Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013

Thứ Năm, 12-09-2013

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
2<- Nhân khai giảng, ủng hộ chương trình xây trường học ở Trường Sa (PLTP).  - “Hợp xướng chân sóng” – Khúc trường ca Hoàng Sa (BP).
Philippines ‘sẽ dỡ cọc bê tông của TQ’ (BBC).  - Philippines phải phá thế trước khi nhổ cọc bê-tông Biển Đông (ĐV).  - Philippines định nhổ trụ bê tông của Trung Quốc (NLĐ).  - Tình hình biển Đông: Trung Quốc đóng cọc, Philippines nỗ lực phá (PNT).
Biển Đông dưới con mắt của Trung Quốc (Diplomat/ Lê Anh Hùng).
- Hàn Vĩnh Diệp: Tấc đất tấc vàng (Boxitvn).  Liên quan bài của TS Trần Công Trục trả lời ông Mai Thái Lĩnh về thác Bản Giốc (GDVN).

Nhật tái khẳng định chủ quyền về Senkaku (BBC).  - TQ ‘chưa chúc mừng’ Tokyo về Olympics.  - Nhật tăng cường giám sát quần đảo có tranh chấp với Trung Quốc (VOA). - Tuần duyên Nhật cảnh giác nhân một năm quốc hữu hóa Senkaku (RFI).
Nâng quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Singapore (TTXVN).  - Singapore, Việt Nam nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược (VOA).
Mạng lưới bloggers VN trao tuyên bố 258 cho phái đoàn EU (RFA). - Mạng lưới blogger VN gặp phái đoàn EU (BBC).  – Audio: Blogger Mẹ Nấm nói về cuộc gặp với EU.  - EU quan tâm đến quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam (DLB).- Hà Nội ‘thừa nhận sự tồn tại’ của Mạng lưới Blogger Việt Nam? (VOA). “ở Việt Nam thì những điều luật mơ hồ giống như điều 258, điều 79 hay 88, rất dễ dàng khép tội người ta. Bên cạnh đó còn chưa kể đến một số nghị định, thông tư, và việc quản lý nữa. Nó có những cái bẫy về mặt luật pháp dành cho những người sử dụng mạng xã hội để nói lên ý kiến của mình”. - Trung Nghĩa: Gửi các bạn ký tên trong danh sách TUYÊN BỐ 258 (BS).
1Blogger Việt Nam khởi xướng một chiến dịch vận động độc đáo cho Tự Do Diễn Đạt (CRD/DBL).
Blogger Lê Dũng bị CA “mời lên làm việc” (DLB). “Tờ giấy mời thể hiện thái độ hách dịch, kể cả và bất lịch sự của cơ quan thực thi pháp luật Việt Nam khi không hề đưa ra lí do làm việc, trong khi đó lại ‘yêu cầu ông Lê Văn Dũng có mặt đúng thời gian và địa điểm’”. =>
Dưới lớp áo tù, blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải gầy trơ xương (DLB).
15 năm tù cho đối tượng phạm tội lật đổ chính quyền (TTXVN). - Bản án quá nặng cho ông Ngô Hào (RFA). 15 năm tù vì đưa quan điểm lên mạng”. - Ông Ngô Hào bị tuyên án 15 năm vì “lật đổ chính quyền” (ĐCV).  - ÔNG NGÔ HÀO BỊ KẾT ÁN 15 NĂM TÙ VÀ 5 NĂM QUẢN CHẾ VÌ TỘI HOẠT ĐỘNG NHẦM LẬT ĐỔ TÀ QUYỀN (Quỳnh Trâm).
Những tín đồ PGHH bị đối xử tàn tệ trong tù (RFA).  - Hội thánh Tin lành Đấng Christ ở Cao nguyên bị đàn áp.  - Kêu cứu cho học viên Pháp Luân Công VN bị bắt ở TQ. - Học viên Pháp Luân công VN ‘bị bắt ở TQ’ (BBC).
Việt Nam: Công an khởi tố điều tra vụ Mỹ Yên (RFI). - Tức nước vỡ bờ (RFA). - Bộ công an đưa quân đàn áp giáo dân Nghệ An trong những ngày tới? (Chúa Cứu Thế).
Giải Tự Do Tôn Giáo Nguyễn Kim Điền 2013 (NVCL).
- Audio: “Không có lý do gì để cho công an VN gặp thuyền nhân” (SBS). “Liên minh hành động vì người tỵ nạn, lên án việc cho phép công an Việt Nam vào các trại tạm giữ ở Úc, để thẩm vấn các thuyền nhân Việt Nam“.
-  Lời tuyên bố của bút-cơ Trung Nghĩa (BS).   - Được bênh thế thì cũng chả sung sướng gì (Phương Bích). - Ẩn Dụ vô lương Phần 2 (Nguyễn Tường Thụy).  Thêm “Cu” thành “Quỷ” (DLB).  - Sipho Sepamla: Kỹ thuật nhấn trong Thơ Đấu Tranh (Da màu). 
Giải phóng viên vỉa hè 21 (09.2013) (Chúa Cứu Thế).
Giữ vững Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng ta  (ANTĐ).
Nhiều dòng gởi anh Ngô Đa (Boxitvn). “Con đường anh đang đi để viết ra bài “Xin hãy quay lại” là con đường của “quan”. Con đường anh Lê Hiếu Đằng đang đi là con đường của dân. Khác nhau hoàn toàn, xét cả bề rộng lẫn chiều sâu. Nói gọn, anh đã chọn cái “nhất thời”, anh Lê Hiếu Đằng đã chọn cái “vạn đại”. “
Không có đảng lãnh đạo, sao tư bản hơn mình? (FB Thái Bá Tân).
Đa đảng kiểu Trung Quốc: giải pháp tạm thời cho Việt Nam? (Quê Choa). “Việc thành lập một đảng phái mới để “ăn thua đủ” với Đảng Cộng Sản Việt Nam lúc này gần như là không tưởng.”
- GS.TS Trần Ngọc Đường: Không ai được tùy tiện cắt xén quyền con người’ (VNN). “Còn GS.TS Nguyễn Đăng Dung – ĐH Quốc gia Hà Nội lại cho rằng, sửa đổi như khoản 2 điều 15 đã nhầm lẫn giữa hai vấn đề khác biệt trong luật nhân quyền quốc tế, đó là “giới hạn của quyền” và “hạn chế việc thực hiện quyền”. “Từ đó sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng về lập pháp và thực thi pháp luật””.Góp ý quy định quyền con người trong sửa Hiến pháp (TTXVN).
- Phỏng vấn họa sĩ Nguyễn Đình Đăng: ‘Tự do biểu hiện là quyền trong hiến pháp’ (BBC).
Chủ tịch nước phong tướng trong quân đội có phải là thay đổi lớn? (RFA).
Ông Nguyễn Bá Thanh: Anh em nói vui Hà Nội không vội được đâu, thôi thì cũng biết thế (TN).
3<- Bộ trưởng Tiến: “Cầm gậy chính” nhưng lại không có tiền, có quyền (Infonet).  - Bệnh viện không di dời được mà còn xây to hơn! (TBKTSG).
- ĐỂ TRÁNH HÀNH XỬ VÔ LỐI, PHẠM LUẬT: Công bộc phải làm gương (NLĐ).
Vận động chính sách hay đi đêm chính sách? (Diễn ngôn).
Vụ việc chôn hóa chất độc hại: dân mất niềm tin vào chính quyền? (Chúa Cứu Thế). - Vụ chôn thuốc trừ sâu tại Thanh Hóa: Diễn biến phức tạp từ hiện trường (QĐND).  - Thêm bằng chứng tố cáo vụ ‘chôn hóa chất’ (VNN).
Dân bắn chết cán bộ ở Thái Bình vì đất? (BBC). – Lê Diễn Đức: Tiếng gọi từ cái chết (RFA Blog). - Xông vào UBND TP Thái Bình, bắn cán bộ giải phóng mặt bằng (VNE).  - 4 cán bộ bị bắn tại trụ sở UBND thành phố Thái Bình (TT).  - Xông vào trụ sở UBND TP.Thái Bình, bắn 4 người trọng thương (TN).  - Xác định hung thủ bắn 4 người trọng thương.  - Hung thủ xông vào trụ sở bắn 4 người đã tự sát.  - Vụ nổ súng tại UBND TP. Thái Bình: Phó giám đốc trung tâm đã tử vong tại bệnh viện (LĐ).  - Vụ [nổ] súng ở Thái Bình: Đã có 2 người chết (VNN).
Đền bù đất thế này có được không? (FB Thái Bá Tân).
Vụ “nhân bản” xét nghiệm, Phó Chủ tịch QH: Phải mang ra bắn chứ không đùa (LĐ).  - Phó Chủ tịch QH: Phải mang ra bắn chứ không đùa (Đào Tuấn).   - “Ăn” không từ cái gì (TQ).
Bị cách chức vì 2 lần xài bằng giả (TN).
- KHÁNH HÒA: Xét xử vụ công an rượt đánh người vi phạm giao thông (NLĐ).
Công nhân chết, công nhân biểu tình (Chúa Cứu Thế).
- Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam: Cần có một tổ chức phản đối dự án điện hạt nhân ở Việt Nam (Boxitvn).
- T.S. Nguyễn Thị Hải Yến (CHLB Đức): Ý kiến phản hồi dự án ĐN 6 và 6A (Boxitvn).
Không xây thủy điện trong vườn quốc gia (TT).
- Tô Văn Trường: Lời nguyền tài nguyên (Quê choa).
Nâng tuổi hưu chỉ là giải pháp cần (ĐT).
4Chợ Long Khánh mới liệu có an toàn?  (Hồ sơ LK).
GS Ngô Bảo Châu giúp giải bài toán mã số công dân (NLĐ). - Bộ Tư pháp hợp tác với GS Ngô Bảo Châu tìm cách giảm thủ tục hành chính  (TTVH). =>
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son: Phạt nặng với “hàng giả về tư tưởng” (Infonet).
Nguyễn Cơ Thạch: Kiến trúc sư của nền Ngoại giao Việt Nam hiện đại (TGVN).
Hồi Ký của Khánh Ly: Chuyện kể sau 40 năm – Chương 7 (4phuong.net). Mời xem lại: Chương 1   -   Chương 2   -  Chương 3  -  Chương 4  -  Chương 5  –  Chương 6
Nhớ lại sự kiện 911, nước Mỹ bị tấn công 12 năm trước (FB Mạnh Kim). - 12 năm trước… (FB Ngọc Thu). - Nước Mỹ, tháng 9.2001 (TN). – Audio: Kỷ niệm ngày 9 tháng 11 (SBS).
Nhà văn NHẬT TIẾN: HÀNH TRÌNH CHỮ NGHĨA (KỲ 18) (Nhật Tuấn).
Trung Quốc truy quét quan tham: Chống đặc quyền trong quân đội (NLĐ). - Tân Lãnh Đạo Trung Cộng Điều Tra Cựu Trùm An Ninh (ĐKN).
Nam-Bắc Hàn định ngày mở lại Kaesong (BBC).  - Hai miền Triều Tiên đồng ý tái khởi động Kaesong (VOA). - Hai nước Triều Tiên đồng ý mở lại Kaesong (RFI). – Tin mới: Bạn gái cũ của Kim Jong Un bị tử hình là do bí mật quay phim lãnh tụ… (Trần Hưng).  - Nhà độc tài Hàn Quốc Chun Doo-hwan chịu nộp phạt 116 triệu euro .
Sự chuyên chế của đa số (Foreign Policy/NCLS).
Thương lượng sự Thay đổi Cơ bản: Hiểu và Mở rộng các Bài học của các cuộc Đàm phán Bàn Tròn Ba Lan (Kỳ 10) (Boxitvn).

- GÓP Ý DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992: Quyền hiến định được áp dụng trực tiếp? (PLTP).
KINH TẾ
Cơ sở pháp lý cho VAMC “xử” nợ xấu (TBNH).
Cần đột phá trong tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (ĐBND).
Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng trở lại (VNE).  - Chủ trương nhập vàng nguyên liệu: Chưa ổn! (NLĐ).
Người Việt ở nước ngoài rút ra khỏi thị trường địa ốc Việt Nam (VOA).  - Mua đất được vàng (NLĐ). - Gói 30.000 tỷ đồng: 331 khách hàng cá nhân vay vốn (TTXVN).
5<- Các “ông lớn” phải báo cáo việc sử dụng vốn cổ phần hoá (VnEco).   - ‘Quái nhân’ Trương Đình Anh lại ‘chạy’ khỏi FPT (VTC).
Tôm VN hưởng thuế 0% vào Mỹ (BBC).
Mở Casino ở Tam Đảo: Được và mất gì? (KT).
- Phỏng vấn kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa: Ảo giác của BRIC (RFA).
Bí quyết thành công của Bắc Âu (pro&contra).
Hơn 1 tỷ tấn lương thực phí phạm hàng năm trên thế giới (RFI).
Lần đầu tiên Trung Quốc có hơn 300 nhà tỷ phú (RFI). - Số tỉ phú Trung Quốc vượt mức 300 người (VOA).
Apple ra mắt hai loại iPhone mới (BBC).  - Apple ra mắt iPhone 5S và 5C (VOA).  - iPhone 5S, 5C có hấp dẫn? (NLĐ).

VĂN HÓA-THỂ THAO
Văn học dân gian – Còn và mất… (SK&ĐS).
Kịch Lưu Quang Vũ vẫn mang hơi thở thời đại  (VOV).  - Liên hoan các vở diễn của Lưu Quang Vũ: Lẫn lộn buồn, vui (VH).  - Rạp hát kín chỗ xem kịch Lưu Quang Vũ (TQ).  - “Mùa hạ cuối cùng” và mây trắng bay qua đời Anh(TTXVN).
Nhà thơ Trần Mạnh Hảo nói về Nhà văn Nguyễn Khải và Nhà thơ Chế Lan Viên (Nguyễn Tường Thụy).
Cảm nhận bài thơ “Đàn ghi ta của Lorca” từ góc nhìn chủ nghĩa tương trưng, siêu thực (TCPT).
Hai truyện mi ni của Trần Nhương (Trần Nhương).
6Chuyện bưu điện và những lá thư viết tay (Khải Đơn).
Bưu điện văn hóa xã thành… tư gia (VH). =>
Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký ra mắt tự truyện (TP).
Những hóa thân không son phấn: Chẳng sợ xấu, già (NLĐ).
Tranh nghệ thuật trên thị trường vàng thau lẫn lộn (RFA).
- Video: Điểm hẹn văn hóa – 11/09/2013 (VTV).
Người Việt lập dàn nhạc giao hưởng ở Anh (BBC).
Người Nga – một công chúng nghệ thuật đáng ngưỡng mộ (Nguyễn Đình Đăng).
Cầu thủ Kiên Giang thuê luật sư kiện Công ty Cổ phần Bóng đá Kiên Giang (TN).
Mỹ đoạt vé vào World Cup 2014 sau khi đánh bại Mexico (VOA).
Trả lại giá trị cho một bức tranh Van Gogh bị bỏ quên (RFI).
Hung Nô liệt truyện (NCLS).

- Cây viết trẻ Thiện Ngộ: Viết về lịch sử bằng văn học… kiếm hiệp (DV).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Hệ thống giáo dục rối bời (NLĐ).  - Giáo dục đại học còn thiếu chiều sâu (TP).  - 2 năm tới đại học sẽ hết ‘cơm chấm cơm’ (VNN).
Không dễ welcome! (Nguyễn Vạn Phú). - “Nhiệt liệt chào mừng 40 năm quan hệ ngoại giao …” nên dịch như thế nào? (NCGDVN).
Bàn về chuyện tự học – Cao Xuân Hạo (Học thế nào).
Bức thư người cha VN gửi thầy hiệu trưởng của con mình (Hồ Như Hiển).
Sinh viên hệ cử tuyển học nhiều năm vẫn chưa thể ra trường (QĐND).  - Điều chỉnh chính sách, tăng chất lượng đào tạo cử tuyển  (GD&TĐ).
Sơ hở nhỏ, hậu quả lớn (SK&ĐS).
Những ngày đầu của Trường Chu Văn An (QĐND).
Chấn chỉnh việc đảm bảo an toàn cho trẻ tại trường mầm non (GD&TĐ).
ĐH Harvard mất vị trí đại học tốt nhất nước Mỹ (TT).
Kích thước tinh hoàn và vai trò làm cha (BBC).
Ba phi hành gia từ Trạm không gian trở về trái đất (VOA).

