Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 1 tháng 11, 2012

Tin ngày 02/11/2012

  • Bình thản trước khủng hoảng : Thái độ gây ngạc nhiên của tổng thống Pháp (RFI) - Vai trò của tổng thống Pháp François Hollande trong cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay là chủ đề chính của nhiều báo Pháp. Nhật báo Le Monde chạy trên trang nhất hàng tựa: ''Phải chăng ông Hollande đã đánh giá thấp cuộc khủng hoảng?'' với nhận định: ''Sáu tháng sau khi nhậm chức tổng thống, thái độ bình thản của ông François Hollande gây bối rối. Những tín hiệu báo động kinh tế đang chuyển sang màu đỏ, những cảnh báo ở Pháp và nước ngoài ngày càng nhiều, nhưng tổng thống Hollande không muốn hối thúc người Pháp, cũng như đẩy nhanh các diễn tiến''.
  • Trung Quốc thử máy bay tàng hình (BBC) - Trung Quốc thử nghiệm loại chiến đấu cơ tàng hình thứ hai do nước này sản xuất nhằm tăng cường năng lực không quân.
  • 'Putin không bị thương nặng' (BBC) - Chính phủ Nga xác nhận tin Tổng thống Vladimir Putin bị chấn thương, nhưng nói không ảnh hưởng tới công việc.
  • Mỹ dần ổn định sau bão Sandy (BBC) - Doanh nghiệp và dịch vụ ở vùng đông bắc Hoa Kỳ có thể được mở lại vào thứ Tư, sau hai ngày đóng cửa vì bão Sandy.
  • Cựu thủ tướng TQ tái xuất (BBC) - Lý Bằng xuất hiện làm nảy sinh nghi ngờ rằng cuộc đấu đá hậu trường của Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn chưa xong.
  • Hai nhạc sỹ bị buộc tội gì? (BBC) - Cáo trạng tại phiên tòa hôm 30/10 nói hai nhạc sỹ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình 'hoạt động chống phá' qua trang mạng Tuổi trẻ Yêu nước.
  • TQ nắm 10% Heathrow Airport Holdings (BBC) - Tổng công ty Đầu tư Trung quốc (CIC), tập đoàn vốn của nhà nước Trung Quốc, vừa mua 10% cổ phần một hãng sở hữu sân bay Heathrow ở London.
  • Mỹ xem xét lại tài khoản trên Zing (BBC) - Bộ Ngoại giao Mỹ nói đang xét lại việc Đại sứ quán nước này mở tài khoản mạng xã hội trên Zing, vốn bị cho là 'vi phạm bản quyền'.
  • Chính sách VN của Obama và Romney (BBC) - Nếu Mitt Romney đắc cử tổng thống, chính sách của ông đối với Việt Nam có khác gì chính sách hiện nay của tổng thống Obama không?
  • Dấu hiệu tích cực liên quan vấn đề Biển Đông (BaoMoi) - Tổng Thư ký ASEAN X.Pít-xu-văn tuyên bố, liên quan những tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, Trung Quốc và các nước ASEAN đang thể hiện thái độ nỗ lực nhanh chóng hạ nhiệt căng thẳng, với "những dấu hiệu tích cực" trong các cuộc thảo luận không chính thức giữa ASEAN và Trung Quốc.
  • Hội thảo ASEAN - Trung Quốc kỷ niệm 10 năm ký DOC (BaoMoi) - Ngày 1-11, tại thủ đô Phnôm Pênh (Cam-pu-chia), các quan chức cấp cao ASEAN và Trung Quốc đã tổ chức hội thảo kỷ niệm 10 năm ra đời Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
  • 10 năm DOC: Phía trước lối hẹp khó đi (BaoMoi) - (Toquoc)- Trung Quốc sở dĩ còn ngồi vào bàn chuyện COC chẳng qua là để làm ASEAN chập chững và ngăn chặn Mỹ can dự sâu hơn vào vấn đề Biển Đông.
  • EU và hai dự án tài trợ trị giá 166,5 triệu euro (BaoMoi) - SGTT.VN - Tại Hà Nội, ông Herman Van Rompuy đã chứng kiến lễ ký Hợp đồng tài trợ biến đổi khí hậu năm 2012 trị giá 150 triệu euro và Tuyên bố về việc ký Hiệp định tài chính của Dự án trợ giúp chính sách thương mại và đầu tư của Châu Âu (EUMUTRAP) với tổng kinh phí 16.5 triệu euro.
  • Trung Quốc cảnh báo Nhật Bản lôi kéo bên thứ ba (BaoMoi) - Các hãng tin THX và Kyodo đưa tin, tại cuộc họp báo ngày 1/11, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố mọi nỗ lực của Nhật Bản nhằm lôi kéo bên thứ ba đối đầu với Trung Quốc trong vấn đề chủ quyền quần đảo Điếu Ngư (Nhật Bản gọi là Senkaku) sẽ là vô ích.
  • Trung Quốc cam kết thực hiện DOC hiệu quả (BaoMoi) - Dân Việt - Các quan chức cấp cao ASEAN và Trung Quốc ngày 1.11 đã tổ chức hội thảo nhân kỷ niệm 10 năm sự ra đời của văn kiện có tên Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông.
  • Quan chức cấp cao ASEAN-Trung Quốc bàn về DOC (BaoMoi) - THX đưa tin, ngày 1/11, tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia, các quan chức cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc đã tiến hành hội thảo nhân kỷ niệm 10 năm ra đời văn kiện có tên Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
  • Tự nguyện bị bỏ rơi (BaoMoi) - (TBKTSG) - Căng thẳng từ cuộc tranh chấp quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư giữa Nhật Bản và Trung Quốc không chỉ diễn ra trên thực địa, mà sức nóng của nó đã lan nhanh trong cộng đồng hai nước, đặc biệt, là người dân Trung Quốc.
  • Trung Quốc - Đài Loan 'bắt tay nhau' ở Biển Đông (BaoMoi) - (Petrotimes) – Chưa đầy một tuần sau khi các học giả Trung Quốc đại lục và Đài Loan hội thảo khuyến nghị chính phủ hai bên hợp tác trong vấn đề chủ quyền Biển Đông, hôm qua (31/10), Bắc Kinh đã cho biết hoàn toàn nhất trí với ý kiến này.
  • Đến Phú Yên khám phá vẻ đẹp Hòn Yến (BaoMoi) - Khi xuôi Nam hay ngược Bắc, đến đoạn qua đỉnh đèo Quán Cau (huyện Tuy An - Phú Yên) nhìn về hướng biển Đông, ta sẽ nhìn thấy một hòn núi đá sừng sững cao vút nằm ngoài biển khơi mênh mông, nơi đó được gọi là Hòn Yến, thuộc thôn Nhơn Hội, xã An Hòa.
  • Đài Loan lại 'đòi' tham gia đàm phán COC (BaoMoi) - (Petrotimes) – Bộ Ngoại giao Đài Loan ngày 30/10 lại ra thông cáo chính thức cho biết VLT này đang tìm cách tổ chức đàm phán với các nước ASEAN về quy tắc ứng xử liên quan đến tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.
  • “Kẻ đi săn” tàu ngầm trên biển Đông (BaoMoi) - ANTĐ - Lực lượng máy bay tuần tra trên biển của hải quân Mỹ là lực lượng tác chiến rất mạnh, mặc dù đã nhiều lần tinh giảm biên chế nhưng hiện tại vẫn còn 37 trung đội máy bay tuần tiễu (trong đó có 17 trung đội dự bị). Hiện lực lượng chủ lực của các trung đội này là loại máy bay P-3C Orion.
  • Bắc Kinh đồng ý bắt tay với Đài Loan trên Biển Đông (BaoMoi) - (Dân trí) - Chỉ hơn một tuần sau khi được các “học giả” Trung Quốc và Đài Loan khuyến nghị là hai bên nên hợp sức về vấn đề chủ quyền trên Biển Đông, hôm qua 31/10, Bắc Kinh cho biết hoàn toàn nhất trí với ý kiến này.
  • Philippines sẽ mua 5 tàu để tuần tra biển Đông (BaoMoi) - TP - Hôm qua, Thiếu tướng Luis Tuason, Chỉ huy Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Philippines, thông báo nước này sẽ mua năm tàu tuần tra của Pháp với tổng trị giá 116 triệu USD, một phần để bảo vệ khu vực tranh chấp trên biển Đông.
  • Tranh chấp biển đảo tại Biển Đông và biển Hoa Đông: Những chiêu thức mới (BaoMoi) - (Petrotimes) - Quan hệ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản lại trở nên căng thẳng sau khi Seoul bắt đầu dùng tên mới với 2 đỉnh núi thuộc quần đảo Dokdo/Takeshima đang có tranh chấp với Nhật Bản trong các bản đồ, sách giáo khoa và các cổng thông tin điện tử kể từ ngày 29/10. Động thái này diễn ra trong bối cảnh Quốc hội Trung Quốc vừa phê chuẩn (26/10) hiệp định biên giới với Afghanistan và Tajikistan về phân định giao điểm đường biên giới giữa 3 nước bởi việc này có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì hòa bình ở khu vực biên giới, cũng như góp phần thúc đẩy quan hệ giữa Trung Quốc, Afghanistan và Tajikistan.
  • Philippines mua tàu Pháp để tuần tra Biển Đông (BaoMoi) - (Dân Việt) - Hãng tin AFP ngày 31.10 đưa tin, lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines cho biết, họ chuẩn bị mua 5 tàu tuần duyên hiện đại của Pháp với giá khoảng 90 triệu euro để phục vụ cho hoạt động cảnh giới các khu vực đang tranh chấp trên Biển Đông.
  • Mỹ bị tố đặt “bom hẹn giờ” cho căng thẳng Trung - Nhật (BaoMoi) - Ông Chen Jian - nhà ngoại giao kỳ cựu Trung Quốc đã nghỉ hưu, từng là Phó Tổng thư ký Liên Hợp Quốc và Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản - yêu cầu Mỹ nên kiềm chế Nhật Bản và nên chú trọng vào nỗ lực ngoại giao để thúc đẩy đàm phán Trung - Nhật về tranh chấp đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.
  • Trung-Nhật: Không bên nào chịu xuống thang (BaoMoi) - Quan hệ Trung-Nhật ngày càng căng thẳng với việc tàu công vụ Trung Quốc liên tục xâm nhập vùng lãnh hải xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, Trung Quốc tẩy chay Diễn đàn Quốc phòng Tokyo và Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Gemba bác bỏ khả năng tiến hành cuộc gặp cấp cao giữa Nhật Bản và Trung Quốc để giải quyết bế tắc.
  • Đài Loan muốn can dự vào đàm phán COC (BaoMoi) - Trang web Taiwan Info (cơ quan ngoại giao lãnh thổ Đài Loan) ngày 31-10 đưa tin hôm trước đó, cơ quan ngoại giao Đài Loan tuyên bố Đài Loan hy vọng có thể đàm phán với ASEAN về Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC).
  • Tàu Nhật - Trung lại chạm trán (BaoMoi) - Ngày 30.10, Cục Hải dương Trung Quốc thông báo tàu hải giám nước này vừa đuổi tàu Nhật Bản ra khỏi khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà hai bên đang tranh chấp, theo Tân Hoa xã.
  • 'Việt Nam đang chơi mọi quân bài mình có' (BaoMoi) - Lãnh đạo Việt Nam có thể chọn một cách tương tự như De Gaulle đã làm trong những năm '60. Tất nhiên, bối cảnh đã thay đổi, TS Pierre Journoud, Viện Nghiên cứu Chiến lược, Học viện Quốc phòng Pháp tư vấn.
  • EU sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường Việt Nam (BaoMoi) - Tại buổi hội đàm với Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang hôm 31.10, Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Herman Van Rompuy cam kết EU sẽ hỗ trợ kỹ thuật, thúc đẩy đàm phán giữa EU và Việt Nam để hai bên có thể sớm hoàn tất và ký kết Hiệp định tự do thương mại (FTA); thúc đẩy việc sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam.
Argentina embassy in Beijing boosts Tango diplomacy (Washington Post) - Head of culture at Argentina embassy runs dance lessons in Beijing and tells China Daily they literally bring people together.

Hoa Kỳ và Trung Quốc sau bầu cử và đại hội

Một ngẫu nhiên khiến hai nền kinh tế dẫn đầu thế giới là Hoa Kỳ và Trung Quốc đang có thay đổi lãnh đạo giữa nhiều vấn đề nan giải trong nội bộ.

