Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013

Lượm tin ngày 28/5/2013

TIN LÃNH THỔ


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI


Bài viết đáng chú ý

CSVN VÀ NỖI NHỤC MUÔN ĐỜI

Trinhanmedia

Hoàng Thanh Trúc
16-03-2013

Hình bên: Tướng Zhu Chenghu Trung Quốc

“…Hoàng Sa thuộc Trung Quốc theo công hàm của Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng viết cho Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai vào năm 1958, công nhận Hoàng Sa thuộc Trung Quốc…” ( New York 13/3/2013 – Trung tướng Zhu Chenghu, học viện quốc phòng Trung Quốc ) .
Như mũi giao cắm vào tim mình , thêm một lần nữa nỗi đau trong lòng người Việt Nam trong nước và hải ngoại lại quặn thắt khi giữa nghị trường Quốc tế New York – đại diện Trung Quốc Tướng Zhu Chenghu trả lời (như trên) cho câu hỏi từ diễn đàn hội nghị về hành động cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam từ Trung Quốc hồi năm 1974 .
Từ ngày 13 – 15.3, tại New York (Mỹ) diễn ra hội thảo quốc tế với chủ đề “Biển Đông: Nhân tố trung tâm của hòa bình và an ninh khu vực châu Á – Thái Bình Dương” do tổ chức Asia Society và Đại diện Singapore đồng chủ trì. 
Hội thảo có sự tham dự của các học giả, luật sư, chuyên gia từ Mỹ, Châu Âu Singapore, Trung Quốc, Philippines và các cơ quan chuyên ngành luật biển quốc tế … Việt Nam có Phó trưởng khoa Luật quốc tế thuộc Học viện Ngoại giao Nguyễn Thị Lan Anh và Vụ trưởng Vụ Luật pháp và điều ước quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao Nguyễn Thị Thanh Hà tham dự. Người ta chưa biết phía CH/XHCN/VN có ai đăng đàn phản bác “luận điệu” này của Trung Quốc không ?
Phạm Văn Đồng và công hàm 1958
Dù có nhiều tranh cãi tính hợp pháp của công hàm 1958 do Phạm văn Đồng ký, song trong quá khứ Trung Quốc đã từng bắt bẻ : “Nếu nhà nước Việt Nam không coi lãnh thổ phía nam vĩ tuyến 17 ( miền Nam) là phân nửa quốc gia của mình thì mới xem lại giá trị công hàm , còn không , vấn đề Hoàng Sa không phải là vấn đề tranh chấp song phương của TQ và VN” trên bàn đàm phán . Lãnh đạo CSVN như “khóc hận” vì sai lầm ấu trĩ một thời ấy.
Di lụy từ “chiến thuật” bắt bẻ này của Trung Quốc nó như vạch trần cái “khôn nhà dại chợ” của ông Hồ Chí Minh và đám học trò mù lòa vì cuồng tín CSVN , bị Trung Quốc “xỏ mũi” dắt đi như dắt một “con bò” .
Hy sinh Biển Đảo chủ quyền quốc gia để nhận lại vũ khí súng đạn từ Trung Quốc mà Trung Quốc thì âm thầm gửi theo trong đó là chiến lược “đánh Mỹ bằng người Việt Nam cuối cùng” .
2/3 thế kỷ – Được quốc tế cộng sản “ưu ái”, nhất là Trung Quốc lấy miền Bắc VN làm tấm bình phong chắn “gió tư bản” và làm vật lót đường thí nghiệm, CSVN với tư duy con nít vô học trong cơ thể người lớn, như bay bổng trên đôi chân “anh hùng rơm” là “tiền đồn” của CS/XHCN, vũ khí  không tốn tiền “mua” chỉ lấy máu xương nhân dân mình trao đổi, CSVN tha hồ “thu hoạch” gần 4 triệu sinh mạng đồng bào mình ( một thế hệ thanh niên ) nằm xuống vô nghĩa. 1975 Thống nhất đất nước do “ quân ta” đại thắng “dân mình” ( quân Mỹ đã về nước từ năm 1973) .
Lần đầu tiên trong 4000 năm lịch sử dựng nước của Hùng Vương Âu Lạc Việt Nam , chế độ CSVN là chế độ duy nhất, đánh đổi cái “đại thắng” với kẻ thù là chính “nhân dân mình” bằng cương thổ quốc gia, đất trời biên giới, biển đảo quê nhà hao hụt cho Trung Quốc !? Lại còn bắt Quân Đội, Nhân Dân mình  tổ chức “đại hội” như đại lễ đăng đàn “bố cáo” với trời đất, hồn thiêng sông núi, tiền nhân và bạn bè quốc tế rằng : “Nhân Dân Việt Nam nhớ ơn sâu nặng “kẻ thù xâm lược truyền kiếp” Trung Quốc” !?
BT/QP Phùng Quang Thanh đích thân qua Trung Quốc tặng quà chụp ảnh lưu niệm cùng thân nhân của các tướng Trung Quốc Trần Canh và  Vi Quốc Thanh .
 
Trong lịch sử nhân loại không biết có trường hợp nào như vầy không ??  .
Tuy nhiên,vẫn chưa hết. Nỗi nhục ấy còn to lớn thêm lên nhiều lần trong hiện tại, vì nó đã chứng minh sách lược “đánh Mỹ bằng người Việt Nam cuối cùng” của Trung Quốc đã thành công mỹ mãn trên đất liền và ngoài biển Đông,  do hà hơi tiếp sức và “kích thích” được CSVN lấy máu xương gần 2 triệu đồng bào mình, làm “nồi da sáo thịt” và thêm 2 triệu nữa để làm cho quân đội Mỹ phải chảy thật nhiều “máu” mà rút đi .
Máu xương VN hao tổn cho Trung Quốc như thế này ở Biển
Việt Nam
Trong chừng mực nào đó, không sai chút nào . CSVN đã khờ khạo vô tình ? hay hữu ý ? Lấy máu xương 4 triệu dân mình, xua đuổi con sư tử Mỹ đi, lót đường cho êm ái và trống trải, rước con voi Trung Quốc vào Biển Đông “độc quyền” xâm lược đảo, biển, bành trướng như dày xéo lên mồ mả tổ tiên mình, mà CSVN thì lực bất tòng tâm, bó gối đứng nhìn, mồm lẩm bẩm “ Hữu hảo 4 tốt, 16 vàng, rất nhớ ơn quí vị”  !?
Trong nhân cách phẩm giá, con dân của Hùng Vương, 4000 năm lịch sử nước Việt, có còn nỗi nhục nào lớn hơn !? .
Hoàng Thanh Trúc 

Nhà báo Phạm Chí Dũng: Quốc hội Việt Nam là của ai ?

Tân chính phủ Việt Nam chụp hình kỷ niệm sau khi Quốc hội khóa 13 thông qua, ngày 03/08/2011.
Tân chính phủ Việt Nam chụp hình kỷ niệm sau khi Quốc hội khóa 13 thông qua, ngày 03/08/2011. (Reuters)

Gần đây vào ngày 23/05/2013 báo chí Việt Nam đã đồng loạt đưa tin là báo chí sẽ không được tham dự các phiên họp của Quốc hội thảo luận và bỏ phiếu để miễn nhiệm và bổ nhiệm các chức danh Bộ trưởng Tài chính, Tổng kiểm toán Nhà nước, cũng như phiên Quốc hội nghe Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo về việc chuẩn bị tổ chức lấy phiếu tín nhiệm.

Vì sao Quốc hội là cơ quan dân cử cao nhất nhưng lại không cho báo chí tham dự các phiên thảo luận ? Sự kiện thiếu dân chủ này lại diễn ra vào lúc lần đầu tiên Quốc hội tổ chức việc bỏ phiếu tín nhiệm.

Chúng tôi đã đặt câu hỏi với nhà báo tự do Phạm Chí Dũng, hiện ở Thành phố Hồ Chí Minh.

RFI : Thưa anh, sự kiện báo chí Việt Nam không được dự các phiên thảo luận của Quốc hội, theo anh thì có phải do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) sợ lộ các thông tin bí mật liên quan đến việc bỏ phiếu tín nhiệm các nhân vật trong chính phủ ?

Nhà báo Phạm Chí Dũng : Về vấn đề này tôi cũng đang đặt câu hỏi. Tại sao báo chí lại không được tham dự những phiên họp thảo luận trong buổi đầu tiên trong lịch sử Quốc hội tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm như vậy. Đối với một cơ quan dân cử cao nhất như Quốc hội, việc không cho báo chí tham dự là một biểu hiện thiếu dân chủ một cách lạ lùng.

Tôi viện dẫn một câu trả lời chính xác và đơn giản nhất cho câu hỏi trên, là ý kiến của ông Nguyễn Minh Thuyết. Ông Thuyết nguyên là đại biểu Quốc hội, ý kiến của ông Thuyết như thế này : Quốc hội chỉ họp kín trong một số trường hợp, thường là để bàn những việc liên quan đến bí mật quốc gia. Còn bầu và phê chuẩn các chức danh lãnh đạo cơ quan nhà nước không thuộc phạm vi bí mật quốc gia.

Ở những khóa Quốc hội trước, ông Nguyễn Minh Thuyết đã từng là một nghị sĩ nổi bật về nhiều ý kiến đóng góp và phản biện sắc sảo, điều mà tất nhiên không phải tất cả 500 đại biểu quốc hội đều có đủ dũng khí nói ra một các thẳng thắn và công tâm.

RFI : Nhưng thưa anh, khi cấm báo chí tham dự những phiên họp có nội dung không bí mật, thì chủ trương dân chủ hóa và công khai hóa của Quốc hội sẽ ra sao ?

Về mặt luật, chúng ta có thể thấy là báo chí - vẫn thường được xem là cầu nối giữa Quốc hội với cử tri và dân chúng - hoàn toàn có đủ tư cách được tham dự các cuộc họp của Quốc hội theo quy định của điều 67 Luật tổ chức Quốc hội về “Quốc hội họp công khai”, điều 70 về “đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan báo chí, công dân và khách quốc tế có thể được mời dự các phiên họp công khai của Quốc hội”.

Ông Nguyễn Minh Thuyết - nguyên đại biểu Quốc hội - cũng cho rằng việc tổ chức lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm lần đầu tiên được tổ chức ở Quốc hội, kể cả các buổi thảo luận về vấn đề này, cũng là một việc rất cần được công khai.

Nhưng mà hình như bất nhất là một thói quen khó chuyển dời của quan chức Việt Nam, dù là quan chức do dân cử.

Xin hãy nhớ lại, vào ngày 16/05/2013, khi chỉ đạo việc chuẩn bị kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã yêu cầu tăng cường công khai thông tin cho báo chí. Ông nói: “Ví dụ bàn về tiết kiệm chống lãng phí, đấu tranh phòng chống tham nhũng thì có gì mà họp kín. Báo chí cũng sẽ rất quan tâm đến việc lấy phiếu tín nhiệm. Vấn đề Hiến pháp cũng vậy, đồng chí Nguyễn Hạnh Phúc (chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội) cần chuẩn bị nội dung để công bố thông tin, giải thích rộng rãi với dư luận”.

Ông Hùng nói như vậy. Thế nhưng khi kỳ họp Quốc hội vừa bắt đầu, báo điện tử VnEconomy của Việt Nam, trong phần “Nhật ký nghị trường” hai ngày 21 và 22/5/2013, đã mô tả một cách đầy ẩn ý: “Trung tâm báo chí kỳ họp thứ 5, từ chiều 22/5 đã khá vất vả khi phải thay đổi đến ba lần thông cáo về các nội dung báo chí không được dự và được dự, liên quan đến công tác nhân sự”.

Một chi tiết khác cũng cần lưu tâm và nên được mổ xẻ sâu xa hơn là việc cấm báo chí tham dự lại diễn tiến ngay sau khi Quy chế cung cấp thông tin cho báo chí được Chính phủ ban hành.

RFI : Thưa anh, phải chăng đó là do sợ có những thông tin gọi là « nhạy cảm », nói theo kiểu Việt Nam là sẽ bị « các thế lực thù địch » lợi dụng ?

Tôi cũng cho là như vậy, và « những thế lực thù địch » trong ngoặc kép. Cần nói thẳng là hầu hết nhân sự mà Quốc hội thảo luận và bỏ phiếu tín nhiệm đều liên quan trách nhiệm đến các lĩnh vực quản lý, điều hành quan trọng của quốc gia như ngân hàng, đất đai, xăng dầu, điện lực, y tế, giáo dục, thất nghiệp, khiếu tố, tòa án, tham nhũng… đều là những chủ đề và cả vấn nạn liên quan trực tiếp đến đời sống dân sinh và có rất nhiều ý kiến của người dân và cử tri kiến nghị và yêu cầu phải giải quyết, xử lý. Do đó việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với những nhân sự liên đới trách nhiệm lại càng phải công khai cho người dân và cử tri, chứ không thể ẩn giấu được.

Câu hỏi cần đặt ra là việc cấm báo chí tham dự có liên quan đến những vấn đề nhạy cảm như điều 4 Hiến pháp, việc đổi tên nước, chế độ sở hữu toàn dân hay sở hữu tư nhân về đất đai, có thu hồi đất hay không đối với “các dự án kinh tế xã hội” trong Luật Đất đai ; ý tưởng về Luật Biểu tình, Luật trưng cầu dân ý, và nói chung là toàn bộ dự thảo Hiến pháp sau ba, bốn lần sửa đổi, thì có nên cấm báo chí hay không?

Và một câu hỏi khác là việc cấm báo chí tham dự liệu có liên quan đến việc vào đầu kỳ họp Quốc hội lần này, chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội Phan Trung Lý đã đưa ra một báo cáo có tính định hướng về dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Trong đó đặc biệt là giữ nguyên điều 4, không đổi tên nước, giữ nguyên tinh thần sở hữu toàn dân trong Luật Đất đai, vẫn thu hồi đất các dự án kinh tế xã hội ?

RFI : Báo cáo này theo anh có những điều gì đáng quan tâm ?

Có một chi tiết rất đáng chú ý là báo cáo của ông Phan Trung Lý đã xác quyết sẽ không đưa vào chương trình năm 2014 Luật Biểu tình, Luật Trưng cầu dân ý theo đề xuất của chính phủ. Sự việc này xảy ra vào ngày 23/5/2013 khi UBTVQH không tán thành với đề xuất của Chính phủ đưa Luật Biểu tình, Luật Trưng cầu dân ý.

Một hiện tượng đáng ngạc nhiên là ba ngày trước khi kỳ họp Quốc hội lần thứ 5 khai mạc, chính phủ đã có văn bản về hoàn thiện 7 nhóm vấn đề của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, liên quan đến những đề xuất về sự cần thiết phải có Luật Biểu tình và Luật Trưng cầu ý dân. Theo tôi đây là một hiện tượng chưa từng có từ trước đến nay.