- Chung sức với “Nữ sinh nghèo học bổ túc, đỗ thủ khoa”: Nỗ lực học tập để thành cô giáo (SGGP).
- Những trường học bỏ hoang ở cửa ngõ Thủ đô: Xã nói tiền gửi ngân hàng, nhà thầu kêu đói vốn (VNN).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Vụ bé 10 tháng chết tức tưởi: Bệnh viện hỗ trợ 120 triệu đồng (NLĐ).  - Kiểm tra các phòng khám tư nhân quanh BV Ung Bướu: Đụng đâu sai đó (PNTP).  - Vụ “cò” lộng hành ở BV Ung Bướu: Điều chuyển công tác một bác sĩ.
- Video: Kiên Giang phát hiện bánh trung thu lên mốc (VTV).
THÔI EM NẰM LẠI… (Thùy Linh). - CHÂN ĐẤT, SAO ĐÀNH? (Mai Thanh Hải).
Vây bắt, đánh trọng thương 2 người trộm chó (TN).
Đã tìm ra nguyên nhân 6 người chết trong bể dầu cá (VNN).  - 6 người chết ở bồn mỡ cá: Không thể khởi tố vụ án (KT).
Đắng cay nghề bán máu (LĐ).
Nghệ An: Lở núi làm sập 3 nhà dân (QĐND).  - Cây xanh bật gốc, đè bẹp taxi chở khách (KT).
Nỗi niềm của những người ‘phụ nữ thừa’ (VOA).
Người Mỹ gốc Á lo ngại một điều luật di dân sẽ thay đổi (VOA).
Cảnh báo bão nhiệt đới Gabrielle đối với Bermuda (VOA).
Hai năm sau sóng thần, 2000 người Nhật vẫn còn mất tích (RFI).
Hãm hiếp tập thể ở Ấn Độ : 4 bị cáo có thể lãnh án tử hình (RFI). - Ấn Ðộ: 4 bị can vụ cưỡng hiếp sẽ bị tuyên án vào thứ sáu (VOA).

- Khám, chữa bệnh theo quyết định 14 /2012 của thủ tướng chính phủ: Dân nghèo ngoài tầm hỗ trợ: Bài 1: Thảm cảnh mẹ con bệnh nhân nghèo (DV).
- Hôn nhân đồng giới: Không biết thì thôi! (LĐ).
QUỐC TẾ 
- Phỏng vấn blogger Huỳnh Ngọc Chênh: ‘Mỹ tấn công Syria là chính đáng’ (BBC).  - Các diễn biến chính Obama phát biểu về vấn đề Syria.  - Diễn văn của Obama ‘không còn ý nghĩa’.  - TT Obama ủng hộ ngoại giao đối với Syria, nhưng vẫn có thể hành động quân sự (VOA).   - Người tị nạn Syria chật vật ở Cairo.  - Bài học từ vụ Benghazi có thể ảnh hưởng cuộc biểu quyết về Syria. - LHQ: Những kẻ vi phạm nhân quyền tự tung tự tác ở Syria - Syria : Obama chấp thuận giải pháp ngoại giao, nhưng vẫn duy trì áp lực (RFI). –  Hội đồng Bảo an dời lại cuộc họp về Syria. –  Pháp vẫn quyết tâm trừng phạt chế độ Syria. –  Giải pháp ngoại giao cho Syria hay thỏa thuận ngầm Nga-Mỹ ? - TT Hoa Kỳ: Nền dân chủ sẽ mạnh mẽ hơn khi Tổng thống hành động được Quốc hội hỗ trợ (Chúa Cứu Thế). - Syria: Nếu ngày mai chiến tranh (Kichbu).
Ông Obama dịu giọng về Syria (NLĐ).    - Nga có bằng chứng đối lập Syria tấn công hóa học (TTXVN).  - Nga ghi điểm trên bàn cờ Sirya (VOV).  - Pháp vẫn “quyết trừng phạt Assad” (NLĐ).  - Nga điều thêm chiến hạm đến Địa Trung Hải (VNE).
Mỹ tưởng niệm 12 năm vụ 11/9 (BBC).   - Mỹ truy điệu các nạn nhân vụ khủng bố 11/9 (VOA).  - Dân Mỹ nghi ngờ vụ 11-9 (NLĐ).
Nga sẽ cung cấp tên lửa S-300 cho Iran (RFI).
3 binh sĩ Ai Cập thiệt mạng tại bán đảo Sinai (VOA).
-  Phiến quân Hồi giáo giết 5 cảnh sát ở miền Nam Thái Lan (RFI).

* RFA: Audio:  + Sáng 11-9-2013; + Tối 11-9-2013Video: + Bản tin video sáng 11-09-2013Bản tin video tối 11-09-2013; + Hỗ trợ tư pháp cho người nghèo VN.
* RFI: 11-9-2013 
* VTV:  + Chào buổi sáng – 11/09/2013;  + Cuộc sống thường ngày – 11/09/2013;  + Khoảnh khắc thường ngày – 11/09/2013;  + Tài chính tiêu dùng – 11/09/2013;   + Tài chính kinh doanh sáng – 11/09/2013;  + Tài chính kinh doanh trưa – 11/09/2013;  + Thời sự 12h – 11/09/2013;  + Thời sự 19h – 11/09/2013.

- Lời tuyên bố của bút-cơ Trung Nghĩa

Trung Nghĩa

Trong đời người, rất hiếm lần bản thân chúng ta tận hưởng được cảm giác lâng lâng, vui sướng của người chiến thắng, nhất là chiến thắng trên mặt trận bút chiến, phải phản biện thậm chí là vạch trần, tố cáo những luận điệu áp đặt của những ông/bà chuyên gia về mặt trận tư tưởng, tuyên giáo của chính quyền cộng sản hiện nay. Bản thân tôi, một bút chiến bất đắc dĩ, dù không qua trường lớp đào tạo viết lách nhưng cũng cảm thấy đủ tự tin khi muốn phản biện lại họ. Nó khuyến khích một kẻ ngoại đạo như tôi lên tiếng; giống như một võ sĩ vừa bước lên võ đài, ra đòn bằng một nắm đấm, dù nhỏ gọn nhưng đủ làm đối thủ to xác kia ngã lăn kềnh. Một chút phấn khích, một chút vui sướng khi tôi nhận ra, họ đổ nhào không phải vì họ “yếu đuối” mà do “bộ quần áo XHCN định hướng” quá khổ, gò bó chân tay, trói chặt cái đầu, làm họ không cựa quậy được. Họ di chuyển như những người máy, chỉ biết có một hướng bước tới đã được lập trình sẵn, giơ những nắm đấm khủng khiếp về phía trước nhưng lại hở mạng sườn cho đối thủ của họ nã đòn. Họ, dù to xác nhưng thiếu hẳn sự linh hoạt trước những biến đổi khôn lường trong hành động do tư duy của con người-  mà cho tới nay dù khoa học phát triển vượt bậc thì chưa có máy móc nào thay thế được.
Con người, tuyệt tác của tạo hóa hoàn hảo ở chỗ đó!!!!
Nói không quá lời, tất cả những bài viết tuyên truyền của dàn “lên đồng tập thể” kia, bất cứ bài nào cũng có những cái lỗ hổng, yếu kém, mâu thuẫn mà dễ dàng cho các cây bút lề dân phản pháo lại. Qua việc chỉ trích đích danh ông Lê Hiếu Đằng, sau khoảng hai tuần ra quân, giọng điệu của phe lề đảng đã “dịu dàng” hơn, nói chung chung hơn, giống như ném đá ao bèo. Có lẽ, dù cho ngu dốt thì bọn họ cũng nhận ra con dao hai lưỡi, biết rằng chơi dao sẽ dễ bị đứt tay, khi những giọng điệu ấy bị phản biện lại bằng những bằng chứng, lập luận đầy thuyết phục của những cây bút lề dân. Thông qua phong trào “phá vỡ âm mưu diễn biến hòa bình” mà phe lề đảng khơi ngòi, dân chúng đã được trang bị thêm những kiến thức, lý luận, hiểu biết về cái sai trái tồi tệ của chủ nghĩa Marx, của thiên đường XHCN, của mô hình quái thai kinh tế thị trường theo định hướng XHCN,…..
Hóa ra chính đợt bút chiến vừa qua đã làm thêm một cuộc “khai mở dân trí” nữa trong nhiều đợt khai sáng về mặt lý luận cho phe lề dân.
Dù các cây bút phe lề đảng đầy bằng cấp, có cả thời gian dài hành nghề viết lách theo định hướng thế nhưng trong mặt trận truyền thông vừa rồi, với giọng điệu cũ mèn, ngụy biện và cả dối trá, sử dụng những chiêu bài gian lận nhân bản số lượng tác giả, nhân bản số lượng bài viết, nhân bản số lượng câu chữ để nhồi sọ nhân dân đến chi tiết; cho thấy ba điều
-        Lý luận giáo điều quá kém cỏi, thua hẳn những bằng chứng từ thực tiễn đầy thuyết phục của phe lề dân
-        Thiếu hụt một cách trầm trọng lực lượng bút chiến so với phe lề dân, dù rằng phe lề dân trang bị lý luận qua thực tiễn, không có thời gian nghiên cứu nhiều như bọn họ, không được trả tiền để viết bài
-        Một xu hướng hoàn toàn logic xuất hiện, càng ngày càng có ít nhà báo dám viết những mảng chính luận sai trái theo định hướng. Chẳng những nó khó viết vì không đủ ngôn từ, lý luận, bằng chứng mà thuyết phục người đọc; làm giảm uy tín của chính họ trong làng báo, bị những đồng nghiệp xem thường, tẩy chay mà quan trọng hơn có lẽ lương tâm và lý trí của họ đã “”cựa quậy”.

Vì thế, hôm nay bút-cơ Trung Nghĩa tôi có lời tuyên bố: chúng ta sẽ không thèm chấp với mấy loại bồi bút rẻ tiền không khác những cỗ má, vô danh, ẩn danh, nặc danh thay đổi bút danh như thay áo trên những tờ báo mạo danh nhân dân nhưng làm tốn hàng tỉ đồng tiền thuế của dân như: Nhân Dân, Quân đội Nhân Dân, Công An Nhân Dân, Đại Đoàn Kết, Tạp chí Đảng cộng sản, Sài Gòn Giải Phóng,….
Chúng ta sẽ tập trung ném đá, phản biện cho những tác giả có đeo mang học hàm học vị như PGS/GS tiến sĩ, hàng tướng tá quân đội, tầm giảng viên, hiệu trưởng, trưởng khoa trở lên của các trường lý luận tư tưởng, ban tuyên giáo, các trường chính trị….trong giàn mặt trận tư tưởng mà thôi. Ngay cả vị thiếu tá Nguyễn Văn Minh của tờ QĐND kia, dù viết rất nhiều bài nhưng vẫn không giấu được sự kém cỏi, chầy bửa và thô lỗ; đối tượng này không phải là cái tầm đẳng cấp thuộc đối thủ của chúng ta. Hãy bỏ qua, làm lơ bọn họ như một bãi phân súc vật mà chúng ta phải gặp trên đường đi.

Một lời nhắn nhủ cho mấy ông bà bút nô lề đảng là, hãy ra chợ Đồng Xuân, chợ Hàng Bè, chợ Mai Động, chợ Cầu Giấy,….hay chợ cá đầu mối Yên Sở mà nghe các bà bán hàng, các cô các mợ đi chợ định nghĩa cho mà nghe thế nào là thiên đường XHCN, là thu nhập bất bình đẳng, là lạm phát, là những sai trái, vô lý, những ngược đời bất công; nghe họ kể rành rẽ những cái tên quan tham ăn tàn phá hại của dân của nước; nghe họ bình luận đi rồi hãy về đóng cửa mà viết lách, nhá.

Gửi các bạn ký tên trong danh sách TUYÊN BỐ 258

Trung Nghĩa 
Lời đầu tiên mà tôi muốn nói với các bạn một cách long trọng đầy ngưỡng mộ, TÔI XIN CHÚC MỪNG CÁC BẠN.
Các bạn có thắc mắc là tại sao không? Dễ thôi, lời chúc mừng đó thốt ra sau khi tôi đọc được bài viết LỜI KÊU GỌI KÝ TÊN PHẢN ĐỐI BÈ LŨ PHẢN ĐỘNG, đăng trong ngày hôm nay trên blog trelang [1] và được trang danluan đăng lại [2]. Nó càng đặc biệt hơn ở một chỗ, lời kêu gọi này ra đời đúng vào ngày 11/09, cái ngày mà cách đây đúng 12 năm, bọn khủng bố Al-Qaeda đã cướp đi sinh mạng của 3000 người vô tội tại toà tháp đôi trên nước Mỹ.
Có lẽ ngay cả bản thân tôi cũng phải ngạc nhiên về một hiệu ứng xảy ra đối với một tuyên bố chỉ hơn một trang giấy có sự đồng thuận của hơn 100 con người có danh tính và địa chỉ rõ ràng, lại gây nên một cơn dư chấn kinh hoàng đến thế. Cũng phải nói cho rõ ràng rằng, tôi không có tên trong danh sách ấy dù tôi có dùng Facebook.
Chẳng ai còn lạ lùng gì với chiêu bài ném đá giấu tay, lời kêu gọi trên dù tự nhận là của một blogger thì chúng ta mặc nhiêu hiểu ai là kẻ giật dây. Nếu như chính quyền Việt Nam hiện nay chỉ “hồi đáp” lại các bạn bằng vài bài viết vớ vẩn với luận điệu cũ mèn, đăng trên những trang báo quen thuộc với trọng trách mà họ phải gánh vác đó là tuyên truyền, nhồi sọ dân chúng thì tôi không quan tâm lắm. Thế nhưng hôm nay, sự hồi đáp ấy có vẻ “cao tay” hơn khi họ dùng chính phương tiện giống như các bạn đã làm, theo kiểu “gậy ông đập lưng ông” với những tuyên bố chắc nịch:

Mục đích: Chứng minh cho cộng đồng quốc tế thấy, nhóm “Tuyên bố 258” chỉ là một thiểu số ít ỏi phản bội lợi ích dân tộc, mạo danh cộng đồng/dân tộc, lừa bịp dư luận làm những việc tổn hại nghiêm trọng đến lòng tự tôn dân tộc, trái với pháp luật quốc tế, chia rẽ tinh thần đoàn kết của dòng máu Lạc Hồng, khiến cho cộng đồng và các tổ chức quốc tế hiểu sai, ấn tượng xấu về con người Việt Nam. Chúng tôi kêu gọi các bạn trẻ, các blogger/facebooker tham gia ký tên vào “Phản bác Tuyên bố 258” để chúng thấy được sức mạnh cộng đồng, phơi bày sự lạc loài, lật tẩy các thủ đoạn đen tối của những kẻ luôn mạo danh “nhân dân”, “người yêu nước”, “Mạng lưới Blogger Việt Nam”…, chứng minh cho các quan thầy/nhà tài trợ cho chúng hãy từ bỏ ảo tưởng/tham vọng hão huyền.
Hình thức ký tên: các bạn gửi chữ ký ủng hộ “Phản bác Tuyên bố 258” từ chính địa chỉ thư điện tử trên blog/facebook của các bạn xin gửi về địa chỉ thư điện tử Phanbactuyenbo258@gmail.com với tên, tuổi thực, đường link địa chỉ blog/facebook. Hoặc làm điền theo biểu mẫu: http://tinyurl.com/phandoituyenbo258. Chúng tôi khuyến khích các bạn viết tâm sự, chia sẻ về sự kiện này để chúng ta có thể trao đổi nhiều hơn nữa cho nhau.
Thời gian ký tên: từ 14h ngày 10/9/2013 đến 24h ngày 30/9/2013. Chúng tôi sẽ tập hợp danh sách gửi tới thư điện tử của các cơ quan chức năng, tổ chức chính trị xã hội Việt nam, các ĐSQ nước ngoài tại Việt Nam và các tổ chức quốc tế cũng như phổ biến rộng rãi trên các trang mạng, facebook/blog.

