Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2013

Thất bại lớn đối với Tổng Bí thư tại Hội nghị Trung ương 7 ???

Thất bại lớn đối với Tổng Bí thư tại Hội nghị Trung ương 7

Cuộc bỏ phiếu tại  Trung ương tối khuya vừa qua rất gay cấn với sự kiên trì tới phút chót của Tổng Bí thư, với sự thao túng rất lộ liễu của các nhóm lợi ích. Kết quả cho thấy nhóm lợi ích đã một lần nữa chiến thắng. Nguyễn Bá Thanh vẫn là anh Trung ủy nói chẳng ai nghe, đe chẳng ai sợ. Hội nghị Trung ương 7 báo trước Việt Nam đang bị các nhóm lợi ích dẫn dắt đi vào những thác ghềnh vô cùng nguy hiểm trước sự bất lực của Đảng và của Tổng Bí thư.
Suốt mấy kỳ Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã kiên trì công tác xây dựng Đảng, chống tham nhũng, bài trừ nhóm lợi ích. Để hiện thực hóa các sách trên, ông đã thiết kế một số bước đi quan trọng trong đó có việc tái lập Ban Nội chính và đưa Nguyễn Bá Thanh ra HN làm trưởng ban.
Việc ông Thanh ra HN ngay lập tức khiến các nhóm lợi ích đả phá kịch liệt. Khó khăn, bão tố nổi lên ngay từ khi xây dựng cơ cấu, chức năng quyền hạn nhiệm vụ của Ban Nội chính. Một yếu tố quyết định nữa là Trưởng ban phải nằm trong Bộ Chính trị thì tiếng nói chỉ đạo mới đủ mạnh. Ủy viên Trung ương làm gì được ngồi vào chiếu BCT, nói ai nghe. Hơn nữa, nếu Trưởng Ban Nội chính không nằm trong BCT, tiếng nói của Tổng Bí thư về trong sạch đội ngũ/chống tham nhũng sẽ trở thành vô cùng lạc lõng.
Cuộc bỏ phiếu tại  Trung ương đêm qua rất gay cấn với sự kiên trì tới phút chót của Tổng Bí thư, với sự thao túng rất lộ liễu của các nhóm lợi ích. Kết quả cho thấy nhóm lợi ích đã một lần nữa chiến thắng. Nguyễn Bá Thanh vẫn là anh Trung ủy nói chẳng ai nghe, đe chẳng ai sợ. Sau Hội nghị này, Bá Thanh vĩnh viễn chỉ là anh chàng cạo giấy quèn tại HN mà thôi.
Số phận của Tổng Bí thư cũng không hơn. Dấu ấn trong sạch đội ngũ, chống tham nhũng của cụ Trọng đang đi dần tới chỗ bế tắc hoàn toàn. Cụ Tổng thực sự mệt mỏi và bất lực. Nguy hiểm hơn, thất bại tại Hội nghị này sẽ dẫn tới đấu đá, xâu xé nội bộ khốc liệt trong nhiều cơ cấu nhân sự tới đây, đặc biệt là chức danh Tổng Bí thư nhiệm kỳ tiếp, thậm chí thời gian tới (nếu cụ Tổng buông chèo giữa nhiệm kỳ).
Chỉ ít giờ nữa, báo chí nhà nước lại đồng loạt đăng những thành công, những cú ôm hôn, những nụ cười nhăn nhở. Tuy nhiên, kết quả bầu bán tại Hội nghị Trung ương 7 báo trước Việt Nam đang bị các nhóm lợi ích dẫn dắt đi vào những thác ghềnh vô cùng nguy hiểm trước sự bất lực của toàn Đảng và của Tổng Bí thư.
Việc sập tường đình làng của Tổng bí thư trước Hội nghị 7 quả thực là điềm rất gở.
Kết quả bỏ phiếu bổ sung BCT tối khuya vừa qua: ông Thiện Nhân, bà Kim Ngân trúng. Các ông Bá Thanh, Vương Đình Huệ: trượt.
Hội nghị Trung ương 7 kết thúc phần bầu bán bổ sung BCT và Ban Bí thư và chuyển sang những nội dung tiếp theo của chương trình làm việc trong sự chán nản, mệt mỏi, bất lực của Tổng Bí thư và sự hả hê của các nhóm lợi ích.

Những con rận ở trong quần

Ðọc các tin tức về hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp Hành Trung Ương đảng Cộng Sản Việt Nam đang diễn ra ở Hà Nội, bỗng nhiên lại nhớ đến một đoạn văn trong Tấn Thư. Ðoạn văn nay nói về “Những con rận ở trong quần,” phê bình thái độ và hành vi của những người thuộc loại “hủ nho,” chỉ sống trong các giáo điều rỗng tuếch trong lúc xã hội băng hoại, kinh tế suy sụp, đạo lý suy vi, không còn ai tin vào một trật tự tinh thần nào nữa.
Theo báo Người Lao Ðộng, Hội nghị Trung ương Bảy đang “xem xét, quyết định các vấn đề lớn” của nước Việt Nam, trong đó có vụ “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị; Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; Sơ kết 1 năm thực hiện nghị quyết trung ương 4; Quy hoạch cán bộ cấp chiến lược...” Ðọc bản chương trình nghị sự này, điều đáng chú ý không phải là quý vị ủy viên trung ương đảng sắp bàn những chuyện gì. Ðáng kinh ngạc nhất là những chuyện họ không bàn!

Bài diễn văn khai mạc của ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đưa ra một thực đơn sáu món, trong đó không có món nào liên quan đến những vấn đề sôi bỏng của đất nước! Kinh tế chậm lụt, không. Tham nhũng lộng hành, không. Trẻ em thất học, sinh viên ra trường thất nghiệp, cũng không. Tất nhiên họ không bàn về bản án xử ông Ðoàn Văn Vươn, nhưng cũng không hề nói câu nào đến vấn đề quyền sử dụng ruộng đất của nông dân, không nghĩ tới những oan khuất của đồng bào Dương Nội, Vụ Bản, vân vân. Không một câu nào nhắc tới mối đe dọa của Trung Quốc trên biển Ðông với những hành động gây hấn trắng trợn.

Hội nghị Trung ương Bảy không màng đến những vấn đề đó; nhất là vấn đề quốc phòng. Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản làm như không hề biết đến “cuộc chiến tranh tàng hình” mà giới lãnh đạo Bắc Kinh đang thực hiện trong vùng Ðông Nam Á. Xin quý vị độc giả đọc Lê Phan trên nhật báo Người Việt, giới thiệu bài “China's stealth wars of acquisition” của Brahma Chellaney trên nhật báo Japan Times ngày 29 Tháng Tư, 2013. Brahma Chellaney đã vạch ra những chiến thuật chiến tranh tàng hình của Bắc Kinh; sử dụng khí cụ chiến tranh rất đa dạng. Họ lập các đập trên thượng nguồn các sông chảy qua vùng Ðông Nam Á để sau này sẽ kiểm soát cả nguồn sống lúa gạo của các nước phía dưới. Họ dùng từ chiến tranh kinh tế cho đến việc thành lập một loạt các chiến binh trá hình (stealth warriors) núp bóng dưới các cơ quan bán quân sự, như hải giám, ngư chính và cơ quan quản trị hải dương. Chellaney nhắc lại Mao Trạch Ðông vẫn tâm đắc một quy tắc của Tôn Tử: “Khuất phục được địch thủ mà không cần đánh trận mới là chiến lược tối hảo.”

Thay vì lo suy nghĩ về mối nguy hiểm mà nước Việt Nam đang phải đối đầu, trung ương đảng sẽ họp nhau 10 ngày để bàn những vấn đề có thể nói là “chuyện nội bộ,” trong đảng với nhau, dân chúng sống thế nào, an ninh của đất nước sẽ ra sao, họ không cần bàn tới. Thái độ đó không khác gì các hủ nho tiếp tục ngồi rung đùi bàn những câu “chi, hồ, giả, dã” trong lúc dân chúng ở Lạc Dương, kinh đô nhà Tấn đang chết đói và các đạo quân Ngũ Hồ đang đe dọa ngoài biên ải.

Nhà báo tự do Người Buôn Gió đã nhận xét về bài diễn văn của Nguyễn Phú Trọng và “dịch nghĩa ra,” cho người bình dân hiểu các câu văn đầy “chi, hồ, giả, dã” trong bài diễn văn rỗng tuếch đó. Người Buôn Gió tóm tắt rằng: Lần họp này đảng sẽ chỉ bảo ban nhau, không có ai bị đe dọa kỷ luật hay xử lý hết; nhân sự chủ chốt từ nay đến 2016 chả có gì thay đổi, ai nguyên vị trí đấy; nhưng sẽ có thêm nhiều dư luận viên, tuyên truyền viên để “dân vận”; và chắc chắn sẽ giữ nguyên điều 4 hiến pháp bằng mọi giá.

Muốn thưởng thức phong cách văn chương “chi, hồ, giả, dã” của bọn hủ nho thời nay, quý vị chỉ cần đọc bất cứ một đoạn nào trong bài diễn văn khai mạc của ông Nguyễn Phú Trọng. Thí dụ, ông dặn dò các ủy viên trung ương thế này: “Tinh thần chung là phải... kiên trì những vấn đề có tính nguyên tắc, thuộc về bản chất của chế độ chính trị và nhà nước ta, tiếp tục khẳng định nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, do đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nòng cốt là liên minh giai cấp công-nông và đội ngũ trí thức...”

Toàn những chữ nghĩa viển vông nghe đã chán lỗ tai. Nếu quý vị đã ù tai, thì xin nhảy qua đọc đoạn dưới. Nếu chưa, thì xin đọc tiếp; chúng tôi hứa sẽ không trích dẫn nhiều. Tới một đoạn khác, ông Nguyễn Phú Trọng tự thú nhận “Vai trò lãnh đạo của cấp ủy và tổ chức đảng chưa được phát huy đầy đủ; hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước chậm được nâng cao; việc đổi mới tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động của Mặt Trận Tổ Quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội chưa mạnh, tình trạng ‘hành chính hóa’ chậm được khắc phục...” Nếu còn sức, xin đọc tiếp văn chương của ông Nguyễn Phú Trọng: “Chúng ta cần xác định đúng mục tiêu, yêu cầu, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo và nhiệm vụ, giải pháp để đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới...”

Ðọc tất cả các khẩu hiệu ròn tan, những “phát huy,” “nâng cao,” “khắc phục;” từ 60, 70 năm nay, người dân và các đảng viên nào không thấy chán ngấy thì chắc tai đã điếc rồi. Nhưng thế nào sau hội nghị họ cũng sẽ còn “tổng kết” bằng cách nhắc lại các chữ tương tự, nghe kêu oang oang nhưng hoàn toàn viển vông và rỗng tuếch. Quang cảnh giống hệt như các hủ nho đời Tấn thời xưa ngồi rung đùi bàn nhau các “chữ nghĩa thánh hiền!” Họ làm như không biết tất cả các khẩu hiệu trong “kinh điển” đã cạn hết ý nghĩa và mất hết hiệu lực. Bởi vì dân phải nghe nhiều quá đã hết tin. Ngay đến những kẻ cầm quyền cũng không còn ai nghe và chắc chắn không ai làm theo nữa. Trong lúc đó dân chúng lo chết đói, nước đang lâm nguy vì nạn ngoại xâm.

Chính vì vậy mà trong khi đọc bài diễn văn của ông Nguyễn Phú Trọng, phải nhớ ngay đến một đoạn văn trong Tấn Thư, tức lịch sử triều đại nhà Tấn ở bên Tàu (265-420). Từ gần một thế kỷ trước đó, nước Trung Hoa rơi vào một thời kỳ khủng hoảng, dẫn tới hỗn loạn, tan rã. Cảnh suy đồi bắt đầu từ năm 184 khi dân đói nổi lên gây Loạn Khăn Vàng, trải qua thời Tam Quốc, sang đến nhà Tấn, Loạn Ngũ Hồ, Nam Bắc triều, vân vân; kéo dài cho đến năm 589 khi nhà Tùy thống nhất Trung Quốc trở lại.

Trong thời gian đó, các hủ nho ở nước Tàu vẫn không tỉnh giấc trước cảnh xã hội suy đồi. Họ vẫn tiếp tục nói những chuyện viển vông nhưng đầy chữ nghĩa thánh hiền nhưng không dính gì đến đời sống thực. Có người so sánh họ giống như “những con rận,” giống vật ký sinh không bao giờ dám rời khỏi “cái quần giáo điều”. Tấn Thư ghi lại những lời phê phán như sau: “Các ông có bao giờ thấy một con rận sống trong cái quần hay không? Nó chạy từ một đường chỉ khâu, trốn vào lỗ rách trong miếng vải độn, và nó coi đó là ngôi nhà êm ấm của mình. Khi dạo quanh, nó cũng không dám (chệch hướng) ra bên ngoài cái đường khâu; khi di chuyển nó không dám chui ra khỏi phạm vi của cái quần (ý thức hệ). Nhưng nó vẫn tự coi cuộc đời như thế là mãn nguyện lắm rồi. Khi đói, nó cắn người ta, coi cái anh chàng mặc quần đó là một nguồn tài nguyên vô tận cho nó hưởng. Nhưng rồi lửa bốc từ trên đồi lan xuống đốt trụi các làng mạc. Con rận bị cháy, đành chịu chết trong cái quần (giáo điều) vì không thể thoát ra được. Quý vị “quân tử” đang sống gói kín trong thế giới của mình, hãy ngẫm xem mình có giống con rận sống trong cái quần hay không?” (Tấn Thư, chương 49)

Xin quý vị ủy viên trung ương đảng đang họp ở Hà Nội tha lỗi; mục này không có ý so sánh quý vị giống như những con rận. Vì người viết không quen biết ai trong số hàng trăm vị đang nhóm họp, không có ý nói xấu bất cứ cá nhân nào. Nhưng đọc bài văn chương đầy khẩu hiệu của ông Nguyễn Phú Trọng thì không thể nào không nhớ đến đoạn Tấn Thư trên. Cách ví von trong bài không nhắm vào một cá nhân hay tập thể nào cả; mà chỉ nói về một hiện tượng chung trong lịch sử nước Tàu. Nghe cho biết để tránh đừng để tái diễn, tiếp tục diễn mãi trong lịch sử nước ta.

Hội đồng Hiến pháp - nhu cầu và dự báo tính khả thi
 Sau khi được lập ra, để Hiến pháp được chính quyền và người dân tôn trọng, nước ta cần tới những thể chế bảo hiến.
Chủ quyền của nhân dân được bảo vệ tốt nhất bằng cách phân chia và kiểm soát các nhánh quyền lực công cộng, nôm na gọi là phân chia và chế ước quyền lực, tránh dồn quyền lực cho những thế lực độc tài, toàn trị, không để cho ai kiểm soát. Đó là một nguyên tắc cổ điển. Trong lịch sử hiến pháp Việt Nam, dấu ấn của phân quyền và chế ước đã xuất hiện sớm trong bản Hiến pháp năm 1946. Có thể so sánh vị thế của Chủ tịch nước với Nghị viện nhân dân theo Hiến pháp 1946 để làm rõ ý này. Các bản Hiến pháp 1959, 1980, 1992 về sau đi theo mô hình Hiến pháp Xô viết, không thực hiện chủ thuyết tam quyền phân lập. Mãi đến 2001, bản Hiến pháp mới dè dặt sửa thêm rằng, quyền lực nhà nước cần có sự phân công và phối hợp giữa các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 thì bổ sung rằng, quyền lực cần được kiểm soát.
Như vậy, ý niệm về phân chia và kiểm soát các quyền lực công cộng nhằm bảo vệ dân quyền đã xuất hiện sớm trong lịch sử hiến pháp Việt Nam. Sau nhiều thập niên vắng bóng, ngày nay, nguyên lý ngày xưa ấy đang được phát minh lại, hy vọng đem lại một cách tiếp cận mới, giúp tổ chức các cơ quan quyền lực ở Việt Nam một cách hiệu quả, làm đúng phận sự, chức năng hơn, giúp cho bộ máy chính quyền hiệu năng hơn, chịu trách nhiệm giải trình rõ ràng hơn trước nhân dân.
Từ hơn 10 năm trở lại đây, tình hình nghiên cứu các mô hình và bài học nước ngoài về thể chế bảo hiến trên các diễn đàn hoạch định chính sách và hàn lâm ở Việt Nam cũng đã trở nên sôi nổi, bàn luận đủ mọi khía cạnh. Cuộc bàn tới bàn lui đã nhiều tới mức, mượn cách diễn đạt của nguyên Bộ trưởng Trần Xuân Giá khi kể về hành trình soạn Luật Doanh nghiệp 1999, “sau khi nghe đủ ý kiến mọi người, bây giờ người Việt Nam phải làm theo ý mình”, hoặc trao quyền cho Tòa án tối cao có thẩm quyền bảo hiến theo mô hình Hoa Kỳ, hoặc thành lập một Tòa án hiến pháp như một thiết chế chính trị đặc tụng theo mô hình Đức, hoặc thiết lập một Hội đồng hiến pháp phỏng theo mô hình của người Pháp. Ngoài ra, các nhà hoạch định chính sách Việt Nam cũng có thể phát minh ra một mô hình thể chế mới mang màu sắc Việt Nam và hy vọng thể chế ấy sẽ vận hành được.
Trong một nghiên cứu mang tính toàn cầu, rất công phu, song mang âm hưởng bi quan u ám, vài năm trước đây GS Weingast của Đại học Stanford chỉ ra rằng, trong gần 200 quốc gia ngày nay, dù chính quyền nào cũng tuyên bố thượng tôn pháp quyền, chính quyền nào cũng tuyên bố là của dân, do dân, vì dân; song những chế độ pháp quyền thực sự, nơi có một thiết chế tài phán bảo vệ hiến pháp như một khế ước kiểm soát quyền lực công cộng, thì không thật nhiều, thực ra chỉ đếm được không quá 20 quốc gia là thực sự có chế độ pháp quyền với nền tài phán hiến pháp hiệu quả[1]. Bạn đọc có thể không bi quan như Weingast, song nếu coi Tòa bảo hiến tựa như chiếc vương miện của nhà nước pháp quyền (Krönung des Rechtsstaats) như người Đức thường bảo, các nước đang phát triển có thể dễ dàng vay mượn chiếc vương miện ấy đưa vào xứ mình, song cái vương miện được vay mượn ấy có tỏa sáng quyền uy và hào quang nuôi niềm tin của dân chúng vào công lý, vào nơi cuối cùng bảo vệ dân quyền hay không, đó mới là điều thực sự cần bàn.
Theo chúng tôi, quyết định lựa chọn một trong vô số mô hình đã là khó, song làm thế nào để mô hình được chọn đó sống, hoạt động hiệu quả trong bối cảnh kinh tế, chính trị và văn hóa Việt Nam mới là điều khó gấp bội. Đây cũng là một ẩn số chưa được nghiên cứu đầy đủ, tựa như Fukuyama ví nó như một cái hộp đen, hiệu lực của thể chế nhà nước, trong đó có tài phán bảo hiến ở các quốc gia rất khác nhau, có quốc gia thành công, song phần lớn các nước đang phát triển đều khó du nhập được các thể chế nhà nước hiệu năng, trừ vài ngoại lệ là Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore[2].
Sau khi quan sát kinh nghiệm quốc tế, một điều đáng suy nghĩ đối với chúng ta sẽ là, cần rút ra những bài học vì sao tài phán bảo hiến đã thành công ở Đức, phần nào đó ở Hàn Quốc, và nếu du nhập một mô hình như vậy vào Việt Nam, điều kiện bảo đảm thành công phải gồm những gì?
Mầm mống về nhà nước pháp quyền ở Đức chắc là đã có từ rất sớm, Cộng hòa Weimar chắc phải được xem là một nền cộng hòa dân chủ với hệ thống tư pháp độc lập và chuyên nghiệp, ấy vậy mà sau năm 1933, cũng bộ máy tòa án ấy đã trở thành công cụ trong tay nhà nước phát xít, đàn áp mọi quyền dân chủ của người dân, đẩy xứ sở này vào tình trạng một quốc gia không có công lý, như người Đức thường bảo là Unrechtsstaat. Tòa án Hiến pháp Đức, như người Đức thường tự hào, không phải là phát minh sau Đại chiến thế giới. Dù có truyền thống như thế, song quả thực ý nghĩa chính trị đáng kể của nó chỉ có được sau Đại chiến thế giới thứ hai. Dường như để một thiết chế như tòa án hiến pháp vận hành, cần có rất nhiều tiền đề về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và các yếu tố khác, điều đáng tiếc ít được các nhà luật học cho là quan trọng để nghiên cứu.
Thì cũng thế, theo hiểu biết của chúng tôi, Nam Hàn nhiều năm sau cuộc chiến tranh Triều Tiên, thậm chí đến cuối những năm 80 của thế kỷ XX, vẫn không thể được gọi là một chế độ dân chủ. Chỉ khi các điều kiện chính trị, kinh tế và xã hội đạt tới một mức độ nào đó, nhu cầu cho sự ra đời của một thiết chế bảo hiến và nhu cầu duy trì thiết chế ấy hoạt động thực sự hiệu quả mới hình thành.
Cũng như mọi thiết chế xã hội khác, người ta thường quan tâm tới các khía cạnh cung và cầu cho sự ra đời của một thế chế, ví dụ như thiết chế bảo hiến. Nếu nhìn nhận như vậy, ở Việt Nam hiện thời chúng ta phải thảo luận nhu cầu cần đến một thiết chế bảo hiến đã thực sự cấp bách hay chưa? Một thiết chế như vậy ra đời để bảo vệ ai, để thực thi chức năng và sứ mệnh gì, nó có vai trò gì trong nền chính trị nước ta? Bảo hiến trước hết là một thiết chế chính trị, trong vô vàn những dây mơ rễ má kiến tạo nên cân bằng chính trị của quốc gia chúng ta, liệu đã tới thời điểm chúng ta cần thêm một thiết chế mới hay chưa? Đó là cuộc thảo luận về nhu cầu.
Đặc biệt sau Đại hội Đảng XI, người Việt Nam đã nhận thấy nhu cầu bức bách của kiểm soát quyền lực, nhất là quyền lực của Chính phủ và bộ máy hành pháp. Dường như mong ước phân công và kiểm soát quyền lực giữa Chính phủ, Quốc hội, các cơ quan của Đảng và hệ thống chính trị đã phần nào được thể hiện trong Bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Thậm chí, mong ước giám sát quyền lực của Đảng Cộng sản, đặt hoạt động của Đảng dưới sự giám sát của nhân dân cũng đã được thể hiện. Như vậy, rõ ràng nhu cầu về bảo vệ Hiến pháp như một luật chơi giữa các thành tố chính tạo nên quyền lực công cộng trong quốc gia đã xuất hiện và được thể hiện trong Điều 120 của bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. 
Về phía cung, chúng ta có nhiều mô hình, với những thiết kế và chức năng đã khá rõ ràng. Các kiến thức, hiểu biết về mô hình có thể dễ dàng đào tạo và chuyển giao, song để giới chính trị, các thế lực kiểm soát các nguồn lực và người dân ở đất nước chúng ta từ làm quen tới chấp nhận; từ dần dần tin tưởng cho tới kính trọng và đặt niềm tin ở những thiết chế mới như cơ quan bảo hiến, cho nó sự chính danh để đóng một vai trò đáng kể trong đời sống chính trị ở nước ta, mới khó khăn hơn nhiều.
Trong các mô hình, rõ ràng mô hình Tòa bảo hiến theo kinh nghiệm của người Đức hoặc nới rộng quyền cho Tòa án tối cao theo kiểu Mỹ dường như kém hấp dẫn với người soạn thảo Hiến pháp Việt Nam, bởi hệ thống tòa án Việt Nam nói chung hiện chưa có được sự kính trọng và uy tín xã hội để trở thành một thiết chế trung gian giảng hòa hoặc ban hành phán quyết khi cần thiết về các tranh chấp mang tính quyền lực xuất phát từ Hiến pháp.
Khả dĩ đúng là một thiết chế thử nghiệm mang tính Hội đồng tựa theo kinh nghiệm của người Pháp[3]. Hội đồng hiến pháp vừa là một diễn đàn hòa giải mang tính đại diện của các nhóm tinh hoa và ưu tú trong xã hội, vừa có thể là một cơ quan có ít nhiều quyền tài phán để giải thích Hiến pháp hoặc quyết định về các tranh chấp Hiến pháp. Sự lựa chọn và dè dặt của Ban soạn thảo (xem Điều 120 Dự thảo), theo chúng tôi, là có căn cứ. Quy định kiểu này hiển nhiên là rón rén và lừng khừng, song là một phép thử cần thiết. Tuy nhiên, chúng tôi xin có một số bình luận về mô hình dự kiến của Hội đồng Hiến pháp như sau:
Thứ nhất, nên thiết kế Hội đồng Hiến pháp như một cơ quan của Hiến pháp, một diễn đàn giữa các nhánh quyền lực ở trung ương và địa phương, chứ không nên thiết kế Hội đồng này như cơ quan của Quốc hội. Nếu là cơ quan của Quốc hội, như quy định tại Khoản 1 Điều 120 Dự thảo, Hội đồng này chỉ có thể là cơ quan giúp việc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, bởi lẽ chức năng giải thích Hiến pháp theo truyền thống mô hình Xô viết từ xưa cho đến nay thường được trao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội (xem Khoản 2, Điều 79 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp). Nếu là cơ quan giúp việc cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì không nên quy định vào Hiến pháp, vì Hội đồng này không phải là một thể chế bảo hiến, không xứng tầm của một vấn đề Hiến pháp. Vì lẽ đó, nếu mạnh dạn theo mô hình của người Pháp, cần làm cho Hội đồng này là một cơ quan của Hiến pháp, tách ra khỏi Quốc hội.
Thứ hai, để thiết chế này hoạt động, về thành phần Hội đồng Hiến pháp, các chức năng, thẩm quyền, quy trình lựa chọn và nhiệm kỳ, cũng nên học theo thiết kế của người Pháp, ví dụ lựa chọn nhiệm kỳ các thành viên Hội động chí ít là 9 năm, vênh với nhiệm kỳ Quốc hội, nên có một số ủy viên đương nhiên, ví dụ các cựu tổng bí thư của Đảng và/hoặc cựu Thủ tướng Chính phủ có thể nên là ủy viên đương nhiên. Nếu Hội đồng gồm 9 ủy viên, nên có một cơ chế phân bổ ủy viên đa dạng, ví dụ dành 1/3 cho Quốc hội bầu, 1/3 do Chính phủ chỉ định, và 1/3 nên dành cho Mặt trận bầu, chọn lấy đại diện từ giới tinh hoa, đại diện cho những lực lượng xã hội ngoài bộ máy nhà nước.
Thứ ba, như nhiều lần dự báo, Hội đồng Hiến pháp sẽ là một thiết chế mang tính thử nghiệm, nó không thể dễ dàng có được sự chính danh, quyền lực và sự công nhận của xã hội, chí ít là trong vài thập niên tới. Trên thực tế, các xung đột lợi ích lớn liên quan đến thực thi quyền lực ở Việt Nam hiện vẫn đang được xử lý bởi các thiết chế của Đảng. Chúng tôi cho rằng, vào thời điểm hiện tại, chưa có đủ tín hiệu rõ ràng rằng Đảng Cộng sản tự nguyện chuyển giao từng bước các thẩm quyền từ Bộ Chính trị, Ban bí thư và các Hội nghị Trung ương trong giải quyết tranh chấp về lợi ích và quyền lực giữa Quốc hội, Chính phủ, hệ thống tòa án, cũng như tranh chấp lợi ích giữa chính quyền trung ương và địa phương cho một thiết chế có tên gọi là Hội đồng Hiến pháp.
Và cuối cùng, từng bước thay đổi thể chế ở quốc gia chúng ta - vì nhiều lý do - đều tương tác rất gần gũi với những gì diễn ra ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa[4]. Môi trường chính trị, thể chế văn hóa, xã hội, những điều kiện lịch sử có nhiều tương đồng vô tình đã đẩy tới những thiết chế xã hội và giải pháp tương đồng. Thiếu tòa án bảo hiến, song không vì thế mà chế độ pháp quyền ở Trung Hoa được đánh giá nghiễm nhiên là thấp, kể cả bởi Ngân hàng Thế giới (xem thêm đo lường về quản trị quốc gia của nhóm Kaufmann)[5]. Thêm một lần nữa, bạn đọc có thể không đồng ý với Kaufmann, không ai tin Trung Hoa là một chế độ pháp quyền, song chúng tôi e rằng cũng không ai dám khẳng định đó là một quốc gia không có công lý (Unrechtsstaat).
Có vẻ như có rất nhiều con đường hướng tới công lý, song hiểu biết của chúng ta về các tiền đề chính trị, kinh tế và xã hội để cho công lý trở thành một nhu cầu của đại bộ phận dân chúng và của giới tinh hoa cầm quyền quả thật còn rất sơ khai. Khi hiểu biết còn hạn chế, thì vừa đi và dò đường, Hội đồng Hiến pháp có thể là một sự lựa chọn dè dặt, không thể mong cơ quan này sớm có ảnh hưởng trên thực tế. Chỉ khi nhu cầu về chủ nghĩa lập hiến tăng thêm, chỉ khi giới tinh hoa cầm quyền phải chấp nhận trao thêm quyền cho những lực lượng độc lập, mang tính chuyên môn canh chừng Hiến pháp như canh chừng luật chơi giữa các thành tố nắm giữ quyền lực công cộng, chúng tôi cho rằng chỉ khi đó các thiết chế bảo hiến mới có ảnh hưởng đáng kể trong đời sống chính trị của người Việt Nam./.



