Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 18 tháng 7, 2011

Hình ảnh xấu hổ - Blog TDN

Thứ hai, ngày 18 tháng bảy năm 2011

Hình ảnh xấu hổ

anh AP Nhại lời giáo sư Ngô Bảo Châu: có cố tình làm mất thể diện quốc gia chắc cũng khó mà làm hơn cái trò bắt người dân biểu tình thể hiện lòng yêu nước như bức ảnh này.

        
       

            Sau bức ảnh bắt anh Phan Nguyên, một thanh niên tham gia biểu tình phản đối Trung Quốc tại TP HCM hôm 12- 6

2medfd3
          Thêm một bức ảnh nữa chụp cảnh lực lượng Công an đang bắt một thanh niên tham gia biểu tình ngày 17-7 tại Hà Nội bằng cách khiêng như... súc vật:
anh AP
          Có thể nói đây là 2 bức ảnh phản cảm nhất và đáng xấu hổ trong chiến dịch trấn áp những làn sóng biểu tình phản đối Trung Quốc những ngày qua.
          Bức ảnh thứ nhất chụp cảnh bắt anh Phan Nguyên không rõ tác giả (bạn đọc nào biết xin mách cho biết tác giả bức ảnh này).
          Bức ảnh thứ hai của hãng tin AP (bạn đọc nào biết người bị khiêng là ai xin cho biết chính xác họ tên).
          Hi vọng hai bức ảnh... ấn tượng trên sẽ lọt vào danh sách bình chọn “Bức ảnh của năm 2011” trên trang web Trương Duy Nhất trong dịp cuối năm nay.
__________
          Bổ sung đoạn video bạn đọc vừa gửi quay cảnh chàng thanh niên này (tên là Nguyễn Trí Đức) sau khi bị bắt khiêng đến chỗ xe bus thì xuất hiện thêm một người mặc thường phục đứng sẵn trên xe dang chân đạp thẳng vào mặt Đức, xong họ khiêng anh vứt lên xe.

Tin thứ Ba, 19-07-2011 -ABS

Tin thứ Ba, 19-07-2011

Đăng bởi basamnews on 19.07.2011
Thông báo: Quý độc giả có thể vào xem 5 video, trong số các video biểu tình hôm Chủ Nhật vừa qua, đã được lưu trữ ở cột bên trái của trang này. Năm video này được đặt cố định ở đó cho tới khi đổi video mới, nên độc giả có thể xem bất cứ lúc nào.

Tin thứ Ba, 19-07-2011

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
* ĐẶC BIỆT VỀ BIỂN ĐÔNG:
- Bài của Nguyễn Tường Thụy hôm qua đã điểm rồi nhưng cần điểm lại: Nhật ký biểu tình (DLB). Trong bài tác giả có nói đến người đàn ông đã bị các “bạn dân” khiêng và đạp vào mặt là Nguyễn Trí Đức, sinh năm 1976. Tác giả còn cho biết nghi vấn về an ninh Trung Quốc có mặt cùng với các “bạn dân” ở Mỹ Đình. “Khi xe đi về Mỹ Đình, chúng tôi kiểm quân, đếm được 21 người, tất nhiên không tính những người áp giải chúng tôi. Có một tay thanh niên chừng ngót 30 tuổi. Hỏi gì hắn cũng không nói, chỉ ngơ ngác nhìn. Mọi người  bảo, nó không nói được, vậy đúng là an ninh TQ rồi. Chợt nhớ tới cuộc biểu tình lần thứ 5, có nghi vấn rằng an ninh TQ cũng tham gia giám sát biểu tình. Nếu vậy thì … thôi rồi, đất nước ơi!” Cũng xin nhắc tác giả rằng, “nó không nói được” biết đâu nó bị câm? Cũng có thể nó là người nước khác, không phải TQ? Cũng có thể nó là người TQ vào giúp dân ta vì “láng giềng hữu nghị” mà!  He He! Lần sau các bác có gặp những người này ráng tìm hiểu kỹ hơn. Và đây là thông tin về người đứng trên xe buýt đã đạp vào người đàn ông biểu tình (DLB). Thông tin về người tên Minh này đúng, sai, nhờ độc giả kiểm chứng.