Không thể phủ nhận không khí “xáo trộn” kèm theo những lo lắng mà tôi dõi theo các phản hồi dưới lời kêu gọi này khi có sự lên tiếng phản bác lẫn nhau từ hai phía. Thế nhưng với quan sát cá nhân, tôi định im lặng vì biết đâu đấy, ngay giờ phút này đây khi tôi đang gõ những nhịp trên bàn phím, một trang báo mạng đình đám nào đó của chính quyền sẽ đăng lại lời kêu gọi trên, trong chuyên mục đại loại như “làm thất bại chiến lược diễn biến hòa bình” thì thành công của các bạn còn lớn lao hơn nhiều. Thế nhưng, không dằn được cái niềm hạnh phúc, tôi buộc phải chúc mừng các bạn.
- Tôi buộc phải chúc mừng các bạn vì các bạn đã buộc họ, những người cũng tự xưng là blogger Việt Nam viết lời kêu gọi phản bác lại các bạn nhưng lại không xưng hô danh tính. Với một bức thư kêu gọi đầy kích động, lời lẽ thoá mạ vu khống người khác nhưng lại mang một lập luận non kém, cho thấy các bạn cao hơn họ về lý luận và sự chững chạc về ngôn từ ngoại giao. Không ai dùng những ngôn từ thô thiển, đầy quy chụp như thế trong văn bản ngoại giao chính thức cả, họ nghĩ họ là ai, viết cho ai đọc? Nếu ý định của họ là có thật tức là sau khi thu thập chữ ký, họ sẽ đem lời kệu gọi này gửi đến các ĐSQ nước ngoài tại Việt Nam thì còn gì vui bằng! Những ngôn từ đó chỉ có thể xuất hiện ở những nơi chợ búa, trong những cuộc cãi nhau mà thôi.
Một điều đáng lên án là ngay trong lời kêu gọi trên, ở phần chú thích họ đã dối trá khi lập lờ giải thích về tuyên ngôn quốc tế nhân quyền một cách lệch lạc. Họ viết như sau
(2) Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền là dập theo khuôn của Bản Nhân Quyền (Bill of Rights) của Mỹ, được Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc chấp thuận và tuyên bố ngày 10 tháng 12 năm 1948 – thời điểm Liên Hiệp Quốc nằm trong sự thao túng của các cường quốc Âu Mỹ. Bản Tuyên Ngôn này được thông qua với 48 phiếu thuận trên tổng số 195 quốc gia trên thế giới (tỷ lệ 25%). Bản Tuyên Ngôn không có giá trị công pháp quốc tế (not legally binding), vì không có một định nghĩa rõ ràng thế nào là nhân quyền.
Phần chú thích này họ không dám dịch sang tiếng Anh. Thông tin 48 phiếu thuận trên tổng số 195 quốc gia là hoàn toàn sai trái. Không bao giờ một tuyên ngôn có thể thông qua khi số phiếu thuận không quá bán, trong một số trường hợp, tỉ lệ đồng thuận được yêu cầu còn phải cao hơn nữa. Câu hỏi được đặt ra là, nếu chính quyền VN nhận thấy tuyên ngôn này là vô lý và áp đặt thì tại sao họ không lên tiếng phản bác mà họ lại tự nguyện gia nhập tổ chức LHQ như một thành viên?
Theo Wikipedia thì Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền là tuyên ngôn về các quyền cơ bản của con người được Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 10 tháng 2 năm 1948 tại Palais de ChaillotParis, Pháp. Bản Tuyên ngôn đã được dịch ra ít nhất 375 ngôn ngữ. Tuyên bố phát sinh trực tiếp từ những kinh nghiệm của Thế chiến thứ hai và là tuyên ngôn nhân quyền đầu tiên trên thế giới, trong đó liệt kê các quyền cơ bản mà mọi cá nhân được hưởng. Nó bao gồm 30 điều đã được xây dựng trong các Thỏa ước quốc tế, thỏa ước nhân quyền khu vực, hiến pháp và luật pháp quốc gia. Bộ Luật Nhân quyền Quốc tế bao gồm Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa, và Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị cùng hai Nghị định thư không bắt buộc III. Năm 1966, Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua hai Công ước trên, qua đó hoàn thành cơ bản Bộ Luật Nhân quyền Quốc tế [3].
Ngay trong điều Ðiều 30 của tuyên ngôn có ghi rõ:
 Không một điều nào trong Bản Tuyên Ngôn này được hiểu và hàm ý cho phép một nước, một nhóm hay một cá nhân nào được quyền có những việc làm hay hành động nhằm hủy diệt nhân quyền và tự do được thừa nhận trong bản Tuyên ngôn này.
Thứ bậc trong mối tương quan giữa VN và tổ chức LHQ thì tổ chức này là cao nhất. Vì vậy luật pháp hay hiến chương của VN và LHQ nếu có những mâu thuẫn, chúng ta sẽ tuân theo quy định của tổ chức cao hơn. Nó cũng giống như trong một vụ án, người ta sẽ khiếu nại, khiếu kiện lên toà án cấp cao hơn nếu họ không đồng tình với cách xét xử của phiên toà hiện tại.
- Tôi buộc phải chúc mừng các bạn vì lời tuyên bố 258 đã được nhân rộng. Nó được hành xử theo một văn bản chính thống như các bạn tự đem đến trao cho các tổ chức quốc tế, các ĐSQ có quan hệ ngoại giao với VN mà còn ở chỗ, chính tác giả của lời kêu gọi kia cũng đã giúp các bạn việc này. Hãy tưởng tượng rằng nếu các bạn bị giam hãm những tiếng nói dân chủ trong bốn bức tường thì làm sao những tiếng kêu cứu ấy được vang vọng ra ngoài và được người đi đường nghe thấy là điều đáng mong đợi nhất. Còn gì ngoạn mục hơn là chính họ phổ biến giúp các bạn, dù cho họ có phản bác đi nữa nhưng con số những người biết tới tuyên bố 258 sẽ tăng lên ngùn ngụt. Nếu chẳng phải là những con số được làm giả mạo thì khi đó, có bao nhiêu người ký tên vào lời kêu gọi của họ sẽ có bấy nhiêu người biết/đọc/nghiền ngẫm tuyên bố 258. Con số càng lớn càng tốt vì đó là cái đích đến cuối cùng của dân chủ tự do, dù ý kiến có thể khác chúng ta. Bản thân của chế độ dân chủ đã bao hàm tính đa nguyên/đa dạng rồi.
- Tôi buộc phải chúc mừng các bạn dù danh sách ấy chỉ có hơn 100 người ký tên. Sẽ có người lo lắng nhưng ngay cả khi lời kêu gọi ký tên phản đối các bạn sẽ đạt con số hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn đi nữa thì nó vẫn không có ý nghĩa. Chẳng ai còn lạ gì cái trò “nhân bản” tác giả, nhân bản bài viết, nhân bản cả những câu chữ, lập luận khô cứng sáo rỗng trong hoạt động “Dư luận phản đối ông Lê Hiếu Đằng” trên báo QĐN vừa rồi. Một ông Ts già đời của tạp chí xây dựng đảng bỗng chốc biến thành ông Việt Kiều Amari TX một cách lố bịch, một người dân có thần kinh bất ổn tự nhiên trở thành một giáo dân….Vậy thì việc họ sẽ có một danh sách dài, rất dài những cái tên blogger hay facebooker từ trên trời rơi xuống cũng là điều dễ hiểu. “Thế nhưng chiếc áo chẳng làm nên thầy tu”. Các bạn là những bloggers có tên tuổi và bề dầy hoạt động, trong danh sách ấy có một Huỳnh Ngọc Chênh được bầu là Netizen của thế giới, là những JB Nguyễn Hữu Vinh, Huỳnh Thục Vy đoạt giải thưởng nhân quyền do tổ chức HRW bầu chọn, là những tù nhân lương tâm Lê Thăng Long, Phạm Thanh Nghiên, Bùi Thị Minh Hằng,….là hàng loạt những tên tuổi bị sách nhiễu, đánh đập, khủng bố, bắt giam đột xuất vì điều 258: Mẹ Nấm Như Quỳnh, Phạm Đoan Trang, Nguyễn Thu Trang, Phương Bích….. Thử hỏi, nếu được yêu cầu phải kể tên những ai đang đại diện cho giới Blogger VN thì giới quan sát quốc tế và người dân VN sẽ kể là ai nếu không phải là các bạn? Các bạn chính là những hạt thóc chắc mẩy, nặng trịch đủ chất lượng để làm giống cho vụ mùa, dù ít ỏi, so với bọn họ, cũng xứng danh là đại diện cho mạng lưới Blogger VN. Nhóm người đưa ra lời kêu gọi kia chỉ là những hạt thóc lép, những vỏ trấu dùng cho việc đốt lò mà thôi.
- Các bạn nghĩ sao nếu họ giữ đúng lời hứa là sẽ kết thúc việc lấy chữ ký vào ngày 30/09/2013 và rồi trao lại cho các tổ chức quốc tế cũng như đại sứ quán các nước đóng tại Việt Nam? Nếu các bạn là người của ĐSQ Đức, chính tận mắt nhìn thấy sự theo dõi bám đuôi các blogger tới tận cổng cơ quan của họ, để rồi họ phải ra lời đề nghị dùng xe công vụ đưa các bạn ra về an toàn? Hay bà Phó Đại Sứ Thụy Điển sẽ có thái độ ra sao khi bà cùng cộng sự tận mắt thấy sự ngăn cản, theo dõi đầy mờ ám của hơn 20 người mặc thường phục ở bên ngoài ĐSQ? Có lẽ những nhân viên ngoại giao của ĐSQ Úc cũng không thể thờ ơ hay không quan tâm khi mà họ rút kinh nghiệm trước đó, lại có một lời đề nghị là phải gặp bí mật để tránh sách nhiễu. Các bạn cảm thấy ra sao khi họ tiếp đón các bạn? Họ cư xử đầy thiện chí, ra tận cổng chờ đợi, sẵn sàng in bản in khi các bạn bỏ quên bản chính thức trên xe taxi, thái độ cởi mở và thận thiện khi thảo luận, đưa tiễn ra tận cửa, dùng xe công vụ đưa các bạn về, tặng quà lưu niệm và giới thiệu văn hóa của đất nước họ,….Liệu những người đưa ra lời kêu gọi phản đối các bạn, họ cũng sẽ được tiếp đón như thế?
Các bạn đã đi trước một bước, chắc chắn, thận trọng và đúng mực. Chân lý, sự thật có vị trí vững chắc của nó dù có bị trà đạp. Có lẽ chỉ có những kẻ kém cỏi và ấu trĩ mới nghĩ rằng những nhà ngoại giao kia là những pho tượng bằng gỗ  nên không có khả năng phán đoán hay có những động thái ngoại giao đáp trả “xứng đáng” với sự lừa mị, gian dối.
Tôi đang mong chờ, mong chờ từng ngày để điều đó xảy ra….biết đâu đấy, các bạn sẽ lại gặt hái được những điều bất ngờ ngoài sức tưởng tượng như một ông/bà Đại Sứ nào đó tuyên bố không thèm tiếp đại diện ra lời kêu gọi kia, hoặc có thể họ sẽ viết một bài phát biểu ý kiến sau khi nhận được lời kêu gọi đầy hằn học và sai trái đó?

Có lẽ, con kiến cũng phải ngạc nhiên về kho thức ăn mà chúng tha về tổ, đàn ong cần cù cũng phải sửng sốt về những sản phẩm mà chúng cần mẫn thu lượm về. Nếu hiểu được một nguyên tắc rằng: mực nước chứa đựng ở các sông hồ tại một khu vực nào đó nhất định phải cân bằng nhau thông qua những mạch nước ngầm trong lòng đất thì các bạn sẽ có đầy đủ niềm tin, nghị lực vào hành xử vừa rồi. Âm ỉ, dài lâu….cứ thế mực nước của tiêu chuẩn về nhân quyền, về dân chủ cho Việt Nam sẽ phải được cân bằng theo đúng quy luật khuếch tán. Vấn đề chỉ còn là thời gian.
Chỉ một cú ra đòn nhỏ gọn nhưng chắc chắn, các bạn đã nện vào đúng trung tâm khu điều khiển trung ương thần kinh của chính quyền làm cho nó bị tổn thương. Trong cơn co giật quán tính, sẽ không khó giải thích nếu họ có những hành vi lên cơn khó kiểm soát.
Bánh xe lịch sử vẫn quay, dù chậm chạp nhưng nó đủ mạnh để nghiền nát tất cả những rào cản trên đường nó đi qua.
Và không đủ lời cho tôi khi một lần nữa thốt lên “Chúc mừng các bạn”, những công dân của tự do!!!!!

[1] http://trelangblogspotcom.blogspot.dk/2013/09/loi-keu-goi-ky-ten-vao-ban-phan-bac.html?spref=fb
[2] http://danluan.org/tin-tuc/20130910/loi-keu-goi-ky-ten-phan-doi-be-lu-phan-dong
[3] http://vi.wikipedia.org/wiki/Tuyên_ngôn_Quốc_tế_Nhân_quyền

2028. NHỮNG KHẢ NĂNG XẢY RA TRONG GIAI ĐOẠN CHUYỂN TIẾP TẠI AFGHANISTAN VÀO NĂM 2014

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Chủ nhật, ngày 8/9/2013
TTXVN (Pretoria 5/9)
Theo mạng “Tin Á-Âu ”, sự nhận thức về khả năng bất ổn trong quá trình chuyển giao chính trị tại Afghanistan là một trong những vấn đề gây quan ngại rất lớn cho chính phủ, người dân Afghanistan, Pakistan, Hoa Kỳ và Lực lượng trợ giúp an ninh quốc tế (ISAF) của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại Afghanistan.