[1] Barry R Weingast, Why Developing Countries Prove So Resistant to the Rule of Law, in James J. Heckman, Robert L. Nelson, Lee Cabatingan, Global Perspectives on the Rule of Law. (New York: Routledge-Cavendish, 2010).
[2] Francis Fukuyama, State-Buiding: Governance and World Order in the 21st Century, Cornell University Press, 2004.
[3] Chi tiết về Hội đồng Hiến pháp Cộng hòa Pháp, tham khảo: http://www.conseil-constitutionnel.fr/
[4] Joern Dosch et al, The Impact of China on Governance Structures in Vietnam, German Development Institute, 2008.
PGS, TS. Phạm Duy Nghĩa - Khoa Luật và Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.

CHẲNG LẼ DÂN PHẢI 'ĐẢNG VẬN' ?


* TS. TÔ VĂN TRƯỜNG
            BVB - Trong Diễn văn khai mạc Hội nghị Trung ương 7, TBT Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với nhân dân; quan liêu, tham nhũng, xa rời nhân dân sẽ dẫn đến những tổn thất khôn lường đối với vận mệnh của đất nước, của chế độ và của Đảng… Tình trạng phân hóa giàu nghèo, phân cực, phân tầng xã hội; những biến đổi về quan hệ lợi ích, hệ giá trị xã hội; sự cách biệt về kinh tế, xã hội… làm nảy sinh tiền đề của sự phân hóa về nhận thức, tư tưởng…"
..." Trong khi đó chúng ta lại chậm đổi mới, cụ thể hóa cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Sự phối hợp giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị có lúc, có nơi còn thiếu chặt chẽ. Trách nhiệm của cấp ủy và chính quyền trong công tác dân vận ở nhiều nơi bị xem nhẹ, chỉ dựa chủ yếu vào bộ máy hành chính và biện pháp hành chính”...
Thực chất, nói về vai trò, sức mạnh của nhân dân, nói vè công tác dân vận thì bao giờ cũng thấy hay và đúng. Những bài bản hầu như ai cũng thuộc lòng cả rồi. Nhưng nay, nhân Hội nghị Trung ương 7 có vấn đề bàn về  công tác dân vận, tôi có những ý kiến và luận giải như sau:
Còn nhớ 3 năm trước, trong bài viết “Cảm xúc tháng Tư” ngày 1/4/2010, tôi đã phân tích Thông báo số 316-TB/TW ngày 15-3-2010 của Bộ Chính trị các văn kiện công bố lấy ý kiến nhân dân gồm các dự thảo: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Chiến lược phát triển kinh tế-xã  hội 10 năm 2010-2020, và Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương khoá X. Trong đó, có đề cập phải sau hơn 6 tháng, nghĩa là đến 15-10-2010, các văn kiện mới được công bố để lấy ý kiến nhân dân. Như vậy, việc lấy ý kiến chỉ diễn ra trong vòng một tháng (từ 15 tháng 10 đến 15 tháng 11 năm nay) là quá muộn, dễ trở thành hình thức. Nếu phải chờ đến tận ngày 15/10 mới được góp ý với Đảng, chắc nhiều người không đủ kiên nhẫn, để nghiên cứu, suy nghĩ, vắt óc hiến kế trong khung cảnh hẹp cả về thời gian và cả lòng tin vào lãnh đạo.
Người dân tích cực, hào hứng, tham gia đóng góp ý kiến với Đảng chỉ khi có lòng tin của họ và mong muốn của Đảng được xây dựng trên nền tảng dám nhìn thẳng vào sự thật, thảo luận một cách công khai và dân chủ cùng với cả nước để tìm lối đi cho đất nước. Phát huy dân chủ là tạo cơ chế để người dân, đặc biệt giới trí thức tham gia vào mọi mặt của cuộc sống, nhất là phản biện xã hội. Phản biện cần phải được thực hiện trong quá trình hình thành, tạo ra cơ chế, đường lối, chính sách chứ không phải sau khi đã ban hành để tránh không còn phải xé rào! Ngay khi tổng kết rút kinh nghiệm Đổi mới từ năm 1986 người dân đã được biết qua bài viết của GS Đặng Phong cho đến nay vẫn còn nguyên tính thời sự “Những cuộc điều tra thăm dò khách quan, vai trò của báo chí, vai trò của Quốc hội, các cơ quan nghiên cứu độc lập đã không có điều kiện để phát huy hết hiệu quả. Có nơi, chúng chỉ mang nặng tính chất hình thức, như những vật làm cảnh hơn là những công cụ hữu hiệu của xã hội. Thay vào đó là một hệ thống những kênh thông tin khép kín, vừa chậm chạp, vừa nghèo nàn và méo mó. Trong nhiều trường hợp, sự méo mó đó cộng với quyền uy đã dẫn tới những sai lầm mang nặng tính chủ quan, duy ý chí, mà sau này Đại hội Đảng lần thứ VI đã kiểm điểm và phê phán nghiêm khắc.”
Có thể nhiều ý kiến của nhân dân, đặc biệt của các vị lão thành cách mạng, ít nhiều đã tác động đến những người có thẩm quyền, cho nên Ban chấp hành Trung ương mới công bố các dự thảo văn kiện trình đại hội Đảng XI sớm hơn 1 tháng so với thông báo trước đây.
Trong thời gian vừa qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng đã có nhiều người viết góp ý với Đảng tùy theo chỗ đứng, góc nhìn về những điều mình mong  muốn nhất hoặc thấy rõ nhất. Có nhiều  bài viết chỉ 1 đến 3 trang nhưng có bài viết công phu đến hơn 40 trang, rất tâm huyết, quan tâm, trăn trở lo lắng về vận mệnh của đất nước. Nhiều phân tích, đề xuất sắc sảo, thẳng thắn mang tính đột phá về tư tưởng và hành động của các vị lão thành cách mạng, cán bộ nghỉ hưu, cựu chiến binh, giới trí thức, tiếc rằng vẫn chưa được làm rõ nét trong Dự thảo văn kiện! Phải chăng do ngôn ngữ bất đồng theo nghĩa nói bằng thứ tiếng khác nhau hay là do các vấn đề liên quan về phương thức, cách thức lắng nghe tiếp thu ý kiến?! Theo thiển nghĩ của tôi, nếu tiếp tục cất công làm phép quy chiếu, đem so sánh kết cấu, từng câu chữ, để tranh luận tìm ra vài ý mới hay nhiều chỗ thụt lùi so với văn kiện cũ, chẳng giải quyết được vấn đề gì, bởi vì gò bó vào câu chữ sẽ bị cuốn theo lối mòn.
Dù có viết góp ý hay đến mấy cũng thế thôi khi mà cốt lõi của vấn đề là người ta viết văn kiện vẫn theo lối tư duy, thói quen xưa nay là  “ý Đảng, lòng Dân” vừa không chuẩn, vừa quá cảm tính. Thực ra,  phải đặt ngược lại: Nguyện vọng của nhân dân phải trở thành ý chí của Đảng.  Nhận thức là cả quá trình, tiếc thay cho đến tận ngày nay, người ta vẫn coi câu khẩu ngữ  “ý Đảng, lòng Dân” như sự phát kiến vĩ đại. Ý là nói về lý trí, lý tính, duy lý có tính chất rất quan trọng, mang tính trí tuệ, thể hiện trong tư duy, định hướng, tầm nhìn, phương pháp luận, giải pháp v.v… Lòng có thể hiểu là thể hiện tình cảm, mong muốn. Chỉ khi nào viết văn kiện phù hợp với thực tế đúng đắn, sáng tạo, phong phú, sâu sắc được xây dựng trên quan điểm “ý Dân, lòng Dân” thì mới có giá trị đi vào cuộc sống. Ngày xưa, Tư Mã Thiên có nói đại ý như sau: “Người phụ nữ làm đẹp vì người mình yêu, còn kẻ sỹ dốc sức vì tri kỷ.” Ngày nay, suy rộng ra, nếu Đảng với Dân là tri kỷ thì Đảng phải nghe Dân và Dân sẽ dốc lòng vì Đảng.
Tôi chỉ đơn cử một vài ví dụ về quan điểm và các giải pháp đưa ra cần phải xem xét lại vì không logic, không được lòng dân. Trong lĩnh vực giáo dục mà lâu nay chỉ nói về đổi mới cơ bản và toàn diện, không nói về cải cách. Trong bối cảnh hội nhập, cần quan điểm mới, chính sách mới mà nhiều nước trên thế giới đã thực hiện cải cách giáo dục, có gì mà phải né tránh. Trong chiến lược phát triển giáo dục của nước ta vẫn chỉ chạy theo số lượng, chưa quan tâm đến chất lượng. Xin thử xem số liệu sau:
Năm
2006
2020
Tốc độ tăng năm
Dân số
84.155.800
97.208.267
1,5%
Độ tuổi 18-22
8.127.069
6.492.855
-2,2%
Số sinh viên
1.666.200
4.374.372
10,1%
Số sinh viên/10.000 dân
195
450
8,7%

            Theo đó, số sinh viên phải tăng 10,1% một năm thì mới có thể đạt 450 sinh viên trên 10 ngàn dân. Vậy thử hỏi phải làm các biện pháp gì, như thế nào, khi nào để có thể tăng số giáo sư ở mức độ hiện nay lên, để ít nhất là giữ được chất lượng như hiện nay? Nếu muốn giữ chất lượng cao hơn, tức là giảm số sinh viên trên 1 giáo sư thì tốc độ tăng phải cao hơn nhiều.
Dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020 có viết "Nhà nước tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng đường bộ và đường sắt cao tốc Bắc-Nam, một số cảng biển và cảng hàng không đạt đẳng cấp quốc tế, hạ tầng đô thị tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh”. Trong thời gian vừa qua, người dân, các nhà khoa học trong và ngoài nước đã phân tích thấu đáo, chỉ rõ những bất cập, không hiệu quả về kinh tế, xã hội, thậm chí ảo tưởng, phiêu lưu về dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam – Kim tự tháp của Việt Nam. Mặc dù chịu sức ép từ nhiều phía, Quốc hội đã sáng suốt, dũng cảm, bỏ phiếu bác bỏ dự án này, thể hiện ý chí, nguyện vọng  của cử tri.  Thật khó hiểu, trong chiến lược phát triển kinh tế của Đảng  đến 2020 (chỉ còn 10 năm nữa) trong  lúc rất khó khăn về  kinh tế, nhân lực hạn chế, nợ công, “nợ ngầm” đã đến mức báo động lại vẫn cứ đưa ra kế hoạch tập trung nguồn lực xây dựng đường sắt cao tốc Bắc-Nam!?  Lâu nay, nhiều vụ khiếu kiện gây bất ổn trong xã hội chính là liên quan đến vấn đề cho nhà nước toàn quyền phân phối "quyền sử dụng đất"!
Câu hỏi được đặt ra là tại sao một chính quyền dù ở bất cứ vị trí nào từ trung ương đến địa phương có quyền lấy đất canh tác của dân để giao cho một doanh nghiệp khi cả hai về mặt luật pháp là hai thực thể kinh tế độc lập và giống nhau!? Ở các nước, chỉ có thể lấy lại đất tư nhân nếu như sử dụng để xây dựng công trình công cộng như đường sá, công viên, sân bay, bến cảng v.v… chứ không có quyền lấy đất giao cho doanh nghiệp. Làm như thế là phân biệt đối xử, vi phạm hiến pháp. Nếu vì lý do kinh tế mà lấy lại thì phải có cơ chế bảo đảm không có phân biệt đối xử, thí dụ  thông qua quyết định của cộng đồng và sau khi nhà nước lấy lại, phải có đấu giá để mọi người tham dự.  
            Một trong những vấn đề quan trọng, cốt tử liên quan đến sự ổn định và phát triển của đất  nước là việc lựa chọn nhân sự thì Đảng lại không hỏi Dân!? Nguyên Phó thủ tướng Đồng Sỹ Nguyên, một vị tướng đáng kính của nước nhà cũng bày tỏ quan điểm lựa chọn người lãnh đạo, rất hay, rất đẹp nhưng xin thưa rất khó thực hiện. Trong cơ chế hiện nay, và văn hóa của người Việt, đòi hỏi người đương chức, đương quyền tự đổi mới mình là việc rất khó.  Suy cho cùng cái "thói quen" (như Lenin nói) và tư duy nhiệm kỳ vẫn còn hằn sâu trong nếp nghĩ của không ít người có thẩm quyền. Muốn có giống nòi tốt, những hạt nhân để quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước thì phải đổi mới cơ chế bầu cử, cơ chế nhân sự, có tranh cử thực sự, hay nói theo cách khác là phải từ bỏ một tập tục "lấy nhau" trong đảng, giống như tập tục lấy nhau giữa những người cùng huyết thống. Cách làm cán bộ lãnh đạo cũ chọn hay chỉ định cán bộ mới ra để bầu cử, không phải tranh cử, tức là chọn những người giống mình, cùng suy nghĩ như mình, tệ hơn là sẵn sàng "hẩu" với mình.
Cách chọn người lãnh đạo như thế thì dù có để mọi người bầu hay đại biểu bầu cũng thế thôi bởi vì sẽ không thể loại được cái gọi là sự xuống cấp của gene. Do chọn lựa trong nhóm quá nhỏ bé, và nếu phải gene tồi thì cái xã hội nhỏ bé đó sẽ lập lại cái gene tồi đó ở mức cao hơn và rộng hơn. Ở một xã hội rộng lớn hơn thì gene mạnh sẽ đánh bật gene yếu theo thuyết Darwin. Ở  một tập thể ngày càng teo lại thì làm gì có gene mạnh để được tuyển chọn.  Để  thực hiện “ý Dân, lòng Dân” trong công tác nhân sự, cách đơn giản nhất là tổ chức bầu cử các cơ quan và chức danh nhà nước trước ở tất cả các cấp: Ở cấp Trung ương thì bầu Quốc Hội, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chính phủ, Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao, Chánh án toà án tối cao, sau đó mới họp Đại hội Đảng bầu Trung ương Đảng và Bộ Chính trị, bầu Tồng bí thư). Sự tín nhiệm và kết quả bầu cử của dân là căn cứ rất vững chắc cho Đảng bầu cử các cơ quan và người lãnh đạo của Đảng.
Trong bối cảnh nguồn nhân sự và cách bầu cử như hiện nay, người dân chỉ mong sao có cơ chế phân bổ quyền lực, kiểm tra, kiểm soát hữu hiệu để những người được bầu vào cương vị lãnh đạo nhà nước ở trung ương cũng như địa phương luôn biết tự vấn, nhìn lại mình, hiểu được rõ năng lực và uy tín của mình đối với xã hội. Thực tế, trong cơ chế hiện nay, chúng ta không thể tìm được vĩ nhân, lãnh tụ như Hồ Chủ Tịch, hay những người học trò xuất sắc của Bác thời xưa, có tư duy chính trị, văn hóa, năng lực, phẩm chất  trí tuệ, luôn đấu tranh, biết hy sinh vì nền độc lập và quyền lợi cho dân tộc, cho đất nước. Bởi thế, càng cần có thể chế xã hội phải làm sao để tự nó vận hành trong khuôn khổ pháp luật, giúp cho người lãnh đạo thời nay hiểu được rằng làm công bộc của dân không phải dễ và khi họ có làm sai cũng hạn chế tối đa mức độ gây thiệt hại cho xã hội. 
Từ trước đến nay, chúng ta quen nói đến “ý Đảng, lòng Dân”. Lịch sử cũng đã chứng minh rằng sức mạnh của Đảng là nằm trong khối đại đoàn kết toàn dân, thành công của Đảng là bởi các quyết sách của Đảng đưa ra phù  hợp với “lòng Dân”. Bởi vậy đã đến lúc phải nhận thức rằng “ý Đảng” cũng là “”ý Dân”, từ đó có thể nói cụm từ quen thuộc trên thành “Ý Dân, lòng Dân” vừa đúng nghĩa, vừa sâu sắc hơn.  Để văn kiện của Đảng thực sự có sức sống, nội dung phải được xây dựng trên tinh thần cầu thị, dân chủ lấy “Dân làm gốc”. Các vấn đề Đảng nêu ra xuất phát từ ý Dân, lòng Dân sẽ được sự ủng hộ của Dân, chỉ khi đó nội dung văn kiện, các câu chữ, khẩu hiệu mới biến thành sức mạnh vật chất để công cuộc đổi mới thực sự có hiệu quả hơn, không nên diễn văn, phát biểu tỏ lời ca ngợi dân, nhưng khi hành động thì coi dân chẳng ra gì! Thực ra, cái gốc của dân vận là tôn trọng dân, là tuân thủ những nguyên tắc và nội dung thực thi dân chủ, là đưa ra những chính sách có lợi cho người dân. Nhiều tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu của người dân không được đảng quan tâm, đề xuất, kiến nghị thì bị cho là suy thoái, là nghe 'thế lực thù địch' xúi giục, là có ý đồ chống đối, là phải điều tra 'màu sắc chính trị' xem có 'phản động'...Thực trạng đó, những diễn biến, biểu hiện và phát ngôn như thế chẳng lẽ bây giờ để nhân dân phải dùng đến bài lội ngược dòng: "Đảng vận"?
TVT 

Thư gửi ông Nguyễn Đức Chung - Giám đốc công an Thành phố Hà nội.

 Kính gửi : - Ông Nguyễn Đức Chung - Giám đốc công an Thành phố Hà nội.
                 - Ông Ông Nguyễn Việt Hưng - Thẩm phán toà án nhân dân quận Hà đông. 
 Thưa Ông Chung, 
  Bằng thư này ( tôi cũng sẽ gửi tới ông qua đường bưu điện vào sáng thứ 2 tuần làm việc tới) tôi thay mặt gia đình xin thông báo để Ông biết :  đơn tố giác ngày 09 tháng 4 năm 2012 của gia đình tôi gửi đến Văn phòng cơ quan CSĐT - CATP Hà nội đã được xác nhận vào ngày 10 tháng 4 năm 2012 như ảnh dưới đây : 
  Văn phòng cơ quan CSĐT - CATP Hà nội cũng đã gửi phiếu chuyển đơn cho Công an quận Hà đông - TP Hà nội ngày 24 tháng 4 năm 2012, tức là cách đây - một năm - lẻ chín ngày - để giải quyết theo Luật khiếu nại tố cáo, Nghị định số 136/2006 NĐ - CP ngày 14/11/2006, Thông tư số 63/2012/TT - BCA ( V24) ngàỳ 29/12/2010 ...
 Thưa Ông Chung, đến tại thời điểm này thì gia đình tôi vẫn chưa nhận được bất kỳ văn bản nào của Cơ quan CSĐT - CATP Hà nội trả lời cho công dân chúng tôi được biết kết quả điều tra, xử lý theo đơn tố cáo của công dân.
*  Sáng nay, Thứ 6 ngày mùng 3 tháng 5 năm 2013, tôi có qua 55 Lý Thường Kiệt - trụ sở của PC44 để hỏi về việc này thì được chiến sỹ Tuấn Anh ( trực tiếp nhận thủ tục làm việc tại cửa ) nói rằng : " việc này anh phải về Công an quận Hà đông để hỏi họ, PC 44 chỉ chuyển đơn, còn họ điều tra kết quả thế nào là việc của họ ..." Tôi có băng ghi âm đầy đủ. 
 * Sau đó, tại Công an quận Hà đông, tôi được một cảnh sát ( không biển tên, không quân phục ) tiếp tại phòng của Cảnh sát điều tra tên Hội ( tầng 2 ), anh mở sổ và cho biết : " vụ việc Phạm Thị Thanh Tâm lừa đảo đã được chúng tôi chuyển trả PC44 từ ngày 31 tháng 8 năm 2012, ông Hùng trên đó phụ trách..." Và tôi cũng đã yêu cầu được ghi âm rõ ràng. 
  Trong suốt quá trình Công an quận Hà đông điều tra vụ việc này, họ không hề có bất kỳ văn bản nào làm việc với gia đình tôi về các vấn đề liên quan đến vụ việc : không có biên bản đối chất với Tâm ( đã bị bắt ), không yêu cầu cung cấp thêm chứng cứ phạm tội lừa đảo của Tâm...
  Thưa Ông Chung, nếu đúng như trả lời của công an quận Hà đông thì PC 44 đã làm đúng trách nhiệm hay chưa  khi không hề trả lời công dân bằng văn bản hay thông báo bằng thư, email thậm chí bằng điện thoại...giải quyết vụ việc tố cáo của công dân như vậy đã đúng pháp luật chưa ? 
 Gia đình tôi phải làm gì tiếp theo thưa ông ?
 Vậy tôi xin gửi thư này công khai qua Internet để Ông Giám đốc công an TP Hà nội biết, có cơ sở  chỉ đạo việc thanh kiểm tra việc làm của PC44 Hà nội và công an quận Hà đông, trả lời công dân theo qui định của pháp luật, đưa kẻ phạm tội ra xét xử, trả lại công bằng cho người bị hại.
  Cũng bằng thư này, tôi xin gửi đến Ông Nguyễn Việt Hưng - Thẩm phán toà án Nhân dân quận Hà đông để biết, có cơ sở đình chỉ các vụ án dân sự liên quan đến vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà kẻ chủ mưu là Phạm Thị Thanh Tâm như báo chí đã đăng trong thời gian vừa qua. Tôi cũng sẽ gửi các tài liệu liên quan - làm căn cứ để ông làm việc đúng pháp luật -  qua đường bưu điện vào thứ 2 đầu tuần sau.
Vụ án được báo CAND  và nhiều tờ báo khác đăng tải :

 CAND - Qua đơn trình báo của 60 bị hại, cô giáo mầm non Phạm Thị Thanh Tâm đã lừa đảo chiếm đoạt của số bị hại trên hơn 70 tỷ đồng, với thủ đoạn trả lãi suất cao.