Tổng thống Mỹ Barack Obama (P) hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào trước một cuộc họp song phương tại trung tâm hội nghị ở Los Cabos, Mexico vào ngày 19 tháng 6 năm 2012, bên lề hội nghị thượng đỉnh G20.

Phải chăng vì vậy mà đôi bên cùng phê phán lẫn nhau về những khó khăn kinh tế của mình? Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu sự kiện này qua phần trao đổi với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa do Việt Long thực hiện.

Dàn lãnh đạo mới

Việt Long: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, sau nhiều năm chuẩn bị, tuần tới, Hoa Kỳ có tổng tuyển cử và sau đó hai ngày, Trung Quốc có Đại hội đảng khóa 18. Sau tổng tuyển cử, Hoa Kỳ sẽ có Quốc hội mới, khóa 113, và có thể lãnh đạo Hành pháp mới. Bên kia Thái bình dương, sau Đại hội, đảng Cộng sản Trung Quốc có Tổng bí thư khác trong một Bộ Chính trị và Thường vụ mới.
Qua năm sau, cả hai nền kinh tế dẫn đầu thế giới sẽ có một lớp người lãnh đạo mới, nhưng họ cũng phải ứng phó với nhiều nan đề thật ra đã cũ ở bên trong, nhất là về kinh tế.

Vì vậy, kỳ này chúng ta sẽ tìm hiểu về những thay đổi trên thượng tầng, những vấn đề kinh tế chìm sâu bên dưới và quan trọng không kém, tương quan giữa hai quốc gia đang có ảnh hưởng rất mạnh đến kinh tế toàn cầu. Ông nghĩ sao về đề nghị này?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Chúng ta có một thực đơn hấp dẫn mà tôi sẽ phải gói cho gọn để khỏi vượt thời lượng. Đáng chú ý nhất trong đề tài này là sự đối chiếu, là so sánh hai quốc gia. Một đàng là Hoa Kỳ đã phát triển và công nghiệp hóa từ lâu trong một chế độ dân chủ; đàng kia là Trung Quốc với một chế độ độc tài có tham vọng là nhờ quyền lực tập trung đó mà thâu ngắn giai đoạn để cũng trở thành một nước công nghiệp hoá....

Việt Long: Như vậy ta sẽ trước tiên đi từ những thay đổi trên thượng tầng lãnh đạo chính trị, đó là Tổng tuyển cử tại Hoa Kỳ và Đại hội đảng tại Trung Quốc.

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Hiến pháp Hoa Kỳ quy định là cứ hai năm một lần, dân chúng đi bầu lại toàn thể Hạ viện, một phần ba Thượng viện và nhiều chức Thống đốc tiểu bang, rồi bốn năm một lần thì đi bầu lại chức vụ Tổng thống cùng Phó Tổng thống. Cũng từ Hiến pháp, dù Hoa Kỳ theo phương thức "Tổng thống chế" hơn là "Đại nghị chế" như nhiều nước Âu, Úc hay Nhật Bản, quyền lực về nội trị của Tổng thống Mỹ thật ra bị giới hạn bởi Quốc hội, Tối cao Pháp viện và cả một định chế độc lập là Ngân hàng Trung ương, nên chỉ có thế tương đối mạnh là về đối ngoại.

Ta cũng để ý là Hoa Kỳ theo chế độ liên bang nên Tổng thống và chính quyền liên bang không thể lấn quyền lực của các tiểu bang và trong cuộc bầu cử tổng thống đầy phức tạp, các tiểu bang nhỏ vẫn có tiếng nói riêng khi chọn ứng viên ngay từ vòng sơ bộ. Điều ấy dẫn tới một nghịch lý năm nay là nhiều tiểu bang nhỏ mới giữ vị trí bản lề và quyết định về người sẽ là tổng thống.

Sau cùng, tình trạng bầu bán liên tục ấy lại công khai cho nên mọi chuyện xấu tốt, kể cả xuyên tạc khi tranh cử, đều được phơi bày cho công luận biết để phê phán với hậu quả là cử tri đều thấy rõ, rằng lãnh đạo chỉ là người đi xin việc và người dân có quyền sa thải họ bằng lá phiếu. Nhìn từ bên ngoài thì ta có thể thấy rằng bầu cử tại Mỹ có vẻ huyên náo như chợ phiên hay điên khùng bát nháo như chợ cá, mà ứng cử viên nào cũng sợ là không được làm "đầy tớ của nhân dân".

Việt Long: Trong khi ấy mọi chuyện tại Trung Quốc lại có vẻ tuần tự và ổn định hơn, nhưng sự thật có hẳn là như vậy không?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Quả là nhìn qua Trung Quốc thì mọi sự lại có vẻ êm đềm ổn định hơn, thậm chí là kín như bưng, nhưng lâu lâu lại như mụn bọc xưng tấy vì mưng mủ.

Xứ này có hơn một tỷ 330 triệu dân, mà quyền quyết định lại thuộc một đảng duy nhất. Đảng này có hơn 80 triệu đảng viên, tiếng là có quyền dân chủ khi cử đại biểu vào các Đại hội năm năm tổ chức một lần. Sự thật thì không phải quần chúng bầu ra đảng nên đảng không là đại diện của họ, đấy chỉ là sự khẳng định từ trên xuống mà không ai được nói khác.

Sự thật cũng không là đảng viên ở dưới bầu lên lãnh đạo ở trên theo lối gọi là dân chủ tập trung mà là lãnh đạo, từ Bộ Chính trị gồm 25 người và Thường vụ Bộ Chính trị gồm chín người, đã quyết định trong bí mật cho ở dưới chấp hành. Sự thật khác là các đảng viên cán bộ không có trách nhiệm giải trình với người dân ở dưới mà chỉ cần được hậu thuẫn của thượng cấp trong guồng máy đảng ở trên để được thăng quan tiến chức. Kết quả là ở trên có nhiều quyền mà lại ít thông tin về thực tế ở dưới vì được cấp dưới báo cáo sai, trong khi dân chúng và báo chí lại ít được quyền tự do phản bác.

Hiện trạng Trung Quốc

Một nhà đầu tư Trung Quốc nhìn vào giá cổ phiếu (màu đỏ là tăng, màu xanh lá cây là giảm) tại một nhà môi giới chứng khoán thành phố tại tỉnh Hải Nam hôm 11/10/2012. AFP photo

Việt Long: Người ta cứ ca ngợi thành tích cải cách và tăng trưởng của Trung Quốc từ ba chục năm qua. Nhưng như ông vừa trình bày thì xứ này cũng có khá nhiều khó khăn trong nội bộ, có phải như vậy không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Sự thật thì sau 30 năm khủng hoảng vì sự hoang tưởng của tư tưởng Mao Trạch Đông khiến mấy chục triệu người chết oan trong thời bình thì 30 năm cải cách từ 1979 đến 2009 là một tiến bộ lớn cho mức sống của người dân và khả năng sản xuất của kinh tế.

Nhưng dù có thay đổi, chế độ chính trị đó vẫn không giải quyết nổi những khó khăn cơ bản về kinh tế và xã hội trên một lãnh thổ bát ngát mà thiếu tài nguyên và có quá nhiều dị biệt giữa các khu vực. Như nhiều trí thức trong đảng đã phát biểu gần đây, "Trung Quốc là sự bất ổn từ dưới cơ sở, là sự bất mãn của thành phần ở giữa, và sự bất lực của lãnh đạo trên chóp bu." Sau Đại hội 18 này, thế hệ thứ năm, sẽ lãnh đạo trong 10 năm tới, phải cải cách và chuyển hướng để tránh khủng hoảng. Việc cải cách ấy thì thế hệ trước đó, của những Hồ Cẩm Đào, Ngô Bang Quốc và Ôn Gia Bảo, đã thấy là cần thiết mà thực hiện chưa nổi.

Cũng do sự bất mãn của đông đảo quần chúng ở dưới, lại trong một chu kỳ thay đổi lãnh đạo qua vận động ngầm cho Đại hội đảng, mà chủ nghĩa ái quốc được đảng khai thác để xả sức ép tâm lý bằng tự ái dân tộc và dồn phản ứng người dân qua hướng bài ngoại và đề cao chủng tộc. Vì vậy mà Trung Quốc đang gặp cảnh ngộ có thể nói là vỏ thì cứng mà ruột lại mềm. Đối ngoại thì ngang tàng hung hãn, chứ bên trong đã có mầm ung thối.

Việt Long: Ta trở lại chuyện Hoa Kỳ và các nan đề ở bên trong đang trở thành nổi cộm trong cuộc tranh cử năm nay. So sánh với cái mầm ung thối như ông nói về Trung Quốc thì ra sao?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi xin phép sẽ rất ngắn gọn đối chiếu tương quan giữa đôi bên để nói về thực lực và tiềm năng của hai nền kinh tế đang dẫn đầu thế giới.

Nói chung, khó khăn của các nền kinh tế công nghiệp hoá tại Âu Châu, Nhật Bản hay Hoa Kỳ xuất phát từ nhiều thập niên tăng chi và đi vay nên khó xoay trở khi phải trả nợ vào đúng lúc kinh tế trôi vào chu kỳ suy trầm. Những khó khăn đó là cơ hội cho Trung Quốc giải thích cái tính ưu việt của mô hình tổ chức và lãnh đạo chính trị của mình. Nhưng sự sai lầm của xứ khác không thể giải trừ được hậu quả tai hại từ những sai lầm của mình. Và trên cái lực dù sao vẫn rất mạnh của các nền kinh tế tiên tiến, cái thế của nền dân chủ vẫn cho phép người ta cải sửa. Các chế độ độc tài thì khó cải sửa và khủng hoảng kinh tế tất nhiên trở thành khủng hoảng xã hội, rồi dội lên thượng tầng thành khủng hoảng chính trị.

Một cách ngắn gọn và khá tiêu biểu thì Hoa Kỳ và sinh hoạt bầu bán là sự bất ổn thường trực với lập luận đả kích nhà cầm quyền được hàng ngày tung ra trước dư luận, nhưng đấy cũng là sự cải tiến thường trực của cả xã hội vì nhà nước không là tất cả và quyết định về tất cả mọi việc. Trung Quốc thì có cái vẻ ổn định mà thật ra rất khó chuyển hoá, về kinh tế chẳng hạn thì họ chưa thể chuyển lượng sang phẩm, từ tăng trưởng qua phát triển.
Vì vậy mà Trung Quốc đang gặp cảnh ngộ có thể nói là vỏ thì cứng mà ruột lại mềm. Đối ngoại thì ngang tàng hung hãn, chứ bên trong đã có mầm ung thối. - Nguyễn-Xuân Nghĩa
Việt Long: Ông trả lời sao khi mà dư luận thế giới nói đến việc Trung Quốc đang là một chủ nợ của Hoa Kỳ với hơn ngàn tỷ đô la Công khố phiếu họ nắm trong tay?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Câu hỏi này rất lý thú vì cho phép chúng ta soi thấu vào ngọn nguồn của vấn đề và thấy ra nhược điểm sinh tử trong cơ cấu kinh tế của Trung Quốc.

Chúng ta biết Trung Quốc chọn chiến lược Đông Á là lấy xuất khẩu làm đầu máy tăng trưởng. Kết quả là nhà nước nắm trong tay một khối lượng dự trữ ngoại tệ tương đương với khoảng ba ngàn ba trăm tỷ đô la mà cả thế giới nói đến. Nhưng người dân vẫn chẳng được hưởng kết quả ngoạn mục đó một cách tương xứng vì vậy họ mới bất mãn và động loạn xã hội mới bùng nổ. Bây giờ, với khối tài nguyên ngoại tệ dồi dào ấy, lãnh đạo Trung Quốc làm những gì? Họ đầu tư ra ngoài và có phương tiện lớn lao để mua chuộc hoặc lung lạc xứ khác, đấy là cái mặt nổi về chính trị hay tuyên truyền ở bên trên. Chuyện kinh tế bên dưới lại hơi khác

Việt Long: Thưa ông, thế thì cái mặt chìm là những gì ở bên dưới?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa rằng trong luồng giao dịch tài chính với bên ngoài, tính đến Tháng Sáu vừa qua thì Trung Quốc đạt mức thặng dư tương đương với khoảng một ngàn 750 tỷ đô la. Đấy là kết số của tài sản họ đầu tư ra ngoài, khấu trừ phần đầu tư của ngoại quốc vào thị trường của họ. Người ta có thể kết luận rằng Bắc Kinh tung tiền khuynh đảo thế giới, kể cả nhờ vị trí chủ nợ lớn nhất của Mỹ. Thực tế kinh tế vốn dĩ cứng đầu, sự thật bên dưới lại chẳng như vậy.