Sự thất bại trong cuộc đối thoại gần đây giữa Hoa Kỳ và Taliban – hai “bên tham gia chính” về vấn đề chuyển giao, một lần nữa lại gây thêm lo ngại tiềm tàng về thất bại cuối cùng của những nỗ lực có được quá trình chuyển giao hòa bình. Điều này có thể dẫn đến hàng loạt vấn đề nghiêm trọng cho sự rút quân “an toàn” của Hoa Kỳ/NATO và tái tiếp diễn nội chiến tại Afghanistan. Thậm chí, còn có nhiều lo ngại nếu Hoa Kỳ cố gắng sắp đặt để có một chính phủ chuyển tiếp trong năm 2014 thì chính phủ này cũng không thể duy trì, chống đỡ lâu dài. Mối quan ngại đặc biệt này phần lớn dựa trên quan niệm truyền thống cho rằng người Afghanistan- Pashtun cùng những tộc người khác không chấp nhận ‘việc thành lập chính phủ dàn xếp gồm nhiều thành phần đại diện trong xã hội đa sắc tộc của họ. Mặc dù lo ngại này không phải là không có căn cứ nhưng một phân tích chi tiết, cẩn thận về tình hình cũng sẽ cho thấy tia hy vọng hữu hình. Thực tế, điểm mấu chốt trong vấn đề phức tạp này chính là phải phân tích làm rõ tham vọng chính trị của Hoa Kỳ, Taliban hiện nay và tình hình thực tế của kế hoạch rút quân; đánh giá cơ hội cho sự thỏa thuận hoặc ngược lại trong tham vọng của các bên tham gia trong kế hoạch này. Nếu đạt được thỏa thuận thì rõ ràng sẽ tạo ra khả năng cao hơn cho quá trình chuyển giao hòa bình, bền vững, không phân biệt phe phái nào tham gia thỏa thuận này. Ngược lại, nếu không đạt được thỏa thuận thì cơ hội cho quá trình chuyển giao tại Afghanistan là đầy đen tối.  
Thực tế hiển nhiên mà ai cũng biết chính là tham vọng đằng sau hành động xâm lược Afghanistan của Hoa Kỳ là nhằm giành quyền kiểm soát địa chính trị với nguồn năng lượng phong phú khu vực Á-Âu; tạo nên vị thế đối trọng địa chính trị có ảnh hưởng đối với Iran, Pakistan, Trung Quốc, các nước Trung Á và Nga. Vì mục đích này, Hoa Kỳ chọn nhóm Tajik của Afghanistan (hay còn gọi là Liên minh phương Bắc) làm “nhân tố Afghanistan” để liên kết trong cuộc chiến tranh chống lại chính quyền Taliban tại Afghanistan. Đây là một trong những sai lầm cơ bản trong kế hoạch của Hoa Kỳ. Liên minh phương Bắc là đối thủ truyền thống của người Pashtun vốn chiếm đa số ở Taliban và trong lịch sử Afghanistan phần lớn đều nắm quyền điều hành nước này. Lần duy nhất Tajik nắm quyền điều hành đất nước là khi lãnh đạo Tajik Bacha Saqao chiếm Kabul nhimg sau đó ông ta đà bị người Pashtun đánh bại và lật đổ một năm sau đó. Tương tự như vậy, việc Liên Xô cài cắm Liên minh phương Bắc trong chính quyền Kabul cũng đã thất bại khi Taliban liên tiếp thực hiện các cuộc tấn công. Và rõ ràng Chính phủ Hoa Kỳ không thể làm ngơ trước thực tế rằng sự sắp xếp của họ trong việc thiết lập và ủng hộ một chính quyền tại Afghanistan, về cơ bản bao gồm Liên minh phương Bắc liên kết với các lãnh chúa cùng Hamid Karzai “chỉ để trưng ra một bộ mặt Pashtun” đã không thể hoạt động được cho dù có hơn một thập kỷ Hoa Kỳ/NATO hiện diện tích cực tại đất nước này. Yếu tố tạo nên sự thất bại của Hoa Kỳ bắt nguồn từ những hệ quả không lường trước, từ Liên minh phương Bắc và sự sắp đặt cơ cấu chính phủ kết hợp với các lãnh chúa tại Afghanistan cho dù có hàng loạt hành động quân sự rộng khắp trong hơn một thập kỷ tại quốc gia này, đã là một điều rất quan trọng cần phải suy nghĩ khi đánh giá về những khả năng liên quan đến quá trình chuyển giao sắp tới mà Hoa Kỳ mong muốn đem lại cho Afghanistan.
Rõ ràng sau một thập kỷ gắng sức vô ích, Hoa Kỳ đã phải thừa nhận rằng mình không thể tiếp tục chiếm đóng quân sự tại Afghanistan với hy vọng cuối cùng nô dịch hóa, khuất phục Taliban trước khi rút quân khỏi đây. Dưới áp lực ngày càng tăng từ công luận trong nước, Hoa Kỳ buộc phải giảm thiểu tham vọng đơn thuần là đạt được một số mục tiêu nhất định còn lại (hai trong số đó được xem là xác đáng). Mục tiêu thứ nhất là sắp xếp một sự “rút quân an toàn”, bảo đảm cho nhân viên quân sự và trang thiết bị. Bất kỳ tổn thất thêm nữa về sinh mạng của binh sĩ và người dân ở Afghanistan giờ đây đơn giản là điều không thể được công luận Hoa Kỳ chịu đựng thêm nữa. Ngoài ra, bất kỳ mất mát nào về trang thiết bị quân sự, nhiều thứ trong đó rất nhạy cảm, là điều tồi tệ làm lu mờ những tuyên bố trước đó của Chính phủ Hoa Kỳ về “vị thế siêu cường” của mình. Mục tiêu quan trọng thứ hai là “vớt vát” được thêm một số điều khoản trong Thỏa thuận đối tác chiến lược Hoa Kỳ- Afghanistan đã được ký kết giữa Tổng thống Obama và Karzai trước đó, mặc dù số phận của thỏa thuận này vẫn trong tình trạng bỏ lửng không mấy chắc chắn. Hai mục tiêu này cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá “vấn đề chuyển tiếp”.
Bên cạnh những yếu tố quan trọng cốt lõi trên thì còn nhiều vấn đề khác nữa hạn chế các kế hoạch của Hoa Kỳ trong việc sắp xếp một quá trình chuyển giao. Nhiều bài phân tích đáng tin cậy đã chỉ ra rõ ràng những vấn đề này. Một trong số đó là bài viết của tác giả Anthony H. Cordesman với nhan đề “Afghanistan từ năm 20ỉ2-2014: Liệu có thể chuyển giao thành công?” đăng trên tạp chí Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế (GSIS) ngày 19/6/2012. Ngay từ đầu bài viết Cordesman cho rằng kế hoạch chuyển giao của Hoa Kỳ ở Afghanistan thiếu những yêu cầu cần thiết của việc hoạch định, ví dụ như một định nghĩa rõ ràng về nhiệm vụ. Khi đề cập đến bài phát biểu của Tổng thống Obama vào ngày 1/5/2012 về Đối tác chiến lược Hoa Kỳ- Afghanistan, Cordesman đã khẳng định chắc chắn rằng: “Những định nghĩa mới nhất của Tổng thống Obama về quá trình chuyển tiếp còn quá khiêm nhường so với những mục tiêu đầy tham vọng về sự chuyển đổi và ổn định cho khu vực mà Hoa Kỳ cùng đồng minh đặt ra trong năm 2002. Hoa Kỳ vẫn chưa xác định rõ nhiều khía cạnh quan trọng trong quá trình chuyển tiếp. Kế hoạch đó không đề ra bất kỳ mục tiêu cụ thể nào cho sự phát triển, nền dân chủ và nhân quyền. Tổng thống chỉ làm rõ một điều duy nhất đó là quá trình chuyển tiếp không có nghĩa chấm dứt sự ủng hộ lâu dài của Hoa Kỳ dành cho Afghanistan. Tuy nhiên, tổng thống không bận tâm đến việc đánh bại Taliban cùng các phần tử nổi dậy khác, cũng không quan tâm đến việc xóa bỏ toàn bộ các hình thức hiện diện của khủng bố. Và định nghĩa quá trình chuyển giao cùng nhiệm vụ của Hoa Kỳ ở Afghanistan đã trở thành điều kiện và sẽ được quyết định bởi xu thế tình hình, hơn định nghĩa là một tập hợp các mục tiêu cụ thể”. Đánh giá đầu tiên của tác giả liên quan đến định nghĩa gần đây nhất (năm 2012) của Tổng thống Obama về quá trình chuyển giao còn quá xa với những mục tiêu tham vọng đã được đề ra trong năm 2002, chứng tỏ rõ ràng cho phân tích nêu trên về việc Hoa Kỳ bị cưỡng ép phải bằng lòng giảm quy mô “tham vọng” của việc đạt được hai mục tiêu còn lại hơn là “những mục tiêu hạn chế”. Phân tích của Cordesman đã đề cập đến nhiều khía cạnh của quá trình chuyển giao chưa được xác định rõ, thậm chí cả việc bỏ qua không đề cập đến việc đánh bại Taliban, rõ ràng cho thấy chiến lược hiện giờ của Hoa Kỳ là “không hạn chế”, tập trung chủ yếu vào việc tạo dựng sự dàn xếp quá trình chuyển giao chính trị mà có thể đảm bảo cho “hai mục tiêu còn lại” nói trên không phụ thuộc vào hình thức, cách thức xây dựng chính phủ (thậm chí ngay cả khi Taliban thành lập và lãnh đạo chính phủ đó). Lý do cho sự thay đổi lớn trong chiến lược của Hoa Kỳ có thể dễ dàng hiểu được bằng việc xem xét, đánh giá cẩn thận những thách thức mà Hoa Kỳ phải đối mặt.
Yếu tố quan trọng nhất của thách thức trong quá trình chuyển đổi mà Hoa Kỳ phải đối mặt đã được Cordesman chỉ rõ như sau: Như đã nhấn mạnh trước đó, thách thức không phải là có cuộc bầu cử “tốt” hay “trung thực” từ năm 2012 đến 2014 mà là nó tạo ra một thế hệ lãnh đạo và cấu trúc chính trị Afghanistan hiệu quả. Cho nên yêu cầu này chỉ có thể được đáp ứng nếu
Chính phủ Afghanistan sắp tới đáp ứng hai điều kiện cơ bản: (1) Chính phủ đó được đa số người dân Afghanistan đánh giá là không tham nhũng, đủ khả năng hoạt động hiệu quả để xóa bỏ các vấn đề kinh tế xã hội tồn tại; (2) Chính phủ đó đủ khả năng thiết lập, duy trì pháp luật và trật tự trong và sau khi quân đội Hoa Kỳ/NATO rút quân. Vì mục đích đó, Hoa Kỳ có hai lựa chọn, hoặc là xây dựng một chính phủ thỏa thuận bao gồm Liên minh phương Bắc, các lãnh chúa liên quan và được sự ủng hộ của Lực lượng An ninh quốc gia Afghanistan (ANSF); hoặc là có một chính phủ do Taliban lãnh đạo. Tuy nhiên, cơ hội của Hoa Kỳ để thực hiện phương án số 1 là xây dựng chính quyền dựa trên Liên minh phương Bắc là rất thấp. Đó là vì mặc dù chính quyền do Liên minh phương Bắc làm nòng cốt từng được Hoa Kỳ/NATO ủng hộ toàn diện trong hơn một thập kỷ qua nhưng Liên minh phương Bắc không chỉ thất bại trong việc tạo dựng uy tín ảnh hưởng mà còn gây phát sinh nhiều vấn đề quản lý chính phủ nghiêm trọng. Năng lực quản lý yếu kém của Liên minh phương Bắc thậm chí còn được đề cập trong Báo cáo của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ về tiến độ đối với nền an ninh và ổn định ở Afghanistan vào tháng 4/2012. Báo cáo này nhấn mạnh: “Năng lực của chính quyền, sự mở rộng điều hành hiệu quả cũng như quản lý về pháp luật đã bị hạn chế bởi nhiều yếu tố như tham nhũng tràn lan, tiềm năng nhân lực hạn chế, quyền lực không tập trung thống nhất giữa cơ quạn lập pháp, hành pháp và tư pháp. Thất bại trong quản lý và phát triển làm chậm sự tăng cường lợi ích an ninh và đe dọa đến tính hợp pháp hóa, khả năng tồn tại lâu dài của Chính phủ Afghanistan”. Phân tích này khiến người ta không khỏi nghi ngờ về sự bất lực của bất kỳ chính phủ nào được hình thành hoặc lãnh đạo bởi Liên minh phương Bắc trên cả hai khía cạnh của việc đảm bảo an ninh (luật pháp và trật tự) cần thiết cũng như khả năng chính trị.
Đáng chú ý, những nhận xét, đánh giá trong văn bản tài liệu chính thức của Hoa Kỳ là khá nhẹ nhàng. Mức độ nghiêm trọng của các điều kiện bất lợi được đề cập rõ ràng hơn, chi tiết hơn trong nhiều văn bản và báo cáo khác. Trong Báo cáo cúa Văn phòng Liên hợp quốc về ma túy và tội phạm tháng 12/2012, phần về Afghanistan với tiêu đề: “Tham nhũng ở Afghanistan: Những mô hình và xu hướng gần đây” đã nêu rõ hiện trạng thực tế khi nhấn mạnh rằng tham nhũng tại Afghanistan được xem là một trong những thách thức cấp bách nhất mà nước này đang phải đối mặt. Việc cung cấp các dịch vụ công cộng vẫn bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi nạn tham nhũng ở Afghanistan. Trong năm 2012, hơn một nửa dân số Afghanistan phải trả tiền hối lộ khi yêu cầu một dịch vụ công cộng và tổng số tiền hối lộ cho các quan chức lên đến 3,9 tỷ USD Hoa Kỳ, tăng 40,5% từ năm 2009-2012. Đối với ANSF, quân số lực lượng này tăng lên đáng kể nhưng chưa tương xứng với thực lực hành động khi họ vẫn phải đối mặt vói nhiều vấn đề nghiêm trọng. Một bài viết khác được hãng CNN ngày 20/6/2013 đăng tải với tiêu đề: “Liệu Afghanistan có thực sự sẵn sàng đảm trách an ninh của đất nước” đã đánh giá như sau: Cho dù tỷ lệ binh sỹ, trang thiết bị tăng lên đáng kể nhưng ANSF đang phải đối mặt với sự gia tăng thương vong, tiêu hao lực lượng và tỷ lệ đào ngũ tăng (khoảng 10%), lực lượng Taliban xâm nhập vào hàng ngũ ANFS, tỉ lệ mù chữ và tham nhũng gia tăng. Đồng thời, nhiều đơn vị trong ANSF đang bị chia rẽ bởi nạn lạm dụng tình dục, ma túy, tống tiền, bắt cóc và đồng lõa trong các vụ tấn công vào nội bộ lực lượng này. Trên thực tế, tỷ lệ đào ngũ trong ANSF dường như còn cao hơn nữa. Theo như tin tức đăng tải trên tờ “Tin tức hàng ngày” của Afghanistan vào tháng 6/2013 thì kết quả thống kê của ISAF cho thấy khoảng 27% binh lính trong quân đội Afghanistan đào ngũ trong năm 2012, còn trong lực lượng cảnh sát là 16,8% và không quân là 14%. Phần lớn số này đều bị cáo buộc tham gia lực lượng nổi dậy cùng với số vũ khí, phương tiện xe cộ lấy được từ trong quân ngũ”.
Rõ ràng giới lãnh đạo Taliban hoàn toàn hiểu được thực tế tình hình thực địa và âm mưu tạo dựng tham vọng chính trị của mình liên quan đến việc lợi dụng tình hình quá trình chuyển tiếp. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là liệu Taliban có sử dụng tình hình này để buộc Hoa Kỳ phải chấp nhận những đòi hỏi chính trị cứng rắn đầy tham vọng của họ hay liệu Hoa Kỳ muốn một cách tiếp cận hợp lý hơn?