<= Còn đây là tin ngư dân ta bị “bạn láng giềng” nện một trận tơi bời: Chuyến đi biển bầm giập của thuyền trưởng Nguyễn Thừa (SGTT). “‘Sau đó, một người Trung Quốc mặc đồ lính cầm súng đứng trên bo bo, còn khoảng mười người nhảy lên tàu cá, tay cầm súng tiểu liên, dùi cui điện, máy quay phim’, anh Thừa nhớ lại. ‘Tui vừa bước ra khỏi ghế cầm lái, hai người Trung Quốc đã nhào vào đánh. Tui đưa tay vừa đỡ, vừa né đòn của mấy thằng lính to con. Trong lúc né tránh, tui bị tụi nó gí dùi cui điện châm sau lưng, nên tui văng xuống biển. Sau đó, bọn họ đưa dây kéo lên…’ Không chỉ thuyền trưởng bị đánh, những ngư dân còn lại trên tàu cũng bị mấy người Trung Quốc đánh tới tấp bằng dùi cui, bằng tay chân và báng súng.” Ước gì “bạn dân” hoặc “đầy tớ của dân” có mặt ngoài đó!?
- Báo Đài Loan The China Post đăng hình đoàn biểu tình cầm cờ hải tặc Trung Quốc cũng đâu có sai: Vietnam police stop 2nd anti-China rally (China Post). Chắc hình này tới tay “bạn láng giềng”.=>
- Phỏng vấn Giáo sư Phạm Duy Hiển (Hà Nội) và nhà thơ Đỗ Trung Quân (Sài Gòn): Hành động đàn áp biểu tình phản đối Trung Quốc gây bất bình trong dư luận   —  (RFI).
- Nguyễn Bắc Truyển: Đánh đồng bào mình: hành động của kẻ man rợ (DLB).   – Phương Bích: Những người không bao giờ “chết” (DLB) “Một cậu tên Chính kể: hôm nay cháu bị khuân vác không khác gì Phan Nguyên, y như một con vật giữa thủ đô, chúng nó còn đánh cháu, đạp vào người cháu. Một cậu to lớn như hộ pháp cũng kể bị đạp cả vào miệng. Cậu ấy nói chẳng qua mình là người dân, chống lại thì lại bị quy là chống người thi hành công vụ chứ tay bo thì anh em mình chấp cái lũ chó ấy ngay. Cô giáo trẻ Vân Anh kể bị túm tóc giật ngược trở lại”.
<=- Biết rồi, nhục lắm! đừng nói nữa (Nguyễn Đình Đông). “Đành rằng ai cũng có một nghề để kiếm sống. Một vài nghề bình thường, một vài nghề còn vinh quang nữa, công an cũng chỉ là một nghề, nghề vinh quang đấy, nhưng nó chỉ vinh quang khi người công an xả thân bảo vệ Nhân dân ‘Thức cho Dân ngủ ngon, gác cho Dân vui chơi’. Còn, khi đứng về phía bọn cướp biển, về phía bọn bán biển thì thực ra các anh, các bạn đang làm ô nhục nghề nghiệp của mình.” – Ai xúi dục biểu tình ?   —  (Người buôn gió). – Từ cái bắt tay đến bắt bớ (Mẹ Nấm blog).
- CHÍNH PHỦ ĐỪNG ĐI MỘT MÌNH (BS Huy) “Dân muốn đồng hành cùng chính phủ. Dân muốn đứng sau lưng chính phủ, để trên cuộc đàm phán, bất kỳ thế lực ngoại bang nào cũng thấy, đằng sau vị sứ giả Việt là cả một dân tộc đang cuồng nộ, quyết đem máu để bảo vệ từng tấc đất cha ông”.
Độc giả méc:
Đúng là con cháu bà Trưng, bà Triệu!
- Độc giả méc bài hát cho các em thiếu nhi: ĐẤT NƯỚC EM (NgoNguyenTran/ Youtube). “Đất nước em có 2 quần đảo xanh/ Ngoài biển Đông thuộc lãnh hải Việt Nam/ Là Hoàng Sa và Trường Sa thân yêu”. Các em nhỏ hát “Hoàng Sa, Trường Sa thân yêu”, chứ không phải là bãi hoang chim ỉa như đồng chí Ba Náo, nguyên Bí thư chi bộ, hiện là Chi ủy viên chi bộ đã nói?
- Bài phỏng vấn GS Carl Thayer về vấn đề biển Đông với nhiều thông tin thú vị: ASEAN United Front – Mặt trận thống nhất ASEAN (GS Carl Thayer).
- Tổng thư ký ASEAN: Ðàm phán Bali sẽ đề cập đến tranh chấp Biển Ðông.   - ASEAN sẽ hoàn tất quy tắc hướng dẫn thi hành Tuyên bố ứng xử ở Biển Đông cuối năm nay  —  (RFI). – Biển Đông – Việt Nam muốn ASEAN là diễn đàn cho các đàm phán: South China Sea: Vietnam wants ASEAN as forum for negotiations (Asia News). “Vietnam now wants the issue of sovereignty to be debated in an international forum and has called on the United States and ASEAN to play a role in finding a peaceful solution through negotiations that would also guarantee free shipping in the sea”.
- Mặc dù có tin Nghị quyết 352 về biển Đông đã được Hạ viện Mỹ thông qua, nhưng theo CTV của BS thì nghị quyết này mới được đệ trình lên Hạ viện Mỹ, chưa được thông qua. Phải còn trải qua thêm 2 bước nữa là “Reported by Committee” và “House Vote” mới biết được Hạ viện có thông qua hay không. Mời bà con vào đây xem tình trạng của Nghị quyết 352. Nghị quyết về Biển Đông được đệ trình lên Hạ viện Mỹ (DVT).
- Báo Trung Quốc: căng thẳng vẫn còn ngay cả sau chuyến viếng thăm của Tham Mưu trưởng Liên quân Mỹ, Mike Mullen Tensions remain even after Mullen’s visit (China Daily). Bài báo này nói về 3 mâu thuẫn chính giữa 2 nước Trung – Mỹ sau đây, là nguyên nhân gây ra căng thẳng giữa 2 nước:
1- Lập trường khác nhau về tự do đi lại trên biển: Trung Quốc chỉ muốn “tự do” là các tàu bè thương mại được tự do lưu thông trên biển, trong khi Mỹ quan tâm nhiều hơn về sự tự do tuần tra, do thám của Mỹ trong khu vực.
2- Mỹ củng cố sự hiện diện ở ĐNA và tổ chức các cuộc tập trận với các nước có tranh chấp lãnh hải trên biển Đông, hành động này vào thời điểm nhạy cảm được xem như Mỹ có sự lựa chọn đứng về bên nào.
3- Trong khi Bắc Kinh đòi giải quyết tranh chấp với các nước láng giềng trên cơ sở song phương thì Mỹ lại ủng hộ mãnh mẽ phương cách đa phương.
- Tác giả khuyên chính phủ Mỹ nên nghe theo Thượng Nghị sĩ Jim Webb, tập trung vào vấn đề châu Á, thay vì Trung Đông: America’s ‘Munich Moment’? (The Diplomat). Liền thì có “bạn láng giềng” vào comment: “Tôi thích Jim Webb, nhưng trong trường hợp này, ông ta đứng về phía vợ, là người Việt Nam”. “I liked Jim Webb, but in this case, he is just taking the side of his wife, who is a vietnamese.”
Trong bài có đoạn: “Another way of looking at the South China Sea, then, is this: has Beijing built up a similarly unambiguous record of aggression, rendering any compromise between the United States and China a sellout of friendly Southeast Asian governments—a result Washington ought to foresee and avert?” Tạm dịch: Một cách khác để xem xét vấn đề biển Đông, đó là: Bắc Kinh đã gia tăng kỷ lục về sự hiếu chiến rành rành, làm cho bất kỳ sự thỏa hiệp nào giữa Mỹ và Trung Quốc, là bán đứng chính phủ các nước Đông Nam Á thân thiện, một kết quả Washington nên thấy trước và ngăn chặn. Bài này: China Daily “quýnh” ông James Holmes, tác giả bài báo trên The Diplomat.  “It seems unlikely the United States will appoint itself spokesperson for Asian governments in the South China Sea, according to James Holmes, associate professor of strategy at the US Naval War College, in an article on the website of The Diplomat on July 17, 2011”.