Báo chí trong nước cũng cho biết ngoài đề nghị của Chính phủ, đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội là ông Nguyễn Đức Chung (hiện là Giám đốc Công an thành phố Hà Nội) cũng đề nghị đưa Luật Biểu tình vào chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8 năm 2014. Ngoài ra, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng cũng đề nghị đưa Luật Trưng cầu ý dân vào chương trình cho ý kiến tại kỳ họp Quốc hội thứ 8 năm 2014.

« Tôi nhận thức rằng sửa đổi Hiến pháp là một cơ hội lịch sử » - đại biểu Dương Trung Quốc biểu lộ như vậy. Ông Quốc nói tiếp : Để làm được như vậy, có lẽ nên khắc phục ba vấn đề, đều là quyền của người dân đang bị treo. Một là quyền tự do hội họp và biểu tình để người dân được bộc lộ hết quan điểm của mình. Hai là quyền tự do lập hội, để mọi người chia sẻ suy nghĩ, tình cảm với nhau, qua đó phản ảnh nguyện vọng của từng nhóm xã hội. Ba là quyền được trưng cầu dân ý để người dân thực hiện quyền dân chủ trực tiếp, và để Nhà nước định lượng được tâm tư, nguyện vọng của người dân trước những vấn đề hệ trọng của đất nước.

Luật Biểu tình và Luật Trưng cầu ý dân cũng là những nội dung nằm trong “Kiến nghị 72” vào đầu năm 2013 của một nhóm nhân sĩ trí thức Việt Nam và nhận được sự ủng hộ rộng rãi của nhiều người dân qua hàng chục ngàn chữ ký đồng thuận.

RFI : Thưa anh, nhưng trước đây là chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã từng đề xuất trước Quốc hội là nên có Luật biểu tình ?

Thời điểm đó là tháng 11/2011, trong một cuộc họp Quốc hội thì chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã lên diễn đàn phát biểu, và ông cũng đã đề xuất về Luật Biểu tình trước Quốc hội. Nhưng từ đó cho tới nay là gần hai năm qua mà vẫn chưa có gì cả.

Còn vào lần này thì theo một đại biểu Quốc hội là ông Trương Trọng Nghĩa - đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh, thì Thủ tướng cũng đã đề xuất, nhưng mà dự Luật Biểu tình vẫn chưa được đưa vào chương trình năm 2014.

Ông Nghĩa nói tiếp là năm ngoái Thủ tướng và một số vị đại biểu cũng đã đề xuất xây dựng luật này. Bản thân ông Nghĩa cũng trao đổi với nhiều vị công an và họ cũng mong có Luật Biểu tình. Xây dựng luật này là để trả món nợ đối với nhân dân, vì Hiến pháp đã cho mà ta không làm được.

Theo ông Nghĩa thì xây dựng Luật Biểu tình là để "trả nợ" nhân dân nhưng cũng là giúp Nhà nước, bởi quản lý vấn đề biểu tình như hiện nay là không thích hợp. Một chi tiết đáng chú ý là chính tờ Vneconomy - báo điện tử của Việt Nam, cũng nhận xét rằng nhiều vụ biểu tình vì lãnh thổ bị xâm phạm cũng bị đánh đồng với việc tụ tập gây rối mất trật tự.

Chúng ta cần nhớ rằng những vụ biểu tình vì lãnh thổ bị xâm phạm như vậy chính là những cuộc biểu tình chống sự can thiệp của Trung Quốc, xảy ra trong hai tháng Sáu và Bảy năm 2011 tại Hà Nội. Và khi đó tình hình khá căng thẳng. Sự thừa nhận trên báo chí chính thức trong nước có thể nói khá là hiếm.

Nhưng mà đối với Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì họ đưa ra lý do không tán thành với đề xuất của Chính phủ đưa Luật Biểu tình, Luật Trưng cầu ý dân” là : tại một kỳ họp Quốc hội chỉ có thể thông qua từ 10 đến 13 luật. Trong khi đó, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp sẽ được thông qua vào cuối năm 2013, nên năm 2014 sẽ phải sửa đổi, bổ sung nhiều luật về tổ chức bộ máy Nhà nước, các luật phục vụ cho việc tái cơ cấu kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Điều có vẻ rất khó hiểu là trong khi Chính phủ - cơ quan phải chịu trách nhiệm trực tiếp và gay gắt nhất về việc giải quyết khiếu kiện và biểu tình đông người - đã đồng thuận với phương án cần có Luật Biểu tình và Luật Trưng cầu ý dân, thì chính UBTVQH lại không chấp thuận, dù Quốc hội chính là cơ quan thể hiện quyền lực cao nhất của người dân.

RFI : Chính phủ đưa ra Luật Biểu tình mà Quốc hội vốn là đại diện của dân lại không chấp nhận, như vậy đây là một mâu thuẫn kỳ lạ ?

Có thể nói đây là lần đầu tiên có một khoảng cách lớn đến như thế giữa Quốc hội và chính phủ, chính xác là giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội và lãnh đạo chính phủ. Trước đây khá nhiều ý kiến của chính phủ đưa ra Quốc hội được thống nhất, được đồng thuận. Tôi chưa bàn tới việc những chủ trương của chính phủ đưa ra có thuận tình và hợp lý hay không, và trên hết là có hợp lòng dân hay không, nhưng đa số đều được Quốc hội thông qua.

Nhưng mà lần này có những vấn đề mà chính phủ đưa ra, nhưng lại bị Ủy ban Thường vụ Quốc hội bác – bác ngay khi chưa đưa ra chính thức cho đại biểu bấm nút.

Chính xác hơn, báo chí trong nước cũng bình luận một cách ẩn ý là chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội Phan Trung Lý « gút » đưa ra một báo cáo định hướng về những vấn đề sửa đổi Hiến pháp. Trong đó không có những vấn đề cơ bản của chính phủ đề nghị như Luật Biểu tình, Luật Trưng cầu dân ý, hay là liên quan đến cả vấn đề thu hồi đất đai.

RFI : Chẳng lẽ UBTVQH lại muốn làn sóng khiếu tố đất đai sẽ lan rộng đến mức mất kiểm soát?

Liên quan đến vấn đề vấn đề thu hồi đất đai thì cũng có một đề xuất đáng chú ý không kém của Chính phủ là “Việc thu hồi đất chỉ được thực hiện trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh, hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng mà không quy định trường hợp Nhà nước thu hồi đất của các tổ chức, cá nhân vì lý do “các dự án phát triển kinh tế xã hội”.

Đề xuất trên được nêu ra trong bối cảnh việc giải quyết khiếu tố đất đai đang hết sức nóng bỏng ở Việt Nam, với khoảng 80% đơn thư khiếu tố thuộc về lĩnh vực đất đai và hơn 70% trong số đơn thư đó nhằm tố cáo rất nhiều sai phạm của các chính quyền địa phương về công tác bồi thường, cưỡng chế giải tỏa, tái định cư… Nhiều vụ khiếu kiện đất đai đã bị quy chụp cho cái mũ “tụ tập mang màu sắc chính trị” và đã bị đàn áp nặng nề.

Sau đề xuất “quyền phúc quyết thuộc về nhân dân” cũng xuất phát từ Chính phủ cách đây không lâu, đề nghị về thu hồi đất liên quan đến “các dự án phát triển kinh tế xã hội” của cơ quan này là động thái đáng lưu tâm không kém.

Nhưng với xác quyết của chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội Phan Trung Lý, vẫn không có một cải cách xứng đáng nào được đưa ra liên quan đến Luật Đất đai. Trái ngược với mong mỏi của người dân về quyền sở hữu đất cần được quy định trong luật, Dự thảo Hiến pháp vẫn cho rằng: vì đất đai thuộc sở hữu toàn dân nên không đặt vấn đề trưng mua vì tổ chức, cá nhân chỉ có quyền sử dụng, không có quyền sở hữu; đặc biệt là vẫn thu hồi đất đối với các dự án kinh tế xã hội.

Hệ lụy lớn lao mà bất cứ người dân nào cũng có thể thấy rõ là nếu không đưa đất đai về đúng bản chất thật của nó là quyền sở hữu của người dân, cũng như vẫn tạo điều kiện cho những chủ đầu tư phát huy một cách quyết liệt lòng tham của họ, rất nhiều bất công vô lối vẫn sẽ xảy ra với người dân bị thu hồi đất, và sẽ còn nhiều cuộc khiếu tố đông người và biểu tình bùng nổ ở nhiều địa phương trong cả nước.

Tôi tự hỏi, chẳng lẽ những sự kiện Ô Khảm ở Trung Quốc hay Tiên Lãng ở Việt Nam vẫn chưa đủ cấu thành một bài học nhãn tiền cho những gì có tính quả báo thời nay?

Cần nhắc lại, vào trung tuần tháng 3/2013, một đại biểu Quốc hội tên là Phan Xuân Dũng, cũng là người đóng vai trò phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, đã từng đề ra một “phát kiến”chưa có tiền lệ:  
“Cần có quy định bắt buộc người khiếu nại tố cáo ứng ra một khoản tiền đặt cọc. Thua thì coi như mất tiền đặt cọc, còn kiện đúng thì tiền cọc mới được Nhà nước hoàn trả”.

Theo tôi thì ngay cả thời kỳ cao điểm của hoạt động khiếu tố đông người trong những năm 2007-2008, cũng chưa từng có một cơ quan hay cá nhân quản lý nào ở Việt Nam nghĩ ra một sáng kiến mang dấu ấn thụt lùi đến mức như thế.

RFI : Nhìn lại chặng đường vừa qua thì theo anh cho đến nay, việc báo chí tham dự Quốc hội có tiến triển gì không ?

Đây là một câu hỏi vừa khó mà cũng vừa dễ trả lời. Tôi chỉ xin kể một câu chuyện nhỏ nhưng lại mang ý nghĩa đối sánh rất đặc trưng – kể theo báo chí trong nước. Vào tháng 5/2012, trong một phiên họp Quốc hội, vào giờ nghỉ giữa phiên họp, tại hành lang hội trường làm việc ; trong khi đại biểu Nguyễn Đình Quyền - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, đang vui vẻ trả lời phỏng vấn một số phóng viên, thì một nhân viên an ninh tiến đến yêu cầu các phóng viên và ông Quyền dừng trao đổi, còn nếu muốn tiếp tục thì phải lên phòng làm việc tầng trên.

Hiện tượng ngắt ngang hoạt động tác nghiệp bình thường như vừa nêu không phải là cá biệt. Tất cả bắt nguồn từ “Thông cáo báo chí số 1” của Trung tâm Báo chí Quốc hội, phát đi ngày 21/05/2012, quy định : “1. Không phỏng vấn đại biểu Quốc hội tại hành lang phía sau và hành lang hai bên hội trường (tầng 1); 2. Nếu phóng viên có yêu cầu phỏng vấn, mời lên tác nghiệp tại phòng phỏng vấn hoặc sảnh tầng 2”.

Sau khi cuộc phỏng vấn bị gián đoạn, ông Nguyễn Đình Quyền bày tỏ sự ngỡ ngàng với lệnh cấm này. Ông nói: “Khi nghỉ giải lao, đại biểu chúng tôi ra hành lang nói chuyện. Nếu phóng viên gặp, đặt câu hỏi mà thấy giải đáp được là trả lời. Như lần này, tôi hoàn toàn tự nguyện, thoải mái khi trả lời các câu hỏi, không hiểu sao lại bị nhắc nhở thế!”.

Đại biểu Dương Trung Quốc cũng bức xúc không kém: “Cấm như thế lại là hạn chế quyền tiếp xúc của những đại biểu như tôi”.

Cho nên không quá ngạc nhiên là có tờ báo Việt Nam đã rút tít “Được gặp gỡ, nhưng không được phỏng vấn”.

Cũng vào năm 2012, tôi nhớ là báo chí Việt Nam cũng đặt câu hỏi “Càng ngày càng siết?” với dẫn giải: Theo dõi mối quan hệ báo chí – Quốc hội những năm gần đây thì thấy dường như có những điều chỉnh nhất định.

Từ những quy định ngặt nghèo trước đây, sang khóa XI khi ông Nguyễn Văn An làm chủ tịch Quốc hội, tại các kỳ họp ở hội trường Ba Đình, báo chí được tạo điều kiện tối đa gặp gỡ, tiếp xúc, phỏng vấn đại biểu Quốc hội vào giờ nghỉ giải lao giữa các phiên họp. Cũng ở nhiệm kỳ này, lần đầu tiên các phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội được mở cửa cho báo chí theo dõi, đưa tin.

Tại giờ nghỉ giữa các phiên họp Thường vụ Quốc hội hàng tháng này, phóng viên nghị trường được tiếp xúc, trò chuyện với những người dự họp ngay ngoài hành lang phòng họp.

Tuy nhiên, sang Quốc hội khóa XII, cơ hội gặp gỡ, tiếp xúc nguồn tin ở các phiên họp Thường vụ Quốc hội hàng tháng bị đóng lại. Phóng viên vẫn được theo dõi diễn biến phiên họp qua truyền hình dường như không được đến khu vực sảnh, nơi người dự họp nghỉ giải lao.

Tới khóa XIII, cánh cửa nghị trường hình như còn khép kín, hơn khi có những ý kiến đặt lại vấn đề nên hay không cho báo chí theo dõi phiên họp Thường vụ Quốc hội. Còn với kỳ họp Quốc hội mỗi năm, từ kỳ họp thứ hai lần trước đã bắt đầu xảy ra việc nhân viên bảo vệ nhắc nhở phóng viên không được phỏng vấn tại hành lang. Đến kỳ họp thứ ba này, qua hai ngày đầu, lệnh cấm ấy càng được thực hiện gắt gao hơn.

Cho nên chặng đường của báo chí tham dự Quốc hội vẫn còn khá là gian nan.

RFI : Có vẻ như Ủy ban Thường vụ Quốc hội đang muốn thể hiện một thứ quyền lực riêng, trong khi ở các nước phương Tây không chỉ báo chí mà người dân bình thường cũng có thể tham dự các phiên họp của quốc hội ?

Tôi có cảm giác là như vậy, và tôi cũng cho là như vậy đáng buồn. Tôi có nghe những câu chuyện như ở Pháp người ta có thể cho mười người dân đầu tiên đăng ký tham dự công khai một phiên họp Quốc hội. Còn ở đây thậm chí là báo chí bị - dùng từ ở trong nước gọi là « cấm cửa », không được tham dự một số phiên nào đó, mà thật ra không có thông tin gì gọi là bí mật.

Báo chí trong nước đặt ra câu hỏi “Càng ngày càng siết”, thì điều đó lại giằng xé trong chính nghị trường được coi là “của dân, do dân và vì dân”.