Phóng viên Matthieu Aikins làm việc cho một tờ báo có trụ sở tại Kabul đã đề cập và bình luận vấn đề này trong bài viết ngày 8/9/2013 dựa trên một báo cáo mật của giới chức Hoa Kỳ về Taliban tại Afghanistan. Trong báo cáo mật đó, các quan chức Hoa Kỳ tại căn cứ Bagram ở Afghanistan đã thu thập những thông tin có được từ tù binh trong khi bắt giữ các phần tử nổi dậy và thu được các thông tin đáng tin cậy về tình hình thực địa. Theo đó, giới lãnh đạo Taliban có nhiều khả năng xây dựng chiến lược liên quan đến vấn đề chuyển tiếp. Báo cáo này được lưu hành nội bộ trong ISAF với tiêu đề “Nhà nước Taliban, 6/1/2012 (Mật/Lưu: ISAF)”. Một số trích dẫn trong báo cáo cung cấp nhiều thông tin quan trọng hơn: “Trong năm qua, có những liên kết chưa từng có tiền lệ, thậm chí đến từ thành viên GIRoA (Chính phủ Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan) khi tham gia sự nghiệp chính nghĩa của quân nổi dậy. Người dân Afghanistan thường thích chính quyền của Taliban hơn là GIRoA, hậu quả của việc tham nhũng, thiên vị sắc tộc và thiếu sự kết nối với các nhà lãnh đạo tôn giáo và bộ tộc địa phương. Hiệu quả quản lý chính quyền của Taliban đã khiến họ gia tăng tỷ lệ tuyển mộ lực lượng, sau đó củng cố khả năng, tiềm lực của mình để thay thế cho những tổn thất đã mất. Chỉ huy của Taliban cùng với các thành viên trong tổ chức này ngày càng tin rằng sự kiểm soát của họ với Afghanistan là điều tất yếu. Cho dù có nhiều chiến thuật thất bại nhưng đầu hàng là điều không tồn tại trong ý thức tập thể của họ. Từ năm 2010, chiến lược của Taliban tập trung chủ yếu vào việc tái định vị “Tiểu vương quốc Taliban” là một chính phủ hợp pháp. Mullah A-khtar Mohammad Mansour, tương đối có uy tín và thực dụng, ôn hòa, là phó thủ lĩnh (nhân vật số hai trong tổ chức) sau Mullah Mohammad Omar. Trong khi Abdul Qayuum Zakir (một phó thủ lĩnh khác) được chiến binh Taliban đánh giá là một chỉ huy chiến trường thì Mullah Akhtar Mohammad Mansour được coi là thủ lĩnh “nhiếp chính”. Ở độ tuổi 40, Mullah Mansour là một phần của ban lãnh đạo gốc của Taliban. Trước vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001, nhân vật này là người điều hành công tác hậu cần, gây quỹ của Taliban. Giới lãnh đạo Taliban, gồm cả Muliah Mohammad Omar, có tầm nhìn rõ ràng hơn, phù hợp hơn về chính quyền Taliban tương lai tại Afghanistan, ủng hộ về mặt hình thức sự chấp thuận tất cả các nhóm sắc tộc và tránh xa các nhóm cực đoan quốc tế. Taliban đã công khai kế hoạch tập hợp tất cả bộ lạc Afghanistan như Tajik, Uzbek, Hazara, Pashai, Pashtun trong nỗ lực của mình nhằm tái thiết Afghanistan. Tại Afghanistan, những thỏa thuận chính thức và không chính thức giữa Taliban, phiến quân Arbakai, và lực lượng tình báo, cảnh sát, quân đội Afghanistan đã từng diễn ra trong một thòi gian dài. Các chợ vũ khí ở Miram Shah, Pakistan đang ngày càng ngập tràn với các loại súng trường, súng ngắn, vũ khí hạng nặng được lực lượng an ninh Afghanistan bán ra thị trường. Hình ảnh các chiến binh Talibar đi công khai trên những chiếc xe Ford Ranger bán tải màu xanh lá cây của quân đội Afghanistan diễn ra khá phổ biến tại đất nước này. Những chiếc xe tải và vũ khí này từng được yêu cầu trang bị duy nhất cho chiến trường. Giờ đây tất cả chúng thường được lực lượng an ninh Afghanistan bán hay tặng lại. Mối liên hệ toàn diện giữa Taliban và giới lãnh đạo GIRoA dường như cũng gia tăng trong năm qua. Tuy nhỏ nhưng động thái ủng hộ đáng kể đã được cung cấp là bằng chứng về lợi ích chính thức của GIRoA trong hợp tác.
Đáng chú ý, tại nhiều vùng của Afghanistan, nằm dưới sự kiểm soát thực tế của Taliban, họ đang cố gắng giải quyết các vấn đề địa phương. Trong thời điểm này, Taliban đã đem lại nhiều thay đổi trong cách quản lý so với thời kỳ chính quyền Taliban nắm giữ quyền lực trước năm 2001. Các báo cáo chính thức của Hoa Kỳ đã đề cập đến vấn đề này và đánh giá đó là những thay đổi toàn diện. Tóm lại, các báo cáo này đánh giá như sau: Trong hai năm qua, sự lãnh đạo của Taliban tiếp tục tái tập trung từ hành động quân sự đến xây dựng chính quyền dân sự thay thế. Trong khi các chiến dịch quân sự của Taliban tiếp tục thu hút sự chú ý của giới truyền thông thì sự gia tăng khả năng của họ trong việc cung cấp những dịch vụ công thiết yếu đã trở thành một nguồn lực mạnh mẽ có sức hấp dẫn với người dân Taliban. Do vậy, Taliban đã thu phục lòng dân bằng việc trở lại sự đơn giản, quản lý chính quyền dựa trên các giá trị với hệ thống kiểm tra chéo lẫn nhau và cân bằng nhằm đảm bảo ít nhất là có sự liêm khiết, không tham nhũng. Điều này đã đạt được thông qua hệ thống ủy ban dân sự, được xây dựng nhằm đảm bảo cho chính quyền địa phương được xây dựng trên cơ sở luật Hồi giáo Sharia, hòa giải không thiên vị, hệ thống tư pháp không tham nhũng, tiếng nói độc lập cho người dân vốn thường gặp vấn đề rắc rối với giới lãnh đạo chỉ huy Taliban. Ngưòi dân được phép khiếu nại, tố cáo và những khiếu kiện đó sẽ được một đơn vị độc lập điều tra, sau đó báo cáo trực tiếp lên Hội đồng Shura trung ương của Taliban, ủy viên dân sự được lựa chọn vì sự công bằng và sự tôn trọng của người dân từ những lãnh đạo địa phương vốn được sắp xếp theo thứ tự cấp bậc cao hơn cả lãnh đạo quân sự địa phương Taliban. Một trong những điểm mạnh của hệ thống ủy ban dân sự là sự linh hoạt, cho phép tỉnh trưởng Taliban tự do thiết lập hệ thống ủy ban dân sự phù hợp với nhu cầu của địa phương đó. Người dân đã công khai tuyên bố thể hiện sự hài lòng với hệ thống này.
Báo cáo của Hoa Kỳ cũng đề cập đến một khía cạnh đáng chú ý nữa là cách suy nghĩ của người dân Afghanistan. Báo cáo nhấn mạnh tại Afghanistan, thuật ngữ “giá trị tự do” đồng nghĩa với tình trạng vô luật pháp, thời kỳ chiến tranh dân sự và hỗn loạn, dễ dãi tình dục và thúc đẩy chủ nghĩa thế tục. Thậm chí ôn hòa cũng đồng nghĩa với thuật ngữ dân chủ đến tự do và các giá trị phương Tây. Dân chủ, giáo dục, tính bao dung trong tôn giáo và quyền phụ nữ, tất cả là những khẩu hiệu phổ biến trong thời kỳ Liên Xô chiếm đóng nước này giai đoạn 1979-1989. Những khẩu hiệu này gần như đã bị loại bỏ khỏi Afghanistan do bị xem là những mối lo ngại. Tuy nhiên, việc nỗ lực kết hợp GIRoA/ISAF để giáo dục công chúng về định nghĩa đúng hay giá trị xã hội của dân chủ, chủ nghĩa thế tục, sự khoan dung, giá trị tự do và quyền của phụ nữ cho đến nay đã bị bỏ qua hoàn toàn.
Những giải thích trực tiếp và đáng tin cậy trong cách nghĩ và tham vọng của giới lành đạo Taliban liên quan đến hầu hết các khía cạnh của quá trình chuyển giao (ngừng bắn, bầu cử, mô hình chính phủ, sự hiện diện của Hoa Kỳ tại Afghanistan hậu 2014…) đều được đề cập trong báo cáo của Viện nghiên Quốc phòng và An ninh hoàng gia Anh (RUSI) công bố vào tháng 9/2012 với tiêu đề “Quan niệm của Taliban về hòa giải”. Bản phân tích này dựa trên báo cáo của đội ngũ chuyên gia RUSI. Nhóm nghiên cứu bao gồm Michael Semple (nghiên cứu sinh tại Trung tâm Carr về Nhân quyền thuộc Đại học Havard, cựu phó đại diện đặc biệt của Liên minh châu Âu về Afghanistan, giáo sư Anatol Lieven, chuyên ngành nghiên cứu khủng bố và quan hệ quốc tế, Cục nghiên cứu chiến tranh thuộc Đại học London, Theo Farrell, Giáo sư về chiến tranh trong thế giới hiện đại, Cục nghiên cứu chiến tranh Đại học London, Rudra Chaudhuri, Giảng viên nghiên cứu chiến lược và an ninh Nam Á, Cục nghiên cứu chiến tranh, Đại học London. Nhóm nghiên cứu đã phỏng vấn bốn học giá cấp cao được xem là đưa ra ý kiến ban đầu cho Hội đồng Quetta của Taliban do Mohammad Omar lãnh đạo (được chính họ khẳng định) vốn là công cụ chính điều khiển lực lượng nổi dậy và theo quan điểm của họ tiếp tục tận hưởng sự trung thành từ những nhóm chủ chốt khác nằm rải rác tại các vùng nổi dậy. Những người tham gia đối thoại là: (1) Một cựu bộ trưởng Taliban làm việc tại Ủy ban chính trị Quetta Shura và có quan hệ gần gũi với Mullah Mohammad Omar; (2) một cựu thứ trưởng Taliban và là thành viên sáng lập Taliban; (3) một cựu quan chức chỉ huy thánh chiến và lãnh đạo nhóm đàm phán với Taliban, người chưa từng bao giờ là một phần của Taliban nhưng đã đàm phán những thỏa thuận quan trọng giữa Taliban và các nhóm không phải Taliban khác trong những năm 1990; (4) một nhà trung gian hòa giải có nhiều kinh nghiệm trong đàm phán với Taliban vào cuối những năm 2000 và chưa bao giờ chính thức tham gia Taliban.
Đây là một báo cáo toàn diện. Nguồn cung cấp tin cho báo cáo là những người đối thoại (như đã nêu trên) đã được phản ánh trong những đoạn trích dưới đây của báo cáo này:
- Từ bỏ chủ nghĩa khủng bố quốc tế và những người kiểu như al-Qaeda có thể được xem là “một sự kiện” nhưng nó phải được xây dựng như một quá trình trong một giải pháp hòa bình toàn diện.
- Chấp nhận tiếp tục các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái là điều vô cùng khó khăn đối với Taliban, ngay cả khi số lượng thành viên al- Qaeda còn lại đã được xác định.
- Không một nhà lãnh đạo Taliban nào đến nay công khai ủng hộ ý tưởng về lệnh ngừng bắn. Tuy nhiên, Taliban có thể hỗ trợ một lệnh ngừng bắn trong hoàn cảnh phù hợp.
- Không có sự mặc cả để chấp nhận bất cứ thứ gì khác hiến pháp Afghanistan như hiện giờ nó đang được soạn thảo và đưa ra bởi vì điều này được xem là trao thêm quyền lực cho Chính quyền Karzai đương nhiệm. Tuy nhiên, vấn đề này có thể được giải quyết nếu những câu chuyện xung quanh sự chấp nhận hiện nay được xem là tương tự như đầu hàng được thay đổi và nếu hiến pháp được thông qua bởi Loya Jirga (Hội đồng Trưởng lão) hay tương tự một hội đồng đại diện các thành phần Taliban.
- Taliban không có vấn đề gì với ý tưởng về quốc hội hay bầu cử. Điều họ cần là một số hình thức về vai trò giáo sỹ trong Chính phủ Afghanistan mà không thể không có quyền hành pháp. Hơn nữa, Taliban muốn một nhà nước tập trung và không phân tách và có thể sẽ phản đối một cấu trúc liên bang.
- Liên quan đến việc xây dựng một chính phủ hậu xung đột, Taliban cảm thấy không có nền tảng thực sự cho bầu cử tại Afghanistan. Tổng thống Karzai đã bị mua chuộc, hối lộ và không thể dựa vào đó để xây đựng các cuộc bầu cử trong sạch, bên cạnh đó Taliban không thể ủng hộ một chính phủ do Karzai lãnh đạo. Do vậy nếu đạt được một thỏa thuận thì nó có thể gợi ý rằng giai đoạn tạm thời trong ba năm sẽ là cần thiết giữa một thỏa thuận danh nghĩa và cuộc bầu cử, trong đó đại diện Taliban có thể thực hiện chiến dịch tranh cử giống như các ứng viên khác.
- Taliban có thể làm việc với các thành viên khác của quốc hội nhưng không hợp tác với Hamid Karzai, các thành viên gia đình của ông ta và tất cả những nhân vật khác có lý lịch tham nhũng. Yêu cầu quan trọng để Taliban tham gia chính phủ là phải loại bỏ tận gốc tham nhũng, do vậy vấn đề không phải là “ai là người sẽ làm việc với Taliban ” mà là “ai là người sẵn lòng và đủ khả năng làm việc với Taliban”.
- Taliban đang chuẩn bị sẵn sàng chấp nhận sự hiện diện quân sự lâu dài của Hoa Kỳ ở Afghanistan, miễn là các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ và sự tiếp tục có mặt của binh lính Hoa Kỳ có thể chấp nhận được ở mức độ mà không ảnh hưởng gì đến nền độc lập và tôn giáo của Afghanistan. Triển vọng hoạt động quân sự của Hoa Kỳ ở Afghanistan đến năm 2024 tại 5 căn cứ quân sự chính (Kandahar, Herat, Jalalabad, Mazar-e-Sharif và Kabul) có thể được chấp nhận thông qua thương lượng. Tuy nhiên, Taliban sẽ cần phải xem xét việc này trong bối cảnh điều gì là tốt nhất cho an ninh quốc gia Afghanistan.
- Sự hiện diện của Hoa Kỳ sẽ được chấp nhận nếu nó đóng góp cho nền an ninh Afghanistan; nếu Hoa Kỳ không phát động các cuộc tấn công chống lại các nước láng giềng như Iran và Pakistan từ Afghanistan.
Những thông tin đáng tin cậy nói trên đã cung cấp một sự hiểu biết rõ ràng về thực tế hiện nay tại Afghanistan trong khuôn khổ mà Hoa Kỳ và Taliban cùng phải phấn đấu để hoàn thành “tham vọng còn lại” nhằm đạt được “những mục tiêu còn lại của mình”. Nếu nó được cân nhắc cẩn thận như trong quan điểm phân tích nói trên thì điều này trở nên dễ dàng hơn để phân tích các xác suất liên quan đến quá trình chuyển giao tại Afghanistan vào năm 2014. Rõ ràng, Hoa Kỳ một mặt “có một sự ép buộc không thể vượt qua” là phải rút quân an toàn theo kế hoạch đã được hoạch định (mục tiêu quan trọng). Mặt khác Hoa Kỳ cũng mong muốn duy trì chỗ đứng tại Afghanistan dưới hình thức trợ giúp quân sự để đào tạo an ninh cùng với những căn cứ quân sự nhất định và một số viện trợ kinh tế. Hoa Kỳ ở trong tình thế không thể quay đầu lại với quyết định rút quân của mình theo như kế hoạch, thậm chí ngay cả khi nếu nước này chấp nhận Taliban tái nắm quyền trong vai trò lãnh đạo hàng đầu và để thỏa hiệp một vài trò nhỏ trong mục tiêu giữ lại chỗ đứng của mình. Những vấn đề khác như thủ tục thành lập chính phủ chuyển tiếp, dạng thức chính phủ… có thể là “chấp nhận nhượng bộ” cao nhất. Mặt khác, Taliban có ưu tiên hàng đầu là chấm dứt hoạt động quân sự của Hoa Kỳ/NATO để cung cấp cứu trợ cần thiết cho những người dân đã quá mệt mỏi chịu đựng chiến tranh theo cách tôn trọng chủ quyền Afghanistan và các giá trị truyền thống Hồi giáo bất khả xâm phạm (mục tiêu quan trọng). Tuy nhiên, đây không phải là “áp lực không thể vượt qua” như là một trong những điều kiện với Hoa Kỳ vì Taliban có thể đủ khả năng tiếp tục hoạt động chiến tranh du kích vì có những lý do rõ ràng nhưng Hoa Kỳ không thể đủ kha năng kéo dài cuộc chiến tranh thêm nữa. Đây là một sự “thương thảo giá cả” rất mạnh với Taliban. Trong những khía cạnh đó thì khả năng Taliban thoa hiệp là không nhiều. Taliban không sẵn sàng chấp nhận mọi hình thức ngừng bắn hay bất kỳ hành động nào khác có liên quan, mà có thể theo quan niệm của người dân Afghanistan, bị xem là đầu hàng. Taliban không thể chấp nhận bất kỳ yêu cầu nào của Hoa Kỳ như cho phép miễn trừ pháp lý cho binh lính Hoa Kỳ ngoài vòng luật pháp Afghanistan hay bất kỳ yêu cầu nào khác vi phạm chủ quyền Afghanistan và các giá trị Hồi giáo truyền thống của họ. Taliban chắc chắn cũng không chấp nhận hợp tác chính trị cùng Hamid Karzai, những người có quan hệ thân thiết với ông ta và những nhân vật khác mang đầy tai tiếng tham nhũng. Rất rõ ràng, thỏa hiệp những điều này với Taliban sẽ giống như cam kết “tự sát chính trị”. Đối với các khía cạnh còn lại của vấn đề chuyển giao, Taliban có nhiều khả năng sẽ không mấy cứng nhắc mặc dù lực lượng này có thể thảo luận các khía cạnh khác để “có sự nhân nhượng”. Do vậy, về bản chất, có một tia hy vọng rõ ràng rằng Hoa Kỳ và Taliban bị thúc đẩy bởi “sự kết hợp mang tính chủ đích” (áp lực không thể vượt qua của Hoa Kỳ và ưu tiên hàng đầu của Taliban) cuối cùng sẽ thành công trong việc dàn xếp quá trình chuyển giao của Afghanistan, mặc dù những thủ tục này chắc chắn là sự “kéo dài đầy lo ngại” và xen kẽ với nhiều tình huống đáng báo động. Điều duy nhất “phá hoại nguy hiểm” đối với sự giải quyết này chỉ có thể đến từ “những kẻ gây rối quá trình chuyển giao” vốn không muốn Hoa Kỳ/NATO thực hiện việc rút quân theo như kế hoạch./.