- Vì sao Trung Quốc muốn biển Đông? Theo bài báo, là vì chiến lược hạt nhân của Trung Quốc để thống trị ở biển Đông: Why China Wants South China Sea (The Diplomate). “It’s clear that China’s claims and recent assertiveness have increased tensions in this key body of water. Yet while most attention has focused on Beijing’s appetite for fishery and energy resources, from a submariner’s perspective, the semi-closed sea is integral to China’s nuclear strategy. And without understanding the nuclear dimension of the South China Sea disputes, China’s maritime expansion makes little sense.”
- Trung Quốc phụ thuộc quá lớn vào dầu mỏ ở Trung Đông tiếp tục thúc đẩy tranh chấp với các nước láng giềng trên biển Đông: Mideast Oil Drives China Disputes (RFA English).“A Radio Free Asia review of China’s customs data found that nearly half of the country’s imported oil has come from the Middle East and North Africa this year. The proportion rises to nearly 80 percent with the inclusion of other African sources such as Angola and Sudan.” =>
- Cư dân Philippines giữ đảo: Filipinos fly flag in South China Sea (AFP). Chính phủ Phi khuyến khích người dân đến sống ở các hòn đảo trên biển Đông, bằng cách giúp họ công việc làm, nhà ở, cung cấp miễn phí: gạo, dầu ăn, đường, mì, đồ hộp…Residents are attracted there by the government-provided jobs and housing, as well as the free provisions of essentials such as rice, cooking oil, sugar, noodles and canned food.”
- Năm dân biểu Philippines trong Quốc Hội Philippines sẽ đến thăm quần đảo Trường Sa thứ Tư này: House contingent to visit Spratlys on Wednesday (Nation). Chắc đại biểu QH khóa 13 của ta mới được dân bầu cũng sẽ ra thăm Trường Sa?
- Phỏng vấn TS Nguyễn Xuân Diện, blogger Gốc Sậy và Giáo sư Nguyễn Huệ Chi: Hành xử của công an với người biểu tình  —  (RFA) Đã nói rằng là yêu nước là phẩm chất, là tố chất đẹp nhất mà bây giờ lại đi đánh vào yêu nước thì anh nghĩ là gì? phải chăng chính quyền đang trở thành cảnh sát?”.  – Hình ảnh xấu hổ (Trương Duy Nhất).   – Cú đạp dã man vào lòng yêu nước “…cú đạp dã man ấy đã đạp đứt tan chữ “nhân dân” trong cái tên của nó”.
- Trần Trường Thủy: Những diễn biến mới trên Biển Đông (TVN/CSIS).
- Chinese Military Chief’s Rudeness Bodes Ill for the Future (Chosunilbo). Tạm dịch: “Sự khiếm nhã của người đứng đầu quân đội Trung Quốc báo trước điều không hay cho tương lai. Bài nói về tướng Trần Bỉnh Đức khi gặp ông Kim Kwan-jin, Bộ trưởng Quốc phòng Nam Hàn, đã bỏ 15 phút nói xấu Mỹ trong bài diễn văn. Bài báo cho biết: “Những lời bình luận của Trần Bỉnh Đức là khiếm nhã và vi phạm nghi thức ngoại giao. “Chen’s comments were discourteous and violated diplomatic protocol.”
- Gia tăng ảnh hưởng của Mỹ ở châu Á: US delegation tours Pacific island states (World Socialist Web Site). Phái đoàn Mỹ đi thăm 9 nước là các đảo ở Tây Thái Bình Dương, đó là các nước: Kiribati, Samoa, Tonga, Solomon Islands, Papua New Guinea, Palau, Federated States of Micronesia và the Marshall Islands.
- Hoa hậu HIV: quê hương đất nước, trách nhiệm của mọi người  —  (RFA)
- ‘Chống thù địch, bảo vệ Đảng và Nhà nước’  —  (BBC) Đặc biệt, nhiệm vụ bảo vệ Đảng cầm quyền được đặt lên trước “bảo vệ Nhà nước, bảo vệ chế độ Xã hội Chủ nghĩa, bảo vệ nhân dân”.
- Bàn giao và hạ thủy tàu thứ ba cho Cảnh sát Biển (TTXVN).
- Joseph S.Nye. Jr: Bàn về sức mạnh mềm (Phần 1) (TS).
- Lá gan nghị sĩ  —  (Tuanddk) “Hôm qua, ông Vũ Mão, nguyên một quan chức cấp cao của QH cho rằng đưa vấn đề Biển Đông ra trước QH là việc làm “cần thiết”, “đúng đắn”, và “như vậy mới đảm bảo tính kịp thời”. Ông Mão cũng cho rằng: “Sản phẩm phải là một Nghị quyết”. Một nghị quyết để các nghị sĩ có thể ngẩng cao đầu. Một nghị quyết để nhân dân hiểu được trách nhiệm và thái độ của QH trước một vấn đề hệ trọng của đất nước. Nhưng, vẫn phải viết ra một chữ nhưng, nhiều khả năng Chính phủ sẽ chỉ có một báo cáo về công tác bảo vệ chủ quyền, an ninh, trật tự vùng biển đảo, liên quan đến tình hình biển Đông, để “các đại biểu tự nghiên cứu”. Sẽ lại là một nụ cười đồng loã với lạm phát? Sẽ lại là sự trật tự trong im lặng với tình hình Biển Đông đang căng như dây đàn? Điều này phụ thuộc vào lá gan của các nghị sĩ dù quyền miễn trừ đối với những phát biểu công khai trên nghị trường vẫn là bất biến. Một Quốc hội thực sự xưng là đại diện không thể lảng tránh những vấn đề người dân quan tâm”.
- Nguyên PTT Vũ Khoan: “Cần có trái tim nóng và cái đầu lạnh” (TVN).
- Nhiều phương án lựa chọn cơ cấu Chính phủ khóa XIII (VnMedia).
- Làm bộ trưởng vừa khó vừa dễ (VNN) “Tiêu chuẩn cho chức danh bộ trưởng có nhiều, trong đó có 2 tiêu chuẩn: phải là ủy viên trung ương và về nguyên tắc đã kinh qua vị trí lãnh đạo, quản lý ở cấp tỉnh. Hai tiêu chuẩn quan trọng này đã loại đi khá nhiều người có năng lực thực sự, có trình độ đủ sức làm bộ trưởng. Không đổi mới vấn đề này, rất khó có được các bộ trưởng giỏi trong Chính phủ. Thậm chí bộ trưởng có nhất thiết phải là đảng viên hay không cũng cần đặt ra để xem xét”.
- Tự do ngôn luận: Mừng hay lo? (VEF/Economist). “Về nguyên tắc, nên vui mừng cho tự do ngôn luận này. Một môi trường báo chí có sự tham gia của toàn xã hội, với phạm vi và nguồn tin đa dạng. Tuy nhiên những người cai trị độc tài lại lo sợ nhiều hơn“.
- Hic! Đọc cái tựa nầy, người ta dễ hiểu lầm là mấy tay cảnh sát London nghe lén điện thoại nên phải từ chức: Nghe lén điện thoại: Giám đốc và Phó Giám đốc Cảnh sát Luân Đôn từ chức (Tin tức)  – Còn cái tựa nầy cũng ngộ: Phóng viên cáo giác tờ NoW nghe lén đã tử vong (TTXVN). Thứ nhất, “NoW” là cái gì? Coi chừng lầm với cái này: NOW.vn – Mạng thương mại điện tử theo phong cách Việt Nam. Thứ hai: chỉ khi đưa tin tiếp về một trường hợp nạn nhân đang nguy kịch, rồi chết, mới dùng cụm từ “đã tử vong”. Nên trong trường hợp này phải viết là “được phát hiện đã chết”.
13h20′:
- Tường thuật của bogger Gốc sậy: “Nào mình cùng lên xe buýt” (Hãy dành thời gian/ Da vàng).
- Thư gửi Nhân sỹ Hà tây (Lê Dũng) “Nay Hà Tây không còn nhưng Hà nội sẽ là Quê mới, truyền thống đất thiêng nảy sinh nhân tài sẽ được hòa chung với Hà nội thanh lịch hào hoa, ngàn năm văn hiến. Để không còn cảnh người giết người giữa ban ngày, cảnh sát ” tẩn” Dân chỉ vì Dân Ái Quốc”.