Trung Quốc có dự trữ ngoại tệ lớn lao mà hai phần ba tức là hai ngàn tỷ là tài sản đầu tư ra ngoài, phân nửa số này là đầu tư vào thị trường Hoa Kỳ, đa số dưới dạng Công khố phiếu, có lời thấp mà mức an toàn cao. Đấy là ý nghĩa của việc làm chủ nợ của nước Mỹ. Nhưng Trung Quốc cũng nhận một ngàn 900 tỷ đô la đầu tư ngoại quốc, kể cả của Mỹ - tức là vay tiền nước ngoài để phát triển – và phải trả tiền lời cao gấp bội. Tiền lời ấy là lợi nhuận của doanh nghiệp quốc tế đầu tư vào thị trường Trung Quốc.

Nôm na là Trung Quốc vay tiền ngoại quốc để phát triển và phải trả tiền lời rất cao. Thế rồi khi thu hoạch được tài sản là khối ngoại tệ ấy thì lại cho ngoại quốc vay với lãi suất cực thấp. Một cường quốc đang đòi lũng đoạn thế giới thì chẳng thể làm ăn theo kiểu lkỗ lã như vậy! Sở dĩ vẫn cứ thế vì các nhược điểm sinh tử trong cơ cấu kinh tế của họ. Hỏi cho dễ hiểu, vì sao Bắc Kinh không dùng tài sản vĩ đại của mình đầu tư vào bên trong cho người dân được hưởng? Vì bên trong thiếu an toàn và có thể mất!

Mối lo nào cho Hoa Kỳ

000_Was6450199-250.jpg
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta (T) lắng nghe Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt nói trong một cuộc họp báo chung tại Lầu Năm Góc hôm 07/5/2012. AFP photo =>

Việt Long: Quả là ông cứ hay nêu ra những nghịch lý bất ngờ! Trung Quốc đi vay đắt và cho vay rẻ nên thật ra là gặp bất lợi lớn vì những nhược điểm trong cơ cấu kinh tế cùa mình. Còn Hoa Kỳ thì sao?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tại Mỹ, nhất là trong chu kỳ tranh cử hầu như thường trực, thế giới cứ thấy dư luận than vãn về nhiều chứng tật bên trong, kể cả tình trạng doanh nghiệp Mỹ đầu tư ra ngoài và tạo công việc làm cho người dân xứ khác trong khi công nhân viên Mỹ bị thất nghiệp.

Sự thật kinh tế chìm sâu bên dưới lại khác. Hoa Kỳ là nơi tiếp nhận đầu tư trực tiếp của nước ngoài nhiều hơn mọi quốc gia trên thế giới. Nghĩa là làm sao? Là các doanh nghiệp Âu Châu hay Nhật Bản đã bỏ tiền vào kinh doanh tại Hoa Kỳ, tạo công ăn việc làm cho người dân Mỹ. Vì thời lượng có hạn, tôi chỉ xin nêu thêm một thí dụ khác để so sánh với Trung Quốc.

Trong mùa bầu cử tại Mỹ, người ta đả kích nhau là bị nhập siêu tức là mua nhiều hơn bán với Trung Quốc nên mới là con nợ của Bắc Kinh. Hoa Kỳ có mức tiêu thụ khoảng 70% Tổng sản lượng và đấy là vấn đề thật. Nhưng hơn 88% số tiêu thụ là mua hàng hóa và dịch vụ nội địa của doanh nghiệp Mỹ, chỉ khoảng 12,5% là mua từ nước ngoài. Trong số này, phần của Trung Quốc, với thương hiệu là "Chế tạo tại Trung Quốc", chiếm chưa tới 3%, mà quá nửa trị giá lại thuộc về doanh nghiệp Mỹ đã nhập khẩu, đóng gói và quảng cáo rồi phân phối tại Mỹ.
Mối lo nếu có từ phía Bắc Kinh thì chính là an ninh chứ không là kinh tế hay mậu dịch.
Nguyễn-Xuân Nghĩa
Ngược lại, Trung Quốc có cái thế xuất khẩu rất mạnh mà cái lực lại tùy vào các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào đây để tìm lợi thế nhân công rẻ. Khi lợi thế ấy không còn hoặc kinh tế các nước tiên tiến bị đình trệ và giảm mức nhập khẩu, là chuyện đang xảy ra, thì chính Trung Quốc mới bị lao đao và lãnh đạo mới càng khó xử lý.

Để kết luận, có lẽ ta phải vượt qua nhiễu âm của tranh cử để nhìn ra thực lực và tương quan mạnh yếu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Mối lo nếu có từ phía Bắc Kinh thì chính là an ninh chứ không là kinh tế hay mậu dịch.

Việt Long: Xin cảm tạ chuyên gia Nguyễn-Xuân Nghĩa đã trả lời cuộc phỏng vấn kỳ này.
Việt Long & Nguyễn Xuân Nghĩa - RFA

Thủ tướng tiếp tục nắm trực tiếp 10 tập đoàn nhà nước

Chủ nhiệm văn phòng chính phủ Vũ Đức Đam trong cuộc họp báo mới đây cho biết Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ trực tiếp trách nhiệm đối với khoảng 10 tập đoàn nhà nước, tức phân nửa tổng số tập đoàn đang hoạt động hiện nay.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng báo cáo trước Quốc hội hôm 22/10/2012 tại Hà Nội.

Mặc Lâm phỏng vấn TS Lê Đăng Doanh để ghi nhận ý kiến một chuyên gia kinh tế truớc động thái quan trọng này.

Những sơ hở chết người

Mặc Lâm : Thưa Tiến Sĩ, mới đây Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ là Bộ trưởng Vũ Đức Đam đã chính thức cho biết Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ chỉ chịu trách nhiệm khoảng 10 tập đoàn kinh tế so với 21 tập đoàn như trước. Tiến Sĩ đánh giá ra sao về sự giảm bớt trách nhiệm này, thưa ông?

TS Lê Đăng Doanh : Kỳ họp ngày 28 tháng 10 vừa qua chính phủ đã cho biết là Thủ tướng sẽ chỉ chọn các tập đoàn chiến lược quan trọng, một số tập đoàn như dệt may, một số tập đoàn khác chưa được nói rõ thì có lẽ là sẽ được cổ phần hóa và chuyển thành tổng công ty.

Tôi thấy rằng việc thí điểm đến khi kết thúc như kết luận của Hội nghị trung ương thì cần có một báo cáo đầy đủ. Đánh giá đã thí điểm cái gì, phương pháp luận thế nào, đạt được kết quả gì, và sắp tới đây thì tái cấu trúc như thế nào và cái khuôn khổ pháp lý ra làm sao.

Hiện nay tôi mới chỉ được biết Thủ tướng tập trung vào những tập đoàn lớn nhất như dầu khí, bưu chính viễn thông, còn các tập đoàn khác không có vị trí chiến lược thì Thủ tướng có thể sẽ giao lại cho các bộ trưởng phụ trách. Vấn đề ở đây không phải là ông A hay bà B trực tiếp mà vấn đề là khung pháp lý thế nào. Vấn đề quyền chủ sở hữu làm gì, và Thủ tướng, người chịu trách nhiệm quản lý đất nước theo một nhà nước pháp quyền của dân, do dân, thì việc trục tiếp phụ trách một số tập  đoàn đó có lẫn lộn chức năng là Thủ tướng của toàn dân hay Thủ tướng cùa một số tập đoàn. Đấy cũng là một điều cần phải làm rõ.

Các Tập đoàn cột trụ của kinh tế quốc gia.
Các Tập đoàn cột trụ của kinh tế quốc gia. RFA file
Nếu một tập đoàn độc quyền thì phải chịu sự giám sát chứ không thể đặt nó dưới quyền trục tiếp chỉ đạo của Thủ tướng làm cho tập đoàn đó có một vị thế cao hơn các doanh nghiệp khác, thậm chí nó đã còn cao hơn là các bộ - TS Lê Đăng Doanh
Mặc Lâm: Như vậy thì vai trò của Thủ tướng đối với các tập đoàn từ bấy lâu nay xem ra không thích hợp lắm phải không ạ?

TS Lê Đăng Doanh: Thủ tướng bổ nhiệm chủ tịch của các Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc tập đoàn. Thủ tướng bổ nhiệm như vậy thì mặc nhiên các ông chủ tịch hội đồng quản trị và tổng giám đốc đó nghĩ rằng mình có vị thế tương đương như bộ trưởng vì cũng được Thủ tướng đệ trình và quốc hội thông qua, một vị thế pháp lý đặc biệt cao.

Trong trường hợp Vinashin đã cho thấy là người ta có thể làm khó cho các cơ quan kiểm tra, kiểm toán, thanh tra thực hiện nhiệm vụ được pháp luật quy định.  Thậm chí như trong trường hợp Vinashin thì Thủ tướng đã có hai lần ra quyết định là hãy hoãn việc thanh tra Vinashin mặc dù trước đó đã có quyết định của thanh tra rồi.

Tôi nghĩ rằng vị thế của các tập đoàn trực tiếp trực thuộc Thủ tướng cần phải được làm rõ nó phải hoạt động theo cơ chế thị trường. Nếu một tập đoàn độc quyền thì phải chịu sự giám sát chứ không thể đặt nó dưới quyền trục tiếp chỉ đạo của Thủ tướng làm cho tập đoàn đó có một vị thế cao hơn các doanh nghiệp khác, thậm chí nó đã còn cao hơn là các bộ. Vì vậy cho nên nó làm cho việc thực thi pháp luật, việc tuân thủ pháp luật, việc kiểm soát giám sát các tập đoàn, nhất là các tập đoàn có vị thế độc quyền không thực hiện theo đúng như là luật pháp đã quy định. Đấy là cái sơ hở chết người đã dẫn đến những sai lầm lớn, những khuyết điểm và thiếu sót lớn như đã diễn ra ở Vinashin, ở Vinaline.

Hiện nay thì người ta chưa biết là sẽ còn Vinashin nào khác xuất hiện nữa hay không. Người ta nói rằng đấy là mới có 2 “bị lộ” còn những ông khác chưa bị lộ thì là những ông nào thì cũng chưa biết.

Nhân viên EVN Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Source EVN4
Nhân viên EVN Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Source EVN4
...Đấy là cái sơ hở chết người đã dẫn đến những sai lầm lớn, những khuyết điểm và thiếu sót lớn như đã diễn ra ở Vinashin, ở Vinaline - TS Lê Đăng Doanh
Mặc Lâm: Vâng. Theo nhận xét của Tiến Sĩ vừa rồi thì các tập đoàn nhà nứơc đã lộ rõ yếm kém. Hầu như ai cũng thừa nhận rằng kết quả mà các tập đoàn mang lại cho nền kinh tế Việt Nam là rất khiêm nhường so với những lợi thế mà nó có. Theo ý Tiến Sĩ thì những tập đoàn này có nên cổ phần hóa thay vì cố cải tổ chúng như nhiều lần trứơc đây, thưa ông?

TS Lê Đăng Doanh: Tôi nghĩ rằng nên tiến hành cổ phần hóa càng nhiều càng tốt. Cho đến nay thì mới có ý kiến là chưa cổ phần hóa Petrovietnam vì nó gắn liền với tài nguyên, nhưng vấn đề của Petrovietnam cũng cần phải xem xét để tránh dẫn đến hiểu lầm rằng bất kỳ mỏ dầu nào phát hiện ở Việt Nam thì cũng là do Petrovietnam phụ trách.

Điều đó có nghĩa rằng Petrovietnam trở thành độc quyền về một tài nguyên rất lớn cùa đất nước. Có lẽ điều này cần phải có một sự xem xét và trình ra quốc hội để xem xét, còn các đóng góp của các tập đoàn thì  cho đến nay chưa có sự đánh giá độc lập một cách rõ ràng.

Thí dụ như Petrovietnam bán tài nguyên dầu đi chứ không đóng góp gì cụ thể vào Petrovietnam. Công lao của Petrovietnam trong việc khai thác và bán dầu như thế nào và so với những đối thủ cũng được thành lập cùng với Petrovietnam. Như Petronas của Malaysia, trình độ khoa học, trình độ công nghệ và các trình độ khác về mặt tài chính của Petrovietnam so với họ đến đâu thì cần phải có sự xem xét và đánh giá một cách công bằng và khách quan.
(kỷ luật EVN) ...đấy là một bước đi đáng hoan nghênh để cho chúng ta thấy rằng những sai phạm của những tập đoàn kinh tế nhà nước lớn thì cũng sẽ phải được xử lý theo pháp luật, và mọi người đều phải bình đẳng trước pháp luật
TS Lê Đăng Doanh
Mặc Lâm: Vâng. Xin Tiến Sĩ một câu hỏi chót.  Trong công bố của ông Vũ Đức Đam thì ông cho biết là sẽ kỷ luật EVN, đây có phải là dấu hiệu mới nhất cho thấy chính phủ đã nhận ra khiếm khuyết cần mạnh tay dứt bỏ nó hay không, thưa ông?