Chúng ta hãy tự hỏi, Quốc hội vẫn thường yêu cầu Chính phủ và các bộ ngành phải minh bạch tình hình điều hành quản lý và các số liệu, nhưng vì sao Quốc hội lại không minh bạch việc bỏ phiếu tín nhiệm với dân chúng thông qua báo chí?

Chúng ta cũng tự hỏi rằng, việc cấm báo chí tham dự bỏ phiếu tín nhiệm là chủ trương của Văn phòng Quốc hội hay từ những người cao nhất trong Quốc hội?

Quốc hội là do dân cử, báo chí cũng là của dân. Không cho báo chí tham dự thì Quốc hội có còn là của dân hay không?

Không cho báo chí tham dự, Quốc hội trở nên độc đoán và mất dân chủ chính trong môi trường nghị trường. Vậy thì câu hỏi cuối cùng là : Quốc hội là của ai ???
 
RFI : Xin chân thành cảm ơn nhà báo tự do Phạm Chí Dũng, hiện ở Thành phố Hồ Chí Minh, đã vui lòng dành thì giờ trao đổi với RFI Việt ngữ.
 Thụy My (RFI)
 

Luật sư Dương Hà tố cáo cán bộ trại giam Thanh Hóa cố ý hãm hại Cù Huy Hà Vũ

Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà (trái) đòi công lý cho tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ.
Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà (trái) đòi công lý cho tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ.

Bị giam cầm trong điều kiện khắc nghiệt, thiếu tiện nghi tối thiểu, sức khỏe của Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ suy sụp. Trong lá đơn đề ngày 27/05/2013, luật sư Nguyễn Thị Dương Hà tố cáo cán bộ trại giam số 5 của Bộ Công an tại Thanh Hóa cố ý giết chồng của bà.

Vụ án Cù Huy Hà Vũ bị quốc tế lên án là ngụy tạo: từ hai bao cao su được gọi là “ tang vật” lúc đầu,chính quyền Việt Nam kết buộc tiến sĩ luật đào tạo tại Pháp tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước xã hội chủ nghĩa” với bản án 10 năm tù giam và quản chế.

Trong đơn tố cáo gửi lên các nhân vật cao cấp nhất từ Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước đến Bộ trưởng Công an chính quyền Việt Nam, luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, vợ của Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ cho biết tình trạng sức khỏe của ông Hà Vũ rất kém do bị bệnh tim bẩm sinh và bị giam cầm trong lao tù khắc nghiệt. Bà tố cáo giám thị trại giam Lường Văn Tuyến và cán bộ Lê Văn Chiến “cố ý giết công dân Cù Huy Hà Vũ” bằng cách đẩy tù nhân bất đồng chính kiến này vào thế cuối cùng là phải phản đối bằng tuyệt thực kể từ hôm nay 27/05/2013.

Luật sư Dương Hà:

“Cuộc sống của anh Vũ thì cũng như các tù nhân khác thôi, rất là khó khăn. Tuy nhiên trại giam Thanh Hóa ở giữa những núi đá nóng như thế, mà có một cái quạt suốt từ mùa hè năm ngoái đến giờ vẫn hỏng … Cũng do điều kiện ăn ở khó khăn và cực kỳ nóng bức như thế , huyết áp của anh Vũ lên cao và tối ngày 12/05/2013 thì anh bị đau tim dữ dội, và chiều ngày 13 thì anh ấy mệt quá ngã vật ra . Người cùng phòng phải gào lên gọi bác sĩ tiêm thuốc trợ tim…

Bà đại sứ Đức tại Việt Nam có gửi cho chồng tôi hai quyển sách từ tháng Hai mà cho đến hôm qua vẫn chưa nhận được… Từ Tết đến giờ những tấm “các”, nhiều chục cái mà chồng tôi gửi về đều không được (trại giam) gửi ra….Cũng vì những sự bất công ấy là anh Vũ đã quyết định là ngày hôm nay anh ấy sẽ tuyệt thực phản đối…”
Tú Anh (RFI)

LS Dương Hà: “Cù Huy Hà Vũ vô tội, Quốc hội công nhận ý kiến bỏ điều 4”

Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ và vợ là luật sư Dương Hà tại trại giam số 5, Yên Định, Thanh Hóa. Ảnh chụp từ trong xe, ngày 24/02/2012.
Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ và vợ là luật sư Dương Hà tại trại giam số 5, Yên Định, Thanh Hóa. Ảnh chụp từ trong xe, ngày 24/02/2012. (REUTERS/Stringer)

Lo ngại cho sinh mạng của Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ đang bị giam ở “trại giam số 5” ở Thanh Hóa, luật sư Nguyễn Thị Dương Hà gửi đơn lên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng… kêu gọi ngăn chận “bàn tay tội ác của giám thị Lường Văn Tuyến”.

Trong đơn, luật sư Dương Hà nhấn mạnh “Cù Huy Hà Vũ vô tội, bị bỏ tù trái pháp luật. Cù Huy Hà Vũ bị Nhà nước bỏ tù do đã yêu cầu bỏ điều 4 Hiến pháp”. Thế mà “trong kỳ họp thứ 5,Quốc hội đã công nhận những ý kiến của công dân yêu cầu bỏ điều 4 Hiến pháp”.

Tính mạng Tiến sĩ Hà Vũ bị đe dọa ra sao? Những yêu cầu của công dân góp ý sửa đổi Hiến pháp có liên can gì đến đề nghị “dân chủ hóa chế độ chính trị” dẫn đến bản án 7 năm tù và 3 năm quản chế?

Từ Hà Nội, Luật sư Dương Hà, vợ của Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, trả lời phỏng vấn của RFI tiếng Việt:

“Trước đây tòa án nói rằng chồng tôi tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Nói thôi chứ không có điều nào, tiết nào, khoản nào trong các bộ luật quy định những điều đó ( những đề nghị bỏ điều 4 Hiến pháp ) là vi phạm pháp luật, là chống nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa. Thế mà họ bỏ tù chồng tôi 7 năm cộng thêm 3 năm quản chế.

Cho đến nay thì các nhân sĩ , trí thức rất đông, kể cả nguyên Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc đã viết đơn đưa đến tận Quốc hội để góp ý và đề nghị bổ điều 4 Hiến pháp. Khi Quốc hội nhận đơn thư của công dân cũng nói đây là những đóng góp đúng đắn. Công dân được quyền đóng góp xây dựng hiến pháp vì quyền lợi của công dân. Chính quyền muốn sửa hay không thì đó là chuyện khác, còn người dân (góp ý) thì có tội gì? Quốc hội đã nhận ý kiến yêu cầu hủy bỏ điều 4. việc làm của Quốc hội tự nó chứng minh rằng chồng tôi, Cù Huy Hà Vũ, hoàn toàn vô tội”.
Tú Anh (RFI)
 

Bùi Tín - Chủ nghĩa tư bản lương thiện, hay chủ nghĩa tư bản rừng rú?

27.05.2013
Nhận diện cho thật rõ bộ mặt của chế độ kinh tế và chế độ chính trị ở Việt Nam là cả một quá trình khó khăn, phức tạp.

Các nhà lý luận kinh tế trứ danh trên thế giới, các nhà nghiên cứu chính trị kinh tế Việt Nam trong, ngoài nước đã có nhiều luận văn, trao đổi tranh luận về vấn đề này.

Hiện nay các tạp chí kinh tế quốc tế gọi nền kinh tế VN là nền kinh tế theo «chủ nghĩa tư bản theo phe nhóm được nhà nước đỡ đầu» (state-sponsored crony capitalism), một sản phẩm mới mẻ kỳ lạ đang trong thời kỳ phôi thai thử nghiệm, sinh ra từ thời kỳ «hậu Liên Xô», «hậu phe xã hội chủ nghĩa».

Nhiều nhà lý luận cho rằng đây là một quái thai sinh ra từ những yếu tố mâu thuẫn nhau trong một cuộc hôn nhân cưỡng ép, một chế độ chính trị độc quyền đảng trị kết hợp với một nền kinh tế thị trường tư bản mang bản chất tự do.

Nền «kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa» là gì? Kinh tế thị trưởng là chỉ nền kinh tế tư bản chủ nghĩa vốn mang bản chất tự do (dưới chế độ tư bản – pháp quyền), còn định hướng xã hội chủ nghĩa là chỉ chế độ cai trị độc đoán của đảng CS, một chế độ chuyên chế độc quyền trong đó Bộ Chính trị là ông vua tập thể có mọi quyền hành chính trị - kinh tế - tài chính không hạn chế, không ai kiểm soát.

Hiên nay phần lớn các nước trên thế giới theo chủ nghĩa tư bản lương thiện (tạm dịch chữ Pháp capitalisme honnête), xã hội vận hành theo luật pháp nghiêm minh không ngừng được hoàn thiện, kết hợp hài hòa nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa tự do, bình đẳng, cạnh tranh nhau trong trật tự luật pháp, với một chế độ chính trị dân chủ ngày càng được nâng cao.

Tại các nước này, nền tảng kinh tế vững chắc, cũng là động lực xã hội là chế độ tự do kinh doanh và chế độ tư hữu được luật pháp bảo đảm. Nền tảng chính trị là các quyền tự do của công dân: tự do tư tưởng, tự do báo chí, tự do tôn giáo, tín ngưỡng, tự do bầu cử… Các đảng phái bình đẳng, vừa hợp tác vừa ganh đua phục vụ xã hội, lấy cử tri làm trọng tài trong các cuộc bầu cử định kỳ. Do có ganh đua và bầu cử định kỳ, đảng nào cũng phải cố lập thành tích, tạo tín nhiệm với cử tri, giữ mình trong sạch.

Ở nước ta do độc quyền đảng trị nên dân không có sự lựa chọn. Bộ Chính trị lộng hành không ai kiểm soát, kiềm chế. Thời Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã ngiêm cấm các bộ trưởng, thứ trưởng không được tham gia quản lý trực tiếp các công ty quốc doanh, cấm ngặt chuyện vừa đá bóng vừa thổi còi. Chức trách các bộ trưởng, thứ trưởng chỉ là quản lý về chính sách cho thật nghiêm trong ngành mình.

Vừa nắm luật pháp,chính sách vừa chỉ đạo kinh doanh, sẽ thiên vị bất công, khuyến khích tham nhũng không giới hạn, chia chác hoa hồng, bổng lộc không ai kiềm chế, làm cho các tổng công ty quốc doanh làm ăn thua lỗ liên miên và phá sản hàng loạt. Vinashin, Vinalines, các tổng công ty điện lực, khoáng sản, giao thông vận tải, hàng không, dầu mỏ, bô xít…  đều là những công ty «phá gia chi tử», những đứa con hư hỏng do được nuông chiều quá đáng.

Sau khi ông Võ Văn Kiệt mất vào tháng 6/2008, Tổng công ty Đầu tư Kinh doanh với vốn của Nhà nước, mang tên SCIC (State Capital+Investment Corporation) được thiết lập. Đây là con bạch tuộc khổng lồ tiếp nhận vốn quy mô ngày càng lớn từ 2 nguồn  ngoại tệ tuôn vào là vốn ODA (Official Development Assistance), và vốn FDI (Foreign Direct Investment), mỗi năm hàng chục tỷ đôla. Ban quản trị là ai? Các phó thủ tướng, bộ trưởng và thứ trưởng các bộ kinh tế, kế hoạch đầu tư, tài chính… đều có chân trong ban quản trị, ban giám đốc, ban thanh tra, kiểm sát… của Tổng công ty khổng lồ này cũng như của các công ty quốc doanh khác. Ngoài lương phó thủ tướng, bộ trưởng, thứ trưởng, họ nhận lương, phụ cấp, tiền thưởng, tiền hoa hồng từ mỗi khoản xây dựng xong công trình, từ chuẩn bị và hoàn thành mỗi đề án… Số tiền phụ thu của «trọng tài» có khi gấp 5, gấp 7 lần tiền phụ cấp cho «cầu thủ đá bóng». Cũng có người cho rằng có khi gấp trăm lần hay hơn nữa. Máu mê kinh doanh không sao kiềm chế nổi. Thảm họa dân tộc là từ đây. Có ông nghị nào dám lên tiếng?

Con bạch tuộc SCIC lộng hành, vươn vòi ra hút vô vàn tài nguyên, xương tủy người lao động, để một khối tài sản lớn, cuối cùng là chui vào túi các quan chức CS chóp bu. Chính đó là nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng tài chính và khủng hoảng ngân hàng, là nguyên nhân của «núi nợ» quốc gia có thể lên đến 1 triệu tỷ đồng, bằng 50 tỷ đô la. Chủ nghĩa tư bản độc đảng rừng rú là đây.

Cho nên không có gì lạ là khi Bộ Chính trị giở mưu mẹo mỵ dân, bất đắc dĩ chơi trò sửa Hiến pháp, vẫn một mực trơ tráo giữ nguyên cái cốt lõi XHCN vu vơ và cái độc quyền đảng trị - Điều 4 -, không ai còn ngửi được, kể cả những đảng viên lão thành và nhiều trí thức đảng viên có nhân cách và công tâm. Biết bao đảng viên đang thất vọng, hổ thẹn còn là đảng viên CS.

Không có gì lạ khi Quốc hội đang họp vẫn dửng dưng không ai quan tâm đến tiền lương quá thấp (tối thiểu là 1 triệu 6/tháng, bằng 80 US$), tỷ lệ thất nghiệp tăng nhanh, nhất là trong lao động trẻ, mới ra trường, và mỗi tháng đang có trên 60 ngàn cơ sở kinh doanh vừa và nhỏ đóng cửa, phá sản. Tầng lớp trung lưu trong toàn quốc đang bị dồn vào thế suy kiệt chỉ vì cái phương châm lấy kinh tế quốc doanh làm chỉ đạo, dồn vốn, nguyên liệu, phương tiện cho các cơ sở quốc doanh được ưu đãi, nuông chiều đặc biệt, do các quan chức CS đầy quyền lực điều hành, che chắn, vì đây là bầu vú sữa của các quan vừa nắm quyền lực vừa trực tiếp kinh doanh, dù không mảy may có tri thức, kinh nghiệm.

Tầng lớp trung lưu Việt Nam đang thức tỉnh. Cả một tầng lớp có số đông, có tiềm năng kinh tế tài chính, trí thức, kinh doanh to lớn bị kiềm chế, đối xử lạnh nhạt, thậm chí đàn áp thô bạo khi ngẩng cao đầu đòi chút tự do quá hiếm hoi. Cả một tầng lớp đang lần lượt đứng dậy, nhận ra mình, nhận ra thời cơ nghìn năm có một, khinh bỉ những kẻ tự nhận là cách mạng lại hèn với giặc, ghê tởm lũ chính trị gia bịp luôn mồm, thề thốt xoá bỏ bóc lột và liên minh với vô sản nhưng lại tự biến thành lớp tư bản đỏ chưa kịp sống đến cuối đời đã sớm chuẩn bị giãy chết.