- BIỂN VÀ ĐẤT – HAI NỖI ĐAU CẮT RUỘT  —   (Nguyễn Trọng Tạo) “Dân ta sao khổ thế: Ngoài biển thì bị lính Tàu đánh người cướp của, trên đất thì bị công an đạp vào mặt. Mà họ có tội gì đâu. Họ đi biển để làm ăn trên biển của Tổ quốc mình, và họ đi biểu tình để phản đối quân cướp biển. Những việc làm ấy không những không có tội mà là việc làm của những người yêu nước và mong cho nước nhà tự do độc lập, bình yên. Sao bọn Trung Quốc lại đánh dân ta? Sao công an bảo vệ dân lại đạp vào mặt dân mình?”.
- Kami: Khi mỗi chúng ta đã vượt qua được nỗi sợ hãi (RFA’s blog) Biểu tình phản đối Trung quốc của quần chúng nhân dân ở Sài gòn và Hà nội đã làm cho chính quyền ở thế rất lúng túng, càng thẳng tay đàn áp nhưng người biểu tình yêu nước thị họ càng bị suy giảm và dần mất lòng tin đối với dân chúng”.
- Công trường và Binh đoàn  —  (Boxitvn)Người viết bài này đã có một lần được một người bạn của nước bạn dẫn đến một công trường xây dựng và giới thiệu: “Đây là một đơn vị xây dựng có kỹ thuật và kỷ luật cao, nếu trao vũ khí cho họ thì sẽ trở thành binh đoàn hùng mạnh. Không biết hiện nay trên mảnh đất hình cong chữ S, tổ quốc Việt Nam thân yêu của chúng ta có bao nhiêu công trường, nông trường, khu phố người Hoa? Chỉ biết rằng rất nhiều”.
KINH TẾ
- KHI THƯƠNG LÁI TRUNG QUỐC GOM HÀNG: Thuê đất trồng khoai (NLĐ).
- Phạm Duy Nghĩa: Ai lo giữ mái nhà chung? (SGTT).
- Ngoại trưởng Mỹ Clinton ủng hộ Hy Lạp trong việc giải quyết khủng hoảng tài chính  —  (RFI).
- Phỏng vấn ông Huỳnh Bửu Sơn: Chống trì trệ bằng chính sách tín dụng chọn lọc  —  (RFA).
- Siêu ưu đãi để xây trung tâm ôtô quốc gia, lợi ai? (VEF).
- Ford Việt Nam bị truy thu thuế hơn 32 tỷ đồng (TP).
- Agribank thay tướng, vì sao? (Bút lông).
- Nhàn nhã, nhà đầu tư chứng khoán thành… thi sĩ (VEF).
- Trả món nợ 20 năm cho nông dân  —  (RFA).
- Phỏng vấn ông Lê Phước Thọ: “Ở xa Trung ương quá…!” Trung ương mà không sớm thay đổi cung cách chỉ đạo thì ĐBSCL chưa thoát nghèo được” (TVN).
13h20′:
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Lễ hội đền Trần: Vẫn tiếp tục đóng ấn (PLTP).
- Phim lịch sử- cổ trang Việt Nam: Cần xem lại cách “hành xử” (VH).
- DẤN THÂN VÀO CẢNH “NÓNG”: Đi qua dư luận (NLĐ).
- TƯỜNG THUẬT TRỰC TIẾP HỘI THẢO VỀ LỄ HỘI ĐỀN TRẦN (Nguyễn Xuân Diện).  – Đi tìm mô hình thích hợp cho lễ hội đền Trần (Tin tức).  – Bàn về lễ phát ấn đền Trần Nam Định: Vẫn chưa ngã ngũ (SGGP).  – Khai ấn đền Trần: Chật vật tìm tiếng nói chung (GDVN).
- Diễn biến mới xung quanh đề cử các giải thưởng: Liệu có thuyết phục? (SGGP).  – Bản “danh sách 28″& chuyện lùm xùm giới nhạc sĩ (NNVN).
- Cơ chế xin cho và những cuộc tranh cãi vô bổ (Gocomay)Trong lúc bà con ngư dân ta đang bị bầm dập ngoài biển đảo của tổ quốc, bị cướp hết cá mú, bị đâm chìm hay tịch thu hay phá hỏng ngư cụ khiến tán gia bại sản. Thì trong bờ các nghệ sỹ cứ mê mải chạy theo những Cánh diều (Bông sen) vàng bạc hay giải thưởng và danh hiệu cao quí khác mà quay lưng lại với bao sự kiện nóng hổi, kể cả những cuộc xuống đường vì lòng yêu nước của bao con người từ già tới trẻ”.
- Tặng hay vẫn là Xin và Cho? (TVN) Có lẽ trong lịch sử xét tặng danh hiệu NSND, NSUT của Việt Nam cho đến giờ này chỉ có một ngoại lệ. Đó là trường hợp nghệ sĩ biểu diễn piano Đặng Thái Sơn được Nhà nước phong tặng vượt cấp danh hiệu NSND không phải qua cơ chế “xin- cho” phức tạp ở độ tuổi 26 vào năm 1984″ … “Cũng có một số ngoại lệ mà cá nhân không phải làm đơn “Xin- cho” nhưng cũng được Nhà nước xét và phong tặng khi đã là người của… thế giới bên kia”.
- “Cây búa” Nguyễn Hòa: Giải thưởng Nhà nước, hay Chiếc Bánh để chia chác ? (Lê Thiếu Nhơn).
- Hội Điện ảnh Việt Nam: Đạo diễn Nguyễn Thước làm đúng tiêu chí (TT&VH).
- William Lee Adams: Khi sự gợi cảm bị lạm dụng (TVN/Times).
- Nhân văn giai phẩm: Phần XVII : Nguyễn Mạnh Tường (1909-1997) – Bài 1: Giai đoạn trước 1954  —  (RFI).
13h20′:
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Hai cử nhân khuyết tật tham gia chương trình cao học trên mạng   —  (RFA). =>
- Sinh viên bị gạ tình bị đề nghị kỷ luật (!) (NLĐ) “…vì D. đã có một số sai phạm trong quá trình làm đơn tố cáo thầy Ninh, như: tố cáo vượt cấp; ghi âm cuộc trao đổi với thầy Nguyễn Tấn Vui, Bí thư Đảng uỷ Trường ĐH Tây Nguyên, mà không xin phép và phát tán ra ngoài; tố cáo thầy Ninh không quan tâm hướng dẫn làm luận văn là sai vì thực tế thầy Ninh thường xuyên chỉ dạy cho em D. trong quá trình làm luận văn và kết quả bài luận văn rất cao (9 điểm)”.
- Cô giáo bị trượt vì thiếu số đo vòng 1:Các cơ sở y tế phải xin lỗi (Tin tức).
- Đình chỉ giảng dạy người bị tố “gạ tình” (TP).
13h20′: – TT ngoại ngữ “đầu khủng long đuôi thằn lằn” (TT).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- 9 ngư dân bị Brunei bắt giữ: Đơn thân gánh họa (DV).
- Vụ chết người tại BV Năm Căn: Khởi tố thêm hai vụ án“chống người thi hành công vụ và hủy hoại tài sản. Trước đó, viện cũng đã phê chuẩn hai quyết định khởi tố vụ án gây rối trật tự công cộng và hiếp dâm” (PLTP). Tuy nhiên lại Bỏ ngỏ khả năng khởi tố “đối với trách nhiệm của bác sĩ Tú và ê kíp trực trong cái chết tức tưởi của em Huyền” (NLĐ).
- Vụ nhà báo Hoàng Hùng: Ông Tâm bày bà Liễu cách đối phó (NLĐ).
- Trung tâm ngoại cảm mọc như… nấm (DV).
- Tràn lan quân trang, quân phục giả (VTC).
- Việt Nam phát hiện cộng đồng vượn quý hiếm lớn nhất (ĐV).  – Rare gibbon community found in Vietnam (CNN).
13h20′:
QUỐC TẾ
- Thị trấn Brega đắm chìm trong các cuộc giao tranh trên đường phố  —  (VOA).  – Nga từ chối công nhận chính phủ lâm thời Libya  —  (RFI).
- Binh sĩ Syria tập trung ở thị trấn biên giới trong lúc căng thẳng gia tăng  —  (VOA).
- Đồn cảnh sát ở Tân Cương bị tấn công  —  (BBC).  – Bạo động tại Tân Cương, ít nhất 4 người thiệt mạng  —  (VOA).
- Lãnh đạo Bắc Kinh kỷ niệm 60 năm Trung Quốc cai trị Tây Tạng  —  (VOA).
- Cảnh sát Anh rúng động vì hai vụ từ chức  —  (BBC).
- Dân Thái không muốn ông Thaksin can thiệp chính trị (NLĐ).
- Tòa án Quốc tế buộc Cam Bốt và Thái Lan rút quân khỏi đền Preah Vihear  —  (RFI).
- Trung Quốc vỡ mộng xe lửa cao tốc  —  (RFI).
- Khi Cuba sợ mất Chavez  —  (RFI).
- Sudan không cấp quy chế song tịch cho người dân Nam Sudan  —  (VOA).
- LHQ thành lập khu phi quân sự quanh đền Preah Vihear (TT&VH).
13h20′:

Giê - su qua cái nhìn của người Phật tử

Bài thuyết trình của GS André Bareau  (Giáo sư Collège de France) tại Trung Tâm Văn Hóa Tin Lành dòng Luther, Paris, ngày 11 Tháng 12 năm 1984.
"Giê-su qua cái nhìn của người Phật tử": đây là một đề tài lý thú, nhưng quả thật là khó. Trước hết, trong tất cả những đạo lớn của thế giới, có lẽ đạo Phật là đạo xa cách đạo Ki-tô nhất trong giáo lý cơ bản và trên nhiều điểm quan trọng, mặc dù vẫn gần gũi, hay có vẻ gần gũi, trên nhiều điểm khác. Thứ đến, với thời gian, trên con đường phát triển, đạo Phật đã mang rất nhiều hình tướng khác nhau, hội nhập vào nhiều nền văn minh khác nhau, vào nhiều dân tộc khác nhau, do đó giữa những người Phật tử có thể có những "cái nhìn về Giê-su" rất khác nhau. Sau hết, nếu chúng ta biết khá rõ về cái nhìn của người Phật tử, nhất là Phật tử thời nay, về đạo Ki-tô, chúng ta rất hiếm khi được nghe nói đến quan niệm của họ về cá nhân Giê-su.
*
Trước khi tìm hiểu người Phật tử thực sự nghĩ sao, tôi thiết nghĩ cần phải dựa trên giáo lý cơ bản của kinh điển nguyên thủy đã được ghi chép lại từ hơn 20 thế kỷ nay để xét xem người Phật tử sẽ phải nghĩ thế nào về người sáng lập đạo Ki-tô.
Có lẽ quý vị đều đã biết, đạo Phật là một đạo có đặc điểm, rất khó hiểu cho người phương tây chúng ta, là không những từ chối không chấp nhận một Thượng Đế độc nhất, thường hằng, quyền phép vô biên, tạo hóa mọi sự vật, chủ tể mọi loài trong vũ trụ, mà còn không chấp nhận một nhân thể thường hằng tương đương với cái mà chúng ta gọi là linh hồn. Chính vì phủ nhận nguyên lý một nhân thể thường hằng mà người Phật tử không thể chấp nhận một Đấng Tạo Hóa như người phương tây chúng ta thường quan niệm.
Cũng nên nói cho rõ hơn: Đạo Phật chưa bao giờ phủ nhận sự hiện hữu của các thần linh, trái lại nữa là khác, theo đạo Phật có hằng hà sa số các vị trời, hàng triệu thần tiên đủ loại, lớn nhỏ, thiên thần cũng như địa thần; có những vị thù thắng vi diệu, thân toàn ánh sáng sống bằng lạc thọ, có những vị thân thể thô thiển hơn nhưng mắt trần không thể thấy,  tất cả đều quyền phép oai vũ hơn người trần rất nhiều. Tuy nhiên, mỗi vị trời dù đứng thứ bậc nào trong địa vị thần linh, dù oai linh quyền phép đến đâu đi nữa cũng vẫn bị hạn chế trong thời gian sống và trong quyền phép của mình. Mỗi vị sinh ra, bỗng nhiên hóa hiện ra giữa các vị trời, sống rất lâu, hàng tỷ năm (người Ấn Độ thường vẫn hay phóng đại rất nhiều khi có dịp tự do vận dụng trí tưởng tượng vốn rất phong phú của họ), sống sung sướng an lành, không đau đớn, không phiền não lo âu, không bệnh tật, không chết chóc như các loài hữu tình khác, là loài người hay không phải là loài người. Nhưng đời sống này dĩ nhiên sẽ phải có kết thúc, cũng như mọi sự mọi vật đã có bắt đầu, đã được sinh ra. Một ngày kia, vị trời này sẽ mất đi, bỗng nhiên biến đi, không đau đớn lo âu, và sẽ tái sinh như bất cứ một hữu tình nào khác, vào cõi trời, hoặc cõi người, hoặc cõi súc sinh, hoặc cõi ngạ quỷ, tùy theo nghiệp quá khứ của vị đó. Vốn không thường hằng, vốn được sinh ra và mất đi như các hữu tình khác, vị trời này dĩ nhiên không thể là đấng tạo ra vũ trụ và những loài sinh sống trong đó. Quyền phép dù rộng lớn đến đâu đi nữa nhưng vẫn có giới hạn, vị trời này không thể là chủ tể mọi loài, mọi sự, mọi vật.
Không chấp nhận một Đấng Tạo Hóa, theo quan niệm chúng ta thường có bên phương tây Ki-tô giáo, người Phật tử dĩ nhiên không thể chấp nhận tính thiên khải của Giê-su. Đối với họ, dựa theo lịch sử, Giê-su chỉ là một con người. Tuy nhiên, với tất cả những đức tính hiển nhiên của ngài, chắc chắn sau đó ngài đã sinh vào cõi trời do thọ hưởng quả lành, do sự "chín muồi" của các thiện nghiệp. Tóm lại, qua lối nhìn của đạo Phật, con người Giê-su, sau khi chết, chắc đã trở thành một vị trời, nghĩa là một loại siêu nhân được xác định rõ ràng với những tính chất đặc thù, với quyền phép, với đời sống lâu dài, với những sinh hoạt đặc biệt; sinh hoạt này có thể là sự quán chiếu chân lý (contemplation de la vérité) hay chỉ là quán trí tiếp cận chân lý (méditation d'approche), hay chỉ là hưởng thụ lạc thú của thiên giới qua mọi hình thái khác nhau, có dục tính hay không dục tính, hoặc kiểm xét sinh hoạt của loài người. Khi vị Giê-su, đã trở thành trời trong điều kiện kể trên, chết đi thì, trong một tương lai xa hay gần, tùy theo địa vị hiện tại của ngài trên cõi trời, ngài sẽ tái sinh lại, cũng như vô số lần khác trong quá khứ. Chắc ngài sẽ sinh lại cõi trời hay cõi người tùy theo đức hạnh và thiện nghiệp của ngài, ngài sẽ không bị thu hút vào những cõi xấu xa như những kẻ tham ác, rơi vào những cõi súc sinh, ngạ quỷ. Nói cách khác, trong đời sống tương lai, Giê-su có thể còn giữ được tính trời của mình, theo ý nghĩa của đạo Phật, hay sinh vào cõi người , và trong trường hợp này sẽ hành động như một vị Cứu tinh (Messie), trong giới hạn mà đạo Phật đã định cho vai trò này. Như vậy, đạo Phật không phủ nhận tính trời của Giê-su, tính trời được hiểu theo một ý nghĩa nào đó, cũng như không phủ nhận tính người của ngài; tuy nhiên hai tính này không thể tồn tại cùng một lúc mà phải kế tiếp nhau.
Nếu con người Giê-su sinh ra cách đây ngót hai mươi thế kỷ đã trở thành một vị trời, người Phật tử có thể dễ dàng chấp nhận chuyện này, thì ngài rất đáng được kính trọng, đáng được tôn sùng như các vị thần linh khác, được mọi người tôn kính thờ phượng do vô số thiện nghiệp của các ngài trong các đời sống trước; chính tính trời của các vị là bằng chứng rõ ràng về những thiện nghiệp của các vị trong các kiếp trước. Hơn nữa, nghi lễ của đạo Ki-tô không đòi hỏi sát sinh, cũng giống như nghi lễ đạo Phật, vì sát sinh để cúng tế là phạm vào một trong những giới cấm cơ bản chung cho cả hai đạo, người Phật tử không thể chê trách gì tín đồ Ki-tô khi những người này tôn thờ Thầy của họ, Chúa của họ.  Còn hơn thế nữa, không gì ngăn cản người Phật tử tôn sùng Giê-su cũng như tôn sùng các vị thần linh khác xuất xứ từ Ấn Độ Giáo; trong nhiều chùa ta thường gặp đền thờ các vị thần này.