TS Lê Đăng Doanh: Tôi nghĩ rằng đấy là một bước đi đáng hoan nghênh để cho chúng ta thấy rằng những sai phạm của những tập đoàn kinh tế nhà nước lớn thì cũng sẽ phải được xử lý theo pháp luật, và mọi người đều phải bình đẳng trước pháp luật. Đấy là điều đáng hoan nghênh.

Trong trường hợp này chúng ta đều biết EVN đã có đầu tư vào một mạng điện thoại di động và hệ thống mạng đó đã có công nghệ không thích hợp, gây thua lỗ, và đành phải chuyển sang tập đoàn Viettel. Viettel là tập đoàn của viễn thông quân đội  và việc thua lỗ cũng như một số sai sót khác cho đến nay chưa được báo cáo rõ sẽ được xử lý ra sao. Tôi hy vọng rằng sau khi xem xét nếu như có những vấn đề gì vi phạm pháp luật thì cũng phải được xử lý trên cơ sở pháp luật, chứ không phải chỉ có kỷ luật hành chính

Mặc Lâm: Vâng. Một lần nữa xin cám ơn TS Lê Đăng Doanh đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vần ngày hôm nay.

TS Lê Đăng Doanh: Dạ. Xin cảm ơn ông Mặc Lâm.
Mặc Lâm, biên tập viên RFA

Nguy cơ vỡ bong bóng bất động sản

Tình hình bất động sản Việt Nam đang đối diện với những thử thách mà giới kinh doanh cho rằng xấu nhất từ trước tới nay.

(RFA) Cao ốc xây dựng dở dang ở Hà Nội

Liệu nguy cơ vỡ bong bóng có thể xảy ra hay không và những nỗ lực cứu nguy của nhà nước hiệu quả đến mức nào. Mặc Lâm phỏng vấn ông Nguyễn Văn Đực, giám đốc công ty bất động sản Đất Lành để tìm hiểu thêm thực trạng của ngành này.

Cứu nguy bằng phương pháp “chẻ nhỏ căn hộ”

Mặc Lâm : Thưa ông, là giám đốc một công ty mua bán bất động sản lớn của thành phố, ông có nhận xét gì về tình hình khó khăn đang xảy ra và nhất là vào thời gian sáu tháng gần đây của sinh hoạt bất động sản?

Ông Nguyễn Văn Đực : Vâng. Bất động sản đang bị khó khăn lớn, hàng tồn kho quá nhiều không bán được. Hàng tồn kho này phần đông rơi vào đơn giá cao và diện tích lớn. Dưới tình hình đó rất nhiều đơn vị đã phải giảm giá, kể cả giảm sâu. Ví dụ như có những đơn vị giảm còn khoảng 10 triệu, 12 triệu một mét vuông. Tôi cho rằng giảm như vậy là sâu, có thể đưa tới lỗ từng đơn vị.

Tuy nhiên, vì để thoát ra khỏi thị trường tệ hại hiện nay cũng như cần tiền mặt để trả nợ vay ngân hàng để hoàn tất các công trình dở dang nên người ta chấp nhận lỗ để tồn tại. Hướng thứ hai hiện nay là chẻ nhỏ căn hộ ra và rất nhiều đơn vị đã chọn những căn hộ dưới chuẩn.
để thoát ra khỏi thị trường tệ hại hiện nay cũng như cần tiền mặt để trả nợ vay ngân hàng để hoàn tất các công trình dở dang nên người ta chấp nhận lỗ để tồn tại. Hướng thứ hai hiện nay là chẻ nhỏ căn hộ ra và rất nhiều đơn vị đã chọn những căn hộ dưới chuẩn - Ông Nguyễn Văn Đực
Chúng ta biết chuẩn của căn hộ là 45 mét vuông, tuy nhiên thời nay rất nhiều đơn vị đã kiến nghị và đưa vào kinh doanh không chính thức những căn hộ dưới 45 mét vuông, thí dụ 30 – 35 mét vuông chẳng hạn. Tôi nghĩ với những cố gắng như vậy của giới bất động sản thì Bộ trưởng Bộ Xây Dựng cũng đã có những tháo gỡ tích cực là đồng ý với cái diện căn hộ nhỏ. Bộ trưởng cũng sẽ trình Thủ tướng ban hành những hướng dẫn để thực hiện những căn hộ nhỏ trên 25 mét vuông, tôi cho rằng đây là hướng rất tốt để cứu doanh nghiệp qua khỏi khó khăn trong giai đoạn hiện tại.

Mặc Lâm : Thưa, chúng tôi đựơc biết Thủ tướng vừa ký quyết định trợ giúp cho những người thuộc diện thu nhập thấp với chính sách là họ được hỗ trợ trong việc mua các căn hộ giá rẻ. Ông có nghĩ rằng biện pháp này sẽ thúc đẩy việc giải quýêt những căn hộ nằm chờ quá lâu từ trước tới nay hay không?

Nhiều khu xây dựng xong xuôi nay bỏ trống chờ khách. (cohoigiaothuong.com)
Nhiều khu xây dựng xong xuôi nay bỏ trống chờ khách. (cohoigiaothuong.com)

Ông Nguyễn Văn Đực : Tôi không tin lắm vào biện pháp tài chính. Bởi vì chúng ta biết hiện nay kinh tế khó khăn, chi phí công thì vượt trong khi thu thuế lại không nhiều, do đó chuyện nhà nước hỗ trợ theo tôi được biết khoảng một trăm ngàn tỷ gì đó, thì tôi không tin ở điều này, mà tôi chỉ tin ở chuyện chính phủ cho phép làm căn hộ nhỏ. Bài toán hiện nay là không bán được sản phẩm, mà không bán được sản phẩm trong đó có yếu tố quan trọng nhứt, đó là diện tích quá lớn: bảy tám chục mét vuông. Nếu nhà nước cho phép làm căn hộ nhỏ thì đó là giải pháp rất tốt, còn chuyện hỗ trợ, cứu bất động sản bằng trăm - ngàn tỷ thì tôi không tin.

Nguyên nhân thị trường bất động sản đóng băng

Mặc Lâm : Có những phản ứng trái chiều về việc bán các căn hộ với giá rất thấp và nhiều người cho rằng đây là hành động phá giá có thể bị kiện vì cạnh tranh không lành mạnh. Ông nghĩ gì về những cáo buộc này ạ?

Ông Nguyễn Văn Đực : Chuyện bán phá giá hay không thì rất khó nói được. Thí dụ như doanh nghiệp chúng tôi trước đây có lãi nhiều dự án, nay chúng tôi thấy rằng cần chấp nhận lỗ để thoát khỏi khó khăn thì chúng tôi cũng phải chịu lỗ. Còn những doanh nghiệp mà nói rằng người khác bán phá giá, thì trước tiên những doanh nghiệp đó phải xem lại năng lực của mình. Tại sao chúng ta làm những sản phẩm quá cao giá trong khi thị trường không sẵn sàng chấp nhận? Thay vì chúng ta kêu gào những doanh nghiệp khác đừng bán phá giá thì chúng ta hãy làm sao cho sản phẩm của chúng ta nhỏ hơn, rẻ hơn để được tới tay người dân và chúng ta ít lỗ, chứ không nên nói rằng những doanh nghiệp bán giá thấp là bán phá giá để kêu gọi chính phủ phải can thiệp.
Tôi nghĩ rằng với sự lách luật này của doanh nghiệp thì nhà nước cũng phải hỗ trợ, ủng hộ, cho phép họ làm những căn hộ nhỏ, thay vì họ phải lách luật đi làm chui
Ông Nguyễn Văn Đực
Các căn hộ xây lớn rất khó bán. Vnmedia.vn
Các căn hộ xây lớn rất khó bán. Vnmedia.vn

Tôi nghĩ chính phủ cũng không thể can thiệp vào chuyện này, bởi vì đây là quyền kinh doanh của doanh nghiệp. Rất nhiều người nói rằng người ta có thể làm căn hộ với 10 triệu đồng một mét vuông vẫn có thể được thì tôi cho rằng cũng có cơ sở. Nếu doanh nghiệp có kỹ thuật khoa học tốt để làm sao giảm giá thành. Biết thi công làm sao để khỏi thất thoát, lãng phí. Có đồng vốn để không phải vay ngân hàng, thì những yếu tố đó có thể cấu thành được căn hộ 10 triệu đồng một mét vuông và không lỗ. Và như vậy cũng không thể nào chứng minh là họ bán phá giá để kiện họ ra tòa.

Mặc Lâm : Thưa, cuối cùng chúng tôi xin được hỏi là theo kinh nghiệm của ông thì nguyên nhân nào làm cho thị trường bị đóng băng lâu như vậy? Giá nhà quá cao, kinh tế tác động hay người dân không còn tiền nữa, thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Đực : Tôi cho rằng đơn giản nhứt là người dân hiện nay không có nhiều tiền. Thị trường thì phần đông là trên 1 tỷ, thậm chí 2 – 3 tỷ, nhưng năng lực tài chính của người dân chỉ khoảng 4-5 trăm triệu, 6 trăm triệu, do đó tôi cho rằng những căn hộ 40 – 50 mét vuông thì bán rất tốt. Có nhiều trường hợp hai chị em phải chung nhau mua một căn hộ 40 - 50 mét vuông và họ tự động ngăn đôi căn hộ đó để ở chung với nhau. Về mặt luật pháp không thể cấm được họ, bởi vì hai người chung nhau mua một căn hộ 50 mét vuông và họ tự chia đôi căn hộ đó.

Qua câu chuyện này cho chúng ta thấy khả năng và nhu cầu của người dân không lớn: 20 mét vuông, 30 mét vuông vẫn ở được. Trong khi trước đây họ phải ở thuê trong những phòng trọ chật hẹp mười, mười lăm, hai chục mét vuông trong những điều kiện sinh sống tù túng, kém chất lượng, không an toàn về phòng chống cháy nổ, trộm cắp.

Như vậy thay vì họ sống trong những phòng trọ đó, họ chỉ cần có 300 triệu đồng, hai chị em, hai anh em, hai người bạn chung nhau mua một căn hộ năm sáu trăm triệu đồng và chia đôi, thì tôi cho rằng đây là giải pháp mà người dân có thể tìm cách lách luật để mua những căn hộ nhỏ và chẻ đôi căn hộ đó. Cũng có nhiều doanh nghiệp người ta lách luật, thay vì căn hộ 70 mét vuông thì người chẻ đôi thành căn 35 mét vuông. Tôi nghĩ rằng với sự lách luật này của doanh nghiệp thì nhà nước cũng phải hỗ trợ, ủng hộ, cho phép họ làm những căn hộ nhỏ, thay vì họ phải lách luật đi làm chui, vừa không vướng luật mà vừa tập một thói xấu là cứ lách luật mãi.

Mặc Lâm : Một lần nữa xin được cảm ơn ông.
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
 

Dân oan – Những con giun không ngừng bị giày xéo

Do những sai sót, thiếu minh bạch trong quá trình giải phóng mặt bằng, thu hồi đất của các dự án trải dài từ Nam ra Bắc đã đẩy ngày càng nhiều người dân vào con đường trở thành “dân oan khiếu kiện”.
Một trong sáu nông dân ở xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên bị 20 người mặc thường phục ập đến tấn công hôm 12-07-2012.

Đã vậy, những người dân đã mất đất mất nhà trong thời gian gõ cửa tìm công lý vẫn liên tục bị ức hiếp khiến nhiều người không còn chút lòng tin vào đội ngũ lãnh đạo đất nước.

Truy quét, đánh đuổi

Thời gian gần đây, mỗi khi có các sự kiện quan trọng diễn ra ở thủ đô Hà là người ta thấy xuất hiện những nhóm dân oan khiếu kiện. Tiếp đó là màn truy quét, đánh đuổi và đôi lúc giật cướp đồ của lực lượng chức năng đối với những người dân khốn khổ cùng đường.

Những ngày Quốc hội vừa qua cũng thế, trên các trang thông tin mạng liên tục xuất hiện “tin nóng” rất ngắn gọn kèm theo hình ảnh của những nhóm dân oan từ nhiều tỉnh thành với các dải băng rôn đòi hỏi quyền lợi tập trung ở khu vực mà các đại biểu đang nghị hội.