Biển Đông dưới con mắt của Trung Quốc

James R. Holmes | The Diplomat | 9.9.2013
Người dịch: Lê Anh Hùng
Tuần trước, một người bạn đề nghị tôi lật lại một trường hợp tương đồng trong lịch sử, từng được đưa ra thảo luận trong những ngày đầy phấn khích năm ngoái, khi tôi viết cho Flashpoints. Một ý tưởng tuyệt vời! Ở đây còn có nhiều điều để nói thêm về sự so sánh đó, sự so sánh giúp lý giải tại sao Trung Quốc hợp tác tốt với các nước khác ở Ấn Độ Dương trong khi lại gây xung đột trên Biển Hoa Đông và Biển Đông.
Sự tương đồng ấy chính là phương châm “phi hoà bình ngoài giới tuyến” từng được thực hành ở Châu Âu thời Phục hưng. Xin đúc kết lại ở đây: trong một khoảnh khắc loé sáng của thứ tư duy mâu thuẫn tập thể, các nhà cai trị ở Châu Âu đã khởi xướng một thoả thuận, theo đó các nước có thể tiếp tục chung sống hoà bình ở Châu Âu, tránh những gian truân của xung đột trực tiếp, trong khi vẫn tấn công nhau không nương tay bên ngoài giới tuyến tưởng tượng chia tách Châu Âu khỏi Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Trong thực tế, điều này có nghĩa là họ đánh úp tàu thuyền vận tải và đồn bốt của nhau trên vùng thượng biển Caribe (greater Caribbean Sea) cùng những lối vào vùng biển này từ Đại Tây Dương.
Người ta có cảm giác như thể một lực lượng đối nghịch đang hoạt động trên đấu trường Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Các cường quốc hải quân hợp tác về hướng Tây của đường giới tuyến mà bán đảo Mã Lai, eo biển Malacca và quần đảo Indonesia vạch ra. Những cuộc đối đầu thi thoảng khiến sự ngờ vực nổi lên đây đó và hiện tượng này chi phối phía Đông của vành đai Biển Đông, một giới tuyến cụ thể – thay vì tưởng tượng – chia cách khu vực này khỏi sân chơi quen thuộc trên Ấn Độ Dương.
Clausewitz, một người Châu Âu không thuộc thời kỳ Phục hưng, giúp lý giải tại sao các cường quốc biển có thể kiểm soát vịnh Aden một cách hài hoà trong khi lại tranh cãi về luật biển trên Biển Hoa Đông và Biển Đông. Đó là vì sứ mạng ở đây không liên quan gì đến chính trị. Chống cướp biển là ưu tiên hàng đầu của những nước vẫn phái tàu thuyền đi qua vùng biển ngoài khơi Somalia. Nếu có thì cũng chỉ ít nước có những lợi ích hay động cơ liên đới khả dĩ làm gián đoạn hoạt động chống cướp biển đó. Thật dễ làm việc cùng nhau khi các đối tác mang theo ít hành trang đến với sứ mạng chung ấy.
Hoặc chúng ta hãy hình dung về hiện tượng này dưới lăng kính của bộ môn cơ khí học véc-tơ (vector mechanics). Công thức đi-đến của Clausewitz cho rằng mức độ mà một chính phủ đánh giá các mục tiêu chính trị của mình sẽ quyết định quy mô và thời gian của nỗ lực mà nó huy động để đạt được chúng. Trong một liên minh, mỗi đối tác thực hiện những toan tính của mình. Vì các nước có lợi ích khác nhau, ở trên những lãnh thổ khác nhau, và nhìn thế giới qua những lăng kính lịch sử và văn hoá khác nhau, nên những tính toán của họ về giá trị của mục tiêu thường khác nhau. Ở đây, các véc-tơ phân kỳ. Những ưu tiên khác biệt làm phức tạp những nỗ lực hòng cân chỉnh các mũi tên về gần như cùng một hướng: đạt được các mục đích, chiến lược và hoạt động chung.
Quả thực là hiếm khi các đối tác trong liên minh có mục tiêu giống nhau, với ít động cơ ngầm can thiệp vào sự điều hành liên minh. Song đây dường như lại là một thực tế ở phía Tây Đại Đây Dương. Các véc-tơ chiến lược ở đây chỉ cùng một hướng, chủ yếu là tự nguyện. Sự khác biệt duy nhất là mức độ nỗ lực mà mỗi đối tác thực hiện. Tuy nhiên, những tranh cãi về việc hiện tượng trốn tránh chi phí lại ở mức tối thiểu trong một liên minh tự nguyện, phi chính thức như lực lượng đặc nhiệm chống cướp biển. Vì thế mà ở đây, hoà bình – thậm chí là hợp tác – tồn tại bên ngoài giới tuyến.
Bạn sẽ nhận thấy tôi dẫn điều này đi đến đâu. Cuộc viễn chinh đến vịnh Aden là một trường hợp dễ dàng. Nó cho thấy một kết cục thông thường, đó là các đối thủ có thể hợp tác với nhau vì lợi ích chung khi họ có cùng lợi ích trong một nỗ lực. Bây giờ, bạn hãy tự đặt mình ở Đông Á và khảo sát địa hình chiến lược trong phạm vi vòng cung ngăn cách Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Trung Quốc coi Biển Đông, xin nêu tên một vùng tranh chấp, không phải như vùng biển quốc tế mà là như một lãnh thổ ngoài bờ của họ. Thực vậy, Bắc Kinh vẫn khẳng định “chủ quyền không thể tranh cãi” ở đây.
Những yêu sách như thế gây phiền toái cho các quốc gia Đông Nam Á, trong khi Hoa Kỳ lại hy vọng tập hợp các liên minh và các mối quan hệ đối tác để giám sát vùng biển quốc tế này. Nhưng nếu Bắc Kinh tỏ ra nghiêm túc khi cho rằng những vùng biển lân cận là “quốc thổ màu xanh dương” – và những người bạn Trung Quốc của chúng tôi thì hoàn toàn nghiêm túc – thì những kẻ đến từ bên ngoài giám sát các vùng biển ấy phải giống như những tên xâm lược. Liệu bạn sẽ coi những viên cảnh sát hay đội quân nước ngoài dạo chơi trên mảnh đất của mình – ngay cả khi vì những lý do đáng ca ngợi – mà không được sự cho phép của bạn như thế nào nữa đây?
Vì thế, dưới con mắt của người Trung Quốc, vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của các nước Đông Nam Á phải giống như hành vi chiếm đóng trái phép lãnh thổ biên cương của Trung Quốc. Và nếu ở đây tồn tại một quy luật sắt về chiến lược thì đó là: bảo vệ chủ quyền lãnh thổ là một mục đích chính trị với tầm quan trọng tối thượng. Theo cách nói của Clausewitz, điều này đòi hỏi nỗ lực bảo vệ đến cùng. Việc tìm cách đạt được sự ủng hộ của các chính phủ ASEAN hay chống phá sứ mạng kiểm soát do Hoa Kỳ lãnh đạo sẽ trở nên có ý nghĩa nếu bạn lập luận từ phương châm của Trung Quốc.[i]
Kết cục là: đối tác liên minh nằm ngoài giới tuyến,[ii] còn đối tượng phá vỡ liên minh lại nằm bên này giới tuyến.[iii] Vì thế, giữa trường hợp Châu Á và Châu Âu thời Phục hưng có một mẫu số chung, đó là lãnh thổ. Lãnh thổ quốc gia. Người Châu Âu từng nhất trí rằng những quy tắc khác nhau sẽ điều chỉnh sự tương tác giữa họ ở đại lục và ngoài đại dương. Khi làm như thế, họ tránh cho mình khỏi sự tàn phá của các cuộc xâm lược qua biên giới. Điều này thể hiện một quan điểm mà về cơ bản là bảo thủ. Trung Quốc đang tìm cách giành lại những gì mà họ coi là vùng biển lịch sử của mình. Thành ra họ thể hiện một lập trường mang tính chiếm đoạt và gây hấn nhiều hơn.
Bất kể theo cách nào, bảo vệ an toàn cho lãnh thổ và môi trường của tổ quốc vẫn là nhiệm vụ số một. Ngược lại, đặc điểm của cuộc viễn chinh đến những đấu trường xa xôi phụ thuộc vào mức độ mà lợi ích quốc gia trùng hợp hay xung đột ở đó. Các đối thủ có thể hợp tác với nhau xuất phát từ sự tiện lợi, tiếp xúc với nhau, hoặc phớt lờ nhau. Nhân tố quan trọng nhất ở đây nằm ở chỗ: chiến dịch chống cướp biển là một nỗ lực vô cùng đáng giá. Nó cần tiếp tục diễn ra. Liệu nó có thể tái diễn ở những khu vực khó kiểm soát hơn trên thế giới hay không – và liệu nó có thể cải thiện mối quan hệ tổng thể giữa các quốc gia hay không – lại là vấn đề hoàn toàn khác.
  • James R. Holmes là nhà phân tích quốc phòng của The Diplomat và là giáo sư ngành chiến lược của Đại học Hải quân Hoa Kỳ, nơi ông chuyên nghiên cứu về chiến lược biển của Hoa Kỳ, Trung Quốc và Ấn Độ, cũng như lịch sử ngoại giao và quân sự của Hoa Kỳ.




[i] Ý chỉ mưu đồ của Trung Quốc hiện nay (ND).
[ii] Ý chỉ Hoa Kỳ (ND).
[iii] Ý chỉ Trung Quốc (ND).

Thêm “Cu” thành “Quỷ”

Đặng Chí Hùng (Danlambao) - Chuyện đảng cộng sản bán nước, buôn dân không còn là điều xa lạ với chúng ta. Thiết tưởng trong bài này miễn được nhắc lại điều đó. Và trên thực tế chúng ta đang bàn đến nhiều phương pháp để chống tập đoàn bán nước, độc tài, tham nhũng này sao cho hữu hiệu nhất. Người thì dùng ẩn ý vẽ cờ vàng dân tộc thêm ba sọc đỏ của chế độ dân chủ tự do VNCH ngay trên áo của một trường đại học tại Hà Nội:
Cờ vàng 3 sọc đỏ trên áo các bạn sinh viên tại Hà Nội.
Có những người chống cộng rõ ràng hơn bằng việc treo lá cờ vàng ba sọc đỏ trên đường, trên cầu:
Cờ vàng trên đường cao tốc 
Cũng có người chống cộng quyết liệt như Phương Uyên với khẩu hiệu được viết bằng máu “Tàu khựa cút khỏi biển Đông và Đảng cộng sản đi chết đi”.
Phương Uyên và hai khẩu hiệu hết sức kiên quyết 
Cũng có người rất sáng dạ và đầy dũng cảm dùng ngay chữ “Police” cộng sản để kết hợp với “đả đảo bè lũ Hồ Cẩm Đào”.
Sáng kiến của anh Trương Văn Dũng 
Vậy thì tại sao chúng ta lại không có một sáng kiến hay làm điên đầu cộng sản nhỉ? Có lẽ là có nhiều nhưng hôm nay tôi xin đưa ra một gợi ý nho nhỏ.
Chuyện cộng sản là những tên “học thì dốt, nói tốt thì nhiều” là điều quá đương nhiên. Chính vì vậy bản thân họ cũng đã sử dụng bảng hiệu một cách ngu ngốc. Ra đường chúng ta gặp vô vàn những điều vừa đáng cười và đáng buồn về cộng sản. Bạn hãy xem một hai ví dụ dưới đây họ viết cái gì?
Hai sản phẩm của “đỉnh cao trí tuệ”:
Riêng trong tấm biển thứ hai thì kẻ nào viết cái câu “Chủ Tịch Hồ Chí Minh là... DOANH NHÂN” hoàn toàn đúng. Vì “bác” của các vị quan chức cộng sản đã bán nước cho Tầu mà cụ thể, rõ nét nhất Hoàng Sa - Trường Sa cho Trung cộng bằng công hàm 1958 của ông thủ tướng “ăn đu đủ không cần thìa” Phạm Văn Đồng. Vậy thì chẳng có lý do “bác” không là một doanh nhân khả kính dạng Lê Chiêu Thống hay Trần Ích Tắc.
Từ gợi ý này chúng ta đi đến một kết luận là hãy làm gì cộng sản phải run sợ và bất an trong khi cách làm đó thật đơn giản và hợp tình, hợp lý? Xin hay chú ý tấm biển dưới đây:
Tấm biển “kỳ lạ
Nguyên văn của tấm biển là “Ngõ 164 phố Hồng Mai”. Hồng Mai là một con phố thuộc quận Hai Bà Trưng – Hà Nội gần giáp với chợ Mơ. Ở Phố này hiện nay là con phố nổi tiếng với món “thịt cầy” nhộn nhịp. Nhưng khi người ta bỏ đi chữ “G” và chữ “I” thì con phố trên đã thành cái tên đáng sợ “Phố Hồn Ma”.
Đôi khi trong cuộc sống có những tấm biển hết sức kỳ lạ. Nếu ta bỏ đi một vài nét, một vài chữ hoặc thêm vài chữ thì nó sẽ thành biến thể mới. Biển thế này vừa có ý nghĩa và vừa rất đơn giản.
Trong việc làm cho cộng sản, nhất là công an bất an, chúng ta hãy làm những gì công an cộng sản lo sợ mà không biết để đề phòng, không thể ngăn cản được. Nếu gây được sự sợ hãi và bất an cho công an cộng sản và xả nỗi tức giận trong lòng, đồng thời cũng là một việc nêu lên sự thật đầy ý nghĩa tại sao chúng ta không làm? Trong trường hợp này là đối với chữ “Ủy Ban nhân dân”.
Chúng ta ai cũng biết rằng “ủy ban nhân dân” chính là cái tên mỹ miều mà cộng sản đặt cho bộ máy chính quyền cơ sở để trực tiếp theo dõi, bức hại nhân dân. Chúng là những tên bí thư, chủ tịch tham nhũng và ác ôn. Trên thực tế nói đúng nghĩa chúng là những kẻ “ buôn dân, hại nước” và chúng chính là những tên cộng sản mà người đời vẫn gọi là “QUỶ”.
Vậy tại sao chúng ta không tặng cho chúng thêm một chữ “Cu”- “Q” vào đầu chữ “ỦY” thành ra “QUỶ” và thêm một dấu “sắc” vào chữ “BAN” thành “BÁN”. Lúc đó từ “Ủy Ban Nhân Dân” sẽ thành “QUỶ BÁN NHÂN DÂN”.
Thực hiện việc này khá đơn giản vì thêm dấu sắc và thêm chữ Q chỉ mất chưa đầy một phút đồng hồ với chỉ một bình sơn màu xịt bán đầy các cửa hàng sơn. Hơn thế nữa cái biển “QUỶ BÁN NHÂN DÂN” này thì ở đâu cũng có nhan nhản trên đất nước Việt Nam. Đó vừa là bộ mặt thật của chế độ cộng sản, vừa là hành động chứng tỏ sự mất tin tưởng và bị người dân chống đối. Hành động này sẽ là cái tát vào mặt bè lũ công an đang trấn áp những con dân yêu nước.
Hẳn chúng ta còn nhớ, khi đánh nhau với Tào Tháo, Khổng Minh cũng dùng phép nghi binh đánh trống giữa đêm nhiều lần khiến quân Tào lúc nào cũng trong trạng thái bất an đến nỗi phải bỏ chạy khỏi bờ Vị Thủy. Vì vậy hôm nay chúng ta cũng sẽ thành công nếu làm được cho công an trên cả nước luôn bất an khó ở vì “QUỶ BÁN NHÂN DÂN”.
Cộng sản đã là QUỶ và đã BÁN DÂN, BUÔN NƯỚC thì tội gì chúng ta không trả lại đúng tên cho chúng như cách các đồng chí “Đỉnh cao” trả lại tên thật cho “bác” là “Doanh Nhân”? Điều đó rất hợp lý và có thể làm cho các chú “còn đảng còn mình “ có ngày sẽ chạy mất dép vì “ăn không ngon và ngủ cũng chẳng yên”. Đó chính là một trong những phương thức đấu tranh làm cho cộng sản phải sợ người dân chúng ta. Nó là bước quan trọng mà chúng ta cần nghĩ đến để quét sạch bọn quỷ bán dân hại nước ra khỏi toàn cõi Việt Nam.
Chúng ta hãy nằm lòng câu này: “không khủng bố cộng sản bằng vũ khí giết người, mà phải khủng bố chúng bằng vũ khí tinh thần”.
HÃY CÙNG NHAU THỰC HIỆN CHIẾN DỊCH “THÊM “CU” THÀNH QUỶ”! để có một ngày đẹp trời nào đó toàn dân tộc ta có thể đàng hoàng thay dòng chữ “Hội Đồng Nhân dân “ thành “Tội đồ nhân dân”.
11/09/2013
 
 