Ngày 17/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra (PC44) Công an TP Hà Nội cho biết đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam Phạm Thị Thanh Tâm, trú tại phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông; nguyên giáo viên mầm non tại một trường ở quận Hà Đông.
Theo tài liệu điều tra ban đầu, qua đơn trình báo của 60 bị hại ở khu vực quận Hà Đông, Thanh Xuân, huyện Từ Liêm, Chương Mỹ, Tâm đã lừa đảo chiếm đoạt của số bị hại trên hơn 70 tỷ đồng, với thủ đoạn trả lãi suất cao. Bằng thủ đoạn này, Tâm vay tiền của người trước trả lãi cho người sau.
Trong số 60 bị hại, đáng lưu ý có anh Nghiêm Văn Quảng, trú ở khu tập thể xã Trung Văn, huyện Từ Liêm đã cho Tâm vay 1,5 tỷ đồng; anh Nguyễn Văn T., ở phường Yết Kiêu, quận Hà Đông cho vay 16,5 tỷ đồng và anh Vũ Đình C., ở Khương Trung, Thanh Xuân cho vay 2,5 tỷ đồng... Đến nay Tâm không có khả năng thanh toán số tiền đã chiếm đoạt.
Để phục vụ cho công tác điều tra, ai là bị hại liên hệ với điều tra viên Trần Đình Hùng, Đội 3, Phòng PC44 Công an TP Hà Nội tại địa chỉ số 55 phố Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm. ĐT: 04.39396380"

 Cuối cùng, xin chúc các ông có một ngày nghỉ cuối tuần vui vẻ, hạnh phúc với gia đình.
 Xin cảm ơn đã đọc thư.
   Lê Dũng
Địa chỉ : số 50, 54 B Hà trì 3 Hà đông Hà nội.
Điện thoại : 0983 839 610.
Email : dungdcmc@gmail.com

Cập nhật tin về Nhân sự Hội nghị TW7

TIN NÓNG VỀ HỘI NGHỊ TW 7 KHÓA XI HỌP TỚI NỬA ĐÊM THỨ 7 NGÀY 4/5

Nóng cập nhật liên tục - HNTW 7: Kết quả bỏ phiếu chọn 3 nhân sự bổ sung vào Bộ Chính trị, Nguyễn Bá Thanh rơi!

Hôm nay ngày 4/5/2013, Ban chấp hành Trung ương dành nguyên ngày để thảo luận và bỏ phiếu chọn 3 nhân sự bổ sung vào Bộ chính trị. Sau nhiều diễn biến gay cấn, các tranh cãi nảy lửa và các cuộc bỏ phiếu sít sao cho hơn 10 ứng cử viên (trong đó có 3 nhân sự do Bộ chính trị giới thiệu), cho đến thời điểm hiện tại (19h) cuộc bỏ phiếu mang tính quyết định vẫn đang diễn ra.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang giới thiệu các ứng cử viên mới cho 3 vị trí bổ sung của Bộ Chính trị
Thông tin mới cập nhật từ kết quả bầu chọn nhân sự bổ sung vào Bộ Chính trị, Ban Bí thư lúc 09:50 tối nay (thứ 7 ngày 4/5/2013):
Bộ Chính trị và Ban chấp hành Trung ương Đảng đã giới thiệu tổng cộng 18 vị để tranh cử vào 3 vị trí bổ sung cho Bộ chính trị và 2 vị trí bổ sung cho Ban Bí thư. Có 6 vị xin tự rút lui, còn lại 12 vị. Ban chấp hành Trung ương Đảng đã tiến hành các vòng bầu chọn. Kết quả như sau:
Vòng đầu tiên: Duy nhất ông Nguyễn Thiện Nhân đã được sự ủng hộ rất cao với gần 90% phiếu bầu, trở thành người đầu tiên vào Bộ Chính trị. Xin chúc mừng ông Nhân, một người lãnh đạo có thực tài và tâm huyết với đất nước. Đáng ngạc nhiên, ông Vương Đình Huệ, một nhân sự được Bộ Chính trị đề cử lại bị rớt với số phiếu ủng hộ rất thấp, cũng như ông Vương Đình Huệ, 10/12 vị còn lại không ai đạt đủ số phiếu.
Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân.
Ông Nguyễn Thiện Nhân
Ông Nguyễn Thiện Nhân sinh ngày 12/6/1953, người duy nhất vào Bộ Chính trị trong vòng bỏ phiếu đầu tiên
Vòng thứ hai: Bà Nguyễn Thị Kim Ngân đạt trên 70% số phiếu, trở thành người thứ 2 lọt vào Bộ Chính trị. Tới đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị Ban chấp hành Trung ương tạm ngừng bỏ phiếu Bộ Chính trị và chuyển sang phần bỏ phiếu cho các ứng viên Ban Bí thư.
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân sinh ngày 12/4/1954, hiện là Phó Chủ tịch Quốc hôi.
"Co ai muon dua nguoi Viet sang lam osin cho nguoi ta"
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân
Ngay trong vòng thứ nhất của đợt bỏ phiếu bầu các ứng viên Ban Bí thư, ông Trần Quốc Vượng đã đạt gần 80% số phiếu ủng hộ, là người đầu tiên được bổ sung vào Ban Bí thư. Đến lúc này, hơn 10h tối, Hội nghị Trung ương 7 vẫn đang diễn ra vòng bầu cử tiếp theo cho vị trí còn lại của Ban Bí thư.
Ông Trần Quốc Vượng
Ông Trần Quốc Vượng
Ông Trần Quốc Vượng sinh ngày 5/2/1953, hiện là Chánh văn phòng Trung ương
Riêng Trường hợp của ông Nguyễn Bá Thanh đang rơi vào hoàn cảnh hết sức đáng lo ngại, cho dù ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng công khai lobby. Qua hai vòng bỏ phiếu thì ông Nguyễn Bá Thanh đạt số phiếu quá tháp, ngoài sự dự đoán. Theo tin từ blog Cầu Nhật tân cho biết, 1 đồng chí Văn phòng Trung ương: lo sợ trước nạn soán Đảng của các nhóm lợi ích đứng sau một số Ủy viên Bộ Chính trị, cũng như để có lực hậu thuẫn và thực hiện những sách lược đề ra về trong sạch đội ngũ, bài trừ tham nhũng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phải đấu rất căng suốt nhiều ngày trước và ngay trong Hội nghị 7 nhằm gia tăng quyền lực, uy thế của Đảng trong Bộ Chính trị. Cụ thể, có một số ứng viên bổ sung vào cửa này yêu cầu Trung ương phải bỏ phiếu thì Tổng Bí thư kiên quyết suất dành riêng cho Nguyễn Bá Thanh là bất khả xâm phạm. Nói cách khác, Tổng Bí thư đã đích thân “lobby” cho ông Thanh trước Trung ương. Như vậy ông Thanh chắc chắn sẽ lọt vào Bộ Chính trị trong cuộc bỏ phiếu ngày hôm nay tại Trung ương.

Nguồn tin còn cho hay: nhiều người nhận định, nếu ông Thanh không trúng Bộ Chính trị, tức đã có một cuộc đảo chính trong nội bộ Đảng.
Một vé nữa tuy không phải Bộ Chính trị nhưng rất quan trọng trong nhiều việc cơ mật của Đảng đó là vé vào Ban Bí thư của Chánh văn phòng Trung ương Trần Quốc Vượng. Nhân sự này cũng được đích thân ông Nguyễn Phú Trọng hậu thuẫn khi Trung ương bỏ phiếu tại Hội nghị 7 khóa 11.

Ngoài ra có tin cho hay, khi đề cập quy hoạch nhân sự cao cấp của Đảng cho thời gian tới, Tổng Bí thư ngỏ ý Bí thư Phạm Quang Nghị của Hà Nội “hội đủ điều kiện” để kế tục chức vụ Tổng Bí thư của Đảng nhiệm kỳ tiếp.

Cho dù lúc này đã gần nửa đêm, cho dù nhiều ý kiến đề nghị dừng việc bỏ phiếu theo ý kiến của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Song các đại biểu phái hữu dự hội nghị đã kiên quyết yêu cầu làm cho tới kết quả cuối cùng.

Chưa bao giờ Ban chấp hành Trung ương Đảng lại diễn ra hội nghị nghiêm túc như lần Hội nghị Trung ương 7 này, đã hơn 10 giờ tối mà các vị lãnh đạo vẫn đang tận tâm, tận lực vì sự ổn định, phát triển đất nước nhằm đem lại ấm  no cho đồng bào.

Tin mới nhất: Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ rớt trong cuộc bỏ phiếu bầu bổ sung Bộ Chính trị vừa kết thúc cách đây ít phút.
(Tin đang cập nhật)

Ai sẽ về đích Bộ Chính Trị trước?

QLB 

 Hội nghị Trung Ương 7 có lẽ là cái mốc lịch sử quan trọng bởi lần đầu tiên Bộ chính trị của Việt Nam buộc phải đưa ra số lượng ứng viên bầu bổ sung nhiều hơn con số dự kiến! Người 'yêu' Tổng bí thư thì nói "Dân chủ", người khác thì nói rằng "Tổng Trọng thất thế nên không cầm trịch nổi đành phải chấp nhận đưa hết ra Hội nghị Trung Ương để chấm dứt cuộc 'mổ bò' trong BCT"

Hiện nay các ứng viên như Trưởng ban Nội chính Trung Ương, Trưởng ban kinh tế Trung Ương, Hai Ủy viên Ban Bí Thư Nguyễn Thị Kim Ngân và Trương Hòa Bình đang 'nín thở' chờ ngày bầu bán của Trung Ương...
BCT khóa 11 đã thể hiện rõ sự thất thế của khu vực Miền Nam khi những ủy viên của Miền Bắc lấn áp về số lượng trong khi những ủy viên từ Miền Nam ra đã ít hơn đến 03 người nếu so với nhiệm kỳ trước. 

Một tiền lệ bất thành văn đã có từ nhiều đại hội: Giới chóp bu trong Đảng và trong Chính Phủ đều được phân chia cơ cấu theo vùng miền. Vậy mà Đại hội 11 khu vực Miền Bắc đã lật thế cờ chiếm thế thượng phong bởi chính sự 'đấu đá' của chính các Ủy viên đại diện Miền Nam. Trong đó có lỗi rất lớn của Chủ tịch Nguyễn Minh Triết tại thời điểm đó. Khi đó ông Triết mà người ta vẫn gọi thân mật là 'anh Sáu Phong' là người có uy tín lớn trong Đảng, trong dân. Nhất là ông lại là người 'nhất định dứt gánh ra về' trong khi không thiếu cán bộ lão thành, những 'cây cổ thụ' viết thư bày tỏ mong muốn ông ở lại. Do vậy tiếng nói của ông vô cùng quan trọng, nhưng ông đã chẳng làm gì bởi ông đã chán cảnh quan trường hay bởi ông chẳng ủng hộ ai cả Tư Sang và ba Dũng?

Cái ngày ông ra về tại Quốc Hội người ta cũng chẳng thèm sắp xếp cho ông được nói lời cuối cùng! Thậm chí người ta còn hỏi như là quan tâm lắm "Nếu anh Sáu có nhu cầu phát biểu thì chúng tôi cũng sắp xếp được"! Tất nhiên anh Sáu trả lời "Tôi chẳng có nu cầu gì cả..."..

Người duy nhất nhắc đến anh Sáu lại là Trương Tấn Sang - Vị Chủ tịch mới được bầu, cũng là người nhiều năm anh Sáu 'chống'! Song ít nhất phát biểu của Tân Chủ tịch nước phần nào làm ấm lòng Cựu chủ tịch, đến lúc cửa 'vườn nhà' rộng mở mà 'cửa quan trường đóng sập lại, anh Sáu mới thấm thía cái thói đời 'bạc như vôi' của chính trường, dù trước đó đã tự chuẩn bị trước cho mình cũng vẫn bị hụt hẫng bởi nó quá ê chề và trắng trợn... Chưa kể chỉ ít lâu sau chiếc xe anh Sáu đi cũng bị người ta buộc trả lại!

Đó có lẽ cũng là 'Nhân - Quả' bởi anh Sáu đã sớm buông trôi không làm tròn nhiệm vụ của mình với nhân dân, đất nước để lại một hậu thế 'không hơn cha' nên 'Nhà mất hết cả Phúc'! 

 Do vậy, lần bổ sung Ủy viên BCT này sẽ là cơ hội để Miền Nam lập lại thế cân bằng.

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân - Vừa là Phó chủ tịch Quốc Hội, vừa có chân trong Ban Bí Thư của Đảng và điều không kém quan trọng bà là 'Hoa hậu' duy nhất ứng cử. Với cơ cấu nữ trong BCT khi mà bà Tòng Thị Phóng sẽ phải ra về vào năm 2016 thì bà Ngân gần như chắc chắn nắm chiếc vé đầu tiên vào BCT đợt này. Hơn nữa bà Ngân lại vừa có lợi thế đại diện Nam bộ và cũng là 'Hoa Hậu' được đồng chí X sủng ái như dân Hưng Yên nói vậy!

Nguyễn Bá Thanh cũng là ứng viên tương đối nắm chắc chiếc vé vào BCT khi đại diện cho Miền Trung và đặc biệt vị thế Trưởng Ban Nội chính buộc phải có mặt ở BCT mới có thể làm được 'gì đó'. Ông Bá Thanh được cả Tổng Bí Thư và Chủ tịch nước cùng những người ôn hòa trong BCT ủng hộ. Ông đã bị Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 'quyết liệt' phản đối khi BCT họp bàn bổ nhiệm vị trí Trưởng ban nội chính. Ông Bá Thanh đã bị Thủ Tướng dùng cả 'bom bẩn', lẫn 'bom vi trùng' tấn công nhưng rồi ông vẫn được bổ nhiệm vào chức vụ hiện nay với nhiều kỳ vọng có thể giúp Đảng CS trong sạch hóa nội bộ chính là để cứu chính Đảng CS. Tuy nhiên ông này cũng chưa thể làm được gì khi mà cái chức vụ 'cỏn con' ngoài cuộc của ông Trưởng ban nội chính mà không phải Ủy viên BCT. Vì vậy ông Bá Thanh cũng là ứng viên tương đối chắc chắn nắm vé thứ 2 vào BCT. Tuy nhiên vẫn còn một tình huống có thể kết liễu sự nghiệp của ông này khi mà Đảng X 'quyết liệt' chống lại 'việc trong sạch hóa Đảng CS. Đảng X càng lớn mạnh thì Đảng CSVN tất yếu sẽ bị 'teo' lại và hậu quả nhãn tiền: Đảng X lớn mạnh thì Đảng CS sẽ mất đi và chế độ sẽ tuy vong - đó chính là một sự thật mà không những ông Tổng Bí Thư mà các đảng viên đang CS sẽ phải đối mặt.

Dù rằng đến 90% đảng viên cộng sản 'đều nhúng chàm' chỉ là ít, hay nhiều, do vậy thực tế Hội nghị Trung Ương 6 đã cho thấy: Chính sự đe dọa từ đội ngũ an ninh của Tô Lâm buộc họ đều phải 'gia nhập' Đảng X. Tuy nhiên, thực tâm chưa chắc hẳn họ đã muốn mất Đảng CS, mất chế độ mà trong đó lợi ích của họ là lâu dài... Hãy chờ xem ...

Vương Đình Huệ, một trí thức có tài, có tâm và còn rất trẻ, ông sinh năm 1959, ông có rất nhiều triển vọng để gia nhập đội ngũ Chóp bu Hà Nội chuẩn bị đội ngũ kế thừa. Tuy nhiên điều trở ngại lớn nhất đối với ông này là ông đã bị cả Thủ Tướng và Chủ tịch Quốc Hội 'bắn đại bác, bỏ bom tấn' ngay từ khi BCT họp bàn nhân sự cho Trưởng Ban kinh tế. 'Tội' của ông này là biết 'sợ những con số biết nói' bởi ông đã từng giữ chức Tổng kiểm toán Nhà nước, chính vì vậy mà ông không thể 'múa' con số, mà cũng không dám ra nhập đội ngũ Đảng X 'để chia phần' các nguồn tài trợ ODA, các dự án từ ngân sách, cũng như 'vẽ' các khỏan nợ xấu, thất thoát, tham nhũng của Vinashin, Vinaline, Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty than cùng hàng loạt các 'Quả đấm thép' khác cho nói 'nhỏ nhỏ, xinh xinh' như yêu cầu của đồng chí X...

Vương Đình Huệ sẽ không dễ dàng dành được chiếc vé thứ ba bởi 'sự trong sach' và 'trí tuệ' đang là những cái 'tội' lớn ở chính trường Việt Nam. Người ta sẽ viện cớ ông này tuổi còn trẻ, ông lại là người Miền Bắc, trong khi đó cần bổ sung người từ Miền Nam để đảm bảo đủ cơ cấu!

Nếu so với Vương Đình Huệ và ông Chánh án Tòa Án Tối cao Trương Hòa Bình thì ông Huệ 'thua rất xa', bởi ông Bình đã nổi tiếng với câu nói "Anh ơi ai mà không tham nhũng chứ...." từ rất xa xưa! Ông Bình cũng là 'anh Sáu' của bố già Nguyễn Đức Kiên từ mấy chục năm về trước khi ông còn giữ cái chức con con ở Tổng cục cảnh sát! Điều đó cho thấy Trương Hòa Bình cũng là một thành viên 'cốt cán', không những hoàn toàn 'tán thành' cương lĩnh của Đảng X mà còn tích cực tham gia Tham nhũng!

Trương Hòa Bình mặc dù là người cùng quê hương bản quán với Chủ tịch nước khiến ai cũng nói ông này là đệ tử của ông Trương Tấn Sang, tuy nhiên ông này lại có công rất lớn thành công trong 'hoạt động 'mớm' cung cho các đại biểu Quốc Hội, thậm chí ngay cả đoàn đại biểu Tỉnh Long An, cũng đươc ông gọi từng người 'giao nhiệm vụ' phải đặt câu hỏi 'MỒI' cho Thủ Tướng có cơ hội 'hùng biện' biểu diễn trước Quốc dân đồng bào cả nước trong các buổi truyền hình trực tiếp. Chưa kể việc ông thậm thụt lui tới nhà Thủ Tướng như cơm bữa trước Đại hội 11.

Như vậy đứng về vị thế thì Trương Hòa Bình sẽ được mọi phe phái ủng hộ trong khi ông Vương Đình Huệ có thể chỉ được những người trong sạch ủng hộ!

Nếu BCT chỉ bổ sung thêm 03 ủy viên thì sẽ là một thử thách rất lớn cho Vương Đình Huệ. Trường hợp Vương Đình Huệ không 'len chân' vào nổi mà Trương Hòa Bình 'hốt hụi chót' là báo hiệu sự thắng thế của Đảng X, Chủ tịch nước 'được tiếng' người cùng quê, nhưng chỉ có Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ được thêm vây cánh và chắc chắn ông Tổng Bí Thư chuẩn bị về vườn giữa nhiệm kỳ! 

Nguyễn Thiện Nhân cũng là một ứng viên chạy đua chiếc 'vé' vào 'nhà Đỏ' từ Đại Hội 11, nhưng đã bị 'rớt' tại Đại hội Đảng. Nay ông này cũng ngấp nghé chạy nước rút, tuy nhiên hầu như từ khi rời chiếc ghế Phó Chủ tịch Tp. HCM ra Hà Nội đến nay ông này hầu như không làm được gì. Ngành giáo dục ngày càng xuống cấp, vừa rồi oan uổng cho Bộ Trưởng Phạm Vũ Luận bị chất vấn, song thực chất đó chính là 'sản phẩm' của Nguyễn Thiện Nhân - ông Phó Thủ Tướng trước đây người ta chỉ thấy ở ông này 'hiền lành', thì qua hai nhiệm kỳ Phó Thủ Tướng, người Hà Nội đã nhìn rõ một Nguyễn Thiện Nhân 'trí trá' với những 'sở đòn, sở đoản' chính trị khá lão luyện của kẻ biết 'thờ' cả Vua mà kính cả lẫn Chúa. 

Hai mươi chín Tết người ta nhìn thấy Nguyễn Thiện Nhân đi trước, tài xế khệ nệ 'bưng bê' đến Nguyễn Đình Chiểu, Quận 1, TP.HCM thì tối ngày mùng một Tết Nguyên đán cũng đã có mặt tại Thạch Thị Thanh... Hay ngày 17-11 hàng năm, từ tối hôm trước đám cận vệ đã phải đăng ký xếp hàng cho Nguyễn Thiện Nhân mang hoa và lễ vật cún tế sinh nhật Thủ Tướng thì  đến cuối tháng 1 người ta lại nhìn thấy chậu hoa Phong Lan to tướng "Gia đình em Nguyễn Thiện Nhân kính mừng Sinh nhật anh" ở 'nhà hàng xóm'....

Vài chục năm trước, Nguyễn Thiện Nhân ít nhiều còn được tiếng thơm 'trong sạch', nhưng nhiệm kỳ Phó Thủ Tướng đã 'dạy' cho Nguyễn Thiện Nhân biết 'đi với ma mặc áo giấy'. Là người học giỏi, thông minh nên Nguyễn Thiện Nhân 'học bài' khá nhanh... chả thế mà ở nhà ông ta đã có 'nữ tướng' luôn thay mặt chồng nhận giải quyết mọi sự, ai muốn thành lập trường Đại học chỉ cần gặp 'nữ tướng' của ông là 'đầu xuôi đuôi lọt'...

Cái 'hay' của Nguyễn Thiện Nhân là cả Phủ Chúa, cung Vua đều nhận là 'đệ tử' của mình và do chính mình đưa lên! Có thể vì vậy mà Nguyễn Thiện Nhân dễ dàng nhận được sự ủng hộ của mọi phe phái chính trị trong BCT. Nếu phương án này xảy ra, cái ghế của Bộ trưởng Bộ ngoại giao Phạm Bình Minh sẽ chỉ còn là 'hữu danh vô thực'.

Song cũng không ai dám đảm bảo Hội Nghị Trung Ương không thể hiện sự độc lập của mình như đã xảy ra tại Đại Hội 11, đặc biệt suốt 02 năm qua, người ta đã không hề thấy ở Nguyễn Thiện Nhân một minh chứng nào biểu hiện cho tương lai tương sáng của ngành giáo dục Việt Nam cũng như ngành ngoại giao Việt Nam ngoài việc Phó Thủ Tướng chỉ biết đi thăm heo và bắt gà lậu cùng với sự nhu nhược, đớn hèn trong ứng xử với Trung Nam Hải về biển đông, về người biểu tình chống bảo vệ biển đảo...

Phạm Bình Minh - Bộ trưởng Bộ ngoại giao cũng là một trong ứng viên Bộ chính trị. Tiền lệ từ trước đến nay ghế Bộ Trưởng ngoại giao phải do Phó Thủ Tướng Ủy viên Bộ chính trị đảm trách mới đủ 'tầm' để đối ngoại. Chính từ việc mất uy tín của Nguyễn Thiện Nhân tại Đại Hội 11 đã để mất chiếc 'vé' Ủy viên BCT khiến cho Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đành ngậm ngùi bỏ rơi 'đệ tử' để thỏa thuận với cựu Phó Thủ Tướng Phạm Gia Khiêm đưa Phạm Bình Minh lên nắm ghế Bộ Trưởng Bộ Ngoại giao. Nếu phe cánh 'Bắc kỳ' của Tổng Bí Thư đủ mạnh thì Phạm Bình Minh sẽ phải vào được BCT đợt này, bằng không ông này sẽ chỉ là Quan Văn mà phải 'cầm quân' đánh võ miệng, nhưng vừa đánh vừa run bởi không biết 'đi lệch đường lối của BCT' bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra...

Trần Quốc Vượng -  cũng đang được đồn đoán là một ứng viên đáng kể, ông này đã có một thời là Viện Trưởng Viện Kiểm sát tối cao nhưng đã đồng ý từ bỏ cái ghế 'nhiều bổng lộc' về Văn Phòng Trung Ương chẳng 'ai biết đến' cũng chỉ vì trông chờ đến đại hội giữa nhiệm kỳ để dành 'một xuất' vào BCT. Liệu ông Vượng có dành được chiếc 'vé' này hay không cũng khó dự báo trước. Khi ông còn ở Viện Kiểm sát, ngay khi vừa buốc chân vào phòng làm việc của ông, đập vào mắt là hình Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Nhưng nhìn ngay trước mặt bàn làm việc của ông lại là tấm ảnh Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng luôn tươi cười nhắc nhở, do vậy khó mà đoán được khuynh hướng chính trường của ông...

Hội nghị Trung Ương 7 thật sự là một thách thức lớn cho ông Tổng Bí Thư. Mặc dù được tiếng trong sạch, 'tốt bụng', nhưng ông không làm được gì cho nhân dân, cho đất ước thì đó chính lại cái tội lớn mà hậu quả chính ông sẽ phải gánh chịu! Nhất là trong lúc này ông đã đánh mất hoàn toàn sự ủng hộ của nhân dân bởi những quan điểm lạc lõng, giáo điều, ấu trĩ về Đảng cầm quyền, về Dân chủ, về con người, về kinh tế...