Nó dự định là vô lôi em ra đường, nhấn xuống nước, nó còng tay trói ra sau lưng, đè đầu mình xuống xình, uống nước xình, nước thúi luôn đó chị. - Chị Thắm
Tất cả những diễn biến có tính chu kỳ trên đương nhiên luôn được các lực lượng chức năng lưu tâm và lên kế hoạch đối phó. Bởi thế mà thường trước và trong những ngày các lãnh đạo nghị triều cũng chính là những ngày dân oan khiếu kiện phải chạy như chạy bão vì bị đánh đuổi khỏi nơi cư trú quen thuộc là vườn hoa Mai Xuân Thưởng.

Bà Phan Ánh Ngọc, 65 tuổi, một người dân oan đến từ tỉnh Bình Phước cho biết bà đã từng bị công an đến cắt võng khiến bà rớt xuống đất, giật lấy tấm bạt che, xoong nồi và thức ăn của bà trong một đêm mưa bão, còn lúc tập trung đi khiếu kiện mà bị đánh đuổi là chuyện đương nhiên. Bà Ngọc cho biết bà vốn là một thương binh mà cũng không được nương tay:

“Tui bị thương đầu, mình mẩy tan nát hết trơn, 27 năm đánh giặc mà, đâu có còn nguyên vẹn. Gia đình tui liệt sĩ hết, còn có một mình tui, bây giờ mấy ổng cứ thoải mái cướp thôi. Tui là bộ đội, đánh giặc 27 năm, nay Đảng đền ơn tui là thế đấy. Đưa đơn thì nó không cho vô, mà nếu ấy là nó cho người đánh, cướp của tụi tui, kể cả tui là thương binh mà nó vẫn đuổi trong cơn mưa đến nỗi tui bị xỉu.”

vg250.jpg
Hàng ngàn công an, cảnh sát cơ động, bộ đội được huy động đến xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên hôm 24-04-2012 để cưỡng chế 70 hecta đất xây dựng khu đô thị Ecopark. Citizen photo.

Bà Ngọc may mắn được các thầy chùa Bồ Đề cứu và cho tá túc trong lúc bệnh tật. Bà cho biết những người dân oan khác muốn tụ tập trước trụ sở họp Quốc hội để kêu cứu cũng đã bị đánh đuổi đi, phải chạy xuống khu vực bờ sông cạnh chùa Bồ Đề để lánh nạn tạm thời.

Bỗng dưng trở thành “dân oan”

Trên thực tế hiện nay cho thấy ngày càng nhiều người dân bỗng dưng trở thành “dân oan” vì những bất hợp lý, thiếu minh bạch trong quy định và thực tế thi hành việc trưng dụng đất dẫn đến cưỡng chế lấy đất.

Trường hợp của gia đình chị Cao Hồng Thắm ở Cần Thơ là một ví dụ điển hình. Chị cho biết quy định của chính phủ đưa ra lúc đầu trong việc thu hồi đất làm đường là 34 met. Tuy nhiên sau đó chính quyền địa phương lại thông báo lấy 40 met và bây giờ là đòi lấy hết căn nhà của chị. Chị Thắm kể:

“Lộ là làm 34m chính phủ đưa ra, mà bây giờ nó đòi lấy 40m, rồi lấy trắng luôn. Cưỡng chế mà mới đưa tờ giấy thông báo cưỡng chế vào ngày 16 hay gì đó, mời em mới lên họp có một lần. Nó nói là 40m, em nói “Bây giờ dân ở đây ngu dốt, nếu 40m thì phải đưa lệnh của chính phủ ra đi, rồi dân người ta sẽ dỡ theo 40m.”

Thế nhưng yêu cầu đơn giản của chị Thắm đã chỉ được đáp ứng bằng đội quân hùng hậu gồm công an, cảnh sát cơ động… xông thẳng vào nhà chị đúng vào ngày quốc tế Phụ nữ. Chị kể:

Gia đình tui liệt sĩ hết, còn có một mình tui, bây giờ mấy ổng cứ thoải mái cướp thôi. Tui là bộ đội, đánh giặc 27 năm, nay Đảng đền ơn tui là thế đấy.
Bà Ngọc
“Cưỡng ngay trong ngày 20/10. Nhà không ai nói cho người này người kia nghe tại vì không ai nghĩ là nó dám cưỡng chế trong ngày 20/10 hết, vì ngày 20/10 là ngày Phụ nữ mà làm sao lại cưỡng chế nhà của phụ nữ được?! Ức ói luôn! Mẹ già em bảy mươi mấy tuổi mà nó xịt khói cay đầy nhà mà không cứu mẹ em để cho mẹ em bất tỉnh.”

Chị Thắm cho biết cả nhà chị gồm mẹ, một anh bị tâm thần và đứa em đều phải đi bệnh viện sau trận cưỡng chế của lực lượng chức năng mà chị mô tả là còn “tàn ác hơn là chiến tranh ngày xưa”:

“Nó dự định là vô lôi em ra đường, nhấn xuống nước, nó còng tay trói ra sau lưng, đè đầu mình xuống xình, uống nước xình, nước thúi luôn đó chị. Tại vì phía trước nhà em nó có tính toán sẵn, nó móc một cái hố để cho bà con vô cứu không được. Hình sự, lính, công an đầy đường hết trơn, nó không cho dân vô, nếu vô cũng không cứu được. Người ta muốn vô cũng không được.”

Con đường chung của những người dân oan mất đất là kéo nhau ra Hà Nội, tìm đến các lãnh đạo cấp cao với ước mong gặp được “Bao Thanh Thiên” giữa đời thường. Với những người dân khốn khổ này, ước mơ của họ cũng hồn nhiên như hành động khi bị cưỡng chế. Chị Cao Hồng Thắm nói tiếp:

“Nhà em với dân ở đó oan ức quá đi. Oan ức quá nên mới đi tìm “Bao Thanh Thiên”, đi lên TPHCM, ra Trung ương tìm những ông phó thanh tra, tổng thanh tra gì đó để vô đây minh oan cho. Dân người ta khóc luôn, nghĩ là mình ôm ảnh Bác Hồ, treo cờ Bác Hồ, mình cầu cứu ngày 20/10… vẫn là vô dụng luôn!”

Thực tế của chuyện giải quyết khiếu kiện đã khiến cho đa số người dân oan mất hoàn toàn lòng tin đối với đội ngũ lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Chị Nguyệt, dân oan Cần Thơ, bức xúc nói:

“Ông Phan Văn Khải ra quyết định bồi thường và nói là ổng thu hồi đất của dân không mất một cọng cỏ. Nhưng mà chị nói thiệt, không có mất cỏ nhưng mà mất đất của dân, cướp nhà của dân, chứ cỏ thì không có mất! Bởi vậy bây giờ mà Cộng Sản nói là dứt khoát chị không nghe, từ thằng lớn tới thằng nhỏ, chị không nghe thằng nào hết. Chị muốn nói với em rằng thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói là “xin lỗi dân”, cướp của của dân là trả cho dân chứ không có xin lỗi gì hết trơn. Mình là thằng cướp rồi, là tổ chức cướp rồi thì bây giờ không xin lỗi gì hết, cướp của người ta thì phải trả cho người ta.”

Những bức xúc của chị Nguyệt cũng là bức xúc của hàng ngàn người dân oan trên khắp đất nước ngày đêm đi bới rác, bán vé số để kiếm sống, Họ lấy đất làm giường, lấy trời làm màn để mong một ngày thấy được công lý. Có lẽ đối với họ, người lãnh đạo xứng đáng chỉ đơn giản là hãy trả lại những gì đã lấy của người khác.
Khánh An, phóng viên RFA

Đào Tuấn - Lời xin lỗi mang nhãn hiệu SJC

Nếu muốn người dân có đủ lòng tin để mang vàng vào gửi trong nhà băng, có lẽ, chỉ một lời trấn an thôi thì chưa đủ. Lại càng không thể áp dụng những biện pháp hành chính thô thiển, cho dù, nó được khoác chiếc áo danh nghĩa cao đẹp nào

“Ngay lúc Quốc hội đang họp, giá vàng cao hơn thế giới 3 triệu đồng nhưng tỷ giá vẫn hạ, chấm dứt hiện tượng người dân đổ xô đi mua vàng”- Thống đốc Bình hôm qua nói đầy tự tin tại Quốc hội. Người dân không xếp hàng đi mua vàng, nhưng “hàng dòng người đang xếp hàng để kiểm định, để chuyển đổi sang vàng SJC, ngay khi chúng ta đang nói trong hội trường này”- một ĐBQH nói.

Hai lần “xin nhận trách nhiệm”. Tuy nhiên, đối với Thống đốc, đó là trách nhiệm “chưa làm tốt việc tuyên truyền chính sách quản lý thị trường vàng”, “gây ra nhiều cách hiểu, lo lắng trong dư luận”.

Một lần nữa nhắc lại câu chuyện 300 – 400 tấn vàng, tương đương 15 đến 20 tỷ USD bị chôn chặt vào vàng, ông Bình nói tình trạng “vàng hóa nền kinh tế” đã được chặn đứng, ngân hàng đã mua lại 60 tấn vàng và mua 10 tỷ USD để tăng thanh khoản và góp phần giảm lãi suất. Để trấn an dư luận, Thống đốc cũng khẳng định: Từ 25/5, kể cả Công ty SJC cũng đã chấm dứt dập vàng miếng, chỉ có Ngân hàng Nhà nước thực hiện độc quyền nhà nước dập vàng miếng và chọn SJC làm thương hiệu quốc gia”. Và, quan trọng nhất “Các loại vàng miếng đã được cấp phép được phép lưu hành bình thường. Không bắt buộc chuyển đổi từ vàng miếng này sang vàng miếng khác”.

Có hai điều cần khẳng định: Phát ngôn của Thống đốc có thể an dân phần nào. Và với trách nhiệm một thống đốc, ông đã làm đúng công việc của mình.

Chỉ có điều, một chính sách, dù với ý nghĩa nào, cũng không thể không quan tâm tới thái độ, tới phản ứng, tới lo toan, thậm chí, tới lòng tin của dân chúng.

Bởi cũng sáng nay, tại nghị trường, có vị ĐBQH đã nói về “những dòng người xếp hàng để kiểm định, để chuyển đổi sang thương hiệu độc quyền SJC trong khi chúng ta cứ thản nhiên: Người dân phải tự bảo vệ mình”. Đó là con số chênh lệch đến 3 triệu đồng giữa vàng trong nước và vàng thế giới, chênh lệch đến 400 ngàn đồng/lượng giữa vàng thương hiệu quốc gia SJC với phần còn lại, ngay chính trong nước.

Khoản chênh lệch 3 triệu đồng, có ĐBQH đã nói, đang chứng tỏ chúng ta “Chưa đạt được mục tiêu đưa giá vàng trong nước sát với giá vàng thế giới”. Còn khoản chênh lệch 400 ngàn đồng, thật tình cờ, đúng bằng con số mà Thống đốc từng đưa ra để phân biệt đó là “đầu cơ” khi ông từng tuyên bố trước quốc dân đồng bào: “Nếu vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới từ 400.000 đồng/lượng trở lên chứng tỏ đã và đang có hiện tượng đầu cơ, làm giá”.

“NHNN cho biết SJC nhận gia công, nhưng gia công cho ai, tại sao giá chênh và chênh vào túi ai?”. “Vì sao chỉ SJC mới có quyền phán là (vàng) nhái hay không?”. Đối với những lượng vàng móp méo mà công ty SJC từ chối mua thì có còn được coi là vàng?

Những vấn đề mà các vị ĐBQH đặt ra trong phiên thảo luận hôm qua, cũng là những ưu tư, thắc mắc của dân chúng. Những người, chỉ đơn giản, như truyền thống tập quán từ ngàn đời nay là “đút vàng ống bơ” để đề phòng rủi ro.