Bí quyết thành công của Bắc Âu

Tháng 9 11, 2013
The Economist
Phạm Vũ Lửa Hạ dịch và chú thích
pro&contra – Mô hình dân chủ xã hội như một khả năng cạnh tranh hoặc chuyển đổi cho thể chế xã hội chủ nghĩa trên danh nghĩa của Việt Nam gần đây được quan tâm trở lại, sau lời kêu gọi thành lập một Đảng Dân chủ Xã hội của ông Lê Hiếu Đằng và ông Hồ Ngọc Nhuận. Không ở đâu mô hình này đồng nghĩa với thành công hơn ở các nước Bắc Âu, nơi các đảng dân chủ xã hội cầm quyền trong một thời gian dài – ở Na Uy thậm chí từ 86 năm nay. Song bí quyết thành công của Bắc Âu hiện tại có phải chỉ bắt nguồn từ mô hình dân chủ xã hội? Tháng Hai năm nay, tờ The Economist có loạt bài phân tích Bắc Âu như một “siêu mô hình” đáng cho thế giới học hỏi. Chúng tôi xin giới thiệu sau đây hai bài trong số đó.
________________
Các nước Bắc Âu có lẽ trị quốc tốt nhất thế giới
Cecil Rhodes[i] từng nhận xét rằng “sinh ra là người Anh coi như trúng số độc đắc”. Ngày nay ta cũng có thể nói như vậy về người sinh ra ở Bắc Âu. Các nước Bắc Âu không chỉ tránh được phần lớn những vấn nạn kinh tế đang làm rung chuyển vùng Địa Trung Hải; mà còn tránh được phần lớn những căn bệnh xã hội đang hành hạ nước Mỹ. Xét về bất cứ chỉ số nào đo lường tình trạng ổn định và lành mạnh của một xã hội – từ các chỉ số kinh tế như năng suất và đổi mới sáng tạo đến các chỉ số xã hội như tình trạng bất bình đẳng và tội ác – các nước Bắc Âu quần hội ở gần đầu bảng xếp hạng (xem bảng).
Tại sao khu vực hẻo lánh, dân cư thưa thớt, với mùa đông băng giá và những vùng hoang vu mênh mông này lại thành công đến vậy? Đã có thời đa số người dân các nước này chẳng ngần ngại ca ngợi chính phủ của họ, cái chính phủ mà trong phần lớn thế kỷ 20 chính là những nhà dân chủ xã hội nấp dưới một trong những vỏ bọc dân tộc khác nhau của họ. Chính phủ đó đã cung cấp cho người dân các dịch vụ phúc lợi trọn đời, từ lúc lọt lòng cho đến khi xuống mồ, cứu họ thoát khỏi cảnh sống khắc nghiệt của tổ tiên họ hồi thế kỷ 19, và can thiệp để cứu các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa thoát khỏi những cuộc khủng hoảng định kỳ.
Nhưng giới chủ trương thị trường tự do bới lông tìm vết trong cách lý giải của giới ủng hộ vai trò can thiệp của chính phủ, và đưa một cách giải thích khác đầy thuyết phục. Trong giai đoạn từ 1870 đến 1970, các nước Bắc Âu nằm trong số các nước tăng trưởng nhanh nhất thế giới, nhờ một loạt các cải cách có lợi cho kinh doanh chẳng hạn như thành lập các ngân hàng và tư hữu hóa các khu rừng. Nhưng trong những năm 1970 và 1980 sự bành trướng thiếu kỷ cương của chính phủ  khiến những cải cách đó chựng lại. Giới chủ trương thị trường tự do nhận định rằng thành tựu đáng nể gần đây của khu vực này là nhờ họ quyết tâm giảm chi tiêu chính phủ và để cho giới kinh doanh được tự do hành động.
Vai trò của chính phủ trong việc cải thiện tình trạng bình đẳng cũng đang bị đặt câu hỏi. Andreas Bergh, thuộc Viện Nghiên cứu Kinh tế học Công nghiệp của Thụy Điển, nhận định rằng thu nhập [quốc dân] của Thụy Điển đã giảm sút trước khi nhà nước phúc lợi xuất hiện, mà nhà nước phúc lợi này là một hệ quả chứ không phải nguyên nhân của sự thịnh vượng của Bắc Âu – và suýt giết chết con ngỗng đẻ trứng vàng.
Bản tường trình đặc biệt này [của tạp chí The Economist] tán thành một số lập luận của giới chủ trương thị trường tự do. Các nước Bắc Âu đã từng nhiễm thói quen chi tiêu cho phúc lợi nhiều hơn khả năng trang trải của họ và thói quen dựa dẫm quá nhiều vào một số ít công ty lớn. Họ hành động đúng khi cố gắng tinh giản nhà nước và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho kinh doanh. Nhưng sẽ sai lầm nếu [họ] hoàn toàn phớt lờ vai trò của chính phủ.
Các nước Bắc Âu hãnh diện về tính trung thực và minh bạch của chính phủ nước họ. Các chính phủ Bắc Âu bị giám sát chặt chẽ: ví dụ, ở Thụy Điển ai cũng có quyền xem tất cả các hồ sơ chính thức. Các chính khách bị bêu diếu, nếu họ nhảy khỏi yên xe đạp và chui vào xe limousine công.
Người Bắc Âu đã cộng thêm hai phẩm chất quan trọng vào tính minh bạch: tính thực dụng và tính quyết đoán. Khi phát hiện rằng kiểu đồng thuận dân chủ xã hội cũ không còn tác dụng, họ sẵn sàng từ bỏ nó mà chẳng một lời bàn cãi ầm ĩ và áp dụng những ý tưởng mới từ đóng góp của mọi giới chính trị bất kể tả hữu. Họ cũng tỏ ra hết sức quyết tâm trong việc thực hiện triệt để các cải cách. Nếu thấy người Bắc Âu tử tế mà tưởng họ nhu nhược yếu đuối là ta nhầm to.
Tính thực dụng giải thích tại sao sự đồng thuận mới đã nhanh chóng thay thế sự đồng thuận cũ. Ví dụ, hiếm có chính khách Dân chủ Xã hội Thụy Điển nào muốn bãi bỏ những cải cách bảo thủ được thực hiện trong những năm gần đây. Tính thực dụng cũng giải thích tại sao dường như các nước Bắc Âu thường có thể là nơi tập hợp đủ kiểu chính sách thiên tả và thiên hữu.
Tính thực dụng cũng giải thích tại sao người Bắc Âu liên tục nâng cấp mô hình của họ. Họ vẫn còn gặp nhiều vấn đề. Các chính phủ của họ vẫn còn quá cồng kềnh và khu vực tư nhân ở các nước này còn quá nhỏ. Thuế của họ vẫn còn quá cao và một số khoản phúc lợi của họ quá hào phóng. Hệ thống đảm bảo công ăn việc làm linh hoạt (flexicurity) của Đan Mạch quá coi trọng đến sự bảo đảm việc làm, nhưng quá coi nhẹ tính linh hoạt. Sự phát triển bùng nổ dầu hỏa của Na Uy đang có nguy cơ tiêu diệt tinh thần làm việc siêng năng cần mẫn. Quả là dấu hiệu xấu khi ở bất cứ thời điểm nào cũng có hơn 6% lực lượng lao động nghỉ bệnh và khoảng 9% dân số trong độ tuổi lao động sống bằng trợ cấp bệnh tật. Nhưng người Bắc Âu tiếp tục áp dụng các cải cách cơ cấu mới, có lẽ là hơi chậm nhưng đầy dứt khoát và cương quyết. Họ lại đang thực hiện những điều này mà không hề hy sinh các đặc tính khiến mô hình Bắc Âu vô cùng có giá trị: khả năng đầu tư vào vốn con người và bảo vệ cho người dân tránh khỏi những xáo trộn vốn là một phần của hệ thống tư bản chủ nghĩa.
Noi gương Đan Mạch[ii]
Phần lớn các nước giàu hiện nay đang gặp những vấn đề mà người Bắc Âu đã gặp vào đầu những năm 1990 – chi tiêu công cộng vượt quá tầm kiểm soát và các chương trình phúc lợi an sinh quá hào phóng. Nam Âu cần đôi chút tính quyết đoán của Bắc Âu nếu muốn kiểm soát tài chính công. Và Mỹ cần đôi chút tính thực dụng của Bắc Âu nếu mong có cơ hội kiềm chế phúc lợi an sinh và cải cách khu vực công cộng.
Người Bắc Âu chẳng hề đỏ mặt ngượng ngùng khi cần quảng bá các ưu điểm của mô hình của họ. Các tổ chức nghiên cứu của Bắc Âu tiến hành những nghiên cứu chi tiết bằng tiếng Anh về cách họ cải cách nhà nước. Các chính khách tích cực bảo vệ quan điểm của mình ở các cuộc họp quốc tế và các chuyên viên tư vấn Bắc Âu mang kinh nghiệm chuyên môn của mình về khu vực công cộng đi bán khắp thế giới. Dag Detter đã đóng vai trò chủ đạo trong quá trình tái cấu trúc danh mục đầu tư thương mại của nhà nước Thụy Điển trong những năm 1990, chiếm hơn một phần tư khu vực kinh doanh. Từ đó ông đã cố vấn cho chính phủ các nước ở Châu Á và Châu Âu.
Song khó mà hình dung được mô hình trị quốc của Bắc Âu có thể truyền bá nhanh chóng, chủ yếu bởi vì tài năng trị quốc Bắc Âu mang tính đặc thù, không giống ai. Việc trị quốc ở Bắc Âu xuất phát từ sự kết hợp địa lý khắc nghiệt và lịch sử ôn hòa. Tất cả các nước Bắc Âu đều có dân số ít,bởi vậy những người thuộc tầng lớp chóp bu cầm quyền phải hòa đồng với nhau. Vua chúa các nước này sống ở những nơi tương đối giản dị và giới quý tộc cũng phải kỳ kèo mặc cả với các nông dân và thủy thủ có suy nghĩ độc lập.
Họ sớm đi theo chủ nghĩa tự do. Thụy Điển bảo đảm tự do báo chí vào năm 1766, và kể từ những năm 1840 về sau Thụy Điển bãi bỏ chế độ ưu tiên cho quý tộc khi giao phó những chức vụ cao cấp trong chính phủ, và tạo ra hệ thống công quyền dựa trên năng lực và không có tham nhũng. Họ cũng theo đạo Tin Lành – một tôn giáo giảm vai trò của giáo hội xuống chỉ còn là người hỗ trợ và nhấn mạnh đến mối quan hệ trực tiếp giữa con người và Thượng Đế. Một trong những ưu tiên chính của giáo hội Tin Lành là dạy nông dân biết đọc.
Sự kết hợp giữa địa lý và lịch sử đã cung cấp cho các chính phủ Bắc Âu hai nguồn lực quan trọng: sự tín nhiệm người lạ và lòng tin vào các quyền cá nhân. Một khảo sát của Eurobarometer[iii] về sự tín nhiệm xã hội tổng quát (khác với lòng tin trong gia đình) cho thấy các nước Bắc Âu nằm ở các vị trí dẫn đầu (xem biểu đồ dưới đây). Giới kinh tế học cho rằng sự tín nhiệm ở mức độ cao dẫn đến chi phí giao dịch thấp hơn – không cần đến kiện tụng kiểu Mỹ hay những thương vụ “có qua có lại mới toại lòng nhau” kiểu Ý để được việc. Nhưng các ưu điểm của Bắc Âu không chỉ dừng lại ở đó. Sự tín nhiệm đồng nghĩa với việc những người tài đức tham gia bộ máy công quyền. Công dân đóng thuế và tuân thủ luật lệ. Các quyết định của chính phủ được nhiều giới tán thành.
Mức tín nhiệm của công chúng đối với các thể chế*
Tháng 11/2012, % trả lời “có xu hướng tín nhiệm”
Finland = Phần Lan; Denmark = Đan Mạch; Sweden = Thụy Điển; Russia = Nga
*Gồm báo chí, các đảng phái chính trị, chính phủ quốc gia, Liên hiệp Châu Âu (EU) và Liên Hiệp Quốc
Nguồn: Ủy hội Châu Âu
Cuộc Khảo sát Các Giá trị Thế giới (The World Values Survey), đã thăm dò các giá trị ở hơn 100 nước từ năm 1981, cho biết dân Bắc Âu là những người có lòng tin lớn nhất thế giới về quyền tự chủ của cá nhân. Sự kết hợp kiểu Bắc Âu giữa chính phủ quy mô lớn và chủ nghĩa cá nhân có thể nghe kỳ lạ đối với một số người, nhưng theo Lars Tragardh, thuộc Đại học Ersta Skondal University College ở Stockholm, người Bắc Âu dễ dàng hòa hợp hai yếu tố này: họ xem công việc chính của nhà nước là cổ xúy quyền tự chủ của cá nhân và tính cơ động xã hội (social mobility).[iv] Bất cứ luật lệ xã hội nào của Bắc Âu – đặc biệt là các luật gia đình trong những năm gần đây – cũng có thể được chứng minh là ủng hộ quyền tự chủ của cá nhân. Dịch vụ giáo dục miễn phí phổ quát[v] giúp cho sinh viên thuộc mọi tầng lớp và hoàn cảnh đạt được tiềm năng của mình. Việc đánh thuế tách bạch đối với các cặp vợ chồng giúp người vợ được bình đẳng với người chồng. Dịch vụ giữ trẻ phổ quát tạo điều kiện cho cả hai bậc cha mẹ có thể đi làm toàn thời gian. Ông Tragardh có một cụm từ hữu ích để mô tả tâm lý này: “chủ nghĩa cá nhân có sự can thiệp của nhà nước” (statist individualism).
Người Bắc Âu mang theo thái độ này đối với chính phủ khi họ ra nước ngoài. Vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, khoảng 1,3 triệu người, một phần tư dân số Thụy Điển lúc đó, di cư, chủ yếu sang Mỹ. Nước Mỹ sáng tác cả thể loại chuyện tiếu lâm về “những người Thụy Điển khờ khạo” và thái độ sẵn sàng tuân thủ luật lệ của họ. Chính những người Thụy Điển khờ khạo đã tạo nên các cộng đồng được quản lý tốt nhất ở Mỹ, chẳng hạn như Minnesota. Thậm chí ngày nay những người Mỹ gốc gác Bắc Âu có khả năng cao hơn 10% so với người Mỹ trung bình về chuyện tin rằng “phần lớn mọi người có thể tin được”.
Quy mô lớn nhỏ không phải yếu tố duy nhất
Giới kinh tế học thường ngỡ ngàng về thành công kinh tế gần đây của các nước Bắc Âu trong khi chính phủ các nước này có quy mô quá lớn. Theo một quy tắc không chính thức trong giới chuyên môn, nếu số thu thuế tính theo tỉ lệ phần trăm của GDP tăng lên 10 điểm phần trăm, thì thường có tương quan với mức giảm nửa điểm phần trăm về tỉ lệ tăng trưởng kinh tế hàng năm. Nhưng các con số như vậy cần được điều chỉnh để phản ánh các lợi ích của tính trung thực và hiệu quả. Ví dụ, chính phú Ý ấn một gánh nặng kinh khủng đè lên vai xã hội vì các chính khách điều hành chính phủ chủ yếu lo chuyện vơ vét lợi lộc chứ không phải cung cấp dịch vụ công cộng. Goran Persson, cựu thủ tướng Thụy Điển, từng so sánh nền kinh tế Thụy Điển với một con ong – “với một cơ thể quá nặng nề và đôi cánh nhỏ, cứ tưởng con ong không bay nổi, nhưng nó bay được”. Ngày nay con ong đó vẫn đang giữ thể trạng khỏe mạnh và đang bay khỏe hơn nhịp bay của nó trong mấy chục năm qua.
Bản tiếng Việt © 2013 Phạm Vũ Lửa Hạ & pro&contra

[i] Cecil John Rhodes (1853-1902) là doanh nhân Anh, nhà tài phiệt ngành khai khoáng (chủ tịch đầu tiên của công ty kim cương De Beers), và chính khách ở Nam Phi. Ông dùng gia sản của mình lập học bổng Rhodes tài trợ cho sinh viên xuất sắc nước ngoài học ở Đại học Oxford. Học bổng này được nhiều nguồn như tạp chí Time, nhà xuất bản Yale University Press, báo The McGill Reporter,và Associated Press xem là học bổng quốc tế danh giá nhất thế giới. (Wikipedia)
[ii] Nguyên văn: “getting to Denmark”. Theo Ian Morris, chủ đề trọng tâm của tác phẩm Sự cáo chung của lịch sử và con người cuối cùng (The End of History and the Last Man, 1999) của Francis Fukuyama là “noi gương Đan Mạch”. Tác giả Fukuyama ý muốn nói đến việc tạo ra những xã hội ổn định, thanh bình, thịnh vượng, dung nạp mọi thành phần và tầng lớp, và trung thực. Cũng như trong tiểu luận nổi tiếng Sự cáo chung của lịch sử làm tiền đề cho cuốn sách này, Fukuyama xem đây là điểm tận cùng hợp lý của phát triển xã hội, và cho rằng tính chất Đan Mạch đòi hỏi phải có ba yếu tố: các nhà nước vận hành hiệu quả, chế độ pháp trị, và chính phủ có trách nhiệm giải trình. (Ian Morris, How To Get to the End of History, Slate, 2 May 2011)
[iii] Eurobarometer là loạt khảo sát dư luận được thực hiện định kỳ nhân danh Ủy hội Châu Âu kể từ năm 1973, về nhiều loại chủ đề liên quan đến Liên hiệp Châu Âu ở các nước thành viên. (Wikipedia).
[iv] Tính cơ động xã hội (social mobility) là khái niệm về sự dịch chuyển của các cá nhân, gia đình, hay nhóm người, trong một hệ thống đẳng cấp hay giai tầng xã hội. Nếu sự dịch chuyển đó là thay đổi về vị trí/chức vụ mà không thay đổi về tầng lớp xã hội, thì gọi là “cơ động theo chiều ngang” (horizontal mobility). Ví dụ một người dịch chuyển từ một chức vụ quản lý ở công ty này sang một chức vụ tương tự ở một công ty khác. Nhưng nếu sự dịch chuyển làm thay đổi tầng lớp xã hội thì gọi là “cơ động theo chiều dọc” (vertical mobility), và có thể “cơ động hướng lên” (upward mobility) hoặc “cơ động hướng xuống” (downward mobility). Một công nhân trở thành doanh nhân giàu có dịch chuyển lên giai cấp cao hơn; một quý tộc có đất bị mất hết gia sản trong một cuộc cách mạng dịch chuyển xuống giai cấp thấp hơn. (Bách khoa toàn thư Britannica)
[v] Dịch vụ giữ trẻ phổ quát (universal day care) là hệ thống bảo đảm mọi bậc phụ huynh đều có chỗ gửi con ở nhà trẻ mà không phải chờ đợi, thường có mức phí thấp và cố định. Ví dụ, ở Thụy Điển hệ thống này chủ yếu do nhà nước điều hành, chỉ có 20% đi nhà trẻ tư nhân. Năm 2002, nhà nước Thụy Điển áp dụng khung phí tối đa, giúp hệ thống này càng dễ trang trải hơn vì phí giữ trẻ mà phụ huynh đóng chiếm không quá 1 đến 3% thu nhập của họ. (Devine, Dympna & Kilkenny, Ursula, Nordic childcare model best for economic and social wellbeing, Irish Times, 9 June 2011)

Lời nguyền tài nguyên

Tô Văn Trường 
Nếu có lời nguyền tài nguyên nào đối với nước ta thì tệ hại nhất vẫn là khai phá tài nguyên theo thói xấu “bóc ngắn, cắn dài” bất chấp mọi hậu họa. Lâu nay, tài nguyên đất nước bị đào bới, vơ vét một cách khốc liệt phớt lờ phân tích, cảnh báo của các vị lão thành cách mạng, trí thức và người dân.