Thật vậy, ngược với đạo Ki-tô, sinh ra trong những điều kiện hoàn toàn khác, đạo Phật không những chưa bao giờ phủ nhận sự hiện hữu hoặc phủ nhận tính trời của vô số vị trời của Ấn Độ cổ xưa, hay của các xứ mà đạo Phật truyền tới, mà đạo Phật cũng không hạ thấp các vị trời đó xuống hàng những loài quỷ, xấu xa và tàn bạo, hiện thân của mọi điều xấu. Ngược lại, đạo Phật đã thu nhập tất cả những vị này, kể cả những vị vốn rất hung dữ cũng được mau chóng chuyển hóa. Còn hơn thế nữa, đạo Phật đã nâng các vị thần này lên hàng mẫu mực cho Phật tử cư sĩ, nhưng không thể là mẫu cho hàng tăng sĩ vì đời sống quá sung sướng của cõi trời khiến các vị trời không thể thành tu sĩ khổ hạnh, không thể trì hành các giới luật nghiêm túc và khắc khổ, con đường duy nhất đưa đến giải thoát, Niết-bàn.
Trong cõi trời rất phong phú và phức tạp của đạo Phật, rất hiếm có những vị trời còn giữ tính dữ dằn hoặc thực sự căm thù đối với loài người. Nếu có, thường chỉ là những vị địa tiên thuộc những tầng thấp nhất, những vị tiểu thần của một thôn xóm nào đó, hay là Mâra, thần chết, đối thủ chính và dai dẳng của đức Phật, vì ngài dạy cho muôn loài phương pháp để thoát khỏi sự chết, hay đúng hơn những sự chết kế tiếp nhau, hệ quả của tái sinh. Thật ra, Mâra là một hình ảnh có tính biểu tượng, chỉ được dùng trong đạo Phật, và theo truyền thuyết thì thường thường lố bịch hơn là đáng sợ, ngay cả lúc vị thần này xua đoàn quân quỷ ghê gớm do nó hóa hiện ra để tấn công đức Phật và đức Phật đã xua tan chúng chỉ bằng một niệm của ngài.
Việc các vị trời, ngoại trừ một vài vị rất hiếm, đều là những hữu thể hiền hoà xứng đáng được tôn kính, là một chuyện rất dễ hiểu theo giáo lý nhà Phật; nếu các ngài trở thành trời, được hưởng hạnh phúc tuyệt vời của cõi trời là vì các ngài thừa hưởng quả báo của vô số thiện nghiệp trong những đời trước. Trở lại đề tài của chúng ta, nếu con người Giê-su đã trở thành một vị trời, và đứng trên quan niệm Phật giáo thì chuyện này rất đáng tin, ngài xứng đáng được mọi người tôn kính thờ phượng, không chỉ những tín đồ đạo Ki-tô, mà kể cả những người Phật tử cũng như những người theo đạo khác.
Con người Giê-su trở thành một vị trời do đó được kính trọng, phải chăng điều này có nghĩa là giáo lý của ngài dạy cách đây hai nghìn năm và được tín đồ truyền tụng đến ngày nay cũng phải được trọng vọng như vậy? Nói cách khác, với người Phật tử, giáo lý của Giê-su, đạo Ki-tô, có đáng được trọng vọng bằng những thiện nghiệp của ngài không? Chắc chắn là đáng trong chừng mực mà giáo lý của ngài phù hợp với lời dạy của Đấng Thế Tôn, nghĩa là có ích lợi cho con người, giúp con người tiến bộ trên con đường giải thoát hay ít ra giúp tái sinh trong cõi trời hay cõi người chứ không bị rơi vào những cõi xấu xa khác. Trái lại, cũng không đáng, vì giáo lý của Giê-su đưa con người xa rời Con đường dẫn đến Giải thoát, hay đúng hơn khiến con người ngừng lại dọc đường, chỉ dẫn đến tái sinh nơi thiên đàng của một vị trời trong một thời gian có giới hạn, dù giới hạn này có dài lâu đến đâu đi nữa, và làm cho con người lầm tưởng rằng sẽ được ở đó vĩnh viễn. Tóm lại, giáo lý của Giê-su chỉ dành cho cư sĩ, những người muốn có một đời sống tương lai càng sung sướng, càng lâu dài càng tốt, trong khi giáo lý của đức Phật nhắm những tu sĩ, những người, sau khi thấu rõ tính chất vô thường, sự giới hạn trong không gian và thời gian, của vạn vật, kể cả hạnh phúc trong cõi trời, không vừa lòng với hạnh phúc đó, quyết định đạt đến Niết-bàn, chấm dứt mọi tái sinh, dù trong cõi nào đi nữa.
Hệ luân lý Giê-su truyền dạy cho tín đồ ngài hầu như in hệt hệ luân lý đức Phật dạy cho Phật tử. Không những cả đôi bên đều ngăn cấm làm điều ác, lớn hay nhỏ, như giết người, trộm cắp, tà hạnh, hưởng thụ, dối trá, phóng dật, v.v..., mà cả đôi bên cũng đều luôn luôn khuyên bảo tín đồ mình nuôi dưỡng và thể hiện những đức tính như lòng nhân ái, lòng từ bi, tính kiên trì, lòng từ thiện, lòng khoan dung mỗi khi bị xúc phạm, vv... Cả hai đều thấy rõ là sự thể hiện hệ luân lý chung này chỉ là bước đầu, rất cần thiết nhưng không đầy đủ, trên con đường dài đưa đến mục tiêu tối hậu do các vị sáng lập đạo giáo vạch ra cho tín đồ của mình, thiên đàng cho người theo đạo Ki-tô, Niết-bàn cho Phật tử. Tóm lại, cùng truyền dạy một hệ luân lý chung như là bước đầu cơ bản, Giê-su và đức Phật lúc đầu dẫn đắt tín đồ của mình trên cùng một con đường, một con đường dài và khó khăn cho nhiều người nhưng không thể tránh khỏi để chuẩn bị cho chặng đường sau, cho một đời sống đạo hạnh, tu luyện tâm linh để đạt đến quả vị tối hậu đã vạch ra.
Ngoài những điểm tương đồng kể trên, giáo lý của Giê-su và giáo lý của đức Phật khác biệt nhau rất xa. Với đức Phật, giáo lý của Giê-su sai lạc, không đúng với sự thật, không đúng với những Thánh đế mà tu sĩ Gotama đã "giác ngộ", vì nghĩa chính của chữ  "Bụt-đà" (Bouddha) là giác ngộ. Như vậy, giáo lý đạo Ki-tô, với hệ luân lý cao đẹp, dẫn dắt tín đồ mình sinh vào một cõi trời, nhưng lại ngăn chận không cho tiến xa hơn, tới sự giải thoát khỏi vòng luân hồi, đạt đến Niết-bàn, vì làm cho tín đồ mình hiểu sai lầm rằng hạnh phúc trên cõi trời là mục đích cao cả nhất. Đối với người Phật tử, Giê-su đáng tôn kính vì đã dẫn dắt, bằng hệ luân lý của ngài, con người đến cõi sung sướng, nhưng ngược lại ngài cũng không đáng tôn kính vì đã truyền cho tín đồ một đạo lý sai lạc. Giáo lý này sai lạc vì nó dựa lên lòng tin nơi một vị trời độc nhất, thường hằng và tạo hóa mọi vật, tin vào một linh hồn vĩnh cửu, ẩn trong mỗi con người. Nó sai lạc vì nó không chấp nhận lẽ vô thường, lẽ vô ngã, do đó đưa đến phiền não khổ đau, của mỗi hữu tình. Nó còn sai lạc vì nó khuyên dạy tín đồ phát triển lòng sùng bái vị trời của họ và lòng thương yêu những con người khác, cả hai tính này đều có cơ sở là tham ái, trong khi đức Phật khuyên dạy phải xa lìa tham ái dưới mọi hình thức vì nó là một chướng ngại quan trọng trên con đường giải thoát, ngược lại, ngài khuyên dạy phải phá chấp một cách triệt để, ngay cả trong khi thể hiện đến tột cùng những đạo hạnh cao đẹp nhất, như lòng nhân ái, lòng từ bi, lòng từ thiện, tính khoan dung.