400 tấn vàng, 20 tỷ USD bị “chôn chặt trong vàng” cần phải được đưa vào nền kinh tế để tạo ra sức mạnh tài chính. Có điều, không thể theo cách thức đè đầu cưỡi cổ, cưỡng từ đoạt lý đến mức, như các vị ĐBQH chỉ ra: “Phần còn lại phải mất 3 triệu đồng/lượng để chuyển đổi sang vàng SJC thương hiệu quốc gia”, thậm chí, tệ hơn: “Chỉ có ở nước ta giá vàng mới phụ thuộc vào thương hiệu, chứ không phụ thuộc vào tuổi vàng”

Nếu muốn người dân có đủ lòng tin để mang vàng vào gửi trong nhà băng, hoặc chuyển đổi sang tích trữ bằng đồng nội tệ, có lẽ, chỉ một lời trấn an thôi thì chưa đủ. Lại càng không thể áp dụng những biện pháp hành chính thô thiển, cho dù, nó được khoác chiếc áo danh nghĩa cao đẹp nào.
(Đào Tuấn)
 

Ma trận của Bộ trưởng Vương Đình Huệ

Trước Quốc hội ngày hôm qua, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ khiến cử tri và nhân dân lạc vào “ma trận” khi tung ra hàng loạt những thuật ngữ kiểu “tỷ lệ động viên thuế phí”, rồi “ngân sách”, rồi “% GDP”.


Thưa Bộ trưởng, cả nước chỉ có hơn 24 ngàn tiến sĩ, mà cũng không phải tất cả đều là tiến sĩ kinh tế để có thể hiểu được điều ông nói.

Tóm lại, ý Bộ trưởng muốn nói thuế phí ở Việt Nam không phải cao gấp từ 1,4 đến 3 lần khu vực như báo cáo của Ủy ban Kinh tế. Bởi các nước chỉ tính thuế trên ngân sách TƯ, trong khi ở ta, tính tất, cả từ việc bán tài nguyên là dầu thô, đất đai, lẫn viện trợ.

Những con số mà Bộ trưởng thậm chí dùng “GDP” để nói, thật ra khiến người dân mù tịt. Và đã mù tịt thì làm sao có thể thuyết phục được họ tin. Nhưng dường như việc sử dụng “thuật ngữ ma trận” không hoàn toàn tình cờ. Bởi khi khẳng định thuế phí ở Việt Nam chỉ ở mức trung bình so với thế giới và khu vực, thì Bộ trưởng lại “quên” không so sánh thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam so với thế giới và khu vực.

Cách đây chưa lâu, đề tài khoa học cấp nhà nước do Đại học Kinh tế quốc dân thực hiện theo yêu cầu của Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội đã chỉ ra một thực tế: GDP bình quân đầu người của Việt Nam theo PPP chưa bằng 1/2 của Philippines, hay Indonesia, khoảng 1/5 của Thái Lan, 1/10 của Malaysia. Còn Còn theo Báo cáo phát triển Việt Nam 2009 của Ngân hàng Thế giới, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tụt hậu tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore. Nhưng không chỉ những con số đang cho thấy sự “trời vực” về thu nhập giữa người dân Việt Nam so với khu vực, châu Á, và thế giới mà chất lượng sống của người Việt Nam cũng đang bị đánh giá là “suy giảm” và “có nguy cơ tụt lại phía sau” so với các nước.

Sự “suy giảm”, “tụt lại phía sau” biểu hiện ngay trong chính thứ mà Bộ trưởng Huệ cũng đã sử dụng ngày hôm qua “giá thế giới”. Cụ thể hơn, trong khi thu nhập và chất lượng sống thấp thì các giá cả hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam đang được tính toán và so sánh nhằm hướng tới “hội nhập” với giá cả thế giới. Chẳng hạn như giá xăng, thứ giá mà Việt Nam đang hướng và quản lý “theo giá thế giới”- như khẳng định của Bộ trưởng Huệ. Hoặc giá điện “thấp hơn giá thế giới” mà vài hôm nữa, thế nào Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng sẽ kêu than.

Sự suy giảm và tụt lại về mặt thu nhập và đời sống, so với mức thuế phí được thanh minh là “trung bình so với thế giới và khu vực” đang cho thấy tư duy trong việc hoạch định các chính sách liên quan đến thuế phí là rất thiếu công bằng với đời sống người dân. Không nói đâu xa, khi quyết định số tiền lương tăng thêm 100 ngàn (mà cũng chỉ cho 8 triệu đối tượng) thì Bộ Tài chính cũng quyết thu đúng 100 ngàn theo kiểu “bổ đầu” đối với hơn 40 triệu chiếc xe máy, thực ra là đôi chân, là chiếc cần câu cơm của dân chúng. Thậm chí, xe đạp điện cũng không được tha.

Người dân sẵn sàng chia sẽ khó khăn với ngân sách nhà nước. Nhưng dứt khoát đó không phải là từ việc tư lệnh ngành tài chính đưa ra một thứ “ma trận” để cử tri và nhân dân thực lạc vào đó mà không biết đầu cua tai nheo thế nào. Lại càng không thể chỉ nói đến chuyện “nộp” như thế là chưa nhiều, mà không quan tâm đến việc họ “có” bao nhiêu trong túi, và những đồng tiền kiếm bằng mồ hôi nước mắt đó có đủ đảm bảo cuộc sống tối thiểu hay không.
Theo Đào Tuấn

Thêm một màn kịch chính trị trơ tráo của SBTN

Lợi dụng kỷ niệm Ngày Quốc tế nhân quyền (10-12-2012), SBTN (đài truyền hình phát bằng tiếng Việt tại Mỹ), do Trúc Hồ làm Giám đốc điều hành, vừa phát động cái gọi là "chiến dịch triệu con tim, một tiếng nói".
Căn cứ vào các hành vi mà SBTN từng thực hiện trong thời gian qua, có thể khẳng định đây thực chất là một màn kịch chính trị bị thao túng bởi các thế lực thù địch, nhằm vu cáo Nhà nước Việt Nam.
Theo SBTN, cái gọi là "chiến dịch triệu con tim, một tiếng nói" được phát động trong thời gian hai tháng, từ ngày 15-10-2012 đến ngày Quốc tế nhân quyền 10-12-2012. Màn mở đầu của vở kịch lố lăng này là thu thập 100 nghìn chữ ký vào "thỉnh nguyện thư" gửi Chủ tịch Ủy ban nhân quyền Liên hợp quốc, Ðại diện cấp cao của Liên minh châu Âu về ngoại giao và chính sách an ninh, Bộ trưởng Ngoại giao các nước Anh, Mỹ, Ô-xtrây-li-a, Ca-na-đa, Pháp, Ðức, Nhật, Hà Lan, Na Uy, Thụy Sỹ... "Thỉnh nguyện thư" trắng trợn vu khống Nhà nước Việt Nam kiểm duyệt internet, bắt giam tùy tiện và đối xử khắc nghiệt với "tù nhân lương tâm", blogger và một số đối tượng "đấu tranh dân chủ ôn hòa". Các đối tượng gửi "thỉnh nguyện thư" kêu gọi Ủy ban nhân quyền Liên hợp quốc, Liên minh châu Âu và các quốc gia tự do cử đặc phái viên tới Việt Nam để điều tra về tình trạng vi phạm nhân quyền, yêu cầu Việt Nam tôn trọng Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền, hủy bỏ các điều luật về an ninh quốc gia (điều 79, 87 và 88 Bộ luật Hình sự) và "thả ngay lập tức các tù nhân chính trị"! Luận điệu trong cái gọi là "thỉnh nguyện thư" không có gì mới, yêu sách đưa ra cũng đã nhàm, vì đó là mấy điều mà các thế lực thù địch vẫn lải nhải lâu nay.

Hình minh họa
Ðiều đáng nói là trong khi kêu gào như vậy, những kẻ chủ mưu sản xuất ra "thỉnh nguyện thư" cố tình phớt lờ, thậm chí phủ nhận nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong lĩnh vực dân chủ, nhân quyền. Vì trên thực tế, Việt Nam luôn quan tâm mở rộng các kênh trao đổi về nhân quyền với Mỹ, EU và các nước khác thông qua các chuyến thăm, tìm hiểu thực tế hoặc đối thoại nhân quyền thường niên nhằm thu hẹp khác biệt trong quan điểm của các bên về vấn đề này. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia đi đầu trong việc thực hiện các công ước, tuyên ngôn, chương trình hành động của Liên hợp quốc, trong đó có Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị. Trong khi vu cáo Việt Nam vi phạm các nội dung của Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị thì những kẻ chủ mưu "thỉnh nguyện thư" lại phớt lờ một vấn đề cốt lõi. Ðó là chính các văn bản này đã quy định việc thụ hưởng nhân quyền phải tuân thủ quy định của pháp luật và các nghĩa vụ, trách nhiệm đặc biệt để "tôn trọng các quyền và uy tín của người khác; bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe và đạo đức xã hội". Ðó cũng là lý do để Việt Nam ban hành và thực thi Bộ luật Hình sự, trong đó có các quy định về "Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" (Ðiều 79), "Tội phá hoại chính sách đoàn kết" (Ðiều 87) và "Tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam" (Ðiều 88). Cần khẳng định đây là việc làm cần thiết để bảo đảm an ninh quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi công dân. Ở Việt Nam không có "tù nhân lương tâm" hay "tù nhân chính trị" như các thế lực thù địch vẫn rêu rao, mà chỉ có những đối tượng vi phạm pháp luật cần phải xử lý nghiêm minh theo pháp luật.
Bên cạnh việc xuyên tạc, bóp méo sự thật và đưa ra các yêu sách vô căn cứ, cách thức ký tên vào "thỉnh nguyện thư" cũng rất kỳ quặc. Người tham gia chỉ việc điền họ tên (bất kể tên thật hoặc tên giả), tên thành phố và quốc gia cư trú rồi xác nhận bằng địa chỉ email. Với phương thức này, một người có thể tự lập hàng chục, thậm chí hàng trăm email ảo để tham gia ký "thỉnh nguyện thư". Do đó, số người tham gia do SBTN công bố thực chất chỉ là con số ảo, vì không thể kiểm chứng. Thêm nữa, theo danh sách ký vào "thỉnh nguyện thư" có thể nhận ra những cái tên quen thuộc, có tiền sử chống Việt Nam về dân chủ, nhân quyền như Dân biểu Hạ viện Mỹ Loretta Sanchez, các đối tượng thuộc tổ chức khủng bố thuộc "đảng Việt Tân" (như Ðỗ Hoàng Ðiềm, Hoàng Tứ Duy) hay những đối tượng từng bị chính quyền Việt Nam bắt giữ, xét xử vì các hành vi tuyên truyền, chống phá Nhà nước như Nguyễn Văn Ðài, Bùi Thị Minh Hằng, Trần Khải Thanh Thủy, Nguyễn Hữu Giải,...
Bước tiếp theo trong chiến dịch "triệu con tim, một tiếng nói" là kêu gọi cộng đồng gọi điện thoại hoặc fax 24/24 giờ đến Ðại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Việt Nam trên toàn thế giới. Tác giả của màn kịch "triệu con tim, một tiếng nói" gọi đây là hành động "biểu tình qua điện thoại và fax". Ðể làm việc này, thông qua website của SBTN và một trang mạng khác, họ cung cấp danh sách và số điện thoại của các cơ quan đại diện Việt Nam; đồng thời hướng dẫn chi tiết cách thức, nội dung gọi điện thoại và fax, đề nghị người tham gia sao chép lại nội dung trao đổi để phát tán trên các mạng xã hội như facebook, Youtube, blog... Hành động quấy nhiễu hệ thống thông tin liên lạc của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có thể xem là một biến tướng của khủng bố thông tin. Ðây là loại hình khủng bố mới xuất hiện khi công nghệ thông tin phát triển. Theo Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ở nước ngoài ban hành năm 2009, cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài (Ðại sứ quán, Lãnh sự quán) có nhiệm vụ thúc đẩy quan hệ chính trị - xã hội, quốc phòng - an ninh, văn hóa, phục vụ phát triển kinh tế đất nước, đồng thời thực hiện nhiệm vụ lãnh sự như liên hệ, tiếp xúc với công dân Việt Nam trong trường hợp họ bị bắt, tạm giữ, tạm giam, xét xử hoặc đang chấp hành hình phạt tù tại quốc gia tiếp nhận; cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, cấp đổi, cấp lại, hủy bỏ các loại hộ chiếu, giấy thông hành và giấy tờ khác có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam, cấp và gia hạn, sửa đổi, bổ sung, cấp lại, hủy bỏ thị thực và giấy miễn thị thực của Việt Nam... Việc duy trì sự thông suốt mạng lưới thông tin của các cơ quan đại diện ở Việt Nam ở nước ngoài là tối cần thiết. Hành động khủng bố hệ thống điện thoại và fax của các cơ quan đại diện Việt Nam sẽ cản trở hoạt động của các cơ quan đại diện, gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, pháp nhân và tác động trực tiếp tới lợi ích của chính cá nhân người Việt Nam ở nước ngoài, vì thế cần phải lên án nghiêm khắc và cần phải xử lý.
Vậy đằng sau chiến dịch "triệu con tim, một tiếng nói" là gì? Thực ra, đây không phải là lần đầu tiên SBTN phát động chiến dịch "thỉnh nguyện thư". Trước đó, từ ngày 8-2 đến ngày 5-3-2012, Trúc Hồ (SBTN) đã phối hợp với Nguyễn Ðình Thắng và Tổ chức cứu người vượt biển - BPSOS, phát động chiến dịch "thỉnh nguyện thư" trên diễn đàn We the people của Nhà Trắng để kêu gọi chính quyền Mỹ gây sức ép với Việt Nam để thả Việt Khang (đối tượng bị cơ quan An ninh Việt Nam bắt giữ vì có hành vi tuyên truyền chống Nhà nước), kêu gọi Mỹ "chấm dứt phát triển thương mại với Việt Nam nếu không cải thiện về nhân quyền". Tuy nhiên, cái gọi là "chiến dịch thỉnh nguyện thư" đó đã thất bại thảm hại, bộ mặt thật của mấy kẻ chủ mưu đã bị người Việt ở nước ngoài vạch trần. Họ cho rằng, SBTN và BPSOS đã lừa đảo và lợi dụng cộng đồng để mưu lợi cho tổ chức. SBTN bị cáo buộc lợi dụng "chiến dịch" này để thu lợi từ quảng cáo, tăng số lượng thuê bao để tránh bị Hệ thống truyền hình vệ tinh Direc TV cắt sóng (vì từ năm 2006, số lượng thuê bao của SBTN bị sụt giảm liên tục xuống dưới mức quy định). Không phải ngẫu nhiên mà Trúc Hồ giúp mấy "nhà dân chủ", liên tục phát động các "chiến dịch thỉnh nguyện thư vì dân chủ nhân quyền". Ðằng sau những mục tiêu mà SBTN đưa ra để mị dân, là những toan tính của Trúc Hồ để gây tiếng vang, chứng minh ảnh hưởng của SBTN. Hơn nữa, núp sau "chiến dịch triệu con tim, một tiếng nói" là các tổ chức đã có tiền sử chống phá Việt Nam như "Nhân quyền cho Việt Nam", "đảng Việt Tân", "Tổ chức Dân chủ nhân dân",... Các tổ chức này đang hà hơi, tiếp sức cho chiến dịch của SBTN để đánh bóng tên tuổi, làm dày "thành tích chống cộng", thu hút sự chú ý của cộng đồng và các thế lực cực hữu nhằm dễ bề vận động tài chính.
Là một đài truyền hình, lẽ ra SBTN phải đi đầu trong việc cung cấp thông tin trung thực, khách quan về tình hình Việt Nam, giúp cộng đồng người Việt tại Mỹ hiểu thêm về đất nước, từ đó góp phần xây dựng và phát triển đất nước, đó là cái tâm và cái đích mà người làm báo chân chính hướng tới. Nhưng SBTN lại đi chệch hướng, tự biến mình trở thành công cụ của các tổ chức đội lốt nhân quyền để chống phá Việt Nam. Việc làm đó không mang lại vinh dự và uy tín mà trái lại chỉ càng làm cho hình ảnh của SBTN thêm xấu xa. Chính vì thế, chắc chắn cái gọi là chiến dịch "triệu con tim, một tiếng nói" sẽ thất bại thảm hại, như các "chiến dịch" do SBTN phát động trước đây mà thôi.
Lam Sơn
(Báo Nhân dân)