Hãy thực hiện chủ nghĩa tư bản lương thiện trên cơ sở nền dân chủ đa nguyên, từ bỏ dứt khoát cái đuôi súc vật xã hôi chủ nghĩa với nền chuyên chính một đảng rừng rú.

Bộ Chính trị 16 người hãy suy nghĩ cho kỹ về vấn đề quyền con người, khi chỉ đạo phiên họp Quốc hội hiện tại, dắt dẫn việc sửa đổi Hiến pháp, khi bàn về những vấn đề gay gắt của nền kinh tế tài chính, về việc cơ cấu lại nền kinh tế, ngành ngân hàng, khi lãnh đạo việc bỏ phiếu tín nhiệm 49 nhân vật then chốt, và nhất là khi thưc hiện cuộc dân vận mới với phương châm «trọng dân, gần dân, hiểu dân và tin dân».

* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Tranh của họa sỹ Nguyễn Phan Chánh bán được giá kỷ lục

Bức Người bán gạo của họa sỹ Nguyễn Phan Chánh
Bức tranh Người bán gạo
Một bức tranh của Việt Nam vừa được bán ở Hong Kong với giá khoảng 390.000 đô la Mỹ, là mức giá kỷ lục đối với họa sỹ Việt Nam, theo Bloomberg.
Bức tranh lụa của họa sỹ Nguyễn Phan Chánh được đấu giá hôm thứ Bảy 25/05/2013 tại Hong Kong, bởi một trong những nhà đấu giá danh tiếng nhất thế giới Christie’s International, nhưng trước khi đạt tới mức giá đó, bức tranh phải trải qua hành trình không mấy êm xuôi.
Tên tiếng Pháp của bức tranh là ‘La Marchand de Riz’ (Người bán gạo), bị một thực tập sinh của Christie’s ở trụ sở London đánh giá nhầm rằng đây là tranh của một nghệ sỹ Trung Quốc không ký tên.
Do lỗi trên, bức tranh lụa được vẽ năm 1932 này ước tính chỉ đáng giá chưa tới 80 đô la Mỹ.
Sau khi được gửi tới châu Á, các chuyên gia ở đây nhận ra chữ ký đằng sau tấm toan, và ước tính giá trị của nó lên tới ít nhất là 100.000 đô la Mỹ.
“Nguồn gốc của nó không thể lẫn vào đâu được,” ông Jean-Francois Hubert, cố vấn cấp cao về nghệ sỹ Việt Nam cho nhà đấu giá Christie’s nói.
“Tranh vẫn có khung gốc của nhà Gardin người Paris, chuyên làm khung tranh, và bức họa từng được triển lãm năm 1934 ở Napoli,” chuyên gia người Pháp giải thích thêm.
Người mua là một nhà môi giới tranh người Pháp sống ở Hong Kong, Pascal de Sarth, ông nói ông và vợ Sylvie định sẽ treo tranh trong phòng ngủ của họ.
“Đây là một tác phẩm rất hiếm và bức tranh vẫn trong điều kiện tuyệt vời,” ông de Sarth nói, “tác phẩm đẹp thì không bao giờ là đắt cả”.
Giới nghệ thuật phương Tây ghi nhận, bức tranh của một nghệ sỹ Việt Nam được bán với giá cao nhất trước đây là của họa sỹ Lê Phổ với giá khoảng 373.000 đô la Mỹ, cũng trong một cuộc đấu giá ở Hong Kong.
Ba kỷ lục khác thuộc về các nghệ sỹ Mỹ-Trung Yun Gee, nghệ sỹ người Singapore Georgette Chen và một tác phẩm điêu khắc của nghệ sỹ người Nhật Bản Kohei Nawa.
Họa sỹ Nguyễn Phan Chánh được coi là danh họa tranh lụa và là một trong những người đầu tiên mang lại vinh quang hội họa cho Việt Nam trên thế giới.
Bức Tắm sớm của họa sỹ Nguyễn Phan Chánh
Ông sinh năm 1892 ở Hà Tĩnh, sau làm thầy giáo ở Huế, rồi trở thành sinh viên khóa đầu tiên của trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương cùng với họa sỹ Lê Phổ.
Tranh lụa của ông từng được trưng bày ở nhiều quốc gia từ những năm 1930, 1940 như ở Ý, Pháp, Nhật, nhưng phải sau cuộc triển lãm ở Paris, ông mới được giới nghệ thuật phương Tây đánh giá là một trong những người đặt nền móng cho tranh lụa hiện đại Việt Nam.
Riêng buổi đấu giá Nghệ thuật châu Á thế kỷ 20 và Nghệ thuật Đương đại của nhà Christie’s hôm thứ Bảy đã thu được hơn 53 triệu đô la Mỹ, trong đó kỷ lục là bức sơn dầu của họa sỹ Chang Yu được bán cho một nhà sưu tập với giá hơn 5.7 triệu đô la Mỹ.
Nhà đấu giá Christie’s được thành lập năm 1766 bởi James Christie, và suốt qua thế kỷ 18, 19, 20, đây là nơi vẫn giữ được danh tiếng chuyên bán những tác phẩm nghệ thuật của các họa sỹ nổi tiếng, đồ trang sức xa xỉ, đồ trang trí hiếm có, và các loại rượu lâu năm.
Mức giá của các món đồ ở đây từ khoảng 200 tới hơn 80 triệu đô la Mỹ.
Christie’s International có 53 văn phòng trên 32 nước, và có 10 phòng trưng bày ở London, New York, Paris, Geneva, Milan, Amsterdam, Dubai và Hong Kong. Đây cũng chính là nhà đấu giá viên kim cương 101.73 carat, 'hoàn mỹ, không tỳ vết'.
(BBC)

Lê Hiếu Đằng - Bắt ông Nhất để dọa người 'yếu bóng vía'


Cựu Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc TP Hồ Chí Minh nói Bộ Công an bắt blogger Trương Duy Nhất để đe dọa những người 'yếu bóng vía'.
Trả lời phỏng vấn BBC hôm 27/5, ông Lê Hiếu Đằng nói ông không ngạc nhiên trước vụ bắt chủ nhân của trang blog 'Một góc nhìn khác' vì đây là cách mà Đảng Cộng sản Việt Nam hay dùng để trấn áp những người đấu tranh.
Ông Đằng nói: "Đây là biện pháp để họ răn đe những người yếu bóng vía tham gia vào cuộc đấu tranh chính đáng hiện nay vì một nước Việt Nam dân chủ giàu mạnh và chống bọn bành trướng Bắc Kinh."
Nhưng ông Đằng nói hành động của Bộ Công an sẽ không thể đảo ngược xu thế đấu tranh vì dân chủ và dân quyền ở cả trong và ngoài nước.
(BBC)
 

Huỳnh Ngọc Chênh - 'Trương Duy Nhất chỉ muốn xây dựng'

Thêm chú thích
Blogger đồng thời là nhà báo tự do Huỳnh Ngọc Chênh đã có những nhận xét tích cực về ông Trương Duy Nhất, người vừa bị bắt giữ và di lý ra Hà Nội hôm 26/5 để điều tra về tội 'lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm hại lợi ích của Nhà nước'.
Trao đổi với BBC từ Thành phố Hồ Chí Minh, ông Chênh nhận xét ông Nhất 'là người thẳng thắn, mạnh dạn, tích cực đóng góp cho hệ thống này'.
"Ông ấy đánh vào những sai trái, tiêu cực của hệ thống với mong muốn làm cho hệ thống tốt hơn," ông nói.
Ông Chênh cũng đánh giá nhìn chung ông Nhất 'là một blogger độc lập' vì không tham gia ký các kiến nghị, kể cả Kiến nghị 72 về sửa đổi Hiến pháp.
"Gần đây (ông Nhất) có những bài viết được đánh giá là có nhiều thông tin mà chỉ các quan chức cấp cao mới có thể có được," ông nói và cho biết đây có thể là một giả thiết về lý do ông Nhất bị bắt.
Theo ông Chênh thì những bài viết của ông Nhất 'được đón nhận với số lượng người đọc rất lớn' và cũng đã phát huy tác dụng.
Ông dẫn chứng sự phê phán của ông Nhất về tệ 'đi đến đâu thì khẩu hiệu chào mừng đến đó' của các quan chức lãnh đạo đã giúp cho tình trạng này sau đó được dẹp bỏ.
"Tất cả các bài viết của ông Nhất đều toát lên tinh thần xây dựng để mong muốn có hệ thống tốt đẹp hơn," ông nói.
(BBC) 

Người Buôn Gió - Ai bắt Trương Duy Nhất?

Tất nhiên cơ quan bắt Trương Duy Nhất đã công khai trên báo chí, cơ quan điều tra an ninh của bộ Công An. Địa chỉ số 7 Nguyễn Đình Chiểu Hà Nội, ngay cạnh Hội Nhà Văn thì phải.

Trang TTXVA ngay lập tức đưa tin lại từ trang tusangnhamhiem một bài viết cho rằng ông Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo cơ quan A87 cơ quan anh ninh Văn Hóa để bắt Trương Duy Nhất. Việc bắt này có sự đồng tình của ông Trương Tấn Sang. Bài viết này cũng nói tội của anh Nhất là chỉ trích Tổng Bí Thư và Chủ Tịch Nước.

Theo như báo chí nói thì cơ quan an ninh điều tra bộ Công AN (A92) mới là đơn vị bắt Trương Duy Nhất. Vậy là trang TSNH vì sao lại phải nói là A87. Cơ quan an ninh văn hóa A87 chỉ thẩm định bài viết rồi chuyển sang cho cấp trên đề nghị xử lý điều tra, khởi tố. Cấp trên xem thấy cần thiết mới giao cho A92.

Và chính cơ quan an ninh điều tra mới thụ lý hồ sơ và ra lệnh bắt hay khởi tố vụ án.

Tại sao trang TTXVA và trang tusangnhamhiem lại nhầm lẫn vậy? Tôi không nghĩ họ nhầm. Bởi họ thừa biết ai là người nắm A92, ai là người nắm A87. Nói cách khác là A87 và A92 chịu ảnh hưởng của thế lực nào bên trên còn cao hơn cả cấp bộ.

Ông "giáo làng nhu mỳ" Nguyễn Phú Trọng như anh Nhất thường gọi có gan chỉ đạo bắt người ư? Trong khi ông đang mệt mỏi sau nhiều chuyện, tuổi cao, dường như đang muốn về hưu. Con người như ông Trọng, làm đến Tổng Bí Thư mà đi chỉ đạo bắt một blog như Trương Duy Nhất là điều khó có thể xẩy ra. Vì nếu ông tàn nhẫn, cương quyết, thủ đoạn đến thế thì hẳn ông đã không phải ngậm ngùi rơi lệ bất lực đọc diễn văn bế mạc đại hội 6.

Điều 258 cũng không có gì đáng sợ. Cô Gái Đồ Long từng bị bắt về cái điều luật mơ hồ này đến hai tháng, tôi thì may mắn hơn là chỉ có chục ngày, cũng cái điều 258 này. Hy vọng anh Nhất không phải ngồi tù lâu.

Nhưng cái nhầm lẫn về đơn vị bắt và kết luận như đinh đóng cột của hai trang TTXVA và TSNH lý do anh Nhất bị bắt là bởi Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước có điều gờn gợn.

Thường xem ai bị bắt, hãy để ý đến Hồ Thu Hồng, tức Beo. Nếu Beo chửi rủa, xỉ vả người bị bắt, Beo thầm thì là người ấy tội này, tội nọ bắt là đúng. Ta có thể biết phe nào bắt người đó. Như trường hợp Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ chẳng hạn, Beo gào rống, xỉa xói Cù Huy Hà Vũ. Rôi Beo lớn tiếng dọa nạt Ba Sàm, Xuân Diện, Huệ Chi, Quang A. Chúng ta nếu theo dõi các thông tin, bài viết của những người bị Beo chửi, đều thấy chung một mẫu số chung là đa phần chỉ trích quan thầy của Beo.

Beo bây giờ về hưu rồi, hay mất chức, kỷ luật, hay điền viên như thánh Gióng cưỡi ngựa về trời. Chả biết ý Beo thế nào nữa. Nhưng có một truyền nhân của Beo được Beo chiêu mộ từ hồi mới xảy ra biểu tình chống Trung Quốc. Đó là Bố Cu Hưng.

Nếu Bố Cu Hưng không cất lời xỉ nhục Trương Duy Nhất, người bị bắt mới đây, như đàn chị Beo vẫn làm với những người bị bắt trước. Có lẽ hoài nghi ai bắt Trương Duy Nhất vẫn chưa rõ. Nhưng là kẻ nối nghiệp, với nhiệm vụ nằm trong giới blog, nằm trong báo chí để tung hỏa mù như đàn chị Beo, mỗi khi phe ta ra quân đàn áp ngôn luận. Bố Cu Hưng phải thực hiện nhiệm vụ phe lợi ích giao cho như đàn chị Beo đã từng làm trước đó.

Nói về Trương Duy Nhất, đừng nói anh ta theo ai, phò ai. Đó là quan điểm của anh ta, nhưng nếu nhìn cái cách mà anh ta làm , phải nên khâm phục. Nhất là người dám nói, dám sống chết với điều mình nghĩ, dám đương đầu với thế lực mạnh. Thế lực ấy mạnh đến nỗi khối ủy viên trung ương còn khiếp sợ. Thế mà Nhất dám nói.

Không ai nhớ Dự Nhượng, Yêu Ly, Kinh Kha phò ai, mấy ai còn nhớ chủ của ba người đó là ai chứ. Người ta chỉ nhớ Dự Nhượng nuốt than chờ dưới gầm cầu, Yêu Ly chống sào lựa theo gió rút dao, Kinh Kha cuốn chủy thủ vào địa đồ qua sông.

Bởi thế, dù Trương Duy Nhất như đã nói, anh ta viết khác tôi, ý chí khác tôi. Nhưng trong tôi anh ta là một người đáng khâm khục về chí khí. Ngàn đời sau, chẳng ai chê Dư Nhương, Yêu Ly, Kinh Kha là không tinh khôn chọn chủ thịnh mà phù, lại đi phù suy. Trương Duy Nhất phò ai hay theo ai cũng vậy.

Đem lòng dạ theo đàn chị Beo, Bố Cu Hưng bước vào con đường phục vụ nhóm lợi ích. Vinh thân phì da. Kể cũng là một cách khôn ngoan, hợp thời.