Như vậy, đứng về lý, đối với Phật tử, Giê-su là một con người đáng kính trọng, đáng thờ phượng, là một vị thánh nhân và chắc đã trở thành trời sau khi là một con người, cách đây ngót hai mươi thế kỷ. Tuy vậy ngài vẫn thua xa đức Phật, dù đức Phật vẫn mang thân người trong kiếp sống cuối cùng, trong khi Giê-su có lẽ đã thành trời trong đời sống đó. Thật ra, dưới con mắt những người Phật tử, tôn sư của họ, dù vẫn còn sống trong cõi người, đã tự nâng mình lên cao hơn mọi vị trời, đã "giác ngộ" Chân như, tìm ra con đường đưa đến Niết-bàn, điều mà không một vị trời nào có thể làm nổi chính vì tính trời của họ. Thật vậy, hạnh phúc toàn hảo của các vị trời khiến các ngài không thấu rõ được phiền não khổ đau tiềm ẩn trong mỗi hữu tình, dù có mang hình thái nào đi nữa. Chính sự chứng ngộ khổ đau này, đối với người Phật tử, là bước đầu trên con đường rất dài và rất khó đưa đến giải thoái khỏi vòng luân hồi.
*
Sau khi đã tìm hiểu cái nhìn người Phật tử có thể có về Giê-su, dựa trên giáo lý cơ bản mà người Phật tử học được và tin theo, bây giờ chúng ta xét trong thực tế họ nghĩ sao về Giê-su, dựa trên những lời nói chứng từ của chính họ.
Muốn vậy, tôi trông cậy vào bốn trong những người cộng tác xuất sắc nhất của tôi, mỗi vị, trong mỗi lãnh vực khác nhau, có một sự hiểu biết thấu đáo về tâm tư của người Phật tử thời nay. Thượng tọa Thích Thiện Châu, Tiến sĩ Văn chương, vốn là một vị tôn đức của Phật giáo Việt nam. Ông Mohan Wijayaratna, sinh ra trong một gia đình song giáo, Ki-tô và Phật, sắp trình luận án Tiến sĩ về một số khía cạnh của Phật giáo Tích lan và cũng đã từng viết nhiều bài báo rất đáng chú ý, một trong những bài này nói về đề tài chúng ta bàn đến hôm nay, dưới con mắt người Tích lan. Đức Cha Eugène Denis, Tiến sĩ Văn chương và nghiên cứu viên tại Viện Nghiên Cứu Khoa Học Quốc Gia (CNRS), sống tại Thái Lan từ hơn ba mươi năm nay và đang nghiên cứu đạo Phật xứ này. Ông Paul Magnin, nghiên cứu viên tại Viện Nghiên Cứu Khoa Học Quốc Gia (CNRS), đã từng sống lâu năm tại các xứ Viễn đông, nhất là tại Đài Loan, chuyên nghiên cứu về đạo Phật Trung quốc. Tôi cũng phải nói đến quyển sách quý báu do đồng nghiệp và cũng là bạn thân của tôi, Giáo sư Jacques Gernet, xuất bản cách đây hai năm tại nhà xuất bản Gallimard dưới tựa đề "Trung quốc và đạo Ki-tô, tác động và phản ứng" (Chine et christianisme, ation et réaction); tác phẩm này cho ta biết và hiểu quan niệm của người Trung quốc, người Phật tử hay người theo đạo khác, về đạo Ki-tô và về Giê-su trong những thế kỷ XVII và XVIII.
Lẽ ra, trong chừng mực nào đó, ta phải gắn liền sự tìm hiểu cái nhìn của người Phật tử về Giê-su với cái nhìn của họ về đạo Ki-tô. Nhưng vấn đề này tự nó cũng rất phức tạp, đòi hỏi quá nhiều tài liệu đủ mọi thể loại, khiến ta không có thì giờ bàn tới bữa nay.
Cái nhìn của Phật tử về Giê-su thay đổi tùy thời điểm lịch sử, tùy xứ, tùy tông phái Phật giáo. Nhưng ngày nay nó có xu hướng trở nên đồng nhất.
Người Trung quốc vào thế kỷ XVII và XVIII có những phê phán gay gắt nhất, tuy nhiên rất khó xác định đâu thực sự là phần phê phán của đạo Phật, đâu là phần của đạo Khổng hay đạo Lão. Với người trung Quốc, Giê-su chỉ là một người, bị kết án tử hình vì làm loạn, làm xáo trộn trật tự xã hội, điều tối kỵ đối với truyền thống Á đông. Cái chết khổ nhục của Giê-su, bị hành hình trên cây Thập ác như một tên tội phạm, sự đau đớn phải trải qua, theo người Phật tử, chỉ là kết quả của ác nghiệp trong quá khứ, nghiệp càng ác, quả báo càng nặng. Thuyết nghiệp báo khiến một số Phật tử nghĩ rằng đời trước Giê-su đã giết người. Hơn nữa, không dủ sức thoát khỏi cực hình, tự cứu thoát bằng phép tắc nhiệm mầu thì làm sao Giê-su có thể cứu người khác? Nếu Giê-su là Thượng đế tối cao, khi ngài đầu thai làm người, đất trời không ai cai quản, kết quả sẽ khủng khiếp vô cùng. Còn nếu ngài giáng sinh từ Thượng đế thì ngài thua xa đức Phật, vì chẳng cần ai giúp sức, thần thánh hay thế lực nào khác nữa, đức Phật tự mình đã tìm ra đạo lý giải thoát và tự lấy quyết định truyền bá đạo lý này. Dù sao đi nữa, nếu Giê-su là một vị trời, ngài chỉ có thể là một vị trời như muôn ngàn vị khác, chịu theo quy luật khắt khe của quả báo tái sinh, và do đó thấp hơn đức Phật, người đã ra ngoài vòng sinh tử luân hồi. Sự kiện Giê-su giáng sinh chẳng có gì đáng chú tâm, vì thực ra, nó chỉ là một hiện tượng mà người Phật tử xem là tương đối và tùy điều kiện sinh ra, trong dòng sinh tử luân hồi vô thường của vạn vật. Hơn nữa, sự giáng sinh này mâu thuẫn với tính chúa-ba-ngôi mà giáo lý Ki-tô gán cho ngài. Còn các phép lạ của Giê-su chẳng thấm vào đâu so với các oai phép Phật đã tung ra, bao trùm cả vũ trụ vô thủy vô chung, bao gồm hằng hà sa số thế giới tương tự như thế giới chúng ta.