Đàm Đức Đam
Việc Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ rớt chức ủy viên Bộ chính trị, vừa có vấn đề tương quan, Tổng bí thư không có được đa số ủng hộ ở Trung ương, vừa có vấn đề cá nhân ứng cử viên. Vương Đình Huệ chưa có thành tích nổi bật gì còn Nguyễn Bá Thanh thì ngay từ đầu đã phạm không ít sai lầm. Việc ông ấy đòi "bắt nhốt, hốt hết" khi mới nhận chức Trưởng ban Nội Chính cho thấy ông Thanh vừa không hiểu chức năng, quyền hạn của cương vị mới vừa không hiểu cơ chế vận hành quyền lực ở Trung ương. Cái thời Trung ương nghe lời Tổng bí thư (nhân danh BCT) đã qua, "chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng", anh đang cần phiếu của người ta mà anh đã đe bắt người ta thì không rớt mới lạ. Nguyễn Thị Kim Ngân là một người đàn bà có bản lĩnh, bà xứng đáng. Nguyễn Thiện Nhân vào BCT sẽ dẫn đến sự thay đổi vị trí tiếp theo, mở đường cho ông Lê Thanh Hải đi tiếp. Tương quan trong Đảng như vậy là đã rõ. Chỉ mong ông Nguyễn Tấn Dũng đi tiếp nước cờ trong "bẫy việt vị".

2 tân Ủy viên Bộ Chính trị

2 tan uy vien BCTNguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ rớt trong cuộc bỏ phiếu bầu bổ sung Bộ Chính trị vừa kết thúc cách đây ít phút.

Hôm nay 4/5/2013, Hội nghị 7 đã dành trọn một ngày để Ban chấp hành trung ương thảo luận và tiến hành bỏ phiếu chọn 2 nhân sự bổ sung vào Bộ chính trị trong số 11 ứng viên được giới thiệu .
2 tân Ủy viên Bộ Chính trị vừa được bầu là: Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Phó Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
Ông Trần Quốc Vượng, Chánh văn phòng trung ương đảng được bầu bổ sung vào Ban Bí thư.
2 tân Ủy viên Bộ Chính trị:
ntnhan
Phó Thủ tướng, giáo sư, tiến sĩ, nhà giáo ưu tú Nguyễn Thiện Nhân
nguyenthikimnganPhó Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân
1 tân Ban Bí thư:
tqvuongChánh văn phòng trung ương đảng Trần Quốc Vượng

"Bán Sơn Hà, Xuất ô Sin" là hai văn kiện quan trọng nhất trong kỳ đại hội này

Chín Đờn Cò


                   

               Ý nghĩa, tầm quan trọng của Đại hội .....

Đã cố gắng đọc toàn văn bài phát biểu tại đại hội giáo chúng lần này, được cho là của bác Tọng giáo chủ (vì bố ai biết thằng nào viết và đưa cho bác ấy đọc).

Biết rằng đa số dân ta, một là hổng rảnh, hay là chán ghét nên đọc hổng đọc, nghe hổng thèm nghe, nên tui mạn phép “lược dịch” lại toàn ý bài đọc trên, để xem kỳ này “giáo chủ” nói gì, xem sau hơn 80 niên, rượu trong cái bình cũ mốc meo có cải thiện chất lượng tí nào hông ?


Đầu tiên thì vẫn là câu nhật tụng ” Thánh giáo chủ và giáo phái muôn năm trường trị, nhất thống giang hồ”, định hướng đến niên 2020-2050.

- Chà, lâu dữ hén. Nhưng bằng cách nào ?

” 1- Đổi mới. Chỉ có đổi mới thì mới mong tồn tại. Cách thức đổi mới thì hơi cũ, chỉ già hơn tuổi giáo chủ cở chục niên thôi. Là kiểm điểm, phê và tự phê. Thêm nữa là công tác dân vân, tức là tuyên truyền cho dân chúng biết chúng ta nói láo giỏi đến cở nào, kể từ thời tướng Giáp làm trung đội trưởng đội “tuyên truyền giải phóng quân”. Với công cụ trong tay, xem tụi báo chí trái lề kì này có qua nổi đám dư lựng viên tuyên truyền của ta không ? ”

- Còn về vụ sửa đổi Hiếp phớp ?

“2- Cái vụ Hiến pháp thì cũng đã có chủ trương. Ta lắng nghe tất cả ý kiến trái chiều, ví dụ của nhóm 72 và nhiều cụ bô lão, lão thành cách mạng, xem ai muốn bỏ giáo, đa nguyên, bỏ điều bốn, phi chính trị quân đội. Xong để đó, xem mấy người có can đảm xé sổ hưu ?. Còn về dân chúng thì nhất trí “chăm phần chăm” rồi, bởi gì từng tổ dân phố họp bàn có thấy ai dám ý kiến ý cò gì đâu ? Vì vậy chỉ sửa chút đỉnh HP 92 rồi cho tụi Cuốc hội thông qua. Tất cả đâu vào đó, giáo phái vẫn muôn năm trường trị, điều 4 còn nguyên, đất đai vẫn phát canh thu tô, khi cần thì lấy bán. Vậy thôi.

- Còn về Kinh tế, xem ra các đường chủ ở các địa phương và các trưởng lão ăn tàn phá hại đã mục ruỗng hết rồi, nợ nước ngoài chồng chất, dân chúng lầm than, có cách nào cứu vản tình thế không ?”

“3- Có chứ. Đó là ta phải bảo vệ môi trường. Khí hậu là quan trọng nhất trong kỳ đại hội này. Kinh tế là cái ăn cái mặc, nhưng không có khí thì sống làm sao ?

Biển Đông không có gì mới. Sợ là sợ nước biển tràn vào làm trôi mẹ cái thành quả của chúng ta. Chúng ta phải kiên định bảo vệ vấn đề Khí, thế thôi.”

- Về việc bố trí nhân sự kì này ? Sự thật hiển nhiên là cha truyền con nối, tay chân bộ hạ nhiều quá, lại bất tài vô dụng, làm quan to chỉ chăm chăm thu gom, vơ vét làm cho đất nước ngày càng kiệt quệ, giáo chủ thấy thế nào ?

“4- Biết rồi. Nhưng những người có tài năng,học vị, đạo đức thật sự thì hoàn toàn không thích hợp với chủ trương của Tổ Sư giáo phái, biết rằng như vậy là đất nước có cơ diệt vong, nhưng quan trọng là hợp với lòng Sư Tổ là được hết ”

- Ủa ? Có Sư Tổ nửa à, ở đâu ?

- Ở bên Tàu chớ đâu ! Ngu quá, hỏi hoài…

Thử suy đoán việc Nguyễn Bá Thanh trượt ghế Ủy viên Bộ chính trị

Tin Nguyễn Bá Thanh không trúng cử ghế Ủy viên Bộ chính trị (BCT) tại Hội nghị TW7 chưa được kiểm chứng, còn phải chờ vào tin của báo chí nhà nước.  Nhưng thực ra việc ông Thanh không vào được BCT là chuyện có thể dự đoán, nếu Hội nghị TW7 của ĐCSVN sử dụng hình thức bỏ phiếu kín.


Ông Thanh là tân trưởng Ban nội chính, việc đưa ông Thanh từ Đà Nẵng ra Hà Nội để phụ trách Ban nội chính có thể xuất phát từ ý riêng của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhưng chắc chắn phải có sự đồng thuận của Bộ chính trị.

Ông Thanh ra Hà Nội, tuy chưa làm được việc gì ra hồn, nhưng đã có những phát biểu “bắt hết, nhốt hết” rồi có cả những câu nói ám chỉ theo kiểu chỉ trích cá nhân đến vị trí thủ tướng của ông Dũng. Những động thái đó đã bộc lộ ông Thanh cũng chỉ là kẻ hấp tấp, thiếu sâu sắc.

Thứ hai, cũng chính từ việc Ban nội chính có chức năng chống tham nhũng, cho nên giả sử như tin ông Thanh có những tài khoản lớn ở ngân hàng nước ngoài là bịa đặt, bản thân ông này trong sạch, thì với bộ máy hiện nay trong Ban nội chính, liệu có kẻ nào dưới quyền ông là trong sạch? Toàn lũ “đeo găng tay đi họp” cả đấy.

Việc bỏ phiếu chọn nhân sự trong ĐCSVN là cách làm mới, có lẽ từ hồi bỏ phiếu xem có nên kỷ luật thủ tướng Dũng hay không. Người ta nói ông Dũng không bị truất ghế thủ tướng vì nếu ông này bị rớt đài thì nhiều kẻ trong Trung ương ĐCSVN cùng đường dây với ông ta cũng sẽ bị liên lụy. Đồng thời trong quá trình hơn 1 nhiệm kỳ thủ tướng, ông Dũng đã kịp “thay máu” gần như toàn bộ nhân sự thân cận từ các tỉnh thành đến các bộ ngành trung ương.

Tại Hội nghị TW7 lần này, vẫn là những lá phiếu lần trước đã bảo vệ ông Nguyễn Tấn Dũng, không lẽ gì họ lại bỏ phiếu thuận cho một kẻ đã công khai đe nẹt cấp trên và có thể còn là ân nhân hay ê kíp của họ, là ông Nguyễn Bá Thanh. Chưa kể, không khéo cái “găng tay” mà họ đang đeo đi họp cũng sẽ bị ông Thanh lột ra. Cách tốt nhất là ngăn ông Thanh vào BCT cho nó lành…

Thêm nữa, nếu ông Thanh trúng ghế Ủy viên BCT thì nhiều người sẽ cho đây là một sự thiếu công bằng, vì ông Thanh vốn phát triển từ địa phương, chưa kinh qua các chức vụ tại trung ương. Ở Đà Nẵng ông Thanh là vua, nhưng ra Hà Nội nhiều kẻ chưa phục ông, nhất là ông lại không khéo giữ mồm giữ miệng…

Tóm lại, nếu tin ông Nguyễn Bá Thanh không lọt vào BCT là chính xác thì đây cũng là một kết quả tất yếu trong bỏ phiếu. Vai trò của ông Nguyễn Phú trọng, dù có quyết tâm ủng hộ ông Thanh đến đâu, thì cũng chỉ vỏn vẹn ở khâu lopbby và ông cũng chỉ là một lá phiếu bầu.

Người ta cho rằng đây là một chiến thắng của phe Nguyễn Tấn Dũng. Chưa hẳn như vậy, và chưa có cơ sở để khẳng định điều này. Nếu biết trước là sẽ có bỏ phiếu thì đảm bảo 90% những người quan tâm sẽ đưa ra nhận định là ông Thanh sẽ trượt ghế Ủy viên BCT.  Các dư luận viên cứ thích vẽ thêm màu sắc kỳ bí để thêm phần “giật gân”…

Có một điều thấy rõ: Cái Ban nội chính sẽ chết yểu theo kiểu chỉ tồn tại mà chẳng được sống và tất nhiên là nó vô giá trị. Nhiều người đã nhận định như thế trước khi Hội ngị TW7 của ĐCSVN khai mạc, mà không cần phải quan tâm là ông Nguyễn Bá Thanh có vào được BCT hay không.

Nguyễn Tấn Dũng sẽ làm gì, và sẽ làm được gì thì những điều “làm được” đó sẽ vẫn không mảy may đem lại chút gì có lợi cho dân cho nước, khi trong Hiến pháp Điều 4 còn tồn tại và Luật đất đai vẫn không trao quyền sở hữu tư nhân cho nhân dân. Liệu người dân có thể mong chờ gì vào cái đám tham nhũng sâu dân mọt nước thâm căn cố đế kia?

Tấn Hà

ĐÀI ABC-ÚC phỏng vấn TS JONATHAN LONDON về SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP VN


jonathan london… chưa bao giờ trong lịch sử đương đại của Việt Nam các quan điểm chính trị khác nhau lại được thảo luận một cách nghiêm túc và cởi mở như hiện nay.
Tôi nghĩ rằng, bất kể những gì sẽ xảy ra trong những tháng tới, đã có sự thay đổi đáng kể tại Việt Nam trong đó đề tài chính trị được dân chúng cả nước đột ngột quan tâm.”
SINH HOẠT CHÍNH TRỊ SÔI ĐỘNG CÔNG KHAI LẦN ĐẦU TIÊN XẢY RA TẠI VIỆT NAM QUA CÁC KIẾN NGHỊ, TUYÊN BỐ YÊU CẦU THAY ĐỔI TOÀN BỘ DỰ THẢO  HIẾN PHÁP 2013.
TIẾN SĨ JONATHAN LONDON THUỘC ĐẠI HỌC THÀNH PHỐ HỒNGKÔNG TRÒ CHUYỆN VỚI PHÓNG VIÊN ĐÀI PHÁT THANH ABC-ÚC
Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam ghi lại  và phỏng dịch
Ngày 04 tháng 05 năm 2013
Phóng viên đài phát thanh ABC Richard Aedy:
Bây giờ  là chuyện Việt Nam.

Chính phủ Việt Nam muốn sửa đổi hiến pháp. Hiến pháp nước này được viết vào năm 1946 và đã được sửa đổi 4 lần kể từ đó, và lần tu chỉnh gần đây nhất là vào năm 1992. Từ tháng Giêng đến cuối tháng này, chính phủ đã đề nghị dân chúng cả nước đóng góp ý kiến ​​về sửa đổi dự thảo hiến pháp, nhưng đảng Cộng sản (VN) đã không được hài lòng với những ý kiến ​​được các tầng lớp dân chúng kiến nghị. Tổng bí thư đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng đã phê phán các ý kiến sửa đổi dự thảo hiến pháp làthể hiện sự suy thoái tư tưởng chính trị và đạo đức ở Việt Nam “. Như vậy, những điều gì đang xảy ra?
Tôi cùng tham gia phân tách sự kiện này với Tiến sĩ Jonathan London, phụ tá giáo sư của Phân khoa Nghiên cứu Châu Á và Quốc tế, Đại học Thành phố Hồng Kông.
Jonathan, xin chào anh tham gia chương trình.
Tiến sĩ Jonathan London:
Cảm ơn anh rất nhiều đã cho phép tôi tham gia chương trình.
Chúng ta hãy bắt đầu. Tại sao? Tại sao chính phủ muốn thay đổi hiến pháp?
Vâng, tôi nghĩ rằng nhiều chính quyền độc tài, trong đó có Việt Nam, tin vào việc thỉnh thoảng thay đổi hiến pháp, không phải chỉ để bảo đảm Hiến pháp phù hợp với đòi hỏi của chính quyền mà còn là cách để cố gắng hợp pháp hóa thêm sự cai trị độc quyền của họ dưới con mắt của dân chúng.
Cụ thể đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam muốn thay đổi những gì?
Một số điều khoản được đem ra thảo luận có liên quan đến quá trình chuyển đổi của Việt Nam sang nền kinh tế thị trường, và như bạn đã biết, về cơ bản Việt Nam đã đi theo nền kinh tế thị trường hơn hai mươi năm qua kể từ lần sửa đổi Hiến pháp sau cùng (1992). Một số khía cạnh của hiến pháp cũ do đó cần phải điều chỉnh hay sửa đổi cho phù hợp hơn.
Theo như tôi hiểu được, có một sửa đổi trong hiến pháp mà từ đó sẽ tăng cường tối đa sự kiểm soát gắt gao của đảng cộng sản đối với nhà nước?
Vâng, trong những lần sửa đổi hiến pháp trước đây, việc đảng cộng sản giành toàn bộ quyền lực chính trị được nêu rõ trong Điều 4. Quyền lực tuyệt đối này cũng được ghi trong lời mở đầu của bản hiến pháp rằng đảng cộng sản là lực lượng duy nhất và không thể thiếu trong đời sống chính trị và xã hội của Việt Nam do đó phần cơ bản của hiến pháp đã được dùng để khẳng định uy quyền tối thượng của đảng.
Và quân đội  phải chấp hành và bảo vệ đảng thay vì bảo vệ đất nước, phải như vậy không?
Đúng như vậy. Trong hầu hết các quốc gia độc đảng, hiến pháp của họ chủ ý nói rõ ràng rằng quân đội và chính quyền là thuộc cấp của đảng. Trường hợp của hiến pháp Việt Nam cũng y như vậy.
Anh vừa mới đề cập rằng sửa đổi hiến pháp là để phù hợp với tình hình kinh tế đã chuyển hướng thành nền kinh tế thị trường kể từ lần sửa đổi hiến pháp lần cuối. Như vậy những cải cách theo hướng kinh tế thị trường đã có dẫn đến  một xã hội công bằng hơn không?
Việt Nam đã trải qua hơn hai thập niên tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và hầu hết người dân đã cùng nhau được hưởng lợi rất đáng kể về vật chất. Điều không tốt xảy ra trên con đường phát triển kinh tế là nó tạo ra sự bất bình đẳng, và một số dấu hiệu cho thấy sự bất bình đẳng về thu nhập và tài sản cá nhân đã gia tăng đáng kể và tệ hại hơn trong vài năm qua. Những gì xảy ra gần đây làm chậm mức độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam là do từ  hậu quả của sự trì trệ của nền kinh tế thế giới và luôn cả tình trạng bất ổn kinh tế vĩ mô của hệ thống kinh tế Việt Nam có liên quan đến việc quản lý kinh tế trong đó có nhiều sai phạm. Và những bất ổn kinh tế vĩ mô đó gây ra tình trạng mất tin tưởng trong nhân dân, và tăng sự  bực tức của dân chúng ngoài xã hội. Bao trùm trên những vấn đề không tốt này, dân chúng càng ngày càng cảm thấy rằng tham nhũng đã thực sự tràn lan tất cả trong toàn bộ chính phủ làm cho nhà nước không chỉ không hiệu quả trong việc quản lý nền kinh tế mà còn vô trách nhiệm và thiếu tầm nhìn thấu đáo cho tương lai của Việt Nam.
Được rồi, Jonathan, tôi đã tự kìm giữ phát biểu của mình cho đến thời điểm này. Nhưng dầu cho có như vậy , theo anh những đề nghị và nhận xét nào về những thay đổi dự thảo hiến pháp đã làm cho lãnh đạo của đảng bực bội? 
Vâng, đầu tiên tôi có thể nói rằng theo họ  dự định, việc phát động chương trình tham vấn cộng đồng nhân dân chỉ là một sự kiện mang tính cách nghi thức, và họ nghĩ rằng sẽ chỉ có một vài phát biểu không thuận lợi nhưng thực tế cho thấy có vẻ đây là những phản ứng rộng rãi từ cộng đồng khắp nơi mà  đảng cộng sản và nhà nước đã không lường trước được. Điều đã xảy ra là sự  xuất hiện đồng loạt và  sự ủng hộ mạnh mẽ cho những yêu cầu cải cách toàn bộ hiến pháp và cải cách chế độ chính trị. Sự viêc  bắt đầu với một bản kiến ​​nghị có chữ ký của một nhóm 72 nhân sĩ trí thức và những nhân vật quan trọng trong cộng đồng. Hầu hết trong số những người ký tên đầu tiên có liên quan mật thiết với đảng và nhà nước. Những đề nghị của họ bao gồm việc bãi bỏ Điều 4 trong đó công nhận đảng cộng sản là lực lượng chính trị tối cao và không thể tranh cãi, loại bỏ điều khoản khẳng định quân đội phải trực thuộc sự lãnh đạo của đảng cũng như loại bỏ các lời mở đầu của hiến pháp ghi nhận quyền lãnh đạo tất yếu của đảng (cộng sản), thực hiện các cải cách hiến pháp để bảo đảm các quy định của pháp luật mà Việt Nam hiện nay không có. Thực sự mà nói, đây chỉ  là  một đề nghị cổ  điển theo đó  Việt Nam cần một hiến pháp dân chủ đa đảng nhưng chính điều đó  đã đưa đến sự giận dữ của đảng.
Như vậy từ việc đảng (Cộng sản Việt Nam) đưa ra bản dự thảo hiến pháp của họ trong đó chủ yếu tập trung vào việc phản ảnh nền kinh tế thị trường rồi sau đó một nhóm, đúng ra phải nói là một nhóm nhỏ các nhà trí thức, công bố một bài tham gia ý kiến trong đó họ muốn được nói đến những vấn đề quan trọng hơn nhiều. Như vây đã có cái gì đó khác lạ xẩy ra, phải không? Ngay cả viêc khoảng hơn bảy mươi trí thức đứng ra ký tên bản kiến nghị đã trở thành một phong trào quần chúng. Làm thế nào điều đó đã xảy ra đựơc?
Vâng, có một vài sự kiện.
Thứ nhất, kiến nghị sửa đổi hiến pháp đầu tiên được 72 nhà trí thức biên soạn và ký tên bắt đầu được sự hỗ trợ sau khi được lưu hành rộng rãi trên Internet và số lượng người ký vào bản kiến ​​nghị tăng lên nhanh chóng.
Tuy nhiên, một trong những điều gây ra nhiều tiếng vang xuất phát từ hậu quả của bài phát biểu mà Tổng bí thư đảng Cộng sản, ông Nguyễn Phú Trọng tuyên bố trong buổi nói chuyện trước một số cán bộ chính trị cấp tỉnh, trong đó ông phàn nàn rằng có những luồng ý kiến suy thoái tư tưởng chính trị và hành vi phi đạo đức của một số người có liên quan đến yêu cầu sửa đổi hiến pháp. Một nhà báo trẻ, anh Nguyễn Đắc Kiên, ký giả cho một tờ báo tin tức tương đối ít tiếng tăm gọi là “Gia đình và Xã hội” đã viết bài tranh luận đăng trên trang mạng của mình trả lời những nhận xét của Tổng bí thư và được các đài truyền hình nhà nước phổ biến. Anh ta đã  tấn công thẳng thừng, trong đó anh ta nói rằng ông Tổng bí thư của đảng  hoàn toàn sai lầm trong cảm nghĩ của ông ta. Tuy nhà báo Nguyễn Đắc Kiên bị mất việc làm ngay ngày hôm sau – điều đó không có gì là bất ngờ- anh cũng đã khẳng định rằng Việt Nam cần phải từ bỏ các hạn chế tự do tối thiểu, cho phục hồi quyền tranh luận chính trị và cần soạn thảo bản hiến pháp mới dựa trên nền dân chủ đa đảng. Sau việc làm của anh, các hoạt động phê phán góp ý đã bùng nổ nhanh chóng, và đã có hơn mười nghìn chữ ký ủng hộ bản kiến nghị đầu tiên (Kiến nghị 72) tại thời điểm này.
Hành động gần đây nhất của đảng và nhà nước là cố gắng triệt hạ uy tín của những người tham gia soạn thảo và ký tên tham gia kiến nghị như họ vẫn thường làm, và gọi những người kêu gọi cải cách sâu rộng bản hiến pháp là đại diện (trích) “thế lực thù địch” (hết trích). Dù họ đã cố gắng bưng bít chặt tất cả những ý kiến đóng góp của nhân dân, nhưng dầu sao trong lúc này đã có một số tiến triển thực sự đáng chú ý và gây ấn tượng trong sinh hoạt chính trị của Việt Nam qua lần sửa đổi hiến pháp này.
Vậy thì những gì … đặc biệt đã xảy ra sau lúc đó?
Vâng, đến lúc này thì chưa có ai bị bắt giữ nhưng điều đó vẫn có thể sẽ xảy ra. Thực sự ra, như anh đã biết rồi, điều quan trọng nhất là vô hình chung chưa bao giờ chúng ta nhìn thấy những điều rất khích lệ như thế này xảy ra  ở Việt Nam, nhưng chúng ta cũng sẽ thật ngu ngốc nếu mình tiên đoán rằng nó sẽ đưa đến những sửa đổi hiến pháp quan trọng. Những sinh hoạt này chỉ nên coi là một giao điểm tốt trong sự phát triển văn hóa chính trị mới tại Việt Nam, bởi vì chưa bao giờ trong lịch sử đương đại của Việt Nam các quan điểm chính trị khác nhau lại được thảo luận một cách nghiêm túc và cởi mở như hiện nay. Tôi nghĩ rằng, bất kể những gì sẽ xảy ra trong những tháng tới, đã có sự thay đổi đáng kể tại Việt Nam trong đó đề tài chính trị được dân chúng cả nước đột ngột quan tâm. Bạn phải biết đây là một nước có tiềm năng đi lên rất to lớn và người dân đã có rất nhiều nỗi thất vọng đối với  tình trạng quản lý yếu kém, thiếu tinh thần trách nhiệm và không đủ năng lực của chính quyền từ trung ương đến địa phương, làm ảnh hưởng tai hại đến tương lai của đất nước. Đó là vấn đề thực tế tại Việt Nam và mọi người cảm nhận viêc có được cơ hội tìm ra khoảng trống trong không gian chính trị của họ.
Jonathan London, Phân khoa Nghiên cứu châu Á và Quốc tế, tại Đại học Thành phố Hồng Kông.
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2013
Tài liệu tham khảo và chương trình phát thanh tiếng Anh radio ABC- Úc được ghi lại:
http://www6.cityu.edu.hk/searc/2013-03-16%20Dr%20London%20Interview-2.mp3
http://www.abc.net.au/radionational/programs/saturdayextra/vietnam3a-amending-the-constitution/4570480
ABC reporter Richard Aedy:
Now to Vietnam.
The government there wants to change the constitution. It was written in 1946 and was amended 4 times since, and most recently in 1992. From January to the end of this month the government has asked for public comment on the draft amendment,  but it hasn’t been pleased with the comments that have come in. Party’s Secretary Nguyen Phu Trong said some of the comments (quote) “show the decline of political thought and morality in Vietnam”. So,What is going on?
I’m joined with Dr Jonathan London, assistant professor of Department of Asian and International Studies, City University of Hong Kong.
Jonathan, welcome to the program
Dr Jonathan London: Thank you very much for having me.
Let’s start. Why is it? Why the government want to alter the constitution?
Well, I think that many authoritarian governments, Vietnam included, have believed in to occasionally make constitution changes, not only to insure the constitution is in line with the demand of the government but also is the way of trying to boost their legitamicy of the government in the eyes of their population.
What does it want to change, specifically?
Some of the items that were up for discussion relate to Vietnam’s transition to the market economy, and, you know, essentially Vietnam has been under the market economy for the last twenty years since the last constitutional revision. There are some aspects of the constitution that require adjustment or amendment to make them more suitable.
There is also though, as I understand, an amendment that would completely reinforce the grip of the communist party on the State?
Well, in the last several alternations of the constitution, the communist party’s claim its political authority is fairly established in Article 4. It is also stated in the preamble of the constitution that the party is the indispensable force in Vietnam’s politic and social life and so a fundamental part of the constitution is to assert the supremacy of the party.
And the army is subject to the party rather to the state, isn’t it?
That’s right. As in most one party states, the constitution specifically states the military and state are subordinates of the party, it’s the same in the case of Vietnam’s constitution as well.
Now, you mentioned that it brings in line more with the fact that it’s a market economy and pretty much it has been since the last amendment was made. So those reforms making to the market economy, have they led to, well, to a fairer society?
Vietnam has experienced over two decades rapid economic growth and most of the population have benefited very significantly in the same tangible improvement. And what occurred along the way is it creates inequality and some indications that inequality of incomes and assets are actually intensified within the last several years. And what occurred recently is slow down of Vietnam economic growth due to both development of world economy and also system’s macro-economic turbulence in Vietnam are related to economic mismanagement, and some of its macro-economic turbulences have been generating economic insecurity among the population, exasperating social vulnerability. Now overlaying this, it has been an increasing sense that corruption has really taken whole of the government and make it not only ineffective in managing the economy but also unaccountable and lacking of clear vision for Vietnam’s future.
Right, I have been holding myself back, Jonathan, until this point. But given that, what are the suggestions and comments on the proposed constitutional changes that are so upset the party’s leader there?
Well, firstly I would say that the launching of public consultation was intended to be a ritualistic event that there will be some minor expressions of disapproval but it was more something like a generally state mass which the party and State have not anticipated. What it has gotten is a remarkable out-pouring of supports for major constitutional reform and major political reform. They were started with a petition signed by a group of 72 notible intellectual and public figures. Most of them have long and strong tie with the party and State. And their suggestions include the abolishment of Article 4 which recognises the communist party is the supreme and indisputable political force, getting rid of the Article which states the army should be the subordinate of the party as well as getting rid of the preamble of the constitution which resolves the indispensability of the (communist) party, also undertaking the constitutional reform to ensure the rule of law which Vietnam presently doesn’t have. Really it was a classic recommendation that Vietnam adopts a multi-party democratic constitution they drew the party’s ire.
Yes, so the party puts out its draft which primarily focus on reflecting the fact it is market economy having it reflecting in the constitution. And instead the group, in fact a small group of intellectuals it has to be said, published something, it says actually we want to say much more important things. But there is something different, isn’t it? Even with seventy odd intellectuals signing something like that and became something, I don’t know, a more mass movement. How was that happened?
Well, there were a few things. Firstly, the initial petition that was signed by the 72 intellectuals started to gather support as it was circulated in the internet and increasing the number of people signed the petition. One of the dramatic things, however, occurred in the aftermath of the speech that General secretary of the (Vietnamese) Communist party, Nguyen Phu Trong, made to some provincial political officials in which he complained that there are ideological retrograde tendency and even unethical behaviour among some of the people who involved in asking for constitutional reform. A young journalist, Nguyen Dac Kien, who writes for a relatively obscured news paper called “Family and Society” went on line, and on his webpage he responded to the party general secretary’s remark that was televised. He launched a scavenging attack in which he actually said the party’s general secretary is completely wrong in his sentiment. And Nguyen Dac Kien, the journalist, who lost his job, no surprise there the day after, reiterated Vietnam needs to abandon out (restriction) for the competition and draft the constitution based on multi-party democracy. And that, in turn, was followed by an explosion of activities that went viral and the original petition has up-warded to more than ten thousand signatures at this point in time. Most recently the party and state tried to discredit the signatories of the petition and have tried to suggest, as they often do, that many people call for fundamental reform represent (quote) “hostile forces” (unquote). So they tried to bottle it all up. But in the meantime there have been some really remarkable and impressed development in Vietnam’s politics around this constitutional reform.
So what…what has specifically happened since then?
Well, there have been no arrest yet, that might well happen, really the most significant thing is intangible which is, you know, Vietnam has never seen anything quite like this, and we would be foolish to predict it would resolve in any important constitutional reform. They represent a credit juncture of sort in the development of Vietnam’s political culture. Because never in Vietnam’s contemporary history has politic being discussed in a quite critical and open manner. I think, regardless what will occur in the next month, it has a significant development in that politic in Vietnam is all of a sudden interested. You know this is the country with enormous up-potential and there are lots of frustrations that problems with government and with the lack of accountability and incompetent are hurting the future of the country. It’s really tangible in Vietnam and people are sensing the opportunity of finding their political void.
Jonathan London, Department of Asian and International Studies, at the City University of Hong Kong.