Nguyễn Vạn Phú - Mặc cả sự tín nhiệm

Thoạt trông, nỗ lực thông qua nghị quyết lấy phiếu tín nhiệm đối với một số chức danh lãnh đạo của Quốc hội là đáng ghi nhận bởi thông qua công cụ này, Quốc hội sẽ đóng tốt hơn vai trò giám sát của mình. Trong bối cảnh bộ máy Chính phủ có nhiều yếu kém, khuyết điểm để người đứng đầu phải đứng ra nhận lỗi thì việc lấy phiếu tín nhiệm hay bỏ phiếu tín nhiệm là động thái người dân trông chờ để bày tỏ thái độ thông qua người đại diện dân cử của mình.
Tuy nhiên, việc gì cũng có mặt trái của nó và mặt trái của việc lấy phiếu tín nhiệm nếu không được phân tích đầy đủ và có biện pháp khắc phục thì nỗ lực này của Quốc hội khó lòng có tác dụng như mong muốn.
Việc lấy phiếu tín nhiệm, trước hết, sẽ cổ xúy cho cách điều hành rất ngắn hạn, làm triệt tiêu tầm nhìn dài hạn, khi phải đánh đổi giữa các thiệt hại ngắn hạn vì những mục tiêu lâu dài. Lấy ví dụ đối với Bộ trưởng Tài chính, để khắc phục tình trạng bội chi năm nào cũng cao ngất, sẽ phải nghiêm khắc với các yêu cầu chi tiêu của các địa phương, phải xiết hầu bao không để lợi ích địa phương, sự vận động của địa phương tác động lên dự toán ngân sách chung. Vì tầm nhìn dài hạn, giải quyết cán cân thu chi ngân sách, Bộ trưởng Tài chính cũng sẽ mạnh tay với các bộ ngành khác, không để việc xin cấp ngân sách diễn ra tràn lan, lãng phí và trùng lắp… Trong bối cảnh các đại biểu Quốc hội đồng thời là lãnh đạo các địa phương và bộ ngành, liệu họ có đồng tình với một vị bộ trưởng tài chính nghiêm khắc với túi tiền ngân sách hay sẽ dùng lá phiếu tín nhiệm để mặc cả chuyện phân bổ?
Một ví dụ khác dựa vào tình hình thực tế hiện nay là chuyện giải quyết nợ xấu. Muốn giải quyết nợ xấu, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sẽ phải siết chặt việc cho vay của hệ thống ngân hàng, từ đó lại gián tiếp gây khó khăn cho doanh nghiệp và nền kinh tế nói chung. Để đối phó với bong bóng tài sản bị xẹp làm tài sản thế chấp bị bốc hơi, Thống đốc cũng sẽ phải cần vài ba năm, trong đó tín dụng tăng trưởng chậm lại, ngân sách phải gánh chịu những khoản chi lớn để làm sạch hệ thống ngân hàng… Một Thống đốc mạnh tay như thế sẽ không được lòng nhiều người trong ngắn hạn để đổi lại sự lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng sau vài ba năm nữa. Đánh giá tín nhiệm đối với Thống đốc trong trường hợp này sẽ như thế nào? Chẳng lạ gì thống đốc ngân hàng trung ương nhiều nước có nhiệm kỳ dài, không bị bãi miễn trước hạn.
Tương tự như vậy, giả thử Chính phủ kiên quyết tái cơ cấu nền kinh tế, có nghĩa trước mắt tạm chấp nhận tăng trưởng chậm đi, thất nghiệp nhiều hơn, doanh nghiệp phá sản cao hơn mới mong chuyển thành công qua mô hình phát triển mới. Liệu những năm khó khăn đó, ai trong Chính phủ sẽ chịu tín nhiệm thấp? Khi đa phần đại biểu Quốc hội, người bỏ phiếu tín nhiệm đồng thời là người trong bộ máy nhà nước, cách chức danh như thanh tra, kiểm toán sẽ đụng chạm nhiều nên sẽ có xung đột lợi ích khi lấy phiếu tín nhiệm.
Quan trọng hơn, trong bộ máy nào cũng vậy, sẽ có người tiếp xúc nhiều với người dân nên cũng dễ xảy ra tranh cãi về phương pháp làm việc; sẽ có người ít khi xuất hiện trước công chúng, khó lòng đánh giá hiệu quả làm việc. Không lẽ lấy phiếu tín nhiệm người đứng mũi chịu sào sẽ chặt tay hơn người lùi lại đằng sau.
Trên đây là những chuyện giả định bởi hiện nay cách điều hành thường là chạy theo “giải pháp tình thế” chứ làm gì có chuyện tầm nhìn dài hạn nhưng các ví dụ cũng cho thấy hiệu ứng ngược của việc lấy phiếu tín nhiệm có thể xảy ra.
Mấu chốt của vấn đề là làm sao việc lấy phiếu tín nhiệm không làm tê liệt bộ máy hành chính mà là một công cụ để kiểm soát quyền lực và thúc đẩy bộ máy vận hành tốt hơn.
Để giải quyết những vấn đề nêu ở trên, thiết nghĩ việc lấy phiếu tín nhiệm không nên mở rộng quá nhiều chức danh lãnh đạo để khỏi mang tính hình thức, làm qua loa, không công bình giữa người làm nhiều và người làm ít. Chịu trách nhiệm cho mỗi bộ máy có người đứng đầu, người này sẽ quyết định được ê-kíp làm việc có thực sự hiệu quả không, sẽ biết rõ từng thành viên có đáp ứng được nhu cầu của bộ máy hay không, sẽ phân biệt được lợi ích dài hạn và lợi ích ngắn hạn. Lấy phiếu tín nhiệm một số người đứng đầu sẽ có tác dụng to lớn hơn nhiều trong vai trò giám sát bộ máy. Bởi trong nhiều trường hợp, từng cá nhân trong bộ máy thì không có vấn đề gì nhưng bộ máy nhìn chung vẫn trì trệ, không thoát khỏi quán tính cũ. Lúc đó vấn đề đặt ra là chuyện tín nhiệm hay không người tổ chức ra bộ máy đó.
Muốn làm được điều này, người đứng đầu bộ máy phải thật sự có quyền chọn và loại thải những người giúp việc bên dưới, chứ không thể để chuyện “trên bảo, dưới không nghe” diễn ra. Người đứng đầu phải có tầm nhìn và tư duy sao cho con đường phát triển trong năm bảy năm tới được trình bày rõ ràng, nói được những khó khăn sẽ gặp phải trên chặn đường này và mục tiêu sau cùng sẽ nhắm đến là gì. Lúc đó, lấy phiếu tín nhiệm sẽ là cách thể hiện sự tín nhiệm cho lộ trình đó hay bất tín nhiệm để chọn lộ trình khác.

Nguyễn Vạn Phú
(Blog Nguyễn Vạn Phú

Ôn Gia Bảo làm lung lay đảng Cộng sản Trung Quốc

Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo
(Le Monde) -  Đối với đa số người Trung Quốc, ông chỉ đơn giản là “Ôn gia gia”. Trong nhiệm kỳ mười năm, ông Ôn Gia Bảo, Thủ tướng đồng thời là nhân vật số ba trong đảng Cộng sản Trung Quốc, đã được người dân gọi bằng một cái tên chất chứa cảm tình, vì ông quan tâm đến những người bất hạnh nhất.

Hình ảnh luôn được đánh bóng bởi các bài diễn văn tuyên truyền của một chế độ luôn là cộng sản, cho dù trên thực tế, những người thừa kế của Mao từ hơn ba chục năm qua, đã áp dụng chủ nghĩa tư bản và sản sinh ra một nền kinh tế song đôi, trong đó các công ty quốc doanh đóng vai trò chủ đạo.

Không có một cái Tết nào mà một Ôn Gia Bảo hòa nhã, mặc bộ vét đơn giản, lại không đến thưởng thức món hoành thánh với các công nhân nhập cư – việc khai thác lực lượng lao động này đã làm nên phần lớn phép lạ Trung Quốc.

Không một nơi nào bị thiên tai mà ông không tìm đến, để bày tỏ sự cảm thông với các nạn nhân. Như trong vụ động đất ở Tứ Xuyên năm 2008, tại đó ông đã chỉ huy hoạt động cấp cứu, và càng được nhân dân yêu mến.

Ông cũng nổi bật với những bài diễn văn chống tham nhũng. Năm 2007, ông đã kêu gọi các lãnh đạo cao cấp “đảm bảo là các thành viên gia đình, bạn bè và các người thân khác không lợi dụng ảnh hưởng từ chức vụ trong chính phủ”.

Cú đòn thật thô bạo: một cuộc điều tra chi tiết của New York Times về tài sản tích lũy được của những người thân ông Ôn - chỉ sơ sơ có 2,7 tỉ đô la, nhất là của vợ ông là bà Dương Bội Lị, được mệnh danh là “Nữ hoàng kim cương” do sự khống chế của bà trong lãnh vực này - đã đánh mạnh vào hình ảnh đẹp đẽ trên.