Dù sao cám ơn Bố Cu Hưng đã kế tục Beo Hồng, cho thiên hạ biết phe nào bắt Trương Duy Nhất.
Người Buôn Gió
(Blog Người Buôn Gió)

Hòn đá lạ ở Đền Hùng: lá bùa cực độc (4)

Lá bùa cực kỳ độc này được đặt ở Đền Thượng của Đền Hùng, sẽ thu nạp năng lượng rất nhanh và vô cùng nguy hiểm trong tương lai. Vì thế, để trừ hậu họa, phải di dời và phá hủy nó càng sớm càng tốt.
Tiểu nhân và quân tử

PHẦN ĐẾ CỦA HÒN ĐÁ cũng là một hòn đá màu đen tuyền, hình chóp cụt bát giác đều, cao 0,83m. Chân đế dưới to, trên hơi nhỏ. Cả tám mặt đều là hình thang cân, khắc 8 quẻ CÀN 乾. Tượng của quẻ Càn là: voi, sư tử, quân tử, vua trong cung điện...

Bệ đá đặt trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, núi là quẻ CẤN 艮. Tượng của quẻ Cấn là: chó, chuột, trẻ con, người dân trong núi... Có 8 quẻ CÀN, chỉ có 1 quẻ CẤN. Quẻ CÀN chồng lên quẻ CẤN được quẻ kép là THIÊN SƠN ĐỘN 天山遁. 8 càn đè 1 cấn - Phải chăng ý ở đây là người ta lấy thịt đè người, muốn cưỡi trên đầu trên cổ mình?

Cụ Phan Bội Châu giải quẻ này như sau: Kẻ tiểu nhân đang tiến nhưng chưa đến thời đủ mạnh. Người quân tử đang suy nhưng có bố quẻ dương là bè bạn đang phù giúp. Nói là lui nhưng không phải là lui. Phải có cặp mắt tinh tường, thủ đoạn và nhanh nhạy, rình thời cơ mà hành sự ắt phải hanh thông. Kẻ tiểu nhân ở dưới là chỉ quẻ Cấn, là núi Nghĩa Lĩnh, là chúng ta. Người quân tử ở trên là chỉ quẻ Càn, là vua, là trời, là Bắc Quốc. (Chu Dịch của Phan Bội Châu, NXB Văn hóa thông tin, năm 1996, trang 478).

Trận đồ Bát quái ở hòn đá phóng to. 

Làm thế nào để giải lá bùa độc này?

Rõ ràng hai lá bùa trên hoàn toàn không phải của Việt Nam, mà là tạp chủng lai căng giữa văn hóa Ấn Độ và văn hóa Trung Hoa, lai căng giữa Phật giáo và Đạo giáo. Nó có cả chữ Hán, chữ Phạn, có cả nhật nguyệt tinh tú vá các ký hiệu tối nghĩa lung tung khác. Nó giống như một nồi lẩu thập cẩm, tạp pí lù được ngụy trang bằng những miếng thịt, cá và rau thơm phủ lên trên mặt, nhưng bên trong toàn là cỏ độc, chất độc.

Lá bùa cực kỳ độc hại này được đặt ở Đền Thượng của Đền Hùng. Ban đầu nó chưa hội tụ đủ năng lượng, nhưng nó được đặt ở Điện Kính Thiên, một nơi linh thiêng, tràn đầy năng lượng của Trời Đất và linh khí của Tổ tiên, nó sẽ thu nạp năng lượng rất nhanh và sớm phát tác mạnh mẽ, sẽ vô cùng nguy hiểm trong tương lai. Vì thế, để trừ hậu họa, phải di dời và phá hủy nó càng sớm càng tốt.

Cả hai lá bùa khắc vẽ trên hòn đá trấn yểm ở Đền Hùng, đều có hình thức và nội dung xuất xứ từ Trung Quốc. Nội dung các câu trì chú là cầu khẩn Đức Phật phù hộ cho cá nhân, cầu quan chức đang không được toại ý. Lá bùa còn che đậy nội dung cực kỳ thâm hiểm mang chủ nghĩa đại Hán, bành trướng bá quyền nước lớn theo ý nghĩa Địa - Chính trị, nhằm yểm triệt địa linh, thui chột nhân kiệt Việt Nam.

Muốn giải bùa chú của Trung Quốc, phải thông thạo Hán ngữ cả văn ngôn lẫn bạch thoại, đọc được chữ Hán giản thể và phồn thể, đọc được chữ Hán viết theo lối thư pháp cuồng thảo của các trường phái viết theo thể Tiểu triện, Lệ thư, Khải thư, Thảo thư và Hành thư. Phải thông hiểu các trường phái Phật giáo, Đạo giáo và các sắc tôn giáo khác, phải thông hiểu các thể loại, hình thức và nội dung của bùa chú. Đặc biệt, phải có tư duy và vị thế của người Trung Quốc, tức là như người trong cuộc của họ thì mới hiểu và giải được các loại bùa chú.
Đây là lá bùa Trung Quốc của Đạo sĩ Trương Đạo Lăng 张道陵, người huyện Phong, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, là hậu duệ của Trương Lương, tướng nhà Hán. Trương Đạo Lăng là người hoàn thiện, nâng cao Đạo giáo và là người sáng tạo ra bùa chú ở Trung Quốc. Bùa của Trương Đạo Lăng gọi là bùa Trương Thiên Sư 张天师符. Các triều đại phong kiến, các chính phủ thời Quốc Dân đảng, đảng Cộng sản ở Trung Quốc đều sắc phong hay công nhận cho gia tộc họ Trương cha truyền con nối độc quyền hành nghề bùa chú và truyền nghề mãi các đời về sau. Đến đời thứ 62 năm 1949, Trung Quốc giải phóng, một nửa gia tộc họ Trương theo Tưởng Giới Thạch chạy ra Đài Loan, một nửa ở lại Lục địa. Từ đấy có hai chi phái bùa chú Trương Thiên Sư. Đến nay, năm 2013 là đời Trương Thiên Sư thứ 65. Phái ở Trung Quốc hiện nay là Thiên Sư đời thứ 65 là Trương Quý Hoa 张贵华, Phái ở Đài Loan hiện nay cũng là Thiên Sư đời thứ 65 là Trương Ý Tưởng 张意将.
 (còn tiếp)
(Kiến thức)

Dệt may Việt Nam và bài học Bangladesh

Vụ tai nạn trong ngành dệt may Bangladesh với 1.127 người chết là một hồi chuông cảnh tỉnh cho các nước cạnh tranh bằng lao động giá rẻ. Phải chăng công nghiệp dệt may và da giày Việt Nam có chính sách tốt hơn và an toàn hơn.
000_Hkg8537919-305.jpg
Một phụ nữ làm việc tại một xưởng may nhỏ ở Hà Nội vào ngày 02 tháng 5 năm 2013.
AFP PHOTO / HOANG DINH Nam
Cần giám sát chất lượng công trình
Theo TS Phạm Sỹ Liêm nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam thì việc một công trình xây dựng lớn bị đổ sập sau khi đưa vào sử dụng là hiếm thấy. Trong chiều dài ký ức của mình ông nhớ lại vụ sập một Nhà hát ở Hà Đông gần Hà Nội vào tháng 4/1980.
“Nhà hát trong đợt biểu diễn nhưng Chủ tịch Tôn Đức Thắng mất thì đình chỉ mấy ngày không có các hoạt động, cũng may trong lúc ấy dàn kèo trên mái bị gãy sập xuống nhưng may không có ai bị thiệt mạng. Vụ này là lớn nhất”
TS Phạm Sỹ Liêm nói với chúng tôi là giám sát chất lượng công trình của Việt Nam theo qui định xây dựng chung, chứ chưa đặt ra những điều kiện đặc biệt cho các công trình phục vụ đông người. Ông nhấn mạnh:
“Tai nạn xảy ra ở Bangldesh đưa đến cho chúng ta một cảnh giác. Tôi tin rằng Bộ Xây dựng sẽ rút kinh nghiệm để kiểm tra lại không những về mặt quản lý mà cả trong thực tiễn xây dựng có những thiếu sót gì. Ở đây có một chuyện, ở Bangladesh là sập nhưng ở Việt Nam vấn đề cháy mới là nguy hiểm, nếu những lối thoát hiểm mà quá chật chội không đủ điều kiện cũng gây hại không kém nhất là những chỗ đông người. Cho nên vấn đề cứu hỏa của các công trình cần phải được hết sức quan tâm. Vừa rồi là bị sập nhưng trên thế giới nhiều tòa nhà bị cháy làm chết hàng trăm người cũng đã xảy ra, không phải ở những nước như Bangladesh mà ngay ở Nga cháy những hộp đêm mà lại thiếu lối thoát nạn.”
Việt Nam an toàn hơn?
Việt Nam có ngành công nghiệp dệt may da giày thu dụng 2 triệu công nhân với kim ngạch xuất khẩu 2012 trị giá 17,2 tỷ USD. Trong khi đó Bangladesh có 3,6 triệu công nhân ngành may, kim ngạch xuất khẩu quần áo trị giá 20 tỷ USD, xếp thứ nhì thế giới. Tai họa của ngành may mặc Bangladesh và sự lạm dụng lao động ở nước này đã khiến ngành may mặc Việt Nam được đánh giá khá tích cực.
Được biết giá gia công trung bình một sản phẩm may mặc ở Việt Nam là 6 USD trong khi ở Bangladesh chỉ khoảng 2,5 USD. Do vậy công nhân may Bangladesh có mức lương tối thiểu 38 USD/tháng so với mức gần 100 USD/tháng của công nhân may Việt Nam. Trên thực tế, không ít thợ may công nghiệp lành nghề hưởng lương 5-6 triệu đồng một tháng chưa kể các phúc lợi khác. Vụ sập tòa nhà 8 tầng với nhiều xưởng may ở gần Dhaka thủ đô Bangladesh hồi cuối tháng 4 với số công nhân thiệt mạng được xác nhận hơn 1.100 người, đã làm cho ngành dệt may các nước Á châu trở thành đối tượng để so sánh. Thông tấn xã Pháp AFP ghi nhận giới chuyên gia đánh giá Việt Nam là điển hình cho một công nghiệp dệt may lành mạnh, kỷ luật tốt và mức lương tương xứng. Nhiều thương hiệu lớn như H&M, Mango và Zara đều có sản phẩm Made in Vietnam.
Theo ông Diệp Thành Kiệt, Phó chủ tịch Hiệp Hội Da giày Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Dệt may Thêu đan TP.HCM, các xưởng dệt may Việt Nam được thiết kế xây dựng chỉ 1 hoặc 2 tầng nên an toàn hơn:
“Chúng tôi cho rằng trước hết về phần xây dựng cơ bản nhưng bên cạnh đó phần quan trọng nhất là những giải pháp để cho an toàn cho người lao động đã được thực hiện. Đây không phải cá nhân tôi nói hay người lao động nói mà là đánh giá của rất nhiều thương hiệu trên thế giới họ đã đưa ra khi họ đến Việt Nam. Một trong những lý do chọn lựa là vì Việt Nam là một trong những nước thực thi các chính sách về lao động, chính sách về an toàn và trách nhiệm xã hội tương đối là cao hơn so với nhiều nước trong khu vực, đặc biệt như với Bangladesh chẳng hạn.”
Trong dịp nói chuyện với chúng tôi, ông Diệp Thành Kiệt nói rằng nếu doanh nghiệp dệt may Việt Nam cạnh tranh bằng giá rẻ hơn, thi nhau xuống giá hoặc làm ăn gian dối không tạo điều kiện cho người lao động thì cuối cùng cái giá phải trả sẽ rất là lớn.
“Đã đến lúc Việt Nam không thể sử dụng chính sách giá rẻ, lao động giá rẻ, tất cả những gì giá rẻ để cạnh tranh với các nước, mà Việt Nam phải cạnh tranh bằng một giải pháp bền vững trong đó điều thứ nhất là phải chứng minh cho thế giới là mình làm ra những sản phẩm có chất lượng cao, trong đó hàm lượng chất xám ngày càng cao và người lao động được làm việc trong những môi trường ngày càng an toàn và ổn định.”
Ngành dệt may Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu năm 2013 đạt 19 tỷ USD so với mức 17,2 tỷ của năm 2012. Chỉ tiêu này được đặt ra trước khi có tai họa cho ngành dệt may Bangladesh và khiến nước này có thể bị mất nhiều hợp đồng với khách hàng phương tây. Tuy vậy doanh nghiệp không hy vọng có sự chuyển dịch mạnh vì giá gia công của dệt may Việt Nam đắt gấp 3 lần Bangladesh.
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2013-05-27

Một hạt lúa cõng bao nhiêu phí?