SÁCH TRẮNG QUỐC PHÒNG TRUNG QUỐC 2013

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Sáu, ngày 3/5/2013
TTXVN (Bắc Kinh 2/5)
(Nguồn: Tân Hoa xã, Nhân dân nhật báo)
Ngày 16/4/2013 Chính phủ Trung Quốc đã công b Sách Trắng quc phòng có tên gọiVận dụng đa dạng hóa lực lượng vũ trang Trung Quốc”. Theo “Nhân dân nhật báo”, đây là bộ Sách Trắng quốc phòng thứ 8 của Trung Quốc k từ năm 1998 đến nay, cũng là bộ Sách Trắng loại chuyên đề đầu tiên, trong đó những nội dung bí n về tng số binh lực của lục quân, hải quân, không quân và trạng thái chiến lược đã được công khai thể hiện. Dưới đây là toàn văn nội dung Sách Trng nói trên:

MỤC LỤC
Lời nói đầu
I-                  Tình hình mới, thách thức mới, sứ mệnh mới
II-               Xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang
III-            Bảo vệ chủ quyền, an ninh, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia
IV-            Đảm bảo phát triển kinh tế xã hội quốc gia
V-               Bảo vệ hòa binh thể giới và ồn định khu vực Lời kết
Phụ lục
========* * * ========
LỜI NÓI ĐẦU
Trong thời đại ngày nay, hòa bình và phát triển đứng trước cơ hội mới và thách thức mới. Nắm chắc cơ hội, cùng đối phó thách thức, hợp tác bảo vệ an ninh, cùng phát triển là sứ mệnh lịch sử mà thời đại giao phó cho nhân dân các nước.
Đi theo con đường phát triển hòa bình là ý chí và sự lựa chọn chiến lược bất di bất dịch của quốc gia. Trung Quốc trước sau như một thực hiện chính sách ngoại giao hòa bình độc lập tự chủ và chính sách quốc phòng mang tính phòng ngự, phản đối chủ nghĩa bá quyền và chính trị cường quyền dưới bất cứ hình thức nào, không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, vĩnh viễn không tranh bá, không xưng bá, không bao giờ bành trướng quân sự. Trung Quốc đề xướng quan điểm an ninh mới tin cậy lẫn nhau, cùng có lợi, bình đẳng, hợp tác, tìm kiếm và thực hiện an ninh tổng hợp, an ninh chung, an ninh hợp tác.
Xây dựng, củng cố quốc phòng và tăng cường quân đội tương xứng với địa vị quốc tế của Trung Quốc, phù hợp với an ninh và lợi ích phát triển của quốc gia là nhiệm vụ chiến lược về xây dựng hiện đại hóa Trung Quốc, cũng là đảm bảo vững chắc để Trung Quốc thực hiện phát triển hòa bình. Lực lượng vũ trang Trung Quốc phù hợp với vêu cầu mới về chiến lược phát triển và chiến lược an ninh của quốc gia, kiên trì tư tưởng chỉ đạo theo Quan điểm phát triển khoa học, đẩy nhanh chuyển đổi phương thức hình thành sức chiến đấu, xây dựng hệ thống lực lượng quân đội hiện đại đặc sắc Trung Quốc, tiến cùng thời đại, tăng cường chỉ đạo chiến lược quân sự, mở rộng phương thức vận dụng lực lượng vũ trang, đem lại đảm bảo an ninh và điểm tựa chiến lược để phát triển quốc gia, góp phần xứng đáng trong bảo vệ hòa bình thế giới và ổn định khu vực.
I-TÌNH HÌNH MỚI, THÁCH THỨC MỚI, SỨ MỆNH MỚI
Từ khi bước sang thế kỷ mới, thế giới đã có sự thay đổi phức tạp, sâu sắc, hòa bình và phát triển vẫn là chủ đề của thời đại. Kinh tế toàn cầu hóa, thế giới đa cực hóa phát triển theo chiều sâu, văn hóa đa dạng hóa, xã hội thông tin hóa tiếp tục được đẩy mạnh, so sánh lực lượng thế giới phát triển theo hướng có lợi cho việc giữ gìn hòa bình thế giới, tình hình quốc tế giữ ở trạng thái hòa bình ổn định trên tổng thể, đồng thời thế giới vẫn rất không yên ổn, chủ nghĩa bá quyền, chính trị cường quyền và chủ nghĩa can thiệp mới có phần tăng lên, rối ren cục bộ xảy ra nhiều, các vấn đề điểm nóng nổi lên liên tục, thách thức giữa an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống đan xen tác động lẫn nhau, chạy đua trong lĩnh vực quân sự quốc tế có xu hướng quyết liệt hơn, tính bột phát, tính liên quan và tính tổng hợp trong vấn đề an ninh quốc tế mạnh lên rõ rệt. Khu vực châu Á-Thái Bình Dương ngày càng trở thành vũ đài quan trọng trong phát triển kinh tế thế giới và trong cuộc chơi chiến lược giữa các nước lớn, Mỹ điều chỉnh lại chiến lược an ninh châu Á-Thái Bình Dương, tình hình kết cấu khu vực có sự điều chỉnh sâu sắc.
Trung Quốc nắm chắc và vận dụng tốt thời cơ chiến lược quan trọng để phát triển, thành tựu xây dựng hiện đại hóa được thế giới biết đến, sức mạnh tổng hợp quốc gia tăng mạnh, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, đại cục xã hội giữ được ổn định, quan hệ hai bờ tiếp tục thể hiện xu hướng phát triển hòa bình, ảnh hưởng quốc tế và sức cạnh tranh quốc tế không ngừng được nâng cao. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn đứng trước mối đe dọa và thách thức an ninh phức tạp và đa dạng, vấn đề an ninh sinh tồn và an ninh phát triển, đe dọa về an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống đan xen lẫn nhau, nhiệm vụ giữ gìn quốc gia thống nhất, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ lợi ích phát triển khó khăn nặng nề. Có nước củng cố đưa liên minh quân sự ở châu Á-Thái Bình Dương đi vào chiều sâu, mở rộng hiện diện quân sự, luôn tạo ra tình hình căng thẳng ở khu vực. Cá biệt nước láng giềng lân cận có việc làm khiến cho vấn đề liên quan đến chủ quyền lãnh thổ và lợi ích biển của Trung Quốc mở rộng và phức tạp hóa, Nhật Bản gây chuyện rắc rối trong vấn đề đảo Điếu Ngư. Mối đe dọa của “ba thế lực” là chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa ly khai, chủ nghĩa cực đoan tăng lên. Thế lực ly khai “Đài Loan độc lập” và các hoạt động ly khai của chúng vẫn là mối đe dọa lớn nhất trong phát triển hòa bình quan hệ hai bờ. Các vụ thiên tai lớn, sự cố về an ninh và sự kiện về y tế cộng đồng xảy ra nhiều, các nhân tố ảnh hưởng đến xã hội ổn định hài hoà tăng lên, rủi ro về an ninh lợi ích quốc gia ở nước ngoài gia tăng. Hình thái chiến tranh cơ khí diễn biến nhanh hơn đến hình thái chiến tranh thông tin hóa, nước chủ chốt ra sức phát triển khoa học kỹ thuật quân sự cao, chiến lược cạnh tranh quốc tế hòng chiếm đoạt trước không gian vũ trụ và không gian mạng lên đến đỉnh cao.
Đứng trước môi trường an ninh thay đổi phức tạp, quân giải phóng nhân dân kiên quyết thực thi sứ mệnh lịch sử trong giai đoạn mới, mở rộng tầm nhìn về chiến lược an ninh quốc gia và chiến lược quân sự của quốc gia, đánh thắng cuộc chiến tranh cục bộ trong điều kiện thông tin hóa, tích cực hoạch định chiến lược và sứ dụng lực lượng vũ trang thời bình, đối phó hữu hiệu với nhiều hình thức đe dọa về an ninh, hoàn thành nhiệm vụ quân sự đa dạng hóa.
Trung Quốc vận dụng đa dạng hóa lực lượng vũ trang, kiên trì chính sách và các nguyên tắc cơ bản sau đây:
- Bảo vệ chủ quyền, an ninh, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, đảm bảo cho đất nước phát triển hòa bình. Đây là mục đích tăng cường xây dựng quốc phòng của Trung Quốc, cũng là chức trách thiêng liêng mà hiến pháp và pháp luật giao phó, Kiên quyết thi hành chiến lược quân sự phòng ngự tích cực, phòng bị và chống xâm lược, ngăn chặn thế lực ly khai, bảo vệ an ninh biên phòng, an ninh bờ biển và an ninh trên không, giữ gìn lợi ích biên, lợi ích an ninh vũ trụ và không gian mạng của quốc gia. Kiên trì thực hiện “người không đụng đến ta, ta không đụng đến người, nếu người đụng đến ta, ta ắt đụng đến người”, kiên quyết áp dụng mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia.
- Đánh thắng cuộc chiến tranh cục bộ trong điều kiện thông tin hóa, mở rộng và chuẩn bị kỹ càng hơn cho đấu tranh quân sự. Đặt trọng tâm vào nhiệm vụ đánh thắng cuộc chiến tranh cục bộ trong điều kiện thông tin hóa, thúc đẩy toàn diện chuẩn bị cho đấu tranh quân sự theo các phương hướng chiến lược, tăng cường vận dụng hỗn hợp lực lượng của các quân, binh chủng, nâng cao khả năng tác chiến trên cơ sở hệ thống thông tin. Phát triển sáng tạo chiến lược, chiến thuật về chiến tranh nhân dân, đẩy mạnh phát triển theo phương thức kết hợp quân-dân, nâng cao chất lượng động viên quốc phòng và chất lượng xây dựng lực lượng dự bị. Nâng cao toàn diện trình độ sẵn sàng chiến đấu hàng ngày, tăng cường diễn tập huấn luyện sẵn sàng chiến đấu có mục tiêu rõ rệt, tổ chức tuần tra và thi hành nhiệm vụ chi tiết về sẵn sàng chiến đấu ở biên giới, ven biển và trên không, đối phó ổn thỏa các hình thức khủng hoảng và các sự kiện bất ngờ xảy ra.
- Xây dựng quan niệm an ninh tổng hợp, thi hành nhiệm vụ trong hành động quân sự phi chiến tranh một cách hữu hiệu. Thích ứng với những thay đổi mới về đe dọa an ninh, coi trọng vận dụng lực lượng vũ trang thời kỳ hòa bình. Tích cực tham gia và chi viện cho xây dựng kinh tế, xã hội của quốc gia, kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ khẩn cấp nặng nề như cứu trợ thiên tai. Thực hiện chức năng bảo vệ an ninh và ổn định quốc gia theo quy định của luật pháp, kiên quyết tấn công các hoạt động phá hoại, lật đổ của thế lực thù địch, tấn công các hoạt động khủng bố bạo lực, thi hành thuận lợi nhiệm vụ cảnh giới, bảo vệ an ninh. Tăng cường xây dựng khả năng hành động ở nước ngoài như cứu viện khẩn cấp, hộ tống tàu thuyền trên biển, sơ tán di dời công dân ở nước ngoài, đảm bảo an ninh đáng tin cậy cho việc bảo vệ lợi ích quốc gia ở nước ngoài.
- Đưa hợp tác đi vào chiều sâu, thi hành nghĩa vụ quốc tế. Lực lượng vũ trang Trung Quốc là người đề xướng, người thúc đẩy và người tham gia hợp tác an ninh quốc tế. Kiên trì 5 nguyên tắc chung sống hòa bình, triển khai toàn diện giao lưu quân sự, phát triển quan hệ hợp tác quân sự theo nguyên tắc không liên minh, không đối đầu, không nhằm vào nước thứ ba, thúc đẩy thành lập cơ chế an ninh tập thể công bằng hữu hiệu và cơ chế quân sự tin cậy lẫn nhau. Kiên trì ý tưởng cởi mở, thực tế, hợp tác, đưa việc giao lưu và hợp tác với quân đội các nước đi vào chiều sâu, tăng cường hợp tác xây dựng biện pháp tin cậy ở khu vực biên giới, thúc đẩy đối thoại và hợp tác an ninh trên biển, tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, hợp tác chống khủng bố quốc tế, hộ tống tàu thuyền và cứu hộ cứu nạn quốc tế, tổ chức huấn luyện, diễn tập chung giữa Trung Quốc với nước ngoài. Nghiêm túc thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ quốc tế cần thiết, phát huy vai trò tích cực trong việc bảo vệ hòa bình, an ninh, ổn định của thế giới.
Hành động nghiêm túc theo pháp luật, giữ nghiêm kỷ luật chính sách. Lực lượng vũ trang Trung Quốc tuân thủ hiến pháp và pháp luật, tuân thủ tôn chỉ và nguyên tắc của “Hiến chương Liên Hợp Quốc”, kiên trì sử dụng quân đội theo luật, hành động theo luật. Nghiêm túc chấp hành các quy định của pháp luật và quy định trong chính sách, giữ nghiêm kỷ luật quần chúng, hoàn thành các nhiệm vụ cứu hộ khẩn cấp, giữ gìn ổn định, giải quyết các sự kiện xảy ra bất ngờ và về trật tự trị an theo luật. Lấy “Hiến chương Liên Hợp Quốc” và các nguyên tắc quan hệ quốc tế được công nhận làm căn cứ, kiên trì hành động trong khuôn khổ pháp luật của các hiệp ước song phương và đa phương, đảm bảo tính hợp pháp trong các hoạt động quân sự liên quan với bên ngoài. Xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật và chế độ chính sách, nghiêm túc quản lý bộ đội theo điều lệnh điều lệ, đem lại sự đảm bảo về mặt pháp luật trong vận dụng đa dạng hóa lực lượng vũ trang.
II-XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG TRANG
Lực lượng vũ trang Trung Quốc bao gồm quân giải phóng nhân dân, lực lượng cảnh sát vũ trang nhân dân và dân quân, có địa vị và vai trò quan trọng trong toàn cục an ninh và phát triển chiến lược của quốc gia, đảm nhận sứ mạng vinh quang và chức trách thiêng liêng về bảo vệ chủ quyền, an ninh và phát triển lợi ích của quốc gia.
Những năm gần đây quân giải phóng nhân dân tích cực cải cách quân đội một cách ổn thỏa theo nhiệm vụ thi hành sứ mệnh và theo yêu cầu xây dựng thông tin hóa. Tăng cường chức năng quản lý chiến lược của quân uỷ, thành lập Ban quy hoạch chiến lược quân giải phóng nhân dân, Ban thông tin của Bộ tổng tham mưu đổi tên thành Ban thông tin hóa, lại Ban huấn luyện và công tác binh chủng thuộc Bộ tổng tham mưu đổi tên thành Ban huấn luyện; thúc đẩy xây dựng lực lượng tác chiến theo mô hình mới, điều chỉnh tối ưu hóa kết cấu quy mô các quân binh chủng, cải cách mô hình biên chế tổ chức quân đội, thúc đẩy lực lượng tác chiến phát triển theo hướng tinh gọn, liên kết, đa năng và hiệu quả cao; hoàn thiện hệ thống bồi dưỡng nhân tài quân đội theo mô hình mới, đưa việc điều chỉnh, cải cách nguồn nhân lực quân sự và chính sách chế độ hậu cần đi vào chiều sâu, tăng cường xây dựng trang thiết bị vũ khí kỹ thuật cao, nỗ lực xây dựng hệ thống lực lượng quân sự hiện đại đặc sắc Trung Quốc. Lục quân chủ yếu đảm nhận nhiệm vụ tác chiến trên đất liền, bao gồm bộ đội tác chiến cơ động, bộ đội biên giới và ven biển, bộ đội cảnh vệ. Căn cứ theo yêu cầu chiến lược về tác chiến cơ động, tấn công phòng thủ nhiều tầng, lục quân tích cực thúc đẩy chuyển đổi từ mô hình phòng vệ khu vực sang cơ động toàn khu vực, đẩy nhanh phát triển bộ đội hàng không của lục quân, bộ đội cơ giới hóa tinh gọn và bộ đội tác chiến đặc chủng, tăng cường xây dựng bộ đội số hóa, từng bước thực hiện biên chế bộ đội gọn nhẹ hóa, công đoạn hóa, đa năng hóa, nâng cao khả năng tác chiến liên kết trên không và trên bộ, cơ động tầm xa, đột kích nhanh và tác chiến đặc biệt. Bộ đội tác chiến cơ động của lục quân gồm có 18 tập đoàn quân và bộ phận sư đoàn (lữ đoàn) tác chiến độc lập, hiện có 850.000 người. Tập đoàn quân được biên chế từ các sư đoàn, lữ đoàn, lần lượt thuộc 7 quân đoàn. Quân khu Thẩm Dương gồm các tập đoàn quân số 16, 39, 40; Quân khu Bắc Kinh gồm các tập đoàn quân 27, 38, 65; Quân khu Lan Châu có các tập đoàn quân số 21, 47; Quân khu Tế Nam gồm các tập đoàn quân số 20, 26, 54; Quân khu Nam Kinh có các tập đoàn quân số 1, 12, 31; Quân khu Quảng Châu có các tập đoàn quần số 41, 42; Quân khu Thành Đô gồm các tập đoàn quân số 13, 14.
Hải quân là lực lượng chủ thể tác chiến trên biển, đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ an ninh theo phương hướng trên biển, chủ quyền lãnh hải và bảo vệ lợi ích biển của quốc gia, chủ yếu được biên chế từ bộ đội tàu ngầm, tàu mặt nước, lực lượng hàng không, bộ đội chiến đấu trên bộ, bộ đội phòng vệ bờ biển. Theo yêu cầu chiến lược phòng ngự biển gần, hải quân chú trọng nâng cao trình độ hiện đại hóa lực lượng tác chiến tổng hợp, phát triển các loại trang thiết bị tiên tiến như tàu ngầm, tàu khu trục, tàu hộ vệ, hoàn thiện hệ thống thông tin điện tử tổng hợp, hệ thống trang bị tổng hợp, nâng cao năng lực tác chiến cơ động biển xa, hợp tác biển xa và đối phó với những đe dọa an ninh phi truyền thống, tăng cường khả năng răn đe và phản kích chiến lược. Hải quân hiện có 235.000 người, gồm ba hạm đội là Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải, dưới hạm đội là bộ đội thuộc binh lực hàng không, căn cứ, chi đội, khu cảnh bị mặt nước, sư đoàn hàng không và lữ đoàn tác chiến mặt đất. Tháng 9/2012, chiếc tàu sân bay đầu tiên, tàu “Liêu Ninh” đã được bàn giao đưa vào lực lượng thường trực. Việc Trung Quốc phát triển tàu sân bay có ý nghĩa sâu sắc trong việc xây dựng hải quân lớn mạnh và bảo vệ an ninh trên biển.
Không quân là lực lượng chủ thể tác chiến trên không, có nhiệm vụ bảo vệ an ninh không phận quốc gia, duy trì ổn định phòng thủ trên không của cả nước. Không quân chủ yếu do các binh lực hàng không, phòng không mặt đất, rađa, nhảy dù, tác chiến điện tử hợp thành. Theo yêu cầu chiến lược tấn công và phòng thủ, không quân tăng cường xây dựng hệ thống lực lượng tác chiến lấy trinh sát, cảnh báo, tấn công trên không, chống tên lửa phòng không, điều chuyển chiến lược làm trọng tâm, phát triển các loại vũ khí trang bị tiên tiến như máy bay tác chiến thế hệ mới, tên lửa đất đối không loại mới và rađa kiểu mới, hoàn thiện mạng lưới dự báo, chỉ huy và thông tin, nâng cao khả năng dự báo, răn đe chiến lược và tấn công trên không tầm trung và tầm xa. Không quân hiện có 398.000 người, gồm có 7 quân đoàn ở các quân khu Thẩm Dương, Bắc Kinh, Lan Châu, Tế Nam, Nam Kinh, Quảng châu, Thành Đô và một quân đoàn nhảy dù. Dưới quân khu là các căn cứ không quân, sư đoàn (lữ đoàn) bộ đội hàng không, sư đoàn (lữ đoàn) tên lửa đất đối không, lữ đoàn rađa.
Pháo binh 2 (bộ đội tên lửa chiến lược) là lực lượng hạt nhân răn đe chiến lược của Trung Quốc, nhiệm vụ chủ yếu là ngăn chặn nước khác sử dụng vũ khí hạt nhân đối với Trung Quốc, phản kích hạt nhân và tấn công chính xác bằng tên lửa thông thường. Lực lượng pháo binh 2 gồm có bộ đội tên lửa hạt nhân, bộ đội tên lửa thông thường và bộ đội đảm bảo tác chiến hợp thành. Theo nguyên tắc gọn nhẹ hữu hiệu, pháo binh 2 đẩy nhanh chuyển đổi mô hình theo hướng thông tin hóa, dựa theo tiến bộ khoa học công nghệ đẩy mạnh tự chủ sáng tạo vũ khí trang thiết bị, tận dụng tiến bộ khoa học công nghệ đã có đủ điều kiện cho phép đề cải tiến trang thiết bị hiện có một cách có trọng điểm và có lựa chọn, nâng cao độ an toàn, độ tin cậy và tính hữu hiệu của vũ khí tên lửa, hoàn thiện hệ thống sức mạnh kiêm cả hạt nhân và thông thường, tăng cường khả năng phản ứng nhanh, phòng vệ đột kích hữu hiệu, tấn công chính xác, hủy diệt lẫn phòng thủ để tồn tại, khả năng răn đe chiến lược và phản kích hạt nhân, khả năng tấn công bằng vũ khí thông thường chính xác được nâng cao một cách chắc chắn. Pháo binh 2 gồm có các căn cứ tên lửa, căn cứ huấn luyện, bộ đội chuyên nghiệp, các trường, học viện và cơ quan nghiên cứu khoa học, hiện nay được trang bị hệ thống tên lửa Đông Phong và tên lửa hành trình “Long Sword”.
Lực lượng cảnh sát vũ trang nhân dân có nhiệm vụ chủ yếu là xử lý các sự kiện bất ngờ xảy ra, chống khủng bố, tham gia và chi viện xây dựng kinh tế quốc gia, thời chiến phối hợp với giải phóng quân tác chiến phòng vệ. Lực lượng cảnh sát vũ trang dựa vào cơ sở hạ tầng thông tin để xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin tổng hợp ba cấp từ tổng cục đến cơ sở, phát triển vũ khí trang thiết bị theo yêu cầu thi hành nhiệm vụ, triển khai huấn luyện, nâng cao khả năng xử lý các sự kiện bất ngờ xảy ra, chống khủng bố. Cảnh sát vũ trang được hợp thành từ các lực lượng bảo vệ nội bộ và cảnh sát theo các loại hình, bảo vệ nội bộ bao gồm tỉnh đội (khu tự trị, thành phố trực thuộc trung ương) và sư đoàn cơ động, gồm có các loại hình cảnh sát như cảnh sát bảo vệ mỏ vàng, cảnh sát bảo vệ rừng, cảnh sát thủy điện, cảnh sát giao thông, công an biên phòng, cứu hỏa, cảnh vệ.
Dân quân là tổ chức vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, là trợ thủ và là lực lượng dự bị của giải phóng quân. Dân quân có nhiệm vụ tham gia xây dựng hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa, thi hành nhiệm vụ chuẩn bị chiến tranh, tham gia tác chiến phòng vệ, hiệp đồng, hỗ trợ bảo vệ trật tự xã hội và tham gia cứu hộ cứu nạn. Xây dựng dân quân chú trọng điều chỉnh cơ cấu quy mô, cải thiện trang bị vũ khí, thúc đẩy cải cách huấn luyện, nâng cao khả năng hoàn thành nhiệm vụ quân sự theo hướng xác định khả năng chi viện, đảm bảo đánh thắng chiến tranh cục bộ trong điều kiện thông tin hóa làm trung tâm. Về tổ chức, dân quân được phân thành tổ chức dân quân cốt cán cơ sở và tổ chức dân quân thông thường. Tổ chức dân quân cốt cán cơ sở được biên chế thành đội ngũ ứng phó với tình huống khẩn cấp, đội ngũ chi viện bao gồm phòng vệ hỗn hợp, trinh sát tình báo, đảm bảo thông tin, sửa chữa công trình, giao thông vận tải, duy tu trang thiết bị vũ khí và đội ngũ dự bị đảm bảo tác chiến, đảm bảo hậu cần, đảm bảo trang thiết bị.
III-BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, AN NINH, TOÀN VẸN LÃNH THQUỐC GIA
Nhiệm vụ căn bản của lực lượng vũ trang Trung Quốc là củng cố quốc phòng, chống xâm lược, bảo vệ tổ quốc. Vận dụng đa dạng hóa lực lượng vũ trang Trung Quốc, kiên trì định hướng theo yêu cầu về an ninh trung tâm của quốc gia, chú trọng bảo vệ hòa bình, ngăn chặn khủng hoảng và đánh thắng trong các cuộc chiến tranh, bảo vệ an ninh biên phòng, phòng vệ trên biển và trên không, tăng cường công tác chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu và thực chiến hóa công tác diễn tập huấn luyện, sẵn sàng đối phó và kiên quyết ngăn chặn mọi hành vi khiêu khích gây nguy hại đến chủ quyền, an ninh, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, kiên quyết bảo vệ lợi ích cốt lõi của quốc gia.
Bảo vệ an ninh phòng ngự biên gii trên đất liền và trên bin
Trung Quốc có hơn 22.000 km biên giới đất liền và hơn 18.000 km đường bờ biển, là một trong những nước tiếp giáp với nhiều quốc gia nhất thế giới và đường biên giới trên bộ dài nhất thế giới. Trung Quốc có hơn 6.500 đảo có diện tích 500 m2 trở lên, đường bờ biển ở các hải đảo tổng cộng dài hơn 14.000 km. Lực lượng vũ trang Trung Quốc thực thi phòng vệ ở biên giới đất liền và ngoài khơi, nhiệm vụ quản lý, bảo vệ an ninh ngoài khơi và đất liền phức tạp và nặng nề.
Bộ đội phòng vệ biên giới trên biển và trên bộ trấn giữ biên giới, khu vực ven biển và các hải đảo, đảm nhận nhiệm vụ phòng vệ và quản lý biên giới, bờ biển và các hải đảo của quốc gia, chống và phòng ngừa kẻ địch xâm nhập, lấn chiếm và khiêu khích từ bên ngoài, phối hợp hỗ trợ tấn công khủng bố phá hoại và tội phạm xuyên biên giới. Bộ đội biên phòng và phòng ngự ven biển kiên trì lấy việc chuẩn bị chiến tranh làm trung tâm, tăng cường phòng vệ cảnh giới ở các hướng, các đoạn đường nhạy cảm, các dòng chảy và vùng biển ở khu vực biên giới trên bộ và ven biển, phòng ngừa, chặn đứng các hoạt động xâm nhập, xâm lấn và đột nhập phá hoại qua biên giới, kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm chính sách, pháp luật và làm thay đổi hiện trạng đường biên giới, triển khai kịp thời công tác quan lý, kiểm soát hỗn hợp giữa bộ đội và địa phương, xử lý ứng phó với các sự kiện bất ngờ xảy ra, bảo vệ hữu hiệu an ninh và ổn định ở khu vực biên giới và ven biển. Trung Quốc đã ký Hiệp định hợp tác biên phòng với 7 nước lân cận, thiết lập cơ chế gặp gỡ, hội đàm biên giới với 12 quốc gia khác. Bộ đội biên phòng Quân giải phóng nhân dân đã triển khai các hoạt động hợp tác hữu nghị như tuần tra hỗn hợp, kiểm soát huấn luyện hỗn hợp với ngành biên phòng của các nước như Nga, Cadacxtan, Mông Cổ, Việt Nam; hàng năm tổ chức các hoạt động thị sát lẫn nhau, giám sát và xác minh tình hình thực thi biện pháp xây dựng lòng tin ở khu vực biên giới của nhau với các nước Cadắcxtan, Cưrơgưxtan, Nga và Tátgikixtan.
Hải quân tăng cường kiểm soát và quản lý, xây dựng, hoàn thiện cơ chế tuần tra theo hướng hệ thống hóa, nắm vững một cách hữu hiệu tình hình khu vực biển ở xung quanh, phòng ngừa nghiêm ngặt các hoạt động quấy rối và đột nhập phá hoại, kịp thời xử lý tình hình khu vực biển xung quanh và các sự kiện bất ngờ. Đẩy mạnh hợp tác an ninh trên biển, bảo vệ hòa bình và ổn định hải dương, tự do và an toàn hàng hải. Trong khuôn khổ của cơ chế hiệp thương an ninh quân sự trên biển giữa Trung Quốc và Mỹ, triển khai định kỳ trao đổi thông tin trên biển, tránh xảy ra các sự kiện ngoài ý muốn liên quan đến biển. Căn cứ theo Hiệp định tuần tra chung vùng biển Vịnh Bắc Bộ đã được ký kết giữa Trung Quốc và Việt Nam, từ năm 2006 hải quân hai nước hàng năm đã tổ chức hai lần tuần tra chung.
