộng sản Việt Nam, nay vì lợi ích cá nhân họ lại lôi Hồ Chí Minh ra để làm bức bình phong tấn công Nguyễn Phú Trọng. Hóa ra, mọi tội lỗi đảng viên làm ra thì cứ lôi những câu nói của Hồ Chí Minh ra làm tấm khiêng che chắn là thoát tất tần tật. Vì có tên đảng viên nào dám nói Hồ Chí Minh sai bao giờ.!!
Nếu nhóm liên minh lợi ích này mà nắm quân đội có lẽ đã tiến hành đảo chính lật đổ Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Phú Trọng.!!!
.
Nhóm 72 này họ là những đảng viên cộng sản, vậy những bài viết của họ bài xích cộng sản vì sao.???
Trong thư kiến nghị 72, họ tự cho họ là những người cộng sản trung thực.!
Mắc xích là đây, họ biểu tình chống Trung Quốc (không chống Đài Loan) và lên án những tên cộng sản không chống Trung Quốc, cản trở họ xuống đường là “hèn với giặc – ác với dân“, ngầm trong đó họ đề cao họ là người cộng sản yêu nước, cộng sản trung thực.!
Như vậy có thể thấy, họ đã tự chia cộng sản ra làm hai loại:
1 loại cộng sản chống Trung Quốc (không chống Đài Loan) là yêu nước, là cộng sản trung thực.
1 loại cộng sản chống lại tinh thần yêu nước của loại cộng sản kia là loại cộng sản hèn với giặc ác với dân.
Trích thư kiến nghị 72 có đoạn:
“Việc đảng cầm quyền chấp nhận cạnh tranh chính trị là phù hợp với xu thế lịch sử, là điều kiện cho sự phát triển của đất nước, đáp ứng đòi hỏi của nhân dân, kể cả các đảng viên trung thực của Đảng Cộng sản Việt Nam trước bối cảnh hiện nay của đất nước.”
Thế nào là đảng viên trung thực của đảng cộng sản Việt Nam, và thế nào là đảng viên không trung thực của đảng cộng sản Việt Nam.???
Điều trên cho chúng ta thấy kết quả là gì.?
Họ tự cho họ là những đảng viên trung thực của đảng cộng sản Việt Nam nên họ “đứng lên đấu tranh” chống lại những tên cộng sản không trung thực. Hóa ra những người tự do, những người không là đảng cộng sản vô tình thấy nhóm 72 này chống “cộng sản không trung thực” mà cứ ngỡ là họ đang chống cộng sản để thực thi dân chủ và nhân quyền.!
Tai hại, rất tai hại thưa quý vị…. Đồng bào đã bị mắc lừa, vì cộng sản họ tự tiêu diệt lẫn nhau vì tranh giành quyền lực cá nhân. Hoàn toàn không nhằm mục đích vì lợi ích của toàn dân và của cả dân tộc, và điều đặc biệt hơn nữa là họ không hề vì Dân Chủ và Nhân Quyền, không vì Tam Quyền Phân Lập.
Nhân tiện Lamvietblog cũng xin thưa, người có trí tuệ và gọi là trí thức chân chính không ai xây dựng quyền lực riêng cho họ là TRÍ THỨC, mà họ sẽ dùng tài và trí tuệ của họ để thúc đẩy xã hội phát triển mà không màn danh vọng. Còn trí thức mà khẳng định đinh ninh mình là trí thức hàng đầu, đi đầu thì chỉ là TRÍ THỨC HÁO DANH VỌNG & QUYỀN LỰC CÁ NHÂN (thứ này là vứt đi vì chỉ sinh ra độc tài).!
Xin quý vị lưu ý và nhớ cho, nhóm 72 đại đa số là những cộng sản gốc.!!

Đừng nghe những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn những gì cộng sản làm.!!

Đảo chính được Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Phú Trọng được rồi thì họ sẽ làm gì.??? Xây dựng một lực lượng cộng sản “trung thực” ư.?? Thế nào là cộng sản trung thực.???
Cộng sản mà có trung thực thì họ đã đề xướng cải cách từ khi còn tại chức rồi thưa quý vị, chứ không phải bị cho về vườn đuổi gà mới đòi cải cách để lưu danh “trí thức”.!!!
Trong dân gian vẫn có câu nói thế này đáng để chúng ta suy ngẫm: Lưu manh giả danh trí thức.!
Lamvietblog chỉ trăn trở cho đồng bào, cho dân tộc Việt Nam liệu đấu tranh dân chủ và nhân quyền để thoát ra khỏi cái ách cộng sản Hồ Chủ Tặc này thì có lọt vào ách ”trí thức độc tài” tham vọng quyền lực không.?
Cũng như sự vụ Nguyễn Đình Lộc làm”trưởng phái đoàn đại biểu” nuốt không trôi, vậy liệu rằng liên minh đảo chính Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Phú Trọng này có thành công.???
Việc xuất hiện của tusangnhamhiem đã khiến cho nhóm liên minh lợi ích này phải xanh mài mặt mũi.
Cây không ngay nên sợ chết đứng.!!!