Ở ngay vựa lúa lớn nhất Việt Nam - đồng bằng sông Cửu Long - mỗi hạt gạo cõng nhiều món nợ mà người nông dân phải trả: từ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đến chi phí hạ tầng, thủy lợi, đê điều... Trong khi chờ giấc mơ “lãi 30%” chưa biết khi nào trở thành hiện thực, nông dân vẫn đang thiếu vốn sản xuất.
Gánh nặng đi vay
Khi cánh đồng ấp Vĩnh Thành, xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc (An Giang) vừa gieo sạ xong, ông Phạm Văn Thiện đến đại lý vốn là mối ruột mua “thiếu” mấy bao phân và chai thuốc diệt cỏ. Ông Thiện kể vụ nào cũng thường mua... ghi sổ để đó chờ thu hoạch bán lúa xong mới có tiền trả. Nhiều vụ trả không hết phải ghi nợ tiếp, hẹn mùa tới trả, cứ vậy lâu nay.
Chúng tôi thắc mắc sao không vay ngân hàng, ông bảo tuy có vay nhưng chỉ đủ mua giống, thuê máy làm đất và để gia đình chi tiêu lặt vặt. “Làm chục công ruộng mà lâu nay nợ cứ chồng nợ, đã bán hết 3 công đất, vừa cầm cố thêm 3 công nữa mà trả vẫn chưa dứt” - ông than thở. 
Bị tính giá cao, kê lãi
Mất nguồn lợi phụ
Xưa kia mùa lũ cũng là lúc nông nhàn, nông dân đánh bắt cá trên những cánh đồng ngập nước kiếm thêm thu nhập, đời sống tạm ổn. Ông Lê Công Tánh (Tân Hội, Hồng Ngự, Đồng Tháp) kể hồi trước dù chỉ có chục công ruộng nhưng nhờ giăng lưới kiếm thêm tôm cá nên gia đình ông sống thoải mái, nhưng từ khi nơi nơi đều lên đê bao, lũ không còn tràn đồng, cơ hội mưu sinh này không còn.
Trong cuốn sổ đại lý ghi những vật tư mà ông Thiện mua thiếu từ vụ đông xuân vừa qua, giá chai thuốc diệt cỏ Taco là 140.000 đồng, bao phân đạm Trung Quốc 520.000 đồng, DAP của Philippines 880.000 đồng, phân TE hiệu “Đầu trâu” 860.000 đồng... Nếu so với giá mua kiểu tiền trao cháo múc ở các đại lý thì giá bán này bị “kê” lên khá cao, vì giá từng loại theo thứ tự nêu trên chỉ 120.000 đồng, 460.000 đồng, 780.000 đồng và 750.000 đồng. 
Xem lại phần ghi nợ bấy lâu nay rồi đối chiếu với giá bán ở từng thời điểm đều thấy giá phân luôn cao hơn từ 11% trở lên, còn thuốc bảo vệ thực vật trung bình cao hơn 15%. “Mua thiếu thì đại lý nào cũng kê lên như vậy hết, nhiều chỗ khác còn cao hơn” - ông Thiện nói. 
Thật vậy, đến một số đại lý vật tư chúng tôi thấy nông dân mua vật tư ghi nợ như ông Thiện khá nhiều, giá mua thiếu thường cao hơn mua trả tiền ngay gần 15%. Chẳng hạn, ông Lê Văn Thạnh, xã Vĩnh Châu, thị xã Châu Đốc, mua thiếu tại một đại lý gần nhà chai thuốc Sofit diệt cỏ 180.000 đồng, Abasuper 175.000 đồng, Arivit (loại 1L) 160.000 đồng, Rocksai & physan 170.000 đồng... Trong khi giá bán lẻ mỗi thứ đó chỉ 140.000-150.000 đồng. 
Xem kỹ từng cuốn sổ ghi nợ chúng tôi phát hiện thêm: nếu bà con thanh toán tiền ở cuối vụ thì đại lý còn tính thêm lãi suất 3%/tháng. Cũng từ đó chúng tôi được biết trung bình những hộ làm chục công ruộng, mỗi vụ thường phải trả tiền mua phân, thuốc và lãi từ 20 triệu đồng trở lên. Theo các cán bộ khuyến nông, trong cơ cấu giá thành hạt lúa ở trường hợp này thì chi phí cho phân và thuốc bảo vệ thực vật chiếm tỉ trọng cực khủng: 80%!
Ông Ngô Văn Trung, phó chủ tịch UBND xã Vĩnh Tế, cho hay toàn xã có chừng 1.200 hộ trồng lúa, trong đó 60% hộ phải mua thiếu vật tư. Ông Lê Phạm Trường Vũ, trưởng Phòng kinh tế thị xã Châu Đốc, tiết lộ thêm ở địa bàn nông thôn sâu con số ấy còn cao hơn. Một số đại lý còn là nơi cho vay khi nông dân cần tiền mặt để chi xài, mua sắm, làm tiệc giỗ hay trả tiền thuê máy gặt, nhân công... với lãi 3-5%/tháng.
Ông Nguyễn Minh Nhị, nguyên chủ tịch UBND tỉnh An Giang, cho biết chuyện mua thiếu phân bón, thuốc bảo vệ thực vật bị tính giá cao, kê thêm lãi suất vốn tồn tại lâu nay. “Trừ những hộ có từ chục hecta đất qua nhiều năm tích lũy được vốn liếng hay những hộ có thêm cơ sở kinh doanh làm ăn khác, còn lại hầu hết hộ trồng lúa đều mua thiếu ở các đại lý và phải “gánh” mức giá cao 20-25% so với mua tiền mặt” - ông Nhị nhận định.
Giới kinh doanh vật tư nông nghiệp cũng khẳng định phần lớn đại lý đều có bán thiếu giá cao và kê lãi như thế. Mỗi vụ lúa hai bên thỏa thuận mua sổ ghi nợ trong bốn tháng, khi tới hạn mà trả chưa dứt thì phần nợ còn lại tiếp tục bị tính lãi 3-4%/tháng. Theo họ, nếu mua trả tiền ngay thì đại lý đều bán đúng giá gốc, thậm chí còn rẻ hơn giá bán công ty đưa ra do giữa các đại lý cạnh tranh với nhau không kém phần khốc liệt. 
Tuy nhiên với nông dân mua thiếu ghi nợ thì phải nâng giá, kê lãi trên cơ sở dựa theo lãi suất ngân hàng 1,5-1,8%/tháng, cộng thêm các khoản chi phí khác, và phải tính cả tới... yếu tố rủi ro. “Bán thiếu dễ bị đứt vốn như chơi, bởi rất nhiều hộ trồng lúa thua lỗ không thể trả nổi cứ nợ kéo dài” - bà Lê Thu Thủy, bán vật tư ở Vĩnh Phú, Giang Thành (Kiên Giang), giải thích. 
Đói vốn triền miên
Theo một số cán bộ khuyến nông, trung bình một vụ lúa tổng chi phí cho canh tác, thu hoạch trên 1 công ruộng là 2,2-2,5 triệu đồng, giá trị chuyển nhượng trên thị trường 40-50 triệu đồng, trong khi ngân hàng cho vay đối với trồng lúa chỉ ngoài 1 triệu đồng/công. Ngân hàng giải thích mức cho vay đó là “Thực hiện theo quy định của ngành, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và hiệu quả vốn vay” và “Định mức này dựa trên cơ sở chi phí sản xuất do ngành nông nghiệp đưa ra” - như lời ông Nguyễn Văn Sơn, giám đốc Ngân hàng NN&PTNT An Giang, giải thích.
Theo nhiều cán bộ nông nghiệp, tình trạng này phổ biến khắp các địa phương ở ĐBSCL. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết những đơn vị sản xuất cung ứng thuốc bảo vệ thực vật nắm rõ việc mua thiếu nợ vật tư nên đã tận dụng để... quảng cáo bằng cách in sổ ghi chép tặng các đại lý ghi nợ. Ngoài bìa những cuốn sổ ấy thường gắn tên, logo, sản phẩm của doanh nghiệp với nhiều màu sắc, nhưng nông dân chỉ có một tên gọi: sổ đen. 
“Sổ đỏ là giấy đất. Còn gọi nó là sổ đen bởi đại lý kê lãi suất cao như tín dụng đen, nhiều hộ ngập trong nợ nần phải cầm bán đất rồi thân phận trở nên... đen đủi” - ông Lê Văn Chẩm, người đang làm 13 công ruộng, mỗi vụ thường mua thiếu nợ vật tư 25 triệu đồng, ở xã Tân Công Chí, Tân Hồng (Đồng Tháp), giải thích. 
Ông Nguyễn Văn Vằn, chủ tịch UBND xã Tân Công Chí, cho biết người trồng lúa đều được vay ngân hàng và ở xã này nhiều hộ nhờ canh tác diện tích lớn nên có tích lũy vốn, tuy nhiên vẫn còn 50-60% hộ vẫn phải mua thiếu nợ vật tư giá cao, bị tính lãi như thế. “Do chi phí trồng lúa tăng, khoản vay ngân hàng không đủ để sản xuất” - ông Vằn giải thích.
Theo ông Nguyễn Chí Linh - trưởng Phòng NN&PTNT huyện Tân Hồng, nếu canh tác dưới 20 công ruộng thì lợi nhuận không đủ đắp đổi, trong khi mọi khoản chi tiêu và chi phí sản xuất ngày càng tăng, phần lớn hộ trồng lúa vơi dần vốn liếng, lúc nào cũng rất “đói” tiền mặt. Thực tế lâu nay bà con vay ngân hàng chủ yếu để tiêu dùng theo kiểu... ăn trước trả sau, xong vụ bán lúa trả rồi vay để tiêu dùng tiếp, còn vật tư sản xuất thì mua sổ ghi nợ ở các đại lý. 
“Tại vùng sâu, các đại lý bán thiếu nợ vật tư giá cao rồi kê thêm lãi từ 5%, do thiếu vốn sản xuất nên nông dân đành cam chịu” - ông Linh nói. Ông Vương Minh Mẫn, trưởng Phòng NN&PTNT huyện Kiên Lương (Kiên Giang), cho hay hộ trồng lúa ở đây thường phải mua thiếu nợ vật tư bởi thiếu vốn lưu động, có đi vay ngân hàng thì mỗi công đất chỉ được vay ngoài 1 triệu đồng/công, đủ thuê máy làm đất, mua giống. 
Ông Phạm Thành Tâm, phó Phòng NN&PTNT huyện An Phú (An Giang), kể thêm trước kia do khó vay ngân hàng nên nông dân phải nhờ đại lý bán thiếu vật tư cho mình, rồi dần dà từ thân chủ gắn bó chuyển sang lệ thuộc. Việc vay vốn ngân hàng gần đây có phần “dễ thở” hơn trước do có thêm các ngân hàng thương mại nhưng thủ tục vẫn rườm rà, chuyện phải chạy vạy, thậm chí biết điều với nhân viên tín dụng... ở đâu cũng vậy.
Định mức vay cũng rất thấp, không đủ cho sản xuất nên hầu hết nông dân vẫn tiếp tục “nương” vào đại lý. Vòng luẩn quẩn ký sổ nợ - kê giá bán cao vô tội vạ - nợ kéo dài - kê lãi càng cao... cứ thế lặp đi lặp lại. “Không thể dứt ra được” - ông Tâm nói.
Sổ nợ của một nông dân. Làm 15 công ruộng mà ở vụ hè thu vừa qua tổng số tiền phải trả cho đại lý gần 25 triệu đồng - Ảnh: Đức Vịnh

Trồng lúa chi phí cao nên lợi nhuận không đủ đắp đổi, vậy mà nông dân vẫn phải gánh nhiều khoản phí, khoản huy động xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn...

Gần đây, để tăng thêm sản lượng lúa, các địa phương đã mở rộng diện tích trồng lúa vụ ba, buộc nông dân đóng góp xây dựng đê bao, làm cống bửng. Thế rồi hệ thống đê bao khép kín để tăng vụ ấy càng làm tăng thêm chi phí trong canh tác, thu hoạch. Gánh nặng cứ thêm chất chồng.

Trồng lúa khó có lời

Vụ lúa đông xuân vừa được thu hoạch xong trên cánh đồng xã Ô Long Vĩ, huyện Châu Phú (An Giang) mà đã nghe nông dân than vãn “khó tiêu thụ”. Đây là vụ lúa trồng giống hạt dài theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp nhưng năng suất chỉ đạt 6 tấn/ha. Đã vậy, do đê bao khép kín, ghe không thể vào đồng mua lúa nên phải thuê xe chở lúa ra, rồi lại thuê ghe nhỏ chở tiếp ra tận đầu kênh mới bán được cho bạn hàng mà giá chỉ 4.300-4.400 đồng/kg. “Lỗ nặng” - ông Nguyễn Văn Sách kêu.

Ông Sách cùng một số nông dân ngồi trên bờ ruộng tính hết các khoản chi phí trồng lúa cho mỗi công đất, tổng cộng hết 2,56 triệu đồng. “Vụ thu đông trước cũng ở mức đó. Đồng này vốn màu mỡ, đất mới chuyển qua làm ba vụ. Tụi tui được tập huấn, tuân thủ đúng kỹ thuật trồng lúa, hạn chế xài phân thuốc và mua vật tư tiền mặt không bị tính giá cắt cổ mà chi phí làm ra hạt lúa đã cao như vậy rồi. Với giá bán dưới 5.000 đồng/kg khó thể có lời” - nhóm nông dân này nói.

Giá thành hạt lúa theo cách tính của các nông dân ở xã Ô Long Vĩ gần bằng mức giá thành sản xuất vụ đông xuân mà một số tỉnh ĐBSCL vừa tạm công bố. Theo nhiều cán bộ nông nghiệp, trong cơ cấu giá thành đó, chi phí mua vật tư chiếm tỉ trọng khá cao.

GS.TS Võ Tòng Xuân cho biết để đảm bảo an ninh lương thực và cung ứng cho xuất khẩu nên khâu chọn giống và phát triển trồng lúa ở ĐBSCL tập trung theo hướng tăng năng suất, sản lượng. Một khi trồng giống lúa cao sản và tăng vụ ắt phải sử dụng nhiều phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.

“Làm ra nhiều lúa gạo thật nhưng chủ yếu nhờ sử dụng nhiều vật tư. Nói nôm na, giống như biến chúng thành lúa gạo để xuất khẩu. Chi phí vật tư khá lớn mà giá lúa gạo không cao khiến lợi nhuận của nông dân mình thấp, gặp lúc mất giá thì lỗ” - ông phân tích.

GS.TS Bùi Chí Bửu - viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam - cũng cho rằng lợi nhuận trồng lúa thấp bởi giá các loại vật tư chi phí đầu vào sản xuất quá cao, khâu tổ chức tiêu thụ, chế biến, xuất khẩu gạo lại chưa đảm bảo phân chia lợi nhuận hài hòa cho nông dân, giá trị gạo xuất khẩu vẫn thấp.

Ông Nguyễn Minh Nhị, nguyên chủ tịch UBND tỉnh An Giang, kể ông “thấu rõ hơn hết tình cảnh nông dân”, bởi sau khi về hưu ông cũng làm 20 công ruộng. “Ai bảo trồng lúa có lãi chứ tôi thấy khó, nếu có cũng chẳng bao nhiêu, gặp những lúc rớt giá thì lỗ nặng” - ông Nhị khẳng định.

Phí chồng thêm phí

Nhưng không chỉ có phân bón, thuốc bảo vệ thực vật mới “đè” lên hạt lúa. Còn những khoản phí, khoản huy động đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mà tiếng là được “vận động”, thật ra gần như bắt buộc.

Tại An Giang, giai đoạn 2000-2004 huyện Thoại Sơn thực hiện hai đề án xây dựng đê bao thủy lợi và bêtông hóa giao thông nông thôn với tổng kinh phí 143 tỉ đồng, trong đó dân đóng góp 60%. Giai đoạn 2005-2009 huyện thực hiện thêm đề án xây dựng cơ sở hạ tầng, huy động từ dân gần 60 tỉ đồng.

Ngoài ra, mỗi hộ phải nộp thêm phí an ninh trật tự, xây dựng hệ thống đèn đường, phí tiền điện chiếu sáng, rồi là các quỹ đền ơn đáp nghĩa, xã hội từ thiện, khuyến học, xây dựng ký túc xá sinh viên... Mấy năm gần đây các khoản đó đã bỏ, nhưng địa phương vẫn tiếp tục vận động làm cầu đường nông thôn, đê bao để trồng lúa vụ ba...

Nhiều địa phương khác cũng có đề án tương tự, cứ xong đề án này lại làm tiếp đề án khác. Từ những đề án đó, đối chiếu với các biên lai thu tiền mà người dân còn lưu giữ, chúng tôi thấy mỗi hộ có đất nằm dọc tuyến đường nông thôn thì thường tổng các khoản phải nộp hàng triệu đồng mỗi năm.

Nếu có đất canh tác trong khu vực lên đê bao trồng lúa ba vụ thì trung bình mỗi công ruộng phải đóng gần cả triệu đồng, chưa kể hằng năm còn nộp thêm khoản gia cố đê, tưới tiêu, nạo vét kênh mương, sử dụng đường nước... Nhiều nông dân ở Đồng Tháp, Kiên Giang sau khi cộng lại các khoản thu từ xấp biên lai thu tiền thì nói: “Nếu tính hết thì nay mỗi công đất ruộng “gánh” các khoản phí và đóng góp trên 20 triệu đồng”.