Công an biên phòng là lực lượng chấp pháp vũ trang của nhà nước được bố trí tại khu vực biên giới ven biển và các cửa khẩu mở cửa đối ngoại, đảm nhận chức trách quan trọng về bảo vệ chủ quyền, duy trì an ninh ổn định ở khu vực biên giới ven biển và trên biển, giữ gìn trật tự xuất nhập cảnh ở các cửa khẩu của quốc gia, thi hành nhiệm vụ đa dạng hóa về giữ gìn ổn định, tấn công tội phạm trên biên giới của quốc gia, cứu viện khẩn cấp, đảm bảo an ninh biên phòng. Công an biên phòng hoạch định khu vực quản lý biên phòng ở toàn tuyến biên giới, hoạch định khu vực công tác phòng vệ vùng ven biển, hoạch định khu cảnh giới biên phòng có chiều sâu 20 đến 50 mét ở cả khu vực biên giới đất liền và ven biển giáp ranh với Hồng Công, Ma Cao, thành lập trạm kiểm tra biên phòng ở các cửa khẩu mở cửa đối ngoại của quốc gia, bố trí lực lượng cảnh sát biển ở khu vực ven biển. Những năm gần đây, công an biên phòng luôn thực hiện việc kiểm tra nghiêm ngặt, quản lý nghiêm ngặt và kiểm soát nghiêm ngặt đối với khu vực biên giới và các cửa khẩu ở biên giới, phòng ngừa và tấn công “ba thế lực” (thế lực khủng bố, thế lực dân tộc ly khai và thế lực tôn giáo cực đoan), các phần tử thù địch phá hoại và các hoạt động khủng bố bạo lực. Tập trung chấn chỉnh các hoạt động đánh bắt vượt qua biên giới trên biển, tăng cường tuần tra chấp pháp về trật tự trị an trên biển, nghiêm khắc tấn công các hoạt động phạm tội, vi phạm luật pháp trên biển. Từ năm 2011 đến nay tổng cộng phá được 47.445 vụ án các loại, thu giữ 12.357 kg ma túy các loại, 125.115 khẩu súng, kiểm tra bắt giữ 5.607 lượt người vượt biên trái phép.
Dân quân tích cực tham gia công việc như trực ban sẵn sàng chiến đấu, phòng thủ liên ngành giữa quân đội, cảnh sát và nhân dân ở khu vực ven biển, làm nhiệm vụ ở tuyến đầu và bảo vệ, kiểm soát biên giới, tuần trực chiến thường xuyên trên tuyến ven biển.
Bảo vệ an ninh phòng vệ trên không
Không quân là lực lượng chủ thể bảo vệ an ninh, phòng vệ không phận của quốc gia, lục quân, hải quân và cảnh sát vũ trang đảm trách một phần nhiệm vụ phòng vệ trên không theo chỉ thị của Quân ủy trung ương. Trong thời bình, phòng vệ trên không của quốc gia thực hiện thể chế chỉ huy bộ đội không quân – không quân của quân khu – phòng không, không quân căn cứ theo ý đồ của Quân ủy trung ương thực hiện chỉ huy thống nhất đối với các lực lượng phòng không đảm trách nhiệm vụ phòng vệ trên không. Hệ thống phòng vệ trên không của Trung Quốc được hợp thành thống nhất từ 6 hệ thống lớn là trinh sáí theo dõi, chỉ huy khống chế, phòng ngự không trung, phòng không mặt đất, đảm bảo tổng hợp và phòng không nhân dân. Trung Quốc đã xây dựng được hệ thống lực lượng phòng vệ trên không nhất thể hóa, bao gồm trinh sát cảnh báo, đánh trả, phản kích và phòng vệ; có phương pháp thu nhận thông tin về tình hình không phận, lấy rađa thám trắc đối không các loại và máy bay cảnh báo sớm làm chủ thể, lấy trinh sát kỹ thuật, trinh sát tác chiến điện tử để bổ sung; có phương pháp đánh trả trong đó máy bay tiêm kích, tiêm kích ném bom, tên lửa đất đối không, bộ đội pháo cao xạ là chủ thể, lấy lực lượng phòng không của lục quân, lực lượng phòng không là dân quân dự bị và lực lượng phòng không nhân dân để bổ sung; có phương pháp phòng vệ tổng hợp với chủ thể là các loại công trình phòng vệ và lực lượng phòng vệ, được bổ sung bằng lực lượng phòng vệ kỹ thuật chuyên nghiệp.
Hoạt động phòng không cơ bản hàng ngày của không quân chủ yếu là tổ chức lực lượng trinh sát cảnh báo sớm, theo dõi không phận quốc gia và những động thái trên không ở khu vực xung quanh, sẵn sàng nắm bắt được những mối đe dọa an ninh trên không; tổ chức cơ cấu chỉ huy các cấp, duy trì chế độ trực ban chiến đấu thường ngày, trong đó lấy thủ đô làm trung tâm, xác định trọng điểm là tuyến biên giới ven biển, sẵn sàng chỉ huy các hành động của lực lượng phòng không; tổ chức thành phần binh lực trực ban phòng không chiến đấu hàng ngày, tiến hành công tác cảnh vệ tuần tra ở không phận trên biển, chống trinh sát biên giới và kiểm chứng, xử lý những tình huống khác thường chưa rõ trong nội địa; tổ chức hệ thống quản lý kiểm soát hàng không, kiểm soát các hoạt động bay, bảo vệ trật tự trên không, đảm bảo an ninh bay.
Duy trì thường xuyên trạng thái sẵn sàng chiến đấu
Chuẩn bị chiến đấu là hoạt động chuẩn bị và phòng bị mà quân đội tiến hành để thực hiện nhiệm vụ tác chiến và hành động quân sự phi chiến tranh, là công tác mang tính chất toàn cục, tổng hợp, thường xuyên của quân đội. Việc nâng cao trình độ chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu, duy trì trạng thái sẵn sàng chiến đấu thường xuyên là đảm bảo quan trọng để đối phó hữu hiệu với nhiều mối đe dọa an ninh, hoàn thành nhiệm vụ quân sự đa dạng. Quân giải phóng nhân dân xây dựng trình tự chuẩn bị chiến tranh chính quy, tăng cường xây dựng mang tính chất cơ sở, làm tốt công tác huấn luyện diễn tập sẵn sàng chiến đấu mang tính mục tiêu, tổ chức chặt chẽ trực ban sẵn sàng chiến đấu và thi hành nhiệm vụ tuần tra phòng vệ trên biên giới, trên biển và trên không, chuẩn bị sẵn sàng thi hành nhiệm vụ tác chiến và hành động quân sự phi chiến tranh. Bộ đội căn cứ theo yêu cầu thực hiện nhiệm vụ, bước vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu từ thấp đến cao được chia thành ba cấp, cấp 1, cấp 2 và cấp 3.
Công tác sẵn sàng chiến đấu thường xuyên của lực lượng lục quân lấy bảo vệ trật tự thường ngày ở biên giới và củng cố thành quả xây dựng đất nước làm trọng tâm, dựa vào bộ máy chỉ huy tác chiến và hệ thống thông tin chỉ huy, tăng cường trực ban sẵn sàng chiến đấu, nghiên cứu phương thức trực ban liên ngành khu vực tác chiến, quản lý tổng hợp hệ thống trực ban sẵn sàng chiến đấu của lực lượng tác chiến cấp trung đoàn trở lên, thể chế, cơ chế vận hành thường xuyên, để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ chiến đấu, hình thành tổ chức hệ thống lực lượng sẵn sàng chiến đấu, gắn kết các hướng chiến lược, phối hợp nhiều quân binh chủng, đảm bảo tác chiến đồng bộ, luôn giữ trạng thái năng động, kịp thời và đối phó hữu hiệu.
Công tác sẵn sàng chiến đấu thường xuyên của lực lượng hải quân, lấy bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lợi ích biển của quốc gia làm trọng điểm, tổ chức và thực hiện công tác tuần tra sẵn sàng chiến đấu thường xuyên theo nguyên tắc dùng binh hiệu quả cao, tuần tra có hệ thống, theo dõi giám sát toàn khu vực, duy trì hiện diện quân sự ở vùng biển hữu quan. Các hạm đội duy trì số lượng tàu chiến cần thiết, các hạm đội hàng năm đảm bảo số lượng tàu chiến cần thiết tuần tra trong khu vực quản lý, tăng cường tuần tra trinh sát trên biển và trên không, căn cứ theo nhu cầu, tổ chức lực lượng cơ động tuần tra cảnh giới ở khu vực biển liên quan.
Công tác sẵn sàng chiến đấu thường xuyên của lực lượng không quân với trọng tâm là phòng vệ trên không phận lãnh thổ, kiên trì nguyên tắc thống nhất giữa thời bình và thời chiến, từ phản ứng toàn khu vực đến phản ứng toàn thế biên cương bờ cõi, duy trì trạng thái sẵn sàng chiến đấu linh hoạt, nhạy cảm, hiệu quả cao. Tổ chức tuần tra cảnh giới trên không phận ở trạng thái thông thường, kịp thời điều tra kiểm chứng tình hình khác thường, chưa rõ ràng. Hệ thống chỉ huy trực ban cảnh giới không quân xác định trung tâm là sở chỉ huy không quân, sở chỉ huy lực lượng là cơ sở, chỗ dựa là lực lượng trực ban chiến đấu của không quân và lực lượng phòng không mặt đất.
Pháo binh 2 trong thời bình duy trì trạng thái cảnh giới thích hợp, căn cứ theo nguyên tắc kết hợp giữa thời bình và thời chiến, luôn luôn sẵn sàng chiến đấu bất cứ lúc nào, tăng cường xây dựng đồng bộ sẵn sàng chiến đấu; xây dựng hệ thống trực ban tác chiến gồm các yếu tố tổng hợp, chức năng hoàn chỉnh, nhanh nhạy hiệu quả cao, bảo đảm lực lượng phản ứng nhanh, đối phó hữu hiệu với các mối đe dọa chiến tranh và sự kiện xảy ra bất ngờ. Khi đất nước bị đe dọa hạt nhân, lực lượng tên lửa hạt nhân căn cứ mệnh lệnh của Quân ủy trung ương, nâng cấp trạng thái cảnh giới, chuẩn bị tốt cho phản kích hạt nhân, răn đe ngăn chặn kẻ địch sử dụng vũ khí hạt nhân đối với Trung Quốc; khi đất nước bị tấn công hạt nhân, sử dụng vũ khí hạt nhân như tên lửa, độc lập hoặc phối hợp với lực lượng hạt nhân của các quân chủng khác, kiên quyết giáng trả kẻ địch. Lực lượng tên lửa thông thường có thể nhanh chóng hoàn thành chuyển đổi trạng thái từ thời bình sang thời chiến, thực hiện nhiệm vụ tấn công chính xác tầm trung và tầm xa bằng vũ khí thông thường.
Tăng cường diễn tập, huấn luyện sát vi thực tế chiến đấu
Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc coi việc diễn tập, huấn luyện sát với thực tế chiến đấu là công tác trọng điểm, thúc đẩy chuyển biến huấn luyện, nâng cao năng lực tác chiến thực tế của bộ đội, chú trọng đưa ý tưởng tác chiến trong điều kiện thông tin hóa như chế áp thông tin, đối kháng hệ thống, tác chiến chính xác, dung hòa hỗn hợp, chiến thắng tổng thể vào thực tiễn huấn luyện rộng rãi. Tổ chức diễn tập theo biên chế thời chiến và trình tự tác chiến thời chiến, huấn luyện chỉ huy đối kháng đột xuất, huấn luyện đối kháng thực binh tự chủ và huấn luyện trong môi trường chiến trường phức tạp, nâng cao toàn diện năng lực tác chiến hệ thống của bộ đội dựa trên cơ sở hệ thống thông tin theo yêu cầu thực tế chiến đấu.
Triển khai huấn luyện xuyên khu vực. Để nâng cao năng lực phản ứng nhanh và khả năng tác chiến hỗn hợp của bộ đội trong môi trường lạ và điều kiện phức tạp, dựa trên cơ sở huấn luyện chiến thuật hợp đồng, tổ chức bộ đội thành các sư đoàn, lữ đoàn có nhiệm vụ gần giống nhau, loại hình giống nhau và môi trường tác chiến trong tương lai tương tự nhau, triển khai đồng loạt các cuộc diễn tập, huấn luyện cơ động xuyên khu vực bằng phương thức diễn tập mang tính kiểm nghiệm binh lính trong thực tế. Năm 2009 đã tổ chức cho các quân khu Thẩm Dương, Lan Châu, Tế Nam, Quảng Châu, mỗi quân khu một sư đoàn để diễn tập cơ động và mang tính đối kháng tầm xa. Bắt đầu từ năm 2010, tổ chức hàng loạt cuộc diễn tập huấn luyện cơ động cấp chiến dịch xuyên khu vực mang tên “Sứ mệnh hành động”. Trong đó, năm 2010 tổ chức cho ba quân khu là các quân khu Bắc Kinh, Lan Châu, Thành Đô, mỗi quân khu cử một tập đoàn quân, cơ quan đầu não của mỗi tập đoàn quân đó đem một sư đoàn (lữ đoàn) và một bộ phận lực lượng không quân tham gia diễn tập; năm 2011 tổ chức cho các quân khu Thành Đô, Tế Nam đem theo lực lượng của quân khu mình đến diễn tập huấn luyện ở khu vực cao nguyên; năm 2012 tổ chức cho các quân khu Thành Đô, Tế Nam, Lan Châu và lực lượng không quân hữu quan đến diễn tập tại khu vực Tây Nam.
Làm nổi rõ huấn luyện đối kháng. Các quân binh chủng tăng cường huấn luyện diễn tập mang tính chất đối kháng và tính chất kiểm nghiệm, tổ chức diễn tập đối kháng sát với thực tế chiến đấu, đối kháng trên mạng và đối kháng mô phỏng trên máy tính, nâng cao tính mục đích và tính hiệu quả thực tế trong huấn luyện. Không quân dựa vào căn cứ huấn luyện tạo dựng môi trường chiến trường phức tạp, tổ chức diễn tập đối kháng hệ thống “quân đỏ quân xanh” giữa không quân của quân khu với nhau, giữa không quân quân khu với bộ đội “quân xanh” hợp thành, triển khai trong điều kiện thông tin hóa. Pháo binh 2 triển khai huấn luyện đối kháng giữa trinh sát và chống trinh sát, giữa gây nhiễu và chống gây nhiễu, giữa tấn công chính xác và phòng vệ phản công trong môi trường chiến trường phức tạp, tăng cường huấn luyện bảo vệ an ninh và kỹ năng thao tác trong điều kiện bị đe dọa bằng các loại vũ khí hạt nhân, sinh học và hóa học, hàng năm tổ chức cho bộ đội tên lửa thuộc các loại hình thực thi nhiệm vụ bắn đạn thật.
Mở rộng huấn luyện biển xa. Hải quân tìm kiếm mô hình tổ chức huấn luyện theo nhiệm vụ tác chiến biển xa, tổ chức huấn luyện nhóm biên đội tác chiến biển xa được biên chế hỗn hợp từ các tàu khu trục hộ tống kiểu mới, tàu tiếp tế viễn dương tổng hợp và trực thăng được chở trên tàu, đi sâu nghiên cứu diễn tập chủ đề sứ mệnh trong môi trường chiến trường phức tạp, làm nổi rõ các nội dung huấn luyện trọng điểm như cảnh báo sớm tầm xa và khống chế tổng hợp, đánh chặn biển xa, tập kích bất ngờ, chống tàu ngầm, hộ tống viễn dương. Thông qua tổ chức huấn luyện biển xa để lôi kéo các lực lượng bộ đội hữu quan vùng duyên hải tiến hành huấn luyện thực binh mang tính đối kháng như huấn luyện phòng không, chống tàu ngầm, chống thuỷ lôi, chống khủng bố, chống cưóp biển, phòng vệ gần bờ, công phá đảo. Từ năm 2007 đến nay, tại Tây Thái Bình Dương tổng cộng đã tổ chức cho gần 20 tốp tàu với hơn 90 lượt tàu huấn luyện biển xa. Trong huấn luyện áp dụng biện pháp hữu hiệu ứng phó với hoạt động trinh sát áp sát và quấy nhiễu phi pháp của máy bay, tàu chiến quân dụng một số nước. Từ tháng 4-9/2012, tàu huấn luyện “Trịnh Hòa” đã thực hiện hành trình huấn luyện vòng quanh thế giới, lần lượt thăm và dừng tại 14 quốc gia và khu vực.
IV-BẢO ĐẢM PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI QUỐC GIA
Bảo vệ lao động hòa bình của nhân dân, tham gia sự nghiệp xây dựng đất nước, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân là nhiệm vụ quan trọng mà Hiến pháp và pháp luật giao phó cho lực lượng vũ trang Trung Quốc. Lực lượng vũ trang Trung Quốc phục tùng và phục vụ đại cục cải cách phát triển đất nước, tích cực tham gia xây dựng đất nước và cứu hộ cứu nạn, bảo vệ xã hội ổn định hài hoà theo pháp luật, nỗ lực bảo đảm lợi ích phát triển của quốc gia.
Tham gia xây dựng đất nước
Trên cơ sở hoàn thành các nhiệm vụ đào tạo huấn luyện, thực hiện sứ mệnh chuẩn bị đấu tranh quân sự, nghiên cứu thí nghiệm khoa học, xoay quanh quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của quốc gia và của địa phương, quân đội và cảnh sát vũ trang kiên trì kết hợp nhu cầu của địa phương, kỳ vọng của quần chúng và khả năng của quân đội, sử dụng triệt đế các nguồn lực và ưu thế trong các lĩnh vực nhân tài, trang bị, kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, tích cực chi viện xây dựng các công trình trọng điểm về cơ sở hạ tầng, môi trường sinh thái ở địa phương và xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa, làm tốt công tác giúp đỡ người nghèo, trợ học để chấn hưng giáo giục, giúp đỡ khám chữa bệnh, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội hài hoà, cải thiện dân sinh ở địa phương.
Giúp đỡ xây dựng các công trình trọng điểm về cơ sở hạ tầng. Phát huy ưu thế của bộ đội chuyên nghiệp trong các ngành thuỷ điện, giao thông, công trình, đo vẽ bản đồ, chi viện xây dựng cơ sở hạ tầng liên quan đến quốc kế dân sinh của nhà nước và các địa phương như giao thông, thuỷ lợi, năng lượng, thông tin. Từ năm 2011 đến nay, tổng cộng đã đầu tư hơn 15 triệu ngày công lao động, sử dụng hơn 1,2 triệu lượt xe cơ giới, giúp đỡ xây dựng 350 công trình trọng điểm từ cấp tỉnh trở lên như sân bay, đường quốc lộ, đường sắt, đầu mối thủy lợi. Cảnh sát vũ trang ngành thuỷ điện đã lần lượt tham gia xây dựng 115 hạng mục công trình thuỷ lợi, thuỷ điện, đường sắt, đường ống dẫn khí đốt tự nhiên như trạm thuỷ điện Nọa Trát Độ ở tỉnh Vân Nam, Cẩm Bính tỉnh Tứ Xuyên, Bàng Đa thuộc Khu tự trị Tây Tạng. Cảnh sát vũ trang giao thông xây dựng 172 dự án như đường quốc lộ Thiên Sơn ở Tân Cương, cầu hai tầng đặc biệt lớn bắc qua sông Lạc Đường tỉnh Cam Túc, đường hầm Ca Long La chạy qua đường quốc lộ Mạc Thoát, khu tự trị Tây Tạng, với chiều dài tổng cộng là 3.250 km.
Tham gia xây dựng sinh thái và bảo vệ môi trường. Bộ đội trong biên chế, dân quân và bộ đội dự bị tham gia công tác phủ xanh đất trống đồi trọc, phòng chống sa mạc hóa, bảo vệ sinh thái vùng ngập nước, hỗ trợ xây dựng các khu sinh thái và công trình sinh thái trọng điểm quốc gia như xử lý nguồn gió cát tại Bắc Kinh, Thiên Tân, xanh hóa sa mạc Hoàn Đáp Khắc La Mã Can (Tân Cương), bảo vệ sinh thái trung và thượng nguồn các sông Trường Giang, Hoàng Hà, xử lý ba dòng sông ở Tây Tạng. Hai năm trở lại đây, tổng cộng đã trồng được hơn 14 triệu cây xanh, trồng rừng theo vùng, gieo hạt bằng máy bay và phủ xanh hơn 3 triệu mẫu đất trống đồi trọc. Bộ đội kỹ thuật như đo vẽ bản đồ, khí tượng, cấp nước còn cung cấp dịch vụ thăm dò trắc địa, dự báo khí tượng thuỷ văn, thăm dò nguồn nước cho địa phương.
Giúp nghèo vượt khó và hỗ trợ xây dựng nông thôn mới. Các lực lượng bộ đội đã xây dựng quan hệ giúp nghèo vượt khó với 63 huyện nghèo, 547 xã, thị trấn khó khăn, tổng cộng thành lập 26.000 điểm liên hệ giúp nghèo vượt khó, giúp đỡ xây dựng hơn 20.000 công trình quy mô nhỏ như thuỷ lợi ruộng đồng, đường nông thôn, xử lý lưu vực sông nhỏ…, giúp đỡ phát triển hơn 1.000 ngành công nghiệp có ưu thế đặc sắc, giúp hơn 400.000 quần chúng khó khăn thoát nghèo làm giàu. Quân khu Bắc Kinh đã lần lượt cử đoàn công trình cấp nước giúp các địa phương tại Vân Nam, Quảng Tây, Sơn Đông, Hà Bắc, Nội Mông, Quý Châu tìm nước đào giếng, tổng cộng đào 358 giếng, đã giải quyết vấn đề nước dùng sinh hoạt của 960.000 dân và nước tưới tiêu cho 85.000 mẫu ruộng. Quân khu Lan Châu đã cử đoàn công trình cấp nước thực hiện công trình “trăm giếng giúp nông dân làm giàu”, tìm nước đào 192 giếng tại khu vực hạn hán ở Trung Nam Ninh Hạ, đã giải quyết vấn đề nước sinh hoạt cho 390.000 dân, 570.000 gia súc và nước tưới tiêu cho 37.000 mẫu ruộng.
Giúp đỡ sự nghiệp khoa học kỹ thuật, giáo dục, văn hóa, y tế. Từ năm 2011-2012, bộ đội thuộc các trường, học viện, các đơn vị nghiên cứu khoa học và lực lượng kỹ thuật chuyên nghiệp đã đảm nhận hơn 200 đề tài nghiên cứu khoa học như các dự án chuyên ngành lớn của quốc gia, kế hoạch trợ giúp khoa học kỹ thuật, tham gia 220 dự án khoa học công nghệ có nhiều khó khăn, chuyển giao thành công 180 dự án khoa học kỹ thuật. 108 bệnh viện của quân đội và cảnh sát vũ trang cùng giúp đỡ 130 bệnh viện cấp huyện ở khu vực khó khăn của miền Tây, các đơn vị y tế chữa bệnh cấp quân đoàn trở xuống cùng giúp đỡ 1.283 trạm y tế xã, thị trấn. Từ năm 2009-2012, tập trung giúp đỡ xây dựng 57 “trường học Bát nhất yêu dân”, đã giải quyết vấn đề đi học của hơn 30.000 học sinh.
Tham gia cứu hộ cứu nạn
Trung Quốc là một trong những quốc gia gặp nhiều thiên tai nghiêm trọng nhất trên thế giới, chủng loại thiên tai nhiều, khu vực phân bố rộng, tần suất xảy ra cao, đem đến mối nguy hại nghiêm trọng cho xây dựng kinh tế của đất nước và an toàn tính mạng, tài sản của quần chúng nhân dân. Lực lượng vũ trang Trung Quốc luôn là lực lượng xung kích cứu hộ cứu nạn, đảm nhận nhiệm vụ cứu viện khẩn cấp nhất, khó khăn nhất, nguy hiểm nhất. Căn cứ theo “Điều lệ quân đội tham gia cứu hộ cứu nạn” ban hành năm 2005, quân đội và cảnh sát vũ trang chủ yếu đảm nhận trách nhiệm cấp cứu giải nguy chuyên nghiệp như giải cứu, di dời và sơ tán những người gặp khó khăn, bảo vệ an toàn các mục tiêu quan trọng, cấp cứu, vận chuyển vật tư quan trọng, tham gia sửa chữa gấp đường giao thông (cầu công, đường hầm), tìm kiếm cứu nạn trên biển, cứu viện hạt nhân, sinh học, hóa học, kiểm soát dịch bệnh, cứu hộ điều trị, loại bỏ hoặc kiểm soát các tình huống hiểm nghèo khác, hỗ trợ chính quyền nhân dân địa phương triển khai nhiệm vụ tái thiết sau thảm họa.
Quân đội và cảnh sát vũ trang cùng với chính quyền nhân dân các cấp xây dựng hoàn thiện cơ chế liên kết phối hợp giữa quân đội và địa phương ứng phó với các thảm hoạ thiên tai, xây dựng mặt bằng chỉ huy ứng phó di dời cấp chiến lược, dự trữ các dụng cụ vật tư cần thiết cho cứu hộ cứu nạn khân cấp tại những khu vực trọng điểm, lên kế hoạch chỉnh lý đề án ứng phó khẩn cấp cứu hộ cứu nạn của bộ đội từ cấp trung đoàn trở lên, tổ chức diễn tập hỗn hợp cứu hộ cứu nạn giữa quân đội và địa phương, nâng cao toàn diện năng lực cứu hộ cứu nạn. Hiện nay, đã thành lập 9 lực lượng ứng cứu chuyên nghiệp cấp quốc gia với 50.000 người, gồm có đội ứng phó chống lũ lụt, đội cứu hộ khẩn cấp thảm hoạ động đất, đội cứu hộ khẩn cấp hạt nhân, sinh học và hóa học, đội phục vụ vận tải khẩn cấp trên không, đội cứu nạn khẩn cấp giao thông điện lực, đội cứu nạn khẩn cấp trên biển, đội bảo đảm thông tin cơ động khẩn cấp, đội cứu hộ y tế phòng dịch, đội ứng phó khẩn cấp bảo đảm khí tượng chuyên nghiệp. Các quân khu sẽ cùng với các tỉnh (khu tự trị, thành phố trực thuộc trung ương) hữu quan, dựa vào lực lượng bộ đội tại ngũ và dự bị thành lập lực lượng ứng phó khẩn cấp chuyên nghiệp cấp tỉnh với số lượng 45.000 người.
Lực lượng vũ trang Trung Quốc trong các lần cứu hộ cứu nạn quan trọng đều đã phát huy vai trò là quân chủ lực và đội xung kích. Năm 2008, điều động 1,26 triệu sĩ quan, chiến sỹ, dân quân và quân nhân dự bị chống chọi thảm hoạ nhiệt độ thấp, tuyết rơi, đóng băng nghiêm trọng tại phía Nam và 221.000 người tham gia cứu hộ cứu nạn trong trận động đất đặc biệt nghiêm trọng ở Vấn Xuyên, Tứ Xuyên. Năm 2010, điều động 21.000 người tham gia cứu hộ cứu nạn trong trận động đất mạnh tại Ngọc Thụ, Thanh Hải, 12.000 người tham gia cứu hộ cứu nạn thiên tai trong thảm hoạ sạt lở đất do lũ lụt tại Châu Khúc thuộc tỉnh Cam Túc. Từ năm 2011 đến nay, quân đội và cảnh sát vũ trang tổng cộng đã điều động 370.000 binh sĩ, 197.000 lượt xe cơ giới các loại, 225 lượt máy bay và máy bay trực thăng, tổ chức cho 870.000 dân quân và quân nhân dự bị tham gia các hoạt động cứu hộ cứu nạn như chống lũ lụt, chống động đất, chống hạn, chống băng tuyết, chống bão và chữa cháy, cấp cứu di dời 2,45 triệu dân, cứu hộ vận chuyển 160.000 tấn dụng cụ vật tư. Máy bay trực thăng của lực lượng không quân của lục quân mỗi năm điều động hàng trăm lượt máy bay đảm nhận nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy rừng và thảo nguyên, đồng thời thực hiện nhiệm vụ nói trên như công việc thường xuyên.
Giữ gìn n định xã hội
Lực lượng vũ trang Trung Quốc tham gia các hoạt động bảo vệ trật tự xã hội, phòng ngừa và tấn công khủng bố theo quy định của pháp luật. Cảnh sát vũ trang là lực lượng cốt cán và xung kích của quốc gia để xử lý các sự kiện công cộng xảy ra bất ngờ, giữ gìn ổn định xã hội. “Luật Cảnh sát vũ trang nhân dân nước CHND Trung Hoa” công bố thực hiện vào tháng 8/2009 đã xác định rõ phạm vi, biện pháp và phương pháp bảo đảm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh của cảnh sát vũ trang. Cảnh sát vũ trang xây dựng hệ thống lực lượng xử lý sự kiện xảy ra bất ngờ, duy trì ổn định xã hội, trong đó lấy lực lượng cơ động làm chủ thể, rút lực lượng từ thành phần đang thực hiện nhiệm vụ khác để bổ sung, lấy quân số từ các loại hình cảnh sát và từ các trường, học viện để hỗ trợ, hoàn thiện hệ thống lực lượng chống khủng bố 4 cấp với chủ thể là đội chống khủng bố cấp quốc gia, trung đội thực hiện nhiệm vụ đặc biệt cấp tỉnh, trung đội làm nhiệm vụ đặc biệt cấp thành phố, tiểu đội ứng phó cấp huyện. Làm tốt công tác bảo vệ an ninh cho các hoạt động lớn, chấp hành nghiêm ngặt các nhiệm vụ như cảnh giới bảo vệ hiện trường, kiểm tra an ninh con người, canh phòng bảo vệ các mục tiêu quan trọng, làm thẻ kiểm soát trên các tuyến đường xung yếu và tuần tra vũ trang đô thị. Từ năm 2011-2012, ứng phó và xử lý một cách hữu hiệu các sự kiện xảy ra đột xuất dưới mọi hình thức, phối hợp với các cơ quan công an xử lý thành công nhiều sự kiện khủng bố tấn công bạo lực, tham gia xử lý 68 vụ bạo lực nghiêm trọng như bắt cóc con tin, giải cứu 62 con tin. Lần lượt hoàn thành các nhiệm vụ bảo đảm an ninh cho các hoạt động lớn như Đại hội thể dục thể thao sinh viên thế giới mùa Hè lần thứ 26, Hội chợ triển lãm Trung Quốc-Á Âu, Hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải tại Bắc Kinh, tổng cộng điều động hơn 1,6 triệu lượt người.
Quân giải phóng nhân dân cử lực lượng hỗ trợ công an, cảnh sát vũ trang hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ an ninh trong các hoạt động lớn. Lục quân chủ yếu gánh vác nhiệm vụ phòng chống khủng bố, kiểm tra phát hiện chất nổ hạt nhân, sinh học, hóa học, cứu hộ y tế; hải quân chủ yếu chịu trách nhiệm loại bỏ các hiểm họa an ninh tiềm ẩn ở vùng nước, đề phòng khủng bố tấn công từ biển; không quân chủ yếu chịu trách nhiệm bảo vệ bầu trời ở địa điểm tổ chức các hoạt động quan trọng và an ninh khu vực xung quanh địa điểm đó. Những năm gần đây, Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc đã tham gia hoạt động bảo đảm an ninh cho các sự kiện lớn như Olympic Bắc Kinh, lễ kỷ niệm 60 năm quốc khánh, Hội chợ triển lãm thế giới Thượng Hải, Á vận hội Quảng Châu, tổng cộng đã điều động 145.000 người, 365 lượt máy bay chiến đấu và trực thăng, 148 tàu thuyền, 554 bộ rađa.