Ngày nay, mâu thuẫn cũ giữa hai đạo đã giảm bớt, cái nhìn của Phật tử về Giê-su cũng nhẹ nhàng hơn. Dĩ nhiên, người Phật tử không nhìn nhận, không thể nhìn nhận Giê-su là vị Cứu thế, Nhà Tiên tri, hay là Đấng Tạo Hóa, thường hằng và tối thắng, vì những danh hiệu này đối với Phật tử hoàn toàn vô nghĩa, hay diễn dịch những ảo vọng xuất phát từ những hý luận vô ích chìm đắm trong vô minh, vô minh hiểu theo nghĩa của người Phật tử. Dĩ nhiên, người Phật tử cũng không thể đặt Giê-su cao hơn đức Phật, như một nhà truyền giáo nọ đã vụng về cố gắng chứng minh rằng đức Phật là kẻ đi trước chuẩn bị cho Giê-su xuất hiện. Và dĩ nhiên, người Phật tử không chấp nhận có sự phục sinh của Giê-su, vì khái niệm phục sinh không có trong giáo lý đạo Phật, cũng như không có trong giáo lý Ấn độ hay đạo Jaïna. Sự tái sinh sau khi chết hoàn toàn khác với sự phục sinh của đạo Ki-tô.
Ngoài những giới hạn kể trên, giới hạn suy ra từ lời dạy của đức Phật, hầu như mọi người Phật tử thời nay đều có  thiện cảm với Giê-su. Họ cảm mến ngài, kính phục nữa, nhưng không phải vì vậy mà họ mảy may có ý cải đạo theo đạo Ki-tô. Họ sẵn sàng nêu lên những điểm tương đồng giữa Giê-su và đức Phật: Một đời sống trong sạch, được hướng dẫn bởi một hệ luân lý cao cả, vô vị lợi, thấm nhuần bởi lòng nhân ái, lòng từ bi, lòng từ thiện, lòng khoan dung, cho đến hy sinh cả tính mạng của chính mình. Theo họ, cả Giê-su lẫn đức Phật đều đáng kính, cả hai đều là những vị thánh nhân hiền đức như nhau.
Thượng tọa Thích Thiện Châu có đưa thêm vài ý khá lý thú, dựa trên giáo lý Đạo Phật Phát Triển (Mahâyâna), một phong trào canh tân trong đạo Phật cách đây hai mươi thế kỷ; đạo Phật Việt Nam bắt nguồn từ đó, cũng như rất nhiều hình thái khác của đạo Phật tại Viễn đông và Trung đông. Giáo lý Ba Thân Phật cho phép ta hiểu tính chất của Giê-su rõ hơn là giáo lý nguyên thủy, hiện còn thịnh hành tại Tích Lan và Đông Nam Á. Giáo lý Phát Triển quan niệm là đức Thế tôn có ba thân: Hóa thân hay Ứng thân, người thường thấy được, với thân này Phật đã sinh ra, sống một đời sống bình thường của mọi người rồi chết đi; Báo thân, ngài dùng thân này để hiện ra giữa các vị Bồ-tát, tức là những vị xả thân cứu đời để thành Phật trong một thời gian rất xa nữa; và Pháp thân, là thật thể của các pháp trong vũ trụ, thân như thật và vĩnh cửu, các hữu tình đều có thân này, nhờ thế mà trong tương lai, có thể rất xa, tất cả đều có thể thành Phật. Ta có thể áp dụng Lý Ba Thân này vào trường hợp Giê-su để giải thích tính chất vừa trời vừa người của ngài, giải thích cách nào ngài vừa ở đời cứu nhân độ thế, vừa ngự trị trên ngôi tối thượng tuyệt đối. Thân thứ nhất có thể coi là thân mà mọi người bình thường trông thấy, là thân của Giê-su lịch sử, đã sinh ra, truyền đạo, đau khổ và chết đi trên cây Thập ác. Thân thứ hai là báo thân huyền diệu mà ba đệ tử Pierre, Jean và Jacques đã chiêm ngưỡng trên núi. Thân thứ ba là thân trời, người thường không thể nghĩ bàn, thân Cha trong quan niệm Ba Ngôi của đạo Ki-tô. Cách so sánh này, giữa hai giáo chủ, giúp cho người Phật tử hiểu biết dễ dàng hơn về Chúa cứu thế và Kinh thánh, và kính trọng ngài hơn. Thượng tọa Thích Thiện Châu đưa ra một hình ảnh tuyệt đẹp: "Ta có thể yêu mến sự tinh khiết của hoa sen, và cùng lúc thưởng thức cái đẹp của hoa huệ và hoa hồng" (*) .
 Vị tăng sĩ Việt Nam nêu ra một điểm gần gũi nữa, giữa đạo Ki-tô và tông Tịnh độ, một tông phái ở Viễn đông khá quan trọng chỉ tôn thờ Phật A Di Đà, hay "Vô lượng quang Phật", một vị Phật trước đây đã nguyện đón về đất "Tịnh Độ" tất cả hữu tình niệm danh hiệu ngài. Phật A Di Đà có một vị cộng tác nổi tiếng nhất trong các hàng Bồ tát, đó là Bồ tát Quan Thế Âm, đại từ đại bi, luôn luôn sẵn sàng hiện ra cứu giúp những kẻ hoạn nạn và đã từ chối không thành Phật chừng nào tất cả hữu tình chưa đạt Niết bàn. Hình ảnh Quan Thế Âm rất gần với hình ảnh Giê-su, do đó những người tu theo Đạo Phật Phát Triển, nhất là tông Tịnh độ, có thể tôn kính Giê-su như một vị Bồ tát. Đạo Phật Phát Triển cho rằng các vị Phật tương lai này, ngoài những đức tính như lòng từ bi, trí tuệ, lòng nhân ái, lòng nhẫn nại, v.v... lại còn "giỏi về phương tiện" để cứu vớt các loài hữu tình, làm những phép lạ, do đó Phật tử các tông phái Phát Triển chấp nhận dễ dàng là Giê-su thực sự có phép lạ.
Tuy nhiên, Thượng tọa Thích Thiện Châu nói thêm, Phật tử thuộc các tông phái Phát Triển [, với quan niệm tôn kính về Giê-su như đã nói ở trên,] không tránh khỏi ngỡ ngàng trước những lời cuối cùng có lẽ Giê-su đã thốt ra trên cây Thập ác: "Chúa ơi, Chúa ơi, sao lại bỏ rơi con ?".
*
Như vậy, trong các tôn giáo lớn, đạo Phật là đạo xa cách đạo Ki-tô nhất, về mặt giáo lý cũng như phương cách hành đạo, nhưng, ngược lại, cũng là đạo biết đánh giá cao nhất giá trị tâm linh của đạo Ki-tô. Điều đó càng đúng vào thời đại này, khi mà đạo Ki-tô đã từ bỏ thái độ thù địch cố hữu của mình với mọi tín ngưỡng khác để chấp nhận rằng các đạo giáo đó không phải là âm mưu của quỷ dữ, mà là những cố gắng nhiều khi rất đáng quý nhằm xoa dịu phiền não khổ đau của con người bằng cách hiến dâng họ những hy vọng vào một ngày mai xán lạn hơn. Những quan hệ thường thường rất nồng hậu giữa Phật tử và tín đồ Ki-tô, và nhất là giữa những người đại diện của các cộng đồng đôi bên tại trung Á và đông Á, là những khích lệ lớn và có nhiều ý nghĩa. Trong các kết quả đáng chú ý nhất, phải kể cái nhìn kính trọng và có thiện cảm của đa số người Phật tử thời nay với con người Giê-su, dù là Phật tử xứ nào đi nữa, hay thuộc tông phái nào đi nữa.
***
đăng Hương Sen 21/05/1997
đọc lại 02/04/2010
Người dịch : Lại Như Bằng
 
 

 


(*) Lời người dịch:  Muốn biết rõ tư tưởng của Hòa thượng Thích Thiện Châu về vấn đề này, nên tìm đọc tài liệu bằng tiếng Pháp "Approche du bouddhisme et du christianisme" của HT Thích Thiện Châu .
Ngoài ra, vào những thời điểm đó (1980-1990) người theo đạo Ca-tô tại Pháp cũng có nhiều suy nghĩ về vấn đề này. Tìm đọc Tập san Lumière et Vie số 193, tháng 8-1989 (Lyon), đặc biệt với bài của Linh mục Pierre de Béthune: "Le dialogue chrétien-bouddhiste, une expérience spirituelle".