Để thu bằng được các khoản ấy, chính quyền nhiều địa phương gây áp lực đủ cách. Cách thường thấy là khi dân đến UBND xã phường làm bất kỳ loại giấy tờ gì, cán bộ đều rà soát, bắt họ nộp đầy đủ các khoản rồi mới chịu xác nhận. Phường Tân Hưng, Thốt Nốt (Cần Thơ) đang mở rộng đường với kinh phí gần 3 tỉ đồng, trong đó huy động từ dân 60% theo hình thức mỗi hộ có đất dọc hai bên đường phải đóng 135.000 đồng cho mỗi mét chiều dài.

Nhiều gia đình phải đóng bạc triệu, ai chưa nộp thì khó xin được con dấu, chữ ký của phường khi cần. Khi chúng tôi nêu chuyện này, ông Võ Khắc Huy, phó chủ tịch UBND phường, thừa nhận nếu không làm vậy thì không thể nào... huy động được?!

Cánh thương lái mua lúa cho hay ở nhiều nơi, cứ mỗi kỳ thu hoạch lúa xã lại cho lực lượng xuống tận ruộng đòi các khoản đóng góp, gây áp lực buộc dân phải nộp bằng cách chặn ghe không cho vào đồng mua lúa. Ông Phạm Văn Dư, xã Ô Long Vĩ, huyện Châu Phú (An Giang), có 13 công ruộng, vợ chồng ông làm thêm đủ nghề mà vẫn không lo nổi con cái ăn học, hai đứa đầu đành nghỉ học sớm.

Ông Dư kể cứ mỗi đợt địa phương kêu xáng múc đất dưới kênh đổ lên làm đường thì gia đình ông lại phải trả tiền. “Làm bốn đợt như vậy, tổng cộng đóng hết 15 chỉ vàng, phải đi hỏi đi vay. Sau đó vay thêm ngân hàng 5 triệu đồng, ba năm sau mới trả xong nợ” - ông Dư thở dài.

Gần đây, ngoài một số loại quỹ, xã lại kêu đóng góp chục triệu đồng làm đê bao sản xuất vụ ba, nhưng giờ dù bị đòi liên tục gia đình ông cũng không thể nào xoay xở nổi.

“Mỗi vụ lúa tui mua thiếu khoảng 20 triệu đồng vật tư nên bị đại lý tính giá cao, rồi kê lãi thêm 3%. Muốn vay vốn ngân hàng để mua tiền mặt cho đỡ bị “cắt cổ” nhưng khổ nỗi để xã chịu ký xác nhận vào hồ sơ thì phải nộp đủ tiền đê bao, hoặc khi phát vay xã sẽ liên hệ với ngân hàng chặn lấy để trừ các khoản đóng góp. Bị chặn thu như vậy thì tới hạn lấy gì trả nợ cho ngân hàng đây? Nên tui cần vốn lắm mà chẳng dám vay” - ông Dư kêu khổ.

Không ít nơi người dân cũng gặp tình cảnh tương tự. Ông Phạm Thành Tâm, phó Phòng NN&PTNT huyện An Phú (An Giang), cho rằng đây là một lý do nữa thêm vào chuyện nông dân cam chịu mua thiếu nợ vật tư ở đại lý với giá “cắt cổ”, bởi khi còn nợ những khoản đóng góp thì không thể vay vốn ngân hàng.
Chi phí (tạm tính) cho mỗi công ruộng ở xã ô long vĩ, châu Phú, An Giang:
- Giống, ủ hạt giống và thuê máy xới, bừa đất tốn 500.000 đồng.
- Sau khi gieo sạ một tuần phải phun thuốc diệt cỏ, bơm nước vô ruộng, bón phân. Kể từ đó đến khi lúa chuẩn bị làm đòng phải bón bốn cữ phân, bốn cữ thuốc phòng các loại sâu bệnh. Lúc lúa vừa trổ cần bón phân thuốc dưỡng hạt, phòng trừ đạo ôn, rầy mò... Chi phí phân bón và thuốc bảo vệ thực vật tốn 1,6 triệu đồng.
- Đóng phí sử dụng đường nước 140.000 đồng
- Lúc thu hoạch phải thuê máy gặt 200.000 đồng.
- Thuê xe công nông chở lúa từ trong ruộng ra bờ đê 60.000 đồng, thuê ghe chở tới đầu kênh để bán cho thương lái tốn thêm 120.000 đồng/tấn.
Tổng cộng: 2,56 triệu đồng/công ruộng.
Vòng luẩn quẩn
Một số nhà khoa học cho rằng trồng lúa cao sản ngoài chi phí sản xuất cao thì việc lạm dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật còn giết hệ vi sinh vật có lợi, có tác dụng cải tạo đất dẫn tới đất canh tác sớm bạc màu, mất dinh dưỡng. Gần đây do tăng vụ ba, gối vụ không có thời gian để cày phơi ải khiến cỏ dại và sâu bệnh có điều kiện phát triển.
Theo GS.TS Bùi Chí Bửu, khi canh tác liên tục ba vụ lúa trong điều kiện ruộng thường xuyên bị ngập nước sẽ phát sinh polytinol. Chất này kìm giữ dinh dưỡng trong đất lại, không cho cây lúa hấp thu, nhưng thấy cây lúa còi cọc thì nông dân lại bón thêm phân. “Sử dụng phân hóa học nhiều thì kích thích sâu bệnh nên phải dùng nhiều thuốc bảo vệ thực vật hơn. Khi đó thiên địch có lợi bị tiêu diệt, sâu rầy càng sinh sôi, lại càng dùng thuốc nhiều hơn nữa. Đây là vòng luẩn quẩn làm gia tăng gánh nặng chi phí sản xuất”.
__________
Cần thêm nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp
Ông Võ Hùng Dũng - Ảnh: Đức Vịnh
Cho rằng rất khó giảm giá thành sản xuất lúa trong bối cảnh sản xuất lúa đi theo hướng thâm canh, tăng vụ, ông Võ Hùng Dũng - giám đốc Phòng Thương mại & công nghiệp Việt Nam (VCCI) tại Cần Thơ - đề nghị tập trung tháo gỡ khó khăn về vốn cho nông dân.
Ông Dũng cho rằng Nhà nước đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông thôn cũng là cách gián tiếp làm giảm bớt các chi phí trung gian trong sản xuất, thu hoạch, vận chuyển, tiêu thụ... 
* Thế nhưng các địa phương vẫn tiếp tục mở thêm diện tích trồng lúa ba vụ để tăng sản lượng? 
- Nhiều nhà khoa học khẳng định sản xuất tăng vụ sẽ làm tài nguyên đất suy kiệt, phải sử dụng thêm nhiều vật tư khiến chi phí sản xuất cao dẫn tới lợi nhuận từ trồng lúa càng giảm thêm. Với tình hình thị trường gạo thế giới đang có nhiều quốc gia cạnh tranh, xuất khẩu gạo của VN gặp khó thì ĐBSCL không nên gia tăng mà nên giảm sản lượng lúa.
Ngân hàng Thế giới đã nghiên cứu khá công phu, từng khuyến cáo chúng ta nên giảm diện tích trồng và sản lượng lúa. Tới đây, mức độ cạnh tranh xuất khẩu gạo càng gay gắt sẽ làm hạ giá lúa gạo. Thế nhưng chúng ta làm điều ngược lại là cứ gia tăng sản lượng. Cứ tiếp tục tăng diện tích làm vụ ba thì nguồn cung lúa gạo dồi dào hơn, giá bán sẽ càng giảm, chi phí sản xuất cứ tăng thì nông dân còn thua lỗ dài dài. 
Lợi nhuận từ trồng lúa vốn đã không đủ trang trải cuộc sống, làm vụ ba lại phải đóng góp làm đê bao, thủy lợi... càng chất chồng thêm khó khăn cho nông dân. Theo tôi, các bộ ngành trung ương cần quy hoạch, khống chế diện tích trồng lúa vụ ba ở ĐBSCL.
Nông dân làm ra hạt lúa để bảo đảm an ninh lương thực, cung ứng cho xuất khẩu để thu ngoại tệ về cho đất nước nhưng họ chưa hề được đảm bảo về mức thu nhập tối thiểu để trang trải cuộc sống. Họ đã chịu quá nhiều thiệt thòi, Nhà nước còn nợ, xã hội còn nợ họ nhiều lắm. Ngân sách đầu tư cho nông nghiệp nông thôn vốn đã thấp lại cứ teo tóp dần, lẽ ra ngân sách trung ương cần phải đầu tư cơ sở hạ tầng cho sản xuất nông nghiệp, hạ tầng nông thôn, chứ không nên để nông dân phải đóng góp. 
* Theo ông, có cách nào tháo gỡ tình trạng thiếu vốn sản xuất, phải mua nợ vật tư nông nghiệp giá cao, lại còn chịu lãi suất khủng của nông dân hiện nay?
- Phải nói là định mức vay vốn ngân hàng hiện nay chưa đủ để sản xuất. Chính vì nông dân tiếp cận vốn vay còn khó nên mới tồn tại tình trạng này. Thực tế là mọi thứ tiêu xài, chữa bệnh đến lo con cái học hành... người trồng lúa đều phải dùng nguồn vốn phi chính thức như tín dụng đen. 
Vay để tiêu dùng, mua sắm thì ngân hàng cho vay nhiều, còn vay để trồng lúa thì quá thấp, như vậy rõ ràng tồn tại sự bất bình đẳng trong quan hệ tín dụng với nông dân. Theo tôi, cần chính sách vay vốn bình đẳng không phân biệt đối xử và nên cung ứng dòng vốn lãi suất thấp để phục vụ người trồng lúa sản xuất.
Dù nhận định mô hình cánh đồng mẫu lớn (liên kết sản xuất lúa chất lượng cao qua cung ứng vật tư giá ổn định, bao tiêu sản phẩm) là “lời giải cho bài toán khó lâu nay là tiết giảm chi phí sản xuất lúa”, song Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang Huỳnh Thế Năng cho biết mô hình này vẫn chưa thể nhân rộng, diện tích cả năm 2012 chỉ đạt 15.000ha.
Theo ông Năng, muốn phát triển chuỗi liên kết sản xuất trước hết cần Chính phủ hỗ trợ đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp. Khi thực hiện mô hình cánh đồng mẫu lớn đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn, nhưng hiện nay chưa có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp. Mặt khác, việc cho vay theo nghị định 41/2010/NĐ-CP phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn vẫn chưa thực hiện được bởi chưa có hướng dẫn cụ thể.
Theo TS Đặng Kim Sơn - viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn VN, lâu nay đầu tư của Nhà nước đã ít ỏi mà thu hút vốn đầu tư vào nông nghiệp cũng hạn chế. Đáng nói là ngay cả thành phần kinh tế có tiềm lực ở nông thôn cũng không tham gia đầu tư ở đấy, khi tích lũy được vốn họ đem đầu tư ở thành thị, mua đất đai, chuyển về định cư, làm ăn ở thành phố.
Nhà nước cần tập trung đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông thôn, đồng thời có thêm chính sách thu hút nhiều nguồn lực khác nhau đầu tư vào nông nghiệp, tạo kênh thu hút vốn đầu tư vào nông thôn.
Thực hiện: ĐỨC VỊNH
(Tuổi trẻ)
 

Vĩnh Phúc kết luận vụ quan tài diễu phố


Vụ việc xảy ra hồi tháng Ba năm nay.

Truyền thông Việt Nam đưa tin Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã có kết luận điều tra vụ "quan tài diễu phố" và nói con rể Chủ tịch tỉnh “không liên quan”.

“Trong vụ án này, dư luận cũng dấy lên thông tin các bị can có liên quan đến ông Trần Khánh Dũng là con rể Chủ tịch tỉnh UBND tỉnh Vĩnh Phúc.

“Tuy nhiên, kết luận điều tra cho thấy không có tài liệu nào chứng minh ông Dũng có liên quan trực tiếp tới vụ án mạng này”, báo Người Lao Động trích dẫn kết luận điều tra.

Được biết 8 bị can được chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm Sát Nhân Dân để truy tố, trong đó 6 bị can bị truy tố tội giết người.

Theo kết luận của cơ quan điều tra, "Ngày 14 tháng Ba, sau khi hết giờ làm việc buổi chiều, anh Nguyễn Tuấn Anh, 27 tuổi, đi uống rượu, hát karaoke cùng đồng nghiệp và sau đó đi ăn đêm vào khoảng 23 giờ cùng ngày.

"Tại đây, anh Tuấn Anh và một người bạn gặp 6 người khác và sau khi xảy ra to tiếng thì sáu người này đã đuổi đánh và truy sát anh".

Kết luận của cơ quan điều tra nói "Anh Tuấn Anh ngã chúi đầu đầu xuống mương nước sâu và những người tấn công còn lấy thêm gạch, đá ném xuống cống mương".

Đã xảy ra một cuộc biểu tình của hàng trăm, có tin nói hàng ngàn người, đã kéo dài trong nhiều tiếng ở thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc hôm 17/3/2013 dẫn tới tắc nghẽn giao thông.

Tỉnh Vĩnh Phúc đã phải huy động lực lượng công an đông đảo và cấm đường trong thành phố Vĩnh Yên nhằm tránh một cuộc biểu tình lớn khác.

Một trong những lý do khiến người thân của anh Tuấn Anh mang quan tài tới trung tâm thành phố Vĩnh Yên để đòi công lý là nghi ngờ công an tỉnh Vĩnh Phúc giảm nhẹ tính nghiêm trọng của vụ án do nó có liên quan tới con rể của Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc.

Báo Tuổi Trẻ ngày 28/3 đưa tin ‘Con rể chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc, ông Phùng Quang Hùng, có quan hệ thân thiết với bị can’.

Báo này còn cho biết người con rể được báo nêu tên là Trần Khánh Dũng này đã từng ‘có tiền án’ và từng vào tù ra khám nhưng không nói rõ bị tù về tội gì và bao nhiêu năm.

Ông Dũng đã quen các nghi phạm khi ở tù và sau khi mãn hạn đã nhận những người này về làm việc cho công ty khai thác cát của ông, theo báo Tuổi Trẻ.

Trong khi đó báo Thanh niên vào tháng Ba nói khi vụ hành hung anh Tuấn Anh xảy ra, các nghi phạm đã chạy vào nhà của ông Dũng ở gần đó để lấy vũ khí.

Bản thân chủ tịch UBND tỉnh Phùng Quang Hùng từng thừa nhận với BBC là nhóm thanh niên tham gia ẩu đả có chạy vào một ngôi nhà mà ông nói gần nơi con rể và con gái ông "đang ngủ" trong đêm xảy ra sự cố chết người.