Dân quân là một lực lượng quan trọng giữ gìn ổn định xã hội, phối hợp hỗ trợ duy trì trật tự xã hội theo quy định của pháp luật, được triển khai thống nhất theo kế hoạch giữa đảng uỷ, chính quyền và dưới sự chỉ đạo của cơ quan quân sự địa phương, tham gia các hoạt động phối hợp bảo vệ trị an, xử lý tổng hợp trong công tác quản lý xã hội, bảo đảm an ninh các hoạt động lớn. Mỗi năm có hơn 90.000 người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ cầu cống, đường hầm và các tuyến đường sắt.
Lực lượng đóng tại Hồng Công, Ma Cao là lực lượng do Chính phủ nhân dân trung ương phái đến đóng tại các Đặc khu hành chính Hồng Công, Ma Cao, thực hiện chức năng phòng vệ theo pháp luật. Luật đóng quân tại Hồng Công, Ma Cao quy định, Chính quyền Đặc khu khi cần thiết có thể đề nghị Chính phủ nhân dân Trung ương cho quân đội đóng tại các đặc khu này hỗ trợ duy trì trật tự trị an xã hội và cứu hộ cứu nạn. Vào lúc thích hợp lực lượng đóng tại Hồng Công, Ma Cao tổ chức tuần tra chung trên biển, trên không và huấn luyện, tập trận chung hàng năm, tham gia diễn tập hỗn hợp cứu hộ tai nạn máy bay trên biển do Chính quyền Đặc khu tổ chức, hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo đảm an toàn cho khu vực thi đấu Olympic Bắc Kinh tại Hồng Công và các hoạt động chào mừng Hồng Công, Ma Cao trở về với Trung Quốc đại lục.
Bảo vệ quyền và li ích bin
Trung Quốc là nước lớn trên đất liền và trên biển, biển là không gian quan trọng và bảo đảm tài nguyên để Trung Quốc thực hiện phát triển bền vững, liên quan đến hạnh phúc của nhân dân và tương lai của đất nước. Việc khai thác, sử dụng, bảo vệ biển và xây dựng cường quốc biển là chiến lược phát triển quan trọng của quốc gia. Kiên quyết bảo vệ quyền lợi và lợi ích biển của quốc gia là chức trách quan trọng của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc.
Hải quân kết hợp chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu thường xuyên, bảo đảm an toàn cho các hoạt động chấp pháp trên biển, sản xuất ngư nghiệp và khai thác dầu khí của quốc gia, xây dựng cơ chế phối hợp với các ngành chấp pháp như hải giám, ngư chính, xây dựng hoàn thiện cơ chế liên kết phối hợp phòng ngự giữa quân đội, cảnh sát và nhân dân. Hiệp đồng với các cơ quan hữu quan địa phương triển khai trắc đạc đo vẽ bản đồ và điều tra khoa học biển, xây dựng hệ thống giám sát khí tượng hải dương, dẫn đường qua vệ tinh, dẫn đường vô tuyến điện và cột mốc hỗ trợ hàng hải, kịp thời công bố thông tin liên quan về khí tượng và hành trình của tàu thuyền, xây dựng và hoàn thiện hệ thống bảo đảm an toàn hàng hải trong vùng biển quản lý.
Các ngành hải quân, hải giám, ngư chính nhiều lần liên kết tổ chức diễn tập huấn luyện chấp pháp bảo vệ chủ quyền liên hợp trên biển, không ngừng nâng cao năng lực hiệp đồng chỉ huy và xử lý ứng phó với tình trạng khẩn cấp giữa quân đội và địa phương trong việc liên kết đấu tranh bảo vệ chủ quyền trên biển. Tháng 10/2012 đã tổ chức tập trận chung bảo vệ chủ quyền trên biển mang tên “Hiệp tác Đông Hải-2012” tại vùng biển Hoa Đông, tổng cộng có 11 tàu và 8 máy bay tham gia.
Cảnh sát biên phòng là lực lượng vũ trang chấp pháp trọng yếu trên biển, thực hiện quyền kiểm soát đối với các hành vi vi phạm hoặc nghi can tội phạm trái với pháp luật, pháp quy, quy tắc quản lý hành chính của công an xảy ra tại vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng giáp ranh, khu đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Trung Quốc. Những năm gần đây, cảnh sát biên phòng ra sức triển khai xây dựng vùng biển bình an, tăng cường tuần tra giám sát biên giới trên biển thuộc Vịnh Bắc Bộ và vùng biển Tây Sa (Hoàng Sa), đã bảo vệ hữu hiệu ổn định trị an trên biển.
Bảo vệ li ích ở nước ngoài
Cùng với kinh tế Trung Quốc từng bước hội nhập vào hệ thống kinh tế thế giới, lợi ích ở nước ngoài đã trở thành bộ phận cấu thành quan trọng của lợi ích quốc gia Trung Quốc, vấn đề an ninh nguồn năng lượng ở nước ngoài, đường giao thông chiến lược trên biển và công dân, pháp nhân ở nước ngoài ngày càng nổi rõ. Triển khai các hoạt động ở nước ngoài như hộ tống tàu thuyền trên biển, sơ tán công dân ở nước ngoài, ứng phó khẩn cấp, cứu viện… đã trở thành phương thức quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia và thực hiện nghĩa vụ quốc tế của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc.
Căn cứ nghị quyết hữu quan của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và được sự đồng ý của Chính phủ liên bang quá độ Xômali, từ ngày 26/12/2008, Chính phủ Trung Quốc đã điều động biên đội tàu chiến hải quân đến vịnh Aden, vùng biển Xômali thực hiện hộ tống tàu thuyền với nhiệm vụ chủ yếu là bảo vệ an toàn nhân viên, tàu thuyền Trung Quốc đi qua vùng biển này, cũng như bảo vệ an toàn cho tàu thuyền chuyên chở vật tư nhân đạo của các tổ chức quốc tế như Chương trình Lương thực thế giới, đông thời cố gắng hỗ trợ an ninh cho các tàu thuyền nước ngoài đi qua vùng biển này. Tính đến tháng 12/2012, tổng cộng đã cử 13 đợt với 34 lượt tàu, 28 lượt máy bay trực thăng, 910 đội viên đội đặc nhiệm, hoàn thành nhiệm vụ hộ tống cho 532 tốp với 4.984 tàu thuyền trong và ngoài nước, trong đó có 1.510 tàu của Trung Quốc đại lục, 940 tàu của Hồng Công, 74 tàu của Đài Loan và 1 tàu của Ma Cao; tìm cách ứng cứu 2 tàu Trung Quốc bị hải tặc đột kích lên tàu, giải cứu 22 tàu thuyền Trung Quốc bị hải tặc truy đuổi.
Tháng 2/2011, tình hình Libi biến động mạnh, các tổ chức tài chính, doanh nghiệp và người Trung Quốc đầu tư ở Libi đứng trước sự đe dọa lớn về an ninh. Chính phủ Trung Quốc đã tổ chức rút công dân ở nước ngoài với quy mô lớn nhất kể từ khi nước Trung Quốc thành lập đến nay với số người được sơ tán lên tới 35.860 người. Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đã đưa tàu và máy bay hỗ trợ đưa người làm việc ở Libi về nước. Tàu hộ tống mang tên lửa “Từ Châu” của hải quân đang làm nhiệm vụ hộ tống tàu ở vùng biển Xômali và vịnh Aden đã đến vùng biển gần Libi chi viện và hộ tống các tàu đưa người Trung Quốc gặp khó khăn về nước. Không quân Trung Quốc khẩn cấp điều động 4 máy bay, thực hiện tổng cộng 40 lượt chuyến bay hỗ trợ 1.655 người đang gặp khó khăn (bao gồm cả 240 người Nêpan) từ Libi dời sang Xu đăng, đón 287 người từ Xuđăng về nước.
V-BẢO VỆ HÒA BÌNH THẾ GIỚI VÀ N ĐỊNH KHU VỰC
An ninh và phát triển của Trung Quốc liên quan chặt chẽ với hòa bình và phồn vinh của thế giới. Lực lượng vũ trang Trung Quốc trước sau luôn là lực lượng kiên định bảo vệ hòa bình thế giới và ổn định khu vực, ra sức tăng cường hợp tác quân sự với các nước, nâng cao sự tin cậy lẫn nhau về quân sự, tham gia các hoạt động an ninh quốc tế và khu vực, phát huy vai trò tích cực trong lĩnh vực chính trị và an ninh quốc tế.
Tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hp Quốc (LHQ)
Trung Quốc nghiêm túc thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ quốc tế, ủng hộ và tích cực tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ. Theo nghị quyết của LHQ và thỏa thuận đạt được giữa Chính phủ Trung Quốc và LHQ, Trung Quốc cử lực lượng gìn giữ hòa bình và nhân viên quân sự chuyên nghiệp đến các nước và khu vực được chỉ định, tổ chức thực hiện các hoạt động gìn giữ hòa bình dưới sự chủ đạo của LHQ, chủ yếu đảm nhận nhiệm vụ giám sát ngừng bắn, cách li xung đột, đảm bảo an toàn cho các công trình, vận tải, điều trị y tế, tham gia tái thiết xã hội cũng như viện trợ nhân đạo.
Năm 1990, PLA đã cử 5 quan sát viên quân sự đến khu vực gìn giữ hòa bình của LHQ ở Trung Đông, lần đầu tiên tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ. Năm 1992, cử đại đội lính công binh 400 người đến khu vực làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình của LHQ ở Campuchia, lần đầu tiên cử bộ đội đi theo cơ chế biên chế chính quy. Từ đó đến nay, PLA tổng cộng đã cử 22.000 lượt nhân viên quân sự gìn giữ hòa bình, tham gia 23 hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ. Toàn bộ những sĩ quan binh sĩ tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Trung Quốc đều được nhận Huân chương hòa bình LHQ, có 3 sĩ quan và 6 binh sĩ hy sinh trong khi làm nhiệm vụ, được nhận huân chương Hammarskjld của LHQ. Trung Quốc hiện là nước cử nhiều nhân viên quân sự gìn giữ hòa bình nhất trong 5 nước thành viên thường trực Hội đồng bảo an LHQ, là nước cử các phân đội thi hành nhiệm vụ đảm bảo về công binh, vận tải và y tế nhiều nhất trong số 115 nước đưa quân tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình, là nước đang phát triển có đóng góp tài chính nhiều nhất cho hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ.
Tính đến tháng 12/2012, PLA đã có 1.842 sĩ quan binh sĩ làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình ở 9 khu vực thực hiện nhiệm vụ này của LHQ, trong đó có 78 người là quan sát viên quân sự và sĩ quan tham mưu, phân đội công binh và y tế trong lực lượng đặc biệt đến giữ ổn định tình hình ở Cộng hòa dân chủ Cônggô (Kinsasa) tổng cộng 218 người, phân đội công binh, vận tải và y tế trong lực lượng đặc biệt của LHQ đến Libi có 558 người, phân đội công binh, y tế trong lực lượng lâm thời của LHQ ở Libăng là 335 người, phân đội công binh và y tế trong lực lượng đặc biệt của LHQ ở Nam Xuđăng là 338 người, phân đội công binh trong lực lượng đặc biệt của LHQ/Liên minh châu Phi ở Darfur có 315 người.
Lực lượng gìn giữ hòa bình của Trung Quốc phát huy phẩm chất tốt đẹp đặc biệt có thể chịu khổ, có thể chiến đấu và hy sinh, biết cống hiến, hoàn thành mọi nhiệm vụ được đặt ra với yêu cầu cao. Trong 22 năm qua, lực lượng này tổng cộng đã xây mới, sửa chữa hơn 10.000 km đường, 284 cây cầu, phá hơn 9.000 quả bom mìn và vũ khí chưa nổ các loại, vận chuyển 1.000.000 tấn vật tư với tổng đường vận chuyển hơn 11.000.000 km, nhận khám chữa bệnh cho 120.000 lượt bệnh nhân. Các sĩ quan tham mưu và quan sát viên quân sự làm việc tại Bộ Tư lệnh và thực hiện các nhiệm vụ tuần tra, giám sát ngừng bắn, liên lạc, đàm phán… đều thể hiện tinh thần trách nhiệm cao.
Phân đội công binh đến Cônggô (Kinsasa) liên tục hăng hái chiến đấu suốt nhiều ngày đêm, san bằng bãi nham thạch núi lửa rộng 16.000 m2. Phạm vi bảo đảm của phân đội vận tải đến Libi bao trùm toàn bộ lãnh thổ Libi, trở thành trung tâm đảm bảo vận tải của gần 50 nhóm lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ ở Libi. Lực lượng gìn giữ hòa bình của Trung Quốc còn rải đường làm cầu, sửa chữa xe cộ, vận chuyển cung cấp vật tư cho người dân địa phương, đưa họ đến bệnh viện, tặng thuốc men và phổ biến kỹ thuật trồng trọt trong nông nghiệp. Phân đội công binh đến Libăng còn tự sáng tạo ra phương pháp gỡ mìn “định vị hình chữ thập nghiêng đan chéo nhau”, nâng cao dần tiến độ và hệ số gỡ mìn an toàn, diện tích tháo gỡ bom mìn trung bình mỗi ngày trên 500m2; trong thời gian xung đột ở Libăng đã loại bỏ được hơn 3.500 quả bom, đạn chưa nổ. Phân đội công binh ở Darfur, Xuđăng đã đào được 13 giếng nước ở những nơi được cho là không thể đào giếng. Phân đội công binh đến Nam Xuđăng đã xây dựng được trung tâm quá độ huấn luyện giải giáp vũ khí, phục viên, thu xếp lại cuộc sống đầu tiên với tiêu chuẩn cao, đóng góp tích cực cho tiến trình hòa bình ở khu vực này.
Sĩ quan chiến sĩ tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Trung Quốc đã nghiêm chỉnh chấp hành các quy tắc hành vi của nhân viên gìn giữ hòa bình LHQ, quy tắc giao chiến của LHQ và các quy định pháp luật của nước sở tại, tôn trọng tín ngưỡng tôn giáo và phong tục tập quán của địa phương, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định trong khu vực làm nhiệm vụ và chế độ quy định của bộ đội gìn giữ hòa bình Trung Quốc, giành được sự tín nhiệm của người dân địa phương.
Cứu hộ thiên tai và viện tr nhân đạo quốc tế
Lực lượng vũ trang Trung Quốc tích cực tham gia hoạt động cứu hộ cứu nạn và viện trợ nhân đạo quốc tế do Chính phủ tổ chức, viện trợ vật tư và hỗ trợ y tế cho nước bị thiên tai, cử đội cứu viện chuyên nghiệp đến nước bị thiên tai, chi viện giảm nhẹ hậu quả thiên tai, trợ giúp gỡ mìn và triển khai giao lưu quốc tế về cứu hộ giảm nhẹ hậu quả thiên tai.
Từ năm 2002 đến nay, PLA đã 36 lần thực hiện nhiệm vụ viện trợ nhân đạo khẩn cấp của quốc tế, gửi đến 27 nước bị thiên tai khối lượng vật tư cứu trợ giá trị tổng cộng trên 1,25 tỷ nhân dân tệ (NDT). Từ năm 2001 đến nay, Đội cứu viện quốc tế của Trung Quốc do các sĩ quan binh sĩ Đoàn công binh của Quân khu Bắc Kinh, các bác sĩ y tá bệnh viện trung ương của lực lượng cảnh sát vũ trang cùng các chuyên gia của Cục địa chấn Trung Quốc hợp thành đã tham gia 8 đợt cứu hộ thiên tai quốc tế. Từ năm 2010 trở lại đây, Đội cứu viện y tế của PLA đã 3 lần đến thực hiện nhiệm vụ cứu trợ y tế nhân đạo quốc tế ở Haiti và Pakixtan, Đội cứu hộ máy bay trực thăng của lực lượng không quân của lục quân đã đến hỗ trợ chống lũ lụt ở Pakixtan.
Tháng 3/2011, Nhật Bản xảy ra động đất mạnh dẫn đến sóng thần, Đội cứu viện quốc tế của Trung Quốc lập tức đến Nhật Bản tham gia công tác tìm kiếm cứu nạn. Tháng 7/2011, tại Thái Lan xảy ra lũ lụt nghiêm trọng, không quân của PLA đã điều 4 máy bay chở hơn 90 tấn vật tư chống lũ lụt cứu nạn của Bộ Quốc phòng Trung Quốc đến Băngcốc viện trợ cho lực lượng vũ trang Thái Lan. Tháng 9/2011, Pakixtan xảy ra đợt lũ lụt khủng khiếp, không quân PLA đã điều 5 máy bay chở 7.000 chiếc lều bạt đến Karachi, Quân khu Lan Châu cử Đội cứu hộ phòng dịch y tế đến khu vực bị thiên tai nặng nề Kunray triển khai công tác hỗ trợ y tế, vệ sinh phòng dịch.
Lực lượng vũ trang Trung Quốc tích cực mở rộng hoạt động viện trợ và dịch vụ y tế cho các nước đang phát triển, tham gia giao lưu và hợp tác y tế quốc tế, đã tăng cường tình hữu nghị và tin tưởng lẫn nhau với các nước. Trong năm 2010-2011, con tàu bệnh viện mang tên “Tàu Noah hòa bình” (theo Kinh thánh ông Noah đã đóng chiếc tàu lớn lánh nạn hồng thủy-ND) đã đến 5 nước châu Á, châu Phi và 4 nước Mỹ Latinh, thực hiện nhiệm vụ dịch vụ y tế nhân đạo mang tên “Sứ mệnh hài hòa” trong thời gian 193 ngày, với tổng hành trình 42.000 hải lý, cung cấp dịch vụ y tế cho gần 50.000 người. Những năm gần đây, Đội y tế của PLA còn kết hợp tham gia diễn tập liên hợp y tế nhân đạo, tích cực cung cấp dịch vụ chữa trị cho người dân các nước Gabông, Pêru, Inđônêxia.
Chính phủ Trung Quốc rất coi trọng vấn đề nhân đạo do bom mìn gây ra, tích cực ủng hộ và tham gia hoạt động hỗ trợ rà phá bom mìn quốc tế. Từ năm 1999 đến nay, PLA đã thông qua các phương thức như mở lớp huấn luyện kỹ thuật rà mìn, chuyên gia chỉ đạo tại hiện trường, viện trợ trang thiết bị gỡ mìn, phối hợp với các ngành có liên quan của nhà nước hỗ trợ rà phá bom mìn cho gần 40 nước ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh, đào tạo hơn 400 nhân viên kỹ thuật gỡ mìn cho các nước khác, chỉ đạo rà phá bãi bom mìn rộng hơn 200.000 m2, quyên tặng số lượng trang thiết bị khí tài rà phá bom mìn trị giá khoảng 60 triệu NDT.
Bảo vệ an ninh đưng bin quốc tế
Hải quân Trung Quốc thực hiện nghĩa vụ quốc tế, triển khai hoạt động bảo vệ tàu thuyền thường nhật ở vịnh Aden và vùng biển Xômali, tiến hành giao lưu hợp tác với lực lượng bảo vệ tàu thuyền của các nước, cùng bảo vệ an ninh đường biển quốc tế. Tính đến tháng 12/2012, biên đội tàu hộ tống của hải quân Trung Quốc tổng cộng đã hộ tống cho 4 tàu của tổ chức Chương trình lương thực thế giới (WFP), 2.455 tàu nước ngoài, chiếm 49% tổng số tàu thuyền được hộ tống; cứu hộ 4 tàu nước ngoài, đón nhận hộ tống 4 tàu nước ngoài được hải tặc phóng thích, giải cứu 20 tàu nước ngoài bị hải tặc truy đuổi.
Biên đội tàu hộ tống của hải quân Trung Quốc đã cùng với hải quân nhiều nước thành lập cơ chế trao đổi trên các phương diện hợp tác hộ tống tàu thuyền, chia sẻ thông tin, phối hợp liên lạc; cùng với Nga triển khai hoạt động hộ tống tàu hỗn hợp, cùng với tàu của hải quân Hàn Quốc, Pakixtan, Mỹ triển khai diễn tập chung chống hải tặc, phối hợp với Liên minh châu Âu (EU) tiến hành hộ tống cho cho tàu của WFP; cùng với các tàu hộ tống của EU, NATO, lực lượng trên biển đa quốc gia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Xinhgapo tổ chức các sĩ quan chỉ huy lên tàu thăm viếng lẫn nhau; cùng với Hà Lan cử sĩ quan lên tàu và lưu lại khảo sát lẫn nhau; tích cực tham gia các cơ chế quốc tế như Hội nghị nhóm liên lạc vấn đề hải tặc Xômali và Hội nghị quốc tế hộ tống tàu thuyền “chia sẻ thông tin và ngăn chặn xung đột”.
Bắt đầu từ tháng 1/2012, các nước hộ tống độc lập như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản đã tăng cường phối hợp hành động, lấy đơn vị thời gian mỗi quý làm một chu kỳ phối hợp các chuyến đi hộ tống của mỗi nước, trù tính nguồn xuất phát các chuyến hộ tống, nâng cao hiệu quả hộ tống. Trung Quốc là nước áp dụng phối hợp chuyến hộ tống đầu tiên, đã kịp thời công bố chuyến hộ tống quý 1 năm 2012, Ấn Độ, Nhật Bản căn cứ theo đó để điều chỉnh kế hoạch về thời gian chuyến hộ tống của nước mình, đã hình thành lịch trình các chuyến hộ tống vừa thống nhất vừa có trình tự giãn cách. Bắt đầu từ quý 4 Hàn Quốc đã tham gia cơ chế phối hợp các chuyến hộ tống của nước hộ tống độc lập.
Quân đội Trung Quốc và nước ngoài diễn tập và huấn luyện chung
PLA kiên trì phương châm không liên minh, không đối kháng, không nhằm vào bên thứ ba và tuân thủ nguyên tắc chiến lược cùng có lợi, tham gia bình đẳng, thực hiện đối đẳng, cùng với quân đội nước khác triển khai diễn tập chung, huấn luyện chung song phương và đa phương theo nhiều cấp độ, nhiều lĩnh vực, nhiều quân binh chủng. Từ năm 2002 trở lại đây, căn cứ theo các hiệp định hoặc thoả thuận, PLA đã cùng tổ chức 28 lần diễn tập chung, 34 lần huấn luyện chung với 31 quốc gia, đã phát huy vai trò tích cực trong việc thúc đẩy nâng cao sự tin cậy lẫn nhau về chính trị, quân sự, bảo vệ an ninh ổn định khu vực và tăng cường xây dựng hiện đại hóa quân đội.
Diễn tập quân sự hỗn hợp chống khủng bố phát triển theo hướng cơ chế hoá trong khuôn khổ của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO). Trung Quốc và các nước thành viên trong tổ chức này đã 9 lần tổ chức diễn tập quân sự hỗn hợp song phương và đa phương. Bắt đầu từ năm 2005, tổ chức hàng loạt cuộc diễn tập quân sự hỗn hợp mang tên “Sứ mệnh hoà bình” có ảnh hưởng chiến lược và có quy mô tương đối lớn cấp chiến dịch, bao gồm Diễn tập quân sự hỗn hợp “Sứ mệnh hòa bình – 2005” Trung – Nga; Diễn tập quân sự hỗn hợp chống khủng bố “Sứ mệnh hòa bình – 2007” của lực lượng vũ trang SCO; Diễn tập quân sự hỗn hợp chống khủng bố “Sứ mệnh hoà bình – 2009” Trung – Nga; Diễn tập quân sự hỗn hợp chống khủng bố “Sứ mệnh hoà bình – 2010” của lực lượng vũ trang SCO; Diễn tập quân sự hỗn hợp chống khủng bố “Sứ mệnh hoà bình – 2012” của lực lượng vũ trang SCO. Diễn tập đã có sức răn đe và trấn áp đối với các thế lực khủng bố, ly khai và cực đoan, nâng cao khả năng đối phó chung với những thách thức mới và đe dọa mới của các nước thành viên SCO.
Diễn tập chung, huấn luyện chung trên biển không ngừng được mở rộng. Những năm gần đây, hải quân Trung Quốc liên tục tham gia các cuộc diễn tập hỗn hợp đa quốc gia trên biển mang tên “Hòa bình – 07”, “Hoà bình – 09”, “Hòa bình -11” do Pakixtan tổ chức tại biển Arập. Hải quân hai nước Trung Quốc, Nga tổ chức diễn tập quân sự “Liên hợp trên biển – 2012” trên vùng biển Hoàng Hải thuộc Trung Quốc với chủ đề tác chiến cùng bảo vệ giao thông trên biển. Đội thủy quân lục chiến của Trung Quốc và Thái Lan đã tổ chức huấn luyện chung mang tên “Đột kích xanh – 2010”, và “Đột kích xanh – 2012”. Hải quân Trung Quốc kết hợp các hoạt động như tàu thăm viếng lẫn nhau, tổ chức diễn tập huấn luyện song phương và đa phương trên biển với hải quân các nước Ấn Độ, Pháp, Anh, Ôxtrâylia, Thái Lan, Mỹ, Nga, Nhật Bản, Niu Dilân, Việt Nam theo các nội dung thông tin liên lạc, vận động biên đội, tiếp tế trên biển, trực thăng đổ bộ xuống tàu của nhau, pháo kích biển đổi biển, hộ tống hỗn hợp, tuần tiễu kiểm tra, tìm kiếm cứu nạn, lặn nước.
Lục quân huấn luyện hỗn hợp từng bước đi vào chiều sâu. Từ năm 2007 đến nay, lục quân Trung Quốc nhiều lần tổ chức huấn luyện chung với lục quân nước ngoài. Tổ chức huấn luyện chung chống khủng bố “Tay nắm tay – 2007”, “Tay nắm tay – 2008” với lục quân Ấn Độ; Huấn luyện chung gìn giữ hoà bình mang tên “Sứ mệnh gìn giữ hoà bình – 2009” với lục quân Mông cổ; Huấn luyện chung bảo vệ an ninh “Hợp tác – 2009”, “Hợp tác 2010” với Xinhgapo; Tổ chức huấn luyện chung bộ đội miền núi mang tên “Hành động hữu nghị – 2009”, “Hành động hữu nghị – 2010” với lục quân Rumani; Huấn luyện chung phân đội đột kích lục quân với Thổ Nhĩ Kỳ. Bộ đội đặc chung của lục quân Trung Quốc tổ chức các đợt huấn luyện chung “Đột kích – 2007”. “Đột kích – 2008” và “Đột kích – 2010” về chống khủng bố với lực lượng đặc nhiệm lục quân Thái Lan; Tổ chức các đợt huấn luyện chung chống khung bố “Kiếm sắc – 2011”, “Kiếm sắc – 2012” với lực lượng đặc nhiệm Inđônêxia; tiến hành huấn luyện chung chống khủng bố “Hữu nghị – 2010”, “Hữu nghị – 2011” với lực lượng đặc nhiệm Pakixtan; Huấn luyện chung chống khủng bố mang tên “Hợp tác – 2012” với lực lượng tác chiến đặc nhiệm Colombia. Tháng 11/2012, tổ chức huấn luyện chung chống khủng bố với lực lượng đặc nhiệm Gioócđani, tập dượt phân tích cứu hộ cứu nạn nhân đạo với lục quân Mỹ.
Không quân huấn luyện chung có được tiến triển. Tháng 3/2011, phân đội huấn luyện hỗn hợp của không quân Trung Quốc tổ chức huấn luyện không chiến chung mang tên “Chim ưng-1 ” với không quân Pakixtan. Tháng 10, Trung Quốc tổ chức huấn luyện chung chống khủng bố ở thành phố mang tên “Hợp tác – 2011” với lính đổ bộ đường không Vênêxuêla. Tháng 7/2011 và 11/2012, Trung Quốc cùng với lính đổ bộ đường không Bêlarút lần lượt tổ chức các đợt huấn luyện chung “Ưng thần -2011”, “Ưng thần-2012”.
Huấn luyện chung y tế hậu cần từng bước mở rộng. Từ 2009-2011, Đội y tế điều trị của PLA đã đến Gabông và Pêru tổ chức các hoạt động cứu hộ y tế nhân đạo hỗn hợp mang tên “Thiên sứ hòa bình”, đến Inđônêxia tham gia diễn tập huấn luyện cứu nạn trong khuôn khổ Diễn đàn khu vực ASEAN. Tháng 10/2012, Phân đội hậu cần PLA cùng với Ôxtrâylia, Niu Dilân diễn tập huấn luyện chung cứu hộ nhân đạo giảm nhẹ thiên tai mang tên “Tinh thần hợp tác – 2012”.
LỜI KẾT
Trong giai đoạn mới của thế kỷ mới, lực lượng vũ trang Trung Quốc đã thực hiện có hiệu quả sứ mệnh lịch sử mới, không ngừng nâng cao khả năng hoàn thành nhiệm vụ quân sự đa dạng hoá, trong đó trung tâm được xác định là khả năng đánh thắng chiến tranh cục bộ trong điều kiện thông tin hoá, kiên quyết bảo vệ chủ quyền, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia, đảm bảo vững chắc cho kinh tế xã hội của đất nước phát triển, nhân dân an cư lạc nghiệp, hoàn thành xuất sắc hàng loạt nhiệm vụ khó khăn nặng nề cũng như hoàn thành xuất sắc các hoạt động diễn tập, huấn luyện quan trọng chuấn bị cho chiến tranh, được nhân dân tín nhiệm và hết lòng ca ngợi.
Từ khởi điểm lịch sử mới, sứ mệnh của lực lượng vũ trang Trung Quốc cao cả và thiêng liêng, trách nhiệm to lớn và quang vinh. Lực lượng vũ trang Trung Quốc sẽ luôn đặt nhiệm vụ giữ gìn chủ quyền, an ninh của quốc gia, bảo vệ lợi ích của nhân dân lên trên hết, luôn coi việc bảo vệ hòa bình thế giới và thúc đẩy cùng phát triển là nhiệm vụ quan trọng, ra sức đẩy nhanh hiện đại hoá quốc phòng và quân đội, tích cực tham gia hợp tác an ninh quốc tế, nỗ lực cùng với lực lượng vũ trang các nước tạo dựng môi trường an ninh quốc tế hoà bình ổn định, bình đẳng, tin cậy lẫn nhau, hợp tác cùng thắng./.