Có chuyên gia nước ngoài ở Việt Nam trên 30 năm nay, xót xa nhận xét “Từ thời thanh niên, tôi đã có mặt ở Việt Nam và biết đất nước các bạn có nhiều danh lam thắng cảnh thiên nhiên đẹp. Đến nay đã lớn tuổi tôi rất “sợ” quay lại những nơi đó vì những vẻ đẹp đó bị  phá gần hết rồi – đó là 1 cảm giác phũ phàng như việc bỗng dưng một ngày gặp lại cô bạn gái xinh tươi năm xưa trong thân hình tiều tụy của 1 bà già bất hạnh do sự tàn phá của thời gian và gánh nặng cuộc đời.”

Hiện nay, vào thời kỳ khủng hoảng kinh tế lại nhớ đến câu chuyện “tiếng gọi nơi hoang dã” có tình tiết đàn chó exkimo ăn  cả thắt lưng… Bọn phá hoại luôn đến trước, phá trước và người bảo vệ luôn đến sau, khi sự thể đã rồi. Các “nhà đầu tư” kiểu này không bao giờ suy nghĩ về việc sáng tạo ra giá trị gì mới mà chỉ luôn rình mò xem đất nước này còn tài nguyên gì không, để họ lập dự án, vơ vét nốt, trước khi bị các “nhà đầu tư” khác ra tay!

Tâm lý bày đàn, a dua, ăn theo hay còn gọi là “hội chứng bày đàn” đang thực sự gây hại đối với xã hội nước ta. Đó là việc đua nhau kinh doanh bất động sản, xây nhà máy xi măng, bến cảng, sân bay, nhà máy đường vv…Cái lối làm ăn thiếu quy hoạch, mạnh ai nấy làm, chụp giật, chèn ép nhau, đầu tư không hiệu quả (chỉ số ICOR cao nhất trong khu vực) lại được sự bao che của nhóm lợi ích là nguyên nhân chủ yếu làm đất nước ta sau 38 năm thống nhất, độc lập vẫn ì ạch trong số các nước nghèo, nợ công đến mức báo động. Để rồi lúc nào cũng cứ cúi đầu tự nhận mình là “nước nhỏ” mặc dù dân số đã ngót 90 triệu người.

Cơ quan nhà nước, lẽ ra phải là các tiền đồn bảo vệ các lợi ích công cộng nhưng vì lỗi hệ thống – bệnh tham nhũng làm cho tê liệt nên chẳng bảo vệ được gì. Các thành trì bảo vệ luôn bị nhóm lợi ích chọc thủng bằng một  vũ khí truyền thống đó là “money”! Có nhiều dự án tốt khác, nhiều công việc tốt khác cho dân, cho nước, các cán bộ nhà nước biết nhưng không làm hoặc không muốn làm vì chẳng có lợi lộc gì cho riêng họ cả.
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả
 

Ẩn Dụ vô lương Phần 2

67 + ! = 68.  Có những kẻ như chân lý sinh ra. Và có kẻ đã sinh ra chân lý ấy!
Không chỉ riêng người Việt Nam, mà cả trên thế giới, nhiều người biết kẻ đó!
Thưa quý vị độc giả Nguyễn Tường Thụy’s Blog,
đây là phần thứ hai của bài “Ẩn Dụ vô lương”, tiếp theo “Phần 1 – Ký ức về Quốc khánh”.Xin trân trọng cám ơn quý độc giả đã ghé thăm và đọc bài!

Ẩn Dụ vô lương

 Phần 2

1
Nếu đối kính* 3D phiên* Đổng Trác?
Cần tôn vinh sự chính xác thợ làm gương!
Nếu đối kính “Đêm qua em mơ gặp…”?
Kẻ làm gương là kẻ cắp Thiên đường!
2
Rũ cội nguồn, phụ bạc cả quê hương
Phi “vật lý”, nó biến cong thành thẳng
Nó đảo sắc, nhằm thay đen đổi trắng
Tự thay hình và cải dạng, khôn lường!
3.
Rọi tà quang, ngầm hỏa táng thiên lương.
Khoán Dân Chủ cho pháp trường Cải Cách,
Ngâm Hạnh Phúc trong cửa hàng mậu dịch,
Quây Tự Do bằng tai vách mạch rừng!
4.
Còn man danh, viết tự bạch văn chương!
Ngụy tài đức, để xiển dương truyền thuyết.
Vẫn phàm tục, thói cười sương cợt tuyết
Tài trăng hoa lịch duyệt, phỏng khiêm nhường?
5
Sắc đồ mi tăng Tuyết trắng Châu Giang
Hoa trinh nữ, ngập ngừng Trưng vách động
Ao hậu phủ ngón Thu phong rợn sóng
Đoá tầm Xuân cháy bỏng lửa tà dương!
6.
Giá công khai, thì âu cũng … âm dương!
Bày cung thất cho tỏ tường loan phụng?
Gian ở chỗ muốn làm gương thánh sống
Đạo nào dung tội tham nhũng luân thường?
7
Phũ làm sao, kìa cái giống … qua đường!
Coi đương sự như hoa tường, gối lõng
Ác làm sao! sinh cái giống tà vương
Cày dâm nọc, hút nhuỵ vàng, noãn mọng
No thuê thỏa lại dửng dưng rẻ rúng
Lộc non tàn, Hoa rữa rụng! thê lương!
8
Đốt Trường Sơn cho cuồng vọng Thủy Hoàng,
Rải xương trắng vệt đường mòn thế hệ!
Bao trai tráng chưa ấm giường tân rể,
Những nàng dâu, thai, trẻ chít khăn tang?
9.
Để muôn đời thành đuốc tuệ linh quang,
Nó di bản, đá đồng vàng, thánh tượng!
Để thụ oản, hương nhang, đồ tế phúng,
Tót trèo lên trên bệ cúng từ đường!
10.
Sống, học hành, lao động cũng theo Gương.
Ra hỏa tuyến, thao trường, vào giấc ngủ
Nó đeo đẳng, tọa trên tường, nóc tủ,
Cưỡng em thơ mơ hát múa vang lừng!

11 ( 
Với trẻ em, vùng thiểu số, núi rừng,
Xin mở ngoặc, và xin đừng ngơ ngác:
Nếu đối kính 3D phiên Đổng Trác,
Cần tôn vinh sự chính xác thợ làm gương.
Còn đối kính, “Đêm qua em mơ gặp…”?
Cần tôn vinh thịt chuột ở “Thiên đường”!
12
Ăn đi em! đây, phải xuất cơm chăng?
Chan nước lã, hay bởi lưng nước mắt?
Ngàn lời nói, cũng không bằng nét mặt
Cô cùng trò với khóe mắt rưng rưng!
13
Anh vừa lên thăm bẫy bắt chuột nương
Thương em quá! bữa cơm trường hiu hắt
Anh vừa ủ than hồng cho khỏi tắt,
Đợi em về, ta nướng chuột thơm lừng!
)
14
Cần tôn vinh sự chính xác thợ làm gương!
Nếu đối kính 3D phiên Đổng Trác?
Còn đối kính “Đêm qua em mơ gặp…”
Kẻ làm gương là kẻ cắp Thiên đường!
Vâng,
chính mi,
tên đạo tặc vô lương!

15.
Nhìn sơn hà xã tắc quá đau thương,
Bởi dân tộc mải dùng gương kẻ ác,
Và dân tộc vẫn hành quân cùng b.@’c,
“Đường vinh quang, xây xác …” cả đồng bào!
Bắt nguồn từ … đất nước của “b.@’c Mao”?
03:39 AM 30-Aug-13,
Lão Nông.
Lão bà cao niên vẫn phải mưu sinh trên con đường lầm lội
Sáng sáng, người dân xã Phú Dương (Phú Vang, Thừa Thiên Huế) đều thấy cụ Đặng Huyền (98 tuổi) đạp xích lô xuống chợ kiếm sống. Cụ là người đạp xích lô có tuổi nghề nhiều nhất tại Huế.
Bà lão nghèo bán rau, đã chết trong đói rét, trước sự dửng dưng của chế độ
Dùng đôi bàn tay chai sần kiểm tra chiếc xe cũ kỹ, cụ Huần tâm sự: “Tui còn sức còn đạp xích lô chứ bây giờ nghỉ thì vợ chồng già không biết nương tựa vào ai”. Đôi bàn chân thô kệch nay đã mỏi.
Ngoài kiếm tiền nuôi bản thân, cụ Huần còn nuôi cụ bà Trần Thị Lặc, 86 tuổi, thường xuyên đau ốm.
Cụ Huần tâm sự gần cả đời mình gắn với chiếc xích lô, cụ mang ơn
Do tuổi cao, sức yếu nên nhiều khi không ai dám thuê cụ Huần chở. Cụ lại lặng lẽ những vòng xe, thui thủi một mình ra về.
“Cụ Đặng Huyền, 98 tuổi, đã 68 năm đạp xích lô kiếm sống nuôi bản thân và người bạn đời cũng đã 86 tuổi…”
read more: http://www.trandang.net/Default.aspxg=posts&t=815
, hoặc tại đây: http://vtc.vn/2-272469/xa-hoi/cu-ong-gan-100-tuoi-van-hang-ngay-dap-xich-lo.htm
 

Linh mục Nguyễn Văn Lý tại phiên tòa
Blogger Nguyễn Văn Hải, tức Điếu Cày, bị án tù giam 12 năm, vì chống TQ và đòi Tự do ngôn luận cho VN

1 “
Nếu đối kính* 3DphiênĐổng Trác?
Cần tôn vinh sự chính xác thợ làm gương!
Nếu đối kính … 

 
Kẻ làm gương là kẻ cắp Thiên đường!
 
Nguyễn Tấn Dũng, độc tài, tội đồ, thủ phạm chính vụ Vinashin
~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~
2
Rũ cội nguồn, phụ bạc cả quê hương
Phi “vật lý”, nó biến cong thành thẳng
Nó đảo sắc, nhằm thay đen đổi trắng,
Tự thay hình và cải dạng, khôn lường!

Bếp ăn của học sinh miền núi VN
Bếp ăn của học sinh miền núi VN
~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~
“Cái đêm hôm ấy đêm gì
Bóng dương lồng bóng Đồ Mi trập trùng”

(Conk, Ôn Như Hầu – Nguyễn Gia Thiều)
hoa Đồ Mi  
Bóng dương lồng bóng Tầm Xuân
Hồng hoang vỡ mộng hồng ân lụy sầu

(LN)
7 
Phũ làm sao, kìa cái giống … qua đường!
Coi đương sự như hoa tường, gối lõng
Ác làm sao! sinh cái giống tà vương
Cày dâm nọc, hút nhuỵ vàng, noãn mọng
No thuê thỏa lại dửng dưng rẻ rúng
Lộc Xuân tàn, Hoa rữa rụng! thê lương! 

hoa và trái Đồ Mi 
hoa Đồ Mi quả Đồ Mi
hoa và trái Đồ Mi hoa và trái Đồ Mi

5 
Sắc đồ mi tăng Tuyết trắng Châu Giang
Hoa trinh nữ, ngập ngừng Trưng vách động
http://new.dalatrose.com/imageUpload/N%E1%BA%AFngV%C3%A0ng%5C9162011%5C2011916135954.jpg hoa Trinh nữ
Ao hậu phủ ngón Thu phong rợn sóng
Đoá tầm Xuân cháy bỏng lửa tà dương!
tà dương - hoàng hôn hoa Tầm Xuân
hoa Tầm Xuân
hoa tàn
~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~
Bếp ăn của học sinh miền núi VN
Bếp ăn của học sinh miền núi VN
8
Đốt Trường Sơn cho cuồng vọng Thủy Hoàng,
Rải xương trắng vệt đường mòn thế hệ!
Bao trai tráng chưa ấm giường tân rể,
Những nàng dâu, thai, trẻ chít khăn tang?

Bếp ăn của học sinh miền núi VN
~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~

<
 Bếp ăn của học sinh miền núi VN
11 “ 
Với trẻ em, vùng thiểu số, núi rừng,
Xin mở ngoặc, và xin đừng ngơ ngác:
Nếu đối kính 3D phiên Đổng Trác,
Cần tôn vinh sự chính xác thợ làm gương.
Còn đối kính, “Đêm qua em mơ gặp…”?
Cần tôn vinh thịt chuột ở “Thiên đường”! 

Một em học sinh đang chặt thịt chuột để chia cho các bạn
~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~
Phần cơm trắng chan canh-nước lọc, giống súp nấu từ tuyết? 12 “
Ăn đi em! đây, phải xuất cơm chăng?
Chan nước lã, hay bởi lưng nước mắt?
Ngàn lời nói, cũng không bằng nét mặt
Cô cùng trò với khóe mắt rưng rưng! 

Cô giáo lặng người ứ lệ trước khẩu phần cơm của trò
~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~
Các em hs với bữa ăn âm thầm tủi cực
Bữa ăn khó nuốt hàng ngày
Chuẩn bị bữa ăn cải thiện13 “
Anh vừa lên thăm bẫy bắt chuột nương
Thương em quá! bữa cơm trường hiu hắt
Anh vừa ủ than hồng cho khỏi tắt,
Đợi em về, ta nướng chuột thơm lừng!
 ”
Nướng chuột. Bẫy được chuột là may mắn lắm, có bữa cải thiệnNướng chuột, tiệc 'Thiên đường'!
~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~
14 
Cần tôn vinh sự chính xác thợ làm gương!
Nếu đối kính 3D phiên Đổng Trác?
Còn đối kính “Đêm qua em mơ gặp…”
Kẻ làm gương là kẻ cắp Thiên đường! 

Vinashin phá sản, một con tàu ma này có thể nuôi sống học sinh cả một tỉnh miền núi!
Nguyễn Tấn Dũng, độc tài, tội đồ, thủ phạm
~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~
Bẫy được chuột nương
Các ảnh trên đây lấy từ:
http://danluan.org/tin-tuc/20130130/mai-thanh-hai-chung-no-an-uong-the-nay-day-thua-thu-tuong/
và: megafun.vn/tin-tuc/xa-hoi/201305/can-canh-hoc-tro-xe-thit-chuot-cai-thien-bua-an-268597/

what-have-i-done-with-my-life.jpg
What matters most is how you see yourself!
Tác giả gửi cho NTT blog