Sáu bị can bị truy tố hành vi “Giết người”, gồm Nguyễn Văn Tình (Sinh năm 1988), Nguyễn Văn Định (1983), Phùng Đắc Tú (1994), Phùng Mạnh Tuấn (1992), Đặng Quốc Tú, và Nguyễn Văn Bình (1997)

Hai bị can khác là Nguyễn Văn Hiệp (1986) và bị truy tố về hành vi Không tố giác tội phạm và Nguyễn Anh Tuấn (1992) bị truy tố về hành vi Che giấu tội phạm.
(BBC)

Chuyện nghề của Đạo diễn Trần Văn Thủy (Kỳ 2)

Những cuộc giải cứu minh bạch
Bỗng một hôm, ông Nguyễn Việt Dũng, phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (Hội đồng Bộ trưởng), gọi điện đến hãng phim, yêu cầu mang phim Hà Nội trong mắt ai lên chiếu. Lãnh đạo hãng trả lời:
http://images1.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/947/635947.jpg
Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh (thứ tư từ trái sang) trò chuyện với đạo diễn Trần Văn Thủy (thứ ba từ trái sang) và các văn nghệ sĩ vào ngày 7-10-1987 - Ảnh tư liệu
- Ðã có lệnh của cấp trên là không được chiếu!
Thủ tướng Phạm Văn Ðồng: Chiếu ngay lập tức cho nhân dân xem
Ngày 15-10-1983, Văn phòng lại gọi xuống, vẫn bị từ chối với lý do: “Phim đang được cắt ra để sửa”. Nhưng từ đầu dây bên kia, ông Dũng nói:
- Chúng tôi biết phim ấy có thể chiếu được hay không. Ðây là chỉ thị của Thủ tướng Phạm Văn Ðồng!
Kế hoạch chiếu phim Hà Nội trong mắt ai cho Thủ tướng Phạm Văn Ðồng xem được ấn định lúc 3g chiều 18-10-1983. Tôi đề nghị được đi cùng, giám đốc Bùi Ðình Hạc từ chối:
- Ði sao được. Vào đấy phải qua “cổng đỏ”, người ta điểm danh!
- Anh Hạc ơi! Anh cứ cho tôi đi cùng vì tôi muốn nghe bằng chính tai của tôi xem ông Ðồng nói gì.
Thế nhưng ông Hạc không đồng ý.
Gần đến giờ hẹn, tôi lẻn lên “con” Lada trắng của giám đốc, ngồi sẵn ở ghế sau bên cạnh năm hộp phim. Ðến nước ấy thì ông Hạc đành chấp thuận. Tới nơi, bảo vệ từ chốt gác hỏi vọng ra:
- Xe nào đấy?
- Xe xưởng phim vào chiếu phim cho ông Ðồng xem!
Cái barie được kéo lên, vẫn cái giọng ấy vọng ra:
- Vào đi!
Tôi bảo ông Hạc:
- Ðấy, có kiểm tra giấy tờ, điểm danh gì đâu!
Tôi bê năm hộp phim vào phòng khách. Gần 30 phút sau Thủ tướng bước vào. Ông bực mình nói ngay:
- Muốn xem một bộ phim mà khó thế à? Nếu khó quá thì tôi không phiền các đồng chí nữa.
Có ai tưởng tượng nổi không: Thủ tướng đã phải chờ ngót nửa tháng kể từ lúc yêu cầu xem bộ phim...
......
Khi hết phim đèn bật sáng, ông Ðồng vẫn ngồi lặng lẽ, đầu hơi cúi, tay đặt lên trán. Những người có mặt trong phòng cũng im lặng, nghe rõ tiếng quạt trần quay nhè nhẹ trên đầu.
Ông trầm ngâm hồi lâu và nói:
- Tôi không nghĩ sự thể lại quan trọng đến mức này. Ý kiến thứ nhất của tôi là: Nếu đã là anh em văn nghệ với nhau thì phải biết thương yêu, bảo vệ nhau. Các anh mà không bênh vực nhau thì còn ai bênh vực các anh? Ý kiến thứ hai của tôi, anh Dũng ghi vào biên bản để gửi sang Văn phòng Ban Bí thư: Tổ chức chiếu công khai bộ phim này cho nhân dân xem, chiếu càng rộng càng tốt, càng nhiều càng tốt. Chiếu ngay lập tức! Nếu phát hiện cái gì sai thì sửa!
Trước khi chúng tôi ra về, ông còn ân cần dặn riêng tôi nếu có chuyện gì không hay thì tìm mọi cách chủ động liên hệ với ông.
Không biết có phải vì bức xúc trước số phận của bộ phim và tình cảnh của tôi hay không mà tại buổi khai mạc Ðại hội điện ảnh toàn quốc lần thứ II diễn ra tại Cung Thiếu nhi chỉ hai ngày sau khi xem phim Hà Nội trong mắt ai, Thủ tướng Phạm Văn Ðồng đến rất sớm và đã có bài phát biểu hơn một giờ đồng hồ trước hơn 500 nghệ sĩ điện ảnh toàn quốc.
Ông nói rất kỹ, rất mạnh mẽ, rất sâu sắc về cách thức quản lý, lãnh đạo văn nghệ: “Ðừng bắt anh em văn nghệ sĩ phải chui qua một cái lỗ kim, theo một khuôn mẫu có sẵn...”.
Lại biến khỏi màn hình!
Không ai ngờ, chỉ vài ba tháng sau kể từ khi Thủ tướng Phạm Văn Ðồng can thiệp, Hà Nội trong mắt ai lại biến khỏi màn ảnh. Chỉ biết là không được chiếu, bị cấm. Cứ thế mà thi hành. Chẳng ai trả lời cho có đầu có đuôi, cho ra ngọn ra ngành.
Ðối với một tác phẩm hay tác giả, lệnh cấm có thể là một biên bản hội nghị hẳn hoi được truyền đạt nội bộ, hoặc có khi chỉ là một câu nhắn nhe, một cú phôn và thường là không thời hạn...
Giờ đây khi thì trả lời phỏng vấn, khi thì trên diễn đàn, tôi đã nói lời gan ruột: tôi chẳng hào hứng gì phải nhắc lại cái thời làm phim Hà Nội trong mắt ai, tôi cũng không muốn xem lại bộ phim và kể lại những chuyện lằng nhằng vinh nhục xảy ra sau đó nữa.
Bởi nhiều lẽ:
- Chuyện này ai cũng biết rồi, nói đi nói lại thành lắm lời.
- Ba mươi năm qua rồi, xem lại thấy ngượng về nghề, về thủ pháp, chẳng có ấn tượng gì đáng kể, chỉ là những cảnh đơn sơ lắp ghép lại, được dẫn dắt bởi lời bình mang tính ẩn dụ.
- Cuốn phim quay bằng phim nhựa ORWO color 35mm màu sắc phai nhạt, xước xát, chẳng còn một bản nào nghiêm chỉnh đủ tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Phần kết phim đã bị sửa một cách ngớ ngẩn. Thời ấy trong một tình thế lúc nào cũng có thể bị bắt, tôi đã phải thêm vào một đoạn cuối cảnh quảng trường Ba Ðình vào những ngày lễ lạt. Toàn bộ đoạn ấy xuất hiện trong phim nằm ngoài ý muốn của tôi.
Tôi muốn nói thêm rằng bộ phim này nổi tiếng không phải vì thông tuệ hoặc hay ho tài giỏi gì mà vì nó gây ra sự tranh cãi ồn ĩ một thời gian dài. Người ta đã chen nhau xếp hàng mua vé đi xem chỉ vì nó... bị cấm, bị đưa lên thớt, bị quy thành vấn đề chính trị: chống Đảng, dạy Đảng cầm quyền, kêu gọi mọi người xuống đường, sau lưng đạo diễn là một lực lượng chính trị...
Chung quy nó nổi tiếng vì sự đa nghi thái quá, mẫn cán thái quá của một số người có chức quyền thời đó.
Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh: Chỉ thế này thôi, tại sao lại cấm?
Thế rồi phải mấy năm sau, ngày 15-12-1986 Ðại hội VI khai mạc. Ông Nguyễn Văn Linh được bầu là tổng bí thư.
Ðây là một đại hội vô cùng quan trọng, nó quyết định cho sự đổi mới và đã nêu ra những khẩu hiệu:
“Nhìn thẳng vào sự thật, phản ánh đúng sự thật, đánh giá đúng sự thật”.
“Hãy cởi trói cho văn nghệ sĩ”.
“Văn nghệ sĩ hãy tự cứu mình trước khi trời cứu”.
“Ðừng bẻ cong ngòi bút, phải viết cái điều mình nghĩ”.
Có một nghị quyết vô cùng quan trọng đối với giới văn nghệ sĩ trí thức lúc đó là nghị quyết 05 của Trung ương Ðảng Cộng sản Việt Nam về lãnh đạo, quản lý văn hóa văn nghệ với nội dung sửa đổi, chấn chỉnh lề lối, cách thức lãnh đạo trong lĩnh vực văn hóa văn nghệ.
Tháng 5-1987 ông Nguyễn Văn Linh trực tiếp xem phim Hà Nội trong mắt ai. Ông rất ngỡ ngàng vì những đồn thổi bấy lâu nay về bộ phim.
Ông thành thật hỏi chúng tôi:
- Bộ phim này nó chỉ có thế thôi à các anh?
- Vâng, bộ phim nó chỉ có thế thôi ạ!
- Nếu chỉ có thế này thôi thì tại sao lại cấm? Hay vì trình độ có hạn mà tôi không hiểu được?
Câu nói giản dị ấy làm tôi xúc động và bị ám ảnh mãi tận sau này. Tiếp đó ông đã cho tổ chức chiếu lại Hà Nội trong mắt ai ở hội trường Nguyễn Cảnh Chân, mời những người có trọng trách, những người lãnh đạo văn hóa văn nghệ, phụ trách các hội văn học nghệ thuật đến xem và bỏ phiếu thuận hay chống.
Tất cả đã bỏ phiếu thuận. Có nghĩa là bộ phim sẽ được ra công chúng.
Ngày 26-9-1987, Văn phòng Trung ương đã ra văn bản yêu cầu Ban Văn hóa văn nghệ, Ban Tuyên huấn, Bộ Văn hóa công chiếu phim Hà Nội trong mắt ai.
Ngày 7 và 8-10-1987, ông Nguyễn Văn Linh tổ chức một cuộc họp với hơn 200 văn nghệ sĩ, trí thức lớn ở hội trường Nguyễn Cảnh Chân.
Mở đầu hội nghị, ông nói: “Các đồng chí, hôm nay mời các đồng chí đến đây để các đồng chí bộc bạch, kể cho nghe tất cả những quan tâm, những sự trăn trở trước đường lối, trước những cách thức đối với văn hóa văn nghệ để chúng ta có thể làm việc một cách tốt hơn với nhau. Tôi đến đây để nghe chứ không phải đến đây để nói...”.
Sau đó ông ngồi xuống và bắt đầu nghe mọi người nói. Thời kỳ đó còn có những cây đại thụ như Nguyễn Khắc Viện, Cù Huy Cận, Nguyễn Ðình Thi,... tất cả những văn nghệ sĩ trí thức lớn nhất của phía Bắc, các nhà nghiên cứu đều có mặt.
Buổi họp đầu tiên (7-10-1987) chuông reo, nghỉ giải lao, mọi người tản ra sân. Tôi đang nói chuyện với nhà văn Nguyễn Khải. Trong bộ phim Chuyện tử tế, tôi có dẫn những câu chữ của Nguyễn Khải nhưng tôi không nói hẳn ra là của ông. “Một nhà văn từng viết: con người là một sinh vật không bao giờ chịu sống thúc thủ, nó luôn muốn vươn tới cái tuyệt vời, cái vô biên, cái vĩnh cửu là những mục tiêu mãi mãi không bao giờ đạt tới”. Thời gian đó Chuyện tử tế chưa được công chiếu, tôi mới chỉ thì thầm cảm ơn ông Nguyễn Khải.
Lưu Quang Vũ đến bên và nói: “Ông Nguyễn Văn Linh bảo mình gọi cậu ra nói chuyện một tí”.
Tôi ra gặp và chụp ảnh chung với ông Nguyễn Văn Linh, Trần Ðộ, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Văn Hạnh... Ông Nguyễn Văn Linh nói với tôi:
- Ðến bây giờ tôi đã hiểu tại sao người ta cấm bộ phim ấy.
Có thể thấy việc này đã ám ảnh ông đến như thế nào (ông xem bộ phim này từ tháng 5-1987!).
Ông nói:
- Tôi đề nghị anh nên làm tập 2.
Nghe ông nói vậy, tôi đã nghĩ đến phải làm cái gì rồi.
Khi đó, bộ phim Chuyện tử tế đã làm xong cũng để đấy bởi vì bộ phim Hà Nội trong mắt ai vẫn bị cấm. Không có cách gì để quảng bá Chuyện tử tế hoặc mang bộ phim này ra để duyệt, để phát hành và công chiếu được. Chuyện đó là không tưởng. Còn bây giờ là thời cơ!
Tan họp, tôi về hãng phim gặp họa sĩ Trịnh Quang Vũ, nhờ anh viết thêm cho tôi chữ “Tập 2” dưới cái tên Chuyện tử tế, ngụ ý đây là tập 2 của Hà Nội trong mắt ai được làm theo ý của Tổng bí thư. Tôi rất biết làm thế là không phải với ông Nguyễn Văn Linh, nhưng tình thế buộc tôi phải hành xử như vậy. Tôi nghĩ việc cầm cân nảy mực quốc gia đại sự là việc của bề trên, còn việc làm phim như thế nào là bổn phận của chúng tôi. Như vậy là nhờ cái vía của ông Linh mà Chuyện tử tế ra đời, tồn tại và lang thang khắp nơi khắp chốn...
“Hồi Hà Nội trong mắt ai bị cấm, một lần sau khi chiếu phim cho gia đình đại tướng Võ Nguyên Giáp tại xưởng phim tài liệu. Xem xong, đang ngồi uống trà thì mất điện, trời đã chạng vạng tối, đại tướng đứng với tôi rất lâu, ông hỏi: “Mất ngủ lắm hả?” rồi choàng tay ôm, vỗ vỗ vào lưng tôi và nói: “Cuộc sống là mẹ của chân lý”...”.
Một câu nói dễ hiểu và dễ trơn tuột đi với những người vô tâm hoặc nông cạn, nhưng chỉ có những người đã qua nhiều trải nghiệm trên đường đời mới hiểu được sâu sắc và càng trải nghiệm thì càng hiểu sâu sắc hơn. Hẳn là trong câu nói đó có cả trải nghiệm của chính vị tướng già sau bao năm chinh chiến.
Trần Văn Thủy
Kỳ tới: Chuyện tử tế tìm người tử tế
(Tuổi trẻ)