Vì sao bạn không nên ăn nhiều đậu phụ?


Đậu phụ và các sản phẩm làm từ đậu phụ có chứa hàm lượng protein phong phú các loại axit amin cần thiết cho cơ thể con người, vì vậy nó có giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, nếu bạn ăn quá nhiều nó có thể gây hại cho sức khỏe.

ậu phụ ăn nhiều sẽ không tốt (Ảnh minh họa)

Vì sao bạn không nên ăn nhiều đậu phụ?

Đậu phụ và các sản phẩm làm từ đậu phụ có chứa hàm lượng protein phong phú các loại axit amin cần thiết cho cơ thể con người, vì vậy nó có giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, nếu bạn ăn quá nhiều nó có thể gây hại cho sức khỏe.
Đậu phụ có thành phần dinh dưỡng, trong đó chủ yếu là protein, 100gr đậu phụ hàm lượng protein chiếm hơn 34%, ngoài ra đậu phụ còn chứa 8 loại axit amin, khoáng chất, canxi rất có lợi cho sức khoẻ con người. Ngoài tác dụng là món ăn ra, đậu phụ còn hỗ trợ cho việc phòng và trị bệnh rất hiệu quả. Mặc dù đậu phụ là rất có lợi, nhưng nếu bạn ăn quá nhiều, nó có thể có hại cho sức khỏe.

Gây chứng khó tiêu

Đậu phụ có chứa protein rất phong phú. Ăn quá nhiều đậu phụ cùng một lúc nó nó không chỉ cản trở sự hấp thụ sắt của cơ thể con người mà còn dễ dàng dẫn đến chứng khó tiêu protein, mà sẽ gây ra chướng bụng, tiêu chảy và các triệu chứng khó chịu khác.

Táo bón

Mặc dù đậu phụ có chứa chất dinh dưỡng cao, nhưng đậu phụ tương đối thiếu chất xơ. Nếu bạn chỉ ăn đậu phụ không có thể gây ra những rắc rối của táo bón.


Ăn quá nhiều đậu phụ cũng không tốt cho sức khỏe (Ảnh minh họa)

Làm suy yếu chức năng của thận

Trong những trường hợp bình thường, sau khi sự trao đổi chất trong cơ thể con người, hầu hết các protein thực vật cuối cùng sẽ trở thành chất thải chứa nitơ và được bài tiết ra khỏi cơ thể qua thận. Đối với người già, khả năng bài tiết chất thải của thận đã giảm rất nhiều. Trong trường hợp này, nếu họ không chú ý đến chế độ ăn uống của họ, ăn quá nhiều đậu phụ và hấp thu protein thực vật quá mức, nó làm tăng hàm lượng chất thải chứa nitơ trong cơ thể, thêm gánh nặng cho thận, tiếp tục làm suy yếu chức năng của thận. Do đó, nó không có lợi cho sức khỏe con người.

Gây xơ vữa động mạch

Các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra rằngtrong các sản phậm đậu nành chứa rất nhiều methionine, methionine dưới tác động của enzyme có thể được chuyển đổi sang cysteine. Homocysteine có thể gây hại các tế bào nội mô ở thành động mạch, dễ làm cho cholesterol và chất béo trung tính lắng đọng trong thành động mạch gây ra xơ vữa động mạch.

Gây tình trạng thiếu iốt

Đậu phụ không chỉ là thực phẩm bổ dưỡng, mà còn có tác dụng trong việc điều trị, phòng chống xơ vữa động mạch. Điều này là bởi vì đậu phụ có chứa một chất gọi là saponin. Saponin có thể ngăn chặn sự hình thành của peroxit lipid, là nguyên nhân chính của xơ vữa động mạch.

Tuy nhiên, có một vấn đề được đưa ra là saponin sẽ dẫn đến bài tiết I-ốt trong cơ thể. Do đó, ăn đậu phụ trong một thời gian dài có thể dẫn đến thiếu hụt iốt.

Tăng nặng bệnh gout

Đối với những người bị bệnh gout, đậu phụ làm cho rối loạn chuyển hóa purine trong cơ thể, làm cho nồng độ axit uric trong huyết thanh cao dễ dẫn đến các cuộc "tấn công" của bệnh gout.

Ảnh hưởng chất lượng tinh trùng

Theo một số báo cáo của trường học Y tế công cộng Harvard, Mỹ, thì nếu tiêu thụ quá nhiều đậu phụ trong các bữa ăn hàng ngày sẽ làm cho số lượng tinh trùng của nam giới giảm đáng kể. Các sản phẩm đậu nành có ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản nam giới, đặc biệt là ảnh hưởng xấu đến sự sinh tinh. Đậu nành và các sản phẩm giàu phytoestrogens isoflavone, nếu tiêu thụ sẽ ảnh hưởng đến mức độ androgen nam, dẫn đến một loạt các hậu quả xấu.

Như vậy, mặc dù đậu phụ là rất có lợi, tuy nhiên, nó không nên ăn mỗi ngày, và nó cũng không thích hợp để ăn quá nhiều của nó cùng một lúc. Đặc biệt là đối với người cao tuổi và các bệnh nhân bị bệnh thận, thiếu máu thiếu sắt, podagra và xơ vữa động mạch, họ nên chú ý hơn đến việc kiểm soát lượng ăn đậu phụ mỗi ngày, nếu không, nó có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đến cơ thể của họ.

Theo Phạm Minh (VnMedia)