Được đăng vào cuối tuần rồi, bài báo khẳng định điều mà nhiều người vẫn nghi ngờ: gia đình ông đã lợi dụng vị thế của “Ôn gia gia” để làm ăn. Tuy hai luật sư của gia đình ông Ôn đã cố gắng phản công hôm Chủ nhật 28/10, nhưng tác hại về mặt chính trị là khủng khiếp, vào thời điểm chưa đến 15 ngày nữa là đến đại hội 18 ĐCSTQ. Đại hội này sẽ đổi mới ban lãnh đạo, ông Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo sẽ rời chức vụ từ nay đến tháng 3/2013.

Nhiều người con của giới “quý tộc đỏ” đã lao vào làm kinh tế, trong một đất nước tăng trưởng nhanh chóng. Tình trạng đặc quyền đặc lợi đã làm lung lay uy tín của ĐCSTQ, hiện đang đối mặt với sự bất bình của người dân, và phải giảm bớt bất bình đẳng xã hội ngày càng trầm trọng tại Trung Quốc.

Các cuộc đấu đá nội bộ được tiết lộ qua vụ Bạc Hy Lai – một trong những lãnh đạo nổi tiếng nhất, vừa bị loại khỏi thượng tầng quyền lực và đang chờ ngày ra tòa – cũng là những trận chiến để duy trì lợi lộc của những gia đình quyền thế khác nhau.

Trước khi bị Mao Trạch Đông đánh bại, lãnh tụ quốc gia Tưởng Giới Thạch đã tóm tắt cái thế mà các lãnh đạo tương lai của Trung Quốc phải chọn lựa: “Nếu đấu tranh chống tham nhũng thì mất Đảng, nhưng nếu không chống tham nhũng thì sẽ mất nước”.

Thụy My dịch
(Blog Thụy My) 
 

GS Nguyễn Minh Thuyết: "Từ khi tôi tham gia QH đến nay, chưa thấy trường hợp nào tự nguyện từ chức"

"Một số vị không hoàn thành nhiệm vụ, để xảy ra sai sót rất lớn vẫn không chịu từ chức, dù đại biểu Quốc hội đã gợi ý đến nơi đến chốn. Có thể vì đặt sĩ diện cá nhân cao hơn trách nhiệm với công việc, đất nước, với nhân dân. Nhưng cũng có thể vì chức tước gắn chặt với bổng lộc". 

Đó là chia sẻ của GS. Nguyễn Minh Thuyết, Đại biểu Quốc hội khoá XI, XII, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội khi trao đổi với phóng viên Báo điện tử Infonet về văn hóa từ chức và việc bỏ phiếu tín nhiệm lãnh đạo.  
- Từ trước đến nay, có rất ít lãnh đạo dính sai phạm đủ dũng cảm từ chức. Theo GS, từ chức có phải là một biểu hiện của văn hóa lãnh đạo không?
Từ xưa tới nay, dù ở nước ta hay nước ngoài, người ta thường có rất nhiều lý do từ chức. Có người từ chức vì thấy mình không đủ sức khỏe để tiếp tục công việc. Có người từ chức vì không đồng tình với cách làm việc hoặc chủ trương công tác của cấp trên. Cũng có người từ chức vì thấy không đủ năng lực thực hiện công việc mình đang làm. Cuối cùng, có người từ chức là để chịu trách nhiệm trước hành vi sai trái của bản thân hay trước một khuyết điểm rất lớn ở trong đơn vị, trong ngành họ phụ trách.


GS Nguyễn Minh Thuyết: Sai phạm nhiều nhưng chưa thấy ai tự nguyện từ chức. Ảnh LAD
Tự nguyện từ chức trong trường hợp nào cũng là biểu hiện của văn hóa. Nhưng từ khi tham gia Quốc hội (QH), tôi chưa thấy trường hợp nào tự nguyện từ chức cả.

Một số vị không hoàn thành nhiệm vụ, để xảy ra sai sót rất lớn vẫn không chịu từ chức. Phải chăng họ chưa đạt được trình độ văn hóa tương xứng với cương vị cao của mình?
- Nghĩa là người đáng phải từ chức chưa thực sự có trách nhiệm với công việc, với người dân và với chính bản thân mình? GS có cho rằng sự "tham quyền cố vị" bắt nguồn từ nguyên do “chạy chức chạy quyền”?
Khi một người không đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụ hoặc có những lỗi lầm lớn mà vẫn không từ chức thì cũng có rất nhiều lý do. Lý do dễ hiểu nhất là đặt sĩ diện của mình cao hơn trách nhiệm với công việc, với đất nước và nhân dân.
Tự nguyện từ chức trong trường hợp nào cũng là biểu hiện của văn hóa. Một số vị không hoàn thành nhiệm vụ, để xảy ra sai sót rất lớn vẫn không chịu từ chức, dù đại biểu Quốc hội đã gợi ý đến nơi. Phải chăng họ chưa đạt được trình độ văn hóa tương xứng với cương vị cao của mình?
Nhưng có một lý do quan trọng khác chỉ người trong cuộc mới hiểu cặn kẽ, đó là sợ mất bổng lộc. Bây giờ chuyện chạy chức chạy quyền không hiếm. Bỏ tiền ra chạy chức quyền, người ta phải thu lại được cái gì từ chức vụ ấy. Vì thế, từ chức có nghĩa là không còn cơ hội để “gặt hái” nữa. Mấy ai muốn dừng khi đang “gặt hái” dễ dàng?
- Trong các phiên chất vấn và trả lời chất vấn, chúng ta thường thấy các tân Bộ trưởng, người đứng đầu ngành hứa rất nhiều, ngược lại các Bộ trưởng, người đứng đầu ngành lâu năm thường tiết kiệm lời hứa. Vì sao lại có hiện tượng này? GS có hài lòng với những hành động cụ thể sau những lời hứa của họ?
Tôi thấy phần lớn các Bộ trưởng, người đứng đầu ngành khi đã hứa trước QH thường tìm cách chỉ đạo, triển khai công việc để thực hiện lời hứa. Nhưng cũng phần lớn không thực hiện được hoặc không thực hiện được đầy đủ lời hứa của mình. Trước hết, vì bản thân họ không đủ năng lực chỉ đạo, triển khai công việc.

Thứ hai, vì họ không gỡ được những vướng mắc của cơ chế để thực hiện lời hứa của mình.

Ví dụ, khi mới nhậm chức, Bộ trưởng Vương Đình Huệ có ý kiến rất thẳng thắn về giá xăng và thể hiện rõ quyết tâm giải quyết chuyện này. Nhưng rồi, mọi việc đâu vẫn đóng đấy, thậm chí còn tệ hơn trước. Tôi tin Bộ trưởng Huệ có tâm và có tài, nhưng ông phải bó tay chắc vì không gỡ nổi những mối dây rợ lằng nhằng.

"Ngoài bỏ phiếu tín nhiệm hàng năm, QH cũng cần bỏ phiếu tín nhiệm bất thường". Ảnh LAD


Thường những “tư lệnh ngành” mới nhận nhiệm vụ sẽ có nhiều nhiệt huyết, nghĩ ra nhiều kế hoạch, hứa cũng nhiều. Trái lại, các vị “tư lệnh” lâu năm thường không chịu hứa, hứa rất nhỏ giọt, hay "hứa một đằng làm một nẻo" chỉ để chứng tỏ là đã làm. Để giải quyết vướng mắc này, theo tôi, QH phải ra nghị quyết sau mỗi phiên chất vấn, chứ không thể phụ thuộc vào thiện chí của người trả lời chất vấn. Nghị quyết phải xác định trách nhiệm thuộc về ai, trên cơ sở đó yêu cầu người được chất vấn phải làm gì. 
- Không giống như văn hóa từ chức, khái niệm “nhận lỗi” thường được nhắc đến nhiều. GS bình luận gì về cách “nhận lỗi” của những người có trách nhiệm? 
Qua truyền hình, tôi đặc biệt ấn tượng với các vị lãnh đạo chính quyền và công ty ở Nhật Bản, Hàn Quốc. Nếu có lỗi, họ thường xin lỗi rất đàng hoàng, thậm chí còn cúi thấp đầu để xin lỗi. Ở phương Tây cũng vậy: Người có lỗi phải chân thành nhận lỗi. Đó là biểu hiện trình độ văn hóa cao.

Nước ta vẫn tự hào là một nước ngàn năm văn hiến, nhưng không hiểu sao việc nhận lỗi khó thế. Phổ biến nhất là làm ngơ. Thứ hai là đổ lỗi. Ngành này đổ lỗi cho ngành kia. Hết cách thì đổ cho cơ chế. Đổ cả cho QH (vì QH ban hành luật). Thậm chí đổ … cho Trời, cho Dân.

Vừa qua, tại phiên bế mạc Hội nghị TƯ 6, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thay mặt Trung ương, Bộ Chính trị chân thành và nghiêm khắc nhận lỗi trước toàn Đảng, toàn dân vì những sai lầm, yếu kém trong lãnh đạo đất nước, để xảy ra tình trạng tiêu cực, tham nhũng tràn lan và suy thoái, biến chất trong "một bộ phận không nhỏ cán bộ, Đảng viên". Tiếp đó, tại phiên khai mạc kỳ họp thứ tư của Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã nhận lỗi và nhận trách nhiệm về những yếu kém, khuyết điểm của Chính phủ và cá nhân trong điều hành kinh tế-xã hội. Theo tôi, nhận lỗi một cách chân thành là biểu hiện của văn hóa. Tuy nhiên, điều người dân cần và quan tâm không chỉ là việc nhận lỗi mà quan trọng hơn là những hành động thực tế thể hiện sự nghiêm khắc với lỗi của mình và hành động để khắc phục, sửa lỗi. Người dân sẽ theo dõi, giám sát thường xuyên việc này. 
- GS đánh giá thế nào về việc bỏ phiếu tín nhiệm mà Quốc hội đang thảo luận? 
Tôi được biết, theo dự thảo được trình ra Quốc hội, việc bỏ phiếu tín nhiệm sẽ được tiến hành hằng năm với bốn mức đánh giá: tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín nhiệm thấp và tín nhiệm rất thấp. Việc chia ra nhiều hạng mức tín nhiệm như vậy sẽ giảm nhẹ quyền lực của Quốc hội và sẽ "cứu" được nhiều người thoát khỏi việc miễn nhiệm. Vì chỉ trong trường hợp bị quá nửa tổng số đại biểu QH bỏ phiếu tín nhiệm ở mức rất thấp (mức cuối cùng) thì mới bị xem xét miễn nhiệm. Mà tâm lý của người bỏ phiếu khi có bốn mức đánh giá thì thường cũng chỉ đánh giá đến mức “tín nhiệm thấp” là cùng. 
Việc chia ra nhiều hạng mức tín nhiệm khi bỏ phiếu sẽ giảm nhẹ quyền lực của Quốc hội và sẽ "cứu" được nhiều người thoát khỏi việc miễn nhiệm. Vì chỉ trong trường hợp bị quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm bị ở mức rất thấp (mức cuối cùng) thì mới bị xem xét miễn nhiệm. Mà tâm lý của người bỏ phiếu khi có bốn mức đánh giá thì thường cũng chỉ đánh giá đến mức “tín nhiệm thấp” là cùng.

Trên thế giới chưa có nước nào bỏ phiếu kiểu như thế. Họ chỉ đưa ra hai lựa chọn cho đại biểu trong cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm: đồng ý hoặc không đồng ý. Thế thôi. 
 
Theo tôi, khi bỏ phiếu tín nhiệm, chỉ nên có hai lựa chọn: tín nhiệm hoặc không tín nhiệm. Người nào không được hơn 50% tổng số ĐBQH tín nhiệm thì nên từ chức, nếu không, sẽ được xem xét việc miễn nhiệm. 
Ngoài bỏ phiếu tín nhiệm hằng năm, QH cũng cần bỏ phiếu tín nhiệm bất thường. Nếu một cơ quan của QH hoặc 1 ĐBQH đề xuất và được tối thiểu 2 ĐBQH khác ủng hộ thì QH phải biểu quyết xem có tán thành đề xuất của ĐB không; nếu có tối thiểu 20% ĐBQH ủng hộ thì QH sẽ tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm.  
Nhưng quan trọng nhất là phải để ĐBQH được thể hiện chính kiến của mình. Nếu luật quy định rồi mà cứ mỗi lần bỏ phiếu lại “định hướng” thì rất khó để ĐBQH thực hiện quy định của pháp luật và thể hiện ý chí của cử tri. Cần phải tin và tôn trọng ĐBQH. Mỗi đại biểu đã được dân lựa chọn vào QH sẽ phải có trách nhiệm với đất nước, với nhân dân chứ không thể bỏ phiếu tín nhiệm tuỳ tiện được.

-Xin cảm ơn GS!